Tin khắp nơi – 21/11/2016
WASHINGTON —
Hôm Chủ nhật, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chủ trì cuộc họp chuẩn bị nhân sự cho nội các mới sang ngày thứ hai.
Tại câu lạc bộ golf cao cấp do ông sở hữu ở Bedminster, bang New Jersey, ông Trump đã gặp hai người trung thành nhất của ông trong chiến dịch tranh cử tổng thống, đó là cựu thị trưởng thành phố New York, Rudy Giuliani, và Thống đốc bang New Jersey, Chris Christie.
Ông Giuliani, một biểu tượng của phe người Mỹ chống Hồi giáo khủng bố từ sau vụ tấn công khủng bố ở New York và Washington vào năm 2001, là người có ít kinh nghiệm về ngoại giao nhưng đang nhắm đến chức Ngoại trưởng Mỹ.
Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence nói với hãng tin Fox News rằng hôm thứ Bảy, ông Mitt Romney, ứng viên của đảng Cộng hòa thất cử trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2012, đã gặp ông Trump, và đang được ông Trump “cân nhắc tích cực” cho vị trí ngoại trưởng, “cùng với một vài nhân vật quan trọng khác.”
Ông Christie cùng với 15 người khác đã bị ông Trump đánh bại trong đợt tranh chức làm ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, nhưng vị Thống đốc bang New Jersey sau đó quay sang ủng hộ và vận động cho nhà tỷ phú bất động sản này. Ông Christie từng lãnh đạo nhóm chuyển giao quyền lực nhưng sau đó ông Trump đã giao chức vụ này cho ông Pence, sau khi ông Trump giành chiến thắng bất ngờ, đánh bại ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton cách nay hai tuần.
Trong vài tuần qua, uy tính của ông Christie trong đảng Cộng hòa giảm sút sau khi hai phụ tá của ông bị tuyên án liên quan đến sự cố tắc nghẽn giao thông trên cầu nối New Jersey với New York, trong đó có động cơ chính trị. Nhưng hôm thứ Bảy, ông Trump nói rằng: “Chúng tôi rất thích ông Chris.”
Ông Trump viết trên Twitter rằng ông đang cân nhắc bổ nhiệm vị tướng Thủy quân Lục chiến đã về hưu, năm nay 66 tuổi, có biệtdanh là “Mad Dog” làm bộ trưởng quốc phòng. Ông Trump nói ông đã nói chuyện với ông James Mattis hôm thứ Bảy, và mô tả ông Mattis là “rất ấn tượng… và một vị tướng tài trong các tướng lãnh.”
Hôm Chủ nhật, ông Trump đã gặp ông Kris Kobach, một quan chức ở bang Kansas có lập trường chống di dân trái phép, và là một trong những nhân vật giúp mang đến thắng lợi cho ông Trump. Ngoài ra, tổng thống đắc cử còn nói chuyện với nhà tỷ phú đầu tư Wilbur Ross, một ứng viên cho chức bộ trưởng thương mại, cũng như với nhà đầu tư toàn cầu David McCormick, nhà quản lý Hollywood tài năng Ari Emanuel và một số nhân vật khác.
Ông Romney là một đảng viên đảng Cộng hòa, từng chỉ trích ông Trump gay gắt nhất trong giai đoạn đầu chiến dịch tranh cử, đã trở thành một trong những người có mặt trong nhóm các viên chức đã gặp ông Trump vào thứ Bảy.
Những người khác cũng đến câu lạc bộ golf ở New Jersey của ông Trump là các nhà vận động giáo dục Michelle Rhee, Betsy DeVos, và Mattis.
Bên ngoài câu lạc bộ golf, khi ông Romney vừa bước ra khỏi cửa, ông Trump đưa ngón tay cái lên, và nói rằng “cuộc gặp diễn ra rất tốt.” Nhưng không rõ ông Romney sẽ đóng vai trò gì, nếu có, trong chính phủ mới của ông Trump, bắt đầu từ ngày 20/01, khi Tổng thống Obama mãn nhiệm. Ông Romney là nhà đầu tư kinh doanh và là cựu thống đốc bang Massachusetts.
Báo Anh: Chủ nghĩa dân tộc mới
có thêm thành viên Donald Trump
Qua lời kêu gọi « America First – Nước Mỹ trước đã », trong thời gian vận động tranh cử, Donald Trump đã trở thành một tân binh vừa được tuyển dụng vào một kiểu chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm. Trên đây là quan điểm vừa được tuần báo Anh The Economist nêu bật trong số ra ngày 19/11/2016 vừa qua.
Đối với The Economist, khi đưa ra khẩu hiệu tranh cử « Make America Great Again – Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại », Donald Trump đã làm giống như Ronald Reagan vào năm 1980, khi cử tri Mỹ mong muốn thay đổi sau những thất bại dưới nhiệm kỳ của tổng thống Carter. Lần này, họ chọn ông Trump vì ông cũng hứa mang lại cho họ một thay đổi « lịch sử chỉ xảy ra một lần trong đời ».
Thế nhưng, giữa hai người có một khác biệt cơ bản. Đối với ông Reagan, nước Mỹ có rất nhiều điều đưa ra để góp phần giữ cho thế giới được an toàn, ông mơ ước về một đất nước « không phải là hướng nội, mà là hướng ngoại, về phía người khác ». Ông Trump thì ngược lại, đã thề là sẽ đặt nước Mỹ lên trên hết, và sẽ « không vì bài hát lạc điệu của toàn cầu hóa mà giao nộp đất nước hoặc người dân Mỹ ». Nước Mỹ của Reagan thì lạc quan trong lúc nước Mỹ của Trump thì giận dữ.
Theo The Economist, với Donald Trump lên lãnh đạo nước Mỹ, lần đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, các nước lớn và nước đang vươn lên đã đồng thời bị vướng vào một thứ chủ nghĩa dân tộc kiểu mới, với những loại hình khác nhau của chủ nghĩa Sô vanh. Cũng giống như ông Trump, lãnh đạo của các quốc gia như Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều có một cái nhìn bi quan, theo đó đối ngoại thường là một trò chơi chỉ có một bên có lợi, trong đó lợi ích toàn cầu cạnh tranh với lợi ích quốc gia.
Theo tuần báo Anh, đó là một thay đổi lớn góp phần làm cho thế giới nguy hiểm hơn.
Hai chủ nghĩa dân tộc đối lập nhau : Công dân và chủng tộc
Tuy nhiên, đối với The Economist, không phải chủ nghĩa dân tộc nào cũng xấu. Có một loại « chủ nghĩa dân tộc công dân » – tiếng Anh là civic nationalism – mang tính chất hòa giải và hướng về phía trước, dùng để đoàn kết một dân tộc chung quanh những giá trị chung nhằm thực hiện những điều mà từng cá nhân riêng lẻ không thể xử lý.
Chủ nghĩa dân tộc công dân viện đến các giá trị phổ quát, chẳng hạn như tự do và bình đẳng, trái ngược với loại « chủ nghĩa dân tộc chủng tộc » – tiếng Anh là ethnic nationalism – mang tính chất ích kỷ, hiếu chiến và hoài cổ, dựa trên chủng tộc hay lịch sử để khu biệt nước mình với thế giới. Trong những giờ khắc đen tối nhất vào nửa đầu thế kỷ 20, chính chủ nghĩa dân tộc chủng tộc đã dẫn đến chiến tranh.
Chủ nghĩa dân túy của ông Trump là một đòn giáng mạnh vào chủ nghĩa dân tộc công dân. Không ai có thể nghi ngờ lòng yêu nước của những người tiền nhiệm của ông Trump từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay, nhưng người nào trong số họ cũng đều thiết tha với các giá trị phổ quát của nước Mỹ và quảng bá các giá trị đó ra nước ngoài.
Ngay cả khi biểu hiện một thứ chủ nghĩa ngoại lệ qua việc từ chối một số định chế như Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Mỹ vẫn hậu thuẫn cho một trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Bằng cách hỗ trợ cho các tổ chức toàn cầu chống lại tình trạng cá lớn nuốt cá bé trên thế giới, Hoa Kỳ đã giúp cho chính mình và thế giới được an toàn và thịnh vượng hơn.
Chủ nghĩa Sô vanh: Mẫu số chung của Trump, Putin, Tập Cận Bình, Erdogan
Ông Trump đe dọa làm suy yếu sự dấn thân vì mọi người của Mỹ, ngay cả khi chủ nghĩa dân tộc được tăng cường ở những nơi khác.
Ở Nga, Vladimir Putin đã rời xa các giá trị tự do quốc tế để phát huy một thứ chủ nghĩa dân tộc kết hợp tính chất Slav truyền thống và Chính Thống Giáo.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan đã quay lưng lại với Liên Hiệp Châu Âu và từ bỏ các cuộc đàm phán hòa bình với thiểu số người Kurdistan, để chạy theo một kiểu chủ nghĩa dân tộc Hồi Giáo gay gắt, luôn luôn thấy rằng nước ngoài đang lăng mạ và đe dọa họ.
