Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 26/10/2020

Monday, October 26, 2020 4:05:00 PM // ,

 Tin Việt Nam – 26/10/2020

Bão lũ miền Trung làm 130 người chết, 18 người mất tích

QUẢNG TRỊ, Việt Nam (NV) – Tình trạng “mưa lũ phức tạp” tại các tỉnh miền Trung những ngày vừa qua đã gây thiệt hại về người và tài sản rất lớn. Song từ nay đến cuối năm 2020, khu vực này sẽ còn phải gánh chịu thêm vài đợt nữa.

Theo báo Zing, tối 25 Tháng Mười, Ban Chỉ Đạo Trung Ương Về Phòng Chống Thiên Tai đã có phúc trình “Tổng hợp tình hình thiệt hại do mưa lũ ở miền Trung,” kể từ ngày 6 Tháng Mười đến nay.

Nhiều gia đình ở miền Trung phải đưa tang người thân trong nước lũ. (Hình: Phạm Ngôn/Zing)

Nội dung bản phúc trình cho biết chỉ trong gần ba tuần, miền Trung đã gánh chịu các đợt “lũ chồng lũ, bão chồng bão” gây thiệt hại nặng nề khi có đến 130 người chết và 18 người mất tích. Trong đó, tỉnh Quảng Trị nhiều nhất với 50 người chết, bốn người mất tích; Thừa Thiên – Huế với 12 công nhân mất tích sau trận sạt lở đất ở thủy điện Rào Trăng 3 vẫn chưa tìm thấy hết. Ngoài ra, còn có hàng trăm người bị thương do tai nạn từ mưa lũ gây ra “chưa có con số thống kê cụ thể.”

Sau khi nước lũ rút, miền Trung có 885 ngôi nhà hư hại nặng, và hiện 320 căn nhà vẫn đang bị ngập. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng ghi nhận thiệt hại nặng nề với hơn 1,400 hécta lúa và 7,800 hécta hoa màu bị ngập; hơn 7,000 con gia súc và 927,000 con gia cầm bị chết, hoặc bị nước cuốn trôi.

Giải thích trên báo Thanh Niên vì sao miền Trung “mưa lũ khốc liệt, dị thường,” ông Nguyễn Văn Hưởng, trưởng Phòng Dự Báo Khí Hậu Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Quốc Gia, cho biết nguyên do là ảnh hưởng của “tổ hợp nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm” tác động cùng một lúc, dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung Bộ, cùng với các xoáy thuận nhiệt đới liên tiếp hình thành hướng vào đất liền Việt Nam, kết hợp với không khí lạnh và gió mùa Đông Bắc liên tục được bổ sung cùng địa hình chắn gió của dãy Trường Sơn.

“Sự kết hợp cùng lúc của các hình thái này là nguyên nhân chính gây nên các đợt mưa, lũ lớn dồn dập ở khu vực miền Trung trong thời gian vừa qua,” ông Hưởng nhận định.

Ông Hưởng cho biết thêm, ngoài ra năm nay không khí lạnh đến sớm và tương tác mạnh với các hệ thống thời tiết khác như bão, dải hội tụ nhiệt đới, nhiễu động gió Đông trên cao…, nên gây ra những đợt mưa lớn và kéo dài ở khu vực miền Trung.

Theo thống kê lượng mưa trong 20 ngày đầu của Tháng Mười vừa qua, có nhiều nơi đã vượt so với trung bình nhiều năm từ 100% đến 200%. Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, nhiều nơi lượng mưa đã vượt 300% đến 400% so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt tại huyện Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị, tổng lượng mưa vượt tới 628% so với trung bình nhiều năm.

“Chúng tôi ghi nhận, lượng mưa trong ngày tại một số nơi đo được với lượng mưa cực lớn. Cụ thể, ngày 10 Tháng Mười, mưa tại A Lưới (Thừa Thiên-Huế), lên tới 594 mm; ngày 17 Tháng Mười, mưa tại Khe Sanh (Quảng Trị) là 582 mm. Đặc biệt, ngày 19 Tháng Mười, mưa tại Hoành Sơn (Hà Tĩnh) là 302 mm; còn tại Ba Đồn (Quảng Trị) lượng mưa lên tới 756 mm… Nếu so sánh tổng lượng mưa đo trong ngày thì đây là lượng mưa ‘lớn chưa từng ghi nhận trong lịch sử’,” ông Hưởng dẫn chứng.

Cũng trong tối 25 Tháng Mười, Ban Chỉ Đạo Trung Ương Về Phòng Chống Thiên Tai đã gửi công văn “hỏa tốc” tới các tỉnh, thành từ Thừa Thiên – Huế đến Ninh Thuận yêu cầu “sẵn sàng ứng phó” với bão Molave (bão số 9) đang tiến vào Biển Đông hướng về miền Trung.

Theo Ban Chỉ Đạo “cơn bão có đường đi và cấp độ tương tự bão Damrey đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa hồi Tháng Mười Một, 2017, đã gây thiệt hại cho hàng loạt tỉnh, trong đó nặng nề nhất là tỉnh Khánh Hòa.”

Chưa dọn dẹp, khắc phục xong hậu quả của đợt “lũ chồng lũ,” người dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị lại căng mình đối mặt với cơn bão mới sắp đổ bộ. (Tr.N)

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/bao-lu-mien-trung-lam-130-nguoi-chet-18-nguoi-mat-tich/

Chính phủ Việt Nam kêu gọi quốc tế trợ giúp miền Trung

Chính phủ Việt Nam hôm 26/10 đã lên tiếng kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp từ các tổ chức quốc tế để giúp đỡ người dân miền Trung đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề do mưa lũ và lở đất gây nên trong các tuần qua.

Theo Báo Chính phủ, vào sáng ngày 26/10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc gặp với đại diện của các tổ chức quốc tế bao gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam.

Bà Rana Flower, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, cho biết UNICEF đã huy động được 160.000 đô la hỗ trợ khẩn cấp về nước, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, y tế, dinh dưỡng và giáo dục.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết tổ chức này đang xem xét khởi động Gói quỹ hỗ trợ khẩn cấp 3 triệu USD.

Trong khi đó, một báo cáo của ba nhóm Đánh giá nhanh ảnh hưởng của lũ lụt miền Trung được báo Nhà trước trích dẫn hôm 26/10 cho biết, có ít nhất 150.000 người cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp, khoảng 7 triệu người đang sống trong các khu vực bị ảnh hưởng, sống trong các nơi tránh trú tạm thời, nơi sơ tán không được thiết kế làm nhà tránh trú, sống trong các công trình/ nhà ở dễ bị tổn thương.

Ngày 26/10, Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị hỗ trợ bổ sung 6.500 tấn gạo cứu đói cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam.

Trước đó, vào ngày 19/10, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 5 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo. Ngoài ra, mỗi tỉnh này còn được hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng để cứu trợ người dân vùng lũ, thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-government-call-for-supports-from-international-organizations-to-help-flood-victims-10262020074230.html

Chuyên gia cảnh báo về bão số 9, nói

‘nhà cấp 4 dễ bị quật đổ’

Bão Molave đang đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 9 trong năm nay. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy – Chuyên gia nghiên cứu Biển đổi khí hậu và Phòng tránh thiên tai cảnh báo bão số 9 ‘có sức mạnh khủng khiếp’.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam, lúc 1 giờ vị trí tâm bão Molave ở khoảng 13,5 độ vĩ bắc và 122,2 độ kinh đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Vùng gần tâm bão, sức gió mạnh nhất đạt cấp 11 – 12, tức là từ 100-135 km/giờ, giật cấp 14.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, trong phạm vi 08 tỉnh bị ảnh hưởng, tổng số dân phải sơ tán theo kịch bản ứng phó với bão cấp 12, 13 là 1.279.163 người.

