Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 19/11/2020

Thursday, November 19, 2020 5:49:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 19/11/2020

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo thăm khu định cư Bờ Tây của Israel, chia tay Netanyahu

Ông Mike Pompeo hôm thứ Năm 19/11 thực hiện chuyến thăm lần đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ tới một khu định cư của Israel ở Bờ Tây sông Jordan, một khu vực bị chiếm đóng.

Cuộc ghé thăm được xem là hành động thể hiện tình đoàn kết của chính quyền ông Trump sắp ra đi với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Sau khi ông Pompeo đến thăm xưởng rượu Shaar Binyamin gần khu định cư Psagot, ngay phía bắc Jerusalem, phía Palestine cáo buộc ông Pompeo giúp Israel củng cố quyền kiểm soát đối với vùng đất Bờ Tây thường được người Palestine xem như là một phần của nhà nước mà họ nhắm tới.

Hồi năm 2019, trong khi Israel vui mừng còn phía Palestine thất vọng, ông Pompeo đi ra khỏi chính sách đối ngoại đã có hàng thập kỷ của Mỹ để tuyên bố rằng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump không còn coi các khu định cư của Israel là “không phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Người Palestine và phần lớn thế giới coi các khu định cư là bất hợp pháp theo luật quốc tế.

Sau cuộc gặp với ông Netanyahu vào sáng 19/11, ông Pompeo đã đến Bờ Tây để thăm xưởng rượu của người định cư, ở đó, người ta đặt tên ông cho một dòng rượu vang.

Ông cũng đưa ra hướng dẫn rằng các sản phẩm của Israel được sản xuất tại các khu định cư phải được dán nhãn “Sản xuất tại Israel” hoặc “Sản phẩm của Israel” khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, xóa bỏ đi việc phân biệt giữa các sản phẩm được sản xuất tại Israel và những sản phẩm được sản xuất tại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Chuyến thăm của ông Pompeo là động thái rời khỏi chính sách trước đây, theo đó, các quan chức hàng đầu của Mỹ không đến các khu định cư, những nơi bị phía Palestine coi là trở ngại đối với một nhà nước khả dĩ trong tương lai.

Nhà đàm phán Palestine Hanan Ashrawi cáo buộc ông Pompeo sử dụng những tuần cuối cùng khi ông Trump còn tại vị để “đặt ra một tiền lệ bất hợp pháp nữa, vi phạm luật pháp quốc tế và có lẽ để thúc đẩy tham vọng chính trị trong tương lai của ông ấy”.

Wasel Abu Youssef, một thành viên cấp cao của Tổ chức Giải phóng Palestine, cũng lên án các hướng dẫn của ông Pompeo về nhãn mác hàng hóa.

Hiện không rõ liệu quyết định của ông Trump về các khu định cư có bị chính quyền của ông Biden lật ngược lại hay không, lúc này, Israel lo ngại rằng ông Biden sẽ có đường lối cứng rắn hơn về vấn đề này.

Nhiều người Israel thất vọng khi thấy ông Trump bị thua trong cuộc bầu cử, và ông Netanyahu, đồng minh thân cận của ông Trump, đã đợi tới 10 ngày sau khi ông Biden tuyên bố chiến thắng mới nói chuyện với ứng cử viên Đảng Dân chủ và gọi ông Biden là tổng thống đắc cử.

(Reuters)

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-pompeo-tham-khu-dinh-cu-bo-tay-cua-israel-chia-tay-netanyahu/5668831.html

Truyền thông Mỹ: Nhà Trắng sẽ ban hành tài liệu quan trọng liệt kê ‘10 nhiệm vụ chính’ để áp chế ĐCS Trung Quốc

 Bình luận- Đông Phương

Truyền thông Hoa Kỳ đưa tin ngày 17/11, Nhà Trắng sẽ ban hành một loạt chính sách cứng rắn chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm củng cố những thành tựu của Tổng thống Trump về các vấn đề ĐCSTQ trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tài liệu cũng liệt kê “10 nhiệm vụ hàng đầu” mà Hoa Kỳ cần thực hiện để áp chế ĐCSTQ.

Vào ngày 17/11, hãng truyền thông Axios của Mỹ tiết lộ rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ sắp công bố một kế hoạch chính sách nhằm đối phó với sự bành trướng thành một siêu cường độc tài của ĐCSTQ, đồng thời kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế lớn mạnh nhằm phục hưng nền dân chủ theo chủ nghĩa lập hiến.

Tài liệu công khai dài 70 trang có tên “Các yếu tố thách thức của Trung Quốc” tương tự như “Bức điện Dài” nổi tiếng do cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô George Kennan gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm đặt nền móng cho chính sách chống Chiến tranh Lạnh và áp chế Liên Xô của Hoa Kỳ năm đó. Tài liệu này tập trung vào các nguy hại đến từ hành vi của ĐCSTQ và nguồn gốc hệ tư tưởng của nó, cũng như là đưa ra các sách lược đối phó mà Hoa Kỳ và các đồng minh nên có.

Tài liệu liệt kê “Mười nhiệm vụ hàng đầu” của Hoa Kỳ bao gồm:

Thúc đẩy chủ nghĩa hợp hiến và xã hội dân sự;

Duy trì lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới;

Tăng cường trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc;

Đánh giá lại hệ thống liên minh;

Tăng cường liên minh và thành lập các tổ chức quốc tế mới để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền;

Hợp tác với ĐCSTQ khi có thể, nhưng vẫn xét tình hình cụ thể để đưa ra hạn chế;

Phổ biến cho người dân Mỹ sự thâm nhập của ĐCSTQ;

Đào tạo một thế hệ nhân viên công vụ mới hiểu được cách cạnh tranh giữa các cường quốc với ĐCSTQ;

Cải cách hệ thống giáo dục Hoa Kỳ để giúp đỡ học sinh hiểu được trách nhiệm công dân trong thời đại thông tin phức tạp;

Khởi xướng các nguyên tắc tự do với ngôn hành nhất quán.

Tài liệu còn đặc biệt chỉ ra rằng, chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra kết luận rằng hành vi của ĐCSTQ và các mục tiêu mà nó đặt ra đã giúp cho Hoa Kỳ và các quốc gia khác từ bỏ ảo tưởng của họ (về việc ĐCSTQ sẽ thay đổi), mà thay vào đó là xây dựng các chính sách chiến lược mới để đối phó với những thách thức lớn do ĐCSTQ mang lại.

Còn đối với rất nhiều công ty, thực thể chính phủ và quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Hong Kong, cũng như là gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ, Tổng thống Trump sẽ lên kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế thương mại.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Ullyot nói với Axios: “Trừ khi Bắc Kinh đổi hướng và trở thành một người chơi có trách nhiệm trên sân chơi toàn cầu, nếu không, những hành động mang tính lịch sử muốn thay đổi Tổng thống Trump [của họ] sẽ là hành vi tự sát chính trị”.

Bài báo cũng nói rằng, chính quyền Tổng thống Trump đã tìm kiếm thêm rất nhiều các chuyên gia phái diều hâu để nắm giữ các vị trí cấp cao trong chính phủ. Ví dụ: người ủng hộ lâu năm của Tổng thống Trump – ông Corey Stewart đã được bổ nhiệm vào một vị trí cấp cao mới được thiết lập trong Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Mục tiêu của ông Trump là áp dụng một loạt chính sách cứng rắn để áp chế ĐCSTQ trước khi chính quyền hiện tại hết nhiệm kỳ.

Vào thời điểm nhạy cảm của cuộc bầu cử hiện nay tại Hoa Kỳ, phe cánh ông Biden đã bị vạch trần những hành vi gian lận có tính toán trước, trên quy mô lớn và có hệ thống. Tuy nhiên, vào ngày 7/11, các kênh truyền thông chủ lưu của Mỹ đã loan báo rằng ông Biden là người “thắng cử”. Đội ngũ pháp lý của ông Trump đã thu thập được rất nhiều bằng chứng về gian lận bầu cử và đệ đơn kiện ở các bang chiến địa để duy trì tính công bằng của cuộc bầu cử.

Đồng thời, chính quyền Tổng thống Trump cũng đã giáng một đòn nặng nề vào ĐCSTQ – kẻ vốn bị nghi ngờ thao túng bầu cử Mỹ. Ngoài các hành động mới nhất nói trên nhằm vào ĐCSTQ, vào ngày 13/11, Tổng thống Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp của Tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Hoa Kỳ để ngăn chặn mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 10/11 tại Viện Reagan thậm chí còn tuyên bố với thế giới: “Hoa Kỳ đã sẵn sàng chống lại ĐCSTQ. Chúng tôi đã huy động tất cả các ban bộ và sử dụng tất cả các công cụ để đối phó với những thách thức đến từ ĐCSTQ. Ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chúng tôi đã thay đổi nhận thức của chúng tôi về thế giới từ căn bản”.

Ông nói tiếp rằng: “Đại sứ của chúng tôi, bất kể ông ấy được cử đến quốc gia nào, thì việc đối phó với ĐCSTQ đều là ưu tiên hàng đầu của ông ấy. Chúng tôi quyết tâm dồn toàn lực để chống lại thách thức đến từ ĐCSTQ”

Đồng thời, ông Pompeo cũng công khai tuyên bố thành lập một liên minh quốc tế mới để đánh đổ ĐCSTQ, và công khai biểu đạt thái độ rằng Đài Loan không thuộc về ĐCSTQ, và rằng ông muốn giúp người dân Trung Quốc lật đổ ‘Vạn lý Tường lửa’, v.v.

Vào ngày 16/11, ông Pompeo phát đi một tín hiệu khác trên Twitter. Ông nói rằng cho đến nay, đã có 55 người bị trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky Nga (Russia Magnitsky Act). Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác để thúc đẩy trách nhiệm giải trình và gia tăng kinh phí để trừng phạt những người liên quan đến vụ Magnitsky và những người vi phạm và lạm dụng nhân quyền.

Ông Pompeo cũng giải thích nguồn gốc của Đạo luật Magnitsky như sau: “Vào ngày này (16/11) của 11 năm trước, dưới bàn tay của các quan chức Nga, Sergei Magnitsky đã chết trong một nhà tù ở Moscow vì vạch trần một âm mưu gian lận thuế có liên quan đến chính phủ. Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Pháp quyền Magnitsky (Magnitsky Rule of Law Accountability Act) nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình đối với những người vi phạm nhân quyền”.

Dựa trên cơ sở Tổng thống Trump đã nhận ra bản chất của ĐCSTQ thông qua đại dịch viêm phổi Vũ Hán và gian lận bầu cử, hơn nữa còn xác định rõ mục tiêu là loại bỏ ĐCSTQ, vậy thì liệu Hoa Kỳ có đưa các Ủy viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ vào danh sách trừng phạt trong tương lai hay không là điều rất đáng chú ý.

Cùng với việc có các hành động cứng rắn để áp chế ĐCSTQ trong các lĩnh vực nhân quyền, kinh tế và thương mại, chính quyền Tổng thống Trump cũng đã tăng cường răn đe quân sự đối với ĐCSTQ.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ mới được bổ nhiệm Christopher Miller cũng đã đưa ra cảnh báo cho ĐCSTQ: Quân đội Hoa Kỳ có thể phát động một cuộc tấn công quân sự mang tính hủy diệt nhằm vào ĐCSTQ trong vòng 72 giờ bất cứ lúc nào. Cho đến nay, đây là lời cảnh báo trực tiếp nhất mà quân đội Hoa Kỳ đưa ra cho ĐCSTQ.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/truyen-thong-my-nha-trang-se-ban-hanh-tai-lieu-quan-trong-liet-ke-10-nhiem-vu-chinh-de-ap-che-dcs-trung-quoc-104411.html

Bất chấp căng thẳng bầu cử, Mỹ đẩy mạnh kế hoạch hủy niêm yết các công ty Trung Quốc

 Bình luận – Thanh Đoàn

Theo Bloomberg, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đang thúc đẩy một kế hoạch có nguy cơ đẩy các công ty Trung Quốc khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Việc tiếp tục cắt đứt các vòi bạch tuộc hút vốn của Trung Quốc trên chính đất Mỹ không chỉ tiếp tục diễn ra mà còn được đẩy mạnh hơn, bất chấp cuộc chiến gian lận phiếu bầu ngày một căng thẳng.

Công ty không tuân thủ nguyên tắc kiểm toán của Mỹ sẽ buộc phải huỷ niêm yết

Theo nguồn tin từ Bloomberg, vào cuối năm nay, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) sẽ đề xuất quy định chế tài việc hủy niêm yết các công ty nếu không tuân thủ các quy tắc kiểm toán của Mỹ.

Thực tế, động thái này đã được thảo luận và chuẩn bị từ tháng 8/2020 bởi nhóm làm việc của Tổng thống về Thị trường tài chính. Nhóm này hoạt động như một Hội đồng quản lý, trong các thành viên chủ chốt có Chủ tịch SEC là Ông Jay Clayton và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Hội đồng này đã thúc giục các cơ quan quản lý thông qua để chế tài mới này sớm có hiệu lực.

Mặc dù không nhắm vào nhóm doanh nghiệp cụ thể nào, nhưng việc không tuân thủ nguyên tắc kiểm toán của Mỹ mà vẫn được “đặc cách” niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ trong hơn một thập kỷ qua chỉ có doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.

Sự tồn tại của lỗ hổng pháp lý ngờ nghệch mà Mỹ dành cho đối thủ kinh tế – chính trị hàng đầu của mình khiến nhiều nhà đầu tư của Mỹ mất tiền oan và thị trường chứng khoán Mỹ thiếu minh bạch. Trung Quốc từ chối để các thanh tra của Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng xem xét các cuộc kiểm toán của Alibaba Group Holding Ltd., Baidu Inc. và các công ty khác kinh doanh trên thị trường Mỹ.

SEC vô tình hay hữu ý đã ‘gián tiếp’ giúp doanh nghiệp Trung Quốc lừa dối nhà đầu tư Mỹ

Gần đây nhất, do chính sách ưu ái mù quáng trước doanh nghiệp Trung Quốc, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã phải trả giá, khi tin vào bảng báo cáo tài chính gian dối của Luckin Coffee, công ty này niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại New York và làm bốc hơi 5 tỷ USD vốn hoá, một phần lớn trong số đó đương nhiên là tiền người Mỹ đầu tư.

Vào ngày 2/4, sau một cuộc điều tra nội bộ, chuỗi cửa hàng cà phê Luckin Coffee của Trung Quốc đã thừa nhận rằng họ đã “chế” ra hàng trăm triệu USD doanh số. Vấn đề là hàng trăm triệu USD doanh số này nghiễm nhiên không cần phải kiểm toán theo luật Mỹ.

Nói theo cách khác, chính sách ưu ái khó hiểu của SEC và chính quyền Mỹ suốt hơn một thập kỷ qua đã gián tiếp giúp doanh nghiệp này của Trung Quốc lừa đảo nhà đầu tư Mỹ. Đây là một cú đánh lớn đối với các nhà đầu tư Mỹ khi rót tiền vào một trong những thương hiệu nổi tiếng và có giá trị thị trường cao nhất Trung Quốc. Luckin đã mở rộng mạnh mẽ với hơn 4.500 cửa hàng và vượt qua đối thủ lớn nhất của nó, Starbucks, về giá.

Luật pháp Mỹ bị Trung Quốc phớt lờ và điều đó không thể tái diễn

Cuộc chiến về thanh tra kiểm toán bắt nguồn từ Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002, đạo luật này đã đại tu các quy định về kiểm toán công ty đại chúng sau sự sụp đổ của Enron Corp. và WorldCom Inc. Mặc dù nó áp dụng cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới nếu họ khai thác thị trường Hoa Kỳ – và hơn 50 khu vực pháp lý nước ngoài cho phép xem xét – Trung Quốc đã từ chối tuân thủ, viện dẫn các quy tắc bảo mật nghiêm ngặt.

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã nhiều lần không đưa ra được thỏa hiệp. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục niêm yết cổ phiếu qua các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ mặc dù luật pháp Mỹ đang bị phớt lờ. Họ đã huy động được khoảng 12 tỷ USD trong các đợt IPO trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2014 khi Alibaba ra mắt.

Báo cáo của Nhóm làm việc của Tổng thống thúc đẩy hành động của SEC đã khuyến nghị rằng các sàn giao dịch như Sở giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq cần thiết lập các tiêu chuẩn nâng cao để ngăn chặn việc niêm yết của các công ty không tuân thủ các quy tắc của Hoa Kỳ. Báo cáo kêu gọi SEC thông qua các quy tắc mới, nhưng cho biết chúng sẽ không có hiệu lực cho đến tháng 1 năm 2022 để ngăn chặn sự gián đoạn thị trường.

Theo SEC, hơn 150 công ty của đất nước, với tổng giá trị 1,2 nghìn tỷ USD, đã giao dịch trên các sàn giao dịch của Mỹ tính đến năm 2019.

https://www.ntdvn.com/kinh-te/bat-chap-cang-thang-bau-cu-my-day-manh-ke-hoach-huy-niem-yet-cac-cong-ty-trung-quoc-104289.html

Mỹ áp đặt trừng phạt mới với Iran

Thu Hằng

Một loạt biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Iran đã được bộ Tài Chính Hoa Kỳ áp đặt từ ngày 18/11/2020. Trong danh sách mới, gồm vài chục cá nhân và thực thể, có bộ trưởng Tình Báo Iran.

Trong thông cáo của bộ Tài Chính Mỹ, bộ trưởng Tình Báo Iran Mahmoud Alavi bị trừng phạt « vì vai trò chính của ông trong các vụ xâm phạm nhân quyền tàn nhẫn của chế độ Iran nhắm vào người dân ». Ngoài ra, một tổ chức quản lý tài sản của cựu hoàng tộc và những người thân cận, bị tịch thu sau Cách Mạng Hồi Giáo năm 1979, cũng như ông Parviz Fattah, cựu bộ trưởng Năng Lượng, hiện điều hành quỹ này, cũng nằm trong danh sách trừng phạt.

Tại Jerusalem, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhắc lại tầm quan trọng của việc trừng phạt Iran vì theo ông, đây là cách để chế độ không còn nguồn tài chính « để tiến hành những hành động nguy hại ».

Tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân từ tháng 05/2018 và liên tục đưa ra các biện pháp trừng phạt chế độ Teheran khiến kinh tế Iran bị khủng hoảng nghiêm trọng. Để đáp trả, Iran cũng rút khỏi những cam kết và triển khai nhiều dự án làm giầu uranium. Tuy nhiên, ngày 18/11, Iran cho biết sẵn sàng « tự động » trở lại thỏa thuận và tôn trọng toàn bộ những cam kết về hạt nhân, nếu ông Joe Biden, đứng đầu chính phủ sắp tới ở Mỹ, dỡ bỏ mọi cấm vận mà Washington áp đặt từ năm 2018.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201119-my-trung-phat-iran

Hoa Kỳ gởi thông điệp cảnh cáo Trung Cộng thông qua cuộc diễn tập bắn rơi hỏa tiễn liên lục địa

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo giới quan sát quân sự, Hoa Kỳ vào thứ Ba, 17 tháng 11, đã gởi một thông điệp rõ ràng đến Trung Cộng, khi bắn rơi một thiết bị mô phỏng hỏa tiễn liên lục địa ICBM trong cuộc diễn tập trên Thái Bình Dương.

Chuyên gia quân sự Châu Chấn Minh, làm việc tại Bắc Kinh, bình luận rằng cuộc diễn tập đánh chặn hỏa tiễn liên lục địa có thể được coi là lời hồi đáp của Hoa Kỳ, đối với việc Trung Cộng bắn 2 hỏa tiễn diệt hàng không mẫu hạm ra biển Đông hồi tháng 8.

Một cựu đại tá của Trung Cộng sau đó cho biết, các hỏa tiễn Trung Cộng đã bắn trúng con tàu được dùng làm mục tiêu giả định, đang di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa. Trong cuộc diễn tập của Hoa Kỳ vào thứ Ba, phiên bản mới nhất của hỏa tiễn Aegis SM-3, được chế tạo bởi hãng quốc phòng Hoa Kỳ Raytheon, đã được bắn từ một khu trục hạm trên Thái Bình Dương, phía đông bắc Hawaii.

Trong khi đó, thiết bị mục tiêu được phóng từ địa điểm thử nghiệm trên quần đảo Marshall. Dù cuộc diễn tập của Hoa Kỳ cũng có thể là lời cảnh cáo gởi đến Bắc Hàn, nhưng giới quan sát tin rằng sự kiện này sẽ khiến quân đội Trung Cộng thực hiện thêm nhiều cuộc tập trận hỏa tiễn trong năm nay.

Theo chuyên gia Châu Chấn Minh, Hoa Kỳ dùng cuộc thử nghiệm đánh chặn hỏa tiễn để chứng tỏ rằng, quốc gia này vẫn chiếm ưu thế quân sự tại châu Á và vẫn đủ sức bảo vệ các đồng minh. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ dùng hỏa tiễn phóng từ chiến hạm trên biển để đánh chặn một hỏa tiễn ICBM giả đang trên đường bay. Các thử nghiệm đánh chặn ICBM trước đây đều dùng hỏa tiễn phóng từ hầm ngầm trên lãnh thổ Hoa Kỳ. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-goi-thong-diep-canh-cao-trung-cong-thong-qua-cuoc-dien-tap-ban-roi-hoa-tien-lien-luc-dia/

Nghị sĩ Mỹ đề xuất mời Tổng thống Đài Loan tới Tòa Bạch Ốc

Hải Lam

Trang CNA đưa tin, Thượng nghị sĩ Pat Toomey hôm thứ Tư (18 ​​tháng 11) nói rằng Hoa Kỳ nên tăng cường hỗ trợ ngoại giao cho Đài Loan và mời Tổng thống Thái Anh Văn thăm tòa Bạch Ốc.

Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến của The Heritage Foundation, một tổ chức có trụ sở tại Washington, ông Toomey nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn trong nỗ lực thống trị thế giới và Đài Loan đang đứng trên chiến tuyến chống lại Bắc Kinh.

Thượng nghị sĩ phát biểu, các lực lượng độc tài hiện đang cạnh tranh với các lực lượng dân chủ để có ảnh hưởng toàn cầu và điều quan trọng là Hoa Kỳ phải bảo vệ quyền tự do và dân chủ của Đài Loan.

Ông kêu gọi Washington tăng cường hỗ trợ Đài Loan bằng cách không để các tổ chức quốc tế cản trở hòn đảo gia nhập. Thượng nghị sĩ Toomey thậm chí còn đề xuất mời Tổng thống Thái Anh Văn đến Tòa Bạch Ốc.

Ông Toomey cũng kêu gọi tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan và mời nước này tham gia các cuộc tập trận do Mỹ và đồng minh tổ chức. Ông nói thêm rằng ông có kế hoạch trình bày một đề xuất vào cuối tuần này để ủng hộ hiệp định thương mại Đài Loan-Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-my-de-xuat-moi-tong-thong-dai-loan-toi-toa-bach-oc.html

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Lực lượng đồn trú ở Afghanistan và Iraq sẽ giảm xuống 2.500 người

Tâm Thanh

Một bước tiến tiếp theo của chính quyền TT Trump nhằm chấm dứt hàng thập kỷ chiến tranh tại Trung Đông!

Hôm thứ Ba (17/11), quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Chris Miller đã thông báo tại Ngũ Giác Đài rằng, trước ngày 15/1/2021, Hoa Kỳ sẽ giảm số lượng quân đồn trú ở Afghanistan và Iraq xuống

còn 2.500 người để thực hiện lời hứa của Tổng thống Trump là “rút binh sĩ Hoa Kỳ đóng quân ở nước ngoài và chấm dứt các cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan và Iraq”.

Theo trang tin Breitbart, ông Miller cho biết: “Bây giờ tôi chính thức thông báo, chúng tôi sẽ thực hiện lệnh của Tổng thống Trump về việc bố trí lại lực lượng của chúng tôi ở hai quốc gia này. Đến ngày 15/1/2021, quân đội của chúng tôi ở Afghanistan và Iraq sẽ giảm xuống còn 2.500 người”.

Ông Miller cũng nói rằng, việc rút quân này của quân đội Hoa Kỳ sẽ đảm bảo sức chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ, an ninh của các đối tác và các cơ quan ngoại giao của hai nước trong cộng đồng tình báo. Đồng thời, nó cũng đảm bảo sự an toàn của các đồng minh quan trọng để xây dựng lại khả năng an ninh của Afghanistan và Iraq cũng như một xã hội dân sự lâu bền.

Ông cam kết rằng, trong cuộc đàm phán hòa bình giữa Tổng thống Afghanistan và Taliban, chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Tổng thống Ashraf Ghani của Afghanistan.

Theo báo cáo, trong chiến tranh Iran-Iraq dưới thời Tổng thống Bush tại nhiệm, Hoa Kỳ đã từng đồn trú 170.000 quân tại Iraq. Trong chiến tranh Afghanistan xảy ra dưới thời Tổng thống Obama, Hoa Kỳ đã từng đồn trú 100.000 lính Mỹ tại Afghanistan. Khi Tổng thống Trump bước vào Nhà Trắng năm 2017, chính phủ Mỹ đã giảm số lượng binh sĩ Hoa Kỳ tại Afghanistan xuống còn 86.000 người và tại Iraq xuống còn hơn 5.000 người. Hiện tại, Hoa Kỳ có 4.500 quân đồn trú ở Afghanistan và 3.000 quân ở Iraq.

Kể từ khi Tổng thống Trump sa thải cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper vào tuần trước, thế giới bên ngoài dự đoán rằng, chính quyền Trump sẽ giảm biên chế quân đội Mỹ đóng quân ở Iraq và Afghanistan, bởi vì Esper đã liên tục từ chối giảm số lượng quân đội Mỹ ở Afghanistan xuống dưới 4.500 người.

Trước khi ông Miller công bố quyết định, một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ đã tuyên bố rằng, sứ mệnh của Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, ông từ chối chỉ rõ bộ phận nào của quân đội Mỹ đóng tại Afghanistan đang được chính phủ Mỹ lên kế hoạch rút về. 

Nhiệm vụ của Mỹ tại Afghanistan hiện bao gồm hai bộ phận: một nhánh chống khủng bố bao gồm các lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ và đội huấn luyện được tạo thành từ các lực lượng thông thường. Ngoài ra, còn có các lực lượng NATO hỗ trợ các sứ đoàn này.

Vị quan chức cấp cao tuyên bố rằng, quyết định này được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến ​​của các quan chức quân sự cấp cao của Hoa Kỳ và các quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ, theo đó, chính sách rút quân này sẽ không gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ.

Quan chức này cũng cho biết: “Các quan chức quân sự Hoa Kỳ và Nội các An ninh Quốc gia của Tổng thống tin rằng, vào ngày 15/1 năm sau, chúng tôi sẽ giảm số lượng binh sĩ ở Afghanistan xuống còn 2.500 người để hoàn thành những gì chúng tôi hiện đang làm. Do đó, chúng tôi không cần duy trì số lượng quân đội Mỹ ở Afghanistan trên 4.000 người nữa và việc cắt giảm biên chế này sẽ không loại bỏ bất kỳ khả năng nào của quân đội chúng tôi”.

Ông tiếp tục, nếu có bất ổn ở Afghanistan hoặc tình hình xấu đi, quân đội Mỹ vẫn đang ở thế tốt và có thể tăng quân tại Afghanistan nếu cần thiết.

Ông cũng cho hay, các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ, chính phủ Afghanistan và Taliban vẫn đang diễn ra. Nếu đàm phán thành công, Mỹ sẽ rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan vào tháng 4 năm sau.

Quan chức này cho biết: “Chúng tôi sẽ không giảm quân số lính Mỹ ở Afghanistan xuống con số 0. Tổng thống Trump hồi tháng 6 năm nay tuyên bố, Mỹ sẽ giảm quân số binh sĩ tại Afghanistan xuống con số đủ để hoàn thành sứ mệnh. Các tướng lĩnh cùng quan chức dân sự Mỹ đã đồng ý là 2.500 người. Tổng thống đã đồng ý với họ và quyết định thực hiện quyết định này”.

Một quan chức chính phủ cấp cao khác nói rằng, chính phủ Hoa Kỳ đã thảo luận về việc rút quân khỏi hai nước trước cuộc bầu cử tổng thống và quyết định này không liên quan gì đến kết quả của cuộc bầu cử.

https://www.dkn.tv/the-gioi/quyen-bo-truong-quoc-phong-my-luc-luong-don-tru-o-afghanistan-va-iraq-se-giam-xuong-2-500-nguoi.html

Liên minh Five Eyes kêu gọi Bắc Kinh ngừng đàn áp nghị sĩ dân chủ Hồng Kông

Thụy My

Việc Trung Quốc áp dụng luật mới, để dễ dàng bãi nhiệm các nghị sĩ Hồng Kông ủng hộ dân chủ, nằm trong chiến lược bịt miệng những tiếng nói chỉ trích. Ngày 18/11/2020, liên minh tình báo Five Eyes đã

đưa ra nhận định trên sau sự kiện bốn nghị sĩ Hồng Kông bị Bắc Kinh bãi nhiệm, kéo theo quyết định từ chức tập thể của các nghị sĩ ủng hộ dân chủ hôm 11/11.

Trong thông cáo chung ngày 18/11, ngoại trưởng 5 nước Úc, Anh, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ kêu gọi « chính quyền trung ương Trung Quốc xem xét lại các hành động nhằm vào nhiệm kỳ của các nghị sĩ Hồng Kông và phục chức cho những đại biểu này vào Hội đồng Lập pháp » (LegCo) Hồng Kông.

Theo Reuters, Bắc Kinh đã giận dữ phản ứng. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) chỉ trích nhóm Five Eyes gây hại cho chủ quyển, an ninh và những lợi ích của Trung Quốc, trong buổi họp báo ngày 19/11. Trong khi đó, người phụ trách ngoại giao của Hồng Kông khẳng định mọi âm mưu của nước ngoài đe dọa hoặc gây sức ép đối với Bắc Kinh đều bị « thất bại ».

Sau thời gian im lặng, hàng chục sinh viên tại đại học Hồng Kông đã biểu tình phản đối luật an ninh quốc gia được áp dụng tại đặc khu từ tháng 06/2020. Sự kiện không được chuẩn bị trước này diễn ra tại lễ trao bằng. Những sinh viên tham gia hát vang bài « Vinh quang Hồng Kông », bị cấm theo luật mới và hô vang nhiều khẩu hiệu : « Làm cách mạng, giải phóng Hồng Kông » hoặc « Lối thoát duy nhất, đó là Hồng Kông độc lập ! ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201119-five-eyes-keu-goi-tq-ngung-dan-ap-hong-kong

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khởi hành đến thăm Việt Nam

Theo Reuter, ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền Trump đã lên đường đến Việt Nam và Philippines trong tuần này.

Bloomberg đưa tin ông Robert O’Brien sẽ có cuộc gặp với các quan chức an ninh Việt Nam vào ngày 21/11 và dự kiến sẽ phát biểu trước các sinh viên tại Đại học Quốc gia ngày 22/11.

Twitter của Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng cũng vừa thông báo tin này, nói Robert O’Brien đang trên đường tới Việt Nam và Philippines để “tái khẳng định sự phát triển quan hệ song phương và thảo luận về hợp tác an ninh khu vực”.

Tại phiên họp cấp cao ASEAN diễn ra sáng 14/11, ông O’Brien đánh giá cao sự lãnh đạo của Việt Nam trong việc “thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN”, giữa “thách thức chưa từng có” từ dịch Covid-19. Ông đánh giá cao nỗ lực của các đối tác ASEAN trong việc duy trì chuỗi cung ứng đồ bảo hộ, thiết bị y tế, góp phần vào chống dịch.

Cũng trong sự kiện này, ông Robert O’Brien hứa hẹn và mong đợi “gặp các bạn bè Việt Nam của tôi trong tương lai gần”.

Năm 2019, ông Robert O’Brien đã thay mặt cho tổng thống dự các hội nghị thượng đỉnh ở Bangkok tháng 11/2019.

Trong vòng một tháng qua, ông O’Brien là quan chức cấp cao thứ hai của chính quyền Trump đến thăm Việt Nam.

Việt Nam bất ngờ loan báo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Hà Nội

Thực chất chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo?

Trước đó 29 và 30/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng đã đến Hà Nội. Trọng tâm chuyến đi là thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở của Mỹ, bên cạnh củng cố quan hệ song phương giữa Washington với mỗi nước.

Chuyến thăm của ông Mike Pompeo diễn ra một tuần sau khi Việt Nam trả tự do cho một công dân Hoa Kỳ gốc Việt, Michael Nguyễn, người đã bị kết án 12 năm tù vì “âm mưu lật đổ nhà nước”.

Robert O’Brien là ai?

Ông Robert O’Brien được cho là người có lập trường cứng rắn chống Trung Quốc.

Phát biểu trong một cuộc thảo luận trực tuyến với Paula Dobrianky, phó Chủ tịch Trung tâm Scowcroft về Chiến lược và An ninh của Hội đồng Đại Tây Dương vào tháng 8, ông O’Brien nói rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông – nơi Việt Nam, Indonesia, Philippines và các nước Đông Nam Á khác tuyên bố một phần chủ quyền – đã bị “tất cả các nước lớn, tất cả các nước có biển bác bỏ”.

Ông cũng nói Hoa Kỳ “quyết không lùi bước” trước các hành động “ngày càng quyết đoán và hiếu chiến của Trung Quốc” để giữ vững nguyên tắc về lâu nay về quyền tự do đi lại trên biển và trên không phận Biển Đông.

Biển Đông: Ông Robert O’Brien nói tuyên bố chủ quyền của TQ là ‘lố bịch’

Cố vấn thân cận của TT Trump mắc Covid-19

Robert O’Brien được đào tạo để trở thành luật sư, ông có bề dày trong sự nghiệp ngoại giao, làm việc dưới cả chính quyền Cộng hòa lẫn Dân chủ. Ông được chọn thay cho ông John Bolton vào chức cố vấn an ninh quốc gia từ tháng Chín năm ngoái, sau khi ông Bolton bất hòa trầm trọng với Tổng thống Trump.

