Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 13-5-2021

Thursday, May 13, 2021 3:54:00 PM // ,

  BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Trong buổi họp báo chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tiếp tục điều tàu đến đá Ba Đầu, báo Thanh Niên đưa tin. Vụ TQ tiếp tục triển đưa thêm tàu đến khu vực đá Ba Đầu, nâng tổng số tàu hoạt động tại đây lên gần 300 chiếc, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, lực lượng chức năng VN luôn theo dõi sát diễn biến ở Biển Đông.

Bà Hằng nói, Việt Nam “có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven biển và là thành viên của UNCLOS 1982, Việt Nam được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với công ước luật biển quốc tế 1982”.

VTC có clip: Philippines nói gần 300 tàu Trung Quốc xuất hiện gần Trường Sa.

Báo Tuổi Trẻ có bài: Nội bộ Philippines ‘nói đi, nói lại’ về vấn đề Biển Đông. Từ đầu tháng 5/2021 tới nay, phe của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và phe đối lập của ông thường tranh cãi về chủ quyền của nước này ở Biển Đông. Ngày 13/5, người phát ngôn của ông Duterte nói rằng, Philippines chưa bao giờ thật sự sở hữu đá Ba Đầu. Một ngày sau, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr nhắc nhở rằng, Bộ Ngoại giao mới là nơi có tiếng nói cuối cùng duy nhất về chính sách đối ngoại.

Nhà phân tích Collin Koh bình luận, TQ không quan tâm Bộ Ngoại giao hay bất kỳ quan chức Philippines nào khác nói gì về vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh chỉ cần tập trung vào “kiến trúc sư trưởng” Duterte, chừng nào ông này vẫn còn nắm quyền thì chính sách Biển Đông của Manila vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của Bắc Kinh.

VietNamNet có clip: Video tuần duyên Philippines chạm trán tàu Trung Quốc ở Biển Đông:

Video Player

Tin cho biết, video do Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) quay vào ngày 12/5, thời điểm họ thông báo đã nhìn thấy 287 tàu TQ ở gần quần đảo Trường Sa, tăng gần 100 tàu so với thời điểm tháng 3/2021. Trong cuộc chạm trán, PCG đã ra lệnh cho các tàu “dân quân biển” của TQ phải rút đi, nhưng phía TQ không rời vị trí, lấy lý do tránh thời tiết xấu.

VOA dẫn tin từ lực lượng đặc nhiệm Philippines: TQ điều thêm tàu đến Trường Sa, tàu VN có mặt ở Sinh Tồn Đông. Lực lượng đặc nhiệm Philippines cho biết, họ không chỉ phát hiện số lượng tàu TQ đông gấp rưỡi so với gần 200 tàu dân binh ở đá Ba Đầu hồi tháng 3/2021, mà họ còn nhìn thấy hai tàu chiến mang tên lửa lớp Houbei của TQ bên trong Đá Vành Khăn, hai tàu hậu cần/ tiếp liệu và một tàu Cảnh sát biển của Việt Nam ở đá Sinh Tồn Đông, nơi VN đang kiểm soát.

Báo Thế Giới và VN đặt câu hỏi về sự kiện Mỹ-Nhật-Pháp lần đầu tiên tập trận chung: Thông điệp nhắm đến Trung Quốc là gì? Cuộc tập trận diễn ra ở tỉnh Nagasaki, tại Căn cứ Ainoura, trụ sở của Lữ đoàn triển khai nhanh đổ bộ (ARDB) của Nhật. Đây là đơn vị do Nhật thành lập, dựa trên mô hình của Thủy quân Lục chiến Mỹ, có nhiệm vụ bảo vệ các hòn đảo xa bờ của Nhật, thường bị TQ dòm ngó. Giới phân tích nhận định, cuộc diễn tập này được tiến hành, nhằm gửi thông điệp răn đe tới Bắc Kinh. 

Đô đốc Hải quân Pháp Pierre Vandier bình luận, các cuộc tập trận sẽ tăng cường sự hiện diện của Paris trong khu vực và “truyền tải thông điệp về hợp tác giữa Pháp và Nhật Bản” với TQ. Ông Vandier nói: “Thông điệp của chúng tôi là nhắm đến Trung Quốc, theo đó nhấn mạnh đến sự hiện diện của các đối tác đa phương và truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của tự do hàng hải cũng như tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Kênh An Ninh Thế Giới có clip: Trung Quốc xây giàn, bắt đầu khai thác khí đốt ở Biển Đông.

Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU có gì hữu ích? Chuyên gia Richard Javad Heydarian nhận định, khuynh hướng châu Âu tham gia các vấn đề an ninh của châu Á khiến TQ khó có thể thúc đẩy lập luận rằng, “các tranh chấp trên biển trong khu vực chỉ là vấn đề song phương giữa nước này và các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối địch”.

Đây là thủ thuật để tách các nước phương Tây ra khỏi tranh chấp Biển Đông. Bộ 3 nước châu Âu gồm, Pháp, Đức và Anh đang kiềm chế TQ bằng cách nhắc lại tầm quan trọng của pháp quyền. 

