Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 5-3-2021

Friday, March 5, 2021 2:32:00 PM // ,

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Mỹ, Nhật phản đối đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông, quan ngại về Luật hải cảnh. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, cuộc đối thoại an ninh song phương Mỹ – Nhật được tổ chức trực tuyến ngày 4/3: “Cả hai bên lặp lại sự phản đối mạnh mẽ của họ đối với những ý đồ đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép ở biển Hoa Đông và Biển Đông, trao đổi quan điểm và chia sẻ những quan ngại sâu sắc của họ về Luật Hải cảnh của PRC (CHND Trung Hoa)”.

Cũng trong thông báo, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, quan chức hai nước Mỹ – Nhật “khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nâng cao các khả năng răn đe và ứng phó và đẩy mạnh liên minh Mỹ-Nhật, vốn đang vững chắc hơn bao giờ hết”

Báo Thế Giới và VN dẫn tin từ Nikkei Asia: Mỹ định triển khai tên lửa ở biển Hoa Đông và Biển Đông? Báo Nhật cho biết, chính phủ Mỹ có kế hoạch triển khai tên lửa tại các đảo trên biển Hoa Đông và biển Đông để đối phó với các hoạt động gia tăng của TQ trong khu vực: “Việc triển khai tên lửa của Mỹ trên nhiều hòn đảo sẽ giúp duy trì tiềm lực phòng thủ của quân đội Mỹ trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công… quân đội Mỹ dự định triển khai trong khu vực các tên lửa đất-đối-hạm có tầm bắn lên tới 200 km. Ngoài ra, phương án triển khai tên lửa tầm trung cũng đang được xem xét”.

Mời đọc thêm: Trung Quốc tập trận quy mô tại đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa (NV). – Tổng thống Biden gặp lãnh đạo Nhóm bộ tứ để bàn về ‘xoay trục’ (Tin Tức).  – Hải quân châu Âu tăng hiện diện ở Ấn Độ – Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc (VNN). – Biển Đông tiếp tục tăng nhiệt (TP). – “Siêu tên lửa” BrahMos của Ấn Độ có giúp Philippines đối phó Trung Quốc trên Biển Đông? (VietTimes). – Trung Quốc dùng “quyền lực mềm” với Philippines thế nào? (GT). 

Cập nhật vụ án Vũ “nhôm” 

Thông Tấn Xã VN đưa tin: Bộ Công an khởi tố Phan Văn Anh Vũ về tội ‘đưa hối lộ’. Hôm nay, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án “Đưa hối lộ” và “Môi giới hối lộ” xảy ra tại TP Hà Nội, đồng thời khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” về tội “Đưa hối lộ”. Cơ quan CSĐT cũng quyết định khởi tố bị can đối với Hồ Hữu Hòa về tội “Môi giới hối lộ”.

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Phê chuẩn quyết định khởi tố Vũ ‘nhôm’ tội đưa hối lộ. Tin cho biết, “hiện số tiền đưa hối lộ và những cá nhân nhận hối lộ đang được cơ quan tố tụng tiếp tục mở rộng điều tra”. Vũ “nhôm” đang chấp hành án tổng cộng 30 năm tù trong các vụ án làm lộ bí mật nhà nước; vụ án liên quan đến Ngân hàng Đông Á (DAB); vụ án về sai phạm đất đai ở Đà Nẵng, TP.HCM, khiến các cựu lãnh đạo cấp cao như Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, Nguyễn Thành Tài… phải “vào lò”.  

Mời đọc thêm: Bộ Công an khởi tố Vũ “nhôm” về tội đưa hối lộ (TN). – Vũ ‘nhôm’ tiếp tục bị khởi tố tội đưa hối lộ (VTC). – Từ việc Phan Văn Anh Vũ tiếp tục bị khởi tố: Đưa hối lộ có thể bị phạt tù tới 20 năm (ANTĐ). Mời đọc lại: Điều tra bổ sung 2 phi vụ của tổng giám đốc từng lừa Vũ ‘nhôm’ (PLTP). 

