Tin khắp nơi – 26/01/2019
Saturday, January 26, 2019
3:03:00 PM
//
Slider
,
Tin thế giới
Trump chấp nhận
kết thúc tình trạng đóng cửa chính phủ
Tổng thống Donald Trump đã phải chấp nhận các áp lực chính trị để chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.Sau 35 ngày, ông Trump đã ủng hộ một thỏa thuận để tài trợ cho các cơ quan liên bang trong ba tuần, và nó sẽ không bao gồm số tiền ông yêu cầu cho bức tường biên giới Mỹ-Mexico.
Vị tổng thống Cộng hòa trước đó tuyên bố sẽ từ chối bất kỳ ngân sách nào trừ khi nó bao gồm 5,7 tỷ đô la để tài trợ bức tượng – một cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông.
Nhưng đảng Dân chủ, người kiểm soát Hạ viện, đã thẳng thừng từ chối.
Di sản của Tổng thống Donald Trump
Mỹ: 7 điều nên biết về bức tường của Trump qua biểu đồ
Nữ giới tranh cử Tổng thống Mỹ tăng kỷ lục
Hôm 25/1, Thượng viện và Hạ viện cuối cùng đã nhất trí thông qua dự luật ngân sách để tạm thời chấm dứt việc đóng cửa, sau đó ông Trump đã ký dự luật này thành luật.
Sau Quốc hội kết thúc bỏ phiếu, ông Trump đã tweet rằng quyết định của ông là “không phải là nhân nhượng”, nhưng là để “chăm lo cho hàng triệu người đang bị tổn thương nặng nề vì tình trạng đóng cửa”.
Tổng thống Trump đã nói gì?
Phát biểu tại Vườn hồng Nhà Trắng, ông Trump cho biết ông “rất tự hào công bố” thỏa thuận tài trợ cho chính phủ cho đến ngày 15 tháng 2.
Ông nói các nhân viên liên bang bị ảnh hưởng bởi tình trạng hỗn độn chính trị là “những người yêu nước đáng kinh ngạc” và sẽ được nhận tiền lương đầy đủ.
Ông Trump cũng cho biết ông sẽ không dùng đến “một sự lựa chọn thay thế uy quyền khác” – ẩn ý đến việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Nếu tình trạng khẩn cấp quốc gia được tuyên bố, nó có thể chuyển hướng tài trợ quân sự sang việc xây dựng một bức tường biên giới phía nam, nhưng một tuyên bố như vậy sẽ gây ra những thách thức về hiến pháp và pháp lý.
Tuy nhiên, ông Trump nói thêm: “Chúng ta thực sự vẫn không có lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng một bức tường hoặc hàng rào thép.
“Nếu chúng ta không nhận được một thỏa thuận công bằng từ Quốc hội, chính phủ sẽ đóng cửa vào ngày 15 tháng 2 một lần nữa.”
“Hoặc tôi sẽ sử dụng các quyền hạn của tôi theo luật pháp và hiến pháp Hoa Kỳ để giải quyết tình trạng khẩn cấp này.”
Ông Trump đã chấp nhận thỏa thuận này sau khi nghe về tình trạng của các cơ quan thực thi pháp luật do chính phủ đóng cửa, một quan chức chính quyền nói với hãng tin Reuters.
Tổng thống đã chuẩn bị để mặc cả 5,7 tỷ đô la mà ông đã yêu cầu cho hàng rào biên giới, cũng quan chức này cho biết.
Sự rút lui chiến lược của Trump
Trong hơn một tháng qua, Donald Trump khẳng định ông sẽ không hỗ trợ mở lại chính phủ liên bang nếu ngân sách không có tài trợ cho bức tường biên giới của mình.
Vào thứ Sáu, khi hệ quả từ việc đóng cửa một phần bắt đầu làm chấn động hệ thống hàng không Hoa Kỳ, tổng thống đã phải rút lui.
Trước khi tất cả những điều này bắt đầu, nhà lãnh đạo đa số Thượng viện Cộng hòa Mitch McConnell đã nói với tổng thống rằng không có cách nào để giành chiến thắng trong cuộc đình công với đảng Dân chủ.
Hẳn không dễ chịu gì đối với những người Cộng hòa, chứng kiến đảng của họ – và tổng thống – phải chịu trách nhiệm cho tình trạng bế tắc.
Và bây giờ lại rơi vào guồng đàm phán ba tuần để đạt được thỏa thuận an ninh biên giới.
Nếu ví các nhân viên liên bang như đang chết đuối trong tình trạng chính phủ đóng cửa, thì thỏa thuận tài trợ tạm thời này giống như giúp họ ngoi lên hớp một ngụm không khí trước khi mọi thứ lại chìm xuống đáy biển hoặc được cứu vớt.
Sau ba tuần, một tình trạng đóng cửa khác có thể sẽ xảy ra.
Hoặc, như ngài tổng thống cảnh báo, ông có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và đưa trận chiến biên giới lên tới tòa án.
Dù thế nào, thì bây giờ tổng thống đã rút lui – nhưng cuộc chiến còn lâu mới kết thúc.
Nếu vậy, Nancy Pelosi đã giành chiến thắng?
Với các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hầu hết người Mỹ đổ lỗi cho ông Trump về tình trạng đóng cửa, ông đã chọn một lối thoát vốn đã được kêu gọi trong nhiều tuần bởi nhà lãnh đạo Dân chủ, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Đây là kết quả mà nhiều người xem là một chiến thắng vang dội cho bà.
Các nhà lập pháp trong đảng của bà đã khen ngợi sự cương quyết của nữ nghị sĩ California.
Một số người bên phe bảo thủ dường như cũng đồng ý.
“Trump đang rất đau đớn. Ông ta đã thất bại”, nhà bình luận theo đảng Cộng hòa Mike Cernovich tweet. Ông có một lượng lớn người theo dõi trên Twitter là những người ủng hộ ông Trump.
Tiêu đề trên tờ báo phe bảo thủ như Drudge Report hay Breitbart News đều viết rất rõ rằng rằng sẽ không có ngân sách cho bức tường.
Nhà bình luận cánh hữu Ann Coulter gọi ông Trump là “kẻ khốn nạn lớn nhất từng làm tổng thống”.
Robert Reich, người từng làm Bộ trưởng Bộ Lao động dưới thời Tổng thống Gerald Ford, Jimmy Carter và Bill Clinton, đã tweet rằng ông Trump đã nổi cơn thịnh nộ và vẫn “không đạt được gì”.
Tình trạng đóng cửa tồi tệ như thế nào?
Khoảng 800.000 công chức đã bị lỡ một ngày lương khác vào thứ Sáu 25/1 trong bối cảnh chính phủ đã đóng cửa năm tuần qua.
Trước đó vào thứ Sáu, hàng trăm chuyến bay đã bị hủy hoặc bị trì hoãn tại các sân bay Mỹ vì các kiểm soát viên không lưu không được trả lương đã cáo ốm.
Cục Hàng không Liên bang (FAA) đã tạm dừng các chuyến bay khoảng một giờ đồng hồ tại Sân bay LaGuardia của New York.
Các chuyến bay cũng bị trì hoãn tại Sân bay Quốc tế Newark Liberty và Sân bay Quốc tế Philadelphia vì sự thiếu hụt nhân viên, FAA cho biết.
Trong khi đó, hàng ngàn nhân viên của Sở Thuế vụ (IRS) đã không đi làm khi được lệnh quay trở lại làm việc không lương, Washington Post đưa tin.
Chính quyền Trump đã triệu hồi 26.000 công nhân IRS trong tuần này khi mùa đóng thuế đang kéo đến.
Nhưng khoảng 14.000 người trong số họ đã không quay trở lại vào thứ Ba, các quan chức IRS nói với các thành viên của Quốc hội.
Giám đốc FBI Christopher Wray đã nói trong một tin nhắn video cho các đặc vụ vào thứ Sáu rằng ảnh hưởng của tình trạng đóng cửa chính phủ đối với cơ quan của ông: “Thật khó hiểu, nó thiển cận và không công bằng.”
