Henry Kissinger hăm dọa Hoa Kỳ: ‘Cộng tác với TQ nếu không muốn chiến tranh thế giới III’
“Làm sao để thấy được quan điểm đối ngoại của Kissinger đối với cộng sản Trung quốc là sai lầm tệ hại? Đó là khi chúng ta nhìn thấy Bắc Kinh tìm đủ cách để quan điểm của Kissinger được chấp nhận rộng rãi và thực hiện. Một khi kẻ thù tìm đủ cách để chúng ta thực hiện một điều gì đó, điều đó có nghĩa là điều mà chúng ta thực hiện sẽ gây tổn hại nặng nề đến cho chính mình. ” “Bản chất dối lừa không hợp tác của cộng sản Trung quốc đẩy Hoa Kỳ chúng ta đi đến chổ không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ răn đe” Đứng trước một nội bộ lãnh đạo hiếu chiến của đảng cộng sản Trung Quốc, giờ đây có thể nói là không có cách nào để có thể tránh khỏi chiến tranh với chế độ cộng sản quân phiệt Trung Quốc. – Gordon Chang
Henr Kissinger. Ảnh Internet
“Tôi nghĩ trước hết chúng ta cần phải cố gắng đối thoại hợp tác với giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, mà trong tiến trình đối thoại đó, chúng ta cần bày tỏ nỗ lực thiện chí hợp tác, bày tỏ ý nguyện muốn ngăn chặn xung đột để rồi từ đó, tạo ra cơ sở để lãnh đạo hai quốc gia, trong đó có lãnh đạo cộng sản Trung quốc, có thể đi đến đồng ý rằng, bất cứ xung đột nào cũng là bất lợi cho đôi bên“, Henry Kissinger trả lời như vậy trong cuộc phỏng vấn với Tổng Ban Biên-tập của hãng thông tấn Bloomberg, John Micklethwait, vào ngày 16 tháng 11 tại Diễn đàn Kinh tế Thời đại Mới do Bloomberg tổ chức. Kissinger nói tiếp: “Nếu chúng ta không nỗ lực hợp tác với cộng sản Trung quốc, thế giới sẽ lại rơi vào tình huống dẫn đến thảm họa xung đột như thời đệ Nhất Thế chiến.”
Tất nhiên chẳng ai muốn chiến tranh dưới bất kỳ hình thức nào với cộng sản Trung Quốc cả, nhưng trong hơn 14 phút phỏng vấn ngắn ngủi, chúng ta thấy Kissinger đã hiểu sai hoàn toàn về quan niệm lịch sử của cộng sản Trung Quốc, để rồi đi đến ủng hộ mục tiêu chính sách đối ngoại hung hãn bành trướng quyền lực then chốt của Bắc Kinh, và đưa ra những lời khuyên góp ý sai lầm tệ hại cho Joe Biden. Kissinger rõ ràng không học hiểu được gì cả sau nhiều năm cộng sản Trung quốc cứ ngày một hiếu chiến, mà một phần họ có thể làm được như vậy, là hoàn toàn nhờ vào các hoạch định chính sách ngoại giao hoà hoãn hợp tác nhu nhược do chính ông đề nghị và thực hiện. (1)
Chúng ta bắt đầu phân tích về quan niệm lịch sử của Kissinger, bởi vì Kissinger đã từng là một nhà sử học tài ba, và những ý kiến không đúng của ông về cộng sản Trung Quốc ngày nay dường như xuất phát từ quan điểm không hề có cơ sở nào cả về quá khứ Trung Quốc. Ông ấy cho rằng người Mỹ chúng ta không thể hiểu được sự tâm lý bất an của Bắc Kinh.
“Hoa Kỳ chúng ta đã có một lịch sử phát triển vinh quang chưa từng bị chịu nhục,” Kissinger nhấn mạnh, “Trung Quốc thì ngược lại, đã có một lịch sử bị thôn tín rất dài lặp đi lặp lại. Hoa Kỳ chúng ta đã có may mắn là không gặp phải họa ngoại xâm. Trung Quốc thì khác, thường xuyên phải đối phó với các quốc gia lúc nào cũng muốn thôn tính chia cắt đất nước của họ.”
