Tin khắp nơi – 29/11/2020
Đòn nặng’ cho Big Tech – ‘Chiếc khiên’ che chắn của cánh tả sắp bị hạ gục? – May May
Nhiều nhà phân tích đã đưa ra quan điểm rằng sự “can thiệp” của Google có thể đã tác động đến hàng triệu phiếu bầu cho Joe Biden. Nhưng nhờ các động thái của chính quyền Trump, Google dường như không còn là lực lượng để bảo vệ Biden và Đảng Dân chủ như trước đây nữa.
Ngày 29/10/2020, bốn năm sau khi Giám đốc FBI khi đó là James Comey tuyên bố mở lại vụ điều tra email của bà Hillary Clinton, Bộ Tư pháp (DOJ) đã tiết lộ một tin đồn khác ngay trước cuộc bầu cử năm 2020.
DOJ báo cáo xác nhận rằng FBI đã mở cuộc điều tra về Hunter Biden trong hơn một năm. Các đặc vụ đã xem các giao dịch tài chính mà Hunter – theo các email trên một máy tính xách tay được cho là của Hunter – đã giao dịch với Trung Quốc, Ukraine, và các chính phủ nước ngoài khác. Tuy nhiên, các hãng truyền thông lớn cố tình phớt lờ câu chuyện này và Big Tech đã lặng lẽ kiểm duyệt những thảo luận trên mạng xã hội.
Nếu Biden vẫn “bình an vô sự” vượt qua các cuộc điều tra về gian lận bầu cử và trở thành tổng thống, ông ta hẳn sẽ không mong muốn chuyện này có thể xảy ra một lần nữa.
Big Tech – ‘chiếc khiên’ che chắn của cánh tả sắp bị hạ gục
Tổng thống Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp vào tháng 5/2020, kêu gọi tự do ngôn luận trên các nền tảng truyền thông xã hội và tước đi sự bảo vệ pháp lý của những nền tảng này.
Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), ông Ajit Pai, gần đây đã thông báo rằng bộ phận của ông sẽ “hệ thống hóa mệnh lệnh” thành một quy định có hiệu lực pháp luật, trước khi chính quyền mới tiếp quản.
Lệnh hành pháp này có thể bị Biden đảo ngược nếu ông ta trở thành tổng thống. Tuy nhiên, nếu một cơ quan như FCC hệ thống hóa nó thành một quy định, thì việc đảo ngược của Biden sẽ khó khăn hơn nhiều. Nếu muốn thực hiện dù một thay đổi thì đều cần phải có lý do chính đáng, với thời gian lấy ý kiến công chúng kéo dài, và còn có phản ứng của công chúng và chính trị trong suốt giai đoạn diễn ra thay đổi.
Nhiều nhà phân tích đã đưa ra quan điểm rằng sự “can thiệp” của Google có thể đã tác động đến hàng triệu phiếu bầu cho Joe Biden. Nhưng nhờ các động thái của chính quyền Trump, Google dường như không còn là lực lượng bảo vệ Biden và Đảng Dân chủ như trước đây nữa.
Vào ngày 20/10, Bộ Tư pháp và tổng chưởng lý của 11 bang đã đệ đơn kiện, cáo buộc Google độc quyền – điều này có thể khiến công ty phải thay đổi cách thức vận hành và bị chia nhỏ; tương tự như hệ thống điện thoại Bell vào đầu những năm 1970 và việc giải thể Standard Oil – một công ty sản xuất, vận chuyển, tinh chế và tiếp thị dầu mỏ của Mỹ thành 34 công ty nhỏ hơn, do tòa án tối cao Hoa Kỳ phán quyết rằng Standard Oil là một tập đoàn độc quyền bất hợp pháp.
Google cho biết họ có kế hoạch trả lời các cáo buộc trong vụ kiện vào ngày 21/12 và phiên tòa xét xử ngay sau đó. Chính quyền Trump đã đưa ra các cáo buộc chắc chắn, do vậy mà “chính quyền giả định Biden” sẽ có rất ít may mắn để thay đổi “số phận của gã khổng lồ công nghệ”, trong khi Bộ Tư pháp còn bị ràng buộc bởi các tiền lệ pháp luật.
Các thẩm phán vào cuộc – Đòn nặng cho Google
Vấn đề của Google là họ không thể chấm dứt vụ kiện hiện tại, nếu tòa án không đặt nghi vấn về sự can thiệp vào kiểm duyệt thông tin của tập đoàn này. Theo xác nhận của thẩm phán Amy Coney Barrett, số đông thẩm phán có xu hướng khẳng định vấn đề này có tồn tại.
Chúng ta biết điều này – từ nhận xét của một số thẩm phán tại các cuộc tranh luận gần đây – trong vụ việc dường như vô tận của Google và Oracle. Oracle khẳng định — và Google thừa nhận — rằng Google đã lấy từ hệ thống Java của Oracle để tạo ra giao diện điện thoại di động Android, hành động được cho là đã thu về cho Google hàng tỷ USD.
“Tôi lo ngại rằng, tất cả mã máy tính có nguy cơ mất khả năng bảo vệ”, thẩm phán Tòa án Tối cao Samuel Alito nói.
Những người khác “đã cố gắng… để ăn cắp mã”, thẩm phán Neil Gorsuch – người đầu tiên được Tổng thống Trump bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao, cho biết.
Thẩm phán Brett Kavanaugh, người thứ hai được ông Trump bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao, nói thêm: “Bạn không được phép sao chép một bài hát vì bài hát đó chỉ có một cách thể hiện duy nhất. Tại sao không áp dụng nguyên tắc đó?”
Với sự thông hiểu của tòa án tối cao về việc đánh cắp – hành vi trái hiến pháp đã giúp Google giành được thị phần của mình, kể cả hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ – chắc chắn sẽ không phải là điềm báo tốt cho bất kỳ cuộc phản kháng nào từ Google – trước những cáo buộc của Bộ Tư pháp.
Biden sắp mất ‘tài sản quý’?
Big Tech là một “tài sản quý giá” đối với Biden trong kỳ bầu cử lần này. Nó hạn chế phạm vi tiếp cận thông tin của những người ủng hộ ông Trump, nhưng lại phóng đại thông tin của cánh tả.
Không một phương tiện truyền thông dòng chính nào đưa tin về việc “con trai của một ứng cử viên đảng lớn” đang bị điều tra – vì bị cáo buộc có giao dịch mờ ám với các chính phủ nước ngoài – chỉ một tuần trước cuộc bầu cử.
Nhưng nhờ những nỗ lực hiện tại của Nhà Trắng, các ông lớn công nghệ sẽ không được phép “tung hoành” thêm nữa. Cho dù ông Trump có rời đi hay không, di sản của ông để lại gồm cả việc “giảm mức độ độc quyền của Google” – đối với thông tin chúng ta nhận được, cũng như khả năng nhận xét của chúng ta về những thông tin đó.
Joe Biden có thể không thích điều này, nhưng với 72 triệu người đã bỏ phiếu cho ông Trump – sẽ còn rất nhiều điều để nói về chính quyền của ông.
Tác giả bài viết: Michael J. Daugherty là CEO của The Cyber Education Foundation và là người sáng lập The Justice Society. Ông là tác giả của cuốn sách “The Devil Inside the Beltway: The Shocking Expose of the US Government’s Surveillance and Overreach Into Cyber-security, Medicine and Small Business”. Tạm dịch (Con quỷ trên xa lộ vành đai: Sự phơi bày kinh hoàng về sự giám sát và can thiệp quá mức của Chính phủ Hoa Kỳ vào lĩnh vực an ninh mạng, y tế và doanh nghiệp nhỏ).
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam
May May
Thời điểm then chốt của Hoa Kỳ
Cuộc tấn công kéo dài hàng thập kỷ của chủ nghĩa cộng sản đối với nước Mỹ đang đạt đến cao trào.
Từ ngày thành lập cho đến nay, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là hiện thân cho một ngọn hải đăng tỏa sáng với quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận mà nhiều nơi trên thế giới không có cơ hội trải nghiệm.
Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra rằng trong nhiều thập kỷ qua, quốc gia vĩ đại này đã dần bị bóng ma cộng sản xâm nhập.
Giữa những cáo buộc đáng tin cậy về gian lận cử tri và những bất thường trong bầu cử, Hoa Kỳ hiện đang trên bờ vực rơi vào địa ngục cộng sản.
Bóng ma cộng sản đã sinh ra các chế độ ở Liên Xô, Cuba, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Hệ tư tưởng của thứ chủ nghĩa toàn trị này tìm cách kiểm soát thay vì tạo ra sự hưng thịnh cho nhân loại.
Nó thực hiện kế hoạch dần dần chiếm lĩnh phương Tây ngay giữa thanh thiên bạch nhật. Như nhà thơ Pháp Charles Baudelaire đã viết vào năm 1864 rằng, “Trò bịp bợm lớn nhất của ác quỷ” là thuyết phục bạn rằng nó không tồn tại.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, thế giới bị chia cắt thành hai phe quân sự và chính trị. Tuy nhiên, trong khi các hệ thống xã hội giữa hai bên dường như hoàn toàn trái ngược nhau, thì một quá trình tương tự đang diễn ra ở cả hai phía, chỉ là dưới các hình thức khác nhau.
Nhiều người cộng sản phương Tây theo chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Fabian, những người theo chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cấp tiến, trong khi công khai bác bỏ mô hình của Liên Xô và Trung Quốc thì những nỗ lực của họ lại dẫn dắt xã hội đi theo một cấu trúc không khác gì những mô hình của Liên Xô và Trung Quốc. Và rồi nó đã được áp dụng cho phần lớn thế giới phương Tây.
Phương Tây cảm thấy nhẹ nhõm khi chứng kiến sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vài năm sau đó.
Tuy nhiên, bóng ma cộng sản đã không bao giờ chết.
Nó tiếp tục phát triển mạnh ở Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới. Và trong khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, phong trào cộng sản quốc tế đã không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu thống trị toàn cầu.
Trong khi các chính quyền cộng sản tiếp tục chế độ độc tài hà khắc của mình, thì nền chính trị đảng phái trong các xã hội tự do đã lâm vào thời khắc khủng hoảng. Chủ nghĩa cộng sản khai thác những kẽ hở trong hệ thống luật pháp và chính trị của các quốc gia dân chủ bằng cách thao túng các đảng chính trị lớn.
Nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ này gần như đã thành công.
Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội luôn là một bộ phận của chủ nghĩa Marx và phong trào cộng sản quốc tế. Như Vladimir Lenin đã tuyên bố: “Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa cộng sản.” Ở các quốc gia dân chủ, chủ nghĩa xã hội từ từ ăn mòn các quyền tự do của người dân thông qua luật pháp.
Ở phương Tây, quá trình thiết lập hệ thống xã hội chủ nghĩa mất nhiều thập kỷ hoặc nhiều thế hệ, khiến người dân dần dần bị tê liệt, lãng quên và trở thành quen với chủ nghĩa xã hội. Các phong trào xã hội chủ nghĩa được thực hiện dần dần thông qua các công cụ “hợp pháp” nhưng về bản chất không khác gì những trò chơi bạo lực của các quốc gia cộng sản.
Chủ nghĩa xã hội chắc chắn phải trải qua quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa cộng sản, với việc người dân liên tục bị tước bỏ các quyền của mình cho đến khi những gì còn sót lại là một chế độ độc tài, tàn bạo.
Chủ nghĩa xã hội với lý tưởng là bảo đảm kết quả bình đẳng thông qua luật pháp, nhưng mục tiêu dường như cao cả này lại đi ngược với tạo hóa. Theo lẽ thường, người dân thuộc mọi dân tộc sẽ khác nhau về niềm tin tôn giáo, tiêu chuẩn đạo đức, trình độ văn hóa, trình độ học vấn, trí thông minh, sức chịu đựng, đức tính cần cù, tinh thần trách nhiệm, sự năng nổ, khả năng sáng tạo hay tố chất kinh doanh, v.v.
Trên thực tế, việc theo đuổi bình đẳng của chủ nghĩa xã hội sẽ kéo theo sự tuột dốc của đạo đức đồng thời tước đi quyền tự do hướng thiện của con người.
Chủ nghĩa xã hội sử dụng “đúng đắn chính trị” để tấn công sự khác biệt cơ bản về đạo đức và buộc mọi người phải giống nhau một cách giả tạo. Điều này đi kèm với việc hợp pháp hóa và bình thường hóa
mọi hành vi chống chủ nghĩa hữu thần, mọi lời nói tục tĩu, tình dục đồi trụy, nghệ thuật ma quỷ, nội dung khiêu dâm, cờ bạc và việc sử dụng ma túy.
Kết quả này sẽ dẫn đến một kiểu kỳ thị ngược lại đối với những người tin vào Chúa và những người khao khát đề cao đạo đức, với mục tiêu gạt họ ra bên lề và cuối cùng là loại bỏ họ.
Cánh tả và các chương trình nghị sự ác độc khác có thể gây ảnh hưởng chủ đạo ở các nước phương Tây phần lớn là nhờ sự trợ giúp của các phương tiện thông tin đại chúng. Ở các nước do chế độ cộng sản điều hành, tất cả các hãng tin nếu không phải do đảng Cộng sản trực tiếp kiểm soát, thì đều chịu sự kiểm duyệt của nhà nước. Ở những nơi khác, các phương tiện truyền thông đã bị thao túng bởi tiền bạc và thiên vị đảng phái. Tin tức và bình luận trung thực bị chôn vùi bởi sự áp đảo của chủ nghĩa giật gân, đạo đức chính trị và tin giả.
Trên khắp thế giới, các phong trào xã hội chủ nghĩa và cộng sản đã lợi dụng tình hình bất ổn kinh tế và đại dịch để đưa mình vào những vị trí có ảnh hưởng, với mục tiêu cuối cùng là lật đổ trật tự xã hội hiện có.
Chúng ta đang thấy điều tương tự diễn ra ở Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đã đi được một quãng xa trên con đường xã hội chủ nghĩa. Các phương tiện truyền thông chính thống ủng hộ các ý tưởng bình đẳng và phụ họa theo các cuộc tấn công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào Mỹ. Các thế hệ trẻ của chúng ta đã nhìn nhận tốt về chủ nghĩa xã hội và là một trong những thành phần sốt sắng nhất tham gia vào các cuộc biểu tình và bạo loạn nhằm phá hủy di sản văn hóa của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, số đông trong xã hội ủng hộ ý tưởng rằng chính phủ nên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và có lẽ cuối cùng là cả chi phí sinh hoạt. Dù cố ý hay vô tình, chúng ta đang dần đánh đổi quyền tự do của mình cho một hệ thống kiểm soát con người.
Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tuyên bố toàn quyền sở hữu tất cả tài sản và con người. Chủ nghĩa xã hội yêu cầu mọi người từ bỏ niềm tin vào Chúa và thay vào đó coi chính phủ là Chúa.
Hoa Kỳ, nơi được thành lập dựa trên niềm tin cơ bản vào tự do, đã trở thành một quốc gia mà tự do bị phản bội. Điều này hiện đã lên tới đỉnh điểm trong cuộc bầu cử năm 2020 khi xuất hiện những cáo buộc đáng tin cậy về gian lận cử tri.
Quốc gia có lợi nhất từ việc này là Trung Quốc, với hơn 70 năm nằm dưới sự cai trị tàn bạo của ĐCSTQ, gây ra cái chết bất thường của ít nhất 65 triệu người.
Đối với ĐCSTQ, Hoa Kỳ luôn ngăn cản mục tiêu kiểm soát toàn cầu của chế độ cộng sản. Mục tiêu của chế độ cộng sản luôn là lật đổ Hoa Kỳ và trở thành cường quốc thống trị trên thế giới.
Trong nhiều thập kỷ, nó đã hoạt động hướng tới mục tiêu này, và bây giờ nó đã gần đạt được.
Các phương thức lật đổ của nó rất tinh vi và sâu rộng. Vào tháng 7, ông Christopher Wray, giám đốc FBI cho biết cơ quan này đã mở gần 2.500 cuộc điều tra phản gián liên quan đến ĐCSTQ và cứ 10 giờ thì cơ quan này lại mở một cuộc điều tra mới.
Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã bị chặn lại và thậm chí bị đảo ngược dưới thời chính phủ TT Trump, người đã nhận ra mối đe dọa mang tính sinh tử của ĐCSTQ đối với Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã mô tả ĐCSTQ là “mối đe dọa trung tâm của thời đại chúng ta.” Một nỗ lực trên toàn quốc đang được tiến hành để đưa Hoa Kỳ thoát khỏi tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ, cũng như chống lại sự xâm lược của đảng này ở nước ngoài. Rõ ràng là, chế độ cộng sản Trung Quốc sẽ đạt được rất nhiều lợi ích nếu nhiệm kỳ của TT Trump kết thúc.
Trận chiến giữa Thiện và Ác
Chủ nghĩa cộng sản dạy con người thay thế đức tin vào Chúa bằng thuyết vô thần và chủ nghĩa duy vật.
Kết quả là, trong thế giới ngày nay, các tiêu chí để phân biệt giữa thiện và ác đã bị đảo lộn. Chính nghĩa được ví như sự gian ác, và sự xấu xa thì giống như lòng trắc ẩn.
Vào đầu thế kỷ 20, tư tưởng vô thần và phản truyền thống đã bắt đầu dần thâm nhập vào các chương trình giảng dạy ở trường học, được tạo điều kiện thuận lợi bởi các chuyên gia sư phạm cánh tả, những người đã thâm nhập vào giới học thuật và thao túng chính sách giáo dục.
Số đông được khắc sâu ý thức hiện đại và được huy động để chế ngự nhóm thiểu số những người kiên định gìn giữ truyền thống. Giới trí thức đưa ra những lời chỉ trích nặng nề đối với các nền văn hóa dân gian trên khắp thế giới, nuôi dưỡng định kiến hẹp hòi trong những khán giả thiếu sáng suốt của họ. Các khái niệm về tư duy phản biện và tư duy sáng tạo bị lạm dụng nhằm khiến cho thế hệ trẻ chống lại chính phủ, ngăn cản họ tiếp thu kiến thức và trí huệ của văn hóa truyền thống.
Ở các nước cộng sản, sau khi những tinh anh của văn hóa truyền thống bị tàn sát, phần lớn dân chúng được truyền bá tư tưởng tham gia cách mạng. Sau khi ĐCSTQ nắm chính quyền, đã mất 25 năm nuôi dưỡng thế hệ “sói con”, một thuật ngữ tiếng Trung để chỉ những người lớn lên dưới chế độ cộng sản và bị truyền bá lòng hận thù và giết chóc kẻ thù giai cấp. Họ được khuyến khích đấu tranh, đập phá, cướp bóc và đốt phá bừa bãi.
ĐCSTQ tích cực nuôi dưỡng đảng tính tàn sát trong dân chúng. Trong Cách mạng Văn hóa, các cô gái vị thành niên sẵn sàng đánh chết giáo viên của mình như một phần của cuộc thập tự chinh theo ý thức hệ của Mao.
Cách mạng Văn hóa năm 1966 – thời điểm then chốt của mỹ
Ở phương Tây, các Đảng Cộng Sản tự hào tiếp thu những kinh nghiệm của Cách mạng Pháp và Công xã Paris. Mọi cuộc cách mạng và cuộc nổi dậy đều được khởi xướng bởi những đám đông vô đạo đức, vô liêm sỉ và không có lòng trắc ẩn.
Chủ nghĩa cộng sản là một tai họa đối với nhân loại. Mục tiêu của nó là hủy diệt loài người, và sự “bày binh bố trận” của nó là rất tỉ mỉ và cụ thể.
Trong khi đó, nền văn minh của nhân loại là do các vị Thần truyền cho con người. Nếu nhân loại hủy đi văn hóa truyền thống, và nếu đạo đức của xã hội sụp đổ, thì họ sẽ không hiểu được những điều thần thánh thiêng liêng.
Chúng ta có thể vượt qua âm mưu hủy diệt của bóng ma cộng sản bằng cách tích cực từ chối ảnh hưởng của nó và thay vào đó là tuân theo lời dạy của Thần, khôi phục truyền thống và nâng cao đạo đức.
Đây là thời đại của cả tuyệt vọng lẫn hy vọng.
Một phần bài viết này dựa trên loạt bài viết đặc biệt có tiêu đề “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta.”
Ban Biên Tập The Epoch Times
Từ Huệ biên dịch
https://etviet.com/us/thoi-diem-then-chot-cua-nuoc-my.html
CDC họp khẩn đề nghị FDA chuẩn thuận dùng vaccine của công ty Pfizer
Tin từ Washington, D.C. – Giới thẩm quyền y tế liên bang sẽ có một cuộc họp khẩn cấp vào tuần tới để đưa ra khuyến nghị chích ngừa một loại vaccine coronavirus, đang chờ chuẩn thuận, trước tiên cho các các nhân viên y tế và những người trong các cơ sở chăm sóc dài hạn đầu tiên.
Cuộc họp này được Ủy ban đặc trách về việc chích ngừa thuộc Cơ Quan Liểm Soát Dịch Bệnh (CDC) thông báo vào hôm thứ sáu, ngày 27 tháng 11,nhằm thảo luận việc đề nghị Cơ quan kiểm soát Dược phẩm (FDA) sớm chuẩn thuận việc dùng loại vaccine của công ty Pfizer cho những nhóm người có rủi ro nguy hiểm nhất trước đại dịch.
Hãng hàng không United Airlines, được thuê bao, đã bắt đầu vận chuyển vaccine để bảo đảm vaccine được phân phối nhanh chóng sau khi được chuẩn thuận. Hãng thông tấn Reuters trích lời một người quen thuộc với vấn đề này cho biết cơ quan CDC sẽ bỏ phiếu vào thứ Ba, ngày 1 tháng 12, để khuyến nghị FDA chuẩn thuận việc chích ngừa vaccine của công ty Pfizer cho hai nhóm người đầu tiên là các chuyên gia y tế và những bệnh nhân tại các nhà dưỡng lão.
Việc bật đèn xanh cho bất kỳ loại vaccine nào sẽ là tin tức đáng mừng cho người dân Hoa Kỳ, khi các tiểu bang áp dụng các biện pháp ngày càng nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của virus. Cũng trong thứ sáu, Los Angeles County đã cấm tất cả các cuộc tụ tập công cộng và riêng tư trong ít nhất ba tuần và kêu gọi cư dân ở nhà càng nhiều càng tốt.
