Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 30/05/2020

Saturday, May 30, 2020 7:05:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 30/05/2020

Người đàn ông tử vong tại TAND tỉnh Bình Phước từng kêu oan ra sao? – Hiểu Minh

Liên quan đến vụ việc ông Lương Hữu Phước (55 tuổi, ngụ TP Đồng Xoài) nghi tự tử sau khi nghe TAND tỉnh Bình Phước tuyên án ngày 29/5. Ông Phước từng liên quan đến vụ án nào và từng kêu oan ra sao?
Vụ án này kéo dài 3 năm qua, sau hai lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Sáng 29/5, ông Phước bị TAND Bình Phước bác kháng cao kêu oan, tuyên y án. Khoảng 15h cùng ngày, ông vào trụ sở TAND tỉnh, nhảy lầu 2 xuống đất tử vong.
Trước khi ông Phước đến trụ sở TAND tỉnh Bình Phước nhảy lầu, trên trang cá nhân Facebook được cho là của ông đã đăng dòng trạng thái với nội dung: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”.
Sau khi ông Phước tự tử Bà Lê Hồng Hạnh, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm khẳng định tuyên phạt 3 năm tù đối với bị cáo Phước – người nhảy lầu tòa án, là đúng pháp luật, bà Hạnh nói tại buổi họp báo sáng 30/5. theo VnExpress.
Ông Lương Hữu Phước từng kêu oan ra sao?
Trong các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Phước khai sáng và trưa 15/1/2017, ông Phước có uống vài ly rượu.
Đến 13h30 ông Phước đi xe máy về thì ông Quý xin cho quá giang. Khi đến ngã tư Sóc Miên, ông Phước dừng xe chờ đèn đỏ thì ông Quý nhờ chở ra quán karaoke. Do ông Quý không đội nón bảo hiểm nên ông Phước chở ông Quý về nhà lấy nón.
Đến trước nhà ông Quý, thấy vợ ông Quý là bà Liên và Hằng đang ngồi nhặt rau thì ông Phước dừng xe bên lề phải, kêu ông Quý xuống xe nhưng ông Quý không xuống mà đòi bị cáo chở ra quán karaoke.
Lúc này, ông Phước xinhan qua đường thì ông Quý rà chân xuống đường. Khi xe cách lề đường bên kia 1m thì ông Qúy chồm lên ghì tay lái xe nên ông Phước rà chân chạy xe từ từ qua đường. Lúc này có một xe máy chạy đến tông vào bên hông xe bị cáo làm bị cáo và ông Quý té ngã. Hậu quả là ông Quý chết.
Ông Phước cho rằng cái chết của ông Quý không phải do lỗi của mình và yêu cầu HĐXX tuyên ông không phạm tội.
Luật sư Dương Vĩnh Tuyến – người bào chữa cho ông Phước, cho rằng bản cáo trạng của VKSND TP Đồng Xoài không đúng với biên bản thực nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm ban đầu.
Luật sư cho rằng nguyên nhân vụ tai nạn là do Lâm Tươi chạy sai làn đường, bất ngờ rẽ trái và do Lâm Tươi đã uống rượu, lái xe với tốc độ cao nên đã tông vào xe của bị cáo.
Ngày 6/12/2019, TAND TP Đồng Xoài xét xử sơ thẩm lần 2, tuyên phạt ông Lương Hữu Phước 3 năm tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Sáng 29/5/2020, TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm lần 2, tuyên y án sơ thẩm. Chiều 29/5, sau khi nghe tòa tuyên án, ông Phước đến trụ sở TAND tỉnh Bình Phước tự tử.
Mất niềm tin vào luật pháp vì đất bị thu hồi, tai nạn giao thông thì bị hại trở thành bị cáo
Theo dòng trạng thái trên Facebook ngày 9/12/2019, của ông Lương Hữu Phước chia sẻ gửi lời cầu cứu khi cảm thấy bế tắc trong cuộc sống với nguyên văn như sau:
Lời cầu cứu của một công dân!
Tôi Lương Hữu Phước. Quê quán Long An sau khi con gái tôi bị sát hại. Nên gia đình lên Đồng xoài lập nghiệp 3 chị em mua được mấy mẫu đất trong suối Bàu năng cũng bị nhà nước thu hồi không bồi thường hay hổ trợ được đồng nào! Và hôm nay tôi lại bị vụ án tai nạn giao thông . Chính tôi là người bị hại nhưng lại thành bị cáo thật sự là oan ức…
https://www.dkn.tv/thoi-su/nguoi-dan-ong-tu-vong-tai-tand-tinh-binh-phuoc-tung-keu-oan-ra-sao.html

Họp báo vụ bị cáo tự tử sau khi nghe tòa tuyên án

Hiểu Minh
Liên quan đến vụ việc bị cáo Lương Hữu Phước nghi tự tử ngay tại tòa án sau phán quyết y án 3 năm tù. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Bình Phước cho biết 10h sáng nay (30/5) sẽ tổ chức họp báo để thông tin sự việc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Thị Bích Thủy – chánh án TAND tỉnh Bình Phước xác nhận và cho biết, đang chuẩn bị hồ sơ để chuyển lên TAND tối cao và nói ông Nguyễn Hòa Bình – chánh án TAND tối cao.
Trước đó, sáng 29/5 ông Phước bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Đây là vụ án tai nạn giao thông dẫn đến chết người xảy ra vào tháng 1/2017. Khi bị truy tố và đưa ra xét xử ông Phước liên tục kêu oan.
Luật sư Dương Vĩnh Tuyến bào chữa cho ông Phước khi trả lời phỏng vẫn chiều 29/5 trên báo VnExpress cho rằng thân chủ của mình bị oan. “Qua hồ sơ và các lời khai của người có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan, nhân chứng cho thấy ông Phước không gây ra tai nạn và không tạo ra các điều kiện để người khác gây tai nạn với mình”, ông Tuyến nói.
https://www.dkn.tv/thoi-su/hop-bao-vu-bi-cao-tu-tu-sau-khi-nghe-toa-tuyen-an.html

