Bản tin ngày 22-1-2019
Tin Biển Đông
Báo Trí Thức Trẻ đưa tin: Mỹ, Anh tuần tra biển Đông. Sau cuộc tuần tra chung vừa diễn ra trong bối cảnh rủi ro đụng độ với Trung Quốc, một quan chức Lầu Năm Góc cho biết: “Tôi không nói rằng họ là một mối đe dọa hay sẽ có hoạt động quân sự ở khắp mọi nơi, nhưng họ đang hiện diện ở rất nhiều vị trí, và chúng ta sẽ phải tương tác với họ, liên hệ, đối đầu và giám sát họ trên một quy mô lớn mà ta chưa từng chứng kiến”.
VnMedia có bài: Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, quân sự hóa gia tăng. Trong Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa diễn ra ở Thái Lan, bộ trưởng các nước ASEAN nhận định, “cần tiếp tục trao đổi về tình hình Biển Đông, ghi nhận quan ngại về các hoạt động bồi đắp, tôn tạo và các hoạt động làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, gây phương hại tới hoà bình và an ninh khu vực”.
Sau Brexit, Biển Đông vẫn là ưu tiên của Anh Quốc, theo RFI. GS Carl Thayer lưu ý rằng, chẳng những London phải tiếp tục chiến lược “đông tiến” mà còn phải “nỗ lực hơn nữa” trong chính sách về Viễn Đông. Bởi vì “không còn bị ràng buộc vì chính sách chung của châu Âu, Anh Quốc sau này sẽ dễ dàng tham gia, và đóng góp duy trì ổn định, an ninh cho khu vực châu Á Thái Bình Dương. Không nên quên là khoảng 12% tổng trao đổi mậu dịch của nước Anh được vận chuyển qua Biển Đông”.
Mời đọc thêm: Cuộc diễn tập thách thức Trung Quốc của Mỹ – Anh trên Biển Đông (VNE). – Từ vụ bắt tàu Mỹ: Hệ thống vũ khí mới Trung Quốc (ĐV). – Trung Quốc liên tiếp triển khai tên lửa giữa căng thẳng với Mỹ (TP). – Tuyên truyền quốc tế về Biển Đông: Việt Nam hụt hơi so với Trung Quốc? (VNTB).
Quan hệ Việt – Trung
Chiều 21/1/2019, tại Trụ sở Trung ương đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Trung Quốc, theo Thông Tấn Xã Việt Nam. Gặp đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Trung Quốc tại Việt Nam, Tổng – Chủ Trọng “đánh giá cao những thành quả giao lưu, hợp tác giữa hai nước thời gian qua; nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi sông liền một dải, cùng do Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Chưa đầy hai ngày sau dịp tưởng niệm 45 năm hải chiến Hoàng Sa, người đứng đầu đảng và nhà nước đã tuyên bố, “hai Đảng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác”.
Mời đọc thêm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Trung Quốc (VNN). – Lãnh đạo Việt – Trung điện mừng 69 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao — Trung Quốc rào 113 điểm cấm hàng Việt, nhưng mở lối mòn xuất ngược Việt Nam (DT). – Việt Nam sẽ thiếu lao động…vì Trung Quốc? (Sputnik).
Chiến dịch “đốt lò”
Phát biểu trong phiên họp thứ 15 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, sáng 21/1/2019, Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng nói: “Phải duy trì được phong trào, xu thế chống tham nhũng như hiện nay”, theo VnEconomy. Ông Trọng nói thêm: “Chúng ta không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đạt được, mà vẫn phải kiên trì tiếp tục làm với một quyết tâm cao hơn”.
Phe “đốt lò” thống kê: Chiến dịch “đốt lò” năm 2018 đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 108 ngàn tỷ đồng tiền tham nhũng, theo VnMedia. Tổng – Chủ Trọng cho biết: Qua thanh tra, kiểm toán “đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 108 ngàn tỷ đồng, hơn 1.000 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 2080 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 101 vụ, 151 đối tượng”.
Tổng Bí thư dự định năm 2019 sẽ kết thúc xử lý 43 vụ việc tham nhũng, theo báo Dân Trí. Kế hoạch của ông Trọng và phe “đốt lò”: “Trong năm 2019, tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, truy tố 22 vụ án, xét xử sơ thẩm 27 vụ án, xét xử phúc thẩm 10 vụ án và kết thúc xử lý đối với 43 vụ việc”.
