Tin khắp nơi – 25/08/2020
Mỹ: Đảng Cộng Hòa đề cử Donald Trump là ứng viên Tổng thống – Minh Anh
Ngày 24/08/2020, bất chấp dịch bệnh Covid-19 hoành hành khiến hơn 176 ngàn người chết tại Mỹ, đảng Cộng Hòa đã khai mạc Đại Hội ở thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina, và chính thức đề cử Donald Trump làm ứng viên của đảng trong cuộc bầu cử tổng thống, dự kiến tổ chức vào ngày 03/11/2020.
Theo AFP, phát biểu tại Đại Hội, tổng thống mãn nhiệm Mỹ một lần nữa mạnh mẽ phản đối phương pháp bỏ phiếu qua bưu điện do đảng Dân Chủ đề xuất. Vì theo ông, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng gian lận. Chủ nhân Nhà Trắng tố cáo đảng Dân Chủ lợi dụng dịch Covid-19 để « tước đoạt người dân Mỹ một cuộc bầu cử công bằng và tự do ».
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật bầu không khí đại hội :
“Các đoạn video được phát tại Đại Hội cho thấy hình ảnh các cử tri hồ hởi hô vang : « Bốn năm nữa ! Bốn năm nữa ! » Suốt cả buổi tối, những người ủng hộ đã trút cả niềm tin của họ vào Donald Trump. Theo họ, vị tổng thống này là thành trì duy nhất ngăn chặn được mối nguy hiểm do việc Joe Biden ra ứng cử. Ứng viên đảng Dân Chủ được mô tả như là người mang đến một dự án cực đoan đe dọa nước Mỹ.
Charles Kirk, một ủng hộ viên trẻ tuổi cho rằng « Trump là người bảo vệ xã hội phương Tây ». Nhưng Kimberley Guilfoyle, cựu thẩm phán tại Los Angeles và hiện là bạn gái của một trong số con trai tổng thống tin chắc rằng đảng Dân Chủ mới là một mối họa.
Cô nói : « Họ muốn phá hủy đất nước này và chính vì những điều đó mà chúng tôi đã chiến đấu và phải gìn giữ. Họ muốn đánh cắp tự do của người dân, họ muốn kiểm soát những gì mà người ta có thể nhìn thấy, suy nghĩ và tin tưởng để có thể kiểm soát xem người dân sống ra sao ! »
Con trai của Donald Trump bồi thêm : « Chương trình vận động tranh cử của Joe Biden được thiết kế để nghiền nát người lao động Mỹ », rồi gán cho ứng viên đảng Dân Chủ một biệt danh mới « Biden Bắc Kinh – Beijing Biden » và khẳng định rằng người này được Bắc Kinh ủng hộ.”
‘Chiến đấu vì bạn’: Chiến dịch Trump
công bố chương trình hành động nhiệm kỳ 2
Hải Lam
Dựa trên một loạt những thành tích trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald J. Trump, chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống hôm 23/8 đã công bố chương trình hành động cho nhiệm kỳ hai với khẩu hiệu: “Chiến đấu vì bạn!” (Fighting for You!).
Dưới đây là những mục tiêu chính trong các ưu tiên hành động của Tổng thống Trump ở nhiệm kỳ hai. Tổng thống Trump sẽ chia sẻ thêm về chương trình hành động này trong bài phát biểu tại Đại hội Quốc gia Đảng Cộng hòa diễn ra trong bốn ngày từ 24/8 đến 27/8.
Việc làm
Tạo 10 triệu việc làm mới trong vòng 10 tháng
Tạo 1 triệu doanh nghiệp nhỏ mới
Giảm thuế để gia tăng thu nhập ròng và giữ việc làm ở lại nước Mỹ
Thực hiện các thỏa thuận thương mại công bằng để bảo vệ việc làm người dân Mỹ
Miễn giảm thuế cho các sản phẩm “Sản xuất tại Mỹ (Made in US)”
Mở rộng các Vùng Cơ hội (Opportunity Zones) [1]
Tiếp tục loại bỏ các quy định ràng buộc giúp Mỹ độc lập về năng lượng
Xóa sổ COVID-19
Phát triển được một loại vắc-xin vào cuối năm 2020
Trở lại trạng thái bình thường vào năm 2021
Sản xuất tại nội địa Mỹ tất cả dược phẩm và vật tư y tế cho nhân viên y tế (thay vì nhập từ nước ngoài, ví như Trung Quốc)
Nạp đầy kho dự trữ và chuẩn bị sẵn sàng cho các đại dịch tương lai
Chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc
Mang 1 triệu việc làm sản xuất từ Trung Quốc về nước
Miễn giảm thuế cho các công ty, đưa việc làm từ Trung Quốc về nước
Cho phép khấu trừ chi phí 100% đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thiết yếu như dược phẩm và rô-bốt tự động hóa, những ngành đưa việc sản xuất trở lại nước Mỹ
Không phê duyệt hợp đồng liên bang cho các công ty gia công sản xuất ở Trung Quốc
Buộc Trung Quốc chịu hoàn toàn trách nhiệm để dịch virus corona lây lan khắp thế giới
Chăm sóc sức khoẻ
Giảm giá thuốc theo toa
Đề cao vai trò của bệnh nhân và bác sĩ đối với hệ thống sức khỏe
Giảm phí bảo hiểm chăm sóc y tế
Chấm dứt hóa đơn bảo hiểm bất ngờ (dịch vụ bảo hiểm nằm ngoài mạng lưới bảo hiểm cá nhân quy định)
Bảo hiểm sẽ bao gồm tất cả các bệnh tật từ trước
Bảo vệ an sinh xã hội và chăm sóc y tế
Bảo vệ các cựu chiến binh, cung cấp cho họ dịch vụ chăm sóc y tế và các dịch vụ tân tiến khác.
Giáo dục
Cung cấp lựa chọn trường học cho mọi trẻ em tại Mỹ
Dạy về chủ nghĩa biệt lệ Mỹ [2]
Vá lại các lỗ hổng trong chính phủ
Thông qua giới hạn nhiệm kỳ quốc hội
Chấm dứt chính phủ quan liêu bắt nạt người dân và các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ
Phơi bày các gian lận giao dịch tài chính trong chính phủ và trả lại quyền lực của Washington cho người dân và các bang
Giải quyết những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa bằng cách đấu tranh với những tổ chức quốc tế gây hại cho công dân Mỹ
Bảo vệ lực lượng cảnh sát
Tài trợ đầy đủ và thuê thêm cảnh sát và các nhân viên thực thi pháp luật
Tăng mức phạt hình sự đối với các hành vi tấn công các nhân viên thực thi pháp luật
Truy tố và quy những vụ xả súng từ trên xe ô tô là hành vi khủng bố nội địa
Đưa các tổ chức bạo lực cực đoan như Antifa ra công lý
Chấm dứt bảo lãnh không tiền mặt. Giam giữ những kẻ tội phạm nguy hiểm trong tù cho đến khi xét xử
Chấm dứt nhập cư bất hợp pháp và bảo vệ công nhân Mỹ
Ngăn chặn dân nhập cư bất hợp pháp trở thành diện đủ điều kiện hưởng phúc lợi, chăm sóc y tế và giáo dục đại học miễn phí từ tiền thuế của người dân
Trục xuất bắt buộc đối với những thành viên băng đảng không phải là công dân Mỹ
Xóa sổ các mạng lưới buôn người
Xóa bỏ những thành phố trú ẩn [3] để khôi phục các cộng đồng dân cư và bảo vệ các gia đình của chúng ta
Cấm các công ty Mỹ thay thế công dân Mỹ bằng những lao động nước ngoài trả lương thấp
Yêu cầu những người nhập cư mới phải có khả năng tự trang trải được chi phí sinh hoạt.
Sáng tạo cho tương lai
Khởi động Lực lượng Không gian (Space Force), thiết lập sự hiện diện lâu dài của con người trên Mặt Trăng và đưa người đầu tiên tới Sao Hỏa
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tuyệt vời nhất thế giới trong cuộc đua 5G, thiết lập mạng Internet không dây tốc độ cao tầm quốc gia
Tiếp tục dẫn đầu thế giới trong việc tiếp cận nguồn nước uống sinh hoạt sạch nhất và không khí sạch nhất
Hợp tác với các quốc gia khác để làm sạch các đại dương trên hành tinh
Chính sách ngoại giao nước Mỹ trên hết
Chấm dứt các cuộc chiến bất tận và đưa binh lính Mỹ trở về nhà
Yêu cầu các đồng minh chia sẻ chi phí quân sự công bằng
Duy trì và mở rộng sức mạnh quân sự vô song của Mỹ
Tiêu diệt những kẻ khủng bố toàn cầu đe dọa người dân Mỹ
Xây dựng hệ thống phòng thủ an ninh mạng và hệ thống phòng thủ tên lửa loại tốt
Chú thích:
[1] Vùng Cơ Hội (Opportunity Zones): Chương trình chỉ định và đầu tư do tạo ra trong khuôn khổ Đạo luật Cắt giảm thuế và Việc làm năm 2017 nhằm tạo ra các khoản đầu tư nhất định vào các khu vực thu nhập thấp có lợi thế về thuế.
[2] Chủ nghĩa biệt lệ Mỹ: Nghĩa là mọi thứ thuộc về Hoa Kỳ hay do Hoa Kỳ làm đều là đặc biệt, ngoại lệ, siêu việt, không giống bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
[3] Thành phố trú ẩn: đề cập đến các khu vực pháp lý thành phố, thường là ở Bắc Mỹ, trong đó hạn chế sự hợp tác với chính phủ liên bang trong việc thực thi luật nhập cư. Các nhà lãnh đạo các thành phố trú ẩn này nói rằng họ muốn giảm bớt nỗi lo sợ bị trục xuất và khả năng chia cắt các thành viên gia đình những người nhập cư bất hợp pháp.
Bầu cử 2020:
Trump cảnh báo tại đại hội đảng về ‘gian lận bầu cử”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh báo các thành viên đảng Cộng hòa của ông rằng đối thủ của họ có thể “đánh cắp” cuộc bầu cử vào tháng 11, khi đảng này đề cử ông làm ứng cử viên chạy đua chức tổng thống Mỹ.
“Họ đang sử dụng Covid để lừa đảo người dân Mỹ”, ông Trump nói với các đại biểu trong ngày đầu tiên của đại hội đảng Cộng hòa ở Bắc Carolina.
Ông Trump lặp lại tuyên bố gây nhiều tranh cãi của mình rằng các lá phiếu gửi qua thư có thể dẫn đến gian lận.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông hiện đang theo sau đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden.
Phát biểu trực tiếp với các đại biểu tại một hội nghị đảng đã bị Covid-19 thu hẹp đáng kể, ông Trump cáo buộc đảng Dân chủ “sử dụng Covid để đánh cắp một cuộc bầu cử”.
“Cách duy nhất để họ có thể tước đoạt cuộc bầu cử này khỏi chúng ta là tổ chức một cuộc bầu cử gian lận”, ông nói. “Chúng ta sẽ thắng.”
Ông Trump cũng cảnh báo về “gian lận” trong cuộc bầu cử năm 2016, khi ông xếp sau Hillary Clinton trong các cuộc thăm dò.
Như một nghi thức, ông Trump đã chính thức được đề cử làm ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào thứ Hai tại đại hội đảng này ở thành phố Charlotte.
Bầu cử Mỹ 2020: Biden nói sẽ chấm dứt ‘thời kỳ đen tối’ của Trump
Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’
Jonathan London: ’2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’
Kết quả thăm dò mới nhất về cuộc đua giữa Trump và Biden
Tổng thống sẽ có bài phát biểu trước đại hội vào thứ Năm. Việc một ứng cử viên phát biểu trước đại hội trước bài phát biểu chính thức nhận nhiệm vụ là điều bất thường.
Những người ủng hộ tại đại hội đã cổ vũ phát biểu của ông Trump và hô vang: “Bốn năm nữa!”
“Bây giờ nếu bạn thực sự muốn làm họ phát điên, bạn nói 12 năm nữa”, tổng thống Trump nói.
Tu chính án thứ 22 của Hiến pháp Hoa Kỳ, được phê chuẩn vào năm 1951, nói rằng các tổng thống Hoa Kỳ chỉ được phép phục vụ hai nhiệm kỳ, tổng cộng là tám năm.
Lá phiếu gửi qua đường bưu điện có an toàn không?
Ông Trump đã nhiều lần khẳng định rằng bỏ phiếu hàng loạt qua thư – dự kiến sẽ phổ biến hơn trong năm nay do đại dịch virus corona – sẽ dẫn đến “cuộc bầu cử tham nhũng nhất” trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nhưng có rất ít bằng chứng về việc gian lận trong bỏ phiếu hàng loạt và rất ít ví dụ về việc truy tố loại tội phạm này.
Ellen Weintraub, ủy viên của Ủy ban Bầu cử Liên bang, nói: “Đơn giản là không có cơ sở nào cho thuyết âm mưu rằng bỏ phiếu qua thư gây ra gian lận. Không có.”
Bỏ phiếu qua thư đã xuất hiện từ thời Nội chiến Hoa Kỳ, và được sử dụng bởi quân đội Hoa Kỳ, thậm chí cả bản thân ông Trump và các thành viên trong gia đình ông.
Nhưng sự chậm trễ gần đây trong việc chuyển phát thư do các giải pháp tiết kiệm chi phí trong hệ thống bưu điện Hoa Kỳ đã dẫn đến lo ngại rằng các lá phiếu sẽ không được gửi tới giới chức các tiểu bang vào ngày bầu cử.
Một số tiểu bang đã tìm cách thay đổi luật bầu cử của tiểu bang mình để cho phép các phiếu bầu được tính vài ngày sau cuộc bỏ phiếu tổng thống sắp tới, điều mà một số nhà phân tích lo ngại có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc xác định người đắc cử chức tổng thống.
Một cuộc bầu cử sơ bộ ở Thành phố New York vào tháng Sáu năm nay đã mất nhiều tuần để xác định người thắng cử sau khi các nhân viên kiểm phiếu bị ngập trong số lượng phiếu bầu gấp 10 lần bình thường.
Đầu tháng này, các quan chức New Jersey đã ra lệnh tổ chức một cuộc bầu cử mới sau khi tìm thấy bằng chứng về hành vi gian lận tại một cuộc bầu cử qua đường bưu điện, khiến bốn người bị bắt, bao gồm một thành viên hội đồng thành phố địa phương và một người đắc cử thành viên hội đồng. Vụ việc này được những người tổ chức chiến dịch tranh cử của Trump nhắc đi nhắc lại.
Đảng Cộng hòa trông đợi vào Trump
Đêm đầu tiên của Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa là một cuộc phản bác kéo dài hai tiếng rưỡi đối với những cáo buộc mà đảng Dân chủ giành cho ông Donald Trump trong bốn đêm đại hội của đảng này tuần trước.
Có phải tổng thống đã xử lý sai đại dịch virus corona? Đảng Cộng hòa đã cung cấp các video bóng bẩy và tài liệu về các bước mà tổng thống đã thực hiện để tăng tốc nghiên cứu y tế, cung cấp trang thiết bị bảo hộ và thực hiện cứu trợ kinh tế.
Có phải tổng thống thổi bùng chia rẽ chủng tộc ở Mỹ? Cựu ngôi sao bóng đá Herschel Walker nói về tình bạn 37 năm với ông Trump. Tim Scott, thượng nghị sĩ da màu đầu tiên của Đảng Cộng hòa kể từ cuối thế kỷ 19, đã giới thiệu công việc của tổng thống về cải cách tuyên án và giảm thuế cho các cộng đồng khó khăn về kinh tế.
Có phải tổng thống thiếu cảm thông? Dân biểu Jim Jordan nói về cách ông Trump bày tỏ sự cảm thông khi một người thân qua đời và bản thân tổng thống đã tổ chức một diễn đàn ở Nhà Trắng, nơi ông phát biểu ủng hộ cho những người sống sót sau khi nhiễm virus corona và các nhân viên y tế.
Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri Mỹ nghi ngờ một cách nghiêm trọng về tổng thống về tất cả những vấn đề này – những nghi ngờ có từ trước khi xảy ra cuộc tấn công của đại hội đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa có bốn ngày để giải quyết những lo ngại này, loại bỏ sự dẫn đầu của đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden và nhắc nhở những người ủng hộ họ thích gì về nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.
Đó là một nhiệm vụ mang tính áp đặt, nhưng đảng Cộng hòa đã xác định được công việc phải hoàn thành.
Điều gì khác xảy ra vào đêm khai mạc đại hội?
Đảng Cộng hòa cho biết chủ đề của đêm thứ Hai là “Vùng đất hứa” và cam kết hội nghị của họ sẽ ít “tiêu cực” hơn so với hội nghị của đảng Dân chủ tuần trước.
Tuy nhiên, nhiều diễn giả của Đảng Cộng hòa đã cảnh báo bằng giọng điệu đầy đau khổ điều gì sẽ xảy ra nếu những người Mỹ bỏ phiếu bầu cho Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ của ông.
Dân biểu Florida Matt Gaetz, một người bảo vệ Trump hàng đầu trong Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát, cảnh báo về một “bộ phim kinh dị” nếu đảng Dân chủ giành được Nhà Trắng.
“Họ sẽ tước vũ khí của quý vị, dọn sạch các nhà tù, nhốt bạn trong nhà và mời MS-13 đến sống bên cạnh”, ông nói khi đề cập đến một băng nhóm đường phố nhập cư Trung Mỹ.
Charlie Kirk, 26 tuổi, người điều hành nhóm sinh viên bảo thủ Turning Point USA, nói với người xem: “Trump được bầu để bảo vệ gia đình của chúng ta – những người thân yêu của chúng ta – khỏi đám đông báo thù muốn phá hủy lối sống của chúng ta, khu dân cư, trường học, nhà thờ và các giá trị. “
Con trai cả của ông Trump là Donald Trump Jr và bạn gái Kimberly Guilfoyle cũng phát biểu hôm thứ Hai.
Cựu đại sứ Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, Thượng nghị sĩ Nam Carolina Tim Scott – thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa da màu duy nhất cũng có bài phát biểu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53899947
75% cử tri Cộng hòa nhìn nhận nước Mỹ hiện tại
tốt hơn 4 năm trước và ủng hộ ông Trump
Triệu Hằng
Đại đa số cử tri đảng Cộng hòa (Mỹ) có cái nhìn lạc quan về tình hình chung của đất nước so với 4 năm trước, theo cuộc thăm dò của CBS News với những người dự Đại hội Toàn quốc (RNC) của đảng Cộng hòa.
Theo cuộc khảo sát các cử tri đã đăng ký trên toàn quốc, 75% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng nước Mỹ hiện tại tốt hơn so với 4 năm trước.
Khi được hỏi dấu hiệu nào cho thấy nước Mỹ đang ở thời điểm tốt hơn so với năm 2016, có tới 82% cử tri Cộng hòa cho biết họ tin tưởng khả năng lãnh đạo của Tổng thống Trump, trong khi 7% đề cập tới nền kinh tế quốc gia, và 6% đề cập tới tài chính gia đình, theo trang tin The BL.
70% cử tri Cộng hòa nhận định việc đảng Dân chủ mất dần quyền lực là yếu tố chính dẫn đến sự thành công của đất nước. Câu trả lời của cử tri cho thấy họ hoàn toàn không tin tưởng đảng Dân chủ.
Theo kết quả khảo sát, đối với hầu hết cử tri Cộng hòa, Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế vẫn “khá tốt”, bất chấp cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán mà nước này đang phải đối mặt.
Đại đa số cho rằng nỗ lực kiểm soát tình hình dịch virus corona hiện nay ít nhất là “có phần tốt”, và Tổng thống Trump sẽ “làm rất tốt” trong vấn đề này.
Về vấn đề chủng tộc, đa số cử tri Cộng hòa không đồng ý với các ý tưởng của phong trào “Mạng người da đen quý giá” (Black Lives Matter – BLM), trong khi 2/3 cử tri “hoàn toàn không đồng ý”.
Cuộc thăm dò quốc gia YouGov của CBS News tiến hành trên cùng một mẫu đại diện quốc gia áp dụng cho 2.226 cử tri Hoa Kỳ đã đăng ký. Các cử tri này được phỏng vấn trong khoảng thời gian từ ngày 19 đến ngày 21/8/2020. Biên độ sai số là ± 2.4 điểm.
Hôm 24/8, trong cuộc bỏ phiếu trực tiếp ở Charlotte, North Carolina, đảng Cộng hòa chính thức đề cử ông Donald Trump tái tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra ngày 3 tháng 11.
Thu hẹp bất công xã hội Mỹ,
chủ bài của ứng viên tổng thống Mỹ Biden
Thanh Hà
« Kỳ thị chủng tộc kềm hãm đà phát triển của Mỹ ». Vào lúc kinh tế Hoa Kỳ điêu đứng vì đại dịch Covid-19 và các cộng đồng người da màu bị thiệt hại nghiêm trọng nhấ t- cả về mặt y tế lẫn tài chính, lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp Ngân Hàng Trung Ương Mỹ FED, Raphael Bostic, xem những bất công trong xã hội là trở lực đối với tăng trưởng tại nền kinh tế số 1 thế giới.
Thống đốc Bostic là tiếng nói được ứng cử viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân Chủ lắng nghe. Joe Biden hứa hẹn những gì để hàn gắn rạn nứt trong xã hội Mỹ ngày càng bị phân hóa đó ? Liệu đây có là chiêu bài đủ sức thuyết phục cử tri Hoa Kỳ ngày 03/11/2020 dồn phiếu cho ứng viên bên đảng Dân Chủ ? RFI mời quý vị theo dõi phân tích của nhà báo Phạm Trần, từ thủ đô Washington.
Gần hai tháng trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, xây dựng một xã hội công bằng hơn là một trong những cam kết của ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng Dân Chủ Joe Biden, đối thủ của tổng thống mãn nhiệm Donald Trump vào lúc đảng Cộng Hòa vừa chính thức ủy nhiệm nguyên thủ Mỹ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.
Vài tuần lễ kể từ khi phong trào đấu tranh Black Lives Matter chống kỳ thị người Mỹ da đen lan rộng trên toàn quốc, thống đốc chi nhánh của Ngân Hàng Trung Ương FED tại Atlanta, bang Georgia, Raphael Bostic công khai tuyên bố « kỳ thị chủng tộc là một vấn nạn đối với kinh tế Hoa Kỳ » do vậy, đã đến lúc thu hẹp những bất công xã hội phải là một trong những nhiệm vụ của FED để bảo đảm công việc làm cho người dân Mỹ.
Sau hơn 100 năm kể từ khi FED được thành lập, Raphael Bostic là vị thống đốc gốc châu Phi đầu tiên đứng đầu Federal Reserve of Atlanta, một trong số 12 thành viên của Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ.
Từ bất bình đẳng về kinh tế đến y tế
Cái chết của người Mỹ da đen George Floyd cuối tháng 5/2020 và nhất là virus corona càng làm lộ rõ cách biệt giữa hai cộng động người Mỹ da trắng và da đen. Về cách biệt kinh tế và tài chính, tờ Washington Post số ra ngày 04/06/2020 tiếc là nước Mỹ đã không có một chút tiến bộ nào từ năm 1968 tới nay. Tương tự như những năm 1960, hiện tại 44 % người Mỹ da đen sở hữu căn hộ họ cư ngụ, trong lúc tỷ lệ này là 74 % trong cộng đồng Mỹ da trắng.
Vẫn theo tờ báo này, với bằng cấp và trình độ tương đương, thu nhập và tài sản của một người Mỹ da trắng lớn « gấp 10 lần » so với một người Mỹ da đen. Ngay cả 3 % thì vẫn có tới 1 người Mỹ gốc Phi trên 4 không có việc làm toàn bộ thời gian hoặc muốn làm việc nhiều hơn nữa theo như nghiên được FED công bố giữa tháng 5/2020.
Về mặt y tế, thống kế của Mỹ cho thấy cộng đồng người Mỹ da đen đã trả giá đắt : Tháng 4/2020 bang Illinois, miền đông bắc Hoa Kỳ, ghi nhận 42 % ca tử vong vì Covid-19 là người Mỹ da đen trong lúc cộng đồng này chỉ chiếm 14 % dân số toàn bang. Riêng tại thành phố Chicago, gần 3/4 những bệnh nhân thiệt mạng là người Mỹ gốc Phi. Nhiều yếu tố giải thích hiện tượng này : thứ nhất đa phần không có bảo hiểm y tế cho nên đã đợi đến đường cùng mới vào bệnh viện. Thứ hai là cộng đồng Mỹ gốc Phi cũng như người gốc Nam Mỹ và nhất là thổ dân sống trong những căn hộ chật hẹp và đông người, do vậy tỷ lệ lây nhiễm cao hơn so với các cộng đồng khác tại Hoa Kỳ, như ghi nhận của giáo sư xã hội học, Hedwig Lee, đại học Wahington tại thành phố Saint Louis bang Missouri.
Hơn một nửa thế kỷ sau bài diễn văn I have a Dream của mục sư Martin Luther King, John Allen, giám đốc viện nghiên cứu Brookings, trụ sở tại Washignton ghi nhận : từ về vấn đề y tế đến nhà ở, từ cơ hội tìm việc làm đến giáo dục, người Mỹ gốc Phi « tiếp tục phải trả giá đắt từ những năm tháng nô lệ ».
Ở cương vị đối thủ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, Joe Biden cam kết bơm thêm 700 tỷ đô la vực dậy kinh tế sau khủng hoảng Covid-19, hướng tới một tầng lớp trung lưu, mở rộng các biện pháp bảo hiểm y tế và nhất là tạo cơ hội bình đẳng hơn cho con em các hộ gia đình nghèo vẫn có thể bước vào các trường đại học.
Trả lời đài RFI, nhà báo Phạm Trần từ Washington ghi nhận những hố sâu giầu nghèo và những bất bình đẳng trong xã hội Mỹ có khuynh hướng gia tăng trong bốn năm qua dưới thời tổng thống Trump
Phạm Trần : Xã hội Mỹ bao giờ cũng có những vấn đề đó tồn tại. Tuy nhiên sau gần bốn năm Donald Trump cầm quyền, tình hình này gia tăng. Lý do : tổng thống Trump và một số những người cực đoan trong đảng Cộng Hòa không chủ trương nâng đỡ những người thiểu số, thậm chí coi họ như những người ăn bám trong xã hội. Bằng chứng cụ thể là chia rẽ giàu nghèo : chính sách kinh tế của tổng thống Trump nhằm giảm thuế cho các đại công ty Mỹ. Số tiền giảm thuế đó càng giúp các đại công ty và những người giàu có ở Hoa Kỳ giàu thêm, cho dù số này chỉ chiếm 1 % dân số cả nước. Những điều đó gây bất bình trong công luận, đặc biệt là những người da màu.
Và dịch Covid-19 càng làm lộ rõ thêm chênh lệch giữa các công đồng khác nhau tại Hoa Kỳ ?
Phạm Trần : Phần lớn những người nghèo là người da màu và dân thiểu số. Thí dụ như thổ dân, ở xa thành phố và nhà thương, không được giúp đỡ. Mỹ không có chương trình phát triển các chiến dịch xét nghiệm hay giúp đỡ thuộc men cho họ. Thành thử những dân tộc thiểu số, bình thường đã chịu nhiều thiệt thòi, với nạn dịch lần này tình hình càng bi thảm hơn. So sánh, người da trắng có khả năng tài chính tốt hơn, có việc làm tốt hơn, có phương tiện chữa trị hơn. Phần lớn người da trắng ở thành phố và các vùng công nghiệp, có cơ hội được giúp đỡ nhiều hơn. Nói tóm lại, các thiểu số, đặc biệt là người Mỹ da đen thiệt thòi hơn người da trắng. Các thăm dò, nghiên cứu cho thấy cả về y tế, giáo dục … người da trắng có cơ hội được giúp đỡ nhiều hơn.
Vào lúc Nhà Trắng tỏ ra bất lực trước đà lây nhiễm của địch Covid-19, kinh tế điêu đứng, vậy phải chăng hai sự kiện này tạo lợi thế cho đối thủ của tổng thống Trump là ông Joe Biden nhất là khi ứng viên của bên đảng Dân Chủ đặt sinh mạng con người lên trên hết. Ông Biden tuyên bố dẹp dịch phải là ưu tiên và không loại trừ việc ban hành trở lại các biện pháp phong tỏa để ngăn ngừa virus corona lây lan. Tuy nhiên song song thì cần tạo những cơ hội công bằng cho tất cả mọi người tìm lại được công việc làm …
Thưa nhà báo Phạm Trần, ông đánh giá thế nào về tính khả thị của những hứa hẹn ứng cử viên Joe Biden đề xuất trong cương lĩnh tranh cử lần này ?
Phạm Trần : Thật sự khó đoán được cử tri Mỹ nghĩ gì về Joe Biden khi họ đến phòng phiếu. Nhưng hiện tại có nhiều phản ứng thuận lợi về ứng cử viên tổng thống này. Ông Joe Biden khi chính thức nhận trọng trách ra tranh cử tuyên bố sẽ bảo vệ nước Mỹ trước tất cả mọi hành động Hoa Kỳ bị tấn công. Còn quá sớm để biết được về tính khả thi của những cam kết mà ứng viên Biden đề xuất. Tuy nhiên Joe Biden khẳng định ông không hành động vì bản thân, vì quyền lợi của mình, của phe nhóm ủng hộ ông ấy. Ứng cử viên Biden kêu gọi đoàn kết và xem cuộc tuyển cử lần này là cơ hội để phục hồi danh dự của nước Mỹ, phục hồi sự tín nhiệm vào nước Mỹ, phục hồi tư cách của người lãnh đạo Hoa Kỳ.
