Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 08/01/2017

Sunday, January 8, 2017 7:00:00 PM // , ,


Tin khắp nơi – 08/01/2017

Tổng thống Đài Loan

từ chối trả lời câu hỏi khi rời khách sạn ở Houston

Houston, Texas. (Reuters) – Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn tới Houston vào ngày hôm qua 7 tháng 1, trong chặn quá cảnh trước khi tới thăm các đồng minh Mỹ Latin.
Một vài giờ sau khi tới nơi, bà Thái Anh Văn rời khách sạn nhưng tránh trả lời câu hỏi của các phóng viên về khả năng gặp đại diện của tổng thống đắc cử Donald Trump. Trung Cộng liên tục lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ không cho phép bà dừng lại ở Houston và San Francisco, sau khi Bắc Kinh tức giận với tuyên bố của ông Trump về Đài Loan và thương mại. Ông làm Trung Cộng tức giận vì nói chuyện qua điện thoại với Tổng Thống Thái Anh Văn, làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của chính phủ sắp tới với chính sách Một Trung Cộng.
Ông Trump để ngỏ khả năng gặp bà Thái nếu bà tới thăm Hoa Kỳ sau khi ông tuyên thệ. Ông cũng đe dọa Bắc Kinh bằng cách bổ nhiệm những nhân vật chỉ trích hoạt động thương mại của Trung Cộng vào nội các của mình. Khoảng 200 thành viên trong cộng đồng người Đài Loan tại Houston chào đón bà Thái khi bà tới khách sạn. Trung Cộng nghi ngờ bà Thái Anh Văn muốn thúc đẩy cho việc Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập tách khỏi Trung Quốc.
Từ năm 1979, Hoa Kỳ thay đổi quan hệ ngoại giao bằng việc chuyển sự công nhận chính quyền Trung Hoa Dân Quốc sang chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và coi Đài Loan là một thành phần của Trung Cộng.
Bà Thái Anh Văn sẽ quá cảnh tại San Francisco vào tuần tới, sau khi thăm các đồng minh Mỹ Latin. (Nguyên Trân)

Mỹ có thể là nhà xuất khẩu ròng về năng lượng

Các nghiên cứu cho thấy Hoa Kỳ có thể trở thành một nước xuất khẩu ròng về năng lượng. Đó là một thay đổi lớn là kết quả của các công nghệ mới đang trở nên hiệu quả hơn.
Việc tăng gần gấp đôi sản lượng dầu của Mỹ trong một vài năm đang cản trở nỗ lực của nhóm các nước xuất khẩu dầu OPEC nhằm giành lại quyền kiểm soát thị trường năng lượng.
Và các nhà phân tích đã luôn đánh giá thấp tác động của sự phát triển công nghệ nhanh chóng đối với ngành năng lượng.
Theo người đứng đầu của Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ Adam Siminski, sản xuất năng lượng dồi dào của Hoa Kỳ và nhu cầu tương đối đi ngang (nhu cầu đang tăng rất chậm) có nghĩa là nền kinh tế lớn nhất thế giới có lẽ sẽ có thừa năng lượng.
Ông Siminski nói: “Hoa Kỳ có thể trở thành một nước xuất khẩu ròng về năng lượng “.
Một vài năm trước, nguồn cung dầu tăng, nhu cầu trì trệ, và giá dầu giảm mạnh.
Trong quá khứ, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu đối phó với giá thấp bằng cách đi đến thỏa thuận cắt giảm sản lượng, việc này đẩy giá lên. Nhưng lần này, OPEC vẫn bơm ra dầu thô và để cho giá giảm.
Các nhà phân tích nói rằng OPEC hy vọng giá thấp sẽ đè bẹp đối thủ cạnh tranh có chi phí cao, đặc biệt là các công ty Hoa Kỳ sử dụng các kỹ thuật tiên tiến như fracking. Việc này cuối cùng giúp cho những nước sản xuất có chi phí thấp, như A-rập Xê-út được tự do tăng giá và thu lợi lớn.
Tuy nhiên, một chuyên gia năng lượng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các chiến thuật cũ đã không có tác dụng trong tình hình mới.
Chuyên gia Amos Hochstein nói rằng nhiều nhà sản xuất Mỹ đã trở nên hiệu quả hơn nhiều: “Khả năng duy trì sản xuất có ý nghĩa với OPEC là Hoa Kỳ đã không ra đi, sản xuất dầu đá phiến đã không ra đi, vì vậy việc cứ để giá ở mức thấp sẽ không phải là câu trả lời”.
Giá dầu thô thế giới đã tăng trở lại một chút kể từ khi có thỏa thuận hồi tháng 11/2016 của OPEC và các quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn khác về cắt giảm sản lượng.
Nhưng học giả Benjamin Zycher của Viện Doanh nghiệp Mỹ nói nhiều nước sản xuất phải đối mặt với những thách thức kinh tế phức tạp, làm cho thỏa thuận thật là mong manh: “Tôi nghĩ rằng thỏa thuận đó không thể dùy trì được”.
Các chuyên gia nói rằng ngay cả khi thỏa thuận đó có tác dụng, mức giá cao hơn sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất dầu đá phiến sản xuất dầu càng nhiều hơn, do đó có thể làm dư cung trên thị trường và lại đẩy giá xuống.

