Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 06/07/2020

Monday, July 6, 2020 6:20:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 06/07/2020

Sau khi xây dựng trái phép, công ty Trung Cộng chặn chiếm luôn đường đi của người dân

Tin Vietnam.- Báo Tiền phong ngày 5 tháng 7 năm 2020 loan tin, sau khi công ty trách nhiệm hữu hạn Luxshera- ICT của Trung Cộng xây dựng trái phép nhiều công trình tại khu công nghiệp Vân Trung, ở huyện Việt Yên, Bắc Giang thì công ty này đã làm rào cản chắn ngang đường vào khu công nghiệp để kiểm soát tuyến đường.
Báo Tiền phong không nói rõ hành động lập rào chắn đường này của công ty Trung Cộng đã diễn ra trong thời gian bao lâu. Nhưng theo người dân, sau khi công ty Luxshera-ICT lập rào chắn đường, cho bảo vệ canh gác thì mỗi lần người dân muốn đi qua con đường này đều bị bảo vệ của công ty Trung Cộng ngăn lại, không cho đi vào. Việc làm này đã gây khó khăn cho rất nhiều công nhân, và người dân vì họ phải buộc phải đi bằng một con đường khác đang được làm dang dở, nên rất bụi bẩn.
Ông Trần Vũ Thông, Phó ban Cai quản các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang xác nhận sự việc trên là có thật, và cho rằng hành động dựng rào chắn đường của công ty Trung Cộng là không đúng. Nhưng ông Thông lại ra sức bênh vực cho công ty Luxshera-ICT với lý lẽ rằng, việc làm của công ty Luxshera-ICT là để bảo đảm an ninh do công ty này đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng sản xuất và mới đi vào hoạt động.
Trước đó, dư luận Việt Nam đã khá bất mãn khi biết thông tin công ty Luxshera-ICT được nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh nhắm mắt làm ngơ cho xây dựng trái phép nhiều công trình đồ sộ tại khu công nghiệp Vân Trung, rồi sau đó đưa lén hơn 1,500 lao động không phép từ nước này vào Việt Nam làm việc.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/sau-khi-xay-dung-trai-phep-cong-ty-trung-cong-chan-chiem-luon-duong-di-cua-nguoi-dan/

Vụ Đồng Tâm: Dự kiến tháng Tám xử

nhưng ‘luật sư chưa được đọc hồ sơ’

Quốc PhươngBBC News Tiếng Việt
Vụ việc ở Đồng Tâm được Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến đưa ra xét xử vào tháng 8/2020, theo báo chí nhà nước, trong khi các luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho những người bị bắt và bị truy tố nói với BBC đến nay họ vẫn chưa thể tiếp cận và tham khảo hồ sơ vụ án.
Hôm 06/7, bản tin trên trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) với tựa đề “Xét xử vụ giết người ở Đồng Tâm trong tháng 8” cho hay:
Vì sao Đồng Tâm đã, đang và sẽ còn nóng?
Đồng Tâm: ‘Một thách thức’ cho Tân bí thư Thành ủy Hà Nội?
Đồng Tâm: “Đã thực sự nhộn nhịp không khí Tết”?
“Tổng cộng 29 bị can được đưa ra xét xử trong vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
“Theo thông tin từ TAND TP Hà Nội, dự kiến trong tháng 8 sẽ đưa ra xét xử vụ Giết người ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội khiến 3 chiến sĩ công an hi sinh ngày 9/1/2020.”
Trang mạng của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) trong bài viết có tựa đề “Sẽ xét xử vụ án giết người tại Đồng Tâm vào tháng 8” nói:
“Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra (CQĐT) Công an TP Hà Nội đã ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố các bị can trong vụ án xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) vào ngày 9/1/2020.
“Tại kết luận, phía điều tra đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp truy tố 25 bị can về tội “Giết người” gồm: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.
“Cùng vụ án, các ông bà Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Phượng bị CQĐT đề nghị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ”. Tất cả 29 bị can trong vụ đều là người thôn Hoành hoặc thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm.”
Cùng ngày thứ Hai, báo Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội, cũng đăng tin bài với nội dung tương tự.
Báo này dẫn lời Chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính báo cáo kết quả công tác sáu tháng đầu năm, nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2020 của ngành tại kỳ họp của Hội đồng Nhân dân Thành phố hôm 6/7, theo đó nói dự kiến vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) hôm 9/1 ‘khiến ba cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hy sinh’ sẽ được đưa ra xét xử trong tháng 8-2020.
“Trước đó, ngày 25-6, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 truy tố 29 bị can trong vụ án nêu trên ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử theo thẩm quyền. Trong đó, 25 bị can bị đề nghị truy tố về tội danh “Giết người”, bốn bị can bị đề nghị truy tố về tội danh “Chống người thi hành công vụ”,” báo Hà Nội Mới hôm 06/7/2020 cho biết thêm.
Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại nhờ điều gì?
Đồng Tâm: Đại diện sứ quán Mỹ tại Hà Nội gặp nhà hoạt động
Đồng Tâm: Chúng tôi đến thăm và nghe nhìn thấy gì?
Vợ ông Lê Đình Kình và lời chứng về vụ tập kích Đồng Tâm 09/01/2020
Các luật sư nói gì?
Hôm 06/7, BBC News Tiếng Việt đã liên hệ với một số luật sư tham gia bào chữa cho các bị can nói trên trong vụ việc ở Đồng Tâm.
Luật sư Ngô Anh Tuấn từ văn phòng luật sư cùng tên tại Hà Nội, nói:
“Đây là dự kiến của Tòa án Thành phố Hà Nội. Họ sắp xếp theo lịch của họ, nhưng nếu như họ sắp xếp một cách đường đột và các luật sư chưa được tiếp cận hồ sơ, hoặc tiếp cận hồ sơ trong thời gian quá ngắn, thì vô cùng khó khăn cho các luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ của chúng tôi.
“Thực tế là về vốn thời gian, bây giờ không có hồ sơ, thì các luật sư nghiên cứu bằng cái gì? Vụ án phức tạp có nhiều chi tiết, cần phải có sự so sánh, đối chiếu, không có tài liệu hồ sơ thì bó tay không làm được.
“Điều kiện tối thiểu như vậy mà không được đáp ứng thì có làm sao có thể nói được tạo điều kiện thuận lợi? Điều kiện cơ bản nhất là tiếp cận hồ sơ vụ án mà không đạt được thì nói gì đến các yêu cầu khác như dựng lại hiện trường, v.v…
“Bây giờ không có hồ sơ, thì các luật sư chẳng thể nào phát biểu chính xác được. Phát biểu, tác nghiệp sẽ rất hạn chế. Không có hồ sơ thì cũng giống như bác sỹ đi làm việc mà không có bệnh án trước đó, không có công cụ để khám -làm sao mà chữa bệnh được?”
“Tôi không nghĩ Bộ Chính trị chủ trương vụ Đồng Tâm”
Luật sư Ngô Anh Tuấn chia sẻ tiếp về việc liệu chính quyền có giải thích gì không về việc luật sư chưa được tiếp cận hồ sơ vụ án:
“Các cơ quan tố tụng của nhà nước và chính quyền chưa giải thích gì thỏa đáng cho đến thời gian này. Có thể là trong vòng tuần cuối cùng trước khi vụ án được đưa ra xét xử, các luật sư mới được đọc hồ sơ.
“Các luật sư trong nhóm bảo vệ có trao đổi với nhau liên tục, có khiếu nại, nhưng tới nay chỉ được đáp ứng có thế.
“Theo quy định của luật, hành pháp và tư pháp khác nhau, có nghĩa là mấy cơ quan này độc lập với nhau. Theo luật trên giấy tờ và theo bộ máy tổ chức, bên hành pháp có thể làm việc này, nhưng bên tư pháp hoàn toàn có quyền độc lập. Nhưng vấn đề là Việt Nam không có sự độc lập trong các nhánh, ngành này, thì cho dù ai đi xử lý thì nó cũng thế thôi
“Bây giờ có đưa lên Bộ, thì đừng có nói là họ tránh sự bao che, sự việc đó nó cũng nằm loanh quanh trong thành phố Hà Nội này, thì chuyện đó (bao che) cũng không thể tránh khỏi được.
“Cho nên nếu may mắn đưa lên được cấp trên thì người ta hy vọng là sẽ có một sự tốt đẹp công bằng hơn. Nhưng mà điều đó cũng khó xảy ra, bởi vì cuối cùng vụ việc đó cũng không chạy thoát qua cửa Hà Nội.
“Bởi vì Bộ Công an có điều tra thì cuối cùng chuyển sang cho Viện Kiểm sát TP Hà Nội làm. Hoặc là Viện Kiểm sát Tối cao sau này làm, thì sau cũng chuyển xuống cho Tòa Hà Nội họ xử… mà Tòa tối cao cũng không xử sơ thẩm được.
“Và một khi nền tư pháp không độc lập thì những câu hỏi đặt ra ngay từ đầu đã có câu trả lời rồi, tức là nó chạy loanh quanh, không giải quyết được cái gì cả.”
Tiếp xúc với bị can?
Về tình hình sức khỏe, tinh thần của các thân chủ, Luật sư Ngô Anh Tuấn nói:
“Ngay giai đoạn kết thúc điều tra, thì chúng tôi cũng không được gặp các thân chủ, không có ai trong các luật sư được gặp thêm một người nào.
Vụ Đồng Tâm: ‘Cách hành xử như thời Trung Cổ’
“Trong quá trình điều tra, hỏi cung, thì không có ai nói là mình bị ép cung, nhục hình, còn giai đoạn trước đó thế nào thì họ cũng không có phản ánh, khi mà không được gặp riêng luật sư.
“Khi không gặp riêng luật sư, tức là khi không được gặp độc lập với luật sư, thì nếu như cũng có những chuyện đó, thì người ta cũng không dám nói, cho nên chúng tôi hy vọng sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, thì họ chúng tôi gặp, thì chúng tôi sẽ biết được rõ hơn nội tình và mong muốn của các thân chủ. Chứ còn trong giai đoạn điều tra thì luật sư chỉ nghe, cứ gặp họ và nghe thông tin, ngồi đó nghe, giám sát việc hỏi cung cho được minh bạch, công bằng thế thôi, chứ luật sư không có quyền hỏi.
“Ngay cả lúc cuối cùng mà tham gia hỏi, họ (cơ quan điều tra) có quyền từ chối không cho hỏi thì cũng chịu. Có những luật sư chỉ đứng đó nghe, đóng vai trò giám sát, chứ không phải là cùng điều hành, tham gia buổi hỏi cung đó, cho nên gần như là sự tương tác giữa thân chủ và luật sư cực kỳ hạn chế, còn các thông tin như nói ở trên đó thì gần như là bị bỏ ngỏ, không được hỏi, không được đề cập đến.
“Việc gặp gỡ các thân chủ cũng không toàn diện vì một luật sư có thể đại diện cho vài thân chủ khác nhau một lúc, nếu các cuộc hỏi cung bị sắp xếp trùng lặp, thì chỉ có thể dự cuộc hỏi cung này với thân chủ này, mà không thể hiện diện ở buổi đó với thân chủ khác và nhiều luật sư tham gia, nên các bức tranh cũng có thể khác nhau trong việc này, nhưng nhìn chung tình hình là như vậy.”
‘Khó khăn ngay từ đầu’
Cũng hôm 06/7, một luật sư khác cùng trong nhóm luật sư vụ Đồng Tâm không muốn tiết lộ danh tính, cho BBC News Tiếng Việt biết thêm một số chi tiết:
“Thực ra về căn bản, ngay cả trong giai đoạn truy xét, điều tra mà chuyển sang giai đoạn truy tố, việc tiếp cận hồ sơ đối với vụ án ở giai đoạn truy tố đã là bị gây khó khăn. Trong một thời gian dài, các luật sư đã thay nhau liên tục làm văn bản, gọi điện, nhắn tin cho kiểm sát viên thụ lý vụ án nhưng đều không được giải quyết vấn đề liên quan đến việc sao chụp hồ sơ để tham khảo.
“Và sau đó có thông tin đến nói là đã có bản cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án, và đến nay thì các luật sư dù đã lên Tòa án nhưng vẫn chưa tiếp cận được hồ sơ. Tôi có thể nói đó là những dấu hiệu bất thường và gây khó khăn cho việc tiếp cận hồ sơ để thực hiện quyền bào chữa và đảm quyền được bào chữa của bị can, bị cáo.
“Thực tế là các cơ quan như bên Viện Kiểm sát, thì họ chỉ nói thông qua điện thoại là họ chưa đáp ứng vì bận đi công tác nhưng sau đó mọi chuyện như đã biết là họ đã chuyển hồ sơ sang bên Tòa án và chỉ gửi bản cáo trạng cho các luật sư và không thông báo gì thêm nữa.
“Điều đó có thể nói là sự vi phạm các nguyên tắc người kiểm sát viên giữ quyền công tố và thực tế đây là một sự khó khăn mà chúng tôi, các luật sư đang gặp phải. Chúng tôi đang cố gắng là trong giai đoạn chuyển vụ án sang giai đoạn xét xử, mà tiếp tục có những khó khăn như vậy, thì chúng tôi có thể sẽ phải có những khuyến nghị cụ thể hơn, đặc biệt trong giai đoạn cận xét xử này.”
Về thời hạn vụ án dự kiến được Tòa án Nhân dân Hà Nội đưa ra xét xử trong tháng Tám, trả lời câu hỏi nếu thời hạn này trở thành hiện thực, ý kiến của các luật sư ra sao, vị luật sư trong nhóm bào chữa cho các bị can, bị cáo ở vụ Đồng Tâm này nói:
“Theo tôi, nếu đúng xảy ra việc xét xử vào tháng Tám như dự kiến, thì nếu chúng tôi được tiếp cận hồ sơ vụ án này muộn nhất trong khoảng đầu tháng Bảy, thì các luật sư chúng tôi tin rằng mới ít ra có chút ít thời gian để nghiên cứu, đánh giá toàn bộ hồ sơ vụ án được và biết được các tình tiết vụ án để làm rõ.
“Chứ nếu như người ta còn xét xử vụ án sớm hơn nữa, và không cho luật sư tiếp cận hồ sơ sớm, thì chúng tôi cho rằng việc bào chữa vụ này sẽ vô cùng khó khăn và thực tế có thể dẫn đến việc không thể bào chữa được.”
Không thể bào chữa được?
Vị luật sư này giải thích thêm:
“Bởi vì một vụ án lớn có quá nhiều bị can và lại có tính chất, quy môt vừa pháp luật vừa chính trị sâu sắc và phức tạp như vậy, mà nếu không được tiếp cận sớm để có thời gian chuẩn bị và giải quyết các vấn đề liên quan, thì tôi cho rằng việc bảo vệ, bào chữa cho các bị can, bị cáo sẽ gặp muôn vàn khó khăn, và như trong nhiều trường hợp xin tái khẳng định là không thể bào chữa được.”
Trong một diễn biến liên quan vụ việc, hôm 06/7, một nhóm các nhân sỹ, trí thức và nhà hoạt động ở Việt Nam đã công bố một tuyên bố chung có tựa đề “Tuyên bố về việc xét xử vụ Đồng Tâm: Vi phạm luật tố tụng hình sự!”
Bản tuyên bố được bốn tổ chức, nhóm hoạt động bao gồm Diễn đàn Xã hội Dân sự, Lập quyền dân, Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và ít nhất 18 vị nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động, trong đó có nhà văn Nguyên Ngọc, TS Nguyễn Quang A, nhà thơ Hoàng Hưng, Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, PGS. TS. Vũ Trọng Khải, Kinh tế gia, Chuyên gia độc lập chính sách nông nghiệp, Đào Công Tiến, PGS. TS Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, đồng ký tên, có đoạn:
“Chúng tôi, các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự tuyên bố: Yêu cầu các ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng ban Cải cách Tư pháp; Nguyễn Hoà Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Ra lệnh cho các cơ quan hữu quan nhanh chóng chuyển giao hồ sơ vụ án cho các luật sư tham gia bào chữa vụ án Đồng Tâm, cho các luật sư tiếp xúc các bị can. Không cho Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đưa vụ án ra xét xử khi các luật sư chưa đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ và chưa đủ thời gian tiếp xúc với các bị can.
“Yêu cầu phiên tòa xét xử diễn ra trong sự tranh tụng công khai dân chủ theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, để việc xét xử đúng theo qui định của pháp luật.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53310037

