Tin khắp nơi – 12/07/2020
Sunday, July 12, 2020
7:02:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Hoa Kỳ chuẩn thuận bán 105 máy bay chiến đấu F-35 cho Nhật Bản
Hoa Kỳ chuẩn thuận bán 105 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Nhật Bản.
Việc chuẩn thuận được Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm.
Ước tính hợp đồng bán này ở mức 23,11 tỷ USD, là hợp đồng đơn lẻ lớn thứ hai mà Hoa Kỳ bán cho nước ngoài.
Vào năm 2010 Hoa Kỳ bán máy bay chiến đấu và vũ khí khác cho Ả rập Saudi với trị giá 29,4 tỷ USD.
Hoa Kỳ sẽ trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cho Nhật trong hơn 25 năm.
Nhật Bản muốn mua 63 chiếc F-35A, loại mà Nhật hiện đã khai thác và 42 chiếc F-35B, phiên bản cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng cho các hàng không mẫu hạm.
Washington đã bật đèn xanh cho thỏa thuận mua bán theo đó sẽ “cải thiện an ninh của một đồng minh chính” tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
“Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia hết sức lớn trong việc hỗ trợ Nhật Bản phát triển và duy trì khả năng tự vệ mạnh mẽ và hiệu quả”.
Ngân sách quốc phòng Nhật Bản 2020/2021 là ở mức kỷ lục 50,3 tỷ USD, và dành cho cho việc mua máy bay chiến đấu và phòng thủ tên lửa khi nước này phải đối mặt với mối đe dọa từ Bắc Hàn và Trung Quốc.
Để đối phó với việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội nhanh chóng, Nhật Bản đã quyết định mua lại tổng cộng 105 máy bay F-35A trong thập niên tới, ngoài 42 máy bay F-35B.
Vào cuối năm 2018, chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch phòng thủ 5 năm bao gồm việc đưa hai tàu sân bay vào hoạt động.
F-35: Vì sao nhà sản xuất nói chiến cơ này tối tân?
Cất cánh lần đầu năm 2006, chiếc F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế như một máy bay đa dạng có thể được sử dụng bởi Quân lực, Thủy quân Lục chiến và Hải quân Hoa Kỳ
Có ba loại: cất cánh và hạ cánh theo kiểu truyền thống (A); cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (B) và bay từ hàng không mẫu hạm (C)
Khả năng tàng hình là một yếu tố chủ chốt, khung và nguyên liệu thiết kế máy bay cho phép phi công thâm nhập vào các khu vực mà không bị radar phát hiện
Tính năng này cho phép máy bay có khả năng bắn máy bay địch trước khi bị phát hiện. Một hệ thống màn hình gắn trên mũ phi công có nghĩa chiếc F-35 không cần nhắm vào mục tiêu mà vẫn bắn được.
Các bộ cảm biến, hệ thống viễn thông và hàng không điện tử mới là điểm vượt trội của F-35. Dữ liệu được chia sẻ tức thời với các chỉ huy trưởng chiến dịch, và phi công có thể bám theo kẻ thù, làm nhiễu hệ thống radar và ngăn chặn các cuộc tấn công.
Mỹ-EU ra mắt kênh đối thoại mới
về mối đe dọa từ TQ
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây đã công bố một kênh đối thoại mới giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) về các thách thức và đe dọa do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra. Động thái này là một thông điệp mà Washington muốn gửi tới Bắc Kinh rằng Mỹ không cô đơn trong cuộc đối đầu với ĐCSTQ.
Ngoại trưởng Pompeo đã loan báo về kênh đối thoại Mỹ-EU trong một cuộc thảo luận qua video tại Diễn đàn Brussels vào hôm 25/6. Tại đây, cựu giám đốc tình báo Mỹ đã trao đổi về mối đe dọa chung từ Trung Quốc mà phương Tây phải đối mặt.
“Tôi vui mừng thông báo rằng Mỹ đã chấp nhận đề xuất của Cao ủy và Phó Chủ tịch EU Josep Borell về việc thiết lập kênh đối thoại Mỹ-EU về Trung Quốc. Tôi rất vui mừng về điều này”, ông Pompeo nói.
“Khuyến nghị của tôi với những người bạn của Mỹ tại châu Âu là hãy bảo vệ những giá trị này trong thời đại chúng ta. Những giá trị mà chúng có thể định hình cho một thế giới tương lai tốt đẹp. Chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ những giá trị này”, ông Pompeo nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết gần đây ông đã nói chuyện với nhiều ngoại trưởng của các nước thành viên EU về nhiều thách thức mà Trung Quốc đặt ra cho phương Tây.
Ông Pompeo viện dẫn về các hành động gây hại của chế độ Trung Quốc như hành vi khiêu khích quân sự, tiếp tục bành trướng trên Biển Đông, tiến hành đụng độ chết người với binh lính Ấn Độ, chương trình hạt nhân mơ hồ, và đe dọa các nước láng giềng ôn hòa.
Ông Pompeo cũng nói rằng ĐCSTQ đã và đang phá vỡ các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết với Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới, Liên Hiệp Quốc và với người dân Hồng Kông.
Ngoại trưởng Mỹ lên án “những thực hành kinh tế ăn cướp của ĐCSTQ, chẳng hạn như ép các nước phải hợp tác kinh doanh với Huawei, cánh tay nối dài của nhà nước giám sát của ĐCSTQ”, và vi phạm chủ quyền của các quốc gia châu Âu, như việc ép ngân hàng Anh Quốc HSBC phải công khai ủng hộ luật an ninh Hồng Kông.
Ông Pompeo cũng nhắc đến việc “hành vi lạm dụng nhân quyền của chế độ Bắc Kinh, điều tiếp tục gây sốc cho tất cả chúng ta”.
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng việc ĐCSTQ che giấu đại dịch virus corona đã khiến EU thức tỉnh. “Người châu Âu, cũng như người Mỹ, đang bắt đầu thấy tiếng nói của họ. Có một sự thức tỉnh xuyên Đại Tây Dương về sự thật của những gì đang xảy ra”, ông Pompeo nói.
Ông Pompeo cho biết ông hy vọng kênh đối thoại mới Mỹ-EU sẽ khởi động trong tuần tới và sẽ tiếp tục trong tương lai.
Ngoại trưởng Mỹ cũng thừa nhận rằng sẽ có những thách thức trong công cuộc đối đầu với Trung Quốc tại châu Âu. Tại EU cũng như ở Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp kiếm tiền tại Trung Quốc sẽ kêu gọi “giữ bình tĩnh” và chấp nhận “ĐCSTQ ngày càng hung hăng”.
Ông Pompeo nói rằng các nhà lãnh đạo châu Âu không nên phản kháng Trung Quốc vì Mỹ, mà hãy phản kháng vì chính họ. Ngoại trưởng Mỹ dẫn chứng việc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của các quốc gia châu Âu, và những tổn hại mà Bắc Kinh đã làm đối với nền kinh tế và người lao động EU.
“Thông điệp của tôi hôm nay là thế này: Chúng ta phải làm việc cùng nhau để tiếp tục sự thức tỉnh xuyên Đại Tây Dương đối với thách thức Trung Quốc, lợi ích của việc bảo vệ các xã hội tự do của chúng ta là sự thịnh vượng của ta và là tương lai của ta”, ông Pompeo nói.
“Điều đó sẽ không dễ dàng. Điều đó đặc biệt khiến nhiều người giận dữ – đặc biệt là những người trong cộng đồng doanh nghiệp đang kiếm tiền tại Trung Quốc – yêu cầu chúng ta phải hạ nhiệt mâu thuẫn và ngày càng chấp nhận một ĐCSTQ ngày càng hung hăng”.
“Điều đó là phi lý. Tôi không chấp luận lập luận đó. Không có nhượng bộ giữa tự do và độc tài. Tôi không muốn ĐCSTQ định hình tương lai thế giới”.
Cố vấn an ninh Mỹ sắp sang châu Âu
bàn cách đối phó với Trung Quốc
Minh Hòa
Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, Phó Tổng thống Mike Pence, Tổng thống Donald J. Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Quân đội Hoa Kỳ Mark A. Milley, trong Phòng Tình huống của Nhà Trắng ngày 26/10/2019, khi theo dõi diễn biến của Lực lượng Đặc nhiệm Hoa Kỳ tiếp cận khu vực của Abu Bakr al-Baghdadi ở Syria nhằm tiêu diệt hoặc bắt giữ trùm khủng bố này của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng (ảnh: Nhà Trắng).
Ông Robert O’Brien, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, sẽ tới Paris vào thứ Hai (13/7) trong chuyến công tác 3 ngày để thảo luận với các quan chức châu Âu về Trung Quốc và các vấn đề chính sách đối ngoại khác, theo Politico.
Trang tin này cho biết một quan chức của chính quyền Trump tiết lộ, ông O’Brien và ông Matthew Pottinger, phó cố vấn an ninh quốc gia, sẽ tham gia một cuộc họp với các đối tác từ Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Ý.
Nguồn tin cho biết ông Pottinger, một cựu phóng viên về Trung Quốc của tạp chí Phố Wall (WSJ), sẽ có bài trình bày của Mỹ về Trung Quốc, trong đó tập trung vào sự cạnh tranh của phương Tây với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, như 5G, chuỗi cung ứng, và các vấn đề đa phương khác.
Phái đoàn của cố vấn an ninh Mỹ sẽ tới Pháp vào sáng thứ Hai, sau đó tham gia các cuộc hop song phương vào cùng ngày. Vào thứ Ba (14/7) và thứ Tư (14/7), ông O’Brien và ông Pottinger sẽ có cuộc họp chung với các quan chức Liên minh châu Âu trong một tòa nhà của chính phủ Pháp.
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC), ông john Ullyot, cũng tham gia đoàn công tác. Ông nói với Politico: “Đại sứ O’Brien sẽ tham gia các cuộc họp chuyên sâu ở Paris vào tuần này cùng với các đối tác của ông ấy ở Pháp, Anh, Đức và Ý, nhằm giải quyết hàng loạt thách thức an ninh quốc gia, trong đó có Trung Quốc, mạng 5G, Nga, Afghanistan, Trung Đông / Bắc Phi và công tác ứng phó, phục hồi từ COVID”.
Chuyến công tác của các cố vấn an ninh hàng đầu trong chính quyền Trump diễn ra trong bối cảnh Washington được cho là đang hình thành một liên minh quốc tế nhằm chống lại các mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
“Nước Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, cuối cùng đã thức tỉnh trước mối đe dọa từ các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc và mối đe dọa mà họ gây ra đối với lối sống tuyệt vời của chúng ta”, ông O’brien cho biết hôm 24/6, đồng thời cảnh báo sẽ có những bài phát biểu tương tự từ chính quyền Trump trong những tuần tới.
Mỹ cảnh báo nguy cơ bị bắt giữ tăng cao ở Trung Quốc
Hải Lam
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 11/7 cảnh báo công dân cần gia tăng thận trọng tại Trung Quốc do nước này thực thi pháp luật tùy tiện, bao gồm việc giam giữ và cấm xuất cảnh, theo Reuters.
“Công dân Hoa Kỳ có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận dịch vụ lãnh sự hoặc thông tin về tội danh bị cáo buộc của họ”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một cảnh báo an ninh gửi tới các công dân nước này tại Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cảnh báo thêm rằng các công dân của họ có thể đối mặt với “các cuộc thẩm vấn kéo dài và gia tăng thời gian bị giam giữ” vì các lý do liên quan tới an ninh quốc gia.
“Các nhân viên an ninh có thể bắt giữ hoặc trục xuất các công dân Hoa Kỳ vì gửi tin nhắn điện tử riêng tư chỉ trích chính phủ Trung Quốc”, cảnh báo cho biết nhưng không đề cập các trường hợp cụ thể. Bộ Ngoại giao Mỹ không nói rõ lý do vì sao lại đưa ra cảnh báo an ninh như vậy.
Cảnh báo an ninh được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung leo thang trong những tháng gần đây do một loạt vấn đề, từ đại dịch COVID-19, đàm phán thương mại, luật an ninh Hồng Kông, và các cáo buộc vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Hôm 10/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng hiện tại ông không quan tâm tới việc đàm phán thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc, vì mối quan hệ giữa hai nước đã bị “tổn hại nghiêm trọng” vì dịch viêm phổi Vũ Hán.
Virus corona: Donald Trump cuối cùng
cũng đeo khẩu trang nơi công cộng
Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng đã đeo khẩu trang ở nơi công cộng, lần đầu tiên kể từ khi đại dịch virus corona bắt đầu.
Ông Trump đến thăm bệnh viện quân đội Walter Reed bên ngoài Washington hôm 11/7, nơi ông gặp những người lính bị thương và nhân viên y tế.
“Tôi chưa bao giờ chống lại việc đeo khẩu trang, nhưng tôi tin rằng có chỗ và thời điểm cho việc che mặt,” ông nói khi rời Nhà Trắng.
Trước đây ông Trump từng nói rằng sẽ không bao giờ đeo khẩu trang và chế giễu đối thủ Dân chủ Joe Biden vì đã làm như vậy.
Nhưng hôm thứ Bảy, ông nói: “Tôi nghĩ khi ở trong bệnh viện, những nơi đặc biệt, nơi phải nói chuyện với rất nhiều binh lính và trong một số trường hợp, chẳng hạn như vừa rời khỏi bàn mổ, tôi nghĩ đeo khẩu trang là một điều tuyệt vời. “
Phát biểu với Fox Business Network tuần trước, ông Trump nói: “Tôi tất ủng hộ việc đeo khẩu trang”.
Ông Trump nói thêm rằng “thích” dáng của mình khi đeo khẩu trang, trông giống như Lone Ranger.
Lone Ranger là một nhân vật anh hùng hư cấu, chuyên đeo mặt nạ và cùng với Tonto, người bạn bản xứ Mỹ, chiến đấu ngoài vòng pháp luật ở miền Tây nước Mỹ cũ.
Nhưng khi Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hồi tháng Tư, khuyến nghị mọi người đeo khẩu trang hoặc khăn che mặt nơi công cộng, để giúp ngăn chặn sự lây lan của virus, ông Trump nói với các phóng viên rằng ông sẽ không tuân theo khuyến nghị đó.
“Tôi không nghĩ mình sẽ làm việc này”, ông Trump nói lúc đó. “Đeo mặt nạ khi tôi chào các tổng thống, thủ tướng, nhà độc tài, vua, hoàng hậu – tôi chỉ không hình dung ra được mình sẽ làm thế.”
Báo giới từng đưa tin các trợ lý của ông Trump đã nhiều lần yêu cầu tổng thống đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Covid-19: Công nhân người Việt ở Guinea Xích đạo ‘bị ép đi làm’
Tình hình hiện giờ ở Mỹ ra sao?
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ vừa có thêm một ngày có số nhiễm trùng lên đến 66.528 trong 24 giờ, con số kỷ lục trong ngày, và tổng cộng gần 135.000 tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Louisiana trở thành tiểu bang mới nhất yêu cầu dân chúng đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Thống đốc đảng Dân chủ John Bel Edwards cũng đã ra lệnh đóng cửa các quán bar trên khắp tiểu bang Louisiana và thắt chặt hạn chế đối với các nhà hàng, là sẽ không thể phục vụ khách hàng bên trong. Các biện pháp này có hiệu lực vào thứ Hai.
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa của tiểu bang dự kiến sẽ phản đối động thái này.
“Nếu bạn không thích luật bắt đeo khẩu trang, thì cũng đừng thích nó trong khi bạn đeo khẩu trang”, Thống đốc Edwards nói. “Nếu bạn muốn giận tôi về điều đó, thì cứ việc giận tôi về điều đó.”
Tiểu bang lân cận Texas cũng ghi nhận một sự tăng vọt các ca nhiễm trùng virus corona, với con số kỷ lục 10.500 ca nhiễm mới được ghi nhận hôm thứ Bảy.
Thống đốc tiểu bang Nam Carolina đã ban hành lệnh cấm bán rượu sau 11 giờ đêm tại các quán bar và nhà hàng để tìm cách ngăn chặn sự lây lan của virus.
Một tòa án ở Indiana tạm dừng việc xử tử một tử tù, vì thân nhân của nạn nhân nói rằng họ lo lắng về việc đi lại trong thời gian đại dịch chưa ngớt, để có thể nhìn người nhà trút hơi thở cuối cùng.
Tử tù Daniel Lee trước đó đã có lịch bị xử tử hôm thứ Hai, trong vụ hành quyết dự trù của liên bang đầu tiên sau 17 năm.
Sur La Table nộp đơn xin bảo hộ phá sản,đồng thời
công bố kế hoạch đóng một nửa số cửa hàng
Sur La Table là nhà bán lẻ mới nhất nộp đơn xin phá sản sau khi đóng cửa tạm thời vì đại dịch coronavirus. Vào hôm thứ tư (ngày 8 tháng 7), nhà bán lẻ hàng hóa nhà bếp cao cấp này đã nộp đơn xin bảo vệ phá sản theo Chương 11 và công bố kế hoạch đóng cửa 51 trong số 121 cửa hàng của họ.
Công ty dự kiến sẽ bán tới 70 cửa hàng cho Tập đoàn Đầu tư Fortress. Ông Jason Goldberger, giám đốc điều hành của Sur La Table cho biết tiến trình bán các cửa hàng sẽ hồi sinh Sur La Table và phát triển mạnh trong môi trường bán lẻ hậu COVID-19.
Công ty đã thuê Great American Group và Tiger Capital Group để tiến hành bán hết hàng hóa trước khi phá sản, và quá trình này dự kiến sẽ mất từ 8 đến 12 tuần. Sur La Table cho biết thêm rằng họ sẽ không tiếp tục các lớp dạy nấu ăn tại các cửa hàng sẽ đóng cửa, và những học viên sẽ phải học trực tuyến hoặc truy cập trang web của công ty để biết những cửa hàng nào đang tiếp tục dạy học.
Sur La Table là một trong nhiều công ty khác đã nộp đơn xin phá sản do tác động kinh tế nặng nề của đại dịch, bao gồm Lucky Brand, J.C. Penney, Neiman Marcus, GNC, J. Crew và Brooks Brothers. Các nhà bán lẻ khác chưa nộp đơn xin phá sản cũng có kế hoạch đóng cửa các địa điểm, bao gồm Victoria’s Secret, Nordstrom và Signet Jewelers – công ty mẹ của Kay, Zales và Jared. (BBT)
Mỹ: ‘Xứ sở kỳ diệu nhất trên trái đất’ mở cửa trở lại
Với việc áp dụng các quy định mới để ngăn chặn COVID-19 lây lan, Walt Disney World, trung tâm vui chơi được coi là “xứ sở kỳ diệu nhất trên trái đất”, đã mở cửa trở lại sau gần bốn tháng, theo AP.
Khu Magic Kingdom và Animal Kingdom của Walt Disney World tái mở cửa hôm 11/7, trong khi khu Epcot và Hollywood Studios sẽ đón các du khách bốn ngày sau đó.
Việc tái mở cửa được tiến hành trong bối cảnh Florida ghi nhận con số gia tăng kỷ lục các ca nhiễm COVID-19 trong vài tuần qua. Hôm 11/7, có thêm khoảng 10 nghìn ca nhiễm, theo AP.
Tin cho hay, nhiều thành phố và địa hạt ở Florida đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế vốn được dỡ bỏ hồi tháng Năm khi các ca nhiễm giảm.
Tất cả các công viên vui chơi của Walt Disney World đã đóng cửa hồi giữa tháng Ba.
Các quy định mới gồm việc bắt buộc phải đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Cả du khách cũng như nhân viên đều được kiểm tra nhiệt độ trước khi được cho phép vào các công viên.
Việc bắn pháo hoa và các buổi lễ diễu hành đầy sôi động đã bị hủy để tránh nhiều người tập trung một chỗ cùng lúc.
