Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 18/11/2020

Wednesday, November 18, 2020 5:34:00 PM // ,

 Tin Việt Nam – 18/11/2020

Mơ ước của một giáo viên vùng cao: trường có nhà vệ sinh!

Thuộc trong số 63 giáo viên tiêu biểu được tiếp xúc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vào sáng ngày 16/11, cô giáo người dân tộc Raglai, dạy ở trường Mầm non Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu bày tỏ rằng “Nếu có điều ước, tôi ước trường lớp được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, có nhà vệ sinh bởi không có nhà vệ sinh, các cháu, các cô cũng rất vất vả”.

Bên cạnh đó, 63 giáo viên còn đưa ra các kiến nghị như có điện, nước sạch, có trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là dạy tiếng dân tộc cho học sinh các dân tộc thiểu số.

Hứa hẹn của Chính phủ Việt Nam

Trong buổi gặp mặt 63 giáo viên tiêu biểu hôm 16/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết các cấp, các ngành sẽ cùng nhau phối hợp thực hiện 5 vấn đề dành cho giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số ở vùng xa.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trình bày cụ thể 5 vấn đề bao gồm tùy điều kiện để xây nhà vệ sinh cho học sinh; các trường hiện chưa có điện lưới quốc gia thì được triển khai điện mặt trời để sử dụng; tất cả các trường có sóng điện thoại trực tiếp hay gián tiếp; hỗ trợ bằng mọi cách để học sinh ở xa đến trường có bữa ăn trưa; hỗ trợ sách vở, đồ dùng dạy học tiếng dân tộc cho học sinh.

Ông bộ trưởng không kiên quyết. Ông thủ tướng chưa bao giờ chỉ đạo ngành công an để dẹp tệ nạn này. Thế là tình trạng lạm thu cứ tồn tại mãi những năm qua thôi. Chẳng có quốc gia nào cứ mãi tuyên bố tự hào về ngành giáo dục mà lại thu tiền học sinh trái phép gấp hàng chục, hàng trăm lần mức học phí theo Nhà nước quy định. Ở Việt Nam, nếu không có chế tài nghiêm khắc việc lạm thu này thì nó trở thành một thói quen thôi. Giá như chuyện lạm thu được chấm dứt ở mầm non, tiểu học và các cấp thì điều này sẽ rất tốt

-Thầy giáo Đỗ Việt Khoa

Trước đó, tại phiên giải trình và trả lời chất vấn của Quốc hội, diễn ra vào ngày 10/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng “không khỏi xót xa khi nhìn thấy trẻ em đến trường phải đu dây qua những dòng sông dữ ở nhiều tỉnh miền núi hay phải chèo xuồng đến trường ở nhiều tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long”.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng “Mỗi trẻ em là tài nguyên quý giá của dân tộc, do đó chúng ta phải có trách nhiệm rất lớn đối với thế hệ tương lai của đất nước”.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, vào tối ngày 17/11, lên tiếng với RFA về ghi nhận của bà qua lời phát biểu vừa nêu của hai vị lãnh đạo Chính Phủ Việt Nam:

“Thực ra thì họ vẫn đang làm và có những cải thiện chứ không phải là không đâu. Tuy nhiên, hoàn cảnh của Việt Nam thì các vùng sâu vùng xa thật sự rất nghèo cho nên chưa làm xuể thôi. Có những dự án được nước ngoài tài trợ tiền nên họ làm được rất nhiều. Nếu không có những dự án đấy thì tình hình còn khổ hơn. Hoàn cảnh trước đây còn tồi tệ hơn nhiều lắm. Bây giờ đã khá hơn nhiều rồi. Thế thì, những điều ông Thủ tướng và ông Phó Thủ tướng nói thì đúng vì thật sự có những chính sách, những chương trình được quan tâm và đầu tư đúng.”

Phải xử lý vấn nạn tham nhũng trong ngành giáo dục

Mặc dù vậy, thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng ngành giáo dục trong năm học 2020-2021 nổi lên những vấn đề gây bức xúc trong cộng đồng như các bộ sách giáo khoa lớp 1 bị dư luận chỉ trích hay tình trạng học sinh đến trường hết sức khó khăn ở các khu vực miền Trung bị lũ lụt nghiêm trọng…

Đặc biệt, vấn nạn lạm thu trong trường học được thầy giáo chống tiêu cực, Đỗ Việt Khoa cho là nghiêm trọng nhất:

“Đó là vấn đề lạm thu trong các trường học. Tình trạng này cực kỳ nghiêm trọng. Tôi có thể nói trong năm học này là hết sức nghiêm trọng và cực kỳ tinh vi. Rất nhiều trường hiện nay vẽ ra các khoản thu trái phép mà không có lãnh đạo của các cấp, các ngành nào xử lý và họ còn bao che cho nhau. Rất ít trường bị lôi ra ánh sáng.”

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhấn mạnh bản chất của tình trạng lạm thu, được nói theo đúng từ ngữ là ‘tham nhũng trong trường học’ và cụ thể thì hiệu trưởng các trường học chịu trách nhiệm. Họ vẽ ra vô vàn các khoản thu và được sự bảo kê của các cấp lãnh đạo địa phương nên họ không bị xử lý.

“Ông bộ trưởng không kiên quyết. Ông Thủ tướng chưa bao giờ chỉ đạo ngành công an để dẹp tệ nạn này. Thế là tình trạng lạm thu cứ tồn tại mãi mấy mươi năm nay thôi. Chẳng có quốc gia nào cứ mãi tuyên bố tự hào về ngành giáo dục mà lại thu tiền học sinh trái phép gấp hàng chục, hàng trăm lần mức học phí theo Nhà nước quy định. Ở Việt Nam, nếu không có chế tài nghiêm khắc việc lạm thu này thì nó trở thành một thói quen thôi. Giá như chuyện lạm thu được chấm dứt ở mầm non, tiểu học và các cấp thì điều này sẽ rất tốt.”

Tôi cũng mong nền giáo dục của Việt Nam được cởi mở hơn và tiếp cận được nhiều hơn với chuẩn mực quốc tế. Bởi vì chuẩn mực giáo dục của Việt Nam đang đi sau quốc tế rất xa, không chỉ về chương trình giảng dạy, quan điểm về giảng dạy mà còn về quản lý nữa. 

-Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương

Nhân ngày 20/11/2020, thầy giáo Đỗ Việt Khoa mong muốn vấn nạn tham nhũng được Bộ Giáo dục và Chính phủ Việt Nam quyết liệt diệt trừ thì môi trường giáo dục mới được trong sạch và là một nơi chốn đào tạo được những thế hệ tương lai có tinh thần trách nhiệm và cống hiến.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương chia sẻ về hy vọng của bà đối với nền giáo dục của Việt Nam:

“Tôi cũng mong nền giáo dục của Việt Nam được cởi mở hơn và tiếp cận được nhiều hơn với chuẩn mực quốc tế. Bởi vì chuẩn mực giáo dục của Việt Nam đang đi sau quốc tế rất xa, không chỉ về chương trình giảng dạy, quan điểm về giảng dạy mà còn về quản lý nữa. Do đó, khi cách thức quản lý được thay đổi thì sẽ tiếp cận được nhiều hơn về mặt chương trình và triết lý giáo dục gắn với phát triển của thế giới. Tôi nghĩ khi đấy thì cơ hội cho chất lượng giáo dục ở Việt Nam được tiến bộ hơn.”

Đài RFA ghi nhận, qua bài diễn văn đọc trước Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, không ít những giáo viên và giới chuyên gia giáo dục, như tiến sĩ Mạc Văn Trang đánh giá cao quyết tâm của

Chính phủ Việt Nam đối với nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, họ mong muốn được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ thông tin đến bao giờ học sinh phổ thông được miễn học phí.

Đây là một mơ ước lớn của nhiều tầng lớp trong xã hội và để biến mong ước này thành hiện thực cần có nhiều điều kiện và quyết tâm. Tuy vậy, mơ ước của cô giáo dân tộc Raglai được nêu ra trong phần đầu bài hẳn không khó thực hiện.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-teachers-hope-for-in-the-vietnam-teacher-day-11172020124846.html

Phụ huynh Việt Nam phải đóng

vài chục khoản tiền cho con ngoài tiền học phí

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 17 tháng 11 năm 2020 loan tin, trước thông tin ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo Cộng sản muốn tăng tiền học phí của tất cả học sinh từ bậc mầm non lên bậc đại học với mức từ 7.5% đến 12.5% nhiều phụ huynh có con đang đi học ở Việt Nam đã bất mãn nói rằng, ngoài tiền học phí thì họ đang phải đóng vài chục khoản tiền học khác với tên gọi “xã hội hoá giáo dục”.

Các phụ huynh liệt kê: nếu học sinh học theo giáo dục định hướng STEM thì ngoài tiền học phí hàng tháng họ phải đóng thêm tiền học ngoại ngữ với giáo viên ngoại quốc, tiền điện, tiền nước uống, tiền tổ chức học tiếng Anh tăng cường, tiền ăn trưa ăn xế, tiền vệ sinh bán trú, tiền học kỹ năng sống, tiền tổ chức lớp tin học, tiền tổ chức phục vụ và cai quản bán trú, cùng một vài khoản tiền khác.

Ngoài ra, họ còn phải đóng thêm các khoản tiền được gọi là “tự nguyện” trên lý thuyết, nhưng thực tế nếu họ không đóng thì con em mình sẽ không được để yên cho học như: tiền quỹ khuyến học, tiền quỹ hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, tiền quỹ tiết kiệm, tiền học phẩm, tiền phí bảo trì máy tính, tiền mua máy điều hoà, tiền mua máy chiếu, tiền mua ghế ngồi ngoài sân, tiền sao chụp đề kiểm tra, tiền quỹ thăm viếng thầy cô vào các dịp lễ, tết, tiền quỹ khen thưởng học sinh, tiền giữ xe nếu học sinh đi xe, và một số khoản tiền khác.

Việc phải đóng hàng chục khoản tiền trên đã trở thành gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình trong bối cảnh người dân miền Trung liên tục chịu nạn bão lũ, cộng với dịch coronvirus 19 khiến nhiều người thất nghiệp.  Vì vậy, đề nghị tăng tiền học phí của ngành giáo dục Cộng sản là hành động bất lương, cướp cơ hội đến trường của nhiều trẻ em nghèo.

An Nhiên 

https://www.sbtn.tv/phu-huynh-viet-nam-phai-dong-vai-chuc-khoan-tien-cho-con-ngoai-tien-hoc-phi/

Quảng Nam: Khoảng 3.000 hộ dân

vẫn bị cô lập sau lở đất do bão

Công tác cứu hộ đang được tiến hành gấp rút để mở đường vào hai xã bị cô lập do lở đất nhiều tuần qua ở tỉnh Quảng Nam là xã Phước Thành và Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin này hôm 18/11.

Theo thông tin từ UBND huyện Phước Sơn, hiện vẫn còn khoảng 3.000 hộ dân thuộc hai xã bị cô lập sau khi tuyến đường vào hai xã bị sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng của bão số 9 hồi cuối tháng 10 vừa qua.