Ông O’Brien có các quan điểm giống với Tổng thống Trump trong một số vấn đề, như chỉ trích Liên Hiệp Quốc và phản đối thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Hồi tháng 7, ông O’Brien được xác nhận dương tính với Covid-19 và phải cách ly tại nhà. Trước đó, hồi tháng 6, tại Arizona, ông đã có bài phát biểu so sánh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54997250

Thêm một bước, Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất cấm quan chức Trung Quốc nhập cảnh chứ không chỉ nhập cư

Phụng Minh

Đại diện Đảng Cộng hòa của Arizona tại Hạ viện Hoa Kỳ, bà Debbie Lesko đã đệ trình một dự luật vào hôm thứ Ba (17/11) nhằm ngăn chặn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cướp đoạt quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại của người Mỹ bằng cách cấm các quan chức cấp cao của ĐCSTQ và con cái họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Tên của dự luật này là “Đạo luật Dừng Trộm cắp Sở hữu trí tuệ của Trung Quốc” (Stop China’s IP Theft Act). Dự luật cấm cấp thị thực Hoa Kỳ cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Theo đó có 25 quan chức cấp cao nhất của ĐCSTQ trong Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, bao gồm ông Tập Cận Bình và 7 ủy viên Ban Thường vụ cùng hàng trăm quan chức ĐCSTQ trong Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, các “đại biểu” của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cũng như gia đình và con cái của họ.

Dự luật cũng cấm các thành viên trong Nội các Chính phủ Trung ương của ĐCSTQ và các quân nhân đang hoạt động trong quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Dân biểu Lesko cho biết trong tuyên bố tại văn phòng của mình vào ngày 17/11: “Trung Quốc (ĐCSTQ) có một lịch sử lâu dài về hành vi ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ. Tôi hy vọng rằng bằng cách giảm sự tiếp cận của các quan chức chủ chốt của ĐCSTQ và gia đình của họ tới Hoa Kỳ, chúng tôi có thể cân bằng được với Trung Quốc, gửi một thông điệp tới ĐCSTQ rằng chúng tôi sẽ không còn dung thứ cho hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ”.

Điều kiện để dỡ bỏ lệnh cấm thị thực trong dự luật là Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (DNI) phải có khả năng chứng minh với Ủy ban Tư pháp của Thượng viện và Hạ viện rằng ĐCSTQ “đã ngừng tài trợ, thúc đẩy và hỗ trợ tích cực cho hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các công ty và công dân Mỹ”.

Những người đồng bảo trợ cho dự luật này bao gồm nhiều dân biểu đảng Cộng hòa.

Kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, ông đã liên tục muốn thông qua Bộ Tư pháp truy tố ĐCSTQ tội đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ đối với các công ty của Mỹ.

Để ngăn chặn việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, chính quyền TT Trump cũng đã bắt đầu thực hiện các biện pháp kiểm tra và hạn chế chặt chẽ hơn đối với các công dân Trung Quốc đăng ký du học tại Hoa Kỳ.

Vào tháng 5 năm nay, Tổng thống Trump đã ban hành lệnh hạn chế thị thực đối với những nguy cơ tiềm ẩn về đánh cắp tài sản trí tuệ. Vào tháng 9 năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo rằng họ đã thu hồi thị thực của hơn 1.000 công dân Trung Quốc có quan hệ với quân đội Trung Quốc.

Giám đốc DNI John Ratcliffe cho biết vào tháng 8 năm nay: “Trung Quốc đặt ra mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ về kinh tế, quân sự và công nghệ so lớn hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác, trong đó có cả việc ảnh hưởng và đe dọa can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/them-mot-buoc-ha-vien-hoa-ky-de-xuat-cam-quan-chuc-trung-quoc-nhap-canh-chu-khong-chi-nhap-cu.html

Vaccine COVID-19 của Pfizer, Moderna có thể sẵn sàng để được Hoa Kỳ cấp phép trong vài tuần

Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar cho biết vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna có thể sẵn sàng để được Hoa Kỳ ủy quyền và phân phối trong vòng vài tuần, tạo tiền đề cho việc tiêm chủng bắt đầu ngay trong năm nay.

Các tiểu bang và vùng lãnh thổ có thể sẵn sàng để bắt đầu phân phối vaccine trong vòng 24 giờ sau khi nhận được sự cho phép của cơ quan quản lý FDA. Các viên chức cho biết rằng các yêu cầu bảo quản lạnh phức tạp sẽ không phải là trở ngại cho tất cả người Mỹ có thể tiếp cận vaccine. Các viên chức cho biết khoảng 40 triệu liều của hai loại vaccine, cả hai đều cần tiêm hai mũi cách nhau khoảng 4 tuần, sẽ có sẵn vào cuối năm nay. Sau đó, các công ty sẽ có thể sản xuất hơn 40 triệu liều thuốc mỗi tháng cho người Mỹ mỗi tháng.

Vaccine Moderna có thể sẽ được cấp phép trong vòng bảy đến 10 ngày kể từ ngày Pfizer nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA). Giấy phép toàn bộ và phê duyệt đầy đủ có thể sẽ mất khoảng 3 tháng sau khi đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA). Người đứng đầu chương trình vaccine COVID-19 của Hoa Kỳ, ông Moncef Slaoui, kêu gọi mọi người ghi danh thử nghiệm lâm sàng để có khả năng tiếp cận nhanh hơn với vaccine.

Các viên chức chính phủ và các công ty tư nhân đã sẵn sàng phân phối vaccine, và vaccine của cả hai công ty đều có hiệu quả khoảng 95% trong các thử nghiệm. Phần lớn việc phân phối vaccine thực tế sẽ được giám sát bởi một nhóm do Tổng thống đắc cử Joe Biden, người sẽ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, giám sát. (BBT)

https://www.sbtn.tv/vaccine-covid-19-cua-pfizer-moderna-co-the-san-sang-de-duoc-hoa-ky-cap-phep-trong-vai-tuan/

Pfizer công bố một số phản ứng phụ ghi nhận được của vaccine

Cập nhật phân tích về độ an toàn từ vaccine chống COVID của hãng dược Pfizer trong thử nghiệm quy mô giai đoạn cuối, công ty ngày 17/11 cho biết 3,8% những người tham dự cảm thấy mệt mỏi sau khi được tiêm liều thứ hai.

Công ty cho hay phân tích vừa cập nhật này căn cứ trên 8.000 tham dự viên. Trong lần phân tích trước đây, Pfizer cho biết 3,7% trong số 6.000 tình nguyện viên có biểu hiện mệt mỏi.

Pfizer cũng nói thêm rằng một phản ứng phụ khác là ít nhất là 2% những người tham dự cảm thấy nhức đầu sau khi nhận mũi tiêm thứ nhì.

https://www.voatiengviet.com/a/pfizer-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-ph%E1%BB%A5-ghi-nh%E1%BA%ADn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-c%E1%BB%A7a-vaccine-/5667994.html

Virus corona: Hoa Kỳ vượt ngưỡng 250.000 người thiệt mạng

Thụy My

Đại dịch tiếp tục hoành hành tại Hoa Kỳ, mỗi ngày lại có thêm khoảng 150.000 ca nhiễm mới, cao nhất kể từ khi con virus corona xâm nhập vào nước Mỹ. Đến hôm nay 19/11/2020, số người thiệt mạng vì Covid đã vượt ngưỡng 250.000, và số bệnh nhân nhập viện cũng đạt kỷ lục.

Thị trưởng Chicago, thành phố lớn thứ ba ở Mỹ, kêu gọi cư dân không ra đường, trừ phi có việc cần thiết, bang New York đóng cửa trường học và buộc các quán bar, nhà hàng phải đóng cửa sớm.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

« Hiện nay tại Hoa Kỳ có 76.000 người đang nằm viện vì Covid-19, mức cao chưa từng thấy từ trước đến nay. Những bang mà đại dịch tăng nhanh chóng nhất là Bắc và Nam Dakota, Iowa, cả ba đều do Cộng Hòa nắm. Thống đốc Iowa lâu nay vẫn chống lại việc mang khẩu trang, nay đành buộc áp dụng biện pháp. Tương tự, giới chức Cộng Hòa ở Bắc Dakota và Utah cũng đã ra chỉ thị về việc đeo khẩu trang, sau nhiều tháng phản đối.

Phải nói rằng tỉ lệ dương tính đã vượt quá 50% tại một số nơi thuộc các bang này. Phe Dân Chủ có cách xử lý mạnh mẽ hơn : thị trưởng New York thông báo đóng cửa các trường công lập của thành phố, sau khi tỉ lệ dương tính lại vượt quá 3%. Tổng thống tân cử Joe Biden hôm qua đã gặp gỡ các đại diện nhân viên y tế, và yêu cầu người Mỹ tránh tụ tập nhân ngày lễ Tạ Ơn vào tuần tới. Tổng thống Donald Trump không bình luận về các con số thảm họa trên, mà tập trung vào việc khiếu nại kết quả bầu cử ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201119-hoa-ky-250-nghin-chet-do-covid

Thành phố New York sẽ đóng cửa các trường học nhằm ngân chận tự bùng phát của COVID-19

Thị trưởng Bill de Blasio thông báo hôm thứ Tư, rằng các trường học của Thành phố New York sẽ chuyển sang hình thức học từ xa khi thành phố cố gắng ngăn chặn ngày càng nhiều ca nhiễm coronavirus. Việc đóng cửa hệ thống trường học lớn nhất quốc gia đã được dự đoán trong nhiều ngày sau khi thị trưởng Blasio nói với các bậc phụ huynh chuẫn bị các kế hoạch trong trường hợp thành phố quyết định đóng cửa các trường học để học trực tuyến.

Thị trưởng New York cho biết sẽ bắt đầu học từ xa vào ngày thứ Năm. Thị trưởng cho biết thành phố sẽ đóng cửa các lớp học nếu tỷ lệ dương trính trên toàn thành phố, hoặc tỷ lệ phần trăm các xét nghiệm Covid-19 cho kết qua dương tính, đạt mức trung bình là 3%. Và tỷ lệ này đã chạm vào ngày thứ Tư.

Trong một điện đàm với các phóng viên vào chiều thứ Sáu tuần trước, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết thành phố có quyền đóng cửa các trường học nếu các viên chức địa phương cho rằng điều đó là phù hợp. Thị trưởng de Blasio đã buộc phải trì hoãn việc bắt đầu học trực tiếp hai lần vào mùa thu  sau khi các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn phản đối việc thiếu các biện pháp y tế để bảo vệ giáo viên, học sinh và nhân viên khỏi  coronavirus.

Các trường học sẽ đóng cửa lớp học mặc dù khi việc ăn uống trong nhà tại các nhà hàng và phòng tập thể dục của thành phố, nơi các chuyên gia cho rằng có nguy cơ lây lan virus cao, vẫn mở cửa với công suất giảm. Ông De Blasio nói rằng thành phố sẽ cố gắng mở cửa an toàn trở lại các trường học càng sớm càng tốt nếu tình trạng lây nhiễm giãm. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thanh-pho-new-york-se-dong-cua-cac-truong-hoc-nham-ngan-chan-su-bung-phat-cua-covid-19/

Quận Los Angeles tăng cường biện pháp hạn chế do số ca nhiễm tăng mạnh

Hôm thứ Ba (17/11), các viên chức quận Los Angeles cho biết sẽ thắt chặt các biện pháp hạn chế đại dịch do số ca nhiễm COVID-19 đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 11. B

ắt đầu từ ngày thứ Sáu (20/11), các nhà hàng, nhà máy bia, nhà máy rượu vang, quán bar và tất cả các cơ sở bán lẻ không thiết yếu khác sẽ phải đóng cửa từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng. Ngoài ra, các doanh nghiệp không thiết yếu được phép hoạt động trong nhà, bao gồm cửa hàng bán lẻ, văn phòng và dịch vụ chăm sóc cá nhân sẽ bị giới hạn sức chứa xuống còn 25%.

Trong khi đó, các nhà hàng ngoài trời, nhà máy bia, nhà máy rượu, phòng đánh bài, sân gôn mini ngoài trời và các dịch vụ khác sẽ bị giới hạn 50% sức chứa. Các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc cá nhân chỉ được phục vụ các khách hàng đang đeo khẩu trang theo lịch hẹn. Các dịch vụ cần tháo khẩu trang như chăm sóc da mặt và cạo râu sẽ bị cấm.

Các viên chức cho biết khắp Quận Los Angeles, số ca nhiễm COVID-19 đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu tháng 11 và số ca nhập viện trung bình mỗi ngày đã tăng từ khoảng 900 ca lên hơn 1,000 ca.

Các hạn chế mới được đưa ra sau khi Thống đốc Gavin Newsom thông báo hôm thứ Hai (16/11) rằng 30 quận ở California sẽ tái thiết lập mức hạn chế cao nhất trong kế hoạch mở cửa trở lại của tiểu bang, sau khi số ca nhiễm coronavirus mới mỗi ngày tăng gấp đôi trong 10 ngày qua. Luật chỉ cho phép tụ tập đông người ở ngoài trời với tối đa 15 người và không quá 3 gia đình. (BBT)

https://www.sbtn.tv/quan-los-angeles-tang-cuong-bien-phap-han-che-do-so-ca-nhiem-tang-manh/

Quận Cam cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 tại nhà cho cư dân Santa Ana, Anaheim trong bối cảnh số ca nhiễm tăng đột biến

Vào thứ ba (ngày 17 tháng 11), các viên chức y tế Quận Cam cho biết trong một nỗ lực để tăng khả năng tiếp cận của người dân với xét nghiệm COVID-19 và giúp kiềm chế số ca nhiễm ngày càng tăng, quận sẽ sớm cung cấp các bộ dụng cụ xét nghiệm nước bọt tại nhà cho người dân ở hai thành phố Santa Ana và Anaheim.

Vào tuần tới, các phòng khám cộng đồng ở hai thành phố này, vốn đã chứng kiến một số lượng lớn ca nhiễm coronavirus, sẽ cung cấp 11,000 bộ xét nghiệm COVID-19 trong nhà cho người dân. Mặc dù

11,000 bộ dụng cụ xét nghiệm đầu tiên chỉ dành riêng cho người dân ở thành phố Santa Ana và Anaheim, các viên chức cho biết 500,000 bộ dụng cụ khác sẽ được cung cấp cho tất cả cư dân Quận Cam vào tháng Mười Hai. Bộ xét nghiệm chỉ thu thập nước bọt và không yêu cầu người dân thử mũi. Đối với những người không thoải mái khi ra ngoài, các bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà cũng có thể được gửi qua đường bưu điện.

Theo Bác sĩ Clayton Chau, nếu mẫu vật được gửi qua đường bưu điện trước 1:30 chiều, kết quả xét nghiệm sẽ được đưa ra trong vòng 24 giờ. Khi Lễ Tạ ơn và các ngày lễ khác đang nhanh chóng đến gần, các viên chức quận cho biết người dân được khuyến khích xét nghiệm COVID-19.

Tính đến thứ Ba, quận đã báo cáo 65,957 trường hợp nhiễm COVID-19 và 1,526 trường hợp tử vong. Hiện tại, Quận Cam đang ở mức báo động màu tím, đồng nghĩa với việc các khu vực sau đây chỉ được phép hoạt động ngoài trời cho đến khi có thông báo mới: nhà hàng, nơi thờ cúng, phòng tập thể dục và trung tâm thể dục, phòng đánh bài,  trung tâm giải trí gia đình, rạp chiếu phim, viện bảo tàng, sở thú, hồ cá, sân chơi cho trẻ em và nhà máy rượu.

Tất cả hoạt động trong nhà và ngoài trời đều được yêu cầu duy trì các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, bao gồm khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang và sát khuẩn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/quan-cam-cung-cap-bo-dung-cu-xet-nghiem-covid-19-t19-o/

Tiểu thương Việt ở California lao đao vì Covid

Sau ba lần đóng cửa chống sự lây lan của virus corona, các chủ kinh doanh nhỏ gốc Việt ở tiểu bang California tỏ thái độ bất tuân và cho biết ‘họ không còn sợ Covid nữa’ mà giờ đây điều họ sợ hơn hết là ‘không làm ăn kiếm tiền được’, theo tìm hiểu của VOA.

Hồi tuần trước, California đã trở thành tiểu bang thứ hai ở Mỹ sau Texas vượt qua mốc một triệu ca nhiễm virus corona. Trước đó, vào mùa hè, dịch bệnh gia tăng đột biến khiến tiểu bang này một lần nữa ra lệnh đóng cửa các cơ sở không thiết yếu. Tuy nhiên, khi tình hình cải thiện sau đó thì các quận hạt đã dần chuyển sang hoạt động bình thường trở lại.

Giới chức y tế tiểu bang cho biết cả số nhập viện và số bệnh nhân vào phòng chăm sóc đặc biệt vì Covid-19 đều gia tăng. Thống đốc Gavin Newsom tuyên bố sẽ ‘phanh khẩn cấp’ việc tái mở cửa nền kinh tế để chống dịch.

“California đang chứng kiến sự gia tăng nhanh nhất các ca nhiễm mà chúng tôi từng thấy – nhanh hơn những gì chúng ta đã trải qua vào giai đoạn đầu dịch hay thậm chí hơn cả mùa hè vừa qua,” ông Newsom cho biết trong một thông cáo báo chí.

Theo ông Newsom tại một cuộc họp báo hôm 16/11, số ca nhiễm hàng ngày đã tăng gấp đôi trong 10 hôm trước đó. Tuần đầu tiên của tháng 11 đã chứng kiến số ca nhiễm mới tăng 51%, cũng theo ông Newsom.

Ông Newsom cho biết giới chức tiểu bang đang cân nhắc áp dụng lệnh giới nghiêm, nhưng còn phải nghiên cứu tình hình của một số nước đang áp dụng biện pháp tương tự để xem hiệu quả đến đâu.

‘Cần phải kiếm sống’

Bà Võ Thị Thái Nhã, chủ tiệm làm móng Number One ở thành phố Fountain Valley, quận Cam, nói với VOA là theo lệnh mới thì tiệm của bà chỉ được hoạt động ở mức 25% công suất.

Tuy nhiên, bà cho biết giới hạn này ‘không ảnh hưởng gì hết đến tiệm của bà’ vì từ đầu mùa dịch đến nay, tiệm bà đã giảm số thợ làm việc xuống còn phân nửa và đa phần là tiếp khách đặt hẹn trước.

Do đó, bà cho biết tiệm làm móng của bà vẫn hoạt động bình thường mà nếu giới chức có xuống kiểm tra phát hiện có vi phạm thì ‘họ cũng không phạt mà sẽ cảnh báo trước’.

“Họ có xuống thì cũng chỉ cảnh cáo mình thôi vì đâu có ăn cướp gì của người ta đâu. Cùng lắm thì mình nói với họ là mình không có tiền nên phải đi làm,” bà nói.

Bà nói nếu lần này mà giới chức tiểu bang bắt bà phải đóng cửa tiệm để chống dịch thì bà ‘sẽ bất tuân’.

“Nếu nghỉ thì tiền đâu tôi sống? Bao nhiêu thứ tiền đều nhờ vào tiệm này,” bà phân trần và cho biết trong lần phong tỏa đầu tiên hồi mùa xuân, bà chỉ đóng cửa tiệm có một tuần rồi ra làm lại.

Lúc đó, giới chức thành phố có xuống làm việc, bà Nhã cho biết, và sau đó bà ‘phải kéo khách về nhà làm’. “Nhờ vậy mà tôi có được một số khách, chứ đóng cửa đến giờ thì chết luôn,” bà nói.

‘Hết sợ rồi’

Cho đến đợt phong tỏa thứ hai vào mùa hè, bà Nhã ‘vẫn mở tiệm vì hết sợ rồi’. “Xung quanh có người chết vì dịch ở đâu không biết, chứ mình đóng cửa thì mình chết chứ ai lo cho mình,” bà nói và ví von là giờ đây bà ‘đã lì rồi’.

“Kinh tế chết tới nơi mà suốt ngày Covid hoài,” bà nói lý do vì sao bà không ủng hộ lệnh đóng cửa chống dịch của chính quyền tiểu bang.

“Vụ này cứ đóng mở, đóng mở hoài. Lúc đầu người ta còn hoang mang. Bây giờ gần 1 năm trôi qua, nếu như cứ đóng cửa theo lệnh chính quyền thì người ta lấy gì sống?” bà Nhã bức xúc.

“Ngày nào tôi cũng sinh hoạt ngoài đường, ngày nào cũng phục vụ khách, ngày nào cũng tụ tập gặp bạn bè mà trong những người tôi biết chẳng có ai bị hết,” bà cho biết và cáo buộc con số lây nhiễm và tử vong ‘đã bị thổi phồng’.

“Bệnh dịch cũng có chứ không phải không, nhưng không phải nhiều như vậy,” bà nhận định. “Tại sao ông Tổng thống Trump hơn 70 tuổi ổng nhập viện rồi ổng lại ra?”

https://www.voatiengviet.com/a/ti%E1%BB%83u-th%C6%B0%C6%A1ng-vi%E1%BB%87t-%E1%BB%9F-california-lao-%C4%91ao-v%C3%AC-covid/5668397.html

Bầu cử Mỹ: Biden lập kỷ lục với gần 80 triệu phiếu phổ thông

Thu Hằng

Ông Joe Biden đã lập kỷ lục về số phiếu bầu phổ thông cho một ứng viên tổng thống Mỹ với gần 80 triệu, trên tổng số 155 triệu phiếu đã được kiểm. Cuộc bầu cử 2020 cũng lập kỷ lục về tỉ lệ cử tri đi bầu, với 65%, mức cao nhất từ năm 1908, theo thống kê của AP và US Elections Project.

Ông Donald Trump cũng đạt kỷ lục về số phiếu phổ thông thu được cho một tổng thống hiện thất cử, dù chủ nhân Nhà Trắng tiếp tục khẳng định « chiến thắng ». Khoảng một nửa cử tri đảng Cộng Hòa cho rằng tổng thống Trump « đã thắng theo đúng nghĩa », theo cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos đăng ngày 18/11, nhưng chiến thắng của ông bị « đánh cắp » vì gian lận trên diện rộng. Đội ngũ cố vấn của ông đã tiến hành nhiều thủ tục pháp lý, trong đó có việc tổ chức kiểm lại phiếu ở một số bang như Georgia, Wisconsin.

Tuy nhiên, theo nhiều quan chức được Reuters trích dẫn, hai bang Georgia và Wisconsin sẽ không thay đổi kết quả bỏ phiếu, tức là Donald Trump vẫn thua. Ngày 18/11, các nhà phụ trách bầu cử ở bang Georgia cho biết việc kiểm lại phiếu sắp hoàn tất và có lẽ sẽ không thay đổi chiến thắng của ông Joe Biden tại bang này. Dù chưa tính số đại cử tri của Georgia, ông Joe Biden hiện có 306 đại cử tri, tổng thống đương nhiệm Donald Trump có 232 đại cử tri.

Liên quan đến kết quả ở bang Pennsylvania, ngày 18/11, ban vận động tranh cử của tổng thống Trump đã yêu cầu thẩm phán Matthew Brann của tòa án liên bang Pennsylvania ra lệnh « kết quả bầu cử tổng thống 2020 là sai lệch và tính đến việc Nghị Viện Pennsylvania chọn các đại cử tri của Pennsylvania ». Đây là một biện pháp trong chiến lược phản đối kết quả ở bang này.

Còn tại bang Arizona, thành trì trong suốt 25 năm của đảng Cộng Hòa vừa ngả sang Dân Chủ, một nữ thư ký của bang, kiêm phụ trách bầu cử, cho biết gia đình bà, cũng như nhiều công chức khác, bị những người ủng hộ tổng thống Trump đe dọa do không chấp nhận kết quả bầu cử.

Bà Nancy Pelosi được bầu lại làm chủ tịch Hạ Viện Mỹ

Song song với bầu cử tổng thống, Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ cũng bầu lại một số đại biểu. Đảng Dân Chủ tiếp tục chiếm đa số ở Hạ Viện và bà Nancy Pelosi được bầu lại làm chủ tịch cho đến năm 2022.

Thông tín viên RFI Eric de Salve tại San Francisco phác họa chân dung chủ tịch Hạ Viện :

« Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống Trump, bà Pelosi đại diện cho phe đối lập Dân Chủ, một trong những người hiếm hoi trực tiếp đối đầu với chủ nhân Nhà Trắng và trên tuyến đầu trong suốt quá trình xem xét phế truất tổng thống. Lịch sử hẳn sẽ còn lưu lại hình ảnh bà Nancy Pelosi xé bản Thông điệp Liên bang ngay sau phát biểu của tổng thống Donald Trump trước sự kinh ngạc của các nghị sĩ lưỡng viện.

Thứ Tư 18/11, thông qua cầu truyền hình vì lý do đại dịch, các dân biểu đảng Dân Chủ đã bầu bà Nancy Pelosi đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ hai năm nữa. Người phụ nữ có thế lực nhất Washington tiếp tục giữ chức chủ tịch Hạ Viện mà bà nắm giữ từ khi đảng Dân Chủ giành được chiến thắng sau cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018.

Bà không có đối thủ cạnh tranh đáng gờm, cho dù có nhiều tiếng nói thuộc cánh tả trong đảng Dân Chủ để nghị thay đổi như năm 2018. Bà Nancy Pelosi vừa mừng sinh nhật 80 tuổi và bà là người đứng đầu nhóm nghị sĩ Dân Chủ tại Hạ Viện từ năm 2002. Bà là dân biểu đại diện cho hạt 12 của bang California, hạt San Francisco, từ năm 1987.

Trong buổi họp báo, bà ngụ ý đây có lẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của bà, một nhiệm kỳ mà đa số Dân Chủ bị mất đi ít nhất 10 ghế sau cuộc bỏ phiếu bầu lại 435 ghế ở Hạ Viện cùng lúc với kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Kết quả bầu cử đã không mang lại làn sóng xanh như cánh tả Mỹ kỳ vọng ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201119-biden-tong-thong-80-trieu-phieu

Nhóm chuyển tiếp Biden muốn thắt chặt nghiên cứu khoa học với Trung Quốc

Thiện Phong

Cuộc bầu cử năm nay vẫn chưa ngã ngũ, liệu Joe Biden có thể bước chân vào Nhà Trắng trước các cáo buộc gian lận hay không vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, ông Biden đang rất nóng lòng muốn thành lập một nhóm chuyển tiếp quyền lực tổng thống, ông còn nói rằng sẽ hợp tác chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Sound of Hope.

Mahlet Mesfin, thành viên thẩm tra nhóm chuyển tiếp của ông Biden, gần đây đã kêu gọi tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bao gồm trong lĩnh vực “chỉnh sửa gen”, nhằm đối phó với virus viêm phổi Vũ Hán.

Mahlet Mesfin, từng làm việc tại Phòng an ninh quốc gia và các Vấn đề Quốc tế trực thuộc Văn phòng Chính sách Khoa học & Công nghệ dưới thời chính quyền Obama. Mesfin hiện đang tham gia nhóm chuyển tiếp của Joe Biden, dẫn đầu một nhóm thẩm tra của Cục Nghệ thuật Nhân văn. Đồng thời, Mesfin cũng là một giáo viên thỉnh giảng tại Trung tâm Ngoại giao Toàn cầu Biden tại Đại học Pennsylvania.

Ngày 18/10, Mahlet Mesfin đã có bài đăng trên trang The Hill với tựa đề “Giải Nobel cho thấy vì sao Trung Quốc và Hoa Kỳ cần hợp tác trong lĩnh vực chỉnh sửa gen”. Trong bài luận, bà ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Mỹ. Bài báo này trọng điểm tập trung vào phản ứng của giới khoa học đối với Covid-19, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Mahlet Mesfin, không những không lên án ĐCSTQ đã phát tán virus ra toàn thế giới, ngược lại bà còn đổ lỗi cho “quan hệ song phương căng thẳng” là “việc chính trị hóa nguồn gốc và sự lây nhiễm của Covid-19” của chính quyền đương nhiệm. Bà than thở rằng những điều này đang “làm suy yếu triển vọng hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu y học”, bất chấp việc ĐCSTQ đã và đang đánh cắp một cách có hệ thống các bí mật khoa học, tài sản trí tuệ và dụ dỗ các nhà nghiên cứu của Mỹ.

Theo miêu tả của các quan chức Mỹ, ĐCSTQ đã “đánh cắp hàng loạt công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ” để “nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế của mình nhằm chiếm lĩnh vị trí thống trị trong lĩnh vực khoa học & công nghệ toàn cầu”. Mesfin đã phản ứng trước các quan điểm này trong một bài viết có tiêu đề “Cần cả thế giới để chấm dứt đại dịch” đăng trên tạp chí Foreign Affairs, trong đó tập trung vào việc thắt chặt mối quan hệ hợp tác Trung-Mỹ.

Mesfin cũng khen ngợi ĐCSTQ sáng suốt trong phương diện kiểm soát dịch bệnh tại đại lục, khi nói rằng “một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố lên mạng trình tự gien của loại virus corona chủng mới vào tháng 12, và những dữ liệu này đã cho phép giới khoa học quốc tế bắt đầu phát triển các xét nghiệm, chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị”. Nhưng trên thực tế, ngay cả vào thời điểm cuối tháng 12, các quan chức ĐCSTQ vẫn bịt miệng và đe dọa các bác sĩ đang cố gắng cảnh báo sớm cho công chúng về căn bệnh này, mà bác sĩ Lý Văn Lượng là một ví dụ.

Bà cũng than thở rằng “bệnh dịch đang xảy ra vào một thời điểm mà, chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên thế giới”, đồng thời chỉ ra “sự cô lập và bài ngoại có thể cản trở việc ứng phó hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng toàn cầu này”.

Không những vậy, bà còn một lần nữa phản đối “những lo ngại của Mỹ về hoạt động gián điệp và chuyển giao công nghệ của ĐCSTQ”, khi cho rằng điều này “đã kìm hãm sự hợp tác khoa học giữa Trung Quốc và Mỹ”. Bà khẳng định việc hợp tác khoa học chuyên sâu giữa Mỹ và Trung Quốc  đang bị hạn chế. Lấy ví dụ, Văn phòng chính sách khoa học và Công nghệ (OSTP) của Nhà Trắng không bao hàm các quan chức ĐCSTQ trong danh sách thảo luận với các đối tác nước ngoài.

Bởi vậy, không có gì lạ khi Mesfin đã có các bài phát biểu tại Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung năm 2015 và Hội nghị Chuyên đề Nghiên cứu Penn China 2020, trong đó bà yêu cầu hội đồng ủng hộ mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Những sự kiện này tại Đại học Pennsylvania đã thu hút sự tham gia của những quan chức cấp cao của Trung Quốc, bao gồm Hoàng Bình, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York.  Hoàng Bình cũng đã có bài diễn văn khai mạc cuộc họp.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhom-chuyen-tiep-biden-muon-that-chat-nghien-cuu-khoa-hoc-voi-trung-quoc.html

Nghe chia sẻ về Covid, xúc động, mắt ông Biden ngấn nước

Lục Du

Ông Biden đã tỏ ra rất xúc động và lấy khăn chấm nước mắt trong khi nghe một y tá kể về những gì bà đang phải đối mặt với đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo Business Insider.

Bà Mary Turner, chủ tịch Liên đoàn Điều dưỡng Quốc gia tại bang Minnesota, đã khóc khi kể về việc điều trị cho các bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán tại khoa ICU (chăm sóc đặc biệt) của bệnh viện nơi bà làm việc.

Lắng nghe câu chuyện của bà Turner, ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ đã tỏ ra xúc động, mắt đẫm lệ và ông đã phải dùng tới khăn chấm để ngăn dòng nước mắt trực trào ra.

“Em làm tôi xúc động”, ông Biden nói. “Bất kỳ ai từng trải qua thời gian khó khăn trong ICU, như tôi đã trải qua suốt nhiều tháng, đều chứng kiến trạng thái tinh thần rất căng thẳng của các y tá ở đó”.

“Không có gì đủ để ca ngợi các bạn”, ông Biden nói. “Chúng tôi phải bảo vệ các bạn. Chúng tôi phải trả lương cho các bạn. Các bạn xứng đáng có người lãnh đạo lắng nghe mình”.

Ông Biden tự nhận mình là tín hữu Công giáo, một tôn giáo cấm tuyệt đối sát sinh. Tuy nhiên ông được cho là người ủng hộ nhiệt thành việc phá thai, và nếu đắc cử tổng thống thì sẽ hủy các chính sách bảo vệ sự sống thai nhỉ của Tổng thống Trump. Điều này khiến người ta băn khoăn không rõ rằng một người không quý tiếc sự sống như ông thì liệu có thật sự xúc động trước những hoàn cảnh éo le?!.

Joe Biden đang có hàng loạt hoạt động như thể ông đã đắc cử Tổng thống Mỹ, mặc dù chưa có cơ quan hữu trách nào xác nhận ông thắng cử ngoài các hãng truyền thông cánh tả. Bên cạnh đó, ông Biden và đảng Dân chủ đang phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc gian lận phiếu bầu trong cuộc bầu cử vẫn đang tiếp diễn, và có khả năng phải chờ sự phân sử thắng bại của Tối cao Pháp viện hoặc thậm chí là Hạ viện Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nghe-chia-se-ve-covid-xuc-dong-mat-ong-biden-ngan-nuoc.html

Bầu cử Mỹ: Biden giành gần 80 triệu phiếu trong chiến thắng lịch sử

Tổng thống đắc cử Joe Biden giành được gần 80 triệu phiếu cử tri, một con số kỷ lục giữa lúc cuộc kiểm phiếu vẫn tiếp tục tại một số thành trì của đảng Dân chủ, trong cuộc bầu cử 2020 có tỷ lệ cử tri đi bầu cao kỷ lục.

Ông Biden đã đạt một kỷ lục mới về số phiếu cao nhất dành cho một ứng cử viên Tổng thống đắc cử, trong khi Tổng thống Trump cũng đạt kỷ lục về số phiếu cao nhất đối với một ứng cử viên thất cử.

Với hơn 155 triệu phiếu cử tri đã kiểm trong khi hai bang California và New York vẫn đang đếm phiếu, số người đi bầu hiện ở mức 65% so với tổng số cử tri hội đủ điều kiện, con số cao nhất tính từ năm 1908, dựa trên những dữ liệu của hãng tin AP và Dự án Bầu cử Hoa Kỳ.

