Tin Việt Nam – 18/05/2020
Monday, May 18, 2020
8:56:00 PM
//
- Slider
,
- Tin Việt Nam
Bộ GTVT nại lý do nợ xấu để đề xuất tăng phí BOT
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vào ngày 18/5 trình Chính phủ hai phương án đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp BOT và khẳng định rằng nếu không tăng phí BOT nhiều doanh nghiệp nguy cơ thành nợ xấu.Truyền thông trong nước dẫn lời ông Nguyễn Viết Huy phó vụ trưởng vụ đối tác công tư (PPP) Bộ Giao thông Vận tải cho biết cụ thể phương án thứ nhất: Cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án. Giao Bộ GTVT lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phí vận tải.
Phương án 2: Giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Tuy nhiên, Nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký. Giao Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng để bố trí kế hoạch vốn, Bộ GTVT đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.
Ông Huy giải thích thêm, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm doanh thu, trong đó phần nhiều dự án BOT thực hiện miễn giảm phí cho các xe vận tải theo nghị định 35 về việc giảm chi phí vận tải trên toàn quốc.
Ngoài ra, còn do một số trạm thu phí xuất hiện đường ngang và đường tránh. Các phương tiện lựa chọn các con đường này để di chuyển thay vì đi qua BOT, để tránh mất phí khiến doanh thu ở BOT sụt giảm.
Một nguyên nhân nữa được ông Huy đưa ra là do tình hình dịch COVID_19 nên ông Huy khẳng định nếu không tăng phí, nhiều doanh nghiệp BOT có nguy cơ chuyển sang nợ hoặc sẽ thành nợ xấu của ngân hàng.
Đề xuất của Bộ GTVT đang gây nên những phản ứng trái chiều, trong đó Hiệp hội Vận tải ô tô phản đối vì thời điểm hiện nay, nền kinh tế nói chung và ngành vận tải nói riêng vẫn đang khó khăn, việc tăng phí BOT cần có thời gian và lộ trình.
Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện nay có 88 trạm thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức BOT (Xây Dựng – Vận Hành – Chuyển Giao). Bộ GT-VT quản lý 74 trạm, số còn lại do các Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh quản lý. Tuy nhiên đã có nhiều phản đối trong cả nước hơn hai năm qua, các tài xế cho rằng các chủ đầu tư không xây dựng bao nhiêu, mà lại cố tình đặt trạm sai vị trí để thu nhiều tiền, ngoài ra số tiền phải trả khi qua các trạm cũng bị người dân phản đối cho là quá cao.
Giới lái xe trong cả nước đã phản ứng bằng cách dùng tiền lẻ để trả phí khi qua trạm, làm kẹt xe nhiều giờ. Đỉnh điểm của phong trào phản đối này là vào cuối năm 2017 tại trạm BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Chính quyền đã phải đưa cảnh sát cơ động đến để giữ trật tự. Và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải ra lệnh tạm dừng trạm này trong nhiều tuần để bàn phương cách giải quyết.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-ministry-of-transport-reasons-for-the-increase-of-bot-toll-fees-05182020082916.html
Chiều 18/5,
Bộ Y tế công bố thêm 4 ca nhiễm Covid-19
Tâm TuệChiều 18/5, Bộ y tế công bố thêm 4 ca dương tính với Covid-19 là 2 tiếp viên hàng không hãng Vietnam Airlines trở về từ Nga và 2 hành khách trở về từ Mỹ, nâng tổng số bệnh nhân toàn quốc lên 324 ca.
Cụ thể, Các ca nhiễm mới bao gồm 2 tiếp viên của Vietnam Airlines thực hiện chuyến bay VN0062 từ Mátxcơva (LB Nga) về Vân Đồn ngày 13/5 và 2 hành khách trên chuyến bay VN001 từ Washington D.C (Hoa Kỳ) về Sân bay Quốc tế Nội Bài ngày 16/5.
“Bệnh nhân 321” và 322, 44 tuổi và 39 tuổi, đều là nam và ở quận Phú Nhuận, TP. HCM và đều là tiếp viên hàng không hãng Vietnam Airlines.