Hôm 28/10, sạt lở đất tại xã Phước Lộc do lũ quét đã khiến 13 người mất tích. Đến nay, đã có 9 thi thể được tìm thấy.

Chính quyền địa phương đã tìm cách mở đường vào hai xã. Hiện chỉ còn 2 km nữa là vào được xã Phước Thành. Tuy nhiên, do khối lượng đất đá lớn, việc mở đường vào xã Phước Lộc sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Ông Nguyễn Quảng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho báo chí trong nước biết địa phương cung cấp đủ lương thực cho hơn 3.000 hộ dân ở hai xã.

Tại Quảng Ngãi, mưa bão đã gây ra hàng trăm điểm sạt lở đất, gây chia cắt giao thông nghiêm trọng, theo thông tin từ truyền thông Nhà nước.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi, khối lượng đất đá do sạt lở đất trên các tuyến quốc lộ lên đến hơn 65.500 mét khối. Tổng thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng.

Công tác dọn dẹp đất đá đã được thực hiện. Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh là ông Lê Nhân được báo chí trong nước trích lời cho biết, đến thời điểm hiện tại, tất cả các tuyến bị sạt lở taluy dương trên địa bàn tỉnh đã được thông xe.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/quang-nam-3000-families-still-isolated-after-a-landslide-weeks-ago-11182020065233.html

Các nhà báo Phạm Chí Dũng

và Nguyễn Tường Thụy nói gì từ trại giam?

Các luật sư nói với BBC họ đã có những thông tin ban đầu sau lần tiếp xúc, gặp mặt đầu tiên các thân chủ là các bị can trong vụ án chính quyền truy tố một số nhà báo độc lập ở Việt Nam vì tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, khẳng định với đại diện Viện Kiểm sát tại ngay tại nơi ông đang bị giam rằng ông không vi phạm pháp luật Việt Nam, các luật sư được gia đình đề nghị trợ giúp pháp lý nói với BBC hôm 17/11/2020 từ Sài Gòn.

Hôm thứ Ba, Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với BBC đúng một tuần trước ông đã có cuộc tiếp xúc lần đầu tiên với các thân chủ của mình trong vụ án một số nhà báo thuộc Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, tổ chức không được nhà nước Việt Nam công nhận, bị chính quyền bắt giữ và có thể được đưa ra xét xử trong thời gian một vài tháng tới.

“Ngay trước mặt tôi, ông Phạm Chí Dũng viết vào một bản cáo trạng mà ông được một đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh đưa cho.

“Ông viết rõ: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam” và ký tên vào đó.”

Vụ án Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy ‘có thể xét xử cuối năm 2020’

Ông Nguyễn Tường Thụy ‘bị công an bắt giữ’

Carl Thayer nhận định việc VN bắt giữ Phạm Đoan Trang

Phản ứng vụ bắt blogger Bà Đầm Xòe tức nhà báo Phạm Thành

Phản ứng dư luận sau khi cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt

Luật sư Đặng Đình Mạnh, cũng hôm thứ Ba nói với BBC:

“Tôi có vào gặp thân chủ của mình là nhà báo Phạm Chí Dũng tại số 4 Phan Đăng Lưu hôm thứ Năm tuần trước.

“Ông Dũng và hai bị can khác trong vụ án là ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam và anh Lê Hữu Minh Tuấn, đều bị truy tố theo khoản 2, điều 117 Bộ luật hình sự của Việt Nam mà tôi tạm tóm tắt tội danh đó gọi là tội tuyên truyền chống nhà nước.

“Trong vụ án này, tôi được gia đình của ông Dũng và anh Tuấn đề nghị giúp đỡ và tôi có thể nói rằng với những hành vi mà các thân chủ của tôi bị cáo buộc, hầu hết họ đều thừa nhận thực hiện các hành vi, nhưng có điều là họ không cho những hành vi đó là vi phạm pháp luật.

“Nói tóm lại là họ thừa nhận hành vi, nhưng không thừa nhận đó là những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam như bị chính quyền cáo buộc.”

Sức khỏe thế nào và có bị áp lực gì không?

Về sức khỏe và phản hồi trong thời gian bị giam giữ của các nhà báo đang bị tam giam, truy tố và chờ ngày ra xét xử, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết:

“Với ông Phạm Chí Dũng và anh Lê Hữu Minh Tuấn, thì tôi thấy là sức khỏe của họ không có vấn đề gì cả.

“Về chuyện có bị gặp áp lực gì trong thời gian bị bắt giữ và tạm giam hay không, thì tôi cũng có hỏi, nhưng họ không phản ánh điều gì đáng nói cả, tức là có vẻ không xảy ra hình thức gì như là bị ngược đãi, bức cung, nhục hình.”

Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho BBC hay:

“Tôi được mời bào chữa cho hai người là ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy, về sức khỏe, tôi thấy ông Phạm Chí Dũng nói chung là tỉnh táo, ông vẫn có vóc dáng ốm gầy, nhưng đôi mắt của ông vẫn rất tinh nhanh, có thần, ông nói chuyện với tôi như thể hai người đang ở bên ngoài chứ không phải là ông đang bị tạm giam.

“Nhưng ông Nguyễn Tường Thụy thì có nói với tôi rằng ông bị đau người, xương khớp mình mảy, cánh tay đều đau, vì ông phải nằm trên chỗ nằm là sàn xi- măng, tuy nhiên ông cho biết là bệnh gút mà ông mắc phải thì đã không thấy tái xuất hiện nữa.

“Tôi nói đùa với ông ấy là trại giam chính là nơi đã chữa bệnh gút cho ông ấy và cả ông ấy và tôi đều cười về chi tiết đó.”

“Dù thế nào tôi cũng đồng hành với chồng tôi”

Hôm 17/11, từ Hà Nội, bà Phạm Thị Lân, vợ nhà báo Nguyễn Tường Thụy nói với BBC:

“Tôi cũng được biết qua Luật sư là nhà tôi còn bị đau ở cánh tay trái, tôi biết chuyện đó là bởi vì anh Thụy khi bị bắt đã bị họ bẻ quặt tay ra sau để ép anh ấy phải cung cấp mật khẩu vào các thiết bị của anh ấy.

“Tới nay, tôi vẫn chưa hề được gặp mặt chồng tôi, tôi đã phải đi lại rất vất vả, tốn kém từ Hà Nội vào Sài Gòn tới 8 lần, họ từ chối không cho tôi gặp chồng tôi ngay cả khi đã kết thúc giai đoạn điều tra.

“Tôi cho rằng họ bắt anh ấy và giam trong Sài Gòn tuy anh ấy và gia đình sống ở Hà Nội là cố tình gây khó khăn cho gia đình tôi và bản thân anh ấy.

“Tôi vẫn cố gắng thăm nuôi và đề nghị được chuyển thực phẩm, thuốc men vào, anh ấy còn có bệnh cao huyết áp nữa.

“Từ khi chồng tôi bị bắt, cho đến cách một tháng trở lại đây, tôi vẫn bị theo dõi, tôi đi đâu cũng có người theo và người ta nói rõ người ta là công an, an ninh, khi tôi hỏi thì họ bảo họ chỉ làm theo nhiệm vụ của cấp trên giao.

“Tôi cũng có nhận được một số sự giúp đỡ, chia sẻ tinh thần của mọi người và bạn bè của anh Thụy, về tổ chức quốc tế, thì đây là lần thứ hai tôi được một tổ chức truyền thông quốc tế phỏng vấn, như cuộc phỏng vấn này của BBC.

“Anh Thụy dặn tôi là đừng vào thăm nữa nếu họ ngăn cản, kể cả không cần tham dự phiên tòa vì như thế khó khăn, tốn kém, nhọc nhằn cho tôi và gia đình, nhưng tôi sẽ theo anh ấy tới tận cùng, tôi tin tưởng chồng tôi không có tội và tôi sẽ đồng hành với chồng tôi đến bất cứ đâu mà anh ấy cần tôi.”

“Tôi cũng chưa được gặp mặt chồng mình”

Hôm thứ Ba, bà Bùi Hồng Loan, vợ của nhà báo Phạm Chí Dũng nói với BBC từ Sài Gòn:

“Tới hôm nay, tôi và gia đình chưa được gặp mặt anh Dũng. Từ hôm anh ấy bị bắt, thì gia đình chúng tôi cũng đã thu xếp mọi việc để ổn định lại.

“Chúng tôi cũng có nhận được sự thăm nom, động viên. Chính nhà báo Nguyễn Tường Thụy trước khi bị bắt cũng đã hỏi thăm, liên lạc với chúng tôi.

“Cũng có các vị tới nhà ông liên lạc hỏi thăm, thăm nom với ông Nội các cháu, tức là ba anh Dũng, có người ở cơ quan thành ủy, chủ yếu là bạn bè, người quen với ba, má anh ấy.

“Nhân đây, tôi cũng muốn nói là tôi cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của mọi người, nhưng những giúp đỡ về vật chất, thì như trong gia đình tôi, tôi vẫn làm việc và tự lo được, nên mọi người hãy dành những giúp đỡ ấy cho các gia đình khác có khó khăn, và đáng quan tâm hơn.

“Về nguyện vọng từ nay tới khi xét xử anh Dũng, thì tôi cũng không muốn nói ra nguyện vọng gì cả, vì nếu tôi có nói ra thì họ cũng không đáp ứng đâu.

“Chẳng hạn như là thăm nom, nếu như ở thành phố Hồ Chí Minh mà họ có chủ trương, họ mà cho thăm gặp, thì họ sẽ không viện cớ là dịch Covid-19 nữa, bây giờ nếu đề nghị về ngoại lệ, thì lấy tư cách gì để đề nghị đây?

“Bản thân tôi đã làm một giấy đề nghị được thăm gặp chồng tôi rồi mà họ không giải quyết, cách đây hơn một tháng rồi và họ cũng không hề trả lời.”

“Đặt niềm tin” ở Chúa và điều gì đang chờ đợi chính quyền?

Hôm thứ Ba, hai Luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh đều nói với BBC sẽ các thân chủ của hai luật sư trong vụ án đều có lời nhắn nhủ hỏi thăm sức khỏe tới gia đình họ, đặc biệt các luật sư cho biết thêm một số chi tiết từ thân chủ là nhà báo Phạm Chí Dũng.

Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC:

“Tôi có thời gian gặp các thân chủ của mình hôm thứ Năm tuần trước, với ông Dũng là khoảng 1 tiếng đồng hồ, các thân chủ của tôi đều mặc đồng phục của trại tạm giam.

“Cuộc gặp có sự giám sát, hiện diện của cán bộ trại giam ở phòng làm việc của trại giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, ông Dũng vẫn nhanh nhẹn trong vóc dáng hơi ốm gầy của ông và ông rất tỉnh táo.

“Ông cũng có nói với tôi là ông cầu nguyện rất nhiều và ông gửi lời cảm ơn đến các tổ chức, cá nhân, trong đó có các tổ chức trong nước và quốc tế, cũng như người thân và mọi người đã lo nghĩ đến ông và ủng hộ ông.

