Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 07/01/2017

Saturday, January 7, 2017 7:06:00 PM // , ,

Tin Việt Nam – 07/01/2017

‘Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ’ hay lịch sử bị chối bỏ?

Cát Linh, RFA
Giới học thuật, trí thức Việt Nam trong những ngày qua xôn xao về chuyện việc ra mắt cuốn sách nghiên cứu về nhân vật Trương Vĩnh Ký bị “lệnh miệng” đình lại.
Bị cấm ra mắt
Quyển sách ‘Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ’ ra đời như một công trình nghiên cứu có bề dày hơn 50 năm của tác giả, học giả Nguyễn Đình Đầu. Ông cho biết sách đã được Cục Xuất Bản chấp thuận và cấp phép lưu chiểu trong mấy tháng qua.
Thế nhưng, theo tin từ trang vanviet.info và sau đó được cộng đồng mạng chia sẽ rất nhiều, ngày 4/1/2017, một “lệnh miệng” được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách.
Chính học giả Nguyễn Đình Đầu cũng hoàn toàn không được biết trước
“Tôi mới được tin ngày hôm qua. Công ty Nhã Nam và NXB Tri Thức cũng không có văn bản, chỉ có chỉ thị bằng lời nói. Chính tôi cũng không biết là vì sao?”
Theo tôi được biết thì tác giả, cụ Nguyễn Đình Đầu, không đồng sửa chữa bất cứ nội dung nào đã viết trong sách. Cụ là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, cẩn trọng và có bản lĩnh.
- Giáo sư Chu Hảo
Khi được hỏi về khả năng những ấn bản đang được phát hành mấy tháng qua có bị thu hồi hết và buộc phải sửa chữa nội dung gốc theo yêu cầu của Cục Xuất Bản hay không, Giáo sư Chu Hảo, giám đốc NXB Tri Thức cho biết:
“Theo tôi được biết thì tác giả, cụ Nguyễn Đình Đầu, không đồng ý sửa chữa bất cứ nội dung nào đã viết trong sách. Cụ là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, cẩn trọng và có bản lĩnh. Xung quanh câu chuyện đánh giá một cách khoa học, khách quan về cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký vấn còn có ý kiến khác nhau. Thậm chí, mặc dầu nhà nước đã chính thức thừa nhận công lao của Trương Vĩnh Ký bằng việc lấy tên của ông đặt cho các đường phố và trừơng học, mà vẫn có người chửi bới ông ấy như là một ” học giả Việt gian” cơ mà. Vì vậy tiếp tục trao đổi, tranh luận công khai những quan điểm của tác giả cuốn sách là cần thiết. Và giá cứ để cuộc giới thiệu sách diễn ra như đã định và tiếp tục phát hành bình thường thì có hay hơn chăng?”
Nhiều ý kiến cho rằng phải chăng do tên gọi của quyển sách là “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ” mà tác phẩm này đã không được ra mắt như đã định?
Tác giả quyển sách cho biết công trình của ông khảo cứu tất cả những người nói về Trương Vĩnh Ký, phê bình Trương Vĩnh Ký khi còn sống và sau khi qua đời.
“Trong tất cả giai đoạn thăng trầm lịch sử của Việt Nam, có những người khen Trương Vĩnh Ký, có người chê Trương Vĩnh Ký nhưng đều không dựa vào tài liệu chính thức. Vì thế tôi thấy muốn hoà hợp dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, thì tôi nghĩ đối với nhân vật lịch sử đặc biệt như Trương Vĩnh Ký, thì nên làm một hồ sơ về Trương Vĩnh Ký.”
Như thế, nếu chỉ là “Hồ sơ Trương Vĩnh Ký” thì sao? Giáo sư Chu Hảo cho biết:
“Đúng, có lẽ cái tựa sách ấy đã làm cho một số người kiên trì bài bác đến mức thóa mạ Trương Vĩnh ký phật ý và phản ứng mạnh mẽ. Phản ứng ấy khi được công bố công khai rộng rãi cũng mang lại it nhiều bổ ích cho nền học thuật nước nhà.”
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thì nhận định rằng “nếu nói về nỗi oan, thì có thể dưới một góc độ về chính trị, thì cho ông Trương Vĩnh Ký là người thân Pháp hay gì đó thì không đúng vì một người học thuật như ông thì ở bất cứ ở đâu và thời gian nào họ cũng thể hiện tính cách và công trình của họ có giá trị muôn đời.
Một công trình hơn 50 năm
Ngay từ bài mở đầu của cuốn sách, Giáo sư Phan Huy Lê đã gọi đây là “một công trình như một hồ sơ Trương Vĩnh Ký mang tên “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ.”
“Tôi coi đây là một công trình tổng hợp có giá trị về Trương Vĩnh Ký, cung cấp một hệ thống tư liệu khá đầy đủ và khách quan với nhiều góc nhìn khác nhau, cho tất cả các nhà khoa học trên mọi lĩnh vực muốn nghiên cứu sâu về nhà bác học Trương Vĩnh Ký.”
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, người đã nhận được thư mời đến buổi ra mắt sách (nhưng đã không xảy ra) dùng hai từ “đặc biệt” để nói về Trương Vĩnh Ký, một người ông rất kính trọng.