Việt Nam: Dư luận chấn động

vụ một người kêu oan nhảy lầu sau khi tòa tuyên án

Ông Lương Hữu Phước (55 tuổi, trú tại Đồng Xoài) chết tại sân tòa ở Bình Phước sáng 29/5 sau khi nhận y án gây chấn động dư luận.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Phước chết tại sân tòa sau khi nhảy lầu tự tử, sau khi bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù. Tòa án Bình Phước đã xác nhận việc ông Phước nhảy lầu.
Quanh việc tòa án VN nói bức xúc vụ Hồ Duy Hải là do ‘truyền thông bẩn’
LS Trần Hồng Phong: ‘Không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ Hồ Duy Hải’
LS Đặng Đình Mạnh: ‘Khả năng Hồ Duy Hải được ân xá là 50/50′
Trước đó, ông Phước để lại lời nhắn trên Facebook cá nhân: “Nếu cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chứ”.
Vụ việc xảy ra như thế nào?
Phiên tòa xét xử ông Phước bắt nguồn từ một sự việc xảy ra cách đây ba năm.
Tháng 1/2017, ông Lương Hữu Phước, sau khi uống rượu ở nhà bạn, đi về nhà. Trên đường về, ông Phước gặp ông Trần Hữu Quý. Ông Quý rủ ông Phước đi hát karaoke.
Ông Phước đồng ý và chở ông Quý về nhà ông Quý để lấy mũ bảo hiểm do ông này không mang theo.
Khi đi đến gần trước nhà ông Quý, ông Phước dừng xe lại bên lề phải theo chiều đi của mình để ông Quý vào nhà lấy mũ bảo hiểm nhưng ông Quý không xuống xe.
Do đó, ông Phước đã lái xe chở ông Quý đi sang đường. Khi sang tới bên kia đường thì xe ông Phước bị xe máy của anh Lâm Tươi chạy ngược chiều đâm vào. Cả ông Phước và ông Quý đều bị thương. Đến ngày 17/1/2017 ông Quý tử vong. Cả ông Phước và anh Tươi đều có nồng độ cồn trong máu.
Ngày 29/3/2018, TAND TP Đồng Xoài xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên án ông Phước 3 năm tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ông Phước kháng cáo kêu oan.
Ngày 9/10/2018, TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm lần một. Sau đó tuyên hủy bản án sơ thẩm lần một để điều tra, xét xử lại, đồng thời nêu ra 11 điểm thiếu sót trong việc điều tra thu thập chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (lời khai của bị cáo và các nhân chứng có nhiều quan điểm còn mâu thuẫn; Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông không thể hiện vị trí công tắc đèn xinhan, không ghi rõ tình trạng ổ khóa điện khởi động xe ở vị trí mở hay tắt; Kết quả điều tra và bản án sơ thẩm xác định bị cáo chuyển hướng không bật đèn xinhan là chưa đủ căn cứ….).
Ngày 6/12/2019, TAND TP Đồng Xoài xét xử sơ thẩm lần hai, vẫn y án sơ thẩm. Ông Phước vẫn kêu oan, cho rằng cái chết của ông Quý không phải do ông gây ra, và đề nghị được tuyên vô tội.
Ngày 25/9/2020, tòa án Bình Phước đưa vụ việc ra xử phúc thẩm. Đến 29/5, tòa bác đơn kêu oan của ông Phước, tuyên y án sơ thẩm.
Sau đó đến chiều 29/5, ông Phước mang theo chai thuốc trừ sâu đến tòa uống và nhảy lầu.
TAND Bỉnh Phước nói gì?
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, sáng 30/5, tỉnh Bình Phước đã tổ chức họp báo.
Trong cuộc họp, TAND Bình Phước khẳng định: Việc giải quyết và xét xử vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm hoàn toàn công tâm, vô tư, khách quan và dựa trên nguyên tắc tôn trọng chứng cứ để ra phán quyết.
Mạng xã hội nói gì?
Vụ việc ông Phước tự tử tại tòa sau khi kêu oan đã gây rúng động dư luận Việt Nam. Trên các trang mạng xã hội sáng 30/5 tràn ngập hình ảnh, thông tin và các bình luận về vụ việc.
Luật sư Lê Ngọc Luân: ”Sẽ còn bao nhiêu phận người chết để thức tỉnh lương tri nền tư pháp?”
“Là người làm nghề luật sư, đã trải qua và chứng kiến nhiều số phận oan nghiệt, cay đắng nhưng thú thật, hình ảnh ông Phước nằm co ro, chết không nhắm mắt ở sân toà khiến tôi ám ảnh và đau đớn.”
“Ở toà án, đó là nơi mà bao con người chờ đợi, hi vọng một phán quyết công minh, tình người. Thế nhưng, ở nơi ấy, họ chọn cách lấy dao rạch bụng (Cần Thơ), uống thuốc độc chết (Ninh Thuận), nhảy từ lầu 2 (Bình Phước)… nhằm chứng minh cho sự oan ức và trong sạch của mình.”
“Những người làm nghề luật sư như chúng tôi đây, nắm luật nhưng còn bị hành cho ra bả, nhiều lúc phải nhịn nhục chỉ vì giúp Thân chủ. Nếu là án dân sự, cương quá, ít 3 năm, 5 năm, dài thì 15, 18 năm… có khi chết xong đời con cháu vẫn chưa xong.”
“Án hình sự, các luật sư bào chữa khản cả cổ, tiếng kêu oan như ai oán cả trời đất nhưng đến phần nghị án, họ lui vào ngồi lâu lâu chút cho có cái gọi là “nghị án” sau đó đọc ra bản án đã viết sẵn một cách vô cảm đến đáng sợ.”
“Vậy dân đen chỉ còn cách rạch bụng, uống thuốc độc và nhảy lầu. Thức tỉnh được nền tư pháp không?”
“Còn lâu…”
“Chỉ khi nào Thẩm phán được độc lập thật sự và họ có quyền phán xét bằng sự chính trực và lương tâm không bị can thiệp thô bạo thì mới có nhen nhóm hi vọng.”
“Viết ra điều này, tôi tin những NGƯỜI THẨM PHÁN đúng nghĩa, thương dân sẽ đồng cảm và đau đớn khi chứng kiến hình ảnh đau thương của đồng loại. Chắc chắn họ sẽ không ngủ được và ám ảnh như chúng ta. Nhưng không biết được bao nhiêu người đang suy nghĩ?”
“Bài viết là nhén hương thơm mà tôi muốn gửi đến ông Lương Hữu Phước – người đàn ông bất hạnh và khổ đau ở cõi trần gian.”
Luật sư Phùng Thanh Sơn: ”Bệnh thành tích và chế độ báo cáo án của ngành tòa án đang giết chết công lý.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh: ”Đau xót, nhưng tiếc nuối cho ông Lương Hữu Phước khi nghĩ rằng cái chết của mình sẽ đủ “làm thức tỉnh nền tư pháp”.
Facebooker Đào Tuấn: ”Sự tuyệt vọng ko có khuôn mặt nào hết.”
“Từng có một cô con gái. Và cô bé ấy bị hiếp, bị giết. Người cha đau và sốc đến mức phải rời bỏ xứ mà đi. Tới Bình Phước, cùng người thân mua được vài mẫu đất nhưng rồi cũng lại bị thu hồi, trở thành tay trắng. Có vợ, nhưng rồi cũng ly thân. Rồi 3 năm trước, chở giúp 1 người bạn về nhà; đụng xe; bạn chết; nhận án 3 năm tù; và cũng suốt 3 năm qua ròng rã kêu oan. Ngay cả tết nhất cũng không dám đến nhà ai vì sợ tiếng tù tội mang lại xui xẻo cho bạn bè người thân. Đó là tình cảnh của bị cáo Lương Hữu Phước, người vừa nhảy lầu tại toà Bình Phước chiều qua.”
“Có câu “cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra”. Nhưng nhìn cuộc đời ông Phước, chỉ thấy toàn chuyện buồn. Hữu Phước đấy mà có phước đâu… Và cũng như trong vụ Hồ Duy Hải, vụ này có tới 11 điểm sai sót trong tố tụng. Sai đến mức án sở thẩm từng bị tuyên huỷ để điều tra lại. Nhưng rồi vẫn án tù 3 năm. Trong status cuối cùng, người đàn ông bất hạnh mong cái chết của mình sẽ thức tỉnh nền tư pháp Bình Phước.”
“Nhưng, vừa xong, Bình Phước họp báo khẳng định: Việc giải quyết và xét xử vụ án hoàn toàn công tâm, vô tư, khách quan và dựa trên nguyên tắc tôn trọng chứng cứ để ra phán quyết.”
“Không đọc hồ sơ vụ án, không dám nói oan hay không, chỉ thấy ở trong đó sự tuyệt vọng và cùng quẫn.”
“Khi phải quyên sinh, không tiếc ngay cả mạng sống thì có nghĩa là người ta chẳng còn tin gì, chẳng còn gì mà mấu víu vào cuộc đời này nữa rồi.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52858326

Công an xã bắn dân

không khởi tố hình sự vì “sự kiện bất ngờ”?

Không khởi tố vì nổ súng là “sự kiện bất ngờ”
Báo mạng Thanh Niên, vào hôm 20/5 dẫn lời của anh Trần Quốc Công cho biết Thượng tá Đặng Hoàng Huynh, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Long An vừa gửi thông báo với nội dung là không khởi tố hình sự đối với Thiếu tá Đặng Văn Em, Trưởng Công an xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh.
Hồi tháng 10/2019, anh Trần Quốc Công và Luật sư Nguyễn Văn Hòa đã gửi đơn tố cáo đến Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Long An về vụ việc Thiếu tá Đặng Văn Em, sau khuya mùng 3, sáng mùng 4 tháng 10 đã bắn thủng bụng anh Công. Đơn tố cáo của anh Trần Quốc Công yêu cầu Công an tỉnh Long An điều tra và khởi tố hình sự vì anh Công bị bắn thương tích 14%.
Vào thời điểm anh Trần Quốc Công được chuyển tiếp đến Bệnh Viện Chợ Rẫy, ở Sài Gòn để mổ và điều trị vết thương sau khi xảy ra vụ việc, anh Công thuật lại rằng anh cùng một người khác tên Toàn đi soi chuột trên một chiếc vỏ lãi tầm 12 giờ khuya. Khi đang chạy trên kinh 750 quẹo về hướng kinh 79 thì có một chiếc vỏ lãi khác cũng có các dụng cụ đi soi chuột, chích cá giống như của anh chạy theo.
Anh Công khẳng định không biết chiếc vỏ lãi chạy theo là của công an và anh cho rằng những người đi soi chuột, chích cá giống anh muốn gây sự do có thể có hiềm khích.
Anh Công mô tả chi tiết lúc chiếc vỏ lãi của anh dừng lại trước nhà dân thì bất thình lình bị người đàn ông trên chiếc vỏ lãi chạy theo cầm vợt cá đánh vào đầu. Cả anh Công và anh Toàn phản xạ bằng cách cầm dầm đưa lên đầu đỡ. Sau đó, người đàn ông mặc áo khoác đã đánh anh Công và anh Toàn bất thình lình rút súng ra. Anh Công trình bày về thời khắc xảy ra nổ súng:
“Mình là dân thì thấy súng là sợ lắm rồi. Rồi em giơ tay thẳng đứng lên, mình đầu hàng vô điều kiện đó. Thật sự thấy súng là mình sợ rồi. Sau đó thì mũi của vỏ lãi bên kia tới ngay mũi vỏ lãi của tôi và bắn một cái đùng vô mũi vỏ lãi. Tôi thấy sợ quá nên mới ngồi xuống và tôi ôm tay vô bụng. Anh cầm súng lúc đó tiến sát gần vỏ lãi và chĩa súng bắn thẳng vào bụng trổ viên đạn ra sau lưng. Khi đó tôi bị văng xuống sông. Rồi tui lòm còm bò lên và nói rằng ‘Mấy anh bắn trúng tôi rồi. Bây giờ các anh phải đem tôi đi nhà thương, chứ không tôi mất máu tôi chết’. Tôi vừa bò và vừa nói như vậy. Nhưng người cầm cây súng bắn tôi đã xô cái vỏ lãi ra và chạy vỏ lãi bỏ đi.”
Trưởng công xã không có lỗi vì trong luật còn có ‘sự kiện bất ngờ’. Hành vi vi phạm ở đây, tôi nghĩ rằng có hành vi vi phạm theo nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng. Sự kiện bất ngờ xảy đến thì không cấu thành tội gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ. Việt Nam có một luật gọi là ‘Luật quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ’, trong đó mà không gây hậu quả thì không cấu thành tội phạm mà chỉ xử lý về mặt hành chính thôi. Cho nên có lẽ người công an đó phải bị kiểm điểm và xử lý theo quy định
-Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Về phía Chính quyền huyện Tân Thạnh, ông Chủ tịch Trần Văn Thước vào trung tuần tháng 10/2019 xác nhận với truyền thông quốc nội rằng người bắn anh Trần Văn Công là ông Đặng Văn Em, Trưởng Công an xã Nhơn Hòa Lập. Chủ tịch huyện Tân Thạnh cho biết theo báo cáo thì lực lượng tuần tra đã phát hiện hai người dùng vỏ lãi, bình sung điện đánh bắt thủy hải sản nên yêu cầu dừng lại kiểm tra. Do không chấp hành mà bỏ chạy nên trong quá trình truy đuổi, Trưởng Công an xã là ông Đặng Văn Em đã bắn nhiều phát chỉ thiên cảnh cáo và sau đó khi áp sát được vỏ lãi của anh Công thì đã bắn trúng bụng.
Anh Trần Quốc Công nói với Báo mạng Thanh Niên về thông báo anh vừa nhận được thì Thượng tá Đặng Hoàng Huynh cho biết việc nổ súng trúng bụng anh Công là “sự kiện bất ngờ”.
Vụ việc được ghi lại trong thông báo là tổ công tác tuần tra trên sông của Thiếu tá Đặng Văn Em gồm 4 người và khi phát hiện xuồng máy của anh Công chạy phía trước trên tuyến kinh 750 thì đã yêu cầu dừng lại kiểm tra. Đến khu vực xã Bắc Hòa, xuồng máy tổ công tác đuổi kịp xuồng máy của anh Công. Lúc này, Thiếu tá Đặng Văn Em hai tay bồng khẩu súng quân dụng AK hướng về phía xuồng của hai anh Công và Toàn đang ngồi. Nhưng anh Công cầm cây dầm bằng gỗ quơ một cái từ phải sang trái nên trúng ốp lót tay bên súng AK. Từ đó làm nòng súng di chuyển ngang người anh Công, ngón tay trỏ bàn tay phải của Trưởng công an xã-Thiếu tá Đặng Văn Em chạm vào cò gây nổ súng trúng vùng bụng anh Công.
Anh Công nói với Báo mạng Thanh Niên trong văn bản nêu rõ mặc dù kết quả giám định tỉ lệ thương tật của anh Công là 14%, nhưng không khởi tố hình sự vì hành vi của Thiếu tá Đặng Văn Em đã vi phạm nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng, Luật quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ… nhưng không gây ra hậu quả, không cấu thành tội phạm, mà chỉ là vi phạm hành chính.
Chúng tôi nêu vấn đề với Luật sư Nguyễn Văn Hậu và được ông xác nhận theo quy định trong Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành, về tội “Cố ý gây thương tích hay gây tổn hại sức khỏe cho người khác” mà về mặt tỉ lệ tổn thương từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một số các trường hợp (theo quy định cụ thể trong luật) thì cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tuy nhiên, lý do phía Công an tỉnh Long An nêu ra trong thông báo như anh Công trình bày thì không sai luật. Luật sư Nguyễn Văn Hậu giải thích:
“Trưởng công xã không có lỗi vì trong luật còn có ‘sự kiện bất ngờ’. Hành vi vi phạm ở đây, tôi nghĩ rằng có hành vi vi phạm theo nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng. Sự kiện bất ngờ xảy đến thì không cấu thành tội gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ. Việt Nam có một luật gọi là ‘Luật quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ’, trong đó mà không gây hậu quả thì không cấu thành tội phạm mà chỉ xử lý về mặt hành chính thôi. Cho nên có lẽ người công an đó phải bị kiểm điểm và xử lý theo quy định.”
Cố ý hay vô tình vi phạm?
Về việc anh Công bị bắn rơi xuống nước và tổ công tác của Công an xã Nhơn Hòa Lập bỏ đi được giải thích trong thông báo rằng vì chưa xảy ra chết người nên Thiếu tá Đặng Văn Em và nhân viên dưới quyền không cấu thành tội “không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”.
Anh Trần Quốc Công khẳng định với Báo mạng Thanh Niên Online rằng không có việc anh quơ cây dầm trúng báng súng để cướp cò và công an dựng lại hiện trường đã không đúng phương tiện cũng như không đúng vị trí giữa hai xuồng máy.
Đài RFA vào ngày 29/5 liên lạc với Công an tỉnh Long An để hỏi về thông tin nội dung thông báo mà anh Trần Quốc Công chia sẻ với báo giới trong nước. Tuy nhiên, chúng tôi đã không thể kết nối qua điện thoại được.
Trong cùng 29/5, Đài RFA cũng liên lạc với Luật sư Nguyễn Văn Hòa, người đại diện pháp lý cho anh Trần Quốc Công, và được ông cho biết đã hoàn tất đơn khiếu nại và chuẩn bị gửi đến Bộ Công an và Viện KSND tỉnh Long An. Luật sư Nguyễn Văn Hòa nói với RFA rằng mọi lời khai của Trưởng Công an xã-Thiếu tá Đặng Văn Em đổ lỗi cho anh Công chống người thi hành công vụ là vu khống. Luật sư Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh:
“Giải trình đó không thể chấp nhận được. Tại vì nếu ông không có ý định bắn người thế thì tại sao ông để ngón tay vào nòng cò (cò súng) khi súng đã lên đạn rồi. Tôi lý luận lại rằng hai tay cầm bồng súng, một tay để trong nòng cò là có ý định bắn người. Nếu không có ý định bắn người, tại sao để tay vào nòng cò (cò súng) và để súng bị bóp cò?”
Tôi nghĩ là anh là nhân viên công lực Nhà nước và là người sử dụng vũ khí quân dụng trong lúc thi hành nhiệm vụ. Dù là vô tình hay cố ý mà anh đã gây ra một tai nạn thì anh phải có trách nhiệm, chứ không thể bỏ đi được. Anh bỏ đi tức là anh cố tình trốn khỏi hiện trường nơi xảy ra tai nạn. Lẽ ra anh phải dừng lại để lập biên bản và cấp cứu nạn nhân. Hành động đấy, nói về đạo đức, thì anh đã vi phạm 6 điều lời dạy của Bác Hồ đối với công an nhân dân. Tôi nghĩ rằng nói về đạo đức là đã làm sai. Đấy không phải ‘kính trọng, lễ phép với nhân dân’ nữa mà còn bỏ mặc nhân dân trong lúc tai nạn
-Trung tá-Bác sĩ Đĩnh Đức Long

