Tin khắp nơi – 05/10/2020
Joe Biden mong chờ cuộc tranh luận tiếp theo với ông Trump – Thanh Hải
Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Joe Biden vẫn sẽ tới Florida tham dự buổi tranh luận thứ hai và hy vọng Tổng thống Trump có thể xuất hiện.
Fox News đưa tin, Symone Sanders, cố vấn cấp cao cho chiến dịch tranh cử của Biden, ngày 4/10 cho biết cựu phó tổng thống Mỹ “mong chờ” cuộc tranh luận vào ngày 15/10 với Tổng thống Donald Trump ở Miami, Florida. Dù ông Trump đang được điều trị viêm phổi Vũ Hán, nhưng ông Biden hy vọng ông sẽ kịp hồi phục và tham gia sự kiện.
“Chúng tôi mong chờ cuộc tranh luận ngày 15/10 ở Miami”, bà Sanders nói trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN. “Đó là một buổi trả lời các câu hỏi từ công chúng và mọi người biết đấy, phó tổng thống Biden thích những sự kiện như vậy”.
Symone Sanders nói thêm: “Chúng tôi cũng hy vọng Tổng thống Trump có thể tham gia. Chúng tôi mong ông ấy đủ sức khỏe để tham gia và điều này phụ thuộc vào các bác sĩ đang điều trị cho Tổng thống. Nhưng chắc chắn ông Biden sẽ có mặt tại buổi tranh luận”.
Hiện chưa rõ cuộc tranh luận thứ hai sẽ diễn ra thế nào sau khi Tổng thống Trump hôm 1/10 thông báo ông và Đệ nhất Phu nhân Melania đã nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Ngày 4/10, ông Trump đã bất ngờ xuất hiện bên ngoài Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed, nơi ông đang điều trị Covid-19. Ông ngồi trong ô tô, vẫy tay qua cửa kính chào đám đông người ủng hộ. Các bác sĩ cho biết sức khoẻ của ông Trung tiếp tục cải thiện, và có thể trở lại Nhà Trắng sớm nhất vào ngày 5/10.
Hôm 4/10, chiến dịch của ông Biden cho biết trong lần xét nghiệm mới nhất, cựu phó tổng thống có kết quả âm tính với virus corona Vũ Hán.
Một cuộc thăm dò mới đây của Viện Dân chủ thực hiện độc quyền cho báo Express cho biết, ông Trump vẫn đánh bại Joe Biden dù đang nhiễm Covid-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/joe-biden-mong-cho-cuoc-tranh-luan-tiep-theo-voi-ong-trump.html
Bất lợi cho Trump: Người điều hành cuộc
Tranh Luận Tổng thống lần 2 rất thân với Biden
Thái Học
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump lên tiếng việc Steve Scully, người điều hành cuộc tranh luận tổng thống lần hai, có mối quan hệ mật thiết với ông Joe Biden, theo Fox News.
Theo trang Marie Claire, Steve Scully dẫn chương trình “Washington Journal” trên đài C-SPAN. Ông này từng thực tập ở chỗ Joe Biden sau khi đến Washington D.C lúc còn là sinh viên. Sau đó ông Scully chuyển sang làm trợ lý cho Thượng nghị sĩ Ted Kennedy – một nhân vật đại diện cho đảng Dân chủ, người được vinh danh tại hội nghị của đảng Dân chủ năm 2012.
Hôm 1/10, một dòng tweet cũ của ông Scully hồi năm 2016 đã nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng khi đăng bức ảnh ông chụp chung với ông Biden hồi năm 2016 kèm dòng bình luận:
“Rất mến phó tổng thống Biden tại Bãi biển Bash năm 2016”.
Cố vấn tranh cử của ông Trump là Jason Miller đã tweet lại bên dưới: “Đừng quên thay đổi [để trở nên trung lập hơn] trước cuộc tranh luận nhé, anh bạn!”
Trước đó, ông Scully cũng đã tweet một bài báo của New York Times với tiêu đề, “Không, không phải Trump, không bao giờ” – một bài bình luận chỉ trích ông Trump trong cuộc bầu cử hồi năm 2016. New York Times là một tờ báo thiên tả có quan điểm chống Trump mạnh mẽ. Tờ báo này thường được ông Trump gọi là “Fake News (tin giả)” và “fake newspaper (báo chí giả)”.
Hồ sơ quá khứ của Scully khiến nhiều người lo ngại ông này sẽ thiên vị cho Joe Biden trong cuộc tranh luận vào ngày 15/10 sắp tới.
Những nghi vấn về tính công bằng của cuộc tranh luận được đưa ra được quan tâm nhiều hơn bắt nguồn từ cuộc tranh luận lần một hôm 30/9.
Cuộc tranh luận lần một do đài Fox News đăng cai, vòng hai sẽ do NBC và vòng ba là đài C-SPAN. Fox News được biết là đài theo cánh hữu, NBC thiên tả và C-SPAN là trung lập. Nhưng không hề có sự thiên vị cho ông Trump từ phía Wallace, thậm chí ông Trump đã nói với Wallace khi ông này ngắt lời mình, “tôi như đang tranh luận với ông vậy”, và sau khi kết thúc vòng tranh luận, ông Trump đã tweet hình ảnh ông đối lại với 2 người (Biden và Wallace) chứ không phải chỉ một mình Biden.
“Làm thế nào điều này có thể xảy ra?” Dan Gainor, phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông, đặt câu hỏi với Fox News khi thảo luận về trường hợp ông Scully. “Khi họ chọn người điều hành [cuộc tranh luận], liệu họ có dụng ý đảm bảo rằng điều đó sẽ mang lại lợi thế cho Biden hay không? Điều này tương đương với việc mang lại lợi thế sân nhà cho đảng Dân chủ”.
Hồi đầu tháng 9, ông Scully đã tham gia một cuộc phỏng vấn và cam kết sẽ công bằng “trên mọi mặt” khi điều hành cuộc tranh luận.
Ông Scully cho biết việc được đào tạo làm người điều hành dự bị hồi năm 2016 đã giúp ông chuẩn bị sẵn sàng cuộc tranh luận sắp tới.
“Tôi sẽ lắng nghe cẩn thận, theo dõi, để đảm bảo rằng tổng thống [Trump], Joe Biden … tuân theo các quy tắc, để họ không nói dài [lấn át đối phương]”, ông Scully cho biết. “Và tôi sẽ đặt những câu hỏi rất trực tiếp, và thúc đẩy những câu trả lời rất trực diện, và đảm bảo rằng nó công bằng trên mọi mặt”.
Theo tiểu sử Đại học George Washington của ông Scully, ông Scully đã dành nhiều năm công tác tại C-SPAN, quản lý việc đưa tin bầu cử kể từ năm 1992.
Bầu cử TT Mỹ : Virus corona chưa chắc
đã phá hỏng mục tiêu tái đắc cử của Trump
Thanh Hà
Với Donald Trump ở Nhà Trắng, tất cả các kịch bản phiêu lưu nhất đều có thể xảy ra. Không chỉ là một vị tổng thống « ngoại hạng » trong lịch sử Hoa Kỳ, làm khuynh đảo các truyền thống lâu đời trên chính trường Mỹ, với Donald Trump chiến dịch tái tranh cử của ông ở giai đoạn cuối cũng là một «ngoại lệ».
Virus corona đột nhập được phủ tổng thống Mỹ và đã không chừa một ai, kể cả tổng thống và phu nhân. Trong vài giờ đồng hồ, nguyên thủ Mỹ phải vội vã nhập viện sau khi thông báo ông tiếp tục điều hành đất nước từ Nhà Trắng. Những thông tin trống đánh xuôi kèn thổi ngược về tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo thế lực nhất trên thế giới là đề tài để truyền thông quốc tế liên tục khai thác trong ba ngày liên tiếp, và chắc chắn đây sẽ còn là chủ đề lấn át hẳn các phần thời sự quốc tế khác.
Nhưng chưa hẳn dịch Covid-19 đã là màn cuối của một chuyện dài nhiều tập với rất nhiều màn gay cấn, hồi hộp và bất ngờ kể từ khi nhà tỷ phú New York lao vào chính trường. Cũng không chắc là siêu vi corona chủng mới đe dọa triển vọng tái đắc cử của vị tổng thống « khác người » nhất của nước Mỹ.
29 ngày trước khi cử tri Hoa Kỳ được kêu gọi bầu lại tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm, thời sự ở Mỹ càng lúc càng dồn dập với tiết lộ tổng thống Hoa Kỳ, một doanh nhân thành đạt và giàu có nhất nước Mỹ, không phải đóng thuế cho chính phủ Liên bang trong « cả chục năm », hay chỉ đóng rất ít ngay cả so với một người Mỹ có thu nhập trung bình. Phân hóa giàu nghèo, màu da trong xã hội với phong trào Black Lives Matters vẫn âm ỉ và vẫn có nguy cơ bùng trở lại bất cứ lúc nào từ nay cho đến ngày bầu cử 03/11/2020.
Kế tới là cái chết của nữ thẩm phán được công luận kính nể tại Tối Cao Pháp Viện, Ruth Bader Ginsburg, cho phép tổng thống Trump lần thứ 3 được quyền đề cử người vào định chế tư pháp này, qua đó làm thay đổi tương quan lực lượng trong « hàng chục năm sắp tới ». Nhưng cũng chính trong buổi lễ chỉ định thẩm phán thay thế, ngay tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, đã có không ít người tham dự bị nhiễm Covid-19.
Siêu vi chủng mới đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người Mỹ, khiến 7 triệu người nhiễm bệnh, đẩy hàng chục triệu người ra khỏi thị trường lao động, xua tan những thành quả kinh tế của chính quyền Trump trong gần 4 năm qua. Siêu vi corona chủng mới cũng đã bắt cỗ máy của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thay đổi, từ cách tổ chức đến diễn tiến các cuộc tổ chức meeting, tranh luận tay đôi giữa hai ứng cử viên. Đó là chưa kể các cuộc thăm dò về ý định bỏ phiếu đều cho thấy tổng thống mãn nhiệm đang bị đối thủ Joe Biden của đảng Dân Chủ qua mặt.
Trong mắt cộng đồng quốc tế, nội việc Mỹ đứng đầu thế giới về thiệt hại nhân mạng và số ca lây nhiễm cũng đủ làm hình ảnh của Hoa Kỳ trong tay chính quyền Trump xấu đi. Thế nhưng, các đòn tấn công dồn dập của siêu vi corona chủng mới và những thách thức càng lúc càng lớn đối với Nhà Trắng chưa chắc chôn vùi vĩnh viễn hy vọng tái đắc cử của Donald Trump.
Thứ nhất, các cuộc điều tra cho thấy tin nguyên thủ Mỹ bị nhiễm Covid-19 và việc ông phải nhập viện không làm thành phần ủng hộ ông nao núng. Có chăng số này chỉ khẽ trách ông bất cẩn trước một con virus quái ác. Thứ hai, đành rằng các cuộc thăm dò cho thấy Joe Biden đang dẫn dầu cuộc đua, nhưng bài học cách đây 4 năm cho thấy, ngay cả các viện thăm dò lớn nhất của Mỹ và quốc tế cũng có thể sai lầm. Tổng thống Mỹ đắc cử hay không tùy thuộc vào lá phiếu của các đại cử tri. Năm 2016, đa số « quần chúng » bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton, nhưng rốt cuộc ông Trump lại có đa số đại cử tri.
Điều thứ ba cho phép ứng viên đảng Cộng Hòa vẫn có hy vọng đắc cử lần này là trong suốt gần 4 năm qua, tổng thống Trump chỉ quan tâm đến thành phần cử tri trung thành với ông. Phải công nhận rằng, thành phần nòng cốt đó đã « không hề bị bào mỏng theo năm tháng », như ghi nhận của một số chuyên gia Pháp về tình hình chính trị Hoa Kỳ. Tất cả mọi thông tin tiêu cực về tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đều bị phe bênh vực ông coi là thông tin giả. Vào lúc tổng thống Trump được điều trị ở bệnh viện quân ý Walter Reed, trước cổng nhà thương vẫn có nhiều người tập hợp để tỏ lòng ủng hộ ông. Thậm chí có người tuyên bố với phóng viên của RFI là trong kịch bản tệ hại nhất, thì người này sẵn sàng chết thay Trump.
Giờ đây, nếu như sau một vài ngày tĩnh dưỡng, tổng thống Mỹ bình phục, có nhiều khả năng Donald Trump đảo ngược thế cờ. Thậm chí ông Trump và ban vận động tranh cử của Nhà Trắng sẽ khai thác Covid-19 như một lá chủ bài của nguyên thủ Mỹ : Donald Trump đủ bản lĩnh để vượt qua mọi thách thức, kể cả trước một kẻ thù vô hình đang làm tê liệt cả thế giới.
Điều chắc chắn là từ nay cho đến sau bầu cử tổng thống Mỹ, thậm chí là có thể cho tới khi nào kết quả chính thức được công bố rõ ràng, Hoa Kỳ sẽ hoàn toàn vắng bóng trên các hồ sơ lớn của thế giới. Bằng chứng rõ rệt nhất là dù ngoại trưởng Pompeo công du châu Á để họp bàn với 3 đối tác quan trọng của Washington trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, nhưng ông vẫn liên tục để ý đến các tin nhắn về diễn biến tình hình ở bệnh viện quân y Walter Reed. Ông Pompeo dự trù thu ngắn chuyến công tác để nhanh chóng trở về Washington.
Trump tweet cảm ơn người hâm mộ
và người ủng hộ ông
Triệu Hằng
Trump: “Tôi thực sự cảm kích tất cả những người hâm mộ và những người ủng hộ bên ngoài bệnh viện. Thực tế là, họ thực sự yêu Đất nước chúng ta và đang chứng kiến cách chúng ta làm cho đất nước này VĨ ĐẠI HƠN BAO GIỜ HẾT!”.
Dòng thông điệp trên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được đăng trên Twitter hôm 5/10. Như một siêu sao, chỉ sau vài giờ, thông điệp của đương kim tổng thống Mỹ đã nhận được hàng trăm ngàn lượt tương tác thể hiện sự yêu thích từ những người hâm mộ ông.
Chuyện ông Trump nhập viện điều trị Covid-19 đã thúc đẩy nhiều thuyết âm mưu đi kèm, theo tờ Express UK ngày 4/10. Bà DeAnna Lorraine, một cựu ứng viên Quốc hội, đã chia sẻ một số giả thuyết
trên Twitter rằng việc Tổng thống Trump bị chẩn đoán mắc Covid dường như không phải là điều tình cờ. Nhà bình luận chính trị này đã đưa ra một số nhận xét gây tranh cãi trên tài khoản Twitter cá nhân có gần 400.000 người theo dõi của bà. (Chi tiết).
Các bác sĩ điều trị cho Tổng thống Trump hôm 4/10 cho biết, sức khoẻ của ông Trump đang tốt lên và có thể trở lại Nhà Trắng sớm nhất vào ngày 5/10 (giờ Mỹ).
https://www.dkn.tv/the-gioi/trump-tweet-cam-on-nguoi-ham-mo-va-nguoi-ung-ho-ong.html
Trump rời bệnh viện trong chốc lát
để chào người ủng hộ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây bất ngờ cho người ủng hộ tập trung bên ngoài bệnh viện, nơi ông đang được điều trị Covid-19 bằng một xuất hiện nhanh giữa một đoàn xe.
Đeo mặt nạ, tổng thống vẫy tay bên trong xe hơi sau khi tweet rằng ông sẽ đến thăm “bất ngờ”.
Ông Trump, người từng bị chỉ trích vì xử lý đại dịch, cũng nói ông đã học được rất nhiều về virus.
Trước đó, bác sĩ nói ông Trump tiếp tục cải thiện và có thể xuất viện sớm nhất là vào thứ Hai.
Bác sĩ Sean Conley nói mức oxy của tổng thống đã giảm hai lần kể từ khi ông được chẩn đoán và ông được bắt đầu sử dụng một loại steroid có tên là Dexamethasone.
Tiến sĩ Conley nói tổng thống đã được cung cấp thêm oxy ít nhất một lần sau khi xét nghiệm dương tính, ông cũng tìm cách làm rõ sự nhầm lẫn trước đó, gây ra bởi những tuyên bố mâu thuẫn về tình trạng của ông Trump.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trump bệnh quá nặng để làm tổng thống?
Sự kiện tại Nhà Trắng bị soi kỹ về lây lan của Covid-19
Trong một dòng tweet, tổng thống – mặc một chiếc áo khoác vest và áo sơ mi không thắt cà vạt – nói: “Tôi đã học được rất nhiều điều về Covid. Tôi đã học được điều đó bằng cách thực sự đến trường. Đây là trường học thực sự. Đây không phải là loại chúng ta hãy học bằng trường sách vở. Tôi bị nhiễm trùng và tôi hiểu nó. Đó là một điều rất thú vị, tôi sẽ cho quý vị biết về nó. “
Việc tổng thống bi dương tính với Covid, được ông công khai trong một tweet sáng sớm thứ Sáu, đã khiến chiến dịch bầu cử của ông bị xáo trộn. Ông Trump đối mặt với người thách thức đảng Dân chủ Joe Biden vào ngày 3/11.
Các bác sĩ nói gì?
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Bệnh viện Y tế Quân sự Quốc gia Walter Reed gần Washington DC, Tiến sĩ Conley nói mức oxy của ông Trump giảm lần đầu tiên vào sáng thứ Sáu tại Nhà Trắng.
Ông nói, tổng thống bị sốt cao và mức oxy dưới 94% – mức của một người khỏe mạnh là 95% hoặc cao hơn.
Bác sĩ nói, tổng thống đã được cung cấp oxy bổ sung “trong khoảng một giờ”, và được đưa đến Walter Reed vào buổi tối. Tin tức này được tường trình rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, và xác nhận của Bác sĩ Conley được đưa ra sau khi ông từ chối trả lời một số câu hỏi về vấn đề này, trong cuộc họp báo hôm thứ Bảy.
Lần được cung cấp oxy thứ hai xảy ra hôm thứ Bảy, khi mức độ giảm xuống dưới 93%. Trước đó, khi được gạn hỏi, bác sĩ Conley không trả lời liệu tổng thống có được nhận oxy hay không nhưng nói thêm rằng, nếu điều đó xảy ra thì “rất hạn chế”.
Nhóm nghiên cứu, Bác sĩ Conley nói, quyết định cho ông Trump dùng Dexamethasone, được chỉ ra trong các nghiên cứu có thể cải thiện khả năng sống sót cho những bệnh nhân bị Covid-19 nghiêm trọng trong bệnh viện.
Steroid làm dịu chứng viêm và hệ thống miễn dịch và đã được sử dụng trong các bệnh cho các bệnh nhân bị viêm khớp và hen suyễn cũng như cho một số bệnh nhiễm trùng nặng. Các loại thuốc này không được cho là hữu ích trong giai đoạn đầu khi mới bị nhiễm virus corona.
“Với mốc thời gian mà [ông Trump] đang trong quá trình bệnh, chúng tôi đang cố gắng tối đa hóa mọi thứ có thể giúp ông… Chúng tôi quyết định rằng trong trường hợp này, những lợi ích tiềm năng ngay từ khi bắt đầu chữa trị có thể lớn hơn mọi rủi ro ở đây,” Bác sĩ Conley nói.
Bác sĩ Conley cũng giải thích một tường trình mâu thuẫn về sức khỏe của tổng thống được đưa ra ngay sau cuộc họp báo của ông hôm thứ Bảy bởi chánh văn phòng Nhà Trắng. Mark Meadows nói tình hình của ông Trump trong 24 giờ trước là “rất đáng lo ngại” và 48 giờ tới sẽ rất quan trọng.
“Tôi nghĩ rằng tuyên bố của ông ấy đã được hiểu sai,” bác sĩ Conley nói.
Tuy nhiên, ông Conley thừa nhận đã đưa ra một mô tả quá lạc quan về tình trạng của ông Trump một ngày trước đó: “Tôi không muốn đưa ra bất kỳ thông tin nào có thể hướng diễn biến bệnh tật theo hướng khác. Và khi làm như vậy, bạn biết đấy, nó đã dẫn đến điều khiến mọi người nghĩ là chúng tôi đang cố gắng che giấu điều gì đó, điều đó không nhất thiết là sự thật.”
Tổng thống, 74 tuổi, nam giới, và một người được phân loại là béo phì, nằm trong nhóm có nguy cơ cao hơn với Covid-19. Hôm thứ Sáu, ông được tiêm một liều thuốc thử nghiệm và bắt đầu một đợt điều trị 5 ngày bằng thuốc kháng virus Remdesivir.
Bác sĩ Brian Garibaldi, người cũng là thành viên của nhóm điều trị cho tổng thống, nói: “Ông ấy cảm thấy khỏe, và kế hoạch của chúng tôi cho ngày hôm nay là để ông ấy ăn uống, rời khỏi giường càng nhiều càng tốt. Di động. “
Trump nói vài ngày tới mới là ‘xét nghiệm thực sự’
Covid gây nguy hiểm tới đâu cho sức khoẻ ông Trump?
Các bác sĩ nói tổng thống đã không bị sốt kể từ thứ Sáu và các chức năng gan và thận của ông vẫn bình thường. Nhưng bác sĩ Conley từ chối trả lời các câu hỏi về việc liệu hình ảnh chụp phổi có cho thấy bất kỳ tổn thương nào hay không.
Không phải là thuốc cho trường hợp ‘nhẹ’
Phân tích của James Gallagher, phóng viên Khoa học và Y tế
Việc ông Donald Trump được cho uống Dexamethasone có ý nghĩa như thế nào?
Steroid cứu sống bệnh nhân bằng cách làm dịu hệ thống miễn dịch, hệ thống này có thể trở nên hoạt động quá mức nguy hiểm khi bị nhiễm Covid-19, nhưng cần được sử dụng đúng lúc. Cho uống quá sớm thì thuốc có thể làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bằng cách làm suy giảm khả năng chống lại virus của cơ thể.
Đây không phải là loại thuốc các bác sĩ thường dùng trong giai đoạn “nhẹ” của bệnh. Thử nghiệm Phục hồi, diễn ra ở Anh, cho thấy lợi ích của thuốc bắt đầu vào thời điểm mọi người cần oxy - điều mà ông Trump đã bị trong một thời gian ngắn. Tổ chức Y tế Thế giới đã diễn giải những phát hiện đó thành lời khuyên sử dụng steroid trong các trường hợp “nghiêm trọng và nguy kịch“.
Mức oxy trong máu của ông Trump đã giảm xuống dưới 94%, đây là một trong những tiêu chí của Viện Y tế Quốc gia về “bệnh nặng”. Tuy nhiên, mức oxy thấp đó không được duy trì và khoảng cách giữa người cần hỗ trợ oxy tạm thời và nhiễm Covid-19 giai đoạn cuối rất xa.