Giữa lúc số phiếu bầu cho ông Biden tiếp tục tăng, và ông Biden dẫn đầu về số phiếu phổ thông với khoảng cách gần 6 triệu phiếu, thì Tổng thống Trump vẫn nói không đúng sự thực rằng thực ra ông ấy mới là người đã thắng trong cuộc bầu cử, đồng thời, chiến dịch vận động và những người ủng hộ ông vẫn leo thang cuộc chiến pháp lý khó khăn để ngăn chặn hoặc dời lại ngày xác nhận kết quả bầu cử.

“Đó chỉ là những sự gây nhiễu mà thôi, với những gì ông Trump tự dựng lên và tự phá”, ông Douglas Brinkley, một sử gia thuộc đại học Rice nói. “Một khi những nhiễu loạn đó biến mất, thì mọi sự sẽ rõ ràng là ông Biden đã giành được thắng lợi một cách rất thuyết phục”.

Về số phiếu đại cử tri, ông Biden hiện dẫn đầu với 290 so với 232 phiếu. Con số này chưa bao gồm các phiếu đại cử tri ở Georgia, nơi ông Biden dẫn trước ông Trump 0,3% trong cuộc tái kiểm phiếu đang được tiến hành. Nếu ông Biden thắng tại Georgia sau khi việc đếm phiếu lại hoàn tất, thì ông sẽ giành được 306 phiếu, so với 232 phiếu dành cho ông Trump, y như kết quả mà ông Trump đạt đuợc trong cuộc bầu cử năm 2016. Lúc đó, ông Trump mô tả đây là một “chiến thắng áp đảo”.

Ông Trump đắc cử năm 2016 với chênh lệch là 77.000 phiếu ở 3 bang chiến địa, trong khi số phiếu chênh lệch nghiêng về ông Biden năm nay tại 3 bang chiến trường Arizona, Georgia và Wisconsin hơi thấp hơn – khoảng 45.000 phiếu.

Tuy vậy, theo một chuyên gia về bầu cử, Giáo sư Rick Hasen thuộc Đại học Irvine, thì kết quả này vẫn có tính cách quyết định theo tiêu chuẩn của luật bầu cử.

“Tuy số phiếu dẫn trước của ông Biden tại các bang như Arizona và Wisconsin không cao lắm – giữa 12.000 tới 20.000 phiếu, song những khoảng cách như vậy không nhỏ đến mức khả dĩ có thể lật ngược thế cờ bằng cách kiểm phiếu lại hoặc kiện tụng.”

Năm 2000, cuộc tái kiểm phiếu ở bang Florida và cuộc chiến pháp lý để giành Tòa Bạch Ốc được xúc tiến khi số phiếu khác biệt chỉ có 537 phiếu.

Ông Timothy Naftali, một sử gia chuyên về các đời tổng thống thuộc Đại học New York, so sánh số phiếu phổ thông đang tăng của ông Biden với số phiếu của tất cả các ứng viên tổng thống Mỹ đắc cử từ năm 1960. Ông kết luận chiến thắng của ông Biden nằm ngay chính giữa: thấp hơn so với chiến thắng áp đảo của ông Obama năm 2008 cũng như chiến thắng của Tổng thống Ronald Reagan năm 1984, nhưng cao hơn so với chiến thắng của ông Trump năm 2016, hoặc cả hai lần đắc cử của ông George W. Bush.

Tuy vậy, ông Trump và các đồng minh của ông tiếp tục tìm cách cản trở việc xác nhận kết quả bầu cử, trong một nỗ lực khó thành công để gạt quyền của các tiểu bang được chọn các đại cử tri bầu cho ông Biden.

https://www.voatiengviet.com/a/bau-cu-my-biden-gianh-gan-80-trieu-phieu-trong-chien-thang-lich-su/5668948.html

Bầu cử Mỹ: Chiến dịch Trump muốn đếm lại phiếu ở hai quận của Wisconsin

Tổng thống Donald Trump sẽ đòi đếm lại một phần số phiếu ở tiểu bang Wisconsin, nơi mà đối thủ của ông, Joe Biden, dự kiến sẽ dẫn đầu được 20.000 phiếu.

Vài giờ trước hạn chót hôm thứ Tư, chiến dịch tranh cử của Trump nói họ muốn kiểm phiếu lại ở các quận Milwaukee và Dane, với cáo buộc là có sự bất thường.

Ông Trump đưa ra những tuyên bố gian lận bầu cử không có cơ sở, và từ chối bắt đầu chuyển giao quyền lực.

Ông Biden nói rằng việc trì hoãn quá trình chuyển đổi sẽ làm tổn hại đến việc xử lý đại dịch của Hoa Kỳ.

Chiến dịch tranh cử của Trump nộp một loạt đơn kiện tranh chấp kết quả ở các tiểu bang quan trọng, mặc dù các quan chức bầu cử nói rằng không có bằng chứng về những bất thường trên diện rộng.

Theo một cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos, mặc dù thiếu bằng chứng, nhưng đến một nửa số cử tri Đảng Cộng hòa tin vào tuyên bố của tổng thống rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận, bất lợi cho ông.

Tổng thống đắc cử Biden, một đảng viên Dân chủ, được dự đoán sẽ dẫn đầu số phiếu phổ thông với hơn 5,6 triệu – 3,6 % nhiều hơn tổng thống Donald Trump. Trong hệ thống cử tri đoàn quyết định nhiệm kỳ tổng thống của Hoa Kỳ, ông Biden đoạt được 306 phiếu so với 232 phiếu của ông Trump.

Bầu cử Mỹ: Đa số dân biểu gốc Việt đắc cử là đảng viên Dân chủ

TT Trump sa thải giám đốc An ninh mạng vì nói nghịch ý ông

Facebook xóa các bài đăng kỳ thị chủng tộc về Kamala Harris

Bầu cử Mỹ: Máy không xóa hàng triệu phiếu bỏ cho Trump

Tổng thống sẽ phải lật ngược kết quả ở ít nhất ba tiểu bang thì mới có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, điều mà các nhà phân tích cho là chưa từng có.

Một cuộc kiểm phiếu lại bằng tay đã diễn ra ở tiểu bang Georgia, nơi ông Biden dẫn trước 14.000 phiếu. Kết quả dự kiến sẽ được công bố hôm thứ Năm.

Điều gì đang xảy ra ở Wisconsin?

Theo luật tiểu bang Wisconsin, ông Trump có quyền yêu cầu kiểm phiếu lại, vì tỷ lệ thắng của ông Biden thấp hơn 1% nhưng lớn hơn 0,25%. Tuy nhiên, chiến dịch của ông trước tiên phải trang trải các chi phí của việc đếm lại phiếu.

Các quan chức tiểu bang nói hôm thứ Tư rằng họ đã nhận được 3 triệu đôla từ chiến dịch tranh cử của Trump để trả chi phí cho cuộc kiểm phiếu lại, dự kiến ​​sẽ mất khoảng hai tuần.

Ủy ban Bầu cử Wisconsin nói hôm thứ Hai rằng việc kiểm phiếu lại toàn bộ số phiếu sẽ tốn khoảng 7,9 triệu đôla.

Trong yêu cầu kiểm lại một phần số phiếu, chiến dịch tái tranh cử của Trump cáo buộc rằng phiếu vắng mặt – những lá phiếu được gửi qua đường bưu điện – đã bị thay đổi và xử lý không đúng cách, và luật nhận dạng cử tri đã bị vi phạm. Nhưng họ không đưa được ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cho cáo buộc này.

Tổng số phiếu ở Milwaukee và Dane, hai quận có truyền thống nghiêng về đảng Dân chủ, đại diện cho hơn một phần ba số phiếu bầu ở Wisconsin của ông Biden, theo Milwaukee Journal Sentinel. Ở Milwaukee, ông Biden giành được 317.270 phiếu so với 134.357 phiếu của ông Trump, trong khi Dane, số phiếu ủng hộ ông Biden là 260.185 so với 78.800 ủng hộ ông Trump.

Đếm phiếu lại nuôi hy vọng cho giới ủng hộ Trump

Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ

Luật sư của chiến dịch tranh cử Trump có thời hạn một ngày để nộp đơn yêu cầu tái kiểm phiếu ở Wisconsin – và đã tận dụng lợi thế đó. Tuy nhiên, họ chỉ muốn đếm lại phiếu ở hai quận ủng hộ đảng Dân chủ, nằm xung quanh thị trấn đại học Madison và thành phố lớn Milwaukee.

Điều đó cho thấy mục đích thực sự đằng sau động thái này không phải là đi đến một thống kê chính xác cho số phiếu, mà là để tìm ra những gì họ cáo buộc là gian lận cử tri ở các khu vực do đảng Dân chủ thống trị.

Bốn năm trước, một cuộc đếm phiếu lại trên toàn tiểu bang do Đảng Xanh tài trợ đã dẫn đến sự thay đổi của chỉ vài trăm phiếu. Trong tình trạng Trump đang thua Biden hơn 20,000 phiếu tại Wisconsin, bất kỳ cuộc kiểm phiếu lại nào – một phần hoặc toàn phần – dường như là chắc chắn sẽ mang lại kết quả là Joe Biden vẫn dẫn đầu.

Tuy nhiên, yêu cầu đếm phiếu của Trump cho phép chiến dịch tranh cử của ông tiếp tục khẳng định rằng họ đang làm mọi thứ có thể, để thách thức kết quả bầu cử, duy trì hy vọng của những người ủng hộ trung thành của Trump trên toàn quốc.

Tuy nhiên, thời gian đang lừng lững trôi. Trong vài tuần tới, trừ khi có cơ may đảo ngược kết quả đáng kinh ngạc, các tiểu bang sẽ chứng nhận kết quả. Quá trình dẫn đến lễ nhậm chức của Biden vào tháng Giêng sẽ tiếp tục, cho dù tổng thống có thừa nhận ông bị thua hay không.

Động thái mới nhất ở Wisconsin diễn ra một ngày sau khi ông Trump sa thải một quan chức an ninh mạng hàng đầu, người đã mâu thuẫn với tuyên bố của ông về gian lận cử tri.

Tổng thống Trump cho biết ông đã “chấm dứt” vị trí của Giám đốc Cơ quan An ninh mạng (Cisa) Chris Krebs vì nhận xét “rất không chính xác” của ông này về tính chính xác của phiếu bầu.

Ông được cho là đã gây ra sự không hài lòng của Nhà Trắng về một trang web Cisa có tên là Kiểm soát Tin đồn, trang này đã vạch trần những thông tin sai lệch về bầu cử, phần lớn trong số đó được chính tổng thống khuếch đại.

Việc ông Trump từ chối thừa nhận thất bại và bắt đầu chuyển giao quyền lực khiến Joe Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ khác tức giận.

Ông Biden cảnh báo rằng nếu không có sự phối hợp trong việc xử lý đợt bùng phát virus corona, “người dân có thể chết” nếu quá trình chuyển đổi không diễn ra suôn sẻ.

Bộ phận chính phủ khởi động quy trình này – Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (GSA), do một người được Trump bổ nhiệm đứng đầu – vẫn chưa công nhận ông Biden và phó tổng thống đắc cử Kamala Harris đã chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.

Những thách thức bầu cử khác của ông Trump

Chiến dịch tranh cử của Trump phải đối mặt với hạn chót ngày 8/12 để giải quyết tất cả các tranh chấp bầu cử. Kết quả chính thức sẽ được xác nhận khi Cử tri đoàn Hoa Kỳ nhóm họp vào ngày 14 tháng 12.

Trong khi đó, các quan chức bầu cử Georgia nói cuộc kiểm phiếu lại toàn tiểu bang được công bố hôm thứ Năm dự kiến ​​sẽ không lật ngược chiến thắng của ông Biden ở tiểu bang, hoặc cung cấp bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cho những tuyên bố gian lận cử tri của ông Trump.

Nhưng cuộc kiểm toán đã phát hiện ra hàng nghìn lá phiếu chưa được cho vào tổng kết trước đây, và người quản lý hệ thống bỏ phiếu của tiểu bang nói sẽ giảm số phiếu dẫn đầu của ông Biden từ 14,156 xuống 12,781.

Một vụ kiện của Trump được đệ trình vào ngày 4/11 đã yêu cầu tạm dừng việc đếm phiếu, cáo buộc là có vấn đề trong việc xử lý lá phiếu, nhưng một thẩm phán đã bác bỏ đơn kiện này ngay ngày hôm sau.

Tại Arizona hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại vụ Katie Hobbs, một đảng viên Đảng Dân chủ, nói bà ngày càng nhận được những lời đe dọa bạo lực, khi bà nói là tổng thống và các thành viên Quốc hội đã truyền bá thông tin sai lệch về kết quả.

Tại Pennsylvania hôm thứ Tư, chiến dịch tranh cử của Trump đã yêu cầu một thẩm phán cho phép họ bỏ lại vào đơn kiện những khiếu nại họ đã rút bỏ hôm Chủ nhật. Họ muốn khôi phục lại tuyên bố rằng các quan sát viên của Đảng Cộng hòa đã bị chặn theo dõi kiểm phiếu một cách bất hợp pháp.

Tại Michigan hôm thứ Ba, các thành viên đảng Cộng hòa trong hội đồng bầu cử lưỡng đảng từ chối chứng nhận chiến thắng của ông Biden ở tiểu bang đó, và chỉ lùi bước sau một cuộc phản đối kịch liệt.

Hai đảng viên Đảng Cộng hòa trong hội đồng bốn thành viên đã phản đối những bất thường nhỏ về bỏ phiếu ở Quận Wayne, quê hương của Detroit.

Nhưng họ đã nhượng bộ sau khi các đảng viên Đảng Dân chủ cáo buộc họ tìm cách bác bỏ quyền bỏ phiếu của các cử tri ở thành phố đa số là người da đen.

Như một thỏa hiệp, hội đồng quản trị đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Bộ trưởng Ngoại vụ đảng Dân chủ của tiểu bang Michigan xúc tiến việc kiểm toán các khu vực pháp lý liên quan.

Trong khi đó, đảng Cộng hòa tại Nevada cùng với chiến dịch tranh cử của Trump đã đệ đơn một vụ kiện khác thách thức chiến thắng của ông Biden ở đó.

Đơn kiện cáo buộc – không có bằng chứng – rằng “gian lận và lạm dụng làm cho các kết quả của cuộc bầu cử Nevada bất hợp pháp”.

Động thái pháp lý mới nhất yêu cầu một thẩm phán tuyên bố ông Trump là “người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Nevada” hoặc, rằng kết quả bị hủy bỏ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54998467

TT Trump tung bằng chứng tố Biden nhận 140.000 phiếu bất thường

Hải Lam

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/11 đăng hình ảnh theo dõi dữ liệu của New York Times, cáo buộc ứng viên Dân chủ Joe Biden nhận 143.379 phiếu bất thường vào lúc gần 4h ngày 4/11 ở Wisconsin.

“Hãy nhìn vào hình ảnh này ở tiểu bang Wisconsin! Một ngày sau cuộc bầu cử, Biden nhận được 143.379 phiếu bầu vào lúc 3h42, khi họ biết ông ấy đã thua đậm. Thật không thể tin được!”, Tổng thống Trump đăng Twitter hôm 18/11 cùng hình ảnh theo dõi dữ liệu của tờ New York Times.

Chuyên gia dữ liệu Justin Hart cũng chia sẻ hình ảnh này trên Twitter. Ông viết: “Kiểm tra hình ảnh này xem! NYTimes ghi lại mọi thay đổi đối với việc kiểm phiếu bầu tổng thống. Chúng tôi tin rằng họ đã nhận được thông tin từ Dominion Clarity”.

“Giờ thì xem điều bất ngờ ở Wisconsin nào, nơi Tổng thống Trump dẫn trước tới 51% suốt đêm 3/11 cho đến khi phiếu ập xuống vào 3h42”, ông Hart chia sẻ trên Twitter.

Mặc dù nhiều hãng truyền thông Mỹ đã tuyên bố Joe Biden thắng cử trong cuộc đùa vào Tòa Bạch Ốc và ông Biden cũng tự nhận điều này, nhưng chiến dịch Tổng thống Trump liên tục cáo buộc có gian lận cử tri trên diện rộng và khẳng định cuộc bầu cử còn lâu mới kết thúc. Đội ngũ của ông Trump đã thúc đẩy nhiều vụ kiện để đảm bảo mọi lá phiếu hợp pháp được tính. Chiến dịch Tổng thống Trump cũng nhiều lần nghi ngờ hệ thống bầu cử Dominion. Hôm 12/11 (theo giờ Việt Nam) Tổng thống Trump cuối hôm 12/11 cáo buộc phần mềm bầu cử Dominion đã xóa đến 2,7 triệu phiếu bầu cho ông trên toàn quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-tung-bang-chung-to-biden-nhan-140-000-phieu-bat-thuong.html

Luật sư TT Trump khẳng định có bằng chứng chắc chắn các quan chức Georgia thông đồng gian lận

Tâm Thanh

Trong tuần này, liên tục các trường hợp đếm thiếu phiếu cho ông Trump được phát hiện ở tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ.

Trước việc Ủy ban Bầu cử của tiểu bang Georgia phủ nhận có gian lận, luật sư của chiến dịch Tổng thống Trump, Lin Wood hôm 18/11 cho biết: “Tôi có bằng chứng không thể chối cãi rằng các quan chức bầu cử địa phương của Georgia đã được tiểu bang hướng dẫn báo cáo tổng số phiếu bầu ban đầu & KHÔNG báo cáo tổng số kiểm phiếu lại là khác [so với trước]. Những người này tham nhũng đến mức cấu thành tội phạm. Họ cố tình gian lận trong một cuộc bầu cử liên bang”.

Thứ Tư tuần trước (11/11), thư ký tiểu bang Georgia, Brad Raffensperger tuyên bố rằng, tiểu bang sẽ kiểm phiếu lại theo cách thủ công tại 159 quận.

Hôm thứ Hai (16/11), chiến dịch của Tổng thống Trump cho hay, cuộc kiểm phiếu lại ở Georgia đã không dựa trên việc xác minh khớp chữ ký của người đi bầu, đó là một trò lừa bịp.

Tổng thống Trump đã tweet: “Tiểu bang Georgia không cho phép chúng tôi kiểm tra xem tất cả các chữ ký quan trọng có khớp nhau hay không. Nếu không có điều này [kiểm tra chữ ký] thì việc kiểm phiếu lại sẽ là vô nghĩa. Hãy hủy bỏ lệnh vi hiến này, ngay lập tức!”

Vào tháng 3 năm nay, ông Brad Raffensperger và ủy ban bầu cử đã ký một thỏa thuận thay đổi thủ tục bỏ phiếu vắng mặt của tiểu bang Georgia. Luật sư Linwood đã đệ đơn kiện ông Raffensperger và các thành viên của ủy ban bầu cử lên Tối cao Pháp viện Atlanta vào thứ Sáu tuần trước (13/11).

Ngoài ra, chiến dịch Tổng thống Trump còn cáo buộc rằng, gia đình của thư ký tiểu bang Georgia bị nghi ngờ nhận tiền hoa hồng từ việc mua hệ thống kiểm phiếu gian lận.

Kể từ thứ Hai tuần này (16/11), tại các quận Fayette, Floyd và Walton của tiểu bang Georgia đều phát hiện thấy nhiều lá phiếu bầu bị “bỏ sót” và những phiếu bầu này phần lớn là cho Tổng thống Trump.

Quận Fayette phát hiện có 2.755 lá phiếu đã được quét vào thẻ lưu trữ nhưng không được tải lên hệ thống. Trong đó, 1.577 phiếu bầu cho Tổng thống Trump và 1.128 phiếu bầu cho ông Biden. Tổng thống Trump đã tăng thêm 449 phiếu so với đối thủ.

Quận Floyd phát hiện ra khoảng 2.600 phiếu bầu không được tính trong buổi kiểm đếm phiếu. Trong đó 1.643 phiếu cho Tổng thống Trump và 865 phiếu cho ông Biden. Tổng thống Trump đã tăng 778 phiếu so với đối thủ.

Sau khi số phiếu còn thiếu ở quận Walton được kiểm, Tổng thống Trump đã có thêm 176 phiếu so với đối thủ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-tt-trump-toi-co-bang-chung-chac-chan-cac-quan-chuc-georgia-thong-dong-gian-lan.html

Thêm quận thứ tư của Georgia bị phát hiện đã ‘đếm nhầm’ gần 10.000 phiếu bầu cho ông Joe Biden

Thiện Phong

Trong quá trình kiểm phiếu thủ công lại ở quận DeKalb, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ, nhân viên giám sát đã phát hiện ra lượng lớn phiếu bầu đã bị “đếm nhầm” từ TT Trump sang cho ông Joe Biden, và đây là trường hợp thứ tư phát hiện đếm sai phiếu bầu ở tiểu bang này, theo Epoch Times.

Ông David Shafer – Chủ tịch Đảng Cộng hòa tiểu bang Georgia ngày 18/11 đã đăng trên Twitter rằng, “Một nhân viên theo dõi phiếu bầu của Đảng Cộng hòa đã phát hiện 9.626 phiếu bầu đã kiểm đếm không chính xác.

Có một lô phiếu bầu bị tính thành 10.707 phiếu bầu cho ông Joe Biden, 13 phiếu cho TT Trump, nhìn từ tiêu chuẩn của quận DeKalb, khoảng chênh lệch này không đáng tin cậy. Tình hình thực tế là 1.081 phiếu cho ông Joe Biden, 13 phiếu cho TT Trump”.

Ông David Shafer, nói trong một tweet khác: “Nếu như lỗi kiểm phiếu này chưa bị phát hiện, chỉ riêng số phiếu của ông Joe Biden trong đợt bỏ phiếu này đã vượt quá tổng số phiếu của TT Trump ở các quận Fayette, Floyd và Walton cộng lại”.

Các quận Fayette, Floyd, Walton hôm thứ Hai và thứ Ba tuần này đã phát hiện có lượng lớn phiếu bầu không được tính, mà phần lớn số phiếu không được tính trên đều là bầu cho TT Trump. Sau khi những sai sót ở ba quận này được cải chính lại, TT Trump đã có thêm hơn 1.400 phiếu bầu.

Đối với lỗi kiểm phiếu mới được phát hiện ở quận DeKalb, ông Shaffer nói rằng nhân viên kiểm phiếu của chính phủ đã hủy bỏ các lá phiếu được kiểm đếm sai. Đội ngũ luật sư của Đảng Cộng hòa đã yêu cầu Tổng chưởng lý tiểu bang Georgia điều tra việc này.

Ông Shaffer còn nhấn mạnh vấn đề: “Chúng tôi bị giới hạn khi mà 10 bàn kiểm phiếu chỉ có duy nhất 1 giám sát viên của Đảng Cộng hòa, hơn nữa các giám sát viên bị buộc phải đứng ở khoảng cách xa bàn kiểm phiếu. Hạn chế bất hợp lý này liệu có dẫn đến kết quả còn có nhiều phiếu bầu bị đếm sai hơn vẫn chưa bị phát hiện hay không”.

Ông Brad Raffensperger – Tổng chưởng lý tiểu bang Georgia ngày 11/11 thông báo rằng tiểu bang sẽ kiểm phiếu lại theo cách thủ công, hạn chót là đến 23 giờ 59 tối thứ Tư (18/11), và thứ Sáu (20/11) sẽ bỏ phiếu quyết định rằng có chứng nhận kết quả tổng tuyển cử năm 2020 của tiểu bang này hay không.

Ban vận động tranh cử của TT Trump nói rằng, nếu không xem xét lại chữ ký của cử tri thì dù có kiểm lại phiếu bầu kết quả cũng không mấy khả thi.

Ngày 17/11, ông Gabriel Sterling, người quản lý phụ trách hệ thống bỏ phiếu của tiểu bang Georgia, nói với giới truyền thông rằng: “Các quan chức tiểu bang Georgia đang điều tra các vấn đề bầu cử ở quận Fulton, quận đông dân nhất của tiểu bang này, bao gồm ‘Sơ hở trong quản lý’ và ‘liên tục làm thất thoát vật chứng…”.

Trước đó đội ngũ của TT Trump đã cáo buộc trường hợp tiểu bang Georgia sử dụng máy bỏ phiếu Dominion tính số phiếu của TT Trump sang ông Joe Biden.

https://www.dkn.tv/the-gioi/them-quan-thu-tu-cua-georgia-bi-phat-hien-da-dem-nham-gan-10-000-phieu-bau-cho-ong-joe-biden.html

Bị bác vụ kiện tại Tòa tối cao Pennsylvania, luật sư TT Trump sẽ kháng cáo lên Tối cao Pháp viện

Tâm Thanh

Tối cao Pháp viện của tiểu bang Pennsylvania hôm thứ Ba (17/11) đã bác bỏ vụ kiện của đội vận động tranh cử của Tổng thống Trump liên quan đến những người giám sát kiểm phiếu. Chiến dịch Trump đang chuẩn bị kháng cáo vụ việc lên Tối cao pháp viện Hoa Kỳ, theo Epoch Times.

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã đệ đơn kiện ở Pennsylvania vào ngày 4/11, yêu cầu tòa án đình chỉ việc kiểm phiếu cho đến khi các quan sát viên của Đảng Cộng hòa có được đầy đủ quyền giám sát.

Tòa án Tối cao Pennsylvania cho rằng, những quan sát viên chỉ cần theo dõi các phiếu bầu trong phòng, nhưng không cần phải quan sát các chi tiết cận cảnh. Vì nội dung này thuộc phạm vi luật của tiểu bang, nên Tòa án đã phán quyết rằng, cơ quan lập pháp tiểu bang Pennsylvania không chỉ định khoảng cách giám sát phiếu bầu,  Tòa án Pennsylvania đã không đưa ra giải thích về điều này.

Luật sư Rudy Giuliani của Tổng thống Trump đã tham dự phán quyết của Tòa án Tối cao của tiểu bang Pennsylvania vào chiều thứ Ba (17/11). Ông nói trước tòa rằng, có nạn gian lận cử tri quy mô lớn trên khắp nước Mỹ và Pennsylvania chỉ là một phần trong số đó. Ông cảnh báo, những hiện tượng này không còn có thể được coi là điều bất trắc đơn thuần.

Luật sư của Tổng thống Trump đã tập trung nhiều hơn vào bộ máy bầu cử, một bộ lời khai quan trọng được công bố vào hôm thứ Hai cho thấy, quá trình lập bảng trên máy của hệ thống Dominion được sử dụng ở 5 tiểu bang chiến trường có thể đã làm sai lệch kết quả phiếu bầu.

Việc Pennsylvania bác bỏ vụ kiện nằm trong dự đoán của luật sư Giuliani.

Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông vào sáng thứ Ba (17/11), ông Giuliani nói rằng, chiến dịch Trump sẵn sàng chấp nhận thua kiện trong vụ bầu cử ở Pennsylvania và các tiểu bang khác và cuối cùng sẽ đệ trình đơn kiện lên Pháp viện Tối cao Hoa Kỳ để có được phán quyết cuối cùng.

Luật sư Giuliani cũng kêu gọi công chúng cung cấp bằng chứng để giải thích tình trạng gian lận bầu cử tràn lan và việc kết quả bầu cử bị thao túng.

“Thành thật mà nói, đây là một vụ án mà chúng tôi sẽ đệ trình lên Pháp viện Tối cao để truy tố. Vì vậy, trong một số trường hợp, chúng tôi sẵn sàng thua kiện và kháng cáo, đệ trình lên Tối cao Pháp viện”, ông Giuliani nói với người dẫn chương trình của Fox Business, Maria Bartiromo hôm thứ Ba.

Đối với từng vụ kiện, Tối cao Pháp viện có thể không tiếp nhận kháng cáo của vụ án, hoặc có thể đơn giản là giữ nguyên phán quyết của tòa cấp dưới. Và nếu chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump thắng kiện, thì đối thủ của ông, Đảng Dân chủ, cũng có thể tiếp tục khiếu nại kết quả lên Tối cao Pháp Viện.

Ông nói: “Mọi người hẳn vẫn còn nhớ vụ tranh chấp pháp lý giữa hai ứng viên tổng thống George W. Bush và Al Gore năm 2000, chiến dịch tranh cử của Bush đã thất bại ở vụ kiện tại tiểu bang Florida vì đó là tòa án (thuộc kiểm soát) của Đảng Dân chủ”.

Luật sư Giuliani cho biết: “Bạn sẽ không thắng tất cả những vụ kiện này… Một số trường hợp thì bạn thắng, một số trường hợp thì bạn thua, nhưng quan trọng nhất, đây sẽ là bước đệm đầu tiên để chúng tôi đệ trình lên Tối cao Pháp viện”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bi-bac-vu-kien-tai-toa-toi-cao-pennsylvania-luat-su-tt-trump-se-khang-cao-len-toi-cao-phap-vien.html

Bầu cử 2020: Đa số dân biểu gốc Việt đắc cử là đảng viên Dân chủ

Bùi Văn Phú

Hai tuần sau ngày tổng tuyển cử 3/11, việc đếm phiếu đã gần hoàn tất. Tuy chưa chính thức nhưng cựu Phó Tổng thống Joe Biden coi như thắng cử với 79 triệu phiếu phổ thông và 306 phiếu cử tri đoàn, Tổng thống Donald Trump được 73,3 triệu phiếu và 232 phiếu cử tri đoàn.

Đã và đang có khiếu kiện tại một số tiểu bang từ phía thua cuộc về cách cử tri bỏ phiếu, thời hạn nhận phiếu và cách đếm phiếu, nhưng không hy vọng kết quả sẽ đảo ngược.

Tuy Đảng Dân chủ giành được chiến thắng để làm chủ Bạch Ốc trong bốn năm tới và tại Hạ viện vẫn nắm đa số nhưng không còn cao như trước vì mất 5 ghế về tay Cộng hoà. Thượng viện hiện có kết quả 50 Cộng hoà và 48 Dân chủ, hai ghế còn lại từ tiểu bang Georgia sẽ bầu vòng hai vào ngày 5/1.

Tại Hạ viện, kết quả mới nhất là 219 Dân chủ và 204 Cộng hoà. Ba trong 5 ghế được chuyển từ Dân chủ sang Cộng hoà là từ California nơi có đông người Việt sinh sống.

Khi làn sóng xanh quyét qua chính trường Mỹ trong bầu cử 2018, Cộng hoà mất đa số tại Hạ viện và Quận Cam, thành trì của Cộng hoà ở California, cũng nhuộm mầu xanh khi các dân biểu cộng hoà đương nhiệm bị đánh bại.

Hôm 3/11 Cộng hoà đã lấy lại được Đơn vị 39 với dân biểu dân chủ đương nhiệm Gil Cisneros thua phiếu ứng viên cộng hoà gốc Hàn Young Kim. Đơn vị 48 với ứng viên cộng hoà Michelle Steel đánh bại dân biểu dân chủ đương nhiệm Hardy Ronda.

Bầu cử Mỹ 2020: Biden giành Georgia, củng cố chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri

Quan chức bầu cử Mỹ bác bỏ cáo buộc của Trump về gian lận

Bầu cử Mỹ 2020: So sánh với cuộc kiểm phiếu lại năm 2000 ở Florida

Tại sao thành viên đảng Cộng hòa im tiếng về kết quả bầu cử?

Đơn vị 21 ở miền trung California là vùng nông nghiệp, ứng viên Cộng hoà David Valadao đánh bại dân biểu dân chủ đương nhiệm TJ Cox.

Riêng trong cộng đồng người Việt, cử tri gốc Việt tại nhiều tiểu bang cũng rất quan tâm bầu cử năm nay, từ tranh cử đến vận động cho hai liên danh của Donald Trump và Joe Biden.

Quan điểm chính trị của người Mỹ gốc Việt, theo thăm dò do AAPI và AAJC đưa ra vào cuối hè liên quan đến bầu chọn tổng thống thì 48% ủng hộ Trump, 36% Biden.

Đến trước ngày bầu cử 3/11, khảo sát của America’s Voice cho thấy người Việt có 61% ủng hộ Biden và 36% ủng hộ Trump. Người Việt ủng hộ Trump cao thứ nhì, sau người gốc Philippines với 38%, trong các sắc dân châu Á. Các sắc dân Hoa, Ấn, Nhật, Hàn ủng hộ Biden ở mức 70% hay cao hơn.Sau bầu cử, ngày 13/11 Asian American Legal Defense and Education Fund (AALDEF) đưa ra kết quả thăm dò thì thấy 57% người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho Donald Trump và 41% cho Joe Biden.

Kỳ bầu chọn vừa qua hầu hết ứng viên gốc Việt vào lập pháp tiểu bang đã tái thắng cử đều là người của Đảng Dân chủ.

Địa hạt 7 Florida, dân biểu Stephanie Murphy (Đặng Thị Ngọc Dung) tái đắc cử.

Bee Nguyễn tái tranh cử dân biểu tiểu bang Georgia và không có đối thủ.

Massachusetts có Trâm Nguyễn, Washington có Thái Mỹ Linh, Texas có Hubert Võ, Nevada có Rochelle Nguyễn đều trúng cử và là người Đảng Dân Chủ.

Tiểu bang Virginia có Kathy Trần và Washington có Thượng Nghị sĩ Joe Nguyễn là những dân cử đương nhiệm không tranh cử kỳ này cũng thuộc Đảng Dân chủ.

Về phía Cộng hoà, ở Massachusetts có Thượng Nghị sĩ tiểu bang Dean Trần là dân cử cộng hoà gốc Việt trong chính trường từ năm 2017. Ông tái tranh cử và thua trong bầu cử vừa qua.

Quận Cam, ở miền nam California, Janet Nguyễn của Đảng Cộng hoà thắng Diedre Nguyễn của Đảng Dân chủ để đại diện cho Địa hạt 72 trong Hạ viện Tiểu bang. Janet Nguyễn trước đây từng là thượng nghị sĩ tiểu bang và thất bại trong kỳ tái tranh cử mấy năm trước.

Bà sẽ thay Dân biểu Tyer Diệp ở Hạ viện California. Ông Diệp mới vào lập pháp hai năm trước, nhưng thua bà Janet trong bầu cử sơ bộ hôm tháng Ba.

Hai thành phố có đông người Việt ở Quận Cam là Westminster và Garden Grove. Trong số 30 ứng viên gốc Việt trong vùng, có thành công cũng như thất bại.

Kimberly Hồ tái đắc cử nghị viên Westminster Khu vực 3, sau khi thành phố có thay đổi về cách bầu chọn nghị viên.