Trên Facebook cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy – Chuyên gia nghiên cứu Biển đổi khí hậu và Phòng tránh thiên tai cảnh báo: “Bão sẽ duy trì sức mạnh của nó đến gần bờ biển Nam Trung Bộ và Trung Bộ của Việt Nam với sức gió từ 130-150km/h, giật 160km/h”.

“Đây là cơn bão cực kỳ lớn, vào bờ đúng thời điểm triều cường cao thêm 1 mét sẽ tạo ra sóng biển cao 7-8 mét. Với sức mạnh này nó có thể bốc một con thuyền lớn ở dưới biển lên đường hoặc lên ruộng.

Tâm bão đổ bộ: KHẢ NĂNG CAO LÀ khu vực Bắc Quảng Ngãi và Nam của Quảng Nam. Bão đi hơi chếch hướng Tây-tây Bắc nên toàn bộ tỉnh Quảng Nam và một phần của Quảng Ngãi có khả năng là tâm bão đi qua. Do bán kính bão rộng nên các tỉnh Bình Định, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế cũng có khả năng cao là vùng đổ bộ của Bão với cấp gió không giảm mấy so với khu vực tâm bão”, ông Huy viết.

Đồng thời, chuyên gia về phòng tránh thiên tai đưa ra khuyến cáo: “Bão này có sức mạnh khủng khiếp. Nhà cấp 4, đặc biệt là các nhà mới bị ngâm lụt mà ở khu vực trống gió dễ bị nó quật đổ, tốc mái. Vậy nên tuyệt đối không trú bão trong các nhà cấp 4.

Ngay lúc này hãy liên hệ với nhà hàng xóm có nhà cao tầng bằng betong để tránh trú. Nên sơ tán tại chỗ trong cùng thôn, cùng xóm, cùng khu phố. Những nhà ở ven biển nên sơ tán vào trong theo lệnh của chính quyền.

Các địa phương cũng nên kêu gọi các đội tình nguyện chuyên nghiệp hỗ trợ ứng cứu và sơ tán người dân từ lúc này. Không đợi khi xong bão mới cứu trợ. Một đồng, một sức cứu trợ lúc này sẽ có giá trị lớn hơn 7 đồng, 7 sức khi khắc phục hậu quả”, chuyên gia đề xuất.

Mưa lũ 2020: Nhớ lại trận lụt đau thương năm 1999

Tranh cãi về phóng sự của VTV và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ

Để chủ động ứng phó với bão Molave, lực lượng chức năng các địa phương dự kiến chịu ảnh hưởng đang khẩn trương triển khai các phương án như hướng dẫn tàu thuyền di chuyển, tránh trú. Đồng thời, rà soát các công tác đảm bảo an toàn cho người dân ven biển, vùng núi, khu du lịch và các khu vực có nguy cơ sạt lở ngay trong thành phố.

Một trưởng nhóm thiện nguyện đang cứu trợ người dân ở Hướng Hóa, Quảng Trị chia sẻ với BBC: “Chúng tôi đang tiến hành giúp bà con tránh bão số 9 bằng việc cứu tế những thứ thiết yếu như lương thực, thuốc men mà họ không kịp mua khi bão sắp vô. Khi bão vô mà không mua được đồ tích trữ, nhiều người sẽ chịu cảnh chia cắt, đói ăn thêm chục ngày. Có những hộ ở vùng chia cắt bữa giờ, chưa hoàn hồn lại dập thêm bão nữa sẽ không còn sức chống chọi”, anh này nói.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam, đến 1h ngày 28/10, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/h), giật cấp 15.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của bão Molave, trong ngày và đêm nay 26/10, vùng biển khu vực nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, khu vực nam Biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và giông. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, mưa lũ miền Trung từ ngày 6/10 đến 25/10 đã làm 130 người chết và 18 người mất tích.

Quảng Trị tiếp tục là địa phương ghi nhận nhiều thiệt hại nhất về người với 50 người chết, 4 người mất tích. Tại Thừa Thiên – Huế, 12 công nhân mất tích sau trận sạt lở đất ở thủy điện Rào Trăng 3 chưa được tìm thấy và hiện phải tạm dừng công tác tìm kiếm vì bão số 9 sắp đổ bộ.

Sau khi nước lũ rút, miền Trung có 885 ngôi nhà hư hỏng và 320 nhà đang bị ngập.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54655443

Mưa lũ miền Trung: Cách tạo nước sạch

để sử dụng khi bị cô lập

Bùi Thư

Thiếu nước sạch để sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách của những hộ dân vùng lũ. Trong bài viết này, chuyên gia sẽ hướng dẫn cách tạo nước sạch và cách vệ sinh môi trường sau lũ lụt.

Mưa lũ kéo dài ở khu vực các tỉnh miền Trung từ ngày 6/10 tới nay đã làm ít nhất 130 người chết và 18 người mất tích. Chưa kịp ổn định lại tinh thần, người dân phải đối mặt với bão số 9 được chuyên gia cảnh báo là ‘cuồng phong cấp 13, giật cấp 15’.

Bão Molave giật cấp 14 đang tiến về Biển Đông

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Trước tình hình đó, nhiều đội cứu trợ, các nhóm thiện nguyện đã phối hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo an toàn cho người dân. Theo nhiều đoàn thiện nguyện, người dân vũng lũ đang cần tiếp tế nước sạch để uống và sinh hoạt, đặc biệt là những hộ bị cô lập.

Thiếu nước sạch trầm trọng

Một trưởng nhóm thiện nguyện đang cứu trợ người dân ở Hướng Hóa, Quảng Trị chia sẻ với BBC sáng 26/10:

“Chúng tôi đang giúp bà con tránh bão số 9 bằng việc cứu tế những thứ thiết yếu mà họ không kịp mua. Khi bão vô mà không mua được đồ tích trữ, nhiều người sẽ chịu cảnh chia cắt, đói ăn thêm chục ngày. Có những hộ ở vùng chia cắt bữa giờ, chưa hoàn hồn lại dập thêm bão nữa sẽ không còn sức chống chọi”.

Người này cũng cho biết thêm ở các vùng như Quảng Trị, Quảng Bình, nước sạch là thứ thiết yếu nhất hiện nay:

“Nhiều đoàn không có ca nô, thuyền đặc chủng khi tiếp cận các khu vực ngập sâu nên họ không mang theo được nhiều thùng nước cho người dân vì sợ lật thuyền. Nên hiện tại nước sạch là vô cùng quan trọng”.

PGS Trần Thị Tuyết Hạnh, giảng viên Sức khoẻ môi trường đánh giá:

“Trong lũ lụt, thiếu nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt khi bốn bề ngập nước là một vấn đề môi trường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người dân. Việc cứu trợ nước đóng chai, nước bình cũng hạn chế do việc di chuyển bằng thuyền, cano… cũng khó khăn và nhiều nơi người dân bị nước lũ cô lập”.

“Do đó, khi người dân bị cô lập, không tiếp cận được với nước sạch thì việc cứu trợ hoá chất và hướng dẫn bà con cách xử lý nước lũ thành nước sạch để dùng tạm là rất cần thiết. Sau này, để tăng cường năng lực ứng phó, các địa phương cần hướng dẫn các gia đình chủ động chuẩn bị hoá chất xử lý nước như phèn chua, Aquatabs nêu trên”, bà Hạnh góp ý.