Bản tuyên bố phản đối

tư pháp Việt Nam trong xét xử vụ Đồng Tâm

Một bản tuyên bố được các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân lập ra hôm 5 tháng 7 năm 2020 với nội dung phản đối Tư pháp Việt Nam có dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong xét xử vụ án Đồng Tâm.
Sau khi Bản tuyên bố được công khai trên mạng vào ngày 5 tháng 7 có bốn tổ chức và gần 20 cá nhân ký tên.
Bản Tuyên bố nhắc lại Cáo trạng mà Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội công khai ngày 25 tháng 6 năm 2020 nêu ra 29 bị can bị truy tố trong vụ án ‘giết người, chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm’. Trong đó, 25 người bị truy tố về tội giết người với khung hình phạt từ 12 năm đến tử hình, và 4 người về tội chống người thi hành công vụ với khung hình phạt theo luật Việt Nam từ 2 đến 7 năm tù.
Theo Viện Kiểm Sát Nhân dân Hà Nội thì các ông Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Lê Đình Uy trực tiếp thực hiện hành vi giết người. 22 người còn lại bị cho tham gia với vai trò đồng phạm.
Bản tuyên bố chỉ ra rằng, có đến 25 bị can đối diện với án tử hình, nhưng đến nay các luật sư bào chữa vẫn chưa được tiếp cận được hồ sơ, chưa được tiếp xúc với các bị can, là hành vi vi phạm rất nghiêm trọng luật tố tụng hình sự của các cơ quan tư pháp.
Những tổ chức xã hội dân sự và cá nhân lập bản tuyên bố, yêu cầu các cấp có thẩm quyền phải chuyển giao hồ sơ vụ án cho các luật sư tham gia bào chữa và cho các luật sư tiếp xúc các bị can. Đồng thời yêu cầu phiên tòa xét xử diễn ra trong sự tranh tụng công khai dân chủ theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, để việc xét xử đúng theo qui định của pháp luật.
Xin nhắc lại, rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, chính quyền cho một lực lượng đông đảo quân được trang bị vũ khí tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm giết ông Lê Đình Kình, người được xem là đại diện cho người dân thôn Hoành trong việc khiếu kiện giữ đất, và bắt đi 29 người dân Đồng Tâm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/statement-of-objections-to-vn-judiciary-in-the-dongtam-case-07062020082356.html

Ngày mai tòa án Lâm Đồng

xử nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng

Sáng ngày 7 tháng 7 năm 2020, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ đưa nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng ra xét xử với cáo buộc tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật hình sự.
Theo khoản 1 điểm a của tội danh này, người nào “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân” thì có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm tù giam.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Vượng trong phiên tòa sơ thẩm vào chiều ngày 6 tháng 7 nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau:
Thường đối với các tội về an ninh quốc gia thì họ lấy mức răn đe là chính, cho nên chúng tôi cũng không rõ là mức án có thể thấp hơn hay không.
Nhưng đối với cái tình hình đó là Vượng cũng không có mâu thuẫn gì đối với với cơ quan tiến hành tố tụng, có gì là Vượng nhận hết tuy khác về quan điểm.
Tuy vậy khi ra Tòa thì tùy theo diễn biến của phiên tòa có thể nhích lên một chút xíu hay thấp hơn một chút xíu theo các mức án ở trong điều luật.”
Theo luật sư Miếng, ông Nguyễn Quốc Đức Vượng trong khi làm việc với cơ quan an ninh điều tra đã xác nhận rằng tất cả những hành vi của ông làm là có thật, tuy nhiên đó là quan điểm và cách nhìn của ông về mặt xã hội.
Ông Nguyễn Quốc Đức Vượng sinh năm 1991 bị cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Lâm Đồng  bắt giữ vào ngày 23 tháng 9 năm ngoái và không được gặp người thân cho đến nay.
Ngay sau vụ bắt giữ, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch yêu cầu chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-quoc-duc-vuong-to-stand-trial-tomorrow-07062020080349.html

