Ngăn nước mặn về không kịp nên cả đồng ruộng lẫn vườn cây ăn trái đều bị ngập mặn, người nông dân trở tay không kịp, đành ngậm ngùi nhìn thành quả lao động của mình trong phút chốc “đổ sông đổ biển”. Ruộng khô nứt, vườn cây rụng lá héo rễ -mùa vụ trắng tay, họ -những người nông dân ĐBSCL phải gồng mình tìm cách sinh nhai, sống tiếp qua đợt hạn, mặn này.
Người dân ở ĐBSCL, nơi đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt hạn, mặn năm 2020 cho biết, hạn mặn năm nay khốc liệt chưa từng thấy, khiến mùa màng nhiều nơi mất trắng. Phóng sự sau đây chúng tôi ghi nhận tình hình hạn, mặn tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Lại nói về nguyên nhân gây ra sạt lở ở miền Tây, cụ thể là huyện An Phú tỉnh An Giang, thì vào đầu tháng 12 năm 2019, chúng tôi nhận được thông tin từ phía người dân xã Vĩnh Trường, phản ánh cán bộ huyện An Phú, tỉnh An Giang cấp phép sai, để cho các doanh nghiệp tư nhân khai thác cát. Cũng trong tháng 12, chúng tôi đã đến An Giang để ghi lại sự việc theo phản ánh của người dân nơi đây.
Chục năm trở lại đây, tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra rất nhiều ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Không ít gia đình nửa đêm nằm ngủ, nhà và tất cả tài sản bị trôi, tụt xuống sông. Tỉnh An Giang, có thể nói là một trong những điểm “nóng” về sạt lở. RFA ghi nhận tình trạng này qua phóng sự sau, mời quý vị cùng theo dõi.
Hàng trăm tiểu thương tại chợ truyền thống Phong Thử, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam bức xúc khi cho rằng chính quyền xã Điện Thọ đã liên tục “thúc ép” thậm chí dùng biện pháp nặng “khủng bố” tinh thần bà còn để buộc họ di dời sang chợ nông thôn mới, cách đó 400 mét.
Đã nhiều năm trôi qua, chúng tôi mới có dịp quay lại hồ Dầu Tiếng, để thăm “làng” Việt kiều Camphuchia – nơi hơn 1.000 người Việt rời bỏ vùng biển hồ Campuchia để về đây sinh sống trong cảnh thiếu thốn và chật vật.
Chưa giải tỏa dân trong khu quy hoạch, chính quyền đã đồng ý cho doanh nghiệp khởi công xây dựng Nhà máy xi măng, khiến môi trường sống của khu dân cư trở nên cực kỳ xấu. Người dân giăng lều phản ứng nhà máy hoạt động, còn doanh nghiệp thì bất lực đành kêu cứu chính quyền. Sự việc dùng dằng qua nhiều năm vẫn chưa được giải quyết…
Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, bộ mặt xã hội nông thôn Việt Nam đã có gì đổi mới?
Đến ngày 30/9/2019, sau hơn 10 ngày sự cố tràn dầu fusel tại nhà máy Ethanol Đại Tân (ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam) xảy ra khiến khu dân cư gần nhà máy bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đại diện nhà máy cho truyền thông trong nước biết số dịch tồn hiện nay rất lớn, nếu không được xử lý kịp thời, ngoài gây thiệt hại cho công ty còn có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và an toàn cháy nổ trong khu dân cư.
Dự án khu đô thị (KĐT) sinh thái kinh tế mở Long Hưng tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, Đồng Nai bị người dân phản đối và khiếu kiện lâu nay nhưng vẫn chưa giải quyết được. Trong khi người dân chờ đợi thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra thì chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện cưỡng chế dân. Chúng tôi ghi nhận những phản ánh của người dân trong phóng sự sau, mời quý vị theo dõi.
Trong hai tháng qua, nhiều vụ việc người Trung Quốc, dưới danh nghĩa sang Việt Nam du lịch, đã ở lại VN để tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật, đã bị phát hiện. Riêng tại thành phố Đà Nẵng, 2 trường hợp liên tiếp người TQ vi phạm pháp luật được Công an VN phát hiện trong tháng 9 khiến dư luận bức xúc. Nhiều người dân Đà Nẵng đang mong chờ Cơ quan chức năng địa phương mạnh tay xử lý các đối tượng phạm tội người TQ để trả lại sự an bình cho thành phố biển…
Bộ Văn hóa Thông tin (tên gọi cũ) đã xếp hạng Phật viện Đồng Dương là di tích quốc gia vào ngày 21/9/2000 và đến ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận Phật viện là di tích quốc gia đặc biệt.
Hàng ngàn hộ dân ở các thôn Bích Nam, Bích Sơn, Ngô Đông và Thạch Kiều (xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) từ nhiều năm qua phải sống chung với ô nhiễm nghiêm trọng với nguồn nước đen đục, mùi hôi thối phát ra từ khu chứa và xử lý rác thải Tam Xuân 2. Tình hình ngày càng căng thẳng, phức tạp kể từ giữa tháng 7/2019, khi bà con không chịu nổi ô nhiễm, đã bắt đầu ngăn chặn các xe chở rác vào bãi đổ…
Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật các tỉnh trên toàn quốc đến ngày 12/7/2019, sâu keo mùa thu đã lan rộng gần 40 tỉnh, thành với tổng diện tích nhiễm sâu keo mùa thu gây hại vụ bắp Hè –Thu 2019 là 15.582ha, nhiễm nặng 2.511ha, diện tích phòng trừ 7.227ha.
Nhiều nhà máy công nghiệp tại vùng sông nước Cửu Long đang xả thải gây ô nhiễm nguồn nước khiến cá nuôi của dân chết và gây tổn hại sức khoẻ dân chúng địa phương.
0 comments