Nhà báo Lê Phong đang có mặt ở Quảng Trị thông tin trên Facebook: “Nhiều người tâm sự cần nhất là thuốc bôi chân và phụ nữ cần băng vệ sinh. Thông tin cho mọi người biết nước lũ đang xuống giờ ai cũng đang thiếu nước sạch”.

Chia sẻ trên Facebook, ông Lê Thế Nhân, chủ tịch của tổ chức Codes Việt Nam nói: “Người dân rất cần nước sạch để uống dù đang chìm ngập trong biển nước”.

Cách xử lý nước lũ để dùng cho sinh hoạt

Trao đối với BBC News Tiếng Việt, PGS Trần Thị Tuyết Hạnh nhận định:

“Lũ lụt có tác động lớn đến dịch vụ cấp nước ăn uống cho người dân như làm hư hại nhà máy, các công trình cấp nước, làm vỡ đường ống nước, làm ô nhiễm nước ăn uống, sinh hoạt và làm gián đoạn dịch vụ cấp nước do mất điện.”

”Do đó, người dân không tiếp cận được với nước sạch để cho ăn uống và sinh hoạt. Việc có đủ nước sạch là rất quan trọng giúp cho hoạt động cứu chữa nạn nhân, duy trì các hoạt động tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cũng như đảm bảo nhu cầu nước sạch và vệ sinh cho cộng đồng sở tại và ở nơi sơ tán”.

Bà Hạnh cho biết với đợt lũ lịch sử đang diễn ra ở miền Trung và nguy cơ người dân phải đổi mặt với bão số 9, điều quan trọng là đảm bảo tối thiểu 15 lít nước sạch/người/ngày cho mục đích ăn uống và sinh hoạt để dự phòng bệnh tật. Chính vì vậy hướng dẫn người dân thực hiện xử lý nước lũ thành nước sạch để sử dụng tạm thời trong thảm hoạ là rất cần thiết trước khi dịch vụ cấp nước sạch hoạt động trở lại sau lũ”.

Chia sẻ cách đơn giản để người dân có thể tạo ra nước sạch trong tình trạng mưa lũ kéo dài, PGS Tuyết Hạnh đưa ra những bước đơn giản như sau:

Dùng 1 gam (khoảng 1 thìa con, thìa cà phê) phèn tán nhỏ, hoà vào 1 bát nước rồi đổ dần vào thùng/xô nhựa đựng 20 lít nước lũ, khuấy đều để làm trong nước.

Đợi khoảng 30 phút cho cặn lắng xuống đáy thùng và gạn lấy nước trong ở phía trên.

Sau đó, dùng 1 viên Aquatabs cho vào 20 lít nước trong vừa đánh phèn xong và chờ 30 phút để cho viên Aquatabs này tan ra hết để khử khuẩn. Nếu không có viên Aquataps thì dùng 1 viên Cloramin B 250mg để khử khuẩn cho 25 lít nước.

Bà Hạnh cho biết, chỉ đơn giản vậy là người dân đang bị cô lập trong lũ lụt đã có 1 thùng 20-25 lít nước tương đối sạch đã khử khuẩn để dùng tạm cho ăn uống (cần đun sôi), rửa rau, rửa bát đĩa, đánh răng, rửa mặt và vệ sinh cá nhân.

Tuy nhiên, chuyên gia về sức khỏe môi trường cũng lưu ý đây chỉ là giải pháp tạm thời trong lũ lụt, khi người dân không tiếp cận được với nước máy hay các nguồn nước sạch khác.

Cách đảm bảo nguồn nước sạch sau lụt

Theo Bộ Y tế, trong lũ lụt, nước ngập tràn, cuốn trôi và trộn lẫn tất cả mọi thứ có trên mặt đất như chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác súc vật, chuồng gia súc, gia cầm, côn trùng, cây cối,… làm nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Vì vậy, ngay khi nước rút, cần có các biện pháp xử lý nước và môi trường ngay, đặc biệt đối với các hộ gia đình vẫn sử dụng nước giếng để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thủ tướng Phúc yêu cầu ‘không gây khó nhà hảo tâm’

Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, Việt Nam nên sửa luật?

Trao đổi với BBC, PGS Trần Thị Tuyết Hạnh, người dân có thể làm vệ sinh và khử khuẩn giếng nước với các bước sau:

Múc cạn và vét hết bùn dưới giếng, dùng nước giếng dội lên thành giếng nhiều lần cho trôi hết chất bẩn, đất cát, lá cây… bám trên thành giếng và sàn giếng.

Sử dụng phèn chua với liều lượng 50g/1m3 nước để làm trong nước giếng ngập lụt. Nếu nước rất đục thì dùng tối đa 100g/1m3 nước. Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gàu nước rồi tưới đều xuống giếng nước.

Dùng gàu kéo lên xuống khoảng 10 lần. Khi cho phèn chua vào nước đục, phèn tan ra tạo các ion dương. Chờ khoảng 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.

Sau khi giếng nước đã được đánh phèn làm trong thì tiến hành khử trùng giếng nước. Tuỳ vào thể tích giếng nước bao nhiêu m3 mà dùng lượng Cloramin phù hợp, mỗi thìa canh tương đương khoảng 10g, còn 1 thìa cà phê nhỏ tương đương khoảng 1g Cloramin. Như vậy nếu dùng Cloramin B 25% và giếng nước chứa khoảng 5m3 nước thì cần 50g hoá chất, tương đương 5 thìa canh.

Hòa tan lượng hoá chất nói trên vào 1 gàu nước và tưới đều lên giếng. Thả gàu cho chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên xuống nhẹ nhàng khoảng 10 lần. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng, để khoảng 30 phút là có thể dùng được.

Người dân cần nguồn nước sạch sau lũ để sinh hoạt hàng ngày

Chuyên gia về sức khỏe môi trường cũng nhấn mạnh trong và sau lũ là điều kiện các dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh đường ruột, các bệnh ngoài da, các bệnh về mắt và các bệnh phụ khoa…

Trên Facebook cá nhân, linh mục Philippe Nguyễn Bá Thông ở Quảng Trị, người tham gia công tác thiện nguyện ở địa phương ông cũng kêu gọi: “Bà con vùng lũ đang bị nước bùn ăn chân, làm cho nứt nẻ, đau đơn. Vậy xin quý ân nhân tài trợ tuýp kem bôi da”.

Chính vì vậy, ngoài thực phẩm như lương khô, mì tôm, gạo, các tổ chức Codes Việt Nam còn chuẩn bị thêm thuốc trị ghẻ, thuốc nhỏ mắt, cao tràm và men vi sinh cũng như kêu gọi mọi người quyên góp thêm những vật phẩm trên.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54655444

Bắt đầu xét xử vụ đại án xảy ra tại ngân hàng BIDV

Sáng ngày 26 tháng 10 năm 2020, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu phiên tòa xét xử vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV. Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày.

Mở đầu phiên xử, Viện kiểm sát (VKS) đã công bố bản cáo trạng truy tố 8 bị cáo tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và 4 bị cáo tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản”.

Cụ thể, theo VKS, việc BIDV Hà Tĩnh và BIDV Hà Thành cho công ty Bình Hà và công ty Trung Dũng vay trái quy định đã gây thất thoát cho BIDV hơn 1.600 tỉ đồng. Trong số đó, có việc ông Trần Bắc Hà cùng con trai lập công ty sân sau để “lách luật” trong việc vay vốn dự án chăn nuôi bò, gây thiệt hại cho BIDV hơn 799 tỉ đồng.

Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến năm 2016, ông Trần Bắc Hà, khi đó là Chủ tịch BIDV, là đại diện 40% vốn Nhà nước tại ngân hàng, đã có hàng loạt sai phạm, khi xúc tiến đầu tư tại Hà Tĩnh cho các doanh nghiệp “sân sau” của mình chăn nuôi bò giống và bò thịt ứng dụng công nghệ cao.