Giáo viên thành phố San Jose sẽ không đến lớp dạy
cho đến khi sự an toàn được bảo đảm
Vào Thứ Sáu (10/7), Học Khu San Jose tuyên bố giáo viên của họ sẽ không đến lớp học trong năm học sắp tới. Bằng việc trích dẫn sự gia tăng đột biến các ca nhiễm coronavirus trong thời gian gần đây ở tiểu bang California, Hiệp hội Giáo chức San Jose và Hiệp hội Giáo chức California thông báo cho học khu San Jose rằng việc giảng dạy trực tiếp trong lớp vào thời điểm bắt đầu năm học mới là không an toàn cho giáo viên.
Vào Thứ Sáu, ông Patrick Bernhardt, chủ tịch của Hiệp hội Giáo chức San Jose, đã viết thư đề cập đến việc này với hiệu trưởng Học khu San Jose Nancy Albarra, và đăng lá thư này lên Facebook. Vào tối thứ Sáu, các viên chức học khu gửi một email thông báo cho phụ huynh về việc giáo viên quyết định không đến lớp dạy vào lúc này. Email cũng bao gồm một liên kết dẫn đến một cuộc khảo sát để giúp các viên chức lên kế hoạch cho khóa học vào đầu năm học mới sắp đến sau vài tuần nữa.
Vào đầu tuần này, hiệp hội Giáo chức California đăng trên trang web của họ về việc đề nghị các trường không mở cửa nếu vẫn chưa thể bảo đảm an toàn. Chủ tịch hiệp hội Giáo chức California E. Toby Boyd nhấn mạnh rằng, với sự gia tăng liên tục của các ca nhiễm COVID-19, học khu phải có hành động phòng ngừa để bảo vệ học sinh, nhà giáo dục và cộng đồng.
Theo Mercury News đưa tin, hiệp hội Giáo chức San Jose đang kêu gọi học khu San Jose chuẩn bị cho các chương trình đào tạo từ xa cho tất cả học sinh. (BBT)
Thống Đốc Texas khuyến cáo sẽ phong tỏa
nếu người dân Texas tiếp tục không đeo khẩu trang
Hôm thứ Sáu (10/07/2020), khi số ca nhiễm coronavirus ở Texas tiếp tục tăng vọt, thống đốc Greg Abbott khuyến cáo rằng ông có thể phải phong tỏa tiểu bang nếu số ca nhiễm mới không giảm. Thống đốc đã nhắc lại nhiều lần trong tuần này rằng người dân toàn tiểu bang phải tuân theo lệnh đeo khẩu trang.
Tại Texas, số bệnh nhân nhiễm coronavirus phải nhập viện đã tăng gấp bốn lần trong tháng trước, lên tới gần 10,000 ca. Đến thứ Sáu (11/07/2020), tiểu bang đã có số ca nhiễm vượt qua 240,000 ca hơn 3,000 người chết. Thống đốc Abbott nhắc lại rằng virus không chỉ là vấn đề ở các thành phố lớn như Houston, mà trên toàn bộ tiểu bang. Ông nói nếu mọi người không tuân thủ lệnh đeo khẩu trang, bước tiếp theo là phong tỏa. Tuần trước, ông Abbott đã đảo ngược lập trường của mình và ra lệnh toàn tiểu bang phải đeo khẩu trang. Ngoài ra ông cũng ban hành lệnh hạn chế tụ tập hơn 10 người.
Hôm thứ Hai (06/07/2020), thống đốc Abbott đã chỉ trích các nhà lãnh đạo địa phương về cách họ đã phản ứng với lệnh của ông, sau khi ngày càng nhiều cảnh sát ở Texas từ chối thực thi lệnh này.Vào tối thứ Sáu (11/07/2020), ông Abbott thông báo rằng chính quyền tổng thống Trump đang gửi thêm các nguồn lực liên bang đến khu vực Houston để chiến đấu coronavirus, bao gồm Lực lượng Kiểm tra Y tế Khu vực Đô thị và Nhóm Hỗ trợ Y tế Thảm họa.
Hôm thứ Năm (09/07/2020), Hoa Kỳ đã báo cáo hơn 63,000 ca nhiễm coronavirus mới trong một ngày cao kỷ lục. 3 trong số những bang chịu thiệt hại nặng nề nhất: California, Texas và Florida cũng vừa ghi nhận số người chết hàng ngày cao nhất. (BBT)
‘Biệt đội’ các bà các cô
may khẩu trang cho cộng đồng yếu thế ở Mỹ
Duyen Tran và Mai-Linh Hong là hai trong số những thành viên gốc Việt của nhóm Auntie Sewing Squad, một mạng lưới với hàng trăm tình nguyện viên trên khắp nước Mỹ tham gia may khẩu trang cho những cộng đồng dễ tổn thương và ít được quan tâm.
“Hàng ngày sau bữa tối, tôi dành khoảng 3 đến 3 tiếng rưỡi để may”, Duyen, một người nhập cư cùng gia đình vào Mỹ năm 1992 khi cô mới 4 tuổi và hiện đang sống ở Los Angeles, California, nói. “Tôi luôn mong chờ lúc đó bởi vì nó giúp tôi cảm thấy được kết nối với những người khác trong lúc chúng ta phải cách ly toàn xã hội và để biết rằng tôi đang đóng một vai trò thông qua chiếc máy may của mình”.
Duyen đã may 1.200 khẩu trang miễn phí cho những người có nhiều nguy cơ, như những công nhân nông trại ở Oxnard, California, hay những người thổ dân của cộng đồng Navajo Nation cũng như những gia đình không giấy tờ ở Maryland và các gia đình đang xin tị nạn ở Texas.
Duyen chưa bao giờ học may nhưng cô lớn lên với sự quan sát cũng như giúp đỡ khi mẹ cô, là một thợ may, và bố, cùng làm trong một cửa hàng may đồ, nên đã nhanh chóng phát triển được kỹ năng may vá, mà cô gọi là di sản của gia đình, để đóng góp vào nhóm Auntie Sewing Squad.
Dù đã bận bịu với việc may khẩu trang miễn phí hàng đêm trong 3 tháng qua nhưng Duyen, từng có 10 năm làm về giáo dục sức khoẻ cộng đồng, không cảm thấy bị đảo lộn trong cuộc sống mà trái lại, cô cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi làm ra những thiết bị giúp bảo vệ cuộc sống của người khác trong đại dịch.
Cũng như Duyen, Mai-Linh dùng kỹ năng may vá mà cô học từ mẹ mình, người đã đưa gia đình cô tới Mỹ tị nạn vào đầu thập niên 1980 khi cô mới vài tuổi, để đóng góp cho nhóm.
Mỗi ngày, Mai-Linh may được khoảng 20 khẩu trang và các sản phẩm của cô được chuyển từ Pennsylvania tới nhiều cộng đồng dễ tổn thương trên khắp nước Mỹ, gồm người thổ dân Mỹ, người nhập cư và người đang tìm cách được tị nạn.
Mẹ của Mai-Linh, hiện đang sống ở Virginia, cũng tham gia may khẩu trang cho nhóm. Mai-Linh còn đang truyền cảm hứng cho đứa con trai 4 tuổi của mình về kỹ năng may vá, và là một giáo viên, cô nói sẽ kết hợp kỹ năng này vào việc giảng dạy của cô ở trường. Mai-Linh lấy cảm hứng từ Giáo sư Grace J Yoo của trường Đại học Tiểu bang San Francisco, người đang dùng khoá học hè của mình để dạy các sinh viên may khẩu trang đóng góp cho nhóm Auntie Sewing Squad.
“May vá là kỹ năng sinh tồn”, Mai-Linh nói. “Qua may vá, tôi thông hiểu được việc mẹ tôi đã phải xoay xở thời tị nạn”.
Cả Duyen và Mai-Linh tham gia nhóm Auntie Sewing Squad qua mạng Facebook từ đầu tháng 4.
‘Biệt đội các bà cô may vá’
Khi Kristina Wong, một nghệ sỹ biển diễn ở Los Angles, đăng một tấm hình của bản thân đeo 1 chiếc khẩu trang tự chế kèm những lời nhắn trên trang Facebook cá nhân trong đó viết “Nếu bạn bị suy giảm miễn dịch mà không có khẩu trang, tôi có thể gửi cho bạn một chiếc nếu bạn không nề hà những đường chỉ lộn xộn. Nó được may bằng máy Hello Kitty của tôi”, cô không nghĩ rằng đó là khởi điểm của một mạng lưới của hơn 800 thành viên trên toàn nước Mỹ.
Chỉ vài ngày sau khi Kritina Wong đăng lời gửi tặng khẩu trang miễn phí, cô nhận được khoảng 200 đề nghị, trong đó có những “lời đặt hàng” từ người làm công tác xã hội và y tá, tại thời điểm California đang bắt đầu “bế quan toả cảng” vì đại dịch virus corona bùng phát. Bị ngợp vì “đơn hàng” ào ạt đổ về, Kristina Wong phải tìm kiếm sự giúp đỡ qua Facebook. “Bạn có thể may không?” là dòng đăng tải của Kristina Wong trên Facebook đánh dấu sự ra đời của ‘Auntie Sewing Squad’ – nhóm những chị em may vá với các tình nguyện viên chủ yếu là phụ nữ của các sắc dân thiểu số trên khắp nước Mỹ.
Ban đầu nhóm may khẩu trang cho các bệnh viện nhưng giờ đây khi các y tá đã được trang bị đầy đủ, Kristina Wong nói, nhóm chuyển sang cung cấp cho các cộng đồng không thể tiếp cận được khẩu trang, thậm chí những loại rẻ tiền, vì đói nghèo hoặc trong những tình trạng như không có điện, nước.
“Họ là những người làm trong các trang trại, những người vừa ra khỏi trại giam, những người vô gia cư, các cộng đồng người thổ dân như Navajo Nation, những người không có giấy tờ đang tìm nơi lánh nạn tại biên giới”, Kristina Wong nói và cho biết danh sách yêu cầu cứ dài ra mãi.
Kristina Wong ước tính nhóm Auntie Sewing Squad may khoảng hơn 5.000 khẩu trang mỗi tuần.
“Tôi nhớ là có ngày ở thời điểm năng suất nhất của mình tôi may đến 35 khẩu trang một ngày và tôi đã kiệt sức”, Kristina Wong nói. “Giờ đây các chị em có người có thể may đến 100 chiếc một ngày. Họ thật là đáng kinh ngạc”.
Giờ đây, cô hầu như không may khẩu trang nữa vì bận bịu với việc điều hành nhóm mà cô gọi là một “nhà máy”, đang vận hành hoàn toàn từ nguồn đóng góp tài chính của nhiều cá nhân và tổ chức qua Donor Box.
Trong những ngày đầu hoạt động, cách đây khoảng 3 tháng, các cửa hàng vải phải đóng cửa vì vậy nhóm phải chật vật về nguồn cung, Kristina Wong cho biết. Từ nguồn hiến tặng của bạn bè bằng quần áo cũ, vải vụn, dây chun hay băng đô từ bạn bè, cô cho biết nhóm đã dùng chúng để làm thành khẩu trang.
Giờ đây, quy trình được chuyên nghiệp hoá hơn khi một số chị em tìm nguồn nguyên liệu, những người khác chuyên cắt vải và luồn dây chun, và một số khác thì chuyên may. Có những “bà cô” được giao nhiệm vụ chuyên giám sát việc chuyển đồ để đảm bảo khẩu trang được đưa đến nơi.
Khi các cuộc biểu tình sau cái chết của người đàn ông Mỹ gốc Phi, Goerge Floyd, dưới tay cảnh sát da trắng, Auntie Sewing Squad đã cung cấp khẩu trang miễn phí cho những người tham gia biểu tình. Với việc làm đó, Mai-Linh cho rằng Auntie Sewing Squad còn là một nhóm rất có “nhận thức về chính trị và xã hội”.
Đối với Duyen, cô nhận thấy ý nghĩa của những gì mà Auntie Sewing Squad mang lại theo cách nhìn của đạo Phật. “Khi tôi may khẩu trang cho những công nhân nông trại ở Oxnard, tôi thấy cảm động vì biết rằng những khẩu trang tôi may sẽ được đeo trên mặt những người thu hoạch thực phẩm mà sau đó sẽ được đưa lên bàn ăn của tôi”.
Auntie Sewing Squad là một ví dụ điển hình về sự kết nối và theo Duyen, “nó là bài học tốt nhất để thấy tất cả chúng ta cùng kết nối thế nào giữa đại dịch này”.
Đối với Kristina Wong, gần 4 tháng vừa qua là một cuộc chạy đua marathon và cô không biết Auntie Sewing Squad sẽ tiếp tục bao lâu nữa nhưng một điều cô biết chắc là chừng nào còn nhận được yêu cầu từ những cộng đồng dễ tổn thương thì nhóm còn tiếp tục may khẩu trang miễn phí. Đó là cách để Auntie Sewing Squad nói rằng: “Tôi muốn bạn có được sự bảo vệ này. Tôi muốn bạn thấy được sự chăm sóc của chúng tôi”.
Duyen nói cô sẽ tiếp tục may khẩu trang cho tới khi đại dịch kết thúc. Còn Mai-Linh cũng sẽ dành những thời gian rảnh rỗi của cô để tiếp tục may những chiếc khẩu trang đầy ý nghĩa cho đến khi nào chúng không còn cần nữa.
Covid-19 : Mỹ tiếp tục phá kỷ lục về số ca nhiễm mới
Thùy Dương
Ngày 11/07/2020, một lần nữa nước Mỹ lập kỷ lục đáng buồn về số ca mới nhiễm virus corona : 66.528 ca trong vòng 24 giờ, theo số liệu của đại học Johns Hopkins. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mới nhiễm thường nhật của Mỹ lên đến trên 60.000 người.
APF cho biết Cơ quan Y tế Mỹ thừa nhận dịch bệnh Covid-19 đã vượt ngoài tầm kiểm soát ở nhiều bang. Còn theo số liệu của đại học Baltimore, tính đến hôm qua, Mỹ ghi nhận tổng cộng 3.242.073 người nhiễm bệnh Covid-19. Số ca tử vong tăng thêm 760 người, lên thành 134.729 ca.
Hôm qua cũng là lần đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện với chiếc khẩu trang che mặt khi đến thăm một bệnh viện quân y.
Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki cho biết chi tiết :
« Đó là hình ảnh hiếm thấy và khá bất ngờ. Hôm qua, trong khi đi thăm một bệnh viện quân y gần Washington, tổng thống Mỹ Donald Trump đã xuất hiện với chiếc khẩu trang màu đen che mặt. Cho tới hôm qua, nguyên thủ Mỹ, vốn luôn giảm nhẹ tầm mức đại dịch, vẫn luôn kiên quyết từ chối đeo khẩu trang, dù là trong các cuộc họp hay mít-tinh… Thái độ này đã khiến ông Trump bị chỉ trích nặng nề.
Theo truyền thông Mỹ, từ nhiều tuần nay, các cố vấn của chủ nhân Nhà Trắng năn nỉ ông đeo khẩu trang khi xuất hiện trước công chúng để làm gương cho mọi người, trong bối cảnh mỗi ngày nước Mỹ lại ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục. Cách nay 10 ngày, tổng thống Mỹ giải thích là ông thấy việc đeo khẩu trang chẳng có tác dụng gì. Hôm nay, tại một bệnh viện, khi tiếp xúc với các cựu binh, trong đó có một số người mới phẫu thuật, Donald Trump lại tuyên bố ông thấy nên đeo khẩu trang che mặt.
Trong những tháng qua, việc đeo khẩu trang là chủ đề khiến nước Mỹ bị chia rẽ. Đa phần những người ủng hộ Donald Trump từ chối đeo khẩu trang và thường lấy ông Trump làm ví dụ để biện bạch cho sự lựa chọn của họ.
Dẫu sao thì bức ảnh chụp ông Trump đeo khẩu trang cũng giúp Nhà Trắng có một chiến dịch truyền thông để chinh phục công luận, trong bối cảnh các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy điểm tín nhiệm của tổng thống Donald Trump đã bị sụt giảm do cách ông quản lý cuộc khủng hoảng y tế lần này ».
Nam Mỹ : Đà lây chưa giảm tốc
Nhìn sang châu Mỹ Latinh, dịch bệnh vẫn trên đà lây lan mạnh. Reuters cho biết Brazil hôm 11/7 ghi nhận thêm 1.071 ca tử vong vì virus corona, nâng tổng số người qua đời lên thành 71.469 và tổng cộng hơn 1.839.800 người được xác nhận dương tính với virus corona tính từ đầu mùa dịch.
Ông Trump khen ngợi
ca sĩ Kanye West- người vừa tuyên bố
sẽ chạy đua chức Tổng thống Hoa Kỳ
Băng Thanh
Tổng thống Trump trong cuộc phỏng vấn với hãng Fox News hôm 9/7 đã dành lời khen cho ca sĩ Kanye West, người vừa mới tuyên bố sẽ ra tranh cử chức Tổng thống Hoa Kỳ.
“Cậu ấy là một anh chàng rất tốt. Cậu ấy là một người rất hợp với tôi”, Tổng thống Trump nói. “Cuối cùng, tôi nghĩ rằng cậu ấy sẽ ủng hộ chúng tôi hơn bất kỳ ai khác, chúng tôi phải ngăn chặn những kẻ mang tư tưởng cực tả tiếp quản đất nước này”.
“Cậu ấy sẽ luôn luôn ủng hộ chúng tôi, và vợ cậu ấy cũng sẽ ủng hộ chúng tôi”, Tổng thống Trump cho biết, đề cập đến ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian, vơ của Kanye West.
Trước đó, vào ngày 4/7, Kanye West, rapper từng đoạt giải Grammy và là ông trùm thời trang thông báo trên Twitter rằng, anh sẽ ra tranh cử chức Tổng thống Hoa Kỳ.
“Bây giờ chúng ta phải thực hiện lời hứa của nước Mỹ bằng cách tin vào Chúa, thống nhất tầm nhìn của chúng ta và xây dựng tương lai của chúng ta. Tôi sẽ chạy đua chức Tổng thống Hoa Kỳ!”, Kanye West viết trên Twitter hôm 4/7, kèm theo hình ảnh quốc kỳ Mỹ cùng hashtag #TẦMNHÌN2020.
Theo tờ Breitbart, Kanye West có khả năng không thể trở thành ứng cử viên tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trong năm nay khi anh vẫn chưa đăng ký với Ủy ban bầu cử liên bang, trình bày nền tảng chiến dịch, thu thập đủ chữ ký để đưa tên mình lên lá phiếu và anh cũng đã bỏ lỡ thời hạn nộp đơn với tư cách là một ứng cử viên độc lập ở sáu tiểu bang.
Tuy nhiên, West khẳng định rằng anh rất nghiêm túc trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 và dự định tham khảo ý kiến từ anh Jared Kushner, con rể của Tổng thống Trump và ông Joe Biden, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ.
“Tôi sẽ nói chuyện với các chuyên gia, tôi sẽ nói chuyện với Jared Kushner, với Nhà Trắng, với Biden”, West cho biết. “Chúng tôi đã nói về điều này trong nhiều năm”.
Dư luận viên của Trung Quốc lợi dụng mạng xã hội
ở Hoa Kỳ để ‘lật đổ’ ông Trump
Bình luậnDu Miên
Hoa Kỳ cuối cùng đã trở nên nghiêm túc hơn với các cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoạt động tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn chậm một bước, vì ĐCSTQ đang sử dụng mạng xã hội để cố gắng đánh bại Tổng thống Donald Trump.
Bước đầu tiên để chống lại các phương tiện truyền thông Trung Quốc là nói lên sự thật về họ.
