Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 03/06/2020

Wednesday, June 3, 2020 6:22:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 03/06/2020

Tổng thống Trump ký sắc lệnh thúc đẩy tự do tôn giáo trên toàn cầu – Quý Khải

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp hôm 2/6 nhằm nêu bật quyền tự do tôn giáo trong các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
“Tự do tín ngưỡng, quyền tự do đầu tiên của Hoa Kỳ, là một vấn đề cấp bách liên quan đến đạo đức và an ninh quốc gia. Tự do tín ngưỡng cho tất cả mọi người trên toàn thế giới là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ tôn trọng và thúc đẩy mạnh mẽ quyền tự do này”, sắc lệnh tuyên bố.
Trong vòng sáu tháng kể từ ngày ký sắc lệnh, Ngoại trưởng Mỹ, cùng các nhà quản lý  Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ “soạn thảo một kế hoạch nhằm ưu tiên quyền tự do tôn giáo quốc tế trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ, cũng như trong các chương trình hỗ trợ nước ngoài của Bộ Ngoại giao Mỹ và USAID”.
Sắc lệnh mới cũng sẽ phân bổ ít nhất 50 triệu USD mỗi năm cho các chương trình thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế.
Bộ Tài chính Mỹ cũng có thể xem xét áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân liên quan đến đàn áp tôn giáo bằng cách thực thi Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky, bên cạnh các biện pháp khác. Đạo luật này cho phép chính phủ Mỹ áp lệnh cấm phát hành thị thực (visa) và phong tỏa tài sản những cá nhân vi phạm nhân quyền và các quan chức tham nhũng trên toàn thế giới.
The Hill đưa tin, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh này sau khi ông và Đệ nhất phu nhân Melania Trump thăm Nhà thờ Tân giáo Thánh John Paul II ở thủ đô Washington vào chiều thứ Ba.
80% dân số thế giới sống ở các quốc gia có quyền tự do tôn giáo bị cấm đoán hoặc đe dọa.
Tháng 9/2019, Tổng thống Trump đã kêu gọi các nước chấm dứt đàn áp tôn giáo trên toàn cầu tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) ở New York. Theo The Epoch Times, ông là nhà lãnh đạo đầu tiên khởi xướng một cuộc thảo luận như vậy tại cuộc họp cấp cao của UNGA.
Ông đã kêu gọi các chính phủ ngừng đàn áp người dân của họ, phóng thích các tù nhân lương tâm, loại bỏ các đạo luật hạn chế tôn giáo và bảo vệ những người bị áp bức.
Trong báo cáo thường niên công bố hồi tháng 4, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã xác định 14 quốc gia thuộc diện đặc biệt quan ngại gồm Myanmar, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Bắc Triều Tiên và Syria.
Trung Quốc đã là một mối quan tâm ngày càng gia tăng đối với Washington. Ủy viên trưởng USCIRF ông Gary L. Bauer nói với The Epoch Times rằng danh sách dài các hành vi ngược đãi tôn giáo và thái
độ thù địch ngày càng gia tăng của chính quyền Trung Quốc đối với tôn giáo đã khiến Trung Quốc trở thành “kẻ xâm phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất [trên toàn cầu]”.
“Trung Quốc đã tuyên chiến với tất cả các tín ngưỡng tôn giáo”, ông nhận định, đồng thời bổ sung thêm rằng chính quyền này đã trở thành “một mối đe dọa quốc tế”.
Đàn áp tín ngưỡng tại Trung Quốc
Chính quyền Trung Quốc đã liên tục được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp vào danh sách “quốc gia thuộc diện đặc biệt quan ngại” bởi hồ sơ tồi tệ của nó trong việc chà đạp tín ngưỡng tôn giáo kể từ năm 1999.
Nhiều nhóm tôn giáo tín ngưỡng đang bị xâm phạm ở Trung Quốc, bao gồm Kitô hữu, Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo và các học viên Pháp Luân Công – môn khí công rèn luyện thân thể và tinh thần dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Họ đã bị bắt giữ, giam cầm bất hợp pháp, bị tra tấn và tẩy não trên diện rộng. Theo các nhà nghiên cứu, chính phủ đang viện đến nhiều biện pháp đàn áp khác nhau, bao gồm việc mổ cướp nội tạng khi họ vẫn còn sống.
Bắc Kinh đã xây dựng các trại giam để cầm tù khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thiểu số khác ở khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc. Ở những nơi khác, việc phá hủy các nhà thờ ngầm và những địa điểm thờ phượng khác vẫn diễn ra.
Báo cáo của USCIRF cũng cho biết hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt vào năm 2019 vì từ chối từ bỏ niềm tin của họ hoặc phân phát tài liệu về môn tập.
“Chúng tôi cảm thấy được khích lệ khi thấy rằng chính sách ngoại giao của Mỹ với các quốc gia thuộc diện đặc biệt quan ngại như Trung Quốc sẽ phải tuân theo các quy định trong sắc lệnh hành pháp mới này, tương tự như Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky”, phát ngôn viên Trung tâm Thông tin Pháp Luân Pháp ông Erping Zhang viết trong một e-mail.
“Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục chính sách đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công và chúng tôi hy vọng sẽ nhìn thấy cộng đồng quốc tế thực thi công lý đối với những thủ phạm đó”, ông viết.
Đáng chú ý, ngay trong bối cảnh đại dịch, hoạt động đàn áp của chính quyền Trung Quốc cũng không có dấu hiệu chậm chạp hoặc trì hoãn.
Theo trang Breitbart của Mỹ, một nhà nghiên cứu đã công bố tài liệu cho thấy chính quyền Trung Quốc đang sử dụng các lá phổi thu hoạch từ những tù nhân lương tâm còn sống để điều trị cho một số bệnh nhân mắc viêm phổi Covid-19. Thời gian chờ ghép phổi chỉ vài ngày, so với vài năm trong các trường hợp thông thường, làm dấy lên lo ngại về các hoạt động mổ cướp nội tạng sống đang diễn ra trong dịch Covid-19.
Tại một buổi họp báo của Bộ Ngoại giao hôm 14/5, Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback tiết lộ:
“Ngay trong đại dịch, ở cả những khu vực chịu phong tỏa khắt khe nhất, chính quyền Trung Quốc vẫn điều một triệu cảnh sát tới khu vực có 10 triệu gia đình Tây Tạng để tăng cường chèn ép những người Tây Tạng và phật tử Phật giáo Tây Tạng”.
“Và chúng tôi cũng thấy điều tương tự trong cộng đồng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, họ đang đối mặt với nguy cơ lây nhiễm gia tăng khi bị buộc phải làm việc bất chấp rủi ro Covid-19, và họ vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với rủi ro này”.
Video: Bí mật nguồn tiền phi pháp của chính quyền Trung Quốc
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-ky-sac-lenh-thuc-day-tu-do-ton-giao-tren-toan-cau.html

Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối

yêu sách ‘bất hợp pháp’ của TQ trên Biển Đông

Mỹ HằngBBC News Tiếng Việt
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trên Twitter hôm 2/6 rằng Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối các yêu sách hàng hải bất hợp pháp trên Biển Đông của Trung Quốc.
“Chúng tôi phản đối những tuyên bố bất hợp pháp và nguy hiểm này. Các quốc gia thành viên phải đoàn kết để duy trì luật pháp quốc tế và tự do hàng hải,” ông Mike Pompeo tweet cùng hagtag #FreeAndOpenIndoPacific (Ấn Độ Thái Binh Dương Tự do và Cởi mở).
Carl Thayer nhận định việc Mỹ mời VN tập trận Vành đai Thái Bình Dương
Biển Đông: Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19
Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?
Biển Đông: Các bản đồ cổ giúp gì VN trong cuộc chiến pháp lý với TQ?
Trong tweet, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đính kèm bức công hàm mà Mỹ gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 1/6/2020.
Nội dung bức công hàm có gì?
Nội dung bức công hàm do Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft ký tên có đoạn:
“Phản đối các yêu sách hàng hàng bất hợp pháp của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc.”
“Kính gửi ngài António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc”
“Tôi rất vinh dự được gửi tới ngài một bức thư liên quan tới Công hàm số CML / 14/2019 do Phái bộ thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi cho ngài vào ngày 12/12/2019 để phản hồi đệ trình của Malaysia lên Ủy ban về Ranh giới thềm lục địa (CLCS) ngày 12/12/2019. Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách hàng hải này vì nó không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Luật biển 1982.”
Trong công hàm, Mỹ cũng nhắc lại kết quả phán quyết của tòa trọng tài thường trực tại Hague năm 2016, trong đó bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Công hàm của Trung Quốc mà Mỹ đề cập, là công hàm Trung Quốc gửi lên Ủy ban về Ranh giới thềm lục địa (CLCS) ngày 12/12/2019, nhằm phản đối bản đệ trình xin công nhận thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Malaysia gửi lên CLCS cùng ngày. Đồng thời, Trung Quốc cho rằng họ “có chủ quyền” với quần đảo ở Biển Đông, “bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa và Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa)”. Trung Quốc cũng đề cập “quyền lịch sử” ở Biển Đông.
Mỹ phản đối “quyền lịch sử” này vì cho rằng chúng vượt quá các quyền lợi hàng hải mà Trung Quốc được hưởng như phản ánh trong Công ước Luật biển 1982.
Mỹ cũng cho rằng các yêu sách về quyền lợi rộng lớn trên Biển Đông của Trung Quốc “là nhằm cản trở quyền và tự do hàng hải của Mỹ và tất cả các nước khác”. Và lưu ý rằng các nước như Việt Nam, Philippines, Indonesia đã lần lượt lên tiếng chính thức phản đối các yêu sách này. Mỹ một lần nữa yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật quốc tế, phán quyết của tòa quốc tế ở Hague, và chấm dứt các hoạt động khiêu khích trên Biển Đông.
Trong thư đính kèm công hàm, bà Kelly Craft yêu cầu gửi công hàm phản đối này đến tất cả thành viên của Liên Hiệp Quốc và đăng tải công khai trên website của văn phòng pháp chế Liên Hiệp Quốc.
Trước Mỹ, ngày 26/5, Indonesia đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, phản đối các yêu sách đề ra trong 3 công hàm của Trung Quốc, trong đó có công hàm nói trên.
Trước Indonesia, 30/3, Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, phản đối công hàm nói trên của Trung Quốc, khẳng định yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
“Mỹ khẳng định ‘là một bên liên quan’ trên Biển Đông”
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt sáng 3/6, thạc sỹ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, bình luận rằng công hàm mới nhất của Mỹ gửi Liên Hiệp Quốc phản đối Trung Quốc cho thấy Mỹ khẳng định rõ lập trường rằng họ ‘là một bên liên quan’ trên Biển Đông.
Công hàm này cho thấy Mỹ khẳng định lập trường rằng họ là một bên liên quan trên Biển Đông.Thạc sỹ luật quốc tế Hoàng Việt
“Những lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông đã được trình bày nhiều trong giới chức và Quốc hội Hoa Kỳ cùng nhiều tài liệu liên quan. Tuy nhiên với công hàm này, Mỹ một lần nữa thể hiện rõ rằng mình là một bên liên quan, dù không trực tiếp, trên Biển Đông, do các vấn đề Biển Đông ảnh hưởng tới tự do hàng hải, tự do hàng không và thương mại trên khu vực này của Mỹ.”
“Đặc biệt, Mỹ ra công hàm vào thời điểm một loạt các quốc gia ASEAN khác cùng lên tiếng phản đối Trung Quốc, gồm, Malaysia, Philippines, Việt Nam và mới đây nhất là Indonesia. Như vậy, việc này giống như thông điệp Hoa Kỳ muốn truyền tải tới Trung Quốc, rằng Hoa Kỳ sát cánh cùng các quốc gia ASEAN để phản đối các yêu sách phi lý của Trung Quốc.”
“Hai nội dung quan trọng mà Mỹ nêu trong công hàm, đều đồng quan điểm với lập trường mà các quốc gia ASEAN đã nêu ra: Phản đối yêu sách trái luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982; và Hoa kỳ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài thường trực Hague năm 2016.”
Ông Hoàng Việt dự đoán rằng một cuộc chiến tranh trên Biển Đông trong thời gian tới ít có khả năng xảy ra do các quốc gia đều phải kiềm chế tối đa. Tuy nhiên, tần suất và cường độ các hoạt động của Mỹ trên Biển Đông sẽ tăng lên.
“Mỹ và các quốc gia ASEAN ngày càng nhận thấy Trung Quốc ngày càng vô lối, phi lý, do đó càng cần thiết có một cường quốc như Hoa Kỳ với các hành động cụ thể hơn. Tuy nhiên Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra trên Biển Đông, đến những nơi mà luật pháp cho phép (như Hoa Kỳ nói). Vừa qua Hoa Kỳ đã cho tàu chiến đi vào khu vực quần đảo Hoàng Sa.”
“Các quốc gia ASEAN hiện cũng đang xem xét hình thành một hiệp ước Ấn Độ-Thái Bình Dương, dựa trên sáng kiến Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vừa rồi Việt Nam cũng được Hoa Kỳ mời tham gia Bộ tứ Mở rộng. Như vậy Hoa Kỳ đang mở rộng đối tác và liên minh để tạo thế kiềm chế với Trung Quốc trên khu vực này.”
Về phía Việt Nam, ông Hoàng Việt cho rằng Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này để tăng cường thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng quan điểm trên Biển Đông. Đặc biệt, cần tranh thủ phát huy vai trò chủ tịch ASEAN để thuyết phục các quốc ra cùng lập trường trong việc đưa ra một bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc về pháp lý để kiềm chế Trung Quốc.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52901561

Hoa Kỳ hãy can đảm công nhận Đài Loan

Những sự kiện gần đây đã xác thực một cách sống động rằng Hoa Kỳ nên thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan hay còn gọi là Trung Hoa Dân Quốc (Cộng hòa Trung Hoa). Trong khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã để cho cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu xảy ra, nỗ lực che đậy đại dịch COVID-19, và thao túng Tổ chức Y tế Thế giới WHO một cách rõ ràng, thì phản ứng của Đài Loan đối với virus là minh bạch, có trách nhiệm, nhân đạo và hiệu quả nhất trên thế giới.
Vậy mà Trung Quốc đã chặn không cho Đài Loan tham gia vào Hội đồng Y tế Thế giới WHA và đã cố gắng kiếm lợi từ cuộc khủng hoảng bằng cách bán các sản phẩm y tế kém chất lượng. Nhà cầm quyền Trung Quốc còn đe dọa những người chỉ trích, thậm chí còn giận dỗi tấn công một sinh viên Úc vì sinh viên này đã chỉ trích trường đại học nơi anh ta theo học, rằng trường khúm núm trước những yêu cầu của Trung Quốc.
Việc không công nhận Đài Loan đã trở thành một mâu thuẫn không thể dung thứ và không có lương tâm, làm suy yếu sự chính trực và uy tín của Hoa Kỳ. Chính sách thời Tổng thống Jimmy Carter dựa trên tiền đề rằng việc công nhận Trung Quốc sẽ giúp biến đổi chế độ cộng sản thành một đối tác đáng tin cậy và có trách nhiệm đối với Hoa Kỳ và các quốc gia khác, và rằng cả hai phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc đều không thể được công nhận vì những tranh chấp của họ về chủ quyền ở Đài Loan và đại lục.
Thực tế đã cho thấy chính sách này sai lầm. Việc tấn công đánh cắp dữ liệu nghiên cứu vắc-xin của các quốc gia khác chỉ là một sự kiện mới nhất trong chuỗi các hành động bất lương của Trung Quốc trong đại dịch, cho thấy quốc gia này đã thất bại trong việc hội nhập vào trật tự thế giới, và đã phá hoại sự toàn vẹn của các chuẩn mực quốc tế và các tổ chức quốc tế. Hãy nghĩ về vụ thảm sát những người biểu tình ôn hòa tại Quảng trường Thiên An Môn; về những trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ; về việc Trung Quốc thu hoạch nội tạng từ người sống; về sự đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến; về nạn kiểm duyệt thông tin quy mô lớn; và một loạt các vụ việc xâm phạm đạo đức trắng trợn khác. Bắc Kinh ép buộc những cộng đồng khác giữ im lặng về họ trên các diễn đàn quốc tế, xâm chiếm các hòn đảo thuộc chủ quyền của nước láng giềng, và từ chối đàm phán.
Trung Quốc đã trở thành, hoặc vẫn luôn luôn là một quốc gia đểu giả; một nhà nước cảnh sát cưỡng chế dựa trên bạo lực, chứ không phải dựa trên sự đồng thuận; một nhà nước không tương thích với những lý tưởng của thế giới hiện đại; một nơi ngấm ngầm làm xói mòn những lý tưởng đó bằng việc truyền cảm hứng và hỗ trợ những kẻ cai trị độc tài khác.
Trong khi đó, Đài Loan là một xã hội dân chủ hàng đầu và là cường quốc kinh tế và khoa học, đồng thời là đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ, với giao thương hàng hóa và dịch vụ trị giá gần 100 tỷ đô-la. Đất nước này tiếp đón 200 nhà ngoại giao Mỹ trong một khu phức hợp đồ sộ mới mà chúng ta lại không thể gọi đó là một đại sứ quán. Và Đài Loan ngày nay tự nhận họ là một quốc gia có chủ quyền, và không hề có tham vọng kiểm soát đại lục.
Chỉ có một vài quốc gia nhỏ chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc bằng cách công nhận Đài Loan, và khi một số cuối cùng phải khuất phục trước sức ép của Trung Quốc – như chính nước Mỹ đã từng làm vào 41 năm trước – thì Washington lại lớn tiếng quở trách họ. Chẳng hạn, tháng 9 năm ngoái, khi Quần
đảo Solomon chuyển từ việc công nhận Đài Bắc sang công nhận Bắc Kinh, Phó Tổng thống Pence đã từ chối gặp lãnh đạo Quần đảo Solomon để thảo luận về quan hệ đối tác phát triển, và đánh giá lại sự trợ giúp của Hoa Kỳ đối với quốc gia này.
Bắc Kinh cảnh báo – hay đe dọa – rằng việc công nhận Đài Loan “sẽ phản tác dụng” tại cộng đồng quốc tế. Washington từ lâu đã bị tê liệt về vấn đề Đài Loan vì sợ chọc phải sự “nhạy cảm tế nhị” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và làm tổn hại quan hệ Mỹ-Trung. Nhưng đại dịch đã phá vỡ tất cả cục diện của thế giới: Sự phân tách đang diễn ra, phản ứng thái quá của Bắc Kinh đang phản tác dụng và Trung Quốc ngày càng bị cô lập, trong khi chính họ cần nhờ cậy vào hầu hết các thị trường xuất khẩu và đối tác ngoại giao để khôi phục nền kinh tế và lấy lại uy tín quốc tế.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà những ảo tưởng đang bị tiêu trừ một cách đau đớn khỏi chính trị quốc tế. Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan là một trong những ảo tưởng như vậy, và Trung Quốc, cũng như Đài Loan và cộng đồng quốc tế, sẽ trở nên dễ chịu hơn khi ảo tưởng đó không còn. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông John Bolton đã viết 20 năm trước, rằng công nhận cả Đài Loan và Trung Quốc chỉ đơn giản là công nhận sự thật. ĐCSTQ chưa bao giờ đại diện cho người dân Đài Loan, và vĩnh viễn sẽ không bao giờ.
Hơn thế nữa, Hoa Kỳ cũng sẽ không bao giờ cho phép Đài Loan bị sáp nhập vào Trung Quốc bằng vũ lực. Một cuộc tấn công quân sự vào Đài Loan sẽ khởi đầu cho cuộc chiến tàn khốc giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và sẽ phá hủy Đài Loan. Việc công nhận Đài Loan đơn giản là để chính thức hóa sự thật, từ nền tảng đó mà Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể tiếp tục phát triển mối quan hệ ngoại giao. Trung Quốc và Hoa Kỳ đang trở nên cởi mở và trung thực hơn về những khác biệt giữa hai nước sau đại dịch, và Hoa Kỳ sẽ lợi nhiều hại ít trong một chính sách duy thực và thành thật.
Hoa Kỳ muốn kết bạn với người dân của cả Trung Quốc và Đài Loan. Hoa Kỳ muốn Trung Quốc là đối tác thương mại và là đối tác phát triển xã hội và quốc tế, nhưng đó là một Trung Quốc tuân thủ các quy tắc và tôn trọng quyền của người dân trong và ngoài nước. Bình thường hóa quan hệ với Đài Loan sẽ là liều thuốc giao hảo bền chặt giúp Trung Quốc từ bỏ thất bại trong việc kiểm soát Đài Loan – một mục tiêu mà họ không thể đạt được – và đi tiếp.
Có lẽ nếu Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác đối xử với Trung Quốc như một người trưởng thành phải tự có trách nhiệm, thì nó rất có thể sẽ trưởng thành thật sự. Và nếu điều đó xảy ra, thế giới sẽ là một nơi an toàn và lành mạnh hơn.
Jianli Yang là người sáng lập và chủ tịch của Sáng kiến ​​Quyền lực Công dân vì Trung Quốc, là người sống sót trong vụ thảm sát Thiên An Môn và là một cựu tù nhân chính trị ở Trung Quốc.
Aaron Rhodes là chủ tịch của Diễn đàn Tự do Tôn giáo Châu Âu, biên tập viên nhân quyền của Tạp chí Dissident, đồng thời là tác giả của cuốn “The Debasement of Human Rights” (Sự tụt dốc của quyền con người).
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35046-hoa-ky-hay-can-dam-cong-nhan-dai-loan.html

Ngoại Trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng

Hoa Kỳ đang xem xét

việc chào đón người dân Hồng Kông

Tin từ WASHINGTON, DC – Trong bài phát biểu vào hôm thứ Hai (1/6), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đang xem xét phương án chào đón người dân từ Hồng Kông để đáp trả việc Trung Cộng áp đặt luật an ninh quốc gia tại thuộc địa cũ của Anh Quốc.
Lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell tuyên bố rằng ông hy vọng chính quyền tổng thống Trump sẽ sớm xác định các biện pháp cụ thể để “áp đặt trừng phạt lên Bắc Kinh” vì hạn chế các quyền tự do ở Hồng Kông, đồng thời cho biết rằng Hoa Kỳ nên noi theo các phản ứng của các nền dân chủ khác và mở cửa cho người dân từ lãnh thổ này đến Hoa Kỳ.
Khi trò chuyện với Viện Kinh Doanh Hoa Kỳ vào hôm thứ Sáu (29/5), ông Pompeo không đưa ra thông tin chi tiết nào về hạn ngạch nhập cư hoặc visa khi được hỏi về Hồng Kông, và chỉ cho biết rằng họ đang xem xét vấn đề này. Bình luận của ông được Bộ Ngoại giao chia sẻ vào hôm thứ Hai (1/6).
Vào hôm thứ Sáu (29/5), Tổng thống Trump ra lệnh cho chính quyền của ông bắt đầu quá trình loại bỏ sự đối xử đặc biệt của Hoa Kỳ đối với Hồng Kông để trừng phạt Trung Cộng vì kiềm chế các quyền tự do ở đó, nhưng vẫn chưa lập tức chấm dứt các đặc quyền giúp lãnh thổ này đứng vững như một trung tâm tài chính toàn cầu.
Hồi tuần trước, Anh Quốc cho biết họ sẵn sàng cung cấp các quyền visa mở rộng và con đường trở thành công dân cho gần 3 triệu cư dân Hồng Kông. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-mike-pompeo-tuyen-bo-rang-hoa-ky-dang-xem-xet-viec-chao-don-nguoi-dan-hong-kong/

Mỹ ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong chuỗi cung ứng

Chính phủ Mỹ xác định Việt Nam là một đối tác hàng đầu trong các dự án tại khu vực sắp tới để sản xuất các sản phẩm chiến lược trong chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump đang tìm cách đưa các dây chuyền sản xuất của Mỹ ra khỏi Trung Quốc.
Thông tin trên được Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Tài chính Quốc tế Mỹ (DFC) Adam Boehler đưa ra trong buổi gặp mặt với Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc tại Washington DC ngày 2/6, theo thông cáo đăng trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vào giữa năm 2018, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã tìm cách đưa chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Nhưng cú sốc do đại dịch virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán, trong đó Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong nhiều chuỗi cung ứng, đã khiến Mỹ quyết liệt đẩy mạnh hoạt động này trong những tháng gần đây.
Giám đốc điều hành DFC hôm 2/6 cho biết với vị trí là cơ quan tài chính phát triển của Chính phủ Hoa Kỳ, DFC đang triển khai một loạt các kế hoạch nhằm hỗ trợ các dự án đầu tư tại các nước đang phát triển, trong đó có khu vực tiểu vùng Mekong, để sản xuất các sản phẩm chiến lược trong chuỗi cung ứng của Mỹ, theo thông cáo của ĐSQ Việt Nam.
“Trong định hướng đó, DFC luôn coi trọng và xác định Việt Nam là một đối tác ưu tiên trong các dự án hợp tác của Hoa Kỳ,” thông cáo viết.
Hồi cuối tháng 4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đang cộng tác với “các quốc gia bạn bè” trong khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Nhật, Úc, New Zealand và Việt Nam, để “thúc đẩy kinh tế toàn cầu” và tìm cách tái cấu trúc “chuỗi cung ứng nhằm ngăn chặn điều tương tự (sự gián đoạn do đại dịch COVID-19) xảy ra lần nữa.”
Chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan ra khắp thế giới từ đầu năm nay. Quốc hội Việt Nam trong phiên họp giữa tháng 5 khẳng định bên cạnh những khó khăn do đại dịch, Việt Nam vẫn có những thời cơ mới mở ra khi làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc đã bắt đầu.
Đánh giá về cơ hội này, Ngân hàng Thế giới, trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5/2020, cho rằng Việt Nam là một điểm đến đầy hứa hẹn cho làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc.
“Đại dịch COVID-19 đã tạo ra thời cơ hiếm có cho Việt Nam, có thể biến nước ta trở thành một điểm sáng trong bản đồ chuỗi cung ứng trên thế giới,” Thạc sỹ Vũ Tuấn Anh nhận định trong một bài viết được Lao Động đăng tải hôm 10/5.
Từ tháng 3, Apple và các công ty công nghệ khác của Mỹ như Microsoft và Google “đang tìm cách chuyển một số dây chuyền sản xuất phần cứng ra khỏi Trung Quốc tới các nơi khác, bao gồm Việt Nam và Thái Lan,” theo CNBC. Trong khi đó Asian Nikkei Review cho biết, khoảng 4 triệu tai nghe không dây AirPods của Apple sẽ được sản xuất ở Việt Nam trong quý II năm nay.
https://www.voatiengviet.com/a/my-uu-tien-hop-tac-voi-viet-nam-trong-chuoi-cung-ung/5447615.html

Vụ George Floyd:

Cơ hội tái cử của ông Donald Trump thế nào?

Cuộc khủng hoảng kép do bất ổn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, với làn sóng bạo động, nổi loạn diễn sau cái chết của người da đen George Floyd, đang gây áp lực mạnh với Tổng thống Donald Trump.
Vụ George Floyd chết: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?
Thống đốc Minnesota: Biểu tình ‘không còn’ là về cái chết của George Floyd
Vụ George Floyd: Tổng thống Trump dọa điều thêm quân để chấm dứt bất ổn
Thế nhưng sức ép này có thể là ‘chưa đủ lớn’ đến mức có thể làm ảnh hưởng tới cơ hội “tái cử” của đương kim tổng thống Mỹ trong kỳ bầu cử cuối năm nay.
“Khi Minneapolis bùng cháy, nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump đang chìm sâu vào khủng hoảng. Tuy nhiên, ông vẫn có thể được bầu lại,” ABC News của Úc hôm tuần đầu tháng 6/2020 dẫn quan điểm một học giả tại từ Đại học Melbourne nhận định.
“Trump, một nhà vận động mạnh mẽ, sẽ cố gắng tìm cách tận dụng cả hai bi kịch tạo lợi thế cho mình và quan trọng hơn là làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với kẻ thách thức ông,” Phó Giáo sư Timothy J. Lynch, chuyên gia về chính trị học Hoa Kỳ viết.
Vẫn theo học giả này, ông Trump đã không gây ra đại dịch Coronavirus chủng mới và “sẽ tiếp tục khẳng định rằng đối thủ đại chính trị chiến lược của Mỹ, Đảng Cộng sản Trung Quốc, là người đã gây ra việc này.”
“Và ông không phải là tổng thống đầu tiên bị đánh dấu bởi sự hỗn loạn của một số thành phố ở Hoa Kỳ.
“Trước Minneapolis, Detroit (1967), Los Angeles (1992) và Ferguson, Missouri (2014) tất cả đều đã là những cảnh biểu tình giận dữ và bạo loạn vì những căng thẳng chủng tộc vẫn chưa được chữa lành.”
‘Thách thức’ cho cả đối thủ Biden?
Hướng tới cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào đầu tháng 11/2020 tới đây, Phó Giáo sư Timothy J. Lynch, trên ABC News, cho rằng chính thời điểm hiện nay cũng là một thách thức với đối thủ của ông Trump thuộc phe Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
“Biden có thể tranh thủ một cơ hội tốt cho người dân Mỹ tại thời điểm này rằng ông là nhà lãnh đạo hiệu quả hơn.
“Nhưng điều này vẫn chưa được phản ánh trong các cuộc thăm dò, hầu hết trong số đó tiếp tục mang lại cho đảng Dân chủ chỉ một lợi thế chút đỉnh so với Trump trong cuộc tranh cử.”
Theo nhà nghiên cứu chính trị Mỹ này, thách thức đối với ông Biden bây giờ là làm thế nào để duy trì lòng trung thành của người Mỹ gốc Phi đối với đảng Dân chủ của ông, đồng thời “trốn tránh trách nhiệm” đối với những thất bại về kinh tế – xã hội của các chính sách của đảng Dân chủ tại các thành phố như Minneapolis.
“Các cơ hội qua COVID-19 và tình trạng bất ổn ở Minneapolis có thể khiến chiến dịch của Biden vẫn còn khó nắm bắt,” học giả này nhận định.
Nước Mỹ chia rẽ hơn?
Hôm 02/6, cũng về mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng Minneapolis đang diễn ra trong đại dịch Covid-19 ở Mỹ với kỳ bầu cử tổng thống đầu tháng 11/2020 và sự tái ổn định xã hội, chính trị cũng như vị thế nước Mỹ, một số nhà bình luận nêu quan điểm riêng của mình với BBC News Tiếng Việt:
“Đại dịch Covid-19 với số người tử vong ở Mỹ quá cao và những cuộc biểu tình bạo loạn này có thể trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với Tổng thống Trump,” cựu đạo diễn truyền hình, nhà báo tự do Song Chi nói với BBC từ Leeds, Anh quốc.
“Nhưng mặt khác, chúng ta thấy là ông Trump là người thường hay biết cách quy trách nhiệm, đổ trách nhiệm cho người khác và lập luận có lợi cho mình, thì chắc chắn về Covid-19, ông sẽ đổ cho Trung Cộng gây ra đại dịch, còn kỳ thị chủng tộc thì ông ấy sẽ nói rằng nó là một vấn đề lâu dài trong nước Mỹ, chứ không chỉ là vấn đề của thời ông Trump.
“Từ nay tới đó còn sáu tháng và chúng ta cũng chưa biết được, trong tình hình thế giới hiện nay chúng ta biết là sự chia rẽ, rồi chủ nghĩa dân túy trỗi dậy, các nước quay lại những vấn đề của mình, thành ra khó nói và tôi không muốn đoán.
“Chỉ riêng chuyện những người ủng hộ ông Trump và những người ủng hộ ông Trump cũng rất chia rẽ, có thể thấy điều đó trong cộng đồng người Việt mà chúng ta thấy, thì điều đó là điều mà chưa bao giờ có trước đây.
“Rõ ràng là làm cho xã hội Mỹ chia rẽ, mà xã hội Mỹ chia rẽ thì sẽ lại càng yếu. Còn về đối ngoại, chúng ta thấy rằng sức mạnh, uy tín, vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đã yếu đi rõ ràng với câu chuyện là chính sách “America First” (Nước Mỹ trước hết) như vậy và Mỹ co cụm, trở về với nước mình.”
Nước Mỹ phải xem lại?
Từ Austin, Texas, Hoa Kỳ, Tiến sỹ Trần Tuấn, nhà phản biện xã hội độc lập có nhiều năm làm việc tại Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói:
“Tôi nghĩ rằng tình hình hiện nay của nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Trump đang làm cho xã hội Mỹ phân tán nhiều hơn, như là chị Song Chi nói. Có hai vấn đề: một là liệu Tổng thống Trump có tiếp tục thắng cử trong đợt tới hay không?
“Ở đây, chúng ta thấy nó còn phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa hai đảng; và diễn biến của những đám biểu tình đợt này, cũng như Covid-19 đợt này, cho nên cũng chưa thể nói được vào lúc này.
“Nhưng theo chiều hướng thì tôi thấy rõ ràng có sự đặt lại vấn đề đối với Tổng thống Trump trong vấn đề gọi là ở vị trí tổng thống và điều hành các hoạt động đối nội, thì tôi thấy cuộc biểu tình lần này đang thể hiện rất rõ họ không đồng ý với Tổng thống Trump trong các hành động như vậy.
“Điểm thứ hai, đối với đối ngoại, tôi thấy rằng dù có đảng Dân chủ, hay đảng Cộng hòa lên, thì đường lối đối ngoại của Mỹ luôn luôn kiên trì và tôi thấy rằng sau đợt Covid-19 này rất rõ, đấy là họ thấy rằng phải xem như Trung Quốc là một đối thủ và cần phải có sự thay đổi chính sách theo hướng để khắc chế Trung Quốc.
“Cho nên bất kể ông Trump lên, hay ông tổng thống nào lên thì tôi thấy rằng đường lối đối ngoại hầu như không thay đổi nhiều.
“Người ta nhận thấy rằng đó là một sự đau xót cho chính nước Mỹ và cũng như ở trên thế giới hiện nay cũng đang có một sự phân tán là khi mà một đất nước nào mà dự định hoặc là dùng bạo lực để mà đàn áp người dân, thì tôi cho rằng đất nước đo đang mất đi hình ảnh của chính mình, dù nói tốt đến đâu thì nói, cho nên tôi cho rằng nước Mỹ phải xem lại vấn đề này.”
Bài toán bầu cử còn phức tạp?
Từ vùng Vịnh, tại California, Hoa Kỳ, nhà báo Bùi Văn Phú nói với BBC:
“Những người trung kiên kể cả đảng Dân chủ, cũng như đảng Cộng hòa, trong hai đảng đều có một số người rất là trung kiên, họ không cần biết chính sách của đảng làm sao, họ chỉ biết là khi họ đi bầu thì chắc chắn họ sẽ bầu cho người của đảng của họ, hoặc là Dân chủ, hoặc là Cộng hòa.
“Những con số đưa ra, tôi thấy rất là đúng, sự ủng hộ của những người nòng cốt ở đảng Cộng hòa luôn luôn ủng hộ lãnh đạo của họ rất kiên trì, con số 87% ủng hộ ông Trump rất là cao, rất là quan trọng với ngày bầu cử.
“Lẽ tất nhiên bài toán bầu cử ở nước Mỹ hơi phức tạp, không phải toàn dân ủng hộ là đã thắng cử. “
“Bài toán sẽ tính ra từng tiểu bang ở nước Mỹ và những tiểu bang ở miền Trung nước Mỹ, những tiểu bang đỏ là sẽ hết lòng ủng hộ ông Trump dưới bất cứ giá nào.”
Còn từ Sài Gòn, cũng hôm thứ Ba, nhà báo Trần Đình Thu chia sẻ góc nhìn của mình từ Việt Nam, ông nói:
“Theo tôi, tỷ lệ ủng hộ ông Donald Trump ở Việt Nam nhiều hơn rất nhiều so với là phe Dân chủ, bởi vì lý do chính là ông Trump chống Trung Quốc.
“Còn ông Barack Obama, thì không thấy rõ tinh thần chống Trung Quốc của ông Obama,” cựu phóng viên, biên tập viên báo Thanh Niên nói với BBC.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một cuộc hội luận về chủ đề có liên quan nói trên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52904975

Vụ George Floyd:

Tổng thống Trump có thể điều động quân đội?

