Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 28/08/2020

Friday, August 28, 2020 7:36:00 PM // ,

 Tin Việt Nam – 28/08/2020

Bộ Công an Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Chung

Bộ Công an Việt Nam ngày 28/8 ra thông báo nói họ đã có quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UND TP Hà Nội để điều tra về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.

Ông Chung cũng bị bắt tạm giam 04 tháng, theo thông báo của Bộ Công an.

Cử tri ‘lo lắng’ vụ công ty Nhật Cường

Bộ Công an VN quyết ‘truy bắt bằng được’ ông chủ Nhật Cường

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên.

Thông báo nói ông Chung, sinh năm 1967, trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, đang là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ông bị bắt về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên.

Được biết, cuộc điều tra của Bộ Công an cho rằng ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến ba vụ án:

- Vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước mà Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án.

- Vụ án Buôn lậu – Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng – Rửa tiền – Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng – xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở Kế hoạch – đầu tư Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

- Vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại TP Hà Nội.

Hôm 11/8, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ phó bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung để xác minh, điều tra.

Trước khi làm chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung nổi tiếng trong vai trò giám đốc Công an thành phố, hàm thiếu tướng.

Các vụ bắt giữ

Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an gần đây đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với các ông:

- Nguyễn Anh Ngọc (46 tuổi), trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, đang công tác tại phòng thư ký biên tập, tổ giúp việc UBND TP Hà Nội;

- Nguyễn Hoàng Trung (37 tuổi), trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, là lái xe của ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, đồng thời là chuyên viên phòng Thư ký – biên tập, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội;

- Phạm Quang Dũng (37 tuổi), trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, là cán bộ Công an của C03, Bộ Công an.

Họ bị khởi tố về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53949640

 

Thanh Hóa: Cựu chủ tịch

và cựu cán bộ địa chính phường bị tù

Tòa án Nhân dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vào sáng ngày 28/8 tuyên phạt ông Vũ Đức Cường (Cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn) 6 năm tù và bà Dương Thị Hà (Cựu công chức địa chính phường Đông Sơn) 5 năm 6 tháng tù.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin hôm 28/8 cho biết đây là kết quả sau năm ngày tòa án Bỉm Sơn xét xử bốn bị cáo với tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”

Ông Vũ Mạnh Quyến (cựu phó bí thư chi bộ khu phố Đông Thôn, phường Đông Sơn) bị 30 tháng tù; ông Nguyễn Văn Kỳ (lao động tự do) bị 24 tháng tù. Hai bị cáo này được tòa cho hưởng án treo.

Cáo trạng cho biết ông Cường và bà Hà dù biết ba hộ dân không có đất trong dự án Nhà máy xi măng Long Sơn nhưng đã lập hồ sơ khống cho các hộ dân này, gây thiệt hại cho doanh nghiệp 600 triệu đồng.

Hành vi của các bị cáo theo Hội đồng Xét xử là xâm phạm uy tín của cơ quan nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, gây dư luận xấu.

Ông Cường và bà Hà trong suốt quá trình điều tra không nhận tội, nhưng Hội đồng Nhân dân xác định lời khai của các bị cáo còn lại và các tài liệu của vụ án đủ cơ sở buộc tội.

Trong diễn biến liên quan, Ủy ban Kiểm tra tỉnh Lào Cai vừa có quyết định kỷ luật một loạt 8 cán bộ đảng viên, trong đó có ông Đỗ Lê Tín, nguyên Chủ tịch huyện Bảo Yên.

Ông Tín bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì có những sai phạm trong việc ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương trong thời gian giữ chức vụ từ năm 2010 – 2015.

Một loạt cán bộ còn lại bị kỷ luật liên quan đến các sai phạm trong việc ký cấp giấy chứng nhận sử dụng đất khác tại Lào Cai.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thanh-hoa-former-chairman-of-the-ward-sentenced-in-prison-08282020084554.html

 

Tu sĩ Đan Viện Thiên An phản bác

 cáo buộc của Đài truyền hình địa phương

Các tu sĩ Đan Viện Thiên An tại tỉnh Thừa Thiên- Huế có yêu cầu lãnh đạo một cơ quan truyền thông Nhà nước Việt nam ở địa phương phải có biện pháp đối với phóng sự cáo buộc các đan sĩ lấn chiếm đất đai.

Mạng Liên đoàn Người Công giáo Á Châu UCANews loan tin vào ngày 28 tháng 8. Theo đó, vào ngày 17 tháng 8 vừa qua, Đài Phát thanh & Truyền Hình Thừa Thiên-Huế cho phát phóng sự với tựa ‘Một số tu sĩ tại Đan Viện Thiên An lấn chiếm đất đai và bóp méo sự thật’.

Phóng sự dài 6 phút rưỡi đề cập đến vụ việc xảy ra vào hai ngày 10 và 11 tháng 8, nói rằng những người quan tâm mang theo biểu ngữ tập trung tại một đồi thông ở xã Thủy Bằng yêu cầu các tu sĩ ngưng chặt thông và lấn chiếm đất đai trái phép.

Phóng sự cho rằng đồi thông thuộc quyền quản lý của xã và cáo buộc một số đan sĩ thường xuyên la hét và xúc phạm người dân. Xướng ngôn viên Nguyễn Thị Diễm My còn nêu ra trong phóng sự là các đan sĩ đưa các video và viết những điều không đúng sự thật trên mạng xã hội.

Các đan sĩ Thiên An cho rằng nội dung phóng sự không đúng và xúc phạm nghiêm trọng đến những người tu hành tại Đan viện.  Điều này bị cho là vi phạm luật báo chí Việt Nam. Thực tế thì những viên chức an ninh, công an và những thành phần xã hội đen giả dạng là người dân đột nhập vào Đan viện trong hai ngày 10 và 11 tháng 8 để gây rối.

Đan viện Thiên An cho biết họ có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu 107 héc ta đất đồi thông và cơ sở trên đó kể từ năm 1970. Sau năm 1975, Đan viện chưa hề hiến tặng, nhượng đất đai của Đan viện cho bất cứ tổ chức và cá nhân nào. Đan viện đã nhiều lần yêu cầu chính quyền địa phương trả lại những phần đất gọi là ‘mượn’ của Đan viện.

Vị đại diện của Đan Viện Thiên An là Linh mục Nguyễn Văn Tâm được UCANews dẫn lời trong lá thư viết ngày 23 tháng 8 là Đan viện đã mời giám đốc Lâm trường Tiền Phong và xướng Ngôn viên Diễm My vào ngày 1 tháng 9 đến Đan viện để được trình bày về những thông tin xác thực và ý kiến từ các đan sĩ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-monk-rejects-vietnam-state-run-tv-accusations-08282020073037.html

Thu hồi đất sai phê duyệt ở Cần Thơ: lý do bất nhất

Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ hôm 28/8 nêu lý do sai phạm về dự án Khu đô thị mới Thới Lai đang bị thanh tra. Theo đó lỗi là vì soạn thảo văn bản, trong khi trước đó một lãnh đạo Cần Thơ lại nói ‘sai cả hệ thống’ tại dự án này.

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin vừa nói hôm 28/8 và cho biết dự án Khu đô thị mới Thới Lai được đầu tư hơn 780 tỉ bị thanh tra từ ngày 13/8/2020.

Theo UBND thành phố Cần Thơ vừa có thông cáo báo chí cho biết dự án Khu đô thị mới Thới Lai bị thu hồi đất sai vị trí do lỗi văn bản. Địa điểm thực tế thực hiện dự án là ấp Thới Thuận B, thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, Cần Thơ. Thì Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 13/7/2016 của UBND TP Cần Thơ ghi là ấp Thới Thuận A.

