Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 11/10/2020

Sunday, October 11, 2020 4:51:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 11/10/2020

Trump ‘không còn rủi ro lây nhiễm Covid’

Bác sĩ Nhà Trắng nói Tổng thống Mỹ Donald Trump không còn rủi ro lây nhiễm Covid cho người khác.

Bản ghi nhớ của Sean Conley là cập nhật đầu tiên về tình hình sức khỏe ông Trump kể từ hôm thứ Năm.

Trước đó vào thứ Bảy, trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng kể từ khi nhập viện vì virus, tổng thống đã có bài phát biểu trước sự cổ vũ của người ủng hộ tại Nhà Trắng.

Đã có những lo ngại việc ông Trump vẫn có thể lây nhiễm sau ba ngày nằm viện.

Bản ghi nhớ của bác sĩ cho biết những xét nghiệm mới nhất của tổng thống chỉ ra rằng “không còn bằng chứng gì về việc virus đang tích cực nhân bản”, và tải lượng virus của ông đang “giảm”.

Tuy nhiên, thông báo không cho biết liệu ông Trump đã âm tính với Covid-19 hay chưa

Trong bản ghi nhớ, Tiến sĩ Conley cho biết Tổng thống Trump đã được thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để phát hiện tải lượng virus còn bao nhiêu trong cơ thể của ông.

“Tối nay, tôi vui mừng thông báo rằng ngoài việc Tổng thống đáp ứng các tiêu chí của [Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh] về việc ngừng cách ly an toàn, mẫu PCR Covid sáng nay cũng cho thấy, theo các tiêu chuẩn được công nhận, ông ấy đã không còn bị coi lànguồn nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác nữa, “ông nói.

Ông Trump lần bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của virus corona 10 ngày trước và được đưa vào Trung tâm Y tế Walter Reed một ngày sau đó, vào ngày 2 tháng 10.

Trong khi ở viện, ông được điều trị – cùng với các loại thuốc khác – dexamethasone, một loại thuốc steroid thường chỉ được sử dụng cho những người bị bệnh nặng hoặc nghiêm trọng với virus.

Cập nhật mới nhất của Tiến sĩ Conley được đưa ra sau khi Tổng thống Trump nói với đám đông tại một sự kiện của Nhà Trắng rằng ông “cảm thấy tuyệt vời”. Ông cũng đã nói rằng ông không còn dùng bất kỳ loại thuốc nào để chống lại Covid-19 nữa.

Cử tri lớn tuổi nghĩ gì về tin Tổng thống Donald Trump nhiễm Covid-19?

Bác sĩ nói ông Trump sẵn sàng tái xuất trước công chúng

Sự kiện hôm thứ Bảy được chính thức xem là “cuộc biểu tình ôn hòa”, nhưng các nhà phê bình cho rằng, nó trông giống như một cuộc mít tinh của chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Đối thủ của ông trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới, ông Joe Biden, đã vận động tranh cử ở Pennsylvania. Ông nói rằng “trái tim của ông hướng về tất cả những gia đình đã mất người mà họ yêu thương do virus corona.

Kết quả thăm dò cho thấy ông Biden dẫn trước ông Trump ở mức một con số và một cuộc thăm dò của ABC News/IPSOS cho thấy chỉ 35% người Mỹ đồng tình với cách đối phó khủng hoảng virus corona của ông Trump.

Được biết, hơn 214.000 người đã chết vì Covid-19.

Những lo ngại gì về sự kiện?

Các nghi vấn về sự an toàn đã dấy lên sau cuộc họp để công bố ứng cử viên của ông Trump vào Tòa án Tối cao, dẫn đến ít nhất 11 người sau đó dương tính với Covid-19 – bao gồm cả tổng thống. Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci đã mô tả đây là “một sự kiện siêu lây nhiễm”.

Dân biểu cấp cao Đảng Dân chủ Adam Schiff cho biết việc tổng thống tổ chức “một cuộc mít tinh siêu lây nhiễm khác” tại Nhà Trắng là sự ”phá sản về mặt đạo đức”.

Bầu cử Mỹ: Nhà Trắng tổ chức sự kiện ‘siêu lây nhiễm’ Covid-19

Trump hạ thấp sự nguy hiểm của Covid-19?

Nhà Trắng cho biết trước sự kiện hôm thứ Bảy rằng những người tham dự sẽ được yêu cầu kiểm tra thân nhiệt và đeo khẩu trang, đồng thời khuyến khích thực hiện cách xa xã hội.

Tuy nhiên, những hình ảnh từ sự kiện cho thấy hàng trăm người đang đứng sát nhau.

Nhóm vận động tranh cử của tổng thống cũng cho biết ông đang có kế hoạch tham dự một “cuộc mít tinh lớn” ở Florida – một bang chiến địa trong cuộc bầu cử tổng thống tháng tới – vào thứ Hai, sau đó là các chuyến đi đến Pennsylvania và Iowa.

Ông Biden bày tỏ sự không tin tưởng vào kế hoạch tổ chức các cuộc mít tinh của tổng thống và chỉ trích lập trường lỏng lẻo của chính quyền Trump trong việc khinh suất về vấn đề sử dụng khẩu trang.

“Tôi sẽ không xuất hiện trừ khi các bạn đeo khẩu trang và có thể giãn cách,” ông Biden nói khi vận động tranh cử ở Las Vegas hôm thứ Sáu.

Trong khi đó, các chuyên gia đạo đức cho rằng việc tổ chức các sự kiện chính trị tại Nhà Trắng, cũng như việc đi ngược lại với quy ước lâu đời ở Mỹ, có thể vi phạm luật liên bang.

Đạo luật Hatch có từ năm 1939, cấm các nhân viên liên bang tham gia vào các hoạt động tranh cử trong khi làm nhiệm vụ. Trong khi tổng thống và phó tổng thống được miễn trừ, hầu hết các nhân viên Nhà Trắng thì không.

Hôm thứ Năm, Sean Conley nói rằng sẽ an toàn đối với ông Trump nếu xuất hiện trở lại các buổi giao lưu công chúng vào thứ Bảy [10 tháng 10] vì đó sẽ đánh dấu “ngày thứ 10″ kể từ khi ông được chẩn đoán vào thứ Năm ngày 1 tháng 10.

Sau khi được chẩn đoán, ông Trump đã phải nằm viện ba đêm và được điều trị bằng steroid dexamethasone, thuốc kháng virus remdesivir và một loại thuốc kháng thể do công ty Regeneron sản xuất.

CDC khuyến cáo rằng việc tự cách ly nên được thực hiện ít nhất 10 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của virus corona, với bệnh tình nặng hơn, chẳng hạn như cần điều trị tại bệnh viện, có thể cần đến 20 ngày.

Bù lại khoảng thời gian tiêu tốn

Lebo Diseko, BBC News, Washington phân tích

Nhà Trắng nói rằng đây không phải là một sự kiện vận động tranh cử – nhưng nó hệt là sự kiện như vậy.

Những người ủng hộ đã có mặt ở South Lawn, hét vang “Bốn năm nữa! Bốn năm nữa!” khi tổng thống phát biểu.

Các cử tri da đen và người Latinh có thể đóng vai trò chủ chốt ở các bang chiến địa như Michigan và Florida – cả hai bang đều thắng được phần trăm nhỏ trong năm 2016.

Tổng thống dường như thực sự là chính mình hơn so với những ngày gần đây.

Đúng thực là ông ấy khi nói “Tôi đã trở lại” và bắt đầu lại một chiến dịch đã bị đình trệ triệt để kể từ khi ông được chuẩn đoán mắc Covid vào ngày 1 tháng 10.

Với cuộc bầu cử sẽ diễn ra chỉ trong vòng vài tuần nữa, ông muốn bù lại thời gian đã tiêu tốn.

Cử tri lớn tuổi nghĩ gì về tin Tổng thống Donald Trump nhiễm Covid-19?

Cập nhật thăm dò cuộc đua Trump-Biden

Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’

Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?

Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng

Jonathan London: ’2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54497065

 

Mỹ: Tổng thống Trump khởi động lại

chiến dịch tranh cử từ Nhà Trắng

Thanh Hà

Đúng 9 ngày sau khi phát hiện dương tính với virus corona, Donald Trump hôm 10/10/2020 trở lại cuộc chạy đua vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Bác sĩ của Nhà Trắng khẳng định nguyên thủ Mỹ không còn là mối đe dọa gây bệnh cho những người chung quanh.

Trong buổi xuất hiện đầu tiên trước công chúng kể từ khi nhiễm Covid-19, Donald Trump cho biết ông « mạnh khỏe » và tuyên bố Hoa Kỳ sẽ « đánh bại virus Trung Hoa ». Thông tín viên đài RFI Loubna Anaki từ New York gửi về bài tường trình.

« Từ một chục ngày qua không được tiếp xúc với công chúng, cho nên từ balcon Nhà Trắng, Donald Trump sung sướng tận hưởng tiếng hoan hô của đám đông vang lên từ sân cỏ phủ tổng thống. Khoảng vài trăm người đã có mặt theo dõi ông phát biểu hôm qua. Khác với thông lệ, lần này tất cả mọi người, hay chính xác hơn là hầu hết tất cả mọi người có mặt tại đây, đều đeo khẩu trang mặc dù khoảng cách an toàn không mấy thực sự được tôn trọng.

Trông rất phong độ, Donald Trump trước hết kêu gọi các thành phần ủng hộ ông ồ ạt đi bầu để « bảo vệ đất nước trước mối đe dọa xã hội chủ nghĩa » và theo ông những đối thủ của Trump không có cơ may nào hết. Tổng thống Trump khẳng định « sự hào hứng của ngày hôm nay, còn lớn hơn cả so với bốn năm về trước. Lớn hơn gấp ba lần. Trong lúc bên đảng Dân Chủ, không có một chút hứng khởi nào hết ».

Diễn văn tổng thống Mỹ đọc ngày hôm qua tương tự như một cuộc vận động tranh cử. Ngoài ra ông cũng đã gửi đến các cộng đồng người Mỹ da đen và nói tiếng Tây Ban Nha một thông điệp. Donald Trump nhắc lại chưa có một vị tổng thống Hoa Kỳ nào giúp đỡ họ nhiều như ông. Phát biểu của Donald Trump chỉ kéo dài chừng độ 20 phút nhưng ban vận động tranh cử của ông đã thông báo, tổng thống Mỹ sẽ đến các bang Pennsylvania, Iowa và ông dự trù một cuộc mít tinh tại Florida ngay vào mai, Thứ Hai ».

Về tình trạng sức khỏe của nguyên thủ Mỹ, bác sĩ Sean Conley trong thông cáo ngày 10/10/2020 cho biết Donald Trump không còn thuộc diện có thể lây nhiễm cho những người chung quanh.

Ông đáp ứng đủ các điều kiện để không còn bị cách ly và nhất là « không còn dấu hiệu nào cho thấy virus còn hoạt động » trong cơ thể của tổng thống Hoa Kỳ. Donald Trump không còn bị sốt, và những triệu chứng Covid-19 nơi bệnh nhân rất đặc biệt này của bác sĩ Conley « đang thuyên giảm dần »

Hơn ba tuần trước bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Dân Chủ, Joe Biden đang dẫn đầu các cuộc thăm dò về ý định bỏ phiếu gần 10 điểm. Bên đảng Cộng Hòa, lo ngại ngày càng lớn. Một trong những tiếng nói có uy tín của đảng này là thượng nghị sĩ Ted Cruz cảnh báo trước nguy cơ đảng này có thể « mất cả Nhà Trắng lẫn quốc hội lưỡng viện ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201011-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-l%E1%BA%A1i-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-tranh-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%AB-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng

 

Tranh luận phó tổng thống Mỹ:

‘Quý Ông’ và ‘Con Công’

Hương Thảo

Mục lục bài viết

Chủ nghĩa bảo thủ: Bảo vệ những lý niệm truyền thống của nước Mỹ

Chủ nghĩa cấp tiến chính là chủ nghĩa xã hội khoác áo dân chủ

Ông Pence và bà Harris đại diện cho hai chủ nghía trái ngược này

“Pence đã thắng trong cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”, nhà bình luận Trần Vy Vũ đã có bài đánh giá sắc sảo về cuộc tranh luận của hai ứng viên phó tổng thống Hoa Kỳ trong chương trình “Vy Vũ Nhìn Thế Giới” của Epoch Times sau đây.

Sau khi xem xong cuộc tranh luận của các ứng viên phó tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ, nhiều người nói rằng nó thật tuyệt vời, và đó là cuộc tranh luận thú vị nhất trong lịch sử nước Mỹ, ông Trần Vy Vũ nhận định.

Người dẫn chương trình của Fox News, bà Jan Morgan, đã đăng một bức ảnh rất thuyết phục trên Facebook của mình. Bức ảnh đăng cuộc đối thoại kinh điển giữa Harris và Pence, khi Harris nói: “Thưa Phó Tổng thống, tôi vẫn đang nói!”, ông Pence đáp lại bằng câu: “Nếu vậy thì bà nên nói sự thật!”. Đây là một màn trình diễn xuất sắc của họ trong đêm đó.

Bà Morgan cũng viết trên Facebook của mình rằng Tổng thống Pence đã duy trì phong thái của một quý ông hoàn hảo khi ông đóng đinh sự dối trá, thù hận và chủ nghĩa xã hội [của đảng Dân chủ] vào tường! Ông ấy điềm tĩnh, thẳng thắn, lịch sự, tỉ mỉ, chính xác và chắc chắn là sáng chói! Ông ấy đã giới thiệu một cách hoàn hảo những thành tựu của Tổng thống Trump với những dữ liệu đáng kinh ngạc!

Nhà bình luận rất tán đồng mô tả của bà Morgan, thể hiện rất chính xác về Phó Tổng thống Pence. Cuộc tranh luận đã để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người xem.

Trước hết, cuộc tranh luận này thể hiện tinh thần Mỹ. Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên khiến nhiều người cảm thấy như đổ vỡ. Một cuộc loạn chiến, người thổi còi bất công và gian lận công nghệ cao [Biden đeo thiết bị liên lạc bí mật), khiến mọi người không thể thấy được tính ưu việt của hệ thống Mỹ. Đó chắc chắn không phải là cuộc tranh luận tổng thống mà mọi người mong đợi.

Nhưng cuộc tranh luận phó tổng thống này thể hiện đầy đủ các đặc điểm của Hoa Kỳ, dân chủ, tự do và văn minh. Người dẫn chương trình đã kiểm soát hiện trường một cách hợp lý. Cả hai bên tranh luận đều duy trì lý tính và lịch sự, mặc dù quan điểm của họ là ăn miếng trả miếng nhưng họ vẫn từ tốn. Đó chắc chắn là một cuộc tranh luận rất thú vị, có thần thái.

Thứ hai, quan điểm, đặc điểm cá nhân và chiến lược của cả hai bên tranh luận hoàn toàn trái ngược nhau. Hai bên đại diện cho hai thế lực tồn tại trong xã hội Mỹ. Pence là một người bảo thủ (conservative) điển hình, và Harris là một người tự do cấp tiến (progressive)tuyệt đối. Chúng ta thường mô tả họ là cánh hữu và cánh tả. Những người theo chủ nghĩa bảo thủ là cánh hữu, và những người theo chủ nghĩa tự do cấp tiến được coi là cánh tả.

Chủ nghĩa bảo thủ: Bảo vệ những lý niệm truyền thống của nước Mỹ

Ở Hoa Kỳ, chủ nghĩa bảo thủ ủng hộ một chính phủ nhỏ và cơ cấu kinh tế thương mại tự do, đồng thời chống lại chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội và toàn cầu hóa. Chủ nghĩa bảo thủ không có nghĩa là không nghĩ đến cải cách, chủ nghĩa bảo thủ không phản đối sự tiến bộ mà chỉ phản đối sự điên cuồng đòi lật đổ chế độ lập quốc. Chủ nghĩa bảo thủ tin rằng chế độ, lý niệm và giá trị của Hoa Kỳ kể từ khi lập quốc là tốt đẹp, và chỉ cần tiến hành tu bổ một số thiếu sót, và không cần một sự cải cách lớn.

Cũng như Las Vegas Review, một tờ báo chính thống ở bang Nevada gần đây, đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump, họ tin rằng cử tri Nevada biết rằng có khả năng cải thiện ở Hoa Kỳ, nhưng “không cần phải lớn tiếng kêu gọi cách mạng, và không cần phải phủ nhận giá trị của Hoa Kỳ, không cần phải cố gắng xóa bỏ các hệ thống chính trị, xã hội và văn hóa của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia thành công nhất trong lịch sử thế giới vì tất cả những điều vốn có này”.

Đây là ý tưởng của những người bảo thủ. Họ đã nhìn thấy những giá trị truyền thống và thể chế tốt đẹp của Mỹ và sẵn sàng bảo vệ những truyền thống này. Mặc dù Đảng Cộng hòa của Hoa Kỳ bao gồm những người bảo thủ, nhưng cũng có những phe phái bảo thủ khác nhau trong Đảng Cộng hòa. Ví dụ, chủ nghĩa bảo thủ xã hội kiểu như chính quyền Trump, triết lý của họ là thúc đẩy các giá trị gia đình truyền thống, phản đối phá thai, phản đối bình quyền đồng tính, và ủng hộ quyền sử dụng súng của công dân.

Nhưng chính quyền Bush đại diện cho chủ nghĩa tân bảo thủ. Chủ nghĩa tân bảo thủ thực sự được chuyển biến qua lại từ chủ nghĩa tự do, vì vậy về lý niệm mà nói, nó thiên về cánh tả hơn. Ví dụ, họ chủ trương can thiệp quân sự, chẳng hạn như phát động chiến tranh Iraq. Nhưng Tổng thống Trump phản đối chiến tranh, chúng tôi cũng đã đề cập hôm qua rằng Tổng thống Trump đang đàm phán để ngừng chiến tranh, vì ông ấy không muốn thấy chiến tranh làm tổn thương người dân các nước khác.

Ngoài ra còn có một loại chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo, Hoa Kỳ luôn chủ trương tách biệt tôn giáo và chính phủ. Nhưng những người bảo thủ tôn giáo sẽ cho rằng các giá trị Cơ đốc giáo nên được phản ánh trong chính phủ quốc gia.

Chủ nghĩa cấp tiến chính là chủ nghĩa xã hội khoác áo dân chủ

Chủ nghĩa cấp tiến hay tự do ở Hoa Kỳ xuất phát từ chủ nghĩa xã hội đã khoác lên mình tấm áo dân chủ trong xã hội phương Tây. Để tránh bị chỉ trích, nó đã được đổi thành ‘chủ nghĩa tự do’.

Chủ nghĩa tự do ở Hoa Kỳ bắt đầu bằng một Thỏa Thuận Mới của Tổng thống Franklin D. Roosevelt (Roosevelt’s New Deals) vào năm 1933. Bất cứ ai biết lịch sử của Hoa Kỳ đều biết rằng từ năm 1929 đến năm 1933, cuộc Đại suy thoái xảy ra trong nền kinh tế Hoa Kỳ, các ngân hàng đóng cửa, thị trường chứng khoán sụp đổ, công nhân thất nghiệp và toàn bộ nền kinh tế sụp đổ. Sau khi Tổng thống Roosevelt nhậm chức, ông đã đưa ra một loạt chính sách mới “cứu trợ, phục hồi và cải cách”. Quyền lực của chính

phủ trong việc can thiệp vào nền kinh tế đã tăng lên. Các sắc lệnh do Tổng thống Roosevelt ban hành trong nhiệm kỳ của ông nhiều hơn tất cả các tổng thống.

Nhưng cho đến cuối những năm 1930, tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ vẫn không xuống dưới hai con số. Kể từ Thỏa Thuận Mới của Roosevelt, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt tay vào con đường đánh thuế cao, chính phủ lớn và can thiệp kinh tế. Chúng ta biết rằng đây thực sự chính là chủ nghĩa xã hội.

Năm 1963, sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, Tổng thống Lyndon B. Johnson lên nắm quyền và khởi xướng hàng loạt chiến dịch “Tuyên chiến chống đói nghèo” và “Xã hội vĩ đại”. Trong một thời gian rất ngắn, Johnson đã ban hành hàng loạt sắc lệnh của tổng thống, thành lập một loạt các cơ quan chính phủ mới, mở rộng các chương trình phúc lợi, và tăng thuế, mở rộng đáng kể quyền hạn của chính phủ.

Điều thú vị là các biện pháp chính sách của Tổng thống Johnson gần như giống hệt với “Nghị trình mới của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ” được xuất bản năm 1966. Kết quả trực tiếp của hai phong trào này là sự phụ thuộc của người dân vào phúc lợi ngày càng tăng, ngày càng nhiều thanh niên từ chối làm việc và các chính sách phúc lợi, đã đẩy nhanh sự tan rã của các gia đình Mỹ.

Bởi vì chính sách phúc lợi chăm lo cho những gia đình đơn thân, chẳng hạn, những bà mẹ chưa kết hôn và những bà mẹ đơn thân sau khi ly hôn sẽ nhận được trợ cấp của chính phủ. Chúng ta nghe có vẻ rất nhân văn, và cảm thấy thông cảm cho những người yếu thế là điều tốt, nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng khi các chính sách của chính phủ ưu đãi nhóm người này thì thực tế lại khuyến khích hiện tượng này xảy ra. Hiện tượng này càng nhiều thì xã hội này càng có nhiều vấn đề, gia đình tan rã và các giá trị bị hủy hoại. Đây chính là cội nguồn của ‘chủ nghĩa tự do Mỹ’, chính là chủ nghĩa xã hội trong lớp áo dân chủ.

Ông Pence và bà Harris đại diện cho hai chủ nghía trái ngược này

Mọi người cũng nhận thấy sự khác biệt từ các tranh biện của họ. Về nội dung câu trả lời của họ, có thể dễ dàng thấy rõ một thật đối một giả, một thực đối một hư. Pence sử dụng những thành tựu của chính quyền Trump trong 4 năm qua và dữ liệu thực tế để minh họa vấn đề, trong khi Harris sử dụng những lời vu khống, báng bổ và phô trương để công kích đối thủ.

Ví dụ: bà Harris cáo buộc ông Trump chỉ trả 750 đô la Mỹ tiền thuế, nhưng bà ta không nói lý do tại sao ông chỉ trả 750 đô la Mỹ tiền thuế (do bù trừ tiền thuế nộp dư hàng triệu USD trước đó), cũng như Trump đã đóng bao nhiêu loại thuế trong nhiều năm, cũng không nói đến mức lương tổng thống tượng trưng chỉ 1 Đô la Mỹ của ông. Bà ta cũng cáo buộc Trump đã khiến người Mỹ mất đi 300.000 cơ hội việc làm, nhưng không đề cập điều này xảy ra trong thời kỳ đại dịch, cả thế giới đều phải đối mặt với cùng một vấn đề là ĐCSTQ sớm đã che giấu đại dịch.

Harris không nói rằng Trump đã mang lại 500.000 việc làm mới cho Hoa Kỳ trước đại dịch. Phương pháp của bà ta là trộn lẫn thật giả, thực hư, sử dụng dữ liệu thực nhưng tách những dữ liệu này khỏi ngữ cảnh cụ thể của nó. Dù con số bà ta đưa ra là thực, nhưng không đề cập đến hoàn cảnh cụ thể, thì những căn cứ này đều là giả.

Harris là một luật sư, một tiến sĩ luật của Đại học California, IQ của bà ta có lẽ khá cao, đáng tiếc là bà ta đã không đi con đường chính, mà dùng giảo biện để tranh luận. Một số người cho rằng mình thật là khẩu tài, nói gì cũng thao thao, đúng hay sai cũng thành có lý. Người không có đầu óc tỉnh táo thì cho rằng bà ta đúng, nhưng đó là ngụy biện, giảo biện. Harris là loại người có thể giảo biện một cách thành thục.

Bạn nên nhớ rằng khi người dẫn chương trình hỏi về cách xác định mối quan hệ với Trung Quốc, Harris liên tục nói rằng Biden giỏi kết bạn với mọi người như thế nào. Bà ta đã công kích Trump vì đã phản bội bạn bè của mình, trích dẫn một kết quả khảo sát của cuộc thăm dò Pew, nói rằng thế giới tôn trọng Tập Cận Bình hơn nhiều so với Trump.