2 tiếp viên này thực hiện chuyến bay VN0062 từ Mátxcơva (LB) Nga, hạ cánh tại Sân bay Vân Đồn ngày 13/5. Sau khi làm thủ tục khai báo y tế và nhập cảnh, toàn bộ đoàn tiếp viên quay trở lại máy bay về Hà Nội, trên chuyến bay không có hành khách.
10h cùng ngày, nhóm tiếp viên đi chuyến bay VN7485 không có hành khách từ Hà Nội đến TP HCM. Họ được cách ly tại khu lưu trú của hãng Vietnam Airlines ở đường Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình.
Tại nơi cách ly, “bệnh nhân 321” ở chung phòng với “bệnh nhân 322”. Ngày 14/5, cả hai được xét nghiệm lần một kết quả âm tính. Chiều 16/5, “bệnh nhân 321” sốt 38,2 độ C, ngày 17/4 mẫu xét nghiệm lần hai dương tính.
Tối 17/5, bệnh nhân 322 được lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tập trung tại khu C trường Thiếu sinh quân, huyện Củ Chi, thuộc diện tiếp xúc gần. Ngày 18/5, bệnh nhân xét nghiệm dương tính.
Hai bệnh nhân tiếp viên hiện điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
“Bệnh nhân 323”, nữ, 19 tuổi và “bệnh nhân 324”, nam, 18 tuổi, đều ở quận Tân Bình, TP. HCM. 2 người là du học sinh Mỹ về nước ngày 16/5 trên chuyến bay VN001, số ghế 41D và 27K.
Sau khi nhập cảnh tại sân bay Nội Bài, các hành khách trên chuyến bay cách ly tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Hai người kết quả xét nghiệm dương tính ngày 17/5. Họ điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Tính đến tối 18/5, Việt Nam có 324 ca nhiễm dịch Covid-19. Trong đó, có 263 ca bệnh được công bố khỏi bệnh, 61 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
https://www.dkn.tv/thoi-su/chieu-18-5-bo-y-te-cong-bo-them-4-ca-nhiem-covid-19.html
Trí thức Việt Nam ký kiến nghị về Hồ Duy Hải
’vì trách nhiệm công dân’
Một bản kiến nghị gửi cho các lãnh đạo cơ quan nhà nước cao nhất ở Việt Nam đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải”.Ngoài ra, nhóm ký kiến nghị yêu cầu Quốc hội VN lập Ủy ban giám sát vụ án để đánh giá lại tính khách quan và chính xác của phiên giám đốc thẩm hơn một tuần trước.
Bác kháng nghị Hồ Duy Hải: Đại biểu Quốc hội nói ‘chưa thuyết phục’
Hội đồng thẩm phán bác kháng nghị điều tra lại vụ Hồ Duy Hải
LS Trần Hồng Phong: ‘Không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ Hồ Duy Hải’
Họ cũng đề nghị Quốc hội “nếu phát hiện sai sót nghiêm trọng, Quốc hội tiến hành bãi nhiệm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và các thành viên Hội đồng thẩm phán, bầu chánh án và phê chuẩn các thẩm phán mới”.
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 18/05/2020, hơn một tuần sau khi Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối gồm 17 thành viên bác kháng nghị về vụ tử tù Hồ Duy Hải, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên đại học ở Hà Nội, nói vì sao bà và bạn bè nêu kiến nghị lần này:
“Năm 2014, trước tin Hồ Duy Hải sắp bị tử hình, tấm ảnh mẹ và em gái Hải khóc ngất trước cửa tòa đã làm nhiều người xúc động sâu sắc. Sau đó, khi trò chuyện trên mạng, tôi và một số bạn bè đã rủ nhau làm một petition kêu oan cho Hải. Lúc đó, việc nêu kiến nghị – petition còn chưa phổ biến, người Việt Nam mới biết đến hình thức này sau khi có một vị đại sứ của Anh hướng dẫn.