Ông Wray đưa ra bình luận trên khi có một báo cáo cho thấy nguồn lực của FBI trên bờ vực “suy sụp”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46984671
Đồng minh TT Trump bị buộc tội nói dối
trong cuộc điều tra Nga
Roger Stone, một đồng minh lâu năm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã bị bắt hôm thứ Sáu về cáo buộc nói dối Quốc hội về vụ công bố những email của Đảng Dân chủ bị đánh cắp trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2016.Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller nói trong các hồ sơ tòa án rằng ông Stone đã có biết trước về kế hoạch của WikiLeaks phát tán các email bị đánh cắp, điều mà các nhà phân tích nói có thể đã góp phần vào thất bại gây sững sờ của ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton trước ông Trump.
Ông Stone, một hoạt vụ chính trị kì cựu, là một trong những cộng sự thân cận nhất của ông Trump bị ông Mueller buộc tội. Ông Mueller đang điều tra sự thông đồng khả dĩ giữa ban vận động Trump và Nga.
Ông Stone bị FBI bắt giữ trong một cuộc đột kích lúc rạng sáng tại nhà riêng của ông ta ở bang Florida.
“Vụ Săn Phù thủy Lớn nhất trong Lịch sử Nước ta! KHÔNG CÓ THÔNG ĐỒNG!,” ông Trump nói trên Twitter, sử dụng một đặc ngữ trong tiếng Anh ý nói cuộc điều tra của ông Mueller là truy bức chính trị.
Điện Kremlin phủ nhận can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.
Bản cáo trạng cho thấy ông Stone sử dụng ngôn ngữ gợi liên tưởng tới những tay trùm mafia — và thậm chí còn nhắc tới một nhân vật trong bộ phim mafia “Godfather” (Bố già) — khi ông ta gọi một cộng sự giấu tên là “đồ phản trắc” khi người này đối mặt với các cuộc điều tra của FBI, trong một loạt những tin nhắn đầy những lời chửi bới tục tĩu.
Ông Stone là một người sớm tuyên bố ủng hộ ông Trump. Ông này có tiếng là một hoạt vụ chính trị hung hăng và tự xưng là “kẻ chơi chiêu bẩn” từ vụ bê bối Watergate trong những thập niên 1970 khi ông ta làm việc cho Richard Nixon. Ông ta có một hình xăm khuôn mặt ông Nixon trên lưng.
Ông Stone bị cáo buộc về bảy tội danh, bao gồm cản trở một thủ tục chính thức, khai chứng sai trái và can thiệp nhân chứng.
Luật sư của ông, Grant Smith, nói với Reuters rằng ông Stone sẽ “quyết liệt” bác bỏ các cáo buộc đó.
“Không có sự thông đồng nào,” ông Smith nói. “Ông ấy quên nói điều gì đó với Quốc hội và điều đó không quan trọng.”
Ông Stone xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn tại tòa án liên bang ở thành phố Fort Lauderdale, bang Florida, mặc quần jean xanh và áo polo xanh. Thẩm phán cho phép ông tại ngoại hầu tra với mức tiền 250.000 đôla và ra lệnh cho ông ta chỉ được đi tới Nam Florida, thành phố New York và Washington.
35 người đã nhận tội, bị truy tố hoặc bị dính líu trong cuộc điều tra Nga, vốn đã phủ bóng đen lên nhiệm quyền tổng thống của ông Trump suốt hai năm qua.
Những người đó bao gồm những cựu cộng sự thân cận của ông Trump như Michael Cohen, luật sư cá nhân của ông, và cựu chủ tịch ban vận động tranh cử Paul Manafort cũng như 12 sĩ quan tình báo Nga.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết bản cáo trạng của ông Stone không liên quan đến tổng thống.
“Những lời buộc tội chống lại ông Stone không liên quan gì đến tổng thống, không liên quan gì đến Nhà Trắng,” bà nói với CNN. “Tổng thống không làm gì sai.”
Cáo trạng bao gồm các chi tiết mới về các hoạt động bị cáo buộc của các phụ tá của ông Trump, bao gồm cả một vụ việc trong đó một quan chức cao cấp của ban vận động đã được chỉ đạo liên lạc với ông Stone để hỏi thăm về bất cứ vụ công bố thông tin gây tổn hại nào khác của Wikileaks về ban vận động của bà Clinton.
Bản cáo trạng đề cập đến một email vào tháng 10 năm 2016 từ “quan chức cao cấp của Ban Vận động Trump,” yêu cầu ông Stone hỏi thăm về việc công bố email trong tương lai của Wikileaks, được nhắc tới trong cáo trạng là “Tổ chức 1.” Ông Stone trả lời rằng Wikileaks sẽ công bố “một mớ mỗi tuần từ đây về sau.”
Quan chức cao cấp này được xác định là Steve Bannon, một người nắm rõ vụ việc nói với Reuters. Ông Bannon không hồi đáp yêu cầu bình luận của hãng tin này.
https://www.voatiengviet.com/a/roger-stone-cuu-co-van-tt-trump-bi-bat-trong-cuoc-dieu-tra-cua-ong-mueller/4758542.html
Ủy ban Thượng viện gửi trát tòa
yêu cầu luật sư Michael Cohen ra điều trần
Washington/New York – Theo tin từ Reuters, hôm thứ Năm (24 tháng 1), cố vấn Lanny Davis của luật sư Michael Cohen – cựu luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump – cho biết, Ủy ban Tình báo Thượng viện đã gửi trát tòa yêu cầu ông Cohen ra điều trần trước ủy ban. Một ngày sau khi ông Cohen hoãn điều trần trước Uỷ ban Giám sát Hạ viện, trát tòa sẽ buộc ông Cohen phải ra trình diện.Theo đài MSNBC và CNN, ông Cohen sẽ trình diện trước Ủy ban Tình báo vào giữa tháng 2. Từng tuyên bố sẵn sàng đỡ đạn cho Tổng thống Trump, ông Cohen là nhân vật chủ chốt trong cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, liên quan đến nghi vấn tổng thống cản trở công lý, cũng như mối quan hệ giữa nhóm tranh cử của Tổng thống Trump, và sự can thiệp của Nga trong kỳ bầu cử năm 2016.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News vào tháng 1, Tổng thống Trump ngầm ám chỉ tổng thống đang nắm giữ thông tin tiêu cực về bố vợ của ông Cohen. Cố vấn Davis nói với MSNBC rằng, tổng thống tấn công bố vợ của ông Cohen để tiếp cận ông Cohen, và ông Davis gọi đó là hành động quấy rối nhân chứng và cản trở công lý.
Hôm thứ Tư, ông Cohen đã hoãn ngày điều trần trước Uỷ ban Giám sát Hạ viện, cố vấn Davis cho rằng gia đình ông Cohen đang bị đe dọa bởi tổng thống và luật sư Rudy Giuliani. Ông Davis đã thúc giục Quốc hội “bảo vệ ông Cohen bằng cách bỏ phiếu thông qua nghị quyết ngăn chặn hành vi công kích gia đình ông Cohen, và đe dọa nhân chứng trước Quốc hội.”
Vào tháng 11/2018, ông Cohen đã nhận tội khai man trước Ủy ban Tình báo Hạ viện và Thượng viện. Theo đó, ông Cohen thừa nhận ông vẫn tham gia dự án Trump Tower ở Moscow cho đến tận thời điểm tranh cử năm 2016 – khoảng thời gian này kéo dài hơn ông từng khai nhận trước ủy ban vào năm 2017. Đến tháng 12/2018, ông Cohen bị kết án 2 tháng tù giam vì tội khai man. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/uy-ban-thuong-vien-gui-trat-toa-yeu-cau-luat-su-michael-cohen-ra-dieu-tran/
Mỹ lại điều tàu chiến đi ngang eo biển Đài Loan
26/01/2019Hải quân Hoa Kỳ một lần nữa lại điều tàu chiến đi ngang qua eo biển Đài Loan. Trang mạng navaltoday hôm 25/1 cho biết hai tàu hải quân, khu trục hạm USS McCampbell và tàu tiếp nhiên liệu USNS Walter S. Diehl, đi ngang qua eo biển Đài Loan hôm 24/1. Đây là lần thứ 3 trong 4 tháng qua tàu chiến Mỹ qua lại tuyến đường biển này.