Harris trích dẫn rằng cuộc bình chọn này của Pew đã được công bố cách đây 2 ngày, cuộc bình chọn của Pew đã có tổng cộng 10.000 người dựa trên 14 quốc gia trên thế giới- 9 nước Châu Âu, sau đó là 2 nước Bắc Mỹ, 2 nước Châu Á và Úc. Hơn 4.000 người thực hiện khảo sát, một câu hỏi trong số đó là niềm tin vào các nguyên thủ quốc gia của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Kết quả là niềm tin vào Tập Cận Bình và Trump đều rất thấp, 19% tin tưởng Tập Cận Bình, 17% tin tưởng Trump. Trong cuộc khảo sát này có hai câu hỏi nữa, một là nhận thức của Trung Quốc và Hoa Kỳ về việc xử lý dịch bệnh, hai là nhận thức về hai thế mạnh kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai kết quả này cũng có sự đánh giá về Trung Quốc cao hơn Hoa Kỳ.

Liệu kết quả của cuộc thăm dò này có thể giải thích được vấn đề hay không, chúng ta cùng phân tích nhé. Mọi người đều biết rằng các cuộc thăm dò ban đầu là một cuộc khảo sát ngẫu nhiên. Kết quả của cuộc khảo sát liên quan nhiều đến những nhóm người được phỏng vấn. Cũng giống như cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, tại sao các cuộc thăm dò cho thấy Hillary Clinton có tỷ lệ ủng hộ cao hơn nhưng cuối cùng ông Trump lại thắng? Độ chính xác của các cuộc thăm dò là một vấn đề đáng nghi ngờ. Điều đó không có nghĩa là các cuộc thăm dò bị làm sai lệch trực tiếp. Dữ liệu mà nó thăm được chắc chắn là đúng, nhưng vấn đề nằm ở khu vực được chọn thăm dò.

Vừa rồi, chúng tôi đã nói rằng 9 quốc gia trong khu vực được thăm bởi cuộc thăm dò của Pew là các quốc gia châu Âu. Các quốc gia châu Âu luôn là cộng đồng lợi ích của ĐCSTQ. Trong nhiều năm qua, ĐCSTQ đã kiếm được rất nhiều tiền, ngay cả sau khi trải qua đại bệnh dịch. Có bao nhiêu người thực sự thức tỉnh, cuộc thăm dò này cũng có thể lý giải vấn đề. Niềm tin của họ đối với ĐCSTQ không còn tốt như trước vì dịch bệnh, nhưng ấn tượng của họ về Hoa Kỳ thậm chí còn tệ hơn.

Điều này đưa chúng tôi đến với các phương tiện truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ một lần nữa. Nhiều quốc gia nhận thức về các quốc gia khác từ các phương tiện truyền thông chính thống. Các phương tiện truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ có tính chất tả khuynh nghiêm trọng, và tạo ra một số lượng lớn tin tức giả để chống lại Trump và bất chấp sự thật vì các tranh chấp đảng phái. Điều này cũng tạo ra ấn tượng với thế giới rằng chính quyền Trump thật tồi tệ.

Ngược lại, ĐCSTQ phong tỏa thông tin, bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ khắp nơi tuyên truyền về cuộc chiến chống dịch của các cường quốc, có bao nhiêu người không hiểu rõ ĐCSTQ có thể nhìn rõ hoa và trăng trong sương mù? Vai trò của truyền thông quả thực quá lớn. Tôi cảm thấy rất may mắn khi có một phương thức giống như phương tiện tự truyền thông, để một số sự thật có thể được truyền bá ra ngoài mà không bị chặn hoàn toàn.

Kết quả của các cuộc thăm dò ý kiến ​​kiểu này vừa không đúng sự thật, vừa không khách quan. Nhưng bị Harris sử dụng như một đòn tấn công Trump, tôi nghĩ đó là sự tự chuốc lấy thất bại, bởi nó cho thấy thái độ của Harris đối với ĐCSTQ. Trong cuộc thăm dò này, đánh giá của người Mỹ về Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tập Cận Bình là rất thấp, kém xa so với đánh giá về Trump.

Điều mà Harris muốn giành được là phiếu bầu của cử tri Mỹ. Bây giờ bà ta sử dụng dữ liệu này chỉ chứng minh rằng bà ta đi ngược lại với lý niệm của người Mỹ. Đó chẳng phải là tự chuốc lấy thất bại và bộc lộ thái độ của Đảng Dân chủ đối với ĐCSTQ sao? Mặc dù bà ta không trả lời rõ ràng liệu đảng Dân chủ và ĐCSTQ là quan hệ đối thủ, kẻ thù hay đối tác, nhưng bà ta đã chứng minh rằng bà ta coi ĐCSTQ là bạn tốt.

Trái ngược với sự đạo đức giả và gian xảo của Harris, tất cả các câu trả lời của Phó Tổng thống Pence đều là sự thật có cơ sở. Cảm giác là người có tư liệu thật chỉ cần kể ra sự thật là có sức mạnh rất lớn, còn kẻ không có gì thì chỉ biết suy đoán và tìm cách giảo biện. Tôi cũng ngưỡng mộ chiến lược của Phó Tổng thống Pence trong cuộc tranh luận.

Mọi người nên lưu ý rằng ông ấy sẽ không bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào chưa được làm rõ. Thường sau khi Harris nói dối, cuộc tranh luận về một câu hỏi kết thúc, và Pence không còn cơ hội để giải thích nó. Tuy nhiên, chiến lược của ông ấy là bình tĩnh làm rõ những nghi vấn mà bà Harris đưa ra từ câu hỏi trước, ở phần đầu câu trả lời cho câu hỏi tiếp theo, trước khi đi vào nội dung chính.

Ưu điểm của phương pháp này là không bị hớ hênh, và mọi vấn đề đều được giải thích một cách hoàn hảo, không để lại bất kỳ nghi ngờ nào. Những người thường xem các phương tiện truyền thông chính thống và nghe những điều vô nghĩa của Harris được làm mới bởi dữ liệu của Pence. Và Pence sẽ không bao giờ mất điểm vì thiếu thời gian, với phong độ điềm tĩnh và không vội vàng. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi chiến lược trả lời câu hỏi này.

Một điều nữa rất ấn tượng là khi người dẫn chương trình hỏi rằng, hai ứng cử viên tổng thống đều rất lớn tuổi, nếu có vấn đề về thể chất, vì phó tổng thống là người đầu tiên sẽ đảm nhận thay vị trí, liệu họ đã tính đến chuyện kế vị chưa. Người dẫn chương trình đã đưa ra câu hỏi rất mạnh mẽ, và đặt câu hỏi này là một bài kiểm tra bản chất tính cách của hai ứng viên.

Ông Pence hoàn toàn không trả lời vào câu hỏi này. Ông sử dụng thời gian này để đặt thêm một câu hỏi về dịch bệnh và giải thích rõ ràng về việc Tổng thống Trump đã nỗ lực kiểm soát dịch bệnh như thế nào và Đảng Dân chủ đã chống lại nỗ lực của Tổng thống như thế nào.

Khi đến lượt Harris, có thể nhìn thấy ánh mắt đắc thắng của bà ta, nói rằng bà ta đã vui mừng biết bao khi nhận được lời mời của Biden, rằng đây là khoảnh khắc bà ta sẽ không bao giờ quên. Bà ta đang thể hiện bản thân, đang ‘làm hàng’ tô vẽ bản thân. Kiểu hành vi đắc thắng đó trái ngược hẳn với lời giải thích điềm tĩnh của Pence về những thành tựu chính trị của Trump. Thực tế, đây là biểu hiện của tính cách.

Người ngoài có thể nhìn thấy rất rõ ràng, ta nói ‘đào lý bất ngôn, hạ tự thành hề’ (Hoa đào hoa mận không cần thu hút ai, người ta tự thấy hoa nở mà hái, ý nghĩa là người cao thượng, trung thực, ngay thẳng, không tự đề cao bản thân thì đương nhiên sẽ được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ). Ông Pence không cần phải nói mình có bất kỳ thành tích chính trị nào, thì ông cũng hoàn toàn có thể thuyết phục khán giả, khi ông nói rõ hơn về những thành tựu chính trị của Trump. Tại thời điểm này, ông ấy tạo cho người Mỹ ấn tượng rằng ông ấy là một người ủng hộ Trump trung thành, và đồng thời xây dựng lòng tin của mọi người đối với ông.

Tôi không muốn trực tiếp sử dụng một số từ chỉ trích để mô tả Harris, nhưng bà ta đã thể hiện sự nông cạn của mình trong cuộc tranh luận, giống như một con công, cái đuôi của bà ta sẽ mở ra khi bà ta nghe thấy lời khen ngợi. Còn ông Pence, với ánh mắt kiên nghị và điềm tĩnh, phong thái quý ông lịch thiệp và không khoan nhượng, chiến lược tranh luận khôn ngoan và tính cách cao thượng, có thể nói là hoàn mỹ.

Cuộc tranh luận phó tổng thống này là cuộc chiến giữa hai phe cánh tả và cánh hữu trên đất Mỹ, cuộc đọ sức giữa chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa tự do cấp tiến. Đối với những người có đức tin, đây cũng có thể nói là cuộc chiến giữa thần thánh và ma quỷ, cuộc chiến giữa thiện và ác, chính và tà. Tôi tin rằng người Mỹ có thể hiểu được điều đó.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của DKN.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tranh-luan-pho-tong-thong-my-quy-ong-va-con-cong.html

 

Dấu ấn tuần qua: Tranh luận

phó tổng thống Mỹ – Hai gam màu tương phản

Hải Lam

Hai ứng viên, một người ôn hoà và nhanh nhạy, một người thiếu bình tĩnh và bị động.

Tranh luận giữa hai ứng viên phó tổng thống Mike Pence và Kamala Harris diễn ra ngày 7/10 (8/10 giờ Việt Nam) tại hội trường Đại học Utah ở thành phố Salt Lake và do Susan Page, trưởng đại diện tờ USA Today tại thủ đô Washington điều hành. Cuộc tranh luận này không gay gắt như cuộc tranh luận Tổng thống giữa hai ông Trump – Biden trước đó, nhưng vẫn thể hiện rõ sự khác biệt trong chính sách của hai đảng phái.

Phong thái hoàn toàn trái ngược

Trong suốt 90 phút đối đầu giữa hai ứng viên, người xem có thể thấy được hai phong thái hoàn toàn trái ngược: ông Mike Pence điềm tĩnh, khiêm nhường, còn bà Kamala Harris nóng tính và có phần khiến người ta có cảm giác thiếu khiêm tốn.

Từ đầu đến cuối, gương mặt của ông Pence cho thấy ông giữ vững được thái độ ôn hoà để lắng nghe và phản biện. Trong khi đó, bà Harris bộc lộ nhiều sắc thái cảm xúc. Trái ngược với Mike Pence, bà Harris cười khá nhiều trong cuộc tranh luận. Liệu điều này có phù hợp trong một sự kiện nghiêm túc như tranh luận phó tổng thống?

Cố vấn bang Cộng hòa Karl Rove cho biết: “Tôi không nghĩ bà ấy làm tốt việc biến bản thân thành người dễ mến. Sự cau có và những vẻ mặt hài hước không giúp ích gì cho bà ấy”.

Bà Harris nhiều lúc không giữ được bình tĩnh trong cuộc tranh luận.

Điều khá tệ hại trong màn thể hiện của bà Harris chính là “ngôn ngữ cơ thể”. Khi ông Pence phản bác, người xem thấy đủ các biểu hiện: nhếch mép, cau mày, trợn mắt, lắc đầu chế nhạo và điệu cười có phần kỳ lạ.

Trái lại, dù là không đồng tình với đối phương, ông Pence chỉ thỉnh thoảng lắc đầu và vẫn giữa thái độ điềm tĩnh lắng nghe, và không tỏ vẻ chế nhạo bà Harris.

Cựu người dẫn chương trình của Fox News Bill O’Reilly đăng trên Twitter: “Phó Tổng thống rất thân thiện. Thượng nghị sĩ Harris nói năng lưu loát nhưng tỏ ra kiêu ngạo và các biểu cảm gương mặt đang hại bà ấy”.

Thật không may, cuộc tranh luận được phát trên truyền hình theo dạng thức chia đôi màn hình nên người xem có thể thấy rất rõ sự thiếu bình tĩnh của bà, trái ngược với phong thái vững chắc như bàn thạch của ông Pence.

Một chi tiết nhỏ trong cuộc tranh luận khiến ông Mike Pence ghi điểm hơn so với bà Harris là: trước khi bắt đầu trả lời câu hỏi đầu tiên do người điều hành đặt ra, vị phó tướng của Tổng thống Trump không đi ngay vào trả lời như bà Harris mà gửi cảm ơn tới bà Susan, Uỷ ban tranh luận Tổng thống và trường Đại học Utah – nơi diễn ra trận tranh đấu và cả tới đối thủ Harris. Thế nhưng, ngay cả khi ông Pence cất lời chào, bà Harris cũng đáp lại bằng một vẻ mặt không mấy thiện chí. Có thể nói, bà tạo ra ấn tượng rằng mình chưa có đủ phong thái điềm đạm, lịch sự mà một nhà lãnh đạo nên có.

Kamala Harris thất thế trước Mike Pence

Sở hữu một phong thái điềm đạm nhưng lý luận của ông Pence lại sắc bén và nhanh nhạy. Với nhiều năm kinh nghiệm trên chính trường, từ khi là thống đốc bang Indiana cho đến khi trở thành phó tổng thống Mỹ, điều này cũng đem lại lợi thế nhất định cho ông Pence.

“Mike Pence có kinh nghiệm. Không có thách thức nào, về vấn đề trong nước hay ngoài nước mà ông ấy không thể xử lý được. Điều tương tự không thể kết luận về Kamala Harris”, Adriana Cohen nhận định trên Fox News.

Mở màn cuộc tranh luận là chủ đề Covid-19. Ngay từ đầu, ông Mike Pence đã giành lợi thế so với bà Harris.

Câu hỏi đầu tiên người điều hành đặt ra cho Nghị sĩ Harris là, nếu nắm quyền, chính quyền Biden sẽ làm gì hồi tháng 1 và 2 để ứng phó đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, bà Harris không trả lời trực tiếp mà dành phần lớn thời gian đi chỉ trích động thái của chính quyền Trump. Phải chăng điều này cho thấy bà không nắm rõ về kế hoạch của Joe Biden hoặc cựu phó tổng thống chưa có kế hoạch thuyết phục trong dịch Covid-19 nếu nắm quyền? Không chỉ trong chủ đề này, ở các phần khác, bà Harris cũng dành phần nhiều thời gian để nói xấu ông Trump thay vì làm rõ các chính sách của chính quyền Biden – Harris.

Sau một loạt chỉ trích, bà Harris mới đi thẳng vấn đề. Bà Harris nói ông Biden sẽ có kế hoạch truy tìm, thử nghiệm và phân phối vắc-xin miễn phí.

Tuy nhiên, ngay lập tức bà bị ông Pence tấn công. Ông cáo buộc kế hoạch giải quyết dịch bệnh của ông Biden “được đạo” từ chính sách của Tổng thống Trump. “Có vẻ hơi giống đạo văn, việc mà Joe Biden biết một chút”, ông Pence nói. Ông Pence đã nhanh trí nhắc lại vụ bê bối đạo văn bê bối của Joe Biden. Biden thậm chí đã phải bỏ ngang giữa chừng trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1988 vì vụ việc này.

Thách thức Mike Pence về Covid-19 dường như không đem lại lợi thế cho bà Harris vì ông Pence là người đứng đầu đội đặc nhiệm chống Covid-19 của Nhà Trắng.

Kinh tế cũng là điểm mạnh của phó tướng Mike Pence. Ông đã vẽ ra được sự tương phản giữa Biden và Trump về thuế, nhấn mạnh quan điểm rằng chính quyền Biden sẽ tăng thuế của người Mỹ trong khi đưa ra thành tích gia tăng việc làm trong 3 năm của Tổng thống Trump. Ông Pence cũng công kích phiên bản 2.000 tỷ USD của Thỏa thuận Mới Xanh của Biden – Harris và ý định tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris của họ, cảnh báo rằng cả hai đều sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế

Sự sắc bén, thông minh của Pence một lần nữa được thể hiện qua chủ đề với Trung Quốc. Harris cáo buộc chính quyền Trump đã thất bại trong cuộc thương chiến với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Pence nhanh chóng phản bác: “Bị thua trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc ư? Joe Biden thậm chí chưa bao giờ chiến đấu”.

Bà Harris cũng bị ông Pence đẩy vào thế bị động trong chủ đề Tòa án tối cao. Harris đã bị Pence chất vấn ba lần liên tiếp, nhưng vẫn từ chối trả lời liệu có kế hoạch tổ chức lại Tòa án cấp cao hay không. Cũng giống như ông Biden trong cuộc tranh luận với Tổng thống Trump, bà ấy đã phớt lờ câu hỏi quan trọng đối với cử tri.

Mike Pence còn làm nổi bật sự tương phản trong chính sách của ông với Harris về về vấn đề phá thai. “Tôi rất tự hào khi làm Phó tổng thống cho một Tổng thống luôn coi sinh mạng con người là điều bất khả xâm phạm. Tôi là người ủng hộ quyền được sống của thai nhi. Trong khi đó, có một điều tương phản là ông Joe Biden và bà Kamala Harris lại ủng hộ việc dùng tiền của người đóng thuế để tài trợ cho hoạt động phá thai từ giai đoạn đầu của thai kỳ cho đến tận thời điểm sinh nở, phá thai muộn”.

Là một tín đồ Kitô giáo, ông Pence tin vào Chúa, bảo vệ những giá trị truyền thống, trân trọng sinh mệnh. Cũng trong buổi tranh luận, ông Pence nhắc đến tín ngưỡng, niềm tin vào những lời cầu nguyện.

Trong chủ đề Biến đổi khí hậu, Harris không thể loại bỏ tư cách là thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và đã đi đầu trong việc ủng hộ đề xuất cấp tiến “New Green Deal”, vốn cũng là điểm yếu của ông Biden trong cuộc tranh luận với Tổng thống Trump. Sau khi bị Pence phát hiện, Harris đã có chút bối rối.

Thực thi pháp luật ban đầu là quân bài chính của Đảng Dân chủ, nhưng câu trả lời của Harris đã bị Pence bắt được vì Nghị sĩ Harris trích dẫn những từ gây hiểu lầm rằng khi bà là tổng chưởng lý của California, việc thực thi pháp luật chống lại người Mỹ gốc Phi không như những gì bà ấy nói.

Trong phần cuối của cuộc tranh luận, ông Pence đã đưa ra một câu trả lời đầy sức thuyết phục về việc người Mỹ cần xích lại gần nhau bất chấp mọi bất đồng quan điểm. Câu trả lời này một lần nữa thể hiện phong thái của một quý ông và còn nhận được sự tán dương mạnh mẽ từ phe Dân chủ vốn lên án chính quyền Trump. Trong khi đó, bà Harris, người luôn nói về đoàn kết dân tộc, lại có màn thể hiện nhạt nhoà.

Cuộc tranh luận đã cho cử tri có cái nhìn rõ hơn về bà Harris và ông Pence. Mike Pence đã chứng minh được với cử tri Mỹ rằng ông là người có năng lực chứ không phải chỉ là người trung thành với ông Trump.

Còn bà Kamala Harris, từ trình độ cho đến khí chất trong cuộc tranh luận đều chứng tỏ rằng bà chưa phù hợp với vai trò lãnh đạo nước Mỹ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-an-tuan-qua-tranh-luan-pho-tong-thong-my-hai-gam-mau-tuong-phan.html

 

Ông Pompeo: Trung Quốc

đã điều 60.000 quân đến biên giới Ấn Độ

Hương Thảo

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm thứ Sáu (9/10) rằng ĐCSTQ đã triển khai 60.000 lính dọc theo biên giới Trung – Ấn. Điều này càng cho thấy cuộc đối đầu quân sự chết chóc giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới còn lâu mới hạ nhiệt.

Ông Pompeo cho biết trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Fox News “The Guy Benson Show” hôm thứ Sáu (9/10), “Người Ấn Độ đã nhìn thấy 60.000 binh sĩ Trung Quốc ở biên giới phía bắc của họ”.

Cuộc xung đột tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ nổ ra ở biên giới Trung – Ấn vào tháng 6 năm nay, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. ĐCSTQ chưa công bố con số thương vong của Trung Quốc. Xung đột này đã dẫn đến làn sóng tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc ở Ấn Độ. Về ngoại giao, nó cũng đưa Ấn Độ đến gần hơn với Hoa Kỳ.

Ông Pompeo cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu rằng, ba nền dân chủ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lớn khác là Ấn Độ, Úc và Nhật Bản cùng với Hoa Kỳ đã tạo thành “Bộ tứ” đang chịu uy hiếp từ ĐCSTQ.

Ông Pompeo cũng đưa ra một ví dụ: “Úc thấy rằng khi họ vừa mạnh dạn yêu cầu điều tra loại virus này (Covid-19), thì ĐCSTQ bắt đầu dùng sức mạnh kinh tế trấn áp họ, cố gắng ép buộc và bắt nạt họ”.

“ĐCSTQ đã quen với trò đó. Thành thật mà nói, trong một thời gian khá dài, Trung Quốc đã quen với việc thấy Mỹ quỳ gối trước nó, bị nó bắt nạt nhưng vẫn phải tìm cách xoa dịu”,  ông Pompeo phát biểu trong chương trình “The Daily Briefing” trên đài Fox News vào thứ Sáu.

“Điều này sẽ chỉ khuyến khích những hành vi bất lương, những hoạt động ác tính của [ĐCSTQ]. Nó (ĐCSTQ) hiểu rằng sự phản công của chúng tôi là nghiêm túc. Nó đã thấy, chúng ta cần chiến đấu chống lại nó, và buộc nó phải trả giá”, ông Pompeo nói.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Pompeo cũng lên án phản ứng của Bắc Kinh đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) và những rủi ro an ninh do cơ sở hạ tầng viễn thông mà Trung Quốc gây ra. Ông Pompeo cũng nói rằng ĐCSTQ đã đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ [của các công ty Mỹ]. Tổng thống Mỹ Trump đã tuyên bố sẽ “coi những đe dọa từ Tổng Bí thư Tập Cận Bình và ĐCSTQ là nghiêm trọng, và sẽ không cho phép nó [ĐCSTQ] lộng hành ở bất kỳ đâu mà không phải trả giá, và áp đặt tầm nhìn của nó lên phương Tây”.

Ngày 6/10, Ngoại trưởng Pompeo kêu gọi các đồng minh trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng hợp tác để chống lại sự “bóc lột, ức hiếp và tham nhũng hủ bại” của ĐCSTQ trong Hội nghị Ngoại trưởng của “Liên minh Bộ tứ” vừa diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.

“Đây là điều quan trọng hơn bao giờ hết”, ông Pompeo nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-pompeo-trung-quoc-da-dieu-60-000-quan-den-bien-gioi-an-do.html

 

Các ‘chiến binh chống Mỹ’:

Người có thẻ xanh, người có vợ con ở Mỹ

Phụng Minh

Mới đây một giáo sư Trung Quốc nổi tiếng là “chiến binh chỗng Mỹ” tổ chức đám cưới cho người con ở Mỹ, đã khiến cộng đồng nói tiếng Hoa chú ý và không tiếc lời mỉa mai.

“Các chiến binh chống Mỹ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục nổi lên, phô trương lòng yêu nước của họ, giương cao ngọn cờ chống Mỹ, nhưng người thân, con cái và tài sản, tất cả đã chuyển đến Hoa Kỳ. Mới đây, thông tin Kim Xán Vinh (Jin Canrong), danh xưng “giáo viên quốc dân” từng “chống Mỹ” vừa tổ chức đám cưới cho con trai và con dâu du học ở Mỹ, cư dân mạng cho rằng việc làm này chính là diễn giải sinh động cho câu “chống Mỹ là công việc, tới Mỹ là cuộc sống“, hay “công tác phản Mỹ, cuộc sống sùng Mỹ” của lực lượng dư luận viên “ngũ mao”, theo SOH.

“Ngũ mao đảng” hay “đảng 5 hào” được cho là các dư luận viên được trả 5 hào (50 xu) cho mỗi một bình luận theo hướng ủng hộ chính quyền hoặc định hướng dư luận theo hướng có lợi cho chính quyền. Tuy nhiên cũng có ý kiến như của Giáo sư Gary King thuộc Đại học Harvard cho hay, các bình luận viên này thực chất là công chức nhà nước được yêu cầu làm thêm như một phần trách nhiệm công việc và không được trả lương. Họ được gọi là đội quân “Võng lạc bình luận viên” hay “ngũ mao đảng”, “hồng vệ quân” là những cái tên mang nghĩa mỉa mai.

Vào ngày 9/10, người dùng mạng Trung Quốc đã đăng một dòng tweet trên Twitter với nội dung: “Kim Xán Vinh chống Mỹ điên cuồng, hôm qua đã tổ chức đám cưới hoành tráng ở Bắc Kinh cho con trai là một bác sĩ ở Mỹ và con dâu của ông ta định cư ở Mỹ. Chính ủy Kim đã sử dụng những câu chuyện và kinh nghiệm của chính mình, để diễn giải một cách sinh động xu hướng sống thời thượng “chống Mỹ là công việc, tới Mỹ là cuộc sống”.