Khu vực 2 của Westminster có ba người tranh ghế nghị viên, hai người Việt là Nam Quan Nguyễn và Trung Tạ và đã thua ứng viên Carlos Manzo.

Tại thành phố này, với 91 nghìn cư dân và mật độ gốc Việt gần 50%, cao nhất tại Hoa Kỳ, 77% cử tri cũng thông qua luật giới hạn nhiệm kỳ của dân cử thành phố, là nghị viên hay thị trưởng, thời gian trong chính trường tổng cộng tối đa chỉ được 3 nhiệm kỳ, tức 12 năm. Westminter tương lai sẽ có nhiều sôi nổi trong mùa bầu cử.

Bên Garden Grove, dân số 171 nghìn với khoảng 40% gốc Việt, Nghị viên Kim Bernice Nguyễn tái tranh chức nghị viên và đắc cử. Trong khi Nghị viên Phát Bùi tranh chức thị trưởng và Julie Diệp tranh chức nghị viên không thành công.

Hiện nay số dân cử gốc Việt các cấp tập trung đông nhất là ở hai thành phố Westminster và Garden Grove.

Thủ phủ của Quận Cam là thành phố Santa Ana lần đầu tiên sẽ có một người Việt trong hội đồng thành phố là cô Phan Việt Thái, một luật sư, thắng cử trong Khu vực 1. Cô Thái, 32 tuổi, được sinh ra trong một trại tị nạn ở Thái Lan.

Tại cấp quận hạt, giám sát viên đương nhiệm Andrew Đỗ tái thắng cử qua một mùa vận động gặp nhiều khó khăn, đạt 51.8% số phiếu so với đối thủ Sergio Contreras 48.2%.

Fountain Valley cũng có mấy người Việt tranh cử vào hội đồng thành phố. Trong 7 ứng cử viên đã có 4 người Việt. Cử tri chọn hai. Kết quả Ted Bùi về nhì và sẽ là nghị viên của thành phố này. Ngạc nhiên nhất là ứng cử viên Mai Khanh Trần, bác sĩ, từng ứng cử dân biểu liên bang năm 2018 nhưng bà chỉ đạt hạng tư trong số 7 ứng cử viên.

Một số ứng cử viên gốc Việt cũng trúng cử vào hội đồng giáo dục hay uỷ ban tiện ích công cộng về vệ sinh, thuỷ cục địa phương.

Trên Thung lũng Hoa Vàng, kết quả bầu cử là tin không vui cho cộng đồng ở San Jose khi Nghị viên Lân Diệp đại diện Khu vực 4 thất cử.

Như thế không còn người gốc Việt trong nghị trường San Jose, nơi từ năm 2005 có cô Madison Nguyễn là dân cử gốc Việt đầu tiên và có lúc đã có hai người gốc Việt trong hội đồng thành phố, tuy dân gốc Việt chỉ chiếm gần 10%.

Thành phố San Jose từng có các nghị viên Madison Nguyễn, Mạnh Nguyễn, Tâm Nguyễn và Lân Diệp.

Với gần một triệu dân, San Jose là thành phố có đông người Việt nhất tại Hoa Kỳ. Không còn người Việt trong nghị trường, đây là một thất bại chính trị lớn cho cộng đồng người Việt ở đây.

Bên cạnh San Jose là thành phố nhỏ Milpitas, dân số 80 nghìn, kết quả bầu cử có những tin vui hơn. Thị trưởng Richard Trần tái tranh cử và thắng vẻ vang. Hội đồng thành phố có nghị viên trẻ Anthony Phan tái đắc cử.

Vài người Việt khác từ vùng San Jose đạt thành công tranh cử vào hội đồng giáo dục địa phương. Bryan Đỗ vào East Side Union High School District, Khoa Nguyễn tái trúng cử vào Berryessa Union School District và Scott Hưng Phạm vào Alum Rock Unified School District.

Bầu cử 3/11 vừa qua là một kỳ bầu cử sôi nổi tuy có nhiều giới hạn vì dịch Covid-19. Con số cử tri tham gia bầu phiếu đạt kỷ lục, tổng cộng 154 triệu, so với năm 2016 là 135 triệu.

Vì Covid-19 nên hầu hết các tiểu bang cho phép cử tri bầu bằng thư nên con số cử tri tham gia bỏ phiếu tăng 19 triệu so với 2016, là điều có lợi cho Đảng Dân chủ. Nhiều ứng viên Dân chủ gốc Việt đã chiến thắng vẻ vang tại nhiều tiểu bang.

Nhưng không phải là một chiến thắng lớn (landslide) cho Đảng Dân chủ. Kết quả 306 phiếu cử tri đoàn cho Biden và 232 cho Trump, cũng giống như Trump đã bất ngờ đạt được số phiếu cử tri đoàn như thế bốn năm trước.

Tới nay Tổng thống Donald Trump và nhiều người ủng hộ Đảng Cộng hoà vẫn không muốn công nhận kết quả bầu cử, chính trị Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sôi nổi từ nghị trường xuống đường phố trong hai năm trước mặt, bốn năm sắp tới.

Bốn năm trước, tháng 11 sau bầu cử cũng sôi động làn sóng chống đối. Tình hình năm nay dường như đang lập lại, nhưng có nguy cơ gây khủng hoảng cao hơn.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54970046

Chủ tịch Ủy ban bầu cử Mỹ xác nhận độ khả tín của thông tin có gian lận bầu cử

Phụng Minh

Trey Trainor, người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Liên bang Hoa Kỳ (FEC), cho biết trong một tweet hôm thứ Ba (17/11) rằng ông tin tưởng tuyên bố của luật sư chiến dịch TT Trump Sidney Powell về việc có gian lận bầu cử trên diện rộng, theo The Epoch Times.

Bà Powell, một cựu công tố viên liên bang, gần đây tuyên bố nhóm pháp lý của Tổng thống Trump đã nhận được vô số bằng chứng liên quan đến gian lận cử tri và các hành vi bất thường khác, bà cũng nói với Fox Business rằng mình có đủ bằng chứng để khởi động một cuộc điều tra hình sự rộng rãi. Đồng thời bà cũng cho biết, “chúng tôi đã sẵn sàng để lật ngược kết quả bầu cử ở nhiều tiểu bang”.

Bà cũng khẳng định: “Tôi sẽ không đưa ra bình luận nếu không có bằng chứng để chứng minh nó”.

Ông Trainor, trong tweet của mình đã mô tả bà Powell là “thẳng thắn và trung thực trong mọi vụ mà bà ấy từng đảm nhận”, đồng thời nói thêm rằng, “nếu bà ấy nói rằng có gian lận cử tri tràn lan trong # Election2020, thì tôi tin bà ấy”.

Trong khi đó, cố vấn chiến dịch tranh cử của TT Trump, Corey Lewandowski nói với podcast “The Water Cooler” rằng ông cũng tin tưởng tuyên bố của bà Powell về việc có bằng chứng về gian lận bầu cử có hệ thống.

Lewandowski, nói chuyện với người dẫn chương trình podcast David Brody, gọi bà Powell là “luật sư chuyên nghiệp kiên cường” và “nếu bà ấy nói rằng mình có bằng chứng đó, tôi không có lý do gì để nghi ngờ cả”.

Tuyên bố của bà Powell tập trung vào quan điểm rằng phần mềm bầu cử đã chuyển “hàng triệu phiếu bầu” từ Tổng thống Donald Trump sang ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden. Bà cho biết một người tố giác đã đưa ra cáo buộc rằng phần mềm bỏ phiếu được thiết kế để “gian lận bầu cử”.

“Anh ấy đã thấy nó xảy ra ở nhiều tiểu bang khác nhau”, bà nói, dường như đề cập đến phần cứng và phần mềm bầu cử của Dominion Voting Systems và Smartmatic, hoặc có thể là phần mềm và máy móc khác.

Bà Powell nói: “Họ có thể gắn một ổ usb vào máy [bỏ phiếu], họ có thể tải phần mềm lên nó từ Internet… thậm chí từ Đức hoặc Venezuela”, bà Powell cho biết thêm rằng họ “có thể xem phiếu bầu trong thời gian thực” và “có thể thay đổi phiếu bầu theo thời gian thực”, hoặc các tác nhân xấu bị cáo buộc có thể “truy cập từ xa và làm bất kỳ thứ gì”.

Bà Powell nói: “Chúng tôi đã xác định được thuật toán chính xác mà họ đã sử dụng — và lên kế hoạch sử dụng ngay từ đầu”, việc này được cho là liên quan tới việc chuyển phiếu bầu cho ông Biden.

Sidney Powell, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Được cấp phép để nói dối” và là cố vấn chính trong hơn 500 đơn kháng cáo tại Vòng thứ Năm, ở Washington

Dominion Voting Systems đã nhiều lần phản đối các phương tiện truyền thông đưa tin rằng phần mềm và thiết bị của họ không an toàn hoặc chúng được sử dụng để chuyển đổi phiếu bầu.

Công ty cho biết trong một tuyên bố: “Hệ thống bỏ phiếu Dominion phủ nhận một cách rõ ràng những xác nhận sai lầm về các vấn đề chuyển đổi phiếu bầu với hệ thống bỏ phiếu của chúng tôi”. “Xác nhận xóa / chuyển đổi phiếu bầu là hoàn toàn sai”.

“Không có báo cáo hoặc bằng chứng đáng tin cậy nào về bất kỳ vấn đề phần mềm nào tồn tại”, công ty tuyên bố và nói thêm.

Một liên minh quốc gia bao gồm Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địa (CISA) và Hiệp hội Quốc gia của các Giám đốc Bầu cử Tiểu bang tuyên bố thiếu bằng chứng ủng hộ tuyên bố rằng phần mềm bỏ phiếu đã xóa hoặc chuyển phiếu trong cuộc bầu cử.

Nhưng Dominion Voting Systems lại là một thành viên của Hội đồng Điều phối Lĩnh vực Cơ sở hạ tầng Bầu cử của CISA, một trong hai tổ chức là tác giả của tuyên bố do CISA đưa ra.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chu-tich-uy-ban-bau-cu-my-xac-nhan-do-kha-tin-cua-thong-tin-co-gian-lan-bau-cu.html

Tỷ lệ phiếu bầu ‘hoang đường’ về mặt thống kê học ở Georgia và Michigan

Hương Thảo

Những tỷ lệ chính xác đến 3 con số sau dấu phẩy được lặp đi lặp lại cho từng lô phiếu bầu được đếm sau nửa đêm, đó là sự trùng hợp ‘không tưởng’ trong thống kê.

Một nhóm những chuyên gia công nghệ thông tin Mỹ đã phân tích bộ dữ liệu về phiếu bầu cử và phát hiện ra hàng triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử bị mất hoặc được chuyển từ Tổng thống Trump sang Joe Biden. The Gateway Pundit đã ra 6 báo cáo về việc này và một trong số chúng đã được Tổng thống Trump đăng lại trên trang cá nhân của ông.

Tại Pennsylvania, họ đã xác định được một mô thức kỳ lạ giữa tỷ lệ phần trăm phiếu bầu trực tiếp trong ngày bầu cử (3/11) cho Tổng thống Trump và các phiếu bầu qua thư cho ông ở nhiều quận về cơ bản là thống nhất đến mức bất khả thi trong thống kê học. (Chi tiết tại đây).

Một điều tra riêng biệt của Tiến sĩ Shiva Ayyadurai, một nhà khoa học, kỹ sư, chính trị gia, doanh nhân người Mỹ gốc Ấn Độ, cũng cho thấy 138.000 phiếu bầu đã được chuyển từ ông Trump sang ông Biden.

Sau đó, The Gateway Pundit sử dụng phân tích của Tiến sĩ Shiva cho các dữ liệu của quận Milwaukee và nhận thấy nhiều phiếu bầu hơn được chuyển từ Tổng thống Trump sang cho ông Biden. Điều này đủ để thay đổi kết quả cuộc bầu cử ở Wisconsin.

Tiếp theo, họ báo cáo về một mô thức bất thường khác trong báo cáo kiểm phiếu ở Virginia và Pennsylvania, và tới hôm qua họ báo cáo tiếp rằng đã tìm thấy những hành vi giống hệt như vậy ở Georgia và Michigan.

Tại tiểu bang Georgia

Ở Georgia, Tổng thống Trump đã dẫn trước với 57% phiếu bầu so với 42% của Biden và với 50% số phiếu được kiểm. Sau đó, ông Biden bỗng dưng nhận được phiếu bầu trong nhiều giờ, và số phiếu của ông Trump tại một thời điểm bỗng bị ÂM (màu vàng trong hình dưới), sau đó với tỷ lệ 89% số phiếu ủng hộ, Biden dẫn đầu.

Kể từ thời điểm đó đối với 53 lô phiếu bầu tiếp theo được kiểm, tất cả các lô phiếu bầu này đều có tỷ lệ chiến thắng chính xác là 50,05% cho ông Biden (cột mầu xanh trong hình) và 49,95% cho ông Trump (cột màu hồng trong hình), củng cố vị trí dẫn đầu cho Biden.

Không có một lô nào trong tập dữ liệu sau “sự chuyển vị bất ngờ của Biden” nằm ngoài biên độ đó. Điều này cũng là không thể tưởng tượng được, và nó chỉ ra có sự gian lận.

Tại tiểu bang Michigan

Tiếp theo ở Michigan, chúng ta thấy một mô hình tương tự như ở Virginia, Pennsylvania và Georgia.

Trong số 530 dòng dữ liệu của tiểu bang Michigan được cập nhật trên New York Times, vào khoảng 10 giờ 36 phút tối theo giờ miền Đông, với khoảng 25% số phiếu đã được đếm, Tổng thống Trump đang dẫn đầu với tỷ lệ lần lượt là 55% so với 43% của ông Biden. Trước đó, ông Trump đã thắng nhiều đợt với tỷ lệ 60% – 40%, 70% -30% và một vài đợt thậm chí lên tới 75 – 25%.

Từ khi tổng số phiếu đã đếm tăng từ 25 – 53%, tỷ lệ cho ông Biden bỗng tăng một cách nhất quán bất thường lên 45% và của ông Trump giảm xuống còn 55%.

Sau đó, vào lúc 12 giờ 46 sáng, với khoảng 54% tổng số phiếu bầu đã được đếm, tỷ lệ “nhất quán” của các lô được cập nhật thành 46% cho ông Biden và 54% cho ông Trump. Điều này duy trì cho đến khi tổng số phiếu bầu đã đếm ​​đạt 88%. (Lưu ý ngay trước thời điểm này, một lượng phiếu ước tính khoảng trên 120.000 được thông báo là đưa thêm vào Detroit, nơi các phiếu bầu đang được kiểm đếm). Vào lúc 6 giờ 31 sáng, một lô DUY NHẤT được báo cáo gồm 141.258 phiếu bầu cho Biden, và chỉ 5,968 cho Trump, tương đương 96% Biden, 4% cho Trump! Một lần nữa, điều này là hoàn toàn KHÔNG THỂ TIN ĐƯỢC. Có lẽ đây là thời điểm bắt đầu thay đổi mạnh sau những gì được đưa vào tòa nhà vào khoảng 4 giờ sáng.

Có rất nhiều lô sau thời điểm này có cùng một tỷ lệ phân chia chính xác, lần này là 50,254% cho ông Trump và 49,746% cho ông Biden, đúng vậy, chính xác đến từng số sau dấu phẩy. Vào lúc 9 giờ 02 sáng, có thêm hai lô Biden lớn được đếm giúp Biden dẫn đầu cuộc bầu cử đầu tiên, với 91% số phiếu được kiểm và vào lúc 9 giờ 15 sáng, Biden dẫn 49,3% đến 49,2%. Và kể từ thời điểm đó, 28 trong số 44 lô phiếu được đếm đều được tính tỷ lệ là 49,9% cho ông Trump và 50,1% cho ông Biden.

The Gateway Pundit cho rằng, về mặt toán học và thống kê, điều này là bất khả thi, khi các lô phiếu bầu có cùng tỷ lệ phân phối chính xác cho cả hai ứng cử viên.

Điều gì đang xảy ra với dữ liệu và số phiếu được ghi lại trong cuộc bầu cử năm 2020? Những mẫu này được quan sát ở nhiều bang không có một ý nghĩa logic nào khác ngoài việc dữ liệu đang bị thao túng trong một vụ gian lận bầu cử lớn nhất trong lịch sử thế giới.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ty-le-phieu-bau-hoang-duong-ve-mat-thong-ke-hoc-o-georgia-va-michigan.html

Luật sư hàng đầu công bố kho lưu trữ bằng chứng gian lận bầu cử Mỹ

Phụng Minh

Con số các bằng chứng đơn lẻ đã lên tới gần 100…

Luật sư về hiến pháp, dân quyền và thuế nổi tiếng Robert Barnes đã tweet một liên kết sáng 16/11 (giờ Mỹ), giới thiệu liên kết tới HereIsTheEvidence.com. Đây là trang web tự giới thiệu là một kho lưu trữ để mọi người gửi và xem xét các bằng chứng về “sự bất thường” trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020 gây tranh cãi.

Tính đến ngày hôm đó, kho tư liệu đã có 69 báo cáo sự cố riêng biệt về bất thường bầu cử được xếp hạng theo “Mức độ quan trọng” và “Mức độ chấp nhận”.

Mục đích đã nêu là lấy bằng chứng từ nguồn cộng đồng để sử dụng tại tòa án, có lẽ là bởi những người sẽ đệ đơn kiện quy trình bầu cử năm 2020.

Từ phần giới thiệu của trang web:

Do sự bất thường của Cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 hiện tại, đây là một công cụ tìm nguồn lực cộng đồng để xem xét các vấn đề bất thường và pháp lý. Mong muốn của chúng tôi là quá trình bầu cử sẽ được thực hiện minh bạch hơn để có được sự tin tưởng không thể nghi ngờ trong hệ thống bỏ phiếu của chúng ta.

Điều này là để tổng hợp các mục bằng chứng có thể được chấp nhận tại tòa án, không phải các câu chuyện hoặc cập nhật tin tức tổng tuyển cử.

Chiến dịch của ông Trump hiện đang nộp đơn kiện ở nhiều bang khác nhau sau khi có các video của những người theo dõi cuộc thăm dò bị cản trở, các nhân chứng tuyên thệ kể về việc thêm phiếu và  những bất thường thống kê  nghiêm trọng đã làm dấy lên nghi ngờ về sự lật ngược tình thế nhanh chóng của ứng cử viên tổng thống Joe Biden trong những ngày sau ngày bầu cử 3/11.

Không rõ ai sở hữu HereIsTheEvidence.com – trang web có nội dung “Bản quyền © 2020 Here Is The Evidence” – nhưng hồ sơ trực tuyến cho thấy nó đã được đăng ký vào ngày 10/11/2020 bởi một người mua ẩn danh. Dữ liệu đầu tiên gửi đến trang web được đóng dấu thời gian vào ngày 11/11.

Luật sư Barnes, người công bố đường link kho dữ liệu này, là người có phương châm “Tôi chiến đấu vì kẻ yếu và chiến thắng những điều không thể”, được biết đến nhiều nhất với việc kiện tụng các vụ kiện về quyền công dân và thuế cao.

Barnes cũng gây chú ý vào năm 2016 khi thắng 500.000 đô la trong vụ cá cược rằng Tổng thống Donald J. Trump sẽ đắc cử tổng thống.

Vào năm 2020, ông Barnes cũng đã liên tục dự đoán rằng TT Trump sẽ thắng cuộc bầu cử năm 2020, và ông đã kêu gọi “ngăn chặn gian lận lớn” trong các lần xuất hiện hàng tuần của mình trên podcast Peoples_Pundit.

Kể từ ngày bầu cử 3/11, ông Barnes đã chỉ trích dữ dội báo chí chính thống vì đã không đưa tin về bằng chứng bất thường trong bầu cử và các nghi vấn gian lận.

Trên podcast hôm Chủ nhật, ông ấy đã lưu ý rằng mình có khả năng đưa ra thông tin “công khai” về gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-hang-dau-cong-bo-kho-luu-tru-bang-chung-gian-lan-bau-cu-my.html

Bang Wisconsin cho đếm phiếu lại một phần

Ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump ngày 18/11 yêu cầu kiểm đếm lại một phần phiếu ở bang Wisconsin.

Các quan chức bầu cử ở Wisconsin, cũng như ở Georgia, nói đếm lại phiếu ở các nơi này có phần chắc sẽ không đảo ngược được tình thế.

Ủy ban Bầu cử Wisconsin cho hay sẽ cho đếm lại phiếu ở hai quận hạt có đông cử tri Dân chủ là Milwaukee và Dane, sau khi ban vận động của ông Trump trả 3 triệu đô la chi phí so với phí tổn ước tính là 7,9 triệu đô để kiểm phiếu lại toàn bang.

Công tác kiểm phiếu lại sẽ bắt đầu thứ Sáu này và kết thúc trong vài ngày.

Ông Biden chiếm được 306 phiếu cử tri đoàn toàn quốc và ông Trump có 232 phiếu. Phiếu cử tri đoàn là yếu tố quyết định người đắc cử.

Ở bang Wisconsin, ông Biden dẫn trước ông Trump với tỷ lệ 49.5%, so với 48.8% của ông Trump.

Để lưu lại Toà Bạch Ốc, Tổng thống Trump cần phải đảo ngược kết quả tại ít nhất là ba bang lớn có kết quả cạnh tranh sít sao để đạt ngưỡng 270 phiếu cử tri đoàn cần thiết.

Ông Trump hy vọng cuộc kiểm phiếu lại bằng tay tại bang Georgia có thể xoá thế dẫn trước 14 ngàn phiếu của ông Biden tại đây. Phía ông Trump cũng đang kiện kết quả kiểm phiếu tại bang Michigan.

Ông Gabriel Sterling, quản lý thi hành hệ thống bầu cử của bang Georgia, cho biết tính tới sáng 18/11, giới chức bầu cử đã xem lại 4.968.000 phiếu, gần như toàn bộ số phiếu, và phát hiện ông Biden dẫn trước ông Trump 12.781 phiếu thay vì là 14.156 phiếu như báo cáo ban đầu.

Quan chức này nói không có bằng chứng rằng gian lận đã làm thay đổi kết quả ở Georgia.

https://www.voatiengviet.com/a/bang-wisconsin-cho-%C4%91%E1%BA%BFm-phi%E1%BA%BFu-l%E1%BA%A1i-m%E1%BB%99t-ph%E1%BA%A7n/5667960.html

Nhiều cử tri Đảng Dân Chủ chuyển sang ủng hộ TT Trump vì truyền thông cánh tả

Thiện Phong

Người dân Mỹ đã dần nhận thức rõ bộ mặt thật của truyền thông chủ lưu cánh tả.

Hôm chủ nhật (15/11), theo chân hàng trăm nghìn người tuần hành trên đường phố Washington để ủng hộ Tổng thống Trump (TT Trump), một số từng là cử tri Đảng dân chủ, giờ đây ủng hộ TT Trump đã tập hợp lại để vạch trần những lời dối trá của các phương tiện truyền thông cánh tả và chính thống, kêu gọi mọi người suy nghĩ độc lập, nắm bắt thông tin chính xác, bảo vệ Hiến pháp và nền dân chủ Mỹ, theo Epoch Times.

Phong trào “thoát ly” (Walk Away) bắt đầu vào năm 2018, khuyến khích hàng nghìn người thuộc Đảng dân chủ, thoát khỏi sự bó buộc của đảng phái để tìm kiếm sự thật. Nhiều người đã quay sang ủng hộ TT Trump, trong quá trình suy ngẫm về những điều dối trá tẩy não, họ đã nhận ra nhiều điều.

Một thanh niên trẻ tuổi của Đảng Dân chủ: Từ “Đen” thành “Trắng”

Nhiều người tham gia phong trào “thoát ly” là những người trẻ tuổi, họ sử dụng các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ những câu chuyện “thoát ly” của họ và khuyến khích nhiều người tìm hiểu sự thật.

Tara Szczepanski, một cô gái người Ba Lan đến từ Florida, vừa “thoát ly” cách đây 3 tháng, nguyên nhân là do một bức tượng bên ngoài Nhà Trắng.

Ở bốn góc Công viên Lafayette Park bên ngoài Nhà Trắng có 4 bức tượng người châu Âu có đóng góp xuất sắc cho nền độc lập của nước Mỹ, nằm ở góc đông bắc là vị tướng Ba Lan Tadeusz Kościuszko đã tham gia cuộc chiến giành độc lập của Mỹ, bức tượng này có lịch sử 110 năm. Nhưng mùa hè năm nay, những người tham gia biểu tình đã vẽ nguệch ngoạc trên bức tượng, viết khẩu hiệu “BLM” và một số câu chửi thề rằng “người da đen cũng là người”, đồng thời còn vẽ hình đầu lợn.

Điều này khiến Spansky rất phẫn nộ, cô lên án hành động tàn bạo nhưng bị những kẻ theo phe cực tả bóp méo là “coi tượng hơn nhân quyền”. Vì lý do này cô đã quyết định thoát ra khỏi bầu không khí nhận thức phổ thông, tự xác thực độc lập các tin tức và suy ngẫm thêm về chúng. Và cô đã tình cờ phát hiện ra rằng TT Trump là một Tổng thống rất tốt.

Tara Szczepanski nói: “Nếu bạn tự nghiên cứu, bạn có thể khám phá ra câu chuyện thực sự. Đây là cách tôi thay đổi từ một người căm thù TT Trump thành một người ủng hộ ông. Giờ tôi đã mở một kênh YouTube để lan truyền những tin tức này”.

Adam Francisco đến từ New York, cũng có trải nghiệm tương tự, bị ảnh hưởng bởi gia đình và cộng đồng, anh tự nhiên cảm thấy rằng mình nên bỏ phiếu cho Đảng dân chủ, nhưng vào năm 2016, anh ấy và cha mình đã cùng “thoát ly”.

Nhiều năm qua, các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra ở Charlottesville, bang Virginia. Các phương tiện truyền thông chính thống đã phát sóng một số bài phát biểu của TT Trump nhưng nội dung bị cắt xén, họ cắt bỏ sự lên án của TT Trump đối với những người theo Chủ nghĩa tân phát xít và Chủ nghĩa dân tộc da trắng. Kỹ thuật cắt ghép của họ khiến Adam Francisco phải cảnh giác, anh bắt đầu nghiên cứu những vấn đề mà giới truyền thông đã nói dối, điều này khiến anh rất ngạc nhiên.

“Tôi rất ngạc nhiên khi thấy TT Trump đã làm rất nhiều điều tốt đẹp cho đất nước”. Adam Francisco nói, “Tôi nghĩ chính truyền thông đang chia rẽ đất nước, truyền thông phải chịu trách nhiệm về sự chia rẽ này”.

“Chính phủ toàn cầu” tiếp quản mọi thứ

Patrick Dardis, một nhân sĩ không đảng phái đã được bầu làm thị trưởng Phoenix, vô cùng lo lắng về tình trạng hiện nay của Hoa Kỳ, ông tin rằng cuộc cách mạng toàn cầu hóa sẽ mang đến”chính phủ toàn cầu” và quyền lực sẽ tập trung vào trong tay một số ít người.

Patrick Dardis còn nói: “Nếu TT Trump không đắc cử, đất nước này có thể trải qua một cuộc nội chiến hoặc chia rẽ, Nó có thể bị cai trị bởi một ‘chính phủ toàn cầu’, hậu quả sẽ rất khủng khiếp”.

Nhiều cử tri ở New Jersey hoàn toàn tin rằng TT Trump được “Chúa cử đến”

Edward Young, một cử tri 61 tuổi đến từ New Jersey, đã tham gia 47 cuộc tuần hành của TT Trump. Anh tin chắc rằng TT Trump đã được “Chúa cử đến”.

Ông nói: “Tôi tin rằng TT Trump đã được Chúa cử đến, đây không phải là một trò đùa. Chúa đã cử ông ấy đến đây để hoàn thành lời hứa của Tổng thống Lincoln”, Chính phủ thuộc về người dân, đến từ người dân, và để phục vụ người dân”.

Tổng thống Lincoln đã chết, ông ấy được Chúa cử đến, ông ấy không hoàn hảo, ông ấy cũng có sai sót, nhưng hãy nhìn vào Kinh thánh, ngay cả những tông đồ như Moses hay David cũng không hoàn hảo. TT Trump là một con người xuất hiện đúng lúc. Ông ấy là người duy nhất có thể cứu đất nước này trong bối cảnh khi Hillary Clinton gần như sắp giành chiến thắng.

TT Trump là người duy nhất có dũng khí chống lại sự thống trị của ‘tính đúng đắn chính trị’ và ngăn chặn sự thối nát của chủ nghĩa tự do cấp tiến. Ông ấy không chỉ là một nhà lãnh đạo xuất sắc của đất nước này, ông còn là vị cứu tinh của toàn bộ thế giới tự do, bởi vì một khi Hoa Kỳ sụp đổ, tất cả các quốc gia tự do khác sẽ chìm theo”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-canh-ta-doi-tra-khien-nhieu-cu-tri-dang-dan-chu-chuyen-sang-ung-ho-tt-trump.html

Thẩm phán Mỹ đẩy lùi một chính sách siết chặt biên giới của ông Trump

Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ ngày 18/11 ngăn việc trục xuất những trẻ em không có người đi kèm bị bắt khi vượt biên giới sang Mỹ. Phía chính quyền của Tổng thống Donald Trump nói chính sách này nhằm ngăn ngừa lây lan COVID.

Thẩm phán Emmet Sullivan tại khu vực thủ đô Washington phán rằng các trẻ em vị thành niên chắc chắn sẽ chịu những tổn hại không thể bù đắp được vì các em có thể là đối tượng bị lạm dụng tình dục và những bạo hành khác, cũng như đối mặt với khả năng bị tra tấn và chết nếu bị trả về quê nhà.

Tổng thống Donald Trump xem việc ngăn chặn di dân là trọng tâm của 4 năm nhiệm kỳ của ông và đã ban hành một loạt các hạn chế đối với di dân trong mùa đại dịch.

Tổng thống tân cử Joe Biden, đánh bại ông Trump trước đây trong tháng và sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2021, cam kết đảo ngược nhiều chính sách di dân khắc nghiệt của đương kim Tổng thống Trump.

Ông Biden chưa đề cập tới cách sẽ xử lý thế nào đối với các quy định khẩn cấp biên giới vốn cho phép trục xuất nhanh di dân bất hợp pháp. Một giới chức trong ban tranh cử của ông Biden nói với Reuters là ông Biden sẽ dựa vào ý kiến giới chuyên gia y tế trong các hạn chế đó.

Một giới chức Tuần tra Biên giới Mỹ cho biết trong một tài liệu đệ trình tòa án rằng 8.800 trẻ em không người đi kèm đã bị trục xuất theo những quy định biên giới, trong giai đoạn từ 20/3 đến 9/9.

Tổng cộng, Mỹ đã trục xuất gần 197.000 di dân bị bắt quả tang vượt biên giới bất hợp pháp vào Mỹ qua ngã Mexico từ tháng 3 đến cuối tháng 9. Số này bao gồm những di dân có thể vượt biên nhiều lần.

Ông Lee Gelernt, một luật sư thuộc Liên hiệp các quyền Tự do Dân sự Mỹ (ACLU), đại diện nguyên đơn trong vụ kiện, nói chính sách trục xuất những trẻ em không có người đi kèm bị bắt khi vượt biên giới sang Mỹ là “tiền đề” của việc đóng cửa biên giới đối với trẻ em và những người xin tị nạn từ Trung Mỹ.

Bộ Tư pháp, Bộ An ninh Nội địa và Tòa Bạch Ốc không trả lời yêu cầu bình luận.

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BA%A9m-ph%C3%A1n-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%A9y-l%C3%B9i-m%E1%BB%99t-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-si%E1%BA%BFt-ch%E1%BA%B7t-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-%C3%B4ng-trump/5668004.html

Cơ quan hàng không liên bang cho phép dòng máy bay Boeing 737 MAX hoạt động trở lại

Tin Washington DC – Sau 20 tháng bị cấm bay vì 2 tai nạn chết người, dòng máy bay Boeing 737 Max đã được phép khôi phục các chuyến bay chở hành khách, theo Cơ quan hàng không liên bang FAA thông báo hôm thứ Tư, 18 tháng 11. Tuy nhiên, 737 Max sẽ chưa thể hoạt động trở lại ngay lập tức, mà phải thực hiện một loạt các thay đổi thiết kế theo yêu cầu của FAA. Nhà chức trách cũng đặt ra nhiều yêu cầu về việc huấn luyện cho phi công và bảo trì máy bay.

Trước đó, vào tháng 3, 2019, FAA và nhiều cơ quan hàng không toàn cầu đã ra lệnh cấm bay đối với 737 Max, sau khi 2 máy bay loại này, một của hãng Lion Air ở Indonesia, và một của hãng Ethiopian Airlines, lần lượt bị rơi trong vòng chưa tới 5 tháng, giết chết tổng cộng 346 người. Hai vụ rơi máy bay sau đó được xác định là do lỗi của thiết bị cảm biến và hệ thống lái tự động. Hãng Boeing thừa nhận đã biết về các vấn đề này từ 1 năm trước khi xảy ra các tai nạn, nhưng đã không cố gắng giải quyết. Các nhà điều tra vụ án đã phát hiện điều mà họ gọi là văn hóa che giấu trong nội bộ hãng Boeing.

Cơ quan FAA cũng bị chỉ trích vì làm việc quá sơ sài trong quá trình phê duyệt dòng máy bay 737 Max. Đến nay, gia đình của nhiều nạn nhân trong 2 vụ rớt máy bay vẫn không tin là dòng 737 Max đã an toàn. Tình trạng mất niềm tin này gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Boeing.

Một số hãng hàng không nói rằng họ nhiều khả năng sẽ không gọi tên loại máy bay này theo thương hiệu Max, mà sẽ gọi theo tên thông thường là 737-7 hoặc 737-8, để tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý hành khách. Vụ tai tiếng của 737 Max được cho là đã khiến Boeing tổn thất khoảng 7.5 tỷ Mỹ kim. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/co-quan-hang-khong-lien-bang-cho-phep-dong-may-bay-boeing-737-max-hoat-dong-tro-lai/

Sau khi tài trợ lớn cho Biden, Phố Wall sẽ đổi chiều do kỳ vọng bất thành?