Báo Người Việt có bài: Phe cánh Nguyễn Phú Trọng củng cố vị thế, nắm chặt quyền lực đảng trị. Theo đó, phe “đốt lò” đã “quy hoạch xong” dàn cán bộ cấp cao và chuẩn bị “xây dựng quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt” cho nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Trọng bây giờ làm chủ chính trường Việt Nam: Chỉ đạo công an, quân đội, thậm chí kiểm soát cả các phiên họp chính phủ.
Mời đọc thêm: TBT, Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ 15 Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng (TP). – Tổng bí thư, Chủ tịch nước: ‘Không khoan nhượng với tham nhũng’ (VNE). – Đã kỷ luật hơn 60 cán bộ diện Trung ương quản lý (PLTP). – ‘Ra văn bản là để người ta không tham nhũng được’ (Zing). – Bộ trưởng Công thương: Năng lực cán bộ quản lý thị trường ‘có vấn đề’ (TP). – Bắt 2 cán bộ huyện Thanh Thủy trong vụ tham ô hơn 40 tỷ đồng ở Phú Thọ (KT&ĐT). – Bắt thêm 2 cán bộ huyện trong vụ án ‘bay hơi’ hơn 40 tỷ đồng (ANTĐ).
Sai phạm đất đai
Vụ cán bộ phân lô, bán nền trái phép ở Gia Lai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan CSĐT, theo báo Lao Động. Ngày 21/1/2019, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Gia Lai Nguyễn Duy Khánh cho biết: “UBKT Tỉnh ủy nhận thấy nhiều vấn đề (phân lô, bán nền trái phép) cần phải làm rõ hơn. Từ đó, đề nghị Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Đảng ủy Công an giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ một số hành vi của tập thể, cá nhân có vi phạm pháp luật”.
Trước đó, lãnh đạo TP Pleiku và Sở TNMT Gia Lai, cùng với Phó Chủ tịch tỉnh Kpă Thuyên đã tiếp tay hợp thức hóa kế hoạch sử dụng đất trái luật, tạo thành các “khu dân cư ảo” để “các cá nhân mở đường trái phép, kéo trụ điện, được cấp giấy CNQSDĐ lập bán ra với giá gấp 7-10 lần. Hậu quả băm nát thành phố”.
Bên cạnh đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai cách hết chức vụ Bí thư Đảng ủy xã sai phạm đất đai, theo VOV. Ông Nguyễn Bá Trường bị kỷ luật, cách hết các chức vụ trong đảng “vì liên quan đến những sai phạm về phân lô, bán nền trái phép tại thành phố Pleiku. Sau khi bị cách hết các chức vụ, Thành phố Pleiku sẽ sớm điều chuyển ông Trường về làm chuyên viên tại một đơn vị khác của thành phố”.
UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi 2 dự án tai tiếng lấp vịnh Nha Trang, theo báo Tiền Phong. Cụ thể, cơ quan này thu hồi hơn 103.500 m2 đất do Công ty Nha Trang Sao thuê để thực hiện dự án Nha Trang Sao, thu hồi 28.750 m2 đất, 30.000 m2 đất có mặt nước ven biển, 83.000 m2 mặt nước biển do Công ty Hòn Rùa thuê để thực hiện dự án Hòn Rùa.
Trước đó, dự án Hòn Rùa đã “bị phạt 175 triệu đồng với hành vi đổ đất lấn vịnh Nha Trang. Không những vậy, dự án này còn cho xây dựng ngoài ranh giới cho phép, gây ra những hậu quả khó lòng khắc phục”.
BizLive đặt câu hỏi: Hàng trăm nghìn m2 đất nhà máy thép Gia Sàng đã bị “hô biến” thành shophouse như thế nào? Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên giải quyết các nội dung trong đơn phản ánh, kiến nghị của bà Vũ Thị Kiều Oanh về việc thu hồi đất của Công ty Gia Sàng cho Công ty Thái Hưng “thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy luyện cán thép nhưng sau đó lại chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng Dự án khu tổ hợp thương mại dịch vụ”.