Liệu rằng chủ trương hướng tới lý tưởng một xã hội công bằng hơn có cho phép ông Biden chinh phục được Nhà Trắng hay không khi biết rằng trước đây những biện pháp mang tính xã hội của chính quyền Barack Obama từng bị chính giới đả kích kịch liệt và một phần công luận Mỹ bác bỏ ?
Phạm Trần : Vắn tắt chúng ta thấy tất cả các cuộc thăm dò về hai ứng viên Trump và Biden, trong ba tháng vừa rồi theo dõi tình hình, tôi chưa bao giờ thấy Trump hơn điểm Biden.Ứng cử viên đảng Dân Chủ dẫn đầu với khoảng từ 51 cho đến 53 % ý định bỏ phiếu. Tổng thống Trump chỉ được từ 40 đến 42 %. Riêng về bảo hiểm y tế Obamcare – ông Biden chỉ trích chính sách của Trump muốn hủy bỏ Obamacare. Theo ông Biden, luật y tế mang tên tổng thống Obama đã giúp cho ít nhất 20 triệu người Mỹ có bảo hiểm (…) và trong thăm dò, có tới 70 % người Mỹ chống đối việc rút bỏ Obamacare. Ở Mỹ, không phải ai cũng có khả năng mua bảo hiểm y tế.
Cảm ơn nhà báo Phạm Trần, từ Washington đã nhận lời tham gia vào chương trình của RFI Việt ngữ.
Giáo sư Mỹ gốc Phi: Black Lives Matter
phục vụ đảng Dân chủ, không phải người da màu
Hương Thảo
Bà Carol Swain, một cựu giáo sư người Mỹ gốc Phi nổi tiếng tại Đại học Princeton, đã chỉ trích phong trào Người da đen đáng được sống (Black Lives Matter – BLM), cho rằng tổ chức cánh tả cực đoan này chỉ là công cụ giúp đảng Dân chủ giành phiếu bầu, chứ không phải nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người da đen.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài Fox News hôm 15/6, bà Swain đã gọi BLM là một phong trào cực tả – “một phần của kế hoạch cải biến văn hóa dựa trên chủ nghĩa Mác nhằm chống lại nước Mỹ”.
Theo bà Swain, phe chính trị cánh tả, đại diện là Đảng Dân chủ, đang lợi dụng người da đen để thúc đẩy “chương trình nghị sự cấp tiến” nhằm hủy hoại đất nước. Căng thẳng chủng tộc đang bị lợi dụng để chia rẽ nước Mỹ nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn, đó là đẩy Tổng thống Donald Trump ra khỏi Nhà Trắng.
Theo trang tin The BL, BLM không phải là một phong trào dân quyền ôn hòa như nhiều hãng truyền thông đưa tin, mà là một tổ chức chính trị cực tả tinh vi có mục đích rõ ràng. Phong trào BLM đã có từ lâu, nhưng đã nổi lên trong các cuộc biểu tình gần đây tại Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd bị ngộ sát. Bề mặt phong trào này là đòi quyền lợi cho người da đen.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2015, khi được chất vấn việc BLM dường như thiếu định hướng hệ tư tưởng, người sáng lập BLM, bà Patrisse Cullors, đã phản hồi rằng không phải vậy, bởi nhóm lãnh đạo BLM là “những người được đào tạo theo chủ nghĩa Mác”.
The BL bình luận, bà Swain có thể đang ngụ ý rằng BLM và phe cánh tả đang tìm cách thúc đẩy và dựng lên cái gọi là sự phân biệt chủng tộc có hệ thống, trong đó người da trắng chống lại người da đen. Điều này sẽ cho phép những người da đen ở trong vị thế “nạn nhân” có thể vùng lên để hoàn thành mục tiêu của mình.
Bà Cullors phủ nhận cáo buộc BLM bị lợi dụng để tấn công Tổng thống Trump cũng như gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Tuy nhiên trên thực tế, bà Cullors đã thừa nhận điều này trong một
lần xuất hiện trên hãng truyền thông CNN và tuyên bố rằng mục tiêu của BLM là hạ bệ Tổng thống Trump. Bà nói: “Không chỉ không cần ông ta tại Nhà Trắng sau tháng 11, mà ông ta nên từ chức ngay bây giờ (…) Trump cần phải ra khỏi Nhà Trắng. Ông ta không thích hợp đảm nhận vai trò đó”.
The BL bình luận, nếu phe cánh tả giành được quyền lực ở Hoa Kỳ, thì điều này sẽ nhanh chóng thúc đẩy “chương trình nghị sự cấp tiến” như bà Swain đã cảnh báo, trong đó bao gồm chính sách “cắt ngân sách cảnh sát” đã được thi hành ở một số nơi ở Hoa Kỳ, khiến an ninh công cộng những nơi này rơi vào bạo loạn.
Theo The BL
Hương Thảo dịch và biên tập
Mỹ giáng thêm một đòn “chí mạng”, Hoa Vi chới với
Trọng Nghĩa
Thái độ hoan hỉ của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi khi soán được ngôi vị nhà sản xuất điện thoại thông minh số một thế giới của đối thủ Hàn Quốc Samsung trong quý 2/2020 quả là tồn tại không lâu. Ngày 17/08/2020, chính quyền Mỹ đã loan báo quyết định nhằm làm cạn kiệt nguồn cung cấp bộ phận và linh kiện điện tử mà tập đoàn Trung Quốc rất cần trong sản xuất.
Nhiều nhà phân tích đã lập tức cho rằng quyết định mới nhất này của chính quyền Donald Trump là một đòn chí mạng, một bản án tử hình đối với Hoa Vi.
Một cách chính thức, quyết định của Mỹ vào tuần trước chỉ là mở rộng một danh sách đen của bộ Thương Mại Mỹ, gộp thêm 38 nhà cung cấp có quan hệ với Hoa Vi tại 21 quốc gia, vào một danh sách bao gồm tổng cộng 152 công ty bị cấm mua các bộ phận và linh kiện, đặc biệt là các loại chip điện tử, nếu không được phép của chính quyền Mỹ.
Trong thực tế, theo nhận xét của hãng tin Anh Reuters, quyết định trên đây của Mỹ có tác dụng cấm giới sản xuất trên thế giới bán cho Hoa Vi các loại bộ phận, linh kiện bán dẫn… nếu việc sản xuất các mặt hàng này dùng đến thiết bị hay công nghệ của Mỹ.
Động thái mới này đã lấp đi lỗ hổng của lệnh cấm đã ban hành vào tháng 5 vừa qua mà Hoa Vi được cho là đã biết lợi dụng để tiếp tục hoạt động sản xuất.
Đỉnh điểm của một cuộc chiến 15 năm
Theo nhật báo Anh Financial Times ngày 21/08, đối với Washington, quyết định mới ban hành là đỉnh điểm của một cuộc chiến kéo dài 15 năm chống lại Hoa Vi, bắt đầu khi công ty này cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ lần đầu tiên vào đầu những năm 2000.
Các nhà quan sát kỳ cựu cho rằng Mỹ đang tiến gần đến một mục tiêu tưởng như là không tài nào đạt được. Vào năm ngoái, Washington đã bắt đầu siết gọng kềm nhắm vào Hoa Vi với nhiều lệnh trừng phạt, nhưng hai quyết định trước đây đều không thấm vào đâu. Lần này, thì các chuyên gia trong ngành cho rằng thật khó để thấy được là Hoa Vi “có thể thoát khỏi thòng lọng của Washington” như thế nào.
Một nhà phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics, một hãng nghiên cứu ở Bắc Kinh nhận định là các sản phẩm của Hoa Vi từ điện thoại thông minh cho đến hạ tầng cơ sở mạng đều cần đến vật liệu bán dẫn, với hai ngành này chiếm đến 90% hoạt động kinh doanh của Hoa Vi.
Theo chuyên gia này, “nếu không có khả năng sản xuất những sản phẩm đó, Hoa Vi sẽ không còn là Hoa Vi nữa”. Hồi đầu tuần trước, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tố cáo các quy định mới của Mỹ, gọi đó là một “bản án tử hình”.
Nhà Nước Trung Quốc tất yếu phải can thiệp để cứu Hoa Vi
Trong bài viết của mình, báo Financial Times đã nêu bật mối lo ngại của các tập đoàn viễn thông thế giới trước khả năng Hoa Vi bị sụp đổ cho dù một số chuyên gia vẫn giữ thái độ thận trọng, cho rằng còn quá sớm để nói đến ngày tàn của Hoa Vi, vì dứt khoát Nhà nước Trung Quốc sẽ nhẩy vào để cứu doanh nghiệp hàng đầu của minh.
Theo Financial Times, giám đốc điều hành một tập đoàn viễn thông châu Âu đã gọi viễn cảnh Hoa Vi – nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường – bị sụp đổ là “thảm họa”.
Theo nhân vật này, các nhà mạng hiện đã phải gánh chịu thêm chi phí do việc phải giảm số lượng thiết bị Hoa Vi do áp lực chính trị ngày càng tăng ở các nước phương Tây từ Úc đến Anh . Việc Hoa Vi sụp đổ vì không có linh kiện điện tử cần thiết để sản xuất, sẽ đè nặng trên các tập đoàn viễn thông đang dựa vào sản phẩm Hoa Vi như hãng Anh BT, hãng Đức Deutsche Telekom và hãng Thụy Sĩ Swisscom, đang sử dụng thiết bị Hoa Vi cho mạng băng thông rộng của họ.
Hoa Vi sẽ cố cầm cự trong 6 tháng?
Tuy nhiên, đối với Financial Times, cái chết chưa phải trước mắt. Hoa Vi đã cẩn thận xây dựng kho dự trữ chip từ khi Washington gia tăng súc ép với tập đoàn cách đây hai năm.
Tờ báo Anh đã phản bác thông tin cho rằng tập đoàn Trung Quốc đã có dự trữ hai năm để tiếp tục hoạt động, nhưng công nhận rằng Hoa Vi có đủ vật liệu để tiếp tục hoạt động trong 6 tháng nữa.
Theo nhật báo Anh, sáu tháng nghĩa là chờ đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đầu tháng 11, và nếu ông Biden thắng cử thì Mỹ có thể giảm nhẹ áp lực với Hoa Vi. Nhưng những hy vọng này còn mong manh.
Theo nhận định của ông Hosuk Lee-Makiyama, giám đốc Trung Tâm Chính Trị Kinh Tế Quốc Tế Châu Âu, trụ sở tại Bruxelles, những người có kinh nghiệm ở Trung Quốc hiểu rằng khả năng ông Biden hữu hảo dài lâu trở lại với Trung Quốc không nhiều, và “tuần trăng mật giữa Bắc Kinh với chính quyền Biden sẽ khó kéo dài vì Trung Quốc không thể thay đổi chính sách của họ một cách cơ bản”.
Nhiều quy định của Bắc Kinh vẫn làm cho các chính phủ phương Tây bất bình, khiến họ cứng rắn với Hoa Vi và Trung Quốc nói chung, như luật an ninh của Trung Quốc chẳng hạn. Luật này đòi hỏi các tập đoàn và người dân Trung Quốc hỗ trợ cho cơ quan an ninh Trung Quốc khi được yêu cầu bất kỳ điều gì, cho nên đã làm dấy lên lo ngại về hoạt động gián điệp.
Một vấn đề khác cũng đang khuấy động quan hệ với phương Tây là luật an ninh Hồng Kông: Bắc Kinh muốn khuất phục, tước bỏ quyền tự trị, quyền công dân và pháp quyền tại đặc khu này.
Trung Quốc sẽ can thiệp, nhưng sẽ thêm củi lửa cho những cáo buộc của Mỹ
Trước kịch bản này thì tương lai của Hoa Vi có vẻ đen tối và một số nhà quan sát tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ bước vào để nâng đỡ tập đoàn của mình.
Một nhà điều hành trong ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan cho rằng “Hoa Vi quá lớn để có bị bỏ rơi. Bắc Kinh sẽ chắc chắn trợ giúp”. Vấn đề là bằng cách nào.
Một số chuyên gia khác cho rằng khó mà thấy được là bằng cách nào mà Hoa Vi có thể tiếp tục hoạt động dưới hình thức hiện nay, với trừng phạt của Mỹ. Chính quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ đóng một vai trò trong việc tái cơ cấu công ty, và như thế sẽ biến Hoa Vi thành điều mà Mỹ luôn cáo buôc nhưng Hoa Vi luôn lớn tiếng phủ nhận, tức là: Một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc.
Tiktok kiện Tổng thống Trump vì lệnh cấm
TikTok ngày 24/8’ kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump về sắc lệnh cấm giao dịch tại Mỹ ứng dụng TikTok. TikTok nói họ ‘không còn sự lựa chọn nào khác.’
TikTok nói họ hết sức bất bình với lập trường của Tòa Bạch Ốc cho rằng họ là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ. Công ty này cho biết ‘đã có những biện pháp đặc biệt bảo vệ quyền riêng tư và an ninh của dữ liệu người sử dụng tại Mỹ.’
TikTok cũng tố cáo chính quyền Mỹ bất chấp ‘những nỗ lực sâu rộng’ của họ để giải quyết những quan ngại, đồng thời cáo buộc ông Trump chính trị hóa tranh chấp bằng cách kêu gọi cấm TikTok trong sắc lệnh ngày 6/8.
“Chúng tôi không hề xem chuyện kiện chính phủ là đơn giản,” TikTok nói. “Nhưng với Sắc lệnh Hành pháp dọa cấm các hoạt động của chúng tôi tại Mỹ…Chúng tôi không có lựa chọn nào khác.”
TikTok và công ty mẹ ByteDance kiện ông Trump, Bộ Thương mại và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tại Tòa án Liên bang ở Los Angeles, theo hồ sơ tòa án.
Toà Bạch Ốc đề nghị báo giới chuyển yêu cầu bình luận sang Bộ Tư pháp nhưng Bộ Tư pháp chưa phản hồi tức thì.
Trong lúc Washinngton và Bắc Kinh ngày càng mất lòng tin với nhau, ông Trump nhiều tuần qua đã than phiền TikTok là một mối đe dọa an ninh quốc gia và rằng công ty này có thể chia sẻ tin tức về người sử dụng tại Mỹ với chính phủ Trung Quốc.
Sắc lệnh hôm 6/8 của ông Trump yêu cầu cấm giao dịch với TikTok, có hiệu lực sau 45 ngày.
Ngày 14/8, ông Trump ban hành một sắc lệnh khác, cho ByteDance 90 ngày để chuyển nhượng các hoạt động tại Mỹ của TikTok và bất cứ dữ liệu nào TikTok đã thu thập được tại Mỹ.
ByteDance mua lại ứng dụng video Musical.ly có trụ sở tại Thượng Hải trong vụ chuyển nhượng trị giá 1 tỉ đô la trong năm 2017, và một năm sau đưa ứng dụng này vào hoạt động trở lại với tên gọi TikTok.
TikTok nói chính quyền Trump vi phạm quyền hiến định về trình tự pháp lý khi cấm công ty không thông báo trước.
Công ty cáo buộc ông Trump là lạm dụng Luật về Quyền Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế vốn cho phép Tổng thống quy định thương mại quốc tế trong trường hợp khẩn cấp quốc gia.
Vào tháng 5/2019, ông Trump đã viện dẫn luật này để ngăn chặn những nỗ lực của các công ty viễn thông quốc tế tiến hành do thám kinh tế và công nghệ chống lại nước Mỹ.
Tuy nhiên TikTok nói sắc lệnh 6/8 không được hỗ trợ bởi tính khẩn cấp ông Trump tuyên bố một năm trước, và rằng công ty không cung cấp loại công nghệ và dịch vụ ‘lọt vào tầm ngắm’ lúc đó.
TikTok cũng cho rằng sắc lệnh của ông Trump không đơn thuần bắt nguồn từ quan ngại an ninh quốc gia mà là hành động đầy tính chính trị hoá.
ByteDance đã thảo luận để bán hoạt động của TikTok ở Bắc Mỹ, Úc và New Zealand cho những công ty trong đó có Microsoft và Oracle.
Những tài sản này có thể trị giá từ 25 đến 30 tỉ đô la, những người thông thạo vấn đề cho hay.
Trước khi mua TikTok, ByteDance chưa xin trước với Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ CFIUS, là cơ quan duyệt xét việc sang nhượng xem có rủi ro khả dĩ về an ninh quốc gia hay không.
CFIUS sau đó đã mở cuộc điều tra. TikTok cáo buộc rằng CFIUS đã ‘liên tục từ chối’ tiếp xúc với ByteDance trước khi tuyên bố phát hiện các nguy cơ an ninh quốc gia liên hệ đến vụ mua bán.
Belarus: Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đến khu vực,
Lukashenko cho con đeo súng
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa thông báo thứ trưởng Stephen Biegun có kế hoạch đến Lithuania, Ukraine và Nga vào các ngày 24-27 tháng 8 để bàn về tình hình Belarus.
Phe đối lập Belarus tuần hành, bất chấp lệnh cấm
Nato bác bỏ cáo buộc của Belarus về mối đe dọa biên giới
Belarus tìm lại bản sắc quốc gia qua hai lá cờ
Tuy thế, ông Biegun sẽ không đến Belarus trong khi vấn đề của quốc gia cựu Liên Xô đang được Nga đem ra bàn thảo với đối tác châu Âu và Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tình hình tại Belarus sau mấy tuần phe đối lập biểu tình phản đối kết quả bầu cử 09/08 đem lại nhiệm kỳ lần thứ sáu cho tổng thống Alexander Lukashenko.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ về chuyến đi của ông Biegun không nhắc một chữ nào tới Belarus nhưng các báo Mỹ cho hay Washington muốn có tiếng nói rõ rệt hơn trong việc giải quyết tình hình ở quốc gia 9,5 triệu dân, nằm ở “vùng đệm” giữa Nga và các thành viên Nato tại Đông Âu.
Phe của tổng thống ‘biểu dương lực lượng’
Mấy ngày qua, chính quyền của ông Lukashenko bắt đầu tỏ ra vững tin trở lại để đối phó với làn sóng biểu tình, đình công.
Không chỉ dự một cuộc diễn tập quân sự cuối tuần qua ở Grodno, gần biên giới Ba Lan, nước thuộc Nato, ông còn bay trực thăng trên bầu trời thủ đô Minsk hôm Chủ Nhật.
Các kênh chính phủ đưa ra hình ảnh “chiến binh” của ông Lukashenko, 65 tuổi tỏ ra không hề sợ các nhóm biểu tình ngay trước Cung Độc lập.
Sau khi từ trực thăng bước xuống, ông Lukashenko mặc áo giáp, tay cầm khẩu AK-47 đi lại, chỉ đạo các nhóm vũ trang trên phố.
Đặc biệt hơn, ông để cho con trai 15 tuổi là Nikolay đeo súng đi cùng.
Cậu thiếu niên này cũng mang giáp và quân phục như đội an ninh của tổng thống.
Một số tờ báo khu vực nói việc ông Lukashenko “đem con trai làm vệ sĩ” chỉ tạo cảm giác ông coi việc đối phó biểu tình là chuyện rất cá nhân.
Trên các mạng ủng hộ tổng thống Lukashenko, người ta có thể thấy ông gọi người biểu tình là “đàn chuột”.
Ông gợi ý với báo chí hôm thứ Bảy tuần qua rằng nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin sẽ can thiệp giúp Belarus “chống ngoại xâm” nhưng hiện chưa rõ Nga muốn làm gì.
Vai trò luôn quan trọng của Nga
Trong số các nhân vật đối lập hàng đầu chống lại ông Lukashenko có người như bà Veranika Tsapkala đang “tỵ nạn” tại chính Moscow, còn người khác như Svietana Tikhanovskaya thì lánh sang Lithuania.
Một số ý kiến trên báo chí Phương Tây đánh giá rằng ông Putin muốn duy trì tình trạng hiện hữu là để ông Lukashenko cầm quyền, nhưng cũng vẫn giữ quan hệ thân thiện với phe đối lập Belarus.
Về phía họ, dù có lên thay ông Lukashenko theo một kịch bản nào đó, các nhà lãnh đạo mới của Belarus sẽ ‘vẫn cần giữ quan hệ tốt với Kremlin”, theo đánh giá của Eugene Rumer trên trang thuộc Trung tâm Carnegie Moscow.
Chưa kể, theo nhà bình luận này, sáu năm sau chuyển đổi hậu Maidan ở Ukraine, một thực tế ai cũng thấy là EU và Nato, đứng đầu là Hoa Kỳ, không hề có ý định nhận thêm thành viên ở Đông Âu và vùng thuộc Liên Xô cũ.
Vì vậy, việc điều chỉnh lại hướng đi ngoại giao của Belarus nếu xảy ra cũng không đi ra ngoài phạm vi địa chính trị vốn có là quốc gia ‘cầu nối’ giữa Nga và EU tại Đông Âu chứ không thể rơi hẳn vào quỹ đạo của một bên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53907115
Dịch Covid-19 : BS Anthony Fauci cảnh báo
’đốt cháy giai đoạn’ về vaccine
Chuyên gia y tế hàng đầu Hoa Kỳ vừa cảnh báo nước này không nên vội vàng duyệt nhanh một vaccine Covid-19 trước khi nó được chứng tỏ là an toàn và hiệu quả.
Nói với hãng tin Reuters, BS Anthony Fauci cũng cho rằng làm như vậy có thể ảnh hưởng đến việc phát triển các vaccine khác.
Có tin nói Tổng thống Donald Trump đang xem xét kế hoạch tung ra một vaccine trước khi nó được thử nghiệm đầy đủ.
Trump cảnh báo tại đại hội đảng về ‘gian lận bầu cử’
Hoa Kỳ chấp thuận điều trị huyết tương cho người nhiễm Covid-19
Động thái này có thể làm tăng cơ hội ông được tái đắc cử trong kỳ bầu cử tổng thống Tháng 11 tới.
Phe Dân chủ cáo buộc vị tổng thống sẵn sàng làm nguy hại cho sinh mạng người dân Mỹ để trục lợi về chính trị.
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Trump tweet rằng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) “đang làm khó cho các công ty dược phẩm đưa thuốc tới người dân để thử nghiệm vaccine.”
Tờ Financial Times đưa tin chính quyền Trump đang xem xét khả năng cấp phép sử dụng khẩn cấp (emergency use authorisation – EUA) một vaccine do Đại học Oxford của Anh và công ty dược phẩm AstraZeneca phát triển.
Khoảng 10.000 người đã tình nguyện tham gia tiêm thử vaccine, nhưng theo quy định của các cơ quan kiểm duyệt Hoa Kỳ, một vaccine phải được thử nghiệm thành công trên 30.000 người trước khi được duyệt.
Hoa Kỳ hiện có nhiều ca nhiễm và ca tử vong hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ có trên 5,7 triệu ca nhiễm và trên 177.000 ca tử vong tới nay.
BS Fauci nói gì?
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, BS Fauci – người đứng đầu Viện nghiên cứu về Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia – cảnh báo về việc vội vàng tung ra vaccine có thể làm ảnh hưởng xấu đến các thử nghiệm vaccine khác.
“Điều mà bạn không muốn thấy ở một vaccine là nó được cấp EUA trước khi bạn có dấu hiệu về tính hiệu quả,” ông nói.
“Một rủi ro tiềm năng là nếu bạn đưa ra một vaccine quá sớm, bạn sẽ khiến tìm người tình nguyện thử nghiệm cho các vaccine khác là rất khó, nếu như không nói là không thể.
“Theo tôi, điều tối quan trọng là bạn phải chứng minh được một vaccine là an toàn và hiệu quả,” ông nói thêm.
Vaccine của Đại học Oxford là một trong hàng chục loại vaccine hiện đang được phát triển trên thế giới.
Hầu hết các công ty dược lớn đều đã có các chương trình thử nghiệm lâm sàng lớn để thử nghiệm tính hiệu quả của các loại thuốc điều trị Covid-19 trong vài tuần qua.
Trước đó, FDA đã cấp cấp phép sử dụng khẩn cấp cho thuốc hydroxychloroquine để điều trị virus này. Nhưng vào tháng Bảy, các quan chức y tế đã rút lại EUA, với lý do các thử nghiệm lâm sàng cho thấy loại thuốc chống sốt rét này không có hiệu quả trong điều trị và không ngăn được những ai có tiếp xúc với virus bị lây nhiễm.
Ông Trump đã từng ca ngợi tác dụng của thuốc này, điều hoàn toàn đi ngược với lời khuyên của các chuyên gia y tế.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53905967
Ông Trump cấp phép điều trị Covid-19
bằng huyết tương
Hương Thảo
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/8 thông báo ông đã cấp phép khẩn việc sử dụng huyết tương từ người nhiễm Covid-19 đã bình phục làm phương pháp điều trị.
Ông Trump nói: “Đây là một liệu pháp mạnh mẽ, truyền các kháng thể rất mạnh từ máu của những bệnh nhân đã hồi phục để giúp điều trị cho những bệnh nhân hiện đang phải chống chọi với virus”, và thêm rằng việc cấp phép “sẽ mở rộng khả năng tiếp cận phương pháp điều trị này”.
“Dựa trên cơ sở khoa học và dữ liệu, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra tuyên bố độc lập rằng phương pháp điều trị này là an toàn và rất hiệu quả”, Tổng thống Trump nói. Ông cũng kêu gọi tất cả bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán đã hồi phục ở Hoa Kỳ hiến tặng huyết tương của họ, theo Fox News.
“Phương pháp này có thể có hiệu quả trong việc điều trị Covid-19, những lợi ích đã được biết đến và tiềm năng của nó lớn hơn những rủi ro đã biết và tiềm ẩn”, FDA ngày 23/8 ra tuyên bố.
Trước đó, vào tối 22/8, Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany đã viết trên Twitter vào tối hôm trước rằng cuộc họp báo của Tổng thống Trump vào hôm sau sẽ đề cập đến “một bước đột phá lớn trong việc điều trị virus Trung Quốc”.
Theo The BL, tuần trước, các quan chức Nhà Trắng cáo buộc FDA cản trợ việc triển khai vắc-xin và các phương pháp điều trị vì lý do chính trị.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-cap-phep-dieu-tri-covid-19-bang-huyet-tuong.html
Mỹ ráo riết truy tìm bệnh nhân Covid đầu tiên
Lục Du
Giới chức y tế Mỹ đang truy tìm nhà khoa học được cho là “bệnh nhân Covid số 0 [Patient Zero]”, người đã rời phòng thí nghiệm Vũ Hán một cách bí ẩn sau đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, theo The Sun.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) – cơ quan y tế hàng đầu của Mỹ – đang đề nghị một câu trả lời từ Viện Virus học Vũ Hán – cơ sở lưu trữ các loại bệnh truyền nhiễm từ dơi như virus corona.
Viện NIH gần đây đã cắt tài trợ cho quỹ từ thiện Mỹ EcoHealth Alliance, vốn hỗ trợ Viện Virus học Vũ Hán.
Trong một lá thư gửi EcoHealth Alliance hồi tháng trước, Michael Lauer, Phó Giám đốc NIH đã yêu cầu tổ chức này giải thích về “sự mất tích của [nhà nghiên cứu] Huang Yanling”, người được cho là bệnh nhân Covid số 0.
Ông Lauer sau đó cho biết cô Huang Yanling đã làm việc cho phòng thí nghiệm Vũ Hán trước khi thông tin cá nhân của cô bị xóa trên trang web của cơ sở này.
Nữ khoa học gia trẻ tuổi đã được xác định là “Bệnh nhân số 0” trên mạng xã hội, sau khi đại dịch lây lan khắp Vũ Hán – thành phố với 11 triệu dân.
Giữa những đồn đoán về tung tích hiện tại của cô, giới lãnh đạo Viện Virus học Vũ Hán đã phủ nhận việc cô bị hãm hại và tuyên bố cô vừa hoàn thành xong việc học tại một khu vực khác ở Trung Quốc.
NIH cũng muốn biết liệu Covid-19 có liên hệ đến cái chết của 3 thợ mỏ vào 8 năm trước hay không và liệu phòng thí nghiệm Vũ Hán có thực sự sở hữu Covid-19 trước khi dịch bệnh bùng phát hay không.
Hiện NIH đã cắt tài trợ cho EcoHealth Alliance. Ông Lauer cho biết nguồn tài trợ có thể sẽ được khôi phục nếu các chuyên gia bên thứ ba có thể điều tra cơ sở nghiên cứu ở Trung Quốc, với “sự chú ý đặc biệt đến việc liệu nhân viên ở đó có trong tay Sars-Cov-2 trước thời điểm tháng 12/2019 hay không”.
Theo trang Wall Street Journal, giám đốc NIH đã đưa ra 7 yêu cầu để khôi phục tài trợ cho EcoHealth Alliance, bao gồm việc giải thích “sự sụt giảm lưu lượng truy cập điện thoại di động vào tháng 10/2019, và việc có nhiều rào chắn ngăn các tuyến đường xung quanh Viện Virus học Vũ Hán từ ngày 14 đến ngày 19/10/2019”.