Chúng ta không biết chi tiết đầy đủ về tình trạng của ông Trump, nhưng thật khó tưởng tượng bạn hoặc tôi sẽ xuất viện khi đang dùng Dexamethasone và Remdesivir và sau khi được điều trị bằng kháng thể thử nghiệm. Tuy nhiên, chúng ta không có được hỗ trợ y tế như mức của Tổng thống Mỹ.
Những ai quanh tổng thống có kết quả dương tính?
Một số người xung quanh tổng thống đã có kết quả dương tính, gồm cả Đệ nhất phu nhân Melania Trump. Nhiều người trong số họ cuối tuần trước đã tham dự một cuộc họp tại Nhà Trắng, sự kiện đang hiện được xem xét kỹ lưỡng và xem như một “sự kiện siêu lan truyền”.
Những người khác có kết quả dương tính xung quanh ông Trump gồm trợ lý thân cận Hope Hicks – được cho là người đầu tiên có các triệu chứng – quản lý chiến dịch tranh cử Bill Stepien và cựu cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway.
Nicholas Luna, người mới nhất được báo cáo là có kết quả dương tính, là trợ lý riêng hoặc “người thân” của tổng thống và thường xuyên liên lạc với ông Trump.
Còn tình hình chính trị thì sao?
Đội ngũ vận động tranh cử của tổng thống hôm thứ Bảy cho biết họ sẽ xúc tiến “với tốc độ tối đa” cho đến khi ông Trump có thể trở lại với hành trình đi vận động. Lãnh đạo ban tranh cử đang kêu gọi những “người thay thế” hàng đầu, gồm các con trai của ông Trump là Donald Jr và Eric, và Phó Tổng thống Mike Pence “tiến hành chiến dịch” trong thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, ông Pence dự kiến sẽ tranh luận với ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ, Kamala Harris, hôm thứ Tư.
Joe Biden, hiện đang tiếp tục vận động tranh cử, không định sẽ tổ chức các sự kiện trực tiếp hoặc xuất hiện trước công chúng. Ông cũng đã gỡ bỏ những quảng cáo tiêu cực về tổng thống và hôm thứ Bảy nói rằng phản ứng của tổng thống đối với đại dịch là “vô lương tâm”.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình ‘Face the Nation” của CBS, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, một đảng viên đảng Dân chủ, nói đảng Cộng hòa trong Quốc hội và tổng thống đã “từ lâu … phản khoa học” và bà hy vọng rằng việc bị nhiễm Covid-19 của Trump sẽ thay đổi thái độ của ông với virus.
“Tôi cầu nguyện rằng ngoài sức khỏe, trái tim của tổng thống sẽ rộng mở với hàng triệu người đã bị ảnh hưởng”, bà nói. “Tôi hy vọng đó sẽ là một tín hiệu cho thấy chúng ta thực sự phải xử lý hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của loại virus này.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54406924
Covid-19 : Theo các bác sĩ, tổng thống Mỹ
Donald Trump có thể xuất viện
Thanh Hà
Trong cuộc họp báo hôm Chủ Nhật 04/10/2020, một trong số các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của tổng thống Hoa Kỳ thông báo, với những tiến bộ hiện tại, ông Donald Trump « có thể trở lại Nhà Trắng trong ngày Thứ Hai ».
Trước ống kính của giới truyền thông, bác sĩ Brian Garibaldi cho biết tổng thống Trump « thấy khỏe trong người, ông đã đi lại được (…) và với tiến độ này, chúng tôi hy vọng ông có thể xuất viện ngay từ ngày mai, (Thứ Hai) và sẽ được tiếp tục điều trị từ Nhà Trắng ».
Không để mất thời gian, tổng thống Mỹ đã xuất hiện trước công chúng. Vào khoảng 17 giờ hôm qua, Donald Trump đeo khẩu trang, ngồi trong một chiếc xe hơi, và chiếc xe đã nhanh chóng đi ngang qua trước cổng bệnh viện quân y Walter Reed, ngoại ô thủ đô Washington.
Thông tín viên đài RFI Thomas Harms cho biết thêm về sự xuất hiện bất ngờ của nguyên thủ Mỹ và những chỉ trích kèm theo của giới y khoa về « một việc làm không cần thiết ».
« Một hàng xe màu đen tiến gần đến trước hàng chục cổ động viên đã túc trực từ chiều Thứ Sáu trước bệnh viện Walter Reed, nơi ông đang được điều trị để ủng hộ tinh thần tổng thống Trump. Trong chiếc xe đầu tiên, người ta trông thấy tổng thống Hoa Kỳ vẫy tay chào. Ông đeo khẩu trang. Nhiều bác sĩ đã lập tức chỉ trích sự dàn cảnh này. Theo giới y khoa, chuyến đi ra ngoài của nguyên thủ Mỹ đe dọa đến sức khỏe của các nhân viên mật vụ bảo vệ ngồi chung xe với tổng thống. Với bệnh trạng ở giai đoạn này, ông Trump rất dễ lây bệnh cho những người xung quanh.
15 phút trước khi xuất hiện trước công chúng, qua video được phát trên Twitter, ông thông báo dành cho mọi người một sự bất ngờ. Cũng trong video này, nguyên thủ Mỹ nói ông đã học hỏi được rất nhiều về Covid-19 từ khi bị nhiễm bệnh. Còn theo các cố vấn, Donald Trump không biết làm gì ở bệnh viện, chán không muốn xem các chương trình truyền hình chỉ tập trung đưa tin về tình trạng sức khỏe của ông.
Donald Trump có thể xuất viện ngay từ hôm nay do tình trạng sức khỏe của ông có tiến triển tốt, theo lời nhóm bác sĩ chăm sóc ông. Dù vậy, tổng thống Hoa Kỳ trong những ngày qua đã hai lần khó thở và phải được tiếp oxygen. Ông được điều trị bằng các loại kháng thể (stéroide) và thuốc Remdesivir. Bệnh nhân dùng loại thuốc này cần được theo dõi trong 5 ngày tại bệnh viện.
Tất cả những thông tin trên trái ngược với khả năng Donald Trump có thể trở lại Nhà Trắng ngay từ hôm nay, sau đúng hai ngày rưỡi kể từ khi ông nhập viện ».
New York chuẩn bị ban hành trở lại các biện pháp phong tỏa
Tình hình dịch Covid-19 tại Mỹ tiếp tục gây lo ngại. Thị trưởng New York, Bill de Blasio, ngày 04/10/2020 thông báo « sẵn sàng cho đóng cửa trở lại 9 khu vực » kể từ ngày 07/10, trong đó có các khu nổi tiếng như Brooklyn và Queens, vì số ca nhiễm mới liên tục tăng nhanh trong 2 tuần qua. Tại những khu vực có thể lại bị cách ly, tỷ lệ lây nhiễm lên tới khoảng 8 %. Tuy nhiên, quyết định sau cùng thuộc thẩm quyền của thống đốc bang, Endrew Cuomo. New York là một trong những thành phố bị nặng nhất với 24.000 ca tử vong.
Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho ‘Chiến tranh
bất thường’ với Trung Quốc và Nga
Bình luậnNguyễn Minh
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, toàn bộ quân đội phải cải thiện hơn nữa trong “chiến tranh bất thường”, không phải chỉ để chống lại sự gia tăng của các nhóm khủng bố và những kẻ tấn công mạng, mà còn để ngăn chặn Nga và Trung Quốc, theo Asia Times đưa tin hôm 4/10.
Theo bài viết trên Tạp chí Không quân, Chiến lược Quốc phòng của Lầu Năm Góc đang tập trung vào cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ với Nga, Trung Quốc hay các quân đội được trang bị công nghệ tiên tiến khác, thay vì những quân đội với công nghệ thấp ở Trung Đông và châu Phi.
“Chiến tranh bất thường” không chỉ dành cho các lực lượng hoạt động đặc biệt.
Bài viết đề cập đến một bản tóm tắt được công bố vào ngày 2/10 về Chiến lược Quốc phòng Quốc gia 2018. Bản tóm tắt chỉ ra rằng, Lầu Năm Góc vẫn chưa chuẩn bị đủ cho tình huống chiến đấu, trong đó kẻ thù đã khai thác điểm yếu trong công nghệ và chiến thuật của Hoa Kỳ.
Bản tóm tắt cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc, Nga và Iran là “những quốc gia sẵn sàng thực hiện các chiến dịch bóp méo thông tin, lừa dối, phá hoại và cưỡng bức kinh tế, cũng như các hoạt động ngụy trang, du kích và bí mật”.
Bài viết nhấn mạnh rằng, những kiểu chiến đấu này không phù hợp với “cuộc cạnh tranh sức mạnh vĩ đại” trực diện mà Hoa Kỳ dự tính, và cũng không phù hợp với những loại máy bay chiến đấu mới phức tạp, vũ khí siêu thanh hay các thiết bị công nghệ cao, tiên tiến khác.
Bản tóm tắt nêu rõ: “Sự chuyển hướng của bộ phận chúng ta sang cạnh tranh quyền lực lớn không phải là sự từ bỏ các năng lực quan trọng mà chúng ta đã phát triển để chống lại chiến tranh bất thường”.
“Thay vào đó, sự thay đổi này mang đến cho chúng ta một cơ hội quan trọng để cập nhật cách tiếp cận của chúng ta đối với chiến tranh bất thường, và giải quyết hoàn toàn các thách thức mà các đối thủ của chúng ta đặt ra ngày nay”.
Chiến tranh bất thường đề cập đến các xung đột với những kẻ thù không phải là một phần của quân đội nhà nước chính thức. Những nhóm này gieo rắc thông tin và tuyên truyền sai lệch để đạt được mục tiêu của chúng, theo Asian Times.
Thay vì dựa vào hành động quân sự truyền thống như đối đầu trực diện bằng không kích và xâm nhập mặt đất, chiến tranh bất thường chủ yếu dựa vào những trò lừa đảo trên nền tảng kỹ thuật số và khai thác những điểm yếu trong khả năng của kẻ thù.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, quân đội cần xem xét lại cách thức sử dụng các lực lượng cho các nhiệm vụ chống khủng bố và chống nổi dậy, chiến tranh mạng và thông tin.
Để giải quyết vấn đề này, Lầu Năm Góc đã đề xuất các khoản đầu tư nhất quán hơn vào các chiến lược tác chiến bất thường vốn có thể dễ dàng nâng cấp và tiết kiệm chi phí, để chuẩn bị cho cuộc xung đột “khu vực xám” trong không gian mạng leo thang sang lĩnh vực vật lý. Đồng thời, cần có nỗ lực thống nhất giữa Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên bang khác cũng như các quốc gia đồng minh và đối tác.
Các binh sĩ phải có “hiểu biết rộng rãi và đủ kiến thức chuyên môn về IW,” bản tóm tắt cho biết.
Theo trang tin Real Clear Defense, mô hình của Nga dường như là một sự thoái trào của Chiến tranh Lạnh với việc nhấn mạnh vào tiến hành chiến tranh bất thường dựa vào các lực lượng nổi dậy.
Việc Nga kích động cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine đã tạo cơ hội cho Nga chiếm Crimea, đồng thời khiến Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu và NATO.
Trong khi đó, Trung Quốc đã áp dụng lại mô hình của Nga nhưng kết hợp với tư duy chiến lược của Trung Quốc để tạo ra một “chiến dịch thâm nhập bền bỉ”.
Bài viết trên Tạp chí Không quân cho biết, mô hình của Trung Quốc thuộc các hoạt động của “Vùng Xám”. “Vùng xám” được thiết lập dựa trên sự mơ hồ trong luật pháp quốc tế và tránh mức độ bạo lực liên quan đến các chiến thuật chiến tranh bất thường.
Trung Quốc không sử dụng lực lượng hoạt động đặc biệt, mà sử dụng lực lượng ít công khai hơn như lực lượng cảnh sát biển và tuần duyên, để giành lấy lãnh thổ thực địa theo cách không chính thức.
Mô hình Trung Quốc cũng kết hợp với chiến tranh thông tin và truyền thông chiến lược, để thuyết phục người dân trong nước về tính đúng đắn trong các hoạt động bành trướng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời chống lại những chỉ trích của quốc tế về việc chế độ này không tuân thủ các công ước, chuẩn mực và phán quyết trên các vùng lãnh thổ tranh chấp.
Trong khi nước Nga dựa vào lực lượng nổi dậy để lật đổ các mục tiêu của mình, thì Trung Quốc sử dụng chiến thuật chia rẽ giữa các đối thủ đồng minh tiềm năng. Ví dụ, việc Trung Quốc tán thành Tổng thống Duterte có một phần nguyên nhân nhằm khiến quan hệ Mỹ – Philippines trở nên nguội lạnh, theo Asia Times.
Trung Quốc cũng đang tích hợp các hoạt động ngoại giao, kinh tế và quân sự để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. Ví dụ, các nỗ lực ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm dịu các nỗ lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã xây dựng chuỗi các sân bay, bến cảng và đặc khu kinh tế trên khắp Nam Á và Đông Phi, cung cấp cho Trung Quốc những “điểm mạnh chiến lược” để xây dựng cơ sở và tiếp tế, đồng thời hạn chế các lựa chọn của đối thủ cạnh tranh.
Các dự án phát triển này thường dẫn đến việc Trung Quốc trở thành chủ nợ của các quốc gia, từ đó cho phép nước này giám sát các hoạt động tại các quốc gia “con nợ”.
Nguyễn Minh
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ kháng cáo Thẩm phán
California đình chỉ lệnh cấm WeChat
Bình luậnNgọc Trân
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm 2/10 cho biết, họ đã kháng cáo phán quyết sơ bộ của một Thẩm phán ở San Francisco, bang California vì Thẩm phán này đã ngăn cản việc thi hành lệnh cấm WeChat do Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, họ đang tiến hành kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Liên Bang Hoa Kỳ Khu Vực 9 (Ninth Circuit U.S. Court of Appeals) đối với phán quyết sơ bộ của Thẩm phán liên bang California là bà Laurel Beeler đưa ra hôm 19/9 vừa qua.
Lệnh cấm này của Bộ Thương mại Hoa Kỳ bao gồm việc cấm các cửa hàng ứng dụng di động trực tuyến tại Mỹ cho phép tải xuống, duy trì mã thành phần hay cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng WeChat. Ngoài ra, lệnh này cũng cấm các giao dịch chuyển tiền hoặc xử lý thanh toán tại Mỹ với ứng dụng Trung Quốc này. Động thái này của Bộ Thương mại khiến ứng dụng WeChat không còn có thể hoạt động ở Mỹ.
Ngày 25/9, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã yêu cầu bà Laurel Beeler tạm ngừng việc thi hành phán quyết sơ bộ mà bà đã đưa ra hôm 19/9 vừa qua.
Bộ Tư pháp cho biết, bà Laurel Beeler đã đưa ra phán quyết sai lầm khi “cho phép (người dùng) tiếp tục sử dụng WeChat một cách không hạn chế”. Bởi vì trước đó, Chính phủ Hoa Kỳ đã nhận định rằng, ứng dụng này gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao của nước Mỹ.
Ngoài WeChat, một ứng dụng khác của Trung Quốc gần đây cũng gây được sự chú ý của giới trẻ Mỹ là TikTok. Một thẩm phán của Washington DC cũng đã đưa ra phán quyết sơ bộ tương tự vào hôm 27/9, kêu gọi đình chỉ lệnh cấm TikTok có hiệu lực ngay trước nửa đêm ngày hôm đó. Điều này có nghĩa là, các hoạt động của TikTok tại Mỹ tạm thời vẫn bị chưa ảnh hưởng. Trước đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã yêu cầu các công ty như Google, Apple v.v. xoá ứng dụng TikTok khỏi kho ứng dụng của mình bắt đầu từ 11h59′ tối ngày 27/9, để người dùng không thể tải được các ứng dụng này nữa.
Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng cho biết, phía Chính phủ sẽ tuân theo phán quyết này của Thẩm phán, nhưng sẽ nỗ lực bảo vệ sắc lệnh hành pháp cấm TikTok và WeChat, đồng thời đối mặt với tất cả những hành động thách thức pháp lý đối với sắc lệnh này của Tổng thống Trump.
Phát ngôn viên Nhà Trắng nhiễm COVID-19
Phát ngôn viên Nhà Trắng Kayleigh McEnany hôm 5/10 cho biết bà nhiễm COVID-19, ít ngày sau khi Tổng thống Donald Trump dương tính với virus này.
“Sau khi xét nghiệm âm tính liên tục, kể cả các ngày từ thứ Năm [1/10], tôi xét nghiệm dương tính với COVID-19 sáng thứ Hai [5/10] trong khi không có triệu chứng nào”, bà McEnany nói trong tuyên bố đăng trên Twitter.
“Không có phóng viên, người sản xuất hoặc thành viên báo chí nào được Đơn vị Y tế Nhà Trắng coi là các tiếp xúc gần [với tôi]”.
TT Trump có thể ra viện, trở về Nhà Trắng ngày 5/10
Nữ phát ngôn viên có cuộc họp báo với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 1/10, ít giờ trước khi xuất hiện tin cố vấn của ông Trump, bà Hope Hicks, mắc COVID-19.
Không lâu sau đó, Tổng thống Trump thông báo trên Twitter rằng ông và Đệ nhất phu nhân Melania cũng nhiễm virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Bà McEnany cho biết tiếp: “Tôi hoàn toàn không hay biết về việc chuẩn đoán của bà Hope Hicks trước khi tổ chức cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm thứ Năm [1/10]”.
Nữ phát ngôn viên cho biết thêm rằng bà “sẽ bắt đầu quá trình cách ly và sẽ tiếp tục làm việc từ xa để phục vụ nhân dân Mỹ”.
Mỹ: Thượng nghị sĩ Cộng hòa nhiễm COVID-19,
gói cứu trợ gặp khó
Nỗ lực mới của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm đạt được một thỏa thuận về gói cứu trợ kinh tế để giảm ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã trở nên phức tạp hơn sau tin Tổng thống Donald Trump và ba Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bị mắc bệnh, theo Reuters.
Thượng nghị sĩ Thom Tillis đại diện bang North Carolina và Mike Lee đại diện bang Utah có kết quả dương tính với COVID-19 hôm 2/10; và sang ngày 3/10 có thêm Thượng nghị sĩ Ron Johnson của bang Wisconsin bị nhiễm bệnh.
Tin về ba thượng nghị sĩ mắc bệnh đã khiến Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell phải thông báo vào cuối tuần rằng Thượng viện sẽ ngưng làm việc cho đến ngày 19/10. Tuyên bố này cho thấy không có một thỏa thuận sắp diễn ra về dự luật của gói cứu trợ sau một tuần hội đàm giữa Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi của đảng Dân chủ và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Có tiến triển về gói cứu trợ COVID-19
Vào tuần trước bà Pelosi và ông Mnuchin trao đổi hàng ngày và gặp mặt trực tiếp vào 30/9 trong nỗ lực đàm phán một gói viện trợ lưỡng đảng mới để ứng phó với sự suy giảm kinh tế do đại dịch gây ra khiến cho 7,4 triệu người Mỹ bị bệnh, hơn 209.000 người chết cũng như hàng triệu người mất việc.
“Chúng tôi đang đạt được tiến bộ,” Pelosi nói với đài NBC trong chương trình Face the Nation hôm 4/10.
Quốc hội và Nhà Trắng đã thông qua các biện pháp cứu trợ trị giá hơn 3 nghìn tỷ đôla vào đầu năm nay, nhưng không có gói cứu trợ mới nào được thông qua kể từ tháng 3.
Đảng Dân chủ đề xuất chi 2,2 nghìn tỷ đôla. Chính quyền của Tổng thống Trump gọi đó là “điều vô nghĩa”, nhưng đã nâng mức đề nghị lên gần 1,6 nghìn tỷ đôla vào tuần trước, bao gồm cả khoản trợ cấp thất nghiệp hàng tuần trị giá 400 đôla. Trong khi phía Đảng Dân đề xuất trợ cấp thất nghiệp 600 đôla/tuần.
Nhiều tiểu bang Mỹ ghi nhận số ca nhiễm
COVID-19 kỷ lục
9 tiểu bang của Hoa Kỳ thông báo con số gia tăng kỷ lục các ca nhiễm COVID-19 trong vòng bảy ngày qua, phần lớn tại miền Tây và Trung Tây, nơi nhiệt độ xuống thấp đã khiến nhiều hoạt động phải chuyển vào trong nhà, theo Reuters.
Theo hãng tin Anh, chỉ tính riêng hôm 3/10, 4 tiểu bang gồm Kentucky, Minnesota, Montana và Wisconsin chứng kiến sự gia tăng kỷ lục các ca nhiễm mới.
Thượng nghị sĩ đại diện Wisconsin, ông Ron Johnson, là một trong số các nhà lập pháp nổi bật của Đảng Cộng hòa được xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi Tổng thống Trump thông báo bị nhiễm virus này.
Tuần trước, các tiểu bang Kansas, Nebraska, New Hampshire, South Dakota và Wyoming cũng đã xác nhận kỷ lục tương tự.
Theo Reuters, nhiệt độ ban ngày tại nhiều tiểu bang trên hiện ở mức khoảng 10 độ.
Hãng tin này dẫn lời các chuyên gia y tế cảnh báo rằng nhiệt độ lạnh khiến nhiều người ở trong nhà và điều này có thể đẩy nhanh việc lây lan virus Corona.
Hoa Kỳ ghi nhận trung bình 42.600 ca nhiễm mới và 700 ca tử vong mỗi ngày, so với 35 nghìn ca mới và 800 ca tử vong hồi giữa tháng Chín, theo Reuters.
Thành phố New York đóng cửa trường học
ở một số khu vực lân cận
do các trường hợp COVID-19 gia tăng
Thành phố New York vào thứ Tư sẽ đóng cửa các trường học công lập và các cơ sở kinh doanh không cần thiết ở các khu vực của Brooklyn và Queens, sau khi hai khu vực này ghi nhận số ca nhiễm coronavirus tăng đột biến kéo dài một tuần.
Thị trưởng New York, Bill de Blasio cho biết trong một cuộc họp báo vào Chủ nhật rằng tất cả các trường học và cơ sở kinh doanh không cần thiết trong khu vực lân cận với chín số ZIPCODE sẽ đóng cửa bắt đầu từ Thứ Tư. Các vùng lân cận là Far Rockaway, Edgemere, Kew Gardens, Kew Gardens Hills và Pomonok ở Queens, và Borough Park, Gravesend, Homecrest, Midwood, Bensonhurst, Mapleton, Flatlands, Bãi biển Gerritsen và Vịnh Sheepshead ở Brooklyn.