Ông Hà đã chỉ đạo BIDV cho các Công ty Bình Hà và Trung Dũng vay tiền dù không đủ điều kiện cấp tín dụng. Hai doanh nghiệp này đã chiếm đoạt tiền để sử dụng cá nhân, đồng thời tiếp tục gian dối vốn tự có – đối ứng, để được BIDV tiếp tục giải ngân.

VKS nhận định, trong quá trình cho vay theo hạn mức, phát hành L/C, BIDV đã có nhiều sai phạm trong việc giải ngân, quản lý vốn vay. Chi nhánh Hà Thành đã giải ngân cho khách hàng vay khi khách hàng không đủ điều kiện cho vay, khi không đủ thế chấp… Dù Hội sở BIDV đã yêu cầu chi nhánh Hà Thành thực hiện nhiều điều kiện tín dụng chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn đối với các khoản vay, nhưng chi nhánh Hà Thành đã không thực hiện theo yêu cầu, dẫn đến hậu quả làm mất vốn của BIDV.

Phiên tòa sẽ tiếp tục diễn ra vào mai và dự kiến tiếp tục trong 10 ngày.

Trước đó, vào ngày 18/7/2019, ông Trần Bắc Hà, Cựu chủ tịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, đã chết trong thời gian bị tạm giam điều tra về tội vi phạm qui định về hoạt động ngân hàng.

Dưới thời của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ông Trần Bắc Hà được nhận định là người có uy quyền vì nắm giữ mảng tài chính riêng cho ông Dũng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/trial-started-for-the-big-case-at-the-bank-bidv-10262020091801.html

Ông Đinh La Thăng bị truy tố

trong sai phạm cao tốc Trung Lương

Ông Đinh La Thăng, một cựu Ủy viên Bộ Chính Trị và hiện đang phải thụ án tù, tiếp tục bị cáo buộc chủ mưu liên quan đến sai phạm tại cao tốc Trung Lương khi ở cương vị Bộ trưởng Giao thông- Vận tải. Trong khi đó đương kim Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể được nói không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKS) ngày 26/10 đã ra cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải (GTVT), hiện đang chấp hành án trong vụ án khác, ra Toà án Nhân dân TPHCM (TAND) để xét xử về tội vi phạm qui định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo điều 219 Bộ luật Hình sự (BLHS).

Cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường và 5 đồng phạm khác cũng bị truy tố với vai trò đồng phạm.

Ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”, cựu Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò chủ mưu cầm đầu và lợi dụng quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Điểm đáng chú ý, VKS cho rằng, ông Nguyễn Văn Thể trong thời điểm 2013-2015 là Thứ trưởng Bộ GTVT cũng có một phần trách nhiệm nhưng không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự trong vụ án xảy ra tại Công ty Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TPHCM-Trung Lương.

Trong khi đó, với cương vị là Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Thể được ông Thăng chỉ đạo đôn đốc Công ty Yên Khánh thực hiện hợp đồng mua bán quyền thu phí.

Cáo trạng xác định ông Thăng với vai trò Bộ trưởng là người đứng đầu quản lý quyền thu phí cao tốc TPHCM-Trung Lương; tuy nhiên ông đã bị “Út trọc” lợi dụng làm giả hồ sơ mua đấu giá quyền thu phí, chiếm đoạt tài sản nhà nước. Do đó, hành vi của ông Thăng là trái với quy định của Nhà nước và đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát với vai trò chủ mưa, cầm đầu.

Sai phạm của ông Thăng, ông Trường dẫn đến thiệt hại hơn 725 tỉ đồng (bị Út “trọc” chiếm đoạt). Tuy nhiên, VKS cũng cho rằng ông Thăng thành khẩn khai báo, quá trình công tác có nhiều đóng góp.

Trong năm 2018, ông Thăng bị phạt 30 năm tù trong hai vụ án xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương.

Đầu năm 2020, ông bị đề nghị truy tố trong vụ án chỉ định nhà thầu thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ, gây thiệt hại hơn 600 tỉ đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-transport-minister-dinh-la-thang-prosecuted-for-wrongdoings-at-hcmc-trung-luong-highway-10262020084306.html

Bộ trưởng Công an nói tội phạm chống công an tăng mạnh

Dù tình hình chung vi phạm pháp luật giảm, tội phạm chống lại lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ trong năm 2020 lại tăng tới 260%.

Đó là số liệu được Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết vào sáng ngày 26/10 trong buổi báo cáo về công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2020 trước Quốc hội.

Truyền thông Nhà nước loan tin cùng ngày, cho biết dù tình hình chung vi phạm pháp luật và tội phạm trật tự xã hội đã giảm nhưng một số loại tội phạm tăng như: hiếp dâm trẻ em tăng hơn 30%, gây rối trật tự công cộng tăng hơn 53%, chống công an đang thi hành nhiệm vụ tăng 260%.

Tin nói từ đầu năm đến nay, toàn quốc xảy ra hơn 46 ngàn vụ phạm pháp về trật tự xã hội, giảm 2,76%. Trong đó, đã có hơn 40 ngàn vụ phạm pháp được công an điều tra, đạt tỷ lệ hơn 85%. Hơn 3 ngàn băng, nhóm tội phạm hình sự được triệt phá.

Về vi phạm trật tự, an toàn giao thông, đã có gần 4 triệu trường hợp vi phạm (giảm 114%).

Các loại tội phạm liên quan đến tín dụng đen, cho vay qua mạng tiếp tục diễn ra; các tội phạm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo, trộm cắp, cướp giật diễn ra “phức tạp”.

Trong năm 2020, Bộ Công an nói đã phát hiện hơn 30 ngàn vụ phạm tội về ma túy, tăng 30%.

Về an ninh kinh tế, Bộ Công an báo cáo phát hiện hơn 22 ngàn vụ vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế, tăng hơn 38%; trong đó có 313 vụ tham nhũng và vi phạm về chức vụ, giảm 2,49%. Đặc biệt là các vụ án tham nhũng liên quan đến công tác chống dịch COVID-19.

Tình hình vi phạm pháp luật liên quan môi trường được báo cáo diễn ra phổ biến và công tác xử lý chưa hiệu quả. Đã có hơn 25 ngàn vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tăng hơn 12%

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/crime-situation-against-the-police-increased-sharply-10262020083906.html

Dừng thu phí tuyến quốc lộ 1K đoạn TPHCM – Đồng Nai

Tổng cục Đường bộ Việt Nam ngày 26/10 thông báo quyết định tạm dừng thu phí tại các Trạm thu phí trên tuyến quốc lộ 1K đoạn qua TPHCM – Bình Duơng – Đồng Nai từ ngày 31/10/2020.

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày cho biết lý do Tổng cục Đường bộ dừng thu tại các Trạm thu phí trên tuyến quốc lộ 1K thuộc dự án cải tạo, nâng cấp theo hình thức BOT vì các dự án đã thu phí đủ hoàn vốn đầu tư và tạo lợi nhuận.

Tổng cục Đường bộ yêu cầu nhà đầu tư thông báo rộng rãi việc dừng thu phí, hoàn trả tiền mua vé tháng đã mua, giám sát việc thu phí không để xảy ra tiêu cực trong thời điểm chuẩn bị dừng thu phí, báo cáo số thu phí theo ngày, giải quyết chế độ cho người lao động khi trạm dừng hoạt động…

Được biết, dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 1K đoạn qua TPHCM –  Bình Dương – Đồng Nai được thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 397 tỷ đồng, bao gồm 2 hạng mục chính là đoạn tuyến có chiều dài hơn 10 cây số với tổng chi phí hơn 281 tỷ đồng và xây dựng cầu Hoá An mới.