Trong khi ông Dương Tấn Hiển – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, tại cuộc họp giao ban báo chí hôm 1/7/2020, thừa nhận ‘sai cả hệ thống’ trong xác định vị trí đất để thực hiện dự án Khu đô thị mới Thới Lai.

Theo ông Hiển, trước hết là chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn khảo sát để lập dự án đầu tư sai, sau đó trình các cơ quan thẩm định để trình UBND TP ra chủ trương, cũng sai… sau đó quyết định thu hồi đất của từng hộ dân cũng sai. Ông Hiển xác nhận địa chỉ đúng là ấp B, ghi sai thành ấp A, nhưng sau đó điều chỉnh.

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, quan điểm chỉ đạo của UBND là cái nào sai thì phải sửa để thực hiện cho đúng. Thời điểm nào ra quyết định thu hồi đất thì phải bồi thường theo đúng thời điểm đó cho người dân. Vì lỗi này là lỗi do các cơ quan thực hiện.

Dự án Khu đô thị mới Thới Lai có diện tích hơn 98 ngàn m2, với tổng mức đầu tư là hơn 783 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần đầu tư CADIF làm chủ đầu tư. Sai phạm tại dự án khiến 140 hộ dân bị ảnh hưởng di dời, hiện còn 20 hộ chưa nhận tiền bồi thường và chưa bàn giao mặt bằng.

Một người dân phản ứng đối với dự án bằng cách ủi sập nhà kho của chủ đầu tư. Người này bị tòa tuyên án 9 tháng tù; thế nhưng do không đồng ý nên trước ngày thi hành án đã uống thuốc trừ sâu tự tử. Nạn nhân may mắn được cứu sống.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/can-tho-spoke-about-project-780-billion-under-inspection-08282020090311.html

 

TP HCM sẽ đưa ra đấu giá 9 lô đất

tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP HCM)  chấp thuận đề xuất đấu giá của Sở Tài Nguyên – Môi trường cho 9 lô đất thuộc chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Quận 2.

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, Văn phòng UBND TP HCM thông tin như trên vào ngày 28/8/2020 và yêu cầu UBND quận 2, cùng Ban Quản lý Dự án Đầu tư các Công trình Giao Thông, sớm có biện pháp giải phóng mặt bằng, hoàn thành công trình hạ tầng tại các khu đất có ký hiệu từ 1-1 đến 1-10 trên các tuyến đường D1, D10, N11, N12 và R12, cũng như 3 lô đất trên tuyến đường N10, để chuẩn bị cho việc đấu giá.

Ngày 23/7, Thanh tra Chính phủ kết luận rằng 55 lô đất còn lại phải tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. UBND TP HCM cũng cho rà soát các dự án đã giao đất cho nhà đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với các dự án gồm 6 lô đất thuộc khu chức năng số 2c.

Theo báo Nhà nước Việt Nam, UBND TP HCM dự tính sử dụng tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để hoàn trả nợ vay được cho là gần 3 tỷ đồng, chi đầu tư cho công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng, và hoàn trả khoản tiền đã tạm ứng ngân sách khoảng 26 tỷ đồng.

Người dân Thủ Thiêm trong nhiều năm đã cáo giác chính quyền thu hồi đất trái quy định và mới đây, Đảng ủy TP HCM đã kết luận hàng chục đảng viên, quan chức TP có dấu hiệu vi phạm hoặc có khuyết điểm liên quan đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nine-lots-of-land-to-be-auctioned-off-in-thu-thiem-08282020084632.html

 

Cà Mau ban bố tình trạng khẩn cấp

trước nguy cơ vỡ đê

Hôm 27 tháng 8, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban bố tình huống khẩn cấp trước nguy cơ vỡ đê do 3 km đê biển Tây bị sóng đánh sạt lở.

Tuyến đê sạt lở có 4 đoạn đặc biệt nguy hiểm. Trong đó, đoạn từ Hương Mai – Tiểu Dừa có hai vị trí dài 610 m và 315 m; đoạn từ Ba Tỉnh – T25 dài 1.900 m và đoạn đê thuộc xã Khánh Hải và Khánh Bình Tây dài 500 m. Toàn tỉnh Cà Mau có hơn 250 km đường bờ biển. Trong đó, tuyến đê biển Tây có vai trò ngăn mặn, bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp trong vùng cho các hộ dân.

Từ ngày 6 tháng 8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh cùng với mưa lớn kéo dài kèm theo dông lốc và triều cường dâng cao, tuyến đê biển Tây đã xuất hiện nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng. Nhiều khả năng nước biển cũng sẽ tràn vào nội đồng tại những đoạn đê thấp.

Báo VNexpress dẫn lời ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau rằng, trên các đoạn đê này không còn rừng phòng hộ bên ngoài bảo vệ đê. Khi thời tiết cực đoạn diễn ra, sóng biển đánh trực tiếp vào thân đê. Nguy cơ gây vỡ đê rất lớn nên cần bảo vệ khẩn cấp.

Từ năm 2007 đến nay, tình trạng sạt lở khiến địa phương này đã mất khoảng 9.000 ha rừng phòng hộ. Tháng 9 năm 2019, Cà Mau cũng ban bố tình huống thiên tai khẩn cấp và triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ tuyến đê biển Tây.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/camau-declared-a-state-of-emergency-in-the-face-of-the-danger-of-dike-breakage-08272020150908.html

 

Ô nhiễm sông hồ tại Hà Nội mãi không hết

Thanh Trúc

Tại thủ đô Hà Nội, khi mà 12 hồ nước đã được làm sạch, thì nước trên các sông như Tô Lịch, Nhuệ và Đáy vẫn bị nhiễm bẩn một cách đáng ngại.

Báo chí Nhà nước Việt Nam, trích dẫn số liệu khảo sát do Trung Tâm Điều Nghiên Môi Trường thực hiện từ tháng Năm/2020, cho thấy  ô nhiễm nước vẫn là vấn nạn đối với thủ đô Việt Nam.

Độ trong sạch, tinh khiết của những vùng nước thiên nhiên như hồ, sông được đánh giá bằng WQI (Water Quality Index) Chỉ Số Chất Lượng Nước. Trên căn bản đó, WQI tại 62 điểm nước trên cả sông Nhuệ và sông Đáy đều dưới mức 50, nghĩa là rất thấp, do bị ô nhiễm nặng.

Chỉ tính riêng khúc sông Nhuệ chảy qua vùng thủ đô, nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng, Chỉ Số Chất Lượng Nước ở đây nằm giữa  10-25 do thường xuyên bị nhiễm bẩn bởi lượng nước thải từ các làng nghề xả xuống.

Về 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, chất lượng nước trên 3 dòng chảy này vẫn thấp (trong khoảng 12-28), không có dấu hiệu tốt hơn so với cùng thời điểm năm trước, thậm chí có những nơi mà nước không thể dùng để nấu ăn, tắm giặt hay sản xuất.

Giáo sư tiến sĩ Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, sau là  Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, phân giải về tình hình ô nhiễm sông nước ở Hà Nội như sau:

Người ta không dùng nguồn nước sông Nhuệ và sông Đáy mà  dùng nguồn nước sông Hồng và những hồ chứa  riêng để tưới. Nước sinh hoạt thì hoàn toàn có chỗ để lấy nước sạch từ sông Đà về, xử lý rồi cho vào nhà máy, bơm vào những đường ống cho dân ở toàn thành phố Hà Nội. Nước tưới tiêu và nước ăn đều có đường ống riêng hết.”

“Căn cứ vào mức độ kim loại và chất độc thải ra sông thì tôi cho rằng chính sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nhất. Sông Tô Lịch là nơi mà nước sinh hoạt tại các khu sản xuất, dân sinh, công nghiệp, bệnh viện trong thành phố đều xả ra đấy, từ đó chảy ra sông Nhuệ và từ sông Nhuệ chảy ra sông Đáy.”