Vào ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phân loại hoạt động tại Hoa Kỳ của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Dịch vụ Tin tức Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu là phái bộ nước ngoài. Thông báo này tiếp nối thông báo ngày 18/2 xác định Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, China Daily Distribution Corporation và Hai Tian Development USA là phái bộ nước ngoài.
Việc phân loại này giúp làm rõ bản chất của những hoạt động tại Hoa Kỳ của phương tiện truyền thông trực thuộc ĐCSTQ. Họ không phải là những phương tiện truyền thông độc lập. Họ là những hãng thông tấn chuyên tuyên truyền, giúp ĐCSTQ tạo sức ảnh hưởng lên dư luận. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang chứng minh cho ĐCSTQ thấy rằng, chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn nghiêm túc trong việc bảo vệ đất nước.
Tuy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không nói đến vấn đề này, nhưng toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ đều biết rõ, các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của ĐCSTQ cũng hoạt động như các mạng lưới gián điệp. Điều này cũng tương tự với nhiều công ty kinh doanh Trung Quốc đại lục đang hoạt động tại Hoa Kỳ. Đây là một phần thuộc chiến lược “mặt trận thống nhất” của ĐCSTQ.
Dù các động thái này của Bộ Ngoại giao đáng được hoan nghênh, nhưng chúng không thể đánh vào trọng tâm mới trong phương thức tuyên truyền của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ: các mạng truyền thông xã hội.
Đội quân mạng xã hội của ĐCSTQ, đôi khi được gọi là “Đội quân 50 xu” (vì họ được trả 50 xu cho mỗi bài họ làm), được đào tạo rất bài bản. Hàng trăm ngàn dư luận viên làm theo chỉ dẫn và được nhóm lại thành từng nhóm hỗ trợ lẫn nhau. Khi có một vấn đề quan trọng, ví dụ một cuộc biểu tình ở Hong Kong hay chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, họ sẽ chia thành 2 nhóm đối nghịch để tranh luận, tạo ra các chủ đề gây tranh cãi, làm cho các chủ đề trở nên sôi nổi, và sau đó dần dần định hướng hầu hết các cuộc thảo luận theo hướng mà ĐCSTQ muốn.
Đó là một chiến lược được lên kế hoạch tốt với những cân nhắc kỹ lưỡng. Nhóm “ủng hộ” phe đối lập phải tuân thủ những hướng dẫn nghiêm ngặt về những gì họ có thể nói khi đưa ra quan điểm đối lập, và
các dư luận viên này phải hiểu rõ đâu là vạch đỏ không thể vượt qua. Một số nhóm cấp thấp hơn chỉ có nhiệm vụ sao chép và đăng lại nội dung.
Công việc của họ có thể tạo ra những người có tầm ảnh hưởng lớn trong vòng vài ngày. Và đội quân này cũng có thể mua chuộc những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, cho họ tiền, để họ tiếp tục nói chuyện như trước đây, nhưng vào những thời điểm quan trọng, những người có tiếng nói ấy sẽ thay ĐCSTQ nói về các vấn đề quan trọng.
Lực lượng mạng xã hội của ĐCSTQ từng can thiệp vào một cuộc bầu cử ở Đài Loan. Thị trưởng Đài Nam đã trở thành người đứng đầu một trong hai đảng lớn ở Đài Loan, nhờ vào sự ảnh hưởng của đội quân mạng xã hội của ĐCSTQ.
Giờ đây, cũng chính đội quân này đã “tiến bước” vào Hoa Kỳ. ĐCSTQ có một chiến lược: việc đánh bại ông Trump sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc phải đánh bại cả một quốc gia như Hoa Kỳ. ĐCSTQ đã sử dụng cùng một chiến lược này để nhắm mục tiêu vào các nhà lãnh đạo của các tổ chức, hoặc giới tinh hoa của các quốc gia, săn đuổi theo các cá nhân này thay vì phải nhắm vào toàn bộ các tổ chức hoặc cả một quốc gia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang xem xét việc cấm ứng dụng video ngắn TikTok tại Hoa Kỳ.
Chúng ta đều biết, ứng dụng TikTok đã gây ra rắc rối trong cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Trump ở Tulsa. TikTok khuyến khích người dùng đăng ký tham gia sự kiện này nhưng không đến tham dự. Đây không phải là một hành động cá nhân, mà là một cuộc tấn công có tổ chức tốt. Và đó chỉ là một thử nghiệm nhỏ.
Đội quân mạng xã hội này cũng có thể giả vờ nói chuyện như một người ủng hộ đảng Dân chủ để tấn công ông Trump và sử dụng một đội ngũ lớn, được tổ chức tốt để lèo lái dư luận. ĐCSTQ đã lợi dụng hệ thống mở của Hoa Kỳ, và đất nước này không có đủ hiểu biết về các chiến thuật mà ĐCSTQ sử dụng.
Vừa qua, chính phủ Ấn Độ tuyên bố rằng họ đã cấm 59 ứng dụng từ Trung Quốc, bao gồm TikTok, WeChat, bản đồ Baidu, v.v.
Ở Hoa Kỳ, mọi quyết định đưa ra đều cần một quá trình dài. Một mặt, đây là cách một hệ thống dân chủ vận hành. Nhưng mặt khác, nhịp sống chậm rãi cũng là kết quả của một cuộc sống hòa bình lâu dài khiến hầu hết người Mỹ không biết rằng kẻ thù đang ở ngay sát cạnh họ.
Bắc Kinh đã thông qua luật an ninh quốc gia dành riêng cho Hong Kong. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo tuyên bố rằng: “Vì Bắc Kinh tiếp tục tiến hành việc thông qua luật an ninh quốc gia [tại Hong Kong], kể từ hôm nay, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt xuất khẩu thiết bị quốc phòng có nguồn gốc từ Mỹ và sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế tương tự với Trung Quốc, đối với các công nghệ quốc phòng và sử dụng kép của Mỹ tại Hong Kong”.
Hong Kong đã hoạt động như một lớp ngụy trang để chính quyền Bắc Kinh tiếp cận thị trường tài chính phương Tây và công nghệ nhạy cảm, bao gồm cả công nghệ quân sự và hàng không vũ trụ. Người ta có thể tự hỏi tại sao ĐCSTQ không quan tâm đến việc mất đi lớp ngụy trang này và giờ đây, làm thế nào chính quyền Bắc Kinh có thể có được những công nghệ đáng mong đợi này. Nhưng ĐCSTQ lại đi trước một bước: họ đã thiết lập nhiều địa điểm hạ cánh trung gian ở các quốc gia khác vốn có thể thực hiện chức năng ngụy trang như Hong Kong, để chuyển công nghệ nhạy cảm sang Trung Quốc.
ĐCSTQ có vẻ thông minh, nhưng như một câu nói tiếng Hoa nổi tiếng chúng ta gần đây có nghe “Trời diệt Trung Cộng (ĐCSTQ)”. Mặc dù ĐCSTQ tiếp tục thực hiện các chiến thuật xảo quyệt của mình, nhưng ngay lúc này họ đang phải đối mặt với khủng hoảng từ mọi hướng. Cho dù ĐCSTQ xảo quyệt, hèn hạ và tàn nhẫn đến mức nào, nhưng giờ đây gió đã đổi chiều, Thiên vận đang chống lại chế độ độc tài này.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Tổng Thống Trump tiết lộ thông tin
về lệnh hành pháp mới giúp những người
trong trong chương trình DACA
có thể thành công dân Hoa Kỳ
Vào thứ sáu (ngày 10 tháng 7), một phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Trump sẽ ký một lệnh hành pháp mới về chương trình di dân, sẽ không ân xá cho những người di dân đến Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp, nhưng sẽ giúp cho những người di dân đến Hoa Kỳ lúc còn nhỏ.
Những người này nằm trong Chương trình Hoãn Trục Xuất Người Di Dân Tới Hoa Kỳ Lúc Vị Thành Niên DACA, hay còn gọi là Dreamers, và sẽ mở ra con đường cho những người này trở thành công dân Hoa Kỳ. Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Telemundo Noticias, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ “đưa ra một lệnh hành pháp lớn, và DACA sẽ là thành một phần của sắc lệnh này.”
Vào tháng trước, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã chặn nỗ lực chấm dứt DACA của Tổng thống Trump, ngăn chận chính sách nhập cư cứng rắn của tổng thống Trump. Mặc dù phán quyết này vẫn cho phép Tổng thống Trump có thể ìm cách chấm dứt DACA một lần nữa, nhưng chính quyền của ông sẽ khó lòng giành chiến thắng trước cuộc tổng tuyển cử ngày 3 tháng 11.
Tuyên bố của Tòa Bạch Ốc cho biết sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump sẽ thiết lập một hệ thống di dân dựa trên thành tích, tay nghề cao và nhắc lại rằng Tổng thống sẽ làm việc với Quốc hội để đưa ra một giải pháp có thể dẫn đến quyền công dân cho các Dreamer. Tại thời điểm hiện tại, có khoảng 644,000 người – chủ yếu là người di dân gốc Tây Ban Nha sinh ra ở Mexico, El Salvador, Guatemala và Honduras với độ tuổi trung bình là 26 – thuộc DACA.
Cuộc phỏng vấn với Telemundo Noticias là nỗ lực của Tổng thống Trump để tiếp cận với các cử tri gốc Tây Ban Nha, vì phiếu bầu của họ sẽ rất quan trọng đối với kết quả của cuộc đối đầu giữa ông và ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc tổng tuyển cử. (BBT)
Hợp tác với CSVN,
Facebook kiểm duyệt nội dung bài viết của người dùng
Theo một bài báo của tác giả Lương Diễn trên The Diplomat thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã buộc Facebook phải kiểm duyệt nội dung bài viết của người dùng ở Việt Nam.
Trong một buổi họp của quốc hội cộng sản Việt Nam trong tháng 8 năm 2019, bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng Facebook đã hạn chế tiếp cận một số lượng lớn bài viết có nội dung “độc hại” cho chế độ cộng sản. Ông Hùng nói rằng Facebook đáp ứng 70-75% yêu cầu của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về hạn chế tiếp cận bài viết có nội dung mà Hà Nội không thích, đó là những bài viết chỉ trích chế độ và “bôi xấu” lãnh đạo của đảng và nhà nước.
Đặc biệt, Facebook xác nhận rằng số lượng bài viết bị hạn chế tiếp cận ở Việt Nam tăng 5 lần trong nửa cuối của năm 2018. Việc Facebook tuân thủ yêu cầu của cộng sản Việt Nam trở thành thói quen trong vài năm gần đây trong khi Hà Nội luôn mở rộng khái niệm “độc hại” đối với chế độ. Một trong những công cụ mà cộng sản Việt Nam sử dụng để gây sức ép lên mạng xã hội như Facebook và Google’s YouTube là ép buộc các công ty không quảng cáo trên các mạng xã hội này.
Facebook hay sử dụng “tiêu chuẩn cộng đồng” để xoá bỏ bài viết chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam. Thêm nữa, cộng sản Việt Nam sử dụng Lực lượng 47 để báo cáo tài khoản người dùng, lợi dụng quy định của Facebook trong việc báo cáo vi phạm của một tài khoản từ nhiều tài khoản khác.
Quốc Tuấn
Bão Fay dù hạ cấp nhưng vẫn rất nguy hiểm
Tin từ Hackensack, New Jersey – Bão Fay đã hạ cấp từ bão nhiệt đới thành bão hậu nhiệt đới, nhưng nó vẫn đủ mạnh để làm đổ cây cối, gây ngập lụt các tuyến đường và gây ra nhiều vấn đề tại khu vực 3 tiểu bang, bao gồm New York, New Jersey và Connecticut.
Chính quyền đã ban bố khuyến cáo bơi lội tại 82 bờ biển trên khắp Long Island do lo ngại về mức độ vi khuẩn tăng cao từ do cơn bão mang đến. Bên cạnh đó, các viên chức thành phố New York cũng đã ban hành khuyến cáo thời tiết tại một số bãi biển bao gồm Cedar Grove Beach, Manhattan Beach, Midland Beach & South Beach.
Hiện vẫn chưa có thương vong nghiêm trọng nào được ghi nhận, nhưng thành phố New York đã báo cáo số lượng cây bị bão quật ngã cao kỷ lục, trong khi các tài xế ở New Jersey bị mắc kẹt trên những con đường ngập lụt.
Tại Hackensack, chính quyền đã phải điều động một chiếc xe cấp cứu để giải cứu hai chiếc xe mắc kẹt gần đường West Pleasantview Avenue. Một cái cây lớn rơi xuống bên ngoài một ngôi nhà ở Maplewood, New Jersey, giữa những cơn gió lớn và mưa. May mắn là không có thiệt hại lớn.
Nhiều trạm dừng tàu điện ngầm trên khắp thành phố New York đã bị ngập trong cơn mưa lớn, điển hình là ở đường 149th Street và Grand Concourse khi mưa đổ xuống cầu thang dẫn xuống sân ga. Tình hình tương tự cũng được ghi nhận tại trạm dừng Court Squre ở thành phố Long Island.
Cơ quan Giao thông Đô thị cho biết họ đã đầu tư rất nhiều vào việc cải thiện hệ thống thoát nước và bơm nước, đồng nghĩa với việc hệ thống tàu điện ngầm hoàn toàn có khả năng chống lại một cơn bão nhiệt đới. (BBT)
Dấu ấn tuần qua: Mỹ quyết chia tay WHO,
Tedros khóc, nhưng có phải vì ân hận?
Lục Du
Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus (ảnh: Trích xuất video của NYOOOZ TV)
Hôm thứ Ba (7/7), chính quyền Trump đã chính thức thông báo với Liên Hợp Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Phản ứng trước quyết định dứt khoát của Mỹ, Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã khóc. Một câu hỏi đặt ra là, ông Tedros khóc vì điều gì?
Theo NPR, trong hai năm 2018-2019, Hoa Kỳ đóng góp khoảng 20% tổng ngân sách của WHO. CNA đưa tin, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, hôm thứ Năm, nói rằng mỗi năm Mỹ dành ra khoảng 500 triệu đô la để hỗ trợ WHO triển khai các dự án chăm lo sức khỏe cho người dân thế giới. Số tiền này gấp khoảng hơn 10 lần so với khoản đóng góp của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Washington, những việc mà WHO làm lại gây thất vọng lớn, tổ chức này đã đồng lõa với Bắc Kinh che giấu sự thật về sự nguy hiểm của virus Vũ Hán, khiến dịch bệnh Covid-19 lây lan khắp thế giới.
Nhất quyết rời đi
Sau nhiều lần chỉ trích sự yếu kém cũng như lên án việc WHO chấp nhận làm “tay sai” cho chính quyền Trung Quốc thực hiện các hành vi sai trái khiến Covid trở thành đại dịch toàn cầu, vào ngày 14/4, Tổng thống Trump cho biết ông đã ra lệnh tạm đình chỉ nguồn tiền tài trợ cho WHO.
Ngày hôm sau, 15/4, Tổng giám đốc WHO Tedros đã đăng đàn khen ngợi chính phủ và nhân dân Mỹ “hào phóng”, đồng thời bày tỏ rằng tổ chức của ông mong mỏi Tổng thống Trump tiếp tục tài trợ và duy trì mối quan hệ với WHO.
Nhưng những lời khen của ông Tedros không thay đổi được niềm tin đã mất vào một WHO “hết thuốc chữa”, vào ngày 29/5, Tổng thống Trump chính thức tuyên bố Hoa Kỳ “chấm dứt” mối quan hệ với WHO vì tổ chức này yếu kém trong cách phản ứng với đại dịch COVID-19, không cho thấy khả năng cải tổ để tiến bộ, và bị chính quyền Trung Quốc “hoàn toàn kiểm soát”, dù Bắc Kinh “chỉ đóng góp [cho tổ chức này] có 40 triệu USD mỗi năm”.
Ngay sau đó, vào ngày 1/6, ông Tedros lại tiếp tục khen Hoa Kỳ hào phóng, đã đóng góp to lớn cho chương trình chăm sóc sức khỏe toàn cầu và góp phần “tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới”.
Những ngày tiếp theo WHO thể hiện sự sốt sắng trong các hoạt động phòng chống dịch Covid trong khi nó đã lây lan khắp nơi trên thế giới. Ông Tedros và cấp dưới liên tục cảnh báo về sự nguy hiểm của virus Vũ Hán, ngược lại với những điều mà WHO khẳng định vào thời gian đầu của đại dịch rằng theo nghiên cứu của giới chức Trung Quốc, nCoV không lây lan từ người sang người.
Mặc dù vậy, nỗ lực trên bề mặt của ông Tedros và cộng sự là không đủ để thuyết phục chính quyền Trump thay đổi quan điểm về ông và WHO, cũng như giúp níu chân Hoa Kỳ ở lại tổ chức này.
Việc Hoa Kỳ dứt khoát ra đi, ngoài việc thất vọng với “tài và đức” của ông Tedros trong suốt thời gian ông cầm nắm WHO từ năm 2017 cho tới này, cũng có thể còn được thúc đẩy bởi lý do khác, đó là ông Tedros sở hữu một hồ sơ rất ít điểm sáng, khó lòng khiến những người thiên hữu của chính quyền Trump tin tưởng rằng ông sẽ thể hiện một bộ mặt tích cực trong tương lai.
Breitbart hồi tháng Tư đã cho công bố một bài viết liệt kê 5 điều đáng lo ngại về ông Tedros, trong đó chỉ ra rằng Tổng giám đốc của WHO là một người thiên tả, là bạn “chí cốt” của nhà độc tài Zimbabwe, Robert Mugabe, và được chính quyền Trung Quốc “dựng lên”. Daily Caller, vào tháng Ba, cũng có một bài viết chỉ ra mối quan hệ “nối khố” giữa ông Tedros và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong khi đó, cũng theo Breitbart, Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton hôm 21/4 cho rằng ông Tedros và nhiều người khác ở WHO đã nhận tiền hối lộ từ chính quyền Trung Quốc, đồng thời đánh giá: WHO, dưới thời của vị tổng giám đốc người Ethiopia, là một “tổ chức tham nhũng và mục rữa”.
Ông Tedros từng kêu gọi không “chính trị hóa virus” sau khi Tổng thống Trump liên tiếp lên án WHO dung túng những hành vi sai trái của Bắc Kinh. Mặc dù vậy, theo Taiwan News, hôm thứ Năm (9/7), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lại chỉ ra điều ngược lại, ông cho rằng chính WHO đã chính trị hóa hoạt động y tế khi hết lần này tới lần khác, theo ý Trung Quốc, từ chối tiếp nhận Đài Loan làm quan sát viên của tổ chức này.
Ông Pompeo lưu ý rằng WHO đã liên tục cho thấy những thiếu sót khiến họ không thể đảm bảo an toàn cho thế giới trong đại dịch virus Vũ Hán, phần lớn là do tổ chức này chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Rơi lệ vì điều gì?
Phản ứng trước việc Hoa Kỳ thông báo rời WHO, ông Tedros, hôm thứ Năm, đã có những phát biểu “gan ruột” trong rơm rớm nước mắt. Ở phát biểu của mình, ông không đề cập trực tiếp tới hay bình luận về quyết định của Washington, mà nói rằng kẻ thù thực sự đối với thế giới bây giờ không phải là virus Vũ Hán mà là “sự thiếu lãnh đạo và đoàn kết ở cấp độ toàn cầu và quốc gia”.
“Thật khó để nhân loại đoàn kết trong cuộc chiến với kẻ thù chung đã giết hại vô tội vạ các sinh mạng”, ông Tedros than thở trong cuộc họp báo tại Geneva. “Chúng ta có thể hiểu được sự nguy hại của những chia rẽ và rạn nứt giữa chúng ta đã thực sự mang lại lợi thế như thế nào cho virus hay không?”, ông đặt câu hỏi.