“Chúng tôi cho rằng thân chủ của chúng tôi, những người có thể sẽ được đưa ra xét xử trong khoảng hai hay vài tháng nữa, đã bị truy tố vào các khung hình và điều luật khắt khe, nặng nề, và tốt nhất là Việt Nam nên hủy bỏ điều luật đó đi để phù hợp hơn với những cam kết đã ký kết về đảm bảo các quyền của công dân và nhân quyền, cũng như tôn trọng tự do, dân chủ, phản biện xã hội, xã hội dân sự v.v… như Việt Nam vẫn từng tuyên bố.”

Còn Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói thêm về ông Phạm Chí Dũng:

“Cũng như ông Thụy, ông Dũng cũng gửi lời hỏi thăm, nhắn nhủ tới gia đình, tuy nhiên ông Dũng nói là từ ngày bị bắt và tạm giam, ông luôn cầu nguyện Đức Chúa Trời để ngài ban phước lành và bình an cho gia đình của ông và mọi người.

“Đối với tôi đây là một điều khá lạ vì ông xuất thân từ một gia đình cán bộ cộng sản khá cao cấp, phục vụ cho chế độ và ông nói là ông cảm thấy an nhiên, bình an từ khi ông cầu nguyện.

“Tôi thấy rõ ràng là ông bình tĩnh, thản nhiển trước thực tế mà ông đang đối diện, kể cả khi ông được vị đại diện Viện Kiểm sát đưa cho bản cáo trạng, ông cũng rất an nhiên tự tại, thậm chí rất dửng dưng, ông không thèm đọc và đưa thẳng qua cho tôi để tôi xem.

“Và khi tôi nói với ông ấy về điều khoản, mức án mà ông ấy bị truy tố và có thể bị đề nghị thì ông ấy nói là: “Họ muốn truy tố mình vào điều nào mà chẳng được”.

“Đặc biệt, điều mà tôi nhớ nhất là ông Dũng nói với tôi rằng ông tin rằng việc chính quyền Việt Nam bắt giam, truy tố và đưa ông ra tòa tới đây chắc chắn sẽ là một điều không có lợi gì cho quan hệ giữa Việt Nam với quốc tế,” Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với BBC từ Sài Gòn.

Theo chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam, các ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, cũng như ông Lê Hữu Minh Tuấn, biên tập viên Việt Nam Thời Báo, báo mạng thuộc Hội này, bị bắt giữ và truy tố vì vi phạm pháp luật Việt Nam vì “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Nếu bị tòa tuyên có tội, chiểu theo Khoản 2, Điều 117 của Bộ Luật hình sự hiện hành, các nhà báo này có thể đối diện với mức án từ 10 đến 20 năm tù giam.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54978505

Hà Giang bắt Trưởng công an thị trấn

và 2 thuộc cấp vì dùng nhục hình

Đại úy Đặng Thế Đông, Trưởng Công an thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang vào ngày 17/11 đã bị Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam để điều tra tội “Dùng nhục hình” theo quy định tại khoản 2, Điều 373 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Báo Nhà nước Việt Nam  hôm 17/11 cho biết 2 công an viên thuộc cấp của ông Đông là Hoàng Trọng Tấn và Nguyễn Vũ Hiệp cũng bị khởi tố với cùng tội danh.

Tin cho biết, 3 người vừa nêu được xác định trong quá trình làm việc với đối tượng tình nghi Vũ Đình H. đã tát, bẻ tay ra sau lưng, dùng thuốc lá đang cháy dí vào móng tay của ông H. gây cháy, bỏng móng tay, dùng còng số 8 treo 2 tay lên tường…

Phía cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hiện đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án theo quy định của pháp luật.

Tình trạng công an dùng nhục hình và các biện pháp tra tấn đối tượng tình nghi đang là vấn đề được nhiều người quan tâm khi báo nhà nước Việt Nam ngày càng có những thông tin liên quan đến vấn đề này, thậm chí có người bị tử vong trong đồn công an.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ha-giang-arrested-the-town-police-chief-to-use-corporal-punishment-11172020125047.html

Hàng trăm công nhân ở Nghệ An

bị chặn cổng khi quay lại làm việc

 Bình luậnKhôi Nguyên

Nghỉ làm tăng ca do không được trả lương, hàng trăm công nhân bị chặn cổng khi quay lại nhà máy làm việc.

Ngày 17/11, hàng trăm công nhân Công ty TNHH May thời trang Perseption USA (đóng tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) phải đứng ngoài cổng yêu cầu làm rõ việc không được vào nhà máy làm việc.

Các công nhân cho biết, khoảng 21h30 ngày 16/11, họ đồng loạt nhận được tin nhắn thông báo từ phía công ty với nội dung: “Theo quyết định của Tổng giám đốc, trong tình hình dịch, công ty đã cố gắng để tạo công việc với mong muốn mọi người cùng nhau vượt qua thời gian khó khăn này. Nhưng phía chuyền may, các tổ trưởng không hợp tác, chia sẻ với phía công ty. Vì vậy, ngày 17/11, toàn bộ tổ trưởng

chuyển may, công nhân may, QC line không cần đến công ty làm việc. Công ty sẽ tiến hành cải tổ toàn bộ”.

Đến sáng 17/11, các công nhân này vẫn đến công ty làm việc nhưng bị bảo vệ chặn cửa không cho vào. Bức xúc nên các công nhân tập trung phía ngoài yêu cầu phía công ty làm rõ vụ việc.

Nguyên nhân của vụ việc được cho là do phía công nhân đã tự ý nghỉ làm tăng ca nên công ty đã thông báo qua tin nhắn cho những người này nghỉ việc.

Các công nhân cho biết, sau cơn bão số 10 vừa qua, công ty thông báo tăng ca 1 giờ trong vòng 1 tuần để bù đắp lại khoảng thời gian nghỉ do mưa lũ. Tuy nhiên, thực tế các công nhân đã phải làm tăng ca suốt 2 tuần qua.

Sau 2 tuần làm việc, các công nhân không được thông báo tiền lương tăng ca. Các công nhân bức xúc nên chiều 16/11 đã đồng loạt nghỉ làm tăng ca ra về. Đến tối 16/11, công ty đã nhắn tin cho cả trăm công nhân này nghỉ việc. Sáng 17/11, các công nhân quay lại làm việc thì bị chặn cổng không cho vào.

Liên quan đến sự việc này, ông Đặng Văn Lương, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Nghi Lộc cho biết, sáng 17/11, chính quyền địa phương, Công an tỉnh Nghệ An đã có mặt tại nhà máy để làm rõ sự việc.

Tại đây, các cơ quan chức năng cùng đại diện một số công nhân đã trực tiếp đối thoại với lãnh đạo Công ty TNHH May thời trang Perseption USA, yêu cầu công ty giải quyết tiền chuyên cần, tiền nghỉ 2/9 và sớm cho công nhân tiếp tục làm việc trở lại.

Theo ông Lương, nguyên nhân của sự việc là do phía lãnh đạo công ty may Perseption USA không giải thích rõ với người lao động việc trả chậm lương tăng ca khiến các công nhân ở đây nghĩ họ làm việc không công.

Ông Lương nhận định, việc thông báo cho công nhân nghỉ làm như vậy cũng không đúng. Về tiền lương tăng ca, nếu công nhân làm theo sản phẩm thì trả lương theo sản phẩm, công nhân làm theo thời gian thì trả 7.000 đồng/tiếng.

Công ty Perseption USA đi vào hoạt động từ đầu năm 2019, chuyên may quần áo xuất khẩu. Lúc cao điểm công ty có hơn 900 lao động, tuy nhiên do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 nên giảm còn khoảng 500 người.

Năm 2019, công nhân công ty này đã từng đình công để phản đối, đòi quyền lợi về chế độ và tiền ăn.

https://www.ntdvn.com/viet-nam/hang-tram-cong-nhan-o-nghe-an-bi-chan-cong-khi-quay-lai-lam-viec-103508.html

Tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ chạy thử

trong 20 ngày để nghiệm thu

 Bình luậnNhã Nam

Ban Quản lý (BQL) dự án đường sắt (Bộ GTVT) vừa cho biết, tuần đầu tiên của tháng 12, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành thử toàn hệ thống trong 20 ngày.

Cụ thể ngày 18/11, đại diện BQL dự án đường sắt (Bộ GTVT) chia sẻ với truyền thông, việc vận hành thử toàn hệ thống đóng vai trò quan trọng để đơn vị tư vấn Pháp (Liên danh Apave – Certifer – Tricc, do Việt Nam thuê) đưa ra các đánh giá, phục vụ nghiệm thu.

Nguyên nhân vận hành thử trên được BQL đưa ra là do Tổng thầu Trung Quốc:

Chưa cung cấp được các chứng chỉ, hồ sơ tài liệu kỹ thuật an toàn, các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất.

Chưa thực hiện đầy đủ giải pháp đánh giá bằng thử nghiệm thực tế tại hiện trường, dẫn đến chưa đủ cơ sở để tư vấn độc lập hoàn tất đánh giá an toàn của đoàn tàu.

Vì vậy, tư vấn đề xuất thực hiện công tác đánh giá kiểm chứng tại hiện trường trong thời gian vận hành 20 ngày cuối cùng và diễn tập các tình huống khẩn cấp.

Quá trình vận hành thử toàn hệ thống trên, tư vấn sẽ đánh giá khả năng thành thục của nhân sự trực tiếp vận hành và khả năng ứng phó các tình huống khẩn cấp. Nếu chưa đạt BQL dự án đường sắt sẽ yêu cầu Tổng thầu khắc phục.

Đây được xem là khâu cuối cùng để tư vấn hoàn tất báo cáo về đánh giá an toàn hệ thống. Qua đó, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan mới quyết định được thời điểm chính xác để bàn giao dự án cho TP. Hà Nội đưa vào khai thác thương mại.

Tại lần chạy thử này, toàn bộ nhân sự vận hành tuyến tàu điện với khoảng 800 người (trong đó có 200 người của tổng thầu Trung Quốc) sẽ được huy động; tất cả hạng mục trong nhà ga hoạt động giống như khai thác thương mại để đánh giá an toàn, nghiệm thu.

Đại diện Ban quản lý dự án cho hay, trong quý 1/2021, căn cứ kết quả vận hành ở trên, Liên danh tư vấn độc lập Pháp sẽ cấp chứng chỉ an toàn hệ thống cho dự án. Tiếp theo, Bộ GTVT sẽ nghiệm thu công trình và bàn giao cho TP. Hà Nội quản lý, vận hành.

Hiện Tổng Giám đốc liên danh tư vấn độc lập Pháp (ACT) đã có mặt ở dự án. Mấy ngày tới, thêm 7 chuyên gia của ACT sẽ sang Việt Nam để chuẩn bị đánh giá công tác vận hành thử.

Cùng với nhóm chuyên gia trên, trước đó, Tổng thầu Trung Quốc đã đưa gần 100 người sang dự án. Đây là các chuyên gia kỹ thuật, giám sát thiết bị của dự án.

