Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 07/08/2018

Tuesday, August 7, 2018 8:06:00 PM //

Tin khắp nơi – 07/08/2018

Trump cảnh báo đối tác thương mại với Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra cảnh báo mạnh mẽ với bất kỳ quốc gia nào làm ăn với Iran, sau khi tái áp đặt lệnh trừng phạt lên nước này.
Mỹ: ‘trừng phạt mạnh chưa từng có’ với Iran
Mỹ tăng áp lực trừng phạt lên Iran
Pháp lên án Mỹ về lệnh trừng phạt Iran
“Bất kỳ ai làm ăn với Iran sẽ KHÔNG giao thương với Mỹ,” tổng thống viết trên trang Twitter của ông.
Một số biện pháp trừng phạt tái áp đặt sẽ có hiệu lực ngay sau đêm nay và những vấn đề khó khăn hơn liên quan đến xuất khẩu dầu sẽ có hiệu lực vào tháng Mười Một.
Tổng thống Iran nói rằng các biện pháp này là “chiến tranh tâm lý” nhằm mục đích “gieo rắc sự chia rẽ giữa những người dân Iran”.
Lệnh trừng phạt theo sau việc Mỹ rút khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (Joint Comprehensive Plan of Action/JCPOA), còn được biết đến là thỏa thuận hạt nhân Iran, hồi đầu năm.
Thỏa thuận này, được đàm phán trong nhiệm kỳ Tổng thống Barack Obama, đã chứng kiến Iran giới hạn các hoạt động hạt nhân gây tranh cãi của mình đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Ông Trump gọi thỏa thuận này là “một chiều”, “thảm hại” và “tồi tệ nhất tôi từng thấy”. Ông tin rằng áp lực kinh tế mới sẽ buộc Iran đồng ý một thỏa thuận mới.
Liên minh Châu Âu, vẫn cam kết với thỏa thuận ban đầu, tuyên bố chống lại lệnh trừng phạt, cam kết bảo vệ các công ty “kinh doanh hợp pháp”.
Ông Trump nói gì nữa trên dòng Tweet mới đây nhất?
Mỹ bác đề xuất miễn trừ của EU
Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận Iran
Trump rút khỏi thỏa thuận Iran, Obama nói sai lầm
Ông ca ngợi “những biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từng áp dụng” và nói rằng sẽ “tăng lên một cấp độ khác” vào tháng Mười Một.
“Tôi đang yêu cầu một HÒA BÌNH THẾ GIỚI, không gì hơn!” ông nói.
Hôm thứ Hai (6/8), ông nói rằng Iran đối mặt với lựa chọn để “thay đổi sự đe dọa, hành vi gây bất ổn của nước này và tái hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu, hoặc tiếp tục đi theo con đường cô lập kinh tế”.
“Tôi vẫn để mở cho việc đạt được một thỏa thuận toàn diện hơn nhằm giải quyết troàn bộ các hành vi nguy hiểm của chính thể này, bao gồm chương trình tên lửa đạn đạo và hỗ trợ khủng bố,” ông nói.
Các biện pháp trừng phạt là gì?
Ông Trump đã ký sắc lệnh tái áp đặt các biện pháp trừng phạt vào lúc 00:01 theo giờ Mỹ (tức 04:01 giờ GMT) hôm thứ Ba. Các biện pháp này nhắm đến:
Việc mua hoặc thu mua đồng USD của chính phủ Iran
Việc buôn bán vàng và kim loại quý của Iran
Than chì, nhôm, thép, than và phần mềm được sử dụng trong quy trình công nghiệp
Các giao dịch liên quan đến đồng tiền Iran
Các hoạt động liên quan đến việc phát hành các khoản nợ của chính phủ Iran
Ngành sản xuất ô tô của Iran
Giai đoạn hai dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 5/11 sẽ có tác động đến lĩnh vực năng lượng và vận chuyển của Iran, kinh doanh xăng dầu và các giao dịch của các tổ chức tài chính nước ngoài với Ngân hàng trung ương Iran.
Iran có phản ứng gì?
Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói chính phủ Mỹ “quay lưng với ngoại giao”.
“Họ muốn khởi động chiến tranh tâm lý chống lại nhà nước Iran.” ông nói. “Đàm phán với lệnh trừng phạt không còn ý nghĩa. Chúng tôi luôn ủng hộ ngoại giao và đàm phán… nhưng đàm phán cần sự trung thực,”
Ông cũng cáo buộc chính quyền Trump sử dụng Iran làm đòn bẩy chính trị trong nước trước cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ diễn ra vào tháng Mười Một ở Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Anh và Pháp đưa ra tuyên bố hôm thứ Hai rằng thỏa thuận hạt nhân vẫn rất “quan trọng” với an ninh toàn cầu.
Họ cũng tiết lộ một “đạo luật ngăn chặn” nhằm bảo vệ các công ty Châu Âu làm ăn với Iran bất chấp lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ.
Alistair Burt, Bộ trưởng phụ trách Trung Đông của Anh, nói với BBC: “nếu một công ty lo ngại hành động pháp lý chống lại nó và hành động thực thi chống lại nó bởi một thực thể hưởng ứng lệnh trừng phạt của Mỹ thì công ty đó có thể được bảo vệ đến chừng mức mà luật pháp EU có liên quan.”
Ông nói rằng Iran chỉ đơn giản “chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng” cho đến cuộc bầu cử tiếp theo của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nhà sản xuất xe hơi và xe tải Đức Daimler, năm ngoái đã công bố một dự án liên doanh ở Iran, xác nhận trong tuần rằng họ đã dừng các hoạt động ở nước này.
Một quan chức cấp cao ẩn danh của Mỹ nói rằng chính phủ không “đặc biệt quan tâm” với những nỗ lực bảo vệ của EU.
Nền kinh tế Iran sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào?
Iran đã chứng kiến sự bất ổn kể từ tháng Mười Hai năm ngoái với một nền kinh tế kém hiệu quả.
Giá lương thực tăng, thất nghiệp và thậm chí không cung cấp đủ nước đã dẫn tới các cuộc biểu tình ở một số thành phố.
Các cuộc biểu tình ở Tehran hồi tháng Sáu được cho là lớn nhất thủ đô kể từ năm 2012.
Thật khó để xác định họ bị ràng buộc bao nhiêu với chính sách cấm vận mới của Hoa Kỳ nhưng một liên kết rõ ràng là ảnh hưởng lên đồng tiền của Iran. Nó đã mất khoảng nửa giá khi ông Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.
Iran đang nới lỏng các quy tắc ngoại hối của mình để cố gắng củng cố đồng Rial (đồng tiền của Iran), và sự sụt giảm đồng tiền đã được ổn định trong tháng này.
Người dân Iran đang tích trữ vàng như một giải pháp an toàn, đẩy nó lên mức cao kỷ lục ở Tehran.
Các biện pháp trừng phạt có thể sẽ khó khăn nhất vào tháng Mười Một, khi Mỹ chặn việc bán dầu của Iran.
Điều này có thể ngăn chặn khoảng một nửa mức xuất khẩu hai triệu thùng dầu một ngày của Iran, mặc dù Iran có thể tìm đến Trung Quốc và Nga duy trì hoạt động của ngành công nghiệp nước này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết trong tháng Ba rằng dự trữ thực chính thức của Iran có thể giảm trong năm nay xuống 97,8 tỷ USD, cấp vốn cho khoảng 13 tháng nhập khẩu. Và các phân tích của hãng nghiên cứu BMI Research cho biết kinh tế Iran có thể giảm 4,3% trong năm 2019.
Tuy vậy, Barbara Slavin, Giám đốc Sáng kiến Tương lai của Iran tại Hội đồng Atlantic, nói với tờ Wall Street Journal rằng khi lệnh trừng phạt đánh nặng, thường có nghĩa là người dân trở nên “hoàn toàn phụ thuộc” vào chính phủ của họ và do đó các biện pháp trừng phạt không có xu hướng lật đổ chế độ.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-45096411

Cộng sự của cựu cố vấn vận động tranh cử cho Trump

 tiếp tục khai nhận trước tòa

Ông Rick Gates, một cộng sự làm ăn lâu năm với ông Paul Manafort, cựu chủ tịch chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump, tiếp tục khai chứng trước tòa chống lại ông Manafort trong một phiên đối chứng gay gắt hôm 7/8.
Hôm 6/8, ông Gates, 46 tuổi, khai nhận trước tòa rằng ông đã giúp ông Manafort khai thuế gian lận, đồng thời giấu diếm những tài khoản ngân hàng được dùng để nhận những khoản thu nhập từ nước ngoài.
Theo trông đợi, ông Gates là nhân chứng chủ chốt trong vụ án xét xử ông Paul Manafort.
Ông Manafort, 69 tuổi, khẳng định ông vô tội trước 18 cáo buộc về gian lận ngân hàng, gian lận thuế và không tiết lộ tài khoản ngân hàng nước ngoài.
Vào tháng 2, ông Gates đã nhận tội và còn khai rằng cả ông và Manafort đều biết rằng đó là hành vi phạm tội.
Các luật sư biện hộ của ông Manafort cáo buộc ông Gates là đã biển thủ hàng triệu đô la của ông Manafort.
Hai ông Gates và Manafort quen biết nhau hơn 20 năm và cùng điều hành một công ty tư vấn chính trị trị giá hàng triệu đôla. Ông Gates cũng làm việc trong ban vận động tranh cử của ông Trump.
18 tội danh mà tòa cáo buộc ông Manafort phần lớn đều xảy ra trước thời điểm ông tham gia chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Ông Manafort là người đầu tiên phải ra tòa trong cuộc điều tra do Công tố viên đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
https://www.voatiengviet.com/a/cong-su-cua-cuu-co-van-van-dong-tranh-cu-cho-trump-tiep-tuc-khai-nhan-truoc-toa/4517121.html