Tiếp theo, ông Tedros nhấn mạnh vai trò của tinh thần đoàn kết khi “tiết lộ” rằng WHO thực chất có rất ít quyền hạn vì nó phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Ông kêu gọi “cách tốt nhất và duy nhất để tiến về phía trước là đoàn kết”, sau đó hô hào: “Tất cả chúng ta phải nhìn lại mình, WHO và tất cả các quốc gia thành viên đều phải làm thế. Tất cả”.
Ông Tedros đưa ra những phát biểu này ngay sau động thái của Hoa Kỳ khiến người ta hiểu rằng ông ám chỉ việc chính quyền Trump chỉ trích các hành vi xấu của chính quyền Trung Quốc làm bùng phát đại dịch, cùng với việc Mỹ lên án sự yếu kém của WHO rồi rút khỏi tổ chức này là hành động “không đoàn kết”, và đây mới là kẻ thù chính của nhân loại trong bối cảnh thế giới đang gồng mình chống dịch.
Tuy nhiên, với vai trò là một tổ chức trung gian kết nối các quốc gia trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe nhân loại, WHO đã không ở vị trí trung dung theo sứ mệnh mà thiên vị Bắc Kinh, hơn nữa còn trực tiếp giúp chính quyền Trung Quốc che đậy các hành vi sai trái, tạo điều kiện cho nCoV mặc sức lây lan khắp các châu lục.
Nền tảng xây dựng sự đoàn kết một phần không nhỏ nằm ở việc các thành viên trong một tổ chức cần được thực thể giữ vai trò kết nối đối xử công bằng. WHO thiên vị Trung Quốc trong khi đòi hỏi phần còn lại phải đoàn kết thì liệu có phải là một yêu cầu chính đáng?
Ngoài ra, theo Hạ nghị sĩ Rick Crawford, Hoa Kỳ không có lý gì lại không thoát khỏi một tổ chức “mục nát” như WHO, tổ chức ủng hộ chính quyền của một quốc gia “bưng bít thông tin và dối trá” khiến thế giới rơi vào hoàn cảnh khó khăn như hiện tại.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, ông Tedros đã khóc, nhưng hiện chưa rõ ông khóc vì điều gì? Nếu ông khóc vì các thành viên WHO mất đoàn kết, dẫn tới không tập hợp đủ sức mạnh chống dịch để bảo vệ sức khỏe người dân thế giới, thì có lẽ không phải, vì nó mâu thuẫn với các bằng chứng cho thấy ông đã chủ ý không hành động theo nguyên tắc để giữ vững nền tảng giúp xây dựng sự đoàn kết. Còn nếu ông khóc với cảm giác ân hận vì đã tiếp tay cho Bắc Kinh làm việc xấu thì cũng chưa chắc đúng, bởi ông chưa từng thừa nhận sai lầm đối với những quyết định điều hành trong quá trình WHO “tham gia” chống dịch Covid.
Một cư dân mạng có tên Jason Leong nhắn ông Tedros qua Twitter: “Đừng chỉ có khóc lóc và rơi lệ, Tiến sỹ Tedros. Hãy từ chức ngay cùng với những người trong ban điều hành mà thiên vị Trung Quốc, đồng thời hãy chấm dứt làm đầy tớ của Trung Quốc, như vậy có lẽ WHO vẫn có thể được cứu vớt.”
Bệnh nhân người Anh từng tuyệt thực khi biết
bệnh viện cung cấp hình ảnh cho báo chí,
và bị truyền thông cộng sản phê bình là “tự cao tự đại”
Tin Vietnam.- Ngày 10 tháng 7 năm 2020, trang VOV2 của đài Tiếng nói Cộng sản Việt Nam đã viết bài phê bình bệnh nhân phi công người Anh nhiễm coronavirus 19 tại Việt Nam là “tự cao tự đại”. Nguyên nhân được tác giả bài viết đưa ra là do trong hơn 3 tháng qua kể từ khi bị nhiễm dịch, bệnh nhân này đã từ chối tiếp xúc với truyền thông nhà cầm quyền Cộng sản, đồng thời không đồng ý cho bệnh viện cung cấp thông tin cũng như hình ảnh của mình trên truyền thông.
Ngoài ra, trong buổi lễ xuất viện diễn ra vào ngày 11 tháng 7 này, bệnh nhân người Anh cũng đã thông báo từ chối xuất hiện trong buổi lễ và từ chối tiếp xúc với truyền thông. Bệnh nhân này cho biết, anh chỉ nhận hoa chúc mừng của bệnh viện và sau đó ra thẳng phi trường để bay về Anh Quốc.
Để yêu cầu của anh được phía cộng sản Việt Nam tôn trọng, vào ngày 9 tháng 7 vừa qua, Tổng lãnh sự quán Anh tại Sài Gòn đã làm văn bản gửi sang bệnh viện Chợ Rẫy thông báo yêu cầu trên. Hành động từ chối truyền thông Cộng sản của bệnh nhân người Anh đã khiến đài VOV tức giận, và phê bình ông là “chảnh”, đồng thời nêu đích danh danh tính của bệnh nhân này lên mặt báo.
Ngoài ra, tác giả còn viết, trong quá trình điều trị tại Chợ Rẫy, bệnh nhân đã có những lúc không hợp tác với bệnh viện, thậm chí ông còn tuyệt thực sau khi biết phía bệnh viện đã cung cấp thông tin, hình ảnh của ông cho truyền thông để phản đối bệnh viện.
Đài VOV còn khó chịu khi viết rằng bệnh nhân này chỉ hợp tác duy nhất với đài BBC tại “quê nhà” của ông, còn lại thì tuyệt giao với truyền thông Cộng sản Việt Nam.
An Nhiên
Tài xế xe bus người Pháp qua đời sau khi bị
hành khách hành hung vì nhắc nhở họ đeo khẩu trang
Một tài xế xe buýt người Pháp bị hành khách đánh đập tàn nhẫn sau khi yêu cầu họ đeo khẩu trang theo quy định coronavirus đã qua đời. Các chính trị gia lãnh đạo đã tri ân ông, đồng thời lên án những kẻ tấn công “nhu nhược”.
Con gái của nạn nhân, tên Marie nói cha của cô, ông Philippe Monguillot, 59 tuổi, đã chết não sau khi bị hành hung ở thị trấn Bayonne của Pháp hồi cuối tuần trước, và đã qua đời trong bệnh viện hôm thứ Sáu (10/07/2020), sau khi gia đình ông quyết định ngừng hệ thống hỗ trợ sự sống của ông. Hai người đàn ông đã bị buộc tội âm mưu giết người trong vụ tấn công, và công tố viên Jerome Bourrier nói ông sẽ đề nghị mức buộc tội nặng hơn sau khi ông Monguillot qua đời.
Gia đình ông Monguillot đã tổ chức một cuộc diễn hành im lặng để tưởng nhớ ông vào thứ Tư (08/07/2020), khởi hành từ trạm xe buýt nơi xảy ra vụ tấn công. Nhà điều hành địa phương Keolis cho hay các đồng nghiệp của ông đã từ chối làm việc sau vụ tấn công, nhưng sẽ trở lại làm việc vào thứ Hai (13/07/2020) sau khi đồng ý với thỏa thuận tăng cường an ninh.
Thỏa thuận này bao gồm việc bố trí các nhân viên an ninh trên các xe buýt dài hoạt động tại Bayonne và khu vực lân cận. Theo sở công tố, 3 người khác cũng đã bị buộc tội liên quan đến vụ tấn công, 2 người bị buộc tội vì đã không giúp đỡ người gặp nguy hiểm và 1 người khác vì cố gắng che giấu nghi can. Hai người bị buộc tội giết người ở độ tuổi 22 và 23, và cảnh sát đã biết họ từ trước cả vụ tấn công. (BBT)
Nga bắt phóng viên:
‘Putin không quan tâm ai nghĩ gì’
Sarah RainsfordBBC News, Moscow
Khi bị dẫn vào tòa trong tình trạng bị còng tay, Ivan Safrovo chỉ nói một câu. “Tôi không có tội,” ông nói với đám đông ủng hộ viên đứng chật cứng nơi hành lang.
Vụ bắt giữ cựu phóng viên quân đội gây sốc cho các phóng viên đồng nghiệp người Nga, những người gọi cáo buộc của lực lượng an ninh liên bang (FSB), theo đó nói ông đã trao bí mật nhà nước cho cơ quan tình báo Czech, là “lố bịch”.
Điện Kremlin ca ngợi cơ quan phản gián Nga đã làm việc “rất chất lượng”, nhưng không hề có bằng chứng nào về sự “phản bội” của ông Ivan Safronov được đưa ra công khai.
Do đó, bạn bè lo sợ rằng vụ bắt giữ ông là nhằm thể hiện sức mạnh của FSB giữa lúc có một làn sóng gia tăng các vụ bắt bớ với cáo buộc mưu phản và làm gián điệp.
‘Putin không quan tâm ai nghĩ gì’
“Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là nếu như tôi quay trở lại hai thập niên trước bằng một cỗ máy thời gian,” Grigory Pasko nói, nhớ lại vụ chính ông bị truy tố hồi năm 1997 – là vụ cuối cùng tính đến nay một phóng viên Nga bị cáo buộc tội mưu phản.
Ông Pasko cũng là một phóng viên quân đội, và ông viết dày đặc về các vụ phá hoại môi trường của hải quân Nga. Ban đầu ông được tuyên vô tội đối với việc chuyển các thông tin mật cho Nhật Bản, nhưng trong phiên xử phúc thẩm hồi 2001, ông bị án bốn năm tù.
Vụ việc khiến công chúng giận dữ, cả ở trong nước lẫn nước ngoài, và cuối cùng ông đã được thả có điều kiện.
“Tôi nghĩ rằng họ sợ đụng đến các phóng viên sau vụ đó,” ông Pasko nói với BBC hồi tuần rồi.
“Trở lại thời đó, Nga có uy tín quốc tế. Nga nằm trong cơ cấu quốc tế và quan tâm tới ý kiến của thế giới,” ông nói.
“Nay thì ông Vladimir Putin đã nắm quyền 20 năm, và ông ấy không quan tâm tới việc người khác nghĩ gì,” ông nói, và đề cập tới chuyện tổng thống Nga vừa mới sửa hiến pháp để bản thân ông có thể tại vị thêm hai nhiệm kỳ ở Điện Kremlin.
“Không có sự kiềm chế gì hết. Họ có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn, theo cách họ muốn và với bất kỳ hai họ muốn,” ông tin là như thế.
Tuy giới chức nói rằng vụ ông Safronov không liên hệ gì tới công việc báo chí, nhưng Grigory Pasko nghi rằng ông Safronov bị bắt – cũng giống như bản thân ông – là bởi đã đụng tới một trong rất nhiều chủ đề nhạy cảm.
“Đó giống như lời cảnh báo cho các phóng viên, rằng họ chớ nhúng mũi vào.”
Nga đẩy mạnh việc săn lùng kẻ thù như thế nào
Các vụ truy tố với tội danh gián điệp và mưu phản đã tăng đáng kể kể từ 2014 tới nay, khi mối quan hệ với phương Tây trở nên công khai thù nghịch từ vụ Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước mình.
Con số bốn người bị xử tội mưu phản hồi 2013 đã nhảy vọt lên thành 15 trong năm tiếp theo, theo số liệu của Tòa Tối cao. Đã có ít nhất 36 vụ nữa kể từ đó tới nay, và có 14 người bị buộc tội làm gián điệp.
Mỗi năm Tổng thống Vladimir Putin đều công khai khen ngợi việc các sỹ quan tình báo lột mặt nạ được hàng trăm gián điệp và tình báo nước ngoài, nhưng không ai rõ điều gì xảy ra với toàn bộ những người bị cáo buộc đó.
Ai thực sự là gián điệp?
“Kể từ 2014, chúng ta đã trở thành trong tình trạng chiến tranh thường trực, với ‘kẻ thù’ khắp nơi và xã hội trở nên nặng tính quân sự,” Ivan Pavlov, luật sư bảo vệ Ivan Safronov nói.
Trong những năm bảo vệ các vụ việc như thế, gồm cả vụ bảo vệ Grigory Pasko, ông nói với BBC, ông chưa gặp “một gián điệp thật sự nào”.
“Bắt kẻ thù là công việc của FSB và nếu như họ không tìm được kẻ thù có thật nào thì họ cần phải cải tiến bản thân,” vị luật sư nói.
Ông Pavlov cho rằng các mục tiêu dễ nhằm nhất là những người tiếp cần được với thông tin và liên hệ với có người nước ngoài.
“Các khoa học gia đã phải đối diện nguy cơ, và nay các phóng viên cũng rơi vào nhóm đó.”
Mối nguy cơ tăng lên vào năm 2012, khi điều khoản luật về tội mưu phản – Điều 275 – được sửa đổi.
Nay thì việc trao “hỗ trợ tài chính, vật chất, tư vấn hoặc các hình thức hỗ trợ khác” cho nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài cũng có thể bị truy tố, bởi các hoạt động đó bị coi là làm tổn hại tới an ninh Nga.
“Điều đó có nghĩa là họ có thể bắt bất kỳ ai,” phóng viên đồng thời là nhà hoạt động nhân quyền Zoya Svetova nói. “Đây là lần thứ hai trong 20 năm qua họ xét xử nhà báo về tội mưu phản, nhưng cơn sốt ‘có gián điệp’ thì chưa bao giờ hết,” bà nói, và liệt kê một phụ nữ nội trợ, một người làm công tác không lưu và nhiều khoa học gia nằm trong số những người phải đối diện với các cáo buộc trong những năm gần đây.
Điện Kremlin bác bỏ.
“Các lực lượng tình báo nước ngoài không phải là đang ngủ gật ở Nga: họ làm việc đêm ngày chống lại các cơ quan dân sự và tình báo Nga,” phát ngôn viên Dmitry Peskov nói với BBC hôm thứ Sáu.
“Lực lượng phản gián của chúng tôi cũng không ngủ gật, họ đối phó với chúng.”
Ông gọi các cuộc biểu tình phản đối việc bắt giữ Ivan Safronov là “cảm tính”.
Tuy nhiên, những người có liên quan trong vụ việc bị cấm tiết lộ thông tin, và các phiên tòa xử những vụ như thế luôn diễn được xử kín, mà lý do là bởi có liên quan tới các thông tin chưa được giải mật.
Thậm chí cả nhóm các luật sư biện hộ cho phóng viên bị bắt cũng không biết thân chủ bị cáo buộc dựa trên cái gì.
“Khi bắt được gián điệp thực sự thì quý vị sẽ cho cả thế giới thấy các bằng chứng: thường là tiền, rồi có thể là thẻ nhớ. Nó sẽ tốt cho công tác tuyên truyền của FSB,” Gennady Gudkov, cựu nhân viên phản gián Nga về sau chuyển sang thành chính trị gia đối lập, nói.
“Trong vụ Safronov, ta không thấy có bằng chứng gì hết. Rất lạ lùng và đáng ngờ.”
Khi các phóng viên biểu tình phản đối nhằm tỏ ý ủng hộ Ivan Safronov ở bên ngoài trụ sở chính của FSB, hơn 20 người đã bị bắt giữ.
Truyền thông nhà nước, vốn một thời ủng hộ ông Pasko, đã quay sang tường thuật nhiệt thành về các vụ “kẻ thù” của nước Nga.
“Những lập luận đó là nhằm thuyết phục những người bỏ phiếu cho ông Putin rằng họ dã đúng khi chọn ông ấy cả đời,” Grigory Pasko nói.
“Thông điệp là: chỉ có Putin có thể cứu chúng ta khỏi những kẻ thù và gián điệp truyền kiếp, trong đó có cả các phóng viên.”
Nga và Hoa Kỳ tranh nhau bán vũ khí cho Ấn Độ
khi quốc gia này đang căng thẳng với Trung Cộng
ở biên giới
Nga và Hoa Kỳ đang đua nhau bán vũ khí cho Ấn Độ khi New Delhi tăng cường mua vũ khí trong lúc đang căng thẳng quân sự với Bắc Kinh. Tuần trước, chính phủ Ấn Độ gấp rút phê duyệt đề nghị mua 33 chiến đấu cơ mới của Nga trị giá 2.4 tỷ Mỹ kim, và nâng cấp thêm 59 chiếc, sau thỏa thuận mua hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 trị giá 5.43 tỷ Mỹ kim, sau cuộc giao tranh chết người với quân đội Trung Cộng ở biên giới hai quốc gia hồi tháng trước.
Tuy nhiên, quan hệ gần gũi với Trung Cộng khiến Moscow bị nghi vấn về độ tin cậy, trong khi Hoa Kỳ cũng đã đẩy mạnh bán vũ khí cho Ấn Độ sau khi tăng cường quan hệ với New Delhi thông qua hiệp ước chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nga là nhà cung cấp chính cho Ấn Độ kể từ thời Liên Xô.
Từ năm 2000, Ngã đã bán khoảng 35 tỷ Mỹ kim vũ khí, chiếm hơn 2/3 sản lượng sắm vũ khí của Ấn Độ là 51 tỷ Mỹ kim. Hầu hết các vũ khí chiến lược của Ấn Độ đều mua từ Nga. Ngoài ra, Nga đã cấp giấy phép cho công ty Ấn Độ HAL chế tạo Su-30 MKI, chiến đấu cơ chính của Không quân Ấn Độ và đóng góp cho hỏa tiễn hạt nhân hành trình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ.
Khi so sánh, Ấn Độ chỉ mua 3.9 tỷ Mỹ kim mua vũ khí Hoa Kỳ trong 20 năm qua, nhưng Hoa Kỳ đã nhanh chóng bắt kịp kể từ năm 2010, vươn lên trở thành nhà cung cấp số hai cho Ấn Độ. Ấn Độ đã trang bị cho quân đội của mình các không vận cơ Boeing C-17 và C-130J. (BBT)
Nga và Trung Cộng phủ quyết
việc viện trợ Syria lần thứ hai trong tuần này
Tin từ NEW YORK, Hoa Kỳ – Nga và Trung Cộng phủ quyết một nỗ lực vào phút chót của các thành viên phương Tây trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để gia hạn việc viện trợ nhân đạo qua hai biên giới vào Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ trong sáu tháng tới đây..
Liên Hiệp Quốc cho biết hàng triệu thường dân Syria ở phía tây bắc của quốc gia này phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo được chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ. 13 thành viên hội đồng còn lại bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết vào hôm thứ Sáu (10/7).
Hội đồng gồm 15 thành viên bị chia rẽ, với hầu hết các thành viên đối đầu với các đồng minh Nga và Trung Cộng của Syria, những quốc gia muốn cắt giảm số lần đi qua biên giới còn một lần thay vì nhiều lần, và cho rằng viện trợ nhân đạo từ bên trong Syria có thể đưa đến những khu vực này.
Sau đó, vào hôm thứ Sáu (10/7), hội đồng bỏ phiếu về một văn bản dự thảo của Nga để phê duyệt việc giao hàng viện trợ cho một lần thông qua Thổ Nhĩ Kỳ trong một năm, nhưng dự thảo này thất bại sau khi chỉ giành được bốn phiếu ủng hộ. Các nhà ngoại giao cho biết họ sẽ tiếp tục làm việc để xem liệu các thành viên hội đồng có thể thỏa hiệp hay không. Hội đồng hiện đã thất bại bốn lần về vấn đề này, đồng thời Nga và Trung Cộng phủ quyết hai lần trong tuần này.