“Một người bạn tôi cũng đã thảo một thư gửi đến các tổ chức QT như EU, Ân xá Quốc tế… Sau đó, Chủ tịch nước nhiệm kỳ đó đã ký hoãn án tử hình. Vì thế, lần này sau phiên phúc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, chúng tôi lại gặp nhau và rủ thêm một số bạn bè nữa cùng tham gia.”
“Chúng tôi hy vọng với cách lên tiếng ôn hòa này, các cấp có thẩm quyền có thể cứu xét lại trường hợp của Hải.”
Từ Hungary, nhà báo Nguyễn Hoàng Linh, chủ bút trang Nhịp Cầu Thế giới cho BBC biết vì sao ông ký kiến nghị:
Chánh án TANDTC: ‘Hồ Duy Hải có mặt hiện trường khi vụ án xảy ra’
Mẹ Hồ Duy Hải: “Từ hiền lành chất phác tôi thành người đàn bà dữ dằn.”
20 phút xuất hiện của luật sư có giúp gì cho tử tù Hồ Duy Hải?
“Trong vụ án Hồ Duy Hải, dư luận phản đối là vì bản án được đưa ra không thuyết phục, trên nền tảng nhũng thủ tục tố tụng bị vi phạm ở mức trầm trọng, từ giai đoạn điều tra tới xét xử ở các cấp. Quyền con người của bị cáo không được tôn trọng. Cá nhân tôi không đánh giá bị cáo có phải là thủ phạm trong thực tế hay không, nhưng tôi muốn bị cáo có một phiên xử đúng luật pháp.”
Trước câu hỏi ‘nếu dư luận tác động liên tục thì các thẩm phán, quan toà thì có tạo áp lực vào tính bất thiên vị của tư pháp hay không?’ nhìn vào kinh nghiệm các nước châu Âu, nhà báo hiện sống tại Budapest cũng nói:
“Các thẩm phán Việt Nam cần được độc lập trong phán quyết của mình, nhưng họ cũng phải làm đúng luật, và ý kiến của công luận phần nào có thể là áp lực để họ lưu ý hơn đến điều đó. Và họ cũng cần phải quen với việc, mọi quyết định của họ đều nằm dưới sự giám sát và phản biện của người dân, và hãy tập trung làm đúng việc và thể hiện mình qua công việc, chứ đừng “hơn thua” với dân.”
Trước câu hỏi nững người ký mong muốn và hy vọng điều gì, bà Nguyễn Hoàng Ánh cho biết:
“Tất cả nhóm chúng tôi không ai quen biết Hồ Duy Hải hay gia đình Hải. Chúng tôi ký chỉ vì thấy bản án chưa thuyết phục. Vụ xử này đã được rất nhiều cơ quan truyền thông cả trong và ngoài nước quan tâm. Cá nhân tôi đã đọc các bài tường thuật phiên tòa của nhiều tờ báo, không thấy tòa án đưa ra được bằng chứng nào mới nhưng tòa vẫn kết án và bác mọi luận cứ của luật sư mà không giải thích gì. Việc cử ra một chánh án chính là người đã bác đơn kháng nghị của luật sư của Hải trước đó thật không thuyết phục.“
“Chúng tôi mong muốn bản án của Hải được xét lại và Hải có được một phiên tòa thuyết phục hơn,” bà Hoàng Ánh nói.
Cho đến trưa 18/05 giờ Việt Nam, trang “KIẾN NGHỊ ĐÒI CÔNG LÝ CHO TỬ TÙ HỒ DUY HẢI | PETITION TO DEMAND JUSTICE FOR HO DUY HAI” có 4.310 người ký tên.
Ngoài số trí thức, công dân ở Việt Nam còn một con số không nhỏ người Việt hoặc gốc Việt sống ở nước ngoài, từ Bỉ, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Czech, Ba Lan, Thụy Điển, Anh, Pháp, Ukraine, Nga đến Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Philippines, Singapore và các nước khác.
