Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Ra khỏi đảng vì ‘hoàn cảnh khó khăn’ chỉ là cách nói

Wednesday, May 12, 2021 5:38:00 PM // ,

 Diễm Thi, RFA

2021-05-11

Ra khỏi đảng vì ‘hoàn cảnh khó khăn’ chỉ là cách nóiNhững câu khẩu hiệu tuyên truyền cho Đảng Cộng sản ở khắp nơi trước Đại hội 13.
 AFP
















Đảng viên bỏ đảng

Tại buổi làm việc với huyện Nhà Bè về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, công tác dân vận hôm tám tháng năm vừa qua, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nói rằng, khi đảng viên trình bày hoàn cảnh khó khăn đến mức muốn xin ra khỏi Đảng thì tổ chức Đảng cần phải tạo mọi điều kiện để họ vừa giữ được vai trò đảng viên, vừa lo được cho cuộc sống.

Không phải đến nay mới xảy ra tình trạng đảng viên muốn ra khỏi Đảng. Trào lưu bỏ đảng xuất hiện từ cuối năm 2013 với trường hợp ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh. Lý do được ông đưa ra trong tuyên bố từ bỏ Đảng là vì ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là Đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.

Ngày 22 tháng tám năm 2014, Bác sĩ, Trung tá quân đội Đinh Đức Long cũng tuyên bố từ bỏ ĐCSVN với lý do ông mất niềm tin vào Đảng khi các tổ chức đảng đã ngang nhiên vi phạm điều lệ đảng, vi phạm hiến pháp, luật pháp; chà đạp lên cả những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký; độc tài, gia đình trị và lợi ích phe nhóm…

Một trường hợp nữa là Giáo sư Nguyễn Đình Cống. Trong thông báo từ bỏ ĐCSVN từ ngày ba tháng Hai năm 2016, ông viết: “Tôi vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế hiện tại của Việt Nam là sự độc tài toàn trị của Đảng… Tôi thấy không còn lý do để tiếp tục ở trong Đảng, cũng là để tỏ thái độ dứt khoát với Chủ nghĩa Mác Lênin và sự độc tài toàn trị của ĐCSVN.”

Có người tuyên bố công khai từ bỏ đảng với lý do rõ ràng về quan điểm chính trị hoặc bất đồng về đường lối, nhiều người lặng lẽ bỏ sinh hoạt với lý do chỉ có họ biết rõ. Những người làm đơn xin ra khỏi đảng cũng với nhiều lý do khác nhau, nhưng trong đơn nhiều người viết là do gặp khó khăn. - Giáo sư Nguyễn Đình Cống 

Đối với phát biểu của Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận định, qua email ngày 11 tháng năm như sau:

“Đảng viên ra khỏi Đảng có nhiều loại khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có người tuyên bố công khai từ bỏ Đảng với lý do rõ ràng về quan điểm chính trị hoặc bất đồng về đường lối, nhiều người lặng lẽ bỏ sinh hoạt với lý do chỉ có họ biết rõ. Những người làm đơn xin ra khỏi Đảng cũng với nhiều lý do khác nhau, nhưng trong đơn nhiều người viết là do gặp khó khăn.

Tôi chưa chứng kiến được người ta gặp khó khăn đến mức nào mà phải xin ra khỏi Đảng và cho rằng phần lớn viện lý do gặp khó khăn chỉ là để che đậy một lý do khác, cần che giấu. Bạn là đảng viên, vẫn tin yêu Đảng, có gặp khó khăn gì thì báo cáo, tổ chức Đảng sẽ giúp vượt qua. Lý do thật sự thúc đẩy bạn xin ra khỏi Đảng chỉ có bạn biết, phần lớn là vì nhận thức chứ không phải vì khó khăn. Tin vào lý do ghi trong đơn xin ra khỏi Đảng là vì gặp khó khăn thì là người quá dễ tin hoặc ít chịu suy nghĩ.

Có thể có vài đảng viên nào đó gặp khó khăn đến mức phải xin ra khỏi Đảng mới giải quyết được, nhưng đó là số rất ít chứ không phải là một số đáng kể.”

Bác sĩ Đinh Đức Long thì cho rằng, chính Nghị quyết Trung ương 4 đã khẳng định, một bộ phận không nhỏ đảng viên hiện đã suy thoái, biến chất. Theo ông, phần lớn đảng viên có chức có quyền đều giàu sang một cách không chứng minh được. Đây là điều gây phân hóa nội bộ Đảng và làm cho người ta không tin tưởng vào Đảng nữa. Ông nêu thêm vài nguyên nhân mà ông từng chứng kiến, khiến đảng viên muốn ra khỏi Đảng:

“Thứ nhất là khó khăn về kinh tế. Thí dụ khi Nhà nước đổi mới thì đảng viên không được làm kinh tế tư nhân vì theo thuyết cộng sản cũ thì doanh nghiệp tư nhân là giai cấp bóc lột. Rất nhiều người xin ra khỏi Đảng. Bây giờ họ thừa nhận kinh tế tư nhân rồi.