Báo chí trong nước từ năm ngoái đưa tin Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đẩy mạnh công tác làm sạch nước hồ, nâng cấp chất lượng nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày với kết quả đáng khích lệ.

Đó là một kế hoạch trong toàn dự án quan trọng và khó khăn mà thành phố phải thực hiện, bao gồm 280 “họng”,  thải ra những dòng nước đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi Vũ Trọng Hồng giải thích tiếp:

Hà Nội đang có phương án, một là xây dựng  nhà máy xử lý nước thải ở Hà Xá thuộc hạ lưu sông Tô Lịch, có nghĩa nguồn nước từ 280 “họng nước” sinh hoạt thải ra sông Tô Lịch được qui tụ và đưa xuống nhà máy xử lý của Hà Xá, sau đó mới chuyển vào sông Nhuệ và sông Đáy”.

“Còn lại thì người ta cũng đang mời Nhật vào nghiên cứu xem thử  xử lý tại chổ 280 họng nước như thế nào để cố làm cho sông Tô Lịch sống lại”.

Trong nỗ lực làm sạch đẹp môi trường sông nước của Hà Nội, cái khó nhất theo giáo sư tiến sĩ Vũ Trọng Hồng vẫn là:

Qui tụ tất cả 280 họng nước là phải làm những đường thông mà rất khó có thể nối với nhau được. Tức là cửa thải từ thành phố mà biết bao nhiêu phường nên người ta gọi là 280 cái họng do nước dân sinh, nước sửa chữa xe, máy, rồi nước của bệnh viện thải ra. Cho nên Nhật đã đề nghị phương án xử lý tại  chỗ 280 họng nước ấy và đấy là điều khó nhất hiện nay”.

Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, cho biết ô nhiễm môi trường, trong đó có nguồn nước bẩn dẫn đến những dòng sông chết, là vấn nạn chung tại những thành phố lớn trong Nam cũng như ngoài Bắc của Việt Nam:

Ngay từ cuối 2001, khi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường mới thành lập, 2 lưu vực sông bị  ô nhiễm nặng là sông Nhuệ – Đáy ở phía Bắc (gần Hà Nội) và sông Thị Vải – Đồng Nai ở phía Nam (gần Tp. Hồ Chí Minh). Sau đó thì  sông Cầu cũng là một trong những dòng sông có nhiều đoạn ô nhiễm rất nặng”.

“Thực tiễn cứ  sau 10 năm nhìn lại chỉ thấy là giảm dần được  xả thải vào nguồn nước của 2 sông bị ô nhiễm này thôi, chứ còn việc cần làm là rửa sạch, thay nước hoặc rửa  bằng công nghệ môi trường thì đều chưa làm được”.

Thứ hai, ô nhiễm nước sông, hồ đặc biệt các  sông của Hà Nội như Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ đều gần như đã chết. Chính quyền Hà Nội cũng đặt nhiệm vụ tẩy rửa sông đô thị ô nhiễm nặng thành công việc trọng tâm từ nhiều năm nay, nhưng xả thải nước sinh hoạt xuống sông vẫn ngày càng nhiều hơn cùng với quá trình mở rộng đô thị quá nhanh mà thiếu kiểm soát”.

Hồ tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác bị lấp đi khá nhiều để lấy đất cho các dự án phát triển nhà ở, tiến sĩ Đặng Hùng Võ trình bày tiếp. Theo ông, các hồ điều hoà theo quy hoạch chi tiết đô thị gần như là hạng mục bị điều chỉnh giảm, rồi việc thiếu các “túi trữ nước”cũng là nguyên nhân chính gây ngập lụt đường phố hiện nay.

“Quy hoạch Hà Nội mở rộng đã dựa trên ý tưởng lấy mặt nước làm điểm nhấn trung tâm. Theo ý tưởng này, UBNDTP Hà Nội cũng  đề nhiệm vụ tìm kiếm giải pháp khôi phục chất lượng nước các sông đô thị, thử nghiệm cả công nghệ Nhật Bản, thử nghiệm cả giải pháp thay thế nước sông đã ô nhiễm bằng cách bơm nước Hồ Tây vào sông, xây dựng nhà máy xử lý nước sông ô nhiễm khá lớn tại Yên Sở bằng một dự án đổi đất lấy hạ tầng”

Đáng tiếc, vẫn lời tiến sĩ Đặng Hùng Võ,  nhà máy xử lý nước ô nhiễm Yên Sở hoạt động không như yêu cầu đặt ra, việc bơm nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch làm trôi đi cả công trình thử nghiệm theo công nghệ Nhật Bản.

Công việc làm sạch các sông đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh, theo ông, có kết quả tích cực hơn Hà Nội, điển hình như kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, nơi nước thải sinh hoạt được gom lại để xử lý nhờ một dự án do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ.

“Vấn đề xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp, nhất là các làng nghề, chưa làm được gì nhiều. Mặt khác, nhiều cơ sở công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải nhưng vẫn vụng trộm xả thải trực tiếp xuống sông. Việt Nam vẫn chưa đủ kế hoạch, giải pháp, kinh phí để làm sạch các con sông bị ô nhiễm. Mặc  dù việc xả thải xuống sông đã giảm, điều này có nghĩa là chất lượng nước có tăng nhưng vấn đề chưa giải quyết được tận gốc”.

Đối với Hà Nội nói riêng, ô nhiễm nước là vấn đề lớn vì nhiều vùng nước mặt (surface water) đã bị thu hẹp dần, trong lúc không ít con sông hầu như đã chết trong bối cảnh đô thị hoá nhanh chóng.

Nếu để tình trạng ô nhiễm sông nước kéo dài như hiện nay, thì cái đẹp, cái hồn, kể cả đà phát triển thịnh vượng mà Nhà Nước thường đề cao, cũng bị ô nhiễm theo. Đó là điều mà không người dân Thăng Long nào muốn có, là kết luận của tiến sĩ Đặng Hùng Võ.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/surface-water-heavily-polluted-in-fifteen-areas-of-hanoi-08272020140509.html

 

Thủ tướng Phúc: Việt Nam ‘thực hiện tốt mục tiêu kép’

kiểm soát dịch COVID-19

Hôm 27/8, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhận định rằng Việt Nam đã “kiểm soát tốt” dịch bệnh COVID-19, và “mục tiêu kép” – vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – “bước đầu thực hiện tốt.”

Đài VTC dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp thường trực Chính phủ về COVID-19 chiều ngày 27/8/2020:

“Đến nay, chúng ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong phạm vi quốc gia.

“Mục tiêu kép mà chúng ta đưa ra, bước đầu thực hiện tốt, không đứt gãy nền kinh tế,” ông Phúc nói.

Theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam, đến chiều ngày 28/8, cả nước có 30 ca tử vong và 1.038 ca nhiễm COVID-19. Riêng trong ngày 28/8 có thêm hai ca nhiễm mới, một ở Đà Nẵng và một ở Hà Nội.

Tuy nhiên, nhận định rằng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng còn cao, Thủ tướng Phúc dùng khẩu lệnh mới: “Quán triệt tinh thần “sống chung với dịch”” khi ông kêu gọi áp dụng “những biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất và có văn hóa ứng xử” trong lúc dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp.

Truyền thông Việt Nam dẫn lời ông Phúc nói: “Vừa phòng chống, sống chung với Covid-19, vừa phát triển kinh tế – xã hội, không để đứt gãy nền kinh tế. Vì trong điều kiện một nước nghèo như Việt Nam, nếu không duy trì được sản xuất kinh doanh thì sẽ xảy ra nạn thất nghiệp tràn lan, khiến nhiều người mất việc làm và giảm thu nhập.”