Tiến sỹ Đào Nguyên Thắng đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), hiện sống ở Berlin, nêu cái nhìn của người ký kiến nghị từ Đức, quốc gia nổi tiếng về hệ thống pháp quyền của châu Âu:
“Theo tôi, và tôi nghĩ nhiều người chia sẻ quan điểm này với tôi, hệ thống tư pháp của Việt Nam không có một vị trí đủ độc lập cần thiết bên cạnh việc thiếu một cơ chế giám sát đủ mạnh để đảm bảo các phán quyết của hệ thống tòa án là khách quan và khoa học.
“Ví dụ, rất khó để một ông thẩm phán ở một tóa án cấp tỉnh/thành triệu tập ông bí thư tỉnh/thành ủy đến tòa với tư cách đương sự của một vụ án nào đó nếu không có sự chỉ đạo từ cấp quản lý ông bí thư tỉnh ủy.
“Và trong những vụ án như vậy, sự mạnh yếu của đương sự có thể không còn phụ thuộc vào các lý lẽ pháp lý mà phụ thuộc vào địa vị xã hội của họ.”
Các trang mạng xã hội Việt Nam hiện đã có nhiều lời bàn, bình luận về bản kiến nghị này.
Nhiều ý kiến khác nhau đã xuất hiện, từ cách cho rằng ký kiến nghị ‘là cần thiết’, đến ‘không giải quyết được gì’, hoặc ‘ký vì tin tưởng vào hệ thống pháp luật Việt Nam’, hay ‘không ký vì đây là lỗi hệ thống, có tam quyền phân lập thì mới có kiến nghị hiệu quả’.
Ý kiến công dân để Việt Nam cải cách tư pháp
Những người kiến nghị nói họ không đặt vấn đề Hồ Duy Hải phạm tội hay không mà muốn qua đây, hệ thống tư pháp và bộ máy chính trị ở Việt Nam phải nhìn nhận nhu cầu cải cách.
Tiến sĩ Dương Tú, hiện làm việc tại bang Indiana, Hoa Kỳ, một người ký kiến nghị cho BBC biết ý kiến:
“Tôi không dám khẳng định Hồ Duy Hải vô tội hay có tội, nhưng anh ta có quyền được xét xử công bằng và xứng đáng được hưởng công lý.
“Công lý ở đây không phải chuyện đòi hỏi Hồ Duy Hải nhất quyết được xử vô tội mà cần hiểu là quá trình xét xử phải đảm bảo đúng pháp luật, khách quan, tôn trọng quyền được suy đoán vô tội của bị cáo.
“Các cơ quan bảo vệ pháp luật không thể thuyết phục được ai bằng cách tuyên tử hình một người khi những sai phạm tố tụng nghiêm trọng chưa được khắc phục, có thể dẫn đến một phán quyết oan sai không thể sửa chữa.“
Tôi cho rằng vụ án Hồ Duy Hải đã gây quan ngại sâu sắc cho bất cứ ai có quan tâm đến công lý và số phận con người, nhất là số phận những người dân thường không tài sản, không quyền thế. Mối quan ngại này đặt trên nền tảng nhận thức rằng xã hội không phải chỉ là các cá nhân cộng lại như một đống gạch vụn rời rạc, mà là một tổng thể trong đó mỗi viên gạch đều kết dính với những viên gạch khác theo những nguyên tắc kiến trúc nhất định.TS Ly Phạm, Wisconsin, Mỹ, , Đăng trên Facebook cá nhân
Ông Nguyễn Hoàng Linh khẳng định việc ký kiến nghị là muốn bộ máy tư pháp phải dân chủ hóa hơn: “Cá nhân tôi nghĩ rằng ý kiến – và cả sự yêu cầu, chỉ trích, phê phán – của người dân với bộ máy tư pháp khi cảm thấy nó hoạt động không đúng với tiêu chí công bằng, minh bạch, vi phạm chính những định chế pháp luật trong nước như Hiến pháp hay Bộ luật Tố tụng Hình sự, là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực để dân chủ hóa và đổi mới hệ thống tư pháp.”
Ông Dương Tú nêu ra một vấn đề mà nhiều trí thức Việt Nam ở nước ngoài đang quan tâm:
“Vụ án này không chỉ liên quan đến mạng sống của một con người mà còn là bộ mặt, danh dự của cả nền tư pháp. Việt Nam hiện không còn là một nước quá lạc hậu và kém phát triển mà đã có vị thế nhất định, là đối tác của nhiều nước trên thế giới.