Los Angeles vẫn cho phép sinh hoạt tôn giáo và các cuộc biểu tình được thực hiện để bảo vệ quyền hiến định của người dân theo phán quyết mới nhất của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Thị trưởng Washington D.C ba Muriel Bowser cho biết trong tuần này rằng quy định hạn chế COVID-19 mới nhất của bà đối với các cuộc tụ tập cũng được áp dụng cho các cơ sở tôn giáo, giảm số lượng tối đa người tham dự từ 100 xuống 50 người. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cdc-hop-khan-de-nghi-fda-chuan-thuan-dung-vaccine-cua-cong-ty-pfizer/
Hãng hàng không United Airlines đang vận chuyển vaccine của Pfizer
Vào thứ Sáu (27/11), hãng hàng không United Airlines đã bắt đầu các chuyến bay để chuyển vaccine COVID-19 của công ty Pfizer về các địa điểm phân phối sau khi được Cục Kiểm Soát Dược Phẩm, FDA, chuẩn thuận.
Theo tạp chí Wall Street Journal (WSJ), hãng hàng không United Airlines thực hiện các chuyến bay giữa Phi trường Quốc tế Brussels và Phi trường Quốc tế Chicago O’Hare như một phần của “chuyến hàng vaccine đầu tiên”, được Cơ quan Hàng không Liên bang hỗ trợ. Theo WSJ, Pfizer đã mở rộng kho dự trữ vaccine tại các điểm phân phối cụ thể ở Pleasant Prairie, Wisconsin và Karlsruhe, Đức.
Công ty có kế hoạch sử dụng kho đông lạnh trong các phi cơ chở hàng và xe tải để phân phối vaccine trên khắp thế giới. Công ty Pfizer và hãng United Airlines đã từ chối yêu cầu bình luận của truyền thông. United Airlines sẽ được phép mang số lượng đá khô gấp 5 lần lượng đá khô thông thường cho phép lên phi cơ để giữ vaccine ở nhiệt độ bảo quản cần thiết. Các hãng hàng không khác cũng đã bắt đầu chuẩn bị thực hiện các chuyến bay chở các lô hàng vaccine trong tương lai.
Trước đó, ông Andrew Peterson, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học George Mason đã đưa ra những trở ngại phức tạp trong việc vận chuyển và phân phối do vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới âm 70 độ C. Tuần trước, công ty Pfizer và đối tác BioNTech đã yêu cầu FDA phê duyệt khẩn cấp nhằm phân phối trên toàn cầu càng sớm càng tốt. Vaccine của 2 công ty này đã đạt hiệu quả trên 90% trong việc ngăn chặn virus trong giai đoạn 3 của thử nghiệm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hang-hang-khong-united-airlines-dang-van-chuyen-vaccine-cua-pfizer/
Dịch coronavirus tăng mạnh Los Angeles ban hành lệnh ở nhà
Vào hôm thứ Sáu (27 tháng 11), Los Angeles County công bố lệnh lưu trú mới khi các ca nhiễm coronavirus tăng cao ngoài tầm kiểm soát ở quận hạt đông dân nhất nước Mỹ. Lệnh ở nhà ba tuần có hiệu lực vào thứ Hai tuần sau (30 tháng 11). Lệnh này được đưa ra khi quận Los Angeles xác nhận 24 ca tử vong mới và 4,500 ca nhiễm Covid-19 mới.
Số ca mắc bệnh mới trung bình trong 5 ngày là 4,751 người. Gần 2,000 người trong quận phải nhập viện. Giám đốc Sở Y tế Barbara Ferrer khuyến cáo tất cả mọi cư dân cần nghiêm chỉnh áp dụng các biện pháp phòng ngừa tích cực ngay lúc này là điều tối cần thiết nếu muốn ngăn chặn sự bùng phát này. Lệnh khuyến cáo người dân ở nhà “càng nhiều càng tốt” và đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Lệnh này cấm mọi người tụ tập với những người không sống cùng trong gia đình dù ở chỗ công cộng hay nhà riêng. Tuy nhiên, Sở Y tế Los Angeles County cho biết các ngoại lệ được thực hiện đối với các cơ sở tôn giáo và các cuộc biểu tình, bởi vì đó là các quyền được bảo vệ theo hiến pháp.
Các cơ sở kinh doanh được phép mở cửa nhưng với sức chứa hạn chế, và điều này cũng áp dụng với các tiệm làm móng tay và các dịch vụ chăm sóc cá nhân khác. Các bãi biển, đường mòn và công viên vẫn mở cửa, với các yêu cầu về giữ an toàn. Lệnh này có hiệu lực đến hết ngày 20 tháng 12. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dich-coronavirus-tang-manh-los-angeles-ban-hanh-lenh-o-nha/
Orange County phân phối bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 miễn phí
Trong tuần này, Orange County tiến hành phân phối bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 dùng nước miếng tại nhà. Bà Izabella Sahakian, giám đốc điều hành của Tổ Chức Gia Đình Liên Kết Orange County cho biết nhu cầu xét nghiệm PCR tại nhà đang gia tăng , họ đã phân phối hơn 300 bộ dụng cụ thử nghiệm và vô cùng choáng ngợp trước số lượng bộ thử nghiệm được yêu cầu.
Tổ Chức Gia Đình Liên Kết Orange County là một trong năm phòng khám được chọn để triển khai bộ xét nghiệm từ công ty Ambry Genetics. Hiện Sở Y Tế Orange County (OCHCA) chỉ phân phối bộ dụng cụ xét nghiệm tại những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Anaheim và Santa Ana trong tuần đầu tiên của chương trình. Sau đó, tất cả cư dân Orange County sẽ được nhận bộ xét nghiệm.
Để nhận được bộ dụng cụ xét nghiệm miễn phí, người dân có thể đăng ký trên trang web của OCHCA để được gửi qua đường bưu điện trong vòng hai ngày. Bà Sahakian ước tính phòng khám của bà đã thực hiện ít nhất 500 xét nghiệm mẫu nước miếng được lấy tại nhà kể từ hôm thứ Hai (23/11). Hướng dẫn sử dụng sẽ có bao gồm nhiều ngôn ngữ. Sau khi lấy nước miếng, người dùng sẽ đậy nắp ống và gắn nhãn, sau đó cho ống nước miếng vào túi đựng mẫu thí nghiệm và gửi lại bằng bưu điện.
Công ty đứng sau bộ dụng cụ này tuyên bố nếu mẫu nước miếng được thu thập chính xác, độ chính xác của xét nghiệm được ước tính là gần 100%. Các nhà lãnh đạo địa phương cho biết Orange County là quận đầu tiên trên toàn Hoa Kỳ cung cấp các bộ xét nghiệm nước miếng PCR tại nhà cho cư dân. (BBT)
https://www.sbtn.tv/orange-county-phan-phoi-bo-dung-cu-xet-nghiem-covid-19-mien-phi/
Black Friday thưa thớt người vì đại dịch
Tin từ New York – Vào thứ sáu (27 tháng 11), số lượng người mua sắm ngay Black Friday tại các trung tâm bán lẻ lớn của Hoa Kỳ như Macy’s, Walmart và Best Buy thấp hơn nhiều so với những năm trước do e ngại về dịch coronavirus, thay vào đó, giới tiêu thụ mua sắm trên mạng nhiều hơn.
Walmart mở cửa lúc 5 giờ sáng thứ Sáu, hướng dẫn người mua hàng rẽ phải khi bước vào và đi dọc theo các lối đi chính để mua sắm trước khi trả tiền thanh toán. Best Buy mở cửa lúc 5 giờ sáng với nhân viên mặc áo vest màu cam trong nhiệm vụ huớng dẫn. Những nhân viên khác khác lo việc đo thân nhiệt khách hàng và và giao hàng ngoài cửa để tránh việc khach nán lại các lối đi trong cửa hàng.
Ông Bill Park, thuộc công ty kiểm toán Deloitte & Touche LP, ước tính lượng truy cập tại trung tâm mua sắm King of Prussia ngoại ô Philadelphia đã giảm khoảng 20-30% so với năm ngoái. Ở những nơi khác, những người mua sắm với những chiếc xe hàng rỗng xếp hàng cách xa nhau 6 feet trước khi Walmart ở LaGrange, Kentucky mở cửa, nhưng nhìn chung thì đám đông có vẻ giảm.
Các cửa hàng bán máy chơi game phổ biến có hàng chờ dài nhất khi các game thủ cố gắng mua PlayStation 5 (PS5). Anh Gabriel Rojas, 24 tuổi và anh Juan Cabrera, 24 tuổi đã xếp hàng chờ đợi tại GameStop ở quận Bronx của New York từ 2 giờ sáng ngày thứ Sáu, với hy vọng giành được một chiếc PS5. Họ đã không thành công vì có khoảng 20 người đi trước và nhà bán lẻ chỉ còn lại hai máy trong kho. Một số người đã gặp may.
Ông Roger Mustafa, 37 tuổi, bước ra khỏi một GameStop ở Manhattan với chiếc PS5 với giá 544 mỹ kim trong túi nhựa và nụ cười rất tươi. Ông đã phải chờ bên ngoài GameStop 2 ngày liền. (BBT)
https://www.sbtn.tv/black-friday-thua-thot-nguoi-vi-dai-dich/
Dấu ấn tuần qua: Tổng thống Trump, vị ‘vua sư tử’ không đơn độc
Kha Đạt
Vào ngày 27/11, Tổng thống Trump đưa lên Twitter một video chiếu cảnh một chú sư tử bị bầy linh cẩu bao vây, chúng thay nhau tấn công sư tử. Gần cuối video, sư tử tưởng như bị hạ gục nhưng đúng lúc đó nó nhận được trợ giúp. Có thể ông Trump đang muốn gửi đi thông điệp rằng, ông chính là chú sư tử và phe thiên tả là bầy linh cẩu khát máu, nhưng ông không đơn độc trong cuộc chiến này.
Bối cảnh diễn ra cuộc chiến giữa sư tử và linh cẩu trong video đề cập ở trên khá giống với những gì đang diễn ra tại nước Mỹ.
Phần đầu video, chú sư tử, nhìn giống như vua sư tử trong phim hoạt hình nổi tiếng, đang tìm cách vượt qua một vùng đất trũng giống như đầm lầy. Cảnh này khiến người ta liên tưởng tới bức tranh của họa sỹ John McNaughton vẽ cảnh Tổng thống Trump đang soi đèn cho cộng sự trèo thuyền vượt qua đầm lầy chính trị tại Washington.
Phần tiếp theo, chú sư tử liên tiếp bị bầy linh cẩu tấn công, chú đuổi được con linh cẩu này thì ngay lập tức nhiều con linh cẩu khác bám theo cắn xé. Hình ảnh này làm người ta liên hệ với những gì ông Trump đã và đang phải trải qua suốt từ khi ông bước chân vào Tòa Bạch Ốc.
Trong một thế giới đang bị cuốn theo toàn cầu hóa và các mô hình có nguồn gốc từ những luận thuyết thiên tả khoác lên mình vẻ hào nhoáng của cái gọi là “cấp tiến”, ông Trump lại mạnh mẽ quyết bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ quyền lợi nước Mỹ, nên ngay lập tức những quyết định của ông xung đột với các trào lưu phản truyền thống.
Ông Trump trở thành mục tiêu bêu giếu, châm chọc và mạt sát của giới truyền thông dòng chính mà đa số trong đó đã thuộc quyền kiểm soát của các tài phiệt khuynh tả, thậm chí là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhất là trong cuộc bầu cử đang diễn ra, truyền thông dòng chính đã thể hiện bộ mặt không khác gì bầy linh cẩu trong video mà ông Trump đăng tải.
‘Thập diện mai phục’
Truyền thông cánh tả những ngày qua vẫn tiếp tục đẩy mạnh các luận điệu tuyền truyền vốn có của mình nhằm khiến độc giả phải hiểu rằng ông Trump đã thua. Họ cố gắng diễn giải cuộc chiến pháp lý của nhóm Trump đã đi vào ngõ cụt, các tiểu bang đã bác đơn kiện và những gì gọi là “bằng chứng” gian lận phiếu bầu chỉ là thuyết âm mưu. Và rằng cuộc bầu cử đã diễn ra hết sức minh bạch, ông Biden đã chiến thắng vang dội, giành được 80 triệu phiếu bầu và 306 phiếu đại cử tri, áp đảo hoàn toàn Tổng thống Trump.
Thậm chí họ không ngần ngại đổi trắng thay đen, đoạn chương thủ nghĩa (trích dẫn không đầy đủ, bóp méo các phát biểu của ông để gây hiểu lầm), nói rằng ông đã thừa nhận hoặc ngầm thừa nhận thất bại và chấp nhận chuyển giao quyền lực cho Biden. Bên cạnh đó, họ cũng tăng cương phao tin rằng vụ kiện ở Tối cao Pháp viện cũng không có tác dụng gì, vì cơ quan này sẽ chỉ xem xét đơn kiện của nhóm Trump trong trường hợp các tòa địa phương làm sai quy trình, và họ ám chỉ rằng các tòa cấp dưới đã làm đúng.
Ngoài việc phải đối mặt với hệ thống truyền thông cánh tả trùng trùng điệp điệp luôn dình dập tấn công, Tổng thống Trump cũng bị gián tiếp khủng bố tinh thần khi những người ủng hộ, những người bên cạnh ông liên tiếp bị những kẻ cực tả quấy nhiễu và đe dọa.
Jenna Ellis, nữ luật sư trong nhóm pháp lý của Tổng thống Trump nói rằng chỉ trong ít ngày cô đã nhận được hàng trăm tin nhắn và cuộc gọi nặc danh đe dọa buộc cô phải dừng công việc của mình.
Không chỉ thế, để đạt được mục tiêu “chiếm đóng” Tòa Bạch Ốc, người của phe thiên tả còn tấn công cả các quan chức chính phủ.
Emily Murphy, người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) nói rằng bà đã nhận được rất nhiều lời hăm dọa hủy hoại sự an toàn của bản thân và người nhà của bà, thậm chí là thú cưng của bà, để buộc bà phải thực hiện các thủ tục giống với việc chuyển giao quyền lực cho chính quyền mới.
Norm Shinkle, thành viên của Ủy ban Bầu cử Michigan, nói rằng ông đã đã nhận được hơn 7.000 cuộc gọi và email đe đọa ép ông phải bỏ phiếu xác nhận chiến thắng cho Biden. Ông cho biết, trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, đã có “cả một loạt các cuộc gọi nặc danh đe dọa gia đình tôi và tôi, và 20 đến 30 người biểu tình trên bãi cỏ trước nhà tôi vào tối thứ Bảy [21/11]”.
Có lẽ phe thiên tả thừa hiểu rằng phải chờ tới sự phân sử của Tối cao Pháp viện, thậm chí là Hạ viện thì mới ngã ngũ cuộc bầu cử này. Nhưng họ vẫn cố gắng tấn công bằng tin giả Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông, có thể họ làm vậy trước hết là để thỏa mãn hận thù, thứ nữa là để uy hiếp tinh thần khiến đối phương mệt mỏi, nản chí mà thúc thủ. Cách này cũng đồng dạng với phương thức tấn công mà bầy linh cẩu hướng vào chú sư tử trong video được đề cập.
Không đơn độc
Trước sự tấn công dồn dập của phe thiên tả, Tổng thống Trump vẫn không ngừng tuyên bố rằng nhóm của ông không bao giờ bỏ cuộc và sẽ theo tới cùng cuộc chiến pháp lý, không vì bản thân mà vì nước Mỹ, vì không thể để người dân của ông bị lừa dối, và nhất là vì giá trị Mỹ không thể bị vấy bẩn bởi những trò gian manh xú uế.
Chú thích cho video về chú sư tử, Tổng thống Trump chỉ viết ba chữ “So much truth!”, nghĩa là “rất nhiều sự thật”. Khi chú sư tử bị tấn công dồn dập và có dấu hiệu kiệt sức thì lúc đó một con sư từ khác xuất hiện yểm trợ và hai chú sư tử dễ dàng đẩy lùi bầy linh cẩu, giành chiến thắng và sóng bước.
Trong rất nhiều các cuộc phỏng vấn cử tri, người ta nói rằng họ ủng hộ Tổng thống Trump vì ông là người thật thà, trọng chữ tín, đã nói là làm. Sự thật, thiện lương và lòng khoan dung, nhẫn nại luôn là những điều tốt đẹp hình thành nên giá trị phổ quát mà nhân loại hướng theo. Là người sống chân thành, ông Trump vì thế mà nhận được sự yêu mến của đông đảo người dân không chỉ ở nước Mỹ. Và đó là
động lực giúp ông vững tin tiến về phía trước để đối mặt với bầy “quái vật” đang nhe nanh vuốt dưới đầm lầy.
Jenna Ellis và Emily Murphy là hai phụ nữ nhưng họ khẳng định mạnh mẽ rằng sẽ tiếp tục công việc của mình và không bao giờ lùi bước trước sức ép. Trong khi đó, bất chấp đe dọa, ông Norm Shinkle vẫn bỏ phiếu trắng từ chối công nhận Biden thắng cử. Còn Nam diễn viên hài nổi tiếng người Mỹ Scott Baio thì khẳng khái tuyên bố rằng “chiến thắng này phải thuộc về Trump, vì Nước Mỹ, nếu không Nước Mỹ sẽ bị hủy hoại”.
Hơn 2/3 số người Mỹ được hỏi ủng hộ kiểm phiếu lại tại các bang chiến địa quan trọng. Cuộc thăm dò được thực hiện bởi Newsmax / McLaughlin & Associates và có kết quả công bố hôm thứ Năm (26/11). Theo đó, 67% số người được khảo sát cho rằng cần phải kiểm phiếu lại tại các bang như Georgia, Wisconsin, Arizona và Pennsylvania để đảm bảo cuộc bầu cử tổng thống diễn ra công bằng.
Tới thời điểm hiện tại, người dân ở 50 bang của nước Mỹ đã tiến hành hai cuộc diễn hành quy mô lớn vào ngày 14/11 và 21/11 tại Washington, quy tụ hàng trăm ngàn người để biểu thị sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump và lên án hành vi gian lận bầu cử. Họ sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc diễn hành tương tự vào ngày 12/12, dự kiến có hàng triệu người tham gia. Điều đó cho thấy những người thực sự trân trọng giá trị Mỹ luôn sát cánh cùng Tổng thống Trump trong cuộc chiến yêu cầu công lý.
Sự thật cũng đang sát cánh cùng Tổng thống Trump khi các bằng chứng về gian lận bầu cử ngày càng được thu thập nhiều hơn và những người dũng cảm đang bước ra để tố cáo hành vi trộm cắp của phe thiên tả.
Truyền thông dòng chính loan tin rằng ông Biden giành được tới 80 triệu phiếu bầu. Tuy nhiên, phát biểu trong Lễ Tạ ơn, ông Biden chỉ nhận được có vỏn vẹn 1.000 lượt xem trực tuyến. Con số này đã là một bằng chứng nữa tố cáo: Biden và “những đồng chí” của ông đã gian lận phiếu bầu.
Các vụ kiện gian lận bầu cử được thực hiện độc lập của luật sư Sidney Powell ở hai bang Michigan, Georgia đang được tiến hành. Luật sư Rudy Giuliani tuyên bố những bằng chứng mà nhóm pháp lý của ông đưa ra chỉ mới là một phần nhỏ. “Thủy quái Kraken” đã được thả ra để hệ thống hóa các bằng chứng thao khống bầu cử bằng máy tính.
Luật sư Lin Wood, thành viên nhóm pháp lý của Tổng thống Trump, cho biết, ông đã nhìn thấy bằng chứng cho thấy hệ thống Dominion thao túng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và Đảng Dân chủ đã và đang cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử này bằng hành vi gian lận. Ông Wood cho hay, với những bằng chứng mà ông biết, ông khẳng định: “Tổng thống Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1”.
Tướng Flynn, người nắm rất nhiều bí mật “động trời” về cựu Tổng thống Obama và phe thiên tả, đã được Tổng thống Trump ân xá. Dự kiến trong ít ngày tới vị tướng 61 tuổi cùng quân đội Mỹ sẽ có hành động nhắm vào những kẻ phản quốc thuộc nhóm “quái vật” đầm lấy, và không loại trừ trong đó có “Tổng thống truyền thông” Joe Biden.
Chưa dừng lại, các hành vi lợi dụng bùn đen và bóng tối của đầm lầy để trục lợi đang tiếp tục bị lôi ra hoặc tự phơi mình trước ánh sáng của sự thật. Mối quan hệ mờ ám của những thành viên trong đàm lầy chính trị Mỹ với tổ chức hắc ám ĐCSTQ, đặc biệt là giữa cha con Biden với tổ chức này, đã không còn có thể che dấu.
Rất nhiều người tin rằng, theo quy luật vận động của Tạo Hóa, nhân loại sắp kề cận một ngã rẽ định mệnh, tại đó họ phải lựa chọn giữa chính và tà để quyết định việc họ có được bước tiếp sang thế giới tốt đẹp hơn hay không. Phía chính diện được đại biểu bởi những gương mặt luôn đề cao và bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống, còn phía phụ diện thì ngược lại. Và, chúng ta đều biết một chân lý: Chung cuộc, chính sẽ thắng tà.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-an-tuan-qua-tong-thong-trump-vi-vua-su-tu-khong-don-doc.html
Trump bày tỏ nghi ngờ về khả năng đưa vụ kiện bầu cử lên Tòa án Tối cao
Tổng thống Trump hôm 29/11 nói rằng có thể sẽ khó để đưa các cáo buộc của ông về gian lận bầu cử ra trước Tòa án Tối cao Mỹ, theo Reuters.
Hãng tin Anh nói thêm rằng như vậy, ông Trump bày tỏ nghi ngờ về chiến lược pháp lý của ông nhằm đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống hôm 3/11.
“Vấn đề là khó để đưa nó lên Tòa án Tối cao”, ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với kênh Fox News.
Ông Trump nói rằng ông sẽ vẫn tiếp tục cuộc chiến chống lại kết quả bầu cử mà đối thủ Biden đã giành chiến thắng, theo Reuters.
Hãng tin này dẫn lời ông Trump nói với Fox News: “Tâm trí của tôi sẽ không thay đổi trong vòng sáu tháng”.
