Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 25/02/2019

Monday, February 25, 2019 3:49:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 25/02/2019

Mỹ hoãn áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Mỹ sẽ hoãn áp thêm thuế quan đối với hàng Trung Quốc vì đạt được “tiến bộ đáng kể” trong các cuộc đàm phán thương mại.
Theo lịch trình, việc nâng hàng rào thuế quan từ 10 lên 25% dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/3.
Ông Trump nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được “tiến bộ đáng kể” trong các cuộc đàm phán thương mại cuối tuần qua.
Donald Trump hy vọng gặp Tập Cận Bình ở Florida tháng Ba
‘Tư tưởng Tập Cận Bình’ đứng đầu App Store TQ
Tỷ phú Mỹ: ‘Tập Cận Bình nguy hiểm cho xã hội tự do’
Người đóng giả Trump, Kim bị công an thẩm vấn
Mỹ – Trung đàm phán thương mại tại Bắc Kinh tuần tới
Ông nói thêm rằng ông đang lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida để củng cố thỏa thuận thương mại nếu có nhiều tiến bộ hơn.
Tân Hoa Xã cũng ghi nhận “tiến bộ đáng kể” về các vấn đề cụ thể như chuyển giao công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ và nông nghiệp.
Quyết định hoãn tăng thuế đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la được coi là dấu hiệu cho thấy hai bên đang đạt được tiến bộ trong việc xử lý cuộc chiến thương mại gây nhiều tổn hại.
Thị trường chứng khoán ở châu Á, vốn nhạy cảm với cuộc cuộc chiến thương mại có dấu hiệu khởi sắc hôm 25/2.
Tuần trước, ông Trump đã ghi nhận tiến bộ trong vòng đàm phán mới nhất tại Washington, gồm thỏa thuận về thao túng tiền tệ, dù không có chi tiết nào được tiết lộ.
Các nguồn tin nói với CNBC hôm 22/2 rằng Trung Quốc cam kết mua tới 1,2 ngàn tỷ đô la hàng hóa Mỹ, nhưng không có tiến triển nào về các vấn đề sở hữu trí tuệ.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ từ các công ty Mỹ, buộc họ phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại giữa hai nước làm gián đoạn việc giao thương và làm dấy lên lo ngại về tác động đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trước đó, đoàn đàm phán Trung Quốc đồng ‎ý ở lại thêm Washington hai ngày vì đạt tiến bộ trong đàm phán thương mại với Mỹ.
Ông Trump cũng tiết lộ đang chuẩn bị cho cuộc gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng Ba tại khu nghỉ mát Mar-A-Lago của ông ở Florida.
“Có lẽ, ở Mar-A-Lago, có lẽ khá sớm trong tháng Ba,” ông Trump nói.
Hôm 22/2, tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ông Trump đã tiếp ông Lưu Hạc, là đặc phái viên của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Trưởng đoàn đại biểu tham gia Đối thoại Kinh tế toàn diện Trung-Mỹ.
Trung Quốc và Mỹ đang đàm phán để tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại bắt đầu từ năm 2018.
Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế quan hàng tỉ đôla lên hàng hóa của nhau.
Mỹ ban đầu đe dọa tăng thuế 10% tới 25% lên hàng hóa trị giá 200 tỉ đôla nếu hai bên không đạt thỏa thuận vào ngày 1/3.
Tuy nhiên sau đó ông Trump tỏ ra mềm mỏng hơn, và hai bên tiếp tục đàm phán ở Washington.
Theo truyền thông Trung Quốc, khi gặp ông Trump, ông Lưu Hạc chuyển thông điệp của ông Tập Cận Bình rằng mong hai bên dựa trên thái độ tôn trọng lẫn nhau.
Ông Lưu Hạc nói hai ngày đàm phán mới nhất đã có “tiến triển” về mặt cân bằng thương mại, nông nghiệp, chuyển nhượng công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính tiền tệ…
Phòng Thương mại Mỹ hôm thứ Sáu kêu gọi chính phủ Mỹ bảo đảm thỏa thuận giải quyết các vấn đề cốt lõi, chứ không chỉ đòi Trung Quốc mua thêm hàng ngắn hạn.
Trung Quốc hôm thứ Sáu hứa sẽ mua thêm 10 triệu tấn đậu nành. Năm 2017, Trung Quốc mua 32 triệu tấn đậu nành của Mỹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47347504

Mỹ – Trung cạnh tranh

giành chất xám trẻ tại Đông Nam Á

Báo mạng World Politics Review vào đầu tháng 2 vừa qua có bài viết của tác giả Kristine Lee với tiêu đề tạm dịch ra Tiếng Việt ‘Cách thức Trung Quốc và Hoa Kỳ đang cạnh tranh để giành chất xám trẻ ở Đông Nam Á’.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ tháng trước đã cảnh báo rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới nổi khác, như thế hệ mạng di động thứ năm hoặc 5G.
Ở Mỹ đương nhiên là nước phát triển nên có nhiều cơ hội hơn, nó cũng phổ biến hơn các nước khác. - Trúc, Minnesota
Sự chú ý về lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã làm lu mờ một lĩnh vực cạnh tranh khác giữa Bắc Kinh và Washington là cuộc cạnh tranh giành chất xám của giới trẻ. Và không nơi nào cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục và thu hút thế hệ trẻ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới lại rõ nét như ở khu vực Đông Nam Á. Đây là nơi có dân số trẻ, những nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng và những điểm nóng địa chính trị.
Các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Philippines có độ tuổi trung bình khoảng 30 nên tất cả đều đang tìm cách khai thác lực lượng lao động trẻ được đào tạo tốt để phát triển kinh tế và trở thành những trung tâm sáng tạo.
Đông Nam Á cũng là khu vực mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh chính, đặc biệt là Nhật Bản, có thể tham gia phát triển nguồn nhân lực để mở rộng thương mại và đầu tư nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh ở đó.
Nhật Bản đi đầu trong phong trào xây dựng quan hệ đối tác trong chính phủ, khu vực công nghiệp tư nhân và các trường đại học địa phương mà không chỉ giúp mở rộng công nghệ – kỹ thuật ở khu vực Đông Nam Á, mà còn mang lại cho các công ty Nhật Bản lực lượng lao động sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng của họ.
Điển hình là việc chính phủ Việt Nam và Nhật Bản gần đây đã thành lập các chương trình sau đại học tại Đại học Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội, qua đó sinh viên Việt Nam có thể lấy bằng thạc sĩ về chính sách công, khoa học môi trường, công nghệ nano và các môn kỹ thuật khác dưới sự bảo trợ của dự án Đại học Việt Nam – Nhật Bản.
Hoa Kỳ lâu nay vẫn chiếm vai trò thu hút đối với những người trẻ trong khu vực; đặc biệt là ở Việt Nam, nơi một cuộc khảo sát gần đây của Pew chỉ ra rằng 84% dân số dải đất chữ S luôn ủng hộ Mỹ.
Bạn Trang, hiện đang ở Sài Gòn cho rằng nhiều người trong nước thường hay nghĩ rằng nếu nghĩ đến việc đi du học, nước đầu tiên nhiều người sẽ nghĩ đến là Hoa Kỳ.
Đồng quan điểm trên, bạn Trúc hiện đang du học ở bang Minnesota cho rằng:
“Em đơn giản hơn, em học trường của Mỹ nên em đi Mỹ dễ hơn. Ở Mỹ đương nhiên là nước phát triển nên có nhiều cơ hội hơn, nó cũng phổ biến hơn các nước khác.”
Thực tế khả quan như thế nhưng vừa qua trong lĩnh vực hoạt động nhằm thu hút chất xám của người trẻ thì phía Hoa Kỳ có chững lại và bị hụt nguồn đầu tư, ngoại trừ một vài trường hợp.
Ngược lại với Hoa Kỳ thì Trung Quốc lại đang nhanh chóng cố gắng tạo lập hình ảnh là một nguồn giáo dục đại học hàng đầu ở các nước Đông Nam Á. Vào khi Trung Quốc tăng cường mối quan hệ với khu vực, bao gồm thông qua các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển thuộc Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, họ ngày càng sử dụng giáo dục như một công cụ chính sách để chiêu dụ thế hệ trẻ.
Chị Hà, hiện là Giảng viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, từng được học bổng toàn phần sang Trung Quốc du học 3 năm ngành Quản trị kinh doanh cho biết điều kiện để cấp học bổng cảu Trung Quốc rất dễ dàng:
“Tình cờ xin học bổng này không nghĩ là dễ vậy. Coi như bao hết cho chị từ A-Z luôn: ký túc xá, tiền ăn uống, sinh hoạt phí, tiền sách vở, nói chung mình không phải chi 1 xu nào hết. Sự khác biệt vậy nè, ở Trung Quốc vẫn cho chị học bổng khi chị không biết tí tẹo nào về tiếng Trung hết. Qua (Trung Quốc) sẽ cho chị học lại từ đầu. Sau 1 năm để chị cố gắng học mới
cho chị học chuyên ngành. Còn bên Mỹ, một khi đã cho học bổng rồi bạn phải đạt trình độ tiếng Anh thế nào, và vào là học luôn, không có cơ hội học tiếng Anh nữa.”
Vẫn theo chị Hà, khi đi học ở Trung Quốc, trong trường của chị cũng có nhiều người Việt.
Nếu được cấp học bổng của Mỹ và Trung Quốc thì sẽ không hẳn chọn Mỹ mà còn tùy thuộc vào mục đích người đi học là gì, mong đợi là gì, để cân nhắc và chọn chương trình phù hợp. - Vân, Vũng Tàu
Ngoài cam kết nâng cao tiêu chuẩn giáo dục trong nước, Trung Quốc đã khởi xướng một chiến dịch đa chiều để xuất khẩu mô hình giáo dục của mình ra khắp Đông Nam Á.
Vào tháng 4 năm 2017, Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, ra mắt Liên minh các Trường Đại học Châu Á với thành viên ban đầu là 15 trường đại học trên khắp Đông Bắc và Đông Nam Á. Tập hợp các nguồn lực và tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học châu Á theo cách này có thể khuyến khích sinh viên ở lại trong khu vực, thay vì xin học bổng ở Hoa Kỳ. Bắc Kinh cũng đã tích cực cố gắng để hạn chế ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong các trường đại học Trung Quốc, bao gồm việc cấm các chuyến thăm của các quan chức và các nhóm văn hóa Mỹ.
Tuy nhiên bạn Vân từ Vũng Tàu lại cho rằng:
“Nếu được cấp học bổng của Mỹ và Trung Quốc thì sẽ không hẳn chọn Mỹ mà còn tùy thuộc vào mục đích người đi học là gì, mong đợi là gì, để cân nhắc và chọn chương trình phù hợp.”
Dưới góc nhìn cá nhân, bạn Trang cho rằng có nhiều cách để các bạn trẻ Việt tiếp cận với nền giáo dục Hoa Kỳ, nhưng có một cách mà bạn chưa thấy được áp dụng ở Việt Nam:
“RMIT ở bên Úc là trường chẳng có gì danh tiếng. Nhưng về đến Việt Nam thì khác hoàn toàn: đầu tư cơ sở vật chất, tạo thành một cái trường, chứ không phải chương trình liên kết gì hết, và cực kỳ thành công ở đây. Thậm chí người ta chẳng nghĩ đến chuyện đi du học, người ta thấy học ở RMIT là được quá rồi. Nhưng không thấy Mỹ có trường giống vậy, chủ yếu qua liên kết thôi, chứ không có trường nào của riêng nó (Mỹ).”
Theo tác giả Kristine Lee, việc đẩy các đồng minh và đối tác trong khu vực chọn phe giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là phản tác dụng, do các chi phí tiềm năng.
Tác giả này cho rằng hầu hết các nước Đông Nam Á đều tập trung vào việc duy trì tăng trưởng kinh tế và không đủ khả năng để thoát Trung, vốn vẫn là đối tác thương mại số 1 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, khối chính của khu vực.
Nên thay vì ép các nước phải lựa chọn, Hoa Kỳ nên xây dựng chiến lược toàn chính phủ, liên quan đến các sáng kiến ​​giáo dục, tiếp cận kinh doanh và phối hợp với các đồng minh thân thiết như Nhật Bản và Hàn Quốc, tập trung vào mối quan hệ sâu sắc với các nước Đông Nam Á trong suốt thập kỷ tới. Việc xây dựng nên hỗ trợ từ địa phương các nước, đặc biệt giữa các bộ phận sinh viên trẻ và doanh giới trẻ, cũng có thể giúp quyết định sự thành công về lâu về dài cho chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực Đông Nam Á.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-china-us-competing-for-young-minds-in-southeast-asia-02252019065649.html