“Theo tôi, một nhân vật như Trương Vĩnh Ký là một nhân vật rất đặc biệt, mà tôi vẫn cho là tiêu biểu cho thân phận của người Việt Nam. Ông sống ở thời kỳ Pháp thuộc, nơi đó lại là Nam kỳ, thuộc Pháp. Mà khi mình sống thời kỳ Pháp thuộc, mình sống như thế nào trong giới học thuật đó, mà để mãi với thời gian thì đó là một vấn đề rất quan trọng. Ông Trương Vĩnh Ký đã làm được điều đó. Những công trình nghiên cứu và con người, nhân cách của ông là muôn đời.”
Để gọi là một công trình như cách nói của Giáo sư  Phan Huy Lê và Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu, học giả Nguyễn Đình Đầu đã bỏ ra hơn 50 năm để sưu tầm những tài liệu có giá trị thực tiễn, bắt đầu từ năm 1960, khi ông là hội viên hội nghiên cứu Đông Dương.
Petrus Ký cũng trải qua nhiều sóng gió của khen – chê, tôn vinh – phê phán, nhưng cuối cùng xu thế khách quan, trung thực vẫn chi phối.
- Giáo sư Phan Huy Lê
“Lúc đầu tôi chỉ chú ý đến tờ báo Gia Định báo thời Trương Vĩnh Ký làm chủ bút. Tôi đọc những bài Trương Vĩnh Ký viết về chương trình học của trường Thông Ngôn. Tôi thấy rất đặc biệt vì trường Thông Ngôn vừa dạy cho người Pháp vừa dạy cho người Việt (bằng chữ Hán). Sau đó tôi tình cờ thấy trong thư viện có 1 hồ sơ để ở chỗ khá đặc biệt, của Đại tá Hải quân Pháp coi cái đạo quân chiếm đóng Sài Gòn 1960. Trong hồ sơ đó, tôi thấy có hai cái thư của vị đại tá gửi cho thống đốc nói về Trương Vĩnh Ký. Ông thống đốc muốn kiếm 1 người thông ngôn, nói rõ người đó là Petrus Ký.”
Từ đó, ông đã tìm những sách mà Trương Vĩnh Ký viết về Gia Định ngày xưa, về Nam Bộ hoặc những bài mà Trương Vĩnh Ký sưu tầm lại về Gia Định cổ, Gia Định thất thủ, Gia Định mới, lịch sử Nam Bộ, địa lý Nam Bộ bằng tiếng Pháp…và xem như đây là “một khám giá mới về sự hợp tác của Trương Vĩnh Ký với Pháp, sự nghiệp văn hoá của ông dựa trên tinh thần dân tộc chứ không phải theo thực dân.”
“Đến 1991, tôi có dịp đi Pháp tôi nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký, những tài liệu mà ở Pháp có mà nơi khác không có.”
Tại đây ông cho biết đã tìm được những tài liệu về thân thế của Trương Vĩnh Ký và cả những thơ văn của Trương Vĩnh Ký viết bằng tay nói về tình hình  Sài Gòn những năm 1860. Ông cất công tìm gặp cả người thầy của Trương Vĩnh Ký từ năm 1849, 1850 là ông Cố Long, vừa là một linh mục, vừa là nhà bác học.
Từ chối lịch sử
Nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo khi còn tại thế từng thốt lên rằng “Cho đến bây giờ chưa ai vượt được Trương Vĩnh Ký về pháp ngữ tiếng Việt viết bằng tiếng Pháp.”
Theo học giả Nguyễn Đình Đầu, các tài liệu của Trương Vĩnh Ký bằng tiếng Việt hoặc tiếng Pháp đều căn cứ trên di sản văn hoá chính thức của Việt Nam.
“Trương Vĩnh Ký luôn chủ trương người Việt phải dùng chữ Việt. Người Việt Nam phải dùng tiếng Việt để nói tiếng Việt; và muốn được sâu sát nữa về phương diện triết học, sử học và di sản văn hoá dân tộc thì phải biết chữ Hán nữa.”
“Tuy hợp tác với Pháp nhưng vẫn là giữ tinh thần quốc gia, tức tinh thần yêu nước, lúc đó là trung thân với ái quốc. Vì thấm nhuần tinh thần Thiên chúa giáo và tây phương nên thấm nhuần tinh thần dân chủ, nhưng vẫn giữ được các cốt cách của Việt Nam.”
Những phẩm chất, tinh thần văn hóa dân tộc của Trương Vĩnh Ký được học giả Nguyễn Đình Đầu và sự cộng tác của nhiều dịch giả khác đặt trọn trong Công trình “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ”, như lời giới thiệu của giáo sư Phan Huy Lê:
Theo tôi, một nhân vật như Trương Vĩnh Ký là một nhân vật rất đặc biệt, mà tôi vẫn cho là tiêu biểu cho thân phận của người Việt Nam. 
- Tiến sĩ Nguyễn Nhã
“Trong lịch sử Việt Nam, việc bình luận, đánh giá không ít nhân vật lịch sử thường bị chi phối bởi bối cảnh lịch sử như vậy. Nhưng xu hướng chung vẫn là sự thắng thế của kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc, khách quan và thái độ công minh trước lịch sử. Petrus Ký cũng trải qua nhiều sóng gió của khen – chê, tôn vinh – phê phán, nhưng cuối cùng xu thế khách quan, trung thực vẫn chi phối.”
Thế nhưng, xu thế khách quan, trung thực về một nhân vật của lịch sử đã không được phép giới thiệu đến hậu thế, như luật sư Lê Luân đã viết trên trang nhà của mình:
“Nhưng nhân vật ấy cho đến lúc này, khi vừa mới có cơ hội được trở lại với lịch sử thì cũng ngay lập tức đã bị ngăn trở lại một cách dứt khoát và quyết liệt đến ngỡ ngàng trước những sự phẫn nộ của nhiều người dân mà đã biết sự thật về Ông.”
Có một ngôi trường từng được mang tên Petrus Ký.
Nhưng sau 1975 bị đổi tên. Cũng sau năm đó, bức tượng của ông được dựng gần Bưu điện Sài Gòn từ năm 1927 bị bứng đi mất.