Jake HortonBBC Reality Check
Giữa lúc biểu tình lan rộng khắp nước Mỹ, Tổng thống Trump đã đe dọa sẽ điều động quân đội để chấm dứt tình trạng bất ổn.
Ông Trump cho biết sẽ triển khai quân đội nếu các thành phố và tiểu bang không tự giải quyết vấn đề.
Nếu có thành phố hoặc tiểu bang không chịu thực hiện các biện pháp cần thiết… tôi sẽ điều quân đội đến giải quyết
Nhưng một số thống đốc tiểu bang nói rằng chính phủ không có quyền điều quân đội liên bang đến mà không có sự cho phép của chính quyền tiểu bang.
Tổng thống có quyền điều động quân đội?
Nói một cách ngắn gọn, tổng thống có quyền làm điều đó trong một số tình huống nhất định.
Hiện đã có hàng ngàn binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia, lực lượng dự bị của Lục quân Hoa Kỳ, được triển khai.
Vụ George Floyd: Tổng thống Trump dọa điều thêm quân để chấm dứt bất ổn
Vụ George Floyd chết: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?
Vụ George Floyd và lời kêu gọi biểu tình ôn hòa
Lực lượng này đã có mặt tại hơn 20 tiểu bang trên khắp nước Mỹ để ngăn biểu tình, nhưng sự có mặt của họ là do chính quyền các thành phố hoặc tiểu bang yêu cầu.
Tuy nhiên, một đạo luật của Mỹ được thông qua vào thế kỷ 19 đã liệt kê các tình huống chính quyền trung ương Washington DC có thể can thiệp mà không cần sự cho phép của tiểu bang.
Đạo luật Khởi loạn quy định không bắt buộc phải có sự chấp thuận của thống đốc tiểu bang trong trường hợp tổng thống xác định tình hình tại một tiểu bang đang ở mức không thể thực thi luật pháp Hoa Kỳ, hoặc khi quyền của công dân bị đe dọa.
Luật được thông qua vào năm 1807 nhằm cho phép tổng thống huy động dân quân chống lại “các cuộc đột kích thù địch của thổ dân” – và sau đó luật này đã được mở rộng để cho phép triển khai quân đội Hoa Kỳ trong các vụ gây rối quốc nội và bảo vệ các quyền dân sự.
Một luật khác được thông qua vào năm 1878 đòi hỏi phải có sự cho phép của Quốc hội đối với việc sử dụng quân đội ở trong nước, nhưng một chuyên gia pháp lý nói với BBC rằng Đạo luật Khởi loạn là đủ thẩm quyền pháp lý cho tổng thống triển khai quân đội.
Có thể thấy trong hoàn cảnh hiện tại, tổng thống có cơ sở pháp lý để sử dụng quân đội mà không cần sự chấp thuận từ các tiểu bang.
“Điểm mấu chốt”, Robert Chesney, giáo sư luật tại Đại học Texas, nói, “ở đây chính là quyết định của tổng thống; còn các thống đốc không cần phải đề nghị tổng thống hỗ trợ.”
Luật này từng được áp dụng chưa?
Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội, Đạo luật Khởi loạn đã được sử dụng hàng chục lần trong quá khứ, nhưng chưa từng được áp dụng trong gần ba thập kỷ gần đây.
Luật này được áp dụng gần đây nhất là vào năm 1992 khi cựu Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush triển khai giải pháp dẹp bạo loạn ở Los Angeles.
Suốt thời kỳ đấu tranh dân quyền thập niên 1950 và 1960, có ba tổng thống khác nhau đã sử dụng luật này, trong đó có trường hợp luật được dùng ngay cả khi có sự phản đối từ thống đốc tiểu bang.
Tổng thống Dwight Eisenhower đã đối mặt với sự phản đối khi ông sử dụng luật này vào năm 1957 để điều binh sĩ Hoa Kỳ đến Arkansas nhằm kiểm soát cuộc biểu tình tại một trường học, nơi học sinh da đen và da trắng cùng học chung.
Kể từ cuối thập niên 1960, việc sử dụng luật này trở nên rất hiếm. Quốc hội đã sửa đổi luật vào năm 2006 sau cơn bão Katrina trong nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quân đội trong khắc phục hậu quả thiên tai, nhưng sửa đổi đã bị bãi bỏ sau khi các thống đốc bang phản đối.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52889669

Người biểu tình Mỹ vẫn xuống đường,

bất chấp lệnh giới nghiêm

Hàng chục nghìn người hôm 2/6 đổ ra các đường phố ở Mỹ, bất chấp lệnh giới nghiêm, trong đêm biểu tình thứ tám để phản đối cái chết của một người đàn ông da đen khi bị cảnh sát bắt giữ.
Tin cho hay, binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia đã đứng thành hàng trên bậc thềm của Khu tưởng niệm Lincoln.
Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát cũng như tình trạng cướp phá một số cửa hàng ở New York đã dịu đi khi sắp hết đêm.
Ở Los Angeles, nhiều người biểu tình còn ở ngoài đường sau lệnh giới nghiêm đã bị bắt.
Vào cuối giờ tối, tình hình yên tĩnh tới nỗi các đài truyền hình địa phương đã chuyển việc phát tin liên tục về biểu tình sang các chương trình thường lệ.
Các cuộc tuần hành lớn cũng diễn ra ở Philadelphia, Atlanta, Denver và Seattle.
Tại Porland, Oregon, các đám đông dường như gia tăng số lượng trước lúc 11 giờ tối (giờ địa phương). Cảnh sát đã sử dụng lựu đạn gây choáng và hơi cay vào đám đông, gọi đó là “cuộc tụ tập trái phép”. Đám đông tản mát hét lên “biểu tình ôn hòa” hướng về cảnh sát.
Dù các cuộc biểu tình để tưởng nhớ ông Floyd cũng như các nạn nhân khác thiệt mạng vì bạo lực của cảnh sát phần lớn ôn hòa vào ban ngày, sau khi đêm xuống, một số tiến hành cướp bóc và phá hoại. Tối ngày 1/6, 5 cảnh sát đã bị trúng đạn ở hai thành phố.
Bên ngoài tòa nhà Quốc hội Mỹ chiều 2/6, một đám đông quỳ gối trước cảnh sát, hô vang, “im lặng là bạo lực” và “không có công lý, không ôn hòa”.
Đám đông vẫn hiện diện ở đó sau khi trời tối bất chấp lệnh giới nghiêm cũng như tuyên bố của ông Trump về việc trấn áp tình trạng vô pháp luật mà ông nói là do “những kẻ côn đồ” gây ra.
Ông cũng tuyên bố sử dụng binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia hoặc thậm chí cả quân đội nếu cần.
Một số người biểu tình đẩy và xô lấn hàng rào, nhưng được nhiều người khác khuyên không làm vậy. Truyền thông địa phương ghi nhận đám đông suy giảm vào lúc nửa đêm.
https://www.voatiengviet.com/a/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-m%E1%BB%B9-v%E1%BA%ABn-xu%E1%BB%91ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-l%E1%BB%87nh-gi%E1%BB%9Bi-nghi%C3%AAm/5447296.html

George Floyd :

60.000 người tuần hành ở Houston,

Thụy My
Phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát vẫn tiếp diễn tại Hoa Kỳ, dù có những nhóm quá khích lạm dụng cướp phá, dù phải đối đầu với cảnh sát cũng như lời đe dọa gởi quân đội đến của tổng thống Donald Trump.
Chín ngày sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis, hôm qua 02/06/2020 tại Houston, nơi sinh trưởng của người da đen xấu số này, cuộc tuần hành tưởng niệm tập hợp đến 60.000 người, do thân nhân của nạn nhân vụ bạo lực cảnh sát dẫn đầu.
Từ Houston, đặc phái viên Thomas Harms gởi về bài phóng sự :
Nhiều người biểu tình mặc áo thun có in hình George Floyd, với câu « Tôi không thở được ». Trong đám đông đi bộ hoặc cưỡi ngựa, có những người Mỹ gốc Phi và cả người gốc Mỹ la-tinh, gốc Á …
Một thanh niên nói : « Tôi thực sự ngạc nhiên và cũng hết sức cảm động khi thấy nhiều người tham gia như thế : người da màu, gốc gác từ châu Mỹ la-tinh, châu Á. Thật vui khi một thành phố đa văn hóa như Houston tỏ ra đoàn kết.
Nhiều cảnh sát trưởng cũng tuần hành với đám đông, các cảnh sát giơ cao ngón tay ra dấu ủng hộ, cảnh sát trưởng Houston quỳ gối cùng với người biểu tình. Ngay cả Will Hurd, dân biểu Cộng Hòa người da đen duy nhất cũng hiện diện trong đoàn biểu tình.
Khi đến nơi, trước tòa thị chính, hàng ngàn người lắng nghe người anh của George Floyd phát biểu. Anh Philonise Floyd nói : « Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng có nhiều người như thế đến đây vì em tôi. Tôi sẽ không có mặt tại đây nếu không có các bạn, mà ngồi nhà với cú sốc. Tôi cảm thấy bị tổn thương, tôi yêu mến em tôi ».
Ông Lee Merritt, luật sư của gia đình Floyd tuyên bố : « Chúng ta cần phải đưa cuộc chiến đấu này đến Washington D.C. ; kêu gọi lập ra một luật mang tên George Floyd để cải cách hoạt động của cảnh sát. Và chúng ta sẽ không ngừng phản kháng, đấu tranh một khi chưa đạt được. Hãy hô lên tên anh ấy ».
Đám đông hô to : « George Floyd !».
Đối với nhiều người biểu tình, giờ đây cần phải có sự thay đổi sâu sắc, cũng như một sự thay đổi thông qua lá phiếu vào tháng 11 tới.”
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tối qua loan báo đã điều 1.600 quân nhân đến Washington DC, nhưng bố trí tại các căn cứ quân sự trong khu vực này chứ không phải trên các đường phố thủ đô nước Mỹ. Thông báo này được đưa ra sau khi tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai tuyên bố sẽ gởi quân đội đến các thành phố mà chính quyền địa phương không kiểm soát nổi an ninh, để xảy ra các vụ cướp bóc, đập phá…
Trên khắp nước Mỹ, những người ủng hộ «Black Lives Matter» (Mạng sống của người da đen phải được coi trọng) tham gia phong trào cùng quỳ gối, tỏ ý chống bạo lực cảnh sát. Nhiều cảnh sát viên cũng tham gia, và hình ảnh những người vũ trang mặc cảnh phục quỳ gối như để xin lỗi đã gây ấn tượng tốt.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200603-george-floyd-60-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-%E1%BB%9F-houston-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ti%E1%BA%BFp-di%E1%BB%85n-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9

Biểu tình ‘vụ George Floyd’ bị các nhóm có tổ chức

 biến thành ‘bạo lực vô pháp luật’ tại Mỹ

Hương Thảo
Các cuộc biểu tình đã nổ ra trong tuần qua trên nước Mỹ kể từ sau vụ việc George Floyd, một người đàn ông da đen đã chết trong khi bị cảnh sát ghì cổ vào ngày 25/5 tại Minneapolis. Theo kết quả khám
nghiệm tử thi độc lập thứ hai mà gia đình Floyd ủy thác cho biết, áp lực duy trì ở phía bên phải của động mạch cảnh của Floyd đã làm cản trở dòng máu lên não và áp lực đè trên lưng đã cản trở khả năng thở, khiến anh chết vì ngạt.
Bất chấp việc viên cảnh sát đã bị sa thải và bị buộc tội giết người cấp độ 3 và có thể đối mặt với mức án 25 năm tù, ba cảnh sát trong nhóm 911 cũng đã bị sa thải, các cuộc biểu tình ôn hòa chống phân biệt chủng tộc đã bị các nhóm có tổ chức lợi dụng biến tướng thành biểu tình vô pháp luật với bạo lực và cướp bóc lan tràn khắp nước Mỹ.
Bốn sĩ quan cảnh sát bị bắn ở Missouri
Theo The Epoch Times ngày 1/ 6, bốn sĩ quan cảnh sát ở St. Louis, Missouri, đã bị tấn công bằng súng vào đầu giờ thứ Ba, theo sở cảnh sát đô thị thành phố.
“Đêm nay, chúng tôi đã có 4 sĩ quan bị bắn bởi súng. Tất cả đã được chuyển đến một bệnh viện khu vực. Tất cả đều còn ý thức và thở. Chấn thương của họ được cho là không đe dọa đến tính mạng”, cục cảnh sát nói trong một tuyên bố.
“Các sĩ quan vẫn đang tiếp tục nổ súng ở trung tâm thành phố và chúng tôi sẽ chia sẻ thêm thông tin nếu có”.
Các cuộc biểu tình bắt đầu một cách ôn hòa vào thứ Hai tại St. Louis nhưng một số đã trở thành bạo lực chỉ sau một đêm, với những kẻ bạo loạn đập vỡ cửa sổ và cướp bóc hàng hóa từ các doanh nghiệp, cũng như gây ra các đám cháy ở khu vực trung tâm thành phố. Cuộc biểu tình ôn hòa vào Chủ nhật cũng đã leo thang hỗn loạn qua đêm vào sáng thứ Hai, với các phương tiện và tòa nhà bị hư hại, và các sĩ quan cảnh sát phải bắn hơi cay sau khi họ bị ném đá, pháo hoa và chất lỏng dễ cháy nổ.
Trước đó, Thống đốc Mike Parson cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ nhật rằng Lực lượng Vệ binh Quốc gia Missouri và Đội tuần tra Xa lộ Bang Missouri sẵn sàng bảo vệ tính mạng và tài sản nếu bạo lực vẫn còn.
“Chúng tôi vô cùng đau buồn trước cái chết bi thảm của George Floyd. Chúng tôi cũng rất buồn trước những hành động bạo lực đã xảy ra trên khắp đất nước và tiểu bang của chúng ta xảy ra sau sự việc này. Vào thời điểm này, chúng tôi đang thực hiện một cách tiếp cận chủ động để bảo vệ Missouri và người dân”, ông Parson, một cựu cảnh sát trưởng, cho biết.
“Bạo lực và phá hoại không phải là cách đáp trả”, thống đốc nói thêm. “Tôi ủng hộ những người đang kêu gọi công lý và hòa bình. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ [cực đoan] đã lợi dụng các cuộc biểu tình ôn hòa này để thực hiện các hành vi bạo lực gây nguy hiểm cho cuộc sống của công dân và mang lại sự hủy diệt cho cộng đồng của chúng ta”.
“Bạo lực này không chỉ đe dọa an toàn công cộng và phá hủy các cơ sở kinh tế; nó nhấn chìm tiếng nói của những người biểu tình ôn hòa kêu gọi công lý và làm việc để cải thiện đất nước chúng ta”.
Một người đàn ông bị cáo buộc ‘phân phối chất nổ’ bị bắt giữ
Chính quyền liên bang đã bắt giữ và buộc tội một người đàn ông ở Illinois đã tới thành phố Minneapolis để tham gia các cuộc biểu tình George Floyd. Anh ta đã bị cáo buộc “phân phối chất nổ” trong khi khuyến khích người khác ném chúng vào các nhân viên thực thi pháp luật.
Matthew Lee Rupert, 28 tuổi, đã bị bắt tại Chicago vào ngày 1/6 và bị buộc tội gây rối dân sự, trong một cuộc bạo loạn và sở hữu các thiết bị phá hoại chưa đăng ký, theo Bộ Tư pháp (DOJ).
Theo các giấy tờ của tòa án công bố hôm thứ Hai, người đàn ông 28 tuổi khai nhận đã phát các thiết bị nổ cho những người tham gia cuộc biểu tình ở thành phố Minneapolis và đăng tải đoạn phim lên trang Facebook cá nhân của mình. Trong đoạn phim có lời anh ta nói với một kẻ bạo loạn ném chất nổ vào các sĩ quan cảnh sát SWAT.
Trong video tự ghi lại, Rupert cho thấy đang chủ động phá hoại tài sản, có vẻ như đã đốt cháy một tòa nhà và cướp bóc các doanh nghiệp ở thành phố Minneapolis, Bộ Tư pháp cho biết.
Đoạn video do Rupert đăng tải cũng cho thấy anh ta yêu cầu chất lỏng nhẹ hơn trong một cửa hàng rượu và vào một cửa hàng điện thoại di động trước khi anh ta nói rằng anh ta nói “Hãy châm lửa lên”. Một video khác cũng cho thấy Rupert xâm nhập và cướp bóc Office Depot.
Các sĩ quan cảnh sát Chicago đã bắt giữ người đàn ông 28 tuổi này vào sáng Chủ nhật sau khi anh ta vi phạm lệnh giới nghiêm khẩn cấp trong thành phố. Một số thiết bị phá hoại, một cây búa, đèn pin hạng nặng và tiền mặt sau đó đã được chính quyền phát hiện, khi họ tìm ra được chiếc xe của anh ta.
Rupert đã có mặt tại một tòa án ở Chicago hôm thứ Hai liên quan đến những sự việc tại Minnesota, nơi anh ta bị buộc tội.
Các nhà lập pháp đã công khai lên án vụ bạo loạn, bạo lực và cướp bóc lan rộng, khởi nguồn từ cái chết của George Floyd 46 tuổi ở thành phố Minneapolis vào tuần trước. Theo một thống kê của AP, ít nhất 4.400 người đã bị bắt trên khắp nước Mỹ sau nhiều ngày phản đối.
Các bằng chứng cho thấy bạo lực do các nhóm có tổ chức kích phát
Các quan chức ở New York, Chicago và các thành phố khác nói rằng họ đã thấy bằng chứng cho thấy các nhóm có tổ chức tìm cách kích động bạo lực trong các cuộc biểu tình liên quan đến vụ George Floyd.
Quan chức chống khủng bố hàng đầu của New York, Phó ủy viên tình báo và chống khủng bố John Miller, nói với các phóng viên hôm Chủ nhật tin rằng các nhóm phối hợp giấu tên có vai trò tổ chức như trinh sát và y tế, cũng như cũng cấp các vật tư như đá, chai lọ, chất kích cháy cho các nhóm ly khai để thực hiện hành vi phá hoại và bạo lực.
“Trước khi các cuộc biểu tình bắt đầu, các nhà tổ chức của một số nhóm vô chính phủ đã lên kế hoạch quyên góp tiền, và những người quyên góp tiền đã lên kế hoạch tuyển dụng các đội y tế để triển khai các hành động bạo lực với cảnh sát”, ông Miller cho biết, theo NBC New York.
Ông nói thêm rằng các nhóm tìm cách gây thiệt hại tài sản “chỉ ở những khu vực giàu có hơn hoặc tại các cửa hàng cao cấp được điều hành bởi các tổ chức doanh nghiệp”. Các nhóm này cũng có “một mạng lưới trinh sát xe đạp phức tạp đi trước những người biểu tình theo các hướng khác nhau” để giúp xác định vị trí của cảnh sát, và dẫn dắt họ đến các khu vực để thực hiện hành vi phá hoại, nơi họ tin rằng các sĩ quan thực thi pháp luật sẽ không có mặt”.
Miller cũng nói rằng cứ một trong bảy vụ bắt giữ – trong số 786 vụ bắt giữ kể từ ngày 28/5 tại New York – là từ người bên ngoài bang, và họ đến từ Massachusettes, Connecticut, Pennsylvania, New Jersey, Iowa, Nevada, Virginia, Maryland, Texas và St. Paul, Minnesota, theo hãng tin.
Một nhân chứng đã nói với tờ New York Post rằng hàng trăm kẻ cướp bóc đã và đang di chuyển một cách có hệ thống từ cửa hàng này sang cửa hàng khác”. Các cửa hàng báo cáo rằng khu phố Soho cao cấp ở Lower Manhattan dường như là nơi bị tàn phá tồi tệ nhất vào tối Chủ nhật.
Tại Chicago, Thị trưởng Lori Lightfoot đã nói với một cuộc họp báo vào Chủ nhật, bà tin rằng các nhóm có tổ chức đã cố gắng lợi dụng các cuộc biểu tình ôn hòa trong thành phố, Crain’s Chicago Business đưa tin.
“Không nghi ngờ gì nữa – đây là một nỗ lực có tổ chức đêm qua”, bà nói. “Rõ ràng đã có những nỗ lực để biến một cuộc biểu tình ôn hòa thành một thứ gì đó bạo lực”.
“Không nghi ngờ rằng những kẻ bạo loạn mang theo vũ khí đã được tổ chức và điều khiển một cách tuyệt đối”, theo thị trưởng Lightfoot. “Cũng rõ ràng rằng các vụ đốt phá, cả xe hơi và tòa nhà, đã được tính toán và có tổ chức. Đó là lợi dụng và cướp bóc”.
Tại thành phố Minneapolis vào Chủ nhật, Ủy viên An toàn Công cộng bang John Harrington nói rằng các quan chức đã tìm thấy một số vật liệu dễ cháy, một số trong đó trông giống như chúng đã được dựng lên cách đây vài ngày tại các khu phố nơi đã xảy ra hỏa hoạn, báo cáo của Star Tribune.
Cảnh sát đã tìm thấy những chiếc xe bị đánh cắp với biển số được tháo ra được sử dụng để vận chuyển các vật liệu dễ cháy. Họ cũng tìm thấy hàng hóa và vũ khí bị đánh cắp trong những chiếc xe, Harrington nói thêm.
“Thực tế là chúng ta đã thấy rất nhiều bằng chứng trong số chúng ở rất nhiều nơi khiến chúng ta tin rằng nó là một phần của mô hình chung, đây thực tế là một hoạt động có tổ chức, chứ không phải là một hành động giận dữ ngẫu nhiên”, ông nói.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bieu-tinh-vu-george-floyd-bi-cac-nhom-co-to-chuc-bien-thanh-bao-luc-vo-phap-luat-tai-my.html

Cảnh sát thu thập hình ảnh

về các vụ cướp bóc để truy tìm nghi can

Tin Los Angeles, California – Sở cảnh sát Los Angeles đang thu thập bằng chứng về các vụ biểu tình gần đây, chủ yếu là các hình ảnh video, để xác định những kẻ tham gia các vụ cướp bóc, đốt phá và truy tố họ trong tương lai.
Cơ quan FBI vào thứ Hai, 1 tháng 6, kêu gọi người dân toàn quốc cung cấp hình ảnh và video có thể giúp nhận dạng những kẻ kích động bạo lực trong các cuộc biểu tình. Cảnh sát cho biết nhiều kẻ gian đã lợi dụng các cuộc biểu tình để thực hiện các vụ cướp phá. Nhà chức trách sẽ tập trung điều tra các vụ án nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại hoặc gây tổn thương cho người khác. Những kẻ phạm tội nhiều lần hoặc tham gia các băng nhóm phạm tội nhiều lần cũng sẽ bị chú ý. Ngoài ra, cảnh sát cũng sẽ truy tìm những kẻ có những hành động quá ngang ngược hoặc tàn nhẫn.
Theo Sở cảnh sát LA, hiện tại, hàng ngàn cảnh sát tại các khu vực xảy ra nạn cướp phá nghiêm trọng đều có đeo camera trên người, và có khả năng ghi hình trong nhiều giờ, để ghi lại các sự việc mà viên cảnh sát đã chứng kiến. Nhà chức trách hy vọng sẽ tìm ra những kẻ gây bạo loạn từ video do người dân và các cơ sở thương mại cung cấp, và cả các video được đăng lên mạng xã hội.
Việc thu thập bằng chứng video từng được cảnh sát thực hiện trước đây tại các thành phố xảy ra bạo động. Tuy nhiên, việc này cũng gây lo ngại, do các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng cảnh sát hoặc FBI có thể dùng video để nhận dạng những người biểu tình ôn hòa và gây bất lợi cho họ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-thu-thap-hinh-anh-ve-cac-vu-cuop-boc-de-truy-tim-nghi-can/

4 cảnh sát trúng đạn

trong cuộc biểu tình George Floyd ở St. Louis

Vào sáng sớm thứ ba (ngày 2 tháng 6), 4 cảnh sát ở thành phố St. Louis, tiểu bang Missouri, đã bị bắn trong các cuộc biểu tình bạo lực xoay quanh cái chết của ông George Floyd ở khu vực trung tâm thành phố. Trước trước khi vụ nổ súng xảy ra, Fox 2 Now cho biết một đám đông đã tụ tập bên ngoài trụ sở Cảnh sát St. Louis, và cảnh sát đã lập hàng rào xung quanh khu vực để ngăn chặn những người biểu tình.
Một khoảng thời gian sau, Cảnh sát trưởng St. Louis John Hayden cho biết một nhóm khoảng 200 người không có ý định biểu tình bắt đầu ném đá và bắn pháo bông vào các cảnh sát. Những nghi can bạo loạn này sau đó bắt đầu cướp bóc tại khu vực trung tâm thành phố.
Theo ông Hayden, 4 viên cảnh sát bị trúng đạn khi đang lập hàng rào, 2 trong số họ bị bắn vào chân và một người bị bắn vào bàn chân. Người còn lại bị bắn vào cánh tay. Ông cho biết thêm rằng các cảnh sát chỉ bắt đầu thực hiện các biện pháp để chống lại đám đông sau khi tình hình trở nên bạo lực bên ngoài trụ sở cảnh sát. Nhiều thành viên trang bị đồ chống bạo loạn đã ném hơi cay vào đám đông và bắt đầu di chuyển thành hàng để ngăn chặn những nghi can bạo lực.
Một thông cáo báo chí từ Sở Cảnh sát St. Louis cho biết những người biểu tình vẫn còn đang nổ súng nhằm về phía lựa lượng cảnh sát, nhưng nơi phát ra tiếng súng vẫn chưa được xác định. (BBT)
https://www.sbtn.tv/4-canh-sat-trung-dan-trong-cuoc-bieu-tinh-george-floyd-o-st-louis/

Bạo loạn Mỹ: Một người gốc Hoa bị bắt

do ‘giả làm Vệ binh Quốc gia’

Phụng Minh
Tại thời điểm bị bắt, người đàn ông gốc Hoa này được trang bị đầy đủ vũ khí như một Vệ binh Quốc gia thực sự, với một khẩu súng trường không có số sê-ri.
Cái chết của người đàn ông người Mỹ gốc Phi George Floyd tại tiểu bang Minnesota đã kích hoạt các cuộc biểu tình ở nhiều nơi của Hoa Kỳ, và các cuộc biểu tình sau đó đã biến thành bạo loạn. Chính phủ Hoa Kỳ đã phái Vệ binh Quốc gia để duy trì trật tự. Hôm thứ Hai (1/6), một người đàn ông gốc Hoa 31 tuổi ở California, bị nghi ngờ đóng giả thành viên Vệ binh Quốc gia, tham gia vào các hoạt động của lực lượng bảo vệ này. Người đàn ông Trung Quốc đã bị bắt gần Tòa thị chính Los Angeles vào đầu giờ ngày thứ Ba (2/6). Ý định của anh ta hiện đang được điều tra.
Truyền thông Mỹ ABC7 đưa tin, người đàn ông Trung Quốc 31 tuổi, Gregory Hoàng đã đi Uber đến trung tâm thành phố Los Angeles vào tối thứ Hai. Lúc đó anh ta mặc trang phục giống với đồng phục của Vệ binh Quốc gia và mang theo một khẩu súng trường, trà trộn vào Vệ binh Quốc gia.
Sau đó, một số thành viên khác của lực lượng Vệ binh Quốc gia đã chú ý đến anh ta và gọi cho các quan chức của Sở Cảnh sát Los Angeles. Hoàng đã bị cảnh sát bắt giữ lúc 1h30 sáng thứ Ba theo giờ Hoa Kỳ.
Cảnh sát thành phố Los Angeles Drake Madison cho biết Hoàng “được trang bị đầy đủ” giống như một người lính thuộc Vệ binh Quốc gia vào thời điểm đó và đã bị bắt vì nghi ngờ sở hữu vũ khí gây chết người. Cảnh sát hiện đang điều tra ý định của anh ta.
Một nguồn tin cho biết Hoàng là cựu thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia. Súng trường của anh ta là “súng ma” – một vũ khí tự chế không có số sê-ri.
Hiện tại, Huang đang bị giam giữ với số tiền bảo lãnh 50.000 USD.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-loan-my-mot-nguoi-goc-hoa-bi-bat-do-gia-lam-ve-binh-quoc-gia.html

6 cảnh sát thành phố Atlanta bị truy tố

vì sử dụng bạo lực quá mức khi bắt hai sinh viên

Tin từ Atlanta – Một công tố viên cho biết  sáu cảnh sát thành phố Atlanta đã bị buộc tội sau khi xử dụng bạo lực quá mức để lôi kéo hai sinh viên đại học ra khỏi xe; đập vỡ cửa sổ và sử dụng súng gây choáng trong lúc bị bắt giữ họ trong khi các cuộc biểu tình đang xãy ra  gần đó.
Đoạn video quay bằng camera gắn trên người do cảnh sát công bố cho thấy một nhóm cảnh sát đang ra lệnh, đập vỡ cửa sổ bên tài xế, bắn súng điện và kéo Pilgrim và Messiah Young khỏi chiếc xe hơi mặc cho họ la hét.
Hôm Chủ nhật (31/05/2020) thị trưởng Keisha Lance Bottoms cho biết sau khi xem lại đoạn phim dó, bà và cảnh sát trưởng Erika Shields quyết định sa thải hai cảnh sát có liên quan ngay lập tức và đưa ba người khác vào làm nhiệm vụ bàn giấy chờ điều tra.
Theo luật sư của sinh viên Young, và Mawuli Davis cho hay lúc đó họ đi ra ngoài để ăn gì đó vào tối thứ Bảy (30/05/2020) thì bị kẹt xe dọc Công viên Olympic Centennial ở trung tâm thành phố Atlanta. Một người bạn của họ đang đứng trên đường nói chuyện với họ thì bị cảnh sát ngăn lại và bắt đầu bắt giữ.
Hôm Chủ nhật (31/05/2020), cảnh sát đã công bố video từ camera của bảy viên cảnh sát. Trong đó có thời điểm hai cảnh sát đập cửa kính xe hơi, dùng súng điện khống chế Pilgrim và Young, đè họ xuống đất và bắt giữ họ. Trong lúc bắt giữ Young, một cảnh sát la lên rằng Young có súng trong người. Tuy nhiên báo cáo của cảnh sát không liệt kê bất kỳ khẩu súng nào đã được thu hồi. (BBT)
https://www.sbtn.tv/6-canh-sat-thanh-pho-atlanta-bi-truy-to-vi-struy-tou-dung-bao-luc-qua-muc-khi-bat-hai-sinh-vien/

