Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin tổng hợp – 27/09/2020

Sunday, September 27, 2020 6:29:00 PM // ,

 Tin tổng hợp – 27/09/2020

(Reuters) – Chiến sự dữ dội tại vùng Thượng Karabakh.

Những vụ chạm súng giữa quân chính phủ Azerbaijan và phe ly khai người Armenia chiếm đa số tại vùng Thượng Karabakh ( thuộc chủ quyền Azerbaijan nhưng được Armenia hậu thuẫn ) đã diễn ra dữ dội ngày Chủ Nhật 27/09/2020. Cả hai phe đều cho biết bị thiệt hại nhiều thường dân và binh sĩ. Vùng Nagony Karabakh từ nhiều thập niên qua là nơi tranh chấp giữa hai nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ Azerbaijan và Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh truyền thống của Bakou, lên tiếng tố cáo chính quyền Erevan giết hại thường dân. Về phần mình, Matxcơva kêu gọi hai bên ngưng bắn. Theo AFP, cuộc xung đột này có nguy cơ dẫn đến sự can thiệp của hai cường quốc đang đối đầu nhau là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào vùng Kavkaz.

(AFP) – Rumani : Bầu cử địa phương, bài trắc nghiệm cho bầu cử lập pháp quan trọng.

Hôm nay, 27/09/2020, người dân Rumani bỏ phiếu bầu thị trưởng và hội đồng địa phương. Tổng cộng có 43.000 ghế được bầu lại theo thể thức một vòng duy nhất. Thủ đô Bucarest, với ba triệu dân cư, được cho là điểm trắc nghiệm lý tưởng. Bên thắng cuộc sẽ là phản ảnh rõ mầu sắc chính trị của chính phủ tương lai trong kỳ bầu cử quốc hội tháng 12/2020.

(AFP) – Bầu cử lập pháp địa phương ở Malaysia : Liên minh của thủ tướng Muhyiddin Yassin thắng đa số với kết quả sít sao.

Theo kết quả do Ủy ban bầu cử công bố sáng hôm nay, 27/09/2020, liên minh các đảng ủng hộ nội các Muhyiddin Yassin giành được 38 trên tống số 73 ghế, vượt đảng đối lập ở bang Sabah, miền đông Malaysia. Kết quả bầu cử lần này không làm thay đổi cán cân quyền lực quốc gia, nhưng là phép thử về sự ủng hộ dành cho thủ tướng đương nhiệm.

(RFI) – Thủ tướng Ấn Độ kêu gọi cải tổ Liên Hiệp Quốc.

Trong bài phát biểu qua video tại Liên Hiệp Quốc hôm qua, 26/09/2020, thủ tướng Narendra Modi cam kết sử dụng tất cả các  nguồn nguyên liệu sẵn có của đất nước trong cuộc chiến chống Covid-19 cho « cả nhân loại ». Đồng thời lãnh đạo chính phủ Ấn Độ kêu gọi một cải cách sâu rộng định chế quốc tế này trước những sai lệch trong vận hành, mà ông đánh giá là không đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của việc đối phó dịch bệnh.

(RFI) – Anh muốn cấy virus Covid-19 cho bệnh nhân để thử nghiệm vac-xin.

Theo tờ Financial Times, các nhà khoa học Anh đang nhắm đến phương pháp cấy virus vào những người tình nguyện mạnh khỏe để thử nghiệm tính hiệu quả của vac-xin. Tuy nhiên, theo giải thích của nhà nhiễm trùng học Jean-Paul Sthal, bệnh viện Grenoble, phương pháp nghiên cứu này đã bị thế giới từ bỏ hơn 70 năm qua, vì thiếu sự bảo đảm có một vac-xin có thể bảo vệ cho người tham gia. Nhật báo tài chính Anh cho biết thử nghiệm này có thể sẽ bắt đầu vào tháng Giêng năm 2021. Nhiều tiếng nói bắt đầu dấy lên phản đối một phương pháp đặt ra nhiều vấn đề y đức.

(AFP) – Israel : Hàng ngàn người biểu tình chống thủ tướng bất chấp lệnh tái phong tỏa.

