Tin khắp nơi – 02/11/2016
Donald Trump cố tập hợp đảng Cộng Hòa
Còn không đầy một tuần đến cuộc bỏ phiếu, hai ứng viên đảng Dân Chủ và Cộng Hòa chỉ có một chiến lược vận động đó là đả kích nhau không nương tay. Ứng viên Donald Trump đang nắm được một lợi thế và đang khai thác đến cùng : Vụ email của bà Hillary Clinton mà FBI vừa thông báo mở lại điều tra. Ông Trump đồng thời cố gắng tập hợp lại đảng Cộng Hòa.
Thông tín viên RFI, Anne Marie Capomaccio, tường thuật từ Washington :
« Trong phe của Trump, chiến lược là phải khai thác triệt để vụ thư điện tử của Hillary Clinton, đồng thời trở lại những hồ sơ cơ bản trong cuộc vận động : từ việc xây dựng bức tường chống nhập cư ở phía nam, việc bãi bỏ chương trình bảo hiểm y tế Obamacare, lên án các hiệp định thương mại và đe dọa truy tố đối phương.
Donald Trump và ứng viên phó tổng thống của ông, Mike Pence biết là cần phải có tất cả các lá phiếu của phe Cộng Hòa, cho nên cố quên đi những bất đồng, chỉ trích gay gắt thậm chí những lời thóa mạ nhau trước đây, và ra sức tập hợp các nghị sĩ, và các đại biểu dân cử.
Trong cuộc mít tinh hôm qua, 01/11, tại Pennsylvania, ứng viên phó tổng thống Mike Pence đã kêu gọi đoàn kết trong đảng Cộng Hòa để bầu Donald Trump làm tổng thống Hoa Kỳ.
Có lẽ lời kêu gọi này đến hơi trễ, sau các lời thóa mạ vang lên trong cuộc vận động. Tuy nhiên, cuối cùng thì chủ tịch Hạ viện, Paul Ryan đã bỏ lá phiếu của ông vào thùng phiếu cho Donald Trump nhân cuộc bỏ phiếu trước thời hạn, và hôm qua, thứ Ba, đã thừa nhận là ông không hề hay biết là Donald Trump đến làm mít tinh ngay tại bang Michigan của ông.
Còn John Kasich, ứng viên tổng thống bỏ cuộc ngay vòng bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa, thì đã ghi tên ông McCain trên phiếu của mình, quên rằng McCain là ứng viên tổng thống năm 2008.
Bà Hillary hôm qua tổ chức mít tinh ở Florida, một tiểu bang then chốt, đã trở lại chủ đề phụ nữ, để đả kích Donald Trump là « một nhân vật thô bạo, chuyên miệt thị và tấn công phụ nữ. »
Theo kết quả một cuộc thăm dò công bố hôm qua, 1/11, của ABC/Washington Post, Donald Trump qua mặt bà Hillary Clinton, hơn 1 điểm, 46% – 45%.
Lực lượng tinh nhuệ Irak đột nhập vào Mossoul
Chiến dịch tái chiếm Mossoul đã chuyển qua một giai doạn đoạn mới Sau khi lực lượng chống khủng bố Irak vào hôm qua 01/11/2016 đã tiến vào được khu vực phía đông thành phố, chiếm trụ sở đài truyền hình.
Tư lênh lực lượng của chính quyền Irak, tướng Taleb Cheghati al- Kenani, trả lời đài truyền hình Iraqiya , cho là giờ đây việc giải phóng Mossul mới thật sự bắt đầu. Mục tiêu của các lực lượng Irak đang bao vây Mosoul là làm sao vào được thành phố.
Sau khi chiếm được trụ sở đài truyền hình ở phía đông, khu vực Judaidat al Mufti, lực lượng đặc biệt hôm nay từng bước tiến về trung tâm thành phố. Một chiến dich xem ra gian nan vì đầy ổ kháng cự.
Theo giới quan sát, giai đoạn mới của cuộc tấn công chiếm lại Mossoul có nguy cơ kéo rất dài, sẽ rất phức tạp, vì bây giờ sẽ là bắt đầu một cuộc chiến tranh đường phố, không thể có yểm trợ mạnh mẽ bằng không quân hay pháo binh như trong hai tuần qua.
Hơn một triệu rưỡi người còn kẹt trong Mossoul, trong đó có 600 000 trẻ em, đã khiến cho quân đội Irak không thể tiến nhanh, tránh mìn, tránh khủng bố tự sát, xe gài chất nỗ, trong khi mà dân chúng bị Daech sử dụng như lá chắn.
Trong khi đó thì Thổ Nhĩ Kỳ, không tham gia vào chiến dịch tái chiếm Mossoul, lại bắt đầu triển khai xe tăng, thiết giáp ở khu Silopi, vùng biên giới Irak. Quân đội Thổ còn đưa cả trọng pháo đến khu vực.
Bộ trưởng Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận tin triển khai quân và giải thích đó là những ‘diễn biến mới quan trọng’, ám chỉ chiến dịch của quân đội Irak ở vùng phía bắc. Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ mong muốn tham gia vào chiến dịch Mosoul và e ngại cho cộng đồng nói tiếng Thổ ở Tal Afar, phía tây Mossoul.
Cựu tổng thống Philippines Ramos bỏ rơi ông Duterte
Cựu tổng thống rất có uy tín tại Philippines, ông Fidel Ramos đã quyết định thôi không làm đặc phái viên phụ trách Trung Quốc cho đương kim tổng thống Duterte. Chính ông Duterte đã loan báo vụ từ chức vào hôm qua 01/11/2016.
Năm nay 88 tuổi, ông Ramos là một chính khách lão luyện, đã đóng một vai trò then chốt trong chiến dịch lật đổ chế độ Marcos trước khi lên làm tổng thống Philippines từ 1992 đến 1998. Từ khi ông Duterte nhậm chức cuối tháng 6, ông Ramos là một đồng minh rất đắc lực của tân tổng thống.
Trước báo chí hôm qua, ông Duterte giải thích ông Ramos bất đồng với ông trên hai chủ đề : chiến dịch chống ma túy và chính sách ngoại giao xa rời Mỹ. Ông Duterte cho là ông Ramos là một nhà quân sự, từng được đào tạo ở West Point, và không muốn « đối đầu » với Mỹ.
Cựu tổng thống Ramos được đề cử là đặc sứ của ông Duterte bên cạnh Trung Quốc để cải thiện quan hệ rất căng thẳng giữa Philippines -Trung Quốc. Tháng 8 ông đã đến Hồng Kông để làm ‘tan băng’, nhưng đã vắng mặt trong chuyến đi Trung Quốc tháng 10 của ông Duterte.
Trên đài GMA7, cựu tổng thống Ramos giải thích ông từ chức vì đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng qua lời lẽ của ông Duterte, giới phân tích đã nhìn thấy các bất đồng sâu đậm giữa hai ông Ramos và Duterte.
Ông Ramos là một những chính khách hiếm hoi công khai chỉ trích chiến dịch chống ma túy của ông Duterte đã làm hơn 4000 người thiệt mạng.
Ông Ramos là một những chính khách hiếm hoi công khai chỉ trích chiến dịch chống ma túy của ông Duterte đã làm hơn 4000 người thiệt mạng.
Về chính sách ngoại giao chủ trương chia tay với Hoa Kỳ của đương kim tổng thống, ông Ramos, tháng 10 vừa qua đã tự hỏi : « Chúng ta đang từ bỏ hàng thập niên đối tác quân sự, phối hợp chiến thuật, trang bị vũ khí, tình đồng đội … một cách dễ dàng như thế sao ? »
Cũng liên quan đến chính sách đối ngoại của Philippines, phát biểu trước báo chí tối qua, tổng thống Philippines cho biết là ông muốn tổ chức các chiến dịch quân sự và cảnh sát chung với Malaysia chống lại lực lượng Hồi Giáo Abu Sayyaf đang hoành hành ở miền Nam Philippines, bắt cóc thủy thủ ở dọc vùng ranh giới trên biển giữa hai bên, tác hại đến thương mại.
Theo ông Duterte giải thích vấn đề này sẽ là ưu tiên hàng đầu trong lịch trình làm việc khi ông Duterte gặp thủ tướng Najib Razak và những lãnh đạo cấp cao khác tại Malaysia vào tuần tới đây.
Tân tổng thống Mỹ sẽ đau đầu với Bắc Triều Tiên
Trong số nhiều thách thức mà tân chủ nhân Nhà Trắng Mỹ sẽ phải đối mặt, cấp bách và phức tạp hơn cả là đà tiến dường như không gì cưỡng lại được của Bắc Triều Tiên trên con đường trở thành một cường quốc hạt nhân. Giới quan sát được hãng tin Pháp AFP ngày 02/11/2016 phỏng vấn đều đã thẩm định như trên sau khi ghi nhận thất bại của chính quyền Obama trong việc ngăn cản Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí nguyên tử.
Phát biểu tại Seoul vào tuần trước, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Tony Blinken đã phải công nhận rằng : « Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa càng lúc càng gay gắt hơn » trong lãnh vực hạt nhân, và đang nhanh chóng tiến tới mục tiêu chính thức là đạt được khả năng đe dọa nước Mỹ bằng vũ khí nguyên tử.