Vụ George Floyd hủy hoại những nỗ lực của Mỹ

Thanh Hà
Hình ảnh một người Mỹ da đen bị một viên cảnh sát da trắng ghì gáy đến ngạt thở, rồi cái chết của George Floyd dẫn đến bạo động và hỗn loạn lan từ Minneapolis đến nhiều thành phố lớn trên toàn nước Mỹ đang làm « suy yếu nền dân chủ Hoa Kỳ ».
Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Robert O’Brien hôm 01/06/2020 nêu đích danh Trung Quốc, Iran và trong một chừng mực nào đó là nước Nga, « Những đối thủ của Mỹ sẽ lợi dụng khủng hoảng này để gây thêm chia rẽ nhằm làm suy yếu nền dân chủ của Hoa Kỳ » . Đó là những quốc gia thường xuyên bị Washington chỉ trích trà đạp nhân quyền. Thượng nghị sĩ Marco Rubio, lãnh đạo ủy ban tình báo Thượng Viện Mỹ và là một đồng minh của tổng thống Trump báo động nhiều tài khoản trên các mạng xã hội ít nhiều liên quan đến « ba đối thủ nước ngoài » của Mỹ đang « đổ thêm dầu vào lửa, châm ngòi cho bạo động ».
Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif không ngần ngại cho rằng hình ảnh George Floyd  bị cảnh sát « ghì gáy », gây « áp lực tối đa » phản ánh lối hành xử của chính quyền Trump nhắm vào 80 triệu dân Iran. Tại Matxcơva phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Maria Zakharova mỉa mai cho rằng như thường lệ mỗi lần có vấn đề Mỹ luôn quy trách nhiệm cho Nga, lần này cũng vậy Washington rồi sẽ tìm cách giải thích vụ án mạng dẫn tới bạo động lần này cũng do Nga « xúi giục ».
Nhưng đáng chú ý hơn cả là phản ứng của Bắc Kinh trong bối cảnh Mỹ-Trung tranh hùng trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chiến lược, ngoại giao… Biển Đông, Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng … Hoa Vi, virus corona hay Tổ Chức Y Tế Thế Giới … là muôn vàn những mặt trận Washington-Bắc Kinh đang đọ sức với nhau. Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội xoáy vào « điểm nhậy cảm » của đối phương.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong hai ngày họp báo liên tiếp đã trở lại với bạo động tại Hoa Kỳ khi nêu lên câu hỏi « Tại sao Washington luôn ca ngợi các cuộc xuống đường ở Hồng Kông nhưng lại xem người biểu tình chống tình trạng phân biệt chủng tộc tại Mỹ là những kẻ bạo loạn ? ».
Cũng ông Triệu kêu gọi Hoa Kỳ « chấm dứt kỳ thị chủng tộc và bảo vệ các cộng đồng thiểu số » trong lúc Quốc Hội lưỡng viện Mỹ đã có dự luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô
Nhĩ tại Tân Cương, tố cáo Bắc Kinh « giam giữ tùy tiện, tra tấn và sách nhiễu » cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi.
Hình ảnh cảnh sát Mỹ hành hung một George Floyd, hay những người biểu tình ở Minneapolis, và kể cả một số phóng viên Mỹ và quốc tế đến đưa tin, đang vô hiệu hóa những chỉ trích của Washington lên án Bắc Kinh ban hành luật an ninh Hồng Kông. Đạo luật này vừa được Quốc Hội Trung Quốc thông qua hôm 28/05/2020  nhằm « ngăn cản, chận đứng và trừng phạt mọi hành vi đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, như các hoạt động ly khai, lật đổ chế độ, khủng bố và sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài ».
Điều tai hại hơn nữa, theo phân tích của nhà báo Dorian Malovic, tổng biên tập chuyên về châu Á thuộc báo Công giáo La Croix, lập trường cứng rắn của tổng thống Donald Trump dọa triển khai quân đội để « dẹp loạn », « tái lập trật tự » bằng « luật pháp » vô hình chung « bật đèn xanh » cho ông Tập Cận Bình huy động quân đội đàn áp người biểu tình Hồng Kông, nhất là vào dịp đêm Canh Thức tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn. Từ năm 1989 tới nay, người dân Hồng Kông luôn tổ chức tưởng niệm phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh đã bị đàn áp đẫm máu.
Dù vậy như cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Robert O’Brien, ghi nhận khác biệt giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ là « viên cảnh sát đã gây ra cái chết cho George Floyd sẽ bị điều tra, truy tố và sẽ xét xử trong một cách công bằng ». Khác biệt thứ nhì quan trọng không kém là « những người Mỹ biểu tình ôn hòa không sợ bị tống giam ».
Không một ai ngây thơ để có thể tin rằng, Iran, Trung Quốc hay Nga chỉ trích chính quyền Trump vì muốn bênh vực những cộng đồng người Mỹ gốc Phi đang bị phân biệt đối xử và kỳ thị. Có điều như cựu tổng thống Barack Obama ghi nhận « sức mạnh của Hoa Kỳ có được bởi nước Mỹ luôn là tấm gương sáng cho thế giới noi theo ». Khủng hoảng lần này và chủ trương của Nhà Trắng đang làm mất uy tín của nước Mỹ trong công cuộc « bảo vệ nhân quyền ».
Nhà cựu ngoại giao có uy tín của Mỹ Richard Haass trên mạng xã hội Twitter lo ngại rằng vụ án mạng George Floyd và dư âm kèm theo tạo cơ hội cho một số quốc gia trên thế giới « thách thức » Hoa Kỳ. Nhưng có lẽ hình ảnh hay uy tín của nước Mỹ ở thời điểm này không phải là ưu tiên của Donald Trump. Ông chỉ theo đuổi một mục tiêu: trong 5 tháng nữa, vẫn giữ được Nhà Trắng. Trên mạng Twitter tổng thống Mỹ viết hàng chữ hoa « 3 Tháng 11 ».
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200603-v%E1%BB%A5-george-floyd-h%E1%BB%A7y-ho%E1%BA%A1i-nh%E1%BB%AFng-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-t%E1%BB%B1-do-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-v%C3%A0-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

Mỹ : Ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng

 về vụ George Floyd

Thanh Hà
Trong vụ George Floyd, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân Chủ, Joe Biden đưa ra một  hình ảnh hoàn toàn trái ngược với giọng điệu cứng rắng của Donald Trump. Sau hai tháng bị gián đoạn vì dịch Covid-19  ngày 02/06/2020 ông Biden đến Philadelphia khởi động lại chương trình vận động tranh cử.
Thông tín viên đài RFI Anne Corpet từ Washington cho biết thêm thông tin:
« Tôi không thở được » , Joe Biden lập lại câu nói cuối cùng của George Floyd khi đang bị đè bẹp  dưới đầu gối của một viên cảnh sát. Ông Biden nói tiếp : « câu nói đó không chết theo George Floyd mà vẫn lan truyền đến cả một đất nước mà từ quá lâu nay, màu da đe dọa đến tính mạng con người ».
Joe Biden hoàn toàn biết bày tỏ đồng cảm và cũng khéo léo chĩa mũi nhọn vào đối thủ Donald Trump khi tuyên bố : « Tổng thống Mỹ phải là người đề xuất những giải pháp, chứ không phải là người đặt ra vấn đề. Vị tổng thống đương nhiệm là một vấn đề và làm cho tình hình nghiêm trọng thêm ».
Trích dẫn một vài tin nhắn “đổ thêm dầu vào lửa” trên Twitter của Donald Trump, rồi ông Biden giải thích : « Donald Trump đã biến nước Mỹ thành một bãi chiến trường nơi mà những hiềm khích quá khứ và những mỗi lo sợ mới đối chỏi với nhau.
Tổng thống Trump nghĩ rằng gây chia rẽ sẽ có lợi cho ông ta. Tính vị kỷ của ông ấy được đặt lên trên cả sự hòa thuận hạnh phúc của đất nước ».
Ứng cử viên của đảng Dân Chủ nhấn mạnh đến trách nhiệm của chủ nhân Nhà Trắng, ông nêu lên vấn đề kỳ thị trong guồng máy nhà nước và cam kết sẽ hàn gắn một nước Mỹ đang bị tổn thương.
Joe Biden tuyên bố cương lĩnh tranh cử : ông là ứng viên ý thức được những khó khăn của đất nước và chú trọng gây dựng tinh thần đoàn kết quốc gia.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200603-m%E1%BB%B9-%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-joe-biden-l%C3%AAn-ti%E1%BA%BFng-v%E1%BB%81-v%E1%BB%A5-george-floyd

Ngoại trưởng Mỹ: Tổng thống Trump sẵn sàng đáp trả

 ‘mối nguy hại’ từ TQ

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm Chủ nhật (31/5) cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn trước, và Tổng thống Donald Trump sẵn sàng đáp trả các hành vi nguy hại của chính quyền Bắc Kinh.
Trò chuyện với người dẫn Maria Bartiromo trong chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News, Ngoại trưởng Pompeo cho biết: “Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay đã khác với chính nó cách đây 10 năm, và tôi nghĩ những lời phát biểu mà Tổng thống Trump đưa ra vào thứ Sáu vừa qua đã phản ánh điều đó”.
Ông Pompeo tiếp tục nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là một thế lực tìm cách đạt được mục đích của mình dựa trên việc “phá hủy các tư tưởng phương Tây, các nền dân chủ phương Tây, các giá trị phương Tây”.
Trong cuộc họp báo về Trung Quốc hôm thứ Sáu (29/5), Tổng thống Trump đã lên án Trung Quốc thực hiện nhiều hành vi mà ông nói là chống lại lợi ích của Hoa Kỳ, từ việc che giấu dịch viêm phổi COVID-19, đánh cắp tài sản trí tuệ, đến việc bành trướng ở Biển Đông.
“Chính quyền Trung Quốc đã liên tục vi phạm lời hứa của họ với chúng tôi và với rất nhiều quốc gia khác”, ông Trump nói.
Ngoại trưởng Pompeo liệt kê các hành vi hung hăng của Bắc Kinh, bao gồm “trộm cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ, phá hoại hàng trăm triệu việc làm ở Mỹ, gây nguy hại cho các tuyến đường biển ở Biển Đông, ngăn cản giao thông thương mại, qua đó, trang bị vũ khí ở những nơi mà Trung Quốc không có quyền”.
Ông Pompeo cho biết ông tin rằng các đồng minh của Mỹ ở châu Âu sẽ thấy rằng việc kiểm soát Trung Quốc là vì lợi ích của họ, trong bối cảnh Italy và Tây Ban Nha bị thiệt hại nặng nề vì COVID-19.
“Tôi nghĩ rằng người dân ở các quốc gia đó hiện đang nhìn thấy rõ nhất mối nguy hại mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra”, ông Pompeo nói. “Đây là điều mà chế độ độc tài làm. Họ ăn cắp thông tin. Họ phủ nhận quyền tự do ngôn luận. Họ đàn áp người dân của họ và họ đặt ra nguy hiểm cho mọi người trên khắp thế giới. Các nền dân chủ thì cư xử hoàn toàn khác. Tôi nghĩ người dân châu Âu sẽ thấy điều đó cùng với Hoa Kỳ, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng các nền kinh tế, bảo vệ người dân và giữ cho toàn bộ thế giới ở một nơi mà không có Đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị trong thế kỷ tới”.
Ngoại trưởng Pompeo nói: “Tôi tin tưởng rằng dưới thời Tổng thống Trump, Bộ Quốc phòng, quân đội của chúng ta, hệ thống an ninh quốc gia của chúng ta sẽ giữ chúng tôi ở vị trí có thể bảo vệ người dân Mỹ, và thực sự chúng ta có thể là đối tác tốt với các đồng minh của chúng ta từ Ấn Độ, từ Úc, từ Hàn Quốc, từ Nhật Bản, từ Brazil, từ Châu Âu, và trên toàn thế giới”.
Ông Pompeo cũng bày tỏ tin tưởng rằng chính quyền Trump sẽ nhận được hỗ trợ từ Nghị viện Mỹ, vì các nhà lập pháp đã đưa ra hàng chục dự luật để chống lại Trung Quốc.
Ông Pompeo không dự đoán những dự luật nào sẽ chính thức trở thành luật, nhưng ông tin tưởng rằng các thành viên từ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ sẽ gạt bỏ sự khác biệt giữa họ để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35050-ngoai-truong-my-tong-thong-trump-san-sang-dap-tra-moi-nguy-hai-tu-tq.html

Fox News: Antifa muốn chia rẽ

để cuối cùng hủy diệt Hoa Kỳ

Thuần Dương
Một cựu thành viên của tổ chức cực tả cực đoan Antifa tiết lộ bản chất của tổ chức này với Fox News. Cuộc điều tra của các nhà báo chuyên nghiệp cũng cho thấy các thành viên của tổ chức cực đoan này đã cố gắng sử dụng bạo lực để tiêu diệt Hoa Kỳ.
Trong cuộc phỏng trên chương trình The Ingraham Angle, Gabriel Nadales – người đã từng là thành viên Antifa vào khoảng năm 2011 nói với người dẫn chương trình Laura rằng, đây là tổ chức bạo lực nhất mà anh từng tham gia.
Nadales tiết lộ rằng danh hiệu lừa dối của Antifa đã che khuất danh tính thực sự của họ – một lực lượng tiên phong của chủ nghĩa cực đoan thuộc phe chính trị cực tả.
Anh nói: “Antifa giả vờ chống chủ nghĩa phát xít, nhưng sau đó họ định nghĩa chủ nghĩa phát xít về cơ bản là bất cứ điều gì không đáp ứng chương trình nghị sự cực đoan của họ, và điều này vừa vặn lại chính là những gì Tổng thống Trump đang làm”.
“Tôi rất mừng vì cuối cùng ông ấy (Tổng thống Trump) đã tuyên bố Antifa là một tổ chức khủng bố trong nước”. “Bởi vì điều này thực sự giúp chống lại những tuyên bố sai lầm của họ, mà thực chất là để họ chiến đấu chống lại bất kỳ điều gì cánh tả không ưa”.
Khi giải thích lý do tại sao anh đã từng là thành viên của tổ chức này, Nadales nói rằng nhiều trường đại học của Mỹ đã bị lừa dối bởi những giả tạo bên ngoài của tổ chức này mà cho phép nó tồn tại ngay trong các trường đại học. Đó là một trong những mảnh đất mầu mỡ mà Antifa có thể tồn tại ở Hoa Kỳ.
Nadales nói: “Tôi nghĩ rằng điều này có liên quan đến thực tế là nhiều nhân viên hành chính của các trường đại học và bản thân các trường đại học đã cho phép Antifa hoạt động dưới mũi của họ”. “Trang tin Campus Reform đã báo cáo một câu chuyện từ Đại học Florida vào mùa thu năm ngoái. Câu chuyện về một nhóm Antifa tuyển dụng công khai dưới ánh sáng ban ngày”.
Nadales nói thêm: “Hãy để tôi nói rõ điều này”. “Chúng ta không cho phép ISIS tuyển dụng thành viên trong khuôn viên trường đại học và chúng ta cũng không nên cho phép Antifa làm điều đó”.
ISIS là tên viết tắt của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria, được Liên Hợp Quốc chỉ định là tổ chức khủng bố.
Thủ đoạn thực hiện mục đích của Antifa chỉ là dùng bạo lực
Chuyên gia truyền thông đầu tiên cung cấp các báo cáo quan trọng về Antifa là Andy Ngo, cũng nói rằng tổ chức này đã che giấu bản chất của mình bằng một chiếc áo khoác lớn, nó thực chất muốn lật đổ hoàn toàn xã hội Mỹ bằng bạo lực.
Andy Ngo nói trong loạt chương trình Fox Country rằng: “Cách dùng từ chống chủ nghĩa phát xít của họ, thực ra là những từ ngữ không phù hợp”. “Đây là những kẻ cánh tả cực đoan giả vờ chống lại sự thù hận, nhưng về cơ bản nó tôn thờ hành vi bạo lực của công dân, ủng hộ việc giết hại nhân viên thực thi pháp luật, lật đổ chính quyền và phá hủy tài sản”.
Ngo nói: “Đây là tất cả nội dung hệ tư tưởng của Antifa, lịch sử và phương thức tổ chức của nó”.
Ngo đã bị tấn công và đánh đập bởi 15 thành viên Antifa khi phỏng vấn trong một cuộc biểu tình vào tháng 6/2019, nhưng thực tế chỉ có hai tên côn đồ bị cầm tù sau vụ tấn công.
Antifa là nguyên nhân sâu xa của các cuộc bạo loạn với ý định chia rẽ Hoa Kỳ, cuối cùng là hủy diệt Hoa Kỳ
Phóng viên cao cấp Lara Logan của Fox News đã báo cáo rộng rãi về Antifa, một tổ chức cực đoan cánh tả. Cô cho biết các thành viên của nhóm chiến binh đang cố gắng sử dụng sự hỗn loạn trên các con đường của các thành phố Mỹ để phá hủy nước Mỹ.
Logan nói vào thứ Ba (2/6) trên chương trình Fox and Friends rằng: “Họ muốn chúng ta tin rằng có một sự khác biệt giữa chúng ta (những người Mỹ – PV)”. “Họ muốn điều này có vẻ liên quan đến đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhưng thực tế không phải là như vậy”.
Cô chỉ ra rằng Antifa được thiết kế để khiến người Mỹ đối đầu với nhau và cuối cùng phá hủy nước Mỹ.

Logan nói: “Tất cả mọi thứ bạn thấy là kết quả của sự kích động và cũng là cơ hội cho họ lấy những gì họ muốn. Đây là một cái cớ để loại bỏ tổng thống và chính phủ này”.
“Sau cái chết của Hoa Kỳ, sự giải phóng cuối cùng của họ bắt đầu. Đó là những gì họ muốn, đó là những gì họ nói”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/fox-news-antifa-muon-chia-re-de-cuoi-cung-huy-diet-hoa-ky.html

Tổng thống Trump đã đúng! Antifa

là một nhóm khủng bố và nó vốn luôn như vậy

Hương Thảo
Bài xã luận của Washington Examiner ngày 2/6 cho rằng, thuật ngữ “chống-chủ-nghĩa-Phát-xít”, hay Antifa (Anti-Fascism) đã khởi đầu như một lời nói dối. Và nó vẫn tiếp tục là một lời nói dối cho tới ngày hôm nay.
Các nhà bình luận Hoa Kỳ không biết gì về lịch sử của nó đã đề cập đến Antifa như là một phong trào chống chủ nghĩa phát xít nghiêm khắc, hay là một nhóm phản đối chủ nghĩa phát xít. Trên thực tế, đây là một phong trào của những kẻ cực đoan bạo lực có triết lý bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20.
Các cuộc bạo loạn đang hoành hành tại các thành phố của Hoa Kỳ không phải là về hành vi sai trái của cảnh sát. Ban đầu, hành vi vô cảm và nhẫn tâm của viên cảnh sát dẫn đến cái chết đáng thương của George Floyd đã truyền cảm hứng cho các cuộc biểu tình ôn hòa. Nhưng giờ đây, nó đã trở thành cái cớ cho các cuộc hành quân kịch nghệ của các nhà cách mạng chuyên nghiệp. Họ sử dụng những sự cố này để ngổ ngáo đe dọa và thử nghiệm xem những tân binh ấn tượng của họ sẽ sẵn sàng vi phạm luật pháp đến đâu, như Jared Monroe đã phát hiện ra khi xâm nhập vào một trong những nhóm như vậy ở Utah.
Chính Liên Xô đã phát minh ra cái gọi là “chống-chủ-nghĩa-Phát-xít” như một thuật ngữ để tuyên truyền cách đây khoảng 9 thập kỷ. Chế độ Xô Viết cần phát triển một thông điệp nhằm làm giảm độ tin cậy của các nền dân chủ phương Tây đáng kính và khiến họ ngừng coi chủ nghĩa Bôn-sê-vích là một mối đe dọa.
Thông điệp “chống-chủ-nghĩa-Phát-xít” hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn này. Nó truyền đạt ấn tượng rằng chủ nghĩa Stalin không đối lập với lý tưởng của những người bình thường, đàng hoàng trong các xã hội tự do. Đó là một phương tiện hùng biện xuất sắc – một ứng dụng sống động, dùng để che đậy một lời ngụy biện sai trái rằng: “Quý vị chống lại Phát-xít ư? Vậy thì, quý vị nên ở cùng phe với chúng tôi – hoặc ít nhất, chúng tôi xứng đáng được quý vị nhượng bộ”.
Ẩn ý ở đây là ý tưởng, nếu quý vị không nhượng bộ chúng tôi, quý vị chắc chắn phải là một kẻ Phát-xít. Nếu vậy quý vị xứng đáng với bất kỳ hành vi bạo lực nào chống lại quý vị.
Về các khoản này, “Antifa” đòi hỏi rằng, khi các ‘diễn viên’ đội mũ trùm đầu đen của họ xuống đường gây thương tích hoặc tàn tật cho người qua đường dưới danh nghĩa có vẻ rất chính nghĩa như: chống phân biệt chủng tộc, chống phân biệt giới tính, chống tham nhũng – thì họ đáng nhận được sự cảm thông của những người Mỹ đồng hương của họ. Họ sẽ nhận được ít thiện cảm hơn nếu có nhiều người hiểu mục tiêu bao trùm của họ: dùng bạo lực lật đổ chính phủ Hoa Kỳ, xóa bỏ doanh nghiệp tư nhân, và dùng bạo lực đàn áp bất cứ bài phát biểu của bất kỳ ai không đồng tình với mục đích và các phương tiện bạo lực của họ.
Nhưng chỉ thỉnh thoảng, cái gọi là Antifa chống-chủ-nghĩa-Phát-xít mới có dịp phơi bày sự dối trá của nó. Chúng ta hiện đang trải nghiệm một trong những khoảnh khắc đó tại Hoa Kỳ. Giữa các cuộc bạo loạn, cái mặt nạ chuyên chế toàn trị của nó bị tuột ra.
Có một từ chính xác dành cho những kẻ đang sử dụng bạo lực để bịt miệng và đe dọa những người khác để thúc đẩy một sự nghiệp chính trị, những kẻ cố gắng làm cho người dân trong các thành phố và thị trấn của Hoa Kỳ phải sợ hãi. Từ đó chính là từ ‘Khủng bố’.
Chúng tôi không thể nói chi tiết về tất cả các nhóm ABC dưới cái mác chống phát-xít Antifa. Nhưng những nhóm và mạng lưới cụ thể liên quan đến việc tổ chức và thực hiện các hành động bạo lực trên đường phố chính là những kẻ khủng bố trong nước Mỹ. Những kẻ ném đá và đánh những người qua đường vô tội cũng tồi tệ như cảnh sát hay băng nhóm xã hội đen tồi tệ nhất ở Mỹ – chúng chính là những kẻ khủng bố. Và đây chính là những điều mà phong trào Antifa cần phải được biết đến một cách đúng đắn.
Chính phủ tồn tại chính xác là để bảo vệ cuộc sống của con người và ngăn chặn bạo lực. Một phần của các chức năng này liên quan đến việc khống chế các phong trào sử dụng bạo lực đường phố và các chiến thuật đe dọa như một biện pháp xâm phạm quyền của người khác. Đã đến lúc các quốc gia khác nhau thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là người bảo đảm luật pháp và trật tự đến mức tối đa mà luật pháp cho phép, bằng cách bắt giữ và truy tố những kẻ bạo loạn.
Tổng thống Trump có đề nghị, ông sẽ chỉ định các thành viên và các nhóm thuộc về Antifa như các đối tượng khủng bố trước pháp luật liên bang, Tổng thống nên làm điều đó.
Đây không phải là về việc lên án các quan điểm đảng phái, lên án cánh Tả hay cánh Hữu. Đây không phải là về việc ngăn ngừa những phát biểu gây tranh cãi. Thay vào đó, đây là việc chấm dứt bạo lực, đe dọa và hăm dọa, mà Antifa và những kẻ khủng bố khác trông cậy vào. Đó là về việc ngăn chặn những kẻ sẽ xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác. Antifa đã cố gắng để làm điều này, điều khiển các vụ đánh đập bạo lực và vi phạm luật pháp ở các thành phố như Berkeley và Portland, đôi khi chỉ với một cái nháy mắt và một cái gật đầu từ chính quyền địa phương. Sự khoan dung đối với bạo lực như vậy không thể cùng tồn tại với tự do.
Nhà sử học Norman Davies đã viết về thuật ngữ chống-chủ-nghĩa-phát-xít rằng, nó đã mang lại ấn tượng sai lầm, các nhà dân chủ đã tưởng rằng luật pháp và tự do ngôn luận có thể đồng hành với những kẻ độc tài của giai cấp vô sản. Đó là cùng một lời nói dối đã giúp duy trì phong trào Antifa cho tới ngày nay, và nó đang bị phản bội bởi chính bạo lực của các tín đồ của nó.
Theo Washington Examiner, ngày 2/6/2020
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-da-dung-antifa-la-mot-nhom-khung-bo-va-no-von-da-luon-nhu-vay.html

Trung Quốc âm thầm thâm nhập vào Mỹ

trên ‘4 mặt trận’ như thế nào

Thái Học
Thế giới ngoài việc tiếp tục chiến đấu với đại dịch COVID-19 khủng khiếp đến từ Vũ Hán – Trung Quốc, thì còn phải chiến đấu với việc thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch đến từ chính phủ nơi virus bắt nguồn.
Trung Quốc đặc biệt tích cực trong cách họ cố gắng kiểm soát lan truyền thông tin, kể cả việc họ không rõ ràng minh bạch trong sự việc coronavirus bùng phát. Không chỉ kiểm soát thông tin liên quan đến công dân của mình, mà cả đối với người dân thế giới.
Đại dịch COVID-19 bùng phát càng khiến điều đó trở nên nghiêm trọng hơn.
Minh chứng rõ ràng nhất xuất hiện chính là trong một họp báo gần đây, Tổng thống Donald Trump đã phải tức giận với một phóng viên của đài Phoenix TV, khi người này tuyên bố rằng các công ty Trung Quốc như Huawei và Alibaba đã quyên góp đồ tiếp tế cho Hoa Kỳ. Sau đó phóng viên còn hỏi tổng thống: Ông có hợp tác với Trung Quốc không?
Ông Trump trả lời bằng cách hỏi liệu cô ấy làm việc cho Trung Quốc hay công ty của cô ấy thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc.
Mặc dù cô ấy từ chối, nhưng câu trả lời chủ yếu là “có”.
Nhưng mà tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh rộng hơn nhiều so với một cơ quan truyền thông nhỏ của cô phóng viên, mà hầu hết người dân Mỹ chưa từng nghe đến.
Dưới đây là bốn mặt trận chính mà chế độ cộng sản Trung Quốc đang cố gắng truyền bá ảnh hưởng và tuyên truyền ra ngoài thế giới.
Phương tiện truyền thông
Nhiều cơ quan truyền thông chính thống của Mỹ cho phép mình trở thành nền tảng cho tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc, một số hoạt động trực tiếp cho Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.
Nhiều trong số các cơ quan truyền thông này đã tiếp tục làm việc cho chính phủ Trung Quốc khi Bắc Kinh cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những xử lý từ khi dịch COVID-19 bắt đầu lây lan và tiếp tục đánh lừa thế giới về những gì xảy ra ở Trung Quốc.
Peter Hasson, phóng viên của The Daily Caller News Foundation, đã đưa ra thông tin chính xác Phoenix TV là gì và cách thức mà nó kết nối với ĐCSTQ.
Hasson nhận thấy rằng, theo một báo cáo tạm thời vào năm 2018, China Wise International Limited, công ty con của một ngân hàng do chính phủ Trung Quốc điều hành, sở hữu cổ phần trong Phoenix TV.
Mặc dù Phoenix TV không được điều hành trực tiếp bởi chính phủ Trung Quốc, nhưng nó lại được kiểm soát bởi chính phủ. Tại Viện Hoover, một nhóm chuyên gia đã liệt kê Phoenix TV trong đánh giá về bối cảnh truyền thông tiếng Trung Quốc.Viện Hoover coi Phoenix TV, có trụ sở tại Trung Quốc đại lục cũng như Hồng Kông, một cơ quan truyền thông chính thức của một chính phủ Trung Quốc, có liên kết với Bộ An ninh Nhà nước [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa].
Mặc dù vậy, phóng viên đã đặt câu hỏi cho ông Trump lại là một phần của Nhóm Báo chí nước ngoài tại Nhà Trắng và có quyền truy cập thường xuyên vào các cuộc họp báo tại Nhà Trắng.
Tuy nhiên, như Viện Hoover đã lưu ý, Phoenix TV hầu như không đơn độc, vì có rất nhiều cơ quan truyền thông khác trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan với chính phủ Trung Quốc.
Một trong số đó là China Daily, một cơ quan truyền thông chính thức của chính phủ Trung Quốc, trong nhiều thập kỷ đã tích cực đăng tải tuyên truyền trên các tờ báo lớn như The Wall Street Journal, The Washington Post và New York Times.
Trang the Washington Free Beacon báo cáo rằng, China Daily liên tục vi phạm Đạo luật đăng ký cơ quan nước ngoài bằng cách “không cung cấp thông tin đầy đủ về các giao dịch của họ”.
Truyền thông xã hội
Tất nhiên, Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lên phương tiện truyền thông xã hội và các nền tảng được sử dụng rộng rãi khác.
TikTok, một ứng dụng truyền thông xã hội đang phát triển nhanh chóng cho phép người dùng đăng các video ngắn, đã được xem xét kỹ lưỡng về mối liên kết với Trung Quốc. TikTok thuộc sở hữu của ByteDance, một công ty có trụ sở tại Trung Quốc, mặc dù dịch vụ này giống như vô số các phương tiện truyền thông xã hội và nền tảng internet khác có sẵn ở Trung Quốc.
Nhưng TikTok có một lượng lớn khán giả ở nước ngoài. Ứng dụng có lượt tải xuống là hơn 750 triệu trong một năm, theo New York Times đưa tin vào cuối năm 2019.
Công ty mẹ từ chối mọi loại kiểm duyệt hoặc theo dõi dữ liệu; tuy nhiên, nhiều người buộc tội TikTok đã làm cả hai.
“Có thể tiếp tục có nhiều bằng chứng cho thấy nền tảng của TikTok cho các thị trường phương Tây, bao gồm cả ở Mỹ, đang kiểm duyệt những nội dung không phù hợp với các chỉ thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Thượng nghị sĩ Marco Rubio viết, trong một lá thư gửi Bộ Tài chính vào tháng 10 năm 2019.
Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ về Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra về TikTok.
Zoom, một nền tảng video trở nên phổ biến trong thời đại coronavirus, đã gặp phải vấn đề bảo vệ khách hàng khỏi các gián điệp Trung Quốc, các quan chức tình báo Hoa Kỳ nói với tạp chí Time.
Nhiều hơn bất cứ ai khác, Trung Quốc quan tâm đến những gì các công ty Mỹ đang làm, tạp chí Time trích dẫn một trong những quan chức ẩn danh nói.
Đặc biệt, dịch vụ mã hóa Zoom, là thứ mở ra tiềm năng cho gián điệp Trung Quốc xâm nhập. Theo các báo cáo, kể từ ngày 18 tháng 4, công ty sẽ bắt đầu cho phép khách hàng quyết định không định tuyến dữ liệu của họ qua Trung Quốc, vì vậy điều mà CEO Zoom thừa nhận đã từng xảy ra trước đó.
Điện ảnh Hollywood
NBA không phải là tổ chức duy nhất phụ thuộc vào doanh nghiệp của Trung Quốc đến mức sẵn sàng để chế độ cộng sản đe dọa nhân viên của mình phải tự kiểm duyệt thông tin.
Mối quan hệ giữa Hollywood với Trung Quốc cộng sản bây giờ đã ăn sâu rồi.
Giống như Tổ chức Di sản, ông Mike Gonzalez đã nói trên chương trình podcast “giải thích về di sản”, Trung Quốc có sức mạnh to lớn ở Hollywood để định hình những gì khán giả ở đó và những nơi khác được xem.
Trung Quốc khẳng định sức mạnh này bằng cách tài trợ cho các bộ phim, bao gồm cả các bộ phim bom tấn như Tom Cruise, trong Nhiệm vụ bất khả thi: Fallout, năm 2018, và yêu cầu kiểm duyệt để các hãng phim có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc rộng lớn.
“Khán giả người Mỹ đang được đệ trình cho kiểm duyệt, nhưng không phải kiểm duyệt riêng của chúng tôi, mà là kiểm duyệt thuộc quyền lực nước ngoài, và kiểm duyệt của Đảng Cộng sản”, ông Gonzalez nói. Nhưng, chúng tôi có quan điểm về Trung Quốc, Trung Quốc là một quốc gia bình thường, không khác gì Paris, Anh hay Đức. Điều đó rõ ràng là không thành vấn đề nếu bạn nói chống lại chính phủ ở Đức, thì không có gì xảy ra với bạn. Nhưng nếu bạn nói chống lại chính phủ ở Trung Quốc, họ sẽ tống bạn vào tù.
Các hãng phim không chỉ cúi đầu kiểm duyệt, mà giờ đây họ còn tự kiểm duyệt để tránh nguy cơ mất doanh thu và tài trợ từ Trung Quốc.
Việc tiếp quản Hollywood chỉ là một yếu tố trong cách Trung Quốc sử dụng các ngành công nghiệp trong lĩnh vực văn hoá để thúc đẩy tầm ảnh hưởng ra thế giới.
Cài cắm ‘trường đại học’ ra thế giới
Kể từ năm 2003, hàng trăm cái gọi là Học viện Khổng Tử đã mở tại các cơ sở đại học trên khắp Hoa Kỳ. Các hoạt động lại bao gồm cả các trường hợp gây áp lực phải đóng cửa các sự kiện có Đức Đạt Lai
Lạt Ma và nói chung định hình câu chuyện về Tây Tạng, vụ thảm sát Thiên An Môn và sự tồn tại của Đài Loan.
Các viện Khổng Tử thực sự ít liên quan đến Khổng Tử, nhà triết học Trung Quốc cổ đại.
Như Charles Horner đã viết cho Tạp chí Claremont, “nhận xét về Sách tại Viện Khổng Tử, sẽ chính xác hơn nếu gọi chúng là Viện Mao Trạch Đông, nhà độc tài cộng sản đầu tiên của Trung Quốc”.
Mặc dù các Viện Khổng Tử hoạt động dưới vỏ bọc giáo dục, nhưng Horner lưu ý, họ thực sự muốn giữ các sinh viên Trung Quốc ở Mỹ để tuyên truyền trong chính trị Mỹ nói chung và thực hiện gián điệp.
Trưởng ban tuyên truyền trung ương Trung Quốc, Lưu Vân Sơn, cho biết vào năm 2010 rằng các viện nghiên cứu có một sứ mệnh: Phối hợp các nỗ lực tuyên truyền ở nước ngoài và trong nước, để tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi cho Trung Quốc.
Theo Politico, Lưu Vân Sơn đã viết: Liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng đến chủ quyền và an toàn của Trung Quốc, chúng ta nên tích cực thực hiện các cuộc chiến tuyên truyền quốc tế để chống lại những người có hoạt động nhân quyền cho Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan, Pháp Luân Công. Chúng ta nên làm tốt việc thành lập và vận hành các trung tâm văn hóa ở nước ngoài và Học viện Khổng Tử.
Sau khi Nghị viện Mỹ thông qua dự luật giới hạn tài trợ cho các trường có Học viện Khổng Tử, nhiều học viện đã đóng cửa trên khắp nước Mỹ.
Trong những ngày tới, người Mỹ và người dân trên khắp thế giới sẽ cẩn thận việc xem xét lại mối liên hệ của họ đối với chính quyền cộng sản tàn nhẫn ở Trung Quốc, trong việc kiểm soát người dân của chính mình, đồng thời tiêm nhiễm những thứ độc hại vào dòng máu văn hóa toàn cầu.
Theo Jarrett Stepman, dailysignal.com, 15/04/2020
Thái Học dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-am-tham-tham-nhap-vao-my-tren-4-mat-tran-nhu-the-nao.html