“Nếu không xây dựng và duy trì được một nền tư pháp trong nước lành mạnh, tiến bộ, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, sẽ rất khó khi Việt Nam phải đối mặt với những vụ kiện do tranh chấp chủ quyền hay kinh tế với các quốc gia khác. “
Từ Hungary, ông Nguyễn Hoàng Linh nêu ra một quan sát rằng viết, ký kiến nghị là chuyện rất bình thường trong một xã hội văn minh:
“Tại Hungary, bản án tử hình cuối cùng được thi hành vào tháng 7/1988, và từ 1990 trở đi nước này chính thức xóa bỏ hình thức trừng phạt này. Vì vậy, những hình thức kiến nghị, lấy chữ ký… thường lại xảy ra theo chiều hướng ngược lại, khi công luận cảm thấy một vụ trọng án, nhưng thủ phạm lại chỉ phải chịu bản án nhẹ hơn nhiều so với mức cao nhất mà pháp luật Hungary cho phép: án tù chung thân đến cuối đời, không được phóng thích trước hạn.
Dù theo hướng nọ hay hướng kia, tôi nghĩ đây cũng là một phần của quyền tự do biểu thị quan điểm của người dân trong một xã hội dân chủ.”
Kiến nghị vì không còn cách nào khác?
Từ Hà Nội, luật sư Ngô Ngọc Trai, người đã bào chữa cho tử tù Hàn Đức Long, người thoát khỏi án tử hình oan ở Việt Nam cho rằng trái với cách nghĩ rằng kiến nghị gây tác động không cần thiết vào tínhđộc lập của tư pháp trên thế giới, đây lại là cách duy nhất để cứu mạng người tại Việt Nam:
“Đây thực ra cũng không phải là biện pháp mới mẻ gì bởi các luật sư ở Việt Nam lâu nay vẫn thường nhờ đến báo chí như một kênh thông tin hỗ trợ cho những vụ việc bảo vệ khách hàng chống lại những lạm quyền tiêu cực.
“Trong vụ án của tử tù Hàn Đức Long mà tôi là luật sư bào chữa đã minh oan thành công, quá trình theo đuổi minh oan, đứng trước nguy cơ bị xử lý trách nhiệm, các cơ quan tư pháp địa phương đã không chấp nhận ý kiến của luật sư dù là đúng đắn nhất. Họ đã vi phạm cả quy định pháp luật để ngăn cản luật sư bào chữa, không cho sao chụp hồ sơ vụ án, không cho gặp riêng bị can để trao đổi.
“Minh oan cho tử tù phải là một cuộc đấu tranh pháp lý. Có nghĩa rằng sẽ phải thực hiện cả những hoạt động thúc đẩy nằm ngoài khuôn khổ thủ tục tố tụng thông thường. Ví như đăng tải công khai các đơn kêu cứu cùng những lý lẽ biện giải minh oan cho bị cáo.
“Luật sư như chúng tôi cũng kiến nghị về hàng loạt các vấn đề khác nhau của nền tư pháp, đề xuất việc lưu tâm sửa đổi, viện dẫn từ vụ án của tử tù đang kêu oan. Ngoài ra, luật sư cũng đã nhờ đến truyền thông báo chí và mạng xã hội để phản ánh tới công luận những sai trái vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án này.”
Về hiệu quả của các vụ việc đã có kiến nghị, bà Nguyễn Hoàng Ánh cho biết bà đã tham gia ký nhiều đơn kiến nghị, đến nỗi “nhiều quá, không nhớ hết”.
“Cũng có những kiến nghị có hồi âm tích cực như vụ Hồ Duy Hải lần trước – dù không được phản hồi trực tiếp nhưng chúng tôi tin là chữ ký của vài ngàn con người thời ấy đã góp phần vào việc Chủ tịch nước ký hoãn án tử cho Hải, còn đa phần không có kết quả ngay nhưng ít nhất đã đánh động được công chúng và tạo thói quen sống tích cực cho một số công dân.”
