Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Saturday, November 28, 2020 5:10:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 28/11/2020

TT Trump sa thải 11 cố vấn chính sách nổi tiếng của Ngũ Giác Đài – Tâm Thanh

Chiều thứ Tư (26/11 theo giờ Mỹ), Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận, 11 cố vấn nổi tiếng trong Ủy ban Chính sách Quốc phòng Quốc gia đã bị sa thải, theo Sound of Hope.

Theo tuyên bố của Joshua Whitehouse, Liên lạc viên Tòa Bạch Ốc của Ngũ Giác Đài, 11 cố vấn nổi tiếng trong Ủy ban Chính sách Quốc phòng hiện đã bị cách chức, trong đó bao gồm: cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, Madeleine Albright – người đảm nhận chức vụ Ngoại trưởng dưới thời Clinton, Bộ trưởng tác chiến Hải quân dưới thời Obama, Thượng tướng Hải quân đã nghỉ hưu Gary Roughead và cựu thành viên cấp cao của Ủy ban Tình báo Hạ viện Jane Harman.

Vai trò chính sách cấp cao của cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, cựu giám đốc điều hành Ngũ Giác Đài Rudy De Leon cũng bị bãi nhiệm. Cựu Lãnh đạo Đa số Hạ viện Eric Cantor được tuyển dụng dưới thời cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Norman Mattis và David McCormick – Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ dưới thời tổng thống thứ 43 George Walker Bush cũng được xác nhận đã bị cách chức.

Các cố vấn đáng chú ý đã bị sa thải lần này bao gồm: Jamie Gorelick – Thứ trưởng Bộ Tư pháp dưới thời Clinton, Robert Joseph – Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân, J. D. Crouch II – Phó Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời George Walker Bush và Franklin Miller – cựu quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng. Tình trạng của hai thành viên cố vấn còn lại của ủy ban hiện vẫn chưa được biết.

“Đây là một trong những thay đổi đã được cân nhắc từ lâu, chúng tôi có thể xác nhận rằng, một số thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng Quốc gia đã được thay thế. Chúng tôi rất biết ơn sự phục vụ tận tâm, cam kết và đóng góp của họ cho an ninh quốc gia. Danh sách các thành viên mới của ủy ban sẽ sớm được công bố”, tuyên bố liên quan của Ngũ Giác Đài có đoạn.

Ủy ban Chính sách Quốc phòng Quốc gia được thành lập dưới sự giám sát của Phó Bộ trưởng Bộ Chính sách Quốc phòng Ngũ Giác Đài. Đây là một cơ quan tư vấn nội bộ của các lãnh đạo quân sự cấp cao, cung cấp các lời khuyên và đề xuất độc lập cho chính sách an ninh quốc gia.

Tạp chí Foreign Policy dẫn lời các quan chức trong cuộc cho biết, chính quyền TT Trump gần đây đã có những điều chỉnh đối với các quan chức cấp cao của Ngũ Giác Đài. Nhân dịp việc sa thải 11 cố vấn nổi tiếng, Tòa Bạch Ốc dự định để cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich và cựu phi công chiến đấu của Lực lượng Không quân Scott O’Grady gia nhập Ngũ Giác Đài.

Trước đó, ngày 9/11, Tổng thống Trump tuyên bố sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và thay thế bằng Christopher C.Miller, giám đốc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Mỹ và là cựu trợ lý đặc biệt của tổng thống. Ông Miller từng là phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách các chiến dịch đặc biệt. Ông Esper được cho là không ủng hộ Đạo luật chống Nổi loạn mà chính quyền TT Trump cân nhắc kích hoạt vào hồi tháng 6 nhằm chống lại các hành vi bạo lực của Antifa trên khắp nước Mỹ.

Ngày 17/11, Tổng thống Trump đã tuyên bố sa thải giám đốc Cơ quan An ninh mạng và An ninh Hạ tầng (CISA) Chris Krebs, cơ quan chịu trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm an ninh bầu cử Tổng thống Mỹ với cáo buộc Chris Krebs đã có những nhận xét rất sai lầm về cuộc bầu cử tổng thống năm nay, khi khẳng định rằng đây là cuộc bầu cử “đáng tin cậy nhất lịch sử nước Mỹ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-sa-thai-11-co-van-chinh-sach-noi-tieng-cua-ngu-giac-dai.html

Ông Trump kêu gọi bãi bỏ Mục 230 bị Big Tech lợi dụng để kiểm duyệt thông tin

Đại Nghĩa

Tổng thống Trump tiếp tục có động thái nhắm mục tiêu thay đổi hoặc xóa bỏ Mục 230 đang bị Big Tech (những công ty công nghệ lớn) lợi dụng để kiểm duyệt thông tin, đặc biệt là những thông tin bất lợi cho ứng viên Biden và phe Dân chủ.

“Vì mục tiêu An ninh Quốc gia, Mục 230 phải chấm dứt ngay lập tức !!!”, Tổng thống Trump viết trên Twitter vào ngày 27/11.

Mục 230 mà Tổng thống Trump đề cập được ban hành năm 1996 và là một phần của đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act), nó cung cấp quyền miễn trừ truy tố cho những nền tảng xuất bản nội dung của bên thứ ba.

Đầu tháng này, Thượng nghị sĩ (TNS) Ted Cruz đã xung đột với Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey về việc công ty này sử dụng “cảnh báo” trên các tweet liên quan đến cuộc bầu cử.

Sau khi thừa nhận mình không phải là chuyên gia về gian lận cử tri, Dorsey cho biết Twitter đang gắn nhãn các bài đăng “để mọi người có thêm thông tin”.

Nhưng TNS Cruz lập luận rằng khi Twitter gắn nhãn bài đăng thì họ đã trở thành nhà xuất bản chứ không phải là một nền tảng mạng xã hội. Do vậy ông nói Twitter “không được giả vờ mình không phải là nhà xuất bản và nhận được lợi ích đặc biệt theo Mục 230”.

Vào tháng 10, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Ajit Pai cho biết cơ quan này sẽ “làm rõ những điều không rõ ràng” trong một điều khoản cấp quyền miễn trừ truy tố cho các công ty công nghệ hoạt động như các “nền tảng” mạng xã hội.

Nhiều người muốn bảo vệ truyền thống văn hóa cho rằng Facebook, Twitter, Google … đã hành động giống như “nhà xuất bản” hơn một nền tảng mạng xã hội khi họ thể hiện hành động kiểm duyệt nội dung.

“Vẻ đẹp của Phần 230 là nó bảo vệ các thực thể trung lập khỏi trách nhiệm pháp lý”, Giám đốc điều hành của Parler, John Matze, nói với The Kyle Olson Show vào tháng trước.

“Là người sáng lập (của Parler), tôi thích Mục 230, đặc biệt là đối với chúng tôi, bởi vì chúng tôi được thoải mái ở vị trí trung lập. Chúng tôi không xem trọng nội dung của người dùng, người dùng tự xác định trải nghiệm của riêng họ”.

“Vấn đề với Mục 230 là Facebook và Twitter đã vi phạm Mục 230 vì họ không phải là các tác nhân trung lập, họ đóng vai trò là nhà xuất bản”, Matze nói.

“Các công ty truyền thông xã hội có quyền Tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất. Nhưng họ không có quyền miễn trừ đặc biệt đã bị hủy dành cho các phương tiện truyền thông khác, chẳng hạn như báo chí và đài truyền hình”, ông Matze cho biết thêm.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-keu-goi-bai-bo-muc-230-bi-bigtech-loi-dung-de-kiem-duyet-thong-tin.html

Cựu lãnh đạo an ninh bầu cử Mỹ gọi cáo buộc gian lận bầu cử là ‘hoang đường’

Quan chức an ninh mạng hàng đầu của Mỹ bị Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump sa thải vì nói rằng cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 là an toàn nhất trong lịch sử Mỹ ngày thứ Sáu nói rằng các cáo buộc gian lận cử tri của ông Trump và các đồng minh của ông là “hoang đường.”

Chris Krebs, cựu giám đốc Cơ quan An ninh mạng và An ninh Cơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, nói với chương trình 60 Minutes của đài CBS rằng những cáo buộc về việc máy bỏ phiếu của Mỹ bị nước ngoài thao túng là vô căn cứ.

Sidney Powell, một luật sư của ông Trump bị đội ngũ luật sư của ông Trump cho ra rìa trong tuần này, đã đề ra thuyết âm mưu rằng các hệ thống máy bỏ phiếu được tạo ra ở Venezuela theo lệnh của cố lãnh đạo Venezuela Hugo Chavez đã giúp ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden thắng cử.

Bà và những người khác cũng cáo buộc rằng các máy bỏ phiếu đã chuyển phiếu bầu từ ông Trump sang ông Biden và một số thông tin về việc bỏ phiếu của Mỹ được lưu trữ trên các máy chủ ở Đức.

“Tất cả các phiếu bầu ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đều được đếm tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ,” ông Krebs nói, trong một trích đoạn phỏng vấn phát trên CBS Evening News. Cuộc phỏng vấn đầy đủ 60 Phút sẽ phát sóng vào Chủ nhật. Ông Krebs bị ông Trump sa thải vào ngày 17 tháng 11 sau khi gọi cuộc bầu cử là “an toàn nhất trong lịch sử Mỹ.”

“Không có bằng chứng nào cho thấy bất cứ máy móc nào mà tôi biết đã bị thao túng bởi một thế lực nước ngoài,” ông Krebs nói và gọi những cáo buộc như vậy là “những tuyên bố hoang đường.” Ông nói thêm: “Người dân Mỹ nên tin tưởng 100% vào lá phiếu của họ.”

Ông Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử với 306 phiếu Đại cử tri đoàn so với 232 phiếu của ông Trump. Ông dẫn trước ông Trump hơn sáu triệu phiếu bầu phổ thông.

Ông Trump và các luật sư của ông tiếp tục cáo buộc mà không có bằng chứng rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp thông qua gian lận tràn lan và ông Trump mới là người chiến thắng. Ông Trump ngày thứ Năm nói rằng ông sẽ rời Nhà Trắng nếu Cử tri đoàn bỏ phiếu cho ông Biden.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-lanh-dao-an-ninh-bau-cu-my-goi-cao-buoc-gian-lan-bau-cu-la-hoang-duong/5679888.html

Los Angeles County đưa thêm giới hạn tụ tập do ca bệnh COVID-19 gia tăng

LOS ANGELES, California (NV) – Bắt đầu từ Thứ Hai tuần tới đây, hầu như mọi cuộc tụ tập của cá nhân không sống cùng nhà sẽ bị cấm tại Los Angeles County, trong ít nhất ba tuần lễ, theo các quy định được giới chức y tế địa phương công bố hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Mười Một, do số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng cao tại nơi này.

Bản tin của hãng thông tấn Reuters nói rằng lệnh của cơ quan y tế cộng đồng đặc biệt miễn cho các buổi lễ tôn giáo và các cuộc biểu tình phản kháng, vì thuộc vào những quyền của người dân được hiến pháp Mỹ bảo vệ, tiếp theo sau việc Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết hôm Thứ Sáu, bác bỏ một lệnh của tiểu bang New York, theo đó giới hạn số người tham dự các lễ tôn giáo.

Các biện pháp giới hạn ở Los Angeles County sẽ ảnh hưởng tới khoảng 20 triệu người sống trong và chung quanh thành phố lớn hàng thứ nhì nước Mỹ này, và cũng khe khắt hơn lệnh giới nghiêm do Thống Đốc California Gavin Newsom đưa ra tuần qua.

Lệnh của Thống Đốc Newsom cấm tụ tập cũng như các hoạt động “không cần thiết” khác trên phần lớn tiểu bang, từ 10 giờ tối tới 5 giờ sáng.

Ảnh hưởng chung của các lệnh cấm này là sự giới hạn chặt chẽ nhất để chống COVID-19 ở vùng Los Angeles kể từ Tháng Ba tới nay, và cũng ở vào hàng khắt khe nhất trên cả nước Mỹ.

Khi loan báo các biện pháp giới hạn tạm thời này, giới chức y tế nói rằng số người mắc bệnh mỗi ngày ở Los Angeles County đã vượt quá con số 4,500, trong năm ngày liền, vượt qua dấu mốc đã được ấn định trước đó để phải đưa thêm biện pháp đối phó.

Theo lệnh mới, vốn có hiệu lực tới ngày 20 Tháng Mười Hai, dân chúng Los Angeles County được khuyến cáo, nhưng không bắt buộc, nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt, đeo khẩu trang khi ra đường hay tiếp xúc với người khác.

Tuy nhiên việc tụ tập với người không sống cùng một nhà là điều bị cấm, cho dù là ở nơi công cộng hay ở nơi riêng tư, và bất kể là ở trong hay ngoài nhà.

Các cửa tiệm vẫn được mở cửa, nhưng các cửa tiệm được coi là cần thiết như nơi bán thực phẩm, chỉ được có khoảng 35% số người tối đa được phép ở trong tiệm. Các nơi bị coi là không cần thiết, như tiệm nail, chỉ được có 20% sức chứa tối đa.

Các bờ biển, công viên, nơi đi dạo, sân golf, sân tennis… tiếp tục mở cửa, nhưng các cá nhân phải giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.

Các dịch vụ, dù là trong hay ngoài nhà, của các quán bar, nhà hàng, nơi làm rượu… tiếp tục bị cấm và chỉ được bán cho khách hàng mang về nhà hoặc giao tận nhà, theo lệnh đưa ra trước đó hôm Thứ Tư.

Cho đến nay có hơn 388,000 ca bệnh COVID-19 được ghi nhận tại Los Angeles County, với hơn 7,600 người thiệt mạng. (V.Giang)

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/los-angeles-county-dua-them-gioi-han-tu-tap-do-ca-benh-covid-19-gia-tang/

Báo cáo đặc biệt về vụ trộm Tổng thống năm 2020

Đại Nghĩa

Cả thế giới đã chứng kiến sự thiên lệch của truyền thông cánh tả khi liên tục tấn công Tổng thống Donald Trump trong suốt nhiệm kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn bầu cử vừa qua. Nó khiến cho số lượng lớn cử tri Mỹ nhận thông tin sai lệch và không đầy đủ cho việc ra quyết định bỏ phiếu. Có nghĩa là hàng triệu cử tri bỏ phiếu chỉ biết những gì truyền thông cho phép họ biết về các ứng cử viên, theo Báo cáo đặc biệt của NewsBusters.

Để đo lường tác động thực sự của việc kiểm duyệt phương tiện truyền thông đối với cuộc bầu cử, Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông (Media Research Center) đã yêu cầu công ty chuyên thực hiện khảo sát The Polling Company điều tra dân ý của 1.750 cử tri Biden ở 7 tiểu bang chiến trường (Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin), sáu trong số đó (tất cả trừ Bắc Carolina) đã được truyền thông cánh tả “báo” chiến thắng cho ứng viên Biden.

Cuộc khảo sát đã hỏi những cử tri này về tám thông tin – tất cả các chủ đề quan trọng mà các phương tiện truyền thông chủ lưu đã không đưa tin đúng cách. Có tới 82% cử tri bỏ phiếu cho ứng viên Biden được hỏi không biết về ít nhất một trong những vấn đề quan trọng này. Trong đó 5% nói không biết về tất cả tám vấn đề đã nêu.

Điều này tỏ ra rất quan trọng: 17% nói rằng họ sẽ từ bỏ ứng viên Đảng Dân chủ nếu họ biết sự thật về một hoặc nhiều câu chuyện và tin tức này. Sự thay đổi lớn này có thể đã thay đổi kết quả ở tất cả sáu bang tranh chấp mà ứng viên Joe Biden giành được, và Tổng thống Donald Trump sẽ dễ dàng giành được nhiệm kỳ thứ hai.

Đây là những gì cuộc khảo sát tìm thấy:

■ Chôn lấp tin xấu của ứng viên Biden: Sự kiểm duyệt của giới truyền thông đối với những vụ bê bối của ứng viên Biden có tác động mạnh nhất đến cuộc bầu cử năm nay. Theo khảo sát, hơn một phần ba cử tri Biden (35,4%) không biết về việc Tara Reade, một cựu nhân viên nói rằng ông Biden đã tấn công tình dục cô vào những năm 1990.

Nếu họ biết về các cáo buộc tấn công tình dục của Tara Reade, 8,9% nói sẽ thay đổi phiếu bầu. Điều này có thể đã làm xoay chuyển sáu bang tranh chấp mà ứng viên Biden giành được (Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin), mang lại cho Tổng thống chiến thắng với 311 phiếu đại cử tri đoàn.

Thậm chí, nhiều cử tri Biden (45,1%) cho biết họ không biết về vụ bê bối tài chính xung quanh ứng viên Biden và con trai Hunter Biden (một câu chuyện bị Twitter và Facebook kiểm duyệt gắt gao và bị giới truyền thông chủ lưu phớt lờ). Theo cuộc thăm dò, nếu biết về vụ bê bối Hunter Biden sẽ khiến 9,4% cử tri Biden từ bỏ ứng cử viên Đảng Dân chủ. Như vậy tất cả sáu bang mà ông Biden giành được sẽ chuyển chiến thắng sang Tổng thống Trump, với 311 phiếu đại cử tri.

Tư tưởng cực tả của người đồng hành của ứng viên Biden, Thượng nghị sĩ California Kamala Harris là một vấn đề khác được báo chí chủ lưu ít đề cập đến. Cuộc thăm dò cho thấy 25,3% cử tri Biden nói rằng họ không biết về tư tưởng cực tả của bà Harris. Nếu các cử tri được biết đầy đủ câu chuyện, sẽ khiến 4,1% cử tri Biden thay đổi lá phiếu của họ, dẫn đến sự xoay chuyển kết quả tại Arizona, Georgia, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin cho Tổng thống Trump, với 295 phiếu đại cử tri đoàn.

■ Che giấu những thành công của Tổng thống Trump: Truyền thông chủ lưu cũng ngăn cản nhiều cử tri Biden tìm hiểu về những tin tức kinh tế tích cực trong những tháng trước cuộc bầu cử. Từ 5/6 đến 2/10 cho thấy một kỷ lục hơn 11 triệu việc làm được tạo ra sau cuộc suy thoái do đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, một số lượng lớn cử tri Biden (39,4%) cho biết họ không biết về thành tích này. 5,4% nói rằng họ sẽ thay đổi phiếu bầu của mình nếu biết thông tin. Riêng diễn biến này đã khiến kết quả tại Arizona, Georgia, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin nghiêng về Tổng thống Trump, với 295 phiếu đại cử tri.

Vào ngày 29/10, chính phủ đã báo cáo mức tăng trưởng kinh tế tăng vọt – 33,1% hàng năm, gấp đôi kỷ lục trước đó. Tuy nhiên, gần một nửa số cử tri Biden (49,0%) nói rằng họ không biết gì về thành tích kỷ lục này. Nếu họ nắm được thông tin này, 5,6% nói sẽ thay đổi phiếu bầu của mình, dẫn đến sự thay đổi tại Arizona, Georgia, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin với tổng số 295 phiếu đại cử tri cho Tổng thống Trump.

Các tác động tương tự cũng diễn ra khi nói đến chính sách đối ngoại. Tổng thống đã làm nên lịch sử bằng cách môi giới các thỏa thuận hòa bình với Israel và một số nước láng giềng Ả Rập – một lý do khiến Tổng thống Trump và Chính phủ của ông đã nhận được ba đề cử cho giải Nobel Hòa bình. Tuy nhiên, 43,5% cử tri Biden không biết gì về những thỏa thuận lịch sử này. Thông tin này sẽ khiến 5% cử

tri Biden thay đổi lá phiếu của họ, đưa Tổng thống Trump vượt lên dẫn trước ở Arizona, Georgia, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin, với tổng số 295 phiếu đại cử tri.

Độc lập năng lượng là một thành công khác của Tổng thống Trump. Ông đã hành động để bắt đầu các dự án đường ống bị đình trệ từ lâu và mở rộng khoan ngoài khơi và ở Bắc Cực. Kết quả là Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu ròng dầu lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2019. Hơn một nửa (50,5%) cử tri Biden cho biết họ cũng không biết về thành tựu quan trọng này. Nếu thông tin này được tất cả mọi người biết, 5,8% cử tri ở Biden nói rằng họ sẽ thay đổi cách bỏ phiếu. Điều này có thể đã thay đổi kết quả ở Arizona, Georgia, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin, đưa Tổng thống Trump dẫn trước với 295 phiếu đại cử tri đoàn.

Một vấn đề quan trọng đã được đưa tin nhiều vào năm 2020: đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Nhưng những tin tức hàng ngày là những lời chỉ trích đối với Tổng thống và chính quyền của ông. Trong khi những thành công như Chiến dịch Warp Speed (chiến dịch xúc tiến sản xuất vacxin Covid-19 của Chính phủ Mỹ), mà các công ty như Pfizer và BioNTech đã thông báo kết quả chỉ một tuần ngay sau ngày bầu cử.

Cuộc thăm dò cho thấy 36,1% cử tri Biden nói rằng họ không biết vai trò quan trọng của chính quyền Tổng thống Trump trong việc thúc đẩy nghiên cứu vắc xin thông qua Chiến dịch Warp Speed. Nếu họ biết, 5,3% nói sẽ không bỏ cho ứng viên Biden, thay đổi tại Arizona, Georgia, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin, mang lại cho Tổng thống 295 phiếu đại cử tri.

■ Kết hợp tất cả tám vấn đề này cùng nhau, cuộc thăm dò cho thấy tổng cộng có 17% cử tri ở Biden nói sẽ thay đổi phiếu bầu nếu họ biết về một hoặc nhiều câu chuyện quan trọng này. Điều này có thể đã dẫn đến tình hình xoay chuyển hoàn toàn sang Tổng thống Trump, với 311 phiếu cử tri đoàn so với 227 của ứng viên Biden.

Ghi chú: Cuộc khảo sát trên lấy kết quả số phiếu đại cử tri không chính thức mà nhiều hãng truyền thông cánh tả tự công bố cho ứng viên Biden. Trong thực tế, nhiều thông tin cho thấy có nhiều gian lận lớn ở các tiểu bang tranh chấp. Do vậy có thể tổng số phiếu đại cử tri mà ứng viên Biden giành được thấp hơn nhiều. Kết hợp với việc nếu giới truyền thông chủ lưu không ngăn chặn và đưa tin đầy đủ cho cử tri thì số phiếu ứng viên Biden còn thấp hơn nữa.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-cao-dac-biet-vu-trom-tong-thong-nam-2020.html

Tucker Carlson: Phần lớn người bỏ phiếu cho Biden là vì truyền thông

Đại Nghĩa

Người dẫn chương trình nổi tiếng Tucker Carlson trên Fox News hôm 24/11 đã phân tích kết quả bầu cử năm 2020 với hai câu hỏi cơ bản mà giới truyền thông chính thống Mỹ không thể trả lời: “Joe Biden tin vào điều gì? Kế hoạch của ông ấy cho đất nước chúng ta là gì?”

Carlson nói rằng, thật không may, “chúng ta vẫn chưa biết câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản nhất đó” vì “Joe Biden đã vượt qua cả một chiến dịch tranh cử tổng thống hầu hết cả năm, mà không nói cho chúng ta biết” nhờ “một nhóm báo chí đảng phái cho ông ta giúp né tránh nó“.

Về giới truyền thông, Carlson gọi sự che đậy của họ “có lẽ là điều thiếu trung thực nhất từng xảy ra trên chính trường Mỹ”.