VnExpress đưa tin: Mỹ bật đèn xanh cho tiêm kích Đài Loan thử tên lửa hạng nặng. Truyền thông Đài Loan xác nhận, tiêm kích F-16 của nước này vừa thực hiện lần diễn tập đầu tiên, phóng tên lửa không đối không AIM-120, sau khi được Mỹ cho phép. Bốn tiêm kích F-16V xuất phát từ căn cứ Gia Nghĩa tham gia cuộc diễn tập bắn đạn thật. Mỗi chiếc F-16V mang theo 2 tên lửa AIM-120, cùng 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder.

Báo Liberty Times đưa tin: “Tiêm kích số 1 và số ba phóng một tên lửa AIM-120 treo ở cánh phải. Tất cả tên lửa đều bắn trúng mục tiêu một cách chính xác”. Trước đây, Mỹ ngăn Đài Loan tiến hành các cuộc diễn tập phóng tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM), gồm AIM-120, do lo ngại TQ sẽ phản ứng mạnh. Nhưng lần này, Washington đã “bật đèn xanh” cho cuộc diễn tập, sau khi máy bay quân sự TQ liên tục áp sát đảo Đài Loan và tình hình căng thẳng gần đây ở Biển Đông.

Mời đọc thêm: Trung Quốc điều thêm hàng chục tàu dân quân biển đến Biển Đông? (TN). – Hàng chục tàu dân quân biển Trung Quốc đã trở lại Biển Đông (TĐ). – Trung Quốc tiếp tục đưa thêm tàu tới Trường Sa, Việt Nam lên tiếng (VTC). – Manila lại tố cáo gần 300 tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng đặc quyền Philippines (RFI). – Phản ứng của Việt Nam khi Trung Quốc đưa gấp rưỡi tàu tụ tập trên Biển Đông (GT).

– ‘Việt Nam theo dõi sát việc gần 300 tàu Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa’ (VNF). – Việt Nam có đẩy đủ cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền tại quần đảo Trường Sa (ĐĐK). – Tàu đổ bộ viễn chinh khổng lồ của Mỹ to như căn cứ nổi trên biển (ANTĐ). – Các nước dân chủ hai bờ Đại Tây Dương cần có kế hoạch đối phó chung với Bắc Kinh — Pháp đổi chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trước sự hung hăng của Trung Quốc (RFI).

Tin nhân quyền

TAND tỉnh Bình Dương mở phiên xử vụ một người dân bị oan kiện VKS Tây Ninh ra tòa Bình Dương đòi bồi thường 10,9 tỉ, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Đó là vụ ông Nguyễn Văn Dũng kiện VKSND tỉnh Tây Ninh đòi bồi thường oan. Sau buổi sáng xét xử, HĐXX quyết định hoãn phiên xử và dự kiến mở lại sau một tháng. Lý do: Ông Dũng cần cung cấp thêm các chứng cứ về yêu cầu bồi thường thiệt hại. 

Ông Dũng là một trong 7 nạn nhân của gia đình bị oan suốt 40 năm tại Tây Ninh. Tối 26/7/1979, có vụ cướp xảy ra tại một nhà máy xay lúa ở ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận. Chỉ 30 phút sau, công an bắt được một người đàn ông tình nghi, từ lời “khai nhận” của người này, lần lượt 7 người trong gia đình bà Võ Thị Thương (mẹ ông Dũng), bị bắt đưa về công an huyện điều tra, bị “tạm giam” suốt 4 năm. Cơ quan điều tra Tây Ninh không tìm được chứng cứ, buộc phải thả người, nhưng vẫn để người dân mang tiếng oan thêm 40 năm mới chịu xin lỗi. 

Ông Nguyễn Văn Dũng (áo trắng) cùng người nhà là các nạn nhân vụ án oan, tại buổi xin lỗi do VKSND tỉnh Tây Ninh tổ chức ngày 31/10/2019. Ảnh: ĐL/PLTP

Trước đó, báo Thanh Niên có clip về buổi xin lỗi gia đình ông Nguyễn Văn Dũng: Xin lỗi công khai, 7 người kết thúc 40 năm thân phận bị can trong oan khuất.

Người dân chỉ chào hỏi xã giao cũng bị “công bộc của dân” hành hung: Chào hỏi trong quán nhậu, thanh niên bị 2 cán bộ CSGT đánh nhập viện, báo Tiền Phong đưa tin. Hôm qua, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, ở huyện Hóc Môn, Sài Gòn, có đơn cầu cứu, gửi một số cơ quan tố cáo 2 cán bộ CSGT thuộc Công an quận 11, đã hành hung con bà là anh Trần Văn Tấn dẫn đến chấn thương nặng, phải nhập viện điều trị.