TT Trump dự tính ký thỏa thuận thương mại với TQ

Hôm 25/2, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông sẽ họp thượng đỉnh với Trung Quốc để ký bất kỳ thỏa thuận thương mại chung cuộc nào, một ngày sau khi ông tỏ ý cho thấy về dự định gặp Chủ tịch Tập Cận Bình để ký kết một thỏa thuận.
Tuy Tổng thống Trump tỏ ra lạc quan sẽ đạt được thỏa thuận thương mại chung cuộc với Trung Quốc và ông sẽ họp thượng đỉnh để ký kết bất kỳ thỏa thuận nào, nhưng ông cũng cảnh báo rằng vẫn có khả năng sẽ không có thỏa thuận nào hết.
Hôm 24/2, ông Trump cho biết ông sẽ trì hoãn việc tăng thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc do các cuộc đàm phán thương mại “đạt tiến bộ.”
Ông Trump cho biết ông dự định gặp ông Tập tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida vì các tiến bộ song phương này.
Thị trường chứng khoán thế giới hôm 25/2 đã tăng trở lại sau khi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ hoãn gia tăng thuế suất đối với hàng hóa Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-du-tinh-ky-thoa-thuan-thuong-mai-voi-tq/4802971.html

TT Trump sẽ gặp hai ông Trọng, Phúc

 trước cuộc thượng đỉnh với ông Kim

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp, chào xã giao với hai lãnh đạo hàng đầu Việt Nam vào sáng 27/2 ở Hà Nội, trước khi họp thượng đỉnh với lãnh tụ của Triều Tiên, hai nguồn thạo tin tại một cơ quan ngoại giao cho VOA hay.
Hai nguồn tin biết về việc chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh Mỹ-Triều cho VOA biết tổng thống Mỹ sẽ hạ cánh ở sân bay Nội Bài vào sẩm tối 26/2, nhưng đề nghị VOA không tiết lộ giờ cụ thể, vì lý do an ninh.
Theo lịch dự kiến mà hai nguồn tin này nắm được, Tổng thống Trump sẽ gặp Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và tiếp đến là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào sáng ngày hôm sau, 27/2, trước khi họp thượng đỉnh với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.
Hồi năm ngoái, Tổng thống Trump đã gặp thủ tướng Singapore, nước chủ nhà cuộc thượng đỉnh đầu tiên mang tính lịch sử giữa hai nguyên thủ Mỹ, Triều vào ngày 11/6, trước khi ông Trump gặp ông Kim vào ngày 12/6.
Đề nghị VOA không nêu tên vì hai nguồn tin không có thẩm quyền phát ngôn về sự kiện quan trọng sắp diễn ra lần này, họ cho biết rằng bên lề cuộc gặp thượng đỉnh, cũng sẽ diễn ra một số cuộc gặp cấp thành viên nội các giữa hai nước Mỹ, Việt.
VOA được biết qua một nguồn tin thứ ba rằng Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ tháp tùng ông Trump trong chuyến đi đến Hà Nội.
Nguồn tin thứ ba nói trong khi có lịch khá chắc chắn là ông Pompeo sẽ gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, song dường như ngoại trưởng Mỹ sẽ không gặp bộ trưởng quốc phòng Việt Nam dù phía Bộ Quốc phòng ngỏ ý muốn thu xếp cuộc gặp như vậy.
Cùng lúc, Bộ Công an Việt Nam cũng đã bày tỏ muốn gặp với ông John Bolton, có thể liên quan đến việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Bộ trưởng Tô Lâm thăm Mỹ vào tháng 4 tới, vẫn theo nguồn tin thứ ba. Tuy nhiên, chưa có hồi đáp từ phía ông Bolton về đề nghị của Bộ Công an, nguồn tin nói.
Đến thời điểm sáng 25/2, vẫn chưa có nhiều thông tin cụ thể về lịch dự kiến cho cuộc thượng đỉnh giữa hai ông Trum, Kim.
Theo hai nguồn tin ngoại giao kể trên, địa điểm cuộc họp lần hai giữa hai ông “có phần chắc sẽ diễn ra tại khách sạn Sofitel-Metropole” ở trung tâm Hà Nội, chỉ cách vài phút đi bộ từ Nhà khách Chính phủ của Việt Nam.
Vẫn hai nguồn tin nói thêm rằng sau cuộc họp trong ngày 27/2, vào tối cùng ngày, hai nguyên thủ Mỹ, Triều “có thể” ăn tối ở nhà hàng Madame Hiền trên con phố nhỏ Chân Cầm, cách khách san Sofitel-Metropole vài kilomet.
Theo quan sát của VOA, hôm 23/2, các quan chức cấp làm việc của hai nước đã ăn tối ở đó, dường như là một động thái khảo sát cho bữa tối của hai nguyên thủ.
Các nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ, như bà Madeleine Albright, ông Bill Richardson, hay ông Colin Powell, trước đây từng đàm phán với lãnh tụ Kim Jong Il, người tiền nhiệm và cũng là cha của ông Kim Jong Un, đã nói trong các cuộc phỏng vấn với báo chí Mỹ rằng trong các cuộc thương lượng với phía Triều Tiên, họ thường đạt được các thỏa thuận qua các hoạt động không chính thức như đi dạo, hay ngồi ăn tiệc, v.v… chứ không phải trên bàn đàm phán.
Hai nguồn tin ngoại giao cho VOA biết hiện nay phía Mỹ và Việt Nam cảm thấy “khá mệt mỏi” và “bị động” với phía Triều Tiên trong quá trình chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai, vì phía Triều Tiên luôn “giữ bí mật” và “thay đổi xoành xoạch”.
Tin tức từ các hãng thông tấn cho hay ông Kim đã rời Bình Nhưỡng hôm 23/2 để đi bằng tàu hỏa qua Trung Quốc đến thị trấn Đồng Đăng của Việt Nam, giáp biên giới với Trung Quốc, rồi sau đó đi tiếp đến Hà Nội bằng chuyên xa qua 170 kilomet đường bộ.
VOA được biết nhà chức trách Việt Nam đã ra lệnh cấm ô tô các loại từ 7 giờ tối 25/2 đến 2 giờ chiều 26/2 trên đoạn Quốc lộ 1 từ thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn đến Hà Nội và ngược lại, để đảm bảo an ninh cho đoàn xe của ông Kim.
An ninh sẽ được siết chặt hơn trên tuyến đường trong khoảng từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều ngày 26/2, khi nhà chức trách cấm cả hai chiều đường đối với tất cả các phương tiện và người đi lại trên đoạn quốc lộ nêu trên.
Cho đến nay, Việt Nam chưa công bố đã chi bao nhiêu cho công tác tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Kim-Trump. Hồi năm ngoái, Singapore đã chi ít nhất 20 triệu đôla cho việc bảo đảm an ninh cũng như các hoạt động hậu cần cho cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu giữa hai nguyên thủ Mỹ, Triều.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-se-gap-hai-ong-trong-phuc-truoc-cuoc-thuong-dinh-voi-ong-kim/4802561.html

Trump: Bắc Hàn ‘có thể thành cường quốc’

nếu từ bỏ hạt nhân

Bắc Hàn có thể sẽ trở thành một trong những “cường quốc kinh tế” thế giới nếu như từ bỏ vũ khí hạt nhân, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói.
Viết trên Twitter, ông Trump nói rằng nước này có “nhiều tiềm năng để phát triển nhanh chóng hơn bất kỳ nước nào”.
Thượng đỉnh Mỹ Triều trước giờ Trump và Kim tới Hà Nội
Kim Jong-un rời Bắc Hàn bằng xe lửa
Số phận của những quan chức Bắc Hàn đào tẩu
Những bình luận của ông được đưa ra vài giờ sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói Bình Nhưỡng vẫn là một mối đe dọa hạt nhân.
Ông Trump sẽ gặp gỡ nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un lần thứ hai vào ngày 27-28/2 tại Hà Nội.
“Cả hai chúng tôi trông đợi sẽ tiếp tục tiến trình đã đạt được trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore,” ông Trump viết trên Twitter, trong đó có đề cập tới sự kiện lịch sử diễn ra hồi 6/2018, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo đương chức của Triều Tiên và Hoa Kỳ gặp nhau.
Ông lặp đi lặp lại rằng ông “không vội” trong việc ép Bắc Hàn giải trừ hạt nhân. “Tôi không muốn thúc bách bất kỳ ai. Tôi chỉ không muốn việc thử nghiệm. Chừng nào mà không xảy ra việc thử nghiệm thì chúng tôi sẽ vẫn vui,” ông nói.
Giới nhân quyền nghĩ gì về hội nghị Trump-Kim?
Mike Pompeo hy vọng có tiến bộ thực sự ở Hà Nội
Gặp gỡ Trump-Kim lần 2: ‘VN khẳng định vai trò quốc tế’
Sau cuộc họp thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore, hai bên chỉ k‎í được một thỏa thuận có nội dung không rõ ràng.
Kể từ đó, đã không có mấy tiến triển trong việc hướng tới mục tiêu mà hai bên đề ra – tìm cách xóa bỏ vũ khí hạt nhân hoàn toàn khỏi bán đảo Triều Tiên.
Những bình luận mới nhất của ông Trump được đưa ra vào đêm trước khi ông rời Mỹ đi Việt Nam, và được coi như nỗ lực nhằm kiểm soát các kỳ vọng.
Ông Pompeo nói gì?
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, đã có động thái tương tự trong việc làm giảm bớt tầm quan trọng của kết quả mà hai bên có thể sẽ đạt được trong kỳ họp thượng đỉnh tại Hà nội.
Hôm Chủ Nhật, ông nói với hãng tin Fox News: “Chúng tôi có thể sẽ không đạt được mọi chuyện trong tuần này, [nhưng] chúng tôi hy vọng sẽ tiến được một bước dài.”
Trong một cuộc phỏng vấn riêng rẽ, ông cũng có vẻ như có cái nhìn khác với quan điểm mà tổng thống đã tuyên bố, theo đó nói rằng Bình Nhưỡng không phải là mối đe dọa hạt nhân.
“Ông có cho rằng Bắc Hàn vẫn là một mối đe dọa hạt nhân không?” Jake Tapper của hãng CNN hỏi ngoại trưởng.
“Có,” ông đáp.
“Nhưng tổng thống nói ông ấy không cho là vậy,” ông Tapper nói, và ông Pompeo phản hồi: “Đó không phải là điều ông ấy nói… Tôi biết chính xác là ông ấy nói gì.”
Sau cuộc họp thượng đỉnh tại Singapore hồi mùa hè năm ngoái, ông Trump viết trên Twitter rằng “mọi người nay có thể cảm thấy an toàn hơn nhiều so với ngày tôi nhậm chức. Bắc Hàn không còn là mối Đe dọa Hạt nhân nữa”.
Bắc Hàn từ lâu nay nói rằng họ sẽ không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân trừ phi Mỹ rút quân khỏi Nam Hàn.
Ông Kim đã rời Bình Nhường bằng tàu hỏa, đang trên đường tới Việt Nam; ông Trump được trông đợi sẽ rời Mỹ vào tối thứ Hai để bay đến Hà Nội.
Các tường thuật nói đoàn tàu của ông Kim đã đi qua thành phố Trường Sa của Trung Quốc vào lúc 13:10 giờ địa phương (05:10 GMT), dự kiến sẽ tới Việt Nam vào cuối ngày thứ Hai.
Hiện không rõ lộ trình chính xác của ông Kim ra sao, nhưng các nguồn tin nói với Reuters rằng ông Kim có thể dừng tại ga Đồng Đăng giáp biên với Trung Quốc, rồi từ đó đi Hà Nội bằng xe hơi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47351518

Thượng đỉnh Kim-Trump :