Chicago: hàng chục người bị bắn hồi cuối tuần

Cảnh sát thành phố Chicago, Mỹ kêu gọi được trợ giúp nhiều hơn nữa để chống nạn bạo lực súng ống sau khi hơn 60 người bị bắn hồi cuối tuần.
Mỹ: Nổ súng vào tòa báo, năm người chết
Nổ súng trường học ở Maryland, Mỹ
Nổ súng hộp đêm ở Mỹ: một người chết
Ít nhất 10 người thiệt mạng trong thành phố và cảnh sát nói hầu hết các vụ bắn súng liên quan đến các băng đảng.
“Tôi mệt mỏi vì điều đó, mọi người trong thành phố đều mệt mỏi,” cảnh sát trưởng Eddie Johnson nói với phóng viên hôm thứ Hai (6/8).
“Chúng tôi tiếp tục gửi thông điệp rằng có tội phạm xảy ra mà cả cộng đồng không làm gì là không ổn”.
Hầu hết các vụ nổ súng xảy ra hôm Chủ Nhật (5/8) với 30 người bị bắn khoảng nửa đêm và 03 giờ sáng.
Phần lớn các vụ xô xát được báo đã xảy ra ở nam và tây Chicago.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, ông Johnson nói rằng cảnh sát đã có “những đầu mối tốt về khá nhiều” đối tượng bắn súng bị nghi ngờ, nhưng không ai bị bắt giữ.
Ông nói “thành phố không ở mức báo động,” nhưng nhấn mạnh các thành viên trong cộng đồng cần xác định các đối tượng gây bạo lực.
“Chắc chắn là CPD Sở Cảnh sát Chicago có thể làm tốt hơn nhưng cuối cùng, chúng tôi không thể theo dõi chúng cả ngày lẫn đêm,” ông Johnson nói.
“Có người biết ai làm điều đó. Họ nói tôi phải có trách nhiệm, thị trưởng phải có trách nhiệm, hội đồng thành phố phải có trách nhiệm – vậy trách nhiệm của họ ở đâu? Tôi chưa bao giờ nghe thấy người dân nói rằng những người trên đường phố ngoài kia cần phải dừng ngay việc bắn súng.”
Thị trưởng Rahm Emanuel lặp lại lời kêu gọi của ông Johnson rằng các công dân thành phố cần phải lên tiếng.
“Tất cả chúng ta, những người yêu mến thành phố này và gọi nó là nhà cần phải có trách nhiệm hàn gắn những khu dân cư của chúng ta,” ông nói.
Mỹ: NRA ‘không ủng hộ bất kỳ lệnh cấm súng’
Mỹ: 22 người bị thương trong vụ nổ súng ở lễ hội
Mỹ: Xả súng ở trường trung học, 17 người chết
Cựu thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani cũng nêu ý kiến về vụ bạo lực hồi cuối tuần, gọi nó là “di sản” của ông Emanuel.
Ông đã tweet không chính xác rằng có “63 vụ giết người cuối tuần này” – ít nhất 10 người bị bắn và thiệt mạng, trong khi những người khác bị thương.
Ông Giuliani, hiện là luật sư của Tổng thống Donald Trump, đổ lỗi cho “sự cai trị của độc đảng Dân chủ” về vụ bắn súng.
Trên hàng loạt tweet hôm Chủ nhật, ông Giuliani cũng lên tiếng ủng hộ ứng cử viên thị trưởng Garry McCarthy, cảnh sát trưởng bị ông Emanuel sa thải sau sự phản đối về vụ giết Laquan McDonald.
Cảnh sát gọi đây là một trong những “cuối tuần bạo lực nhất” của Chicago hôm Chủ Nhật.
Donovan Price, mục sư và là người điều hành dịch vụ cấp cứu, nói với CBS News rằng thành phố này giống như một “vùng chiến sự”.
“Tình hình hiện giờ là ngoài tầm kiểm soát,” ông nói. “Một vùng chiến sự đang diễn ra ngay lúc này. Chicago thật tệ hại.”
“Đây là điều tồi tệ nhất tôi từng thấy,” một viên cảnh sát gác ngoài bệnh viện nói với tờ báo Chicago Sun Times. “Tình trạng hiện giờ đang rất ‘nóng’. Có rất nhiều căng thẳng… và nó có thể trở lên tồi tệ hơn.”
Tuy nhiên, các quan chức cho rằng sự gia tăng bạo lực đột biến mâu thuẫn với xu hướng chung trong thành phố, nơi mà các vụ nổ súng được cho là đang giảm đi.
Hồi đầu tháng, tờ Chicago Tribune cho biết có ít hơn 532 vụ bắn súng trong năm nay so với năm 2017.
Cảnh sát trưởng Waller nói với các phóng viên rằng các vụ bắn súng đã giảm 30% từ năm 2017, và các vụ giết người giảm 25%.
Ông nói rằng phần lớn các vụ bạo lực cuối tuần là kết quả của các vụ nổ súng do các thành viên băng đảng bắn vào các đám đông một cách bừa bãi.
“Một kẻ phạm tội hoặc một số băng đảng đối thủ nhìn thấy một đám người… và chúng bắn vào đám đông, không cần biết là chúng bắn ai,” ông nói.
“Chúng ta sẽ không bị tàn phá bởi nhóm nhỏ đó, phần tử nhỏ mà dính đến những hành vi liều lĩnh này.”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhiều lần thề sẽ can thiệp vào Chicago, và năm ngoái ông nói rằng tội phạm và giết người đã đạt đến “quy mô bệnh dịch” trong thành phố.
Tháng Sáu năm ngoái, các quan chức đã thông báo việc thành lập Chicago Gun Strike Force (Lực lượng Tác chiến Súng Chicago), bao gồm các sĩ quan cảnh sát thành phố, quân nhân nhà nước, điệp vụ liên bang và các chuyên gia nghiên cứu tình báo.
Nó được thành lập để giúp kiềm chế sự lưu thông súng bất hợp pháp và nhắm đến những kẻ phạm tội súng tái phạm, những người mà chính quyền cho rằng phải chịu trách nhiệm về tình trạng bạo lực của thành phố.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45096410

California chống chọi với ‘bão lửa’

Một đám cháy trải dài ở bắc tiểu bang California hôm 6/8 đã lan ra trở thành đám cháy rừng lớn thứ hai từng được ghi nhận ở bang ngày, một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Giới chức cứu hỏa cho rằng họ phải mất thêm chín ngày nữa để chế ngự hoàn toàn đám cháy vốn đã thiêu rụi 110.748 hectare – một diện tích gần tương đương với Los Angeles – cho đến sáng thứ Hai ngày 6/8, theo Cơ quan Lâm nghiệp và Cứu hỏa California.
“Rất tiếc là đám cháy sẽ không sớm dừng lại,” ông Brian Hurley, nhà khí tượng học thuộc Trung tâm Dự báo Thời tiết của Sở Khí tượng Quốc gia, cho biết. “Tiết trời khô và nóng như điên, và sẽ tiếp tục như thế.”
Một số khu vực ở miền trung và bắc California có nhiệt độ lên đến 110 độ F (43 độ C) với vận tốc gió 15 dặm (24 km) một giờ. Gió mạnh sẽ thổi bùng ngọn lửa và làm đốm lửa lan ra, ông nói.
Các nhà hoạt động môi trường và một số chính trị gia cho biết mức độ khốc liệt của đợt cháy rừng ở California lần này có thể một phần là do biến đổi khí hậu.
Đám cháy rừng vốn có tên là Mendocino này đã tàn phá 75 ngôi nhà và khiến hàng ngàn người phải rời bỏ nhà cửa.
Đám cháy chỉ mới được chế ngự khoảng 30%. Hôm 5/8, Tổng thống Trump đã tuyên bố tình trạng ‘thảm họa lớn’ ở tiểu bang California và ra lệnh cho chính quyền liên bang sẵn sàng cứu trợ các nỗ lực hồi phục sau thảm họa.
https://www.voatiengviet.com/a/california-ch%E1%BB%91ng-ch%E1%BB%8Di-v%E1%BB%9Bi-b%C3%A3o-l%E1%BB%ADa-/4516265.html