Hội đồng Bảo an lần đầu tiên ủy quyền cho hoạt động viện trợ xuyên biên giới vào Syria hồi sáu năm trước, bao gồm cả việc đi ngang qua biên giới Jordan và Iraq. Những địa điểm tại biên giới đó bị hủy bỏ vào tháng 1 do sự phản đối của Nga và Trung Cộng. (BBT)
Syria : Liên Hiệp Quốc hồi phục
cứu trợ nhân đạo, nhưng bị bó hẹp
Sau một tuần lễ chia rẽ và ít nhất bảy lần bỏ phiếu, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 11/07/2020 đã cho phục hoạt các chương trình viện trợ nhân đạo xuyên biên giới tại Syria, nhưng với chỉ còn một đường độc đạo để tiếp tế.
Nghị quyết do Đức và Bỉ đề nghị, theo đó chương trình trợ giúp nhân đạo qua hai cửa khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ và kéo dài thêm sáu tháng, bị Nga và Trung Quốc phủ quyết với lập luận chỉ cần một hành lang. Cuối cùng hai bên đi đến thỏa hiệp : Một hành lang nhưng kéo dài trong một năm.
AFP nhắc lại số ngả đường để gởi hàng viện trợ của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ đến Syria giảm dần trong những thời gian gần đây : Ban đầu là 4 cho đến tận tháng 12/2019, rồi giảm xuống còn 2 đến thứ Sáu 10/7 và bây giờ chỉ còn lại một ở vùng tây bắc Syria. Những chốt chuyển hàng xuyên biên giới vừa bị đóng cửa cách nay vài giờ ngày 11/7, do các nhà ngoại giao đã không kịp đạt được một đồng thuận mới.
Từ New York, thông tín viên đài RFI, Carrie Nooten tường thuật :
« Đây là một trong những cuộc tranh luận gay gắt nhất mà các thành viên của Hội Đồng Bảo An đã đối đầu nhau kể từ đầu năm nay, và nước Nga đã thắng trong cuộc chiến sau cùng khi buộc các thành viên khác của Hội Đồng phải chấp nhận đi theo ý kiến của Nga là chỉ có thể sử dụng một điểm xuyên biên giới duy nhất để chuyển hàng viện trợ qua ngả tây bắc Syria.
Tuy nhiên, 13 thành viên khác của Hội Đồng phải mất đến ba lần, cảnh báo những hậu quả nguy kịch có thể có nếu đóng cửa điểm trung chuyển gần vùng Alep đối với 1,3 triệu thường dân tị nạn. Không chút động lòng, Matxcơva trước đó cho rằng cứu trợ nhân đạo kể từ giờ phải được đưa đi từ trong nước, với sự chấp thuận của Damas. Nga không ngần ngại sử dụng hai lần quyền phủ quyết liên tiếp, nhờ sự tiếp sức của Trung Quốc để đạt mục đích của mình.
Đức và Bỉ, đồng tác giả của nghị quyết không còn chọn lựa nào khác đành đề nghị một cuộc bỏ phiếu sau cùng ngày hôm qua để giữ lại một điểm trung chuyển duy nhất dẫn đến Idleb, bằng không, tất cả mọi ngả vào sẽ bị đóng cửa. Anh Quốc tố cáo Nga và Trung Quốc chính trị hóa cứu trợ nhân đạo tại Syria. »
Tổng Thống Serbia cáo buộc các đối thủ
về việc dàn dựng các cuộc biểu tình bạo lực
Tin từ BELGRADE/PARIS – vào hôm thứ Sáu (10/7), các cuộc biểu tình bạo lực vẫn tiếp diễn tại Belgrade. Tại đây, hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của chính phủ và tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, bao gồm cả cách họ giải quyết khủng hoảng coronavirus.
Cảnh sát trong các trang bị chống bạo động và các đơn vị kỵ binh được bố trí xung quanh tòa nhà quốc hội để ngăn chặn các đối thủ của ông Vucic xông vào. Những người biểu tình ném đá và pháo sáng vào cảnh sát và hô vang khẩu hiệu “We will not give up Kosovo” và “Vucic thief”.
Trước đó trong cùng ngày, ông Vucic cho biết những nỗ lực của Đức và Pháp trong việc khởi động lại các cuộc đàm phán nhằm hàn gắn mối quan hệ giữa Belgrade và Pristina mang lại kết quả. Tại Paris, ông Vucic cáo buộc các đối thủ chính trị của ông về hành vi dàn dựng các cuộc biểu tình và tuyên bố rằng nếu họ tiếp tục thì việc ngăn chặn đại dịch coronavirus sẽ trở nên khó khăn.
Bộ Nội vụ cho biết tại Belgrade, một người biểu tình bị đâm vào chân. Ban đầu, các cuộc biểu tình trong tuần này được thúc đẩy bởi sự thất vọng về các biện pháp kìm hãm kinh tế để ngăn chặn đại dịch, nhưng nhanh chóng phát triển thành các cuộc biểu tình chống chính phủ với những người tham gia yêu cầu ông Vucic từ chức.
Vào hôm thứ Sáu (10/7), Thủ tướng Ana Brnabic thông báo rằng “các bệnh viện ở thành phố đang chứa đầy người bệnh” và tuyên bố rằng các cuộc biểu tình gây nguy cơ lớn đối với sức khỏe. (BBT)
Trung Quốc và Iran bí mật
mở đối tác thương mại và quân sự để đối phó với Mỹ
Thùy Dương
Iran và Trung Quốc đã bí mật soạn thựảo một kế hoạch đối tác kinh tế và an ninh, mở đường cho Bắc Kinh đầu tư nhiều tỉ đô la vào năng lượng và các lĩnh vực khác ở Iran, nhằm vô hiệu hóa những nỗ lực của tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc cô lập chính quyền Teheran trước những tham vọng của Iran về hạt nhân và quân sự. Trên đây là thông tin báo Mỹ The New York Times đăng tải hôm qua 11/07/2020.
Thỏa thuận đầu tư và an ninh sẽ cho phép mở rộng đáng kể ảnh hưởng của Trung Quốc tại Trung Đông, đồng thời mang lại phao cứu sinh cho nền kinh tế Iran. Quan hệ đối tác, được mô tả chi tiết trong một dự thảo thỏa thuận dài 18 trang mà nhật báo The New York Times có được, sẽ tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc tại Iran trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, bến cảng, đường sắt và hàng chục dự án khác. Đổi lại, theo tiết lộ của một quan chức Iran và một nhà thương lượng về dầu lửa, Trung Quốc sẽ được Teheran cung cấp dầu lửa thường xuyên và giảm giá trong suốt 25 năm.
Tài liệu cũng đề cập đến việc đào sâu quan hệ đối tác quân sự, có thể cho phép Trung Quốc có chỗ đứng ở khu vực vốn là mối bận tâm chiến lược của Mỹ từ nhiều thập niên qua. Hai bên được kêu gọi tổ chức một khóa tập huấn và các đợt thao dợt chung, công tác nghiên cứu và phát triển vũ khí, cũng như chia sẻ thông tin tình báo, nhằm đối phó với nạn khủng bố, buôn lậu ma túy, buôn bán nô lệ và tội phạm xuyên biên giới.
Quan hệ đối tác Trung Quốc – Iran lần đầu tiên được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất trong chuyến thăm Iran hồi năm 2005 và được văn phòng tổng thống Iran Hassan Rohani thông qua hồi tháng 06 vừa qua, theo thông báo của Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif. Nhiều quan chức Iran khẳng định là văn bản thỏa thuận mà báo Mỹ The New York Times có được là bản thảo mới nhất, hồi tháng Sáu. Hiện giờ dự thảo thỏa thuận vẫn chưa được đệ trình lên Quốc Hội Iran để thông qua, và cũng chưa được công bố. Về phía Bắc Kinh, các quan chức cũng chưa tiết lộ các điều khoản của thỏa thuận.
Nếu được thông qua và được triển khai, thỏa thuận đối tác Trung Quốc-Iran có thể sẽ khiến quan hệ Trung-Mỹ càng thêm xấu đi. Theo The New York Times, đây sẽ là một đòn đau nhắm vào chính sách
hiếu chiến của chính quyền Trump. Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 và nhiều lần áp lệnh trừng phạt Teheran, khiến tăng trưởng kinh tế của Iran sụt giảm.
Đằng sau động thái của em gái Kim
Sau những tuyên bố mạnh mẽ của Kim Yo-jong nhằm gây áp lực cho Hàn Quốc, nhiều người đặt nghi vấn rằng, liệu có phải em gái của Kim Jong-un đang củng cố quyền lực hay Triều Tiên đang đánh lạc hướng sự chú ý của cộng đồng quốc tế khỏi những khủng hoảng mà nước này đang gặp hay không.
Hồi tháng 6, căng thẳng liên Triều leo thang dẫn đến việc Triều Tiên cắt đứt liên lạc với Hàn Quốc. Bình Nhưỡng khi đó không đưa ra bất kỳ lời tuyên bố nào của nhà lãnh đạo Kim Jong-un mặc dù ở Triều Tiên nhà lãnh đạo 36 tuổi được xem là lãnh tụ tối cao. Thay vì thế, truyền thông Triều Tiên KCNA ngày 13/6 lại đăng một tuyên bố của Kim Yo-jong.
Thông điệp chính trị chính thức hôm 13/6 của cô Kim thể hiện quyết tâm “khiến những kẻ phản trắc và tiện dân” ở Hàn Quốc phải trả giá vì đã thả “bóng bay” mang truyền đơn qua biên giới quân sự liên Triều.
Phía Seoul phản đối các tuyên bố của Kim Yo-jong và bày tỏ nhượng bộ với thông báo rằng sẽ trừng phạt thẳng tay các chiến dịch phát tán tờ rơi theo phương thức nói trên vì việc đó tác động tới các “nỗ lực chung nhằm đạt hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên”.
Mặc sự xuống thang từ phía Hàn Quốc, Kim Yo-jong tăng cường áp lực. Hôm 16/6, Bình Nhưỡng cho nổ tung văn phòng liên lạc biên giới chung, khiến tòa nhà vốn được cho là biểu tượng của quan hệ liên Triều trở thành đống đổ nát.
Tuy nhiên, 38North, dự án nghiên cứu các hoạt động của Triều Tiên có trụ sở ở Mỹ ngày 19/6 đăng hình ảnh vệ tinh chụp sau vụ nổ tại khu vực đặt văn phòng liên lạc chung liên Triều cho thấy, văn phòng này bị hư hại đáng kể nhưng vẫn đứng vững, không hoàn toàn sụp đổ như hình ảnh Triều Tiên công bố ngày 16/6.
Trước đó thông tin về Kim Yo-jong rất hiếm hoi nhưng nay xuất hiện với số lượng chóng mặt. Gần đây, với chức danh là phó ban thứ nhất của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, Kim Yo-jong nổi bật như một nhân vật chính trị cấp cao. Hãng tin Yonhap hồi tháng 4 dẫn báo cáo cho rằng, phía Triều Tiên truyền đi những phát ngôn của Kim Yo-jong cho thấy có “nhiều khả năng sẽ mở rộng vị thế và vai trò là người kế vị chính thức của cô ấy”. Giới quan sát quốc tế cho rằng Kim Yo-jong đã thoát khỏi cái bóng của anh mình và bước sâu thêm vào sân khấu chính trị Triều Tiên.
Cũng có ý kiến nói rằng cách tiếp cận mang tính “quyết chiến” của Kim Yo-jong có thể được tính toán nhằm gây áp lực buộc Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phải tách khỏi Mỹ và nới lỏng các lệnh trừng phạt liên quan đến các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Ông Moon đã tổ chức 3 hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un vào năm 2018 nhằm đạt được việc hòa giải liên Triều, vấn đề vốn bị cản trở bởi các bước thiếu cụ thể của Bình Nhưỡng đối với phi hạt nhân hóa, và kèm theo đó là các áp lực từ Mỹ khi duy trì các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Triều Tiên.
Sự ra mặt của Kim Yo-jong cũng được cho là để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những khó khăn kinh tế của Triều Tiên do đại dịch Covid-19.
Ở một phương diện ít được chú ý, đó là hoạt động tàu bè của Triều Tiên vốn đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc cũng bị “đóng băng” do dịch bệnh.
Project Sandstone, sáng kiến nghiên cứu Triều Tiên, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) hôm 26/3 cho biết, Triều Tiên vi phạm lệnh trừng phạt với quy mô lớn ở trên lãnh hải Trung Quốc trong suốt năm 2019 và đầu năm 2020.
Các hình ảnh được Project Sandstone thu thập cho thấy một số lượng lớn “chưa từng có” các tàu trước đã tham gia các hoạt động phi pháp nay phải trở về neo đậu tại các cảng của Triều Tiên ở Đập Biển Tây (West Sea Barrage) vào ngày 17/3, khi các chuyến đi tới lãnh hải Trung Quốc bị thu hẹp do dịch virus corona.
Xu hướng tụ bến bắt đầu vào giữa tháng 2/2020 khi dịch Covid-19 hoành hành, đặt một dấu chấm hết cho nỗ lực diện rộng nhằm lẩn tránh các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) đối với các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này khi chuyển tài nguyên của đất nước, trong đó có than đá tới Trung Quốc, theo Project Sandstone.
Triều Tiên đóng cửa biên giới với Trung Quốc ngay từ tháng 1/2020, khi dịch bệnh virus mới bùng phát ở Trung Quốc, và ra các hạn chế đi lại nghiêm ngặt trong nước và nước ngoài, dẫn đến gần như đóng băng nguồn nhập khẩu thực phẩm, thuốc men và quần áo từ nước láng giềng, vốn cũng chật vật vì dịch Covid-19. Ngoài ra các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận kinh tế của quân đội Triều Tiên cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Như một nhận định của The Diplomat, việc truyền thông Triều Tiên phát đi những tuyên bố của Kim Yo-jong chỉ trích Hàn Quốc là nên lưu ý, nhưng đó không hoàn toàn là điều bất thường bởi Triều Tiên thường chọn chính sách mạo hiểm khi họ muốn đánh lạc hướng chú ý của cộng đồng quốc tế về các vấn đề nội bộ mà Triều Tiên đang phải đối mặt.
Sức ép từ Kim Yo-jong được xem là một hành động chiến lược để Triều Tiên đạt các lợi thế chính trị tại thời điểm mà các giá trị hoặc lợi ích quốc gia bị thách thức. Có nhiều câu hỏi đặt ra về việc cuộc phiêu lưu quân sự của Triều Tiên trong tương lai sẽ đi xa đến đâu. Nhưng trong việc vạch ra các động thái tiếp theo, điều quan trọng đối với Triều Tiên là họ dự trù sẽ đạt được những gì từ các hành động khiêu khích và lợi ích của nó có đủ bù đắp thiệt hại về chính trị và ngoại giao bởi các hành động này hay không.
Triều Tiên lên án Anh
về chế tài liên quan tới các trại tù
Triều Tiên ngày thứ Bảy lên án Anh vì loan báo các chế tài nhắm vài hai tổ chức mà chính phủ Anh nói có liên hệ tới tình trạng lao động cưỡng bức, tra tấn và sát nhân trong các trại tù của Triều Tiên.
Hành động chống lại hai tổ chức này, được nêu tên là Cục 7 Bộ An ninh Nhà nước và Cục Cải tạo Bộ An ninh Nhân dân, là một phần trong các chế tài đầu tiên trong một tập hợp các biện pháp về nhân quyền toàn cầu mới của Anh. Các chế tài đối với 25 người Nga và 20 người Saudi cũng được công bố.
“Hành động mới nhất của Anh là một âm mưu chính trị trắng trợn hùa theo chính sách thù nghịch của Mỹ,” một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói trong một phát biểu được đăng tải trên truyền thông nhà nước KCNA.
“Chúng tôi lên án mạnh mẽ và bác bỏ việc Anh dám áp đặt chế tài lên các tổ chức chịu trách nhiệm về an ninh của đất nước chúng tôi như là sự can thiệp thô bạo vào chuyện nội bộ.”
Các chế tài sẽ theo hình thức phong tỏa tài sản.
Triều Tiên và Mỹ đã không tìm được sự thỏa hiệp liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hay các chế tài của quốc tế đối với Bình Nhưỡng.
Những tuyên bố gần đây của Triều Tiên, bao gồm một tuyên bố của Kim Yo Jong, em gái của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, nhắc lại sự phản đối của Bình Nhưỡng đối với điều được coi là chính sách thù địch và ích kỉ của Mỹ.
Đài Loan : Giới hoạt động vì Đài Loan độc lập
tránh sang Hồng Kông
Tú Anh
Luật an ninh quốc gia Trung Quốc có mục đích trên hết là trấn áp phong trào dân chủ Hồng Kông. Tuy nhiên, rất có thể mục tiêu thứ hai trong tầm ngắm của Bắc Kinh là những người Đài Loan chủ trương hải đảo độc lập. Do vậy, thành phần này tỏ ra rất thận trọng.
Từ Đài Bắc, thông tín viên Adrien Simorre tường thuật :
Hồng Kông sẽ không nằm trong danh sách điểm đến của công ty du lịch Kai-Wen. Người thanh niên Đài Loan 31 tuổi này là nhân viên của một trong những công ty tổ chức du lịch lớn nhất hải đảo. Vì lý do an ninh cho cá nhân, ông cho biết ý kiến với danh tính giả :
« Trước đây, chúng tôi có nhiều chương trình quá cảnh tại Hồng Kông nhưng với luật mới của Trung Quốc, nhiều người dân Đài Loan cảm thấy thiếu an toàn khi đến nơi đó. Do vậy, chính sách mới của chúng tôi là tránh quá cảnh Hồng Kông : vì rủi ro quá lớn ».
Đạo luật an ninh quốc gia Trung Quốc cũng nhắm vào những ai ủng hộ Đài Loan độc lập với Hoa lục. Đó là trường hợp đảng Dân Tiến đang cầm quyền.
Lâm Phi Phàm, trợ lý tổng thư ký đảng Dân Tiến kêu gọi người dân Đài Loan « đừng qua Hồng Kông, bởi vì trong quá khứ đã có nhiều nhà hoạt động Đài Loan bị Bắc Kinh xem như là tội phạm và bắt giữ ».
Hai phần ba người Đài Loan không có cảm nghĩ là người Trung Hoa
Luật an ninh Trung Quốc đã gây ra cảm giác bất an tại Đài Loan, cũng là mục tiêu bị Bắc Kinh đe dọa. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Dân Tiến xác quyết : « Sau khi luật này được ban hành, càng ngày càng có nhiều người Đài Loan tự nhủ là họ phải bảo vệ đất nước của họ chống lại Trung Quốc hung hăng. Rốt cuộc, theo tôi, Đài Loan sẽ được củng cố thêm ».
Thăm dò công luận dường như cho Lâm Phi Phàm có lý. Theo kết quả công bố vào tuần trước, 67% người Đài Loan được hỏi ý kiến, cho rằng họ cảm thấy mình không là người Trung Hoa. Một mức tỷ lệ cao lịch sử.
Hồng Kông : Đối lập bầu sơ bộ, dân tham gia đông đảo dù chính quyền đe dọa
Theo ban tổ chức, vào lúc 21 giờ thứ Bảy, 11/07/2020, khi 250 phòng phiếu đóng cửa, đã có 230 ngàn người đi bầu chọn ứng cử viên, đông hơn dự kiến. Đối lập Hồng Kông sử dụng thủ tục này để chọn ứng cử viên được uy tín cao nhất ra tranh ghế nghị viện vào tháng 9/2020. Bầu cử sơ bộ tiếp tục đến hết ngày Chủ Nhật.
Luật an ninh TQ:
Tại sao chúng tôi sẽ rời Hong Kong và qua Anh Quốc
Grace TsoiBBC News, Hong Kong
Kể từ khi Trung Quốc áp đặt bộ luật an ninh hà khắc lên Hong Kong, rất nhiều câu chuyện trong bữa ăn tối ở thành phố có khuynh hướng phản kháng này liên quan đến chiến lược bỏ đi của từng người. Đối với tối đa ba triệu người Hong Kong, lối thoát có thể đến dưới dạng hộ chiếu Anh cho người nước ngoài, tức BNO.