Khi hoàn thành xây lắp vào cuối năm 2018, tàu Cát Linh – Hà Đông từng chạy thử liên động để khớp nối các hạng mục thiết bị. Tuy nhiên lúc đó, việc chạy thử không có sự tham gia của nhiều nhân sự.

Giữa tháng 10, Bộ GTVT khẳng định, cuối tháng 12 sẽ hoàn thành vận hành thử dự án, diễn tập các tình huống để tư vấn chứng nhận an toàn hệ thống, đánh giá theo quy định. Tháng 1/2021 bắt đầu nghiệm thu tổng thể để bàn giao tuyến đường sắt cho Hà Nội.

Tại báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Chính phủ cho biết, sẽ cố gắng hoàn thành vận hành thử đường sắt Cát Linh – Hà Đông trong năm 2020 và chỉ đạo Bộ GTVT cùng các đơn vị liên quan hoàn thành các công tác để đến cuối tháng 12/2020 sẽ hoàn thành việc vận hành thử, diễn tập các tình huống an toàn để tư vấn chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, nghiệm thu tổng thể từ tháng 2/2021.

Đến nay, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng gồm 13,05 km cầu cạn cho tuyến đường sắt trên cao; toàn bộ đường ray, các bộ ghi chạy tàu; toàn bộ 12 nhà ga kèm theo hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận hành; 16 khu đơn thể depot kèm theo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cây xanh. Đã hoàn thành việc mua sắm 13 đoàn tàu lắp đặt tại dự án.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông dài 13 km gồm 12 ga và một khu Depot. Tổng mức đầu tư ban đầu là 8.770 tỷ đồng (gần 553 triệu USD), sau đó điều chỉnh lên thành 18.002 tỷ đồng (hơn 868 triệu USD). Trong số này, vốn vay ODA Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng, vốn đối ứng 4.134 tỷ.

https://www.ntdvn.com/viet-nam/tau-cat-linh-ha-dong-se-chay-thu-trong-20-ngay-de-nghiem-thu-103831.html

Lo lắng về độ an toàn

của thức ăn đường phố Việt Nam tăng cao

Tin từ Hà Nội, Việt Nam – Những món ăn đường phố thơm ngon của Việt Nam được lòng nhiều người hâm mộ trên toàn cầu, tuy nhiên, những vụ bê bối về an toàn thực phẩm đang dấy lên làn sóng lo lắng cho người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, cùng với sự lo lắng về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện ngày càng có nhiều sự bất an về việc sử dụng lưu lượng thuốc trừ sâu cao đối với các loại rau và rau thơm trong các món ăn đường phố.

Kim loại nặng được tìm thấy trong đất hoặc nước sử dụng cho nông nghiệp ở Việt Nam có thể góp phần đáng kể vào tỷ lệ mắc một số dạng ung thư, và việc sử dụng thuốc trừ sâu nặng cũng có thể có những tác động lâu dài.

Theo tờ AFP đưa tin, Ngân hàng Thế giới cho biết, các vấn đề về an toàn thực phẩm khiến Việt Nam tiêu tốn khoảng 740 triệu Mỹ kim mỗi năm. Do vậy, khoảng 70% người từ 16 đến 30 tuổi cho biết, an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn nhất của họ, đứng sau nhu cầu về việc làm. Nhiều người đã tập trung vào các loại nông sản sạch, chọn ăn ở nhà hàng chất lượng hay tự tay trồng rau tại nhà để đầu tư vào nguồn thức ăn, bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình. (BBT)

https://www.sbtn.tv/lo-lang-ve-do-an-toan-cua-thuc-an-duong-pho-viet-nam-tang-cao/

Kêu gọi lãnh đạo gương mẫu:

vẫn là lý thuyết và không tưởng!

“Muốn người dân tin tưởng, đồng lòng, cán bộ lãnh đạo các cấp phải gương mẫu, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.”

Đó là lời kêu gọi của ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đưa ra khi tham dự buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam – Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11/1930-18/11/2020.

Một cán bộ về hưu ở Sài Gòn, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 18 tháng 11 năm 2020, nhận định:

“Theo tôi bình luận, cái câu đó của ông Nên là đúng, dân mà thấy cán bộ thật lòng thì dân mới tin tưởng, dân thấy cán bộ gương mẫu thì dân mới tin tưởng, cái đó ý ông Nên nói đúng. Còn ý thứ hai, từ xưa đến nay dân có tin tưởng hay không? Tôi cho rằng dân không tin tưởng, lý do vì sao? Vì cán bộ không thật lòng với dân, nói vì dân vì nước nhưng lại vì cái lợi ích riêng tư, hay là vì lợi ích nên chỉ đạo thế này thì anh nói thế này, chỉ đạo thế kia thì nói thế kia, chứ không nói theo sự thật. Cho nên đúng là nuốn cho dân tin tưởng thì cán bộ phải gương mẫu, mà gương mẫu thì phải nói theo cái nguyện vọng chính đáng của người dân, chứ còn nguyện vọng của dân như thế này mà anh nói thế kia… thì làm sao người ta tin tưởng được.”

Từ xưa đến nay dân có tin tưởng hay không? Tôi cho rằng dân không tin tưởng, lý do vì sao? Vì cán bộ không thật lòng với dân, nói vì dân vì nước nhưng lại vì cái lợi ích riêng tư.

-Lê Văn Triết

Vào năm 2019, có hơn 300 cán bộ, công chức tại TP.HCM bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức, thôi việc vì thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong công tác. Trước đó hàng loạt cán bộ TPHCM cũng bị đề nghị truy tố như nguyên phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt, Lê Văn Thanh….

Vào đầu năm 2020, Cựu Chủ tịch TPHCM Lê Hoàng Quân bị Bộ Công an Việt Nam kiến nghị “kỷ luật hành chính nghiêm khắc” trong giai đoạn cựu phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài có hành vi sai phạm trong vụ giao khu đất vàng tại số 8-12 Lê Duẩn, Quận 1. Ông Tài trước đó cũng đã bị Bộ Công an đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về sai phạm này.

Ba cán bộ khác cùng bị truy tố cùng với ông Tài, bao gồm: ông Đào Anh Kiệt, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Hoài Nam, nguyên Bí thư quận 2; Trương Văn Út, nguyên Phó phòng Quản lý đất.

Anh Đệ, một người dân tại thành phố Hồ Chí Minh khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 18 tháng 11 năm 2020, cho biết ý kiến của mình:

“Lãnh đạo luôn luôn nêu gương mẫu, đó chỉ là một khẩu hiệu thôi, còn vấn đề thực hiện điều đó là rất khó. Tại vì không có gì để mà ràng buộc được họ để họ gương mẫu, bằng chứng như sai phạm của cán bộ không chỉ ở Thủ Thiêm, đều rất khó xử lý vì vướng chỉ thị 15 của đảng, muốn kỷ luật đảng viên thì phải khai trừ ra khỏi đảng, nên công an không thể nhảy vào điều tra. Do đó họ không có gì phải sợ để mà gương mẫu, có gương mẫu hay không thì cũng chẳng sao. Nếu như họ thật sự gương mẫu thì họ đã xử lý vấn đề Thủ Thiêm suôn sẻ rồi. Điển hình như ông Lê Thanh Hải với 15 năm nắm TPHCM, thì tay chân, nhân viên của ông Hải rất nhiều, nên TPHCM không xử lý được, đó là gương mẫu đó.”

Theo Anh Đệ, nói chung gương mẫu chỉ là một khẩu hiệu đơn giản… anh cho biết mong muốn của anh với tân bí thư thành ủy Nguyễn Văn Nên:

“Tôi mong rằng bí thư thành ủy Nguyễn Văn Nên, cố gắng làm cho tốt chứ đừng hứa nữa, nếu ông tiếp tục hứa thì ông sẽ thất hứa… vì cán bộ có gương mẫu đâu, nói họ có nghe đâu, trên bảo dưới không nghe, Thủ Thiêm là một bằng chứng.”

Không chỉ tại TP.HCM, thời gian gần đây, các trường hợp cán bộ, đảng viên bị kỷ luật ngày càng nhiều. Đơn cử như trường hợp ông Nguyễn Văn Sơn, chủ tịch tỉnh Hà Giang bị khiển trách; ông Trần Đức Quý, phó chủ tịch tỉnh Hà Giang bị cảnh cáo vì sai phạm trong kỳ thi trung học phổ thông năm 2018.

Hay trường hợp nguyên phó chủ nhiệm văn phòng Chính phủ là ông Nguyễn Hữu Vũ bị kỷ luật và ông Văn Trọng Lý bị cảnh cáo vì những sai phạm ở dự án gang thép Thái Nguyên.

Mới nhất là vào tháng 4 năm 2020, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã xem xét kỷ luật hai ông Lê Viết Chữ, Bí thư tỉnh Quảng Ngãi và ông Trần Ngọc Căng, Phó bí thư vì đã có nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai…

Luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, người có gần 50 năm tuổi đảng, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do nhận định:

“Cái này người ta thường nói là “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Đất nước này nó hư đốn do có nhiều nguyên nhân. Nếu những người đứng đầu đất nước này mà làm gương không tham nhũng, không làm sai thì tự nhiên trật tự nó ổn định trở lại. Cho nên một trong những nguyên nhân sai trái là người lãnh đạo không gương mẫu, trong đời sống riêng tư, trong sinh hoạt, và nhất là thâm lạm tiền của nhân dân đất nước.”

Hay việc lâu nay từng xảy ra nhiều vụ cán bộ dùng tiền nhà nước, dùng xe công bảng số xanh đi chùa, đền thờ… Báo chí cũng đưa tin, nhưng xử lý không nghiêm. Dư luận cho rằng, muốn xử lý thì nhà nước

phải xử lý dứt khoát, cho dù là ‘con ông, cháu cha’. Chứ không phải, cứ nếu là dân thường thì còng tay, còn cán bộ thì chỉ xin lỗi, như vậy thì làm sao có thể làm người dân tin tưởng được.

Lãnh đạo luôn luôn nêu gương mẫu, đó chỉ là một khẩu hiệu thôi, còn vấn đề thực hiện điều đó là rất khó. Tại vì không có gì để mà ràng buộc được họ để họ gương mẫu.

-Anh Đệ

Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên đại tá quân đội đã từ bỏ đảng, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do cho rằng:

“Nêu gương chỉ là một việc làm luẩn quẩn thôi, cái quan trọng nhất của một quốc gia là pháp luật. Cứ làm theo pháp luật thì không cần nêu gương gì cả và cán bộ nhà nước thì lại càng phải làm theo pháp luật. Chứ còn nêu gương chỉ là vấn đề đạo đức của một cá nhân thôi. Vận động nêu gương chỉ là do không biết làm gì trong tình hình sa sút hiện nay của đội ngũ cán bộ đảng viên, họ làm một cách bế tắc chứ không giải quyết được gì cả.”