Đối với AFP, tình hình đã diễn biến như vậy bất chấp thái độ không khoan nhượng của Hoa Kỳ, đã liên tục tố cáo các vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, vốn đã tăng mạnh trong thời gian gần đây khi nước Mỹ bị vướng vào cuộc bầu cử, với hai vụ thử nghiệm nguyên tử và 25 lần bắn thử tên lửa, bất chấp các nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Thực tế kể trên cho thấy là chính quyền Obama đã thất bại trong chính sách kềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và mối đe dọa của Bình Nhưỡng sẽ đặt ra một bài toán hóc búa cho người lên kế nhiệm tổng thống Obama, dù đó là bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump. Theo giới phân tích, với nguy cơ gần kề, tân lãnh đạo Mỹ sẽ phải có ngay một kế sách đối phó, « ngay trong 100 ngày đầu tiên trong cương vị tổng thống » như nhận xét của ông Joel Wit, chuyên gia tại Viện Mỹ-Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ).
Cái khó đối với chủ nhân tương lai của Nhà Trắng là hiện thời đang có quá nhiều phương án giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên được đề nghị, nhưng chưa thấy được một giải pháp thỏa đáng nào.
Theo nhận định của hãng tin Pháp, nhìn chung hiện có hai xu hướng chính đối lập nhau : một bên chủ trương cứng rắn, đánh hẳn vào sự tồn vong của chế độ Bắc Triều Tiên với các biện pháp trừng phạt kèm theo những lời đe dọa về mặt quân sự, và bên kia thì chủ trương dung hòa các biện pháp trừng phạt cứng rắn và sức mạnh quân sự với những đề nghị đàm phán và biện pháp « thưởng công » cho việc giải trừ hạt nhân.
Đối với những người chủ trương cứng rắn, chẳng hạn như nhóm chuyên gia thuộc Viện Brookings, đàm phán chỉ là ảo tưởng, do đó phải tăng cường trừng phạt như cắt hẳn nguồn ngoại tệ vào Bắc Triều Tiên, cô lập hẳn nước này với hệ thống tài chánh quốc tế, dùng đến quân sự để bảo đảm cho việc thực thi lệnh trừng phạt. Tóm lại, cần buộc Bình Nhưỡng chọn lựa giữa vũ khí hạt nhân, hay sự tồn vong của chế độ.
Còn đối với phe chủ trương đối thoại, như một số chuyên gia trung tâm tham vấn Woodrow Wilson, thì phải mở đối thoại trực tiếp với Bình Nhưỡng, chứ nếu cứ khăng khăng từ chối nói chuyện như hiện nay thì tình hình còn tệ hại hơn.
Nhiều chuyên gia hiện nay cho rằng chương trình vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng đã tiến triển đến mức mà vấn đề đặt ra không còn là tìm giải pháp cho hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên mà là tìm phương cách đối phó lại với mối đe dọa.
Trong một đánh giá thẳng thừng vào tuần trước, lãnh đạo ngành tình báo Mỹ James Clapper cho rằng việc thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là một công việc « chắc chắn thất bại ».
Tóm lại, tình hình có vể rất cấp bách, trong khi giải pháp vẫn xa vời.
Tóm lại, tình hình có vể rất cấp bách, trong khi giải pháp vẫn xa vời.
Washington :
Đông Nam Á không rời xa Mỹ ngả theo Trung Quốc
Sau các hoạt động ngoại giao liên tiếp của Philippines và Malaysia được giới quan sát đánh giá là nhằm xích lại gần với Trung Quốc, hôm qua, 01/11/2016, Washington đã lên tiếng phủ nhận đó là những động thái rời xa Mỹ để ngả theo Trung Quốc của các nước Đông Nam Á.
Chính quyền Obama vẫn coi Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ASEAN là trọng tâm trong chính sách « xoay trục » của Mỹ sang châu Á –Thái Bình Dương. Thế nhưng gần đây, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực là Philippines, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Rodrigo Duterte liên tiếp tỏ thái độ bất cần Mỹ. Đặc biệt trong chuyến công du Trung Quốc tháng trước, tổng thống Philippines còn tuyên bố « chia tay với Mỹ » và tỏ ý muốn quân Mỹ rút khỏi Philippines.
Sau ông Duterte, đến lượt lãnh đạo Malaysia tới Bắc Kinh ký kết một loạt thỏa thuận hợp tác kinh tế, quốc phòng với Trung Quốc, vào lúc quan hệ giữa Kuala Lumpur và Washington đang có dấu hiệu căng thẳng. Trước đó, quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Thái Lan cũng đã có những rạn nứt.
Được hỏi về các diễn biến nói trên tại khu vực Đông Nam Á, hôm qua, phát ngôn viên Ngoại Giao Mỹ John Kirby đã giải thích rằng chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á –Thái Bình Dương không liên quan gì đến Trung Quốc. Ông John Kirby nói tiếp : « Về ý kiến cho rằng nhiều người ( ở châu Á) đang quay lưng lại với Mỹ để ngả theo Trung Quốc, thì không thể khẳng định qua những hiện tượng được».
Bình luận về mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc của một số nước trong vùng Đông Nam Á gần đây, quan chức ngoại giao Mỹ đánh giá đó là những động thái tích cực nhằm « giảm căng thẳng trong vùng như trong khu vực Biển Đông ».
Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung Quốc và nhiều nước, chủ yếu là các nước ASEAN, từ nhiều năm qua, dù không tỏ rõ nhưng Mỹ vẫn thiên về bênh vực các nước Đông Nam Á. Mục tiêu của Washington là tạo đối trọng về quân sự và kinh tế với Trung Quốc.
Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ -ASEAN hồi tháng 9 vừa qua tại Lào, tổng thống Obama đã nhắc lại rằng lợi ích của Mỹ đối với Châu Á-Thái Bình Dương không phải là « sự thất thường thoảng qua », mà đó là « sự phản ảnh các lợi ích quốc gia căn bản » về lâu dài.
Tuần duyên Hàn Quốc
nổ súng bắt giữ tàu cá Trung Quốc ở Hoàng Hải
Theo AFP, chính quyền Hàn Quốc ngày 02/11/2016 thông báo, lần đầu tiên lực lượng tuần duyên nước này đã phải bắn súng máy cảnh cáo để bắt giữ các tàu cá Trung Quốc xâm nhập đánh bắt trái phép trong vùng biển của Hàn Quốc.
Sự việc xảy ra vào khoảng 17 giờ giờ địa phương hôm qua, được lực lượng bảo vệ bờ biển của Hàn Quốc báo cáo lại. Các tàu tuần duyên Hàn Quốc đã dùng súng máy M60 bắn chỉ thiên để bắt giữ các tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng Hoàng Hải, ngoài khơi thành phố Inchon ở phía nam .
Hãng tin Yonhap dẫn lời ông Kim Jung-Shik, sĩ quan chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc, cho biết lệnh nổ súng được đưa ra khi có khoảng ba chục tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép trong vùng biển phía nam của Hàn Quốc.
Ban đầu tuần duyên chỉ định bắn chỉ thiên yêu cầu tàu cá Trung Quốc ra khỏi vùng biển Hàn Quốc, nhưng hai chiếc tiếp tục lao về phía tàu tuần duyên, khiến lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc buộc phải nổ súng về phía tàu Trung Quốc. Cuối cùng hai tàu cá trên đã bị bắt giữ.
Sự cố không gây thiệt hại gì về người và tài sản cho các tàu Trung Quốc, nhưng đây là lần đầu tiên tuần duyên Hàn Quốc phản ứng mạnh mẽ với các tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển của họ.
Các vụ đụng độ giữa tuần duyên Hàn Quốc và tàu đánh cá Trung Quốc vẫn thường xuyên xảy ra trong nhiều năm qua. Tháng trước, tàu tuần duyên của Hàn Quốc đã đâm chìm một chiếc tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trái phép bên trong lãnh hải Hàn Quốc ở Hoàng Hải.
Seoul đã yêu cầu Bắc Kinh phải có hành động nghiêm khắc để các tàu cá Trung Quốc chấm dứt các hoạt động đánh bắt cá trái phép trong lãnh hải Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều tàu đánh cá lớn của Trung Quốc, được trang bị ngư cụ hiện đại, xâm nhập đánh bắt trái phép trong vùng biển của Hàn Quốc.
Không chỉ Hàn Quốc, đội tàu cá Trung Quốc còn hoạt động trái phép trong lãnh hải của nhiều nước khác như Indonesia, Việt Nam, Philippines hay Nhật Bản. Mỗi lần xảy ra sự cố, phản ứng của Bắc Kinh vẫn thường là khẳng định các ngư dân của họ hoạt động trong vùng lãnh hải Trung Quốc.
Tổng thống Park Geun-hye
thay cả thủ tướng và bộ trưởng tài chính
Bà Park Geun-hye đang bị công kích về các hành vi của người bạn cũ Choi Soon-sil.
Hôm 31/10, bà Choi bị bắt giữ vì cáo buộc can thiệp vào công việc chính phủ và lợi dụng quan hệ để tạo ảnh hưởng.
Tám ngân hàng cũng bị bố ráp vì liên quan đến vụ bê bối, truyền thông Nam Hàn đưa tin.
Những người chỉ trích nói rằng bà Choi lợi dụng sự gần gũi với tổng thống để thu hút tiền đầu tư vào các quỹ mà bà điều hành, cũng như biển thủ ngân quỹ nhà nước và chỉ đạo các quyết định của Tổng thống.
Vụ bê bối khiến người dân tức giận.
Kim Byong-joon, trợ lý cấp cao của một cựu tổng thống được bổ nhiệm giữ chức thủ tướng thay thế Hwang Kyo-ahn. Vai trò thủ tướng chỉ mang tính biểu tượng tại Nam Hàn, nơi quyền lực tập trung vào tay tổng thống.
