Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 20/05/2020

Wednesday, May 20, 2020 6:11:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 20/05/2020

Kiến nghị thêm 7 dự án BOT giảm thời gian thu phí hơn 56 năm sau kiểm toán

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm trừ chi phi đầu  tư gần 666 tỷ đồng đối với 9 dự án BOT được kiểm toán, cũng như giảm thời gian thu phí tổng cộng của 7/9 dự án này đến hơn 56 năm sau kiểm toán.
Truyền thông trong nước, vào ngày 20/5, cho biết thông tin vừa nêu dẫn báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019, vừa được Kiểm toán Nhà nước gửi đến Quốc hội.
Tin cho biết theo kết quả kiểm toán năm 2019 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy 9 dự án BOT tồn tại nhiều vấn đề. Trong đó các vấn đề nghiêm trọng như Bộ GTVT cho phép lập dự án trước khi Chính phủ chấp thuận, phê duyệt dự án trước khi có báo cáo đánh giá tác động môi trường, không công bố danh mục dự án, không tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư và hầu hết chỉ định nhà thầu thi công.
Điển hình, dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận giai đoạn 1 được xác định đã có một số gói thầu được thi công, trước khi lựa chọn nhà thầu (kiểm toán đợt 1) hay có hiện tượng tăng tổng mức đầu tư lên gần 62 tỷ đồng (kiểm toán đợt 2). Và trong cả hai đợt kiểm toán, dự án BOT này có chi phí sửa chữa, duy tu trong phương án tài chính chưa đủ cở sở và căn cứ pháp lý.
Qua kiểm toán trong năm 2019, Kiểm toán Nhà nước đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện gần 666 tỷ đồng đối với 9 dự án BOT, gồm sai khối lượng gần 75 tỷ đồng, sai đơn giá  gần 187 tỷ đồng, và những sai khác hơn 404 tỷ đồng. Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước cũng giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/9 dự án BOT tổng cộng 56,4 năm so với phương án ban đầu.
Một số trong 9 dự án BOT có thể liệt kê như dự án Cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc; dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn; dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP.Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình; dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận giai đoạn 1; dự án cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn; dự án BOT An Sương-An Lạc; dự án Đầu tư xây dựng đoạn qua thị xã Ninh Hòa…
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/seven-more-bot-projects-proposed-to-decrease-fee-collecting-nearly-57yrs-05202020083431.html

Bộ Giao Thông – Vận Tải Việt Nam

với bao tồn tại dai dẳng!

Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2019 được Phó thủ tướng Trương Hòa Bình – Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ công bố trong cuộc hội nghị trực tuyến toàn quốc diễn ra vào ngày 19/5; theo đó Bộ Giao thông – Vận tải đứng cuối bảng xếp hạng.
Đáng chú ý, đây là năm thứ hai liên tiếp Bộ Giao thông ‘đội sổ’ danh sách.
Kết quả PAR INDEX 2019 được điều tra xã hội học dựa trên 20.000 phiếu để cán bộ trong các cơ quan nhà nước tự đánh giá và 36.000 phiếu khảo sát người dân, doanh nghiệp.
Nguyên nhân
Nhận xét về kết quả đánh giá vừa nêu, anh Nguyễn Minh Hùng, tài xế quan tâm đến tình hình BOT bẩn trên cả nước, đồng thời cũng là người đại diện nhóm đếm xe qua trạm thu phí BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa cho rằng:
“Ông Bộ trưởng khi lấy phiếu tín nhiệm thì bị áp chót, còn 3 ông Thứ trưởng đương thời và 1 ông nguyên Thứ trưởng bị kỷ luật lần lượt là Nguyễn Ngọc Đông, Nguyễn Nhật, Nguyễn Văn Công và Nguyễn Hồng Trường. Theo mình nghĩ trình độ những người trong Bộ này bảo thủ nên cải cách hành chính áp chót không có gì lạ.”
Còn theo anh Vũ Tân, một người dân sống tại Kiên Giang thường xuyên qua trạm BOT T2 và từng nhiều lần tham gia phản đối vị trí đặt trạm thu phí T2 cho hay đối với những sai sót của Bộ này trong thời gian qua đây thì vị trí cuối bảng là điều hiển nhiên:
“Trong 2 năm vừa rồi Bộ Giao thông – Vận tải gặp nhiều cái bị dân phản đối nhiều nhất về BOT, chính sách cho doanh nghiệp làm BOT, mang tính lợi ích chồng chéo nhiều, không làm lợi cho dân.”
Trên thưc tế, tình trạng người dân phản đối các trạm BOT diễn ra ngày càng nhiều tại hầu hết tất cả những trạm thu phí tại quốc lộ trên cả nước.
Nguyên nhân được cho rằng nhiều dự án BOT chi phí cao, thời gian thu vốn dài nhưng chất lượng đường xá không tốt, thậm chí có những dự án không phải làm đường mới hoàn toàn theo BOT mà chỉ làm những việc đơn giản như trải thêm lớp nhựa mới hoặc mở rộng thêm một chút đường cũng tính như một con đường mới.
Ngoài ra, việc đặt trạm sai vị trí, thậm chí không phải trên tuyến đường xây dựng… đã gây ra phản ứng không chỉ riêng từ những tài xế mà cả dân thường.
Ngoài những bất cập vừa nêu, anh Nguyễn Minh Hùng còn cho rằng chính sách đầu tư Bộ Giao thông – Vận tải không hiệu quả. Anh dẫn chứng:
“Ví dụ như họ chỉ chăm chăm vào làm đa số dự án ngoài bắc như đường xá, giao thông. Có những đường xá, giao thông chưa cần thiết lắm nhưng họ mở lên mà lưu lượng xe không nhiều. Mới đây họ dự định làm 2 đường sắt nữa trong khi dự án Cát Linh – Hà Đông vẫn đắp chiếu, chưa biết tính hiệu quả thế nào. Theo Hùng họ không chăm lo lắm về giao thông miền trung và miền nam, đặc biệt là miền tây, một vựa lúa và nông nghiệp lớn của cả nước nhưng đường xá của miền tây và miền nam rất tệ. Hùng thường xuyên đi công tác đường đó và thấy ách tắc giao thông.”
Trong báo cáo ‘Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương –MOBI 2018’ do Liên minh minh bạch ngân sách phối hợp với tổ chức phi chính phủ Oxfam thực hiện được công bố vào ngày 30/7/2019, Bộ Giao thông vận tải được đánh giá có tổng chi ngân sách lớn nhất trong 40 bộ nhưng thiếu minh bạch.
Cụ thể, Bộ Giao thông – Vận tải chi ngân sách khoảng 58,56 nghìn tỉ đồng trong năm 2019 nhưng điểm công khai ngân sách của bộ chỉ đạt 3,7 điểm, xếp thứ 13 trong tổng số 17 đơn vị có điểm MOBI.
Vì thế, dưới góc nhìn chuyên môn, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cựu thành viên ban cố vấn kinh tế cao cấp của cố thủ tướng Phan Văn Khải và cũng là nguyên chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho rằng đánh giá thấp về cải cách hành chính của Bộ Giao thông – Vận tải là đúng. Đây cũng là một đánh giá trung thực, khách quan, không hề có cái gọi là do định kiến mà là do thực tế không thay đổi được ở Bộ Giao thông lâu nay họ rất chậm sửa đổi nên xảy ra tình trạng đó.
Bà Phạm Chi Lan nhận định những sai phạm của Bộ Giao thông – Vận tải đã diễn ra từ lâu và qua nhiều đời Bộ trưởng. Bà giải thích:
“Lĩnh vực hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược trọng điểm của Việt Nam, tận dụng vị thế đó nên các dự án hạ tầng do Bộ Giao thông – Vận tải chủ trì rất nhiều, chiếm phần gần như lớn nhất của ngân sách. Ngoài ra cũng dựa vào các quy hoạch được đưa ra được chính phủ hoặc các cấp khác phê duyệt, kể cả quy hoạch đến tận năm 2040-2050 thì họ vẫn muốn đề xuất làm sớm. Vì vậy nên nhìn vào nhiều người thấy rằng nhóm lợi ích ở đấy quá lớn, ham dùng tiền ngân sách cho những dự án khác nhau.
Thông thường nhiều yêu cầu của Bộ Giao thông – Vận tải không đạt được yêu cầu về công khai, minh bạch hay tính khả thi cần thiết của nó mà thường thiên về cách làm thiếu minh bạch hoặc không rõ ràng, dễ bị thực hiện một cách bóp méo đi.”
Bộ Giao thông – Vận tải vào ngày 18/5 trình Chính phủ hai phương án đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp BOT và khẳng định rằng nếu không tăng phí BOT nhiều doanh nghiệp nguy cơ thành nợ xấu.
Đề xuất này được đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam kiến nghị lên Chính phủ Hà Nội vào ngày 12/5 và đã vấp phải phản đối nhiều từ phía dư luận. Tuy nhiên Bộ vẫn tiếp tục đề xuất chỉ một tuần sau đó.
Nhiều người dân bất bình phải chăng do các doanh nghiệp BOT là sân sau của Bộ Giao thông – Vận tải nên nhận được những ưu đãi bất chấp dư luận như vậy?
Giải pháp
Do đó, trên các diễn đàn, phần lớn người dân đồng tình với việc Bộ Giao thông – Vận tải đứng cuổi bảng Chỉ số cải cách hành chính là việc chính đáng và hoàn toàn hợp lý.
Để có thể lấy lại được lòng tin của nhân dân và không ‘đội sổ’ 3 năm liền, anh Vũ Tân đưa ra đề nghị:
“Những người hiện tại đang không có năng lực thì nhà nước nên thuyên chuyển để những người có tâm với dân làm. Ở Việt Nam mình thấy đường xá xấy, phí cao và rất dày đặc.”
Đồng quan điểm vừa nêu, anh Nguyễn Minh Hùng cũng cho rằng Bộ Giao thông cần phải cầu thị lắng nghe và phải thay đổi dân sự vì nếu vẫn giữ dàn lãnh đạo với nhiều sai phạm như vậy thì họ vẫn tiếp tục cách làm cũ, vẫn ù lì và không có thay đổi gì.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, chính phủ Hà Nội cần cương quyết hơn với Bộ Giao thông – Vận tải, không nên để tình trạng này kéo dài mãi. Bà đưa điển hình:
“Những chuyện đơn giản như đặt trạm thu phí BOT tự động để tránh gian lận trong thu phí nhưng lại kéo dài từ năm này sang năm khác vẫn không thực hiện được trong khi việc đó không hề khó, chỉ mấy chục dự án chứ không nhiều mà không làm được. Chỉ ráo hoảnh trình nhà nước với chính phủ là chưa thực hiện được, xin lui tiến độ. Tôi nghĩ cần có trừng phạt hẳn hoi, không chỉ riêng với dự án mà cả Bộ Giao thông về những việc đó.”
Các lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam luôn nói mạnh về việc cải cách trong mọi lĩnh vực, mọi ngành và cần xử lý những yếu kém; thế nhưng thực tế những vấn đề thuộc Bộ Giao thông – Vận tải như vừa nêu đến nay vẫn tiếp diễn; thậm chí còn xấu hơn.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ministry-of-transportation-with-persistent-sack-05192020132256.html

Mẹ Nguyễn Mi Sol:

Con tôi không liên quan vụ án Hồ Duy Hải

Hiểu Minh
Mẹ của Nguyễn Mi Sol – nhân vật được nhắc đên trong vụ án Hồ Duy Hải xảy ra 12 năm trước nói con tôi không liên quan vụ án trên. Mẹ anh Sol cũng cho biết, anh này vốn họ Thạch chứ không phải họ Nguyễn.
Ngày 20/5, PV báo Giao thông tìm đến ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để tìm nhân vật Nguyễn Mi Sol. Đây là một trong hai nhân vật được nhắc đến trong vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy ra 12 năm trước.
Liên hệ Công an xã Hựu Thành, nơi đây xác nhận, ấp Vĩnh Tiến có người tên Nguyễn Mi Sol (SN 1984) đang sinh sống.
Công an xã Hựu Thành cho biết, anh Sol có thời gian rời khỏi địa phương, 4 năm trước thì trở về ấp Vĩnh Tiến sinh sống bằng nghề làm thuê.
Anh Sol sống cùng với cha mẹ và con trai, đã ly hôn. Công việc chính của anh này là đi làm thuê nên cũng rất ít khi ở nhà.
“Con tôi đi làm thuê cho người ta, vài hôm mới trở về nhà. Tôi không biết chuyện gì của con tôi. Nó cũng không có liên quan tới việc gì hết. Chuyện qua lâu lắm rồi. Còn muốn hỏi gì thì liên hệ Công an Long An đi. Tôi không biết gì cả”, người phụ nữ nói PV.
Mẹ anh Sol cho biết, anh này vốn họ Thạch chứ không phải họ Nguyễn. Khi PV đặt câu hỏi về vấn đề họ của anh Sol thì người phụ nữ từ chối trả lời.
“Tôi có nghe là nhiều người tìm tới gia đình tôi. Tôi hỏi công an rồi, họ nói là con trai tôi không liên quan. Cần gì thì đi hỏi cơ quan điều tra. Đừng gặp gia đình tôi nữa”, mẹ anh Sol chia sẻ.
Trước nghi vấn về họ của Mi Sol, PV báo Giao thông một lần nữa liên hệ Công an xã Hựu Thành, nơi đây khẳng định anh Mi Sol họ Nguyễn.
Theo tìm hiểu của PV báo Giao thông, khoảng 12 năm trước, anh Sol đến Long An, làm thuê cho một tiệm vàng, một thời gian sau thì lên TP.HCM vào làm cho một công ty.
“Hồi đó, tôi có nghe nói Sol có quen với một người làm trong bưu điện ở Long An. Rồi có thông tin là người này bị sát hại. Tuy nhiên, không lâu sau đó lại có thông tin bắt được thủ phạm rồi nên mọi người cũng không để ý đến nữa. Nhưng ở đây, chủ yếu là dân lao động, không có nhiều thông tin nên cũng rất ít người biết về việc này”, một người dân trong ấp cho PV báo Giao thông biết.
Không thể tìm ra tung tích Nguyễn Văn Nghị
Vụ án tử tù Hồ Duy Hải tiếp tục làm “nóng” dư luận, khi một “điểm mờ”trong vụ án là Nguyễn Văn Nghị hoàn toàn biến mất trong hồ sơ vụ án. Ngày 13/5, PV Dân Việt đã về xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang – nơi được cho là Nguyễn Văn Nghị thường trú. Tuy nhiên, tung tích người này vẫn bặt vô âm tín.
Đến ngày 15/5, trao đổi với báo chí, đại tá Phạm Thanh Tâm – Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết: Người từng liên quan đến vụ án trên tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, sinh năm 1984, cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP. Tân An, tỉnh Long An, chứ hoàn toàn không phải là “Nguyễn Văn Nghị, sinh 1979, trú xã Tân Hội huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Dân Việt, câu trả lời của Phó Giám đốc Công an tỉnh Long khá mâu thuẫn. Vì tại phiên tòa giám đốc thẩm diễn ra ngày 7/5/2020, khi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao chất vấn một số vấn đề liên quan đến vi phạm tố tụng và vật chứng, thì Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Công an tỉnh Long An trả lời, đối tượng liên quan đến vụ án tên là Nguyễn Văn Nghị.
Chiều 19/5, trả lời báo Dân Việt, đại tá Phạm Thanh Tâm – Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An đã từ chối trả lời các câu hỏi qua điện thoại và chỉ cho biết, chiều thứ 6 tuần này (22/5), Công an tỉnh Long An sẽ tổ chức họp báo thông tin một số vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, trong đó có cả thông tin xung quanh đến đối tượng Nguyễn Văn Nghị (hay Nguyễn Hữu Nghị).
Như vậy ngoài vật chứng được coi là gây án bị tiêu hủy (thớt và dao) hai cái tên là Nghị và Sol – người từng được cho là “nghi can số 1” trong vụ án Hồ Duy Hải đã được báo Dân Việt và báo Giao thông về địa phương điều tra tìm hiểu. Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả.
https://www.dkn.tv/thoi-su/me-nguyen-mi-sol-con-toi-khong-lien-quan-vu-an-ho-duy-hai.html

Ngày 22/5 Công an tỉnh Long An

sẽ làm rõ thông tin về Nguyễn Văn Nghị

Hiểu Minh
Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho hay, ngày 22/5 tới đây sẽ tổ chức họp báo để cung cấp thông tin liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải.
Chiều 19/5, trả lời báo Dân Việt, đại tá Phạm Thanh Tâm – Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho hay, chiều thứ 6 tuần này (22/5), Công an tỉnh Long An sẽ tổ chức họp báo thông tin một số vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, trong đó có cả thông tin xung quanh đến đối tượng Nguyễn Văn Nghị (hay Nguyễn Hữu Nghị).
Nguyễn Hữu Nghị chứ không phải Nguyễn Văn Nghị?
Liên quan đến thông tin Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị, mới đây, sau khi báo điện tử Dân Việt đăng tải bài viết không thể tìm ra tung tích Nguyễn Văn Nghị (trú xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), người từng được cho là “nghi can số 1” trong vụ án Hồ Duy Hải, ngày 15/5, trao đổi với báo chí, đại tá Phạm Thanh Tâm – Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết: Người từng liên quan đến vụ án trên tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, sinh năm 1984, cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP. Tân An, tỉnh Long An, chứ hoàn toàn không phải là “Nguyễn Văn Nghị, sinh 1979, trú xã Tân Hội huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Dân Việt, câu trả lời của Phó Giám đốc Công an tỉnh Long khá mâu thuẫn. Vì tại phiên tòa giám đốc thẩm diễn ra ngày 7/5/2020, khi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao chất vấn một số vấn đề liên quan đến vi phạm tố tụng và vật chứng, thì Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Công an tỉnh Long An trả lời, đối tượng liên quan đến vụ án tên là Nguyễn Văn Nghị.
Ngoài ra, tại clip đăng trên báo Công Lý, ra ngày 7/5/2020 cũng phát hình phiên giám đốc thẩm, thể hiện cuộc chất vấn giữa Hội đồng thẩm phán – TAND tối cao với đại diện Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Long An, cái tên Nguyễn Văn Nghị được nhắc đi nhắc lại rất rõ. Còn cái tên Nguyễn Hữu Nghị không hề được nhắc tới.
Không chỉ đại diện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An, mà đại diện của các cơ quan luật pháp khác như Viện KSND tối cao, TAND tối cao… đều nhắc duy nhất cái tên Nguyễn Văn Nghị liên quan trong vụ án.
Về thông tin cho rằng Nguyễn Hữu Nghị (chứ không phải Nguyễn Văn Nghị) đã đi nước ngoài, phóng viên Lao Động đã tìm đến tận nhà của Nguyễn Hữu Nghị ở xã An Vĩnh Ngãi để tìm hiểu và biết được hiện Nghị vẫn còn ở địa phương, sống với mẹ và đang làm nghề dịch vụ du lịch và bán bảo hiểm xe. Những người hàng xóm cho biết, gia đình Nghị sống bình thường như bao nhà nông khác, tôn trọng pháp luật.
Vì sao không đưa “Nghị” vào hồ sơ?
Thông tin từ người có trách nhiệm của Công an tỉnh Long An cho biết, sau khi xảy ra vụ án làm chết 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi ngày 13/1/2008, cơ quan điều tra xác định Nguyễn Hữu Nghị cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP. Tân An, tỉnh Long An có mối quan hệ tình cảm với nạn nhân N.T.A.H. nên cơ quan điều tra đã triệu tập làm việc lần đầu vào ngày 14/1/2008 sau khi xảy ra vụ án.
Theo biên bản ghi lời khai của Nghị và qua xác minh những nhân chứng, vào thời điểm xảy ra vụ án (khoảng 19h30 ngày 13/1/2008), Nghị ở tại nhà cùng uống cà phê và đánh bài với 2 người hàng xóm, đến 21h họ mới về nhà. Sau đó, cơ quan điều tra còn tiếp tục làm việc với Nghị, đồng thời xác minh thêm để đi đến kết luận Nguyễn Hữu Nghị không liên quan đến vụ án.
Như vậy về thông tin trên, ngày 22/5 tới công an tỉnh Long An sẽ làm rõ vấn đề này và thông tin một số vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải.
Như đã thông tin, sáng 14/1/2008, người đưa thư phát hiện 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi nằm chết tại nơi làm việc. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã thẩm tra xét hỏi nhiều người có quan hệ tình cảm, quen biết với 2 nạn nhân, nhưng không thấy ai có dấu hiệu là hung thủ của vụ án.
Khoảng 2 tháng sau, Hồ Duy Hải bị bắt và bị cho là hung thủ của vụ án. Cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội “Giết người”, “Cướp tài sản”.
https://www.dkn.tv/thoi-su/ngay-22-5-cong-an-tinh-long-an-se-lam-ro-thong-tin-ve-nguyen-van-nghi.html

Tuyên y án sơ thẩm

vụ VN Pharma bán thuốc ung thư giả

Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Cấp cao thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/5 đã bác kháng cáo và tuyên y án sơ thẩm đối với 7 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ việc Công ty Cổ phần VN Pharma buôn bán thuốc ung thư giả.
Báo trong nước trích dẫn kết quả phiên tòa loan tin cùng ngày.
Trước đó tại phiên xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân TPHCM đã tuyên phạt từ 3 năm án treo cho đến 20 năm tù đối với 12 bị cáo trong vụ án buôn bán thuốc chống ung thư giả tại Công ty cổ phần VN Pharma. Cựu tổng giám đốc VN Pharma, ông Nguyễn Minh Hùng, không kháng cáo.
Trong phiên phúc thẩm lần này, 7 người bị giữ nguyên mức án đối với 4 người trong Công ty VN Pharma gồm 2 nguyên Phó Tổng Giám đốc là Nguyễn Trí Nhật 12 năm và Ngô Anh Quốc 16 năm tù, Phan Cẩm Loan – nguyên Phó trưởng phòng Xuất nhập khẩu 7 năm, Lê Thị Vũ Phương nguyên Kế toán trưởng 5 năm. Ngoài ra còn có ông Võ Mạnh Cường – nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải Quốc tế H&C 20 năm tù; Phạm Anh Kiệt – nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn 3 năm và Phạm Quỳnh Trang 4 năm tù.
Cáo trạng cho rằng nhóm người nói trên đã làm giả các tài liệu là Giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC), Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của Canada và đóng dấu giả hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada; làm giả hồ sơ đề nghị Cục Quản lý Dược cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita; làm giả hợp đồng mua bán, các phụ lục hợp đồng mua bán với Công ty Austin Hong Kong và các chứng từ giả để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita chữa bệnh ung thư giả vào Việt Nam với mục đích bán kiếm lời.
Toàn bộ lô thuốc nói trên bị xác định có nguồn gốc Ấn Độ với mức tiền chi thực tế và thuế nhập khẩu hơn 6 tỷ đồng. Trong vụ án này, ông Nguyễn Minh Hùng – Cựu chủ tịch, tổng giám đốc VN Pharma và Võ Mạnh Cường được xác định giữ vai trò cầm đầu, chủ mưu, những bị cáo khác có vai trò giúp sức.
Trong cùng ngày 20/5, Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai phải hoãn phiên xét xử sơ thẩm 9 bị cáo nguyên là lãnh đạo sở, phòng ban và cán bộ Sở Y tế tỉnh về các tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do một bị cáo nhập viện.
Tin cho biết, các bị cáo trong vụ án đã xét thầu sai trong các vụ đấu thầu tập trung những loại thuốc có nhu cầu sử dụng thường xuyên, ổn định và có số lượng lớn cho tất cả các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh trong 3 năm liền từ 2008-2010.
Cáo trạng xác định, hành vi của các bị cáo đã gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại gần 6 tỉ đồng ngân sách.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/appeal-court-upholds-sentences-in-the-case-of-vn-pharma-selling-fake-cancer-drugs-05202020083906.html