Phản ứng quốc tế

về Cấm vận mới của Mỹ đối với Iran

Hoa Kỳ vừa tái áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran nhằm gây áp lực để Tehran hạn chế chương trình hạt nhân.
Tổng thống Donald Trump vào tối ngày 6/8 đã gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Ông là người thường xuyên lên tiếng chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2005, và cách đây ba tháng đã rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận này.
Hãng tin Reuters trích thông điệp của Tổng thống Mỹ viết trên Twitter: “Các lệnh trừng phạt Iran đã chính thức được đưa ra. Đây là những biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất từng được áp đặt. Vào tháng 11 chúng đã được đẩy mạnh tới một cấp độ khác. Bất cứ ai làm ăn với Iran sẽ KHÔNG được giao thương với Hoa Kỳ. Tôi chỉ cầu có HÒA BÌNH THẾ GIỚI, không chấp nhận điều gì khác!”
Các lệnh trừng phạt này, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 7/8, sẽ ngăn chặn Iran mua đô la Mỹ, ôtô, vàng kim loại quý và các giao dịch khác cũng như nhắm vào ngành than, phần mềm công nghiệp của nước này.
Vào ngày 5/11, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục xử phạt các giao dịch liên quan đến ngành năng lượng của Iran, cũng như hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính nước ngoài với Ngân hàng Trung ương Iran.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình nhà nước, Tổng thống Iran Hassan Rouhani, cho biết Hoa Kỳ là quốc gia không đáng tin cậy vì Mỹ đã rút khỏi hiệp định quốc tế với Iran, trong khi các bên ký kết khác vẫn ủng hộ hiệp định này. Ông nói Tehran luôn tin vào khả năng giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao.
Trong khi đó Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chúc mừng ông Trump về các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Iran.
Liên minh châu Âu, vốn vẫn ủng hộ hiệp định đạt nhân với Iran, cho biết họ đang thực hiện các biện pháp đối phó để ngăn chặn tác động của các biện pháp trừng phạt mà ông Trump đã tái lập.
Bà Federica Mogherini, Ngoại trưởng EU, và các bộ trưởng ngoại giao Pháp, Đức và Anh nói họ lấy làm tiếc về hành động của ông Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/phan-ung-quoc-te-ve-cam-van-moi-cua-my-doi-voi-iran/4517033.html

Dù lượng CO2 giảm, ‘Trái đất nóng lên’ vẫn đe dọa

Matt McGrath
Nghe có vẻ giống như tiêu đề của một bộ phim khoa học viễn tưởng ít kinh phí, nhưng đối với các nhà khoa học, “Hothouse Earth” là một khái niệm vô cùng nguy hiểm cho con người.
Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta rất có thể đạt đến ngưỡng dẫn đến tình trạng nhiệt độ nóng lên cùng cực và mức nước biển dâng cao kỷ lực trong nhiều thế kỷ tới.
Ngay cả khi các quốc gia đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải CO2, chúng ta vẫn có thể lảo đảo trên con đường “không thể quay đầu trở lại” này.
Biến đổi khí hậu ‘tác động nhiều đến phụ nữ’
Thế giới lo lắng khi băng tan ở Mỹ
Thỏa thuận Paris: TQ và EU khước từ Trump
Nghiên cứu cho thấy điều này sẽ xảy ra nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C.
Một nhóm nghiên cứu khí hậu quốc tế, Proceedings of the National Academy of Sciences, cho biết sự ấm lên dự kiến trong vài thập kỷ tới có thể biến một số nhân tố tự nhiên của Trái Đất, vốn đang bảo vệ chúng ta, trở thành kẻ thù hung ác nhất.
Mỗi năm, khoảng 4,5 tỷ tấn carbon được các khu rừng, đại dương và đất đai của Trái đất hấp thụ, nếu không sẽ bị ứ đọng trong bầu khí quyển.
Nhưng khi Trái đất đang nóng dần lên, các bồn chứa carbon này có thể trở thành nguồn thải carbon và làm cho tình trạng biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, từ vùng băng vĩnh cửu đến rừng nhiệt đới Amazon, nỗi lo sợ là khi chúng ta càng đến gần thời điểm nhiệt độ toàn cầu nhích lên 2 độ, thì các đồng minh tự nhiên này sẽ càng thải ra nhiều carbon hơn hiện tại.
Trở lại năm 2015, các chính phủ trên thế giới khi đó cam kết giữ nhiệt độ tăng dưới 1,5.
Nhưng theo các nhà khoa học, các kế hoạch cắt giảm carbon hiện tại có thể sẽ là không đủ nếu phân tích của họ là chính xác.
“Một khi chúng ta vượt ngưỡng 2 độ, thì chúng ta sẽ buộc phải giao cơ chế tự điều chỉnh cho hành tinh Trái đất,” đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Johan Rockström, từ Stockholm Resilience Centre, nói với BBC News.
“Chúng ta đang là người kiểm soát tình hình vào lúc này, nhưng một khi đi qua ngưỡng 2 độ, chúng ta sẽ thấy Trái đất từ bạn thành thù. Chúng ta sẽ phải bàn giao số phận của chính chúng ta cho Trái đất, vốn đang rơi khỏi trạng thái cân bằng.”
Hiện tại, nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 1 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp và tiếp tục tăng khoảng 0,17C mỗi thập kỷ.
Viễn cảnh Hothouse Earth trông như thế nào?
Ngắn gọn là sẽ khá tệ.
Theo tài liệu nghiên cứu, nếu vượt ngưỡng Hothouse Eaerth thì nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất trong 1,2 triệu năm qua.
Khí hậu có thể tăng lên 4-5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Băng tan sẽ khiến mực nước biển có thể dâng cao 10-60 m so với bây giờ.
Về cơ bản, điều này có nghĩa là một số nơi trên trái đất sẽ không thể sống được.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tác động sẽ là “lớn, đôi khi đột ngột và chắc chắn gây hỗn loạn”.
Ưu điểm duy nhất, nếu bạn cho rằng nó còn có thể là một ưu điểm, thì đó là tác động tồi tệ nhất có thể sẽ không hoàn toàn xảy ra cho tới một hoặc hai thế kỷ sau.
Nhược điểm là chúng ta sẽ không thể làm được bất cứ điều gì về nó, một khi nó đã bắt đầu.
Các tác giả nói rằng các sự kiện thời tiết khắc nghiệt mà chúng ta hiện đang trải qua trên khắp thế giới không thể ngay lập tức liên quan đến nguy cơ vượt qua 2 độ C.
Tuy nhiên, họ cho rằng đó có thể là bằng chứng cho thấy Trái Đất nhạy cảm hơn với sự ấm lên toàn cầu hơn chúng ta nghĩ.
Giáo sư Rockström nói: “Người ta nên học hỏi từ những sự kiện cực đoan này và coi đây là một bằng chứng cho thấy chúng ta nên thận trọng hơn nữa”.
“Và nó củng cố một kết luận rằng nếu tình trạng này có thể xảy ra khi nhiệt độ tăng lên 1 độ, thì ít nhất chúng ta cũng không nên ngạc nhiên và mọi thứ có thể xảy ra đột ngột hơn chúng ta nghĩ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45068082

Canada- Ả Rập Xê Út leo thang đấu khẩu

Tú AnhOttawa khẳng định « tiếp tục bảo vệ nhân quyền » trên thế giới sau khi Ryad thông báo trục xuất đại sứ Canada với lý do « can thiệp vào nội tình » Ả Rập Xê Út, ủng hộ một phụ nữ tranh đấu đòi tự do cho chồng cũ và anh trai, hai blogger bất đồng chính kiến.
Xung khắc giữa Canada và Ả Rập Xê Út, hai đồng minh của Mỹ tiếp tục căng thẳng kể từ thứ hai 06/08/2018. Ryad bất ngờ loan báo trục xuất đại sứ Canada trong vòng 24 tiếng đồng hồ, triệu hồi đại sứ Ả Rập Xê Út về nước, phong tỏa quan hệ thương mại song phương sau khi sứ quán Canada kêu gọi vương quyền Ả Rập Xê Út trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các nhà hoạt động nhân quyền và tố cáo đợt trấn áp mới đang diễn ra.
Tuy nhiên, Ottawa giữ lập trường cứng rắn. Vài giờ sau khi Ryad thông báo trục xuất đại sứ Dennis Horak, ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland tuyên bố thẳng thừng : « Tất cả mọi người phải biết rõ … là Canada sẽ luôn luôn bảo vệ nhân quyền tại Canada cũng như trên khắp địa cầu ».
Trước thái độ kiên quyết của Canada, Ryad thông báo một loạt biện pháp trả đũa mới : ngưng cấp học bổng cho sinh viên Ả Rập Xê Út du học tại Canada và chuyển qua nước khác.
Được báo chí đặt câu hỏi liệu số phận hợp đồng vũ khí 15 tỉ đôla bán xe bọc thép hạng nhẹ cho Ả Rập Xê Út có bị tác động hay không, ngoại trưởng Chrystia Freeland cho là « vấn đề này còn quá sớm » và tốt hơn là nên hỏi Ryad.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180807-canada-a-rap-xe-ut-leo-thang-dau-khau

