Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, các máy bay của Quân khu Miền Nam Trung Quốc đã được triển khai ra đá Subi vào tuần trước. Trong khi đó, một đoạn video do truyền thông nhà nước Trung Quốc ở Hải Nam phát đi cho thấy các máy bay Su-30 MKK đã thực hiện việc tiếp liệu trên không trong khi thực hiện một chuyến bay kéo dài 10 tiếng đến Đá Subi.
Bắc Kinh gần đây đã sử dụng từ ngữ mới trong quy định về hàng hải đối với vùng nước giữa quần đảo Hoàng Sa với đảo Hải Nam, một động thái được một số chuyên gia nước ngoài đánh giá là nhằm mục đích tăng mức kiểm soát của Trung Quốc với vùng nước tranh chấp.
Phái đoàn thường trực của Malaysia ở Liên Hợp Quốc (UN) vừa gửi công hàm lên UN vào ngày 29/7 bác bỏ “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông cũng như các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể địa lý tại vùng nước tranh chấp.
Bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 30/7 cho biết nước này đã điều các máy bay H-6G và H-6J tham gia tập trận tại Biển Đông với “cường độ cao suốt ngày đêm”.
Những cột mốc quan trọng trong căng thẳng Mỹ-Trung từ đầu năm 2020 đến tháng 7/2020.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 25/7 có bài viết lên án Úc đã cùng với Mỹ phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ có hành động trả đũa với Úc.
Như vậy, bắt đầu từ sau công văn của Malaysia gửi lên UN đăng ký thềm lục địa mở rộng của nước này ở vùng bắc Biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái, đến nay đã có 5 nước chính thức lên tiếng phản đối các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông lên UN. Đó là các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mỹ và Úc.
Hải quân Indonesia đang tiến hành cuộc tập trận lớn tại khu vực Biển Java và Biển Đông, nơi căng thẳng giữa hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng gần đây.
Đợt diễn tập giữa hải quân ba nước như vừa nêu tại khu vực Biển Philippines diễn ra từ ngày 19 tháng 7 và sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng 7. Mục tiêu được nói nhằm tỏ rõ cam kết trong chiến lược tự do và rộng mở ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
Trung Quốc hôm 18/7 đã xuất xưởng thêm một tàu khảo sát hải dương có tên Shiyan 6 ở tỉnh Quảng Đông nhằm thực hiện công tác khảo sát hải dương và bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông.
Các hình ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 17/7 mà RFA có được cho thấy có ít nhất 8 chiến đấu cơ của Trung Quốc hiện diện tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa. Theo Forbes, các chiến đấu cơ này đã được điều ra Hoàng Sa từ ngày 15/7.
“Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Ronald Reagan đang hoạt động trên Biển Đông, nơi được luật pháp quốc tế cho phép, nhằm củng cố cam kết của Hoa Kỳ về một vùng Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở…”
Phía Hoa Kỳ cho rằng những tuyên bố phi pháp tại Biển Đông đe dọa quyền tự do trên biển, trong đó có các quyền tự do hàng hải và hàng không, tự do giao thương không bị gián đoạn, và quyền tự do về các cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông.
Bắc Kinh hôm 14/7 lên tiếng cáo bộc Hoa Kỳ gây chia rẽ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực xung quanh vấn đề Biển Đông, đồng thời khẳng định Trung Quốc không bao giờ muốn biến mình thành một “đế quốc trên biển”.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Michael Pompeo vào ngày 13 tháng 7 ra tuyên bố về lập trường của Washington đối với những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.
0 comments