Cựu thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Văn Hiến

 bị đề nghị 3-4 năm tù, Út ‘trọc’ 30 năm tù

Viện Kiểm sát quân sự quân chủng Hải quân hôm 20/5 đã đề nghị Cựu thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Văn Hiến lãnh 3-4 năm tù về tội ”Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út ‘trọc, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn – Bộ Quốc phòng) lãnh 20 năm tù giam về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp án tù đề nghị dành cho Út ‘trọc’ là 30 năm.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày trích phát biểu luận tội của đại diện Viện Kiểm sát quân sự quân chủng Hải quân nêu ra tại phiên toà cho rằng suốt quá trình điều tra, Út ‘trọc’ đã chối tội.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát quân sự quân chủng Hải quân có đủ cơ sở xác định Út ‘trọc’đã núp bóng Bộ Quốc phòng thành lập Cty CP Xăng dầu Thái Sơn BQP, Cty TNHH Thái Sơn BQP.
Việc đặt tên các công ty trên bị xác định làm cho mọi người tưởng công ty thuộc Bộ Quốc phòng. Một loạt các công ty khác như Yên Khánh, Đức Bình, Cái Mép… bị xác định đều do ông Đinh Ngọc Hệ điều hành, chỉ đạo nhưng cho người thân là anh ruột, cháu ruột đứng tên.
Viện Kiểm sát khẳng định lời khai của những người làm chứng đã khách quan, phù hợp với tài liệu, chứng cứ. Hành vi của ông Đinh Ngọc Hệ bị cho rằng đã xâm phạm quyền sử dụng tài sản nhà nước, lũng đoạn chính sách kinh tế, làm hư hỏng một số cán bộ cao cấp của quân đội và đưa nhiều người vào vòng lao lý.
Ông Phạm Văn Diệt, cựu Giám đốc Cty Đức Bình, bị đề nghị án 15 năm tù, bà Vũ Thị Hoan, cựu Giám đốc Cty Yên Khánh, bị đề nghị 7-9 năm tù.
Ông Bùi Như Thiềm, nguyên Trưởng phòng kinh tế Cty Hải Thành bị đề nghị 7-9 năm tù; ông Bùi Văn Nga, nguyên giám đốc Cty Hải Thành bị đề nghị 6-8 năm tù, ông Đoàn Mạnh Thảo, nguyên Trưởng phòng Tài chính bị đề nghị 5-7 năm tù, ông Trần Trọng Tuấn, nguyên Phó giám đốc Cty Hải Thành bị đề nghị 3-4 năm tù.
Riêng Cựu thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Văn Hiến được Viện Kiểm sát cho rằng phạm tội do lỗi vô ý vì “qúa tự tin” nên bị đề nghị 3-4 năm tù. Ông Hiến còn được cho rằng có thân nhân tốt, có nhiều cống hiến trong công tác;  không có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về kinh tế; không có động cơ, vụ lợi; sức khỏe yếu, mắc nhiều bệnh; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-deputy-defense-minister-proposed-to-3-4-years-in-prison-05202020085729.html

Sơn La mở lại phiên tòa xét xử gian lận thi cử

vào ngày 21/5

Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Sơn La sẽ mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi trong kỳ thi Trung học Phổ thông (THPT) Quốc gia 2018 vào ngày 21/5.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 20/5 và cho biết tòa sẽ triệu tập 3 bị cáo tại ngoại, 9 bị cáo tại trại giam và 87 người liên quan, người làm chứng. Tổng cộng có 15 luật sư sẽ tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Theo cáo trạng, có 12 bị can được đưa ra xét xử. Trong đó, 8 bị can bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”. Ngoài ra, các bị can Lò Văn Huynh, Nguyễn Thị Hồng Nga, Cầm Thị Bun Sọn bị đề nghị truy tố thêm về tội “Nhận hối lộ” theo khoản 2 và khoản 4, Điều 354, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trước đó, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La vào ngày 15/10/2019, đã mở phiên tòa xét xử vụ án này. Tuy nhiên, sau bốn ngày làm việc, Tòa án đã trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra lại để làm rõ động cơ, mục đích của các bị cáo, xem xét khởi tố về hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ…
Qua điều tra, những thỏa thuận tiền tỷ vụ nâng điểm thi ở Sơn La đã được làm rõ. Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La xác định, trong 44 thí sinh được nâng điểm tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Sơn La, ngoài những trường hợp đã hối lộ từ 300 đến 400 triệu đồng còn có những cuộc thỏa thuận tiền tỉ để sửa bài thi.
Theo Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La, việc làm rõ tội danh đưa và nhận hối lộ đối với các bị can là phù hợp với những diễn biến, tình tiết mới của vụ án.
Cũng tin liên quan gian lận thi cử, qua 6 ngày xét xử, vẫn chưa tìm ra người nhờ nâng điểm thi dù có đến 160 bài thi được nâng điểm thi ở vụ gian lận thi cử tại tỉnh Hoà Bình.
Theo cáo trạng của VKSND, bị cáo Nguyễn Quang Vinh và bị cáo Khương Ngọc Chất cùng các đồng phạm nâng điểm cho 160 bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia ở Hoà Bình. Tuy nhiên, việc ông Vinh nhận thông tin thí sinh từ đâu và “nhận nâng điểm hay xem điểm” cho bao nhiêu học sinh thì cả cáo trạng và quá trình xét xử đều không làm rõ.
Tất cả các phụ huynh của các thí sinh được nâng điểm, đều không thừa nhận việc nhờ nâng điểm mà chỉ khai nhờ xem điểm hộ. Các bị cáo Vinh và Chất đều đồng loạt kêu oan, không thừa nhận tội danh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/son-la-reopened-the-trial-of-graduation-exam-fraud-on-may-21-05202020075859.html

12 người bị truy tố trong vụ ngân hàng BIDV

VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố đối với 12 bị can trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) gây thất thoát hơn 1600 tỷ đồng. Báo trong nước đưa tin hôm 20/5/2020.
Trong 12 bị can, có một số bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”; một số về tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản”.
Trong vụ án này, ông Trần Bắc Hà (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV) được xác định là chủ mưu, cầm đầu về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” theo khoản 4 Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Trần Bắc Hà đã tử vong trong trại giam tháng 7 năm 2019. Cái chết của ông Trần Bắc Hà được dư luận cho là có nhiều bất thường.
Theo nội dung cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2016, lợi dụng chức trách được giao, Trần Bắc Hà đã chỉ đạo cấp dưới tại BIDV và BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, chi nhánh Hà Thành cho Công ty Bình Hà (là công ty “sân sau” của Trần Bắc Hà) và Công ty Trung Dũng vay trái quy định, gây thất thoát cho BIDV số tiền đặc biệt lớn hơn 1.670 tỉ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/12-suspects-were-indicted-in-the-bidv-bank-case-05202020082311.html

Thanh Hóa kiểm tra, rà soát lại

toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 20/5 vừa yêu cầu Sở Lao động Thương binh và Xã hội, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019, báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trước ngày 15-6.
Theo tin từ truyền thông trong nước loan đi ông Phạm Đăng Quyền phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ký văn bản truyền đạt ý của chủ tịch tỉnh về việc kiểm tra rà soát lại toàn bộ hộ nghèo, cận nghèo năm 2019 đối với các địa phương nhằm chấn chỉnh những tồn tại và hạn chế làm ảnh hướng đến việc triển khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Đặc biệt văn bản yêu cầu không để xảy ra tình trạng đưa các hộ không đảm bảo điều kiện theo quy định vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm trục lợi chính sách của Nhà nước. Đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với các hộ không thuộc đối tượng theo quy định, đồng thời làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm, xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan nếu để xảy ra sai phạm.
Ngoài ra, chủ tịch tỉnh Thanh Hóa còn yêu cầu chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, xã phải chịu trách nhiệm về kết quả rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương mình và báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp trước ngày 29/5/2020 và báo cáo chủ tịch Ủy ban Nhân tỉnh chậm nhất trước ngày 15/6/2020.
Trước đó, tin cho hay trong quá trình chi trả tiền cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra tình trạng nhiều lãnh đạo xã có người thân lọt vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhiều gia đình có điều kiện đi ôtô, ở nhà lầu nhưng vẫn “lọt” vào danh sách hộ cận nghèo.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thanh-hoa-checks-and-reviews-all-poor-and-near-poor-households-05202020082754.html

Công chức hạch sách người dân

ở cả 63 tỉnh thành ở Việt Nam

Tin từ Hà Nội: Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 ở Việt Nam thì công chức cộng sản ở tất cả 63 tỉnh-thành phố hạch sách công dân.
Báo Pháp luật Việt Nam đưa tin báo cáo trong hội nghị tổ chức ở Hà Nội ngày 19/5 nói rằng trong cách giải quyết thủ tục hành chính, người dân ở tất cả các tỉnh và thành phố phải đi lại nhiều lần cho một thủ tục.
Công chức ở 62 tỉnh thành gây phiền hà và sách nhiễu người dân, và trong 46 tỉnh hoặc thành phố công chức gợi ý người dân hoặc tổ chức nộp thêm tiền ngoài lệ phí.  Nhiều nhà hoạt động xã hội cho rằng tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh của công chức là phổ biến ở mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ có trong 46 tỉnh thành trong tổng số 63 tình thành như báo cáo trên.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/cong-chuc-hach-sach-nguoi-dan-o-ca-63-tinh-thanh-o-viet-nam/

Việt Nam chuẩn bị gì

cho tình huống xấu nhất trên Biển Đông?

