Tin Việt Nam – 23/10/2020
Dân kêu đói rét thảm thiết, nhà cầm quyền
tỉnh Quảng Bình khuyên các đoàn từ thiện
đưa quà cho nhà cầm quyền
Tin Vietnam.- Trong lúc rất nhiều người dân ở vùng lũ tỉnh Quảng Bình lên mạng xã hội Facebook kêu cứu vì bị nước lũ nhấn chìm nhà, suốt 3 ngày liền không có bất kỳ cái gì ăn thì nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình lại khuyên các tổ chức, cá nhân làm từ thiện không nên đi gặp dân.
Thông tin được đài VTV loan tin vào ngày 21 tháng 10 năm 2020. Theo đài VTV, trận mưa lũ kéo dài mấy ngày nay tại miền Trung đã khiến cho tỉnh Quảng Bình là nơi chịu thiệt hại nhiều nhất. Đặc biệt là khu vực huyện Lệ Thuỷ, 4 ngày nay, người dân ở khu vực này đã liên tục lên mạng cầu cứu trong sự đói rét, hoảng loạn vì bị mưa lũ nhấn chìm nhà cửa, bị cô lập mà không có bất kỳ cơ quan hữu trách nào hỗ trợ, ứng cứu. Nhiều người dân đã phải tự cứu lấy mình bằng cách leo lên nóc nhà chưa bị ngập, hoặc chặt cây chuối làm bè để chèo đến những ngôi nhà cao hơn xin lánh nạn.
Trên Facebook mang tên Phương Chi cho biết, vùng xã An Thuỷ và Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ đã tan hoang, người chết thì nổi bập bềnh trên nước. VTV cho biết, huyện Lệ Thuỷ đã có gần 30,000 nhà dân bị chìm trong biển nước. Người dân đang thiếu lương thực và nước uống, nhiều người dân cần được cứu trợ khẩn cấp nhưng chưa nhận được.
Trước tình trạng này, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình đã đưa ra “khuyến cáo” cho các tổ chức, cá nhân đang đi làm thiện nguyện hãy mang hết hàng hóa từ thiện cứu trợ bà con đến Uỷ ban mặt trận tổ quốc Cộng sản của tỉnh, hoặc huyện. Sau đó, nhà cầm quyền địa phương sẽ mang những món hàng này đi cứu trợ cho người dân một cách hợp lý, nhằm tránh tình trạng nhà cầm quyền địa phương không biết được danh sách những người dân đã được nhận.
Ngoài khuyến cáo trên của nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình, thì các dư luận viên của nhà cầm quyền cũng đang bắt đầu chiến dịch lên mạng xã hội đe doạ tinh thần, danh dự của người dân tự đi cứu trợ bà con vùng lũ.
An Nhiên
Vì sao thiên tai ở miền Trung VN
ngày càng trầm trọng?
Có nhiều phân tích cho rằng thiên tai tại Việt Nam những năm gần đây ngày càng trầm trọng do phá rừng và làm thủy điện. Đây có phải là nguyên nhân chính?
Theo ông Vũ Thanh Ca, Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, một báo cáo của Nhóm Công tác châu Âu về đập và lũ lụt, xuất bản năm 2010, cho thấy đập (cả thủy điện, thủy lợi và cấp nước) “đã giúp giảm nhẹ lũ lụt ở tất cả các nước châu Âu”.
Tuy nhiên, mức độ giảm nhẹ lũ tùy thuộc vào dung tích hồ và quá trình vận hành hồ. Các hồ lớn, dự báo tốt để có thể xả nước trước khi lũ lụt sẽ giúp giảm rất nhiều lũ lụt ở hạ du, trong khi các hồ nhỏ thì hầu như không có khả năng giảm lũ lụt.
Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?
Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?
Thủy điện giúp giảm lũ hay tạo thêm lũ?
Việt Nam có rất nhiều hồ thủy điện được xây dựng trong những năm gần đây. Chính phủ cũng có nhiều văn bản pháp luật liên quan, quy định tiêu chuẩn xây dựng và vận hành hồ chứa, đặc biệt trong trường hợp có lũ. Theo đó, chủ đầu tư phải trình thiết kế dự án cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Riêng ở Thừa Thiên Huế, nơi vừa xảy ra vụ sụt lở đất nghiêm trọng ở Thủy điện Rào Trăng khiến 13 chiến sỹ thiệt mạng, ước tính 3 sông chính ở đây đang gánh tới 13 thủy điện.
Để làm các thủy điện này, nhiều ngàn hecta rừng phòng hộ bị phá để làm hồ. Nhiều ngọn đồi, núi bị san phẳng để làm các trạm, đường, công trình quản lý liên quan.
Mất rừng khiến tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam
Ông Nguyễn Thanh Ca cho hay rằng các hồ thủy điện ở Việt Nam được vận hành theo chuẩn quốc tế. Và dù quy trình xả lũ khác nhau nhưng có điểm chính là hồ có hai ngưỡng chính gồm ‘đón lũ’ và ‘xả lũ’.
Tùy vào lượng mưa mà hồ xả nước theo lưu lượng nào. Khi mưa lớn kéo dài, hồ xả nước với lưu lượng bằng lưu lượng nước về hồ. Nghĩa là khi đó, lượng nước đổ về hạ lưu không có gì thay đổi so với khi không có hồ.
Nói cách khác, điều này có nghĩa “không phải thủy điện gây ra lũ”. Có nhiều nghiên cứu cho thấy không có thủy điện thì lũ sẽ cao hơn rất nhiều. Bởi hồ thủy điện đã đón một lượng nước đáng kể thay vì toàn bộ lượng nước đó đổ về hạ lưu.
Tuy nhiên, ông Ca thừa nhận rằng làm hồ thủy điện gây ra muôn vàn tác động tiêu cực tới môi trường, sinh thái, làm tăng xói mòn bờ biển, và gây lũ quét nếu đập bị vỡ. Việc xây các hồ chứa kèm theo xây dựng hệ thống hạ tầng đi kèm đòi hỏi phải san đồi núi, phá rừng, điều này lại làm gia tăng lũ lụt. Do đó, ông Ca nói ông không ủng hộ thủy điện.
Những cánh rừng bị đốn hạ
Trong khi bão lũ vẫn đang hoành hành ở miền Trung, người dùng mạng xã hội truyền nhau những bức ảnh vệ tinh của Google Maps cho thấy Việt Nam gần như không còn rừng. Chỉ còn một màu xám ‘rợn người’ ở khu vực ngã ba Đông Dương tiếp giáp với Lào và Campuchia.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tình trạng phá rừng ở Việt Nam vẫn đang diễn tiến nghiêm trọng dù đã có nhiều báo cáo của phía chính phủ Việt Nam cho thấy có nỗ lực để khôi phục rừng.
Từ năm 2010 đến 2015, 300,000 ha rừng tại Việt Nam bị đốn hạ – tương đương với bốn lần diện tích thành phố New York.
Và chỉ riêng trong năm 2018, 10.000ha rừng của Việt Nam biến mất.
Quảng Trị: Tìm thấy tất cả thi thể vụ núi lở
Mưa lũ 2020: Nhớ lại trận lụt đau thương năm 1999
Huy Nguyễn, nghiên cứu viên về Quản lý thảm họa tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đại học Kyoto công bố trên Facebook những bức ảnh vệ tinh cho thấy diện tích rừng Việt Nam bị mất trong 20 năm qua.
Theo ông Huy Nguyễn, khi phân tích các bản đồ vệ tinh được chụp liên tục từ năm 2000 đến nay và sử dụng phương pháp tách các lớp ảnh, chạy time-lapse thì “không thể không sốc với diện tích rừng bị mất”.
“Sự thật là chúng ta đã mất đi lớp thực bì vô cùng quan trọng là các khu rừng nguyên sinh phía Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn, Khu vực Tây Nguyên và cả phần rừng bên Lào và Campuchia vốn rất quan trọng trong điều hòa khí hậu của Việt Nam.”
“Những diện tích rừng nguyên sinh bị mất đi (diện tích có màu đỏ trong các bản đồ) được thay thế bằng diện tích trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, tiêu, điều, chuối, và đặc biệt là trồng keo lấy gỗ) đã biến các rừng hỗn giao thành rừng độc canh loài. Bản chất các rừng này không có chức năng giữ nước và điều hòa khí hậu. Chúng chỉ ngốn nước và ngốn rất nhiều nước.”
“Chúng làm tụt mạch nước ngầm, hoặc mất đi vĩnh viễn mạch nước ngầm vì con người phải khoan giếng để lấy nước tưới cho chúng. Việc gia tăng diện tích rừng sản xuất, diện tích cây công nghiệp đã đẩy Việt Nam vào hoàn cảnh khủng hoảng nước hiện tại và tương lai.”
Hậu quả là khí hậu bị nóng lên, và sẽ còn nóng hơn nữa. Do không còn lớp thực bì nên gió Tây Nam dễ dàng vượt qua dãy Trường Sơn, vào Việt Nam, gây nên nắng nóng kéo dài và khô hạn, đặc biệt ở miền Trung.
Nhưng đến mùa mưa thì lại có nguy cơ lũ lụt nhiều hơn và nghiêm trọng hơn do rừng nguyên sinh mất, không thể giữ nước được nữa, ông Huy Nguyễn phân tích.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54626203
Tổng cục trưởng Lâm nghiệp VN nói
lũ lụt ở miền Trung là do biến đổi
khí hậu, không phải do phá rừng!
Tính đến ngày 21 tháng 10 năm 2020, theo cơ quan chức năng Việt Nam, đã có 111 người thiệt mạng và 20 người khác mất tích tại khu vực các tỉnh miền Trung sau mấy tuần lũ lụt và lở núi do mưa lớn kéo dài gây nên.
Trước nhiều ý kiến dư luận cho rằng, lũ lụt ở miền Trung những ngày qua có một phần nguyên nhân là do phá rừng…, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, ông Nguyễn Quốc Trị, khi trả lời truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 21 tháng 10 năm 2020, cho rằng nói lũ lụt ở miền Trung do phá rừng là không đúng, mà do biến đổi khí hậu.(!?)