Dự án thu hồi vốn qua 2 trạm thu phí Đồng Nai và Bình Dương với thời gian thu phí hoàn vốn và tạo lợi nhuận là 17 năm.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/toll-fee-collection-on-1k-highway-from-hcmc-dong-nai-to-be-stopped-by-the-end-of-october-10262020083319.html

Xây dựng kế hoạch vận hành thử

đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông

Hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông đang được xây dựng kế hoạch vận hành thử theo thiết kế trong 20 ngày. Mục tiêu nhằm phục vụ việc đánh giá an toàn hệ thống và nghiệm thu toàn bộ dự án.

Báo Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn từ Ban Quản lý dự án đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải loan tin ngày 26/10.

Tin cho biết, việc vận hành thử sẽ được Ban Quản lý dự án đường sắt phối hợp với các bên liên quan xây dựng kế hoạch, với mục tiêu được nói để hoàn thành vận hành thử trong những tháng còn lại của năm 2020.

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, chủ đầu tư sẽ nghiệm thu dự án và báo cáo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về nghiệm thu để tiến hành bàn giao dự án cho Ủy ban Nhân dân Hà Nội trên cơ sở kết quả vận hành thử toàn hệ thống được tư vấn giám sát nghiệm thu và tư vấn đánh giá an toàn hệ thống cấp chứng chỉ an toàn.

Sau giai đoạn vận hành thử, tư vấn sẽ đánh giá, phát hành chứng nhận hệ thống an toàn chất lượng của dự án và trình Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định, cấp chứng nhận để đưa vào khai thác chính thức.

Dự án đang tiếp tục chuẩn bị về nhân lực vận hành thử, nhất là các chuyên gia của Tổng thầu EPC Trung Quốc, chuyên gia Pháp của nhà thầu tư vấn đánh giá an toàn hệ thống.

Trong đó, gần 100 nhân sự dự án của Tổng thầu đã được đưa sang Việt Nam, bao gồm hơn 20 người trong đợt gần nhất vào ngày 21/10 hiện đang được cách ly theo dõi y tế. Ngoài ra, gần 10 chuyên gia Pháp sẽ sang Việt Nam cuối tháng 10 và cuối tháng 11 tới đây.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kế hoạch vận hành thử vào sau Tết Nguyên đán đã bị hoãn lại do Tổng thầu EPC Trung Quốc chưa thể huy động được đầy đủ nhân sự sang Việt Nam. Việc này dẫn đến khó khăn trong hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, căn chỉnh các chuyên ngành kỹ thuật thành phần để vận hành thử toàn hệ thống.

Ngoài ra, việc các bên đưa ra nhiều ý kiến khác nhau trong việc thực hiện kết luận Kiểm toán Nhà nước dẫn đến vướng mắc trong việc giải ngân.

Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông với 12 nhà ga và có chiều dài 13,1km.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/a-plan-elaborated-for-the-trial-operation-of-cat-linh-ha-dong-urban-railway-10262020082705.html

Rác thải tồn đọng tại Hà Nội do người dân

quanh bãi rác Nam Sơn biểu tình chặn xe

Hàng chục người dân xã Nam Sơn, Hồng Kỳ từ ba ngày đã ngăn chặn xe chở rác di chuyển vào bãi rác Nam Sơn, khiến rác thải tồn đọng tại Hà Nội. Khoảng 700 xe chở rác với 7.000 tấn rác được ước tính đang phải nằm chờ hoặc điều đi chỗ đổ tạm thời.

Truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin như vừa nêu. Cụ thể, hàng chục người dân từ tối ngày 23 tháng 10 đã căng lều, bạt ngăn xe chở rác đi vào hai Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn. Lý do vì họ phải chịu trạng ô nhiễm trong thời gian dài tại các khu vực thôn 2, xã Hồng Kỳ, việc giải phóng mặt bằng chậm trễ, chưa được giải quyết.

Thông tấn xã Việt Nam trích dẫn lời người dân địa phương cho biết họ đã kiến nghị nhiều lần, đợi các cấp chính quyền giải quyết từ tháng 7/2020 đến nay mà vẫn chưa được giải quyết. Họ yêu cầu sớm nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng để di dời khỏi khu vực bán kính 500m quanh bãi rác nhưng “vẫn chưa được giải quyết dứt điểm”.

Đây là lần thứ 15 trong nhiều năm người dân ở đây ngăn cản xe để yêu cầu các vấn đề nêu trên được xử lý.

Trước đó ngày 25/10 Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã triệu tập cuộc họp để nghe ý kiến và giải quyết vấn đề. Ông nhận định rằng những vướng mắc, bất cập đối với bãi rác Sóc Sơn đã diễn ra trong thời gian khá dài và cả thành phố phải có trách nhiệm giải quyết các kiến nghị chính đáng của người dân Sóc Sơn. Tuy nhiên, ông cũng nói các cơ quan chức năng liên quan chưa làm tròn trách nhiệm với dân. Từ ngày 24/10, chính quyền địa phương đã có mặt tại địa điểm ngăn xe để tuyên truyền, vận động người dân không chặn xe vào bãi rác.

Cũng theo báo chí nhà nước, Sở Xây dựng Hà Nội hôm 26/10 đã có văn bản hỏa tốc để phân luồng rác tạm thời.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/trash-piles-up-in-hanoi-years-long-demands-of-nam-son-citizens-still-not-met-10262020075755.html

Việt Nam : Đối tác chiến lược

trong tầm ngắm điều tra tiền tệ-thương mại của Mỹ

Thu Hằng

Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam tính đến tháng 08/2020 theo báo mạng Le Courrier du Vietnam. Nằm trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ, Việt Nam đứng hàng thứ 4 về thặng dư thương mại với Mỹ, lên đến 37,7 tỉ đô la, trong 8 tháng đầu năm 2020, so với 29,8 tỉ đô la cùng kỳ năm 2019.

Từ năm 1995, Việt Nam luôn xuất siêu sang Hoa Kỳ. Năm 2016, trong năm đầu tiên nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump đã « lưu ý » Việt Nam về thâm hụt thương mại. Đến tháng 01/2020, bộ Ngân Khố Mỹ liệt Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ do mức thặng dư ngày càng lớn. Washington yêu cầu Hà Nội « giảm can thiệp và cho phép các biến động tỷ giá hối đoái phản ánh các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế, bao gồm cả việc nâng cao dần tỷ giá hối đoái thực tế ». Đến tháng 08/2020, khi thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng lên mức kỷ lục, cũng là lúc chính quyền tổng thống Trump công bố mở điều tra Việt Nam thao túng tiền tệ và nguồn gốc gỗ Việt Nam xuất sang Mỹ.  

Ngày 02/10, đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer thông báo đang tiến hành điều tra Việt Nam thao túng tiền tệ, chiểu theo Điều 301 của Bộ Luật Thương Mại 1974 -Trade Act). Ngày 08/10, trên trang Công báo Chính phủ, Văn phòng Đại diện Thương Mại Mỹ (USTR) công bố mở điều tra về « luật lệ, chính sách và biện pháp của Việt Nam liên quan đến định giá tiền tệ », trong đó công chúng có thể đóng góp ý kiến cho đến hết ngày 12/11, sau ngày bầu cử tổng thống Mỹ 03/11.

RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với giáo sư Eric Mottet, Viện Quan hệ Quốc tế, đại học Québec ở Montréal (UQAM), Canada.