Viên chức lãnh sự Mỹ bị bắn bị thương ở Mexico

Một viên chức lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Guadalajara, Mexico đã bị bắn và bị thương vào tối thứ Sáu, 6/1. Nhà chức trách đang cố gắng xác định danh tính một nghi phạm.
Viên chức Mỹ được xác định danh tính là Christopher Ashcraft, một nhân viên ngoại giao có thâm niên 13 năm. Theo một tuyên bố từ văn phòng tổng chưởng lý Mexico, viên chức này cho là trong tình trạng ổn định.
Một video được đăng trên trang Facebook của Lãnh sự quán Hoa Kỳ cho thấy tay súng đã chờ bên ngoài một bãi đỗ xe trước khi nổ súng vào xe của viên chức vào tối thứ sáu.
Ngay trước đó, tay súng đã bám theo viên chức lãnh sự quán xuyên qua bãi đỗ xe, nhưng không hành động gì cho đến khi viên chức rời khỏi bãi đỗ xe trên xe của ông.
Tay súng sau đó đã bắn một phát vào kính chắn gió của xe dường như cố giết chết viên chức đó.
Chưa ra động cơ vụ bắn súng là gì.
Đoạn video cho thấy một người đàn ông mặc một chiếc áo màu xanh lam và đeo kính râm, nhưng không có thêm thông tin được công bố về tay súng.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hiện đưa ra phần thưởng 20.000 đôla cho ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ nghi can.