Các khu vực trên đã ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ của Covid-19 trong vài tuần qua, đứng đầu tỷ lệ 3% trong bảy ngày liên tiếp, điều này đã thúc đẩy việc tăng cường đóng cửa. Thị trưởng De Blasio cho biết quyết định đưa ra những hạn chế này rất khó khăn nhưng cần thiết để ngăn chận lây lan. Ông nói rằng cần phải ngăn chận làn sóng lây nhiễm thứ hai ’ở Thành phố New York.”
Số ca nhiễm coronavirus
tại thành phố New York lại tăng trở lại
Tỷ lệ nhiễm Coronavirus ở khu vực Thành phố New York tiếp tục tăng cao hơn nhiều so với các khu vực khác của tiểu bang chỉ vài ngày sau khi khu vực này mở cửa trở lại các không gian ăn uống trong nhà và đưa nhiều học sinh trở lại lớp học để học trực tiếp.
New York đang phản ứng với các vụ nhiễm coronavirus ngày càng tăng trong 20 ZIPCODE “điểm nóng” đang báo cáo tỷ lệ dương tính hoặc số lượng xét nghiệm cho kết quả dương tính, cao tới 18%, dựa trên mức trung bình hàng tuần.
Hơn một nửa số những khu vực điểm nóng là từ các quận Kings và Queens, nằm ở các quận Brooklyn và Queens của Thành phố New York. Hai quận khác chếch về phía bắc của Thành phố New York – Rockland và Orange – chứa khu vực điểm nóng còn lại.
Văn phòng của Thống đốc Andrew Cuomo cho biết mặc dù 20 ZIP CODE hàng đầu là nơi cư trú của 6.7% dân số của tiểu bang, nhưng chúng đại diện cho 26% các ca nhiễm Covid-19 mới của Thứ Sáu. Tỷ lệ dương tính trung bình trong số đó là 5.2% – cao hơn nhiều so với tỷ lệ 1% cho phần còn lại của tiểu bang.
Sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 là một dấu hiệu đáng lo ngại cho tiểu bang chỉ vài ngày sau khi hoạt động ăn uống trong nhà được tiếp tục bắt đầu từ thứ Tư (ngày 30 tháng 9) và các trường công lập của thành phố đã cho phép học sinh học trực tiếp vào thứ Năm (ngày 1 tháng 10). (BBT)
https://www.sbtn.tv/so-ca-nhiem-coronavirus-tai-thanh-pho-new-york-lai-tang-tro-lai/
Hơn cả Covid-19, ‘virus tư tưởng’ đang xói mòn
nền tảng tự do cốt lõi của nước Mỹ
Tâm Thanh
Virus tư tưởng còn đáng sợ hơn cả virus dịch bệnh…
Vào ngày 29/9, một tờ rơi tiếng Trung của Sở Y tế thành phố New York được lan truyền trên Internet có nội dung “Bệnh đường hô hấp do virus corona mới của Trung Quốc gây ra”, khiến một số người Trung Quốc phản kháng rằng, “dùng thuật ngữ “virus corona của Trung Quốc” là đang chống lại người châu Á”, yêu cầu thị trưởng thành phố phải xin lỗi. Cách đây không lâu, một giáo sư tại Đại học Syracuse
ở bang New York đã bị nhà trường đình chỉ công tác điều tra vì gọi loại virus Corona mới là “virus Đảng Cộng sản Trung Quốc” (virus ĐCSTQ).
Theo nội dung lan truyền trên Twitter, tờ rơi tiếng Trung của Sở Y tế thành phố New York đã được phát ở Flushing nhằm giáo dục công chúng về Covid-19. Nội dung của tờ rơi được bắt đầu với “một căn bệnh về đường hô hấp do một loại virus Corona chủng mới bùng phát ở ổ dịch Vũ Hán, Trung Quốc”, và kết thúc bằng “123 những lưu ý dành cho du khách trước khi đến Vũ Hán”.
Dưới ảnh hưởng của chiến dịch tuyên truyền của truyền thông đại lục, nCoV bắt nguồn từ Vũ Hán, nhưng sau đó phao tin đồn là bắt nguồn từ hải ngoại, ví như từ Nhật, Mỹ, Ý,… Lấy ví dụ, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hồi tháng 3 từng tuyên bố dõng dạc trên Twitter rằng virus này có thể là do quân đội Mỹ mang đến Vũ Hán.
Người đăng tải tờ rơi nói rằng, anh ta không thể tin vào mắt mình, sau khi tin tức được lan truyền, một người khác đã chia sẻ lại bài đăng kèm dòng chữ: “Đây chính là thêm một đòn nữa giáng vào cộng đồng người Hoa của Thị trưởng De Blasio. Thị trưởng và giám đốc y tế phải xin lỗi cộng đồng người Hoa. Bởi vì họ sử dụng ngôn luận kiểu này để chống lại người châu Á, họ đã gây ra một cuộc tấn công hận thù và đau đớn đối với cộng đồng của chúng tôi”.
Cục Y tế thành phố đã nhanh chóng phản hồi và trả lời trên Twitter vài giờ sau đó: “Tờ quảng cáo được sản xuất vào hồi tháng Giêng năm nay, khi họ biết về đợt bùng phát dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, Trung Quốc. Vui lòng vứt bỏ phiên bản (cũ) này và kiểm tra thông tin cập nhật trên trang web của Cục Y tế”.
Cơn bão chống phân biệt đối xử tại đại học Syracuse
Vào cuối tháng 8, một bức ảnh được đăng trên tài khoản mạng xã hội của Syracuse University News cho thấy, Jon Zubieta, giáo sư Khoa Hóa học tại đại học Syracuse, đã gọi loại virus Corona chủng mới là “Cúm Vũ Hán” và “Virus Trung Cộng” (virus ĐCSTQ) trong một dự án “Yêu cầu Phòng chống Đại dịch”. Sau đó, nhà trường cho biết, ông bị đình chỉ giảng dạy vì “đã sử dụng ngôn luận có tính xúc phạm và làm tổn thương học sinh Trung Quốc”.
Lưu Thiên Vũ, một nghiên cứu sinh Trung Quốc tại Đại học Buffalo đã viết một bức thư ngỏ vào ngày 14/9 trên Tạp chí của Trường đại học Buffalo với nội dung: “Quyết định của Đại học Syracuse là không hợp lý, tôi thậm chí không nghĩ rằng giáo sư đã làm gì sai”. Anh cho rằng đây là một vấn đề đáng bàn luận!
Trong bức thư, Lưu Thiên Vũ đưa ra ba lý do.
Thứ nhất, khi bệnh dịch bùng phát ở Vũ Hán vào tháng hồi 1/2020, người ở Trung Quốc đại lục cũng dùng thuật ngữ “Cúm Vũ Hán”, khi đó, không ai cảm thấy tức giận.
Thứ hai, nguyên nhân khiến ĐCSTQ cấm mọi người sử dụng thuật ngữ này sau đó, chính là để che đậy nguồn gốc của dịch bệnh vốn khởi phát ở chính Trung Quốc. Dịch bệnh lần này vừa hay đã phơi bày các vấn đề của chế độ độc tài ĐCSTQ, những cụm từ “Cúm Vũ Hán” và “Virus ĐCSTQ” có thể khiến mọi người dễ dàng hiểu rõ những tệ hại của hệ thống ĐCSTQ.
Thứ ba, những gì giáo sư nói không liên quan gì đến kỳ thị chủng tộc.
Các sinh viên nói rằng, họ ủng hộ phong trào BLM, nhưng tin rằng, việc gọi “virus ĐCSTQ” không có nghĩa là phân biệt chủng tộc. Mà nó chính là vạch trần các vấn đề của hệ thống ĐCSTQ, đồng thời thúc đẩy mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về chế độ độc tài này.
Lưu Thiên Vũ cho rằng, tự do ngôn luận không chỉ là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ, mà còn là nền tảng của một khuôn viên trường đa nguyên hóa.
Do vậy, quyền lợi của giáo sư cũng cần được bảo vệ và đại học Syracuse nên hủy bỏ hình phạt đã áp dụng đối với giáo sư. Lo sợ xúc phạm ĐCSTQ hoặc sinh viên Trung Quốc và phá hoại quyền tự do ngôn luận trong các trường học của Mỹ là một sự xoa dịu, nhân nhượng và dung túng cho một chế độ độc tài.
Tuy nhiên, trong thâm tâm của một bộ phận sinh viên Trung Quốc đã cảm thấy “bị xúc phạm”, ngay cả việc đình chỉ giảng dạy cũng chưa đủ để cấu thành hình phạt. Họ nhấn mạnh trong lá thư gửi trường Syracuse rằng, giáo sư nên bị sa thải.
Nhưng, điều khiến người khác phải tò mò là ông Lưu Chiêm Giang, phó hiệu trưởng tạm thời gốc Hoa của đại học Syracuse, người đã công khai lên án “sự phân biệt chủng tộc” của giáo sư Zubieta và đưa ra quyết định kỷ luật với ông ấy, đã tham dự sâu vào giới khoa học của Trung Quốc. Trang web chính thức của đại học Syracuse cho thấy, ông Lưu đồng thời đảm nhiệm nhiều chức vụ trong các trường đại học và viện nghiên cứu tại Trung Quốc.
Về việc bản thân giáo sư bị phạt, giáo sư Zubieta đã đưa ra tuyên bố vào ngày 22/9 tại tổ chức phi lợi nhuận “Education Personal Rights Foundation” (Tổ chức giáo dục quyền lợi cá nhân – FIRE) rằng, ý định của ông chỉ là “chế giễu lối văn hóa đúng đắn chính trị, không phải nhắm vào người Trung Quốc hay lịch sử cũng như truyền thống vĩ đại của họ”; “Trường đại học đã đình chỉ công việc của tôi, dường như trên thực tế, họ đang ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc , điều này quả thực đáng quan ngại sâu sắc”.
FIRE đã gửi một lá thư tới đại học Syracuse để nhắc nhở ban giám hiệu của trường rằng, mặc dù các trường đại học tư không phải tuân theo “Tu chính án thứ nhất Hiến Pháp Hoa Kỳ”, nhưng các trường đại học nên tuân thủ các cam kết của họ để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật.
Bức thư của FIRE cũng chỉ ra rằng, ngôn luận của giáo sư Zubieta không phải là “quấy rối việc phân biệt đối xử”, hơn nữa giáo sư có quyền thảo luận về các chủ đề gây tranh cãi. Cách làm của đại học Syracuse đã thiết lập một “hệ thống kiểm duyệt” cho giáo dục đại học Hoa Kỳ.
Phong trào đúng đắn chính trị chống phân biệt đối xử
Hiện nay ở Hoa Kỳ, nguyên tắc đúng đắn chính trị chống phân biệt đối xử (kỳ thị) mặc dù không phải là luật pháp, nhưng phạm vi “quản hạt” của nó đã vượt qua luật pháp.
Ông Thái Khả Phong, hội trưởng hội cây bút Trung Quốc ở New York, đồng thời là người soạn thảo “Tạp chí Mở” (Open Magazine) bày tỏ, ông và những người bạn thường nói về vấn đề này, cho rằng làn sóng chống phân biệt đối xử ẩn đằng sau đúng đắn chính trị hiện nay có nhiều điểm tương đồng với thời Cách mạng Văn hóa, tất nhiên là không hoàn toàn giống nhau.
Ví dụ, khi Thái Khả Phong học đại học ở Trung Quốc vào thế kỷ trước, nông dân nghèo và trung bình, chỉ cần dựa trên lập trường chính trị của mình, liền có thể được tiến cử vào thẳng trường đại học mà không cần thi cử, từ bỏ nguyên tắc cơ bản “tuyển chọn những người ưu tú”, những học sinh này nền tảng kém cỏi, có người liên tục ở lại lớp hai năm, khi bị nhà trường khai trừ lại lớn tiếng hô “bị phân biệt đối xử”.
Ông Thái nói rằng “phân biệt chủng tộc” ở Hoa Kỳ hiện đã trở thành một câu nói quyền lực, sự đánh giá chỉ dựa trên màu da, khiến nó trở thành một đặc thù. Tư duy đằng sau nó, giống như thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, chính là chọn ra một nhóm người trong xã hội để tạo ra mâu thuẫn và chia rẽ. Ông bày tỏ: “Người Mỹ cho rằng, virus tư tưởng còn khủng khiếp hơn cả virus của dịch bệnh”.
Nói cách khác, ghét bỏ hoặc phân biệt đối xử với một người dựa trên màu da của họ là định nghĩa truyền thống của sự phân biệt chủng tộc. Nhưng bầu không khí xã hội hiện nay chính là, trong vấn đề phân biệt chủng tộc, liên tục sử dụng lá bài màu da để phán xét người khác, tách biệt người khác, dường như khi nhấn mạnh màu da của bản thân, thì không được xem là phân biệt chủng tộc vậy.
Ông Thái Khả Phong nói rằng, thậm chí có người còn kêu gọi “người da màu đoàn kết chống lại người da trắng”, như thể để chống lại nạn phân biệt chủng tộc, mọi người phải thành lập liên minh với “Black Lives Matter ” (BLM) và coi người da trắng là “kẻ áp bức trong lịch sử”. Ông cho rằng, điều này cũng liên quan đến việc nhồi sọ tư tưởng lâu dài trong giới học thuật, khiến cho nhiều người lương thiện bị mê hoặc. Mà ĐCSTQ thành thạo nhất là thông qua đấu tranh mâu thuẫn giữa các phe đối lập để đạt được mục đích của nó.
Nói đến đây, ông Thái lại nhớ đến thời kỳ vào nửa thế kỷ trước, cũng có một nhóm người được gọi là “Hắc ngũ loại” (Five Black Categories), bao gồm: địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu, phe cánh hữu – ĐCSTQ quy kết nhóm người này là kẻ thù giai cấp của ĐCSTQ.
Khi đó, tại huyện Đại Hưng, ngoại ô Bắc Kinh, để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và vì cái gọi là “sự trong sạch” của thủ đô, các thành viên trong gia đình của “Hắc ngũ loại” từ người già đến trẻ nhỏ đều bị đuổi khỏi Bắc Kinh hoặc bị giết một cách tàn nhẫn. Sau đó, “tin vui” được báo lên Bắc Kinh rằng đã thành công xây dựng Bắc Kinh thành cái gọi là “Thành phố pha lê”.
Nửa thế kỷ sau, một cảnh tượng thay hình đổi dạng tương tự lại tái diễn, những hộ gia đình có thu nhập thấp ở huyện Đại Hưng trở thành tầng lớp “thấp kém”, theo quan niệm trước đây, họ là phần tử giai cấp vô sản và bị đuổi khỏi Bắc Kinh. Cái chủ nghĩa mà ĐCSTQ theo đuổi chính là hoang đường như vậy.
Ông Thái Khả Phong nói rằng, trong những năm đầu, địa vị chính trị của người Hoa tại Hoa Kỳ từ sớm đã vượt qua rào cản của bóng đen bài xích người Hoa trong luật pháp, và đã đứng vững thông qua việc tham gia Đại Thế chiến lần thứ Nhất và Đại Thế chiến lần thứ Hai, tích cực tham gia vào cuộc chiến chống phát xít của Mỹ và sát cánh cùng nước Mỹ.
Năm đó, Trung Hoa Dân Quốc cùng Hoa Kỳ thành lập Liên minh chống phát xít và trở thành quốc gia chiến thắng sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, lọt vào top 5 cường quốc, địa vị của người Hoa cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu không có ĐCSTQ, đất nước Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia lớn mạnh nhất thế giới.
Ông Thái Khả Phong cuối cùng nói rằng, ngày nay người Trung Quốc phải cẩn thận để không bị lôi kéo vào sự thù hận phân biệt chủng tộc dưới sự kích động của ĐCSTQ, cần phải hiểu rõ sự việc và suy nghĩ nhiều hơn.
Về tình hình hỗn loạn tại đại học Syracuse, ông cho rằng, “Giáo sư Zubieta không sai chút nào khi gọi đó là ‘virus Trung Cộng’. Cúm Tây Ban Nha, bệnh sởi Đức, cũng là lấy địa danh nơi khởi nguồn của dịch bệnh để đặt tên. Bây giờ cũng vậy, dịch bệnh xuất phát từ phòng thí nghiệm của ĐCSTQ, không phải Trung Quốc, việc gọi là virus Trung Cộng, chính xác hơn là để phân biệt người dân Trung Quốc với ĐCSTQ, không hề có yếu tố phân biệt chủng tộc”.
“Rõ ràng không phải vì đất nước Trung Quốc hay vì người dân Trung Quốc mà chúng ta phải đối phó với đại dịch toàn cầu như hiện nay“, ông Robert Spalding, cựu giám đốc chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng đã nói rong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times. “Mà đó là vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, ông khẳng định.
Guatemala đưa hơn 3,000 người Honduras
di dân bằng các đoàn xe lữ hành về lại nhà
Tin từ Guatemala City – Hôm thứ Bảy (3 tháng 10), các viên chức Guatemala đã buộc hơn 3,000 người Honduras di dân trở về quê hương của họ trong vài ngày qua, giải tán phần lớn đoàn lữ hành đang hướng về phía bắc ngay cả khi các nhóm đang dần dần tiếp tục chuyến đi về phía Hoa Kỳ.
Hàng ngàn thành viên đoàn lữ hành đã vượt biên Guatemala bất hợp pháp vào thứ Năm tuần trước (1 tháng 10) để tìm cách thoát khỏi tình trạng đói nghèo ngày càng trầm trọng hơn do đại dịch coronavirus. Theo chính phủ Guatemala, khoảng 2,800 người đã vượt biên trong sự việc ban đầu.
Kể từ đó đến thứ Bảy (3 tháng 10), 3,586 người di cư đã “chọn quay trở lại”. Tuy nhiên, một số dường như đã tiến gần Mexico. Các viên chức về di dân của Guatemala cho hay, vào tối thứ Bảy (3 tháng 10), khoảng 150 người di dân đã ở một nơi trú ẩn ở Tecun Uman, gần biên giới Mexico, trong khi khoảng 200 người đang trên đường ở vùng Izabal, giữa Honduras và Peten.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Eduardo Sanchez kêu gọi chính phủ nước láng giềng Honduras đẩy mạnh nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư đổ về Hoa Kỳ, cho rằng đoàn lữ hành mang nguy cơ về sức khỏe trong bối cảnh đại dịch.
Vào sáng thứ Bảy (3 tháng 10), viện di dân Honduras cho biết họ đã tiếp nhận 533 người trở về sau khi lên đường đến Guatemala. Tổng thống Mexico, Andres Manuel Lopez Obrador, người đã thực hiện các biện pháp hạn chế di dân bất hợp pháp để tránh xung đột với tổng thống Trump, cho rằng các đoàn lữ hành rời Honduras đã được sắp xếp trùng với thời điểm Hoa Kỳ diễn ra bầu cử tổng thống. (BBT)
Người biểu tình
đụng độ dữ dội với cảnh sát ở Santiago
Vào hôm thứ Bảy (3 tháng 10), người dân Chile tiếp tục xuống đường biểu tình ở Santiago nhằm bày tỏ sự tức giận về sự bất bình đẳng, cũng như phản đối chính phủ của Tổng thống Sebastian Pinera, và những hành vi tàn bạo của cảnh sát.
Hôm thứ Bảy, những người biểu tình đã ném đá vào cảnh sát; đáp lại, cảnh sát cũng đáp trả bằng vòi rồng và hơi cay để ngăn người biểu tình tụ tập thành các nhóm lớn. Trước đó, các cuộc biểu tình vào hôm thứ Sáu đã bị gián đoạn vì một sự việc gây tranh cãi, khi một nam thiếu niên rơi từ trên cầu xuống sông trong cuộc đụng độ với cảnh sát, và những người biểu tình cáo buộc lực lượng cảnh sát chính là nguyên nhân gây ra sự việc.
Khoảng vài trăm người đã tập trung tại Plaza Italia, tòa nhà mang tính biểu tượng ở trung tâm Santiago vào hôm thứ Sáu và thứ Bảy. Số lượng người biểu tình này thấp hơn nhiều so với các cuộc biểu tình lớn vào năm ngoái và đầu năm nay, tại thời điểm trước đại dịch coronavirus.
Các nhà phân tích lo ngại rằng việc kỷ niệm các cuộc biểu tình năm 2019, từng xãy ra vào tháng 10 năm ngoái do giá giao thông tăng, sẽ mở ra một làn sóng bất ổn mới, vốn đã dừng lại vào tháng 3 năm nay do sự xuất hiện của đại dịch. Việc ban hành một hiến pháp mới là trọng tâm xuất hiện sau nhiều tháng
biểu tình. Người dân Chile dự kiến sẽ bỏ phiếu về hiến pháp mới trong một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tháng 10 tới đây. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-dung-do-du-doi-voi-canh-sat-o-santiago/
Nobel Y học 2020 được trao cho
ba nhà khoa học khám phá virus siêu vi gan C
Minh Anh
Thứ Hai 05/10/2020, Stockholm bắt đầu một tuần lễ mùa giải Nobel nổi tiếng và mở màn là giải Nobel Y học được trao cho ba nhà khoa học khám phá ra siêu vi gan C.
Giải Nobel năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt - đại dịch Covid-19 hoành hành khắp địa cầu. Tuy không có lễ trao giải long trọng, nhưng điều đó cũng không ngăn cản người ta đánh cược về tên tuổi của những người đoạt giải.
Từ thủ đô Thụy Điển, thông tín viên Frédéric Faux tường thuật :
« Liệu giải Nobel Văn học có thể thuộc về nhà văn Pháp Michel Houllebecq gây nhiều tranh cãi, hay là nữ nhà văn Mỹ gốc Caribe có nhiều đồng thuận nhất, Jamaica Kincaid ? Trong trường hợp đầu tiên, những thành viên của Viện Hàn Lâm Văn Học, vốn dĩ đã bị chỉ trích vì một vụ tai tiếng tình dục dẫn đến việc không thể trao giải Nobel năm 2018, lần này có nguy cơ gây ra thêm một cuộc tranh cãi nữa.
Giải Nobel Hòa bình có sẽ được trao cho một phụ nữ, Greta Thunberg chẳng hạn ? Với một số người, nhà hoạt động vì khí hậu người Thụy Điển là một sự lựa chọn lý tưởng. Đối với nhiều người khác, chính tự do báo chí, ngày càng bị đe dọa, mới cần được tôn vinh.
Như mọi năm, các cuộc đánh cược về tên tuổi của những người được trao giải lại nở rộ, nhưng lần này có thêm một ẩn số : Liệu tác động của dịch virus corona chủng mới có thể ảnh hưởng đến việc trao giải Nobel Y khoa hay Kinh tế hay không ? Hoặc là còn quá sớm ?