Ngay cả khi lập luận ngụy biện của Henry Kisinger là đúng, ngày nay không có quốc gia nào muốn đe dọa xâm lược Trung Quốc cả. Trên thực tế, Trung Quốc đã không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa xâm lược ghê gớm nào từ bên ngoài đối với sự độc lập thống nhất của họ trong hơn bảy thập kỷ qua. Cộng sản Trung quốc ngụy biện dựa vào lịch sử, chẳng hạn bảo là “Trung Hoa thoát qua một Thế kỷ sỉ nhục“, vốn là chủ đề trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh của Tập Cận Bình vào tháng 10 năm ngoái, bởi vì sự ngụy biện lịch sử này sẽ giúp đảng cộng sản Trung quốc có thể duy trì an ninh chính trị của mình trong tình hình hiện nay.
Tóm lại, quá khứ sỉ nhục của Trung Quốc chỉ là một cái cớ. Thử suy nghĩ đi, điều gì trong lịch sử Trung quốc có thể lấy ra để bào chữa biện minh cho hành động gây hấn của cộng sản Trung Quốc ngày nay đối với Ấn Độ, Bhutan và Nepal?! Hay bào chữa biện minh cho những nhà tù trại tập trung trái phép của họ trên lãnh thổ Tajikistan?! Hay bào chữa biện minh cho căn cứ quân sự xây trái phép trên các quần đảo của Philippines và Malaysia?!
Hơn nữa, quá khứ lịch sử nào sẽ biện minh cho việc Cộng sản Trung quốc tuyên bố “Chiến tranh Nhân dân” đối với (Hoa Kỳ) chúng ta vào tháng Năm năm 2019?!
Trung Quốc trở nên hiếu chiến và quân phiệt vào lúc này là vì đây là bản chất của chế độ cộng sản đang cầm quyền, vốn đang nhanh chóng đẩy quốc gia này vào con đường độc tài và toàn trị. Tập Cận Bình, người có quyền uy tối thượng duy nhất, hiện đang áp đặt khái niệm “tất cả dưới thiên đường” (天下), trong đó cho rằng tất cả các quốc gia lân bang đều phải đi theo đường lối kinh tế tài chánh quốc phòng của Bắc Kinh.
Cũng vì từ quan niệm “tất cả dưới thiên đường“, hợp tác đối thoại được giới lãnh đạo bắc Kinh coi là dấu hiệu của nhu nhược, thất bại.
Kinh nghiệm cho thấy ở mọi trường hợp đã từng xảy ra, quan niệm đối thoại trong đối ngoại (của Kissinger) đối với cộng sản Trung quốc lúc nào cũng lầm lẫn cho rằng cộng sản Trung quốc sẽ hợp tác đàng hoàng. Lợi dụng quan niệm sai lầm này, Bắc Kinh đã gia tăng đòi hỏi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông – và nêu lên nhiều yêu sách phi lý khác, đặc biệt là đối với chuỗi Ryukyu của Nhật Bản.
Bản chất dối lừa không hợp tác của cộng sản Trung quốc đẩy Hoa Kỳ chúng ta đi đến chổ không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ răn đe.
Kissinger, thường được coi là một chuyên gia dùng biện pháp răn đe trong lãnh vực đối ngoại, giờ lại lo sợ Hoa Kỳ thi hành biện pháp răn đe này một cách kỳ lạ. Khi Tổng Biên tập Micklethwait hỏi liệu Kissinger có ủng hộ quan điểm các cố vấn của Biden kiến nghị rằng, các quốc gia dân chủ trên toàn cầu nên đoàn kết thành một liên minh chống cộng sản Trung quốc hay không, ngài Kissinger, nay đã 97 tuổi, mà theo như lời ngợi ca của tạp chí nổi tiếng Financial Times, “là người cố vấn lỗi lạc của nền Ngoại giao Hoa Kỳ“, lại trả lời một cách hết là ngờ nghệt. Kissinger trả lời rằng: “Tôi nghĩ các quốc gia dân chủ nên đoàn kết để hợp tác (với cộng sản Trung quốc) trong khuôn khổ quyền lợi mà các các quốc gia này đòi hỏi. ” Theo cách mà Kissinger trả lời, ngài Kissinger kêu gọi thế giới “KHÔNG” hợp tác liên minh để chống Bắc Kinh vì quyền lợi an ninh chung .