Taliban xem thường kế hoạch

tăng quân của Mỹ ở Afghanistan

Taliban khẳng định kế hoạch của Mỹ đưa thêm 300 binh sĩ tới tỉnh Helmand ở miền nam Afghanistan không có ích gì ngoài việc “chỉ là khích lệ tinh thần” cho các lực lượng Afghanistan đã tả tơi bởi chiến trận “với hy vọng họ cầm cự được tới mùa xuân”.
Phiến quân đã chiếm được hầu hết các huyện trong tỉnh Helmand kể từ khi NATO kết thúc sứ mệnh chiến đấu và hầu hết các lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi tỉnh trồng thuốc phiện lớn nhất của Afghanistan vào năm 2014.
Với sự giúp đỡ của không lực Hoa Kỳ và các cố vấn quân sự trên mặt đất, chính phủ Afghanistan trong những tháng gần đây đã có thể duy trì quyền kiểm soát thủ phủ tỉnh là Lashkar Gah, nơi này vẫn còn bị Taliban tấn công.
Phiến quân Hồi giáo đã có những bước tiến bất chấp sự hiện diện đáng kể của các lực lượng nước ngoài do Mỹ dẫn đầu, và một tuyên bố của Taliban cho rằng “sự xuất hiện của vài trăm binh sĩ sẽ không ngăn cản cuộc tiến quân của họ”.
Taliban còn khẳng định rằng “những hành động như vậy là những nỗ lực thất bại cuối cùng của [Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack] Obama.”
Thủy quân lục chiến Mỹ tuần trước thông báo họ sẽ triển khai một lực lượng đặc nhiệm gồm 300 người đến tỉnh còn bất ổn vào thời gian sau này trong năm nay. Đó là một phần trong sứ mệnh cố vấn của NATO ở Afghanistan.
Thông báo được đưa ra giữa lúc có lo ngại rằng những bước tiến trên chiến trường trong năm 2016 đã giúp Taliban có thể tiến hành những chiến dịch lớn trong mùa hè sắp tới.
Mỹ duy trì khoảng 8.500 quân nhân ở Afghanistan trong khuôn khổ sứ mệnh huấn luyện và cố vấn của NATO. Các quân nhân này cũng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động chống khủng bố độc lập đánh vào các phần tử liên quan đến al-Qaida và Nhà nước Hồi giáo.
Nhưng tương lai của phái bộ quân sự của Hoa Kỳ không có gì rõ ràng vì tổng thống đắc cử Donald Trump hầu như chưa nói gì về các hoạt động tại Afghanistan, nơi đã trở thành cuộc chiến tranh dài nhất của Mỹ.
Tuy nhiên, trong chuyến thăm Kabul hôm thứ Bảy, 7/1, một nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ đảm bảo với các nhà lãnh đạo Afghanistan rằng Washington cam kết về hòa bình, thịnh vượng và an ninh của đất nước này.
Thứ trưởng chuyến trách các vấn đề chính trị Thomas Shannon nói: “Cam kết của chúng tôi đối với Afghanistan không kết thúc vào ngày 20 tháng 1 (khi ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức), mà hoàn toàn ngược lại, nó sẽ trở nên sâu sắc hơn và tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ này là điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người”.

Liên bang truy tố nghi phạm xả súng ở sân bay Florida

Nghi phạm trong vụ nổ súng chết người tại một sân bay ở bang Florida hôm thứ Bảy đã bị buộc tội có hành động bạo lực tại một sân bay quốc tế dẫn đến tử vong, theo một thông báo của văn phòng công tố viên liên bang Hoa Kỳ ở thành phố Miami.
Esteban Santiago, 26 tuổi, cựu chiến binh Chiến tranh Iraq, bị cáo buộc giết chết năm người và làm bị thương sáu người khác trong vụ xả súng hôm thứ Sáu. Những tiếng súng khiến hàng ngàn người hoảng sợ và khiến sân bay rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Nếu bị kết tội về cáo buộc này, Santiago có thể đối mặt với án tử hình hoặc bất kỳ tù án tù nào lên đến chung thân.
Santiago cũng bị cáo buộc phạm hai tội liên quan đến súng ống, giới hữu trách cho biết.
Anh ta đang bị giam giữ không được tại ngoại và dự kiến sẽ ra tòa lần đầu tiên ở Florida vào ngày thứ Hai.
Trước đó trong ngày thứ Bảy, giới chức cho biết tại một cuộc họp báo rằng nghi phạm trong vụ xả súng đi tới nơi “cụ thể” là Fort Lauderdale để thực hiện vụ tấn công, nhưng vẫn chưa rõ lý do là gì.
Cảnh sát thẩm vấn Santiago suốt vài giờ cho đến rạng sáng thứ Bảy, và nhà chức trách nói anh ta đang hợp tác với các nhà điều tra.
Santiago được cho là đã bay tới miền nam bang Florida với kế hoạch thực hiện vụ tấn công tại sân bay ở đó, nhưng cảnh sát nói họ chưa tìm ra lý do vì sao Fort Lauderdale là mục tiêu của anh ta.
George Piro, đặc vụ phụ trách văn phòng FBI ở Miami, nói với các phóng viên hôm thứ Bảy rằng Santiago “đến đây cụ thể là để thực hiện vụ tấn công kinh hoàng này,” nhưng nói thêm rằng không rõ điều gì khiến anh ta thực hiện vụ nổ súng.
Cảnh sát “tiếp tục điều tra theo hướng khủng bố” như là một động cơ khả dĩ, ông Piro nói, nhưng còn “quá sớm trong cuộc điều tra” để đưa ra một động cơ cho vụ nổ súng.
Sân bay, đóng cửa sau vụ tấn công hôm thứ Sáu, đã dần dần mở cửa trở lại hôm thứ Bảy. Tin cho hay có sự chậm trễ vì kiểm tra an ninh và nhiều người xếp hàng dài.