Yim Jong-yong, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ tài chính, được chọn làm tân Bộ trưởng Tài chính kiêm Phó Thủ tướng, thay thế Yoo Il-ho.
Một tân bộ trưởng về an ninh cũng đã được bổ nhiệm trong cuộc cải tổ.
Choi Soon-sil là ai?
Con gái của ông Choi Tae-min, một lãnh tụ giáo phái, người từng là cố vấn thân cận cho bà Park cho tới khi ông qua đời vào năm 1994.
Bà Choi, 60 tuổi, có một con gái 20 tuổi tên Chung Yoo-ra, một vận động đua ngựa từng thi đấu tại Asian Games 2014
MH370 ‘không có ai điều khiển và lao thẳng xuống biển’
Chiếc Boeing 777 với 239 người trên khoang vào tháng 3/2014 đã bị coi là ‘mất tích’ trên đường bay từ Kuala Lumpur sang Bắc Kinh.
Nhưng trong số các mảnh vỡ dạt vào bờ biển các đảo ở Ấn Độ Dương và bờ Đông của châu Phi, người ta đã tìm thấy cả một mảnh của cánh máy bay.
Căn cứ vào dấu va đập khi tiếp nước, các nhà phân tích từ Cục An toàn Hàng không Úc (ATSB – Australian Transport Safety Bureau) nay cho rằng máy bay đã không mở phần cánh tà để chuẩn bị cho quá trình đáp xuống.
Điều này tạo ra suy đoán không có phi công nào điều khiển trong buồng lái khi chiếc phi cơ lao xuống nước.
Trước đó, có giả thuyết một phi công muốn lái chiếc máy bay lượn trên không rồi đáp xuống mặt nước.
Nay thì có vẻ như nó đã lao thẳng xuống nước.
Báo cáo của Úc cũng nói số liệu từ vệ tinh cho thấy “một cú lao xuống từ rất cao và tăng tốc”.
Theo giám đốc phụ trách công tác tìm kiếm của ATSB, ông Peter Foyle nói với các nhà báo rằng tất cả những yếu tố này “khiến có thể rút ra kết luận là có ai điều khiển máy bay hay là không”.
Bà Clinton cáo buộc ông Trump bắt nạt phụ nữ
Ứng viên Hillary Clinton tăng cường cuộc tấn công nhắm vào đối thủ Donald Trump khi gọi ông là “kẻ bắt nạt” vì chỉ trích phụ nữ về ngoại hình của họ.
Tại cuộc vận động ở bang Florida, bà Clinton cho biết ông Trump có quá trình 30 năm “hạ thấp phẩm giá, xúc phạm và hành hung” phụ nữ.
Trong khi đó, ông Trump cáo buộc bà Clinton “tham nhũng” và nói rằng bà sẽ “tiêu diệt hệ thống y tế Mỹ mãi mãi”.
Phát biểu tại Florida – và xuất hiện trên sân khấu cùng cựu Hoa hậu Hoàn vũ Alicia Machado, người trước đây tố ông Trump từng gọi cô là “Hoa hậu Heo” sau khi cô tăng cân – bà Clinton nói rằng bà đã “được dạy từ hồi còn ở trường tiểu học là không nên xúc phạm người khác”.
Về phần mình, bà Machado nói ông Trump “tàn nhẫn” và cho biết, cô đã trải qua nhiều năm “bệnh tật, chiến đấu với chứng rối loạn ăn uống” sau khi nghe bình phẩm của ứng viên đảng Cộng hòa.
Hưởng ứng ý kiến của bà Clinton tại một cuộc vận động ở Ohio, Tổng thống Barack Obama cho biết ứng cử viên đảng Cộng hòa “thường gọi phụ nữ là heo hoặc chó”.
Việc tập trung vào lối hành xử của ông Trump với phụ nữ trùng hợp với chiến dịch quảng cáo truyền hình mới của đảng Dân chủ tập hợp lại những đoạn băng ghi hình ông Trump đưa ra bình phẩm như: “Đàn ông để vợ đi làm là điều rất nguy hiểm”.
Ứng cử viên đảng Cộng hòa đã phải đối mặt với một loạt cáo buộc quấy rối tình dục trong tháng cuối trước ngày bầu cử, sau khi một đoạn băng video hồi năm 2005 cho thấy ông đưa ra những lời tục tĩu về phụ nữ.
Ông phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái và đe dọa sẽ kiện những người liên quan sau cuộc bầu cử.
Trong khi đó, xuất hiện trên sân khấu với ứng viên phó tổng thống Mike Pence và Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker, ông Trump gọi Obamacare là “một thảm họa” và tuyên bố rằng ông sẽ ngay lập tức triệu tập một phiên họp đặc biệt tại Quốc hội để bãi bỏ và thay thế đạo luật chăm sóc y tế này một khi ông trở thành tổng thống.
Ông cũng kêu gọi các cử tri đi bầu sớm rằng họ “đã phạm sai lầm” khi bỏ phiếu cho bà Clinton và vẫn còn kịp thay đổi phiếu bầu trước hạn chót hôm 3/11.
Các bang Wisconsin, Michigan, Minnesota và Pennsylvania cho phép những người đi bầu sớm thay đổi lá phiếu nhưng khả năng này cực kỳ hiếm, theo Trung tâm Thông tin Bầu cử sớm tại Đại học Reed.
Việc FBI mở lại cuộc điều tra việc bà Clinton dùng email hôm 1/11 đưa đảng Dân chủ vào thế phòng thủ và gây tổn hại cho kế hoạch quảng bá thông điệp tích cực của bà Clinton trong tuần cuối trước ngày bầu cử.
Park Geun-hye và tình bạn đứng sau khủng hoảng chính trị
tại Hàn Quốc
Báo chí tại Hàn Quốc liên tục đăng về những cáo buộc nóng sốt về các nghi lễ tôn giáo và thế lực bí ẩn của một người bạn cũ của Tổng thống Park Geun-hye. Stephen Evans, phóng viên của BBC tại Seoul, xem xét các nhân vật dính dáng đến vụ bê bối, và liệu rằng nó có kết thúc với sự sụp đổ của tổng thống đương nhiệm hay không.
Chỉ hai người phụ nữ liên quan đến cơn bão chính trị chưa từng có này mới có thể biết động cơ thực sự đằng sau mối quan hệ của họ. Và Tổng thống Park cùng người bạn tri kỷ Choi Soon-sil không hé lộ điều đó.
Bà Choi bị nghi ngờ lợi dụng mối quan hệ giữa bà với Tổng thống Park để trục lợi kinh tế và hiện đã về nước để đối diện với những người tố cáo bà.
Trước sự thiếu hụt thông tin, mọi lời đồn đoán đang dần trở nên hỗn độn. Báo chí và các kênh truyền hình không ngừng tạo điều kiện cho sự suy đoán điên cuồng, thậm chí còn đưa ra nhiều phỏng đoán không tưởng hơn về mối quan hệ bí ẩn kéo dài bốn thập niên này.
Nữ cố vấn kia thực sự có một thế lực xấu gợi người ta nhớ đến Rasputin – cha đẻ của bà Choi vốn bị một số người gọi là Rasputin của Hàn Quốc – hay bà ta đơn thuần chỉ là một người bạn lâu năm?
Một công việc cô đơn
Cả bà Choi và Tổng thống Park đều là những nhân vật bí hiểm gây tò mò với công chúng.
Vị tổng thống đương nhiệm là con gái Park Chung-hee, một người lên nắm chính quyền bằng sức mạnh của quân đội nhưng rồi lại quyết định rằng đất nước bị cai trị bởi chế độ độc tài tàn bạo của ông ta nên trở thành một nước dân chủ hiện đại, công nghiệp hóa. Ông chính là cha đẻ của đất nước Hàn Quốc tân tiến.
Park Chung-hee bị ám sát bởi chính người đứng đầu Cục Tình báo của ông vào năm 1979. Động cơ đằng sau vụ ám sát vẫn chưa được làm rõ, nhưng có một giả thuyết rằng giám đốc Cục Tình báo Hàn Quốc, người đã nổ phát súng chết người, cảm giác ông đã gục ngã dưới ảnh hưởng của của Choi Tae-min, một mục sư giả mạo.
Choi đồng thời là bố của Choi Soon-sil, người phụ nữ hiện đang là tâm điểm của tranh cãi.
Năm năm trước khi vụ ám sát tổng thống diễn ra, mẹ của nữ Tổng thống hiện nay cũng bị bắn chết ở trung tâm Seoul bởi một người tôn sùng Bắc Triều Tiên.
Người con gái ngay lập tức quay trở về Hàn Quốc từ châu Âu nơi cô đang học và trên thực tế, đã thực hiện vai trò của một Đệ nhất phu nhân, hộ tống cha cô trong mọi nhiệm vụ.
Với việc cả bố và mẹ đều là nạn nhân của những cuộc bạo loạn chính trị, bà Park đã phải tự mình dấn thân vào chính trường, nơi bà cũng bị tấn công một cách bạo lực. Khuôn mặt bà từng bị rạch nhiều đến nỗi cần đến 60 mũi khâu. Vết sẹo dài, mỏng vẫn còn còn rõ cho đến nay, chạy dọc từ tai phải đến quai hàm dưới của bà.
Ngoài xuất thân đặc biệt này, bà Park không kết hôn, không có gia đình kề bên làm điểm tựa. Điều này, trong bất cứ tình huống nào, sẽ khiến công việc của bà trở nên khó khăn và đơn độc trong căn dinh thự Tổng thống, được biết đến với tên gọi Nhà Xanh.