Nạn buôn người gia tăng ở Việt Nam

Nhà cầm quyền CSVN cho biết nạn buôn người đã gia tăng trong năm qua.
Theo báo mạng VnExpress, các cơ quan an ninh cộng sản Việt Nam loan báo số nạn nhân buôn người ở Việt Nam đã tăng 12.8% trong năm 2016. Mặc dù tổng số vụ buôn người đã giảm 6%, bộ công an CSVN đưa ra các con số cho thấy tổng số nạn nhân ghi nhận được trong năm 2016 đã tăng tới 1,128 người.
Trong khi số liệu của Bộ Công An không phân biệt giữa nạn nhân buôn người trong lãnh vực tình dục, và nạn nhân bị đưa vào những hình thức nô lệ lao động khác, một bản báo cáo riêng rẽ từ Ủy Ban Quốc Gia Về Phòng, Chống Hiv/Aids Và Ma Túy, Mại Dâm ghi nhận 600 phụ nữ và trẻ em đã được cứu thoát trong năm 2016. Hầu hết họ đang trên đường đến Trung Cộng, nơi mà sự chênh lệch giới tính đã làm tăng nhu cầu phụ nữ đến từ nước ngoài như một nguồn cung cho những cuộc hôn nhân được mua bằng tiền.
Sự tăng vọt số nạn nhân buôn người vào cuối năm ngoái được cho là nằm trong xu hướng số nạn nhân buôn người đến từ Việt Nam gia tăng trong những năm gần đây. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, các số liệu của chính phủ Việt Nam cho thấy số nạn nhân buôn người đã tăng 11.6% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Nhà chức trách đổ lỗi cho tình trạng nghèo khó, sự thiếu sót trong thi hành luật pháp, biên giới được kiểm soát lỏng lẻo và nhu cầu gia tăng ở nước ngoài.
Huy Lam / SBTN

Phụ huynh trường tiểu học ở Nghệ An

tức giận vì trường lạm thu

Trong những ngày qua, phụ huynh các em học sinh tiểu học Phúc Thành và một số trường lân cận trong khu vực huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An rất tưc giận, bất bình về các khoản lạm thu trong trường năm học 2016-2017.
Những ngày qua, phụ huynh các em học sinh Trường tiểu học số 1 Phúc Thành đã nhiều lần tới gặp ban giám hiệu để yêu cầu làm rõ các khoản thu trong giáo dục, nhất là khoản phải đóng cho con học 2 buổi/ngày với số tiền 90.000₫/hs/tháng, và tiền gửi xe học sinh 103.000₫/xe đạp.
Nhiều phụ huynh cho biết vào đầu năm học, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đã ra công văn cấm các trường tiểu học dạy thêm dưới bất kỳ mọi hình thức án dạy học 2 buổi/ngày để. Tuy nhiên, ban giám hiệu nhà trường lại bắt con em đăng ký học 2 buổi/ngày, và tổ chức thu tiền 90.000₫/hs/tháng. Những em đăng ký học thì mới được học thêm các môn: Tiếng Anh, Tin Học và Kỹ Năng Sống. Còn những học sinh nào không đăng ký học thì không được đi học buổi chiều.
Được biết, phụ huynh các em học sinh cũng đã làm đơn tố giác về việc Ban giám hiệu Trường tiểu học số 1 Phúc Thành lạm thu các khoản đóng góp năm học 2016-2017 tới phòng giáo dục huyện Yên Thành và các cấp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có văn bản nào trả lời.
Trong khi đó, những ngày qua, ban giám hiệu nhà trường đã nhốt những em học sinh không đăng ký học 2 buổi/ngày vào một phòng khi đi học buổi chiều và có những lời nói đe doạ các em học sinh. Các phụ huynh đang rất bất bình trước cách hành xử của ban giám hiệu trường, cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh, để yêu cầu thanh tra Bộ giáo dục và đào tạo làm rõ sự việc.
Nguyên Nguyễn/SBTN

