Foreign Policy – Quan hệ Việt Nam , Cam Bốt hay bức tường Trung Quốc
08/01/2017
Dù với Hun Sen hay Rainsy, nghiêng về phía Trung Quốc không chỉ gửi thông điệp về sự phụ thuộc vào Bắc Kinh, mà nó thể hiện thái độ thù địch đối với Hà Nội.
Cờ Việt Nam bị những người bài Việt đốt ở Campuchia |
Năm 2016 biến động với việc các nước Đông Nam Á dường như từ Mỹ, chọn Trung. Trong khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak được ca ngợi là một “nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng” hướng “nghiêng về Trung Quốc.” Thì Thái Lan đã đồng ý để xây dựng một trung tâm bảo trì và sản xuất vũ khí cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Còn Tổng thống đảo quốc Philippines thì tuyên bố trong một bài phát biểu tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh: “tại đây tôi tuyên bố tách khỏi Hoa Kỳ.”
Người Mỹ có lẽ phải tự hỏi họ đã làm gì sai, khi lãnh đạo khu vực đang từ Mỹ và chọn Trung Quốc. Có lỗi nào trong cách điều hành chính sách của chính quyền Obama, hay đó chỉ là sự thay đổi nhất thời trong cán cân quyền lực các nước tại khu vực này?
Một ví dụ điển hình nhất cho sự thoát ly Mỹ là Campuchia – quốc gia đầu tiên công khai dính chặt vào Trung Quốc. Năm 2012, nước này ngăn ASEAN đưa ra tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông và ngay sau đó Campuchia nhận được 237 triệu USD viện trợ trực tiếp; 90 triệu USD nợ nần được xóa bỏ và 15 triệu USD viện trợ quân sự. Có nhiều hỗ trợ hơn nữa của Bắc Kinh đối với đất nước Angkok này, vì vấn đề Campuchia không phải là cân bằng quyền lực chiếm hữu của Mỹ và Trung Quốc, mà là quản lý mối quan hệ với Việt Nam, một điều sẽ không bao giờ thành công nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc.
Campuchia sẽ không quên thời điểm mà quân đội Việt Nam đưa quân vào trung tâm Khmer trong thời kỳ chiến tranh với Khmer đỏ. Họ vẫn sử dụng cụm từ Khmer Krom để mô tả những người Khmer đang sinh sống bên ngoài Campuchia và các vùng đất mà giòng người này đang ngụ (tất nhiên trong đó có bộ phận người Khmer tại Việt Nam).
Năm 1860 Pháp can thiệp vào Campuchia, biến quốc gia này thành bảo hộ, ngăn cản Việt Nam nuốt chửng. Thực dân Pháp mang lại hòa bình nhưng không mang lại hòa hợp trong quan hệ Việt – Cam, khi mà Pháp cho người Việt một đặc quyền thông qua hỗ trợ chính sách di dân người Việt đến Campuchia. Đây trở thành những nguyên cớ cho chính quyền hậu thuộc địa như Sisowath, Khmer Đỏ – dựa vào để chống Việt Nam và tăng cường quyền lực của mình trong người Campuchia.
Khi Việt Nam đưa hàng ngàn quân qua Campuchia, người Campuchia đã lo sợ sự chiếm đóng, cùng với quá trình di dân về sau này, thì sự lo ngại đó tăng lên, nỗi ám ảnh về sự xâm hại quyền tự chủ của người Khmer tăng vọt. Mặc dù lượng dân di cư và Chính quyền thân Việt đã suy yếu, nhưng tình trạng mất niềm tin đối với yếu tố người việc vẫn còn. Trong cộng đồng Khmer tại Hoa Kỳ, nếu đi bộ trong Cambodiatown thì có hơn 1/2 poster cảnh báo Việt Nam xâm lược, hoặc (nếu bạn biết nói tiếng Khmer) bạn sẽ bị ép tham dự hoạt động gặp mặt chống lại chủ nghĩa đế quốc Việt Nam.
Nhiều người trong số họ đã đóng góp tài chính cho Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), phe đối lập với chế độ cầm quyền Hun Sen. CNRP đối đầu ra mặt với giọng điệu thù địch, tìm mọi cách kích động chống Việt Nam.
Hun Sen không dung túng cho những nỗ lực có tổ chức nhằm sử dụng luận điệu chống Việt Nam chống lại ông. Tháng trước, phản ứng lại chiến dịch truyền thông 2016 của CNRP về phơi bày cuộc xâm nhập Việt Nam vào lãnh thổ Campuchia, Sam Rainsy, cựu lãnh đạo CNRP, và Sok Hor, một thượng nghị sĩ CNRP, đã bị kết án năm và bảy năm tù. Tương tự như vậy, Hà Nội vẫn có một tiếng nói mạnh mẽ trong các vấn đề Campuchia. Các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam như Viettel bao phủ viễn thông Campuchia, Phnom Penh liên tục kim thúc đẩy thương mại xuyên biên giới và đầu tư với Việt Nam, khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn lậu Việt Nam hoạt động trước sự tảng lờ của nhà cầm quyền. Chính phủ Campuchia cũng nhiều lần phớt lờ để Việt Nam xây dựng gần khu vực biên giới chưa được phân định rõ ràng.
Tuy nhiên, quan hệ Việt-Campuchia đã không còn là mối quan hệ “gần như thuộc địa”, nhà báo Sebastian Strangio cho biết, Thủ tướng Hun Sen không còn bị giám sát bởi người Việt, cũng không còn báo cáo các quyết sách cho Hà Nội. Thay vào đó là Bắc Kinh.
Campuchia cho thấy một đồng minh đáng tin cậy đối với Trung Quốc và ngược lại Bắc Kinh cũng chứng tỏ sự sẵn sàng đi đến chiến tranh để duy trì tốt sự cân bằng quyền lực trong khu vực Đông Nam Á như việc Trung Quốc đã từng đưa quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của quân đội Việt Nam trong khu vực.
Về Campuchia, quyết định của ông Hun Sen nghiêng chính sách đối ngoại của Campuchia về phía Bắc Kinh là khá vừa phải. Bởi tiếng nói của nền chính trị Campuchia đang nghiêng về ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc với hy vọng tạo ra đòn bẩy với Việt Nam. Rainsy tuyên bố vào năm 2014 trước nhóm người ủng hộ đảng CNRP rằng, đảng của ông luôn “hướng về Trung Quốc, và chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. … Các đảo thuộc về Trung Quốc, nhưng người Việt đang cố gắng để chiếm, người Việt rất xấu xa.” Sau đó, trên facebook cá nhân của mình, ông Rainsy khẳng định,” khi nói đến việc đảm bảo sự sống còn của Campuchia với tư cách là một quốc gia độc lập, có một câu nói: kẻ thù của kẻ thù là bạn”.
Nhưng rõ ràng, dù với Hun Sen hay Rainsy, nghiêng về phía Trung Quốc không chỉ gửi thông điệp về sự phụ thuộc vào Bắc Kinh, mà nó thể hiện thái độ thù địch đối với Hà Nội. Nhưng Campuchia vẫn là một quốc gia nhỏ bé bên cạnh Việt Nam, chừng nào tinh thần chống Việt còn trong người Campuchia, khi địa chính trị vẫn không thể thay đổi được thì các chính trị gia nước này vẫn còn tìm kiếm một bức tường thành chống lại Hà Nội, không ai khác đó là Trung Quốc.
Anh Văn
Lược dịch từ Foreign Policy
(VNTB)
0 comments