Liệu đây có phải là lý do bà lệ thuộc vào Choi Soon-sil quá mức?
Nữ cố vấn bí ẩn
Cha bà Choi, Choi Tae-min, là một nhân vật có cuộc sống đa màu sắc, kết hôn nhiều lần – sáu, theo giới truyền thông xứ sở kim chi – và thường xuyên thay đổi tên mình,
Ông vốn là một Phật tử sau cải đạo sang Cơ Đốc Giáo rồi sáng lập một tổ chức mà ông gọi là “Giáo hội của Sự sống Vĩnh hằng”. Dưới vỏ bọc này ông kết thân với gia tộc họ Park, với cả cố Tổng thống Park và con gái ông, Tổng thống hiện nay của Hàn Quốc, khi cô đương tuổi trưởng thành. Con gái của ông Choi trở thành bạn của cô bé Park Geun-hye.
Tình bạn giữa hai người phụ nữ vẫn được duy trì và giờ đây đang bị suy xét kỹ lưỡng.
Theo tờ New York Times, nhà sáng lập giáo phái lấy được cảm tình ở cô bé Park bằng cách nói rằng người mẹ bị ám sát của cô đã xuất hiện trong giấc mơ của ông ta, cầu xin ông ta giúp đỡ đứa con gái mồ côi.
Nhưng đây không phải là lần đầu mối quan hệ bất thường này lọt vào tầm ngắm của công chúng.
Một bức điện tín từ Mỹ năm 2007, được tiết lộ bởi trang Wikileaks, có đoạn:
“Park còn bị bắt ép phải giải trình về quá khứ của bà ta, bao gồm mối quan hệ từ khoảng 35 năm về trước với một mục sư tên Choi Tae-min, người các đối thủ của bà gọi là một ‘Rasputin của Hàn Quốc’, và làm như thế nào ông ta thao túng Park trong suốt quãng thời gian bà sống ở Nhà Xanh và thay mẹ thực hiện vai trò của một Đệ nhất Phu nhân sau vụ ám sát”.
Đây cũng chính là giả định được đưa ra về màn thế lực bí ẩn vây quanh nữ Tổng thống đương nhiệm, thứ đang gây nên một tổn thất chính trị nặng nề tại Hàn Quốc.
Các công tố viên đang điều tra xem những ngân quỹ lập nên bởi Choi Soon-sil có hợp pháp hay không – một cáo buộc chưa được chứng minh cho rằng những quỹ này, cậy vào mối quan hệ với tổng thống, bắt ép các doanh nghiệp phải nộp tiền bằng việc gây áp lực lên họ.
Cáo buộc trên có thể đúng hoặc không, nhưng từ trước đến nay, nạn tham nhũng rất hiếm khi hủy hoại giới chính khác ở Hàn Quốc.
Thứ có thể gây thiệt hại chính trị tại thời điểm này chính là ý kiến cho rằng các tài liệu nhạy cảm đã được tổng thống giao cho cố vấn để nhận được sự phê chuẩn.
Một đài truyền hình cáp tại Hàn Quốc tuyên bố họ nắm trong tay những ổ đĩa cứng máy tính lấy từ văn phòng nơi bà Choi từng làm việc và nói thêm rằng Tổng thống Park đưa những bài phát biểu cho bạn mình để được sửa chữa và xét duyệt.
Tổng thống Park đã xin lỗi, song về điều gì thì vẫn chưa thực sự rõ ràng. Cúi đầu trước công chúng, bà nói: “Cho dù lý do là gì đi chăng nữa, tôi rất tiếc rằng vụ bê bối đã gây nên lo ngại trong toàn thể đất nước và tôi xin thành khẩn hạ mình xin lỗi mọi người.”
“Bà Choi đã cho tôi lời khuyên về cách diễn đạt trong các bài diễn văn và quan hệ công chúng trong suốt chiến dịch tranh cử cuối cùng và bà ấy vẫn tiếp tục giúp đỡ tôi trong một quãng thời gian nhất định sau khi tôi nhậm chức,” bà thú nhận.
Tổng thống Park chỉ nhận lời khuyên của bà Choi trước khi có một đội ngũ cố vấn chính thức luôn túc trực khi chuyển vào Nhà Xanh, bà khẳng định.
Song lời xin lỗi trên vẫn chưa thể làm thỏa mãn các đối thủ của Tổng thống Park hay thậm chí trong nội bộ phe đảng của bà và rất có thể, cơn phẫn nộ vẫn chưa thể lắng xuống.
Quan hệ Nga – Mỹ: Vì đâu nên nỗi?
Thật khó có thể tưởng tượng ra kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh lại có một thời kỳ mà mối quan hệ giữa Nga và Mỹ lại xấu đến vậy.
Các quan chức Mỹ đã mô tả cuộc tấn công Aleppo của liên quân Nga-Syria là “man rợ” và cảnh báo rằng tội ác chiến tranh đang xảy ra.
Tổng thống Nga đã phát biểu một cách rõ ràng về mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Washington và Moscow, nhấn mạnh rằng những gì chính quyền Obama muốn là “diktat” (“áp đặt”) hơn là đối thoại.
Dù vậy, Mỹ và Nga vẫn đang liên lạc về chuyện Syria. Dù có những lời lẽ gay gắt, tố cáo lẫn nhau, cả hai nước nhận ra họ có một vai trò quan trọng trong bất kỳ giải pháp cuối cùng nào cho tấn kịch ở Syria.
Dù mục tiêu chiến lược trước mắt là gì đi nữa, một cuộc chiến tranh lâu dài tại Syria không có lợi cho cả Moscow và Washington.
Nhưng không có mức độ cơ bản của sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, bất kỳ cuộc đối thoại nào cũng đều không có nền tảng vững chắc. Người ta không hình dung sự thể lại như vậy. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vốn được mong chờ sẽ mở ra một kỷ nguyên mới.
Đã có một thời gian Nga rút lui khỏi vũ đài quốc tế, nhưng bây giờ Nga đang trở lại với quyết tâm củng cố vị thế ở sân nhà; để khôi phục lại phần nào vai trò cường quốc toàn cầu trước kia của mình và đòi lại danh dự sau một thời gian dài bị phương Tây xem thường.
Vì đâu lại nên nỗi như vậy? Tại sao Nga và phương Tây không thể thiết lập một quan hệ kiểu khác? Ai có lỗi? Đó có phải là việc nước Mỹ thích thọc tay vào chuyện nhà người khác nhưng lại không quan tâm đến thái độ chủ nhà và hàng xóm, hay hoài niệm của nước Nga về một Đại Liên Xô? Tại sao mọi chuyện bây giờ lại trở nên quá xấu và có đúng không khi mô tả hiện trạng như là một “cuộc chiến tranh lạnh mới”?
Tôi sẽ không cố gắng để đưa ra một câu trả lời toàn diện cho tất cả những câu hỏi – những lắt léo của câu chuyện này cần cả một cuốn sách dài cỡ tác phẩm Chiến tranh và Hòa bình của Tolstoy mới kể hết được! Nhưng tôi sẽ cố gắng đưa ra một số gợi ý.
Theo Paul R Pillar, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại Đại học Georgetown và là một cựu quan chức cao cấp của CIA, lỗi trước tiên là do phương Tây.
“Quan hệ đã xấu đi khi phương Tây đã không đối xử với Nga như là một quốc gia đúng nghĩa, một nước vừa thoát ra khỏi chủ nghĩa Cộng sản Liên Xô,” ông nói với tôi. “Quốc gia này cần phải được hoan nghênh vào một cộng đồng mới của các quốc gia – nhưng thay vào đó, nó được coi như là nhà nước kế tục của Liên Xô, và vì vậy kế thừa tình trạng là trọng tâm của sự mất lòng tin của phương Tây.”
Tội tổ tông này, nếu bạn thích gọi như vậy, cấu thành bởi sự nhiệt tình của phương Tây trong việc mở rộng NATO, đầu tiên là kết nạp các nước như Ba Lan, Cộng hòa Czech và Hungary, những nước đã có truyền thống dân tộc lâu đời đấu tranh chống lại ách cai trị của Moscow.
Nhưng việc mở rộng NATO đã không dừng lại ở đó vì họ còn kết nạp tiếp ba nước Baltic, vốn là một phần của Liên Xô cũ. Các nhà bình luận vì thế đã vặn lại: vậy sao còn thắc mắc là Moscow có nên ngăn cản ý tưởng Gruzia và Ukraina cũng theo quỹ đạo phương Tây?
Tóm lại, Nga cho rằng họ đã bị đối xử bất công kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Điều này, tất nhiên, không phải là quan điểm thường được phương Tây chia sẻ. Phương Tây vốn thích tập trung vào quan điểm nước Nga đang muốn “tái trỗi dậy” – một lập trường được nhân cách hóa bởi hình hài của Vladimir Putin, người đã mô tả sự sụp đổ của Liên Xô là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ 20.
Có một cuộc tranh luận thú vị giữa các chuyên gia của các cơ quan tư vấn ở Mỹ rằng phe nào đúng. Nên tập trung vào các sai lầm chiến lược ban đầu của phương Tây trong việc xử sự với nước Nga mới, hay nên tập trung vào hành vi quyết đoán gần đây của Moscow ở Gruzia, Syria hoặc Ukraine?
Sir John Sawers, cựu giám đốc của Cơ quan Mật vụ Anh (MI6), cũng là một cựu đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc và là một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Nga trong những năm vừa qua. Ông thích tập trung vào giai đoạn gần đây hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây của BBC, ông nói rằng phương Tây đã không quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng các mối quan hệ chiến lược đúng đắn với Nga trong tám năm qua.