Nhìn lại hai năm thăng trầm quan hệ Mỹ-Triều

Hai năm trước, trong chiến dịch tranh cử và cả sau khi trở thành tổng thống Mỹ, ông Donald Trump thường xuyên có những phát ngôn nặng nề đe dọa Bắc Triều Tiên. Chủ tịch Kim Jong Un cũng đáp lại « tương xứng ». Từ cuộc khẩu chiến lăng mạ, mạt sát nhau cho đến cái bắt tay lịch sử ở cuộc gặp thượng đỉnh Singapore, giờ đây lãnh đạo Mỹ – Bắc Triều Tiên hai nước chuẩn bị tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán ở Hà Nội.
Trước thềm thượng đỉnh Trump – Kim tại Hà Nội , cùng trở lại những mốc chính trong mối quan hệ Mỹ -Triều đầy biến động trong hai năm qua :
Ngày 2 tháng Giêng năm 2017, ngay cả trước khi chính thức nhậm chức, tân tổng thống Hoa Kỳ khẳng định một cách đầy tự tin rằng Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ đủ sức để phát triển « vũ khí hạt nhân có khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ ». Giải pháp ngoại giao khi đó dường như đã được tổng thống Mỹ lựa chọn. Tháng 5/2017, ông Donald Trump ngỏ ý sẵn sàng gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Nhưng, Bình Nhưỡng trả lời Washington bằng hai vụ thử tên lửa liên lục địa ngay trong mùa hè. Lãnh đạo Kim Jong Un quả quyết tuyên bố rằng « toàn bộ lãnh thổ Mỹ nằm trong tầm bắn của chúng ta ».
Một cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên bắt đầu nhen nhóm trở lại. Ông Trump hứa sẽ « trút lửa và giận dữ » vào đất nước Triều Tiên. Bắc Triều Tiên thản nhiên đáp trả bằng vụ thử hạt nhân lần thứ 6 và sau đó còn khẳng định đã thử thành công bom H.
Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên chuyển qua một màn mới khi lãnh đạo hai nước mở cuộc khẩu chiến từ xa, tiếp tục với những lời lẽ dọa dẫm, thóa mạ nhau mang tính chất cá nhân.
Trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tháng 9/2017, ông Trump gán cho ông Kim biệt danh « gã tên lửa ». Hai ngày sau, lãnh đạo Bắc Triều Tiên lên tiếng đáp trả gọi ông Trump là lão già « lú lẫn rối loạn tâm thần »… Tháng 11 năm đó, ông Trump chưa nguôi giận trong một phát biểu nói về Bắc Triều Tiên ông đã gọi lãnh đạo Bắc Triều Tiên là « chó con bệnh hoạn ».
Trong thông điệp đầu năm mới 2018, ở Bình Nhưỡng, Kim Jong Un tuyên bố với hăm dọa đầy hình ảnh rằng « nút bấm hạt nhân đang đặt trên bàn làm việc ». Ngay lập tức tại Washington, Donald Trump đáp lại rằng nút bấm hạt nhân của ông « còn to hơn ». Cùng với màn đấu khẩu với ngôn từ sử dụng không còn gì ngoại giao, kiêng nể nữa, bầu không khí chiến tranh bao trùm bán đảo Triều Tiên với những động thái quân sự nắn gân dằn mặt nhau.
Trước đó vào tháng 9/2017, khủng hoảng hai nước còn bị khoét sâu thêm với vụ Otto Warmbier. Tổng thống Trump lên án Bình Nhưỡng đã « tra tấn quá sức tưởng tượng » Otto Warmbier, sinh viên bị Bắc Triều Tiên giam giữ trong suốt 18 tháng trước khi được trả lại cho Mỹ hồi tháng 6 năm đó trong tình trạng hôn mê. Otto Warmbier đã bị chết một tháng sau khi về Mỹ. Washington ra lệnh cấm kiều dân Mỹ đến Bắc Triều Tiên và quyết định đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách những nước ủng hộ khủng bố. Cuối tháng 12/2018, một tòa án ở Washington đã tuyên án Bắc Triều Tiên phải bồi thường 501 triệu đô la cho cái chết của sinh viên nói trên.
Từ Pyeongchang đến Singapore
2018 có lẽ là năm có nhiều biến động có ý nghĩa đối với hồ sơ Bắc Triều Tiên. Bắt đầu từ sự kiện mang tính bước ngoặt : Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 tại Hàn Quốc. Ngày đầu năm mới 2018, Kim Jong Un thông báo sẵn sàng cử vận động viên tham dự Olympic mùa đông tại Hàn Quốc. Một tháng sau, trong lễ khai mạc Thế vận hội Pyeongchang, vận động viên Nam-Bắc Triều Tiên đã diễu hành chung trong một đoàn.
Hai miền Triều Tiên đã xích lại gần nhau không chỉ về mặt biểu tượng mà còn cả bằng hành động ngoại giao thực sự. Ban đầu là các cuộc gặp liên tục của đặc phái viên hai nước ở các cấp khác nhau. Tiếp đó là việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã gặp nhau ba lần trong vòng chưa đầy 5 tháng.
Trong bầu không khí hòa dịu, thuận lợi, Kim Jong Un tiến thêm bước nữa : Ngỏ lời mời gặp tổng thống Mỹ. Ngày 8/03/2018, tổng thống Donald Trump đã gây bất ngờ lớn khi thông báo chấp nhận lời mời gặp Kim Jong Un, do phía Hàn Quốc chuyển tới. Không chậm trễ, ông Mike Pompeo, khi đó còn đương chức giám đốc CIA, chưa nhận nhiệm vụ ngoại trưởng, đã được cử tới Bình Nhưỡng trong tuần lễ Phục sinh đầu tháng Tư để gặp ông Kim.
Ngày 8/5, ông Trump cho biết tân ngoại trưởng lại lên đường tới Bắc Triều Tiên. Ông Mike Pompeo trở về cùng với ba tù nhân người Mỹ mà Washington đã đòi Bình Nhưỡng trả tự do. Mọi điều kiện cho cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Trump-Kim vào ngày 12/6 tại Singapore đã được hai bên chuẩn bị sẵn sàng. Thế nhưng ngày 24/5 tổng thống Trump bất ngờ đòi hoãn, rất may sau đó ông lại đổi ý giữ lại lịch cũ.
Ngày 12/6 tại Singapore, hình ảnh lãnh đạo hai cựu thù bắt tay nhau được truyền trực tiếp đi khắp thế giới như một sự kiện lịch sử. Lãnh đạo Kim Jong Un thì ca ngợi đó là một « thượng đỉnh lịch sử » còn tổng thống Donald Trump thì gọi là « cuộc gặp diệu kỳ ».
Tại thượng đỉnh Singapore, lãnh đạo hai nước đã ký tuyên bố chung, trong đó nội dung trọng tâm là Bình Nhưỡng cam kết ủng hộ một tiến trình « phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên » còn về phía Washington thì hứa « bảo đảm an ninh » cho Bắc Triều Tiên.
Bước tiếp theo khó khăn
Cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Singapore dù gì cũng mới chỉ là bước mở đầu. Hai bên tiếp tục các cuộc thương lượng chi tiết không hề dễ dàng.
Từ sau thượng đỉnh Singapore, các cuộc mặc cả giữa Bình Nhưỡng và Washington để thực thi tiến trình phi hạt nhân hóa đã không có được tiến triển cụ thể nào mặc dù có nhiều cuộc đàm phán ở cấp dưới. Bình Nhưỡng khăng khăng giữ lập trường đòi được giảm nhẹ các trừng phạt thì mới có thể tiếp tục thực hiện gỡ bỏ dần dần và tiến tới từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Washington tiếp tục duy trì sức ép kinh tế chừng nào Bình Nhưỡng chưa thực sự phi hạt nhân hóa « vĩnh viễn và có kiểm chứng ».
Bước sang năm 2019, ngày 19 tháng Giêng, sau khi tổng thống Donald Trump tiếp tướng tình báo Bắc Triều Tiên Kim Yong Chol tại Washington, Nhà Trắng thông báo cuộc gặp thượng đỉnh lần hai Mỹ -Triều. Đến ngày 9/02, tổng thống Donald Trump thông báo cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra tại Hà Nội ngày 27 và 28/02. Ông Trump tuyên bố : « Tôi nóng lòng được gặp chủ tịch Kim và thúc đẩy sứ mệnh hòa bình ».
Đến lúc này, tại Hà Nội, các công việc chuẩn bị đang diễn ra hối hả cho thượng đỉnhTrump-Kim với hy vọng cuộc gặp sẽ mang lại những tiến bộ cụ thể cho tiến trình giải trừ hạt nhân và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190225-thuong-dinh-kim-trump-nhin-lai-hai-nam-quan-he-song-gio-my-trieu

Phó TT Pence gặp ông Juan Guaido ở Colombia

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence sẽ gặp ông Juan Guaido, Tổng thống lâm thời Venezuela, ở thủ đô Bogota của Colombia, vào ngày 25/2, theo CNN.
Hoa Kỳ đang lên kế hoạch tìm giải pháp mới để gây sức ép buộc Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro từ bỏ quyền lực và tìm cách đưa hàng viện trợ nhân đạo cho người dân Venezuela.
Hãng tin AP cho biết Phó Tổng thống Mike Pence sẽ tới thủ đô Colombia để gặp gỡ các thành viên của liên minh khu vực và ông Juan Guaido, lãnh đạo phe đối lập Venezuela, để thảo luận về các bước tiếp theo nhằm lật đổ ông Maduro.
Cũng theo AP, các trợ lý của ông Pence cho biết đây là cuộc gặp đầu tiên của ông Pence và ông Guaido, trong một tín hiệu bày tỏ sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với nhà lãnh đạo phe đối lập trong khi vẫn diễn ra các vụ bạo động và cuối tuần ở Venezuela.
Các đại diện của ông Guaido đã bắn đi tín hiệu rằng tại cuộc họp với ông Pence, ông Guaido sẽ kêu gọi sử dụng vũ lực chống lại ông Maduro vì đã ra lệnh ngăn chặn viện trợ nhân đạo và giải phóng bạo lực ở biên giới.
Hôm 25/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc hy vọng cộng đồng quốc tế có thể trợ giúp mang “tính xây dựng” cho Venezuela dựa trên sự tôn trọng chủ quyền của đất nước này, sau khi quân đội Venezuela đẩy lùi các đoàn xe viện trợ nước ngoài, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/pho-tt-pence-gap-ong-juan-guaido-o-colombia/4802949.html