“Nếu bạn đang tìm kiếm gian lận bầu cử, bạn có thể [tìm thấy]. Hàng chục triệu người đã bỏ phiếu cho một ứng cử viên không có thật. Họ đã bình chọn cho một con ma có nụ cười trắng dã. Họ không biết người đàn ông này là ai. Họ không biết họ đang bỏ phiếu cho ai, hoặc ông ấy có thể làm gì nếu được bầu. Nhưng trước sự thúc giục của giới truyền thông, họ đã bình chọn cho ông ta. Và vì vậy bây giờ những người còn lại chúng tôi phải tìm hiểu xem họ đã bỏ phiếu cho điều gì“, Carlson nói thêm.

Xoay quanh những gì hiển nhiên về việc một chính quyền Biden sẽ trông như thế nào, Carlson đoán rằng “nó rất giống bộ phận nhân sự tại một công ty đa quốc gia cánh tả lớn. Một đống chính sách xã hội độc tài được trộn lẫn với một chương trình nghị sự kinh tế cụ thể. Vì vậy còn lại chúng ta sẽ nhận được những bài giảng nghiêm khắc về những sai lầm đạo đức của chúng ta – những điều không có hồi kết – trong khi một nhóm nhỏ những người có mối quan hệ cao cấp sẽ trở nên giàu có hơn“.

Cụ thể, Carlson nói rằng nó sẽ giống như “Jeff Bezos (ông chủ của Amazon và là tỉ phú giàu nhất thế giới) và những người của Google đang nắm quyền điều hành toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ”.

Người dẫn chương trình FNC đã xem xét một số ví dụ từ những lần được tuyển dụng ban đầu của ứng viên Biden, bao gồm Phó Tổng tham mưu trưởng “dự kiến” Steve Ricchetti. Ông này từng là nhà vận

động hành lang doanh nghiệp và ủng hộ quyết định của chính quyền Clinton để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Steve Ricchetti là nguyên mẫu cho các trợ lý mới của Joe Biden, người này hiện là một trong những cố vấn thân cận nhất của ông Biden. Ricchetti đã dành nhiều năm làm vận động hành lang, đại diện cho các công ty như General Motors, AT&T, GlaxoSmithKline, Eli Lilly, Nextel, Novartis, Pfizer.

Ricchetti là một trong những người đã dẫn dắt sự liên hệ của các tập đoàn đứng sau chiến dịch tranh cử của ông Joe Biden. Đây là người hoàn hảo để làm điều đó vì ông ta chia sẻ mục tiêu và mối quan tâm của họ, đặc biệt là về câu hỏi trọng tâm về Trung Quốc.

Hai mươi năm trước, Steve Ricchetti là Phó Tham mưu trưởng của Bill Clinton, ông này đã giúp dẫn dắt nỗ lực cho phép Trung Quốc gia nhập WTO. Kết quả cuối cùng, đó là một trong những thảm họa lớn nhất từng xảy ra với nước Mỹ trong thời bình. Một nghiên cứu của Viện Chính sách Kinh tế cho biết rằng nhờ quyết định để Trung Quốc gia nhập WTO, Hoa Kỳ đã mất gần ba triệu rưỡi việc làm được trả lương cao, và điều này còn ảnh hưởng qua nhiều thế hệ.

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao lại có dịch fentanyl ở Trung Mỹ, nếu bạn đang thắc mắc tại sao tuổi thọ của những người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu lại giảm, thì đó là lý do chủ yếu. Hàng triệu người mất việc làm và cả một xã hội sụp đổ. Steve Ricchetti là một trong những người chủ chốt đứng sau nó. Anh ta không bị trừng phạt vì điều đó. Trên thực tế, anh ta đã được thăng chức và ông Joe Biden còn muốn nhiều hơn thế.

Tóm tắt những gì ông đã vạch ra, Carlson kết luận với một lời nhắc nhở về xu hướng kiểm soát người dân của các tập đoàn lớn và cánh tả. Ông cho rằng điều đó dường như đang xảy ra và không có nhiều người biết rằng chính họ đã bỏ phiếu cho điều này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tucker-carlson-phan-lon-nguoi-bo-phieu-cho-biden-la-vi-truyen-thong.html

Twitter đã bỏ chặn trang web của luật sư Sidney Powell

 Bình luậnDu Miên

Sau một ngày chặn đường link dẫn đến trang web của luật sư Sidney Powell mà không giải thích lý do, Twitter cuối cùng đã bỏ chặn. Như vậy, người dùng mạng xã hội này có thể tiếp tục giúp lan tỏa 2 bộ hồ sơ “thủy quái Kraken” của nữ luật sư.

Ngày 27/11, Twitter đã bỏ chặn trang web của luật sư Sidney Powell. Trước đó, nhiều người dùng trang mạng xã hội này phản ảnh không thể đăng đường dẫn tới trang web DefendingtheRepublic.org hay đưa liên kết này vào tin nhắn trực tiếp.

Hôm thứ Năm (26/11), khi cố gắng đăng liên kết đến trang web trên Twitter, người dùng nhận thấy nền tảng mạng xã hội này đã ngăn họ với thông báo ngắn: “Đã xảy ra lỗi, nhưng đừng lo lắng — hãy thử lại lần nữa”.

Một thông báo khác xuất hiện ở cuối màn hình cho biết thêm rằng: “Chúng tôi không thể hoàn thành yêu cầu này vì liên kết này đã được Twitter hoặc các đối tác của chúng tôi xác định là có khả năng gây hại. Hãy truy cập Trung tâm trợ giúp của chúng tôi để tìm hiểu thêm”.

Thông báo này không nêu rõ lý do tại sao trang web “có thể gây hại” cho người dùng và không xác định “đối tác của chúng tôi” mà Twitter nhắc tới có thể là ai.

Khi một người nhấp vào liên kết đến trang web của bà Powell trên Twitter và thành công truy cập vào đường dẫn, trang mạng xã hội này sẽ gửi đến thông báo “cảnh báo: liên kết này có thể không an toàn. Liên kết bạn đang cố gắng truy cập đã được Twitter hoặc các đối tác của chúng tôi xác định là có khả năng là spam hoặc không an toàn”.

Hiện Twitter chưa trả lời yêu cầu bình luận. Gã trùm mạng xã hội này cũng không công khai cho biết lý do tại sao liên kết bị chặn, hay lý do vì sao bỏ chặn.

Trang web của luật sư Powell bao gồm các liên kết đến hồ sơ các vụ kiện mà nhóm của bà đã đệ trình lên tòa án ở Michigan và Georgia, cáo buộc về những hành vi gian lận bầu cử đáng lên án. Tại đây mọi người cũng có thể quyên góp ủng hộ cho quỹ của bà.

Phần giới thiệu về trang web cho biết: “Defending the Republic (Bảo vệ nền Cộng hòa) được bà Sidney Powell thành lập để bảo hộ và bảo vệ tính liêm chính của các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Xin vui lòng đóng góp bên dưới thông qua hệ thống bảo đảm của chúng tôi. Khoản quyên góp của bạn sẽ hỗ trợ sứ mệnh của chúng tôi và phúc lợi của Cộng hòa Hoa Kỳ”.

Một loạt các Thư ký trưởng tại các bang khác nhau, bộ phận an ninh mạng của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cùng công ty Dominion Voting Systems đã bác bỏ tuyên bố của bà Powell trong những ngày gần đây.

Những tuần gần đây, Twitter và Facebook đã liên tục vấp phải những chỉ trích từ các thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ vì các động thái của họ nhằm ngăn chặn việc chia sẻ hoặc giới hạn phạm vi tiếp cận của một số nội dung có thể gây tổn hại cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/twitter-da-bo-chan-trang-web-cua-luat-su-sidney-powell-108704.html

Tòa án phúc thẩm Pennsylvania bác vụ kiện bầu cử của ban vận động Trump

Một tòa án phúc thẩm liên bang ngày thứ Sáu bác bỏ nỗ lực của ban vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách ngăn cản Tổng thống đắc cử Joe Biden được tuyên bố là người chiến thắng ở bang Pennsylvania, gây ra thêm một trở ngại đáng kể khác đối với nỗ lực của ông Trump đảo ngược kết quả cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11.

“Các cuộc bầu cử tự do, công bằng là mạch sống của nền dân chủ của chúng ta. Các cáo buộc về sự bất công là những cáo buộc nghiêm trọng. Nhưng gọi một cuộc bầu cử là bất công không làm cho cáo buộc này trở thành đúng,” thẩm phán Stephanos Bibas thay mặt cho hội đồng ba thẩm phán viết.

“Các cáo buộc phải có những tuyên bố cụ thể và kèm theo bằng chứng. Chúng tôi không có cả hai thứ đó ở đây,” ông Bibas, người được ông Trump đề cử, viết trong phán quyết.

Ban vận động tranh cử Trump và những người ủng hộ đã nỗ lực và không thuyết phục được các thẩm phán về những điều mà họ nói là những bất thường trong cuộc bầu cử ở các bang Michigan, Georgia, Arizona và Nevada, tất cả đều góp phần hệ trọng vào chiến thắng của ông Biden.

“Lên tới Tòa án Tối cao!” Jenna Ellis, một luật sư của ban vận động Trump, viết trên Twitter sau phán quyết.

Pennsylvania đã chứng nhận ông Biden, người có hơn ông Trump 80.000 phiếu bầu, là người chiến thắng ở bang này trong tuần này. Theo luật của Pennsylvania, ứng cử viên nào thắng phiếu bầu phổ thông của bang sẽ nhận được tất cả 20 phiếu đại cử tri của bang.

Ông Trump, người theo Đảng Cộng hòa, đã từ chối chấp nhận thua cuộc trước đối thủ Đảng Dân chủ và tiếp tục đưa ra những tuyên bố vô căn cứ rằng có gian lận bầu cử tràn lan.

Nhưng trong khi những thách thức pháp lý của ông liên tục thất bại, ông Trump ngày thứ Năm nói rằng ông sẽ rời Nhà Trắng nếu Cử tri đoàn bỏ phiếu cho ông Biden khi họ hội họp vào ngày 14 tháng 12.

Ngày thứ Hai, chính quyền Trump đã dọn đường cho đội ngũ của ông Biden chuyển tiếp vào Nhà Trắng, cho phép ông tiếp cận các cuộc họp báo cáo thông tin và nguồn ngân quỹ ngay cả khi ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục chống lại kết quả bầu cử.

Ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với tỉ lệ 306-232 về số phiếu đại cử tri, bao gồm cả bang Pennsylvania với 20 phiếu. Ngay cả khi ông Trump có lật ngược kết quả ở Pennsylvania đi nữa, ông vẫn cần phải đảo ngược kết quả ở ít nhất hai bang khác để tiếp tục làm tổng thống.

Dù ông Trump và những người ủng hộ ông tiếp tục các cuộc chiến pháp lý, thời gian không còn nhiều vì các bang có hạn chót là ngày 8 tháng 12 để giải quyết các tranh chấp bầu cử.

Các chuyên gia pháp lý nói các vụ kiện không có cơ may thành công và có thể nhằm mục đích làm suy giảm niềm tin vào cuộc bầu cử. Các cuộc khảo sát ý kiến cho thấy đa số những người theo Đảng Cộng hòa tin rằng ông Trump đã thắng và nhiều người tin rằng cuộc bầu cử có gian lận, dù không có bằng chứng.

https://www.voatiengviet.com/a/toa-an-phuc-tham-pennsylvania-bac-vu-kien-bau-cu-cua-ban-van-dong-trump/5679826.html

Tòa phúc thẩm Pennsylvania bác vụ kiện, chiến dịch Trump sẽ đệ trình lên Tối cao Pháp viện

Tâm Thanh

Hôm thứ Sáu (27/11), Tòa phúc thẩm lưu động thứ 3 Hoa Kỳ đã bác bỏ vụ kiện của chiến dịch TT Trump đối với tiểu bang Pennsylvania. Luật sư của Tổng thống Trump cho biết, động thái này sẽ tạo điều kiện cho chiến dịch Trump bước vào quy trình tố tụng lên Tối cao Pháp viện, theo Sound of Hope.

Jenna Ellis, cố vấn pháp lý cấp cao của chiến dịch TT Trump đã tweet:

“Quan điểm của tôi và [luật sư] Giuliani về phán quyết của Tòa phúc thẩm lưu động thứ 3 là như sau:

Cơ quan tư pháp ở Pennsylvania tiếp tục che đậy các cáo buộc gian lận quy mô lớn. Chúng tôi rất vui mừng khi có cơ hội gửi bằng chứng và sự thật cho cơ quan lập pháp của tiểu bang Pennsylvania.

[Chúng tôi] sẽ gửi vụ kiện lên Pháp viện Tối cao!”

Tuyên bố của bà Ellis được đưa ra vào thời điểm cuộc điều trần gian lận bầu cử của Nghị viện tiểu bang Pennsylvania hôm thứ Tư (25/11) đã đạt được kết quả đáng kể. Người lãnh đạo phiên điều trần tại tiểu bang Pennsylvania, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Doug Mastriano hôm thứ Sáu (27/11) cho biết, cơ quan lập pháp tiểu bang do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã sẵn sàng quá trình lập pháp vào thứ Hai tuần tới (30/11). Quyền thu hồi xác nhận kết quả bầu cử sẽ bắt đầu từ Thư ký tiểu bang Pennsylvania.

Dự kiến vào ngày 30/11, Nghị viện tiểu bang Arizona cũng sẽ tổ chức phiên điều trần để xem xét các cáo buộc gian lận bầu cử. Tiểu bang Michigan cũng sẽ tổ chức phiên điều trần tương tự vào ngày 1/12.

Đầu tuần này, nhóm của Tổng thống Trump đã yêu cầu Tòa phúc thẩm lưu động thứ 3 xem xét lại quyết định bác bỏ của tòa cấp dưới, đồng thời yêu cầu tòa án đưa ra lệnh ngăn chặn tiểu bang Pennsylvania tiến hành chứng nhận kết quả bầu cử. Các vụ kiện liên quan chỉ ra rằng, các quan sát viên Đảng Cộng hòa đã bị cấm giám sát quá trình kiểm phiếu và quan trọng hơn, họ không được phản đối bất kỳ hành vi gian lận hoặc vi phạm nào bị nghi ngờ. Các vụ kiện liên quan đã đưa ra lời khai của 50 nhân chứng chất vấn tính hợp pháp của gần 700.000 phiếu bầu ở tiểu bang Pennsylvania.

Ông Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Trump cho biết: “Thành thật mà nói, đây là một vụ án mà chúng tôi hy vọng sẽ được trình lên Pháp viện Tối cao”, khi Pháp viện Tối cao của các tiểu bang do Đảng Dân chủ kiểm soát bác bỏ vụ kiện, đó là thời điểm tốt nhất để chiến dịch Trump thúc đẩy quá trình tố tụng lên Pháp viện Tối cao.

Hôm thứ Tư (25/11), Tổng thống Trump đã gọi điện thoại tới phiên điều trần ở tiểu bang Pennsylvania, lên án một số thẩm phán mơ hồ, không rõ ràng về sự vụ bầu cử ở tiểu bang của mình. Vì những thẩm phán này được bổ nhiệm dưới thời Obama, do đó những thẩm phán này trên thực tế đang làm việc cho họ.

“Tôi cảm ơn tất cả những ai đang lắng nghe [phiên điều trần gian lận bầu cử] ở đây… các bạn đang đóng góp cho đất nước của chúng ta. Chúng tôi muốn đảo ngược kết quả [bầu cử] vì chúng tôi có tất cả bằng chứng. Bây giờ chúng tôi cần những thẩm phán không mang theo bất kỳ quan điểm cá nhân nào để lắng nghe các bằng chứng [một cách khách quan]”, Tổng thống Trump nói.

Ở tiểu bang Pennsylvania cũng như các tiểu bang chiến trường khác, chiến dịch của Tổng thống Trump cũng đã đạt được tiến triển trong việc kiện tụng tại phạm vi quận. Lấy ví dụ, hôm thứ Tư (25/11), một quận ở tiểu bang Pennsylvania đã chất vấn tính hợp hiến của Đạo luật số 77 (bỏ phiếu qua thư) trong vụ kiện cáo buộc gian lận bầu cử. Thẩm phán quận đã tuyên bố ngừng chứng nhận kết quả bầu cử ở tiểu bang này cho đến khi tổ chức xong các phiên điều trần gian lận.

Cùng ngày, Thẩm phán James Russell của Tòa án Quận Tư pháp Thứ nhất của tiểu bang Nevada tuyên bố sẽ tiến hành phiên điều trần về gian lận bầu cử vào ngày 3/12 và cho phép 15 nhân chứng của chiến dịch TT Trump ra làm chứng trước tòa. Điều này sẽ tạo tiền lệ cho tòa án tiểu bang Nevada mời các nhân chứng của chiến dịch TT Trump công bố bằng chứng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/toa-phuc-tham-pennsylvania-bac-vu-kien-chien-dich-trump-se-de-trinh-len-toi-cao-phap-vien.html

Chồng chất cáo buộc gian lận, Pennsylvania sẽ thu hồi quyền bổ nhiệm thành viên cử tri đoàn

Tâm Thanh

Hôm thứ Sáu (26/11 theo giờ Mỹ), Thượng nghị sĩ tiểu bang Pennsylvania Doug Mastriano cho biết, cơ quan lập pháp tiểu bang do Đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ thu hồi quyền hạn bổ nhiệm các thành viên cử tri đoàn của tiểu bang và quá trình này sẽ được khởi động vào thứ Hai tuần tới (30/11), theo Sound of Hope.

Tờ Epoch Times đưa tin, ông Doug Mastriano cho biết trong một cuộc phỏng vấn, ông đã liên hệ với Hạ viện và Thượng viện tiểu bang Pennsylvania, thúc giục Nghị viện tiểu bang Pennsylvania do đảng

Cộng hòa kiểm soát thu hồi quyền bổ nhiệm các thành viên cử tri đoàn ở tiểu bang này của văn phòng Thư ký tiểu bang. Bởi vì tại phiên điều trần được tổ chức ở Gettysburg, nhân viên giám sát phiếu bầu và các nhân chứng khác đã cáo buộc Pennsylvania có hành vi gian lận phạm pháp nghiêm trọng trong cuộc bầu cử năm nay.

Ông cũng cho biết, các lãnh tụ và một nửa nghị sĩ của Thượng viện và Hạ viện ở Pennsylvania đều ủng hộ đề xuất của ông.

“Tôi đã dành 2 giờ trên Internet để cân nhắc vấn đề này với các đồng nghiệp. Chúng tôi có rất nhiều người giỏi ở đây để chuẩn bị xúc tiến việc này. Chúng tôi hy vọng lưỡng viện Pennsylvania có thể thông qua một nghị quyết. Điều tốt nhất là có thể thông qua ngay trong ngày hôm nay (27/11). Nghị quyết này sẽ yêu cầu Nghị viện Pennsylvania thu hồi lại quyền bổ nhiệm các thành viên đại cử tri, chúng ta sẽ bổ nhiệm các đại cử tri. Rõ ràng, chúng ta cần sự ủng hộ của các lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện. Chúng ta sẽ có được sự ủng hộ của họ”.

Ông thừa nhận rằng, hành động này có nghĩa là Nghị viện Pennsylvania do đảng Cộng hòa kiểm soát đã sẵn sàng thu hồi quyền bổ nhiệm đại cử tri từ thống đốc và thư ký tiểu bang vốn thuộc Đảng Dân chủ.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết, quá trình này có thể sẽ có bắt gặp sự phản đối: “Tôi biết chúng ta sẽ nghe thấy những lời phản đối mạnh mẽ từ Thống đốc Tom Wolf và Thư ký Kathy Boockwar. Trên thực tế, Kathy Boockwar lẽ ra phải từ chức từ nhiều năm trước… Bà ấy thậm chí còn không nên được bổ nhiệm”.

Doug Mastriano một lần nữa nhấn mạnh rằng, Nghị viện tiểu bang Pennsylvania thực sự nên rút lại quyền bổ nhiệm đại cử tri vì có quá nhiều bằng chứng về hoạt động gian lận và âm mưu trong cuộc bầu cử tổng thống này. “Chúng ta không thể để điều này xảy ra xung quanh chúng ta mà khoanh tay đứng nhìn”, ông nói. “Nếu có nhiều âm mưu và thủ đoạn trong cuộc bầu cử năm nay, Quốc hội sẽ cần phải can thiệp. Vì vậy, chúng tôi sẽ đấu tranh vì điều này và nếu cần, chúng tôi sẽ kiện họ lên Pháp viện Tối cao”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chong-chat-cao-buoc-gian-lan-nghi-vien-penn-se-thu-hoi-quyen-bo-nhiem-thanh-vien-cu-tri-doan.html

Chỉ vì tổ chức buổi điều trần tại Pennsylvania, tài khoản Twitter của Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã bị chặn

 Bình luậnThanh Hương

Big Tech từ lâu đã không thèm giấu giếm ác ý của mình đối với đảng Cộng hòa và các nhà lập pháp của đảng này. Sự bất công càng rõ rệt hơn khi Twitter gần đây đã chặn tài khoản của Thượng nghị sĩ Doug Mastriano sau khi ông tổ chức một cuộc điều trần khẩn cấp tại Thượng viện Pennsylvania.

Lệnh cấm của Twitter được đưa ra vào ngày 25/11 sau khi Ủy ban Chính sách Đa số Thượng viện tổ chức một cuộc họp với mục đích đánh giá  chính xác những gì đã xảy ra ở Pennsylvania.

Thượng nghị sĩ Mastriano nói: “Ý tôi là, tôi thậm chí còn không biết tại sao chuyện này lại xảy ra ở nước Mỹ. 50 năm trước chúng ta có thể cử người lên Mặt trăng, nhưng bây giờ chúng ta lại không thể có một cuộc bầu cử an toàn ở Philadelphia và Pennsylvania? Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?”

Phiên điều trần bao gồm lời khai từ nhiều nhân chứng, với các bằng chứng gian lận cử tri trong cuộc bầu cử năm 2020, và Tổng thống Trump còn gọi điện nhận xét về sự gian lận ngay tại phiên điều trần.

Tổng thống nói: “Thật đáng tiếc phải nói điều này, nhưng cuộc bầu cử này đã bị gian lận và chúng ta không thể để điều đó xảy ra. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra đối với đất nước của chúng ta và cuộc bầu cử này phải được xoay chuyển, bởi vì chúng ta đã thắng đậm tại Pennsylvania và chúng ta đã thắng ở tất cả các bang chiến trường”.

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống đã nhiều lần cáo buộc để chỉ ra những bất thường về vấn đề bỏ phiếu ở Pennsylvania. Chiến dịch đã đệ trình 16 đơn kiện viện dẫn các trường hợp gian lận khác nhau, từ việc ngăn cản những giám sát viên của đảng Cộng hòa tiếp cận với địa điểm bỏ phiếu, kiểm phiếu cho đến các vấn đề về bỏ phiếu qua đường bưu điện và vi phạm các điều khoản bảo vệ bình đẳng.

Thượng nghị sĩ Mastriano cũng lên án thói đạo đức giả của phe cánh tả, nói rằng các đảng viên Đảng Dân chủ còn quan tâm đến việc duy trì nền dân chủ ở phía bên kia thế giới hơn là ở chính các bang của họ.

Ông lưu ý: “Chúng ta dùng đô la Mỹ để đảm bảo cho các cuộc bầu cử ở Iraq và Afghanistan và các nơi khác. Nhưng chúng ta lại không thể làm điều đó ở ngay trong chính các bang của mình? Đó là cố ý”.

Twitter vẫn chưa đưa ra bình luận về lệnh cấm này của mình.