Có một điều chắc chắn là do dịch bệnh, những người được tặng thưởng giải Nobel sẽ không đến Stockholm vào tháng 12 để nhận giải, trong khi mức tiền thưởng năm nay đã được tăng lên đến gần một triệu euro. »
Nobel Y học thuộc về các nhà khoa học khám phá virus siêu vi gan C
Trong khi dịch bệnh virus corona chủng mới vẫn hoành hành trên khắp thế giới, Viện Hàn Lâm Khoa Học Thụy Điển hôm nay 05/10/2020 quyết định trao giải Nobel cho ba nhà khoa học : Một người Anh và hai người Mỹ về những khám phá virus siêu vi gan C.
Michael Houghton (người Anh), Harvey Alter cùng đồng nghiệp người Mỹ khác là Charles Rice cùng nhau chia sẻ giải Nobel Y học năm 2020 vì những « đóng góp có tính quyết định » cho việc « khám phá virus siêu vi gan C », theo tuyên bố của hội đồng khoa học Nobel.
Vẫn theo hội đồng khoa học Thụy Điển, ông Harvey Alter, nay 85 tuổi, cuối thập niên 1970 đã xác định một hiện tượng lây nhiễm siêu vi gan bí ẩn không thuộc loại siêu vi A, cả siêu B trong một lần truyền máu. Nhiều năm sau đó, năm 1989, ông Michael Houghton, người Anh cùng với nhóm nghiên cứu của mình thông báo đã chiết đoạn thành công bộ gien của virus.
Về phần Charles Rice, 68 tuổi, ông đã dầy công tìm hiểu trong vòng nhiều năm cách thức virus nhân rộng để rồi nhờ vào những nghiên cứu này mà khoa học đã tìm ra được một cách điều trị mới mang tính cách mạng trong những năm 2010 : Đó chính là thuốc Sofosbuvir.
Với giải thưởng Nobel Y khoa lần thứ 111 này, kể từ giờ, thế giới có đến 222 người được trao giải khôi nguyên về « Sinh lý học hay Y học » kể từ ngày Nobel được thành lập. Dù vậy, AFP lấy làm tiếc rằng cho đến nay chỉ có 12 phụ nữ là được trao giải thưởng cao quý này.
Đông Địa Trung Hải :
Khí đốt có mang lại sự thịnh vượng ?
Thùy Dương
Khu vực Đông Địa Trung Hải từ lâu nay đã chứng kiến nhiều xung đột. Việc chưa xác định được chủ quyền rõ ràng đối với nguồn khí đốt lớn được phát hiện từ năm 2009 tại đây có thể làm thay đổi các liên minh và gây ra những căng thẳng địa chính trị nghiêm trọng trong khu vực.
Đông Địa Trung Hải, vùng biển giàu khí đốt
Hồi năm 2013, giám đốc Trung Tâm An Ninh Năng Lượng Và Tài Nguyên Châu Âu (Eucers) tại King’s College, Luân Đôn, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Đức, Friedbert Pflüger, nhận định, những mỏ khí đốt được phát hiện ở Đông Địa Trung Hải từ năm 2009 “có khả năng làm thay đổi lịch sử, mang lại sự thịnh vượng cho Israel, Chypre và Thổ Nhĩ Kỳ hoặc nhấn chìm khu vực vốn đang phải chứng kiến cuộc xung đột Thổ Nhĩ Kỳ - Chypre và chiến tranh Syria vào một cuộc khủng hoảng nặng nề hơn”.
Sự phát triển của công nghệ khoan ở vùng nước sâu và rất sâu, cùng với sự kiên trì của một số công ty dầu khí, đã giúp các nước có thể tiếp cận được những khu vực trước đây chưa từng được khám phá. Tuy nhiên, sự khai thác hiệu quả những nguồn khí đốt này sẽ phụ thuộc vào việc thiết lập được sự cân bằng địa chính trị vốn rất phức tạp trong khu vực trải từ Chypre đến Ai Cập, qua Liban, Israel và các vùng lãnh thổ của Palestine.
Mỏ khí đốt ngoài khơi phía nam đảo Chypre là một phát hiện đầy hứa hẹn hồi năm 2011, thế nhưng việc khai thác ồ ạt các mỏ khí này vẫn chưa được bắt đầu. Kể từ cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1974, đảo Chypre bị chia thành hai thực thể : phía nam là Cộng hòa Chypre, được Hy Lạp ủng hộ và là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, còn phía bắc là Cộng hòa Chypre phương Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ được chính quyền Ankara công nhận. Những người lạc quan nhất, cũng như các công ty dầu mỏ, hy vọng là các triển vọng phồn vinh sẽ khuyến khích hai bên đạt được một thỏa thuận, sau thất bại của cuộc trưng cầu dân ý cuối cùng vào năm 2004 về việc thống nhất hòn đảo. Thế nhưng, điều ngược lại đã xảy ra, và căng thẳng đã gia tăng nghiêm trọng giữa chính quyền Nicosie và Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng tăng cường các hành động nhằm ngăn cản Chypre khai thác các nguồn tài nguyên này.
Thực ra, các mỏ khí ga được phát hiện không nằm gần Thổ Nhĩ Kỳ mà ở dưới phía nam, ngoài khơi đảo Chypre. Nhưng theo giải thích của Alessandro Bacci, cố vấn tại IHS Markit, một trong những công ty tư vấn lớn nhất về dầu lửa và khí đốt, “Thổ Nhĩ Kỳ không tìm thấy trữ lượng đáng kể nào trong vùng biển của mình. Vì vậy, Ankara tìm cách mở rộng vùng đặc quyền kinh tế, với hy vọng tìm thấy khí đốt và để duy trì ảnh hưởng trong khu vực”.
Từ lĩnh vực khí đốt, cuộc đối đầu lan sang cả lĩnh vực địa chính trị
Tổng thống Recep Erdogan không còn che giấu tham vọng của mình ở Địa Trung Hải, tin rằng đất nước Thổ Nhĩ Kỳ “đủ mạnh về chính trị, kinh tế và quân sự để xé bỏ các bản đồ và tài liệu vô đạo đức”, như ông đã nhấn mạnh vào đầu tháng 9, ý nói đến Hiệp ước Lausanne năm 1923, xác định biên giới hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ mà Ankara phản đối. Một học thuyết quân sự khác thịnh hành ở Thổ Nhĩ Kỳ mang tên “Tổ Quốc Biển Xanh”, đòi mở rộng chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ ra một vùng biển rộng lớn bao gồm Biển Đen, Biển Egée và Đông Địa Trung Hải. Theo thuyết bành trướng của Ankara, Hy Lạp bị coi là “quốc gia chiếm đóng” các đảo Dodecanese và hai hòn đảo khác ở Địa Trung Hải.
Các đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ không còn giới hạn trong việc chia sẻ tài nguyên, mà còn liên quan đến các đảo của Hy Lạp, việc phi quân sự hóa các hòn đảo này và phân chia lại thềm lục địa. Theo Thierry Bros, giáo sư tại Sciences Po, trong bối cảnh các bên liên quan không đạt được thỏa thuận về biên giới trên đất liền và trên biển, không ai dám khai thác khí đốt của Chypre. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Chypre đều cần các công ty dầu khí sẵn sàng đầu tư vài tỷ đôla để xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết. Nhưng tình hình hiện giờ là bất lợi : hầu như tất cả các công ty trong lĩnh vực này đều tạm ngưng các dự án do tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19. Căng thẳng leo thang giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp cũng làm nguội bầu nhiệt huyết của các nhà đầu tư. Trong khi đó, thị trường khí đốt thế giới, vốn có tính cạnh tranh rất cao, lại không cần nguồn cung ứng bổ sung ngay lập tức.
Cơ hội nào cho Cộng hòa Chypre ?
Về phía Chypre, cho dù chính quyền Nicosie lâu nay hy vọng có thể thu lợi từ các mỏ khí đốt Aphrodite và Calypso ở Đông Địa Trung Hải, nhưng tình hình khá phức tạp. Theo cơ quan tư vấn Wood Mackenzie, sớm nhất thì cũng phải đến năm 2027 Chypre mới có thể xuất khẩu được khí đốt. Và để làm như vậy, Chypre phải tìm được cách vận chuyển khí đốt hoặc sang Ai Cập, hoặc sang châu Âu. Trong khi đó, Ankara lại có khả năng cản trở các dự án đường ống dẫn khí đốt.
Dự án có nhiều tiến triển nhất hiện nay là EastMed được Hy Lạp, Chypre và Israël ủng hộ, quảng bá nhưng lại đi qua những vùng biển mà Ankara đòi chủ quyền. Vì thế, đường ống dẫn khí đốt dài 1.900 km này sẽ ít có cơ hội được hoàn thành. Đó là chưa kể châu Âu hiện nay không thiếu nguồn cung ứng khí đốt và mức tiêu thụ khí ga đang giảm. Hồi tháng 12/2019, Liên Âu đã cam kết đến năm 2050 sẽ đạt mục tiêu trung hòa carbon, điều này có nghĩa là việc tiêu thụ khí đốt sẽ còn giảm mạnh. Từ góc độ kinh tế, tính hữu dụng của một đường ống dẫn khí đốt như vậy là còn nhiều điều chưa chắc chắn.
Đòn bẩy cho quan hệ hợp tác Israel và Ai Cập ?
Ván bài khí đốt đã khiến quan hệ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi, nhưng lại là đòn bẩy bất ngờ cho quan hệ hợp tác giữa Israel và Ai Cập. Mặc dù Israel có nhiều mỏ khí đốt nhưng không phát triển được cơ sở hạ tầng để điều chế nhiên liệu. Ai Cập không có nhu cầu nhập khí đốt của Israel để sử dụng trong nước nhưng là để hóa lỏng rồi xuất khẩu ngược trở lại cho Israel. Cho dù lượng khí đốt trao đổi không nhiều nhưng quan hệ hợp tác như vậy đều có lợi cho đôi bên. Tel Aviv còn hy vọng có thể một lần nữa sử dụng khí đốt làm cầu nối với thế giới Ả Rập.
Tuy nhiên, rất có thể các dự án khí đốt, cũng như chiến thuật của các nước có liên quan ở Đông Địa Trung Hải, sẽ đi vào ngõ cụt do những thách thức lớn trong những thập niên tới về vấn đề biến đổi khí hậu. Dự án xuất khẩu ồ ạt khí đốt của các nước này sẽ không tương thích với lộ trình hạn chế mức tăng nhiệt độ của thỏa thuận khí hậu Paris 2015, một thỏa thuận có rất nhiều ràng buộc và tất cả các nước thành viên Diễn đàn khí đốt Đông Địa Trung Hải đều đã đặt bút ký …
(Theo Le Monde)
Nước Anh đã có những động thái hạn chế
nhập cảnh đối với du học sinh Trung Quốc
Bình luậnNgọc Trân
Tiếp sau Mỹ, nước Anh cũng bắt đầu siết chặt việc rà soát visa đối với du học sinh Trung Quốc nhằm đảm bảo ‘an ninh quốc gia’. Tờ The Times đưa tin, trong tháng 10, chính phủ Anh sẽ tăng cường kiểm tra an ninh đối với các sinh viên nước ngoài xin vào các trường đại học ở Anh. Động thái này sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm du học sinh Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Anh đã xác nhận thông tin trên và phản hồi rằng, gần đây Chính phủ nước này đã thi hành chính sách ‘Mở rộng rà soát đối sinh viên nước ngoài’ để đảm bảo các biện pháp an ninh của nước Anh theo kịp với những mối đe dọa không ngừng thay đổi trên toàn cầu.
Một phát ngôn viên của nước Anh phát biểu: “Là một quốc gia tự do, chúng tôi hoan nghênh các sinh viên nước ngoài, bao gồm cả những sinh viên đến từ Trung Quốc. Nhưng chúng tôi sẽ không nhận các chương trình hợp tác gây tổn hại đến an ninh quốc gia của chúng tôi”.
Trước đây, Chương trình Phê duyệt Công nghệ Học Thuật của Anh (ATAS) đã quy định rằng, đối với các nghiên cứu sinh đến từ nước ngoài đăng ký học các môn liên quan đến “chương trình vũ khí”, trước tiên cần phải xin “giấy phép chuyên môn đặc biệt” và được tiến hành xét duyệt an ninh ở mức độ nhất định.
Tuy nhiên, từ ngày 1/10, Bộ ngoại giao Anh đã mở rộng phạm vi rà soát an ninh đối với tất cả những nghiên cứu sinh nước ngoài đăng ký học các môn học có liên quan đến ‘an ninh quốc gia’ và bắt đầu từ tháng 11, người xin nhập học phải khai báo họ có mối quan hệ với quân đội hay không.
Tờ The Times tiết lộ rằng, phạm vi rà soát mở rộng mới nhất bao gồm các lĩnh vực “kỹ thuật quân sự thông thường tiên tiến” như máy bay, internet, trí tuệ nhân tạo, hoá học, toán, khoa học máy tính và một loạt các khóa học kỹ thuật khác.
Trang web của ATAS bổ sung, tất cả nghiên cứu sinh không phải công dân nước Anh đăng ký theo học các ‘môn học nhạy cảm’ nói trên, đều cần phải nhận được phê chuẩn từ chính phủ nước này. Tuy nhiên những sinh viên đến từ khu quốc gia kinh tế Châu Âu, Thuỵ Sĩ và các quốc gia đặc định (Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) có quyền được miễn trừ thủ tục phê duyệt.
Tờ The Times và Reuters đều cho rằng, động thái này của Chính phủ Anh chủ yếu nhắm vào những du học sinh đến từ Trung Quốc. Những biện pháp trên có thể sẽ cản trở hàng trăm nghìn sinh viên Trung Quốc tiến nhập vào nước Anh. Đối với những sinh viên đã đăng ký học tại Anh, nếu bị cho rằng ‘có tồn tại nguy cơ’ cũng sẽ bị huỷ visa.
Liên quan đến việc bảo đảm an ninh quốc gia Mỹ, ngày 29/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp của Tổng thống (Proclamation 10043). Sắc lệnh này cho biết sẽ tạm thời đình chỉ và hạn chế việc cấp visa F (visa học sinh) và visa J (visa phỏng vấn học giả) có liên quan đến việc phát triển quân sự của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và có hiệu lực từ 12h ngày 1/6, theo giờ miền Đông nước Mỹ.
Hôm 9/9, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, tính đến ngày 8/9, nước Mỹ đã thu hồi và huỷ bỏ visa của hơn 1000 công dân Trung Quốc. Đây là động thái được chính quyền Tổng thống Trump áp dụng nhằm thắt
chặt việc nhập cảnh vào Mỹ đối với những học giả và sinh viên Trung Quốc có liên hệ với quân đội của ĐCSTQ.
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh: “Chúng tôi tiếp tục hoan nghênh những sinh viên và học giả hợp pháp đến từ Trung Quốc, những người sẽ không thúc đẩy các mục tiêu quân sự của ĐCSTQ”.
Ngọc Trân
Theo NTDTV tiếng Trung
Brexit : « Anh có thể sống không cần
thỏa thuận » với Liên Hiệp Châu Âu
Thu Hằng
Các cuộc đàm phán về tương lai quan hệ thương mại giữa Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu vẫn cam go và chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, thủ tướng Boris Johnson ngày 04/10/2020 trấn an là Anh Quốc vẫn có thể « phát triển mạnh mẽ » cho dù không đạt được thỏa thuận với Bruxelles về quan hệ hậu Brexit.
Thông tín viên Murielle Delcroix tường trình từ Luân Đôn :
« Đối với các thính giả, ông Boris Johnson có tài trong nghệ thuật biến tấu. Sau giọng điệu hòa hoãn hôm 03/10 với Liên Hiệp Châu Âu, ngay hôm sau, trong buổi phỏng vấn với đài BBC, thủ tướng Anh đã trấn an những người ủng hộ Brexit trong số cử tri Anh cũng như trong nội bộ đảng Bảo Thủ của ông là thỏa thuận hậu Brexit chỉ đơn giản là một phần quà kèm theo.
Ông nói : « Tôi nghĩ là đang có một thỏa thuận trong tầm tay. Tôi hy vọng là Bruxelles sẽ chấp nhận những đề xuất của chúng ta vì đó là một thỏa thuận rất tốt cho Liên Hiệp Châu Âu. Tất cả những gì chúng ta yêu cầu là đối tác và bạn hữu trao cho chúng ta những điều khoản giống như Canada đang được hưởng. Tôi hoàn toàn không muốn đi đến một mối quan hệ như với Úc hay mối quan hệ được dựa trên những quy định của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nhưng chúng ta có thể sống rất tốt với điều đó ».
Anh Quốc tiếp tục áp dụng các quy định của Liên Hiệp Châu Âu cho đến ngày 31/12/2020. Nếu không đạt được một thỏa thuận vào ngày này, các quy định cũng như mức thuế quan cao của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới sẽ được áp dụng. Và điều này có thể sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Anh, hiện đang suy giảm vì đại dịch Covid-19.
Trong hậu trường, chính phủ Anh ý thức được điều đó, nhưng từ cuối tuần qua, đảng Bảo Thủ vẫn tổ chức hội nghị hàng năm. Trong khi ngày càng bị chỉ trích vì cách xử lý dịch và đàm phán về Brexit, thủ tướng Boris Johnson đã chủ trương chọn giọng điệu cứng rắn và ra vẻ hùng dũng ».
Anh Quốc sẽ thắt chặt chính sách nhập cư
Ngoài thương mại, nhập cư cũng là một điểm căng thẳng trong mối quan hệ giữa Anh và Liên Hiệp Châu Âu. Phát biểu ngày 03/10 tại hội nghị hàng năm của đảng Bảo Thủ, được tổ chức trực tuyến vì dịch Covid-19, bộ trưởng Nội Vụ Priti Patel đã hứa cải tổ sâu rộng hệ thống nhập cư Anh mà bà đánh giá là « quá yếu kém » sau nhiều thập niên trơ ì.
Dự luật mới có thể sẽ được bộ Nội Vụ đệ trình vào năm 2021, nhằm « đối phó với tình trạng nhập cư bất hợp pháp, truy quét các băng đảng đưa người vượt biên trái phép vào Anh »… Theo thông tín viên RFI, bộ trưởng Nội Vụ Priti Patel đang phải chịu sức ép lớn về số di dân tìm cách vượt biển Manche sang Anh trái phép, với mức kỉ lục vào tháng 09.
Covid-19 : “Báo động tối đa”, Paris
và vùng phụ cận tăng cường biện pháp dịch tễ
Minh Anh
Quán bar đóng cửa, các hội thảo bị cấm, các quán ăn phải áp dụng những quy định an toàn nghiêm ngặt… chính quyền thành phố Paris ngày 05/10/2020 ra thông báo siết chặt thêm các biện pháp phòng
ngừa dịch bệnh. Các quy định mới này chính thức có hiệu lực kể từ ngày mai thứ Ba, 06/10 và kéo dài trong vòng 15 ngày, sau khi Paris và vùng phụ cận bị đặt trong “tình trạng báo động tối đa”.
Ông Didier Lallement, cảnh sát trưởng Paris trong buổi họp báo trưa nay cùng với đô trưởng Paris, Anne Hidalgo, cho biết « đây là những biện pháp kềm hãm do dịch bệnh lan quá nhanh. Cần phải ngăn chận đà lây trước khi hệ thống y tế bị quá tải ». Ông Lallement cảnh báo chính quyền sẽ không dung thứ cho « những ai luồn lách quy định ».
Khác với lần phong tỏa, lần này, các nhà hàng vẫn được phép mở cửa trong « các giờ thường lệ » nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn mới do Hội Đồng Y Tế Công thông qua. Trong số các biện pháp mới, có việc giữ khoảng cách một mét giữa các bàn, số người tụ tập cho một bàn chỉ còn là 6 người thay vì là 10 như trước đây và bắt buộc đeo khẩu trang phần lớn thời gian trừ lúc ăn Tương tự, các trung tâm thương mại và các cửa hàng lớn vẫn được phép hoạt động nhưng phải tuân thủ quy định giãn cách 4m²/khách hàng.
Quy định này sẽ được áp dụng trên toàn quốc cho những vùng thuộc diện báo động tối đa và báo động tăng cường, kể cả vùng Aix-Marseille, những khu vực mà ngành kinh doanh quán ăn đã bị đóng cửa cách nay một tuần, nay được phép mở lại kể từ hôm nay.
Ngoài ra, các biện pháp mới vừa ban hành cấm tổ chức các hội chợ, triển lãm và các sự kiện được tổ chức tại các trung tâm triển lãm như hội thảo hay các cuộc trình diễn nghệ thuật xiếc. Các phòng tập thể dục thẩm mỹ, các bể bơi dành cho người lớn phải bị đóng cửa. Riêng các sân vận động ngoài trời được phép mở cửa trong giới hạn 1.000 người hoặc chỉ 50% lượng khách tiếp đón tối đa.
Các lớp học hay giảng đường đại học, những điểm dễ lây lan virus corona, có thể chỉ được đón nhận khoảng 50% số sinh viên. Chính phủ khuyến khích ưu tiên làm việc từ nhà nhằm hạn chế đà lây nhiễm của Covid-19.
Hôm qua, Chủ Nhật 04/10, bộ Nội Vụ Pháp thông báo đặt Paris và vùng phụ cận là Hauts-de-Seine (92), Seine-Saint-Denis (93) và Val-de-Marne (94) trong tình trạng « báo động tối đa » trước đà lây lan mạnh mẽ của dịch Covid-19.
Từ nhiều ngày qua, cả ba chỉ số là tỷ lệ người mắc bệnh, tỷ lệ người cao tuổi nhiễm bệnh, và tỷ lệ số giường hồi sức dành cho những bệnh nhân Covid-19 đều bị vượt ngưỡng tại Paris và các vùng phụ cận. Đặc biệt chỉ số giường bệnh giành cho các bệnh nhân Covid-19 tại vùng Ile-de-France đã vượt ngưỡng báo động tối đa là 30%, theo như các số liệu của Cơ Quan Y Tế Vùng (ARS).
Chủ Nhật, 04/10/2020, Pháp ghi nhận thêm 12.500 ca nhiễm mới, thấp hơn ngày hôm trước đạt mức kỷ lục chưa từng có là 17.000 bệnh nhân. Hơn 1.300 người nằm trong phòng hồi sức (thêm 103 người trong vòng 24 giờ). Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Pháp có tổng cộng 32.230 người chết vì Covid-19 (tức là thêm 32 người trong vòng 24 giờ).
Paris: Toàn thế giới
tẩy chay chế độ độc tài ĐCS Trung Quốc
Bình luậnNgọc Trân
Ngày 1/10, hơn 180 đoàn thể đến từ 90 thành phố trên khắp thế giới đã cùng nhau phát động “Ngày hành động chống [Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)]“. Cũng trong ngày hôm đó, 13 đoàn thể đã tập trung tại Quảng trường nhân quyền Paris để vạch trần những hành động tàn bạo của chính quyền Trung Quốc.