Cư dân mạng này cũng đăng tải hình ảnh đám cưới được cho là của con trai ông Kim. Bức ảnh là một tiệc cưới, chú rể mặc vest và đeo kính còn cô dâu mặc váy cưới trắng đứng giữa, bố mẹ hai bên đứng hai bên, cài hoa bên ngực trái. Kim Xán Vinh đang cầm micro trên tay.

Dưới đáy dòng tweet, cư dân mạng để lại lời nhắn: “Sao mày da mặt dày thế … Mỗi ngày đều nói nước Mỹ không tốt, kêu con ở lại Mỹ làm bác sĩ đừng về … hẳn là nhổ ra rồi lại nuốt vào…. Hôm qua ở Bắc Kinh đám cưới, còn có thể quay trở lại Hoa Kỳ không?… sắp tới có khi còn chẳng thể nhập cảnh được”.

Trên Internet, một số cư dân mạng Trung Quốc đã đăng ảnh chụp màn hình các cuộc phỏng vấn trước đây của Kim Xán Vinh. Vào thời điểm đó, ông Kim đã nói rằng “việc gửi con đi học ở Hoa Kỳ là có hại cho trẻ em”. Cư dân mạng mỉa mai rằng ý kiến của Kim Xán Vinh tiền hậu bất nhất.

Trước đó, trên mạng lan truyền một số đoạn video phỏng vấn Kim vào dịp năm mới ở New York, Kim công khai gia đình “hưởng thụ lợi ích của cải cách mở cửa”, tự thừa nhận có ba căn nhà ở Bắc Kinh, cậu con trai lúc đó đang học Đại học Bắc Kinh.

Ngoài ra còn có bản ghi âm bài phát biểu bị nghi ngờ của Kim Xán Vinh ở Thái Lan trong những năm gần đây. Trong bài phát biểu này, Kim Xán Vinh ám chỉ rằng hiện tại ông “hối hận” khi cho con mình ra nước ngoài từ lâu, và dường như đang biện minh cho việc cho con trai đi du học.

Kim Xán Vinh là một học giả đã đến Hoa Kỳ từ năm 1992. Sau đó, ông đã nghiên cứu chính trị Mỹ và quan hệ Trung-Mỹ trong một thời gian dài, đã đi lại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong nhiều năm và có hiểu biết đáng kể về xã hội Mỹ. Ông được mệnh danh là “giáo sư quốc dân” của ĐCSTQ và luôn đóng vai trò là “người tiên phong chống Mỹ” trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng những phát biểu chống Mỹ của ông đã bị cáo buộc là trò hề

Trong những năm gần đây, “chiến binh chống Mỹ” thường xuyên xuất hiện ở Trung Quốc đại lục . Ví dụ, vào mùa hè năm 2009, người có biệt danh chống Mỹ là Tống Hiểu Quân đã xuất bản cuốn sách bán chạy nhất “Trung Quốc không hạnh phúc”. Cuốn sách này đã khơi dậy một làn sóng chống Mỹ điên cuồng, nó được tìm kiếm bởi nhiều thanh niên giận dữ, người lớn tuổi giận dữ. Sau khi Tống Hiểu Quân kiếm được nhiều tiền từ việc buôn bán một vài lời kích động chống Mỹ, lại vội vàng xin thẻ xanh Mỹ cùng vợ và con trai.

Tư Mã Nam, người được cư dân mạng mệnh danh là “ngũ mao thâm niên” và “chiến sĩ chống Mỹ”, đã gửi vợ con sang Mỹ, chuyển tài sản sang Mỹ. Đêm giao thừa năm 2015, Tư vừa có bài diễn văn chống Mỹ lớn ở đại lục, đã vội vã bay sang Mỹ để sum họp đón năm mới. Không ngờ, vừa xuống sân bay, anh ta đã bị đập đầu phải nhập viện, ở đó đã vạch trần tung tích của anh ta trên đất Mỹ.

Ân Tú Mai, người hát ca khúc “Người mẹ Đảng yêu thương” trở nên rất nổi tiếng vì bài hát này, sau khi kiếm được tài sản kếch xù, cô cũng kiên quyết nhập cảnh vào Mỹ và rời quê hương quá đỗi “thân thương” này để tự lo cho cuộc sống của mình mà không cần ngoảnh lại.

Con trai của Giang Thư, được ĐCSTQ gọi là “liệt sĩ cách mạng”, cũng đã nhập cư vào Hoa Kỳ. Ý chí của Giang là kế thừa ý chí của các liệt sĩ và phản đối quốc Mỹ và Tưởng Giới Thạch. Đáng ngạc nhiên là con trai lại rất tự do và thoải mái ở Mỹ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-chien-binh-chong-my-co-the-xanh-vo-con-o-my.html

 

Thêm mắt vào liên minh tình báo Ngũ Nhãn?

Hương Thảo

Chuyên gia cho biết việc xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn Hoa Kỳ là chìa khóa cho một liên minh tình báo mở rộng, theo The Epoch Times ngày 9/10.

Liên minh tình báo Ngũ Nhãn (Five Eyes, hay FVEY) đã tồn tại lặng lẽ và lâu dài kể từ Chiến tranh Lạnh, nhờ vào bản chất phi chính trị và sự tin tưởng chặt chẽ của các đồng minh. Mạng lưới cung cấp những thông tin tình báo quan trọng mà Canada không thể tự mình có được — và thậm chí nó có thể đạt được còn nhiều hơn thế nữa bằng cách mở rộng sang các quốc gia khác, một chuyên gia tình báo và an ninh cho biết.

Khi mối đe dọa từ các quốc gia thù địch như Trung Quốc và Nga gia tăng, liên minh Ngũ Nhãn, gồm — Úc, Vương quốc Anh, New Zealand, Hoa Kỳ và Canada — đang thấy giá trị của nó tăng lên.

Ngũ Nhãn — hay FVEY — đã thích ứng với nhiều lĩnh vực tình báo và an ninh quốc gia khác. Ông Greg Fyffe, nghiên cứu viên cấp cao tại Trường Cao học về Các vấn đề Công và Quốc tế (GSPIA) của Đại học Ottawa và là chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu An ninh và Tình báo Canada, cho biết việc mở rộng Ngũ Nhãn sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho Canada so với việc chỉ duy trì mạng lưới quan hệ song phương với các nước ngoài liên minh.

“Có rất nhiều lợi thế cho một thỏa thuận chia sẻ FVEY mở rộng cho tất cả những nước tham gia”, ông nói trong một hội thảo “Hiểu về Ngũ Nhãn” do Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc tế (CIPS) tại Đại học Ottawa tổ chức vào ngày 30/9.

“Điều này chắc chắn đúng với Canada. Chúng tôi có mọi lý do để mở rộng các mối quan hệ tình báo của mình và sẽ dễ dàng theo đuổi nhất nếu đó là một chiến lược chung của Ngũ Nhãn”, ông Fyffe nói.

“Bổ sung thêm góc nhìn tình báo của các quốc gia như Đức, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác, có thể tạo ra nhiều thông tin hơn về các chiến lược quốc gia để củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, ông nói.

Ngũ Nhãn dựa trên các tiêu chuẩn bảo mật của Hoa Kỳ về thông quan, thiết bị liên lạc an toàn và phân phối tài liệu. Nó đã phát triển để trở nên cực kỳ hiệu quả trong việc chia sẻ khối lượng lớn thông tin trong mạng của mình.

Ông Fyffe đề xuất các bước dần dần hướng tới việc mở rộng Ngũ Nhãn (FVEY) chẳng hạn như lời mời cho mục tiêu cụ thể, và phân phối thông tin tình báo có giới hạn. Giữa các đối tác của FVEY tồn tại lịch sử lâu dài về sự tin cậy, văn hóa chung và các giá trị quan.

Ông Wesley Wark, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Ottawa và chuyên gia về an ninh quốc gia, tình báo và chống khủng bố, lưu ý rằng FVEY đã trở thành một diễn đàn để giải quyết các vấn đề an ninh “không chỉ ở cấp độ quan chức tình báo mà ngày càng tăng trong các cuộc họp chính trị cấp cao”.

Kết quả là có nhiều cuộc họp về nhiều chủ đề hơn, ông ấy đã tweet.

“Sự hợp tác của Ngũ Nhãn dường như đã biến từ một liên minh tình báo chặt chẽ thành một liên minh chính trị lớn. Ngũ Nhãn đã trở thành một G5”.

“Đối với Canada, sự phát triển này mang lại một số lợi thế tiềm năng. Nó có thể nâng cao mức độ liên quan của tình báo đối với việc hoạch định chính sách của Canada, và có thể cung cấp một diễn đàn rộng lớn hơn để đưa ra các sáng kiến ​​chính sách toàn cầu với Hoa Kỳ”, ông Wark nói thêm.

Ông Steven Loleski của Đại học Toronto cho biết trong hội nghị rằng, FVEY sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết những thách thức và tranh cãi nảy sinh từ sự cạnh tranh quyền lực ngày càng tăng đối với các công nghệ quan trọng, chẳng hạn như những thứ liên quan đến không gian mạng, gián điệp và truyền thông toàn cầu.

Ngũ Nhãn là một liên minh tình báo tương đối kín đáo và bí mật, đang được dựa vào ngày càng nhiều khi đối mặt với các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga. Tổ chức này thấp hơn NATO, các chính trị gia hiếm khi gặp nhau với tư cách là đại diện của FVEY, ông Fyffe giải thích trong một bài báo năm 2019 “Hợp tác giữa Canada và Ngũ Nhãn: Nhìn về phía trước”.

Vai trò của Canada trong FVEY chủ yếu là tình báo tín hiệu, tư vấn kỹ thuật và các khả năng ngôn ngữ, vì đây là quốc gia duy nhất sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức.

“Vai trò ban đầu của Canada là phát triển khả năng trong lĩnh vực thu thập thông tin tình báo ở Bắc Cực, tập trung vào các hoạt động quân sự và công nghiệp ở miền bắc nước Nga”, ông Wark nói.

Thách thức của Canada là tiếp tục đóng góp mạnh mẽ hơn cho Ngũ Nhãn, ông Fyffe nói, nhưng nước này chủ yếu thực hiện phần việc của mình thông qua Cơ sở An ninh Truyền thông.

Trung Quốc đã thay thế Liên Xô

Người điều hành hội nghị Srdjan Vucetic, trợ lý giáo sư từ GSPIA của Đại học Ottawa, mô tả FVEY hiện đang tập trung hoàn toàn vào Trung Quốc, giống như trước đây từng nhắm vào Liên Xô.

Ông viết trên blog CIPS: “Ngũ Nhãn về cơ bản là một liên minh chống Trung Quốc – một quan điểm hiện được chia sẻ bởi các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các đại sứ quán Trung Quốc và các học giả quan hệ quốc tế Trung Quốc”.

Vấn đề thời sự nhất đối với Canada trong FVEY là việc chưa đưa ra quyết định về việc cấm công nghệ Huawei cho cơ sở hạ tầng 5G, xuất phát từ một Trung Quốc ngày càng hung hăng. Cho đến nay, Úc đã hưởng ứng chặt chẽ nhất đề xuất của Hoa Kỳ về việc cấm Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G của họ. Anh đang thực hiện các bước để giảm sự hiện diện của công ty viễn thông Trung Quốc khỏi mạng 5G của họ sau khi Hoa Kỳ trả đũa, trong khi New Zealand, quốc gia nhỏ nhất và dễ bị tổn thương nhất trong FVEY, đã không cấm Huawei, mặc dù nó không được sử dụng trong giai đoạn đầu của việc triển khai 5G.

Những người anh em trong khối thịnh vượng chung

Khi FVEY tiếp tục thích ứng với mối đe dọa từ Trung Quốc, bốn trong số các thành viên của họ – ngoài Hoa Kỳ – đang nhận thấy sự ủng hộ ngày càng tăng cho các mối quan hệ bền chặt hơn với nhau thông qua CANZUK, một tổ chức vận động phi lợi nhuận.

Ông James Skinner, người sáng lập và giám đốc điều hành CANZUK International nói với The Epoch Times rằng tổ chức này cũng là một lực lượng đối trọng với Trung Quốc, và ba trụ cột chính mà nó thúc đẩy — gồm di cư, thương mại tự do và điều phối chính sách đối ngoại — bổ sung cho sự phát triển của FVEY.

Hiện tại có rất ít sự chồng chéo trong các lĩnh vực cụ thể của trọng tâm chính sách đối ngoại giữa CANZUK và FVEY.

“Nếu CANZUK xích lại gần nhau hơn nữa và có thể tiến hành các hoạt động quân sự chung và cải thiện mối quan hệ, nâng cao năng lực của mình với liên minh tình báo Ngũ Nhãn, tôi nghĩ Trung Quốc chắc chắn sẽ coi đó là một mối đe dọa trong tương lai”, ông Skinner cho biết.

Ông Fyffe nói rằng có một tình huống để mở rộng Ngũ Nhãn, nhưng mối nguy hiểm đối với mối quan hệ đối tác là bất cứ điều gì cũng có thể gây ra sự chú ý và tranh luận của công chúng. Vì vậy, bay dưới radar – tránh thu hút sự chú ý – là cách tốt nhất để phát triển.

https://www.dkn.tv/the-gioi/them-mat-vao-lien-minh-tinh-bao-ngu-nhan.html

 

Đề xuất của Bộ An ninh Nội địa Mỹ về hạn chế visa

sẽ tác động gì tới sinh viên Việt Nam?

Việt Nam nằm trong số hàng chục quốc gia mà Bộ An ninh Nội địa Mỹ đề xuất thay đổi để hạn chế thị thực đối với sinh viên nhằm giảm thiểu “gian lận” và tăng cường “an ninh quốc gia.” Tại sao Việt Nam nằm trong danh sách này và sinh viên Việt Nam sẽ gặp những trở ngại gì nếu đề xuất này trở thành luật?

Theo đề xuất mới mà Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) mới công bố trên trang Công báo Chính phủ để lấy ý kiến công chúng, thị thực cho những sinh viên có quốc tịch hoặc được sinh ra ở 59 quốc gia, trong đó phần lớn là các nước châu Phi cùng một số nước Trung Đông và châu Á – bao gồm Việt Nam, sẽ bị hạn chế trong hai năm. Đối với phần lớn thị thực visa sinh viên nói chung, Bộ này đề xuất ấn định thị thực hết hạn sau 4 năm – cho dù nếu sinh viên đăng ký học trong một chương trình dài hơn hoặc cần thêm thời gian để hoàn thành và lấy được bằng.

Các nước trong danh sách này, theo DHS, hoặc là “tài trợ khủng bố” hoặc là có tỷ lệ công dân ở lại Mỹ quá thời gian thị thực từ 10% trở lên. Việt Nam nằm trong số các quốc gia, cùng với Philippines ở khu vực Đông Nam Á, có lượng người ở quá hạn visa đủ để DHS đưa vào đề xuất giới hạn thị thực 2 năm. Theo đó, các sinh viên sinh ra ở các quốc gia bị nêu tên dù đang sống ở các nước không nằm trong danh sách này vẫn bị áp dụng luật mới đề xuất khi xin học ở Mỹ.

Theo Luật sư Di trú Khanh Phạm, những thay đổi này chỉ áp dụng cho “visa du học.”

“Bộ An ninh Nội địa Mỹ nói rằng trước hết họ muốn hạn chế lại thời gian visa cho những người du học ở Mỹ,” LS Khanh nói với VOA. “Trước đây DHS cho visa theo thời gian học – vẫn học thì vẫn còn visa. Nhưng giờ đây họ chỉ cho thời gian ở tối đa 4 năm. Và nếu (đề xuất) này được áp dụng thì (sinh viên) chỉ được ở tối đa 4 năm và nếu họ muốn ở lại thêm phải xin sở di trú gia hạn (visa).”

Theo những thay đổi mới được DHS đề xuất, bất cứ ai thuộc diện trên muốn ở lại lâu hơn phải xin gia hạn hoặc xin cấp thị thực mới và điều đó, theo cựu Luật sư Di trú Aeron Reichlin-Melnick, nhận định trên trang Twitter cá nhân, không đảm bảo rằng yêu cầu gia hạn hoặc cấp thị thực mới của họ sẽ được chấp thuận.

Theo LS Khanh, hiện đang hành nghề ở Houston, Texas, Sở Di trú sẽ xem xét liệu trong thời gian học sinh viên “có tiến triển trong ngành học của họ hay không hay họ đang kéo dài thời gian” và nếu Sở Di trú “thấy họ kéo dài thời gian” thì có thể “bác đơn xin gia hạn đó.”

Việt Nam nằm trong danh sách những nước bị hạn chế thời gian thị thực tối đa 2 năm và theo LS Khanh, sinh viên du học từ Việt Nam cũng sẽ phải xin Sở Di trú gia hạn visa sau 2 năm đó.

Giáo sư Charles Cường Nguyễn, hiệu trưởng Trường Kỹ sư thuộc Đại học Catholic University of America, nói với VOA rằng ông không ngạc nhiên khi Việt Nam nằm trong danh sách các nước có số lượng người ở quá hạn thị thực trên 10% vì ông đã thấy nhiều sinh viên qua Mỹ học và muốn ở lại mặc dù ở trường CUA của ông chưa có trường hợp sinh viên Việt Nam nào vi phạm quy định này.

“F1 visa (cho sinh viên du học) rất là lỏng lẻo – cho theo điều kiện khi (sinh viên) còn ở Mỹ hợp pháp theo đơn I-20 (khi chứng minh là vẫn đang học trong trường) thì visa vẫn có giá trị,” GS Cường cho biết. “Nhiều sinh viên lợi dụng ở rất là lâu, có lúc bằng cử nhân 4 năm mà họ có thể gia hạn đến 6-7 năm nên (DHS) đặt câu hỏi tại sao như vậy thôi.”

Thông báo của DHS cho biết rằng bộ này cũng đề xuất yêu cầu ấn định thời gian thị thực cho cả những người đến Mỹ theo chương trình khách trao đổi và đại diện truyền thông thông tin nước ngoài để “khuyến khích việc tuân thủ chương trình” bên cạnh việc “giảm thiểu gian lận và tăng cường an ninh quốc gia.”

DHS cho biết họ đã tiếp nhận hơn 2 triệu người nước ngoài vào Mỹ bằng thị thực sinh viên (F visa), khách trao đổi (J visa) và đại diện truyền thông thông tin nước ngoài (I visa) theo diện không định cư trong năm tài khoá 2018.

‘Vì an ninh quốc gia’

Chính sách này là “cần thiết,” theo DHS, vì theo quy định hiện hành, sinh viên có thể lưu trú ở Mỹ chừng nào họ có giấy tờ cho thấy họ đang tiếp tục học để lấy được bằng, mà bộ này cho là thời gian lưu trú không không xác định đó có thể “gây ra những rủi ro cho an ninh quốc gia.”

Đề xuất mới của DHS đưa ra một ví dụ về một sinh viên, không được xác định từ nước nào, đã lưu trú ở Mỹ bằng thị thực sinh viên từ năm 1991 để tham gia học ở trường dạy nhảy/múa. Tuy nhiên Bộ này không cho biết cụ thể có bao nhiêu sinh viên đã sử dụng thị thực dành cho sinh viên cách tương tự như vậy.

“Việc sửa đổi các quy định liên quan là rất quan trọng trong việc cải thiện các cơ chế giám sát chương trình; ngăn chặn đối thủ nước ngoài khai thác môi trường giáo dục của đất nước; và thực thi đúng đắn cũng như củng cố luật nhập cư của Hoa Kỳ,” quan chức cấp cao thứ hai của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, Ken Cuccinelli, nói trong thông báo của DHS về những đề xuất mới được đăng trên trang web của bộ hôm 24/9.

“Những đề xuất này (DHS) muốn đưa ra để tăng cường an ninh của nước Mỹ,” GS Cường nhận định. “Từ trước đến giờ chính phủ Mỹ không đặt ra những câu hỏi tại sao (sinh viên) trễ trong ngày ra trường và bây giời theo chúng tôi biết những đề nghị này (DHS) đưa ra là muốn để củng cố thêm vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ mà thôi.”

Theo GS Cường đề xuất này có thể làm một số sinh viên Việt Nam thấy khó khăn và không muốn đi du học ở Mỹ nữa vì Việt Nam trong danh sách bị hạn chế visa 2 năm ở Mỹ. Nhưng theo GS Cường, điều này không đáng lo ngại nếu sinh viên “đi học đàng hoàng và có lý do hợp lý.”

“Tôi nghĩ chính phủ Mỹ luôn dang tay để đón nhận các bạn từ Việt Nam qua,” GS Cường nói. “(DHS) làm cái này để an ninh quốc gia chặt chẽ hơn trước và có sự kiểm tra chặt chẽ hơn mà thôi chứ không phải là cố ý làm như vậy để không khuyến khích sinh viên qua (Mỹ) để học.”

Việt Nam nằm trong số các nước có số lượng lớn sinh viên học tập ở Mỹ, với mức tăng trong 17 năm liên tiếp và theo Báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ IIE, có 24.392 sinh viên Việt Nam học tập ở Mỹ trong niên học 2018-2019. Theo sứ quán Mỹ tại Hà Nội, sinh viên quốc tế chiếm 5,5% tổng số sinh viên tại Hoa Kỳ và sinh viên Việt Nam đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ.

Hồi tháng 7 vừa qua, nhiều sinh viên quốc tế trong đó có Việt Nam đã đứng trước nguy cơ phải rời khỏi Mỹ khi Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) thông báo cho họ có thể bị trục xuất nếu trường họ đang theo học chuyển sang dạy trực tuyến toàn bộ do ảnh hưởng của đại dịch COVID vào mùa thu này. Tuy nhiên, Chính quyền Tổng thống Trump sau đó đã bỏ quy định này khi vấp phải đơn kiện từ Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts.

Đề xuất mới được DHS đưa ra hôm 25/9 đang được lấy ý kiến đến hết ngày 25/10 trên trang Công báo Chính phủ, thuộc trung tâm Lưu trữ quốc gia Mỹ, chuyên đăng tải các luật và đề xuất luật.

Không rõ những đề xuất mới này sẽ được trở thành luật khi nào trong thời gian của Chính quyền Tổng thống Trump và liệu sẽ được tiếp tục nếu một chính quyền mới tiếp quản sau cuộc bầu cử vào tháng sau hay không.

GS Cường cho rằng những đề xuất này chưa chắc đã thành luật. Còn LS Khanh nhận định rằng nếu những điều luật mới này qua thời điểm đóng góp ý kiến và trở thành luật thì chắc chắc sẽ “bị kiện và có lệnh tạm ngừng” vì hiện tại đã có nhiều luật sư và trường học lo ngại về những thay đổi đối với thời gian thị thực cho sinh viên do du học sinh là một “nguồn lợi tức cao” do đó sẽ dẫn đến việc Bộ Giáo dục Mỹ có thể v hành động để can thiệp.

https://www.voatiengviet.com/a/de-xuat-cua-bo-an-ninh-noi-dia-my-ve-han-che-visa-se-tac-dong-gi-toi-sinh-vien-viet-nam/5616950.html

 

Tòa án liên bang ngăn chận lệnh

của Thống Đốc Texas về việc mỗi quận

chỉ được phép có một thùng bỏ phiếu bầu cử

Vào tối thứ Sáu (9 tháng 10), một thẩm phán liên bang đã ngăn chặn lệnh của thống đốc Texas Greg Abbott về việc giới hạn mỗi quận chỉ được phép có một thùng bỏ phiếu bầu cử. Một số nhóm hoạt động đã đệ đơn kiện chỉ thị gây tranh cãi được ban hành vào tuần trước, vì họ cảm thấy chỉ thị này gây bất lợi cho các cử tri, đặc biệt là cử tri ở các quận lớn hơn.

Thẩm phán Robert Pitman đã đồng ý với các khiếu nại này, khi cho rằng  việc giới hạn mỗi quận chỉ có một thùng bỏ phiếu, các cử tri lớn tuổi và khuyết tật sống ở các quận lớn nhất và đông dân nhất của Texas phải đi xa hơn để đến các cơ sở bỏ phiếu đông đúc, nơi họ sẽ có nhiều nguy cơ bị bị nhiễm coronavirus.

Trước khi bắt đầu bỏ phiếu sớm ở Texas vào ngày 13/10/2020, thống đốc đã yêu cầu các quận lớn, bất kể dân số và khu vực, phải giới hạn số lượng các địa điểm bỏ phiếu chỉ còn một. Thống đốc Abbott, một đảng viên Cộng hòa, nói rằng chỉ thị này là điều cần thiết để bảo đảm các thùng bỏ phiếu được bảo vệ an toàn. Nhưng thẩm phán cho biết rủi ro từ việc tước quyền bầu cử của các cử tri lớn hơn những mối lo đó.