NIH cũng chất vấn tại sao phòng thí nghiệm Vũ Hán không công bố thông tin về virus RaTG13, được tìm thấy trong một “khu mỏ bỏ hoang” ở Mojiang tại Vân Nam, nơi ghi nhận ba ca tử vong do loại virus này vào năm 2012, nhất là trong bối cảnh RaTG13 là “loại coronavirus có nguồn gốc từ dơi có nhiều đặc điểm rất giống với Sars-Cov-2”, theo ghi chú trong bức thư của NIH.
Theo NIH, ba người đàn ông này – những người đã dành 14 ngày thu thập phân dơi tại khu mỏ – đã xuất hiện các triệu chứng “rất giống với Covid-19”.
Và luận án thạc sĩ của một vị bác sĩ điều trị cho 6 thợ mỏ này tiết lộ ông đã gửi mẫu bệnh phẩm tới Viện Virus học Vũ Hán. Ông cũng cho biết những bệnh nhân này có biểu hiện sốt, ho, đau đầu và đau nhức chân tay. Đây cũng là những triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân Covid.
Sau khi dịch Covid bùng phát ở Vũ Hán, các quan chức Trung Quốc đã đổ lỗi cho một khu chợ hải sản trong thành phố là nguồn lây nhiễm virus ban đầu.
Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ sau khi một loạt các nghiên cứu cho thấy không tìm thấy loại virus nào như vậy trong các mẫu động vật ở khu chợ.
Không chỉ vậy, các nhà khoa học đã phát hiện một số đặc điểm đặc biệt trên sợi protein của virus Vũ Hán giúp tăng cường khả năng lây nhiễm nhưng không có mối liên hệ mật thiết với virus corona.
Cụ thể, một chuỗi coronavirus từ tê tê đã được “chèn vào” trong Sars-Cov-2, cho phép nó gắn chặt vào các tế bào của người. Ngoài ra trong Sars-Cov-2 còn có một “khu vực phân cắt furin” giúp nó dễ dàng xâm nhập vào tế bào của người hơn.
Giáo sư Nikolai Petrovsky từ Đại học Flinders ở Adelaide cho biết Covid-19 “không phải điển hình của một bệnh lây nhiễm thông thường từ động vật” vì nó có khả năng “thích nghi đặc thù để lây nhiễm sang người”.
Ông Petrovsky nói: “Chúng tôi vẫn chưa thể giải thích thỏa đáng bằng cách nào mà vi rút trở nên thích nghi với con người một cách hoàn hảo như vậy”.
Hôm 22/8, giáo sư Petrovsky đã ca ngợi quyết định điều tra sự thật của NIH và nói rằng “Chắc chắn EcoHealth Alliance không mất gì khi hợp tác với yêu cầu này?”
Theo Mark Hodge, The Sun
Lục Du dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-rao-riet-truy-tim-benh-nhan-covid-dau-tien.html
California xóa quận Cam
khỏi danh sách theo dõi COVID-19
Vào chủ nhật (ngày 23 tháng 8), tiểu bang California đã xóa Quận Cam khỏi danh sách theo dõi COVID-19, đồng thời bắt đầu đếm ngược 14 ngày để các trường học tại Quận này mở cửa trở lại. Nếu quận duy trì tỷ lệ ca nhiễm coronavirus dưới 100 trường hợp trên 100,000 cư dân trong hai tuần tới, trong số các yêu cầu khác, các trường học trong quận có thể được phép mở cửa trở lại để giảng dạy trực tiếp. Tuy nhiên, quyết định mở cửa trở lại vẫn thuộc về các học khu.
Phản ứng với sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus và tỷ lệ nhập viện, Thống đốc Gavin Newsom vào giữa tháng 7 đã thông báo chỉ các trường học ở các quận ngoài danh sách theo dõi coronavirus trong 2 tuần liên tiếp mới có thể mở lại các lớp học trực tiếp.
Hiện có 35 quận nằm trong danh sách theo dõi của California, chiếm phần lớn dân số của tiểu bang. Các quận đó, bao gồm Los Angeles, Ventura, Riverside và San Bernardino, đã được lệnh đóng cửa các hoạt động trong nhà tại các trung tâm thể dục, nơi thờ tự, tiệm làm tóc và các địa điểm khác vào tháng Bảy.
Ngay cả khi một quận được xóa tên khỏi danh sách theo dõi, các hoạt động trong nhà vẫn phải đóng cửa cho đến khi viên chức y tế tiểu bang cho phép mở cửa trở lại. Quận Cam được thêm vào danh sách theo dõi vào tháng 6, sau khi số ca nhiễm coronavirus tăng mạnh dẫn đến số ca nhập viện tăng đột biến.
Tính đến ngày 22 tháng 8, tỷ lệ dương tính với xét nghiệm trong bảy ngày của Quận Cam đứng ở mức 5.4% – thấp hơn nhiều so với mức 8% của tiểu bang – và Quận cũng đáp ứng các tiêu chuẩn của tiểu bang về việc làm chậm sự lây lan của COVID-19.
Các tiêu chuẩn này bao gồm số lượng xét nghiệm coronavirus hàng ngày được thực hiện, số người nhập viện hàng ngày, công suất bệnh viện và nguồn cung cấp giường bệnh và máy thở trong đơn vị chăm sóc đặc biệt. Tỷ lệ nhiễm coronavirus trong 14 ngày trên 100,000 cư dân Quận Cam hiện ở mức 90.2. (BBT)
https://www.sbtn.tv/california-xoa-quan-cam-khoi-danh-sach-theo-doi-covid-19/
Dịch vụ bưu điện sẽ thực hiện
các biện pháp giảm chi phí vào sau bầu cử
Tin Washington DC – Tổng giám đốc Dịch vụ bưu điện USPS, ông Louis DeJoy, vào thứ Hai, 24 tháng 8, đã điều trần trước Ủy Ban Giám sát và Cải tổ của Hạ Viện, trong bối cảnh nhiều người đang lo ngại về việc bưu điện chậm giao thư trong đợt bầu cử tháng 11.
Các nhà lập pháp Dân Chủ đã chất vấn ông DeJoy về một loạt các cải tổ tại USPS, như chấm dứt chính sách làm thêm giờ và ngưng giao hàng phụ trội. Chủ tịch Ủy Ban Giám sát và Cải tổ, Dân Biểu Carolyn Maloney, nói rằng tình trạng giao thư chậm trễ đang xảy ra trên toàn quốc, do các biện pháp cải tổ của ông DeJoy.
Các thành viên Dân Chủ khác của Ủy Ban cũng cho rằng các quyết định của ông DeJoy là dấu hiệu của sự yếu kém năng lực, hoặc là một nỗ lực nhằm cản trở việc giao nhận thư từ trước ngày bầu cử. Ông DeJoy đã mạnh mẽ chống trả các cáo buộc của đảng Dân Chủ, nói rằng đảng này đang cố truyền bá thông tin sai lầm về công việc của ông. Ông DeJoy cũng từ chối lắp đặt lại các máy phân loại thư, vốn đã được dời khỏi các bưu điện trong những tuần gần đây, dẫn đến lo ngại về nguy cơ chậm trễ trong việc giao thư.
Ông DeJoy khẳng định USPS hoàn toàn đủ khả năng vận chuyển và giải quyết phiếu bầu qua thư một cách an toàn và đúng thời gian. Ông Dejoy thêm rằng các biện pháp cải tổ gây tranh cãi đã được đình chỉ từ tuần trước, và sẽ được khôi phục vào sau ngày bầu cử 3 tháng 11.
Buổi điều trần của ông DeJoy diễn ra sau khi Hạ Viện vào cuối tuần trước phê chuẩn dự luật ngân sách, cấp thêm 25 tỷ Mỹ kim cho Dịch vụ bưu điện, nhưng cũng cấm cơ quan này thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào cho tháng 1, 2021. Dự luật này nhiều khả năng sẽ không thể vượt qua Thượng Viện. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/ddich-vu-buu-dien-se-thuc-hien-cac-bien-phap-giam-chi-phi-vao-sau-bau-cu/
Ty bưu chính Hoa Kỳ tuyên bố dự luật của Hạ Viện
sẽ cản trở “khả năng cải thiện dịch vụ của cơ quan”
Tin từ Washington, D.C. – Vào chủ nhật (ngày 23 tháng 8), Ty Bưu chính hoa Kỳ (USPS) cho biết dự luật mà Hạ viện vừa thông qua sẽ cản trở “khả năng cải thiện dịch vụ cho người dân” của cơ quan này. Đồng thời, cơ quan này cũng bảo đảm sẽ có thể giải quyết các lá phiếu bầu gửi qua thư cho cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 11 tháng 3.
Vào thứ bảy (ngày 22 tháng 8), Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua một dự luật để cung cấp cho USPS khoản ngân sách trị giá 25 tỷ mỹ kim và chặn các thay đổi chính sách đã làm dấy lên lo ngại rằng cơ quan này sẽ không đủ khả năng giải quyết số phiếu bầu gửi qua thư nhiều chưa từng có do đại dịch.
Tổng thống Trump đã chỉ trích mạnh mẽ dự luật này và Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell đưa ra khuyến cáo rằng Thượng viện sẽ “tuyệt đối không thông qua” dự luật. Trong tuyên bố, USPS cho biết mặc dù dự luật của Hạ viện là có ý tốt, nhưng nó sẽ hạn chế khả năng của cơ quan này trong việc thực hiện các thay đổi hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và cuối cùng là cải thiện dịch vụ cho người dân Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Tổng thống Trump đã liên tục nhận định việc bỏ phiếu qua thư sẽ dễ dàng bị gian lận.
Đảng Dân chủ, những người cáo buộc Tổng thống Trump cố gắng ngăn cản việc bỏ phiếu bằng thư để giành lợi thế bầu cử so với ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden, lập luận rằng ngoài thư từ, USPS còn phải giao những bưu kiện quan trọng như thuốc men. Giám đốc công ty bưu chính Louis DeJoy gần đây đã đình chỉ các biện pháp cắt giảm chi phí đã làm chậm việc giao hàng của USPS trong những tuần gần đây.
Vào thứ sáu (ngày 21 tháng 8), ông nói với một ủy ban của Thượng viện rằng USPS sẽ chuyển các lá phiếu “an toàn và đúng hạn” trong cuộc bầu cử tháng 11 nhưng cho biết những thay đổi lớn hơn có thể xảy ra sau đó. (BBT)
Hàng ngàn người di tản khi hai cơn bão
hướng vào duyên hải vịnh Mexico của Hoa Kỳ
Tin từ HOUSTON – Vào hôm Chủ nhật (23/8), Bão Marco và Bão nhiệt đới Laura tàn phá vùng Caribbean và Vịnh Mexico, buộc hàng ngàn cư dân ven biển ở Louisiana và Cuba phải di tản, và làm ngập lụt các con đường ở thủ đô của Haiti, với thiệt hại trên toàn khu vực dự kiến sẽ trầm trọng hơn trong tuần này.
Marco, phát triển thành bão lốc xoáy nhiệt đới vào hôm Chủ nhật với sức gió duy trì ở mức 75 dặm/giờ (120 km/giờ), được dự báo sẽ đổ bộ dọc theo bờ biển Louisiana vào hôm thứ Hai (24/8).
Bão Laura, tấn công Cộng hòa Dominica và Haiti trước đó vào hôm Chủ nhật, giết chết ít nhất 10 người trước khi tấn công Cuba vào tối hôm Chủ nhật, được dự báo sẽ phát triển thành bão lốc xoáy nhiệt đới trước khi đổ bộ vào Texas hoặc Louisiana vào hôm thứ Năm (27/8).
Vào hôm Chủ nhật (23/8), tổng thống Trump ban hành một tuyên bố thảm họa cho Louisiana. Trước đó, ông đưa ra một tuyên bố tương tự cho Puerto Rico. Ở New Orleans, anh Billy Wright dành ngày Chủ nhật để mua nước đóng chai, thực phẩm để lâu được và một chiếc rìu gác mái, có thể dùng để chặt mái nhà nếu nước lũ chặn cửa ra vào và cửa sổ. Luật sư 33 tuổi này sống cùng vị hôn thê trong một ngôi nhà một tầng chỉ cách vài dãy nhà từ con kênh bị vỡ trong trận bão Katrina năm 2005.
Thống đốc John Bel Edwards của Louisiana khuyến cáo rằng các trận gió bão nhiệt đới sẽ ập đến vào hôm thứ Hai, đồng thời thông báo với cư dân rằng nếu họ không rời đi vào đêm hôm Chủ nhật, họ nên chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu với cả Marco và Laura. (BBT)
Lính cứu hỏa, máy bay quân sự
và lực lượng Vệ binh Quốc gia đến California
để hỗ trợ dập tắt các đám cháy rừng lớn
Tin từ Los Angeles – Vào chủ nhật (ngày 23 tháng 8), các đội lính cứu hỏa từ khắp miền Tây Hoa Kỳ, máy bay quân sự và binh sĩ Vệ binh Quốc gia đã đổ về California để tham gia cuộc chiến chống lại khoảng hai mươi đám cháy rừng lớn đang bùng cháy khắp tiểu bang.
Những đám cháy rừng tồi tệ nhất, bao gồm hai đám cháy lớn thứ hai và thứ ba từng được ghi nhận trong lịch sử California, đã hoành hành bên trong và xung quanh San Francisco Bay Area, nơi hơn 200,000 người được yêu cầu di tản.
Các đám cháy, bùng phát do những đợt sét đánh từ các cơn giông khô trên khắp miền Bắc và Trung California trong tuần qua, đã gây ra tử vong ít nhất sáu người và phá hủy khoảng 700 ngôi nhà và các công trình kiến trúc khác.
Theo Cal Fire, tổng cộng các đám cháy đã thiêu rụi gần 1 triệu mẫu Anh diện tích rừng. Khói và tro đã bao phủ hầu hết phần phía bắc của California trong nhiều ngày qua, thậm chí có thể được nhìn thấy từ nhiều tiểu bang khác.
LNU Lightning Complex, tên gọi của một chuỗi các đám cháy nhỏ hơn hợp thành một ngọn lửa lớn, đã thiêu rụi khoảng 340,000 mẫu Anh của các Quận Napa, Sonoma, Lake, Yolo và Solano. Hiện đây là đám cháy rừng lớn thứ hai được ghi nhận tại tiểu bang và hiện các lực lượng cứu hỏa chỉ mới dập tắt được 17% tính đến chiều Chủ nhật. Bên cạnh đó về phía nam, ngọn lửa mang tên SCU Lightning Complex đã thiêu rụi 339,000 mẫu Anh và chỉ mới được dập tắt 10%. (BBT)
Mỹ: Biểu tình tiếp diễn ở Wisconsin
sau vụ cảnh sát bắn người da đen
Biểu tình phản đối vụ cảnh sát bắn trọng thương một người đàn ông da đen tiếp tục đêm thứ hai ở Wisconsin và nhiều cơ sở kinh doanh của người da đen ở khu Kenosha đã bị phóng hỏa, theo Reuters.
Hãng tin Anh miêu tả khói bốc lên nghi ngút ở trung tâm Kenosha sau khi cảnh sát chống bạo loạn đụng độ với những người biểu tình, vốn bất chấp lệnh giới nghiêm tối hôm 24 và rạng sáng 25/8 ở gần nơi cảnh sát bắn ông Jacob Blake vào lưng hôm 23/8.
Ông Blake, 29 tuổi, hiện vẫn được chữa trị trong phòng chăm sóc đặc biệt và sẽ còn phải trải qua thêm các cuộc phẫu thuật, theo Reuters.
Cha của ông Blake nói với tờ Chicago Sun-Times rằng con trai mình bị liệt từ phần thắt lưng trở xuống.
Luật sư dân quyền Ben Crump, người đại diện cho gia đình ông Blake, nói rằng khi ông đang tìm cách giải tán một cuộc ẩu đả giữa hai phụ nữ, ông bị trúng bốn trong số 7 phát đạn của một cảnh sát trước mặt các con trai, tất cả đều dưới 10 tuổi.
Luật sư này nói rằng “không có chỉ dấu nào cho thấy ông [Blake] mang theo vũ khí”.
Người Việt tham gia biểu tình
ủng hộ cảnh sát ở Portland
Một số người dân Portland xuống đường bày tỏ ủng hộ cảnh sát trong khi cuộc biểu tình ‘Black Lives Matter’ ròng rã ở đây kêu gọi bãi bỏ lực lượng cảnh sát và tiếp tục tấn công các tòa nhà chính quyền, một người biểu tình gốc Việt nói với VOA.
Cho đến nay, cuộc biểu tình Black Lives Matter, tức ‘Mạng sống của người da đen là quan trọng’, bắt nguồn từ cái chết của một người Mỹ gốc Phi tên George Floyd trong lúc ông này bị cảnh sát khống chế hồi cuối tháng 5, đã kéo dài gần tròn ba tháng ở Portland mà chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Trong lúc này, chính quyền liên bang của Tổng thống Donald Trump đã rút lực lượng thực thi pháp luật liên bang ra khỏi Portland trước những lời chỉ trích rằng sự hiện diện của lực lượng liên bang chỉ càng làm căng thẳng và bạo lực leo thang.
Biểu tình đối chọi
Vào hôm thứ Bảy ngày 22/8 ở Portland đã diễn ra một cuộc biểu tình đối chọi với ‘Black Lives Matter’ để ủng hộ cảnh sát thực thi chức trách bảo vệ an ninh và thu hút ‘khoảng 150-200 người tham gia’, một người Việt tham gia vào cuộc biểu tình này nói với VOA.
Ông Từ Đức Tháo, chủ tịch cộng đồng người Việt ở Portland, Oregon, cho biết ông là 1 trong 4 người Việt tham gia vào cuộc biểu tình ủng hộ cảnh sát này vốn so về quy mô ‘chỉ bằng 1/3 cuộu biểu tình ‘Black Lives Matter’.
“Tôi có thông báo cho cộng đồng người Việt mình biết để họ đi nhưng cuối cùng có ai đi đâu,” ông Tháo nói và cho biết đi biểu tình cùng ông là ‘đủ các sắc dân, da trắng, da đen, da màu’ – đa phần là người lớn tuổi và số ít là người trẻ.
“Nói tóm lại bà con mình cũng ngại đối đầu với người biểu tình bạo động,” ông Tháo giải thích.
Theo lời ông thì ‘có một ông người Mỹ đứng cạnh tôi bị một cục gạch ném trúng đầu chảy máu’ còn bản thân ông ‘cũng suýt bị một trái banh cứng liệng trúng đầu’.
Ông mô tả rằng cuộc biểu tình ủng hộ cảnh sát ‘diễn ra lúc đầu rất ôn hòa và không muốn đối đầu với bên kia nhưng cuối cùng cũng xảy ra xung đột’.
“Họ liệng đá và những chai nước tiểu qua bên này, bên này lượm đá họ liệng qua liệng trở lại,” ông Tháo kể.
Bản thân ông Tháo bị trúng hơi cay nên ‘cuốn cờ quay về vì nguy hiểm quá’. Ông nói nếu lần sau có đi biểu tình lần nữa ông phải đội mũ cứng và mang kính bảo hộ.
Theo lời ông thì cảnh sát không can thiệp vào chuyện giữa hai đoàn biểu tình. “Chỉ có một xe cảnh sát dùng loa kêu gọi hai phía biểu tình một cách ôn hòa.”
‘Không còn đối đầu cảnh sát nữa’
Theo quan sát của cư dân lâu năm ở Portland này thì sau khi lực lượng liên bang rút đi thì các cuộc đối đầu giữa cảnh sát và người biểu tình cũng giảm bớt nhưng các hành động tấn công và đốt phá các tòa nhà chính quyền vẫn tiếp diễn hàng đêm.
“Khi còn lực lượng liên bang thì họ phá mạnh hơn, đối đầu mạnh hơn,” ông nói. “Sau khi lực lượng liên bang rút đi thì họ không còn tấn công Trung tâm Tư pháp (Justice Center) nữa mà chuyển hướng sang tập trung ở các công viên gần các đồn cảnh sát.”
“Họ tấn công từ đêm này sang đêm khác, hết tấn công sở cảnh sát ở đông nam rồi đi lên khu bắc rồi đến trụ sở Hiệp hội Cảnh sát Portland, ông nói thêm và cho biết khẩu hiệu của những người biểu tình ‘Black Lives Matter’ giờ là ‘Không cảnh sát, Không nhà tù, Tất cả phải bãi bỏ hết’.
Không những tấn công sở cảnh sát, đoàn biểu tình còn tấn công vào Tòa nhà Hạt Multnomah và trụ sở Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan để đòi dẹp luôn cơ quan này, cũng theo lời vị chủ tịch cộng đồng người Việt ở đây.
Cư dân này cho biết những người biểu tình này thường tập họp từ sau 7h tối, có chỉ huy đàng hoàng, nhưng sau 11h đêm, tức giờ giới nghiêm, khi cảnh sát tiến hành giải tán thì ‘bắt đầu hỗn loạn’.
“Họ dùng những thứ như chai lọ, đá ném liên tục vào cảnh sát và vào các tòa nhà cho nó bể ra rồi sau đó ném những thứ gây cháy vào bên trong để phóng hỏa,” ông nói.
Cảnh sát địa phương, lực lượng đảm bảo an ninh chủ yếu hiện giờ ở Portland sau khi lực lượng liên bang và tiểu bang rút đi, ‘trấn áp nhẹ hơn, không bắn hơi cay nhiều, không áp đảo như lúc trước’, ông Tháo nhận định.
Hiện giờ, mỗi ngày cảnh sát bắt chừng 3-4 người ngoan cố vi phạm lệnh giới nghiêm, ông nói và cho biết đa số những người đi biểu tình ‘Black Lives Matter’ và bị bắt giữ ‘là người da trắng’ và ‘cũng đã có một anh người Việt bị bắt giữ nữa’.
Những người bị bắt, ông Tháo nói, được Ủy viên Công tố Quận (District Attorney) ‘châm chước, tha bổng với lý do là họ đi biểu tình đòi công lý. Những người tham gia các cuộc bạo loạn nhỏ cũng được thả trong khi những người phạm tội nặng vẫn còn bị giam, ông cho biết thêm.
“Theo ý kiến của tôi nếu mà tha bổng như vậy thì không thể nào chặn đứng được sự phá phách trong những ngày sắp tới.”
Các cuộc biểu tình ròng rã khiến người dân Portland ‘không ai muốn xuống khu trung tâm hết trừ những ai phải đi làm ở đó’, cư dân này cho hay.
Kể từ khi bùng phát các cuộc biểu tình hôm 29/5, đã có ít nhất 500 người đã bị bắt, theo CNN dẫn nguồn từ Sở Cảnh sát Portland.
Covid-19: Cuba muốn tự bào chế vac-xin
Minh Anh
Ngày 24/08/2020, chính quyền Cuba cho biết tiến hành giai đoạn thử nghiệm trên người một loại vac-xin do viện Finlay bào chế. Hơn 600 người tham gia chương trình thử nghiệm và kết quả dự kiến sẽ được thông báo vào tháng 2/2021.
Cho đến lúc này, Cuba đã kềm hãm khá thành công dịch bệnh. Tổng cộng chỉ có 3.717 người nhiễm và 91 ca tử vong. Đối với Cuba, loại vac-xin đang trong giai đoạn thử nghiệm trên người hiện nay còn là một cách để chứng tỏ rằng đất nước biết bảo vệ lợi ích của mình trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Từ thủ đô La Habana, thông tín viên đài RFI, Domitille Piron giải thích :
« Chủ quyền 01 », Cuba đã đặt tên cho vac-xin ngừa virus corona của mình như thế. Bởi vì đối với chính quyền La Habana, đó không chỉ đơn giản là lao vào một cuộc đua nhưng đúng hơn là bảo đảm chủ quyền của đảo, nhất là trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, còn bị Donald Trump siết chặt thêm cho dù đang trong cơn đại dịch.
Những bệnh nhân bị nhiễm virus corona ở Cuba đã được chữa trị bằng chính các loại thuốc được sản xuất ở trong nước, do chính hãng dược hàng đầu đất nước bào chế. Từ nhiều thập niên qua, hãng này đã phát triển hoạt chất inteferon alfa 2-B, một loại thuốc chống cúm vốn cho thấy rõ hiệu quả trong cuộc chiến chống virus corona.
Khi phô trương vac-xin « Chủ quyền 01 », Cuba không quên nhắc lại những thành công trước đây với một loại vac-xin khác chống viêm gan B.
Dày kinh nghiệm, Cuba sẽ thử nghiệm loại vac-xin chống Covid-19 này trên 676 tình nguyện viên, trong độ tuổi từ 18-80. Những người này sẽ được tiêm hai liều và kết quả thử nghiệm sẽ được công bố vào tháng 2/2021.
Các nhà khoa học Cuba còn tỏ ra rất tự hào khi thuốc của họ nằm trong số 30 loại vac-xin tiềm tàng trên thế giới được phép thử nghiệm trên người. Nhưng họ cũng cẩn trọng tránh nhắc đến những thử nghiệm lâm sàng của hai đối tác chính là Nga và Trung Quốc hiện đang gây nhiều tranh luận.
Một tiểu hành tinh sẽ tiến sát Trái đất
1 ngày trước bầu cử Mỹ 2020
Phụng Minh
Ngày 24/8, các thông tin về tiểu hành tinh đang trên đường tiếp cận Trái đất và có khả năng va chạm với ngôi nhà chung của nhân loại ngay trước ngày bầu cử Hoa Kỳ 2020 khiến nhiều người lo lắng.
Có người nói rằng trong một năm đầy thảm họa và biến động như 2020, một tiểu hành tinh tiến về Trái đất là điều cuối cùng người ta muốn nghe thấy. Tuy nhiên thông tin chi tiết về nó sẽ làm an lòng nhiều người hoài nghi, vì khả năng nó va vào trái đất là rất thấp, theo Epoch Times.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, thiên thể mang tên 2018VP1 dự kiến sẽ tiếp cận Trái đất vào ngày 2/11. Nó được phát hiện lần đầu tiên bởii Đài quan sát Palomar ở California vào năm 2018.
NASA cho biết trong một tuyên bố: “Tiểu hành tinh 2018VP1 rất nhỏ (đường kính khoảng 6,5 feet, tương đương chưa tới 2m) và không phải là mối đe dọa đối với Trái đất. Nếu nó đi vào bầu khí quyển của Trái đất, nó sẽ bị phân hủy do kích thước cực nhỏ”.
Theo chỉ đạo của Lưỡng viện Hoa Kỳ, NASA cần phát hiện các tiểu hành tinh gần Trái đất có kích thước lớn hơn 140 mét (459 feet) và cần báo cáo các tiểu hành tinh có kích thước bất kỳ. NASA cũng cho biết “dựa trên 21 lần quan sát trong 21.968 ngày”, cơ quan này xác định rằng tiểu hành tinh này sẽ không có tác động lớn đến Trái đất.
2018VP1 không gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học. Nó có chu kỳ quỹ đạo là hai năm. Khi nó được phát hiện vào năm 2018, nó đang cách Trái đất khoảng 450.000 km (280.000 dặm).
Khoảng cách gần nhất ước tính của nó với Trái đất vào ngày 2/11/2020 (một ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ) sẽ là 4.994,76 km. Về không gian, điều đó thực sự gần. Tuy nhiên, khả năng nó va vào trái đất chỉ là 1 phần 240 hay 0,41%.
Theo Lin Nan, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-tieu-hanh-tinh-se-tien-sat-trai-dat-1-ngay-truoc-bau-cu-my-2020.html
Covid-19 làm thay đổi ngành hàng không thế nào
Ashley Nunes
Hồi 2001, việc đi làm bằng đường hàng không bị một cú giáng khủng khiếp – các vụ tấn công ngày 11/9 đã để lại hậu quả trong nhiều năm sau đó.
Nhưng điều này chỉ là một vết xước nếu so với tác động mà Covid-19 ghi dấu ấn lên ngành hàng không.
Cách thức lên máy bay sẽ thay đổi thế nào do Covid-19
Covid-19: Những phi cơ nghỉ bay được cất giữ thế nào?
Văn phòng sẽ thay đổi thế nào hậu Covid-19
Nằm ngay giữa vùng đất xa xôi hẻo lánh của Úc là Alice Springs.
Thị trấn này – được mọi người thường gọi là Alice – là nơi có mặt người bản địa từ gần 30.000 năm trước.
Tuy nhiên, mới đây, một dạng cư dân mới (và phải nói là rất khác) đã xuất hiện ở Alice.
Kể từ tháng Tư, có bốn chiếc Airbus A380 đã được đưa đến thị trấn nhỏ này. Chúng là những chiếc máy bay khổng lồ nặng hơn 500 tấn thuộc sở hữu của Singapore Airlines, và giống như nhiều hãng hàng không khác, hãng đã cho nằm ụ gần như toàn bộ đội bay của mình.
Nhu cầu đi lại giảm sút
Lý do là Covid-19. Sự lây lan của loại virus corona mới đã khiến nhu cầu đi lại của hành khách giảm xuống, buộc các hãng hàng không phải để máy bay vào bãi đỗ thay vì bay.
Alice có những điều kiện lý tưởng cho việc lưu giữ máy bay.
Sân bay địa phương có đường băng đủ dài để các máy bay thương mại hạ cánh và khí hậu khô, có nghĩa là các bộ phận của máy bay bị ăn mòn chậm hơn nhiều so với nhiệt độ nóng bức và độ ẩm ở Đông Nam Á.