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này hôm 21 tháng 10 năm 2020, giải thích:
“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi khí hậu mang tính toàn cầu, nó sẽ dẫn đến những vấn đề thiên tai cực đoan xảy ra nhiều hơn. Nhưng một khi thiên tai cực đoan xảy ra nhiều hơn mà có yếu tố phá rừng, như việc người ta làm thủy điện, chặt cây rừng… thì lúc có mưa bão nhiều, đất sẽ bị ngậm nước nhão đi, không có bộ rễ giữ lại thì sẽ sạt lở… Tóm lại có hai nguyên nhân là biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, cộng thêm yếu tố phá rừng thì nó làm cho sạt lở trở nên nặng nề và đột ngột, ngoài kiểm soát của con người.”
Có hai nguyên nhân là biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, cộng thêm yếu tố phá rừng thì nó làm cho sạt lở trở nên nặng nề và đột ngột, ngoài kiểm soát của con người.
-PGS. Lê Anh Tuấn
Tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, đã có gần 200 ngàn người phải sơ tán vì lũ lụt. Thống kê của Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ cho thấy có khoảng 178 ngàn ngôi nhà bị ngập lụt. Trong khi đó, lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục nỗ lực tìm cách đưa lương thực và nước uống đến cho những khu vực còn bị cô lập.
Một người dân ở Quảng Nam nói với Đài Á Châu Tự Do về thiệt hại tại địa phương mình sau bão lũ:
“Nước mưa dập xuống mạnh quá, nên rau mất hết, nằm bèo hết, còn đất cát thôi, bay hết rồi, không còn cái chi. Thành ra khó khăn rồi, rau sạch hết rồi. Họ sống bằng vườn rau, mà vườn rau hư hết rồi,
phải chịu thôi, nói chung là toàn bộ dân ở đây đều bị chứ không phải một mình mình. Thường thường mưa chừng mấy tiếng đồng hồ là hết, còn nay nó mưa tầm tã luôn, mưa quá nhiều nên rút không kịp.”
Đang có mặt tại Huế, Thạc sĩ lâm nghiệp Nguyễn Huỳnh Thuật, một chuyên gia về môi trường, người sáng lập Rừng Gọi và Nhóm Yêu Quí Động Vật Cát Tiên ở Đồng Nai, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 21 tháng 10 năm 2020, cho biết tình hình thực tế tại Huế:
“Hiện giờ tại đây nước lụt cũng bớt, mưa cũng chững… trong Từ Hiếu thì mấy bữa nước ngập lên, bây giờ thì nước cũng đã rút, đường đi được rồi.”
Liên quan đến phát biểu của Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị, rằng lũ lụt ở miền Trung do biến đổi khí hậu, không phải do phá rừng, Thạc sĩ lâm nghiệp Nguyễn Huỳnh Thuật cho biết ý kiến của mình:
“Tôi là người bây giờ không còn phán xét, so sánh, đánh giá đúng sai… Tôi chỉ nói những gì tôi thấy, cũng như những lần tôi có ý kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Chủ tịch nước trước đây, xuyên suốt một quá trình em làm việc với các chuyên gia quốc tế như UNESCO, IUCN (International Union for Conservation of Nature), hoặc tổ chức CIFOR Center for International Forestry Research ở Indonesia… thì với tư cách là một chuyên gia tôi thấy rừng có khả năng giữ nước, có khả năng bảo vệ đất, nhất là rừng ở trên vùng núi cao, đỉnh núi, đỉnh đồi… bây không còn rừng thì mưa xuống sẽ thấm vào, không có bộ rễ giữ đất với nhau, làm nhão đất thì sụp đổ, đó là chuyện tất nhiên.”
Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, phá rừng, xây thủy điện là nguyên nhân của lũ quét, sạt lở đất…
Từ năm 2010 đến 2019 đã xảy ra 260 trận lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 910 người, thiệt hại về kinh tế ước tính hàng chục nghìn tỉ đồng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm từ 2012-2017, diện tích rừng tự nhiên bị mất do xây dựng các dự án được phê duyệt chiếm 89%; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11% diện tích rừng. Bộ NN&PTNT cho rằng, chính việc xử lý không kiên quyết, né tránh trách nhiệm, làm ngơ… đã tiếp tay cho những kẻ phá rừng. Chỉ riêng khu vực Tây Nguyên, thời gian qua đã mất đến hơn 130.000 ha rừng.
Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270ha/năm. Như vậy, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi 2.430ha rừng.
Nếu chúng ta phá hủy nó là sẽ mang tội, và sẽ phải gánh chịu. Gánh chịu này không phải trực tiếp người phá rừng gánh chịu, mà cả một hệ thống, đất nước, nhân loại gánh chịu…
-Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, nhận định thêm:
“Năm nay tôi cho là rủi ro sạt lở lũ lụt nặng nề hơn năm trước rất là nhiều, đây là hệ quả của việc khai thác thủy điện quá mức. Tất cả những hệ thống thủy điện đó không có khả năng điều tiết nước, cộng thêm yếu tố phá rừng nhưng không tái tạo kịp, có những nơi ráng trồng rừng, nhưng rừng trồng không thể nào so sánh được với rừng tự nhiên. Lúc đó cấu trúc địa chất của những đồi núi không chịu nổi, nó thay đổi bản chất vật lý trong đất, gây ra mất ổn định và sạt lở xảy ra. Năm nay sạt lở xảy ra đột ngột bởi vì nó cộng thêm nhiều yếu tố như mưa bão tới một cách dồn dập.”
Trả lời báo chí trong nước, Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung, một chuyên gia lâm nghiệp cho biết, rừng phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ. Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém…
Còn theo Thạc sĩ lâm nghiệp Nguyễn Huỳnh Thuật, Việt Nam có những vùng hứng chịu gió bão, đó là điều không may mắn, nhất là người dân miền Trung. Đó cũng là lý do vì sao ông mong muốn mọi người cùng nhau tỉnh thức, cùng nhau san sẻ tình yêu thương đến mọi người, nhất là đồng bào miền Trung, khúc ruột của Việt Nam đang bị tổn thương do bão lũ… Ông nói tiếp:
“Cái gốc của vấn đề là tôi thấy mình phải gìn giữ màu xanh, gìn giữ nền tản của môi trường đang giúp chúng ta, đang nuôi sống chúng ta. Nếu chúng ta phá hủy nó là sẽ mang tội, và sẽ phải gánh chịu. Gánh chịu này không phải trực tiếp người phá rừng gánh chịu, mà cả một hệ thống, đất nước, nhân loại gánh chịu… Nên tôi mong mọi người hãy cùng nhau tỉnh thức.”
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng, bây giờ chính phủ Việt Nam phải tìm cách khôi phục lại tự nhiên càng nhiều càng tốt, tránh chuyện cho phép khai thác thiên nhiên quá mức. Theo ông, để thực hiện điều này đòi hỏi một sự nỗ lực rất lâu dài và tốn kém rất nhiều. Đồng thời chính phủ cũng phải xem xét vấn đề bố trí lại dân cư trong những vùng chịu rủi ro thiên tai nhiều… Theo ông, điều này cũng đòi hỏi một sự nỗ lực rất lâu, chứ không thể giải quyết một sớm một chiều.
Nguyên nhân ‘đích danh’ khiến miền
Trung lũ lụt lịch sử và cái giá phải trả?
Tâm Tuệ
Các chuyên gia khí tượng cho biết miền Trung mưa triền miên trong những ngày qua dẫn tới lũ lịch sử là do tác động của nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm. Tuy nhiên, có nhiều phân tích cho rằng thiên tai tại Việt Nam hiên nay và những năm gần đây với tình hình ngày càng trầm trọng là do phá rừng và làm thủy điện.
Vào 13 giờ chiều 21/10, bão số 8 còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560 km về phía đông.
Đến 19 giờ ngày 23/10, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 110km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (tức 100-135km/giờ), giật cấp 14.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 22/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/giờ), giật cấp 13.
Theo thống kê từ truyền thông trong nước, tính đến trưa 21/10, mưa lũ khiến 111 người chết, 22 người mất tích; hơn 200.000 người phải sơ tán.
Bốn tỉnh thiệt hại về người nặng nhất là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Bình.
Hiện còn hơn 124.000 hộ dân tại hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình đang bị ngập. Trong đó, Hà Tĩnh có 9 huyện, Quảng Bình 7 huyện ngập sâu (trên một mét). Ở Quảng Trị, nước đã rút khỏi nhà dân, chỉ còn một số tuyến đường ở các vùng thấp trũng, gần sông còn ngập nhẹ.
Sáng nay, bão thứ 8 đã vào biển Đông và dự báo sẽ gây mưa lũ cho các tỉnh miền Trung trong những ngày tới.
Báo Tuổi trẻ dẫn thông tin từ bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, thời điểm bão số 8 vừa vào đất liền sẽ có nguy cơ xuất hiện một cơn bão khác vượt qua Philippines vào Biển Đông trở thành bão số 9. Bà Lan cảnh báo tàu bè trên biển cần tránh chủ quan trong giai đoạn này vì thời tiết diễn biến khá phức tạp.
Thông tin với báo chí, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng dự báo thời tiết (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) nhận định, với những cơn bão dồn dập trong thời gian ngắn hướng vào các tỉnh miền Trung vừa qua, nay kèm với ảnh hưởng của bão số 8 có nguy cơ kéo theo nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm.
Đó là gió mạnh kèm giông, lốc trên các vùng biển rất nguy hiểm đối với tàu thuyền, cùng với đó là gió từ hoàn lưu bão và hoạt động mạnh của gió mùa đông bắc.
Chuyên gia khí tượng cũng lưu ý cần phải quan tâm đến khả năng mưa do bão khi ảnh hưởng đến đất liền trong 3-4 ngày tới ở khu vực miền Trung, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở các vùng núi phía tây do đất đã bão hòa; ngập úng vùng trũng.