TT Putin bổ nhiệm cựu tài tử Hollywood

 làm đặc sứ Nga tại Mỹ

Ngôi sao phim hành động Steven Seagal – người từng thủ vai một cựu nhân viên CIA, kẻ giết thuê và người chuyên diệt tội phạm – vừa được Tổng thống Vladimir Putin bổ nhiệm làm đại diện đặc biệt của Nga để giúp cải thiện các mối quan hệ với Mỹ.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố quyết định bổ nhiệm ông Seagal trên trang Facebook, và cho biết nhiệm vụ của đặc sứ sẽ gồm thúc đẩy “các mối quan hệ giữa Nga và Mỹ trong lĩnh vực nhân đạo, kể cả hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giao lưu công chúng và thanh niên.”
Vị trí này không được trả lương, theo các quan chức Nga, và tương đương với vai trò của một đại sứ thiện chí ở Liên Hiệp Quốc – một người làm việc tình nguyện để thu hút sự chú ý tới công việc của Liên Hiệp Quốc, theo tờ The New York Times.
Các mối quan hệ Mỹ-Nga đã bị tác động giữa lúc các cơ quan tình báo Mỹ tố cáo Nga can dự vào cuộc bầu cử năm 2016, đồng thời cảnh báo rằng Nga có thể lại xen vào chính tình Mỹ trong các cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 sắp tới. Hai nước trước đây đã đối đầu nhau liên quan tới cuộc nội chiến ở Syria và việc Nga sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Trong một dòng chia sẻ trên trang Tweeter hôm 5/8, cựu diễn viên Seagal nói ông “vô cùng vinh dự” được bổ nhiệm làm đặc sứ. “Tôi hy vọng chúng ta có thể phấn đấu cho hòa bình, sự hài hòa và những kết quả tốt đẹp trong thế giới này,” ông nói. “Tôi nhận vinh dự này một cách nghiêm túc.”
Ông Seagal, người thỉnh thoảng xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga, nói ông hoan nghênh quyết định bổ nhiệm này, theo Reuters.
Phát biểu trên đài truyền hình RT của nhà nước Nga, cựu diễn viên và nhà sản xuất phim 66 tuổi người Mỹ nói: “Tôi luôn có một khát khao mãnh liệt là được làm tất cả những gì có thể để giúp cải thiện các mối quan hệ giữa Nga và Mỹ”
Ông nói tiếp: “Tôi đã làm việc không mệt mỏi một cách không chính thức hướng tới mục tiêu này trong nhiều năm qua, và giờ đây tôi rất hân hạnh có được cơ hội này để làm điều tương tự trong một vai trò chính thức.”
Các bộ phim của ông Seagal rất được ưa chuộng ở các nước châu Âu thường phô diễn các kỹ năng võ nghệ của ông. Trong vai diễn lớn đầu tiên của ông trong bộ phim “Above the Law” (Trên cả luật pháp) ra mắt năm 1988, Seagal thủ vai một nhân viên CIA, và trong một phim gần đây hơn “Mercenary: Absolution” (Kẻ giết mướn), Seagal thủ vai một người giết thuê chuyên nghiệp.
Năm 2014, Seagal đưa ra một tuyên bố trên trang web của ông để làm rõ thông tin rằng truyền thông đã dẫn lời ông một cách sai lạc nói ông gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là ‘nhà lãnh đạo tồi nhất thế giới’. Ông đính chính rằng ông miêu tả ông Putin là “MỘT trong những Nhà Lãnh Đạo Tuyệt Vời Nhất Thế Giới.”
Ông nói Tổng thống Putin là một người bạn thân và ông bày tỏ mong muốn được cùng giúp cải thiện các mối quan hệ Mỹ-Nga. Theo tiểu sử của ông trên trang IMDB, ông bà của ông Seagal là người Do Thái nhập cư vào Nga.
Năm 2013, BuzzFeed cho biết ông Putin đã gợi ý với Tổng thống Barack Obama để ông Seagal làm đặc sứ danh dự của Nga để giúp cải thiện mối quan hệ hai nước. Trong cùng năm, dân biểu đảng Cộng hòa đại diện tiểu bang California Dana Rohrabacher nói ông Seagal đã có công giúp tạo nên các cuộc gặp gỡ cho một phái đoàn quốc hội thăm Nga để điều tra lý lịch của các nghi phạm vụ đánh bom giải Marathon ở Boston và thảo luận các vấn đề chia sẻ thông tin tình báo, theo CNN.
Vào tháng 11/2016, Điện Kremlin công bố Seagal đã trở thành công dân Nga. Cuối tháng trước, Tổng thống Putin – người được cho là một fan hâm mộ của các môn võ mà ông Seagal trình diễn trong các bộ phim, đã đích thân trao cho ông Seagal hộ chiếu Nga.
Reuters dẫn lời một người phát ngôn của Điện Kremlin nói rằng “quan điểm nồng ấm đối với Nga” của ông Seagal và vị trí người nổi tiếng của ông là những lý do dẫn tới việc ông được bổ nhiệm.
Trong một video ghi lại quyết định bổ nhiệm ông Seagal, Tổng thống Putin và ông Seagal bắt tay nhau. Ông Seagal nói: “Tôi sẽ không bao giờ chùn bước. Không bao giờ.”
(Theo New York Times, CNN, Reuters)
https://www.voatiengviet.com/a/tt-putin-bo-nhiem-cuu-tai-tu-hollywood-la-dac-su-nga-tai-my/4517241.html

Đức trù bị biện pháp

ngăn chận Trung Quốc mua xí nghiệp

Tú AnhLo ngại tham vọng của Bắc Kinh chiếm đoạt công nghệ cao cấp, chính phủ Đức chuẩn bị nhiều biện pháp kiểm soát đầu tư từ những nước « ngoài châu Âu ». Các luật lệ mới sẽ được áp dụng kể từ đầu năm tới 2019.
Theo giải thích của bộ trưởng Peter Altmaier với nhật báo Die Welt ngày 07/08/2018, trong tương lai, chính phủ Đức muốn có phương tiện « xem xét chặt chẽ mỗi khi có một công ty liên quan đến quốc phòng, hạ tầng cơ sở nhạy cảm hay các công nghệ dân sự quan trọng về an ninh, bán cổ phần cho nước ngoài ». Tuy Đức vẫn khuyến khích đầu tư nhưng chính phủ có « bổn phận bảo đảm an ninh quốc gia ».
Cho đến nay , Berlin chỉ có quyền ngăn chận mọi thương vụ mua công ty Đức của một nhà đầu tư ngoại quốc nếu phần vốn lên đến 25%. Chính phủ Đức muốn hạ thấp ngưỡng đầu tư này, xuống 15%, để dễ bề kiểm soát một số lớn các vụ thương lượng mua bán công ty thuộc loại nhạy cảm.
Đọc thêm: Đức ngăn chận Trung Quốc mua một công ty chiến lượcLuật định mới có thể áp dụng kể từ đầu năm tới.
Tuy bộ trưởng kinh tế Đức xác định là không nhắm đặc biệt vào một nước nào nhưng theo báo chí Đức, từ hai năm nay, Berlin lo ngại tham vọng của Trung Quốc. Trong tháng 7, chính phủ Đức đã hai lần can thiệp để chận các dự án đầu tư của doanh nhân Trung Quốc bằng cách bỏ tiền ra mua lại cổ phần.
Trong chuyến viếng thăm Đức hồi tháng 7, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bảo đảm là đầu tư Trung Quốc không đe dọa an ninh Đức. Tuy nhiên, giám đốc tình báo Đức Hans-Georg Maassen thận trọng :”người ta cần gì đánh cắp công nghệ nếu có thể mua trọn hàng loạt công ty”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180807-duc-tru-bi-bien-phap-ngan-chan-trung-quoc-mua-xi-nghiep

Vụ Skripal : Luân Đôn yêu cầu

Nga cho dẫn độ 2 nghi phạm

Mai VânTheo nhật báo Anh The Guardian hôm qua, 06/07/2018, Luân Đôn chuẩn bị yêu cầu Matxcơva cho dẫn độ hai người Nga bị tình nghi dùng chất Novichok đầu độc cựu điệp viên Serguei Skripal và cô con gái ở Salisbury, tây nam Anh Quốc.
Trích dẫn nguồn tin chính phủ và giới an ninh Anh Quốc, tờ báo còn cho biết thêm là cơ quan công tố của nữ hoàng (CPS) đã chuẩn bị đơn dẫn độ và sắp gởi đến Matxcơva.
Theo The Guardian, cảnh sát và nhân viên tình báo Anh đã tái hiện được hoạt động của hai người này từ lúc họ vào nước Anh cho đến lúc họ rời đi.
Ngày 19/07, hãng tin Anh Press Association cho biết là cảnh sát đã nhận diện hai người Nga tình nghi là đã thực hiện vụ đầu độc. Bộ trưởng An Ninh Anh Ben Wallace đã lập tức lên tiếng cho đó là những « phỏng đoán thiếu cơ sở ».
Serguei Skripal và cô con gái đã bị đầu độc vào đầu tháng Ba năm nay, và Luân Đôn đã cho rằng tình báo Nga là thủ phạm. Vụ việc đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Matxcơva với Anh và các đồng minh của Anh.
Sau vụ Skripal, còn có hai người khác trong khu vực, cũng bị đầu độc bằng chất Novichok, Charlie Rowley, 45 tuổi, và bà Dawn Sturguess, 44 tuổi. Họ đã bị trúng độc và được đưa vào bệnh viện sau khi nhặt được một lọ nước hoa. Người phụ nữ đã chết sau đó.
Theo The Guardian, cảnh sát và tình báo Anh nghi ngờ là chất độc Novichok đã được thủ phạm bơm vào lọ nước hoa, rồi hoặc là xịt thẳng vào mặt Skripal, hoặc xịt vào tay nắm cửa nhà của nạn nhân. Sau đó, có thể là lọ nước hoa chứa chất độc bị vứt đi, ông Rowley đã nhặt được và tặng cho bà Sturgess, khiến cả hai người này bị vạ lây.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180807-vu-skripal-luan-don-yeu-cau-nga-cho-dan-do-2-nghi-pham