Trước đó nhà lãnh đạo Việt Nam từng nói: “Chống dịch như chống giặt” với phương châm “chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân.”

Vào đầu tháng 8, ông Jacques Morisset, Kinh tế gia trưởng và người đứng đầu chương trình quốc gia Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB), nhận định rằng “Nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương trước các làn sóng dịch virus corona mới và ngay cả khi không có những làn sóng mới thì Việt Nam cũng có thể bị kẹt trong cái mà chúng ta có thể gọi là “bẫy kinh tế COVID-19,” với lý do rằng người dân hạn chế kế hoạch đầu tư và tiêu dùng, dễ thấy nhất là sự sụt giảm đáng kể trong ngành du dịch.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh dự báo với VOA rằng nếu Việt Nam kiểm soát được dịch, mức tăng trưởng của năm nay có thể đạt trong khoảng 2-3%. Ông cho biết thêm rằng, ngược lại, nếu không kiểm soát được dịch, sẽ khó đạt con số này.

Hôm 27/8, ông Phúc cũng yêu cầu các tỉnh biên giới phối hợp với Bộ Quốc phòng quản lý chặt chẽ khu vực biên giới tránh nhập cảnh trái phép, đồng thời yêu cầu các cơ quan xem xét tăng dần chuyến bay đến các nước, bao gồm cả chuyến bay thương mại.

https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-phuc-vn-thuc-hien-tot-muc-tieu-kep-trong-kiem-soat-dich-benh-covid19/5561791.html

 

Hà Nội ra thông báo khẩn

liên quan bệnh nhân COVID-19 mới nhất

Bình luậnMộc Sương

Chiều 28/8, Sở Y tế Hà Nội ra thông báo khẩn liên quan đến ca bệnh (tạm trú tại phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm) mới có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona Vũ Hán sau khi vừa hết hạn 14 ngày cách ly.

Thông báo khẩn của Sở Y tế Hà Nội có nội dung như sau: “Ai là người lái xe ô tô 4 chỗ màu vàng (không rõ loại xe) đã nhận chở 1 hành khách là nam giới 23 tuổi từ khu vực Ga Hà Nội đến địa chỉ 58B Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội trong khoảng thời gian 10h00, ngày 25/8/2020 cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện đến đường dây nóng 0969.082.115 hoặc 0949.396.115 để được tư vấn hỗ trợ”.

Cũng trong chiều cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội đã có kết quả xét nghiệm khẳng định bệnh nhân ở cùng phòng với BN1034 ở Hải Dương dương tính với COVID-19.

Đến 18h ngày 28/8, Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc mới COVID-19, trong đó có ca bệnh trên được Bộ Y tế công bố là BN1038.

BN1038 là nam giới, 23 tuổi, quê quán: Bà Rịa Vũng Tàu, địa chỉ tạm trú: 58B Bà Triệu, Hàng Bài, Hoàn Kiếm.

Ngày 11/8, bệnh nhân từ Nga về sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN5062, được chuyển đi cách ly tập trung tại tỉnh Hải Dương ngay sau khi nhập cảnh. Trong thời gian cách ly, bệnh nhân ở cùng phòng với BN1034.

Ngày 25/8, sau khi hết thời gian cách ly, bệnh nhân đã về nhà trọ tại Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm đã lấy mẫu xét nghiệm và đưa vào cách ly tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội, quận Nam Từ Liêm.

Kết quả xét nghiệm ngày 27/8 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội dương tính với virus corona Vũ Hán.

Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Tính đến 18h ngày 28/8, Việt Nam có tổng cộng 689 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó, số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 549 ca.

https://www.ntdvn.com/viet-nam/ha-noi-ra-thong-bao-khan-lien-quan-benh-nhan-covid-19-moi-nhat-66148.html

 

Vắc-xin ngừa COVID-19 của Đài Loan

 có thể được thử nghiệm ở Việt Nam

Việt Nam là một trong 6 quốc gia quan tâm đến vắc-xin ngừa COVID-19 do công ty công nghệ sinh học Quốc Quang (Adimmune Corporation) của Đài Loan sản xuất hiện đang bước vào giai đoạn thử nghiệm đầu tiên trên người.

Hãng thông tấn trung ương Đài Loan hôm 27-8 dẫn lời ông Steve Chan – Chủ tịch của công ty Quốc Quang cho hay, nếu vòng thử nghiệm thứ nhất (được cấp phép hôm 17-8) đối với AdimrSC-2f (COVID-19 S-protein) diễn ra thành công thì có thể bước vào Giai đoạn thứ II vào tháng 11 năm nay.

Công ty này cũng cho biết, nếu kết quả của vòng thử nghiệm hiện tại thuận lợi, lãnh đạo công ty sẽ thảo luận kế hoạch cho các thử nghiệm Giai đoạn II và Giai đoạn III với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (FDA).

Công ty phát triển vắc-xin của Đài Loan có kế hoạch hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn II trên 3000 người trước Tết Nguyên đán.

Giai đoạn III sẽ liên quan đến nhiều trung tâm y tế ở một số quốc gia như Singapore, Philippines, Việt Nam, Cộng hòa Séc, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Steve Chan nói rằng, kế hoạch cho các thử nghiệm vắc-xin lâm sàng ở những nước này sẽ được thực hiện sau khi có đánh giá toàn diện.

Ông Chan cho biết thêm, nhiều quốc gia đã chủ động liên hệ với công ty của ông về việc hợp tác phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 và sản xuất hàng loạt sau này. Ông cho biết ngoài việc sản xuất vắc-xin tại Đài Loan, công ty sẽ tiến hành xây dựng các nhà máy ở nước ngoài.

Bộ Y tế phát Việt Nam hôm 14-8 cũng cho hay, nước này đã đặt mua vắc-xin từ Nga và Anh trong nỗ lực có vắc-xin tiêm chủng cho người dân, mặc dù vẫn tự thân phát triển vắc-xin nội địa.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/taiwan-vaccine-can-be-exprimented-in-vn-08282020095223.html

 

Hiệp ước Biên giới Việt – Trung

 là một “thành công” của cả hai nước?

Bốn nhà quan sát thời sự chính trị từ Việt Nam, Pháp và Anh bình luận về vấn đề biên giới Việt – Trung và những tranh cãi, trong dịp hai nước đánh dấu 20 năm ký kết hiệp ước phân định biên giới trên đất liền và 10 năm thực hiện ba văn kiện pháp lý về quản lý biên giới đất liền Việt – Trung.

Việt Nam gửi công hàm lên LHQ: Mạnh mẽ, đúng thời điểm?

Việt Nam làm gì để gắn kết thêm với ông Donald Trump?

Tòa quốc tế và Biển Đông: Việt Nam ‘tiến gần hơn lựa chọn pháp lý’

Việt Nam và Trung Quốc đang đánh dấu 20 năm ký kết Hiệp ước Phân định Biên giới Đất liền và 10 năm triển khai ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt-Trung.

Ngày 23/8/2020, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đồng chủ trì một lễ kỷ niệm trên biên giới hai nước tại cầu Bắc Luân II, trên đường biên giới Việt – Trung.

Nhân dịp này một số nhà quan sát, bình luận chính trị và thời sự từ Việt Nam và hải ngoại đưa ra bình luận với BBC về sự kiện thời sự nói trên cùng ý nghĩa của nó.

Tiến sỹ Trần Công Trục (nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam): Đây là một sự kiện lịch sử, chính trị, pháp lý hết sức quan trọng và rất có giá trị không những đối với hai quốc gia láng giềng núi sông liền một giải mà lịch sử của mối quan hệ đó đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm, mà còn đối với cả khu vực và quốc tế nữa, nhất là trong bối cảnh khu vực và quốc tế phức tạp hiện nay.