Lý giải nguyên nhân khiến khu vực miền Trung có mưa triền miên dẫn đến lũ lịch sử trong những ngày qua, ông Trần Quang Năng cho biết đó là do ảnh hưởng của La Nina và tác động của biến đổi khí hậu với các hình thái thời tiết nguy hiểm như bão, không khí lạnh, gió mùa đông bắc… khiến thời tiết khu vực miền Trung đã cực đoan ngày càng khốc liệt hơn.
Tuy nhiên, có nhiều phân tích cho rằng thiên tai tại Việt Nam hiện nay và những năm gần đây ngày càng trầm trọng là do phá rừng và làm thủy điện. Và rằng, đây có phải là nguyên nhân chính?
Thủy điện lợi lớn hại không nhỏ
Việt Nam có rất nhiều hồ thủy điện được xây dựng trong những năm gần đây. Chính phủ cũng có nhiều văn bản pháp luật liên quan, quy định tiêu chuẩn xây dựng và vận hành hồ chứa, đặc biệt trong trường hợp có lũ. Theo đó, chủ đầu tư phải trình thiết kế dự án cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Riêng ở Thừa Thiên Huế, nơi vừa xảy ra vụ sụt lở đất nghiêm trọng ở Thủy điện Rào Trăng khiến 13 chiến sỹ thiệt mạng, ước tính 3 sông chính ở đây đang gánh tới 13 thủy điện.
Đối với khu vực miền Trung, với đặc điểm tự nhiên mưa lũ lớn, lòng sông dốc và hẹp, cửa sông bị sa bồi và thay đổi qua từng năm, nhiều vùng địa chất yếu…, nên thường xuyên chịu tổn thất lớn về người và tài sản trong mùa lũ hằng năm. Trước và sau khi có các hồ chứa thủy điện vận hành, đã xảy ra nhiều trận mưa, lũ gây thiệt hại nặng nề đối với khu vực này như các năm 1999, 2007, 2008, 2010, 2011 và 2020.
Theo ghi nhận của báo Người lao động, hiện nay, toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã đưa vào vận hành khai thác 54 thủy điện bậc thang (7.025 MW) và 156 thủy điện nhỏ (1.565 MW); đang thi công xây dựng 11 dự án bậc thang (704 MW) và 72 dự án thủy điện nhỏ (859 MW). Đối với các công trình thủy điện vừa và nhỏ đã vận hành góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, điều tiết mức giá điện hợp lý (thủy điện trên cả nước hiện chiếm khoảng 37% điện năng của hệ thống điện quốc gia), đóng góp tỉ lệ cao trong nguồn thu ngân sách của các địa phương liên quan, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
Thủy điện vừa và nhỏ chủ yếu nằm trên các lưu vực sông nhánh hoặc suối với diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc lớn nên dung tích hồ chứa khiêm tốn, dẫn tới hiệu quả cắt giảm lũ không đáng kể. Đáng nói, khi xây dựng thủy điện thì phải phá rừng – đây là yếu tố “góp phần” vào việc làm thay đổi dòng chảy, môi trường sinh thái trong khu vực. Vì vậy, thời gian qua, Bộ Công Thương đã không xem xét bổ sung bất cứ dự án thủy điện nào có chiếm diện tích đất rừng tự nhiên.
Tổng lượng mưa lũy tích từ ngày 15-10 đến 19 giờ ngày 19-10-2020: khu vực Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa – Nghệ An phổ biến 160÷220 mm, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế phổ biến 450÷840 mm. Trong khi đó, hệ thống công trình thoát lũ ở miền Trung vẫn còn quá ít, liên quan đến cả hệ thống giao thông cắt vuông góc với hướng dòng chảy, đường càng cao thì chặn lũ, ứ lại càng nhiều, hệ thống cống thoát khi tính toán thiết kế thường không tính được hết lưu lượng lũ cần tải qua càng làm cho khả năng thoát lũ chậm hơn.
Nới về việc vận hành của các hồ thuỷ điện, ông Nguyễn Thanh Ca nói trên BBC rằng các hồ thủy điện ở Việt Nam được vận hành theo chuẩn quốc tế. Và dù quy trình xả lũ khác nhau nhưng có điểm chính là hồ có hai ngưỡng chính gồm ‘đón lũ’ và ‘xả lũ’.
Tuy nhiên, ông Ca thừa nhận rằng làm hồ thủy điện gây ra muôn vàn tác động tiêu cực tới môi trường, sinh thái, làm tăng xói mòn bờ biển, và gây lũ quét nếu đập bị vỡ. Việc xây các hồ chứa kèm theo xây dựng hệ thống hạ tầng đi kèm đòi hỏi phải san đồi núi, phá rừng, điều này lại làm gia tăng lũ lụt. Do đó, ông Ca nói ông không ủng hộ thủy điện.
Những cánh rừng bị đốn hạ
Để làm các thủy điện này, nhiều ngàn hecta rừng phòng hộ bị phá để làm hồ. Nhiều ngọn đồi, núi bị san phẳng để làm các trạm, đường, công trình quản lý liên quan.
Trong khi bão lũ vẫn đang hoành hành ở miền Trung, người dùng mạng xã hội truyền nhau những bức ảnh vệ tinh của Google Maps cho thấy Việt Nam gần như không còn rừng. Chỉ còn một màu xám ở khu vực ngã ba Đông Dương tiếp giáp với Lào và Campuchia.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tình trạng phá rừng ở Việt Nam vẫn đang diễn tiến nghiêm trọng dù đã có nhiều báo cáo của phía chính phủ Việt Nam cho thấy có nỗ lực để khôi phục rừng.
Từ năm 2010 đến 2015, 300,000 ha rừng tại Việt Nam bị đốn hạ – tương đương với 4 lần diện tích thành phố New York.
Và chỉ riêng trong năm 2018, 10.000ha rừng của Việt Nam biến mất.Huy Nguyễn, nghiên cứu viên về Quản lý thảm họa tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đại học Kyoto công bố trên Facebook những bức ảnh vệ tinh cho thấy diện tích rừng Việt Nam bị mất trong 20 năm qua.
Theo ông Huy Nguyễn, khi phân tích các bản đồ vệ tinh được chụp liên tục từ năm 2000 đến nay và sử dụng phương pháp tách các lớp ảnh, chạy time-lapse thì “không thể không sốc với diện tích rừng bị mất”.
“Sự thật là chúng ta đã mất đi lớp thực bì vô cùng quan trọng là các khu rừng nguyên sinh phía Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn, Khu vực Tây Nguyên và cả phần rừng bên Lào và Campuchia vốn rất quan trọng trong điều hòa khí hậu của Việt Nam.”
Linh mục Trần Xuân Thuỳ tiếp tục
đi cứu trợ bà con vùng lũ
Tin Vietnam.- Ngày 21 tháng 10 năm 2020, Linh mục Trần Xuân Thuỳ tiếp tục đến thăm, và thay mặt các mạnh thường quân tặng quà hỗ trợ cho bà con miền Trung đang gặp nạn bão lũ.
Trên trang Facebook cá nhân, Linh mục Bernard Thuỳ chia sẽ, hàng ngàn người đã và đang mang tình thương đến với người dân rốn lũ miền Trung, vì vậy người dân miền Trung dù gặp nạn nhưng không hề đơn độc.
Mưa lũ nhấn chìm nhà cửa, tài sản của người dân nơi đây nhưng một “cơn lũ” khác là “lũ tình thương” đã đến với bà con để đẩy đi những khoảng cách, những dòng dòng nước chảy xiết. “Lũ tình thương” đã đẩy đi những hận thù, những khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách sắc tộc. Ông ví von rằng, nếu như đại dịch coronavirus 19 đã làm con người co dúm lại vì sợ hãi thì tình thương con người trước thảm cảnh lũ lụt đã làm con người xích lại bên trong trong mọi hoàn cảnh.
Linh mục mong mọi người trong xã hội hãy tiếp tục dấy lên tình người lúc này hơn bao giờ hết khi xã hội vốn đang đóng băng tình người. Qua đây, Linh mục Trần Xuân Thuỳ gửi lời cảm ơn các mạnh thường quân đã nhờ ông như nhịp cầu nối đem tình thương đến với những người khổ đau bất hạnh. Ông cho rằng, không có một cơn lũ nào có thể nhấn chìm được cơn lũ của yêu thương.
https://www.sbtn.tv/linh-muc-tran-xuan-thuy-tiep-tuc-di-cuu-tro-ba-con-vung-lu/
Cần bỏ Nghị định 64/2008
khi trói tay cá nhân làm từ thiện!
Diễm Thi, RFA
Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 21 tháng 10, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên UB Tài chính Ngân sách cho rằng, việc ca sĩ Thuỷ Tiên kêu gọi được hơn 100 tỷ đồng để cứu trợ đồng bào miền Trung thì ai cũng ủng hộ, không ai phản đối, nhất là trong bối cảnh thiên tai bão lũ đang xảy ra. Theo ông Lê Thanh Vân, không nên máy móc chỉ có tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội mới có quyền huy động kêu gọi quyên góp tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ mà nên quy định cá nhân cũng có quyền.
Trong khi đó, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội – lại cho rằng, việc ca sĩ Thuỷ Tiên kêu gọi đóng góp, chia sẻ với người dân vùng lũ lụt là một hành động tốt, nhưng “một người điều hành 100 tỷ không thể bằng cả tổ chức được.”
Hiện nay ở Việt Nam đang có nhiều cá nhân hoặc từng nhóm đứng ra quyên góp hiện vật, hiện kim để giúp bà con vùng lũ. Hình ảnh cô ca sĩ Thủy Tiên xắn quần lội nước, đem tiền, hàng cứu trợ đến tận tay nạn nhân, cùng thông tin cô quyên góp được khoảng 105 tỷ đồng được báo chí chính thống loan tải liên tiếp những ngày qua.
Bên cạnh đó, nhiều người quan tâm đặt câu hỏi trên mạng xã hội rằng, liệu cô Thủy Tiên có vi phạm luật pháp Việt Nam khi làm từ thiện không thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam;… theo Nghị định 64/2008 hay không.
Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu quan điểm của ông:
“Thứ nhất nội dung Nghị định 64/2008 hoàn toàn không phù hợp với hoạt động từ thiện của xã hội. Hoạt động từ thiện không phải là trách nhiệm riêng của nhà nước mà nó là trách nhiệm của tất cả những ai đang quan tâm. Vì vậy, việc cứ ôm đồm việc này chỉ riêng cho cơ quan nhà nước sẽ làm mất đi hiệu quả từ công tác từ thiện do xã hội mang lại.
Và mặc dù nó là pháp luật, nhưng nội dung của nghị định này lại không phù hợp với văn bản luật cao hơn nó. Đó là Bộ luật Dân sự. Nếu áp dụng trường hợp cô Thủy Tiên thì chỉ cần áp dụng ở chỗ, đây là một sự ủy thác. Những người gửi tiền cho cô Thủy Tiên và cô này có một hợp đồng ủy thác, tức cô Thủy Tiên sẽ mang số tiền này để cho, tặng cho người mà cô ấy có toàn quyền quyết định.”
Nghị định 64/2008/NĐ-CP được cựu Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ ký ban hành vào ngày 14 tháng 05 năm 2008. Đây là nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Điều 5 Nghị định này nêu rõ, các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương và một số tổ chức đơn vị ở trung ương.
Nghị định nhấn mạnh, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào khác được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ. Nếu các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý và phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái
với quy định tại Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Luật sư Đặng Trọng Dũng chuyên về các vụ án luật lao động và từng công tác tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố HCM, nêu nhận định của ông:
“Tôi theo dõi rất kỹ tình hình luật pháp cũng như những vụ cứu trợ gần đây ở Việt Nam do cô Thủy Tiên và nhiều người khác làm thì tôi thấy Nghị định 64/2008 nó trái pháp luật. Nó trái pháp luật bởi nghị định này cấm người ta, ngăn cản người ta, gây khó dễ cho người ta trong việc tặng, cho tài sản, tiền bạc cho người khác. Nghị định này nằm dưới Bộ luật Dân sự, mà Bộ luật Dân sự đâu có cấm việc tặng, cho người khác tài sản.
Thật ra năm 2008 là năm mà nhà nước thấy rằng bà con trong và ngoài nước giúp đỡ cho người dân trong nước nhiều. Đáng nhẽ phải hoan nghênh, tạo điều kiện cho họ thì nhà nước lại ngăn chặn. Họ sai từ năm 2008 rồi nhưng theo tôi, khi Nghị định này ban hành thì các liên đoàn luật sư hay các luật sư nên xem xét tính hợp pháp của nó, chứ không phải đương nhiên chấp nhận.”
Có nên bãi bỏ Nghị định 64/2008?
Theo các luật sư, Nghị định 64/2008 đã mâu thuẫn hoặc trái với những quy định trong Bộ luật dân sự. Mà theo cấp độ trật tự trong văn bản thì luật dân sự phải cao hơn những nghị định.
Đã có một số văn bản, nghị định không phù hợp với thực tế buộc phải sửa đổi hoặc bãi bỏ hàng loạt những quy định trong đó. Chẳng hạn như việc bãi bỏ hàng loạt quy định liên quan đến cán bộ công chức, hướng dẫn kỷ luật công chức đã nghỉ hưu vi phạm kỷ luật trong Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, hồi tháng 9 vừa qua là một ví dụ.
Theo ghi nhận của RFA, dường như người dân tỏ ra tin tưởng vào các cá nhân như cô Thủy Tiên hôm nay hay MC Phan Anh trước đây. Số tiền MC Phan Anh năm 2016 quyên góp được lên đến 24 tỷ đồng. Đó là con số kỷ lục đối với một cá nhân thời điểm đó. Con số Thủy Tiên quyên góp đến hôm nay cũng đang là con số kỷ lục của một cá nhân.
Tuy vậy, cách làm của các cá nhân này đang vướng Nghị định 64. Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu ý kiến của cá nhân ông:
“Cá nhân tôi thấy việc cô Thủy Tiên làm nó chứng minh một điều, rõ ràng những công tác hoạt động xã hội từ thiện thì ai cũng có thể làm. Từ tổ chức nhà nước, tổ chức chuyên nghiệp như Hồng Thập Tự cho đến cá nhân… Không nên hạn chế, vì càng nhiều người làm thì những người bị hoạn nạn càng có nhiều cơ hội được giúp đỡ.
Nó hợp pháp, nó không có gì sai cả. Hiệu lực của Nghị định 64 thấp hơn Bộ luật dân sự và nó đang trái luật. Vì thế, đây là văn bản cần được đề nghị bãi bỏ. Thứ nhất vì nó trái với Bộ luật dân sự; thứ hai là nó không phù hợp với nhu cầu của xã hội.”
Luật sư Đặng Trọng Dũng cho rằng, việc bãi bỏ Nghị định 64 là điều cần thiết để mọi người giúp đỡ lẫn nhau một cách vô tư. Đừng để họ giúp nhau mà cứ sợ bóng sợ gió. Cái gì cũng phải căn cứ theo luật pháp. Ông nói tiếp:
“Tôi nghĩ chưa có sự việc nào xảy ra mà phải áp dụng đến Nghị định 64 này, chứ nếu có xảy ra thì nó sẽ là to chuyện. Lúc đó các luật sư sẽ kiến nghị Hội đồng xét xử xem xét việc áp dụng nghị định đó có phù hợp với luật pháp và hiến pháp hay không. Lúc đó Hội đồng xét xử phải yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích luật. Rõ ràng nghị định này không phù hợp với Bô luật dân sự. Do đó, việc bỏ Nghị định 64 này rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.”
Theo vị luật sư này, nghị định ban hành với mục đích để người dân dồn việc quyên góp vào các cơ quan chính quyền. Mà các cơ quan chính quyền thì ít nhiều đã đánh mất niềm tin trong dân chúng.
Luật sư khẳng định: Thủy Tiên làm
từ thiện đúng luật
Mạnh Đức
Trước những thức mắc về việc ca sĩ Thuỷ Tiên và nhiều nghệ sĩ kêu gọi quyên tiền ủng hộ người dân miền Trung đang chịu lũ lụt là trái với quy định của pháp luật, Luật sư Phạm Thanh Hữu thuộc Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ giúp mọi người hiểu rõ về vấn đề này.
Liên quan về vấn đề trên, báo Tổ Quốc đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Hữu và được giải đáp:
PV: Một số người cho rằng theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP thì ngoài các tổ chức, đơn vị như Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương… thì không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ; do đó, việc ca sĩ Thủy Tiên nhận tiền từ thiện của người dân để ủng hộ đồng bào miền Trung là vi phạm pháp luật. Quan điểm trên có đúng hay không, thưa luật sư?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trong và ngoài nước, khắc phục hậu quả do hỏa hoạn; sự cố nghiêm trọng; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo trong các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện… đứng ra tổ chức.
Còn việc cá nhân nói chung, ca sĩ Thủy Tiên nói riêng nhận tiền đóng góp tự nguyện từ người khác để làm từ thiện thì không thể sử dụng Nghị định 64/2008/NĐ-CP để điều chỉnh. Do đó, việc căn cứ vào Nghị định 64/2008/NĐ-CP để cho rằng ca sĩ Thủy Tiên vi phạm pháp luật là không đúng, thể hiện sự hiểu sai quy định pháp luật.
PV: Vậy trường hợp ca sĩ Thủy Tiên nhận tiền đóng góp của người dân để cho đồng bào miền Trung trong thời gian qua sẽ được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật nào?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Theo tôi trong trường hợp này sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Người dân tự nguyện gửi tiền cho ca sĩ Thủy Tiên với mong muốn nhờ ca sĩ Thủy Tiên chuyển số tiền này cho đồng bào miền Trung đang gặp hoàn cảnh khó khăn do bão lũ gây ra và ca sĩ Thủy Tiên đã nhận tiền và thực hiện đúng.
Như vậy, có thể thấy người dân tự nguyện gửi tiền cho ca sĩ Thủy Tiên là bên tặng cho tài sản, đồng bào miền Trung đang gặp hoàn cảnh khó khăn được nhận tiền từ ca sĩ Thủy Tiên là bên được cho tài sản, còn ca sĩ Thủy Tiên chỉ là người giữ vai trò trung gian (có thể gọi là người được bên tặng cho tài sản “ủy quyền” làm thay).
Rõ ràng, trong các bước nêu trên, từ việc người dân gửi tiền cho ca sĩ Thủy Tiên đến việc Thủy Tiên giao tiền từ thiện tới tay đồng bào miền Trung đang gặp hoàn cảnh khó khăn đều là tự nguyện, không có sự lừa dối mà đó là nghĩa cử cao đẹp và hoàn toàn có lợi cho xã hội nên không thể nói ca sĩ Thủy Tiên vi phạm pháp luật.
PV: Thưa luật sư, nếu trường hợp một người nào đó nhận tiền từ thiện do nhà hảo tâm quyên góp mà không gửi đến đồng bào miền Trung một cách đúng đắn như ca sĩ Thủy Tiên thì có bị xử phạt gì hay không?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Theo tôi, trong trường hợp này thì người giữ vai trò trung gian đã không hoàn thành đúng việc mà người gửi tiền làm từ thiện đã “ủy quyền” nên người gửi tiền làm từ thiện có quyền đòi lại tiền đã gửi. Trường hợp, ở mức độ nghiêm trọng thì người giữ vai trò trung gian này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư!
Hôm qua, sau khi nhận được rất nhiều ý kiến về việc sử dụng số tiền hơn 100 tỷ quyên góp được, nữ ca sĩ cũng đã có những chia sẻ về quan điểm của mình việc làm từ thiện.
Nữ ca sĩ viết: Hôm qua sau khi mình công bố số tiền chuyển khoản là hơn 100 tỷ thì rất nhiều bạn bè anh em gọi điện thoại cho mình cũng như nhắn tin rất nghiêm trọng…
Họ lo lắng cho mình, dặn mình nên khoá tài khoản lại, vì nếu không cẩn thận là coi như mất hết cả sự nghiệp tạo dựng.