Châu Âu nan giải trước đòn trừng phạt Iran của Mỹ

Anh VũMột loạt các trừng phạt kinh tế Iran của Mỹ đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay, 07/08/2018, nhằm vào mọi doanh nghiệp tiếp tục duy trì quan hệ làm ăn với Teheran. Để bảo vệ các doanh nghiệp của mình đang hoạt động tại Iran, ngay lập tức Ủy Ban Châu Âu đã lôi công cụ pháp lý cất kho từ 1996, « luật ngăn chặn trừng phạt». Một động thái được cho là mang tính chính trị nhiều hơn hiệu quả thực.
Không có chuyện để mặc cho Mỹ hành động khi lợi ích của Liên Hiệp Châu Âu tại Iran bị thiệt hại. Ngay khi Washington thực thi trừng phạt Iran, Liên hiệp Châu Âu (EU) đã có phản ứng. Trong thông cáo chung với lãnh đạo Ngoại Giao EU Federica Mogherini, ngoại trưởng Pháp, Đức và Anh, ba nước ký thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 và cũng là những nước có nhiều doanh nghiệp cắm chân làm ăn tại Iran, đã đồng thanh tuyên bố « kiên quyết bảo vệ các hoạt động kinh tế của châu Âu đã làm ăn hợp pháp với Iran ». Để chứng tỏ không nói suông, Bruxelles kích hoạt luật ngăn chặn trừng phạt.
Động thái của Bruxelles được nhiều quan chức của Liên Hiệp thừa nhận chỉ mang tính biểu tượng, không có hiệu quả kinh tế thực sự. Trên thực tế luật ngăn chặn trừng phạt là văn kiện được xây dựng từ năm 1996 với mục tiêu ban đầu để đối phó với các trừng phạt, cấm vận kinh tế của Mỹ đối với các nước Cuba, Libya và cả Iran. Trong quá khứ, châu Âu đã tìm được thỏa hiệp với Washington cho nên chưa bao giờ phải vận dụng đến bộ luật này, vì thế mà tính hiệu quả của luật cũng chưa hề được kiểm chứng.
Văn kiện luật chủ yếu nhằm bảo vệ các doanh nghiệp Châu Âu hoạt động ở bên ngoài Liên Hiệp chẳng may bị dính vào các trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên tư pháp Mỹ vẫn có thể phong tỏa tài sản hay áp dụng các trừng phạt khác đối với các chi nhánh của công ty liên quan hoạt động trên đất Mỹ. Luật này cũng cấm các doanh nghiệp châu Âu tuân thủ cấm vận Mỹ. Điều này cũng có nghĩa là châu Âu sẽ phải áp dụng trừng phạt chính các công ty của mình khi họ từ bỏ các cam kết với Iran để tránh trừng phạt của Mỹ. Thí dụ cụ thể là trường hợp của các tập đoàn năng lượng Pháp Total và Engie đã phải thoái lui từ sau khi tổng thống Donald Trump thông báo rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp dụng trở lại các trừng phạt Teheran có từ trước 2015.
Một điều khoản khác của « luật ngăn chặn trừng phạt » cho phép các doanh nghiệp Châu Âu kiện những đối tượng, định chế gây thiệt hại cho họ do thực thi trừng phạt của Mỹ. Cụ thể, chẳng hạn một công ty thầu phụ cho Total bị mất hợp đồng tại Iran chỉ vì tập đoàn dầu lửa Pháp rút khỏi, có thể kiện lại Total. Nhưng có công ty nào lại chấp nhận rủi ro trong một vụ kiện cáo không có gì chắc chắn, chỉ mất thời gian và tốn kém tiền bạc như vậy. Một luật sư được nhật báo Le Figaro hôm nay trích dẫn đã khẳng định.
Tóm lại giới luật gia đều nhất trí cho rằng « luật ngăn chặn trừng phạt » của châu Âu không có giá trị bảo vệ được công ty nào mà chỉ mang tính biểu tượng chính trị.
Trong bối cảnh bế tắc đó, có những biện pháp hỗ trợ vật chất cũng được gợi ra. Thí dụ, Paris đề nghị các nước thành viên EU đền bù thiệt hại cho các doanh nghiệp bị dính trừng phạt của Mỹ. Giải pháp này cũng không khả thi vì việc giải ngân hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại Iran lại đụng chạm đến việc sử dụng đến đồng đô la. Ủy ban Châu Âu đã cho phép Ngân Hàng Đầu Tư Châu Âu (BEI) làm ăn tại Iran, nhưng bản thân ngân hàng này đã từ chối. BEI chủ yếu giao dịch bằng đồng đô la, không muốn mắc vào trừng phạt của Washington trong khi hệ thống tài chính Mỹ rất mạnh bao trùm hầu khắp mọi hoạt động ngân hàng trên khắp thế giới.
Theo giới chuyên gia, luật phong tỏa của châu Âu chỉ có tác dụng phần nào đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn các tập đoàn lớn thì gần như vô ích. Giải pháp tốt nhất cho các tập đoàn, đại công ty là thương lượng tìm kiếm thỏa hiệp để được Mỹ cho quyền đặc cách hay miễn trừ theo cách nào đó. Tháng trước, Pháp, Đức và Anh đã thử đề xuất với Washington nhưng đều vấp phải lời từ chối thẳng thừng của tổng thống Donald Trump.
Trong bối cảnh như vậy, nhiều công ty lớn của Châu Âu, ban đầu nhanh chân có mặt ở Iran nay đang khẩn trương rút ra, đành chấp nhận thua lỗ để bảo toàn về lâu dài hơn là bị dính vào các đòn trừng phạt của Mỹ, sẽ còn nặng nề hơn trong loạt áp dụng thứ hai vào tháng 11 tới đây.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180807-chau-au-nan-giai-truoc-don-trung-phat-iran-cua-my

Đài Loan đáp trả các hãng bay tuân thủ Bắc Kinh

Bộ Giao thông Vận tải Đài Loan cho biết đang cân nhắc ‘biện pháp đối phó’ với các hãng hàng không tuân thủ lệnh đổi tên quốc đảo theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Theo United Daily News, các biện pháp gồm: cấm sử dụng ống lồng đưa hành khách từ nhà ga ra máy bay và điều chỉnh ô cất cánh và hạ cánh của máy bay các hãng đổi tên Đài Loan như là một phần của Trung Quốc trên website.
Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ
Đài Loan mất thêm đồng minh ngoại giao
Ông Hun Sen cấm treo cờ Đài Loan
Panama cắt quan hệ với Đài Loan vì Trung Quốc
Tờ báo dẫn một nguồn tin ẩn danh cho hay Đài Bắc cố gắng gây áp lực lên các hãng bay tuân thủ theo lệnh của Bắc Kinh.
Trong khi đó, các hãng vận tải có cách tiếp cận trung lập hơn đối với yêu cầu từ Bắc Kinh – bằng cách chỉ bỏ tên quốc gia khỏi các điểm đến Đài Loan của họ – sẽ được Đài Bắc cho các ưu đãi như giảm hoặc không tính phí hạ cánh và phí cơ sở vật chất.
Ngày 25/4, Bắc Kinh ra lệnh cho 44 hãng hàng không quốc tế ngưng hiển thị Đài Loan là quốc gia trên website của họ và thay vào đó phải đề “Đài Loan, Trung Quốc” hoặc “khu vực Đài Loan của Trung Quốc”.
Bắc Kinh cũng muốn bản đồ về các tuyến bay của các hãng hàng không phải hiển thị Đài Loan trên cùng màu sắc được dùng với Trung Quốc đại lục. Nhà Trắng mô tả yêu cầu này là “phi lý”.
Bốn hãng hàng không Hoa Kỳ – American Airlines, Delta Air Lines, United Airlines và Hawaiian Airlines, hiện chỉ hiển thị tên các thành phố của Đài Loan trên các trang đặt vé.
Trong khi đó, hãng hàng không của Hong Kong đã gọi “Đài Loan, Trung Quốc” như nhiều hãng bay quốc tế khác.
Trump không loại trừ khả năng gặp TT Đài Loan
Vì sao tàu Liêu Ninh vội rời Biển Đông?
Đài Loan phản đối VN trao nghi phạm cho TQ
TQ phạt tù nhà hoạt động Đài Loan
Hồi tháng 5/2018, Cộng hòa Dominica vừa thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và cắt đứt với Đài Loan.
Đài Loan nói “rất thất vọng” về quyết định của quốc gia vùng Caribbe này, là quyết định càng khiến cho Đài Loan bị cô lập ngoại giao.
Cả chính quyền Bắc Kinh lẫn Đài Bắc đều nói rằng các nước khác không thể cùng lúc công nhận cả hai.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45073986

Trung Quốc lên kế hoạch

xây đường hầm dưới biển nối Đài Loan

Các nhà khoa học Trung Quốc, sau nhiều năm tranh luận, đã gần đạt được sự thống nhất trong việc thiết kế một đường hầm dưới biển bắt qua eo biển Đài Loan.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng loan tin vừa nêu vào ngày 6 tháng 8, dẫn nguồn từ các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã đệ trình kế hoạch lên Chính phủ Trung Quốc.
Nếu được thực hiện, đây sẽ là đường hầm dưới biển dài nhất thế giới với chiều dài 135 km dưới biển và xe lửa có thể chạy trong đường hầm này với vận tốc 250 km/giờ. Theo dự kiến, đường hầm sẽ hoàn thành vào năm 2030.
Hiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đang căng thẳng và điều này có thể làm chậm trễ việc thực hiện dự án.
Mặc dù vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ đơn phương tiến hành dự án trị giá hàng tỷ Nhân dân tệ và mang tính biểu tượng này.
Một nhà khoa học làm việc trong Chính phủ Bắc Kinh, không muốn nêu tên nói rằng đây là một trong những dự án xây dựng lớn nhất và khó nhất trong thế kỷ 21.
Ý tưởng cho dự án xây đường hầm dưới biển nối Trung Quốc và Đài Loan được hình thành gần tròn một thế kỷ, nhưng gần đây các nhà khoa học và kỹ sư mới tìm ra được phương thức để xây dựng đường hầm này. Dự án được chú ý hơn sau khi vào năm 2016, Bắc Kinh quyết định đưa thêm đường xe lửa tốc độ cao vào kế hoạch.
Thiết kế của dự án này được hoàn chỉnh vào năm ngoái, do Học viện Kỹ thuật Trung Quốc tài trợ.
Đường hầm dưới biển bắt qua eo biển Đài Loan sẽ dài gấp 3,5 lần so với đường hầm dưới biển dài nhất hiện nay nối giữa Anh và Pháp có chiều dài 37,9 km.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/beijing-is-planning-world-longest-rail-tunnel-to-link-taiwan-mainland-08072018084058.html