Đi bộ, chạy bộ hay tụ tập trước cửa dinh thủ tướng là những gì hàng ngàn người dân Israel tiến hành để phản đối ông Netanyahu ngày hôm qua 26/09/2020. Những người biểu tình chỉ trích cách xử lý dịch bệnh và quản lý kinh tế, đồng thời tố cáo nạn tham nhũng, kêu gọi một sự thay đổi trong chính phủ. Biểu tình diễn ra sau khi chính phủ tìm cách hạn chế tập họp trong khuôn khổ siết chặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200927-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

 

Điểm tin thế giới sáng 27/9:

Ông Tập: Chính sách đàn áp Tân Cương

là ‘hoàn toàn đúng đắn’

Quý Khải

Mục Điểm tin sáng Chủ nhật (27/9) của DKN xin gửi tới quý độc giả nội dung tóm lược của những tin sau:

Ông Tập: Chính sách đàn áp Tân Cương là ‘hoàn toàn đúng đắn’

Tại cuộc họp cấp cao nhất liên quan đến vùng viễn tây – Hội nghị chuyên đề Trung ương lần thứ ba về Công tác Tân Cương – hôm thứ Bảy, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố các chính sách của ĐCSTQ ở Tân Cương là “hoàn toàn đúng đắn và phải thực hiện trong thời gian dài”, bất chấp làn sóng phản đối ngày càng tăng của quốc tế về các cáo buộc vi phạm nhân quyền trong khu vực, theo SCMP.

Trung Quốc bị cáo buộc đã giam giữ ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác trong các trại thực gia, cưỡng chế tẩy não và lao động cải tạo đối với họ.

Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc và khẳng định những trại này chỉ là “trung tâm dạy nghề”, nơi mọi người được giáo dục và đào tạo để cải thiện triển vọng việc làm và chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Thế giới cần biết nguồn gốc của COVID-19, Thủ tướng Australia nói với LHQ

Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Bảy (26/9), Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết một cuộc điều tra nguồn gốc virus sẽ giảm thiểu mối đe dọa xảy ra một đại dịch toàn cầu khác, theo Reuters.

Bình luận của ông Morrison được đưa ra nối tiếp những bình luận tương tự của vị thủ tướng hồi đầu năm khiến mối quan hệ Trung-Úc rơi vào rạn nứt.

Vào thời điểm đó, ông đã dẫn đầu trào lưu điều tra nguồn gốc COVID-19 toàn cầu. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ động thái này, khi đại sứ Bắc Kinh tại Canberra cảnh báo các yêu cầu điều tra có thể làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ thương mại hai nước.

Kể từ đó, Trung Quốc đã áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại đối với Australia. Nó đã đình chỉ nhập thịt bò và áp thuế 80,5% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Úc. Trung Quốc cũng đã  phát động một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu vang nhập khẩu của Australia.

Scott Morrison, Thủ tướng Australia phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc thường niên lần thứ 75, hôm 25/9 (ảnh: Reuters).

Đông Nam Á sẽ vượt Trung Quốc trở thành nhà sản xuất laptop hàng đầu thế giới

Đông Nam Á sẽ sản xuất một nửa số máy tính xách tay cá nhân trên thế giới vào năm 2030, trong đó Việt Nam và Thái Lan được coi là trung tâm sản xuất chính, theo Viện Tư vấn & Trí tuệ Thị trường (MIC) – một tổ chức tư vấn của chính phủ Đài Loan, theo Asian Nikkei Review.

Theo MIC, khu vực này sẽ thay thế Trung Quốc để trở thành trung tâm sản xuất máy tính xách tay. Chi phí lao động ngày càng tăng của Trung Quốc và mong muốn giảm thiểu sự phụ thuộc quá mức vào một khu vực được cho là sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch sang Đông Nam Á.

Thị trường máy tính xách tay toàn cầu đang ở mức 160 triệu chiếc vào năm ngoái. Trung Quốc đang phụ trách 90% sản lượng, trong khi Đông Nam Á chỉ đảm nhận một phần nhỏ. Với xu thế mới, MIC dự đoán thị phần sản xuất máy tính xách tay của Trung Quốc sẽ giảm từ 90% xuống còn 40% vào năm 2030.

Mỹ áp hạn chế với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc

Mỹ đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC, tuyên bố rằng tồn tại “rủi ro không thể chấp nhận được” thiết bị cung cấp cho SMIC có thể được dùng cho mục đích quân sự của Bắc Kinh, theo Reuters.

Các nhà cung cấp linh kiện nhất định cho SMIC giờ đây sẽ phải xin giấy phép xuất khẩu cá nhân, theo một lá thư từ Bộ Thương mại Mỹ đề ngày thứ Sáu mà Reuters thu thập được.