Trung tá quân đội-Bác sĩ Đinh Đức Long cũng lên tiếng với RFA rằng vụ việc này về mặt pháp luật chưa phân định rõ ràng ai đúng ai sai như thế nào chăng nữa, tuy nhiên về mặt đạo đức thì Trưởng Công an-Thiếu tá Đặng Văn Em sai khi bỏ mặc người dân bị bắn rơi xuống nước như vậy.
“Tôi nghĩ là anh là nhân viên công lực Nhà nước và là người sử dụng vũ khí quân dụng trong lúc thi hành nhiệm vụ. Dù là vô tình hay cố ý mà anh đã gây ra một tai nạn thì anh phải có trách nhiệm, chứ không thể bỏ đi được. Anh bỏ đi tức là anh cố tình trốn khỏi hiện trường nơi xảy ra tai nạn. Lẽ ra anh phải dừng lại để lập biên bản và cấp cứu nạn nhân. Hành động đấy, nói về đạo đức, thì anh đã vi phạm 6 điều lời dạy của Bác Hồ đối với công an nhân dân. Tôi nghĩ rằng nói về đạo đức là đã làm sai. Đấy không phải ‘kính trọng, lễ phép với nhân dân’ nữa mà còn bỏ mặc nhân dân trong lúc tai nạn.”
Luật sư Nguyễn Văn Hậu nói với RFA rằng anh Trần Quốc Công có quyền khiếu nại và Bộ Công an cùng Viện KSND tỉnh Long An sẽ suy xét lại toàn bộ vụ việc đến nơi đến chốn cũng như sẽ xử lý đúng pháp luật. Bởi vì qua vụ việc này cần sự minh bạch thông tin để người dân Việt Nam an tâm về cách hành xử đúng luật của lực lượng công an.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/police-shot-into-civilian-which-not-be-responsible-for-criminal-crime-because-of-unintentional-act-is-it-lawful-05292020151810.html

Người dân đổ xô mua báo giấy của tờ báo bị đình bản

vì đụng đến “sân sau” của Trung Cộng

Tin Vietnam.- Ngày 29 tháng 5 năm 2020, trên trang Fanpage của báo Phụ nữ loan tin, do lượng độc giả đặt mua báo giấy của tờ báo này tăng đột biến, khiến báo phát hành ra không đủ bán cho bạn đọc, vì vậy ban biên tập của tờ báo đã quyết định in thêm 20,000 tờ theo số lượng đặt mua thêm vào sáng cùng ngày 29 tháng 5.
Trước đó, vào chiều ngày 28 tháng 5, cơ quan Báo chí thuộc bộ Thông tin và truyền thông Cộng sản Việt Nam đã quyết định xử phạt hành chính, và đình bản một tháng đối với báo điện tử của báo Phụ Nữ.
Nguyên nhân chính là do tờ báo này đã loan tải hàng loạt thông tin sai phạm của tập đoàn Sun Group tại các dự án ở Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, rừng quốc gia Tam Đảo tại tỉnh Vĩnh Phúc, và khu du lịch Bà Nà tại Đà Nẵng.
Đặc biệt là các dự án của Sun Group tại đặc khu kinh tế Vân Đồn, Sun Group có nhiều dự án lớn ở đặc khu kinh tế Vân Đồn, trong đó báo Phụ nữ loan tin cảnh báo những âm mưu trong việc chiếm 726 hecta biển Vân Đồn tại đặc khu kinh tế Vân Đồn của Sun Group.
Sau các bài báo này, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh đã khiếu nại tờ báo này lên bộ Thông tin và truyền thông Cộng sản Việt Nam. Và hậu quả là, báo Phụ nữ vừa bị bộ Thông tin và Truyền thông Cộng sản thẳng tay phạt tiền, và bị đình bản.
Qua sự việc xử phạt này của bộ Thông tin và truyền thông Cộng sản, người dân Việt Nam cho rằng tập đoàn chính là sân sau, vỏ bọc của Trung Cộng nhằm nắm giữ các dự án lớn ở vị trí trọng yếu, có vai trò về mặt chiến lược an ninh, quốc phòng của Việt Nam.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-do-xo-mua-bao-giay-cua-to-bao-bi-dinh-ban-vi-dung-den-san-sau-cua-trung-cong/

Tình trạng xuống cấp của đường băng

 sân bay Nội Bài tiếp tục bị cảnh báo

Bộ Giao thông- Vận tải (GTVT) tiếp tục đưa ra cảnh báo về tinh trạng xuống cấp ngày càng nghiêm trọng trên bề mặt cất hạ cánh và đường lăn của sân bay Nội Bài ở thủ đô Hà Nội.
Theo thông tin truyền thông trong nước loan đi vào ngày 29/5, Bộ GTVT cảnh báo tình trạng xuống cấp tại sân bay Nội Bài ngày càng nghiêm trọng khi xuất hiện vết lún vệt bánh tàu bay trên đường cất hạ cánh 11L/29R (1A) và 11R/29L (1B). Ngoài ra, các đường lăn có kết cấu bê tông xi măng, trên bề mặt thường xuyên xuất hiện hư hỏng như bong bật, nứt vỡ. Đặc biệt vào mùa mưa.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long tổ chức xây dựng trình tự và kế hoạch, căn cứ tính chất kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án. Bên canh đó, đề xuất phân chia các gói thầu và xây dựng quy trình, tiêu chí đánh giá năng lực, kinh nghiệm, cập nhật thông tin nhà thầu đã tham gia thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông có quy mô.
Ngày 27/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để Bộ GTVT thực hiện giao thầu dự án nâng cấp đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất và yêu cầu Bộ GTVT chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả; không để phát sinh tiêu cực tham nhũng, gây thất thoát lãng phí tài sản nhà nước.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-deterioration-of-noi-bai-airports-runway-continues-to-be-warned-05292020093024.html