Lính đào ngũ Venezuela

lo sợ cho người thân dưới thời Maduro

Binh lính Venezuela chạy trốn tới Colombia nói rằng họ lo sợ cho sự an toàn của gia đình dưới sự cầm quyền của chính phủ Nicolás Maduro.
Trả lời phỏng vấn độc quyền của phóng viên BBC Orla Guerin, một lính đào ngũ 23 tuổi nói ông ta lo rằng các lực lượng trung thành với Tổng thống Nicolás Maduro có thể “tấn công gia đình tôi”.
“Nhưng tôi nghĩ đó là quyết định tốt nhất mà tôi có thể đưa ra”, ông này nói thêm.
Venezuela: Đụng độ nổ ra khi Maduro chặn viện trợ
Mỹ gửi viện trợ ‘theo yêu cầu của Guaidó’
Venezuela: Maduro kêu gọi bầu cử Quốc hội sớm
Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?
Venezuela: ‘Lương mua được hai quả trứng’
Hơn 100 binh sĩ được cho là đã đào thoát, hầu hết trong các cuộc đụng độ chết người tại các đợt giao hàng viện trợ vào thứ Bảy 23/2.
Căng thẳng tăng cao sau khi Tổng thống Maduro đưa quân tới chặn đường và cầu khu vực biên giới với hai nước láng giềng Brazil và Colombia, nơi giao hàng viện trợ thực phẩm và thuốc của Mỹ đưa tới.
Tại các điểm khác nhau ở khu vực biên giới, lực lượng an ninh Venezuela đã bắn hơi cay vào các tình nguyện viên trong khi người biểu tình đốt các trạm gác và ném đá vào binh lính và cảnh sát chống bạo động.
Bầm dập và thâm tímOrla Guerin, phóng viên quốc tế của BBC
Chúng tôi đã gặp những người đào ngũ – nam và nữ – một ngày sau khi họ hạ vũ khí và rời bỏ vị trí của mình. Họ đã tìm thấy chỗ trú ẩn trong một nhà thờ Công giáo, với sự hiện diện kín đáo của lực lượng an ninh bên ngoài.
Một số người dường như bị sốc trước những cảnh bạo lực vào cuối tuần này khi quân đội Venezuela nổ súng vào chính người dân của mình bằng vòi rồng và đạn cao su.
Linh mục – người đưa họ vào nhà thờ – nói với chúng tôi rằng nhiều người trong số này bị thương. Những người đào ngũ nói rằng họ chạy trốn vì quê hương của họ cần thay đổi, và con cái họ cần thức ăn. Sau khi nói chuyện điện thoại với người thân, một sĩ quan trẻ òa khóc.
Hầu hết những người chúng tôi gặp là lính bộ binh. Họ nói rằng các sỹ quan cao cấp vẫn bị ràng buộc – do tham nhũng – với Tổng thống Nicolás Maduro, và rằng ông ta sẽ chiến đấu để duy trì quyền lực.
Nhưng họ nói rằng ông Nicolás Maduro đang mất điểm vào tay nhà lãnh đạo phe đối lập, Juan Guaidó.
Những người đào thoát nói gì?
Sau khi đồng ý nói chuyện với BBC với điều kiện giấu tên, một nhóm người đào ngũ Venezuela đang ẩn náu tại một nhà thờ ở Cúcuta mô tả điều đã thúc đẩy họ rời khỏi lực lượng vũ trang của Tổng thống Maduro.
“Có nhiều binh lính chuyên nghiệp muốn làm điều này. Đây sẽ là hiệu ứng domino. Điều này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến các lực lượng vũ trang”, một người đàn ông 29 tuổi nói.
“Các lực lượng vũ trang đã tan tác vì rất nhiều sĩ quan tham nhũng.
“Quân đội chuyên nghiệp đã mệt mỏi. Chúng tôi không thể là nô lệ, chúng tôi đang tự giải thoát”, ông này nói thêm.
Một người đào thoát khác, một phụ nữ, đã mô tả tâm trạng vào thứ Bảy là “căng thẳng”, nói thêm: “Tôi đã nghĩ rằng tôi không thể làm hại người của mình.
“Con gái tôi vẫn ở Venezuela và đó là điều khiến tôi đau lòng nhất. Nhưng tôi đã làm điều này vì con tôi. Thật khó khăn vì tôi không biết họ có thể làm gì với con bé.”
Một người khác cho biết ông cảm thấy đau đớn khi nhìn thấy người dân Venezuela trên đường phố đánh nhau để lấy hàng viện trợ nhân đạo.
“Tôi cảm thấy bất lực và vô dụng. Tôi cảm thấy đau đớn cho mọi thứ xảy ra”, ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47353494

Venezuela : Guaido dựa vào nhóm Lima

 phản công Maduro

Mai Vân
Thất bại trong việc ép chính quyền mở cửa biên giới cho chuyển hàng viện trợ Mỹ vào Venezuela, tổng thống tự phong Guaido như muốn dựa vào các đồng minh quốc tế để lật đổ tổng thống Maduro.
Đến Bogota vào hôm qua, 24/02/2019, ông Guaido tham gia cuộc họp của nhóm Lima (gồm Canada và 13 nước châu Mỹ La Tinh) vào hôm nay, đồng thời sẽ gặp phó tổng thống Mỹ.
Thông tín viên Benjamin Delille tại Caracas phân tích :
Đối với người dân Venezuela tình hình hoàn toàn mập mờ. Lần đầu tiên từ ngày 23/01 đến nay, không có một cuộc huy động lực lượng, biểu tình nào được dự kiến cho những ngày sắp tới. Ông Juan Guaido có vẻ như muốn chờ họp xong với nhóm Lima rồi mới quyết định chương trình hành động cho những ngày sắp tới.
Hôm thứ Bảy 23/02, sau vụ đàn áp của quân đội nhắm vào phe ông, ông Guaido đã tuyên bố rằng mọi lá bài đều được đặt trên bàn, hàm ý không loại trừ biện pháp mạnh.
Người tiền nhiệm của ông Guaido ở Quốc Hội Venezuela, Julio Borges, thông báo ông cũng sẽ đến dự cuộc họp của nhóm Lima để yêu cầu sử dụng võ lực chống Maduro.
Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ cho biết sẵn sàng hành động, thì ý tưởng về việc can thiệp quân sự đang gây chia rẽ trong nhóm Lima. Tổng thống Chilê Sebastian Piñera đã nhắc lại vào hôm qua rằng ông không tán thành việc dùng giải pháp quân sự.
Một biện pháp khác là tăng thêm trừng phạt kinh tế để buộc Maduro ra đi. Nhưng điều này sẽ tác hại đến đời sống hàng ngày của người dân Venezuela.
Dẫu sao thì ông Guaido sẽ trở về Venezuela, và điều đó sẽ dẫn đến một cuộc đọ sức mới với chính quyền Maduro. Ông Guaido đã bị cấm rời Venezuela. Chính quyền có thể cho bắt ông khi trở về nước. Điều này có nguy cơ dẫn đến một phần dân chúng Venezuela xuống đường chống lại.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190225-venezuela-guaido-muon-dua-vao-nhom-lima-de-phan-cong-chong-madurohttp://vi.rfi.fr/quoc-te/20190225-venezuela-guaido-muon-dua-vao-nhom-lima-de-phan-cong-chong-maduro

Đông đảo người Cuba tham gia

 trưng cầu dân ý về Hiến Pháp mới

Trọng Nghĩa
Vào hôm qua, 24/02/2019, dân chúng Cuba đã được mời hỏi ý kiến tán đồng hay bác bỏ bản Hiến Pháp mới của nước này. Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được cho là không mấy quan trọng vì câu trả lời thuận chắc chắn thắng thế, nhưng câu hỏi đặt ra là tỷ lệ người đi bỏ phiếu cao đến mức nào.
Theo hãng tin Pháp AFP, một tiếng đồng hồ trước lúc đóng cửa các phong phiếu, đã có 81,53% của tổng số 8,7 triệu cử tri Cuba đã đi bầu. Dự kiến kết quả cuộc trưng cầu ý dân sẽ được thông báo vào ngày hôm nay, 25/02.
Phát biểu tại thủ đô Havana, chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez nhận định dự thảo Hiến Pháp mới của Cuba là một hiến pháp hiện đại, định hình một nhà nước xã hội chủ nghĩa pháp quyền, cho phép khơi thông các tiến trình cần thiết và tiến bước dứt khoát hơn trong quá trình xây dựng mô hình kinh tế – xã hội.
Mở ra trong bối cảnh đồng minh hiếm hoi của Cuba là chế độ Maduro ở Venezuela đang chịu sức ép nặng nề từ Mỹ, cuộc trưng cầu dân ý về Hiến Pháp mới của Cuba đã được chính quyền La Habana biến thành một cuộc bỏ phiếu tán đồng hay không vai trò « không thể chối bỏ » của chủ nghĩa xã hội ở quốc đảo này, bị Mỹ chính quyền Donald Trump cho là không thể tồn tại lâu dài như tại Venezuela.
Phát biểu hôm qua khi bỏ phiếu ông Miguel Diaz-Canel không ngần ngại cho rằng « người Cuba chúng tôi đang bỏ phiếu cho Hiến Pháp mới của chúng tôi, chúng tôi đang bỏ phiếu cho châu Mỹ La Tinh và Caribê ». Chủ tịch Cuba đã đả kích nặng nề các tổng thống Chilê, Colombia và Paraguay vì đã gia nhập phong trào ủng hộ lãnh đạo đối lập Venezuela.
Nếu được thông qua, đây là bản Hiến Pháp thứ 2 của Cuba từ khi cách mạng thành công năm 1959, sau Hiến Pháp năm 1976 hiện hành, được bổ sung sửa đổi 2 lần vào các năm 1992 và 2002.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190225-dong-dao-nguoi-cuba-tham-gia-trung-cau-dan-y-ve-hien-phap-moi

LHQ mong muốn thượng đỉnh Trump-Kim

tại Hà Nội đạt tiến bộ

Hôm 25/2, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres thúc giục Hoa Kỳ và Nga duy trì Hiệp ước về Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) và gia hạn Hiệp ước START Mới trước khi hết hạn vào năm 2021.
Ông Guterres phát biểu tại Hội nghị về Giải trừ quân bị tại trụ sở LHQ ở Geneva rằng việc đánh mất hiệp ước INF sẽ khiến thế giới trở nên bất an và bất ổn hơn. Trước đó, vào ngày 1/2, Washington đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp ước INF trong sáu tháng trừ khi Moscow chấm dứt các vi phạm bị cáo buộc.
Ông nói: “Tôi yêu cầu Nga và Hoa Kỳ xem xét giảm thêm số lượng dự trữ vũ khí hạt nhân chiến lược của họ. Tôi ước chi một ngày nào đó những thỏa thuận song phương này trở thành đa phương.”
Ông cũng nói rằng ông hy vọng một hội nghị thượng đỉnh hạt nhân Hoa Kỳ-Triều Tiên trong tuần này sẽ tạo ra tiến bộ thực sự.
Ông nói: “Tại hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội vào cuối tuần này, tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hoa Kỳ sẽ đồng ý các bước cụ thể để phi hạt nhân hóa bền vững, hòa bình, hoàn toàn, một cách có thể kiểm chứng được trên Bán đảo Triều Tiên.”
https://www.voatiengviet.com/a/lhq-mong-muon-thuong-dinh-trump-kim-tai-hanoi-dat-tien-bo/4803011.html

Thủ tướng Anh lại lùi ngày cho bỏ phiếu về Brexit

Trọng Nghĩa
Vào hôm qua, 24/02/2019, thủ tướng Anh bà Theresa May đã lại lên tiếng cam kết rằng một cuộc bỏ phiếu về Brexit, tức là việc rút Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu sẽ được tổ chức tại Hạ Viện vào ngày 12/03. Như vậy, thủ tướng một lần nữa lại trì hoãn cuộc bỏ phiếu quan trọng đó.
Theo ghi nhận của hãng Reuters, sau khi thỏa thuận giữa của chính quyền của bà May với Liên Hiệp Châu Âu về Brexit bị Nghị Viện Anh Quốc bác bỏ với số phiếu áp đảo, trên nguyên tắc, vào tuần tới, thủ tướng Anh sẽ phải tổ chức một cuộc bỏ phiếu mới.
Phát biểu từ Ai Cập, nơi bà đang dự cuộc họp với các lãnh đạo Ả Rập, bà May đã thông báo rằng cuộc bỏ phiếu sẽ không diễn ra trước ngày 12/03, tức là 17 ngày trước thời điểm ấn định Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Tuy nhiên, theo nhật báo Telegraph, ngày bỏ phiếu đó thậm chí cũng có nguy cơ bị hoãn lại một lần nữa, và Luân Đôn được cho là đang đề nghị lùi ngày chia tay Bruxelles thêm hai tháng trong trường hợp thỏa thuận Brexit không thể được Nghị Viện Anh thông qua trước ngày 12 tháng 3.
Còn báo The Guardian hôm qua cũng tiết lộ rằng các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đang nghiên cứu khả năng hoãn Brexit lại cho đến năm 2021 nếu bà May thuyết phục được Nghị Viện Anh Quốc thông qua thỏa thuận Brexit.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190225-thu-tuong-anh-lai-doi-ngay-cho-bo-phieu-ve-brexit

Nga nói Mỹ hỏi ý kiến Nga về vấn đề Bắc Hàn

Bộ trưởng Ngoại giao Nga, ông Sergei Lavrov, cho biết Hoa Kỳ đã hỏi ý kiến của Nga trong việc đối phó với Triều Tiên trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ diễn ra vào hai ngày 27 và 28 tháng này tại Việt Nam.
Ông Lavrov nói với các hãng thông tấn của Nga hôm 25/2 rằng nước Nga tin Mỹ nên đưa ra các “cam kết an ninh” cho Bình Nhưỡng để thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thành công.
Ông Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng cho biết Hoa Kỳ đang hỏi ý kiến và quan điểm của nước Nga về những trường hợp có thể xảy ra tại Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn lần hai tại Hà Nội.
Ngoài vấn đề phi hạt nhân hóa chưa được giải quyết dứt điểm ở kỳ Thượng đỉnh lần một tại Singapore vào năm ngoái, các ý kiến khác cho rằng Chiến tranh Hàn Quốc có thể sẽ chính thức tuyên bố kết thúc tại kỳ Thượng đỉnh lần này.
Ông Kim Eui-kyeom, người phát ngôn Nhà Xanh của tổng thống Nam Hàn nói ông tin điều trên là có khả năng. Ông Kim Eui-kyeom nói thêm chưa biết cụ thể tuyên bố sẽ ra sao, nhưng Mỹ và Bắc Hàn có thể sẽ đồng ý một thỏa thuận.
Trước đó, tổng thống Moon Jae-in của Nam Hàn vào tháng 10/2018 từng phát biểu vấn đề nói trên chỉ phụ thuộc vào thời gian trước khi Washington và Bình Nhưỡng tuyên bố chiến tranh chấm dứt.
Đặc phái viên đặc biệt của Mỹ về vấn đề Bắc Hàn vào tháng trước từng nói Tổng thống Trump đã “sẵn sàng để chấm dứt cuộc chiến.”
Tuy cuộc chiến Triều Tiên giữa cộng sản Bắc Hàn, được chống lưng bởi Trung Quốc, và tư bản Nam Hàn, hỗ trợ bởi Hoa Kỳ, chấm dứt bằng sự kiện đình chiến vào năm 1953, cả  hai phía trên danh nghĩa vẫn trong tình trạng chiến tranh từ đó đến nay.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/russia-us-asks-for-advice-on-north-korea-talks-02252019074901.html