Thanh Hương

https://www.ntdvn.com/doi-song/chi-vi-to-chuc-buoi-dieu-tran-tai-pennsylvania-tai-khoan-twitter-cua-thuong-nghi-si-cong-hoa-da-bi-chan-108383.html

TT Trump chỉ trích Twitter khóa tài khoản thượng nghị sĩ tổ chức điều trần gian lận bầu cử

Tâm Thanh | DKN 4 giờ trước 1,749 lượt xem

Hành vi này được cho là một nỗ lực để đàn áp sự thật…

Hôm thứ Sáu (27/11), Tổng thống Trump đã lên án Twitter chặn tài khoản của thượng nghị sĩ Doug Mastriano thuộc Đảng Cộng hòa tiểu bang Pennsylvania.

Tổng thống Trump cho biết, sau khi Thượng nghị sĩ Doug Mastroiano đã làm việc rất xuất sắc tại một phiên điều trần về gian lận bầu cử năm 2020, Twitter đã chặn tài khoản của bị thượng nghị sĩ đáng kính này.

“Họ [Twitter] và [các kênh truyền thông chuyên phát tán] tin tức giả mạo đang làm việc cùng nhau để trấn áp sự thật. Không thể để chuyện này xảy ra. Đây là sự việc mà [chỉ] các nước cộng sản mới làm!”, ông Trump nói.

Tối thứ Năm (26/11), Tổng thống Trump cũng đã có dòng tweet lên án sự phân biệt đối xử lớn của Twitter đối với những người theo trường phái conservative và yêu cầu chấm dứt Mục 230 của Đạo luật Quy chế Truyền thông.

Hồi tháng 5, Tổng thống Trump đã chỉ thị cho Bộ Thương mại Mỹ đệ trình một bản kiến ​​nghị lên Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) nhằm hạn chế sự bảo vệ đối với các công ty truyền thông xã hội như Twitter và Facebook theo Mục 230 của Đạo luật Quy chế Truyền thông năm 1996. Bởi vì, điều khoản này đã cung cấp một chiếc ô bảo vệ, cung cấp cho các công ty truyền thông xã hội này quyền miễn trừ không bị truy tố đối với nội dung xuất hiện trên nền tảng của họ hoặc đối với quyết định xóa một số nội dung của họ.

Trong phiên điều trần ngày 25/11 của Nghị viện tiểu bang Pennylvania, chiến dịch Tổng thống Trump đã đưa ra rất nhiều bằng chứng xác nhận sự tồn tại của gian lận trong cuộc bầu cử.

“Trong vài tuần qua, tôi đã nghe từ hàng nghìn người Pennsylvania về những vấn đề họ gặp phải khi bỏ phiếu, những bất thường của hệ thống bỏ phiếu qua thư và những lo ngại về việc phiếu bầu của họ có được tính đúng hay không. Chúng tôi cần sửa chữa những vấn đề này để khôi phục niềm tin vào nước Cộng hòa của chúng ta”, ông Doug Mastroiano bày tỏ.

“Bầu cử là nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ của chúng ta. Thật không may, người dân Pennsylvania đã mất niềm tin vào hệ thống bầu cử, đó là điều không thể chấp nhận được”.

Tài khoản Twitter của Thượng nghị sĩ Doug Mastroiano đã bị khóa ngay trong hôm tổ chức điều trần.

Các phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn như Twitter và Facebook đã chặn các báo cáo về vụ bê bối tiết lộ các giao dịch nước ngoài của Biden và con trai ông – Hunter Biden trước cuộc bầu cử. Sau cuộc bầu cử, họ lại tiếp tục kiểm duyệt các thông tin về gian lận bầu cử cũng như những thông tin bất lợi cho ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz gần đây đã chỉ trích Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey vì đã kiểm duyệt thông tin cáo buộc gian lận bầu cử theo “sự bảo vệ” của Mục 230.

Tại phiên điều trần hồi cuối tháng 10, Thượng nghị sĩ Teb Cruz đã thẳng thắn cáo buộc Twitter kiểm duyệt ngôn luận không công bằng. Lấy ví dụ, bài báo của tờ New York Post về bê bối của Hunter Biden, các trao đổi trên mạng xã hội của các cử tri Đảng Cộng hòa, cũng như những người theo trường phái conservative, đã bị kiểm duyệt.

“Rốt cuộc thì ai đã cho các anh quyền quyết định giới truyền thông được báo cáo điều gì và người dân Mỹ được phép tiếp cận những thông tin gì?” ông Teb Cruz nói với Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey trong buổi điều trần.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-chi-trich-twitter-khoa-tai-khoan-thuong-nghi-si-to-chuc-dieu-tran-gian-lan-bau-cu.html

Tái kiểm phiếu do phía Trump đòi tại Wisconsin, giúp tăng số phiếu của Biden

MILWAUKEE, Wisconsin (NV) – Một cuộc tái kiểm phiếu tại quận hạt lớn nhất ở Wisconsin do ủy ban tranh cử của Tổng Thống Donald Trump đòi và trả chi phí, đã chấm dứt hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Mười Một, với kết quả cho thấy Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden có thêm phiếu.

Theo bản tin của hãng thông tấn Reuters, sau cuộc tái kiểm phiếu ở Milwaukee County, ông Biden vượt hơn thêm tổng cộng 132 phiếu, trong số gần 460,000 phiếu bầu. Nói chung, ông Biden có thêm 257 phiếu so với số phiếu ông Trump có thêm là 125.

Ủy ban tranh cử của ông Trump đã đòi phải có cuộc tái kiểm phiếu ở hai quận hạt có đông dân nhất ở Wisconsin và  có khuynh hướng thân đảng Dân Chủ, sau khi kết quả kiểm phiếu đầu tiên cho thấy ông Biden thắng hơn ông Trump khoảng 20,000 phiếu.

Hai cuộc tái kiểm phiếu này sẽ khiến phía ông Trump phải chi $3 triệu. Cuộc tái kiểm phiếu  ở Dane County dự trù sẽ hoàn tất hôm Chủ Nhật này.

Sau khi cuộc tái kiểm phiếu chấm dứt, ông George Christenson, Lục Sự Milwaukee County, nói rằng: “Cuộc tái kiểm phiếu chứng tỏ điều mà tất cả chúng ta đã biết: Các cuộc bầu cử ở Milwaukee County là công bằng, minh bạch, chính xác và được bảo vệ an toàn.”

Phía ủy ban tranh cử của ông Trump vẫn có thể tiếp tục đi kiện về kết quả bầu cử ở Wisconsin, tuy nhiên họ không còn nhiều thời giờ.

Tiểu bang Wisconsin dự trù sẽ xác nhận kết quả bầu cử tổng thống nơi này vào Thứ Ba tuần tới.

Hôm Thứ Sáu, phía ông Trump cũng gặp thất bại trong nỗ lực kiện tụng khi một tòa kháng án liên bang ở tiểu bang Pennsylvania bác bỏ đơn kiện đòi hủy việc xác nhận ông Biden thắng cử ở nơi này do cáo giác có gian lận bầu cử. (V.Giang)

https://www.nguoi-viet.com/election-2020/tai-kiem-phieu-do-phia-trump-doi-tai-wisconsin-giup-tang-so-phieu-cua-biden/

‘Nội các’ Biden chuẩn bị kiểm soát ngược Big Tech

Triệu Hằng

Khi những gã khổng lồ công nghệ “chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực” từ Tổng thống Donald Trump cho “tổng thống tự phong” Joe Biden, thì có các dấu hiệu cho thấy “nội các” Biden đang chuẩn bị kiềm chế sức ảnh hưởng của họ.

Reuters đưa tin hôm 22/11, cố vấn hàng đầu chiến dịch Biden về công nghệ, một nhân viên kỳ cựu của Biden, Bruce Reed, có lịch sử ủng hộ các chính sách kiềm chế quyền lực của Big Tech, hay các tập đoàn công nghệ lớn ở Mỹ gồm Google, Amazon, Facebook và Apple.

Theo Reuters, Reed đã hỗ trợ trong các cuộc đàm phán giữa các nhà lập pháp và ngành công nghệ trong việc viết ra Đạo luật về Quyền riêng tư của người tiêu dùng California năm 2018, được thiết kế để kiểm soát bao nhiêu dữ liệu mà các công ty công nghệ được phép thu thập và bán thông tin người dùng mà họ không biết.

New York Times đưa tin ngày 10/11 rằng Reed đang lãnh đạo đội ngũ cố vấn công nghệ của Biden. Trong một tuyên bố với Reuters, chiến dịch Biden đã xác nhận Reed là cố vấn hàng đầu về chính sách công nghệ. Hiện vẫn chưa xác nhận được liệu Reed có nhận được một vị trí chính thức trong nội các Biden hay không, nhưng ông được kỳ vọng sẽ nắm giữ một “vai trò quan trọng”.

Theo Business Insider, Reed là giám đốc nhân sự của Biden từ năm 2011 đến năm 2013.

Bill Russo, một trong những quan chức báo chí hàng đầu của Biden trong tháng này cũng đã phát tín hiệu rằng Big Tech – và cụ thể là Facebook – có thể nằm trong tầm ngắm của ‘chính quyền’ Biden.

https://www.dkn.tv/the-gioi/noi-cac-biden-chuan-bi-kiem-soat-nguoc-big-tech.html

Tiến sĩ Fauci gợi ý sẵn sàng đóng một vai trò trong ‘chính quyền’ Biden

Triệu Hằng

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm quốc gia, một trong những thành viên nổi bật nhất trong hoạt động ứng phó đại dịch viêm phổi Vũ Hán của chính phủ cho biết ông sẵn sàng cho một “vai trò mở rộng” trong chính quyền Biden, theo Independent.

Tin tức trên được Independent đưa ra trong bối cảnh các phe cánh Đảng Dân chủ đang quyết liệt đấu đá tìm cách chen chân vào nội các Biden.

Ông Fauci đã giữ vai trò của mình trong 6 chính quyền tổng thống khác nhau. Những đánh giá đôi khi không rõ ràng của ông về phản ứng đối với dịch viêm phổi Vũ Hán ở Mỹ khiến ông mâu thuẫn với Tổng thống Trump.

Quan hệ giữa ông Fauci và Tổng thống Trump ngày càng xa cách trong nhiều tháng, với việc ông không được mời tham dự các cuộc họp với tổng thống.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tien-si-fauci-goi-y-san-sang-dong-mot-vai-tro-trong-chinh-quyen-biden.html

Các phe trong Đảng Dân chủ đang đấu đá quyết liệt để chen chân vào ‘chính quyền’ Biden

Triệu Hằng

Tờ Independent cho biết, hai nghị sĩ thiên tả Alexandria Ocasio-Cortez và Ilhan Omar đã ký một bản kiến nghị kêu gọi “Tổng thống truyền thông” Joe Biden không được bổ nhiệm ông Bruce Reed vào nội các.

Bà Ocasio-Cortez, đại diện cho khu dân biểu số 14 của New York và bà Omar, đại diện cho quận 5 của Minnesota, đang hỗ trợ các nỗ lực để ông Reed, cựu chánh văn phòng của ông Biden, bị loại khỏi “quy hoạch” vị trí lãnh đạo Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB).

Các báo cáo xuất hiện vào đầu tuần này cho thấy ông Reed, người từng phục vụ trong chính quyền Obama, là người đứng đầu danh sách những người có thể được ông Biden chọn làm người đứng đầu OMB. Nhưng các tổ chức vận động tranh cử và một số người cực tả của Đảng Dân chủ bao gồm hai nghị sĩ Ocasio-Cortez và Omar đang phản đối gay gắt kế hoạch này.

Họ nói ông Reed là một “diều hâu thâm hụt”, người chủ trì việc cắt giảm an sinh xã hội và chính sách Medicare dưới thời chính quyền Obama.

Sau khi có thông tin ông Reed là người có nhiều khả năng được Biden ưu ái, Tư pháp Dân chủ, một ủy ban hành động chính trị, đã đưa ra một bản kiến nghị kêu gọi nhóm chuyển tiếp Biden/Harris cần “ưu tiên những người đang làm việc, chứ không phải những kẻ gây thâm hụt ở Phố Wall”.

Căng thẳng giữa các phe phái của Đảng Dân chủ đã âm ỉ trong những tuần gần đây sau khi họ không thành công trong cuộc bầu cử Hạ viện, khi bên này đổ lỗi cho bên kia về việc để mất ghế cho các thành viên Đảng Cộng hòa.

Phe cực tả của Đảng Dân chủ cũng đang kêu gọi ông Biden phải bổ nhiệm một số đại diện của họ cho các vị trí trong nội các, vì cho rằng nếu không có sự ủng hộ của họ thì ông Biden không có ngày hôm nay.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-phe-trong-dang-dan-chu-dang-dau-da-quyet-liet-de-chen-chan-trong-chinh-quyen-biden.html

TT Trump chỉ ra sự thật ‘phũ phàng’ mà Biden phải đối mặt

Hải Lam

Trong một Tweet vào ngày 27/11, Tổng thống Trump đã chỉ ra sự “trớ trêu” mà ông Biden phải đối mặt. Đó là số người xem ứng viên Dân chủ phát biểu nhân Lễ Tạ ơn ở mức “thấp kỷ lục” trong khi ông lại được truyền thông thiên tả loan tin rằng đã “giành được 80 triệu phiếu” bầu của cử tri Mỹ.

“Phát biểu nhân dịp Lễ Tạ ơn của Biden chỉ được 1.000 lượt xem trực tuyến, mức thấp kỷ lục. Giới quan sát cho rằng một ứng viên giành được 80 triệu phiếu bầu [đáng lẽ] sẽ thu hút được thêm nhiều người xem trực tuyến. Các con số không nói dối hay tự cộng dồn”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter ngày 27/10.

Trước đó, cư dân mạng bình luận sôi nổi về bài diễn văn dịp Lễ Tạ ơn của Joe Biden khi ông chỉ thu hút được 1000 người xem trực tuyến, làm dấy lên nghi vấn liệu 80 triệu phiếu bầu được tính cho ứng viên Đảng Dân chủ này có phải là sự thật không.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-chi-ra-su-that-phu-phang-ma-biden-phai-doi-mat.html

Nevada: Nhiều thiếu sót bất thường trong đăng ký cử tri, còn dùng ‘Casino’ làm địa chỉ nhà

 Bình luậnDu Miên

Những dấu hiệu bất thường trong bản danh sách đăng ký cử tri ở Nevada có sự gia tăng đột biến không thể giải thích trong cuộc bầu cử năm nay, một nhà khoa học cho biết.

Trong một bản khai có tuyên thệ nộp ở Nevada, các thành viên đảng Cộng hòa đã trích dẫn phân tích từ một nhà khoa học dữ liệu để khẳng định, những dấu hiệu bất thường trong bản danh sách đăng ký cử tri ở bang này có sự gia tăng đột biến không thể giải thích trong cuộc bầu cử năm nay.

Nhà khoa học mà bản tuyên thệ đề cập đến là bà Dorothy Morgan. Bà cho biết đã phát hiện thấy sự gia tăng “kỳ lạ về mặt lịch sử” của những cử tri thiếu thông tin trong danh sách đăng ký cử tri của tiểu bang này. Những dấu hiệu đặt ra nghi vấn gồm có: cử tri không cung cấp giới tính và tuổi, dùng địa chỉ của sòng bạc và công viên RV để đăng ký làm “địa chỉ nhà hoặc địa chỉ nhận thư của mình”. Các vấn đề này đều xuất hiện ở Quận Quốc hội thứ 3, bao gồm phần lớn hạt Clark và thành phố Las Vegas.

Trích dẫn các cuộc bầu cử tổng thống khác như một điểm tham chiếu, nhà khoa học Morgan cho biết, có 68 cử tri đăng ký thiếu các dữ liệu quan trọng trong năm 2016. Nhưng vào năm 2020, có đến 13.372 trường hợp như vậy ở bang này.

Theo bản tuyên thệ, khoảng 74% các đăng ký không đầy đủ xảy ra từ tháng 7/2020 đến tháng 9/2020.

Trích dẫn theo bản tuyên thệ mà Washington Examiner thu được, nữ khoa học gia nhận định: “Cuộc điều tra này đã phát hiện ra hơn 13.000 cử tri có thông tin đăng ký cử tri không tiết lộ giới tính hoặc ngày sinh. Điều này không chỉ có nghĩa là chúng tôi không thể xác minh liệu những cử tri này có đủ tuổi để bỏ phiếu hay không, mà còn rất kỳ lạ về mặt lịch sử: Mặc dù người ta không trông đợi thông tin đăng ký cử tri phải hoàn hảo, nhưng điều rất lạ là [trước đó] có rất, rất ít những kiểu hồ sơ không hoàn thiện với thông tin khuyết thiếu hoặc không hợp lệ thế này, cho đến năm nay — khi có đến 13.372 hồ sơ như vậy”.

Bà Morgan nhấn mạnh những trường hợp với địa chỉ bất thường, khi người đăng ký cung cấp địa chỉ của các sòng bạc và công viên RV thay vì đưa ra địa chỉ thực.

Bà viết: “Tôi cũng đã xác định được hàng chục cử tri đã dùng địa chỉ tạm thời là công viên RV và sòng bạc làm địa chỉ nhà riêng hoặc địa chỉ nhận thư của mình”.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo trong ngày Lễ Tạ ơn, nhà khoa học Morgan nhận thấy những dữ liệu này rất “kỳ lạ”. Bà cho biết, “có rất nhiều người không có ngày sinh, tháng sinh, và giới tính thì không xác định”.

“[Điều] tôi thấy là, bạn đang chỉ có một ít người [ở trường hợp này các năm trước], rồi đột nhiên bạn lại có đến 13.000 người mắc lỗi đó vào năm 2020, và điều này thật là, điều đó không đúng”, bà Morgan nói thêm.

Nhà khoa học nhận định, những phát hiện của bà chỉ là vài vết xước trên bề mặt chứ chưa hề đi sâu vào nội tình bên trong của vấn đề.

Bà đã viết trong bản khai tuyên thệ rằng: “Dựa trên kết quả tôi đã tìm thấy trong khoảng thời gian giới hạn mà tôi phải phân tích tập dữ liệu này, tôi hy vọng sẽ tìm thấy những điểm kỳ lạ khác trong dữ liệu bầu cử khi tôi tiến hành phân tích thêm”.

Văn phòng Quốc vụ bang Nevada đã không trả lời yêu cầu bình luận hôm 27/11.

Dữ liệu bầu cử của bang Nevada cho thấy, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đang dẫn trước với hơn 30.000 phiếu bầu so với Tổng thống Donald Trump. Đầu tuần này, Tòa án tối cao của bang đã xác nhận chiến thắng của ông Biden.

Ngày 24/11, luật sư Jesse Binnall thuộc chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump ở Nevada tuyên bố sẽ chứng minh vấn nạn gian lận phiếu bầu đã xuất hiện ngập tràn ở tiểu bang này. Ông khẳng định, Donald Trump mới là người chiến thắng hợp pháp và giành được 6 phiếu bầu của Đại cử tri đoàn ở Nevada.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/nevada-nhieu-thieu-sot-bat-thuong-trong-dang-ky-cu-tri-con-dung-casino-lam-dia-chi-nha-108588.html

Cố vấn pháp lý Jenna Ellis của TT Trump liên tục bị hăm dọa

 Bình luậnDu Miên

“Tôi chỉ có một bình luận duy nhất: Cứ thử làm điều tồi tệ nhất của bạn đi. Tôi không bị đe dọa. Tôi sẽ không lùi bước. Sứ mệnh của tôi là Sự thật, Chúa của tôi là Đức Chúa Jesus Christ, và khách hàng của tôi là Tổng thống Hoa Kỳ”, luật sư Jenna Ellis tuyên bố.

Nữ cố vấn pháp lý cấp cao Jenna Ellis của Tổng thống Donald Trump cho biết, trong những ngày gần đây, cô đã phải nhận “hàng trăm” lời đe dọa, trong đó có cả các cuộc điện thoại nặc danh.

Trong một cuộc phỏng vấn với Breitbart, luật sư Ellis khẳng định đã nhận được “hàng trăm [tin nhắn trực tiếp] và thông điệp, v.v., để đe dọa [cô]”.

Cô nói: “Hôm nay, một phóng viên CNN đã nhắn tin cáo buộc tôi về việc giấy phép hành nghề luật sư của tôi đã bị mất hiệu lực”. Thậm chí, cô còn nhận được “một số cuộc gọi nặc danh vào [số] di động… hàng chục lần từ nửa đêm đến 4 giờ sáng [như thể muốn] làm nổ tung điện thoại của [cô] và [họ còn] cố gắng vượt qua lệnh [đừng làm phiền trên điện thoại]”.

Nữ luật sư đã gửi kèm ảnh chụp màn hình một đoạn tin nhắn từ một người không rõ danh tính với nội dung: “Cô là lý do khiến người ta khinh thường nhân tính”, và “Cô đáng bị [sic] cưỡng hiếp”. Trước đó, cũng chính người này nói rằng họ “rất muốn gặp để tán gẫu… đã lâu rồi”, trước khi gửi tiếp những tin nhắn xúc phạm bên trên.

Trao đổi với The Epoch Times, cố vấn Ellis khẳng định không biết người đó là ai, và nói thêm rằng cô đã báo cáo các tin nhắn này “cho nhóm bảo mật của chúng tôi”.

Một người dùng Twitter đã viết bài post nói rằng: “Jenna Ellis là thành viên của Hiệp hội Luật sư Colorado. Đây là nơi bạn có thể khiếu nại về cô ấy”, rồi gửi kèm một liên kết đến trang web của Tòa án Tối cao Colorado.

Đầu tuần này, luật sư Ellis đã ghi nhận những lời đe dọa trên trang Twitter của mình, và cho biết: “Tôi tiếp tục nhận được hàng loạt những lời hăm dọa và cáo buộc sai trái từ phe đảng Dân chủ và các nhà hoạt động [tự xưng] là ‘phóng viên’”.

Cô tiếp tục: “Tôi chỉ có một bình luận duy nhất: Cứ thử làm điều tồi tệ nhất của bạn đi. Tôi không [sợ] bị đe dọa. Tôi sẽ không lùi bước. Sứ mệnh của tôi là [tìm ra] Sự thật, Chúa của tôi là Đức Chúa Jesus Christ, và thân chủ của tôi là Tổng thống Hoa Kỳ”.

Trong một cuộc điện đàm với các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Pennsylvania hôm 25/11, Tổng thống Trump đã lên tiếng về các chiến dịch quấy nhiễu chống lại đảng Cộng hòa và những người ủng hộ ông.

Ông nhấn mạnh: “Nếu bạn là một quan sát viên bầu cử ​​của đảng Cộng hòa, bạn sẽ bị đối xử như một con chó. Những quan sát viên bầu cử của chúng tôi đã bị đẩy ra khỏi tòa nhà… đừng để bị những người này đe dọa”.

Ông cũng đề cập đến các mối đe dọa và chiến dịch gây áp lực chống lại đội ngũ pháp lý của mình.

Một số luật sư đã phải xin rút lui khỏi tư cách đại diện cho Tổng thống Trump ở Pennsylvania, vì liên tục bị quấy nhiễu. Nữ luật sư Linda Kerns đã phải tham gia chương trình bảo vệ đặc biệt của liên bang Hoa Kỳ do nhận phải lời “đe dọa gây tổn hại”. Lời đe dọa này đến từ một nhân viên thuộc một công ty luật khác – đại diện cho Thư ký trưởng Kathy Boockvar của bang Pennsylvania – khi người này hăm dọa bà qua điện thoại.