Hội đồng xét xử Pleiku ngồi yên

chứng kiến nữ luật sư và thân chủ bị hành hung

Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam đang yêu cầu cả công an lẫn viện kiểm sát thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, có hành động pháp lý đối với những kẻ đã hành hung một nữ luật sư và thân chủ của bà, ngay tại tòa, trước sự chứng kiến thụ động của hội đồng xét xử.
Theo báo Pháp Luật, hôm 5 tháng 1, phó chủ nhiệm Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam Phan Trung Hoài có công văn gửi cho cơ quan điều tra công an và viện kiểm sát thành phố Pleiku, đề nghị khởi tố vụ án, theo yêu cầu của luật sư Võ Thị Tiết thuộc Đoàn Luật Sư Bình Định. Trước đó, luật sư Tiết đã có đơn yêu cầu khởi tố bà Diệp Thị Khánh Cúc, cùng một số người đã đánh bà gây thương tích nặng tại tòa án thành phố Pleiku.
Bà Cúc là một bên trong một vụ kiện dân sự, và luật sư Tiết đại diện cho bên kia. Vụ hành hung xảy ra hôm 20 tháng 12, trong phiên tòa do thẩm phán Nguyễn Thị Ngà làm chủ tọa. Khi phiên tòa sắp bước vào phần thủ tục thì bà Cúc cho người hành hung ông Thiện, thân chủ của luật sư Tiết. Luật sư Tiết liền báo cáo sự việc, nhưng hội đồng xét xử không hề có biện pháp can thiệp. Sau khi bị đánh, ông Thiện được công an phường La Kring đưa đi khỏi tòa án. Sau đó, trong khi hội đồng xét xử nghị án, bà Cúc và một số kẻ lạ mặt xông tới đánh luật sư Tiết, nhưng không một nhân viên nào của tòa án can thiệp. Kết quả là nữ luật sư Võ Thị Tiết phải vào bệnh viện cấp cứu với nhiều vết thương ở vai, mạn sườn, cánh tay, gãy hai răng và sưng vùng đỉnh đầu bên trái.
Được biết công an phường Ia Kring, thành phố Pleiku, đã nhận đơn trình báo và tố giác tội phạm của nạn nhân từ ngày 26 tháng 12. Nhưng cho đến khi Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam có yêu cầu hôm 5 tháng 1, toàn bộ hệ thống công quyền của thành phố Pleiku vẫn chưa có một hành động nào.
Huy Lam / SBTN