Nhu cầu đi lại sụt giảm không phải là điều gì mới.
Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, hành khách không còn hăm hở đi máy bay nữa do lo ngại về an ninh.
Điều này buộc các hãng hàng không – lúc đó, cũng giống như bây giờ – phải hủy các chuyến bay và đem máy bay vào kho.
Ngành công nghiệp hàng không sau đó đã phục hồi. Số lượt hành khách đi lại hồi năm 2002 là 1,63 tỷ, chỉ thấp hơn một chút so với 1,66 tỷ vào năm 2001.
Nhưng số lượng hành khách không phản ánh đầy đủ câu chuyện.
Vụ tấn công 11/9 cũng buộc các hãng hàng không phải cắt giảm chi phí bằng cách cho nghỉ không lương, sa thải nhân viên, và đáng chú ý nhất là hợp nhất với nhau.
Trước các vụ tấn công 11/9, thị trường hàng không Mỹ – nơi sinh lợi nhất thế giới – chủ yếu do tám hãng hàng không kiểm soát. Bây giờ là bốn hãng.
Sau các cuộc tấn công, các hãng hàng không cũng trở nên thận trọng hơn và gác lại các kế hoạch mở rộng quyết liệt.
Điều này dẫn đến việc nhìn chung là hành khách có ít chuyến bay hơn để lựa chọn, và trên các phi cơ ít chỗ trống hơn.
Việc dịch Covid-19 có tác động tương tự đến ngành hàng không hay không và liệu hành khách sẽ trở nên thế nào sau đó tùy vào một vài điều.
Sự sụp đổ nhu cầu đi lại bằng đường hàng không chủ yếu là do chính sách công gây ra.
Khi dịch Covid-19 lan rộng, chính phủ các nước trên thế giới đã quyết định cấm những người không phải là thường trú nhân nhập cảnh, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Một số quốc gia như Ấn Độ, Malaysia và Nam Phi đã ngừng cấp thị thực cho du khách. Những nước khác như Úc, New Zealand và Hoa Kỳ thì tạm ngưng chính sách miễn thị thực có qua có lại.
Covid-19 làm thay đổi các mối quan hệ của chúng ta ra sao
Dịch Covid-19 sẽ thay đổi thế giới chúng ta thế nào
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Động thái này không chỉ làm bể kế hoạch đi lại của hàng triệu người mà còn buộc các hãng hàng không ngừng phục vụ tại các thị trường béo bở một thời.
Bay máy bay không có hành khách sẽ là việc làm không hợp lý về mặt tài chính. Do đó, việc đưa máy bay trở lại bầu trời phụ thuộc vào việc chính phủ các nước nới lỏng hạn chế đi lại.
Có một số dấu hiệu cho thấy điều này đang xảy ra.
Chính phủ Nam Phi gần đây công bố các nỗ lực mở lại ngành du lịch. Nhưng với một ngoại lệ: chỉ áp dụng cho khách nội địa, còn du khách quốc tế sẽ phải đợi lâu hơn một chút.
Mmamoloko Kubayi-Ngubane, Bộ trưởng Du lịch Nam Phi, nói: “Quyết định mở cửa biên giới với bên ngoài sẽ dựa trên việc đánh giá bằng chứng khoa học… tuân thủ trách nhiệm của chính phủ trong việc bảo vệ sinh mạng người dân Nam Phi’.”
Lời nói của ông Kubayi-Ngubane cho thấy sự cân bằng khó khăn mà các chính phủ phải thực hiện giữa việc đem đến cho người dân những lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch trong khi phải bảo vệ họ trước những rủi ro sức khỏe cộng đồng do Covid-19 gây ra.
‘Vùng đi lại nội bộ’
Nhưng có một cách để lách những hạn chế đi lại này: tạo ra ‘vùng đi lại nội bộ’.
Thường được biết đến với thuật ngữ ‘hành lang virus corona’ hay ‘cầu không khí’, ý tưởng này rất đơn giản.
Thay vì cấm luôn du khách (hoặc đưa họ vào diện cách ly), một số quốc gia đồng ý mở cửa biên giới với nhau, mặc dù trên nguyên tắc vẫn đóng biên giới của họ với tất cả các nước khác.
Các quốc gia tham gia thường là những nước mà mối đe dọa virus corona đã được kiểm soát. Điều này giảm thiểu rủi ro lây lan cho du khách lịch trong phạm vi giữa họ với nhau đồng thời ngăn chặn các ca bệnh mới du nhập từ bên ngoài.
Chính phủ Anh mới đây đã thực hiện điều này.
Kể từ ngày 10/7, hành khách từ hơn 50 quốc gia sẽ được phép nhập cảnh vào Anh mà không bị cách ly.
Khi thông báo về quyết định này, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói: “Thay vì cách ly những người đến từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi sẽ chỉ cách ly những người đến từ những nước mà dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát.”
Nhưng hiệu quả của việc thiết lập vùng đi lại nội bộ phụ thuộc một phần vào thiện chí của người dân.
Chẳng hạn như thành công của vùng đi lại nội bộ của Anh với Pháp (tuy vùng nội bộ này đã bị Anh hủy bỏ sau đó vài tuần) đòi hỏi khách đến Anh không đến một quốc gia có rủi ro cao (như Mỹ chẳng hạn) và rồi gần như ngay sau đó lại bay đến Anh qua ngả Pháp.
Nhà chức trách làm thế nào để ngăn chặn được điều này – đó là chuyện vẫn chưa rõ. Tình hình đặc biệt nguy hiểm nếu không có các biện pháp kiểm soát biên giới giữa các nước bên trong vùng đi lại nội bộ, như trường hợp các nước thành viên EU.
Xét nghiệm nhanh
Một giải pháp khác là có sẵn phương tiện xét nghiệm nhanh.
Động thái này sẽ cho phép giới chức sàng lọc những du khách nhiễm bệnh và nếu cần, cách ly họ.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford gần đây đã khởi động một nghiên cứu để tìm hiểu tính khả thi của ý tưởng này.
Công việc – vốn đang được tiến hành với sự phối hợp của chính phủ Đài Loan – sẽ xét nghiệm hành khách để tìm dấu hiệu của virus trên các chuyến bay xuyên Thái Bình Dương.
Theo các tác giả của nghiên cứu, “mục tiêu của thử nghiệm là tìm ra khoảng thời gian sớm nhất mà chúng ta có thể cho người ta đi nếu họ được xét nghiệm”.
Điều này quan trọng đối với các nước xem đi lại bằng đường hàng không là chìa khóa để khởi động lại nền kinh tế.
Những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19
Covid-19 làm thay đổi vĩnh viễn cuộc sống chúng ta thế nào?
Nhiễm Covid-19 sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng?
Hãy tưởng tượng tới khả năng là bạn ngồi gần một người được xét nghiệm âm tính nhưng thực sự đã bị nhiễm (và có khả năng lây) trong suốt chuyến bay.
Ý tưởng này không phải là chuyện hoàn toàn xa vời. Các nghiên cứu cho thấy cứ ba người bị nhiễm thì có một người có thể có kết quả ‘âm tính giả’.
Theo Maureen Ferran, giáo sư sinh học tại Viện Công nghệ Rochester ở New York, trường hợp âm tính giả có thể xảy ra khi que gạc – được dùng để lấy mẫu virus – không được đưa vào đủ sâu trong mũi hoặc không lấy đủ mẫu virus.
Bà nói rằng âm tính giả cũng có thể xảy ra “nếu một người được xét nghiệm quá sớm hoặc quá muộn trong thời gian nhiễm bệnh và do đó không có nhiều virus trong tế bào của họ”.
Vaccine chống Covid-19
Vaccine ngừa Covid-19 sẽ khiến chúng ta thấy nhẹ người.
Vaccine tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm và lây bệnh. Điều này giảm bớt nhu cầu của việc hạn chế nhập cảnh, vùng đi lại nội bộ và xét nghiệm.
Nhưng tìm ra vaccines không hề dễ dàng. Thuốc chữa trị cho một số căn bệnh đe dọa tính mạng như HIV và sốt rét cho đến nay vẫn chưa được tìm ra mặc dù đã trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu.
Việc tìm ra vaccine là một quá trình kéo dài đeo đẳng.
Phải mất gần một thập kỷ mới người ta mới phát triển được vaccine cho bệnh sởi, và mất 50 năm để đưa nó ra thị trường kể từ khi các cơ sở y tế của Hoa Kỳ bắt đầu giám sát căn bệnh này.
Ngay cả khi vaccine cho Covid-19 được tìm thấy, nó phải được sản xuất và phân phối hàng loạt trên toàn thế giới, và điều này sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa.
Đối với du khách, điều này có nghĩa là trải nghiệm bay như trước Covid-19 có thể sẽ không sớm trở lại.
Tối giản dịch vụ
Vậy thì hành khách có thể mong đợi gì trong thời gian này?
Những hành khách đi máy bay trước Covid-19 – đặc biệt những ai ngồi khoang cao cấp – được dành cho tất cả các quyền lợi; bộ dụng cụ tiện nghi, tai nghe chống ồn và đồ ngủ.
Một số hãng còn đi xa hơn nữa, họ mang đến cho hành khách những bữa ăn ngon do các đầu bếp chuyên nghiệp chế biến trên máy bay.
Những ngày đó đã qua rồi. Thay vào đó, hành khách có thể dự đoán các dịch vụ bị cắt bớt với chỉ một ít hoặc không có lựa chọn xa xỉ nào hết.
Các hãng hàng không đang cắt bớt tạp chí trên máy bay, gối và trong một số trường hợp, thậm chí cả bữa ăn.
Singapore Airlines – vốn lâu nay được ngưỡng mộ về dịch vụ khách hàng – đã cho ngưng dịch vụ bữa ăn bằng xe đẩy trên các chuyến bay ở châu Á. Thay vào đó, hành khách sẽ được phát một túi đồ ăn nhẹ với nước và đồ ăn vặt khi lên máy bay.
Lý do không phải là chi phí quá nhiều (mặc dù các hãng hàng không, vốn đã chảy máu tiền mặt, rất muốn tiết kiệm).
Thay vào đó, cắt giảm dịch vụ là để hạn chế cái gọi là ‘điểm tiếp xúc’: cơ hội để Covid-19 lan truyền thông qua sự gần gũi giữa hành khách và phi hành đoàn.
Phục vụ hành khách trong không gian đông đúc đòi hỏi sự tương tác đáng kể giữa người với người. Các hãng hàng không muốn hạn chế những tương tác này để ngăn virus lây lan.
Một số hãng hàng không đang thực hiện các nỗ lực ngăn chặn virus thêm một bước nữa bằng cách yêu cầu hành khách đeo khẩu trang và tấm chắn trên máy bay.
Một trong những hãng hàng không như vậy là Qatar Airways. Giám đốc hãng, ông Akbar Al Baker nói rằng những biện pháp này là cần thiết để “đảm bảo sức khỏe và sự bình an tiếp diễn của hành khách và phi hành đoàn”.
Giá vé tăng?
Theo suy luận thông thường thì khi nhu cầu giảm, giá vé sẽ giảm theo. Do đó, với lượng hành khách mức thấp kỷ lục (tính đến tháng Tư, lượng hành khách của sân bay Heathrow đã giảm 97%), việc kiếm vé giá rẻ sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Nhưng mọi chuyện không phải như vậy. Giá vé bay cũng bị tác động bởi số chỗ ngồi có trên thị trường toàn cầu.
Với việc các máy bay chở khách trên thế giới phần lớn đã bị ngừng bay (một ước tính cho biết gần 30% trong số 26.000 máy bay thương mại trên thế giới nay đã bị cho nằm nghỉ trên các phi đạo trên toàn thế giới), số lượng chỗ ngồi sẽ ít hơn rất nhiều. Điều này giúp các hãng hàng không chứ không phải hành khách có lợi thế trong việc định giá vé.
Theo Severin Borenstein thì không có khả năng giá vé tăng trong ngắn hạn.
Borenstein – giáo sư Trường Kinh doanh Haas thuộc Đại học Berkeley ở California – cho rằng giá vé “hiều khả năng vẫn ở mức vừa phải, vì chi phí nhiên liệu thấp và các hãng hàng không đang chạy công suất nhiều hơn mức cầu”.
Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng việc chưa có vaccine Covid-19 có thể khiến giá vé cuối cùng sẽ tăng “trong nhiều năm”.
Giá vé cũng có khả năng tăng nếu một số hãng hàng không phá sản.
Phá sản làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, điều này luôn làm tăng giá. Viễn cảnh một hãng hàng không lớn ngừng hoạt động là điều mà hãng sản xuất máy bay Boeing mới đây đã cảnh báo. Quan điểm tương tự cũng được lãnh đạo hãng Emirates là ông Tim Clark bày tỏ.
Và vận hành một hãng hàng không rất là tốn kém. Ngay cả những chiếc máy bay cỡ nhỏ, như Boeing 737 một lối đi, có thể có giá từ 102 triệu đô la trở lên mỗi chiếc.
Thêm vào đó là nhiên liệu, bảo hiểm và thuế thì tiền bạc cả là một vấn đề.
Với chi phí hàng năm lên đến hàng tỷ đô la, các hãng hàng không cần tiền mặt để tồn tại – rất nhiều tiền.
Vận chuyển hàng hóa là một cách để kiếm tiền. Một cách nữa là liên kết với ngân hàng để phát hành thẻ tín dụng mang thương hiệu hãng. Tuy nhiên, cách tốt nhất để có tiền là lấp đầy các khoang hành khách.
Tối đa hóa cái gọi là hệ số chuyên chở là điều đặc biệt quan trọng đối với các hãng hàng không giá rẻ, dù phải chịu chi phí tương đương như các hãng đối thủ khác nhưng vẫn bán vé với mức giá thấp hơn đáng kể.
Giá vé một chiều trên hãng hàng không giá rẻ khổng lồ Ryanair của Ireland trung bình là 42 đô la; khó mà tìm thấy giá vé thấp như thế từ nhiều đối thủ cạnh tranh của Ryanair.
Không chở nhiều khách
Các hãng hàng không giá rẻ bù đắp giá vé thấp bằng cách nhét càng nhiều hành khách lên khoang.
Ryanair chở 189 hành khách trong máy bay của họ, nhiều hơn 10% so với các hãng hàng không quốc gia sử dụng cùng loại máy bay.
Tuy nhiên, mặc dù việc xếp chỗ ngồi dày đặc có thể tiết kiệm cho hành khách, điều này đi ngược lại giãn cách xã hội. Và đó là vấn đề.
Khi nói đến chống dịch Covid-19, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ gọi giãn cách xã hội là ‘một trong những công cụ tốt nhất chúng ta có để tránh tiếp xúc với virus này và làm chậm sự lây lan tại chỗ, trên cả nước và trên thế giới’.
Ý kiến này được một số nhà lập pháp đồng tình, và họ đã ra yêu cầu bắt buộc rằng các hãng hàng không không được chở nhiều hơn hai phần ba công suất.
Borenstein nói rằng việc hạn chế việc sử dụng hết công suất chở khách có thể phá vỡ mô hình hàng không giá rẻ, “bởi vì họ dựa vào mật độ hành khách cao trên máy bay và bởi vì những hãng hàng không này thường có vốn hóa ít hơn, và do đó, tình hình tài chính của họ bị tác động nhiều hơn trước nhu cầu giảm”. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi các hãng hàng không giá rẻ chỉ trích động thái này.
Giám đốc điều hành Airbus, Guillaume Faury, đã gọi đại dịch Covid-19 là ‘khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà ngành hàng không từng đối mặt’.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Hiệp hội này – vốn đại diện cho gần 300 hãng hàng không – cho biết ngành hàng không “mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi lâu dài và khó khăn” và vẫn còn đó “sự bất định to lớn về việc bùng phát các ca lây nhiễm Covid-19 mới ở các thị trường trọng điểm sẽ có tác động như thế nào”.
Nói một cách đơn giản thì ngành hàng không sẽ phục hồi, nhưng cho đến khi điều đó xảy ra, có thể ngành hàng không sẽ rất khác lạ so với những gì ta đã từng biết.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53834089
Đeo tấm chắn có giúp chặn virus corona thâm nhập?
Richard Gray
Hít vào đầy một buồng phổi, Kerstin Rosenfeldt bước vào vị trí trên bục cao. Đèn tắt. Không khí tĩnh lặng. Sau đó, cô mở miệng phát ra một đoạn ngắn giai điệu opera.
Lan truyền qua khí dung
Khi cô hát, một màn mịn những giọt nhỏ li ti bắn ra từ đường thở của cô, ánh đèn sáng choang tắt ở một phía làm cho chuyển động xoay vần của những giọt bắn hiện rõ.
Covid-19 làm thay đổi ngành hàng không thế nào
Những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19
Vì sao thảm họa càng chết chóc, con người càng vô cảm?
Với mỗi từ cô phát ra, đám mây giọt bắn bay nhanh về phía trước sau đó quay vòng một cách lờ đờ trong không khí cách khoảng một mét trước mặt cô.
Màn sương này là khí dung mô phỏng, được cấu thành từ hơi nước cô đã hít vào chỉ trong chốc lát trước khi bắt đầu hát.
Tuy có phần phóng đại, nhưng lớp khí dung này là nhằm để tái hiện lớp màng mịn dịch hô hấp được phun ra khi mọi người nói, thở và hát.
Mỗi khi chúng ta thốt ra chỉ một vài từ, chúng ta sẽ phun ra hàng ngàn giọt bắn khí dung, vốn hầu như không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, vào không khí trước mặt chúng ta.
Khi một ai đó bị nhiễm virus đường hô hấp như virus gây bệnh Covid-19, mỗi giọt khí dung có thể chứa hàng nghìn hạt có chứa virus, mà mỗi hạt đều có khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh nếu hít phải chúng.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các hạt khí dung lơ lửng có virus corona có thể đóng vai trò lớn trong việc làm lây lan Covid-19.
Tổ chức Y tế Thế giới vốn không coi Covid-19 là bệnh lây truyền qua không khí – tức là có thể tồn tại trong không khí trong một thời gian đáng kể mà vẫn có thể lây nhiễm – nhưng giờ đây nhiều nhà khoa học tin là có.
May mắn thay, Rosenfeldt không làm lây lan virus corona khi cô hát trên sân khấu tại phòng thu của Bavarian Broadcasting ở Unterföhring, Munich.
Sẽ ra sao nếu virus corona và tất cả các loại virus biến mất?
Covid-19: Phần lớn các ca tử vong không phải do virus gây ra
Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân
Những luồng khí dung từ miệng và mũi của cô được theo dõi chặt chẽ bằng camera tốc độ cao do Matthais Echternach, trưởng khoa âm thanh và thính học nhi tại Bệnh viện Đại học Ludwig-Maximilians, và Stefan Kniesburges, chuyên gia cơ học chất lỏng tại Bệnh viện Đại học Erlangen, thiết lập.
Họ hy vọng là có thể xác định được là các ca sĩ cùng trình diễn trên sân khấu hoặc trong các dàn hợp xướng cần phải giữ khoảng cách với nhau và với khán giả bao xa để giảm nguy cơ lây lan Covid-19.
Giọt bắn bay xa
Mức độ văng xa của khí dung khi một ca sỹ hát bằng cả nội lực thật là đáng kinh ngạc.
“Một số ca sĩ chuyên nghiệp có thể tạo ra một đám mây khí dung xa tới 1,4m trước mặt họ,” Echternach nói.
Những giọt bắn lớn hơn – giống những giọt nước bọt nhỏ – bay về phía trước và bay xuống dưới để đáp lên những bề mặt cách xa khoảng 1,5m.
Ho có thể làm cho các hạt khí dung bay xa hơn – lên đến 1,9m, trong khi các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc hắt hơi có thể bắn ra các đám mây khí dung xa tới 8 mét.
Khi Rosenfeldt đeo khẩu trang – loại bạn thấy các bác sĩ đeo trong phòng phẫu thuật – tình hình thay đổi đáng kể.
Thay vì bay cuồn cuộn trước mặt, luồng khí bắn ra bị chặn lại. Các tia khí dung bắn lên qua những khoảng hở nơi chiếc khẩu trang che trên mũi cô ấy, thoát ra hai bên.
Mặc dù rõ ràng là virus vẫn có thể thoát ra không khí qua khẩu trang như thế này, nhưng lượng khí dung mang virus đã giảm đi đáng kể.
“Không có giọt bắn lớn khi đeo khẩu trang,” Echternach nói. “Sẽ gặp nhiều vấn đề hơn với khí dung nếu khẩu trang đeo không khít, bởi khi đó khí dung sẽ có đường dễ dàng nhất thoát ra ngoài và thoát ra qua khẩu trang. Khẩu trang làm giảm tốc độ của khí dung ở phía trước.”
Các thử nghiệm với chín ca sĩ khác từ dàn hợp xướng Đài phát thanh Bavaria cho kết quả tương tự.
Mọi người đều vất vả khi hát mà phải đeo khẩu trang – như hầu hết chúng ta, vốn đeo thậm chí là khẩu trang tự may trong những tháng gần đây, sẽ biết, đeo khẩu trang sẽ khó thở hơn và miếng vải có thể làm át đi tiếng hát.
“Hát khi đeo khẩu trang gần như là không thể,” Echternach, bản thân cũng là một ca sĩ qua trường lớp, nói. “Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện một thí nghiệm khác với hai ca sĩ đeo tấm chắn.”
Đó là những tấm chắn nhựa trong bộ trang bị bảo hộ cá nhân mà bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 thường đeo, nhưng hiện nay những tấm chắn này đang trở nên phổ biến ở những nơi khác như cửa hàng, thẩm mỹ viện và quán bar.
Một số dàn hợp xướng cũng đã bắt đầu luyện tập với tấm chắn.
Nhiều người đã chọn tấm chắn để thay cho khẩu trang vải khi họ ra khỏi nhà trong thời đại dịch.
Ở một số quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh, chính phủ đã đưa ra lời khuyên chính thức rằng những ai làm các công việc tiếp xúc gần gũi với công chúng, chẳng hạn thợ làm tóc, thợ cắt tóc, thợ làm đẹp, thợ xăm và thợ chụp hình studio, phải đeo tấm chắn.
Một số bang của Mỹ cũng khuyến cáo những người làm chứng trước tòa, giảng bài hoặc biểu diễn trước công chúng phải đeo tấm che mặt.
Chính phủ Singapore cũng đưa ra lời khuyên tương tự trong khi một số bang ở Úc nói rằng tấm chắn có thể thay cho khẩu trang nơi công cộng.
Hiệu quả ra sao?
Những tấm chắn này chắc chắn rất hiệu quả trong việc ngăn những giọt bắn lớn từ nước bọt bắn khỏi miệng người đeo – Echternach và các thí nghiệm của nhóm ông cho thấy mặt các tấm chắn nhanh chóng lấm tấm hơi ẩm.
Tương tự, chúng cũng giúp giữ cho nước bọt của người khác không bắn vào mặt người đeo.
Vấn đề là điều gì sẽ xảy ra với khí dung khi đeo tấm chắn nhựa?
“Gần như toàn bộ khí dung đều bám xung quanh tấm chắn và văng xa với khoảng cách gần như bằng với khoảng cách khi không đeo,” Echternach nói.
Những kết quả này vẫn chưa được công bố, nhưng Echternach nói rằng chúng là lời cảnh báo cho bất kỳ ai chỉ dựa vào tấm chắn để giữ mình an toàn khi lệnh phong tỏa được nới lỏng.
“Chúng chắc chắn không hiệu quả khi bạn tiếp xúc gần với ai đó,” ông cho biết.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ dường như đồng ý với ông – họ không khuyến nghị sử dụng tấm chắn trong các hoạt động thông thường hàng ngày hoặc dùng thay thế cho khẩu trang.
Giới chức y tế Thụy Sĩ cũng cảnh báo không nên dùng tấm chắn thay cho khẩu trang sau khi cuộc điều tra về việc bùng phát Covid-19 tại một khách sạn ở bang Graubünden cho thấy tất cả những người bị nhiễm đều đeo tấm chắn nhựa, trong khi những người không bị nhiễm là những người đã đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, bằng chứng khoa học xung quanh tính hiệu quả của tấm chắn còn chưa thống nhất.
Trong khi nghiên cứu của Echternach xem xét điều gì sẽ xảy ra khi người có thể mang virus trong người nay đeo tấm chắn, thì các nhà nghiên cứu khác cố gắng đánh giá xem tấm chắn có thể bảo vệ người đeo khỏi những người xung quanh ra sao.
Nghiên cứu chưa được công bố gần đây của Viện Nghiên cứu Sinh học Israel đã sử dụng giấy nhạy nước dán quanh mặt một mannequin đeo tấm chắn nhựa.
Đối với những giọt bắn lớn xịt trực tiếp vào mặt mannequin ở khoảng cách 60cm khi ho hoặc hắt hơi, nó có hiệu quả như khẩu trang. Tấm chắn cũng dường như có hiệu quả hơn gấp 10 lần trước khí dung mịn so với khẩu trang.
Tấm chắn mang lại một số lợi thế so với khẩu trang, chẳng hạn như bảo vệ mắt – vốn có thể là điểm xâm nhập vào cơ thể của một số virus.
Chúng cũng có thể giúp giảm nguy cơ mọi người chạm tay lên mặt và bị lây nhiễm bất kỳ loại virus nào dính vào tay họ.
Chúng cũng thường được xem là thoải mái hơn và lớp kính ít bị mờ hơn khi người đeo thở ra.
Lợi thế của tấm chắn
“Tấm chắn đem lại một số lợi thế,” Eli Perencevich, nhà dịch tễ học tại Đại học Iowa, viết trong một bài báo mới đây trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ để kêu gọi sử dụng rộng rãi tấm chắn.
“Trong khi khẩu trang y tế có độ bền hạn chế và ít có khả năng được tái chế thì tấm chắn có thể được dùng đi dùng lại vô thời hạn, dễ dàng được làm sạch bằng xà phòng và nước hoặc các chất khử trùng gia dụng thông thường. Những người đeo khẩu trang y tế thường phải tháo nó ra để giao tiếp với những người xung quanh; điều này không cần thiết khi đeo tấm chắn.”
Nhưng tấm chắn dường như chỉ thực sự hiệu quả trong điều kiện lý tưởng: khi ai đó ho trực tiếp lên bề mặt nhựa.
Trong hầu hết các tình huống hàng ngày, chẳng hạn như trong tiệm làm tóc, người đeo tấm chắn có thể di chuyển đến gần khách hàng khi họ cắt tóc.
Khi các nhà nghiên cứu Israel di chuyển ‘nguồn gây ho’ chỉ 30cm lên trên hoặc dưới khẩu trang – nhưng vẫn giữ nó cách xa 60cm theo chiều ngang – khuôn mặt mannequin lốm đốm những giọt nước bắn ra xung quanh các cạnh của tấm chắn.
Trong những tình huống này, họ ước tính rằng tấm che mặt chỉ có hiệu quả 45% trong việc chặn các giọt bắn.
Các thí nghiệm với khí dung và giọt bắn thật sự có chứa virus mới chỉ được thực hiện rất ít, nhưng phân tích do Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc gia Hoa Kỳ ở Morgantown, West Virginia, tiến hành phát hiện rằng tấm chắn có thể chặn 96% các giọt bắn lớn khi các giọt bắn này chứa virus cúm.
Nhưng với những giọt ho khí dung nhỏ hơn, có kích thước chưa tới 3,4 micromet, tấm chắn chỉ chặn được 68%.
Nhưng có một vấn đề phức tạp khác nữa.
Như thí nghiệm của Echternach với các ca sĩ cho thấy, màn sương mịn thoát ra khi chúng ta nói chuyện, hát hoặc ho không đơn giản biến mất khi nó bắn cách xa một mét.
Trong khi các giọt lớn hơn sẽ nhanh chóng rơi xuống mặt đất hoặc các bề mặt khác, các giọt bắn siêu nhỏ chúng ta tạo ra có thể vẫn lơ lửng trong không khí trong vài phút và trong một số trường hợp là hàng giờ trong điều kiện rất tĩnh lặng.
Trong các căn phòng được thông gió tốt, hoặc những căn phòng không khí bị xáo động, thời gian chúng lơ lửng trong không khí được cho là thấp hơn nhiều.
Nên đeo thêm khẩu trang
Thậm chí có một số báo cáo cho thấy những giọt bắn nhiễm virus corona có thể lây lan qua hệ thống thông gió của các tòa nhà – miếng gạc của cửa thoát khí tại một bệnh viện ở Singapore điều trị cho bệnh nhân Covid-19 được xét nghiệm dương tính với virus.
Khi khí dung chứa đầy virus bay lảng vảng trong phòng, chúng có thể dễ dàng len lỏi vào các khe hở lớn ở mé tấm chắn nhựa. Các thí nghiệm của Viện Quốc gia về An toàn và Vệ sinh Lao động cho thấy khí dung phân tán khắp phòng trong vòng 30 phút sau khi ho. Trong tình huống này, tấm chắn giúp giảm chỉ 23% lượng khí dung chứa virus được hít vào.
Tất nhiên, vẫn chưa rõ có bao nhiêu con virus corona có thể có trong các giọt khí dung. Nghiên cứu về bệnh cúm cho thấy các giọt bắn mịn siêu nhỏ thuộc loại có thể tồn tại dai dẳng trong không khí có thể chứa hàng chục nghìn con virus cúm. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng virus có thể tồn tại trong những giọt bắn này đến ba giờ đồng hồ dưới dạng lơ lửng trong không khí.