Ngày 1/10, 13 đoàn thể đến từ các tổ chức như: Pháp Luân Công, Tây Tạng, Nội Mông, Mông Cổ, Hong Kong v.v. đã tập chung tại Quảng trường nhân quyền Paris để lên án sự thống trị tàn bạo của chế độ độc tài ĐCSTQ.
Ông Đường Hán Long, Chủ tịch Phật học hội Pháp Luân Công tại Paris cho biết: “Vào ngày ‘Quốc tang’ (1/10) của [ĐCSTQ], các học viên Pháp Luân Công ở Paris chúng tôi tận dụng thời gian này đến Quảng trường nhân quyền để vạch trần tội ác kéo dài suốt 21 năm qua của ĐCSTQ”.
Bà Mary, một người Hong Kong sống tại Paris nói: “Họ [ĐCSTQ] đã làm quá nhiều việc xâm hại đến nhân quyền, bao gồm cách họ đối xử với những người trẻ tuổi ở Hong Kong năm ngoái, hay việc bắt giữ 12 công dân Hong Kong gần đây, tất cả điều do ĐCSTQ đàn áp, bức hại”.
Bà Orsoo, một người Nội Mông sống tại Paris bày tỏ: “Có rất nhiều người Trung Quốc bị ĐCSTQ đàn áp, bức hại. Hiện cũng còn rất nhiều người khác cũng đang gặp khó khăn”.
Quảng trường nhân quyền Paris cũng là nơi các học viên Pháp Luân Công tại Pháp kiên trì giảng rõ chân tướng cuộc bức hại man rợ mà ĐCSTQ gây ra cho pháp môn này trong suốt 21 năm qua. Mặc dù trải qua rất nhiều thăng trầm trong những năm đó, nhưng những học viên này vẫn luôn kiên trì nói rõ sự thật về sự tàn bạo của chính quyền Trung Quốc cho người dân trên toàn thế giới.
Ngày càng có nhiều người dân thế giới nhận thức rõ bản chất thật sự của ĐCSTQ và cùng nhau lên án, phản đối chế độ độc tài này.
Ngọc Trân
Theo NTDTV tiếng Trung
‘Deutschland über alles’ –
nước Đức sau 30 năm hoàng kim sẽ đi về đâu?
Nguyễn Giang
Tuần qua, nước Đức kỷ niệm 30 năm thống nhất có vẻ hơi khiêm tốn quá.
Ngoài lễ khai trương tượng Mikhail Gorbachev ở Dessau-Rosslau, bang Saxony-Anhalt – người Đức vẫn cảm ơn ông “đã cho phép” các bang miền Đông trở về với nước mẹ Đại Đức – thì có các buổi hòa nhạc ở nhiều nơi khác.
Berlin 28 năm chia cắt và ‘Bức màn Sắt’ phân định Đông-Tây
Bức tường cắt đôi ngôi làng ‘Tiểu Berlin’ của Đức
Ngôi làng Đức, nơi từng đe dọa hủy diệt châu Âu
Tổng thống Frank-Walter Steinmeier hôm thứ Bảy 03/10 có tới Potsdam, cách Berlin 25 km dự lễ Ngày Thống nhất Đức (German Unity Day) và cảm ơn những người biểu tình Đông Đức 30 năm trước đã mở đầu phong trào đòi dân chủ, tạo đà cho công cuộc thống nhất.
Hè vừa qua tôi cũng có dịp thăm lại Potsdam và chú ý nhiều hơn đến những biểu tượng kiến trúc của Đế chế Phổ, công viên to đẹp nhưng tượng ít và không đẹp bằng Versailles của Pháp.
Tôi rất thích ‘đồi nho’ (weinberg) được xây thành bậc xanh um ngay trước Cung Vô ưu (Sanssouci): thật là thực dụng kiểu Đức. Cung vua mang dáng dấp nông trại.
Khi ấy, tức là thế kỷ 18, các vua Phổ (dòng Đức phía Đông Bắc) còn ‘nông dân’ lắm nếu so với vua chúa phía Tây Đức và không thể sánh bằng các triều đại Pháp, Anh, Tây Ban Nha trong cuộc chơi xa hoa, quyền quý.
Thế nhưng Phổ đã dùng quân sự đưa các vương quốc nói tiếng Đức hợp nhất lại thành Đế chế Đức năm 1871 sau trận thắng kẻ thù cũ là Pháp ở Sedan (1870), bắt sống Hoàng đế Napoleon III.
Vì thua Đức, nước Pháp đã cố đem quân đánh Đại Nam ở vùng Đông Nam Á xa tít mù khơi nhằm phục hồi danh dự ở châu Âu, theo sử gia Pháp Etienne Francois (Đại học Sorbonne) viết cho tạp chí Die Zeit Geschichte trong chuyên đề về Cuộc chiến Pháp-Phổ 1870/71.
Tạm để sang một bên chuyện Việt Nam không chỉ một lần là nạn nhân gián tiếp của các cuộc tranh hùng châu Âu, cần phải nói kỷ nguyên Đức: 1871-1945 là đại họa cho chính người Đức và các láng giềng bởi chủ nghĩa quân phiệt Phổ sắt máu.
Vì thế, sự kiện 30 năm trước, hai miền đông và tây của Đức thống nhất trong hòa bình, lại càng đặc biệt.
Có lẽ vì sợ chính mình nên người Đức không cho phi cơ ném bom bay ào ào qua cổng Brandenburg ngày 03/10/2020 vừa qua, kỷ niệm Ngày Thống nhất.
Quá khứ luôn ám ảnh nước Đức
Nhưng đừng ai nghĩ nước Đức quên đi quá khứ của họ.
Quốc ca Đức vẫn bắt đầu bằng câu ‘Deutschland, Deutschland über alles, über alles in der Welt’.
“Nước Đức trên hết, hơn tất cả trên toàn thế giới.”
Trước khi Donald Trump muốn “Making America Great Again”, trước khi Tập Cận Bình muốn phục hưng Trung Hoa thì lời ca của Hoffmann von Fallersleben năm 1841 với nhạc của Joseph Hayden đã vang vọng khắp các xứ nói tiếng Đức.
Các bạn xem bóng đá Bundesliga đôi khi thấy fan Đức bắt nhịp hát bài quốc ca của họ trên khán đài.
Nhưng lời ca còn gắn với lịch sử Thế Chiến II: Tháng 11/1944, chiến hạm khủng Tirpitz bị Không quân Hoàng gia Anh đánh bom ở bờ biển Na Uy, và các vụ nổ đã lật nhào con tàu.
Đội cấp cứu chỉ đục vỏ thép cứu được ra 82 người, còn rất nhiều chịu chết bên trong.
Tiếng hát “Deutschland über alles” của họ vọng ra từ con tàu dần chìm xuống biển được kể lại hoặc dựng lại trong phim ảnh chiến tranh sau này.
Tất nhiên, không một quân nhân Đức nào trong Thế Chiến II có thể được coi là hoàn toàn vô can.
Tường Berlin sụp đổ: ‘Người Đức may mắn hơn người Việt’
Đổ tường Berlin: ‘Tôi ra Cổng Thành tìm người Việt’
Đổ tường Berlin: ‘Tôi sang phía tự do và làm lại cuộc đời’
Tàu Tirpitz đã bắn chìm nhiều tàu chiến, tàu hàng và hỗ trợ các đội Sói biển của Hitler săn cả tàu khách Anh, Mỹ ở Đại Tây Dương.
Nói thế để thấy ấn tượng về cuộc thế chiến vẫn còn rất kinh khủng tại châu Âu và nhiều thế hệ người Đức ngày nay tiếp tục hối lỗi cho cha ông họ.
Vì vậy, các câu hỏi lớn được đặt ra nhân dịp 30 năm Đức thống nhất.
Di sản Đông Đức
Đầu tiên là về di sản Đông Đức.
Một số trí thức Đức, như triết gia Jurgen Habermas, sử gia Steffen Mau đang đặt câu hỏi phải chăng việc “nhập Đông Đức” vào CHLB Đức diễn ra quá nhanh, thiếu một quá trình chuyển đổi chính trị ở chính xã hội Đông Đức.
Hậu quả là chia rẽ trong lòng người Đông Đức đến nay về quốc gia chung vẫn còn.
Việc đòi có tiếng nói riêng, đặc thù cho văn hóa của họ là một trong số các lý do đảng phái cực hữu, tân phát-xít nảy nở mạnh hơn tại vùng Đông Đức cũ.
Cộng thêm vào đó là kinh tế vùng Đông, sau nhiều đầu tư, trợ cấp vẫn chỉ đạt thu nhập bằng 88% của phía Tây.
Tóm lại, bị áp đặt mô hình, kể cả mô hình ưu việt hơn từ phía Tây, và nhận ‘bao cấp dân chủ’ khiến người Đông Đức cũ không đi tới các giải pháp tối ưu cho chính họ.
Muốn tự chủ, có tư cách ngang hàng thì phải tự làm, như Ba Lan, Czech, Hungary, Lithuania, Latvia, Estonia đã vượt khó khăn sau 1990/91 để thăng hoa.
Nhà văn Phạm Thị Hoài ở Berlin viết trên Facebook cá nhân:
“Ba mươi năm tất nhiên chưa đủ để hàn gắn bốn mươi năm chia cắt. 90% dân chúng hài lòng với chất lượng sống hiện tại. 73% thấy mình là người Đức không phân biệt Đông Tây. 64% hài lòng hoặc rất hài lòng với sự vận hành của các thiết chế dân chủ. Song 2/3 thấy công cuộc thống nhất vẫn chưa hoàn thành. Quá nửa người bên Đông thấy mình vẫn là công dân hạng hai. 10% bên Đông và 3% bên Tây vẫn muốn phục hồi CHDC Đức. Lịch sử vẫn là một chiếc bập bênh, dù nó đã dành cho nước Đức nhiều may mắn.”
Vấn đề thống nhất thế nào cho đúng hóa ra không chỉ đặt ra, và bị quên đi, với Việt Nam, mà vẫn hiện hữu ở Đức sau 30 năm thực sự thành công.
Thứ nhì là câu hỏi lớn cho tương lai sắp tới của Đức.
Cây bút nổi tiếng ở Anh, Timothy Garton Ash viết trên trang The Guardian hôm 03/10:
“Lịch sử Đức chưa bao giờ tốt đẹp như 30 năm qua.”
Quốc gia giàu nhất, to nhất châu Âu đã là hình mẫu của thống nhất lãnh thổ phi chiến tranh, xây dựng hòa bình, thịnh vượng và là tấm gương dân chủ khỏi chê.
Nhưng nay, theo ông Garton Ash, người Đức và cả châu Âu đang hỏi tiếp đến 30 năm nữa, Đức sẽ làm gì với di sản ‘hoàng kim’ này.
Bởi Đức làm gì, hay dở ra sao đều có tác động mạnh đến châu Âu.
Nay Anh đã ra khỏi EU nhưng kể cả khi còn ở lại, Anh có ảnh hưởng toàn cầu hơn Đức mà luôn thua về các chỉ số cứng.
Các sách của Anh dạy trẻ con mà tôi đọc ké của con gái đang học cấp ba đều luôn nhắc: Đức có dân số 83 triệu, đông hơn Anh 1/3, có diện tích cũng to hơn United Kingdom 1/3, ‘vốn đất, vốn người’ về cơ bản luôn trội hơn.
Nay EU còn lại ‘hai ông khổng lồ’: Đức và Pháp.
Nhưng trong quan hệ đó, Đức cũng to hơn Pháp (65 triệu dân), dù mỗi nước có vị trí địa chính trị khác nhau.
Pháp án ngữ cả ba cửa biển: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và eo biển La Manche, Đức lại là địa bàn không thể trung tâm hơn: nối với Bắc Âu, Đông Âu, Baltic và Nga.
EU không thể làm gì với Nga nếu thiếu nước Đức.
Pháp muốn Đức chi tiền để Pháp… lo ngoại giao EU.
Còn nhìn từ Anh, Timothy Garton Ash tin rằng “Anh Quốc ra khỏi EU sau Brexit có bị xô đẩy thế nào bên rìa châu Âu thì cũng ảnh hưởng gì đến ai nữa, nhưng không thể hình dung ra nước Đức liên bang thiếu EU và EU thiếu Đức”.
Ông cũng cảnh báo Đức chưa chắc đã có 30 năm tới yên lành. Ba mươi năm qua Đức lên vù vù nhờ cả thị trường Trung Quốc, nhờ ‘dự trữ’ nhân lực rẻ mà có trình độ ở các láng giềng Đông Âu và nhờ môi trường EU nói chung khá ổn định.
Vị học giả Anh từ Oxford mong đợi nước Đức sẽ mạnh hơn, dân chủ hơn để đối đầu với chế độ ‘Leninist-tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc’, và giúp châu Âu bớt lệ thuộc vào một Hoa Kỳ ích kỷ hơn, bất định hơn.
Hiền lành và yên ổn quá mức?
Đạp xe thăm nhà ga mới của Deutche Bahn, qua trung tâm chính trị ở Berlin mùa hè vừa qua trong một ngày nóng nực, tôi không thấy nước Đức sẵn sàng cho vai trò lãnh đạo thế giới.
Đường phố xanh, sạch và hiền hòa, con người cũng thế và chẳng hề thấy bóng dáng cảnh sát nào cả vì dân tự giác quá.
Lượn một vòng sát tường Dinh Thủ tướng rồi tới cả Điện Bellevue là Dinh Tổng thống Liên bang, tôi để xe đạp vào giữa bãi cỏ đứng chụp ảnh.
Khác với Downing Street ở London luôn có cảnh sát vũ trang lăm lăm súng MP5-SF đứng gác, Dinh Tổng thống Đức có hai anh cảnh sát đứng xa xa nhìn uể oải ‘đuổi ruồi’ trong trời nắng.
Người Đức cũng chán ý thức hệ lắm rồi.
Cặp tượng hai triết gia Marx và Engels từ thời Đông Đức được dọn về một góc công viên rất khiêm nhường, không xa bến một tàu thủy trên sông Spree.
Không chỉ Berlin mà thành phố nào ở Đức tôi qua cũng chú ý tới thành tích môi trường, về nghệ thuật đường phố.
Các tượng đài chiến tranh nếu có thì để dân Đức tưởng nhớ nạn nhân chế độ phát-xít, không bao giờ thấy khoe ‘tính chiến đấu’ của cha ông họ.
Chỗ nào chiều xuống cũng có ca nhạc, nhảy múa, bia rượu vui vẻ. Cuộc sống sướng quá rồi chăng?
Đúng là giữa hè 2020 Đức có biểu tình chỗ này chỗ kia chống các hạn chế dịch Covid, có nhóm xông cả lên thềm nhà Quốc hội Liên bang.
Nhưng so với biểu tình ngồi chật cứng London hay phong trào Áo vàng đốt phá khói mù Paris thì tôi thấy tính kiềm chế của dân Đức vẫn còn rất cao.
Mà thế giới, nói như Thủ tướng Justin Trudeau của Canada trước LHQ hôm vừa rồi thì thế giới “sẽ còn gặp khủng hoảng sâu nặng hơn nữa”.
Châu Âu rất cần Đức có vai trò gì đó mạnh mẽ hơn.
Chỉ mỗi tội họ làm mạnh chút thì các nước nạn nhân của Thế Chiến 2 lại muốn chỉ Berlin thật hiền hòa, chi tiền nhiều mà không gây sức ép ngoại giao.
Gần đây, Đức tung ra chiến lược châu Á – Thái Bình Dương để nhắn gửi cho thế giới biết là họ đã để ý đến sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhưng từ tuyên bố đến hành động vẫn là đoạn đường xa, và còn chờ châu Âu hậu Brexit “cho phép” nước Đức tái vũ trang.
Hiện nay, Bundeswehr, lực lượng vũ trang ‘hiền khô’ của Đức, hoàn toàn không có kinh nghiệm tác chiến.
Quân đội này chỉ ghi nhận đúng 57 tử sĩ bên ngoài biên giới tính từ Thế Chiến II, con số thương vong của Đức trong sứ vụ Nato nhằm kiến tạo hòa bình ở Afghanistan.
Nghĩ lại lịch sử, chỉ một chiến dịch Citadel đánh trận Vòng cung Kursk ở Liên Xô (cũ), Wehrmacht tung vào 800 nghìn quân và bị thương vong hàng trăm nghìn.
Với sức mạnh công nghệ và kinh tế to lớn, việc phục hồi lực lượng vũ trang không khó và có vẻ lãnh đạo Đức và giới tinh hoa cũng biết về nhu cầu an ninh riêng chứ không phải muốn nằm mãi dưới tấm chăn Nato bất cập.
Cách đây vài năm, Berthold Kohler, chủ bút tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung nêu ý tưởng rằng Đức cần tính chuyện có vũ khí nguyên tử.
Bà Angela Merkel muốn Đức có “quân đội mạnh với tư cách là quân đội của châu Âu, sẵn sàng đảm trách nghĩa vụ quốc tế”, theo lời ông Werner Kraetschell, một tuyên uý trong quân đội Đức, người quen biết bà Merkel nói với báo chí.
Bản thân bà Merkel chưa công khai nêu kế hoạch như vậy vì biết xã hội Đức chưa sẵn sàng.
Anh nhà giàu to xác sau vài vại bia Erdinger vẫn vui vẻ ngủ trên bãi cỏ bên sông để tối về xem bóng đá mà không hề mơ làm lính thủy.
Năm 1871, sau khi thắng Pháp, Phổ trở thành thhế lực quân sự và kinh tế hùng mạnh ở Trung Âu, đưa các vương quốc nói tiếng Đức hợp nhất lại thành Đế chế Đức
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54417353
Luxembourg, thành phố
gây bất ngờ bậc nhất châu Âu
James March
Những ánh lửa vàng nhảy múa bập bùng xung quanh quầy bar dọc theo một dải hẹp những chai rượu whisky.
Một lúc sau, nhân viên pha chế rượu (bartender) xăm trổ mặc chiếc áo nịt có in hình con báo trèo lên mặt bàn gỗ và bắt đầu lắc lư theo những nhịp điệu mạnh mẽ của giai điệu Back in Black của nhóm AC/DC. Những động tác của cô thu hút mọi ánh mắt bên trong căn phòng nhộn nhịp.
Hộ chiếu miễn dịch có giúp việc đi lại trở nên an toàn?
Freiburg, thành phố Đức ’900 tuổi trẻ’ bên Rừng Đen
Lý do khiến người Phần Lan luôn trung thực
Ngôi làng đẹp nhất nước Áo hóa ‘làng ma’ vì Covid-19
Đó là đêm thứ Bảy tại quán bar Rock Box ồn ào và thất thường ở khu Rives de Clausen của Luxembourg, một quận sản xuất bia từ thế kỷ 12 được xây dựng lại thành một khu giải trí.
Một trong điều mà tôi lầm tưởng trước giờ về thành phố lôi cuốn này đã tan thành mây khói.
‘Gibraltar phương Bắc’
Chán ngắt. Tẻ nhạt. Một thị trấn ma vào cuối tuần. Tôi đã đọc được ở đâu đó những bình luận này.
Ít khi được đề cập đến trong các sách hướng dẫn du lịch châu Âu và dường như là nơi của giới công chức mặc com-lê, mang giày chỉn chu thỉnh thoảng xuất hiện trên các kênh tin tức địa phương, thành phố có vẻ giống một trung tâm tài chính kiểu Frankfurt, nơi người ta chỉ biết làm việc và làm việc, không chơi bời gì hết.
Tôi đã không kỳ vọng nhiều lắm. Nhưng không chỉ có buổi tối điên cuồng đó mới khiến tôi suy nghĩ lại về thành phố độc đáo này.
Nhà hàng chỉ phục vụ một thực khách thời Covid-19
Basel, thành phố Thuỵ Sĩ giàu có và ‘quậy ngầm’
Xây nhà vào lớp băng vĩnh cửu ở cực Bắc thế giới
Mười hai giờ trước đó, tôi đã dành buổi sáng đầu tiên ở thủ đô của Luxembourg để đi bộ dọc theo Chemin de la Corniche, một lối đi dạo mang đến một cái nhìn toàn cảnh về địa hình sống động của Thành phố Luxembourg.
Cảnh quan hùng vĩ, nhiều tầng của thành phố, hoàn chỉnh với những hẻm núi sâu và những con đường ngoằn ngoèo giữa những tán cây rậm rạp và vách đá dựng đứng, tạo thành một bức tranh toàn cảnh cuốn hút.
Được nhà văn Luxembourg có tầm ảnh hưởng Batty Weber mô tả là ‘ban công đẹp nhất châu Âu’, con đường đi dạo nhìn ra những mái nhà quanh co của khu phố Grund nằm dưới thấp, dòng sông Alzette ngoằn ngoèo và ngọn tháp cô độc của Nhà thờ Saint-Jean-du-Grund.
Ở phía tây là Bock Casemates đồ sộ, một pháo đài tự nhiên được tạc trên mặt vách đá vốn đã trở thành một trong những thành trì chiến lược nhất của châu Âu vào thế kỷ 17.
Mang lại cho thành phố Luxembourg biệt danh ‘Gibraltar phương Bắc’, những công trình này đã được Unesco vinh danh là Di sản Thế giới vào năm 1994. Khung cảnh trở nên hoàn chỉnh với những cây cầu xa xa, cầu tháp cao và những ngọn đồi xanh mướt đổ xuống.
Thành phố của những thung lũng, cao nguyên và đường đi dạo này đã thu hút sự chú ý của tôi, nhưng, giống như nhiều người, tôi vẫn biết rất ít về Luxembourg – có lẽ là một điều lạ lùng khi nói về một trong những đất nước thịnh vượng nhất châu Âu.
Kinh tế năng động
Sau sự sa sút của ngành thép vào thập niên 1970, đất nước này buộc phải đa dạng hóa nền kinh tế và tập trung một cách khôn ngoan vào dịch vụ.
Giờ đây, với GDP đầu người cao nhất EU, Luxembourg đã trở thành một địa điểm hết sức hấp dẫn để kinh doanh, nhờ cơ cấu thuế thuận lợi, chính phủ ổn định và nằm gần các trung tâm tài chính lớn khác của châu Âu.
Là nơi đặt văn phòng của một số công ty lớn nhất thế giới, thủ đô của Luxembourg đã trở thành tâm điểm của trung tâm kinh tế năng động này.
Sự năng động đó đã lên tít báo toàn cầu vào đầu năm nay khi, hồi tháng Ba, Luxembourg trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phục vụ giao thông công cộng miễn phí trên cả nước.
Mặc dù chủ yếu là nỗ lực giải quyết nạn kẹt xe của Thành phố Luxembourg, nhưng đó là một bước đi táo bạo và là đặc trưng cho hướng đi của thành phố.