Tướng Flynn: Có những con đường rõ ràng để TT Trump chiến thắng
Đại Nghĩa
Tướng Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia, người vừa được Tổng thống Trump ân xá, nói nói trong một cuộc phỏng vấn với WVW-Tv: “Tổng thống có những con đường rõ ràng để chiến thắng”.
Ông nói thêm rằng, việc này không đòi hỏi nhiều hành động tại tòa, mà cần nhiều người Mỹ đến để kể câu chuyện của họ, The Epoch Times đưa tin.
Tướng Flynn cho biết hàng trăm người Mỹ từ các tiểu bang khác nhau đang tới, với 10 đến 12 bản tuyên thệ mới từ một tiểu bang đã được ghi nhận chỉ trong ngày thứ Bảy (28/11, giờ miền Đông, Hoa Kỳ).
“Chúng tôi không ở đây để thua trận chiến này, chúng tôi ở đây để giành chiến thắng. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi tự tin vì chúng tôi có người giỏi, kế hoạch và chiến lược tốt”, ông nói.
Nhiều bài đăng khác nhau của Flynn trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy ông đang phối hợp chặt chẽ với Luật sư Sidney Powell, người đang tập trung vào cáo buộc gian lận liên quan đến máy bỏ phiếu và tuyên bố các công ty phần mềm bỏ phiếu đã tham gia vào một âm mưu xuyên quốc gia nhằm lật ngược cuộc bầu cử .
Hiện tại, có một số nhóm và cá nhân đang thực hiện cuộc chiến pháp lý để Tổng thống Trump tái đắc cử ở các tiểu bang tranh chấp. Trong đó, Luật sư Rudy Giuliani đang dẫn đầu nhóm pháp lý của chiến dịch. Bà Powell đang dẫn đầu một nỗ lực pháp lý khác và hoạt động độc lập. Một số ủy ban của Đảng Cộng hòa cấp tiểu bang và các cá nhân đảng viên Cộng hòa cũng đã tham gia các cuộc chiến pháp lý này.
Những con đường khả thi cho việc tái đắc cử của Tổng thống Trump:
Ở Pennsylvania, một phán quyết của thẩm phán có thể dọn đường hẹp cho một chiến thắng của Tổng thống Trump ở tiểu bang này.
Thẩm phán Pennsylvania, Patricia McCullough đã viết trong một ý kiến (pdf) vào thứ Sáu (27/11) rằng Đảng Cộng hòa có thể thắng kiện, khi lập luận rằng cuộc bỏ phiếu qua thư trong cuộc bầu cử này là vi hiến theo Đạo luật 77.
Thẩm phán McCullough cho rằng vì việc cơ quan lập pháp chỉ định các đại cử tri không phải là “giải pháp công bằng” duy nhất để tiểu bang duy trì “quyền hiến định cơ bản nhất của người dân đối với một cuộc bầu cử công bằng và tự do”, bà đã hành lệnh.
Nhưng phán quyết của bà đã bị Tòa án Tối cao Pennsylvania lật ngược vào thứ Bảy (28/11). Hiện vụ việc này rất có thể sẽ được Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định.
Một con đường khả thi khác cho việc tái đắc cử của Tổng thống Trump là thông qua cơ quan lập pháp tiểu bang.
Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa ở Pennsylvania cùng ngày thông báo, họ sẽ đưa ra một nghị quyết yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố, rằng kết quả của cuộc bầu cử năm 2020 tại Pennsylvania đang có tranh chấp.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Doug Mastriano, hôm 27/11 nói rằng cơ quan lập pháp tiểu bang do Đảng Cộng hòa kiểm soát, sẽ thực hiện nỗ lực để giành lại quyền lực của mình trong việc bổ nhiệm các đại cử tri của bang vào Cử tri đoàn.
Đảng Cộng hòa tại Pennsylvania đã thực hiện những hành động đó sau một phiên điều trần công khai do Đảng Cộng hòa ở Thượng viện tổ chức vào ngày 25/11. Luật sư Giuliani cùng một số người theo dõi cuộc thăm dò và các chuyên gia đã làm chứng trong phiên điều trần.
Các phiên điều trần tương tự đã được lên lịch ở Arizona vào thứ Hai (30/11) và ở Michigan vào ngày 1/12.
Tổng thống Trump hôm thứ Bảy đã ca ngợi các nhà lập pháp tiểu bang vì đã bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ.
“Rất nhiều công lao dành cho tất cả những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm trong quốc hội tiểu bang, những người đang bảo vệ Hiến pháp vĩ đại của chúng ta. Cảm ơn các vị!” Tổng thống đã viết trong một bài đăng trên Twitter.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tuong-flynn-co-nhung-con-duong-ro-rang-de-tt-trump-chien-thang.html
TT Trump tiết lộ, việc kiểm phiếu lại không phải để tìm ra những sai sót trong kiểm phiếu, mà…
Bình luậnĐông Bắc
Ngày 28/11, truyền thông dòng chính đồng loạt đưa tin, cuộc kiểm phiếu lại tại Wisconsin đã kết thúc với kết quả Joe Biden giành thêm được phiếu bầu và tiếp tục dẫn đầu. Tuy nhiên TT Trump tiết lộ, mục đích của việc kiểm phiếu lại không phải để tìm ra những sai sót trong việc kiểm phiếu, mà là để tìm ra những người đã bỏ phiếu bất hợp pháp…
Theo CNBC, cuộc kiểm phiếu lại theo yêu cầu của chiến dịch Tổng thống Trump ở hạt đông dân nhất Milwaukee của Wisconsin đã kết thúc với kết quả là Joe Biden đã tăng thêm khoảng cách 132 phiếu bầu, trong tổng số gần 460.000 phiếu bầu.
Tổng cộng, ông Biden đã có thêm 257 phiếu và Tổng thống Trump nhận thêm 125 phiếu. Như vậy, việc kiểm phiếu lại đã giúp ông Biden nới rộng thêm khoảng cách giữa hai người lên 132 phiếu.
Chiến dịch tranh cử của TT Trump trước đó đã chi 3 triệu USD để hạt Milwauke và hạt Dane kiểm phiếu lại. Đây là hai hạt đông dân nhất và đều có xu hướng nghiêng về phía Đảng Dân chủ. Dự kiến hạt Dane sẽ kết thúc kiểm phiếu vào ngày 29/11.
Sau khi cuộc kiểm phiếu kết thúc, Thư ký hạt Milwaukee là George Christenson tuyên bố: “Việc kiểm phiếu lại này chứng minh những gì chúng ta đã biết, rằng các cuộc bầu cử ở Hạt Milwaukee là công bằng, minh bạch, chính xác và an toàn.”
Ngay cả những tờ từng “thân cánh hữu” như WashingtonExaminer cũng giật tiêu đề như: “Chiến dịch Trump chi 3 triệu đô la cho việc kiểm toán lại Wisconsin, nhưng điều đó càng làm gia tăng vị trí dẫn đầu cho Biden.”
Bất chấp các kênh truyền thông dòng chính đưa tin cho thấy chiến dịch của Tổng thống Trump đang gặp đầy rẫy thất bại và bất lợi, Tổng thống Trump đã hé lộ sự thật, rằng việc kiểm phiếu lại KHÔNG phải để tìm ra sai sót trong việc kiểm phiếu, mà là để tìm kiếm các lá phiếu bầu bất hợp pháp và củng cố thêm bằng chứng để chứng minh trò gian lận của Đảng Dân chủ:
“Việc kiểm phiếu lại ở Wisconsin không phải để tìm ra những sai sót trong việc kiểm phiếu, mà là để tìm ra những người đã bỏ phiếu bất hợp pháp, và trường hợp đó sẽ được phơi bày sau khi cuộc kiểm phiếu kết thúc vào thứ Hai hoặc thứ Ba. Chúng tôi đã tìm thấy nhiều phiếu bầu bất hợp pháp. Cứ chờ xem!”
Tổng thống Trump cũng lưu ý rằng, chiến dịch tranh cử của ông đã có các bằng chứng “khủng” tại Pennsylvania, và vụ việc này sẽ được chuyển lên Tối cao Pháp viện:
Cần lưu ý rằng, vào ngày 17/11, tài khoản Twitter có tên Murray đã tweet một cảnh báo về “những tiểu bang đã đưa ra quyết định [ngu ngốc] – chứng nhận kết quả cuộc bầu cử gian lận” sau khi tiểu bang Georgia công bố kết quả kiểm phiếu lại nghiêng về Joe Biden.
Tài khoản Murray đã tweet cảnh báo tới chương mục của luật sư Sidney Powell như sau:
“Ngay lúc này đây, tôi cảnh báo bất kỳ tiểu bang nào chứng nhận cuộc bầu cử này thì hãy nghĩ lại, điều đó RẤT NGHIÊM TRỌNG, bởi vì điều họ chứng nhận sẽ tố chính họ là gian lận và đồng lõa trong việc gian lận.
Thậm chí tôi có thể khởi kiện tập thể họ, vì chính họ đã tham gia vào việc đó. Thật lố bịch. Các nghị viện ở các tiểu bang cần phải kiểm soát ngay và từ chối các kết quả chứng nhận, đặc biệt là tại các tiểu bang chiến địa tranh chấp”.
Vậy phải chăng, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump yêu cầu kiểm phiếu lại không chỉ nhằm mỗi mục đích tìm kiếm thêm phiếu bầu cho Tổng thống, mà quan trọng hơn chính là thu thập thêm bằng chứng gian lận có hệ thống của các quan chức bầu cử tại địa phương đó?
Bằng việc chờ đợi kết quả bỏ phiếu sau cuộc kiểm phiếu lại, đội ngũ pháp lý và chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump có thể đang “đợi” những quan chức tham nhũng hoàn thành thêm tội danh “chứng nhận” kết quả bỏ phiếu gian lận, để cáo buộc họ tội gian lận và tham nhũng?
Xung quanh cuộc bầu cử đầy tranh cãi này, có quá nhiều luồng thông tin được các kênh truyền thông dòng chính tô vẽ, xiên xẹo, cố tình gây hiểu lầm, khiến độc giả khó có thể phân biệt đúng sai, khiến những người “chống Trump” càng thấy ông độc tài, không chịu nhượng bộ, còn những người yêu mến Tổng thống thì trở nên thất vọng và tuyệt vọng.
Nhưng ở trung tâm của các luồng thông tin mà truyền thông cánh tả cố tình gây nhiễu tạp ấy, là hai luật sư Lin Wood và Sidney Powell, những người đã dành nhiều thập kỷ để gây dựng danh tiếng về sự trung thực và liêm chính, họ không hề bị ảnh hưởng bởi Fake News. Họ nói rằng họ có BẰNG CHỨNG.
Như Tổng thống Trump tweet: “Cứ chờ xem!”
Đông Bắc
Tổng thống Trump: Truyền thông đã ‘bóp méo’ nhận xét của ông về bầu cử
Bình luậnDu Miên
Cuối ngày 26/11 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump chỉ trích các hãng truyền thông đã truyền đạt sai những nhận xét mà ông đưa ra tại Nhà Trắng về cuộc bầu cử.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Tổng thống Trump đã viết: “Tôi đã tổ chức một cuộc họp báo dài trong ngày hôm nay, sau khi chúc quân đội [Hoa Kỳ] một Lễ Tạ ơn vui vẻ, và một lần nữa [tôi] nhận ra rằng, Fake News Media đang điều phối để đảm bảo thông điệp thực sự của những buổi họp báo như vậy không bao giờ đến được với công chúng”.
Đương kim Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố: “Điểm chính được đưa ra là, Cuộc bầu cử năm 2020 ĐÃ BỊ XÂM PHẠM và TÔI ĐÃ THẮNG!”.
Một số hãng tin đã xướng tên ông Joe Biden như người chiến thắng của cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, dù cho các bang vẫn chưa xác nhận kết quả kiểm phiếu và Cử tri đoàn chưa thực hiện bỏ phiếu quyết định Tổng thống đắc cử. Ban biên tập The Epoch Times và NTD Việt Nam sẽ không tuyên bố người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, cho đến khi tất cả các kết quả được xác nhận và mọi tranh chấp pháp lý được giải quyết triệt để trên toàn Hoa Kỳ.
Sau khi trao đổi với các thành viên quân đội qua điện thoại vào Lễ Tạ ơn, lần đầu tiên ông Trump trả lời câu hỏi từ các phóng viên kể từ Ngày bầu cử (3/11). Người đầu tiên đã hỏi liệu ông có kế hoạch lớn nào cho Lễ Tạ ơn cuối cùng của mình ở Nhà Trắng hay không.
Ông trả lời: “Chà, chúng tôi không biết cái gì cuối cùng nữa, nếu bạn nhìn vào những gì đang diễn ra. Bạn phải thực sự xem xét những gì đang diễn ra. Họ đang tìm thấy cả đống bất thường trong các phiếu bầu. Không ai tin những con số đó. Những con số đó là những con số không chính xác. Nhiều con số đã được báo cáo, đều không chính xác”. Câu trả lời này của Tổng thống đề cập đến việc phát hiện các lá phiếu chưa được kiểm đếm ở Georgia, Wisconsin và những nơi khác.
Tổng thống Trump tiếp tục: “Bạn sẽ thấy những điều xảy ra trong một hoặc hai tuần tới sẽ gây sốc cho mọi người. Nếu bạn nhìn vào những con số ở Michigan, nếu bạn nhìn vào những con số ở Pennsylvania, nếu bạn nhìn vào vấn nạn gian lận cử tri và gian lận phiếu bầu; vì vậy tôi không thể nói điều gì là đầu tiên và điều gì là cuối cùng trên phương diện: liệu đây là lần cuối cùng hay đây là lần đầu tiên của kỳ thứ hai. Chúng ta sẽ xem chuyện gì xảy ra. Không ai muốn thấy loại gian lận đã thật sự diễn ra trong cuộc bầu cử này”.
Ông Trump khẳng định, ông Biden không thể nhận được 80 triệu phiếu bầu. Kỷ lục trước đó là 69 triệu phiếu của cựu Tổng thống Barack Obama vào năm 2008. Tuy nhiên, số phiếu mà cả ông Biden và Tổng thống Trump nhận được trong cuộc bầu cử năm nay đều đã vượt qua con số này, theo tổng số hiện tại.
Tổng thống nhận định: “Nếu bạn nhìn vào các con số, chúng đều sai. Những con số này bị lũng đoạn rồi. Đó là một cuộc bầu cử gian lận, chắc chắn 100%, và mọi người dân đều biết điều đó. Đó là lý do tại sao bạn thấy người dân diễu hành trên khắp nước Mỹ ngay lúc này”.
Tiếp đó, khi trả lời một câu hỏi, ông nói với các phóng viên rằng sẽ “rất khó để [ông chịu] nhượng bộ” dù các Đại cử tri có bầu cho ông Biden vào ngày 14/12, “bởi vì chúng tôi biết siêu gian lận đã xảy ra”.
Một số phóng viên khác đã cố gắng gây sức ép với Tổng thống Trump về việc liệu ông có nhượng bộ và rời Nhà Trắng nếu ông Biden chiến thắng.
Phản hồi lại, ông Trump cho biết: “Chắc chắn là tôi sẽ làm. Chắc chắn tôi sẽ làm, và bạn biết điều đó. Nhưng tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều điều xảy ra từ nay cho đến ngày 20/1, rất nhiều thứ”.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
‘Tổng thống Trump cần phải tha bổng cho Assange và Snowden vì đã giúp vạch trần thế lực Nhà nước ngầm’
Bình luậnHoàng Tuấn
Hạ nghị sĩ Tulsi Gabbard đã thúc giục Tổng thống Trump ban hành lệnh ân xá cho Julian Assange và Edward Snowden, bởi chính những người bị cho là “kẻ phạm tội” này đã giúp phơi bày thế lực Nhà nước ngầm.
“Vì ngài đang cân nhắc quyết định ân xá cho nhiều tù nhân, hãy xem xét ân xá cho những người đã dám mạo hiểm mạng sống và hy sinh sự nghiệp của mình để phơi bày sự lừa dối cùng tội ác của những kẻ ở trong Nhà nước ngầm”, bà Gabbard viết trên một Tweet đăng hôm 26/11.
Rt.com đưa tin: “Yêu cầu được đưa ra chưa đầy một ngày sau khi Tổng thống Trump chấp thuận ân xá cho cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn – người đã đóng vai trò trung tâm trong câu chuyện “thông đồng” giữa Nga và Tổng thống Trump. Tướng Flynn bị cáo buộc khai man với các nhà điều tra về những cuộc tiếp xúc với một nhà ngoại giao Moscow sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống vào năm 2016. Trong khi Bộ Tư pháp quyết định bãi bỏ các cáo buộc về ông với lý do FBI đã có hành vi sai trái trong quá trình điều tra, đồng thời thiếu bằng chứng để xác thực có âm mưu thông đồng thật sự đằng sau, thì một thẩm phán liên bang đã chống lại nỗ lực đó, khiến Tổng thống Trump phải can thiệp vào thứ Tư (25/11)”.
Bà Gabbard, người chuẩn bị rời nhiệm sở vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội này, trước đó đã đưa ra một nghị quyết cùng với nhà lập pháp GOP Matt Gaetz (bang Florida) thúc giục chính phủ bãi bỏ các cáo buộc chống lại Snowden – người bị truy tố theo Đạo luật Gián điệp thời Thế chiến I vì vai trò của anh trong việc rò rỉ tài liệu được cho là đã tiết lộ chương trình giám sát hàng loạt bất hợp pháp của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đối với dân chúng. Mặc dù điều luật cũ ban đầu chỉ nhằm truy tố các điệp viên nước ngoài, nhưng nó đã nhiều lần được áp dụng để chống lại các nhà báo và người tố giác trong nước.
Bản thân Snowden nói rằng anh “đã thấy nhiều lời kêu gọi ân xá hơn đối với mình trong năm nay so với tất cả những năm trước đó cộng lại”.
Đảng Tự do ở Mỹ đã ủng hộ lời kêu gọi này, ngoài ra Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Kentucky Thomas Massie cũng đã công khai ủng hộ các lệnh ân xá, trong khi nhà báo Glenn Greenwald lập luận rằng không gì có thể “định hình di sản của Tổng thống Trump” tốt hơn bằng một quyết định ân xá cho hai người này (Snowden và Assange).
Sau khi bỏ trốn với một lượng lớn tài liệu mật vào năm 2013 khi đang làm việc với tư cách là nhà thầu phụ của NSA dưới thời Booz Allen Hamilton, Snowden đã tiếp cận nhà báo Glenn Greenwald cùng nhà làm phim Laura Poitras để vạch trần các chương trình giám sát ngầm cho cả thế giới. Lo sợ bị truy tố, anh đã chạy trốn khỏi Hoa Kỳ với hy vọng được tị nạn ở các nước Mỹ Latinh, nhưng do bị mắc kẹt ở Nga sau khi hộ chiếu bị chính quyền Mỹ (Barack Obama) thu hồi. Kể từ thời điểm đó, Snowden vẫn đang sinh sống tại Nga và được chính phủ Moscow cấp quy chế thường trú nhân sau 7 năm trong tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý.
Assange – một lập trình viên người Úc đồng thời là người đồng sáng lập WikiLeaks. Ông đã công bố hàng nghìn trang tài liệu bí mật của các chính phủ trên thế giới, bao gồm cả tài liệu vạch trần tội ác chiến tranh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Năm ngoái, ông bị Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc 17 tội danh và bị chính quyền Anh bắt giữ ngay sau đó. Phiên tòa dẫn độ hiện vẫn đang diễn ra. Assange có thể đối mặt với án tù rất nặng với gần hai thế kỷ (175 năm) sau song sắt nếu chính thức bị kết tội tại một tòa án Mỹ.
Hoàng Tuấn
Theo Newspunch
Đếm lại phiếu ở Wisconsin giúp Biden tăng cách biệt với Trump
Một cuộc đếm lại phiếu, theo yêu cầu của chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Trump, tại địa hạt lớn nhất ở Wisconsin đã kết thúc hôm 27/11 và giúp Tổng thống đắc cử Joe Biden giành thêm phiếu, theo Reuters.
Theo hãng tin Anh, sau khi phiếu được kiểm lại ở địa hạt Milwaukee, ông Biden giành thêm 132 phiếu trong số gần 460 nghìn phiếu. Ông Biden giành thêm tổng cộng 257 phiếu so với 127 của ông Trump.
Chiến dịch của Trump đã yêu cầu kiểm lại phiếu tại hai trong số các địa hạt đông dân cũng như nghiêng về phe Dân chủ nhất ở Wisconsin, sau khi thua ông Biden hơn 20 nghìn phiếu ở tiểu bang này.
Theo Reuters, chiến dịch của ông Trum phải trả 3 triệu đôla cho hai cuộc kiểm lại phiếu. Địa hạt Dane dự kiến sẽ kết thúc việc đếm lại phiếu vào ngày 29/11.
Hãng tin này dẫn lời thư ký địa hạt Milwaukee, ông George Christenson, nói rằng việc kiểm phiếu lại “chứng minh điều chúng tôi đã biết rằng cuộc bỏ phiếu ở địa hạt Milwaukee công bằng, minh bạch, chính xác và đảm bảo an ninh”.
Chiến dịch của ông Trump dự kiến gây thách thức pháp lý đối với kết quả chung cuộc ở Wisconsin, nhưng theo Reuters, thời gian không còn nhiều. Tiểu bang này dự kiến sẽ chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống vào ngày 1/12.
Nhân viên chủ chốt ở Dominion từng làm cho China Telecom, công ty trong danh sách đen của Mỹ
Thiện Phong
Tờ The National Pulse hôm 25/11 đưa tin, Andy Huang, người từng làm việc tại China Telecom từ 1998 đến 2002, hiện đang giữ một vị trí kỹ thuật chủ chốt tại Dominion – hãng máy đếm phiếu bị cáo buộc hỗ trợ gian lận bầu cử.
China Telecom, nơi Andy Huang làm việc, đã bị chính quyền Tổng thống Trump đưa vào danh sách đen hồi đầu năm. Chính quyền TT Trump tin rằng 31 công ty Trung Quốc, bao gồm China Mobile, Huawei, Hikvision, đang hoạt động tại Mỹ với mục đích “tạo cơ hội cho Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện các hoạt động mạng độc hại, gián điệp kinh tế, theo dõi thông tin liên lạc của người dân Mỹ”. Do đó, TT Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 12/11 cấm người Mỹ đầu tư vào các doanh nghiệp này.