“Nếu có một sự thông hiểu giữa Washington và Moscow về luật chơi – là không cố gắng phá sập hệ thống của nhau – thì việc giải quyết các vấn đề trong khu vực như Syria hay Ukraine hoặc Bắc Triều Tiên – chuyện sớm muộn gì cũng tới tay chúng ta – sẽ dễ dàng hơn,” ông nói.
Nhiều chuyên gia tôi đã nói chuyện cũng chỉ ra sự lúng túng, bị động và việc thường đưa ra các thông tin lẫn lộn trong chính sách ngoại giao của chính quyền Obama.
Quyền lực tuyệt đối của Washington có thể bị suy giảm, nhưng đôi khi Mỹ vẫn quyết tâm sử dụng các đòn bẩy quyền lực còn lại. Mỹ có đang xoay trục về châu Á hay không và Mỹ thực sự giảm vai trò của mình ở châu Âu và Trung Đông đến mức độ nào?
Mỹ có chứng minh lời lẽ của mình bằng quân lực? (Ở Syria thì câu trả lời là không.) Và Mỹ có thực sự suy nghĩ về vị thế của mình đạt được so với Moscow?
Trong năm 2014, sau vụ sát nhập Crimea vào nước Nga, ông Putin khi phát biểu trước Duma Nga đã lưu ý rằng “Nếu bạn nén lò xo tới hết mức, nó sẽ bật lại rất mạnh. Bạn phải nhớ điều này,” ông nhấn mạnh.
Như Nikolas K Gvosdev có viết gần đây trên trang web của National Interest – một tạp chí về chính sách của Mỹ có quan điểm thực dụng về chính sách đối ngoại – “Những phản ứng cẩn trọng là hoặc tìm cách để giảm áp lực lên lò xo, hoặc chuẩn bị tinh thần khi lò xo bật lại và có cách giảm sốc”.
Dù những sai lầm của quá khứ là gì hay ai là người chịu trách nhiệm đi nữa, vấn đề là chúng ta đang ở đâu? Là Mỹ và Nga thực sự trên bờ vực của cuộc xung đột về Syria? Tôi không nghĩ như vậy, nhưng còn quan điểm là tất cả chúng ta đang bước vào một “cuộc chiến tranh lạnh mới” thì sao?
Paul Pillar, lấy một ví dụ, cho rằng đây không phải là thuật ngữ đúng. “Ở đây không có kiểu cạnh tranh ý thức hệ toàn cầu vốn là đặc trưng của Chiến tranh Lạnh và may mắn thay, chúng ta không có một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân nào nữa,” ông nói với tôi.
“Cái đang hiện hữu là sự cạnh tranh quyết liệt tranh giành ảnh hưởng và Nga là một cường quốc có thứ bậc thấp hơn so với Liên Xô trước đây, trong khi Mỹ vẫn giữ vị thế siêu cường.”
Vậy tương lai thì sao? Khi bầu cử tổng thống Mỹ vẫn còn chưa có kết quả, Moscow rõ ràng là tin mình đang được rảnh tay. Và có bằng chứng cho thấy Nga có ý định sử dụng tình trạng này để dàn xếp một loạt các xung đột theo cái cách đặt chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng vào chuyện đã rồi.
Tình hình này gợi nhớ đến năm 2008 khi quan hệ Mỹ-Nga bị đóng băng trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Gruzia. Điều này làm cho chính sách của chính quyền Bush đối với Moscow trở nên lóng nga lóng ngóng, và tới phiên Tổng thống Obama thừa hưởng mớ hỗn độn này.
Bạn còn nhớ cái lần gây nức lòng dư luận khi một ngoại trưởng Mỹ, người có tên là Hillary Clinton, “thiết lập lại” quan hệ với Nga? Vậy đấy, chuyện đó cũng không tiến triển được mấy.
Sir John nói với BBC rằng, theo quan điểm của ông, “đó là một trách nhiệm lớn cho Tổng thống Mỹ tiếp theo (và tôi rất hy vọng đó sẽ là Hillary Clinton – ông lưu ý) để thiết lập một kiểu quan hệ khác. Chúng ta không tìm kiếm một mối quan hệ ấm áp hơn với Nga và chúng ta cũng không hướng tới một mối quan hệ lạnh lẽo hơn với Nga,” ông khẳng định.
“Cái chúng ta đang tìm kiếm là một sự thông hiểu chiến lược với Moscow về cách đem lại sự ổn định toàn cầu, sự ổn định trên khắp châu Âu giữa Nga và Mỹ. Và vì vậy, sự ổn định căn bản của thế giới được đặt trên một cơ sở vững chắc hơn so với trước đây.”
Thời kỳ đơn cực của nước Mỹ – ông lưu ý, “là rất ngắn ngủi và giờ đã kết thúc”.
Jonathan Marcus là phóng viên ngoại giao của BBC.
Bắt nghi can bắn 2 cảnh sát ở Iowa
Cảnh sát ở thành phố Des Moines, bang Iowa đã bắt giữ một nghi can có thể là hung thủ đã hạ sát hai nhân viên cảnh sát trong một cuộc tấn công theo kiểu đột kích sáng sớm hôm thứ Tư 2/11.
Người phát ngôn của Sở cảnh sát Des Moines, Trung sĩ Paul Parizek, cho biết nghi can tên là Scott Michael Greene, 46 tuổi, một người đàn ông da trắng được miêu tả là “có vũ trang và nguy hiểm.”
Trung sĩ Paul Parizek nói: “Không có dấu hiệu cho thấy là có sự trao đổi nào giữa hai cảnh sát viên và kẻ hèn hạ đã bắn họ trong khi họ đang ngồi trên xe.”
Cả hai nhân viên cảnh sát đang ngồi trên xe tuần tiễu của cảnh sát khi các cuộc tấn công riêng rẽ diễn ra cách nhau 3 km. Nhân viên cảnh sát đầu tiên bị bắn chết tại Urbandale, một khu ngoại ô thành phố Des Moines không lâu sau nửa đêm, giờ địa phương. 20 phút sau đó, nhân viên cảnh sát thứ nhì bị giết ở Des Moines.
Bầu cử Mỹ: khoảng cách giữa 2 ứng cử viên thu hẹp dần
Richard Green
WASHINGTON —
Bà Hillary Clinton và ông Donald Trump không tiếc lời đả kích nhau giữa lúc khoảng cách biệt giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ đang thu hẹp dần, buộc cả hai phải phấn đấu để lấy lại đà giữa lúc cuộc vận động bầu cử đang bước vào giai đoạn cuối. Ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton đang tìm cách hướng sự chú ý của công luận nhắm vào ông Trump trở lại sau khi bỏ ra nhiều ngày để chỉ trích Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ (FBI) về quyết định mở lại cuộc điều tra về việc bà sử dụng email thời còn làm Ngoại trưởng Mỹ.
Bà Hillary Clinton hôm thứ Ba 1/11 đi vận động ở bang Florida cùng với Alicia Machado, cựu Hoa hậu Hoàn vũ, người đã tố cáo ông Trump là đã có lời lẽ xúc phạm về ngoại hình của cô thời ông còn là chủ nhân cuộc thi hoa hậu hoàn vũ.
Bà Hillary Clinton đả kích ông Trump về những vấn đề liên quan tới bản chất và cá tính của ông, đặc biệt là cách ông đối xử với phụ nữ:
“Ông Trump không coi phụ nữ chúng ta như những con người với đầy đủ tính chất con người, với những ước mơ, những mục tiêu nhắm tới, và những khả năng riêng. Ông ta đã chứng minh rõ rệt điều đó trong suốt chiến dịch vận động. Tôi xin nói điều này, ông ta hoàn toàn sai lầm. Ông ta sai lầm về cả phụ nữ lẫn nam giới ở đất nước này. Ông Trump đã cho thấy bản chất thực của ông ta. Vào ngày thứ Ba tới đây, hãy chứng minh cho ông ta thấy chúng ta là ai.”
Trong khi đó tại một cuộc tập hợp chính trị ở bang Pensylvania, ông Trump thề sẽ huỷ bỏ luật chăm sóc sức khoẻ với giá phải chăng, được coi như một thành tựu chủ yếu trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama. Chương trình thường được gọi là Obamacare đang bị săm soi giữ lúc một thành phần người tiêu thụ phải chi thêm tiền để duy trì chương trình bảo hiểm y tế của mình và gia đình.
Ông Trump nói:
“Tôi sẽ yêu cầu Quốc hội triệu tập một phiên đặc biệt để chúng ta có thể huỷ bỏ và thay thế chương trình đó. Đây sẽ là một vinh dự lớn cho tôi, cho các bạn, và cho tất cả mọi người ở đất nước này bởi vì Obamacare phải được thay thế. Chúng ta sẽ thực hiện việc đó, và sẽ hành động nhanh chóng, thật nhanh chóng. Chương trình đó là một thảm hoạ!”
Ông Trump đã lên kế hoạch để dự 3 cuộc tập hợp chính trị trong ngày hôm nay, thứ Tư2/11 tại Florida, một trong những bang được coi là bang sống còn đối với ông để có thể đạt được 270 phiếu cử tri đoàn cần thiết để giành chiếc ghế trong Toà Bạch Ốc.