Phụng Minh

Phố Wall của Hoa Kỳ trước đây đã đặt cược quá nhiều vào ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Biden (đầu tư hơn 74 triệu đô la để hỗ trợ Joe Biden tranh cử tổng thống), điều này tạo ra rủi ro tài chính. Theo Financial Times, tại cuộc họp của khoảng hơn 24 giám đốc điều hành các tập đoàn Mỹ, người sáng lập Blackstone, Schwarzman đã tiên phong ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Trump.

Stephen Schwarzman, là một nhà tài phiệt Mỹ. Ông và cựu Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Peter George Peterson đã thành lập một công ty cổ phần tư nhân nổi tiếng thế giới vào năm 1985, công ty tư vấn quản lý Blackstone Group. Ông được ca ngợi là “nhà lãnh đạo thế hệ mới của Phố Wall” trên tạp chí Fortune số mới nhất.

Nhiều phương tiện truyền thông, bao gồm cả Financial Times, đưa tin vào ngày 14/11 rằng vào lúc 7 giờ sáng ngày 6/11, các giám đốc điều hành từ khoảng 30 công ty Mỹ đã họp khẩn cấp tại Trường Quản lý Yale, Giáo sư Jeffrey Sonnenfeld đã tổ chức một hội nghị video, bao gồm các CEO của các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 như Goldman Sachs, Johnson & Johnson và Wal-Mart. Tất cả họ đều tham gia để thảo luận về cách đối phó với cuộc khủng hoảng hiến pháp hiện nay mà Hoa Kỳ phải đối mặt.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham dự cuộc họp khẩn cấp đang rất lo lắng rằng cuộc khủng hoảng do tranh cãi gian lận bầu cử này gây ra có thể dẫn đến tình trạng hỗn loạn và chia rẽ nghiêm trọng tại Hoa Kỳ.

Ông Schwarzman đã bảo vệ Tổng thống Trump trong cuộc họp đó và mong muốn quy trình pháp lý ở Hoa Kỳ hoạt động bình thường. Ông thẳng thắn tuyên bố tại cuộc họp rằng trong hoàn cảnh hiện tại, tổng thống có quyền khởi xướng các thủ tục pháp lý. Ông cũng hỏi những người tham dự khác, rằng mọi người không ngạc nhiên về việc kiểm phiếu ở Pennsylvania sao?

Ông lưu ý rằng vào ngày bầu cử 3/11, các lá phiếu của ông Trump ở Pennsylvania luôn dẫn đầu rõ ràng. Nhưng bắt đầu từ ngày thứ hai, khi một số lượng lớn các lá phiếu gửi qua đường bưu điện tràn vào tiểu bang, số phiếu bầu của Biden đã tăng vọt trong một khoảng thời gian ngắn giúp ông này vượt lên dẫn đầu, đây là một kịch bản được nhiều chuyên gia bầu cử và bỏ phiếu dự đoán.

Các nhà phân tích tài chính cho rằng các chính sách của Tổng thống Trump có thể không gây bất lợi cho các ông chủ ngân hàng Phố Wall trong trung và dài hạn. Đặc biệt là trong 4 năm qua, thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt, Phố Wall và Thung lũng Silicon kiếm bộn tiền. Tuy nhiên, Phố Wall và Thung lũng Silicon dường như cũng không thích một tổng thống gần như không có điểm yếu và là một người nhiệt huyết không thể đoán trước và không thể kiểm soát. Đối với họ, một chính trị gia lão làng như Biden dễ kiểm soát hơn, theo Vision Times. Tuy nhiên, đồng tiền được dùng để tìm kiếm lợi nhuận, nó hay thay đổi, và cũng dễ dàng phản bội. Khi các ông chủ nguồn vốn nhận thấy lựa chọn trước đó là sai lầm, họ sẽ nhanh chóng phân tích và phán đoán, sau đó sẽ lập tức điều chỉnh hướng đi của mình.

Phố Wall bắt đầu có dấu hiệu điều chỉnh hướng đi, khi nhiều thông tin về gian lận bầu cử được phanh phui. Bà Sidney Powell, cựu công tố viên liên bang và là thành viên quan trọng của chiến dịch pháp lý của Tổng thống Trump, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Fox News rằng quy mô gian lận trong cuộc bầu cử này là rất lớn, đạt mức cao nhất và cả CIA và FBI đều tham gia vào vụ việc.

Dominion, công ty cung cấp thiết bị bỏ phiếu, đã can thiệp vào vụ gian lận. Cuộc bầu cử làm nổi bật tình trạng tham nhũng chính trị ở Hoa Kỳ. Chiến dịch Tổng thống Trump đã thu được nhiều bằng chứng khác nhau bao gồm cả tiền lại quả; phiếu bầu của Trump đã bị đánh cắp hàng triệu và phương thức ăn cắp rất đơn giản và dễ bị phát hiện.

Trước đây, các nhà đầu tư Phố Wall tích cực đặt cược vào các tài sản sẽ được hưởng lợi từ chiến thắng của Biden, bao gồm cổ phiếu năng lượng thay thế. Tuy nhiên, với sự lên men của vụ “bê bối ổ cứng Hunter Biden”, ngày càng có nhiều bằng chứng và nhân chứng lần lượt xuất hiện, và mối quan hệ giữa Biden cùng gia đình ông ta với ĐCSTQ cũng ngày càng được chú ý.

Giờ đây, một số nhà quan sát thị trường lo lắng rằng nếu Tổng thống đương nhiệm Trump tái đắc cử, các nhà đầu tư đặt cược vào Biden và thị trường phải trải qua sóng gió dữ dội như năm 2016, khi các nhà đầu tư cũng đặt cược quá mức rằng Hillary Clinton sẽ thắng cử tổng thống.

Các nhà giao dịch kỳ vọng rằng cú sốc nghiêm trọng nhất sau cuộc bầu cử sẽ xảy ra trên thị trường chứng khoán. Ví dụ: quỹ ETF của Invesco Solar là một trong những tài sản có nhiều khả năng gặp biến động nghiêm trọng. Chỉ số của quỹ này đã tăng khoảng 24% trong tháng qua, khi các nhà đầu tư kỳ vọng ông Biden sẽ chiến thắng và chính sách năng lượng mới của ông sẽ có lợi cho ngành năng lượng mặt trời.

Justin Waring, chiến lược gia đầu tư tại UBS Wealth Management, cho biết các công ty tiện ích, trái phiếu đô thị được miễn thuế, cổ phiếu công nghiệp và vật liệu cũng có thể dễ gặp tổn thương.

https://www.dkn.tv/the-gioi/sau-khi-tai-tro-lon-cho-biden-pho-wall-se-doi-chieu-do-ky-vong-bat-thanh.html

Thượng viện chất vấn về 2 công cụ giám sát người dùng, Zuckerberg liên tục chối

Phụng Minh

Thượng nghị sĩ Josh Hawley của tiểu bang Missouri đã chỉ trích CEO của Facebook là Mark Zuckerberg về nỗ lực từ chối cung cấp bằng chứng phối hợp với các công ty khác ở Thung lũng Silicon như Twitter và Google để kiểm duyệt người dùng và nội dung.

Trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba (17/11, giờ miền Đông, Hoa Kỳ) về việc kiểm duyệt nội dung trên mạng xã hội của các công ty công nghệ lớn, ông Hawley tiết lộ rằng một cựu nhân viên Facebook đã liên hệ với văn phòng của ông, cho biết về một công cụ nội bộ mà nhân viên Facebook sử dụng để điều phối và chia sẻ thông tin với các nền tảng công nghệ lớn khác.

Ông Hawley đã so sánh sự phối hợp này giữa những gã khổng lồ công nghệ lớn nhất với “những kẻ cướp bóc” như trong Thời đại Vàng son (Gilded Age) của nước Mỹ.

“Vào thế kỷ 19, những người đứng đầu các tập đoàn lớn, những tên trùm ăn cướp tập hợp lại với nhau. Họ thiết lập tỷ lệ và xác định cách kiểm soát dòng chảy các nguồn lực được ghi nhận và cách cạnh tranh”, ông Hawley nói. “Tôi sẽ thất vọng nếu chúng ta không quay lại thời đó một lần nữa, nhưng ngoại trừ lần này, các người là trùm ăn cướp, các công ty của các người là những công ty hùng mạnh nhất thế giới”.

Ông Hawley tiết lộ rằng công cụ, được gọi là “Tasks”, cho phép “nhóm kiểm duyệt” của Facebook tranh luận và xem xét một số nội dung nhất định như người dùng, liên kết và thẻ bắt đầu bằng #.

“Theo tôi hiểu, các nhóm kiểm duyệt của Facebook liên lạc với các đối tác của họ tại Twitter và Google, sau đó nhập các đề xuất kiểm duyệt của các công ty đó vào “Tasks” để Facebook sau đó có thể theo dõi và phối hợp hiệu quả các nỗ lực kiểm duyệt của họ”, Hawley nói.

“Ông Zuckerberg, hãy để tôi hỏi trực tiếp ông, theo lời tuyên thệ, Facebook có điều phối các chính sách kiểm duyệt nội dung của mình theo bất kỳ cách nào với Google hoặc Twitter không?”

Khi Hawley yêu cầu Zuckerberg cung cấp danh sách “mọi đề cập đến Google hoặc Twitter từ ‘Tasks’ đến ủy ban này”, Zuckerberg bỏ qua câu hỏi và từ chối đưa ra câu trả lời trực tiếp.

“Tại sao ông không cam kết trong khi ông đã thề ở đây trước tôi. Tốt hơn hết là làm điều này với lời thề”, ông Hawley nói.

“Thưa Thượng nghị sĩ, nếu chưa xem xét vấn đề này, tôi không biết về bất kỳ sự nhạy cảm nào có thể tồn tại xung quanh vấn đề đó, vì vậy tôi không nghĩ sẽ là khôn ngoan nếu tôi cam kết điều đó ngay bây giờ”, Zuckerberg trả lời.

“Ông sẽ không cam kết làm điều đó ở đây. Tất nhiên, chúng tôi có thể cấp trát đòi thông tin này, nhưng tôi muốn nhận nó một cách tự nguyện từ ông”, ông Hawley trả lời. “Mọi người hãy lưu ý rằng Zuckerberg đã nhiều lần từ chối cung cấp thông tin mà ông ấy biết rằng mình có”.

Hawley cũng lưu ý rằng, Facebook sử dụng một công cụ nội bộ có tên Centra để giám sát người dùng mà họ không hề hay biết. Theo Hawley, phần mềm này cho phép Facebook xem các trang mà người dùng truy cập, tài khoản được liên kết của họ và dữ liệu cá nhân khác.

Nhưng Zuckerberg đã phủ nhận mọi kiến ​​thức về công nghệ có tên Centra.

Ông Hawlay tweet người tố cáo đã nói với ông về Centra kèm ví dụ giải thích ở bên dưới. Ông viết thêm rằng CEO của Facebook còn chẳng thể gọi được tên công cụ này của mình, mặc dù ông ấy là CEO của công ty.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-nghi-si-my-chat-van-ve-2-cong-cu-giam-sat-nguoi-dung-zuckerberg-lien-tuc-choi.html

Facebook xóa các bài đăng kỳ thị chủng tộc về Kamala Harris

By James Clayton

Facebook đã gỡ xuống một loạt các bài đăng, meme và bình luận mang tính phân biệt chủng tộc và bình luận về Phó Tổng thống đắc cử của Mỹ, Kamala Harris.

Mạng xã hội này đã gỡ bỏ loại nội dung nói trên, sau khi BBC News đưa ra cảnh báo về ba nhóm thường xuyên lưu trữ tài liệu có tính cách gây thù nghịch trên các trang của họ.

Facebook nói đã loại bỏ 90% những bài đăng kích động căm thù này, sau khi chúng bị dán nhãn là nội dung gây thù hận.

Một cơ quan giám sát phương tiện truyền thông mô tả là các trang này “dành riêng cho việc tuyên truyền hành vi phân biệt chủng tộc và bôi nhọ phụ nữ”.

‘Quả trên cành thấp’

Tuy nhiên, mặc dù các trang này thường xuyên có những lời nói đầy căm thù với phó tổng thống đắc cử Kamala Harris, Facebook nói họ sẽ không có hành động đối với chính các nhóm này.

Giám đốc của Media Matters, Angelo Carusone nói: “Việc Facebook chỉ xóa những nội dung này sau khi nó bị giới truyền thông gắn nhãn là những phát biểu gây thù nghịch, cho thấy các quy tắc và hướng dẫn mà Facebook thiết lập trống rỗng vì công ty này không nỗ lực phát hiện chúng và thực thi chính sách của mình.”

“Chúng ta đang nói về điểm thấp nhất của những quả trên cành thấp, từ góc độ phát hiện.”

“Thế mà, những phát biểu này đã không bị Facebook để ý, cho đến khi chúng bị bên thứ ba gắn nhãn.”

Cáo cuộc của các trang gồm khẳng định là bà Harris không phải là công dân Hoa Kỳ – vì mẹ bà đến từ Ấn Độ và cha bà đến từ Jamaica.

Các ý kiến khác cho rằng bà không đủ “đen” cho đảng Dân chủ.

Một bài đăng khác nói bà nên “bị trục xuất về Ấn Độ”.

Và, trong một số meme, tên của bà Harris bị chế nhạo.

Trump lặp lại giả thuyết về “sinh quán” đối với Kamala Harris

Biden và Harris nói Trump làm nước Mỹ ‘nát bươm’

Kamala Harris có thể giúp hay gây bất lợi cho Joe Biden ra sao?

Đồ họa khiêu dâm

Một trong những trang này có 4.000 thành viên, trang khác có 1.200 thành viên.

Một loạt các bài đăng có những họa đồ khiêu dâm và biểu tượng xem thường phụ nữ khác cũng bị xóa.

Facebook đã nhiều lần bị các nhà quảng cáo và các nhóm dân quyền chỉ trích là đã không làm đủ để giải quyết các ngôn từ kích động thù hận.

Trong tháng 8, hàng trăm công ty đã ngừng quảng cáo trên nền tảng này để phản đối.

‘Trải rộng sự căm ghét’

Trước đây, các nhà vận động khác đã nói với BBC News rằng phân biệt chủng tộc và ngôn từ kích động thù ghét không được các công cụ kiểm duyệt nội bộ của Facebook lọc ra – và trong một số tình huống thậm chí còn được quảng bá.

Rishad Robinson, từ chiến dịch Stop Hate for Profit, nói với BBC News rằng Facebook đã “tạo ra một bộ thuật toán khuyến khích mọi người gieo rắc sự căm ghét”.

Kiểm toán quyền dân sự của chính Facebook, vào tháng 8, nói công ty đã đưa ra quyết định “gây khó chịu và đau lòng” về những lời nói gây căm ghét thể hiện “những bước lùi đáng kể cho quyền công dân”.

Và tuần trước, một trong những trợ lý cấp cao của Joe Biden đã tấn công Facebook về việc xử lý các thuyết âm mưu, các cuộc kêu gọi bạo lực và thông tin sai lệch trong những ngày sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ.

“Nền dân chủ của chúng ta đang gặp nguy cơ,” Phó Thư ký Báo chí của tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, Bill Russo, đã tweet:

“Chúng tôi cần câu trả lời.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54983116

Máy kiểm phiếu Dominion: ‘Xuất sinh’ ở Canada nhưng chưa bao giờ được mang ra sử dụng ở Canada

Tâm Thanh

Hệ thống kiểm phiếu Dominion được sử dụng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm nay vốn là của công ty Canada. Tuy nhiên, mới đây, công ty bầu cử Canada tuyên bố rằng, Canada chưa bao giờ sử dụng hệ thống này vào bầu cử của nước họ, theo SOH.

Dominion được thành lập tại Canada vào năm 2003 và có trụ sở chính tại Toronto. Công ty này đã được liệt kê là một trong 50 công ty công nghệ phát triển nhanh nhất Canada trong 5 năm liên tiếp nhưng chưa bao giờ lọt vào “hệ thống bỏ phiếu quan trọng” của chính phủ Canada .

Những ngày vừa qua, công ty máy bỏ phiếu Dominion của Canada đã vướng vào một vụ bê bối liên quan đến gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 tại Mỹ. Theo báo cáo, Dominion là một trong ba công ty tại thị trường Hoa Kỳ cung cấp thiết bị và phần mềm quét và kiểm phiếu.

Hôm 16/11, Twitter chính thức của Elections Canada, chịu trách nhiệm về các vấn đề bầu cử của chính phủ Canada, cho biết: “Công ty Bầu cử Canada từ trước tới giờ không sử dụng hệ thống kiểm phiếu Dominion. Chúng tôi đếm phiếu giấy bằng tay trước mặt những quan sát viên và chúng tôi chưa bao giờ sử dụng máy bỏ phiếu hoặc kiểm phiếu điện tử trong lịch sử 100 năm qua của mình. Máy bỏ phiếu hay bảng điện tử chưa bao giờ được sử dụng để kiểm phiếu”.

Hôm 17/11, Tổng thống Trump cũng đã đăng lại dòng tweet tuyên bố của công ty bầu cử Canada.

Hai học giả Canada nghiên cứu về an ninh bầu cử trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bưu điện Quốc gia Canada (National Post) hôm thứ Ba (17/11) cho hay, chính phủ Canada thích kiểm phiếu thủ công hơn là dựa vào phần mềm máy tính do không có kiến ​​thức đầy đủ về bảo mật của ngành bỏ phiếu trực tuyến. Căn bản là đặc điểm của phương pháp bỏ phiếu, kiểm phiếu điện tử là không minh bạch và dễ xảy ra gian lận.

Aleksander Essex, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Western ở Ontario, Canada bày tỏ, nhiều chuyên gia an ninh bầu cử từ lâu đã cảnh báo về những thiếu sót của thiết bị bỏ phiếu điện tử. Trước đây, ông cũng từng nghe nói, nhiều ứng cử viên thị trưởng và nghị sĩ thua cuộc trong cuộc bầu cử đều nghi ngờ rằng, đó là một cuộc bầu cử không công bằng do máy bỏ phiếu gây ra và một số người trong số họ đã cố gắng lấy thông tin liên quan từ Dominion, nhưng họ đã không thành công.

Giáo sư Aleksander Essex cũng tuyên bố rằng, toàn ngành bỏ phiếu qua hệ thống điện tử, máy móc đều thiếu hiểu biết đầy đủ về bảo mật, điều này khiến cho những con số dễ dàng bị tấn công từ những người tham gia bên ngoài và thậm chí cả nội bộ công ty.

Doug Jones, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Iowa, cũng đề cập rằng, Dominion và một số nhà cung cấp khác có một vấn đề chung, đó là hệ thống bảo mật quá lỏng lẻo và nó có thể bị can thiệp bởi các quốc gia xấu xa như Nga, Trung Quốc và Iran, đồng thời, kết quả bầu cử cũng có thể bị can thiệp bởi chính các nhân viên kỹ thuật nội bộ.

Luật sư riêng của Tổng thống Trump, Giuliani cho biết trên đài phát thanh WABC 770 AM của thành phố New York: “Điều kỳ lạ là những chiếc máy này được sử dụng ở những tiểu bang có số phiếu chênh lệch rất sát sao và Tổng thống Trump chỉ kém hơn 1% so với đối thủ, như ở các tiểu bang Nevada, Michigan và Georgia. Một sự trùng hợp với quá nhiều bất thường trong cuộc bầu cử năm nay không thể là điều ngẫu nhiên. Đội ngũ cố vấn pháp lý của Tổng thống Trump đã liên tục khởi kiện và yêu cầu kiểm tra máy kiểm phiếu tại mỗi tiểu bang.

Ông Giuliani đã đưa ra cảnh báo khi tham dự cuộc họp phán quyết của Tòa án Tối cao của tiểu bang Pennsylvania vào thứ Ba (17/11),  rằng có sự gian lận quy mô lớn đối với cử tri trên khắp Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử này và Pennsylvania chỉ là một phần trong số đó. Những hiện tượng này không còn được coi là tai nạn thuần túy.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Flowserve News vào ngày 15/11, ông Giuliani chỉ ra thêm rằng, hệ thống Dominion sử dụng phần mềm Smartmatic, một công ty được thành lập bởi cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chavez và hai đồng minh của ông ta. Hệ thống này thường được sử dụng ở các quốc gia Nam Mỹ có lịch sử gian lận bầu cử nghiêm trọng vốn bị Hoa Kỳ cấm cách đây hơn 10 năm, nhưng năm nay nó đã trở lại Hoa Kỳ với tư cách là nhà thầu của Dominion Voting Systems.

Được biết, hiện có 29 tiểu bang bao gồm cả tiểu bang Nevada, Michigan và Georgia đều sử dụng hệ thống Dominion để kiểm phiếu.

Luật sư Giuliani cho rằng, hệ thống Dominion là một cỗ máy nước ngoài và không nên được sử dụng trong tổng tuyển cử ở Mỹ. Hãy nghĩ xem, “Chúng ta gửi phiếu bầu của mình ra bên ngoài nước Mỹ và để một công ty liên minh với Venezuela và Trung Quốc kiểm đếm. Điều này thực sự không thể tưởng tượng được”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dominion-xuat-sinh-o-canada-nhung-chua-bao-gio-duoc-su-dung-o-canada.html

Thủ tướng Canada tuyên bố đại dịch là cơ hội cho ‘sự tái thiết vĩ đại’, khiến lượt tìm kiếm về một thuyết âm mưu tăng mạnh

Hương Thảo

Trong một thông cáo quốc gia, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nói với người dân Canada “mục đích thực sự” của cuộc khủng hoảng viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) là đã mang lại cơ hội cho một “cuộc tái thiết vĩ đại”, điều này khiến dư luận xôn xao vì nó khiến người ta liên tưởng tới “trật tự thế giới mới”.

Một đoạn trích trong bài phát biểu gần đây của ông Trudeau được đăng vào Chủ nhật (15/11) đã buộc một số người phải suy nghĩ lại về sự hoài nghi của họ đối với “Sự tái thiết vĩ đại” (The Great Reset), lâu nay bị coi là một thuyết âm mưu mặc dù là tiêu đề của một tuyên ngôn thực tế về thay đổi xã hội trên toàn thế giới được viết bởi Klaus Schwab, giám đốc Diễn đàn Kinh tế Thế giới, theo RT.

“Đại dịch này đã tạo cơ hội cho việc tái thiết”, ông Trudeau tuyên bố trong bài phát biểu của mình.

“Đây là cơ hội để chúng ta tăng tốc các nỗ lực, nhằm định hình lại các hệ thống kinh tế thực sự giải quyết các thách thức toàn cầu như nghèo đói cùng cực, bất bình đẳng và biến đổi khí hậu”.

Ông Trudeau tiếp tục tiết lộ rằng kế hoạch từ trước đến nay là nhằm thúc đẩy Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Canada, mà chính phủ của ông mô tả là “một kế hoạch chung cho quan hệ đối tác, hòa bình và thịnh vượng cho tất cả mọi người và hành tinh, hiện tại và trong tương lai”.

Ông giải thích: “Tái thiết tốt hơn (building back better – một cụm từ đang được nhìn thấy nhiều lần gần đây tại các chương trình của cánh tả) có nghĩa là hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất trong khi duy trì động lực để đạt được chương trình nghị sự 2030 với phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững. Canada ở đây để lắng nghe và giúp đỡ”.

Theo Ethan Huff, kế hoạch năm 2030 này trùng lặp trực tiếp với chương trình nghị sự về trật tự thế giới mới của Giáo hoàng Francis, người không chỉ muốn chủ nghĩa xã hội toàn cầu mà còn buộc “vắc-xin cho tất cả”.

Khi tiến gần hơn tới cái gọi là ‘trật tự thế giới mới’ này, xã hội sẽ chỉ trở nên hỗn loạn và rời rạc hơn, theo Ethan Huff.

Ông Joe Biden trước đó cũng đã sử dụng cùng ngôn ngữ với Trudeau trong việc thúc đẩy kế hoạch tái thiết “tái thiết tốt hơn” (building back better).

Khi video về của ông Trudeau lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội, nhiều người thậm chí chưa bao giờ nghe thấy từ “cuộc tái thiết vĩ đại” đã bắt đầu nghiên cứu nó. Biểu đồ thể hiện lượt tìm kiếm cụm từ này trên Google đã tăng mạnh thời gian gần đây.

“Klaus Schwab của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (một phần của mạng lưới Liên Hợp quốc) nói rằng Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (một phần của chương trình Tái thiết vĩ đại) sẽ ‘dẫn đến sự kết hợp giữa các nhận dạng vật lý, kỹ thuật số và cơ thể sinh học của chúng ta’”, một người dùng Twitter trích dẫn sau khi tìm hiểu về sự “tái thiết vĩ đại”.

Ông Joe Biden đã từng khởi động một chiến dịch “xây lại tốt hơn” (build back better), dùng cùng ngôn luận về trật tự thế giới mới của Trudeau để hỗ trợ một sự ‘tái thiết vĩ đại’. Thủ tướng Anh Boris Johnson

cũng đưa ra sáng kiến ​​“xây lại tốt hơn” giống hệt, cho thấy rằng tất cả những người theo chủ nghĩa toàn cầu này thực sự đã “cùng nhau tham gia”.

“Trong nội dung cuốn sách ‘Cuộc tái thiết vĩ đại’ của mình, Schwab kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu nắm bắt cơ hội do đại dịch COVID-19 mang lại để làm cho xã hội trở lại theo hình ảnh họ mong muốn, và tuyên bố thế giới sẽ ‘không bao giờ’ trở lại ‘bình thường’ – ngay cả khi dịch bệnh bản thân nó không ‘gây ra một mối đe dọa sinh tồn mới’ cho nhân loại”, theo RT.

Tờ báo này cũng bình luận: “Trudeau, Biden, Johnson và những nhân vật quyền lực khác như Thái tử Charles của Vương quốc Anh đã hỗ trợ chương trình của họ trong những tháng gần đây, tuyên bố đại dịch COVID-19 đại diện cho một cơ hội duy nhất trong đời để tái định hình xã hội”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-canada-tuyen-bo-dai-dich-la-co-hoi-cho-su-tai-thiet-vi-dai-khien-luot-tim-kiem-ve-mot-thuyet-am-muu-tang-manh.html

Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh về Covid-19 và kế hoạch tái thiết

Thu Hằng

Tình hình xử lý đại dịch Covid-19 và Kế hoạch tái thiết châu Âu là hai chủ đề nghị sự tại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu ngày 19/11/2020 thông qua hình thức cầu truyền hình.

Trong cuộc họp ngày 16/11, Ba Lan và Hungary phản đối một điều khoản về việc triển khai Kế hoạch « Next Generation EU » gồm 750 tỉ euro gắn với điều kiện Nhà nước pháp quyền, trong khi châu Âu rất cần phải thông qua kế hoạch này để trước mắt khắc phục hậu quả do đại dịch Covid-19 gây ra.

Thông tín viên RFI Pierre Bénazet giải thích về những bất đồng của Ba Lan và Hungary :

« Không chỉ có Ba Lan và Hungary tiếp tục cản trở ngân sách của Liên Hiệp Châu Âu mà Slovenia cũng gia nhập với hai nước này vào thứ Tư 18/11, trong khi trước đây Slovenia vẫn ủng hộ thông qua kế hoạch tái thiết.

Thủ tướng Slovenia Janez Janša đã gửi thư tới chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel để chỉ trích cơ chế Nhà nước pháp quyền. Cơ chế này quy định ngân sách châu Âu chỉ được tháo khoán với điều kiện tôn trọng độc lập của Tư pháp hoặc tự do giáo dục, tự do báo chí. Và chính cơ chế này đã khiến Hungary và Ba Lan phủ quyết kế hoạch tái thiết.

Theo thủ tướng Slovenia, cơ chế này không thẳng thắn vì nó tùy thuộc vào sự đánh giá mang tính chính trị và chỉ có cơ quan tư pháp mới có thể đánh giá Nhà nước pháp quyền là gì.

Sự ủng hộ của Slovenia dường như củng cố thêm tâm lý của Ba Lan và Hungary cho rằng cơ chế này được hình thành nhằm chống lại họ. Nhưng cùng lúc, thủ tướng Hungary Viktor Orbán dường như cũng hé lộ một lối thoát cho cuộc khủng hoảng. Ông nói đến việc cần tạo ra khả năng viện đến tư pháp để chống lại việc đình chỉ giải ngân và lập ra những tiêu chí khách quan đánh giá về việc vi phạm nguyên tắc Nhà nước pháp quyền. »

Châu Âu là vùng dịch lớn nhất thế giới

Khu vực 52 nước châu Âu đang phải đối phó với làn sóng dịch thứ hai và bị tác động nặng nhất thế giới, vượt ngưỡng 15 triệu ca nhiễm Covid-19 từ hôm 17/11, trên hơn 55 triệu ca ghi nhận trên thế giới, theo thống kê của AFP.

Số ca nhiễm mới tại châu Âu đã giảm xuống, lần đầu tiên kể từ hơn ba tháng qua, nhưng số ca tử vong vẫn cao, theo thống kê của tổ chức Y Tế Thế Giới ngày 18/11.

Tại Pháp, số ca nhiễm mới hàng ngày tiếp tục giảm, nhưng vẫn ở mức cao : 28.383 ca nhiễm mới và 427 người chết tại bệnh viện. Tuy nhiên, áp lực tại các khoa hồi sức bắt đầu giảm, hiện có 4.759 bệnh nhân được điều trị hồi sức. Theo số liệu tối 18/11, trong vòng 24 giờ, có thêm 2.435 bệnh nhân mới nhập viện, nâng tổng số ca điều trị Covid-19 lên thành 32.811.

Tại Đức, tỉ lệ nhiễm Covid-19 vẫn còn « rất cao », theo cơ quan y tế Đức. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế mới được áp dụng từ đầu tháng 11 bắt đầu có « hiệu quả », cho thấy một số dấu hiệu « lạc quan » về diễn biến dịch.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201119-lien-hiep-chau-au-thuong-dinh-covid-tai-thiet

Nhà Nước pháp quyền: Đọ sức căng thẳng giữa Liên Âu và 3 thành viên ngỗ nghịch

Trọng Nghĩa

Để cứu nền kinh tế đang chịu tác hại nặng nề của dịch Covid-19, Liên Hiệp Châu Âu rất cần tiền và một ngân sách khổng lồ đã được chuẩn bị xong, chỉ còn chờ đèn xanh của các nhà lãnh đạo vào hôm nay 19/11/2020, nhân cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến. Tuy nhiên vào giờ chót, Ba Lan và Hungary đã dọa phủ quyết ngân sách để buộc Liên Âu không được gắn các khoản tài trợ với yêu cầu tôn trọng Nhà nước pháp quyền.

Đòi hỏi này của Ba Lan và Hungary cũng được Slovenia ủng hộ. Thái độ bị cho là bắt bí của các nước trên đã buộc giới lãnh đạo Liên Âu phải cấp tốc tìm giải pháp, vì tình hình dịch bệnh Covid-19 rất cấp bách.

Vấn đề tôn trọng Nhà nước pháp quyền tại Hungary và Ba Lan đã gây căng thẳng từ nhiều năm nay giữa đa số các thành viên Liên Hiệp Châu Âu với các chính phủ dân tộc chủ nghĩa của đảng Luật Pháp và Công Lý PiS của ông Jaroslaw Kaczynski ở Ba Lan và Liên Minh Công Dân Hungary Fidesz của ông Viktor Orban ở Hungary.

Hai nước này thường xuyên bị Bruxelles chỉ trích về các chính sách coi nhẹ tính độc lập của tư pháp và quyền tự do truyền thông. Đối với Ủy Ban Châu Âu và Nghị Viện Châu Âu, các chính sách gần đây, mà Budapest hay Vacxava áp dụng, đã trái ngược với các giá trị dân chủ vốn là nền tảng của Liên Hiệp Châu Âu.

Tranh thủ việc kế hoạch khôi phục kinh tế sau đại dịch và ngân sách Liên Âu, được thông qua vào tháng 7 vừa qua, giới lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đã lồng vào kế hoạch một điều kiện, rõ ràng là nhắm trước hết vào hai nước ngỗ nghịch Ba Lan và Hungary: Để được hưởng các khoản tài trợ Liên Âu, phải tôn trọng một nền tư pháp độc lập, quyền tự do báo chí, tự do giáo dục…

Đối với các thành viên Liên Âu nói chung, điều kiện này không có gì là khó chấp nhận, nhưng đối với hai chế độ đang cầm quyền tại Ba Lan và Hungary thì hoàn toàn khác, và hai nước này đã lập tức đe dọa dùng quyền phủ quyết để bác bỏ ngân sách và kế hoạch khôi phục kinh tế của toàn khối.

Hành vi bắt bí

Lời đe dọa của Ba Lan và Hungary đã bị coi là hành vi bắt bí, vì nếu không có sự đồng thuận của toàn bộ 27 thành viên thì ngân sách của Liên Âu không thể được thông qua, và không một nước nào trong khối có thể nhận được các khoản tài trợ cần thiết để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19.

Vacxava và Budapest được cho là đã tính toán rằng vì cần tiền một cách gấp rút để giải quyết khủng hoảng y tế và kinh tế trong nước, nhiều thành viên Liên Âu sẽ gây áp lực buộc Bruxelles xóa bỏ “điều kiện Nhà nước pháp quyền”, để khỏi bị Ba Lan và Hungary cản trở.

Tinh toán của hai nước này như đã thành công khi vào hôm qua, Slovenia công khai lên tiếng ủng hộ việc vô hiệu hóa điều kiện Nhà nước pháp quyền. Thế nhưng nhìn chung, thủ đoạn bắt cả khối làm con tin của hai chính quyền Budapest và Vacxava đã gây nên phản ứng bất bình của rất nhiều thành viên khác của Liên Hiệp Châu Âu.

Nghị Viện Châu Âu vào hôm qua đã lên tiếng bác bỏ mọi khả năng đàm phán lại về điều kiện Nhà ước pháp quyền. Đáng chú ý là phản ứng của Cộng Hòa Séc và Slovakia, bênh vực việc củng cố dân chủ, cho dù là đồng minh với Ba Lan và Hungary trong nhóm các nước Đông Âu Visegrad. Thủ tướng Rumani cũng cho rằng Nhà nước pháp quyền là một nguyên tắc mà mọi lãnh đạo châu Âu đều phải công nhận.