Do đại dịch coronavirus và một số lo lắng của cử tri về việc bỏ phiếu trực tiếp, yêu cầu bỏ phiếu khiếm diện và gửi qua thư đã gia tăng trên khắp Hoa Kỳ.

Tại Texas, các đảng viên Cộng hòa của tiểu bang đã ngăn chặn thành công nỗ lực của đảng Dân chủ trong việc mở rộng bỏ phiếu qua thư, với lý do gian lận cử tri. Thẩm phán Pitman cho rằng chính quyền tiểu bang không thể đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng gian lận cử tri là một vấn đề chính đáng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/toa-an-lien-bang-ngan-chan-lenh-cua-thong-doc-texas-ve-viec-moi-quan-chi-duoc-phep-co-mot-thung-bo-phieu-bau-cu/

 

CDC: Hơn 212 nghìn người tử vong vì COVID-19 ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC) hôm 9/10 ghi nhận 7.583.300 ca nhiễm COVID-19, tăng 54.887 trường hợp so với lần thống kê trước, theo Reuters.

Cơ quan này cho biết rằng số tử vong cũng tăng 979 người, lên mức 212.111 ca.

Theo CDC, con số trên tính tới 4 giờ chiều ngày 8/10 so với thống kê một ngày trước đó.

Reuters cho biết rằng con số của CDC không nhất thiết phản ánh thống kê riêng của từng bang.

Theo phân tích của hãng tin Anh, con số ca nhiễm COVID-19 ở Hoa Kỳ hôm 9/10 tăng lên mức cao nhất trong vòng hai tháng với 58 nghìn ca nhiễm.

Ngoài ra, tỷ lệ nhập viện ở vùng Trung Tây vẫn ở mức kỷ lục ngày thứ năm liên tiếp.

Theo Reuters, hôm 9/10, 10 trong số 50 tiểu bang, gồm Indiana, Minnesota, Missouri và Ohio ghi nhận tỷ lệ tăng kỷ lục một ngày.

Hãng tin này nói rằng Wisconsin và Illinois ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm mới trong ngày thứ hai liên tiếp, và đây là tỷ lệ trong hai ngày chưa từng thấy, thậm chí cả trong thời kỳ cao điểm của đợt dịch hồi mùa xuân.

https://www.voatiengviet.com/a/cdc-h%C6%A1n-212-ngh%C3%ACn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-covid-19-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9/5617160.html

 

Tai tiếng không ngừng! Cộng sự lâu năm

của con trai Biden bị kết tội gian lận

Hương Thảo

Gần đây, Tòa phúc thẩm Mỹ đã lật lại phán quyết của thẩm phán liên bang và khôi phục lại phán quyết của bồi thẩm đoàn đối với một người bạn kinh doanh lâu năm với con trai ứng viên Tổng thống Mỹ Joe Biden – Hunter Biden là Devon Archer vì tội gian lận, theo SOH.

Archer, một người bạn kinh doanh của Hunter Biden, đã bị bồi thẩm đoàn kết án vào tháng 6/2018 vì tội gian lận trong một loạt các thương vụ phát hành trái phiếu trị giá khoảng 60 triệu đô la Mỹ. Trong vụ án còn có bị cáo Bevan Cooney bị kết án 30 tháng tù vào năm ngoái; John Galanis bị kết án 189 tháng tù vào tháng trước và bị tịch thu hơn 80 triệu USD vì tham gia vào một âm mưu lừa đảo khác.

Tuy nhiên, thẩm phán Ronnie Abrams ở vùng Nam New York đã lật ngược bản án của Archer vào cuối năm 2018.

Bà Abrams là thẩm phán liên bang do Tổng thống Obama bổ nhiệm. Bà đã phán quyết rằng, John Galanis thực sự đã phạm tội “lừa đảo hàng loạt”; “Nhưng, tòa án nhận thấy Archer thiếu động cơ hợp lý để phạm tội, do đó đã phán quyết anh này không có tội trong vụ kiện”.

Trong phiên tòa lưu động thứ hai, ba thẩm phán của tòa án Hoa Kỳ cho biết: “Do lượng bằng chứng được cung cấp trong phiên tòa không tương xứng với phán quyết của bồi thẩm đoàn, chúng tôi nhận thấy rằng, tòa án địa phương đã lạm dụng quyền hạn của mình để hủy bỏ phán quyết và cấp phép cho một phiên tòa mới”.

Công tố viên liên bang Robert Khuzami, trong một tuyên bố vào thời điểm đó cho biết : “Đúng như bồi thẩm đoàn đã sớm nhất trí phát hiện ra, những bị cáo này đã dàn dựng một kế hoạch vô cùng phức tạp để lừa gạt cộng đồng người Mỹ bản địa và nhiều quỹ hưu trí, những hành vi có tính chất tham nhũng nhằm trục lợi cho cá nhân và doanh nghiệp của họ”.

Công tố viên Robert Khuzami cho biết thêm trong một tài liệu sau đó rằng, bồi thẩm đoàn đã kết tội Archer vì “một suy luận hợp lý đã được đưa ra đối với vấn đề gây tranh cãi duy nhất trong trường hợp của Archer. Đó là tâm lý của anh này”.

Khi tòa án lưu động đảo ngược phán quyết của thẩm phán Robert Khuzami, họ cho biết ông thẩm phán này đã “yêu cầu trực tiếp chứng minh yếu tố tâm lý của Archer, nhưng không cân nhắc đến việc loại bỏ các bằng chứng trực giác mà cần phải tránh theo lẽ thường”. Điều này là sai lầm.

Mặc dù Hunter Biden không được đề cập trong quyết định của Tòa phúc thẩm, nhưng theo tờ The Daily Caller, các tài liệu trước đó của tòa án cho thấy các bị cáo đã dựa vào vị thế con trai phó tổng thống của Hunter Biden để nâng cao uy tín của họ.

Bevan Cooney, một người khác bị kết án, từng nói trong một cuộc gọi được ghi âm bí mật rằng: “Hunter Biden làm việc cho [Archer]. Vì vậy, chúng tôi có những nhân vật chính trị hàng đầu hậu thuẫn. Tất cả người của tôi đều là những nhân vật cấp cao hàng đầu”.

Trong những năm gần đây, nhiều hoạt động của Hunter Binden dưới nhiệm kỳ Phó Tổng thống Hoa Kỳ của cha mình đang bị tăng cường điều tra, ngay cả trong quá trình điều tra luận tội Tổng thống Trump hồi cuối năm ngoái. Lấy ví dụ, Hunter và Archer từng là thành viên hội đồng quản trị của công ty Burisma Holdings ở Ukraine.

Archer đã gặp gỡ Phó Tổng thống khi đó là Joe Biden vào ngày 16/4/2014, vài ngày trước khi Hunter Biden gia nhập hội đồng quản trị của Burisma Holdings.

Một báo cáo của Thượng viện được công bố hồi tháng trước đã xác định nhiều chuyển khoản ngân hàng đến các tài khoản ngân hàng và các công ty do Archer và Biden đồng sở hữu – các giao dịch tài chính có dấu hiệu đáng ngờ. Báo cáo cho biết Burisma đã chuyển hơn 3,5 triệu đô la từ tháng 5/2014 đến tháng 2/2016 cho công ty của Biden và Archer.

Các thành viên đảng Cộng hòa đã đặt câu hỏi về vai trò của Biden tại Burisma vì anh gia nhập công ty ngay sau khi cha anh đảm nhận vai trò liên lạc viên chính của chính quyền Obama tại Ukraine. Burisma

và chủ sở hữu của nó, Mykola Zlochevsky, đang bị điều tra ở Anh vì tội hối lộ vào thời điểm Hunter Biden còn là giám đốc của công ty này.

Báo cáo không tiết lộ bằng chứng cho thấy Joe Biden đã thay đổi chính sách của Hoa Kỳ hoặc can thiệp để giúp Burisma. Nhưng báo cáo trích dẫn lời khai của hai quan chức Bộ Ngoại giao, những người nói rằng họ đã nói với các quan chức khác của Hoa Kỳ rằng mối liên kết của Hunter Biden với Burisma đã cắt giảm nỗ lực của chính quyền Obama trong việc chống tham nhũng ở Ukraine.

Báo cáo cũng cho biết chính quyền Obama đã biết về các vấn đề tồn tại của Hunter Biden khi đảm nhiệm chức vụ thành viên hội đồng quản trị tại công ty Burisma Holdings ở Ukraine. Tuy nhiên, sau đó Tổng thống Obama đã phớt lờ những lời cảnh báo lặp đi lặp lại của một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng và dung túng cho con trai của Phó tổng thống.

Ngoài ra, Biden và Archer còn cùng nhau tham gia vào rất nhiều hoạt động kinh doanh khác.

Cuộc điều tra cũng cho thấy, dưới thời cha mình là Phó tổng thống Hoa Kỳ, Hunter Biden đã nhận một khoản tiền bất hợp pháp 3,5 triệu USD từ vợ của cựu thị trưởng Moscow.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-tieng-khong-ngung-doi-tac-lau-nam-cua-con-trai-biden-bi-ket-toi-gian-lan.html

 

Nguy cơ Hillary bị bỏ tù tăng cao

khi ông Pompeo muốn công bố tài liệu

vụ giả mạo Nga can thiệp bầu cử Mỹ

Phụng Minh

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Sáu (9/10) cho biết Bộ Ngoại giao nước này sẽ công bố những thư điện tử (email) đã bị xóa của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, ám chỉ rằng việc này có thể được tiến hành trước cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/11.

Nếu ông Pompeo thực sự công bố tài liệu về vụ giả mạo Nga can thiệp bầu cử Mỹ (Russiagate) để người dân Mỹ có thể xem, thì nguy cơ Hillary Clinton phải ngồi tù có khả năng sẽ tăng lên đáng kể.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm thứ Sáu, ông Pompeo cho biết: “Chúng tôi đã nhận được các email và chúng tôi sẽ công bố chúng. Chúng tôi đang làm điều này càng nhanh càng tốt. Tôi nghĩ trước cuộc bầu cử tất nhiên sẽ còn nhiều điều đáng mong đợi hơn nữa”.

Ông Pompeo cũng nói rằng việc cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton lưu trữ những thông điệp tuyệt mật trên máy chủ riêng là “hành vi không thể chấp nhận được” và Hillary Clinton không bao giờ nên làm điều đó. Nay Bộ Ngoại giao muốn công bố thông tin này để người dân Hoa Kỳ nắm rõ.

Việc Clinton lưu email trái phép khi còn làm ngoại trưởng cho cựu Tổng thống Obama đã trở thành một vụ bê bối lớn trong cuộc bầu cử năm 2016. Bà đã chạy đua chức Tổng thống Mỹ với ông Donald Trump và cuối cùng đã thua cuộc.

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) khi đó là James Comey, sau cuộc điều tra kéo dài một năm về cách Hillary Clinton xử lý thông tin mật, đã ân xá cho hành vi sai trái của Hillary vào tháng 7/2016. Ngày 28/10 trước cuộc bầu cử năm 2016, Comey thông báo rằng họ sẽ tiếp tục điều tra vụ bê bối thư điện tử của Hillary, nhưng vài ngày sau, Comey thông báo rằng không tìm thấy bằng chứng mới và vụ án được đóng lại trước cuộc bầu cử. Comey cũng cho rằng không thể loại trừ khả năng các đối thủ nước ngoài tinh vi có thể xâm nhập vào máy chủ email của Hillary.

Trong email do luật sư của Hillary gửi tới Quốc hội, ngoại trừ bốn email, tất cả các email đều chứa địa chỉ gmail là carterheavyindustries@gmail.com. Địa chỉ gmail này rất giống với địa chỉ của một công ty Trung Quốc.

Về vấn đề này, ông Pompeo cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox hôm thứ Sáu: “Bạn có thể thấy rằng dù là Nga, Trung Quốc, Iran hay Triều Tiên, họ đều muốn có được những thông tin bí mật này. Thông tin cơ mật cần được lưu ở đúng nơi, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã không làm điều này khi còn làm việc tại Bộ Ngoại giao”.

Vào thứ Năm (8/10), Tổng thống Trump đã bày tỏ sự không hài lòng với việc Ngoại trưởng Pompeo không hành động. Trump nói với Fox News: “Bà Clinton nói sở hữu 33.000 email. Chúng đều thuộc Bộ Ngoại giao nhưng Ngoại trưởng Mike Pompeo lại không thể công bố, điều này thật buồn. Tôi không hài lòng với ông ấy bởi lý do này”.

Trong cuộc bầu cử năm 2016, Trump thề rằng nếu đắc cử, ông sẽ lập tức điều tra vụ bê bối email của Hillary và tống Hillary vào tù. Tuy nhiên, trước khi Trump đắc cử, Đảng Dân chủ đã phát động một cuộc điều tra chống lại Trump. Cho đến khi vụ án được khép lại vào tháng 4/2019, phải mất hơn hai

năm để tìm ra bằng chứng cho thấy nhóm Trump không thông đồng với Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ.

Hôm thứ Ba (6/10), Tổng thống Trump thông báo đã ủy quyền giải mật hoàn toàn hồ sơ và tài liệu liên quan đến “Russiagate”. Cùng ngày, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia, John Ratcliffe, theo chỉ thị của Tổng thống Trump, đã tiến hành giải mật các tài liệu điều tra liên quan đến trò lừa Nga can thiệp bầu cử Mỹ – “Russiagate“. Các tài liệu được giải mật cho thấy, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) lúc đó là John Brennan đã báo cáo với cựu Tổng thống Barack Obama về “kế hoạch” có chủ ý của bà Hillary Clinton nhằm gắn ứng viên tổng thống Donald Trump với Nga như là “cách thức đánh lạc hướng công chúng khỏi vấn đề bà sử dụng máy chủ thư điện tử cá nhân” trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Nhà phân tích pháp lý Gregg Jarrett của Fox News nói với người dẫn chương trình nổi tiếng Sean Hannity của Fox rằng: “Điều này cho thấy bà Hillary Clinton vô đạo đức, vô lương tâm, xảo quyệt và hủ bại đến mức nào”.

Ông Gregg Jarrett tin rằng bà Hillary Clinton có thể phạm trọng tội, tùy thuộc vào “thông tin bị rò rỉ như thế nào và tiết lộ cho ai”.

Ông Gregg Jarrett cho biết: “Tôi hy vọng rằng việc Tổng thống giải mật và xóa bỏ những phần dàn dựng sẽ làm sáng tỏ điều này, bởi vì đây có vẻ là một âm mưu tội phạm”.

Trong khi đó, Cựu quản lý chiến dịch tranh cử của TT Trump là ông Corey Lewandowski đã đặt câu hỏi: “Khi nào thì cựu Giám đốc FBI James Comey, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper và cựu Giám đốc CIA Brennan sẽ phải chịu trách nhiệm cho những tội ác chính trị lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ?”

Ông Lewandowski còn nói một cách mỉa mai: “Hệ thống tư pháp ở đất nước này được chia thành hai cấp độ: một là nếu bạn là người ủng hộ TT Donald Trump, bạn sẽ bị ném cuốn sách luật này vào người; hai là nếu bạn là người ủng hộ bà Hillary Clinton, bạn có thể được tha bổng”.

Có thể tưởng tượng rằng Tổng thống Trump sẽ không để bà Hillary thoát tội lần nữa, e rằng số phận vào tù ra tội của Hillary khó tránh khỏi.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nguy-co-hillary-bi-bo-tu-tang-manh-khi-ong-pompeo-muon-cong-bo-tai-lieu-vu-gia-mao-nga-can-thiep-bau-cu-my.html

 

Nổ súng tại mít tinh ủng hộ Tổng thống Trump,

một người chết

Bình luậnNguyễn Minh

Hai nghi phạm đang bị giam giữ sau khi một người bị bắn chết trong cuộc tụ họp ủng hộ Tổng thống Donald Trump ở Denver hôm thứ Bảy ngày 10/10 theo giờ địa phương tại Mỹ.

Vụ nổ súng diễn ra trong sân của Bảo tàng Nghệ thuật Denver.

Theo thông tin, người bị trúng đạn đã chết. Vụ nổ súng đang được điều tra như một vụ giết người.

Hai nghi phạm đang bị tạm giữ, theo Sở Cảnh sát Denver.

Một nhóm có tên là Patriot Muster (nhóm yêu nước) tổ chức một cuộc tụ họp tại Công viên Trung tâm Hành chính. Ngay sau đó, nhóm Denver Communists (Cộng sản Denver) đã tổ chức tụ họp.

Phát ngôn viên của nhóm Cộng sản Denver viết trên blog Westword: “Chúng tôi đã lên kế hoạch hành động sau khi biết lực lượng dân quân – phát xít đã kêu gọi ‘Patriot Muster’ chống lại phong trào Black Lives Matter, chống phát xít và chủ nghĩa Mác”.

Nhóm Cộng sản Denver gọi sự kiện của họ là “BLM-Antifa Soup Drive”.

BLM là viết tắt của Black Lives Matter, một phong trào có liên quan đến bạo lực xảy ra tại hàng trăm cuộc biểu tình tại Hoa Kỳ trong năm nay.

Antifa là một mạng lưới cộng sản cực tả, vô chính phủ. Một số thành viên đã công khai ủng hộ bạo lực. Một số đã bị bắt trong những năm gần đây vì bị cáo buộc tham gia cướp bóc, hành hung và các tội ác khác.

Một thành viên của mạng lưới Antifa tự nhận là đã bắn chết một người thuộc phe bảo thủ ở Portland, Ore. Vào cuối tháng Tám, kẻ giết người này đã bị chết khi lực lượng cảnh sát cố gắng bắt giữ anh ta.

Nhóm Cộng sản Denver cho biết trên trang sự kiện của họ rằng, “Chiến lược ưa thích của chúng tôi chỉ đơn giản là đông hơn và đánh bại những kẻ phát xít này bất cứ lúc nào chúng xuất hiện”.

Trang tin về sự kiện Patriot Muster đã bị gỡ xuống. Sự kiện này do John Tiegen tổ chức. John Tiegen là từng làm việc trong quân đội Hoa Kỳ, ủng hộ phe bảo thủ truyền thống.

Đoạn video cho thấy, một người đàn ông nổ súng trước khi bị các cảnh sát, mặc đồ chống bạo động đang đứng gần đó, bao vây.

Hãng Denver Post ban đầu đưa tin rằng, một người biểu tình cánh tả đã bắn một người biểu tình cánh hữu – người đã truy sát anh ta, nhưng sau đó đã đưa tin lại rằng, “Một nhân viên của Denver Post đã chứng kiến ​​cuộc đối đầu chết người. Vụ việc này đã được cập nhật sau khi nhà chức trách gọi điện đặt câu hỏi về tính chính xác của thông tin của nhà báo đó”.

Weston Imer – một thực tập sinh trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, cho biết, người bị bắn là “một trong những người của chúng tôi”.

“Người bị bắn đã chết tại Denver Health. Danh tính vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên người này tham gia vào nhóm an ninh tình nguyện tại chỗ. Kẻ bắn súng là thành viên của mạng lưới  Antifa, hiện đang bị giam giữ”, Imer viết trên Facebook.

Sở cảnh sát Denver từ chối cung cấp hồ sơ về vụ việc tại thời điểm này.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/bai-khac/no-sung-tai-mit-tinh-ung-ho-tong-thong-trump-mot-nguoi-chet-83948.html

 

Covid-19: Brazil vượt mốc 150.000 người chết

 vào lúc virus lây chậm lại

Mai Vân

Vào hôm qua, 10/10/2020, Brazil đã vượt ngưỡng 150.000 người chết vì dịch Covid-19. Theo số liệu của bộ Y Tế nước này, tổng số tử vong vì dịch bệnh lên đến 150.198 ca, trong lúc số người bị nhiễm virus đang ở mức trên 5 triệu.

Về số tử vong, Brazil vẫn đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, còn về số người bị nhiễm, quốc gia Nam Mỹ này xếp thứ ba, sau Mỹ và Ấn Độ.

Mốc biểu tượng 150 ngàn người chết đã bị vượt qua vào lúc dịch Covid-19 tại Brazil cho thấy nhiều dấu hiệu là đang từ từ thuyên giảm. Từ Sao Paolo, thông tín viên RFI Martin Bernard tường trình:

Tại Sao Paolo, thành phố lớn nhất của đất nước, các rạp chiếu phim đã mở cửa lại từ cuối tuần này. Một số trường học cũng mở lại vào cuối tháng.

Thế nhưng sinh hoạt khó có thể trở lại bình thường trên một đất nước mà dịch bệnh đã khiến hơn 150.000 người chết trong vòng 7 tháng. Ngoài ra còn có đến 5 triệu người bị nhiễm virus.

Quả đúng là tỷ lệ lây nhiễm có giảm, theo tính toán của trường Imperial College tại Luân Đôn, nhưng mỗi ngày có đến hơn hai chục ngàn người bị nhiễm, trong lúc số người chết, từ hơn một ngàn người trước đây, đã xuống còn 600 người, điều mà giới chuyên gia cho rằng vẫn còn ở mức đáng lo ngại.

Về phần tổng thống Bolsonaro, giống như đồng nhiệm Mỹ Donald Trump, cũng đã bị nhiễm Covid-19, nhưng cũng như Donald Trump, ông tiếp tục giảm nhẹ sự nguy hiểm của dịch bệnh.

Hiện nay có 4 loại vac-xin đang được thử nghiệm ở Brazil, và người dân đang lo lắng theo dõi tiến trình này, với hy vọng là thành công của các thử nghiệm sẽ cho phép họ nhìn tương lai một cách bình thản hơn.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201011-covid-19-brazil-v%C6%B0%C6%A1%CC%A3t-m%C3%B4%CC%81c-150-000-ng%C6%B0%C6%A1%CC%80i-ch%C3%AA%CC%81t-va%CC%80o-lu%CC%81c-virus-l%C3%A2y-ch%C3%A2%CC%A3m-la%CC%A3i

 

Khoa học gia quốc tế và Nga

lo ngại vắc xin Covid Sputnik V

Lục Du

Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt lưu hành vắc xin COVID-19 có tên là Sputnik V vào ngày 11/8. Tuy nhiên việc chính phủ Putin vội vã cho lưu hành một vắc xin chưa được thử nghiệm theo đúng quy trình khoa học đã bị cộng đồng y tế quốc tế chỉ trích.

“Sputnik V” là một loại vắc xin do Trung tâm Dịch tễ học và Vi sinh Quốc gia Gamaleya phối hợp với Bộ Quốc phòng Nga phát triển.

Viện Nghiên cứu Gamaleya do nhà nước điều hành là một trong những phòng thí nghiệm nghiên cứu vắc xin lâu đời nhất của Nga. Bản thân cái tên Sputnik V đã trở thành niềm tự hào đối với nhiều người

Nga từ thời Liên Xô sau khi một vệ tinh lấy cái tên này được phóng lên quỹ đạo vào ngày 4/10/1957, trong khi cuộc Chiến tranh Lạnh đang diễn ra.

Bộ Y tế Nga lưu ý rằng vắc-xin này được sản xuất dựa trên một loại vắc-xin đã được chứng minh là có tác dụng chống lại adenovirus, một bệnh cảm cúm thông thường, và khẳng định rằng Sputnik sẽ cung cấp khả năng miễn dịch đối với virus Vũ Hán trong tối đa hai năm.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học ở Nga và các quốc gia khác đang bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển và sự thiếu minh bạch trong quy trình Sputnik V được chấp thuận, đồng thời nói rằng việc cung cấp vắc-xin cho công chúng trước khi thực hiện những thử nghiệm quan trọng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng. Chỉ có 76 bệnh nhân tham gia vào thử nghiệm Sputnik Giai đoạn 1, một số lượng quá nhỏ để xác định liệu vắc xin Covid của Nga có an toàn và hiệu quả hay không.

Viện Gamaleya đã bị một nhóm các nhà khoa học và bác sĩ của 12 quốc gia chất vấn về vắc-xin Sputnik V sau khi họ nêu bật “các mẫu lạ” trong dữ liệu về loại vắc xin này được công bố trên tạp chí The Lancet, một tạp chí y khoa hàng đầu của Anh, một tháng trước.

37 chuyên gia nổi tiếng đã yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu thử nghiệm Sputnik để xem xét kỹ lưỡng hơn, và đã ký một bức thư ngỏ nêu một số lo ngại về sự trùng lặp kết quả rõ ràng liên quan đến sản xuất kháng thể ở những người tham gia thử nghiệm loại virus này lần đầu tiên. Theo The Moscow Times, họ coi sự trùng lặp như vậy là “rất khó xảy ra”.