Hầu hết nhà nghiên cứu, bao gồm cả Echternach, đồng ý rằng có lẽ cách hiệu quả nhất để sử dụng tấm chắn là đeo thêm một chiếc khẩu trang bên dưới nó.
“Chỉ đeo tấm chắn thôi sẽ không có tác dụng bảo vệ cho lắm,” Echternach nói. Ông nói thêm rằng chiếc khẩu trang bên dưới càng khít chừng nào càng tốt chừng đấy.
Khoảng trống có thể khiến khí dung thoát ra và xâm nhập – ngay cả với khẩu trang khít chặt như mặt nạ phòng độc N95, râu ria quanh chỗ khép có thể làm giảm hiệu quả của chúng.
Đối với những người muốn tham gia trở lại dàn hợp xướng hoặc hát trong các buổi lễ tôn giáo, Echternach và các đồng nghiệp của ông có thêm một số lời khuyên – giữ khoảng cách ít nhất 2,5m ở phía trước và 1,5m ở hai bên khi hát. Ở trong phòng được thông gió tốt cũng rất quan trọng, Echternach nói thêm.
Đối với Kersten Rosenfeldt và các ca sĩ đồng nghiệp của cô tại Dàn Hợp xướng Đài phát thanh Bavarian, bất kể thông tin gì về cách giữ an toàn trước virus đều được hoan nghênh. “Mọi người rất khát khao biết được nhiều hơn về vấn đề này,” Susanne Vongries, quản lý dàn hợp xướng, nói.
Giống như phần còn lại của thế giới, họ đang chờ xem đại dịch diễn ra như thế nào.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53909092
Những ai mua ‘hộ chiếu vàng’ của Cyprus?
Loạt phóng sự điều tra của hãng truyền thông Al Jazeera dựa trên tài liệu mật của chính phủ Cyprus (Đảo Síp) bị rò rỉ cho thấy đảo quốc này tạo điều kiện cho các chính khách nước ngoài ‘dễ dính tham nhũng’ mua quốc tịch EU.
Người có hộ chiếu Cyprus được phép đi lại, làm việc trên khắp EU và được miễn thị thực nhập cảnh tới 174 quốc gia.
Thông tin trong bộ hồ sơ có tên “The Cyprus Papers” (Hồ sơ Cyprus) tiết lộ rằng hàng chục quan chức cấp cao và gia đình của họ đã mua cái gọi là “hộ chiếu vàng” của Cyprus từ tháng 11/2017 đến tháng 9/2019.
Những người muốn “mua hộ chiếu” được mô tả là phải đầu tư tối thiểu 2.5 triệu đô la (khoảng 57 tỉ VND).
Họ là chính khách hoặc nằm trong ban lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước và cũng nhiều trường hợp mua hộ chiếu cho cả người nhà, theo Al Jazeera.
Trong 2.351 hồ sơ tham gia đầu tư vào chương trình này thì Nga là đông nhất (922), tiếp theo là Trung Quốc (482) và Ukraine (100) và các nước khác tại Trung Đông và Đông Nam Á.
Biểu đồ trong một bài của phóng sự của Al Jazeera cho thấy ít nhất 26 công dân Việt Nam tham gia vào chương trình đầu tư cho “hộ chiếu vàng” trong giai đoạn nói trên.
Chính khách và doanh nhân
Al Jazeera lập 100 hồ sơ từ hàng chục nước khác nhau và hiện mới nêu tên hai người từ Việt Nam là Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn ĐBQH Tp HCM) và doanh nhân Phạm Nhật Vũ.
Hồ sơ cho thấy ông Phạm Phú Quốc được cấp quốc tịch Cyprus ngày 12/12/2018 và vợ ông cũng có quốc tịch Cyprus.
Ông Phạm Nhật Vũ, hiện đang thụ án tù 3 năm vì tội đưa hối lộ trong vụ án MobiFone mua AVG, có hộ chiếu Cyprus ngày 06/05/2019 và vợ ông cũng được cấp quốc tịch Cyprus.
Trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ ngày 25/08 về việc này, ĐBQH Phạm Phú Quốc nói “Tôi khẳng định việc tôi có quốc tịch Cyprus là do gia đình [vợ và con] bảo lãnh, hoàn toàn không có việc mua quốc tịch với giá 2,5 triệu USD”.
“Vợ và con trai tôi đều là những doanh nhân. Con trai tôi học tập, làm việc tại Anh từ năm 2013, có sự nghiệp ổn định và quyết định gắn bó lâu dài.
“Đến năm 2017, vợ và con gái tôi có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Cyprus. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam.
“Sau đó, giữa năm 2018 gia đình tôi đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho tôi tại Cyprus,” ông Quốc nói thêm.
Ông Phạm Phú Quốc, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và từng là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp HCM, nói ông đang thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo theo đúng quy định về việc này cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Tuý được truyền thông trong nước dẫn lời nói Ban Công tác Đại biểu đang phối hợp với Đoàn ĐBQH TP.HCM xác minh thông tin xuất hiện trên một tờ báo nước ngoài về việc một đại biểu Quốc hội có quốc tịch nước ngoài khác ngoài quốc tịch Việt Nam.
“Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) quy định rõ về việc ĐBQH không được có 2 quốc tịch. Luật cũ trước đây tuy không quy định nhưng tinh thần một ĐBQH là không được có 2 quốc tịch,” ông Trần Văn Tuý nói.
Hồi năm 2016 một đại biểu quốc hội Việt Nam bị bãi nhiệm vì có thêm quốc tịch nước ngoài.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53909021
Địa Trung Hải: Ankara và Athens
thông báo tập trận hù dọa nhau
Mai Vân
Hai đối thủ Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp vào hôm qua, 24/08/2020, đều thông báo tập trận để phô trương lực lượng ở miền đông Địa Trung Hải trong bối cảnh ngoại trưởng Đức đến vùng vào hôm nay để làm dịu căng thẳng giữa hai thành viên NATO trên vấn đề thăm dò dầu khí.
Bộ Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ có tập trận ở phía nam đảo Crète vào hôm nay, với sự tham gia của « chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh ».
Giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ xem đây là một động thái để trả đũa việc Hy Lạp vào hôm qua cũng đưa ra một thông cáo hàng hải Navtex từ 25 đến 27/08, thực hiện thao diễn quân sự huấn luyện cùng với không quân của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và cũng trong cùng khu vực nói trên.
Ám chỉ thông cáo của Athens, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm qua tố cáo Hy Lạp « gây nguy hiểm cho tàu thuyền trong vùng. Hy Lạp không có quyền làm như vậy. » Ông nhấn mạnh là Athens sẽ phải chịu mọi trách nhiêm về hậu quả và Ankara « sẽ không lùi một bước nào ».
Ngoại trưởng Đức, nước chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, đến Athens và Ankara vào hôm nay. Ông Heiko Maas sẽ gặp ngoại trưởng Hy Lạp, thủ tướng Kyriakos Mitsotakis, trước khi qua Thổ Nhĩ Kỳ gặp ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu.
Phát ngôn viên chính phủ Đức, Steffen Seibert giải thích: Điều cần thiết là Đức phải duy trì đối thoại với cả hai bên vì mục tiêu là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ phải trực tiếp giải quyết các bất đồng với nhau.
Lo ngại trước khả năng bị loại khỏi các mỏ khí đốt to lớn ở đông Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho tàu thăm dò được chiến hạm hộ tống tiến vào vùng do Hy Lạp khẳng định chủ quyền vào ngày 10/08, gây căng thẳng với Athens và làm châu Âu lo ngại. Chủ Nhật 23/08, Ankara quyết định duy trì sự hiện diện của tàu thăm dò Oruç Reis thêm 4 ngày tức đến ngày 27/08.
Covid-19 – Pháp thêm gần 2000 ca
trong 24 tiếng đồng hồ
Mai Vân
Theo thông báo của Tổng cục Y Tế Pháp, hôm qua, 24/08/2020, Pháp đã ghi nhận thêm 1955 nhiễm mới trong 24 tiếng đồng hồ qua. Số người nhiễm virus đã xuống dưới ngưỡng 2000, và thấp hơn đáng kể số liệu ghi nhận hôm Chủ Nhật.
Cơ quan y tế Pháp ghi nhận hôm Chủ Nhật 23/08 đến 4 897 ca thường nhật , mức cao nhất tính từ lức bãi bỏ phong tỏa 11/05. Đến giờ thì tổng số ca lây nhiễm ở Pháp là 244 854, tính từ đầu mùa dịch.
Về ca tử vong, đã có thêm 15 người chết trong 24 tiếng qua, đưa tổng số lên 30.528 ca. Đặc biệt là cơ quan chức trách bắt đầu có số ca tử vong ở nhà vì Covid-19, cho đến nay chưa được thống kê. Ca người chết ở nhà có đến ít ra 1 800 người tính từ tháng 3 đến cuối tháng 5. Đây là những trường hợp có ghi « coronavirus » trên giấy khai tử mà đài France Inter đã đọc được vào ngày hôm qua, 24/08.
Tính số người này vào thống kê chung thì tổng số người chết đến nay là 32.300 ca.
Số người nằm viện đã giảm so với Chủ Nhật, 4690 vào hôm qua, những người hồi sức có phần gia tăng, lên 399 ca.
Cơ quan y tế cho biết có thêm 22 ổ mới ghi nhận từ Chủ Nhật, đưa tổng số ghi nhận từ 9 hồi tháng 5 lên 1 232 ổ.
Đức đặt một số vùng của Pháp vào danh sách nguy hiểm
Hôm qua, bộ Ngoại Giao Đức thông báo đặt các vùng Ile-de-France trong đó có Paris, và vùng phía nam Pháp Provence-Alpes-Côte-d’Azur vào danh sách nhưng nơi nên tránh do số lượng ca nhiễm virus cao.
Trên cổng thông tin điện tử, bộ Ngoại Giao Đức cảnh báo về « những chuyến du lịch không cần thiết đến những vùng này, có nghĩa là những người đến những vùng Pháp đó, khi trở về Đức phải chịu xét nghiệm và cách ly trong khi chờ đợi kết quả.
Một vùng khác của Pháp bị Đức xem là nguy hiểm là Guyane. Bộ Ngoại Giao Đức « khẩn cấp khuyên tránh » tất cả các vùng hải ngoại Pháp.
Những ca nhiễm virus ở Đức cũng đang gia tăng. Hôm thứ Hai, Đức ghi nhận thêm 700 ca nhiễm mới trong vòng 24 tiếng. Số liệu này thấp hơn so với thứ Bảy đã ghi nhận 2000 ca nhiễm mới, cũng trong 24 tiếng đồng hồ.
Phim châu Á nổi bật
tại liên hoan Pháp‘‘L’Étrange Festival’’
Tuấn Thảo
Vào lúc rất nhiều liên hoan điện ảnh tại Pháp bị hủy bỏ hay bị dời lại cho tới năm sau, các thành phố Deauville, Angoulême và Paris vẫn cố gắng duy trì các chương trình chiếu phim có tranh giải. Liên hoan Angoulême giới thiệu phim Pháp, Deauville dành cho phim Mỹ, còn Paris tổ chức ‘‘Liên hoan phim kỳ lạ’’ từ 02/09 đến 13/09/2020.
Được thành lập từ năm 1993, liên hoan này thường diễn ra tại hội trường Forum des Images tại phố Les Halles ở Paris quận 1. Dưới danh hiệu ‘‘L’Étrange Festival’’, chương trình chiếu phim không có ý nghĩa nào khác ngoài hình tượng một ‘‘ốc đảo điện ảnh’’, chuyên khai thác các thể loại không thuộc vào dòng phim chính thống. Các tác phẩm được đưa vào cuộc thi hàng năm, không phải là phim ‘‘chính kịch’’ mà thường là ‘‘film de genre’’ theo cách gọi của người Pháp bao gồm cả phim kinh dị, phim thử nghiệm, phim tâm lý, phim giải trí, phim hài … Sợi chỉ đỏ xuyên suốt vẫn là yếu tố ‘‘lạ kỳ, khác thường’’ trong nội dung hay trong cách thực hiện có đủ ‘‘ma lực’’ để lôi cuốn khán giả, họ bị câu chuyện ‘‘hớp hồn’’ từ lúc nào không hay.
Trong gần 30 năm hoạt động, ‘‘L’Étrange Festival’’ đã giúp công chúng khám phá một số tài năng mới mà sau đó đã trở thành những tên tuổi lớn của làng điện ảnh quốc tế như các đạo diễn Alex de la Iglesia (The Oxford Murders / Sát nhân thông minh), François Ozon (Huit Femmes / 8 người đàn bà) và nhất là Guillermo Del Toro (The Shape of Water / Giai nhân và Thủy quái) từng đoạt 4 giải Oscar của Mỹ và một Sư tử vàng tại liên hoan phim Venise dành cho tác phẩm xuất sắc nhất. Năm nay, chương trình chính thức với sự hợp tác của kênh truyền hình Canal+ Cinéma, giới thiệu 14 bộ phim đi tranh các giải quan trọng nhất : Giải thưởng của công chúng và Giải thưởng lớn của ban giám khảo. Ngoài giải thưởng bằng hiện vật, phim đoạt giải còn nhận được thêm hợp đồng phân phối cho thị trường Pháp.
Trong số 14 bộ phim truyện đi tranh giải, có phim đến từ các quốc gia Anh, Mỹ, Canada, Úc, Nga, Nam Phi …. về phía châu Á có phim của Kazakhstan, Đài Loan và Hàn Quốc. Nếu như phim Nga (Sputnik) tập trung khai thác thể loại khoa học viễn tưởng, phim Nam Phi (Fried Barry) kết hợp phim hài với kinh dị, phim Úc (Relic / Tàn tích Quỷ ám) đơn thuần là phim ma, thì giới ghiền xinê đặc biệt chú ý đến bộ phim ‘‘The Owners’’ (Chủ nhà), kể lại câu chuyện của một nhóm bạn trẻ tìm thấy một két sắt chứa đầy tiền mặt trong một ngôi nhà bị bỏ hoang.
Kế hoạch đột nhập vào ngôi nhà để ăn trộm trở nên vô cùng nguy hiểm khi căn nhà tưởng chừng bị bỏ trống lại có cài bẫy và chủ nhà ngỡ rằng vắng mặt đi xa, lại bỗng dưng về sớm. Ngoài sự xuất hiện trở lại của Maisie Wiliams (Game of Thrones) trên màn ảnh lớn, kịch bản bộ phim với nhiều đột biến bất ngờ, còn làm cho người xem liên tưởng đến bộ phim hồi hộp (Don’t Breath / Nín thở trong bóng tối) từng được khán giả liên hoan bình chọn làm bộ phim kinh dị đáng sợ nhất trong năm 2016.
Về phần các bộ phim đến từ châu Á, các tác phẩm ở đây được xếp vào hàng quan trọng, đủ để giới thiệu trong chương trình khai mạc cũng như bế mạc liên hoan ‘‘L’Étrange Festival’’ 2020. Trong buổi lễ khai mạc, ban tổ chức công chiếu bộ phim đến từ Kazakhstan mang tựa đề ‘‘Nữ hoàng Tomyris’’. Thuộc vào dòng phim dã sử cổ trang, bộ phim này kể lại cuộc đời của nữ hoàng chiến binh Tomyris, lãnh đạo các bộ tộc du mục ở vùng biển Aral, từng khởi nghĩa vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên để giải thoát dân tộc của mình khỏi ách đô hộ của Đế chế Ba Tư thời Cổ đại.
Bộ phim do đạo diễn Akan Katayev thực hiện với nhiều kinh phí đầu tư, có nhiều cảnh quay công phu trong ba tháng trên các vùng núi non hùng vĩ và hơn hai năm rưỡi phần hậu kỳ để tái tạo các hoạt cảnh vĩ đại lộng lẫy như những bức bích họa thời xa xưa. Trong bộ phim này, nhân vật phi thường này gần với truyền thuyết huyền thoại, hơn là một nhân vật có thật trong lịch sử, có thể được xem như là một ẩn dụ về nữ quyền. Ngoài cái tài lãnh đạo đáng gờm, nữ hoàng Tomyris còn là một nhà chiến lược tài ba, có khả năng xông pha trận mạc chiến trường không kém gì Alexandre Đại đế thời Hy Lạp cổ đại, hay là Thành Cát Tư Hãn, điều khiển các đạo quân Mông Cổ.
Khán giả thích phim châu Á nhân dịp này cũng khám phá một tác phẩm mới của Đài Loan mang tựa đề ‘‘Get The Hell Out’’ (tạm dịch Thoát khỏi Viện Lập pháp). Đây là một bộ phim zombie (xác sống) nhưng mang đầy tính trào phúng hài hước khi nói về tinh thần yêu nước của người dân Đài Loan. Người thực hiện bộ phim là đạo diễn Vương Dật Phàm, từng đoạt giải nhân liên hoan phim Đài Bắc 2018 và từng được đề cử đi tranh giải thưởng điện ảnh Kim Mã nổi tiếng của Đài Loan.
Trong thời gian gần đây, điện ảnh Hàn Quốc đã thật sự khởi sắc tại Pháp, thông qua bộ phim nhiều tập Kingdom (Vương quốc thây ma) và gần đây hơn với bộ phim Peninsula (tập nhì của ‘‘Chuyến tàu sinh tử’’ / Last Train to Busan). Lần này tại ‘‘L’Étrange Festival’’, công chúng sẽ được xem trong buổi lễ bế mạc bộ phim “Người Kế Tiếp” (The Man Standing Next / Namsanui Bujangdeul) của đạo diễn Woo Min Ho với ngôi sao Lee Byung Hun trong vai chính. Được chuyển thể từ một quyển tiểu thuyết rất ăn khách, bộ phim là một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của điện ảnh Hàn Quốc đầu năm 2020. Bộ phim kể lại âm mưu ám sát tổng thống (Park Chung Hee) vào tháng 10 năm 1979, kẻ chủ mưu chính là giám đốc cơ quan tình báo trung ương Hàn Quốc Kim Jae Kyu.
Một bộ phim ‘‘nặng ký’’ khác của Hàn Quốc là tác phẩm ‘‘Núi lửa Baekdu’’ (tựa tiếng Việt ‘‘Thảm họa núi Bạch đầu’’ còn tựa tiếng Anh là ‘‘Ashfall’’). Thuộc vào dòng phim thảm họa, tác phẩm này quy tụ một dàn diễn viên hùng hậu như Lee Byung Hun, Bae Suzy, Ha Jung Woo, Ma Dong Seok … kể lại câu chuyện của một đội chuyên viên chạy đua với thời gian để tìm cách giải cứu người dân, sau lần phun lửa đầu tiên của núi Bạch Đầu. Trước nguy cơ núi lửa tiếp tục gây thêm nhiều thiệt hại tàn phá, đội chuyên viên này phải hợp sức để ngăn chặn thiên tai đổ ập vào đầu người dân xứ Hàn.
Bên cạnh một dàn diễn viên đẹp như mơ, bộ phim tuy là blockbuster với nhiều đầu tư vào phần kỹ xảo nhưng vẫn biết gói ghém kịch bản chặt chẽ. Bộ phim từng đứng đầu danh sách các tác phẩm ăn khách ở Hàn Quốc hồi cuối năm 2019, trước khi có dịch Covid-19, từng có doanh thu cao gấp ba lần mức đầu tư ban đầu. Giờ đây, khi được chiếu tại liên hoan ‘‘L’Étrange Festival’’ tại Paris, bộ phim này càng có nhiều khả năng chinh phục giới yêu chuộng nghệ thuật thứ bảy.
Alexei Navalny :
Đức kết luận nhà đối lập Nga bị đầu độc
Tú Anh
Điều nghi ngờ đã được xác nhận là sự thật : kết quả xét nghiệm khẳng định nhà đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc. Bệnh viện Charité ở Berlin thông báo kết luận này vào trưa thứ Hai, cho biết thêm bệnh nhân vẫn còn được đặt trong tình trạng hôn mê nhân tạo nhưng sinh mạng được bảo toàn.
Hai ngày sau khi « khắc tinh » của chủ nhân điện Kremlin được chuyển từ Siberia sang Berlin điều trị khẩn cấp, kết quả xét nghiệm đầu tiên khẳng định tìm thấy dấu vết chất độc thuộc « nhóm enzym ức chế cholinesterase » gây tê liệt tế bào thần kinh và cơ. Alexei Navalny vẫn còn nằm trong phòng cứu cấp và trong trạng thái hôn mê nhân tạo nhưng sinh mạng không bị đe dọa.
Phần còn lại, các bác sĩ tỏ ra thận trọng. Các bác sĩ Đức cho biết cần thêm thời gian để có thể định được công thức của chất độc và không loại trừ các hậu quả về lâu về dài ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của nạn nhân bị đầu độc
Từ nay, nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhà đối lập Nga được trao cho cảnh sát hình sự liên bang Đức BKA.
Ngay tức khắc, Berlin, qua thông cáo của thủ tướng Angela Merkel và ngoại trưởng Heiko Maas, yêu cầu Matxcơva « xử lý » khẩn cấp vấn đề này một cách minh bạch và chi tiết, và truy tố trước pháp luật những kẻ trách nhiệm.
Bộ Ngoại Giao Nga cho đến hôm nay vẫn im lặng một cách lạ thường trong khi đó các bác sĩ Nga vẫn khẳng định không tìm thấy vết tích hóa chất nào cho phép nghĩ đến một vụ đầu độc.
Trong y khoa, enzym ức chế cholinesterase, với liều lượng thấp, được dùng trong việc điều trị bệnh mất trí nhớ vì tuổi già Alzheimer. Nhưng với liều lượng cao, enzym trở thành nguy hiểm như chất độc Novitchok. Vào tháng 03/2018, cựu trung tá an ninh quân đội Nga Sergei Skripal, tị nạn tại Anh Quốc, cùng cô con gái bị mưu sát ở ngoại ô Luân Đôn bằng độc dược này, do Liên Xô sáng chế.
Đức kêu gọi Nga điều tra
nghi án chính trị gia đối lập Navalny bị đầu độc
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 24/8 kêu gọi Nga điều tra nghi án chính trị gia đối lập Alexei Navalny của Nga bị đầu độc và buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm sau khi các bác sĩ Đức phát hiện chỉ dấu của một chất độc trong người ông Navalny.
Ông Navalny, một người chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngất xỉu trên một máy bay ở Nga tuần trước, và được đưa sang Đức hôm 22/8 để điều trị.
Điện Kremlin nói vẫn chưa rõ điều gì làm ông Navalny ngã bệnh và rằng những xét nghiệm sơ khởi không thấy ông bị đầu độc như các phụ tá của ông cáo buộc.
Tuy nhiên bác sĩ Đức chữa trị cho ông Navalny tại bệnh viện Berlin ngày 24/8 nói các xét nghiệm y khoa cho thấy ông bị đầu độc.
“Vì vai trò quan trọng của ông Navalny trong đối lập chính trị tại Nga, chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền tại đây khẩn cấp điều tra tội phạm này cho đến những chi tiết cuối cùng-và làm việc này hoàn toàn minh bạch,” bà Merkel nói trong một tuyên bố chung với Ngoại trưởng Heiko Maas.
“Những người chịu trách nhiệm phải được nhận diện và bị quy trách,” bà Merkel nói thêm.
Bệnh viện Charite tại Berlin nói một toán bác sĩ đã khám cho ông Navalny rất kỹ và cho biết phát hiện lâm sàng cho thấy ông bị đầu độc nhưng chưa xác định cụ thể chất hoá học nào. Một loạt xét nghiệm toàn diện đang được xúc tiến.
Ông Navalny bị xem là cái gai của Điện Kremlin trong hơn một thập niên, ông phơi bày điều mà ông gọi là tham nhũng ở cấp cao, và huy động đông đảo giới trẻ biểu tình.
Ông liên tục bị bắt giam vì tổ chức biểu tình và tập họp tại nơi công cộng-và bị kiện vì những cuộc điều tra tham nhũng do ông thực hiện. Ông bị cấm không được tham gia cuộc bầu cử Tổng thống 2018.
Chính phủ Đức cho hay ông Navalny được canh chừng cẩn mật trong bệnh viện vì lo ngại cho sự an toàn của ông.
Nga không có phản ứng ngay về tuyên bố của Đức.
Vụ việc này làm leo thang căng thẳng vốn có trong mối quan hệ giữa Nga với các nước láng giềng châu Âu và NATO, vốn đã cáo buộc Nga gia tăng các cuộc tấn công lên những người bất đồng chính kiến tại Châu Âu trong quá khứ-những cáo buộc Nga bác bỏ.
Vì sao Liechtenstein kiện CH Czech đòi đất và lâu đài?
Tiểu quốc Liechtenstein kiện CH Czech ra toà án nhân quyền châu Âu đòi công nhận họ bị mất đất và tài sản ở Czech 70 năm về trước.
Báo Singapore: Asean sắp thảo luận về COC
Tòa Quốc tế: Myanmar phải ngăn diệt chủng, bảo vệ dân Rohingya
‘Công hàm 1958 không công nhận chủ quyền TQ với Hoàng Sa và Trường Sa’
Tuần này, tin về vụ kiện Liechtenstein, nước thuộc hàng nhỏ nhất châu Âu, kiện chính quyền Czech để đòi tài sản và đất đai bị tịch thu hồi cuối Thế Chiến II không làm báo chí ngạc nhiên.
Hồi 2001, Liechtenstein, quốc gia 39 nghìn dân nằm trên vùng núi Alps, đã kiện nước Đức trong vụ việc không giống hẳn vụ kiện CH Czech nhưng đều có căn nguyên từ Thế Chiến II.
Đòi đất rộng gấp nhiều lần lãnh thổ
Hôm 20/08/2020, Liechtenstein chính thức yêu cầu Tòa án Nhân quyền châu Âu buộc CH Czech chấm dứt việc coi công dân của Liechtenstein “là người Đức”.
Theo trang Euronews và một số báo Anh, tranh cãi quanh việc gọi người Liechtenstein là “công dân Đức”, cụ thể là công dân Đế chế Nazi của Adolf Hitler trong và sau Thế Chiến II đã đem lại hậu quả tai hại.
Vì bị cho là một phần của nước Đức bại trận trong Thế Chiến, Liechtenstein bị tước tài sản nằm trên đất Czech do một sắc lệnh của chính quyền Tiệp Khắc khi đó trừng phạt Đức đã gây ra nhiều tội ác chiến tranh và tội xâm lăng năm 1939.
Nay, Liechtenstein đòi CH Czech trả lại 500 nghìn hectare đất và một lâu đài, thuộc Hoàng gia Liechtenstein cho đến trước Thế Chiến II.
Diện tích đất này rộng gấp nhiều lần lãnh thổ hiện có của Liechtenstein, chỉ vỏn vẹn 16 nghìn hectare.
Lập luận của Liechtenstein được công bố trên truyền thông châu Âu nói:
“Các công dân Liechtenstein đã bị tước quyền sở hữu bất động sản ở CH Czech, căn cứ vào Sắc lệnh của Tổng thống (Edvard Benes) năm 1945, trái phép coi họ là người có quốc tịch Đức. Điều này là hành vi bất chấp chủ quyền của Liechtenstein”, Bộ Ngoại giao của công quốc nhỏ bé đăng trên Twitter.
Hồi tháng 6/2001, Liechtensten đã kiện CHLB Đức ra Tòa Công lý Quốc tế (IJC) ở Hà Lan trong vấn đề tương tự.
Văn bản toà án cho biết Liechtenstein, quốc gia nói tiếng Đức đã phản đối quyết định của một tòa án tại Đức coi tài sản của công dân Liechtenstein “ như là công dân Đức”, và vì thế, trở thành mục tiêu tịch thu tài sản để bồi thường chiến tranh cho các nước nạn nhân của Đức ở Đông Âu sau Thế Chiến II ở châu Âu.
Vụ việc nảy sinh sau khi Liechtenstein phát hiện ra một bức họa trong bộ sưu tập Hoàng gia của họ mà sau chiến tranh bị Tiệp Khắc tịch thu, để ở bảo tàng Brno, được gửi tới Đức cho một bảo tàng ở Đức mượn để đem ra triển lãm.
Bức tranh của họa sĩ Hà Lan Pieter van Laer chỉ là việc nhỏ nhưng quyền được bồi thường tài sản của người Liechtenstein lại là việc lớn, nên nước này đã yêu cầu Tòa IJC ra phán quyết về việc có áp dụng hay không Công ước bồi thường chiến tranh năm 1952 áp dụng với CHLB Đức, quốc gia kế thừa của Đệ tam Đế Chế thua trận năm 1945.
Công ước đó buộc nhà nước Đức hồi đó phải chịu mất hàng trăm nghìn km2 lãnh thổ, công dân Đức và Hungary (nước theo phe Trục của Hitler) phải mất tài sản trong quá trình các Đại cường thắng trận xác định lại đường biên giới châu Âu hậu chiến.
Liechtenstein cho rằng Điều 3 của Công ước 1952 nói về nước Đức, còn Liechtenstein với tư cách là quốc gia trung lập trong Thế Chiến II, không phải chịu trách nhiệm gì về lãnh thổ và tài sản.
Trong vụ kiện kéo dài, Liechtenstein yêu cầu nhà nước Đức phải bồi thường cho các thiệt hại mà công dân của họ phải chịu trong Thế Chiến II.
