Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 27/10/2016

Thursday, October 27, 2016 6:53:00 PM // , ,

Tin Việt Nam – 27/10/2016

Việt Nam: Khủng hoảng niềm tin từ ngay những việc thiện

Một nhà hảo tâm lên tiếng bày tỏ bất bình, thất vọng vì ngay sau khi đoàn cứu trợ của anh vừa rời khỏi nhà dân, cán bộ địa phương đã tới tịch thu 4/5 khoản tiền hỗ trợ từ tay các hộ nghèo ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề vì lũ lụt miền Trung.
Doanh nhân trẻ Hoàng Báu từ Sài Gòn cùng bằng hữu tự đứng ra quyên góp và đích thân tiếp cận bà con từng địa phương để trao tận tay từng chiếc phong bì. Nhóm của anh chia thành nhiều tốp, trong suốt năm ngày từ 19 đến 24/10 đã lặn lội tới rất nhiều địa điểm ở Hà Tĩnh và Quảng Bình, hai tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau trận lũ lịch sử, với nhiều nơi nước ngập qua mái nhà.
Trong số những tố cáo bị chính quyền địa phương thu bớt tiền cứu trợ, có nhiều trường hợp ở thôn Trung Thôn (xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), khi cán bộ thôn tới thu lại hầu hết khoản tiền hỗ trợ mà dân vừa được các nhà hảo tâm trao tặng, viện lý do để phân phát lại đồng đều cho mọi người trong thôn xóm.
Anh Lê Vũ Thành ở thôn Trung Thôn có mẹ già 75 tuổi bị tâm thần, câm điếc bẩm sinh. Trong trận lũ vừa qua, nhà anh bị ngập qua đầu, tài sản tan nát.
Anh Thành cho VOA Việt ngữ biết:
“Chiều ngày 22 có các anh chị vào thăm và tặng mỗi hộ gia đình nghèo gặp khó khăn mỗi người được phong bì 500 ngàn. Chiều lại, phó thôn tới từng nhà thu lại, nói là để chia đều, cân bằng danh sách. 500 ngàn chỉ để lại cho mình 100 ngàn, còn 400 ngàn kia nói là để cân bằng danh sách theo chủ trương của thôn. Khi họ tới gia đình em lấy, em không cho vì em thấy quá vô lý, nhưng các gia đình kia đều đưa hết cả. Nếu họ muốn chia đều, sao từ đầu họ không nói luôn với các đoàn cứu trợ, sao để họ đưa rồi sau đó đi thu lại. Quá vô lý. Trong hoàn cảnh mất mát, có người ủng hộ, người dân rất vui mừng vì có được cái để lo cho gia đình, có thêm miếng nước hay tô mì để ăn. Có nhiều người đang vui, bỗng nhiên bị tịch thu lại thì bức bối chứ, họ không hiểu lý do.”
Nỗi bức bối đó còn cao hơn gấp bội đối với những người vốn đã quan ngại trước thực trạng ‘thao túng’, ‘bớt xén’ nên phải tạm gác mọi công việc, không quản đường xa, tìm đến những hang cùng ngõ hẹp để trao tay sự san sẻ. Thế mà, với thực tế xã hội Việt Nam hiện nay, những sự cảnh giác như thế vẫn chưa bao giờ là đủ, doanh nhân Hoàng Báu chua xót chia sẻ.
Anh Báu đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi ngay sau khi từ vùng lũ trở về.
Việt Nam: Khủng hoảng niềm tin từ ngay những việc thiện (0:11:39)