Ông Dương Tú đặt ra vấn đề một bối cảnh rộng hơn, mà theo ông là điều mọi người Việt Nam cần quan tâm:
“Tôi không có quan hệ cá nhân gì với Hồ Duy Hải. Tôi cũng không nghĩ sẽ có ngày mình rơi vào hoàn cảnh như anh ta. Nhưng tôi tin rằng thứ gắn kết những người không có quan hệ máu mủ lại với nhau trong một đất nước, thứ làm nên sức mạnh và sự thịnh vượng của một quốc gia không phải giới hạn lãnh thổ hay chủ nghĩa dân tộc mà là các giá trị văn minh phổ quát như công lý, pháp quyền, bình đẳng, dân chủ và tự do.”
Theo bà Nguyễn Hoàng Ánh, “Việt Nam đang trong quá trình cải cách, dù đã đạt được nhiều kết quả thuyết phục nhưng sai sót là không tránh khỏi”.
“Chúng tôi mong muốn đóng góp một cách ôn hòa góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách này.”
Bà cho biết kiến nghị này được gửi đến cho TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các cơ quan đại diện Liên Hiệp Quốc, EU và đại sứ nhiều nước ở Việt Nam.
“Vì thư mới được gửi cuối tuần trước nên cho tới nay, chúng tôi chưa nhận được hồi âm nào. Chúng tôi thật lòng mong những người có trách nhiệm trong cơ quan nhà nước và cả những cơ quan nước ngoài sẽ có câu trả lời tích cực cho chúng tôi để thể hiện sự lắng nghe và cầu thị với những công dân muốn thực hiện nghĩa vụ công dân của mình.”
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52705706
Thường vụ Quốc hội
đang xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý vụ án tử tù Hồ Duy Hải.Ông Tổng thư ký Quốc hội cho biết thông tin trên vào ngày 18 tháng 5 tại cuộc họp báo về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 9 của quốc hội khóa 14 và được truyền thông trong nước loan tin.
Cụ thể, khi báo giới đặt câu hỏi về quan điểm của Uỷ ban thường vụ quốc hội khi vừa qua một số đại biểu quốc hội đã có kiến nghị tiến hành giám sát hoạt động xét xử vụ án Hồ Duy Hải tại cuộc họp thứ 9, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, khiến dư luận trong và ngoài nước quan tâm.
Ông cũng nói mặc dù năm 2013, đoàn giám sát tối cao của Quốc hội đã tiến hành giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Báo cáo đã được trình Quốc hội. Chánh án TANDTC khi đó cũng có báo cáo chi tiết về vụ án Hồ Duy Hải. Sau đó, các cơ quan đã có sự xem xét, tuy nhiên dư luận vẫn có ý kiến.
Đặc biệt sau khi hội đồng thẩm phán TAND tối cao giữ nguyên bản án phúc thẩm xử tử hình đối với Hồ Duy Hải, bác kháng nghị của VKSND tối cáo, một số Đại biểu Quốc hội đã đề nghị uỷ ban thường vụ quốc hội vào cuộc giám sát, yêu cầu xem xét lại bản án. Do đó, ông Phúc trả lời, để có thời gian xem xét thật toàn diện, khách quan các vấn đề, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đang giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Trong buổi tiếp xúc cử tri tại TPHCM sáng 18/5, khi được cử tri chất vấn về vụ án Hồ Duy Hải, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí một lần nữa khẳng định kháng nghị có căn cứ, đúng thẩm quyền. Ông cho rằng việc cử tri nói TAND Tối cao đúng hay VKSND Tối cao đúng, hãy để cấp có thẩm quyền quyết định, riêng bản thân mình ông cho rằng “Đến giờ này tôi tin rằng tôi đang làm đúng trách nhiệm của mình”.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/na-standing-committee-to-reconsider-ho-duy-hai-case-05182020081243.html
Công trình đèn trang trí 11 tỷ đồng ở Vinh
bị gãy đổ sau trận giông lốc
Công trình cột đèn trang trí, có tổng mức đầu tư 11 tỷ đồng, ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An bị gãy đổ sau trận mưa và giông lốc vào chiều ngày 17/5/2020.Truyền thông trong nước, vào ngày 18/5 cho biết vụ việc vừa nêu xảy ra tầm 18 giờ chiều ngày 17/5 trên tuyến đường Lê Nin và Xô Viết Nghệ Tĩnh, gây nguy hiểm cho người dân di lại trên đường.
