Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Quan hệ Mỹ - Việt thế nào sau khi ông Biden trở thành Tổng thống?

Thursday, January 21, 2021 5:11:00 PM // ,

 Mỹ: Tổng thống Biden nhậm chức - thách đố và hy vọng

"Nên tôi nghĩ là có những cơ hội rất là tốt và quan trọng để cho hai nước phát triển thêm, đặc biệt về chiều sâu, kết hợp quốc tế, song phương giữa hai nước, đó là một điều mà tôi đang chờ đợi."

Từ Hà Nội, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, chuyên gia về chính sách công, nêu quan điểm:

"Tôi thấy có hai ý, ý thứ nhất là dù sao chăng nữa, nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump đã để lại cho nước Mỹ một bài học, ông Joe Biden nói là quay lại, nhưng không thể quay lại như xưa được, kể cả việc liên minh với các đồng minh cũ, hay là các chính sách đối ngoại khác thì cần phải có những thay đổi, điều đó là chắc chắn,

"Điểm thứ hai ở Việt Nam, tôi có quan sát và tôi thấy rằng Việt Nam cũng phải thay đổi trước những thay đổi của thế giới nói chung trong bối cảnh mà Covid-19 làm trật tự thế giới thay đổi và nước Mỹ cũng đang thay đổi, thì Việt Nam cũng phải thay đổi.

"Và Việt Nam theo tôi quan sát cũng đang có những thay đổi có vẻ tích cực, về một phía nào đó, về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như ngoại giao, tuy nhiên đó cũng có những cái khó mà cần tiếp tục bàn luận."

Nhân quyền và thương mại, cái nào được chú trọng nhiều hơn?

Việt - Mỹ
Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chạm ly với ông Joe Biden tại Washington D.C. trong chuyến thăm Mỹ của nhà lãnh đạo ĐCSVN đầu tháng 7/2015

Từ Leeds, Anh quốc, nhà báo tự do Song Chi, cựu đạo diễn truyền hình bình luận:

"Tôi nghĩ rằng dù bất cứ ai ở Mỹ lên làm Tổng thống, thuộc đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, thì quan hệ Việt - Mỹ cũng không thay đổi nhiều.

"Vì rõ ràng Việt Nam vẫn cần đến Mỹ trước sự bành trướng, hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc và ngược lại Mỹ cũng vẫn sẽ cần đến Việt Nam như một trong những quốc gia có thể kìm bớt Trung Quốc trở thành bá chủ.

"Cho nên tôi nghĩ rằng Tổng thống Mỹ nào lên cầm quyền, thì quan hệ đó vẫn sẽ không thay đổi, nhưng có điều chắc chắn là chính phủ Biden sẽ nhắc nhở nhiều hơn đến hồ sơ nhân quyền và do vậy Hà Nội sẽ không thể tiếp tục thả ga đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến như trước, tôi nghĩ như vậy."

Hôm 20/01, vào ngày Tổng thống Biden tuyên thệ nhậm chức, một số nhà bình luận và quan sát khác từ Việt Nam nêu góc nhìn của mình về mối quan hệ song phương Việt - Mỹ trong bối cảnh mới trong đó nước Mỹ sang trang về chính trị.

Từ Hội An, kinh tế gia Bùi Kiến Thành nói với BBC:

"Với sự thay đổi lãnh đạo, trước hết nhìn rộng ra, tôi cho rằng sẽ có sự thay đổi về chính sách kinh tế, thương mại, an ninh, quân sự, quốc phòng của Mỹ đối với các nước đồng minh truyền thống của Mỹ, cũng như đối với các đối thủ của Mỹ.

"Riêng đối với Việt Nam, có khả năng là Mỹ sẽ trở lại vơi "Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương", nhưng nói chung chính sách của Mỹ đối với Việt Nam vẫn theo một lộ trình (Road Map) được thực hiện từ nhiều đời chính phủ Mỹ.

"Định hướng là Mỹ hỗ trợ giúp Việt Nam tiến tới hội nhập sâu hơn với các nền kinh tế thị trường, từng bước xây dựng "Nhà nước Pháp quyền", phát triển tự do, dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự.