Bị hệ thống vũ khí cực mạnh của Mỹ “chiếu tướng”,

 Nga bức xúc

Nga bức xúc cáo buộc việc triển khai các hệ thống vũ khí chiến đấu đình đám của Mỹ Aegis Ashore ở trên đất Nhật Bản là vi phạm Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Nhật Bản ngay lập tức lên tiếng bác bỏ.
Kế hoạch triển khai các hệ thống phòng không Aegis Ashore do Mỹ chế tạo trên lãnh thổ Nhật Bản sắp tới không thể được coi là hành vi vi phạm hiệp ước INF bởi Nhật Bản không phải là nước ký kết hiệp ước này. Đây là tuyên bố vừa được Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đưa ra ngày hôm nay (20/2) trong cuộc tranh luận tại Quốc hội.
“Đất nước chúng tôi không phải là một bên của hiệp ước. Vì thế, Nhật Bản không có nghĩa vụ phải tuân theo hiệp ước đó”, ông Kono nhấn mạnh.
Trước đó, hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya đã khẳng định trước Quốc hội nước này rằng, những hệ thống vũ khí Aegis Ashore mà Nhật Bản có kế hoạch mua từ Mỹ chỉ được dùng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo và sẽ không có khả năng thực hiện những vụ phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Nga lâu nay vẫn bày tỏ quan ngại về kế hoạch triển khai vũ khí Aegis Ashore của Nhật Bản. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 5/2 phát biểu, việc triển khai các hệ thống Aegis Ashore của Mỹ trên đất Nhật Bản là vi phạm hiệp ước INF. Theo nhà ngoại giao hàng đầu của Nga, Aegis Ashore được triển khai để đánh chặn tên lửa nhưng nó đồng thời cũng có thể được sử dụng để phóng đi các tên lửa hành trình Tomahawk từ mặt đất. Đây chính là điều vi phạm hiệp ước INF.
Hồi tháng 12 năm 2017, chính phủ Nhật Bản đã thông qua quyết định triển khai hai hệ thống Aegis Ashore để bảo vệ nước này khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên. Tokyo sẽ mua những hệ thống Aegis Ashore từ Mỹ với trị giá 889 triệu USD/1 hệ thống. Hệ thống Aegis Ashore dự kiến được triển khai ở Nhật Bản vào năm 2023.
Hệ thống chiến đấu Aegis của tập đoàn lừng danh Lockheed Martin Aegis là sự kết hợp các thiết bị phức tạp khác nhau gồm radar, máy tính, phần mềm, máy phóng vũ khí và vũ khí nhằm chống lại một loạt mối đe dọa trên mặt đất, trên không và dưới nước. Mục đích của sự kết hợp này là nhằm tạo ra một hệ thống chiến đấu toàn diện nhất.
Không phải vô cớ mà Aegis được ví là tấm lá chắn huyền thoại của thần Dớt. Nó chính là hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới, là “trái tim” của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia mà Mỹ đang xây dựng.
Hải quân Mỹ đã sử dụng rộng rãi hệ thống Aegis. Aegis là một phần trong hệ thống lá chắn tên lửa của NATO ở Châu Âu.
INF được ký kết là để giải quyết một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân thời Xô-viết nhằm vào các thủ đô phương Tây. Hiệp ước INF được ông Mikhail Gorbachev và ông Ronald Reagan ký năm 1987 cấm Nga và Mỹ phát triển, triển khai và thử nghiệm các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo được phóng đi từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 300 đến 3.400 dặm (tương đương từ 482km đến 5470km). Hiệp ước này được coi là một thành tựu lớn đạt được trong nỗ lực nhằm “tháo ngòi” căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và giúp hóa giải nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân ở Châu Âu.
Nga và Mỹ liên tục cáo buộc lẫn nhau về những vụ vi phạm hiệp ước. Mỹ tố cáo Nga chế tạo các tên lửa bị cấm trong hiệp ước. Trong khi đó, Nga tố ngược lại rằng Mỹ không tuân thủ INF khi thiết lập các căn cứ quân sự ở Đông Âu có khả năng không chỉ phòng thủ mà còn tấn công được và có thể nhằm vào Nga. Bất chấp những lời cáo buộc trên, chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama trước đó đã quyết định không từ bỏ thỏa thuận này.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 10 năm ngoái đã bất ngờ tuyên bố sẽ rút nước này ra khỏi INF để trả đũa cho việc Nga không tuân thủ INF. Hiện tại, Mỹ đang xúc tiến tiến trình rút khỏi INF.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/26464-bi-he-thong-vu-khi-cuc-manh-cua-my-chieu-tuong-nga-buc-xuc.html

Nga-Mỹ tung hứng, TQ hết thời tọa sơn quan hổ đấu

Trong Thông điệp Liên bang năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói “Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung, tầm ngắn đã lỗi thời, nhưng thay vì rời khỏi nó một cách công khai, trung thực, như Mỹ đã từng khi rời bỏ Hiệp ước ABM năm 2002 thì Mỹ là đổ lỗi cho Nga với cái cớ vô cùng xa vời…”
Nói về việc Liên Xô ký INF năm 1987, Putin cho rằng, đó là sự “giải giáp đơn phương” của Liên Xô và chỉ có Chúa mới biết tại sao như vậy”…
Như vậy có thể nói, Nga và chắc chắn là cả Mỹ chẳng mặn mà gì với Hiệp ước INF này nữa, bởi INF chỉ là hiệp ước song phương ngăn chặn sự phát triển tên lửa tầm trung, tầm ngắn của cả hai Nga-Mỹ mà sự tự cấm đó tạo ra mối thách thức an ninh cho mỗi bên.
Chính vì lẽ đó, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 1/2 tuyên bố đình chỉ INF thì ngay sau đó, ngày 2/2 Tổng thống Nga Putin cũng tuyên bố ngừng thực hiện INF.
Tại sao bỏ INF?
Như đã biết, một thỏa thuận về việc loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (DRSMD) đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và Liên Xô năm 1987. Theo đó, cả hai bên đều bị cấm sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa hành trình và đạn đạo trên mặt đất với phạm vi từ 500 đến 5,5 nghìn km.
Lý do rất đơn giản là cuộc chạy đua vũ trang và mức độ leo thang căng thẳng tại thời điểm đó đã đạt đến một vị trí mà trong đó các tên lửa tầm trung của Mỹ bay đến phần châu Âu của Nga trong 10 phút, còn tên lửa Tiên phong Liên Xô không chỉ bay đến các mục tiêu trong NATO-EU và các căn cứ của Mỹ mà còn bao phủ Alaska nhanh hơn.
Kết quả là, vào năm 1991, Liên Xô đã phá hủy 1846 hệ thống tên lửa, Hoa Kỳ – 846. Tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Liên Xô có bệ phóng trên đất bị tuyệt chủng. Mỹ độc quyền về tên lửa tầm trung, tầm ngắn có bệ phóng từ trên biển, trên không (thời điểm này máy bay và tàu chiến Liên Xô không có loại này). INF là một thắng lợi lớn của Mỹ-NATO lúc bấy giờ.
Khi Mỹ cảm thấy INF không có lợi thế độc tôn tên lửa trên biển, trên không (vì Nga đã có các thứ đó gắn trên máy bay và tàu chiến như Kalibr) thì Mỹ quyết định rời khỏi để tạo ra lợi thế mới với Nga.
Cụ thể: Lại một lần nữa kế hoạch “tấn công toàn cầu tức thì” của Mỹ được Nga triển khai thực hiện nhanh chóng, công khai trong Thông điệp LB tháng 3/2018 khi Tổng thống Putin tuyên bố 6 loại vũ khí siêu nhiên. Mỹ lúc đó chưa tin, coi đó là phim hoạt hình của Putin.
Bây giờ, Mỹ đã “nghe ngay”, Mỹ rời bỏ INF để bố trí tên lửa tầm ngắn tầm trung quanh Nga và với tên lửa tiên tiến, tốc độ bay đến Nga đã giảm xuống còn 10-12 phút, thực hiện kế hoạch “Một cuộc tấn công cực nhanh trên toàn cầu”.
Dự kiến với khoảng 3.500 – 4000 quả tên lửa tầm trung chính xác, phóng vào lãnh thổ Nga là đủ để phá hủy toàn bộ cơ sở quân sự chính trị và tiềm năng hạt nhân của Nga trong thời gian ngắn không quá 15 phút.
Ngày 20/2 trong thông điệp Liên bang, ông Putin chỉ rõ, nếu như châu Âu cho Mỹ triển khai vũ khí tầm trung chĩa và Nga thì Nga sẽ phản ứng đối xứng và bất đối xứng ngay và luôn. Nga không chỉ giáng trả vào nơi tên lửa trực tiếp phóng đến Nga mà vào cả những nơi đưa ra quyết định đó tại châu Âu và Mỹ.
Ông Putin đề nghị Mỹ nên tính toán cẩn thận “tốc độ vào tầm bay” của tên lửa siêu thanh Nga trước khi quyết định.
Như vậy, có thể nói, đây là lần đầu tiên ông Putin thách thức đe dọa tấn công bằng tên lửa vào nước Mỹ mà ngay thời kỳ căng thẳng nhất, Khorutsov cũng chưa dám nói như vậy. Cơ sở nào khiến Tổng thống Putin “hung hăng đe dọa Mỹ-Phương Tây” (truyền thông PT) như vậy?
Không cần tính đến Avangard, không cần tính đến “tàu ngầm ngày tận thế” chỉ cần tên lửa Zircon tầm bắn 500 – 1000km, tốc độ 9M, đặt trên tàu mặt nước và tàu ngầm với chừng 40 quả, Nga có thể đưa chúng đến toàn bộ trung tâm quân sự chính trị quan trọng của nước Mỹ trong vòng 5 phút.
Rõ ràng, Tổng thống Putin muốn nói cho người Mỹ biết rằng, rời khỏi INF, tốt thôi, nhưng ý tưởng chỉ để “ngồi sau vũng nước” của Mỹ là quá xưa cũ. Châu Âu không dại và Nga không cho phép Mỹ ngồi yên bên Đại Tây Dương…
Liệu Mỹ có triển khai tên lửa tầm trung ồ ạt vào châu Âu chĩa vào Nga hay không thì chưa rõ, nhưng chắc chắn Mỹ và Nga sẽ xóa bỏ INF bởi những thách thức an ninh của Nga và Mỹ đã và đang diễn ra khi cả hai bị hạn chế bởi INF là không thể không quan tâm.
Nga-Mỹ nhằm vào Trung Quốc?
Ngày nay, người ta không tranh luận nghiêm túc về mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng phải hiểu rõ rằng Bắc Kinh có hơn 2000 tên lửa hành trình, 95% trong số đó không phải là đối tượng của INF. Và những tên lửa này lặng lẽ “bắn” gần như toàn bộ lãnh thổ Nga.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ vượt xa đại dương, nhưng các tên lửa tầm trung DF-21, DF-4 và DF-26 của Trung Quốc là dành cho Nga. Và từ phía Đông, một triệu quân Trung Quốc đang túc trực cạnh biên giới Nga, cũng không gì khác ngoài một cuộc tấn công bằng tên lửa.
Điện Kremlin bằng mọi cách thể hiện mối quan hệ thân thiện với Bắc Kinh. Nhưng, không phải ai cũng biết rằng cách đây không lâu trong cuộc chiến ở Afghanistan, các giảng viên Trung Quốc đã huấn luyện Mujahideen chiến đấu chống Liên Xô và từ Trung Quốc, họ cung cấp vũ khí không kém gì từ Mỹ.
Và Nga cũng không quên rằng sự thèm thuồng và những tuyên bố chủ quyền về vùng Viễn Đông “đất rộng người thưa” của Nga mà Trung Quốc nhắm tới gần đây…Nga thừa hiểu, bạn bè và đối tác với người Trung Quốc của ngày hôm qua, có thể trở thành kẻ thù vào ngày mai, điều mà không khó khăn để chứng minh ngay trong quá khứ.
Vậy Nga làm gì để đối phó với nguy cơ thách thức an ninh này?
Rõ ràng việc “té nước theo mưa”, rời khỏi INF là Nga cởi trói cho mình và với cơ sở, tiềm năng tên lửa tầm trung mà Liên Xô để lại, kết hợp với công nghệ hiện có Nga thì hệ thống chiến thuật, chiến lược của an ninh Nga được xây dựng trên hệ thống tên lửa tầm ngắn, tầm trung, sẽ được thăng thiên.
Nga không tốn quá nhiều thời gian và đặc biệt ít tốn kém về tài chính mà không chỉ lấp được lỗ hổng về phòng thủ, tấn công mà còn chiếm ưu thế lớn với Trung Quốc.
Còn Trung Quốc, liệu Trung Quốc có tham gia INF nếu như Nga, Mỹ yêu cầu? Sẽ rất khó!
Trung Quốc không muốn giống như Liên Xô khi ký INF, bởi hiện tại Trung Quốc không có loại tên lửa này phóng từ trên biển, trên không. 2000 tên lửa tầm trung của họ chủ yếu phóng từ đất liền, trước mắt chủ yếu để đánh dạt Mỹ ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất, làm phá sản “chiến thuật tác chiến không – biển” của Mỹ.
Đây là lý do chính để Mỹ rời khỏi INF để trang bị, bố trí tên lửa tầm trung, tầm ngắn tại Châu Á-Thái Bình Dương đe dọa, bao vây Trung Quốc mà các nhà phân tích quân sự bình luận nhiều…
Kết luận
Sự chú ý được dành cho vị trí đặc biệt của Bắc Kinh trên INF. Thủ tướng Merkel cho biết bà sẽ rất vui nếu các cuộc đàm phán về một thỏa thuận quốc tế mới được tổ chức với sự tham gia của Trung Quốc. Trung Quốc đã trả lời về điều này:
“Trung Quốc hy vọng rằng Hoa Kỳ và Nga sẽ có thể trở lại INF”.
Thế là đã rõ, thế giới từ đơn cực đã chuyển thành đa cực thì không đời nào Nga, Mỹ thực hiện cái INF để tự trói mình. Nga-Mỹ nếu như thực hiện INF có nghĩa là để Trung Quốc “tọa sơn quan hổ đấu”, không chỉ thế, họ lại còn để hở mảng sườn an ninh vô cùng nguy hiểm trước Trung Quốc…
Có thể tại châu Âu khi Nga-Mỹ rời khỏi INF sẽ không có cuộc đối đầu tên lửa tầm trung Nga với Mỹ-NATO tại đây vì Nga quá mạnh, nhưng các tên lửa tầm trung của Mỹ, Nga (lặng lẽ) tiến gần đến Trung Quốc trong tương lai gần là không thể tránh khỏi.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26441-nga-my-tung-hung-tq-het-thoi-toa-son-quan-ho-dau.html