Một số ứng viên Nội các của ông Trump

chưa đáp ứng quy định đạo đức

Nhiều lựa chọn nội các của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump theo lịch trình sẽ xuất hiện tại những phiên điều trần của Thượng viện vào tuần sau, mặc dù một số người vẫn chưa hoàn tất quá trình thẩm duyệt đạo đức bắt buộc nhằm bảo đảm họ không vướng vào mâu thuẫn lợi ích sau khi trở thành quan chức chính phủ.
Walter Shaub, giám đốc Văn phòng Đạo đức Chính phủ phi đảng phái, đã viết thư cho những nhà lãnh đạo Thượng viện phàn nàn rằng một số ứng viên rất giàu có vẫn chưa nộp giấy tờ, bao gồm báo cáo công khai tài chính, bắt buộc đối với bất cứ ai đang được cứu xét cho một chức vụ trong Nội các.
Thượng viện phải biểu quyết chuẩn thuận những người được tổng thống đề cử cho những chức vụ cấp Nội các, và một nhiệm vụ chính yếu là xác định liệu mâu thuẫn lợi ích có thể nảy sinh hay không nếu một ứng viên phải lựa chọn giữa những quy định của việc phục vụ trong chính phủ và những hoạt động và việc kinh doanh cá nhân.
Những bộ trưởng nội các tiềm năng phải giải thích làm thế nào mà họ tránh được những mâu thuẫn như vậy, thường bằng cách bán tháo tài sản cá nhân hoặc rời khỏi những nhiệm vụ điều hành trong một doanh nghiệp.
Theo lệ thường, những ủy ban Thượng viện duyệt xét một đề cử nội các của tổng thống mới sẽ trì hoãn biểu quyết ứng viên có thích hợp cho chức vụ hay không cho đến khi những giấy tờ thẩm duyệt đạo đức hoàn tất.
Ông Shaub không chỉ ra ứng viên nào của ông Trump vẫn chưa có giấy tờ hoàn chỉnh, nhưng cho biết việc một số người chưa công khai giấy tờ về những vấn đề này dẫn tới “một số vấn đề đạo đức có thể là mập mờ hoặc chưa được giải quyết” trong những ngày dẫn tới phiên điều trần của họ.
Ứng viên của ông Trump cho chức vụ bộ trưởng tư pháp, Jeff Sessions, và lựa chọn của ông cho chức vụ bộ trưởng ngoại giao, Rex Tillerson, là hai trong số sáu bộ trưởng nội các được đề xuất mà sẽ ra điều trần trước Thượng viện vào ngày thứ Tư. (Phiên điều trần của ông Sessions bắt đầu vào ngày thứ Ba nhưng sẽ tiếp tục qua ngày thứ Tư.)
Cũng xuất hiện trước các ủy ban Thượng viện trong cùng ngày còn có những người được ông Trump đề cử làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương, bộ trưởng giao thông, bộ trưởng an ninh nội địa và bộ trưởng quốc phòng.