Thứ hai, hiện nhiều đảng viên muốn đi Mỹ định cư hoặc sang sống ở những nước tư bản thì với lý lịch cộng sản có thể họ sẽ khó có thẻ xanh hoặc nhập quốc tịch.”

Lý tưởng của Đảng

000_8ZX9LK.jpg
Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng. AFP

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống đánh giá bản chất của Đảng Cộng sản, qua email:

“Đảng Cộng sản tuyên truyền là phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, nhưng lý tưởng chủ yếu là thực thi học thuyết Mác Lê để xây dựng chế độ cộng sản. Mà để làm được việc đó thì Đảng Cộng sản phải giành và giữ được chính quyền càng rộng càng tốt. Từ hoạt động bất hợp pháp, muốn giành chính quyền thì phải vận động nhân dân, vì vậy phải tuyên truyền để dân theo càng đông càng hay.

Họ đã giỏi tuyên truyền và lợi dụng được lòng yêu nước của nhân dân và đảng viên trong đấu tranh cho độc lập và thống nhất. Họ cần các điều kiện này chủ yếu không phải vì tự do và hạnh phúc của toàn dân mà là để đặt được sự thống trị trên toàn bộ lãnh thổ.”

Ông kết luận, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân chỉ là tuyên truyền chứ không phải là lý tưởng của Đảng Cộng sản dù là ban đầu hay bây giờ.

Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Cho đến hôm nay, Đảng Cộng sản vẫn giành quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà không cần có lá phiếu của người dân, dù hiến pháp quy định người dân có quyền bầu cử chọn ra người lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Trao đổi với RFA qua email về lý tưởng phục vụ đất nước, người dân của Đảng Cộng sản hôm nay, Giáo sư Nguyễn Đình Cống nêu quan điểm của ông rằng, một số người cho rằng Đảng Cộng sản trước đây tốt hơn bây giờ. Đó là do người ta nhìn vào phẩm chất đảng viên mà chưa nhìn kỹ vào mục đích và lý tưởng. Mục đích và lý tưởng của họ trước sau vẫn vậy. Ông viết tiếp:

“Trước đây phẩm chất đảng viên khá cao, đó không phải do lý tưởng của Đảng tạo nên mà là họ vốn là những người có sẵn phẩm chất tốt. Nhưng rồi vì muốn tạo thành một “Giai cấp mới” mà Đảng đã có nhiều sai lầm trong đường lối cán bộ, kết nạp vào đảng nhiều phần tử cơ hội, kém phẩm chất, nhiều mưu mô. Vì vậy đảng viên bây giờ, người có phẩm chất cao thì rất ít mà chủ yếu là bọn cơ hội, tập hợp trong các nhóm lợi ích. Bọn chúng nó chẳng có lý tưởng gì ngoài việc tìm kiếm lợi lộc cho cá nhân, gia đình và phe nhóm.” 

Từ năm 1975 trở về trước, Đảng cộng sản là một đảng rất nhiều tính nhân dân và tính chiến đấu. Trong đảng đối với nhau cũng rất là chân thành, tốt đẹp. Đảng đối với dân là một niềm tin tưởng tuyệt đối. Sau năm 1975, khi đã có cả đất nước rồi mà lại đề ra chủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa trên toàn bộ đất nước. - Trung tướng Trần Độ

Trung tướng Trần Độ lúc sinh thời từng nêu quan điểm của mình về lý tưởng của Đảng sau 1975, trong một lần trả lời phỏng vấn của đài BBC:

“Từ năm 1975 trở về trước, Đảng Cộng sản là một đảng rất nhiều tính nhân dân và tính chiến đấu. Trong Đảng đối với nhau cũng rất là chân thành, tốt đẹp. Đảng đối với dân là một niềm tin tưởng tuyệt đối. Sau năm 1975, khi đã có cả đất nước rồi mà lại đề ra chủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa trên toàn bộ đất nước.

Khi chưa có chút xã hội chủ nghĩa gì đã đặt tên nước là nước xã hội chủ nghĩa, thì từ lúc ấy, Đảng mất dần tính nhân dân và tính chiến đấu. Đảng chỉ còn quan tâm tới việc giữ cho được địa vị lãnh đạo của mình, giữ cho được lòng tin trong nhân dân. Mà thực ra trong nhân dân người ta đã bắt đầu có những cái bắt đầu thiếu tin tưởng vào đảng rồi.

Thế rồi lại lập lên một chế độ, một thể chế mà tôi vẫn gọi tóm tắt, mà cũng nhiều người nói như tôi, là độc đảng và toàn trị. Thể chế độc đảng và toàn trị nó ngược lại với thể chế dân chủ. Nó không dân chủ. Nó phản dân chủ. …”

Trung tướng Trần Độ là người theo Đảng Cộng sản từ năm 16 tuổi, gắn bó với đảng trong từng hoạt động, từng chiến dịch, nhưng sau 59 năm, ông lại bị khai trừ khỏi Đảng chỉ vì muốn Đảng tốt hơn. 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.