VietNamNet có bài phỏng vấn LS Trần Đức Phượng: Đất công có biến, rủi ro bủa vây người mua nhà. LS Phượng cảnh báo rủi ro từ chuyện mua nhà đất, chung cư liên quan đến các dự án sai phạm: “Với những khách hàng mua tại các dự án này phải chờ việc xử lý của Cơ quan nhà nước. Với dự án chưa triển khai thì nhiều khả năng bị thu hồi đất, dự án đang triển khai thì bị ngưng trệ, vì tạm ngừng thi công”.
Mời đọc thêm: Đất đai: trọng tâm kiểm toán 2019 (TP). – Kỷ luật 2 cán bộ, 1 tập thể thiếu trách nhiệm trong quản lý tài nguyên (TTXVN). – Thu hồi hơn 150 ngàn m2 đất từ 2 dự án lấn Vịnh Nha Trang (LĐ). – Đất lấn vịnh Nha Trang phải dành cho cộng đồng (TT). – Vụ thu hồi đất trái luật tại Phú Quốc: Công ty 99 Núi đổ bê tông chiếm đất, bịt lối đi của người dân (CL).
– Phó Thủ tướng đề nghị kiểm tra dự án Thái Hưng Eco City (VnMedia). – Cưỡng chế bức tường dự án Đồi Xanh – Marina Hill (SGGP). – Xử lý dứt điểm vi phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn (LĐTĐ). – Người mua đất dự án ở Quảng Nam căng băng rôn đòi sổ đỏ: Doanh nghiệp đưa nhau ra tòa (VTC). – Đất nền tỉnh bị thổi giá chênh 600 triệu đồng mỗi lô (VNE).
“Công bộc” của dân?
Báo Thanh Tra đưa tin: Công dân tố Chủ tịch vi phạm pháp luật. Theo đó, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình “đã vi phạm nghiêm trọng Luật Tố cáo khi không giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền đúng thời hạn và làm lộ danh tính người tố cáo”. Bài viết đặt câu hỏi: “Tại huyện Kỳ Sơn, Chủ tịch UBND huyện lại đang vi phạm Luật Tố cáo, thì ai sẽ là người bảo vệ người tố cáo? Câu trả lời xin dành cho UBND tỉnh Hoà Bình”.
VOV có bài: “Cán bộ lạm quyền được lợi nhiều thứ nên càng cố làm”. Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng, “sự xa dân, thờ ơ, mặc cảm của cán bộ công chức hiện nay chính ở chỗ họ cảm thấy trách nhiệm được giao như một thứ đặc quyền của họ, vì thế, họ muốn ban phát cho ai là tùy ở họ”.
Mời đọc thêm: Nhiều bộ, địa phương nói mà không làm — Cần loại cán bộ tha hóa, biến chất ra khỏi bộ máy chống tội phạm (TT). – Thủ tướng: Tổ công tác phải mạnh tay hơn với bộ trưởng, bí thư tỉnh (Zing). – Tướng Lê Qúy Vương: ‘Tham nhũng vặt’ vẫn diễn ra trong nhiều lĩnh vực (TP).
Hậu cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng
Người dân Vườn rau Lộc Hưng phản đối chính quyền tự động cắm cọc phân lô đất cưỡng chế, theo RFA. Chính quyền phường 6, quận Tân Bình vừa “cho người đến cắm cọc phân lô trên khoảng đất 4.8 ha Vườn rau Lộc Hưng mà không được sự đồng ý của người dân ở đây”.
Ông Cao Hà Chánh, đại diện các hộ dân Lộc Hưng cho biết: “Qua nay thấy họ cắm mốc phân lô, cứ 5 mét 20 gì đó. Bà con kéo ra đề nghị gặp người chỉ đạo, gặp lãnh đạo phường quận nhưng không được. Bà con phản ứng và yêu cầu không được làm gì trên đất này vì đây là đất vẫn thuộc bà con mà lãnh đạo các cấp chưa đối thoại với dân”.