Bà Hillary Clinton hôm nay sẽ đến Arizona, một tiểu bang theo truyền thống ngả về Đảng Cộng hoà, nhưng giờ có một dân số gốc Châu Mỹ La tinh đông đảo hơn, vốn bất bình về lập trường cứng rắn chống di dân của ông Trump, và cam kết của ông sẽ xây một bức tường dọc theo biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ.
Các cuộc thăm dò mới nhất mà đối tượng là những cử tri hội đủ điều kiện đi bầu, cho thấy cuộc chạy đua giữa bà Clinton và ông Trump quá sít sao để có thể xác quyết ai thắng ai thua, trong khi các đối tượng còn cân nhắc nên trao lá phiếu của mình cho ai, với hai sự lựa chọn khác, là ứng cử viên có lập trường tự do Gary Johnson và ứng cử viên của Đảng Xanh Jill Stein.
Quan chức Mỹ tiếp chính trị gia hàng đầu TQ ở New York
Ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ hôm qua, 1/11, đã hội đàm với một quan chức cao cấp của Trung Quốc nhằm thu hẹp bất đồng và gia tăng hợp tác giữa hai cường quốc.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Ned Price được AP trích lời nói rằng hai bên đã “xem xét các tiến bộ nhằm mang lại một mối quan hệ song phương hiệu quả, ổn định và bền vững hơn”.
Một thông cáo của Nhà Trắng cung cấp ít thông tin chi tiết về cuộc gặp của ông John Kerry và bà Susan Rice với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã củng cố quan hệ với Bắc Kinh về các vấn đề như biến đổi khí hậu, nhưng mối bang giao song phương gặp trở ngại về một số chuyện khác như căng thẳng ở biển Đông, cũng như sự khiêu khích của Bắc Hàn, một đồng minh của Trung Quốc.
Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng cuộc họp âm thầm này có lẽ là cơ hội thảo luận cuối cùng với ông Dương, người từng làm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và đại sứ ở Washington, trước khi một tân chính quyền nhậm chức vào tháng Một năm sau.
Một thông cáo của Trung Quốc nói rằng đôi bên đồng ý duy trì các cuộc trao đổi cấp cao nhằm mở rộng hợp tác thực chất và kiểm soát các bất đồng để quan hệ Trung – Mỹ tiến chắc về phía trước.
Chính quyền của Tổng thống Obama thời gian qua đã duy trì chính sách tái cân bằng về châu Á – Thái Bình Nhương, nhưng Trung Quốc cho rằng đây là việc làm kiềm chế nước này.
Tuy nhiên, nỗ lực của Mỹ vấp phải trở ngại khi Philippines và Malaysia đồng loạt ngả về Bắc Kinh, xa dần Hoa Kỳ.
Giám đốc FBI bị chỉ trích dữ dội
sau thông báo điều tra thêm email
Cục Điều tra Liên bang (FBI) đang bị chỉ trích gay gắt vì xen vào cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ sau khi giám đốc của cơ quan này loan báo ông sẽ duyệt lại cuộc điều tra về email của bà Hillary Clinton.
Những cơ quan của liên bang lâu nay vẫn cố gắng tránh can dự vào chính trị đảng phái để bảo toàn sự độc lập và thẩm quyền của mình, nhưng năm nay FBI đã bị cuốn vào việc điều tra cả hai ứng cử viên hàng đầu.
Về phần bà Clinton, hôm thứ Sáu FBI loan báo họ đang duyệt lại một loạt những email mới phát hiện mà có thể dẫn đến nhiều thông tin hơn về cách thức mà bà Clinton, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ, xử lý thông tin mật trong email khi bà còn là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ từ năm 2009 tới năm 2013.
Giám đốc FBI James Comey trước đây trong tháng 7 đã khép lại cuộc điều tra về cách thức mà bà Clinton xử lý những email chứa thông tin mật, tuyên bố rằng bà đã “cực kỳ bất cẩn” nhưng nói không đến mức phải đưa ra cáo buộc hình sự nhắm vào bà.
Với việc xem xét loạt email mới nhất này, FBI đang cố gắng xác định xem chúng có chứa thông tin mật hay không và nếu có thì liệu chúng có chứa bằng chứng cho thấy có nỗ lực nào để che giấu những email này khỏi những nhà điều tra hay không.
Đối thủ Đảng Cộng hòa của bà Clinton, Donald Trump, cũng bị FBI để mắt tới.
Những đặc vụ FBI mùa hè rồi đã điều tra những liên kết khả dĩ giữa những cố vấn của ông Trump và những nhân vật tài chính của Nga. Khi điều tra vụ xâm nhập email của phe Dân chủ, FBI tìm hiểu xem liệu Nga có đang tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống để có lợi cho ông Trump hay không bằng những vụ tấn công mạng. FBI cũng điều tra thứ có thể là kênh liên lạc email bí mật giữa Tổ chức Trump, tập đoàn kinh tế tư nhân của ông Trump, với một ngân hàng Nga.
Không có cuộc điều tra nào đã đưa tới bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy ông Trump có liên hệ trực tiếp với chính phủ Nga. Và FBI bây giờ tin rằng vụ xâm nhập email của phe Dân chủ là một nỗ lực của Nga nhằm gây gián đoạn cuộc bầu cử thay vì giúp ông Trump đắc cử.
Kenneth Gross, người từng làm trưởng bộ phận chấp pháp tại Ủy ban Bầu cử Liên bang, nói với VOA rằng việc Giám đốc Comey khơi lại cuộc điều tra email của bà Clinton chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống tạo nên một tình huống “gần như vô lương tâm.”
Ông Gross cho biết giám đốc FBI đã mắc một “loạt những sai lầm” từ tháng 7 khi ông chỉ trích bà Clinton là “cực kỳ bất cẩn” trong việc xử lý những email trước khi kết luận bà không làm gì phi pháp, và sau đó để ngỏ khả năng ông sẽ báo cáo lại với Quốc hội nếu có diễn tiến mới.
“Tôi không nói rằng ông ấy không nên xem xét những email bổ sung, nhưng chắc chắn việc ông ấy đưa ra bất kỳ cách hành xử nào mà sẽ khơi ra những vấn đề pháp lý trong khi chỉ còn 11 ngày nữa là tới cuộc bầu cử … thì thật không thể giải thích nổi,” ông Gross nói. Ông Gross hiện đang phụ trách mảng luật chính trị tại công ty luật Skadden Arps.
Ông Gross không tin rằng hành động của ông Comey là một phần trong một âm mưu chính trị, và cũng không tin rằng giám đốc FBI vi phạm Đạo luật Hatch của liên bang mà mục tiêu của nó là “bảo đảm rằng những chương trình của liên bang được quản lý theo cách thức phi đảng phái.”
Kể từ thông báo hôm thứ Sáu của ông Comey, một số người chỉ trích đã so sánh ông với J. Edgar Hoover, giám đốc của FBI và cơ quan tiền thân của nó từ năm 1924 đến 1972. Một số nhà sử học cáo buộc ông Hoover cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1948 bằng cách bí mật tuồn cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ứng cử viên Đảng Cộng hòa Thomas Dewey thông tin về đối thủ Đảng Dân chủ là Tổng thống đương nhiệm Harry Truman, người giành chiến thắng đảo ngược tình thế trong cuộc bầu cử gây bất ngờ nhất trong lịch sử của Mỹ.
Ông Gross tin rằng so sánh ông Comey với ông Hoover là không thỏa đáng bởi vì, không giống như ông Hoover, những hành động của ông Comey đều công khai và liên quan đến hoạt động chính thức của cơ quan.
“Tác động có thể gây tổn hại ngang như vậy,” ông Gross nói.
Phụ nữ Mỹ gốc Việt
có bầu chọn bà Hillary Clinton vì phái tính?
Chỉ còn vài hôm nữa đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ (8/11), một sự kiện quan trọng không chỉ đối với nước Mỹ mà còn ảnh hưởng tới cả thế giới, hai ứng cử viên hàng đầu: ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton của Đảng Dân chủ đang ráo riết tranh thủ sự ủng hộ của những nhóm dân thiểu số, trong đó có người Mỹ gốc Việt.
Nhiều khảo sát gần đây trên toàn nước Mỹ cho thấy bà Hillary hiện giành được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nữ giới, nhất là sau những phát ngôn gây tranh cãi của ông Trump đối với phụ nữ. Kết quả này liệu có đại diện cho quan điểm của phụ nữ Mỹ gốc Việt hay không? Và liệu yếu tố phái tính có ảnh hưởng đến quyết định chọn người lãnh đạo của họ hay không?
Ngay sau khi Giám đốc FBI James Comey cho biết cơ quan này đang điều tra một số email mới tìm thấy liên quan đến bà Clinton trong thời làm ngoại trưởng, lập tức tỷ lệ ủng hộ áp đảo mà nữ ứng cử viên của Đảng Dân chủ đạt được trước đây trước đối thủ Donald Trump bị thu hẹp. Khảo sát mới nhất của ABC/Washington Post cho thấy tỷ số cuộc đua giữa bà Clinton với ứng viên Đảng Cộng hòa hiện đang rất sít sao: 46-45. Có đến 1/3 cử tri cho biết họ gần như không ủng hộ bà Clinton sau phát biểu của ông Comey, 7% trong số những người ủng hộ bà Clinton nói họ phải suy nghĩ lại.
Tuy nhiên, khảo sát được thực hiện từ ngày 25 – 28/10 vẫn cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump 19 điểm trong số các cử tri độc lập và sự ủng hộ phần lớn đến từ phụ nữ.