Mình nhận rất nhiều lời khuyên cân nhắc của các Facebooker, nhà báo về việc nên làm như thế nào để sử dụng số tiền minh bạch hiệu quả.
Mình cảm ơn và xúc động rất nhiều vì mọi người đã rất quan tâm lo lắng cũng như muốn bảo vệ cho mình.. vì không muốn mọi người quá lo lắng quá nhiều nên mình sẽ trình bày 1 số quan điểm như sau cho mọi người yên tâm.
Nay Tiên viết hơi dài mong mọi người thông cảm nha
Về ý kiến số tiền quá lớn nên cần có 1 tổ chức cứu trợ như 1 bộ máy thu nhỏ để làm việc này có hiệu quả hơn, hoặc giao cho 1 bên cơ quan chức năng nào đó để giải ngân tài chính minh bạch, hoặc thuê 1 bên thứ 3 nào để đi kiểm tra tài chính v.v..
Tất cả những góp ý này, Tiên cảm ơn và ghi nhận rất nhiều, nhưng, mình không làm theo được.
Mỗi người sẽ có 1 quan điểm riêng để làm từ thiện, 1 cách riêng để giúp đỡ cộng đồng.. Việc tổ chức 1 bộ máy cồng kềnh càng làm rắc rối và mất thời gian họp hành rồi đưa ra quyết định? nhỡ đâu trong bộ
máy mình xây dựng nên có người không đàng hoàng, gây ảnh hưởng đến tổ chức thì lại càng nguy hiểm trở thành miếng mồi ngon cho các tổ chức phản động chống phá nhà nước, nên tuyệt đối không thể…
Tiên chỉ là 1 cá nhân và Tiên sẽ làm việc theo cái tâm của 1 cá nhân mong muốn giúp đỡ cộng đồng, tiền trao tận tay để giúp đỡ bà con, không thông qua 1 tổ chức nào cả VÀ CŨNG KHÔNG TẠO RA 1 TỔ CHỨC NÀO CẢ , tiền người dân gửi cho Tiên đi trực tiếp giúp đỡ, là Tiên phải cầm đi, dù có cực đến mấy..nếu giao cho 1 cơ quan tổ chức nào thì khác gì Tiên lừa họ??
Sức Tiên đến đâu Tiên sẽ cố gắng làm đến đó, tổ chức bộ máy là công việc của nhà nước để giúp đỡ nhân dân, như covid hay là cứu hộ người dân ra khỏi vùng nguy hiểm đều là có công không nhỏ của nhà nước mình, Tiên đi ra hiện trường thực tế Tiên thấy rõ điều đó nên Tiên rất trân trọng họ.
Nhà nước mình làm những việc lớn, họ chi ngân sách nuôi quân để bảo vệ đất nước, giữ yên bình tổ quốc, còn công việc của một người dân nhỏ bé như mình thì chỉ là làm sao giúp được cộng đồng càng nhiều càng tốt theo tinh thần lá lành đùm lá rách thế thôi.
Lúc nghe nhiều người nói và lo lắng cho mình, sợ sẽ bị làm khó dễ khi cầm số tiền quá lớn, mình có gọi điện hỏi mẹ mình. mình hỏi “ con có nên đóng tài khoản không?” mẹ mình nói “ thôi con, tiền bao nhiêu cho đủ? bao nhiêu người dân còn cực khổ, mình còn lo giúp nhiều người con cứ để đó đi, không đủ mà giúp người ta xây lại nhà cửa mua giống làm ăn đâu, con cứ làm đúng tự khắc Trời Phật sẽ giúp mình, không phải lo”
Mà thực ra mình hỏi thử lòng mẹ mình coi có sợ không chứ với mình “ đã làm thì không sợ, đã sợ thì không làm “ chết mình còn không sợ thì những việc cỏn con này sợ gì mà không cố gắng được
Người ta sống trên đời chết đi không mang theo được gì cả, tiền bạc, danh vọng, địa vị, gia đình v.v… Chết đi chỉ mang theo được cái gì người ta tạo ra bằng suy nghĩ hay hành động. Nên yêu thương được ai thì yêu thương, giúp được ai thì giúp.
Nếu như vì việc này mà mình không may mất hết mình cũng vui vẻ chấp nhận , vì mình tin rằng với số lượng người được giúp, cũng đánh để mình đánh đổi mà. Ai mà không đến lúc già đi và mất hết chứ.
Một số bạn bảo việc cho tiền cho người dân là không nên, vì như vậy thì bất cập quá, nên giúp thức ăn cho họ.
Mình rõ ràng quan điểm, mục đích chính của mình là giúp Tiền mặt để người dân tái thiết lại cuộc sống sau lũ. Mình ngồi nhà qua báo chí thì nghe vậy thôi chứ không đến thực tế tận nơi thì không thể hiểu được đâu. Mình nói thật là người dân không đói đến mức không còn gì ăn, họ vẫn có hàng xóm giúp đỡ nhau, chính quyền địa phương 1 số nơi vẫn cố gắng gửi thức ăn cho người dân mỗi hộ 4 gói mì 1 ngày.
Chỉ có một số nguy hiểm nước dâng cao làm trở tay không kịp, mất người và tài sản..nước lũ dâng lên thì vài hôm cũng rút.. nhưng mà cái mà mình chứng kiến và ám ảnh là sự hoảng loạn của người dân khi họ mất hết, trôi hết đồ đạc nhà cửa v.v.. các bạn xem clip không? gia súc gia cầm, vay ngân hàng để làm ăn họ bảo mất hết rồi, tủi thân lắm… cái chén cái nồi cũng không còn mà ăn, nóc nhà, cửa, giường chiếu, gia cầm.. trôi hết rồi.. mất hết. Tiên đứng nghe nói mà khóc luôn ấy..
Cái Tiên có thể lúc đó là chỉ cho vài triệu tiền chợ búa thôi chẳng thấm vào đâu so với mất mát.. mà cái được lớn nhất khi Tiên có mặt ở đó là quăng cho họ 1 cái phao bằng những lời động viên. Tiên hứa là sẽ cho họ xây nhà lại cao hơn, cho họ 1 số tiền mua lại những cái đã trôi đi, cho vốn làm ăn để họ có thể tái thiết lập cuộc sống sau lũ. Đó là cái chính mà Tiên muốn làm, chứ không phải chỉ là đến cho vài triệu tiền chợ chửa cháy.
Tiên cũng từng khó khăn, cũng từng ước gì có ai cho mình tiền để mình ăn 1 cái bánh mì thịt hay ly nước mía cho đỡ đói khát, cũng từng tủi thân khi không biết ngày mai mình sẽ sống ra sao, nên Tiên hiểu khi mình quăng cho người ta 1 cái phao ngay lúc hoảng loạn, nó giúp cho người ta yên tâm và có động lực sinh tồn nhiều đến như thế nào.
Riêng ý kiến về việc chi tiêu minh bạch đến mức chi tiết phải ghi ra từng khoản chi và phải có ekip theo làm việc này. Thật sự là Tiên không đủ tiền để chi trả cho ekip làm việc này đâu ạ, đây là việc thiện từ tâm, tất cả những anh em đi theo Tiên đều có công ăn việc làm ổn định, không quen biết nhau, nhưng khi gọi thuê xe thì họ bỏ việc không lấy tiền công, còn kêu gọi thêm anh em trong nhóm tình nguyện để giúp đỡ bảo vệ Tiên những lúc đông dân quá, khi tình hình thiếu kiểm soát.
Để đi gom được hàng cứu trợ là cả 1 vấn đề lớn, các bạn gái giúp Tiên là các em sinh viên đại học, tình nguyện viên tại địa phương. Lũ lớn nên giao thông khó khăn, hàng hoá khan hiếm tụi Tiên phải chạy đi gom hàng từng đại lý lớn, siêu thị, đến những tiệm tạp hoá tiệm thuốc nhỏ, vài chục thùng mì, 5-10 chai dầu gió mỗi nơi một ít… thành đến con số hàng nghìn phần quà mỗi ngày… các chuyển khoản và tiền mặt nhỏ lẻ rất nhiều.
Những hàng hoá này không thể mua từ công ty có hoá đơn chuyên nghiệp được. Hoặc khi cho tiền chợ, Tiên cũng phải nhìn mặt từng người và từng hoàn cảnh mới cho, nhiều như thế hàng ngày bao nhiêu trường hợp gặp, nước cao vừa lo an toàn, vừa lo khiêng hàng hoá nặng, vừa phải chạy việc cho nhanh để giúp được nhiều người hơn, nên không cách gì để mà thuê nổi người theo ghi rõ ràng từng khoản chút chút rồi về tính được…Nên cái lo là lo không biết mọi người có thể chia sẻ về vấn đề này giúp Tiên hay không thôi.
Mình ngồi nhà nghĩ trên giấy thì việc nói thôi nó rất là đơn giản, để làm được thì hãy đặt thử hoàn cảnh rồi mới thấy khó như thế nào khi thời gian vừa hạn hẹp mà vài chục người chạy việc còn không xuể để giúp bà con, ăn trưa chỉ dám ăn vội cái bánh mì không trên xe sau khi làm xong việc, hôm cuối cùng ăn được bát mì tôm lúc đợi thuyền đón là bữa ăn ngon nhất trong tuần rồi…làm gì đủ nhân lực thời gian nên ý tưởng minh bạch đến chi li chi tiết Tiên chắc với mọi người là chỉ có bộ máy trả lương chuyên nghiệp còn chưa chắc làm được hay không.
Tiên đang gọi xin ngân hàng các khoản chi ra vì số đầu vào qua nhiều không giấy nào mà in nổi được hết các thông tin chuyển vào vì nó nhiều lắm lắm. Tiên nghĩ tốt nhất là mọi người cứ chuyển vào, ngân hàng xác nhận số tổng vào, và mình xin số sao kê chi ra chi tiết có đóng dấu ngân hàng, trên các khoản chi ra đó Tiên sẽ giải thích cho mọi người hiểu các khoản này dùng để làm gì làm gì.