Mỹ trấn an Afghanistan

về cam kết của Mỹ dưới chính quyền Trump

Một nhà ngoại giao cao cấp đã trấn an giới lãnh đạo Afghanistan rằng cam kết của Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ đất nước bị chiến tranh tàn phá này tiến tới hoà bình, thịnh vượng và an ninh còn được đào sâu hơn dưới chính quyền mới của Mỹ do Tổng thống tân cử Donald Trump lãnh đạo.
Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề chính trị Thomas Shannon đã lên đường sang Kabul hôm thứ Bảy 7/1. Tại đây, ông sẽ hội kiến cùng Tổng thống Ashraf Ghani, người cầm đầu chính phủ Afghanistan Abdullah Abdullah và các giới chức chính phủ cấp cao khác.
Sau cuộc hội kiến, ông Shannon nói với báo chí rằng mục tiêu của chuyến thăm của ông là để nêu bật quan hệ đối tác mạnh mẽ mà hai nước đã xây dụng được trong 8 năm nhiệm kỳ Tổng thống Obama.
Ông khẳng định:
“Cam kết của chúng tôi đối với Afghanistan không chấm dứt vào ngày 20/1 khi ông Trump lên nhậm chức Tổng thống, mà ngược lại, chỉ có thể được củng cố hơn nữa và tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ này thì ai cũng rõ.”
Hiện không rõ liệu Tổng thống tân cử Donald Trump có kế hoạch nào cho các hoạt động của Mỹ ở Afghanistan hay không, một cuộc chiến mà bây giờ đã trở thành chiến tranh kéo dài lâu nhất của Mỹ.

Biểu tình phản đối

khu đầu tư của Trung Quốc ở Sri Lanka

Cảnh sát Sri Lanka hôm thứ Bảy sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán hàng trăm người biểu tình ném đá phản đối một khu đầu tư đã được hoạch định do Trung Quốc tài trợ.
Giới chức bệnh viện cho biết ít nhất 21 người bị thương trong các cuộc biểu tình. Theo cảnh sát, 52 người biểu tình đã bị bắt giữ.
Những người biểu tình nói rằng chính phủ của Tổng thống Maithripala Sirisena đang tìm cách đuổi hàng ngàn gia đình đi để dành khoảng 6.070 hectare đất trong dự án khu công nghiệp này cho những nhà đầu tư Trung Quốc.
Khu công nghiệp này nằm trong quận Hambantota ở phía nam, nơi Trung Quốc đã xây một hải cảng và sân bay trị giá 1,5 tỉ đôla, một phần trong dự án phát triển đầy tham vọng trị giá 50 tỉ đôla của Tổng thống Sirisena để hồi sinh nền kinh tế.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, đại sứ Trung Quốc tại Sri Lanka cho biết khu đầu tư này sẽ là dự án kinh tế quan trọng nhất của chính phủ này và “nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp,” Trung Quốc sẽ đầu tư 5 tỉ đôla trong ba tới năm năm tới và tạo ra 100.000 việc làm.
Chính phủ của ông Sirisena hiện đang trong giai đoạn cuối cuộc thảo luận với phía Trung Quốc để phát triển hải cảng mà nước này xây dựng, dành cho họ 80 phần trăm cổ phần trong hợp đồng thuê 99 năm với giá 1,12 tỉ đôla.
Sự quan tâm của Trung Quốc đối với hải cảng này có thể phản ánh tham vọng kiến tạo “Con đường Tơ lụa Hàng hải” của Trung Quốc đến vùng Trung Đông giàu dầu mỏ và xa hơn nữa là Châu Âu.
Điều này làm cho một số nước, bao gồm Ấn Độ và Mỹ, lo ngại vì Sri Lanka nằm sát những tuyến đường vận tải mà phần lớn khối lượng thương mại của thế giới đi ngang qua đó trên đường tới Trung Quốc và Nhật Bản.