Tại Ấn Độ, thủ tướng Narendra Modi dù vẫn theo chủ trương cởi mở với bên ngoài và hiện đại hóa đất nước, nhưng ông lại có quan hệ với các nhóm người Hindu dân tộc chủ nghĩa cực đoan vẫn rao giảng một thứ chủ nghĩa Sô vanh hẹp hòi, không bao dung.
Còn tại Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc đang càng lúc càng biến thành hung dữ và đầy thù hận, khiến cho đảng Cộng Sản cầm quyền phải cố tìm cách kìm hãm. Đúng là đất nước này phụ thuộc vào các thị trường được rộng mở, đã tham gia một số thể chế toàn cầu và mong muốn được gần gũi với Mỹ. Thế nhưng từ năm 1990, các học sinh nước này ngày nào cũng được giáo dục tinh thần « ái quốc » theo hướng là phải tích cực xóa bỏ một thế kỷ bị đô hộ một cách nhục nhã. Và chỉ người Hán mới được xem là người Trung Quốc chân chính, còn mọi dân tộc khác chỉ là công dân hạng hai.
Đối với The Economist, điểm đáng lo ngại là ngay vào lúc chủ nghĩa dân tộc dựa trên chủng tộc đang khởi sắc, Liên Hiệp Châu Âu, cuộc thí nghiệm vĩ đại nhất của thế giới về một thể chế « hậu dân tộc », đã có dấu hiệu bị thất bại.
Các kiến trúc sư của Liên Hiệp từng tin rằng chủ nghĩa dân tộc, vốn đã cuốn châu Âu vào hai cuộc chiến tranh thế giới tàn phá, sẽ bị khô héo và tàn lụi, Liên Hiệp Châu Âu sẽ vươn lên bên trên những tranh chấp quốc gia, với một loạt các bản sắc dân tộc quyện vào nhau, trong đó một người có thể cùng một lúc là người Công Giáo, người vùng Alsace, người Pháp và người Châu Âu.
Thế nhưng, trong phần lớn Liên Hiệp Châu Âu, điều đó đã không hề xảy ra. Người Anh đã chọn rời bỏ Liên Hiệp Châu Âu, trong lúc tại những nước Cộng Sản trước đây, chẳng hạn như Ba Lan và Hungary, chính quyền đã rơi vào tay các thành phần dân tộc chủ nghĩa cực đoan bài ngoại. Thậm chí còn có một nguy cơ – tuy nhỏ nhưng ngày càng lớn lên – là Pháp cũng có thể rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và như vậy sẽ phá hủy định chế này.
Hậu quả của chủ nghĩa dân tộc mới kiểu Trump đã xuất hiện
Lần cuối cùng mà nước Mỹ co cụm là sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất và hậu quả rất tai hại. Theo The Economist, không cần phải nhìn xa trông rộng mới thấy được hậu quả đáng sợ của chủ nghĩa dân tộc mới của ông Trump ngày hôm nay.
Tại nước Mỹ, chủ nghĩa này có chiều hướng tạo ra thái độ thiếu bao dung và tâm lý nghi ngờ đạo đức và lòng trung thành của các nhóm thiểu số. Không phải ngẫu nhiên mà các cáo buộc bài Do Thái đã tiêm nhiễm vào mạch máu của nền chính trị Mỹ lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ.
Ở ngoài nước Mỹ, do việc nhiều nước khác sẽ bắt chước xu thế hướng nội nhiều hơn của Hoa Kỳ, các vấn đề khu vực và toàn cầu sẽ trở nên khó giải quyết hơn.
Nếu ông Trump thực hiện, dù chỉ một phần nhỏ, những đe dọa mang tính chất con buôn của ông, ông có nguy cơ xóa sổ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Nếu ông cho rằng các đồng minh của Mỹ không chịu chi trả cho nền an ninh mà họ nhận được từ Hoa Kỳ, ông đã đe dọa sẽ rời xa các đồng minh đó.
Hâu quả, đặc biệt đối với những nước nhỏ hiện đang được luật lệ toàn cầu bảo vệ, sẽ là một thế giới khắc nghiệt và bất ổn định hơn.
The Economist kết luận : Ông Trump cần phải nhận thức rằng việc tự tách biệt mình sẽ không giúp Mỹ miễn nhiễm trước các xáo trộn và xung đột mà chủ nghĩa dân tộc mới tạo ra. Do việc chính trị toàn cầu bị nhiễm độc, nước Mỹ sẽ nghèo đi hơn, và thái độ phẫn nộ trong nội bộ nước Mỹ sẽ phát triển, với nguy cơ là ông Trump sẽ bị giam giữ trong cái vòng luẩn quẩn của sự thù hằn và trả đũa.
François Fillon :
Chú rùa phe hữu trong cuộc đua vào Elysée?
Chính trường cánh hữu của Pháp rung chuyển. Trong cuộc bầu cử sơ bộ vòng một chọn ứng cử viên tranh ghế tổng thống, trong số 7 ứng cử viên, cựu thủ tướng François Fillon bất ngờ về nhất, vượt xa vị cựu thủ tướng khác là Alain Juppé gần 16 điểm và loại cựu tổng thống Nicolas Sarkozy ra khỏi vòng đấu.
Ai sẽ đại diện cho phe hữu tranh cử tổng thống Pháp vào tháng 05/2017? Cho đến đêm 20/11, không ai ngờ cựu thủ tướng François Fillon, 62 tuổi, có thể đánh bại hai đối thủ nặng ký trên chính trường Pháp là Nicolas Sarkozy và Alain Juppé.
Các kết quả thăm dò ý kiến trong hai tuần cuối dự báo vị thủ tướng của tổng thống Nicolas Sarkozy trong nhiệm kỳ 2007-2012 lên điểm, từ vị trí thứ ba (bị loại) thành có cơ may về nhì. Nhưng điều bất ngờ là ông vượt lên vị trí thứ nhất với 44% phiếu trên tổng số 4 triệu cử tri, bất kể tả hay hữu, tham gia bầu sơ bộ của phe hữu và trung hữu. Cựu thủ tướng Alain Juppé, 70 tuổi, chỉ được 28%, cùng vào vòng hai sơ bộ.
Về phần cựu tổng thống Nicolas Sarkozy, ông bị loại với vỏn vẹn 20% phiếu. Ông Sarcozy chấp nhận thất bại cay đắng, tạm thời gác giấc mơ trở lại điện Elysée và chờ dịp khác.
Trên lý thuyết, François Fillon sẽ là ứng cử viên của cánh hữu
Theo giới phân tích, sau vòng một, ông Alain Juppé chỉ được có một trong số năm ứng cử viên còn lại là bà Nathalie Kosciusco-Morizet (2,5%) ủng hộ. Trong khi đó, cựu tổng thống Nicolas Sarkozy thông báo “liên đới” với vị thủ tướng cũ của mình.
Chỉ cần làm một phép tính cộng là thấy rõ cơ may của François Fillon. Uy tín của ông lên cao không phải là chuyện tình cờ. Từ năm 2013, nhà chính trị tỉnh lẻ này đã kiên nhẫn gieo mầm, lui tới những vùng xa xôi tìm hiểu dân tình. Với chủ trương kinh tế tự do, tâm tính trầm tĩnh, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng cương quyết, gia đình ấm cúng, thủy chung theo tinh thần công giáo bảo thủ, François Fillon đã chinh phục được thành phần dân chúng muốn một vị lãnh đạo biết lắng nghe và không bị vật chất, tình ái hào nhoáng bên ngoài làm phân tâm và chi phối nhiệm vụ.
Họ chọn François Fillon vì thất vọng về Nicolas và một François khác.
Tuy nhiên, trong chính trị, không có kết quả bầu cử nào được viết trước, trừ ở chế độ độc tài. Brexit, Donald Trump và ngay vòng một bầu sơ bộ tại Pháp là những thí dụ cụ thể ngay trước mắt.
Alain Juppé, bị hụt hẫng vì không dự kiến phải đối đầu với ngựa về ngược François Fillon, xác định quyết tâm là vào thứ Năm tuần này, trong cuộc tranh luận trên truyền hình, sẽ chứng minh chính sách kinh tế cực tự do của François Fillon là sai lầm.
Phải chờ đến chủ nhật 27/11 mới biết chú rùa và chú thỏ thắng bại như thế nào. Con đường đến điện Elysée là một chuyện khác.
Châu Á sát cánh chống phi toàn cầu hóa : nói dễ, làm khó
APEC chống phi toàn cầu hóa, chống bảo hộ mậu dịch và cam kết không phá giá đồng tiền. Liệu tuyên bố này có là « cái vỏ rỗng » khi mà các thành viên APEC đều lấy xuất khẩu làm lực đẩy kinh tế ?
Kết thúc Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ở Lima, Peru, 21 thành viên ra về với lời cam kết « tăng cường hợp tác thương mại » trong bối cảnh xu hướng chống đối tiến trình toàn cầu hóa tại châu Âu lên cao. Còn ở Mỹ, sau chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 08/11/2016, Hoa Kỳ đang quay lưng lại với tất cả các hiệp định tự do mậu dịch.