Tổng cục Đường bộ Việt Nam

yêu cầu doanh nghiệp BOT chống gian lận doanh thu

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các Cục quản lý đường bộ, các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án BOT thực hiện kiểm tra số thu, lưu lượng xe qua trạm, sao lưu dữ liệu tại các trạm thu phí BOT.
Báo trong nước loan tin ngày 29/5, trích Quyết định 4293/2019 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Tin cho biết, trong văn bản gửi ra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các chủ đầu tư và doanh nghiệp dự án BOT cần tăng cường tự kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất việc thu phí.
Ngoài ra, chủ đầu tư và doanh nghiệp dự án BOT còn phải thực hiện quản lý thu phí theo quy định của pháp luật, hợp đồng BOT, các chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Bên cạnh đó, phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 49/2016 của Bộ Giao thông Vận tải, phải báo cáo, sao lưu dữ liệu, công khai thông tin về dự án.
Đồng thời, triển khai các biện pháp chống gian lận và thất thoát doanh thu thu phí; có hình thức xử nghiêm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các chủ đầu tư và doanh nghiệp dự án BOT cần đẩy mạnh việc nâng cao ý thức trách nhiệm và yêu cầu nhân viên thu phí chấp hành nghiêm chế độ thu phí.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết đang quản lý 61 hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức BOT; trong đó có 60 dự án hoàn thành đi vào khai thác.
Trước đó, Đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam vào ngày 12/5 đã kiến nghị lên Chính phủ Hà Nội 2 phương án giúp đỡ doanh nghiệp BOT mà bộ này cho là bị giảm thu do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 vừa qua. Trong đó có đề xuất cho doanh nghiệp BOT được tăng thu phí.
Đến ngày 18/5, Bộ Giao thông – Vận tải khẳng định rằng nếu không tăng phí BOT thì nhiều khoản vay của nhà đầu tư có nguy cơ trở thành nợ xấu ngân hàng.
Báo trong nước ngày 22/5 loan tin dẫn báo cáo Bộ Giao thông – Vận tải gửi Quốc hội đề xuất chính phủ chi ngân sách nhà nước để trả cho việc xóa những trạm BOT bị người dân phản đối.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-vietnam-road-administration-requires-bot-businesses-to-combat-revenue-fraud-05292020122312.html

Dịch Covid-19: Gói hỗ trợ

của Việt Nam và các nước hiệu quả đến đâu?

Michael NguyễnGửi cho BBC từ Singapore
Trong tuần này, nhiều quốc gia tiếp tục công bố thêm các gói hộ trợ tài chính cho dân chúng và các doanh nghiệp, mặc dầu tại thời điểm này dịch Covid-19 đã cơ bản được khống chế, giãn cách xã hội đã được nới lỏng.
Trong ngày 26/5, chính phủ Singapore công bố gói hỗ trợ tài chính thứ Tư – Fortitude Package, trị giá 33 tỷ SGD. Mục tiêu thứ nhất: Bơm thêm tiền hỗ trợ cho người lao động và cư dân thêm 1 tháng nữa so với kế hoạch, và mục tiêu thứ hai, quan trọng hơn: Giúp chuyển nền kinh tế dịch vụ sang nền tảng số hóa (digital based). Tổng giá trị các gói hỗ trợ của Singapore đến nay là 99 tỷ SGD, bằng 20% GDP nước này.
Chính phủ hoàng gia Cambodia công bố gói hỗ trợ thứ Tư, tuy chưa nêu giá trị cụ thể song căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của nó, thì cũng đến số tỷ USD. Quan trọng nhất là gói hỗ trợ này sẽ thiết lập Quỹ đảm bảo tín dụng cho các khoản vay của doanh nghiệp.
Du khách Trung Quốc ‘muốn sang thăm Việt Nam thời hậu Covid-19’
Virus corona: Suy thoái kinh tế sẽ theo mô hình nào?
Chính phủ Nhật, cùng ngày 26/5 tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp sớm hơn một tuần, và tung ra gói hỗ trợ thứ hai, trị giá hơn 1000 tỷ USD. Tổng giá trị các gói hỗ trợ từ trước đến nay của Nhật đã lên đến 40% của GDP Nhật.
Chính phủ Việt Nam từ tháng Ba đã công bố các gói hỗ trợ gồm: Gói chính sách tiền tệ trị giá 250 ngàn tỷ đồng (trên 10 tỷ USD); Gói đảm bảo an sinh xã hội trị giá 62 ngàn tỷ đồng (2,7 tỷ USD); Gói chính sách tài khóa trị giá 180 ngàn tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD). Nhưng hiệu quả thực sự của các gói cứu trợ này thực sự ra sao?
Người dân hay doanh nghiệp
Với các nước áp dụng phong tỏa, các gói hỗ trợ được cho là một liều thuốc vừa là an thần, vừa là trợ tim cho một cơ thể bị buộc phải nằm im một chỗ, không hoạt động trong thời gian ngắn hạn.
Gói hỗ trợ không được thiết kế để đẩy mạnh nền kinh tế hơn so với bình thường, mà chỉ để giúp nó sống sót. Có những ngoại lệ, dành cho các chính phủ thông minh và nền kinh tế linh hoạt như Singapore lợi dụng “tát nước theo mưa” để chuyển nền kinh tế dịch vụ sang số hóa (digital).
Từ Châu Á đến Châu Mỹ, nơi các quốc gia áp dụng lệnh phong tỏa để chống Covid-19, các doanh nghiệp, chính phủ các nước này hoặc phải rút dự trữ tích lũy từ nhiều năm trước, hoặc đi vay, để đưa ra các gói hỗ trợ tài chính giúp cho dân cư sống sót được và nền kinh tế khỏi sụp đổ.
Có hai xu hướng chủ yếu dễ nhận thấy: Một là cứu doanh nghiệp để thông qua đó cứu người lao động. Hai là trực tiếp cứu người lao động trước, còn doanh nghiệp sẽ theo cơ chế thị trường quyết định.
Các nước châu Âu như Pháp, Anh có xu hướng tập trung cứu doanh nghiệp để khỏi phá sản, từ đó cứu lực lượng lao động.
Tổng thống Pháp Macron từng tuyên bố: “Không doanh nghiệp nào, bất kể quy mô, phải đối mặt với nguy cơ phá sản do Covid-19″. Chính phủ Pháp đưa ra gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp lên tới 345 tỷ Euro (380 tỷ USD) bằng 15% GDP của Pháp qua hình thức cấp tiền hay khoản vay ưu đãi. Pháp còn đưa ra gói hỗ trợ trả lương thất nghiệp bán phần (Partial Unemployment Scheme) thay mặt doanh nghiệp trả tới 70% lương công nhân, với yêu cầu doanh nghiệp giữ chân lao động.
Ngoài các hỗ trợ về chính sách ưu đãi thuê mặt bằng, thuế, hoàn thuế VAT, chính phủ bổ sung 4 tỷ Euro (4.5 tỷ USD) vào một quỹ bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay của doanh nghiệp.
Virus corona có thể đẩy nửa tỷ người vào cảnh đói nghèo
EU ra gói cứu trợ 500 tỷ euro, VN muốn vay 1 tỷ USD
Chính phủ Anh đưa ra gói hỗ trợ tài chính trị giá 350 tỷ GBP (450 tỷ USD), khoảng 15% GDP nước này. Tương tự như Pháp, chính phủ Anh thay mặt doanh nghiệp trả tới 80% lương người lao động trong 3 tháng, tối đa 2500 GBP/người/tháng. Doanh nghiệp Anh cũng được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, giá rẻ từ CCFF hay CBILS là các tổ chức được Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England) hỗ trợ.
Chính quyền Mỹ đi theo một hướng khác, là hỗ trợ trực tiếp người lao động, “rải tiền” cho toàn dân Mỹ để họ trả tiền thuê nhà và mua sắm trong thời gian phong tỏa.
Tổng thống Trump ký một gói hỗ trợ tài chính 2,2 nghìn tỷ USD, gần 10% GDP nước này. Mỗi người dân Mỹ được phát tới 1200 USD để chi tiêu mua sắm. Những người lao động bị mất việc trong thời gian này được nhận thêm 600USD mỗi tháng so với mức thường lĩnh.
Thị trường ban đầu phản ứng khá tích cực với gói hỗ trợ tín dụng của Trump. Song các doanh nghiệp dần dần thấy chính phủ hỗ trợ hỗ gia đình nhiều hơn là công ty, họ bắt đầu sa thải công nhân càng ngày càng nhiều. Tính đến tháng 5/2020 đã có hơn 20 triệu lao động ở Mỹ nộp đơn thất nghiệp.
Có lẽ chính quyền Mỹ cho rằng cần hỗ trợ hộ gia đình trong ngắn hạn, vì một nền kinh tế khổng lồ như Mỹ sẽ dễ dàng phục hồi nhanh chóng ngay sau khi bỏ lệnh phong tỏa. Thị trường tự do sẽ quyết định sự tồn tại, phát triển hay đào thải các doanh nghiệp. Quan trọng hơn nữa là kỳ bầu cử đến gần, có lẽ chính phủ cần hơn những lá phiếu từ các hộ gia đình.
Tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam từ rất sớm (tháng 3/2020) đã công bố một giải pháp tổng thể chống dịch Covid19, bao gồm: Gói chính sách tiền tệ trị giá 250 ngàn tỷ đồng (trên 10 tỷ USD) để cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp; Gói đảm bảo an sinh xã hội trị giá 62 ngàn tỷ đồng (2.7 tỷ USD); Gói chính sách tài khóa trị giá 180 ngàn tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD) gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất.
Tuy nhiên, trong khi các nỗ lực của chính quyền trong việc ngăn chặn, đầy lùi sự lây lan của dịch Covid-19 được cho là rất thành công thì kết quả từ các gói kích thích hỗ trợ tài chính được cho là còn khiêm tốn.
Về gói an sinh xã hội 62 ngàn tỷ, người đứng đầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ông Đào Ngọc Dung cho biết tính tới ngày 20/5/2020 đã hoàn thành thống kê được 15,8 triệu người thuộc đối tượng chi trả và mới chi hỗ trợ được khoảng 17,5 ngàn tỷ đồng.
Chính phủ cần chia sẻ rủi ro tín dụng khi cho doanh nghiệp vay ưu đãi
Trong khi việc chính phủ đứng ra trả lương người lao động thay cho doanh nghiệp có thể giải quyết yêu cầu khẩn thiết trước mắt, thì việc hỗ trợ doanh nghiệp bằng các khoản vay ưu đãi có tính chất dài hạn hơn.
Vay được vốn không phải là điều quan trọng nhất với một doanh nghiệp có trách nhiệm. Quan trọng nhất là lấy gì trả nợ và trả nợ thế nào. Đã vay thì phải trả, và với tương lai chưa rõ ràng của nền kinh tế trong nước cũng như của thế giới, việc vay tiền để duy trì doanh nghiệp lúc này là chấp nhận một rủi ro khá lớn và là một quyết định khó khăn.
Doanh nghiệp rất có thể trở thành “con tin” của chính quyền, phải gánh hậu quả và ” trả giá” cho bất cứ một sai lầm trong điều hành nào của chính phủ trong trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế khi quyết định đi vay, tăng thêm nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp.
Vì vậy để ràng buộc trách nhiệm của đôi bên chính phủ và doanh nghiệp, thì chính phủ phải sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm đối với các khoản vay, thậm chí chịu phần trách nhiệm lớn hơn. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có niềm tin gánh thêm khoản nợ mới.
Chính phủ phải tạo ra lòng tin cho doanh nghiệp về sự phục hồi mãnh mẽ và tất yếu của nền kinh tế sau dịch Covid-19, và do đó phải cùng doanh nghiệp gánh chịu rủi ro của các khoản vay. Trong trường hợp thất bại, một phần khoản vay của doanh nghiệp sẽ được chính phủ “xóa nợ”.
Đó là lý do các chính phủ Cambodia thành lập Quỹ đảm bảo tín dụng, và chính phủ Singapore đảm bảo tới 90% rủi ro tín dụng cho các khoản vay của doanh nghiệp. Tại Pháp và Anh cũng có cơ chế này.
Tại Việt Nam, gói chính sách tiền tệ 250 ngàn tỷ đồng (tương đương 11 tỷ USD) chưa phát huy hiệu quả như mong đợi của các doanh nghiệp. Lý do là vì gói này không phải lấy trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước mà là nguồn vốn của các ngân hàng hoạt động trên nguyên tắc thương mại, thêm vào đó không hề có bảo lãnh tín dụng hay sự chia sẻ rủi ro tín dụng của chính phủ, tác dụng thực tế của gói chính sách tiền tệ khá khiêm tốn.
Người đứng đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng các ngân hàng thương mại có thể đơn giản hóa thủ tục nội bộ, song không được nới lỏng điều kiện tín dụng, không hạ tiêu chuẩn vay để đảm bảo an toàn của toàn hệ thống ngân hàng.
Trên thực tế, rất ít doanh nghiệp có thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn tín dụng bình thường của ngân hàng để vay vốn trong thời điểm thị trường khó khăn hiện nay.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết dưới 20% số doanh nghiệp hiện nay đủ điều kiện tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng. Cũng theo VCCI, chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2020, theo thống kê chưa đầy đủ có gần 40 ngàn doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể, hàng chục ngàn doanh nghiệp khác đang rất khó khăn, có nguy cơ phải rút khỏi thị trường.
Chính phủ Việt Nam được cho là có quyết tâm và kỳ vọng không chỉ duy trì được các doanh nghiệp nội địa trong thời gian chống dịch mà còn phục hồi nhanh chóng, đón bắt nguồn đầu tư nước ngoài (FDI) đang dịch chuyển khỏi nước láng giếng Trung Quốc. Tuy nhiên các chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nội địa chưa thực sự đáp ứng được việc giúp doanh nghiệp vượt qua khỏi khó khăn trong gian đoạn chống dịch, chưa nói đến việc phục vụ kỳ vọng này của chính phủ.
Trông đợi gì từ chính phủ?
Phong tỏa là biện pháp khắc nghiệt, ngắn hạn, để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Vì là ngắn hạn, nên nó sẽ tạo ra cú sốc ngắn hạn, trực tiếp và chủ yếu về nguồn Cung, chứ không phải là phía Cầu. Con người hàng ngày vẫn phải ăn uống, tiêu thụ, và vẫn có nhu cầu thỏa mãn các sở thích cá nhân trong điều kiện tối đa cho phép. Vấn đề là phải duy trì được nguồn Cung trong trạng thái sẵn sàng nhất, chịu tổn thất ít nhất để phục hồi ngay sau khi kết thúc phong tỏa.
Vì thế điều quan trọng là đừng để doanh nghiệp, là nơi tạo ra nguồn Cung, bị vấp ngã trong ngắn hạn, để còn sức mà phục hồi và phát triển trong dài hạn.
Sự chia sẻ, hỗ trợ của chính phủ phải hết sức thực tế, kịp thời và rành mạch. Các chính sách vĩ mô dài hơi, các gói hỗ trợ tài chính của chính phủ nên được điều chỉnh đúng lúc, và quan trọng là kịp thời.
Một chính sách được thực hiện muộn thì vẫn là chính sách nhưng giải pháp của nó không còn tác dụng nữa.
*Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cây bút tự do và doanh nhân sống ở Singapore.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52859947