****

RFI : Thưa giáo sư Eric Mottet, chính quyền Mỹ quyết định mở điều tra việc định giá tiền tệ của Việt Nam và nguồn gốc gỗ xuất từ Việt Nam sang Mỹ. Nguyên nhân nào khiến Washington đưa ra quyết định này ?

GS. Eric Mottet : Từ năm 2018, trong khuôn khổ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam được lợi nhờ việc nhiều doanh nghiệp Mỹ rời sản xuất khỏi Trung Quốc. Nhưng tiếc là chúng ta đang thấy mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam hiện cũng hứng chịu những lo lắng của Washington, giống như từng xảy ra với Trung Quốc và vấn đề lớn giữa hai bên hiện nay là thâm hụt thương mại, không ngừng tăng lên, nghiêng về phía Việt Nam. Việt Nam xuất siêu sang Mỹ gần 56 tỉ đô la vào năm 2019 và một vài đánh giá gần đây nêu lên con số gần 70 tỉ đô la cho Việt Nam vào năm 2020.

Mức thặng dư này hiện trở thành một nguy cơ lớn cho Hà Nội vì chính quyền của tổng thống Trump rất cứng rắn trong cuộc chiến chống gian lận thương mại, gây thiệt hại cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ. Vì thế, chính quyền tổng thống Trump đã yêu cầu bộ Ngân Khố Hoa Kỳ xem xét kĩ lưỡng 6 tháng một lần tình hình với các quốc gia mà Mỹ bị thâm hụt thương mại nghiêm trọng. Theo kết quả được công bố cách đây vài tháng, dường như Việt Nam đã thao túng tiền tệ. Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ còn thẩm định rằng tiền “đồng” Việt Nam đã bị hạ khoảng 5% vào năm 2019. Có nghĩa là có hai vấn đề cùng lúc, thứ nhất là thặng dư thương mại nghiêng về phía Việt Nam, thứ hai là tiền “đồng” bị giảm giá trị. Điều này khiến Việt Nam nhập khẩu ít hàng hóa và dịch vụ của Mỹ hơn vì quá đắt.

Ngoài cuộc điều tra về tiền tệ của Việt Nam, còn phải lưu ý đến 2 cuộc điều tra phụ, được tiến hành song song. Cuộc điều tra phụ thứ nhất nhắm vào gỗ của Việt Nam. Chúng ta biết hiện nay, về mặt xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Mỹ, Hoa Kỳ là khách hàng lớn nhất, mua nhiều gỗ của Việt Nam nhất. Cuộc điều tra được tiến hành để tìm hiểu xem gỗ xuất từ Việt Nam có đúng là được khai thác ở Việt Nam hay không, chứ không phải là gỗ nhập lậu, ví dụ từ Cam Bốt. Cuộc điều tra phụ thứ hai có từ mùa hè 2020, cũng do bộ Thương Mại tiến hành, về chống bán phá giá và chống trợ cấp ống đồng của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ.

Như vậy, có thể thấy Mỹ đang tiến hành cùng lúc ba cuộc điều tra liên quan đến quy tắc thương mại nhắm vào Việt Nam.

RFI : Trong trường hợp bị cáo buộc thao túng tiền tệ, Việt Nam sẽ phải chịu những hậu quả gì ?

GS. Eric Mottet : Cần nhắc lại rằng Việt Nam không phải là nước duy nhất bị Hoa Kỳ điều tra, mà có khoảng 10 nước, từ Đức, Ý đến Nhật Bản hay Malaysia và Singapore. Có nghĩa là Mỹ sẽ tổ chức điều tra nếu thâm hụt thương mại vượt ngưỡng 1 tỉ đô la.

Một điểm cần nhớ khác là các bộ luật của Mỹ liên quan đến hình thức thương mại thường có lợi cho Hoa Kỳ, cho phép tổng thống đưa ra những biện pháp trả đũa thuế quan đối với những nước không tôn trọng luật pháp Mỹ, có nghĩa là Bộ Luật Thương Mại (US Trade Act), được thông qua năm 1974, mà người ta vẫn nhắc đến Điều 301, từng được sử dụng nhắm vào Trung Quốc từ năm 2018. Dĩ nhiên, Việt Nam có thể bị trả đũa thuế quan hoặc phi thuế quan, hơi giống như mô hình áp dụng với Trung Quốc.

Nhưng hiện tại, một điểm quan trọng cần được lưu ý là cuộc điều tra sẽ kéo dài nhiều tháng, ví dụ trong trường hợp Trung Quốc, cuộc điều tra kéo dài 6 tháng, trước khi kết thúc báo cáo và công bố. Sau đó phải chờ thêm 3 đến 4 tháng để các biện pháp trừng phạt có hiệu lực. Ngoài ra, dù có kết luận thế nào về phương pháp của Việt Nam thì báo cáo cũng sẽ đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 03/11. Vì thế, mọi chuyện đối với Việt Nam còn tùy thuộc vào việc Mỹ sẽ có tổng thống mới là Trump hay Biden.

RFI : Liệu Hà Nội có một giải pháp nào đó để giải quyết vấn đề này, cũng như tránh để xảy ra đối đầu trực tiếp, trong khi Hoa Kỳ hiện đang đóng vai trò đối trọng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông ?

GS. Eric Mottet : Theo tôi, hiện giờ Việt Nam không có lựa chọn mà phải hợp tác với bộ Ngân Khố Hoa Kỳ và trả lời những câu hỏi của phía Washington về việc có thao túng tiền tệ hay không. Tôi nghĩ là Việt Nam cần kéo dài thời gian, có nghĩa là Hà Nội nên đợi, bình tĩnh trước hoàn cảnh này, chờ xem những ý định thực của Washington. Cũng không hẳn là không có khả năng rằng gây chút sức ép với Việt Nam nằm trong chiến lược của tổng thống Trump để được tái đắc cử. Sau đó cũng chờ xem, nếu Joe Biden được bầu làm tổng thống, liệu ông ấy có bỏ cuộc điều tra hay không. Ở thời điểm hiện tại, chỉ có thể đưa ra lời khuyên là Việt Nam bình tĩnh, hợp tác với bộ Ngân Khố Hoa Kỳ, chờ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ.

Ngoài ra, không nên quên là mối quan hệ song phương trong khoảng 10 năm gần đây đã được thắt chặt rất nhiều bởi vì Việt Nam trở thành một đối tác chiến lược rất quan trọng của Mỹ, trong đó có cả việc chống lại những tham vọng của Trung Quốc. Tiếp theo, về phương diện chiến lược của Mỹ, Việt Nam có vai trò quan trọng, đặc biệt là ở Biển Đông, khu vực mà Hoa Kỳ đã thông qua một ngân sách để tái đầu tư vào kế hoạch quân sự và an ninh và dĩ nhiên Việt Nam nằm trong chiến lược này của Hoa Kỳ.

Vì thế, tôi nghĩ rằng không cần quá lo lắng lúc này, nên hợp tác và chờ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ để biết ai sẽ là tân chủ nhân Nhà Trắng trong vài tuần tới, cũng như không nên quên tất cả những nỗ lực, tiến bộ đạt được trong mối quan hệ Mỹ-Việt Nam từ vài năm gần đây.

RFI : Có nghĩa là tạm thời không cần phải lo rằng cuộc điều tra này, cũng như trong trường hợp Việt Nam bị cáo buộc, sẽ tác động đến quan hệ song phương ?

GS. Eric Mottet : Tôi không nghĩ là sẽ có tác động. Chưa biết được ! Vì một lần nữa cần nhắc lại là mối quan hệ song phương hiện rất tốt, trong khi cách đây không lâu, thì không được như vậy. Việt Nam có mối quan hệ tốt với Mỹ dưới nhiệm kỳ tổng thống Trump. Hai chuyến đến Việt Nam của ông Donald Trump, vào năm 2017 và 2019, đã thắt chặt thêm mối quan hệ này.