Ba luật sư gặp tù nhân chính trị Trương Duy Nhất

 để chuẩn bị cho phiên phúc thẩm

Tù nhân chính trị Trương Duy nhất vào tuần qua có cuộc gặp với ba luật sư bào chữa để chuẩn bị cho phiên xử phúc thẩm dự kiến sẽ diễn ra theo qui định của Việt Nam sau  phiên sơ thẩm vào tháng 3 vừa qua.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong ba luật sư có cuộc gặp với tù chính trị Trương Duy nhất tại trại giam T16, Bộ Công an ở Thanh Oai, Hà Nội, cho Đài Á Châu Tự Do biết vào chiều ngày 6 tháng 7 như sau:
Tuần qua chúng tôi có việc ở Hà Nội nên cũng tranh thủ đến thăm anh Nhất và chuẩn bị một số ý để chuẩn bị cho phiên phúc thẩm. Có ba luật sư đến trong số 7 luật sư bào chữa cho anh Nhất. Bảy người gồm tôi (Đặng Đình Mạnh), luật sư Nguyễn Văn Miếng, Ls Hà Huy Sơn, Ls Nguyễn Hà Luân, Ls Lê Văn Luân, Ls Ngô Anh Tuấn và Ls Ngô Nọc Trai.
Có hai cán bộ ngồi dự với chúng tôi nên khó chịu một chút nhưng tất cả những gì chúng tôi muốn hỏi thì đã trao đổi được. Anh Nhất vẫn cho là mình vô tội và anh nói anh không hề nghĩ đền việc phải nhận tội để được giảm án.
Việc thăm nuôi lâu nay thì vẫn theo đúng qui định của pháp luật.”
Tại phiên sơ thẩm vào tháng 3 vừa qua, ông Trương Duy Nhất bị tuyên án 10 năm tù với cáo buộc ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thì hành công vụ’. Tuy nhiên theo Luật sư Đặng Đình Mạnh thì cáo trạng truy tố ông Trương Duy Nhất đặt ra khá nhiều vấn đề gây tranh cãi. Cũng theo Ls Đặng Đình Mạnh, thậm chí có vấn đề mâu thuẫn với đường lối xét xử trong các vụ án hình sự có liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng hoặc ngay trong chính vụ án của ông Trương Duy Nhất về việc xác định giá trị thiệt hại vào thời điểm gây án hay thời điểm phát hiện vụ án.
Ông Trương Duy Nhất bị cáo buộc đã bán giá rẻ đất công của báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng cho cựu sĩ quan công an Phan Văn Anh Vũ khi ông Nhất là Trưởng văn phòng Trung trung bộ của báo này.
Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu cụ thể  ‘đối với các cựu lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết mức giá trị thiệt hại vào năm 2007 được xác định hơn 300 triệu đồng nên họ được miễn tố vì qua thời hiệu. Trong khi đó đối với ông Trương Duy Nhất lại bị định giá trị vào thời điểm năm 2018 với số thiệt hại hơn 13 tỷ đồng và tuyên án ông 10 năm tù.
Ông Trương Duy Nhất nói với ba luật sư đến làm việc vào tuần qua rằng ông là nạn nhân của một ‘đòn thù chính trị’. Khi các luật sư hỏi thêm về tác giả của ‘đòn thù chính trị’ đó thì ông trả lời ‘vì họ không mua được tôi.
Về tình hình sức khỏe của ông Trương Duy Nhất, Ls Đặng Đình Mạnh cho biết ông bị mất ngủ, ngứa ngáy, toàn thân nổi dấu đỏ như muỗi cắn. Tình trạng này do thời tiết nóng bức ở Hà Nội trong những ngày qua, cộng với điều kiện sinh hoạt của trại giam.
Ông Trương Duy Nhất, 56 tuổi, là nhà báo/blogger chủ trang ‘Một góc nhìn khác’ chuyên đăng tải những bài phản biện đối với chính phủ Hà Nội.  Ông từng tham gia viết bài cho trang blog của Đài Á Châu Tự Do. Ông từng bị tù lần thứ nhất vào tháng 5 năm 2013 với mức án hai năm.
Vào ngày 26 tháng 1 năm ngoái, ông được cho là bị mật vụ Việt Nam sang Bangkok, Thái Lan bắt cóc và đưa ông về Hà Nội. Trước đó một hôm vào ngày 25 tháng 1 tin nói ông đến Văn Phòng Cao Ủy Về người tỵ nạn của Liên Hiệp quốc tại thủ đô Thái Lan để xin qui chế tỵ nạn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/blogger-truong-duy-nhat-three-lawyers-met-to-prepare-for-the-appeal-court-07062020075751.html

Gần 40 trường học ở Kon Tum phải đóng cửa

sau khi nhiều học sinh bị nhiễm bệnh bạch hầu

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 5 tháng 7 năm 2020 loan tin, phòng Giáo dục huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã cho 37 trường học từ cấp mầm non đến cấp 2 được nghỉ học để phòng chống bệnh bạch hầu. Trước đó, tại xã Ya Xiêr, thuộc huyện Sa Thầy đã phát hiện 2 người bị nhiễm bệnh bạch hầu. Theo dữ kiện của ngành Y tế tỉnh Kon Tum thì hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 11 người dương tính với bệnh bạch hầu.
Trong một diễn biến khác, báo Tiền phong loan tin, vào ngày 5 tháng 7, tại bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai đã có một bệnh nhân 4 tuổi tử vong sau khi mắc bệnh bạch hầu. Trước đó, bệnh nhân này có biểu hiện so, hốt, đau họng nên vào ngày 3 tháng 7, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai, rồi tử vong sau 2 ngày được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh bạch hầu. Như vậy, đây là bệnh nhân thứ 3 tại Việt Nam đã tử vong vì bệnh bạch hầu trong thời gian khoảng 1 tuần nay.
Theo báo Tiền phong, tính đến ngày 4 tháng 7, tỉnh Kon Tum có 22 người bị nhiễm bệnh bạch hầu, con số này lớn gấp đôi so với thông tin từ báo Tuổi trẻ. Theo báo sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh, ở Trung tâm Nhi, bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City thì bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Vorynebacterium diphtheriae gây ra, và có khả năng lây lan mạnh, nhanh chóng tạo thành dịch.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/gan-40-truong-hoc-o-kon-tum-phai-dong-cua-sau-khi-nhieu-hoc-sinh-bi-nhiem-benh-bach-hau/

Núi rác Cam Ly sạt lở lần 2

Bãi rác Cam Ly lớn nhất thành phố Đà Lạt vừa bị sạt lở vào sáng 6/7. Theo tin báo trong nước loan đi thì hàng trăm tấn rác thải và nước thải phát sinh đổ xuống gần khu vực nhà dân.
Tin cho biết, đợt sạt lở lần này có vị trí trùng với đợt sạt lở vào tháng 8/2019. Như vậy, trong chưa đầy 1 năm nhưng bãi rác đã bị sạt lở hai lần.
Theo ghi nhận của báo trong nước, vụ sạt lở mới không gây ảnh hưởng nhà kính và hoa màu của người dân. Tuy nhiên, tại vị trí núi rác sạt lở, xuất hiện nhiều dòng chảy có màu nước đen kịt bốc mùi hôi rất khó chịu bắt đầu áp sát vào khu vực sinh sống và canh tác nông nghiệp của người dân với khoảng cách chừng 50m.
Phía đơn vị quản lý bãi rác Cam Ly, Công ty Dịch vụ đô thị Đà Lạt đã tới khảo sát, kiểm tra hiện trường tại địa điểm sạt lở sáng ngày 6/7.
Bãi rác Cam Ly nằm trên đỉnh một quả đồi cao khoảng 60m, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 3 km.
Theo phản ánh của người dân, bãi rác này nhiều năm qua thường xuyên gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
Bãi rác Cam Ly từng phải đóng cửa trong 2 năm từ năm 2015-2017 để chuyển chất thải rắn của Đà Lạt tới Nhà máy xử lý chất thải ở xã Xuân Trường, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 20km.
Đến năm 2017, do nhà máy xử lý chất thải ở Xuân Trường không xử lý hết nên rác thải lại được chuyển về bãi Cam Ly.
Hiện mỗi ngày bãi rác Cam Ly tiếp nhận khoảng 200 tấn chất thải rắn của thành phố sương mù.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cam-ly-mountain-of-rubbish-fall-for-2nd-times-07062020104934.html

Bảng quảng cáo gây xôn xao cộng đồng gốc Việt ở Mỹ

Băng Thanh
Trong những ngày gần đây, một tấm bảng quảng cáo lớn với thông điệp “Mạng Sống Người Da Đen Quan Trọng (Black Lives Matter)” và “Ngừng Kỳ Thị Chủng Tộc” xuất hiện trên đường Bellaire ở thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas đã gây nhiều xôn xao trong cộng đồng gốc Việt ở đây.
Tấm bảng này nằm ngay trung tâm của cộng đồng người Việt ở thành phố Houston, và đài VIETV Houston có phỏng vấn một số cư dân để hỏi suy nghĩ của họ về tấm bảng này.
Ông Nhất Nguyên, cư dân gốc Việt ở thành phố Houston thắc mắc không biết tại sao tấm bảng quảng cáo lại xuất hiện giữa cộng đồng người Việt và cho rằng chuyện này sẽ phát sinh ra hai vấn đề.
“Một là tấm bảng này muốn nói người Việt Nam chúng ta kỳ thị người da màu và điều đó là hoàn toàn sai. Điều thứ hai là họ có thể để tấm bảng này để người da màu thấy chúng ta đồng hành với họ và không quậy phá và điều này càng sai nữa”, ông Nhất Nguyên nói, và lấy dẫn chứng về việc bà thị trưởng của thành phố Olympia thuộc tiểu bang Washington là người ủng hộ phong trào “Mạng Sống Người Da Đen Quan Trọng” nhưng cuối cùng lại bị người biểu tình đến đập phá nhà riêng.
Vì vậy, theo ông Nguyên, đây là khoảng thời gian rất nhạy cảm và người đặt tấm bảng quảng cáo này nên nghĩ đến sự an toàn của cư dân nơi đây.
Ông Trần Trí Hoàng, một cư dân khác của thành phố Houston cho biết, thời gian qua nhiều báo đài đã đưa tin về các cảnh đập phá và hôi của trong các cuộc biểu tình sau cái chết của một người da màu là George Floyd, mà con đường Bellaire là nơi có nhiều doanh nghiệp của người Việt, vì vậy, ông tuy ủng hộ biểu tình ôn hòa, nhưng theo ông, tấm bảng quảng cáo này là “đổ dầu vô lửa” và không nên để ở đây.
Một số người khác thì cho rằng tấm bảng này chỉ coi trọng mạng sống của người da đen, không coi trọng các sắc dân khác và đề nghị đổi thành “Tất cả sinh mệnh đều quan trọng (All Lives Matter)”.
Ông Trịnh Du, một cư dân của thành phố Houston cho biết người trả tiền cho tấm bảng quảng cáo này là ông Lê Hoàng Nguyên, một chuyên viên bảo hiểm ở Houston. Ông Du cho hay ông đã liên lạc với ông Nguyên, nhưng không có câu trả lời, và hy vọng ông Nguyên sẽ lên tiếng về tấm bảng quảng cáo này.
Theo Thiện Lê/Người Việt
Băng Thanh biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bang-quang-cao-gay-xon-xao-cong-dong-goc-viet-o-my.html