"Để thực hiện các mục tiêu trên, tôi cho rằng Mỹ sẽ từng bước xây dựng quan hệ "chiến lược, toàn diện" với Việt Nam.

Chụp lại video,

Chính sách đối ngoại của Joe Biden có gì đáng chú ý?

"Song mức hợp tác đến đâu, chủ yếu là do phía Việt Nam nhận thức và tạo điều kiện, trong quá trình cải tổ, đổi mới tư duy, đổi mới tập thể lãnh đạo, diệt trừ tham nhũng… vì luật pháp của Mỹ nghiêm cấm nhà nước Mỹ, cũng như các tập đoàn kinh tế Mỹ không được tham gia các hoạt động bị luật pháp Mỹ quy định là "tham nhũng".

Hợp tác an ninh, quốc phòng tiếp tục được thúc đẩy?

Từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Tiến sỹ Mai Thanh Sơn nói với BBC:

"Từ khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ (7/1995) đến nay, tôi thấy rằng bất kể đại diện của đảng nào nắm giữ chức vị Tổng thống ở Mỹ, Việt Nam đều nhấn mạnh đến khía cạnh hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật, và giáo dục - đào tạo.

"Khoảng chục năm trở lại đây, trong lĩnh vực an ninh, quân sự và quốc phòng, giữa hai quốc gia cũng có những cải thiện nhất định trong quan hệ. Tôi tin rằng, khi ông Joe Biden lên cầm quyền, các quan hệ đó cũng sẽ vẫn được duy trì và thúc đẩy.

"Bởi lẽ, xét đến cùng, tiến trình đó mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Tuy nhiên, tôi không kỳ vọng vào sự thúc đẩy hay hỗ trợ phát triển dân chủ, tự do, nhân quyền và xã hội dân sự và rào cản thể chế ở Việt Nam có thể là bức tường vững chắc mà Hoa Kỳ không dễ vượt qua."

Từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Sinh hôm 21/01 bình luận với BBC:

"Tôi cho rằng mối quan hệ Việt - Mỹ, Mỹ - Việt về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quốc phòng, an ninh có nhiều biến chuyển tích cực thời Tổng thống Trump sẽ tiếp tục tăng cường theo hướng đó thời Biden.

"Quyền lợi của hai quốc gia Việt- Mỹ là song trùng trong bối cảnh Trung Quốc không dấu diếm tham vọng soán ngôi cường quốc số một của Hoa Kỳ và hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng quyết đoán nhằm biến vùng biển này thành ao nhà của họ.

"Tôi hy vọng các vấn đề phát triển tự do, dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự sẽ được chính quyền Joe Biden đặt ra như một nội dung của họ trong các mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, vốn bị chính quyền Trump gác sang một bên trong nhiệm kỳ của ông ấy."

Cũng từ Hà Nội cùng ngày, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas - Yusof Ishak của Singapore) nêu quan điểm với BBC:

"Theo tôi, hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại - kinh tế song phương, Việt Nam tăng cường nhập hàng hóa Mỹ, cải thiện chính sách tỷ giá, nâng cao chất lượng thương mại. Tôi cho rằng Mỹ nên sớm quay lại TPP, như thế sẽ mở rộng hơn các cơ hội thương mại song phương cho cả Mỹ và Việt Nam.

"Về an ninh biển Đông, chính quyền Biden, theo tôi, vẫn sẽ giữ chính sách mà chính quyền Trump tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 2020 ít nhất về hình thức. Việt Nam, bên cạnh đó, cần thúc đẩy vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn khu vực Mekong.

"Cuối cùng, về nhân quyền, tôi cho rằng có thể chính quyền Biden sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động nhân quyền liên quan đến Việt Nam, đặc biệt về các quyền tự do ngôn luận, biểu tình, quyền lao động, các quyền gắn với thực hành tư pháp và pháp quyền và đó là vài điểm nhấn chính tôi nhìn thấy vào thời điểm này," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận với BBC hôm thứ Năm.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.