Theo một thăm dò mà tôi đọc gần đây, người Việt Nam ủng hộ ông Donald Trump vì ông kịch liệt chống Trung Quốc, cũng như sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, giữa hai nước có nhiều thỏa thuận đối tác chiến lược, hợp tác trong nhiều lĩnh vực quan trọng, như về thương mại mà tôi đề cập ở trên. Trong lĩnh vực năng lượng, hai bên vừa mới ký nhiều thỏa thuận để Mỹ xuất khẩu khí hóa lỏng sang Việt Nam, trong khi Việt Nam đang rất cần để đối phó với tình trạng thiếu năng lượng ngày càng nghiêm trọng.

Mối quan hệ song phương hiện rất tốt, dù đúng là đang có điều tra. Có lẽ Việt Nam sẽ điều chỉnh một chút về thặng dư thương mại với Mỹ. Và nếu xảy ra căng thẳng hay xung đột giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì cũng sẽ không đến mức độ gay gắt như giữa Trung Quốc và Mỹ. Thực vậy, bất bình và bực tức nhỏ hiện nay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ liên quan đến lĩnh vực thương mại và cán cân thương mại song phương, chứ không liên quan đến việc cung cấp công nghệ hay quy mô an ninh và quân sự. Vì vậy, nếu xảy ra thì xung đột cũng chỉ ở cấp độ nhẹ và có thể giải quyết bằng cách áp dụng một thỏa thuận song phương mới giữa Mỹ và Việt Nam.

RFI : Theo giáo sư, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ trở nên như thế nào sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 03/11 ?

GS. Eric Mottet : Cần phải nói là chính chính quyền Trump đã thúc đẩy tiến trình xích lại gần với Việt Nam nhiều hơn so với dưới thời Obama, thuộc đảng Dân Chủ. Đúng là có những bất đồng trên phương diện thương mại, nhưng tôi nghĩ rằng Việt Nam và Hoa Kỳ hiện có cùng suy nghĩ trong lĩnh vực an ninh và an toàn ở Biển Đông, cũng như trên nhiều vấn đề và hợp tác khác, đặc biệt là về quản lý sông Mêkông, năng lượng…

Đúng là có một chút căng thẳng về thương mại, nhưng tôi không nghĩ là, nếu được bầu lại, chính quyền Trump sẽ gia tăng sức ép và xung đột trực diện ở mức độ trung bình với Việt Nam vì những lý do mà tôi nêu ở trên và hơn nữa, chính chính quyền Trump đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác với Hà Nội trên nhiều lĩnh vực trong những năm gần đây.

Cuối cùng, cũng cần chú ý là chính quyền Trump, nếu tái đắc cử, hay chính quyền Biden, nếu được bầu, đều cần đến Việt Nam để triển khai chiến lược kinh tế, năng lượng, công nghệ chống lại sức mạnh của Trung Quốc.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Mottet, Viện Quan hệ Quốc tế, đại học Québec ở Montréal (UQAM), Canada.

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20201026-tap-chi-viet-nam-my-dieu-tra-viet-nam-thao-tung-tien-te-thuong-mai

Điểm tin trong nước sáng 26/10: Uỷ ban Tư pháp

đang báo cáo cấp ‘có thẩm quyền’ về vụ Hồ Duy Hải

Tâm Minh – Hiểu Minh

Mục lục bài viết          

Uỷ ban Tư pháp đang báo cáo cấp ‘có thẩm quyền’ về vụ Hồ Duy Hải

Bão số 9 rất mạnh vào Hà Tĩnh, Hồ Hố Hô từ đêm nay bắt đầu xả lũ

Ngoài bằng lái, đề xuất phải có thêm chứng chỉ hành nghề mới được lái xe kinh doanh

130 người chết do mưa lũ miền Trung

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Hai (26/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Uỷ ban Tư pháp đang báo cáo cấp ‘có thẩm quyền’ về vụ Hồ Duy Hải

Báo Thanh Niên đưa tin, theo Uỷ ban Tư pháp, sau khi được giao xem xét một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, ủy ban này đã tổ chức họp và “đang báo cáo kết quả nghiên cứu đến các cơ quan có thẩm quyền”.

Theo tập hợp kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến trước kỳ họp thứ 9 do Ban Dân nguyện (thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) thực hiện, có 14 ý kiến cử tri quan tâm đến vụ án Hồ Duy Hải, gồm cử tri Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, An Giang, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương và Long An.

Gửi kiến nghị đến Uỷ ban Tư pháp, cử tri TP.HCM, Đà Nẵng, An Giang, Đắk Lắk… bày tỏ quan tâm đến phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải, và đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp giám sát vụ án này, sớm thông tin cho cử tri và nhân dân biết quan điểm chính thức về vụ án.

Trả lời kiến nghị này, Uỷ ban Tư pháp cho biết, ngày 8/5, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải, quyết định giữ nguyên bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM xử phạt tử hình bị cáo Hồ Duy Hải về tội “giết người” và tội “cướp tài sản”.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự đã báo cáo Quốc hội về vụ án này.

Để xem xét một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến vụ án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Tư pháp nghiên cứu. Ủy ban Tư pháp đã tổ chức họp ủy ban và đang báo cáo kết quả nghiên cứu đến các cơ quan có thẩm quyền.

Tại phần trả lời kiến nghị cử tri này, Uỷ ban Tư pháp chưa nêu rõ quan điểm của mình về vụ án.

Bão số 9 rất mạnh vào Hà Tĩnh, Hồ Hố Hô từ đêm nay bắt đầu xả lũ

Ngày 25/10, trả lời VTC News, ông Trần Đức Bá, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã thành bão số 9 với cường độ rất mạnh, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Tĩnh, gây mưa lớn, sạt lở đất và ngập úng sâu.

Ông Bá cho biết: “Hiện nay, khu vực gần Biển Đông có cơn bão đang hình thành, theo dự báo từ chiều 28 đến 31/10, mưa ở Hà Tĩnh phổ biến từ 300 – 500ml, đặc biệt có nơi lên đến 700m. Đây là cơn bão rất mạnh có nhiều khả năng đi vào khu vực Trung Trung bộ đến Nam Trung bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, địa bàn Hà Tĩnh có nguy cơ xảy ra mưa lớn, nguy cơ cao có lũ lớn ở các sông, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng ở vùng thấp trũng”.

Theo ông Bá, nếu như bão số 9 đổ bộ như dự báo, lũ trên các sông sẽ lên báo động 3.

Hà Tĩnh vừa trải qua trận lũ lớn và kéo dài nên nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đang được cảnh báo cao nhất. Hồ Kẻ Gỗ đang tăng mức lưu lượng xả lũ, hồ Hố Hô từ đêm nay bắt đầu xả lũ.

Ngoài bằng lái, đề xuất phải có thêm chứng chỉ hành nghề mới được lái xe kinh doanh

Ngoài giấy phép lái xe (bằng lái xe), người lái xe ô tô kinh doanh vận tải buộc phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ Giao thông vận tải cấp.

Đó là một trong những chính sách mới tại dự thảo luật Giao thông đường bộ sửa đổi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vừa trình ra Quốc hội hôm 24/10

Dự thảo luật quy định: “Người có giấy phép lái xe ô tô muốn hành nghề lái xe ô tô kinh doanh vận tải phải được đào tạo nghiệp vụ vận tải và được cấp Chứng chỉ hành nghề lái xe ô tô kinh doanh vận tải”.