Tin nhân quyền

RFA có bài phỏng vấn bà Pascale Berry-Wavre, thành viên của tổ chức nhân quyền Hội Thụy Sĩ VN (COSUNAM): Đồng Tâm là cơ hội để Hà Nội chứng minh năng lực và sẵn sàng tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ hơn. Bà Wavre nói về phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm:

“Trong chỉ bốn ngày nữa, Việt Nam đứng trước một thách thức rất quan trọng, mà cũng là một cơ hội cho các cơ quan chức năng Việt Nam hướng tới một nền tư pháp độc lập hơn. Phiên tòa phúc thẩm này tiếp sau phiên tòa diễn ra vào tháng 9 năm ngoái, nơi mà các tiêu chuẩn pháp lý tối thiểu đã không được tôn trọng”.

LS Trịnh Vĩnh Phúc viết về trích dẫn 1, là trích dẫn đơn kiến nghị ngày 2/3/2021 của 14 LS bào chữa cho 6 bị cáo kháng cáo trong vụ án Đồng Tâm: “Phải nhắc lại một lần nữa sự tác động lớn lao từ kết quả của vụ án này là một cách chúng tôi mong muốn Quý vị và Quý Cơ quan đặc biệt lưu tâm tới các tình tiết khách quan, vô cùng quan trọng đã diễn ra, đã có trong hồ sơ vụ án nhưng không hoặc chưa được lưu tâm, xem xét đúng mực khiến cho sự thật khách quan của vụ án vẫn chưa được làm sáng tỏ và nhiều bị cáo vẫn bị ám ảnh bởi một bản án oan sai treo lơ lửng trên đầu”.

Trích dẫn 2, LS Trịnh Vĩnh Phúc viết về các vi phạm liên quan tới thủ tục tố tụng/ xâm phạm hoạt động tư pháp trong vụ án Đồng Tâm. Trong vụ án oan này, có 3 hoạt động vi phạm thủ tục tố tụng/ xâm hại tư pháp mà phía cơ quan điều tra đã cố tình thực hiện: 1. Họ đã dùng thủ đoạn bức cung, nhục hình với ít nhất 19 bị cáo, gồm cả người già và phụ nữ; 2. Phía điều tra đã dùng thủ thuật “mớm cung”, khiến một số bị cáo khi ra tòa đã phải nhìn về phía an ninh để… chờ được “nhắc bài”; 3. Phía điều tra và tòa án cấu kết với nhau để hạn chế quyền hành nghề của các LS bào chữa. 

BBC đưa tin: Quốc hội Trung Quốc chuẩn bị thay toàn bộ cơ chế bầu cử ở Hong Kong. Tin cho biết, “một dự thảo quyết định về cải cách sẽ được bàn luận tại cuộc họp chính trị lớn nhất trong năm của Trung Quốc, bắt đầu vào thứ Năm tại Bắc Kinh. Các nhà lập pháp sẽ nhóm họp tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) diễn ra trong một tuần”. Vụ “cải cách” được cho là sẽ giúp Bắc Kinh kiểm soát cách thức quản lý Hồng Kông.

Mục đích thật sự đằng sau chiến dịch “cải cách” Hồng Kông: Trung Quốc có thể lại hoãn bầu cử Hong Kong để tìm đủ ‘người yêu nước’, VTC đưa tin. Các cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Hồng Kông có thể sẽ bị hoãn lại thêm một năm nữa, đến tháng 9/2022, trong lúc Bắc Kinh có kế hoạch “đại tu” hệ thống bầu cử thành phố. Dự định tìm đủ “người yêu nước”, tức là những người chịu nghe lời Bắc Kinh. 

VOA có bài: Một Liên minh Báo chí Tự do nêu ‘trường hợp khẩn cấp’ Phạm Đoan Trang. Liên minh Báo chí Tự do (OFPC), tổ chức thường bênh vực “các nhà báo can đảm trên thế giới”, đưa tên của Phạm Đoan Trang vào danh sách 10 “trường hợp khẩn cấp” về tự do báo chí trên toàn cầu. OFPC lưu ý thêm, bà Trang là một trong 6 ký giả nữ đang bị giam giữ, nằm trong danh sách “các trường hợp khẩn cấp nhất” của tổ chức này.