Người Việt bị kẹt ở nước ngoài do COVID-19 kêu cứu

Cao Nguyên
Từ ngày 22/3/2020 cho đến nay, Chính phủ Việt Nam ra lệnh tạm ngừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài và người gốc Việt được miễn visa vào Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Đối với người mang quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài, Chính phủ vận động, khuyến cáo nên hạn chế tối đa về nước và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch ở nước sở tại, theo thông tin từ trang web xuất nhập cảnh của Chính phủ.
Tuy nhiên, thực tế là kể từ thời điểm đó, Chính phủ đã ngưng hoàn toàn các chuyến bay quốc tế thương mại nhập cảnh vào Việt Nam. Chỉ có một vài chuyến bay mỗi tháng tại các nước do Đại sứ quán tổ chức đưa người Việt về, mà báo chí nhà nước gọi là “các chuyến bay giải cứu”, mới được nhập cảnh.
Hàng chục ngàn người Việt “mắc kẹt” ở nước ngoài
Điều này tạo nên tình trạng hàng ngàn người Việt, bao gồm lao động, du học sinh, khách du lịch ở các nước như Nhật Bản, Dubai, Hong Kong… hết hạn hợp đồng, bị mất việc hoặc hết hạn visa, không thể hồi hương.
Chị Trương Thị Hà, một lao động ở Dubai nói với Đài Á châu Tự do rằng bởi vì Chính phủ Dubai ra lệnh phong toả từ cuối tháng Ba, nên những người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực dịch vụ cũng bị thất nghiệp. Hiện nay, có một nhóm khoảng 300 người lao động Việt Nam đã gởi thư kêu cứu đến Đại sứ quán Việt Nam ở Dubai, Văn phòng Chính phủ… từ 3 tháng trước nhưng không có kết quả:
“Chúng tôi tổng hợp được hơn 300 người cũng đã gửi đơn từ đi rất là nhiều rồi, đã gọi điện cho Đại sứ quán rất nhiều lần nhưng mà không biết là họ có quan tâm hay không mà không có thông tin gì về các chuyến bay về, gọi điện lên Đại sứ quán thì lại không liên lạc được.
Bọn tôi vẫn luôn hy vọng và cầu cứu Chính phủ Việt Nam và đại sứ quán Việt Nam ở bên này tạo điều kiện để có chuyến bay hồi hương nhưng mà chờ, chờ hoài lại không thấy.”
Tại Nhật Bản, Lê Dương, là một du học sinh cho biết mình đã tốt nghiệp và hết hạn visa hồi tháng Tư, nhưng tới giờ chưa về Việt Nam được. Hiện có khoảng 10.000 người Việt tại Nhật Bản đã đăng ký với Đại sứ quán để được về nước. Thậm chí, nhiều người đến tận Sứ quán Việt Nam ở Nhật biểu tình nhưng cũng không được giải quyết:
Không phải mình em mà tất cả mọi người đã làm từ cách đây 2, 3 tháng rồi, liên tục gởi email đăng ký, liên tục gọi điện thoại. Thậm chí có người lên tận nơi nhưng vẫn không về được. Họ không giải quyết cho về.
Riêng em thì chưa thấy sự phản hồi nào hết. Mà theo em nắm bắt được thông tin chung thì những người càng đăng ký nhiều, càng gọi nhiều thì thường là sẽ không được hỗ trợ.
Hoàn cảnh sống khó khăn, mỏi mòn chờ ngày về
Theo chị Hà, Chính phủ Dubai đang hỗ trợ gia hạn visa cho những lao động hợp pháp. Còn đối với những trường hợp bất hợp pháp thì trong vòng 3 tháng, từ ngày 18/5 đến 18/8/2020, được phép trở về nước mà không bị bắt giam, hay nộp phạt gì cả. Tuy vậy, họ vẫn không về Việt Nam được do không có chuyến bay:
Sau ngày 15/8 mà những người bất hợp pháp chưa về thì có thể họ sẽ bị bắt phạt. Bởi vậy, tôi vẫn hy vọng là mình sẽ được về sớm trong thời hạn.
Sở dĩ mọi người mong muốn được về sớm vì trong số họ có những bà bầu, những người bị bệnh phải điều trị định kỳ mà chi phí bên Dubai quá mắc, lại không có việc làm, họ không đủ khả năng chi trả:
“Hiện giờ, chúng tôi không có đi làm, tập trung với nhau thuê phòng ở chung. Nói chung cũng rất là khó khăn. Cũng chỉ mong Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho về thôi. Tại vì cũng có rất nhiều bạn đang có bầu mà không có điều kiện để sinh con bên này.”
Chị Sen, cũng là một lao động bị mất việc ở Dubai, nói hiện nay phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của những đồng hương có điều kiện và tiền người nhà ở quê gởi sang:
“Bây giờ, chỉ có người mình gom tiền lại hoặc có người giúp từ thiện, người nào có điều kiện thì sẽ giúp người kia, không thì người nhà ở Việt Nam phải gửi tiền sang. nhưng mà mà ở UAE này mày chi phí rất cao.
Sang đây lao động chỉ mong có tiền để gửi về cải thiện cuộc sống gia đình, thế mà giờ lại phải gửi tiền sang, chờ ăn, chờ uống, chờ để về, nhất là những bà bầu và những người bị bệnh.
Lê Dương cho biết chuyện hết hạn visa không phải là vấn đề lớn vì Chính phủ Nhật có chính sách gia hạn visa trong thời điểm dịch bệnh. Điều khó khăn nhất là mọi người không có việc làm và chỗ ăn ở:
“Thất nghiệp từ hồi đầu tháng Tư, không đi làm đồng nghĩa với việc là không có thu nhập. Tôi khá may mắn là có nhà của người thân ở bên này nên được ở nhờ, còn vấn đề tiền nong chi tiêu thì phải đi vay.
Hiện tại chúng tôi là những người du học sinh. Ngoài ra, còn có những người tu nghiệp sinh tất cả những người bị hết hạn đều chung một số phận. Bây giờ giờ không có việc làm, không có nhà ở, không có bất kỳ một sự hỗ trợ nào từ Chính phủ.”
Hiện giờ, mong muốn duy nhất của những người này là Sứ quán và Chính phủ Việt Nam tổ chức thêm nhiều chuyến nay hơn nữa để được về nước. Chị Hà và Lê Dương khẳng định mình cũng như những người đăng ký về nước sẽ tự chịu mọi chi phí bay và cách ly tập trung. Thế nhưng, đã 3 tháng nay, họ đã gởi đơn, chờ đợi rồi kêu cứu nhưng vẫn chưa có kết quả.
“Hạn chế công dân Việt Nam về nước là không hợp lý”
Theo quy định, công dân Việt Nam được phép nhập cảnh. Tuy nhiên, Chính phủ đã ngưng toàn bộ các chuyến bay thương mại quốc tế nhập cảnh, chỉ tổ chức một số rất ít các “chuyến bay giải cứu”, mỗi tháng chỉ có vài trăm người được về nước.
Chị Ngọc, là nhân viên hãng hàng không Emirates, nói với RFA từ Dubai rằng hiện nay nhiều nước trên thế giới dù chưa kiểm soát được dịch bệnh vẫn “mở cửa” cho công dân về nước bằng các chuyến bay thương mại, nhưng Việt Nam thì không:
Mình làm việc cho hãng hàng không thì mình biết có rất nhiều chuyến bay của các nước khác miễn phí, ở những nước dịch bùng nổ luôn mà người ta vẫn cho bay về. Còn Việt Nam mình thì đã kiểm soát được dịch rồi. Tại sao không mở cửa, vì dịch như vậy thì ai cũng muốn về hết, chỉ có các chuyến bay từ Việt Nam đi ra thì có.
Lê Dương nói mình có thể hiểu được lý do Việt Nam không muốn cho nhập cảnh quá nhiều người trong lúc dịch bệnh. Tuy nhiên hiện giờ, Việt Nam đã làm khá tốt trong việc chống dịch, thì việc không mở cửa đường bay thương mại cho công dân về nước là không hợp lý:
Tôi thấy Việt Nam là nước đã thực hiện cách ly rất tốt, nhưng tôi không hiểu tại sao họ vẫn không cho đón công dân Việt Nam về, trong khi mọi người đồng ý tự chi trả các khoảng chi phí cách ly. Đó là một điều rất bất hợp lý. Không cần một tuần 5, 7 chuyến, chỉ cần mỗi tuần một chuyến thôi cũng được. Mọi người sẽ chấp hành nghiêm chỉnh, miễn là về được Việt Nam.”
Theo báo chí trong nước đưa tin, cục Hàng không Việt Nam đề xuất mô hình “di chuyển nội khối” và kiến nghị các quy định khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ chở khách vào Việt Nam vào cuối tháng Bảy.
“Di chuyển nội khối” là các quốc gia đã kiềm chế được dịch COVID-19 tạo ra một khối. Những người trong khối có thể đi lại mà tránh được yêu cầu kiểm dịch bắt buộc.
Ngày 2/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý ưu tiên đưa thêm 14.000 người Việt từ nước ngoài trở về và phải cách ly tập trung. Các trường hợp được ưu tiên về nước gồm lao động hết hạn hợp đồng, hết hạn visa…
Tuy nhiên, tất cả những người mà Đài Á châu Tự do phỏng vấn cho biết họ vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin gì mới về lịch trình hay các chuyến bay về Việt Nam.
Mới nhất vào ngày 5 tháng 7, BBC loan tin một nhóm mấy trăm lao động Việt Nam đang làm việc tại Guinea Xích Đạo ở Châu Phi lên tiếng kêu cứu và cần được đưa về nước do có người bị nhiễm COVID-19, số khác phải lao động nặng nhọc trong điều kiện thiếu thốn.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-trapped-overseas-plea-for-help-07062020090830.html

Nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Thuận phản đối

 chuyển đổi sân golf Phan Thiết thành khu đô thị

Nguyên Bí thư tỉnh ủy và nguyên phó chủ tịch tỉnh Bình Thuận phản đối mạnh mẽ việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết thành khu đô thị.
Mạng báo Dân Việt loan tin hôm 6/7 cho biết thông tin như vừa nêu.
Theo đó, ông Đinh Trung nguyên bí thư tỉnh Ủy Bình Thuận đã nhiều năm có đơn kiến nghị làm rõ về việc bất thường trong vấn đề chuyển đổi sân golf Phan Thiết tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận thành khu đô thị du lịch biển.
Theo mạng báo Dân Việt, không chỉ có nguyên Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận phản đối mà ông Nguyễn Văn Thu nguyên phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cũng từng phản đối gay gắt việc chuyển đổi này.
Ông Nguyễn Văn Thu cho rằng, việc chuyển đổi này là một sai lầm, bởi vì khi quy hoạch thành phố Phan Thiết lên đô thị loại 1 đã thiếu diện tích cây xanh nên phải “thiếu nợ” tiêu chí này. Trước khi thực hiện dự án tỉnh có mời các cán bộ nguyên lãnh đạo tỉnh họp bàn xin ý kiến nhưng cuộc họp lấy ý kiến được tổ chức sau khi tỉnh đã đồng ý cho công ty cổ phần Rạng Đông chuyển khu sân golf thành đất ở đô thị. Do đó, ông Thu khẳng định việc chuyển đổi này là trái với quy định pháp luật.
Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc kiểm tra và kết luận việc đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và việc UBND tỉnh Bình Thuận cho phép chuyển đổi sân golf Phan Thiết thành khu đô thị là phù hợp với quy hoạch của pháp luật về luật đất đai. Do đó phản ánh của ông Đinh Trung là “không có cơ sở”.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-leader-of-binh-thuan-province-opposes-the-conversion-of-phan-thiet-golf-course-into-an-urban-area-07062020082806.html