Làn sóng bảo hộ đang dâng cao tại nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu, điển hình là cử tri Anh Quốc, tháng 06/2016 đã quyết định chia tay với Bruxelles. Gần đây hơn, ngày 27/10/2016, lễ ký kết Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch song phương giữa Liên Hiệp Châu Âu với Canada CETA đã không thể diễn ra như dự kiến vì sự chống đối của một phần công luận Bỉ. Liên Hiệp Châu Âu không thể đặt bút ký vào hiệp định CETA nếu không có sự đồng thuận của tất cả 28 thành viên.
Đàm phán giữa hai bờ Đại Tây Dương để tiến tới việc thành lập một khu vực tự do mậu dịch chung giữa liên Âu và Hoa Kỳ qua Hiệp ước TTIP đang bị bế tắc. Trong buổi làm việc cuối cùng giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Đức Angela Merkel tuần trước, bà Merkel đã phải nhìn nhận, trong tình trạng hiện tại, không hy vọng thỏa thuận xuyên Đại Tây Dương TTIP tiến xa hơn.
Nhìn đến Hiệp định TPP giữa Hoa Kỳ với 11 đối tác trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam : có nhiều dấu hiệu cho thấy tổng thống tương lai Donald Trump sẽ cho thỏa thuận mới được ký kết cách nay một năm vào quên lãng.
Với bản thân Hoa Kỳ, để có hiệu lực, Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch xuyên Thái Bình Dương phải được Quốc Hội lưỡng viện thông qua. Với đảng Cộng Hòa chiếm đa số ở Thượng và Hạ Viện, kịch bản đó ít có khả năng xảy ra.
Đối với các nước trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương từ Nhật Bản đến Canada, từ Hàn Quốc, Trung Quốc đến Malaysia hay Việt Nam, từ New Zealand đến Peru, từ Thái Lan đến Chilê…, viễn cảnh đen tối đang đe dọa các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại các quốc gia này. Với hầu hết các nước thành viên của APEC, xuất khẩu là một trong những trụ cột của tăng trưởng.
Theo phân tích của bà Déborah Elms, giám đốc điều hành Trung Tâm Châu Á, có trụ sở tại Singapore, trong bối cảnh Châu Âu và Hoa Kỳ đang co cụm lại như vừa nêu, giải pháp tốt nhất đối với Châu Á là phải « tự lực thúc đẩy mậu dịch qua các thỏa thuận tự do mua bán ở cấp vùng ».
Trên thực tế, theo một nghiên cứu được chính Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương công bố trong tuần qua, tính đến cuối năm 2015, có tổng cộng 145 thỏa thuận thương mại đang được tiến hành giữa các nước trong khu vực, và 30 trong số đó đã hoàn tất từ 2008.
Nhưng ý tưởng châu Á sát cánh bên nhau để cưỡng lại làn sóng bảo hộ đang dấy lên từ Âu, Mỹ liệu có phải chỉ là những lời nói suông khi biết rằng, bản thân các nước châu Á hay châu Mỹ vừa là đối tác, vừa là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau? Không phải tình cờ mà trước Diễn đàn APEC, Indonesia đã đề nghị Việt Nam cùng ấn định một mức lương chuẩn, để tránh nhiều nhà đầu tư quốc tế tìm sang Việt Nam mở cơ sở, vì nhân công Việt Nam rẻ hơn so với ở Indonesia.
Một hệ quả không kém nguy hiểm khác là Âu – Mỹ càng chủ trương bảo hộ chừng nào, thì lại càng tạo cơ hội cho Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tới vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Thượng đỉnh Lima, Peru, vừa khép lại là diễn đàn để ông Tập Cận Bình lôi kéo các đồng minh của Mỹ về phía Trung Quốc qua Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP), mà mục tiêu sau cùng là thành lập cả một Khu Vực Thương Mại Tự Do Châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn. Trung Quốc thủ lợi nhiều trong dự án này, như ghi nhận của chuyên gia kinh tế của cơ quan tư vấn IHS Global Insight, Rajiv Biswas. Theo ông, nếu Hoa Kỳ thực sự « thay đổi chính sách thương mại với các đối tác châu Á, thì chẳng khác nào khuyến khích cho một số sáng kiến khác trong khu vực ».
Một số các nhà phân tích khác thì cho rằng, phương Tây sẽ thiệt thòi nhiều nếu đi theo con đường bảo hộ, và những thành phần bị thua thiệt đầu tiên chính là người tiêu dùng.
Syria : Damas bác bỏ đề xuất của LHQ
cho đối lập « tự trị » ở Aleppo
Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem ngày 20/11 cho biết, chính phủ đã bác bỏ đề xuất của đặc phái viên Liên Hợp Quốc về « chính quyền tự trị » của lực lượng đối lập tại khu vực đông Aleppo.
Theo hãng tin Pháp AFP, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria là ông Staffan de Mistura đã có chuyến thăm Damas nhằm thảo luận về kế hoạch chấm dứt bạo lực tại Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria.
Trong một cuộc họp báo, ngoại trưởng Syria cho biết đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Mistura đã đề xuất là khu vực phía đông Aleppo hiện nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng đối lập cần có một « chính quyền tự trị ».Tuy nhiên, ngoại trưởng Syria đã bác bỏ ngay lập tức đề xuất này của Liên Hiệp Quốc vì cho rằng đây là hành động « ban thưởng cho quân khủng bố”.
Trong một trao đổi hồi đầu tuần trước với tờ báo Anh The Guardian, đặc phái viên Mistura đã gợi ý là chính phủ Syria thừa nhận chính quyền do phe nổi dậy thành lập ở đông Aleppo. Đổi lại, hàng ngàn chiến binh Hồi Giáo cực đoan của nhóm Fetah al-Cham (trước đây là một nhánh của Al-Quaida tại Syria) sẽ phải rút khỏi khu vực mà hơn 250.000 thường dân bị mắc kẹt từ hơn bốn tháng qua và đã phải hứng chịu nhiều đợt không kích.
Ngoại trưởng Syria đã đồng ý với đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Mitstura là khủng bố phải rút ra khỏi khu vực Đông Aleppo, nhưng không chấp nhận việc để 250.000 thường dân là con tin của 5000-7000 chiến binh vũ trang. Ông cũng nói thêm là quân nổi dậy càng rút sớm ra khỏi Aleppo thì dân chúng càng đỡ khổ. Và chính phủ Syria sẽ để họ rút về nơi họ muốn. Ngoại trưởng Syria nhấn mạnh chính phủ Damas phải chiếm lại đông Aleppo, bằng mọi giá.
Bầu cử tổng thống Pháp :
Cựu tổng thống Sarkozy bị loại khỏi cuộc đua
Hôm qua 20/11/2016, tại Pháp, đảng cánh hữu LR – Những Người Cộng Hòa và đồng minh trung hữu đã tổ chức vòng một bầu cử sơ bộ để chọn ứng cử viên tổng thống ra tranh cử năm tới. Ba bất ngờ lớn : Ứng cử viên cựu tổng thống Nicolas Sarkozy bị loại, người về đầu với số phiếu rất cao là cựu thủ tướng François Fillon – vốn bị đánh giá là không có khả năng lọt vào vòng chung kết, trong khi đó cựu thủ tướng Alain Juppé, người dẫn đầu liên tục trong các thăm dò dư luận tụt xuống vị trí thứ hai.
Theo AFP, trái ngược với mọi dự đoán, cựu tổng thống Nicolas Sarkozy, 61 tuổi, bị loại khỏi cuộc đua, với khoảng 20% phiếu bầu, với số phiếu chưa đầy một nửa so với ông François Fillon (44%), người từng là thủ tướng dưới quyền ông Sarkozy trong năm năm.
Trước cuộc bỏ phiếu này, cựu tổng thống Pháp Sarkozy được coi là người có nhiều khả năng sẽ đại diện cho đảng LR ra tranh cử tổng thống. Nếu kịch bản này diễn ra, ông thậm chí có thể về nhì, tức lọt vào chung kết, để đối đầu với người được coi là sẽ về nhất, lãnh đạo đảng cựu hữu, bà Marine Le Pen.
Sau thất bại bất ngờ này, cựu tổng thống Nicolas Sarkozy tuyên bố từ giã chính trường, đồng thời khẳng định dành sự ủng hộ cho ứng cử viên François Fillon.
Về lý do cựu thủ tướng Fillon về đầu trong vòng một cuộc bầu cử sơ bộ, theo một số nhà quan sát, rất nhiều cử tri Pháp tìm thấy ở ông François Fillon hình ảnh của một « cánh hữu truyền thống, bảo thủ về các giá trị và tự do về kinh tế », hơn là lập trường « bảo vệ dân chúng chống lại giới tinh hoa » của cựu nguyên thủ Sarkozy.
Cuộc bỏ phiếu bầu cử sơ bộ cánh hữu và đồng minh cánh trung hôm qua được khoảng 4 triệu công dân Pháp tham gia, trong đó có 15% người đi bầu tự xưng là cánh tả. Đây là lần đầu tiên đảng cánh hữu của Pháp tổ chức bầu cử sơ bộ, mở rộng cho các cử tri Pháp tham gia. Đảng Xã Hội Pháp lần đầu tiên tổ chức bầu cử sơ bộ năm 2012.