Tấn công ở Jerusalem làm 19 binh sĩ Israel chết, bị thương

Cảnh sát Israel nói một xe tải do một người Palestine lái đã đâm vào một nhóm binh sĩ Israel hôm Chủ nhật, 8/1, trong một cuộc tấn công có chủ ý, làm chết 5 người và 15 người bị thương, 1 người bị thương nặng.
Một phát ngôn viên cảnh sát nói trên Đài phát thanh Israel: “Đó là một cuộc tấn công khủng bố, một cuộc tấn công bằng đâm xe”.
Nhà chức trách cho biết các binh sĩ đang xuống xe buýt tại đường đi dạo Armon Hanatziv nhìn xuống khu phố cổ Jerusalem có tường bao quanh khi xe tải chuyển hướng bất ngờ và đâm vào họ.
Nhà chức trách cho biết họ đã bắn chết kẻ tấn công. Chính quyền Palestine xác định hắn ta là một cư dân của khu Jabal Mukaber ở đông Jerusalem, gần nơi vụ tấn công xảy ra.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết có dấu hiệu cho thấy kẻ tấn công là người ủng hộ Nhà nước Hồi giáo.
Bốn binh sĩ Israel thiệt mạng – tất cả đều ở độ tuổi 20 – gồm ba nữ và một nam.
Vụ việc hôm Chủ nhật được coi là một trong những vụ chết chóc nhất trong làn sóng bạo lực kể từ tháng 9 năm 2015, trong đó những kẻ tấn công Palestine đã giết 40 người Israel và một số công dân nước ngoài trong một loạt các vụ đâm xe, đâm dao và tấn công bằng súng. Về phần mình, Israel đã giết chết 247 người Palestine.
Israel nói rằng nạn bạo lực là do nỗ lực kích động của Palestine, trong khi phía Palestine nói rằng đó là kết quả của 50 năm Israel chiếm đóng đất đai từng là của Palestine và vì hy vọng ngày càng tắt dần về một nhà nước Palestine độc lập.

Hàng chục người chết ở châu Âu do giá rét

Một đợt lạnh ở châu Âu đã khiến ít nhất 20 người chết trong hai ngày qua, trong đó có một số di dân và người vô gia cư, và dự kiến nhiệt độ băng giá sẽ còn tiếp tục trong những ngày tới.
Năm du khách Bồ Đào Nha đã thiệt mạng và 27 người khác bị thương hôm Chủ nhật, 8/1, khi xe buýt của họ bị tai nạn trên một đường cao tốc bị đóng băng ở miền trung nước Pháp trước lúc bình minh. Người địa phương gọi đó là “con đường của tử thần”.
Chiếc xe buýt 40 chỗ ngồi khi đó đang trên đường đến Thụy Sĩ. Theo nhà chức trách, dường như tài xế đã mất kiểm soát chiếc xe vì băng trên đường.
Mười nạn nhân đã chết vì lạnh ở Ba Lan, nơi nhiệt độ xuống đến âm 14 độ C.
Ở Ý, người ta cho rằng giá lạnh đã làm 7 người chết, trong đó có 5 người vô gia cư, 2 trong số đó là người Ba Lan, theo nhà chức trách.
Tuyết rơi dày ở miền trung và đông nam nước Ý làm cho các sân bay tại Bari, Brindisi và Sicily phải đóng cửa.
Các dịch vụ khẩn cấp ở Prague thông báo có 3 người chết gồm 2 người vô gia cư và 1 người bảo vệ bãi đỗ xe.
Nhiệt độ ở Moscow đã giảm xuống âm 30 độ trong đêm và là âm 24 độ ở St Petersburg, ở đó cảnh sát phát hiện một người đàn ông đã chết vì mất nhiệt cơ thể.
Trong khi đó, một tàu container lớn chở đầy hàng hóa suýt bị mắc cạn vào bờ khi tàu đi qua eo biển Bosporus ở Istanbul hôm thứ Bảy, 7/1. Hãng tin nhà nước Anadolu đưa tin rằng eo biển đã ngừng hoạt động do tầm nhìn kém vì tuyết rơi dày. Đây là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất của Châu Âu.
Tuyết rời dày đã làm tê liệt Istanbul, và hãng hàng khống quốc gia Turkish Airlines đã hủy hàng trăm chuyến bay.
Nhà chức trách tiên liệu số người chết có thể còn vì điều kiện thời tiết không thay đổi trong những ngày tới.

Đánh bom tự sát ở Baghdad giết chết 20 người

Các quan chức Iraq cho biết ít nhất 20 người đã thiệt mạng trong hai vụ đánh bom tự sát tại thủ đô Baghdad.
Trong một vụ tấn công, kẻ đánh bom xe tự sát đã kích nổ của ở lối vào của một khu chợ động người hôm Chủ nhật, 8/1, ở một huyện có chủ yếu là người Shi’ite sinh sống. Ít nhất 13 người đã thiệt mạng trong vụ nổ. Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm về vụ này.
Một vụ nổ khác đã xảy ra ở Baghdad giết chết ít nhất 7 người.