Riêng với các cử tri nữ gốc Việt trước đây vốn ưu ái Đảng Cộng hòa, những thăm dò gần đây cho thấy nhiều người đã chuyển hướng sang ủng hộ bà Clinton của Đảng Dân chủ, phần lớn là vì thái độ và phát ngôn của ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đối với phụ nữ.
Phe Clinton
Bà Lê Tống Mộng Hoa, Chủ tịch nhóm từ thiện Tình Thương Virginia, người đứng ra tổ chức một buổi họp mặt của nữ giới ủng hộ bà Clinton tại bang Virginia hôm 23/10, cho biết:
“Tôi tổ chức cái này không phải là để gây quỹ cho bà Hillary. Đây chỉ là rally, một cuộc họp của 3 thế hệ Vietnamese American women (phụ nữ Mỹ gốc Việt), để thứ nhất là show anger (biểu lộ sự tức giận) đối với ông Trump vì cách ông khinh thường đàn bà, thứ nhì là để kêu gọi mọi phụ nữ Việt Mỹ đi bỏ phiếu ngày 11/8”.
Một nhà hoạt động cho dân chủ, tự do của Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, người đại diện cho thế hệ người Việt thứ 2, cho biết lý do bà ủng hộ bà Clinton là vì những chính sách đối ngoại của bà Clinton. BS. Bình nói bà ủng hộ bà Clinton về chính sách tiếp nhận người nhập cư, như nước Mỹ đã từng tiếp nhận người Việt trước đây. Ngoài ra, bà cho rằng chính sách về châu Á của bà Clinton cũng là một yếu tố khiến bà ủng hộ nữ ứng cử viên này.
Bà nói: “Bà Hillary là người đầu tiên chuyển trục ngoại giao của Mỹ về châu Á. Trong đó, bà mạnh mẽ nêu lên sự chống đối bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và đã nêu lên quan tâm của Mỹ để bảo vệ chủ quyền của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á”.
Một phụ nữ trẻ thuộc thế hệ người Việt thứ 3 ở Mỹ, cô Thảo Ngân, hiện đang làm việc cho chính phủ sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Chính trị – Xã hội, cho biết sở dĩ cô ủng hộ bà Clinton là vì cô hiểu việc giành được một chỗ đứng trong chính trường Mỹ đối với một phụ nữ là rất khó.
Cô Thảo Ngân chia sẻ: “Lúc đó con học về mấy cái chuyện bà Hillary làm. Con thấy là đàn bà vô chính trị thực sự là khó chứ không dễ. Nên bả đã dùng 40 năm của bả để vừa giúp người ta, vừa vô chính trị, rồi bữa nay là người đàn bà đầu tiên được nomination (đề cử) của Democratic Party (Đảng Dân chủ). Con thấy bả vượt qua mấy cái khó nhiều lắm, nên đàn bà phải đứng chung với nhau để giúp bả được thắng kỳ này”.
Trong khi đó, Vân Anh, chủ một doanh nghiệp tư nhân tại bang Oklahoma, chọn bà Clinton vì hy vọng những tố chất của một phụ nữ ở bà sẽ giúp thay đổi cục diện nước Mỹ mà cô cho là đầy bất ổn hiện nay.
Chị Vân Anh cho biết: “Từ kinh tế đến những chuyện khác, có nhiều thứ bất bình thường. Cho nên lúc nào cũng cứ để cho đàn ông xử lý theo phong cách của đàn ông thì có lẽ, như bây giờ mình thấy, là không giúp được gì. Đàn bà họ có lối suy nghĩ khác thì có thể sẽ giúp thay đổi thời cuộc”.
Phe Trump
Nhưng không phải phụ nữ gốc Việt nào cũng ủng hộ bà Clinton. Bà Vân Huỳnh ở bang Virginia cho biết bà chắc chắn chọn ông Trump. Lý do là vì:
“Ông ấy là một người sẽ bảo vệ nước Mỹ khỏi nạn terrorist (khủng bố) như điều ông hứa, tôi thích cái kế hoạch bức tường của ông. Tôi rất thích. Kế hoạch không cho những di dân bất hợp pháp vào nước Mỹ, đó là một kế hoạch tốt lành. Lý do thứ hai, đó là ông không phải là người ủng hộ cho đồng tính và phá thai. Đó là điều mà một tổng thống cần phải như vậy”.
Đối với những chỉ trích về các phát ngôn của ông Trump về phụ nữ, bà Vân cho rằng những phát ngôn đó không đại diện cho con người của ông Trump. Vả lại, phụ nữ ở Mỹ được luật pháp bảo vệ. Bà nói:
“Không thể kết tội một người vì lời nói của họ. Ở nước Mỹ này là nước mà người phụ nữ được bảo vệ nhiều hơn hết tất cả các nước khác trên thế giới. Cho nên tôi yên tâm về sự bảo vệ phụ nữ đối với luật pháp của Mỹ. Tôi không hề lo lắng”.
Trong khi đó, Phương, một chuyên gia máy tính ở bang Georgia, cho biết cô vẫn ủng hộ ông Trump dù nhiều người Việt “quay lưng” lại với ông sau những bài tranh luận, phát biểu của hai ứng cử viên, vì theo cô, nói là một chuyện, thực hiện được lời nói đó lại là một chuyện khác.
Chị Phương nói: “Nếu chỉ dựa vào những lời nói suông, những câu chuyện hoặc những bài speech (phát biểu) đó, thì mình không đặt 100% quyết định của mình dựa trên những cái đó. Vì cách đây 8 năm, ông Obama cũng đưa ra mấy bài nói chuyện, tất cả những bài speech của ông đều rất tốt, rất lôi cuốn, nhưng qua 8 năm thì bao nhiêu phần trăm trong những bài speech đó trở thành hiện thực”.
Phương nói cô sẽ không vì yếu tố “người phụ nữ đầu tiên” mà bầu chọn cho một lãnh đạo mà theo cô là không tốt bằng đối thủ.
Cô chia sẻ: “Nếu chỉ vì lý do đó mà mình chọn Hillary Clinton thì không hợp lý cho lắm vì thực ra chức President này phải là người có năng lực mới làm được, chứ không phải là phụ nữ hay nam giới”.
Theo tổ chức nghiên cứu độc lập Pew, trong 9 kỳ bầu cử gần đây ở Mỹ, phụ nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới trong việc ủng hộ Đảng Dân chủ. Trong kỳ bầu cử 2012, có đến 55% phụ nữ bầu cho ứng cử viên Barack Obama, trong khi chỉ có 45% cử tri nam bầu cho ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Ngay trong kỳ bầu cử này, khoảng 59% cử tri nữ cho biết họ ủng hộ bà Clinton, so với chỉ có 43% nam giới đưa ra lựa chọn này. Ngoài ra, các cuộc khảo sát cũng cho thấy bà Clinton nhận được nhiều sự ủng hộ của các nhóm dân thiểu số ở Mỹ.
Hoa Kỳ: Bắc Triều Tiên sắp phóng tên lửa
Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung trong 3 ngày tới, Fox Business Network đưa tin hôm thứ Ba, trích lời hai quan chức Hoa Kỳ ẩn danh.
Quốc gia cộng sản này đã lên kế hoạch phóng tên lửa trong vòng 24 đến 72 giờ, kênh truyền hình cáp đưa tin. Đây sẽ là lần mới nhất trong loạt phóng tên lửa của quốc gia bị cô lập trong năm nay, vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm các hoạt động liên quan đến tên lửa đạn đạo của miền Bắc.
Bắc Triều Tiên, hiện chịu sự trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia khác về các chương trình hạt nhân và tên lửa, đã nhiều lần tiến hành các vụ thử tên lửa trong năm nay, lần gần nhất vào ngày 20/10.
Lần thử nghiệm gần nhất, được cho là một tên lửa tầm trung Musudan, đã thất bại ngay sau khi phóng, quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc cho biết. Việc phóng tên lửa diễn ra bất chấp đe dọa trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Cuộc thử nghiệm thất bại là nỗ lực lần thứ 8 của Bắc Triều Tiên trong vòng 7 tháng để khởi động một vũ khí với thiết kế có tầm bắn 3.000km để có thể bắn từ bệ phóng di động, quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc cho biết.
Tin tức của vụ phóng tên lửa được đưa ra trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 8/11.
Một nghiên cứu công bố tháng trước bởi một dự án nghiên cứu Bắc Triều Tiên ở Hoa Kỳ cho biết, các thử nghiệm tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên và các sự khiêu khích lớn khác đã gia tăng khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đến gần.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết, xu hướng này cũng gợi ý khả năng Bắc Triều Tiên hành động trong tháng 12, thời kỳ chuyển giao chính quyền Hoa Kỳ kế tiếp.
Quốc dân Đảng Đài Loan
đang thúc đẩy hòa bình với Trung Quốc
Quốc dân Đảng đối lập tại Đài Loan cho biết, nữ chủ tịch đảng nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Ba là đảng này đang đẩy mạnh việc tiến tới hòa bình với Hoa lục và đưa ra khả năng có thể có một hiệp ước hòa bình.
Tân Hoa Xã loan tin ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản và là chủ tịch Trung Quốc đã gặp một phái đoàn do bà Hồng Tú Trụ, chủ tịch Quốc dân Đảng tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Đài Loan, dựa vào việc mua vũ khí của Mỹ, đã tự xem như là đối thủ của Trung Quốc kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1949. Bắc Kinh xem đảo này như là một tỉnh nổi loạn và phải được thống nhất với Hoa lục và bằng vũ lực nếu cần.