Trao đổi Thư tín ngày 07.01.2017

Hòa Ái, RFA
Thế là chúng ta vừa bước sang năm mới 2017 được tròn một tuần lễ và người Việt khắp nơi có lẽ cũng nôn nao chào đón ngày Tết Nguyên Đán năm Đinh Dậu đang đến rất gần với những lời nguyện cầu và hy vọng không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn ước mong cho “quốc thái-dân an”.
Mong muốn phát triển
Có thể nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kể từ khi tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo trong vai trò người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cách nay 6 tháng đã thể hiện mong muốn đất nước nhanh chóng phát triển. Và ngay những ngày cuối cùng của tháng 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc càng tỏ rõ mục tiêu “dân giàu-nước mạnh” trong năm mới khi ông liên tiếp phát biểu với hàm ý sẽ có nhiều cải cách xóa bỏ những thể chế lỗi thời kìm hãm phát triển cũng như cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật qua các sự kiện quan trọng được tổ chức vào dịp cuối năm 2016.
Thưa Thủ tướng, xin hãy dừng lại ngay các khỏan vay để tránh nợ công đến mức cao trào rồi vỡ nợ thì chế độ sẽ ra sao? Là người dân, tôi thấy Việt Nam mình ngày càng xuống dốc không phanh, đang đà lao xuống vực thẳm. Tan hoang đất nước mất thôi!
-Thính giả Nguyễn Thanh Long
Trong tuần đầu tiên của năm 2017, Hòa Ái ghi nhận rất nhiều khán thính giả và độc giả Đài Á Châu Tự Do đặc biệt quan tâm đến chủ trương và lời tuyên bố vừa nêu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Một số thính giả chia sẻ với Ban Việt ngữ rằng cảm thấy phấn khởi khi nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong mỗi chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo địa phương đều khẳng định như mệnh lệnh là “Đà Nẵng phải trở thành thành phố độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới”,  “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước trong nhiệm kỳ này”, “Bình Dương phải thành đầu tàu mạnh nhất dẫn dắt sự phát triển kinh tế của cả nước và khu vực Đông Nam Bộ”…
Tuy nhiên, cũng có không ít thính giả đặt câu hỏi đất nước Việt Nam sẽ thay đổi và phát triển bằng cách nào trong bối cảnh mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác nhận “nợ công sát trần cho phép, và nếu tính đủ thì có thể đã vượt trần”? Thính giả Bình Trần thể hiện sự lo lắng qua lời tâm sự với Ban Việt ngữ RFA rằng quốc gia đang bị nợ nhiều, nhưng lại không làm ra tiền thì trả nợ thế nào cho được? Trong khi đó, thính giả Nguyễn Thanh Long lại muốn nói với Thủ tướng Việt Nam:
“Thưa Thủ tướng, xin hãy dừng lại ngay các khỏan vay để tránh nợ công đến mức cao trào rồi vỡ nợ thì chế độ sẽ ra sao? Là người dân, tôi thấy Việt Nam mình ngày càng xuống dốc không phanh, đang đà lao xuống vực thẳm. Tan hoang đất nước mất thôi!”
Một quốc gia muốn thay đổi, muốn phát triển không thể chỉ bằng những lời tuyên bố suông. Đây là ý kiến của thính giả Hằng Nguyễn. Và theo thính giả Nguyễn Bá thì một quốc gia thịnh vượng không thể thiếu những nhân tài. Đồng quan điểm với hai vị thính giả này, rất nhiều thính giả RFA trong tuần qua chú ý và thảo luận xoay quanh hiện trạng trí thức trong nước thất nghiệp tràn lan cũng như hiện tượng “chảy máu chất xám” ngày càng trầm trọng và Việt Nam không thu hút được trí thức người Việt ở nước ngoài về nước làm việc.
Phát triển bằng cách nào?
“Trí thức trong nước thất nghiệp cũng phải thôi. Muốn làm việc cho cơ quan nhà nước thì phải ‘hồng hơn chuyên’. Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn muốn làm việc cho các công ty tư nhân hay công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì không có năng lực, kỷ thuật, tay nghề vì 100% sinh viên phải học các học thuyết Mác-Lê-Mao-Hồ hết phân nửa thời gian của đại học rồi.”
“Nếu còn tình trạng con ông cháu cha, quy trình lý lịch và đồng tiền đi trước thì nhân tài sẽ không được sử dụng. Xã hội vẫn tiếp tục đầy dẫy những người ngu dốt bất tài ngồi ghế lãnh đạo, do được tuyển dụng đúng quy trình gia đình và lý lịch, hay chạy chức và chạy quyền…thì làm sao còn chỗ cho những người giỏi thật sự được tuyển dụng?”
“Ngay cả hiện nay chẳng có cán bộ nàotrong nước mà không muốn cho con em đi du học cả. Các du sinh trong khi còn đang học đã tìm mọi cách để định cư kể cả dùng tiền bạc tham nhũng của cha mẹ họ.”