Theo đài Deutsche Welle của Đức hồi 2005, khi vụ kiện vẫn chưa ngã ngũ, sau Thế Chiến II, nhiều công dân Liechtenstein bị Tiệp Khắc trục xuất như những người thuộc nhóm thiểu số Đức vùng núi Sudeten.
Ngay sau đó, Tòa Công lý quốc tế ra phán quyết nói họ không có thẩm quyền xem xét đơn kiện của Liechtenstein chống lại Đức.
Hiện chưa rõ phán quyết năm 2005 sẽ ảnh hưởng thế nào đến vụ kiện của Liechtenstein chống lại CH Czech.
Tuy thế, nhờ đấu tranh bền bỉ, năm 1996, Liechtenstein đã buộc Liên bang Nga hoàn trả bộ hồ sơ thư tín cá nhân của Hoàng gia Liechtenstein bị Hồng quân Liên Xô cướp đi từ Vienna, Áo sau Thế Chiến II.
Trong Thế Chiến II, nước Đức phát-xít tiến hành chiến tranh hủy diệt (Vernichtungskrieg) ở Đông Âu và phải trả giá về lãnh thổ và di dân cưỡng bức, theo quyết định của Đồng Minh thắng trận năm 1945.
Ít nhất 10 triệu dân thiểu số Đức ở vùng Baltic và Đông Âu bị trục xuất vĩnh viễn khỏi quê hương của họ để về nước Đức.
Lịch sử dính líu đến Đức và các quốc gia Trung Âu
Công quốc Liechtenstein ra đời năm 1719 sau khi ông hoàng Johann Adam mua và nhập hai lãnh đại làm một.
Năm 1806 Liechtenstein tuyên bố chủ quyền nhưng trong chiến tranh Napoleon đã bị quân Pháp chiếm.
Từ 1815 đến 1866 nước này gia nhập Liên hiệp các quốc gia Đức (German Confederation) .
Sau đó, Liechtenstein tuyên bố độc lập và giữ quy chế trung lập trong cả hai cuộc Đại chiến thế giới.
Hoàng tộc nước này tuy thế vẫn sở hữu nhiều dinh thự, đất đai nằm ở Áo, Bohemia, Moravia và Silesia.
Các cơ sở này bị chính quyền ở Đông Âu tịch biên mà không bồi thường gì.
Năm 1990, Liechtenstein gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Hiện Hoàng thân Hans-Adam II là đại công tước nắm quyền ở Liechtenstein.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53903043
Người biểu tình Belarus
tập trung trên đường phố ở Minsk
Tin từ MINSK, Belarus – Vào hôm Chủ nhật (23/8), hàng chục ngàn người biểu tình yêu cầu nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko từ chức bất chấp khuyến cáo từ quân đội và tràn vào Minsk, tập trung một thời gian ngắn gần tư dinh của tổng thống, trước khi giải tán một cách ôn hòa.
Nhà lãnh đạo kỳ cựu này tố cáo những người biểu tình là “lũ chuột” và xuất hiện trong các đoạn phim truyền thông nhà nước khi đang mặc áo giáp và cầm súng trường, thể hiện một hình ảnh không khoan nhượng giữa các cuộc biểu tình lớn trên toàn quốc nổ ra sau cuộc bầu cử gây tranh cãi vào ngày 9 tháng 8.
Các cuộc biểu tình đặt ra thách thức lớn nhất cho 26 năm cầm quyền của ông Lukashenko và thử thách lòng trung thành của lực lượng an ninh của ông. Các đường phố của Minsk chuyển sang màu đỏ và trắng khi những người biểu tình mang theo cờ tượng trưng cho sự phản đối của họ đối với ông Lukashenko và hô vang khẩu hiệu kêu gọi ông từ chức và yêu cầu tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Một nhân chứng của Reuters cho biết đám đông diễn hành về phía tư dinh của ông Lukashenko tại Dinh Độc Lập, ở rìa phía bắc của thủ đô, phần lớn tập trung ở một khoảng cách, trong khi một nhóm nhỏ hơn tiến đến cách tòa nhà từ 10 đến 20 mét.
Ông Lukashenko, một cựu trùm trang trại nhà nước của Liên Xô, xuất hiện trong đoạn phim truyền thông nhà nước khi đang bay qua các cuộc biểu tình bằng máy bay trước khi hạ cánh xuống nơi ở của ông và xuất hiện trong bộ áo giáp với khẩu súng trường trên tay. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-belarus-tap-trung-tren-duong-pho-o-minsk/
Belarus : Chính quyền trấn áp đối lập,
Hoa Kỳ mạnh mẽ lên án
Minh Anh
Trước các cuộc phản kháng mạnh tại Belarus, chính quyền Minks đã chọn đối đầu và gia tăng trấn áp, nhiều nhà đối lập và lãnh đạo phong trào đã bị chính quyền bắt giữ.
Trong chuyến thăm Litva ngắn ngủi ngày 24/08/2020 trước khi đến Matxcơva để bàn tình hình Belarus, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, ông Stephen Biegun đã lên án các cuộc trấn áp thô bạo của chính quyền tổng thống Lukachenko.
Từ thủ đô Vilnius, thông tín viên đài RFI, Marielle Vitureau tường thuật :
“Một chuyến công du ngắn ngủi với các hoạt động dồn dập. Trong suốt chuyến thăm kéo dài có vài giờ, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ đã gặp gỡ nhà đối lập, bà Svetlana Tikhanovskaia, hội đàm với ngoại trưởng Litva và tham dự một diễn đàn lớn về tình hình Belarus.
Tại Vilnius, thông điệp đưa ra trước hết là nhằm gởi đến Minks, vào lúc Alexandre Lukachenko ngày càng lớn tiếng tố cáo sự can thiệp của các nước láng giềng.
Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ nói : « Chúng tôi lên án các hành động vi phạm nhân quyền và hành xử thô bạo mà chúng ta đang chứng kiến tại Belarus kể từ sau ngày bầu cử. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Belarus trả tự do cho các tù nhân. Hoa Kỳ không thể và sẽ không chỉ đạo các sự kiện tại Belarus. Điều đó phải do chính người dân Belarus thực hiện. »
Sau nhiều cuộc điện đàm giữa các nguyên thủ và bộ trưởng của châu Âu trong những ngày qua, ông Stephen Biegun đã mở đầu cho các hoạt động ngoại giao. Một nghị sĩ châu Âu của Pháp, thuộc đảng của tổng thống Macron đã đến Vilnius. Nhiều chuyến công du của các nước châu Âu khác sẽ được thông báo, để thảo luận về tình hình Belarus, trước khi có cuộc họp cấp ngoại trưởng của các nước Liên Hiệp Châu Âu tại Berlin vào cuối tuần này.”
‘Bầu cử công bằng, chấm dứt bạo lực’:
Người dân Belarus yêu cầu Lukashenko từ chức
Triệu Hằng
Người dân Belarus nghi ngờ cuộc bầu cử mà Tổng thống Alexander Lukashenko vừa thắng nhiệm kỳ lần thứ sáu vừa qua là gian lận, và yêu cầu ông từ chức.
“Chúng tôi chỉ có 2 yêu cầu: bầu cử công bằng và chấm dứt bạo lực”, Igor, 32 tuổi, cho biết khi tham gia biểu tình tại quảng trường Độc lập ở thủ đô Minsk. Đám đông đang không ngừng hô vang khẩu hiệu “tự do” và “chúng tôi sẽ không bỏ qua, chúng tôi sẽ không tha thứ”, trang SCMP ngày 23/8 cho biết.
Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ kết quả cuộc bầu cử vừa rồi ở Belarus và cam kết sẽ trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm cho việc gian lận bầu cử và việc cảnh sát trấn áp và bắt giữ khoảng 7.000 người. Cũng có những cáo buộc tra tấn và lạm dụng trong đồn cảnh sát.
Lukashenko, 65 tuổi, nhà lãnh đạo châu Âu tại vị lâu nhất, đã ra lệnh đàn áp và bác bỏ yêu cầu tái tổ chức bầu cử của người biểu tình.
Đại diện cấp cao châu Âu phụ trách vấn đề đối ngoại ông Josep Borell cảnh báo Belarus không thể bị biến thành một “Ukraine thứ hai”.
“Chúng tôi không công nhận ông ấy [Lukashenko] là tổng thống hợp pháp. Cũng như chúng tôi không công nhận Nicolás Maduro. Vì vậy, Maduro và Lukashenko hiện đang trong tình trạng tương tự”, ông Borell nói, đồng thời giải thích rằng kể từ năm 2006 họ đã áp chế tài đối với ông Lukashenko, theo trang tin Times24 News.
Cuộc biểu tình lớn do những người bảo vệ dân chủ ở Belarus thực hiện có thể gây ra những hậu quả bất ngờ tại khu vực, thậm chí có thể tác động đến Nga.
Tờ Business Ukraine Mag đã đăng trên Twitter rằng các cuộc biểu tình này có thể châm ngòi cho phong trào tương tự ở Nga, tác động đến Tổng thống Putin, người gần đây vừa kéo dài nhiệm kỳ của mình thành công cho đến năm 2036.
“Cơn ác mộng tồi tệ nhất của Putin: đám đông khổng lồ tụ tập lần nữa ở Minsk hôm nay để yêu cầu chấm dứt chế độ độc tài của Lukashenko và chuyển đổi sang một nền dân chủ. Điện Kremlin đang ủng hộ Lukashenko trong bối cảnh lo ngại các sự kiện ở Belarus có thể truyền cảm hứng cho một cuộc nổi dậy tương tự của nhân dân Nga”, truyền thông đưa tin.
Theo The BL
Triệu Hằng dịch & biên tập
Iran công bố dữ liệu hộp đen
máy bay Ukraine bị bắn nhầm hồi tháng 1
Hương Thảo
Kết quả phân tích hộp đen chiếc máy bay chở khách Ukraine bị bắn hạ tại Iran hồi tháng 1 cho thấy nó đã bị trúng hai quả tên lửa cách nhau 25 giây, và hành khách vẫn còn sống một thời gian sau tác động của vụ nổ đầu tiên, Iran cho biết hôm Chủ nhật, theo Reuters.
Thông báo của người đứng đầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Iran Touraj Dehghani-Zanganeh là báo cáo chính thức đầu tiên về nội dung trong bản ghi âm dữ liệu và giọng nói buồng lái (hộp đen), được gửi tới Pháp phân tích hồi tháng Bảy.
Tehran cho biết họ đã vô tình bắn hạ chiếc máy bay Ukraine hồi tháng 1 vào thời điểm căng thẳng tột độ với Mỹ. Tất cả 176 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Tên lửa thứ hai đã bắn trúng máy bay 25 giây sau quả đầu tiên, nhưng chỉ 19 giây được ghi lại trọn vẹn trên các đoạn ghi hình do bị tên lửa đầu tiên làm hư hại, truyền thông nhà nước Iran trích lời ông Touraj Dehghani-Zanganeh cho biết.
“Mười chín giây sau khi quả tên lửa đầu tiên bắn trúng máy bay, giọng nói của các phi công bên trong buồng lái cho biết các hành khách vẫn còn sống … nhưng 25 giây sau máy bay tiếp tục hứng quả tên lửa thứ hai”, ông nói.
“Do đó, không có phân tích nào về hiệu suất và tác dụng của quả tên lửa thứ hai được thu thập từ hộp đen máy bay”.
Tổ bay của máy bay — hai phi công và một hướng dẫn viên — đã cố gắng nắm quyền điều khiển máy bay cho đến phút cuối cùng, ông Zanganeh nói.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã bắn hạ chuyến bay của Hãng hàng không quốc tế Ukraine bằng tên lửa đất đối không ngày 8/1 năm nay, ngay sau khi máy bay cất cánh từ Tehran, điều mà Tehran sau đó thừa nhận là “sai lầm tai hại” của quân đội trong bối cảnh nâng cao cảnh giác cao độ trong cuộc đối đầu với Mỹ.
Iran đã đàm phán với Ukraine, Canada và các quốc gia khác có công dân đi trên chiếc máy bay bị bắn rơi, và họ đã yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về vụ việc.
Các quan chức Iran và Ukraine cũng đã có các buổi thảo luận về việc bồi thường cho gia đình nạn nhân. Một vòng đàm phán khác sẽ được lên lịch cho tháng 10.
Cuộc điều tra của Iran cũng đang được tiến hành theo các quy tắc hàng không của Liên Hợp Quốc, kêu gọi tiến hành cuộc thăm dò chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa các tai nạn tương tự xảy ra trong tương lai, độc lập với bất kỳ quy trình xét xử nào. Nhưng cuộc điều tra đã bị cuốn vào những căng thẳng trong nước và khu vực.
“Việc phân tích dữ liệu từ các hộp đen không nên bị chính trị hóa”, ông Zanganeh nói. Tại Iran, hơn 20 người đã bị kết án tù với mức án lên đến 20 năm vì tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối vụ bắn rơi máy bay.
Một số người Iran đã lên Twitter hôm Chủ nhật để bày tỏ sự tức giận. Một người dùng đã viết “Họ vẫn còn sống trong 19 giây… đúng là một thảm kịch”.
Cỗ máy tuyên truyền của Bắc Hàn:
‘Bình mới rượu cũ’
Cỗ máy tuyên truyền của Bình Nhưỡng đang có những dấu hiệu thay đổi, với cách tiếp cận mới, hiện đại hơn trước.
Bên cạnh nữ xướng ngôn viên Ri Chun-hee, gương mặt đại diện cho hệ thống truyền thông Bắc Hàn từ hàng chục năm nay, nay bắt đầu xuất hiện những gương mặt mới, trẻ trung, như video-blogger Un A.
Bình Nhưỡng được cho là đứng đằng sau nhiều tài khoản mạng xã hội, hiện đang vươn lên hấp dẫn người theo dõi bằng cách thể hiện phong cách V-blog hiện đại. Đối tượng được nhắm tới là khán giả nước ngoài.
Những người dẫn chương trình trong các video được phát trên các mạng xã hội như YouTube trông duyên dáng, hấp dẫn, và có vẻ rất thân thiện, tự nhiên. Và họ đều là những phụ nữ xinh đẹp, mang nét quyến rũ theo kiểu Triều Tiên.
Thế nhưng các chuyên gia nói rằng người xem vẫn cảm thấy sự giả tạo, nặng tính tuyên truyền trong các video ‘thế hệ mới’.
Tuy nhiên, người ta vẫn tỏ ra quan ngại rằng cách làm tuy ‘bình mới rượu cũ’ này sẽ giúp tạo sức thúc đẩy quyền lực mềm cho đất nước vốn có hồ sơ nhân quyền rất tồi tệ này.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-53907397
Bão Bavi đổ bộ, Triều Tiên đối mặt
nguy cơ xảy ra thảm họa phóng xạ
Quý Khải
Cơ sở hạt nhân lớn nhất Triều Tiên – Yongbyon – đang bị lũ lụt đe dọa. Mưa lớn có thể khiến chất thải phóng xạ rò rỉ ra môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt địa phương, đe dọa đến sức khỏe người dân.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh bão Bavi trong tuần sẽ đổ bộ vào Hàn Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản, mang đến những cơn mưa xối xả và gió mạnh đến khu vực. Trước đó, bán đảo Triều Tiên đã chịu ảnh hưởng từ một đợt mưa kéo dài, tạo ra nhiều trận lũ lụt và sạt lở đất, theo The Express.
Theo Cục Khí tượng Hàn Quốc, bão Bavi hiện đã tiếp cận bờ biển phía tây bắc quần đảo Okinawa (Nhật Bản) vào cuối thứ Hai, hướng về phía Hàn Quốc với tốc độ gió giật 12 km/h.
Với tốc độ gió tối đa 115 km/h, bão Bavi được xếp vào loại bão có cường độ nhỏ đến trung bình.
Dự báo Bão Bavi sẽ trở thành cơn bão mạnh thứ ba trong hệ thống bão bốn cấp bậc, với sức gió tối đa lên đến 184 km/h.
Trang tin chuyên về Triều Tiên, 38 North, cho biết rủi ro lớn nhất đối với các lò phản ứng hạt nhân tại đây là việc các máy bơm và đường ống bị hư hại.
Trang tin chuyên theo dõi Triều Tiên đã dẫn các bức ảnh chụp vệ tinh thương mại từ ngày 6 đến 11/8 cho thấy lò phản ứng hạt nhân ở đây dễ bị tổn hại như thế nào trước hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Yongbyon là nơi đặt nhiều lò phản ứng hạt nhân, nhà máy tái chế nhiên liệu và cơ sở làm giàu uranium. Theo một số chuyên gia khu vực này đóng vai trò quan trọng trong chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Báo cáo cảnh báo: “Lấy ví dụ, khi các lò phản ứng đang hoạt động, nếu không thể duy trì việc làm mát thì sẽ buộc phải ngừng vận hành”.
Mỏ uranium có thể bị ngập nước, và tồn tại nguy cơ chất thải phóng xạ xâm nhập vào môi trường và thậm chí vào nước uống của người dân.
Ông Olli Heinonen, người từng đứng đầu nhóm an ninh của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và từng giữ chức Phó tổng giám đốc của IAEA , cho biết:
“Có những hồ nhân tạo lớn trữ nước thải phóng xạ, nhưng chúng tôi không biết chúng được thiết kế tốt đến đâu. Liệu chúng có thể chống chọi với một trận mưa lớn? Liệu có khả năng mưa sẽ rơi xuống những hồ nước thải lộ thiên này, khiến nước tràn ra ngoài, chất thải phóng xạ do đó sẽ thấm vào môi trường xung quanh, nguồn nước ngầm, rồi cuối cùng đổ ra sông, hoặc vào nước uống của người dân.
“Nếu điều đó xảy ra, thì ảnh hưởng là lớn”.
Viễn cảnh này tương tự sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima do thảm họa sóng thần ở Nhật bản gây ra năm 2011.
Ông cho biết nếu mưa lớn tiếp diễn hai hồ nước thải phóng xạ sẽ có nguy cơ bị trào.
Ông Heinonen cũng cảnh báo tình trạng thiếu thốn cơ sở hạ tầng chất lượng cao ở Triều Tiên cũng là một vấn đề.
Ông nói: “Có một điều mà mọi người cần phải ghi nhớ”.
“Việc xây dựng các tòa nhà ở Triều Tiên, tiêu chuẩn của chúng không tiên tiến như của chúng ta”.
“Ví dụ khi mưa lớn, tại một số cơ sở, nước có thể tràn xuống hầm do tầng hầm cách ly kém”.
“Vì vậy, đây có thể là một vấn đề đang diễn ra tại một số cơ sở hạt nhân. Chúng ta không nhìn thấy nó vì ảnh chụp vệ tinh không hiển thị”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-bavi-do-bo-trieu-tien-doi-mat-nguy-co-xay-ra-tham-hoa-phong-xa.html
Mong muốn ‘thoát Trung’
của người Đài Loan ngày càng mạnh mẽ
Đại Nghĩa
Các động thái cứng rắn đối với chính quyền Trung Quốc của Chính phủ Đài Loan đương nhiệm tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người dân và nhiều đảng phái. Những chỉ trích nhắm vào chính phủ của nữ Tổng thống Thái Anh Văn từ phía Quốc Dân Đảng, lực lượng bị cáo buộc thân Bắc Kinh, đang ngày càng bị lên án
Quốc Dân Đảng vốn là lực lượng chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng ở Trung Quốc (1927-1949), tuy nhiên sau khi tới Đài Loan, theo thời gian, đảng này ngày càng bị nhiều người cáo buộc là có xu hướng thân Bắc Kinh. Trong khi đó, đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn nổi lên như một đảng có quan điểm chống ĐCSTQ quyết liệt nhất ở Đài Loan.
Mạnh mẽ trước sức ép
Ngày 22/08/2020, cựu Tổng thống (TT) Đài Loan ông Mã Anh Cửu, đảng viên Quốc dân đảng (KMT), đã truyền đi một thông điệp gây sợ hãi bằng cách cáo buộc chính quyền TT Thái Anh Văn đang đứng về phía Hoa Kỳ để đẩy Đài Loan đến bờ vực chiến tranh với Trung Quốc.
Phản ứng trước cáo buộc này, ngày 23/08 tại đảo Kim Môn, nơi phải hứng chịu chiến dịch khiêu chiến bằng pháo kích của chính quyền Mao Trạch Đông 62 năm trước, TT Thái Anh Văn phát biểu:
“Những người được nhân dân giao phó vị trí lãnh đạo của đất nước không thể ảo tưởng rằng việc cúi đầu trước vấn đề chủ quyền và im lặng trước các giá trị dân chủ [bị đe dọa] sẽ mang lại hòa bình”.
Bà nói tiếp: “Hòa bình phải được thiết lập dựa trên nền quốc phòng vững chắc, và tất cả chúng ta nên biết ơn những người lính đã hy sinh tính mạng cho đất nước”.
Theo Focus Taiwan, ngày 22/08 Hội đồng Các vấn đề Đại lục (MAC), cơ quan thuộc chính phủ Đài Loan chịu trách nhiệm về chính sách với chính quyền Trung Quốc cho biết:“Căng thẳng trên eo biển không phải là kết quả của chính sách quốc gia của Đài Bắc, mà là do mục tiêu bành trướng và tham vọng chiếm Đài Loan của Bắc Kinh”.
Trong khi đó, người phát ngôn của Chính phủ Đài Loan Đinh Di Linh cho rằng cựu tổng thống Mã đang “hát giai điệu của Bắc Kinh với những hăm dọa chiến tranh”.
‘Quét sạch’ đặc vụ Hoa Nam
Vào tối Chủ nhật (23/08), cựu TT Mã tiếp tục phản đối TT Thái Anh Văn sử dụng Luật an ninh quốc gia và Đạo luật chống xâm nhập để tìm kiếm “kẻ thù” bên trong Đài Loan. Ông Mã lập luận rằng làm như vậy, bà Thái đã hạn chế quyền tự do của người dân và vi phạm các quyền con người được bảo vệ theo hiến pháp.
Ngay sau đó, Đảng Xây dựng đất nước (TSP) Đài Loan đã phản ứng gay gắt phát biểu của ông Mã. Họ cho rằng nếu ông Mã muốn chỉ trích hành động bảo vệ đất nước khỏi sự xâm nhập từ Trung Quốc, thì đảng của họ sẽ không ngồi yên và sẽ truy tìm những gián điệp mà ông Mã đã đưa vào.
TSP dẫn nguồn tin cho hay từ năm 2008 đến năm 2014, chính quyền thời ông Mã đã cho phép các đặc vụ thuộc cơ quan Mặt trận thống nhất của ĐCSTQ xâm nhập vào Đài Loan gần 4.000 lần.
TSP chất vấn: “Họ đã đi đâu? Họ đã gặp ai? Họ đã làm gì?”. TSP cũng nói rằng chính quyền của ông Mã đã không làm được gì để theo dõi những người này, và về cơ bản đã cho phép kẻ thù tự do vào đất nước.
TSP cho rằng, bây giờ là lúc cần sử dụng luật an ninh quốc gia và Đạo luật chống xâm nhập để diệt trừ kẻ thù của Đài Loan.
Chính quyền Trung Quốc thường sử dụng Mặt trận thống nhất để xâm nhập và gây ảnh hưởng lên mọi lĩnh vực ở các nước trên thế giới. Theo báo cáo hồi tháng 06/2020 của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), Mặt trận Thống nhất đã điều phối hàng ngàn nhóm để thực hiện các hoạt động ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài, đàn áp các phong trào bất đồng chính kiến, thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp công nghệ của Bắc Kinh.
Người dân hướng về Dân Tiến
Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng kinh tế, đe dọa quân sự và thực hiện các chiến dịch tuyên truyền rầm rộ nhắm vào xã hội Đài Loan. Những chiến thuật này của Bắc Kinh đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức của người dân Đài Loan. Trong cuộc bầu cử địa phương 9 trong 1 vào cuối năm 2018, Đảng Dân Tiến của TT Thái Anh Văn đã bị thất bại nặng nề.
Tuy nhiên, sau khi chính quyền Hồng Kông thúc đẩy Luật Dẫn độ vào đầu năm 2019 khiến hàng triệu người Hồng Kông xuống đường biểu tình phản đối vì cho rằng nó xâm hại môi trường sống tự do mà họ đang được hưởng theo mô hình “một nhà nước, hai chế độ”. Các cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông, cũng như việc những người tham gia vào các cuộc biểu tình này bị đàn áp bởi lực lượng an ninh được cho là thực hiện theo chỉ đạo của “quan thầy” Bắc Kinh, đã làm người Đài Loan thay đổi thái độ, họ thấy rõ hơn sự giả dối và nguy hiểm của thứ gọi là “một nhà nước, hai chế độ” mà chính quyền Trung Quốc nhiều lần đặt vấn đề với họ.
Sự chuyển biến về nhận thức của người Đài Loan đã dẫn tới chiến thắng áp đảo của bà Thái Anh Văn trong cuộc bầu cử thống vào tháng 01/2020.
Chưa dừng ở đó, ứng viên của KMT Hàn Quốc Du không những bị thua trước bà Thái Anh Văn trong cuộc đua tới vị trí tổng thống, mà sau khi quay về vị trí Thị trưởng Cao Hùng cũng đã bị cử tri bỏ phiếu bãi nhiệm ngày 06/06/2020.
Tiếp đó, trong cuộc bầu lại thị trưởng Cao Hùng hôm 15/08/2020 vừa qua, ứng viên Trần Kỳ Mại thuộc Đảng Dân Tiến của TT Thái Anh Văn đã giành thắng lợi áp đảo trước ứng viên của KMT.
Có thể thấy, xu hướng mong “thoát Trung” tại Đài Loan ngày càng trở nên mạnh mẽ. Nó được thể hiện qua việc quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh của chính phủ Thái Anh Văn nhận được sự ủng hộ của đa số dân chúng, nhiều đảng phái và các quốc gia dân chủ trên thế giới. Sức mạnh của quân lực Đài Loan dưới thời bà Thái ngày càng được củng cố với sự giúp sức từ Hoa Kỳ và đồng minh. Vì thế tham vọng “thống nhất” Đài Loan của chính quyền Trung Quốc dường như ngày càng khó trở thành hiện thực.
https://www.dkn.tv/the-gioi/mong-muon-thoat-trung-cua-nguoi-dai-loan-ngay-cang-manh-me.html
Hong Kong báo cáo
‘trường hợp đầu tiên’ tái nhiễm vi rút
Các nhà khoa học Hong Kong đang báo cáo trường hợp một người đàn ông khỏe mạnh ở độ tuổi 30 bị tái nhiễm virus corona 4 tháng rưỡi sau khi bị nhiễm lần đầu tiên.
Họ nói rằng việc giải trình tự bộ gen cho thấy hai chủng virus “khác biệt rõ ràng”, khiến nó trở thành trường hợp tái nhiễm đầu tiên được chứng minh trên thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo điều quan trọng là không được đưa ra kết luận dựa trên trường hợp của chỉ một bệnh nhân.
Và giới chuyên gia nói rằng tái nhiễm trùng có thể hiếm và không nhất thiết phải nghiêm trọng.
Đã có hơn 23 triệu trường hợp nhiễm virus corona trên khắp thế giới.
Hoa Kỳ chấp thuận điều trị huyết tương cho người nhiễm Covid-19
Hoa Kỳ gặp ‘vấn đề nghiêm trọng’ với virus corona
Virus corona: ‘Đại dịch có thể kết thúc trong vòng hai năm’
Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19
Người bị nhiễm sẽ phát triển một phản ứng miễn dịch khi cơ thể của họ chống lại virus giúp bảo vệ họ chống lại virus quay trở lại.
Phản ứng miễn dịch mạnh nhất được tìm thấy ở những bệnh nhân bị bệnh nặng nhất.
Nhưng vẫn chưa rõ khả năng bảo vệ hoặc miễn dịch này mạnh đến mức nào – hoặc kéo dài bao lâu.
Và Tổ chức Y tế Thế giới nói cần phải có những nghiên cứu lớn hơn theo thời gian về những người đã từng nhiễm virus coronas để tìm hiểu thêm.
Báo cáo này của Đại học Hong Kong, dự kiến được xuất bản trên tạp chí Clinical Infection Diseases, cho biết người đàn ông nói trên đã phải nằm viện 14 ngày trước khi hồi phục sau khi bị nhiễm virus nhưng sau đó, mặc dù không có thêm triệu chứng nào, đã xét nghiệm dương tính lần thứ hai, sau khi kiểm tra nước bọt trong quá trình soi chiếu tại sân bay.
Brendan Wren, giáo sư về cơ chế bệnh sinh vi sinh vật, tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, nói: “Đây là một ví dụ rất hiếm về sự tái nhiễm.
“Và điều này không nên khiến nỗ lực toàn cầu để phát triển vaccine Covid-19 bị ảnh hưởng.”
“Người ta cho rằng virus sẽ đột biến một cách tự nhiên theo thời gian.”
“Virus được cho là sẽ biến đổi một cách tự nhiên theo thời gian.”
Tiến sĩ Jeffrey Barrett, cố vấn khoa học cấp cao cho dự án bộ gen Covid-19 tại Viện Wellcome Sanger, nói: “Với số ca nhiễm trùng toàn cầu cho đến nay, việc chứng kiến một trường hợp tái nhiễm không phải là điều đáng ngạc nhiên ngay cả khi nó là một trường hợp rất hiếm.”