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung:

GDP 2018 của TQ sẽ giảm 0.2%

Công ty Dữ liệu Quốc tế (IDC) hôm 3/8 nói rằng chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tác động tiêu cực đến cả hai nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế Trung Quốc.
Tờ Taiwan News trích dẫn phúc trình của IDC nói rằng việc Hoa Kỳ và Trung Quốc áp đặt các mức thuế trị giá 34 tỷ đôla mỗi bên sẽ làm giảm đà tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2018 xuống 0,2 %, từ 6,7% xuống còn 6,5%, tương đương khoảng 25 tỷ đôla GDP.
Thị trường ngành kỹ nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, dự báo tăng trưởng chung của ngành này năm 2018 ước tính giảm 0,6 % (từ 9,0% xuống 8,4%), vào khoảng 4 tỷ đôla.
Phúc trình của IDC lưu ý rằng vì cuộc chiến thương mại, “thị trường ICT Trung Quốc dự kiến sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực hơn so với tác động đối với GDP Trung Quốc bởi vì triển vọng tăng trưởng GDP thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến việc mua công nghệ ICT, hơn nữa đồng nhân dân tệ mất giá sẽ làm chi phí tổng thể của ngành công nghiệp ICT của nước này tăng đáng kể do phụ thuộc nhiều vào việc nhập công nghệ.”
Ngoài ra, phúc trình còn cho biết cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hầu hết các ngành công nghiệp Trung Quốc.
Vẫn theo phúc trình này thì ngành công nghiệp sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến chính sách công nghiệp “Sản suất ở Trung Quốc 2025/Made in China 2025,” và các ngành dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ công nghệ.
https://www.voatiengviet.com/a/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-gdp-2018-cua-tq-se-giam-02/4517249.html

Bóng dáng Trung Quốc

phía sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào

Thụy MyHôm 23/07/2018, vào khoảng 20 giờ (13 giờ GMT), đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại tỉnh Attapeu đã bị sụp đổ, khiến 500 triệu tấn nước đổ ụp xuống bảy ngôi làng. Một khu vực kéo dài hàng mấy chục cây số đã bị nước lũ tràn ngập, thậm chí tràn sang cả nước Cam Bốt láng giềng. Theo loan báo mới nhất vào hôm qua 06/08/2018 tức hai tuần sau thảm họa, chỉ mới tìm được 31 xác, và vẫn còn 130 người mất tích.
Tuy nhiên theo AFP con số chính xác về các nạn nhân khó thể ước tính được, do nhiều địa điểm hiểm trở không vào được trong mùa mưa, chính phủ Lào thiếu minh bạch, và thiếu vắng báo chí độc lập. Trước đó có viên chức địa phương nói rằng có đến 1.126 người mất tích.
Nếu nhìn sơ bề ngoài thì Trung Quốc, người láng giềng phương bắc của Lào chẳng liên quan gì đến tai nạn này. Các công ty Trung Quốc không dính vào dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy, và ngoại trưởng Trung Quốc nói rằng nước mình không bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên theo The Diplomat, thái độ ứng xử của Bắc Kinh trong vụ này là quan trọng. Có thể ảnh hưởng không chỉ đến hình ảnh của Trung Quốc – tại Lào nói riêng và trong khu vực nói chung – mà cả về tác hại tiềm năng của thảm họa vỡ đập ở Attapeu lên các dự án khác của Trung Quốc.
Không chần chừ, Bắc Kinh đã hành động ngay. Trên thực tế, đội quân y của Giải phóng quân Trung Quốc đã có mặt ở Lào để « diễn tập chung về cứu trợ y tế nhân đạo » khi con đập bị vỡ.
Tân Hoa Xã loan tin quân đội Trung Quốc đã gởi một đội y bác sĩ 32 người đến hiện trường, là « đội cấp cứu quốc tế trang bị đầy đủ đầu tiên » có mặt tại nơi xảy ra thảm họa. Các bác sĩ trong đội này nói với Tân Hoa Xã là họ phải chữa trị khoảng 100 bệnh nhân một ngày. Quân đội Trung Quốc cũng tặng thiết bị y tế và « các xe y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh » cho Lào sau khi kết thúc cuộc diễn tập.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết, chính quyền Bắc Kinh còn cung cấp « viện trợ nhân đạo thiết yếu cho Lào, trong đó có tàu vận tải, lều và thiết bị lọc nước ».
Tất nhiên đối với Bắc Kinh, việc hỗ trợ bằng những ngôn từ hoa mỹ chẳng bao giờ thiếu. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng hôm 27/7 tuyên bố : « Là láng giềng thân thiết và hữu hảo với Lào, Trung Quốc hết sức quan tâm đến các nỗ lực cấp cứu liên quan đến thảm họa vỡ đập tại Lào ».
Cả chủ tịch Tập Cận Bình lẫn thủ tướng Lý Khắc Cường, ngoại trưởng Vương Nghị đều gởi điện chia buồn đến đối tác Lào. Trung Quốc muốn được coi là một láng giềng tốt bụng, và sự đáp ứng nhanh chóng, có vẻ hào phóng trước tai họa vừa xảy ra là một khởi đầu tốt đẹp. Bắc Kinh đã từng bị tố cáo là bủn xỉn trong các hoạt động cứu trợ.
Đọc thêm: Bần tiện với Philippines, Bắc Kinh bỏ lỡ cơ hội “quyền lực mềm” ở Đông Nam ÁĐặc biệt là khi siêu bão Haiyan (Hải Yến) tàn phá Philippines làm hàng chục ngàn người thiệt mạng năm 2013 ; trong khi Mỹ, Nhật, Úc, Na Uy…đều hứa viện trợ hàng chục triệu đô la, Trung Quốc chỉ giúp có 100.000 đô la. Bằng đúng số tiền trợ giúp của một nước nghèo và cũng bị thiệt hại bởi trận bão này là Việt Nam ! Tờ Time của Mỹ đã phẫn nộ chạy tựa « Nền kinh tế thứ nhì thế giới tống bớt ít tiền lẻ cho đảo quốc bị bão tàn phá ». Các nhà quan sát lên án sự bần tiện này là để trả đũa việc Philippines kiện Bắc Kinh tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye.
Trong trường hợp Lào, Trung Quốc chẳng có lợi lộc gì để chơi đòn chính trị và bị quốc tế « ném đá » lần nữa. Vương quốc nhỏ bé này vẫn được coi là một trong những nước Đông Nam Á gần gũi nhất với Bắc Kinh. Cũng theo chế độ độc đảng, Nhà nước cộng sản Lào có mối liên hệ chính trị chặt chẽ, và sự thống trị về kinh tế của Trung Quốc tại nước này đã cung cấp thêm « lớp bảo vệ an ninh thứ hai » cho mối quan hệ.
Tuy nhiên, một bài viết trên tạp chí The Diplomat trước đây cho biết tình cảm chống Trung Quốc đang sôi sục tại Lào, do người dân cảm thấy việc Bắc Kinh đầu tư ồ ạt vào đã biến nhiều vùng của đất nước thành « tỉnh của Trung Quốc ». Thế nên một nỗ lực mạnh mẽ, dễ thấy để giúp đỡ Lào ngay sau khi xảy ra tai họa, và hỗ trợ tái thiết về lâu về dài, có thể giúp cho Bắc Kinh tô điểm lại hình ảnh.
Có điều trên thực tế, việc chính quyền Bắc Kinh hy vọng giảm thiểu được thiệt hại từ vụ vỡ đập có một lý do khác : các công ty Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào các dự án đập thủy điện ở Lào, nơi Trung Quốc đang là nhà đầu tư hàng đầu.
Như đã đề cập ở trên, các công ty Trung Quốc không tham dự vào dự án đập thủy điện vừa bị vỡ. Đập này do tổ hợp Xe-Pian Xe-Namnoy Power Company’s (PNPC) xây dựng, gồm các đối tác Hàn Quốc, Thái Lan, Lào. Nhưng Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào thủy điện tại Lào (bên cạnh Thái Lan, nước nhập khẩu điện từ những đập này).
Trung Quốc liên quan đến phân nửa tổng số dự án thủy điện tại Lào, cả từ dòng chính của sông Mêkông cho đến trên các phụ lưu của con sông lớn này. Theo số liệu của International Rivers (Tổ chức Sông ngòi Quốc tế), trong số các công trình đập thủy điện của Trung Quốc tại Lào có thể kể : đập Pak Beng trị giá 2,4 tỉ đô la do tập đoàn Đại Đường (China Datang Overseas Investment) đầu tư; một loạt bảy đập trên sông Nam Ou do tập đoàn Kiến thiết Thủy điện Trung Quốc (Sinohydro Corporation) xây dựng, ba dự án thủy điện trên sông Nam Khan cũng do Sinohydro phụ trách, và đập Nam Beng do China Electrical Equipment Corporation xây dựng.
Vụ vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy có thể khiến chính phủ Lào phải đặt lại vấn đề về ý định muốn trở thành « nguồn điện của Đông Nam Á », và như vậy các dự án đầu tư kể trên của Trung Quốc sẽ tiêu tùng. Tác hại đối với Bắc Kinh sẽ còn lớn hơn rất nhiều, nếu thảm kịch vỡ đập tại Lào thúc đẩy các chính phủ khác ở Đông Nam Á phải suy nghĩ lại về chính sách phát triển thủy điện.
Trong tinh thần đó, số tiền để giúp đỡ các làng bị ảnh hưởng bởi vụ vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy chỉ là « tiền lẻ », nếu không muốn nói là « của bố thí », nhằm duy trì các dự án thủy điện đã và đang đầu tư rất nhiều tỉ đô la của Trung Quốc tại Lào nói riêng, và trên toàn khu vực nói chung.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180807-bong-dang-trung-quoc-phia-sau-vu-vo-dap-thuy-dien-o-lao