Hãng tin Reuters dẫn lời Thiếu tá Tim Gorman, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, cho biết hoạt động này thể hiện “cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cởi mở và tự do”.
Ông mô tả đây là một “hoạt động thường lệ”, phù hợp với luật pháp quốc tế. Thiếu Tá Gorman nhấn mạnh:
“Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu bè qua lại trên không và trên biển, và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.”
Nhìn từ Đài Loan, việc Hải quân Mỹ điều tàu chiến đi ngang eo biển Đài Loan, được xem là một dấu hiệu ủng hộ của chính phủ TT Donald Trump đối với Đài Loan, giữa lúc căng thẳng đang tăng giữa hòn đảo tự trị này và TQ.
Nhưng nhìn từ Bắc Kinh thì việc tàu chiến Mỹ đi qua khu vực nhạy cảm này được coi là một hành động khiêu khích, bởi Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của mình. TQ không loại trừ giải pháp sử dụng vũ lực để chiếm quyền kiểm soát Đài Loan.
Trong một tuyên bố đưa ra vào chiều tối thứ Năm, Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận hai tàu hải quân Mỹ đang tiến về hướng Bắc, đi ngang qua eo biển giữa Đài Loan và Hoa Lục, theo đúng luật, và Đài Loan đang theo sát hoạt động này “để bảo đảm an ninh trên biển và ổn định khu vực.”
Báo Japan Times cho biết vào tháng 12 năm ngoái, tàu khu trục USS McCampbell – vốn có căn cứ tại Yokosuka, quận Kanagawa, đã từng tham gia các hoạt động FONOB, tức tuần tra để khẳng định quyền tự do hang hải, trên vùng biển gần Vịnh Peter the Great trong biển Nhật Bản, để thách thức yêu sách chủ quyền của Nga.
Tờ báo của Nhật cũng cho biết là một tháng sau đó, USS McCampbell lại tham gia hoạt động FONOB trên Biển Đông, tiến vào vùng biển trong phạm vi 12 hải lý cách quần đảo Hoàng Sa, quần đảo đang do TQ kiểm soát, nhưng cả TQ và Việt Nam đều tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
“Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu bè qua lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.”
Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Tim Gorman
Trong một chuyến công du thăm vùng Châu Á-Thái Bình dương mới đây, Tư Lệnh Hải quân Mỹ, Đô Đốc John Richardson, nói với báo chí rằng hải quân Hoa Kỳ sẽ cân nhắc việc điều một tàu sân bay đi ngang qua eo biển Đài Loan. Ông nói không có quy định nào hạn chế bất cứ loai tàu nào sử dụng tuyến đường biển này. Nói chuyện với báo chí tại Nhật Bản, Đô đốc Richardson lưu ý rằng Hoa Kỳ coi eo biển Đài Loan là một tuyến đường trong vùng biển quốc tế.
https://www.voatiengviet.com/a/my-lai-dieu-tau-chien-%C4%91-ngang-eo-bien-dai-loan/4759194.html
Hoa Kỳ đề nghị việc tổ chức
các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Nga
Washington, DC — Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Năm (24 tháng 1), một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí với Nga trong cuộc họp Liên Hiệp Quốc tại Bắc Kinh vào tuần tới. Cuộc họp này gần như chắc chắn sẽ đề cập đến tranh chấp về một hiệp ước thời Chiến tranh Lạnh.Thứ trưởng Ngoại giao Andrea Thompson đã nhắc lại rằng, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ “đình chỉ các trách nhiệm của Hoa Kỳ” theo hiệp ước đang bị tranh chấp nếu Nga không thay đổi hành vi và tuân thủ hiệp ước trước ngày 2 tháng 2. Nhưng bà cho biết hành động này là “có thể đảo ngược được,” và Washington vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc việc rút lui. Trả lời phỏng vấn, bà cho rằng khả năng Nga tuân thủ hiệp ước trở lại là rất thấp.
Tranh chấp về Hiệp ước nguyên tử tầm rung (INF) năm 1987 đã làm gia tăng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991. Một số chuyên gia đang lo sợ rằng sự sụp đổ của hiệp ước này có thể sẽ làm suy yếu các thỏa thuận kiểm soát vũ khí khác và đẩy nhanh sự xói mòn đối với hệ thống toàn cầu được thiết kế để ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí nguyên tử.
Washington đã cáo buộc Nga về hành vi vi phạm Hiệp ước INF bằng cách khai triển hỏa tiễn nguyên tử hành trình trên bộ Novator 9M729. Phía Washington cho rằng loại vũ khí này đã vượt quá phạm vi 500-5,000 km (310-3,106 dặm) theo quy định của hiệp ước và đang nhắm vào các đồng minh châu Âu. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-de-nghi-viec-to-chuc-cac-cuoc-dam-phan-kiem-soat-vu-khi-voi-nga/
Washington tăng áp lực với Caracas,
Matxcơva ủng hộ Nicolas Maduro
Anh VũTrong khi tình hình tại Venezuela đang nóng lên từng ngày, hôm qua, 25/01/2019, Washington tiếp tục tỏ quyết tâm gia tăng các áp lực nhằm buộc ông Nicolas Maduro phải rời bỏ quyền lực, trong khi đó Nga khẳng định sự ủng hộ với tổng thống kế thừa của Chavez.
Nhà Trắng cho biết đang nghiên cứu mọi lựa chọn giải pháp để có thể loại bỏ Nicolas Maduro. Tuy nhiên, giải pháp can thiệp quân sự hay can thiệp vì lý do nhân đạo của Mỹ vào Venezuela để lật đổ chế độ Chavez hiện tại là hầu như không khả thi. Áp lực khả dĩ có hiệu quả chủ yếu là về kinh tế và chính trị. Về kinh tế, thứ vũ khí mà Mỹ có thể dùng chống lại chế độ Maduro là phong tỏa tài sản của Venezuela hoặc ngừng nhập dầu mỏ của Venezuela.
Hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ định ông Elliot Abrams làm đặc sứ với sứ mệnh “tái lập dân chủ” tại Venezuela. Vị đặc sứ này, hôm nay cùng với ngoại trưởng Mỹ sẽ dự phiên họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để “kêu gọi các nước ủng hộ quá trình chuyển tiếp dân chủ tại Venezuela”.
Ông Mike Pompeo cũng đã hứa sẽ thông báo cách thức cung cấp cho tổng thống tự phong Juan Guaido “các nguồn lực mà ông Guaido cần để thúc đẩy chính phủ của Venezuela”.
Về phía Matxcơva, hôm qua trong cuộc họp báo tại Rabat, Maroc, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố rằng Nga phản đối “chính sách phá hoại” của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Venezuela. Lãnh đạo ngoại giao Nga lên án Washington đã “kêu gọi đảo chính” ngay sau khi ông Nicolas Maduro đắc cử tổng thống Venezuela từ hồi tháng Năm vừa qua.
Trong khi một số các nhà ngoại giao Mỹ hôm qua đã bắt đầu rời Caracas, Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết những ngày qua, nhiều nhân viên an ninh tư nhân Nga từng tham gia vào các chiến dịch quân sự ở nước ngoài đã tới Caracas để tăng cường bảo vệ an ninh cho tổng thống Maduro.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190126-washington-tang-ap-luc-voi-caracas-matxcova-ung-ho-nicolas-maduro
Huawei: Đại sứ Canada
gửi tín hiệu gì cho Mỹ và Trung Quốc?
Đại sứ Canada tại Trung Quốc John McCallum nói ‘thật tuyệt’ nếu Mỹ bỏ yêu cầu dẫn độ lãnh đạo Huawei.Trump, Trudeau thúc TQ thả người Canada
Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?