Báo Người Đưa Tin có bài: Tuyên Giáo CSVN đòi ‘dùng trí tuệ nhân tạo nắm bắt dư luận’. Đó là “ý tưởng” của ông Võ Văn Phuông, phó Ban Tuyên giáo Trung ương: “Đẩy nhanh việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo… trong nắm bắt, nhận diện, phân tích, dự báo, định hướng các luồng dư luận trong các giai tầng xã hội”.

Mời đọc thêm: Kiến nghị xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm (Lược trích) (FB Lê Văn Hòa). – Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang thuộc danh sách 10 trường hợp khẩn cấp về tự do báo chí (RFA). – Quốc Hội Trung Quốc họp với trọng tâm là cải tổ bầu cử để loại bỏ phe dân chủ ở Hồng Kông (RFI). – Trung Quốc công bố sửa đổi luật bầu cử Hong Kong (VNN). – ‘‘Chiến lược An ninh Quốc gia’’ Mỹ: Ưu tiên củng cố dân chủ và siết chặt quan hệ đồng minh (RFI).

Tin môi trường

Hiện tượng ở Thanh Hóa: Ngao chết bất thường hàng loạt, báo Giáo Dục và Thời Đại đưa tin. Một người dân ở thôn Đồng Minh, phường Hải Ninh, thị xã Nghi Sơn, cho biết, gia đình họ đã nuôi một ha ngao, dự kiến đến tháng 3 âm lịch là thu hoạch, nhưng mấy ngày qua, ngao bỗng chết bất thường hàng loạt, mà không rõ nguyên nhân. Người này cho biết: “Tính cả tiền giống, giá trị ngao hiện tại, tiền thuê lao động  cải tạo đầm vào đầu vụ, thì nhà tôi thiệt hại khoảng 300 triệu đồng”.

Ngao chết trắng bãi một cách bất thường ở phường Hải Ninh, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: GDTĐ

Một người dân sống cùng khu vực chia sẻ: “Với tốc độ ngao chết như thế này, theo ước tính, sản lượng ngao trong đầm của gia đình tôi đã chết khoảng 70 đến 80%. Bình thường, nếu ngao không chết, thì gần 1 ha đầm ngao này, cũng cho thu hoạch hàng chục tấn ngao thịt”.

Báo Đại Đoàn Kết có bài: Phớt lờ văn bản 2 bộ, nước thải đen kịt vẫn xả thẳng ra sông Cầu. Vụ sông Cầu ô nhiễm nặng đã bị báo chí “lề đảng” phản ánh từ cuối tháng 2/2021, khiến Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT cùng ra văn bản yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh tác động để ngừng việc xả thải ra sông này. Nhưng văn bản của 2 Bộ bị xem như không có: “Liên tục trong khoảng thời gian từ ngày 2 – 4/3, lượng lớn nước thải đen kịt, bốc mùi hôi thối xả thẳng ra sông cầu, qua cống tiêu Vạn Phúc”.

Dòng nước thải đen ngòm chảy thẳng ra sông Cầu. Ảnh: Nam Anh/ĐĐK

Mời đọc thêm: Hải Ninh: Ngao chết bất thường, nhiều chủ đồng nuôi mất trắng hàng trăm triệu đồng (TH). – Thanh Hóa: Hàng trăm tấn ngao chết trắng bãi, dân xót của mất ăn mất ngủ (Infonet). – Sông, hồ bị ô nhiễm: Cần giải pháp xử lý tận gốc (ĐĐK). – Đã có phương án giải quyết ô nhiễm cho sông Tô Lịch và sông Nhuệ? (NLĐ). – Bất chấp lệnh cấm, nước thải đen ngòm vẫn chảy ra sông Cầu (VTC). Mời đọc lại: 2 Bộ cùng vào cuộc, yêu cầu Bắc Ninh xử lý ô nhiễm sông Cầu (LĐ).