Dân biểu Hồng Kông chống Trung Quốc thăm Đài Loan

Sinh viên Hoàng Chi Phong, lãnh tụ phong trào dù vàng và ba dân biểu Hồng Kông chống Hoa lục đến Đài Bắc tham dự hội thảo chính trị do đảng Tân Quyền lực, chủ trương vận động quốc tế công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, tổ chức.
Theo AFP, ngày thứ bảy 07/01/2017, sinh viên Hoàng Chi Phong, lãnh tụ phong trào Dù vàng và ba dân biểu trẻ Hồng Kông chống Hoa lục, gồm La Quán Thông (Nathan Law), Chu Khải Di(Eddie Chu) và Diêu Tùng Viêm( Edward Yiu) đặt chân đến hải đảo bị Bắc Kinh gọi là « tỉnh nổi loạn ».
Trong bối cảnh quan hệ giữa Hoa lục và Đài Loan cũng như giữa Hoa lục và Hồng Kông đang căng thẳng, bốn nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông đến Đài Loan tham gia hai ngày hội thảo chính trị do đảng Tân Quyền Lực, mới thành lập trong khuôn khổ phong trào sinh viên Hoa Hướng Dương năm 2014.
Sự kiện phong trào dân chủ tại Hồng Kông và phong trào chống Bắc Kinh tại Đài Loan nối vòng tay lớn đã gây phản ứng của Trung Quốc và phe thân Bắc Kinh.
Hiệp hội đặc trách quan hệ qua eo biển Đài Loan (của Trung Quốc) ra thông cáo lên án cuộc « thông đồng » giữa những phe nhóm muốn độc lập với Trung Quốc và cho rằng « âm mưu độc lập» sẽ thất bại
Tại Đài Loan, phe thân Bắc Kinh ghi trên biểu ngữ khẩu hiệu này đi biểu tình chống Hoàng Chí Phong và phái đoàn Hồng Kông.
Theo AFP, ống kính đài truyền hình Đài Loan ghi lại hình ảnh của khỏang 200 người xuống đường với biểu ngữ « độc lập là ngõ cụt ».

Ngoại trưởng Pháp thăm chào hàng Ấn Độ

Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault bắt đầu chuyến viếng thăm bốn ngày tại Ấn Độ kể từ Chủ Nhật 08/01/2017. Lần lượt, phái đoàn Pháp trong đó có gần một trăm doanh nhân, ghé qua Bangalore, Ahmedabad và thủ đô New Delhi.
Theo đỉnh điểm chương trình, phái đoàn Pháp, trong đó có chủ tịch tổng giám đốc công ty đường sắt SNCF, sẽ tham dự thượng đỉnh các nhà đầu tư tại Ahmedabad bang Gujarat, vào ngày thứ Ba 10/01. Ngay ngày 08/01, ngoại trưởng Jean-Marc Ayrault gặp thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Bangalore, trung tâm công nghệ điện tử của Ấn Độ, để « yểm trợ » cho doanh nghiệp Pháp muốn phát triển hoặc đầu tư vào quốc gia 1,2 tỷ dân này.
Trong năm 2015, trao đổi thương mại Pháp-Ấn chỉ mới ở mức 8,6 tỷ euro, rất ít so với buôn bán với Trung Quốc.
Không phải chỉ quảng cáo cho Pháp, Jean-Marc Ayrault còn có nhiệm vụ giới thiệu với các đối tác Ấn Độ sức mạnh và cơ hội làm ăn với Liên Hiệp Châu Âu.
Theo giới doanh nghiệp, từ khi ông Narendra Modi lên cầm quyền, quan hệ với Ấn Độ trở nên dễ dàng hơn.

