Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 20-3-2021

Saturday, March 20, 2021 2:22:00 PM // ,

 BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Kết thúc hội đàm Mỹ – Trung, báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời ông Triệu Lập Kiên: Hội đàm Mỹ-Trung nặc mùi thuốc súng. Phát biểu của Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị TQ, cho thấy, Bắc Kinh sẽ không dễ từ bỏ tham vọng: “Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích của chúng tôi để phát triển Trung Quốc. Đó là một xu hướng không thể đảo ngược. Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ không đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ người dân và bảo vệ lợi ích chính đáng của Trung Quốc”.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhắc nhở: “Mỗi hành động của Trung Quốc đều đe dọa trật tự dựa trên quy tắc duy trì sự ổn định toàn cầu. Đó là lý do tại sao Mỹ không coi đó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và cảm thấy có nghĩa vụ phải nêu ra những vấn đề này ở đây ngay hôm nay”

VnExpress có bài: Philippines muốn Trung Quốc đền thiệt hại trên Biển Đông. Trong cuộc họp báo hôm qua, Analiza Rebuelta Te, Thứ trưởng Bộ TN&MT Philippines, phát biểu: “Chính phủ đang ghi nhận nguồn lợi thủy hải sản để đặt ra dữ liệu cơ bản. Chúng tôi cũng định giá nguồn lợi để biết giá trị thực sự của chúng. Không thể quản lý những gì chúng tôi không biết. Khi đã nắm được dữ liệu, chúng tôi có thể vạch ra những bước đi tiếp theo, có thể bao gồm hành động pháp lý nếu cần thiết”.

Trước đó, Tòa Trọng tài Quốc tế lưu ý, hoạt động cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo trái phép do TQ tiến hành ở quần đảo Trường Sa của VN, cũng như hoạt động đánh cá trái phép của “ngư dân” ở các khu vực tranh chấp bị “ảnh hưởng nghiêm trọng” đến cấu trúc san hô, những quần thể san hô sống và loài cá cộng sinh, khiến mật độ bao phủ san hô giảm đến 95% và gây thiệt hại cho các bãi san hô trên diện tích 70 km vuông.

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc điều 3 tàu hải quân đến vùng biển gần Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật thông báo, 3 tàu hải quân TQ, trong đó có một tàu khu trục lớn mang tên lửa dẫn đường, đã xuất hiện ở eo biển Tsushima, phía bắc đảo Kyushu của Nhật, từ đó di chuyển vào vùng biển Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên tàu khu trục lớp Renhai, một trong các loại tàu khu trục lớn nhất của hải quân TQ, xuất hiện ở vùng biển gần Nhật.

Mời đọc thêm: Philippines tính thiệt hại ở Biển Đông để đòi Trung Quốc bồi thường (TN). – Lý do không quân Indonesia mua cả tiêm kích Nga, Pháp lẫn Mỹ (DNVN). – Đại chiến thế giới lần 3 sẽ khởi động giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông? (RFI).



– Đối thoại Mỹ – Trung kết thúc như băng giá Alaska (VNN). – Hội đàm cấp cao Mỹ-Trung kết thúc không có tuyên bố chung (Tin Tức). – Đối thoại Mỹ – Trung tại Alaska: “Gay gắt”, nhưng “mang tính xây dựng” (RFI). – Đối thoại Mỹ – Trung ở Alaska: Sự khởi đầu khó khăn cho quan hệ dưới thời Biden (VTC). – Chính phủ Biden sẽ tiếp tục đường lối cứng rắn với Bắc Kinh? (BBC). 

Cụm từ “Trung Quốc” bị xóa trong văn kiện đảng

Báo Người Việt có bài: CSVN xóa tên ‘Trung Quốc,’ chỉ ghi ‘quân… xâm lược’ trong Văn Kiện Đảng. GS Hà Dương Tường ở Pháp cho biết,  một người bạn kể với ông, khi đọc “Văn Kiện Đảng Toàn Tập”, trong các tập từ năm 1979 trở đi, những phần liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược của TQ, ở khu vực biên giới phía bắc, từ 1979 đến 1988, cụm từ “Trung Quốc” đều bị cắt bỏ, thay bằng dấu ba chấm.