Huawei dọa sẽ rút hẳn khỏi Anh và Mỹ
Hồi tháng 12/2018, Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt ở Canada và đối mặt với việc dẫn độ về Hoa Kỳ vì những cáo buộc công ty đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Hôm thứ Sáu 25/1, Đại sứ Canada John McCallum nói với báo StarMetro Vancouver: “Từ quan điểm Canada, nếu Mỹ bỏ yêu cầu dẫn độ, sẽ thật tuyệt cho Canada.”
Phát ngôn của ông đại sứ đưa ra chỉ một ngày sau khi ông ra thông cáo nói ông đã “nói nhầm” về vụ việc.
Trước đó cũng trong tuần, Đại sứ Canada gặp báo chí Trung Quốc ở Toronto, nói rằng việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ “sẽ không phải là kết cục tốt”
Ông McCallum nói với các phóng viên Trung Quốc rằng bà Mạnh có thể biện hộ vì Canada không tham gia trừng phạt Iran của Mỹ.
Đến hôm 24/1, ông McCallum ra thông cáo rằng ông đã “nói nhầm”.
Nhưng việc ông lại tiếp tục nói “thật tuyệt” một ngày sau đó, 25/1, đặt ra những câu hỏi liệu ông đại sứ hay chính phủ Canada có định gửi thông điệp gì cho Mỹ và Trung Quốc.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đầu tuần này bác bỏ kêu gọi cách chức đại sứ.
Ông Trudeau nói làm vậy chả giúp gì cho hai công dân Canada đang bị bắt ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã bắt giam hai người Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor ngay sau vụ bà Mạnh nhằm gây sức ép cho Canada.
Một tòa án Trung Quốc cũng kết án tử hình một người Canada, mặc dù ban đầu người này chỉ nhận án 15 năm tù.
Chính phủ Canada từ chối khẳng định hay bác bỏ câu hỏi liệu đại sứ McCallum có phát ngôn thay cho chính phủ không.
Các phát ngôn của đại sứ McCallum gây ra đồn đoán phải chăng Canada muốn gửi tín hiệu cho Trung Quốc để giảm căng thẳng.
Thủ tướng Trudeau vẫn nói Canada không can thiệp chính trị vào vụ bà Mạnh.
Sau lời xin lỗi ‘nói nhầm’ của đại sứ Canada, một người phát ngôn Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, tuyên bố: “Dù phía Canada có nói gì, lập trường Trung Quốc về vụ việc vẫn rõ ràng.”
Bà Hoa nói: “Chúng tôi hy vọng Canada có thể hiểu bản chất vụ việc rõ ràng thay vì gây hại cho chính mình, có lợi cho người khác.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47013335
Brazil: Vỡ đập, ít nhất 7 người chết,
200 người mất tích
Các nhân viên cứu hộ Brazil tìm thấy bảy thi thể bị cuốn trôi do một con đập khai khoáng bị vỡ và dự báo số tử vong sẽ tăng lên khi còn khoảng 200 người đang mất tích, Reuters dẫn lời giới hữu trách cho biết ngày 25/1.Chủ sở hữu mỏ quặng sắt, Vale SA, cho biết 300 công nhân có mặt trong khu vực vào thời điểm thảm họa xảy ra, phần đông đang ăn trưa, theo Reuters. 100 người đã được tìm thấy tính đến thời điểm này.
AP dẫn thông tin từ cơ quan cứu hỏa bang Minas Gerais miền đông nam Brazil cho hay con đập khai khoáng này vỡ hôm 25/1, khiến chất thải lỏng màu nâu đỏ ào ạt tràn vào một cộng đồng dân cư gần đó.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã gửi một dòng tweet nói rằng ông đau lòng về vụ việc và đang gửi ba Bộ trưởng nội các đến khu vực này.
Nhiều phần của thị trấn Brumadinho đã được sơ tán. Công tác cứu hộ huy động cả trực thăng và xe cơ giới.
https://www.voatiengviet.com/a/brazil-vo-dap-it-nhat-7-nguoi-chet-200-nguoi-mat-tich/4759493.html
Venezuela : Guaido từ chối
đối thoại với Maduro, kêu gọi biểu tình
Anh VũHôm qua, 25/01/2019, ông Nicolas Maduro – bị đối lập trong nước và một bộ phận quốc tế không công nhận – cho biết sẵn sàng gặp ông Juan Guaido. Nhưng vị tổng thống tự phong – được Mỹ và một số nước ủng hộ – trong cuộc họp báo ngoài trời tại Caracas trước những người ủng hộ đã từ chối thẳng thừng, đồng thời kêu gọi tổng huy động dân chúng tiếp tục biểu tình chống Maduro.
Thông tín viên RFI Benjamin Delille có mặt tại chỗ tường trình :
“Mười hai giờ trưa trên quảng trường Bolivar de Chacao. Ông Juan Guaido được đón chờ trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng kể từ hôm 23 tháng Giêng.
Sau khi dành một phút im lặng tưởng niệm các nạn nhân bị cảnh sát đàn áp, lãnh tụ đối lập bắt đầu bằng một thông báo. Ông cam đoan hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 20 triệu đô la sẽ được đưa tới Venezuela.
Có mặt trong đám đông, ông Alejandro, 29 tuổi, nói: “ Chúng tôi sống trong một đất nước đang bị khủng hoảng nhân đạo toàn diện. Mọi người phải bới thùng rác để ăn, thất nghiệp cao và mất an ninh, bệnh viện không còn phục vụ được gì. Thông báo của ông (Guaido) là chút ánh sáng cuối đường hầm, và vì thế chúng tôi sẽ theo ông đến cùng.”
Ông Juan Guaido đề nghị những người ủng hộ ngay cuối tuần này, tổ chức tập hợp dân chúng để mở rộng biểu tình sang các thành phố và nông thôn. Đây là điều mà bà Marisol sẽ không bỏ lỡ. Bà cho biết:
“Đó là điều quan trọng để xích lại gần nhau, và ân xá cho các quân nhân và những binh sĩ. Gia đình họ cũng chịu khổ cực như mọi người. Cần phải chìa bàn tay ra để họ đứng về phía chúng tôi.”
Chủ tịch Quốc Hội kết thúc bài phát biểu bằng lời kêu gọi một cuộc tuần hành lớn vào tuần tới, nhưng ông không nói ngày cụ thể.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190126-venezuela-guaido-tu-choi-doi-thoai-voi-maduro-keu-goi-bieu-tinh
Quân đội Venezuela : Chỗ dựa cho Maduro
Thụy MyMặc cho những náo động dữ dội, ông Nicolas Maduro vẫn luôn là người đứng đầu Venezuela, nhờ sự ủng hộ của một đồng minh hết sức quan trọng : quân đội. Hôm 24/01/2019, các tướng lãnh đã tái khẳng định sự trung thành với Maduro, sau khi chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido tự xưng là tổng thống lâm thời.
Tổng tư lệnh quân đội khẳng định Nicolas Maduro là « tổng thống hợp pháp » của Venezuela, cho rằng việc lãnh tụ đối lập Juan Guaido tuyên bố nhận chức vụ tổng thống là một « vụ đảo chính ».
Bộ trưởng Quốc Phòng, tướng Vladimir Padrino, bao quanh là những tướng lãnh cao cấp tố cáo trong cuộc họp báo : « Họ tìm cách thành lập một chính phủ thứ hai trên thực tế ».
Hôm thứ Tư 23/1, chủ tịch Quốc Hội 35 tuổi Juan Guaido đã tự uyên bố là « tổng thống đương nhiệm » của Venezuela trước hàng chục ngàn người ủng hộ phe đối lập. Ngay lập tức ông nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và khoảng 12 nước châu Mỹ la-tinh.
Nhà chính trị học Luis Salamanca, được AFP trích dẫn, phân tích : « Khi dấn lên một bước, cần phải biết rằng mình có thể được những ai ủng hộ, đặc biệt là giới quân sự ».
