Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Vụ Hồ Duy Hải: Chánh án Nguyễn Hoà Bình giải thích trước Quốc hội

Monday, June 15, 2020 3:33:00 PM // ,

BBC
15 tháng 6 2020

Chánh án Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Bộ trưởng Công an Tô Lâm họp Quốc hội hôm 20/5 Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Chánh án Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Bộ trưởng Công an Tô Lâm họp Quốc hội hôm 20/5
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình "đã phải lên tiếng" sáng 15/06, tại Quốc hội Việt Nam về vụ Hồ Duy Hải.
Trong video được các báo Việt Nam đăng tải, ông Bình đã nhắc lại khá kỹ các chi tiết của vụ án mạng từ năm 2008 mà không cần nhìn giấy.
Chỉ sau một số đoạn nói ông nhìn xuống một mảnh giấy cầm tay chắc để xác định các điểm đã chuẩn bị.
Toàn bộ nội dung được trình bày theo cách giải thích của Chánh án Nguyễn Hoà Bình, là nhằm đáp ứng "sự quan tâm của các đại biểu" và của dư luận nói chung.
Tờ Thanh Niên hôm 15/06 cho hay phát biểu của ông Nguyễn Hoà Bình diễn ra "sau rất nhiều tranh luận của các đại biểu Quốc hội trong và ngoài ngành tòa án về vụ án Hồ Duy Hải suốt hai ngày thảo luận".
Chánh án Nguyễn Hoà Bình nói ông muốn trả lời câu hỏi là bị cáo Hồ Duy Hải "có phạm tội hay không", và vụ án "có oan sai hay không".

Điều tra 'sơ suất' nhưng 'Tòa còn rất nhiều chứng cứ khác'?

Về bị cáo Hồ Duy Hải, ông Nguyễn Hòa Bình nêu ra các điều đã ghi trong hồ sơ, phần nhiều căn cứ vào chính "lời khai của Hồ Duy Hải".
Hồ Duy Hải trong một phiên tòa Bản quyền hình ảnh Nguyen Thi Loan
Image caption Hồ Duy Hải trong một phiên tòa
Phần giải thích thêm về hung khí, việc "mua dao, mua thớt ở chợ để làm chứng cứ", ông Nguyễn Hoà Bình giải thích:
"Ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thể biết cái thớt là hung khí. Chỉ khi bắt được Hải, Hải khai ra việc dùng thớt đập vào đầu nạn nhân, thì người ta mới biết. Khi đó, thớt đã bị dọn đi,"
"Về con dao, Hải khai ở bên tường bưu điện có cái bảng và dắt dao vào bảng đó. Không ai tìm thấy dao cả, chỉ có Hải mới biết vị trí cái dao. Sau khi khám nghiệm hiện trường, có ba anh dân phòng vào dọn phòng đó, phun nước, dỡ bảng ra thì có dao rơi xuống, nhưng người ta sơ suất vứt dao đi. Cơ quan điều tra đi tìm dao đó không được, nên cho ba anh dân phòng mô tả, đi mua dao về."
Theo ông, dư luận nói rằng mua dao ngoài chợ về để thay hung khí, nhưng trong hồ sơ vụ án, không có cái dao nào mua để thay hung khí cả.
"Mua dao, thớt, vật tương tự về để Hải và những người liên quan nhận diện xem có đúng là được sử dụng làm hung khí hay không. Khi để một loạt dao, Hải nhận diện đúng con dao dùng để gây án, dù khi khai thì lời khai không thống nhất."
Có vẻ như ông Nguyễn Hòa Bình nhắc lại rất nhiều những điều dư luận đã biết và đặt câu hỏi, nhất là về cách xử án và kết tội "trọng cung hơn trọng chứng" ở Việt Nam.
Tuy thế, ông hứa rằng cơ quan chức năng "biết còn rất nhiều chứng cứ khác mà nếu đại biểu quan tâm, Tòa án Tối cao sẵn sàng phục vụ trao đổi, thông tin".

Dư luận thấy 'chưa thuyết phục'

Một phần dư luận Việt Nam kiến nghị để Quốc hội giám sát vụ xử giám đốc thẩm mà ông Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa tháng 5 vừa qua về vụ án Hồ Duy Hải.
Ngay hôm kết thúc phiên xử giám đốc thẩm, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân phát biểu chiều 8/5 nói Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam "chưa thuyết phục" được dư luận về phán quyết vụ án Hồ Duy Hải.
Other Bản quyền hình ảnh Other
Ông Lê Thanh Vân đang là Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.
Viết trên Facebook cá nhân, ông cho rằng:
"Phán quyết chiều nay của Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao chưa thể thuyết phục trước nhiều vấn đề bất minh mà xã hội đang rất quan tâm trong vụ án này."
Một nhóm trí thức sau đó đã đăng kiến nghị trên mạng và gửi cho các cơ quan quốc tế yêu cầu Quốc hội VN lập Ủy ban giám sát vụ án để đánh giá lại tính khách quan và chính xác của phiên giám đốc thẩm về mặt thủ tục tố tụng.
Họ cho BBC biết họ muốn nhìn vào "sai sót" trong thủ tục tố tụng hình sự chứ không đi vào chi tiết tranh cãi Hồ Duy Hải có phạm tội hay không.
Cho đến ngày 15/06/2020, trang "KIẾN NGHỊ ĐÒI CÔNG LÝ CHO TỬ TÙ HỒ DUY HẢI | PETITION TO DEMAND JUSTICE FOR HO DUY HAI" có 7.639 người ký tên, từ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Bản thân ông Nguyễn Hòa Bình từng là thiếu tướng công an tại Long An khi xảy ra vụ án và sau làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ủy viên Trung ương Đảng CSVN, lực lượng lãnh đạo toàn bộ xã hội.
Chỉ riêng chuyện này đã khiến có luồng dư luận đặt câu hỏi về tính khách quan khi mà một nhân vật đóng nhiều vai, và các chức vụ cao cấp trong bộ máy tư pháp ở Việt Nam do một đảng chính trị chỉ đạo, bổ nhiệm.
Điều chưa được rõ từ bản tin của các báo Việt Nam hôm 15/06 là hai ngày thảo luận trong Quốc hội có phải là thủ tục giám sát của một ủy ban, hay chỉ đơn thuần là "chất vấn" của đại biểu.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.