3 người thuộc Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời

bị tuyên 19 năm tù

Toà án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng hôm 6/7 đã tuyên án tổng cộng 19 năm tù đối với 3 người tham gia tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày.
Cụ thể, ông Đặng Toàn Trung (68 tuổi, quê Bạc Liêu) bị tuyên án 7 năm tù; bà Trần Thị Ánh Hoa (57 tuổi, quê Đà Nẵng) và ông Đặng Quang Khánh (56 tuổi, quê ở TP Hồ Chí Minh) bị tuyên án 6 năm tù mỗi người.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lâm Đồng được truyền thông trong nước trích đăng, cả ba người đều đã tích cực tuyên truyền những nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò của Đảng và nhà nước, nói xấu lãnh tụ.
Ông Đặng Toàn Trung bị cáo buộc tham gia tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời với bí số AI93 để tham gia họ kín với các thành viên của tổ chức này, tuyên truyền vận động ông Đặng Quang Khánh và bà Trần Thị Ánh Hoa cùng tham gia tổ chức.
Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời là một tổ chức của người Việt hoạt động tại Mỹ nhưng bị chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 4 người thuộc tổ chức này. Tổng số người thuộc tổ chức này bị kết án tù từ đầu năm đến nay là 4 người.
Đài Á Châu Tự Do đã nhiều lần liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời để hỏi về phản ứng của tổ chức này trước cáo buộc của Chính phủ Việt Nam đối với những người tham gia tổ chức nhưng không nhận được phản hồi. Vào năm 2017, bà Lisa Phạm, một Việt kiều Mỹ bị phía Việt Nam cáo buộc tham gia tổ chức đã lên tiếng với RFA, bác bỏ những cáo buộc tham gia vận động người trong nước tham gia vào các hoạt động khủng bố, chống chế độ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/3-people-of-vn-interim-government-sentenced-to-total-of-19-years-in-prison-07062020081303.html

Việt Nam: Trí thức thế này sao xã hội không trì trệ?

Vương Trí NhànNhà phê bình văn học, Hà Nội
Tồn tại chứ không phát triển không chỉ là đặc điểm của xã hội Việt Nam hiện đại mà cũng là đặc điểm của xã hội Việt Nam thời trung cổ.
Khi tìm những nguyên nhân của hiện tượng đó chúng ta thấy trước hết do tình trạng lạc hậu lại cũng do chiến tranh đóng vai trò quá lớn chi phối đời sống cộng đồng hàng thế kỷ mà bộ phận trí thức ưu tú cần thiết, đáp ứng được nhu cầu vận động của xã hội không hình thành.
Vì đâu người Việt Nam có tiếng ‘dữ dằn’?
Người Việt kiếm sống ‘bằng mọi giá’ kể cả phá
Quan triều Nguyễn ‘không lỗ mãng như quan ngày nay’?
Cả những rắc rối chồng chất do lịch sử ba phần tư thế kỷ vừa qua nay để lại lẫn những khó khăn kỳ cục do hoàn cảnh thế giới phức tạp hôm nay mang tới đều chỉ có hướng giải quyết thông qua con đường tự nhiên tức là con đường đưa trí thức vào vai trò những người đạo diễn xã hội. Chuyện quá dài…
Nhưng dù thế nào việc tìm hiểu bộ mặt của trí thức Việt Nam trong lịch sử vẫn rất bổ ích.
Kẻ sĩ thời trung đại và nền giáo dục đơn sơ
Nhiều năm qua chúng ta hay nói một cách hồn nhiên rằng dân ta ham học và trong quá khứ ta có một nền giáo dục chẳng kém gì những nước khác. Bản thân tôi ban đầu cũng tin như thế, sau thực tế ngày càng thấy phải nói ngược lại.
Trong một cuốn sách lịch sử giáo dục (Roger Gal, Lịch sử giáo dục, bản dịch Lê Thanh Hoàng Dân– Trần Hữu Đức, NXB Trẻ– Sài gòn, 1971), tôi thấy người ta chỉ ra rằng thật ra giáo dục là chuyện xài sang. Chỉ những đất nước giàu có mới có tiền của để chi cho giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Khi nền kinh tế ở trình độ tiểu nông manh mún, thậm chí trình độ hái lượm, con người có mỗi việc kiếm ăn đã không làm nổi, ta chỉ có thứ giáo dục ở dạng đơn sơ, kém cỏi. Ta hay khoe, người dân quê nào ở nông thôn Việt Nam cũng sẵn sàng bớt ăn bớt mặc cho con đến học ở các thầy đồ lấy “năm ba chữ thánh hiền”.
Nhưng hãy nhìn kỹ vào những lớp học đó. Trường sở sơ sài. Sách vở tài liệu không có, đến bữa cơm chắc bụng cho người dạy cũng không có nốt (nhiều truyện tiếu lâm toàn ghi lại chuyện thầy đồ ăn vụng) – thử hỏi sau mấy năm theo học các ông thầy ấy, phần lớn các cậu học trò nhà quê học được gì? Biết dăm ba chữ để đủ đọc tên mình trong khế ước văn tự thế thôi chứ làm sao hơn được?
Sự ham học có tính cá nhân nông nổi đó chưa bao giờ kết hợp với nỗ lực của cộng đồng để xây dựng nổi cơ chế giáo dục hợp lý và một nội dung giáo dục lâu dài, có triển vọng. Đọc lịch sử, đời Lê, sau khi đánh xong giặc Minh, nhà vua lo cầu hiền tài để chọn quan lại ở cấp cơ sở. Chọn như thế nào? Chẳng qua chỉ một số người tinh nhanh đủ chữ ghi chép và… biết làm tính (Đại Việt sử ký toàn thư).
Theo như cách nói của một tác giả trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (1998) thì một nét đặc thù của trí thức Việt Nam trong lịch sử là tính cách lưỡng phân. Ông Nguyễn An Ninh, tác giả bài này giải thích:
Họ vừa là kẻ sĩ vừa là nông dân.
Khi không thể sống bằng chữ tức bằng nghề của mình, nhu cầu trí tuệ của họ bị giảm thiểu.
Những xung lực cho hoạt động trí tuệ ở họ thường xuyên bị kìm hãm. Gặp hoàn cảnh khó khăn, họ dễ bị hư hỏng. Tính cách lưỡng phân ấy là cả một ám ảnh, như ám ảnh về quê hương nghèo đói. Ta hiểu tại sao một số trí thức tỉnh táo khi đã thành đạt, vẫn không thể quên nguồn gốc của mình, cái nơi mà từ đó mình đi tới. Đây là lời dặn của Nguyễn Khuyến cho con cái:
Các con nối nghiệp cha nên biết
Nghiên bút đừng quên đậu lúa cà
Thế sao những người nông dân một nửa này vẫn miệt mài đèn sách để có ngày lều chõng khoa cử thì sao? Việc nhồi vào óc một ít kiến thức cổ lỗ sở dĩ thu hút được toàn bộ tinh hoa nghị lực của nhiều người vì đó là con đường ngắn nhất để được gia nhập vào hàng ngũ quan chức.
Tự hào về nền giáo dục xưa, ta hay đưa dẫn chứng là trong lịch sử, các triều đại đã mở nhiều khoa thi và đã lấy được nhiều tiến sĩ, các bia tiến sĩ đó còn được đặt trong Văn Miếu. Nhưng thử hỏi trước tác của các vị tiến sĩ đó là gì hay chỉ là những bài văn mòn sáo sau khi dâng vua thì chính người viết ra nó cũng quên nó luôn.
Có thể chứng minh sự kém cỏi của nền giáo dục cổ ở một khía cạnh khác.
Nhân xem xét danh sách các tác gia văn học VN bằng con mắt thống kê, người ta đã phát hiện ra một nghịch lý vui vui (theo Tâm lý Người Việt nam nhìn từ nhiều góc độ, 2000): Đó là nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam thời trước nổi tiếng mà không có tác phẩm, đây là nói những tác phẩm dày dặn, có chất lượng đáng kể, được truyền tụng về sau và trở thành một đối tượng mô tả bắt buộc của các bộ từ điển.
Từ điển Văn học Việt Nam do Lại Nguyên Ân biên soạn với sư cộng tác của Bùi Văn Trọng Cường có 276 mục dành cho tác giả trong khi chỉ có 132 mục dành cho tác phẩm. Từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIX, tính đổ đồng, mỗi thế kỷ chỉ có 7 tác phẩm; riêng thế kỷ XIX khá hơn, có tới 68 tác phẩm được ghi vào từ điển, nhưng số tác giả cũng lớn hơn, tới 78 người.