Anh Hoàng Báu: Mình tự đứng lên mình kêu gọi anh em doanh nghiệp, bạn bè, tạo thành nhóm đi cứu trợ cho bà con, quyên góp được bốn trăm ba mươi mấy triệu. Đoàn mình chia thành 4 nhóm. Vùng nào bị nặng nhất thì mình đến. Vùng nào có Công giáo, tụi mình nhờ cha xứ. Các linh mục họ cho người dẫn đi rất tận tình.
Trà Mi: Không qua chính quyền địa phương, đoàn tự tìm hiểu và tiếp cận bà con?
Anh Hoàng Báu: Không qua chính quyền địa phương. Tụi mình tự tìm hiểu, chỗ nào dân cần thì mình tới. Gói quà của mình thấp nhất là 500 ngàn/một phong bì. Có những trường hợp phải cho 5, 7, 10 phong bì cũng nên.
Trà Mi: Tổng cộng đoàn cứu trợ của anh có bao nhiêu người?
Anh Hoàng Báu: Khi đông nhất, đoàn em gồm 20 người, từ Daklak, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Vinh, Huế…v..v. Sáng nay mình đọc một bài báo nêu lên rõ ràng họ bắt mỗi người dân cứ 500 ngàn thì nộp lại 400 ngàn. Tại xã Quảng Trung này, tụi mình cho nhiều lắm. Trước đây, mình từng nghe các đoàn cứu trợ đi trước cảnh báo có trường hợp này, nhưng hôm nay, vì vụ việc lên báo trực tiếp liên quan đến đoàn của mình, mình mới quay lại, chạy thẳng vào phỏng vấn từng người dân một để xem có chính xác như thế không. Vào phỏng vấn bà con thì thấy chính xác là như vậy. 9 giờ báo lên bài, 10 giờ tôi điện lại cho người dẫn dắt mình tới nơi cứu trợ, tôi hỏi có phải như thế không, mấy ông vẫn chối. Tôi nói: ‘Các ông đã thế thì tôi làm tới luôn’, sau đó tôi nhờ mấy anh bên các tổ chức xã hội dân sự đưa lên Facebook. Thế là tự nhiên mấy ông kia điện lại cho mình nói: ‘Anh không cần vào, trong này ổn hết rồi.’ Nhưng tôi vẫn vào. Khi vào tới nơi thì thấy mấy ông đã đưa tiền trả lại cho dân. Tôi phỏng vấn dân, quay trực tiếp [lên Facebook] luôn. Tất cả mọi người đều nói bị tịch thu tiền. Đùng một phát họ không nuốt nổi họ mới trả lại cho từng nhà một. Dân nói ông phó thôn bảo thu lại để chia bớt cho những nhà khác có hoàn cảnh giống nhau.
Trà Mi: Với lý do thu lại để chia đều, là người đi cứu trợ tận nơi có điều kiện quan sát, anh phản hồi thế nào?
Anh Hoàng Báu: Không được, bởi vì có rất nhiều người khá giả, thậm chí còn khá giả hơn cả tụi tôi nữa. Sao lại bảo chia đồng đều được? Tụi tôi chỉ giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt thôi, còn những người có tay chân mạnh khỏe làm việc kiếm tiền được, mình giúp họ, nhiều khi họ lại chửi lại mình thì sao? Ở đây, chúng tôi không phải giàu có gì cả, chỉ là góp vô để tìm đến những mãnh đời ‘lũ cả cuộc đời’, không có điểm tựa.
Trà Mi: Xưa nay vẫn có tâm lý e ngại rằng chuyện tiếp trợ qua các cơ quan, đoàn thể chính quyền thì không tới tay dân trọn vẹn. Đích thân tiếp trợ tận nơi, vừa quay lưng đã xảy ra những chuyện khuất tất như vậy, anh nghĩ thế nào?