“100% những người có con đi du học mà tôi gặp, họ đều có xu hướng muốn động viên con cái họ tìm việc hoặc kết hôn với động cơ ở lại nước ngoài, không về Việt Nam nữa. Họ coi việc phải quay về Việt Nam sau khi du học là một thất bại to lớn, sau khi đã bỏ ra số tiền khủng để đưa con đi du học. Riêng cá nhân tôi cũng động viên các em du sinh hãy tìm cách ở lại nước ngoài vì Việt Nam không phải là môi trường phát triển cho trí thức một cách công bằng thực sự. Ở Việt Nam thì phải theo nguyên tắc ‘nhất hậu duệ-nhì quan hệ-ba tiền tệ-bốn trí tuệ-năm mặc kệ’.”
“Đã là nhân tài, là trí thức thì về Việt Nam làm gì và đóng góp cái gì? Các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đều là tiến sĩ hết đó, không phải sao? Vậy còn cần chi chất xám, nhân tài nữa?”
Một vài ý kiến của thính giả là những người có tâm nguyện trở về Việt Nam đóng góp cho nước nhà:
“Việt Nam thu hút nhân tài không khó. Nhưng điều quan trọng là có tôn trọng ý kiến của họ không? Hay lúc nào cũng bịt miệng họ lại? Thậm chí kết tội họ phản động khi họ chân thành, thẳng thắn góp ý xây dựng?”
“Đừng nói những người trí thức ở hải ngoại tại sao không về góp phần xây dựng đất nước? Trong khi ai cũng có tình cảm quê hương, ai cũng muốn góp chút tài năng trí tuệ của mình cho dân tộc Việt Nam. Nói thực tế, bởi vì người ta quá ngán ngẫm với chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chính ở tại Việt Nam, thiếu gì người có tài năng, có đạo đức, có tâm huyết với đất nước…nhưng không phải đảng viên, không biết bè phái phe cánh thì những người này chỉ biết ngậm ngùi đau xót nhìn những kẻ có quyền lực hằng ngày gặm nhấm tài sản của đất nước, tàn phá nền kinh tế của Việt Nam một cách có hệ thống.”
Tiên trách kỷ-hậu trách nhân’, Đảng Cộng sản Việt Nam nên nhìn lại chính mình. Đất có lành thì chim mới đậu. Phát triển quốc gia phải thu hút nhân tài, phải có chiến lược thực tiễn chứ không thể quyết tâm quyết liệt bằng mồm được đâu, thưa Ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc!
-Thính giả Hoàng Huy
“Điều nầy thì các quan chức rõ hơn ai hết, chứ có ai mà nói tôi không nhớ quê hương đất nước tôi? Tại vì các lãnh đạo Việt Nam dùng luật để trị dân không trị quan. Người dân không tiếng nói, có làm có đóng góp cho xã hội nhưng tất cả đều vào túi của nhóm lợi ích chia nhau. Quan dưới nuôi quan trên, tiêu xài be bét, tham nhũng tràn lan. Lên tiếng chống tham nhũng thì bị trù dập, mang thiệt vào thân.”
“Vấn đề không phải ở chính sách ưu đãi. Đã có học thức, có hiểu biết thì không thể nào sống và thở nỗi trong một thể chế độc tài chính trị với một chính quyền quyền lực thay vì là năng lực. Kiến thức của các học giả sẽ dễ bị vô hiệu hóa bất cứ lúc nào nếu vô tình đi ngược lại ý Đảng. Họ không thể về và sẽ chẳng hình dung nổi họ có thể trở về.”
“Khi nào chính quyền Việt Nam đối xử tử tế với người dân trong nước thì tức khắc sẽ thu hút được người tài từ khắp nơi đổ về. Còn nếu ngược lại thì sẽ tiếp tục chứng kiến nhân tài trong nước ra đi.”
“Chúng tôi sẽ về khi không còn thể chế cộng sản tại Việt Nam.”
“Tiên trách kỷ-hậu trách nhân’, Đảng Cộng sản Việt Nam nên nhìn lại chính mình. Đất có lành thì chim mới đậu. Phát triển quốc gia phải thu hút nhân tài, phải có chiến lược thực tiễn chứ không thể quyết tâm quyết liệt bằng mồm được đâu, thưa Ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc!”
Hòa Ái xin lưu ý Ban Việt ngữ đã thay đổi số điện thoại dành cho quý thính giả tại Hoa Kỳ để nghe các chương trình phát thanh của đài. Số điện thoại mới là số 605-477-9616. Quý thính giả sau khi bấm vào dãy số vừa nêu, quý vị bấm thêm số 1 để nghe chương trình phát thanh của Ban Việt ngữ, Đài RFA.
Quý thính giả Đài á Châu Tự Do trên toàn thế giới cũng có thể nghe các chương trình phát thanh bằng điện thoại di động một cách dễ dàng và bất cứ lúc nào qua RFA Mobile Streamer App. Quý vị có thể sử dụng RFA Mobile Streamer App, miễn phí cho cả IOS và Android. Quý thính giả cũng có thể chia sẻ các chương trình phát thanh ưa thích qua email, twitter, facebook, Google + và các công cụ mạng xã hội khác.
Ban Việt ngữ luôn mong mỏi quý khán thính giả cùng độc giả đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm. Quý vị có thể liên lạc qua email tại địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.