Pháp phá vỡ 24.000 vụ tấn công tin học

nhắm vào bộ Quốc Phòng năm 2016

Các vụ tấn công tin học nhắm vào bộ Quốc Pháp « hàng năm tăng gấp đôi » và tình báo Pháp đã phá vỡ « 24.000 vụ tấn công từ bên ngoài » trong năm 2016. Thông tin trên được bộ trưởng Quốc Phòng tuyên bố trong bài phỏng vấn với báo Journal du Dimanche ngày 08/01/2017.
Ông Jean-Yves Le Drian nhận xét từ khi ông nhậm chức bộ trưởng Quốc Phòng vào năm 2012 « và đặc biệt từ ba năm gần đây, mối đe dọa mạng ngày càng nghiêm trọng, kể cả đối với trang thiết bị quân sự của chúng ta ».
Trong khi Nga bị tình báo Mỹ cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, bộ trưởng Quốc Phòng Pháp cho rằng một chiến dịch như vậy « do một Nhà nước tiến hành là sự can dự không thể chấp nhận được ». Vậy liệu Pháp có thể tránh được các vụ tấn công như vậy không ? Ông Le Drian trả lời : « Dĩ nhiên là không, đừng ngây thơ quá ».
Ông cũng khẳng định bộ Quốc Phòng Pháp đã chặn được 24.000 vụ tấn công tin học từ bên ngoài, thường nhằm mục đích « bôi xấu hình ảnh của bộ, hay cũng có nhiều vụ mang mục đích chiến lược (như quấy rối, xác định vị trí, gián điệp) và thậm chí là có nhiều vụ tấn công nhằm gây rối loạn hệ thống máy bay không người lái của Pháp ».
Vẫn theo ông Le Drian, « Pháp giữ quyền đáp trả bằng mọi hình thức mà Pháp cho là thích hợp. Có thể là bằng vũ khí không gian mạng hoặc bằng các con đường theo quy ước. Tất cả đều phụ thuộc vào hệ quả của vụ tấn công ».
Theo khởi xướng của bộ trưởng Quốc Phòng Le Drian, Pháp đang trang bị một bộ chỉ huy các chiến dịch mạng, có tên CYBERCOM, nằm dưới quyền kiểm soát của tham mưu trưởng quân đội. Từ nay đến năm 2019, bộ chỉ huy mới sẽ quản lý khoảng 2.600 « quân nhân kỹ thuật số ».

Căng thẳng giữa Donald Trump

và bộ trưởng quốc phòng chỉ định

Tổng thống tân cử Mỹ chưa nhậm chức, bộ trưởng Quốc Phòng chưa được quốc hội chấp thuận nhưng giữa ông Donald Trump và tướng James Mattis đã xảy ra lủng củng. Tuy nhiên cũng có tin cho là tướng James Mattis nắm vai trò trọng yếu chọn lựa ban chỉ huy Lầu năm góc sau khi một tỷ phú thân tổng thống tân cử được bổ nhiệm vào vị trí then chốt trong lục quân.
Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet tường thuật :
« Tướng James Mattis, biệt danh « chó điên » nhờ những chiến công hiển hách tại Afghanistan và Irak không phải là người dễ bị lấn áp. Bộ trưởng Quốc Phòng tương lai muốn thành lập một ban cộng sự theo ý của ông gồm những người trung kiên. Tuy nhiên, bộ sậu chính quyền chuyển tiếp của tổng thống tân cử Donald Trump cũng muốn đặt người của họ vào Lầu Năm Góc. Do vậy, chính quyền mới chưa chính thức hoạt động mà đã xảy ra xung khắc trong nội bộ.
Lúc đầu, việc chọn lựa những nhân vật trọng yếu trong bộ Quốc Phòng phải được đôi bên hội ý . Tuy nhiên, ông Donald Trump khi bổ nhiệm Vincent Viola, một cựu chiến binh tỷ phú làm bộ trưởng Lục Quân, lại không hỏi ý kiến tướng James Mattis. Vụ này làm « chó điên » nổi giận. Nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra. Nhóm thân cận của ông Donald Trump ưu tiên chọn người trung thành với tổng thống tân cử hơn là người có khả năng. Nhiều nhân vật do bộ trưởng Quốc Phòng tương lai tiến cử cũng bị từ chối chỉ vì những người này chống ông Donald Trump trong suốt mùa tranh cử.
Sean Spicer, phát ngôn viên của ông Donald TruQp phủ nhận mọi căng thẳng trong nội bộ với thông điệp bắn lên mạng xã hội Tweeter : « đại chuyển tiếp trong bộ Quốc Phòng ».

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.