Theo thông tin mô tả trên mạng xã hội của Andy Huang, có thể thấy anh này đã tham gia vào các dự án như “Dự án IDC Hạ Môn”, “Mạng băng thông rộng đô thị Hạ Môn” và “Dự án cải cách cơ sở hạ tầng mạng nội bộ của OA” trong thời gian làm việc tại China Telecom.
Ngoài ra, Huang cũng đã hợp tác rộng rãi với Cisco, một công ty khét tiếng trong việc giúp ĐCSTQ duy trì hệ thống kiểm duyệt mạng Vạn Lý Tường Lửa (Great Firewall).
Giới tình báo Mỹ từng xác nhận rằng Bắc Kinh rất muốn Biden đắc cử tổng thống, và các quan chức Trung Quốc cũng đã có động thái xác nhận những quan điểm này.
Do đó, phát hiện mới này về Huang càng làm tăng thêm suy đoán rằng hệ thống Dominion có dính líu đến ĐCSTQ.
Trước báo cáo của National Pulse, một số chuyên gia máy tính đã phát hiện ra rằng tên miền phụ dominionvotingSYSTEMS.com của Dominion có liên kết với một trung tâm dữ liệu cực kỳ không an toàn ở thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Nhà cung cấp dịch vụ Internet của trung tâm dữ liệu này cũng đến từ Trung Quốc.
Chuyên gia máy tính cũng phát hiện ra rằng, tên miền phụ này của Dominion có liên kết tên miền với Power Line Data Center, một trung tâm dữ liệu ở Hồng Kông.
Ở Hồng Kông có một trung tâm dữ liệu mang tên POWER LINE (HK) CO LIMITED. Theo trang web chính thức của trung tâm dữ liệu này, nó sử dụng dịch vụ của các nhà mạng China Mobile, China Unicom và China Telecom.
Mặc dù vẫn chưa thể xác nhận trung tâm dữ liệu POWER LINE (HK) CO LIMITED này có phải là trung tâm dữ liệu Power Line Data Center có liên hệ trực tiếp với tên miền dominionvotingSYSTEMS.com hay không, tên của cả hai trung tâm dữ liệu này đều là Power Line và cả hai đều được đặt tại Hồng Kông.
Khi càng ngày càng có nhiều câu chuyện nội bộ được đào lên, vai trò của ĐCSTQ trong cuộc bầu cử Mỹ lần này dần trở thành tâm điểm của dư luận.
320 triệu đô-la giúp Đảng Dân chủ và Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020
Vũ Dương
Theo báo cáo của CNN, từ một phân tích mới, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, có một khoản quyên góp chính trị ẩn danh trị giá 320 triệu đô-la Mỹ (quỹ đen) giúp đỡ Đảng Dân chủ và ông Joe Biden cạnh tranh vào Tòa Bạch Ốc và Quốc hội, vượt xa tiền quyên góp ẩn danh của Đảng Cộng hòa.
Theo phân tích của The Center for Responsive Politics của CNN, người hưởng lợi lớn nhất từ khoản quyên góp chính trị ẩn danh này là ông Joe Biden với gần 132 triệu đô-la quyên góp ẩn danh, trong khi đó Tổng thống Trump chỉ nhận được 22 triệu đô-la quyên góp ẩn danh.
Định nghĩa về quỹ đen của trung tâm này là các khoản đóng góp từ các nguồn quỹ không công bố, và nó cũng bao gồm nguồn quỹ từ các công ty hữu hạn hoạt động dưới dạng công ty vỏ bọc.
Các cơ quan quản lý tài trợ chiến dịch đã kêu gọi ông Joe Biden và các nhà lập pháp thực hiện các bước tích cực để ngăn chặn tài trợ ẩn danh trong chiến dịch.
“Đây là một hệ thống tham nhũng, nhưng miễn là nó còn tồn tại, cả hai đảng sẽ sử dụng nó”. Người đứng đầu nhóm giám sát Democracy 21, Fred Wertheimer, thúc giục tổng thống khóa sau giải quyết vấn đề minh bạch trong tài trợ chiến dịch.
“Bài kiểm tra của chúng tôi là: bạn sẽ đối phó với hệ thống này như thế nào?”.
Phân tích cho thấy rằng ba nhóm tự do do một tổ chức có tên Sixteen Thirty Fund (Quỹ 1630) lãnh đạo đã chiếm một phần ba số tiền quyên góp của Đảng Dân chủ. Thống kê cho thấy 52 triệu đô-la đã chảy từ “Quỹ 1630” cho các nhóm khác hoạt động trong cuộc bầu cử năm 2020.
Trong những năm gần đây, Quỹ 1630 đã trở thành trung tâm cho các nhóm cánh tả, cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý và kế toán cho các dự án tự do. Các nhóm hoạt động như một nhánh của quỹ bao gồm Demand Justice, nhóm phản đối việc Tổng thống Trump bổ nhiệm các quan chức tư pháp.
Quỹ 1630 cũng giúp Đảng Dân chủ gửi tiền cho các nhóm khác trong cuộc bầu cử năm 2020 nhằm vào các thượng nghị sĩ yếu thế của Đảng Cộng hòa. Ví dụ, gần 4 triệu đô-la đã được trao cho một tổ chức
phi lợi nhuận có tên “Maine Power” để sử dụng các quảng cáo đả kích Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Susan Collins.
Quỹ cũng cung cấp 300.000 đô la cho Dự án Lincoln để tạo ra các quảng cáo chống Trump một cách rõ ràng.
Theo báo cáo thuế mới nhất được Politico báo cáo lần đầu, Quỹ 1630 đã nhận được hơn 137 triệu đô-la tài trợ từ các nhà tài trợ ẩn danh vào năm 2019. Điều này bao gồm khoản quyên góp 33 triệu đô-la từ một nhà tài trợ ẩn danh.
Các quy tắc của liên bang yêu cầu các tổ chức phi lợi nhuận phải công khai số tiền của mỗi khoản đóng góp mà họ nhận được, nhưng họ không phải cung cấp tên của những nhà tài trợ này hoặc bất kỳ thông tin nhận dạng nào.
Bầu cử Mỹ: Thêm thất bại của TT Trump tại Pennsylvania
Trọng Thành
Bang Pennsylvania được coi là điểm quyết đấu trong các nỗ lực, của ban vận động tranh cử của tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, đòi không công nhận kết quả bầu cử. Nhiều khiếu nại của phe Cộng Hòa bị tư pháp bác bỏ. Hôm qua, 28/11/2020, thêm hai khiếu kiện khác của bên Cộng Hòa bị Tối cao Pháp viện bang Pennsylvania bác. Ông Trump gần như không còn hy vọng thay đổi được kết quả bầu cử.
Theo AFP, Tối cao Pháp viện bang Pennsylvania đã bác hai đòi hỏi của phe Cộng Hòa. Một là yêu cầu tư pháp không công nhận các phiếu bầu qua Bưu điện. Yêu cầu thứ hai là hủy bỏ toàn bộ kết quả bỏ phiếu, và nhường cho Nghị Viện của bang quyền chọn các đại cử tri bầu tổng thống.
Tối cao Pháp viện Pennsylvania bác bỏ yêu cầu thứ nhất với giải thích, việc phản đối được đưa ra quá trễ, hơn một năm sau khi luật về bỏ phiếu qua Bưu điện được ban hành, và vào thời điểm mà kết quả bầu cử « đã hoàn toàn rõ ràng ». Về yêu cầu thứ hai, Tối cao Pháp viện Pennsylvania nhấn mạnh, đòi hỏi này sẽ dẫn tới việc « tước đoạt quyết định của 6,9 triệu cử tri Pennsylvania ».
Kết quả bỏ phiếu tại Pennsylvania đã được chính quyền bang xác nhận ngày 24/11/2020, với phần thắng thuộc về ứng cử viên đảng Dân Chủ Joe Biden, với chênh lệch 81.000 phiếu bầu. Tuy nhiên, ban vận động tranh cử của tổng thống mãn nhiệm vẫn tiếp tục nhiều khiếu nại lên tư pháp.
Liên tục tố cáo mà không hề có bằng chứng
Trước phán quyết của Tối cao Pháp viện Pennsylvania hôm qua, hôm 27/11, tòa phúc thẩm liên bang khu vực 3 bang Pennsylvania cũng đã bác bỏ một khiếu nại đòi hủy kết quả bầu cử đã được công nhận. Ba thẩm phán liên bang đưa ra phán quyết nói trên đều do các tổng thống Cộng Hòa bổ nhiệm, trong đó có một người do chính tổng thống Donald Trump bổ nhiệm.
Hôm 26/11, tổng thống mãn nhiệm tuyên bố « chắc chắn » sẽ rời Nhà Trắng, nếu chiến thẳng của ông Joe Biden được chính thức khẳng định, tuy nhiên, ông Donald Trump vẫn nhắc lại là ông có thể không thừa nhận thất bại. Cho đến nay, ông Trump liên tục bác bỏ kết quả bầu cử, tố cáo gian lận quy mô lớn. Nhiều thông tin tố cáo bầu cử gian lận lan tràn trên các mạng xã hội, nhưng chưa hề có bằng chứng cụ thể nào được xác nhận. Kể từ cuộc bỏ phiếu 03/11 đến nay, tổng cộng hơn 20 khiếu nại của phe Cộng Hòa trên toàn quốc bị tư pháp bác bỏ.
Hạ Viện Pennsylvania không thảo luận về nghị quyết đòi bác kết quả
Tuy nhiên, còn nước còn tát, những người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm dường như vẫn tìm mọi cách để ngăn chặn việc chỉ định đại cử tri tại một số bang. Hôm qua, 28/11, theo nhật báo Pittsburgh Post-Gazette (nhật báo hàng đầu của Pennsylvania), 26 hạ nghị sĩ phe Cộng Hòa bang Pennsylvania đã ra một tuyên bố chung, lên án gian lận bầu cử và khẳng định sẽ đệ trình một dự thảo nghị quyết, kêu gọi thống đốc Pennsylvania rút lại xác nhận kết quả bầu cử 03/11.
Tuy nhiên, nỗ lực của nhóm hạ nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ tổng thống mãn nhiệm chỉ dừng ở mức tuyên bố. Người phát ngôn của chủ tịch Hạ Viện Pennsylvania, ông Bryan Culter, thuộc đảng Cộng Hòa, cho biết chủ tịch Hạ Viện bang không tham gia vào việc soạn thảo nghị quyết nói trên, và bản thân dự thảo nghị quyết này cũng không được đưa vào chương trình nghị sự.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, ngày 08/12/2020, tất cả các bang phải đúc kết danh sách đại cử tri, để chuẩn bị cho ngày đại cử tri đoàn chính thức bầu tổng thống ngày 14/12. Theo nhiều nhà quan sát, từ đây cho đến đó, những người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm vẫn có thể còn có thêm một số nỗ lực chống lại việc công nhận kết quả bầu cử.
Tại sao kiểm phiếu lại của Georgia không phát hiện ra vấn đề?
An Liên
Việc kiểm phiếu lại mà Georgia đang làm bây giờ chỉ đơn giản là quét lại các lá phiếu qua máy. Vì vậy, điều đó có nghĩa là nếu có bất kỳ lá phiếu nào bất hợp pháp hoặc bất kỳ điều gì sai trái với hệ thống bỏ phiếu thì nó sẽ không bị phát hiện, theo The Epoch Times.
Mọi vấn đề với máy móc lẽ ra phải được phát hiện trong lần kiểm tra thủ công đầu tiên của tiểu bang. Tuy nhiên, các chỉ đạo được đưa ra cho hội đồng bầu cử khiến không thể phát hiện ra bất kỳ điểm bất thường nào tiềm ẩn.
Garland Favorito, Nhà đồng sáng lập của tổ chức VoterGA ở Georgia cho biết thư ký tiểu bang ra lệnh cho các quận chứng nhận tổng số phiếu điện tử hiện có, nhiều quận vẫn đang gửi kết quả từ các máy bỏ phiếu của Dominion, ông cho biết cuộc kiểm tra thủ công đầu tiên không phát hiện ra các vấn đề.
Favorito nói thêm: “Có 159 quận ở tiểu bang Georgia, vì vậy tôi nghĩ rằng số phiếu bây giờ là 10.000, có ít hơn 100 phiếu bầu cho mỗi quận sẽ thay đổi kết quả của cuộc bầu cử, có thể là 70, 80 phiếu”.
Đơn kiện Georgia 100 trang được công bố trong tuần này, cáo buộc rằng “gian lận lớn bắt đầu từ phần mềm và phần cứng của hệ thống bầu cử Dominion”.
Favorito nói rằng ông đã cảnh báo các quan chức nhà nước về các vấn đề của hệ thống Dominion từ lâu, nhưng đã bị phớt lờ.
Favorito nói: “Chúng tôi đã tranh luận trong 2 năm với các cơ quan lập pháp, văn phòng thư ký và ủy ban hệ thống bỏ phiếu giải thích rằng đây không phải là hệ thống mà Georgia cần nhưng họ vẫn mua nó”.
Vì vậy, việc kiểm phiếu bằng tay đầu tiên không thực hiện với mục đích phơi bày các vấn đề với máy móc và lần kiểm phiếu thứ hai chỉ đơn giản là quét các lá phiếu bằng máy. Vâỵ thì ý nghĩa của việc kiểm phiếu lại lần thứ hai này là gì?
Favorito nói: “Khi yêu cầu kiểm phiếu lại, nó mở ra cánh cửa để kiểm tra các lá phiếu cá nhân và cử tri cá nhân có vấn đề”.
Ông hy vọng nhóm pháp lý của TT Trump sẽ tìm cách kiểm tra các lá phiếu riêng lẻ, chẳng hạn như những lá phiếu trông giống như những lá phiếu được làm giả, cũng như những lá phiếu bị cho là thiếu điều kiện (chữ ký, nhận dạng cá nhân người đi bầu…) và những lá phiếu được nộp có địa chỉ không hợp lệ. Bất kỳ lá phiếu nào như thế này đều có thể được kiểm tra trực tiếp khi có đợt kiểm phiếu lại vào tuần tới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-sao-kiem-phieu-lai-cua-georgia-khong-phat-hien-ra-van-de.html
Ohio chứng nhận TT Trump thắng, giành 18 phiếu đại cử tri
Tiểu bang Ohio đã chứng nhận kết quả bầu cử hôm thứ Sáu (28/11 theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ), trao 18 phiếu đại cử tri của tiểu bang cho Tổng thống Donald Trump, theo Fox News.
Cụ thể, Tổng thống Trump đã giành được 3.154.834 phiếu phổ thông và ứng cử viên của Đảng Dân chủ Joe Biden giành được 2.679.165 phiếu bầu.
“Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tiếng nói của Ohio đã được lắng nghe trong một cuộc bầu cử công bằng và trung thực”, Thư ký tiểu bang Ohio, Frank LaRose nói với News Center 7 trong một cuộc phỏng vấn.
Tiểu bang Ohio đã có số phiếu bầu kỷ lục trong mùa bầu cử này – nhiều hơn 200.000 phiếu so với năm 2016, với sự gia tăng lớn về số phiếu bầu sớm và vắng mặt do đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
Nhìn chung, có 5.974.121 phiếu bầu đã được bỏ phiếu ở Ohio, và tỷ lệ từ chối bỏ
Công dân Texas: Các kênh truyền thông chủ lưu đưa tin giả đang chia rẽ nước Mỹ
Vũ Dương
Mục lục bài viết
Các kênh truyền thông tuyên truyền thù hận, chế tác tin giả cần phải bị lên án
Truyền thông không có quyền tuyên bố với người dân Mỹ rằng ai là tổng thống
Các kênh truyền thông chủ lưu đưa tin giả đang chia rẽ người dân Mỹ
Truyền thông chủ lưu phá hủy nền tự do của người dân Mỹ
Trong ba tuần liên tiếp, người dân ở nhiều tiểu bang và thủ đô của Mỹ đã liên tục tổ chức các cuộc biểu tình phản đối “hành vi ăn cắp bầu cử (Stop the theft)”. Hôm thứ Bảy tuần trước (22/11), hàng nghìn người Texas với nhiều màu da và sắc tộc khác nhau cũng đã tập trung trước Tòa nhà Quốc hội Tiểu bang Texas, kêu gọi một cuộc bầu cử công bằng và bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump, theo Sound of Hope.
Người dân vẫy cờ hoa, trên tay cầm nhiều biểu ngữ khác nhau bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump, kêu gọi bảo vệ Hiến pháp, dừng ngay hành vi đánh cắp bầu cử. Nhiều cử tri hô lớn: “USA! USA!” (Hoa Kỳ! Hoa Kỳ!); “Chúng tôi yêu quý Tổng thống Trump!”; “Hãy dừng ngay hành vi ăn cắp bầu cử!”; “Thêm bốn năm nữa!”; “Trump 2020”, v.v. để thể hiện tiếng lòng của họ. Nơi hiện trường, đoàn xe ủng hộ Tổng thống Trump dài dằng dặc bấm còi ủng hộ, bầu không khí vô cùng náo nhiệt.
Người dân tham gia biểu tình chỉ trích các kênh truyền thông dòng chính che đậy sự thật về cuộc bầu cử, họ đã thẳng thắn chia sẻ rằng: Truyền thông chủ lưu giả mạo tin tức, họ đã trở thành kẻ thù của nước Mỹ.
Các kênh truyền thông tuyên truyền thù hận, chế tác tin giả cần phải bị lên án
Một trong những người có mặt tại sự kiện, ông David Samrol cho rằng các phương tiện truyền thông dòng chính tuyên truyền thù hận lẫn nhau, đây là sự sa ngã của giới truyền thông.
Ông David Sumrall, người làm trong ngành mộc, đã bắt đầu tham gia dự án tuyên truyền “chấm dứt hận thù” (STOP HATRED) từ năm 1992 nhằm phản bác tình trạng thù hận lẫn nhau được giới truyền thông kích động. Ông nói:
“Thực ra chúng tôi (người da trắng và da đen) vốn không chán ghét lẫn nhau. Năm 1992, chúng tôi bắt đầu các hoạt động sau khi bạo động ở Los Angeles xảy ra, khi đó các phương tiện truyền thông nói rằng tất cả người da đen đều căm hận người da trắng, và tất cả người da trắng đều căm hận người da đen. Tuy
nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Mọi người đều nói rằng, (những gì truyền thông nói) đều không phải sự thật! Chúng tôi muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn một cuộc nội chiến ngu ngốc phát sinh. Bởi các phương tiện truyền thông đã tạo ra thảm họa cho một bên, để rồi khiến cả hai bên đều thù ghét lẫn nhau. Đây chính là cục diện mà giới truyền thông muốn thấy”.
Ông David Sumrall nói: “Tôi tin một nghìn phần trăm rằng Tổng thống Trump đã thắng cử. Tôi cảm thấy giới truyền thông nói với phe cánh tả rằng Joe Biden đã thắng. Đây là bóp méo sự thật. Nếu Biden thua, họ sẽ vô cùng thất vọng. Trong lịch sử, truyền thông chưa bao giờ công bố kết quả bầu cử sớm như vậy, làm như vậy là bất hợp pháp. Các kênh truyền thông đều phải bị lên án vì đã làm như vậy”.
Truyền thông không có quyền tuyên bố với người dân Mỹ rằng ai là tổng thống
Cô Martha Watson nói rằng, “Giới truyền thông không có quyền tuyên bố với người dân Mỹ ai là tổng thống. Cô nói rằng đây là một quá trình cần được chứng nhận. Hiện vẫn chưa có chứng nhận, đến ngày 14/12 chúng tôi đều chưa chắc đã biết ai là Tổng thống. Vụ kiện phải được đưa lên Pháp viện Tối cao Hoa Kỳ, họ sẽ ra phán quyết rằng cuộc bầu cử này không hợp lệ, và Quốc hội sẽ chọn ai là tổng thống tiếp theo, chính là như vậy. Hãy nhớ đây là những gì tôi đã nói”.
Các kênh truyền thông chủ lưu đưa tin giả đang chia rẽ người dân Mỹ
Ông Bill McPhil nói rằng, “Trong mấy năm qua, điều khiến tôi thực sự đau lòng là sự phân hóa hai cực của người Mỹ, tôi rất lo lắng và thất vọng về nhiều điều đang xảy ra ở Hoa Kỳ. Đồng thời, tôi thấy rằng có rất nhiều người dân Mỹ đã đứng ra bảo vệ văn kiện chính phủ vĩ đại nhất từ khi Hiến pháp Hoa Kỳ được tạo ra đến nay, điều này cũng khiến tôi cảm thấy được khích lệ rất nhiều”.
Ông nói rằng, “Việc sửa đổi hiến pháp lần đầu tiên bao gồm vấn đề tự do ngôn luận là có nguyên do trong đó. Ví dụ, khuôn viên trường đại học của chúng ta phải là một nơi đầy tranh luận cởi mở và tự do. Tự do học thuật chiếm ưu thế hơn tất cả mọi thứ. Nhưng hiện nay bài phát biểu trong khuôn viên trường đại học chịu sự áp chế, bài phát biểu của sinh viên chịu sự áp chế và việc bày tỏ quan điểm sẽ sản sinh hậu quả. Theo tôi điều này rất nguy hiểm. Nhìn vào lịch sử, khi quyền tự do ngôn luận bị đàn áp là lúc chính quyền bắt đầu kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của người dân, việc kiểm soát quá mức của chính quyền đối với cuộc sống của người dân là vi phạm những nguyên tắc mà đất nước chúng ta đã thiết lập”.
Cuối cùng, ông Bill nói, “Tôi tin rằng nguyên nhân sâu xa của mọi sự phá hoại là đến từ kẻ thù và sự tôn thờ những thế lực hắc ám, nhưng từ một quan điểm cơ bản, những gì tôi quan sát được là truyền thông của chúng ta thực sự đã khởi tác dụng không nhỏ trong việc chia rẽ người dân Mỹ”.
Truyền thông chủ lưu phá hủy nền tự do của người dân Mỹ
Cô Mily, người Mỹ gốc Hoa đến từ Houston, nói rằng các kênh truyền thông dòng chính hiện nay đã hoàn toàn đánh mất ranh giới mà các kênh truyền thông đưa tin phải có, họ đang phá hủy hệ thống tự do của người dân Mỹ, đây là điều vô cùng nguy hiểm đối với người dân Mỹ.