Bên cạnh việc thân thiện với môi trường, việc này cũng có nghĩa là du khách có thể di chuyển nhanh chóng từ sân bay đến trung tâm thành phố trên mạng lưới xe điện hiện đại mà không tốn tiền và không phải loay hoay tìm cho đúng tờ tiền.
Nhưng giống như tôi, Amanda Roberts, cựu luật sư và hiện là tổng biên tập của sách hướng tiếng Anh về Luxembourg ‘City Savvy Luxembourg’, biết rất ít về thành phố này khi bà đến đây lần đầu tiên, trước khi có lời đề nghị chuyển đi khỏi nơi ở của bà lúc đó là Brussels.
“Khi đang học thạc sĩ, tôi đã thực hiện một chuyến đi cho tòa án đến Luxembourg. Tôi đã dành nửa ngày ở đây và nó trông thật buồn chán,” bà nói với tôi. “Tôi không biết gì hết và thật sự là tôi từ chối chuyển đến đây.”
Đó là tám năm trước, và kể từ đó thành phố (và đất nước) đã vận động để thông báo cho mọi người về bản chất cởi mở và tư duy hướng về phía trước.
Các sáng kiến như Wi-Fi miễn phí toàn thành phố và kế hoạch hành động vì môi trường hiện đại đã báo hiệu tham vọng Thế kỷ 21 của Thành phố Luxembourg. Đất nước nhỏ bé này cũng tự hào với chênh lệch trả lương theo giới thấp thứ hai ở châu Âu.
Tuy nhiên, Roberts không phải là người đầu tiên cảm thấy xao động khi chuyển đến thành phố.
“Thực lòng tôi không nghĩ mình có thể tìm thấy nó trên bản đồ,” Martin Jonsson, một người Thụy Điển đã sống ở thành phố Luxembourg được bốn năm, cười nói. Jonsson đã sớm nhận thấy cuộc trao đổi ‘nhàm chán’ trong cộng đồng người nước ngoài khá đông trên mạng.
“Rất nhiều người đến từ London, Paris và những đô thị khổng lồ, và sau đó nếu họ đem so sánh những thành phố đó với Luxembourg thì sẽ là điều không thực tế. Tôi nghĩ bạn chỉ cần chủ động hơn 10% ở đây,” ông giải thích.
Văn hóa đa dạng
Và nhiều người trẻ tuổi của Luxembourg thấy tự hào về diện mạo của thành phố trong những năm gần đây.
“Tôi nghĩ nó bị đánh giá rất thấp,” Claudia Zaunz, sinh viên và là công dân Luxembourg vốn cũng dạy tiếng Luxembourg cho những người nói tiếng Anh, nói. “Đó là một thành phố xinh đẹp có lịch sử, văn hóa, đời sống về đêm và những nhà hàng ngon. Đó cũng là nơi chấp nhận bất kỳ ai từ bất cứ nơi đâu,” cô nói thêm. “Bạn là ai hay bạn có ngoại hình như thế nào không quan trọng, bạn sẽ luôn được chào đón ở đây.”
Với tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Luxembourg đều được công nhận là ngôn ngữ chính thức, hiện trạng ngôn ngữ đa dạng và cơ hội việc làm dồi dào đã khiến thủ đô nước này trở thành nam châm thu hút giới trẻ có bằng cấp trên khắp lục địa.
Và bởi tiếng Anh là ngôn ngữ bổ sung nổi bật, được chấp nhận sử dụng ở nhiều công ty, phạm vi vươn xa của Luxembourg đã lan rộng ra toàn cầu.
Trên thực tế, mặc dù Thành phố Luxembourg chỉ có dân số khoảng 120.000 người, nhưng hơn 70% cư dân thành phố lại không phải là công dân Luxembourg mà là người đến từ 168 quốc gia khác nhau. Điều này khiến cho nó trở thành một thành phố hết sức đa dạng, và có sự pha trộn của các nền văn hóa này.
Một phần đáng kể lực lượng lao động của thành phố đến từ các quốc gia lân cận, điều này có nghĩa là trung tâm thành phố rõ ràng là ít nhộn nhịp hơn vào các buổi tối và cuối tuần.
“Đó là một vấn đề lớn,” Sebastian Redekker, giám đốc điều hành của Visit Luxembourg, cho biết.
“Tạo động lực cho mọi người khám phá nơi họ làm việc là một phần trong chiến dịch của chúng tôi,” ông nói với tôi. “Cảm giác ở thành phố khá đặc biệt. Nó không hề nhàm chán chút nào nếu nói về ẩm thực và văn hóa.”
Ẩm thực phong phú
Với một số món ăn truyền thống thịnh soạn nhưng phong phú, nền ẩm thực của nước này về mặt lịch sử là sự phản ánh lạ lùng của vị trí địa lý của nó ở trung tâm châu Âu.
‘Ẩm thực Pháp với sự pha trộn của Đức’ là nhãn hiệu châm biếm vốn không hoàn toàn là kém chính xác, nhưng thành phố này hiện có một loạt các nhà hàng cao cấp, phản ánh sự đa dạng văn hóa rộng lớn của thủ đô, từ Ý, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đến Bangladesh, Ấn Độ và Nhật Bản.
Một trong những câu chuyện thành công lớn nhất của thành phố trong những năm gần đây là Chiche!, một nhà hàng Trung Đông phát đạt có lẽ tóm gọn tốt nhất sự năng động và đa dạng của thủ đô.
Bếp trưởng người Syria Chadi đã thuê các đầu bếp từ Iraq, Afghanistan, Somalia và các nước khác nữa, tạo cơ hội cho các đầu bếp từ nước ngoài hòa nhập vào cuộc sống Luxembourg bằng cách cho họ những công việc có ý nghĩa, giúp tài năng họ tỏa sáng.
Khởi đầu như một nhà hàng tự phát vào năm 2015 và hiện mở rộng thành hai nhà hàng hoàn chỉnh, đó là câu chuyện khác thường ở một thành phố nhỏ nhưng cởi mở và năng động không ngừng.
“Có rất nhiều cơ hội để mang thứ gì đó từ đất nước của bạn vốn chưa tồn tại hoặc tạo ra một cái gì đó mới mẻ,” Roberts nói. Không tệ đối với một thành phố tẻ nhạt khó tìm thấy trên bản đồ.
“Lúc đầu, tôi nói là ‘không đời nào tôi chuyển đến Luxembourg’,” bà cười và nhìn lại. “Lúc đó tôi thật sự dứt khoát không chuyển đến và bây giờ thật buồn cười vì tôi sẽ không bao giờ ra đi.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-54370798
Belarus : 100.000 người biểu tình
bất chấp chính quyền trấn áp
Thu Hằng
Người dân Belarus tiếp tục đối đầu với chính quyền Loukachenko bị cáo buộc « gian lận » thắng cử. Ngày 04/10/2020, hàng trăm nghìn người lại xuống đường, bất chấp việc cảnh sát dùng vòi rồng giải tán đoàn biểu tình và bắt giam nhiều người.
Phong trào phản đối chính quyền tổng thống Loukachenko, bị cáo buộc gian lận bầu cử, không có dấu hiệu suy giảm, vẫn huy động được vài chục nghìn người vào Chủ Nhật hàng tuần.
Theo hãng tin Nga Interfax, có khoảng 100.000 người Belarus xuống đường vào trưa 04/10 tuần hành vì « những tù nhân chính trị ». Còn trang thông tin độc lập Tut.by đăng hình ảnh những đoàn người đông nghịt, giương cao biểu ngữ ba mầu trắng-đỏ-trắng, biểu tượng của phe đối lập.
Như thường lệ, chính quyền Belarus đã triển khai lực lượng hùng hậu để chống biểu tình : huy động lực lượng chống bạo động với đoàn xe bọc thép, hạn chế khả năng truy cập Internet, giảm phương tiện giao thông công cộng, thậm chí « sử dụng cả vòi rồng ở thủ đô Minks », theo chính thông báo của người phát ngôn bộ Nội Vụ, bà Olga Tchemodanova. Ngoài ra, cảnh sát cũng thẩm vấn rất nhiều người biểu tình. Trước đó, rất nhiều người nhận được lời cảnh cáo « Đừng mắc sai lầm » từ bộ Nội Vụ.
Từ tháng 08, khi phong trào đấu tranh bắt đầu, hàng trăm người biểu tình, lãnh đạo các phong trào chính trị, nghiệp đoàn và nhà báo đã bị bắt. AFP trích thống kê của trung tâm bảo vệ nhân quyền Viasna, theo đó Belarus hiện có 77 « tù nhân chính trị ».
Thượng Karabakh : Nguy cơ đối đầu
trực diện giữa Azerbaidjan và Armenia
Minh Anh
Đối đầu dữ dội giữa lực lượng ly khai người Armenia vùng Thượng Karabakh với quân đội Azerbaijan, hôm nay 05/10/2020 vẫn tiếp diễn sau một ngày chiến sự căng thẳng với các cuộc pháo kích nhắm vào các khu đô thị khiến nhiều thường dân thiệt mạng.
Theo AFP, cả hai phe đổ lỗi cho nhau là đã mở các cuộc tấn công nhắm vào các khu đô thị. Ngoại trưởng phe ly khai tại Karabakh cho biết thủ đô Stepanakert với khoảng 500 ngàn dân từ sáng sớm đã hứng làn mưa đạn rốc-két. Phía Azerbaijan cho rằng « các lực lượng Armenia tấn công bằng tên lửa và rốc-két vào các vùng đông dân cư ở Gandjia, Barda, Beylagan và nhiều thành phố khác của của Azerbaijan », theo lời tố cáo của cố vấn tổng thống Hikmet Hajiyev trên mạng Twitter.
Xung đột leo thang dữ dội ngày hôm trước khiến 4 thường dân nước Cộng Hòa tự phong và 5 người phía Azerbaijan thiệt mạng, cùng với nhiều thương vong khác. Leo thang xung đột tại khu vực này rất có thể gây ra nhiều hệ quả khó lường do có sự cạnh tranh của nhiều cường quốc trong khu vực.
Từ Goris, thông tín viên đài RFI, Régis Genté phân tích :
« Cuộc xung đột tại Thượng Karabagh có thể có một bước ngoặt mới hôm Chủ Nhật 04/10/2020. Đó là một ngày đen tối không chỉ vì chiến sự trên chiến tuyến càng lúc càng dữ dội mà vì dường như đã làm cho nhiều người thiệt mạng ở cả hai phía.
Azerbaijan cho biết đã chiếm lại nhiều ngôi làng trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng xung quanh tỉnh ly khai, đặc biệt là vùng Djabrail, điều mà Armenia phủ nhận.
Nhưng nhất là chiến sự đã vượt cả vùng chiến tuyến. Sáng Chủ Nhật, thủ phủ Stepanakert của vùng Thượng Karabagh hàng chục lần bị tấn công bằng rốc-két và nhiều loại hỏa tiễn tầm xa khác. Một vụ tấn công chưa từng có kể từ ngày nổ ra chiến sự 27/09.
Theo Baku, hành động này là nhằm đáp trả vụ tấn công do Armenia tiến hành nhắm vào Gandja, thành phố thứ hai của Azerbaijan và phi trường của thành phố này, cách chiến tuyến gần 100km.
Đây là một hành động leo thang xung đột rõ ràng dù là chưa có một tên lửa đạn đạo nào được đưa vào sử dụng. Chiến sự gia tăng cường độ hôm Chủ Nhật khiến cả vùng nam Kavkaz nhậy cảm lo ngại. Khu vực này nằm ngay sát Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, và nhất là Nga, vốn dĩ không muốn có cuộc đối đầu trực diện giữa Armenia và Azerbaijan. »
ASEAN cần thay đổi
cách tiếp cận với vấn đề Mekong
Nguyễn Trường
Sông Mekong đã trở thành “chiến trường” trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung với những tác động đáng kể tới ASEAN, không chỉ riêng với các nước thành viên ASEAN lục địa. Biển Đông không phải là tuyến đường biển duy nhất trong khu vực Đông Nam Á mà qua đó Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau để cạnh tranh ảnh hưởng. “Trò chơi quyền lực” về vấn đề sông Mekong tuy không nổi trội nhưng cũng có tầm quan trọng không kém vấn đề biển Đông.
Khu vực tiểu vùng sông Mekong rõ ràng đang nhanh chóng trở thành “chiến trường” mới cho cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. Năm 2020 đã chứng kiến một loạt tranh cãi, chỉ trích lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong một hội thảo trực tuyến, quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ David Stilwell cho biết Trung Quốc đang thao túng sông Mekong vì lợi ích của chính họ và gây ra “cái giá phải trả quá cao” cho các quốc gia hạ nguồn sông Mekong.
Trung Quốc cũng đã bác bỏ những cáo buộc và chỉ trích cho rằng nước này đang cướp đi nguồn nước của hàng triệu người dân sinh sống ở hạ nguồn sông Mekong và phụ thuộc vào sông Mekong để kiếm kế sinh nhai.
Không chỉ là vấn đề môi trường
Tuy nhiên, khi so sánh với vấn đề của ASEAN ở Biển Đông thì vấn đề sông Mekong vẫn chưa được ghi nhận là vấn đề “cấp khu vực” để được thảo luận giữa các nước thành viên ASEAN.
Với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020, Việt Nam đã cố gắng đưa vấn đề sông Mekong vào chương trình nghị sự của ASEAN nhưng cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi sự quan tâm chú ý của khu vực sang vấn đề y tế công cộng và sự phục hồi kinh tế, từ đó thu hẹp cơ hội của Việt Nam đưa vấn đề sông Mekong ra thảo luận giữa các nước thành viên ASEAN trong năm nay.
Khi Việt Nam chuyển giao vị trí Chủ tịch ASEAN cho Brunei vào năm tới, có nguy cơ vấn đề sông Mekong sẽ tiếp tục không được ASEAN chú ý tới như trước nay vẫn vậy, và cùng với đó sẽ là những hậu quả tai hại có thể xảy ra với toàn bộ khu vực này.
Những vấn đề khó khăn đối với sông Mekong đã được nhìn nhận một cách rộng rãi qua ống kính môi trường và góc nhìn kinh tế-xã hội, chủ yếu là tác động các quốc gia ASEAN lục địa. Mối liên kết của vấn đề sông Mekong với những cân nhắc về địa chính trị và an ninh rộng lớn hơn của khu vực lâu nay vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý.
Trong 20 năm qua, việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong đã được vội vã tiến hành, với hy vọng về việc tạo ra nguồn năng lượng tái tạo cho khu vực. Trung Quốc đã xây dựng 11 con đập trên sông Lan Thương, với 11 con đập trên dòng chính khác ở vùng hạ lưu sông Mekong và 120 con đập trên các dòng nhánh. Tác động tàn phá của các con đập này đối với nguồn thủy sản và mùa màng lúa gạo ở các quốc gia dọc sông Mekong cũng đã được ghi nhận đầy đủ.
Sau cuộc khủng hoảng hạn hán năm 2019, các chuyên gia cũng đã lên tiếng mạnh mẽ cảnh báo về nguy cơ hệ sinh thái ở lưu vực sông Mekong bị phá hủy hoàn toàn. Trong khi đó, chi phí xây dựng các con đập trên sông Mekong phần lớn lại do các cộng đồng địa phương gánh chịu. Việc mất đi sinh kế và gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực đã khiến nhiều người dân phải di cư tới nơi khác.
Tình trạng di cư bắt buộc này đã kéo theo các vấn đề khác về an ninh con người như nạn buôn người, buôn bán ma túy và các hình thức tội phạm có tổ chức khác, làm suy yếu sự ổn định và phát triển kinh tế của khu vực. Một đánh giá gần đây của mạng lưới các tổ chức nghiên cứu về chiến lược và quốc tế thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN đã nhấn mạnh nguy cơ xuất hiện các cuộc khủng hoảng kép khi yếu tố liên kết giữa các mối đe dọa an ninh gia tăng hơn (ví dụ như đại dịch-nạn đói, đại dịch-thiên tai, đại dịch-khủng hoảng nhân đạo…). Tình hình hiện tại ở lưu vực sông Mekong có thể là nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng này.
Ngoài ra, cũng có những cân nhắc về yếu tố địa chính trị. Một báo cáo của tổ chức Fitch Solutions cho rằng những thiệt hại nặng nề trong ngành đánh bắt và nuôi trồng – lâu nay được coi là nguồn cung cấp sinh kế chính cho nhiều cộng đồng người dân địa phương – do việc xây dựng các con đập sẽ là yếu tố buộc các nước ASEAN phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu lương thực gia tăng hơn nữa từ Trung Quốc.
Dự án tuyến đường “siêu tốc” của Trung Quốc
Cũng trong cùng thời điểm, các kế hoạch của Trung Quốc tạo ra một tuyến đường thủy “siêu tốc” cho vận chuyển hàng hóa thương mại dọc theo sông Mekong bằng cách phá hủy các ghềnh nước đã gây ra nhiều tranh cãi. Dự án này kêu gọi việc xóa bỏ các ghềnh nước trên sông Mekong bằng cách nạo vét và nổ mìn, và do đó cho phép hoạt động vận chuyển thương mại di chuyển trở nên dễ dàng theo đường thủy. Trong khi dự án trên đã được triển khai trên các đoạn sông Mekong ở Trung Quốc, Myanmar và dọc theo biên giới của Lào thì nó đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các cộng đồng dân cư và các nhóm bảo vệ môi trường ở Thái Lan trong hai thập kỷ qua, đỉnh điểm là việc Chính quyền Thái Lan quyết định chấm dứt dự án này vào đầu năm 2020. Mặc dù vậy, vẫn còn phải xem Thái Lan có thể tạm dừng kế hoạch dài hạn của Trung Quốc – đào sâu sông Mekong để phục vụ thương mại trong khoảng thời gian bao lâu.
Có những lợi ích đáng kể về kinh doanh và địa chính trị trong việc biến sông Mekong thành một hành lang nước công nghiệp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN dọc sông Mekong.
Trên hết, yếu tố hoạt động thương mại và đầu tư lớn của Trung Quốc vào các nước ASEAN dọc sông Mekong và cam kết hỗ trợ 300 triệu USD cho Quỹ Đặc biệt LMC khiến các nước ASEAN khó quay lưng được với Trung Quốc.
Tầm quan trọng chiến lược của sông Mekong đối với khu vực Đông Nam Á đòi hỏi ASEAN cần có một cách tiếp cận khác cấp bách và mới mẻ. Ngoài Việt Nam, các nước chủ tịch luân phiên sắp tới của ASEAN cần ủng hộ việc đưa vấn đề sông Mekong vào chương trình nghị sự của khu vực.
Ngoài ra, cần coi việc khôi phục ASEAN Troika là một cách giải quyết kịp thời và có trọng tâm các vấn đề cấp bách như vấn đề sông Mekong. Quốc gia điều phối viên quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc hiện nay là Philippines nên chủ động đưa vấn đề Mekong vào các cuộc thảo luận với Trung Quốc trong tương lai.
Việc thúc đẩy sự phối hợp và cộng tác nhiều hơn giữa cơ chế LMC và các cơ chế liên chính phủ khác như Ủy hội sông Mekong cũng là điều nằm trong lợi ích ASEAN.
Quan trọng hơn, ASEAN cần tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế phát triển hơn trong nhóm với các nước như Campuchia, Lào và Myanmar. Điều này nhằm tránh việc có bất kỳ quốc gia nào bị mắc kẹt trong quỹ đạo của Bắc Kinh mà có thể tác động đến khả năng giải quyết các vấn đề quan trọng trong khu vực của ASEAN.
Theo lời của Đại sứ lưu động Singapore Bilahari Kausikan, ASEAN cần “từ bỏ cách tiếp cận hẹp hòi mang tính giao dịch” đối với các vấn đề sông Mekong và nhìn nhận về khu vực Đông Nam Á một cách tổng thể như một chiến trường chiến lược.
Tầm quan trọng của sông Mekong đối với Đông Nam Á đòi hỏi ASEAN phải có phản ứng quyết đoán và kịp thời. Nếu thiếu điều này, vai trò trung tâm của ASEAN sẽ bị suy giảm hơn nữa và sự ổn định, tăng trưởng của khu vực trong dài hạn sẽ gặp nhiều thách thức.
Việt Nam sẽ làm gì hay góp phần lấy đá ghè chân mình?
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu Châu thổ sông Mekong có diện tích gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích toàn quốc và 5% diện tích lưu vực sông Mekong. Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và là địa bàn trọng điểm trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia, đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Tất cả các thủy điện trên lưu vực sông Mekong đều có ảnh hưởng đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng những thủy điện trên dòng chính luôn có ảnh hưởng nhiều hơn cả. Bản chất Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành do phù sa sông Mekong. Vùng đất này sẽ bị sụt lún khi không còn phù sa. Bài toán biến đổi khí hậu sẽ xảy ra nhanh hơn, nặng nề hơn khi các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính sông Mekong.
Tác động tích lũy của dự án thủy điện trên dòng chính cùng với các bậc thang thủy điện dòng chính sông Mekong có thể làm giảm từ 6-10% nguồn chất dinh dưỡng (đạm và lân) cho khu vực. Theo đó, năng suất cây trồng được dự báo sẽ giảm từ 0,6-1 tấn/ha và nó đã và đang gây thiệt hại khoảng 231 triệu USD cho ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Mất quyền chủ động sử dụng nguồn nước Mekong sẽ có ảnh hưởng dài hạn lên kinh tế – xã hội của Việt Nam. Hậu quả có thể không xảy ra ngay lập tức, nhiều tác động là lâu dài và không thể đảo ngược.
Khi con đập đầu tiên ở phía hạ lưu là Xayaburi được xây dựng, phía Việt Nam đã liên tục nêu các quan ngại về tác động của các công trình sử dụng nước dòng chính lên phía cuối nguồn, đe dọa sự bền vững của cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhưng dự án này lại có sự tham gia của PV Power – công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đó sẽ là nguyên nhân làm yếu tiếng nói của Chính phủ Việt Nam trong các đàm phán về quản lý và sử dụng nguồn nước sông Mekong.
Từ bỏ thủy điện, điện than và thay thế vào đó là năng lượng sạch: điện gió và điện từ năng lượng mặt trời chính là giải pháp khôn ngoan nhất của Việt Nam hiện nay, vừa bảo vệ được môi trường, vừa bảo vệ được nguồn nước sông Mekong và không bị lệ thuộc Trung Quốc về công nghệ điện than lạc hậu, một công nghệ đã bị cả thế giới lên án.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Nhật Bản phản đối Trung Quốc lập trang web
về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Thu Hằng
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên trang web diaoyudao.org.cn mới được lập. Ngày 05/10/202, Tokyo đã phản đối « bảo tàng số » về quần đảo mà Nhật Bản kiểm soát và quốc hữu hóa.