Vào ngày 24/11, thành viên Norman Shinkle của Hội đồng Kiểm phiếu Độc lập thuộc đảng Cộng hòa đã không bỏ phiếu để xác nhận kết quả bầu cử của bang Michigan, khi Hội đồng này dự định xác nhận chiến thằng của ứng viên đảng viên Dân chủ Joe Biden. Ông cho biết cả ông và gia đình đều nhận được những lời đe dọa đến tính mạng.

Ông khẳng định, có “toàn bộ một chuỗi các cuộc gọi nặc danh đe dọa gia đình tôi và tôi, và có từ 20 đến 30 người biểu tình trên bãi cỏ trước nhà tôi vào tối thứ Bảy (21/11)”. Nếu tính tổng cộng, ông Shinkle đã nhận được hơn 40 cuộc điện thoại và 7.000 email kêu gọi – và cả đe dọa – để buộc ông xác nhận kết quả.

Nhận định về chiến dịch quấy nhiễu này, ông cho biết nó “rất có thể được tổ chức bởi đảng Dân chủ và các liên đoàn lao động của tiểu bang”.

Ông tuyên bố: “Với những [lời đe dọa] có nhắc đến vợ và con tôi, hoặc nói rằng ‘Chúng tôi biết bạn sống ở đâu’, tôi đã chuyển cho cảnh sát”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/co-van-phap-ly-jenna-ellis-cua-tt-trump-lien-tuc-bi-ham-doa-108511.html

Thẩm phán Venezuela kết án, bỏ tù 6 giám đốc điều hành dầu mỏ Mỹ

Sáu giám đốc điều hành công ty dầu mỏ của Mỹ bị giam cầm trong ba năm tại Venezuela vừa bị một thẩm phán kết tội tham nhũng hôm 26/11, và lập tức bị tuyên án tù, phá tan niềm hy vọng họ sẽ được nhanh chóng trả tự do để đoàn tụ với gia đình ở Hoa Kỳ.

Một số người thân của họ đã chuẩn bị tinh thần để nhận tin xấu, đến với họ vào tối ngày Lễ Tạ ơn.

Alirio Rafael Zambrano, người anh em trai của hai người trong nhóm, nói hai người thân của ông “rõ ràng là hoàn toàn vô tội” và là nạn nhân của “nạn khủng bố tư pháp”. Ông nói không có bằng chứng nào trong vụ án khả dĩ có thể hỗ trợ cho phán quyết có tội.

Ông Zambrano nói qua một tin nhắn điện thoại từ New Jersey:

“Gia đình chúng tôi rất đau lòng khi phải xa cách những người thân yêu thêm một thời gian nữa. Chúng tôi cầu nguyện các nhà lãnh đạo đất nước chúng ta sẽ đứng lên, và đấu tranh không ngừng để họ được trả tự do và có nhân quyền”.

Luật sư María Alejandra Poleo, đại diện cho ba người trong nhóm, nói rằng vụ án này hoàn toàn “không có bằng chứng”.

“Tất nhiên, chúng tôi sẽ kháng cáo để lật ngược phán quyết đó”, luật sư Poleo nói.

Những người được gọi chung là nhóm “Citgo 6” là nhân viên của công ty lọc dầu Citgo có trụ sở tại Houston, thuộc quyền sở hữu của công ty dầu khí nhà nước Venezuela, PDVSA.

Ba năm trước đây, họ bị lừa tới Venezuela dự một cuộc họp và bị bắt về tội danh tham nhũng.

Vụ bắt giữ 6 người đã phát động một cuộc thanh trừng trong PDVSA do Tổng thống Nicolás Maduro tiến hành vào một thời điểm khi mà quan hệ giữa Caracas và Washington đang rạn nứt trong bối cảnh Venezuela rơi vào khủng hoảng kinh tế và xã hội.

Năm người trong nhóm Citgo 6 bị kết án 8 năm 10 tháng tù, trong khi người còn lại nhận bản án tù 13 năm.

Luật sư bào chữa Jesus Loreto cho biết năm người có án tù ngắn hơn có thể được tạm tha trong vài năm.

Tòa án Công lý Tối cao Venezuela loan báo phán quyết kết tội và các án tù, nhưng không bình luận về phán quyết của tòa.

Một người trong nhóm, Tomeu Vadell, đã gửi một bức thư viết từ nhà tù ở Caracas trước khi có phán quyết, thư này được cung cấp độc quyền cho hãng tin AP, trong đó ông Vadell nói ông hy vọng sẽ có một phiên tòa công bằng để ông được trả tự do, khôi phục lại danh dự, và về nước đoàn tụ cùng gia đình ở Hoa Kỳ.

Bất chấp hoàn cảnh, ông Vadell vẫn nuôi hy vọng.

“Trong suốt phiên tòa, sự thật đã được trưng ra và không thể phủ nhận”, Vadell viết trong bức thư viết tay dài 4 trang. “Nó chứng tỏ rằng tôi vô tội”.

Ông Vadell nói điều đặc biệt đau buồn là phải xa cách gia đình trong mùa Lễ Tạ Ơn, xa vợ, xa 3 người con đã trưởng thành và đứa cháu nội trai mà ông chưa từng được ôm vào lòng.

Đây là lần đầu tiên ông Vadell, hoặc bất cứ người nào trong nhóm Citgo 6, lên tiếng công khai từ khi bị bắt giữ và kệt tội trong cái gọi là “kế hoạch tham nhũng quy mô”. Ông bị giam cầm tại El Helicoide, một nhà tù khét tiếng đáng sợ ở Caracas.

Cùng bị kết tội với ông gồm: Gustavo Cárdenas, Jorge Toledo, hai anh em Jose Luis Zambrano và Alirio Zambrano, tất cả đều là công dân Mỹ. Riêng Jose Pereira, một thường trú nhân, là người bị kết án tù lâu năm nhất.

Tất cả đều tuyên bố họ vô tội.

https://www.voatiengviet.com/a/tham-phan-venezuela-ket-an-bo-tu-6-giam-doc-dau-mo-my/5679126.html

Hoài nghi về vaccine COVID-19 của công ty AstraZeneca

Tin từ London, Anh Quốc – Vài ngày sau khi gây xôn xao dư luận với phát ngôn “vaccine COVID-19 cho thế giới”, công ty AstraZeneca đang phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa về tỷ lệ hiệu quả của vaccine. Một số nhà khoa học đã nghi ngờ hiệu quả 90% từ một thí nghiệm với số lượng ít tình nguyện viên.Các tình nguyện viên phụ này được tiêm nửa liều, sau đó được tiêm một liều đầy đủ.

Giáo sư y học thực nghiệm tại Đại học Hoàng gia London, ông Peter Openshaw cho biết mọi người phải đợi dữ kiện đầy đủ và chờ các cơ quan quản trị xem xét kết quả.

Công ty dược tại Anh, AstraZeneca cho biết hôm thứ Hai (23/11) rằng vaccine thử nghiệm của họ được phát triển bởi Đại học Oxford, đã ngăn ngừa trung bình 70% số ca mắc COVID-19 trong các thử nghiệm giai đoạn cuối ở Anh và Brazil. Tuy nhiên, sự lo lắng nằm ở kết quả phân tích cho biết chỉ có hơn 2,700 tình nguyện viên đạt hiệu quả 90% . So với nhóm phụ đạt 90% hiệu quả, thử nghiệm tiêm 2 liều đầy đủ chỉ đạt hiệu quả 62%, nhưng vẫn cao hơn mức 50% mà Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) yêu cầu.

Cơ quan Quản trị dược phẩm Châu Âu (EDA) cho biết sẽ không đặt ra mức hiệu quả tối thiểu cho các loại vaccine COVID-19. Nhiều nhà khoa học cho rằng kỹ thuật phân tích này có thể gây ra sự sai lệch. Một số chuyên gia cho rằng điều này có thể cản trở cơ hội vaccine của công ty được cấp phép nhanh chóng từ Hoa Kỳ và EU. Đại học Oxford đã từ chối yêu cầu bình luận. Hiện FDA chưa đưa ra bình luận về kết quả thử nghiệm vaccine của AstraZeneca.

Hôm thứ Năm (26/11), EDA cho biết sẽ “đánh giá dữ kiện về hiệu quả và độ an toàn của vaccine này trong những tuần tới. Những lo lắng trên đã làm cổ phiếu AstraZeneca chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4 vào hôm thứ Năm, giảm 7% kể từ khi công ty công bố kết quả vào hôm thứ Hai.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoai-nghi-ve-vaccine-covid-19-cua-cong-ty-astrazeneca/

WHO: Chưa có cơ sở khẳng định Covid-19 từ ngoài nhập vào Trung Quốc

Trọng Thành

Chính quyền Bắc Kinh tiếp tục tìm cách giảm nhẹ vai trò của Trung Quốc trong việc để đại dịch Covid-19 bùng lên khắp thế giới, với luận điểm virus gây bệnh đến trước hết là từ nước ngoài. Hôm qua, 27/11/2020, một lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng bác bỏ luận điểm đó.

Một ngày sau khi truyền thông Trung Quốc đồng loạt loan tin về khả năng virus gây đại dịch Covid-19 đến từ nước ngoài, trước khi xuất hiện tại Vũ Hán, chủ yếu thông qua con đường bao bì thực phẩm đông lạnh, hôm qua, bác sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành các chiến dịch khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, khẳng định : hiện tại WHO không có bằng chứng nào để kết luận virus corona chủng mới xuất phát từ bên ngoài Trung Quốc, và phát hiện chính thức đầu tiên về virus này, cho đến nay, là tại một chợ thực phẩm ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, hồi cuối tháng 12, năm ngoái.

Theo Reuters, trong cuộc họp báo qua mạng từ Genève, bác sĩ Mike Ryan nhấn mạnh: « từ quan điểm y tế công cộng, cần phải tiến hành điều tra nguồn gốc dịch bệnh, nơi xuất hiện các ca bệnh đầu tiên ». Theo ông, các bằng chứng phát hiện được tại Vũ Hán có thể sẽ cho phép lần tới các manh mối khác. Bác sĩ Mike Ryan nhắc lại là WHO có ý định cử các nhà nghiên cứu tới chợ thực phẩm Vũ Hán để điều tra về nguồn gốc của virus corona gây bệnh Covid-19.

Đại dịch Covid-19 từ Vũ Hán lan khắp thế giới, khiến nền kinh tế toàn cầu điêu đứng. Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc đã che giấu thông tin, phản ứng chậm trễ, để lỡ mất vài tuần lễ quý báu đầu tiên, khiến cộng đồng quốc tế trở tay không kịp. Cho dù Bắc Kinh đã ra lệnh phong tỏa Vũ Hán kể từ tuần cuối tháng 1/2020, để cô lập vùng dịch, nỗ lực này được coi là không đủ để ngăn chặn đại dịch, khiến ít nhất 1,5 triệu người chết cho đến nay, và hơn 60 triệu người dương tính với virus trên toàn cầu.

Ngày 18/05/2020, theo yêu cầu của hơn 120 quốc gia thành viên của định chế y tế của Liên Hiệp Quốc, WHO có trách nhiệm tiến hành « điều tra độc lập » về nguồn gốc đại dịch, để rút ra các bài học cho tương lai. Tuy nhiên, cuộc điều tra có vẻ như không dễ dàng được tổ chức. Ngày 30/10/2020, tức hơn 5 tháng sau quyết định của các quốc gia thành viên, theo báo chí Trung Quốc, chuyên gia của WHO mới có cuộc thảo luận qua mạng với đồng nghiệp Trung Quốc về việc khởi động cuộc điều tra. 

Trong lúc điều tra trên thực địa tại Vũ Hán vẫn chưa được tiến hành, trong tháng 11/2020 này, chính quyền Trung Quốc dường như có nhiều nỗ lực nhằm kéo sự chú ý của công luận sang hướng khác, theo Sari Arho Havren, chuyên gia về Trung Quốc, người Phần Lan, làm việc tại Bruxelles và Hồng Kông. Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 17/11, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố một số công trình nghiên cứu mới đây cho thấy nguồn gốc của virus của bệnh Covid-19 là một « vấn đề khoa học phức tạp ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201128-who-ch%C6%B0a-c%C3%B3-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-covid-19-t%E1%BB%AB-ngo%C3%A0i-nh%E1%BA%ADp-v%C3%A0o-trung-qu%E1%BB%91c

Anh: Kỳ nghỉ Giáng sinh có thể dẫn đến làn sóng COVID-19 lần thứ 3?

 Bình luậnMai Trang

Một thành viên trong nhóm tư vấn khoa học cho các trường hợp khẩn cấp (SAGE) của chính phủ Anh nói rằng việc thủ tướng Boris Johnson nới lỏng một vài ngày trong Giáng sinh sẽ như “lửa đổ thêm dầu”…

Chính phủ Anh đã mất 2 tháng để cân nhắc liệu các gia đình có được phép tụ họp trong dịp Giáng sinh hay không. Cuối cùng, thủ tướng Boris Johnson đã ra thông báo cho phép tối đa 3 hộ gia đình có thể cùng đón Giáng sinh từ ngày 23 đến 27/12.

Bên cạnh đó, vào tối thứ Ba (24/11), chính phủ Anh đã ban hành một tài liệu dài 2.500 từ về các quy định chung khi các hộ gia đình cùng đón Giáng sinh với nhau:

Bạn chỉ có thể ở trong một nhóm gia đình đón Giáng sinh;

Bạn không thể thay đổi nhóm gia đình đón Giáng sinh của bạn;

Bạn không thể gặp ai khác tại nhà riêng nếu người đó không thuộc nhóm gia đình đón Giáng sinh của bạn;

Nhóm gia đình đón Giáng sinh của bạn không được chỉ được làm tại nhà của một gia đình trong nhóm.

Trước sự nới lỏng của chính phủ, Giáo sư Andrew Hayward của SAGE đã nói trên đài BBC rằng:

“Hậu quả những gì điều này sẽ đổ thêm dầu vào ngọn lửa COVID. Tôi nghĩ rằng nó chắc chắn sẽ dẫn đến tăng khả năng lây bệnh. Nó có khả năng dẫn đến một làn sóng lây nhiễm thứ ba. Các bệnh viện sẽ tràn ngập bệnh nhân và xảy ra nhiều ca tử vong không đáng có”.

Ông cũng chỉ ra viễn cảnh “những người trẻ tuổi” sẽ tiếp xúc “hàng giờ” với người thân lớn tuổi, chứ không còn chỉ là hằng ngày nữa”. Ông gọi đó là “công thức gây tiếc nuối cho nhiều gia đình”.

Tuy nhiên, thực trạng cho người cao tuổi trở nên yếu đi về cả tinh thần và thể chất khi bị cô lập. Gia đình bà Marion Panzica, 82 tuổi, cho biết bà đã rất chán nản khi bị mắc kẹt trong nhà riêng, nơi bà chỉ được trò chuyện với người thân qua cửa sổ đóng kín và chỉ trong một thời gian ngắn qua cửa sổ đóng kín.

Con gái Lisa Cowan của bà nói với Manchester Evening News rằng: “Tất cả những gì tôi muốn là cả gia đình được quây quần bên nhau và để mẹ tôi được hạnh phúc. Mẹ tôi không được trò chuyện và không cảm thấy vui vẻ. Không phải COVID sẽ giết bà, mà chính là sự cô đơn khi bà không được gặp gia đình của mình”.

“Đây có thể là Giáng sinh cuối cùng của bà. Nếu Chính phủ không sắp xếp được, chúng tôi cũng sẽ đưa bà đi – dù nếu điều đó có nghĩa là tôi sẽ phải ngồi tù” – Cô nhấn mạnh khi ngày lễ truyền thống sắp đến trong gần một tháng tới.

Mai Trang

– Theo Breibart.

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/anh-ky-nghi-giang-sinh-co-the-dan-den-lan-song-covid-19-lan-thu-3-108860.html

Pháp : Tạm giữ để điều tra bốn cảnh sát đánh đập một người da đen

Trọng Thành

Bạo lực cảnh sát đang trở thành một chủ đề nóng bỏng tại Pháp. Hôm qua, 27/11/2020, bốn cảnh sát đánh đập một nhà sản xuất âm nhạc người da đen tại quận 17, Paris, đã bị tạm giữ để điều tra. Tổng thống Pháp đã lên tiếng, xem đây là một điều gây « hổ thẹn ».

Cơ quan công tố cho hãng tin AFP biết là tư pháp đã mở điều tra ngay từ hôm thứ Ba, 24/11, tức bốn ngày sau khi vụ việc xảy ra, trước khi các hình ảnh cảnh sát hành hung được phổ biến trên các mạng xã hội ngày 26/11, gây phẫn nộ trong công luận. Cuộc điều tra nhắm vào các đương sự vì tội « bạo lực cố ý từ phía nhân viên công lực », cũng như về tội « kỳ thị chủng tộc ». Bốn cảnh sát hiện đang bị tạm giữ tại trụ sở của Tổng thanh tra Cảnh sát Quốc gia (IGPN), phụ trách việc giám sát các hoạt động của cảnh sát.

Sau nhiều ngày giữ im lặng, hôm qua, tổng thống Emmanuel Macron đã lên án các hành động « khiến chúng ta phải hổ thẹn ». Tổng thống Pháp yêu cầu chính phủ đưa ra các đề xuất để chống lại « các hình thức kỳ thị » và đòi hỏi lực lượng cảnh sát phải hành xử một cách « mẫu mực ».

Nạn nhân của vụ hành hung là nhà sản xuất âm nhạc Michel Zecler, 41 tuổi, rất nổi tiếng trong giới nhạc hip-hop tại Pháp. Trên các mạng xã hội, đoạn video đầu tiên được trang Loopsider phổ biến, đã được 11 triệu người xem, cho thấy ông Michel Zecler bị nhiều nhân viên cảnh sát – trong đó có ít nhất một người mặc thường phục – đánh đập trong nhiều phút đồng hồ, ở cửa vào phòng thu của ông ở Paris. Đoạn video thứ hai, cũng do trang mạng này công bố, cho thấy nhà sản xuất âm nhạc, bị đánh ở bên ngoài tòa nhà, ngay trước mặt nhiều cảnh sát đến tăng viện, nhưng không một ai can thiệp. 

Vụ bạo lực cảnh sát nói trên không phải là đơn lẻ. Việc cảnh sát dùng vũ lực giải tán một điểm cư trú bất hợp pháp của người tị nạn hồi đầu tuần này cũng đã gây phẫn nộ. Nhiều đoạn video cho thấy một phóng viên bị cảnh sát đánh, một thanh tra cảnh sát « ngáng chân » một người tị nạn. Bộ trưởng Nội Vụ Gerald Damanin thừa nhận đây là hành vi « sử dụng vũ lực không tương xứng », và đã yêu cầu Hội đồng kỷ luật ngành cảnh sát sớm có biện pháp với các đương sự.

Bạo lực cảnh sát gây phẫn nộ trong công luận Pháp trong bối cảnh dự luật « An ninh toàn diện » do chính phủ đệ trình lên Quốc Hội bị phản đối mạnh, đặc biệt với điều khoản 24, hạn chế việc « truyền tải các hình ảnh về cảnh sát » khi thi hành công vụ. Báo giới lên án luật này xâm phạm tự do ngôn luận, đi ngược lại với luật tự do báo chí tại Pháp, có từ năm 1881. Hôm nay sẽ có hàng chục cuộc biểu tình ở khắp nước Pháp phản đối dự luật “An ninh toàn diện”

Chính phủ đang  tìm cách giảm căng thẳng. Hôm thứ Năm, 26/11, thủ tướng Jean Castex đã đề xuất một ủy ban độc lập soạn thảo lại điều 24 vốn bị phản đối dữ dội này. Tuy nhiên, đề nghị của thủ tướng ngay sau đó đã bị chủ tịch Hạ Viện Richard Ferrand (đảng cầm quyền) và chủ tịch Thượng Viện Gérard Larcher (đảng đối lập cánh hữu LR), bác bỏ.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201128-ph%C3%A1p-t%E1%BA%A1m-gi%E1%BB%AF-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-b%E1%BB%91n-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-%C4%91%C3%A1nh-%C4%91%E1%BA%ADp-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-da-%C4%91en

Covid-19 : Pháp bước vào ngày đầu nới lỏng phong tỏa đợt 2

Thu Hằng

Ngày 28/11/2020, tại Pháp, các cửa hàng « không thiết yếu » được mở cửa trở lại, trừ nhà hàng, quán bar, nhưng phải tuân thủ những quy định phòng dịch nghiêm ngặt hơn. Một số biện pháp nới lỏng phong tỏa bắt đầu có hiệu lực, trong bối cảnh các chỉ số về dịch virus corona có chiều hướng tích cực, trừ số ca tử vong.

Theo báo cáo hàng ngày được công bố vào tối 27/11, trong vòng 24 giờ, Pháp có thêm 396 ca tử vong và 12.459 ca nhiễm mới. Tuy nhiên, số bệnh nhân Covid-19 được điều trị hồi sức đã giảm xuống dưới ngưỡng 4.000, cụ thể là chỉ còn 3.883 ca (chiếm 76,5% số giường). Chỉ số lây nhiễm (R) đã xuống còn 0,56, có nghĩa là một ca Covid-19 hiện chỉ lây cho 0,56 người.

Những dấu hiệu tích cực này cho thấy khả năng dịch đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, chính phủ tiếp tục thận trọng, đặc biệt kể từ ngày 28/11, ngày đầu nới lỏng phong tỏa lần thứ hai. Các cửa hàng « không thiết yếu » được phép mở cửa trở lại cho đến 21 giờ hàng ngày, để phục vụ cho dịp lễ cuối năm, nhưng phải tuân thủ chặt chẽ « bộ quy tắc dịch tễ tăng cường » : phải dành không gian 8m2/khách hàng, thay vì 4m2 như trước đây.  

Tương tự, cửa hàng không thiết yếu và trung tâm thương mại được mở cửa trở lại tại nhiều nước châu Âu như Ba Lan, Bỉ, Đức, Luxembourg, Hà Lan, thêm ba vùng tại Ý… Theo thống kê của AFP, đã có hơn 400.000 người chết vì Covid-19 tại châu Âu, tính đến ngày 28/11. Đức đã vượt ngưỡng 1 triệu ca nhiễm và đang khẩn trương hoàn thiện nhà kho trữ vac-xin ngừa Covid-19 và công tác hậu cần phân phối.

Hoa Kỳ : Kỷ lục số ca nhiễm mới trong nhiều ngày

Trái với châu Âu giảm nhẹ phong tỏa, nhiều bang ở Hoa Kỳ bắt đầu thắt chặt các biện pháp hạn chế, đặc biệt vào kỳ nghỉ Lễ Tạ Ơn, trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng, cụ thể là đã có thêm 193.384 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ và 1.428 ca tử vong, theo thống kê tối 27/11. Tính từ đầu mùa dịch, tại Mỹ đã có gần 13,5 triệu ca nhiễm và 271.030 người chết vì Covid-19.

PUBLICITÉ

Số ca nhiễm mới không ngừng tăng trong những ngày gần đây đã làm giảm số người chờ trước các cửa hàng trong đợt bán hàng hạ giá Black Friday. Sau khi đóng cửa hàng quán, rạp chiếu phim, thành phố Los Angeles ra thêm lệnh cấm tụ tập (trừ nghi lễ tôn giáo, tuần hành) trong vòng ba tuần, kể từ thứ Hai 30/11.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201128-covid-19-ph%C3%A1p-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%A0o-ng%C3%A0y-%C4%91%E1%BA%A7u-n%E1%BB%9Bi-l%E1%BB%8Fng-phong-t%E1%BB%8Fa-%C4%91%E1%BB%A3t-2

Chính phủ Pháp lúng túng trước bạo lực cảnh sát

Thanh Hà

Bạo lực của cảnh sát đặt chính phủ Pháp vào thế khó xử; Thần tượng bóng đá Maradona ra đi, Cuba mất đi một người bạn trung thành; Ngành hàng không thế giới siết chặt các biện pháp săn lùng virus corona. Tạp chí của RFI hôm nay đưa quý thính giả đi một vòng thế giới với điểm xuất hành là thủ đô Paris.

