Xả súng ở Mỹ: Cảnh sát xác nhận danh tính nạn nhân
Nạn thù hằn kỳ thị nhắm vào người Mỹ gốc Á tăng đột biến trong những tháng gần đây, được thúc đẩy bởi những luận điệu đổ lỗi cho người châu Á về sự lây lan của Covid-19. Trong một bài phát biểu tuần trước, Tổng thống Joe Biden lên án "nạn thù hằn kỳ thị người Mỹ gốc Á, khiến nhiều người đã bị tấn công, quấy rối và đổ lỗi." Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, các điều tra viên nói nghi phạm Robert Aaron Long, 21 tuổi, thừa nhận đã xả súng nhưng phủ nhận vụ tấn công có động cơ về chủng tộc. "Anh ta rõ là có vấn đề, cái anh ta coi là bệnh nghiện tình dục, và coi những địa điểm này là nơi cám dỗ mà anh ta muốn xóa sổ," Đại tá Jay Baker nói, và cho biết thêm ông Long bị bắt với khẩu súng 9mm và không chống cự. Các điểm massage đôi khi được coi là nơi cung cấp dịch vụ gái điếm, nhưng nhà chức trách nói không có chỉ dấu nào cho thấy các điểm bị tấn công có dịch vụ này. "Đây là những doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và không trong tầm theo dõi của chúng tôi," Thị trưởng Atlanta Keisha Lance Bottoms cho biết. Ông nói thành phố sẽ không "bêu xấu nạn nhân, đổi lỗi cho nạn nhân". Cảnh sát cũng nói còn quá sớm để nêu chắc chắn động cơ tấn công và nghi phạm dường như hành động đơn lẻ. Bà Bottoms nói nghi phạm đang trên đường đi Florida, có khả năng định xả súng tiếp, khi anh ta bị bắt. Cha mẹ của nghi phạm giúp cảnh sát xác định danh tính gã, giới chức nói với các phóng viên. Theo đài CBS News, gã nói với các điều tra viên rằng "anh ta yêu Chúa và súng". Vụ nổ súng đầu tiên xảy ra khoảng 17:00 giờ địa phương ngày 16/3 tại Youngs Asian Massage Parlour ở Acworth, quận Cherokee. Phát ngôn viên văn phòng cảnh sát Jay Baker nói hai người chết tại hiện trường và ba người được đưa đến bệnh viện, nơi hai người khác nữa qua đời. Sau đó, ông xác nhận rằng nạn nhân gồm hai phụ nữ châu Á, một phụ nữ da trắng và một đàn ông da trắng, và một người đàn ông gốc Mỹ Latin đã bị thương. Chưa đầy một giờ sau, cảnh sát được gọi đến một "vụ cướp đang diễn ra" ở tiệm Gold Spa ở phía đông bắc Atlanta. "Khi đến nơi, cảnh sát xác định ba phụ nữ đã chết bên trong tiệm vì vết thương rõ ràng là do bị bắn," cảnh sát cho biết trong một tuyên bố. Khi có mặt tại hiện trường, cảnh sát được gọi đến một tiệm massage bên kia đường, có tên là Aromatherapy Spa, nơi họ thấy một phụ nữ khác đã bị bắn chết. Tờ Atlanta Journal-Constitution trích lời cảnh sát cho biết cả bốn nạn nhân ở Atlanta đều là phụ nữ châu Á. Sau khi nghiên cứu đoạn phim CCTV, các nhà điều tra công bố hình ảnh người bị tình nghi gần một tiệm massage bị tấn công. Cảnh sát cho biết sau một cuộc truy lùng, Robert Aaron Long, ở Woodstock, Georgia, đã bị bắt ở cách Atlanta khoảng 240 km về phía nam. Đại úy cảnh sát nói các nhà điều tra "tin tưởng cao độ" rằng nghi phạm là tay súng trong cả ba vụ xả súng. Nhà chức trách nói rằng cuộc điều tra vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu, nên chưa thể biết liệu các nạn nhân có bị nhắm vào vì chủng tộc hay sắc tộc của họ hay không. Tuy nhiên, nhóm vận động Stop AAPI Hate [Người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương] gọi đó là "một thảm kịch không lời nào tả xiết". Cuối Twitter tin, 1 "Hiện giờ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á có rất nhiều nỗi sợ hãi và nỗi đau cần phải được giải quyết," tổ chức Stop AAPI Hate viết trong một tweet. Ben Crump, một luật sư hàng đầu về quyền dân sự, cũng bày tỏ trên Twitter: "Những vụ giết người thương tâm hôm nay ở #Atlanta tái khẳng định việc chúng ta cần tiến bước để bảo vệ TẤT CẢ các nhóm thiểu số ở Mỹ khỏi nạn phân biệt chủng tộc." Bà Linda Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt, dân cư Garden Grove, California, từng là mục tiêu của nạn thù hằn người châu Á ở Mỹ, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 11/3 là việc phải chạm trán với thái độ thù hằn này, dù cách đây đã gần một năm, hiện vẫn để lại cho bà 'cảm giác không an toàn sâu sắc' mỗi khi phải ra khỏi nhà. Bà Nguyễn nói, cho đến giờ bà vẫn 'ngại ra đường', và nếu phải ra ngoài, thì sẽ lầm lũi đi, ''không dám nhìn vào mắt ai'', để không thu hút sự chú ý. Số liệu của Trung tâm Nghiên cứu PewCảnh sát nói gì?
Vụ tấn công xảy ra như thế nào?
Vài con số về người gốc Á ở Mỹ
0 comments