Nhà Xuất Bản Tự Do được đề cử

giải thưởng của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế

Nhà Xuất bản Tự do của Việt Nam được đề cử nhận giải thưởng Prix Voltaire 2020 của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPAP, theo thông báo của Hiệp hội.
Ông Kristenn Einarsson, Chủ tịch của Uỷ ban tự do cho xuất bản của IPA được trích lời trong thông báo của IPA rằng: “Danh sách các ứng viên cho giải IPA Prix Voltaire 2020 bao gồm 4 nhà xuất bản xuất sắc là những nhà xuất bản đã liều mình đưa sách đến người đọc”. Ông Einarsson cho biết IPA ca ngợi sự can đảm và cảm ơn những nhà xuất bản này vì đã gây cảm hứng cho các nhà xuất bản khác trên khắp thế giới.
4 nhà xuất bản được đề cử cho giải năm nay ngoài Nhà xuất bản Tự do còn có một nhà xuất bản từ Thổ Nhĩ Kỳ, một nhà xuất bản ở Malaysia và một nhà xuất bản từ Pakistan.
Nhà xuất bản Tự do của Việt Nam xuất bản nhiều cuốn sách không được chính quyền Việt Nam chấp nhận. Những người đưa sách của nhà xuất bản đến người đọc thường xuyên bị công an đe doạ thậm chí bắt giữ, đánh đập.
Lễ công bố và trao giải thưởng năm nay của IPA sẽ được diễn ra online do đại dịch COVID-19. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 6 tới.
Năm 2011, IPA cũng đã trao giải tự do xuất bản cho nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/liberal-publishing-house-in-prix-voltaire-short-list-05302020094158.html

Ủy viên USCIRF bảo trợ cho Mục sư A Dao của Việt Nam

Ủy viên Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) James W. Carr hôm 29/5 ra tuyên bố bảo trợ cho Mục sư A Dao của Việt Nam trong khuôn khổ Dự án Tù nhân Tôn giáo của USCIRF. Ngoài Mục sư A Dao còn có Phó tế Zhang Wen Shi của Bắc Hàn.
Ông A Dao là mục sư chính của Giáo hội Tin Lành Montagnard không được Nhà nước Việt Nam công nhận. Vào tháng 8 năm 2016, ông đã tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo – Tín ngưỡng Đông Nam Á tại Đông Timor. Khi trở về, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ông và tuyên án 5 năm tù vào ngày 28 tháng 4 năm 2017.
Ủy viên James Carr cho rằng không một ai phải bị bắt giữ chỉ vì họ lãnh đạo một hội thánh không được công nhận hoặc tham dự một hội nghị quốc tế. USCIRF kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Mục sư A Dao sớm như một hành động thể hiện sự khoan dung. Theo ông, một phần quan trọng của tự do tôn giáo là khả năng lên tiếng về sự lạm dụng của chính phủ.
Trong Báo cáo thường niên năm 2020, USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt- CPC, một phần vì chính quyền Việt Nam thường xuyên quấy rối các hội thánh Montagnard không được công nhận như hội thánh của Mục sư A Dao.
Đối với trường hợp của Phó tế Zhang Wen Shi, hay còn được gọi là Jang Moon Seok, ông đã giúp cho những người Bắc Triều Tiên sinh sống ở Trường Bạch, Trung Quốc khi bỏ trốn khỏi Bình Nhưỡng.
Ông bị các đặc vụ Bắc Triều Tiên bắt cóc vào tháng 11 năm 2014 và sau đó chính thức bị kết án 15 năm tù giam.
Theo Báo cáo thường niên năm 2020 của USCIRF, bất kỳ tín đồ tôn giáo nào ở Bắc Triều Tiên thực hành đức tin hoặc sở hữu các văn bản tôn giáo đều có nguy cơ bị bắt giữ, tra tấn hoặc thậm chí là hành quyết. Chính phủ Bình Nhưỡng đặc biệt nghi ngờ những người Kitô hữu.
USCIRF đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu những trường hợp này cho Đặc phái viên về các vấn đề nhân quyền của Bắc Hàn. Vị trí này vốn bị bỏ trống kể từ tháng 1 năm 2017.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/uscirf-commissioner-adopts-pastor-a-dao-of-vietnam-05292020121159.html

Sao Cục Báo chí lại phạt Báo Phụ Nữ

đăng bài về Sun Group?