Diễm Thi, RFA
Tăng cường quân sự
Hôm 23/04/2020, công ty cung cấp ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel đăng tải những bức ảnh vệ tinh chụp ngày 10/4/2020 cho thấy rõ máy bay quân sự Trung Quốc hiện diện tại Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa.
Đến ngày 11/5/2020, chuyên san quốc phòng Anh IHS Jane’s 360 cũng công bố ảnh vệ tinh cho thấy máy bay quân sự Trung Quốc đậu trên phi đạo của Đá Chữ Thập.
Trung Quốc ngày càng củng cố sự hiện diện, khả năng kiểm soát trên thực địa. Phía Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tăng cường lực lượng tàu trực tại các vùng biển trọng điểm, thường xuyên tổ chức tuần tra, sẵn sàng xử lý khi có tình huống xảy ra, kiên quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông.
Trung tá Quân đội, bác sĩ Đinh Đức Long nhận định về tình hình tại Biển Đông:
Việt Nam cũng cần ngoại giao, tuyên truyền cho quốc tế biết chính nghĩa của mình ở Biển Đông. Đặc biệt Biển Đông là vùng có quyền lợi của nhiều nước. Đấy là một cái để kéo các nước lớn vào. Họ có quyền lợi và có nghĩa vụ. – Trung tá Quân đội Đinh Đức Long
“Phải nói rằng âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc bây giờ đã được nhà nước Việt Nam công khai nói ra, không che giấu nữa. Tôi nghĩ từ người dân bình thường cho đến các người lính hải quân, bộ binh…lực lượng  vũ trang Việt Nam đều hiểu âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông. Xâm lược và chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Từ đó chính quyền Việt Nam có những biện pháp cụ thể để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tất nhiên bên cạnh đó thì ngoại giao vẫn là quan trọng, ví dụ áp dụng công ước luật biển 1982; luật biển Việt Nam; các tuyên bố ứng xử trên Biển Đông đang đàm phán…tất cả những biện pháp ấy cần phối hợp với nhau.
Việt Nam cũng cần ngoại giao, tuyên truyền cho quốc tế biết chính nghĩa của mình ở Biển Đông. Đặc biệt Biển Đông là vùng có quyền lợi của nhiều nước. Đấy là một cái để kéo các nước lớn vào. Họ có quyền lợi và có nghĩa vụ”.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà quan sát độc lập nhận định rằng, hải quân Việt Nam có đủ năng lực bảo vệ biển, đảo của Việt Nam, bởi hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư đến năm 2015 đã qua giai đoạn 1 hiện đại hóa; có thêm các tàu khu trục hiện đại, các tàu hộ vệ tên lửa; đã lập nhánh không quân hải quân. Hải quân Việt Nam có khá đủ các chủng loại tên lửa đất đối biển đủ để che phủ mặt nước biển Đông ở các vùng lãnh hải. Tình báo hải quân được củng cố; hợp tác hải quân với một số nước mạnh đã được triển khai và mở rộng.
Theo ông, Việt Nam biết tự vệ thành công trong tình hình lực lượng mỏng hơn Trung Quốc với chiến thuật chống xâm nhập, ngăn chặn tấn công mục tiêu. Ông nói thêm về đường lối quân sự của Việt Nam:
“Điểm cốt lõi về quốc phòng của Việt Nam là xây dựng một nền quốc phòng tự vệ chứ không xây dựng nền quốc phòng tấn công. Quốc phòng tự vệ dễ hơn, đỡ tốn tiền hơn, và nếu xảy ra các cuộc chiến tranh tự vệ thì khả năng tự vệ thành công cao hơn rất nhiều. Đấy là đường lối quân sự của Việt Nam.”
Nếu chiến tranh xảy ra
Theo các nhà quan sát chính trị thì chính phủ Việt Nam chắc chắn phải tính đến tình huống xấu nhất là chiến tranh xảy ra trên Biển Đông, để từ đó có những bước chuẩn bị nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Trung Quốc là quốc gia có những hành động ngang ngược, hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế nhằm cưỡng chiếm toàn bộ Biển Đông. Là một nước nhỏ nằm sát Trung Quốc, lại thua kém Trung Quốc về khí tài, quân sự…. Nếu bị Trung Quốc tấn công chiếm đảo như năm 1974 hay 1988 thì Việt Nam phải làm gì?
Trung tá Đinh Đức Long nêu quan điểm của ông:
“Trung Quốc đang cố thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, nhưng cũng không dễ dàng. Trong trường hợp xấu nhất là chiến tranh trên Biển Đông thì tôi nghĩ không bên nào thắng cả, vì tất cả đường hàng hải bị ngăn chặn, quyền lợi kinh tế của những nước lớn cũng đều bị ảnh hưởng.
Ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam đóng quân 21 đảo với 33 vị trí. Về mặt số lượng thì Việt Nam là quốc gia chiếm lĩnh thực tế nhiều vị trí nhất, nhiều đảo chìm đảo nổi nhất trên quần đảo Trường Sa trong tất cả các nước tranh chấp như Malaysia, Phillipines, Brunei…”
Còn với Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì Việt Nam bây giờ lường được hết những khả năng và kịch bản có thể xảy ra như chiến trận hoặc chiến tranh trên Biển Đông. Và đã chuẩn bị hết các lực lượng.
Hơn nữa, khi Việt Nam bị một nước lớn tấn công thì chính nghĩa sẽ thuộc về Việt Nam. Khi đó, nước tấn công Việt Nam, thí dụ như Trung Quốc, sẽ chịu áp lực rất lớn từ quốc tế.
Một khi chiến tranh xảy ra thì quân đội Việt Nam không ngần ngại tạo ra liên minh quân sự một cách chính thức hoặc không chính thức, để giáng trả hành động xâm lược của kẻ thù. – Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp
Ông nói thêm:
“Một khi chiến tranh xảy ra thì quân đội Việt Nam không ngần ngại tạo ra liên minh quân sự một cách chính thức hoặc không chính thức, để giáng trả hành động xâm lược của kẻ thù. Cái liên minh quân sự khác hẳn với liên minh chính trị. Trong sách trắng quốc phòng người ta chỉ nói đến liên minh quân sự thôi.”
Chính sách “ba không” của Việt Nam bao gồm: Không tham gia các liên minh quân sự với bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Tại Đối thoại Shangri-La 2019 diễn ra tại Singapore từ ngày 31/5 đến 2/6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam-Đại tướng Ngô Xuân Lịch-phát biểu rằng, trước các thách thức an ninh phức tạp thì vai trò của Việt Nam và các nước rất quan trọng, đặc biệt là các nước lớn.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch không hề nhắc đến chính sách “ba không” của Việt Nam.
Trong bản tin ngày 14/5/2020, tờ Hoàn cầu Thời báo cho rằng các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ trong khu vực là nguyên nhân khiến Bắc Kinh phải triển khai máy bay quân sự đối phó. Bắc Kinh khẳng định việc triển khai máy bay như vậy là phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chiều cùng ngày, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam – Lê Thị Thu Hằng, đã có phản ứng về việc này. Bà Hằng nhắc lại, Hà Nội có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở các quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.
Ngoài các biện pháp quân sự, ngoại giao…của Nhà nước, những thành phần dân chúng quan tâm đến chủ quyền đất nước cho rằng người dân cần được công khai biểu tình để phản đối hành động ngang ngược, gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, bấy lâu nay những người tích cực đi đầu trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đều bị lực lượng chức năng ngăn chặn, bắt bớ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-does-vn-prepare-for-the-worst-case-scenario-in-the-scs-dt-05192020141015.html

Các công ty ngoại quốc

mua hàng loạt công ty Việt trong đợt dịch

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 19 tháng 5 năm 2020 loan tin, trong 4 tháng đầu năm 2020, dịch coronavirus đã làm nhiều công ty Việt Nam gặp khó khăn, mất khả năng cạnh tranh với các công ty ngoại quốc nên họ đành phải bán công ty cho người ngoại quốc.
Trong số các công ty ngoại quốc mua công ty Việt thì Trung Cộng là quốc gia mua nhiều nhất, tính từ đầu năm 2020 đến nay, phía Trung Cộng đã thực hiện giao dịch lên đến 557 lượt mua bán, sát nhập công ty Việt vào tay nước này.
Dù đã hoạt động được 33 năm nay, và là công ty cáp điện lớn thứ 2 trên thị trường Việt Nam, nhưng đợt dịch vừa qua đã khiến công ty này gặp khó khăn và đành phải bán cho công ty Stark của Thái Lan với giá 240 triệu Mỹ kim.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế ở Việt Nam cho rằng, dịch coronavirus 19 khiến nhiều công ty Việt phá sản, hoặc chứng kiến giá cổ phiếu giảm dẫn đến việc mua bán và sát nhập tăng. Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Cộng sản đưa ra cảnh báo, trong thời gian tới, việc mua bán, sát nhập các công ty Việt với giá rẻ sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
Trước làn sóng hàng loạt công ty Việt bị các nhà đầu tư Trung Cộng mua qua hình thức góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, một chuyên gia kinh tế bày tỏ lo ngại rằng, việc này không chỉ dẫn đến nguy cơ các công ty Việt bị loại khỏi thị trường mà còn ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, một số chuyên gia còn lo lắng rằng, sẽ xảy ra trường hợp những công ty ngoại quốc núp bóng đầu tư để kiểm soát các lĩnh vực mang tính trọng yếu, chiến lược, có tác động lớn đến xã hội Việt Nam.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cac-cong-ty-ngoai-quoc-mua-hang-loat-cong-ty-viet-trong-dot-dich/

Nhà cầm quyền CSVN “thất vọng”  khi

27 công ty Hoa Kỳ sang Indonesia “thiết lập nhà máy”

Tin Vietnam.- Trang Zing ngày 18 tháng 5 năm 2020 dẫn lại tin từ trang Anadolu Agency cho biết, Indonesia đang giải toả 4,000 ha đất tại tỉnh Trung Java để đón 27 nhà máy của Hoa Kỳ dời từ Trung Cộng sang đây. Cuộc di chuyển này được cho là do tác động của dịch coronavirus, và cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Nguồn tin từ Policy Times tiết lộ rằng, ngoài 27 công ty mà phía Indonesia chưa nêu tên thì sẽ còn rất nhiều công ty khác cũng sẽ chuyển sang đất nước này để sản xuất. Thông tin trên ngay sau đó đã gây chú ý dư luận Việt Nam trên mạng xã hội. Vì trước đó, hàng loạt tờ báo của nhà cầm quyền đã rất tự tin cho rằng, Việt Nam đang có cơ hội “vàng” để đón các công ty ngoại quốc, nhất là Mỹ sang đầu tư sau những hành động di dời các cơ sở sản xuất khỏi Trung cộng.
Trên báo Thanh niên, Tiến sĩ Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Mekong nói rằng, Việt Nam và Ấn Độ sẽ là hai lựa chọn tối ưu cho các tập đoàn sản xuất muốn dời Trung Cộng.
Vì Việt Nam có giao thông thuận tiện, chi phí thuê lao động thấp hơn Trung Cộng, và ông này còn cho rằng, đợt dịch vừa qua, Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây đã nhìn thấy tính ổn định chính trị tại Việt Nam. Và ông Tùng ví việc di dời này là cơ hội cho nhà cầm quyền Việt Nam “đón đại bàng” về làm tổ. Bình luận về sự kiện này này, cộng đồng mạng xã hội Việt Nam cho rằng, nếu các công ty Hoa Kỳ chuyển sang Việt Nam thì cũng chẳng khác gì ở Trung Cộng vì Việt Nam cũng là nền chính trị độc tài giống hệt Trung Cộng.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-csvn-that-vong-khi-27-cong-ty-hoa-ky-sang-indonesia-thiet-lap-nha-may/

Quốc hội Việt Nam

‘cần đáp ứng điều cử tri quan tâm’