Bà Thủy kể, chiều tối 26/4, Tấn cùng bạn đến quán ăn ở ấp Mỹ Hoà 1, thì gặp người quen nên chào hỏi xã giao, tranh thủ chào cả 2 CSGT ngồi ở bàn của người quen. Đáp lại phép lịch sự của người dân, 2 viên CSGT đã gây sự rồi dùng ly bia đập vào đầu Tấn. Nạn nhân bỏ chạy nhưng bị 2 viên cảnh sát này đuổi theo, hành hung. Bà Thủy kể: “Hành vi của hai cán bộ CSGT hết sức côn đồ, con tôi dù đã bỏ chạy nhưng họ vẫn truy sát, hành hung khiến con tôi choáng váng, máu me loang lổ”.

Nạn nhân Trần Văn Tấn bị hành hung đến nhập viện. Ảnh: TP

RFA có bài: Việt Nam vẫn còn vi phạm nhiều về quyền tự do tôn giáo. Báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế của Mỹ có đoạn nói về tình hình đàn áp tôn giáo vẫn rất khốc liệt ở khu vực Tây Nguyên: “Chính quyền địa phương ở một số khu vực của Tây Nguyên được ghi nhận là đã dọa nạt và đe dọa bạo lực đối với các thành viên của một số nhóm Tin lành chưa đăng ký vì đã thông tin về các vi phạm nhân quyền của Việt Nam với các tổ chức quốc tế”. Có trường hợp chức sắc tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk đã bị công an khu vực dọa giết nếu dám “nhiều chuyện” với các quan chức Mỹ.  

VOV có bài: Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2020 của Mỹ nhận định thiếu khách quan về Việt Nam. Khi được đề nghị cho biết phản ứng của VN trước Báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế của Mỹ năm 2020, trong đó chỉ trích tình hình đàn áp tôn giáo và nhân quyền ở VN, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

“Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật”.

Mời đọc thêm: Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo tự do tôn giáo Việt Nam 2020 (VOA). – Việt Nam tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (HNM). – Ngày Nhân quyền Việt Nam 2021: Hà Nội phải để công dân có quyền tự do phát biểu mà không sợ bị trả thù (RFA). – Kiện VKS đòi bồi thường gần 11 tỷ đồng (VNE). – “Dân chủ tào lao”: Từ lời của Chủ tịch Phúc, tìm hiểu thêm về dân chủ “dởm” (LK). – Mỹ, Anh và Đức kêu gọi Trung Quốc ngưng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ (RFI).

Tin môi trường

Báo Thanh Niên có bài: Sông Buông bị ‘bức tử’! Một người dân ở ấp Miễu, phường Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai, cho biết tình hình ô nhiễm sông Buông: “Hồi trước nước sạch và trong, từ ngày các bến bãi đưa máy bơm nước lên rửa cát, đá rồi xả ngược lại, thành ra sông như bây giờ”. Một người dân khác kể: “Sông Buông ô nhiễm quá rồi, mỗi lần đi qua đây đều thấy nước sông có màu lạ, đục ngầu, thỉnh thoảng bốc mùi hôi rất khó chịu”.

Ông Nguyễn Tôn Trọng, Chủ tịch UBND phường Phước Tân thừa nhận, từ năm 2019 xuất hiện một số bến bãi rửa cát, đất đá ở khu vực này, gây ô nhiễm môi trường. Người dân phản ánh, UBND phường tổ chức kiểm tra và xử phạt nhưng không thay đổi được gì. Ông Trọng nói: “Mỗi lần tiếp xúc cử tri, nghe dân phản ánh là chúng tôi kiểm tra xử lý, nhưng thẩm quyền của phường chỉ phạt vài triệu đồng, có lẽ không đủ răn đe nên các bến bãi kia vẫn lén lút hoạt động”.

Đoạn sông Buông dài khoảng 1 km nước đục xám, chảy lờ đờ. Ảnh: Lê Lâm/TN

Mời đọc thêm: Dự án “Không rác thải nhựa tại TP Vũng Tàu”: Chờ sự đồng ý của Bộ TNMT (LĐ). – Tái diễn tình trạng ô nhiễm nguồn nước suối Cái (Tin Tức). – Hà Tĩnh: Doanh nghiệp ngang nhiên xây lắp bồn chứa dầu cạnh mỏ đất (NĐT). – Bắc Giang phát hiện 3 doanh nghiệp Trung Quốc chôn chất thải trái phép (TN). – Ô nhiễm môi trường biển đang gây áp lực lên hệ sinh thái (TNMT). – Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều thành phố chịu rủi ro môi trường cao nhất thế giới (BNews).

***

Thêm một số tin: Vương Đình Huệ thừa nhận ‘đại biểu Quốc Hội’ chỉ ‘giỏi hứa’ (NV). –  Việt Nam mong muốn các nước miễn trừ bản quyền vắc xin Covid-19 (VNN). – Thảm họa dịch Covid-19 tại Ấn Độ, hệ quả của chủ nghĩa dân túy từ chính quyền Modi? (RFI). – Người phát ngôn nói về thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam (NLĐ). – AP: Chính quyền Biden nhanh chóng xử lý vụ tấn công đường ống dẫn nhiên liệu (VOA).  – Trung Quốc chưa giàu đã già, ‘Trung Hoa mộng’ của Tập Cận Bình khó thành (RFI).

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.