Viện Gamaleya đã phớt lờ yêu cầu và không trả lời nhiều cuộc gọi công khai cũng như ít nhất hai đề xuất chính thức để có được “thông tin ẩn danh chưa qua xử lý”, theo nhóm các nhà nghiên cứu lần đầu tiên nêu ra mối quan ngại.

Enrico Bucci, giáo sư sinh học tại Đại học Temple, Hoa Kỳ, người đầu tiên nêu bật khả năng trùng lặp dữ liệu, cho biết phản ứng công khai của Nga không giải quyết được mối lo ngại của ông và ông không tin việc chính phủ Putin sẽ trở nên “minh bạch hơn”.

Bất chấp tất cả những điều này, TASS, một hãng thông tấn nhà nước của Nga, cho biết Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), đơn vị tài trợ cho việc sản xuất vắc-xin, “đã nhận được đơn đặt hàng mua một tỷ liều vắc-xin từ 20 quốc gia”.

Cơ quan này lưu ý thêm rằng việc tiêm chủng công khai vắc-xin Covid Sputnik V mới có thể bắt đầu ở Nga vào cuối tháng 10.

Vào tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị tặng tất cả các nhân viên của Liên hợp quốc mỗi người một liều Sputnik V miễn phí, tuy nhiên bản thân ông Putin vẫn chưa tiêm thử loại vắc xin này trong bối cảnh dịch Covid vẫn đang diễn biến theo chiều hướng xấu tại Nga.

https://www.dkn.tv/the-gioi/khoa-hoc-gia-quoc-te-va-nga-lo-ngai-vac-xin-covid-sputnik-v.html

 

Mỹ và Châu Âu kêu gọi thả bà Phạm Đoan Trang

Quốc tế trong những ngày qua tiếp tục lên tiếng về vụ chính quyền Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.

Hôm thứ Sáu, 9/10/2020, Trợ lý Bộ trưởng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Hoa Kỳ đăng trên Twitter rằng nước này “lên án vụ bắt giữ cây viết, nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Phạm Đoan Trang”.

Bắt Phạm Đoan Trang: Bình luận lo ngại vụ việc ‘thách thức giá trị dân chủ’

Báo chí thế giới lên tiếng vụ Phạm Đoan Trang bị bắt

Vụ bắt nhà báo Phạm Đoan Trang: Phản ứng ban đầu từ quốc tế và Việt Nam

“Chúng tôi kêu gọi nhà nước Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho cô ấy và bỏ mọi tội danh,” ông Robert A. Destro viết thêm.

Cùng ngày, một quan chức ngoại giao cao cấp từ châu Âu cũng lên tiếng đòi trả tự do nhà hoạt động bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ đêm hôm 6/10 tại TP Hồ Chí Minh.

Ngoại trưởng Cộng hòa Czech, ông Tomáš Petříček viết trên Twitter: “Tôi được tin với mối quan ngại sâu sắc về vụ bắt giữ bà Phạm Đoan Trang, người đoạt giải thưởng Homo Homini năm 2017. Giải thưởng tôn vinh những cá nhân có đóng góp xuất sắc cho việc thúc đẩy nhân quyền, dân chủ và giải pháp hòa bình cho các xung đột chính trị.”

“Tôi yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho bà và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng các cam kết luật pháp quốc tế.”

Trước đó, đã có rất nhiều tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế lên tiếng về vụ bắt giữ này.

Liên đoàn Các Nhà Xuất bản châu Âu (FEP) thậm chí đòi các chính trị gia phải can thiệp để bà Phạm Đoan Trang được trả tự do.

FEP ghi nhận rằng Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thương mại với EU, và thỏa thuận này vẫn cần phải được quốc hội các nước chuẩn thuận.

FEP, tổ chức đại diện cho 29 hiệp hội nhà xuất bản ở các quốc gia, đã viết thư cho Phó Chủ tịch Ủy hội châu Âu Valdis Dombroskis và một số dân biểu Nghị viên châu Âu.

Trong thư, Chủ tịch FEP Peter Kraus vom Cleff viết: “Chúng tôi rất trông cậy vào việc quý vị sẽ can thiệp và ủng hộ cho xã hội dân sự ở Việt Nam, và kêu gọi trả tự do cho Phạm Đoan Trang.”

Ấn phẩm của NXB Tự Do chủ yếu về chính trị, xã hội và luật pháp

Tội ‘Tuyên truyền chống nhà nước’

Tin tức về vụ bắt giữ bà Phạm Đoan Trang được thông báo chính thức trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công an hôm 7/10, và được đăng tải trên truyền thông Việt Nam cùng ngày.

Bộ Công an nói rằng vụ bắt giữ, khám xét khẩn cấp và tạm giam do cơ quan an ninh Hà Nội phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và công an TP Hồ Chí Minh thực hiệm.

Bản tin cho biết thêm, bà Phạm Đoan Trang bị khởi tố hình sự về các tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999, và “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

Tuy nhiên, theo cập nhật hôm 11/10 trên trang Facebook cá nhân của bà Phạm Đoan Trang thì công an Hà Nội thông báo tới gia đình rằng bà bị bắt tạm giam vì “có hành vi Tuyên truyền chống nhà nước” quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999, và hiện đang bị giam tại Trại tạm giam Số 1 của công an Hà Nội.

Ngay sau vụ bắt giữ, hôm 7/10, trang Facebook cá nhân của bà Phạm Đoan Trang có đăng một thông báo rằng trang này đã được quản lý và kiểm soát bởi “admin được Phạm Đoan Trang ủy quyền quản lý tài khoản phòng khi cô bị bắt”.

Admin (người điều hành) hiện thời của trang này, người tự nhận là “đại diện cho nhóm bạn trợ giúp Đoan Trang”, nói cho đến thứ Bảy 10/10, ngoài giấy tạm giam, “gia đình Trang vẫn chưa nhận được các giấy tờ cần thiết liên quan đến vụ án như Lệnh bắt, Quyết định khởi tố bị can, Khởi tố vụ án” tuy đã yêu cầu.

Do vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu bà đang bị truy tố theo hai điều khoản ở hai bộ luật hình sự 1999 và 2015 như trong công bố của Bộ Công an hôm 7/10, hay chỉ theo quy định ở Bộ luật Hình sự 1999.

Bên cạnh việc chưa nhận được các giấy tờ như đã yêu cầu, “gia đình vẫn chưa gửi được quần áo và những đồ dùng cá nhân thiết yếu cho Trang,” Admin của trang Facebook Phạm Đoan Trang viết thêm.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54465282

 

Covid-19: Anh Quốc ‘có thể phong tỏa toàn quốc’

Giới khoa học hàng đầu của Anh nói phong tỏa toàn xã hội lần hai có thể xảy ra và đang ở “đỉnh” dịch như tháng Ba.

Giáo sư Peter Horby nói Anh Quốc đang ở “điểm bấp bênh” với các ca nhiễm và số người nhập viện tăng cao.

Trước đó một trong những nhà khoa học hàng đầu Anh Quốc cảnh báo rằng Vương quốc Anh đã đạt đến “đỉnh” dịch bệnh tương tự như đã xảy ra lần cuối vào tháng Ba.

Phó y tế của Anh, Giáo sư Jonathan Van-Tam nói thời tiết là yếu tố “bất lợi với chúng ta” và Anh đang gặp nhiều khó khăn.

Ông nói số ca tử vong sẽ gia tăng trong những tuần tới và kêu gọi mọi người hạn chế tiếp xúc xã hội.

Vào thứ Hai, Thủ tướng Boris Johnson dự kiến sẽ công bố những hạn chế nghiêm ngặt hơn.

Trong một tuyên bố trước các dân biểu, thủ tướng dự kiến sẽ đặt ra kế hoạch cho một hệ thống phong tỏa địa phương ba cấp.

Điều này có nghĩa là mọi khu vực ở Xứ Anh (England) sẽ được xếp vào một trong ba cấp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Vào ngày thứ Bảy, có 15.166 ca nhiễm mới ở Anh Quốc, tăng 1.302 người so với thứ Sáu. Đã có thêm 81 người chết – giảm sáu ca so với thứ Sáu.

Covid-19: 1 triệu người trên thế giới đã chết

Covid-19: Anh ‘có thêm hơn 10 ngàn ca nhiễm mới’

Covid gây nguy hiểm tới đâu cho sức khoẻ ông Trump?

Anh đánh lớn, tung gần 400 tỷ đô vào trận chiến chống virus corona

Tuy nhiên, Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) ước tính 224.000 người trong các hộ ở Xứ Anh đã nhiễm virus, tính đến ngày 1/10 – gần gấp đôi con số được ONS báo cáo cho mỗi hai tuần trước.

Trong tuyên bố của mình được công bố vào ngày Chủ nhật, Giáo sư Van-Tam nói rằng trong khi dịch bệnh “bùng phát trở lại” trong những người trẻ tuổi hơn trong vài tuần qua, có “bằng chứng rõ ràng về sự lây lan dần dần sang các nhóm tuổi lớn hơn” tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Giáo sư Van-Tam nói: “Đáng buồn thay, qui luật là số người chết sẽ tiếp tục gia tăng trong vài tuần tới”.

Ông cảnh báo rằng Vương quốc Anh đang ở một vị trí khác so với đợt lây nhiễm đầu tiên vì “chúng ta đang bước vào những tháng mùa đông lạnh hơn và trời tối hơn”.

Nhưng ông cũng cho biết Anh có “năng lực xét nghiệm được cải thiện nhiều” và “phương pháp điều trị tốt hơn”, có nghĩa là “chúng tôi biết tình hình đang ở đâu và làm thế nào để giải quyết nó”.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân theo hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tiếp xúc với người khác.

Ông nói thêm: “Tôi biết điều này là rất khó, nhưng thực tế khoa học chứng minh là virus phát triển mạnh khi con người tiếp xúc với nhau”.

Phóng viên chính trị của BBC Chris Mason cho biết kế hoạch mà thủ tướng Anh dự kiến đưa ra vào ngày thứ Hai vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng nhiều khả năng là các quán bar sẽ đóng cửa, các nhà hàng có thể phải đối mặt với những hạn chế, thậm chí mọi người có thể được yêu cầu không được ra vào khu vực họ ở.

Tuy nhiên các trường học phổ thông và đại học sẽ vẫn mở.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54499636

 

Đô đốc của Anh lo sợ Hải quân Trung Quốc

tấn công thông qua vùng biển Bắc Cực

Bình luậnNguyễn Minh

“Các quy tắc quốc tế là nền tảng” cho sự thịnh vượng của toàn thế giới… Tuy có những quốc gia sẽ đe dọa các nguyên tắc, nhưng Anh Quốc sẽ chống lại mối đe dọa đó bằng cách “duy trì các quyền tự do, bảo vệ thương mại, thực thi các quy tắc đó”, Đô đốc của Hải quân Anh cho biết.

Theo Đô đốc Tony Radakin thuộc Hải quân Anh, khi vùng biển Bắc Cực mở cửa, Hải quân Trung Quốc có thể tiếp cận Bắc Đại Tây Dương thông qua tuyến đường biển Bắc Cực ở phía bắc nước Anh và gây ra mối đe dọa chiến lược đối với quốc gia này.

Trong một bài phát biểu hôm 8/10 từ boong của thiết giáp hạm HMS Prince of Wales thuộc Hải quân Hoàng gia Anh Quốc tại Portsmouth, Đô đốc Radakin cho biết, việc băng ở vùng biển Bắc cực tan ra sẽ “mở ra các tuyến thương mại hàng hải mới trên khắp thế giới, giảm một nửa thời gian vận chuyển giữa Châu Âu và Châu Á”.

Ông nhấn mạnh, Anh Quốc nằm ở “cửa ngõ” của các tuyến đường đó.

“Nhưng khi Trung Quốc đưa lực lượng Hải quân ngày càng phát triển của mình ra Đại Tây Dương, họ sẽ đi theo con đường nào — tuyến đường dài hay đường ngắn?”, Đô đốc Radakin đặt câu hỏi.

‘Đại Tây Dương — Sân sau của chúng ta’

Ông Radakin cũng cho biết, nước Nga “hiện đang hoạt động tích cực hơn ở Đại Tây Dương – sân sau của chúng ta – so với hơn 30 năm trước”.

Ông nói rằng, các tuyến thương mại đường biển “là một phần của mạng lưới thương mại hàng hải toàn cầu trị giá 8 nghìn tỷ bảng Anh (hơn 242 triệu tỷ VNĐ), là huyết mạch mà mạch máu của nền kinh tế thế giới chảy qua”.

Đô đốc Radakin mô tả các vùng biển như một “cộng đồng toàn cầu, nơi các quốc gia, hải quân của họ và trên hết là các tàu buôn của họ có thể di chuyển tự do”. Ông cho biết, các quy tắc quốc tế là nền tảng cho “sự thịnh vượng của toàn thế giới”.

Ông Radakin nói rằng, tuy có những quốc gia sẽ đe dọa các nguyên tắc, nhưng Anh Quốc sẽ chống lại mối đe dọa đó bằng cách “duy trì các quyền tự do, bảo vệ thương mại, thực thi các quy tắc đó”, như đề ra trong tài liệu hướng dẫn về Khái niệm hoạt động tích hợp (Britain’s Integrated Operating Concept) do Bộ Quốc phòng Anh Quốc ban hành.

Tài liệu Khái niệm hoạt động tích hợp

Tài liệu Khái niệm Hoạt động Tích hợp được Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng của Anh, Tướng Sir Nick Carter đề ra để hướng dẫn hoạt động phù hợp với “đặc điểm của chiến tranh mới”.

Bộ Quốc phòng Anh Quốc công bố tài liệu này vào ngày 30/9 và gọi nó là “sự thay đổi quan trọng nhất trong tư tưởng quân sự của Vương quốc Anh trong nhiều thế hệ”. Điều này sẽ báo trước một “sự chuyển đổi cơ bản trong vật dụng quân sự và cách thức sử dụng [chúng]”.

Thiết giáp hạm HMS Prince of Wales, được Đô đốc Radakin mô tả là “một trong hai hàng không mẫu hạm hiện đại và hiệu quả nhất thế giới”, đồng thời là một trong hai tàu sân bay mới của hạm đội hải quân Anh. Thiết giáp hạm này có giá lên tới 3,1 tỷ bảng Anh (4 tỷ USD).

Mẫu hạm còn lại là HMS Queen Elizabeth, có thể chở tới 40 máy bay, được mô tả là “tàu sân bay lớn nhất và mạnh nhất từng được đóng cho Hải quân Hoàng gia”.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/do-doc-cua-anh-lo-so-hai-quan-trung-quoc-tan-cong-thong-qua-vung-bien-bac-cuc-83419.html

 

Covid-19: Kỷ lục mới tại Pháp

và nguy cơ khủng hoảng xã hội

Minh Anh

Nước Pháp tiếp tục phá thêm kỷ lục mới số ca nhiễm Covid-19 thường nhật. Ngày 10/10/2020, sau khi vượt ngưỡng 20.000 người, cơ quan Y tế Pháp cho biết đã có thêm 27.000 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Người vô gia cư và những người sống trong những điều kiện bấp bênh là những nạn nhân hàng đầu.

Tỷ lệ dương tính với Covid-19 tăng từ hơn 10% lên 11%. Tổng cộng nước Pháp có hơn 718.870 ca nhiễm bệnh, hơn 32.680 trường hợp tử vong (thêm 54 người chết vì Covid-19 trong vòng 24 giờ). Điểm tích cực là số nặng phải chăm sóc đặc biệt thường nhật đã giảm ở mức 110 người, ít hơn 40 bệnh nhân so với hôm trước.

France 24 lưu ý, dịch bệnh Covid-19 làm lộ rõ những bất bình đẳng xã hội tại Pháp. Một nghiên cứu do các tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới (MSF), Epicentre và Viện Pasteur thực hiện cho thấy người vô gia cư và những người sống trong những điều kiện bấp bênh là những đối tượng bị tác động nặng nề nhất của dịch bệnh.

Theo kết quả, điều tra đầu tiên này, được công bố hôm 06/10/2020, những người này có tỷ lệ nhiễm virus quá mức. Riêng tại vùng Ile-de-France, « 40% người vô gia cư đều bị nhiễm Covid-19 », theo như báo động của ông Jean-François Delfraissy, chủ tịch Hội Đồng Khoa Học trên đài RMC.

Điều đáng lo là khủng hoảng dịch tễ lần này đang gây ra nhiều hệ quả xã hội nghiêm trọng tại Pháp. Báo chí Pháp trong tuần loan tin báo động dịch bệnh Covid-19 có nguy cơ đẩy thêm gần một triệu người Pháp rơi vào cảnh bần hàn. Giới quan sát dự báo từ đây đến cuối năm sẽ có thêm 800 ngàn người mất việc làm.

Riêng trong giai đoạn trung tuần tháng Ba đến cuối tháng Tám, số người cầu viện đến hỗ trợ lương thực-thực phẩm từ các tổ chức nhân đạo đã tăng thêm 50%, tức thêm khoảng 1,2 triệu người, nâng tổng số người nhờ đến hỗ trợ lương thực-thực phẩm tại Pháp thành hơn 5 triệu người.

Đan Mạch : Bắt đầu chiến dịch thủ tiêu một triệu con chồn

Toàn khu vực châu Âu đã có  hơn 6,2 triệu người nhiễm bệnh và gần 240 ngàn người chết vì Covid-19. Nhiều nước trong khu vực tuần này cũng bắt đầu siết chặt thêm một số biện pháp phòng chống dịch.

Tại Đức, các cửa hàng cũng như là nhà hàng và quán bar bị cấm mở cửa từ 23 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Lệnh cấm kéo dài cho đến 31/10/2020. Thủ đô Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp.

Trong khi đó tại Đan Mạch, quốc gia xuất khẩu da chồn hàng đầu hôm nay bắt đầu chiến dịch triệt hạ một triệu con chồn nuôi tại khoảng 60 trong tổng số 150 trại nuôi. Nhiều ca dương tính với Covid-19 đã được phát hiện ở nhiều trại nuôi chồn.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201011-covid-19-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-m%E1%BB%9Bi-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-v%C3%A0-nguy-c%C6%A1-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i

 

Giải thưởng Bayeux: RFI được vinh danh

tại giải thưởng phóng viên chiến trường

Thanh Hà

RFI là một trong những cơ quan truyền thông quốc tế được xướng tên trên bảng vàng của Giải thưởng Bayeux dành cho những phóng viên chiến trường lần thứ 27. Ngoài ra, những bài phóng sự về người Duy Ngô Nhĩ bị truy bức, về người tị nạn Syria hay thảm họa nội chiến tại Afghanistan là những chủ đề thu hút ban giám khảo trong đêm trao giải 10/10/2020.

Thông tín viên Sonia Ghezali của đài RFI tại Kaboul và Islambad được trao giải dành cho phóng sự radio mang tên « Afghanistan, sau đợt tấn công nhắm vào nhà hộ sinh của tổ chức Y Tế Không Biên Giới ». Sonia Ghezali chia sẻ phần thưởng này với Wahlah Shahzaib của đài truyền hình France 24. Ngoài ra, ban giám khảo của giải thưởng Bayeux năm nay vinh danh báo viết Le Monde của Pháp, phóng sự ảnh của Washington Post, và những phóng sự truyền hình của BBC tại Anh Quốc và đài Arte của Pháp- Đức.

Trung Quốc tiêu diệt người Duy Ngô Nhĩ

Về các chủ đề thu hút chú ý ban giám khảo năm nay, đài BBC nổi bật với phóng sự về những gia đình người Duy Ngô Nhĩ. Đây là một công trình « rất tốn kém, thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan và Trung Quốc », nói về thảm cảnh của những đứa trẻ thuộc cộng đồng thiểu số này đang bị chính quyền Trung Quốc « xóa đi bản sắc Duy Ngô Nhĩ để thay thế vào đó bằng một thứ bản sắc Mác-Lê » như ghi nhận của chủ tịch ban giám khảo giải thưởng Bayeux 2020, ông Ed Vuilliamy.

Vẫn theo chủ tịch Vuilliamy, phóng sự của hai nhà báo đài BBC cho thấy Trung Quốc là hiện thân của những gì « tồi tệ nhất của cả mô hình tư bản lẫn của chủ nghĩa cộng sản » nơi mà chỉ có đồng tiền là trên hết.

Giải thưởng Bayeux 2020 của công chúng được trao tặng cho Anthony Wallas của hãng thông tấn Pháp AFP nói về « cuộc nổi dậy của người dân Hồng Kông ».

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201011-gi%E1%BA%A3i-th%C6%B0%E1%BB%9Fng-bayeux-rfi-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-vinh-danh-t%E1%BA%A1i-gi%E1%BA%A3i-th%C6%B0%E1%BB%9Fng-ph%C3%B3ng-vi%C3%AAn-chi%E1%BA%BFn-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

 

Thượng Karabakh: Thỏa thuận ngừng bắn

Armenia-Azerbaijan bị phá vỡ

Thanh Hà

Bất chấp lệnh hưu chiến có hiệu lực từ 12 giờ trưa ngày 10/10/2020, thủ phủ Stepanakert tại Thượng Karabakh tiếp tục là mục tiêu tấn công trong đêm 10 rạng sáng 11/10. Nhiều đợt pháo kích liên tục xảy ra làm cả chục người thiệt mạng. Armenia và Azerbaijan đổ lỗi cho nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn vừa đạt được tại Matxcơva.

Theo chính quyền Bakou đã có ít nhất 7 người thiệt mạng và 33 người bị thương sau các đợt oanh kích nhắm vào Gandja, thành phố lớn thứ hai của Azerbaijan. Bộ Ngoại Giao Azerbaijan lên án Armenia vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.

Chính quyền trong tay phe đòi ly khai ở Thượng Karabakh lập tức bác bỏ cáo buộc nói trên và tố cáo ngược lại quân đội của chính phủ Azerbaijan đã « pháo kích vào các thành phố Stepanakert, Hadrut Martouni và những khu đông dân khác ».

Đặc phái viên của RFI từ thủ phủ Stepanakert, Régis Genté, tường thuật về tình hình tại chỗ trong những giờ qua :

« Đã có khoảng từ 10 đến 15 quả đại pháo vang rền trong đêm Thứ Bảy rạng sáng Chủ Nhật cho đến tận 2 -3 giờ sáng nay ở Stepanakert. Dường như trung tâm thành phố không phải là mục tiêu tấn công nhưng đạn pháo đã nhắm trúng các khu vực ngoại thành. Đương nhiên là thỏa thuận hưu chiến đã bị vi phạm.

Ngoài ra, chúng ta đã biết, ngay từ sau 12 giờ trưa hôm qua, tức là ngay lúc lệnh ngừng bắn chính thức bắt đầu có hiệu lực theo như thỏa thuận đã đạt được tại Matxcơva, trên đường ranh giới, mà trên thực tế là đường chiến tuyến, đụng độ đã lại diễn ra. Tình hình rất căng thẳng ở thành phố Hadrut.

Sáng nay đường phố thủ phủ Stepanakert gần như hoàn toàn không có người qua lại. Dân chúng trú ẩn ở trong nhà, hay nói đúng hơn là những người còn ở lại Stepanakert, bởi vì gần một nửa trong số khoảng 50.000 cư dân tại đây đã di tản.

Nhiều khu phố bị tàn phá trong những ngày qua. Nhiều tòa chung cư tan hoang sau các đợt pháo kích. Gần đó nữa là một cái hố sâu, hậu quả của một viên đạn đại bác nặng ít nhất 500 ký rơi xuống, kèm theo đó là rất nhiều thiệt hại chung quanh ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201011-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-ng%E1%BB%ABng-b%E1%BA%AFn-armenia-azerbaijan-bi%CC%A3-pha%CC%81-v%C6%A1%CC%83

 

Cảnh sát trấn áp cuộc biểu tình

chống điện Kremlin ở vùng viễn đông Nga

Tin từ Moscow, Nga – Vào hôm thứ Bảy (9 tháng 10), cảnh sát ở vùng Viễn Đông Nga dùng vũ lực trấn áp cuộc biểu tình kéo dài chống Điện Kremlin, bắt giữ 25 người để đáp trả việc người biểu tình dựng lều biểu tình bất hợp pháp ở quảng trường trung tâm.

Các cuộc biểu tình ở thành phố Khabarovsk đã diễn ra trong ba tháng qua để phản đối cách tổng thống Vladimir Putin giải quyết một cuộc khủng hoảng chính trị khu vực. Cư dân của Khabarovsk bắt đầu tổ chức cuộc biểu tình hàng tuần sau khi ông Sergei Furgal, thống đốc nổi tiếng của khu vực bị bắt giữ hôm 09/07/2020 với cáo buộc giết người mà ông đã phủ nhận.