Quốc hội Việt Nam đang nhóm họp kỳ họp thứ 9, khóa XIV với chương trình nghị sự kéo dài thành hai đợt và tập trung với khoảng ba tuần làm việc, khai mạc ngày 20/5/2020 và dự kiến bế mạc ngày 18/6.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và khả năng ân giảm tử hình cho Hồ Duy Hải
Việt Nam: Tuyên truyền về Hồ Chí Minh, kết quả thế nào?
Tranh luận mô hình ‘tư bản’ hay ‘xã hội chủ nghĩa’ với thực tế Việt Nam
Đại hội 13: Đã đến lúc VN dám buông mô hình TQ?
Nhân dịp này một nhà quan sát từ Ban nghiên cứu Luật biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nêu bình luận về một số vấn đề và khía cạnh đối nội và đối ngoại mà theo ông đang được cử tri quan tâm.
Luật gia Hoàng Việt bình luận với BBC News Tiếng Việt về việc Quốc hội Việt Nam đề nghị đánh giá tình hình, giải pháp bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông ngay trong một báo cáo được trình bày hôm thứ Tư:
“Thứ nhất, theo tôi động thái này thể hiện sự quan tâm của người dân nói chung và qua ý kiến của người dân thì đến với các Đại biểu Quốc hội.
“Và không phải một lần mà cũng đã nhiều lần Quốc hội cũng đã lên tiếng về vấn đề này, tuy nhiên có lần, hồi đó khi ông Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch Quốc hội, thì ông nói với Quốc hội rằng ‘tình hình Biển Đông chưa có gì mới.’
“Thế thì qua lần này, với việc Quốc hội tiếp tục đưa ra và yêu cầu vấn đề này, cho thấy sự quan tâm của người dân càng ngày càng lớn đối với vấn đề Biển Đông.
“Và cũng đặc biệt là bởi vì vấn đề Biển Đông càng ngày càng trở nên căng thẳng hơn do Trung Quốc với sức mạnh của họ, thì họ vẫn đang tiếp tục mở rộng các hành động rất đáng quan ngại của họ trên khu vực Biển Đông.
“Chính vì vậy việc người dân lo ngại về vấn đề Biển Đông và được phản ánh qua Quốc hội là điều tất yếu thôi và Quốc hội cần đáp ứng những điều mà cử tri đã quan tâm chính đáng.”
Phê chuẩn EVFTA và EVIPA
Theo chương trình nghị sự của phiên họp, hai hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu là EVFTA (Hiệp định thương mại tự do) và EVIPA (Hiệp định bảo hộ đầu tư) được đề nghị phê chuẩn.
Bình luận về khía cạnh được cho là đáng quan tâm trong việc bảo đảm cam kết từ phía Việt Nam trong thực thi các hiệp định, ông Hoàng Việt nói:
“Mọi người ở Việt Nam vẫn đang tập trung vào Hiệp định thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và EU.
“Còn cái bên cạnh là EVIPA, mọi người rất ít quan tâm. Hiệp định bảo hộ này cũng quan trọng vì nó cũng có thể dẫn tới những vụ kiện mà về phía Việt Nam gọi là vụ kiện nhà đầu tư kiện chính phủ, nếu chính phủ Việt Nam không tuân thủ và làm ảnh hưởng tới đầu tư của họ, thì họ có thể khởi kiện giống như vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam.
“Như vậy trong tương lai, nó sẽ mở đường ra cho rất nhiều vụ kiện tương tự nếu Việt Nam không nghiêm túc và không chuẩn bị tốt, và điều này chắc chắn xảy ra bởi vì hệ thống pháp luật của Việt Nam vô cùng phức tạp và các địa phương được toàn quyền rất nhiều.
“Mà mỗi địa phương xâm phạm đến nhà đầu tư nước ngoài, thì nhà đầu tư không cần phải khởi kiện chính quyền địa phương, mà khởi kiện Chính phủ Việt Nam, những vụ như vậy sẽ xảy ra nhiều trong tương lai và có lẽ chính phủ Việt Nam cần lưu ý nghiêm túc vấn đề này.
Ông Hoàng Việt cũng nhận định về vấn đề công đoàn độc lập.
“Nó không đưa ra các điều khoản riêng, nhưng trong này yêu cầu phải tuân thủ các Công ước của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), trong đó, trong 8 Công ước cơ bản, Việt Nam đã phê chuẩn 6 và còn hai Công ước thì Việt Nam chưa phê chuẩn, đó là Công ước 105 về Lao động cưỡng bức và Công ước số 87 về quyền của người dân, người lao động tham gia vào công đoàn độc lập.
“Trong công ước 87 của ILO, có quy định rõ là người dân có quyền tham gia vào bất cứ công đoàn nào và cái đấy được cho là một quyền tự do và phải tuân thủ nó, thì chính quyền Việt Nam cho tới nay chưa thông qua cái Công ước 87, tuy nhiên phía Việt Nam tuyên bố rõ là tuy chưa thông qua, nhưng sẽ có kế hoạch thông qua và Việt Nam cam kết là vẫn tuân thủ nó.
“Nhưng tôi phải nói là về mặt thuật ngữ, từ ngữ, trong các dự thảo thì Việt Nam có dịch và sử dụng cụm từ “công đoàn độc lập”, song trong bộ Luật Lao động sửa đổi thì họ không dám dùng từ này mà sử dụng cụm từ là “các tổ chức của người lao động”.
“Có ý kiến cho rằng chính quyền e ngại sẽ có các công đoàn như công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan trước đây và xã hội dân sự phát triển không thể kiểm soát, gây ra cách mạng màu, cách mạng gia cam, cách mạng dù v.v… và e sợ phương Tây đứng sau giật dây các lực lược chính trị phát sinh từ đó.”
Giám sát tư pháp và vụ Hồ Duy Hải
Trong nghị trình làm việc, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Liên quan vụ án Hồ Duy Hải đang gây quan tâm, luật gia Hoàng Việt bình luận:
“Mặc dù không phải là chuyên gia về Luật Hình sự, tôi thấy vụ án tử tù này gây ra bức xúc và chia rẽ qua phiên Giám đốc thẩm.
“Thông thường báo chí vẫn có hiện tượng đưa tin cho rằng các cơ quan điều tra ‘sử dụng các biện pháp nghiệp vụ’ để điều tra phá án, nhưng những ‘biện pháp nghiệp vụ’ này trong nhiều trường hợp đã được chứng minh và bộc lộ thì hóa ra, như công bố phát hiện sau đó lại là sử dụng các biện pháp tra tấn, bức cung.
“Người dân ngày càng đòi hỏi những phiên tòa luận tội một cách công khai và thuyết phục.
“Mặc dù trên lý thuyết, Quốc hội đóng vai trò quan trọng là giám sát tối cao, nhưng trong thực tế, khả năng này vẫn chưa được thực hiện nhiều.
“Nếu lần này Quốc hội Việt Nam yêu cầu được giám sát tư pháp, thì đó là một bước đáp ứng đòi hỏi từ thực tế của cuộc sống của đất nước.”
Dân nguyện và ‘Đồng Tâm’?
Trong chương trình của phiên khai mạc, hôm 20/5, Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, và Ban Dân nguyện Quốc hội đã trình bày, báo cáo một số vấn đề về nguyện vọng của cử tri.
Nhân dịp này, nhà nghiên cứu luật học từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh bình luận với BBC về một vụ việc gây quan tâm trong công luận Việt Nam, đặc biệt từ đầu năm 2020 tới nay, đó là vụ việc Đồng Tâm ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội:
“Tôi nghĩ rằng, ở vụ việc Đồng Tâm, vấn đề này cần phải được nêu ra, bởi vì nếu nó có đúng hay có sai, thì cũng phải chỉ ra rõ ràng nó đúng ở chỗ nào, nó sai ở chỗ nào, vi phạm ở chỗ nào, thì nó sẽ thuyết phục hơn cho tất cả mọi người.
“Bởi vì vấn đề tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất của Việt Nam.
“Những cái căng thẳng trong quan hệ giữa người dân và chính quyền đặc biệt xuất phát rất lớn là từ vấn đề đất đai.
“Cái này không phải là tôi nói mà từ trong báo chí chính thống của nhà nước đã nói, và điều đó cho thấy là nếu Việt Nam không giải quyết được vấn đề này một cách minh bạch, rõ ràng, công bằng, thì nó có khả năng lặp lại những trường hợp xung đột tương tự trong tương lai.
“Và đó là yếu tố dẫn đến sự bất ổn của chế độ và bất an của đất nước,” luật gia Hoàng Việt nói với BBC News Tiếng Việt hôm 20/5/2020 trên góc độ quan điểm riêng của ông.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52739720

Quốc hội VN khóa 14 khai mạc trực tuyến

kỳ họp thứ 9, dân lo an ninh xã hội

Ngày 20 tháng 5, Quốc hội Việt Nam khóa 14 khai mạc kỳ họp thứ 9 để bàn về các vấn đề kinh tế- xã hội được cho là quan trọng hiện nay và thời gian tới, ngoài hoạt động lập pháp thông thường.
Tin từ truyền thông trong nước dẫn nguồn từ báo cáo của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, ông Trần Thanh Mẫn, tại phiên khai mạc một trong những vấn đề mà cử tri trong nước nêu ra là cần chủ động, tích cực phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm. Theo báo cáo của chủ tịch Ủy Ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, cử tri ‘lo lắng về tình trạng cướp của, giết người, lừa đảo, tín dụng đen, vận chuyển-buôn bán ma túy; tình trạng bang nhóm tội phạm núp bóng doanh nghiệp hoạt động tại một số địa phương…’
Trong khi đó bà chủ tịch Quốc Hội, Nguyễn Thị Kim Ngân, nhắc lại năm nay là năm cuối của giai đoạn 5 năm 2016-2020, nên các đại biểu cần thảo luận các biện pháp, phương hướng giúp khôi phục kinh tế một cách hữu hiệu; đặc biệt sau đợt dịch COVID-19 vừa qua.
Trong ngày khai mạc, Thủ tướng chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận tác động của dịch COVID-19 đối với Việt Nam là nghiêm trọng. Ông Phúc cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,8% cho năm nay khó có thể đạt được nên ông đề nghị Quốc Hội điều chỉnh mục tiêu này cùng nhiều mục tiêu khác về thu ngân sách, thâm thủng ngân sách, nợ công…
Quốc hội họp trực tuyến từ ngày 20 cho đến 29 tháng 5, sau đó tất cả các đại biểu tập trung về Hà Nội để tiếp tục kỳ họp thứ 9 cho đến ngày 18 tháng 6.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-s-top-legislature-meets-online-amid-covid-19-fear-05202020081252.html

Quốc hội Việt Nam chuẩn bị phê chuẩn

Công ước xoá bỏ lao động cưỡng bức,

Hiệp định tự do thương mại với Châu Âu

Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm 20/5, Quốc hội Việt Nam đã nghe Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đọc tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị phê chuẩn Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và hai hiệp định với Liên minh Châu Âu (EU) là Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA).
Công ước 105 về Xoá bỏ lao động cưỡng bức là 1 trong 3 công ước mà Việt Nam hứa phải thông qua để có được EVFTA với EU. 2 công ước kia là Công ước 98 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể và Công ước 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ quyền được tổ chức. Hồi tháng 6 năm 2019, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Công ước 98.
Đọc tờ trình trước Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Đặng Ngọc Thịnh nói việc phê chuẩn Công ước 105 là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong hội nhập quốc tế; khẳng định quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)  và thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với trách nhiệm là quốc gia thành viên ILO.
Liên quan đến hai hiệp định với Châu Âu là EVFTA, và EVIPA, hồi tháng 2 vừa qua, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua hai hiệp định này.
Hiệp định EVIPA sẽ thay thế 21 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương hiện hành mà Việt Nam đã ký với các thành viên EU.
Đối với EVFTA, tờ trình của Chủ tịch nước kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ thống nhất với phía EU thời điểm đưa EVFTA vào thực thi vào thời điểm sớm nhất, phù hợp với quy định của Hiệp định cũng như quy định pháp luận của mỗi bên.
Theo quy định về hiệu lực EVFTA, Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau tháng mà các bên thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý tương ứng để Hiệp định có hiệu lực.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-national-assembly-to-ratify-another-ilo-convention-and-fta-with-eu-05202020080424.html