“Có thể là lần nhiễm trùng thứ hai, khi xảy ra, không nghiêm trọng – mặc dù chúng ta không biết liệu người này có khiến người khác bị lây nhiễm trong lần bị tái nhiễm của họ hay không.”
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia, nói cần thêm thông tin về trường hợp này và các trường hợp tái nhiễm khác “trước khi chúng ta thực sự có thể hiểu được những tác động”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53899987
Nhà hoạt động Joshua Wong tại Hong Kong
tiết lộ nỗi sợ bị chính quyền bắt giữ
Tin từ London, Anh Quốc – Hôm chủ nhật (23/8), anh Joshua Wong, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã kể về việc anh liên tục lo sợ bị bắt giữ sau khi luật an ninh mới được áp dụng ở Hong Kong.
Chia sẻ này được anh đưa ra khi xuất hiện tại hội sách quốc tế Edinburgh International Book Festival. Anh cho biết việc tham gia vào sự kiện này có thể khiến anh gặp rủi ro, nhưng anh có nhiệm vụ phải tiếp tục lên tiếng về việc Trung Cộng đang siết chặt kiểm soát đối với Hong Kong.
Anh Wong cho hay, 2 giờ trước khi xuất hiện tại hội sách, anh đã bị một chiếc xe hơi có bảng số Hong Kong theo đuôi. Ngoài ra, khi đến thăm khu vực Victoria Peak ở Hong Kong với bạn bè, anh cho biết đã bị chụp ảnh và bị xúc phạm bởi một băng đảng thân Bắc Kinh. Theo anh, đây là những chiến thuật phổ biến được sử dụng để nhắm vào các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ.
Theo AFP đưa tin, anh Wong cho biết việc bị giám sát không là gì so với việc những người biểu tình bị bắn trong các cuộc biểu tình năm 2019. Tuy nhiên, dưới sự đe dọa của luật an ninh quốc gia mà Trung Cộng áp đặt lên Hong Kong hồi tháng 6/2020, anh khó có thể lập kế hoạch cho tương lai. Do vậy, việc anh vẫn có thể tự do phát biểu tại một sự kiện quốc tế như hội sách trên đã là một phép màu. Anh cho biết thêm rằng, mỗi ngày, anh đều lo lắng liệu chính quyền có đến bắt anh hay không. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nha-hoat-dong-joshua-wong-tai-hong-kong-tiet-lo-noi-so-bi-chinh-quyen-bat-giu/
Nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông bị tấn công
Hải Lam
Một nam nhân viên tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông bị một người đàn ông lạ mặt, nghi là người Trung Quốc, đấm vào đầu ngay bên ngoài nơi làm việc vào chiều nay (25/8).
Cảnh sát Hồng Kông nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng nhân viên tổng lãnh sự quán Mỹ, hơn 40 tuổi, rời cơ quan ở đường Garden, khu Trung Hoàn vào khoảng 15h35′ (14h35′ giờ Việt Nam) và đang đi bộ xuống dốc thì bị nghi phạm tiếp cận từ phía sau. Nghi phạm được cho là người Trung Quốc, đã đấm hai phát vào đầu nam nhân viên trước khi bỏ chạy. Sau đó, anh quay lại lãnh sự quán và một đồng nghiệp đã gọi cấp cứu. Nam nhân viên đã được đưa tới bệnh viện Queen Mary ở Pok Fu Lam.
Cảnh sát đặc khu cho biết, vụ việc vẫn đang được điều tra.
Người phát ngôn tổng lãnh sự quán xác nhận một nhân viên đã bị hành hung và không nguy hiểm đến tính mạng nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết vì lý do bảo mật.
“Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông về vụ việc này. Chúng tôi hiện chưa thể suy đoán về động cơ của kẻ tấn công”, người phát ngôn nói.
Theo SCMP
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-vien-lanh-su-quan-my-o-hong-kong-bi-tan-cong.html
Jimmy Lai: Đại kỷ nguyên mới đang tới,
sự tồn tại của ĐCSTQ đang bị đe dọa
Đại Nghĩa
Dù ông Tập Cận Bình chọn xử lý khủng hoảng tại Đại lục ra sao, một thời đại vĩ đại mới cũng sẽ tới với Trung Quốc.
Jimmy Lai (Lê Trí Anh) là người sáng lập Tập đoàn truyền thông Next Digital, xuất bản tờ Apple Daily và Next Magazine ở Hồng Kông và Đài Loan. Ông là người dám đối đầu với chính quyền Trung Quốc, đứng lên bảo vệ tự do cho Hồng Kông. Ngày 23/08/2020, ông có một bài viết đăng trên Apple Daily, sau đây là toàn văn bài viết của ông:
Người Trung Quốc ngày nay, chấp nhận sự cai trị của chính quyền Trung Quốc dựa trên việc cải thiện đời sống vật chất của người dân. Nhu cầu vật chất được đáp ứng, không chỉ có cơm ăn áo mặc mà chất lượng cuộc sống tốt thì người dân sẽ hài lòng. Nếu nhu cầu ngày càng cao, chắc chắn sẽ dẫn đến những rắc rối và phản kháng kéo dài.
Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không thừa nhận tầm quan trọng của cuộc sống tư tưởng của con người, thậm chí gọi đó là thuốc phiện. Tôn giáo là thuốc phiện, tư tưởng phương Tây là thuốc phiện, tự do ngôn luận là thuốc phiện. Mọi người sẽ nổi loạn nếu họ được tự do, do đó tự do cũng là thuốc phiện. Đây có phải là suy nghĩ của một nhà duy vật? Không, đây là suy nghĩ của một kẻ độc tài. Ý chí tự do là một món quà của Tạo Hóa, và mọi người đều có ý chí tự do; người có ý chí tự do rất khó cai quản. Mỗi người đều có ý chí tự do khác nhau thì làm sao cai trị? Để cai trị tốt, nhà độc tài phải ma hóa đời sống tâm linh và coi nó là mê tín dị đoan, đến nỗi người dân tin rằng ngay cả tự do không nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền cũng là mê tín.
Đối với ĐCSTQ, tất cả những gì nằm ngoài tầm kiểm soát của họ đều là mê tín dị đoan và không nên tồn tại. Họ kiểm soát tôn giáo và ngôn luận để thay đổi đời sống tinh thần của mọi người; hãy lắng nghe ĐCSTQ và để chính quyền nghĩ thay bạn. Tuy nhiên, khi cuộc sống tư tưởng trống rỗng, con người không còn tự do và không còn hy vọng. Làm sao có hy vọng khi tư tưởng trống rỗng? Bạn không thể nhìn chằm chằm vào đống tiền và nói với vẻ ngạo mạn, “A! Chắc tôi đã làm đúng!” Bạn sẽ không ngu ngốc như vậy.
Nhưng khi có hy vọng, bạn cảm thấy rằng bạn đã làm đúng. Nhà độc tài không cho phép bạn thấy mình đã đúng, nếu không thì làm sao bạn vẫn nghe lời cho được. Khi hy vọng bị hủy hoại, bạn sẽ không biết đúng sai. Không có hy vọng, chỉ có bi quan thì làm thế nào để phân biệt đúng sai? Khi thế giới của bạn chỉ là bóng tối, bạn chỉ đơn giản là chạy theo “mặt trời đỏ” (lãnh đạo ĐCSTQ thường nhận mình là “mặt trời đỏ” – PV). Ánh sáng rực rỡ của “mặt trời đỏ” mang lại cho bạn hy vọng và là sự cứu rỗi của bạn. Thế giới của bạn càng tối, “mặt trời đỏ” càng rực rỡ, và bạn càng phải lắng nghe. Đây là câu thần chú của “tôn giáo ĐCSTQ”. Học thuyết của “Giáo huấn của ĐCSTQ” coi người dân là nạn nhân cần được cứu rỗi. Lãnh tụ là vị cứu tinh của nhân dân. Và xin thưa, đây là cách “Tập vĩ đại” tạo ra phiên bản hiện đại của một vị cứu tinh.
Vị cứu tinh nói với bạn rằng, tôi ở đây để cứu bạn, vì vậy bạn phải nghe lời tôi; không có cách nào khác ngoài lắng nghe tôi vì tôi đang làm điều đó vì lợi ích của chính bạn. Vì là người được cứu, bạn không có quyền trở thành một con người bình thường. Đây dường như là một thỏa thuận với ma quỷ, nhưng đây là thỏa thuận giữa ĐCSTQ và người dân. Tôi đã giải cứu bạn khỏi tình trạng hỗn loạn và đã tiếp tục cải thiện cuộc sống của bạn. 40 năm qua là một kỳ tích kinh tế, với tất cả những thành tựu được tạo ra bởi sự lãnh đạo của ĐCSTQ. Vì vậy, tất cả mọi người phải lắng nghe.
Trong khi mọi người đang hướng mắt về phía “mặt trời đỏ”, và trái tim họ tràn đầy hy vọng về “một ngày mai tốt đẹp hơn”, thì phép màu kinh tế đột ngột biến hình và biến thành một thảm họa. “Ngày mai tốt hơn” bây giờ thành một “ngày mai tệ hại”. Trong bốn thập niên qua với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, mọi người lạc quan hướng tới tương lai. Cho nên họ lắng nghe ĐCSTQ. Tuy nhiên, khi tình hình bên ngoài thay đổi và nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn, không chỉ tăng trưởng chậm lại mà các vấn đề về cơ cấu cũng bộc lộ. Thị trường rơi vào hỗn loạn, và mô hình kinh tế phải đáp ứng với những thay đổi tương ứng.
Tuy nhiên, trong một môi trường chính trị dưới sự kiểm soát toàn năng của một người, không ai dám lên tiếng. Hệ thống này không cho phép các quan chức chịu trách nhiệm ra quyết định, mà phải đợi đấng toàn năng ra quyết định. Dù có thay đổi cũng chậm trễ và dễ xảy ra sai sót. Để đối phó với những thay đổi chưa từng có trong 40 năm quan hệ chính trị và thương mại với phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, cơ cấu kinh tế phải được thay đổi. Để thích nghi với tình cảnh bất thường này, cách ứng phó không phải
là lập kế hoạch tốt mà phải linh hoạt và nhanh chóng giải quyết vấn đề. Nhưng chế độ dưới sự kiểm soát của một đấng toàn năng, không có được sự linh hoạt như vậy. Kết quả là nền kinh tế bị mắc kẹt như tra tấn trong hệ thống bao vây thông tin cứng nhắc.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ đưa đến những hậu quả rất lớn và những thiệt hại sâu rộng cho nền kinh tế. Điều sắp xảy ra chính là đòn giáng vào lòng tin của nhà đầu tư. Chế độ đã áp dụng chính sách ngoại giao “chiến binh sói” để đối kháng lại các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, rồi cái gọi là “chiến tranh nóng” và thậm chí đe dọa tăng sản xuất vũ khí hạt nhân để chống lại nước Mỹ. Nhưng những phương thức ồn ào này nay đã lắng xuống, các lãnh đạo của chế độ đã thể hiện giọng điệu và lập trường dịu bớt. Mặc dù chưa có dấu hiệu dù nhỏ nhất cho thấy cuộc chiến sẽ sớm bắt đầu, nhưng các nhà đầu tư đã lo sợ. Chừng nào căng thẳng Trung-Mỹ vẫn chưa được giải quyết, các nhà đầu tư nước ngoài không dám đầu tư. Các doanh nghiệp trong nước thậm chí còn sợ một cuộc chiến tranh thực sự với người Mỹ, vì họ có rất ít kiến thức về tình hình quốc tế. Vậy thì ai dám chọn đầu tư trong thời gian này?
Các khoản đầu tư đột nhiên bị đình trệ, một dấu hiệu cho thấy cơ cấu kinh tế đang cần thay đổi khẩn cấp. Nhưng thay đổi đi kèm với chi phí, và không ai sẵn sàng chịu chi phí để thích ứng với sự thay đổi này. Đây là bế tắc kinh tế hiện tại của Trung Quốc. “Đấng toàn năng” đã thiết lập hệ thống kinh tế chính trị theo hướng “nhà nước tiến, dân thoái” (tăng sở hữu nhà nước, giảm sở hữu tư nhân – PV). Điều này khiến các doanh nghiệp chần chừ trong việc tiến lên. Việc thúc đẩy “lưu thông kinh tế nội bộ” có nghĩa là cô lập và đóng cửa. Cùng với những tranh chấp ngày càng gay gắt giữa Trung-Mỹ, những điều này không tốt cho các khoản đầu tư. Sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh, doanh nghiệp đang chững lại, lựa chọn cách quan sát và suy nghĩ thấu đáo. Mối đe dọa từ Hoa Kỳ đã mang lại những rủi ro chưa từng có cho các doanh nghiệp Trung Quốc, và thiệt hại do nó gây ra còn đắt hơn cả các lệnh trừng phạt.
Tất nhiên, tất cả những điều đó có thể là cảnh báo giả, nó sẽ hiện hữu trong một vài năm nữa. Mối quan hệ Trung-Mỹ ngày càng xấu đi là một vấn đề không thể giải quyết trong vòng một thập kỷ. Trong đó, sự đình trệ đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tiềm ẩn một mối lo lớn. Rõ ràng, những thiệt hại về kinh tế và chính trị do cuộc đối đầu giữa ĐCSTQ và Hoa Kỳ mang lại quá lớn, và thậm chí còn gây ra những thách thức đối với tính cai trị hợp pháp của chế độ ĐCSTQ. Nếu nền kinh tế không được cứu, ĐCSTQ sẽ không thể cứu chế độ của mình. Những thiệt hại về vật chất và lòng tin do cuộc đối đầu với Hoa Kỳ đã báo trước một thảm họa đang rình rập trên đầu ĐCSTQ.
Cho dù ĐCSTQ xử lý cuộc khủng hoảng này như thế nào, nó sẽ mang lại những thay đổi của thời đại. Người vẫn muốn trở thành hoàng đế ngày nay, phải là một kẻ cuồng tín lạnh lùng với sự bất lương kiêu ngạo. Mao Trạch Đông chắc chắn là một kẻ cuồng tín, nhưng ông ta được dung dưỡng bởi những người dân ngu muội cuồng tín cách mạng. Ông ta đã sống trong thời đại mà sự phẫn nộ của mọi người, được kết hợp thành một thứ cuồng tín dân tộc hẹp hòi. Bản thân ông ta đã được phóng chiếu và phóng to thành hình tượng Mao vĩ đại, được phong Thần. Đó là thời đại mà con người đánh mất lý trí và trở nên ngu ngốc.
Triều đại của Tập phải đối mặt với một thế giới đã giác ngộ. Trong vài thập kỷ qua, người Trung Quốc đã giao lưu thương mại, văn hóa, kiến thức trên khắp thế giới và đã hiểu biết về thế giới. Họ không còn ngu muội như ở thời Mao. Ngày nay, tất nhiên, ông (Tập) có quyền làm Chủ tịch Mao 2.0, nhưng liệu ông có đủ khả năng để làm như vậy, đây là thách thức lớn nhất của ông. Nếu ông thành công, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thời kỳ hỗn loạn và rắc rối to lớn. Tôi nghĩ, chúng ta sẽ sớm biết liệu người dân có sẵn sàng gánh chịu hậu quả của thảm họa này hay không. Đại Kỷ nguyên mới đang tới gần.
Theo Appledaily
Đại Nghĩa biên dịch
Đại diện Trung Quốc
trúng cử thẩm phán Toà Quốc tế về Luật biển
Đại diện Trung Quốc vừa trúng cử thẩm phán Toà án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020 – 2029 trong cuộc bỏ phiếu kín hôm 24/8 vừa qua theo thông tin từ Tân Hoa Xã vào cùng ngày
Đại diện Trung Quốc vừa được bầu là đại sứ của Trung Quốc tại Hungary, ông Đoàn Khiết Long. Ông Long nhận được 149 phiếu. Năm người khác được bầu vào vị trí thẩm phán là đại diện từ các nước Malta, Ý, Chile, Cameroon và Ukraine.
ITLOS là toà được thành lập theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) với sự tham gia của 168 quốc gia.
Đây không phải là lần đầu tiên một người Trung Quốc được bầu vào vị trí thẩm phán toà ITLOS. Kể từ lần bỏ phiếu đầu tiên vào năm 1996, Trung Quốc đã có 3 đại diện được bầu vào vị trí thẩm phán của toà, theo thông tin từ trang ITLOS.
Tuy nhiên, trước khi ITLOS bỏ phiếu bầu thẩm phán lần này, Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối đại diện Trung Quốc vì cho rằng Trung Quốc là nước không tuân thủ UNCLOS.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell hồi tháng 6 vừa qua đã ví việc bầu một quan chức của Trung Quốc vào vị trí thẩm phán toà ITLOS không khác nào “thuê một kẻ đốt nhà giúp điều hành công việc của cơ quan phòng cháy chữa cháy”. Hoa Kỳ thúc giục các nước tham gia toà nên cân nhắc thận trọng việc bầu đại diện Trung Quốc vào vị trí thẩm phán.
Trung Quốc sau đó đã lên tiếng phản đối Hoa Kỳ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lên tiếng nói rằng Hoa Kỳ không thông qua UNCLOS nhưng cứ luôn lên tiếng cho rằng mình là người bảo vệ công ước này.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông thông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển.
Toà Trọng tài Quốc tế vào năm 2016 đã ra phán quyết bác bỏ tính hợp lý của đường này nhưng Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của toà.
Biển Đông: Trung Quốc dùng bạo lực và lừa dối
để đe doạ nhằm chiếm đoạt lợi ích
Tâm Tuệ
Chính quyền Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát Biển Đông bằng việc dùng bạo lực và những lời dối trá để đe doạ nhằm chiếm đoạt cái mà Bắc Kinh xem là “lợi ích cốt lõi” không thể bỏ.
Hôm thứ Hai (24/8), tờ South China Morning Post (SCMP) có bài viết về việc sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức đưa ra quan điểm về Biển Đông, ngay lập tức chính quyền Trung Quốc tìm cách đối thoại trở lại với các nước ASEAN để cùng thảo luận các vấn đề liên quan vùng biển này. Trong đó, có cả việc thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Bài báo cho biết, quan chức Trung Quốc kêu gọi các thành viên ASEAN làm việc với Bắc Kinh, cần nối lại các cuộc đàm phán COC càng sớm càng tốt để “cho thấy một số tiến bộ”.
Trung Quốc nói không muốn quá trình hợp tác vừa nêu bị “xâm hại” bởi quốc gia không tham gia thương lượng. Không khó để thấy đây là một câu nói ẩn ý nhắm vào Mỹ, dù đại diện Trung Quốc không đề cập “quốc gia không tham gia thương lượng” là nước nào.
Dùng bạo lực và lừa dối để đe doạ nhằm chiếm đoạt lợi ích
Tuy nhiên trên thực tế, điều mà chính quyền Trung Quốc nói đều đi ngược lại với những gì họ làm. Có thể thấy rõ nhất ở vấn đề Biển Đông khi chính quyền nước này liên tục gây hấn, dùng chiêu bài “tự châm ngòi gây chiếm” với nhiều nước nhằm theo đuổi cái mà Bắc Kinh xem là “lợi ích cốt lõi”.
Mới đây nhất, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam cho biết quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành diễn tập quân sự ở phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam trong 6 ngày, từ ngày 24/8, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc hôm 23/8 đưa tin. Cùng ngày, truyền hình trung ương Trung Quốc cũng cho biết quân đội Trung Quốc sẽ tập trận bắn đạn thật ở Biển Bột Hải từ ngày 24/8 đến 30/9.
Chưa hết, hồi đầu tháng 8, chính quyền Bắc Kinh đã điều động oanh tạc cơ H-6J đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, vào tháng 7, Trung Quốc cũng điều động các oanh tạc cơ H-6J và H-6G cùng một số loại máy bay khác tiến hành tập trận ở khu vực Biển Đông. Hay như nhiều vụ đâm chìm tầu đánh cá Việt Nam và hăm dọa các nước trong vùng.
Hôm 24/8, Thanh Niên dẫn lời PGS-TS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, Học giả tại Quỹ Châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) về việc Trung Quốc liên tục tổ chức tập trận ở Biển Đông rằng: “Trung Quốc tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tập trận với mức độ ngày càng tăng ở Biển Đông nhằm gửi thông điệp đến Mỹ và các bên liên quan trong khu vực rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ theo đuổi những gì mà Bắc Kinh xem là lợi ích cốt lõi”.
Vị TS Nagy này không bỏ qua khả năng Trung Quốc sẽ còn tiến hành nhiều cuộc tập trận khi càng đến gần ngày bầu cử Tổng thống Mỹ nhằm khẳng định “ý chí” của Bắc Kinh trong bối cảnh bị Washington
gia tăng áp lực. Không chỉ nhằm vào Mỹ, ông Nagy còn nhận xét: “Động thái này của Trung Quốc đồng thời để tăng cường vị thế trong quá trình đàm phán COC với các nước ASEAN”.
Liên quan COC, Bắc Kinh cũng đang có những chiêu trò hòng “đắc lợi”. Ngày 1/8, tờ SCMP đưa tin Trung Quốc đã thay đổi thuật ngữ trong một quy định hàng hải của nước này. Qua đó, Bắc Kinh định nghĩa lại vùng biển nằm giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa là khu vực hàng hải “gần bờ” thay vì “xa bờ”.
Các động thái này được giới chuyên gia quốc tế đánh giá là gây ra nhiều quan ngại và đe dọa an ninh khu vực. Tuy nhiên, chính quyền Donald Trump trả lời bằng cách điều các chiến hạm tới khu vực Biển Đông sẵn sàng nghênh chiến.
Quan ngại thêm tình hình khi Trung Quốc trúng cử ghế thẩm phán Tòa quốc tế về Luật biển
Hôm 24/8 đại diện của phía Trung Quốc là ông Đoàn Khiết Long (Duan Jie Long) trúng cử ghế thẩm phán Tòa quốc tế về Luật biển nhiệm kỳ 2020 – 2029, theo Hãng tin Tân Hoa xã.
Như vậy, Trung Quốc sẽ kéo dài chuỗi hiện diện liên tục tại Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) kể từ khi tòa án này được thành lập vào năm 1996.
Bày tỏ quan ngại việc ứng viên Đoàn Khiết Long được chọn, vị quan chức Mỹ – David R. Stilwell nói: “Lựa chọn một quan chức Trung Quốc vào cơ quan này giống như thuê một kẻ đốt phá để giúp điều hành cơ quan cứu hỏa”.
Ngoại trưởng Trung Quốc công du châu Âu
với trọng tâm là hồ sơ Hoa Vi
Mai Vân
Theo lịch trình, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay, 25/08/2020 tới Ý, trong khuôn khổ chuyến công du 5 nước châu Âu đầu tiên, kể từ khi bùng nổ dịch Covid-19. Sau Ý, ông Vương Nghị sẽ tới Na Uy, Hà Lan, Pháp và cuối cùng là Đức. Một trong những trọng tâm chuyến công du là các hợp đồng xây dựng mạng 5G mà tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi đang dần dần bị gạt ra ở châu Âu.
Trong thời gian gần đây tin xấu đã dồn dập đến với Hoa Vi. Tại Na Uy, tập đoàn viễn thông Telenor đã chọn công ty Ericsson của Thụy Điển cho mạng 5G của họ thay vì Hoa Vi. Chính quyền Hà Lan cũng có kế hoạch cấm một số tập đoàn « có vấn đề » không được tham gia xây dựng các bộ phận quan trọng trong mạng 5G của họ. Tại Pháp, dù không có lệnh cấm hoàn toàn đối với Hoa Vi, nhưng một số quy định đã mặc nhiên loại bỏ Hoa Vi. Riêng ở Đức, số phận của tập đoàn Trung Quốc sẽ được quyết định vào tháng 9 tới đây.
Thông tín viên RFI Liu Zhifan tại Bắc Kinh giải thích tầm quan trọng của chuyến công du châu Âu của ngoại trưởng Trung Quốc :
“Giai đoạn đầu của chuyến công du của ngoại trưởng Vương Nghị là nước Ý, quốc gia duy nhất trong lịch trình chuyến thăm đã chính thức tham gia đề án hạ tầng cơ sở « Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc.
Ông Vương Nghị sẽ phải thuyết phục đồng nhiệm Ý là không nên loại trừ Hoa Vi ra khỏi hệ thống 5G của Ý. Hoa Vi đứng đầu thế giới trong lãnh vực này nhưng bị xem là quá gắn chặt với chính quyền Trung Quốc.
Chuyến công du đầu tiên này từ ngày dịch Covid-19 bùng lên tại Trung Quốc rồi lan rộng ra thế giới còn có mục tiêu nối lại liên lạc với châu Âu vào lúc mà quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng.
Trung Quốc xem chuyến đi châu Âu này là cơ hội để cổ vũ cho chủ nghĩa đa phương nhằm thúc đẩy kinh tế thế giới, vào lúc mà việc chính quyền Cộng Sản muốn chứng tỏ tính ưu việt của mô hình y tế Trung Quốc đã làm cho nhiều chính phủ châu Âu bất bình. Một thái độ hung hăng mà đạo luật an ninh quốc gia Trung Quốc ban hành giữa mùa hè và triệt tiêu tự do ở Hồng Kông là một biểu tượng.
Các cuộc gặp trong chuyến công du này của ông Vương Nghi cũng là dịp để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa các lãnh đạo châu Âu và ông Tập Cận Bình vào giữa tháng 9, xoay quanh một hiệp định thương mại giữa Liên Âu và cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới.”
Chính quyền Trung Quốc đang tập trung
bôi xấu cố vấn gốc Hoa của ông Pompeo
Đại Nghĩa
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có một cố vấn hàng đầu là người Mỹ gốc Hoa, ông Miles Yu (Dư Mậu Xuân). Khi ông Mike Pompeo nổi lên là một quan chức hàng đầu của Mỹ thường xuyên chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Trung Quốc, thì các cuộc tấn công nhắm vào ông Miles Yu bắt đầu diễn ra tại quê nhà của ông.
Khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mời nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc Lưu Hạc đến Phòng Bầu dục vào tháng 1/2019, ngồi đối diện ông Lưu là Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer. Bên phải ông Lighthizer là Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, cố vấn thương mại Peter Navarro và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. Ngoại trưởng Mike Pompeo khi đó chỉ ngồi phía ngoài để chứng kiến.
Ở thời điểm hiện tại, sau một năm rưỡi, ông Pompeo đã trở thành nhân vật chủ chốt trong Chính phủ Mỹ phụ trách việc xây dựng chính sách Trung Quốc, với một đường lối cứng rắn hơn nhiều đối với Bắc Kinh. Và học giả người Mỹ gốc Hoa Miles Yu, một thành viên của nhóm hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã khiến Bắc Kinh hết sức tức giận vì ông đang là một cố vấn quan trọng của ông Pompeo.
Sinh năm 1962, ông Yu lớn lên trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Ông được coi là một chuyên gia hiểu rõ về bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông Pompeo đã mô tả ông Yu là “nhân vật chính trong nhóm làm việc của tôi”. Trong khi đo, ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, gọi ông là “báu vật quốc gia”.
Ông Yu được cho là người đã chắp bút nội dung chính của bài phát biểu lịch sử của ông Pompeo vào ngày 23/07, tại Bảo tàng và thư viện tổng thống Richard Nixon ở bang California. Trong bài phát biểu đó ông Pompeo đã tố cáo “kế hoạch làm bá chủ” của ĐCSTQ và gọi tổng bí thư Tập Cận Bình là “người tin tưởng thực sự vào một hệ tư tưởng độc tài toàn trị đã phá sản”.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 06/2020 với tờ The Washington Times, tờ báo mà ông Yu ông từng làm việc và phụ trách chuyên mục về Trung Quốc, ông đã sử dụng ngôn ngữ tương tự khi mô tả ông Tập là “một người sống chết với hệ tư tưởng của ĐCSTQ”.
Tại một cuộc họp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng 12/20119, ông Yu nói rằng chính quyền Trung Quốc đang tìm cách thống trị toàn cầu, và một trong những động lực thúc đẩy lực lượng này nuôi tham vọng đó là chủ nghĩa Lenin.
Lớn lên ở một huyện ngoại ô của Trùng Khánh, ông Yu theo học chuyên ngành lịch sử tại Đại học Nam Đài danh tiếng ở Thiên Tân trước khi chuyển đến Mỹ vào những năm 1980 và nhận bằng Tiến sĩ. tại Đại học California, Berkeley.
Ông Yu là giáo sư lịch sử tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1994 chuyên về Trung Quốc, Đông Á, lịch sử quân sự ngoại giao và chiến tranh phi phương Tây. Ông hiện đang làm chuyên viên hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, văn phòng của ông cùng tầng với văn phòng của ông Mike Pompeo. Ở đó ông là thành viên duy nhất của nhóm giúp việc cho ông Pompeo chuyên trách vấn đề Trung Quốc.
Hiện ông Yu đang trở thành mục tiêu công kích của giới truyền thông phục vụ chính quyền ở quê hương ông.
Sau khi tờ The Washington Times mô tả ông Yu là kiến trúc sư chính sách Trung Quốc của Ngoại trưởng Pompeo, ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ, đã gọi ông Yu là người đã “bị lừa bởi một số tiếng nói cực đoan trên internet”.