Thuốc remdesivir có một ít cải thiện

cho bệnh nhân COVID nhẹ

Ngày 1/6, công ty Gilead Sciences loan báo thuốc chống virus của họ tên là remdesivir có mang lại lợi ích khiêm tốn đối với những bệnh nhân COVID nhẹ trong quá trình chữa trị 5 ngày, trong khi những người nhận 10 ngày thuốc trong cuộc nghiên cứu không thấy khá như vậy.
Remdesivir được dùng trong bệnh viện là thuốc đầu tiên chứng tỏ có cải thiện trong các bệnh nhân COVID-19 trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng chính thức, và tin tức mới về sự hiệu nghiệm của của thuốc đang được theo dõi chặt chẽ trên toàn thế giới trong lúc các nước đang chiến đấu chống đại dịch.
Cuộc nghiên cứu ở giai đoạn cuối trên gần 600 bệnh nhân đã đánh gía tính an toàn và hiệu nghiệm từ 5 đến 10 ngày chữa trị với thuốc remdesivir cộng với sự chăm sóc căn bản cho những bệnh nhân COVID-19 nhẹ, so với những người chỉ được chăm sóc căn bản không thôi.
Vào ngày thứ 11, khoảng 76% bệnh nhân ở nhóm được chữa trị 5 ngày cho thấy có cải thiện trong tình trạng lâm sàng so với 66% những người chỉ được chăm sóc căn bản, Gilead nói.
Khoảng 70% những bệnh nhân nhận remdesivir trong 10 ngày cho thấy có cải thiện, “có khuynh hướng tiến tới nhưng không đạt được con số đáng kể về mặt thống kê,” công ty bào chế thuốc nói.
Cần có thêm nhiều chi tiết nghiên cứu nữa chẳng hạn như thông tin về nhân khẩu học của bệnh nhân, để giải thích sự khác biệt giữa hai nhóm được chữa trị, các bác sĩ và các nhà phân tích nói.
Remdesivir được theo dõi chặt chẽ sau khi Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA cho phép sử dụng khẩn cấp (EUA) trong tháng trước, nhắc đến kết quả từ một cuộc nghiên cứu của chính phủ cho thấy thuốc giảm bớt thời gian nằm bệnh viện 31%, hay khoảng 4 ngày so với giả dược.
FDA không trả lời yêu cầu bình luận về việc họ có xem xét mở rộng EUA hay không. Gilead cho Reuters biết công ty đang thảo luận với FDA để quyết định những bệnh nhân thích hợp cho việc chữa trị.
Hiện chưa có thuốc chữa trị hay vaccine ngừa virus corona chủng mới vốn đã lây nhiễm hơn 6 triệu người và giết chết gần 373.000 người trên toàn thế giới, trong đó có hơn 104.000 người tại Mỹ.
Thuốc remdesivir đã được các nhà ban hành qui định Nhật chấp thuận. Việc chấp thuận tại Mỹ đòi hỏi duyệt xét kỹ lưỡng, tốn nhiều thời gian của FDA, nhưng EUA có thể được sử dụng trong cuộc khủng hoảng y tế khi không có những giải pháp khác.
Hàng chục công ty đang làm việc về những loại thuốc chữa trị và vaccine khác nhau đối với chứng bệnh này.
Thuốc lúc đầu thất bại trong việc chữa trị Ebola, được thiết kế để làm tê liệt cơ chế mà một vài virus, trong đó có virus corona chủng mới, tự sao chép và có khả năng vượt qua hệ thống miễn nhiễm của chủ thể.
Bác sĩ Daniel McQuillen, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Lahey và Trung tâm Y khoa ở Burlington, Massachusetts, nói khó mà rút ra kết luận về nguyên nhân tại sao những bệnh nhân được dùng thuốc trong thời gian ngắn lại vượt qua những bệnh nhân được cho dùng thuốc trong thời gian dài cho đến khi nào dữ liệu đầy đủ được công bố.
Nhà phân tích Michael Yee của Jefferies nói cải thiện thấy ở đây chỉ có tích cách vừa phải chứ remdesivir chưa phải là một phương thuốc “thần diệu.”
https://www.voatiengviet.com/a/thu%E1%BB%91c-remdesivir-c%C3%B3-m%E1%BB%99t-%C3%ADt-c%E1%BA%A3i-thi%E1%BB%87n-cho-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-covid-nh%E1%BA%B9/5447009.html

TNS Tom Cotton nói

Anh dùng Huawei sẽ gây rủi ro cho lính Mỹ

Gordon CoreraPhóng viên chuyên về an ninh
Một trong những người chỉ trích Huawei mạnh mẽ nhất, Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Tom Cotton, nói với các dân biểu Anh rằng ông sợ Trung Quốc đang dùng hãng sản xuất thiết bị viễn thông này để “tạo ra một sự chia rẽ về công nghệ cao giữa chúng ta”.
Chính trị gia thuộc đảng Cộng hòa đưa ra những bằng chứng trong một cuộc điều tra của Ủy ban Quốc phòng thuộc Hạ viện Anh về vấn đề an ninh của mạng 5G.
Anh xem lại vai trò của Huawei trong việc xây mạng 5G
‘Bão lớn sắp nổi lên trong quan hệ Trung Quốc – Anh’
Huawei cảnh báo Anh quốc đừng đổi ý về 5G sau đại dịch
Ông Cotton nói thêm rằng Hoa Kỳ, Anh và các đồng minh khác có thể kết hợp cùng nhau để phát triển công nghệ 5G siêu việt của mình.
Huawei nói các tuyên bố trên là không có cơ sở.
“Ủy ban ngày hôm nay tập trung vào tham vọng của Hoa Kỳ trong việc phát triển một công ty 5G của mình, một công ty có thể ‘bằng’ hoặc ‘thắng’ được Huawei,” giám đốc phụ trách mảng Anh Quốc của công ty, Victor Zhang, nói.
“Rõ ràng là quan điểm cạnh tranh thị trường, thay vì quan ngại về an ninh, là thứ đứng đằng sau cú tấn công của Mỹ nhắm vào Huawei.”
“Ủy ban không được trao những bằng chứng chứng minh cho các cáo buộc về an ninh.”
Ông Cotton nằm trong nhóm các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang muốn gây sức ép để Anh cấm Huawei.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hồi tháng Giêng tuyên bố rằng Huawei sẽ được cho phép cung ứng cột ăng-ten và các thiết bị khác dùng ở vòng ngoại vi đối với mạng 5G của Anh, với điều kiện thị phần của hãng không vượt quá 35% tính đến năm 2023.
‘Mở cửa sổ cho tin tặc Trung Quốc’
Thượng nghị sỹ Cotton trước đó cho rằng Anh có thể bị mất quy chế ”danh sách trắng” đầu tư nước ngoài – là quy chế theo đó các công ty của Anh được miễn trình tự ra soát ngày càng chặt chẽ của Mỹ đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài của họ – nếu như Anh không đảo ngược quyết định trên.
Mỹ thêm quy định siết chặt với nhà báo Trung Quốc
Mỹ và châu Âu bất đồng ngôn ngữ về Trung Quốc?
Công ty Trung Quốc hứa xây đường sắt cao tốc Anh ‘nhanh, rẻ’
Huawei: ‘Sống sót sẽ là ưu tiên của chúng tôi’ trong năm 2020
Ông thượng nghị sỹ cũng đề xuất việc ra luật trì hoãn việc để các chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đậu tại bất kỳ quốc gia nào có dùng Huawai trong việc xây dựng, điều hành mạng lưới 5G.
Phát biểu trước ủy ban quốc phòng của Anh, ông Cotton ghi nhận rằng phát biểu của ông không đại diện cho quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, ông nói rằng việc sử dụng Huawei trong hệ thống cơ sở hạ tầng của Anh có thể sẽ “trao cho các tin tặc của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc một cửa sổ để nhìn vào các hoạt động hậu cần phục vụ quân sự của chúng ta”, và điều đó sẽ khiến cho các lực lượng Hoa Kỳ và hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ đặt tại Anh rơi vào “tình thế nguy hiểm”.
Ông nói thêm rằng do Mỹ tiếp tục xây dựng lực lượng tại vùng Thái Bình Dương, việc để một số tài sản của Không lực Hoa Kỳ tại Anh cho đến nay đã vấp phải một số phản đối ở Washington, và nếu như Huawei được dùng trong hệ thống cơ sở hạ tầng của Anh thì điều đó sẽ tạo thành mối nguy mà quân đội Mỹ ở những nơi khác không phải đương đầu với.
Ông Cotton nói rằng các thành viên của khối G7 có thể phối hợp với Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia châu Âu khác để xây dựng các công ty thiết bị viễn thông mới của riêng mình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52910008

Covid-19: Hơn 30.000 người chết tại Brazil

Trọng Thành
Đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu suy giảm tại Nam Mỹ. Tại Brazil, tổng cộng hơn 30.000 chết vì virus corona chủng mới, 1.216 người chết trong 24 giờ. Thêm gần 30.000 người dương tính với virus, riêng trong một ngày qua trên toàn châu Mỹ Latinh.
Bộ Y Tế Brazil hôm qua, 02/06/2020, thông báo số lượng người thiệt mạng trong ngày nói trên là cao nhất kể từ ngày 21/05, tức là từ khi đại dịch bùng phát tại quốc gia Nam Mỹ này. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại thủ phủ kinh tế Sao Paulo, nơi số lượng số người nhiễm và số ca tử vong là cao nhất từ đầu dịch.
Điều khiến nhiều chuyên gia y tế đặc biệt lo ngại là việc chính quyền nhiều nơi bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa tại Sao Paulo và Rio de Janeiro, trung tâm du lịch hàng đầu của Brazil. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro liên tục gây áp lực dỡ bỏ sớm phong tỏa, để phục hồi kinh tế.
Brazil, với 212 triệu dân cư, hiện chiếm hơn một nửa trong số hơn 555 nghìn người dương tính với virus ở châu Mỹ Latinh. Trong vòng 24 giờ qua, thêm gần 30.000 người nhiễm mới. Tuy nhiên, cộng đồng khoa học quốc tế nhìn chung cho rằng số lượng người nhiễm virus được thống kê nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, dịch bệnh trên thực tế có quy mô lớn hơn rất nhiều.
Dịch bệnh cũng đe dọa nghiêm trọng Mêhicô, với tổng số hơn 10.000 người chết, kể từ thứ Hai 01/06. AFP dẫn nguồn tin từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới, cho hay bốn nước châu Mỹ Latinh (Brazil, Peru, Mêhicô và Chilê) nằm trong số 10 quốc gia đứng đầu thế giới về số người nhiễm virus trong một ngày qua.
Tại Peru hơn 4.600 người chết vì dịch. Còn Colombia, một quốc gia láng giềng khác của Brazil, đã có 1.000 người qua đời vì Covid-19.
Đại dịch buộc chính quyền Venezuela và đối lập phải hợp tác
Bóng ma đại dịch cũng khiến chính quyền Venezuela và đối lập buộc phải đi đến một thỏa thuận hợp tác tìm kiếm nguồn tài chính chống dịch, với sự trợ giúp của Tổ chức y tế toàn châu Mỹ (OPS), theo truyền thông Nhà nước Venezuela hôm qua 02/06. Thông tin trước đó cũng đã được đối lập cho biết.
Cho đến nay, theo giới quan sát, quan hệ giữa chính quyền của tổng thống Maduro và đối lập « thường xuyên trong tình trạng rất căng thẳng ». Đứng đầu đối lập Venezuela là chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido, được hơn 50 nước công nhận là « tổng thống tạm quyền » của Venezuela  kể từ đầu năm 2019.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200603-covid-19-h%C6%A1n-30-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-t%E1%BA%A1i-brazil

Biểu tình chống bạo hành cảnh sát và kỳ thị chủng tộc

 lan ra nhiều nơi trên thế giới

Trọng Thành
Biểu tình phản đối bạo lực cảnh sát và chống kỳ thị bùng lên tại hơn một trăm thành phố nước Mỹ, một tuần sau cái chết của George Floyd, công dân Mỹ da đen. Nhưng không chỉ ở Mỹ, nhiều nơi tại châu Âu và trên thế giới, dân chúng cũng xuống đường.
Đầu giờ tối hôm qua, 02/06/2020, tại Paris, khoảng 20.000 người tập hợp trước Tòa án Paris tại Porte de Clichy, theo lời kêu gọi của một hiệp hội ủng hộ gia đình người thanh niên da đen Adama Traoré, 24 tuổi, qua đời năm 2016, sau khi bị cảnh sát câu lưu.
Theo AFP, cuộc tập hợp diễn ra bất chấp lệnh cấm của sở Cảnh Sát Paris. Tại Pháp, đối với nhiều người, vụ Adama Traoré được coi là một « biểu tượng » cho nạn bạo lực cảnh sát.  Trong số những người biểu tình, có nhiều thanh niên và thành viên phong trào « Áo Vàng ».
Theo sở Cảnh Sát Paris, đụng độ xảy ra vào khoảng sau 21 giờ. Cảnh sát giải tán đoàn biểu tình bằng lựu đạn cay. 18 người bị câu lưu bên lề cuộc tuần hành.
Biểu tình cũng diễn ra tại Lille vào khoảng 18 giờ hôm qua. 2.500 người tuần hành trước trụ sở Cảnh Sát, lên án bạo lực cảnh sát, theo lời kêu gọi của hiệp hội « collectif Sélom et Matisse », được  lập ra sau khi hai thanh niên bị thiệt mạng, do tàu đâm, trong lúc lực lượng an ninh sát can thiệp tại khu phố.
Theo Le Monde, biểu tình diễn ra tại Anh, Đức, Ailen, Canada, Úc, New Zealand, Syria hay Brazil… Tại Luân Đôn, hàng nghìn người xuống đường hôm Chủ Nhật xung quanh công viên Trafalgar Square, trung tâm thủ đô, giương cao khẩu hiệu « Không có công lý, không có hòa bình ! », hay « Màu da không phải là tội phạm »
Cũng ngày Chủ Nhật, 10.000 người tuần hành tại Canada ở trung tâm thành phố Montréal, thủ phủ bang Québec, để bày tỏ sự ủng hộ với phong trào phản đối bạo lực cảnh sát, chống kỳ thị tại Mỹ.
Tại Ailen, hôm thứ Hai, 01/06, hơn 5.000 người xuống đường tuần hành ủng hộ phong trào chống kỳ thị chủng tộc « Black Lives Matter » (tạm dịch là : Mạng sống của người da đen cũng đáng giá).
Hôm nay, theo AFP, giáo hoàng Phanxicô lên án mọi hình thức kỳ thị chủng tộc đều « không thể chấp nhận được ». Tuy nhiên, người đứng đầu giáo hội Công giáo cũng đồng thời chỉ trích các phản ứng bạo lực trong những ngày tiếp theo cái chết của George Floyd. Ngài nhấn mạnh là các phản ứng bạo lực như vậy sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200603-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ch%E1%BB%91ng-b%E1%BA%A1o-h%C3%A0nh-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-v%C3%A0-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-ch%E1%BB%A7ng-t%E1%BB%99c-lan-ra-nhi%E1%BB%81u-n%C6%A1i-tr%C3%AAn-th%C3%AA-gi%E1%BB%9Bi

Đeo khẩu trang có thực sự giảm lây Covid-19?

Richard GrayBBC Future
Khẩu trang là một biểu tượng của thời đại dịch – một phép ẩn dụ trực quan đại diện cho kẻ thù siêu nhỏ, vô hình có thể đang ẩn nấp ở bất kỳ ngóc ngách nào.
Một số người dùng cách lấy khăn quàng cổ quấn quanh mặt, trong khi những người khác tự biến tấu với một chiếc áo phông kéo lên che miệng.
Vì sao nhiều người Mỹ chống cách ly xã hội, bất chấp Covid-19?
Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Những khẩu trang sáng tạo hơn có chỗ mắc nhiều thứ sặc sỡ tự làm xung quanh lỗ tai, trong khi một số ít may mắn đeo khẩu trang phẫu thuật đặc trưng hoặc, hiếm hơn nữa, khẩu trang N95.
Tranh cãi về khẩu trang
Trong khi một vài tháng trước, bất cứ ai đeo khẩu trang nơi công cộng có thể sẽ thu hút những cái nhìn chằm chặp ở nhiều quốc gia không quen với việc này, thì giờ đây khẩu trang là lời nhắc nhở về thời kỳ kỳ lạ mà chúng ta đang sống.
Và khi các chính phủ trên thế giới bắt đầu nới lỏng phong tỏa để cho phép người dân hòa nhập trở lại vào xã hội, ngày càng có nhiều người đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Nhưng vẫn còn tranh cãi liệu có nên khuyến khích công chúng đeo khẩu trang hay không.
Trong những ngày đầu đại dịch, nhiều chính phủ cảnh báo công chúng không nên đeo khẩu trang vì sợ nhu cầu tăng vọt sẽ khiến nhân viên y tế tuyến đầu thiếu hụt trang thiết bị thiết yếu và điều đó có thể ru ngủ người dân vào cảm giác an toàn giả tạo.
Một số nước – chẳng hạn Mỹ – đã quay ngoắt lại lập trường. Tiểu bang Utah cho biết họ sẽ cung cấp một khẩu trang miễn phí cho bất kỳ người dân nào yêu cầu.
Và các nước khác như Cộng hòa Séc, Slovakia, Áo, Ma rốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức đều bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng.
Có khả năng những nước khác sẽ làm theo những nước này khi họ nới lỏng các hạn chế.
Nhưng liệu khẩu trang có thực sự tạo ra khác biệt trong trận chiến với Covid-19?
“Một điểm mấu chốt là các quốc gia kéo thẳng đường đồ thị lây nhiễm đều buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng,” Chris Kenyon, trưởng khoa bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Viện Y học Nhiệt đới ở Antwerp, vốn đã nghiên cứu liệu khẩu trang có vai trò gì không trong hạn chế sự lây lan của Covid-19 ở một số quốc gia, nói.
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
“Hầu hết đây là các nước châu Á. Vì một số lý do nào đó, cho đến gần đây các chuyên gia châu u – trừ Cộng hòa Séc – không thể học hỏi được gì từ những điều có tác dụng chống dịch ở châu Á.”
Tồn tại trong không khí
Để hiểu tại sao khẩu trang có hiệu quả, điều quan trọng là phải xem xét cách thức virus gây bệnh Covid-19 lây lan ngay từ gốc.
Một khi virus xâm nhập vào ai đó, virus Sars-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19 chiếm quyền điều khiển các tế bào để nhân lên.
Khi chúng nhân lên, những virus mới này sau đó bung ra khỏi tế bào và nằm lơ lửng trong chất dịch cơ thể ở trong phổi, miệng và mũi.
Khi một người nhiễm bệnh ho ra, họ có thể bắn ra cơn mưa những giọt rớt nhỏ li ti – vốn được gọi là khí dung – chứa đầy virus vào không khí. Chỉ một cái ho có thể tạo ra tới 3.000 giọt bắn.
Có những lo ngại virus cũng có thể lây lan chỉ bằng cách nói chuyện. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chúng ta xả vào không trung hàng ngàn giọt bắn mà mắt thường không nhìn thấy được chỉ bằng cách thốt ra những câu: ‘stay healthy’ (giữ gìn sức khỏe).
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha
Một khi bay ra khỏi miệng chúng ta, nhiều giọt bắn lớn sẽ nhanh chóng rơi xuống các bề mặt gần đó trong khi những giọt nhỏ hơn vẫn lơ lửng trong không khí hàng giờ và sẽ có người hít vào.
Mặc dù những giọt bắn có chứa đầy virus này hoạt động như thế nào trong phòng có điều hòa cũng như ngoài trời vẫn chưa được hiểu kỹ càng, nhưng chúng được cho là sẽ rớt xuống các bề mặt nhanh hơn trong môi trường không khí bị xáo động.
Cũng có một số báo cáo cho rằng virus corona có thể lây lan qua hệ thống thông gió trong các tòa nhà.
Theo một nghiên cứu của nhà virus học Neeltje van Doremalen và các đồng nghiệp của bà tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ ở Hamilton, bang Montana, virus Sars-CoV-2 được tìm thấy sống sót trong những giọt bắn khí dung này trong ít nhất ba tiếng đồng hồ.
Nhưng một nghiên cứu mới đây hơn và vẫn chưa được công bố đã phát hiện ra rằng virus Sars-CoV-2 vẫn có khả năng lây nhiễm trong hơn 16 tiếng khi lơ lửng trong các giọt bắn khí dung.
Nghiên cứu này phát hiện ra virus này ‘có sự dẻo dai đáng kinh ngạc ở dạng khí dung’ so với các loại virus corona tương tự khác mà họ đã nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu cùng nhau cho rằng trong điều kiện thích hợp, virus có thể lảng vảng trong không khí trong nhiều giờ và vẫn lây nhiễm cho con người nếu hít vào. Và trong môi trường trong nhà, chúng dường như đặc biệt dễ lây lan qua không khí.
Một phân tích chưa được công bố về 318 ổ dịch Covid-19 ở Trung Quốc cho thấy nó lây lan thường xuyên nhất trong môi trường trong nhà, đặc biệt là trong nhà của người dân, và trên các phương tiện giao thông công cộng, trong nhà hàng, rạp chiếu bóng và cửa hàng.
Họ chỉ tìm thấy một trường hợp virus dường như đã lây lan khi mọi người ở ngoài đường.
Chất liệu di truyền của Sars-CoV-2 cũng đã được phát hiện trong không khí trong nhà vệ sinh và các căn phòng mà người nhiễm Covid-19 sử dụng qua.
Một nghiên cứu về một chùm các ca nhiễm ở một nhà hàng ở Quảng Châu, Trung Quốc, cho thấy trong những không gian được thông khí kém, virus có thể lây sang những người ngồi gần nhau thông qua các giọt bắn khí dung.
Ca nhiễm không triệu chứng
“Khẩu trang có thể giảm lây lan trong cộng đồng, nhất là trong hệ thống giao thông công cộng và các khu vực đông đúc,” ông Ben Cowling, trưởng bộ phận dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Hong Kong, nói.
Ông và các đồng sự mới đây đã công bố một nghiên cứu về tính hiệu quả của khẩu trang trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus từ người nhiễm bệnh.
Họ phát hiện rằng khẩu trang phẫu thuật tiêu chuẩn là đủ để giảm đáng kể lượng virus thoát ra trong hơi thở và cơn ho của những người bị nhiễm các loại virus đường hô hấp khác nhau, bao gồm một loại virus corona thể nhẹ, cúm và loại vi trùng gây cảm lạnh thông thường.
“Một trong những đề xuất để dỡ phong tỏa là áp dụng xét nghiệm quy mô lớn cùng với truy dấu tiếp xúc và cách ly, để vượt qua sự lây nhiễm trùng trong cộng đồng,” Cowling nói.
“Nếu bạn được xác định là nhiễm virus, cơ quan y tế có thể truy ra những người thân, các mối liên hệ xã hội và quan hệ nghề nghiệp của bạn, nhưng rất khó để truy ra bạn đã ngồi cạnh ai trên xe buýt hay tàu điện.”
“Nếu chúng ta có thể hạn chế lây nhiễm ở những chỗ này, thì thật sự sẽ rất có ích.”
Một trong những lý do việc đeo khẩu trang rộng rãi nơi công cộng rất quan trọng trong chống dịch Covid-19 là sự hiện diện rộng rãi của những người nhiễm bệnh không có triệu chứng vốn vẫn có thể truyền virus cho người khác.
Người ta ước tính rằng có khoảng từ 6% cho đến gần 18% những người nhiễm virus có thể mang virus mà không có triệu chứng.
Thêm vào đó là thời gian ủ bệnh khoảng năm ngày, nhưng trong một số trường hợp có thể lên đến 14 ngày, trước khi xuất hiện các triệu chứng. Ngay cả những người có dấu hiệu lây nhiễm có thể đã lây bệnh cho nhiều người trước khi họ bắt đầu ngã bệnh.
“Điều này làm cho việc chặn đứng lây nhiễm trong cộng đồng đặc biệt khó khăn,” Cowling nói.
“Nhưng nếu tất cả mọi người đều đeo khẩu trang, tức là những người đã bị nhiễm và không có triệu chứng cũng đeo khẩu trang, điều đó có thể giúp giảm lượng virus xâm nhập vào môi trường và có khả năng lây nhiễm.”
Ngay cả đeo khẩu trang tự chế cũng có thể làm giảm số lượng giọt bắn mà mỗi người chúng ta xả ra khi nói chuyện, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ ở Bethesda, bang Maryland.
Có ngăn virus xâm nhập không?
Vậy thì, nếu như khẩu trang có thể giúp ngăn người có virus lây cho người khác, thì liệu nó cũng có thể giúp cho người không bị nhiễm không hít vào virus hay không?
Chắc chắn khả năng lọc các hạt trong không khí của khẩu trang chuyên dụng, dùng một lần như khẩu trang N95 và khẩu trang phòng độc FFP-2 tương đương ở châu u là rất cao.
Chúng được thiết kế để lọc thụ động các hạt trong không khí tương ứng là 95% và 94% – tới các hạt có kích thước nhỏ đến 0,3 micro mét – khi người đeo hít thở.
Tuy nhiên, hiệu suất của các loại khẩu trang này trong việc ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể lại không rõ ràng.
Một số virus có thể nhỏ tới 0,01 micromet, trong khi các nhà nghiên cứu đã cho biết virus corona gây bệnh Covid-19 có kích thước 0,07-0,09 micromet.
Tuy nhiên, các virus hô hấp có xu hướng lơ lửng trong các giọt bắn khí dung, có thể có kích thước từ 0,1 cho đến 900 micromet, do đó, chặn những virus này thường quan trọng hơn.
Một số nghiên cứu trước đây đã cho rằng các vi trùng nhỏ hơn chúng ta nghĩ có thể lọt qua bộ lọc của khẩu trang N95, nhưng chúng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn chặn virus cúm.
Có một số nghiên cứu cho thấy những khẩu trang này có tác dụng trong việc bảo vệ mọi người trước Covid-19.
Một phân tích trên các nhân viên y tế ở Trung Quốc cho thấy những người đeo khẩu trang N95 không bị nhiễm virus, mặc dù họ chăm sóc cho những bệnh nhân cực kỳ dễ lây. Đây là một trong những lý do tại sao những chiếc khẩu trang này được coi là tối quan trọng đối với các nhân viên y tế tuyến đầu.
Điều quan ngại là, nếu công chúng mua tất cả nguồn khẩu trang vốn đã bị thiếu hụt này, nó sẽ khiến những nhân viên y tế thiết yếu, những người có khả năng nhất bị phơi nhiễm, không được bảo vệ và dễ bị tổn thương.
Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi công chúng không nên đeo khẩu trang để đảm bảo nguồn cung cho nhân viên y tế, và đây cũng là nguyên do tại sao nhiều chính phủ trên thế giới miễn cưỡng không muốn khuyến khích công chúng đeo khẩu trang.
Đeo cho đúng
Mặc dù hiện nay có một số bằng chứng cho thấy khẩu trang phòng độc có thể được khử trùng để tái sử dụng, nhưng đó không phải là giải pháp hoàn hảo.
“Chúng ta thực sự cần phải đảm bảo có đủ nguồn cung khẩu trang cho các nhân viên y tế,” Cowling nói thêm.
Chính sự thiếu hụt Thiết bị Bảo hộ Cá nhân (PPE) như khẩu trang N95 đã khiến một số nhà khoa học tìm cách xây dựng phương án thay thế từ những vật liệu có thể tìm thấy trong bệnh viện.
Một vấn đề khác của việc yêu cầu công chúng đeo khẩu trang là cần phải hướng dẫn cách đeo cho đúng.
Nếu khẩu trang không được đeo đúng cách, chỗ khép quanh miệng và mũi vẫn có thể để cho virus lách vào ở mé bên.
Râu ria cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của khẩu trang vì nó làm cho khẩu trang không khép chặt lại.
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã công bố hướng dẫn hữu ích cho bất kỳ ai có râu ria muốn đeo khẩu trang.
Nhưng cũng có những lựa chọn thay thế đơn giản hơn. Một nghiên cứu gần đây, nhưng chưa được đánh giá đồng đẳng, đã phát hiện ra khẩu trang phẫu thuật 3M – loại bác sĩ phẫu thuật đeo trong phòng mổ – có thể loại bỏ gần 75% các hạt có kích thước đến 0,02 micromet.
Mặc dù kém công hiệu hơn nhiều so với khẩu trang N95, khẩu trang phẫu thuật vẫn có thể giúp giảm số lượng hạt hít vào.
Nhưng bằng cách cắt một lỗ ở gót chiếc vớ và đeo nó lên khẩu trang có thể cải thiện khả năng của khẩu trang và lọc được đến 90% các hạt.
“Khẩu trang phẫu thuật, không giống như khẩu trang phòng độc N95, được thiết kế để vừa lên mặt một cách lỏng lẻo,” bà Loretta Fernandez, nhà hóa học môi trường tại Đại học Đông Bắc, Boston, Massachusetts, một trong những người tham gia vào nghiên cứu này, cho biết.
“Điều này cho phép không khí tìm đường xung quanh khẩu trang để đến vùng thở hơn là đi thẳng qua khẩu trang.” Họ phát hiện ra rằng việc bổ sung thêm nylon ở mặt ngoài khẩu trang đã làm giảm việc này.
Fernandez và cộng tác viên Amy Mueller, kỹ sư tại Đại học Đông Bắc, cũng đã xem xét tính hiệu quả của các khẩu trang tự chế khác nhau.
Loại công hiệu nhất dùng nhiều lớp vải, mặc dù vẫn không công hiệu bằng khẩu trang N95 và khẩu trang phẫu thuật.
Tuy nhiên, thêm một lớp nylon ở trên để cho khẩu trang bám lên mặt làm tăng hiệu quả đến mức mà một số khẩu trang tự chế có thể ngăn được 80% các hạt.
Lọc bao nhiêu là đủ?
Giống như N95 dùng một lần và khẩu trang phẫu thuật, các loại khẩu trang tự chế như thế này thực sự chỉ tốt cho một lần sử dụng và sau đó chúng cần được khử trùng nếu muốn phát huy tối đa tiềm năng.
CDC khuyến cáo nên thường xuyên giặt khẩu trang tự chế. Nước nóng thôi có thể là không đủ – một nghiên cứu gần đây cho thấy Sars-CoV-2 có thể tồn tại ở nhiệt độ ít nhất là 60 độ C. May mắn là lớp màng nhầy bao quanh virus corona có thể được kéo vỡ bằng xà phòng và bột giặt.
Nhưng Mueller cảnh báo rằng tất cả các lựa chọn thay thế này không thể được xem có thể thay thế cho khẩu trang N95.
“Có một câu hỏi rất quan trọng – để giới chức y tế giải thích từ dữ liệu mà chúng ta đang thu thập – về mức độ lọc như thế nào là ‘đủ an toàn’? Thật đáng tiếc nhưng đúng là trong một số trường hợp chúng ta phải chọn lựa giữa nhiều lựa chọn không hoàn hảo.”
Các thử nghiệm trên khẩu trang tự chế cho thấy chúng có thể làm giảm đáng kể sự lây lan của các virus khác như cúm. Chúng cũng có thể giúp giảm sự phát tán của virus lên các bề mặt gần đó khi mọi người ho.
Giả sử có đủ số người đeo khẩu trang khi đi ra ngoài nơi công cộng, việc này có thể có tác động rất lớn đến việc virus corona bắt đầu lây lan trở lại nhanh như thế nào, nhất là khi kết hợp với các biện pháp khác như xa cách xã hội và rửa tay.
Một nghiên cứu chưa được công bố của các nhà khoa học tại Đại học Bang Arizona cho thấy nếu 80% người dân chỉ đeo khẩu trang có hiệu quả vừa phải, số người chết ở New York có thể giảm 17-45% trong khoảng thời gian hai tháng.
Ngay cả đeo loại khẩu trang chỉ có hiệu quả 20% cũng có thể giảm tỷ lệ tử vong 24-65% ở Washington và 2-9% ở New York, nếu có đủ người đeo.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52910001