Vì vậy, việc tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiêp ước biên giới trên đất liền và 10 năm triển khai ba văn kiện pháp lý về quản lý biên giới đất liền Việt – Trung là đúng đắn và rất có ý nghĩa, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai nước Việt – Trung, phản ánh lập trường và chủ trương trước sau như một của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc duy trì, củng cố và phát triển quan hệ với với các nước láng giềng, nhất là với Trung Quốc, theo phương châm bốn chữ : “hợp tác, đấu tranh”.

Nhà nghiên cứu độc lập Trương Nhân Tuấn: (nhà biên khảo từ Bordeaux, Pháp): Hiệp ước phân định biên giới trên đất liền ký ngày 30/12/1999. Đúng lẽ thì ngày đánh dấu 20 năm ký kết hiệp định phải là ngày 30/12/1999 chứ không phải ngày 23/8/2020 như quan chức ngoại giao hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã làm lễ kỹ niệm tại cầu Bắc luân vừa qua.

Về ba văn kiện pháp lý liên quan biên giới trên đất liền, nếu tính vào năm 2010, thứ nhất là Nghị định thư và các phụ lục liên quan đến việc phân giới và cắm mốc, thứ hai là Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền và thứ ba là Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền.

Văn bản có giá trị pháp lý trọng yếu là Nghị định thư và các phụ lục phân giới và cắm mốc. Nội dung nghị định thư và các phụ lục mô tả hướng đi, tọa độ và vị trí các cột mốc cũng như bộ bản đồ đính kèm. Quan trọng là vì nó phân định rạch ròi thẩm quyền quốc gia đối với những vấn đề lãnh thổ thuộc hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam cho rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam

Cả ba văn bản về biên giới vừa nói đều được ký tại Bắc Kinh ngày 18/11/2009 và có hiệu lực kể từ ngày 14/7/2010.

Ý kiến riêng của tôi về buổi lễ nói là kỷ niệm 20 năm ngày ký hiệp định biên giới, thì về thời điểm tổ chức đã không phù hợp. Còn về bối cảnh thì dịch Covid-19 đang hoành hành. Theo tôi, buỗi lễ có mục đích khác. Ta thấy là toàn khu vực Đông Á và Đông Nam Á đang ở trong bối cảnh căng thẳng về địa chiến lược. Sự cạnh tranh chiến lược trong khu vực giữa cường quốc đang lên là Trung Quốc và cường quốc đã khẳng định là Hoa Kỳ ngày càng gay gắt. Cộng thêm các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và các yêu sách đối nghịch về hải phận giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia…. khiến cho quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có những nghi kỵ. Hiển nhiên Trung Quốc muốn biết Việt Nam và các quốc gia ASEAN theo phe nào trong tranh chấp hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc. Buổi lễ vừa qua có thể là dịp để Vương Nghị hỏi thẳng Phạm Bình Minh Việt Nam đứng về phía nào?

Nhà báo Song Chi (từ Leeds, Anh quốc): Chúng ta biết từ khi xảy ra đại dịch COVID-19 quan hệ giữa Mỹ-Trung càng ngày càng xấu đi, hàng loạt lời công kích qua lại, những hành động leo thang giữa hai bên. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompel đã có những lời nói chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ. Chẳng hạn, ông Mike Pompeo công khai tuyên bố các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp, và bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc là vô giá trị,

Đặc biệt, trong bài phát biểu của ông Mike Pompeo tại Bảo tàng Thư viện Quốc gia Richard Nixon, thành phố Yorba Linda, bang California hôm 23/7/2020 đã nêu rõ những tai họa từ Trung Quốc đối với thế giới và kêu gọi các nước liên minh với Hoa Ký để chống Trung quốc, nhất là khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Có lẽ vì vậy mà Trung Quốc thấy cần phải lôi kéo các nước trong khu vực về phía mình, đặt ra những lợi ích trong việc hợp tác kinh tế và chung sống hòa bình với Trung Quốc, khuyến cáo các nước đừng ngả theo Hoa Kỳ. Với Việt Nam, Trung Cộng rất cần phải củng cố quan hệ đôi bên, xét theo vị trí chiến lược của Việt Nam.

Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao: (Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam – Vusta): Trước hết, theo tôi lãnh đạo Trung Quốc muốn khẳng định trước Nhân dân Việt Nam về giá trị pháp lý của Hiệp ước và các văn bản pháp lý liên quan đường biên giới Việt-Trung. Lãnh đạo Việt Nam, dù có thể không muốn, những cũng buộc phải tổ chức sự kiện này, vì lý do chính trị trong quan hệ với Đảng Nhà nước Trung Quốc, cũng như với người dân Việt Nam.

Tiếp theo, theo tôi sự kiện này diễn ra trong bối cảnh khi dư luận trong nước rất cần biết một cách minh bạch hồ sơ đàm phán và nội dung cụ thể của Hiệp ước và các văn kiện liên quan về biên giới Việt-Trung.

Không phải ngẫu nhiên, dư luận cho rằng Mục Nam quan tại sao trước kia được ghi trong sử sách là thuộc Việt Nam, nay lại thuộc lãnh thổ của Trung Quốc? tại sao Thác Bản Dốc thuộc Việt nam, nay hơn 2/3 thuộc về Trung Quốc? tại sao diện tích lãnh thổ Việt Nam hiện nay so với trước kia lại bị thu hẹp hơn chục nghìn cây số vuông? Những câu hỏi này và nhiều câu hỏi liên quan khác – cần được Đảng và Nhà nước Việt Nam minh bạch, giải đáp cho Nhân Dân Việt Nam.

Thành công hay không?

Khi được hỏi, liệu Hiệp ước được ký kết này là thành công của Việt Nam hay không, liệu còn có tranh cãi hoặc vấn đề gì lớn đặt ra sau hay còn tồn tại qua mấy thập niên, các nhà quan sát, bình luận cho biết ý kiến của mình.

Ông Trần Công Trục: Hiệp ước biên giới được ký kết cách đây đã 20 năm là một thành công của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Bởi vì, cả hai nước đã đàm phán giải quyết xong tranh chấp về biên giới, lãnh thổ đất liền, môt loại tranh chấp đã tồn tại lâu dài hàng trăm năm, nếu không muốn nói là hàng ngàn năm, tưởng chừng không bao giờ có thể giải quyết được, vì tính phức tạp, nhạy cảm và dễ bị những thế lực theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, những kẻ cơ hội chính trị và ôm mộng bá quyền… có thể lợi dụng để thực hiện tham vọng chính trị của chúng.

Ông Trương Nhân Tuấn: Khi nói đến phân định biên giới thì hai quốc gia đối tác nhìn nhận rằng đường biên giới hoặc có những tranh chấp về lãnh thổ, hoặc đường biên giới không rõ rệt cần được phân định lại. Còn nói về “thành công” hay “thất bại”, một cách cụ thể thì ta phải biết Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp đất đai ở đâu, khu vực nào, nguyên nhân do đâu? Việt Nam được bao nhiêu, mất bao nhiêu, ở đâu? Mất là “thất bại” còn được là “thành công”.

Theo tôi, đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc theo các Công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895 thì đường biên giới này đã được xác định theo tiêu chuẩn quốc tế, thể hiện qua các bộ bản đồ do Sở Địa dư Đông dương ấn hành (các năm 1948 và trước đó). Đường biên giới này rõ rệt và có hiệu lực pháp lý.