Các cuộc biểu tình đã làm nổi bật sự tức giận của một số người dân ở vùng Viễn Đông đối với các chính sách xuất phát từ các chính quyền có trụ sở tại Moscow, những người đã bỏ bê họ trong nhiều năm. Những người ủng hộ ông Furgal, một thành viên của đảng LDPR theo chủ nghĩa dân tộc, cho rằng ông đang bị trừng phạt vì đánh bại một ứng cử viên từ đảng Nước Nga Thống nhất ủng hộ tổng thống Putin vào năm 2018.

Điện Kremlin nói rằng Furgal phải trả lời chất vấn đối với các cáo buộc nghiêm trọng. Chính trị gia đối lập Alexei Navalny, người đang hồi phục ở Đức sau khi Berlin nói ông bị hãm hại bằng chất độc thần kinh, đã lên án cảnh sát rằng khi một nửa người dân Khabarovsk xuống đường biểu tình, cảnh sát đã trốn như gián. Ông nói cảnh sát đã chờ đợi 3 tháng để số lượng người tham gia giảm bớt rồi mới hành động táo bạo hơn, họ bắt đầu ra ngoài và đánh đập mọi người mà không có lý do chính đáng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-tran-ap-cuoc-bieu-tinh-chong-dien-kremlin-o-vung-vien-dong-nga/

 

Israel phản đối Mỹ bán chiến đấu cơ F-35 cho Qatar

Israel sẽ phản đối bất kỳ thương vụ mua bán chiến đấu cơ F-35 của Mỹ nào cho Qatar, Reuters đưa tin, dẫn lời bộ trưởng tình báo Israel nói hôm 11/10, đề cập tới sự cần thiết phải duy trì ưu thế quân sự của Israel trong khu vực.

Bộ trưởng Tình báo Eli Cohen có bình luận trên sau khi Reuters đưa tin rằng Qatar, quốc gia có liên hệ với Iran, đã chính thức đề nghị mua F-35 của Mỹ.

Theo hãng tin Anh, theo nguyên tắc duy trì “lợi thế quân sự” của Israel, Hoa Kỳ thường tham vấn với Israel về các kế hoạch bán vũ khí tối tân cho các nước trong khu vực. Một số vụ mua bán vẫn diễn ra bất chấp sự phản đối của Israel.

Khi được hỏi liệu Israel có phản đối việc bán F-35 cho Qatar hay không, theo Reuters, ông Cohen với đài phát thanh Army Radio: “Câu trả lời là có. Ưu thế về quân sự và an ninh của chúng ta tại khu vực là điều quan trọng nhất. Khu vực của chúng ta vẫn chưa trở thành Thụy Sĩ”.

Đề nghị mua F-35 của Qatar được công bố sau thỏa thuận hồi tháng Tám, khi Hoa Kỳ đồng ý cân nhắc cho các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất mua F-35 sau khi Israel bình thường hóa quan hệ với cường quốc ở vùng Vịnh theo một thỏa thuận được Mỹ làm trung gian.

https://www.voatiengviet.com/a/israel-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BB%B9-b%C3%A1n-chi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A5u-c%C6%A1-f-35-cho-qatar/5617210.html

 

3 tàu chiến Nhật tập trận ở Biển Đông

và sẽ ghé Vịnh Cam Ranh

Lực lượng Phòng vệ Bờ Biển Nhật Bản hôm 9-10-2020 đã triển khai 3 tàu chiến gồm 1 tàu khu trục chở trực thăng JS Kaga, 1 tàu khu trục Ikazuchi và tàu ngầm tấn công JS Shoryu tiến hành cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông.

Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ Quốc phòng Nhật Bản trong một tuyên bố cho biết, mục đích của cuộc tập trận là “để tăng cường khả năng chiến thuật của họ” và không cho biết thêm chi tiết về vị trí địa lý của cuộc tập trận.

Cũng theo thông cáo, ba tàu này sẽ dừng lại tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào cuối tuần để tiếp tế.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đường đứt khúc 9 đoạn bao trùm Biển Đông và từ năm 2013 đã tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo thành các tiền đồn quân sự. Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có yêu sách đối với các vùng biển này.

Hoa Kỳ nhiều lần cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và cố gắng đe dọa các nước láng giềng châu Á, những nước có thể muốn khai thác trữ lượng dầu khí rộng lớn của khu vực.

Tờ Hoàn cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc ghi nhận các cuộc tập trận mới nhất của Nhật Bản và hôm 10-10, đồng thời nhận định rằng việc tiến hành thường xuyên các hoạt động quân sự ở Biển Đông không có lợi cho an ninh và ổn định của khu vực, và Trung Quốc kiên quyết phản đối.

Hôm 9-10, người phát ngôn quân đội Trung Quốc cho biết khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ USS John S. McCain đã đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa (Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1974) mà không được sự cho phép của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ dừng “các hành động khiêu khích tương tự”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/3-japanese-war-ships-visit-cam-ranh-bay-10102020135756.html

 

‘Chuột Chũi’: phim tài liệu tiết lộ

cách Bắc Hàn ‘buôn lậu vũ khí’

Paul Adams

Người xem sẽ biết được cách thức Bắc Hàn tìm cách qua mặt lệnh trừng phạt quốc tế ra sao sau khi xem bộ phim tài liệu mới, trong đó các thành viên của chính quyền bí mật Kim Jong-un bị gài bẫy tham gia ký kết các thỏa thuận giả để buôn vũ khí.

Những người xuất hiện trong phim gồm một đầu bếp Đan Mạch thất nghiệp, vốn say mê câu chuyện về những nhà độc tài cộng sản; một quý tộc Tây Ban Nha nhiệt thành tuyên truyền cho Bắc Hàn và thường thích mặc quân phục; và một cựu lính đánh thuê người Pháp, đồng thời là một tay buôn lậu ma túy đã từng bị kết án, trong quá trình điều tra đã đóng giả một người đàn ông bí ẩn.

Bắc Hàn duyệt binh, phô trương tên lửa mới

Ông vua của Bình Nhưỡng

Bắc Hàn ‘từ ác quỷ thành tốt xấu lẫn lộn’ trong phim Hàn Quốc

Nhưng liệu tất cả những điều này có thể là sự thật hay không? Một cựu quan chức Liên Hiệp Quốc nói với BBC rằng ông thấy bộ phim “rất đáng tin cậy”.

Dàn dựng mạng lưới buôn vũ khí để tiếp cận Bắc Hàn

Chuột Chũi (The Mole) là sản phẩm của nhà sản xuất phim người Đan Mạch Mads Brügger. Ông nói rằng ông đã dàn dựng một chiến dịch bịp rất công phu, phức tạp trong suốt ba năm để tìm hiểu xem làm cách nào mà Bắc Hàn có thể qua mặt được cộng đồng quốc tế.

Đầu bếp thất nghiệp Ulrich Larsen, với sự giúp đỡ của Brügger, đã xâm nhập được vào Hội Hữu nghị Triều Tiên (Korean Friendship Association – KFA), một nhóm ủng hộ Bình Nhưỡng đặt tại Tây Ban Nha.

Larsen đã leo lên các vị trí cao, cuối cùng đã dành được sự ưu ái và có vẻ như sự tin cậy của các quan chức chính quyền Bắc Hàn.

Nhờ có vị thế là một thành viên KFA, Larsen đã tiếp xúc được với người sáng lập đồng thời là chủ tịch phô trương của tổ chức này, Alejandro Cao de Benós, một quý tộc Tây Ban Nha vốn nổi danh khắp thế giới là “Người Canh Cổng của Bắc Hàn.”

Trong phim, mà có những lúc ông xuất hiện trong bộ quân phục Bắc Hàn, Cao de Benós huênh hoang về sự tiếp cận và tầm ảnh hưởng của ông đối với chính quyền Bình Nhưỡng.

Một gương mặt khác là Jim Latrache-Qvortrup, được mô tả là cựu lính đánh thuê Pháp đồng thời là một tay buôn ma túy đã bị kết án. Latrache-Qvortrup được tuyển vào vai một tay buôn vũ khí quốc tế, thường xuất hiện trong những bộ trang phục lòe loẹt.

Kết nối những người này lại với nhau là chính bản thân Brügger, người tự gọi mình là “thợ điều khiển con rối”.

Ông nói ông đã dành 10 năm để chuẩn bị cho Chuột Chũi, bộ phim tài liệu nay là sản phẩm chung của BBC và các hãng truyền thông Scandinavi.

Phim vui vẻ, kỳ quặc. “Tôi là một nhà làm phim thích tạo kịch tính,” Brügger nói trong phim.

‘Rất đáng tin cậy’

Nhưng Hugh Griffiths, đồng điều phối viên của Ủy ban Chuyên gia Liên Hiệp Quốc về Bắc Hàn trong thời gian 2014-2019, nói những tiết lộ trong phim là “rất đáng tin cậy”.

“Bộ phim tài liệu này là sự mất mặt nghiêm trọng nhất đối với Chủ tịch Kim Jong-un mà ta từng được xem,” Griffiths nói. “Việc phim trông có vẻ nghiệp dư không có nghĩa là không có chuyện bán chác vũ khí để đổi lấy ngoại tệ. Các nội dung trong phim thực sự tương đồng với những gì chúng ta đã biết.”

Bắc Hàn đã bị Liên Hiệp Quốc áp lệnh trừng phạt từ 2006 do tham vọng hạt nhân. Việc nước này phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân đã được ghi nhận trong các báo cáo định kỳ của Ủy ban LHQ kể từ 2010.

Tuy nhiên, việc chứng kiến các quan chức Bắc Hàn thảo luận cách qua mặt các lệnh trừng phạt để xuất khẩu vũ khí, như những cảnh phim cho thấy, là điều chưa từng xảy ra.

Tại một thời điểm quan trọng trong phim, Ulrich Larsen, cựu đầu bếp và là ‘Chuột Chũi’, quay phim cảnh Jim Latrache-Qvortrup, tức “Ông James” kẻ buôn vũ khí, ký hợp đồng với đại diện của một nhà máy sản xuất vũ khí Bắc Hàn trước sự hiện diện của các quan chức chính phủ. Việc ký kết diễn ra tại một tầng hầm xa hoa ở ngoại ô Bình Nhưỡng.

Không phải mọi thứ liên quan đến Triều Tiên xuất hiện trong phim đều được xác định rõ ràng. Cười vang khi nói về điều này, Latrache-Qvortrup cho biết ông đã phải bịa ra một công cái tên công ty khi bị một trong các quan chức Bắc Hàn hỏi.

Thật đáng ngạc nhiên khi nhóm thực hiện đã không nghĩ trước tới những chi tiết căn bản như thế, chỉ bởi không ai nghĩ rằng các quan chức Bắc Hàn thực sự sẽ cho phép quay phim trong một cuộc họp như thế, sẽ cho phép tiến hành ký kết hợp đồng như thế.

Hợp đồng đã ký có chữ ký của Kim Ryong-chol, chủ tịch Tổ chức Thương mại Narae. Narae là một cái tên phổ biến ở bán đảo Triều Tiên, nhưng bản phúc trình mới nhất của Ủy ban Các Chuyên Gia LHQ về Bắc Hàn đề ngày 28/8/2020 nói rằng một công ty có tên là Công ty Thương mại Narae Triều Tiên “có tham dự vào các hoạt động vi phạm lệnh trừng phạt, nhằm tạo thu nhập phục vụ cho các hoạt động bị cấm của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”.

Griffiths, cựu quan chức Liên Hiệp Quốc, nói rằng điều đó cho thấy những người Bắc Triều Tiên hiện diện trong cuộc họp có vẻ như rất sẵn sàng làm ăn với một doanh nhân mà họ không biết rõ tung tích.

“Điều đó cho thấy lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc là có tác dụng. Người Bắc Hàn rõ ràng là đang rất thiết cốt muốn bán vũ khí,” ông nói.

Có lúc trong cuộc họp tại Kampala hồi năm 2017, Latrache-Qvortrup được hỏi bởi “Ông Danny” (được mô tả là “người buôn vũ khí Bắc Hàn”) rằng liệu ông có thể đưa vũ khí Bắc Hàn tới Syria được không. Câu hỏi này cho thấy Bắc Hàn đang ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc tự mình đem hàng đi, Griffiths nói.

“Ông James” ở Uganda, được đi cùng bởi một số trong các quan chức Bắc Hàn đã xuất hiện tại Bình Nhưỡng, thương thảo chuyện mua một hòn đảo tại Lake Victoria.

Các quan chức Uganda được nghe giải thích rằng đảo sẽ được dùng để xây khu nghỉ dưỡng sang trọng, xa xỉ, nhưng Ông James và những người Bắc Hàn đó lại bí mật lên kế hoạch xây một nhà máy dưới lòng đất để sản xuất vũ khí và ma túy.

Một lần nữa, nội dung có vẻ như rất hoang đường, nhưng Bắc Hàn đã từng làm những việc xây dựng trá hình như vậy; họ đã xây nhà máy đạn dược tại một mỏ đồng bỏ hoang ở Thung lũng Báo gấm (Leopard Valley), Namibia. Trông bề ngoài thì những nơi này được dùng để sản xuất tượng và tượng đài.

Các hoạt động của Công ty Thương mại Phát triển Mỏ Triều Tiên (Komid) đã bị Ủy ban Chuyên gia Liên Hiệp Quốc điều tra trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2018.

Việc Liên Hiệp Quốc gây áp lực lên Namibia có thể lý giải được lý do vì sao những người Bắc Hàn trong phim lúc ban đầu đề cập tới việc tiếp tục xây dựng ở đó, nhưng sau muốn chuyển sang Uganda, Griffiths nói.

“Các dự án của Bắc Hàn tại Namibia trên thực tế là đã bị đóng,” cựu quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết. “Tính đến 2018, Uganda là một trong rất ít các nước châu Phi… nơi các tay môi giới vũ khí Bắc Hàn vẫn có thể tới được.”

Vai trò của giới ngoại giao Bắc Hàn

Một khía cạnh khác của phim được các nhà quan sát quốc tế quan tâm chú ý, đó là việc các quan chức ngoại giao Bắc Hàn tại các đại sứ quán ở nước ngoài có vẻ như là liên quan rõ ràng tới việc trực tiếp tạo điều kiện cho các nỗ lực vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Trong một cảnh phim, Ulrich Larsen tới thăm Đại sứ quán Bắc Hàn tại Stockholm, nơi ông nhận được một phong bì các kế hoạch dự án tại Uganda từ một nhà ngoại giao được gọi là Ông Ri.

Giống như nhiều những cảnh phim quan trọng khác trong phim tài liệu này, cuộc gặp gỡ đã được Larsen bí mật ghi hình. Lúc Larsen rời đi, Ông Ri cảnh báo ông là phải kín đáo.

“Nếu có chuyện gì xảy ra thì Đại sứ quán không biết gì về việc này đâu nhé, nhớ chưa?” Ông Ri nói.

Theo Griffiths thì cảnh này “phù hợp với cách thức họ vẫn tiến hành”.

“Phần lớn các cuộc điều tra của ủy ban Liên Hiệp Quốc về việc vi phạm lệnh trừng phạt thấy rằng các tòa nhà ngoại giao của Bắc Hàn hoặc những người mang hộ chiếu Bắc Hàn có liên quan tới các vi phạm thực sự hoặc âm mưu vi phạm,” ông nói.

Không có thỏa thuận nào được nhắc tới trong phim sau này được hiện thực hóa. Cuối cùng, khi các đối tác bắt đầu đòi tiền, Brügger để “Ông James” biến mất. Các nhà làm phim nói rằng bằng chứng của họ đã được chuyển tới cho Đi sứ quán Bắc Hàn tại Stockholm,nhưng họ vẫn không nhận được phản hồi nào.

Cao de Benós, sáng lập viên của KFA, nói rằng ông “nhập vai” và rằng bộ phim có nội dung” thiên vị, dựng chuyện và dùng mánh lới ngụy tạo”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54465279

 

Bình Nhưỡng phô trương

tên lửa liên lục địa lớn chưa từng thấy

Minh Anh

Thứ Bảy, 10/10/2020, Bắc Triều Tiên tổ chức lễ diễu binh lớn mừng kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao Động Triều Tiên, lãnh đạo đất nước kể từ khi bán đảo phân ly hai miền nam bắc. Bất chấp bối cảnh kinh tế và ngoại giao khó khăn, chế độ Bình Nhưỡng trình làng một tên lửa đạn đạo mới.

Những dịp lễ mừng luôn là cơ hội để Bình Nhưỡng khẳng định khả năng quân sự tiềm tàng. Năm 2020 này là một chiếc tên lửa đạn đạo liên lục địa mới (ICBM) có khả năng bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Loại tên lửa này, Bắc Triều Tiên đã có, nhưng chiếc tên lửa được tiết lộ hôm qua to lớn hơn rất nhiều.

Theo nhiều chuyên gia, chiếc tên lửa, được trưng bày trên một chiếc xe vận chuyển gồm 11 trục bánh xe, nếu được đưa vào vận hành, đây sẽ là chiếc tên lửa lớn nhất hành tinh. Ngoài ra, trong lễ diễu binh, tên lửa Hwasong-15, tên lửa tầm xa nhất chưa bao giờ được Bắc Triều Tiên thử nghiệm và được cho là có thể bắn đi từ tầu ngầm (SLBM) cũng được phô trương.

Trong bài phát biểu dài 30 phút, lãnh đạo Bắc Triều Tiên khẳng định « tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự ». Tuy không một lời nhắc đến Hoa Kỳ, nhưng thông điệp đưa ra cũng ít nhiều có vẻ hung hăng khi chỉ còn có vài tuần nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Đáng chú ý là trong bài phát biểu lần này, lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn bắn đi một thông điệp đến Hàn Quốc.

Từ Seoul, thông tín viên đài RFI Nicolas Rocca nhận định:

« Đó là một nguyên thủ vẻ xúc động, gần như rơi lệ, xuất hiện trên quảng trường Kim Il Sung tại Bình Nhưỡng hôm thứ Bảy 10/10 trước hàng ngàn khán giả. Cảm xúc này, theo như giải thích từ phía Seoul, là do những khó khăn kinh tế mà quốc gia láng giềng phía bắc đang trải qua, đã trở nên trầm trọng hơn do các trận lũ lụt trong những tuần qua, cũng như là các biện pháp hạn chế đề phòng dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đất nước chẳng có lấy một nạn nhân Covid nào để mà khóc thương. Kim Jong Un không chỉ tập trung nhiều vào chính sách đối nội, mà còn gởi một thông điệp đến Seoul. Ông nói : « Chúng tôi gởi đến đồng bào Hàn Quốc hơi ấm tình thương, mong sao họ vượt qua được thách thức virus corona ».

Một bước hướng đến miền nam sau nhiều tháng căng thẳng giữa hai nước. Hồi tháng 6/2020, văn phòng liên lạc Liên Triều ở biên giới bị nổ tung. Đến cuối tháng 9, một viên chức Hàn Quốc có mặt trong vùng lãnh hải phía Bắc bị bắn hạ. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã có những lời xin lỗi hiếm thấy.

Đây đúng là một lễ kỷ niệm nhiều tương phản được Kim Jong Un điều khiển, một bên là một bài diễn văn cẩn trọng, có thiện chí với miền nam và bên kia là một tên lửa đạn đạo mới trông giống như là một sự biểu dương sức mạnh ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201011-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-ph%C3%B4-tr%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-li%C3%AAn-l%E1%BB%A5c-%C4%91%E1%BB%8Ba-l%E1%BB%9Bn-ch%C6%B0a-t%E1%BB%ABng-th%C3%A2%CC%81y

 

Tài liệu tiết lộ vì sao Hàn Quốc là đồng minh Mỹ

nhưng lại quan hệ mật thiết với Trung Quốc

Tâm Thanh

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày ngày xấu đi, vào tháng 9 năm nay, chính phủ Hàn Quốc đã biểu lộ rõ ràng với Hoa Kỳ rằng, ngay cả khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc là đồng minh, họ vẫn sẽ duy trì quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Gần đây, Epoch Times đã thu thập được các tài liệu nội bộ về sự qua lại của chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc, cho thấy ĐCSTQ đã áp dụng những thủ đoạn và sách lược lạt mềm buộc chặt” đối với Hàn Quốc.

Một phần tài liệu chính thức mà Epoch Times có được cho thấy, Dự án cải tạo khổng lồ Sae Man Geum của Hàn Quốc có liên hệ với chính quyền địa phương của ĐCSTQ vào năm 2017. Sau khi chính phủ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In lên nắm quyền, Sae Man Geum được xây dựng như một “trung tâm kinh tế Đông Bắc Á” để hợp tác kinh tế với Trung Quốc.

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất cho hay, dự án này bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015. Ông Tập Cận Bình và bà Park Geun Hye (cựu Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ 2013 – 2017), đã thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc – Hàn Quốc và đề xuất ý tưởng cùng xây dựng một khu công nghiệp Trung Quốc – Hàn Quốc. Tuy nhiên, mãi đến cuối năm 2017, điều ấy mới thực sự được xúc tiến.

Một phần của văn bản chính thức do Cơ quan Phát triển Sae Man Geum của Hàn Quốc gửi cho chính quyền địa phương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Chụp màn hình tài liệu, Epoch Times).

“Khi bà Park Geun Hye sử dụng Sae Man Geum làm điểm tựa kinh tế để phát triển ở đó, không hề đề cập đến mức độ cao như vậy. Sau khi ông Moon Jae In lên nhậm chức, ông ấy ngay lập tức coi Sae Man Geum là điểm mấu chốt nhất trong quan hệ kinh tế với phía Trung Quốc, thậm chí ông còn coi đó là nơi tham quan hàng đầu trong sự nghiệp chính sách quốc gia”, nhà bình luận về vấn đề thời sự Lý Lâm Nhất cho biết.

Bức thư chính thức của Sae Man Geum gửi chính quyền thành phố Huệ Châu vào năm 2017 đã tiết lộ mối quan hệ thân thiết giữa Hàn Quốc và ĐCSTQ. Nhưng trước khi ông Moon Jae In lên nắm quyền, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và ĐCSTQ không hề đơn giản.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye là tổng thống đầu tiên từ chức do bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Khi Park Geun Hye lên nắm quyền vào năm 2012, mặc dù vẫn tiếp tục quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ nhưng bà lại tập trung nhiều hơn vào việc phát triển quan hệ với ĐCSTQ.

Bà Park Geun Hye thậm chí còn tham dự lễ kỷ niệm 70 năm cuộc diễu binh chống phát xít do ĐCSTQ tổ chức vào năm 2015 trong bối cảnh các nền dân chủ phương Tây vắng bóng tập thể. Cùng năm đó, ĐCSTQ và chính phủ Park Geun Hye đã ký Hiệp định Thương mại Tự do FTA Trung Quốc – Hàn Quốc.

Kể từ năm 2016, khi Triều Tiên tăng tốc phát triển vũ khí hạt nhân và thử tên lửa, và thái độ của ĐCSTQ đối với điều này là mơ hồ, chính phủ Park Geun Hye cuối cùng đã quyết định triển khai hệ thống chống tên lửa THAAD của Mỹ để ngăn chặn các cuộc tấn công của Triều Tiên. ĐCSTQ coi THAAD là một mối đe dọa, vì vậy nó đã trở nên thù địch với Hàn Quốc.

Vào tháng 3/2017, Park Geun Hye bị luận tội và từ chức. Sau khi Moon Jae In lên nắm quyền, ông quyết định tăng cường lại mối quan hệ với ĐCSTQ với cam kết không phát triển liên minh quân sự ba bên giữa Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản và hạn chế sử dụng THAAD.

Vào tháng 12/2017, Moon Jae In đã đến thăm Trung Quốc và đàm phán với Tập Cận Bình để thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Kể từ đó, quan hệ Trung-Triều đã hâm nóng trở lại.

Các tài liệu do Epoch Times thu được cho thấy, phía Hàn Quốc đã gửi thư cho chính quyền địa phương của ĐCSTQ vào tháng 9/2017, mời các quan chức Trung Quốc ở thành phố Yên Đài, Diêm Thành và Huệ Châu đến tham gia Diễn đàn Thượng đỉnh khu công nghiệp Trung Quốc – Hàn Quốc Sae Man Geum, nhưng bị từ chối.

Văn phòng Ngoại giao thành phố Huệ Châu cũng đề nghị “điều hòa một cách ít gây chú ý các hoạt động của cán bộ và chính phủ hai nước”, đồng thời, tăng cường “giao lưu với người dân” Hàn Quốc.