Trump, Putin và Bolsonaro:

Khi sách lược “dân túy” chịu thua virus corona

Mai Vân
Lẽ ra dịch đại dịch Covid-19 phải là thời khắc vinh quang cho các lãnh đạo theo xu hướng dân túy trên thế giới, có thể lợi dụng nỗi sợ hãi trong người dân trước hiện tại và tương lai để củng cố uy quyền. Thế nhưng, thực tế lại không diễn ra như vậy.
Trong một bài phân tích ngày 31/05/2020, mang tựa đề “Trump, Putin và  Bolsonaro đã thấy rằng các sách lược dân túy của họ không đấu lại được với con virus corona – Trump, Putin and Bolsonaro find their populist playbooks are no match for coronavirus”, đài truyền hình Mỹ CNN đã nêu bật trường hợp của ba tổng thống Mỹ, Nga và Brazil – được cho là tiêu biểu cho trào lưu dân túy hiện nay – để ghi nhận rằng các chính sách dân túy mà họ áp dụng đã hoàn toàn thất bại trước con virus corona.
Bài viết nêu bật thực tế là cả ba vị tổng thống – Donald Trump tại Mỹ, Vladimir Putin tại Nga và Jair Bolsonaro tại Brazil – như đã hoàn toàn bất lực trước con virus đang tàn phá đất nước họ. Cả ba quốc gia đều rất lớn này đang có số ca nhiễm cao nhất thế giới, với các trường hợp tử vong vì Covid-19 không ngừng tăng, trong lúc kinh tế lại phải gánh chịu hậu quả vô cùng năng nề.
Theo số thống kê mới nhất của trường đại học Mỹ Johns Hopkins, tính đến hết ngày 02/06, Mỹ  đứng đầu thế giới về số ca nhiễm virus được xác nhận: 1.831.821 người, cũng như về số người tử vong: 106.181. Theo sau là Brazil, với 555.383 ca nhiễm và 31.199 người chết. Đứng thứ ba là Nga: 423.186 ca nhiễm, 5.031 ca tử vong.
“Cúm nhỏ” gây nên họa lớn
Tuy nhiên, vấn đề đối với các lãnh đạo này là sách lược thường nhật của họ dựa trên “hù dọa, gây lo sợ và tuyên truyền” đã  không hiệu quả trước con virus, trong lúc mà sự tin tưởng vào khoa học, tính chất minh bạch trong thông tin, việc kế hoạch hóa dài hạn lại cho thấy khả năng thu được kết quả tốt hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sử dụng vũ khí mả ông ưa chuộng: Twitter để vừa nỗ lực quy trách nhiệm cho Trung Quốc về tình trạng của đất nước ông, quảng bá loại thuốc trị mà hiệu quả chưa hề được chứng minh, và thúc ép thống đốc các bang dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Thế nhưng, những thông điệp qua Twitter cũng như cố gắng hù dọa của ông đã không ngăn chặn được virus.
Tổng thống Nga Putin thì vẫn sử dụng những mánh khóe tuyên truyền qua hệ thống truyền thông cố hữu của ông để phô trương hình ảnh của một lãnh đạo đang kiểm soát đươc tình hình. Thế nhưng số ca nhiễm tại Nga tăng vọt đã cho thấy là virus đã vuột khỏi tầm kiểm soát của ông.
Còn tổng thống Brazil Jair Bolsonaro thì đã lập đi lập lại thông điệp sai lệch là dịch virus corona chỉ là một “bệnh cúm nhỏ” không gây ra bất kỳ nguy cơ nào. Lập luận cúm nhỏ của ông Bolsonaro đã gây nên tai họa lớn khi số ca nhiễm ở Brazil vào cuối tháng 5 tăng 20.000 trường hợp mỗi ngày, vào lúc dịch bệnh tại nước này chưa đạt đỉnh.
Tóm lại, theo các chuyên gia được CNN trích dẫn, ba ông Trump, Bolsonaro và Putin, ngay từ lúc đầu đã giảm nhẹ nguy cơ dịch Covid-19, cho dù họ đã thấy rõ thảm kịch tại các nước như Ý. Giờ đây, họ lại cố cho thấy là đã khống chế được tình hình trong khi virus vẫn tiếp tục lây lan và giết chóc, điều đã phơi bày chỗ yếu của các lãnh đạo này.
Donald Trump: “Cứ bình tĩnh, dịch sẽ qua thôi”
Theo phân tích của CNN, việc cả tổng thống Mỹ lẫn Brazil không xem virus corona là một mối đe dọa, đã dẫn đến tình trạng các chính phủ của họ phản ứng chậm trễ.
Cũng như Bolsonaro, Donald Trump luôn luôn cho là virus corona không khác một bệnh cúm và thường xuyên khẳng định là mọi việc đều “trong tầm kiểm soát”. Đến khi rõ ràng là không phải như thế, tổng thống Mỹ vẫn nói là mọi việc rồi sẽ OK.
Mỹ đã sớm áp đặt một số giới hạn trong việc đi lại, bắt đầu bằng việc cấm những chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc từ 02/02. Tuy nhiên, phải đợi đến ngày 15/03, thì Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh mới đưa ra hướng dẫn đầu tiên về giãn cách xã hội. Chỉ 6 tuần lễ sau, số ca nhiễm virus đã vượt mức 1 triệu.
William Hanage, một nhà dịch tễ học tại Đại Học Harvard nhận định: “Việc giảm nhẹ nguy cơ của virus corona là hành động coi thường mọi thực tế thấy được tại Trung Quốc rồi tại các nước châu Âu về tác hại của dịch bệnh. Và điều đó rõ ràng đã góp phần làm suy yếu hành động đáp trả của ngành y tế công cộng…”
Bolsonaro: Dân tộc Brazil miễn nhiễm virus corona!
Tại Brazil, tổng thống Bolsonaro không những cho rằng virus sẽ không bao giờ đánh gục ông mà còn tin rằng người Brazil nói chung sẽ miễn nhiễm với virus corona.
Trong một phát biểu ngày 26/03, khi số ca nhiễm tại Brazil gần mức 3000 người, tổng thống Brazil không ngần ngại khẳng định: “Cần phải nghiên cứu người Brazil. Chúng ta không hề bị nhiễm bất kỳ cái gì. Nhiều người đã lặn ngụp trong nước thải mà có hề hấn gì đâu?”
Đến khi Brazil sớm đưa ra một số biện pháp, như cấm nhập cảnh đối với những người đến từ một số quốc gia bị dịch Covid-19, đóng cửa biên giới trên bộ, ông Bolsorano không bao giờ chấp nhận đóng cửa các cơ sở kinh doanh, trường học và chính quyền của ông cũng chưa bao giờ đưa ra hướng dẫn rõ ràng cho các bang để thực hiện việc giãn cách xã hội.
Trong thực tế, tổng thống Bolsonaro luôn phá hoại các hạn chế chống dịch mà chính quyền địa phương ban hành, tham gia biểu tình chống phong tỏa, không đeo khẩu trang, bắt tay dân chúng, ôm trẻ em.
Francisca Costa Reis, một nhà nghiên cứu về Brazil tại trung tâm nghiên cứu Leuven Centre for Global Governance Studies ở Bruxelles (Bỉ) phân tích: “Trong đối sách chống dịch bệnh, ông Bolsonaro vẫn tiếp tục phủ nhận mức nguy hiểm của virus, và không hề thay đổi chút nào”. Theo chuyên gia này, “ít ra thì giờ đây tổng thống Mỹ đã công nhận là có vấn đề”, còn Bolsonaro thì không.
Putin: Tuyên truyền bị phản tác dụng
Tình hình Nga hơi khác biệt so với Mỹ hay Brazil nhưng cũng có sai sót. Chính quyền Nga không hề hành động chậm trễ. Nga đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào ngày 30/01, một hôm trước khi ghi nhận 2 ca nhiễm đầu tiên, và thông báo biện pháp phong tỏa khi số trường hợp lây nhiễm còn chưa đầy 700.
Nhưng sai lầm của Nga là đã bỏ sót nhiều trường hợp nhiễm virus từ nước ngoài, cụ thể là từ Ý và Tây Âu, cũng như không ngăn ngừa được việc bệnh viện trở thành nơi phát tán virus. Việc thông tin yếu kém đã vô hiệu hóa một số kết quả của quyết định can thiệp nhanh chóng.
Phát biểu của ông Putin từ tốn, cẩn trọng hơn là Trump và Bolsonaro. Ông thường xuyên kêu gọi mọi người thận trọng, gọi virus corona là mối đe dọa thật sự, và không phủ nhận thực tế khoa học của virus. Nhưng vấn đề là tổng thống Nga vẫn áp dụng mô hình tuyên truyền kiểu cũ, bắt đầu bị phản tác dụng.
Vào cuối tháng 3, truyền hình Nga chiếu cảnh ông Putin đi thăm một bệnh viện mới được xây dựng để đối phó với virus, mặc một bộ đồ bảo hộ màu vàng, trong một màn trình diễn tuyên truyền điển hình nhằm mục tiêu phô diễn một lãnh đạo bình tĩnh trong một hệ thống y tế hoạt động tốt.
Nhưng chuyến thăm không hề khiến người Nga an tâm chút nào. Tổng thống Nga được thấy không hề mặc áo bảo hộ, bắt tay vị bác sĩ trưởng của bệnh viện, người sau đó đã bị xét nghiệm dương tính với virus. Điều đó chỉ làm dấy lên suy đoán rằng tổng thống đã bị nhiễm bệnh, và ông Putin đã phải tự cách ly trong tư dinh, điều hành đất nước thông qua hệ thống truyền hình.
Điện Kremlin đã phải cực lực phủ nhận việc tổng thống trốn “trong một bunker nào đó”, một vụ việc đã đi ngược lại với hình ảnh người hùng mạnh mẽ mà ông Putin thích phô diễn.
Chuyến thăm của Putin cũng mâu thuẫn với các báo cáo ngay sau đó về tình hình thê thảm ở các bệnh viện của Nga. Bệnh nhân quá đông, nhân viên y tế phải làm việc quá sức, trong hoàn cảnh thiếu thiết bị bảo hộ. Một đoạn video về tình trạng các y tá tại một bệnh viện ở thành phố Derbent vào đầu tháng 5 là dấu hiệu cho thấy tình hình đã xấu đi như thế nào.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200603-trump-putin-v%C3%A0-bolsonaro-khi-sa%CC%81ch-l%C6%B0%C6%A1%CC%A3c-d%C3%A2n-t%C3%BAy-chi%CC%A3u-thua-virus-corona

EU phản đối việc mời Nga quay lại G7

Tin Brussels, Bỉ – Vào thứ Ba, 2 tháng 6, Liên Âu EU cùng một số thành viên nhóm G7 đã khẳng định rằng Nga không nên được mời quay trở lại tổ chức của các cường quốc kinh tế thế giới. Thông điệp này được đưa ra sau khi Tổng Thống Trump nói ông dự định mời Nga tham gia hội nghị G7 vào mùa thu năm nay.
Vào cuối tuần trước, Tổng Thống Trump thông báo hoãn hội nghị G7 vốn dự kiến diễn ra vào tháng tới, và dự định sẽ mời thêm Nga, Úc, Nam Hàn và Ấn Độ khi hội nghị này được tổ chức. Tổng Thống Trump nói ông cảm thấy rằng số lượng các quốc gia tham dự hội nghị G7 hiện nay là không phù hợp và không đại diện cho tình hình đang diễn ra hiện nay trên thế giới.
Thành viên G7 gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, và Hoa Kỳ, và hội nghị G7 thường xuyên có sự tham dự của EU. Tổ chức G7 trước đây được gọi là nhóm G8, nhưng đã trở thành G7 vào năm 2014, sau khi Nga bị khai trừ vì vụ xâm lược Ukraine và sát nhập bán đảo Crimea.
Ngoại Trưởng EU Josep Borrell nói Nga không nên được cho phép quay lại G7, cho tới khi nước này thay đổi cách cư xử và chịu tham gia các cuộc thảo luận có ý nghĩa. Ông Borrell nói, Tổng Thống Trump, với tư cách là chủ trì hội nghị G7 sắp tới, có quyền được mời thêm các vị khách tham dự. Tuy nhiên, nước chủ trì hội nghị G7 không có đặc quyền được thay đổi thành viên, hoặc đưa ra các thay đổi có tính vĩnh viễn đối với tổ chức.
Vào thứ Hai, Thủ Tướng Canada Justin Trudeau cũng nói rằng Nga vẫn đang coi thường luật pháp quốc tế, do đó, nước này sẽ phải tiếp tục đứng ngoài G7. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/eu-phan-doi-viec-moi-nga-quay-lai-g7/

Liên Âu – Anh

tiếp tục vòng đàm phán tìm thỏa thuận Brexit

Trọng Thành
Ngày 31 tháng Giêng 2020 nước Anh đã chính thức rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, từ đây đến cuối năm, Bruxelles và Luân Đôn vẫn cố gắng tiếp tục thương lượng để tránh việc Anh rời Liên Âu không thỏa thuận, với hệ quả là các thiệt hại rất lớn cho đôi bên. Hôm qua, 02/06, vòng đàm phán thứ tư chính thức mở ra.
Theo các nhà quan sát, bất chấp nhiều nỗ lực, hai bên rất khó đạt thỏa hiệp. Trong đợt đàm phán thứ tư này, hồ sơ đánh cá chung được nêu lên như một cơ hội cho phép Liên Âu và Anh tìm được một thỏa hiệp đáng kể.
Hãng tin Anh Reuters hôm qua cho hay, theo một số nguồn tin châu Âu hồi tuần trước, Liên Hiệp Châu Âu sẵn sàng xét lại lập trường về đánh cá của mình, và đây được coi là « một nhân nhượng đầu tiên với Luân Đôn ». Tuy nhiên, lãnh đạo đàm phán châu Âu Michel Barnier tỏ ra không tin tưởng các đàm phán tuần này đạt được một tiến bộ đáng kể nào.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet giải thích về tình trạng bế tắc và không khí đầy nghi kỵ trong đàm phán hiện nay:
Thủ tướng Anh đã báo trước sẽ trực tiếp tham gia vào tiến trình thương lượng tháng này, tuy nhiên, phía châu Âu thì dường như không mấy lạc quan về triển vọng đàm phán sẽ mang lại các kết quả thực sự. Dù sao, Bruxelles cũng chấp nhận sẽ tiếp tục thăm dò một số nội dung đàm phán mới trong hồ sơ đánh giá chung đầy gai góc. Điều này có vẻ như cho thấy chiến lược của Luân Đôn là có lý.
Tuy nhiên, đối với lãnh đạo đàm phán phía châu Âu, ông Michel Barnier, các thương lượng tuần này sẽ cho thấy Anh quốc có thực sự muốn rời khỏi thị trường nội địa châu Âu và liên minh thuế quan hay không. Đây có thể coi là một dạng gần như tối hậu thư gửi đến Luân Đôn, trong bối cảnh các nhà thương thuyết Anh tỏ rõ thái độ hết sức cứng rắn.
Cụ thể là, phía Anh đòi hỏi Liên Âu phải có bảo đảm để trung tâm tài chính Anh City Luân Đôn, có điều kiện dễ dàng thâm nhập  thị trường tài chính châu Âu. Đòi hỏi này về thực chất khiến đàm phán dấn sâu vào ngõ cụt.
Về phía châu Âu, có một quan niệm phổ biến sau đây về thủ tướng Anh. Đó là thủ tướng Boris Johnson không hề có ý định chấp nhận một thỏa thuận nào khiến chủ quyền của nước Anh bị sói mòn, dù chỉ một ly.
Và theo quan điểm này, thì các thiệt hại kinh tế do đại dịch virus corona gây ra có thể được dùng như một cơ hội để che lấp đi các thiệt hại về kinh tế do việc chia tay với Liên Âu không thỏa thuận.
Điều này sẽ cho phép thủ tướng Boris Johson khoác lên mình một cách an toàn vầng hào quang của người được coi là đã cứu nước Anh thoát khỏi ách thống trị của Bruxelles.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200603-li%C3%AAn-%C3%A2u-anh-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-v%C3%B2ng-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-t%C3%ACm-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-brexit

Anh sẽ cấp quyền công dân cho người Hồng Kông

nếu Trung Quốc áp luật an ninh mới

Quý Khải
Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ cấp quyền công dân cho 3 triệu người dân Hồng Kông trong bối cảnh Trung Quốc áp luật an ninh mới.
Trong một bài bình luận trên The Times hôm 3/6, thủ tướng Anh Boris Johnson lên án luật an ninh mới đối với Hồng Kông, vừa được Trung Quốc thông qua gần đây. Tuy luật đã được thông qua, nhưng nội dung chi tiết đang được soạn thảo và sẽ được công bố trong tháng này.
Ông cho rằng luật này sẽ “làm xói mòn nghiêm trọng quyền tự trị của Hồng Kông” và trực tiếp vi phạm các điều khoản trong tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc.
Trên tờ Times, ông Johnson viết:
‘[Nếu Trung Quốc thực thi luật an ninh mới], Vương quốc Anh sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì mối quan hệ lịch sử và tình bạn sâu sắc của chúng tôi với người dân Hồng Kông.
‘Hiện nay, có khoảng 350.000 người dân tại đặc khu có Hộ chiếu Hải ngoại Anh (British National Overseas – BNO) và 2,5 triệu người khác đủ điều kiện đăng ký’.
Hộ chiếu BNO được tạo ra cho người dân Hồng Kông trước khi Anh trao trả lãnh thổ này về Trung Quốc vào năm 1997. Hộ chiếu này cho phép người sở hữu đến Anh trong vòng tối đa 6 tháng, nhưng không được phép kiếm việc làm hoặc định cư lâu dài.
Trên tờ Times, ông Johnson viết:
‘Nếu Trung Quốc áp luật an ninh quốc gia, chính phủ Anh sẽ thay đổi điều khoản nhập cư và cho phép bất kỳ người nào giữ hộ chiếu BNO từ Hồng Kông đến Anh trong khoảng thời gian mở rộng 12 tháng (kèm khả năng gia hạn) và được trao thêm quyền nhập cư, bao gồm quyền làm việc, hướng tới việc nhập quốc tịch Anh.
‘Điều này sẽ dẫn đến một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử đối với chính sách thị thực của chúng tôi.
‘Nếu điều này thật sự cần thiết, chính phủ Anh sẽ làm vậy và sẵn sàng hành động.
‘Nhiều người dân Hồng Kông lo sợ cuộc sống [dân chủ] của họ, vốn được Trung Quốc cam kết duy trì [trong ít nhất 50 năm sau khi trao trả lãnh thổ], đang bị đe dọa.
‘Nếu Trung Quốc tiếp tục là nguồn căn nỗi sợ hãi của họ [người dân Hồng Kông], thì Anh sẽ không thể đơn thuần có thái độ bàng quan và thờ ơ; thay vào đó chúng tôi sẽ tôn trọng nghĩa vụ của mình [đối với người dân Hồng Kông] và cung cấp một giải pháp thay thế’.
Hôm thứ ba (2/6), Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết Vương quốc Anh đang đàm phán với các nước trong liên minh tình báo Five Eyes (gồm Úc, Canada, Anh, Mỹ và New Zealand) về cách xử lý một “cuộc di cư” tiềm năng của người dân Hồng Kông ra khỏi khu vực, theo BBC.
Ông kêu gọi Trung Quốc xem xét lại các dự luật của mình, mà theo ông, sẽ đe dọa đến sự tự trị và thịnh vượng của Hồng Kông.
Các nghị sĩ cao cấp từ Anh, Canada, Úc và New Zealand đã kêu gọi Liên Hợp Quốc chỉ định một đặc phái viên đến Hồng Kông theo dõi việc áp luật an ninh mới sẽ ảnh hưởng đến quyền con người tại đặc khu này như thế nào.
Đầu tuần này, 7 cựu ngoại trưởng Anh đã thúc giục ông Johnson thành lập một liên minh toàn cầu để hành động đối với vấn đề luật an ninh Hồng Kông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/anh-se-cap-quyen-cong-dan-cho-nguoi-hong-kong-neu-trung-quoc-ap-luat-an-ninh-moi.html

Virus corona : Pháp khởi sắc,

Ý mở cửa biên giới để cứu vãn du lịch

Thụy My
Tại Pháp số lượng người nhiễm virus corona mới nhập viện và các ca nặng tiếp tục giảm. Lệnh phong tỏa đã được nới lỏng, người dân bắt đầu quay lại với các quán cà phê, bãi biển. Trong khi đó chính phủ Ý hôm nay 03/06/2020 mở cửa biên giới cho du khách châu Âu, hy vọng cứu vãn kỹ nghệ du lịch bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19.
Trong 24 giờ qua, số lượng bệnh nhân virus corona ở các bệnh viện đã giảm 260 người, số người bệnh nặng phải thở máy giảm 49 người. Có thêm 107 trường hợp tử vong, nhưng con số này đã tính gộp cả cuối tuần trước vì nghỉ lễ. Tổng cộng từ đầu nạn dịch, tại Pháp đã có 28.940 người chết vì Covid-19.
Dịch bệnh giảm dần, chính phủ Pháp đã quyết định chuyển sang giai đoạn 2 kể từ hôm qua. Sinh hoạt đã trở lại hầu như bình thường, trừ ba vùng màu cam là Paris và vùng phụ cận, đảo Guyane, Mayotte. Tại ba vùng này, các quán cà phê chỉ được phục vụ ngoài trời, tuy nhiên Tòa đô chính Paris đã cho phép các quán sử dụng vỉa hè miễn phí.
Sau khi mở lại các công viên cuối tuần trước, các bãi biển, viện bảo tàng, sở thú…cũng đang dần mở cửa, với quy định tôn trọng giãn cách xã hội hoặc đeo khẩu trang. Riêng các rạp chiếu phim phải đợi đến ngày 22/06.
Tuy nhiên virus vẫn luôn hiện diện. Để ngăn chận việc lây lan, ứng dụng StopCovid được khởi động từ chiều qua, nhằm cảnh báo cho người sử dụng nếu có ở gần một người bị nhiễm virus không đến 1 mét trong vòng hơn 15 phút. Việc sử dụng StopCovid là tự nguyện.
Ý mở cửa biên giới để cứu ngành du lịch
Hôm nay 03/06/2020 Ý mở cửa cho du khách châu Âu, một tháng sau khi tái khởi động dần nền kinh tế. Các chuyến bay quốc tế được tái lập tại ba thành phố lớn Roma, Milano và Napoli. Các di tích nổi tiếng như Colisée ở Roma hay viện bảo tàng Vatican mở cửa đón khách từ thứ Hai 01/06. Kỹ nghệ du lịch chiếm đến 13% GDP của Ý.
Tuy nhiên chỉ có 40/1.200 khách sạn ở Roma và hơn một chục khách sạn ở Milano hoạt động trở lại, vì lo sợ không có khách.
Thụy Sĩ cảnh báo các công dân nào sang Ý, khi trở về sẽ bị cách ly, vì chỉ mở cửa cho Đức, Pháp và Áo từ ngày 15/06, nhưng vẫn đóng với Ý. Tương tự đối với Áo : đóng cửa với Ý, dỡ bỏ hạn chế với Đức, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary
Cùng thời điểm 15/06, Đức dự kiến dỡ bỏ hạn chế di chuyển đối với công dân các nước Liên hiệp châu Âu và Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy, Anh, Liechtenstein nếu tình hình dịch bệnh khá hơn ; với điều kiện các nước này cũng không cấm công dân Đức nhập cảnh.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200603-virus-corona-ph%C3%A1p-kh%E1%BB%9Fi-s%E1%BA%AFc-%C3%BD-m%E1%BB%9F-c%E1%BB%ADa-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-%C4%91%E1%BB%83-c%E1%BB%A9u-v%C3%A3n-du-l%E1%BB%8Bch

Nước rửa tay khô sát khuẩn : Phát minh vì cộng đồng

Thu Hằng
Cùng với khẩu trang, nước rửa tay khô sát khuẩn trở thành mặt hàng khan hiếm trong thời gian đầu dịch Covid-19 tại Pháp. Nhưng khác với việc phụ thuộc vào nguồn cung cấp khẩu trang nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc, dung dịch rửa tay đã nhanh chóng được cung ứng đủ ra thị trường nhờ nhiều nhà sản xuất nước hoa, hóa mỹ phẩm, hiệu thuốc tự chế biến vì không cần bằng sáng chế.
Ngay từ tháng 03/2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu trầm trọng tại Pháp, chính phủ đã ra sắc lệnh quy định khung giá bán khẩu trang y tế và nước rửa tay khô, do tình trạng khan hiếm trong thời gian đầu và do lo ngại đầu cơ, tăng giá bất chính. Trong sắc lệnh mới công bố ngày 22/05, Nhà nước sẽ tiếp tục khống chế giá hai mặt hàng này cho đến ngày 10/07, có nghĩa là đến hết thời hạn tình trạng khẩn cấp.
Thế nhưng, trước khi được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, nước rửa tay khô là sản phẩm vô cùng tiện lợi trong môi trường bệnh viện, giúp y bác sĩ tiết kiệm rất nhiều thời gian. Đây là ý tưởng có từ năm 1995 của giáo sư người Thụy Sĩ Didier Pittet, trưởng khoa phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng Bệnh viện Đại học Genève (HUG), kiêm giám đốc Trung tâm Hợp tác của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).
Nguồn gốc của ý tưởng này được giáo sư Didier Pittet giải thích với chương trình Sức Khỏe của đài RFI ngày 14/05/2020 :
“Khi trở về nước và được giao nhiệm vụ làm trưởng khoa phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, nên tôi đã tìm hiểu xem liệu có trường hợp nhiễm trùng nào trong bệnh viện hay không và chúng tôi nhanh chóng hiểu ra là có. Tiếp theo, chúng tôi nghiên cứu những trường hợp này lây nhiễm như thế nào và quá trình vi khuẩn lây lan trong bệnh viện. Chúng ta đều biết việc vệ sinh tay rất quan trọng. Nhưng có một điểm khó hiểu là tại sao công việc tưởng chừng rất đơn giản này mà đội ngũ y tá, hộ lý lại không làm được. Và lý do giải thích lại rất đơn giản.
Khi tiến hành điều tra, dựa vào chuyên môn dịch tễ học mà tôi được đào tạo, trong vòng một tháng, chúng tôi đã đến tất cả các bộ phận của bệnh viện, quan sát cả ngày lẫn đêm, trong tuần cũng như cuối tuần, cuối cùng chúng tôi cũng hiểu ra được tại sao việc vệ sinh tay lại trở nên khó khăn đến như vậy đối với đội ngũ nhân viên y tế, từ bác sĩ, y tá, hộ lý đến vật lý trị liệu…
Lý do rất đơn giản ! Vào thời kỳ đó, chỉ có mỗi xà phòng và nước và rất mất thời gian để rửa tay. Ví dụ, trước khi tiếp xúc với bệnh nhân, nhân viên y tế phải đến bồn rửa tay, mở vòi nước, nhúng tay vào nước, chà xà phòng và phải xoa ít nhất là 30 giây, tráng tay, lau khô rồi quay lại phía bệnh nhân. Chúng tôi đã căn thời gian, làm đủ các công đoạn đó cần từ 1 phút đến 1,30 phút, tùy vào khoảng cách giữa bồn rửa tay và giường của bệnh nhân. Và động tác này được lặp đi lặp lại hàng chục lần trong ngày.
Chúng tôi cũng nghiên cứu trong bộ phận hồi sức, ở đó mỗi y tá phải rửa tay 22 lần mỗi giờ. Việc này mất quá nhiều thời gian, trong khi một y tá phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân và cuối cùng họ không có đủ thời gian để có thể đáp ứng những đòi hỏi về vệ sinh tay”.
Theo trang Sciences & Avenir (18/05/2020), trong vòng bốn năm thử nghiệm nước rửa tay khô, số ca nhiễm trùng tại bệnh viện đã giảm đi một nửa, tỉ lệ nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng đa kháng đã giảm đến 80% và các hành động vệ sinh của đội ngũ nhân viên y tế được cải thiện 70%. Trước những kết quả tích cực này, giáo sư Pittet đã vận động Tổ Chức Y Tế Thế giới phổ biến sử dụng nước rửa tay khô và cấm tư nhân hóa sản phẩm này.
Công trình được giáo sư Didier Pittet và nhóm nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa nổi tiếng The Lancet vào năm 2000 và càng giúp sản phẩm trở nên phổ biến hơn. Dung dịch rửa tay hiện được đóng thành lọ, bán rộng rãi trên thị trường. Giáo sư Didier Pittet giải thích tiếp với RFI :
“Ý tưởng đến với tôi vì khi làm việc trong một phòng thí nghiệm vi sinh, ở đáy mỗi tủ thí nghiệm nơi chứa những loại vi khuẩn đa kháng, chúng tôi luôn có những lọ cồn nhỏ, phòng trường hợp tay bị nhiễm vi khuẩn, thì phải đổ ngay cồn vào các ngón tay và bàn tay và sau đó đi ngay đến bồn rửa tay bằng xà phòng. Khi tôi thấy những lọ nhỏ đó, tôi nghĩ tại sao lại không dùng đúng kiểu đó.
Những lọ dung dịch trong phòng thí nghiệm chỉ có mỗi nước và cồn, như vậy gây khó chịu cho da tay. Tôi may mắn gặp được một dược sĩ (dược sĩ William Griffiths), được đào tạo theo trường phái y học truyền thống. Ông ấy nhiều tuổi hơn tôi và nghỉ hưu từ rất lâu. Tôi đã giải thích cho ông ấy về ý định của mình. Và chúng tôi có cùng ý tưởng vì nhiều năm trước đó, ông ấy cũng nghĩ đến giải pháp tương tự. Cuối cùng, chúng tôi đã bắt tay cùng làm một loại nước khử trùng, mà ở Pháp gọi là “gel”. Loại nước đó không chỉ hiệu quả mà còn không được làm khô và làm hỏng da tay.
Chúng tôi đã thực hiện một loạt mẫu, trước tiên là thử trên chính tay của chúng tôi, sau đó là trên tay của y tá trong khoa và sau đó là toàn bộ các khoa chăm sóc để chọn ra được một trong số các mẫu thử đó”.
Tặng WHO công thức để giá thành thấp
Dịch Covid-19 đã biến gel rửa tay thành vật bất ly thân của rất nhiều người Pháp. Khử trùng bằng dung dịch rửa tay là bước đầu tiên, không thể bỏ qua, để có thể được vào công sở hay trường học, siêu thị hay cửa hàng… Cơ quan quốc gia về an toàn thuốc và sản phẩm y tế của Pháp (ANSM) khuyến nghị sử dụng các loại nước rửa tay khô khi không thể rửa tay bằng nước và xà phòng.
Theo sắc lệnh mới ngày 22/05 của chính phủ Pháp, mỗi lọ nước rửa tay khô 100 ml được bán với giá 2,64 euro, thay vì 3 euro như trước ; lọ 50 ml là 1,76 euro và lọ 300 ml là 4,40 euro. Tổng cục phụ trách cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận (DGCCRF) tiếp tục kiểm tra giá bán và chất lượng, vì theo tiêu chuẩn, thành phần của nước rửa tay khô phải có ít nhất 60% ethanol (rượu etylic) và phải dán nhãn tiêu chuẩn EN 14476.
Đây là giá bán hợp lý và bất kỳ ai cũng có thể sản xuất nước rửa tay khô vì không cần bản quyền. Dung dịch rửa tay trở thành tài sản của nhân loại nhờ giáo sư Didier Pittet và nhóm nghiên cứu tặng công thức cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
“Lý do giải thích cho việc này là khi đi thăm nhiều bệnh viện ở các nước nghèo và do tôi từng làm việc lâu năm ở châu Phi, tôi nghĩ là khó hình dung ra được rằng một sản phẩm phòng ngừa cần thiết như thế lại có giá cao, trong khi đó, chúng tôi phát triển một sản phẩm vệ sinh tay, gồm cồn và nước và cả hai thành phần này đều không phải là sản phẩm được cấp bằng sáng chế.
Trong sản phẩm còn có thành phần thứ ba để bảo vệ bàn tay. Dĩ nhiên, chúng tôi đã có thể chọn một loại chất có bản quyền, nhưng cuối cùng chúng tôi chọn chất glycerin, cũng là một thành phần không cần bản quyền. Thế là chúng tôi đã hoàn thiện công thức cho sản phẩm và chúng tôi tặng công thức này cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới để sản phẩm không phải chịu bản quyền và mỗi người có thể tự làm ra được, dĩ nhiên là trong các hiệu thuốc và bệnh viện”.
Nước rửa tay khô : Từ “bị quên” đến “không thể thiếu”
Thực ra, công thức làm nước rửa tay khô, từ nước ôxy già và glycerin, đã xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1960 nhờ Guadalupe Hernandez, một nữ sinh viên y tá muốn giúp người lao động trong ngành nông nghiệp và khai thác mỏ ở thành phố Bakersfield, bang California. Dần dần, dung dịch này được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện và được nhiều nhà sản xuất kinh doanh.
Tại châu Âu, nước tẩy trùng cũng xuất hiện cùng thời điểm. Peter Kalmar, một bác sĩ nội trú, chuyên khoa tim tại bệnh viện Hamburg (Đức), đã nghĩ ra loại dung dịch này để giải quyết tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu khiến nhiều bệnh nhân tử vong. Bác sĩ Peter Kalmar đã hợp tác với Dr Bode & Co, một công ty chuyên về sản phẩm tẩy trùng, và cho ra đời sản phẩm Sterillium, hiện vẫn nằm trong danh sách các chất tẩy trùng được Viện Robert-Koch xác nhận.
Vào năm 1975, tại Thụy Sĩ, dược sĩ William Griffiths, lúc đó làm việc tại bệnh viện Fribourg, phát triển một loại công thức mới. Sau này, vào năm 1995, chính phát minh của ông cùng với ý tưởng nước rửa tay khô cho nhân viên y tế của giáo sư Didier Pittet đã tạo thành một sản phẩm nổi tiếng thiết thực.
Trang France Culture, trích phát biểu của giáo sư Pittet về “mối duyên” của hai chuyên gia y tế Thụy Sĩ : “William đã sẵn sàng. Cứ như là ông ấy đợi tôi đến tìm từ lâu rồi. Ông ấy là cha đẻ của dung dịch rửa tay. Ông ấy luôn có hàng chục nghìn ý tưởng về cách pha chế khác nhau. Ông ấy chần chừ, rồi lùi bước. Tôi buộc phải lựa chọn, nếu không thì sẽ vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm”.
Tháng 05/2004, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã liên lạc với giáo sư Pittet để chuẩn bị cho chương trình “Clean hands save your life” (Rửa tay cứu sống bạn). Chương trình đã thu hút 15.000 bệnh viện trên khắp thế giới và giáo sư Didier Pittet quyết định tặng công thức nước rửa tay khô cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới để có thể được sử dụng rộng rãi. Được biết đến nhiều hơn từ khi xảy ra dịch cúm H1N1 năm 2009, nước rửa tay khô hiện là một trong những sản phẩm hiệu quả góp phần phòng chống virus corona chủng mới.
http://www.rfi.fr/vi/x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20200603-dung-d%E1%BB%8Bch-r%E1%BB%ADa-tay-kh%C3%B4-ph%C3%A1t-minh-v%C3%AC-c%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB%93ng