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà ngôn ngữ học ở Sài Gòn, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng, không nên chỉ nhìn ở góc độ đạo đức. Vì nếu nhìn góc độ đạo đức thì sẽ lạc đề… đạo đức theo ông là câu chuyện của từng cá nhân, quan chức ở đâu cũng có người tốt người xấu, nhưng số người tốt và toàn tâm toàn ý với công việc, vì chuyện chung thì quá ít. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, với cách tổ chức xã hội như ở Việt Nam hiện nay, thì số phận của một quan chức trong rất nhiều trường hợp là do trên quyết định, chứ không phải do dân quyết định. Người dân không có nghĩa lý gì dù họ luôn luôn nói ‘của dân, do dân, vì dân’. Ông nói tiếp:

“Vấn đề ở đây là do thể chế. Một cái thể chế xa rời người dân, một cái thể thực chất do trên quyết định chứ không do dân quyết định nhất định sẽ đẻ ra một tầng lớp quan chức không coi dân ra gì. Thể chế đó cũng đẻ ra chuyện sống hai mặt. Một mặt là nói những lời rất tốt đẹp; một mặt là tìm mọi cách vơ vét cho mình.”

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, chừng nào mà chưa giải quyết được vấn đề trong nguyên lý tổ chức của thể chế này, thì chừng đó mọi chuyện nêu gương đều tầm phào, không có ý nghĩa, có hô hào cũng vậy thôi, vì càng hô hào nêu gương thì càng dấn sâu vào giả dối.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hcmc-party-secretary-again-called-for-exemplary-leaders-11182020102833.html

Việt Nam đề xuất giảng dạy tiếng Hàn ở cấp tiểu học

Theo tin hãng UPI loan đi ngày 17/11, Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam đang tiến hành việc đưa tiếng Hàn vào chương trình giáo dục môn “ngoại ngữ đầu tiên” tại các trường tiểu học phổ thông bắt đầu vào năm tới.

Tại buổi hội thảo Hàn Quốc-Việt Nam tổ chức tại Đại học Hà Nội cùng ngày, Bộ Giáo dục-Đào tạo cho biết việc học tiếng Hàn từ cấp tiểu học đang được nghiên cứu và tiếng Hàn có thể được chọn vào năm tới để làm ngoại ngữ từ cấp tiểu học.

Bản tin trích dẫn Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc Park Yang-woo rằng ông mong muốn tiếng Hàn được chấp thuận “như một môn học ngôn ngữ thứ hai thông thường ở Việt Nam càng sớm càng tốt”.

Theo VN Express từ năm 2016 tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Nhật đã được đưa vào chương trình giảng dạy. Hiên có hơn 1.500 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đang học tiếng Hàn ở Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-proposes-to-teach-korean-at-elementary-level-11182020065837.html

Hai Bộ GTVT và Bộ Công an tranh quyền ở Quốc hội:

dấu hiệu tốt hay “quyền anh, quyền tôi”?

Ngày 16 tháng 11 năm 2020 là đỉnh điểm tranh cãi khi Quốc hội Việt Nam cho ý kiến về hai dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; Tách hay không tách Luật Giao thông đường bộ? Và Bộ Công an hay Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ quản lý, đào tạo, cấp giấy phép lái xe…

Phát biểu tại Quốc hội, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an cho rằng, trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông là của Bộ Công an, tách luật là để đi vào đi vào cụ thể, chứ không phải tách luật là để chia luật hoặc là chia quyền.

Trong khi nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho ý kiến phản bác. Đơn cử như ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: Tách luật giao thông như ‘tách mẹ khỏi con, lấy gan ghép thận’… Ông còn cho rằng thay vì tách luật, sao không chuyển lực lượng cảnh sát giao thông về Bộ Giao thông Vận tải quản lý…

Hay đối với việc Bộ Công an đòi quản lý việc cấp bằng lái xe, ĐBQH Nguyễn Quốc Hận cho rằng, lực lượng công an với chức năng, quyền hạn của mình giải quyết tốt những vấn đề tội phạm trật tự xã hội, để quốc thái dân an thì nhân dân cảm kích, tôn vinh lắm rồi, công an không nên nhận thêm những nhiệm vụ khác.

Tôi nghĩ có những thảo luận như thế là tốt, chứ không phải không tốt. Nhưng ở Việt Nam có những cái thể hiện rất rõ mà người ta gọi là nhóm lợi ích.

-TS. Nguyễn Quang A

Việc tranh giành giữa Bộ GTVT và Bộ Công An ở Quốc hội là dấu hiệu tốt hay vẫn là ‘quyền anh, quyền tôi’… Hay tranh giành quyền lợi giữa các nhóm lợi ích?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 17 tháng 11 năm 2020 liên quan vấn đề này, nhận định:

“Chí ít cũng có những tiếng nói khác nhau, thể hiện những lợi ích khác nhau trong Quốc hội. Những đại biểu thuộc Bộ Công an thì ăn cây nào rào cây ấy, kiên quyết ủng hộ đề nghị của Bộ Công an, tách luật đó ra thành một luật riêng về an toàn giao thông, rồi cấp bằng lái xe, dạy lái xe cũng ở bên Bộ Công an. Còn bên Bộ GT_VT thì phản đối kịch liệt. Tôi nghĩ có những thảo luận như thế là tốt, chứ không phải không tốt. Nhưng ở Việt Nam có những cái thể hiện rất rõ mà người ta gọi là nhóm lợi ích.”

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhiều người cứ hiểu nhóm lợi ích theo nghĩa xấu. Nhưng thật sự trong xã hội rất nhiều nhóm lợi ích… hay bản thân trong Quốc hội, Bộ Công an là một nhóm lợi ích khổng lồ và nó luôn luôn muốn bành trướng quyền lực của nó. Ông nói tiếp:

“Có thể nói, sự đam mê quyền lực của Bộ công an là vô độ, họ muốn càng ngày càng to lên, càng ngày càng được chi nhiều tiền hơn, càng ngày càng nhiều quan số hơn… như thế quyền lực của họ càng ngày càng tăng lên và có ý kiến phản bác ngược lại (từ Bộ GTVT). Chuyện giữa quân đội và công an cũng thế, về chuyện Bộ Công an muốn tăng thêm rất nhiều quân số của lực lượng an ninh cơ sở dưới sự quản lý của Bộ Công an.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, những việc tranh giành quyền lực như thế chí ít diễn ra một cách công khai, việc công khai như thế là dấu hiệu của sự lành mạnh và việc đấu tranh để chống lại sự tham quyền lực của một nhóm này hay nhóm khác là một điều tốt.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đã từ bỏ đảng, nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 17 tháng 11 năm 2020 rằng đây là một dấu hiệu tốt sau một dấu hiệu xấu:

“Có dấu hiệu tốt sau dấu hiệu xấu, tại vì là dấu hiệu tốt là để chống lại dấu hiệu xấu. Thật ra việc cấp bằng lái trước đây thuộc chuyên môn của Bộ Giao thông, nhưng kiểm soát trên đường lại thuộc cảnh sát giao thông, vì thế bên công an muốn chiếm luôn phần cấp bằng lái xe. Thế thì việc ấy tôi cho là không hay, phải có bộ phận chống lại chuyện đó… thế là tốt, thế là hay, trong cái không hay đấy có cái hay. Tùy theo quan điểm mỗi người thôi, nhưng tôi cho rằng có tranh luận là hay rồi.”

Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, tranh luận ấy phải xem có công bằng không? Có minh bạch không? Nó có phục thiện không? Người ta có hợp tác với nhau không? Ông nói tiếp:

“Còn nếu tranh giành để mà đoạt quyền lợi thì tôi cho là không hay… Vấn đề này đầu tiên là từ tranh đoạt quyền lợi, nên mới bày ra chuyện anh này chuyển qua anh kia. Bây giờ có chuyện đấu tranh trở lại, đó là hay. Nhưng bây giờ hay như thế nào thì phải do công việc mà phải xem người ta diễn biến như thế nào. Đặc biệt, phải xem lãnh đạo quốc hội sẽ điều hành chuyện đấy ra làm sao?”

Hôm 12 tháng 8 năm 2020, tại phiên họp Chính phủ về các dự án Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi, Luật Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Giao thông đường bộ sửa đổi… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra phát biểu cho rằng: “Cái gì có lợi cho dân, làm gì để xã hội phát triển tốt thì nên tiến hành, không quyền anh, quyền tôi mà làm chậm trễ sự phát triển của đất nước.”

Nghe qua cảm nhận được ông Phúc có lòng vì dân, vì sự phát triển của xã hội. Nhưng nếu xâu chuỗi nhiều sự kiện, nhiều câu nói của ông thì mới phát hiện ra cái ẩn chứa bên trong là sự hời hợt, sáo rỗng và thiếu sự chặt chẽ. Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, ở Việt Nam có một cách hành xử khác lạ so với nhiều nước là việc soạn thảo luật do cơ quan hành pháp đảm nhận hoàn toàn. Ngành nào soạn luật cho

ngành đó. Nghe qua và kém hiểu biết thì thấy hợp lý, nhưng bên trong ẩn chứa nhiều bất cập của việc “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Vì thế mà có quyền anh quyền tôi trong việc soạn thảo hoặc kiểm soát, xử lý tình huống giữa hai bộ nói trên.

Cũng tại buổi họp Quốc hội hôm 16/11, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, thuộc đoàn Hà Nội, cho rằng 99% dân sẽ ủng hộ không tách Luật Giao thông đường bộ.(!?) Việc tranh giành giữa Bộ GTVT và Bộ Công An ở quốc hội là dấu hiệu tốt, nhưng nếu nói 99% dân ủng hộ sao không trưng cầu dân ý?

Nói 99% người dân đồng tình là chủ quan quá nặng, đã đi tham khảo, trao đổi với ai chưa? Dù cho nói là đúng hay sai thì cái cách mà nói như thế là hàm hồ, chủ quan.

-GS. Nguyễn Đình Cống

Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận định về ý kiến này:

“Tôi cho rằng đó là một ý kiến chủ quan, anh nào muốn nói thì cứ nghĩ rằng người dân sẽ theo ý mình… Cũng biết đâu được, cũng có thể… nhưng muốn nó rõ ra thì phải trưng cầu dân ý chứ. Nhưng theo tôi việc tách luật hay không tách luật thì trưng cầu dân ý làm gì, chỉ nên tập trung trao đổi, bàn luận đối thoại… và có người sáng suốt quyết định. Hai bên đối thoại rồi thì phải có anh phân xử, giải quyết… trình độ người giải quyết rất quan trọng. Chứ hỏi ý kiến toàn dân thì việc lớn, chứ việc này hỏi làm gì. Nói 99% người dân đồng tình là chủ quan quá nặng, đã đi tham khảo, trao đổi với ai chưa? Dù cho nói là đúng hay sai thì cái cách mà nói như thế là hàm hồ, chủ quan.”

Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng, từ trước đến nay dù nội bộ của Đảng có sự không đoàn kết, nhưng khi có những việc chung, ví dụ những chính sách áp dụng cho đất nước, dù chính sách đó đúng hay sai, có lợi hay có hại cho đất nước… nhưng trước những chính sách chung đó, họ thường đoàn kết nhất trí, và mọi sự mất đoàn kết đều được loại hết. Nhưng bây giờ theo ông, khi nói đến tình trạng ‘quyền anh, quyền tôi’ thì tức là vấn đề không nhất trí trong nội bộ Đảng đã trở thành nguy cơ.