– Sông, hồ bị ô nhiễm: Cần giải pháp xử lý tận gốc (ĐĐK). – Hà Nội: Đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ, Tô Lịch (MT). – Tháng 3, chất lượng không khí ở phía Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao (Tin Tức).  – Cử tri Hà Nội kiến nghị giải quyết ô nhiễm môi trường và đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng (HNM). – Mỹ: ASEAN nên coi trọng vấn đề sông Mekong như vấn đề hàng hải (RFA).

Cập nhật tình hình ở Miến Điện

Sau ngày 3/3/2021, là ngày “đẫm máu nhất” ở Miến Điện, LHQ yêu cầu quân đội Myanmar ‘ngừng sát hại’ người biểu tình, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Cao ủy nhân quyền LHQ, bà Michelle Bachelet lên tiếng, yêu cầu lực lượng an ninh Myanmar “chấm dứt cuộc đàn áp dữ dội của họ đối với những người biểu tình hòa bình”.

Bà Bachelet xác nhận, ít nhất 54 người đã thiệt mạng và hơn 1.700 người đã bị bắt kể từ ngày 1/2, là ngày nổ ra đảo chính ở Myanmar, nhưng bà cũng lưu ý: “Con số thực sự có thể còn cao hơn nhiều vì đây chỉ là con số mà văn phòng có thể xác minh”.

Bà Bachelet nói rằng, “bà thấy kinh hoàng trước các cuộc tấn công được ghi nhận nhằm vào nhân viên y tế khẩn cấp và xe cứu thương đang nỗ lực chăm sóc những người bị thương”. Theo Văn phòng Nhân quyền LHQ, “rất khó để ghi nhận con số thương tích, nhưng ít nhất đã có hàng trăm người bị thương trong các cuộc biểu tình”.

Dù LHQ lên tiếng, vẫn có người biểu tình bị bắn chết. Cảnh sát Myanmar tiếp tục nổ súng, một người chết, VnExpress đưa tin. Nhân chứng ở TP Mandalay cho biết, cảnh sát Myanmar tiếp tục nổ súng trong cuộc biểu tình tại khu vực này hôm nay, khiến một người chết. “Truyền thông Myanmar đưa tin thêm rằng người thiệt mạng là một thanh niên trẻ, bị bắn vào cổ và tử vong”. Vụ việc xảy ra khi đám đông tuần hành ôn hòa qua TP Mandalay và hô: “Chúng tôi không sợ hãi trước những lời đe dọa”.

Các nhân viên y tế và sinh viên tham gia biểu tình phản đối đảo chính ở TP Yangon, Myanmar, hôm nay 5/3/2021. Ảnh: AFP/VNE

Báo Ngày Nay có bài: Binh lính Myanmar dùng TikTok để đe dọa người biểu tình. Tin từ Tổ chức phi chính phủ Myanmar ICT for Development (MIDO), cho biết, họ đã tìm thấy hơn 800 video có nội dung đe dọa người biểu tình.

Trong đó có một đoạn video xuất hiện từ tháng 2/2021, có hình ảnh một binh sĩ đang ngắm bắn khẩu súng trước màn hình người xem và tuyên bố: “Tao sẽ bắn vào mặt chúng mày bằng đạn thật… Tao sẽ đi tuần tra toàn thành phố tối nay và tao sẽ bắn bất cứ ai tao nhìn thấy. Nếu muốn trở thành một liệt sĩ, tao sẽ thực hiện mong muốn của chúng mày”.