Cuộc đọ sức giữa hai cựu thủ tướng
Chủ nhật tuần tới, 27/11, sẽ là vòng hai của cuộc bầu cử chọn ứng viên tổng thống của liên minh cánh hữu. Ứng cử viên Alain Juppé, thị trưởng thành phố Bordeaux, cựu thủ tướng, tuyên bố sẵn sàng đối chọi « dự án chính trị » của ông với dự án của đối thủ François Fillon, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.
Theo một số nguồn tin, tỉ lệ ủng hộ rất cao dành cho François Fillon khiến thị trưởng Bordeaux từng có ý định bỏ cuộc, trước khi khẳng định quyết tâm tiếp tục cuộc đấu.
Với 28,5% phiếu bầu trong vòng một, khả năng chiến thắng của cựu thủ tướng Juppé là khá thấp, trong lúc hàng loạt chính trị gia hàng đầu cánh hữu tuyên bố ủng hộ cựu thủ tướng Fillon. Theo các nhà quan sát, cuộc tranh luận tay đôi thứ năm tới giữa hai ứng cử viên lọt vào chung kết có thể mang tính quyết định.
Trung Quốc báo động vì xung đột vũ trang tại Miến Điện
Tân Hoa Xã ngày 20/11/2016 cho biết quân đội Trung Quốc tại vùng biên giới sát Miến Điện được tình trạng báo động cao sau khi « một số đồn biên giới Miến Điện bị các nhóm vũ trang tấn công ».
Theo AFP, chính phủ Miến Điện xác nhận có 8 người đã thiệt mạng trong một vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh chính phủ với một tổ chức võ trang nổi dậy ở miền Bắc, sát với biên giới với Trung Quốc. Cuộc xung đột xảy ra hôm chủ nhật ở thị trấn Muse, làm một binh sĩ, ba cảnh sát, một thành viên lực lượng sắc tộc ủng hộ chính phủ và ba thường dân thiệt mạng.
Vụ xung đột này đã làm Trung Quốc lo ngại. Trong một bản thông cáo, bộ Quốc Phòng Trung Quốc ra lệnh đặt các đơn vị quân sự địa phương trong tình trạng báo động cấp cao, bảo vệ sinh mạng và tài sản thường dân bên này biên giới. Một số dân làng Miến Điện đã chạy sang Trung Quốc tạm trú.
Tân Hoa Xã nói là nhiều quân nhân và thường dân bị thương, nhưng không cho biết rõ là người Trung Quốc hay người Miến Điện.
Tại Miến Điện, tình hình khu vực tây bắc, giáp giới với Bangladesh cũng xấu đi.
Hơn 1.200 nhà của người Rohingya bị san bằng
Quân đội chính phủ tiếp tục trấn áp sắc dân Hồi Giáo thiểu số Rohingya tiếp theo loạt tấn công đồn biên giới.
Theo số liệu do tổ chức nhân quyền Human Rights Watch công bố hôm nay 21/11, hơn 1.200 căn nhà tại nhiều ngôi làng của người Hồi giáo Rohingya ở vùng tây bắc Myanmar đã bị san bằng. Thông tin này được tổ chức nhân quyền Human Rights Watch hôm nay đưa ra dựa trên hình ảnh vệ tinh. Chính phủ chỉ thừa nhận có 300 ngôi nhà bị phá hủy, chứ không phải 1200 ngôi nhà theo như thông tin từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết có tới 30.000 người đã phải di dời do do bạo lực liên tiếp xảy ra. Lực lượng an ninh đã giết chết gần 70 người và bắt giữ hơn 400 người trong vòng sáu tháng qua. Đây là con số mà truyền thông nhà nước đưa ra nhưng theo các nhà nhân quyền, con số này có thể cao hơn rất nhiều.
Đối lập Hàn Quốc xem xét khả năng truất phế tổng thống
Gọng kìm đang dần siết chặt quanh tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ba đảng đối lập cho biết đang cân nhắc giải pháp truất phế tổng thống. Viện Công tố Hàn Quốc nghi ngờ chính tổng thống thông đồng với bà Choi Soon Sil, một người bạn thân trong loạt bê bối tham ô. Cuối tuần một triệu người đã biểu tình trên khắp Hàn Quốc để yêu cầu tổng thống Park Geun-Hye từ chức. Trước áp lực chính trị, tư pháp và đường phố, tổng thống Park Geun-Hye tìm kế hoãn binh.
Từ Séoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias phân tích :
“Bà Park Geun-Hye giờ đây bị coi là tòng phạm. Tổng thống bị Viện Công Tố cáo buộc là đã tiếp tay cho ba cố vấn bòn rút 60 triệu euro của các doanh nghiệp lớn. Bà Park là tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị cáo buộc tiếp tay cho tội phạm hình sự khi đang tại nhiệm. Theo luật sư của bà, cáo buộc này là không có cơ sở và chỉ là phán đoán.
Cách đây vài ngày, trên truyền hình, tổng thống đã hứa trả lời các câu hỏi của công tố, nhưng bà đã không giữ lời hứa. Luật sư của bà Park cho biết tổng thống sẽ không tới buổi triệu tập của Viện Công Tố và sẽ chuẩn bị làm việc với một ủy ban điều tra độc lập dự kiến được thành lập vào tháng tới.
Việc bà Park từ chối tới buổi triệu tập giúp bà hoãn binh, nhưng có thể khiến dân chúng thêm giận dữ. 74% người dân Hàn Quốc và 30 nghị sĩ cùng đảng với bà Park cho biết ủng hộ Quốc Hội phế truất tổng thống. Nhưng đảng đối lập vẫn chần chừ tiến hành thủ tục phế truất, vì đảng này không chắc sẽ giành được thắng lợi, nếu diễn ra bầu cử”.
Thủ tướng Đức quyết định tái ứng cử lần thứ tư
Tối qua, 20/11/2016, nữ thủ tướng Đức Angela Merkel thông báo sẽ tái ứng cử vào chức thủ tướng vào năm tới. Tuyên bố được đưa ra trước báo giới tại trụ sở đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU, Berlin. Trong bối cảnh nền dân chủ phương Tây đang bị các phong trào dân túy đe dọa, rất nhiều hy vọng đặt vào người phụ nữ 62 tuổi, được coi là « thành trì cuối cùng » bảo vệ các giá trị tự do, nhân quyền. Theo các nhà quan sát, tái ứng cử là một quyết định hết sức khó khăn với bà Angela Merkel. Chính sách mở cửa nước Đức để đón nhận hơn một triệu người tị nạn từ Trung Cận Đông trong hai năm vừa qua khiến uy tín trong nước của thủ tướng Merkel sút giảm mạnh.
Thông tín viên Pascal Thibaut tường trình từ Berlin:
« ‘‘Tôi đã suy nghĩ lâu về việc này. Đưa ra quyết định không phải là điều đơn giản. Như quí vị biết, tôi cần thời gian’’. Thủ tướng Angela Merkel cầm quyền từ 11 năm nay sẽ tái cử vào vị trí thủ tướng trong cuộc bầu cử năm tới.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh đến tình trạng khó khăn hiện nay mà châu Âu đang gặp phải, đặc biệt với sự ra đi của Anh Quốc. Bà Merkel cũng nêu ra nhiều hồ sơ gai góc, như vấn đề chính quyền mới của Donald Trump tại Hoa Kỳ hay các quan hệ với Nga. ‘‘Trong giai đoạn khó khăn và đầy bất trắc mà chúng ta đang trải qua hiện nay, tôi được biết rằng nhiều người sẽ không chấp nhận việc tôi không tiếp tục phục vụ nước Đức, với kinh nghiệm và năng lực của mình’’, thủ tướng Đức giải thích.
Cùng lúc đó, Angela Merkel cũng khẳng định rằng : ‘‘Một người duy nhất không thể giải quyết được mọi vấn đề của nước Đức và của thế giới’’. Trong những ngày gần đây, người ta thấy bà Merkel khó xử khi được tổng thống mãn nhiệm Hoa Kỳ Barack Obama – trong chuyến công du nước Đức – hết lời ca ngợi, nhiều người coi nữ thủ tướng Đức như một thành trì cuối cùng của ‘‘thế giới tự do’’.
55% người Đức, trong một thăm dò dư luận công bố hôm qua, Chủ nhật 20/11, hy vọng Angela Merkel tái ứng cử.
Uy tín của nữ thủ tướng đang dần dần phục hồi. Tuy nhiên, bà Merkel cũng còn phải thuyết phục được những thành phần hoài nghi trong đảng, và cả những người đang bị các thế lực dân túy cánh hữu thu hút, là việc bà tái ứng cử không có nghĩa là mọi thứ sẽ được duy trì nguyên trạng.
Trong thời gian tới, các nhà chính trị thuộc cánh dân chủ Thiên Chúa Giáo muốn hướng sự chú ý đến những người bị thua thiệt trong cuộc toàn cầu hóa. Angela Merkel đang sẵn sàng cho một kỳ tranh cử khó khăn nhất trong cuộc đời chính trị của bà, vào năm tới. Về mặt quốc tế, những phẩm chất như kinh nghiệm chính trường và việc bà tại vị trong một thời gian dài không đủ để bù lại vị thế bị cô lập nhiều hơn là trong quá khứ ».