Việc phân định biên giới vào các năm 1887 và 1897 giữa Pháp và nhà Thanh đã gây thiệt hại đất đai cho Việt Nam. Nhà nước bảo hộ Pháp đã trao đổi đất đai của Việt Nam để lấy lợi ích kinh tế. Điều này vi phạm hiệp ước bảo hộ 1884 theo đó Pháp cam kết bảo toàn lãnh thổ của đế quốc Đại Nam. Việt Nam mất những vùng đất quan trọng như Tụ long (thuộc Hà giang, 750 km²), Đèo lương (thuộc Cao bằng, 300km²), các tổng Kiến duyên và Bát tràng (thuộc Hải Ninh, nay là Quảng ninh, diện tích vài ngàn cây số vuông) và vùng đất mũi Bạch Long (phía bắc Móng cái, nay là vùng đất mà Trung Quốc gọi là là Kinh đảo, các đảo của dân tộc Kinh).

Việt Nam đang có dân số trẻ

Sau khi hoạch định biên giới 1887 đến năm Pháp thua trận Điện Biên Phủ 1954, thì đường biên giới Việt-Trung đã không còn rõ rệt nữa. Các bản báo cáo của các viên chức phụ trách biên giới người Pháp cho thấy là hầu hết các cột mốc trên biên giới đều thay đổi chỗ, phần lớn dời về phía Việt Nam.

Tức là, kết luận lại là đường biên giới qui ước trở thành không rõ rệt và có tranh chấp.

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nên phân định biên giới lại hay không?

Nếu ngừng ở đây theo tôi thì không cần. Bởi vì đường biên giới theo Công ước 1887 vẫn còn hiệu lực pháp lý. Hợp lý là hai bên Việt Nam và Trung Quốc cần thảo luận để điều chỉnh lại vị trí các cột mốc cho phù hợp theo các tấm bản đồ do Sở địa dư Đông dương ấn hành.

Vấn đề khác làm phức tạp thêm là cuộc chiến biên giới 1979, Việt Nam đã mất một số lãnh thổ, đặc biệt là cao điểm chiến lược dọc theo biên giới cho Trung Quốc.

Việc ký kết lại hiệp ước do đó trở thành điều hợp lý.

Điều quan trọng là Việt Nam có mất đất hay không? Câu trả lời ngắn gọn là có. Tức là việc ký hiệp ước không “thành công”, mà là một thất bại cho Việt Nam.

Việt Nam bỏ đường biên giới lịch sử, bác bỏ đường biên giới qui ước (Pháp-Thanh) để nhìn nhận hiện trạng đường biên giới. Tức Việt Nam chấp nhận thuộc về Trung Quốc các vùng đất trước kia của Việt Nam bị Pháp nhượng để được đặc quyền kinh tế. Việt Nam cũng nhượng cho Trung Quốc những vùng đất của Việt Nam hiện do Trung Quốc kiểm soát sau cuộc chiến biên giới thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Bà Song Chi: Thứ nhất, hiểu theo nghĩa tích cực thì việc Việt Nam và Trung Quốc đàm phán, ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền và hoàn thành việc phân giới cắm mốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử; xác định rõ ràng một đường biên giới trên đất liền chính là tiền đề, là cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên tiến hành quản lý biên giới trên đất liền; tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên củng cố an ninh, mở rộng hợp tác và phát triển kinh tế.

Trước đó giữa hai nước chỉ có Công ước Pháp – Thanh 1887, và 1895. Nhưng thành công thì khó có thể nói. Chắc chắn là Việt Nam có bị thiệt thòi, nhưng mất bao nhiêu lãnh thổ, lãnh hải là không thể nói chính xác.

Rồi còn Ải Nam Quan, bãi Tục Lãm, còn chuyện phía Trung Quốc cho di dời cột mốc biên giới sâu vào trong nước ta, một số cao điểm bị Trung Cộng chiếm đóng sau cuộc chiến tranh biên giới, và vịnh Bắc Bộ v.v…

Trước đây thì còn nại lý do những vấn đề nhạy cảm, rằng có những nội dung chưa thể công khai ngay được, nhất là trong thời gian đang đàm phán hoạch định biên giới và tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa, từ năm 1993 cho đến năm 2008, sau đó thì lại còn tiếp tục đàm phán một số nội dung quản lý biên giới, mốc giới, cửa khẩu, sử dụng sông suối biên giới chung v.v…

Cần công bố những thông tin như: trong đàm phán Việt Nam đã đòi gì, Trung Quốc đã đòi gì, mỗi bên đã đưa ra dẫn chứng và lập luận gì cho yêu sách của mình, và cuối cùng mỗi bên được gì, tại sao. Từ những thông tin đó mọi người có thể đánh giá giá trị pháp lý của chứng cứ của mỗi bên, thỏa hiệp đến mức nào.

Ông Hoàng Ngọc Giao: Việc ký kết Hiệp ước này – dư luận cho rằng đây là thành công của Trung Quốc.

Đối với Nhân dân Việt Nam, không có căn cứ để cho rằng đây là một Hiệp ước được đàm phán, ký kết một cách công khai minh bạch về mặt thủ tục phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam. Nội dung của Hiệp ước được thể hiện trên thực địa biên giới Viêt Nam – Trung Quốc cho thấy đây là một Hiệp ước bất bình đẳng từ góc độ pháp luật quốc tế.

Tôi cho rằng có thể, Nhà nước Việt Nam mới sau này sẽ phải xem xét lại việc ký kết và giá trị pháp lý của Hiệp ước Biên giới Viêt Nam – Trung Quốc này.

Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một Hội luận thứ Năm của BBC News Tiếng Việt với nội dung liên quan chủ đề nói trên.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53947217

 

‘Phản đòn’ của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ

về Biển Đông và tác động đến Việt Nam?

Mỹ bắt đầu trừng phạt Trung Quốc liên quan Biển Đông

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, trong cuộc họp báo ngày 27/8, tuyên bố rằng quyết định của Hoa Kỳ về biện pháp trừng phạt các viên chức và công ty của nước này tham gia xây đảo nhân tạo ở Biển Đông là một sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, vi phạm luật quốc tế và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế.

Tuyên bố của ông Triệu Lập Kiên được đưa ra ngay sau một ngày Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong thông cáo báo chí hôm 26/8, cho biết Washington chính thức áp dụng lệnh hạn chế visa đối với các cá nhân thuộc các công ty nhà nước Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc nạo vét, xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá khu vực Biển Đông hoặc sử dụng các hoạt động cưỡng ép nhằm ngăn chặn các quốc gia khác trong khu vực khai thác tài nguyên.

Thông cáo báo chí của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo có đoạn viết: “Những cá nhân này sẽ không được vào Mỹ và những người trong gia đình của họ sẽ bị hạn chế visa nhập cảnh vào Mỹ. Ngoài ra, Bộ Thương mại (Hoa Kỳ) đã đưa thêm vào danh sách 24 công ty nhà nước Trung Quốc bao gồm nhiều chi nhánh thuộc Công ty Xây dựng và Giao thông Trung Quốc (CCCC)”.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Trung Quốc bị cáo buộc đã sử dụng CCCC và các công ty nhà nước như là vũ khí để áp đặt việc bành trướng của mình trong khu vực. Đồng thời, thông cáo báo chí, phổ biến hôm 26/8, cũng ghi rõ các công ty bị đưa vào danh sách sẽ bị cấm mua các sản phẩm có tính nhạy cảm từ Mỹ.

Trước đó, vào ngày 13/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo chính thức tuyên bố về lập trường của Mỹ, bác bỏ các yêu sách về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông và cam kết hợp tác với các nước trong khu vực để đảm bảo khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và mở.