Bắc Hàn thả công dân Nam Hàn vượt biên

Bắc Hàn vừa trả tự do cho một công dân Nam Hàn bị bắt giữ vào tháng 7 sau khi vượt biên giới vào miền Bắc, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết hôm 7/8.
Tù nhân là một người đàn ông 34 tuổi tên Seo bị giam giữ sau khi vào lãnh thổ Bắc Hàn “một cách bất hợp pháp” vào tháng trước, theo cơ quan của chính phủ Hàn Quốc được thành lập năm 1969 nhằm quảng bá giải pháp thống nhất hai miền Triều Tiên.
Các quan chức Hàn Quốc đã gây sức ép để sáu người Nam Hàn khác được cho là đã bị giam cầm trong nhiều năm qua ở Bắc Hàn được trả tự do, trong khi Bộ Thống nhất bày tỏ lạc quan là việc thả ông Seo là một dấu hiệu khả quan.
Vào tháng 5, Bắc Hàn phóng thích ba tù nhân Mỹ như một cử chỉ được xem là để mở đường cho hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vào tháng 6 giữa lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Sau khi các công dân Mỹ được thả, chuyên gia điều tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Tomas Ojea Quintana, ra thông báo kêu gọi trả tự do cho những công dân Hàn Quốc.
Trong số những người đó có các nhà truyền giáo Kim Jung-wook, bị bắt vào tháng 10/2013, Kim Kook-kie và Choi Chun-kik, bị bắt giam từ năm 2014.
Ba người khác là những người đào tẩu từ Bắc Hàn, và theo cơ quan mật vụ quốc gia của Hàn Quốc, họ bị Bắc Hàn “bắt giữ” mà không tiết lộ họ bị bắt ở đâu và vì sao.
https://www.voatiengviet.com/a/bac-han-tha-cong-dan-nam-han-vuot-bien/4517193.html

Bắc Triều Tiên:

Liên Hiệp Quốc nới lỏng viện trợ nhân đạo

Tú AnhMột văn kiện do Hoa Kỳ đề xướng nhằm tránh cho nhu yếu phẩm cứu trợ cho dân chúng Bắc Triều Tiên không bị các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc cản trở đã được Hội Đồng Bảo An chấp thuận hôm thứ Hai 06/08/2018, theo AFP.
Trong bối cảnh khoảng 10 triệu dân Bắc Triều Tiên, tức gần một nửa dân số bị thiếu ăn cộng thêm tình trạng mất mùa trong năm 2017, Liên Hiệp Quốc phải khẩn cấp tìm giải pháp viện trợ lương thực mà không vi phạm lệnh cấm vận.
Trong chiều hướng này, tháng Bảy vừa qua, Hoa Kỳ đề nghị một loạt chỉ thị mới cho phép các tổ chức thiện nguyện quốc tế và của Liên Hiệp Quốc được miễn trừ một số biện pháp trói buộc của Ủy Ban Giám Sát Trừng Phạt. Sau nhiều tuần lễ thương lượng, các biện pháp mới đã được Ủy Ban Giám Sát của Hội Đồng Bảo An chấp thuận.
Nhà ngoại giao Hà Lan, Lise Gregoire-Van Haaren, điều hành Ủy Ban Giám Sát hy vọng các chỉ thị vừa được thông qua sẽ cho phép « cung cấp lương thực cho người dân Bắc Triều Tiên mà không vi phạm các nghị quyết cấm vận » mà mục tiêu tối hậu là phi hạt nhân hóa bán đảo.
Úc đòi Bắc Triều Tiên trao trả hài cốt binh sĩ Úc tử trận
Cũng trong quan hệ với Bình Nhưỡng, chính phủ Úc cho biết đã yêu cầu Bắc Triều Tiên trao lại hài cốt của 43 chiến binh Úc bị xem là mất tích trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đưa ra yêu cầu này trong cuộc tiếp xúc hiếm hoi với đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho vào cuối tuần trước tại Singapore, sau khi Bình Nhưỡng trao trả cho Washington 55 hài cốt quân nhân Mỹ.
Cũng trong quan hệ với Bình Nhưỡng, chính phủ Úc cho biết đã yêu cầu Bắc Triều Tiên trao lại hài cốt của 43 chiến binh Úc bị xem là mất tích trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đưa ra yêu cầu này trong cuộc tiếp xúc hiếm hoi với đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho vào cuối tuần trước tại Singapore, sau khi Bình Nhưỡng trao trả cho Washington 55 hài cốt quân nhân Mỹ.
Theo bà Julie Bishop, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên « ghi nhận » các đề nghị của Úc : thăm viếng nghĩa trang, trợ giúp pháp y và chuyên gia cải táng.
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, 17.000 quân Úc tham chiến dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc. Tổng cộng thiệt hại nhân mạng : 340 lính Úc tử trận, 1.126 người bị thương và 43 người bị xem là mất tích.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180807-bactrieu-tien-lien-hiep-quoc-noi-long-vien-tro-nhan-dao

Động đất đảo Lombok: Indonesia di tản du khách

Mai VânTheo thông báo mới nhất ngày 07/08/2018, số nạn nhân vụ động đất ở Lombok, Indonesia, lên 98 người. Chiến dịch cứu trợ nạn nhân động đất vẫn khẩn trương, nhất là tìm kiếm những người sống sót, nhưng đồng thời còn phải di tản du khách, nhất là trên đảo Gili nổi tiếng, ở phía đông bắc Lombok.
Hàng trăm khách du lịch bị kẹt lại tại đây. Công việc không dễ dàng, tàu thuyền thiếu, việc di tản rất chậm, những người muốn nhanh chóng rời bằng máy bay cũng phải vất vưởng chờ đợi. Thông tín viên RFI Joël Bronner, đã đến phi trường Lombok, ghi nhận tâm trạng du khách :
Khi bước vào sân bay Lombok, khung cảnh đập vào mắt là hàng chục du khách, người ngồi, kẻ nằm trên mặt đất khắp nơi.
Trong số người chờ một chuyến bay này, nhiều người rõ ràng là đã bị chấn động.
Họ không ngủ được từ hai đêm qua, khi nhớ lại cảnh tượng khủng khiếp khi những bức tường sụp đổ. Một bà mẹ cứ muốn ở lại phi trường với con gái thay vì ra ở khách sạn ở ngoài, bà luôn nhớ lại cảnh tượng nơi bà thuê, tường nhà đã sụp lên người họ.
Charlotte, 28 tuổi, nhớ lại cảnh ở bãi biển, nơi mà dư chấn suýt làm sụp đổ tất cả.
Heikki, 30 tuổi, người Phần Lan, giọng run run nói đến khoảng thời gian phải đợi một chiếc thuyền hàng tiếng đồng hồ, trên bãi biển, không có một ngụm nước, trong khi những người chủ khách sạn thì đã rời đi từ lâu.
Cuối cùng là cảm giác bị người dân tại chỗ trấn lột khi đòi những khoản tiền rất lớn để đưa họ đến sân bay. Điều này làm cho những người vốn đã rất mệt mỏi và còn hoảng sợ này hoàn toàn bị sốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180807-indonesia-di-tan-du-khach-khoi-vung-dao-lombok-bi-dong-dat