Trong một tuần lễ, hình ảnh của cảnh sát Pháp tuột dốc không phanh. Thủ tướng Jean Castex, rồi bộ trưởng Nội Vụ Gérald Darmanin thay phiên nhau phát biểu trên đài truyền hình, giải thích về những vụ cảnh sát sử dụng vũ lực quá đáng.

Dồn dập ba vụ tai tiếng trong tuần

Vụ một nhà báo bị tạm giam trong đêm 24/11/2020 khi đi làm phóng sự về một cuộc biểu tình chống hạn chế quyền tự do báo chí chưa dứt, thì đến lượt hình ảnh người nhập cư bị cảnh sát đánh đập trong chiến dịch tháo dỡ lều trại của những con người khốn khổ này ở Quảng Trường Cộng Hòa ( Place de la République ) trong đêm Thứ Hai 23/11/2020 khiến dư luận càng công phẫn. Từ chính giới cho đến các nhà bảo vệ nhân quyền đều lên án cảnh sát Pháp tự cho mình cái quyền đứng trên pháp luật.

Hai vụ tai tiếng nói trên diễn ra vào lúc Hạ Viện Pháp vừa thông qua dự luật « an ninh toàn diện » có nguy cơ đe dọa quyền tự do thông tin. Chính phủ chưa dập tắt được « các đám cháy » này thì đã bị lôi vào vòng xoáy của một vụ tai tiếng thứ ba : trong ngày 26/11/2020, một đoạn video đã được phát tán rộng rãi, có ít nhất 12 triệu lượt người xem, cho thấy một người da đen bị bốn viên cảnh sát da trắng bao vây, đánh hội đồng không thương tiếc trong nhiều phút đồng hồ. Nạn nhân là một nhà sản xuất âm nhạc, bị cảnh sát tấn công ngay trước phòng thu âm. May mắn thay cho anh ta là vụ việc xảy ra tại nơi có trang bị camera, tất cả đã được thu vào ống kính.

Những hình ảnh này khiến công luận liên tưởng đến vụ người Mỹ da đen George Floyd bị ghì cổ đến chết ở Minneapolis hồi tháng 5/2020. Vụ cuối cùng này nghiêm trọng đến nỗi chính phủ và đảng cầm quyền phải xử lý cấp bách, nghiêm ngặt trừng trị những viên cảnh sát lạm quyền trước khi hồ sơ nhạy cảm này trở thành một « quả bom nổ chậm, với những tác động vuột khỏi tầm kiểm soát ».

Nhưng không chỉ có chính giới hay các nhà bảo vệ nhân quyền rúng động trước những vụ bạo hành liên tiếp của cảnh sát Pháp. Giới thể thao Pháp, đặc biệt là những ngôi sao bóng đá, vốn rất ít khi dấn thân, nay đã buộc phải lên tiếng.  

Kylian Mbappé, tiền đạo đội tuyển quốc gia Pháp và ngôi sao sáng của Paris Saint Germain, trên mạng Intagram, lên án một vụ bạo hành « không thể chấp nhận được », trước khi kết luận : « Nước Pháp của tôi có những giá trị và nguyên tắc và luật lệ. Phải chấm dứt nạn kỳ thị ». Trước đó một gương mặt quen thuộc khác trong làng bóng thế giới là Antoine Griezmann viết trên Twitter: « Đau đớn cho nước Pháp của tôi ». Vô địch bóng đá thế giới 2018, cầu thủ Samuel Umtiti, chia sẻ đoạn video cho thấy một nhà sản xuất nhạc da đen bị cảnh sát thẳng tay đánh đập bên dưới là hàng chữ « Con người có thể có những hành động phi nhân bản ».

Trong làng bóng rổ, ngôi sao Pháp Rudy Gobert, chơi trong giải quốc gia nhà nghề NBA của Mỹ, cho rằng báo giới phải được tự do tác nghiệp, được quyền thu hình cảnh sát khi họ thi hành công vụ để « có những hình ảnh tốt đẹp về những người làm việc tốt ». Ngược lại những kẻ ném đá giấu tay, cho dù là cảnh sát, cũng không thể đứng trên pháp luật.

Giới phân tích cho rằng, tới nay rất ít ngôi sao trong làng thể thao Pháp lên tiếng về nạn kỳ thị hay những bất công xã hội. Lần này việc những tên tuổi hàng đầu dấn thân là một dấu hiệu cho thấy « tương tự như ở Mỹ, những chủ đề liên quan đến xã hội không còn là điều cấm kỵ ».

Vua bóng đá Maradona và Fidel Castro chết cùng ngày

Sự kiện thể thao nổi bật trong tuần là tin cầu thủ Diego Maradona qua đời. Không chỉ có Achentina thương tiếc ông vua sân cỏ này, mà Cuba cũng vừa mất đi một người bạn lớn, bởi Maradona ra đi đúng vào ngày giỗ lần thứ tư của lãnh tụ Fidel Castro và sinh thời hai nhân vật này rất quý mến nhau, như giải thích của thông tín viên Domitille Piron từ thủ đô La Habana :

 « Ngày 25 tháng 11 năm nay, Cuba có đến hai chuyện buồn, theo như tuyên bố của chủ tịch Miguel Diaz Canel. ‘Bốn năm trước Fidel Castro tạ thế. Giờ đây đến lượt Maradona ra đi’. Chủ tịch Cuba tỏ lòng thương tiếc ‘một người bạn trung thực và một thiên tài của làng bóng đá’.

Quả thực là Maradona đã rất gắn bó với Cuba. Trước hết tình bạn suốt nhiều năm giữa huyền thoại Achentina này với cố lãnh đạo Cuba. Maradona thực sự ngưỡng mộ ông Fidel Castro, người mà cầu thủ bóng đá này mệnh danh là ‘lãnh đạo của một đội ngũ các chính trị gia trên thế giới’. Đây là một sự gắn bó hai chiều. Vị cha đẻ cuộc cách mạng Cuba cũng rất quý mến danh thủ Maradona, bởi anh đã lên đến đỉnh cao danh vọng từ hai bàn tay trắng và nhất là vì Diego Maradona đã đấu tranh vì công bằng trong thế giới thể thao.

Năm 2005, trong một cuộc trả lời phỏng vấn cùng với cầu thủ người Achentina, Fidel Castro đã trực tiếp nói với Maradona rằng ‘Tôi biết cậu rất yêu mến Cuba. Cậu luôn là một người bạn và không bao giờ ân hận về điều đó. Cậu không bao giờ yếu đuối và đó là điều tôi rất trân trọng’. Do Maradona nghiện ngập, nên Cuba chiếm một vị trí rất quan trọng trong cuộc đời của anh. Đáp lời Castro, anh nói: ‘Khi cánh cửa của những trung tâm cai nghiện ngay trên xứ tôi đã đóng chặt, thì Fidel là người mở ra cho tôi những cánh cổng của Cuba. Tại đây, tôi đã nhận được tình yêu, rất nhiều tình yêu trong cơn hoạn nạn và đau ốm’.

Thần tượng bóng đá đã sống 4 năm tại Cuba. Maradona đến đây để điều trị và cai nghiện. Tại thành phố Holgiun chẳng hạn, ngay tại trung tâm del Cocal, ngôi sao của làng bóng thế giới này đã được chăm sóc rất chu đáo với cái giá rẻ chỉ bằng ¼ so với ở những nơi khác tại châu Mỹ ».

Hàng không Trung Quốc và cuộc săn lùng virus corona

Thế giới vẫn chưa thoát khỏi tai ương Covid-19. Tại Trung Quốc, hôm Thứ Ba 24/11/2020, hơn 500 chuyến bay đã bị hủy tại phi trường quốc tế Thượng Hải ,do phát hiện nhiều nhân viên của sân bay dương tính với virus corona. Thượng Hải, với 24 triệu dân, được mệnh danh là lá phổi kinh tế của Trung Quốc. Là điểm mà đại dịch xuất phát, Trung Quốc đã ban hành những biện pháp khắt khe nhất  thế giới để kiểm soát đà lây lan của virus corona.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh tường trình :

« Máy bay bị chôn chân trên mặt đất, một số chuyến bay đã phải chuyển hướng, hai tuần sau khi các biện pháp chống dịch tại các phi trường có hiệu lực. Vào chiều tối Chủ Nhật, cảnh tượng xô đẩy, rối loạn được trông thấy trên mạng xã hội với những đoạn video cho thấy một nhóm nhân viên của sân bay gạt một toán người mặc quần áo bảo hộ y tế từ đầu đến chân.

Người ta sợ bị cách ly sau khi chiến dịch xét nghiệm quy mô được khởi động. Tổng cộng 18.000 người đã được xét nghiệm trong ngày Thứ Hai vừa qua và kết quả cho thấy một người trong số này nhiễm Covid-19. Đó là một nhân viên 36 tuổi, làm việc cho hãng chuyên chở FedEx ở khu hàng không vận tải của phi trường. Nhưng đến sáng hôm sau, có tổng cộng 7 ca dương tính với virus corona.

Toàn bộ sân bay đã được khử trùng. Các giới chức y tế không muốn để sót bất kỳ một kẽ hở nào để virus có thể hoành hành trên lãnh thổ Trung Quốc. Cũng sáng Thứ Ba 24/11 vừa rồi, các trường học ở thủ đô Bắc Kinh yêu cầu phụ huynh khai báo nếu có lui tới các vùng thuộc diện có mức độ rủi ro lây nhiễm trung bình và cao ».

Úc : Qantas đòi hành khách phải chích ngừa Covid-19

Tại Canberra, ngành hàng không cũng khắt khe không kém. Alan Joyce, chủ tịch tổng giám đốc hãng hàng không Úc Qantas, ngày 24/11/2020 thông báo: một khi có vac-xin chống Covid-19, hành khách trên các chuyến bay quốc tế phải có giấy chứng nhận đã chích ngừa.

Là một trong những tập đoàn hàng không lâu đời nhất và uy tín nhất thế giới, Qantas đã phải cho 8.500 nhân viên nghỉ việc và 200 chiếc máy bay không được hoạt động. Cũng do đại dịch Covid-19, hàng chục ngàn công dân Úc bị kẹt ở hải ngoại và chính quyền Canberra chỉ cho phép các kiều dân Úc trở về nước một cách « nhỏ giọt ». Thông tín viên đài RFI từ Sydney, Grégory Pless trình bày :

« Cấm lên máy bay nếu chưa chích ngừa. Đây là một thông báo gây sốc của chủ tập đoàn hàng không Qantas. Ông đòi hành khách trên các chuyến bay quốc tế phải có giấy chứng nhận đã chích ngừa một khi vac-xin được phố biến. Alan Joyce nói: ‘Tôi đã thảo luận với đồng nghiệp của các tập đoàn hàng không khác trên thế giới và theo tôi biện pháp này sẽ dần dần được phổ biến. Chúng tôi đang quan sát xem có thể nào sử dụng passeport điện tử với giấy chứng nhận đã chích ngừa’.

Tuy nhiên, không chắc Úc sẽ là nơi đầu tiên thi hành biện pháp này. Từ tháng 3/2020 Canberra vẫn đóng cửa biên giới. Không một người nước ngoài nào được đặt chân đến Úc và kể cả các công dân Úc cũng không thể trở về nguyên quán hay xuất ngoại. Chế độ khắc nghiệt này đã giúp Canberra kiểm soát được đà lây nhiễm của siêu vi corona chủng mới. Úc sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới trong một thời gian dài vào năm 2021 ».

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t/20201128-phap-bao-luc-canh-sat

Ba Lan và Hungary ‘đoàn kết’ phủ quyết ngân sách EU

Hai thành viên ở Đông Âu của Liên hiệp châu Âu (EU) lần đầu công bố họ cùng nhau chống lại điều kiện thực thi pháp quyền trong quá trình thông qua ngân sách EU 2021-27.

Cho đến ngày 27/11/2020, việc thông qua ngân sách 1,81 nghìn tỷ euro cho khối EU, gồm cả ngân khoản chống dịch Covid đang hoành hành tại châu lục này, vẫn bế tắc vì Hungary và Ba Lan phủ quyết.

Vì sao phụ nữ Ba Lan biểu tình giữa mùa dịch Covid?

Thành triệu phú VN thời ‘lấy xẻng xúc vàng’ ở Đông Âu

Các báo châu Âu trích lời lãnh đạo Hungary và Ba Lan nói họ cương quyết phản đối việc EU gắn điều khoản tuân thủ nguyên tắc nhà nước pháp quyền, với việc thông qua ngân sách mới cho EU, gồm cả khoản chi hàng trăm tỷ euro để khắc phục dịch Covid.

EU có thời gian từ giờ đến hết năm để thay đổi các phương án thông qua ngân sách, nếu không thì từ đầu 2021, khối này sẽ phải chi tiêu theo một ngân sách tạm hàng năm.

Ngân sách tạm sẽ không có khoản chi cho các nước thành viên để ‘phục hồi kinh tế’ bị tàn phá bởi dịch Covid-19.

Hungary hiện có chừng 3800 ca lây nhiễm Covid mỗi ngày, còn Ba Lan ghi nhận trên 15 nghìn ca/ngày trong tuần qua.

‘Cùng chung chiến hào’

Trong thông báo của thủ tướng Victor Orban hôm 26/11, đại diện Hungary lần đầu nói chính phủ của ông “không chấp nhận bất cứ lập luận nào của EU mà không được chính phủ Ba Lan chấp thuận”.

Phát biểu tương tự của thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói rằng nước ông giữ quan điểm cùng Hungary trong vấn đề này.

Họ cũng cảnh báo Brussels rằng việc gây sức ép tiếp tục sẽ có thể “làm vỡ EU” và khối này sẽ phải thay đổi các hiệp ước chung.

Việc đưa điều khoản ràng buộc về nhà nước pháp quyền vào quá trình thông qua ngân sách là sáng kiến của Hà Lan và được các nước lớn nhất trong EU như Pháp và Đức ủng hộ.

Thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sanchez cũng vừa nói rằng Hungary và Ba Lan cần xem lại cách tiếp cận của họ.

Tuy hai quốc gia cựu cộng sản từng va chạm với ‘EU cũ’ về nhiều vấn đề, sự kiện lần đầu tiên Budapest và Warsaw ‘lập một khối riêng’ (one block) gây choáng EU trong khi khối này chưa đạt thỏa thuận Brexit với Anh.

Ba Lan và Hungary thẳng thừng nói họ yêu cầu EU xem lại quyết định, sau khi đã phủ quyết việc thông qua ngân sách EU nhanh chóng:

“Dùng lá phiếu phủ quyết là phương án cuối cùng. Chúng ta đang đối mặt với sự tùy tiện của một cơ chế mà có thể sẽ vẫn tới chỗ EU tan vỡ.”

Từ nhiều tháng qua, cả Ba Lan và Hungary bị chỉ trích là làm xói mòn nguyên tắc nhà nước pháp quyền.

Hai chính phủ thiên hữu, bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa ở Budapest và Warsaw đã ra nhiều quy định và luật để hạn chế chỉ trích từ các báo chí tự do và xã hội dân sự với đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo đương chức.

Tại Ba Lan hôm đầu tuần lại có biểu tình ở 50 thành phố của các tổ chức vì quyền phụ nữ sau khi chính phủ ra luật cấm phá thai gần như trong mọi trường hợp.

Chính phủ cánh hữu do đảng Pháp luật và Công lý (PiS), cầm quyền liên tục từ 2015, đã đảo ngược lại xu hướng tự do ở nước này trong 30 năm qua.

Hungary thì đã trục xuất một đại học (CEU) khỏi Budapest hồi 2018 và gần đây bắt một số tờ báo phải giải tán.

Chính phủ của thủ tướng Orban cũng công khai tỏ ra thân thiết với nước Nga và Trung Quốc.

Gần đây nhất, Đại học Phục Đán, Thượng Hải đã khai trương bộ phận tại Budapest và được các đại diện chính quyền Hungary hoan nghênh, chào đón.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55107830

Nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran bị ám sát

Nhà khoa học hạt nhân cấp cao nhất của Iran, ông Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát gần thủ đô Tehran, Bộ Quốc phòng nước này xác nhận.

Fakhrizadeh chết trong bệnh viện sau một cuộc tấn công ở Absard, thuộc hạt Damavand.

Ngoại trưởng Iran, ông Mohammad Javad Zarif, đã lên án vụ giết người “là một hành động khủng bố nhà nước”.

Iran tái khởi động làm giàu uranium tại cơ sở dưới lòng đất

TT Trump: Iran ‘đang đùa với lửa’

Mỹ ‘đã nạp đạn và lên cò’ để đáp trả Iran

Iran tiếp tục cắt giảm cam kết trong thỏa thuận hạt nhân

Các cơ quan tình báo phương Tây tin rằng ông Fakhrizadeh đứng sau một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của Iran.

“Nếu Iran từng chọn vũ khí hóa hạt nhân (làm giàu uranium), Fakhrizadeh được coi là cha đẻ của bom Iran,” một nhà ngoại giao phương Tây nói với hãng tin Reuters vào năm 2014.

Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình.

Nhưng tin tức về vụ giết người xuất hiện trong bối cảnh lo ngại mới về lượng uranium được làm giàu của nước này ngày càng tăng. Uranium làm giàu là một thành phần quan trọng cho cả sản xuất điện hạt nhân dân dụng và vũ khí hạt nhân quân sự.

Một thỏa thuận năm 2015 với sáu cường quốc thế giới đã đặt giới hạn về sản lượng uranium làm giàu của nước này, nhưng kể từ khi Tổng thống Donald Trump từ bỏ thỏa thuận vào năm 2018, Iran đã cố tình đi ngược lại các thỏa thuận đó.

Joe Biden đã cam kết tái hợp tác với Iran khi ông nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng Giêng, bất chấp sự phản đối từ lâu của Israel.

Từ năm 2010 đến 2012, bốn nhà khoa học hạt nhân Iran đã bị ám sát và Iran đã cáo buộc Israel đồng lõa trong các vụ giết người.

Tên của ông Fakhrizadeh đã được đề cập cụ thể trong bài thuyết trình của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về chương trình hạt nhân của Iran vào tháng 4/2018.

Hiện chưa có bình luận nào từ Israel về tin tức về vụ ám sát. Lầu Năm Góc cũng từ chối bình luận, theo Reuters.

Điều gì xảy ra với Mohsen Fakhrizadeh?

Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, Bộ Quốc phòng Iran cho biết: “Những kẻ khủng bố có vũ trang đã nhắm mục tiêu vào một chiếc xe chở Mohsen Fakhrizadeh, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu và sáng tạo của bộ.

“Sau một cuộc đụng độ giữa những kẻ khủng bố và vệ sĩ của mình, ông Fakhrizadeh bị thương nặng và được nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

“Thật không may, nỗ lực của đội ngũ y tế để cứu ông ấy đã không thành công và ông qua đời vài phút trước.”

Truyền thông Iran cho biết những kẻ tấn công đã nổ súng vào nhà khoa học trong xe của ông.

Hãng tin Fars trước đó đưa tin xảy ra một vụ nổ xe hơi ở thị trấn Absard. Các nhân chứng cho biết “ba đến bốn người, được cho là khủng bố, đã thiệt mạng”.

Tại sao ông Fakhrizadeh là mục tiêu?

Paul Adams, Phóng viên Ngoại giao BBC

Với tư cách là người đứng đầu tổ chức nghiên cứu và sáng tạo của Bộ Quốc phòng Irane, Fakhrizadeh rõ ràng vẫn là một nhân tố chủ chốt. Do đó, từ hai năm trước, Benjamin Netanyahu đã cảnh báo, “hãy nhớ cái tên này”.

Kể từ khi Iran bắt đầu vi phạm các cam kết của mình trong các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, nước này đã nhanh chóng lấn tới, xây dựng các kho dự trữ uranium làm giàu thấp và làm giàu đến độ tinh khiết trên mức cho phép theo thỏa thuận.

Các quan chức Iran luôn nói rằng những động thái như vậy có thể đảo ngược, nhưng những phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thì khó có thể xóa bỏ.

“Chúng ta không thể đi lùi”, cựu đại sứ Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ali Asghar Soltanieh, cho biết gần đây.

Nếu Mohsen Fakhrizadeh là nhân tố chính mà Israel cáo buộc, thì cái chết của ông ta có thể đại diện cho nỗ lực của ai đó nhằm hãm đà phát triển của Iran.

Với việc tổng thống đắc cử của Mỹ, Joe Biden, nói về việc đưa Washington trở lại thỏa thuận với Iran, vụ ám sát cũng có thể nhằm làm phức tạp bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai.

Các phản ứng?

“Những kẻ khủng bố đã sát hại một nhà khoa học nổi tiếng của Iran hiện nay,” Ngoại trưởng Iran cho biết trong một tweet.

“Sự hèn nhát này – với những dấu hiệu nghiêm trọng về vai trò của Israel – cho thấy sự tuyệt vọng gây chiến tranh của thủ phạm.”

Ông Zarif kêu gọi cộng đồng quốc tế “lên án hành động khủng bố nhà nước này”.

Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã nói rằng Iran sẽ trả thù cho việc giết hại nhà khoa học.

Thiếu tướng Hossein Salami nói: “Việc ám sát các nhà khoa học hạt nhân là sự vi phạm trắng trợn quyền lãnh đạo toàn cầu nhằm ngăn cản sự tiếp cận của chúng ta với khoa học hiện đại”.

Cựu lãnh đạo Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), John Brennan, cho rằng việc sát hại nhà khoa học này là một hành động “tội ác” và “rất liều lĩnh” có nguy cơ làm bùng phát xung đột trong khu vực”.

Trong một loạt các dòng tweet, ông nói rằng cái chết của nhà khoa học “có nguy cơ gây ra trả thù chết người và xung đột mới trong vực”.

Ông Brennan nói thêm rằng ông không biết “liệu một chính phủ nước ngoài có ủy quyền hoặc thực hiện vụ sát hại Fakhrizadeh hay không”.

Mohsen Fakhrizadeh là ai?

Fakhrizadeh là nhà khoa học hạt nhân nổi tiếng nhất của Iran và là sĩ quan cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo ưu tú.

Từ lâu, ông được các nguồn an ninh phương Tây cho là cực kỳ quyền lực và góp phần quan trọng trong chương trình hạt nhân của Iran.

Theo các tài liệu bí mật mà Israel có được vào năm 2018, ông lãnh đạo một chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân.

Vào thời điểm đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông đã xác định Fakhrizedeh là nhà khoa học đứng đầu chương trình, và kêu gọi mọi người “hãy nhớ cái tên đó”.

Năm 2015, New York Times so sánh ông với J. Robert Oppenheimer, nhà vật lý lãnh đạo Dự án Manhattan, trong Thế chiến thứ hai đã sản xuất những vũ khí nguyên tử đầu tiên.

Là một giáo sư vật lý, Fakhrizadeh được cho là đã lãnh đạo Dự án Amad, một chương trình được cho là bí mật được thành lập vào năm 1989 để nghiên cứu tiềm năng chế tạo bom hạt nhân. Theo IAEA, chương trình này bị đóng cửa vào năm 2003, mặc dù ông Netanyahu nói rằng các tài liệu thu được vào năm 2018 cho thấy Fakhrizadeh đã lãnh đạo một chương trình bí mật tiếp tục công việc của Dự án Amad.