SMIC là tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc mới nhất phải đối mặt với các hạn chế thương mại của Mỹ liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia hoặc chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Gã khổng lồ viễn thông Huawei cũng bị hạn chế quyền truy cập các dòng chip cao cấp do bị đưa vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ. (chi tiết)

Kỷ lục số người Hồng Kông đăng ký hộ chiếu hải ngoại Anh

Người Hồng Kông nộp đơn xin cấp hộ chiếu hải ngoại Anh (BNO) gia tăng kỷ lục vào năm 2019, gấp 8 lần so với 2018, trong bối cảnh các cuộc biểu tình dân chủ làm rung chuyển thành phố tự trị.

Sự gia tăng kỷ lục đơn đăng ký có thể do dự thảo luật dẫn độ được Bắc Kinh đưa ra hồi năm ngoái, nếu được thông qua sẽ làm xói mòn nền dân chủ tại thành phố tự trị. Số lượng đơn đăng ký duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2020 trước quyết định ban hành luật an ninh mới hà khắc.

Số liệu do SCMP thu thập được thông qua Đạo luật tự do thông tin của Anh cho thấy tổng số hộ chiếu được cấp trong năm 2019 đã tăng vọt lên 154.218, gần gấp 8 lần so với năm ngoái.

Ông Trump chính thức đề cử thẩm phán Tòa án Tối cao

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy đã đề cử nữ thẩm phán theo phái bảo thủ Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao, thay thế nữ thẩm phán Ruth Bader Ginsburg theo phái tự do vừa qua đời gần đây, theo Reuters.

Nếu được Thượng viện xác nhận, bà Barrett sẽ trở thành người phụ nữ thứ năm từng giữ vị trí trong Tòa án Tối cao và sẽ đẩy số thẩm phán theo khuynh hướng bảo thủ so với phái tự do lên chiếm đa số với tỷ lệ 6/3.

Với việc số nghị sĩ đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Thượng viện, quyết định này của ông Trump gần như chắc chắn sẽ được thông qua, tuy rằng phía Dân chủ có thể cản trở quá trình này hết mức có thể.

Từ conservative thường được dịch là “bảo thủ” trong tiếng Việt và có thể gây hiểu nhầm nghĩa, trong khi từ này có hàm nghĩa là là bảo vệ, duy trì các giá trị truyền thống như tín ngưỡng, phản đối quan hệ đồng tính, phản đối phá thai… Tại Mỹ, những người conservative thường là các đảng viên Cộng hòa và những người ủng hộ đảng Cộng hòa. Đối lập với trường phái này là liberal, thường được dịch là “tự do”, với những quan điểm phản truyền thống như ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai. (chi tiết)

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-27-9-ong-tap-chinh-sach-dan-ap-tan-cuong-la-hoan-toan-dung-dan.html

 

Điểm tin thế giới tối 27/9:

Chiến đấu cơ Trung Quốc

xâm nhập Đài Loan ít nhất 46 lần trong tuần

Quý Khải

Mục Điểm tin thế giới tối Chủ nhật (27/9) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập Đài Loan ít nhất 46 lần trong tuần

Máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã xâm nhập không phận Đài Loan ít nhất 46 lần từ ngày 17/9 đến 24/9, trong một đợt leo thang xâm lược quân sự khiến Đài Bắc tức giận, theo The Epoch Times.

Lần mới nhất là vào thứ Năm(24/9), khi một máy bay chống tàu ngầm của Trung Quốc tiến vào không phận Đài Loan, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo.

Căng thẳng đã gia tăng trong những tháng gần đây giữa Đài Bắc và Bắc Kinh, khi Bắc Kinh luôn tuyên bố Đài Loan là một tỉnh trực thuộc và có thể sử dụng vũ lực để chiếm lại nếu cần.

Nga, Trung Quốc chặn việc phát hành báo cáo của LHQ chỉ trích Nga

Các nhà ngoại giao của Liên Hợp Quốc cho biết Nga và đồng minh thân cận Trung Quốc đã chặn việc công bố chính thức một báo cáo của các chuyên gia Liên Hợp Quốc về tình hình ở Libya, trong đó cáo buộc các bên tham chiến và những quốc gia hậu thuẫn – bao gồm cả Nga – vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với quốc gia đang ngập trong xung đột này, theo AP.