APEC quyết tâm chống bảo hộ mậu dịch
Bế mạc Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á –Thái Bình Dương, APEC tại Lima, các đối tác của Mỹ trong khu vực luyến tiếc Obama. Lãnh đạo 21 nước thành viên cam kết chống xu hướng bảo hộ, không phá giá đồng tiền tránh để lao vào một cuộc chiến tranh thương mại.
Thông tín viên đài RFI Eric Samson trong khu vực, gửi về bài tường trình :
« Không trực tiếp nhắc đến tên, nhưng thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh Diễn đàn APEC thực sự là một thông điệp mà các bên gửi đến tổng thống tân cử Hoa Kỳ, Donald Trump. Sau khi xem xét tình hình kinh tế thế giới với tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế – bà Christine Lagarde, lãnh đạo 21 nước thành viên có mặt tại thủ đô Lima nhấn mạnh đến quyết tâm “từ bỏ các biện pháp bảo hộ đang làm suy yếu trao đổi mậu dịch, kềm hãm những tiến bộ và là một mối lo ngại đối với kinh tế toàn cầu”.
Trước khi chụp ảnh lưu niệm đánh dấu thượng đỉnh APEC lần thứ 24, nguyên thủ của các nước thành viên trong khối đã cam kết xây dựng một khu vực tự do mậu dịch hoàn toàn được mở rộng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, xóa bỏ các hàng rào thương mại vào năm 2020.
Đại diện cho 40 % dân số toàn cầu và 60 % các luồng giao thương của thế giới APEC cũng cam kết sẽ không phá giá đồng tiền vì mục tiêu cạnh tranh. Đây là một lời chí trích gián tiếp nhắm vào Trung Quốc.
Tổng thống Peru, Pedro Pablo Kuczynski, trong cương vị nước chủ nhà cũng đã nhấn mạnh đến hai hồ sơ khác được Diễn đàn nhắc tới lần này. Đó là nhu cầu mở rộng mạng internet cho công dân của 21 nước thành viên APEC và ưu tiên trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu.
Trong chuyến xuất ngoại cuối cùng với tư cách tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama đã có một cuộc trao đổi rất ngắn gọn với tổng thống Nga, Vladimir Putin. Lãnh đạo Nhà Trắng đã yêu cầu chủ nhân điện Kremlin tiếp tay chấm dứt thảm họa đẫm máu tại Syria ».
Tokyo muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh
Tại diễn đàn APEC Peru, thủ tướng Nhật Bản và chủ tịch Trung Quốc đã có một cuộc trao đổi ngắn gọn vào hôm qua. Theo phát ngôn viên Phủ thủ tướng Nhật, ông Abe bày tỏ mong muốn Tokyo – Bắc Kinh thực sự cải thiện quan hệ trước kỷ niệm 45 năm Nhật Bản và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ.
Còn Bắc Kinh thì cho biết, ông Tập Cận Bình đã « trình bày rõ ràng quan điểm về nguyên tắc » để phát triển quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế của châu Á này.
Nhật Bản – Việt Nam và Biển Đông
Cũng tại Lima, trong cuộc hội đàm song phương chiều ngày 20/11/201 giữa Nhật Bản và Việt Nam, thủ tướng Shinzo Abe và chủ tịch Trần Đại Quang nhấn mạnh đến việc đôi bên cùng chia sẻ quan điểm và chủ trương giải quyết tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Hãng tin Reuters nhắc lại, tuyên bố trên của lãnh đạo hai nước được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản chuẩn bị cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra, giúp Việt Nam nâng cấp khả năng phòng thủ trên biển.
Trước buổi làm việc của hai ông Shinzo Abe và Trần Đại Quang, bộ trưởng Ngoại Giao Nhật cho biết Tokyo và Hà Nội đẩy mạnh tiến trình gia nhập hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP.
Thượng đỉnh APEC vào năm tới sẽ được tổ chức tại Việt Nam.
TT Obama nhắn nhủ ông Trump: Không nước nào
thay thế vai trò lãnh đạo của Mỹ được
Cindy Saine
LIMA, PERU —
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kết thúc chuyến công du cuối nhiệm kỳ của ông ở Peru theo cùng cách thức ông đã khởi đầu chuyến đi ở Âu châu, đó là cố gắng trấn an các nhà lãnh đạo thế giới đang lo lắng về khả năng chính sách đối ngoại của Mỹ có thể bị đảo ngược khi ông Donald Trump lên làm tổng thống. Từ thủ đô Lima của Peru, thông tín viên Cindy Saine tường trình rằng ông Obama đã phát biểu rất xúc động trong chuyến công du chia tay này.
Tại hội nghị của Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Tổng thống Barack Obama vẫn bày tỏ ủng hộ thương mại quốc tế và quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, mặc dù ông thừa nhận là ông sẽ không còn giữ vai trò lãnh đạo nữa.
Kế thúc cuộc họp báo cuối trong chuyến công du, Tổng thống Obama đã có những lời nói xúc động nhắn gởi đến người kế nhiệm ông rằng Hoa Kỳ không thể thiếu được trong nhiệm vụ bảo vệ trật tự thế giới và bảo đảm hòa bình và ổn định:
“Nếu chúng tôi không ở về phía những gì chính đáng, nếu chúng tôi không tranh luận và tranh đấu cho những điều chính đáng, mặc dù có nhiều lúc chúng tôi không hoàn thiện được sự tranh đấu cho những lý tưởng đó ở khắp mọi nơi, nhưng nếu vai trò đó sụp đổ, thì không ai khác sẽ điền vào chỗ trống đó.”
Được hỏi liệu ông sẽ tự chế, tránh chỉ trích khi ông Trump lên làm tổng thống hay không, Tổng thống Obama nói ông dự định sẽ cùng phu nhân Michelle đi nghỉ mát, và ông sẽ tôn trọng và không gây cản trở tân tổng thống. Nhưng ông cho biết ông sẽ lên tiếng nếu ông tin là những giá trị cốt lõi bị đe dọa.
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Obama được nhóm 1.000 lãnh đạo trẻ từ khắp khu vực Châu Mỹ La tinh và vùng Caribe nhiệt liệt chào đón như một ngôi sao ca nhạc tại một trường đại học ở thủ đô Lima. Ông đã tìm cách trấn an các lãnh đạo trẻ và khuyên họ không nên gán trước những điều xấu nhất cho ông Trump. Tổng thống Obama nói:
“Dân chủ có nghĩa là đôi khi chúng ta phải dung hòa, và có nghĩa là kết quả của các cuộc bầu cử không luôn diễn ra theo đúng hy vọng của chúng ta.”
Trong chuyến công du cuối cùng, Tổng thống Obama nói với nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet rằng ông đã du hành hàng triệu dặm trong 8 năm làm tổng thống và những người trẻ mà ông được gặp trên khắp thế giới mang lại cho ông hy vọn
Biểu tình chống phong trào ‘Alt-Right’ ở Washington
Những người biểu tình đã tập trung bên ngoài một tòa nhà ở trung tâm Washington hôm thứ Bảy, 19/11, nơi những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng – được biết với tên gọi “alt-right”, đã gặp gỡ để ăn mừng chiến thắng của Tổng thống tân cử Donald Trump.
Truyền thông đưa tin không có vụ bắt giữ nào nhưng ít nhất một người đàn ông đã bị thương khi đụng độ với những người biểu tình bên ngoài Tòa nhà Ronald Reagan và Trung tâm Thương mại Quốc tế, chỉ cách Tòa Bạch Ốc vài khu phố.
Các cuộc biểu tình đã xảy ra trên toàn quốc để phản đối việc ông Trump đắc cử và những cuộc bổ nhiệm của ông, đặc biệt là việc bổ nhiệm Stephen Bannon vào vị trí cố vấn chiến lược của Tòa Bạch Ốc.
Thành công của ông Trump dường như đã tiếp năng lượng cho phong trào alt-right để họ lớn tiếng hơn về các vấn đề khác nhau, bao gồm cả mối lo ngại rằng người da trắng đang trở thành thiểu số tại Mỹ.
Viện Chính sách Quốc gia (NPI), nơi chủ trì cuộc gặp gỡ ở trung tâm Washington, cho biết trên trang web của mình rằng họ là một “tổ chức độc lập dành riêng cho di sản, bản sắc và tương lai của những người gốc châu Âu ở Hoa Kỳ và trên thế giới” và NPI “cống hiến cho sự hồi sinh và phát triển của nhân dân”.
Viện Chính sách Quốc gia (NPI), nơi chủ trì cuộc gặp gỡ ở trung tâm Washington, cho biết trên trang web của mình rằng họ là một “tổ chức độc lập dành riêng cho di sản, bản sắc và tương lai của những người gốc châu Âu ở Hoa Kỳ và trên thế giới” và NPI “cống hiến cho sự hồi sinh và phát triển của nhân dân”.
Một số nhà phân tích đã mô tả NPI và những người theo NPI không khác gì nhóm Ku Klux Klan (KKK).