Thủ lãnh đối lập đã đề nghị khoan hồng cho những quân nhân từ bỏ hàng ngũ của nhà lãnh tụ phe xã hội 56 tuổi. Ông Guaido cũng khẳng định là do ủng hộ tổng thống Venezuela mà ông gọi là « kẻ tiếm quyền », bản thân tổng tư lệnh quân đội cũng bất hợp pháp.
Giới quân sự : Quyền hành lớn, mặc sức làm giàu
Nicolas Maduro, mà hôm 10/01 đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vốn bị đối lập và phần lớn cộng đồng quốc tế phản đối vì cho là gian lận bầu cử, trong những năm gần đây không ngừng tưởng thưởng lòng trung thành của các tướng lãnh bằng cách cho họ quyền hành chính trị và kinh tế ngày càng lớn.
Dưới thời cố tổng thống Hugo Chavez (1999-2013), vốn là cựu quân nhân, giới quân sự chiếm 25% trong bộ máy chính quyền. Đến thời ông Maduro, tỉ lệ này lên đến 43% vào năm 2017, sau đó lại xuống còn 26% – theo tổ chức phi chính phủ Control Ciudadano.
Trong số 32 bộ trưởng của Venezuela, có đến 9 người là tướng tá. Họ nắm những bộ chính yếu như Quốc Phòng, Nội Vụ, Nông Nghiệp và Thực Phẩm. Các tướng lãnh cũng giám sát tập đoàn dầu khí quốc gia PDVSA, nơi mang lại đến 96% thu nhập cho đất nước, và kiểm soát bộ máy tình báo.
Bà Rocio San Miguel, chủ tịch Control Ciudadano nhận định, việc giới quân sự hiện diện ít hơn trong chính phủ là do « các bộ không còn là nơi béo bở để làm giàu như trước đây. Các tướng lãnh chuyển sang nhập khẩu và bán những mặt hàng được trợ giá ».
Một kênh truyền hình, một ngân hàng, một nhà máy lắp ráp xe hơi, một công ty xây dựng hoặc khai thác quặng mỏ, dầu khí : có những lãnh vực giúp cho giới quân nhân tăng cường ảnh hưởng, mà theo các nhà phân tích, không ngừng tăng lên cùng với việc uy tín của ông Maduro đi xuống.
Tổng thống cánh tả coi quân đội là « cột sống » của đất nước mà trước đây là một trong những quốc gia giàu có nhất châu Mỹ la-tinh, nhưng nay chìm sâu trong khủng hoảng. Venezuela với 31 triệu dân, có 365.000 quân nhân và 1,6 triệu quân dự bị.
Quốc Hội, định chế duy nhất trong tay phe đối lập – và do đó các quyết định mặc nhiên bị Tòa án Tối cao thân Maduro bác bỏ – trên thực tế đã bị thay thế bằng một Quốc Hội lập hiến với 100% thành viên về phe với chính quyền.
Theo ông Luis Salamanca, « Maduro dựa vào giới quân sự, còn các tướng lãnh thì lợi dụng ông Maduro để thủ lợi về kinh tế, và tránh nguy cơ bị truy tố trong trường hợp chế độ sụp đổ ».
Tướng tá còn ủng hộ Maduro được bao lâu ?
Mặc cho các nỗ lực nhằm chứng tỏ sự đoàn kết trong quân đội, bộ trưởng Quốc Phòng nhìn nhận rằng « quỷ sứ đang rảo quanh các doanh trại ». Hôm thứ Hai 21/1, có 27 quân nhân đã nổi dậy chống chế độ, kêu gọi người dân xuống đường, nhưng sau đó họ đã bị bắt.
Đáng chú ý là trong số 25 người bị tống giam và cáo buộc tổ chức tấn công tổng thống hôm 04/08/2018, có hai vị tướng. Khoảng 180 quân nhân khác bị cho là âm mưu chống chính quyền cũng đã bị bắt giam trong năm 2018, theo Rocio San Miguel.
Hồi tháng 9/2018, tờ New York Times viết rằng các viên chức Mỹ đã gặp gỡ các quân nhân Venezuela nổi dậy để nêu ra việc lật đổ Nicolas Maduro. Sau đó tổng thống Donald Trump tuyên bố chế độ Venezuela « có thể nhanh chóng bị quân đội lật đổ, nếu giới quân sự quyết định làm điều đó ».
Trong một đất nước khan hiếm thực phẩm, thuốc men trầm trọng, trong năm 2018 đã có trên 4.300 người lính rời bỏ Vệ binh quốc gia, theo một tài liệu của cơ quan này, được Control Ciudadano trích dẫn. Tổ chức phi chính phủ ước lượng từ năm 2015 đến nay đã có khoảng 10.000 quân nhân xin ra khỏi quân đội.
Đối với nhà phân tích Luis Salamanca, các tướng lãnh cao cấp đang lâm vào thế lưỡng nan. Hoặc tiếp tục theo Maduro với nguy cơ bị mắc nạn cùng với ông ta, hoặc tự cứu mình bằng cách tự trình diện trước tư pháp các nước khác, như Hoa Kỳ chẳng hạn.
Washington vốn đã nhắm vào một số tướng lãnh, qua các biện pháp như cấm nhập cảnh vào Mỹ, đóng băng tài khoản ; đe dọa sẽ tăng cường trừng phạt.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190125-quan-doi-venezuela-cho-dua-cho-maduro
LHQ kêu gọi giải tỏa khủng hoảng Venezuela
Trưởng đặc trách trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet kêu gọi đàm phán để xoa dịu những căng thẳng chính trị ở Venezuela, cảnh báo tình hình “có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát với hậu quả thảm khốc.”Phát biểu hôm 25/1, bà Bachelet kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về vụ bạo lực làm thiệt mạng 20 người và khiến hơn 350 người bị bắt giam trong các cuộc biểu tình trong tuần qua.
“Hơn ba triệu người Venezuela đã rời bỏ đất nước, nhiều triệu người khác đang sống trong tình cảnh cùng quẫn,” bà nói. “Đây là một cuộc khủng hoảng về quản trị và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo đất nước là chấm dứt tình trạng thảm họa này.”
Mỹ đã yêu cầu tổ chức một cuộc họp công khai của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 26/1, tại đó Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự kiến sẽ phát biểu.
Nhưng Nga phản đối hành động này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Pompeo sẽ “nhấn mạnh sự ủng hộ của chính quyền đối với người dân Venezuela” bằng cách kêu gọi các thành viên của Hội đồng công nhận Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido là lãnh đạo lâm thời của Venezuela.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/1 đã thẳng thừng cảnh báo Tổng thống gây tranh cãi của Venezuela, Nicolas Maduro, rằng “mọi lựa chọn đều được cân nhắc” nếu không có sự chuyển tiếp hòa bình sang nền dân chủ ở quốc gia Nam Mỹ này.
Trước đó một ngày, ông Maduro tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với Mỹ để đáp lại loan báo của ông Trump rằng Mỹ chính thức công nhận ông Guaido là nhà lãnh đạo lâm thời của Venezuela sau khi ông Guaido tự tuyên thệ nhậm chức.
Ông Maduro ra lệnh cho các nhà ngoại giao Mỹ rời đi trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, ông Pompeo nói ông Maduro không còn quyền hạn để ra lệnh nữa.
Tại cuộc họp khẩn hôm 24/1, 16 nước trong số 34 thành viên của Tổ chức Các quốc gia Châu Mỹ (OAS) đã công nhận ông Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ kêu gọi các nước thành viên chống lại chính quyền Maduro ‘bất chính’ và cho biết Mỹ cam kết dành 20 triệu đô la hỗ trợ nhân đạo cho người dân Venezuela.
https://www.voatiengviet.com/a/lien-hiep-quoc-keu-goi-giai-toa-khung-hoang-venezuela/4759488.html
LHQ đòi truy tố tướng lãnh Miến Điện
tội diệt chủng người Rohingya
Thùy DươngLãnh đạo quân đội Miến Điện phải bị truy tố về tội diệt chủng người Hồi Giáo thiểu số Rohingyas. Đó là phát biểu của bà Yanghee Lee, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Miến Điện, ngày hôm qua 25/01/2019, sau chuyến thăm tới Bangladesh, nhất là để gặp gỡ người tị nạn Rohingya. Hơn 700.000 người Rohingya Miến Điện đã phải chạy trốn trong năm 2017 vì chiến dịch trấn áp của quân đội nước này.