Tập trận ở Biển Đông lần thứ hai rất nghiêm trọng vì họ dùng cả máy bay ném bom chiến lược mà có thể mang bom hạt nhân và hạ cánh xuống đảo Phú Lâm, là đảo họ đã chiếm của Việt Nam hồi năm 1974. Điều đó nói lên một điều rằng miệng thì nói hữu nghị nhưng hành động thì họ tập trận và dọa nạt. Không phải họ chỉ dọa Việt Nam thôi, mà họ dọa tất cả các nước nào có liên quan đến Biển Đông. Trong đó có cả Mỹ, Đài Loan nhưng chủ yếu là Mỹ

-Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Giới chuyên gia nhận định rằng quyết định của Hoa Kỳ áp lệnh cấm visa đối với những quan chức thuộc các công ty nhà nước của Trung Quốc tham gia nạo vét ở Biến Đông là hành động mạnh mẽ mới nhất của Washington đối với Bắc Kinh liên quan vấn đề Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Biển Đông, thạc sĩ Hoàng Việt, vào tối ngày 27/8 cho RFA biết biện pháp cụ thể vừa nêu mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa thông báo nằm trong sự tiên liệu của giới nghiên cứu về vấn đề Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt giải thích:

“Điều đó đã được dự báo trước bởi vì thứ nhất là một số học giả của Hoa Kỳ cũng đã đưa ra biện pháp này từ lâu. Và gần đây nhất, chính giới Hoa Kỳ là ông Steve Brown trong một bài phát biểu tại CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế) vào tầm tháng 7 làm rõ điều này, sau khi phát biểu của ông Pompeo, vào ngày 13/7, đã nhắc đến một số biện pháp mà Hoa Kỳ có thể áp dụng. Trong đó, nhắc đến có thể đưa ra biện pháp trừng phạt kinh tế đối với những cá nhân và doanh nghiệp tham gia việc bồi lấp những đảo nhân tạo trái phép ở Trường Sa. Điều đó cho thấy là phía Hoa Kỳ vẫn tiếp tục từng bước một sẽ có những hành động trừng phạt về mặt kinh tế đối với Trung Quốc.

Và đương nhiên, chúng ta cũng chứng kiến Trung Quốc có những hành động đáp trả. Đặc biệt, gần đây nhất, liên quan hành động tập trận của Trung Quốc, thậm chí sáng nay báo chí cho biết thông tin rằng Trung Quốc vừa phóng một số tên lửa nhằm đáp trả lại hành động của Hoa Kỳ.

Tổng hợp tất cả những điều đó, chúng ta có thể dự báo được rằng tình hình trên Biển Đông sắp tới vẫn tiếp tục căng thẳng hơn nữa.”

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á-ISEAS (Yusof Ishak), ở Singapore lưu ý về việc Trung Quốc tập trận lần thứ hai kéo dài 6 ngày, bắt đầu từ ngày 24/8 ở khu vực đảo Hoàng Sa, Biển Đông.

“Tập trận ở Biển Đông lần thứ hai rất nghiêm trọng vì họ dùng cả máy bay ném bom chiến lược mà có thể mang bom hạt nhân và hạ cánh xuống đảo Phú Lâm, là đảo họ đã chiếm của Việt Nam hồi năm 1974. Điều đó nói lên một điều rằng miệng thì nói hữu nghị nhưng hành động thì họ tập trận và dọa nạt. Không phải họ chỉ dọa Việt Nam thôi, mà họ dọa tất cả các nước nào có liên quan đến Biển Đông. Trong đó có cả Mỹ, Đài Loan nhưng chủ yếu là Mỹ.”

Phản ứng của các bên liên quan: Mỹ-Trung Quốc-Việt Nam

Trong cuộc họp báo ngày 27/8, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng những hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) nằm trong vùng lãnh thổ của nước này và hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền và không liên quan đến quân sự hóa. Ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh rằng không có lý do gì Hoa Kỳ phải áp đặt những biện pháp chế tài mà Trung Quốc cho là “bất hợp pháp” trên các cá nhân và công ty Trung Quốc khi họ tham gia công trình xây dựng “nội địa”.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, tại buổi họp báo hôm 27/8 còn yêu cầu Mỹ “sửa chữa sai lầm” và sẽ “áp dụng các biện pháp tương ứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc.

Thế nhưng, điều đáng chú là ông Triệu Lập Kiên không đề cập hay nêu chi tiết về các biện pháp “tương ứng” của Trung Quốc như thế nào.

Chuyên gia nghiên Biển Đông của Việt Nam, thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng Trung Quốc có thể sẽ không “mạnh miệng” trong những phát ngôn đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cần phải cảnh giác những “phản đòn” mà Trung Quốc sẽ tiến hành ở vùng Biển Đông bởi vì Trung Quốc không cho thấy có biểu hiệu giảm bớt, mà ngược lại càng có thái độ hung hăng và mạnh mẽ hơn.

Qua diễn tiến mới nhất ở Biển Đông, một số chuyên gia, trong đó có tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ xảy ra, và kịch bản xấu nhất sẽ là xung đột vũ trang. Điều này cũng đã từng được giới chuyên gia tiên liệu trong một thời gian dài. Tuy nhiên, yếu tố chủ chốt thuộc về biểu hiện của phía Trung Quốc.

Việt Nam, một quốc gia được cho là bị Trung Quốc lấn lướt và chèn ép trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ bị tác động như thế nào trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc?

Một số chuyên gia trong nước đánh giá Việt Nam đang trong vị thế được hưởng lợi nhờ vào các chính sách của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đồng thời Việt Nam cũng được Hoa Kỳ mong muốn ủng hộ sáng kiến tại khu vực rộng lớn Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm đảm bảo trật tự và an toàn lưu thông hàng hải ở vùng biển này.

Thế nhưng, Việt Nam vẫn đang trong tình thế bị động. Thạc sĩ Hoàng Việt lý giải:

Việt Nam một mặt vẫn e ngại sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc. Mặt khác thì Việt Nam cũng e ngại quyết tâm và biện pháp của Hoa Kỳ sẽ tới đâu, cũng như là khả năng Hoa Kỳ sẽ chiến thắng Trung Quốc như thế nào. Chưa kể đến Trung Quốc là bên có những âm mưu xâm lấn và chiếm đoạt vùng biển của Việt Nam, cũng như quyền chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên của Việt Nam được hưởng. Chính vì vậy, Việt Nam vẫn đang tìm cách gọi là đang tận dụng tình hình một cách tốt nhất. Đấy là tốt nhất theo cách của Việt Nam. Có lẽ là chúng ta vẫn còn phải chờ bởi vì phía Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong vấn đề dịch COVID-19

-Thạc sĩ Hoàng Việt

“Việt Nam một mặt vẫn e ngại sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc. Mặt khác thì Việt Nam cũng e ngại quyết tâm và biện pháp của Hoa Kỳ sẽ tới đâu, cũng như là khả năng Hoa Kỳ sẽ chiến thắng Trung Quốc như thế nào. Chưa kể đến Trung Quốc là bên có những âm mưu xâm lấn và chiếm đoạt vùng biển của Việt Nam, cũng như quyền chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên của Việt Nam được hưởng. Chính vì vậy, Việt Nam vẫn đang tìm cách gọi là đang tận dụng tình hình một cách tốt nhất. Đấy là tốt nhất theo cách của Việt Nam. Có lẽ là chúng ta vẫn còn phải chờ bởi vì phía Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong vấn đề dịch COVID-19.”

Theo nhận định của tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì Chính phủ Việt Nam vẫn duy trì quan điểm và có những động thái giải quyết vấn đề Biển Đông rất rõ ràng.

“Bản chất của Trung Quốc lộ rõ như thế thì chỉ còn nói chuyện ngoại giao với nhau thôi. Phía Việt Nam thì không bao giờ nói nặng lời cả. Nhưng mà thái độ của Hà Nội thể hiện rất rõ, có thể chậm nhưng rõ ràng.”

Trong khi đó, giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, mới đây chia sẻ trên trang Facebook cá nhân quan điểm của ông rằng rất ít khả năng Việt Nam sẽ có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc trong tương lai gần.