Trong một thông báo được Quốc dân Đảng công bố, Quốc dân Đảng nói bà Hồng, trước đây là một ứng cử viên tổng thống cho biết Quốc dân Đảng sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy “định chế hóa” các mối quan hệ hòa bình giữa hai bên và có thể tiến đến một hiệp ước hòa bình.
Quan hệ giữa Hoa lục và Đài Loan đã giảm sút kể từ khi Đảng Dân tiến có lập trường độc lập, chiếm được quyền hành sau một cuộc bầu cử vào tháng 5 năm nay.
Đài phát thanh nhà nước Trung Quốc cho biết trong cuộc gặp với bà Hồng, chủ tịch Trung Quốc nói việc thay đổi chính trị của Đài Loan sẽ không ảnh hưởng đến ý nghĩa của nguyên tắc ‘Một nước Trung Hoa.’
Đài này loan báo thêm là ông Tập nói lập trường của Trung Quốc về vấn đề này sẽ không thay đổi hay bị lu mờ.
Bắc Kinh cắt đứt cơ chế liên lạc chính thức với Đài Loan vào tháng 6 năm nay sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn từ chối cam kết tuân thủ nguyên tắc “Một nước Trung Hoa”, theo đó Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Đáp ứng với những nhận xét tại cuộc họp, cơ quan hoạch định chính sách đối với Trung Quốc của Đài Loan nhắc lại mong muốn tái tục các cuộc thương thuyết với Trung Quốc.
Chính quyền Quốc dân Đảng trước đây đã đồng ý công nhận “sự đồng thuận năm 1992” theo đó chỉ có một nước Trung Hoa, với mỗi bên giải thích riêng về ý nghĩa của tuyên bố này.
Quốc dân Đảng là một đối thủ của Bắc Kinh trong nhiều thập niên, trong những năm gần đây được xem như thực dụng hơn trong những mối liên hệ căn cứ trên hợp tác kinh tế.
Các lực lượng Cộng sản đã đánh bại Quốc dân Đảng trong cuộc nội chiến và các lực lượng Quốc dân Đảng phải lánh sang Đài Loan.
Trung Quốc, Malaysia ký thỏa thuận về tàu hải quân
Malaysia đã đồng ý mua bốn tàu hải quân của Trung Quốc và cam kết với Bắc Kinh giải quyết tranh chấp Biển Đông theo hướng song phương, theo lời một quan chức Trung Quốc cho biết hôm thứ Ba. Diễn biến này có thể là hành động mới nhất của Trung Quốc nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Những tàu này là tàu sứ mệnh nhỏ hoạt động gần bờ. Hai chiếc sẽ được đóng ở Trung Quốc và hai ở Malaysia, theo tin tức mà truyền thông nhà nước Malaysia loan tải sau cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và người tương nhiệm Thủ tướng Najib Razak đang thăm nước này.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Malaysia cho biết trong một thông báo đăng trên mạng xã hội rằng nước này sẽ ký một hợp đồng mua tàu tuần tra của Trung Quốc trong chuyến thăm kéo dài một tuần của ông Najib bắt đầu từ hôm Chủ nhật, nhưng thông báo này sau đó đã bị gỡ xuống.
Diễn biến này đánh dấu thỏa thuận quốc phòng quan trọng đầu tiên của Malaysia với Trung Quốc vào thời điểm căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông.
“Nhà lãnh đạo đôi bên nhất trí thúc đẩy hơn nữa việc giải quyết tốt vấn đề Nam Hải (tức Biển Đông) bằng đối thoại thông qua kênh song phương,” Phó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói với báo giới tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh nơi ông Lý và ông Najib hội kiến.
“Rõ ràng là việc khởi động hợp tác hải quân giữa đôi bên có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ song phương của chúng tôi. Việc đó phản ánh sự tin tưởng chính trị lẫn nhau ở cấp độ rất cao giữa hai nước chúng tôi,” ông Lưu nói.
Ông không đưa ra thông tin chi tiết nào khác về thỏa thuận này.
Tàu sứ mệnh ven bờ có thể được trang bị một sàn đáp máy bay trực thăng và gắn tên lửa. Loại tàu này được sử dụng chủ yếu cho an ninh ven biển, tuần tra và giám sát hàng hải, nhưng cũng có thể được điều động để tham gia cứu trợ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Chuyến thăm của ông Najib diễn ra sau chuyến thăm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người tuyên bố “tách khỏi” Mỹ và đã ký một loạt những bản ghi nhớ cho đầu tư của Trung Quốc vào nước này.
Nỗ lực tăng cường quan hệ với Trung Quốc diễn ra sau những vụ kiện tụng vào tháng 7 do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình mà trong đó ông Najib có dính líu tới một vụ bê bối rửa tiền. Ông Najib phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào và cho biết Malaysia sẽ hợp tác trong những cuộc điều tra quốc tế.
Pháp bắt đầu đưa trẻ tị nạn ra khỏi Calais
Nhà chức trách Pháp đã bắt đầu di chuyển trẻ tị nạn bằng xe buýt từ Calais tới các trung tâm trên khắp nước để làm thủ tục giấy tờ.
Những đứa trẻ vị thành niên đang tạm trú trong những công ten nơ chở hàng tại khu trại khét tiếng dưới tên “rừng già”, đã bị chính quyền Pháp đóng cửa hồi tuần trước.
3 chiếc xe buýt chở một nhóm nam thiếu niên ra khỏi trại vào sáng sớm hôm 2/11. Chính quyền địa phương hy vọng trước cuối ngày có thể di chuyển tất cả 1.500 thiếu niên không có người lớn đi kèm ra khỏi Calais trên 30 chiếc xe buýt.
Chính quyền Pháp đã dời 5.000 người tị nạn đã trưởng thành ra khỏi Calais tuần trước, nhưng số phận của những đứa trẻ tị nạn vẫn chưa rõ rệt.
Người di dân đến từ Trung Đông và châu Phi đã tụ tập về khu trại này trong 18 tháng qua, với hy vọng có thể vượt eo biển Manche sang Anh quốc.
Khu trại bẩn thỉu, vô luật pháp, quá tải gần cảng Calais của Pháp đối diện với eo biển Manche đã trở thành một biểu tượng của cuộc khủng hoảng di dân và là một vết nhơ đối với nước Pháp.
Hơn 1 triệu thường dân lâm nguy ở Mosul
Giữa lúc thời tiết xấu hôm 2/11 cản trở đà tiến của các lực lượng đang tiến vào thành phố Mosul do Nhà Nước Hồi giáo kiểm soát, một tổ chức cứu trợ cảnh báo rằng thường dân trong thành phố này đang lâm nguy giữa lúc trận chiến giành quyền kiểm soát thành phố này trở nên ác liệt.
Ông Wolfgang Gressman thuộc Hội đồng Tị nạn Na-Uy nói tổ chức của ông đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Ông nói:
“Mạng sống của 1,2 triệu thường dân đang lâm nguy, và tương lai của toàn thể đất nước Iraq đang bấp bênh.”
Tổ chức cứu trợ này nói hàng ngàn dân thường đã chạy khỏi thành phố, rất nhiều người bị những tay bắn sẻ giết chết, hoặc trở thành nạn nhân của các chất nổ. Những người còn lại đang cấp thiết cần lương thực, nước uống và thuốc men. Tình trạng thiếu thốn đó ngày càng trầm trọng hơn.
Các lực lượng đặc biệt Iraq đã tiến vào các khu ngoại ô thành phố hôm 1/11, hai tuần sau khi chiến dịch tái chiếm Mosul, thành phố lớn thứ nhì Iraq, khởi sự, và hai năm sau khi Mosul rơi vào tay của quân Nhà Nước Hồi giáo.
Một tướng lãnh Iraq nói các binh sĩ đã chiếm được một đài truyền hình hôm 1/11 trước khi một trận bão cát quét qua, kết thúc các cuộc giao tranh.
Thiếu Tướng Haider Fadhil được hãng tin AP dẫn lời nói rằng không có hoạt động quân sự nào được lên kế hoạch hôm nay, vì thời tiết xấu.
Lực lượng Iraq tiến vào Mosul
Một tướng lãnh Iraq nói các binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt đã kiểm soát tòa nhà của đài truyền hình nhà nước bên trong Mosul, trong chiến dịch quân sự nhằm đánh bật Nhà nước Hồi giáo ra khỏi thành phố này.
Đây là lần đầu tiên các lực lượng Iraq tiến vào thành phố Mosul kể từ năm 2014, sau khi tập trung tấn công các khu vực xung quanh Mosul.
Thiếu tướng Sami al-Aridi cho biết các binh sĩ Iraq đã tiến vào khu phố Gojali của Mosul vào sáng thứ Ba 1/11, ở đó họ đã giao chiến ác liệt với các phần tử Nhà nước Hồi giáo.
Ông cho biết các phần tử IS đã dựng lên các rào cản bê tông khắp thành phố để cố chặn đà tiến của các binh sĩ Iraq.
Trước cuộc tiến quân của các lực lượng Iraq, các vị trí của IS bên trong khu phố Gojali bị dội bom dữ dội. Các phần tử thánh chiến bắn trả bằng tên lửa chống tăng điều hướng và súng phóng rocket.
Bước đột phá này diễn sau hai tuần sau khi khởi sự chiến dịch quân sự của liên minh gồm các lực lượng Iraq và người Kurd, với hậu thuẫn của lực lượng dân quân Shia và các cuộc không kích của Mỹ. Đây là chiến dịch quân sự lớn nhất ở Iraq kể từ năm 2003 để quét sách các phần tử IS khỏi thành phố.
0 comments