Vũ Quang Hải liệu có được bãi nhiệm?

Lan Hương, RFA
Mấy ngày gần đây vụ Vũ Quang Hải, 28 tuổi, con trai của nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng được bổ nhiệm sai quy trình dường như dần lắng xuống sau khi Hải xin rút khỏi Ban Quản trị Tập đoàn Sabeco.
Hiện tại bộ Công thương cho biết đang xem xét xử lý vấn đề liên quan đến Vũ Quang Hải.
Liệu Ban Quản trị Sabeco có bãi nhiệm ông Hải hay không, và nếu có thì việc xử lý tình huống như vậy có đủ tính răn đe cho các trường hợp khác hay chưa?
Từ chức hay dàn xếp nội bộ?
Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng được bổ nhiệm các chức vụ Kiểm soát viên ở Vinataba, Thành viên Hội đồng quản trị Sabeco và Phó Tổng giám đốc Sabeco khi mới chỉ 28 tuổi. Sự việc khiến cộng đồng nghi ngờ về tính minh bạch trong quá trình bổ nhiệm của tập đoàn bia rượu số 1 Việt Nam.
Sau khi sự thật Vũ Quang Hải được bổ nhiệm sai quy trình được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố ngày 24/10/2016, dưới áp lực của dư luận, ngày 23/12/2016, Vũ Quang Hải đã chính thức xin từ chức khỏi Ban quản trị tập đoàn Sabeco.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết dự đoán của mình về việc bãi nhiệm ông Hải:
“Theo kinh nghiệm của tôi thì chuyện những trường hợp mà các cơ quan báo chí của nhà nước đã nêu lên thì tức là họ đã có động thái về mặt nội bộ rồi. Chuyện Vũ Quang Hải nộp đơn xin từ chức thì theo quan điểm chủ quan của tôi cũng có sự sắp xếp rồi thì theo tôi Hội đồng quản trị người ta cũng sẽ chấp thuận đơn này thôi.”
Trong khi đó blogger Huỳnh Công Thuận cho biết nhìn nhận sự việc theo góc độ của một người dân bình thường thì chuyện ông Hải từ chức cũng là do dàn xếp trong nội bộ, việc Hải nộp đơn chỉ là vỏ bọc cho sự dàn xếp ấy. Chính vì vậy, ban Quản trị sẽ đánh lừa dư luận qua việc bãi nhiệm ông Hải dưới hình thức phê duyệt đơn từ chức của ông này:
“Nói chung những người đó đều là Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam hết, và những Đảng viên của Đảng cộng sản phải làm theo sự chỉ đạo của Đảng, không được quyền làm gì khác hết, chị có nhớ một lần ông Thứ trưởng bộ Môi trường tự xin ra ứng cử Quốc hội còn bị khiển trách, phải rút đơn.
Những người Đảng viên của Đảng cộng sản không được làm gì khác sự chỉ đạo của Đảng hết, tôi nói chắc chắn 100% là hai bên đã chỉ đạo đã họp bàn rồi mới đưa ra cái nào nhẹ nhất để xoa dịu, đánh lừa dư luận thôi, chứ thực ra không có cái gì là làm tự ý, tự nguyện được hết trơn.
Ngôn ngữ Cộng sản Việt Nam dùng từ “tự nguyện” đó, nhưng đó là giả dối hoàn toàn, không bao giờ có sự tự nguyện.”
Luật pháp không bằng phe cánh
Nói về tính răn đe cho các trường hợp khác qua vụ việc này, luật sư Hà Huy Sơn cho biết giả sử Ban Quản trị của Sabeco đồng ý bãi nhiệm ông Hải đi chăng nữa thì giải pháp này vẫn không đủ tính răn đe vì ngay từ đầu, đã không được giả quyết dựa trên cơ sở pháp luật và bị ảnh hưởng từ vụ của cha ông Hải, nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
“Tôi thấy cách xử lý này không phải là cách tốt vì nó không dựa trên quy định của pháp luật, nó mang tính chất chủ quan, nó mang yếu tố khác, tức là ảnh hưởng từ ông Vũ Huy Hoàng, tức là cách hành xử của cơ quan nhà nước trong sự vụ này, tức là không lấy pháp luật nhà nước đề làm cái tối thượng để mà xử lý.”
Cũng trình bày quan điểm về tính răn đe và hiệu quả của sự việc, blogger Huỳnh Công Thuận lại nhấn mạnh đến thế lực của các đối tượng trong từng trường hợp có thể khác nhau mà tính răn đe có thể ảnh hưởng một cách khác nhau:
“Cái đó thực sự từ trước đến nay đã xảy ra nhiều lắm rồi, mà từ chức thì chưa, còn xử lý nội bộ với nhau thì người ta có xử lý rồi. Nhẹ nặng là tùy người ta xử với nhau.
Luật pháp Việt Nam không dính dáng gì đến các việc đó hết. Sợ hay không sợ không có quan trọng, quan trọng là cái phe cánh có mạnh hay là không, chứ không phải là xử lý như thế nào. Mạnh thì người ta có làm việc tày trời nhất thì cũng không sao, mà yếu thì làm chuyện nhỏ nhất cũng bị di lìa. Còn riêng vụ này thì rõ ràng cái phe của con ông Vũ Huy Hoàng đang ở thế yếu rồi, thế lực không có thì phải thua thôi.
Vẫn là “con ông cháu cha”
Qua vụ việc Vũ Quang Hải lại một lần nữa làm dấy lên một vấn nạn trong bổ nhiệm, tuyển dụng của Việt Nam đó là “ưu tiên con ông cháu cha”.
Tình hình này xảy ra qua thường xuyên khiến nhiều người cho đó là chuyện tất yếu trong xã hội Việt Nam.
Luật sư Hà Huy Sơn có nêu ra một số giải pháp cho Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên ông không quên nhấn mạnh rằng những giải pháp này chính phủ đã nhắc đi nhắc lại rồi nhưng cốt lõi ở chuyện nói nhưng có làm hay không:
“Theo tôi tình hình này đã diễn biến một cách công khai có thể là chục năm trở lại đây, và tình trạng này tôi không thấy có một cơ sở nào là giảm bớt.
Muốn giảm thiểu tình trạng này thì công tác cán bộ phải công khai, minh bạch, và mọi vấn đề đề bạt cán bộ phải thực hiện theo dân chủ hóa thực sự và tuân thủ pháp luật.
Đấy là nguyên tắc mà nhà nước và chính phủ cũng nhắc đến nhiểu nhưng mà người ta không thực hiện được mà thôi.”
Trong khi đó blogger Huỳnh Công Thuận lại cho rằng sự tồn tại của chế độ ưu tiên con ông cháu cha hoàn toàn phụ thuộc vào sự tồn tại của chế độ độc đảng tại Việt Nam:
“Theo tôi trường hợp bổ nhiệm con ông cháu cha vẫn còn và luôn luôn còn nếu Đảng Cộng sản còn, nếu tôi không là con ông cháu cha thì sao tôi làm chỗ đó được.
Cái điều chắc chắn là không một người dân nào, dù cho tài giỏi cỡ nào đi chăng nữa mà không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản thì không bao giờ được bổ nhiệm đâu, cái đó đừng có mơ, không bao giờ có.
Điều đó là chắc chắn rồi vì nếu không bổ nhiệm con ông cháu cha thì bổ nhiệm ai bây giờ, người dân đâu có vô ngồi chỗ đó được. Dù cho người đó vô phá đám hoài nhưng vì người ta là Đảng viên thì người ta vô. Dở cỡ nào không cần biết.
Chị thấy có trường hợp con ông Thứ trưởng, Bộ trưởng nào đó đang học ở nước ngoài còn bổ nhiệm làm Phó chủ tịch ủy ban Tỉnh, chuyện đó là bình thường dù cho chưa biết mặt ra sao hết, chưa thấy tên, chưa biết là ai mà người ta vẫn bổ nhiệm được.
Đối với Việt Nam này, con ông cháu cha, Đảng viên Đảng cộng sản là phải sắp vô chỗ ngồi. Việt Nam đừng có nói có tài hay không có tài. Có Đảng hay không có Đảng!
Nói một chuyện nhỏ nhặt ngoài đời thôi, một trường học thì Hiệu trưởng, Hiệu phó phải là Đảng viên, điều đó là điều bắt buộc. Người dân đừng có mơ được bổ nhiệm. Đảng Cộng sản còn thì điều đó còn. Đó là chuyện chắc chắn không thể thay đổi được.”
Việt Nam luôn nói mục tiêu là phấn đấu trở thành một Nhà nước công bằng, dân chủ, văn minh, nhưng một vấn đề nhỏ thôi là làm sao để công tác tuyển dụng được công bằng cho người dân xem ra vẫn còn quá khó.

Phong bì Tết ‘chục nghìn đô’ chưa là hối lộ?