Cái hiện tượng cây không trái này (đúng hơn, có thể là toàn những trái chua trái héo, không cần cho ai, đời sau không ai buồn nhớ) càng thấy rõ khi nhìn vào hàng ngũ các ông trạng – chúng tôi muốn nói tới trạng chính thống chứ không phải trạng theo nghĩa dân gian.
Theo Vũ Ngọc Khánh trong cuốn Kho tàng về các ông trạng Việt Nam, thì không kể triều Nguyễn không lấy trạng nguyên, các triều đại Lý Trần Lê có tới 47 người được phong trạng. Nhưng phần lớn họ không có tên trong danh sách các tác gia nổi tiếng ở nước ta.
Ngược lại, xét chung các nhà sáng tác thơ văn, từ Nguyễn Du tới Nguyễn Đình Chiểu, từ Nguyễn Gia Thiều Phạm Thái cho tới Tú Xương, nhiều người không thuộc loại đỗ đạt cao. Riêng về biên khảo, một học giả thực thụ như Phan Huy Chú, tác giả của bộ sách đồ sộ, mang tính cách tổng kết lớn, một thứ bách khoa toàn thư là Lịch triều hiến chương loại chí, chỉ đỗ đến tú tài.
Câu chuyện người đỗ không giỏi và người giỏi không đỗ không chỉ tố cáo sự kém cỏi của hệ thống giáo dục mà còn cho thấy một phần thực chất con người của nhiều ông trạng. Họ chính là điển hình của loại học trò thuộc bài, chỉ biết tầm chương trích cú rồi làm theo những khuôn mẫu sẵn có, nói chung là những cá tính tầm thường, không có quan hệ gì tới tư duy độc lập và sự sáng tạo. Còn như muốn hiểu tại sao họ thi đỗ thì chúng ta có thể tìm đọc ngay những giai thoại về họ. Ví như trường hợp Nguyễn Giản Thanh mà trong dân gian thường gọi là Trạng Me.
Vũ Ngọc Khánh, trong sách đã dẫn, chép rằng lẽ ra ông này chỉ đỗ loại nhì (bảng nhãn), chẳng qua hôm vào yết kiến vua có cả mẹ nuôi vua ở đấy, bà này thấy Nguyễn Giản Thanh mặt mũi khôi ngô liền ngẫu nhiên hỏi: “Người này chắc là trạng nguyên?“ do đó nhà vua, vì muốn chiều lòng mẹ nuôi, lấy Nguyễn Giản Thanh làm Trạng.
Đằng sau câu chuyện vui vui, có một sự thật, ấy là xưa kia, việc phong trạng dù được đề cao trên trời dưới biển ghê gớm như vậy, vẫn mang nhiều tính cách ngẫu nhiên tuỳ tiện; các vua chúa rất hay can thiệp vào công việc định giá, phong tặng; các danh hiệu đôi khi chỉ là sản phẩm của những cơn nóng lạnh bất thường của họ.
Là những cường hào phất lên nắm được quyền lực, họ chỉ dùng đám kẻ sĩ nửa mùa chung quanh như một thứ thư lại để sai vặt, và ban phát các chức danh để làm sang cho vương quốc mà họ là chủ. Họ chỉ cần người trung thành chứ không cần người giỏi. Kẻ bề tôi càng tầm thường hèn hạ thì càng dễ sai bảo. Chính cái loại trạng xin trạng nhặt được như thế này lại sẽ là người thích khoe khoang trước bàn dân thiên hạ về danh vị của mình. Thói háo danh chỉ là một biểu hiện nhỏ của sự tha hoá con người — một sự tha hoá không mạnh mẽ nhưng lại đều đều gặm nhấm cả bản lĩnh lẫn nhân cách.
Bàn thêm về giới thông thái chân đất
Bước vào giai đoạn hội nhập, gần đây, những cuộc bàn cãi xuất hiện đều đều trên mặt báo ở ta cho thấy vấn đề về giới trí thức đang là mối quan tâm chung của xã hội. Điều này có lý do chính đáng của nó.Sự trì trệ kéo dài hàng ngàn năm mà đến nay ta vẫn lĩnh đủ có một nguyên nhân sâu xa: cộng đồng không hình thành nổi bộ phận tinh hoa (elite) của mình. Một chủ nghĩa bình quân tối đa đã níu kéo tất cả lại. Có điều, không hẳn khi “ngửi” thấy tầm quan trọng của vấn đề là người ta đã nhận thức được nó đầy đủ.
Bằng chứng là nói tới trí thức, người ta thường nêu ra những yêu cầu lý tưởng đâu đâu với tầng lớp này, như đòi hỏi tính độc lập cao, khả năng phản biện để đóng góp mạnh mẽ cho xã hội, rồi từ đó đưa ra nhiều lời chê bai trong đó lời chê nặng nhất là “tư cách phò chính thống” của trí thức Việt Nam nói chung.
Tôi muốn thử đặt vấn đề theo một cách khác: liệu trong thực tế lịch sử chúng ta đã có một tầng lớp trí thức đúng nghĩa chưa? Nếu tạm thời chấp nhận là có một tầng lớp như vậy, thì quá trình hình thành của họ có đặc điểm gì? Tại sao họ dễ bị làm hỏng đến vậy?
Trước 1945, những Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, các tác giả có bài thường xuyên trên Đông Dương Tạp chí, Nam phong Tri Tân Thanh Nghị…đã có ý kiến về vấn đề này mà chưa ai có dịp tổng kết.
Thời của chúng ta thì thế nào? Trên đây tôi vừa thử nhắc lại bài “Tính chất lưỡng phân, một nét đặc thù của trí thức Việt Nam trong lịch sử” trong đó tác giả hé ra cho thấy vai trò của hoàn cảnh hình thành đã ảnh hưởng ngay tới trình độ và chất lượng thấp của trí thức Việt Nam ra sao. Dưới đây xin tiếp tục nêu thêm lớp người có cách sống lặng lẽ ngoài luồng này.
Tuy không nói ra, nhưng có vẻ như với nhiều người, kẻ sĩ Việt Nam chỉ là một loại trí thức chân đất. Một số nhà nghiên cứu gần đây đôi khi còn đi tới những khái quát cực đoan hơn.
Trong một bài viết mang tên “Tâm lý dân tộc với cuộc Cải cách hành chính hiện nay” nhà xã hội học lão thành Đỗ Thái Đồng cho rằng xã hội cổ truyền Việt Nam thiếu ba chỗ dựa cơ bản:
- Không có giai cấp quý tộc trong khi có đông đảo đám quan lại nhất thời.
- Không có tầng lớp trí thức để có được các trào lưu học thuật tư tưởng riêng. Rất hiếm thấy cái cốt cách như Lý Bạch “Thiên tử hô lai bất thượng thuyền”. Học để làm quan, tuyệt đại đa số kẻ sĩ đều mộng làm quan hơn là giữ vai trò thầy đồ…áo rách.
- Không có lớp doanh nhân tung hoành về thương mại hay công nghệ trong nước cũng như ngoài nước.
Trong ba đặc điểm tôi cho là được nêu ra chính xác này, cái thứ hai liên quan đến chủ đề trí thức chúng ta đang nói.
Đáng nhắc nhở đầu tiên là trường hợp Nguyễn Trãi. Theo cách nói thông thường ông là trí thức hàng đầu của dân tộc. Nhưng bảo rằng ông là trí thức cũng đúng mà bảo rằng đây là người đứng trên đỉnh cao của bộ máy quyền lực cũng đúng. Gia nhập chính trường, vốn liếng và bản lĩnh trí thức sẵn có trong ông hoạt động theo quy luật của nhà chính trị.
Cái chết của Nguyễn Trãi là bi kịch của một quan chức chứ không phải của một trí thức. Trên nguyên tắc, ở ông đã có một sự chuyển đổi, dù không trọn vẹn. Thuần tuý hơn về trí thức phải kể loại như Chu Văn An, Nguyễn Du… và rõ hơn là Nguyễn Thiếp. La Sơn phu tử có lúc ra cộng tác với chính quyền có lúc quay về ở ẩn. Và ông ở lại trong lịch sử không phải là những đóng góp phò vua giúp nước cụ thể, mà còn là những đề nghị phải cho dịch Tứ thư Ngũ kinh thế này, phải dạy cho trẻ học thế kia…
Trong suốt trường kỳ lịch sử, bao nhiêu kẻ sĩ ở Việt Nam đều được đào tạo theo hướng như Nguyễn Trãi, kể sao hết. Còn loại như Nguyễn Thiếp quá ít, không tạo nên hiệu quả ngay lập tức nên bị chìm trong vô danh và không thể đóng vai trò dắt dẫn xã hội như giới trí thức các xứ khác. Không đạt đến chuẩn mực cần thiết. Còi cọc ốm yếu. Cấu trúc đã đơn giản lại dễ bị phá vỡ.
Những bệnh trạng loại này phải được coi là đặc điểm lớn nhất của giới có học, những kẻ sĩ trong xã hội cũ và ngày nay kêu bằng trí thức. Ngay so với tình hình bên Trung Hoa, “kiểu dáng mẫu mã” trí thức của ta cũng nghèo nàn hơn rất nhiều.
Nói Việt Nam thuở ấy không có trí thức cũng tương tự như nói Việt Nam trong thời trung đại không có thành thị, mà chỉ có những phố chợ còm nhom hiu hắt, lắt lay tồn tại giữa một bãi lầy nông thôn tăm tối.
Bài đã đăng trên trang Facebook của tác giả Vương Trí Nhàn tại Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53306667