IAEA từ lâu đã muốn nói chuyện với ông Fakhrizadeh như một phần của cuộc điều tra về chương trình hạt nhân của Iran.

Những nghi ngờ rằng Iran đang sử dụng chương trình này làm vỏ bọc để phát triển bom hạt nhân đã khiến EU, Mỹ và LHQ áp đặt các lệnh trừng phạt nặng nề vào năm 2010.

Thỏa thuận năm 2015 mà Iran đạt được với Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức cho thấy nước này hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lại được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Kể từ khi Tổng thống Trump từ bỏ thỏa thuận, nó có nguy cơ thất bại. Đầu tháng này, IAEA cho biết Iran có lượng uranium làm giàu gấp 12 lần lượng cho phép theo thỏa thuận.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã leo thang, lên đến đỉnh điểm vào tháng Giêng khi Mỹ ám sát Tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55112830

Mohsen Fakhrizadeh: Iran nói Israel đã ám sát nhà khoa học hàng đầu

Tổng thống Iran đổ lỗi cho Israel đã ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu hôm thứ Sáu 28/11, và nói Iran sẽ không làm chậm lại chương trình hạt nhân của nước này.

Tổng thống Hassan Rouhani cũng nói Iran sẽ trả đũa vụ ám sát ông Mohsen Fakhrizadeh vào một thời điểm do họ chọn.

Ông Fakhrizadeh bị giết khi những người đàn ông mang súng tấn công chiếc xe chở ông ở thị trấn Absard, phía đông thủ đô Tehran.

Nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran bị ám sát

Iran tái khởi động làm giàu uranium tại cơ sở dưới lòng đất

TT Trump: Iran ‘đang đùa với lửa’

Israel hiện chưa bình luận gì, nhưng trước đó đã từng cáo buộc ông đứng đắng sau một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật.

Fakhrizadeh là nhà khoa học hạt nhân nổi tiếng nhất của Iran, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu và phát minh của bộ quốc phòng nước này.

Vụ ám sát ông đe dọa làm tăng căng thẳng với Mỹ và các nước đồng minh thân cận về chương trình hạt nhân của Iran.

Iran đã phản ứng ra sao?

Tổng thống Rouhani nói hôm thứ Bảy Iran sẽ đáp trả “trong tương lai” nhưng việc ám sát ông Fakhrizadeh sẽ không ép được Iran đưa ra các quyết định nóng vội.

“Kẻ thù của Iran phải biết rằng người dân và các quan chức Iran dũng cảm hơn họ tưởng và sẽ không để hành động tội ác này không bị đáp trả.”

“Rồi sẽ đến lúc họ phải trả lời cho tội ác này,” ông nói thêm.

Trong một thông cáo trước đó, vị tổng thống cáo buộc “những kẻ giết thuê cho chế độ Zionist đàn áp” – ý nói đến Israel – đã đứng đằng sau vụ ám sát.

“Vụ ám sát liệt sỹ Fakhrizadeh cho thấy sự cùng đường của kẻ thù chúng ta và niềm thù hận sâu sắc của chúng… Sự hy sinh của ông sẽ không làm chậm lại những thành tựu của chúng ta.”

Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei cũng kêu gọi “trừng phạt” những kẻ gây ra vụ tấn công và “những kẻ chỉ huy”, trong một tweet hôm thứ Bảy.

Cố vấn quân sự của ông, Hossein Dehghan, trước đó thề sẽ “quật ngã” những người tấn công như sấm sét.

Hiện chưa có bình luận nào từ phía Israel về vụ ám sát. Tờ the New York Times dẫn lời ba quan chức Hoa Kỳ, trong đó có hai nhân viên tình báo, nói rằng Israel đứng đằng sau vụ tấn công.

Tên của ông Fakhrizadeh đã được đề cập cụ thể trong bài thuyết trình của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về chương trình hạt nhân của Iran vào tháng 4/2018.

Các sứ quán Israel khắp thế giới đã được đặt vào tình trạng báo động cao, theo trang tin N12 của Israel hôm thứ Bảy.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif kêu gọi cộng đồng quốc tế “lên án hành động khủng bố này.”

Bối cảnh vụ việc ra sao?

Vụ ám sát xảy ra trong bối cảnh có những quan ngại mới về lượng uranium được làm giàu mà Iran đang sản xuất. Uranium làm giàu là một thành phần quan trọng cho cả sản xuất điện hạt nhân dân dụng và vũ khí hạt nhân quân sự.

Một thỏa thuận năm 2015 với sáu cường quốc thế giới đã đặt giới hạn về sản lượng uranium làm giàu của nước này, nhưng kể từ khi Tổng thống Donald Trump từ bỏ thỏa thuận vào năm 2018, Iran đã cố tình làm ngược lại các thỏa thuận đó.

Joe Biden đã cam kết tái hợp tác với Iran khi ông nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng Giêng, bất chấp sự phản đối từ lâu của Israel.

Cựu lãnh đạo Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), John Brennan, cho rằng việc sát hại nhà khoa học này là một hành động “tội ác” và “rất liều lĩnh” có nguy cơ làm bùng phát xung đột trong khu vực”.

Trong một loạt các dòng tweet, ông nói rằng cái chết của nhà khoa học “có nguy cơ gây ra trả thù chết người và xung đột mới trong vực”.

Ông Brennan nói thêm rằng ông không biết “liệu một chính phủ nước ngoài có ủy quyền hoặc thực hiện vụ sát hại Fakhrizadeh hay không”.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc António Guterres kêu gọi các bên kiềm chế, trong khi một người phát ngôn bộ ngoại giao Đức kêu gọi các bên “tránh có những bước đi dẫn tới căng thẳng leo thang”.

“Vài tuần trước khi chính quyền mới của Mỹ lên nắm quyền, điều quan trọng là giữ được khả năng có đàm phán với Iran để bất đồng về chương trình hạt nhân của Iran có thể được giải quyết bằng các cuộc đàm phán,” một thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức viết.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55114834

Asean cần hợp tác trong cuộc chiến chống đánh bắt cá lậu ở Biển Đông

Hoàng Ngọc Linh

Thủ phạm số một

Trung Quốc đứng đầu thế giới về số vụ đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU). Với một đội tàu đánh cá lên đến khoảng 800.000 chiếc, Trung Quốc đã khai thác cạn kiệt nguồn đánh bắt cá nội địa của họ từ lâu. Thông qua các khoản trợ cấp hào phóng và sự chỉ đạo của chính phủ, Đảng Cộng sản Trung Quốc sau đó đã khuyến khích một phần đội tàu của mình đi xa hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa của Trung Quốc và thị trường quốc tế. Mặc dù vậy, Trung Quốc đã tránh được bất kỳ hậu quả hữu hình nào đối với các hành động của mình, trong khi các quốc gia nhỏ hơn vẫn buộc phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn quốc tế và luật biển.

Năm 2010, Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai một hệ thống thực thi gián tiếp, đã chứng tỏ hiệu quả trong việc thúc đẩy những thay đổi sâu rộng ở nhiều quốc gia về tội đánh bắt cá bất hợp pháp. Tuy nhiên, hệ thống đó chỉ được áp dụng với các quốc gia và nền kinh tế không thể thách thức châu Âu. Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Đài Loan đều đã nhận “thẻ vàng” hoặc “thẻ đỏ”. Trong khi đó, Trung Quốc thoát khỏi mọi sự chỉ trích bất chấp nước này thực hiện thường xuyên và rộng rãi hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp.

Mỹ đã ra tay

Tháng 5/2020, chính quyền Trump đã đưa ra một số chính sách tạo tiền đề cho cuộc đối đầu trực diện với quốc gia được cho là tội phạm nghề cá số 1 thế giới, theo đó chính quyền Mỹ đã ban hành một lệnh hành pháp “Thúc đẩy năng lực cạnh tranh thủy sản của Mỹ và tăng trưởng kinh tế”.

Sau khi ban hành lệnh hành pháp trên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã ra một tuyên bố báo chí về việc đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc đã đánh bắt 73.000 giờ dọc theo vùng đặc quyền kinh tế của Ecuador từ tháng 7 đến tháng 8/2020. Ông chỉ ra việc Trung Quốc trợ cấp cho đội tàu đánh cá thương mại lớn nhất thế giới cũng như việc các hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc đã bị dư luận nhiều nơi chỉ đích danh, đặc biệt là lời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối việc Trung Quốc coi thường pháp quyền và bảo vệ môi trường.

Tháng 9/2020, Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã công bố Triển vọng chiến lược IUU của riêng mình, gọi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát là “mối đe dọa an ninh hàng hải toàn cầu hàng đầu”. Trong lời kêu gọi “Chống lại hành vi nhà nước mang tính trấn lột và vô trách nhiệm”, Trung Quốc là quốc gia duy nhất bị đề cập cụ thể trong báo cáo, trong đó nêu rõ các hành vi vi phạm chủ quyền và luật pháp quốc tế cũng như yêu cầu Bắc Kinh thực hiện trách nhiệm phù hợp.

Tháng 10/2020, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien tuyên bố Lực lượng Tuần duyên Mỹ sẽ triển khai các tàu phản ứng nhanh mới nhất ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để kiểm soát việc đánh bắt cá trái phép của Trung Quốc. Tiếp đó, trung tuần tháng 11/2020, ông David Feith, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách chính sách khu vực và an ninh cùng các vấn đề đa phương tại Vụ Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết Washington sẽ gia tăng số lượng thỏa thuận “cho phép nhân viên chấp pháp lên tàu” để hỗ trợ các nước chống lại hành vi gây hấn của Trung Quốc (thỏa thuận này cho phép nhà chức trách của một quốc gia được phép lên các tàu thực thi pháp luật hoặc máy bay của quốc gia khác khi đang tuần tra).

Ngày 24/11, Craig Hart, Phó Trợ lý quản trị viên của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) ở khu vực châu Á, cho biết, năm 2021, USAID sẽ khởi động chương trình kéo dài 5 năm về quản lý nghề cá ven biển bền vững trị giá 15 triệu USD để “giải quyết một số nguyên nhân dẫn đến hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU) đang làm suy giảm nghề cá ven biển hiện nay”.

Ngày 25/1, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang chi 200 triệu USD cho các chương trình dành cho các quốc đảo nhỏ nhằm chống lại “hành vi có vấn đề” của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Sandra Oudkirk, Phó Trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết những chương trình này sẽ hỗ trợ tiền cho các quốc gia như Palau và Papua New Guinea để thúc đẩy phát triển và bảo vệ ngành đánh bắt cá của họ trước sự cạnh tranh không chính đáng từ Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Mỹ đã có các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo của Palau và Papua New Guinea về khả năng thiết lập sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia của họ. Lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ cũng đã tăng cường sự hiện diện trong khu vực, triển khai thêm tàu chiến phản ứng nhanh mới nhất đến Guam để giúp kiểm soát các hoạt động đánh bắt hải sản.

ASEAN rụt rè e ngại

Giới phân tích cho rằng các nước trong khu vực hoan nghênh động thái của Mỹ xúc tiến chiến lược kiểm soát tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp ở Biển Đông, nhưng lo ngại về khả năng việc “quân sự hóa” hoạt động thực thi pháp luật sẽ “châm ngòi” các cuộc đụng độ lớn hơn ở khu vực biển Đông này. Theo một báo cáo năm 2015 được tổ chức tư vấn nội bộ của Nghị viện châu Âu công bố, 10 nước ASEAN chiếm khoảng 1/5 sản lượng hải sản toàn cầu và xuất khẩu hải sản từ khu vực này có giá trị 11 tỷ USD trong năm 2015. Để so sánh, theo Tổ chức Lương Nông LHQ, hoạt động khai thác IUU toàn cầu ước tính trị giá 23,5 tỷ USD hàng năm.

Số liệu của Viện Phát triển hải ngoại (ODI, có trụ sở tại London, Anh) cho biết đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc có “quân số” lên tới hàng chục nghìn chiếc, nên việc giám sát tất cả số tàu này trên toàn cầu gần như không thể. Giáo sư Tabitha Mallory, chuyên gia về chính sách đối ngoại và môi trường Trung Quốc tại Đại học Washington, khẳng định các nước đang phát triển khó có thể giám sát được các vùng biển ven bờ: “Trung Quốc đánh bắt cá ở những nước không có khả năng giám sát tốt vùng biển ven bờ của họ. Đối với các nước đang phát triển, các tàu tuần duyên và nhiên liệu cho các tàu tuần tra đó thường rất đắt.”

Tuy vậy, một số đồng minh của Mỹ trong ASEAN đã thận trọng trước động thái của Washington trong chiến lược kiểm soát đánh bắt cá bất hợp pháp trên Biển Đông.

Gilang Kembara, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Indonesia, cho rằng Jakarta sẽ không hoan nghênh phương pháp đã bị quân sự hóa này của Mỹ: “Tôi nghĩ nếu Mỹ đề nghị Indonesia hợp tác với lực lượng tuần duyên của họ thì đó là điều tốt, vì IUU là hoạt động tội phạm, vì vậy chúng tôi cần thực thi pháp luật để chống lại. Tuy nhiên, nếu phía Mỹ đề xuất ‘hợp tác với Hải quân Mỹ’ và điều này trở thành một vấn đề quân sự thì cách tiếp cận đó bị thổi phồng quá mức vì tôi không nghĩ rằng IUU là mối đe dọa hiện hữu đối với một quốc gia.”

Jay L Batongbacal, Giám đốc Viện hàng hải và luật biển của Đại học Philippines, nhận định Philippines cũng sẽ không hoan nghênh hợp tác với Mỹ theo chiến lược hiện nay: “Tuy nhiên, Manila có thể đồng ý chia sẻ thông tin về các hoạt động trên biển. Ít nhất trong 2 đến 3 năm qua, chính phủ, đặc biệt là Cục thủy sản Philippines, đã thực sự tận dụng thông tin có sẵn từ Mỹ về các hoạt động đánh bắt cá của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”.

Bà Asyura Salleh, chuyên gia về an ninh hàng hải và quản trị tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách đối ngoại Diễn đàn Thái Bình Dương, thừa nhận những nỗ lực của Mỹ chống khai thác IUU sẽ được coi là “lập trường chống Trung Quốc” trong bối cảnh những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực. Tuy nhiên, Washington chỉ đang giải quyết một vấn đề thực sự đã xảy ra trong một thời gian. Bà Asyura dự đoán cam kết này sẽ tiếp tục dưới thời chính quyền Joe Biden, mặc dù chính quyền Biden có thể có “cách tiếp cận thực dụng hơn” bằng cách giúp các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương cải thiện khả năng giám sát hoạt động của các tàu cá nước ngoài thay vì “cho phép nhân viên chấp pháp nước ngoài lên tàu” để phối hợp tuần  tra.

ASEAN cần hợp tác

Theo báo South China Morning Post, các tàu Trung Quốc không phải là những tàu duy nhất bị cáo buộc có hoạt động IUU. Ông Dominic Thomson, Giám đốc dự án Đông Nam Á tại Quỹ công lý môi trường cho biết, các tàu Việt Nam cũng từng bị bắt vì đánh bắt trái phép trong các vùng biển Thái Lan và Indonesia. Tính đến giữa tháng 9/2020, đã có ít nhất 59 tàu Việt Nam và 430 thuyền viên bị bắt vì đánh bắt trái phép trong vùng biển do Thái Lan quản lý.

Riefqi Muna, nhà nghiên cứu các vấn đề an ninh mới nổi tại Viện Nghiên cứu khoa học Indonesia, dẫn dữ liệu từ năm 2014 đến 2019 cho thấy trong số 488 tàu nước ngoài bị bắt vì đánh bắt cá trái phép trong vùng biển Indonesia, có 276 tàu thuộc sở hữu của Việt Nam. Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á phải gánh chịu thiệt hại lên tới 36,4 tỷ USD do hoạt động đánh bắt IUU.

Chuyên gia Batongbacal nói rằng, rất khó có được dữ liệu về các tàu nước ngoài đi vào vùng biển của Philippines trong thời gian gần đây do Tổng thống Duterte đã áp dụng một cách tiếp cận hòa giải hơn đối với Trung Quốc. Lần gần đây nhất, cơ quan ngư nghiệp của Philippines công bố số liệu thống kê cho thấy dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Benigno Aquino III (trước khi ông Duterte lên nắm quyền vào năm 2016), các tàu Trung Quốc là thủ phạm đánh bắt IUU lớn nhất trong vùng biển Philippines.

Chuyên gia Batongbacal cảnh báo, tình hình hiện tại ở ASEAN có khả năng bùng phát thành tranh chấp toàn khu vực và các nước ASEAN nên hợp tác để giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, chuyên gia Asyura cho rằng cách tiếp cận thực thi pháp luật tốt nhất đối với hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp là các nước đẩy – đuổi tàu thuyền ra khỏi lãnh hải vào vùng biển quốc tế thay vì giam giữ ngư dân, đặc biệt trong bối cảnh lo ngại về các trường hợp COVID-19 “nhập khẩu”.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/asean-needs-to-cooperate-to-figh-illegal-fishing-in-scs-11282020091930.html

Nam Hàn ngăn chận tin tặc bắc hàn đánh cắp nghiên cứu vaccine Covid-19

Tin từ Seoul, Nam Hàn – Vào hôm thứ sáu (27/11), các nhà lập pháp cho biết, Cơ quan tình báo Nam Hàn đã ngăn chặn các nỗ lực của Bắc Hàn nhằm xâm nhập vào các công ty Nam Hàn đang phát triển vaccine coronavirus.

Ông Ha Tae-keung, một thành viên của ủy ban tình báo quốc hội cho biết đã nhận được thông báo từ Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS). Tuy nhiên, cơ quan này không nêu rõ có bao nhiêu và những nhà sản xuất nào bị nhắm mục tiêu, may mắn thay không có thiệt hại nào từ các nỗ lực tấn công trên.

Tiết lộ trên được đưa ra sau khi hãng Microsoft cho biết các tin tặc làm việc cho chính phủ Nga và Bắc Hàn đã cố gắng đột nhập vào hệ thống mạng của 7 công ty dược phẩm và các nhà nghiên cứu vaccine ở Canada, Pháp, Ấn Độ, Nam Hàn và Hoa Kỳ.

Theo tờ AP đưa tin, các cuộc họp kín của NIS chia sẻ thông tin tình báo và phân tích với các nước láng giềng quan trọng khác, giúp cung cấp cho công chúng khả năng tiếp cận thông tin hiếm hoi về Bắc Hàn. Ông Ha và ông Kim Byung-kee cho biết, chủ tịch Kim Jong Un đã thực hiện một số hành động vô lý do những hoang tưởng về COVID-19.  Bắc Hàn chưa xác nhận bất kỳ trường hợp nhiễm coronavirus nào, nhưng NIS cho biết không thể loại trừ một đợt bùng phát dịch do nước này có hoạt động thương mại và trao đổi nhân sự với Trung Cộng trước khi đóng cửa biên giới vào cuối tháng 1/2020. (BBT)

https://www.sbtn.tv/nam-han-ngan-chan-tin-tac-bac-han-danh-cap-nghien-cuu-vaccine-covid-19/

Tình báo Hàn Quốc nói Triều Tiên hành quyết người, phong tỏa thủ đô

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un đã hạ lệnh hành quyết ít nhất 2 người, cấm đánh bắt cá ngoài biển và phong tỏa thủ đô Bình Nhưỡng, giữa lúc miền bắc bán đảo Triều Tiên tăng cường các biện pháp hoảng loạn đối phó với virus corona và những thiệt hại kinh tế do dịch mang lại, cơ quan tình báo Hàn Quốc nói với các nhà lập pháp hôm 27/11.

Chính quyền của lãnh tụ Kim cũng ra lệnh cho các nhà ngoại giao ở nước ngoài tự chế, đừng có hành động nào có thể khiêu khích Hoa Kỳ, bởi vì Triều Tiên lo ngại về hướng tiếp cận mới của Tổng thống tân cử Joe Biden đối với Bình Nhưỡng, các nhà lập pháp Hàn Quốc nói với các nhà báo sau khi tham dự một cuộc điều trần kín của Cơ quan Tình báo Quốc gia – gọi tắt là NIS.

Một trong các nhà lập pháp, Ha Tae-keung, dẫn nguồn NIS nói rằng ông Kim đang thể hiện “giận dữ tột độ” và đề ra các “biện pháp vô lý” chống dịch và tác động kinh tế của nó.

Theo ông Ha, NIS nói với các nhà lập pháp rằng Triều Tiên đã xử tử một người đổi tiền nổi tiếng ở Bình Nhưỡng vào tháng trước vì cho rằng ông này phải chịu trách nhiệm về sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái. Vẫn theo nhà lập pháp, Triều Tiên còn xử tử một quan chức quan trọng hồi tháng 8 về tội danh vi phạm quy định của nhà nước hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài. Cả hai nạn nhân không được nêu danh tính.

Vẫn theo NIS, Triều Tiên còn cấm đánh bắt cá và sản xuất muối, vì lo sợ nước biển nhiễm virus.

Mặt khác, Bình Nhưỡng đã tìm cách tấn công ít nhất một công ty bào chế dược phẩm của Hàn Quốc đang tìm cách phát triển một vắc-xin ngừa Covid-19, nhưng âm mưu này thất bại.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng vẫn khẳng định là không có một ca nhiễm Covid-19 nào trên lãnh thổ Triều Tiên, nhưng tuyên bố này đã bị các chuyên gia nước ngoài phản bác.

Trận đại dịch đã buộc Triều Tiên đóng cửa biên giới với Trung Quốc, đối tác thương mại và cũng là nước viện trợ cho Bình Nhưỡng, vào tháng 1 năm nay.

Quyết định đóng cửa biên giới cùng với một loạt thiên tai xảy ra trong mùa hè, đã giáng một đòn nặng xuống nền kinh tế Triều Tiên, vốn đã gánh chịu hậu quả của các biện pháp chế tài quốc tế do Mỹ dẫn đầu.

Theo NIS, Triều Tiên cũng hạ lệnh cho các sứ quán ở nước ngoài chớ khiêu khích Hoa Kỳ, đồng thời cảnh báo các đại sứ về hậu quả nếu những lời phát biểu, hoặc hành động của họ liên quan tới Hoa Kỳ gây hại cho các quan hệ với Washington.

Cho tới nay, chính quyền Triều Tiên vẫn im lặng, chưa chúc mừng thắng lợi bầu cử của ông Biden trước ông Trump, nhà lãnh đạo đã 3 lần gặp gỡ lãnh tụ Kim. Mặc dù nỗ lực ngoại giao rốt cuộc lâm vào bế tắc, các cuộc gặp gỡ đã giúp hai nhà lãnh đạo xây dựng quan hệ cá nhân, và chấm dứt những lời lẽ thô tục đả kích hay đe dọa tiêu diệt nhau mà hai ông đã từng đối đáp trước đây.

Các chuyên gia đang tranh luận liệu Triều Tiên có sẽ sớm tái tục các cuộc thử nghiệm tên lửa để thu hút sự chú ý của ông Biden hay không. Cơ quan tình báo của miền nam – NIS dự kiến Triều Tiên sẽ tổ chức một cuộc diễu hành quân sự trước đại hội đảng cầm quyền vào tháng 1 năm tới trong một cuộc biểu dương lực lượng được tổ chức cho trùng với lễ nhậm chức của ông Biden.

https://www.voatiengviet.com/a/tinh-bao-han-quoc-noi-trieu-tien-hanh-quyet-nguoi-phong-toa-thu-do/5679012.html

Phản đối nhập thịt heo từ Mỹ, nghị viện Đài Loan hỗn loạn

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ Sáu (27/11), các nhà lập pháp từ Quốc dân Đảng (KMT) đối lập chính của Đài Loan ném ruột heo và ẩu đả với các nhà lập pháp khác trong nghị viện, khi họ cố gắng ngăn thủ tướng nhận câu hỏi, trong một cuộc tranh cãi gay gắt về việc nới lỏng nhập cảng thịt heo của Hoa Kỳ.