Diễm Thi, RFA
Phạt sai thẩm quyền?
Hôm 28 tháng 5 năm 2020, Cục Báo chí, Bộ Thông tin-Truyền thông ra quyết định xử phạt hành chính báo Phụ nữ TP. HCM 55 triệu đồng, tước giấy phép online 1 tháng.
Theo Cục Báo chí, Báo Phụ nữ TP. HCM đã thông tin sai sự thật trong các bài viết liên quan đến Tập đoàn Sun Group gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Luật sư Đặng Trọng Dũng, từng là một nhà báo, lên tiếng với RFA về việc này:
“Sáng 28/5 tôi đến báo tòa soạn báo Phụ Nữ, lúc đó chưa có bản tin này, chiều mới có. Tôi là một trong những người đầu tiên comment về vấn đề này trên mạng rằng, bài báo được viết vào khoảng tháng 9, tháng 10 mà Sun Group là đối tượng được đề cập đến lại không lên tiếng. Tôi có nói rằng, họ im lặng tức là họ đồng ý với những gì bài báo viết.
Nếu sự việc đụng chạm đến đối tượng nào thì đối tượng đó có thể kiện ra tòa để phân xử, chứ tại sao Cục Báo chí lại làm cái việc xử phạt vi phạm hành chánh như thế?”
Theo văn bản của Cục báo chí, Bộ Thông tin-Truyền thông thì Báo Phụ nữ TP. HCM được xác định đã vi phạm khoản a, điều 5 Nghị định 159/2003/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí.
Nếu sự việc đụng chạm đến đối tượng nào thì đối tượng đó có thể kiện ra tòa để phân xử, chứ tại sao Cục Báo chí lại làm cái việc xử phạt vi phạm hành chánh như thế? – Luật sư Đặng Trọng Dũng 
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng đây là lần đầu tiên một tờ báo bị cơ quan chủ quản phạt vì đưa thông tin bị cho là sai lệch liên quan đến một tập đoàn kinh tế như vậy. Xưa nay, chỉ những tờ báo viết sai đường lối, chính sách của đảng, tức là đụng chạm vấn đề chính trị, vấn đề của nhà cầm quyền mới bị xử phạt mà thôi. Nếu bị phản ảnh do đưa thông tin sai thì tòa báo phải đính chính, xin lỗi hoặc đưa nhau ra tòa. Ông nói:
“Đây là trường hợp rất lạ kỳ. Giữa báo Phụ Nữ và Sun Group là quan hệ dân sự. Nếu báo Phụ Nữ viết gì đó không đúng về Sun Group thì Sun Group có thể kiện báo Phụ Nữ ra tòa. Đó là một vụ kiện dân sự. Nếu Sun Group thắng, báo Phụ Nữ thua thì lúc đó Bộ Thông tin-Truyền thông mới có quyền xử lý tờ báo.
Bộ Thông tin-Truyền thông làm như vậy tạo ra một nghi ngờ trong dư luận là có vấn đề khuất tất, là Sun Group đã khống chế được, đã điều hành được cả Bộ Thông tin-Truyền thông. Bắt Bộ này phải làm những điều mà Sun Group muốn.”
Dù không hoạt động trong lĩnh vực báo chí nhưng luôn quan sát những diễn biến thời cuộc trong nước, ông Đinh Kim Phúc nêu quan điểm của ông trong việc này:
“Thứ nhất, việc phạt và đình bản Phụ Nữ online thì tôi nghĩ ông Cục trưởng Cục báo chí Bộ Thông tin- Truyền thông cũng không có ‘cơ’ để giải quyết. Tôi thấy nhuốm mùi nhóm lợi ích đang lũng đoạn kinh tế và chính trị Việt Nam trước đại hội 13.
Thứ hai, Bộ Thông tin-Truyền thông không thể dùng quyền lực để phạt vạ và đình bản Phụ Nữ online.
Thứ ba, Thường vụ Thành ủy TP.HCM có ủng bộ quan điểm của báo Phụ Nữ TP. HCM hay không vì tờ báo này là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại TP.HCM.”
Báo Phụ Nữ lên tiếng
Trong quyết định phạt hành chính, Cục Báo chí yêu cầu Báo Phụ nữ TP. HCM xin lỗi, cải chính theo quy định. Đồng thời, thực hiện quyết định xử phạt đúng thời hạn, nếu không sẽ bị cưỡng chế theo quy định.
Một ngày sau, ngày 29 tháng 5, thay vì xin lỗi, cải chính theo yêu cầu của Cục báo chí, báo Phụ nữ ra báo in với bài viết “Báo Phụ nữ TP. HCM đã sai phạm những gì?”.
Một trong những nội dung trong tờ báo in này là Cục Báo chí cho rằng Báo Phụ Nữ TP.HCM viết sai vì các văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Đà Nẵng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đều khẳng định chủ đầu tư chưa có vi phạm pháp luật trong quá trình triển khai dự án.
Báo Phụ Nữ TP.HCM diễn giải rằng, nếu những cơ quan này khẳng định chủ đầu tư không sai thì hàng loạt văn bản sai pháp luật từ những cơ quan này mà Báo Phụ Nữ TP. HCM đã chứng minh, đều đúng?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh một lần nữa khẳng định đây là việc chưa từng có tiền lệ trong làng báo chí Việt Nam:
“Đây là trường hợp rất đặc biệt. Chính vì Ban biên tập báo Phụ Nữ thấy được điều đó nên họ mạnh dạn viết những bài phản ứng lại Bộ Thông tin- Truyền thông trên báo giấy. Đó là sự kiện rất đặc biệt từ trước tới giờ. Chưa tờ báo nào dám phản ứng lại bộ quản lý báo chí như báo Phụ Nữ đã làm. Đây là việc làm vô tiền khoáng hậu.”
Cũng cần nói thêm là do lượng bạn đọc mua báo in Phụ Nữ TP. HCM sáng 29 tháng 5 tăng đột biến, Ban biên tập phải nối bản 20.000 tờ ngay trong buổi sáng để đáp ứng yêu cầu độc giả.
Ông Đinh Kim Phúc nhận định điều này nói lên được ‘ý đảng lòng dân’. Ông phân tích:
“Thái độ của người dân TP. HCM sau vụ việc này khi đổ xô nhau đi mua bản in của báo Phụ Nữ và báo này phải in thêm 20.000 tờ đã nói lên ý đảng, tức Bộ Thông tin-Truyền thông và lòng dân trong việc những tập đoàn núp bóng một số thế lực hiện nay để tăng trưởng kinh tế nhưng phá hoại môi trường. Người dân thấy sự cấu kết giữa bọn mafia kinh tế và một số quan chức trong chính quyền hiện nay.”
Có thể kiện Cục báo chí?
Ngay sau khi vụ báo Phụ Nữ bị Cục báo chí, Bộ Thông tin-Truyền thông xử phạt, mạng xã hội tràn ngập ý kiến, hình ảnh về việc này. Đa số cho rằng Cục báo chí làm không đúng chức năng của mình, và báo Phụ Nữ TP. HCM nên kiện cơ quan chủ quản nếu tự tin mình không sai. Bài báo in sáng 29 tháng 5 là một bằng chứng vững chắc.
Luật sư Đặng Trọng Dũng nêu cảm nghĩ của mình:
“Sáng nay tôi đi đọc lại bài báo giải trình chi tiết của báo Phụ Nữ thì tôi thấy báo Phụ Nữ là một tờ báo rất có trách nhiệm về vấn đề môi trường và họ giải trình rất hợp lý thành ra tôi có nói là nếu báo tự tin ở những gì
Cái đó là dưới mắt tôi với tư cách là một luật sư. Còn quan điểm của Cục báo chí là dĩ nhiên dưới góc độ của một nhà quản lý. Người ta có thể bị ảnh hưởng bởi những cơ quan khác dưới nhiều hình thức. Để đưa đến quyết định xử phạt hành chánh như thế này thì tôi nghĩ rằng không làm cho báo chí tâm phục khẩu phục đâu!”
Khi ngoài Biển Đông, Trung Quốc đang lăm le xâm phạm chủ quyền, chiếm biển đảo, vi phạm luật pháp quốc tế đặt đất nước trong lò lửa chiến tranh, thì tất cả những việc làm đối với báo Phụ Nữ, tôi nghĩ rằng, đều có bàn tay của Bắc Kinh. – ông Đinh Kim Phúc
Vị luật sư này nói thêm rằng, báo chí ở Việt Nam không phải là báo chí tư nhân, tự do thành ra xử phạt thì họ cũng chấp hành chứ ít khi dám kiện lại việc xử phạt đó.
Còn với ông Đinh Kim Phúc, mọi việc không đơn giản chỉ là xử phạt hành chính một tờ báo, mà đây là một hình thức đấu đá trước đại hội 13:
“Trước thềm đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13, tôi nghĩ việc xử lý báo Phụ Nữ TP. HCM và các tập đoàn kinh tế đều phục vụ cho nhóm lợi ích trong cơ cấu nhân sự, cơ cấu chính trị và trong quyết định tương lai vận mệnh Việt Nam.
Khi ngoài Biển Đông, Trung Quốc đang lăm le xâm phạm chủ quyền, chiếm biển đảo, vi phạm luật pháp quốc tế, đặt đất nước trong lò lửa chiến tranh, thì tất cả những việc làm đối với báo Phụ Nữ, tôi nghĩ rằng, đều có bàn tay của Bắc Kinh.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói: “Không đánh đổi môi trường, văn hóa, văn minh xã hội để lấy kinh tế”. Có lẽ vì thế mà báo Phụ Nữ bị phạt do phanh phui những vụ tàn phá môi trường của Sun Group thu hút sự chú ý của người dân. Dư luận cho rằng, nếu tất cả những quy kết báo Phụ Nữ TP. HCM như Cục Báo chí chỉ ra thì tại sao không đình bản báo Phụ nữ online và báo giấy luôn 3 tháng?
RFA gởi emai đến ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục báo chí; ông Nguyễn Văn Hiếu, Cục phó Cục báo chí và cả phòng văn thư của cơ quan này để hỏi về việc ra quyết định xử phạt báo Phụ Nữ, nhưng không nhận được hồi âm.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-the-press-department-punish-the-women-magazine-publishing-articles-ab-sungrp-dt-05292020144133.html

Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương

 Việt Nam – Trung Quốc họp trực tuyến

Đại diện Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc của 2 nước tiến hành cuộc Hội nghị trực tuyến vào ngày 29/5. Mục tiêu được nói để trao đổi về các biện pháp tăng cường quan hệ hai nước hiện nay và sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát.
Báo trong nước loan tin cùng ngày, cho biết thêm đại diện chính phủ Hà Nội là ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia và đại diện Bắc Kinh là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy tham gia cuộc hội nghị.
Tin cho biết, tại buổi hội nghị, một vấn đề được nêu ra là đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới trên đất liền, giảm ách tắc, tồn đọng hàng hóa tại khu vực cửa khẩu.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị Trung Quốc đẩy nhanh hoàn tất các thủ tục mở cửa thị trường cho một số hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam, mở rộng danh sách doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu sữa và gạo sang Trung Quốc.
Ngoài ra, người đại diện 2 nước cũng bàn về vấn đề trên biển. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trao đổi về những lo ngại của Việt Nam trước các diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông; nêu ý kiến về những quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đồng thời đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác, giải quyết bất đồng theo tinh thần tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, thỏa thuận, nhận thức chung giữa hai bên và luật pháp quốc tế.
Bên cạnh đó, sắp tới Việt – Trung sẽ tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền.
Hà Nội và Bắc Kinh cũng sẽ tiến hành kiểm tra liên hợp biên giới theo quy định của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Nghị định thư phân giới cắm mốc vào thời điểm thích hợp.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/online-conference-of-the-2-general-secretary-of-vietnam-china-bilateral-cooperation-steering-committee-05292020121729.html

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ngồi ghế bí thư

 có là ‘hạnh phúc’ cho dân tộc?