« Bảo tàng trên mạng » của Trung Quốc hoạt động từ ngày 03/10 để trưng bày những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo không có dân cư, ở biển Hoa Đông. Theo Tân Hoa Xã, trang web trên giúp « khán giả hiểu hơn về sự thực không thể chối cãi là quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu, tên gọi theo tiếng Hoa) là một phần lãnh thổ gắn liền với Trung Quốc ».
Theo hãng tin Kyodo, ông Katsunobu Kato, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản, trong buổi họp báo ngày 05/10, đã bác bỏ những thông tin trên trang web Trung Quốc và khẳng định : « Quần đảo Senkaku được lịch sử công nhận, chiểu theo luật pháp quốc tế là một phần của lãnh thổ Nhật Bản và chúng tôi (Nhật Bản) duy trì kiểm tra hiệu quả đối với quần đảo này ».
Thông qua con đường ngoại giao, Tokyo đã yêu cầu Bắc Kinh xóa trang web này vì đây là hành động vi phạm chủ quyền của Nhật Bản. Hiện tại, trang web mới chỉ có phiên bản tiếng Trung Quốc, nhưng sẽ được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, như tiếng Anh, Nhật và Pháp.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là chủ đề tranh chấp giữa hai nước từ nhiều năm nay. Tokyo hiện kiểm soát quần đảo, nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền và thường xuyên điều tầu hải cảnh đến khu vực này.
Máy bay Trung Quốc
3 lần xâm nhập Đài Loan trong 4 ngày
Hải Lam
Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Đài Loan hôm 4/10 cho biết một máy bay săn ngầm Y-8 của Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phía tây nam hòn đảo.
Theo Taiwan News, lực lượng Không quân đã ngay lập tức điều động các tiêm kích đến khu vực, phát các thông điệp vô tuyến và triển khai các hệ thống tên lửa phòng không để theo dõi và giám sát chiếc máy bay Trung Quốc.
Đây là lần thứ ba trong tháng 10 máy bay Trung Quốc xâm nhập Đài Loan và là lần thứ 11 kể từ ngày 16/9. Hôm 3/10, một máy bay săn ngầm Y-8 tiến vào ADIZ phía tây nam hòn đảo. Nhân dịp quốc khánh 1/10 của ĐCSTQ, Bắc Kinh cũng điều máy bay xâm nhập Đài Loan.
Căng thẳng hai bờ eo biển leo thang sau khi Mỹ cử Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach đến hòn đảo. Trong tháng 9, Trung Quốc nhiều lần triển khai tiêm kích, oanh tạc cơ diễn tập quanh Đài Loan.
Reuters đưa tin, Bộ Quốc Phòng Đài Loan ngày 21/9 thông báo thay đổi quy tắc giao chiến, cho phép binh sĩ tự vệ và phản công trong bối cảnh “bị quấy rối và đe doạ”, nhưng yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt quy định tránh làm leo thang căng thẳng với Bắc Kinh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/may-bay-trung-quoc-3-lan-xam-nhap-dai-loan-trong-4-ngay.html
Nghị sĩ Đài Loan chúc ông Trump mau khoẻ
để tiếp tục chống Bắc Kinh
Hải Lam
Chủ tịch Nghị viện Đài Loan hôm nay bày tỏ hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump sớm hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 để tiếp tục chống lại sự ngang ngược của Bắc Kinh.
Reuters cho biết, phát biểu trước lễ kỷ niệm Quốc khánh của Đài Loan sẽ diễn ra vào thứ Bảy tới (10/10), Chủ tịch Nghị viện Du Tích Khôn (You Si-kun) cho biết ông đã rất sốc khi biết tin Tổng thống Trump nhiễm Covid-19, đồng thời thay mặt cơ quan lập pháp chúc ông mau khoẻ.
“Nhân cơ hội này, tôi muốn chúc ông ấy nhanh chóng hồi phục để có thể tiếp tục dẫn đầu thế giới tự do trong việc chống lại sự vi phạm trắng trợn của đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Du nói, song không nêu chi tiết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/10 (giờ Việt Nam) thông báo ông và Đệ nhất phu nhân nhiễm Covid-19. Vài giờ sau đó, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã gửi lời chúc ông Trump và bà Melania sớm khoẻ lại.
Quan hệ Mỹ – Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên do bất đồng về một loạt vấn đề, trong đó có thương mại, Covid-19, Hồng Kông và Đài Loan.
Chính quyền Trump coi việc chống lai sự ngang ngược của Bắc Kinh là chính sách quan trọng và đặc biệt lên tiếng chỉ trích hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh, từ Tân Cương cho đến Hồng Kông.
Mặc dù không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng Mỹ là nước cung cấp vũ khí chính và ủng hộ hòn đảo mạnh mẽ nhất.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-dai-loan-chuc-ong-trump-mau-khoe-de-tiep-tuc-chong-bac-kinh.html
Trung Quốc “bị phản pháo” ở Liên Hiệp Quốc
Hàn Gia Bảo
Trong tuần lễ cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2020 này, tại Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã phải liên tiếp hứng chịu các ngón đòn đến từ Philippines và các nước châu Âu về Biển Đông, đặc biệt trên Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (PCA) bác bỏ yêu sách về chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Ngày 1/10/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cũng lên án hành động của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kể từ đầu tuần qua, Bắc Kinh đã tiến hành 5 cuộc tập trận đồng thời trên vùng biển bao quanh Trung Quốc, trong đó có hai cuộc gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Như vậy là Việt Nam đã chính thức phản đối và cho rằng hành động tập trận của Bắc Kinh gây tổn hại cho các đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).
Trái với tinh thần COC
Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Hoàng Sa không những trái với tinh thần của bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), mà còn “không có lợi cho đàm phán COC”, tức Bộ Quy tắc về Ứng xử trên Biển Đông. Bà Lê Thị Thu Hằng nhắc lại rằng việc khởi động lại các cuộc đàm phán về COC, sau một thời gian dài bị gián đoạn vì dịch COVID-19, đang là ưu tiên của khối ASEAN và Trung Quốc. Theo hãng tin Reuters, COC là một mục tiêu mà cả ASEAN lẫn Trung Quốc đều nêu lên từ gần hai chục năm nay, nhưng giới chuyên gia an ninh khu vực đã đặt nghi vấn về dã tâm của Trung Quốc, cũng như rất hoài nghi về việc các bên có thể đạt được một thỏa thuận có tính ràng buộc về pháp lý.
Trước đó, ngày 28/9/2020, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại lễ khai mạc diễn đàn LanTing về “Trật tự quốc tế và quản trị toàn cầu thời kỳ hậu dịch bệnh” rằng, xã hội quốc tế cần kiên trì chủ nghĩa đa phương và những nhận thức chung đạt được trên nguyên tắc tôn chỉ của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lặp lại phát biểu của ông Tập Cận Bình tại LHQ, Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh: “Nước lớn không thể thông qua các biện pháp bắt nạt để tước đi quyền lợi phát triển của nước khác. Trung Quốc là cái khiên hậu thuẫn kiên cường của công bằng chính nghĩa nhân loại…” Điều mỉa mai là trong cùng ngày 28/9 ấy, Reuters tái khẳng định: Quân đội Trung Quốc tiến hành 5 cuộc tập trận tại 4 vùng biển: (i) 2 cuộc tập trận ở gần Hoàng Sa tại Biển Đông; (ii) 1 cuộc tập trận tại Biển Hoa Đông; (iii) 1 cuộc tập trận tại Vịnh Bột Hải; (iv) 1 cuộc tập trận bắn đạn thật tại Biển Hoàng Hải. Mặc dù Trung Quốc thường kỳ tập trận trên biển, nhưng hiếm khi cùng lúc tổ chức tập trận tại các vùng biển.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã lợi dụng tình hình các láng giềng phải lo chống dịch COVID-19 để tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và liên tục tổ chức các cuộc tập trận tại các khu vực mà họ đòi chủ quyền. Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc bắt nạt các nước lân bang, trong khi Bắc Kinh đổ thừa cho Washington và đồng minh phương Tây đe dọa an ninh khi gửi tàu hải quân đến khu vực. Về phần mình, tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã tố cáo sự hiện diện của oanh tạc cơ Trung Quốc ở Hoàng Sa, xem đấy là điều “gây nguy hiểm cho hòa bình”. Trong cuộc họp báo hôm 1/10/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tuyên bố hoan nghênh lập trường của Anh, Đức, Pháp, thể hiện trong công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 16/9 vừa qua, bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Một quả bom bất ngờ
Tháng trước, Trung Quốc cũng thông báo 4 cuộc tập trận trải dài từ Vịnh Bột Hải tới Biển Hoa Đông, từ Biển Hoàng Hải tới Biển Đông mà giới chuyên gia đánh giá là động thái hiếm thấy. Có thể do thái độ hung hăng thái quá này mà những tuần lễ cuối của tháng 9 năm 2020, tại LHQ, Bắc Kinh đã phải liên tiếp hứng chịu hai ngón đòn đến từ Philippines và các nước châu Âu về Biển Đông, đặc biệt trên vấn đề bản phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (CPA), bác bỏ yêu sách chủ quyền biển đảo của Trung Quốc.
Trong một diễn biến được giới quan sát đánh giá là khá bất ngờ, đến từ Tổng thống Philippines, một người cho đến nay không che giấu chủ trương tạm gác chiến thắng pháp lý quốc tế mà Manila giành được trên vấn đề Biển Đông để đánh đổi lấy tài trợ từ Trung Quốc. Phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm 22/9/2020, ông Rodrigo Duterte đã lên tiếng công khai bảo vệ cho bản phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực mà theo ông “đại diện cho chiến thắng của lẽ phải trước sự thiếu suy nghĩ, của luật pháp trước sự vô trật tự, của tình thân hữu trước tham vọng”, đồng thời khẳng định rằng Philippines “kiên quyết phản đối những nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết”. Dù không nêu đích danh ai là kẻ phá hoại, nhưng rõ ràng đây là một tuyên bố nhắm vào Trung Quốc, nước cho đến nay vẫn luôn luôn phủ nhận giá trị của bản phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
Trả lời phỏng vấn của truyền thông quốc tế qua thư điện tử ngay sau phát biểu của tổng thống Philippines, Giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, Đại học New South Wales cho rằng tuyên bố của ông Duterte là “một quả bom bất ngờ”, một lời “khẳng định táo bạo nhất” của một quan chức Philippines trên vấn đề này. Theo GS. Carl Thayer, khi Tổng thống Duterte nhậm chức vào năm 2016, ông đã gác qua một bên Phán quyết của CPA La Haye năm 2016 về vụ Philippines kiện Trung Quốc, với ý đồ có thể thúc đẩy quan hệ tốt đẹp hơn với Bắc Kinh. Trong suốt thời gian làm tổng thống, ông chỉ một đôi lần nhắc đến phán quyết này như vào tháng 8 năm 2019 khi nêu vấn đề Biển Đông với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bài phát biểu của ông Duterte trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 22/9 là một bước đột phá khi ông đề cập thẳng thắn đến Phán quyết của CPA. Đó là một quả bom bất ngờ. Tổng thống Rodrigo Duterte khẳng định rằng “hành động của Philippines ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS và Phán quyết Trọng tài năm 2016”.
Trong một lời khẳng định táo bạo nhất từ một chính khách hàng đầu Philippines, Tổng thống Duterte tuyên bố: “Phán quyết này giờ đây là một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài mọi thỏa hiệp và vượt ra ngoài tầm với của các chính phủ khác nhau để có thể bị xóa mờ, giảm thiểu giá trị hay từ bỏ… Chúng tôi kiên quyết phản đối những nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết này”. Các phát biểu này của
Tổng thống Duterte trước Liên Hiệp Quốc xuất phát từ sự thất vọng ngày càng tăng của các quan chức cấp cao chính phủ Philippines trước việc Trung Quốc liên tục hù dọa và bắt nạt ngư dân cũng như tàu và máy bay quân sự của Philippines ở Biển Đông. Philippines cũng thất vọng trước việc các chính sách thân thiện với Trung Quốc của họ đã không dẫn đến việc cung cấp các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng như Bắc Kinh đã hứa. Cuối cùng, giới lãnh đạo cấp cao của Philippines đã trở nên bạo dạn hơn sau lời khẳng định của Ngoại trưởng Mike Pompeo rằng Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương năm 1951 (MDT) bao trùm cả Biển Đông.
Buộc Bắc Kinh phải chống đỡ
Cùng lúc đối phó với bài phát biểu của Tổng thống Philippines tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã buộc phải chống đỡ một ngón đòn khác trên vấn đề Biển Đông tại Liên Hiệp Quốc. Đòn này cũng rất bất ngờ, vì đến từ ba nước châu Âu rất xa Biển Đông là Anh, Đức và Pháp. Trong một công hàm chung gởi đến Ủy Ban Ranh giới Thềm Lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS) ngày 16/9 và nêu đích danh Trung Quốc, ba cường quốc châu Âu được gọi chung là nhóm E3 đã nhấn mạnh rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là “khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương”, đồng thời khẳng định rằng tính toàn vẹn của Công ước cần được duy trì. Điểm đáng chú ý là ba nước đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết trên Biển Đông, xác định rằng khái niệm “quyền lịch sử” (mà Bắc Kinh đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông) không tuân thủ luật pháp quốc tế, cũng không phù hợp với UNCLOS, đồng thời nhắc lại rằng “Phán quyết Trọng tài của PCA, La Haye, Hà Lan ngày 12/7/2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc đã xác nhận rõ ràng điểm này”.
Ngày 18/9/2020, Bắc Kinh đã đáp trả công hàm chung của nhóm nước châu Âu E3. Theo Giáo sư Carl Thayer, công hàm chung của nhóm E3 mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Công hàm của nhóm E3 báo hiệu rằng ba trong số các quốc gia quan trọng nhất ở châu Âu, trong đó có hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có lợi ích quốc gia trong việc dấn thân cùng các nước vào vùng Ấn Thái Dương để đảm bảo tương lai kinh tế của châu Âu. Năm nay, cả Pháp lẫn Đức đều đã công bố văn kiện chính thức nêu bật tầm quan trọng của không gian Ấn Thái Dương đối với trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp và sự thịnh vượng kinh tế của họ. Biển Đông là trung tâm địa-chiến lược của khu vực hàng hải, đó do tầm quan trọng của các tuyến hàng hải phục vụ chuỗi cung ứng toàn cầu nối liền châu Âu với các nền kinh tế lớn của vùng Ấn Thái Dương, bao gồm “Bộ Tứ” (Quad) và ASEAN. Các nhân tố tương tự cũng chi phối Vương quốc Anh khi nước này bước vào thời kỳ hậu Brexit.
Cũng theo GS. Carl Thayer, trong phản ứng lần này của mình, Trung Quốc đã đưa ra một số lập luận gay gắt hơn so với bình thường. Phản ứng của Trung Quốc trước công hàm chung của nhóm E3 khác với các phản ứng trước đó của Trung Quốc đối với công hàm do các quốc gia Đông Nam Á, Hoa Kỳ và Úc đệ trình, vì các nước E3 đặt ra những vấn đề pháp lý khác. Phản ứng của Trung Quốc cũng gay gắt và có giọng điệu gây tranh luận nhiều hơn. Trung Quốc chẳng hạn đã thẳng thừng khẳng định rằng họ “phản đối việc sử dụng UNCLOS như một công cụ chính trị để tấn công các nước khác. UNCLOS không bao trùm mọi vấn đề về trật tự trên biển” và “mọi hình thức giải thích và áp dụng một cách thiên vị UNCLOS đều bất công, bất hợp pháp và có động cơ mờ ám”. Để nhấn mạnh lập luận trên, Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố rằng “chủ quyền lãnh thổ và các quyền lợi hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông trong mọi trường hợp, sẽ không bị Phán quyết của Trọng tài phi pháp về Biển Đông gây tổn hại”./.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/china-got-back-splashed-at-un-10042020122416.html
Nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc
xác nhận bị Mỹ chế tài
Tâm Thanh
Mỹ trừng phạt nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC (ảnh chụp màn hình Youtube/CGTN).
Lệnh trừng phạt của Mỹ lên SMIC đã chính thức có hiệu lực!
Vào tối ngày 4/10, SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc, đã đưa ra một thông báo trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, tiết lộ rằng lệnh cấm xuất khẩu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với công ty này là hoàn toàn chính xác, theo Sound of Hope.
Theo thông báo do SMIC đưa ra, công ty đã phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ. Các nhà cung cấp xuất khẩu một số thiết bị, phụ kiện và nguyên vật liệu của Hoa Kỳ cho SMIC cần phải xin giấy phép xuất khẩu.
Thông báo cũng cho biết, SMIC đã tiến hành trao đổi sơ bộ với Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc thẩm quyền của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về vấn đề lệnh cấm và sẽ tiếp tục tích cực trao đổi với Hoa Kỳ về vấn đề này. Công ty sẽ đưa ra thông báo về tác động của lệnh cấm trong tương lai.
Thông tin về lệnh trừng phạt của SMIC lần đầu tiên được đưa tin trên các phương tiện truyền thông nước ngoài vào ngày 27/9, đã thu hút sự quan tâm lớn của giới quan sát hải ngoại. Về vấn đề này, SMIC từng tuyên bố chưa nhận được thông báo từ phía Mỹ và đã im lặng trước các tuyên bố liên quan trong nhiều ngày liền, cũng có một số phương tiện truyền thông Trung Quốc cho rằng, lệnh trừng phạt của SMIC chỉ là thông tin giả.
Mặc dù SMIC được biết đến là công ty sản xuất chip mạch tích hợp lớn nhất và có công nghệ tiên tiến nhất ở Trung Quốc, nhưng, công nghệ của công ty này lại thụt lùi đáng kể so với trình độ quốc tế và năng lực sản xuất của nó được cho là phản ánh trình độ thực sự của ngành công nghiệp chip của Trung Quốc.
Vào giữa tháng 9, sau khi Huawei, công ty có quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc, đã bị chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt thì giới công nghiệp bắt đầu chú ý đến việc liệu sản xuất chip của SMIC có thể đáp ứng nhu cầu của Huawei hay không. Sau đó, SMIC cũng được liệt kê vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Vì SMIC cần sử dụng công nghệ của Mỹ trong quá trình sản xuất chip nên lệnh cấm liên quan rõ ràng là ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất của SMIC.
Theo bản tin ngày 30/9 của hãng truyền thông Nhật Bản Nikkei, vài tháng trước khi có thông tin về lệnh trừng phạt của Mỹ, SMIC đã tích trữ các thiết bị và linh kiện nhập khẩu quan trọng, đây được cho là hành động chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt tiềm ẩn từ phía Hoa Kỳ.
Hồi đầu tháng 9 năm nay, Lầu Năm Góc xác nhận rằng, Hoa Kỳ đang xem xét áp đặt lệnh cấm đối với SMIC và chuẩn bị điều tra mối liên hệ của công ty này với quân đội Trung Quốc. Thông tin đã khiến giá cổ phiếu của SMIC giảm 23% chỉ trong một ngày.
Lầu Năm Góc trước đó đã chỉ ra rằng, Hoa Kỳ rất lo ngại về mối liên hệ giữa SMIC và quân đội Trung Quốc và đang tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về việc này.
Một nhân vật thạo tin từ Wall Street Journal cho biết, sự hợp tác giữa SMIC với quân đội và quốc phòng Trung Quốc là trọng tâm cần suy xét chính của chính phủ Hoa Kỳ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-san-xuat-chip-hang-dau-trung-quoc-xac-nhan-che-tai-cua-my.html
Giới chóp bu Trung Quốc lục đục? Cựu trợ lý
của Vương Kỳ Sơn bị điều tra tham nhũng
Hải Lam
Ông Đổng Hồng, cựu trợ lý thân cận của phó chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đang bị điều tra với cáo buộc tham nhũng.
Theo thông báo ngày 2/10 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan giám sát chống tham nhũng của chính quyền Trung Quốc, ông Đổng Hồng bị nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng luật pháp và điều lệ đảng và đang bị điều tra”.
Theo The Epoch Times, ông Đổng từng là một trợ lý đáng tin cậy của Vương Kỳ Sơn trong thời gian ông Vương giữ chức vụ giám đốc CCDI từ năm 2012 cho đến tháng 10/2017. Hơn bốn tháng sau, ông Vương được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch nước Trung Quốc.
Đổng Hồng, 66 tuổi, từng là giám đốc bộ phận điều tra và nghiên cứu thuộc Tổng Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đây là nơi phụ trách điều tra các quan chức và cơ quan chính phủ trực thuộc ĐCSTQ.
Tháng trước, bạn thân của ông Vương là nhà tài phiệt Trung Quốc Nhậm Chí Cường, đã bị kết án 18 năm với cáo buộc tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng chức quyền đối với các nhân viên doanh nghiệp nhà nước.
Ông Tưởng Siêu Lương – một cấp dưới lâu năm khác của ông Vương cũng đã bị bãi nhiệm khỏi vị trí lãnh đạo ĐCSTQ tại tỉnh Hồ Bắc vào tháng 2, khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang ở giai đoạn cao điểm.
Các nhà quan sát Trung Quốc nhận định, việc loại bỏ những người trong chính giới thân cận với ông Vương, cùng với việc ông Vương hầu như ít bày tỏ sự ủng hộ công khai đối với Tập Cận Bình kể từ khi trở thành Phó Chủ tịch nước, cho thấy Tập và Vương – vốn thân thiết trước đây – hiện đang có mâu thuẫn.
Tang Jingyuan, nhà bình luận các vấn đề Trung Quốc hiện sống ở Mỹ cho biết: “Ông Tập Cận Bình đang nhắm mục tiêu vào hệ thống kiểm tra kỷ luật bằng cách nhắm đến ông Đổng”. Ông Tang nhấn mạnh rằng, nhiều quan chức quyền lực hiện tại của CCDI vốn do ông Vương đề bạt và nâng đỡ.
Sau khi ông Tập lên nắm quyền vào tháng 11/2012, Vương Kỳ Sơn đóng vai trò chính trong việc đưa ra chiến dịch chống tham nhũng nhằm hạ gục nhiều đối thủ chính trị của Tập, chẳng hạn như các quan chức trung thành với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân.
Ít nhất 440 quan chức cấp cao, trong đó có Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu và Tôn Chính Tài, đã bị cách chức.
Ông Chu Vĩnh Khang là người lãnh đạo Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp luật (PLAC) từ năm 2007 cho đến khi ông ta bị hạ bệ vào năm 2012. Đây là trường hợp quan chức quyền lực nhất bị trừng phạt trong cuộc thanh trừng nội bộ của ông Tập. PLAC là một cơ quan của ĐCSTQ chuyên giám sát bộ máy an ninh của đất nước, bao gồm cảnh sát, tòa án và nhà tù.