“Điều này cho thấy ĐCSTQ thực sự muốn cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, nhưng trên lĩnh vực chính trị, vì sự kiện THAAD khiến phía chính phủ Trung Quốc không thể xuống bước, vì vậy, ĐCSTQ phải cố gắng tỏ ra thái độ rất cứng rắn với Hàn Quốc. Thực ra nó không phải vậy, trên thực tế, ĐCSTQ luôn muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc”, nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất cho hay.

Mặc dù sau khi ông Moon Jae-in nhậm chức, ngoại giao của Hàn Quốc đã nghiêng về ĐCSTQ; các tài liệu nội bộ do Epcoch Times thu được ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông cho thấy phản ứng của ĐCSTQ không tỏ ra nhiệt tình, nhưng ẩn sau là một chiến lược lấy lòng chính phủ Hàn Quốc.

Ví dụ, sau khi nhận được thư mời từ Hàn Quốc, Cục Đối ngoại và Hoa kiều Huệ Châu đã gửi thư tới chính quyền thành phố vào ngày 20/9/2017, đề nghị chính quyền thành phố không tổ chức phái đoàn tham gia Hội nghị thượng đỉnh Khu công nghiệp Trung Quốc – Hàn Quốc Sae Man Geum.

Sở Ngoại vụ Huệ Châu cũng đề nghị chính quyền thành phố tìm lý do để từ chối nhẹ nhàng.

Đầu năm đó, vào tháng 2/2017, thành phố Goyang, Hàn Quốc đã gửi thư mời Thị trưởng thành phố Huệ Châu tham gia Lễ hội làm vườn quốc tế Goyang. Cục Đối ngoại Huệ Châu cũng đề nghị rằng “nên giảm màu sắc chính thức” khi tiếp xúc với Hàn Quốc.

Nhưng điều kỳ lạ là một mặt, Sở Ngoại vụ Huệ Châu đã hạ nhiệt các cuộc trao đổi chính thức và từ chối lời mời tham gia các sự kiện chính thức ở Hàn Quốc, mặt khác, nó lại tích cực thực hiện “trao đổi phi chính phủ” với Hàn Quốc.

Vào tháng 4/2017, Sở Ngoại vụ Huệ Châu chỉ đạo tích cực thực hiện giao lưu thành phố kết nghĩa với Seong Nam, Hàn Quốc. Chính quyền thành phố Huệ Châu cũng đã tuyên bố trong “Một số biện pháp chính sách hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của Khu công nghiệp Trung Quốc-Hàn Quốc (Huệ Châu) rằng, họ “Khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào các dự án mới và tăng vốn và sản xuất”: Đối với các dự án mới trên 20 triệu đô la Mỹ và các dự án tăng vốn vượt quá 10 triệu đô la Mỹ, “tài chính thành phố sẽ thưởng cho họ bằng 2% số vốn đầu tư nước ngoài thực tế của họ trong năm”. Đồng thời, có hơn mười chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nước ngoài và đầu tư vào Hàn Quốc.

Ông Lý giải thích rằng ĐCSTQ thực sự muốn thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh xấu hổ trước quốc tế; nhưng sự cố THAAD vẫn chưa hoàn toàn qua đi, vì vậy dưới áp lực của chủ nghĩa dân tộc trong nước, ĐCSTQ không dám đi quá xa, nên đã áp dụng chiến lược giảm quan hệ chính thức nhưng hâm nóng quan hệ riêng tư, và thực hiện chiến thuật vờn bắt Hàn Quốc.

Lý Lâm Nhất cho rằng, chiến lược của chính quyền Bắc Kinh đối với Hàn Quốc là “lạt mềm buộc chặt”, vờn tha để rồi bắt lấy lúc nào không hay. Sau khi Hàn Quốc thực hiện cam kết “3 không 1 giới hạn” (trong đó 3 không gồm: không triển khai thêm “THAAD”, không gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, và không hình thành liên minh quân sự giữa Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản), chính quyền Bắc Kinh đã xuống nước để xoa dịu chủ nghĩa dân tộc đang kích động ở nước này, đồng thời, thực hiện phát triển hội nhập kinh tế chặt chẽ với Hàn Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-lieu-tiet-lo-vi-sao-han-quoc-la-dong-minh-my-nhung-lai-quan-he-mat-thiet-voi-trung-quoc.html

 

Tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc

thay đổi hành vi để đối thoại ‘có ý nghĩa’

Bình luậnNguyễn Minh

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết, bà muốn có “cuộc đối thoại có ý nghĩa” với Trung Quốc nhưng chỉ khi Bắc Kinh sẵn sàng ngừng đối kháng và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, trong một bài phát biểu vào ngày 10/10 khi Đài Loan kỷ niệm Quốc khánh.

Bà Thái nói: “Chúng tôi cam kết duy trì sự ổn định giữa hai bên bờ eo biển, nhưng đây không phải là điều mà Đài Loan có thể làm một mình; đó là trách nhiệm chung của cả hai bên”.

Bà Thái nhấn mạnh: “Ở giai đoạn này, vấn đề cấp bách nhất giữa hai bờ eo biển là thảo luận về cách thức chúng ta có thể sống trong hòa bình và cùng tồn tại dựa trên sự tôn trọng, thiện chí và hiểu biết lẫn nhau. Chừng nào chính quyền Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết các mâu thuẫn và cải thiện quan hệ giữa 2 eo biển, đồng thời duy trì sự bình đẳng và phẩm giá, thì chúng tôi sẵn sàng phối hợp để tạo điều kiện cho đối thoại có ý nghĩa”.

Ngày Quốc khánh của Đài Loan đánh dấu sự khởi đầu của cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương vào năm 1911, lật đổ hoàng đế nhà Thanh và thành lập Trung Hoa Dân Quốc.

Trung Hoa Dân Quốc sau đó đã rút lui về lãnh thổ quốc đảo Đài Loan ngày nay sau khi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đánh bại trong Nội chiến Trung Quốc. Đài Loan có tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.

Còn Trung Quốc đại lục hay Trung Quốc, có tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vốn luôn coi Đài Loan tự trị là một phần lãnh thổ của mình và luôn uy hiếp sáp nhập Đài Loan bằng vũ lực nếu cần thiết.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan đã gia tăng đáng kể trong những tháng gần đây, với việc Bắc Kinh không ngừng điều máy bay ném bom và máy bay chiến đấu xâm phạm vào không phận của quốc

đảo. Đã có ít nhất 46 sự lần xâm phạm trong khoảng thời gian hơn 1 tuần từ ngày 17/9 đến ngày 24/9, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan.

Vào trước lễ kỷ niệm Quốc khánh Đài Loan, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã báo cáo một số vụ vi phạm khác khi 2 máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc xâm nhập không phận phía đông nam của Đài Loan. Để đáp trả, quân đội Đài Loan đã điều máy bay phản lực để đánh chặn máy bay Trung Quốc.

Trong bài phát biểu vào ngày 10/10 của mình, bà Thái đã dẫn lời nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây nói rằng “sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, bành trướng hoặc phạm vi ảnh hưởng”. Theo các hãng truyền thông nhà nước của Trung Quốc, ông Tập đã đưa ra tuyên bố này trong một bài phát biểu vào ngày 22/9 trong kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Đài Loan bày tỏ hy vọng rằng những tuyên bố của ông Tập sẽ đánh dấu “sự khởi đầu của sự thay đổi thực sự của [Trung Quốc]”, vì nhiều nước bày tỏ quan ngại về “bành trướng ngày càng mở rộng của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, bà Thái cho biết, Đài Loan sẽ tích cực tham gia trong cộng đồng quốc tế khi hợp tác với các quốc gia đồng minh.

“Chúng tôi sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc thiết lập các trật tự mới trong khu vực và quốc tế. Chúng tôi sẽ xây dựng các liên minh dựa trên các giá trị chung và quan hệ hữu nghị trong cộng đồng quốc tế, đồng thời tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia có cùng chí hướng và thân thiện. Chúng tôi cũng sẽ tham gia tích cực hơn vào các đối thoại và hợp tác đa phương trong khu vực và quốc tế”, bà Thái nói.

Trước bài phát biểu của mình, bà Thái và Phó Tổng thống Đài Loan William Lai đã gặp gỡ các quan chức nước ngoài tham dự lễ kỷ niệm Quốc khánh tại Tòa nhà Văn phòng Tổng thống Đài Loan. Trong số các quan chức có William Brent Christensen – Giám đốc Văn phòng Đài Bắc của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan. Đây là cơ quan được coi là đại sứ quán không chính thức của Hoa Kỳ tại Đài Loan.

Washington hiện duy trì mối quan hệ phi ngoại giao với Đài Bắc sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với quốc đảo để chuyển sang quan hệ với Bắc Kinh vào năm 1979. Mối quan hệ song phương này đã trở nên căng thẳng chưa từng thấy dưới thời chính quyền Tổng thống Trump.

Hai quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đã đến thăm Đài Loan trong những tháng gần đây, bao gồm: Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh – ông Alex Azar và Thứ trưởng Ngoại giao – ông Keith Krach.

Ngày 9/10, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đưa ra một tuyên bố công nhận Ngày Quốc khánh của Đài Loan. Thượng nghị sĩ đã đến thăm Đài Loan để tham gia lễ kỷ niệm Quốc khánh của nước này năm 2019.

Ông Cruz tuyên bố: “Trước sự thù địch ngày càng gia tăng, Đài Loan đã kiên cường chống lại các chiến thuật đàn áp và bắt nạt của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nước Mỹ tự hào khi sát cánh cùng người dân Đài Loan”.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/ky-niem-quoc-khanh-dai-loan-tong-thong-thai-anh-van-keu-goi-bac-kinh-thay-doi-hanh-vi-de-doi-thoai-co-y-nghia-83992.html

 

Máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng trời

trong ngày Đài Loan mừng quốc khánh

Lục Du

Một máy bay Y-8 săn tàu ngầm của Trung Quốc đã tiến vào Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đài Loan vào thứ Bảy (10/10), ngày Quốc khánh Đài Loan, theo Taiwan News.

Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND) cho biết, đây là lần thứ 7 trong tháng này Y-8 xâm phạm ADIZ của quốc đảo và là vụ xâm phạm không phận thứ 16 của các loại máy bay chiến đấu Trung Quốc kể từ ngày 16/9, CNA đưa tin.

Như hầu hết các lần trước, máy bay Trung Quốc vi phạm ADIZ của Đài Loan hôm thứ Bảy xảy ra ở khu vực phía tây nam hòn đảo, ở vị trí giữa Cao Hùng và đảo Dongsha do Đài Loan kiểm soát.

MND lưu ý rằng họ đã điều máy bay phản lực, phát cảnh báo vô tuyến đối với máy bay Trung Quốc và đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không để giám sát hoạt động của nó.

Tần suất máy bay Trung Quốc thực hiện các vụ xâm nhập vùng trời Đài Loan lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 khi họ thực hiện tới 37 vụ trong vòng 48 giờ. Đó là thời điểm Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đang có chuyến thăm Đài Loan.

https://www.dkn.tv/the-gioi/may-bay-trung-quoc-xam-pham-vung-troi-trong-ngay-dai-loan-mung-quoc-khanh.html

 

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục

củng cố quan hệ với Bắc Hàn

Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm thứ Bảy (10/10), truyền thông nhà nước Bắc Hàn cho biết trong thông điệp chúc mừng ông Kim Jong Un nhân kỷ niệm thành lập đảng cầm quyền của Bắc Hàn, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình cho biết ông có ý định củng cố hơn nữa mối quan hệ với Bình Nhưỡng.

Hôm Thứ Bảy đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền của Bắc Hàn, và các sự kiện bao gồm một cuộc diễn hành quân sự lớn với một số hỏa tiễn đạn đạo tầm xa của Bắc Hàn lần đầu tiên kể từ năm 2018.

Theo KCNA, ông Tập Cận Bình cho biết ông “rất hài lòng” với những thành tựu mà Bắc Hàn đạt được trong những năm gần đây bằng cách tương tác với các nước ngoài khi đối mặt với những khó khăn và thách thức.

Sau nhiều năm quan hệ lạnh nhạt, trong đó Trung Cộng cùng với Hoa Kỳ và các quốc gia khác áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Hàn về các chương trình vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo, ông Tập và ông Kim gặp nhau 5 lần vào năm 2018 và 2019.

Mặc dù Bắc Hàn cho biết họ chưa có trường hợp nhiễm coronavirus nào được xác nhận, nhưng việc đóng cửa biên giới nghiêm ngặt và các biện pháp khác mà Bắc Hàn áp đặt để ngăn chặn bùng phát gây thêm áp lực cho nền kinh tế của nước này, vốn phụ thuộc nhiều vào việc giao thương với Trung Cộng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/chu-tich-tap-can-binh-tiep-tuc-cung-co-quan-he-voi-bac-han/

 

Trung Quốc che đậy việc hàng ngàn học sinh

bị ngộ độc thực phẩm ở Liêu Ninh

Bình luậnNguyên Hương

Tin tức về một vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt đã được chính quyền địa phương ở thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh dập tắt trong hơn nửa tháng sau khi hàng nghìn học sinh và giáo viên bị ngộ độc vì ăn trưa ở trường.

Chiều ngày 9/9, Sở Giáo dục Bản Khê chỉ đưa ra thông báo rằng một số học sinh ở trường trung học cơ sở số 12 ở thành phố Bản Khê đã bị rối loạn tiêu hóa sau khi dùng bữa trưa. Thức ăn được phục vụ và phân phối bởi công ty dịch vụ ăn uống và phân phối thực phẩm Zhanpeng.

Một số học sinh đến bệnh viện điều trị nhưng không ai phải ở lại qua đêm. Thông báo của Sở giáo dục cũng nêu rõ rằng “cần thành lập tổ điều tra để tiến hành điều tra vấn đề một cách chi tiết, toàn diện và sâu rộng, cũng như cần phải điều tra nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự cố”.

Tuy nhiên, một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy một khu ngoại trú có nhiều học sinh đang được tiêm tĩnh mạch. Một số học sinh đang mặc đồng phục của trường.

Người dân trong thành phố đã tiết lộ với The Epoch Times rằng vụ ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra ở trường trung học cơ sở số 12 vốn là trường trung học cơ sở lớn nhất thành phố Bản Khê với gần 4.000 học sinh, mà còn ở trường trung học cơ sở số 14 với khoảng 3.000 học sinh. Cả hai trường học này đều được cùng một công ty cung cấp thực phẩm. Nạn nhân bao gồm cả học sinh và giáo viên.

Công ty Dịch vụ ăn uống và Phân phối thực phẩm Zhanpeng là công ty cung cấp bữa ăn trưa cho nhiều trường tiểu học và trung học cơ sở ở Bản Khê, bao gồm Trường trung học cơ sở thứ 12, Trường trung học cơ sở thứ 14, Trường trung học cơ sở thứ 16, Trường tiểu học Dongsheng và Trường tiểu học của Đại học Normal và một số trường khác.

Chính quyền địa phương và lãnh đạo Sở giáo dục đã chỉ định nhà cung cấp thực phẩm độc quyền cho các bữa ăn ở trường

Nhiều người tin rằng lý do của vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn như vậy là do Sở Giáo dục tỉnh Liêu Ninh và chính quyền thành phố Bản Khê đưa ra quyết định liên quan đến bữa ăn của học sinh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Sở Giáo dục đã quyết định đóng cửa khuôn viên trường, cấm học sinh rời khỏi trường và đặt bữa ăn tại các nhà hàng nhỏ gần trường. Tại thành phố Bản Khê, học sinh ở tất cả các trường đã đặt hàng “phục vụ ăn uống theo nhóm và giao hàng tận nơi” theo hướng dẫn của chính quyền thành phố.

Người dân trong thành phố tiết lộ rằng trường bắt đầu cho học sinh năm thứ ba trung học cơ sở đi học lại vào tháng 4/2020, và học sinh năm thứ nhất và thứ hai trung học cơ sở bắt đầu vào tháng Sáu.

Việc đặt hàng phục vụ theo nhóm đã được thực hiện bắt buộc ngay từ thời kỳ đầu của đại dịch. Trước đây, giáo viên mỗi lớp tự quyết định nơi đặt suất ăn cho lớp của mình và không bị áp lực bởi Ban giám hiệu trường. Sau đó, các trường chỉ định công ty cung cấp dịch vụ ăn uống Zhanpeng là nhà cung cấp độc quyền cho các bữa ăn ở trường, nói rằng quyết định được “đại diện hội phụ huynh” đưa ra sau khi tiến hành “thanh tra” cơ sở của công ty. Nhưng nhiều người đặt câu hỏi liệu quyết định này có công bằng và công minh hay không, và cho rằng quá trình này không minh bạch.

Công ty Zhanpeng bị cáo buộc đã vượt qua cuộc thanh tra chất lượng thực phẩm vào ngày 18/6. Theo Thông báo về thông tin kiểm tra lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm của Cơ quan quản lý giám sát thị trường thành phố Bản Khê (số 02, 2020), kết quả kiểm tra của Zhanpeng là “đủ điều kiện/đạt”.

Theo trang web thông tin doanh nghiệp Trung Quốc Tianyancha, Công ty Dịch vụ ăn uống và Phân phối thực phẩm Zhanpeng được thành lập ngày 14/8/2019. Nhưng những người trong thành phố báo cáo rằng địa điểm của công ty này được cho là gần Trường Trung học cơ sở 12, nhưng trên thực tế, chưa ai từng nhìn thấy.

Phàn nàn về thực phẩm

Trong vài tháng, đã có phản hồi của học sinh về các vấn đề thực phẩm do Zhanpeng cung cấp, chẳng hạn như trong thức ăn có tóc và tạp chất; thức ăn thừa từ bữa trưa của học sinh được gom lại để phân phát bữa tối hoặc bữa trưa của ngày hôm sau; và đôi khi học sinh bị thiếu thức ăn. Các giáo viên cũng đã nhiều lần báo cáo sự việc nhưng đều bị lãnh đạo nhà trường phớt lờ.

Dưới đây là những gì học sinh phàn nàn trên mạng xã hội Trung Quốc.

“Đồ ăn ở Zhanpeng rất đắt và khủng khiếp.”

“Em đã dùng bữa ăn của công ty Zhanpeng phục vụ trong thời kỳ đại dịch. … Một số thức ăn đã ôi thiu. Các món thịt đều không tươi mà là các sản phẩm đông lạnh chiên giòn và thịt tổng hợp. Nhiều bạn đã thấy tóc và côn trùng trong thức ăn. Em tìm được tóc trong đồ ăn và điều này thật là kinh tởm”.

Cư dân mạng báo cáo rằng công ty Zhanpeng đã “bổ dưỡng”cho học sinh bằng thức ăn bẩn và ôi thiu.

Ngoài thông báo ngắn vào ngày 7/9 về vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt, không có tuyên bố chính thức hoặc giải thích nào được đưa ra, và truyền thông nhà nước cũng không đưa tin về vụ việc.

Tuy nhiên, học sinh đã bắt đầu cầu cứu công chúng` chú ý của đến hoàn cảnh của các em. Một số em viết trên Weibo: “Một vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt đã xảy ra ở trường trung học cơ sở 12 ở thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh. Thực phẩm do công ty cung cấp đã bị ôi thiu, học sinh bị tiêu chảy tập thể và không thể đến lớp. Kết quả kiểm tra sơ bộ là bị nhiễm khuẩn. Công ty này cũng đang cung cấp suất ăn cho các trường học khác. Xin hãy chú ý đến vấn đề này ”.

Một số cư dân mạng cũng bày tỏ quan điểm của họ về công ty Zhanpeng.

“Thức ăn của Zhanpeng “nhạt nhẽo”.

“Một lượng lớn thức ăn không thể nuốt nổi đã bị lãng phí.”

“Những học sinh trước đây phàn nàn vì không thích bữa ăn của Zhanpeng đã bị nhà trường chỉ trích, và chất lượng thức ăn chưa bao giờ được cải thiện. Số lượng lớn học sinh bị tiêu chảy lần này không phải là điều bất ngờ ”.

“Em hy vọng công ty Zhanpeng có thể đưa ra một lời giải thích thỏa đáng.”

Theo những người trong cuộc, có ba mức giá cho suất ăn tập thể: 15 nhân dân tệ, 20 nhân dân tệ và 25 nhân dân tệ. Vì giá cả hàng hóa ở thành phố Bản Khê thấp nên mọi người đều cảm thấy giá như vậy khá đắt và cho rằng chất lượng bữa ăn không tốt và không đáng giá.

Học sinh bị bịt miệng và bị đe dọa

Những người trong cuộc tiết lộ rằng ngay sau ngày xảy ra vụ việc, ông Liu Xiyan, hiệu trưởng trường trung học cơ sở 12 đã tổ chức bốn cuộc họp khẩn để yêu cầu giáo viên hợp tác với chính quyền địa phương trấn áp và che đậy sự việc, cũng như để “duy trì sự ổn định”.

Nhiều bài đăng liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm trên mạng xã hội đã bị xóa. Người trong cuộc cho biết điều nghiêm trọng hơn là một số học sinh đăng tin lên mạng đã bị cảnh sát truy tìm. Họ cưỡng chế học sinh phải xóa bài đăng trên Weibo. Cảnh sát nói rằng lãnh đạo của họ ra lệnh cho họ làm như vậy.

Một đoạn ghi âm do người trong cuộc cung cấp cho The Epoch Times tiết lộ rằng cảnh sát đã lần ra vị trí của nhiều em học sinh thông qua số điện thoại được đăng ký với tài khoản Weibo từ máy chủ. Họ đe dọa các em, nói rằng họ được sở công an hậu thuẫn. Họ còn đe dọa rằng các em học sinh và phụ huynh phải tự đến đồn cảnh sát trình diện, nếu không công an sẽ đến nhà bắt.

Khi tin tức về vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt bị chặn trên Weibo, các nạn nhân hy vọng sẽ đăng tin này trên các nền tảng bên ngoài Trung Quốc như Twitter, điều này sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn.

Các bộ phận khác nhau của ĐCSTQ trốn tránh trách nhiệm

Một số nạn nhân ngộ độc thực phẩm đã bày tỏ sự thất vọng của mình trên mạng xã hội Trung Quốc vì các cơ quan chức năng thiếu phản ứng.

“Nửa tháng ngã bệnh, tiền thuốc men, tiền viện phí, tổn hại tinh thần của chúng em thì sao? Ai sẽ chi trả? Ông chủ của Zhanpeng đã bị bắt chưa? Vụ việc sẽ được giải quyết thế nào?

“Cuộc điều tra của cơ quan chức năng có phát hiện ra điều gì không? Nguyên nhân của vụ việc là gì? Chất gì đã khiến học sinh ngộ độc? Chất độc đó có còn trong cơ thể nạn nhân không? Em vừa ở bệnh viện về. Đã nửa tháng trôi qua rồi, em bị đau bụng quá phải vào viện khám lại !!! Dạ dày của em bị tổn thương và ruột của em cũng bị tổn thương! ”Cách đây vài ngày, phóng viên của The Epoch Times đã gọi điện đến Sở Giáo dục Bản Khê để hỏi về tiến trình điều tra. Các bộ phận khác nhau chỉ cố gắng đùn đẩy trách nhiệm mà không đưa ra bất kỳ giải thích nào.

Nhân viên Phòng Giáo dục Quận Danh Sơn, nơi trực thuộc Trường Trung học cơ sở 12, đã chuyển hướng các yêu cầu giải thích đến Sở Giáo dục thành phố.

Khi phóng viên gọi đến Văn phòng Giáo dục thành phố và hỏi về vụ ngộ độc thực phẩm, nhân viên nói rằng Phòng An ninh và Phòng Y tế và Thể thao của Sở Giáo dục “phụ trách (vấn đề này)… Tôi không rõ cuộc điều tra đã bắt đầu được tiến hành hay chưa”.

Phóng viên đã liên hệ với Bộ phận An ninh trong giờ làm việc, nhưng không ai trả lời cuộc gọi.

Khi phóng viên gọi đến Phòng Thể thao và Y tế, nhân viên này nói: “Tôi không thể giải thích vấn đề này. … Tôi không biết gì về vụ việc và tôi cũng chưa nhìn thấy báo cáo về vụ việc này. Bạn có thể tới văn phòng để tìm hiểu. Tôi không biết là ai là người phụ trách”. Ông ta nói người phóng viên trực tiếp đến sở giáo dục thành phố và nói chuyện với những người phụ trách.

Các nguồn tin nội bộ cho biết, mặc dù nhà trường đã thay đổi nhà cung cấp suất ăn trưa nhưng các học sinh bị nạn đã yêu cầu giải thích và hoàn trả chi phí y tế do ngộ độc thực phẩm.