Từ Rangun, thông tín viên RFI Eliza Hunt cho biết thêm chi tiết :
« Theo bà Yanghee Lee, nhà chức trách Miến Điện không hề có ý định hồi hương những người Rohingya tị nạn tại Bangladesh và người Rohingya ở Miến Điện vẫn đang bị đe dọa.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, người đã đến khu vực biên giới hai nước, giải thích : « Lực lượng an ninh Miến Điện đang tiến hành một chiến dịch hăm dọa khiến những người Rohingya đang ẩn náu ở vùng biên giới hai nước phải trốn sang Bangladesh. Quân đội Miến Điện bắn chỉ thiên để dọa người thiểu số Rohingya và phát đi các thông cáo bằng loa phóng thanh, theo đó người Rohingya không phải là công dân Miến Điện và họ phải rời lãnh thổ nước này ».
Các trận đánh gần đây ở bang Arakan, nơi diễn ra các hành động trấn áp người Rohingya cũng khiến bà Yanghee Lee lo ngại. Các trận chiến đấu giữa quân nổi dậy Arakan và các binh lính Miến Điện đã khiến 5.000 người phải rời đi. Nhưng từ 15 ngày nay, quyết định của chính quyền Miến Điện đã khiến các tổ chức phi chính phủ không tới được các làng ở năm khu vực trong vùng này. Đối với báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, biện pháp hạn chế này là không thể chấp nhận được. Bản thân bà cũng bị cấm đến Miến Điện. Theo một tài liệu của Liên Hiệp Quốc được hãng tin Reuters trích dẫn, 50.000 người ở bang Arakan sẽ không nhận được đồ cứu trợ nữa. »
Còn tại Bangladesh, khi tới thăm trại tị nạn Bazar de Cox, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc Yanghee Lee tuyên bố là chưa thể hồi hương người Rohingya trong một tương lai gần. Hiện giờ, Dakar đang thực hiện dự án di chuyển người Rohingya đến một hòn đảo trước mùa mưa gió khắc nghiệt, đại diện Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Bangladesh thận trọng, không nên vội vàng. Bà nhấn mạnh cần kiên trì trong hoạt động ổn định chỗ ăn ở lâu dài và an toàn cho người tị nạn Rohingya Miến Điện.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190126-lhq-doi-truy-to-tuong-lanh-mien-dien-toi-diet-chung-nguoi-rohingya
Các nước lớn Châu Âu
sắp công nhận lãnh đạo đối lập Venezuela
Các nước lớn ở Châu Âu bày tỏ sự ủng hộ lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido hôm thứ Bảy, nói rằng họ sẽ công nhận ông là tổng thống lâm thời nếu Nicolas Maduro không loan báo bầu cử trong vòng tám ngày tới.Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha đều cho biết họ sẽ công nhận ông Guaido trừ phi các cuộc bầu cử mới được loan báo.
Venezuela đã chìm trong hỗn loạn dưới thời ông Maduro với tình trạng thiếu thức ăn và biểu tình hàng ngày trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và chính trị đã khiến người dân ồ ạt di cư và lạm phát dự báo tăng 10 triệu phần trăm trong năm nay.
Ông Maduro tái đắc cử vào tháng 5 năm ngoái với số lượng cử tri đi bỏ phiếu thấp và giữa những cáo buộc chính phủ mua phiếu. Phe đối lập trong nước, Mỹ và các chính phủ Mỹ Latin đã từ chối công nhận kết quả bầu cử.
Ông Guaido tuyên bố mình là tổng thống lâm thời vào ngày thứ Tư mặc dù ông Maduro, người lãnh đạo quốc gia giàu dầu mỏ này từ năm 2013 và được lực lượng vũ trang ủng hộ, đã từ chối thoái lui.
Đầu tuần này, Mỹ tuyên bố ủng hộ ông Guaido, với việc Phó Tổng thống Mike Pence gọi ông Maduro là “kẻ độc tài nắm quyền bất chính.” Kể từ khi đó, hầu hết các quốc gia Mỹ Latin và Canada đều nói họ ủng hộ nhà lãnh đạo 35 tuổi của phe đối lập.
Ngày thứ Bảy, thêm bốn nước Liên minh Châu Âu gia nhập.
Trong khi đó, Nga đã tuyên bố ủng hộ ông Maduro và hậu thuẫn đồng minh Nam Mỹ xã hội chủ nghĩa này và cáo buộc Mỹ tìm cách tiếm quyền ở Venezuela.
Mỹ hôm thứ Sáu nói đã sẵn sàng tăng cường các chế tài kinh tế để nhằm lật đổ ông Maduro.
https://www.voatiengviet.com/a/cac-nuoc-lon-chau-au-sap-cong-nhan-lanh-dao-doi-lap-venezuela/4760098.html
Pháp : Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp
chuẩn bị Brexit không thỏa thuận
Thùy DươngCác dân biểu Anh Quốc ngày thứ Ba 29/01/2019 sẽ bỏ phiếu thông qua hàng loạt biện pháp sửa đổi để tránh kịch bản « Brexit không thỏa thuận », thậm chí có thể lui thời hạn nước Anh chính thức rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU) nếu không một thỏa thuận nào được các bên chấp nhận. Trong khi đó, tại Pháp, chính phủ kêu gọi giới doanh nghiệp chuẩn bị đối phó với khả năng Anh ra khỏi EU mà không có thỏa thuận.
Hôm qua 25/01, bộ Kinh Tế Pháp đã mời đại diện nhiều tổ chức ngành nghề đến trao đổi. Quốc vụ khanh phụ trách kinh tế Agnès Pannier-Runacher lưu ý các doanh nghiệp phải xác định hệ quả của Brexit đối với hoạt động của họ, và có biện pháp đối phó thích hợp.
Bộ Kinh Tế Pháp thiết lập ba hòm thư điện tử để nhận câu hỏi về Brexit của các doanh nghiệp. Chính phủ Pháp cũng khuyến khích các Liên đoàn ngành nghề lưu ý các doanh nghiệp thành viên. Alban Maggiar, đại diện cho Liên đoàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoan nghênh biện pháp của chính phủ, đồng thời đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn đăng ký nhãn hiệu, thiết kế với cơ quan chức năng ở Anh Quốc, nhanh chóng dự báo tình hình, xác định biện pháp giải quyết và lịch trình thực hiện giải pháp.
Cũng theo ông Alban Maggiar, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp vẫn nghĩ rằng nước Anh sẽ đạt được một thỏa thuận Brexit, nên họ chưa thực sự sẵn sàng đối đầu với khả năng Brexit không thỏa thuận. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí còn không biết rằng họ sẽ bị tác động vì nghĩ nước Anh không liên quan trực tiếp tới họ.
http://vi.rfi.fr/phap/20190126-phap-chinh-phu-keu-goi-doanh-nghiep-chuan-bi-brexit-khong-thoa-thuan
Quốc hội Hy Lạp phê chuẩn
hiệp ước đổi tên Bắc Macedonia
Athens, Hy Lạp – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Sáu (25 tháng 1), Quốc hội Hy Lạp phê chuẩn một hiệp ước mang tính bước ngoặt, nhằm đổi tên nước láng giềng Macedonia. Hiệp ước này chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ, và mở đường cho nước Cộng hòa Nam Tư cũ gia nhập Liên minh châu Âu và NATO.Hồi năm ngoái, Thủ tướng Alexis Tsipras đã thực hiện thỏa thuận với người đồng cấp tại Macedonia. Ông bảo đảm đa số thành viên nghị viện cần thiết nhằm giúp hiệp ước được chấp thuận, với sự hỗ trợ của các nhà lập pháp độc lập và đối lập. Trên tài khoản mạng xã hội của ông, Thủ tướng Tsipras cho hay, một trang sử mới đã được mở ra cho Balkan. Từ nay sẽ không còn sự căm thù chủ nghĩa dân tộc và xung đột, thay vào đó là tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác.