Chính quyền Abe quyết dời căn cứ Mỹ trong Okinawa

Mai Vân
Trong cuộc trưng cầu dân ý hôm qua, 24/02/2019, đã có đến 70% người Okinawa phản đối kế hoạch dời căn cứ Mỹ từ nơi này qua nơi khác, nhưng vẫn trong địa bàn tỉnh. Bất chấp kết quả đó, chính quyền Tokyo hôm nay xác định ý muốn tiếp tục công việc di dời.
Theo hãng tin Pháp AFP, đã có khoảng hơn 70% số phiếu phản đối kế hoạch dời căn cứ không quân Mỹ Futenma. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt mức 53%, giúp cho số phiếu phản đối vượt được ngưỡng 25% tổng cử tri, và như vậy, tỉnh trưởng Okinawa sẽ phải chuyển ý nguyện của cư dân địa phương lên chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Phản ứng của chính quyền Tokyo rất nhanh chóng. Trả lời một số phóng viên vào hôm nay, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xác nhận rằng chính phủ ghi nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý một cách rất nghiêm túc, và nỗ lực thuyết phục người dân Okinawa để họ thông cảm với quyết định của chính quyền. Đó là không thể trì hoãn kế hoạch di dời căn cứ Mỹ.
Theo thủ tướng Abe thì không thể không di dời căn cứ Futenma, bị đánh giá là « căn cứ nguy hiểm nhất thế giới ». Hơn nữa, theo ông, quyết định di dời đã có từ hai chục năm nay.
Tỉnh Okinawa chỉ chiếm 0,6% lãnh thổ Nhật Bản, nhưng lại là nơi đặt 74% cơ sở quân sự của Mỹ, và là nơi đồn trú của một nửa số lính Mỹ tại Nhật Bản.

Sự hiện diện của lực lượng Hoa Kỳ tại Okinawa rất cần thiết cho an ninh Nhật Bản, nhưng rất nhiều người dân Okinawa đã đồng hóa các căn cứ Mỹ với tình trạng tội phạm, ô nhiễm và những tai nạn khác.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190225-chinh-quyen-abe-quyet-doi-can-cu-my-bat-chap-phan-doi-cua-dan-okinawa

Quan chức Đài Loan: Nếu hai bờ eo biển

xảy ra chiến tranh, hãy cho tôi một cây chổi!

Trong khi bà Thái Anh Văn cũng khẳng định, Đài Loan chấp nhận đương đầu với cuộc tấn công từ Bắc Kinh.
Tờ ETtoday (Đài Loan) ngày 24/2 cho biết, trong cuộc họp ngày 22/2, khi thảo luận đến vấn đề hai bờ eo biển, người đứng đầu cơ quan lập pháp Đài Loan – ông Tô Trinh Xương đã tuyên bố:
“Nếu hai bờ eo biển Đài Loan xảy ra chiến tranh, khi đó hãy cho tôi một cây chổi, tôi sẽ chiến đấu với họ – quân đội Trung Quốc”.
Theo ghi nhận, ngay ngày hôm sau 23/2, trong một video trả lời phỏng vấn được đăng tải trên tài khoản mạng xã hội cá nhân, ông này tiếp tục nhấn mạnh, “nếu hai bờ xảy ra chiến tranh thì dù chỉ có một cây chổi ông cùng cầm lên chiến đấu đến cùng”.
Trong khi đó, tờ China Times ngày 23/2 cho biết, trong một cuộc phỏng vấn, khi đề cập tới vấn đề Đài Loan, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn khẳng định, “vùng lãnh thổ này sẽ chấp nhận đương đầu với làn sóng tấn công đầu tiên, để các khu vực khác sát cánh cùng nhau đối đầu đại lục”.
Theo truyền thông Trung Quốc, phát biểu của bà Thái đã chịu rất nhiều chỉ trích từ dư luận Bắc Kinh.
Tình hình eo biển Đài Loan trong những năm gần đây tiếp tục diễn biến căng thẳng khi bà Thái tuyên bố không công nhận Đồng thuận 1992 và ký kết những hợp đồng mua bán vũ khí quân sự với Mỹ, trong khi Bắc Kinh có thời điểm liên tục cử chiến đấu cơ, tàu chiến, thậm chí tàu sân bay tuần tra quanh đảo Đài Loan nhằm thị uy vùng lãnh thổ này.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/26451-quan-chuc-dai-loan-neu-hai-bo-eo-bien-xay-ra-chien-tranh-hay-cho-toi-mot-cay-choi.html

Trung Quốc kiểm soát mạng xã hội khi xe lửa

của Kim Jong-un qua ngã Hoa Lục sang Việt Nam

Cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc tiến hành rà soát hoạt động thảo luận trực tuyến về nơi chốn của Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un khi đoàn xe lửa có vũ trang bảo vệ của ông này đi qua Trung Quốc để đến Hà Nội.
Hãng tin AFP loan tin hôm 25/2 cho biết hành trình bí mật của đoàn tàu Bắc Hàn thu hút sự theo dõi của cư dân trang mạng Vi Bát (Weibo), một trang mạng tương tự Twitter, của Trung Quốc.
AFP nói một số cư dân mạng Trung Quốc đã sử dụng những nickname ám chỉ lãnh đạo Bắc Hàn như “Sếp Kim” hoặc “Em trai Kim” để tránh bị kiểm duyệt.
Đoàn tàu chở phái đoàn của Chủ tịch Kim Jong-Un được cho biết có tốc độ 60 km/h đã khởi hành từ thủ đô Bình Nhưỡng từ hôm 23/2 để bắt đầu chuyến hành trình dài 4000 km để đến Việt Nam dự kiến trong vòng 60 giờ đồng hồ.
Phần lớn chuyến hành trình qua Trung Quốc, nhưng lại không đi qua thành phố Quảng Châu, được xem là tuyến ngắn nhất để đến biên giới Việt Nam.
Chuyến tàu của Lãnh tụ Kim Jong-un dự kiến chạy về phía nam qua thành phố Nam Ninh và thị xã Bằng Tường ở Quảng Tây, Trung Quốc và đến biên giới Việt Nam ở thị trấn Đồng Đăng vào ngày thứ Ba. Sau đó, đoàn của chủ tịch Bắc Hàn được cho biết sẽ di chuyển về Hà Nội bằng ô tô.
Truyền thông Việt Nam nói tuyến đường nối từ Đồng Đăng đến Hà Nội sẽ bị chặn từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều ngày thứ Ba 26 tháng 2, và cơ quan an ninh sẽ sử dụng thiết bị dò mìn trên đường đi.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/china-scrubs-social-media-as-kim-jong-uns-train-trundles-south-02252019075250.html