Điểm tin trong nước sáng 20/5: Bộ Tài nguyên –

Môi trường lên tiếng việc cá nhân, doanh nghiệp

Trung Quốc sở hữu đất vị trí đắc địa

Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước sáng ngày 20/5 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Bộ Tài nguyên – Môi trường vừa lên tiếng việc cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất ở vị trí đắc địa có ý nghĩa quan trọng trong phòng thủ
Theo Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên – Môi trường (Bộ TN-MT), nội dung quy định tại điều 5 luật Đất đai năm 2013 nêu rõ cá nhân nước ngoài không phải là đối tượng sử dụng đất.
Theo đó, Tổng cục Quản lý đất đai khẳng định, pháp luật về đất đai hiện hành chưa có quy định về việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, việc nhận quyền sử dụng đất của cá nhân nước ngoài, nên không có việc chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, theo Thanh Niên.
Cũng theo Tổng cục Quản lý đất đai, tính đến thời điểm tháng 10/2019, các cơ quan chức năng của thành phố này không thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bất kỳ cá nhân nào là người nước ngoài được sở hữu đối với đất ở riêng lẻ trong quy hoạch khu dân cư.
Bộ TN-MT tiếp tục có văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra, xác minh từng trường hợp, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Chàng trai chống Covid-19 qua đời vì tai nạn giao thông
Chiều ngày 19/5, bác sĩ Hạnh Linh, khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh nhân Tuấn đã tử vong vào 3h sáng ngày 19/5, do sốc nhiễm trùng phổi, theo Dân Trí.
Bác sĩ Hạnh Linh cho biết thêm, những ngày trước tình trạng của Tuấn đã có nhiều tiến triển rất tốt, Tuấn đã tỉnh lại, các chỉ số sinh tồn rất khả quan, đã qua được giai đoạn nguy hiểm. Chúng tôi đã hy vọng em sẽ mau chóng hồi phục. Thật không ngờ, Tuấn bị viêm phổi, căn bệnh diễn biến quá nhanh dẫn đến sốc nhiễm trùng phổi khiến Tuấn tử vong.
Trước đó, sáng ngày 4/4, anh Hoàng Văn Tuấn (25 tuổi, quê Chí Linh, Hải Dương), trên đường trở về nhà sau ca trực ở chốt chống dịch Covid-19, thì gặp tai nạn va chạm với xe tải. Vụ tai nạn khiến Tuấn đa chấn thương nghiêm trọng, tính mạng bị nguy kịch và nằm bất tỉnh nhiều ngày tại Bệnh viện Việt Đức.
Từ 1-4h ngày 19 – 23/5, nhiều tuyến đường tại quận 10 và 11 sẽ bị cúp nước
Công ty CP Cấp nước Phú Hòa Tân (PHUWACO) vừa có thông báo về việc tạm ngừng cấp nước tại một số khu vực thuộc quận 10, quận 11 (TP.HCM) để nhằm đóng van làm giảm thất thoát nước trên địa bàn PHUWACO quản lý.
Lịch gián đoạn cấp nước sẽ được áp dụng vào 5 ngày (19, 20, 21, 22, 23 và thời gian từ 1-4h).
Giá thịt lợn hơi cao nhất lịch sử
Giá thịt lợn hơi tăng phi mã, lên mức 98.000-99.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử, vượt xa mức giá đỉnh điểm trước Tết năm ngoái. Đáng chú ý tại miền Bắc có địa phương đã chính thức đạt mốc 100.000 đồng/kg.Theo ghi nhận từ phóng viên báo Tieu dung, giá lợn hơi miền Bắc tăng 8.000 đồng/kg so với tuần trước. Thậm chí, có nơi đã xuất hiện mức giá 100.000 đồng/kg với loại heo đẹp.
Tại tỉnh Hưng Yên giá lợn đang ở mức 98.000 đồng/kg. Với những đàn lợn đẹp, thương lái sẵn sàng đưa ra mức giá 100.000 đồng/kg để mua. Đây là mức giá chưa từng có tiền lệ trên thị trường.
Các địa phương khác cũng có mức giá cao ngất ngưởng, lợn hơi đang được thu mua với mức rất cao từ 94.000-100.000 đồng/kg.
Tương tự miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên cũng ghi nhận tăng mạnh so với hôm qua, dao động từ 88.000-95.000 đồng/kg tuỳ địa phương.
Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nói với Vietnamnet, giá lợn hơi xuất chuồng tại Đồng Nai tăng lên mức 95.000-97.000 đồng/kg, ngang ngửa giá lợn hơi tại miền Bắc – khu vực luôn có giá lợn hơi cao nhất cả nước. Theo ông Đoán, đây là mức giá kỷ lục, chưa bao giờ giá lợn hơi lại cao như vậy.
Thanh Hóa giảm hộ nghèo để về đích nông thôn mới
Gần đây khi xã Thiệu Thành rà soát, lập danh sách chi trả tiền hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, người dân phát hiện hàng chục hộ nghèo ở thôn Thành Thượng đã bị “sáp nhập”.
Theo báo VnExpress, gia đình anh Nguyễn Văn Hưng (35 tuổi) là một trong 15 hộ nghèo ở thôn Thành Thượng, xã Thiệu Thành, thuộc diện được nhận tiền hỗ trợ đợt đầu tiên. Giữa tháng 5, anh Hưng đến trụ sở xã Thiệu Thành lĩnh tiền hỗ trợ nhưng không được chi trả với lý do “4 khẩu của gia đình đã bị sáp nhập với hộ nghèo khác, xã đang phải rà soát”.
“Nghe cán bộ giải thích, tôi không hiểu chuyện gì xảy ra, vì rõ ràng nhà tôi từ lâu là hộ riêng biệt”, anh Hưng nói. Cuốn sổ hộ nghèo anh vẫn cầm trên tay.
Theo tìm hiểu, hộ anh Hưng bị “sáp nhập” vào hộ nghèo của gia đình bà Nguyễn Thị Thịnh, ở cùng thôn Thành Thượng vào cuối năm 2019. Tương tự, gia đình các anh Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Vượng, Nguyễn Văn Khải… cũng bị nhập vào các hộ nghèo khác.
Ông Nguyễn Duy Chấp – Trưởng thôn Thành Thượng cho hay, thôn này có 15 hộ nghèo, 60 hộ cận nghèo. Hiện nay Thành Thượng chỉ còn 8 hộ nghèo trên danh sách.
Theo lý giải của ông Chấp, thôn sáp nhập hộ nghèo để hoàn thành tiêu chí xây dựng thôn nông thôn mới.
Ông Đào Hồng Quang – Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Thiệu Hóa, xác nhận tình có tình trạng sáp nhập hộ nghèo ở xã Thiệu Thành, với mục đích để hoàn thành tiêu chí về đích nông thôn mới.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-20-5-bo-tai-nguyen-moi-truong-len-tieng-viec-ca-nhan-doanh-nghiep-trung-quoc-so-huu-dat-vi-tri-dac-dia.html


Điểm tin trong nước chiều 20/5: Thủ tướng

đề nghị hoãn tăng lương; Đô đốc Nguyễn Văn Hiến

bị đề nghị phạt 3-4 năm tù

Minh Khuê
Mục Điểm tin trong nước chiều 20/5 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Thủ tướng đề nghị hoãn tăng lương
Sáng 20/5, Thủ tướng đề nghị Quốc hội cân nhắc chưa tăng lương cơ sở, lương hưu từ 1/7 để “cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng Covid-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách”.
Trước đó, theo nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 8 vào cuối năm 2019, lương cơ sở cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, lương hưu sẽ tăng lên 1,6 triệu đồng một tháng từ 1/7. Mức này tăng khoảng 110.000 đồng so với năm 2018 (tương đương 7%).
CSGT phạt hơn 32 tỷ đồng trong 4 ngày dừng phương tiện không cần lỗi
Cục CSGT hôm 19/5 cho biết trong ngày thứ 4 thực hiện tổng kiểm soát giao thông đường bộ, lực lượng CSGT cả nước đã dừng hơn 64.000 phương tiện; lập biên bản hơn 14.600 trường hợp, phạt tiền 10,2 tỷ đồng. Phía CSGT cũng tạm giữ hơn 2.000 phương tiện, tước giấy phép lái xe gần 800 trường hợp.
Như vậy, qua 4 ngày được phép dừng phương tiện không cần lỗi ban đầu, CSGT cả nước đã dừng hơn 250.000 lượt phương tiện, xử lý hơn 49.000 trường hợp vi phạm, xử phạt với tổng số tiền hơn 32 tỷ đồng.
Ngày 22/5 công an tỉnh Long An sẽ làm rõ thông tin về Nguyễn Văn Nghị
Ngày 15/5, đại tá Phạm Thanh Tâm – Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết: Người từng liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, sinh năm 1984, cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP. Tân An, tỉnh Long An, chứ hoàn toàn không phải là “Nguyễn Văn Nghị, sinh 1979, trú xã Tân Hội huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”.
Tuy nhiên trong phiên toà giám đốc thẩm ngày 7/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Công an tỉnh Long An trả lời, đối tượng liên quan đến vụ án tên là Nguyễn Văn Nghị.
Như vậy về thông tin trên, ngày 22/5 tới công an tỉnh Long An sẽ làm rõ vấn đề này và thông tin một số vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị đề nghị phạt 3-4 năm tù
VKS Quân chủng Hải quân đánh giá ông Hiến phạm tội với lỗi vô ý, “không có động cơ, mục đích” nên đề nghị 3-4 năm tù, thấp hơn một nửa so với khung truy tố, theo VnExpress.
Sáng 20/5, trong phần luận tội, VKS xác định ông Hiến tại thời điểm phạm tội là Tư lệnh Quân chủng Hải quân.  Trong thời gian này ông Hiến đã ký phê duyệt đưa 3 khu đất quân sự trên đường Tôn Đức Thắng, TP. HCM, vào liên doanh, trong khi bản chất đây là “cho thuê đất không đúng pháp luật”.
Hậu quả, Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất trong thời gian 49 năm, gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 939 tỷ đồng.
4 thuộc cấp của ông Hiến tại Quân chủng Hải quân bị VKS xác định phạm tội “Vi phạm quy định về quản lý đất đai”. Trong đó, ông Bùi Như Thiềm (cựu trưởng phòng Kinh tế) bị đề nghị 7-9 năm tù, Bùi Văn Nga (cựu giám đốc Công ty Hải Thành, thuộc Quân chủng Hải quân) 6-8 năm tù, Đoàn Mạnh Thảo (cựu trưởng phòng Tài chính) 5-7 năm tù, Trần Trọng Tuấn (cựu đại tá, phó giám đốc Công ty Hải Thành) 3-4 năm tù.
Ba người bị đề nghị tuyên phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” gồm: Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”, cựu phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn) 20 năm tù (tổng hợp bản án trước là 30 năm tù) phạt bổ sung 80-100 triệu đồng; Phạm Văn Diệt (cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Bình) 15 năm tù, phạt bổ sung 50-70 triệu đồng, Vũ Thị Hoan (cựu tổng giám đốc Công ty Yên Khánh) 7-9 năm tù, phạt bổ sung 20-30 triệu đồng.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-chieu-20-5-thu-tuong-de-nghi-hoan-tang-luong-do-doc-nguyen-van-hien-bi-de-nghi-phat-3-4-nam-tu.html