Họ sẽ thực sự rời đi – thế còn những người ở lại?
Michael và Serena quyết định rời khỏi Hong Kong để sang định cư tại Anh Quốc, một đất nước mà họ chưa bao giờ đặt chân đến.
Cặp vợ chồng này có BNO – được cấp cho cư dân Hong Kong đăng ký trước khi thành phố được trao trả lại cho Trung Quốc vào tháng 7 năm 1997.
Hộ chiếu BNO về cơ bản là một giấy thông hành được một số hỗ trợ lãnh sự, tính hữu dụng của nó dường như bị nhiều giới hạn, ngoài việc dễ dàng du lịch đến Vương quốc Anh và châu Âu. Một số người đã chọn giải pháp này. Và tại sao không, nhiều người Hong Kong hiện đang nghĩ thế.
Michael và Serena là hiện thân của gia đình có nếp sống thịnh vượng thoải mái phổ biến ở Hong Kong: Du lịch nhiều, với cô con gái 13 tuổi, cả hai vợ chồng đều là quản lý cấp trung trong một ngân hàng, và họ mua được một căn hộ nhiều năm trước. Đó là khá nhiều thứ phải từ bỏ để ra đi.
Hai người nói rằng Hong Kong đã trở nên một nơi họ không còn nhận ra, trong cách chính quyền xử lý các cuộc biểu tình kéo dài hàng tháng được kích hoạt bởi dự luật dẫn độ, có thể khiến người bị buộc tội bị đưa sang Trung Quốc đại lục. Những gì hai vợ chồng này nhìn thấy là một chính phủ không lắng nghe người dân, và lực lượng cảnh sát rất ít kiềm chế.
Con gái của họ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các cuộc biểu tình, mặc dù gia đình họ không tham gia, vì hai vợ chồng làm việc tại một ngân hàng Trung Quốc, nơi một nhân viên đã bị sa thải vì đi biểu tình.
“Con gái chúng tôi rất tức giận và buồn bã. Cháu cứ hỏi tại sao chính quyền có thể đối xử với chúng ta như vậy?” Serena nói, thêm rằng cô con gái nói với bố mẹ rằng cô muốn đi du học.
Luật an ninh quốc gia gây tranh cãi, có hiệu lực vào tuần trước, là giọt nước tràn ly.
“Các điều khoản của luật an ninh quốc gia hà khắc một cách thái quá,” Michael nói. Serena cho biết cô không tin tuyên bố của Bắc Kinh rằng luật an ninh sẽ chỉ nhắm vào “một số người rất nhỏ”.
Anh Quốc hiện muốn cung cấp quyền công dân cho người mang hộ chiếu BNO, sau khi họ ở Anh được sáu năm, cho rằng Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố chung giữa Anh và Trung Quốc khi ban hành luật an ninh quốc gia, vi phạm quyền tự trị cao cấp của thành phố và xâm phạm quyền tự do dân sự của dân Hong Kong.
Thoạt đầu Michael và Serena chỉ định cho con gái đi du học, nhưng giờ đây chuyển cả gia đình đến Anh sống trở thành lựa chọn đầu tiên. Tháng 11 năm ngoái, họ gia hạn hộ chiếu BNO đã hết hạn từ lâu, nghĩ rằng một ngày nào đó họ có thể cần nó – biện pháp thủ thân đối phó với một tương lai bất định.
“Tôi nghĩ rằng Anh Quốc Anh sẽ chỉ cung cấp quyền công dân cho những người mang hộ chiếu BNO như một phương sách cuối cùng. Tôi không ngờ điều đó sẽ xảy ra sớm như vậy, nhưng tất cả những thay đổi lớn bất ngờ đang xảy ra”, Michael nói.
Trong tuần lễ kể từ khi Trung Quốc công bố luật an ninh mới, những câu chuyện như của Michael và Serena trở nên phổ biến hơn.
Người không có hộ chiếu BNO
Hiện giờ tại Hong Kong có khoảng 350.000 người mang hộ chiếu BNO, và chính phủ Anh ước tính có tổng số khoảng 2,9 triệu BNO.
Cư dân Hong Kong sinh ra sau cuộc bàn giao năm 1997 không đủ điều kiện nhận hộ chiếu BNO – và những người không đăng ký trước khi bàn giao giờ đây không được phép đăng ký nữa.
Helen sinh năm 1997 trước khi bàn giao, nhưng bố mẹ đã không xin hộ chiếu BNO cho cô vì lúc đó cô còn quá nhỏ.
“Tôi không chắc mình có muốn đi không. Nhưng đây là quyền của tôi. So với Anh, tôi thích Hong Kong hơn. Nhưng tôi nên có hộ chiếu BNO,” cô nói, thừa nhận rằng cô hơi trách bố mẹ đã không đăng ký cho mình lúc đó.
Mẹ của Helen thì nhờ cô giúp gia hạn hộ chiếu BNO mà bà mô tả là “bùa hộ mệnh” trong trường hợp tình hình xuống dốc hơn nữa ở Hong Kong.
Thật khó để ước lượng số cư dân Hong Kong sẽ nhận lời đề nghị của Anh Quốc tại thời điểm này – nhưng quan tâm đang tăng cao, đặc biệt là sau thông báo của Anh hôm 1/7. Hôm đó, ông Raab nói với Hạ viện: ” Chúng ta sẽ không bỏ rơi Hong Kong và chúng ta sẽ không trốn tránh trách nhiệm lịch sử của mình đối với người dân Hong Kong. “
Ben Yu, người làm việc cho một công ty tư vấn nhập cư ở Anh, nói: “Đồng nghiệp của tôi ở Hong Kong nhận được 30 đến 40 tin nhắn trên Facebook mỗi ngày. WhatsApp của anh ấy thì nhận được hàng trăm tin nhắn hỏi về việc chuyển đến Anh bằng mọi tuyến đường, bao gồm BNOs và thị thực khác. Các tin nhắn kể từ đó đến không ngừng suốt 24 tiếng một ngày.
Số lượng gia hạn BNO dường như được thúc đẩy bởi những biến động chính trị ở Hong Kong. Năm 2018, khoảng 170.000 hộ chiếu BNO được lưu hành. Năm sau, con số này nhảy vọt lên hơn 310.000.
Hong Kong: vẫy cờ Mỹ có là tội thông đồng với các thế lực nước ngoài?
Trong thời kỳ thuộc địa, Hong Kong luôn được mô tả là cõi đất tạm trong thời gian mượn – và thành phố này không xa lạ gì với làn sóng di tản. Từ năm 1984 đến 1997, khoảng 20.000 đến 66.000 người rời đi mỗi năm.
Làn sóng di tản sắp xảy ra cũng có thể trông sẽ khác với những đợt di tản trong quá khứ. ”Rất nhiều người trong số người ra đi đã quay trở lại Hong Kong trước hoặc sau năm 1997, khi họ đã có được mảnh bùa hộ mệnh khi có hộ chiếu nước ngoài, khi họ thấy rằng cơn ác mộng chính trị đã không xảy ra như dự đoán,” Giáo sư Ming Sing, giảng dạy chính trị tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nói. “Đối với làn sóng hiện tại, nếu nó xảy ra, tôi đoán chúng ta sẽ thấy tỷ lệ cao hơn trong số những người di tản sẽ là đi không trở lại”, ông nhận định.
“Nhiều người trong số họ thấy rằng luật an ninh quốc gia được áp đặt từ cấp cao nhất không chỉ mang tính chất hà khắc, mà còn phản ánh việc Bắc Kinh không tôn trọng lời hứa của mình, không chỉ thất hứa trong việc bảo vệ các quyền tự do của Hong Kong theo Tuyên bố chung và theo Luật cơ bản “, ông nói và cho biết thêm rằng ông nghĩ rằng nhiều người di tản trẻ tuổi hơn, đa số là giới biểu tình, sẽ rời khỏi Hong Kong.
Chuyện gì sẽ xảy ra?
Trong thành phố 7,5 triệu dân, khoảng 800.000 người có hộ chiếu Anh, Úc, Canada hoặc Mỹ – bao gồm cả người nước ngoài.
Bắc Kinh đã bày tỏ sự tức giận trước kế hoạch cung cấp quyền công dân cho người mang hộ chiếu BNO ở Hong Kong của Anh Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Anh, Lưu Hiểu Minh nói hôm thứ Hai, động thái này là một “sự can thiệp thô bạo vào nội bộ của Trung Quốc“.
“Không ai nên đánh giá thấp quyết tâm vững chắc của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền, lợi ích an ninh và phát triển của đất nước mình”, ông Lưu Hiểu Minh nói.
Đại sứ quán Trung Quốc cũng nói trong một văn bản rằng tất cả “đồng bào Trung Quốc cư trú tại Hong Kong là công dân Trung Quốc”.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với ITV, ông Raab nói rằng Vương quốc Anh có thể sẽ làm được rất ít nếu Trung Quốc không cho phép cư dân Hong Kong đến Anh.
“Thật khó để dự đoán những hậu quả mà Bắc Kinh đang suy tính. Có lẽ họ sẽ có nhiều biện pháp ngoại giao dưới dạng đối phó, không nhất thiết phải ở dạng tương tự nhưng không phải không tương xứng”, Simon Young, một học giả luật pháp tại Đại học Hong Kong nói.
Benedict Rogers, đồng sáng lập và chủ tịch của nhóm vận động Hong Kong Watch, mô tả đề nghị cung cấp BNO của Anh là “hào phóng, can đảm và được chào đón”.
Nhưng yếu tố giải cứu nên là giải pháp cuối cùng, ông Rogers nói. “Chúng ta nên cố gắng đảm bảo các điều kiện, qua đó người Hong Kong có thể tiếp tục cuộc sống của họ, với các quyền tự do mà họ đã được cam kết, mà không phải bỏ xứ ra đi. Nhưng thực tế là bây giờ, đối với một số người, đã quá muộn, và họ đang cần một nơi ẩn náu.”
Michael và Serena đang chuẩn bị cho một cuộc sống mới ở Anh, nhưng họ không thành công trong việc thuyết phục con trai lớn, người sắp bước sang tuổi 18, cùng rời đi với họ. Cậu bé này sẽ sống với ông bà sau khi những người còn lại trong gia đình đã rời đi.
“Con trai tôi nói rằng nó không muốn rời khỏi Hong Kong, vì nó nghĩ rằng Hong Kong thuộc về mình”, Serena nói.
Một số tên trong bài đã được đổi.
Nhiều nước cảnh báo công dân khả năng bị bắt,
trục xuất ở Hong Kong
Úc vừa cảnh báo đến công dân nước này về việc họ có nguy cơ bị bắt giữ cao hơn ở Hong Kong và kêu gọi người dân xem xét lại sự cần thiết của việc ở lại trên lãnh thổ Trung Quốc. Mỹ, Canada, Anh cũng cảnh báo tương tự đến công dân của mình.
Theo Reuters, trong thông báo khuyến cáo đi lại cập nhật ngày 9-7, chính quyền Úc cho biết luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc áp dụng ở Hong Kong có thể được diễn giải với phạm vi rộng, người Úc có nguy cơ bị trục xuất sang Trung Quốc đại lục để truy tố nếu vi phạm.
Khuyến cáo cho biết toàn bộ phạm vi và cách áp dụng của luật an ninh quốc gia này vẫn chưa rõ ràng. Trước đó, Úc đã có cảnh báo đi lại với công dân và cho biết họ có thể đối diện với nguy cơ bị giam giữ tùy tiện ở Trung Quốc.
Giống như Úc, nhiều nước phương Tây cũng điều chỉnh khuyến cáo về đi lại, du lịch đến Hong Kong sau sự thời điểm Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia.
Theo CNN, Mỹ đang xếp việc đi đến Hong Kong ở mức rủi ro cấp độ 2, trong tổng cộng 4 cấp độ. Theo đó, công dân Mỹ cần “tăng cường cảnh giác”. Người Mỹ du lịch hoặc cư trú ở Hong Kong có thể bị giám sát nhiều hơn, bị nhân danh luật pháp và giam giữ tùy tiện cho các mục đích khác, ngoài mục đích duy trì luật pháp và trật tự (dựa vào luật an ninh quốc gia)”.
Canada cũng cảnh báo công dân rằng họ “có thể có nguy cơ bị giam giữ tùy tiện theo luật an ninh quốc gia và có thể dẫn độ về Trung Quốc đại lục”.
Tại Anh, Văn phòng đối ngoại và thịnh vượng chung cảnh báo: “Trong một số trường hợp, chính quyền đại lục có thể giam giữ các cá nhân theo các điều khoản của luật an ninh quốc gia, với hình phạt tối đa là tù chung thân. Do đó, nguy cơ bị giam giữ và trục xuất đối với những người không phải thường trú nhân, những người vi phạm luật này, đang tăng lên.
Các chuyên gia nhận định khó mà đánh giá ảnh hưởng của luật an ninh quốc gia Hong Kong với du lịch ở điều kiện hiện tại vì dịch bệnh COVID-19 đang làm gián đoạn nhu cầu du lịch toàn cầu. Tuy nhiên, rất có khả năng nó thực sự sẽ ảnh hưởng đến du lịch.
Luật an ninh quốc gia được thông qua ngày 30-6 áp dụng cho người thường trú và tạm trú ở Hong Kong. Một số nội dung của luật cấm và xử phạt nặng bao gồm hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và thông
đồng với các lực lượng nước ngoài; kích động hận thù đối với chính quyền trung ương Trung Quốc và chính quyền đặc khu Hong Kong.
Cho đến nay, ít nhất 10 người ở Hong Kong đã bị bắt vì vi phạm luật an ninh này.
Cảnh sát Hồng Kông lục soát văn phòng
của các nhà thăm dò thông tin bầu cử
vài ngày sau khi luật an ninh được áp dụng
Tin từ HỒNG KÔNG – Cảnh sát Hồng Kông khám xét văn phòng của các nhà thăm dò thông tin bầu cử từ các cử tri vào hôm thứ Sáu, 10 ngày sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia gây chấn động thuộc địa cũ của Anh Quốc.
Cuộc đột kích này diễn ra trước cuộc bầu cử sơ bộ vào cuối tuần, tại văn phòng Hong Kong Public Opinion Research Institute (HKPORI) của nhà khảo sát Robert Chung là một bên đồng tổ chức. Các cuộc bầu cử sơ bộ có thể giúp cho phe dân chủ của Hồng Kông lựa chọn các ứng cử viên có cơ hội tốt nhất để đạt được phần đa số hơn 35 phiếu trong các cuộc bầu cử của Hội đồng Lập pháp vào tháng Chín.
Ông Chung thông báo với Reuters rằng các nhà chức trách đến văn phòng của ông, và ông “thương lượng” với cảnh sát để cố gắng tìm hiểu lý do khám xét của họ. Ông cho biết cảnh sát lấy một số thông tin từ các máy tính.
Trong một cuộc họp báo vào đầu hôm thứ Bảy (11/7), ông Chung cho biết ông lo sợ thông tin mà cảnh sát thu được có thể được sử dụng trong các cuộc điều tra khác, nhưng sẽ cố hết sức để bảo vệ nguồn tin của ông. Ông không cho biết các dữ kiện bị lấy đi. Hồi năm ngoái, ông Chung, người nhiều lần bị chỉ trích bởi các lực lượng thân Bắc Kinh, và đặt nghi vấn về tính chính xác của các cuộc khảo sát của ông. (BBT)
Trung Cộng đưa ra khuyến cáo lũ ở mức cao nhất
Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Truyền thông Trung Cộng cho biết, vào thứ Bảy (11/7), Tỉnh Giang Tây ở miền nam Trung Cộng đã đưa ra khuyến cáo lũ lụt ở mức cao nhất, dự đoán về một trận tràn nước lớn từ một hồ nước trên sông Dương Tử khi mưa lớn vẫn tiếp tục tại một phần lớn của quốc gia này.
Tờ Nhật báo Nhân dân cho biết, mức ứng phó kiểm soát lũ đã được Chính quyền Giang Tây nâng lên từ cấp 2 lên cấp 1. Đây là mức cao nhất trên quy mô bốn mức của Trung Cộng, báo hiệu các thảm họa như sập đập hoặc lũ lụt nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra đồng thời ở một số dòng sông.
Truyền hình nhà nước cho biết, chính quyền tỉnh dự kiến sẽ xảy ra lũ lụt nghiêm trọng tại Poyang, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Cộng kết nối với sông Dương Tử. Theo CCTV đưa tin vào khoảng giữa trưa, mực nước trong hồ này tăng với tốc độ chưa từng thấy lên đến 2.3 mét (8 feet), vượt quá mức báo động.
Trên mạng xã hội, chính quyền của quận Jiangzhou thuộc tỉnh Giang Tây đã đưa ra lời kêu gọi tất cả mọi người dân từ 18 đến 60 tuổi của thị trấn này trở về và giúp chống lũ lụt, với lý do thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực để củng cố các con đập. Hôm thứ Bảy tuần này, đài quan sát quốc gia Trung Cộng đã thay đổi mức khuyến cáo mưa bão lên mức vàng. (BBT)
Dương Tử đoạn qua Vũ Hán:
4 ngày nước tăng 1 mét, cao ngang bờ kè đường
Phụng Minh
Nước sông đang cao hơn mặt đường, và để bảo vệ Vũ Hán, các cánh đồng xung quanh đã ngừng xả nước để tránh làm ngập thêm thành phố.
Ngày 11/7, mực nước sông Dương Tử đoạn chảy qua Vũ Hán đang dâng lên nhanh chóng khi Tam Hiệp vẫn tiếp tục xả lũ, mực nước đã tăng 1 mét trong vòng 4 ngày qua. Hiện tại nước tại trạm Hán Khẩu trên sông Dương Tử của Vũ Hán đã cao hơn so với bờ kè của một con đường dọc theo sông.
Người dùng mạng Trung Quốc đã đăng một video cho thấy, nước sông tại Hán Khẩu đã cao ngang một bờ kè trên đường dọc sông, trong khi mặt đường thấp hơn bờ kè này.
Tính đến ngày 10/7, mực nước tại đập Tam Hiệp đã vượt quá 150 mét. Trước mùa lũ, hồ chứa nước Tam Hiệp đã ở mức cao 145 mét. Cho đến nay, đỉnh lũ thực sự đã tăng thêm 5 mét so với trước đó. Do đó, nó khó có thể đáp ứng được những cơn sóng dữ dội từ khu vực thượng nguồn và mực nước đang cao ở hạ nguồn, đập Tam Hiệp chỉ có thể tiếp tục xả nước trong thời gian tới.
Vào ngày 11/7, mực nước tại trạm Hán Khẩu là 28,45 mét, trên mực nước cảnh giới là 1,1 mét và chỉ còn kém mực nước tối đa được bảo đảm (29,73m) là 1,3 mét!. Vào năm 1998, mực nước cao nhất ở Vũ Hán là 29,3 mét. Và hiện tại mùa mưa lũ mới chỉ vừa mới bắt đầu, đỉnh điểm mưa lũ thường là từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, Vũ Hán năm nay rất nguy hiểm.
Video được cư dân mạng đăng tải cho thấy Bạch Cát Châu, Vũ Hán bị ngập lụt, chỉ còn lại những ngọn cây. Để bảo vệ thành phố Vũ Hán, liền bắt đầu hy sinh lợi ích của nông dân. Tất cả các đồng ruộng xung quanh Vũ Hán đã ngừng thoát nước, giờ chỉ là tự sinh tự diệt.
Người đăng tải đoạn video bình luận: “Ai sẽ đền bù cho nông dân trên những cánh đồng ngập nước? Thu nhập của họ vốn đã thấp rồi, giờ dịch bệnh, rồi lại ngập úng, làm thế nào để sống sót đây?”.