Ông Hồ nói rằng ông Yu rời Trung Quốc quá sớm, lúc đất nước còn “yếu” và khi đó giới trẻ và trí thức còn “tôn sùng phương Tây”.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc kể từ đó đã tập trung vào ông Yu, họ sử dụng những lập luận tương tự để cố gắng hạ uy tín của ông. Một bài báo của Thời báo Hoàn cầu đã bác bỏ ý kiến cho rằng ông Yu là một “người say mê học thuật” chỉ có “kiến thức về Trung Quốc về cơ bản không khác biệt so với nhiều học giả Hoa Kỳ dựa vào các nguồn tài liệu thứ cấp”.
Ở huyện Vĩnh Xuyên, quê hương thời thơ ấu của ông Yu, cách trung tâm Trùng Khánh 70km về phía tây, một tượng đài có tên của những học sinh đạt thành tích cao nhất trong các kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm đã được che đi bằng một tấm bìa màu xanh ghi “đang được sửa chữa”.
Nhìn qua một khoảng trống phía trên tấm bìa xanh sẽ thấy tên của ông Yu đã bị xóa, phía dưới là các dòng chữ nguệch ngoạc bằng tiếng Trung với nội dung mạ lị ông Yu là “kẻ phản bội” và “con rối của Mỹ”.
Khi được hỏi về điều này, một phụ nữ làm việc tại một cửa hàng gần đó cho biết một hôm cô phát hiện phiến đá đột ngột bị che kín.
Theo Nikkei
Bắc Kinh lập 600 trạm tuyển dụng nhân tài toàn cầu
nhằm đánh cắp công nghệ tối tân
Tâm Thanh
ĐCSTQ đã xây dựng một mạng lưới toàn cầu gồm ít nhất 600 trạm tuyển dụng trên khắp thế giới nhằm chiêu mộ những chuyên gia và nhà khoa học hải ngoại để thu thập các công nghệ tối tân.
Việc chính quyền ĐCSTQ sử dụng dự án “Nghìn nhân tài” để đánh cắp tài sản trí tuệ và công nghệ kinh doanh của Mỹ không phải là điều bí mật. Tuy nhiên, một báo cáo của Viện chính sách Chiến thuật Australia (ASPI) gần đây đã tiết lộ, chương trình “Nghìn nhân tài” chỉ là một trong số hơn 200 dự án tuyển dụng nhân tài của ĐCSTQ. Để chiêu mộ nhân tài khoa học và công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, ĐCSTQ đã xây dựng một mạng lưới tinh vi gồm ít nhất 600 trạm tuyển dụng nhân tài trên khắp thế giới, và hiện quy mô vẫn đang được tiếp tục mở rộng.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) ngày 20/8 cho hay: Các trạm tuyển dụng này được phân bổ nhiều nhất ở Hoa Kỳ với 146 trạm, tiếp theo là Đức và Úc với 57 trạm mỗi nước, Anh là 49 trạm, Canada 47 trạm, Nhật Bản 46 trạm, Pháp 46 trạm. Ngoài ra, các trạm này cũng xuất hiện ở các quốc gia xa xôi như New Zealand và Thụy Điển.
Các trạm tuyển dụng này được thành lập lần đầu vào năm 2006, và số lượng chúng đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Tính riêng trong năm 2018, đã có tới hơn 115 trạm được thành lập. Các trạm tuyển dụng này đại diện cho chính phủ Trung Quốc trong việc mở rộng và chiêu mộ nhân tài ở nước ngoài.
Các quan chức ĐCSTQ thường ký hợp đồng vận hành các địa điểm này với các đoàn thể địa phương, chẳng hạn như: Hiệp hội đồng hương; hiệp hội doanh nghiệp; hiệp hội nghề nghiệp và hiệp hội cựu sinh viên; các công ty công nghệ và giáo dục; hiệp hội sinh viên và học giả Trung Quốc tại các trường đại học ở nước ngoài.
Mức phí mà Bắc Kinh trả cho các đoàn thể này tương đương 29.000 USD cho mỗi người họ tuyển dụng được. Ngoài ra, chi phí hoạt động chung lên đến 22.000 USD mỗi năm.
Trạm tuyển dụng ở nước ngoài sẽ tổ chức cho các nhà khoa học ở hải ngoại đến Trung Quốc phỏng vấn. Họ thường phối hợp hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề chuyên gia nước ngoài của ĐCSTQ và Ban Công tác Mặt trận Thống nhất. Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ đã liên hệ với hàng nghìn tổ chức nước ngoài để thu thập thông tin tình báo, khuyến khích chuyển giao công nghệ và chống lại các hoạt động bất đồng chính kiến, đồng thời ra sức thực hiện các mục tiêu khác của Bắc Kinh.
Kể từ năm 2018, chính phủ Hoa Kỳ đã chú ý đến chương trình “Nghìn nhân tài” của Trung Quốc, và có động thái chống lại chiến dịch thu hút chất xám này. Theo đó, chính quyền ĐCSTQ bắt đầu xóa thông tin về kế hoạch “Nghìn nhân tài” khỏi mạng lưới Internet và ra lệnh cho các tổ chức sử dụng nhiều phương pháp tuyển dụng bí mật hơn.
Một chỉ thị liên quan bị rò rỉ đính kèm báo cáo trên được ban hành ngày 29/9/2018 đề “Nhóm đánh giá dự án thanh niên “Nghìn nhân tài, Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia thuộc Cục Kế hoạch Trung Quốc” nêu rõ:
“Để tiếp tục đảm bảo sự an toàn cho các các nhân tài ở nước ngoài, đề nghị tất cả các đơn vị không sử dụng email trong quá trình phỏng vấn. Mà nên sử dụng điện thoại, fax … để thông báo dưới danh nghĩa mời trở lại Trung Quốc để tham gia các hội nghị học thuật, diễn đàn, v.v., Trong các thông báo bằng văn bản, không được có chữ “kế hoạch nghìn nhân tài”.
Mạng lưới khổng lồ này cũng trợ giúp quân đội ĐCSTQ tuyển dụng nhân tài.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng tất cả các tỉnh, thành phố và chính quyền cấp huyện của ĐCSTQ cũng đóng vai trò hàng đầu trong mạng lưới tuyển dụng nhân tài này. Hơn nữa, các kế hoạch tuyển dụng ngoài cấp
quốc gia chiếm hơn 80%, số lượng các nhà khoa học được thu hút nhiều gấp bảy lần so với các chương trình cấp quốc gia.
Theo Nguyên Minh Thanh, Soundofhope.org
Tâm Thanh biên dịch
Trung Quốc gửi công hàm kịch liệt phản đối
máy bay do thám Mỹ xâm phạm
Trung Quốc gửi công hàm “nghiêm khắc” phản đối Hoa Kỳ sau khi quân đội của họ nói rằng một máy bay trinh sát U-2 của Mỹ đã bay vào vùng cấm bay trong cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng cho biết hôm 25/8.
Người phát ngôn cho biết Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ ngay lập tức ngừng các hành động như vậy, mà theo ông là một “sự khiêu khích trắng trợn.”
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-phan-doi-may-by-do-tham-my-xam-pham/5557205.html
“WeChat Work” bí mật đổi tên
để tránh lệnh cấm của Hoa Kỳ
Hương Thảo
Mới đây, phiên bản WeChat hải ngoại dành cho doanh nghiệp đã được đổi tên từ “WeChat Work” thành “WeCom” để tránh lệnh cấm của Mỹ. Tuy vậy, có chuyên gia cho rằng cách đổi tên này cũng không khả dụng.
Theo trang Secret China, từ ngày 20 tháng tới, Hoa Kỳ sẽ áp đặt các biện pháp chế tài đối với nền tảng nghe nhìn ở hải ngoại “TikTok” của Bytedance và phần mềm giao tiếp xã hội WeChat của Tencent, cấm các cá nhân hoặc tổ chức nằm trong quyền tài phán của Hoa Kỳ giao dịch trên WeChat. Gần đây, phiên bản WeChat hải ngoại dành cho doanh nghiệp đã được đổi tên từ “WeChat Work” thành “WeCom”, trên trang web chính thức và kho Apple và Google App Stores cũng đã thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên Tencent không đưa ra thông báo chính thức trước và sau khi đổi tên, điều này được suy đoán là để né lệnh cấm.
Theo thông tin trên trang web WeChat chính thức, nhóm WeChat của Tencent đã ra mắt công cụ quản lý văn phòng và giao tiếp dành riêng cho doanh nghiệp vào năm 2016, hỗ trợ Apple iOS, Mac, Android (Android), Windows và bốn hệ thống khác có thể kết nối với WeChat và giao tiếp bằng tin nhắn WeChat, và thanh toán WeChat. WeChat Work cũng là phần mềm kinh doanh duy nhất có thể giao tiếp với WeChat, có nghĩa là các thương gia hải ngoại có thể tiếp cận 1,2 tỷ người dùng WeChat thông qua WeChat Work.
Trang “Người quan sát” của Trung Quốc (guancha.cn) nhận định, việc đổi tên âm thầm lần này có liên quan đến lệnh cấm của Mỹ. Vào đầu tháng 8, Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã ký hai lệnh hành pháp áp đặt các biện pháp chế tài đối với nền tảng video ở nước ngoài của Bytedance là TikTok và phần mềm giao tiếp xã hội WeChat của Tencent, yêu cầu các cá nhân hoặc tổ chức trong phạm vi quyền tài phán của Hoa Kỳ không được phép giao dịch với Tencent và WeChat sau ngày 20/9.
Trước việc WeChat bí mật đổi tên thành “WeCom”, nhiều cư dân mạng Trung Quốc thẳng thừng cho rằng động thái này là “đổi áo giáp, thao tác kinh điển của chính quyền cộng sản Trung Quốc!”. Tuy nhiên, cũng có cư dân mạng cho rằng Tencent dù có nghĩ ra cách đổi tên cũng không thể thoát khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ, bởi Tổng thống Trump vốn không phải kẻ ngốc.
Phương Bảo Kiều, chủ tịch danh dự của Phòng Thương mại Công nghệ Thông tin Hồng Kông, cũng nói trên Apple Daily rằng những nỗ lực tốt nhất của WeChat để đổi tên của Ứng dụng đều vô ích, vì bất kỳ thay đổi nào đối với “WeCom” đều thuộc về Tencent, trong khi các lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào hoạt động kinh doanh của Tencent ở Hoa Kỳ. Tương tự với TikTok, chế tài Washington không chỉ đánh vào TikTok, mà đánh vào Bytedance”.
Ông Phương cũng chỉ ra rằng Hoa Kỳ nhận thấy rằng các dịch vụ đám mây của Alibaba, Tencent và Baidu không an toàn, vì vậy công chúng phải cẩn thận không đưa thông tin nhạy cảm vào hệ thống đám mây của các công ty Trung Quốc.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng việc đổi tên “WeChatWork” thành “WeCom” có lẽ là một chiến lược trì hoãn lệnh chế tài, ông cũng nhấn mạnh rằng việc WeChat thông qua các đối tác kinh doanh là các công ty đa quốc gia lớn như Procter & Gamble (P&G), Chow Tai Fook, L’Oréal, IKEA (IKEA), Bank of China,… gây áp lực lên Washington nhằm trì hoãn chế tài đến sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ, hy vọng chính sách thay đổi. Ông Phương cho rằng, ngoài việc bán doanh nghiệp của mình trước thời hạn chế tài theo quy định của Bộ Thương mại Mỹ, bước tiếp theo của Tencent cũng sẽ giống như ByteDance, là tìm cách dùi qua các kẽ hở pháp lý để thách thức lệnh hành pháp của Tổng thống Trump.
Hãng thông tấn Bloomberg dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này vào ngày 22/8 rằng chính quyền Trump đang xoa dịu Apple và các công ty Mỹ khác, đảm bảo rằng lệnh cấm sẽ không có tác động tiêu cực đến các giao dịch của họ ở Trung Quốc, và rằng họ vẫn có thể sử dụng WeChat và kinh doanh với WeChat ở Trung Quốc.
Trên thực tế, Tổng thống Trump đã chỉ ra trong bức thư mà ông gửi cho các nghị sĩ Mỹ rằng WeChat có thể đang theo dõi thông tin cá nhân và độc quyền của công dân Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ, cho phép ĐCSTQ giám sát chặt chẽ những người Trung Quốc sống trong một xã hội tự do.
Cô Vương Á Thu, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cũng viết trên tờ Foreign Policy rằng mối đe dọa do WeChat gây ra cần được xem xét nghiêm túc, bởi vì WeChat không chỉ là một siêu chương trình, mà còn là một cái bẫy đối với người Hoa ở hải ngoại.
Theo Scretchina.com
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/wechat-work-bi-mat-doi-ten-de-tranh-lenh-cam-cua-hoa-ky.html
Ba Vì có thể là ‘siêu bão’ mạnh nhất
đổ bộ Liêu Ninh, Trung Quốc trong 71 năm qua
Tâm Thanh
Sáng nay (25/8), tâm bão Bavi đã ở trên vùng biển phía Bắc của biển Hoa Đông, dự kiến đến ngày 27/8 bão sẽ đổ bộ vào tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc và rất có khả năng đây sẽ trở thành cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào tỉnh Liêu Ninh kể từ năm 1949 đến nay.
Theo thông tin từ trang web thời tiết của Trung Quốc (Weather.com.cn), đài quan sát khí tượng trung ương đã phát đi cảnh báo mưa bão màu vàng lúc 6 giờ sáng ngày 25/8. Khoảng 5 giờ sáng ngày 25/8, tâm bão số 8 của bão Ba Vì ở vào vùng biển phía Bắc biển Hoa Đông (Đông Hải), cách biên giới Trung Quốc và Triều Tiên khoảng 1220 km về phía Nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 13 (40m/s), áp suất không khí thấp nhất vùng gần tâm bão là 960 hPa, bán kính gió mạnh cấp 10 khoảng 110 km và bán kính gió mạnh cấp 12 vào khoảng 70 km tính từ tâm bão.
Dự báo bão sẽ di chuyển theo hướng Bắc với tốc độ 10 km/giờ, cường độ tiếp tục gia tăng, cấp bão mạnh nhất có thể lên tới 45 đến 50 m/s, giật cấp 14 đến cấp 15. Đến sáng ngày 26, bão sẽ di chuyển vào khu vực phía Nam biển Hoàng Hải, tiếp cận khu vực Tây Bắc bán đảo Triều Tiên và duyên hải bán đảo Sơn Đông. Theo dự tính, bão sẽ đổ bộ vào khu vực từ phía Tây Bắc Triều Tiên đến phía Đông tỉnh Liêu Ninh vào sáng ngày 27/8.
Có thông tin cho rằng, bão đổ bộ vào phía Bắc thường dễ xảy ra thảm họa hơn do miền Bắc Trung Quốc chưa có kinh nghiệm phòng chống bão. Và bão di chuyển theo hướng Bắc khi gặp không khí lạnh sẽ xuất hiện mưa rất lớn hiếm thấy. Bão thường đổ bộ vào Liêu Ninh nhiều nhất vào tháng 8.
Theo báo cáo, đã có 6 cơn bão đổ bộ vào Liêu Ninh kể từ năm 1949, tuy nhiên, chỉ có duy nhất cơn bão số 10 (Hailun) năm 1964 là đổ bộ trực tiếp vào Liêu Ninh. Nếu bão Bavi cũng trực tiếp đổ bộ vào Liêu Ninh thì bão số 8 năm 2020 sẽ trở thành cơn bão mạnh nhất trong 71 năm qua.
Tài khoản Weibo “Người yêu thích khí hậu Trung Quốc” đã phân tích: “Liệu Bavi có trở thành cơn bão mạnh nhất ở Liêu Ninh hay không. Chúng ta cần chú ý xem nó đổ bộ vào Triều Tiên trước hay đổ bộ thẳng vào Liêu Ninh. Nếu bão đổ bộ vào Triều Tiên trước, sức mạnh của bão sẽ bị suy yếu bởi những ngọn núi của Triều Tiên. Nếu trực tiếp đổ bộ vào Liêu Ninh, thì cường độ của cơn bão có thể sẽ phá vỡ kỷ lục”.
Ngoài ra, từ 8h ngày 25 đến 8h ngày 26/8, vùng biển phía Bắc Đông Hải và phía Nam Hoàng Hải có gió giật cấp 8 đến cấp 11. Vùng biển lân cận nơi tâm bão đi qua, sức gió có thể đạt cấp 12 đến cấp 15, giật cấp 16 đến cấp 17. Theo dự tính, ba ngày tới (28/8), do ảnh hưởng của bão Ba Vì và các hệ thống đám mây xung quanh, một số khu vực như: Giang Tô, Sơn Đông, Đông Bắc Trung Quốc và phía đông Nội Mông sẽ có mưa lớn đến mưa lớn cục bộ.
Theo các video trực tuyến, trận mưa lớn xảy ra ở Thẩm Dương, Liêu Ninh vào ngày 24/8 đã khiến các con đường đô thị bị ngập, xe cộ chìm trong nước.
Theo Tiêu Luật Sinh, Epochtimes.com
Tâm Thanh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-bavi-sieu-bao-manh-nhat-do-bo-lieu-ninh-trong-70-nam-qua.html
Người dân tại Tân Cương bị buộc phải uống thuốc
trung y chống dịch, cửa nhà bị niêm phong
Tâm Thanh
Có cư dân mạng cho hay, “trạng thái thời chiến” ở Tân Cương so với phong tỏa thành phố Vũ Hán thời kỳ đầu thậm chí còn nghiêm ngặt hơn.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang hoành hành và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tháng trước, Ô Lỗ Mộc Tề, thủ đô khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc dịch bệnh bùng phát trở lại khiến thành phố này lần nữa bước vào “trạng thái thời chiến”. Mới đây có nguồn tin cho hay, có xã khu trong khoảng thời gian thành phố bị phong tỏa, Bộ Y tế Trung Quốc bắt buộc người dân phải uống thuốc trung y để chống dịch. Có nơi chính quyền còn chặn hết tất cả lối ra vào ngăn không cho người dân ra ngoài.
Kể từ khi thành phố Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương xác nhận ca nhiễm đầu tiên vào tháng trước (16/7), chính quyền đã áp dụng chính sách phong tỏa toàn bộ thành phố. Gần đây, có cư dân mạng đã tiết lộ trên Weibo rằng, tất cả các lối ra vào của mỗi hộ gia đình đều bị phong kín, đơn vị còn cử người đến canh gác, so với phong tỏa thành phố Vũ Hán thời kỳ đầu thậm chí còn nghiêm ngặt hơn. Nhiều thành phố cấp tỉnh ở Tân Cương không có ca lây nhiễm nào, thậm chí có nơi cách xa thành phố Ô Lỗ Mộc Tề hơn nghìn cây số, chính quyền vẫn bắt người dân phải ở nhà không được phép ra ngoài trong hơn 1 tháng.
Ngày 21/8, có cư dân mạng đã tiết lộ trên Weibo rằng, chính phủ Tân Cương phân phát thuốc trung y đến từng hộ nhà, đến cả thai phụ cũng không bỏ qua. Nhân viên xã khu trực tiếp giám sát từng người uống thuốc rồi mới đưa họ đi xét nghiệm DNA.
Một cư dân mạng khác đã đăng tải video lên Twitter chỉ ra rằng, trong thời gian xã khu quản lý khép kín, đều có cảnh sát và nhân viên của Bộ Y tế lần lượt đến từng nhà phân phát thuốc trung y cho từng hộ dân, yêu cầu mọi người phải uống ngay tại chỗ và quay phim để làm chứng. Đoạn video cho thấy có hơn 10 người cùng nhau uống thuốc tại sảnh rộng của tòa nhà.
Cũng có cư dân mạng nói rằng, người dân sau khi uống thuốc trung y do xã khu phân phát liền xuất hiện các triệu chứng khó chịu như: đau bụng, mất ngủ, nôn mửa… “Kết quả là nhiều dân mạng ở Tân Cương đã gửi tin nhắn riêng cho tôi, tôi mới biết cái chính sách này thật vớ vẩn và hoang đường”. Bài đăng của cư dân mạng này đã bị xóa không lâu sau đó.
Ngoài ra, vì để ngăn không cho người dân ra ngoài, chính quyền thành phố đã cử người đến niêm phong nhà hoặc đóng đinh, hàn chết tất cả các lối ra vào của nhà dân.
Có người tiết lộ, chính quyền đã viện đến hình phạt nặng răn đe người dân, yêu cầu tất cả người dân trong xã khu từ ngày 14 không được ra ngoài tản bộ, ai vi phạm quy định sẽ bị đưa đến trại cách ly tiến hành cách ly tự trả phí trong 21 ngày, sau đó còn phải đưa đến trại tạm giam tạm giam trong 15 ngày.
Theo Secretchina.com
Tâm Thanh biên dịch
Nghỉ hè học sinh tiểu học
phải đọc ‘Lý luận trị quốc’ của Tập Cận Bình
Phụng Minh
Ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Đỗ Vấn Trạch đã thẳng thắn đăng đàn chế giễu.
Một cư dân mạng đại lục đã đăng lại ảnh chụp màn hình WeChat lên Twitter vào ngày 22/8, cho thấy một số học sinh tiểu học đang tập trung đọc bài đọc ngoại khóa mùa hè theo yêu cầu của nhà trường. Điều khó tin là cuốn sách được giao cho các em đọc vào mùa hè lại là “Lý luận trị quốc Tập Cận Bình”. Ngoài ra các em phải chụp ảnh mình đang đọc để làm bằng chứng, theo Secretchina. Điều này khiến ngôi sao Hồng Kông Đỗ Vấn Trạch bức xúc, đăng đàn nói vài lời.
Dự án hè thu hút nhiều bình luận
Gần đây, một cư dân mạng đại lục đã đăng tải thông tin trên WeChat: “Cháu trai tôi học lớp 1, nhà trường yêu cầu: nghỉ hè phải đọc sách của Tập Cận Bình và tải ảnh lên”. Trong dòng tweet được cư dân mạng chia sẻ, nhiều người khác cũng đăng hình ảnh của học sinh tiểu học khác lên, để chứng minh rằng bài đăng của người dùng mạng trên là đúng.
Trong ảnh là những học sinh tiểu học ngây thơ và dễ thương, nhưng các em đều đang ngồi thẳng lưng với vẻ mặt nghiêm túc, nhìn thẳng vào cuốn sách “Lý luận trị quốc của Tập Cận Bình”, “Bảy năm thanh niên được giáo dục của Tập Cận Bình” và “Những câu chuyện kể về Tập Cận Bình”. Sau khi những bức ảnh được đăng tải, một cuộc thảo luận liên quan trên Internet bắt đầu sôi sục diễn ra.
Theo Secretchina, ĐCSTQ thường xuất bản sách ca ngợi các nhà lãnh đạo, đồng thời yêu cầu các trường học ở nhiều nơi sử dụng công quỹ để đặt hàng với số tiền lớn, và thông qua việc thanh toán phí bản quyền cùng các phương tiện khác để truyền đạt lợi ích cho các cá nhân cụ thể.
Cư dân mạng thẳng thừng tiết lộ: “Đây không chỉ là công nghiệp sinh lời không cần vốn, mà còn là công cụ tẩy não!”
Động thái này khiến ngôi sao Hồng Kông Đỗ Vấn Trạch đăng đàn chế giễu: “Chụp ảnh khoa trương có thể đảm bảo rằng trẻ em Trung Quốc sẽ nhớ đến tấm gương của ông Tập? Ít nhất phải viết một bản báo cáo một nghìn từ hay học thuộc cả cuốn sách, mới có thể chứng minh rằng các em đã rất nghiêm túc đọc nó chứ!”
“Nếu điều trên không thực hiện được, thì tốt hơn nên làm một bộ phim ngắn và yêu cầu một nhóm trẻ em Trung Quốc sử dụng ‘tốc độ đọc siêu cấp’ để nhanh chóng lãnh hội những lời dạy của Chủ tịch Tập!”, anh còn mỉa mai: “Nếu chỉ chụp ảnh như một trò đùa, vậy thì lãng phí một cách vô ích những ghi chép quý giá của chủ tịch Tập rồi!”
Bài viết của Đỗ Vấn Trạch cũng thu hút nhiều lời bình luận trên Facebook:
Người dùng tên “Chi Kit” viết: “Đọc xong phải rửa mắt, dạy hư thế hệ sau rồi”.
Người dùng tên “Dicky Lau” bình luận: “Đối với Hương Cảng cũng vậy, khiến dân trí không ngừng thụt lùi”.
“Dai Shikui 12752083179” cho biết: “Những đứa trẻ tội nghiệp, từ nhỏ đã học theo người lớn làm điều dối trá” (ý là chụp ảnh đang đọc là xong, không cần biết có đọc thật không – PV).
Lâm Tịch : “Sách Lịch sử” của ĐCSTQ là sách đọc nguy hiểm nhất
Ngoài ra, về vấn đề “đọc sách”, Lâm Tịch, một nhà thơ trữ tình nổi tiếng Hồng Kông, cũng nêu quan điểm của mình khi tham gia “Diễn đàn Đọc sách vì Tự do” do Hiệp hội Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) và Thư viện Quốc gia tổ chức vào ngày 21/8 vừa qua. Lâm Tịch cho biết: “Đọc để tự do, việc ‘đọc’ này rất nguy hiểm, ở Hồng Kông, từ ‘đọc’ rất nhạy cảm, và bản thân tôi cũng có ý thức đọc tốt. Tôi là người có tư duy độc lập ở Hồng Kông, nếu bạn nhấn mạnh rằng bạn có ‘tư duy độc lập’, theo logic của ĐCSTQ, buồn cười thay, họ sẽ kết tội bạn đòi Hương Cảng độc lập”.
Bộ Trưởng Philippines cáo buộc Trung Cộng
giả mạo bằng chứng chủ quyền trên biển Đông
Tin Manila, Philippines – Vào Chủ Nhật, 23 tháng 8, Bộ trưởng quốc phòng Philippines nói rằng bản đồ 9 đoạn mà Trung Cộng dùng để tuyên bố chủ quyền trên biển Đông là giả mạo, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh chiếm đóng trái phép lãnh thổ trên biển của Philippines.
Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc Manila và Bắc Kinh vừa xảy ra tranh chấp mới tại đảo san hô Scarborough, vốn là tâm điểm mâu thuẫn từ lâu nay giữa hai quốc gia. Bộ Ngoại Giao Philippines vào tuần trước đã gởi thư phản đối ngoại giao, cáo buộc lực lượng tuần duyên Trung Cộng tịch thu trái phép thiết bị đánh cá của ngư dân Philippines gần đảo san hô.
Trung Cộng đã chiếm đóng Scarborough của Philippines từ năm 2012, sau một vụ đối đầu căng thẳng. Đảo san hô này vốn là một trong những ngư trường lớn của khu vực, nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 240 cây số về phía tây, trong khi nằm cách lãnh thổ gần nhất của Trung Cộng, là đảo Hải Nam, đến 650 cây số.
Trong thư trả lời phỏng vấn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana nói việc Trung Cộng khẳng định có chủ quyền lịch sử đối với biển Đông chỉ là sự hoang tưởng của họ. Ông Lorenzana thêm rằng các ngư dân Philippines đang đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này, và Trung Cộng không có quyền tịch thu thiết bị của ngư dân, do không có quyền hành pháp tại đây.
Phát ngôn viên Harry Roque của tổng thống Philippines đã cố gắng giảm nhẹ tính nghiêm trọng của vụ xung đột, nói rằng việc gởi thư phản đối của Bộ Ngoại Giao chỉ là một thủ tục thông thường. Theo giới quan sát, Manila sẽ không dám quá lớn tiếng với Trung Cộng, do quốc gia này đang tìm cách thương lượng mua vaccine ngừa coronavirus từ Bắc Kinh. (Ngô Bảo)
Thái Lan: Một nhà hoạt động bị bắt vì
biểu tình kêu gọi cải cách chế độ quân chủ
Hôm 25/8, Cảnh sát ở Thái Lan cho biết đã bắt giữ luật sư nhân quyền Anon Nampa với cáo buộc biểu tình gây bạo loạn mà thông qua đó ông kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, theo Reuters.
“Cảnh sát đã đưa Anon đến đồn cảnh sát để đọc cáo buộc về các cuộc biểu tình ngày 10/8 và sẽ thẩm vấn ông trước khi đưa ông ra tòa để tống giam,” Trung tướng cảnh sát Amphol Buarabporn cho Reuters biết.
Luật sư nhân quyền Anon Nampa sẽ bị giam giữ cùng với một nhà hoạt động chính trị khác, Panupong Jadnok, người đã bị bắt hôm 24/8 trong cuộc biểu tình chống lại Thủ tướng Prayuth Chan-ocha.
Cảnh sát cho biết cả ông Anon và Panupong đều phải đối mặt với cáo buộc vi phạm điều 116, điều khoản về xúi giục bạo loạn (sedition) và vi phạm quy định hạn chế tập trung đông người trong việc quản lý dịch bệnh COVID-19.
Luật sư Anon, 36 tuổi, người đi đầu trong các cuộc biểu tình gần như hàng ngày trong tháng qua ở Thái Lan. Ông là người đầu tiên công khai kêu gọi thay đổi vai trò của Quốc Vương Maha Vajiralongkorn, vi phạm một điều cấm kỵ lâu đời tại đất nước này.
Trước đó, hôm 10/8, hàng nghìn đã tham gia cuộc biểu tình tại một trường đại học ở ngoại ô Bangkok, đưa ra kế hoạch cải cách 10 điểm, đồng thời kêu gọi Thủ tướng Prayuth từ chức.
0 comments