Như vậy, sau khi nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được chuyển từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an thì Bộ Giao thông vận tải đã bổ sung thêm quy định về chứng chỉ hành nghề bên cạnh giấy phép lái xe.

Về chính sách mới này, có nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh các ý kiến nhất trí, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này vì cho rằng, việc quy định phải có chứng chỉ hành nghề lái xe ô tô kinh doanh vận tải là “làm phát sinh thêm một loại giấy phép”.

130 người chết do mưa lũ miền Trung

Tối 25/10, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổng hợp nhanh thiệt hại do mưa lũ ở miền Trung kể từ ngày 6/10 đến nay.

Chỉ trong gần 3 tuần, mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề khi khiến 130 người chết và 18 người mất tích. Quảng Trị tiếp tục là địa phương ghi nhận nhiều thiệt hại nhất về người với 50 người chết, 4 người mất tích. Tại Thừa Thiên – Huế, 12 công nhân mất tích sau trận sạt lở đất ở thủy điện Rào Trăng 3 chưa được tìm thấy.

Sau khi nước lũ rút, miền Trung có 885 ngôi nhà hư hỏng và 320 nhà đang bị ngập. Ngành nông nghiệp cũng ghi nhận thiệt hại nặng nề với hơn 1.400 ha lúa và 7.800 ha hoa màu bị ngập; hơn 7.000 con gia súc và 927.000 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-26-10-uy-ban-tu-phap-dang-bao-cao-cap-co-tham-quyen-ve-vu-ho-duy-hai.html

Điểm tin trong nước tối 26/10: Miền Trung

đối mặt với cơn bão mạnh nhất năm,

có thể gây sóng cao tới 10m

Tâm Minh – Hiểu Minh

Mục lục bài viết          

‘Miền Trung đối mặt với cơn bão mạnh nhất năm’

Người dân Quảng Trị trả lại 10 triệu đồng bỏ quên trong quần áo từ thiện

Nữ sinh năm nhất Học viện Ngân hàng mất tích

Thủ tướng yêu cầu ngừng họp để chống bão số 9

Mục Điểm tin trong nước tối thứ Hai (26/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

‘Miền Trung đối mặt với cơn bão mạnh nhất năm’

Chiều 26/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia tổ chức cuộc họp thông tin về diễn biến của bão số 9 – Molave.

Lúc 13h, bão mạnh cấp 12, giật cấp 15 và đang tiếp tục mạnh lên trước khi di chuyển vào vùng biển các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên trong 24 giờ tới.

Ông Trần Quang Năng (Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) nhận định Molave mang đặc điểm của một cơn bão nguy hiểm với tốc độ di chuyển nhanh, cường độ mạnh và phạm vi ảnh hưởng rộng.

“Chúng ta đang đối mặt với cơn bão mạnh nhất từ đầu năm và có thể là mạnh nhất trong mùa bão năm nay”, ông Năng nói.

Ông Năng đánh giá cơn bão số 9 với cường độ cấp 12, 13 trên biển Đông sẽ gây ra những đợt sóng cao, cao nhất có thể tới 10m ở biển Đông. Khi đi sâu vào vùng biển Trung bộ, độ cao sóng cũng ít suy giảm, vì đây là khu vực biển thông thoáng, không có nhiều điểm che chắn, theo báo Tuổi Trẻ.

Liên quan đến vụ việc trên, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho biết trên Thanh Niên, nếu bão số 9 giật cấp 15 đổ bộ đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên, nhà chức trách cho hay 7 tỉnh khu vực miền Trung dự kiến sơ tán 1,2 triệu người trước tối 27/10.

Người dân Quảng Trị trả lại 10 triệu đồng bỏ quên trong quần áo từ thiện

“Gia đình có thể im lặng và giữ số tiền, nhưng họ đã quyết tâm trả lại”, ông Hồ Văn Bằng, Chủ tịch xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, cho biết sáng 26/10, và cho hay đang liên hệ với các đoàn từ thiện để tìm chủ nhân khoản tiền trên, theo Thanh Niên.

Trước đó, ngày 23/10, ông Ăm Diệu (trú thôn Loa) phát hiện trong áo quần cũ nhận được có 10 triệu đồng. Những ngày qua, gia đình nhận quà của nhiều đoàn nên không rõ số tiền này của đoàn nào.

“Đây là số tiền rất lớn nên phải trả lại cho chủ nhân, lỡ họ có việc cần”, ông Diệu nói. Người đàn ông Vân Kiều bộc bạch nhận được quà cứu trợ, ăn no mặc ấm trong những ngày này là “may mắn lắm rồi”.

Dịp mưa lũ vừa qua, một số diện tích sắn, lúa của gia đình ông bị hư hỏng. Trong khi đó gia đình thuộc diện hộ nghèo, có mẹ già và 5 con nhỏ.

Nữ sinh năm nhất Học viện Ngân hàng mất tích

Sáng 26/10, trao đổi với Thanh Niên, thượng tá Nguyễn Văn Phiên, Phó trưởng Công an H.Thường Tín (Hà Nội), cho biết cơ quan này đang phối hợp tìm kiếm nữ sinh Trần Thúy Hiền (18 tuổi, trú tại xã Nguyễn Trãi, H. Thường Tín; nữ sinh năm nhất Học viện Ngân hàng), mất tích từ ngày 23/10.

Nữ sinh Trần Thúy Hiền cao khoảng 1,6 m, nặng 48 kg, có nốt ruồi cách 2cm dưới mép phải. Trước khi đi, Hiền mặc đồng phục Trường PTTH Thường Tín.

Công an H.Thường Tín đề nghị ai nhìn thấy hoặc có thông tin gì về nữ sinh Hiền cần thông báo ngay cho cơ quan này theo số điện thoại 02433763408 hoặc 0936107638.

Thủ tướng yêu cầu ngừng họp để chống bão số 9

Theo VnExpress, nhằm hạn chế thiệt hại do bão Molave gây ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng 26/10 đã chủ trì cuộc họp với các tỉnh miền Trung nằm trong vùng tâm bão.

Tại cuộc họp Thủ tướng nói: “Tôi yêu cầu các địa phương không tổ chức họp trong những ngày tới, trừ cuộc họp rất cần thiết, để tập trung chỉ đạo người dân và cơ sở ứng phó với bão”.

Người đứng đầu Chính phủ nói thêm: “Đợt mưa lũ vừa qua làm 130 người chết, tổn thất rất lớn. Mưa lớn, lũ trên sông ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân”.

Các cơ quan chức năng Việt Nam hôm nay cũng đã đưa ra các phương án di dời dân trong vùng bão đi qua. Theo đó, 7 tỉnh thành gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định dự kiến sẽ phải sơ tán tổng cộng hơn 1,2 triệu người về nơi an toàn.

Từ chiều mai, 27/10, vùng biển ven bờ từ Nam Nghệ An đến Phú Yên bắt đầu ảnh hưởng giông lốc, gió mạnh. Hoàn lưu bão Molave sẽ gây mưa lớn từ phía Nam tỉnh Nghệ An đến Phú Yên, với lượng mưa từ 200 đến 400mm. Đặc biệt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể mưa kéo dài đến 31/10 với tổng lượng mưa từ 500 đến 700mm. Lũ trên các sông miền Trung sẽ lên mức báo động 2 đến báo động 3.

Đến sáng 28/10, dự báo bão sẽ cách bờ biển Quảng Ngãi, Bình Định khoảng 200km, gió mạnh cấp 13, giật cấp 15.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-nong/diem-tin-trong-nuoc-toi-26-10-mien-trung-doi-mat-voi-con-bao-manh-nhat-nam-co-the-gay-song-cao-toi-10m.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.