Đứng trước một nội bộ lãnh đạo hiếu chiến của đảng cộng sản Trung Quốc, giờ đây có thể nói là không có cách nào để có thể tránh khỏi chiến tranh với chế độ cộng sản quân phiệt Trung Quốc. Tuy nhiên, dù hòa bình có thể thực hiện được hay không, thì Kissinger cần phải hiểu rõ rằng, đường lối ngoại giao mà ông ủng hộ, thúc đẩy thực hiện, và đã được mọi Tổng thống Hoa Kỳ thực thi (2) kể từ khi Tổng thống Nixon sang Trung Quốc năm 1972, đóng góp công lao nhiều nhất trong việc kiến tạo nên sự hung hăng của cộng sản Trung quốc mà ta thấy ngày nay. Chính (ngài) Henry Kissinger chứ không ai khác, bằng cách thúc giục, cố đẩy Hoa Kỳ vào con đường quy lụy hòa giải cho bằng được với cộng sản Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đã cho thấy rõ ràng là họ không hề muốn nhượng bộ hợp tác, đã khiến thế giới chịu đựng tình hình đe dọa nghiêm trọng (từ cộng sản Trung quốc) như chúng ta thấy ngày nay. (3)
Chúng ta hãy nhớ rằng Kissinger luôn bị các chế độ cộng sản uy hiếp làm cho hoảng sợ. Ông chống đối đầu răn đe cộng sản vào đầu những năm 1970 khi cho rằng Hoa Kỳ không thể có được ưu thế hay thắng Liên Xô bằng cách này. Reagan, với thái độ răn đe cứng rắn, đã chứng minh quan điểm đối ngoại của Kissinger đã hoàn toàn sai lầm.
Trước đã sai lầm, bây giờ Kissinger cũng sai lầm. “Cách thức ngoại giao của Trump chỉ biết húc càn hơn là để ra một đối sách ngoại gíao hợp tác hoàn chỉnh có thể đeo đuổi lâu dài” Kissinger nói nói như vậy với Micklethwait, nhưng dường như muốn nhắn nhủ dến Joe Biden. Nguyên Đai úy Hải quân và cũng là chiến lược gia về các vấn đề Trung quốc, James Fanell, làm việc tại viện nghiên cứu Gatestone ở Thụy Sĩ , khẳng định “ Đây là lời tuyên bố rõ ràng nhất về chủ nghĩa cầu hòa chủ bại của Tiến sĩ Kissinger.” (3)
Fanell, từng là Trưởng phòng Tình báo của Hạm đội Bảy ở Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, khẳng định, Kissinger tin rằng Hoa Kỳ “không thể nào chiến thắng khi đối đầu với cộng sản Trung quốc.”
Tuy nhiên, Hoa Kỳ hùng mạnh hơn nhiều so với chế độ cộng sản Trung Quốc, và có đồng minh đầy rẫy, trong khi cộng sản Trung Quốc, chỉ có mổi cộng sản Bắc Hàn mà thôi. Hơn thế nữa, bộ tứ đồng minh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đan chéo với nhau một cách chặt chẽ- Úc, Ấn, Nhật, vây hãm cộng sản Trung quốc ở mọi ngã ngách. Cộng sản Trung quốc không thể nào thắng nổi bộ Tứ, nên dường như đang tìm cách chia rẽ liên minh.
Làm sao để thấy được quan điểm đối ngoại của Kissinger đối với cộng sản Trung quốc là sai lầm tệ hại? Đó là khi chúng ta nhìn thấy Bắc Kinh tìm đủ cách để quan điểm của Kissinger được chấp nhận rộng rãi và thực hiện. Một khi kẻ thù tìm đủ cách để chúng ta thực hiện một điều gì đó, điều đó có nghĩa là điều mà chúng ta thực hiện sẽ gây tổn hại nặng nề đến cho chính mình.