Anh Hoàng Báu: Mình rất thất vọng vì suốt mấy ngày nay, anh em tụi tôi phờ phạt, chèo thuyền chèo đò đến tận những nơi khốn khổ nhất để giúp họ. Vừa bước chân đi, lại xảy ra chuyện đó. Chỉ trừ khi tới vùng nào không có chức sắc tôn giáo, tụi tôi mới nhờ tới địa phương hay trưởng thôn, trưởng xã dẫn dắt đi. Những nơi có giáo dân hay Phật tử, tụi tôi nhờ các cha xứ hoặc các vị sư hướng dẫn, chứ không qua chính quyền. Ở Việt Nam, hơn 90% là làm cách này rồi vì niềm tin không còn nữa. Mình phỏng vấn rất nhiều người, họ cũng nói: ‘Muốn cho nên đến trực tiếp nhà dân mà cho, đừng qua chính quyền vì dân ít nhận được lắm.’ Người cần nhận nhiều khi không nhận được, còn người khá giả nhiều khi nhận một lúc mấy phần.
Trà Mi: Anh nhắc tới ‘khủng hoảng niềm tin’, đây cũng là một hiện tượng đang ngày càng phổ biến và lan rộng ở Việt Nam. Khủng hoảng niềm tin ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, từ kinh tế-chính trị-xã hội đến đạo đức con người. Hôm nay, chính anh nếm trải một sự ‘khủng hoảng niềm tin’ ngay trong việc thiện vừa làm, anh có suy nghĩ đến nguyên nhân?
Anh Hoàng Báu: Vì khi người dân xem chuyện chính trị như một câu chuyện hài, hy vọng điều gì đó để thay đổi cuộc sống thì không có. Mình đi nhiều những nơi ‘siêu nghèo’ , những nơi đáng lẽ phải được chính quyền chăm chút nhất thì thực tế là không có. Xã hội này bị lỗi hệ thống từ cái gốc. Khi anh đã không tử tế, anh làm gì, trong mắt tôi, anh vẫn là một người không đàng hoàng. Hơn nữa, phải nói thẳng là anh không có năng lực để làm chuyện đó. Tôi không thể nào đặt niềm tin vào anh. Hiện tượng Phan Anh phải nói là một người biết xây dựng niềm tin cho người khác. Anh chẳng cần điện thoại xin ai cả, mà người ta tự gửi gắm niềm tin vào thôi. Vì sao người dân tự đứng lên làm, và làm mạnh như thế, vì họ tin là chính phủ không thể làm được. Những con số đã nói lên tất cả rồi.
Trà Mi: ‘Khủng hoảng niềm tin’ mà anh mô tả là ‘hệ thống’, làm thế nào để khôi phục được?
Anh Hoàng Báu: Người dân đang bỏ rơi sự quản lý của chính quyền. Họ không quan tâm đến chính quyền làm gì. Tôi nghĩ, mọi chuyện đang thay đổi đấy. Mọi người cứ làm việc theo tiếng lương tâm. Hiểu thì mọi người hiểu hết, kể cả trong nội bộ những người điều hành đất nước này, nhưng cái chính là trong xã hội này không ai dám lên tiếng vì đã hình thành sự sợ hãi trong từng con người, từng tiềm thức. Người dân họ thấp cổ bé họng mà cứ tuyên truyền vào sự sợ hãi của họ, họ không dám lên tiếng. Tôi là doanh nghiệp cũng thế. Tôi nói đây, có thể ngày mai, họ lấy một lý do nào khác không liên quan đến công việc của tôi để đánh tôi như thường. Luật pháp Việt Nam luôn có khe hở để b
http://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-khung-hoang-niem-tin-tu-ngay-nhung-viec-thien/3568004.html