Quá dựa vào Trung Quốc,

châu Phi đối mặt với khó khăn nghiêm trọng

RFITrung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi với tổng số tiền đầu tư lên đến 114 tỉ đô la vào cuối năm 2016, chiếm khoảng 14% trao đổi thương mại quốc tế trên toàn châu lục. Tuy nhiên, tác giả Idriss Linge, nhận định trên trang Ecofin Hebdo (20-27/07/2018), “quá dựa vào Trung Quốc, châu Phi có thể gặp khó khăn nghiêm trọng”.
Trên thực tế, đến 80% khối lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước châu Phi là nhiên liệu, trong khi khối lượng hàng thành phẩm lại rất ít, chỉ chiếm khoảng 7% thị phần.
Mỗi nước châu Phi có chiến lược khác nhau, nhưng đều dựa vào Trung Quốc vì cường quốc châu Á này cần khoáng sản để thực hiện hàng loạt công trình đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thời kỳ vàng son có vẻ đang trôi qua. Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với một loạt trở ngại có nguy cơ tác động tiêu cực đến nhu cầu mua nhiên liệu từ châu Phi. Cụ thể, theo số liệu thống kê, đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Trung Quốc chỉ tăng 12% vào cuối tháng 05/2018, thấp hơn con số 20% vào cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, nhiều dự án được thông báo thực hiện trong năm 2018 cũng bị tạm ngừng hoặc bị đình chỉ.
Trung Quốc : Giảm đầu tư, bớt nhu cầu về nhiên liệu
Việc giảm nhịp độ phát triển hạ tầng tại Trung Quốc là do nhiều yếu tố. Thứ nhất, chính phủ Trung Quốc đang thẩm định hiệu suất khối cơ sở hạ tầng hiện có.
Yếu tố thứ hai chính là ý định giảm khối lượng nợ công của nước này. Năm 2016, các ngân hàng Trung Quốc đã cấp số tiền vay khổng lồ, 1.880 tỉ đô la vì chính phủ khuyến khích các biện pháp tái thiết bằng cách cấp tín dụng để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra.
Vào cuối tháng 03/2018, tổng số tiền cho các doanh nghiệp công tại Trung Quốc vay lên đến 5.963,4 tỉ đô la, tương đương với 47% GDP nước này. Khối tiền này thường được vay ở các ngân hàng, chủ yếu là ngân hàng nhà nước, để phục vụ các dự án đầu tư, qua đó chủ yếu là tạo việc làm và chỉ thu được lợi nhuận vừa đủ cho hoàn vốn và lãi của khối nợ công khổng lồ này.
Yếu tố thứ ba chính là cuộc chiến thương mại với Washington mà chính phủ Bắc Kinh đang phải đối phó. Về mặt kỹ thuật, đánh thuế vào 250 tỉ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc không gây bất trắc gì lớn. Nhưng thách thức ở chỗ trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải tìm cách giải quyết khối nợ công này, chính phủ của ông Tập Cận Bình sẽ khó kìm hãm được mối đe dọa từ việc giảm khối lượng hàng nhập khẩu vì việc này sẽ tác động gián tiếp đến nhiều lĩnh vực liên quan, theo đánh giá của các nhà phân tích thuộc ngân hàng Mỹ JP Morgan.
Cuối cùng, phải nhắc đến thỏa thuận thương mại mới được Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản ký kết, khiến nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ bị cô lập hơn nữa.
Tăng tiêu thụ nội địa Trung Quốc : một giải pháp thay thế cho châu Phi?
Trước những thách thức đang đe dọa tham vọng đầu tư Trung Quốc, các nhà phân tích của công ty thẩm định Mỹ Moody’s cho rằng châu Phi phải chờ cơ hội Trung Quốc biến thành một nền kinh tế tiêu thụ. Tuy nhiên, lợi ích từ việc này sẽ có tác động khác nhau đến các nước châu Phi.
Nhu cầu của Trung Quốc về các loại sản phẩm như đồng, colbat và nhôm vẫn rất mạnh vì được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất ô tô, đồ điện tử gia dụng và phương tiện giao thông cho xã hội Trung Quốc. Ngoài ra, kế hoạch “Made in China 2025” cũng sẽ tăng đáng kể nhu cầu về các kim loại này. Các nước châu Phi được lợi từ nhu cầu này là Cộng hòa Dân chủ Congo hoặc Zambia.
Tương tự, vẫn theo các nhà phân tích của Moody’s, khối lượng hàng thực phẩm xuất sang Trung Quốc, như các loại dầu ăn thực vật, đã tăng trong những thập kỷ gần đây và sẽ còn tăng trong tương lai. Điều này có lợi cho các nước Senegal và Ethiopia, nơi Trung Quốc đầu tư ồ ạt.
Cuối cùng, thu nhập của người dân Trung Quốc tăng cũng làm thay đổi sở thích tiêu thụ. Họ hướng đến các sản phẩm và trải nghiệm cầu kỳ hơn, cao sang hơn, như du lịch chẳng hạn.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, lượng khách quốc tế đến châu Phi tăng 8,1% vào năm 2016. Từ năm 2012, số khách Trung Quốc đến châu Phi đã tăng thêm 30%, du con số này vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 1,5% tổng số khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.
Sức tiêu thụ bị đe dọa vì khối nợ của các hộ gia đình tăng
Châu Phi có thể hy vọng vào sức tiêu thụ của Trung Quốc hay không? Về điểm này vẫn còn một giả thuyết lớn phụ thuộc vào cầu trúc thu nhập và nợ của các hộ gia đình Trung Quốc.
Theo thống kê chính thức của nhà nước Trung Quốc, từ năm 2007, phần tài sản quốc gia Trung Quốc dành cho hộ gia đình đã giảm, từ 46% xuống còn 42% GDP. Phần còn lại của GDP chủ yếu được chia về các doanh nghiệp do nhà nước và tầng lớp lãnh đạo kiểm soát. Phần thu nhập của các hộ gia đình đã giảm 1% chỉ riêng trong năm 2017.
Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán bị sụt giảm. Từ đầu năm 2018, chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã giảm 15,7% vào ngày 16/07/2018. Dù số lượng tỉ phú Trung Quốc vẫn tăng và thu nhập cá nhân cũng tăng, thì đông đảo người tiêu dùng đang phải đối mặt với hiện tượng giảm việc làm và giảm thu nhập tiềm tàng do thặng dư chứng khoán tạo ra.
Nhưng mối đe dọa lớn nhất mà người tiêu dùng Trung Quốc phải đối mặt lại là khối nợ của các hộ gia đình tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, với nhịp độ trung bình là 23%. Như vậy, trong khi lương tăng gấp 3 lần ở Trung Quốc thì khối nợ của các hộ gia đình tăng gấp 9 lần.
Trong một bản báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, khối nợ của các hộ gia đình Trung Quốc vào ngày 31/03/2018 là 6.141,3 tỉ đô là, tương đương khoảng 50% GDP của nước này.
Xu hướng Trung quốc giảm bớt đầu tư có thể được bù lại nhờ sức tiêu thụ của người dân trong nước để duy trì khối lượng hàng xuất khẩu của châu Phi vào quốc gia Đông Á này. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Phi cần chú ý theo dõi sức tiêu thụ này vì nó đang bị tình trạng nợ tăng nhanh của các hộ gia đình đe dọa. Đây là một thách thức mà chính quyền Trung Quốc còn chưa đưa ra đường hướng giải quyết.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180806-qua-dua-vao-trung-quoc-chau-phi-doi-mat-voi-kho-khan-nghiem-trong

Iran bác bỏ đề nghị đàm phán

sau khi Mỹ áp dụng các trừng phạt

Các trừng phạt của Hoa Kỳ nhắm vào Iran bắt đầu có hiệu lực kể từ lúc 4 giờ, giờ quốc tế, hôm nay, 07/08/2018. Trước đó, tổng thống Mỹ Donald Trump lại đưa ra lời cảnh cáo Iran, nhưng đồng thời ông tuyên bố để ngỏ khả năng đàm phán với Teheran về một thỏa thuận rộng lớn hơn liên quan đến toàn bộ « các hoạt động tiêu cực » của Iran, bao gồm cả chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và ngăn chặn nước này ủng hộ khủng bố.
Ngay lập tức, tổng thống Iran Hassan Rohani tố cáo thái độ của Donald Trump và bác bỏ đề nghị đàm phán của nguyên thủ Hoa Kỳ.
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi gửi về bài tường trình :
« Trong phản ứng đầu tiên, tổng thống Rohani đã khẳng định rằng người ta không thể vừa muốn đàm phán vừa áp đặt các trừng phạt chống lại Iran. Nguyên thủ Iran nói : Đề nghị đàm phán cùng lúc tiến hành trừng phạt, thế có nghĩa là gì ? Nếu một người nào đó dùng dao đâm phập vào tay đối thủ hoặc kẻ thủ, đồng thời lại đề nghị đàm phán, câu trả lời là người đó trước tiên phải cất dao vào túi đã, rồi hãy ngồi vào bàn và tiến hành đàm phán. Đó là một cuộc chiến tranh tâm lý và Hoa Kỳ tìm cách làm cho người dân Iran ngờ vực.
Do vậy, trong bài phát biểu của mình, tổng thống Rohani đã bác bỏ mọi khả năng đàm phán với Hoa Kỳ trong hoàn cảnh hiện nay.
Ngay cả trước khi có hiệu lực, các trừng phạt mới của Mỹ đã tác động rất mạnh mẽ đến nền kinh tế Iran. Đồng tiền sụt giá đến chóng mặt, làm cho giá của tất cả các loại hàng hóa tăng rất cao, nhất là những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày. Hoạt động kinh tế chậm lại, dẫn đến việc sa thải nhân công hàng loạt trong nhiều lĩnh vực. Trong các cửa hàng, một số mặt hàng bắt đầu khan hiếm. Tình trạng này lại càng làm cho người dân thêm lo ngại ».
Sáng nay, trên Twitter, tổng thống Donald Trump cảnh báo: bất kỳ ai làm ăn với Iran sẽ không thể làm ăn với Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180807-iran-bac-bo-de-nghi-dam-phan-sau-khi-my-ap-dung-cac-trung-phat

Tags:

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.