Ngôi nhà ấu thời của Hiller ở Áo

trở thành đồn cảnh sát

Thụy My
Ngôi nhà thời thơ ấu của nhà độc tài Adolf Hitler tại Áo sẽ được các nhà kiến trúc sửa chữa một cách tối thiểu, để trở thành một đồn cảnh sát. Chính phủ Áo hôm 02/06/2020 giải thích, mục đích là để giải tỏa tòa nhà ở gần biên giới Đức khỏi một quá khứ hết sức nặng nề.
Chính phủ Áo đã tiến hành cuộc chiến pháp lý kéo dài nhằm nắm giữ chủ quyền ngôi nhà ở miền bắc nước này, với mục đích tránh cho địa điểm mà Adolf Hitler đã sinh ra ngày 20/04/1889 không trở thành nơi « hành hương » của phe tân quốc xã.
Tòa nhà có diện tích 800 mét vuông nằm ở số 15, đường Salzburger Vorstadt , trung tâm Braunau am Inn, gần biên giới với nước Đức, sẽ được nâng cao lên với mái mới, và được cơi nới rộng thêm. Ông Hermann Feiner, người chịu trách nhiệm về dự án của chính phủ nhận định, giao tòa nhà này cho cảnh sát là cách tốt nhất để bình thường hóa.
Cũng nhờ phương án thận trọng « tu sửa tối thiểu về hình thức » mà văn phòng kiến trúc Áo Marte đã thắng cuộc gọi thầu của châu Âu – theo chủ tịch hội đồng giám khảo Robert Wimmer. Trước đó nhiều giải pháp đã được đề ra, kể cả việc đập bỏ tòa nhà hay thay đổi hẳn kiến trúc.
Việc sửa chữa sẽ tốn 5 triệu euro, do Nhà nước tài trợ, dự kiến hoàn tất vào đầu năm 2023. Bộ trưởng Nội Vụ Áo Karl Nehammer tuyên bố : « Một chương mới hướng về tương lai sẽ được mở ra, đối với căn nhà thuở nhỏ của một nhà độc tài, một tên sát nhân hàng loạt ».
Sau một loạt những rắc rối kéo dài, đến năm 2019 chính phủ Áo đã chính thức trở thành sở hữu chủ của tòa nhà này sau khi thuê trên 40 năm, và có thể đã tiến hành thủ tục trục xuất.
Đôi dòng về lịch sử
Tòa nhà hai tầng thuộc sở hữu của gia đình Pommer từ hơn một thế kỷ. Sau khi sáp nhập nước Áo năm 1938, đảng quốc xã NSDAP đã mua lại tòa nhà nơi Hitler sinh ra với cái giá cao gấp bốn lần so với giá thị trường. Sau chiến tranh, Nhà nước Áo tịch thu căn nhà, bán cho chủ cũ với giá tượng trưng, và thành phố Braunau am Inn thuê lại làm phòng học rồi làm thư viện trường.
Đến năm 1972, bộ trưởng Nội Vụ Áo thu hồi hợp đồng. Năm năm sau, một hiệp hội trợ giúp người khuyết tật vào làm việc tại đây, trước nhà có dựng một tượng đài với dòng chữ « Vì hòa bình, tự do và dân chủ, vĩnh viễn không còn phát-xít. Hàng triệu cái chết khuyến khích chúng ta điều ấy ». Tòa nhà xuống cấp dần với thời gian, nhưng gia đình Pommer từ chối bỏ tiền tu sửa.
Không còn ai cư ngụ kể từ năm 2011, nơi đây trở thành địa điểm « hành hương » của phe tân phát-xít. Vì là di tích được xếp hạng, tòa nhà không thể bị phá hủy nếu Vienna không trục xuất chủ cũ. Ông Gerhard Baumgartner, giám đốc Trung tâm tư liệu kháng chiến Áo, muốn thay thế tòa nhà bằng một trụ sở lính cứu hỏa hay siêu thị, để tránh những kẻ cực hữu đến chụp hình trước nhà. Nhưng rốt cuộc phương án đồn cảnh sát đã được chọn.
Nước Áo, bị Đức quốc xã sáp nhập năm 1938, từ lâu vẫn có thái độ phức tạp với quá khứ. Sau Đệ nhị Thế chiến, nhiều chính phủ liên tiếp tự coi là « nạn nhân hàng đầu của phát-xít », chối bỏ sự đồng lõa của nhiều người Áo trong số các tội ác của Đệ tam quốc xã. Chỉ đến giữa thập niên 80, mới bắt đầu có quan điểm phê phán.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200603-ng%C3%B4i-nh%C3%A0-%E1%BA%A5u-th%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-hiller-%E1%BB%9F-%C3%A1o-tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%93n-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t

Covid-19:

Cố vấn Thụy Điển ‘nhận ra sai lầm chính sách’

Người thiết kế chính sách tranh cãi của Thụy Điển không chịu phong tỏa sớm trước dịch Covid-19 nay nói rằng sẽ làm khác nếu dịch xảy ra lần nữa.
Virus corona: Người Việt ở Berlin đang sợ dịch như sợ ma?
Tại sao Ấn Độ mở cửa lại trong lúc số ca bị nhiễm tăng đột biến?
Người Việt và virus corona tại Nga
Anders Tegnell là nhà dịch tễ học cao cấp nhất Thụy Điển, phụ trách chính sách đối phó Covid-19.
Ông Tegnell vừa nói với đài phát thanh Thụy Điển: “Rõ ràng có tiềm năng cải thiện cho những gì đã làm.”
Mới hồi tháng Tư ông này còn tuyên bố với BBC rằng số tử vong cao ở Thụy Điển là do nhà của người già không chống được dịch, mặc dù nhấn mạnh điều này “không làm mất uy tín chiến lược chung của chúng tôi”.
Nay thì ông nói với radio Thụy Điển: “Nếu gặp cái bệnh này lần nữa, biết những gì mà hôm nay ta biết rồi, thì chúng tôi sẽ làm theo con đường đi giữa cái mà Thụy Điển đã làm và phần còn lại thế giới đã làm.”
Khi được hỏi có nhiều người chết sớm quá không, ông Tegnell trả lời: “Vâng, chắc chắn.”
Thụy Điển có số ca tử vong cao hơn các nước láng giềng.
Thụy Điển hiện đếm được 4.468 ca tử vong, 38.589 ca nhiễm với dân số 10 triệu.
Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan đều có số ca chết thấp hơn với biện pháp phong tỏa.
Thụy Điển không tiến hành phong tỏa mà dựa vào giãn cách xã hội tự nguyện, cấm tụ tập trên 50 người.
Các chuyến đi dưới hai giờ đồng hồ để thăm gia đình vẫn được cho phép.
Người phụ trách y tế công Na Uy, Frode Forland, nói Thụy Điển đã dựa quá nhiều vào lịch sử các loại virus trước đây.
Ngoài ra, Annika Linde, chính là nhà dịch tễ từng phụ trách chính sách của Thụy Điển, cũng cho rằng nước này đã sai lầm khi không phong tỏa sớm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52904974

Tổng thống Nga Vladimir Putin

chọn ngày 1 tháng 7 để tổ chức cuộc bỏ phiếu

nhằm gia hạn thời gian cầm quyền của ông

Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm thứ Hai (1/6), Tổng thống Nga Vladimir Putin ấn định ngày 1 tháng 7 cho một cuộc bỏ phiếu toàn quốc về các sửa đổi hiến pháp cho phép ông kéo dài quyền cai trị của ông
cho đến năm 2036, ngay cả khi quốc gia này đang tiếp tục ghi nhận số lượng lớn các trường hợp nhiễm coronavirus mới.
Phát biểu trong cuộc gọi video trực tiếp với các viên chức hàng đầu, ông Putin khẳng định rằng tốc độ bùng phát chậm lại, cho phép quốc gia này tổ chức cuộc bỏ phiếu một cách an toàn. Nếu được phê chuẩn, các sửa đổi hiến pháp sẽ cho phép ông Putin cầm quyền thêm 12 năm sau khi nhiệm kỳ hiện tại của ông kết thúc vào năm 2024.
Nhà lãnh đạo Nga lập luận rằng Nga sẽ có 30 ngày trước cuộc bỏ phiếu để đưa ra những nỗ lực bổ sung nhằm kiểm soát sự lây nhiễm và bảo đảm an toàn cho cuộc bỏ phiếu. Cuộc bỏ phiếu này bị trì hoãn từ ngày 22 tháng 4 do đại dịch.
Các viên chức báo cáo với ông Putin rằng các cử tri sẽ có cơ hội bỏ phiếu trong sáu ngày trước ngày 1 tháng 7 để giảm bớt các đám đông và tăng sự an toàn trong bối cảnh đại dịch. Họ tuyên bố rằng họ sẽ phân phát khẩu trang, găng tay miễn phí tại các trạm bỏ phiếu, đồng thời cho biết thêm rằng việc bỏ phiếu sẽ được tổ chức ngoài trời ở nhiều khu vực để gia tăng tính an toàn.
Dù sự lây lan của đại dịch chậm lại, nhưng Nga có số ca bệnh lớn thứ ba thế giới, với gần 415,000 ca nhiễm virus. Họ cũng đang tiếp tục ghi nhận sự gia tăng ổn định trong số lượng các trường hợp mới, với hơn 9,000 trường hợp mới được báo cáo trong 24 giờ qua. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-nga-vladimir-putin-chon-ngay-1-thang-7-de-to-chuc-cuoc-bo-phieu-nham-gia-han-thoi-gian-cam-quyen-cua-ong/

Nga phê chuẩn chính sách hạt nhân mới

Hương Thảo
Tổng thống Nga Putin hôm nay (3/6) đã phê chuẩn một chính sách đối kháng hạt nhân, cho phép ông sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân nhắm vào các cơ sở hạ tầng quân sự và chính phủ quan trọng của đất nước.
Sắc lệnh mới của ông Putin tái khẳng định việc sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với một cuộc tấn công hạt nhân hoặc một cuộc xâm lược bằng vũ khí thông thường (phi hạt nhân) nhưng “đe dọa sự tồn vong của chính phủ”, theo AP.
Đáng chú ý, chính sách mới – với việc cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công phi hạt nhân từ các thế lực bên ngoài – là động thái phản ánh nỗi e ngại của Nga trước sự phát triển các vũ khí phi hạt nhân tiềm năng của Mỹ có khả năng phá hủy những khí tài quân sự trọng yếu và các cơ sở chính quyền Nga.
Cụ thể, sắc lệnh này sẽ cho phép Nga kích hoạt kho vũ khí hạt nhân của mình nếu nhận được “thông tin đáng tin cậy” về một vụ phóng tên lửa đạn đạo nhắm vào lãnh thổ Nga hoặc lãnh thổ đồng minh, hoặc giả dụ khi xảy ra “cuộc tấn công của kẻ thù đối với các cơ sở trọng yếu của chính phủ hoặc quân đội Nga, mà hệ quả của nó là sự thất bại trong khả năng đáp trả bằng vũ khí hạt nhân”.
Động thái trên xuất hiện trong bối cảnh mối quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp nhất sau Chiến tranh Lạnh, xoay quanh cuộc khủng hoảng Ukraine hồi 2013, những cáo buộc về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, bên cạnh những bất đồng khác.
Nó cũng phản ánh mối quan ngại từ lâu của Moscow đối với thực lực quân sự của Mỹ.
Đồng thời, sắc lệnh mới cũng đến vào thời điểm tương lai của việc kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa hai nước đang ngày càng trở nên mù mịt, khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và bày tỏ ý định rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở, theo Army Technology.
Theo tình hình hiện tại, chỉ có một hiệp ước còn hiệu lực – Hiêp ước START mới (Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược) – trong việc áp đặt lệnh giới hạn với kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ. Hiệp ước START sẽ hết hạn vào năm 2021. Trong khi phía Nga tuyên bố đồng ý gia hạn hiệp ước này, chính quyền tổng thống Trump lại muốn đàm phán một thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới bao gồm cả Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nga-phe-chuan-chinh-sach-hat-nhan-moi.html

Virus corona :

Nga dành 65 tỉ euro để chấn hưng kinh tế

Thụy My
Thủ tướng Nga Mikhaïl Michoustine hôm qua 02/06/2020 thông báo một kế hoạch đầy tham vọng, dành 5.000 tỉ rúp (khoảng 65 tỉ euro) để tái thúc đẩy nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch virus corona.
Loan báo này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền từ nhiều tuần qua bị phê phán không có hành động thích đáng, và tỉ lệ tín nhiệm của tổng thống Vladimir Putin sụt giảm.
Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot cho biết thêm chi tiết :
Năm ngàn tỉ rúp, tương đương 65 tỉ euro : số tiền này tương đối thấp so với ngân sách được Hoa Kỳ hay Liên Hiệp Châu Âu giải ngân. Nhưng đối với Nga, đây là một con số quan trọng, lớn hơn tất cả những biện pháp được loan báo từ trước đến nay nhằm đối phó với hậu quả kinh tế của đại dịch virus corona.
Thủ tướng Mikhaïl Michoustine đưa ra rất ít chi tiết cụ thể về kế hoạch thúc đẩy kinh tế. Ông chỉ ấn định các mục tiêu : hạn chế suy thoái trong năm 2020 và cố đạt lại mức tăng trưởng trên 2%, từ nay cho đến cuối năm 2021.
Với kế hoạch này, chính quyền hy vọng đáp trả những chỉ trích về việc không có phản ứng thích hợp trước cuộc khủng hoảng kinh tế do nạn dịch gây ra. Tỉ lệ tín nhiệm của ông Vladimir Putin cũng đã bị ảnh hưởng, sụt mất trên 10 điểm trong cuộc thăm dò của Viện Levada.
Chỉ còn một tháng nữa là đến kỳ trưng cầu dân ý về Hiến Pháp. Tổng thống Nga có lẽ cần chứng tỏ với các công dân là ông không chỉ quan tâm đến đối ngoại, đến việc duy trì vị trí người đứng đầu đất nước, mà còn chăm lo cho người dân trước những khó khăn thường nhật.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200603-virus-corona-nga-d%C3%A0nh-65-t%E1%BB%89-euro-%C4%91%E1%BB%83-ch%E1%BA%A5n-h%C6%B0ng-kinh-t%E1%BA%BF

Đài Loan muốn mua tên lửa chống hạm tối tân của Mỹ

Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm thứ Năm (28/5) cho biết nước này sẽ mua tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ do hãng Boeing chế tạo.
Trả lời chất vấn tại quốc hội hôm 28/5, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Chang Che-ping xác nhận rằng Đài Loan đang có kế hoạch mua các loại tên lửa Harpoon của Mỹ. Đây là loại tên lửa hành trình hiện đại mà Đài Loan có thể sử dụng để bảo vệ bờ biển.
Ông Chang nói thêm rằng nếu Mỹ đồng ý bán tên lửa Harpoon, Đài Loan sẽ nhận được loại vũ khí tối tân này vào năm 2023.
Đài Loan đang tăng cường khả năng phòng vệ trong bối cảnh họ nhìn thấy những động thái đe dọa an ninh ngày càng gia tăng từ Trung Quốc Đại lục. Bắc Kinh thời gian qua thường xuyên tập trận không quân và hải quân quanh đảo Đài Loan.
Mặc dù quân đội Đài Loan được huấn luyện tốt và trang bị vũ khí hiện đại, phần lớn là quân trang của Mỹ, nhưng Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng binh lính, vũ khí và Bắc Kinh cũng đang bổ sung thêm các thiết bị quân sự tiên tiến do họ tự sản xuất, chẳng hạn như các máy bay tàng hình.
Tuần trước, chính phủ Mỹ đã phê duyệt và thông báo với Quốc hội nước này về thương vụ bán 10 ngư lôi tối tân và các thiết bị liên quan trị giá 180 triệu USD cho Đài Loan.
Mỹ cũng như nhiều nước khác không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng Washington vẫn là đồng minh lớn nhất và đối tác cung cấp vũ khí chính cho Đài Bắc. Hai bên trao đổi ngoại giao không chính thức theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan 1979.
Trung Quốc trước nay luôn tuyên bố hòn đảo dân chủ Đài Loan là lãnh thổ ngoài khơi xa của họ và không loại trừ khả năng đưa Đài Loan về dưới sự lãnh đạo của Bắc Kinh, kể cả phải dùng vũ lực nếu cần. Trung Quốc thường xuyên lên án Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Trung Quốc thời gian qua cũng chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Trump đã gia tăng ủng hộ Đài Loan. Bắc Kinh tin rằng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là phần tử ly khai đang có ý định tuyên bố Đài Loan độc lập chính thức.
Bà Thái Anh Văn nhiều lần khẳng định rằng Đài Loan đã là một quốc gia độc lập với tên gọi chính thức là Cộng hòa Trung Hoa (Republic of China).
http://biendong.net/bi-n-nong/35047-dai-loan-muon-mua-ten-lua-chong-ham-toi-tan-cua-my.html

Nhóm dân chủ Hồng Kông khiếu nại

lên Liên Hợp Quốc vì bị cảnh sát bạo hành

Hương Thảo
Một nhóm biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông cho biết hôm 2/6 rằng họ đã đệ đơn khiếu nại lên Liên Hợp Quốc về hành vi bạo hành người biểu tình đang bị giam giữ.
Đảng chính trị ủng hộ dân chủ nổi tiếng Demosisto, có sáng lập viên là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), cho biết ba người biểu tình thành viên trong đảng họ đã bị các nhân viên Cơ quan Dịch vụ Cải huấn (CSD) bạo hành thể chất và ngôn từ trong khi bị bắt giam, bao gồm bị đánh và tát ở những nơi không có camera giám sát CCTV.
Hoàng Chi Phong, tổng thư ký Đảng Demosisto, cho biết cách thức đối đãi các tù nhân của cơ quan này có thể được liệt vào dạng thức “tra tấn” theo định nghĩa của Công ước về Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc. Đơn khiếu nại đã được gửi đến Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc .
Ba người biểu tình hiện đang bị giam giữ tại Viện cải huấn Pik Uk dành cho cho các tù nhân từ 21 tuổi trở xuống, nhóm của anh Hoàng nói.
Họ hiện đang bị tạm giam trong bối cảnh Covid-19 khiến hệ thống tòa án phải tạm ngừng. Họ đang chờ phán quyết về cáo buộc liên quan đến các cuộc biểu tình.
Cảnh sát Hồng Kông trong quá khứ đã phủ nhận việc sử dụng vũ lực quá mức trong các cuộc biểu tình, khi tuyên bố rằng họ đã hành động kiềm chế khi đối mặt với tình trạng bất ổn bạo lực.
Tuy nhiên, trái với tuyên bố từ phía cảnh sát, rất nhiều người biểu tình đã cáo buộc lực lượng bảo vệ an ninh thành phố lạm dụng bạo lực quá mức trong cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm ngoái, thậm chí ngay cả khi không có sự tấn công chủ động từ phía người biểu tình.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố một báo cáo vào ngày 21/6, trong đó có 8 video clip và kết luận rằng việc sử dụng vũ lực của cảnh sát đã vi phạm “các tiêu chuẩn và luật nhân quyền quốc tế”.
Các báo cáo sau đó của Tổ chức Ân xá Quốc tế và các cuộc phỏng vấn với người biểu tình đã cáo buộc lực lượng cảnh sát đã sử dụng bạo lực quá mức, bao gồm cả các cuộc tấn công dùi cui, ngay cả trong trường hợp không có sự kháng cự.
Trong số 21 người được phỏng vấn, 18 người phải nhập viện, trong đó có năm người ở lại trong bệnh viện trong một thời gian dài, theo South China Morning Post.
Điều tra hành vi bạo lực của cảnh sát Hồng Kông cũng là một trong những yêu cầu của người biểu tình đối với chính phủ Hồng Kông.
Ngày 26/11/2019, tổ chức Giám sát Hồng Kông (Hong Kong Watch), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh, cũng đã trình một bức thư thỉnh nguyện được hơn 3.700 học giả trên khắp thế giới ký tên, lên án sự tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông đối với người biểu tình. Nội dung thỉnh nguyện yêu cầu bảo vệ sinh viên và tự do học thuật, và điều tra hành vi bạo lực của cảnh sát Hồng Kông
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhom-dan-chu-hong-kong-khieu-nai-len-lien-hop-quoc-vi-bi-canh-sat-bao-hanh.html

TQ tiếp tục gây hấn với Ấn Độ

Các hành động gây hấn của chính quyền Trung Quốc ở biên giới tranh chấp với Ấn Độ đã gây lo ngại cho các nhà phân tích, đang theo dõi tình hình giao tranh giữa các nhóm tuần tra của hai nước láng giềng châu Á trong vài tuần qua, theo The Epoch Times ngày 31/5.
Nhiều cuộc đụng độ bạo lực đã xảy ra thời gian gần đây dọc theo 2.167 dặm biên giới tranh chấp được gọi là Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) trên khu vực Ladakh, lãnh thổ phía đông dãy Himalaya của Ấn Độ, và khu vực Sikkim, lãnh thổ miền trung dãy Himalaya của Ấn Độ, mà cũng có chung biên giới với Bhutan.
Cuộc xung đột gần đây bắt đầu vào ngày 5 và 6/5, giữa các đội lính tuần tra biên giới của Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực hồ Pangong Tso, nơi Ladakh gặp Tây Tạng, theo Trung tướng Gurmit Singh, cựu phó tư lệnh chỉ huy quân đội Ấn Độ đã nghỉ hưu sau 40 năm phục vụ.
“Vào ngày 5/5, trong một cuộc đối đầu có xô xát, họ đã đánh nhau. Vào ngày 9/5, một cuộc chạm chán khác ở khu vực phía bắc Sikkim giữa hai đội lính tuần tra, họ cũng lao vào choảng nhau. Bảy binh sĩ Trung Quốc và bốn binh sĩ Ấn Độ bị thương”, Tướng Singh nói với The Epoch Times qua điện thoại từ New Delhi.
“Kể từ đó, mức độ căng thẳng leo thang ở khu vực thung lũng Galwan, phía bắc của khu vực hồ Pangong Tso, và cũng ở khu vực phía đông Ladakh”, ông nói, thêm rằng tranh chấp tồn tại giữa Ấn Độ và Trung Quốc vì mỗi quốc gia có một nhận thức khác nhau về LAC.
Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, người Trung Quốc đã dựng lên 80 đến 100 lều, kéo theo xe hạng nặng và vũ khí hạng nặng, và đã bắt đầu xây dựng các boongke trong thung lũng Galwan.
Trong khi đó, Ấn Độ cũng đã triển khai binh lính trong khu vực. Một đường dây nóng vẫn mở giữa các chỉ huy quân đội địa phương Trung Quốc và Ấn Độ ở phía đông Ladakh, cùng với các kênh ngoại giao khác, tướng Singh nói. Ông cũng nói rằng quân đội Ấn Độ đã được cảnh báo: “Họ đã được chuẩn bị tinh thần”.
Phía Trung Quốc đang đổ lỗi cho Ấn Độ vì căng thẳng, nói rằng phía Ấn Độ xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc, điều mà người Ấn Độ đã phủ nhận, theo tờ Press Trust của Ấn Độ.
Chính quyền Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các tranh chấp lãnh thổ
Hành động của chính quyền Trung Quốc trong việc xây dựng các boongke dọc theo lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ ở Ladakh là một chiến thuật mà nó đã sử dụng với các quốc gia khác mà nó có chung biên giới, theo bà Aparna Pande, một nhà nghiên cứu và giám đốc về Sáng kiến Tương lai của Ấn Độ và Nam Á của Học viện Hudson có trụ sở ở Washington, nói với The Epoch Times.
“Đây là chiến thuật của họ: Liên tục đẩy lên cao trào các tranh cãi về lãnh thổ, kiểm tra phản ứng của phía bên kia, sau đó xây dựng các boongke cố định và đồn trú ở đó. Sau đó, từng bước, từng bước bò lấn lên phía trước”, bà Pande nói thêm rằng chế độ Trung Quốc cũng hung hăng tương tự với Nhật Bản, Nga, Myanmar, Việt Nam và Philippines.
“Hãy nhớ rằng, Trung Quốc đang làm việc đó trên biển, tạo ra các đảo nhân tạo và tuyên bố lãnh thổ. [Chính quyền Trung Quốc] cố tạo ra những tuyên bố [chủ quyền] hư cấu”.
Tướng Singh nói rằng việc xây dựng boongke của quân đội Trung Quốc rất thâm hiểm bởi vì nó xảy ra trên khu vực LAC chứ không phải ở trên đường biên giới đã được ký kết, và đồng thời cũng có các sự vụ quan trọng khác trong khu vực lớn hơn.
Ông trích dẫn một ví dụ về con đường mà Ấn Độ khánh thành vào ngày 5/5 ở bang Uttaranchal, ở khu vực biên giới của Nepal và Trung Quốc, mà người Nepal đã phản đối, và một con đập mà Pakistan đang xây dựng ở Khyber Pakhtunkhwa thuộc Pakistan chiếm đóng, khu Jammu và Kashmir đang tranh chấp.
Con đập, được khánh thành vào ngày 2/5, nằm ở cùng khu vực nơi Trung Quốc và Pakistan đang xây dựng Hành lang kinh tế Trung-Pakistan, một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đầy tham vọng của Trung Quốc từ Tân Cương đến bờ biển phía nam Pakistan. Con đập này là một liên doanh của Tập đoàn vũ trụ Trung Quốc (CGGC) và một công ty Pakistan, Descon Engineering.
Trong khi tướng Singh nói rằng “Tất cả các điểm này cần được kết nối với nhau” để phân tích tình hình, bà Pande của Học viện Hudson nói rằng chế độ Trung Quốc đang sử dụng Pakistan và Nepal để gây áp lực lên Ấn Độ.
Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng hòa giải tranh chấp biên giới
Bà Pande cho biết chế độ Trung Quốc đang cố gắng làm chệch hướng sự chú ý của thế giới khỏi đại dịch mà nó gây ra, bằng cách gây hấn như vậy ở biên giới tranh chấp với Ấn Độ.
“Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều cơ sở hạ tầng về phía biên giới trong những năm qua. Ấn Độ đã chậm chạp trong việc đó nhưng trong vài năm qua, Ấn Độ cũng đã làm rất nhiều công trình” gồm các đường băng, đường bộ, v.v. bà nói.
“Các hành động hiếu chiến của Trung Quốc là một nỗ lực ngăn chặn Ấn Độ củng cố biên giới. Bắc Kinh đang hy vọng sự chú ý của thế giới sẽ bị chuyển hướng khỏi COVID-19”.
Tổng thống Trump nói vào ngày 27/5 rằng Hoa Kỳ sẵn sàng làm trung gian giữa Ấn Độ và Trung Quốc để giúp họ giải quyết tranh chấp biên giới đang diễn ra.
“Chúng tôi đã thông báo cho cả Ấn Độ và Trung Quốc rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng, sẵn lòng, và có thể hòa giải hoặc phân xử tranh chấp biên giới giữa họ!”, Tổng thốngTrump nói trong một tin nhắn trên Twitter.
“Mặc dù cả Ấn Độ và Trung Quốc đều không tìm kiếm bất kỳ sự can thiệp nào từ Hoa Kỳ hoặc cộng đồng quốc tế, nhưng lời đề nghị của Tổng thống Trump sẽ khiến Trung Quốc thất vọng”, bà Pande nói.
“Bắc Kinh sẽ khó chịu hơn với lời đề nghị này của Tổng thống Trump so với Delhi vì thực tế, Hoa Kỳ đang coi Ấn Độ và Trung Quốc là bình đẳng với nhau và đó là điều Bắc Kinh chưa bao giờ chấp nhận”, ông nói.Tướng Singh nói rằng có thể có nhiều lý do đằng sau sự xâm lược gần đây của Trung Quốc ở biên giới, đó có thể là tình hình chính trị nội bộ bên trong Trung Quốc, áp lực toàn cầu đối với chế độ Trung Quốc trong việc trả lời các câu hỏi về đại dịch, hoặc đó có thể là tình huống chiến tranh lạnh Mỹ – Trung.
Ông nói điều đó cũng có thể là vì Ấn Độ giữ vai trò lãnh đạo với tư cách là chủ tịch của Ban điều hành Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 22/5, hoặc vì nhiều quốc gia muốn Đài Loan được trao tư cách quan sát viên trong Hội đồng Y tế Thế giới.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35048-tq-tiep-tuc-gay-han-voi-an-do.html