Theo Hách Diên, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch
Mực nước hồ ở Giang Tây sắp vượt quá kỷ lục 98 năm,
tràn mặt đê gây mất trắng mùa màng
Phụng Minh
Trong đó một con đê đã vỡ, làm mất trắng vụ thu hoạch lúa trên 15.000 mẫu ruộng. Dự báo đỉnh lũ sẽ tới trong ngày 13-15/7.
Ngày 11/7, do đập Tam Hiệp xả lũ dẫn đến nước sông Dương Tử dâng xâm nhập hồ Bà Dương, thêm vào đó là mưa lớn kéo dài đã khiến mực nước trong hồ Bà Dương và các nhánh của nó tăng mạnh. Một trong 14 con đê ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây đã bị vỡ gây nguy hiểm, làm ngập 15.000 mẫu lúa, về cơ bản đã khiến toàn bộ diện tích cây lúa này của bà con nông dân bị mất trắng. Vào ngày 11, chính quyền Giang Tây đã nâng cấp ứng phó khẩn cấp kiểm soát lũ cấp II lên cấp I (cấp cao nhất).
Trận siêu lũ xảy ra ở hồ Bà Dương lần này, ngoài lượng mưa lớn ở địa phương, chủ yếu là do việc xả lũ của Tam Hiệp. Đập Tam Hiệp về cơ bản cũng đã không tự lo được nữa mà phải xả liên tục, từ đầu mùa lũ mực nước là 145m, nay đã tăng thêm hơn 5 mét.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông chính thức Trung Quốc, 70 quận và huyện ở tỉnh Giang Tây gần đây đã có lượng mưa vượt quá 250 mm. Hiện nay mực nước của hồ Bà Dương đã vượt quá mức cao lịch sử vào năm 1998. Hiện tại, 14 đê ở Bà Dương đang có nguy cơ bị tràn.
Hiện tại, mực nước tại trạm Hồ Khẩu trên hồ Bà Dương đã vượt mức báo động 2,3 mét và cao hơn 3,9 mét so với cùng kỳ. Đặc biệt, mực nước hồ Bà Dương đã tăng hơn 0,4 mét trong 8 ngày liên tiếp và mức tăng lớn nhất theo ngày là 0,65 mét, đây là một mức tăng lịch sử hiếm gặp.
Theo một video được cư dân mạng công bố, con đê của hồ Bà Dương và dòng sông bên cạnh đã ngang nhau, diện tích bị ngập là 4.000 km2. Vụ thu hoạch lúa ở Thượng Nhiêu gần như hoàn tất mất trắng. Bà Dương là quận lớn nhất ở Giang Tây, dân số cũng đứng đầu 80 quận và diện tích lúa đạt gần 3 triệu mẫu.
Đoạn video cho thấy đất nông nghiệp đã bị ngập lụt, tầng dưới của những ngôi nhà hầu hết chìm trong lũ lụt, và một số nhà thấp tầng chỉ còn phần mái nhà trên mặt nước.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông chính thức, bộ phận thủy văn dự đoán rằng sẽ có đỉnh lũ vượt quá mực nước trong 98 năm vào khoảng ngày 13-15/7.
Theo Hách Diên, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch
Thiên tai : Phân nửa miền nam Trung Quốc
chìm trong lũ lụt
Tú Anh
Mùa mưa năm 2020, chỉ mới bắt đầu, nhưng đặc biệt cay nghiệt đối với miền nam Trung Quốc. Hơn 140 người chết, không kể số người mất tích, trong lúc mực nước sông Dương Tử tiếp tục dâng lên một cách đáng ngại. Họa vô đơn chí, người dân Vũ Hán vừa trải qua đại dịch siêu vi corona lại phải đối mặt với lũ lụt.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Liu Zhi Fan tường thuật :
« Sau 76 ngày phong tỏa nghiêm ngặt vì siêu vi corona, người dân Vũ Hán tưởng đâu đã qua được một giai đoạn đau thương trong cuộc đời. Ngờ đâu, những cơn mưa tầm tã kéo dài không ngớt, từ tháng Năm đến nay, đã và đang ập xuống thành phố lớn nằm bên bờ sông Dương Tử, con sông dài nhất Châu Á. Hệ quả là toàn bộ hệ thống giao thông, xe hỏa, tàu đò, máy bay đều tê liệt.
Tổng cộng, hơn phân nửa lãnh thổ miền nam Trung Quốc bị nhấn chìm trong lũ lụt. Phía nam Vũ Hán, chính quyền tỉnh Quảng Tây loan báo phải di tản 432.000 dân và ban lệnh báo động ở mức cao nhất.
20 triệu dân bị khốn đốn
Đầu tuần trước, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến Quý Châu, thăm một ngôi làng bị lũ lụt trước khi thông báo tăng ngân sách cứu trợ nạn nhân thiên tai.
Báo cáo chính thức nói đến 20 triệu dân bị ảnh hưởng. Thiệt hại vật chất khoảng 8 tỷ đô la. Nhưng đây chỉ là ước định tạm thời bởi vì thiên tai chưa chấm dứt. Theo dự báo, trong những ngày tới, những cơn mưa như trút sẽ bao phủ toàn bộ miền nam Trung Quốc, từ Tứ Xuyên cho đến Hồ Nam. »
Động đất không xa Bắc Kinh
Theo AFP và trung tâm theo dõi địa chấn Mỹ USGS, một cơn động đất, 4,7 độ trên thang điểm Richter, làm rung chuyển thành phố Đường Sơn, cách Bắc Kinh 200 km. Thiệt hại chưa biết rõ. Thành phố này từng bị bị động đất tàn phá nặng nề vào ngày 28/07/1976 làm chết 255.000 người, theo thống kê chính thức. Hơn một tháng sau, Mao Trạch Đông từ trần.
[Video]: Động đất lại xảy ra ở nơi từng có ‘đại địa chấn’
lấy đi hàng trăm nghìn sinh mạng
Phụng Minh
Động đất ở Đường Sơn mạnh nhất trong 15 trận xảy ra 10 ngày qua ở Trung Quốc.
Một trận động đất mạnh 5,1 độ richter ở Cổ Dã, Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã xảy ra vào lúc 6h38 sáng ngày 12/7 và nhiều người nói rằng họ đã bị đánh thức trong khi ngủ.
Đến 7h02, một trận động đất khác mạnh 2,2 độ richter lại xuất hiện ở khu Cổ Dã, thành phố Đường Sơn. Người ở Thiên Tân và Bắc Kinh đều có thể cảm nhận được chấn động từ lần động đất này. Như vậy trong 10 ngày, đã có 15 vụ động đất tại Trung Quốc đại lục.
Ảnh chụp màn hình Mạng địa chấn Trung Quốc, về trận động đất 5,1 độ richter ở Đường Sơn, Hà Bắc.
Theo Mạng địa chấn Trung Quốc, trận động đất xảy ra lúc 6h38 sáng ngày 12 có tâm chấn nằm ở 39,78 độ vĩ bắc, 118,44 độ kinh đông và độ sâu 10 km. Theo thông tin lịch sử của mạng địa chấn, trong phạm vi bán kính 200km quanh khu vực tâm chấn đã có 17 trận động đất trên 3 độ richter trong 5 năm qua. Trận động đất vào sáng sớm ngày 12 là lớn nhất trong 5 năm.
Cảnh động đất được camera giám sát ghi lại được (dẫn qua Secretchina).
Trận động đất xảy ra sau đó vào lúc 7h02 cũng tại Cổ Dã của thành phố Đường Sơn, có tâm chấn ở 39,76 độ vĩ bắc, 118,44 độ kinh đông và dưới độ sâu 15 km.
Theo camera giám sát và video dân chúng quay lại được, trần nhà của cư dân bị bong ra, gạch ốp tường bị vỡ và mặt đất đường cao tốc rung chuyển rõ ràng. Người quay lại đoạn video đã nói đầy lo lắng: “Trận động đất này làm tôi sợ, tất cả các viên gạch đều bị chấn động và đang rơi xuống”.
Sau trận động đất, Cục Đường sắt Bắc Kinh đã đưa ra một kế hoạch khẩn cấp, tạm thời đình chỉ các chuyến tàu đi qua khu vực và tiến hành kiểm tra toàn diện các thiết bị , phương tiện đường sắt.
Tính đến 9h40 ngày 12, bài viết tựa đề “hình ảnh hiện trường trận động đất 5,1 độ ở Đường Sơn” trên mạng xã hội Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của 6,287 triệu người, 9.438 người đang bình luận, đồng thời bài viết cũng đứng đầu danh sách tìm kiếm trên Weibo.
Đường Sơn vốn trở nên nổi tiếng sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter vào năm 1976. Độ sâu tâm chấn là 12 km và trận động đất chỉ kéo dài khoảng 10 giây, nhưng người ở trong phạm vi rộng gồm 14 tỉnh, thành phố và khu tự trị đều cảm nhận được rung chấn. Bắc Kinh và Thiên Tân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều tòa nhà địa phương ngay lập tức bị đổ sập. Theo dữ liệu do chính phủ cung cấp ba năm sau đó, khoảng 217.000 người đã thiệt mạng vì trận động đất. Nhưng các nguồn khác chỉ ra rằng số người chết vì trận động đất Đường Sơn cao hơn nhiều so với dữ liệu chính thức, và nó có khả năng lên tới 650.000 người, theo Secretchina.
Trên thực tế, trận động đất Đường Sơn hôm 12 là trận động đất thứ 15 ở Trung Quốc đại lục trong 10 ngày qua. Theo dữ liệu từ Mạng địa chấn Trung Quốc, chưa tính trận động đất hôm 12, thì kể từ ngày 2/7, đã có 14 trận động đất ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Tân Cương, Tây Tạng và các nơi khác, hầu hết tất cả đều trên 3 độ richter, trong đó có 4 vụ trên 4 độ.
Gần đây nhất là vào lúc 10h39 sáng ngày 8/7, một trận động đất mạnh 4,2 độ xảy ra ở huyện Đông Xuyên, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, đúng vào ngày thứ hai của kỳ thi tuyển sinh đại học. Khoảng 100 thí sinh ở điểm thi trường trung học Minh Nguyệt Đông Xuyên đã buộc phải tạm dừng kỳ thi và chạy ra khỏi phòng.
Vào lúc 10h7 tối ngày 7/7, một trận động đất mạnh 3,1 độ xảy ra ở thành phố A Đồ Thập, Tô Châu, Kyzyl, Tân Cương. Trước đó, vào 5h23 sáng cùng ngày, một trận động đất mạnh 4,2 độ xảy ra ở huyện Balikun, thành phố Hami, Tân Cương. Và lúc 4h23 sáng cùng ngày, một trận động đất mạnh 3 độ cũng xảy ra ở thành phố Lâm Chi, Tây Tạng.
11h33 sáng ngày 6/7, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra ở huyện Mộc Li, Lương Sơn, Tứ Xuyên. Trước đó, và 9h58 sáng cùng ngày, một trận động đất mạnh 3,4 độ xảy ra ở huyện Bì Sơn, Điền Địa, Tân Cương.
Ngày 4/7, vào 8h12 một trận động đất mạnh 4,1 độ xảy ra ở huyện Vu Điền, quận Điền Địa, Tân Cương. Vào lúc 0h45 giờ sáng cùng ngày, một trận động đất 3,2 xảy ra ở huyện Nang Khiêm, Ngọc Thụ, Thanh Hải.
3h14 chiều ngày 3/7, một trận động đất mạnh 3,6 độ richter đã xảy ra tại thành phố A Đồ Thập, Tô Châu, Kyzyl, Tân Cương.
Vào lúc 8h44 tối ngày 2/7, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter đã xảy ra ở huyện Trưởng Ninh, thành phố Nghi Tân, Tứ Xuyên. Vào lúc 11 giờ trưa cùng ngày, một trận động đất mạnh 2,9 độ xảy ra ở huyện Hách Chương, thành phố Tất Tiết, Quý Châu. Lúc 11h11 phút sáng cùng ngày, một trận động đất mạnh 4,5 độ richter cũng đã xảy ra trong quận, một trận động đất mạnh 3,2 độ richter cũng xảy ra vào ngày 2 tại huyện Ruoergai, tỉnh A Bá, Tứ Xuyên.
Theo Lê Tiểu Quỳ, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
Phát hiện hàng chục ngàn chân lợn
trải khắp 1 km bãi biển Đông Quan, Trung Quốc
Minh Hòa
Đài truyền hình NTD đưa tin, hàng chục ngàn chân lợn và nội tạng động vật đã xuất hiện tại bãi biển của thị trấn Hổ Môn, thành phố Đông Quản, Trung Quốc từ tối hôm 10/7 đến sáng ngày 11/7.
Số lượng chân lợn và nội tạng ước tính hơn 20 tấn, trải dài khoảng 1 km dọc theo bãi biển. Không rõ chúng đến từ biển hay từ một con sông nào đó chảy ra. Giới chức địa phương đang điều tra vụ việc.
Từ video có thể thấy, một số lượng lớn chân lợn đã được tìm thấy trên đảo Uy Viễn, gần cầu Hổ Môn, một số chân bị mắc kẹt trong đá và một số chân trôi nổi theo thủy triều.
Một nhân viên của Bảo tàng Chiến tranh Hải quân ở bên cạnh bãi biển cho biết, vào khoảng 11 giờ tối ngày hôm 10/7, ông đã phát hiện một vài chân lợn lẻ tẻ trôi nổi trên bãi biển. Vì trời đã khuya nên ông quyết định đợi đến sáng hôm sau mới đi dọn số chân lợn này.
Nhưng sáng 11/7, ông rất ngạc nhiên khi thấy hàng chục ngàn chân lợn gần như bao phủ toàn bộ bãi biển, vì vậy ông đã liên lạc giới chức thành phố để đề nghị hỗ trợ.
Theo NTD, ông Lý, người phụ trách Văn phòng thủy lợi thị trấn Hủ Môn cho biết, khi thủy triều xuống, chân lợn và nội tạng kéo dài gần 1 km trên bờ biển.
Để tránh chân lợn bị thối khi trời nóng, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường xung quanh, giới chức địa phương đã cử người đến dọn dẹp.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, theo lẽ thường, chân lợn sẽ chỉ nổi trên mặt nước sau khi bị ngâm trong nước một thời gian dài.
Nhà Bắc Kinh trượt giá, mỗi căn mất tới hơn 3 tỷ đồng
Thanh Tâm
Sau đại dịch, thiên tai, một căn hộ khoảng 90m2 cũng mất tới 6,6 tỷ đồng so với thời điểm bùng nổ của thị trường bất động sản Trung Quốc.
So với 3 năm trước, thị trường nhà ở hiện nay tại Bắc Kinh vô cùng ảm đạm, gần như không có người mua. Những năm trước, có rất nhiều gia đình giàu có, quyền cao chức trọng đã bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua nhà. Tuy nhiên, hiện tại do ảnh hưởng của bệnh dịch, thiên tai, kinh tế lao đao khiến cho giá cả đất đai, nhà ở cũng theo đó mà trượt xuống. Có ngôi nhà đã bị hao hụt trên 100 vạn nhân dân tệ, tương đương khoảng 3 tỷ 340 triệu đồng, thậm chí có ngôi nhà mà giá trị giảm tới 200 vạn nhân dân tệ, tương đương 6 tỷ 600 triệu đồng.
Theo tin tức Kinh Tế ngày 10/7, so với sự bùng nổ của thị trường bất động sản Bắc Kinh năm 2016, thị trường nhà ở tại Bắc Kinh hiện đã hoang phế hơn nhiều. Theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu Shell, giá giao dịch trung bình của nhà ở đã qua sử dụng tại Bắc Kinh trong nửa đầu năm 2020 đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, quý I giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, quý II giảm 2,2%. Số nhà ở cũ đã ký hợp đồng là 67 nghìn căn, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các phóng viên của LiuMei đã tham khảo hàng trăm trường hợp trên một nền tảng trung gian và tìm thấy những số con số gây sốc:
Căn hộ khu Thạch Cảnh Sơn và Ngự Cảnh Sơn ở Bắc Kinh rộng 159 m2 với 3 phòng và 2 sảnh, được giao bán vào ngày 15/6, sau gần 100 ngày niêm yết, được bán với giá 6,99 triệu nhân dân tệ. So với tháng 12/2016 mức giá là 8,08 triệu nhân dân tệ. Như vậy, chủ sở hữu nhà đã lỗ hoàn toàn 1,09 triệu nhân dân tệ (hơn 3,6 tỷ đồng).
Căn hộ ở Thần Nguyệt Viên, quận Hải Điến được bán vào ngày 25/3/2020 với giá 5,59 triệu nhân dân tệ. Năm 2017 mức giá là 6,99 triệu nhân dân tệ. Như vậy, người bán đã mất 1,04 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ đồng).
Căn hộ ở Ngõ Chung Thanh, quận Tây Thành với 1 phòng và 1 sảnh được bán vào tháng 2/2020 với giá 5,75 triệu nhân dân tệ. Căn nhà này vào 3/2017 giá là 7 triệu nhân dân tệ. Người bán đã lỗ 1,25 triệu nhân dân tệ (khoảng 4,1 tỷ đồng).
Cô Điền, sống ở Phong Đài cho biết, ngôi nhà 89m2 của cô ở Phong Đài năm 2017 có thể bán được hơn 5 triệu nhân dân tệ, nhưng hiện tại giá niêm yết chỉ có 3 triệu nhân dân tệ. So với thời kỳ cao điểm thì đã mất 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 6,6 tỷ đồng). “Mặc dù tôi chỉ có 1 căn nhà này, giá cả thị trường có tăng hay giảm thì cũng không liên quan gì đến tôi, nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy một loại cảm giác thiệt thòi”, cô cho biết.
Theo Tống Nguyệt, Soundofhope
Tâm Thanh biên dịch
Du học sinh Trung Quốc được kêu gọi về nước,
cuối cùng lại bị chính người Trung Quốc lừa
Phụng Minh
Người dân trong nước bình luận: “Nếu được thì ở lại nước ngoài đi, trong nước cái gì cũng không tốt nữa rồi”, “đầu tiên bị chính phủ hãm hại, sau lại bị đồng hương hãm hại”…
Kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hàn bùng phát trên toàn thế giới, các quốc gia đều đã hạn chế số chuyến bay của mình. Một số sinh viên Trung Quốc đang mong muốn trở về nhà không có nhiều lựa chọn về đại lý bán vé để tìm mua cho mình một tấm vé về Trung Quốc. Trong khi chính quyền Trung Quốc kêu gọi du học sinh về nước, chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ được thực hiện, thì một bộ phận người Trung đã nhân cơ hội lừa đảo chính đồng hương của mình, hiện đã có gần 100 nạn nhân, số tiền lừa đảo đã lên tới hơn 1,2 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,9 tỷ đồng).
Trang tin The Papper tiếng Trung cho biết ngày 10/7, rằng nhều du học sinh đã báo cho trang này biết rằng họ bị lừa hàng chục ngàn nhân dân tệ trên Weibo và WeChat. Một sinh viên nói rằng anh đã tham gia vào một nhóm các sinh viên trên kênh chat để mua vé rẻ, hiện có 50 người trong nhóm, theo thống kê, số tiền bị lừa lên tới hơn 1,2 triệu nhân dân tệ.
Trong số nhiều sinh viên hải ngoại được phỏng vấn, chỉ có một người có địa chỉ tại quận Hạ Hoa Viên, Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc sau khi bị lừa đã được cơ quan an ninh địa phương thụ án điều tra, còn lại bị từ chối với lý do sự việc xảy ra ngoài Trung Quốc.