Tư duy thoát Trung và câu chuyện đặc khu

Hải Đăng
Thoát Trung là gì?
Gần đây, cách hành xử một cách độc đoán, thô lỗ của Trung Cộng trong Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới kêu gọi tẩy chay Trung Cộng. Trong bối cảnh đó, cũng đã có một số chuyên gia Việt Nam kêu gọi đây là dịp tốt để Việt Nam có thể “Thoát Trung”.
Vấn đề “Thoát Trung” đã được đặt ra từ năm 2014 với nhiều tranh luận sôi nổi. Ý kiến về nội hàm của khái niệm “Thoát Trung” của nhiều nhà trí thức đưa ra, không hẳn là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung mà hầu hết các chuyên gia đều đồng ý, đó là “Thoát Trung” cần được hiểu một cách đơn giản là thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng.
Thế nhưng vấn đề cần đặt ra là liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có thực sự muốn “Thoát Trung”?
Lệ thuộc chính trị
Việt Nam hiện nay lệ thuộc vào Trung Cộng nhiều thứ, nhưng về cơ bản, có thể kể ra đó là lệ thuộc về chính trị, kinh tế và đối ngoại.
Về mặt đối ngoại là lĩnh vực mà mọi người cảm thấy có nhiều hy vọng, khi thấy Việt Nam càng ngày càng có xu hướng ngả về phía Mỹ. Quan hệ Việt – Mỹ gần đây hết sức nồng ấm. Nhiều người nghĩ rằng, với việc Việt Nam đang xích về phía Mỹ sẽ khiến Việt Nam thoát khỏi “cái bóng” của Trung Cộng. Tuy nhiên, người cộng sản thường quan niệm “Chính sách đối ngoại là “cánh tay nối dài” của chính sách đối nội”, vì thực ra, chính sách đối ngoại lại được quyết định bởi các nhân vật chính trị quan trọng trong nước. Thậm chí, có thể nói, chính sách đối ngoại Việt Nam phụ thuộc vào quyết định của những nhân vật cao cấp trong Bộ Chính trị Việt Nam, vốn có quyền quyết định tất cả vận mệnh của đất nước, chứ không chỉ riêng chính sách đối ngoại.
Về mặt chính trị, sự gần gũi giữa hai Đảng Cộng sản, cộng với những sự tương đồng trong văn hoá, đã khiến bộ máy nhà nước Việt Nam như một bản sao thu nhỏ từ bộ máy nhà nước Trung Cộng. Tất cả các cơ quan nhà nước Việt Nam đều có cấu trúc và tên gọi giống như cơ quan tương tự bên Trung Cộng. Trong chương trình đào tạo các quan chức Việt Nam, có rất nhiều chương trình đưa các cán bộ sang đào tạo tại Trung Cộng. Và đã có chuyên gia lên tiếng cảnh báo việc Trung Cộng tìm cách khai thác, mua chuộc, khống chế cán bộ Việt Nam khi đi học tại Trung Cộng.
Ngay cả việc “nhóm lò” chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, người quan sát thấy rõ đây là “phiên bản” của kế hoạch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng bí thư Trung Cộng Tập Cận Bình. Mặc dù giương lên ngọn cờ “cao cả” là chống tham nhũng, nhưng thực chất đây là việc tiêu diệt các phe phái đối lập, để phe mình nắm giữ quyền lực.
Kinh tế lệ thuộc vì đâu?
Về mặt kinh tế, bao lâu nay Chính phủ Việt Nam vẫn lúng túng khi cố tuyên bố tìm cách phát triển kinh tế, tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung Cộng. Vấn đề này đã được nhiều chuyên gia và quan chức công khai đặt ra, nhưng trong thực tế, Nhà nước Việt Nam vẫn loay hoay chưa tìm được lối ra. Vậy lực cản nào đã dẫn đến sự lệ thuộc này?
Báo chí trong nước mới đây cho biết, khi cử tri Hải Phòng kiến nghị “tình trạng người Trung Cộng mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh hiện nay là rất đáng ngại”. Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã cung cấp số liệu, theo đó, từ năm 2011 đến 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển TP.Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Cộng đang sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê của UBND TP.Đà Nẵng.
Bộ Quốc Phòng cũng cho biết thêm để sở hữu các lô đất ở TP.Đà Nẵng, người Trung Cộng chủ yếu dựa theo 2 hình thức:
Thứ nhất, là thành lập doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam. Ban đầu, người Trung Cộng góp vốn thấp hơn người Việt (người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất), doanh nghiệp sẽ do người Việt Nam điều hành. Sau một thời gian, bằng nhiều cách, người Trung Quốc tăng vốn, giành quyền điều hành doanh nghiệp. Do tài sản góp vốn là đất, nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người Trung Cộng.
Thứ hai, người Trung Quốc đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người Việt gốc Hoa) để mua đất. Hầu hết các lô đất đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ.
Bộ Quốc phòng cho rằng cử tri và dư luận xã hội thấy “đáng ngại” về việc cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng cấp chứng nhận quyền sử dụng 21 lô đất cho người Trung Cộng là có cơ sở.
Đây không phải là vấn đề mới, ngay từ giai đoạn 2015 đã có nhiều chuyên gia tỏ ý lo ngại về vấn đề này trên báo chí.
Thêm nữa, báo chí mới đây cũng đưa thêm những thông tin “giật mình”. Ngoài việc sở hữu bất động sản có vị trí trọng yếu mà Bộ Quốc phòng vừa chỉ ra, các nhà đầu tư đến từ Trung Cộng đang ồ ạt thâu tóm thêm nhiều dự án của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực liên quan đến năng lượng, tài nguyên, thương mại điện tử..
Trong lĩnh vực năng lượng, có thể kể đến dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) với công suất 1.240 MW, tổng mức đầu tư 1,755 tỉ USD. Dự án này hiện đã thuộc sở hữu của Công ty lưới điện Phương Nam TQ (chiếm 55% vốn), Công ty điện lực quốc tế Trung Cộng (CPIH) 40%, trong khi Tổng công ty điện lực (Vinacomin) chỉ nắm giữ có 5%.
Tại Hà Tĩnh, dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 có tổng mức đầu tư 2,187 tỉ USD, công suất 1.200 MW, cũng đã rơi vào tay Công ty One Energy Asia (Hồng Kông), sau khi công ty này thâu tóm lại cổ phần của Tổng công ty lắp máy VN (LILAMA) 25%, Công ty CP cơ điện lạnh (REE) 23%. Chưa dừng lại ở đó, tại dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (Bình Thuận), Công ty One Energy cũng rót 55% vốn để kiểm soát, còn EVN nắm 29% và Tập đoàn Thái Bình Dương nắm 16% vốn.
Còn nhiều thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) khác có giá trị lớn do công ty TQ tiến hành dưới dạng mua cổ phần chi phối, như Tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần (96,9 triệu USD) từ một tập đoàn VN để đồng sở hữu liên doanh Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh. Thương vụ đình đám nhất trong lĩnh vực nông nghiệp là vụ thâu tóm C.P VN. Công ty mẹ CPG ở Thái Lan đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ ở C.P VN (71%) sang cho công ty con – Công ty Pokphand (CPP) trụ sở ở Hồng Kông. Khi đó, C.P VN đang nắm thị phần chủ yếu lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của VN.
Đáng chú ý là tất cả những vấn đề này đã được các chuyên gia và người dân nói lên nỗi lo ngại của mình từ rất lâu, trên các phương tiện truyền thông chính thống. Việc công dân Trung Cộng mua bất động sản gần căn cứ quân sự đã xảy ra nhiều lần, cụ thể năm 2012, báo chí đã gióng lên hồi chuông báo động khi nhiều người Trung Cộng nuôi cá bè ngay gần cảng quân sự Cam Ranh, dẫn đến những đe doạ về an toàn quân sự đối với quốc phòng Việt Nam. Thế nhưng tất cả vẫn lặp lại, người Trung Quốc vẫn có thể dễ dàng “thâu tóm, khống chế” các doanh nghiệp cũng như toàn bộ xương sống của nền kinh tế Việt Nam, thậm chí dễ dàng mua đất có vị trí quốc phòng quan trọng.
Câu chuyện đặc khu
Năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã công bố Dự thảo Luật đơn vị kinh tế hành chính đặc biệt (Gọi tắt là Luật Đặc khu), với ba địa điểm: Vân Đồn; Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Dự luật này được chuẩn bị một cách vô cùng cẩu thả, sao chép lẫn nhau một cách thô vụng, và không dựa trên những cơ sở thuyết phục. Mặc dù bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khẳng định trước Quốc Hội rằng “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật”. Tuyên bố này của bà Chủ tịch Quốc Hội hàm ý Bộ Chính trị là quyết định cao nhất, tất cả nhân dân có nghĩa vụ phải tuân theo.
Sau đó, đã dẫn đến sự kiện người dân cả nước cùng xuống đường biểu tình để tỏ thái độ không đồng ý với Dự luật này. Điều mà tất cả người dân lo ngại là sự đe doạ trước sự “xâm lăng không tiếng súng” của Trung Cộng, đặc biệt với Vân Đồn – một khu vực biển có vị trí tiền tiêu của Tổ quốc. Các chuyên gia cũng đã chỉ rõ khả năng các doanh nghiệp Trung Cộng có thể thâu tóm hoặc mua đất đai khu vực này (Dự luật cho thuê đất tới 99 năm), và như nhiều trường hợp trước đây ở Việt Nam, người Trung Cộng làm gì trong đất đai mà họ nắm giữ đó thì Chính quyền Việt Nam không thể hay biết.
Những tưởng với quyết tâm giữ gìn chủ quyền biển, đảo, Nhà nước Việt Nam phải cảnh giác trước các âm mưu “thực dân mới” của Trung Cộng thông qua các khoản vay, đầu tư và tham nhũng, hối lộ mà “Vành đai, Con đường” là kế hoạch tiêu biểu. Thế nhưng, câu chuyện lại không phải như vậy.
Mới đây, báo chí tỉnh Quảng Ninh tưng bừng công bố Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh.
Điều đó cho thấy, mặc dù các khuyến cáo, lo ngại của người dân và các chuyên gia, Đảng và Nhà nước vẫn “đánh úp” nhân dân bằng các quyết định “âm thầm” của mình. Dự luật người dân phản đối thì Chính phủ ban Nghị quyết, và chẳng có ai còn hơi sức để phản đối nữa. Và như vậy, câu chuyện đặc khu Vân Đồn lại được tiếp tục. Rồi có thể 5 hoặc 10 năm nữa, các cơ quan như Bộ Quốc phòng lại công bố một loạt các thông tin “chấn động” khi Trung Cộng đã “làm chủ” toàn bộ đặc khu này. Và nếu người dân phản đối thì lại “Đảng và Nhà nước biết hết rồi, có phương án hết cả rồi” hay “chúng ta chỉ chống lại hay khởi kiện Trung Cộng khi nào chúng ta đủ mạnh, thoát khỏi sự lệ thuộc từ Trung Cộng đã”. Tuy nhiên, với các kế hoạch như hiện nay của Nhà nước Việt Nam, việc thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng là mãi mãi không thể.
Trong một bài trả lời phòng vấn gần đây, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng “thoát Trung cũng chính là hàm nghĩa “thoát Ta”. Ý kiến này xem ra rất đúng. Có lẽ, ông Trần Đình Thiên chưa thể nói thẳng ra được rằng, muốn “Thoát Trung”, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam cần thoát khỏi các lợi ích cá nhân của chính họ đi đã. Phải đặt lợi ích của đất nước và dân tộc lên trên, chứ cứ chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân của chính “Ta” thì muôn đời cũng chẳng “Thoát Trung” được.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/escape-china-influence-and-special-economic-zone-05192020124655.html

Việt Nam sẽ lựa chọn “Tứ trụ”

 tại Đại hội 13 sắp tới như thế nào? (phần 1)