Tin cho biết, việc biên tập 2 chữ “TQ” thành dấu ba chấm đã có tiền lệ trên văn bản nhà nước từ nhiều năm nay. Vào các dịp kỷ niệm ngày TQ chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và thảm sát binh sĩ VN ở Gạc Ma, cũng như ngày nổ ra cuộc chiến tranh biên giới VN-TQ 1979, nhiều tờ báo “lề phải” chỉ ghi chung chung.

Trang 155, tập 40, Văn Kiện Đảng Toàn Tập, chỉ ghi “chống quân… xâm lược” thay vì ghi hẳn tên TQ. Hình chụp Văn Kiện Đảng tập 40.

“Bầu cử” Quốc hội

Báo Đất Việt dẫn lời Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ VN, ông Nguyễn Túc: Có người vào Quốc hội để lấy danh. Trong hội nghị Hiệp thương lần thứ hai của Ủy ban TƯ MTTQ VN diễn ra ngày 18/3 vừa qua, ông Túc tiết lộ, từng nhận được điện thoại phản ánh có hiện tượng “gửi gắm” người nhà vào Quốc hội.

Do “đảng cử, dân bầu”, cho nên QH mới chọn ra các nhà làm luật như thế này: “Thực tế, đã có không ít quy định, dự thảo không phù hợp được ban hành dẫn tới những sai sót đáng tiếc xảy ra như: Dự án luật về đặc khu kinh tế. Hay những dự án luật đầu năm ban hành, giữa năm thu hồi… gây bức xúc, mất lòng tin trong nhân dân. Đó là những vấn đề tôi muốn nhấn mạnh với mong muốn có được một đội ngũ đại biểu Quốc hội chất lượng hơn ở kỳ này”.

VnExpress có đồ họa: Đại biểu cơ quan Trung ương ứng cử Quốc hội khóa XV.

Mời đọc thêm: Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển kiểm tra công tác bầu cử tại Thừa Thiên – Huế (Tin Tức). – Bầu cử Quốc hội, TPHCM không có ứng cử viên định hướng (TP). – Đạt trên 50% số cử tri giới thiệu mới được hiệp thương lần 3 (PLTP).

Tin nhân quyền

RFA đưa tin: Trại tạm giam đột ngột chuyển trại đối với ông Trịnh Bá Phương, gia đình mất tung tích. Hôm qua, cán bộ Trại tạm giam số 1 – Công an TP Hà Nội thông báo cho gia đình ông Trịnh Bá Phương, rằng ông đã bị chuyển trại 2-3 tuần trước. Bà Đỗ Thị Thu, vợ ông Phương cho biết, “ngày 19 tháng 3 năm 2021 thì em đến Trại giam số 1 – Công an thành phố Hà Nội. Đến nơi họ bảo anh Phương đã chuyển đi nhưng còn trại nào thì họ không biết”.

Bà Thu bày tỏ sự lo lắng: “Như bình thường em thấy nếu mà họ chuyển trại thì họ sẽ thông báo cho người nhà, cái số tiền lưu ký này thì cũng sẽ phải theo anh Phương, nghĩa là phải đi theo tới chỗ trại mà anh Phương ở. Em cũng không biết là nguyên nhân tại sao họ lại chuyển chồng em đi một cách đột ngột như vậy, không biết họ có tra tấn hay là làm gì chồng em không”.