Việc chính quyền thu lại tiền cứu trợ lũ lụt đang gây bất bình

Mới đây, báo chí Việt Nam dẫn lời người dân địa phương tường thuật rằng ở xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình chính quyền xã đã “thu lại tiền cứu trợ” mà các nạn nhân lũ lụt nhận được từ các nhà hảo tầm, sau đó chính quyền “chia đều cho các hộ”.
Việc này đã được một đại biểu quốc hội của tỉnh xác nhận với các phóng viên hôm 26/10. Có tin sau sự việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài đã có văn bản “yêu cầu tất cả các đơn vị trong tỉnh phải nghiêm túc trong tiếp nhận hàng cứu trợ; cơ quan chức năng sẽ điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm vi phạm của bất cứ đơn vị nào nếu có”. Tin cho hay, về các trường hợp đã bị thu tiền cứu trợ, “tỉnh chỉ đạo trả lại tiền theo danh sách được nhận”.
Vụ việc này đã dẫn đến sự bất bình của công chúng. Nhiều người bình luận trên mạng xã hội rằng cách làm của xã Quảng Hải là “bất nhân”, “không minh bạch” và “lừa dối những người hảo tâm”.
Trong khi sự việc chưa lắng xuống, đã xuất hiện thông tin trên mạng xã hội về vụ việc tương tự ở một số thôn ở các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An.
Một người trong cuộc cho VOA biết thêm là một doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ở Hà Nội đã tặng hàng ngàn suất quà trợ giúp trị giá mỗi suất hơn 2 triệu đồng tại 2 tỉnh kể trên trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, nguồn tin là một nhân viên nữ đề nghị không nêu tên cá nhân cũng như của doanh nghiệp, cho hay một số người dân đã gọi điện thoại cho đại diện doanh nghiệp vào ngày 25/10 nói trưởng thôn của họ đã thu lại các phần quà.
Đã có một số người bày tỏ trên mạng rằng việc chính quyền thôn thu lại tiền cứu trợ để chia đều có thể vì mục đích tốt nhằm mang lại sự “san sẻ”, “đồng đều” giữa người được nhận cứu trợ và người không được nhận.
Mặc dù vậy, nữ nhân viên vừa tham gia chuyến tặng quà nói với VOA rằng cách làm như vậy là không phù hợp:
“Sau khi phát quà cho đồng bào hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An thì bên đơn vị tôi được dân ở đó phản ánh lại là họ bị thu lại phần quà đấy. Cảm xúc ban đầu của tôi là rất ức chế và cảm thấy giận dữ. Tôi có nhận một số thông tin là cái việc làm của họ cũng tốt thôi. Nhưng mà tôi thấy cách làm này không phù hợp. Tôi nghĩ là nó không hợp pháp. Cách làm này nó sẽ gây phản cảm đến những người đã thực hiện các công việc tốt đẹp muốn giúp đỡ đồng bào của mình”.
Chị nói dù vì mục đích gì, việc thu lại quà “gây tổn thương” đến các nhà hảo tâm. Chị nêu ra đề xuất về cách làm khác nếu chính quyền địa phương muốn mang lại sự đồng đều cho những người thiệt thòi:
“Làm sao để toàn bộ bà con trong vùng đều được hỗ trợ thì cán bộ xã hay cán bộ thôn nên làm việc với các đơn vị xuống tài trợ về việc thôn tôi có bao nhiêu người như thế, và nếu các anh chị có thể chia nhỏ các phần quà để tất cả những người trong thôn đều nhận được món quà như vậy, thì tôi nghĩ nó sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều, không gây hiểu nhầm, không gây phản cảm như là họ đã làm trước đó”.
Trên Facebook, một luật sư nhìn các vụ việc này với con mắt rất nghiêm khắc và cho rằng chúng có dấu hiệu về việc cưỡng đoạt tài sản. Theo vị luật sư, cần phải khởi tố vụ án vì nếu không sẽ dung túng cho hành vi của một số người nhân danh sự nhân đạo để cướp đoạt tài sản của những người cùng khổ vào lúc niềm tin trong xã hội Việt Nam đã xuống mức rất thấp.
http://www.voatiengviet.com/a/viec-chinh-quyen-thu-lai-tien-cuu-tro-lu-lut-dang-gay-bat-binh/3566929.html

Vì sao ông Đinh Thế Huynh thăm Mỹ?