Trang Tin Mừng Cho Người Nghèo có clip, ghi lại cảnh “nhà cầm quyền tiếp tục hành vi sai trái trên đất vườn rau Lộc Hưng”:
Hầu hết các báo “lề đảng” tiếp tục đưa tin theo hướng ủng hộ chính quyền và phê phán người dân. Báo Người Lao Động có bài: Có nhóm đối tượng gây rối ở vườn rau Tân Bình. Theo đó, một số người dân Lộc Hưng có người nhà làm cho chính quyền và đã nhận tiền đền bù, cho rằng “có một số đối tượng đã tổ chức kéo đến từng gia đình có quyền lợi ở khu đất để chửi bới, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyết định của những gia đình trên”.
Trung tá Nguyễn Thành Lợi, Trưởng Công an quận Tân Bình nói rằng, “nhóm đối tượng trên còn kích động người dân khu vực vườn rau Tân Bình chống đối ngay cả khi cơ quan chức năng kiểm tra hành chính phục vụ tổng điều tra dân số”. Tuy nhiên, các clip, hình ảnh ghi lại vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng cho thấy, người dân luôn cố gắng phản đối ôn hòa.
Báo Sài Gòn Giải Phóng viết: Khu vườn rau Tân Bình – người dân trông chờ sự thay đổi khang trang. Chiêu trò tuyên truyền quen thuộc đã có từ thời mới lập chế độ: Một số người dân “giác ngộ” rằng chống chính quyền là sai, giờ nhận tiền đền bù và ủng hộ hành động phá nhà để “đổi lại được khu hạ tầng khang trang”. Tuy nhiên, vườn rau Lộc Hưng giờ vẫn là vùng đất hoang tàn, hàng trăm người dân đón Tết Nguyên Đán mà không biết về đâu.
Mời đọc thêm: Lộc Hưng: Cô Bé Áo Đỏ (NV). – “Với trí ngây thơ, tầm vông chữ Nhà Thờ…” (NTTH). Báo “lề đảng”: Cưỡng chế ‘vườn rau Lộc Hưng’: Người dân gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Trung ương (MTG). – Sẽ xử lý hình sự những đối tượng chống người thi hành công vụ (CATP). – Nhiều hộ dân vườn rau phường 6, Tân Bình đã nhận tiền hỗ trợ (PLTP).
Tin nhân quyền
Facebooker Phạm Xuân Dũng, một nhà hoạt động chống lại việc thu phí không đúng quy định của trạm BOT An Sương – An Lạc, khi cùng với gia đình đi trên xe, đã bị chủ đầu tư thuê CA Bình Tân cẩu xe, kéo hàng rào kẻm gai bao quanh, nhốt cả gia đình anh trong xe nhiều tiếng đồng hồ, trong đó có
đứa con trai 3 tuổi. Mời xem clip:
Anh Dũng viết: “Các anh CA Bình Tân hãy làm việc đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình nhé. Đừng ép dân và biến cái đúng của dân thành sai và cái sai của các anh thành đúng. Các anh đang giam lỏng 1 trẻ em 3 tuổi hơn 6 tiếng rồi đó. Họ đâu phạm pháp gì mà bị các anh giam lỏng và bao vây bởi hàng rào kẽm gai??? Bị cách ly hoàn toàn, không được ăn, uống đi vệ sinh…” Anh Dũng cho biết, đây là chiếc xe thứ 6 bị cẩu trong ngày.
Nhà hoạt động Trương Quang Thi bình luận: “Có lẽ trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có chuyện công an ngang nhiên kéo bè kéo lũ ra đường công khai chống lại dân để bảo vệ các nhóm lợi ích như cái thời này. Họ bỏ qua mọi nguyên tắc, nghi thức, đối kháng trực diện với nhân dân. Và cũng có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam nghề công an lại rẻ mạt như hiện nay, chỉ cần bỏ tiền ra là họ cúc cung bảo vệ mà không cần biết đối tượng họ đang bảo vệ đúng, sai thế nào“.