“Một số đồng chí được xem là trường hợp quá tuổi, đã thể hiện rất xuất sắc trong công việc, đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc.”
Đó là nhận định của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên, khi phát biểu tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương hôm 27 tháng 5 năm 2020.
Hiểu như thế nào về câu nói ông Nguyễn Phú Trọng ở lại là ‘hạnh phúc’ cho dân tộc?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 29 tháng 5 năm 2020 liên quan cách nói này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà ngôn ngữ học hiện sống tại Sài Gòn, nhận định:
“Tôi thấy cách nói đó nó kỳ cục, nó kỳ cục giống như mọi sự kỳ cục đang diễn ra ở đất nước này… Cũng giống như cách đây mấy năm, có một bà ở thành phố Hồ Chí Minh cũng công khai nói trên báo chí, việc con cái của các lãnh đạo mà tiếp tục lãnh đạo cũng là hạnh phúc của dân tộc… Họ hay nói kiểu đó… kiểu đó không phải là lần đầu tiên. Họ cứ thấy là họ có thể cưỡi đầu cưỡi cổ dân tộc này càng lâu thì dân tộc đó càng hạnh phúc, thì còn gỉ để bàn nữa.”
Tôi cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng cũng muốn lãnh đạo tiếp, nhưng muốn mà có được hay không còn do những phe cánh trong đảng cộng sản.
-Nhà báo Lê Trung Khoa 
Theo vị Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, bài học khóa 12 cho thấy, nếu thực hiện một cách xơ cứng quy định về độ tuổi thì một số cán bộ cao tuổi trong Ban chấp hành Trung ương sẽ không tái cử. Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Đồng chí là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành Trung ương để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên Việt Nam đã gặt hái được những thành quả như vậy.
Từ Đức Quốc hôm 29 tháng 5 năm 2020, nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút trang Thoibao.de cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến của mình:
“Tôi nghĩ đây là vấn đề hết sức ngụy biện của đảng cộng sản Việt Nam, bởi vì như đại hội lần thứ 12 lần trước, ông Nguyễn Phú Trọng nói là ông ngạc nhiên vì được bầu lại. Và lần này thì là cái kiểu hình thức rao trước thông tin, rằng vẫn cần người có tuổi cao nắm giữ quyền lực và có kinh nghiệm trong lãnh đạo, điều hành… đây là sự giáo điều, rao trước của ông Nguyện Phú Trọng đối với các Ủy viên Trung ương khác. Có thể ổng vẫn ở lại làm thêm một nhiệm kỳ nữa… lòng tham của những người đứng đầu đảng cộng sản thì vô cùng lắm, nhất là về tham nhũng quyền lực, nó còn tệ hơn tham nhũng. Nó loại gần 100 triệu người dân ra khỏi việc điều hành đất nước, chỉ có một nhóm nhỏ trong đảng, họ nắm quyền lực, họ tham nhũng quyền lực.”
Theo nhà báo Lê Trung Khoa, điều này rất tệ hại vì sẽ dẫn đến đường lối không dân chủ, mất tự do và ngày càng trở nên độc tài. Như mọi người đã biết, thời gian gần đây, những người nào có tiếng nói phản biện lại chính sách của đảng đều bị khó khăn, thậm chí bị bắt giữ không lý do, kể cả những người rất già như nhà báo Phạm Thành, hay Phạm Chí Dũng, và rất nhiều cây bút khác… Theo ông, đây là điều các lãnh đạo Việt Nam muốn chặn họng người dân, để họ làm điều họ muốn, người dân thì không thể phản ứng được, nếu phản ứng thì có thể sẽ bị bắt giữ. Nhà báo Lê Trung Khoa nói tiếp:
“Tôi cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng cũng muốn lãnh đạo tiếp, nhưng muốn mà có được hay không còn do những phe cánh trong đảng cộng sản, liệu họ có cách nào để thay đổi những mong muốn của ổng hay không thì chúng ta cần phải đợi thêm một thời gian nữa.”
Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ​​diễn ra vào tháng 1 năm 2021. Các thay đổi nhân sự được thông qua tại đại hội đảng, thông thường sẽ nằm trong nhóm lãnh đạo chính phủ mới được thành lập ngay sau đại hội, để lãnh đạo đất nước cho đến năm 2026.
Tuy nhiên, chỉ các ủy viên Bộ Chính trị mới được xem xét cho 4 vị trí đứng đầu đất nước, hay còn gọi là ‘tứ trụ’. Theo chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, thời điểm tính độ tuổi tham gia các cấp trực thuộc trung ương là tháng 9/2020. Do đó, các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại đã đủ 65 tuổi trước thời điểm tháng 9/2020 sẽ phải nghỉ hưu, ngoại trừ người được chọn để giữ vị trí tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp theo. Vậy liệu tuyên bố của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên có phải là rao trước khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ chức Tổng bí thư?
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 29 tháng 5 năm 2020 liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á – Iseas, Singapore, nhận định:
“Viết thế là để người ta nịnh nhau, chứ không phải là việc gì khác đâu. Rất khó có cái chuyện là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm tiếp, ổng lớn tuổi rồi, sức khỏe ông ấy yếu, làm hai khóa rồi, nếu muốn làm khóa thứ ba thì phải sửa điều lệ đảng, lần này thì không sửa điều lệ nên rất khó mà nói là ông ấy sẽ làm tiếp.”Rất khó có cái chuyện là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm tiếp, ổng lớn tuổi rồi, sức khỏe ông ấy yếu, làm hai khóa rồi, nếu muốn làm khóa thứ ba thì phải sửa điều lệ đảng, lần này thì không sửa điều lệ nên rất khó mà nói là ông ấy sẽ làm tiếp.
-TS. Hà Hoàng Hợp
Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, kỳ đại hội nào cũng có người quá tuổi , khóa 11, 12 đều có… Riêng khóa 13 đã xác định là 10%. Nhưng 10% không chỉ là để cho số người trên 61 tuổi, mà cho cả số người trên 51 tuổi và 56 tuổi, cả ba độ tuổi. Những người nào hiện trong Ban chấp hành trung ương mà đạt độ tuổi 61 thì có được ở lại để ứng cử vào khóa 13 hay không, thì vẫn đang xem xét. Còn ở lại Bộ chính trị khi đã đạt 65 tuổi, thì nói rõ ra là sẽ có 7 người còn được ở lại vì dưới 65 tuổi, còn 8 người kia phải nghỉ hưu. Ông nói tiếp:
“Người ta có ghi chú là trong 7 người ở lại, có một trường hợp được đưa vào diện đặc biệt để ở lại làm Tổng bí thư, không thể nhiều hơn một người được. Chuyện nhiều hơn một người là rất khó, và một người ở lại chắc không phải là ông Nguyễn Phú Trọng. Còn từ nay đến Đại hội đảng tháng 1 năm 2021, thì còn Đại hội 13 và có khả năng là Hội nghị Trung ương 14 nữa.”
Nhưng Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng, rất khó có khả năng là ông Nguyễn Phú Trọng ở lại, vì có những tiêu chuẩn, thứ nhất là sức khỏe, thứ hai là trình độ, thứ ba là vùng miền, thứ tư là cơ cấu và thứ năm là độ tuổi… thì dễ nhìn thấy là sức khỏe của ông Trọng không còn đủ nữa.
Nhà báo Lê Trung Khoa phân tích thêm:
“Thông thường những người tổng bí thư, như hai khóa trước chẳng hạn, họ đi lên từ chức Chủ tịch Quốc hội. Nhưng lần này Chú tịch Quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại là nữ, mà ở VN thì gần như chưa có tiền lệ nữ được lên làm tổng bí thư. Còn phương án thứ hai cũng rất là khả dĩ là trường hợp ông Trần Quốc Vượng, đang đứng đầu trong Ban Bí thư, là người kế cận ông Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên ông Vượng không có kinh nghiệm hành pháp vì không qua những bước đó, nên cũng hạn chế… như việc ông phát biểu về kinh tế hợp tác xã chẳng hạn, gây ra sự phản ứng dữ dội của người dân, nhất là các doanh nghiệp, vì không ai muốn quay lại thời bao cấp như vậy nữa.”
Nhiều chuyên gia cho rằng, Bộ Chính trị Việt Nam không nên cho phép những người quá tuổi tại vị, mà nên chuyển giao thế hệ, tìm nhân sự phù hợp sự phát triển của Việt Nam, còn những lãnh đạo lão thành nhiều kinh nghiệm vẫn có thể làm cố vấn, trợ giúp những lãnh đạo trẻ đương nhiệm.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/npt-continues-to-be-general-secretary-is-it-happiness-for-the-nation-05292020131802.html