GS. Carl Thayer
Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2021, chỉ khoảng 8 tháng tính từ thời điểm này. Thời gian còn lại trong năm nay sẽ là khoảng thời gian cho một loạt các cuộc họp để hoàn tất các kế hoạch cho đại hội bao gồm cả việc lựa chọn đại biểu và các ứng viên cho Ban Chấp hành Trung ương. Vấn đề đáng quan tâm chính là ai sẽ là người lãnh đạo Việt Nam trong tương lai. Ai sẽ là Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội sắp tới?
Ban Chấp hành Trung ương vừa có Hội nghị Trung ương thứ 12 (từ ngày 11 đến 14 tháng 5), ưu tiên việc hoàn tất các quy định liên quan đến các tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự. Bộ Chính trị sẽ xem xét những kiến nghị và các bước quan trọng trong quá trình lựa chọn người lãnh đạo tại hội nghị 13 diễn ra vào cuối năm nay.
Vậy những lãnh đạo Việt Nam – thường được gọi là “Tứ trụ” – được chọn lựa ra sao?
Câu trả lời phức tạp vì nó liên quan đến các quy định hiện hành và quá trình lựa chọn nhiều bước. Ban Chấp hành Trung ương hiện thời sẽ đưa ra một danh sách các ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo trong Ban Chấp hành Trung ương do Bộ Chính trị chuẩn bị, bao gồm cả những đề nghị cho những người được đề cử để xem xét cho 4 vị trí lãnh đạo.
Quá trình bầu chọn sẽ được tiến hành như sau: các đại biểu của đảng từ các tỉnh, thành, quân đội và các quan chức đang nắm giữ các vị trí cấp quốc gia trong đảng và chính quyền trung ương sẽ bỏ phiếu cho một danh sách các ứng cử viên đã được Ban Chấp hành Trung ương khoá hiện tại chấp thuận. Sau khi Ban Chấp hành Trung ương khoá mới được bầu chọn, các uỷ viên của ban sẽ bầu chọn các người được đề cử cho các vị trí trong Bộ Chính trị bao gồm cả việc lựa chọn một trong những uỷ viên của ban làm Tổng Bí thư mới.
Sau đại hội 13, Tổng Bí thư sẽ triệu tập một cuộc họp của Bộ Chính trị để quyết định giao công việc cho các uỷ viên, bao gồm cả việc ai là người sẽ được chọn làm Chủ tịch, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Những cái tên của những người được đề cử sẽ được đưa ra Quốc hội để phê duyệt chính thức.
Các quy định và thông lệ của đảng yêu cầu các uỷ viên Bộ chính trị, những người có tuổi đời quá 65 hoặc đã phục vụ hai nhiệm kỳ, phải nghỉ hưu. Chỉ thị số 35-CT/TW được Bộ Chính trị ban hành xác định năm 2020 là hạn để quyết định độ tuổi hợp lệ cho các ứng viên cho một trong 4 vị trị trứ trụ.
Các cá nhân được lựa chọn cho một trong 4 vị trí tứ trụ phải phục vụ đủ 1 nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến công việc cụ thể của họ. Quy định của Đảng cho phép miễn trừ tiêu chuẩn tuổi nghỉ hưu đối với những trường hợp “ngoại lệ”. Thông lệ của Đảng đã cho phép duy nhất một trường hợp ngoại lệ trong quá khứ đối với vị trí Tổng Bí thư, và theo quy định 214 của Đảng (tháng 2 năm 2020), chỉ có Ban Chấp hành Trung ương mới có quyền phê duyệt những ngoại lệ.
Tuy nhiên, có một nhân tố phức tạp. Do Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời, đảng đã đồng ý cho phép Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm thêm vị trí Chủ tịch nước. Đây là một quyết định chưa từng có. Ông Trọng sẽ nghỉ hưu sau khi hoàn tất nhiệm kỳ của mình vào tháng 1 năm 2021. Với tuổi tác và sức khoẻ của mình, rất khó có khả năng ông Trọng sẽ ở lại vị trí Chủ tịch nước nhiệm kỳ hai. “Tam trụ” sẽ trở lại với “Tứ trụ”.
* Giáo sư Carl Thayer là Giáo sư danh dự và là thành viên thỉnh giảng của Trường Nhân văn và Khoa học xã hội, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/how-will-vn-select-its-four-pillars-at-the13-national-party-congress-05202020105553.html

Việt Nam sẽ lựa chọn “Tứ Trụ”

tại Đại hội 13 sắp tới như thế nào? (phần 2)

GS. Carl Thayer
Ai sẽ đủ tiêu chuẩn được lựa chọn vào vị trí lãnh đạo?
Tại Đại hội 12, 19 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đã được bầu vào Bộ Chính trị (bao gồm 3 nữ). Sau đó, Uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đã bị khai trừ và Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần. Trong số 17 uỷ viên còn lại, 8 người sẽ quá tuổi 65 và do đó sẽ nghỉ hưu (bao gồm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng và Trương Hoà Bình). Danh sách các ứng cử viên tiềm năng cho các vị trí lãnh đạo hàng đầu có thể giảm mất 2 người: Đinh Thế Huynh bị bệnh, Hoàng Trung Hải bị kỷ luật. Ngoài ra, có tin đồn chưa được kiểm chứng là Võ Văn Thưởng, người trẻ nhất trong Bộ Chính trị hiện đang ở độ tuổi 49, cũng sẽ nghỉ hưu vào cuối nhiệm kỳ này vì lý do cá nhân.
Các vị trí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho nhiệm kỳ tới chỉ có thể được bầu chọn từ những uỷ viên còn lại đáp ứng tiêu chuẩn thuộc Bộ Chính trị, những người đã phục vụ đủ 1 nhiệm kỳ. Vì vậy, chỉ còn 6 người trong Bộ Chính trị – 5 nam và 1 nữ (không bao gồm Võ Văn Thưởng) – những người đáp ứng tiêu chuẩn cho việc bầu chọn vào các vị trí lãnh đạo hàng đầu bao gồm:
Tô Lâm, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Phạm Bình Minh, và Nguyễn Văn Bình.
Quá trình lựa chọn cuối cùng cho 4 vị trí hàng đầu sẽ chịu ảnh hưởng bới các quy định của đảng, quy định về ngoại lệ, thông lệ của đảng rằng Tổng Bí thư phải là người Bắc, và phải có đại diện nữ. Theo quy định 214, Tổng Bí thư cần phải có “năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ các lãnh đạo cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nghiệm, các cán bộ cấp chủ chốt”. Tổng Bí thư phải “kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương; tham gia Bộ Chính trị ít nhất 1 nhiệm kỳ trở lên
Tổng Bí thư
Nếu một ngoại lệ được chấp thuận thì có khả năng cao là ngoại lệ sẽ cho trường hợp ông Trần Quốc Vượng và ông ta sẽ là Tổng Bí thư tiếp theo vì lý do kinh nghiệm. Ông Vượng có kinh nghiệm ở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan trung ương đảng – nơi ông là Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương (2011), Ban Bí thư (từ tháng 5 /2013) và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng (2016), Thường trực Ban Bí thư (từ tháng 3 năm 2018). Ông Trần Quốc Vượng sinh ở Thái Bình. Ông là cánh tay phải của ông Trọng trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra.
Tuy nhiên, có một nhân tố cần phải xem xét, đó là tuổi của ông Vượng và sức khoẻ của ông. Ông Vượng sẽ 67 tuổi vào năm 2021 và 72 tuổi vào đại hội 14. Liệu ông ta sẽ là Tổng Bí thư 1 nhiệm kỳ hay ông cũng giống ông Trọng (nghỉ hưu ở độ tuổi 76), được cho thêm một ngoại lệ và nghỉ hưu ở độ tuổi 77?
Thủ tướng
Vị trí thủ tướng thường rơi vào Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế. Tuy nhiên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhiệm kỳ 2007 – 2016 bị loại vì bị kỷ luật. Trong số 6 người còn lại có độ tuổi dưới 65, 2 người có khả năng được chọn gồm: Vương Đình Huệ (Phó thủ tướng từ năm 2016 và hiện là Bí thư Thành uỷ Hà Nội) dường như đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn; và Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Một lựa chọn có thể khác là tái cử Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đã phục vụ một nhiệm kỳ. Ông Phúc sẽ 66 tuổi vào đại hội 13 và vì vậy nếu tái cử ông phải được chấp thuận là ngoại lệ.
Chủ tịch nước
Nếu Vương Đình Huệ được chọn làm Thủ tướng, 5 người còn lại sẽ là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch nước. Tiêu chuẩn cho vị trí này bao gồm kinh nghiệm sâu trong chính phủ. Vì vậy sẽ có hai ứng viên có thể cho vị trí này là Tô Lâm và Phạm Bình Minh.
Tô Lâm, hiện là Bộ trưởng Bộ Công an, có thể theo bước người tiền nhiệm là Trần Đại Quang người từng là Bộ trưởng Bộ Công an trước khi là Chủ tịch nước.
Phạm Bình Minh, người sẽ hoàn thành 2 nhiệm kỳ ở chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và sẽ phải rời khỏi vị trí này. Sự nghiệp của ông Minh gắn với Bộ Ngoại giao và là Phó Thủ tướng. Ông Minh, người nói thạo tiếng Anh, được coi là một ưu điểm được biết đến trên trường quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội
Nếu những vị trí nói ở trên đã tìm được người thì sẽ còn lại 5 uỷ viên Bộ Chính trị còn lại đủ tiêu chuẩn để được chọn vào vị trí Chủ tịch Quốc hội. Bây giờ câu hỏi về đại diện nữ giới được đặt ra và chỉ có một lựa chọn là bà Trương Thị Mai – Trưởng ban Dân vận Trung ương.
Một khả năng khác là tái bổ nhiệm đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người đã phục vụ đủ một nhiệm kỳ. Nhưng bà Ngân sẽ 66 tuổi vào đại hội 13, và để được tái bổ nhiệm bà Ngân sẽ cần được chấp thuận là ngoại lệ.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị
Như đã đề cập ở trên, đại hội 12 đã bầu chọn 19 ủy viên Bộ Chính trị. Con số này đã giảm xuống còn 14 do có người mất, người bị khai trừ và người bị bệnh. Nếu 8 người còn lại phải nghỉ hưu do quá tuổi 65, sẽ chỉ còn 6 người cho 4 vị trí cao nhất. Điều này gợi ý ít nhất một người quá tuổi 65 sẽ được cho là ngoại lệ.
Kể từ đại hội 4 vào năm 1976, số lượng con số các uỷ viên Bộ Chính trị thường từ 13 đến 19. Con số trung bình là 16 người mà theo một số đảng viên thì đây là không bền vững vì sẽ có khả năng về ngang bằng phiếu bầu.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với một quyết định chính về chuyển giao thế hệ. Nếu số lượng người trong Bộ Chính trị vẫn được giữ ở con số 19, điều này có nghĩa là 12 người mới sẽ được bầu vào. Nếu con số người trong Bộ Chính trị giảm xuống còn 15 người, 8 người mới sẽ được bầu vào.
Nhân tố Trung Quốc
Đại sứ quán Trung Quốc theo dõi chặt hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam. Trong quá khứ, Đại sứ Trung Quốc và các nhân viên cao cấp của Đại sứ quán Trung Quốc đã nói (với Việt Nam) về những lựa chọn của họ cho các vị trí lãnh đạo (của Việt Nam). Việc này thường được làm dưới hình thức gợi ý chỉ ra rằng có 1 lãnh đạo quá thân Mỹ (trường hợp Phạm Bình Minh trong quá khứ) hoặc không thiện cảm với Trung Quốc.
Vậy Trần Quốc Vượng đứng đâu trong quan hệ với Trung Quốc? Đánh giá dựa vào tiểu sử của ông Vượng kể từ khi ông trở thành Thường trực Ban Bí Thư vào tháng 3/2018 và là người kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng, quan điểm của ông Vượng có thể được miêu tả là thực tế và thống nhất với khuôn khổ chính sách của đảng là “hợp tác và đấu tranh”.
Ví dụ, vào tháng 1 năm 2020, ông Vượng đã tiếp Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay. Ông Vượng đề nghị các bộ, ngành và địa phương cả hai nước tăng cường hợp tác thực tế và hiệu quả trên mọi lĩnh vực để chào mừng ngày kỷ niệm. Ông nói rằng Việt Nam sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu thêm các trao đổi hợp tác, có lợi cho người dân hai nước.
Tuy nhiên hơn cả lời nói lịch sự, ông Vượng đã nói đến những khó khăn và nhiều thách thức mà hai nước đang đối mặt. Ông kêu gọi sự phát triển các mối quan hệ truyền thống theo cách có kết quả, bền vững và lành mạnh, đồng thời gợi ý rằng hai bên nên bắt tay để tìm ra các giải pháp thoả đáng để giải quyết hợp lý những bất đồng qua các biện pháp hoà bình, theo luật quốc tế.
* Giáo sư Carl Thayer là Giáo sư danh dự và là thành viên thỉnh giảng của Trường Nhân văn và Khoa học xã hội, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/how-will-vn-select-its-four-pillars-at-the13-national-party-congress-05202020111755.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.