Cô nói rằng: “Các đồng nghiệp người Mỹ của tôi và gia đình ông chủ của tôi, thì ra họ cũng không biết một vài tình hình thực tế của Hoa Kỳ. Họ cảm thấy nước Mỹ lần này không còn hy vọng nữa, nhưng tôi vẫn luôn nói với họ rằng sự thật không phải vậy. Chúng ta phải đi chiến đấu, sát cánh cùng Tổng thống Trump đến giây phút cuối cùng. Trong tâm chúng tôi, ông Trump chính là tổng thống của chúng tôi. Chúng tôi phải duy trì các giá trị quan truyền thống và theo đuổi tự do của chúng tôi”.
Cô Lý Bách Kỳ (Li Baiqi), một người Mỹ gốc Hoa khác đến từ Houston cho rằng, “Ông Trump đại diện cho các giá trị quan truyền thống, hơn nữa ông ấy luôn giữ lời hứa, đã làm nhiều điều để giúp đỡ các dân tộc thiểu số và người da đen, điều này khiến tôi rất cảm động.
Trong cuộc bầu cử lần này, ông Biden và Đảng Dân chủ đã thực hiện rất nhiều gian lận, vậy mà các phương tiện truyền thông dòng chính, các chính trị gia và giới tinh tú đều cùng một giuộc với nhau cả, đối với đất nước này mà nói đây là điều rất đáng sợ, và nó khiến tôi liên tưởng đến ĐCSTQ, nơi chúng tôi đã từng sinh sống”.
Hàng ngàn người bị mất điện giữa lúc gió lớn đe dọa nguy cơ cháy rừng tại miền Nam California
Hàng ngàn khách hàng của công ty điện lực South California Edison vẫn đang trong tình trạng mất điện vào sáng thứ Sáu (27/11) do gió giật liên tục và báo động đỏ khiến các viên chức lo lắng về nguy cơ bùng phát cháy rừng.
Theo trang web của công ty, hơn 950 khách hàng ở các quận Los Angeles, San Bernardino và Ventura đã gặp phải tình trạng mất điện vào lúc 10 giờ tối. Khoảng giữa trưa, hơn 16.000 người đã bị mất điện tại các quận Los Angeles, quận Cam, San Bernardino, Ventura và Kern. Nhưng điện đã được khôi phục trong suốt buổi tối khi gió giảm dần. Hiện công ty không còn xem xét mở rộng việc ngắt điện. Tình trạng mất điện bắt đầu từ hôm thứ Năm (26/11) do chương trình Ngắt điện An toàn Công cộng của công ty, được triển khai để giảm nguy cơ hệ thống điện trở thành điểm gây cháy rừng.
Theo Dịch vụ Thời tiết Quốc gia, nguy cơ cháy rừng vẫn tăng cao vào hôm thứ Sáu do thời tiết khô ráo và gió giật mạnh. Báo động đỏ được đưa ra cho đến 6 giờ tối hôm thứ Bảy (28/11) tại các khu vực thuộc quận Los Angeles và các quận Ventura.
Trong khi đó, báo động đỏ ở các quận Cam, San Bernardino và Riverside hết hiệu lực vào lúc 6 giờ tối hôm thứ Sáu (27/11). Theo Dịch vụ Thời tiết, dự kiến sẽ có gió mạnh nhất vào sáng hôm thứ Sáu. Gió giật có thể lên tới 50 đến 65 dặm/giờ ở các vùng núi và 40 đến 50 dặm/giờ ở các khu vực thung lũng.
Công ty Edison đã tuyên bố cây đổ và va chạm với thiết bị điện của công ty này trong khu rừng gần Đập Cogswell đã gây ra đám cháy Bobcat Fire, thiêu rụi hơn 115.000 acre và phá hủy hàng chục ngôi nhà. Công ty hy vọng rằng việc ngắt điện ở một số khu vực sẽ ngăn chặn các đám cháy do nguyên nhân tương tự. (BBT)
Cột kim loại bí ẩn vừa xuất hiện trên sa mạc Mỹ lại ‘biến mất’
Đại Nghĩa
Một khối kim loại bí ẩn được tìm thấy ở sa mạc xa xôi ở phía tây Hoa Kỳ, mới châm ngòi cho một trò chơi phỏng đoán quốc gia về cách nó đã có mặt ở đó, dường như vừa biến mất, SCMP dẫn nguồn tin từ AFP.
Cục Quản lý Đất đai ở tiểu bang Utah hôm thứ Bảy (28/11) cho biết họ đã nhận được “báo cáo đáng tin cậy” rằng vật thể đã bị “một bên chưa xác định” di dời vào tối thứ Sáu.
Cơ quan này “đã không di dời vật thể này vì nó được coi là tài sản tư nhân”, họ cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi không điều tra các tội phạm liên quan đến tài sản tư nhân. Nó do văn phòng cảnh sát trưởng địa phương xử lý”.
Cây cột hình tam giác sáng bóng, nhô khỏi mặt đất khoảng 3,7 mét trên những tảng đá đỏ ở phía nam Utah được phát hiện vào ngày 18/11 vừa rồi, khi các quan chức địa phương đếm những con cừu từ trên máy trực thăng.
Sau khi hạ cánh để điều tra, các thành viên phi hành đoàn của Sở An toàn Công cộng Utah đã tìm thấy “một khối đá nguyên khối bằng kim loại được cắm dưới đất” nhưng “không có dấu hiệu rõ ràng về việc ai có thể đã đặt khối đá nguyên khối ở đó”.
Tin tức về khám phá này nhanh chóng lan truyền mạnh mẽ, khi nhiều người chú ý đến sự giống nhau của vật thể này với những tảng đá nguyên khối kỳ lạ của người ngoài hành tinh đã tạo nên những bước tiến vượt bậc trong tiến bộ của loài người trong bộ phim khoa học viễn tưởng kinh điển 2001: A Space Odyssey của Stanley Kubrick .
Mặc dù các quan chức đã từ chối tiết lộ vị trí của vật thể vì lo sợ rằng nhiều người tò mò sẽ đổ xô đến vùng hoang dã hẻo lánh, nhưng một số nhà thám hiểm đã có thể tìm ra nó.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cot-kim-loai-bi-an-vua-xuat-hien-tren-sa-mac-my-lai-bien-mat.html
Tesla có thực sự trị giá 500 tỷ đôla?
Rory Cellan-Jones
Đã hơn một tuần từ khi Elon Musk vượt mặt Bill Gates để trở thành người giàu thứ hai thế giới, với giá trị của Tesla đạt mức 500 tỷ đôla.
Trên chương trình Tech Tent, chúng tôi hỏi tại sao các nhà đầu tư nghĩ rằng công ty xe điện này có giá trị cao hơn nhiều so với một năm trước.
Vào đầu năm 2020, Tesla được thị trường chứng khoán định giá khoảng 80 tỷ đôla- và thậm chí khi đó, những người theo chủ nghĩa hoài nghi còn cho rằng đó là mức giá cao đối với một doanh nghiệp hầu như không sinh lời.
Trong suốt năm qua, cổ phiếu của công ty đã tăng vọt, định giá của công ty đã tăng lên trên 500 tỷ đôla khi có thông tin rằng doanh nghiệp này sẽ được đưa vào chỉ số S&P 500 của các công ty hàng đầu.
Hãy đặt điều này vào bối cảnh: Tesla hiện có giá trị hơn Toyota, Volkswagen, Hyundai, GM và Ford cộng lại.
‘Anh lý trí quá đi!’
Tôi đã thực hiện một số tính toán nhanh tổng thể và những mối làm ăn đó, chắc chắn là một số trong số đó cho thấy việc làm ăn đang rất èo uột, đã tạo ra lợi nhuận tổng hợp hơn 50 tỷ đôla vào năm ngoái.
Năm nay, Tesla chắc chắn sẽ kiếm được 1 tỷ đôla. Vì vậy, để tin vào mức định giá hiện tại, chắc chắn bạn phải có chút niềm tin rằng công nghệ và sự thống trị thị trường của Tesla sẽ mang lại lợi nhuận tăng gấp 50 lần trong một tương lai không xa?
“Anh lý trí quá đi!” Eileen Burbidge của Quỹ Passion nói khi tôi giải thích với bà rằng giá cổ phiếu cao ngất trời của Tesla chỉ đơn giản là chưa được thêm vào.
“Tất cả điều đó có nghĩa là những người đang mua cổ phiếu ở mức giá này tin tưởng họ sẽ có thể bán nó với giá cao hơn.”
Bí quyết quản trị của Elon Musk, ông chủ Tesla
Elon Musk phải từ chức chủ tịch Tesla
Công việc của Eileen, với tư cách là một nhà đầu tư mạo hiểm, tất cả là về việc đặt giá trị cho các công ty ở giai đoạn sớm hơn nhiều so với Tesla – và bà ấy nói với Tech Tent rằng đây thường là một quá trình phi lý tương tự, phụ thuộc vào tình trạng trên thị trường rộng lớn hơn, chứ không chỉ giá trị của các doanh nghiệp cá nhân.
Nhiều người hâm mộ Tesla sẽ đúng khi chỉ ra rằng hãng này đã đưa ngành công nghiệp ô tô đi theo một đường hướng mới, có công nghệ pin độc nhất với các ứng dụng khác và có một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa.
Nhưng tất cả đều đúng vào thời điểm đầu năm 2020, khi Tesla chỉ trị giá 80 tỷ đôla.
Đặt cược ngắn hạn
Eileen Burbidge nói với tôi: “Rõ ràng là không có nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh nào cho thấy mức định giá của nó tăng gấp 5 lần chỉ kể từ đầu năm đến nay. Nhưng bà ấy quay lại quan điểm của mình rằng các nhà đầu tư đang đặt cược ngắn hạn.
“Tôi nghĩ rằng các thị trường cơ bản là hợp lý vào cuối ngày. Tôi nghĩ vấn đề là ở điểm chốt của mỗi người. Những người mua này- họ thực sự tin rằng họ có thể bán với giá cao hơn. Cơ mà cho đến nay thì có thể thấy họ đang đúng.”
Thật là ngớ ngẩn khi cố gắng áp dụng quá nhiều lý luận vào các động thái ngắn hạn đối với cổ phiếu. Khi được các biên tập viên của mình hỏi tại sao giá lại tăng, một phóng viên huyền thoại của thị trường chứng khoán Fleet Street từng trả lời “nhiều người mua hơn người bán”, đưa ra câu trả lời ngược lại khi thị trường giảm.
Covid-19: Elon Musk ‘có thể bị nhiễm ở mức vừa phải’
Đời sống sắc màu của ‘trùm’ công nghệ Elon Musk
Cũng giống như một chai rượu Burgundy năm 1945, hoặc danh họa Picasso, hoặc một căn hộ nhỏ ở London hay San Francisco, “giá trị” của Tesla là bất cứ thứ gì ai đó sẵn sàng trả cho nó, tuy thế, mức giá có vẻ phi lý.
Tuy nhiên, người mà nên biết, cách đây nhiều tháng đã nói rằng công ty ô tô điện đã được định giá quá cao. Người này đăng dòng tweet vào ngày 1/5: “Giá cổ phiếu Tesla quá cao”.
Ai nói điều đó? Chà, chính Elon Musk tự nói – và dòng tweet này đã thổi bay 14 tỷ đôla giá trị của công ty.
Kể từ đó, giá cổ phiếu đã tăng gấp bốn lần – nhưng này, ông ta biết những gì?
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55098843
Tự do ngôn luận: Cuba phản đối can thiệp «thô bạo» của đại diện ngoại giao Mỹ
Trọng Thành
Hôm qua, 28/11/2020, bộ Ngoại Giao Cuba đã triệu đại diện ngoại giao Mỹ tại đảo quốc, để phản đối các can thiệp « thô bạo và có tính khiêu khích », trong vụ phong trào San Isidro, của các nghệ sĩ đòi tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Một mặt lên án can thiệp Mỹ, mặt khác, chính quyền Cuba khẳng định tiếp tục đối thoại với giới nghệ sĩ đòi tự do.
Theo AFP, ông Carlos Fernandez de Cossio, phụ trách vụ Hoa Kỳ, bộ Ngoại Giao Cuba, đã triệu đại diện ngoại giao Mỹ Timothy Zuñiga-Brown để thông báo La Habana « không cho phép Hoa Kỳ cũng như bất cứ quốc gia nào can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước ». Bộ Ngoại Giao Cuba ra thông cáo cho biết như trên.
Bộ Ngoại Giao Cuba cáo buộc đại diện ngoại giao Mỹ đã nhiều lần tiếp xúc với phong trào San Isidro, đã vận chuyển cũng như hỗ trợ nhiều thành viên phong trào, « vi phạm các quy định về phòng chống dịch ». Vẫn theo giới chức bộ Ngoại Giao, các hành động của đại diện ngoại giao Mỹ « vi phạm nghiêm trọng » các quy tắc ngoại giao.
Ngày thứ Năm 26/11, cảnh sát Cuba đã trục xuất 14 thành viên phong trào San Isiro, tuyệt thực tại một địa điểm nằm ở trung tâm thủ đô La Habana, để phản đối việc chính quyền bắt giữ và kết án 8 tháng tù đối với nghệ sĩ nhạc rap Denis Solis, với tội danh « xúc phạm » chính quyền. Việc trục xuất diễn ra với lý do nguy cơ lan truyền dịch Covid-19, sau khi một phóng viên, nhà văn Cuba, Carlos Manuel Alvarez, cộng tác viên của các báo Mỹ Washington Post và New York Times, đến tham gia cuộc phản kháng. Người phóng viên này bị tố cáo là đã bất chấp các quy tắc phòng dịch.
Môi trường đối thoại « mang tính xây dựng » đã hình thành
Vụ trục xuất đã châm ngòi phản kháng, ngày thứ Sáu, 27/11, hơn 200 văn nghệ sĩ, trí thức trẻ đã biểu tình phản đối trước trụ sở bộ Văn Hóa. Cuộc biểu tình đã có sự tham gia của tài tử điện ảnh, đạo diễn Jorge Perrugoria, được coi là đạo diễn số một của Cuba hiện nay. 21 giờ tối, bộ Văn Hóa Cuba chấp nhận đối thoại với đoàn đại diện phong trào đòi tự do ngôn luận. Cuộc đối thoại diễn ra hơn 4 giờ. Theo nhiều nhà quan sát, đây là một bước tiến lịch sử trong nỗ lực đối thoại giữa chính quyền với giới văn nghệ sĩ, trí thức đòi tự do ngôn luận.
Hôm qua, 28/11, trên đài truyền hình Nhà nước Cuba, thứ trưởng bộ Văn Hóa Fernando Rojas, người đối thoại với phái đoàn các văn nghệ sĩ, khẳng định một môi trường đối thoại « mang tính xây dựng » đã hình thành. Thứ trưởng bộ Văn Hóa cho biết thêm là : bộ Văn Hóa đã nhận được nhiều chỉ trích, và quá trình đối thoại đã diễn ra trong không khí căng thẳng. Tuần tới, dự kiến giới văn nghệ sĩ độc lập sẽ gặp bộ trưởng Văn Hóa Cuba Alpidio Alonso.
Phong trào San Isidro, vốn không được công chúng biết đến, đột ngột trở thành chủ đề thời sự tại Cuba, sau nhiều tháng căng thẳng giữa giới nghệ sĩ độc lập và chính quyền. Tiêu điểm của mâu thuẫn là nghị định 349, bắt buộc các nghệ sĩ phải đăng ký hoạt động với một cơ quan công quyền. Đòi hỏi chính của giới nghệ sĩ độc lập là chính quyền cần tổ chức thảo luận công khai về nghị định 349.
Chính trường Brazil trong làn sóng bạo lực trước ngày bầu cử
Tin từ BRASILIA, Brazil – Vào hôm Chủ nhật (29/11), người dân Brazil sẽ quay trở lại các buổi bỏ phiếu vòng kế tiêp ở 57 thành phố , cho những cuộc bầu cử cấp thành phố, trước tình trạng bạo lực gia tăng, liên quan đến các vụ ám sát và hành hung nhằm vào các ứng cử viên.
Theo cơ quan bầu cử TSE của Brazil, trong hai tháng vận động dẫn đến vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 15 tháng 11, có 200 vụ sát nhân, ám sát bất thành hoặc các ứng cử viên bị đánh trọng thương. Báo cáo của đơn vị tình báo và an ninh của TSE cho thấy con số đó cao hơn nhiều so với 63 trường hợp bạo lực chính trị trong tám tháng đầu năm bầu cử này và chỉ 46 trường hợp tương tự trong các cuộc bầu cử thành phố trước đó vào năm 2016.
Bạo lực luôn hiện hữu trong chính trường Brazil, đặc biệt là ở “miền tây hoang dã” gồm các tiểu bang nghèo hơn ở phía bắc và đông bắc nơi các chủ đất quyền lực thỉnh thoảng sử dụng những tay súng đánh thuê để giải quyết các tranh chấp chính trị. Tình trạng bạo lực thậm chí còn lan tới Đại hội toàn quốc ở Brasilia. Vào năm 1963, Thượng nghị sĩ Arnon de Mello từ tiểu bang Alagoas rút súng trong phòng hop giết chết một thượng nghị sĩ.
Vào năm 1993, Thống đốc Paraiba Ronaldo Cunha Lima bắn chết người tiền nhiệm vì người này cáo buộc con trai ông tham nhũng. Trong những năm gần đây, các chuyên gia cho rằng bạo lực trở nên phổ biến hơn ở Brazil, nơi súng được bán nhiều hơn và các tổ chức tội phạm mới đang củng cố quyền lực ở các thành phố như Rio de Janeiro. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chinh-truong-brazil-trong-lan-song-bao-luc-truoc-ngay-bau-cu/
Anh Quốc: Dữ liệu của bạn được khai thác để dụ bạn bỏ phiếu thế nào?
Jane Wakefield
Các đảng phái chính trị biết bao nhiêu về bạn – và dữ liệu đó được sử dụng như thế nào để cố gắng làm lung lay việc bỏ phiếu của bạn?
Vụ bê bối Cambridge Analytica đã phơi bày cách dữ liệu trên Facebook của hàng triệu người được thu thập và biến thành một công cụ để gửi thông điệp như thế nào.
Những tiết lộ đã bị các chính trị gia thuộc mọi đảng phái chỉ trích khắp nơi.
Bê bối Facebook ‘ảnh hưởng 87 triệu người’
Ông chủ Facebook điều trần trước ủy ban Hạ viện
Nhưng giờ đây, một báo cáo từ Văn phòng Ủy viên Thông tin của Vương quốc Anh (ICO) đặt tâm điểm hướng vào vào mối quan hệ giữa các nhà môi giới dữ liệu và các chính trị gia.
Chúng ta có nên lo ngại?
Báo cáo của ICO (thuộc Bộ Văn hoá Thể thao, Truyền thông và Kỹ thuật số) cho thấy, ngay cả những thông tin hạn chế cũng có thể được sử dụng với những cách đầy kinh ngạc.
Chẳng hạn, lấy được tên của một ai đó có thể dẫn đến phỏng đoán về thu nhập, số lượng con cái và dân tộc của họ – điều này sau đó được sử dụng để thiết kế thông điệp chính trị dành riêng cho họ.
Báo cáo gợi ý rằng Đảng Bảo thủ đang làm điều đó, sử dụng cái gọi là “dữ liệu danh từ học”: thông tin được trích xuất từ việc nghiên cứu tên người để xác định nguồn gốc dân tộc hoặc tôn giáo của họ.
Điều này đã được thực hiện với 10 triệu cử tri, hầu hết họ sẽ không biết chính xác thông tin của họ đang được sử dụng như thế nào.
Các đảng chính trị có thể nắm giữ dữ liệu cá nhân của người dân một cách hợp pháp để giúp họ vận động tranh cử hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phần mềm phân tích dữ liệu phức tạp hiện thời, có thể kết hợp với thông tin về các cá nhân từ nhiều nguồn để tìm hiểu thêm về các đặc điểm và sở thích bỏ phiếu của họ – điều mà một số người có thể cảm thấy phiền hà.
Lucy Purdon từ Privacy International (PI) cho biết: “Việc thu thập dữ liệu nằm ngoài tầm kiểm soát và chúng tôi cần đặt ra giới hạn đối với những gì được thu thập.”
Làm cách nào các bên lấy được dữ liệu của ta ngay từ đầu?
Theo PI, việc đăng ký bầu cử tạo thành “xương sống” của các nguồn dữ liệu, nhưng ngoài điều đó ra, rất khó để tìm ra việc các đảng phái sử dụng dữ liệu gì.
Điều mà trở nên rõ ràng hơn trong những tháng gần đây là vai trò của các nhà môi giới dữ liệu. Theo Tổ chức Quyền lợi Mở (ORG), cả Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động đều sử dụng sản phẩm từ Experian có tên là Mosaic. ORG mô tả Experian là “cửa hàng một điểm đến cho dữ liệu được sử dụng trong hồ sơ chính trị”.
Experian được biết đến nhiều hơn với tư cách là một cơ quan xếp hạng tín dụng, nhưng công ty này cũng hoạt động như một nhà môi giới dữ liệu, cùng với các công ty khác như Equifax và Transunion.
Họ tự thu thập dữ liệu hoặc ở một số trường hợp, họ mua dữ liệu từ các công ty khác, chẳng hạn như công ty phát hành thẻ tín dụng.
Sau đó, họ bán chúng cho các nhà quảng cáo – hoặc trong vụ này là cho các đảng phái chính trị.
Một cuộc điều tra kéo dài hai năm của ICO cho thấy hàng triệu người lớn ở Anh đã được Experian xử lý dữ liệu của họ. ICO đã đề xuất một danh sách dài các cải tiến mà công ty cần thực hiện để tuân thủ luật GDPR trên toàn EU về quyền riêng tư dữ liệu. Experian đang phản đối lại.
Một khiếu nại của PI đã châm ngòi cho cuộc điều tra của ICO. PI nói rằng “đó là một ngành công nghiệp phức tạp và mờ ám, và chúng tôi chỉ mới bắt đầu tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ sinh thái này”.
Các đảng phái chính trị sử dụng dữ liệu của bạn như thế nào?
Có được dữ liệu về một người đồng nghĩa thông điệp chính trị có thể được cá nhân hóa. Mặc dù đây là một cách tốt để làm rõ các thông điệp cụ thể, nhưng có thể gây tranh luận là thông điệp chỉ cho mọi người một phần câu chuyện về bất kỳ vấn đề chính trị cụ thể nào.