Một sinh viên Đại học Công nghệ và Kinh doanh Bắc Kinh đang thực tập ở Malaysia, đã ở Kuala Lumpur được hơn 3 tháng, tên Vương Mẫn Hoa bị lừa và cha anh ở Trung Quốc phải chuyển tới 33.200 nhân dân tệ cho kẻ lừa đảo (khoảng 109 triệu đồng). Lý Linh, một sinh viên đang học ở Đại học bang Oregon, Hoa Kỳ đã phải mất 24.450 nhân dân tệ (khoảng 80 triệu đồng) để mua tấm vé giả từ một công ty TNHH được gọi là Bắc Kinh Long Đẳng.
Một số sinh viên nói công ty họ mua vé có tên Du lịch quốc tế Long Đẳng, Phòng vé quốc tế Long Đẳng, Tam Á Long Đẳng… phóng viên đã tìm hiểu và chỉ thấy một công ty tồn tại có tên là Tam Á Long Đẳng, khi được hỏi, công ty này trả lời họ không có hoạt động kinh doanh vé máy bay quốc tế, “gần đây nhiều người đã liên lạc với chúng tôi nói rằng họ bị lừa do mua vé máy bay quốc tế từ chúng tôi, chúng tôi đã gọi cảnh sát”, công ty cho biết.
Một sinh viên tên Lưu Bằng vừa tốt nghiệp Đại học bang Michigan, Hoa Kỳ cũng là một nạn nhân, nói với The Papper rằng trước đó các tài khoản lừa đảo trên Weibo và WeChat vẫn cập nhật những thông tin vé giả khác nhau và đóng phần bình luận dẫn đến việc nhiều người bị lừa không thể bình luận được.
Sau khi bị lừa, Vương Mẫn Hoa ngay lập tức tìm sự giúp đỡ từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Malaysia. Nhưng đại sứ quán trả lời rằng vì vụ lừa đảo xảy ra ở Trung Quốc, nên phải báo cáo ở bên Trung Quốc. Cha của Vương Mẫn Hoa sau đó đã báo cáo vụ việc với Chi nhánh Công an quận Hạ Hoa Viên, Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc và được nhận thụ lý vụ án.
Không may mắn như Mẫn Hoa, Lý Linh nói với The Papper rằng khi cô yêu cầu sự giúp đỡ từ văn phòng an ninh công cộng địa phương, cô được thông báo rằng công an không thể nhận xử lý vụ việc, “vì việc chuyển tiền không xảy ra ở Trung Quốc”.
Trước loạt bê bối bán vé giả lừa chính người dân của mình, dư luận Trung Quốc đã để lại nhiều lời bình luận như: “Không mua được vé máy bay, sao không liên lạc đại sứ quán”; “Thực sự có quá nhiều kẻ lừa đảo ở nước ta, hơn nữa thủ pháp của chúng phát triển không ngừng”… nhiều người cho rằng đúng là “người trong nhà bắt nạt người trong nhà, vấn đề lẽ ra nên là từ phía chính phủ hỗ trợ giải quyết”; “Là nhà nước đã tạo nên việc lũ trẻ gặp khó khăn khi muốn về nhà, dẫn tới bị lừa gạt”; “Nếu được thì ở lại
nước ngoài đi, trong nước cái gì cũng không tốt nữa rồi”; “Đúng là đặc sản của người Trung Quốc, chuyên hãm hại người mình, trước tiên chính phủ hãm hại khiến không về được nước, sau lại bị đồng hương hãm hại…”; “Tại sao lại không thụ ý vụ án, khó lập án là sao?”…
Ngoài ra, một số sinh viên Trung Quốc ở hải ngoại cũng nói: “Vậy đại sứ quán có thể thuê mấy chuyến bay được không? Có thể mở thêm mấy tuyến hàng không được không? Chúng ta thật sự là không thể trở về được rồi”.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch
Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu ‘nhắc nhở’ Việt Nam
sau kỷ niệm 25 năm ngoại giao với Hoa Kỳ
Phụng Minh
Người dân để lại những bình luận trái chiều, cho thấy những góc nhìn rất khác của người Trung Quốc về Việt Nam cũng như về các vấn đề thời sự thế giới.
Hôm qua (11/7), Việt Nam – Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Sau những lời chúc mừng trên cả mạng xã hội và thông cáo chính thức của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, cổng thông tin di động lớn nhất Trung Quốc Sina News đã đăng lại bài đăng trên mạng xã hội của tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu (Globaltimes) Hồ Tích Tiến với tiêu đề “Nói với người Việt Nam đôi lời rất thật”.
Trong đó ông này viết: “Hôm nay là kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố ngắn mô tả mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam như một đóa hoa và bày tỏ mong muốn biến mối quan hệ hợp tác quốc tế Hoa Kỳ-Việt Nam thành mối quan hệ bè bạn và mô hình hợp tác mẫu mực”.
“… Giờ đây, Hoa Kỳ đã dành hàng ngàn vạn sủng ái với mục đích duy nhất là muốn ly gián quan hệ Trung-Việt, khuyến khích Việt Nam đấu tranh với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, và biến Việt Nam thành một con tốt phục vụ chiến lược của Hoa Kỳ để đàn áp Trung Quốc”.
Hồ Tích Tiến tự nhận mình là Lão Hồ, nói mình vốn là người làm truyền thông, nên cũng muốn nhắc nhở Việt Nam về tầm quan trọng của việc tỉnh táo. Rằng nếu duy trì hòa bình và hữu nghị, đồng thời tăng cường hợp tác hơn nữa với Trung Quốc, Việt Nam sẽ chỉ có lợi.
“Lão Hồ” cũng nói, cống hiến cho sự phát triển mối quan hệ Trung-Việt tốt là một phần của chính sách thân thiện và láng giềng lâu dài của Trung Quốc. “Lão Hồ” cũng không quên nhắc nhở rằng khoảng cách sức mạnh giữa Trung Quốc và Việt Nam là không thể thay đổi. Và nên để Trung Quốc cường đại trở thành động lực phát triển cho Việt Nam, thay vì làm cho Trung Quốc trở thành lực lượng đối kháng.
“Cuối cùng, Lão Hồ muốn nói rằng người Trung Quốc sẽ không phản đối Việt Nam phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Đó là quyền của người Việt Nam. Nhưng chúng tôi sẽ phản đối việc sử dụng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ dưới bất kỳ hình thức nào để hỗ trợ Hoa Kỳ ngăn chặn Trung Quốc. Lão Hồ là một người làm truyền thông. Tôi có thể phản ánh ý chí của nhiều người dân Trung Quốc bình thường, vì vậy tôi sẽ nói sự thật”, Hồ Tích Tiến chốt lại bài viết của mình.
Ngay dưới phần bình luận trên trang Sina, độc giả Trung Quốc để lại nhiều lời nhận xét trái chiều. Bình luận nhận được lượt yêu thích nhiều nhất tính đến sáng nay có ghi: “Việt Nam và Ấn Độ đối với người da trắng không được coi là người, càng đối xử với chúng như con người, chúng càng không thoải mái, chỉ một chữ thôi, tiện (nhân)!” của người dùng mạng có tên “xuerenbabyxiao”.
Người có tên “Ánh trăng dưới rừng_89986” bình luận: “Khi chúng ta trở nên mạnh mẽ, Việt Nam sẽ tự nhiên chấm dứt (quan hệ với Hoa Kỳ)”.
Người tên “Cánh đồng rau trong rừng” nói: “Chừng nào Trung Quốc còn duy trì được ổn định, thì Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chiếm được biển Đông”…
Tuy nhiên cũng có nhiều bình luận không đồng ý với “Lão Hồ”. Người dùng mạng có tên “Mingis_Khan” nói: “Tốt hơn là Lão Hồ nên quan tâm nhiều hơn tới vấn đề trong nước đi”.
“NT Ranger” nói: “Lão Hồ là ai mà đòi đại diện cho người dân Trung Quốc”.
“Tâm ý của Lão Hồ thật đen tối” người dùng mang số 6936136763 cho biết.
Còn “Lucky_Martin” lại đặt ra câu hỏi: “Ông đã nghĩ chưa Lão Hồ, vì sao Việt Nam và Ấn Độ lại ưa thích Mỹ hơn là tin tưởng Trung Quốc? Cũng là mang tiền và công việc làm ăn đến, sao lại không được hoan nghênh? Ngẫm lại căn nguyên của vấn đề đi, nói những lời này có ích lợi gì?”
Trung Cộng từ chối lời mời của Hoa Kỳ
về việc tham gia các cuộc đàm phán nguyên tử
Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào hôm thứ Sáu (ngày 10 tháng 7), Trung Cộng từ chối một lời mời mới của Hoa Kỳ về việc tham gia các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Nga, đồng thời phàn nàn rằng Washington tiếp tục “làm phiền” Bắc Kinh về vấn đề này.
Theo tin từ AFP, chính quyền của Tổng thống Trump yêu cầu Trung Cộng tham gia các cuộc đàm phán về hậu duệ của hiệp ước New Start, là hiệp ước giới hạn lượng đầu đạn nguyên tử của Hoa Kỳ và Nga. Bắc Kinh trả lời rằng họ sẽ tham gia các cuộc đàm phán chỉ khi nào Hoa Kỳ giảm kho vũ khí của họ để phù hợp với năng lực phòng nguyên tử nhỏ hơn nhiều của Trung Cộng, khiến Washington một lần nữa đưa ra một lời mời mới tới các cuộc đàm phán vào hôm thứ Năm (9/7).
Nhưng phát ngôn viên Zhao Lijian của Bộ Ngoại giao Trung Cộng bác bỏ ý tưởng này trong cuộc họp báo vào hôm thứ Sáu (10/7). Ông Zhao tuyên bố rằng đề nghị của Washington về các cuộc đàm phán ba bên là “không nghiêm chỉnh và chân thành”, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ đáp lại lời kêu gọi của Nga về việc gia hạn hiệp ước và tiếp tục giảm kho vũ khí nguyên tử của chính họ. (BBT)
Công nghệ giám sát nhà tù của Huawei
xuất khẩu ra toàn cầu
Bình luậnDu Miên
Thiết bị mạng của công ty Trung Quốc Huawei cho phép đàn áp hàng loạt, đang được xuất khẩu trên toàn thế giới.
Bủa vây bởi hàng loạt nghi vấn và chỉ trích, nhà cung cấp thiết bị mạng Trung Quốc Huawei tiếp tục phải đối mặt thêm một cáo buộc mới. Ở phương Tây, công ty này đã trở nên nổi tiếng với thiết bị mạng 5G và là nhà sản xuất thiết bị cầm tay lớn thứ 2 trên thế giới. Nó cũng là một công ty dẫn đầu trong công nghệ AI (Trí thông minh nhân tạo).
Tuy nhiên, Huawei có một mặt tối mà nhiều người quan tâm tới khi người ta coi ông trùm công nghệ này như là một cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bạn có thể còn nhớ rằng, ban lãnh đạo của công ty này đã bị cáo buộc vi phạm các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ với Iran, dẫn đến việc bắt giữ CFO của Huawei Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) tại Canada vào tháng 12/2018. Hiện bà vẫn đang bị giam giữ tại đây.
Thiết bị gián điệp của Huawei có mặt ở mọi nơi
Huawei và nhiều tập đoàn của Trung Quốc do quân đội kiểm soát hoặc hậu thuẫn. Ảnh: Getty Images
Huawei và nhiều tập đoàn của Trung Quốc do quân đội kiểm soát hoặc hậu thuẫn. Ảnh: Getty Images
Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã lên án Huawei vì thiết lập phần mềm gián điệp trong các thiết bị phần cứng khi công ty này sử dụng các loại cửa hậu khác để thu thập và đánh cắp dữ liệu từ người dùng. Việc các đồng minh của Hoa Kỳ sử dụng thiết bị mạng 5G của Huawei, ví dụ như Vương quốc Anh, là một chủ đề gây tranh cãi.
Theo đó, chính quyền Hoa Kỳ đã cảnh báo các đồng minh, rằng nếu các quốc gia này tiến hành cài đặt thiết bị của Huawei, thì sẽ dẫn đến việc giảm thiểu chia sẻ các thông tin nhạy cảm và bảo mật từ Hoa Kỳ. Cụ thể, Hoa Kỳ đã yêu cầu Vương quốc Anh không sử dụng Huawei để nâng cấp mạng 5G do rủi ro bảo mật quá rõ ràng.
Như vậy, trong 3 năm qua, chiến dịch chống lại Huawei của Hoa Kỳ đã khiến công ty này mất đi khoản doanh thu trị giá hàng tỷ USD. Nhưng những thông tin vừa được phơi bày trước ánh sáng mới đây, chỉ càng bôi đen lên danh tiếng vốn đã vấy bẩn của Huawei.
Cổ súy hành vi bắt giữ hàng loạt
Trong các bài báo gần đây, Forbes đã xác định công ty Huawei đóng vai trò không thể thiếu trong bộ máy giám sát nhà nước độc tài rộng khắp của ĐCSTQ. Trong một cuộc triển lãm vào tháng 11/2019, cộng tác viên của Forbes là ông Zak Dorfman đã giải thích làm thế nào công nghệ theo dõi và giám sát tiên tiến của Huawei cho phép ĐCSTQ thực hiện các hành vi đàn áp, giam cầm và tra tấn hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương:
“Sử dụng công nghệ [Huawei] sâu rộng để củng cố tất cả những điều này là một chủ đề nhất quán xuyên suốt. Điều này bao gồm hệ thống giám sát dựa trên công nghệ trí thông minh nhân tạo AI, xâm nhập để thu thập dữ liệu, theo dõi thông tin liên lạc chung và trên điện thoại thông minh. Bất kỳ sai lầm nào dường như đều dẫn đến nguy cơ bị bắt giữ. Và một khi bị giam giữ, chỉ có ‘cải tạo’ tư tưởng và hành vi mới có thể đảm bảo cơ hội được phóng thích của người đó”.
Ngoài ra, những bài báo này đã tiết lộ thông tin mật rò rỉ về nội dung được ghi trong hướng dẫn sử dụng thiết bị trong các trại giam ở Tân Cương, gồm cả thông tin về hệ thống giám sát và báo cáo trạng thái của các trại giam cũng như hệ thống giám sát ở Tân Cương. Các chính sách và thủ tục có ghi trong bản hướng dẫn sử dụng được chứng minh là đã được cơ quan an ninh Tân Cương phê duyệt.
Thông tin trên được trích dẫn từ Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế, vốn là tổ chức đã đăng tải báo cáo điều tra về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, gọi là China Cables. Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) cũng xác nhận những thông tin trên. Viện này là cơ quan dẫn đầu cuộc điều tra các thông tin trong báo cáo của China Cables. Báo cáo của ASPI kết luận: “Nhiệm vụ Tân Cương của Huawei rất sâu rộng, bao gồm cả việc hợp tác trực tiếp với công an Trung Quốc trong khu vực. Hoạt động của Huawei ở Tân Cương cần được xem xét kỹ trong các cuộc tranh luận về công nghệ Huawei và 5G”.
Theo dõi, kiểm soát và tăng cường tẩy não cùng những biện pháp cực đoan được chính quyền Trung Quốc sử dụng nhằm đàn áp người Duy Ngô Nhĩ từ bỏ tín ngưỡng. (Ảnh: Getty)
Theo dõi, kiểm soát và tăng cường tẩy não cùng những biện pháp cực đoan được chính quyền Trung Quốc sử dụng nhằm đàn áp người Duy Ngô Nhĩ từ bỏ tín ngưỡng. (Ảnh: Getty)
Tất nhiên, Huawei không phủ nhận rằng những bên khác ở Tân Cương cũng sử dụng công nghệ của họ, nhưng công ty này nhấn mạnh rằng họ không thể lên tiếng về cách thức công nghệ này được sử dụng như thế nào. Công ty này cũng phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc hỗ trợ và tăng cường chiến dịch của ĐCSTQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ, vốn được coi là vụ giam giữ hàng loạt lớn nhất đối với bất kỳ dân tộc nào kể từ Thế chiến II, hoặc bất kỳ dân tộc nào nói chung.
Tuy vậy, báo cáo của ASPI trái ngược với khẳng định của Huawei khi kết luận rằng: “Nhiệm vụ Tân Cương của Huawei rất sâu rộng, bao gồm cả việc hợp tác trực tiếp với công an Trung Quốc trong khu vực này”.
Thực tế là ở Trung Quốc, các công nghệ giám sát và theo dõi của Huawei là công cụ được toàn bộ lực lượng cảnh sát trực thuộc ĐCSTQ sử dụng. Họ cũng hỗ trợ chính sách đàn áp, bắt giữ và giam cầm của ĐCSTQ với người dân Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc là Đại Ca của thế giới?
Đáng tiếc thay, các công nghệ theo dõi và giám sát của Huawei không chỉ giới hạn trong phạm vi Trung Quốc và ĐCSTQ. Như Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã nhắc tới trong báo cáo tháng 11/2019, Huawei là công cụ trong chính sách “xuất khẩu chủ nghĩa độc tài” của ĐCSTQ.
Gói công nghệ và quy trình giám sát toàn diện của Huawei, đi kèm với chiêu bài marketing của công nghệ “thành phố an toàn”, một uyển ngữ che giấu mục đích thực sự của công nghệ này, cho phép nhà nước [Trung Quốc] giám sát, kiểm soát và áp bức công dân một cách hiệu quả.
Và phần lớn thế giới đang noi theo sự dẫn dắt của Trung Quốc, đặc biệt là ở Trung Á và Châu Phi. Các quốc gia này thường có ít tự do hơn nhiều so với các xã hội phương Tây, đa phần là các quốc gia có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.
Tuy nhiên, xu hướng sử dụng công nghệ Huawei của các quốc gia này nhằm tạo ra “xã hội an toàn và thông minh hơn” của riêng họ là một điều đáng lo ngại, vì Liên Hợp Quốc (LHQ) dự đoán rằng 90% dân số gia tăng trên thế giới diễn ra ở châu Á và châu Phi. Trên hết, các công nghệ của Huawei chắc chắn sẽ gửi mọi thông tin cho chính quyền Bắc Kinh, cũng như chính quyền nước sở tại.
Các công ty như Huawei đang bán hệ thống giám sát cho nhiều quốc gia bên ngoài Trung Quốc. (Ảnh: flickr/CC0 1.0)
Tính đến tháng 4/2019, hơn 230 thành phố đã sử dụng công nghệ giám sát “thành phố an toàn” của Huawei, chủ yếu ở Trung Á và Châu Phi, nhưng cũng có một số nước ở khu vực Mỹ Latinh và các nơi khác. Giả sử rằng Trung Quốc có thể truy cập vào dữ liệu của các thành phố và quốc gia này, điều này trao cho ĐCSTQ một quyền lực đáng nể trọng, tương tự như là một “Đại Ca” của phần lớn thế giới.
Những hàm ý ở trên không phải là quá lời.
Sự phát triển và mở rộng của công nghệ “thành phố an toàn” của Huawei trên toàn thế giới đe dọa sự lan tỏa và thậm chí là tiếp nối các lý tưởng tự do và dân chủ của phương Tây, và hỗ trợ cho việc truyền bá chủ nghĩa độc tài.
Ở bất kỳ quốc gia khách hàng nào của Huawei trên thế giới, công nghệ này giúp các nhà độc tài và các quốc gia phi dân chủ, bao gồm chính Trung Quốc, có khả năng nhận diện và bắt giữ các phong trào dân chủ cũng như lãnh đạo phe đối lập, trước khi họ có thể tạo nên một phong trào tự do dân chủ có sức ảnh hưởng.
Tất nhiên, mục tiêu của ĐCSTQ là loại bỏ tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới, và tái thiết lập thế giới theo chủ nghĩa độc tài. Nó có thể thành công. Những lý tưởng tự do của nền văn minh phương Tây sẽ nhanh chóng phai mờ nếu thế giới không bao giờ được biết về chúng.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Tác giả: James Gorrie
0 comments