Quan hệ Việt – Mỹ: Hai bên sẽ đối thoại ‘thẳng thắn’
Một trong những lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đang có chuyến thăm lần đầu tiên trên cương vị mới tới Hoa Kỳ từ ngày 24-30/10/2016 theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry.
Chuyến thăm nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đại hội XII của đảng cộng sản Việt Nam và thực hiện các thỏa thuận cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi Bàn tròn thứ Năm hôm nay 27/10 (được phát từ lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam) về chuyến thăm Mỹ của ông Đinh Thế Huynh: http://youtu.be/OZ802lto8Yc
Ngày 25/10, tại thủ đô Washington, ông Đinh Thế Huynh đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry, vẫn theo truyền thông nhà nước Việt Nam, tham dự cuộc hội đàm, về phía Việt Nam có đại diện Lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục-Đào tạo và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh. Về phía Hoa Kỳ, còn có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tại hội đàm, ông Đinh Thế Huynh khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là “coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ theo khuôn khổ Đối tác Toàn diện đã được xác lập trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị, con đường phát triển và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, từng bước xây dựng và củng cố lòng tin để đưa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển ổn định, thực chất, lâu dài, bền vững theo tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai; đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.”
Kể cả kênh đảng
Ông Huynh cũng được truyền thông Việt Nam dẫn lời “đề nghị hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện vì phát triển, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, kể cả theo kênh Đảng; mở rộng các cơ chế tham vấn giữa hai nước về các vấn đề cùng quan tâm; củng cố và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác đã có; đẩy mạnh hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư làm nền tảng và động lực cho quan hệ song phương…”
Việt Nam coi trọng và đang chuẩn bị các bước sẵn sàng cho việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như thực hiện nghiêm túc các cam kết liên quanÔng Đinh Thế Huynh
“Đồng chí Đinh Thế Huynh khẳng định Việt Nam coi trọng và đang chuẩn bị các bước sẵn sàng cho việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như thực hiện nghiêm túc các cam kết liên quan,” Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam hôm 26/10 cho biết thêm.
Về phía Hoa Kỳ, Ngoại trưởng John Kerry được truyền thông dẫn lời nói ông đánh giá cao và nhiệt liệt hoan nghênh ông Đinh Thế Huynh và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Hoa Kỳ “vào thời điểm quan trọng của chính trường Hoa Kỳ; chuyển lời thăm hỏi và tình cảm tốt đẹp cùng với thông điệp về sự coi trọng phát triển quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam của Tổng thống Barack Obama tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang.”
Ngoại trưởng Kerry cũng được dẫn lời khẳng định Hoa Kỳ sau bầu cử ngày 8/11 vẫn sẽ “tiếp tục đẩy mạnh Chiến lược “tái cân bằng” tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, coi trọng quan hệ với ASEAN, trong đó có Việt Nam”
Ông John Kerry bày tỏ “vui mừng trước sự phát triển tích cực quan hệ song phương Hoa Kỳ – Việt Nam trong thời gian qua, nhất là sau các chuyến thăm lịch sử của hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước; cảm ơn những đóng góp quan trọng của các nhà lãnh đạo hai nước trong hơn 20 năm qua đối với việc phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; nhấn mạnh tiếp tục coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam, coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực; cam kết tăng cường quan hệ và nỗ lực thúc đẩy triển khai các cam kết với Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên theo tinh thần Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước năm 2013 và Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2015,” hãng tin nhà nước của Việt Nam tường trình.
Lựa chọn chính trị
Trước đó, từ ngày 19-21/10, ông Đinh Thế Huynh đã có chuyến thăm tới Trung Quốc, mà tại đó ông đã gặp gỡ người đồng cấp, ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và tiếp kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia chính là chiến lược nhất quán, là lựa chọn chính trị của Việt Nam và của Đảng Cộng sản Việt NamÔng Đinh Thế Huynh
Tại cuộc tiếp đón của Chủ tịch Trung Quốc hôm 20/10 với phái đoàn Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh được tờ Hoàn cầu Thời báo dẫn lời nói “việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia chính là chiến lược nhất quán, là lựa chọn chính trị của Việt Nam và của Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Cũng tại sự kiện này, Chủ tịch Tập Cận Bình được hãng tin nhà nước của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, trích lời, nói “Trung Quốc và Việt Nam cần phải trân trọng những phát triển tích cực trong quan hệ song phương, phải xử lý tranh chấp một cách cẩn thận và phải phát triển quan hệ hợp tác.”
Như vậy, trong cùng một tháng, quan chức cao cấp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh đã có hai chuyến thăm nối tiếp nhau tới hai cường quốc, được coi là hai đối tác quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam hiện nay.
Đặc biệt về chuyến thăm đang diễn ra của ông Đinh Thế Huynh tại Hoa Kỳ, đâu là ý nghĩa, thực chất và tín hiệu của sự kiện này… là chủ đề của Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ với sự tham gia của các khách mời từ Việt Nam và hải ngoại là các nhà bình luận, quan sát và phân tích thời sự, chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế và khu vực.
Chương trình bắt đầu từ lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam ngày 27/10, mời quý vị sau đây để đón theo dõi: http://youtu.be/OZ802lto8Yc
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-37788239