Vành đai và Con đường: Trật tự Thế giới của TQ

Những cư dân đầu tiên của Forest City sẽ chuyển đến vào hè này. Nó được gọi là Forest City (Thành phố Rừng) vì khu này trước là rừng ở Malaysia. Bruno Maçães cho rằng trong 10 năm tới, thành phố này sẽ có tới 1 triệu cư dân. Các tòa nhà chọc trời đang được hoàn thiện sau một tuần xây dựng suốt ngày đêm. Nó là một phần của thế giới được xây dựng bên ngoài Trung Quốc, nhưng theo các quy tắc của Trung Quốc để thực hiện một giấc mơ Trung Quốc. Maçães quá khéo léo nên không muốn nói ra điều hiển nhiên: chỉ có ai điên hoặc hết lựa chọn mới tới đó sống.
Khi thành phố dần hình thành, bốn tầng lớp xã hội dần định hình. Ở trên đỉnh là những người Trung Quốc giàu có và muốn một nơi an toàn để trữ tiền, cũng như có không khí trong lành để hít thở mà không cần đeo khẩu trang. Tất cả các biển hiệu đều được viết bằng tiếng Quan Thoại. Rồi tầng lớp tiếp theo là những người cung cấp dịch vụ y tế giáo dục. Họ cũng là người Trung Quốc, nhưng sẽ có cả những người Anh được thuê để điều hành các trường cấp ba cho giới quý tộc. Tầng lớp thứ ba là nhân viên an ninh, chủ yếu là người Nepal. Cuối cùng là những người Bangladesh và Ấn Độ, chuyên xây dựng, sửa chữa, và lau dọn – những người vô hình.
Forest City là một phần của chiến lược Vành đai và Con đường của Bắc Kinh nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở 70 quốc gia. Kế hoạch trở thành siêu cường và thiết lập trật tự thế giới mới của Trung Quốc đòi hỏi việc xây nhiều cảng nước sâu, kể cả ở những chỗ không cần cảng, đảm bảo an ninh cho chuỗi cung ứng, và bảo vệ các tuyến hàng hải với Trung Quốc. Kế hoạch này bao gồm giúp đỡ Zimbabwe giám sát người dân và đầu tư vào các nước có nguồn khoáng sản hiếm cần thiết cho nền kinh tế đang phát triển. Kế hoạch cũng bao gồm việc giao những nhiệm vụ địa chiến lược mới cho các nước mà Trung Quốc muốn là đồng minh của mình: Kazakhstan là “cửa ngõ tới Châu Âu của Trung Quốc”, Pakistan là “cửa ngõ tới Ấn Độ Dương”, Djibouti là “cửa ngõ tới Đông Phi”.
Maçães miêu tả tất cả những điều này qua giọng văn súc tích và sắc bén mà độc giả đã làm quen qua cuốn sách đầu tiên của ông, The Dawn of Eurasia (Bình minh của Á-Âu). Forest City được miêu tả là giống với thế giới của nhà văn khoa học giả tưởng Hao Jingfang trong cuốn Folding Beijing (Bắc Kinh Luân Chuyển) với một chút tô điểm từ cuốn Republic (Cộng hòa) của Plato”. Maçães không muốn được nhắc đến trong mục châm biếm Pseud’s Corner trên tạp chí Private Eye, nhưng ông viết vậy bởi ông đã đọc cả sách của Hao và Plato nên muốn gợi nhớ tới một “thế giới toàn trị không tưởng kinh điển và siêu hiện đại”. Maçães, cựu bộ trưởng phụ trách Châu Âu của Bồ Đào Nha và giờ là nghiên cứu viên cao cấp của Đại học Nhân dân Trung Quốc, là một những bộ óc sáng suốt nhất trong thời đại hỗn loạn này.
Cuốn Vành đai và Con đường: Trật tự Thế giới của Trung Quốc là một bài luận văn dài về chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc thiết lập trật tự thế giới mới. Mặc dù cuốn sách này thiếu một văn phong báo chí như trong cuốn đầu của ông, nó vẫn rất hấp dẫn. Ví dụ, ông mổ xẻ về dịch vụ làm mối giữa phụ nữ
Ukraine và đàn ông Trung Quốc. Ông phân tích về việc đầu tư của Trung Quốc đang làm nên những kì tích về kĩ thuật và xây dựng, bao gồm việc mở rộng cao tốc Karakoram nối liền Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc với miền trung Pakistan. Châu Á đang phát triển một phần nhờ tham vọng của Trung Quốc, và vì thế Maçães rất phấn khích.
Tuy nhiên, vấn đề của dự án Vành đai và Con đường nằm ở cách triển khai và động cơ. Liệu Trung Quốc có đang dùng dự án này để ngụy trang cho sự trỗi dậy về quân sự để đối đầu với Hoa Kỳ hay không? Nó sẽ dẫn tới đâu? Liệu nó có dẫn tới Bẫy Thucydides, trong đó cường quốc đang lên và cường quốc nguyên trạng chật vật tìm cách tránh chiến tranh?
Hoa Kỳ không chỉ là quốc gia duy nhất lo ngại về việc Trung Quốc thách thức nguyên trạng. Maçães kể câu chuyện về một gián điệp Ấn Độ, mật danh Con khỉ, tìm cách thâm nhập vào Pakistan để tài trợ cho các nhóm ly khai ở Balochistan nhằm phá hoại quan hệ giữa Pakistan và Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang xây dựng cảng Gwadar ở Pakistan. Đây sẽ là mục tiêu chính trong âm mưu của Ấn Độ nếu nó được thực hiện. Nhưng tại sao Ấn Độ phải lo lắng về kế hoạch của Trung Quốc? Maçães trả lời rằng: “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ hiện diện từ cả phía Đông, Tây, và Bắc. Kế hoạch của Trung Quốc cũng sẽ đồng thời giúp Pakistan cắt đứt Ấn Độ khỏi Iran về mặt địa chính trị”.
Trung Quốc đang tìm cách giảm tính dễ bị tổn thương của mình bằng cách đầu tư mạnh vào các tuyến hàng hải để vận chuyển nguyên liệu thô và nhiên liệu. Các tuyến này không chỉ đi qua các cảng nước ấm, mà còn ngày càng phụ thuộc nhiều vào Bắc Cực. Khi băng ở đây tan, việc vận chuyển qua tuyến đường phía bắc từ Châu Âu về Trung Quốc sẽ nhanh hơn nhiều so với hiện giờ. Cho tới giờ Trung Quốc phải chấp nhận rằng họ không thể thực hiện kế hoạch này đơn phương, mà phải đàm phán điều khoản với Nga và các nước khác giáp Bắc Băng Dương.
Trung Quốc đầu tư dưới dạng cho vay, tuy nhiên họ thường chấp nhận trả nợ bằng cổ phần thay vì tiền mặt. Kết quả của kế hoạch này là các nước như Pakistan và Sri Lanka đang nghi ngờ rằng họ đang bị Trung Quốc xâm chiếm chủ quyền qua các dự án cơ sở hạ tầng. Các dự án thường được thực hiện bởi nhân công Trung Quốc, nên nó không tạo nhiều việc làm cho các nước sở tại; quản lí Trung Quốc ở các dự án cũng thường độc đoán. Dự án Vành đai và Con đường có thể dẫn tới phản ứng xấu từ các nước này do lo ngại về sự trở lại của chế độ thực dân kiểu mới.
Những kế hoạch này sẽ có tương lai như thế nào? Maçães mường tượng về Trung Quốc năm 2049, một thế kỷ sau ngày thành lập quốc gia cộng sản này. Liệu sẽ có lễ kỉ niệm không? Liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc có còn cầm quyền để tổ chức đại lễ không? Tác giả nhìn thấy bốn khả năng. Khả năng thứ nhất, Trung Quốc sẽ dần hội nhập với trật tự thế giới tự do và nền kinh tế của họ sẽ ngang bằng với Hoa Kỳ. Cùng với nhau, họ sẽ thống trị nền kinh tế quốc tế, nhưng về quân sự và chính trị thì Trung Quốc sẽ không thách thức sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Ở kịch bản thứ hai, Trung Quốc sẽ thế chỗ Hoa Kỳ trở thành cường quốc số một thế giới, nhưng trật tự thế giới – bao gồm các thể chế đa phương và tự do thương mại – sẽ như cũ. Trường hợp thứ ba có kết quả đáng lo ngại hơn: Trung Quốc không những thế chỗ Hoa Kỳ, mà còn thay giá trị phương Tây bằng giá trị Trung Hoa, và Bắc Kinh sẽ thiết lập trật tự mới. Trường hợp cuối cùng là khả thi nhất. Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ buộc phải chung sống với nhau, trong đó cạnh tranh và hợp tác đồng thời xảy ra. Trường hợp này sẽ hơi giống với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
Không trường hợp nào có thể xua tan mối lo ngại. Cuộc cạnh tranh quyền lực gay cấn này sẽ kết thúc như thế nào? Maçães nói: “Nó sẽ là một thế giới của thánh, tiên tri và ma quỷ.” Ông đúng ra nên nhắc tới cả tướng lĩnh quân đội. Mặc dù Maçães lạc quan về kịch bản tương lai, khó mà có thể tưởng tượng được Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể tái thiết lập được mối quan hệ của họ mà không có đối đầu quân sự. Chúng ta đều nên lo ngại về điều đó.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26456-vanh-dai-va-con-duong-trat-tu-the-gioi-cua-tq.html

Huawei: Mỹ nhận ra đã thụt lùi so với TQ

Huawei cho rằng chính Tổng thống Mỹ đã buộc phải thừa nhận về sự thụt lùi của Washington so với tốc độ ngành công nghệ cao của Trung Quốc.
Guo Ping – CEO luân phiên của Tập đoàn Huawei Trung Quốc mới đây đã có bình luận về chương trình phát triển mạng 5G của Washington và cho rằng, Mỹ đang nhận ra sự thật là họ đang thụt lùi so với Trung Quốc.
Phát biểu tại Đại hội Thế giới Di động ở Barcelona hôm 24/2, ông Guo Ping đã nhắc tới dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc hối thúc các tập đoàn công nghệ trong nước tập trung phát triển mạng 5G.
Cụ thể, ông Trump viết rằng: “Tôi muốn công nghệ 5G, thậm chí 6G ở Mỹ càng nhanh càng tốt. Nó mạnh hơn nhiều, nhanh hơn và thông minh hơn so với tiêu chuẩn hiện tại. Các công ty Mỹ phải tăng cường nỗ lực hoặc sẽ bị bỏ lại phía sau. Không có lý do gì mà chúng ta nên tụt lại phía sau…”
Ông Guo Ping cho rằng, thông điệp của Tổng thống Trump rất đúng nhưng lưu ý thêm, Mỹ nên áp dụng thế hệ mạng di động tiếp theo nhanh nhất có thể và không nên chặn các công nghệ tiên tiến hơn họ.
“Tôi thấy ông ấy đã nói về việc cần 5G nhanh hơn và thông minh hơn, thậm chí ông ấy muốn nhanh có 6G trong tương lai. Và ông ấy đã nhận ra rằng Mỹ đang tụt lại phía sau về lĩnh vực này. Tôi nghĩ rằng thông điệp này rất rõ ràng và chính xác” – ông Guo Ping nhấn mạnh.
Vị CEO luân phiên của Huawei nhấn mạnh rằng, các lệnh hành pháp chống lại Huawei thực sự là “không cần thiết và không nên được đưa ra”. Lệnh cấm có thể sẽ làm tổn thương các công ty viễn thông nhỏ ở Mỹ dựa vào thiết bị của Huawei bởi chúng thường rẻ hơn công nghệ của đối tác khác.
Ông Guo Ping nhấn mạnh rằng, các thách thức hiện nay của Huawei là cáo buộc về an ninh mạng đang trở thành phong trào trên khắp thế giới do “một cường quốc” dẫn đầu.
Dù không nêu tên Mỹ, ông Guo Ping cho rằng, Huawei cần thị trường Mỹ để thành công. Đồng thời cho rằng, các tiêu chuẩn mạng thế hệ tiếp theo trong tương lai nên được xác định bởi các chuyên gia kỹ thuật chứ không phải bởi các chính trị gia.
“Đây không phải là thứ được quyết định bởi chính trị” – ông Guo Ping khẳng định.
Theo CNBC, Huawei hiện đang giữ vị trí là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Huawei đang đi trước các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực khoảng 12 tháng về triển khai thiết bị công nghệ 5G.
Mỹ đang tìm mọi cách để vượt Trung Quốc trong cuộc đua này.
Mặc dù Mỹ đã vận động thành công các đồng minh thân cận Úc, New Zealand và Nhật Bản để ngăn chặn việc sử dụng thiết bị Huawei trong cơ sở hạ tầng 5G của họ trên cơ sở an ninh quốc gia nhưng châu Âu không đi theo tiếng gọi của Washington.
Các thành viên châu Âu đang ngày càng lo ngại về sự hoài nghi của Washington đối với Huawei.
Cách đây vài ngày, người đứng đầu Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) Ciaran Martin tuyên bố nước này đủ khả năng kiểm soát rủi ro bảo mật khi sử dụng thiết bị viễn thông Huawei.
Khi được hỏi phía Washington có cung cấp bằng chứng củng cố cho cáo buộc mà nước này đưa ra đối với Huawei hay không, ông Martin trả lời: “Tôi có nghĩa vụ phải báo cáo nếu tồn tại bằng chứng. Tuy vậy đến nay thì vẫn chưa”.
Tháng 7 năm ngoái, chính quyền đảo quốc sương mù ra một báo cáo xác định thiết bị Huawei với vài vấn đề liên quan đến kỹ thuật và chuỗi cung ứng đem lại rủi ro bảo mật cho mạng viễn thông quốc gia. Sau đó thì lần lượt các hãng viễn thông Vodafone, BT (đều của Anh), Orange (Pháp) tìm cách loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng sản phẩm do Huawei cung cấp.
Người đứng đầu NCSC cho biết bản báo cáo nêu những vấn đề về tiêu chuẩn an ninh mạng chứ không đề cập chuyện Trung Quốc tiến hành hoạt động ác ý. Cũng theo ông Martin, Huawei chấp nhận nội dung báo cáo và cam kết khắc phục.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26455-huawei-my-nhan-ra-da-thut-lui-so-voi-tq.html