Cho đến chiều ngày 17/11/2020, với hơn 62% đại biểu Quốc hội Việt Nam, tương đương 302 người, đã bỏ phiếu phản đối việc tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm an toàn trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Đồng thời, kết quả bỏ phiếu tại Quốc hội cho thấy có đến hơn 66% số đại biểu Quốc hội, tương đương 321 phiếu, phản đối việc giao Bộ Công an chức năng quản lý, đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe, thay vì Bộ Giao thông Vận tải như từ trước đến nay.

Cũng theo thông báo từ Quốc hội vào ngày 17/11, 52% đại biểu tán thành việc chuyển dự thảo luật này sang xem xét tại kỳ họp thứ 2 quốc hội nhiệm kỳ sau (khoá 15).

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-the-scramble-in-the-national-assembly-a-good-sign-11172020120920.html

Lý giải tình trạng ngày càng nhiều người Việt ở Nhật

bị phát hiện phạm pháp

Giang Nguyễn

Thực tể ớ Nhật đối với người Việt

“Việc đầu tiên là em muốn hít thở cái bầu không khí của xứ tự do”.

Đó là phát biểu của Nguyễn Thế Lộc, một thực tập sinh 27 tuổi sinh sống và làm việc 1 năm qua ở tỉnh Ibaraki, phía Bắc thủ đô Tokyo của Nhật. Quê anh ở tỉnh An Giang và anh đã mong muốn từ lâu được đi qua nước ngoài lao động.

“Em muốn biết cuộc sống ở xứ tự do phát triển như thế nào và em muốn học hỏi thêm cuộc sống ở bên đây”.

Anh nói trước khi qua Nhật làm thực tập sinh cho một công ty đúc kim loại, anh đã nghiên cứu rất kỹ và biết qua Nhật đời sống không dễ và có thể mình sẽ bị bóc lột sức lao động.

“Cuộc thực tập sinh của công ty em so với mặt bằng chung thì có thể cũng tạm ổn. Tại vì khu vực sống của em thì vật giá cũng tương đối thấp nên không phải tốn nhiều chi phí để di chuyển. Nhưng mà số phận thực tập sinh người Việt Nam ở công ty này là bị người Nhật họ không xem trọng Việt Nam mình”.

Anh Nguyễn Thế Lộc chia sẻ, dù tiếng Nhật anh không nhiều nhưng đủ để có thể hiểu sự phân biệt của người Nhật đối với thực tập sinh khác như từ Indonesia và đối với lao động từ Việt Nam – có một sự khinh thường rõ rệt:

“Trong thời gian đầu, em đã tưởng tượng được cái cảnh bị phân biệt nhưng mà nó quá nhiều so với sự tưởng tượng ban đầu, nên em cũng bị stress”.

Anh Lộc là một trong hàng trăm ngàn thực tập sinh qua Nhật theo hợp đồng 3-5 năm. Cộng với con số du học sinh và vài chục ngàn người Việt đã đi tị nạn qua Nhật sau năm 1975, con số người Việt tại Nhật nay lên đến hơn 300.000 người theo thống kê của Bộ Tư pháp Nhật Bản.

Người Việt tại Nhật bị phát hiện trong nhiều vụ tội phạm

Thời gian qua tin tức về người Việt Nam tại Nhật phạm pháp gia tăng và nhiều người cho rằng người Nhật có cái nhìn không tốt về cộng đồng người Việt Nam.

Theo trang Yabai Nihon, truyền thông Nhật đưa tin ngày 13/11, anh Nguyễn Đức Chính, 37 tuổi, đã bị cảnh sát tại thành phố Sano bắt vì hái trộm 150 chùm nho. Chính đã khai là nho “Đã chia cho mọi người ăn”. Được biết anh là thực tập sinh trốn lại Nhật sau khi hết hạn visa.

Ngày 10/11 cảnh sát bắt 3 phụ nữ Việt đã hết hạn lưu trú tại Nhật, không về lại nước được và phải đi làm gái mại dâm.

Trước đó vài tuần, cảnh sát tỉnh Gunma bắt giữ 4 thực tập sinh vì nghi giết mổ lợn tại căn hộ. Một trong 4 thanh niên này từng bị bắt tại một trang trại vì tình nghi ăn trộm quả bầu.

“Hành vi tội phạm xảy ra nhiều quá. Chẳng hạn giết người thì rất ít, nhưng trộm cắp thì nhiều, ví dụ như trộm cắp heo, bò, gà nhiều vì có vẻ như nó dễ. Và táo, lê, hoa quả của nông dân Nhật, họ không có canh. Người Việt mình một số người thấy dễ lấy quá. Số lượng không nhiều nhưng bị lên tin tức ngay”.

Anh Nguyễn Huy, quản trị viên một nghiệp đoàn lao động của Nhật, đã làm tư vấn cho lao động Việt Nam ở nước ngoài từ chục năm nay tại Osaka, khẳng định so với tổng số thực tập sinh hơn cả trăm ngàn người thi thì những tội phạm 20-30 vụ không nhiều. Nhưng họ đã gây tai tiếng cho người Việt Nam tại Nhật vì nước Nhật và văn hóa Nhật vốn trật tự, kỹ lưỡng và tôn trọng luật pháp.

“Khi em vào công ty Nhật, người Nhật dậy em là lấy một yên cũng là ăn trộm”.

Đó là phát biểu của anh Nguyễn Huy ở Tokyo, qua Nhật với visa kỹ sư lao động được hơn 3 năm. Anh cũng là một Facebooker theo sát tình hình người Việt tại Nhật. Anh giải thích về tình trạng tội phạm do bàn tay người Việt ngày càng gia tăng:

“Tình trạng trộm cắp của người Việt Nam ở Nhật đã có lâu rồi. Đó là một vấn nạn mà tụi em ở đây rất đau đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tụi em khi xin visa và cách người Nhật họ nhìn tụi em. Những tin tức đó thường hay đăng vào lúc buổi trưa hay buổi sáng khi vào công ty thấy rất xấu hổ. Em nghĩ nguyên nhân là do ở Việt Nam người ta bỏ rất nhiều tiền để đi sang đây, 200-300 triệu để qua đây lao động. Và tiền vay như vậy họ phải tìm cách gửi trả về quê. Đối với công ty tăng ca nhiều và công ty đó quan tâm đến thực tập sinh thì mọi việc bình thường. Nhưng nếu công ty đó ăn hiếp, gây khó khăn với thực tập sinh thì họ có xu hướng muốn trốn ra ngoài, sống bất hợp pháp”.

Tình trạng nợ nần ở quê nhà do các công ty môi giới thu phí quá cao, thêm vào đó, thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát đã tạo thêm áp lực nặng nề lên đời sống của các thực tập sinh, dụ học sinh.

Anh Nguyễn Thế Lộc, thực tập sinh ở công ty đúc kim loại nhận định:

“Riêng đối với thực tập sinh, đầu tiên là những người Việt bị kẹt lại bên này đa phần là họ hết hạn hợp đồng và công ty không thể nào tiếp nhận họ được. Thành ra công việc không có mà họ bắt buộc phải ở lại. Thời điểm mà con virus bùng phát đầu tiên thì nhiều công ty phá sản dẫn tới việc là thực tập sinh không có công việc và kéo theo những công ty khác cũng không có việc để có thể tiếp nhận thực tập sinh nên họ không thể về, cứ vòng vòng ở đây, không có việc, làm ảnh hưởng rất nhiều lên đời sống thực tập sinh. Họ về nước không được và ở lại cũng không sống được”.

“Cái này là chính sách từ bên Việt Nam. Họ không muốn nhận con số người về đông như vậy sợ dịch lan tràn không thể kiểm soát. Chính vì vậy họ rất là hạn chế. Ngay cả Thủ tướng Suga khi đi Việt Nam cũng đặt vấn đề rằng Nhật sẵn sàng đón nhận lượng lao động mới và họ đã thực hiện cho vào (Nhật) bình thường, và ngược lại Việt Nam phải nhận lại các em đã hết hạn, không có việc, hoặc không còn đi học, về lại nước. Nhưng mà Việt Nam cho đến bây giờ mình không thấy họ có một cái nỗ lực nào đâm ra tình trạng phạm tội ngày càng nhiều ở Nhật”. -Ông Nguyễn Huy

Ông Nguyễn Huy nói tại Osaka ông đã thành lập nhóm tư vấn cho những người lao động này. Một số hội đoàn, nhà thờ và nhà chùa cũng có nỗ lực giúp những người bị kẹt lại về lương thực, chỗ cư ngụ. Tuy nhiên, điều họ cần nhất không được giải quyết. Ông Huy cho biết:

“20-30.000 thực tập sinh, con số do chính Đại sứ quán đưa ra, là thực tập sinh chờ về nước và du học sinh không còn đi học nữa. Nhưng mà từ tháng 6 có một, hai chuyến bay giải cứu và một chuyến bay chỉ có 600 người thôi, thì một tháng chỉ có 600-1000 người về nước. Như vậy cho đến bây giờ theo tôi biết là khoảng 5-6.000 người (được về) còn lại đến 25.000 người đang chờ”.

Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc với Cơ quan Lãnh sự Việt Nam ở Tokyo để hỏi về tình trạng người Việt bị kẹt lại ở Nhật nhưng không được hồi âm.

Các bạn thực tập sinh chúng tôi tiếp xúc được đều cho biết quan niệm của họ tương tự như nhận định của anh Nguyễn Phương:

“Lãnh sự quán của Việt Nam thì không hỗ trợ gì hết. Nhật Bản thì họ hỗ trợ 100.000 yên bằng với 1000 USD cho một người trong thời gian công ty không có công việc làm thì vẫn được hưởng lương… Đó là hỗ trợ của người Nhật. Chưa có trường hợp nào mà cầu cứu Lãnh sự quán được. Em chưa có thấy một hành động nào quan tâm đến thực tập sinh… Em có rất nhiều bạn lên Lãnh sự quán mà họ còn tìm cách lấy thêm tiền chứ làm gì mà họ giúp đỡ.”

Anh Huy cũng đồng quan điểm, cho đây là hiện tượng “đem con bỏ chợ” từ phía chính quyền Việt Nam:

“Cái này là chính sách từ bên Việt Nam. Họ không muốn nhận con số người về đông như vậy sợ dịch lan tràn không thể kiểm soát. Chính vì vậy họ rất là hạn chế. Ngay cả Thủ tướng Suga khi đi Việt Nam cũng đặt vấn đề rằng Nhật sẵn sàng đón nhận lượng lao động mới và họ đã thực hiện cho vào (Nhật) bình thường, và ngược lại Việt Nam phải nhận lại các em đã hết hạn, không có việc, hoặc không còn đi học, về lại nước. Nhưng mà Việt Nam cho đến bây giờ mình không thấy họ có một cái nỗ lực nào đâm ra tình trạng phạm tội ngày càng nhiều ở Nhật”.