Mong là mọi người đừng lo lắng quá nhiều, 100 tỷ thấy nhiều, ai cũng sợ không làm nổi. Nhưng mà bản thân Tiên cũng không biết, có đủ hay là không đủ cho 3-4 tỉnh ngập lũ đâu, ngoài xây nhà mình còn làm cầu cống đường xá cho người dân ở vùng sâu xa, lũ này cuốn trôi bao nhiêu cây cầu, người dân họ không đi qua được nè, họ phải chế cầu tạm đi cực kỳ nguy hiểm. Nếu đủ thì thôi, dư thì mình còn thiếu gì việc để giúp người.
Như đợt COVID vừa rồi, Tiên mà có Tiền là Tiên phát lương cho các anh chị em công nhân thất nghiệp để nuôi con nhỏ và cha mẹ già rồi. Lúc đó Tiên chỉ có thể nuôi được 1 số gia đình quá khổ qua mùa dịch bằng cách chuyển tiền Để giúp họ có cái ăn thôi, ai cũng khổ đâu dám kêu gọi thêm, tiền giúp dân không biết bao nhiêu cho đủ đâu ạ.
Và Tiên tin là nếu mình là một công dân tốt biết giúp đỡ người khác, không làm gì trái pháp luật thì chính quyền nhà nước nào cũng ủng hộ cho mình cả, các bạn đừng lo nha
Chiều tối hôm qua Tiên về Sài Gòn để giải quyết công việc còn tồn đọng rồi sẽ quay trở lại miền Trung 1-2 hôm tới. Tiên sẽ update thông tin sớm cho mọi người nhé. Cảm ơn mọi người rất nhiều ạ
P/s : à còn 1 việc rất quan trọng, xin mọi người đừng gọi vào số bạn Quỳnh 0902847769 quản lý Tiên nữa ạ, 1 ngày hơn 1.000 cuộc gọi mà trong khi bạn ấy còn công việc và gia đình, tội bạn ấy lắm ạ. Đây là số chỉ dành cho công việc thôi, mấy nay bạn ấy không làm được gì cả ạ.
Mọi người đừng chia sẻ số đó nữa, các việc trợ giúp từ thiện vui lòng gọi vào số riêng 0934007218 nhé. Cảm ơn nhiều ạ
https://www.dkn.tv/thoi-su/luat-su-khang-dinh-thuy-tien-lam-tu-thien-dung-luat.html
Ngành đường sắt thiệt hại gần 30 tỷ đồng
do mưa, lũ gây ra
Sau đợt bão lũ vừa qua, 30 vị trí trên tuyến đường sắt Bắc- Nam của Việt Nam đã bị xói trôi nền đá, sạt lở ta luy, kết cấu hạ tầng bị hư hỏng, khiến nhiều chuyến tàu phải dừng chạy để khắc phục hậu quả, ước thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Đó là thông tin do Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR) cho truyền thông Nhà nước biết hôm 22/10.
Cụ thể, tính đến ngày 19/10, theo thống kê của VNR, tuyến đường sắt Hà Nội –TP Hồ Chí Minh đã bị đất đá trên núi tràn xuống gây tắc đường; ngoài ra tuyến đường sắt ở khu vực Đông Hà đến Đồng Hới và Vinh cũng bị nghẽn gây thiệt hại nặng nề cho ngành đường sắt khoảng gần 30 tỷ đồng.
Ông Vũ Anh Minh, chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cho hay các đơn vị đang tiếp tục khắc phục hậu quả, đảm bảo thông đường trong thời gian sớm nhất.
Trong một diễn biến khác, mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của các cơn bão số 5, 6, 7 cộng với triều cường đã làm nhiều đoạn trên tuyến quốc lộ ở miền Tây bị hư hỏng nặng.
Cụ thể, theo VTCnews, tuyến quốc lộ 63 đoạn qua huyện An Minh của tỉnh Kiên Giang, đoạn qua địa bàn huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long và Cà Mau bị ngập sâu đến 1m, xuất hiện nhiều ổ voi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau cho biết đã đề nghị Cục Quản lý Đường bộ Việt Nam nhanh chóng khắc phục, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người dân khi giao thông qua các tuyến đường trên.
Nhiều tấn cá lồng bè chết
ở hồ Hồng Khếnh, Điện Biên
Nhiều tấn cá nuôi lồng bè trên hồ Hồng Khếnh, tỉnh Điện Biên bị chết nổi trắng mặt nước. Tình trạng này được phát hiện vào ngày 21/10 và ước tính thiệt hại ban đầu khoảng hơn 3 tỷ đồng.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, trong cùng ngày dẫn lời của ông Phạm Khang Mừng, chủ nhiệm Hợp tác xã Hải Hà cho biết số lượng cá chết vừa nêu thuộc 26 hộ thành viên. Trong đó, có khoảng 60 tấn cá rô phi đang chuẩn bị đem bán.
Ông Mừng cho biết thêm rằng từ ngày 19/10, các hộ nuôi cá bắt đầu phát hiện nhiều con cá trong lồng nuôi bị nổi đầu và Hợp tác xã Hải Hà đã mời giới chuyên môn trợ giúp bằng cách bơm nước tạo oxy, dùng oxy khô rắc xuống lồng cá. Tuy nhiên, đến ngày 21/10 thì toàn bộ gần 80 tấn cá chết nổi trắng mặt hồ Hồng Khếnh. Và, Hợp tác xã Hải Hà, vào ngày 22/10, trục vớt toàn bộ số cá chết, mang đi tiêu hủy để tránh ô nhiễm.
Ngoài số lượng gần 80 tấn cá nuôi lồng bè chết, Hợp tác xã Hải Hà đồng thời phát hiện cá thả nuôi trong hồ Hồng Khếnh cũng bị chết rải rác.
Tin cho biết tỉnh Điện Biên có gần 1.200 héc-ta mặt nước nuôi thủy sản, trong đó có nhiều hồ lớn như hồ Hồng Khếnh, Hồng Sạt, Pe Luông…
Chính quyền tỉnh Điện Biên cho báo giới biết hiện đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân vì sao đã xảy ra hiện tượng cá chết tại hồ Hồng Khếnh.
Việt Nam bắt một Facebooker vì
‘sao chụp, phát tán bí mật nhà nước’
Ngày 20/10, công an tỉnh Đồng Nai bắt giam Facebooker Nguyễn Quang Khải và ngày hôm sau gia đình được chính quyền thông báo là ông bị bắt “khẩn cấp” vì “sao chụp, phát tán hình ảnh tài liệu bí mật nhà nước”.
Linh mục Lê Xuân Lộc thuộc Dòng chúa Cứu thế Sài gòn, người quen biết ông Khải, cho VOA biết hôm 22/10 về việc bắt giữ này:
“Tôi có liên hệ với vài người và biết chắc rằng anh Khải đã bị công an tạm giữ để điều tra với văn bản ghi là có hành vi “sao chụp, phát tán hình ảnh tài liệu bí mật nhà nước”.
“Tôi có gặp anh Khải vài lần và theo dõi Facebook của anh. Tôi thấy anh là thường lên tiếng trước những bất công, ngang trái ở xã hội Việt Nam. Tôi nghĩ đây là nguyên nhân khiến anh bị nhà cầm quyền quấy nhiễu”.
Trang Facebook của ông Võ Ngọc Lục, một người bạn của ông Khải, hôm 21/10 đăng thông báo của Công an tỉnh Đồng Nai về “việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp” gửi cho gia đình, cho thấy ông Nguyễn Quang Khải, 51 tuổi, làm nghề buôn bán tại nhà, theo đạo Thiên chúa, bị bắt theo Điều 337 Bộ Luật hình sự.
VOA đã liên lạc với cán bộ điều tra của Công an Đồng Nai nhưng không được phản hồi.
Linh mục Lê Xuân Lộc cho biết thêm về cáo buộc đối với ông Khải:
“Tôi nghĩ cáo buộc này rất phi lý khi chính quyền quy chụp cho một người dân như anh Khải. Anh Khải chỉ là một người buôn bán nhỏ thì không thể nào ‘phát tán hình ảnh tài liệu bí mật nhà nước’ được!”.
Được biết trước đó, vào ngày 22/04, ông Khải đã bị Công an huyện Trảng Bom gửi “giấy mời” làm việc về “vi phạm” một chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “vì đã tập trung đông người” ngày 12/04.
Vụ bắt Phạm Đoan Trang: Hoa Kỳ ‘đang theo dõi chặt chẽ sự việc’
Việc bắt ông Nguyễn Quang Khải diễn không lâu sau khi chính quyền Việt Nam bắt giữ nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang vào ngày 6/10 với báo cuộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Hôm 16/10, 12 Dân biểu Hoa Kỳ viết thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo bày tỏ quan ngại về việc bắt giữ này và kêu gọi gây áp lực với chính quyền Việt Nam để trả tự do cho bà Trang ngay lập tức.
Trong một diễn biến liên quan, hôm 21/10, Luật sư Nguyễn Văn Miếng thông báo trên Facebook rằng Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất điều tra vụ án Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập và kết luận điều tra đã được chuyển qua Viện Kiểm Sát ngày 15/10.
Theo thông báo đề ngày 16/10 được Luật sư Miếng công bố, từ nay các nhà báo độc lập bao gồm Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn sẽ được các luật sư tư vấn và bào chữa trước tòa với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự 2015.
Hai bị cáo được giảm án trong vụ án
gian lận điểm thi ở Hòa Bình
Đầu giờ chiều ngày 22 tháng 10 năm 2020, Tòa Án Nhân Dân Cấp cao tại Hà Nội tuyên án đối với các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình, sau một buổi sáng xét xử.
Theo báo nhà nước Việt Nam, bị cáo Nguyễn Quang Vinh (cựu trưởng phòng khảo thí, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình) bị y án 8 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Bị cáo Khương Ngọc Chất (cựu trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình) được giảm án từ 6 năm xuống còn 5 năm, với cùng tội danh. Bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn (cựu hiệu phó trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy) bị tổng cộng 9 năm tù (giảm 1 năm so với sơ thẩm) về tội danh Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Nhận hối lộ.
Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm bị cáo Nguyễn Quang Vinh; bị cáo Khương Ngọc Chất đã có kháng cáo kêu oan; bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn; bị cáo Nguyễn Thị Thu Loan có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tuy nhiên, trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Thu Loan đã xin rút toàn bộ kháng cáo.
Phiên sơ thẩm diễn ra từ ngày 11 tháng 5 đến ngày 21 tháng 5 năm 2020. Tại phiên sơ thẩm này, 15 bị cáo bị xét xử trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; tội “Nhận hối lộ” và “Đưa hối lộ” để tác động, can thiệp chỉnh sửa đáp án nâng điểm 145 bài thi của 58 thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hòa Bình ra xét xử. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt tổng cộng 51 năm tù cho các bị cáo.
Chuẩn bị xử phúc thẩm
vụ gian lận điểm thi ở tỉnh Hòa Bình
Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội vào ngày 22/10 sẽ mở phiên tòa phúc thẩm lưu động tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình xét đơn kháng cáo của ba bị cáo trong vụ gian lận điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình.
Truyền thông Nhà nước ngày 21/10 cho biết ba bị cáo làm đơn kháng án sơ thẩm là Nguyễn Quang Vinh (cựu Trưởng Phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hoà Bình); Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hoà Bình) và Đỗ Mạnh Tuấn (cựu Phó Hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình).
Tại phiên sơ thẩm trước đó, ông Nguyễn Quang Vinh bị tuyên 6 năm tù, ông Khương Ngọc Chất bị tuyên 8 năm tù với cùng tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ông Đỗ Mạnh Tuấn bị tuyên 7 năm tù với tội danh “Nhận hối lộ” và 3 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tổng hợp hình phạt là 10 năm tù.
Ông Nguyễn Quang Vinh bị xác định có vai trò chủ mưu trong vụ án vì đã chuẩn bị chìa khóa phòng chứa bài thi, bố trí niêm phong cửa phòng để dễ tháo bóc. Ông Đỗ Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT tỉnh Hoà Bình) trực tiếp nâng điểm.
Ông Vinh kêu oan trong đơn kháng cáo vì cho rằng tòa sơ thẩm không đưa ra được chứng cứ buộc tội. Ông Chất và Tuấn xin giảm nhẹ hình phạt.
Cáo trạng phiên sơ thẩm xác định 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi ở Hòa Bình vì vụ lợi đã lợi dụng chức vụ để can thiệp, nâng điểm thi cho 65 thí sinh ở kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia 2018 ở địa phương.
Các bị cáo trong vụ án được nói đều là người có chức vụ, quyền hành và đa số là thầy cô giáo đã gây mất uy tín đối với người dân và mất công bằng với các thí sinh, ảnh hưởng đến toàn ngành giáo dục.
Tin nói 45 thí sinh được nâng điểm sau đó trúng tuyển đại học, cao đẳng nhưng buộc bị thôi học; 10 thí sinh khác vẫn được tiếp tục theo học vì đủ điểm xét tuyển.
Thẩm định 16 ứng viên giáo sư,
phó giáo sư bị tố gian dối
Có 12/16 ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y, Dược không đạt yêu cầu tiêu chuẩn chức danh do không đủ bài nghiên cứu.
Đó là nội dung thẩm định trong báo cáo của Giáo sư Nguyễn Ngọc Châu, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, gửi Hội đồng Giáo sư Nhà nước và Vụ Thanh tra, Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 22/10 cho biết việc thẩm định diễn ra sau khi Ngành Sinh học nhận được 11 thư tố cáo năng lực của các ứng viên giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) nêu trên.
Trong báo cáo gửi Hội đồng GS Nhà nước, GS Nguyễn Ngọc Châu nêu rõ có 12/16 ứng viên GS, PGS không đủ tiêu chuẩn về công bố các bài báo chuyên ngành quốc tế và yêu cầu giảng dạy; có 3 ứng viên PGS đủ số bài theo yêu cầu; 1 ứng viên ngành Dược đã bị loại vì không đủ số lượng bài nghiên cứu.
Những ứng viên được cho rằng không đủ tiêu chuẩn vì hầu hết đăng những báo cáo khoa học lên các tạp chí OA (Open Access – thường gọi là tạp chí mở). Những tạp chí OA bị đánh giá có chất lượng thấp và người đăng bài phải đóng nhiều tiền mới được đăng.
Chánh văn phòng Hội đồng GS Nhà nước nói đã nhận được báo cáo và yêu cầu hai hội đồng Y, Dược kiểm tra kỹ thẩm định của GS Nguyễn Ngọc Châu.
Trong số 16 ứng viên bị tố gian dối nói trên, đã có 15 người được các Hội đồng GS ngành thông qua để xét công nhận đạt chuẩn GS, PGS năm 2020.
Tin nói việc xét chức danh GS Nhà nước năm nay sẽ phải lùi lại so với dự kiến ngày 20/11 như mọi năm.
Preview in new tab(opens in a new tab)
Bắt tạm giam giám đốc dự án “ma”
chiếm đoạt hơn 31 tỷ đồng
Ông Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1971, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên kinh doanh nhà Năm Tài, vào ngày 22/10 đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hồ Chí Minh (PC03) bắt tạm giam và khám xét nhà về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin cùng ngày.
Tin cho biết, ông Tài đã mua hai khu đất có tổng diện tích gần 11.000m2 thuộc quy hoạch đất cây xanh cách ly, đường dự phòng, đất cây xanh tập trung, ở phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Một khu đất do ông Tài đứng tên, còn lại do người khác đứng tên và cả 2 khu đều thế chấp cho ngân hàng.
Tuy nhiên, ông Tài vẫn tự “vẽ” nên dự án khu dân cư với 119 nền có diện tích từ 60-70m2/nền, rồi kêu gọi chuyển nhượng nền cho nhiều khách hàng.
Một trong những khách hàng của ông Tài sau khi giao hơn 31 tỷ đồng nhưng chưa nhận được giấy tờ đã tìm hiểu và biết được dự án của ông Tài không có thật. Ngoài ra, người khách nhận thấy ông Tài có dấu hiệu bỏ trốn nên đã tố cáo với công an.
Hiện Cơ quan Công an thành phố Hồ Chí Minh có ra thông báo kêu gọi những người là nạn nhân của ông Tài cần liên hệ với PC03 để cung cấp thông tin và phối hợp điều tra.
Đà Nẵng có tân bí thư,
‘sắp thay thêm chủ tịch’
Đảng bộ thành phố Đà Nẵng hôm 22/10 công bố đã bầu ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XXI làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Bình luận vụ Trần Văn Mẫn, Nguyễn Bá Cảnh
Con trai ông Nguyễn Bá Thanh sắp mất hết tất cả?
Nguyễn Thành Tài: “Thiếu sót, sai lầm nhưng không đi ngược lại lợi ích của nhân dân”
Ủy viên Trung ương Đảng Trương Quang Nghĩa thôi chức Bí thư Thành ủy.
Đại hội được thông báo của Bộ Chính trị về việc phân công ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy khóa XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 “tiếp tục theo dõi, hướng dẫn Đảng bộ thành phố cho đến khi kết thúc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Ông Trương Quang Nghĩa, sinh năm 1958, đã bước qua độ tuổi chuẩn bị nghỉ hưu.
Hai ông Lương Nguyễn Minh Triết và Lê Trung Chinh được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Trong danh sách bầu mới không có tên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ, sinh năm 1962.
Theo quy định mới nhất của Đảng Cộng sản, những ai sinh trước năm 1963 sẽ ít khả năng được tái cử.
BBC được biết ông Lê Trung Chinh là ứng viên số một để chờ thay ông Huỳnh Đức Thơ làm Chủ tịch UBND thành phố.
Chuẩn bị nhân sự khóa mới, phát biểu tại Hội nghị Thành ủy mở rộng ngày 2/10, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa khẳng định: “Về công tác chuẩn bị đại hội, tôi hoàn toàn tự tin về cách làm của Ban Thường vụ. Chính cách làm này mà hạn chế được việc xì xào, xì xầm từ dư luận, vì chúng ta minh bạch hết, công khai hết rồi… Các đồng chí tham gia Ban Chấp hành tới đây, vào Ban Thường vụ tới đây và vào các vị trí khác hoàn toàn tự tin vì các đồng chí đều xứng đáng”.
“Sóng gió”
Thành phố Đà Nẵng, từ sau Đại hội 12 năm 2016, đã trải qua nhiều “sóng gió”.
Ông Nguyễn Xuân Anh làm Bí thư Đà Nẵng từ tháng 10/2015 khi mới ở tuổi 40, hai năm liền là “Bí thư (Thành ủy, Tỉnh ủy) trẻ nhất nước”.
Nhưng tháng 10 năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương đã kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Anh, bằng hình thức cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII vì đã có những khuyết điểm, vi phạm “rất nghiêm trọng”.
Sau vụ kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng vào tháng 10 năm 2017.
Sau khi về Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa chỉ đạo: “Các dự án đất công cần quản lý một cách chặt chẽ và không nóng vội, ưu tiên dành đất xây dựng các thiết chế văn hóa, công trình công cộng phục vụ cộng đồng. Còn tí nào thì nó là cái của gần như là của để dành!”
Tháng 5 năm 2019, ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai cố Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, bị Đảng cách tất cả các chức vụ trong Đảng.
Tháng Chín năm nay, ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, cùng ba người khác bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị khai trừ khỏi Đảng.
Ngoài ông Chiến, ba người khác bị đề nghị khai trừ khỏi Đảng gồm: ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Đào Tấn Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng.
Cũng trong tháng Chín, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng kỷ luật khai trừ Đảng 5 đảng viên liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54643860
Thủ tướng đề nghị MTTQ chỉ đạo,
giám sát việc vận động, cứu trợ
đúng Nghị định 64
Văn phòng Chính phủ Việt Nam hôm 21-10-2020 có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu “chấn chỉnh hoạt động tổ chức vận động, quyên góp tự nguyện hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai”.
Theo đó, để công tác vận động quyên góp và hỗ trợ đúng quy định và thiết thực, “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương tổ chức, giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ.