Ba thành viên trong gia đình (từ trái qua): Ông Trịnh Bá Tư, ông Trịnh Bá Phương và bà Cấn Thị Thêu, đều bị bắt giữ tháng 6/2020. Ảnh: FB nhân vật/ RFA

VOV đặt câu hỏi: Chính quyền ở Bình Dương đang “treo” số phận của 36 hộ dân? Khu Xáng Thổi, thuộc ấp Phú Hưng, xã An Sơn, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương, là nơi hàng chục hộ dân sinh sống ổn định từ năm 1976. Từ lúc khu đất được xác định là đất do Nhà nước quản lý, chính quyền địa phương đưa ra một số phương án quy hoạch dự án và thu hồi đất. Nhưng hơn chục năm trôi qua, dự án vẫn “tồn tại” trên giấy, còn cuộc sống của người dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn, do vướng quy hoạch. 

Một người dân sống ở khu Xáng Thổi từ năm 1976 cho biết, khi về đây sinh sống, chẳng ai nghĩ đến việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm 2010, đại diện chính quyền địa phương bỗng dưng xuất hiện để đo đạc và xác định đây là khu đất công, sẽ tiến hành thu hồi để thực hiện các dự án. Từ đó đến nay, công trình, dự án vẫn chưa triển khai, người dân thì thấp thỏm, lo âu do ở trong khu đất có dự án treo. 

Hàng chục hộ dân thấp thỏm sống trong khu đất “trắng” quy hoạch. Ảnh: VOV

Lại có thêm nạn nhân của “chú phỉnh” Đào Minh Quân: Việt Nam kết án một người với cáo buộc tham gia ‘Chính Phủ Việt Nam Lâm Thời’, theo RFA. Đó là ông Trần Nguyên Chuân, bị TAND tỉnh Đắk Lắk kết án 6 năm 6 tháng tù giam hôm 19/3, với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tin cho biết, ông Chuân bắt đầu xem các clip của “chú phỉnh” họ Đào từ năm 2015, đến tháng 3/2017 thì chính thức gia nhập “Chính phủ VN lâm thời”.

Ông Trần Nguyên Chuân tại phiên tòa xét xử ở TAND tỉnh Daklak ngày 19/3. Ảnh: TTXVN/RFA

Trước đó, trang Bảo Vệ Pháp Luật có bài: Tuyên án Trần Nguyên Chuân âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Theo cáo trạng, từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2020, ông Chuân bỏ phiếu “trưng cầu dân ý” bầu Đào Minh Quân làm Tổng thống Đệ Tam VNCH, làm đơn xin tự nguyện tham gia vào tổ chức của ông ta, tham gia họp trực tuyến trên ứng dụng FCC do “chú phỉnh” điều hành, tham gia góp ý vào việc sửa đổi Hiến ước Đệ Nhị VNCH thành Hiến pháp Đệ Tam VNCH. Ông Chuân bị bắt vào ngày 1/9/2020. 

Sau vụ xả súng tại bang Atlanta khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á, Tổng thống Biden lên án tội ác thù ghét nhắm vào người Mỹ gốc Á, theo VOA. Tại ĐH Emory, ông Joe Biden nói rằng, tội ác thù ghét nhắm vào người Mỹ gốc Á đã tăng vọt từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ cách đây hơn một năm, nước Mỹ không thể im lặng trước tình trạng này: “Sự im lặng là đồng loã. Chúng ta không thể đồng loã. Chúng ta phải lên tiếng. Chúng ta phải hành động”.

Đài CNBC có clip: Tổng thống Biden lên án tội ác nhắm vào người Mỹ gốc Á.

Mời đọc thêm: Một số nữ tù chính trị Việt Nam bị đày đọa hà khắc (RFA). – Lĩnh án 6 năm 6 tháng tù về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ (Tin Tức). – Ân Xá Quốc Tế: Trung Quốc giam trẻ em Duy Ngô Nhĩ trong các “trại mồ côi” (RFI).