Tàu Trung Quốc đe doạ mỏ Lan Tây

và hành động khó hiểu của Việt Nam

Ngô Kiến Huy
Tàu Hải cảnh Trung Quốc xuất hiện gần Lô 06.1
Theo nguồn tin của một số nhà báo và người đưa tin độc lập cho biết, sáng ngày 4/7 – Ngày Quốc Khánh của Hoa Kỳ, tàu hải cảnh 5402 của Trung Quốc đã tiến sát một cách khiêu khích đến giàn khai thác tại mỏ khí Lan Tây thuộc lô 06.1 mà Việt Nam đang khai thác.
Thông tin này cũng đã được Dự án Đại Sự Ký Biển Đông kiểm chứng và xác nhận thông qua việc phân tích dữ liệu AIS.
Theo Dự Án Đại Sự Ký Biển Đông, dữ liệu AIS cho thấy tàu Hải cảnh 5402 của Trung Quốc đã rời Tam Á vào sáng 1/7/2020 và di chuyển xuống phía nam. Chiều 2/7, tàu đã xuống đến khu vực đá Subi và hoạt động tại khu vực này cho đến sáng 3/7. Sáng 4/7, tàu hướng về phía mỏ khí Lan Tây tại lô 06.1 với tốc độ lớn, 15 hải lý/giờ. Vị trí tàu tiếp cận gần giàn Lan Tây nhất mà có thể xác định được qua AIS là vào lúc 9h57′ sáng 4/7, với khoảng cách khoảng 1,3 hải lý về phía đông bắc. Đến 10h24′ cùng ngày, vẫn cùng một tốc độ cao, tàu hải cảnh 5402 di chuyển cách giàn khai thác khoảng 2.85 hải lý về phía đông nam. Sau đó tàu di chuyển theo hướng đông nam về phía Bãi Tư Chính, đến vị trí cách giàn khoảng 30 hải lý thì giảm tốc độ và di chuyển chậm, thậm chí dừng lại trong khu vực này. Lúc 8h45′ ngày 5/7/2020, tàu ở vị trí cách giàn khai thác Lan Tây khoảng 36 hải lý về phía đông đông nam. Sau đó tàu Hải cảnh 5402 vẫn đang quanh quẩn ở khu vực Bãi Tư Chính. Một tàu kiểm ngư của Việt Nam theo sát tàu Hải cảnh này.
Hành động của Trung Quốc chuyển tải thông điệp gì?
Tại sao Trung Quốc lại có hành động khiêu khích như vậy tại khu vực này và thời điểm này? Có thể có 3 lý do như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ những vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn hại khổng lồ với nền kinh tế Trung Quốc do phải đóng cửa các hoạt động kinh tế lúc đầu và sau đó là sự sụt giảm nhu cầu trên toàn cầu. Xuất khẩu hiện vẫn chiếm 30% GDP của Trung Quốc, nên nước này không thể tránh khỏi những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, tiêu thụ trong nước đã gia tăng và hiện là đầu máy tăng trưởng quan trọng nhất.
Sự chuyển đổi đưa tiêu thụ trong nước trở thành đầu máy tăng trưởng hàng đầu này vốn đã được xúc tiến từ gần một thập kỷ nay. COVID-19 chỉ là tác nhân đẩy nhanh thêm xu thế này. Những cú sốc kinh tế mà đại dịch gây ra đang phá hoại nền thương mại toàn cầu tới một mức độ mà nhu cầu bên ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc khó có thể phục hồi trong vòng hai đến ba năm. Cuộc chiến thương mại và công nghệ với Mỹ, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, cũng đang tạo ra những nguy cơ dài hạn. Những nhân tố này đã khiến giới lãnh đạo Trung Quốc suy đoán rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ vỡ vụn và phi toàn cầu hóa.
Đại dịch COVID-19 và sự gia tăng thù địch với Mỹ đang đẩy nhanh những biến đổi trong nền kinh tế chính trị Trung Quốc.
Chính vì vậy, đây là hành động tiếp nối của Trung Quốc trong một chuỗi hành động hung hăng thể hiện đối với nhiều quốc gia khác nhau, có thể là để đánh lạc hướng sự chú ý của người dân Trung Quốc khỏi các vấn đề trong nước và sự bất mãn ngày càng tăng đối với Chủ tịch Tập Cận Bình. Có những đòi hỏi chưa từng có yêu cầu Tập Cận Bình từ chức do nhiều chính sách của ông ta, trong đó có cách xử lý sai dịch COVID-19 ở Vũ Hán. Mọi người đang mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Tập Cận Bình và bắt đầu đặt câu hỏi về lời hứa của ông về “Giấc mộng Trung Hoa” khi Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia khá giả toàn diện vào năm 2021, dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
“Phục hồi chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất do các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc nước ngoài” là một cam kết của Tập Cận Bình trong “Giấc mộng Trung Hoa”. Tăng cường các hoạt động quân sự trong tranh chấp lãnh thổ với láng giềng dường như là ngọn cờ duy nhất khả dĩ mà ông Tập có thể giương lên để quy tụ niềm tin trong xã hội Trung Quốc.
Thứ hai, đây cũng là tín hiệu mà Trung Quốc muốn đưa ra với Hoa Kỳ và các quốc gia khác tại khu vực biển Đông. Mặc dù gần đây, Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN đã thúc đẩy các quốc gia ASEAN đưa ra một Tuyên bố, trong đó đề cao vai trò của UNCLOS, như một lời nhắn gửi đến Bắc Kinh. Trước đó, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Indonesia đã gửi các Công hàm/ Công thư lên LHQ để phản đối các yêu sách phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, cũng như viện dẫn Phán quyết của Toà trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016. Hành động này của Trung Quốc như muốn thể hiện rằng, bất chấp sự cổ vũ của Hoa Kỳ, cũng như dựa vào Phán quyết 2016, Trung Quốc vẫn là bên có sức mạnh lớn nhất ở khu vực biển Đông. Và ASEAN cùng với Hoa Kỳ chớ có coi thường sức mạnh và quyết tâm của Trung Quốc đối với việc độc chiếm biển Đông.
Thứ ba, hành động này nhắm tới Việt Nam với nhiều hàm ý. Việt Nam vẫn đang là quốc gia tích cực nhất trong ASEAN để tìm cách lên án Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, Việt Nam đang là kẻ “cứng đầu nhất”. Vì vậy, Trung Quốc muốn “trị” Việt Nam trước hết. Sau đó mới tới các quốc gia ASEAN khác. Thêm nữa, Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13. Thực chất đây chính là giai đoạn chuẩn bị cho nhân sự cho khoá mới, vì vậy, đây cũng là lời “cảnh cáo” của Bắc Kinh cho các lãnh đạo Việt Nam, chớ có rời xa “thiên triều”. Ngoài ra, đây cũng là lời “nhắc nhở” khi Việt Nam giai đoạn này đang “mặn nồng” với Hoa Kỳ rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong các quan hệ quốc phòng. Vì thế, với việc đe doạ tại khu vực Lô 06.1, Trung Quốc vừa đạt được ý đồ ngăn chặn các hoạt động khai thác của Việt Nam, ép Việt Nam xuống nước để có thể thực hiện “Gác tranh chấp cùng khai thác” tại đây, vừa gửi tín hiệu đe doạ đến việc khai thác của các quốc gia ASEAN khác như Malaysia, Philippines và Indonesia. Mặc dù khu vực Lô 06.1 nằm trên bể Nam Côn Sơn, cách rất xa khu vực Bãi Tư Chính mà Trung Quốc gọi đó là Vạn An Bắc, nhưng Trung Quốc vẫn muốn biến khu vực này thành “vùng tranh chấp” theo ý đồ của Bắc Kinh.
Hành động khó hiểu của Việt Nam?
Một vấn đề đáng lưu ý là hành động khó hiểu từ phía Việt Nam. Ngay từ cuối tháng 5, đã rộ lên các thông tin về việc Chính phủ Việt Nam đang xem xét tiếp tục thăm dò và khai thác mới tại Lô 06.1. Mặc dù phía Việt Nam thì ít khi đưa ra các thông báo chính thức về vấn đề này. Nhưng dư luận đã đồn đoán với căn cứ hợp lý khi Việt Nam thuê Giàn Noble Clyde Boudreaux và neo Giàn khoan này từ ngày 30/4 tới nay tại Vũng Tàu.
Hồi đầu tháng 6, Bộ Chính trị Việt Nam đã không thể quyết định được việc tiếp tục cho thăm dò và khai thác mới tại Lô 06.1 hay không? Và đương nhiên là vì lo ngại trước áp lực đe doạ từ Bắc Kinh.
Việc Việt Nam chưa thể quyết định tiến hành thăm dò và khai thác mới trước áp lực của Bắc Kinh cũng là điều dễ hiểu. Trước đó, năm 2017 và 2018, dưới áp lực của Trung Quốc, Việt Nam đã yêu cầu Công ty Repsol tạm dừng khai thác tại Lô 136.3 và 07.3. Điều này đã dẫn tới những lo ngại cho các nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực dầu khí đầu tư vào các dự án khai thác tại Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần thận trọng trước các quyết định của mình, vì nếu tiếp tục thăm dò và khai thác mới nhưng lại ngưng khi Trung Quốc gây áp lực, sẽ dẫn tới các thiệt hại vật chất và chiến lược của Việt Nam. Và điều đó đã dẫn tới việc Bộ Chính trị Việt Nam vẫn chưa thể ra quyết định tiếp tục hay không cho việc thăm dò để khai thác mới tại Lô 06.1.
Vì thế, việc thận trọng chưa thể quyết định việc thăm dò để khai thác mới là có thể hiểu được. Nhưng vì sao phía Việt Nam thuê Giàn Noble Clyde Boudreaux với giá thuê là 135.000 USD/ngày trong khi chưa quyết định được là sẽ làm hay không thì không hiểu phía Việt Nam có mục đích gì?
Việc chưa thể ra quyết định mà đã tiến hành thuê giàn đã khiến công luận thấy Việt Nam có vẻ hấp tấp. Điều này đã tạo ra những sức ép không nhỏ cho chính phía Việt Nam khi nhân sự kiện đó mà các tàu của Trung Quốc đã tiến tới đe doạ các vùng biển của Việt Nam và giàn khoan tại mỏ Lan Tây mới đây. Chưa kể với giá tiền thuê như vậy, thì suốt cả tháng qua, số tiền mà phía Việt Nam phải trả tiền thuê giàn Noble Clyde Boudreaux lên tới cả trăm triệu USD, trong khi không thực hiện được mục tiêu thăm dò để khai thác mới và nền kinh tế Việt Nam lại đang gặp rất nhiều khó khăn với Đại dịch COVID-19 thì số tiền trên rõ ràng là không khỏ để giúp vực dậy nền kinh tế của mình.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/chinese-ship-threatens-lan-tay-oil-field-and-vietnam-action-07052020132022.html

Báo Trung Quốc:

EVFTA không thể giúp Việt Nam ‘thoát Trung’

Bình luận về Hiệp định Thương mại Tự do mà Việt Nam mới đạt được với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo chuyên chuyển tải thông điệp của Bắc Kinh ra thế giới, khẳng định rằng ý định loại bỏ sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc của một số người Việt Nam “chắc chắn sẽ thất bại” và “sự trỗi dậy của Trung Quốc là một cơ hội quý báu cho Việt Nam”.
Bài viết của tác giả Thành Hán Bình, một giáo sư và chuyên viên nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Sáng tạo Hợp tác, Viện Nghiên cứu Biển Đông của Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, thừa nhận rằng việc đạt được thoả thuận thương mại lịch sử với EU không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn có “ý nghĩa chính trị” đối với Việt Nam và đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của quốc gia Đông Nam Á vào cộng đồng quốc tế, một mục tiêu mà Hà Nội theo đuổi lâu nay.
Theo tính toán của Bộ Công thương Việt Nam, EVFTA dự kiến sẽ giúp cho GDP của Việt Nam tăng bình quân từ 2,18 – 3,25% trong 5 năm đầu, 4,57-5,30% cho 5 năm tiếp theo và 7,07-7,72% cho 5 năm sau đó.
Bộ này cũng khẳng định hiệp định mới sẽ làm tăng vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
“EU chắc chắn là một đối tác tốt hơn cho Việt Nam so với Hoa Kỳ, quốc gia thường xuyên đem vấn đề nhân quyền ra làm cái cớ để gây áp lực lên quốc gia châu Á”, Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định.
Tuy nhiên, ấn bản của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói nỗ lực của Việt Nam trong việc loại bỏ sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại vì EVFTA sẽ tạo ra một hình thức “hợp tác mới” về kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Lấy ví dụ trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may, tờ báo Trung Quốc nói: “Để xuất khẩu nhiều sản phẩm từ bông – một danh mục xuất khẩu quan trọng bao gồm quần áo và giày dép – sang châu Âu, Việt Nam cần nhiều sản phẩm và đầu tư từ Trung Quốc. Và nhiều doanh nhân Trung Quốc sẽ bị thu hút vào Việt Nam để kiếm tiền”.
Đề cập đến “một số người Việt Nam có quan điểm chống Trung Quốc”, tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng nỗ lực của Việt Nam trong việc mở rộng sang các thị trường khác như Úc, Nhật Bản, “là các thị trường nhỏ hơn rất nhiều so với Trung Quốc” cũng không thấm tháp gì vì tình trạng đại dịch Covid-19 đang làm giảm sức mua của nhiều quốc gia, trong khi giao thương với Trung Quốc, Việt Nam “được hưởng nhiều lợi thế” nhờ kết nối giao thông tiên tiến, thương mại giữa hai bên từ lâu đã vượt qua 100 tỷ đôla và tình trạng “hai nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau rất cao”.
“Việt Nam cần giữ quan điểm trung lập về sự trỗi dậy của nước láng giềng Trung Quốc”, tờ báo của Bắc Kinh nói, đồng thời thêm rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc “là một cơ hội phát triển quý giá cho Việt Nam”.
Kinh tế Việt Nam lâu nay vẫn bị xem là phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam cho rằng tình trạng phụ thuộc này gây ra nhiều thiệt hại hơn là lợi ích cho Việt Nam, không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả về môi trường, xã hội và an ninh.
Trong bài viết đánh giá về tác động của EVFTA đối với Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam nói hiệp định này, xét về tổng thể, sẽ “góp phần giúp đa dạng hóa thị trường” của Việt Nam để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, “từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam”.
https://www.voatiengviet.com/a/b%C3%A1o-trung-qu%E1%BB%91c-evfta-kh%C3%B4ng-th%E1%BB%83-gi%C3%BAp-vi%E1%BB%87t-nam-tho%C3%A1t-trung-/5491731.html