Tại cuộc họp hôm nay, các lãnh đạo Liên Âu chắc chắn sẽ tìm cách thuyết phục Ba Lan, Hungary và Slovenia. Tuy nhiên, nếu không tìm ra được thỏa hiệp, Liên Âu rốt cuộc có thể sẽ dùng đến một biện pháp mạnh: đó là tìm kiếm một thỏa thuận chỉ gồm 25 hoặc 24 nước, gạt ra bên lề các nước không đồng ý.

Một quan chức ngoại giao Pháp vào hôm qua đã gợi lên khả năng dùng đến giải pháp “hợp tác tăng cường”, một thủ tục theo đó một số quốc gia châu Âu có thể tự mình thực hiện một chính sách nhất định.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201119-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ph%C3%A1p-quy%E1%BB%81n-%C4%91%E1%BB%8D-s%E1%BB%A9c-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-gi%E1%BB%AFa-li%C3%AAn-%C3%A2u-v%C3%A0-3-th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-ng%E1%BB%97-ngh%E1%BB%8Bch

Anh, Canada ‘bày tỏ lo ngại’ về vụ bắt bà Phạm Đoan Trang

Bộ Ngoại giao Anh mới cho biết đã cùng với Canada lên tiếng với chính phủ Việt Nam về vụ bắt giữ các cá nhân, trong đó có ký giả tự do Phạm Đoan Trang, mà họ nói là “nhằm hạn chế tự do ngôn luận”.

Thông tin này được đưa ra hôm 17/11 sau khi Vương quốc Anh và Canada đồng chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của Liên minh Tự do Báo chí, với đại diện của 40 chính phủ, bên lề cuộc hội thảo trực tuyến toàn cầu về tự do báo chí lần thứ hai do Canada và Botswana đồng chủ trì.

Anh và Canada cho biết “đã bày tỏ lo ngại tới chính phủ Việt Nam về một vài trường hợp các cá nhân bị bắt nhằm hạn chế tự do ngôn luận”, trong đó có bà Phạm Đoan Trang và ông Phạm Chí Dũng cùng những thành viên khác của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

“Chúng tôi đề nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng hành động và luật pháp của Việt Nam nhất quán với nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam”, thông cáo được Đại sứ quán Anh tại Việt Nam công bố có đoạn.

Hai quốc gia này nói thêm rằng “một nền báo chí độc lập là rất cần thiết để vận hành tốt xã hội” cũng như là “nền tảng cho sự thịnh vượng về kinh tế và phát triển xã hội”.

“Khi mọi người có thể tranh biện về các vấn đề mà không lo sợ bị ngược đãi, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và tiến bộ”, Anh và Canada nhận định, theo tuyên bố ra ngày 17/11.

Ký giả tự do Phạm Đoan Trang bị bắt hôm 6/10 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ từng lên tiếng về vụ bà Trang. Một quan chức ngoại giao phụ trách về nhân quyền và 12 dân biểu Mỹ đã kêu gọi Việt Nam “ngay lập tức thả bà và hủy bỏ mọi cáo buộc”.

Trong khi đó, tờ Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam, từng đăng bài viết chỉ trích các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi phóng thích bà Trang, tuyên bố rằng “hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp người ‘bất đồng chính kiến’, ‘người hoạt động nhân quyền’”.

XEM THÊM:

Dân biểu Mỹ kêu gọi ngoại trưởng yêu cầu thả bà Phạm Đoan Trang

Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, bị bắt ngày 21/11/2019, cũng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.

Tờ Công an Nhân dân từng dẫn lời cơ quan điều tra nói rằng ông Dũng, vốn viết blog cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ với những bài như “Vì sao Trọng không dám đả động Bãi Tư Chính và Trung Quốc?” hay “Trọng có dám ‘thiêu’ Tiến?”, “có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố [Hồ Chí Minh]”.

Sau khi lần đầu tiên được tiếp xúc với thân chủ hôm 10/11, luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với VOA rằng ông Dũng mới đây đã “ghi vào giấy nhận cáo trạng” rằng ông “không vi phạm pháp luật Việt Nam”.

Theo Bộ Ngoại giao Anh, Liên minh Tự do Báo chí được thành lập vào tháng Bảy năm 2019 với mục tiêu “thúc đẩy tự do báo chí bằng cách vận động về các trường hợp cá nhân” cũng như “quy trách nhiệm cho những ai gây hại cho các nhà báo”.

https://www.voatiengviet.com/a/anh-v%C3%A0-canada-b%C3%A0y-t%E1%BB%8F-lo-ng%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-v%E1%BB%A5-b%E1%BA%AFt-b%C3%A0-ph%E1%BA%A1m-%C4%91oan-trang/5668801.html

Người Pháp gắn bó với truyền thống cây thông Noël

Tuấn Thảo

Lệnh phong tỏa kéo dài đã khiến cho giới thương gia ở Pháp thêm lo lắng. Hầu như mọi người đều mong rằng các hoạt động mua sắm nhân mùa Noël sẽ không bị hy sinh. Về điểm này, chính phủ Pháp cho phép buôn bán cây thông Giáng Sinh kể từ cuối tuần này, tạo thêm hy vọng cho việc mở lại các cửa hàng kinh doanh tại Pháp vào đầu tháng 12/2020.

Theo thông báo chính thức của Bộ Nông Nghiệp : việc mua bán cây thông có thể bắt đầu vào thứ Sáu tuần này, 20 tháng 11. Quyết định này đã trấn an phần nào nhiều hộ gia đình cũng như giới kinh doanh phân phối các sản phẩm liên quan tới mùa Noël. Nhìn chung, dân Pháp đang có tâm lý bi quan về việc tổ chức đón Noël năm nay, nếu lệnh phong tỏa được triển hạn, thì rất nhiều người Pháp sẽ không được về quê thăm nhà, quây quần bên bữa tiệc gia đình mừng đón Giáng Sinh. Vì thế cho nên họ chờ đợi rất nhiều vào các tín hiệu cho thấy tình hình khả quan hơn, trong đó có việc đi mua cây thông, một trong những biểu tượng truyền thống mùa Noël, hay là công ty đường sắt cho phép đặt vé đi tàu vào những ngày lễ cuối năm. 

Noël, mùa bán thông duy nhất đối với ngành phân phối

Về phía các công ty doanh nghiệp, thông báo của bộ Nông Nghiệp Pháp làm cho giới chuyên ngành phấn khích lạc quan hơn. Để có thể bày bán cây thông vào trung tuần tháng 11 hàng năm, giới sản xuất cũng như các nhà phân phối đã phải lên kế hoạch thu hoạch và dự trữ từ nhiều tháng trước. Quyết định của chính phủ Pháp cho phép mua bán cây thông Giáng Sinh kể từ ngày 20/11, đưa cây thông vào danh sách các sản phẩm “thiết yếu” phần lớn cũng vì dân Pháp luôn gắn bó với truyền thống này.  

Mặt khác, bộ Nông Nghiệp Pháp cũng không muốn ngành khai thác cây thông bị sụp đổ, chủ yếu cũng vì trái với ngành trồng rau quả hay sản xuất hoa tươi, ngành này chỉ có một mùa kinh doanh duy nhất trong năm. Nếu bở lỡ cơ hội, thì phải đành chờ tới Giáng Sinh năm sau.   

Trong nhiều tuần lễ vừa qua, giới chuyên ngành cây thông đã không ngừng cầu cứu với chính phủ Pháp, lệnh đóng cửa các cửa hàng kinh doanh đã dẫn đến việc rất nhiều nhà bán lẻ buộc phải hủy đơn đặt hàng với các nhà sản xuất. Tác động dây chuyền này  bắt đầu gây thiệt hại đáng kể, khi khối lượng cây thông bị ứ đọng tồn kho, nếu không bán được thì có nhiều nguy cơ phải vứt đi hay tái xử lý.

Trong bối cảnh đó, bộ trưởng Nông Nghiệp Julien de Normandie đã bật đèn xanh cho việc kinh doanh cây thông, không những tại các địa điểm phân phối thông thường mà ngay cả tại các tiệm hoa (với một số điều kiện). Điều này không những quan trọng đối với người tiêu dùng ở Pháp mà còn tạo luồng dưỡng khí cần thiết cho toàn ngành sản xuất cây thông.

Cụ thể, cây thông có thể được bày bán tại các siêu thị lớn, các vườn mua bán cây kiểng cũng như hạt giống, các hệ thống cửa hàng chuyên về nhà cửa kể cả vật liệu xây dựng, đồ nội thất, sản phẩm trang trí và làm vườn. Các địa điểm này sẽ phải tổ chức theo cách đơn giản nhất một không gian dành riêng cho cây thông Giáng Sinh. 

Thông xanh : “nông phẩm” chứ không phải là lâm sản 

Ngoài ra, các chủ tiệm hoa đều có thể kinh doanh cây thông ở phía bên ngoài cửa hàng. Mục đích là để tránh cho khách hàng tụ tập ở bên trong không gian khép kín, còn các dịch vụ mua bán ở mặt tiền hay ở trên sân ngoài cửa tiệm đều phải áp dụng các quy định giãn cách xã hội trong mùa dịch Covid-19. 

Giới sản xuất và phân phối cây thông đã nhiệt tình hưởng ứng quyết định của chính phủ Pháp. Theo ông Frédéric Naudet, chủ tịch Hiệp hội cây thông Giáng Sinh AFSN, loại cây thông Noël thường được các hộ gia đình Pháp mua về trang trí trong nhà, được xem như là một sản phẩm nông nghiệp chứ không phải là “lâm sản”.

Tại Pháp, có từ 4.000 đến 5.000 hecta đất nông nghiệp được dùng để trồng loại thông xanh dành riêng cho mùa Giáng Sinh. Loại thông xanh phổ biến nhất là giống Nordmann chứ không phải là loài Épicéa của châu Âu. Giống Nordmann không mọc tự nhiên ở Pháp, đó là lý do tại sao loài này được trồng trong các đồn điền nông trại, để khai thác như một nông phẩm.

Theo ông Frédéric Naudet, giống Nordmann (linh sam) tuy không có nhiều mùi hương bàng thông châu Âu, nhưng loài cây này có thể giữ được lâu ở trong nhà mà lại ít bị “mất gai”,  nhờ vào ưu điểm ít rụng lá đó, mà việc trồng thông xanh để khai thác đã dần dần thay thế ngành chăn nuôi truyền thống tại nhiều lãnh thổ vùng miền, chẳng hạn như vùng Morvan ở miền Trung nước Pháp. 

Ngành “trồng thông” tuyển dụng hơn 1.000 nhân viên

Thông xanh  được trồng theo đợt, từ năm này qua năm nọ trên những cánh đồng, đến mười năm sau là có thể được khai thác. Ngành khai thác cây thông Noël tạo ra hàng ngàn việc làm tại Pháp, trong đó có khoảng một ngàn nhân viên với hợp đồng dài hạn. Đến mùa Giáng Sinh, số nhân viên được nhân lên gấp bốn hoặc gấp năm lần vì lãnh vực này tuyển dụng thêm nhiều nhân công ngắn hạn tùy theo nhu cầu.

Theo khảo sát gần đây do công ty tư vấn Kantar thực hiện, 73% người Pháp vẫn gắn bó với truyền thống trang trí cây thông mỗi lần mùa Giáng Sinh lại về. Nếu như khá nhiều người chọn trang trí với cây thông nhân tạo loại làm bằng nhựa hay bằng chất liệu hỗn hợp, thì đổi lại, một phần tư các hộ gia đình ở Pháp chọn mua loại thông xanh tự nhiên. Con số này tương đương với 5,8 triệu cây thông xanh được bán vào năm 2019, đem về gần 160 triệu euro mỗi năm. Thị trường sản xuất và phân phối cây thông Noël tương đối ổn định không dao động gì nhiều, xấp xỉ ở mức trung bình 5 triệu rưỡi cây thông xanh được bán mỗi năm. 

Tuy nhiên, giá thông xanh tự nhiên đã có chiều hướng tăng thêm mỗi năm một chút, nhưng khi gộp lại giá lại tăng từ 25% đến 30% trong một thập niên vừa qua. Tính trung bình, một ngọn thông xanh được bán với giá 27,2 euro vào năm 2019, so với 22,5 euro một thập niên trước đó. Dù giá cả có tăng, nhưng các hộ gia đình Pháp vẫn mua : 5,8 triệu cây thông tự nhiên trong năm qua so với  5,2 triệu vào năm 2009. Điều đó cho thấy sự gắn bó của dân Pháp với truyền thống, mùa Noel một lần nữa lại về khi ở trong nhà lan tỏa thơm ngát mùi hương cây thông.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201119-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ph%C3%A1p-g%E1%BA%AFn-b%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-truy%E1%BB%81n-th%E1%BB%91ng-c%C3%A2y-th%C3%B4ng-no%C3%ABl

Truyền thông Đức: Phương Tây tuyệt đối không được sao chép cách phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc

 Bình luận- Đông Phương

Gần đây, dịch bệnh ở châu Âu lại nóng lên và một số người đã kêu gọi học theo mô hình phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, có kênh truyền thông Đức đã chỉ ra rằng, chính quyền Trung Quốc đã không từ thủ đoạn nào để để đạt được mục đích và thế giới phương Tây tuyệt đối không được sao chép.

Tờ báo kinh doanh Handelsblatt của Đức tuyên bố rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không từ thủ đoạn nào để đạt được mục tiêu phòng dịch, và chúng không hề đáng để Đức phải bắt chước theo. “Dưới danh nghĩa phòng chống dịch bệnh, chính quyền Bắc Kinh đã vi phạm nhân quyền cơ bản của người dân nước này. Bất cứ ai chỉ hơi bị nghi ngờ nhiễm bệnh là sẽ ngay lập tức bị cách ly trong vài tuần”.

“Trong một số trường hợp, người dân thậm chí còn không thể rời khỏi nhà ngay cả khi họ đang gặp nguy hiểm: nhà của họ bị khóa trái, và sự phản kháng là hoàn toàn vô nghĩa. Thậm chí những đứa trẻ bị nghi nhiễm bệnh cũng bị tách khỏi cha mẹ chúng và bị cách ly tại bệnh viện để quan sát trong nhiều ngày”.

Bài báo chỉ ra rằng, “những người ca ngợi việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quên mất những cảnh tượng bi thảm ở Vũ Hán trong giai đoạn đầu của dịch bệnh. Nhiều bi kịch đã xảy ra do áp dụng biện pháp phong tỏa”.

“Lúc đó, nhân viên y tế không thể xoay sở kịp, xác chết chất thành đống ngay trong hành lang và bên cạnh các bệnh nhân. Còn có những người kêu cứu thảm thiết vì người nhà bị nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán đang chết dần chết mòn”.

“Sau đó, số lượng ca nhiễm bắt đầu giảm dần. Nhưng bất cứ khi nào dịch bệnh tái phát trở lại ở một nơi nào đó, chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ lại công bố đó là các ‘ca nhiễm nhập khẩu’. Chính phủ sẽ lại kích động người dân thù hận những người có ngoại hình khác người Hoa, thậm chí có một số nhà hàng từng từ chối người da đen”.

Bài báo viết, “Điều duy nhất chúng ta nên khen ngợi là người dân Trung Quốc. Họ đã kiên nhẫn đeo khẩu trang và còn động viên lẫn nhau. Điều đáng học hỏi chính là là sự kiên trì của người dân Trung Quốc, chứ không phải hành vi của chính quyền chuyên chế”.

Hiện nay, các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp và Anh lại đang bắt đầu phong tỏa, cách ly để đối phó với đợt bùng phát đại dịch virus Corona Vũ Hán thứ hai. Và chiến dịch tuyên truyền ở nước ngoài của ĐCSTQ cũng lại đang tuyên truyền một cách trắng trợn cảnh tượng phục hồi của Vũ Hán – nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên.

Tuy nhiên, những người ở nước ngoài lại tỏ ra nghi ngờ về điều này. Ông chủ hiệu sách Độc Lập tên là Ai Huan (tên phiên âm) cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy những hình ảnh như vậy. Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn thể hiện hình ảnh một đất nước hạnh phúc và tự do, nhưng chúng tôi không nghĩ đây hoàn toàn là sự thật”.

“Sự quản chế của Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng những tin tức bị bóp méo, phi dân chủ của nhà nước cảnh sát (thuật từ được dùng để chỉ một quốc gia mà chính phủ của nó dùng lực lượng cảnh sát để thực hiện các biện pháp độc đoán, kiểm soát cứng rắn và có tính áp bức đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của toàn dân) khiến những hình ảnh này chẳng khác gì tuyên truyền chính trị đối với chúng tôi. ĐCSTQ không những dùng tuyên truyền ở nước ngoài để tự ca ngợi bản thân, mà còn muốn xóa bỏ những truy cứu của thế giới về việc nó che giấu thông tin dịch bệnh. Sau đó nó xuất khẩu thể chế chuyên chế của mình ra nước ngoài thông qua mô hình phòng chống dịch bệnh ‘thành công’ trong thời kỳ hậu dịch và dùng phương thức hỗ trợ có điều kiện để mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu”, ông Ai Huan nói.

Trên thực tế, dịch bệnh ở Trung Quốc đại lục không hề thuyên giảm mà chỉ là chính quyền đã kiểm soát chặt chẽ các tin tức về dịch bệnh. Trong những ngày gần đây, dịch đã tái phát ở Tân Cương, Thanh Đảo, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Giang Tây, Chiết Giang và các tỉnh thành khác. Trong số đó, huyện La Điền thuộc thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc đã bước vào tình trạng thời chiến hôm 12/11.

Một đoạn video được đăng tải trên Internet cho thấy vào ngày 14/11, một người đàn ông trung niên đột nhiên ngã xuống đất và co giật trong bãi đậu xe của một khu dân cư ở thành phố Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm, rất giống với các triệu chứng của một bệnh nhân bị nhiễm virus Viêm phổi Vũ Hán. Ngày 15/11, cảnh tượng tương tự cũng xuất hiện trên đường phố Trùng Khánh, và những người dân đứng xem không đeo khẩu trang.

Theo phân tích của Tiến sĩ Điền Viên (Tian Yuan), một nhà bình luận về các vấn đề thời sự sống tại Hoa Kỳ, những dấu hiệu này cho thấy, trên thực tế, virus không hề biến mất ở Trung Quốc đại lục. Và cũng giống như tình hình ở Châu Âu và Châu Mỹ, nó sẽ tiếp tục bùng phát.

Theo thông báo chính thức của ĐCSTQ, các trường hợp mới được xác chẩn gần đây đều được gọi là “ca nhiễm nhập khẩu từ nước ngoài”, ngoài ra cũng có nhiều địa phương tuyên bố rằng virus được phát hiện trong thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.

Ông Lam Thuật (Lan Shu), một nhà bình luận về các vấn đề thời sự sống ở Hoa Kỳ, nói: “Tôi nghĩ rằng ĐCSTQ luôn đẩy nguồn gốc của dịch bệnh ra nước ngoài. Một mặt là để che giấu những dối trá về dịch bệnh trong quá khứ của chính ĐCSTQ, mặt khác là để chuyển hướng sự chú ý, mục đích là khiến người dân Trung Quốc cảm thấy rằng Trung Quốc là nơi an toàn nhất. Họ không nhận thức được rằng mối nguy hiểm đang ở ngay trước mắt”.

Tuy nhiên, đối mặt với dịch bệnh hung hiểm, các quan chức đã bất đắc dĩ phải đưa ra một số tuyên bố. Vào ngày 12/11, ông La Chiếu Huy (Luo Zhaohui), Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, thừa nhận rằng số lượng ca nhiễm mới ở Trung Quốc đã gia tăng nhanh chóng kể từ tháng Mười. Làn sóng bùng phát thứ hai là mối đe dọa rất nghiêm trọng và “mùa đông năm nay thực sự không dễ dàng”.

Đông Phương

Theo NTD Tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/truyen-thong-duc-phuong-tay-tuyet-doi-khong-duoc-sao-chep-cach-phong-chong-dich-benh-cua-trung-quoc-104389.html

30 năm Liên Xô tan rã: Gorbachev và cuộc họp Bộ Chính trị tháng 4/1991

Tháng 4/1991, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev thông báo với Bộ Chính trị rằng ông từ chức.

Trong hồi ký xuất bản năm 1995, ông kể lại là vào thời điểm đó, ông cảm thấy Đảng Cộng sản trở thành ‘cản trở lớn nhất cho cải tổ’, và muốn rút lui.

Bộ Chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp kín, ba giờ liền, không có ông Gorbachev.

Họ phê phán ông kịch liệt và đổ lỗi cho nhà lãnh đạo trẻ nhưng ở vị trí cao nhất là đã gây ra các vấn đề ngày càng sâu rộng của Liên bang Xô Viết (cuối năm đó, Liên Xô chính thức giải tán).

Nhưng việc để một tổng bí thư từ chức là điều không ai có thể tưởng tưởng nổi.

Họ mời ông Gorbachev vào, sau cuộc họp và đề nghị ông…rút đơn từ chức.

Gorbachev đã làm đúng như vậy.

Lãnh đạo Liên Xô Andropov ‘từng muốn cải cách’

Alexander Yakovlev – nhà lý luận Liên Xô hết tin vào chủ nghĩa xã hội

Trong hồi ký, ông giải thích là với nhiều thế hệ người Nga, “Đảng Cộng sản tồn tại như một phần cuộc sống của họ, kể từ năm 1917, “và thật khó cho bất cứ ai, chưa nói là quan chức nhà nước, hình dung ra được cuộc sống bên ngoài quyền lực của Đảng”.

Nhưng nếu được nghĩ lại thì Gorbachev có làm gì khác?

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Moscow ngày 16/08/2011 với nhà báo Anh Jonathan Steele của The Guardian, ông Gorbachev nói:

“Ngày nay, nghĩ lại, tôi thấy đáng ra tôi cần phải tận dụng cơ hội đó để lập một đảng chính trị mới, và từ chức khỏi Đảng Cộng sản.”

‘Biết ơn Gorbachev đã khiến Liên Xô sụp đổ’

Thành phố Đức dựng tượng để ghi công Gorbachev

Trên lý thuyết, nếu làm như vậy, ông vẫn còn chức Chủ tịch Liên Xô, quốc gia bắt đầu bị giằng xé bởi các thế lực dân tộc chủ nghĩa, đứng đầu là xu hướng dân tộc Nga của Boris Yeltsin.

Tuy thế, Gorbachev cũng hối tiếc là đã không cải tổ Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô sớm hơn.

Perestroika – công cuộc cải tổ từ 1985 của Gorbachev và cộng sự, vốn được gợi ý từ thời Yuri Andropov, chỉ nhắm vào ‘chữa bệnh’ cho Liên Xô, và chủ yếu là Nga, nước lớn nhất trong Liên bang.

Đến năm 1991, tình hình đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Moscow tại các nước thuộc Liên Xô ở vùng Baltic, nhất là sau khi Gorbachev đồng ý để Ba Lan đi theo con đường riêng, với giải pháp không còn nằm trong quỹ đạo chính trị của Kremlin.

Các thế lực hùng mạnh kéo sập Liên Xô

Ngày nay, các đánh giá của giới nghiên cứu thiên về giả thuyết rằng Liên Xô đằng nào cũng tan rã, ban đầu là vì lý do kinh tế, và sau là vì chủ nghĩa dân tộc tại tất cả các nước trong vùng, bất kể Gorbachev có lên cầm quyền hay là không.

Về kinh tế, như Diana Villiers Negroponte viết trong bài ‘Liên Xô có sụp đổ không cần Mikhail Gorbachev?’ (Would the Soviet Union have collapsed without Mikhail Gorbachev? – Brookings, 10/2019), thì cơ cấu kinh tế Liên Xô đã mất cân bằng nghiêm trọng từ khi Gorbachev tiếp quản quyền lực:

“60% vốn đầu tư bỏ vào khai thác tài nguyên thô, và nhiên liệu, 20% chi cho quân sự, và chỉ còn 20% còn lại bỏ vào sản xuất, và phục vụ người tiêu dùng….Công dân Liên Xô nắm trong tay 400-450 tỷ rubles, nhưng họ không có hàng hóa gì để mua…Bất bình gia tăng. Công nhân mỏ ở vùng Vành Bắc Cực biểu tình trước, đòi xà phòng và khoai tây, rồi đến các ngành nghề khác đình công theo. Đến tháng 12/1989, cả Liên Xô có 158 vụ đấu tranh vì đời sống…”

Ngoài ra là gánh nặng kinh tế hàng chục tỷ USD mỗi năm cho nhu cầu duy trì sự hiện diện quân sự, an ninh của Liên Xô tại Đông Âu và các nước khác.

Tóm lại, Perestroika được Gorbachev cho là liều thuốc chữa các bệnh trầm kha của Liên Xô, nó đã chỉ làm đẩy nhanh quá trình phân hủy của một cơ thể bị cho là từ lâu (long-term decay), theo nhiều đánh giá hiện nay.

Tại Nga tuy vậy vẫn có người “đặt giả thuyết” rằng nếu tháng 8/1991, nhóm đảo chính của Bộ Công an và một số tướng tá, lãnh đạo bảo thủ tại Moscow bắt cả Gorbachev và Yeltsin thì liệu có quay ngược được thế cờ hay là không?

Vì nếu như Gorbachev, trong con mắt họ, đã “phản Đảng” và bị họ tạm giam ở nhà nghỉ bên bờ Hắc Hải, không cho về Moscow, thì Yeltsin lại là một thế lực khác: chủ nghĩa dân tộc Nga.

Jonathan Steele cho rằng một cuộc đảo chính triệt để năm 1991 sẽ không không giải quyết được các vấn đề cơ bản của Liên Xô, vì tình hình đã rất khác với năm 1964.

Năm đó, phe bảo thủ loại Nikita Khrushchev, chặn quá trình giải thể chủ nghĩa Stalin và đưa Liên Xô vào thời kỳ trì trệ của Leonid Brezhnev.

Còn vào các năm 1989, 1990 và 1991, chính trường Liên Xô biến đổi rất nhanh và nhân vật Boris Yeltsin đã nắm lấy thời cơ, tỏ thái độ mạnh mẽ, liên tục đi trước và thách thức Gorbachev.

Không chỉ công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô và kêu gọi Gorbachev làm tương tự, Boris Yeltsin đã dám thí nghiệm với bầu cử tự do.

Vào tháng 6/1991 ông Yeltsin đã giành 59% phiếu cử tri để lên làm tổng thống Nga.

Việc phe đảo chính bắt sống một tổng thống do hàng triệu người bầu lên là rất khỏ xảy ra.

Và Yeltsin xét ra mới là nhân vật trực tiếp đẩy Liên Xô đến chỗ giải tán.

Việc đầu tiên ông ta làm khi nắm quyền ở Nga, nước vẫn thuộc Liên Xô, là đòi chiếm hữu phần lớn ngân sách Liên Xô cho Nga.

Tháng 8/1991, Yeltsin leo lên xe tăng, đối mặt với phe đảo chính ở Moscow và đánh bại họ…chỉ bằng lời nói.

Bước tiếp theo của Yeltsin là cấm Đảng Cộng sản hoạt động tại quốc gia của ông ta, nước Nga.

Quyết định này thức chất đã xóa sổ Đảng CS Liên Xô sau nhiều thập kỷ cầm quyền ‘oai hùng’.

Các nước cộng hòa khác trong Liên bang đi theo con đường đòi độc lập, và Gorbachev chỉ còn lại với chức vụ không quyền lực: Tổng thống Liên Xô.

Ngày 25/12/1991, Gorbachev từ chức và sáu ngày sau, Liên Xô chính thức giải thể.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54975352

Irak và Ả Rập Xê Út mở cửa biên giới sau 30 năm thù địch

Thụy My

Irak và Ả Rập Xê Út hôm nay 19/11/2020 đã mở lại các cửa khẩu chính ở đường biên, sau ba thập niên đóng cửa do cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất. Các quan chức hai nước hy vọng việc mở lại biên giới sẽ giúp tăng cường trao đổi thương mại. Ngay sau thông báo mở cửa, những dãy dài xe tải đã xếp hàng chờ đợi ở cả hai phía.

Từ Bagdad, thông tín viên Lucile Wassermann cho biết thêm chi tiết :

« Đó là một bước tiến mới trong việc sưởi ấm quan hệ giữa Irak và Ả Rập Xê Út. Cho đến nay, cửa khẩu Arar – giáp với Jordani về phía tây và Ả Rập Xê Út về phía nam – chỉ mở cho tín đồ Irak sang hành hương. Khi loan báo mở cửa cho thương mại, các nhà lãnh đạo muốn viết một chương mới trong quan hệ đôi bên.

Từ lâu vẫn là kẻ thù, Bagdad và Ryad đã cắt đứt quan hệ ngoại giao vào năm 1990, khi Saddam Hussein xâm lăng Koweit. Mãi đến năm 2015, đối thoại mới được tái lập. Giờ đây Ả Rập Xê Út rất muốn đầu tư nhiều hơn vào Irak, và về phía Bagdad, tân chính phủ dường như quyết định chấp nhận lời mời gọi hòa giải.

Hơn nữa, thủ tướng Irak còn là bạn của thái tử Ả Rập Xê Út, và không giấu diếm ý định xích gần lại với vương quốc này, dù có nguy cơ làm mất lòng « người bảo trợ » Iran vốn có ảnh hưởng trải rộng ở tất cả các cấp chính quyền Irak. Những nhóm vũ trang thân cận với Teheran đã nhanh chóng chỉ trích việc mở lại các cửa khẩu biên giới. Tuy nhiên thủ tướng Irak không bị lay chuyển, thậm chí còn muốn ký thêm các thỏa thuận khác với Ả Rập Xê Út trong tương lai ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201119-irak-arap-xe-ut-mo-cua-bien-gioi

Chiến đấu cơ của Israel tấn công quân đội Syria và lực lượng Quds của Iran ở Syria

Tin từ JERUSALEM, Israel – Quân đội Israel cho biết vào hôm thứ Tư (18/11), Israel tiến hành các cuộc không kích nhằm vào quân đội Syria và Lực lượng Quds của Iran ở Syria sau khi các thiết bị nổ được lắp đặt ở Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát.

Hãng thông tấn nhà nước Syria cho biết ba quân nhân thiệt mạng và một người bị thương trong “cuộc tấn công của Israel”. Trong một tuyên bố, quân đội Israel cho biết các máy bay của họ bắn trúng các cơ sở lưu trữ, các khu quân sự và các hỏa tiễn đất đối không của Syria.

Tuyên bố này cho biết “trước đó, các binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) vạch trần các thiết bị nổ tự chế (IED) ở phía Israel của Phòng tuyến Alpha, do một nhóm binh sĩ của Syria được dẫn đầu bởi các lực lượng Iran lắp đặt”.

Theo tuyên bố này, “việc vạch trần các thiết bị nổ tự chế vào hôm thứ Ba là bằng chứng rõ ràng hơn về sự cố thủ của Iran ở Syria,” đồng thời Israel yêu cầu chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm về tất cả các hành động của họ ở Syria. Lực lượng Quds đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành lượng dân quân từng chiến đấu thay mặt Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong suốt cuộc nội chiến ở Syria. (BBT)

https://www.sbtn.tv/chien-dau-co-cua-israel-tan-cong-quan-doi-syria-va-luc-luong-quds-cua-iran-o-syria/

RCEP và Việt Nam trong lúc Mỹ lùi Trung Quốc tiến tới

TS. Đinh Hoàng Thắng

Hiệp định “Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực” (RCEP) được ký kết ngày 15/11/2020 là thoả thuận mậu dịch tự do “khủng” nhất. Nó ra đời đúng lúc có nhiều biến động và xáo trộn về chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, liệu RCEP có giúp Việt Nam giải quyết được bài toán nhập siêu từ Trung Quốc và từ một số đối tác ngay trong khối hay không, thì chưa thể xác quyết.

Sức nóng của hậu bầu cử Mỹ năm nay đã lấn át một phần các hội nghị Cấp cao ASEAN-37 và Cấp cao Đông Á (EAS-15), từ 11 đến 15 tháng này. Trong khuôn khổ ấy, 10 nước Đông Nam Á và 3 đối tác Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng với Australia và New Zealand, đã ký Hiệp định RCEP thì Mỹ lại dường như bị gạt ra ngoài cơ chế liên kết khu vực.

Trước mắt, RCEP chưa hẳn đã là một thoả thuận lý tưởng nhất vừa được ký kết, nhưng cũng không phải là một hiệp định tồi tệ. Ít nhất ở hai khía cạnh. Thứ nhất, các tập đoàn và các công ty toàn cầu sẽ bắt đầu nghĩ về châu Á như một “thị trường cuối” phù hợp với họ. Các cơ sở kinh doanh và sản xuất sẽ tái cơ cấu hoạt động nhằm hướng tới thị trường bao trùm 1/3 dân số thế giới.

Bà Phạm Chi Lan: “Tôi lo nhiều hơn mừng khi VN ký RCEP”

RCEP: TQ nói Mỹ ‘không thể phá bĩnh’

15 nước ký hiệp định đối tác kinh tế RCEP

Biden, Brexit và khả năng ‘Anh, Mỹ cùng vào CPTPP’

Thứ hai, vượt xa các thoả thuận thương mại trong khuôn khổ “ASEAN+1”, từ nay ASEAN giành thêm được quyền tiếp cận thương mại hàng hoá từ các nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Việc đơn giản hoá và hợp nhất các quy tắc từ nhiều FTA khác nhau quả là “nhất cử lưỡng tiện”. Ngoài việc sử dụng các FTA độc lập hiện có, các nước ASEAN có thể yêu cầu quyền tiếp cận thị trường theo RCEP.

Mỹ lùi, Trung Quốc tiến

Trong vòng hai năm nay, ngoài Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đây là thoả thuận lớn thứ hai không có Mỹ. Phải chăng Mỹ lùi thì Trung Quốc tiến? Rồi đây, nếu Washington vẫn chỉ đóng vai trò “quan sát viên” đối với cơ chế hợp tác kinh tế hay an ninh khu vực, thì liệu RCEP có trở thành bước ngoặt cho các mối bang giao đầy trắc trở của cả Đông Nam Á lẫn Đông Á với Trung Quốc?