Theo PI, nó giúp tạo ra “phòng tiếng vọng, phân cực các lá phiếu và hạn chế tranh luận chính trị”.
Jim Killock của ORG cho biết: “Nếu ai đó có tên là Mohammed, thì có thể suy ra rằng họ đến từ một gia đình nhập cư và do đó, các thông điệp về nhập cư có thể được thiết kế đáp ứng nhu cầu,” Jim Killock từ ORG nói.
“Hoặc nếu có hai người cùng họ sống ở một địa chỉ, có thể đoán họ có thể đã kết hôn và thiết kế thông điệp phù hợp với điều đó.”
Các đảng phái chính trị nói gì?
BBC đã hỏi Đảng Bảo thủ, Lao động và Đảng Dân chủ Tự do họ nhận dữ liệu từ đâu và cách họ sử dụng dữ liệu. Không bên nào trả lời.
ORG đã tiến hành cuộc điều tra riêng và trong một phần của nghiên cứu này đã hỏi mọi người hãy yêu cầu tất cả dữ liệu về họ mà các đảng phái chính trị nắm giữ, trong một chương trình được gọi là Yêu cầu tiếp cận dữ liệu. Một số ít được phản hồi nhưng thông tin ít ỏi thu thập được bao gồm:
Đảng Lao động đã tổng hợp lên đến 100 trang dữ liệu của mỗi cá nhân, được chia thành hơn 80 loại
Đảng Dân chủ Tự do tìm cách có được số lượng thành viên trong một nhà và tuổi của cá nhân dựa trên tên của họ
Đảng Bảo thủ đã cố gắng ước tính xem một cá nhân có xu hướng đọc và thích tờ thế nào cũng như đoán thu nhập
Cuộc điều tra cũng hỏi tất cả các đảng liệu họ có sử dụng dịch vụ môi giới dữ liệu trong cuộc bầu cử năm 2019 hay không, nhưng chỉ có Đảng Dân chủ Tự do xác nhận là không, đồng thời tuyên bố rằng họ cảm thấy điều này là không tuân thủ luật bảo mật GDPR.
Đảng Lao động không trả lời. Đảng Bảo thủ nói rằng họ đã mua dữ liệu có sẵn trên thị trường, nhưng không cho biết họ đã làm gì với nó.
Sau tiết lộ của ICO về dữ liệu danh từ học, ORG đã liên hệ với Đảng Bảo thủ để hỏi xem họ có còn sử dụng dữ liệu này hay không. Hiện vẫn chưa nhận được phản hồi.
Phần lớn việc sử dụng dữ liệu cá nhân của các chính đảng sử dụng dưới khẩu hiểu tham gia dân chủ, được sử dụng để biện minh cho một loạt các việc xây dựng hồ sơ.
Có thể làm gì?
ICO cho biết các đảng chính trị cần phải rõ ràng hơn nhiều về cách họ dự định sử dụng dữ liệu cá nhân.
Nhưng Nhóm Quyền Mở cho rằng họ cần hành động cứng rắn hơn thế.
“Nếu không dẹp chuyện này, sẽ không có động lực để hành xử tốt hơn,” nhóm này nói.
Một trong những cách rõ ràng là cho phép cử tri được quyền từ chối việc chia sẻ dữ liệu của họ giữa một đảng chính trị và một bên thứ ba, chẳng hạn như nhà môi giới dữ liệu.
Facebook ‘điêu đứng’ vì vụ bảo mật dữ liệu
Instagram thuận theo yêu cầu kiểm duyệt của Nga
GDPR quy định rằng các cá nhân phải biết chính xác dữ liệu của họ đang được sử dụng như thế nào và đồng ý với điều đó.
Nhưng điều đó có thể khó khăn hơn vì ngay từ đầu, những dữ liệu nào được thu thập được biết rất ít, bà Purdon của PI nói.
“Ngành công nghiệp môi giới dữ liệu rất phức tạp và trong khi GDPR cho phép mọi người có nhiều quyền hơn đối với dữ liệu của họ, làm thế nào bạn có thể thực hành những quyền này nếu bạn thậm chí không biết một công ty đang thu thập dữ liệu và lập hồ sơ về bạn?”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55119874
Pháp – Anh tăng cường ngăn chặn nhập cư lậu qua biển Manche
Trọng Thành
Hôm nay, 29/11/2020, bộ Nội Vụ Anh thông báo Anh và Pháp sẽ triển khai thêm lực lượng tuần tra và nhiều phương tiện công nghệ mới, dọc các bãi biển phía nước Pháp, để ngăn chặn nhập cư lậu vào Vương Quốc Anh qua eo biển Manche.
AFP cho hay, theo thỏa thuận này, lực lượng tuần tra Pháp sẽ được tăng cường, kể từ ngày 01/12. Lực lượng này sẽ được máy bay không người lái và radar hỗ trợ. Theo nữ bộ trưởng Nội Vụ Anh, Priti Patel, nỗ lực này sẽ khiến việc vượt biên trở nên « không thể ».
Trong những tháng gần đây, ngày càng có nhiều người liều mạng vượt biển từ Pháp sang Anh. Theo AFP, ước tính từ đầu năm đến 31/08, tổng cộng khoảng 6.200 người đã cố gắng vượt eo biển Manche, bằng đủ loại phương tiện, bao gồm cả phao bơi. Hồi tháng 9, chính quyền Pháp cho biết đã bắt giữ hơn 1.300 người có ý định vượt biển Manche sang Anh quốc. Ít nhất 7 người chết từ đầu năm đến nay. Luân Đôn cáo buộc Paris đã không nỗ lực đủ để ngăn cản người vượt biển.
Hôm nay, các lực lượng cứu nạn trên biển đã tìm được 45 người vượt biên sang Anh, trong đó có nhiều em nhỏ. Theo chính quyền Pháp, tất cả đều an toàn. Theo một nguồn tin từ lực lượng cứu nạn, kỳ nghỉ cuối tuần này, số người vượt biển tăng gấp bội do thời tiết được cho là đặc biệt yên ả.
Tổng Thống Pháp hổ thẹn trước hình ảnh cảnh sát đánh đập một người da đen
Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Sáu (27/11), tổng thống Emmanuel Macron cho biết những hình ảnh cho thấy cảnh sát Paris đánh đập một nhà sản xuất âm nhạc da đen khiến nước Pháp hổ thẹn, và chính phủ sẽ phải tìm cách khôi phục niềm tin của công chúng vào lực lượng này.
Các công tố viên đang điều tra vụ bắt giữ bạo lực nhằm vào ông Michel Zecler, người cho biết ông cũng bị các cảnh sát kỳ thị chủng tộc, sau khi đoạn video clip thu qua may camera an ninh về sự việc được công bố. Cac uy ban giám sát cảnh sát cũng đang tiến hành điều tra về sự việc này.
Công Tố Viện tại Paris cho biết bốn cảnh sát đang bị thẩm vấn trong khuôn khổ của cuộc điều tra. Vụ đánh đập bên trong lối vào của một tòa nhà được ghi lại trên camera an ninh và cảnh quay trên điện thoại di động, được lan truyền rộng rãi trên mạng và trở thành tâm điểm chú ý ở khắp châu Âu.
Vụ đánh đập ông Zecler có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng chủng tộc, với những cáo buộc về sự tàn bạo của cảnh sát đối với các cộng đồng người da đen và thieu so liên tục xuất hiện trong tâm trí của nhiều người sau khi cái chết của ong George Floyd ở Minneapolis vào tháng 5 khơi dậy phong trào “BlackLivesMatter”.
Ông Dominique Sopo, Chủ tịch của nhóm chống kỳ thị chủng tộc “SOS Racisme”, thông báo với Reuters rằng ông Zecler từng là mục tiêu của một “cuộc tấn công kỳ thị chủng tộc”. Cảnh sát Paris vốn phải đối mặt với những lời chỉ trích trong tuần này sau khi các bức ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy các cảnh sát đánh đập người biểu tình khi họ giải tỏa một khu cắm trại của di dân bất hợp pháp ở một quảng trường trung tâm Paris. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-phap-ho-then-truoc-hinh-anh-canh-sat-danh-dap-mot-nguoi-da-den/
Pháp : Biểu tình khắp nơi vì tự do ngôn luận, chống bạo lực cảnh sát
Thùy Dương
Hôm qua 28/11/2020, tại hơn 70 thành phố trên toàn nước Pháp, đông đảo người dân xuống đường tuần hành để bảo vệ các quyền tự do, chống dự luật « an ninh toàn diện », chống nạn bạo lực của cảnh sát và chống nạn phân biệt chủng tộc.
Theo số liệu của các nhà tổ chức, chủ yếu là các nghiệp đoàn của giới nhà báo và các hiệp hội bảo vệ nhân quyền, được AFP trích dẫn, có tổng cộng khoảng 500.000 người tham gia các cuộc tuần hành trên nhiều địa phương, nhưng theo bộ Nội Vụ Pháp, con số này chỉ là 133.000.
Riêng tại thủ đô Paris, số người xuống đường là 200.000 người (theo ban tổ chức) và 46.000 người (theo chính quyền). Cuối chiều hôm qua, tại Paris đã xảy ra một số vụ bạo lực, đập phá, và đụng độ đã nổ ra giữa người biểu tình với lực lượng cảnh sát ở quảng trường Bastille.
Nhiều đoạn vidéo quay cảnh một số cảnh sát bị người biểu tình tấn công đã lan truyền trên mạng. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Gérald Darmanin chỉ trích mạnh mẽ mọi hành vi bạo lực nhắm vào lực lượng an ninh. Sáng hôm nay, theo thống kê của bộ Nội Vụ Pháp, có 62 cảnh sát và Hiến binh đã bị thương khi làm nhiệm vụ ngày hôm qua. Cảnh sát đã tạm giữ 81 người. Về phía người tuần hành, số người bị thương ở các tỉnh là 2, con số ở Paris chưa được công bố.
Trong những tuần qua, điều khoản 24 của dự luật an ninh toàn diện cấm ghi hình cảnh sát đang thi hành công vụ với ý đồ xấu, đã bị công luận Pháp coi là hạn chế quyền tự do ngôn luận, xâm phạm luật tự do báo chí nước Pháp có từ năm 1881 và làm dấy lên sự bất bình trong xã hội. Trong bối cảnh đó, vụ cảnh sát dùng vũ lực giải tán một khu cư trú bất hợp pháp của người tị nạn hồi đầu tuần qua cũng như vụ một nhà sản xuất âm nhạc da màu bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn ở quận 17, Paris, như đổ thêm dầu vào lửa, khiến công chúng thêm phẫn nộ. Mọi lời chỉ trích đặc biệt nhắm vào bộ trưởng Nội Vụ Pháp, Gérald Darmanin.
Cựu tổng thống Pháp François Hollande, hôm qua cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền Macron rút lại dự luật an ninh toàn diện để tránh gây thêm chia rẽ trong xã hội, tình trạng bạo lực thêm nghiêm trọng. Đối với ông, việc rút lại dự luật sẽ giúp bảo vệ danh dự cho cả chính phủ và tổng thống Pháp.
Covid-19: Ba Lan có tỉ lệ dương tính cao nhất châu Âu
Thùy Dương
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đặc biệt nghiệm trọng tại Ba Lan. Theo số liệu hôm qua 28/11/2020, Ba Lan ghi nhận gần 600 ca tử vong trong vòng 24 giờ, so với con số 686 ca tử vong của Ý, trong khi dân số của Ba Lan chỉ bằng hơn 60% dân số của Ý. Tỉ lệ xét nghiệm dương tính của Ba Lan hiện giờ ở mức cao nhất Liên Hiệp Châu Âu.
Từ Vacxava, thông tín viên RFI Sarah Bakaloglu giải thích :
« Mặc dù Ba Lan là một trong những nước xét nghiệm tầm soát ít nhất Liên Hiệp Châu Âu, nhưng tỉ lệ xét nghiệm dương tính lại cao nhất Liên Âu, nhiều lần vượt quá 50%. Tình trạng này khiến Jaroslaw Fedorowski, đại diện Liên đoàn các bệnh viện Ba Lan rất lo ngại. Ông giải thích : « Tình hình đã gần đến mức nguy kịch, bởi chúng tôi vẫn chưa thấy số người nhập viện và số ca tử vong trong dân lại vẫn cao.Tình hình ở các thành phố lớn là nghiêm trọng nhất ».
Theo một báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE), những người cao tuổi Ba Lan là nhóm đối tượng có nhiều bệnh nền nhất ở Liên Hiệp Châu Âu, trong khi Ba Lan lại là nước có tỉ lệ nhân viên chăm sóc y tế tính theo dân số thấp dưới ngưỡng trung bình của châu Âu.
Jaroslaw Fedorowski, đại diện Liên đoàn các bệnh viện Ba Lan cho biết chi tiết : « Thách thức lớn nhất là về nhân lực của các bệnh viện. Chúng tôi có đủ trang thiết bị nhưng các bác sĩ đã mệt mỏi, nhiều người cũng mắc Covid hoặc đã mắc một số bệnh khác, bởi ở Ba Lan nhân viên y tế đa phần đã nhiều tuổi, độ tuổi trung bình là khoảng tầm 50 ».
Tổng Thống Belarus dự định không tiếp tục đảm nhiệm chức vụ dưới hiến pháp mới
Tin từ Kyiv, Ukraine – Hôm thứ sáu (27/11), ông Alexander Lukashenko, Tổng thống Belarus cho biết ông sẽ không tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hiện tại, nếu nước này thông qua hiến pháp mới. Tuy nhiên, ông Lukashenko không mô tả các sửa đổi mà ông đang mong muốn, hoặc đưa ra mốc thời gian khi nào một hiến pháp mới có thể được thông qua.
Ông Lukashenko đã nhiều lần nhắc đến triển vọng đưa ra một hiến pháp mới kể từ cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/8/2020. Phe đối lập xem cuộc thảo luận về sửa đổi hiến pháp như một chiến thuật trì hoãn nhằm phá bỏ động lực của các cuộc biểu tình xảy ra khắp cả nước, và thu hút đám đông đôi khi lên đến hơn 100,000 người. Cảnh sát đàn áp dữ dội các cuộc biểu tình, và các nhà hoạt động nhân quyền cho biết hơn 19,000 người đã bị giam giữ và hàng ngàn người trong số họ bị đánh đập.
Chính phủ Belarus kêu gọi tập hợp hàng ngàn người vào cuối tháng 12/2002 hoặc tháng 1/2021 để thảo luận về những thay đổi hiến pháp được đề nghị. Tuy nhiên, ông Lukashenko cho biết sẽ không làm việc với tư cách là tổng thống dưới hiến pháp mới. Phát biểu trên được đưa ra một ngày sau khi ông Lukashenko gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, người bày tỏ sự ủng hộ đối với bản Hiến pháp mới của Belarus.
Nga có quan hệ chặt chẽ với Belarus và Moscow đã đề nghị hỗ trợ an ninh cho Lukashenko nếu ông yêu cầu. Sau 26 năm giữ chức tổng thống, ông Lukashenko đã từ chối đàm phán với phe đối lập về sự suy giảm quyền lực hoặc một cuộc bầu cử tổng thống mới. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-belarus-du-dinh-khong-tiep-tuc-dam-nhiem-chuc-vu-duoi-hien-phap-moi/
30 năm Liên Xô tan rã: Nikolai Ryzhkov, vị thủ tướng bị ‘thị trường hạ bệ’
Cải cách giá-lương-tiền bất thành của thủ tướng cuối cùng, Nikolai Ryzhkov góp phần làm Liên Xô sụp đổ.
Tháng 6/1991, nước Nga có cuộc bầu cử tổng thống tự do, đa đảng đầu tiên kể từ Cách mạng 1917.
Boris Yeltsin thắng giòn giã, được 59% phiếu của 70 triệu cử tri Nga.
Thủ tướng Liên Xô Nikolai Ryzhkov, người đại diện cho Đảng Cộng sản và được Tổng bí thư Mikhail Gorbachev tin cậy, về nhì với chừng 17% phiếu.
Riêng tại thủ đô Moscow, có tới 72% cử tri bỏ cho ông Yeltsin, và chỉ hơn 10% – chính xác là 10,58% bỏ cho thủ tướng đương nhiệm.
Số phiếu ít ỏi bỏ cho Ryzhkov là bước ngoặt, cho thấy dân Nga còn tín nhiệm chính phủ Liên Xô.
Cuộc bầu cử diễn ra trong biến động lớn và đem lại kết quả không bình thường: nước Nga, thành viên to nhất của Liên bang Xô Viết, có tân tổng thống chống lại Đảng Cộng sản.
Nhưng ý thức hệ, cộng sản và hoặc lý tưởng xã hội chủ nghĩa không phải là vấn đề duy nhất khiến cử tri Nga bỏ phiếu cho ông Yeltsin.
Cuộc bầu cử xảy ra sau khi ông Ryzhkov tung ra một kế hoạch cải tổ Giá – Lương – Tiền bất thành nhằm cứu vãn kinh tế.
Bị cho là ‘ba phải’, ‘đầy mâu thuẫn’, kế hoạch Ryzhkov dự kiến kéo dài tới 1995.
Đáng tiếc cho ông thủ tướng và sếp của ông, Gorbachev, Liên Xô không tồn tại được tới năm đó.
Cải cách vì nền kinh tế ‘thị trường có chỉ đạo’
Mùa thu năm 1985 Nikolai Ivanovich Ryzhkov, người Ukraine, lên làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (thủ tướng) khi mới 56 tuổi.
Đi lên từ ngành cơ khí, ông được cho là nhân vật ‘kỹ trị’ và cởi mở.
Vào Đảng Cộng sản năm 1956, giữa thời Tan băng của Tổng bí thư Nikita Khrushchev, ông thuộc lứa cán bộ không có ‘não trạng thời Stalin’.
Trở thành cánh tay phải của Gorbachev, người lên nắm quyền Tổng bí thư Đảng năm 1985, Ryzhkov lao vào cải cách nền kinh tế Liên Xô, và ngay lập tức vấp phải những mâu thuẫn rất căn bản về giá cả và cơ cấu sở hữu.
Nền kinh tế Liên Xô từ nhiều năm được điều hành bởi GOSPLAN, cơ quan siêu quyền lực, quản lý từ nguồn vốn cho mọi ngành công nghiệp, nông nghiệp, tới ngân sách các nước cộng hòa, và giá, lương, tiền.
Mọi nỗ lực cải cách GOSPLAN, ‘ông chủ’ của cả nền kinh tế, đều gặp sự chống đối của nhiều nhóm lợi ích trong bộ máy và trở thành tranh chấp ý thức hệ, về định nghĩa sở hữu, và thế nào là kinh tế thị trường.
Theo các tài liệu công bố sau này, như ‘Differences over Economics in Soviet Leadership 1988-90‘ của Anders Aslund, cho thấy bức tranh như sau:
“Nhà tư tưởng (bảo thủ) Yegor Ligachev chống lại sở hữu tư nhân và thị trường tự do, còn Alexander Yakovlev (nhà lý luận cải cách) tin rằng thị trường tự do vẫn có thể tồn tại trong khuôn khổ thể chế Liên Xô.
Ligachev đồng ý là cần nới lỏng quản trị của nhà nước, và để các doanh nghiệp tự chủ hơn một chút, còn Yakovlev thậm chí muốn Liên Xô có thị trường chứng khoán. Phó Thủ tướng Vadim Medvedev chọn cách đứng trung dung, giữa hai người kia nhưng thực chất nghiêng về phía tự do hóa của Yakovlev.”
Các cuộc họp do Gorbachev chủ trì thường có Ryzhkov là người thực hành ý tưởng không quá bảo thủ, không quá cấp tiến của Gorbachev.
Nhưng nhu cầu cải tổ hệ thống giá hàng hóa vốn đã rất bất hợp lý buộc Gorbachev phải lập ra một cơ quan to hơn cả GOSPLAN, mang tên Ủy ban Nhà nước về Cải tổ Kinh tế thuộc Hội đồng Bộ trưởng vào tháng 7/1989.
Lãnh đạo Liên Xô Andropov ‘từng muốn cải cách’
‘Biết ơn Gorbachev đã khiến Liên Xô sụp đổ’
Sang tháng 10, nhà kinh tế Leonid Abalkin được giao nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch cho Ủy ban mới lập, và các đề xuất của ông đã gây choáng cho lãnh đạo Liên Xô.
Abalkin muốn công nhận nền kinh tế nhiều thành phần sở hữu, giảm quản trị của nhà nước trong kinh tế, tiến tới tự do hóa giá hàng hóa và lập thị trường chứng khoán.
Ông Abalkin còn công khai lên án nền kinh tế kế hoạch hóa và nói thẳng rằng “thị trường là con đường dân chủ nhất để quản trị kinh tế”.
Chưa đầy hai tháng vào, vào tháng ngày 13/12/1989, Thủ tướng Nikolai Ryzhkov tung ra một kế hoạch khác với kế hoạch Abalkin về nhiều điểm, mà thực chất là một bước lùi.
Cho đến nay người ta không rõ vì sao Gorbachev không ủng hộ 100% kế hoạch Abalkin mà cho phép Ryzhkov giới thiệu kế hoạch thứ nhì, lạc hậu hơn, trước các đại biểu Xô Viết toàn liên bang.
Kế hoạch của Ryzhkov xác định việc giải phóng các doanh nghiệp, nhà máy, công xưởng của Liên Xô khỏi quản lý của nhà nước là không khả thi, thậm chí “có thể gây sốc cho nền kinh tế”.
Về giá cả, ông đồng ý cần tiến tới sự điều chỉnh chứ không thả nổi giá như ngoài thị trường.
Ông đề xuất ba mức giá khác nhau: giá hàng của công nghiệp quốc doanh đẩy lên cao hơn một chút, giá nông sản được tự do ở thị trường và giá nhu yếu phẩm giữ thấp tối đa và theo quy định.
Ryzhkov bác bỏ việc chấp nhận sở hữu đa thành phần, gồm cả sở hữu tư nhân và chỉ đồng ý với Abalkin là cần có một lộ trình để điều chỉnh các kế hoạch kinh tế.
VN níu giữ hay sẽ thay mô hình Xô Viết?
Thành phố Đức dựng tượng để ghi công Gorbachev
Abalkin cho rằng kinh tế Liên Xô cần khoảng thời gian từ 1990 đến 1995 để chuyển đổi sang thị trường toàn diện, còn Ryzhkov thì rút ngắn thời gian lại, chỉ trong hai năm 1991 và 1992.