Thực tập sinh Nguyễn Thế Lộc xác nhận tình trạng này có lẽ sẽ tiếp diễn. Cá nhân anh cũng gặp khó khăn khi chỉ vài tháng sau khi đến Nhật, ở nhà có tin buồn:

“Thời điểm em vừa qua đây thì ba em mất. Đến khoảng tháng tư công ty cho phép em về giỗ 100 ngày của ba em. Lúc đó em đặt vé khứ hồi trong một tuần. Nhưng mà hãng Vietnam Airlines dời lịch bay từ tháng tư cho đến bây giờ. Em nghe tin là họ hủy đến tháng 2 năm 2021 luôn. Em đặt vé nó không hoàn tiền lại cho em nên em cũng không có cách nào để về được”.

Những người mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc như thực tập sinh Nguyễn Thế Lộc, Facebooker Nguyễn Phương, và chuyên gia tư vấn Nguyễn Huy đều nói việc phạm tội của người Việt tại Nhật không thể chấp nhận được, và có lẽ nếu hiện tượng này tiếp tục gia tăng, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chương trình tiếp nhận lao động từ nước Việt Nam. Lúc đó đời sống của người dân muốn vượt khó, thoát nghèo lại sẽ càng khó hơn.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-more-Vietnamese-in-Japan-found-committing-crimes-11172020194514.html

Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ

đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao

Bộ Công thương Việt Nam vào ngày 18/11 tại diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2020 khẳng định các nhà đầu tư Mỹ luôn luôn được chào đón, đặc biệt trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, giúp nâng vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn lời Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, tình hình diễn biến bất ổn của thương mại toàn cầu do dịch bệnh COVID-19 đã thúc đẩy các công ty lớn, trong đó nhiều tập đoàn của Hoa Kỳ quan tâm đến việc phát triển mô hình chuỗi cung ứng mới tại Việt Nam.

Nhiều nhà đầu tư Mỹ đánh giá Việt Nam hiện là điểm đầu tư lý tưởng, quan trọng và an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, ông Đỗ Thắng Hải nhận định đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tăng đầu tư, quảng bá cơ hội và tiềm năng để thu hút dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, từ đó tham gia chuỗi cung ứng ở trình độ cao hơn.

Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM, bà Marie Damour, cũng nhấn mạnh, với tốc độ phát triển vượt bậc những năm qua của Việt Nam thì cơ hội đầu tư từ Mỹ cũng trải rộng ở nhiều ngành nghề khác nhau từ chăm sóc sức khoẻ, hàng không đến nông nghiệp, giáo dục và đặc biệt 4 lĩnh vực có tiềm năng lớn nhất là năng lượng, cơ sở hạ tầng, kinh tế số và sản xuất công nghệ cao.

Uỷ ban Nhân dân TPHCM cho biết thành phố đang chú trọng đẩy mạnh hợp tác với Hoa Kỳ trong việc triển khai 3 đề án gồm đô thị thông minh, khu đô thị sáng tạo và tương tác cao phía Đông và trung tâm tài chính quốc tế.

Ngoài ra, Việt Nam cũng kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nhập khẩu từ Mỹ các thiết bị máy móc công nghệ cao phục vụ cho việc sản xuất sang Mỹ. Hiện Hoa Kỳ nhập khẩu lượng lớn sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, thuỷ văn, điện thoại, thiết bị điện tử…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-calls-us-to-invest-in-high-value-added-fields-11182020081839.html

Việt Nam cho biết Nhà máy Foxconn của Đài Loan

đã xuất xưởng lô màn hình đầu tiên

Nhà sản xuất điện tử Foxconn của Đài Loan trong tuần này đã cho ra lô màn hình hiển thị đầu tiên sản xuất ở nhà máy trị giá 26 triệu đô la tại Việt Nam. Reuters dẫn tin vừa nêu theo thông báo của Chính phủ Hà Nội cho biết hôm 18/11.

Tin cho biết, hầu hết 20 ngàn màn hình được sản xuất mỗi năm tại nhà máy Foxconn ở tỉnh Quảng Ninh, là để xuất khẩu.

“Foxconn đang chuẩn bị mở rộng dự án và hình thành một tổ hợp sản xuất”, thông báo của chính phủ Hà Nội cũng cho biết thêm, kế hoạch này sẽ đưa Foxconn trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu trong tỉnh Quảng Ninh.

Reuters không thể liên hệ ngay với Nhà máy Foxconn để bình luận về tin này.

Việt Nam, một quốc gia 96 triệu dân, đã trở thành cơ sở sản xuất quan trọng cho các công ty như Samsung Electronics của Hàn Quốc cho đến LG Electronics Inc, sau khi chính phủ ký kết một số hiệp định thương mại tự do.

Chính phủ Việt Nam cho biết, Foxconn sẽ mở rộng nhà máy Quảng Ninh, vốn đã mất một năm để xây dựng, để đạt mục tiêu sản xuất một triệu màn hình hiển thị và ti vi, với tổng doanh thu xuất khẩu khoảng 250 triệu USD vào năm tới. Con số đó sẽ tăng lên 1 tỷ đô la trong những năm sau đó.

Foxconn, nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đã thành lập nhà máy đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2007, tại tỉnh Bắc Ninh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-says-taiwan-s-foxconn-starts-factory-to-make-displays-11182020065535.html

Cảnh sát biển Malaysia trục xuất 5 tàu cá Việt Nam

Cảnh sát biển Malaysia hay còn gọi là Cơ quan thực thi pháp luật trên biển (MMEA) hôm 14-11-2020 trục xuất 5 tàu cá của tỉnh Kiên Giang, Việt Nam bị cho là đang đánh bắt trái phép trên vùng biển của Malaysia.

Trang Fanpage chính thức của Cảnh sát biển Malaysia hôm 17-11-2020 đăng tải hình ảnh các ngư dân, tọa độ các tàu cá và các ngư phủ…, cho thấy 5 tàu cá này có số hiệu lần lượt là KG 9714TS, KG 9632TS, KG 97236TS, KG 95201TS, KG 97202TS.

Giám đốc MMEA – Đại tá Muhammad Suffi bin Mohd Ramli cho biết, thủy phi cơ Bombardier CL415 đang thực hiện các hoạt động giám sát trong vùng biển Terengganu thì phát hiện 5 tàu đánh cá của Việt Nam.

Tàu KM Langkawi đang tuần tra được báo tin này và sau đó tàu Langkawi thả xuồng hơi cao tốc cùng đội đặc nhiệm đuổi theo ra lệnh dừng tàu cá để kiểm tra.

“Ngay khi nhận thấy sự có mặt của cơ quan chức năng, chiếc tàu cá đã tìm cách bỏ chạy về phía vùng biển biên giới Malaysia – Việt Nam.”

Ông Suffi cho biết thêm, tàu KM Langkawi và xuồng hơi cao tốc đã chặn các tàu cá của tỉnh Kiên Giang để kiểm tra, sau đó các tàu này bị trục xuất khỏi biên giới trên biển của hai nước.

Ngoài việc trục xuất, lưới của các ngư dân bị tịch thu, đồng thời nước uống và thực phẩm bị loại bỏ để đảm bảo rằng các ngư dân Kiên Giang không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở về.

Người đứng đầu Cảnh sát biển bang Terengganu, nói thêm rằng hành động trục xuất được thực hiện để hạn chế việc hình thành một ổ dịch COVID-19 mới do sự xâm phạm của tàu đánh cá nước ngoài và người nhập cư bất hợp pháp vào vùng biển của đất nước.

Hôm 16-8-2020, lực lượng cảnh sát biển Malaysia bắn chết 1 ngư dân người Việt và bắt giữ 18 người khác bị cho là đang cố đâm tàu và ném bom xăng vào tàu tuần tra của Malaysia trên Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó xác nhận thông tin này, đề nghị Malaysia điều tra và đối xử nhân đạo đối với các ngư dân bị bắt, tuy nhiên đến giờ chưa có thông tin gì thêm.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/malaysia-expelled-5-viet-fishing-boats-11182020064351.html

Điểm tin trong nước sáng 18/11:

Trung Quốc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ, cấm tàu thuyền;

Thu phí rác sinh hoạt theo khối lượng

Mạnh Đức

Mục lục bài viết         

Trung Quốc thông báo tập trận ở Vịnh Bắc Bộ, cấm tàu thuyền ra vào

Hơn 340 người chết, mất tích và thiệt hại gần 35 nghìn tỷ đồng do thiên tai tính từ đầu 2020

Nhóm bảo vệ xịt sơn đỏ lên hàng loạt xe ôtô bị khởi tố

5 người nhập cảnh mắc Covid-19, Việt Nam có 1.288 ca bệnh

‘Cấp miễn phí cây giống cho miền Trung’

Thu phí rác sinh hoạt theo khối lượng trước năm 2025

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ 4 (ngày 18/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Trung Quốc thông báo tập trận ở Vịnh Bắc Bộ, cấm tàu thuyền ra vào

Từ ngày 17 đến ngày 30/11, Quân đội Trung Quốc tiến hành đợt tập trận ở phía tây bán đảo Lôi Châu, tức Vịnh Bắc Bộ.

Tài khoản Twitter của tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc bản tiếng Anh hôm 16/11 đăng tải tấm ảnh đảo Duy Mộng (thuộc quần đảo Hoàng Sa) kèm thông báo tập trận ở Biển Đông và cấm tàu bè qua lại với bán kính 5 km.

RFA dẫn nội dung thông báo: “Trung Quốc sẽ tiến hành huấn luyện quân sự tại Biển Nam Trung Hoa từ ngày 19/11 đến ngày 25/11; việc đi vào sẽ bị cấm, theo Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông”.

Tính từ đầu năm đến nay, Quân đội Trung Quốc tiến hành ít nhất 8 cuộc tập trận tại Biển Đông, trong đó có 5 cuộc xung quanh khu vực Quần đảo Hoàng Sa Việt Nam.

Hơn 340 người chết, mất tích và thiệt hại gần 35 nghìn tỷ đồng do thiên tai tính từ đầu 2020

Theo số liệu thống kê từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai được báo chí trong nước trích dẫn đã có 280 người chết và 66 người mất tích cùng với hơn 850 người bị thương các loại hình thiên tai diễn ra tại Việt Nam từ đầu năm 2020 đến nay.

Thiên tai cũng đã làm hư hại hàng chục nghìn căn nhà, hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu. Hàng chục nghìn gia súc và gia cầm bị cuốn trôi.

Về kinh tế từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại thiệt hại lên đến hơn 35 nghìn tỷ đồng.

Nhóm bảo vệ xịt sơn đỏ lên hàng loạt xe ôtô bị khởi tố

Chiều 17/11, lãnh đạo Công an quận Hà Đông (TP. Hà Nội) cho biết trên tờ Người lao động, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Đình Thắng (46 tuổi), Nguyễn Xuân Loan (65 tuổi, cùng ở quận Hà Đông) và Nguyễn Văn Tâm (56 tuổi, ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) để điều tra về tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”.

Theo công an, cả ba là nhân viên của một công ty bảo vệ, làm nhiệm vụ trông giữ xe ở khu đô thị Dương Nội (thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông), trong đó Thắng là tổ trưởng.