Phía Macedonia tán thành hiệp ước, và thủ tướng nước này nhanh chóng ca ngợi sự bỏ phiếu của Quốc hội Hy Lạp trên mạng xã hội Twitter.
Hiệp ước trên giúp chấm dứt sự bất đồng kéo dài 28 năm giữa Athens và Skopje, về việc sử dụng cái tên Macedonia. Hai bên tán thành việc đổi tên nước Balkan thành nước Cộng hòa Bắc Macedonia, nhằm phân biệt với tỉnh Macedonia ở phía Bắc Hy Lạp.
Các đồng minh Liên minh châu Âu của Hy Lạp hoan nghênh việc phê chuẩn hiệp ước trên. Tuy vậy, thông tin từ các cuộc tham khảo ý kiến cho thấy rằng, đa số người dân Hy Lạp phản đối hiệp ước này. Phần lớn lo sợ rằng hiệp ước có thể dẫn đến các yêu sách lãnh thổ chống lại Hy Lạp, và tạo nên sự chiếm đoạt di sản văn hóa cổ xưa của nước này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/quoc-hoi-hy-lap-phe-chuan-hiep-uoc-doi-ten-bac-macedonia/
Đài Loan điều máy bay,
tàu chiến đối đầu tiêm kích TQ
Bắc Kinh tổ chức diễn tập chỉ vài ngày sau khi một tướng Mỹ tuyên bố không loại trừ khả năng điều tàu sân bay đến eo biển Đài Loan.Tờ South China Morning Post ngày 23.1 dẫn nguồn từ Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho hay Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa điều một tiêm kích Su-30 và một máy bay vận tải Y-8 bay gần Đài Loan nhằm phô trương sức mạnh quân sự.
Theo đó, đây là hai trong số “các máy bay quân sự khác nhau” bị phát hiện bay qua eo biển Bashi (hay Ba Sĩ) giữa Đài Loan và Philippines.
“Quân đội Đài Loan điều các máy bay tàu do thám đáp trả… nhằm đảm bảo an toàn của vùng trời và vùng biển”, Cơ quan phòng vệ Đài Loan thông báo và cho biết thêm các máy bay của PLA sau khi diễn tập tầm xa đã quay về căn cứ ở đại lục.
Diễn biến trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson phát biểu trong chuyến thăm Tokyo rằng Washington không loại trừ khả năng điều hàng không mẫu hạm đi qua eo biển Đài Loan.
http://biendong.net/bi-n-nong/26000-dai-loan-dieu-may-bay-tau-chien-doi-dau-tiem-kich-tq.html
Nhật ghi nhận số lượng cao kỷ lục về các vụ xâm nhập
của máy bay do thám Trung Cộng
Tokyo, Nhật Bản – Các chiến đấu cơ Nhật Bản đã phải ngăn chặn máy bay do thám Trung Cộng tại vùng biển giữa nước này và Nam Hàn tổng cộng 6 lần trong 9 tháng cuối năm 2018.Đây là con số cao kỷ lục nếu so với chỉ 2 vụ trong những năm trước đó. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 12, 2018, tổng cộng 758 máy bay nước ngoài bay gần không phận Nhật đã bị chiến đấu cơ Nhật ngăn chặn, tăng thêm so với 736 vụ vào năm 2017. Trong các sự việc này, có 476 vụ, tương đương 63%, là chạm trán với máy bay quân sự Trung Cộng, tăng thêm 81% so với năm trước đó. Ngoài ra, trong 270 vụ khác, chiến đấu cơ Nhật đã được điều động để theo dõi máy bay Nga, chủ yếu là tại không phận gần đảo Hokkaido ở phía bắc.
Quân đội Nhật đang chứng kiến việc máy bay Trung Cộng xuất hiện ngày càng thường xuyên xung quanh đảo Okinawa, bao gồm cả quần đảo đang tranh chấp, được Nhật gọi là Senkaku và Trung Cộng gọi là Điếu Ngư. Theo giới phân tích, việc Trung Cộng tăng các chuyến bay băng qua vùng biển giữa Nam Hàn và Nhật cho thấy Bắc Kinh đang muốn mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực. Đây là thách thức mới đối với các nước láng giềng của Trung Cộng và chắc chắn sẽ thay đổi hiện trạng tại Đông Á.
Theo các chuyên gia Nhật, việc Trung Cộng thừa xuyên khoe khoang sức mạnh quân sự trước Tokyo có nghĩa là Bắc Kinh đã thành công trong việc thay đổi tình trạng của đảo Senkaku. Quần đảo này đang được Nhật Bản kiểm soát, tuy nhiên, việc cả 2 nước đều tuần tra trên vùng biển quanh đảo cho thấy rằng Nhật hiện nay không thể chứng tỏ chủ quyền hoàn toàn với Senkaku. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/nhat-ghi-nhan-so-luong-cao-ky-luc-ve-cac-vu-xam-nhap-cua-may-bay-do-tham-trung-cong/
Trung Quốc dương oai diễu võ
thị uy Vùng lãnh thổ Đài Loan
Máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay qua Kênh đào Bashi – một tuyến đường biển nằm giữa Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan và Philippines, Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan cho biết. Đây được xem là hành động dương oai diễu võ của Trung Quốc nhằm thị uy với Đài Loan trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên đang leo thang căng thẳng.Một chiến đấu cơ Sukhoi Su-30 và một máy bay vận tải Shaanxi Y-8 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) được nhìn thấy bay qua Kênh đào Bashi.
“Hai chiếc máy bay xuất phát từ khu vực phía nam của đại lục Trung Quốc và bay qua Kênh đào Bashi, sau đó tới phía tây Thái Bình Dương”, Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan hôm 22/1 cho tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam biết. Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan cũng trấn an người dân của hòn đảo này không cần phải hoảng sợ trước động thái quân sự mới nhất của Bắc Kinh.
“Quân đội Đài Loan đã phản ứng bằng việc phái máy bay và tàu trinh sát đi… nhằm đảm bảo an toàn cho không phận và vùng biển của mình”. Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan cho biết đồng thời thêm rằng, “sau một chuyến bay kéo dài, máy bay của PLA đã quay trở lại căn cứ.”
Giữa tuần trước, Đài Loan đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật nhằm nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu. Đây là bước khai màn cho một loạt cuộc tập trận mà Đài Loan dự định tiến hành trong năm 2019 với mục đích được Đài Loan tuyên bố là nhằm để “bảo vệ họ chống lại một cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Trung Quốc”, tờ Diplomat đưa tin.
Không quân và Hải quân Trung Quốc đã và đang tiến hành các cuộc tuần tra ở gần vùng lãnh hải và không phận VLT Đài Loan kể từ sau khi Nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen lên cầm quyền năm 2016.
Trung Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến và kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc. Bắc Kinh công khai ý định sẵn sàng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Vì thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh cái gọi là “mối đe dọa từ Trung Quốc” đối với hòn đảo này.
Căng thẳng ở Eo biển Đài Loan từng trở nên dịu nhẹ dưới thời Nhà lãnh đạo Ma Ying-jeou khi ông này lên cầm quyền năm 2008 với cương lĩnh củng cố, phát triển các mối quan hệ thương mại và du lịch với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, kể từ khi bà Tsai Ing-wen lên cầm quyền hồi năm 2016, tình hình Eo biển Đài Loan bắt đầu leo thang căng thẳng do Nhà lãnh đạo mới của Đài Loan áp dụng lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
Bà Tsai công khai thực hiện nhiều bước đi nhằm đối phó với Trung Quốc như tăng chi tiêu quân sự, tăng cường mua sắm vũ khí và mở rộng hợp tác với các nước lớn, đặc biệt là đồng minh Mỹ. Bắc Kinh đương nhiên không thể chấp nhận một Đài Loan ngày càng thách thức khi hòn đảo này luôn luôn được Trung Quốc coi là một vùng lãnh thổ của họ
Bắc Kinh luôn phản đối gay gắt và quyết liệt việc bất kỳ nước nào tăng cường quan hệ với Đài Loan và đặc biệt trong quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan, bởi Bắc Kinh tin rằng điều đó vi phạm chính sách Một Trung Quốc.