Phó đại sứ Liên hợp quốc của Đức, Günter Sautter, cho biết ông đã đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an sau khi hai nước chặn việc công bố báo cáo của ủy ban giám sát các lệnh trừng phạt đối với Libya, do Đức đứng đầu.

Ông nói: “Nhiều phái đoàn đã yêu cầu công bố báo cáo tạm thời của hội đồng chuyên gia. Điều này sẽ tạo ra sự minh bạch cần thiết. Nó sẽ góp phần chỉ đích danh và làm xấu mặt những kẻ tiếp tục ngang nhiên vi phạm lệnh cấm vận vũ khí bất chấp các thỏa thuận được ký kết”.

300 tàu đánh cá Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ đe dọa an ninh lương thực

Chỉ huy các hoạt động hải quân của Ecuador, Chuẩn Đô đốc Daniel Ginez, trong tuần này cho biết đội tàu đánh cá lớn của Trung Quốc – gồm 300 tàu – hiện đã di chuyển ra xa khỏi quần đảo Galapagos của Peru và đang hoạt động “ở vùng biển xa bờ bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế” của nước này, theo VOA News.

Ông cho biết thêm, đội tàu năm nay lớn hơn so với những năm trước.

Ông Ginez cảnh báo: “Với số lượng lớn tàu đánh cá như vậy, chúng ta có nguy cơ bị suy giảm một số loài nhất định”.

Các chuyên gia nói với VOA rằng việc Trung Quốc đánh cá hung hãn không chỉ đe dọa chủ quyền các nước ven biển mà còn gây nguy hiểm cho an ninh lương thực toàn cầu và hệ sinh thái biển.

Kim Jong Un có thể đã biết trước việc hành quyết quan chức Hàn Quốc

Kim Jong Un gần đây đã gửi xin lỗi cho vụ sát hại một quan chức Bộ Đại dương và Nghề cá Hàn Quốc, nhưng tuyên bố này không phải xác nhận nhà lãnh đạo Triều Tiên không can dự trong cái chết của người đàn ông 47 tuổi này, một người đào tẩu Triều Tiên ở Mỹ cho hay.

Hyun Seung Lee, một nhà tư vấn sinh ra ở Triều Tiên hiện đang sống ở Washington DC, nói với UPI hôm thứ Bảy (26/9) trong một hội nghị truyền hình do chi nhánh Nhật Bản của dự án Action for Korea United (Hành động vì một Hàn Quốc thống nhất) rằng, Kim Jong Un có khả năng đã được thông báo trước về tình hình trước khi binh sĩ Triều Tiên khai hỏa hạ sát vị quan chức Hàn Quốc.

“Đứng sau mọi quyết định chính là ông Kim, thậm chí có thể là em gái của ông ta Kim Yo Jong”, người đào tẩu lên Lee nói. “Lần này, quân đội [có khả năng] đã báo cáo [việc bị bắt giữ] lên cấp trên, nhận được quyết định, rồi mới tiến hành hành quyết”.

Quân đội Triều Tiên có một hệ thống khen thưởng khi tiến hành những hành động quân sự chống lại Hàn Quốc, theo lời người đào tẩu.

Triều Tiên cảnh cáo Hàn Quốc trong quá trình tìm kiếm người Hàn Quốc bị sát hại

Triều Tiên hôm nay cho biết họ đang tìm kiếm thi thể một quan chức Hàn Quốc bị quân đội giết hại, nhưng cảnh báo rằng các hoạt động xâm nhập qua biên giới vùng biển đang tranh chấp của hải quân Hàn Quốc trong khu vực có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng, theo Reuters.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đưa ra lời xin lỗi hiếm hoi hôm thứ Sáu (25/9) sau vụ bắn chết một quan chức nghề cá Hàn Quốc ở vùng biển của Triều Tiên, theo Seoul.

Quân đội Hàn Quốc đã cáo buộc binh lính Triều Tiên giết người đàn ông, đổ nhiên liệu vào thi thể rồi phóng hỏa gần khu vực biên giới biển.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA gọi vụ giết người là một “trường hợp khủng khiếp đáng lẽ không nên xảy ra” nhưng cáo buộc các hoạt động của hải quân Hàn Quốc gần khu vực vùng biển của Triều Tiên.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-toi-27-9-chien-dau-co-trung-quoc-xam-nhap-dai-loan-it-nhat-46-lan-trong-tuan.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.