“Họ là những người chủ trương tôn sùng người da trắng. Họ là những người theo chủ nghĩa phát xít mới, các phần tử phát xít”, một người biểu tình nói với kênh truyền hình địa phương WJLA. “Khi bạn đối phó với thành phần đó, về cơ bản là bạn đối phó với thứ gì đó đang đe dọa các quyền và sự tự do của mọi người trong xã hội này”.
“Họ là những người chủ trương tôn sùng người da trắng. Họ là những người theo chủ nghĩa phát xít mới, các phần tử phát xít”, một người biểu tình nói với kênh truyền hình địa phương WJLA. “Khi bạn đối phó với thành phần đó, về cơ bản là bạn đối phó với thứ gì đó đang đe dọa các quyền và sự tự do của mọi người trong xã hội này”.
Ông Trump có thể chọn thêm
các quan chức chủ chốt hôm Chủ nhật
Tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa Kỳ hôm Chủ nhật gặp gỡ thêm với những người có tiềm năng tham gia nội các. Ông cho biết ông có thể chỉ định thêm người vào các vị trí quan trọng trong chính phủ mới của ông.
Ông Trump vẫn ở tại khu nghỉ dưỡng có sân golf sang trọng của ông ở Bedminster, New Jersey. Ông sẽ gặp hai người đã trung thành bảo vệ ông trong chiến dịch tranh cử tổng thống kéo dài, là cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani và Thống đốc New Jersey Chris Christie.
Ông Giuliani, một biểu tượng về quyết tâm của Mỹ chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo sau vụ tấn công khủng bố năm 2001 tại New York và Washington, có ít kinh nghiệm đối ngoại nhưng đã tìm cách được bổ nhiệm làm ngoại trưởng. Các phụ tá của ông Trump nói rằng ông cũng đang xem xét các lựa chọn khác.
Ông Trump đánh bại ông Christie và 15 người khác để được đảng Cộng hòa đề cử, nhưng nhà lãnh đạo của bang New Jersey sau đó ủng hộ nhà tỷ phú bất động sản và vận động cho ông. Ông Christie đã đứng đầu bộ máy về chuyển giao quyền lực của ông Trump cho đến khi ông Trump cho ông nghỉ và ủng hộ Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence hơn sau khi ông giành chiến thắng gây choáng váng cách đây hai tuần trước bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ.
Người ta cho rằng vai trò của ông Christie trong đảng Cộng hòa đã giảm đi trong những tuần gần đây sau khi hai phụ tá của ông đã bị kết án về vai trò của họ trong một kế hoạch có động cơ chính trị làm giao thông tắc nghẽn trên một cây cầu từ New Jersey đến New York. Nhưng ông Trump nói hôm thứ Bảy, “Chúng tôi rất thích Chris”.
Ông Trump đã viết trên Twitter rằng ông đang xem xét việc bổ nhiệm tướng Thủy quân Lục chiến hồi hưu 66 tuổi James Mattis làm bộ trưởng quốc phòng. Ông Trump cho biết ông đã nói chuyện với ông Mattis hôm thứ Bảy, và mô tả về ông Mattis là người “rất ấn tượng … thật sự là tướng quân của các tướng quân!”
Ông Trump cũng sẽ họp hôm Chủ nhật với ông Kris Kobach, một quan chức bang Kansas là một người cứng rắn chống nhập cư bất hợp pháp, một trong những chủ đề chính trong việc tiếp quản chính phủ của ông Trump. Ngoài ra, Tổng thống đắc cử sẽ nói chuyện với các nhà đầu tư tỷ phú Wilbur Ross, có thể là sự lựa chọn cho chức bộ trưởng thương mại, ngoài ra còn có nhà đầu tư toàn cầu David McCormick và lý thuyết gia kinh tế bảo thủ, John Gray.
HRW yêu cầu điều tra việc Myanmar
phá hủy các làng của người Rohingya
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cho biết họ có bằng chứng qua hình ảnh vệ tinh cho thấy hơn 1.000 ngôi nhà của dân làng người dân tộc thiểu số Rohingya đã bị phá hủy ở miền bắc Myanmar. Tổ chức nhân quyền này đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Myanmar mời LHQ vào điều tra vụ các ngôi làng bị “phá hủy hàng loạt” mà HRW tin là quân đội của chính phủ nước này đã thực hiện.
Ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của HRW cho biết: “Những hình ảnh qua vệ tinh mới vừa ghi nhận được cho thấy các ngôi làng của người Rohingya bị phá hủy ở mức độ rất lớn, và xảy ra ở nhiều địa điểm hơn so với số liệu do chính phủ đưa ra.”
Ông Adams kêu gọi chính phủ Myanmar do bà Aung San Suu Kyi, người được trao giải Nobel Hòa Bình lãnh đạo hãy ngưng ngay hành động đáp trả bằng quân đội, và hối thúc chính phủ nước này hãy nhìn thẳng vào sự thật và có hành động kịp thời để bảo vệ người dân, dù họ có khác biệt về tôn giáo hay sắc tộc.
Các nhóm cứu trợ nhân đạo cho biết mấy vạn người đã rơi vào cảnh thất tán vì bạo động hồi gần đây, và nhiều người trong số họ đã tìm đường trốn chạy sang nước láng giềng Bangladesh.
HWR nói rằng trong khi chính phủ Myanmar tìm cách quy cho bọn khủng bố đã phá hủy làng mạc của người Rohingya và kêu gọi báo chí quốc tế nên điều tra các cáo buộc, chính phủ Myanmar vẫn tiếp tục không chỉ cấm nhà báo, mà cả các nhóm cứu trợ nhân đạo, các điều tra viên về nhân quyền vào khu vực bị phá hủy.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, bà Yanghee Lee nói: “Không thể cho phép các lực lượng an ninh muốn làm gì thì tùy thích trong các cuộc hành quân của họ.”
Dân chúng Philippines
sắp biểu tình đòi khai quật mộ của ông Marcos
Hôm thứ Hai, thân nhân của những người từng là nạn nhân của cựu Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos yêu cầu Tòa án Tối cao khai quật ngôi mộ nơi ông vừa được cải táng.
Các thân nhân cho rằng họ không có đủ thời gian để kháng án một phán quyết trước đây đã cho phép cải táng ông ở Nghĩa trang Anh hùng của quốc gia.
Nghị sĩ Edcel Lagman, anh trai của một người bất đồng chính kiến đã bị giết hại dưới thời ông Marcos nói: “Làm sao một kẻ chuyên tước đoạt mạng sống người khác và bạo quyền như vậy lại được vinh dự an táng tại nơi vinh danh anh hùng có công với đất nước.”
Cũng hôm thứ Hai, một nhóm khác yêu cầu Tòa án Tối cao xét xử gia đình cựu tổng thống quá cố và quân đội tội khinh thường tòa án do đã thực hiện việc an táng ông một cách “vội vàng, lén lút, và thủ đoạn.”
Một cuộc biểu tình phản đối việc chôn cất ông Marcos với qui mô lớn sẽ diễn ra vào ngày thứ Sáu.
Tòa án Tối cao đã chấp thuận một quyết định do Tổng thống Rodrigo Duterte ký, cho phép chôn cất nhà độc tài ở nghĩa trang này.
Ông Marcos bị phế truất năm 1986 trong một cuộc cách mạng bất bạo động có tên “Quyền lực Nhân dân” khi hàng triệu người Phi biểu tình yêu cầu ông từ chức.
Dưới thời ông làm tổng thống, hàng loạt vụ vi phạm nhân quyền đã xảy ra.
Ngoài ra, ông và phu nhân Imelda và bạn bè đã bòn rút hàng tỷ đô la của kho bạc nhà nước, đẩy đất nước vào cảnh nợ nần.
Ông Marcos qua đời năn 1989 khi đang sống lưu vong ở Hawaii. Thi hài của ông được trưng bày ở quê nhà miền bắc Philippines.
Các tổng thống trước đây đều từ chối không cho ông Marcos được chôn cất ở Nghĩa trang Anh hùng.
Chiến đấu cơ Thụy Sĩ ‘áp sát’ máy bay chính phủ Nga
Thụy Sĩ hôm 19/11 nói rằng việc các chiến đấu cơ của nước này bay áp sát một máy bay của chính phủ Nga trên đường tới Peru chỉ đơn thuần là việc kiểm tra thường lệ, sau khi Moscow yêu cầu giải thích.
Một phóng viên của Reuters trên chiếc máy bay của Nga trông thấy những chiếc F/A-18 của Thụy Sĩ tiến gần tới chiếc máy bay của Nga chở một phái đoàn của nước này trên đường tới hội nghị thượng đỉnh APEC hôm 18/11, rồi sau đó áp tải chiếc máy bay khi nó bay trong không phận Thụy Sĩ.
Trên Twitter hôm 19/11, Đại sứ quán Nga ở Thụy Sĩ viết: “Chúng tôi cảm thấy bất ngờ và yêu cầu Thụy Sĩ giải thích”.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ nói rằng hai chiếc F/A-18 của họ đã bay song song với chiếc máy bay của nga trong vòng 7 phút trên vùng lãnh thổ của Thụy Sĩ.