Ở chiều ngược lại, tâm lý bồn chồn về tương lai vẫn còn ngự trị. Liệu RCEP và hiệu ứng của BRI (Sáng kiến Vành đai và Con đường) sẽ là “cái dây thòng lọng” thắt cổ các nước thành viên một khi các thoả hiệp trong 8 năm đàm phán nhằm che đậy các động cơ trái ngược nhau trong quá trình đi đến đồng thuận, sẽ trào lên và dẫn đến xung đột không thể điều hoà?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Hiệp định RCEP “là niềm tự hào, là thành quả to lớn”. Tuy nhiên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại thời điểm Hiệp định ra đời, vẫn bày tỏ quan ngại, trong khu vực kinh tế RCEP, có quá nhiều đối tác cùng cơ cấu sản phẩm tương tự hàng Việt Nam, nhưng năng lực cạnh tranh hơn Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc…

Đáng chú ý hơn, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hôm 17/11 về dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại Nam Định quê hương ông, khi nói tới những thành tựu quan trọng trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, ít nhất là trên mặt báo, đã không nhắc gì đến sự kiện ký kết RCEP trong khuôn khổ Cấp cao ASEAN-37.

Phải chăng khác với những lần tham gia các định chế quốc tế lớn trước đây, kỳ này Việt Nam phần nào tỏ ra thận trọng hơn? Các tờ báo của Nhà nước không chạy xã luận “rung trời”, coi gia nhập RCEP là “thắng lợi vẻ vang”. Bởi vì, vẫn còn đó những quan ngại, với thể chế dễ bị cac nhóm lợi ích thao túng, Việt Nam có tận dụng được các cơ hội do EVFTA, CPTPP và RSEP mang lại hay không.

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VCCI mới đây đã nói với BBC rằng, thực sự bà tiếp cận thông tin về RCEP với cảm giác nửa mừng, nửa lo và có lẽ lo còn lớn hơn mừng. Bởi vì một mặt, Hiệp định có thể mang lại một số lợi ích cho Việt Nam và cũng vì có lợi ích nhất định cho nên Việt Nam mới tham gia.

Nhưng mặt khác, RCEP cũng có thể nảy sinh một số vấn đề. Một trong những vấn nạn ấy là: Việt Nam hiện đang vươn lên tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với một vị trí tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích lớn hơn cho nền kinh tế và nhất là giúp tăng cường hội nhập, để thoát ra khỏi vị thế phụ thuộc quá nặng vào một số đối tác khổng lồ. Vậy tham gia RCEP liệu có giảm bớt các động lực của Việt Nam, liệu vì những lợi ích trước mắt, Việt Nam có lơ là những cố gắng dài lâu hơn?

Hy vọng mong manh

Le lói một niềm hy vọng mong manh khác, RCEP rồi ra sẽ có tác động như một lực kiềm chế ở một mức độ nào đó đối với Trung Quốc. Nghĩ rằng, Trung Quốc sẽ phải dè chừng hơn trong các hành động của mình trên Biển Đông, Biển Hoa Đông. Bắc Kinh không thể “múa gậy vườn hoang”, vì sẽ bị chế tài bởi lợi ích do Hiệp định mang lại. Biết đâu, sau RCEP họ càng không ngưng nghỉ tạo hình ảnh mới về mình đối với các nước trong khu vực.

Nhưng Bắc Kinh đã không hề kiềm chế!

Ngay khi RCEP chưa ráo mực, ngày 16/11/2020, bản tiếng Anh của “Nhân dân Nhật báo Trung Quốc” đã đăng tải tấm ảnh đảo Duy Mộng, thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, kèm thông báo Bắc Kinh “đang tập trận trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và cấm ngặt tàu bè qua lại”.

Và như một cảnh báo không thể kịp thời hơn, ngày 16 và 17/11/2020, tại Hà Nội, Hội thảo quốc tế 2 ngày về Biển Đông lần thứ 12, với chủ đề: “Duy trì hòa bình và ổn định trong giai đoạn hỗn loạn”, cũng chỉ rõ: Năm qua, Trung Quốc đã lợi dụng dịch bệnh để tăng cường các hoạt động phi pháp trên biển, cụ thể, nhân cơ hội các nước tập trung chống dịch Bắc Kinh đã thúc đẩy các tham vọng ở Biển Đông.

Một vấn đề nóng bỏng khác được đề cập tại cuộc Hội thảo nói trên liên quan đến chủ đề phòng tránh đụng độ trên biển là “Dự luật Cảnh sát biển của Trung Quốc”. Điều bất trắc ở đây là Dự luật này có thể quy định cho phép lực lượng chấp pháp biển Trung Quốc sử dụng vũ lực trong vùng biển nước này yêu sách một cách trái với UNNCLOS 1982 trên Biển Đông.

Cấp cao Đông Á, với ASEAN ở vị trí trung tâm, là diễn đàn chiến lược hàng đầu trong vùng, là nơi các lãnh đạo trao đổi về các vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết như thế khi phát biểu khai mạc EAS-15.

Nhưng “Tuyên bố Hà Nội” tại EAS-15 lại không đề cập gì cụ thể đến Biển Đông. Các tranh chấp ác liệt, đặc biệt tăng cao bất thường trong năm nay với các hoạt động gây hấn của Trung Quốc giữa bối cảnh đại dịch, đã không được nhắc đến. Tuyên bố chỉ nói chung chung rằng các quốc gia thành viên sẽ tăng cường các hành động thực tiễn và phối hợp toàn diện trong những lĩnh vực ưu tiên nhằm ứng phó đối với các thách thức cùng quan tâm.

Sự mềm mỏng nói trên là sách lược trong thời điểm nhất định hay đấy là sự điều chỉnh chính sách của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung trong kỷ nguyên Biden đang tới? Liệu tới đây, thi thoảng Việt Nam chỉ còn nhắc tới “Bộ tứ” như một giấc mơ thoảng qua, hay tiếp tục kiên trì xây đắp bộ khung an ninh tập thể theo hướng “Ấn Thái Dương tự do và rộng mở ” (FOIP). Chừng nào BRI vẫn như một “vạn lý trường thành” xuyên các lục địa thì “QUAD” vẫn còn đất sống.

Chú ý không khí bữa tiệc

Dư luận cho rằng, giữa tâm trạng hưng phấn được kích hoạt bởi sự kiện RCEP, cả chủ nhà lẫn các lãnh đạo EAS-15 đã không muốn nhắc lại những điều rất khắc nghiệt trên Biển Đông trong năm đang khép lại với nhiều khả năng sang năm tới còn khắc nghiệt hơn. Vả lại, tại Thượng đỉnh ASEAN vừa qua, cả Việt Nam, Philippines cũng đã liên thủ thúc đẩy hồ sơ Biển Đông.

Thực tế mọi người đều biết, trong khi Mỹ muốn “đối đầu” và “ly thân” với Trung Quốc, thì các cuộc tập trận tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương năm qua vẫn chưa đủ sức răn đe và ngăn chặn Trung Quốc thao túng Đông Nam Á và hành xử với Biển Đông như cái ao nhà của họ.

“Cái gậy và củ cà-rốt” của Trung Quốc tỏ ra lưỡng dụng. Một mặt, Trung Quốc tiếp tục thọc sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) của Việt Nam như chỗ không người, mặt khác, Bắc Kinh vừa qua đã hạ cố “tuyên dương” Hà Nội trong vài trò chủ tịch ASEAN đã dẫn dắt khối ASEAN kết thúc đàm phán RCEP.

Trung Quốc là vậy. Khen hôm nay, chê ngày mai. Là thoả thuận liên quan đến địa-chính trị và địa-kinh tế, tương lai RCEP tuỳ thuộc vào cách 14 nền kinh tế thành viên và Trung Quốc sẽ điều chỉnh để thích nghi lẫn nhau trong khuôn khổ khối thương mại lớn nhất hành tinh. Ngược lại nếu ban lãnh đạo Bắc Kinh không tiết chế, RCEP dễ trở thành “con dao hai lưỡi”, “lợi bất cập hại”. Đến lúc ấy thì chính Trung Quốc cũng khó trở thành “ngư ông đắc lợi” trong tương lai!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, hiện là Giám đốc Trung tâm Thông tin và Hợp tác Quốc tế, Viện Nghiên cứu các vấn đề Phát triển (VIDS).

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54994272

Đài Loan: Phi cơ F-16 ‘rơi hơn 2 nghìn mét trong vòng 20 giây’

Thông báo với nhất của Không lực Đài Loan nói chiếc F-16 do một đại tá điều khiển đã “rơi 2.133 mét trong vòng 20 giây” hôm 17/11.

Tướng Hùng Hậu Cơ, tư lệnh Không quân Đài Loan nói với báo chí hôm 18/11/2020 một số chi tiết về vụ tai nạn xảy ra một ngày trước khiến phi công duy nhất lái chiếc F-16 bị “mất tích”.

Theo tướng Hùng, chỉ hơn một phút sau khi chiếc máy bay cất cánh khỏi căn cứ không quân Hoa Liên thì nhiều khả năng “phi công bị mất phương hướng” khi bay lên các tầng mây, theo trang Focus Taiwan.

Hội chứng “spatial disorientation” xảy ra khi người điều khiển phi cơ không nhận rõ được phương hướng và định vị trong không gian của chính mình và máy bay.

Không lực Đài Loan nói họ cũng tìm thấy tín hiệu có thể là của chiếc phi cơ ở ngoài biển và đã cử nhiều tàu thuyền và phi cơ ra điểm tìm kiếm.

Ông Tưởng Chánh Chí, 44 tuổi có trên 2300 giờ bay và là một phi công nhiều kinh nghiệm.

Không lực Đài Loan đã tạm ngừng bay tất cả các phi cơ F-16 sau một vụ tại nạn hôm 17/11 để kiểm tra kỹ thuật.

Phi cơ gặp nạn mới qua kiểm tra kỹ thuật tháng 9/2019.

Đài CNN nói vụ việc xảy ra chỉ chưa đầy ba tuần sau khi một phi cơ của Không quân Đài Loan gặp nạn, làm chết người lái.

Còn trang Focus Taiwan thì nói từ năm 1998, có bảy vụ tai nạn nghiêm trọng với F-16 của Đài Loan, và làm hai phi cơ tử nạn. Năm người khác ‘mất tích, bị coi là đã chết’.

Ngoài ra, vào tháng 1/2016, một phi công Đài Loan chết trong vụ tai nạn F-16 khi bay tập ở căn cứ Luke Air Force Base, Arizona, Hoa Kỳ.

Hiện Đài Loan có 140 chiếc F-16 mua từ Mỹ.

Đài Loan tạm dừng phi đoàn F-16 vì đại tá phi công ‘mất tích’ khi bay

Tướng không quân Đài Loan bay trên phi cơ F-5 để chứng tỏ độ an toàn

Đài Bắc chặn chiến đấu cơ TQ bay quanh Đài Loan

Căng thẳng trong vùng

Cũng hôm 17/11 Hoa Kỳ điều hai phi cơ ném bom tầm xa B-1B từ Guam vào Vùng Nhận diện phòng không của Trung Quốc (ADIZ) ở biển Hoa Đông để thể hiện sức mạnh sau khi Trung Quốc diễn tập không quân và hải quân trong vùng.

Trong ngày 17/11/2020, hai phi cơ quân sự Trung Quốc đã bay vào vùng ADIZ của Đài Loan. Các báo Đài Loan cho hay đội bay của Trung Quốc gồm một chiếc phi Thiểm Tây Y-8 mang thiết bị do thám điện tử và một chiếc săn ngầm cùng loại.

Hôm 27/10, các báo Đài Loan đăng tải phân tích rằng công nghệ chiến tranh điện tử và khả năng tấn công trong không gian mạng của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan “gia tăng nhanh chóng” và là mối đe dọa cho Đài Loan.

Trung Quốc thường xuyên cử phi cơ có năng lực tấn công điện tử vào vùng ADIZ của Đài Loan.

Đại đa số người Đài bác bỏ ‘nhất quốc lưỡng chế’

Cũng theo trang Focus Taiwan (12/11/2020), hơn 90% người Đài Loan phản đối sự đe dọa của Trung Quốc bằng quân sự, và 80% tin rằng chính phủ hai bên đều phải có trách nhiệm duy trì hòa bình xuyên Eo biển Đài Loan, theo một điều tra dư luận của Hội đồng Hoa lục, cơ quan của Đài Loan chuyên về quan hệ với Trung Quốc.

Cùng lúc, đại đa số người Đài Loan vừa ủng hộ đối thoại với Trung Quốc, vừa bác bỏ nguyên tắc ‘Một quốc gia, hai chế độ’ mà Bắc Kinh nêu ra để đưa Đài Loan ‘về với đất mẹ’.

Tới 74,4% người được hỏi không còn thích nguyên tắc ‘Một nước Trung Hoa’, 75,9% bác bỏ ‘Nhất quốc lưỡng chế’, và mong muốn Đài Loan có quyền tự quyết về tương lai của mình.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55003445

Ba cựu lập pháp Hong Kong bị bắt giữ

Tin từ Hong Kong – Vào hôm thứ Tư (18/11), ba cựu lập pháp Hong Kong gồm Eddie Chu, Raymond Chan và Ted Hui đã bị bắt giữ do liên quan đến một cuộc gây rối trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh tăng cường sức ép lên phe đối lập.

Cảnh sát Hong Kong xác nhận đã bắt giữ 3 nghi can trùng với độ tuổi của 3 người này với các cáo buộc nỗ lực phá hoại cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Lập pháp về luật cấm chỉ trích bài quốc ca hồi tháng 6. Tuyên bố không nêu tên các cá nhân liên quan. Cảnh sát cho biết ba người này đã bị buộc tội khinh thường và cố gắng gây phá hoại bằng một chất gây mùi nguy hiểm trong quá trình bỏ phiếu.

Ông Chu, Chan và Hui đã từ chối các yêu cầu bình luận. Vụ bắt giữ này là đòn giáng mới nhất vào phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong sau khi luật an ninh quốc gia được thông qua vào tháng 6. Vào tuần trước, phe đối lập của Hội đồng Lập pháp đã từ chức sau khi cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Cộng đưa ra một yêu cầu cam kết về lòng trung thành.

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam đã sử dụng cam kết này để ngay lập tức truất phế 4 thành viên trong hội đồng. Bà Claudia Mo, một nhà lập pháp phe đối lập khác, cho biết hôm thứ Tư rằng đây là hành động cai trị bằng sự sợ hãi và im lặng. Việc truất phế các nhà lập pháp đã gây ra một làn sóng lên án trên thế giới, với việc Anh đã triệu tập đại sứ Trung Cộng.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/ba-cuu-lap-phap-hong-kong-bi-bat-giu/

12 người Hồng Kông bị giam tại Trung Quốc gửi thư ra ngoài. Nội dung thư nói gì?

Lục Du

Hôm thứ Năm (19/11), người nhà của 7 trong số 12 nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông bị Trung Quốc bắt trên biển hồi tháng Tám nói rằng họ đã nhận được thư gửi ra từ trong tù của thân nhân. Tuy nhiên họ nghi ngờ việc người thân nói rằng trong tù được chính quyền Trung Quốc đối tốt, theo Reuters.

12 nhà hoạt động bị bắt khi đang cố gắng chạy trốn sự truy lùng của chính quyền Hồng Kông, họ bị bố ráp trong khi đi thuyền hướng đến Đài Loan. Sau đó họ bị giam giữ tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Trong một tuyên bố chung, gia đình của 7 trong số những người bị giam giữ cho biết luật sư của thân nhân họ, được chọn từ danh sách do chính quyền Trung Quốc cung cấp, là những người chuyển thư. Tất cả các bức thư đều mô tả trong tù có điều kiện tốt và kêu gọi gia đình không cần phải lo lắng.

“Có khả năng là những lá thư này được viết theo một số mẫu [có sẵn]”, tuyên bố của 7 gia đình viết.

Các gia đình đã nhiều lần xuất hiện trước công chúng kêu gọi chính quyền Hồng Kông và Trung Quốc cho phép họ nói chuyện với người thân của họ và tự tìm luật sư.

Chính quyền Hồng Kông trả lời rằng những người bị bắt phải đối mặt với công lý ở đại lục trước khi trở về Hồng Kông, nơi họ dự kiến sẽ bị điều tra thêm về các tội danh liên quan đến biểu tình.

Các gia đình cho biết những người bị bắt giữ đã khuyên thân nhân trong thư rằng “không nên nói quá nhiều” với giới truyền thông hoặc đến thăm họ ở Trung Quốc.

Trong tuyên bố, các gia đình cho hay họ nhận ra chữ viết tay, nhưng một số nội dung bằng tiếng Trung giản thể, chứ không phải tiếng Trung phồn thể, mà những người bị giam giữ – giống như hầu hết những người ở Hồng Kông – thường sử dụng.

“Có thể nghi ngờ rằng họ [những người bị bắt] đã viết bức thư không theo ý muốn của riêng họ”, tuyên bố viết.

https://www.dkn.tv/the-gioi/12-nguoi-hong-kong-bi-giam-tai-trung-quoc-gui-thu-ra-ngoai-noi-dung-thu-noi-gi.html

Người dân đệ đơn kiện nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc để tìm công lý cho họ

Một nhóm những người nông dân đến từ thành phố Thượng Hải và một cặp vợ chồng đến từ tỉnh Hồ Bắc đã đệ đơn kiện nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc, yêu cầu bồi thường cho những hành vi sai trái của nhà cầm quyền. Với hành động hiếm hoi trực tiếp phản đối giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản, họ đã liệt Thủ tướng Lý Khắc Cường vào trong danh sách các bị đơn.

Các nguyên đơn từng nhiều lần yêu cầu các cơ quan hữu trách giải quyết các khiếu nại của họ thông qua các kiến ​​nghị chính thức nhưng đều không có kết quả.

Họ đành phải nộp đơn kiện như một phương sách cuối cùng.

“Kinh nghiệm đau thương của bản thân khiến chúng tôi hiểu rằng nộp đơn kiến nghị giống như đi vào ngõ cụt và quy trình đó không hề được pháp luật bảo vệ hoặc giám sát,” những nông dân Thượng Hải viết trong đơn kiện của họ.

Các đơn kiện đã được gửi đến các tòa án tại Bắc Kinh. Tại thời điểm viết bài báo này, các nguyên đơn vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ tòa án.

Cặp vợ chồng người Hồ Bắc

Hôm 24/10, ông He Bin, 47 tuổi, và người vợ 50 tuổi Xu Caihong đã đệ đơn kiện lên tòa án cao nhất của Trung Quốc, Tòa án Nhân dân Tối cao. Họ nêu tên các bị đơn là ông Lý Khắc Cường, người đứng đầu chính phủ trung ương và ông Lật Chiến Thư, người đứng đầu cơ quan lập pháp bù nhìn.

Trong đơn kiện, vợ chồng họ cho rằng các quan chức đã buộc nhà hàng của họ phải đóng cửa. Họ đã đến Bắc Kinh để nộp đơn khiếu nại của mình nhưng lại thường xuyên bị cảnh sát quấy rối.

Trong một vài cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tờ The Epoch Times ấn bản tiếng Trung, cặp vợ chồng này đã chia sẻ về trải nghiệm của họ khi khiếu nại đến các nhà chức trách.

Ông He và bà Xu từng là công nhân tại Nhà máy Sợi hóa học Hồ Bắc ở thành phố Tương Dương cho đến khoảng năm 2000, thì chủ nhà máy sa thải các nhân viên.

Họ cũng sở hữu một cửa hàng ở trung tâm thành phố Tương Dương chuyên bán các mặt hàng phục vụ cho những khách hàng trẻ tuổi như văn phòng phẩm cao cấp, quà tặng và đồ trang sức thời trang, v.v. Sau khi bị cho thôi việc, họ dành toàn bộ thời gian để quản lý cửa hàng. Hai vợ chồng tố cáo rằng công việc kinh doanh của họ rất phát đạt khiến đối thủ cạnh tranh là những người có quan hệ với các quan chức địa phương và xã hội đen rất tức giận.

Năm 2001, ông He bị các nhà chức trách địa phương giam giữ [vì] những phát ngôn của ông là những cáo buộc sai sự thật. Trong vòng nửa năm, bà Xu đã kháng cáo lên các cơ quan chính phủ với hy vọng [họ] sẽ trả tự do cho ông He. Sau hàng tháng trời, ông He cuối cùng đã được thả khi mọi cáo buộc được hủy bỏ.

Tuy nhiên, ngay sau khi ông He được thả, những tên côn đồ đã xông vào cửa hàng của họ và phá hủy gần như toàn bộ hàng hóa. Những kẻ côn đồ nói với cặp vợ chồng rằng họ làm theo lệnh của một quan chức tại Tòa án Quận Phương Thành, ông He cho biết.

Hai vợ chồng buộc phải đóng cửa cửa hàng của mình và bắt đầu cuộc chiến pháp lý kéo dài 6 năm, bao gồm việc đệ đơn kiện chống lại các chủ sở hữu của cửa hàng đối thủ và các quan chức của tòa án quận. Họ cũng đi đến văn phòng khiếu nại ở thành phố Vũ Hán (thủ phủ của tỉnh) và Cục Khiếu nại Quốc gia ở Bắc Kinh.

Một mùa đông nọ, bà Xu đã bị cảnh sát giam giữ tại một “trung tâm giáo dục luật lệ” ở quận Phương Thành khi đang mang thai vì đã nộp đơn khiếu nại. Một số cảnh sát mặc thường phục bao vây và đánh đập bà cho đến khi bà bị sẩy thai. Những thương tích này đã khiến bà mất khả năng thụ thai.

Năm 2008, hai vợ chồng họ chấp nhận mức bồi thường mà các quan chức quận dành cho họ gồm 120,000 nhân dân tệ (18,150 USD) tiền mặt kèm theo bảo hiểm an sinh xã hội cho cả hai người. Sau đó ông He và bà Xu đã sử dụng số tiền này để mở một nhà hàng nhỏ, nằm bên trong một tòa nhà thuộc sở hữu của Tòa án Quận Phương Thành.

Vào năm 2010, tòa án này đột ngột thông báo rằng tòa nhà cần được sửa chữa lại và đuổi tất cả khách thuê nhà, gồm cả vợ chồng họ, dù hợp đồng thuê nhà của họ vẫn chưa tới hạn. Sau khi ông He và bà Xu chuyển ra khỏi tòa nhà, tòa án này đã cho một người khách khác thuê lại nhà hàng với giá cao hơn mà không tiến hành bất kỳ sửa chữa nào.

Sau đó, ông He và bà Xu lại bắt đầu đi khiếu nại lần thứ hai tại Bắc Kinh.

Bị đưa vào danh sách đen của các nhà chức trách, ông He và bà Xu đã bị cảnh sát chặn lại trên đường phố Bắc Kinh sau khi các camera giám sát phát hiện vị trí của họ. Tiếp đó, nhà hàng nhỏ của họ ở Bắc Kinh đã bị cảnh sát khám xét bất ngờ vào mùa đông năm 2017. Cảnh sát đã bảo chủ nhà vứt hết tất cả các đồ đạc của họ, cặp vợ chồng cho biết.

Trong vài năm qua, họ đã bị bắt giam nhiều lần khi đi khiếu nại trong thời gian diễn ra các hội nghị quốc gia của Trung Quốc và các cuộc họp quan trọng ở Bắc Kinh.

Ông He và bà Xu đã viết trong đơn kiện: “Chúng tôi nghĩ rằng sự không can thiệp của các bị đơn [Lý Khắc Cường và Lật Chiến Thư] đã gây ra, làm trầm trọng thêm và khuyến khích tất cả những hành vi xâm phạm này [đối với nhân quyền của chúng tôi]… Chúng tôi yêu cầu các bị đơn tích cực sửa sai và chịu trách nhiệm.”

Những người nông dân Thượng Hải

Ông Shi Kehua và 55 nông dân sống tại các thị trấn Gaodong, Gaonan và Yangyuan  ở quận Chuansha, thành phố Thượng Hải.

Năm 1992, Thượng Hải chia ba thị trấn này thành Khu thương mại tự do Pudong Waigaoqiao. 56 nông dân và hàng xóm của họ đã phải giao nộp nhà đất của họ cho chính quyền địa phương để phục vụ quy hoạch. Họ đã ký vào bản hợp đồng trong đó chính phủ hứa hẹn sẽ sắp xếp căn hộ mới với tiện nghi tương đương cho họ.

Tuy nhiên, các căn hộ được giao cho những người nông dân nhỏ hơn nhiều so với căn nhà ban đầu của họ.

“Chúng tôi, 56 nguyên đơn, sở hữu tổng cộng 10,542.3 m2 (113,476.4 feet vuông) diện tích đất được phép xây nhà và 11,029.15 m2 (118,716.78 feet vuông) diện tích nhà [vào năm 1992],” những người

nông dân viết trong đơn kiện. “Những căn hộ mà các nhà chức trách bố trí cho chúng tôi chỉ có tổng cộng 6,249.69 m2 (67,271.1 feet vuông), tức là ít hơn 4,779.46 m2 (43.33%).”

Mấy chục năm qua, những người nông dân này đã nhiều lần thỉnh nguyện và khiếu nại lên chính quyền thành phố Thượng Hải, nhưng không nhận được phản hồi.

Theo các hồ sơ chính thức, những người nông dân này đã nộp đơn lên chính quyền thành phố Thượng Hải yêu cầu được bảo vệ tài sản đất đai của mình vào ngày 20/8/2018. Tuy nhiên, họ không nhận được hồi đáp nào từ phía chính quyền.

Vài tháng sau đó, vào ngày 20/12, những người nông dân này đã đệ đơn yêu cầu các nhà chức trách xem xét lại yêu cầu bảo vệ tài sản đất đai của họ — một quyền được quy định trong Luật Xét lại Hành chính Trung Quốc (China’s Administrative Reconsideration Law). Sáu ngày sau đó, chính quyền Thượng Hải đã trả lời rằng những người nông dân phải tuân theo một quy trình kiến nghị trước khi đệ đơn yêu cầu [bảo vệ tài sản].

Những người nông dân này cảm thấy thất vọng và đã đệ một đơn xin xét lại mới lên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào ngày 5/1/2019.

Chờ đợi hơn một năm, cuối cùng vào ngày 3/4/2020, những người nông dân này đã nhận được phản hồi, trong đó Hội đồng Nhà nước tuyên bố rằng họ thiếu tài liệu hỗ trợ cho đơn yêu cầu của họ.

“Chúng tôi thiếu những tài liệu nào?” những người nông dân đưa ra câu hỏi trong đơn kiện. “Chúng tôi có rất nhiều tài liệu xác minh.”

Hôm 6/10,họ đã đệ đơn kiện lên Tòa án Nhân dân Bắc Kinh Trung cấp Thứ nhất chống lại Hội đồng Nhà nước, do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu, để yêu cầu chính quyền trung ương xem xét lại trường hợp của họ một lần nữa và đền bù cho họ.

Những người thỉnh nguyện ở Trung Quốc thường xuyên bị sách nhiễu và giam giữ.

Hàng năm, trong khi các phiên họp của cơ quan lập pháp bù nhìn [của Trung Quốc] đang diễn ra, mỗi ngày có hàng nghìn người dân khiếu kiện tụ tập trước Cục khiếu nại quốc gia. Tuy nhiên, cảnh sát thường xuyên bắt giữ họ hoặc đuổi họ về quê.

Tháng 4/2009, trong một bài báo trên tạp chí Hồng Kông, luật sư nhân quyền Trung Quốc Zheng Enchong ước tính rằng nước này có khoảng 20 triệu người dân khiếu kiện.

Hiện không rõ có bao nhiêu người dân khiếu kiện ở Trung Quốc. Hàng trăm người trong số họ đã di cư ra nước ngoài và đôi khi xuất hiện để phản đối các chuyến thăm cấp nhà nước của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ví dụ, hôm 10/5/2019, Jin Yuehua, một người dân khiếu kiện của Thượng Hải, đã chặn đoàn xe hộ tống của Phó Thủ Tướng Trung Quốc Lưu Hạc ở thủ đô Washington.

Nicole Hao

Thanh Bùi biên dịch

https://etviet.com/china/nguoi-dan-de-don-kien-nha-cam-quyen-trung-uong-trung-quoc-de-tim-cong-ly-cho-ho.html

Bùng phát dịch COVID-19 ở Thượng Hải, lan sang tỉnh lân cận

Một đợt bùng phát COVID-19 mới ở Thượng Hải đã lan ra ngoài thành phố, trong khi một thành phố khác, Thiên Tân, đã bước vào chế độ “thời chiến” sau một loạt các ca lây nhiễm.

Các nhà chức trách Thượng Hải lần đầu tiên xác nhận một nhóm bệnh nhân COVID-19 trong nước vào ngày 9/11. Một ngày sau, tỉnh An Huy – cách đó khoảng 5 giờ lái xe – tuyên bố rằng một bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán mới ở địa phương đã lây bệnh từ Thượng Hải.

Trong khi đó, cư dân mạng Trung Quốc đã bị sốc trước thông tin rằng cơ quan quản lý sức khỏe của Brazil, Anvisa, đã tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine COVID-19 tiềm năng do công ty dược Trung Quốc Sinovac sản xuất, với lý do “một sự kiện bất lợi nghiêm trọng”.

Nhiều người Trung Quốc đã được tiêm vaccine CoronaVac của Sinovac.

Tỉnh Chiết Giang miền Đông Trung Quốc thông báo vào ngày 17/10 rằng 743.000 người trong khu vực đã được tiêm vaccine CoronaVac. Tỉnh này đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả người dân, bao gồm khoảng 58,5 triệu người, theo một thông báo chính thức vào tháng Hai.

Sinovac đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 11/11 rằng các tác dụng phụ có thể không liên quan đến vaccine. Công ty này cho biết: “Chúng tôi tin tưởng vào tính an toàn của vaccine.” Không bị thuyết phục, cư dân mạng bày tỏ sự lo lắng trên mạng xã hội, tuy nhiên đã nhanh chóng bị cơ quan chức năng kiểm duyệt.

Thượng Hải

Vào ngày 9/11, Li Guohua, Phó quận trưởng Phố Đông, Thượng Hải, đã thông báo về một bệnh nhân COVID-19 mới trong một cuộc họp báo: một người đàn ông 51 tuổi họ Vương sống ở làng Yingqian, thị trấn Zhuqiao ở Phố Đông và làm công việc vận chuyển hàng hóa tại Sân bay Quốc tế Phố Đông. Ông Vương đến bệnh viện sau khi bị sốt, nghẹt mũi và mệt mỏi vào ngày 8/11. Ông được chẩn đoán nhiễm bệnh vào ngày thứ hai sau khi đến bệnh viện.

Ông Vương nhiễm virus từ đâu và như thế nào vẫn là điều chưa giải thích được.

Zhang Lei sống ở làng của ông Vương. Ông nói rằng tất cả dân làng được yêu cầu xếp hàng để kiểm tra axit nucleic COVID-19 vào ngày 9/11 và ngôi làng đã bị cách ly hoàn toàn kể từ đó.

Zhang phàn nàn trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Tất cả các cơ sở kinh doanh trong làng của chúng tôi đã bị đóng cửa, kể cả trường mẫu giáo.

“Chúng tôi không biết khi nào chúng tôi có thể rời khỏi nhà một cách thoải mái.”

Các chủ doanh nghiệp tại khu cửa hàng thiết kế sang trọng Florentia Village, cách ngôi làng khoảng 2,5 km, cho biết ông Vương đã tới khu vực này trong 14 ngày qua và các cửa hàng mà ông thường lui tới đã buộc phải đóng cửa.

Cô Shi, một cư dân Thượng Hải, nói với Epoch Times tiếng Trung rằng cô lo lắng về virus lây lan ở Thượng Hải sau khi tổ chức Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc (CIIE) từ ngày 5/11 đến ngày 10/11. Nhiều nhà triển lãm từ khắp nơi trên thế giới đã đi qua sân bay nơi ông Vương làm việc.

Giám đốc Ủy ban y tế Thượng Hải Wu Jinglei cho biết tại một cuộc họp báo rằng 1,22 triệu người đã tham dự CIIE từ ngày 5/11 đến ngày 8/11, trong khoảng thời gian ông Vương đi làm.

Ngày 10/11, thành phố Phụ Dương ở tỉnh An Huy thông báo rằng một người đàn ông địa phương 50 tuổi họ Lan, người đã làm việc với ông Vương ở Thượng Hải trong vài tháng đã nhiễm COVID-19. Anh ta về quê ở quận Yingshang (nằm ở Phụ Dương) vào ngày 5/11.

Ủy ban y tế Phụ Dương cho biết trong thông báo của mình rằng Lan cảm thấy ốm và đã đến bệnh viện vào ngày 7/11, nhưng không được chẩn đoán. Vào tối ngày 9/11, chính quyền địa phương đã cách ly Lan tại bệnh viện. Sáng hôm sau, Lan được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19.

Thiên Tân

Trong khi đó, các nhà chức trách đã đặt Thiên Tân ở phía bắc Trung Quốc, một thành phố có 15,6 triệu dân, vào chế độ “thời chiến” do dịch bệnh bùng phát ở Khu vực mới Binhai.

Theo báo nhà nước Nhật báo Thiên Tân, hai khu dân cư trong quận đã bị cách ly vào ngày 9/11, có nghĩa là không người dân nào có thể rời đi mà không có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính được thực hiện trong vòng bảy ngày qua.

Tờ báo đưa tin chi tiết về hai trường hợp lây nhiễm được nhà chức trách tiết lộ: một công nhân bốc xếp hàng hóa tại một công ty thực phẩm đông lạnh và một tài xế xe tải vận chuyển thực phẩm đông lạnh.

Các quan chức Thiên Tân tuyên bố virus xuất phát từ khuỷu heo đông lạnh nhập khẩu từ Đức. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy COVID-19 có thể lây lan qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Nicole Hao

Huệ Giao biên dịch

https://etviet.com/china/bung-phat-dich-covid-19-o-thuong-hai-lan-sang-tinh-lan-can.html

Nữ giáo viên phải xin lỗi trên TV chỉ vì đạp xe trên vỉa hè

Phụng Minh

Một đặc điểm chính trong “pháp quyền” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là việc cưỡng bức thú tội trên truyền hình. Thực tiễn này bị cáo buộc là đã bắt đầu kể từ khi có Cách mạng Văn hóa và gần đây nó lại càng được nhân rộng.