Điểm tin trong nước sáng 6/7: Đường 8 tỷ bị sạt lở

 khi chưa hoàn thành;

Hơn 1.000 ca mắc sốt xuất huyết ở Tiền Giang


Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Hai (6/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Đường 8 tỷ bị sạt lở khi chưa hoàn thành
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, từ ngày 10/6 đến nay, tuyến đường Nha Mân – Phú Long (dài gần 5km) dọc sông Nha Mân – Tư Tải thuộc xã Tân Nhuận Đông, H.Châu Thành (Đồng Tháp) đã xảy ra 3 vụ sạt lở.
Vụ sạt lở xảy ra gần đây nhất vào rạng sáng 29/6 làm bờ kè và toàn bộ mặt đường dài gần 50m thuộc ấp Tân Hòa trôi theo dòng nước.
ông Nguyễn Thành Nhân – Giám đốc Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất H.Châu Thành, cho biết, trong tháng 6/2020, các điểm sạt lở diễn ra ở đoạn từ cầu Nha Mân đến cầu Ông Yên dài 2.028m. Đến thời điểm xảy ra sạt lở, công trình đã hết thời gian bảo hành.
Ông Nhân cũng thông tin thêm, Tuyến đường trên được giao cho Ban làm chủ đầu tư phần mặt đường, Công ty TNHH sản xuất – thương mại Nam Truyền (trụ sở tại TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) trúng thầu thi công; Công ty TNHH Thái Hà là đơn vị tư vấn, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và
Hơn 1.000 ca mắc sốt xuất huyết ở Tiền Giang
Báo Pháp luật TP. HCM dẫn tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế tỉnh Tiền Giang), đến tuần đầu của tháng 7 này, toàn tỉnh phát hiện khoảng 1.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết. Địa phương xuất hiện nhiều nhất là các huyện phía tây như Cái Bè, Châu Thành và thị xã Cai Lậy.
Hiện nay, Tiền Giang là địa phương có số ca bệnh sốt xuất huyết cao thứ 5 và số ca mắc trên 100.000 dân, đứng thứ 7/20 tỉnh, thành phía Nam.
Nghi vấn sản xuất hóa chất trái phép trong vụ cháy kho hàng ở Long Biên
Zing dẫn báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Hà Nội, khu vực cháy là nhà kho và xưởng chứa hóa chất của Công ty Cường Việt, diện tích khoảng 273 m2.
Đáng chú ý, giấy phép kinh doanh của cơ sở này chỉ cho phép kinh doanh hóa chất, nhưng cuối nhà xưởng có một lò hơi đang sử dụng. Sở TNMT nhận định Công ty Cường Việt có thể đang thực hiện các hoạt động sản xuất hóa chất trái phép tại đây.
Khi xử lý, nhà chức trách cũng phát hiện nhiều thùng phuy loại 200 lít chứa hóa chất bị cháy, nhiều thùng chứa bị nổ, khu vực cuối xưởng cháy có lò hơi đốt than. Sở TNMT chưa xác định được đầy đủ chủng loại và số lượng hóa chất bị cháy, rò rỉ ra môi trường.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-6-7-duong-8-ty-da-bi-sat-lo-khi-chua-hoan-thanh-hon-1-000-ca-mac-sot-xuat-huyet-o-tien-giang.html

Điểm tin trong nước tối 6/7: Trung Quốc tập trận

 ở quần đảo Hoàng Sa, Mỹ điều B52 đến

Tâm Minh – Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước tối thứ Hai (6/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Mỹ điều B52-H tập trận cùng hai hàng không mẫu hạm ở Biển Đông
Bộ tư lệnh không kích toàn cầu (AFGSC) thuộc không quân Mỹ tối 5/7 (giờ Việt nam) xác nhận một máy bay ném bom chiến lược B-52H đã tham gia tập trận chung với hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan trên Biển Đông.
Chiếc B-52H đã cất cánh từ căn cứ không quân Barksdale thuộc bang Louisiana và bay suốt 28 tiếng tới Biển Đông rồi mới hạ cánh xuống căn cứ Andersen trên đảo Guam ngày 4/7.
Tại Biển Đông, “pháo đài bay” của Mỹ đã có màn phô diễn sức mạnh khi dẫn đầu đội hình 12 máy bay gồm 10 chiếc F/A-18 và máy bay cảnh báo sớm E-2C.
Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ nhấn mạnh sự xuất hiện của B-52H sau một hành trình dài cho thấy “cam kết của Washington đối với hòa bình và ổn định của khu vực”.
Động thái của quân đội Mỹ được giới quan sát đánh giá nhằm gửi một thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc, quốc gia đang bành trướng ở Biển Đông. Hiện quân đội Trung Quốc cũng đang tiến hành tập trận quy mô lớn 5 ngày ở quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam, Mỹ và  Philippines đã lên án cuộc tập trận này của Trung Quốc.
10 đơn vị vận tải xe buýt TP.HCM ‘dọa’ ngưng hoạt động từ 15/8 vì nợ
Các đơn vị xe buýt cho biết Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM đã khoán sản lượng hành khách quá cao, không sát thực tế, khoán tăng thêm doanh thu bán vé để bù đắp phần thiếu hụt kinh phí trợ giá xe buýt; chậm thanh quyết toán các khoản công nợ và hợp đồng đặt hàng qua các năm.
Hệ quả là các doanh nghiệp, hợp tác xã không đủ chi phí trả lương, nhiên liệu và chậm trả tiền lãi vay mua xe cho các ngân hàng. Từ đó, một số tuyến xe buýt xảy ra đình công như tuyến xe buýt số 19, 99. Đồng thời, một số doanh nghiệp, hợp tác xã buộc tạm dừng hoạt động một số tuyến xe buýt.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang nợ tiền nhiên liệu rất lớn như: Công ty cổ phần xe khách Sài Gòn thiếu nợ 80 tỷ đồng. Công ty cổ phần Vận tải TP thiếu nợ 7 tỷ đồng. Hợp tác xã vận tải Quyết Thắng thiếu nợ 5,2 tỷ đồng. Hợp tác xã 28 thiếu nợ 1,1 tỷ đồng…
Ông Nguyễn Văn Lèo, tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải TP, cho biết ngoài các khoản nợ trên, doanh nghiệp còn đang nợ hơn 49 tỷ đồng Ngân hàng Agribank Chi nhánh 5 TP.HCM về tiền mua xe buýt mới thay xe buýt cũ. Do tình hình hoạt động xe buýt gặp nhiều khó khăn nên đơn vị phải đi vay tiền để trả lương nhân viên.
Với tình hình khó khăn về tài chính hiện nay, các doanh nghiệp xe buýt cho biết đang cố gắng duy trì hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe buýt đến ngày 30/7. Trường hợp chưa được giải quyết khó khăn, các đơn vị xe buýt đề nghị tạm dừng hoạt động xe buýt từ 15/8.
Bệnh phong cùi tái xuất ở Lạng Sơn
Bệnh nhân nam, 35 tuổi, từ Lạng Sơn vào Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hà Nội, khám do nổi nhiều nốt sần đỏ, ấn đau, rải rác tay chân và thân mình.
Bệnh nhân cho biết tình trạng này diễn biến hơn hai năm nay. Anh khám ở nhiều nơi, điều trị nhiều đợt nhưng bệnh không thuyên giảm, ngày càng tiến triển nặng.
Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương ghi nhận bệnh nhân có các tổn thương sẩn đỏ kích thước 1-3cm, rải rác khắp vùng mặt, tay chân, thân mình. Khám không sờ thấy các dây thần kinh nông, mu bàn tay hai bên của bệnh nhân khô.
Bác sĩ cho rằng bệnh nhân xuất hiện triệu chứng không điển hình nghi ngờ mắc bệnh phong – một căn bệnh da liễu trước đây rất phổ biến ở Việt Nam. Kết quả xét nghiệm rạch dái tai xác định bệnh nhân dương tính với vi khuẩn phong. Bệnh nhân nhập viện điều trị ngày 6/7.
Trong lịch sử loài người, bệnh phong được coi là một trong tứ chứng nan y, có thể lây từ người bệnh sang người lành, thời kỳ ủ bệnh kéo dài nhiều năm.
Bệnh phong, còn được gọi là ma phong, bệnh hủi, phong cùi, bệnh hansen, là một bệnh truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn mycobacterium leprae gây ra, chủ yếu biểu hiện ở ngoài da và hệ thống thần kinh ngoại biên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại di chứng mất cảm giác các dây thần kinh, tàn tật vĩnh viễn, biến dạng cơ thể khiến nhiều người khiếp sợ.
Hơn 1.000 ca mắc sốt xuất huyết ở Tiền Giang
Truyền thông trong nước hôm 5/7 dẫn nguồn tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Tiền Giang) cho biết tính đến tuần đầu của tháng 7 này, toàn tỉnh Tiền Giang đã phát hiện khoảng 1.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết. Khu vực có nhiều trường hợp nhất là các huyện Cái Bè, Châu Thành và Thị xã Cai Lậy.
Báo cáo cũng chỉ ra Tiền Giang là địa phương có số ca bệnh sốt xuất huyết cao thứ 5 và số ca mắc trên 100.000 dân đứng thứ 7/20 tỉnh thành phía Nam.
Hiện ngành y tế địa phương đang tập trung để xử lý các ổ bệnh để tránh dịch bùng phát như tập trung diệt lăng quăng, phun hóa chất, xử lý các dụng cụ chứa nước làm nơi cho muỗi lưu trú và khuyến cáo người dân.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-6-7-trung-quoc-tap-tran-o-quan-dao-hoang-sa-my-dieu-b52-den.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.