Bộ này nói rằng việc kiểm tra như vậy được tiến hành khoảng 400 lần một năm nhằm xác nhận các máy bay thuộc chính phủ nước ngoài.
Phát ngôn viên của Bộ này được Reuters dẫn lời nói: “Nó cũng giống như cảnh sát tuần tra trên đường phố, kiểm tra một chiếc xe để khẳng định rằng nó không bị ăn cắp”.
Tổng thống Nga Putin bay tới tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trên một chiếc máy bay khác.
Obama ‘có thể bình luận về Trump’
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói ông có thể công khai ý kiến sau khi mãn nhiệm nếu ông cảm thấy người kế nhiệm Donald Trump đang đe dọa các giá trị cốt lõi của Mỹ.
Theo thông lệ, các cựu tổng thống thường tránh cho ý kiến về người kế nhiệm họ.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Hội nghị Thượng đỉnh Apec tại Lima, Peru, ông Obama cho biết ông dự định trợ giúp ông Trump hình thành viễn kiến.
Nhưng ông nói rằng, với tư cách công dân, ông có thể công khai ý kiến về các vấn đề nhất định.
“Tôi muốn tôn trọng và tạo cơ hội cho tổng thống tân cử đưa ra những lập luận của ông ấy mà không bị ai đó phản ứng dữ dội,” ông Obama nói.
Tuy nhiên, ông nói thêm, nếu một vấn đề “liên quan đến giá trị và lý tưởng của chúng ta, và trong trường hợp tôi nghĩ rằng cần phải bảo vệ những lý tưởng đó, tôi sẽ xem xét việc lên tiếng”.
Tổng thống mô tả mình là một “công dân Mỹ quan tâm sâu sắc về tình hình đất nước”.
Trong cuộc họp báo, ông Obama nhắc lại rằng ông bày tỏ thái độ lịch sự chuyên nghiệp về việc ông Trump cầm quyền giống như người tiền nhiệm George W Bush từng làm với ông.
Sau khi từ nhiệm, ông Bush đã kiềm chế việc bình luận về nhiệm kỳ Obama.
Ông nói với CNN năm 2013, sau khi ông Obama tái đắc cử: “Đó là một công việc khó khăn. Ông ấy có rất nhiều chương trình nghị sự. Một cựu tổng thống không cần làm cho ông ấy cảm thấy khó khăn hơn. Mỗi tổng thống có một quyết định khác nhau”.
Ông Bush đưa ra quan điểm theo truyền thống. Tổng thống Mỹ có xu hướng tránh chỉ trích người tiền nhiệm hoặc người thừa kế.
‘Điều tiết’
Ông Obama nói rõ rằng ông sẽ không bình luận về quyết định của ông Trump trong khi ông vẫn còn tại nhiệm.
Nhưng ông nói sẽ bảo vệ “giá trị cốt lõi” với tư cách công dân trong bối cảnh có quan ngại từ phía các nhóm quyền dân sự và những nhóm khác về việc ông Trump bổ nhiệm người trong chính quyền mới.
Steve Bannon, người được cử vào vị trí Chiến lược gia trưởng, từng điều hành Breitbart, website bị cáo buộc kêu gọi phân biệt chủng tộc và bài Do Thái. Và cố vấn an ninh quốc gia của Trump, tướng Michael Flynn, trước đây từng ví von Hồi giáo là “bệnh ung thư” lây lan qua Mỹ.
Đề cử của ông Trump cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp, Jeff Sessions, từng bị loại khỏi việc đề cử tư pháp liên bang năm 1986 vì bị cáo buộc có bình luận phân biệt chủng tộc.
Ông Obama cho biết ông tin rằng trách nhiệm cao cả của tổng thống buộc ông Trump điều tiết một số vị trí bớt cực đoan hơn như khi ông hứa hẹn trong chiến dịch.
Khi được hỏi về thất bại của chiến dịch Clinton, ông Obama chỉ trích điều mà ông mô tả là “nhắm mục tiêu vi mô” vào nhóm nhân khẩu học nhất định, gồm người Mỹ Latin và cử tri nữ, thay vì mở rộng đến cả nước.
Ông Obama nói thêm, “cách tiếp cận đó không giúp quý vị giành chiến thắng” và rằng “đảng Dân chủ cần một “thông điệp thông minh hơn”.
Liệu Trump có thực thi chính sách mà ông mong muốn?
Anthony ZurcherPhóng viên khu vực Bắc Mỹ
Trước thời điểm Donald Trump tuyên thệ nhận nhiệm sở, đánh giá về khoảng cách giữa những lời hùng biện trong chiến dịch tranh cử và thực tế khó khăn của việc vận hành và thực hiện chính sách.
Ông Trump đã đưa ra nhiều lời hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử của mình – có lời hứa quả quyết, số khác mập mờ, và một số lại đối lập nhau.
Một phần sức hút thần kỳ của ôngTrump là những lời hứa mà người bỏ phiếu cho ông cho là quan trọng.
Bài toán học búa hiện nay được đặt ra là làm thế nào chính quyền mới có được liên minh cần thiết để thực thi các ưu tiên chính sách.
Liệu Trump có thể đạt đồng thuận giữa hai phía, môt bên là đám đông dân chúng bất mãn với thể chế đã bỏ phiếu bầu Trum, bên còn lại là giới quyền lực ở Washington, những người sẽ quyết định liệu Trump có thực thi được chính sách của mình hay không.
Ông Trump kết thúc chiến dịch tranh cử với bài hát “Không phải lúc nào bạn cũng đạt được những điều mình muốn” của ban nhạc Rolling Stones. Một lựa chọn kỳ lạ, trớ trêu thay đây có thể là nguồn an ủi cho chính Trump đối với những mục tiêu chính sách trong thời gian đầu nhậm chức.
Sau đây là một số đánh giá về những chính sách ông Trump muốn thực hiện, và liệu ông, nếu cố gắng, có thể đạt được điều mình muốn hay không.
Xây tường
“Không thể xuyên thủng, hiện hữu, cao, vững chắc, tuyệt đẹp” là những từ ông Trump dùng để mô tả bức tường ông muốn xây giữa biên giới Mỹ-Mexico. Đây cũng là một trọng tâm trong kế hoạch tranh cử của ông Trump.
Bức tường còn được đề cập trong tuyên bố chính thức của Đảng Cộng hòa là sẽ bao gồm “toàn bộ biên giới phía nam” và “đủ để chặn phương tiện và dòng người lưu thông”.
Chi phí cho một công trình như vậy ước tính là khoảng 20 tỷ đôla Mỹ. Và dù ông Trump có khăng khăng như thế nào, rất ít khả năng chính phủ Mexico sẽ chi tiền cho việc xây dựng bức tường trên.
Vậy việc xây tường của Trump có khả thi hay không?
Trong vòng mấy tháng vừa qua, một vài người cố vấn của Trump đã nói bóng gió là bức tường có thể không trở thành một công trình xây dựng lớn như những người ủng hộ Trump mường tượng.
Mới gần đây, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich nói lời hứa về việc Mexico sẽ trả tiền cho việc xây tường là một “công cụ tranh cử”. Thế nhưng công cụ tranh cử thì không thể trả chi phí xi măng và sắt thép.
Gần đây, trong bài phỏng vấn đầu tiên với tư cách tổng thống đắc cử, ông Trump nói một phần bức tường sẽ chỉ là một hàng rào lớn và đẹp.
Đó là thực tế của nố lực xây dựng một công trình kéo dài hơn 2000 dặm biên giới bao gồm núi và sa mạc.
Triển vọng: Bức tường là một lời hứa mà ông Trump phải giữ dù ông ta đã bị chỉ trích và nhạo báng vì điều này. Trump sẽ phải đảm bảo có thể chứng minh cho những nỗ lực của mình, dù kết quả có thể chỉ là một phông nền của bức tường để chụp ảnh. Khả năng Vạn lý trường thành của Trump trở thành hiện thực là rất mỏng manh.
Vô hiệu hóa chương trình Obamacare
Trong hơn sáu năm qua, Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (Affordable Care Act), hay còn gọi là Obamacare là mục tiêu săn đuổi của đảng Cộng Hòa. Nay chính là thời điểm chính quyền mới đẩy nhanh việc vô hiệu hóa đạo luật này.
Người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump – Kellyanne Conway – người chắc chắn sẽ có một vị trí trong chính quyền mới, đã đưa ra gợi ý về việc Nghị viện sẽ bỏ phiếu chống lại đạo luật nói trên chỉ vài giờ sau khi ông Trump nhậm chức.
Các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ sẽ cố gắng kìm hãm nỗ lực của những người thuộc Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên ông Trump vẫn có thể đưa ra các quyết định đơn phương với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ, và ông có đủ số phiếu ở Nghị viện để làm cho chương trình Obamacare bị tê liệt.
Điều này có nghĩa là hàng chục triệu người Mỹ sẽ không có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do ông Trump tuyên bố đang cân nhắc việc đổi mới chương trình Obamacare hơn là thẳng tay bãi bỏ chương trình này.