Một giáo viên nữ tại thành phố Phúc Tuyền, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã buộc phải xin lỗi trên truyền hình chỉ vì cô ấy đã đi xe đạp trên vỉa hè.

Sound of Hope tổng hợp lại thông tin từ truyền thông đại lục cho biết ĐCSTQ đã phát động chương trình được gọi là “thành phố văn minh quốc gia”. Đây là một cơ hội tốt cho các quan chức địa phương tìm kiếm những thành tựu chính trị. Vì lý do này, thành phố Phúc Tuyền đã tổ chức Hội nghị vận động tuyên thệ về việc kiến tạo “một thành phố văn minh quốc gia và vệ sinh quốc gia trong năm 2020”, nhưng cuối cùng thành phố không lọt vào danh sách đô thị văn minh cấp quốc gia. Vì lý do này, Văn phòng Văn minh Thành phố Phúc Tuyền đã thông báo rằng họ sẽ phát động cái gọi là “Hoạt động công khai trước công chúng về những hành vi thiếu văn minh” bắt đầu từ tháng 10.

Trong sự kiện này, một nữ giáo viên họ Niếp đến từ trường cấp 2 Phúc Tuyền ở thành phố Phúc Tuyền đã xuất hiện trên đài truyền hình địa phương vào ngày 17/11 và gửi lời xin lỗi đến “người dân thành phố” rằng: Vào ngày 9/11, cô đã đi xe đạp trên vỉa hè gần cột đèn giao thông, nơi cấm xe đạp. Cô bày tỏ: “Hành vi của tôi đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật An toàn giao thông đường bộ. Đây là hành vi thiếu văn minh, tôi nhận thức sâu sắc lỗi lầm của mình”.

Trương Quang Khuê, phó hiệu trưởng điều hành của trường trung học Phúc Tuyền, cũng nói trước các phương tiện truyền thông địa phương rằng ông cảm thấy “xấu hổ”, và cho biết trường trung học Phúc Tuyền đã nhận ra “khiếm khuyết trong công cuộc xây dựng văn minh”…

“Luật An toàn giao thông đường bộ” của Trung Quốc quy định xe không động cơ không được đi trên vỉa hè. Tuy nhiên, đối với những vi phạm nhỏ như vậy, chỉ có Thượng Hải là đưa ra mức phạt 50 nhân dân tệ (khoảng 150.000 đồng). Thành phố Phúc Tuyền trước đó đã không báo cáo công khai các chế tài phạt liên quan.

Nữ giáo viên và hiệu phó của trường buộc phải xin lỗi công khai trên truyền hình về việc này. Trên mạng xã hội trong nước, cư dân mạng chỉ trích các quan chức Phúc Tuyền “không coi dân như người”, “không làm tăng thêm được thành tích chính trị nên trút giận lên quần chúng”, và “thiếu văn minh nhất chính là chính quyền địa phương ngu ngốc này, tại nhiều cán bộ vi phạm pháp luật, kỷ luật mà không xin lỗi dân”.

Trong vài năm qua, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã liên tục phát sóng các video “thú tội” của những người bị buộc phải trình diện như Lâm Dung Cơ, chủ hiệu sách Causeway Bay, trong trường hợp bị cho là vi phạm lệnh cấm sách ở Hồng Kông, cho đến cựu phóng viên truyền thông chính thức của ĐCSTQ, Cao Du, những người thuộc nhóm luật sư Vương Vũ, và thậm chí còn có công dân nước ngoài ở Trung Quốc.

Đằng Bưu Tằng, một cựu luật sư Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ, từng nói với báo chí nước ngoài rằng, “lời thú tội trên truyền hình” đã vi phạm nguyên tắc “suy đoán vô tội” được quy định trong Luật Hình sự Trung Quốc.

“Hầu hết những người đã trải qua tra tấn đều phải thú tội, có người không thể chịu đựng được sau khi bị tra tấn, có người vì người nhà bị bắt giữ, có người bị chính quyền đe dọa tuyên án nặng… Lời thú tội của họ trên TV hoàn toàn là để cho những người này trước phiên tòa phải tỏ ra sám hối, ăn năn, rồi đương nhiên coi việc thú nhận tội lỗi có nghĩa là vụ án đã được kết án. Hơn nữa, việc thú nhận tội lỗi một cách chủ động theo quan điểm của đương sự mà không cần bất kỳ bằng chứng nào khác. Đây là hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng nhất”.

Ông nói rằng “thú nhận trên truyền hình” là một đặc điểm về pháp trị quốc gia của ĐCSTQ. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ việc diễu hành bêu riếu người bị cho là có tội trên đường phố trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nu-giao-vien-phai-xin-loi-tren-tv-chi-vi-dap-xe-tren-via-he.html

Độc quyền của ‘ông lớn công nghệ’ làm Bắc Kinh khó chịu, hay là mưu đồ kiểm soát và quốc hữu hóa doanh nghiệp tư nhân?

 Bình luận- Thủy Tiên

Với lý do chống độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng, Bắc Kinh tỏ thái độ “khó chịu” với các ông lớn công nghệ nội địa, thậm chí vừa ngăn cản đợt IPO 37 tỷ USD của Ant Group (Alibaba). Bắc Kinh có thực sự lo sợ độc quyền hay đơn giản đây chỉ là bước cần thiết của chính quyền trong việc siết chặt vòi bạch tuộc với khu vực tư nhân vốn đã quá lớn?

Sau hơn một thập kỷ buông lỏng quản lý khu vực kinh tế tư nhân, nền kinh tế Trung Quốc đã tạo ra nhiều ông lớn công nghệ có tầm ảnh hưởng tới cả thị trường trong nước và quốc tế, tạo ra các tỷ phú được xếp hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, thái độ của Bắc Kinh đối với hoạt động của các ông lớn công nghệ đại lục dường như đột ngột thay đổi trong một đêm khi công bố hướng dẫn chống độc quyền; vốn tác động trực tiếp lên tiềm năng phát triển của các công ty như Alibaba hay Tencent.

Sau nhiều năm thận trọng cho phép các công ty như Alibaba và Tencent tự do phát triển mà không bị can thiệp đáng kể, Bắc Kinh đã có động thái can thiệp mạnh tay vào các ông lớn này. Tuần trước, các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc đã mất hàng trăm tỷ USD giá trị, trong đó Alibaba giảm 12% tại Hong Kong sau khi Bắc Kinh công bố hướng dẫn chống độc quyền mới cho lĩnh vực này. Các nhà phân tích dự đoán rằng các chấn động và mất mát lớn hơn vẫn đang chờ ở phía trước.

Sự thật là các ông lớn công nghệ đại lục mở rộng vô hạn hệ sinh thái của họ để chèn ép đối thủ cạnh tranh – họ đã quá lớn

“Danh sách mở rộng các hoạt động độc quyền được xác định rõ ràng… có thể là một tín hiệu mạnh mẽ trong việc thắt chặt các quy định”, Dan Baker tại Morningstar cho biết (theo Financial Times). Nguyên tắc chỉ đạo này được đưa ra sau khi Bắc Kinh dừng đợt chào bán công khai lần đầu trị giá 37 tỷ USD của Ant vào phút cuối và buộc tập đoàn này phải tuân thủ nhiều quy tắc hơn vào thứ Sáu (13/11) đối với việc mua sắm trực tuyến, một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của thương mại điện tử Trung Quốc.

Các nhà quan sát cho rằng Alibaba là mục tiêu lớn nhất, vì hãng này hiện chiếm 3/4 doanh số bán hàng trực tuyến của cả nước – và gần 1/5 tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc. Tập đoàn này cũng đang nhanh chóng chuyển sang mua lại các cửa hàng truyền thống trên nhiều danh mục.

Bắc Kinh cảm thấy rằng các chiến thuật của các công ty thương mại điện tử không dẫn đến sự phát triển lành mạnh của ngành bán lẻ…

Họ không muốn ba hoặc bốn công ty [thống trị], họ muốn hàng nghìn công ty”, Wong Kok Hoi, Giám đốc đầu tư tại APS Asset Management cho biết trên Financial Times. “Điều này thật lớn, đây là một yếu tố sẽ thay đổi cuộc chơi”, ông nói thêm.

Một nhà phân tích khác cho biết các hướng dẫn mới của Bắc Kinh có phạm vi “bao hàm toàn diện”, bao trùm mọi thứ, từ cách các công ty nên sử dụng dữ liệu khách hàng cho đến cách họ định giá dịch vụ của mình cho đến loại khuyến mại và trợ giá nào mà họ có thể sử dụng để thu hút khách hàng. Những rào cản mà các ông lớn công nghệ Trung Quốc dựng lên để ngăn cản khách hàng của mình sử dụng các ứng dụng công nghệ khác là điều khiến các quan chức Bắc Kinh khó chịu.

Ví dụ, WeChat, ứng dụng nhắn tin phổ biến của Tencent, không cho phép người dùng chia sẻ video từ Douyin, ứng dụng chị em của TikTok, hoặc không cho phép nhấp vào các liên kết có thể đưa họ đến các sản phẩm trên trang thương mại điện tử Taobao của Alibaba.

Trong khi đó, những người mua sắm muốn mua hàng từ các trang của Alibaba như Taobao hoặc Tmall, hoặc thậm chí từ các cửa hàng tạp hóa Freshippo hoặc cửa hàng bách hóa Intime, không thể sử dụng WeChat Pay, dịch vụ thanh toán thuộc sở hữu của Tencent, đối thủ của Alipay, được Ant điều hành. Một trợ lý cửa hàng tại cửa hàng bách hóa Intime nhún vai: “Chúng tôi là một phần của tập đoàn Alibaba”.

Giám đốc tài chính của Alibaba, Maggie Wu, nói với các nhà đầu tư vào mùa thu này: “Có rất nhiều doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái này, vì vậy những người ở lại càng lâu thì họ càng tiến hành nhiều hoạt động hơn”. Điều ngược lại là trường hợp của JD.com, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, trong đó Tencent có cổ phần. JD.com không chấp nhận Alipay.

Vương Khanh Thụy, một nhà phân tích internet độc lập ở Bắc Kinh, cho biết các công ty thường đặt ra các rào cản để “mở rộng vô hạn hệ sinh thái của chính họ để chèn ép đối thủ cạnh tranh”.

Theo quy định của dự thảo, các chiến thuật như vậy có thể bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Các nền tảng lớn hơn cũng có thể bị buộc phải mở lòng cho các đối thủ và thậm chí chia sẻ một số dữ liệu.

Các mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau. Điều này tốt hơn cho người tiêu dùng. Lượng dữ liệu khổng lồ được các công ty công nghệ Trung Quốc thu thập thông qua nền tảng của họ, trên đó họ cung cấp các dịch vụ từ cho vay, đi xe hơi, giao đồ ăn đến vé du lịch, cho phép họ đối xử với các khách hàng tiềm năng theo cách khác nhau.

Một nhà báo của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết đã sử dụng 3 điện thoại khác nhau để xem giá cùng một phòng khách sạn trên một trang web đặt phòng và được báo 3 mức giá khác nhau.

Mức trợ giá dành cho người mua sắm của các công ty công nghệ, chẳng hạn như trang mua sắm trực tuyến Pinduoduo, cũng có thể thay đổi khi họ cố gắng giành được khách hàng mới. Các quy tắc dự thảo nhằm mục đích phân biệt đối xử về giá sẽ làm cho trợ giá trở thành bất hợp pháp nếu chúng cản trở cạnh tranh thị trường.

Các nền tảng công nghệ của Trung Quốc đã buộc các thương gia và nhà cung cấp, thậm chí cả các công ty khởi nghiệp mà họ đầu tư vào, chỉ được phép chọn một nền tảng công nghệ [hoặc của họ hoặc của đối thủ]. Trung Quốc gọi phương pháp này là “chọn một trong hai”.

Ví dụ, năm ngoái, nhà sản xuất lò vi sóng lớn nhất thế giới, Galanz group, đã cáo buộc Alibaba hướng lưu lượng truy cập khỏi cửa hàng của họ trên Tmall sau khi Galanz bắt đầu bán hàng trên trang web đối thủ Pinduoduo. Galanz cho biết doanh số bán hàng của họ sụt giảm nghiêm trọng sau khi không thể hiện lòng trung thành với Alibaba.

JD và Pinduoduo, cả hai đều được Tencent hậu thuẫn, đã kiện Alibaba về hành vi như vậy, cáo buộc công ty đã lạm dụng vị trí thống lĩnh để ngăn cản các thương gia bán hàng trên nền tảng của họ. Alibaba từ chối bình luận về vụ kiện. Hiện tượng tương tự đã được các nhà hàng báo cáo khi họ cố gắng bán hàng thông qua các ứng dụng giao hàng.

Hai công ty tham gia chính ở thị trường Trung Quốc, Meituan và Ele.me, lần lượt thuộc về Tencent và Alibaba. Các nhà điều hành địa phương của cả hai công ty đã bị phạt vì yêu cầu các nhà hàng lựa chọn giữa các ứng dụng theo luật thương mại điện tử hiện hành.

Li Chengdong, giám đốc điều hành của tổ chức công nghệ Haitun cho biết: “Nó nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của các thương gia nhỏ hơn – họ phải đối mặt với những thách thức hiện có và có thể dễ dàng bị các nền tảng lớn như Meituan ép”.

Nhiều tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc đã được cấu trúc như “các thực thể có lợi ích thay đổi”, một cấu trúc phức tạp cho phép họ niêm yết ở nước ngoài trong khi vẫn duy trì các giấy phép quan trọng để kinh doanh ở Trung Quốc.

Nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ chính thức phê chuẩn cấu trúc mô hình sở hữu đặc biệt VIE và các cơ quan quản lý chống độc quyền đã nhắm mắt làm ngơ trước các thương vụ mua lại vì sợ phải tán thành nó.

“Thông lệ này đã tạo cho những gã khổng lồ công nghệ một cái cớ để không nộp đơn lên các cơ quan quản lý đối với những giao dịch có thể có mối quan ngại về cạnh tranh”, Scott Yu ở công ty luật Zhong Lun cho biết. “Đó là một thực hành bất thành văn”. Các luật sư chỉ ra việc Alibaba tiếp quản công ty giao đồ ăn Ele.me – một thương vụ có thể đã đáp ứng các yêu cầu để được cơ quan cạnh tranh phê duyệt, nhưng đã tiến hành mà không cần nộp đơn.

Các hướng dẫn mới nêu rõ rằng các công ty được cấu trúc như các mô hình sở hữu đặc biệt VIE, chẳng hạn như Alibaba và Tencent, cũng phải gửi báo cáo về các thương vụ mua lại của họ để được đánh giá về luật chống độc quyền. Ông Yu lưu ý rằng ông đã nhận được rất nhiều yêu cầu từ các công ty công nghệ trong tuần này.

Nhưng trong một động thái khác, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát đi thông điệp khác hồi tháng 9/2020 vừa qua: dường như Chủ tịch Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vạch ra kế hoạch cho một ‘kỷ nguyên mới’, cùng với việc nắm quyền kiểm soát đối với cả hoạt động kinh doanh tư nhân ở Trung Quốc.

Bắc kinh muốn nắm quyền kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh tư nhân ở Trung Quốc

Thứ Tư (ngày 15/9) – Chủ tịch Tập ban hành “chỉ thị quan trọng”, với một tiêu đề dài dòng: “Ý kiến ​​về Tăng cường Công tác Mặt trận Thống nhất của Kinh tế Tư nhân trong Kỷ nguyên Mới”.

Mục đích cuối cùng đơn giả là để ĐCSTQ có thể thâm nhập, can thiệp và kiểm soát tư tưởng lãnh đạo của khối doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

Tuyên bố tìm cách cải thiện sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với DNTN và doanh nhân thông qua Công tác Mặt trận thống nhất “để tập trung tốt hơn trí tuệ và sức mạnh của các doanh nhân tư nhân vào mục tiêu và sứ mệnh thực hiện sự trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc”.

Chỉ thị của ông Tập đã được đưa ra một ngày trước khi diễn ra Hội nghị về chủ đề này. ĐCSTQ muốn thấy một “mặt trận thống nhất” giữa DNTN và doanh nghiệp chính phủ.

Kinh tế tư nhân đã phát triển quá lớn?

Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 vào tháng 5/2020, các ủy viên Trung ương ĐCSTQ và Chủ tịch Tập đã đề xuất một loạt khái niệm và chiến lược mới, đồng thời thông qua một loạt biện pháp lớn để hướng dẫn và thúc đẩy hoạt động kinh tế tư nhân “Mặt trận thống nhất”. Họ nói rằng những động thái này đã đạt được “kết quả đáng kể”.

Khi nền kinh tế tư nhân của Trung Quốc phát triển và đa dạng hóa, tuyên bố cho biết “những biện pháp này sẽ mang lại sự trẻ hóa lớn của đất nước Trung Quốc theo tư tưởng Tập Cận Bình”. Nhìn chung, có hơn 100 giải pháp, bao gồm hướng dẫn lựa chọn nhân sự để thực hiện các biện pháp.

“Chúng ta cũng phải thấy rằng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã bước sang một kỷ nguyên mới, do quy mô của kinh tế tư nhân tiếp tục mở rộng, rủi ro và thách thức gia tăng đáng kể, các giá trị và lợi ích của kinh tế tư nhân ngày càng đa dạng, và công tác mặt trận thống nhất của kinh tế tư nhân đang đứng trước những tình hình và nhiệm vụ mới”, tuyên bố viết.

Với cách diễn ngôn “hoa lệ”, tuyên bố nhấn mạnh mục tiêu là để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của ĐCSTQ đối với công tác mặt trận đoàn kết kinh tế tư nhân, tổng hợp tốt hơn nữa trí tuệ, sức lực của đội ngũ kinh tế tư nhân vào mục tiêu, nhiệm vụ trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Quốc…

‘Xanh vỏ đỏ lòng’

Nhiều doanh nghiệp lớn có bề ngoài là doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nhưng thực tế đã chịu sự thao túng, kiểm soát của ĐCSTQ từ rất lâu.

Theo Bloomberg  đưa tin, Nhà Trắng gửi thư tới các nghị sĩ quốc hội Mỹ ngày 24/6 cho biết đang lập danh sách “công ty quân đội Trung Quốc hoạt động tại Mỹ”. Danh sách này lần đầu tiên được yêu cầu xác lập theo luật chính sách quốc phòng năm tài khóa 1999.

Theo danh sách này, có tới 19 doanh nghiệp bề ngoài là DNTN Trung Quốc, nhưng thực tế là doanh nghiệp chịu sự thao túng của ĐCSTQ, hoạt động vì các mục tiêu chính trị, phục vụ quân đội nước này, trong đó có Huawei.

Ngay cả “ông lớn” Alibaba của Trung Quốc từ lâu cũng đã chịu sự chỉ đạo của ĐCSTQ, với nhà sáng lập Jack Ma là đảng viên ĐCSTQ, tập đoàn này “đương nhiên” đi theo các đường lối “đạo đức” mà ĐCSTQ yêu cầu. Jack Ma thậm chí còn được nằm trong danh sách 100 đảng viên được tuyên dương vì các đóng góp cho sự nghiệp của ĐCSTQ.

Nhưng dù vậy, sự lớn mạnh quá mức của Alibaba và các tuyên bố được cho là “không hợp đường lối” của Jack Ma cho thấy Bắc Kinh muốn nhiều hơn nữa. Và để đạt được điều đó, sự trừng phạt lớn hơn dưới công cụ “chống độc quyền”, “vì người tiêu dùng” là hết sức hợp lý.

Chiến lược quốc hữu hoá khu vực kinh tế tư nhân?

Không nghi ngờ gì nữa, ĐCSTQ không chỉ kiểm soát các DNTN lớn, dùng các doanh nghiệp này làm bình phong để chiếm đoạt tư bản, công nghệ, ăn cắp thông tin của Mỹ và thế giới. Trung Quốc còn muốn “tuồn” sâu hơn vòi bạch tuộc của họ vào từng DNTN vừa và nhỏ trên khắp đại lục.

Vấn đề ở chỗ, ông Tập không còn giấu giếm tham vọng này. Động thái này không chỉ giúp ĐCSTQ kiểm soát sâu hơn một bước nữa tư tưởng của các chủ doanh nghiệp, mà còn đảm bảo nắm chắc của cải, dòng tiền của doanh nghiệp (từ lớn đến nhỏ) trên khắp cả nước; từ đó khống chế toàn bộ hành vi của lực lượng doanh nhân – lực lượng nắm tư bản. Và các động thái “không biết điều” như Alibaba thì lập tức sẽ nhận được bài học thích đáng.

Dường như ông Tập đã bắt đầu chiến lược tăng cường quốc hữu hoá khu vực tư nhân. Có thể là “cơn khát tiền” tài trợ cho vũ khí, quân đội, dẹp bạo loạn và sự phản đối chế độ trong lòng Trung Quốc ngày một lớn, đã đẩy Chủ tịch Tập đến quyết định “cùng đường” này.

Cơn bĩ cực của người dân, doanh nghiệp và chính quyền Trung Quốc dường như mới chỉ bắt đầu.

Thủy Tiên

Nguồn tham khảo:

https://www.ft.com/content/72317ec5-5a5c-44ab-8b8b-a752f9792168

https://www.ntdvn.com/kinh-te/chien-luoc-quoc-huu-hoa-khu-vuc-tu-nhan-chu-tich-tap-nam-quyen-kiem-soat-doanh-nghiep-tu-nhan-cua-trung-quoc-73723.html

https://www.ntdvn.com/kinh-te/doc-quyen-cua-ong-lon-cong-nghe-lam-bac-kinh-kho-chiu-hay-la-muu-do-kiem-soat-va-quoc-huu-hoa-doanh-nghiep-tu-nhan-104104.html

ĐCS Trung Quốc tiếp tục đàn áp, bắt giữ hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công trong tháng Mười

 Bình luận- Nguyễn Minh

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến nay vẫn tiếp tục đàn áp học viên Pháp Luân Công – một pháp môn tu luyện của Phật gia – trên khắp đất nước Trung Quốc, kể từ khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động chiến dịch đàn áp vào ngày 20/7/1999.

Minh Huệ (Minghui.org) là trang web chuyên đăng tải các thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Theo thống kê của Minghui.org vào ngày 12/11, trong tháng Mười, cảnh sát Trung Quốc đã quấy nhiễu và bắt giữ bất hợp pháp 1.077 học viên Pháp Luân Công, tại 139 thành phố trên 27 tỉnh và khu vực của Trung Quốc.

Các tòa án ở khắp Trung Quốc đã kết án và bỏ tù vô căn cứ 65 học viên Pháp Luân Công vì kiên trì với đức tin của mình. Các luật sư nhân quyền người Trung Quốc cho biết, các vụ truy tố các học viên Pháp Luân Công là hoàn toàn bất hợp pháp, vi phạm hiến pháp của Trung Quốc về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng.

Trong khi Trung Quốc tổ chức Lễ hội truyền thống lần thứ 9 vào tháng Mười với trọng tâm là sự tôn trọng đối với người cao tuổi, thì 92 học viên Pháp Luân Công lớn tuổi trên 65 tuổi đã bị can nhiễu và bắt cóc từ nhà của họ. Trong số những học viên này, có 2 người trên 90 tuổi.

Ngoài ra, 19 học viên Pháp Luân Công cao tuổi khác trên 65 tuổi đã bị kết án tù bất hợp pháp, người cao tuổi nhất năm nay đã 80 tuổi.

Báo cáo của Minghui.org cũng nêu chi tiết về cuộc đàn áp của ĐCSTQ nhắm vào tài chính của các học viên Pháp Luân Công. Vào tháng Mười, cảnh sát và tòa án của chế độ này đã chiếm đoạt tổng cộng 417.840 nhân dân tệ (khoảng 1,4 tỷ VND) tiền mặt từ các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc. Trong khi đó, lương hưu của 34 người đã bị đình chỉ một cách vô căn cứ.

Trang Minghui.org đã thu thập được thông tin chi tiết về vụ bắt giữ hàng loạt học viên Pháp Luân Công gần đây.

Vào tối ngày 27/10, Đội An ninh Quốc gia của tỉnh Hồ Nam và thành phố Trường Sa, cùng cảnh sát huyện địa phương (được gọi là cục an ninh công cộng ở Trung Quốc), đã đột kích trái phép vào nhà của 14 học viên Pháp Luân Công và bắt cóc họ.

Chi tiết về các trường hợp bức hại các học viên Pháp Luân Công điển hình xảy ra vào tháng Mười đã được công bố trên trang Minghui.org.

Xem thêm: Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?

Trường hợp của học viên Pháp Luân Công Ma Zhenyu

Zhang Yuhua là vợ của học viên Pháp Luân Công tên là Ma Zhenyu đang bị giam giữ. Cô Zhang Yuhua đã tham gia buổi gặp mặt với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một sự kiện về tự do tôn giáo được tổ chức tại Washington vào ngày 17/7.

Tại buổi gặp mặt, cô đã giải thích cho Tổng thống Trump tình cảnh của chồng cô và việc bản thân cô sống sót sau khi bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ tại một trại lao động.

Vào ngày 20/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ra tuyên bố lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Ông Pompeo đã đưa ra trường hợp của cô Zhang và chồng cô để làm dẫn chứng. Ông Pompeo yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức ngừng tra tấn và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công và trả tự do cho những học viên đã bị chế độ này bỏ tù.

Tuy trường hợp của học viên Ma Zhenyu nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế, nhưng học viên này hiện vẫn chưa được thả tự do trong khi bản án của ông đã hết thời hạn.

Học viên Ma Zhenyu nguyên là kỹ sư radar của Viện nghiên cứu Nam Kinh 14 thuộc Bộ Công nghiệp Thông tin Trung Quốc. Ông bị kết án 3 năm tù vì đã gửi thư cho các nhà lãnh đạo ĐCSTQ kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của chế độ này đối với Pháp Luân Công.

Bản án của ông kết thúc vào ngày 19/9/2020. Nhà tù Tô Châu ở tỉnh Giang Tô tuyên bố rằng, ông Ma đã được giao cho sở cảnh sát Nam Kinh vào ngày hôm đó. Tuy nhiên, cô Zhang cho biết, đến nay cô vẫn chưa liên lạc được với chồng.

Ông Ma hiện bị giam giữ tại đồn cảnh sát ở làng Suojin, quận Xuanwu của thành phố Nam Kinh, theo Minghui.org.

Ông đang bị giam trong một căn phòng bên cạnh phòng thư tại đồn cảnh sát. Các cảnh sát cũng gây áp lực với gia đình ông Ma, bao gồm cả người mẹ già đã 80 tuổi của học viên này và cấm họ không được liên lạc với vợ của ông ở Hoa Kỳ.

Kỹ sư cấp cao Thượng Hải bị bắt giam vì kiện Bộ Công an

Trang Minghui.org nêu chi tiết về trường hợp của chuyên gia kỹ thuật người Thượng Hải Xu Yongqing – một học viên Pháp Luân Công. Sau 2 năm bị giam giữ tại nhà tù Hongze Lake và bản án kết thúc vào ngày 28/11/2019, anh Xu đã liên tục bị chính quyền địa phương quấy nhiễu, theo dõi và bắt bớ.

Vào tháng 12/2016, anh Xu Yongqing đã đã nộp đơn đăng ký “phát hành thông tin” để hỏi Bộ Công an Trung Quốc rằng, liệu “Thông báo về một số vấn đề liên quan đến việc xác định và cấm các tổ chức dị giáo” của Bộ này có còn hiệu lực hay không.

Trong đơn của mình, học viên Xu Yongqing liệt kê 14 tổ chức mà ĐCSTQ cho là “dị giáo”, không bao gồm Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, anh Xu không nhận được phản hồi từ Bộ Công an, do đó anh đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trung cấp số 2 Bắc Kinh vào tháng 5/2017.

Sau đó, Bộ Công an Trung Quốc đã ra lệnh cho văn phòng cảnh sát Thượng Hải gây áp lực nhằm buộc anh Xu rút đơn kiện, nhưng anh Xu từ chối.

Vào ngày 29/11/2017, anh Xu bị cảnh sát địa phương và cảnh sát quốc gia ở quận Hán Giang, thành phố Dương Châu bắt giữ bất hợp pháp (bắt cóc). Anh bị tòa án địa phương kết án 2 năm tù và phạt 5.000 nhân dân tệ (khoảng 16 triệu VND).

Anh Xu đã bị đánh trọng thương trong tù. Sau khi ra khỏi tù, học viên này không thể tìm được việc làm do sức khỏe kém. Anh Xu và vợ thuê một ngôi nhà ở nông thôn, nhưng họ liên tục bị chính quyền địa phương theo dõi và sách nhiễu, theo một báo cáo trên Minghui.org.

Vào dịp Tết Trung thu đầu tháng Mười, anh Xu về quê ở tỉnh Chiết Giang để thăm mẹ. Vào ngày 11/10, anh nhận được một tin nhắn thông báo rằng tất cả đồ đạc trong ngôi nhà ở Thượng Hải của anh đã bị chuyển đến một nhà kho thuộc đảng ủy ĐCSTQ làng Yanxing, bất chấp việc anh đã trả tiền thuê nhà cho chủ nhà từ tháng Mười và hợp đồng thuê nhà của anh hết hạn vào ngày 31/10. Anh Xu ngay lập tức quay trở lại ngôi nhà thuê ở Thượng Hải và thấy khóa cửa đã được đổi nên phải đến ở tạm ở một khách  sạn nhỏ gần đó.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/dcs-trung-quoc-tiep-tuc-dan-ap-bat-giu-hon-1000-hoc-vien-phap-luan-cong-trong-thang-muoi-103947.html

Dân chúng Thái Lan tiếp tục xuống đường biểu tình, bất chấp tình trạng bạo lực

Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Vào hôm thứ Tư (18/11), hàng nghìn người Thái Lan xuống đường biểu tình ở Bangkok bất chấp tình trạng bạo lực tồi tệ nhất trong ngày trước đó, khi cảnh sát bắn vòi rồng và hơi cay và ít nhất 55 người bị thương.

Kể từ tháng 7, các cuộc biểu tình do thanh niên lãnh đạo trở thành thách thức lớn nhất đối với chính quyền trong nhiều năm với yêu cầu truất phế  Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, thành lập một hiến pháp mới và thực hiện các cải cách nhằm kiềm chế quyền lực của chế độ quân chủ.

Tại nghị viện, nơi các nhà lập pháp bỏ phiếu về bảy phương án thay đổi hiến pháp, một đề nghị mở đường cho việc thảo luận về vai trò của chế độ quân chủ không giành được đủ số phiếu để được thông qua. Hai đề nghị được thông qua cho phép thảo luận về việc thay đổi hiến pháp mà không ảnh hưởng đến chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn. Kết quả bỏ phiếu này không hề gây bất ngờ.

Những người ủng hộ ông Prayuth chiếm phần đa số trong nghị viện, nơi toàn bộ thượng viện được bổ nhiệm bởi chế độ độc tài quân sự do ông lãnh đạo sau cuộc đảo chính năm 2014 cho đến cuộc bầu cử gây tranh cãi hồi năm ngoái.

Những người biểu tình cố gắng mở đường đến cổng quốc hội vào hôm thứ Ba, sau khi cảnh sát liên tục sử dụng hơi cay và vòi rồng để cố gắng đẩy lùi họ. Những người biểu tình cũng xô xát với những người chống biểu tình theo chủ nghĩa bảo hoàng áo vàng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dan-chung-thai-lan-tiep-tuc-xuong-duong-bieu-tinh-bat-chap-tinh-trang-bao-luc/

Thái Lan: Chính quyền dọa dùng “tất cả” luật lệ sẵn có để chống biểu tình

Trọng Nghĩa

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha hôm nay, 19/11/2020, tuyên bố là “tất cả các bộ luật, tất cả các điều khoản” sẽ được sử dụng đối với  những người biểu tình “vi phạm luật pháp”. Tuyên bố của thủ tướng Thái Lan đã khiến giới lãnh đạo phong trào biểu tình lo ngại luật chống khi quân thuộc loại khắc nghiệt nhất thế giới sẽ được áp dụng để đàn áp đối lập.

Trong một bản thông cáo, thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha đã báo động là “tình hình không được cải thiện” và “có nguy cơ bạo lực leo thang”. Theo ông, nếu không được giải quyết, tình trạng này có thể gây hại cho “đất nước và chế độ quân chủ thân yêu”. Thủ tướng Thái Lan tuy nhiên không nói rõ là liệu Điều 112 của bộ Luật Hình Sự, cấm xúc phạm chế độ quân chủ có được áp dụng trở lại hay không. Hồi đầu năm, ông Prayuth đã nói rằng điều luật đó tạm thời không được sử dụng, theo yêu cầu của quốc vương Maha Vajiralongkorn.

Tuyên bố của ông Prayuth được đưa ra một hôm sau khi hàng nghìn người biểu tình đã ném sơn vào trụ sở cảnh sát Thái Lan, để phản đối việc lực lượng an ninh sử dụng vòi rồng và hơi cay đàn áp khiến hàng chục người bị thương. Một số người biểu tình còn phun sơn vẽ grafiti chống chế độ quân chủ. 

Theo hãng tin Anh Reuters, các cuộc biểu tình là thách thức lớn nhất đối với giới quyền thế đang lãnh đạo Thái Lan, và đã phá vỡ điều cấm kỵ lâu đời bằng cách chỉ trích chế độ quân chủ, một hành động mà theo luật “chống khi quân” hiện hành có thể bị phạt đến 15 năm tù.

Đối với nhà hoạt động Thái Lan Tanawat Wongchai, tuyên bố của thủ tướng Thái Lan có thể có nghĩa là chính quyền “muốn sử dụng Điều 112 để bắt giữ các nhà lãnh đạo biểu tình”.

Việc viện đến công cụ pháp lý khắc nghiệt này cũng là mong muốn của một bộ phận dân chúng Thái Lan rất gắn bó với chế độ quân chủ. Trên mạng xã hội, một số người theo chủ nghĩa bảo hoàng đã kêu gọi áp dụng Điều 112 để trừng trị những người bị cho là đã xúc phạm chế độ quân chủ. Theo ghi nhận của Reuters, trong những tháng gần đây, hàng chục người biểu tình, bao gồm nhiều lãnh tụ đấu tranh, đã bị bắt giữ với nhiều tội danh, mặc dù không phải vì tội chỉ trích chế độ quân chủ.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201119-thailan-bieu-tinh-khi-quan

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.