Nhưng điều gây ngạc nhiên là ở chỗ vị thủ tướng Liên Xô cuối cùng muốn dùng hai năm đó để đưa nền kinh tế trở về với lối quản trị kế hoạch hóa như trước. Ông đề xuất tạm hoãn việc cải cách giá tới 1991.
Gorbachev hoàn toàn vắng bóng khi cuộc cãi vã trong Đảng CS LX xảy ra ở cấp cao nhất về Kế hoạch mang tên Ryzhkov, theo nghiên cứu của Anders Aslund.
Các diễn văn của Gorbachev đều rất chung chung, nhiều mỹ từ, né tránh thực tế và kế hoạch của Ryzhkov cũng vì phải nghe theo Gorbachev mà trở nên chậm trễ, và ngày càng bất khả thi.
Yeltsin xóa bỏ mọi kế hoạch Kremlin vẽ ra
Trở lại với cuộc bầu cử định mệnh cho Nikolai Ryzhkov tháng 6/1991: sự kiện Boris Yeltsin thắng cử, lên làm Tổng thống Nga (vẫn thuộc Liên Xô) đã làm đảo lộn mọi kế hoạch trên giấy.
Chưa kể, Yeltsin nhanh chóng cấm Đảng CS LX hoạt động, khiến các chức vụ của bộ máy Liên Xô ngay tại thủ đô Moscow trở nên mất hết quyền lực.
Cuối năm đó, Liên Xô giải thể. Sang đầu năm 1992, Boris Yeltsin ra sắc lệnh tự do hóa toàn bộ giá cả ở Nga, tạo cú sốc đẩy kinh tế Nga vào con đường ‘thị trường tự do’.
Hậu quả trước mắt là lạm phát phi mã tước đi thu nhập, tiết kiệm của mọi gia đình, hàng vạn nhà máy phá sản.
Cuối năm 1992, chừng 1/5 GDP của Nga là tiền do nhà nước in ra, và sang năm 1993, đồng ruble sụp đổ và người dân dùng đô la Mỹ ngoài chợ đen để trang trải.
Mùa hè năm đó, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ rút khỏi khu vực tiền ruble (ruble zone), và về cơ bản đẩy mọi ảnh hưởng chính trị, lịch sử của nước Nga ở các xứ sở đó về số không.
Ngày nay nhìn lại, thật khó biết nếu thực hiện kế hoạch của Ryzhkov thì Liên Xô có cứu vãn được nền kinh tế năm 1989-90 hay là không.
Đa số các đánh giá nay cho rằng nước Nga không được chuẩn bị để chuyển sang kinh tế thị trường và di sản của 70 năm kinh tế XHCN quá nặng nề, không thể cứu vãn nổi bằng bất cứ kế hoạch nào.
Điều quan trọng là mọi nỗ lực tự làm của người Nga để chuyển đổi cơ cấu kinh tế của họ đều không thành công nếu thiếu sự ủng hộ từ bên ngoài.
Quả vậy, năm 1995, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp tín dụng và hợp tác giúp Ngân hàng Trung ương Nga ổn định thị trường tiền tệ, giữ giá đồng ruble, kìm được lạm phán.
Việc tái kiểm soát doanh thu từ xuất khẩu dầu và khoáng sản giúp chính phủ ‘cầm cự’ được tới khủng hoảng kinh tế thế giới 1998, khi nợ công của Liên bang Nga tăng khủng khiếp.
Sang thời kỳ mới, tác giả của chương trình cải cách giá ‘ba mức’ không thành, Nikolai Ryzhkov không muốn rời chính trường. Năm 1995, ông trúng cử vào Duma Quốc gia (Quốc hội) của Nga.
Ông trở thành chủ tịch khối Quyền lực Nhân dân rồi lên lãnh đạo Liên minh Nhân dân Ái quốc Nga, với Gennady Zyuganov là nhân vật đứng đằng sau.
Nhưng khi Zyunagov đại diện Đảng Cộng sản Nga (phục hoạt) ra tranh cử tổng thống chống lại Yeltsin năm 1996, giành được 54% phiếu, và dẫn dắt đảng này quay lại Viện Duma, Nikolai Ryzhkov chọn vị thế riêng.
Năm 2012, ông trúng cử vào Thượng viện Liên bang Nga với tư cách độc lập và tiếp tục có các hoạt động liên kết, trợ giúp các nước thuộc Liên Xô cũ như Armenia.
Nhiệm kỳ thượng nghị sĩ của ông còn tới 2022 mới kết thúc nhưng giờ đây, mỗi khi nhắc đến Liên Xô, người ta lại coi Ryzhkov là vị thủ tướng liên bang cuối cùng đã thất bại, không đủ dũng cảm để làm cải cách.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-55073607
Vụ chuyên gia hạt nhân Iran bị sát hại: LHQ kêu gọi Teheran kiềm chế
Thùy Dương
Sau vụ chuyên gia nguyên tử hàng đầu của Iran, ông Mohsen Fakhrizadeh, bị phục kích sát hại gần thủ đô Teheran ngày 27/11/2020 và chính quyền Iran cáo buộc Israel, « tay sai » của Mỹ, đứng sau vụ khủng bố, cố tình đẩy khu vực vào cảnh hỗn loạn và đe dọa có biện pháp đáp trả, Liên Hiệp Quốc hôm qua « kêu gọi kiềm chế và tránh bất kỳ hành động nào có thể khiến căng thẳng gia tăng ».
Trước đó, tối hôm thứ Sáu, trong một bức thư gửi cho tổng thư ký Liên Hợp Quốc, đại sứ Iran tại tại Liên Hiệp Quốc, Majid Takht Ravanchi, đã yêu cầu ông Antonio Guterres và Hội Đồng Bảo An lên án rõ ràng về vụ ám sát nhà nghiên cứu Mohsen Fakhrizadeh, lãnh đạo Cơ quan nghiên cứu và sáng chế của bộ Quốc Phòng Iran, người được cho là đang giám sát việc phát triển vac-xin ngừa virus corona.
Chính quyền Đức hôm qua cũng cảnh báo các bên về khả năng căng thẳng leo thang trong khu vực. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức nhấn mạnh cần duy trì khả năng thảo luận với Iran để giải quyết mâu thuẫn về chương trình hạt nhân Iran thông qua đàm phán, trong khi mà chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày ông Joe Biden chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ và một chính phủ mới được thành lập.
Còn ngay tại Mỹ, theo AFP, nhiều nhà phân tích cho rằng vụ chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Iran bị ám sát sẽ gây khó khăn cho tổng thống tân cử Joe Biden, người chủ trương đoạn tuyệt với chính sách đơn phương của người tiền nhiệm Donald Trump và tái tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Việt Nam và các nước ASEAN mua vaccine ở đâu?
Nỗ lực sản xuất vaccine ngừa Covid-19 đang có những kết quả ban đầu được đánh giá là khả quan. Một số nước ASEAN đã bắt đầu ký giao kèo với các hãng dược để đặt mua vaccine.
Thái Lan và Philippines là hai quốc gia mới nhất tại ASEAN tuần qua đã ký thỏa thuận đặt mua vaccine do hãng dược AstraZeneca hợp tác với Đại học Oxford University nghiên cứu sản xuất.
Các quốc gia ASEAN khác cũng có những bước đi tương tự, bên cạnh việc hợp tác nghiên cứu để tự sản xuất vaccine.
Covid-19: Vaccine của Pfizer và BioNTech ‘hiệu quả trên 90%’
Virus corona: Vaccine Moderna đạt hiệu quả đến 95%
Về yếu tố quyết định của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn vaccine nào, nhiều người cho rằng sự an toàn và hiệu quả sẽ là những cân nhắc hàng đầu, nhưng chi phí cũng không thể không tính đến. Và lý do địa chính trị cũng là một yếu tố không thể bỏ qua.
South China Morning Post trích lời Leong Hoe Nam, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Singapore, chỉ ra: “Nếu nhìn vào Philippines và Malaysia, bạn sẽ thấy có một sự bảo trợ mạnh mẽ của Trung Quốc và chúng tôi cũng thấy Trung Quốc.”
Việt Nam
Việt Nam đã bắt đầu các nỗ lực nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 từ nhiều tháng qua. Thông tin mới nhất do báo Tuổi Trẻ dẫn lại cho hay chậm nhất là đầu tháng 12, vaccine do Công ty Nanogen phát triển trên công nghệ tái tổ hợp protein sẽ được tiêm thử nghiệm trên người giai đoạn 1.
Học viện Quân y sẽ là nơi dự định triển khai thử nghiệm tiêm vaccine ngừa Covid-19 trên người tình nguyện.
Giới chức y tế cho hay vaccine Covid-19 “made in Việt Nam” ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, tự chủ, làm nền tảng để phát triển vaccine đối phó các chủng virus corona khác trong tương lai.
Tuy nhiên, khả năng vaccine của Việt Nam được sản xuất sớm cũng như đủ liều để tiêm phòng trên diện rộng là rất thấp. Do đó, nguồn cung từ bên ngoài vẫn là chính yếu.
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao diễn ra ngày 15/10, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng xác nhận Việt Nam đã đặt mua vaccine Sputnik V từ Nga và vaccine của Anh.
Covid-19: Loại vaccine nào có vẻ hiệu quả nhất?
Cuối cùng chúng ta đã có thuốc chủng ngừa Covid?
Số liệu cập nhật mới nhất cho thấy Việt Nam đến nay có 1.341 ca dương tính, trong đó 1.179 ca đã khỏi và 35 ca tử vong.Việt Nam có nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 của riêng mình.
Thái Lan
Theo Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, hôm 27/11, Thái Lan đã ký một thỏa thuận trị giá 200 triệu đôla để mua 26 triệu liều vaccine của Oxford/AstraZeneca. Dự kiến, số vaccine này sẽ được giao vào giữa năm 2021. Giới chức y tế Thái Lan cho hay 26 triệu liều sẽ được tiêm cho 13 triệu người trong số 69 triệu dân, theo báo Bangkok Post.
Hồi tháng 10, Bộ Y tế Thái Lan, Công ty Siam Bioscience và tập đoàn kinh doanh SCG cũng đã ký một ý định thư với AstraZeneca. Thỏa thuận cho phép Siam Bioscience sản xuất vaccine (AZD1222) tại nhà máy của mình, dự kiến vào giữa năm sau.
Vaccine của Đại học Oxford cho thấy hiệu quả 70%
Giải thích về vụ tiêm ‘sai liều’ vaccine Oxford/AstraZeneca
Siam Bioscience cho biết nếu các kế hoạch thuận buồm xuôi gió, Thái Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sản xuất vaccine này.
Tính đến nay, Thái Lan có 3.961 người nhiễm và 60 ca tử vong.
Philippines
Tại Philippines, vào ngày 27/11, hơn 30 công ty tư nhân đã ký một thỏa thuận mua ít nhất 2,6 triệu liều vaccine từ AstraZeneca. Các chủ doanh nghiệp cho biết họ có kế hoạch hiến tặng phần lớn số vaccine cho chính phủ và sử dụng phần còn lại để tiêm cho nhân viên của họ.
Theo các quan chức Philippines, bên cạnh 2,6 triệu liều nói trên, nước này cũng đang đàm phán mua thêm 1 triệu liều nữa.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời Joey Concepcion, cố vấn về doanh nghiệp của tổng thống Philippines, cho hay số vaccine trên dự kiến được giao vào tháng 5 hoặc 6/2021 và có thể được tiêm cho 1,5 triệu người.
Hiện Philippines cũng đang tìm kiếm đặt mua 20-50 triệu liều từ công ty Sinovac của Trung Quốc và công ty Pfizer của Mỹ cùng các nguồn khác.
Chính phủ Philippines cho biết họ đang nhắm mục tiêu khoảng 60 triệu người Philippines được tiêm vaccine Covid-19 trong khoảng hai năm kể từ năm 2021. Kế hoạch này, với chi phí hơn 73 tỷ peso (1,4 tỷ USD), nhằm phát triển khả năng miễn dịch ở phần lớn dân số.
Philippines là quốc gia chịu tổn thất nặng trong đại dịch Covid-19, với số liệu cập nhật mới nhất cho thấy có tới hơn 428.000 người nhiễm và 8.333 người tử vong.
Malaysia
Cũng vào hôm 27/11, Malaysia đã ký thỏa thuận với hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ. Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết thỏa thuận đặt mua 12,8 triệu liều vaccine có thể cung cấp cho cho 6,4 triệu người.
Malaysia dự kiến sẽ nhận được 1 triệu liều đầu tiên từ Pfizer vào quý 1 năm 2021. Các đợt giao hàng tiếp theo sẽ được thực hiện trong các quý còn lại của năm tới.
Tuy nhiên, thời gian giao hàng hiện phụ thuộc vào việc vaccine của Pfizer có được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan quản lý dược phẩm Malaysia phê duyệt hay không.
Virus corona: ‘Khả năng hai triệu người chết’ ngay cả khi có vaccine
Covid-19: Vaccine TQ ‘thành công ở thử nghiệm giai đoạn giữa’
Bên cạnh đó, Malaysia sẽ tiến hành thử nghiệm vaccine Covid-19 đầu tiên vào tháng 12, là một phần trong thỏa thuận giữa chính phủ nước này với Trung Quốc. Đây sẽ là thử nghiệm giai đoạn III của một loại vaccine được phát triển bởi Viện Y sinh thuộc Học viện Y khoa Trung Quốc.
Hiện Malaysia đã có tổng cộng 63.176 người nhiễm, trong đó 51.314 đã khỏi bệnh. Số tử vong là 354.
Indonesia
Indonesia đã đặt hàng với ít nhất 4 nhà cung cấp vaccine, trong đó có Sinovac Biotech của Trung Quốc và AstraZeneca. Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy khả năng tiếp cận này giúp Indonesia trở thành nước đứng thứ hai ở châu Á, sau Trung Quốc và ngang bằng với Nhật Bản và Ấn Độ, về đảm bảo việc tiêm ngừa.
Theo The Strait Times, Indonesia đã bắt đầu đàm phán với tập đoàn dược phẩm Mỹ Pfizer để đảm bảo đủ nguồn cung vaccine Pfizer-BioNTech Covid-19 trước khi triển khai đợt tiêm chủng lớn vào năm tới ở quốc gia đông dân thứ 4 thế giới.
Nước này cho đến nay đã ký các cam kết mua 189 triệu liều vaccine từ Sinovac của Trung Quốc, Novavax của Mỹ và Covax, một hệ thống phân phối vaccine Covid-19 quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới đồng dẫn đầu.
Từ tháng 4, công ty dược phẩm nhà nước Bio Farma của Indonesia – nơi được coi là xưởng vaccine lớn nhất ở Đông Nam Á với công suất 2 tỉ liều mỗi năm – đã hợp tác với công ty Sinovac để phát triển vaccine Covid-19. Một khi thành công, chương trình này có thể sản xuất tới 250 triệu liều mỗi năm.
Trong ngày 27/11, Indonesia ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục với gần 6.000 ca, số người chết trong 24 giờ cũng đáng lo ngại với 169 trường hợp.
Tính tới hôm nay, Indonesia có tổng cộng 527.999 ca nhiễm và 16.646 ca tử vong, cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Singapore
Các nhà khoa học tại Trường Y Duke-NUS của Singapore đang phối hợp với công ty Arcturus Therapeutics phát triển một loại vaccine (ARCT-021). Thông tin từ Arcturus Therapeutics cho biết các thử nghiệm ban đầu trên người cho thấy nhiều hứa hẹn và vaccine này có thể sẽ sẵn sàng cho việc tiêm ngừa vào năm tới.
Theo CNBC, Cục Phát triển Kinh tế Singapore (EDB) đã cam kết chi 220 triệu USD cho vaccine Arcturus. Trong đó, cơ quan này đã đầu tư 45 triệu USD vào chương trình nghiên cứu phát triển vaccine. Một khi vaccine được phát triển thành công và được phê duyệt, EDB sẽ chi bổ sung 175 triệu USD nữa để mua.
Cuối cùng chúng ta đã có thuốc chủng ngừa Covid?
Virus corona: ‘Khả năng hai triệu người chết’ ngay cả khi có vaccine
Báo Strait Times cũng dẫn lời giáo sư Ooi Eng Eong từ Trường Y Duke-NUS nói rằng với nhiều chương trình nghiên cứu vaccine quốc tế đang cho thấy kết quả khả quan, Singapore không vội vã trong việc chọn mua một loại nào. Thay vào đó, chính phủ sẽ cân nhắc để chọn loại có hiệu quả cao nhất.
Singapore được coi là nước thành công trong việc chống dịch Covid-19. Đến nay, nước này có 58.205 ca nhiễm, trong đó 58.119 ca đã bình phục. Số người chết là 29.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55098841
Nhật Bản: Dân Tokyo bất bình với cách quản lý phòng dịch Covid-19 của chính phủ
Trong khi mà ở nhiều nước trên thế giới, gần đây đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus corona của chính quyền, thì trái lại ở Nhật, người dân lại chỉ trích chính phủ, vì mục tiêu kinh tế, quá buông lỏng các biện pháp phòng dịch, đặc biệt giữa lúc đất nước này đang phải chống đỡ với làn sóng Covid-19 thứ 3. Đến giờ Nhật Bản ghi nhận 2000 ca tử vong và hơn 135 nghìn ca nhiễm Covid-19.
Thông tín viên Bruno Duval tại Tokyo ghi nhận qua phóng sự :
Chưa bao giờ Nhật Bản lại ghi nhận nhiều ca nhiễm như lúc này. Tuy vậy chính phủ không định cho ngừng lại chiến dịch quảng bá xúc tiến du lịch được phát động từ mùa hè vừa qua, khi làn sóng dịch thứ 2 kết thúc. Chủ trương này cho phép người Nhật được lưu trú tại khách sạn hay đi du lịch bằng tầu cao tốc đại hạ giá.
Thái độ khăng khăng của chính quyền làm cho nhiều người khó chịu. Một người dân Tokyo nói : « Khôi phục lại kinh tế và ngành du lịch, đồng ý là như thế, nhưng giữa đợt dịch thứ 3 thì không. Ưu tiên bây giờ phải là cứu mạng sống con người chứ không phải việc làm. »
Quan điểm này được một phụ nữ đi đường chia sẻ, bà bày tỏ : « Khuyến khích mọi người đi du lịch trong nước trong khi mà chẳng phải họ nên ở nhà thì tốt hơn sao ? Đúng là vô trách nhiệm và thực sự đáng lo ngại… »
Chính phủ Nhật không yêu cầu các quán bar và nhà hàng phải đóng cửa nhưng áp đặt các quy định khắt khe với khách hàng. Các cửa hàng bán rượu chỉ phải đóng cửa lúc 22 giờ, các khách hàng được yêu cầu phải tôn trọng nghiêm ngặt nội quy, nhưng vẫn bị một bộ phận người dân phê phán. Một người dân thủ đô tỏ bất bình : « Người ta phải ăn trong im lặng, rồi vén khẩu trang để ăn từng miếng. Như thế có vớ vẩn không ? »
Một người dân khác cho biết thêm : « Tôi cùng bạn đến quán bar, đầu giờ tối người ta áp dụng quy định nhưng chỉ vài giờ sau, rượu vào rồi thế là mọi người bỏ hết khẩu trang. Tôi cũng thấy hơi lo, nhưng mà thôi tôi không có ý kiến gì. »
Nhiều người dân Tokyo cho rằng thay vì đưa ra những chỉ thị không quản lý nổi như vậy, thì chính phủ nên thẳng tay cho đóng cửa các cơ sở đó. Tại thủ đô Nhật, những ngày qua ghi nhận 1/3 số xét nghiệm virus corona có kết quả dương tính.
Chính sách Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình
Mai Văn Hạnh
Chính sách của Trung Quốc về biển Đông đã trở nên hung hăng hơn sau khi Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vào tháng 11/2012. Chúng ta có thể đánh giá mức độ của sự hung hăng này bằng cách xem xét Tập Cận Bình sau khi lên nắm quyền đã thực hiện chính sách của Trung Quốc về biển Đông như thế nào?
Giữ nguyên các yêu sách phi lý và quá đáng
Nhiều người cho rằng, Trump là người có thể buộc Trung Quốc xuống thang trong vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, thực tế là trong suốt thời gian nắm quyền Tổng thống của Donald Trump, sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các thực thể ở biển Đông vẫn không có gì thay đổi. Các nhóm thực thể này bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; các đá thuộc quần đảo Trường Sa như đá Xu Bi, đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Vành Khăn; và bãi cạn Scarborough.
Các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, bao gồm cả những yêu sách đối với các khu vực mà Trung Quốc không kiểm soát, cũng không thay đổi. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với phần lớn các thực thể ở biển Đông, bao gồm nhóm thực thể thuộc các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng hai nhóm bãi ngầm khác là Pratas và Macclefield Bank. Trung Quốc cũng đưa ra yêu sách chủ quyền đối với vùng nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp mà Trung Quốc cho rằng các nhóm thực thể này có thể tạo ra.
Hơn nữa, Trung Quốc tuyên bố có các quyền và lợi ích ở biển Đông, kể cả đối với các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa, mà Trung Quốc cho là nhóm thực thể này được hưởng, cho dù chúng không được phép như vậy. Trung Quốc cũng tuyên bố quyền lịch sử đối với biển Đông, cụ thể là khu vực “đường chín đoạn”. Các quyền và lợi ích đối với “đường chín đoạn” này có phạm vi hạn chế hơn so với chủ quyền lãnh thổ – chúng chủ yếu liên quan đến quyền tài phán đối với các nguồn tài nguyên kinh tế ở biển như cá và dầu khí, bao gồm cả những tài nguyên nằm trong phạm vi “đường chín đoạn”.
Các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc phản ánh sự quyết đoán trong chính sách của họ và được sử dụng để huy động sự ủng hộ trong nước đối với chính sách đó. Ngoài ra, những yêu sách này cũng có thể đóng vai trò là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Trung Quốc đã sử dụng những đòn bẩy này để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Myanmar, Nga, Việt Nam và các nước Trung Á.