Kissinger cứ liên tục hù dọa về mặt tâm lý của Hoa Kỳ trong các cuộc phỏng vấn gần đây trên truyền thông, cho biết sự lựa chọn đối với Hoa Kỳ trước cộng sản Trung quốc chỉ có hai con đường, một là hợp tác, hai là chiến tranh. Tuy bề ngoài Kísinger đưa ra hai lựa chọn nhưng thực tế là thúc ép chỉ một đường hợp tác quy lụy chủ bại sai lầm để Hoa Kỳ lao vào. Lịch sử cho thấy, các quốc gia Tây Âu đã vẫn có thể, giữa hai thái cực này, lựa chọn đối đầu và răn đe để né tránh chiến tranh. Ví dụ như, chính vì Anh và Pháp đã chọn con đường quy lụy không đối đầu răn đe Đức Quốc Xã vào năm 1936 trong nỗ lực tái thiết sự kiểm soát vùng đất Rhineland theo Hiệp định Versailles – thì Đức Quốc Xã sẽ không có cách gì có thể tiếp tục lớn mạnh để rồi chiếm cả Âu châu. (4)
Micklethwait bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách hỏi về Hội Nghị ở Vienna, mà Tiến sĩ Kissinger sẽ thuyết trình về để tài do ông viết, có tựa đề: “Cứu vãn nền Hòa Bình Âu Châu: Metternich , Castlereagh và các vấn đề khó khăn về ngoại giao để kiến tạo nền hòa bình 1812-22 (5).
“Bất cứ nền hòa bình nào- được thiết lập một cách miễn cưỡng để cố gắng né tránh chiến tranh – đều là phương tiện những kẻ hiếu chiến lợi dụng, và sự ổn định giả tạo bằng quy lụy đó kéo dài bao lâu lệ thuộc hoàn toàn vào tốc độ hiếu chiến gia tăng nhanh hay chậm.” Ông còn viết thêm: “Một khi các nguyên tắc căn bản cho sự hợp tác trên trường quốc tế bị xem nhẹ hay xóa bỏ hoàn toàn chẳng còn được tôn trọng chỉ để né tránh xung đột, thì nền hòa bình đó chỉ kéo dài trong chốc lát!“
Kissinger đã né tránh câu hỏi vể đề tài này một cách tối đa đáng ngờ và rồi giờ đây, ông đang tìm cách đẩy Hoa Kỳ lệ thuộc vào lòng thương xót của chế độ cộng sản tàn nhẫn nhất còn sót lại thế giới. (6)
Bản Anh ngữ: 23/11/2020
https://www.gatestoneinstitute.org/16785/china-kissinger-war
Tác giả: Gordon Chang –Nguyễn Trọng Dân lược dịch
Chú Thích:
1. Có phải Tiến sĩ Henry Kisinger không biết hay thật sự ông ấy biết quá rõ là nhờ có ông mà cộng sản Trung quốc mới có thể hùng mạnh được như ngày nay. Và nếu Tiến sĩ Henry Kísinger biết rõ như vậy THÌ TẠI SAO ông ấy vẫn tiếp tục giúp cộng sản Trung quốc hùng mạnh không ngừng nghĩ hơn mấy chục năm qua dù nay đã 97 tuổi?
2. Xin lưu ý là tất cả các Tổng thổng Hoa Kỳ sau thời Tổng thống Tổng thống Bush Cha, đều nằm trong mạng lưới quyền lực của Henry Kissinger, thường được gọi tắt là “Kissinger Network”.
3. Giới chiến lược gia trẻ (so với Kissinger) của Hoa Kỳ, trong đó có luật sư Gordon Chang, James Fanell, đang tìm cách phân tích vận động công luận để giúp nền Ngoại giao Hoa Kỳ thoát khỏi ảnh hưởng của Kissinger.