Vào tháng 8, Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố chính phủ sẽ cho phép nhập cảng thịt heo Hoa Kỳ có chứa ractopamine, một chất phụ gia giúp tăng độ nạc nhưng bị cấm ở Liên minh châu Âu và Trung Cộng, cũng như thịt bò Hoa Kỳ cũ hơn 30 tháng. Dù được hoan nghênh ở Washington, và gỡ bỏ rào cản đối với một thỏa thuận thương mại tự do của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, Quốc Dân Đảng kịch liệt phản đối quyết định này, khiến dư luận lo sợ về vấn đề an toàn thực phẩm sau một số vụ bê bối nổi tiếng trong những năm gần đây.

Kể từ khi kỳ họp mới nhất của nghị viện bắt đầu vào giữa tháng 9, Quốc Dân Đảng phản đối quyết định về thịt heo bằng cách ngăn Thủ tướng Tô Trinh Xương đọc báo cáo thường xuyên và nhận câu hỏi bằng cách chiếm bục nơi ông phát biểu.

Chán nản với tình trạng tê liệt này, Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền quyết định bảo đảm rằng ông Tô Trinh Xương có thể phát biểu vào hôm thứ Sáu và tạo thành một hàng rào bảo vệ xung quanh ông khi ông tiến vào, khi các nhà lập pháp Quốc dân Đảng thổi còi, cầm biểu ngữ và bấm còi hơi. (BBT)

https://www.sbtn.tv/phan-doi-nhap-thit-heo-tu-my-nghi-vien-dai-loan-hon-loan/

Hong Kong: Vì Mỹ trừng phạt, Carrie Lam ‘nay chỉ dùng tiền mặt’

Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) vừa nói trong phỏng vấn trên tivi rằng bà phải giữ “nhiều tiền mặt” ở nhà vì không còn tài khoản ngân hàng.

Mỹ áp dụng trừng phạt đối với trưởng đặc khu Hong Kong

Lãnh đạo Hong Kong bác quan ngại mất quyền tự do

Hong Kong lại có biểu tình và bắt giữ

Bởi vì Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã áp đặt trừng phạt với bà, bà tiết lộ.

Mỹ đã áp lệnh cấm với bà và nhiều quan chức do luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc đặt ra cho Hong Kong.

Trong phỏng vấn phát tối thứ Sáu, bà nói bà đang phải dùng tiền mặt mỗi ngày cho mọi thứ.

“Tôi có nhiều tiền mặt ở nhà bây giờ, chính phủ trả lương cho tôi bằng tiền mặt.”

Nhưng bà nói thấy “vô cùng vinh dự” khi bị Mỹ trừng phạt “bất công”.

Vừa qua, Hong Kong đình chỉ bốn nhà lập pháp ủng hộ dân chủ khỏi hội đồng lập pháp sau khi Bắc Kinh thông qua một nghị quyết cho phép chính quyền Hong Kong bãi nhiệm các chính trị gia được coi là mối đe dọa cho an ninh quốc gia.

Để đáp lại, tất cả các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ của Hong Kong đã tuyên bố từ chức. Lần đầu tiên kể từ khi Anh Quốc trao lại Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, hội đồng lập pháp gần như không có tiếng nói bất đồng.

Việc bãi nhiệm bốn nhà lập pháp Hong Kong bị nhiều người coi là nỗ lực cuối cùng của Trung Quốc để hạn chế quyền tự do của Hong Kong, điều mà Bắc Kinh phủ nhận.

Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc theo nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’, cho phép đặc khu này được giữ lại nhiều quyền và tự do hơn đại lục cho tới năm 2047.

Là một Đặc khu Hành chính, Hong Kong có hệ thống pháp luật riêng, đa đảng chính trị, và được hưởng các quyền trong đó có quyền tự do tụ tập và tự do ngôn luận.

Nhưng cuối tháng Sáu, Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia gây nhiều tranh cãi sau các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh và ủng hộ dân chủ kéo dài nhiều năm.

Luật này hình sự hóa các hành động “ly khai, lật đổ, khủng bố hoặc thông đồng với các lực lượng nước ngoài”.

Bắc Kinh nói luật này nhằm đảm bảo ổn định cho Hong Kong, nhưng các chính phủ phương Tây và các tổ chức nhân quyền nói luật này thực chất hạn chế tự do ngôn luận và các cuộc biểu tình.

Sau khi luật được thông qua, một số tổ chức ủng hộ dân chủ Hong Kong đã giải tán vì lo ngại cho an toàn của các thành viên.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55115089

Hồng Kông : 12 nhà đấu tranh dân chủ có nguy cơ bị giam 3 tháng ở Hoa lục

Thu Hằng

Ngày 27/11/2020, cảnh sát quận Diêm Điền (Yantian), thành phố Thâm Quyến (Shenzhen), Trung Quốc, thông báo đã hoàn tất điều tra vụ 12 nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông vượt biển sang Đài Loan và bị hải cảnh Trung Quốc bắt giữ hôm 23/08. Theo trang Hong Kong Free Press, những người này có nguy cơ lĩnh án 3 tháng tù và phải thọ án ở Hoa lục.

Phần lớn những người định trốn sang Đài Loan phải đối mặt với những cáo buộc hình sự ở Hồng Kông do liên quan đến các cuộc tuần hành vì dân chủ vào năm 2019. Trong số này có nhà hoạt động Lý Vũ Hiên (Andy Li), bị bắt ngày 10/08 với cáo buộc « thông đồng với nước ngoài để gây nguy hại cho an ninh quốc gia », chiểu theo luật an ninh mới được áp dụng tại đặc khu hành chính từ cuối tháng Sáu.

Trên mạng Weibo, cảnh sát quận Diêm Điền cho biết những người này sẽ bị đưa ra xử về cáo buộc “vượt biên trái phép” và “tổ chức vượt biên trái phép”. Nhiều nhà đấu tranh vì dân chủ từng lên án cảnh sát Hồng Kông có liên quan đến vụ bắt giữ trên.

Theo trang Hong Kong Free Press, gia đình các bị cáo sẽ không được tham dự phiên xử. Các nhà đấu tranh yêu cầu chính quyền Hồng Kông gây sức ép với Bắc Kinh để 12 người trên được xét xử ở đặc khu hành chính, nơi có hệ thống tư pháp độc lập với Hoa lục. Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông đã từ chối với tuyên bố không can thiệp vào một thẩm quyền tài phán khác.

Trong khi đó, một nhà ly khai Hồng Kông, thụ án từ năm 2014, vừa giành được một thắng lợi pháp lý. Ngày 27/11, Tòa phúc thẩm cuối cùng Hồng Kông đã ra phán quyết rằng nhân viên trại giam Hồng Kông đã vi phạm luật về phân biệt giới tính, khi cắt tóc của nhà đấu tranh Lương Quốc Hùng (Leung Kwok Hung), nổi tiếng với biệt danh « Tóc dài » (Longhair), hiện 64 tuổi.

Theo AFP, phán quyết được tòa đưa ra vào thời điểm nhạy cảm cho hệ thống tư pháp Hồng Kông sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới ở đặc khu hành chính. Nổi tiếng độc lập, hệ thống tư pháp Hồng Kông đã góp phần giúp đặc khu hành chính trở thành trung tâm tài chính lớn của thế giới.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201128-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-12-nh%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A5u-tranh-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-c%C3%B3-nguy-b%E1%BB%8B-giam-3-th%C3%A1ng-%E1%BB%9F-hoa-l%E1%BB%A5c

Bác sỹ Trung Quốc bị bỏ tù vì lấy nội tạng bệnh nhân

Sáu người trong đó có bốn bác sỹ vừa bị bỏ tù ở Trung Quốc vì lấy nội tạng bất hợp pháp từ các nạn nhân bị tai nạn, truyền thông nước này đưa tin.

Nhóm này đã lừa các gia đình người quá cố rằng họ hiến tạng người thân một cách chính thức hợp pháp.

Từ năm 2017 đến 2018, họ đã lấy gan và thận của 11 người tại một bệnh viện ở tỉnh An Huy.

Vì sao TQ nuôi sáu tỷ con gián?

Dân Đài Loan và nỗi sợ ‘bị thống nhất’ với TQ

Trung Quốc đang gặp tình trạng thiếu nội tạng nghiêm trọng và chật vật để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo các nguồn tin trong nước, đường dây buôn nội tạng gồm bốn bác sỹ làm việc trong bộ phận mua nội tạng của bệnh viện.

Truyền thông địa phương cho biết họ nhắm vào các nạn nhân gặp tai nạn xe hơi hay bệnh nhân bị chảy máu não tại Bệnh viện Nhân dân Huyện Hoài Viễn, tỉnh An Huy.

Trưởng khoa cấp cứu bệnh viện này, ông Dương Tô Tuân, tiếp cận người nhà của bệnh nhân và hỏi họ có đồng ý hiến tạng của người nhà không. Người nhà sau đó sẽ ký vào đơn đồng ý, nhưng những đơn này thực ra là đơn giả.

Người bệnh sau đó được đưa ra khỏi bệnh viện lúc nửa đêm, rồi đưa vào một chiếc xe trông giống như xe cấp cứu, nơi các bác sỹ lấy nội tạng người bệnh.

Theo nguồn tin địa phương, các thành viên của nhóm buôn nội tạng bí mật liên hệ và bán nội tạng bệnh nhân cho các cá nhân hay các bệnh viện khác.

Cuối cùng, nhóm này bị phát hiện khi con trai của một trong các bệnh nhân thấy nghi ngờ.

Vài tháng sau khi mẹ ông qua đời hồi 2018, ông Thi Tường Lâm kiểm tra lại giấy tờ mà gia đình ông nhận được khi họ đồng ý hiến tạng người mẹ. Ông tìm thấy có nhiều điểm không khớp – trong đó có cả chi tiết ngân hàng trong đơn.

Rồi ông phát hiện không hề có hồ sơ nào về việc hiến tạng mẹ ông được lưu giữ tại chính quyền tỉnh hay Trung tâm Hiến tạng Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Ông kể cho tờ báo địa phương Dazhongwang rằng khi ông hỏi ông Vương về chuyện này, ông Vương lập tức đề nghị ông nhận một khoản tiền lớn để “giữ lại nội tạng mẹ”.

Trước 2014, nội tạng từ tử tù chiếm hai phần ba số nội tạng được cấy, theo ước tính của truyền thông Trung Quốc.

“Đó là khi tôi chắc rằng có chuyện gì rất lạ đang xảy ra,” ông Shi nói.

Ông nhanh chóng báo tin cho nhà chức trách.

Sáu người đàn ông trong đường dây buôn nội tạng bị kết án hồi tháng Bảy vì tội “cố ý hủy hoại thi thể người đã mất”.

Vụ án này đến giờ mới được biết đến sau khi ông Thi kể cho truyền thông địa phương.

Nhiều năm nay, Trung Quốc đã lấy tạng của tù nhân bị tử hình để đáp ứng nhu cầu về tạng trong nước. Tập quán này bị quốc tế chỉ trích rộng rãi.

Trung Quốc chính thức chấm dứt tập quán này hồi 2015 nhưng giới chức khi đó nói rằng sẽ khó đảm bảo thực thi.

Trung Quốc hiện nay trông cậy vào người dân hiến tạng cho ngân hàng nội tạng quốc gia.

Số người hiến tạng ở Trung Quốc đã tăng trong những năm gần đây, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nhiều nơi khác trên thế giới – chỉ có trung bình 4,4 người trên một triệu dân, so với 49 người ở Tây Ban Nha.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55104084

Bắc Kinh không muốn chính phủ Biden tái lập liên minh chống Trung Cộng

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo hãng tin CNBC dẫn lời một viện nghiên cứu chính trị quốc tế, Bắc Kinh đang lo ngại việc các nước châu Á có thể hợp tác với Hoa Kỳ để chống Trung Cộng dưới thời chính phủ Biden, và đang tìm cách ngăn cản nguy cơ này.

Theo ông Andrew Gilholm, giám đốc viện nghiên cứu chính trị Control Risks, Bắc Kinh hiện đang tìm cách ngăn Hoa Kỳ tập hợp các nước châu Á và thành lập một liên minh chống Trung Cộng. Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tăng cao dưới thời Tổng Thống Donald Trump. Tuy nhiên, Washington chưa lôi kéo được nhiều đồng minh, do thúc đẩy chính sách ưu tiên nước Mỹ America first, và thường đưa ra nhiều quyết định đơn phương.

Trong cuộc họp của nhóm Bộ Tứ vào tháng trước, các ngoại trưởng Nhật, Ấn Độ, và Úc chỉ đưa ra thông điệp chung chung, trong khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo chỉ trích mạnh mẽ đảng Cộng Sản Trung Cộng. Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi, khi Tổng Thống đắc cử Joe Biden khẳng định rằng Hoa Kỳ cần hợp tác nhiều hơn với các quốc gia khác. Chính phủ mới của Hoa Kỳ được cho là sẽ có cách tiếp cận khéo léo và mềm mỏng hơn với các nước đối tác.

Ông Gilholm nói, Bắc Kinh hiểu rõ mối quan hệ đồng minh giữa Tokyo và Washington, đồng thời cũng lo ngại chính phủ mới của Hoa Kỳ sẽ làm việc hiệu quả hơn trong việc mời gọi các nước Đông Nam Á tham gia chính sách chống Trung Cộng. Do đó, Bắc Kinh sẽ làm mọi cách để ngăn khả năng này xảy ra. (BBT)

https://www.sbtn.tv/bac-kinh-khong-muon-chinh-phu-biden-tai-lap-lien-minh-chong-trung-cong/

Mục tiêu tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế Trung Quốc của ông Tập là ‘giấc mộng viển vông’

 Bình luậnĐức Duy – Trà Nguyễn

Ý tưởng rằng GDP nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng gấp đôi vào năm 2035 sẽ phải đối mặt với hai trở ngại đáng kể: nhân khẩu học và rào cản thể chế chính trị.

Liệu Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035 – viễn cảnh mà Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất tại hội nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hồi tháng trước? Để đạt được mục tiêu đó, nền kinh tế Trung Quốc phải tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 4,7% trong 15 năm tới. Nó đã tăng 6,1% vào năm ngoái và 6,7% bình quân năm trong vòng 5 năm qua.

Nhìn thoáng qua, mục tiêu tăng trưởng bình quân 4,7%/năm có vẻ quá dễ dàng? Không hề, đó chỉ là một ước mơ viển vông nếu Trung Quốc không thực sự thay đổi về thể chế chính trị của họ để giảm thiểu bất bình đẳng trong thu nhập, nhân khẩu học cũng như đạt mức hài hòa hơn với thế giới ngoài kia.

Muốn tăng gấp đôi quy mô GDP vào năm 2035, tổng nợ phải gấp 4 lần GDP

Các quốc gia theo mô hình tăng trưởng tiết kiệm cao, đầu tư cao mà Trung Quốc áp dụng vào đầu những năm 1990, Nhật Bản áp dụng trong những năm 1970 và 1980, hay Brazil theo đuổi mô hình này trong thập kỷ trước – đều trải qua ba giai đoạn riêng biệt.

Giai đoạn đầu, với đặc điểm là đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng cần thiết, đã mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không cân đối trong nhiều năm. Trong giai đoạn đó, nợ tăng cùng với nền kinh tế vì khi nợ chủ yếu tài trợ cho đầu tư sản xuất, GDP sẽ tăng trưởng nhanh hơn nợ.

Trong giai đoạn thứ hai, khi mỗi quốc gia tìm cách cân bằng lại nhu cầu, không phụ thuộc vào đầu tư, thường là không thành công, tăng trưởng vẫn ở mức khá cao, mặc dù giai đoạn này tăng trưởng được thúc đẩy bởi cả các khoản đầu tư có năng suất thấp. Khi điều này xảy ra, tổng nợ trong nền kinh tế luôn tăng nhanh hơn GDP. Vì vậy, gánh nặng nợ nần tăng lên.

Cuối cùng trong giai đoạn thứ ba, quốc gia này hoặc đã đạt đến giới hạn khả năng nợ của mình. Một số chính phủ cẩn trọng đã phải thực hiện các bước để ngăn nợ tăng thêm. Dù bằng cách nào, nền kinh tế cuối cùng đã buộc phải tái cơ cấu nhằm đạt được trạng thái cân bằng mới, không phụ thuộc vào đầu tư và hướng tới tiêu dùng trong bối cảnh tăng trưởng chậm hơn, thậm chí có khi còn âm.

Trung Quốc ngày nay rõ ràng đang ở giai đoạn thứ hai. Từ năm 1980 đến năm 2010, GDP của Trung Quốc đã bốn lần tăng gấp đôi quy mô GDP, nhưng mức nợ thấp và tăng chậm. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2020 khi quy mô GDP tăng gấp đôi trở lại, Trung Quốc đã tìm kiếm tăng trưởng bằng cách tăng tổng gánh nặng nợ lên gấp ba lần – lên 43 ngàn tỷ đô la, để hiện tại, chính thức, ở mức hơn 280% GDP.

Giả định một cách thận trọng rằng mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng không thay đổi và tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc sẽ phải tăng lên trên 400% vào năm 2035 nếu nước này tăng gấp đôi quy mô GDP một lần nữa. Đây là mức độ chưa từng có trong lịch sử. Ở những nơi khác, tăng trưởng đã sụp đổ từ lâu trước khi các khoản nợ đạt gần mức này.

Chuyển đầu tư sang tiêu dùng: Không thể vì 1 tỷ người Trung Quốc ‘không có quyền tiêu dùng’ và vấn đề nhân khẩu học

Về nguyên tắc, Trung Quốc có thể giảm sự phụ thuộc vào nợ bằng cách chuyển nhu cầu trong nước từ đầu tư sang tiêu dùng, như Bắc Kinh đã đề xuất từ ​​lâu. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi tỷ trọng thu nhập hộ gia đình trong GDP tăng từ khoảng 50% hiện nay lên ít nhất 70%.

Bắc Kinh từ lâu đã muốn làm điều này nhưng thành công hạn chế, dù đã cố gắng cả thập kỷ. Vẫn còn rất ít dấu hiệu rằng ĐCSTQ sẵn sàng giải quyết các tác động thể chế của việc chuyển giao tài sản lớn từ chính quyền địa phương và giới tinh hoa sang các hộ gia đình – mà điều này đòi hỏi.

Sự thiếu hụt sức mua của người dân đại lục đang cản trở nghiêm trọng kế hoạch “tăng trưởng kinh tế dựa trên tiêu dùng nội địa” của Bắc Kinh, nhằm tạo ra một thị trường nội địa khổng lồ để hạn chế sự phụ thuộc của quốc gia vào xuất khẩu. Có vẻ như kế hoạch của chủ tịch Tập Cận Bình đã đến hồi… phá sản!

Hệ thống phân phối của cải của Trung Quốc vốn được xác lập dựa trên tuyên truyền là vì “giai cấp vô sản”, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Đó chính là hệ thống phân phối rất bất công của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) tại Trung Quốc.

Trên thực tế, sau khi giành được chính quyền và tư hữu hoá tài sản quốc gia, hệ thống này đặc biệt “thiên vị” tầng lớp lãnh đạo, thân cận của ĐCSTQ, Nhà nước Trung Quốc.

Đặc biệt sau giai đoạn “mở cửa”, các đặc quyền, đặc lợi kinh tế chỉ dành cho nhóm này, đây là lý do khoảng cách giàu – nghèo tại Trung Quốc ngày một lớn. Sức tiêu dùng của người dân cùng với sự thịnh vượng của cả Trung Hoa thực tế đang tuột dốc, nhưng khối tài sản của giới tinh hoa lại ngày một lớn hơn.

Bên dưới bề mặt chi tiêu tiêu dùng yếu kém của Trung Quốc là hệ thống phân phối của cải quốc gia ủng hộ nhà nước và người giàu thay vì các hộ gia đình trung bình, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp báo hồi tháng 8 vừa qua rằng 600 triệu trong số 1,4 tỷ cư dân Trung Quốc sống với thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 NDT (tương đương 146 USD).

Cao Dewang, một doanh nhân và là chủ tịch của một trong những nhà sản xuất kính lớn nhất trên thế giới. Ông đã trở nên nổi tiếng quốc tế sau khi xuất hiện trong bộ phim tài liệu American Factory và nói rằng từ 900 triệu đến 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”. Đoạn clip đã được lan truyền rộng rãi trên mạng ở Trung Quốc.

Nếu nhu cầu trong nước của Trung Quốc không đủ, quốc gia này sẽ phải phụ thuộc vào nhu cầu từ nước ngoài để khiến các nhà máy của mình hoạt động. Teng Tai, giám đốc một tổ chức tư vấn tư nhân có trụ sở tại Bắc Kinh nghiên cứu các cải cách cung ứng, đã được Thời báo Chứng khoán dẫn lời gần đây rằng Trung Quốc không thể chỉ dựa vào thị trường nội địa để duy trì bộ máy sản xuất khổng lồ của mình.

Có một số liệu để tham khảo: Trung Quốc sản xuất 10 tỷ chiếc mũ, 10 tỷ đôi giày, 30 tỷ chiếc quần áo và 200 triệu máy tính bảng và máy tính xách tay mỗi năm. Ông Teng cho biết tất cả sản phẩm không thể bán hết ở thị trường nội địa.

Ngoài ra còn có một vấn đề nhân khẩu học. Từ cuối những năm 1970, Trung Quốc được hưởng lợi từ dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, nhưng điều này đã đảo ngược khoảng một thập kỷ trước. Trên thực tế, trong 15 năm tới, trong khi dân số Trung Quốc ước tính sẽ tăng 1,5%, thì dân số lao động của nước này sẽ giảm đáng kinh ngạc 6,8%, và sẽ tiếp tục giảm trong phần còn lại của thế kỷ. Nếu ngày nay có 4,7 người Trung Quốc trong độ tuổi lao động tỷ lệ tương đương với 1 người Mỹ, thì vào cuối thế kỷ này sẽ chỉ có 2,4 người.

Điều này có ý nghĩa kinh tế. Đạt mức tăng trưởng GDP là 4,7% với dân số lao động giảm đòi hỏi mức tăng năng suất trên mỗi lao động bằng 5,2% tăng trưởng GDP với dân số lao động ổn định. Tăng trưởng năng suất lao động của Trung Quốc trên thực tế đã giảm đều đặn kể từ năm 2010. Nhìn về phía trước, dân số lao động giảm đòi hỏi tốc độ giảm năng suất này phải giảm gần 2/3, nếu Trung Quốc tăng gấp đôi GDP vào năm 2035.

Điều này không có nghĩa là mục tiêu của ông Tập không thể đạt được, nhưng chúng ta phải nhận ra những hạn chế. Nếu Trung Quốc không triển khai một động cơ tăng trưởng kinh tế hoàn toàn mới để hấp thụ lượng chi tiêu khổng lồ được tài trợ bằng nợ – hiện chuyển vào đầu tư phi sản xuất, Trung Quốc có thể tăng gấp đôi GDP vào năm 2035 chỉ với một trong hai điều kiện.

Trên thực tế, không có giới hạn nào đối với khả năng nợ của Trung Quốc, hoặc Bắc Kinh thúc đẩy tiêu dùng bằng cách quản lý sự phân phối lại thu nhập lớn cho các hộ gia đình bình thường. Lịch sử cho thấy rằng cái trước rất khó xảy ra, và cái sau sẽ tạo ra những thay đổi chính trị và xã hội đáng kể và không thể đoán trước được. Dù bằng cách nào, nó cũng không phải là một cuộc cá cược.