Người trong cuộc nói: “Tôi hy vọng rằng các cơ quan chức năng sẽ điều tra kỹ lưỡng sự việc và đưa ra lời giải thích. Còn có thể làm gì khác để giúp các em học sinh này? Ai là người chịu trách nhiệm về sức khỏe của con em chúng ta? ”

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/chinh-quyen-trung-quoc-che-day-viec-hang-ngan-hoc-sinh-bi-ngo-doc-thuc-pham-o-lieu-ninh-83474.html

 

Trung Quốc: Các trường đại học hàng đầu

phải dạy môn tư tưởng Tập Cận Bình

Bình luậnNguyễn Minh

Khóa học tư tưởng chính trị Tập Cận Bình mới nằm trong chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là dạy cho sinh viên đại học về hệ tư tưởng cộng sản.

Bộ Giáo dục Trung Quốc gần đây đã ra lệnh cho 37 trường đại học hàng đầu của nước này phải dạy về tư tưởng chính trị của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình trong học kỳ mùa thu này. Tất cả học sinh được yêu cầu phải học.

Chương trình sẽ được mở rộng cho tất cả các trường đại học Trung Quốc trong vòng 5 năm tới.

Khóa học tư tưởng chính trị Tập Cận Bình mới nằm trong chủ trương của ĐCSTQ đó là dạy cho sinh viên đại học về hệ tư tưởng cộng sản.

Vào những năm 1980, ĐCSTQ đã yêu cầu sinh viên học các tư tưởng của cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông về chủ nghĩa Mác. Trong những năm 2000, chế độ này đã triển khai một khóa học “tu dưỡng tư tưởng và đạo đức” với những tư tưởng cộng sản.

Xem thêm: Bí mật thâm hiểm nhất ĐCSTQ che giấu suốt 100 năm

Một số chuyên gia Trung Quốc tin rằng, chỉ thị mới nhất là dấu hiệu cho thấy ý định củng cố hơn nữa quyền lực của ông Tập trước thềm một cuộc họp chính trị quan trọng.

Khóa học tư tưởng Tập Cận Bình

Vào tháng Chín, tạp chí Qiushi của nhà nước Trung Quốc về tư tưởng cộng sản đã đăng một bài báo do ông Tập viết, trong đó ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho học sinh học tư tưởng chính trị của

ông – từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học. Tạp chí tạp chí Qiushi được xuất bản 2 tháng 1 lần.

Sau đó, Tạp chí này đã thông báo một quyết định mới của Bộ Giáo dục Trung Quốc về việc yêu cầu các trường đại học giảng dạy một khóa học nhập môn về “Tư tưởng Chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng của Tập Cận Bình trong kỷ nguyên mới”. Mỗi nhà lãnh đạo ĐCSTQ đều đưa ra một hệ tư tưởng được ghi trong hiến pháp ĐCSTQ.

Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nam Đài và 34 trường đại học hàng đầu khác có các trường cao đẳng chuyên nghiên cứu chủ nghĩa Mác dạy khóa học này vào mùa thu năm 2020.

Đại học Nam Đài đã xuất bản một bài báo vào ngày 6/9, trong đó giới thiệu nội dung của khóa học  tư tưởng Tập, chẳng hạn như giải thích mối quan hệ giữa tư tưởng của ông Tập và chủ nghĩa Mác, tư tưởng của ông Tập về nghiên cứu lịch sử, mục tiêu của ông Tập đối với sự phát triển của Trung Quốc, v.v.

Đại học Thanh Hoa đã giới thiệu trên trang web của mình rằng, khóa học kéo dài 12 tuần và tất cả tài liệu trong khóa học đều dựa trên các bài phát biểu của ông Tập.

Tạp chí trực tuyến Bitter Winter, chuyên tập trung vào các vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền của Trung Quốc, đã đưa thông tin vào tháng Sáu rằng, các trường trung học và đại học Trung Quốc đã bắt đầu yêu cầu học sinh của họ học các bài phát biểu của ông Tập.

Bài báo này dẫn lời một sinh viên đại học từ tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc: “Nếu chúng tôi không thể vượt qua bài kiểm tra về tư tưởng của ông Tập, chúng tôi sẽ không nhận được bằng tốt nghiệp đại học. Do đó, chúng tôi sẽ rất khó để gia nhập ĐCSTQ, tìm được công việc tốt hoặc được thăng chức trong tương lai”.

Khi ĐCSTQ tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 5 từ ngày 26/10 đến ngày 29/10 tại Bắc Kinh – với chương trình nghị sự vạch ra kế hoạch 5 năm tiếp theo của Trung Quốc và thảo luận về các ứng cử viên tiềm năng cho vị trí lãnh đạo ĐCSTQ tiếp theo – ông Tập có khả năng đang tìm cách khẳng định bổ nhiệm các quan chức, nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ, Tang Jingyuan, cho biết.

Ông nói: “Tôi nghĩ Tập Cận Bình muốn củng cố vị trí lãnh đạo cao nhất của mình”.

Trong cuộc họp của ĐCSTQ được tổ chức vào năm 2017, ông Tập đã không nêu tên người kế nhiệm. Vào tháng 3/2018, ĐCSTQ đã chính thức sửa đổi hiến pháp để xóa bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ đối với nguyên thủ quốc gia — cho phép ông Tập cầm quyền vô thời hạn.

Do vẫn chưa có kế hoạch đề cử người kế nhiệm, ông Tập muốn duy trì vị trí lãnh đạo ĐCSTQ của mình, ông Tang phân tích.

Ông Tang nhấn mạnh rằng, với tỷ lệ thất nghiệp cao trong số những sinh viên mới tốt nghiệp đại học, ông Tập muốn đảm bảo rằng họ tuân theo đường lối của ĐCSTQ. “Tôi nghĩ ông Tập muốn sinh viên học tư tưởng của mình, vì vậy họ sẽ không phản đối nếu họ không thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp”, ông Tang nói thêm.

Gần đây, ông Tập cũng đã có những động thái để củng cố quyền lực của mình.

Vào ngày 28/9, ông Tập đã tổ chức một cuộc họp tại Bắc Kinh để đưa ra “Quy chế làm việc của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ”, theo quy định của ĐCSTQ.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã đưa tin rằng, quy chế làm việc mô tả rõ ràng: “Tập Cận Bình là cốt lõi của Ban Chấp hành Trung ương” và ĐCSTQ phải tuân theo quy chế làm việc.

“Bằng cách tạo ra các quy chế làm việc này, ông Tập đang tuyên bố rằng ông sẽ là lãnh đạo Đảng chừng nào các quy định còn hiệu lực”, ông Tang bình luận.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-cac-truong-dai-hoc-hang-dau-phai-day-mon-tu-tuong-tap-can-binh-83544.html

 

Hoa Xuân Oánh lại đặt câu hỏi cạnh khóe Hoa Kỳ,

rồi tự mình chuốc lấy thất bại

Hương Thảo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đăng các hình ảnh tuyên truyền chống Mỹ trên mạng xã hội Twitter hôm thứ Bảy (10/10) để rồi tự chuốc lấy thất bại, theo Epoch Times

Bức ảnh bà Oánh đăng có nội dung: “Cấm chỉ, chế tài, bắt giữ … Bất kể đồng minh hay không phải đồng minh … Toshiba năm 1987; Alstom năm 2014; Bây giờ, là Huawei, TikTok, WeChat … là ai sẽ kế tiếp đây?”

Đáp lại, nhiều người sử dụng mạng nhất trí phản hồi rằng, kế tiếp là: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một trong những thiếu tướng về hưu của Ấn Độ, ông Harsha Kakar, đã trả lời Hoa Xuân Oánh: “Tiếp theo là ĐCSTQ. Không có gì phải nghi ngờ”.

Sau đó, một cư dân mạng khác đăng hình thiếu tướng Ấn Độ và nói: “Thưa ông, nó [ĐCSTQ] đã bị cấm. Tất cả những đảng viên ĐCSTQ đều bị cấm vào Hoa Kỳ”.

Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã ban hành một thông báo chính sách vào ngày 2/10, nhấn mạnh rõ ràng rằng bất kỳ đơn xin điều chỉnh tình trạng nhập cư nào của các đảng viên các đảng chính trị toàn trị, hoặc thành viên của các tổ chức liên kết của nó sẽ không được chấp nhận.

Thông báo chính sách (Không thể được chấp nhận với tư cách thành viên trong một đảng toàn trị) là bản cập nhật theo Chương 3 của Chính sách Nhập cư. Thông báo này đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ sẽ thực thi nghiêm túc luật pháp, và ngăn cản triệt để các đảng viên ĐCSTQ và thành viên có liên quan được tiếp cận Hoa Kỳ với tình trạng thường trú nhân hoặc nhập tịch với tư cách là công dân Hoa Kỳ.

Theo Epoch Times, đây sẽ là bước này lấp lỗ hổng lâu nay trong luật di trú của Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/hoa-xuan-oanh-lai-dat-cau-hoi-canh-khoa-hoa-ky-roi-tu-minh-chuoc-lay-that-bai.html

 

Malaysia câu lưu 60 người,

 6 tàu từ Trung Quốc vì xâm phạm vùng biển

Nhà chức trách hàng hải của Malaysia ngày thứ Bảy cho biết họ đã câu lưu 60 công dân Trung Quốc và sáu tàu cá đăng kí là tàu Trung Quốc mà họ nói là xâm phạm vùng biển của họ, Reuters đưa tin.

Malaysia đã báo cáo 89 vụ xâm nhập của tàu hải cảnh và hải quân Trung Quốc từ năm 2016 đến năm 2019, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang về các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hầu hết Biển Đông giàu tài nguyên, cũng là một tuyến đường thương mại chính.

Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) cho biết các tàu cá và nhân viên đã bị bắt giữ trong một hoạt động ngoài khơi bờ biển phía nam bang Johor vào ngày thứ Sáu.

“Các cuộc kiểm tra thêm cho thấy tất cả các tàu đăng ký tại Qinhuangdoa, Trung Quốc, được điều khiển bởi sáu thuyền trưởng và 54 nhân viên là công dân Trung Quốc từ 31 đến 60 tuổi,” giám đốc khu vực của MMEA, Mohd Zulfadli Nayan, nói trong một phát biểu, theo Reuters.

MMEA cho biết các tàu, không có hàng hóa khi bị câu lưu, được cho là đang trên đường đến Mauritania nhưng đã phải dừng lại do gặp phải một số trục trặc.

Trước đó trong năm nay, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc đã dành một tháng để khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, giữa một vụ đối đầu với một tàu thăm dò dầu khí của Malaysia gần vùng biển tranh chấp.

https://www.voatiengviet.com/a/malaysia-cau-luu-60-nguoi-6-tau-tu-trung-quoc-vi-xam-pham-vung-bien/5616581.html

 

Thành phố Hy vọng

ở thiên đường du lịch Maldives

Norman Miller

Nằm rải rác trên Biển Ả Rập, phía tây nam của Sri Lanka và Ấn Độ, Quần đảo Maldives mang bộ mặt của một vùng nhiệt đới thơ mộng.

Du khách từ khắp nơi trên thế giới bay đến đây để thưởng thức những đảo san hô đẹp như tranh với rìa là các bãi cát trắng, các khu nghỉ dưỡng sang trọng và những trò thể thao dưới nước đẳng cấp thế giới.

Tiễn Khấu, đoạn Vạn Lý Trường Thành nơi rừng xanh núi thẳm

Những mái nhà ‘trường tồn’ 40 tấn làm từ rong biển

Baiae, thành phố La Mã xa hoa chìm xuống biển

Thành phố thế kỷ 21

Nhưng có lẽ không quốc gia nào khác phải đối mặt với mối đe dọa về môi trường như Maldives.

Các khu nghỉ dưỡng bãi biển sang trọng của nơi này dẫu nổi tiếng thế giới, nhưng với hơn 80% trong số 1.200 hòn đảo nằm rải rác có độ cao chưa đầy 1m so với mực nước biển, việc nước biển dâng cao đang đe dọa sự tồn tại của quần đảo.

“Chúng tôi là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên Trái Đất và do đó cần phải thích ứng,” Phó Tổng thống Maldives, ông Mohammed Waheed Hassan, nói trong một phúc trình của Ngân hàng Thế giới vào năm 2010.

Bản phúc trình cảnh báo rằng với tốc độ nước biển dâng hiện tại thì dự đoán toàn bộ khoảng 200 hòn đảo có người ở tự nhiên của quần đảo Maldives có thể bị nhấn chìm vào năm 2100.

Tuy nhiên, người dân Maldives quyết tâm chiến đấu cho sự tồn tại của mình.

Hồi năm 2008, tổng thống khi đó là ông Mohamed Nasheed đã được báo chí toàn cầu đưa tin khi ông công bố kế hoạch mua đất ở nơi khác để công dân nước ông có thể di dời nếu các hòn đảo bị nhấn chìm.

Kế hoạch đó về sau đã nhường chỗ cho việc xem xét liệu nương theo biển có tốt hơn không thay vì kháng cự nó, bằng cách xây dựng các khu đô thị nổi – như các thành phố như Amsterdam đã làm.

Maldives chuyển sang một hình thức địa kỹ thuật khác: tạo ra một thành phố của Thế kỷ 21, được mệnh danh là ‘Thành phố Hy vọng’, trên một hòn đảo nhân tạo mới được đặt tên là Hulhumalé.

Trước dịch Covid-19, những khách du lịch hiếu kỳ có thể đến thăm thành phố đảo mới khi nó đang thành hình cách thủ đô Malé khoảng 8 km, bằng cách bắt chuyến xe buýt 20 phút đi từ sân bay băng qua cầu.

Tuy nhiên, ít ai đến Maldives trong những kỳ nghỉ sang chảnh ngắn ngày mà lại nghĩ về các vấn đề xã hội thực tế mà Hulhumalé đang nhắm tới.

Với hơn 500.000 cư dân sống rải rác trên quần đảo, việc cung cấp dịch vụ là một cơn ác mộng, làm cạn kiệt tài nguyên. Theo một phúc trình vào năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, thiếu cơ hội việc làm là một ác mộng khác, khiến tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lên tới hơn 15%.

Xói mòn và xâm nhập mặn

Cũng như mối đe dọa lâu dài về ngập nước, xói mòn bờ biển ngày càng gia tăng cũng đe dọa 70% cơ sở hạ tầng – nhà cửa, các tòa nhà và các công trình tiện ích khác – trong phạm vi 100m từ bờ biển hiện tại.

Ngoài ra còn có những lo lắng về việc xâm nhập mặn làm ô nhiễm nguồn nước ngọt quý giá, cộng với rủi ro do thiên tai khó lường, như trận sóng thần năm 2004 khiến hơn 100 người thiệt mạng ở Maldives.

Chuyện về khu rừng thiêng cô độc của New Zealand

Đảo Bruny, điểm cách ly kiểm dịch đầy quyến rũ ở Úc

Bali, miền đất phong tỏa tự lâu đời

“Sau trận sóng thần năm 2004, một chương trình nhằm tăng cường sự bền bỉ thông qua các đảo an toàn hơn đã được đưa ra,” ông Areen Ahmed, giám đốc phát triển kinh doanh của Tập đoàn Phát triển Nhà ở (HDC) vốn chịu trách nhiệm giám sát Thành phố Hy vọng, giải thích. “Hulhumalé được xây dựng với những cân nhắc kỹ lưỡng về biến đổi khí hậu trong kiến trúc và cộng đồng.”

Việc bồi đắp đất đang diễn ra bằng cách sử dụng hàng triệu mét khối cát được bơm lên từ đáy biển đã nâng hòn đảo mới lên hơn 2m so với mực nước biển, trong khi Thành phố Hy vọng đang lớn dần trên đảo được coi là một khu định cư mới quan trọng để giải tỏa tình trạng quá đông đúc hiện tại ở Malé, nơi hơn 130.000 dân chen chúc trong 1 dặm vuông (chỉ hơn 2,5 km vuông).

“Malé là một trong những thành phố có mật độ dân cư đông nhất trên Trái Đất,” Kate Philpot, người từng là quan chức khoa học ở Maldives và nghiên cứu về cá rạn san hô cho trạm nghiên cứu biển Korallion Lab trước khi trở thành nhà sinh thái cao cấp tại hãng tư vấn Ecology By Design ở Anh, cho biết.

Giai đoạn một của cuộc bồi đắp đất cho Hulhumalé bao gồm 188 ha bắt đầu vào năm 1997 và hoàn thành vào năm 2002.

Hai năm sau, hòn đảo này chào đón 1.000 cư dân đầu tiên đến.

Việc bồi đắp thêm 244 ha đất nữa đã được hoàn thành vào năm 2015 và đến cuối năm 2019, hơn 50.000 người đã sinh sống trên đảo Hulhumalé.

Nhưng tham vọng cho Hulhumalé còn lớn hơn nhiều, với mục tiêu cuối cùng là hình dung nó có thể chứa tới 240.000 người trong những căn nhà thiết kế tốt vào giữa thập niên 2020.

Tầm nhìn này bao gồm sự kết hợp đa dạng của nhà ở chất lượng, cơ hội việc làm mới cộng với không gian giải trí mở có diện tích gấp ba lần bình quân đầu người so với Malé.

Quy hoạch xanh

Theo Ahmed, trái ngược với tính không quy hoạch và quá đông đúc của Malé, Hulhumalé được thiết kế với nhiều sáng kiến quy hoạch đô thị xanh.

“Các tòa nhà được định hướng theo phương Bắc-Nam để giảm hấp thụ nhiệt và cải thiện mức dễ chịu về nhiệt. Đường phố được thiết kế để tối ưu hóa sự tiếp nhận gió, giảm sự phụ thuộc vào điều hòa không khí. Trường học, thánh đường Hồi giáo và công viên khu phố nằm trong khoảng cách đi bộ 100-200 mét từ các khu dân cư, giảm việc đi xe,” ông nói.

Cảnh quan thành phố mới cũng sẽ có xe buýt điện và làn đường dành cho xe đạp. Các nhu cầu khác nhau về nhà ở cũng đang được đáp ứng.

Hulhumalé bao gồm các dự án nhà ở đa dạng: tầm trung, cao cấp và nhà ở xã hội,” Ahmed cho biết. “Sáu mươi phần trăm các đơn vị nhà ở tầm trung phải được bán dưới giá trần do HDC đưa ra. Có nhà ở xã hội giá rẻ dành cho các nhóm đối tượng cụ thể, bao gồm phụ nữ độc thân và những người phải di dời và bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Đã có sự tư vấn chi tiết để đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận nhà ở và môi trường xung quanh.”

Các đề xuất hạ tầng kỹ thuật số đáng ghen tị bổ sung cho các sáng kiến xanh và quy hoạch xã hội, Ahmed, vốn mô tả Hulhumalé là ‘thành phố thông minh dựa trên 100% gigabit đầu tiên ở châu Á’ với khả năng truy cập mạng nhanh cho cư dân dựa trên công nghệ cáp quang phổ biến được gọi là GPON (Mạng quang thụ động Gigabit), nói.

“Lợi ích tối hậu của việc xây dựng thành phố thông minh từ con số không là Hulhumalé sẽ được coi là thành phố bền vững – được xây bởi người dân Maldives, phục vụ người dân Maldives,” Giáo sư Hassan Ugail, khoa học gia máy tính người Maldives đang giúp đỡ đưa Hulhumalé thành thành phố thông minh bên cạnh công việc của ông là giám đốc Trung tâm Máy tính Hình ảnh tại Đại học Bradford, Anh Quốc, nói.

Hulhumalé cũng nhắm đến thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị bền vững, bao gồm khai thác khoảng một phần ba năng lượng sử dụng từ năng lượng mặt trời và hứng nước mưa để củng cố an ninh nguồn nước.

Cái giá của bồi đắp đảo

Tuy nhiên, chẳng phải chính hành động xây dựng một hòn đảo nhân tạo là điều có hại cho môi trường hay sao – nhất là ở một nơi nổi tiếng có các rạn san hô và những bờ biển cát trắng nguyên sơ?

Khi công ty nạo vét và san lấp Dredging International của Bỉ hoàn thành việc mở rộng hòn đảo thêm 244 hectare vào năm 2015, công việc này đòi hỏi phải hút khoảng sáu triệu mét khối cát từ đáy biển xung quanh để sau đó vận chuyển đến và bơm lên đảo Hulhumalé.

“Công việc bồi đắp đảo đặc biệt gây nhiều vấn đề,” Tiến sĩ Holly East ở Khoa Địa lý và Khoa học Môi trường thuộc Đại học Northumbria, một chuyên gia về các đảo rạn san hô vốn có kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu ở Maldives, cho biết. “Nó không chỉ phá hủy các rạn san hô, mà nó còn tạo ra những dải trầm tích lớn di chuyển đến các tảng san hô khác. Trầm tích làm nghẹt san hô và chặn ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến năng lực của san hô hấp thụ thức ăn, sinh trưởng và sinh sản.”

Nhưng với dân số tăng đều đặn, bồi đắp đảo đã trở thành một chuyện đơn giản trong đời sống ở Maldives, với các rạn san hô hiện tại làm nền móng rõ ràng.

“Đã có những nỗ lực để giảm thiểu tác động của quá trình xây dựng Hulhumalé, bao gồm cả việc dời đi một số rạn san hô,” Philpot nói. “Tuy nhiên, có thể mất một thời gian rất lâu để chúng vững vàng ở nơi khác – tỷ lệ thành công thường là thấp.”

Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm ở Maldives, Philpot nhận thức rõ những nhu cầu cạnh tranh nhau. Du khách có thể đến và đi, nhưng người dân địa phương cần đất đai để sinh sống và việc làm. Bà cũng đưa ra nhận xét khá mỉa mai rằng Hulhumalé đang nhô lên ở một vùng mà, ở mức độ nào đó, đã bị phá hỏng.

“Việc xây dựng có thể ít gây thiệt hại hơn những nơi khác ở Maldives,” bà nói. “Có vẻ phát triển một khu vực có mức độ ô nhiễm và lưu lượng tàu thuyền tương đối cao sẽ được ưu ái hơn so với bất kỳ nơi nào khác ở Maldives, những nơi vẫn còn chưa bị phá hủy là bao.”

Quan điểm này của bà được khẳng định trong phúc trình của Ngân hàng Thế giới vào năm 2020, trong đó lưu ý rằng “Vùng Đại Malé, nhất là ở Hulhumalé, không có môi trường sống tự nhiên đáng kể – và các rạn san hô hầu hết đã bị suy thoái”.

Xử lý rác thải

Xử lý rác thải vẫn là một vấn đề quan trọng – cả rác thải xây dựng của Hulhumalé và rác thải từ thành phố đang ngày càng đông dân.

“Phần lớn rác thải được chuyển đến và chứa tại hòn đảo Thilafushi được xây dựng cho mục đích này,” Philpot giải thích.

Các nhà chức trách Maldives phản bác ý kiến rằng nơi đây cơ bản là một bãi rác nhiệt đới, mặc dù khá mơ hồ. “Tất cả các biện pháp để giảm thiểu tác động của xây dựng đến môi trường đều được Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Maldives giám sát,” Ahmed nói với tôi.

Trong khi Hulhumalé được thiết kế chủ yếu để cải thiện cuộc sống của người dân Maldives, Thành phố Hy vọng ở đây cũng đang nhắm trở thành nơi đi đầu cho những dạng tân du khách, vốn có mối quan tâm vượt ra ngoài phạm vi chỉ nằm lười trong các khu nghỉ dưỡng bên bờ biển.

Chẳng hạn, bản phúc trình Tài chính Thế giới năm 2018 nêu bật tiềm năng du lịch y tế và du lịch thể thao gắn liền với các dự án sắp tới như bệnh viện đa khoa đầu tiên của Maldives, công viên chủ đề dưới nước và bến du thuyền.

Philpot cũng hy vọng những giấc mơ thúc đẩy dự án Hulhumalé sẽ mở rộng ra đến việc các thế hệ dân Maldives kế tiếp sẽ biết trân trọng môi trường xung quanh hơn nữa.

“Tôi đã dạy các lớp sinh thái san hô cho trẻ em Maldives trong độ tuổi từ 14 đến 17 – và hơn một nửa lớp học của tôi chưa bao giờ xuống nước với ống thở,” bà cho biết.

“Thật thú vị khi thấy các em sửng sốt trước những gì các em được chứng kiến – nhưng cũng thật đáng buồn vì các em sống gần biển như thế nhưng chưa bao giờ có cơ hội trải nghiệm ở dưới nước. Có lẽ với giáo dục trực tiếp hơn về sinh học biển, thì sẽ có nhiều sự quan tâm hơn đến việc bảo tồn và giữ gìn hệ sinh thái biển trong giới trẻ.”

Nói cách khác, thay vì chỉ xây dựng Thành phố Hy vọng, người dân Maldives đang đưa con đường xây dựng đảo tiến vào tương lai vốn có thể đưa Maldives trở thành Quốc gia Hy vọng.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-54376980

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.