Giáo sư Carlyle Thayer nhận định Trung Quốc đang phản ứng đối với các chính sách Hoa Kỳ bằng biện pháp sẽ nối lại đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông với các nước khối ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì thế, triển vọng giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp Biển Đông vẫn chưa đến hồi kết.

Còn như Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế PCA, giáo sư Carlyle Thayer lập luận rằng nếu Việt Nam thắng kiện thì Trung Quốc cũng sẽ hành xử giống như kết quả kiện tụng của Philippines đối với Trung Quốc, là sẽ phủ nhận phán quyết của tòa. Thế nhưng, điều này sẽ dẫn đến quan hệ song phương Việt-Trung xấu đi nhanh chóng vì Trung Quốc có thể sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Việt Nam.

Việt Nam sẽ làm gì trong vấn đề Biển Đông vào khi chính trị và kinh tế của Việt Nam bị cho là quá lệ thuộc vào người bạn “4 tốt 16 chữ vàng”? Đài RFA ghi nhận dân chúng tại Việt Nam luôn đau đáu chờ đợi câu trả lời từ Đảng Cộng sản Việt Nam và từ Chính phủ Hà Nội.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-vn-should-do-if-the-conflict-increasing-at-scs-between-us-n-china-08272020163224.html

 

Thêm một tàu cá Trung Quốc

xâm phạm lãnh hải Việt Nam

Lực lượng Biên phòng tỉnh Quảng Trị ngày 28 tháng 8 đã đuổi thêm một tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép lãnh hải Việt Nam.

Thông tin trên được Đồn biên phòng Cồn Cỏ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho truyền thông Nhà nước Việt Nam biết.

Cụ thể, Đồn biên phòng Cồn Cỏ đã phát hiện một tàu cá mang ký hiệu Trung Quốc đang hoạt động trên vùng biển Việt Nam, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 11 hải lý về hướng Tây Bắc.

Sau khi phát hiện tàu tuần tra của lực lượng Biên phòng Việt Nam, tàu cá Trung Quốc (TQ) liền nổ máy bỏ chạy về hướng Đông Bắc và bị đội tàu Biên phòng Việt Nam áp sát.

Tàu cá TQ mang số hiệu 12328, có 4 thuyền viên trên tàu.

Phía Việt Nam đã lập biên bản vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam và đuổi tàu TQ ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Cồn Cỏ cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã trực tiếp xử lý, đuổi 7 tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam.

Sự việc mới nhất xảy ra vào ngày 25/8, Đồn Biên phòng Cồn Cỏ cũng đã phát hiện và phối hợp với các lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư  đuổi tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 05086 ra khỏi vùng biển.

Cũng trong ngày 25/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác định rõ sau khi Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam- Trung Quốc hết hiệu lực vào tháng 6/2020, tàu cá, ngư dân Trung Quốc không được phép thực hiện hoạt động đánh bắt sang phía Tây của đường phân định lãnh hải, tức là đường xuất phát từ cửa sông Bắc Luân đến đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ là đường nối mũi Oanh Ca và đảo Cồn Cỏ, cho đến khi hai nước đạt được thỏa thuận về cơ chế và mô hình hợp tác mới trong lĩnh vực nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ.

Trong khi đó, vào ngày 16/8, sau khi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương do Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông chấm dứt, Trung Quốc đã điều hơn 16.000 tàu cá xuống Biển Đông, theo thông tin từ báo chí Trung Quốc.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/one-more-chinese-fishing-boat-enters-illegal-vn-waters-08282020075514.html

 

Điểm tin trong nước sáng 28/8: Tàu chiến Mỹ

thách thức Trung Quốc ở Hoàng Sa;

Cần Thơ xuất lô gạo đầu tiên

vào Liên minh châu Âu, thuế suất 0%

Tâm Tuệ

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Sáu (28/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Sáng thứ 8 liên tiếp không có ca nhiễm mới

Tin cập nhật lúc 6h ngày 28/8 từ Bộ Y tế: Sáng nay không có ca mắc viêm phổi Vũ Hán mới được ghi nhận. Đây là sáng thứ 8 liên tiếp không có bệnh nhân mới. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, hiện có 12 trường hợp tiên lượng nặng và nguy kịch. Tổng số ca nhiễm tính đến sáng 28/8 là 1.036 ca, 30 trường hợp đã tử vong và 637 ca đã khỏi bệnh.

Hải Dương gia hạn cách ly thêm 14 ngày với ổ dịch ‘Thế giới bò tươi’

Báo Lao Động dẫn tin, ngày 27/8, chính quyền tỉnh Hải Dương vừa có quyết định về việc gia hạn thiết lập vùng cách ly y tế tại khu phố Ngô Quyền liên quan đến ổ dịch nhà hàng ‘Thế giới bò tươi’ có địa chỉ số 36 Ngô Quyền.

Theo đó từ số nhà 20 đến số nhà 98 sẽ thực hiện cách ly trong vòng 14 ngày, bắt đầu từ 0h ngày 28/8.

Chính quyền tỉnh này yêu cầu các lực lượng chức năng chuyên môn thiết lập chốt kiểm soát và thực hiện kiểm soát 24/24 giờ toàn bộ vùng cách ly y tế trên và thực hiện cách ly y tế theo đúng các qui định hiện hành.

Cần Thơ xuất lô gạo đầu tiên vào Liên minh châu Âu, thuế suất 0%

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin, Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (thành phố Cần Thơ) ngày 27/8 đã đóng lô gạo đầu tiên xuất khẩu vào Liên minh châu Âu với thuế suất 0%.

Trong đợt này, công ty sẽ giao 6 container với khoảng 150 tấn gạo, gồm 2 chủng loại gạo thơm là ST20 và Jasmine với giá trên 1.000 USD/tấn và 600 USD/tấn cho mỗi loại.

3 khách hàng nhập khẩu gạo của của Công ty Trung An đều thuộc Cộng hòa Liên bang Đức với tổng hợp đồng lên đến 3.000 tấn.

Tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Hoàng Sa

Trang DVIDS chuyên cung cấp thông tin hình ảnh về các lực lượng Mỹ vừa công bố một loạt hình ảnh cho thấy tàu chiến USS Mustin của Hạm đội 7 đang di chuyển tại vùng biển gần Hoàng Sa hôm 27/8.

Thông tin trên được đưa ra sau khi Phó đô đốc Scott Conn, chỉ huy Hạm đội 3 của hải quân Mỹ, hôm 26/8 tuyên bố không có gì lay chuyển được sự hiện diện của hải quân của Mỹ tại khu vực. Vài giờ trước đó, Trung Quốc phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm trung ra Biển Đông nhằm gửi thông điệp đến Mỹ.

Nguồn tin của South China Morning Post (SCMP) cho biết cả 2 quả tên lửa này đều hướng vào mục tiêu là khu vực biển nằm giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo sau đó cùng ngày, Phó đô đốc Conn nhấn mạnh: “Hải quân Mỹ đang triển khai 38 tàu ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đưa máy bay, tàu bè và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép để thể hiện cam kết của Mỹ về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

“Lực lượng của chúng tôi tiếp tục theo dõi hoạt động diễn tập quân sự của Trung Quốc tại khu vực, bao gồm vụ phóng hai tên lửa đạn đạo vừa qua, và chúng tôi luôn sẵn sàng phản ứng trước bất kỳ mối đe dọa nào đối với đồng minh và đối tác tại khu vực”, chỉ huy Hạm đội 3 khẳng định.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-28-8-tau-chien-my-thach-thuc-trung-quoc-o-hoang-sa-can-tho-xuat-lo-gao-dau-tien-vao-lien-minh-chau-au-thue-suat-0.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.