Điểm tin trong nước sáng 30/5: Thanh Hoá

bị hàng triệu châu chấu lưng vàng tấn công

Tâm Minh – Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 30/5 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Thanh Hoá bị hàng triệu châu chấu lưng vàng tấn công
Tỉnh Thanh Hoá, hàng triệu con châu chấu tre lưng vàng (có nơi gọi là cào cào) đang tàn phá cây lúa, ngô, hoa màu, tre, luồng… của người dân xã biên giới Mường Chanh, huyện vùng cao Mường Lát tại tỉnh này, gây thiệt hại nặng nề, Tuổi trẻ đưa tin hôm thứ Sáu (29/5).
Nhà chức trách tỉnh này cho hay, nạn châu chấu tre lưng vàng xuất hiện cách đây khoảng hơn một tuần lễ và đang có chiều hướng ngày càng loang rộng.
Theo người dân địa phương, tại các bản Chai, Cang, Bóng, châu chấu lưng vàng xuất hiện dày đặc, cắn phá các loại cây trồng của người dân. Hơn chục hecta lúa chiêm xuân của bà con nông dân ở các bản này chưa đến kỳ thu hoạch đã và đang bị châu chấu lưng vàng cắn phá làm bông lúa non rơi rụng, gây thiệt hại.
Trả nguyên trạng cho những bức tượng bị sơn màu sặc sỡ tại Công viên Thống Nhất
Báo Tin tức ngày 29/5 đưa tin, Tại Công viên Thống Nhất có 17 bức tượng, là sản phẩm tốt nghiệp của sinh viên Đại học Mỹ Thuật từ năm 1960. Hàng năm, Công viên đều vệ sinh các bức tượng này bằng việc quét vôi, sơn màu trắng hoặc màu xi măng để bảo vệ lớp bề mặt.
Tuy nhiên, năm nay, để thay đổi diện mạo của công viên sau thời gian đóng cửa do dịch viêm phổi Vũ Hán, những bức tượng đã được tô điểm nhiều màu sặc sỡ khiến người dân thường xuyên qua lại công viên không khỏi giật mình. Cả giới mỹ thuật cũng ngỡ ngàng, nhiều người tỏ ra tiếc nuối bởi những bức tượng mang dấu ấn thời gian 60 năm tuổi đã mất đi vẻ đẹp thuần tuý.
Trước phản ứng của dư luận, Ban lãnh đạo công viên Thống Nhất đã cho sơn sửa, trả lại nguyên trạng màu trắng cho các bức tượng. Mỗi tác phẩm nghệ thuật có đời sống riêng. Sự việc là một bài học trong cách ứng xử với các công trình nghệ thuật công cộng, cần tham khảo tìm hiểu ý kiến của những chuyên gia trước khi thực hiện, tránh vấp phải những điều không đáng có.
BNG Việt Nam xem tình hình Hong Kong là ‘việc nội bộ’ của Trung Quốc
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt nói tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 28/5 tại Hà Nội rằng “Việt Nam quan tâm và theo dõi tình hình Hong Kong”, và cho biết “lập trường của Việt Nam về tình hình Hong Kong đã được nêu rõ”.
Phó phát ngôn viên BNG Việt Nam nói với phóng viên Tân Hoa Xã rằng: “Các vấn đề liên quan tới Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc,” và cho biết thêm “Việt Nam luôn mong muốn tình hình Hong Kong được ổn định và phát triển thịnh vượng.”
Một ngày trước khi Quốc hội Trung Quốc thông qua quyết định trên, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo tuyên bố đã báo cáo lên Quốc hội Mỹ rằng Hong Kong “không còn tự trị đối với Trung Quốc nữa”, khiến Hong Kong không còn đủ điều kiện hưởng quy chế tài chính đặc biệt theo quy định của pháp luật Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 28/5 cho biết ông sẽ tổ chức họp báo về Trung Quốc vào ngày 29/5 (theo giờ Mỹ). “Chúng tôi không hài lòng với Trung Quốc”, ông chủ Nhà Trắng tuyên bố, song chưa tiết lộ về kế hoạch của Washington.
Nhóm người Trung Quốc trộm xuyên Việt
Ma Ting Di, 43 tuổi cùng 6 đồng hương Trung Quốc sang Việt Nam đột nhập nhiều công ty, trạm thu phí ở các tỉnh thành để phá két sắt trộm gần 4,7 tỷ đồng, theo VnExpress.
Ma Ting Di cùng các đồng phạm nhiều lần nhập cảnh Việt Nam theo đường tiểu ngạch tại tỉnh Cao Bằng rồi liên hệ với người quen biết trước đó ở Việt Nam, đưa đi các tỉnh trộm cắp tài sản.
Hôm thứ Sáu (29/5), TAND TP.HCM xét xử Ma Ting Di cùng 6 đồng phạm về tội ‘Trộm cắp tài sản’ với khung hình phạt từ 12-20 năm tù. Liên quan vụ án, 1 người khác bị truy tố về tội ‘Không tố giác tội phạm’.
Tại tòa, Di và đồng phạm thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng cho rằng số tiền phạm tội bị cáo buộc chưa chính xác.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-30-5-hang-trieu-con-chau-chau-lung-vang-tan-pha-hoa-mau-o-thanh-hoa.html

Điểm tin trong nước chiều 30/5: Tòa khẳng định

 không xử oan ông Lương Hữu Phước; Thiến hóa học

có ảnh hưởng đến khả năng duy trì nòi giống?

Tâm Minh -Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước chiều ngày 30/5 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Tòa khẳng định không xử oan ông Lương Hữu Phước
Bà Lê Hồng Hạnh, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm khẳng định tuyên phạt 3 năm tù đối với bị cáo Phước – người nhảy lầu tòa án, là đúng pháp luật.
Tại buổi họp báo ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trưa 30/5, bà Lê Hồng Hạnh cho rằng, vụ án Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đối với cáo Lương Hữu Phước (55 tuổi, ở TP Đồng Xoài) phức tạp. Bị cáo liên tục kêu oan nên những người làm pháp luật rất thận trọng.
Theo bà Hạnh, tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã mời những người khám nghiệm hiện trường, đo nồng độ cồn… để đối chiếu với tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ điều tra rồi mới ra phán quyết, tuyên phạt bị cáo 3 năm tù.
Vụ án này kéo dài 3 năm qua, sau hai lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Trước đó, sau gần một năm bị khởi tố, tháng 3/2018, ông Phước bị TAND TP Đồng Xoài phạt 3 năm tù. Bản án sau đó bị TAND Bình Phước tuyên hủy, yêu cầu trả hồ sơ điều tra lại do “vi phạm tố tụng, thiếu sót nhiều chứng cứ quan trọng để buộc tội”. Tháng 12/2019, TAND TP Đồng Xoài vẫn tuyên bị cáo 3 năm tù.
Trước đó sáng 29/5, ông Phước bị TAND Bình Phước bác kháng cao kêu oan, tuyên y án. Khoảng 15h cùng ngày, ông vào trụ sở TAND tỉnh, nhảy lầu 2 xuống đất tử vong. Cơ quan điều tra đã thu giữ đôi dép, chai thuốc trừ sâu.
Luật sư Dương Vĩnh Tuyến, người bào chữa cho ông Phước, cho rằng thân chủ của mình bị oan. “Qua hồ sơ và các lời khai của người có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan, nhân chứng cho thấy ông Phước không gây ra tai nạn và không tạo ra các điều kiện để người khác gây tai nạn với mình”, ông Tuyến nói.
Thiến hóa học không ảnh hưởng đến khả năng có con, duy trì nòi giống?
Thảo luận chính sách pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em trên nghị trường sáng 27/5, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, đề xuất hình phạt “thiến hóa học”. VnExpress phỏng vấn.
Đây là hình phạt dành cho kẻ phạm tội, mà tội phạm liên quan trẻ em nên rất cần nghiêm khắc. Hình phạt này cũng được nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng như Mỹ, Anh, Thuỵ Điển, Ba Lan, ở châu Á có Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia… và cho hiệu quả rất tốt.
“Thiến hóa học” không phải là hoạn, mà là tiêm thuốc hoặc uống hormone kháng hormone sinh dục giới (nam là testosterone, nữ là estrogen) để người uống không còn ham muốn hoặc ham muốn tình dục thấp, thậm chí cả suy nghĩ về tình dục cũng biến mất.
Tuỳ theo mức độ phạm tội mà người vi phạm có thể được tiêm với mức độ nặng nhẹ khác nhau, cũng như chỉ tội phạm vi phạm nghiêm trọng mới bị tuyên tử hình. Kẻ xâm hại cũng tuỳ theo hành vi vi phạm mà có thể bị phạt hành chính, đi tù, thiến hoá học. Tiêm thuốc cũng chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định, như trong 1-2 năm, nếu người vi phạm cải tạo tốt thì sẽ được trở lại bình thường.
Thiến hóa học không ảnh hưởng đến khả năng có con, duy trì nòi giống. Chi phí mỗi lần tiêm tôi được biết cũng không quá đắt, khoảng vài triệu đồng.
Việt Nam có thêm một trường hợp nhiễm virus Vũ Hán
Sáng 30/5, Bộ Y tế công bố thêm một ca dương tính với với Covid-19, nâng số người nhiễm virus corona Vũ Hán ở Việt Nam lên 328 trường hợp.
Bệnh nhân mới nhất là một bé trai 1 tuổi, có địa chỉ tại Thiệu Duy, Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Bệnh nhân tiếp xúc gần Bệnh nhân 314 ở Nga và cùng trên chuyến bay.
Theo Bộ Y tế, ngày 13/5, bệnh nhân 328 từ Liên Bang Nga về Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN0062, được cách ly ngay tại Trung đoàn 125, Cộng Hoà, Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Cùng ngày, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính.
Ngày 28/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm lần 4 và cho kết quả dương tính.
Ngày 29/5, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán. Hiện bệnh nhân 1 tuổi được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hải Dương.
Như vậy, với trường hợp mới nhất, tổng số ca nhiễm trên chuyến bay VN0062 là 34 trường hợp, đều được cách ly sau nhập cảnh (cách ly tại Thái Bình 28, Hải Dương 3, Quảng Ninh 1 và 02 tiếp viên cách ly tại TP. HCM).
Trong số 328 trường hợp nhiễm bệnh ở Việt Nam, có 49 trường hợp đang điều trị và 279 trường hợp khỏi bệnh.
Toàn cầu hiện có hơn 5,9 triệu ca nhiễm, hơn 365.000 ca tử vong, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.
Chính phủ “chốt” giảm 50% phí trước bạ ô tô, người mua xe hưởng lợi
Chính phủ quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô là một trong những giải pháp được Bộ Công Thương đề xuất lên Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sản xuất, kinh doanh, kích cầu trong nước. Ngoài ra, Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam đề xuất Chính phủ giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng, 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua ôtô để kích cầu tiêu dùng. Sau đó, các bộ ngành đã có ý kiến đóng góp để hoàn thiện các phương án hỗ trợ.
Hiện nay, ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống có mức lệ phí trước bạ là 10% giá bán xe, riêng với Hà Nội là 12%. Do đó, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ giúp người dân giảm từ hàng chục tới cả trăm triệu đồng tùy vào từng loại xe.
Bên cạnh việc giảm phí trước bạ ô tô, Chính phủ đã quyết định giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định, Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Miễn phí bảo lãnh phát sinh trong năm 2020 đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không còn dư nợ đến ngày 31-12-2019; giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa từ tháng 3 cho đến hết tháng 9-2020; áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá từ tháng 3 cho đến hết tháng 9-2020.
Bên cạnh đó, gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3-2020; thời gian gia hạn không muộn hơn thời điểm ngày 31-12-2020. Nghiên cứu sửa đổi quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt để hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-chieu-30-5-toa-khang-dinh-khong-xu-oan-ong-luong-huu-phuoc-thien-hoa-hoc-co-anh-huong-den-kha-nang-duy-tri-noi-giong.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.