Hành động phô trương sức mạnh mới nhất của Trung Quốc diễn ra chỉ vài ngày sau khi Chỉ huy Các chiến dịch của Hải quân Mỹ – Đô đốc John Richardson tuyên bố, Hải quân Mỹ không loại trừ khả năng phái các tàu sân bay đi qua Eo biển Đài Loan – một eo biển rộng 180km nằm giữa hòn đảo Đài Loan và đại lục Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/26023-trung-quoc-duong-oai-dieu-vo-thi-uy-vung-lanh-tho-dai-loan.html
Điểm danh 5 bước đại nhảy vọt của vũ khí hiện đại TQ
Một nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy, Trung Quốc đã có thể sản xuất một số vũ khí tiên tiến nhất thế giới và trong một số trường hợp đã vượt qua cả Mỹ.Cơ quan Tình báo Quốc phòng, cơ quan hỗ trợ tác chiến của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một báo cáo mới đây rằng, những bước tiến lớn về quân sự của Bắc Kinh trong những năm gần đây một phần đạt được nhờ luật pháp Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài chia sẻ bí quyết công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường rộng lớn của Trung Quốc.
Kết quả của cách tiếp cận nhiều mặt này mà Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa ( PLA) đã mua lại công nghệ tiên tiến để có thể xây dựng một số hệ thống vũ khí hiện đại nhất trên thế giới.
Báo cáo cho biết, bên cạnh sự tiến bộ của Trung Quốc trong chế tạo vũ khí, nhiệm vụ đáng sợ nhất của PLA là có thể chuyển đổi các lực lượng mặt đất thành các dịch vụ chuyên nghiệp nhưng riêng lẻ, có khả năng hoạt động chung trên toàn cầu.
Những phát triển quan trọng nhất này có thể được chia làm 5 lĩnh vực.
1. Thế hệ tên lửa mới
Trung Quốc đang phát triển một thế hệ tên lửa với đầu đạn bao gồm nhiều phương tiện tái nhập độc lập và các thiết bị hỗ trợ thâm nhập – chiến thuật và thiết bị được thiết kế để cải thiện hiệu suất của tên lửa. Những điều này nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của Trung Quốc trước sự đe dọa vượt lên của Mỹ và Nga.
Điểm danh 5 bước đại nhảy vọt của vũ khí hiện đại Trung QuốcMáy bay siêu thanh Starry -Sky 2 của Trung Quốc đã được thử nghiệm thành công
2. Vũ khí siêu thanh
Vào tháng 8, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công Starry Sky-2, một chiếc máy bay đạt tốc độ Mach 5,5 (gấp 5v lần rưỡi so với vận tốc âm thanh) và có thể được sử dụng để mang vũ khí ở tốc độ siêu thanh khiến chúng gần như không thể bị chặn lại .
Công nghệ siêu thanh từ lâu đã được Trung Quốc chú trọng bởi chúng có thể tấn công mục tiêu trước khi bất kỳ thế hệ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay có thể phản ứng.
Điểm danh 5 bước đại nhảy vọt của vũ khí hiện đại Trung Quốc
Xe chở tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc.
3. Không gian vũ trụ
Trung Quốc tiếp tục đầu tư cải thiện khả năng của mình trong công tác tình báo, giám sát và trinh sát trên không gian, thông tin vệ tinh, điều hướng vệ tinh và khí tượng học, cũng như các chuyến bay vào vũ trụ của con người, thám hiểm không gian robot.
Lực lượng hỗ trợ chiến lược, được thành lập vào tháng 12 năm 2015, có một vai trò quan trọng trong việc quản lý các khả năng chiến tranh hàng không vũ trụ của Trung Quốc.
Tương tự, Trung Quốc tiếp tục phát triển một loạt các khả năng chống lại không gian được thiết kế để hạn chế hoặc ngăn chặn việc sử dụng tài sản trên không gian đối nghịch trong cuộc khủng
hoảng hoặc xung đột, như hệ thống tên lửa chống vệ tinh được thử nghiệm vào tháng 7 năm 2014.
4. Vũ khí hạt nhân
Trung Quốc duy trì một kho dự trữ đầu đạn hạt nhân và tiếp tục nghiên cứu, phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân mới thông qua tổ chức thiết kế và sản xuất. Học viện Kỹ thuật Trung Quốc chịu trách nhiệm cho tất cả các khía cạnh của nghiên cứu thiết kế, bao gồm vật lý hạt nhân, khoa học vật liệu, điện tử, chất nổ và mô hình máy tính. Tập đoàn hợp tác hạt nhân quốc gia Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước vận hành một số cơ sở làm giàu uranium tại ba nhà máy.
5. Công trình ngầm
Các cơ sở ngầm của Trung Quốc nhấn mạnh việc bảo vệ những gì được gọi là C4I (Chỉ huy, Kiểm soát, Truyền thông, Máy tính và Tình báo. Trung Quốc đã có một chương trình cơ sở ngầm mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến.
http://biendong.net/bien-dong/26021-diem-danh-5-buoc-dai-nhay-vot-cua-vu-khi-hien-dai-tq.html
Malaysia hủy dự án đường sắt Trung Quốc ‘vì tốn kém’
Chính phủ Malaysia quyết định hủy dự án đường sắt 20 tỉ đôla do Trung Quốc xây và cấp vốn, sau khi không thể hạ giá, một bộ trưởng tuyên bố hôm thứ Bảy.Malaysia ngưng dự án tàu điện TQ thầu
‘Đừng bán đất của tôi cho Trung Quốc!’
Nepal muốn xây Hành lang Kinh tế với TQ
Cảng Sri Lanka: TQ bác bỏ cáo buộc từ báo Mỹ
Phát ngôn của bộ trưởng kinh tế Azmin Ali đã chấm dứt nhiều tháng đồn đoán về tương lai dự án tranh cãi này.
Ông Ali nói chính phủ Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ra quyết định chấm dứt dự án East Coast Rail Link (ECRL) trong cuộc họp tuần này.
Dự án lẽ ra do công ty Trung Quốc CCCC xây, và 85% vốn là của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China EximBank).
Cựu thủ tướng Najib Rajak dành dự án này cho CCCC năm 2016, và khi đó nó được xem là một trong những điểm nhấn của đại dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc.
Nhưng Malaysia nay nói dự án này quá đắt tiền.
Bộ trưởng Azmin Ali nói hôm 26/1: “Chúng tôi hiện nay không có khả năng tài chính.”
“Nếu không hủy dự án, lãi suất mỗi năm mà chính phủ phải trả sẽ gần nửa tỉ ringgit (121 triệu đôla).”
Ông Ali nói: “Chúng tôi vẫn hoan nghênh mọi hình thức đầu tư từ Trung Quốc nhưng sẽ xem xét tùy trường hợp.”
Theo ông Ali, Malaysia vẫn còn đang tính toán mức phí hủy dự án sẽ phải trả cho công ty Trung Quốc CCCC.
Trước khi thắng cử tháng Năm 2018, ông Mahathir Mohamad, 93 tuổi, đã nói dự án ECRL là một trong nhiều dự án liên quan Trung Quốc mà ông muốn hủy vì quá đắt.
Mới đầu tháng Giêng, ông Mahathir nói dự án vẫn có thể diễn ra với quy mô nhỏ đi.
Năm ngoái, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC) ra báo cáo cho rằng dự án ECRL tốn kém thứ hai trong Vành đai Con đường, chỉ sau dự án đường sắt Moscow-Kazan 21,4 tỉ đôla xây tại Nga.
https://www.bbc.com/vietnamese
0 comments