Trung Quốc chỉ trích Mỹ,

kêu gọi các nước ủng hộ tài chính cho WHO

Trung Quốc hôm 1/6 nói Mỹ “nghiện rút lui” và “ích kỷ” sau tuyên bố rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, đồng thời kêu gọi các nước ủng hộ tài chính cho tổ chức này.
Hôm 1/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói Mỹ “nghiện rút lui”, và”ích kỷ” khi rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bắc Kinh cho rằng, Washington đang theo đuổi quyền lực chính trị và chủ nghĩa đơn phương.
Trung Quốc sau đó ra lời kêu gọi các nước hỗ trợ tài chính và ủng hộ chính sách cho WHO trong bối cảnh Mỹ “cắt đứt” quan hệ với tổ chức này.
Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, cung cấp từ 212-513 triệu USD một năm cho tổ chức. Năm 2019, Mỹ đã tài trợ cho WHO 453 triệu USD.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo ngừng tài trợ cho WHO, cho đến khi cuộc điều tra được mở ra về cách tổ chức ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
Quyết định ngừng tài trợ và rút khỏi WHO của Mỹ vấp phải nhiều phản đối của nhiều nước. Phụ trách chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell và Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Ursula von der Leyen trong một tuyên bố chung đã kêu gọi Mỹ xem xét lại quyết định này.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh quyết định của Mỹ là đòn giáng vào cơ sở pháp lý quốc tế của hợp tác y tế.
Hôm 29/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định sẽ cắt đứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do phản ứng của tổ chức đối với đại dịch COVID-19.
Quyết định cắt đứt quan hệ với WHO của Mỹ diễn ra khi thời hạn 30 ngày mà nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra cho WHO cải cách chưa kết thúc.
Trước đó, trong bức thư dài 4 trang đề ngày 18/5 gửi Tổng giám đốc WHO, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố WHO có 30 ngày để “sửa sai”, nếu không Mỹ sẽ vĩnh viễn cắt nguồn tài trợ và xem xét lại việc tham gia tổ chức này.
Hiện vẫn chưa rõ khi nào quyết định cắt đứt quan hệ với WHO của Mỹ có hiệu lực. Theo Nghị quyết năm 1948 của Quốc hội Mỹ về tư cách thành viên WHO, Mỹ “có quyền rút khỏi tổ chức nếu thông báo trước 1 năm”. Và Mỹ là thành viên duy nhất có thể rút khỏi WHO một cách hợp pháp – đặc quyền mà Washington đã yêu cầu khi gia nhập tổ chức.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35044-trung-quoc-chi-trich-my-keu-goi-cac-nuoc-ung-ho-tai-chinh-cho-who.html

Mượn chuyện biểu tình ở Mỹ để gây hấn,

Hoa Xuân Oánh bị bẽ mặt

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 30/5 đã mượn sự kiện xảy ra tại bang Minnesota để khiêu khích người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ trên Twitter, kết quả tiếp tục bị cư dân mạng ngoài Trung Quốc làm bẽ mặt.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus hôm 29/5 đã có cuộc trả lời phỏng vấn với Đài CNN về vấn đề Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông, sau đó bà đã tweet video phỏng vấn trên Twitter, đồng thời nói: “Thật xấu hổ khi ĐCSTQ phá vỡ lời hứa với người dân Hồng Kông sớm 27 năm. Đây là một thời điểm then chốt trong lịch sử để lên tiếng chống lại một ĐCSTQ hung hăng. Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với người dân Hồng Kông và vì luật pháp.”
Hai tiếng sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Hoa Xuân Oánh hồi đáp Morgan Ortagus rằng: “‘Tôi không thể thở’ (I can’t breathe).”
Bà Hoa Xuân Oánh cố ý dùng câu này để ngầm chỉ nước Mỹ đang bùng nổ hoạt động biểu tình. Do một người đàn ông da đen hôm 25/5 đã tử vong trong lúc đang bị một cảnh sát khống chế, bang Minnesota bùng phát biểu tình và xung đột bạo lực sau đó lan ra nhiều nơi ở Mỹ, hiện tại đã bước sang ngày thứ 5.
Người tử vong tên là George Floyd, 46 tuổi, có video cho thấy ông ta bị khống chế nằm dưới đất, bị một cảnh sát người da trắng dùng đầu gối đè lên cổ, khiến ông ta không thể thở được.
Sau đó, bang Minnesota đã sa thải 4 cảnh sát, cảnh sát Derek Chauvin đè lên cổ George Floyd bị truy tố tội danh mưu sát cấp 3, và sẽ ra hầu tòa lần đầu tiên vào ngày 1/6.
Ông Tim Waltz – Thống đốc bang Minnesota hôm 30/5 cho biết, cục diện cuộc kháng nghị hiện tại đã xa rời mục đích ban đầu, đã không còn liên quan đến việc kháng nghị việc George Floyd bị cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ dẫn đến tử vong. Nhiều nơi ở bang Minnesota xảy ra hiện tượng người biểu tình đốt phá và cướp bóc.
Tuy nhiên, bà Hoa Xuân Oánh muốn lên tiếng cho người da đen đã chết kia chăng? Dòng tweet này của bà Hoa Xuân Oánh đã bị cư dân mạng tiếng Trung và tiếng Anh làm bẽ mặt bằng các bình luận gay gắt.
Phóng viên an ninh quốc gia nổi tiếng, người am hiểu Trung Quốc Bethany Allen Ebrahimian đã hồi đáp một cách chua cay tweet của bà Hoa Xuân Oánh: “Tôi hoan nghênh ĐCSTQ ủng hộ công lý chủng tộc tại Mỹ”.
“Tất nhiên, bình luận của Bộ Ngoại giao về vấn đề này có lẽ không xuất phát từ thiện ý. Nhiều người ủng hộ ĐCSTQ thực sự tin rằng Mỹ ủng hộ hoạt động kháng nghị tại Hồng Kông là kiểu giễu cợt bất chấp đạo lý, do đó họ nghĩ một tweet như thế này (tweet của bà Hoa Xuân Oánh) đang chứng minh điều gì đó.”
“Ngoài ra, những ngày này, môi trường trong nước Mỹ chúng ta có chút kỳ quái (Ám chỉ Twitter gắn nhãn cảnh báo đối với tweet của Tổng thống và Nhà Trắng, nhưng lại không gắn nhãn đối với các tài khoản tuyên truyền của ĐCSTQ), cho nên tôi thấy tôi cần nhắc lại, quan chức chính phủ nước ngoài công khai phát biểu nhận định đối với vấn đề nội chính nước Mỹ đang có nhiều tranh cãi KHÔNG phải là một kiểu hình thức can dự chính trị.”
“Loại bình luận khai này (trong tuyên truyền của ĐCSTQ) cũng cần được phân biệt với chiến lược nổi tiếng của Liên Xô, đó là NGẦM kích động căng thẳng chủng tộc ở nước ngoài bằng cách ngầm phát tán thông tin giả hoặc NGẦM hỗ trợ vật chất cho một số nhóm người nhất định.”
Hình ảnh bài viết trên trang nhất do Nhật báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản vào ngày 16/4/1968. Người đứng đầu ĐCSTQ khi đó là Mao Trạch Đông “tuyên bố ủng hộ người da đen Mỹ đấu tranh chống bạo lực”. (Ảnh từ internet).
Cư dân mạng nói, chỉ cần hiểu một chút bối cảnh lịch sử của ĐCSTQ liền biết vì sao họ lại biểu thị ủng hộ hoạt động biểu tình của Mỹ.
Có cư dân mạng so sánh vụ án George Floyd tại Mỹ và vụ án Lôi Dương ở Bắc Kinh (năm 2016) và trả lời Hoa Xuân Oánh: “Cảnh sát Mỹ trong vụ án George Floyd ‘phạm hết sai lầm hết lần này đến lần khác’. Đầu tiên là quá trình chấp pháp có thể để cho bị quay lại video, ngay cả điện thoại trước tiên đều không cướp đi. Tiếp đó là, không biết bôi nhọ cho người da đen kia bằng một tội danh mua dâm, để chỉ trích thậm tệ về mặt đạo đức trước; không kịp thời phủi sạch quan hệ, lôi ra một nhân viên làm việc tạm thời để gánh tội; không xóa, không kiểm soát bình luận, không phát động dư luận viên mạng bình luận để dẫn hướng dư luận. Điều quan trọng nhất là, khuôn mẫu của chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) trong xử lý sự kiện Lôi Dương có sẵn rồi, ngay cả sao chép, bắt chước cũng không biết.”
Có cư dân mạng so sánh việc ĐCSTQ chỉ thị cảnh sát Hồng Kông dùng bạo lực đối đãi đến chết người kháng nghị Hồng Kông với vụ án George Floyd tại Mỹ, phản bác bà Hoa Xuân Oánh rằng cơ bản là đang khuấy đục nước. Cư dân mạng giải thích nói, một bên (Mỹ) dường như đại biểu quyền lực công, là hành vi của người cá biệt hay một bộ phận người nào đó; một bên (ĐCSTQ) dường như là vụ án, là hành vi cố ý của đảng.
Còn có nhiều cư dân mạng cũng đăng những hình ảnh cảnh sát Hồng Kông đàn áp người dân Hồng Kông không lý do trong cuộc kháng nghị phản đối Dự luật Dẫn độ hồi năm ngoái, video cảnh sát Hồng Kông đè người biểu tình dưới đất, để so sánh. Họ liên tiếp nói: “Người Hồng Kông không thể thở?”, “Người Trung Quốc không thể thở?”
Cũng có cư dân mạng nói, “Khi Hoa Xuân Oánh biểu thị bà ta ‘không cách nào thở được’ đối với người Mỹ đa đen đã chết kia, hiện tại nếu Trung Quốc tiếp tục xảy ra sự kiện vây đánh người da đen, Hoa Xuân Oánh xem xong phải chăng sẽ ‘tắt thở” luôn?”.
“Nước Mỹ trực tiếp sa thải cảnh sát phạm lỗi. Còn ĐCSTQ là đàn áp ‘bạo dân’ thành công, thì công khai tăng lương thăng chức để biểu dương.”
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35045-muon-chuyen-bieu-tinh-o-my-de-gay-han-hoa-xuan-oanh-bi-be-mat.html

Trung Quốc, nơi các nhà hàng cấm người da đen

vào tháng trước, lên án Mỹ phân biệt chủng tộc

Băng Thanh
Truyền thông Trung Quốc hiện đang lên án Hoa Kỳ là “phân biệt chủng tộc” khi nói về các cuộc biểu tình cực đoan ở Mỹ vào cuối tuần qua. Tuy nhiên, khoảng một tháng trước, chính quyền Trung Quốc đã phải đối mặt với sự chỉ trích dữ dội trên toàn cầu, đặc biệt là từ các quốc gia châu Phi, vì nạn phân biệt chủng tộc với người da đen ở thành phố Quảng Châu của nước này.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), thành viên ưu tú trong đội quân “chiến binh sói” của chính quyền Trung Quốc, người đầu tiên đưa ra ý tưởng về việc quân đội Hoa Kỳ đem chủng mới của virus corona đến Vũ Hán nhưng không có bằng chứng, nói trong cuộc họp báo định kỳ hôm 1/6 rằng Mỹ đang phải đối mặt với các vấn đề chủng tộc.
“Cuộc sống và nhân quyền của người da màu cần được đảm bảo”, ông Triệu cho biết.
Tuy nhiên, vào thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19, trong suốt tháng Tư và tháng Năm, người châu Phi tại Quảng Châu, Trung Quốc đã phàn nàn về việc họ bị chủ nhà đuổi khỏi nơi ở, phải xét nghiệm virus Vũ Hán nhiều lần mà không được thông báo kết quả, bị mọi người xa lánh và phân biệt đối xử. Các nhà hàng đưa bảng thông báo cho biết họ sẽ không phục vụ người da đen. Các khách sạn từ chối người da đen mặc dù họ có khả năng trả tiền phòng, dẫn đến trên đường phố Quảng Châu đầy những cư dân châu Phi phải ngủ trên mặt đất.
Các nhà ngoại giao, bộ trưởng và các quan chức từ khắp lục địa, bao gồm cả Liên minh châu Phi đã đả kích Bắc Kinh phân biệt đối xử với người da màu trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Trang nhất của tờ báo lớn nhất Kenya từng đặt tiêu đề “Người Kenya ở Trung Quốc: Hãy giải cứu chúng tôi khỏi địa ngục”. Các đài truyền hình ở Uganda, Nam Phi và Nigeria cũng phát những video cho thấy người châu Phi bị đối xử phân biệt tại Trung Quốc.
Ngoài việc chỉ trích Mỹ phân biệt chủng tộc, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đã ví cuộc biểu tình bạo loạn ở Mỹ giống như các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ôn hòa ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, ngay cả khi Bắc Kinh và những người ‘thân’ Trung Quốc cố gắng ví cuộc biểu tình ôn hòa ở Hồng Kông và cuộc bạo loạn ở Mỹ là giống nhau thì sự khác biệt giữa các cuộc biểu tình này lại rất dễ dàng để nhìn ra.
Tại Mỹ, bốn sĩ quan cảnh sát liên quan đến cái chết của cư dân da màu George Floyd đã bị sa thải. Viên cảnh sát gây ra cái chết của Floyd đã bị buộc tội giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai. Điều này cho thấy các cảnh sát tại Mỹ phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Tình hình khá khác biệt ở Hồng Kông, nơi cảnh sát luôn bị cáo buộc có hành vi tàn bạo đối với người biểu tình, nhưng Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép Trưởng đặc khu Hồng Kông thừa nhận tồn tại những hành vi đó ở cảnh sát.
Tại Mỹ, các cuộc biểu tình được đưa tin trên toàn quốc, và các quan điểm khác nhau luôn được nêu lên trên truyền thông. Ý kiến về việc những người biểu tình là những kẻ bạo loạn cũng như ý kiến cho rằng các cuộc biểu tình là một cuộc đấu tranh cho bình đẳng và chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ, tất cả đều được đưa lên trên truyền thông. Và đó là do Hoa Kỳ là một quốc gia tôn trọng tự do báo chí, tôn trọng tự do ngôn luận.
Tuy nhiên, ở Trung Quốc đại lục, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông cũng được đưa tin, nhưng luôn dưới một giọng điệu: Những người biểu tình ủng hộ dân chủ của Hồng Kông là những kẻ khủng bố do nước ngoài hậu thuẫn.
Hôm 1/6, hãng tin Reuters đưa tin rằng, các cuộc biểu tình của Hoa Kỳ hiện là một chủ đề nóng trên truyền thông Trung Quốc. Hãng tin này nhận thấy rằng truyền thông Trung Quốc đưa tin về các cuộc biểu tình ở Mỹ rất sát sao, theo sau là các biện pháp ngăn chặn virus corona ở Trung Quốc.
“Điều số một họ muốn thể hiện là Đảng Cộng sản Trung Quốc đang làm tốt hơn trong việc chống lại virus corona và quản lý xã hội. Thông điệp chính họ muốn gửi đến người dân là: Hoa Kỳ không làm tốt bằng Trung Quốc”, Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách công Lee Kuan Yew thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận định.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-noi-cac-nha-hang-cam-nguoi-da-den-vao-thang-truoc-len-an-my-phan-biet-chung-toc.html

Trung Quốc: nỗ lực của Mỹ

nhằm gây tổn hại lợi ích sẽ bị đáp trả

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nỗ lực của Mỹ nhằm gây tổn hại lợi ích của Trung Quốc sẽ gặp phải các biện pháp đáp trả quyết liệt, chỉ trích việc Tổng thống Donald Trump xóa quy chế đặc biệt dành cho Hồng Kông.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay 1.6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh rằng hai nước sẽ cùng hưởng lợi từ sự hợp tác song phương, nhưng Trung Quốc sẽ quyết bảo vệ những lợi ích phát triển và an ninh của mình, theo Reuters.
Ông Triệu đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng thống Trump hôm 29.5 đưa ra tuyên bố được cho là gay gắt chưa từng có đối với Trung Quốc, mô tả cách Bắc Kinh “bố ráp các nhà máy của chúng ta” và “rút ruột nền công nghiệp Mỹ”, và xem Bắc Kinh là mối đe dọa địa chính trị.
Ông Trump còn chỉ trích việc Bắc Kinh thông qua nghị quyết về luật an ninh quốc gia dành riêng cho Hồng Kông. Chủ nhân Nhà Trắng cho biết ông đang chỉ đạo chính quyền bắt đầu quá trình kết thúc việc cho Hồng Kông hưởng quy chế đặc biệt về thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác, và thay vào đó sẽ áp dụng những hạn chế đối với đặc khu như đang áp dụng đối với Trung Quốc đại lục.
Cũng tại cuộc họp báo nói trên, ông Triệu nói rằng Mỹ “nghiện bỏ đi” sau khi ông Trump hôm 29.5 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với lý do Trung Quốc đã “kiểm soát hoàn toàn” tổ chức này. Ông Triệu còn khẳng định cộng đồng quốc tế không đồng ý với điều ông cho là hành vi ích kỷ của Mỹ, theo Reuters.
http://biendong.net/doc-bao-viet/35043-trung-quoc-no-luc-cua-my-nham-gay-ton-hai-loi-ich-se-bi-dap-tra.html

Trung Quốc đang bất chấp pháp lý và đạo lý

Hàng loạt người dân Vũ Hán bị nhiễm Covid-19 từ cuối năm 2019 nhưng Trung Quốc im lặng, chỉ đến khi quá nhiều người nhiễm bệnh và Vũ Hán buộc phải bị phong tỏa thì thông tin mới được công bố. Trước đó, một số bác sĩ Vũ Hán lên tiếng cảnh báo về loại virus này đã bị nhà chức trách dằn mặt, xử lý kỷ luật. Từ Trung Quốc, Covid-19 đã trở thành đại dịch lây ra toàn thế giới. Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Nhật… là các quốc gia phải chịu hậu quả nặng nề.
Nhiều quốc gia thống nhất nguyên nhân Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu là do Trung Quốc đã che giấu thông tin. Nhân dân ở một số nước đòi Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại về sinh mạng và tài chính. Một số chính phủ yêu cầu đi tìm nguồn gốc Covid-19, bị nghi ngờ có thể xuất phát từ viện nghiên cứu tại Vũ Hán.
Rõ ràng Trung Quốc có lỗi khi che giấu thông tin, nhưng trước những phản ứng của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không những không hối lỗi mà còn lợi dụng khi các quốc gia đang tập trung đối phó dập dịch để có những hành động ngang ngược hơn, bất chấp luật pháp quốc tế và đạo lý.
Trước hết, Trung Quốc gia tăng các hoạt động phi pháp trên biển Đông, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển rộng lớn không thuộc chủ quyền của họ, buộc Mỹ và một số quốc gia phải lên tiếng phê phán.
Tiếp đó Trung Quốc gây hấn ở vùng biên giới với Ấn Độ. Mặc dù hiện nay Trung Quốc vẫn đang chiếm giữ hàng nghìn km vuông đất của Ấn Độ, nhưng về lâu dài Trung Quốc vẫn còn muốn bành trướng hơn nữa. Vì vậy trong những ngày tháng 5, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang có các hoạt động xây dựng quy mô lớn ở căn cứ quân sự nằm cách 200km với khu vực từng xảy ra xô xát với Ấn Độ hồi đầu tháng.
Trung Quốc cũng tìm cách cản trở không cho đại diện Đài Loan được tham dự Hội nghị của WHO bàn về ngăn chặn Covid-19.
Mặc dù theo quy định quốc tế và cam kết của Trung Quốc, Hong Kong còn nhiều năm được quyền tự trị, Trung Quốc đưa ra dự luật An ninh đe dọa nghiêm trọng an ninh của Hong Kong. Dự luật được cho là mở đường cho Trung Quốc lập các cơ quan an ninh tại Hong Kong, ảnh hưởng đến quyền tự trị của đặc khu này. Người dân Hong Kong đã liên tục biểu tình phản đối dự luật trong những ngày qua. Mỹ và một số nước cũng đã và đang phản ứng gay gắt dự luật này
Hiện nay, ảo tưởng về sức mạnh của mình, Trung Quốc đang bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế, ngày càng hung hăng hơn trong các hoạt động thực hiện âm mưu bành trướng, bá chủ thiên hạ.
http://biendong.net/bien-dong/35036-trung-quoc-dang-bat-chap-phap-ly-va-dao-ly.html

Đoạn ghi âm gây sốc:

‘ĐCSTQ giống như một thây ma chính trị’

Phụng Minh
Tình hình chính trị của Trung Quốc đang bước vào giai đoạn kỳ lạ. Dưới những rắc rối bên trong và bên ngoài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tập Cận Bình cũng đang gặp khủng hoảng.
Một làn sóng chống ông Tập đang thường xuyên đưa thông tin lên mạng Internet. Vài ngày trước, có một bản ghi âm được cho là từ một cuộc thảo luận về việc loại bỏ Tập Cận Bình trong ĐCSTQ đã được tung ra.
Bản ghi âm cuộc họp nội bộ mô tả ĐCSTQ là một ‘thây ma chính trị’
Một nhà bình luận người Hoa ở hải ngoại tên Trương Kiệt (Zhang Jie) đã phát hành một bản ghi âm trên phương tiện truyền thông xã hội vào ngày 2/6 được cho là “từ hội nghị loại bỏ Tập trong ĐCSTQ”. Bản ghi âm này hiện đang lan truyền mạnh mẽ ở đại lục với những điểm chính bao gồm:
Ở giai đoạn này, nền kinh tế Trung Quốc không thể tiến lên vì bản thân hệ thống không có lối thoát và việc thay đổi nó là vô ích. Hệ thống này về cơ bản sẽ thay đổi, nhưng không muốn thông qua một cuộc cách mạng ồn ào.
Lý thuyết hiện tại của ĐCSTQ có vấn đề cơ bản và yêu cầu cấp thiết phải thay đổi.
ĐCSTQ đã là một “thây ma chính trị” và người này (không chỉ đích danh, có thể chỉ Tập Cận Bình) đã trở thành “trùm hắc bang”, không ai có thể cứu vãn tình huống nguy hiểm này.
ĐCSTQ đã đi đến cuối con đường “mạt lộ”. Lối thoát là xin mời người này hạ thể diện xuống mà về dưỡng lão, lập lại trật tự.
Nếu người này không được giải quyết, hệ thống này sẽ rơi tự do. Trong vòng 5 năm, Trung Quốc sẽ trải qua một sự hỗn loạn lớn, thời loạn lạc sẽ lại sinh ra nhân vật kiêu hùng.
Hiện tại vẫn chưa biết đây là loại cuộc họp nào, cũng như thời gian chính xác.
Một số người dùng mạng cho rằng nội dung gây sốc, nhưng một số người cho rằng: “Quan điểm này không gây sốc chút nào. Quan điểm này từ lâu đã được chia sẻ trong và ngoài Trung Quốc. Bởi người Trung Quốc phần lớn là có tư tưởng khéo léo ích kỷ mà lựa chọn trầm mặc hoặc trực tiếp biến thành kẻ đồng lõa. Hy vọng rằng Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ tổ chức một cuộc họp để loại bỏ Tập Cận Bình. Khả năng duy nhất là Chu Dung Cơ cùng với các lão thành khác sẽ công khai lên tiếng, nếu mấy lão nhân gần đất xa trời đều câm như hến, thì những người khác cũng khó làm việc này”.
Một người dùng mạng khác cho biết: “Chẳng qua là mấy ‘Hồng nhị đại’ đời thứ hai cùng nhau phàn nàn. Điều có giá trị là chúng ta có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về nội bộ ĐCSTQ và Tập Cận Bình”.
Người nói trong bản ghi âm này được cho là giáo sư Trường Đảng Trung ương Thái Hà, người có thông tin cho biết là đã sang Hoa Kỳ.
Người dùng mạng đã hỏi: “Người nói trong đoạn ghi âm này là thành viên cấp cao hay đảng viên bình thường?
Có người trả lời: Thái Hà từ Trường Đảng Trung ương.
Theo thông tin công khai từ đại lục, Thái Hà là giáo sư tại Khoa Giảng dạy và Nghiên cứu của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà đã gây được sự chú ý vào năm 2016 khi ủng hộ phê bình của Nhậm Chí Cường đối với “Phương tiện truyền thông mang họ Đảng” của Tập Cận Bình.
Nhân sĩ dân chủ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Triệu Thường Thanh ngày 31/5 đã đăng trên mạng xã hội Twitter rằng: “Thái Hà, người từng công khai bảo vệ Nhậm Chí Cường, tới New York. Dự đoán Hồ Thư Lập (người sáng lập Caixin Media) cũng sắp không chịu được nữa rồi”. Nhưng Triệu Thường Thanh không tiết lộ Thái Hà tới Hoa Kỳ vào thời điểm nào.
Vào tháng 2 năm nay, sau cái chết của Tiến sĩ Lý Văn Lượng, người đã cảnh báo về bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, những lời kêu gọi tự do ngôn luận đã xuất hiện. Một bức thư ngỏ gửi Quốc Vụ viện, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc và đồng bào quốc gia có chữ ký của hơn 50 trí thức Trung Quốc xuất hiện trên Internet, yêu cầu thực thi quyền tự do ngôn luận do Hiến pháp ban hành và bảo vệ người dân Trung Quốc khỏi bị đe dọa khi thực hành tự do ngôn luận. Trong số những người đồng ký tên có một cái tên “Thái Hà (Bắc Kinh, Giáo sư đã nghỉ hưu của Trường Đảng Trung ương), cho thấy Thái đã nghỉ hưu.
Triệu Thường Thanh cũng công bố thông tin trên trang cá nhân ngày 30/5 rằng Thái Hà đã tới Mỹ, kèm theo một bài về quan điểm của bà Thái Hà về sự thúc đẩy gần đây của ĐCSTQ đối với Luật An binh Quốc gia Hồng Kông.
Bà Thái Hà nói thẳng: Chủ quyền Hồng Kông là của Trung Quốc, nhưng trị quyền của Hồng Kông là của Hồng Kông… Việc ĐCSTQ phá hủy vị thế của Hồng Kông – một cảng thương mại tự do và là một trong ba trung tâm tài chính lớn nhất thế giới có ý nghĩa như thế nào? Điều này có nghĩa là ĐCSTQ thách thức thế giới. Việc ĐCSTQ áp đặt phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia nhằm mục đích duy trì sự cai trị độc đoán của thiểu số ĐCSTQ mà cường bạo với người Hồng Kông.
Bà cũng nói rằng trên bề mặt, ĐCSTQ đe dọa thách thức quyền tự do của người dân Hồng Kông, nhưng thực chất cũng là đe dọa trật tự toàn cầu và giá trị của nền văn minh nhân loại… Từ quan điểm này, ĐCSTQ có thái độ thù địch với thế giới, đặc biệt là nền văn minh nhân loại. ĐCSTQ là kẻ thù công khai của nhân loại.
Các nhà quan sát tin rằng nếu đoạn ghi âm nói trên thực sự là từ Thái Hà, thì có thể thấy từ nhận xét của bà Thái về vấn đề Hồng Kông, bà đã cắt đứt với ĐCSTQ, sẽ khó có chuyện bà lên tiếng trong cuộc họp nội bộ đảng.
Dù người nói trong bản ghi âm có phải Thái Hà hay không, thì có một thực tế đang diễn ra thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc, đó là khả năng tiếp tục tồn tại của ĐCSTQ.
Cục diện chính trị Trung Quốc có quan điểm chấn động: ĐCSTQ phải hạ đài
Trong thời gian gần đây, tình hình chính trị của Trung Quốc lại một lần nữa bước vào một tình huống kỳ lạ. Một mặt, dịch bệnh không được giải quyết. Việc che giấu dịch bệnh đối với quốc tế đã dẫn đến áp lực trách nhiệm. Những tiếng nói phản đối trong nước đã xuất hiện tứ phía trên mạng Internet. Trong đó có những nhà cải cách chính trị và những người tiếp tục phủ nhận chủ nghĩa toàn trị của ĐCSTQ.
Ví dụ, vào ngày 4/2, Hứa Chí Vịnh, một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng, đã xuất bản một “Khuyến thoái thư” (thư khuyên thoái lùi) trên Internet, yêu cầu Tập Cận Bình hãy “thoái vị”. Ông Hứa sau đó đã bị chính quyền bí mật giam giữ vì tội “xúi giục”. Hồng nhị đại đời thứ hai Nhậm Chí Cường vào tháng 3 năm nay cũng đã có một bài tấn công ĐCSTQ vì che giấu sự thật và trực tiếp phê phán Tập Cận Bình. Nhậm Chí Cường cũng bị điều tra sau đó.
Một Hồng nhị đại đời thứ hai khác là Trần Bình, Chủ tịch Tập đoàn truyền hình Ánh Dương, cũng đã chuyển tiếp một bức thư kiến nghị yêu cầu Bộ Chính trị tổ chức hội nghị mở rộng để thảo luận về việc từ chức của Tập Cận Bình. Bức thư này đến nay vẫn chưa có người nhận. Trần Bình nói trong một cuộc phỏng vấn rằng bức thư này thể hiện khát vọng của giới tinh hoa xã hội vì sự ổn định, cũng hy vọng chính ông Tập sẽ lưu danh vì sự đổi mới này.
Trước thềm triệu tập lưỡng hội của ĐCSTQ, một bức thư trực tuyến đã được viết cho đại diện của hai phiên họp với tên Đặng Phác Phương, con trai của Đặng Tiểu Bình, đưa ra 15 câu hỏi, bao gồm cả về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, rối loạn ở Hồng Kông, quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng kéo dài chuyển biến xấu, quan hệ Đài Loan – Đại lục ngày càng xa cách, thất nghiệp tăng cao ở Trung Quốc, sự sụp đổ của các doanh nghiệp tư nhân… đã được đặt câu hỏi về trách nhiệm của cao tầng và chỉ thẳng vào Tập Cận Bình. Nhưng bức thư đã biến mất sau đó.
Đầu tháng 5, Trương Tuyết Trung, cựu phó giáo sư của Đại học Khoa học và Chính trị Hoa Đông Trung Quốc, đã gửi thư ngỏ tới các đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân, yêu cầu chính quyền thực hiện Hiến pháp quốc gia càng sớm càng tốt, thả tù nhân chính trị, loại bỏ việc thao túng các cơ quan báo chí. Ông này sau đó đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt đi.
Đầu tháng 2, giáo sư nổi tiếng Trung Quốc Hứa Chương Nhuận đã có một bài viết với tựa đề “Người dân tức giận không còn sợ hãi”, mắng nhiếc ĐCSTQ vì che giấu dịch bệnh và phơi bày sự tụt dốc về đạo đức của nó. Vào ngày 21/5, ông đã xuất bản một bài tiểu luận dài: “Con thuyền cô độc của Trung Quốc trong nền văn minh thế giới”, trong đó liệt kê những hành vi xấu của ĐCSTQ trong dịch bệnh và chỉ trích sự vô lý, đen tối của chính quyền nhà nước toàn trị.
Vào ngày 22/5, một bức thư ngỏ có chữ ký của Vương Thụy Cầm, cựu ủy viên Chánh hiệp tỉnh Thanh Hải, đã được gửi đến các đại diện và thành viên của hai Ủy ban trên Internet. Bà kêu gọi các đại diện của Đại hội đại biểu Nhân dân Trung Quốc và các thành viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc cùng yêu cầu Tập Cận Bình từ chức và để nước này tiến tới dân chủ.
Lý Nguyên Hoa, cựu phó giáo sư của Đại học Thủ đô Bắc Kinh và là chuyên gia về lịch sử Trung Quốc, đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn trước đó: Không ai có thể có bất kỳ hy vọng nào cho cái đảng này, cách duy nhất là làm tan rã nó. Sau khi tan rã, cũng giống như các xã hội khác, đó là một xã hội bình thường. Mỗi quốc gia có một hệ thống chính trị tương đối hoàn chỉnh, với nền dân chủ, hệ thống
luật pháp, các giá trị phổ quát… Nhưng nếu ĐCSTQ tồn tại, những điều này đơn giản là không thể. Chừng nào vẫn còn ĐCSTQ, việc lãnh đạo nào lên thay thì cũng như là “bình mới rượu cũ”.
Tân Hạo Niên, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và là học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia, cũng đã công khai tweet rằng ông tán thành việc từ chức của ông Tập Cận Bình, nhưng ĐCSTQ cũng phải hạ đài, đây không phải là việc của cá nhân ông Tập.
Theo Lâm Vũ, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/doan-ghi-am-gay-soc-dcstq-giong-nhu-mot-thay-ma-chinh-tri.html