Cũng tin nhân quyền, nhà báo Nguyễn Đức viết về cuộc đời của những người dân oan mất đất, mất nhà, sống vật vạ trong những căn lều tạm ở dọc vỉa hè đường Ngô Thì Nhậm, gần trụ sở tiếp dân trung ương, để kêu oan quanh năm suốt tháng: “Lâu rồi họ không về quê. Lâu rồi họ không tết đoàn viên, cúng thổ công… Ngày rét đậm. Họ vẫn chăm chỉ làm vô vàn những việc lặt vặt. Những em bé theo bố mẹ ngồi thu lu trong lều tối…
Những chiếc vỏ chai cưa miệng, nơi nhận lòng chia sẻ của người đi đường là hình ảnh quen thuộc nhiều năm nay. Nhưng họ không phải kẻ vô gia cư, họ không phải người ăn xin ‘chuyên nghiệp’ như một nghề. Những hàng vỏ chai – là điều bất đắc dĩ, từ khi họ rơi vào vòng xoáy thu hồi đất để ‘phát triển kinh tế’ địa phương. Họ vẫn kiên nhẫn nhặt ve chai, rửa chén thuê … và kêu oan mất đất“.
Những hàng vỏ chai trước lều dân kêu oan. Ảnh: Nguyễn Đức
Báo Lao Động có bài: Thêm thông tin bất ngờ vụ “tiểu thương chợ tạm Dịch Vọng Hậu kêu cứu”. Nhiều tiểu thương cho biết họ đã gắn bó với chợ này gần 20 năm nay. Khi UBND quận Cầu Giấy “ra thông báo thu hồi đất để xây dựng dự án đã khiến hàng nghìn tiểu thương ở chợ rơi vào tình cảnh hoang mang, lo lắng, cho rằng việc dẹp bỏ chợ tạm là không hợp lý, đẩy tiểu thương ra đường”.
Bà con tiểu thương trong trang phục áo đỏ tập trung trước cửa UBND quận Cầu Giấy để kêu cứu. Nguồn: Lao Động
Mời đọc thêm: Quận Cầu Giấy đóng cửa chợ nông sản Dịch Vọng Hậu chậm nhất ngày 4/2/2019 (KT&ĐT). – Ba gia đình tù nhân lương tâm đã có mặt ở Genève (VNTB). – Bất ngờ hoãn phiên tòa xử 5 thành viên Liên minh dân tộc Việt Nam tự quyết (RFA). – Hoãn xử phúc thẩm nhóm ‘Liên Minh Dân Tộc Việt Nam’ (NV).
Công an xin “bánh mì”
Facebook An toàn giao thông – Văn hóa giao thông có clip ghi lại cảnh cảnh sát giao thông xin “bánh mì” của tài xế:
TS Chu Mộng Long gọi đây là cảnh “Trao đổi mật thư trên đường Trường Sơn“. Ông bình luận clip này như sau: “Vào thời điểm chiến tranh ác liệt, bọn Mỹ ném bom như rải thảm trên đường Trường Sơn, các chiến sĩ của ta vẫn ung dung phe phẩy chiếc gậy giao thông để trao đổi… mật thư. Mật thư không chỉ là thông tin chiến sự mà còn giấu hình ảnh Bác Hồ thiêng liêng.
Những tài xế xe tải trên đường chuyển mật thư cho cán bộ cao cấp phải đi đường trường suốt ngày đêm hết sức căng thẳng, cho nên phải gây tai nạn để bảo vệ mật thư. Đó là lòng quả cảm và sự hy sinh vĩ đại của chiến sĩ và nhân dân ta để có thắng lợi cuối cùng. Vì thua cuộc nên bọn thù địch đã tìm cách quay camera để bôi nhọ và chống phá cách mạng”.
Mời đọc thêm: Thôi đừng diễn những “sáng kiến” khổ dân (PL Plus). – CSGT quăng lưới bắt xe máy, học sinh ngã: Nên không? (ĐV). – Ai chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn do CSGT “quăng” lưới? (DV).
Sai phạm ở Lọc hóa dầu Bình Sơn
Ngày 21/1/2019, phiên xử vụ Lọc hóa dầu Bình Sơn bất ngờ tạm dừng vì tình tiết mới, theo báo Người Đưa Tin. Trong quá trình thẩm vấn, các luật sư đưa ra chứng cứ về chuyện bị cáo Đinh Văn Ngọc, cựu Tổng GĐ BSR “xin nghỉ phép và xuất cảnh sang Pháp” trong thời gian bà Nguyễn Minh Thu, cựu Tổng GĐ OceanBank đưa tiền “chăm sóc” cho lãnh đạo BSR. Do xuất hiện tình tiết mới, HĐXX đã “quyết định tạm dừng phiên tòa để thẩm tra, đánh giá tài liệu mới” và tuyên bố mở lại phiên xét xử vào sáng 22/1/2019.