Máy bay quân sự TQ bay vào vùng ADIZ chồng lấn

Máy bay Trung Quốc lại tới điểm nóng vùng ADIZ chồng lấn giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hãng tin Yonhap dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết một chiếc máy bay quân sự Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Hàn Quốc nhiều lần trong ngày 23/2 mà không thông báo trước.
Cụ thể, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết máy bay Trung Quốc đã bay vào vùng ADIZ của Hàn Quốc gần đảo Ieo lúc 8 giờ 3 phút, và trở ra lúc 8 giờ 27 phút.
Đảo Ieo là khu vực Hàn Quốc và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền, cả hai đều xem khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Sau đó máy bay Trung Quốc bay vào vùng ADIZ của Hàn Quốc lúc 9 giờ 43 phút, gần TP Pohang, thuộc tỉnh Gyeongsangbuk-do, và bay từ đảo Ulleung đến tận nhóm đảo Dokdo (do Hàn Quốc quản lý
nhưng có sự tranh chấp của Nhật). Cuối cùng máy bay Trung Quốc rời khỏi vùng ADIZ vào lúc 12 giờ 52 phút chiều.
Một số nguồn tin cho rằng chiếc máy bay quân sự của Không quân Trung Quốc bay vào vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc thuộc dòng trinh sát.
JCS cho hay, đây là lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc bay trên vùng trời đảo Ulleung và Dokdo.
May bay quan su Trung Quoc bay vao vung ADIZ chong lan
Không quân Hàn Quốc đã ngay lập tức điều động chiến đấu cơ cất cánh để đánh chặn máy bay Trung Quốc, do đây là trường hợp khẩn cấp nên không cần đưa ra cảnh báo, Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc khẳng định.
Chiếc tiêm kích của Không quân Hàn Quốc được huy động cho nhiệm vụ trên theo các thông tin ban đầu được xác định là F-15K Slam Eagle. Với tốc độ tối đa Mach 2,5 nó sẽ nhanh chóng có mặt tại điểm nóng.
Tuy nhiên bên cạnh đó lại có thông tin khác cho rằng đây thực chất là một chiếc máy bay chỉ huy – cảnh báo sớm trên không (AWACS) loại KJ-500 thế hệ mới.
Được biết Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã lên kế hoạch gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc vì máy bay của nước này đã bay vào vùng nhận dạng phòng không KADIZ mà chưa thông báo trước.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng cho biết đã gọi cho một quan chức Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul bày tỏ quan ngại và đề nghị có biện pháp chống lặp lại hành vi này.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của phía Trung Quốc.
Vùng ADIZ được một nước vạch ra phục vụ mục đích nhận diện và định vị sớm vị trí của các máy bay nước ngoài tiếp cận lãnh thổ mình, không được quy định trong bất kỳ điều luật hay hiệp ước quốc tế nào.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết, một phần của Vùng ADIZ của Hàn Quốc (KADIZ) đã bị trùng lặp với vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập, đây là nguồn cơn gây nên căng thẳng giữa ba nước.
Vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc được lập ra vào năm 1951 bởi Hoa Kỳ để ngăn chặn các lực lượng đồng minh của Triều Tiên bao gồm Liên Xô và Trung Quốc.
Năm 2013, Hàn Quốc đã cân nhắc mở rộng vùng nhận dạng phòng không của họ để trả đũa việc Trung Quốc thành lập một khu vực ADIZ bao trùm lên các vùng lãnh thổ đang tranh chấp.
Vùng ADIZ của Hàn Quốc chồng lấn một phần với các vùng ADIZ của Trung Quốc và Nhật vạch ra, và đây là một nguồn cơn tiềm tàng gây căng thẳng giữa ba nước.
Khu vực KADIZ mới sẽ bao gồm các đảo Marado, Hongdo và Leodo – một hòn đảo chìm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.
Máy bay quân sự Trung Quốc đã có “lịch sử” bay vào khu vực ADIZ chồng lấn này. Năm 2018 đã ghi nhận 8 lần máy bay Trung Quốc đến khu vực này.
May bay quan su Trung Quoc bay vao vung ADIZ chong lan
Vụ việc gần đây nhất là ngày 27/12/2018. Hôm đó, một máy bay quân sự Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc 3 lần trong một ngày mà không thông báo trước, buộc không quân Hàn Quốc cho chiến đấu cơ xuất kích ứng phó.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc kêu gọi Trung Quốc vào tháng 12 đưa ra các biện pháp để ngăn chặn những vi phạm như vậy xảy ra lần nữa.
Một quan chức JCS cho rằng chiếc máy bay quân sự Trung Quốc vào KADIZ có thể là loại máy bay do thám Y-9.
http://biendong.net/bi-n-nong/26439-may-bay-quan-su-tq-bay-vao-vung-adiz-chong-lan.html

Hàn Quốc: Lạc quan tương đối

về kết quả thượng đỉnh Trump – Kim

Mai Vân
Cuộc gặp Trump Kim lần thứ hai này tại Hà Nội đã không làm dấy mong đợi hay lạc quan gì nhiều từ phía người Hàn Quốc. Theo AFP, có người hoan nghênh nỗ lực hòa bình, có người nghi ngờ thiện chí của Bình Nhưỡng, có người xem đấy chỉ là một màn kịch. Nhìn chung, người ta có thể cảm nhận dân Hàn Quốc không mấy phấn khởi.
Bà Han Sung Lim, 63 tuổi, trong số người hoài nghi, cho biết là bà sẵn sàng ủng hộ thống nhất với Bắc Triều Tiên, với điều kiện là Bình Nhưỡng cho thấy sẵn sàng tháo dỡ chương trình hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo, cũng như chấp nhận dân chủ. Nhưng nếu Bình Nhưỡng có « một lịch trình bí mật », thì bà phản đối.
Bà Sung Lim giải thích là tính hoài nghi của bà có từ lúc nhỏ. Lớn lên dưới chế độ độc tài Park Chung Hee trong những năm 1960-70, với chương trình học đã có chủ thuyết chống Cộng Sản, nên ngày nay bà vẫn « chống Cộng». Có điều bà rất thương người dân Bắc Triều Tiên, nghèo khổ, mất tự do, và nghĩ rằng Hàn Quốc có thể giúp đỡ họ.
Những người chống chiến tranh, như ông Choi Jae-Kwan, 81, thì nhìn thượng đỉnh với một tia hy vọng. Đã 12 tuổi lúc nổ ra chiến tranh Triều Tiên, năm 1950, ông không quên cảnh tàn phá của chiến tranh, với hơn 2 triệu người Triều Tiên, dân thường và binh lính bị chết. Đến giờ bán đảo vẫn trong tình trạng chiến tranh nên ông rất lo lắng : « Nếu có một cuộc chiến mới thì tất cả mọi người sẽ chết».
Nhưng đối với ông chiến tranh trên bán đảo không chỉ là một vấn đề của riêng Triều Tiên, mà Mỹ, Trung Quốc và Nga cũng có vai trò, trợ giúp, cố vấn…
Theo AFP, trong số những người lạc quan, phấn khởi, phải kể trước tiên đến giới trẻ.
Choi Ji Seung, sinh viên, 29 tuổi cho rằng một thông báo chính thức chấm dứt chiến tranh sẽ có hệ quả rất tích cực về kinh tế. Theo anh, các công ty nước ngoài vẫn sợ chiến tranh bùng lên với Bắc Triều Tiên, cho nên với tư cách là người Hàn Quốc, Choi Ji Seung vô cùng hoan nghênh việc Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ hợp sức thúc đẩy quan hệ quốc tế.
Heo Jay Young, 21 tuổi giải thích bắt đầu chú ý đến quan hệ với Bình Nhưỡng từ cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un hồi tháng 4/2018, đặc biệt với hình ảnh tổng thống Hàn Quốc bắt tay Kim Jong Un qua làn ranh giới.
Kim Sang Hyun, 20 tuổi, công nhận lúc nhỏ anh có một hình ảnh không mấy tốt đẹp về Bắc Triều Tiên, nhưng bây giờ thì khác. Anh hy vọng là các lãnh Mỹ – Bắc Triều Tiên gặp nhau tại Hà Nội sẽ chấm dứt cuộc chiến: « Điều đó sẽ không làm thay đổi gì nhiều trong đời sống hàng ngày, nhưng các mối đe dọa sẽ biến mất và sẽ là một khác biệt to lớn ».
Trong số những người thờ ơ, có Min Heug Ki, 33 tuổi, xem cuộc gặp thượng đỉnh như một màn kịch. Đối với anh, thông báo chấm dứt tình trạng chiến tranh sẽ có nhiều ý nghĩa đối với thế hệ đã sống qua thời chiến. Nhưng nếu « thông báo chỉ là để thông báo thì không có ý nghĩa gì». Theo anh, để có ý nghĩa, hai bên « phải có những biện pháp cụ thể đi kèm và tạo tin tưởng nơi dân chúng ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190225-dan-han-quoc-chi-lac-quan-tuong-doi-ve-ket-qua-thuong-dinh-trump-kim

Lịch trình ‘bí ẩn’ của ông Kim Jong Un tại Việt Nam

Ngoài cuộc họp chính với tổng thống Hoa Kỳ, ông Kim Jong Un, nhà lãnh đạo Triều Tiên dự kiến sẽ tham quan thủ đô Việt Nam, trong đó có thể sẽ đến lăng Hồ Chí Minh, thăm các khu công nghiệp quan trọng, viếng nghĩa trang liệt sỹ Triều Tiên ở Bắc Giang và tham quan Vịnh Hạ Long, theo tin từ các hãng truyền thông quốc tế.
Cho đến lúc này, ngoài thông tin chính liên quan đến cuộc họp của ông Kim với Tổng thống Trump tại thượng đỉnh Mỹ-Triều, thì lịch trình của nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Việt Nam vẫn đang được giữ bí mật, theo New York Times.
Truyền thông Triều Tiên cho hay ông Kim Jong Un đã lên chiếc tàu hỏa đặc biệt và rời Bình Nhưỡng vào lúc 5 giờ chiều thứ Bảy để đi sang Việt Nam qua ngả Trung Quốc.
KBS dẫn thông tin từ mạng xã hội Trung Quốc Weibo cho biết vào ngày 25/2 rằng con tàu đã được nhìn thấy đi tới thành phố Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, vào khoảng 1:10 chiều, trước khi rời khỏi nơi này ngay sau đó. Trước đó, tàu đã dừng ở Đan Đông, thành phố biên giới của Trung Quốc với Triều Tiên.
Dự kiến tàu của ông Kim sẽ đi qua Nam Ninh, Bằng Tường của Trung Quốc trước khi đến Hà Nội vào sáng 26/2. Hiện an ninh đã được tăng cường xung quanh thị xã Bằng Tường, sát biên giới với Việt Nam vào chiều 25/2, theo KBS.
Trên đường đi bằng ô tô từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Hà Nội, ông Kim Jong Un dự kiến sẽ ghé thăm khu công nghiệp Yan Pong Huyn, nơi có nhà máy của công ty Hàn Quốc Samsung, báo Nhật Sankei Shimbun cho hay.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng có thể sẽ đến viếng nghĩa trang liệt sỹ Triều Tiên, nơi có 14 binh sĩ Triều Tiên đã ngã xuống khi sang tham chiến cùng với lực lượng miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam, theo Asahi Shimbun hôm 24/2. Hãng tin Nhật cho biết nhà thương thuyết chính của Triều Tiên, Kim Chang Son, đã đi “kiểm tra” địa điểm này trước chuyến thăm của ông Kim.
Được biết, các quan chức Triều Tiên cũng đã tiến hành kiểm tra các khu vực khác của Việt Nam, trong đó có Vịnh Hạ Long và khu công nghiệp Hải Phòng.
Tại Hà Nội, ngoài các sự kiện tại hội nghị thượng đỉnh, ông Kim Jong Un được dự báo có thể sẽ đến viếng lăng Hồ Chí Minh, vốn chỉ cách Đại sứ quán Triều Tiên vài con đường, theo New York Times.
Cũng như ông Hồ Chí Minh, ông nội và cha của nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng nằm trong số nhiều lãnh đạo Cộng sản đã được ướp xác trong những thập niên gần đây.
UPI dẫn lại thông tin từ hãng tin Hàn Quốc News 1 cho biết hôm 25/2 rằng ông Kim có thể ở lại Việt Nam cho đến ngày 1/3, nghĩa là ông sẽ vắng mặt ở Bình Nhưỡng trong một tuần, một động thái được xem là “chưa từng có” đối với nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên.
https://www.voatiengviet.com/a/lich-trinh-bi-an-cua-ong-kim-jong-un-tai-vn/4803036.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.