Yêu cầu Trung Quốc trả công lý cho Thiên An Môn,

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố 5 kiến nghị

Hải Lam
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 2/6 kêu gọi chính phủ Trung Quốc nhận trách nhiệm về vụ Thảm sát Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989, đồng thời chấm dứt mọi hành vi quấy rối gia đình các nạn nhân, các nhà hoạt động, cũng như kiểm duyệt các cuộc thảo luận về sự kiện đẫm máu này.
“Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ phải trả giá về vụ Thảm sát Thiên An Môn dù ở trong nước hay quốc tế, điều này tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp tục giam giữ hàng triệu người, đàn áp xã hội dân sự và làm suy yếu luật pháp và nhân quyền quốc tế”, ông Yaqiu Wang, nhà nghiên cứu về Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết.
“Các nước cần phải có biện pháp mạnh hơn để gây áp lực buộc Bắc Kinh phải thừa nhận hành vi sai trái trong quá khứ và chấm dứt các hành vi lạm dụng đang diễn ra”.
Hôm 2/6, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố một bài viết trên website của mình, nhận định rằng tình trạng “không có công lý cho Thiên An Môn đang khuyến khích các hành vi lạm dụng” của chính quyền Trung Quốc (No Justice for Tiananmen Emboldens Abuses).
Quản thúc, ngăn cấm và trừng phạt
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, cũng giống như những năm trước, vài tuần trước ngày 4/6, giới chức Trung Quốc đã cảnh giác cao độ để ngăn chặn người dân tham gia các hoạt động tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn.
Các quan chức đã quản thúc tại gia, kiểm soát việc đi lại và liên lạc của các thành viên trong nhóm các Bà mẹ Thiên An Môn (Tiananmen Mothers), một nhóm người thân của các nạn nhân trong vụ thảm sát. Một trong số những người bị chính quyền theo dõi là bà Trương Tiên Linh (Zhang Xianling), hiện 82 tuổi, là mẹ của Vương Nam, một học sinh trung học bị giết trong cuộc Thảm sát. Một người khác bị theo dõi là bà Đinh Tử Lâm (Ding Zilin), 83 tuổi, mẹ của nam sinh Tưởng Tiệp Liên, cậu bị bắn chết trong sự kiện Thiên An Môn khi mới 17 tuổi.
Năm 2016, ông Joshua Rosenzweig, cố vấn của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Hồng Kông, chia sẻ thông tin cho biết bà Đinh Tử Lâm bị quản thúc và bị cắt điện thoại từ ngày 1/6, vài ngày trước dịp kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn (ảnh chụp màn hình Twitter).
Cảnh sát cũng đã quản thúc tại gia nhiều nhà hoạt động, trong đó có nhà báo Cao Du (Gao Yu), nhà hoạt động Hồ Giai (Hu Jia), nhà hoạt động Tra Kiến Quốc (Zha Jianguo) và Tề Chí Dũng (Qi Zhiyong), một người bị thương trong sự kiện Thiên An Môn. Những người này cũng bị cấm nói chuyện với người khác hoặc đăng tin lên tài khoản truyền thông xã hội.
Ngay sau vụ Thảm sát, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt giữ và trừng phạt nhiều người tham gia hoặc ủng hộ phong trào biểu tình Thiên An Môn. Vào tháng 10/2016, chính quyền Trung Quốc đã thả tù nhân cuối cùng liên quan đến cuộc Thảm sát. Tuy nhiên, nhiều người được thả trước đó đã bị tống giam trở lại khi họ tiếp tục biểu đạt ý kiến của mình. Trong số đó, Hoàng Kỳ (Huang Qi), nhà hoạt động nổi tiếng và là người sáng lập trang web nhân quyền “64 Tianwang”. Ông Hoàng Kỳ bị kết án 12 năm tù vào năm 2019 vì “tiết lộ trái phép bí mật quốc gia”. Nhà văn Lưu Hiền Bân (Liu Xianbin) và nhà hoạt động Trần Tây (Chen Xi), lần lượt bị giam giữ vào năm 2010 và 2011, bị kết án 10 năm tù vì cái gọi là “xúi giục lật đổ nhà nước”.
Nhà hoạt động Trần Bình (Chen Bing), bị kết án 3,5 năm tù vào năm 2019 vì tham gia kỷ niệm vụ Thảm sát, sau đó được thả ra vào tháng 1 năm 2020. Anh em sinh đôi của Trần Bình là Trần Vệ (Chen Wei), một thủ lĩnh sinh viên trong phong trào Thiên An Môn, từng bị tống giam nhiều lần, gần đây nhất ông
lãnh án 9 năm và mới được thả ra vào tháng 2/2020. Chính quyền Trung Quốc tiếp tục quấy rối và gây khó khăn cho các hoạt động của hai anh em.
Mở rộng áp chế ra nước ngoài
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định cuộc trấn áp nội địa của chính quyền Trung Quốc liên quan đến vụ Thảm sát đã được mở rộng ra toàn cầu. Tình hình đàn áp nghiêm trọng bên trong Trung Quốc đã gây khó khăn cho việc kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn. Tuy nhiên, các nhà hoạt động Trung Quốc ở Canada, Đức, Đài Loan, Hoa Kỳ và các quốc gia khác vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận và tưởng niệm. Gần đây, cảnh sát ở Trung Quốc đã quấy rối các nhà hoạt động đại lục tham gia các hoạt động trực tuyến do người Hoa ở hải ngoại tổ chức.
Lần đầu tiên sau 30 năm, chính quyền Hồng Kông và Ma Cao không cho phép tổ chức lễ tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn, viện cớ dịch Covid-19. Sự kiện ở Hồng Kông thường thu hút hàng chục ngàn người tham gia. Hai thành phố được Bắc Kinh hứa hẹn quyền tự trị, nhưng trong những năm gần đây, các quyền cơ bản và tự do của người dân đã bị xói mòn đáng kể.
Hãng truyền thông ABC của Úc hôm 1/6/2020 đưa tin cảnh sát Hồng Kông cấm tổ chức thắp nến tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn (ảnh chụp màn hình Twitter).
Chính phủ Trung Quốc tiếp tục phớt lờ các yêu cầu từ cả trong nước và quốc tế về việc nhận trách nhiệm về vụ Thảm sát Thiên An Môn. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt mà chính phủ Mỹ áp đặt liên quan đến vụ Thảm sát trong những năm qua đã bị suy yếu.
Việc thế giới không phản ứng mạnh mẽ đối với vụ Thảm sát và những cuộc đàn áp sau đó, đã dẫn tới các hành vi lạm dụng ngày càng trơ ​​trẽn của Bắc Kinh, bao gồm việc giam giữ hàng loạt người Hồi giáo, bưng bít thông tin về dịch Covid-19, và gần đây nhất là muốn áp luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông. Thay vì thừa nhận và giải quyết hàng loạt các vi phạm nhân quyền của mình, Bắc Kinh lại kiếm được một ghế trong ban cố vấn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Kiến nghị của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận trách nhiệm trong vụ thảm sát hoặc bắt giữ bất kỳ quan chức nào liên quan đến vụ giết người bi thảm. Bắc Kinh cũng không muốn mở cuộc điều tra về sự kiện này hoặc tiết lộ dữ liệu về những người bị giết, bị thương, bị buộc phải mất tích hoặc bị cầm tù.
Tổ chức này cho rằng, chính quyền của ông Tập Cận Bình nên kỷ niệm 31 năm ngày 4/6/1989 bằng cách giải quyết các vi phạm nhân quyền liên quan đến sự kiện này, cụ thể cần:
Tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và hội họp hòa bình, chấm dứt hành vi quấy rối và giam giữ tùy tiện các cá nhân tiết lộ thông tin về ngày 4/6.
Gặp gỡ và xin lỗi các thành viên của tổ chức các Bà mẹ Thiên An Môn, công bố tên của tất cả những người đã chết và bồi thường thích đáng cho các gia đình nạn nhân.
Cho phép tổ chức một cuộc điều tra công khai, độc lập về ngày 4/6/1989, và nhanh chóng công bố kết quả cho công chúng.
Phóng thích các công dân Trung Quốc bị lưu đày do các mối liên hệ của họ với các sự kiện năm 1989.
Điều tra và truy tố các quan chức chính phủ và quân đội đã lên kế hoạch hoặc ra lệnh điều động bất hợp pháp các lực lượng để tàn sát những người biểu tình ôn hòa.
“Mặc dù bị đàn áp mạnh mẽ, các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp Trung Quốc vẫn tiếp tục đi theo tinh thần năm 1989, thúc đẩy dân chủ và tự do ở nước này”, nhà nghiên cứu Wang của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết. Ông kêu gọi: “Các chính phủ trên toàn thế giới cần phải hỗ trợ họ, học hỏi từ họ và đứng lên chống lại các vi phạm của chính quyền Trung Quốc”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/yeu-cau-trung-quoc-tra-cong-ly-cho-thien-an-mon-to-chuc-theo-doi-nhan-quyen-cong-bo-5-kien-nghi.html

Biên giới Việt-Campuchia:

Campuchia triệu tập Đại sứ Việt Nam

Bộ Ngoại giao Campuchia vừa triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh liên quan tới vụ tranh chấp đang tiếp diễn ở khu vực chưa được phân định biên giới chính thức giữa hai nước, sát biên giới tỉnh An Giang của Việt Nam với tỉnh Kandal của Campuchia.
Trang mạng cambodianess.com cho biết Bộ Ngoại giao Campuchia hôm 2/6 yêu cầu Đại sứ Vũ Quang Minh rút binh sĩ Việt Nam về và phá dỡ các lều trại đã được dựng gần biên giới Campuchia.
Bộ Ngoại giao Campuchia nói hiện vẫn còn một số lều trại của Việt Nam bên trong khu vực biên giới tỉnh Kandal. Bộ Ngoại giao cho biết ngày 1/6, Quốc Vụ Khanh Eath Sophea đã triệu tập Đại sứ Vũ Quang Minh để thảo luận về vấn đề này.
Báo Khmer Times trích dẫn tuyên bố của Quốc Vụ Khanh Sophea:
“Chúng tôi đã yêu cầu Việt Nam tháo dỡ tất cả các lều trại đó trong thời gian sớm nhất, đồng thời tiếp tục duy trì hiện trạng trong khu vực cho đến khi các ủy ban biên giới của hai nước giải quyết xong việc phân định biên giới tại khu vực đó.”
Campuchia nói binh sĩ Việt Nam hồi đầu tháng này đã dựng 31 lều trong tỉnh Kandal. Trong một cuộc họp báo tại Hội đồng Bộ trưởng, Tỉnh trưởng tỉnh Kandal Kong Sophorn hôm 28/5 cho biết phía Việt Nam đã dỡ bỏ 9 trong số 31 lều dã cắm ở biên giới.
Trước đó vào ngày 13/5, Campuchia đã gửi công hàm ngoại giao cho Việt Nam về các lều được Việt Nam dựng lên ở hai huyện của tỉnh Kandal, nhưng các lều đã được gỡ bỏ trước khi chính phủ Việt Nam đưa ra phản hồi chính thức.
Việt Nam khẳng định việc dựng lều sát biên giới không có ý đồ xấu mà chỉ nhằm mục đích ngăn chặn dịch COVID-19. Phía Việt Nam nói các lán trại được dựng trên đất của Việt Nam, nhưng đó là khu vực hai bên chưa đạt được thỏa thuận phân giới cắm mốc, theo TTXVN.
Campuchia và Việt Nam chia chung một đường biên giới dài 1.270 km. Trong những năm gần đây, hai bên đã thúc đẩy tiến hành phân định ranh giới và đã phê chuẩn 86% đường biên giới chung. Việt Nam khẳng định dựng lều không tác động tới công tác phân định biên giới giữa hai nước.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng đã trở nên phức tạp, trong bối cảnh Campuchia ngày càng xích lại gần Trung Quốc, nước đang có tranh chấp về chủ quyền biển đảo với Việt Nam và một số nước khác trên Biển Đông.
https://www.voatiengviet.com/a/bien-gioi-vn-campuchia-dai-su-vn-bi-trieu-tap/5447658.html

Trung Quốc leo thang Biển Đông,

Philippines nối lại thỏa thuận quân sự với Mỹ

Minh Hòa
Gần 4 năm sau khi tuyên bố “chia tay” Mỹ để kết thân với Trung Quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có động thái “quay đầu” hâm nóng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ.
Vào tháng 2 năm nay, ông Duterte đã hủy bỏ Hiệp ước Thăm viếng Quân sự với Mỹ (VFA), một thỏa thuận được ký năm 1998, trong đó cho phép Hoa Kỳ đưa quân đội tới Philippines để tập trận chung hoặc giúp đỡ chống khủng bố. Theo quyết định của ông Duterte vào thời điểm đó, Hiệp ước sẽ hết hiệu lực trong vòng 180 ngày, tức là vào ngày 9/8/2020.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr hôm thứ Ba (2/6) cho biết chính phủ nước này quyết định tạm thời đình chỉ quyết định hủy bỏ của ông Duterte.
Theo thông báo của ông Teodoro trên Twitter, việc hủy bỏ Hiệp ước Thăm viếng đã bị đình chỉ theo chỉ thị của Tổng thống Duterte.
Trong công hàm gửi Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Teodoro giải thích quyết định này được đưa ra là do “các diễn biến chính trị và các vấn đề khác trong khu vực” và Hiệp ước sẽ được gia hạn thêm 6 tháng.
Al Jazeera đưa tin, Đại sứ quán Mỹ đã hoan nghênh quyết định của chính phủ Philippines. Bản tuyên bố của Đại sứ quán cho biết: “Liên minh lâu đời của chúng tôi đã mang lại lợi ích cho cả hai nước và chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ về an ninh và quốc phòng với Philippines”.
Báo SCMP cho biết các nhà phân tích nhận định rằng quyết định “quay đầu đột ngột” này của Philippines có thể là do các động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và đại dịch virus corona. Giới quan sát nhận định Bắc Kinh đang lợi dụng thời điểm các nước bận đối phó với COVID-19 để tăng cường những yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Hoa Kỳ và Philippines là hai đồng minh thân thiết và có thỏa thuận quốc phong chung kể từ năm 1951. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte đã đảo ngược chính sách của những người tiền nhiệm trong mối quan hệ với Washington, không lâu sau khi ông nhậm chức vào tháng 6/2016. Quyết định này của ông Duterte xuất hiện sau khi chiến dịch càn quét ma túy của ông bị Hoa Kỳ chỉ trích là vi phạm nhân quyền.
“Trong thời gian [nhiệm kỳ] của tôi, rốt cuộc có thể tôi sẽ chia tay với Mỹ, tôi thà đến với Nga và Trung Quốc còn hơn”, ông Duterte phát biểu hồi tháng 10/2016.
Chiến dịch chống ma túy của ông Duterte đặc biệt gây tranh cãi khi cho phép cảnh sát và cả dân thường được giết chết nghi phạm ngay tại chỗ, không qua xét xử. Al Jazeera trích tuyên bố của thượng nghị sỹ Philippines Ronald dela Rosa cho biết cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte đã dẫn đến cái chết của hơn 5.000 người. Tuy nhiên, hãng tin này cho biết các cơ quan giám sát nhân quyền ước tính số nạn nhân tử vong lên đến 27.000 người.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-leo-thang-bien-dong-philippines-noi-lai-thoa-thuan-quan-su-voi-my.html

Căng thẳng, đụng độ nhẹ ở biên giới Ấn-Trung

 có trở thành chiến tranh?

Hàng ngàn binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc gầm ghè với nhau trong vài tuần gần đây tại 3, 4 địa điểm ở tây Himalaya sau khi New Delhi cáo buộc rằng quân Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ.
Bắc Kinh phủ nhận việc quân của họ vi phạm “Đường ranh giới kiểm soát thực tế” (LAC), tên gọi của đường biên theo hiện trạng dài 3.488 kilomet. Phía Trung Quốc nói thêm rằng tình hình “ổn định” tại khu vực gần sông Galwa và hồ Pangong Tso nằm trong hoang mạc tuyết xa xôi thuộc vùng Ladakh của Ấn Độ.
Một cuộc đụng độ nhẹ đã xảy ra hôm 5/5 tại hồ Pangong Tso, ở độ cao 4.270 mét trên mực nước biển, là một phần trong dãy Himalaya. Binh lính Ấn Độ và Trung Quốc đã đánh nhau bằng ống sắt, gậy gộc và thậm chí ném đá vào nhau, dẫn đến thương tích ở cả hai bên.
Ít ngày sau, hôm 9/5, cách vụ việc kể trên 1.200 kilomet, đã nổ ra một vụ đánh đấm và ném đá khác làm hàng chục lính Ấn Độ và Trung Quốc bị thương tại đèo Nathu La ở bang Sikkim của Ấn Độ.
Căng thẳng lại dâng cao giữa hai nước đông dân nhất thế giới và đều có vũ khí hạt nhân làm dấy lên mối lo về một sự leo thang vượt tầm kiểm soát.
Cả hai nước đều đổ lỗi cho nhau và tăng quân cùng với bổ sung thiết bị hạng nặng ở khu vực.
Quan điểm của Mỹ
Hôm 27/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị đứng ra làm trung gian hòa giải, nhưng cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều tỏ ra không mặn mà với việc để ông Trump xen vào.
Tôi vô cùng lo ngại về sự hung hăng của Trung Quốc đang diễn ra dọc theo Đường ranh giới kiểm soát thực tế”, ông Engel nói. “Trung Quốc lại đang thể hiện rằng họ sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng thay vì giải quyết mâu thuẫn theo luật pháp quốc tế.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói hôm 1/6 với tổ chức nghiên cứu-cố vấn American Enterprise Institute rằng việc Trung Quốc điều quân đến đường biên giới tạm LAC là một biểu hiện tương tự như cách hành xử áp đặt về virus corona, Biển Đông và Hong Kong.
“Đó là những dạng hành xử mà các chính quyền chuyên chế thực hiện”, ông Pompeo nói.
Cũng hôm 1/6, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel nói Trung Quốc cần phải tôn trọng các chuẩn mực và sử dụng ngoại giao để giải quyết vấn đề biên giới với Ấn Độ.
“Tôi vô cùng lo ngại về sự hung hăng của Trung Quốc đang diễn ra dọc theo Đường ranh giới kiểm soát thực tế”, ông Engel nói. “Trung Quốc lại đang thể hiện rằng họ sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng thay vì giải quyết mâu thuẫn theo luật pháp quốc tế”, ông nói thêm trong tuyên bố của mình.
Các nguyên nhân trực tiếp lẫn sâu xa
Trong khi Bắc Kinh cho rằng căng thẳng xảy ra vì lính Ấn Độ xâm phạm phần đất bên Trung Quốc, New Delhi lại cáo buộc rằng quân đội Trung Quốc tìm cách cản trở hoạt động tuần tra bình thường của binh sĩ Ấn Độ.
Một số nhà phân tích nói hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của phía Ấn Độ dọc đường ranh giới LAC có thể đã châm ngòi căng thẳng. Trong 10 năm trở lại đây, Ấn Độ đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng biên giới với các con đường và căn cứ không quân mới được khai trương ở các khu vực xa xôi hẻo lánh ven Himalaya.
Các chuyên gia quân sự Ấn Độ và nước ngoài nói Bắc Kinh khó chịu về việc New Delhi tiến hành làm đường ở vùng hồ Pangong Tso bên cạnh một con đường khác nối với Darbuk-Shayok-Daulat Beg Oldie, đường băng cao nhất thế giới trên mực nước biển, ở thung lũng Galwan.
Hạ tầng này nhắm đến thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc vì nước này có mạng lưới đường sá tốt hơn, đã được xây nhiều năm trước. Nhưng Bắc Kinh phản đối.
“Phía Trung Quốc không thích hạ tầng đang được xây dựng bên phần đất Ấn Độ, dù họ đã xây bên phần của họ. Như thế khác nào họ nói ‘Chúng tôi có thể xây hạ tầng, còn các anh thì không’”, Srikanth Kondapalli, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại trường đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, nói với DW.
Tuy nhiên, theo Jayadeva Ranade, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và Phân tích về Trung Quốc có trụ sở ở New Delhi, có một số lý do khác liên quan đến hành vi hung hăng mới đây của Trung Quốc.
“Chủ tịch Tập Cận Bình đang chịu nhiều áp lực vì xử lý không tốt dịch Covid-19”, ông nói với DW. “Hai mục tiêu thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2049 cũng đang tuột khỏi tay Trung Quốc”, ông Ranade nói, đề cập đến cam kết của ông Tập đưa Trung Quốc thành đất nước thịnh vượng và phát triển toàn diện vào dịp quốc khánh 100 năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
“Chính phủ Trung Quốc mong khôi phục hình ảnh trong mắt nhân dân. Hành động hung hăng chống Ấn Độ lúc này là có chủ ý”, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và Phân tích về Trung Quốc của Ấn Độ nói.
Vụ đối đầu mới đây là vụ nghiêm trọng nhất giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc kể từ năm 2017, khi họ cũng đụng độ tương tự kéo dài 73 ngày ở Doklam.
Khi đó quân Ấn Độ được huy động để đáp lại những động thái của Trung Quốc bị xem là “bành trướng sự hiện diện” dọc biên giới với Bhutan. Về sau, tình hình đã được tháo ngòi nổ thông qua các kênh ngoại giao.
Kể từ vụ đụng độ 2017, Ấn Độ đã ký các hiệp định quan trọng với Mỹ về trao đổi thông tin và mua vũ khí. Gần đây, New Delhi cũng cấm các hãng Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp Ấn Độ, và đẩy mạnh mở đường ở vùng biên.
Phần lớn đường ranh giới dài 3.488 kilomet giữa hai đất nước khổng lồ vẫn trong vòng tranh chấp và chưa được phân định. Hai nước từng có chiến tranh năm 1962. Từ đó đến nay tranh chấp biên giới vẫn là vấn đề nhức nhối.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về 90.000 kilomet vuông là phần đất nằm trong bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, mà Trung Quốc gọi là “Nam Tạng”.
Ngược lại, Ấn Độ, tuyên bố chủ quyền về 38.000 kilomet vuông thuộc bình nguyên Aksai Chin.
Cả hai đã đối thoại hơn 10 cuộc nhưng không đạt được tiến bộ đáng kể. Dù xảy ra một vài cuộc đối đầu trong những năm gần đây, nhưng chưa xảy ra vụ nổ súng nào kể từ những năm 1970.
Viễn cảnh về đối đầu Ấn-Trung
Sự ngờ vực lẫn nhau càng tăng lên khi Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị toàn cầu, trong đó có việc Ấn Độ cưu mang lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma, còn Trung Quốc ngày càng làm sâu sắc thêm quan hệ với Pakistan, đối thủ của Ấn Độ.
Trong thập kỷ vừa qua, New Delhi cảnh giác với việc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh về kinh tế, quân sự và ngoại giao, mà nhờ đó, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, thậm chí cả ở Nam Á, nơi Ấn Độ xem là sân sau chiến lược của mình.
Trong khi đó, Trung Quốc lo ngại về quan hệ ngày càng khăng khít hơn của Ấn Độ với các nước như Mỹ và Nhật Bản.
Nhà bình luận Hal Brands viết cho Bloomberg đưa ra nhận định rằng hành động của Trung Quốc xâm phạm vùng biên giới sẽ càng đẩy Ấn Độ về phía Mỹ.
Mỹ gần đây kêu gọi mở rộng khối G7 để kết nạp thêm Ấn Độ. Trên bình diện rộng hơn, Mỹ đã và đang phát triển quan hệ chiến lược và thương mại với 3 quốc gia vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, tạo thành khối Tứ giác Kim cương.
Tin tức những ngày qua cho hay binh sĩ hai bên dựng trại ở những khu vực tranh chấp, và cả hai bên đều đưa pháo cũng như thiết bị hạng nặng đến để yểm trợ.
Konchok Stanzin, một người dân làng Lukung bên phía Ấn Độ, cách đường biên 40 kilomet, nói chỉ trong tuần trước đã có hàng ngàn lính Ấn Độ được điều đến.
“Trong làng, ai cũng thấy sợ vì khu vực này chưa bao giờ có hoạt động quân sự lớn như thế”, ông nói.
Tuy khả năng va chạm ở biên giới có thể lại xảy ra, song Ấn Độ đã nói giảm nhẹ về các vụ việc vừa qua, trong khi Trung Quốc nói đối thoại có thể giải quyết được tình hình. Phần lớn giới quan sát cho rằng ít có khả năng xảy ra chiến tranh vì cả hai bên đều không muốn vấn đề leo thang.
(DW, Reuters, AP, Bloomberg, The Diplomat)
https://www.voatiengviet.com/a/cang-thang-dung-do-nhe-o-bien-gioi-an-trung-co-tro-thanh-chien-tranh/5447529.html

Covid-19, Trung Quốc

và mối liên hệ kỳ lạ với chính phủ Pakistan

Quý Khải
Năm nay, Covid-19 đã lan truyền nhanh chóng trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nỗ lực che giấu tình hình dịch bệnh thực tế ở Trung Quốc đại lục, gây ra những tổn thất khôn lường cho thế giới.
Cho đến nay, Covid-19 đã lan rộng ra hầu hết các quốc gia, với hơn 6 triệu người nhiễm và gần 380.000 ca tử vong do căn bệnh này – nếu chúng ta tin vào số liệu ca tử vong chính thức của Trung Quốc: 4.634. Trên thực tế, nhiều người Trung Quốc tin rằng con số thực tế ít nhất cao gấp 10 lần con số này.
Đối mặt với sự mất mát to lớn về người và của, chính phủ và người dân các nước cần khẩn trương nhận thức rõ mối liên hệ giữa bệnh dịch và ĐCSTQ, và những gì mỗi cá nhân và quốc gia nên làm để đẩy lùi dịch bệnh và tự cứu lấy chính mình.
Lịch sử đen tối của ĐCSTQ là sự đan xen giữa chiến tranh, nạn đói nhân tạo, bệnh dịch và những cái chết oan, thấm đẫm máu và nước mắt của người dân đại lục.
Trong 70 năm cầm quyền, ĐCSTQ đã sát hại khoảng 80 triệu người dân Trung Quốc. Nó đã phá hủy văn hóa và đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Trong 30 năm trở lại đây, từ vụ thảm sát các sinh viên ủng hộ dân chủ năm 1989 tại Thiên An Môn, cho đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu từ năm 1999 và hiện vẫn đang tiếp diễn, việc đàn áp và đánh lừa người dân Trung Quốc đã mang đến món nợ khổng lồ cho ĐCSTQ, cũng như những người ở phần còn lại của thế giới đã mở đường cho nó hoặc đồng lõa với nó bằng cách nhắm mắt làm ngơ.
Trong gần 40 năm, ĐCSTQ đã sử dụng toàn cầu hóa và lợi ích kinh tế để đưa các quốc gia khác nằm dưới sự ảnh hưởng của ĐCSTQ. Sự xâm nhập của ĐCSTQ vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc, đi sâu vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Ví dụ về các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ bao gồm các chương trình của Viện Khổng Tử, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) hay gã khổng lồ viễn thông Huawei. Bằng cách đánh lừa người dân và chính phủ các nước trong hệ thống lợi ích kinh tế của mình, ĐCSTQ khiến họ lâu ngày thành quen với hệ tư tưởng vô thần luận, đồng thời dung túng cho sự cai trị chuyên chế của nó và đi ngược lại các giá trị truyền thống và tâm linh.
Bất hạnh chắc chắn sẽ xảy đến với những quốc gia, khu vực và tổ chức nào qua lại mật thiết, tăng cường quan hệ và ủng hộ ĐCSTQ. Con đường lan truyền của Covid-19 ra khắp thế giới thường nối gót các quốc gia, thành phố, tổ chức, thậm chí những cá nhân có liên hệ mật thiết đến ĐCSTQ.
Chủ tịch Hạ viện và các quan chức hàng đầu Pakistan nhiễm Covid-19
Một trong những nhân vật chính trị quan trọng của Pakistan đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Theo Bộ y tế Pakistan, tính đến ngày 2/6 có 76,398 ca nhiễm và 1,621 trường hợp tử vong tại nước này.
Asad Qaiser, Chủ tịch Hạ viện Pakistan đã tuyên bố trên Twitter hôm 30/4 rằng ông đang tự cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid – 19. Truyền thông địa phương cũng đưa tin một số quan chức cấp cao của Pakistan cũng có xét nghiệm dương tính, bao gồm trong đó Thống đốc Sindh Imran Ismail.
Trong cương vị Chủ tịch Hạ viện, Qaiser là một nhân vật quyền lực. Ông là lãnh đạo cấp cao của Đảng Phong trào Tư pháp Pakistan (Pakistan Pakistan – Krung-e-Insaf, hoặc PTI). Ông từng là diễn giả của một cơ quan lập pháp cấp tỉnh từ 2013 đến 2018. Vào tháng 7/2018, PTI nổi lên như đảng phái lớn nhất trong cuộc tổng tuyển cử Quốc hội.  Tháng 8/2018, Qaiser đã được bầu làm chủ tịch Hạ viện. Ông đã giành được vị trí này với 176 trong tổng số 330 phiếu bầu. PTI được thành lập năm 1996 bởi cựu đội trưởng môn cricket quốc tế, Imran Khan, hiện là thủ tướng đương nhiệm của Pakistan.
“Đối tác chiến lược toàn diện”
Sau khi trúng cử vị trí này, Qaiser đã gặp gỡ đại sứ Trung Quốc Yao Jing vào ngày 27/8/2018. Trong cuộc gặp, Qaiser nói rằng hai nước sẽ cùng nhau làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế song phương. Phát biểu tại Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), ông Qaiser nói dự án này hứa hẹn mang đến cơ hội cho toàn khu vực và chính phủ Pakistan toàn diện ủng hộ việc thực hiện. Đáp lại, Yao cho biết Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với Pakistan và muốn hỗ trợ phát triển toàn khu vực.
Ngày 9/9/2018, Qaiser gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị để thúc đẩy tăng cường quan hệ song phương. Đề cập đến CPEC, Qaiser cho biết dự án này là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” đối với
sự phát triển khu vực, và chỉ có thể thành công thông qua sự hợp tác song phương giữa Pakistan và Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Vương cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Pakistan trong công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và thăm dò nguồn năng lượng tái tạo.
Ngày 12/2, trong bối cảnh dịch COVID-19 tại Trung Quốc, Qaiser nói “Chính phủ và nhân dân Pakistan sẽ sát cánh với Trung Quốc và hỗ trợ hết sức có thể trong thời điểm khó khăn”.
Tuy nhiên, khi Pakistan bị đại dịch Covid-19 tấn công, Trung Quốc, dù trước đó đã hứa sẽ gửi các lô khẩu trang N-95 chất lượng cao đến nước này để tiếp viện, nhưng thay vào đó lại gửi các lô khẩu trang làm từ đồ lót, truyền thông Pakistan đưa tin.
Một biên tập viên trên một kênh Pakistan đã nói như sau bằng giọng địa phương, “Trung Quốc đã lừa gạt chúng tôi”. Cô giải thích rằng chính quyền tỉnh Sindh đã gửi lô khẩu trang đến bệnh viện mà không kiểm tra chất lượng của chúng.
Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc – đã nói Pakistan và Trung Quốc là “những người bạn tri kỷ và những người anh em tốt của nhau”. Nhưng chính quyền này đã tôn vinh cái gọi là “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” của nó bằng khẩu trang đồ lót.
Mối quan hệ thân mật trong lịch sử giữa Pakistan và Trung Quốc
Nhìn lại lịch sử, quan hệ song phương giữa ĐCSTQ và Pakistan khá bền chặt vì cả hai đều có chung mối xung đột biên giới với Ấn Độ. ĐCSTQ và Pakistan đã phát triển mối quan hệ hữu hảo vào những năm 1960. Năm 1970, chính phủ Pakistan bắt đầu tham dự trong vai trò người xúc tiến, rốt cục mở đường cho một cuộc họp bí mật giữa cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger và lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 1971. Sau đó, Pakistan đã ủng hộ Trung Quốc trở thành thành viên Liên Hợp Quốc và đứng về phía Trung Quốc trong chính sách ngoại giao với các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan ….
Kể từ sau Chiến tranh Liên Xô – Afghanistan năm 1979, Trung Quốc đã cùng Pakistan hỗ trợ quân du kích Afghanistan chiến đấu với các lực lượng Liên Xô. Trung Quốc cũng bắt đầu đầu tư vào Pakistan thông qua việc xây dựng các hệ thống đường bộ, đường sắt, mạng viễn thông và phát triển vũ khí.
Tháng 5/2017, Pakistan và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận trị giá 50 tỷ USD bao gồm toàn bộ kinh phí xây đập Diamer Basha và bốn đập khác trong dự án Thác nước sông Ấn (Indus River Cascade). Theo CPEC, việc xây dựng các con đường nối liền Tân Cương ở phía tây Trung Quốc và thành phố cảng Gwadar của Pakistan đã được xúc tiến và thúc đẩy. Tháng 12/2017, Pakistan cũng đồng ý đẩy nhanh việc xây dựng 9 khu công nghiệp như một phần trong CPEC.
Ngày 2/1/2018, ngân hàng trung ương Pakistan đã cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các hoạt động thương mại và đầu tư song phương thay thế đồng đô la Mỹ ở các giao dịch trong các dự án CPEC.
Tháng 2/2018, không quân Pakistan đã khánh thành một phi đội chiến đấu cơ JF-17 mới trong đó có một máy bay chiến đấu do Pakistan và Trung Quốc cùng phát triển tại Quetta, tỉnh Balochistan.
Tháng 6/2018, Hải quân Pakistan đã xác nhận hợp đồng mua hai tàu khu trục Type 054A từ Trung Quốc.
Những mối quan hệ song phương tích cực với ĐCSTQ đã đẩy Pakistan vào một cái bẫy nợ. Vào tháng 7/2018, Ngân hàng Nhà nước Pakistan đã vay 2 tỷ USD từ Trung Quốc. Các khoản vay của Trung Quốc cho Pakistan đạt mức 6,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2018.
Việc duy trì mối quan hệ ngoại giao đối tác chiến lược toàn diện với ĐCSTQ nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng chủ tịch Qaiser và các quan chức Pakistan khác đã kết thúc bằng việc bị nhiễm Covid – 19, con virus bắt nguồn từ Trung Quốc. Một tín hiệu đáng mừng hôm nay (2/6) là ông Qaiser đã bình phục và trở lại tiếp quản công việc. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu các quan chức Pakistan có rút ra được bài học nào từ việc này?
Yang Ning – tác giả bài viết này – là một cộng tác viên từ Trung Quốc đại lục. Anh/cô ấy đã sử dụng bút danh để bảo vệ danh tính của mình, nhằm tránh khả năng bị truy dấu và hứng chịu bức hại từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài viết được đăng trên trang The Epoch Times hôm 20/5, thể hiện quan điểm riêng của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-tan-cong-vao-chinh-phu-pakistan-va-moi-lien-he-ky-la-voi-trung-quoc.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.