– Biden lên án nạn tấn công người Mỹ gốc Á Châu ‘tăng vọt’ (NV). – Các nhà lập pháp Mỹ gốc Việt lên án vụ tấn công kỳ thị người gốc Á (VOA). – Mỹ: Tổng thống Biden kêu gọi chống các vụ bạo lực nhắm vào người gốc Á — Mỹ quyết tâm chống nạn kỳ thị nhắm vào cộng đồng người châu Á (RFI). Mời đọc lại: Xả súng ở Atlanta: Nhiều nạn nhân là phụ nữ gốc Á (BBC). 

Tin môi trường

Luật Khoa có bài: Đã đến lúc xem hủy hoại môi trường tương đương với tội ác diệt chủng? Suốt hơn một thập niên qua, có một phong trào kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) xét xử những hành vi gây ô nhiễm hoặc phá hoại môi trường, những hành vi diễn ra ở một nơi, nhưng lại dẫn đến hậu quả trầm trọng xảy ra ở một nơi khác, bên cạnh 4 tội ác mà ICC có sẵn thẩm quyền xử phạt.

Tháng 12/2009, ông John Litch, Đại sứ Vanuatu tại châu Âu, đã kêu gọi ICC thừa nhận hủy hoại môi trường là một tội ác: “Việc điều chỉnh Quy chế Rome (Rome Statute – quy chế hoạt động của ICC) có thể cho phép xem hành vi hủy hoại môi trường là tội ác. Chúng tôi tin rằng việc này xứng đáng nhận được các thảo luận nghiêm túc”. Vanuatu là một hòn đảo nhỏ ở phía Nam Thái Bình Dương, đang dần bị nhấn chìm vì tình trạng nước biển dâng.

Tình hình ô nhiễm ở Hưng Yên: Sông Bắc Hưng Hải ô nhiễm nặng, dân đi ngủ cũng phải đeo khẩu trang, báo Dân Việt đưa tin. Một người dân ở thôn Nho Lâm, xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào cho biết, nhiều năm nay người này luôn sống trong tình trạng cửa nhà cài kín, bởi ngay sau nhà bà là dòng sông Bắc Hưng Hải ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng: “Từ thời điểm có nhiều công ty, nhà máy, doanh nghiệp hai bên dòng sông, người dân chúng tôi lâm cảnh khốn cùng”

Dòng nước bơm vào ruộng lúa tại thôn Nho Lâm ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: DV

Một người dân địa phương khác cho biết: “Ngày xưa người làng tự hào về dòng sông này bao nhiêu, thì bây giờ chúng tôi sợ nó bấy nhiêu. Tôi là người ở đây, từ bé đã gắn bó với dòng sông, giờ tôi chỉ mong muốn các cấp chính quyền vào cuộc để làm giảm tình trạng ô nhiễm tại đây giúp người dân chúng tôi ổn định cuộc sống”.

Mời đọc thêm: Sơn La: Xả thải gây ô nhiễm, một doanh nghiệp bị phạt hơn 1,2 tỉ đồng (LĐ). – Hàng trăm người dân tố Công ty phân bón Phú Sinh gây ô nhiễm (ANTT). – Thi công Quốc lộ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân (CL). – Vứt xác lợn chết ra môi trường, nguy cơ bùng dịch trên diện rộng (NA).

– Suối Linh đang bị bức tử gây ô nhiễm nghiêm trọng (PL Plus). – Hơn 100 hộ dân kêu cứu vì mương nước ô nhiễm ở Vũng Tàu (VOV). – Tia cực tím từ Huế đến Cần Thơ, Cà Mau đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao (Tin Tức). – Mưa lớn kỷ lục đe dọa người Australia (VNE). – Núi lửa phun trào gần thủ đô Reykjavik, Iceland (BBC). 

***

Thêm một số tin: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông vướng thủ tục giấy tờ hay chưa an toàn? (RFA). – Cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực lên quân đội Myanmar (PLTP). – Miến Điện: Dù bị đàn áp, người dân tiếp tục chống đảo chính quân sự (RFI). – Có phải tranh cãi về vaccine AstraZeneca ở EU là hậu quả của Brexit? (BBC). 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.