Trước đó, quá trình làm bảo vệ và trông xe tại đây, Trần Đình Thắng phát hiện tại trục đường phía sau chung cư (không thuộc phạm vi trông giữ xe của công ty Thắng làm) có nhiều chủ phương tiện đỗ ôtô qua đêm, không gửi vào bãi xe, hầm của khu chung.

Thấy vậy, cả 3 bàn bạc rồi mua bình sơn xịt vào các xe ôtô trên để khiến chủ phương tiện phải đưa xe vào gửi trong hầm, bãi gửi xe thuộc quyền quản lý của chung cư.

5 người nhập cảnh mắc Covid-19, Việt Nam có 1.288 ca bệnh

Bộ Y tế chiều 17/11 cho biết trong ngày, Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca mắc mới Covid-19 (BN1284-1288) là ca bệnh nhập cảnh, được cách ly ngay tại tỉnh Hòa Bình và tỉnh Khánh Hoà.  

Đến nay cả nước ghi nhận 1.288 ca mắc Covid-19, trong đó 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, 591 ca bệnh nhập cảnh. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 16.125. Hiện số ca bệnh được điều trị khỏi: 1.124 ca, số ca tử vong là 35 ca.

‘Cấp miễn phí cây giống cho miền Trung’

Phát biểu trong cuộc họp bàn kế hoạch tái thiết sản xuất sau bão lũ miền Trung, chiều 17/11, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nói các tỉnh miền Trung tập trung trồng rau màu và nuôi gia cầm để nhanh chóng tái thiết sản xuất.

Theo ông Cường, thời gian Tết Nguyên đán thời gian không còn nhiều, trước mắt người dân nên chăn nuôi gia cầm để có thu nhập nhanh; đồng thời trồng rau ngắn ngày.

“Tôi đề nghị cấp phát miễn phí giống gia cầm, rau màu cho những nơi bị ngập sâu, thiệt hại nặng”, ông Cường nói và yêu cầu các đơn vị của Bộ tập trung nguồn lực, cử chuyên gia đến các địa phương hướng dẫn người dân tái sản xuất.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay, hiện nhu cầu cây, con giống mới của người dân rất lớn. Trận bão lũ lịch sử liên tục vừa qua đã làm chết 80.000 con lợn, 15.000 đại gia súc, 3,3 triệu con gia cầm và hàng chục nghìn hecta cây trồng.

Theo ông Tiến, để khôi phục sản xuất nông nghiệp, các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống; cùng với đó là 560.000 liều vắc xin, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng.

Thu phí rác sinh hoạt theo khối lượng trước năm 2025

VnExpress đưa tin, với 443 đại biểu tán thành (92%), Quốc hội thông qua dự án Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi với 16 chương, 171 điều, chiều 17/11.

Luật quy định, rác sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại gồm chất thải có khả năng tái chế, sử dụng; chất thải thực phẩm; chất thải khác.

Đơn vị thu gom có quyền từ chối nếu rác chưa được phân loại và không dùng bao bì đúng quy định; thông báo đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.

Theo Luật, chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác được tính toán dựa trên pháp luật về giá; khối lượng hoặc thể tích rác đã được phân loại. Rác có khả năng tái sử dụng và rác thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình nếu phân loại đúng quy định thì không phải chi trả phí.

Trường hợp hộ gia đình không phân loại hoặc phân loại không đúng quy định thì phải chi trả cho tất cả các loại rác phát sinh. Các quy định về thu phí xử lý rác sinh hoạt được thực hiện chậm nhất trước ngày 31/12/2024.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-18-11-trung-quoc-tap-tran-o-vinh-bac-bo-cam-tau-thuyen-thu-phi-rac-sinh-hoat-theo-khoi-luong.html

Điểm tin trong nước tối 18/11:

Cướp ngân hàng ở Bình Dương; Xe chở gỗ lậu

 ‘lọt nhẹ nhàng’ qua 3 trạm kiểm lâm

Hiểu Minh

Mục lục bài viết         

Cướp ngân hàng ở Bình Dương

Xe chở gỗ lậu ‘lọt’ qua 3 trạm kiểm lâm

Đề nghị tử hình cha dượng làm chết bé gái 3 tuổi

Xáo trộn đón taxi công nghệ ở sân bay Tân Sơn Nhất

Mục Điểm tin trong nước tối thứ 4 (ngày 18/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Cướp ngân hàng ở Bình Dương

Báo Zing đưa tin trưa cùng ngày, một người đàn ông đi xe máy đến chi nhánh ngân hàng nằm trên đường ĐT 741, thuộc phường Tân Định, thị xã Bến Cát.

Sau đó, người này cầm vật giống súng ép nhân viên đưa tiền. Những người có mặt nói tiền để trong két sắt và không biết mật khẩu.

Tên cướp sau đó ra lệnh cho nhân viên kéo hộc tủ ra kiểm tra nhưng không thấy tiền rồi lên xe máy tẩu thoát.

Nhà chức trách đang trích xuất hình ảnh camera an ninh dọc tuyến đường nghi can bỏ trốn để truy bắt.

Xe chở gỗ lậu ‘lọt’ qua 3 trạm kiểm lâm

Trên báo Tuổi Trẻ, sáng 18/11, theo nguồn tin từ Đội cảnh sát giao thông số 1, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa, khi tuần tra, kiểm soát tại Km04 trên tuyến quốc lộ 217, thuộc địa bàn xã Hà Đông, huyện Hà Trung, cảnh sát giao thông đã bắt giữ một xe bán tải đang vận chuyển 1,17m3 gỗ vàng tâm không có giấy tờ hợp lệ.

Làm việc với cảnh sát giao thông, tài xế Trịnh Văn Minh (52 tuổi, trú huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) khai vận chuyển 39 tấm gỗ vàng tâm kích thước 10x30x10 (cm) với tổng khối lượng 1,17m3 . Số gỗ này ông Minh nói mua từ xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Đáng chú ý, số gỗ lậu từ xã Na Mèo đã lọt qua 3 trạm kiểm lâm kiểm lâm tại Km61 ở xã Sơn Điện, Km16 ở xã Trung Hạ (thuộc Hạt kiểm lâm huyện Quan Sơn) và trạm kiểm lâm của Đội cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2 ở ngã ba Đồng Tâm, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Vì sao gỗ lậu lọt qua 3 trạm kiểm lâm trên, ông Mai Hữu Phúc – chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa – cho biết đã nắm bắt được thông tin vụ việc, sẽ xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ kiểm lâm có liên quan vụ việc.

Đề nghị tử hình cha dượng làm chết bé gái 3 tuổi

Cũng theo báo Zing, chiều 18/11, đại diện VKSND Hà Nội luận tội Nguyễn Minh Tuấn và vợ là Nguyễn Thị Lan Anh trong vụ cháu N.N.M. (3 tuổi, con riêng của Lan Anh) tử vong sau khi bị 2 người này bạo hành.

Theo kiểm sát viên, tại tòa, 2 bị cáo đều không thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Tuy nhiên, căn cứ hồ sơ vụ án và xét hỏi, VKSND có đủ cơ sở xác định sáng 30/3, cháu M. đòi uống nước nhưng Lan Anh không cho.

Sau khi sử dụng ma túy cùng chồng, Lan Anh bắt con gái xin lỗi thì sẽ cho uống nước. Lúc này, bé gái la hét thì bị Tuấn đánh vào đầu. Sau đó, Tuấn dùng cán chổi bằng kim loại đánh M., còn Lan Anh lấy kim khâu quần áo đâm vào bắp tay, đùi con gái.

“Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo liên tiếp đánh cháu M. dẫn đến chấn thương sọ não và tử vong”, kiểm sát viên nhấn mạnh.

Đại diện VKS đánh giá các bị cáo đã tước đi quyền được sống thiêng liêng của cháu bé khi tuổi đời còn rất nhỏ. Nhận định hành vi của 2 bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, công tố viên cho rằng HĐXX cần xử lý các bị cáo với mức án thật nghiêm khắc mới đủ sức răn đe.

Sau khi đánh giá, đại diện VKS đề nghị tòa tuyên bị cáo Nguyễn Minh Tuấn tổng mức án tử hình về các tội Giết người và Tàng trữ trái phép chất ma túy. Còn Nguyễn Thị Lan Anh bị đề nghị chung thân về cùng 2 tội danh.

Xáo trộn đón taxi công nghệ ở sân bay Tân Sơn Nhất

VnExpress đưa tin, thay đổi diễn ra hôm 14/11 khi giao thông nội bộ sân bay này được điều chỉnh. Tuy nhiên sau khi điều chỉnh, các loại xe công nghệ như GrabCar, BeCar… không được vào làn D đón khách mà phải lên các tầng 3, 4, 5 của nhà xe TCP dừng chờ. Việc này khiến khách đón loại xe này phải đi xa thêm, leo lầu cao. Lái xe vào sân bay đón khách phải gửi xe trong bãi, chịu chi phí 25.000 đồng, thay vì 10.000 đồng như trước.

Xuống chuyến bay lúc 19h, anh Lê Văn Thông, 33 tuổi, nói mình đặt GrabCar về nhà tại quận Gò Vấp. Được hướng dẫn lên lầu 3 đón xe do tài xế không chờ phía dưới, dù bất tiện hơn nhưng vì “giá xe công nghệ rẻ hơn taxi gần 70.000 đồng”, anh Thông đành kéo valy xếp hàng chờ thang máy. “Thang máy bị kẹt do khách quá đông nên tôi phải xách hành lý gần 20kg leo cầu thang bộ lên tầng. Xách đồ nặng nên khá mệt”, anh Thông nói.

Ở lầu 3 và 4 của nhà xe TCP, ôtô từ 4-7 chỗ gắn bảng “xe hợp đồng” liên tục di chuyển đến trước khu vực thang máy và bộ để đón khách. Hầu hết người đặt xe lần đầu biết việc điều chỉnh, lúng túng nên tài xế liên tục gọi điện hướng dẫn vị trí xe đón. Nhiều tài xế nói việc chạy xe “bị xáo trộn, ít cuốc hơn vì nhiều khách thấy bất tiện hủy chuyến”.

Trả lời VnExpress tối 17/11, ông Lưu Việt Hùng, Chánh văn phòng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, mục đích của điều chỉnh giúp giao thông nội bộ sân bay thông thoáng, đảm bảo trật tự, nhưng cũng để ưu tiên quyền lợi các đơn vị vận tải đã ký hợp đồng nhượng quyền khai thác với cảng.

“Hiện Công ty cổ phần Be Group chuẩn bị hoàn tất các thủ tục để ký hợp đồng nhượng quyền khai thác với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phía Grab dự kiến trong tuần sẽ làm việc tìm phương án giải quyết phù hợp”, ông Hùng nói và cho biết trước đó do chưa ký hợp đồng với cảng, Grab có hướng dẫn tài xế khi đón khách ở sân bay gửi xe tại các tầng 3,4,5 nhà xe TCP.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-18-11-cuop-ngan-hang-o-binh-duong-xe-cho-go-lau-lot-nhe-nhang-qua-3-tram-kiem-lam.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.