Đức Duy – Trà Nguyễn

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

https://www.ft.com/content/8cc6f95e-89c2-4bf3-9db3-eafd481f1f37

https://www.ntdvn.com/kinh-te/gan-1-ty-nguoi-trung-quoc-khong-co-quyen-tieu-dung-ke-hoach-cua-chu-tich-tap-pha-san-68935.html

https://www.ntdvn.com/kinh-te/muc-tieu-tang-gap-doi-quy-mo-nen-kinh-te-trung-quoc-cua-ong-tap-la-giac-mong-vien-vong-108643.html

Đảng Cộng sản Trung Quốc có can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ không?

 Bình luận Nguyên Hương

Trong nhiều năm, các nhà ra quyết định của Washington đã không hiểu được mối đe dọa từ Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và Hoa Kỳ đang phải trả giá, chuẩn tướng của Lực lượng Không quân đã nghỉ hưu Robert Spalding nói. Ông là chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc và là tác giả của cuốn sách “Cuộc chiến tàng hình: Cách Trung Quốc kiểm soát thế giới trong khi giới tinh anh Hoa Kỳ mải ngủ”.

Đây là chương trình “American Thought Leaders” (tạm dịch: Lãnh đạo tư tưởng Hoa Kỳ) và tôi là Jan Jekielek.

Jan Jekielek: Chào ông Robert Spalding, rất hân hạnh lại được đón ông đến với chương trình.

Chuẩn tướng Robert Spalding: Cảm ơn. Tôi rất vui khi được trở lại với chương trình.

Ông Jekielek: Vâng, thật tuyệt khi lại được trò chuyện cùng ông. Thời gian này ai cũng cực kỳ bận rộn. Có rất nhiều câu hỏi về điều gì đang xảy ra với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020 này. Trong hàng loạt vấn đề, điều tôi muốn đề cập đến hôm nay là cách thức ĐCSTQ tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống của chúng ta. Đây là điều mà ông có rất nhiều ý tưởng và tôi rất hân hạnh được đem đến cơ hội để ông chia sẻ.

Chuẩn tướng Spalding: Vâng, tôi nghĩ toàn bộ tiền đề của năm 2020 là về ĐCSTQ vì thực sự vấn đề của năm 2020 là virus corona Vũ Hán. Nếu bạn nhìn vào giới lãnh đạo của Bắc Kinh và hành động của họ trong quá trình virus lây lan toàn cầu thành đại dịch viêm phổi Vũ Hán — cho dù được phác họa thế nào, là cố ý hay tình cờ, tôi thường không bàn về điều này — bản thân sự lây lan của virus chính là bắt nguồn từ các hành động của họ.

Điều đặc biệt là ngoài việc thúc đẩy sự lây lan qua đường hàng không quốc tế, đồng thời ngăn chặn việc đi lại bằng đường hàng không trong nước, họ còn cấm xuất khẩu khẩu trang và thiết bị phòng hộ cá nhân (PPM) trên khắp thế giới. Họ gây áp lực để Tổ chức Y tế Thế giới WHO giữ im lặng về việc virus corona có thể lây truyền từ người sang người. Hơn thế nữa, ĐCSTQ còn tạo ra các chiến dịch thông tin giả để tuyên truyền rằng virus corona Vũ Hán có nguồn gốc từ Mỹ và Tây Ban Nha.

ĐCSTQ cũng đã tung các chiến dịch trên truyền thông xã hội để khuyến khích cách ly xã hội, kích động nỗi hoảng sợ của người dân và tuyên truyền rằng Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã không làm tốt công việc xử lý coronavirus như Trung Quốc. Vì vậy, trên bề mặt tổng thể của tất cả những sự việc này, các hành động của ĐCSTQ là chủ ý nhằm tác động đến cuộc bầu cử Hoa Kỳ.

Họ không chỉ gây tác động từ câu chuyện rằng Hoa Kỳ và Tổng thống Trump đã không xử lý tốt virus corona — chứ không phải là do ĐCSTQ lan truyền virus này sang Hoa Kỳ và sẽ phải chịu trách nhiệm về điều này — mà còn gây tác động từ toàn bộ ý tưởng bỏ phiếu hàng loạt qua thư.

Khi bạn bắt đầu đào sâu vấn đề rằng không chỉ cuối cùng Hoa Kỳ đã thực hiện bầu cử số lượng vô cùng lớn qua thư, tất cả các máy kỹ thuật số được sử dụng cho quá trình bỏ phiếu đều có một số phần mềm hoặc phần cứng được sản xuất ở Trung Quốc. Điều này đã liên tục được nhấn mạnh trong rất nhiều nghiên cứu, rằng cuộc bầu cử của chúng ta có những thách thức với những lá phiếu cử tri gửi qua thư và máy móc kỹ thuật số, đặc biệt là những máy móc thiết bị có các thành phần được sản xuất tại Trung Quốc.

Vì vậy, khi chúng ta bắt đầu chú ý một cách nghiêm túc, từ A đến Z, từ đầu đến cuối, năm 2020, năm Hoa Kỳ bầu cử Tổng thống để chọn người điều hành cơ quan hành pháp hoa Kỳ, vị tổng tư lệnh của dân tộc. Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất ở đất nước chúng ta. Tuy nhiên, cả năm 2020 này bị chi phối bởi các hành động của ĐCSTQ.

Nếu bạn không hiểu ĐCSTQ và những gì họ đại diện, và đặc biệt là họ chống lại ai, thì bạn sẽ không hiểu động cơ mà họ phải làm tất cả những điều này. Các bạn hãy nhớ, đừng quên là vào ngày 15/1, người Trung Quốc đã cử một phái đoàn đến Mỹ. Tám ngày trước đó, Tập Cận Bình nói “Tôi phụ trách Vũ Hán”. Sau đó tám ngày, ông ta cử phái đoàn của mình đến Washington DC để ký kết giai đoạn một của thỏa thuận thương mại.

Bấy giờ tại sao chúng ta lại ký thỏa thuận giai đoạn một? Bởi vì cả năm trước đó, ĐCSTQ đã từ chối thỏa thuận thương mại bởi vì thỏa thuận này buộc họ phải thay đổi nền kinh tế của mình một cách cơ bản và đưa ra các cơ chế thực thi để đảm bảo rằng họ tuân thủ các quy tắc. [Để hiểu tại sao họ sẽ ký], chúng ta phải hiểu toàn bộ bối cảnh của những gì chính quyền Tổng thống Trump cố gắng làm, hiểu rằng, về cơ bản ĐCSTQ đang phải đối mặt với sự gia tăng thất nghiệp ở Trung Quốc và họ đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

Và họ tìm lại được chính mình với một cơ hội. Đó là thời điểm đầu tháng 1/2020. Bây giờ nhìn lại thì họ đáng lẽ có thể không làm những gì họ đã làm. Họ có thể đã khóa mọi thứ lại và tiếp tục với thỏa thuận kinh tế vừa ký kết giai đoạn một. Nhưng có một điều khác mà chúng ta thấy về ĐCSTQ — và điều này đặc biệt liên quan đến Đặng Tiểu Bình. Khi ông Mao Trạch Đông chết, ông Đặng cũng cảm thấy mình và Đảng bị lâm vào tình thế vô cùng khó khăn. Đất nước hỗn loạn, bị phá hủy cùng với chủ nghĩa cộng sản. Đó là lúc ông ta nhận ra rằng con mèo trắng hay đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột.

Nói cách khác, hãy gắn bản thân chúng ta [ĐCSTQ] với Hoa Kỳ. Hãy tiến tới Quảng trường Thiên An Môn. Họ cùng đến để lãnh đạo ở Trung Nam Hải. Họ quyết định rằng sự kết nối chúng ta với Hoa Kỳ là một ý tưởng tuyệt hảo, nhưng họ đang cố gắng lật đổ chúng ta bằng một cuộc cách mạng màu.

Từ đầu đến cuối, năm 2020, năm Hoa Kỳ bầu cử Tổng thống để chọn người điều hành cơ quan hành pháp hoa Kỳ, vị tổng tư lệnh của dân tộc. Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất ở đất nước chúng ta. Tuy nhiên, cả năm 2020 này bị chi phối bởi các hành động của ĐCSTQ. (Getty Images)

Từ đầu đến cuối, năm 2020, năm Hoa Kỳ bầu cử Tổng thống để chọn người điều hành cơ quan hành pháp hoa Kỳ, vị tổng tư lệnh của dân tộc. Đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất ở đất nước chúng ta. Tuy nhiên, cả năm 2020 này bị chi phối bởi các hành động của ĐCSTQ. (Getty Images)

Thực tế chế độ chúng ta [ĐCSTQ] không phải là một chế độ áp bức. Mà thực tế là Hoa Kỳ đang rao giảng chủ nghĩa tự do, cởi mở, dân chủ, thương mại tự do, nâng cao phẩm giá của nhân loại. Đó chính là nguyên nhân của vấn đề này.

Do đó, chúng ta [ĐCSTQ] phải nỗ lực gấp đôi để đảm bảo rằng những giá trị Hoa Kỳ không xâm nhập vào xã hội của chúng ta. Nhưng chúng ta cần kinh tế, thương mại, tài năng, và quan trọng nhất là vốn, để chúng ta có thể tiếp tục phát triển xã hội. Và ĐCSTQ đã làm gì?

Về cơ bản, họ đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ để họ gia nhập WTO vào năm 2001, dẫn đến sự tiêu diệt giai cấp công nhân Mỹ. Và cuối cùng, vào năm 2017, chiến lược an ninh quốc gia được đưa ra vào tháng 12 tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã thức tỉnh sau giấc ngủ của mình. Hoa Kỳ hiểu những gì đang diễn ra và sau đó [chính phủ của Tổng thống Trump] bắt đầu khắc phục sự cố.

Đó là thời điểm tháng Một năm 2020. ĐCSTQ một lần nữa rơi vào thế bí. Đây là một vấn đề lớn mặc dù chúng tôi không biết rõ virus khởi phát và lan truyền như thế nào. Đầu tháng Một, ông Tập Cận Bình nhận thấy một thách thức ở phía trước. Khi người Trung Quốc nghĩ về khủng hoảng, họ vừa nghĩ về sự nguy hiểm, vừa nghĩ về cơ hội. Trong tiếng Trung Quốc, khủng hoảng có nghĩa là sự nguy hiểm và cơ hội. ĐCSTQ nhận ra rằng họ có thể chấp nhận cuộc khủng hoảng này và biến nó thành cơ hội. Và đó là những gì họ làm.

Vì vậy, khi quan sát tổng thể từ đầu đến cuối, mối quan hệ của Hoa Kỳ với ĐCSTQ đã đưa Hoa Kỳ đến cuộc khủng hoảng này, bất kể chúng ta có thấy được các dấu hiệu hay không. Hầu hết mọi người sẽ không chịu chấp nhận các dấu hiệu bởi vì họ sẽ nói, “Bằng chứng trực tiếp ở đâu? Đâu là mệnh lệnh mà Tập Cận Bình đưa ra để phá hủy cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2020? Cho tôi xem thông tin đó ”.

Bạn có thể xem các bản tin mà Đài truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CGTN) và Tờ Nhân dân Nhật báo People’s Daily đã làm về những vấn đề của Trung Quốc dưới thời Tổng thống Trump. Bạn có thể xem các bài báo chế nhạo đương kim Tổng thống Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử và ca ngợi người mà họ gọi là “Tổng thống đắc cử Biden”. Bây giờ, một kết luận mà bạn có thể rút ra là mọi việc hoàn toàn ngẫu nhiên và giữa chúng không có mối liên hệ nào cả. Và bạn cũng có thể nói không có bằng chứng nào cho thấy người Trung Quốc đang tìm cách lật đổ đương kim tổng thống Hoa kỳ.

Đây thường là cách mà báo giới và cộng đồng tình báo đưa ra câu trả lời trước câu hỏi từ một nhà hoạch định chính sách hoặc từ công chúng về những gì ĐCSTQ muốn và những gì họ đã làm? Đó là những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại. Bạn sẽ nghe nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy ĐCSTQ có liên quan đến những gì đã và đang xảy ra trong năm 2020.

Nếu chúng ta không biết bất cứ điều gì về sự tham gia của họ [ĐCSTQ] vào tình hình hiện tại của Hoa Kỳ — thì tôi thấy rất khó để có thể tìm được cách phiên giải rõ ràng hơn. Chúng ta có cần một Sherlock Holmes không? Tôi nghĩ đây là điều căn bản.

Ông Jekielek: Ông Robert Spalding, ông đã viết cuốn sách, “Cuộc chiến tàng hình”. Ông phác họa một số phương pháp như các kỹ thuật chiến tranh hỗn hợp, v.v. mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng trong nhiều thập kỷ để phá hoại Hoa Kỳ. Cuốn sách thật xuất sắc và tôi thực sự khuyên tất cả mọi người nên đọc vì nó được xây dựng trên những ý tưởng mà ông vừa mô tả. Về cơ bản, mọi người sẽ nói, “Bỏ phiếu số lượng lớn qua thư, điều đó có liên quan gì đến ĐCSTQ”?

Chuẩn đô đốc Spalding: Hoàn toàn liên quan. Bỏ phiếu hàng loạt qua thư liên quan thế nào đến ĐCSTQ? Tại sao chúng ta bầu cử hàng loạt qua thư? Tại vì virus corona Vũ Hán. Tại sao Hoa Kỳ có virus corona Vũ Hán? Vì ĐCSTQ. Tại sao họ khiến chúng ta có virus corona Vũ Hán? Bởi vì chúng ta đã đưa họ vào WTO, bởi vì chúng ta chào đón họ vào cộng đồng các quốc gia. Tất cả đều liên quan với nhau.

Đây là lần đầu tiên người Mỹ có thể được thấy những gì tôi cố gắng nói với mọi người là sự thật. Nhưng các bạn sẽ không nhận được thông điệp này từ các nhà báo; các bạn sẽ không nhận được thông báo này từ các phương tiện truyền thông. Tôi dám chắc rằng các bạn cũng sẽ không nhận được từ cộng đồng tình

báo, bởi vì những gì họ đang tìm kiếm — nó là sản phẩm của thực tế của chính chúng ta – là những bằng chứng, sự việc ở trên giấy tờ.

Ở đó có bằng chứng cho thấy chắc chắn có sự tham gia trực tiếp của một kẻ xấu. Nhưng như những gì bạn học được khi xem những bộ phim về mafia và Al Capone, những tổ chức này, rất giống ĐCSTQ, là một số tổ chức bí mật nhất trên thế giới. Họ che đậy những gì họ đang làm. Chỉ khi nào được chứng kiến có cuộc khủng hoảng lớn, rất lớn ở trong nước, thì lúc đó bạn mới phát hiện được những gì đang diễn ra trong bí mật.

Chúng ta đã chứng kiến cuộc đàn áp quảng trường Thiên An Môn, sau đó các tin tức mới được phát hành. Khi Tập Cận Bình được bầu làm Tổng bí thư ĐCSTQ, đã xảy ra khủng hoảng là cuộc chiến giằng co giữa ông Tập và ông Bạc Hy Lai. Vì vậy, sau đó chúng ta thấy xuất hiện “Tài liệu Số Chín”. Có rất nhiều tài liệu về những cuộc họp nội bộ ĐCSTQ đã bị rò rỉ và được chuyển ngữ. Và sau đó, thời Tổng thống Trump, bạn có “tài liệu mật về Tân Cương” [dài 400 trang nói về cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ].

Như vậy Mỹ đã bỏ qua rất nhiều vấn đề nhân quyền, vì lợi ích kinh tế đã ngoảnh mặt làm ngơ trước các tội ác liên tiếp của Trung Quốc.

Mỹ đã bỏ qua rất nhiều vấn đề nhân quyền, vì lợi ích kinh tế đã ngoảnh mặt làm ngơ trước các tội ác liên tiếp của ĐCS Trung Quốc. (Ảnh: STEPHEN JAFFE/AFP qua Getty Images)

Lại nói, khi tôi còn là tùy viên quốc phòng của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc, nhiều quan chức công ty lớn của Trung Quốc đã hỏi tôi: “Mỹ sẽ làm gì với Tập Cận Bình?” Chúng ta sẽ làm gì? Câu hỏi này là bởi vì ông Tập đang dẫn dắt ĐCSTQ vượt qua vách đá [nguy hiểm], là vì những áp lực mà ông Tập đã gây ra.

Giờ đây, người ta tin rằng có một Đảng tốt và một Đảng xấu. Không phải vậy đâu, chúng như nhau cả thôi. Chúng chỉ khác biệt về quan điểm làm thế nào để đạt được mục đích. Vì vậy, bạn không thể đến với ĐCSTQ và nói, “Này, các bạn là có chút đỉnh khác ông Tập Cận Bình, các bạn hãy làm việc với chúng tôi để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.” Không, cả hai đều cùng chung quan điểm về tương lai.

Tương lai là nơi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc kỳ vọng sẽ tồn tại trong một thế giới của các chế độ độc tài, và các nguyên thủ quốc gia làm việc cùng nhau, giống như các vị vua ở châu u, trước Hòa ước Westphalen. Đó là tương lai mà Trung Quốc muốn. Họ chỉ muốn những nhà lãnh đạo quyền lực trên toàn thế giới. Câu chuyện này đã được giới truyền thông ngụy tạo thành Tổng thống Trump là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ đó.

Nhưng trên thực tế, điều cơ bản mà ĐCSTQ muốn ở Mỹ là ý tưởng về sự hợp tác giữa phía doanh nghiệp của Hoa Kỳ và cả hai đảng chính trị nhằm mang lại lợi nhuận cho người giàu và đàn áp lợi ích của tầng lớp lao động.

Bởi vì để làm được điều đó, hoặc để duy trì được quyền lực ở Trung Quốc, ĐCSTQ phải tước bỏ việc làm khỏi các xã hội dân chủ. Vì vậy, ý tưởng về một thế giới toàn cầu hóa được kết nối bởi internet là một môi trường hoàn hảo để họ tiến hành cái mà Mao gọi là “chiến tranh của nhân dân”. Chúng ta đang ở năm 2020 giữa cuộc chiến tranh nhân dân do Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành trên khắp thế giới nhằm tiêu diệt chủ nghĩa dân chủ về cơ bản.

Theo nhiều cách, chúng tôi đang hợp tác bởi vì chúng tôi tự kiểm duyệt chính mình. Đây là điều đáng kinh ngạc nhất, bởi vì khi tôi làm việc ở Trung Quốc và hiểu về ĐCSTQ, tôi có thể nhìn vào Hoa Kỳ và thấy nhiều điều tương tự đang xảy ra ở Trung Quốc. Nói cách khác, kiểm duyệt và áp chế quan điểm trên diện rộng.

Nói cách khác, chỉ có một sự thật và đó là sự thật của ĐCSTQ. Nếu bạn có ý kiến ​​khác, thì bạn sẽ bị cô lập. Có một thứ được gọi là điểm tín nhiệm xã hội. Nếu bạn lên tiếng — nếu bạn có ý kiến ​​khác — thì điểm số tín nhiệm của bạn sẽ giảm xuống và về cơ bản, bạn sẽ mất quyền tiếp cận các dịch vụ cũng như khả năng tiếp cận vốn. Bạn sẽ bị xa lánh và bạn sẽ có một chữ cái màu đỏ, một chữ cái kỹ thuật số màu đỏ.

Đây là những điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang làm việc rất chặt chẽ với khu vực doanh nghiệp của chúng ta, các trường đại học và viện nghiên cứu và tất cả các thể chế chính trị của chúng ta: thúc đẩy cơ bản những thứ như lý thuyết chủng tộc phê phán, những thứ như chủ nghĩa hậu hiện đại ứng dụng, những thứ như công bằng xã hội, điều đó thực sự ít liên quan đến bình đẳng theo pháp luật mà liên quan nhiều hơn đến một hình thức phân biệt chủng tộc rất cụ thể. Điều này liên quan đến những gì ĐCSTQ muốn làm.

Và các bạn hãy xem, có một số người đã chỉ ra điều này, hiểu rõ điều này, đang đấu tranh để làm điều đúng đắn, ở bên trái, ở phía cánh tả chính trị ở Hoa Kỳ và ở cánh hữu chính trị. Và đó không phải về nước Mỹ; không phải về cánh tả và cánh hữu. Đó là về việc nhận ra được những gì đang xảy ra với xã hội của chúng ta và nhận ra được mong muốn của nhiều người trong xã hội của chúng ta hiện nay.

Các chương trình này, lý thuyết chủng tộc quan trọng và các chương trình công bằng xã hội trong khoa học nhân văn và văn hóa của các trường đại học của chúng tôi, đã thúc đẩy điều này. Đó là hệ thống chính trị và xã hội của Trung Quốc mà ĐCSTQ đã tạo ra, và ngày càng nhiều hệ thống chính trị và xã hội của phương Tây.

Ông Jekielek: Nhiều kênh truyền thông ở Hoa Kỳ đã công bố cựu Phó Tổng thống Biden là Tổng thống đắc cử. The Epoch Times không làm như vậy. Chúng tôi muốn xem cuối cùng những thách thức về gian lận bầu cử đang diễn ra trong thời gian này sẽ được giải quyết thế nào. Nhưng đáng chú ý là trong khi có nhiều nguyên thủ quốc gia đã chúc mừng ông Joe Biden, ĐCSTQ vẫn giữ im lặng. Theo ông tại sao họ lại chưa chúc mừng Joe Biden?

Tướng Spalding: Trước hết, các hãng truyền thông kiểm soát tin tức ở Hoa Kỳ và thuộc sở hữu của sáu tập đoàn lớn, về cơ bản, tất cả đã hợp tác với nhau để tạo ra môi trường chỉ có một sự thật. Nó rất phù hợp với những gì tôi vừa nói.

Tại sao Nga và tại sao Trung Quốc không vội chúc mừng vị tổng thống đắc cử, dù đó là ai, là vì cả hai đều hiểu rằng, ở Mỹ vẫn còn có pháp quyền. Họ đã thấy một cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2000. Trong 37 ngày, “ai đó” đã được thăng chức làm tổng thống đắc cử. Sau đó, vào ngày thứ 37, người khác chính thức trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.

Vì vậy, họ hiểu rằng, cho dù một số người muốn lái cuộc bầu cử theo cách này hay cách khác, chúng ta có pháp quyền và chúng ta có quy trình thích hợp. Điều này không tồn tại ở Nga và Trung Quốc. Họ đang cẩn trọng trước rủi ro thua cược. Một lần nữa, một điều mà bạn có thể tin tưởng được vào người Trung Quốc là họ luôn thực dụng và cơ hội. Vì vậy, họ đang theo dõi và chờ đợi. Họ sẽ không quá vội vàng. Họ muốn hiểu ai là người thực sự được nhậm chức.

Ông Jekielek: Rob Spalding, rất hân hạnh được nói chuyện với ông trong chương trình này.

Tướng Spalding: Xin cảm ơn.

Bài phỏng vấn này đã được chỉnh sửa cho rõ ràng và ngắn gọn.

American Thought Leaders là một

chương trình của Epoch Times trên YouTube, Facebook và trang web của Epoch Times. Nó được phát sóng trên Verizon Fios TV và Frontier Fios trên NTD America (Kênh 158).

Nguyên Hương

Theo NTD America

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/dang-cong-san-trung-quoc-co-can-thiep-vao-cuoc-bau-cu-o-hoa-ky-khong-108589.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.