4. Sau Đệ Nhất thế chiến, vùng đất công nghiệp Rhineland của Đức bị Đồng Minh Anh Pháp chiếm đóng nhằm đảm bảo Đức không có khả năng sản xuất quốc phòng hùng mạnh như trước. Đức Quốc Xã hùng hổ xé hiệp định Versailles đưa quân vào chiếm lại. Liên Minh Anh Pháp thay vì ra tay trừng phạt Đức Quốc Xã ngay lập tức thì lại nghĩ đến chết chóc thảm cảnh của Đệ nhất thế chiến nên chẳng ai muốn ra tay, nghĩ rằng Đức Quốc Xã sau khi lấy lại biên cương lãnh thổ thì hài lòng sống chung với lân bang. Thế là sự liều lĩnh quá ngu ngốc của Hitler lại tự nhiên thành công, khiến ông ta tự tin liều lĩnh tiếp, lấn qua đất Tiệp, qua đất Ba Lan để mở màn Đệ nhị thế chiến đẫm máu. Sai lầm chiến lược như trên đang được tái diễn tai Đông Nam Á. Khi mà Cộng sản Trung quốc tấn công Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa năm 1974, thay vì Hoa Kỳ ủng hộ Tổng thống Thiệu giự vững Hoàng Sa thì lùi ra mặc kệ số phận Đồng minh. Khi kiểm soát được Hoàng Sa không ai phản đối rồi, Cộng sản từng bước lấn xuống Trường Sa ngó đến lãnh hải của Phi Luật Tân, của Úc cũng như uy hiếp Ấn Độ Dương, và uy hiếp quần đảo Hawaii của Mỹ như mọi người thấy trong cục diện ngày nay. Hoa Kỳ rút lui không trợ chiến Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa cũng vì làm theo sách lược của Henry Kissinger vào năm 1974, muốn hòa hoãn hợp tác với cộng sản Trung quốc. Ý của Luật sư Chang là chính chính sách đối ngoại của Kissinger làm cho Hoa Kỳ ngày nay khốn đốn lo âu trên biển Đông trước sự hiếu chiến của cộng sản.
5. Klemens von Metternich là Hoàng-thân và từng là Ngoại trưởng của Đế quốc Áo. Ông cùng với Quận công Castlereagh là Ngoại trưởng của Đế quốc Anh tìm đủ cách thiết lập một liên minh hùng mạnh sáu Đế quốc phong kiến để loại bỏ Napoleon ra khỏi quyền lực cho bằng được nhằm đảm bảo nên phong kiến của Âu Châu được đứng vững. Mặc dù Metternich đã từng tìm cách để Napoleon cưới gả Công Nương Áo quốc Marie Louise nhằm cầu hòa nhưng sau đó ông thấy được Âu Châu sẽ không có hòa bình yên ổn nếu Napoleon còn tồn tại trên quyền lực. Ông cùng với Quận công Anh quốc Castlereagh thiết lập liên minh và đưa ra khái niệm hội đồng liên minh nhăm giám sát đảm báo Âu châu không có xung đột hiếu chiến sau khi đánh bại Napoleeon , hội đồng này có trụ sở thủ đô Vienna, và thường được gọi lóng là “Hội đồng Metternich”, giúp Âu Châu ởn định hòa bình được trên 10 năm sau đó. Có thể nói hai người, Hoàng Thân Metternich và Quận công Castlereagh, là cha đẻ của khái niệm hội đồng giám sát quốc tế mà sau này được Tổng thống Woodrow Wilson và sau nữa là Tổng thống Franklin Delano Roosevelt của Hoa Kỳ cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill mở rộng thành các tổ chức quốc ết như Liên Hiệp quốc chuyên giám sát Nhân quyền và lãnh thổ, World Bank chuyên giám sát tài chánh thế giới, v..v
6. Luật sư Chang ngầm ý chỉ trích Kissinger là tại sao hiểu quá rõ không thể có hòa bình dài lâu với kẻ hiếu chiến mà ông lại ngu xuẩn đi quy lụy tìm kiếm hòa bình trước cộng sản Trung quốc tàn bạo hiếu chiến . Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng Kissinger không hề ngu xuẩn mà ông ấy có sứ mệnh phải thực hiện như vậy hoặc cố tình thực hiện như vậy . Ai ở đằng sau có quyền lực đến nổi buộc Kissinger phục vụ tận tụy giúp cộng sản Trung quốc cho đến già nua gần chết như vậy; hay tại sao Kissinger phải làm như vậy để hại Hoa Kỳ, vẫn còn là điều bí mật.
0 comments