Ông Vương đã loại bỏ cả những “hổ và ruồi”, cụm từ chỉ các quan chức cấp cao và cấp thấp trong hệ thống PLAC. Trong thời gian này, Đổng là thanh tra trưởng và hỗ trợ ông Vương điều tra các quan chức phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Tuy nhiên, kể từ khi Vương nắm chức Phó Chủ tịch nước, ông đã không công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với các quyết định của Tập.
“Giờ đây, ông Tập đã bắt đầu thanh lọc CCDI, vì ông Vương và ông Tập đã có sự chia rẽ”, chuyên gia Tang nhận định.
Ông Tang bình luận thêm: “Tôi nghĩ ông Tập muốn cảnh báo những người thuộc phe cánh ông Vương phải nghe lời ông ấy (Tập Cận Bình) trong Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của ĐCSTQ”.
Điểm chung giữa Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông:
Càng ‘trị người’ càng ‘đêm dài lắm mộng’
Bình luậnMinh Thanh
Bà Lý Nam Anh (Li Nanying) – con gái của Lý Nhuệ, cựu thư ký của Mao Trạch Đông, nói rằng ông Tập Cận Bình cũng giống như ông Mao Trạch Đông, càng trị người càng ‘đêm dài lắm mộng’.
Vào trước Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, ông Đổng Hồng (Dong Hong), thân tín dưới trướng lâu năm của ông Vương Kỳ Sơn, đã ngã ngựa. Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn từng là bạn tốt của Chủ tịch Tập Cận Bình và giúp ông Tập lấy lại quyền lực trong đảng, chính phủ và quân đội.
Vào ngày 2/10, ông Đổng Hồng, cựu Ủy viên thanh tra cấp Thứ trưởng trong Đoàn kiểm tra Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bị điều tra. Kể từ năm 1998, ông Đổng Hồng đã theo phụ tá Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn.
Trước ông Đổng Hồng, “người bạn và người thầy” Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) của ông Vương Kỳ Sơn đã bị kết án 18 năm tù vào ngày 22/9 vì đăng bài báo chỉ trích ông Tập Cận Bình là “gã hề bị lột trần mà vẫn đòi làm hoàng đế” vào tháng Ba năm nay.
Bà Lý Nam Anh, con gái của cựu thư ký Mao Trạch Đông – ông Lý Nhuệ, hiện sống ở Mỹ, đã nói với Đài Á Châu Tự do (RFA): “Vương Kỳ Sơn sẽ không bảo vệ bất cứ ai. Kể cả Nhậm Chí Cường, ông ấy cũng không bảo vệ. Người mà ông ta cần bảo vệ là chính mình”.
Bà Lý nói rằng, nếu hệ thống méo mó của ĐCSTQ không cải cách, thì bất cứ ai lên nắm quyền đều là “địa vị quyết định tất cả”, nếu như không làm kẻ đồng mưu, thì chỉ có thể làm kẻ ra đi. Bà nói thêm rằng, nhưng nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế này, tất cả cùng đi vào ngõ cụt thì sẽ không có ai là thực sự an toàn, kể cả ông Tập Cận Bình.
“Ông Tập Cận Bình bị một đám những kẻ xu nịnh vây quanh, nhưng những kẻ xu nịnh này đều ‘câm như hến’, không biết lỡ ngày nào đắc tội với ông Tập thì coi như xong rồi. Tôi nói rằng, người đang trong nguy hiểm nhất lúc này chính là ông Tập Cận Bình. Ông ấy càng trị, trị tới cùng, rồi sẽ giống như Mao Trạch Đông, tối ngủ không yên. Cứ tối đến đêm về là thấp thỏm hỏi vài lần xem cửa nhà đã đóng kín chưa”, bà Lý Nam Anh nói.
Đổng Hồng ngã ngựa cho thấy có những tiếng nói bất đồng trong nội bộ đảng
Bà Cao Du (Gao Yu), người làm truyền thông ở Bắc Kinh nói với RFA rằng, việc ông Đổng Hồng ngã ngựa cho thấy trong nội bộ ĐCSTQ có thể có những tiếng nói bất đồng. Nhưng bà không nêu rõ tên ai
cả, mà chỉ nói rằng “ai đó” chỉ muốn nghe những lời vừa ý mình, vì vậy phải ra tay xử lý tiếng nói bất đồng.
“Không thể chạm vào hạch tâm. Đây là lý do chính. Nhất định phải bảo vệ hạch tâm cốt lõi của đảng. Nếu cảm thấy bất ổn ở đâu đó, ông ấy nhất định sẽ ra tay. Hãy nhìn vào mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ. Lưu Thiếu Kỳ dám đề xuất vượt qua tư tưởng của Mao! Tôi cho rằng đó là một cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng”, bà Cao Du nói.
Việc Đổng Hồng ngã ngựa trước Phiên họp toàn thể lần thứ 5 là nhằm răn đe các lãnh đạo cấp cao của chính quyền trung ương
Thời điểm ông Đổng Hồng sa lưới rất nhạy cảm. Đầu tiên, ‘hồng nhị đại’ (thế hệ nối tiếp thế hệ nguyên lão của ĐCSTQ) Nhậm Chí Cường bị kết án vào ngày 22/9. Thứ hai, Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ lần thứ XIX sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 26 đến 29/10.
Tại Hội nghị toàn thể lần thứ 5, chính quyền sẽ thông qua “Quy định về công việc của Ủy ban Trung ương”. Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ nói rằng, mục đích của quy định này là “kiên định bảo vệ quyền uy và sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng với ông Tập Cận Bình là nòng cốt”. Trong đó, yêu cầu các Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Trung ương phải “đi đầu trong việc thực hiện Hiến pháp và các Quy định của Đảng”.
Một số nhà bình luận cho rằng, việc ông Đổng Hồng bị ngã ngựa trước Hội nghị toàn thể lần thứ 5 là nhằm mục đích răn đe các thành viên cấp cao của Ủy ban Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Sau khi tỷ phú Nhậm Chí Cường bị kết án nặng vào ngày 22/9, ngoại giới hầu như cho rằng ông Tập Cận Bình đang “giết gà dọa khỉ, lấy một trường hợp để cảnh cáo số đông” và “răn đe các hồng nhị đại và phe đối lập trong đảng”.
Lão tướng ‘đả hổ’ không còn được trọng dụng?
Khi ông Nhậm Chí Cường bị bắt vào tháng Ba, ngoại giới suy đoán rằng ông Tập Cận Bình không hài lòng với ông Vương Kỳ Sơn và thậm chí đã ‘mỗi người một ngả’.
Cả ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đều là những ‘hồng nhị đại’ từng tham gia vào đội sản xuất ở nông thôn, từng cùng đắp chung một mảnh chăn. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của ĐCSTQ, hai người lại cùng là Ủy viên Ban Thường vụ Tổng cục Chính trị. Khi đó, ông Tập Cận Bình là Tổng Bí thư và Vương Kỳ Sơn là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.
Sau đó, với sự giúp đỡ của ông Vương, ông Tập đã đánh bại một loạt các thành viên quan trọng của phe Giang Trạch Dân như ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) – cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), rồi giành lại quyền lực chính trị và quân sự trong đảng.
Trước Đại hội lần thứ XIX, phe Giang và lượng lớn các nhóm lợi ích bị hạ bệ bắt đầu phản công, những tin tức không có lợi cho ông Vương Kỳ Sơn đã lan ra nước ngoài. Cuối cùng, kế hoạch tiếp tục làm thành viên Ủy ban Thường vụ kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương tại Đại hội Quốc gia lần thứ XIX của ông Vương Kỳ Sơn đã tan thành mây khói. Vào tháng 3/2018, ông trở thành Phó chủ tịch ĐCSTQ nhưng không có thực quyền. Vì vậy ngoại giới lan truyền rằng, Đại hội lần thứ XVIII là điểm kết thúc của ‘thể chế Tập – Vương’.
Vào ngày 1/7/2019, ông Vương Kỳ Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Mexico là ông Marcelo Ebrard và khi giới thiệu về công việc của mình, ông Vương nói rằng ông chỉ chịu trách nhiệm giúp “Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện một chút nghi lễ ngoại giao”.
Sau khi ông Nhậm Chí Cường và ông Đổng Hồng liên tiếp bị xử lý, VOA, RFA và truyền thông Hong Kong đều cho rằng, cuộc chiến nội bộ giữa ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đã trở nên rõ ràng, rất khó để nói liệu ông Vương Kỳ Sơn có bị xử lý hay không.
Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Minh Thanh
Theo Epoch Times tiếng Trung
Viện sĩ Trung Quốc ‘quan cách’
bước trên thảm đỏ kiểm tra mùa màng
Tâm Thanh
Bây giờ, đi khảo sát đồng ruộng cũng được trải thảm đỏ…
Đặc quyền dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng lan rộng, trong khi thảm đỏ người ta thường được thấy tại các lễ trao giải Oscar hay tiệc chiêu đãi của chính phủ khi đón tiếp khách nước ngoài, thì giờ đây, một viện hàn lâm, học viện Kỹ thuật Trung Quốc đến Hà Nam kiểm tra mùa màng, chính quyền địa phương cũng trải thảm đỏ trên các con đường ruộng, khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao.
Truyền thông chính thức của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày 28/9 cho hay, một nhóm viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc do chuyên gia Đới Cảnh Thụy, giáo sư trường đại học Nông nghiệp Trung Quốc dẫn đầu, đã đến cánh đồng ngô ở làng Lưu Trại, thị trấn Cự Kiều, khu Kỳ Tân, thành phố Hạc Bích của tỉnh này để kiểm tra năng suất và nghiệm thu giống ngô mới có khả năng sản xuất “phá kỷ lục” – “Yudan 9953”.
Trong bối cảnh sản lượng ngũ cốc ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề trên diện rộng do thảm họa lũ lụt, cái gọi là “kiểm tra và nghiệm thu” được giới chức cấp cao áp dụng lần này rõ ràng là có mục đích tuyên truyền duy trì ổn định nhằm vào tình trạng “thiếu hụt lương thực”. Sau khi bản tin liên quan được đài truyền hình địa phương phát sóng đã khiến dư luận một phen chấn động.
Theo những hình ảnh trên phương tiện truyền thông chính thức, ông Đới Cảnh Thụy cùng một nhóm chuyên gia và quan chức đang bước đi trên con đường mòn trong cánh đồng ngô được trải thảm đỏ. Độ dài và rộng của tấm thảm gần như phủ kín toàn bộ con đường khiến cho đôi giày da của các quan chức chuyên gia không hề dính một chút đất hoặc bụi nào.
Các video liên quan được đăng tải lên mạng xã hội trong và ngoài nước, làm dấy lên sự chỉ trích mạnh mẽ của cư dân mạng.
“Nông dân, nhìn thoáng qua người ta có thể biết được cây trồng này là ngô, còn thứ bước trên thảm đỏ kia thì nhìn không biết là cái giống gì?”
“Bãi ngô này dường như được các cấp lãnh đạo chuẩn bị đặc biệt để kiểm tra. Cây ngô rất tốt, rất đẹp, nhìn nó không hề giống sự phát triển tự nhiên, mà là được cấy ghép nhân tạo. Tôi nghi ngờ đây là cùng một chiêu bài với năng suất 36.000 cân gạo trên một mẫu ruộng trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt”.
“Đây có phải là một nhân chứng cho hàng chục nghìn cân lương thực trên một mẫu mẫu không?”.
“Một viện sĩ cỏn con đến thăm cánh đồng thì trải thảm đỏ, vậy khi Bộ trưởng tới phải trải cái gì?”.
“Thật là đáng xấu hổ”.
“Tôi nghĩ viện sĩ cũng rất vô tội. Không phải chính quyền địa phương làm ra sao? Trải ra rồi, giống như ép người ta, không đi cũng không được”.
Ngoài video trên, có cư dân mạng đã chia sẻ một đoạn video khác quay cảnh các quan chức ĐCSTQ bước lên thảm đỏ đi “kiểm tra mùa màng”, cho thấy đây không phải trường hợp cá biệt
Nạn nhân sống sót từ cuộc bức hại
của ĐCS Trung Quốc
hồi tưởng lại những tháng ngày đen tối
Bình luậnNguyễn Minh
Từ năm 1999 đến năm 2001, cô Xiao bị bắt giam 3 lần tại cùng một trung tâm giam giữ địa phương vào thời điểm mùa đông khi thời tiết lạnh giá xuống âm độ C.
Trung thu là một tết quan trọng thứ hai trong năm của Trung Quốc, khi các gia đình quây quần bên nhau cùng thưởng thức những chiếc bánh trung thu và ngắm ánh trăng rằm. Tuy nhiên, cô Xiao Ping lại không thể vui trong những ngày lễ đoàn tụ như thế này.
Trước một gian hàng nhỏ bày các băng rôn, tờ rơi và tập sách ở khu vực Flushing, New York, cô Xiao Ping đứng đó như thường lệ, mỉm cười chào những người qua đường và trao cho họ tờ thông tin. Đôi khi có người Trung Quốc đại lục đi ngang qua xúc phạm hoặc gọi cô là kẻ phản bội.
Trên gian hàng nhỏ của cô ghi dòng chữ: “Pháp Luân Đại Pháp là Tốt” và “Chân Thiện Nhẫn”.
Trung thu năm nay là tết thứ hai của cô Xiao ở New York. Cô là một học viên Pháp Luân Công, 47 tuổi, đến từ thành phố Nam Xương phía đông nam của Trung Quốc. Để thoát khỏi cuộc đàn áp không ngừng của của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà Giang Trạch Dân đã phát động nhắm vào Pháp Luân Công, cô Xiao đã rời khỏi nước mình vào tháng 8/2019 cùng với cậu con trai tuổi đang ở độ tuổi thiếu niên.
Khi nói về những người thân yêu của cô đang còn ở quê nhà, bao gồm chồng, em gái, mẹ già (đã ngoài 80 tuổi) và những người bạn cũng bị bức hại vì đức tin của họ, cô Xiao rưng rưng. Cô cho biết chị gái từng nói với cô trong một cuộc điện thoại rằng: “Em đã lựa chọn đúng đắn để đến Mỹ, nhưng chị không thể chịu nổi khi phải rời xa em”.
Bị bắt giữ
Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một pháp môn tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn cùng 5 bài công pháp. Môn tu luyện này đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc vào những năm 1990 – cho đến khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên khắp đất nước vào năm 1999.
Vào năm 1999, toàn Trung Quốc có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người thực hành môn tu luyện này. Những học viên này đã trở thành mục tiêu cho các hoạt động tra tấn, bỏ tù, cưỡng bức lao động và mổ cướp nội tạng sống. Đồng thời, ĐCSTQ đã triển khai các hoạt động tuyên truyền rộng rãi để bôi nhọ thanh danh của những học viên Pháp Luân Đại Pháp và kích động lòng thù hận trong người dân đối với môn tu luyện này.
Từ năm 1999 đến năm 2001, cô Xiao bị bắt giam 3 lần tại cùng một trung tâm giam giữ địa phương vào thời điểm mùa đông khi thời tiết lạnh giá xuống âm độ C. Khi bị giam, thức ăn hàng ngày của cô Xiao là một ít rau luộc có các con giòi nổi ở trên và cát ở dưới.
Cô nói: “Mỗi miếng rau đều dính đầy cát. Nếu bạn muốn bỏ cát ra, thì bạn phải bỏ cả rau”.
Bên trong phòng giam nhỏ, hàng chục người phải ngủ trên một tấm ván gỗ cứng mà chỉ đủ chỗ cho nửa số người. Tấm ván bị nghiêng, buộc mọi người phải ngủ gối đầu vào nhau và không thể động đậy hoặc thay đổi vị trí.
“Khi cơ thể bị mỏi, thì tất cả chúng tôi đều phải… xoay cơ thể theo hướng khác cùng một lúc”. Còn vào ban ngày, họ sẽ ngồi trên một băng ghế bê tông cạnh giường.
Vì thiếu dinh dưỡng, các tù nhân bị táo bón kéo dài hàng tuần, rồi bị tiêu chảy nhiều ngày khi khi họ được nhà tù cho ăn thịt lợn mỗi tháng một lần từ lợn được nuôi bởi tù nhân.
Nước tắm rất lạnh vào mùa đông và thường bị ngắt trước khi các tù nhân tắm xong. Vì quá lạnh, nên đôi khi cô chỉ dùng khăn ướt để lau người.
Năm 2001, cô bị chuyển từ trại giam sang trại lao động. Cô đã bị ở đó 5 tháng và làm áo len cho động vật mà theo cô là một mặt hàng để xuất khẩu. Khi không làm việc, các học viên bị bắt ngồi xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Các lính canh sẽ không cho phép người thân của tù nhân đến thăm họ trừ khi các tù nhân hét lên những lời xúc phạm về môn tập luyện này, cô Xiao cho biết.
Vào năm 2015, cô Xiao và hàng chục học viên địa phương khác đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, người đã phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công và kích động sự thù địch từ chính quyền đối với môn tập.
Phòng 610 là cơ quan được thành lập ngoài pháp luật để thực hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Phó giám đốc của phòng này ở địa phương đã đến nơi làm việc của từng học viên để gây áp lực buộc họ bị sa thải. Cô Xiao là một trong số khoảng 10 học viên đã mất việc trong 2 năm sau đó.
Khi sa thải cô, một nhân viên tại sở làm đã chỉ tay vào mũi cô và nói rằng: “Mọi người đều nói các vị là người tốt, nhưng vậy thì sao? Các người không được phép [chính phủ] cho làm việc. Nếu các người tập Pháp Luân Công, thì các người là kẻ thù, kẻ thù, kẻ thù”.
Giới chức thậm chí còn cố gắng thẩm vấn con trai của cô Xiao, khi đó đang học lớp sáu. Sau đó, họ đã gửi một bức thư thông qua giáo viên của cậu bé để hỏi về môn tập này.
Vết thương đang lành
Những năm tháng đau thương đã để lại dấu ấn trong lòng con trai cô. Khi chủ nhà ở New York đến giúp mẹ con cô lắp mạng Internet, phản ứng đầu tiên của cậu bé là giấu các cuốn sách về Pháp Luân Công của họ vào ngăn kéo để chủ nhà không nhìn thấy chúng.
Cô Xiao cho biết, khi nhìn thấy hành động nhỏ đó, trái tim của cô đau nhói. Cô giải thích với con trai rằng cô và cậu bé “hiện đang ở Mỹ” và không cần phải giấu sách đi nữa.
Giống như nhiều người nhập cư mới, cô Xiao làm một số công việc và chăm sóc con trai mình. Ngoài ra, cô dành thời gian để tu luyện bản thân và chia sẻ thông tin để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đã và đang diễn ra tại Trung Quốc. Cô Xiao nói, công việc hàng ngày không là gì so với “sự cùng cực” mà cô đã trải qua ở Trung Quốc.
Một học viên Pháp Luân Công bằng tuổi cô cư ngụ ở cùng thành phố của cô Xiao tại Trung Quốc, gần đây đã bị tuyên án 9 năm rưỡi tù sau khi ngồi tù 9 năm trước đó. Cô Xiao nói: “Có bao nhiêu ‘9 năm’ trong cuộc đời của một người?”.
Trước Tết Trung thu, cô Xiao đã cùng hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở New York gửi lời chúc tới người sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí.
Rời Trung Quốc và đến Mỹ, cô Xiao cảm thấy nhẹ nhàng hơn và “ngay cả việc thở cũng cảm thấy dễ dàng hơn,” cô nói. Cô nhớ lại một sự kiện tại Quảng trường Thời đại vào tháng 9/ 2019, khi khoảng 100 học viên tham gia một sự kiện ngồi thiền.
Đó là lần đầu tiên sau nhiều năm cô có thể hoàn toàn yên tâm và quên mình đang ở đâu.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Ấn Độ – Mỹ thắt chặt hợp tác quân sự
Thu Hằng
Ấn Độ và Hoa Kỳ có các cuộc gặp song phương dồn dập trong tháng 10/2020, đặc biệt là đối thoại 2+2 lần thứ ba, giữa bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng hai nước, dự kiến diễn ra ngày 26 và 27/10. Chính quyền New Delhi sẵn sàng ký Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi Cơ bản (Basic Exchange and Cooperation Agreement, BECA) nhân dịp này.
Ngày 06/10, ngoại trưởng Ấn Độ và Mỹ tham gia hội nghị « Bộ Tứ » Quad tại Tokyo với trọng tâm là Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Stephen Biegun dự kiến đến New Delhi vào giữa tháng 10 để tăng cường các thỏa thuận hợp tác song phương. Và tại đối thoại 2+2 trong hai ngày 26-27/10, Ấn Độ và Hoa Kỳ sẽ ký thỏa thuận BECA liên quan đến hợp tác địa-không gian.
Theo trang Hindustan Times ngày 05/10, việc ký kết BECA là bước phát triển quan trọng, cho phép Ấn Độ sử dụng bản đồ không gian địa lý toàn cầu của Mỹ để đánh giá độ chính xác của các loại vũ khí tầm xa như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. BECA là thỏa thuận cuối cùng trong số bốn thỏa thuận thiết lập liên lạc quân sự và cho phép Ấn Độ mua máy bay không người lái của Mỹ, như MQ-9B sử dụng dữ liệu không gian để tấn công mục tiêu của kẻ thù.
Đối thoại 2+2 Ấn-Mỹ diễn ra vào đúng lúc đảng Cộng Sản Trung Quốc tổ chức hội nghị với 370 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương và tổng bí thư kiêm chủ tịch Tập Cận Bình để xem xét những quyết định chính trị quan trọng, cũng như kế hoạch 5 năm sắp tới.
Ấn Độ khánh thành đường hầm giúp giảm thời gian điều quân lên Ladakh
Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng tại biên giới ở cao nguyên Ladakh, với nhiều cuộc ẩu đả chết người giữa quân đội hai bên. Ngày 03/10, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cùng nhiều quan chức chính phủ, đã khánh thành đường hầm Atal, dài 9,02 km, nằm trên độ cao hơn 3.000 mét ở bang Himachal Pradesh, giúp khẩn trương điều quân lên vùng biên giới đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Theo AFP, đường hầm Atal, có tổng chi phí 400 triệu đô la, nằm trên một trong hai trục đường duy nhất dẫn đến vùng biên giới Ladakh và có vai trò quan trọng trong chương trình cơ sở hạ tầng chiến lược của Ấn Độ.
Trang Global Times, cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc, không phủ nhận tầm quan trọng trong thời bình của đường hầm này đối với Ấn Độ, nhưng cảnh báo là công trình « sẽ không có lợi ích nào trong thời chiến, đặc biệt là nếu xảy ra xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc » vì quân đội Trung Quốc « có khả năng vô hiệu hóa đường hầm này ».
0 comments