Hình ảnh một binh sĩ Myanmar trên mạng xã hội Tik Tok với lời đe dọa: “Tao sẽ bắn vào đầu chúng mày”. Ảnh: NN

BBC bàn về tang lễ của cô Kyal Sin, biệt danh Angel, đã bị bắn chết trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar: ‘Mọi thứ sẽ ổn thôi’ – Người biểu tình trẻ khóc thương. Hôm qua, “người dân xếp hàng dài trên tuyến đường làm lễ tiễn đưa Angel… những người đưa tang đã hát những bài hát cách mạng và hô vang các khẩu hiệu chống đảo chính”. Hình ảnh cô gái trẻ mặc chiếc áo phông đen có dòng chữ trắng: “Mọi thứ sẽ ổn” đã lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng Myanmar và quốc tế.

Biện pháp trừng phạt: Mỹ đưa hai bộ của Myanmar vào danh sách đen thương mại, theo Zing. Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ của chính phủ quân phiệt Myanmar, cùng hai tập đoàn quân sự hàng đầu của nước này, là Myanmar Economic Corporation và Myanmar Economic Holdings Limited, đều bị liệt vào danh sách đen thương mại của Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ cho biết, Washington sẽ không cho phép quân đội Myanmar hưởng lợi từ việc tiếp cận nhiều mặt hàng: “Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục buộc những người tiến hành vụ chính biến phải chịu trách nhiệm về hành động của họ”.

VOV dẫn tin từ Reuters: Mỹ chặn quân đội Myanmar rút 1 tỷ USD tại Ngân hàng dự trữ New York. Một  quan chức chính phủ Mỹ cho biết, giao dịch thực hiện ngày 4/2 với danh nghĩa Ngân hàng trung ương Myanmar “ban đầu bị chặn do các biện pháp bảo vệ của Ngân hàng dự trữ liên bang (Fed) New York. Các quan chức chính phủ Mỹ sau đó đã hoãn phê duyệt giao dịch cho đến khi Tổng thống Joe Biden ban hành sắc lệnh cho ngân hàng này có thẩm quyền chặn giao dịch”

Mời đọc thêm: Liên Hợp quốc kêu gọi quân đội Myanmar ngừng dùng bạo lực với người biểu tình ôn hòa (KTĐT). – Miến Điện: Áp lực quốc tế gia tăng, biểu tình tiếp diễn (RFI). – Myanmar: Cảnh sát nổ súng giải tán biểu tình, một người thiệt mạng (VNN). – Ám ảnh bức hình nữ sinh viên Myanmar tử vong do bị bắn trúng đầu khi tham gia biểu tình (VOV). – Myanmar mất điện diện rộng (VNE). – Biểu tình ở Myanmar gợi bóng dáng cuộc nổi dậy 8888 (TT). 

 – Mỹ trừng phạt Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ Myanmar sau ngày biểu tình ‘đẫm máu’ (VNF). – Chi tiết vụ Nhà Trắng chặn Myanmar rút 1 tỷ đô la từ ngân hàng Mỹ (TP). – Sau biến cố chính trị, bao nhiêu nước trừng phạt tướng Myanmar? (KT). – 19 cảnh sát Myanmar kháng lệnh quân đội, vượt biên sang Ấn Độ (PLTP). – [ẢNH] Loại chiến đấu cơ nào của Myanmar vừa xuất hiện trên đầu người biểu tình? (ANTĐ). 

***

Thêm một số tin: Đâu là kỳ vọng, thách thức đón đợi chính phủ kế tiếp ở VN? (BBC). – Cả nước xảy ra 35 vụ ngừng việc tập thể trong 2 tháng đầu năm (LĐTĐ). – Việt Nam tiêm vaccine từ 8/3, đề xuất tiếp nhận du khách quốc tế từ tháng 7 (VOA). – Anh lại phát hiện thêm biến thể mới của SARS-CoV-2 chưa rõ nguồn gốc (Tin Tức). – Covid-19: Giảm tại Hoa Kỳ, nhưng tăng trở lại ở châu Âu — Covid-19: Pháp siết chặt biện pháp phòng dịch và đẩy nhanh chiến dịch chích ngừa — Tiêm chủng ngừa Covid-19 : Chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu có nguy cơ vỡ trận  — Virus giống SARS-CoV-2 gây Covid-19 đã xuất hiện ở Đông Nam Á cách đây 10 năm? (RFI).  

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.