Tập Cận Bình đã quyết liệt hơn trước
Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đã khởi động một dự án cải tạo đất quy mô lớn trên các rạn san hô mà họ kiểm soát ở quần đảo Trường Sa từ năm 2013. Dự án này đã biến các rạn san hô, vốn có kích thước nhỏ và hầu như không nổi trên mặt nước khi thủy triều xuống, thành các đảo nhân tạo lớn. Tổng diện tích đất cải tạo lên tới hơn 10 km2. Ví dụ, đá Su Bi được mở rộng lên 4 km2, đá Chữ Thập lên 2,83 km2 và đá Vành Khăn lên 5,52 km2. Trong khi đó, kích thước tự nhiên của đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa, chỉ khoảng 0,51 km2. Cuối cùng, đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa, được mở rộng từ 2,13 km2 lên 3,16 km2.
Việc cải tạo trên quy mô lớn đã mang lại cho Trung Quốc những vùng đất rộng để xây dựng các sân bay lớn, bến cảng nước sâu, cũng như các cơ sở giám sát và liên lạc ở biển Đông. Ba sân bay với đường băng dài 3.000 m và các nhà chứa máy bay được xây dựng lần lượt trên đá Xu Bi, đá Chữ Thập và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Những công trình này có thể đáp ứng nhu cầu triển khai và vận hành các phương tiện vận tải hạng nặng, máy bay giám sát và tiếp liệu trên không, cũng như máy bay ném bom và máy bay chiến đấu. Các bến cảng ở đá Chữ Thập và đảo Phú Lâm có thể phục vụ tàu trọng tải 5.000 tấn. Diện tích đất được mở rộng cũng cho phép Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) triển khai một lực lượng quân sự lớn. Chỉ riêng ở đá Su Bi hiện được cho là đã có 3.330 quân của PLA.
Một bước đi mạnh bạo khác trong chính sách của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình là việc củng cố quyền quản lý hành chính đối với các khu vực mà Trung Quốc đang kiểm soát, cũng như các yêu sách chủ quyền của nước này đối với biển Đông. Tháng 4/2020, Trung Quốc đã thành lập 2 đặc khu hành chính là quận Tây Sa và quận Nam Sa để quản lý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa đang trong tình trạng tranh chấp. Trong khi đó, Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên Trung Quốc đã công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” cho các cấu trúc địa hình ở biển Đông, bao gồm 25 bãi cạn và đá ngầm cùng với 55 ngọn núi và rặng núi dưới đáy biển. Đây rõ ràng là một nỗ lực nhằm hợp nhất thẩm quyền của hai đặc khu hành chính bằng cách chỉ rõ các quyền tài phán cụ thể.
Hai thay đổi chính sách nữa của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình có thể có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách của nước này về biển Đông. Thứ nhất, việc tái cơ cấu PLA sau năm 2015 dẫn đến sự ra đời của Chiến khu Nam bộ của PLA. Dưới sự chỉ huy của một sĩ quan hải quân, người chỉ huy và kiểm soát các lực lượng hải quân, không quân, tên lửa thông thường và lục quân được triển khai tại khu vực, Chiến khu Nam bộ thường được hiểu là một thao trường chiến lược với các hoạt động chủ yếu là hoạt động hàng hải. Chiến khu này được cho là để bảo vệ những gì Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích của họ ở biển Đông.
Thứ hai là việc Tập Cận Bình hợp nhất các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của Trung Quốc. Theo truyền thống, các cơ quan này trực thuộc 5 bộ khác nhau, bao gồm Cơ quan giám sát biển (CMS) thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên, Cơ quan thực thi luật thủy sản Trung Quốc (FLEC) thuộc Bộ Nông nghiệp, Lực lượng bảo vệ bờ biển thuộc Cảnh sát vũ trang nhân dân (PAP), Cảnh sát chống buôn lậu trên biển thuộc Hải quan Trung Quốc và Cơ quan an toàn hàng hải (MSA) thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Sự tồn tại của những cơ quan này trong nhiều bộ ngành dẫn đến tình trạng dư thừa và lãng phí nguồn lực, cũng như sai lầm về chính sách do thiếu sự phối hợp. Năm 2013, CMS, FLEC, Lực lượng bảo vệ bờ biển và Cảnh sát chống buôn lậu trên biển được hợp nhất và đặt dưới sự chỉ huy của lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) mới được thành lập. Năm 2018, CCG trở thành lực lượng bán quân sự.
Sự tái cơ cấu này dẫn đến việc thành lập Bộ Tư lệnh vùng biển phía Nam của CCG, chỉ huy 6 đội tàu tuần duyên và một phi đội. Vì PAP đã được đặt dưới sự chỉ huy và kiểm soát của PLA vào năm 2018, nên Bộ Tư lệnh vùng biển phía Nam của CCG có thể sẽ được đặt dưới sự chỉ huy và kiểm soát của Chiến khu Nam bộ của PLA. Do đó, mọi hoạt động bảo vệ bờ biển hiện nay ở biển Đông có thể do Chiến khu Nam bộ của PLA điều phối.
Điều gì đã khiến Tập Cận Bình tăng cường mức độ hung hăng ở biển Đông như vậy?
Thứ nhất, việc xây dựng các đảo nhân tạo phản ánh rõ nét các ưu tiên thể chế của PLA. Việc này giúp PLA giành được thế chủ động trong việc giảm bớt thiệt hại cho các bãi đá do Trung Quốc kiểm soát; tăng cường cơ sở hạ tầng, khả năng giám sát và hậu cần của PLA nhằm đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển quan trọng và các điểm chốt chặn ở biển Đông; tạo ra các cứ điểm cho lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược đang hoạt động ở biển Đông. Tuy nhiên, vì PLA có lợi ích chiến lược ở biển Đông từ trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền và kế hoạch của PLA không được Hồ Cẩm Đào tán thành, nên sự thay đổi vị trí lãnh đạo cao nhất và những khác biệt về tính cách có thể dẫn đến những lựa chọn chính sách khác nhau.
Hồ Cẩm Đào được biết đến là một người thận trọng, chủ trương không can thiệp và tránh xung đột trong việc xử lý các vấn đề chính sách. Trong khi đó, Tập Cận Bình là người thích can thiệp và không sợ xung đột. Với tư cách là nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình được khuyến khích củng cố quyền lực bằng cách ưu ái PLA hoặc thuận theo ý muốn của PLA, trong đó có việc xây dựng các đảo ở biển Đông.
Thứ hai, Tập Cận Bình là người không khoan nhượng trong việc xử lý các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước khác, có lẽ là vì thể hiện quyền lực cá nhân của ông ta thông qua vấn đề chủ quyền. Điều này được thể hiện rõ qua những lời cảnh báo thường xuyên của ông rằng các quốc gia không nên mong đợi người dân Trung Quốc chấp nhận làm những việc gây tổn hại đến chủ quyền của nước họ. Điều này trái ngược với Giang Trạch Dân, người đã đưa ra những nhượng bộ lớn trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Thứ ba, sự sẵn có của các công nghệ thiết yếu có thể là một yếu tố khác lý giải cho những thay đổi về chính sách. Nhà thầu quan trọng nhất trong dự án xây dựng các đảo ở biển Đông là Tập đoàn xây dựng truyền thông Trung Quốc (CCCG), chuyên phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, trong đó có cả các cảng nước sâu. CCCG sở hữu Sky Whale, tàu hút tự hành khổng lồ. Dựa trên công nghệ của Đức và được đưa vào hoạt động vào năm 2010, Sky Whale đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các đảo ở biển Đông.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những thay đổi về chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông. Một số người cho rằng Tập Cận Bình đã lợi dụng chính sách yếu kém về biển Đông của Tổng thống Obama để xây dựng các đảo nhân tạo trong giai đoạn 2013-2015. Những người khác cho rằng Trung Quốc đã tranh thủ sự mất tập trung của Mỹ và một số chính phủ châu Á vì đại dịch COVID-19 để thành lập hai đặc khu hành chính và đặt tên cho 80 cấu trúc địa hình ở biển Đông hồi tháng 4/2020.
Logic của quan điểm này là nếu Mỹ áp dụng một chính sách cứng rắn hơn, thì Trung Quốc sẽ tiết chế hành vi của mình. Tuy nhiên, sau khi Donald Trump trở thành Tổng thống, năm 2017 Chính phủ Mỹ đã tuyên bố Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của họ. Tháng 7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ sự ủng hộ đối với phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 và tuyên bố các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là phi pháp. Hải quân Mỹ đã triển khai hai tàu sân bay tới biển Đông để tiến hành chiến dịch tàu sân bay kép. Tuy nhiên, thay vì tiết chế hành vi của mình, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách gia tăng các cuộc tập trận và các vụ bắn tên lửa đạn đạo chống hạm ra biển Đông.
Hầu hết các nhà phân tích ở Trung Quốc đều thể hiện quan điểm coi nước này là nạn nhân của các mối đe dọa do Mỹ dẫn đầu nhằm vào các lợi ích của Trung Quốc ở biển Đông. Họ tin rằng những mối đe dọa bên ngoài này thúc đẩy Trung Quốc tạo ra những thay đổi trong chính sách về biển Đông. Vì Mỹ và một số nước châu Á đang khai thác điểm yếu của Trung Quốc để giành lợi thế ở biển Đông, nên những thay đổi về chính sách của Trung Quốc đều nhằm mục đích phòng thủ.
Tuy nhiên, một số phương tiện quân sự mà Trung Quốc triển khai đến biển Đông lại phục vụ mục đích tấn công, và Trung Quốc có thể được cho là đang ở thế tấn công. Trung Quốc cũng có thể đã cho thấy chính cách hành xử và chính sách của họ là nguồn cơn của mọi căng thẳng. Yêu sách của Trung Quốc về “đường chín đoạn” thiếu cơ sở pháp lý trong hệ thống luật pháp quốc tế. Sự chồng chéo giữa yêu sách này và yêu sách về EEZ của các quốc gia ven biển là nguyên nhân chính gây căng thẳng. Thêm nữa, chính sách xây dựng đảo của Trung Quốc cũng đã phá vỡ hiện trạng ở biển Đông, đẩy khu vực này vào sự lo lắng trước nguy cơ xung đột quân sự.
Kết luận
Qua sự phân tích và rút ra kết luận trên, ta thấy, từ khi Tập Cận Bình trở thành lãnh tụ số một của Trung Quốc, ông ta đã thể hiện quyền lực cả ở mức độ trong nước và chính sách đối ngoại, đặc biệt là chính sách về biển Đông. Điều đó cho thấy, trong tương lai, Trung Quốc sẽ không thay đổi quan điểm trong vấn đề biển Đông. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần tỉnh táo để dự báo và xây dựng một chiến lược đối phó trước thái độ này của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/xi-jinping-scs-policy-11292020101836.html
‘Há miệng mắc quai’: Tập Cận Bình tuyên bố thoát nghèo toàn diện, dân ‘phản pháo’ không còn đường sống
Vũ Dương
Gần đây, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc công bố rằng đã hoàn thành mục tiêu thoát nghèo toàn diện với mức lương tối thiểu hàng tháng là 2.200 Nhân dân tệ (NDT), ngay lập tức người dân đã “phản pháo” rằng với số tiền này căn bản không thể sống được, theo NTDTV.
Ngày 23/11, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã đưa ra “đường lối chỉ đạo đối với tiền lương” cho 13 ngành công nghiệp bao gồm ngành chế biến thực phẩm, ngành sản xuất ô tô, ngành xây dựng,… tuyên bố mức lương tối thiểu ở thành phố Bắc Kinh là 26.400 nhân dân tệ mỗi năm, có nghĩa là mức lương tối thiểu hàng tháng là 2.200 nhân dân tệ (khoảng 6,5 triệu VNĐ).
Ngay sau khi mức lương tối thiểu của Bắc Kinh được công bố đã bị cư dân mạng phản ứng dữ dội. Có cư dân mạng nói thẳng rằng với 2.200 nhân dân tệ này nếu ở trung tâm Bắc Kinh chỉ đủ để ăn cơm, chứ không thể mua thêm một bình nước, thử hỏi phải sống thế nào đây?
Cũng có cư dân mạng than thở rằng ở Bắc Kinh, chỉ riêng tiền thuê trọ hàng tháng cũng đã 2.400 nhân dân tệ, không thể bám trụ được nữa, chuẩn bị khăn gói về quê thôi.
Học giả thành phố Bắc Kinh Cao Minh Sinh (Gao Mingsheng) nói rõ với Đài Á châu Tự do rằng, “Ở Bắc Kinh, với thu nhập mỗi năm hơn 20.000 nhân dân tệ mà nói trên cơ bản không thể sống được. Chưa nói đến việc thuê nhà, chỉ riêng ăn uống thôi đã không đủ. Lẽ nào ngày tháng khó khăn đã sắp đến rồi”.
Ông nói, “Căn nhà rẻ nhất trong phạm vi đường vành đai 5 ở Bắc Kinh giá mỗi tháng đều tầm 5.000 – 6.000 nhân dân tệ cho một căn hộ hai phòng ngủ. Bên ngoài đường vành đai 5 có thể rẻ hơn, khoảng 3.000 – 4.000 nhân dân tệ, nhưng nó đã ở ngoại thành Bắc Kinh rồi”.
Có nhà bình luận nói rằng, các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa mới tuyên bố rằng nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo năm 2020 đã hoàn thành, người dân Bắc Kinh liền “phản pháo” lại rằng họ không thể sống được, thật sự khiến ông Tập Cận Bình “há miệng mắc quai”. Xoá đói giảm nghèo một cách toàn diện và tiến nhập vào một xã hội thịnh vượng tầm trung là mục tiêu chính trị quan trọng được ông Tập Cận Bình đề ra cho năm 2020.
Trên thực tế, ngay tại “Lưỡng hội” diễn ra vào tháng Năm năm nay, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thừa nhận rằng cả nước Trung Quốc có khoảng 600 triệu người có mức thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,2 triệu VNĐ). Tuyên bố này của ông Lý Khắc Cường được cho là đã chọc thủng ảo mộng của ĐCSTQ về mục tiêu “thoát nghèo toàn diện, người dân cả nước có được cuộc sống sung túc tối thiểu ở mức trung bình”.
Ngày 20/11, ông Lý Khắc Cường chủ trì hội nghị trực tuyến về tình hình kinh tế và yêu cầu người phụ trách chính quyền địa phương: “Các ông phải nói thật thì chúng tôi mới có thể đưa ra những chiến lược thiết thực”. Dư luận cho rằng, những lời này cho thấy ông Lý Khắc Cường đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo cũng ôm giữ thái độ hoài nghi.
Có nhà bình luận nói rằng, trên thực tế, cả trên dưới của bộ máy ĐCSTQ đều biết cái gọi là thoát nghèo toàn diện vào năm 2020 là nhiệm vụ bất khả thi. Ngay sau khi tiêu chuẩn lương tối thiểu ở các nơi được công bố, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ muốn giữ thể diện, nhưng tình hình thực tế đã khiến họ không còn thể diện nào.
Trung Quốc áp thuế tới 200% với rượu vang Úc
Trung Quốc sẽ áp thuế đối với rượu vang Úc lên đến 212%, bắt đầu từ thứ Bảy 28/11.
Bộ Thương mại nước này cho biết đây là các biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngừng nhập khẩu rượu vang Úc được trợ giá.
Các mức thuế sẽ từ 107% đến 212%, và bước đi này làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nước.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã nhắm vào các mặt hàng nhập khẩu từ Australia bao gồm than đá, đường, lúa mạch và tôm hùm trong bối cảnh căng thẳng chính trị.
Giới chức ở Trung Quốc lập luận rằng một số rượu vang Úc đang được bán ở Trung Quốc rẻ hơn (bán phá giá) so với ở thị trường nội địa của Úc thông qua việc sử dụng trợ giá. Australia đã bác bỏ quan điểm này.
Theo Wine Australia, Trung Quốc là điểm đến lớn nhất cho xuất khẩu rượu vang của Australia, chiếm 39% trong chín tháng đầu năm 2020.
Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá kéo dài một năm, rà soát các loại rượu được bán ở Trung Quốc với giá được cho là thấp hơn ở Úc.
Bộ Thương mại Trung Quốc không nêu rõ các biện pháp này sẽ kéo dài trong bao lâu.
Thủ tướng Úc: Không đánh mất giá trị để đáp trả sự ‘chèn ép’ của TQ
Úc chuyển hướng sang ‘thoát Trung’ thời hậu Covid-19
15 nước ký hiệp định đối tác kinh tế RCEP
Phóng viên Úc rời Trung Quốc ‘trong bế tắc ngoại giao’
Úc tạm ngưng thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud đã phản ứng trước thông báo này qua Twitter và nói rằng chính phủ Úc “vô cùng thất vọng”.
“Chính phủ Úc thẳng thừng bác bỏ mọi cáo buộc rằng các nhà sản xuất rượu của chúng tôi đang bán phá giá sản phẩm vào Trung Quốc,” ông nói.
“Rượu vang Úc rất được chuộng ở cả Trung Quốc và trên toàn cầu do chất lượng cao và chúng tôi tự tin rằng một cuộc điều tra đầy đủ và kỹ lưỡng sẽ xác nhận điều này.”
Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham cho biết mức thuế mới khiến rượu vang Úc trở nên khó tiếp thị và không thể bán được ở Trung Quốc.
Ông nói: “Đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với hàng trăm nhà sản xuất rượu của Úc, vốn đã tạo một thị trường tốt ở Trung Quốc.
Ông Birmingham đã đưa ra ý tưởng đưa Trung Quốc ra Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) vì các biện pháp hạn chế này.
Giới quan sát cho biết quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Australia đã xấu đi trong năm nay xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên.
Úc đã hậu thuẫn một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc của virus corona vào tháng Tư và kể như đã chỉ đích danh Trung Quốc, theo nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc.
Kể từ đó, hàng nhập khẩu của Úc bị chú ý trong khi sinh viên và khách du lịch Trung Quốc bị cảnh báo không nên đến Úc vì lo ngại phân biệt chủng tộc.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-55122691
Người biểu tình dân chủ ở Thái Lan khuyến cáo nguy cơ đảo chính
Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thái Lan, không nản lòng trước lệnh bắt giữ và nguy cơ xảy ra các cuộc đàn áp bạo lực, tiếp tục tổ chức một cuộc biểu tình khác vào hôm thứ Sáu, châm biếm những người chỉ trích họ và khuyến cáo về nguy cơ xảy ra một cuộc đảo chính quân sự.
Mối lo đàn áp bạo lực được thể hiện rõ sau cuộc biểu tình cuối cùng của họ vào hôm thứ Tư, khi có tin hai người đàn ông bị bắn và bị thương nặng. Mặc dù sự việc vẫn còn mù mờ và mối liên hệ với cuộc biểu tình vẫn chưa rõ ràng, nhưng đây là một lời nhắc nhở cho tình trạng dễ thương tổn cho các sinh viên biểu tình.
Những yêu cầu cốt lõi của phong trào biểu tình bao gồm Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và chính phủ của ông từ chức, hiến pháp được sửa đổi theo hướng dân chủ hơn và chế độ quân chủ được cải cách để chịu trách nhiệm nhiều hơn. Yêu cầu liên quan đến chế độ quân chủ là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất vì thể chế hoàng gia theo luật pháp và truyền thống hầu như là bất khả xâm phạm, và được nhiều người xem là nền tảng của bản sắc dân tộc.
Phía quân đội tuyên bố rằng việc bảo vệ chế độ quân chủ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của họ. Các nhà lãnh đạo biểu tình tin rằng Vua Maha Vajiralongkorn nắm giữ nhiều quyền lực hơn mức phù hợp dưới chế độ quân chủ lập hiến, và biến điều này trở thành tâm điểm trong chiến dịch tranh cử của họ trong những tuần gần đây. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-dan-chu-o-thai-lan-khuyen-cao-nguy-co-dao-chinh/
Sydney ghi nhận nhiệt độ nóng kỷ lục vào đêm tháng 11
Sydney đã ghi nhận nhiệt độ nóng kỷ lục vào đêm tháng 11, với nhiệt độ ban ngày là 40°C vào Chủ nhật.
Thành phố của Úc đã ghi nhận nhiệt độ thấp nhất qua đêm là 25,4°C.
Sức nóng đã khiến Cơ quan Cứu hỏa New South Wales (NSW) ban hành lệnh cấm đốt lửa hoàn toàn đối với hầu hết các khu vực phía đông và đông bắc của bang.
Nhân viên cứu hỏa đang phải vật lộn với hàng chục đám cháy rừng trong bang. Nhiệt độ vào cuối tuần qua cũng tăng cao ở các khu vực khác trên cả nước.
Chúng bao gồm Nam Úc và Victoria.
Nhiệt độ buổi tối tại sân bay Sydney hiện đã giảm xuống 25°C vào lúc 17:30, truyền thông địa phương cho biết. Thời tiết nóng hơn dự kiến sẽ lại bắt đầu từ thứ Ba, mặc dù ngày báo mùa hè chính thức vẫn còn phải thêm vài ngày nữa.
“Tháng 11 khá bất thường theo nhiều cách. Chúng tôi mới chỉ thấy lượng mưa bằng một nửa bình thường và rất có thể đây sẽ là một trong những tháng 11 nóng nhất được ghi nhận,” Andrew Watkins, thuộc Cục Khí tượng (BOM) cho biết hôm thứ Sáu .
Đây là cuối tuần đầu tiên diễn ra các vụ cháy rừng lớn kể từ cuối năm ngoái, kể như mùa cháy rừng dữ dội nhất ở Úc được ghi nhận, mặc dù không phải là mùa cháy rừng gây chết người nhiều nhất. Mùa cháy rừng năm 2019-20 đã chứng kiến các đám cháy quét qua 24 triệu ha đất.
Những trận hỏa hoạn đã ảnh hưởng đến mỗi bang của Úc, phá hủy hơn 3.000 ngôi nhà và giết chết hoặc làm ly tán gần ba tỷ động vật. Ít nhất 33 người thiệt mạng.
Nhiệt độ kỷ lục của Sydney được ghi lại tại Observatory Hill ở Khu Thương mại Trung tâm. Đến 04:30, nhiệt độ đã tăng trở lại lên đến 30°C, Sydney Morning Herald đưa tin.
Kỷ lục trước đó tại Observatory Hill là 24,8°C vào năm 1967.
Hình ảnh từ Sydney cho thấy rất đông người đổ đến bãi biển.
Bộ y tế New South Wales đã nhắc nhở mọi người tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội để ngăn chặn khả năng lây lan của virus corona.
BOM đã dự đoán một đợt nắng nóng kéo dài 5 hoặc 6 ngày ở các vùng phía bắc NSW và đông nam Queensland.
0 comments