Mời đọc thêm: Tạm hoãn phiên xử 4 cựu sếp Lọc hóa dầu Bình Sơn do có chứng cứ mới (Zing). – Nguyên lãnh đạo BSR thừa nhận hành vi phạm tội theo cáo buộc (BVPL). – Cựu lãnh đạo Lọc hóa dầu Bình Sơn: Không biết phạm tội đến khi bị bắt (VOV). – Xét xử vụ Bình Sơn: Hà Văn Thắm ‘đòi lại’ 10 tỷ tiền lãi ngoài (TP).
Vụ chạy thận làm chết người ở Hòa Bình
Báo Người Lao Động dẫn lời chủ tọa phiên tòa xử Hoàng Công Lương: Không có chứng cứ “đầu độc, giết người”, trong phiên xử sáng 21/1/2019. Chủ tọa phiên tòa cho biết, HĐXX đã đề nghị LS Phạm Quang Hưng cung cấp chứng cứ về việc “đầu độc giết người”. Tuy nhiên, LS Hưng “không cung cấp được chứng cứ gì, chỉ có bản đề nghị xem xét yêu cầu về nguyên nhân dẫn đến tồn dư axit”. Đại diện VKS khẳng định “ông Hưng không có chứng cứ mà chỉ có bản đề nghị điều tra lại vụ án theo hướng khác”.
Sau khi tòa bác chứng cứ đầu độc, VKS đề nghị xử lý luật sư, theo báo Văn Hóa. Sau khi đại diện VKS đề nghị có biện pháp xử lý đối với LS Hưng, chủ tọa phiên tòa nhận định, chuyện LS Hưng “cho rằng có chứng cứ về việc đầu độc, giết người đã gây ảnh hưởng tiêu cực, khiến công luận và nhân dân có thể hiểu lầm, suy diễn theo chiều hướng không đúng”.
Chiều 21/1/2019, phiên tòa kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKS đề nghị mức án tù giam đối với bác sĩ Lương cùng 6 bị cáo, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin. Đại diện cơ quan tố tụng đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Hoàng Công Lương mức án từ 36-42 tháng tù, Bùi Mạnh Quốc 4-5 năm tù, Trần Văn Sơn 42 – 48 tháng tù, Trần Văn Thắng 36 – 42 tháng tù, Hoàng Đình Khiếu 36 – 42 tháng tù, Trương Quý Dương 30 – 36 tháng tù và Đỗ Anh Tuấn từ 36 – 42 tháng tù.
Mời đọc thêm: Vụ chạy thận làm chết 9 người”: Đề nghị xem xét xử lý luật sư vì không có chứng cứ “đầu độc giết người” (DNVN). – Vụ Hoàng Công Lương: ‘Đầu độc, giết người’ chỉ là suy luận của luật sư (VNN). – Vụ tai biến y khoa chạy thận ở Hòa Bình: Cựu Giám đốc bệnh viện bị đề nghị đến 3 năm tù (ANTĐ).
– Phiên xét xử Hoàng Công Lương: Tòa bác chứng cứ về “một vụ đầu độc“ (VOV). – VKS yêu cầu xử lý luật sư nói có dấu hiệu đầu độc trong vụ chạy thận — Hoàng Công Lương nói gì khi VKS đề nghị đến 3,5 năm tù? (Zing). – Chú ruột Hoàng Công Lương bị đề nghị điều tra tội Thiếu trách nhiệm (LĐ).
***
Thêm một số tin: Tai nạn: Xe tải tông chết 8 người viếng nghĩa trang ở Hải Dương (BBC). – Sóng gió và nồng ấm Hà Nội – Bình Nhưỡng mấy mươi năm qua (RFA). – Sát Tết Nguyên Đán, tỷ giá trung tâm bất ngờ tăng cao kỷ lục (LĐ). – Thêm một Phó Tổng Biên tập xin từ chức (Lê Thiếu Nhơn).
https://baotiengdan.com/2019/01/22/ban-tin-ngay-22-1-2019/
0 comments