Lệnh cấm tặng quà, thăm và chúc Tết mà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ ban ra trước Năm mới Đinh Dậu 2017 đang thu hút nhiều bình luận của dư luận và báo chí Việt Nam.
Trong quan chức Việt Nam đã có người nói rằng tặng quà và chúc Tết có thể là dịp “hợp thức hóa hối lộ”.
Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục QH khóa XIII được báo Giáo dục trích lời hôm 05/01/2017 nói:
“Tết chính là thời điểm thích hợp để người ta hợp thức hóa hành vi hối lộ trá hình.
Cứ gần Tết là người ta thấy nườm nượp từ xe to đến xe nhỏ đến nhà lãnh đạo chúc Tết, tặng quà.”
Ông đặt câu hỏi:
“Có trường hợp người ta rồi bỏ cả chục nghìn đô, hàng trăm triệu trong một cái phong bì dày cộm thì đó có còn là chúc Tết nữa không? hay đó là hối lộ trá hình?”
Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức.Ban Bí thư ĐCS VN
Có vẻ như ở Việt Nam, căn cứ vào lời ông Lê Như Tiến, vẫn còn nỗi băn khoăn trong một phần dư luận, gồm cả quan chức về định nghĩa khi nào thì quà tặng chính là hối lộ.
Trái lại, điều này đã được làm khá rõ trên thế giới.
Từ điển Oxford English Dictionary định nghĩa ‘đưa hối lộ’ (to bribe) là:
“Thuyết phục ai đó một cách bất chính để hành động có lợi cho mình bằng việc trao quà bằng tiền (gift of money) hoặc hình thức mua chuộc khác.”
Ở nhiều quốc gia, trong quan hệ dân sự, quà tặng nếu có giá trị lớn, kể cả khi trong gia đình biếu nhau, cũng bị đánh thuế thu nhập.
Còn trao quà như một dạng hối lộ được định nghĩa khá cụ thể.
Lấy ví dụ Luật Hình sự Đan Mạch, điều 112 được Ngân hàng Thế giới giới thiệu như một tiêu chuẩn chống tội trao và nhận hối lộ.
Quy định này của Đan Mạch viết:
•Quà tặng không bao giờ được phép trao một cách bí mật.
•Tiền không bao giờ được dùng làm quà tặng…
•Không được trao quà cho quan chức nếu người tặng đang đấu thầu hợp đồng hoặc đang tham gia quá trình cung cấp dịch vụ công ở bất cứ thời điểm nào.
Về trao nhận quà, nguyên tắc chung cho quan chức chính quyền và các công ty, theo luật Đan Mạch là:
“Không được phép nhận quà với mục tiêu tạo tác động đến quá trình ra quyết định. Điều này áp dụng với mọi dịch vụ đặc thù, mọi hợp đồng của chính quyền giới giá thấp hơn nhiều so với giá trị ngoài thị trường…”
‘Lũng đoạn chính sách’ trong bất động sản Việt Nam
‘Không quá 20 đô’
Điều thú vị là dù ở thuộc vùng văn hóa Bắc Âu ít có thói quà cáp, quy định của Đan Mạch thừa nhận nét văn hóa “không nhận là thiếu lịch sự” để ra quy định để giảm thiểu khả năng mua chuộc bằng mời mọc ăn uống:
“Trong trường hợp không nhận lời mời dự một bữa tiệc tối xa hoa mà bị coi là thiếu lịch sự, lời mời có thể được chấp nhận với điều kiện công ty nhận mời sẽ đáp lễ trong một dịp khác.”
Hiển nhiên, điều luôn không rõ ràng là quà trị giá bao nhiêu thì vượt ngưỡng tình cảm để trở thành tội trao và nhận hối lộ.
Có trường hợp người ta rồi bỏ cả chục nghìn đô, hàng trăm triệu trong một cái phong bì dày cộm thì đó có còn là chúc Tết nữa không? hay đó là hối lộ trá hình?Ông Lê Như Tiến
Giống như nhiều nước Âu Mỹ, Đan Mạch cũng quy định rõ là quan chức không được nhận các khoản quà cáp vượt mức nhất định.
Khoản này tùy từng quốc gia và từng thời điểm.
Nhưng ví dụ của Mỹ quy định rõ quan chức Cơ quan Hàng không Không gia Hoa Kỳ (NASA) không được nhận quà mỗi lần có giá trị quá 20 đô la và trong cả năm không quá 50 đô la (The $20/$50 Exception).
Ở một số nước có thông lệ là quà tặng cho lãnh đạo (tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng…) phải được đưa vào công quỹ hoặc bảo tàng, phòng trưng bày chứ không được biến thành của riêng.
Tại Hoa Kỳ, điều khoản về quà từ nước ngoài (The Foreign Gifts Clause) do George Washington ghi rằng quan chức không được “nhận quà, tiền lệ phí, chức tước hoặc bất cứ thứ gì tương tự từ các vua chúa, chính phủ nước ngoài mà không có sự đồng ý của Quốc hội”.
Luật Anh thì cũng quy định chi tiết về chế độ cấm nhận quà cáp và nếu công chức nhận những khoản nhỏ hoặc được chiêu đãi thì phải khai báo ra sao.
Nước châu Á như Singapore có quy định cấm mọi quan chức nhận quà, tiền mặt hoặc vật phẩm giá trị từ những khách hàng trong có quan hệ làm ăn công việc.
Quy định này được ghi rõ trên trang web của Văn phòng Điều tra Tham nhũng của Singapore (Corrupt Practices Investigation Bureau – CPIB).
Chỉ thị số 11-CT/TW của Đảng CS Việt Nam ghi rằng “lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương không chúc Tết Trung ương. Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức”.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.