Báo Tầm nhìn bị đình bản ‘vì tin tức nước mắm’?

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam quyết định đình bản tạm thời báo điện tử Tầm nhìn vì ‘vi phạm mặc dù đã được nhắc nhở’.
Bản tin đăng trên trang web của bộ này mô tả quyết định đình bản tạm thời trong thời gian ba tháng có hiệu lực kể từ ngày 27/10/2017.
“Theo quyết định này, Bộ trưởng Bộ TT&TT quyết định đình bản tạm thời Báo điện tử Tầm nhìn trong thời gian 03 tháng vì Báo đã vi phạm quy định trong giấy phép hoạt động báo chí điện tử; không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mặc dù đã đuợc cơ quan quản lý nhà nước về báo chí nhắc nhở, yêu cầu khắc phục nhưng Báo tiếp tục vi phạm,” bản tin viết.
Trong khi đó báo VietnamNet trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông mô tả báo Tầm nhìn “đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây”.
Báo điện tử Tầm nhìn thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và hiện đăng tên Phó Tổng biên tập phụ trách báo này là ông Huỳnh Văn Nam.
Cho tới 10 giờ tối ngày 27/10 giờ Việt Nam vẫn có thể truy cập được báo này.
Một số báo tại Việt Nam gần đây đã phải gỡ bài với nội dung nước mắm chứa asen vượt ngưỡng.
Hôm 21/10, báo Tuổi Trẻ tường thuật Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn gọi vụ thông tin “nước mắm chứa asen vượt ngưỡng” là “sự cố truyền thông” và “không bình thường”.
“Ai cũng biết thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn được báo này dẫn lời.
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) hôm 22/10 gỡ bản công bố ‘nước mắm chứa asen vượt ngưỡng’ gây tranh cãi khỏi website của họ và từ chối trả lời BBC.
Bốn hôm trước, ngày 18/10, trang web của Vinastas viết: “Chỉ có 25 trong tổng số 150 mẫu nước mắm được lấy thử nghiệm (tương ứng 16,67%) đạt theo TCVN 5107:2003, 104 (69%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu về asen (thạch tín) – một loại á kim cực độc.”
Truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 22/10 là hạn chót để Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế có kết quả thanh tra chất lượng nước mắm báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. BBC chưa tiếp cận được tài liệu này.
Vào đầu tháng 10, Báo điện tử Năng lượng mới (PetroTimes) bị đình bản ba tháng vì ‘để xảy ra những sai phạm’ và Tổng Biên tập bị cách chức và thu thẻ nhà báo.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-37789018

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.