Bảo đảm việc quyên góp hỗ trợ theo đúng quy định tại nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14-5-2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Thủ tướng Chính phủ Hà Nội cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để chỉ đạo, giám sát việc quyên góp, vận động hỗ trợ theo đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi trong vận động, quyên góp hỗ trợ.”
Theo Nghị định 64/2008, chỉ có các tổ chức của Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, báo đài và các quỹ xã hội, từ thiện mới được vận động quyên góp, tiếp nhận và phân phối hàng hóa cứu trợ.
Khoản 3 Điều 5 của Nghị định 64 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký năm 2008 quy định rõ: “Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.”
Thời gian qua, các ca sĩ , diễn viên nổi tiếng của Việt Nam tự đứng lên quyên góp, kêu gọi người dân hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại ở các tỉnh miền Trung.
Ca sĩ Thủy Tiên hôm 21-10 cho biết có trên 100 tỷ của người dân gửi vào tài khoản của cô, một số nghệ sĩ khác cũng có lượng người quyên góp lớn như Trấn Thành, Đại Nghĩa, Huỳnh Lập, Lương Thế Thành, H’Hen Nie… hay Color Man, Khương Dừa.
Điểm tin trong nước sáng 22/10: Bão
số 8 tiến vào đất liền, nhiều
khả năng xuất hiện ngay bão số 9
Tâm Tuệ
Mục lục bài viết
Bão số 8 vào đất liền, nhiều khả năng xuất hiện ngay bão số 9
Thêm 3 ca nhập cảnh nhiễm virus Vũ Hán
Sạt lở gần 6km đê biển, Cà Mau ban bố tình trạng khẩn cấp
Phi công liên tục bị chiếu laser khi cất-hạ cánh tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Năm (22/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Bão số 8 vào đất liền, nhiều khả năng xuất hiện ngay bão số 9
Tối 21/10 Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 8 đã mạnh lên cấp 9, giật cấp 11. Trong 2 đến 3 ngày tới, trước khi đi vào đất liền, bão tiếp tục di chuyển chậm và liên tục mạnh lên.
Đến 19 giờ ngày 23/10, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 110km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (tức 100-135km/giờ), giật cấp 14.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 19 giờ ngày 24/10, tâm bão nằm ngay phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức 90-100km/giờ), giật cấp 13 .
Sau đó bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km.
Báo Tuổi trẻ dẫn thông tin từ bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, thời điểm bão số 8 vừa vào đất liền sẽ có nguy cơ xuất hiện một cơn bão khác vượt qua Philippines vào Biển Đông trở thành bão số 9. Bà Lan cảnh báo tàu bè trên biển cần tránh chủ quan trong giai đoạn này vì thời tiết diễn biến khá phức tạp.
Thêm 3 ca nhập cảnh nhiễm virus Vũ Hán
Theo trang tin của Bộ Y tế, chiều 21/10 Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc virus Vũ Hán, đều là các trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
Hiện số ca nhiễm ở Việt Nam là 1.144 trường hợp, trong đó lây nhiễm trong nước có 691 ca. Số bệnh nhân hồi phục là 1.046 trường hợp, 35 ca tử vong. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 13.929 người.
Toàn thế giới ghi nhận hơn 41 triệu ca nhiễm, hơn 30,7 triệu ca đã hồi phục, hơn 1,1 triệu ca đã tử vong.
Sạt lở gần 6km đê biển, Cà Mau ban bố tình trạng khẩn cấp
Báo Zing thông tin, ngày 21/10, nhà chúc trách Cà Mau ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp sau khi tỉnh này ghi nhận gần 6km đê biển Tây (ở 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời) bị sạt lở nghiêm trọng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 5 đoạn đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng có tổng chiều dài gần 6 km. Sạt lở gây nguy hiểm trực tiếp đến khu di tích Đá Bạc, các trạm biên phòng, khu tưởng niệm nạn nhân bão Linda và nhiều khu dân cư, trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế.
Sạt lở còn uy hiếp 1.420 ha lúa và hệ thống điện trung thế. Tổng chi phí đề nghị khắc phục tại 5 đoạn đê này gần 70 tỷ đồng.
Phi công liên tục bị chiếu laser khi cất-hạ cánh tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất
Báo Dân Trí hôm 21/10 đưa tin từ đầu tháng 10 đến nay, có 4 vụ tổ lái bị chiếu đèn laser vào tàu bay trong quá trình cất/hạ cánh, xảy ra tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài – Hà Nội và Tân Sơn Nhất – TP.HCM.
Sự việc xảy ra mới nhất với chuyến bay chở hàng mang số hiệu CV6289 của Hãng hàng không Cargolux Airlines (Luxembourg) tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.
Theo đó, cơ trưởng sau khi điều hành chuyến bay từ Bahrain đến Hà Nội đã báo cáo về việc bị chiếu tia laser vào buồng lái khi đang bay ở độ cao khoảng 2.000m. Nhà chức trách hiện đang điều tra vụ việc.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết hành vi chiếu tia laser vào máy bay khi đang cất, hạ cánh làm ảnh hưởng tới thao tác của phi công, uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay, có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe của phi công và hành khách trên chuyến bay.
Trước đó, ngày 7/10, chuyến bay VJ 168 của Vietjet từ TP.HCM đi Hà Nội cất cánh khỏi Tân Sơn Nhất gần 3km cũng bị tia laser chiếu thẳng vào buồng lái. Sự việc tương tự xảy ra vào ngày 9/10 trên chuyến bay VN1401 của Vietnam Airlines từ Đồng Hới đi TP.HCM bị laser chiếu vào buồng lái khi hạ cánh ở Tân Sơn Nhất.
Điểm tin trong nước tối 22/10-
Nam sinh bị đuối nước: gia đình nói
chèo bè đi nhận cứu trợ, xã nói đi
thả lưới
Hiểu Minh
Mục lục bài viết
Nam sinh bị đuối nước: gia đình nói chèo bè đi nhận cứu trợ, xã nói đi thả lưới
Chi 500 tỷ đồng cho 5 tỉnh miền Trung để ứng phó mưa lũ
Ngã từ xe máy đang bốc đầu, 1 người chết
Thêm 4 trường hợp mắc mới, Việt Nam có 1.148 ca bệnh Covid-19
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Năm (22/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Nam sinh bị đuối nước: gia đình nói chèo bè đi nhận cứu trợ, xã nói đi thả lưới
Ngày 22/10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo xã Thạch Thắng (Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một nam sinh bị lũ cuốn tử vong.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h chiều 21/10, em H.T.Q. (17 tuổi, học sinh Trường THPT Cẩm Bình, trú ở xã Thạch Thắng) chèo bè kết bằng cây chuối đi thả lưới đánh cá, cách nhà khoảng 400m thì bị lật bè, chìm xuống nước tử vong.
Sau 14 giờ tìm kiếm, đến 9h sáng 22/10, thi thể của em Q. đã được lực lượng chức năng tìm thấy và bàn giao cho gia đình tổ chức hậu sự.
Ngồi khóc cạnh thi thể con trai, bà Bùi Thị Thủy (51 tuổi, mẹ nạn nhân) vừa khóc vừa kể lại chiều hôm qua (21/10), sau nhiều ngày nhà bị lũ ngập sâu, con trai bà chèo bè đi lấy cơm cứu trợ.
Tuy nhiên, sau nhiều giờ không thấy con về bà linh tính có chuyện chẳng lành. Một lúc sau, bà nghe hàng xóm gọi nói con bà vừa bị lật bè nhưng do dòng nước lũ quá sâu, không có thuyền nên không ra cứu kịp.
Bà Thủy cũng khẳng định con bà đi lấy cơm cứu trợ nên bị đuối nước, vì trong nhà không có lưới đánh cá nên không thể đi thả lưới.
Chi 500 tỷ đồng cho 5 tỉnh miền Trung để ứng phó mưa lũ
Chính phủ Việt Nam ngày 22/10 cho biết sẽ cấp 500 tỷ đồng cho 5 tỉnh đang chịu thiệt hại nặng nề nhất do mưa lũ là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Ngoài ra, mỗi tỉnh cũng sẽ nhận 1.000 tấn gạo, cùng thuốc men, hóa chất khử trùng.
Theo thống kê đến hôm nay, mưa lũ đã làm 111 người chết, 28 người mất tích; gần 7.500 ha lúa bị ngập úng và hư hại, 6.000 con gia súc bị lũ cuốn trôi.
Những ngày qua có rất nhiều đoàn cứu trợ trên khắp cả nước đến rốn lũ miền Trung giúp đỡ đồng bào đang trong hoạn nạn.
Sáng 22/10, hàng trăm xe cộ đổ về ngã ba Cam Liên, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, mang theo nhu yếu phẩm cứu trợ bà con vùng lũ khiến quốc lộ 1 bị ùn tắc cục bộ.
Ngã từ xe máy đang bốc đầu, 1 người chết
Theo báo Zing, tài xế điều khiển xe máy bốc đầu khiến nam thanh niên ngồi phía sau văng ra đường. Người này sau đó bị ôtô cán tử vong.
Cụ thể đêm 21/10, xe máy biển số 29H1-928.12 do Uông Tuấn Anh (17 tuổi) điều khiển chở theo Nguyễn Công Tới (19 tuổi, cùng trú tại trú tại Đan Phượng, Hà Nội) chạy trên quốc lộ 32 hướng về trung tâm thành phố.
Khi đến Km18+950 thuộc thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, tài xế điều khiển xe máy bốc đầu, đi bằng một bánh. Sau đó, xe này va chạm vào dải phân cách, khiến người ngồi sau bị bắn sang làn đường ngược chiều.
Lúc này, một ôtô đi tới cán qua người nạn nhân khiến Nguyễn Công Tới thiệt mạng tại chỗ.
Thêm 4 trường hợp mắc mới, Việt Nam có 1.148 ca bệnh Covid-19
Ngày 22/10, Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc Covid-19 đều là công dân Việt Nam trở về từ Angola, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh san bay Vân Đồn. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Nhu vậy Việt Nam hiện có 1.148 ca bệnh.
0 comments