Thách thức đặt ra là, một điều khoản thuộc đạo luật ông Trump khẳng định sẽ ủng hộ, ví dụ như yêu cầu chính sách bảo hiểm phải bao gồm cả những bệnh lý trước đó, được thông qua dựa trên những điều không được ủng hộ, ví dụ như quy định buộc tất cả người Mỹ mua bảo hiểm.
Trong quá khứ, đảng Cộng hòa đã nói về việc sẽ xóa bỏ chính sách Obamacare là “diệt tận gốc”.
Tuy nhiên điều họ cần nhiều hơn là những lời hùng biện dễ nhớ nếu muốn tránh những hệ lụy đau đớn từ hành động của mình.
Triển vọng: Chương trình Obamacare đang trong tình trạng thoi thóp, nhưng có lẽ Đảng Cộng hòa vàn thiếu thiện chí chính trị cần thiết để xóa bỏ hoàn toàn đạo luật này. Họ đang làm giảm nhẹ những tiêu chuẩn từ chính quyền đối với bảo hiểm y tế, hoặc thầm lặng bỏ đi các điều khoản về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ, trong có liên quan tới các bó buộc về tôn giáo. Với quyền kiểm soát tối đa, chính quyền mới sẽ có trách nhiệm với sự xáo trộn do họ tạo ra sắp tới. Điều này có nghĩa là, “cải tổ” dường như sẽ có nhiều sức hấp dẫn hơn “bãi bỏ”.
Đầu tư cơ sở hạ tầng
Trong bài phát biểu vào đêm chiến thắng trong chiến dịch tranh cử đầu tiên và duy nhất của mình, ông Trump đề cập đến lời hứa sẽ đẩy mạnh đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng của Mỹ.
“Chúng ta sẽ sửa chữa các thành phố trọng tâm và sửa đường cao tốc, cầu, hầm, sân bay, trường học, bệnh viện”, Trump nói.
“Chúng ta sẽ xây dựng lại cơ sở hạ tầng, đây chính là mục tiêu hàng đầu”.
Đây không phải là một điều đáng ngạc nhiên đối với ông Trump vốn xuất thân là một nhà kinh doanh về ngành xây dựng, khi tuyên bố về việc chi 1 nghìn tỷ đôla Mỹ trong vòng 10 năm sắp tới cho cơ sở hạ tầng theo đệ trình trước đó.
Một số người thuộc đảng Cộng Hòa sẽ cản trở những chi phí đi kèm. Một nghị sĩ đã cảnh báo hệ lụy của “quả bom nợ” nhưng ông Trump đã tìm được đồng minh tại Đảng Dân chủ ở Nghị viện.
Những người đảng Dân chủ kém hào hứng khi biết được những công trình này được tài trợ từ nguồn vốn công những lại được lựa chọn kín cũng như tự quản lý, như một cố vấn ông Trump đã đề nghì.
Triển vọng: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ mang lại cho Trump cơ hội lôi kéo hậu thuẫn của cả hai đảng và đạt được những kết quả mà ông có thể kể công. Đảng Cộng hòa có thể thực hiện một cách chậm chạp, nhưng họ sẽ khó có thể từ chối việc ông Trump theo đuổi mục tiêu này trong việc thực thi chính sách của mình.
Trục xuất nhập cư
Có rất nhiều thời điểm trong chiến dịch tranh cử, ông Trum đã hứa sẽ trục xuất 11 triệu lao động không có giấy tờ trên đất Mỹ.
“Họ sẽ phải ra đi”, ông nói.
Từ đó ông này đã đi ngược lại những phát ngôn chung chung đó, rồi nhấn mạnh việc trục xuất chỉ tập trung vào những người có hồ sơ phạm tội, ví dụ như buôn bán ma túy, giết người hoặc hoạt động băng đảng.
Trong một bài phỏng vấn gần đây, ông nói số lượng có thể từ 2 đến 3 triệu người – nhiều hơn rất nhiều so với con số chính quyền Mỹ ước lượng là 180.000 người nhập cư không có giấy tờ với hồ sơ phạm tội hiện vẫn đang ở trên đất Mỹ.
Để đạt được con số lớn như vậy, ông Trump sẽ phải mở rộng định nghĩa “criminal alien”, thêm cả những người không có quốc tịch nhưng có tiền án, bất kể danh nghĩa nhập cư của họ là thế nào.
Dù có hiểu theo cách này hay cách khác, việc trục xuất một số lượng lớn người như vậy cũng là một nhiệm vụ quá sức đối với Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (U.S. Immigration and Customs Enforcement). Nguồn lực hiện tại của cơ quan này (gồm nhân sự và ngân sách) chỉ có thể thụ lý hồ sơ của 400.000 người nhập cư không có giấy tờ một năm.
Triển vọng: Trục xuất hàng loạt – số lượng lên đến hàng triệu người – có lẽ là một trong những lời hứa trong chiến dịch tranh cử mà Trump muốn giữ nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh Quốc hội Mỹ lưỡng lự và khó khăn về tài chính, sẽ rất khó cho Trump thực hiện được mục tiêu nói trên.
Cải tổ thuế
Nếu có một chủ đề rất gần với trái tim cả nhiều cử tri truyền thống của đảng Cộng hòa, đó là việc cắt giảm thuế. Một trong những điều khoản quen thuộc trong chiến dịch tranh cử của ông Trump là cắt giảm tỷ lệ thuế cho cá nhân và tập đoàn kinh tế,
Nghị viên với đã số là người thuộc đảng Cộng hòa sẽ giúp đỡ Trump thực hiện điều này. Những người thuộc đảng Dân chủ trong chính quyền Obama đã thành công trong viêc trì hoãn việc cắt giảm thuế được tiên phong bởi tổng thống theo đảng Cộng hòa George W Bush trong lĩnh vực bất động sản cũng như thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
Những người thuộc đảng Dân chủ ở Thượng viện sẽ chống bản đề nghị này, gọi đó là món quà dành cho giới thượng lưu. Tuy nhiên họ sẽ không có đủ số phiếu cần thiết, vì luật của Phòng Thương mại Hoa Kỳ chỉ cần một đa số phiếu để thực thi những thay đổi về ngân sách.
Một câu hỏi thú vị cho chính quyền ông Trump là họ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ đến đâu vấn đề thuế phúc lợi cho trẻ nhỏ mà ông Trump đã hé lộ vào tháng Chín.
Một số biện pháp, ví dụ như việc đảm báo tiền lương nghỉ thai sản 6 tuần đầu, cũng như những nỗ lực buộc người tuyển dụng phải cung cấp dịch vụ chăm nom trẻ, là những điều khoản mới mẻ.
Triển vọng: Nếu Đảng Cộng hòa kiểm soát cán cân quyền lực, có nhiều khả năng việc cắt giảm thuế sẽ thành hiện thực. Hình thức như thế nào, ai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, hiện vẫn là câu hỏi mở đối với chính quyền sắp tới. Nếu những nỗ lực của ông Trump xoay thuận chiều với việc giúp giới nhà giàu làm lợi, việc này sẽ khiến giai tầng lao động xa lánh ông Trump, mà đây lại chính là những người đã mang lại vị trí tổng thống cho Trump.
Tòa án tối cao
Một trong những phần thưởng lớn nhất của chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 là cơ hội bổ nhiệm chức vụ Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ, với nhiệm kỳ trọn đời. Điều này là nhờ có quyết định của lãnh đạo Thượng viện do Đảng Cộng hòa đứng đầu đã trì hoãn cân nhắc đề cử của ông Obama sau khi thẩm phán Antonia Scalia qua đời vào tháng Giêng.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã đưa ra một danh sách ứng cử viên bảo thủ cho chức thẩm phán, học giả về luật và chính trị gia mà ông sẽ lựa chọn. Động thái này giúp đem lại sự ủng hộ cho ông Trump từ giới bảo thủ, nhất là về tôn giáo, những người vô cùng lo ngại trước triển vọng phe theo thiên hướng tự do sẽ chiếm đa số ở Tòa Tối cao.
Ông Trump sẽ tuyên bố sự lựa chọn của mình ngay sau khi nhậm chức, hoặc trước đó. Thượng viện chắc chắn sẽ có phiên điều trần phê chuẩn và bỏ phiếu.
Các thượng nghị sĩ Dân chủ có thể quyết định cản trở sự thông qua việc bổ nhiệm này. Điều này khiến những người thuộc đảng Cộng hòa phải có được 60 phiếu để thông qua vị thẩm phán mới. Tuy nhiên có khả năng họ sẽ sử dụng quyền phủ quyết cho việc bổ nhiệm ở Tòa án Tối cao, tương tự như phía đảng Dân chủ đã làm ở tòa cấp dưới.
Triển vọng: Nếu ông Trump không đưa ra một nhân vật quá lạ lẫm và thiếu kinh nghiệm thì các nghị sỹ đảng Cộng hòa sẽ thông qua đề cử này của ông Trump đối với Tòa án tối cao. Những người thuộc Đảng Dân chủ sẽ phản đối, nhưng họ cũng có thể giữ lại quyền cản trở thông qua đạo luật ở nghị viện. Điều này nhằm trường hợp ông Trump có khả năng thay đổi thẩm phán theo dân chủ trong giai đoạn sau trong nhiệm kỳ Tổng thống.
0 comments