Tin nói có 30 cột đèn trang trí trên đoạn đường này, trong đó 11 cột đèn bị gãy đổ hoàn toàn và 14 cột đèn bị nghiêng, có nguy cơ gãy đổ. Hình ảnh những cột đèn bị hư hại được chụp lại cho thấy các thiết bị làm bằng vỏ nhựa, các mối hàn trên các cột đèn cũng đã bị bung, các thanh thép chịu lực bị biến dạng.
Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố Vinh, ông Nguyễn Việt Đức được Báo Tiền Phong Online dẫn lời, cho biết công trình cột đèn trang trí được thi công hồi tháng 2 năm 2020, có mức tổng đầu tư 11 tỷ đồng và đang trong quá trình chạy thử nghiệm.
Ông Nguyễn Việt Đức thông tin thêm công trình này do Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tài trợ. Công trình chưa được bàn giao cho UBND thành phố Vinh quản lý và sử dụng.
Cơ quan có thẩm quyền đánh giá nguyên nhân hàng loạt cột đèn trang trí bị gãy đổ sau trận giông lốc, vào chiều ngày 17/5 là do chân cột đèn không đủ khả năng chịu lực khi xảy ra trận mưa to, gió lốc lớn. Đồng thời, yêu cầu Công ty CP đầu tư xây dựng thương mại xuất nhập khẩu Việt Anh, là đơn vị thi công công trình phải sửa chữa và làm lại các cột đèn trang trí của dự án.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-project-of-11-billion-vnd-street-light-poles-collapsed-after-a-winter-storm-in-vinhcity-05182020083306.html
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến
ra tòa án quân sự
Sáng 18/5, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân đã bắt đầu xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến cùng các bị cáo khác liên quan đến sai phạm đất đai tại TP HCM.Theo báo Tuổi Trẻ, các bị cáo trong phiên tòa này liên quan đến sai phạm tại khu ‘đất vàng’ trên đường Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TP HCM.
Trong đó, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 điều 360 Bộ luật Hình sự.
Cùng ra tòa với ông Hiến có 4 bị cáo bị xét xử về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai gồm: Bùi Như Thiềm (cựu Trưởng phòng Kinh tế Quân chủng Hải quân), Đoàn Mạnh Thảo (cựu Trưởng phòng Tài chính Quân chủng Hải quân), Bùi Văn Nga (cựu giám đốc Công ty Hải Thành) và Trần Trọng Tuấn (cựu Phó giám đốc Công ty Hải Thành).
Có 3 người khác bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”, cựu Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn), Phạm Văn Duyệt (cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Bình) và Vũ Thị Hoan (cựu Giám đốc Công ty Yên Khánh).
HĐXX cho phép các ông Nguyễn Văn Hiến, Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga ngồi ghế khai báo vì lý do sức khỏe.
Báo Tuổi Trẻ cho hay trong phần làm thủ tục tại tòa, cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến trả lời rõ ràng các câu hỏi về nhân thân và cho biết trước vụ án này chưa bị kỷ luật.
Nhiều người Việt Nam lo Trung Quốc ‘thôn tính’ đất ven biển
Ông Nguyễn Phú Trọng muốn sớm xử vụ đất Sabeco năm nay
Thủ tướng VN: ‘Đất đai là tâm điểm tham nhũng’
Báo Tuổi Trẻ dẫn việc làm của ông Hiến và những người liên quan dẫn đến Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất trong thời gian 49 năm, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước 939 tỉ đồng.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là đại tá Lê Thành Nam. Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân xác định bị hại trong vụ án là Quân chủng Hải quân. Nhiều người được triệu tập tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Phiên tòa có 24 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tòa cũng triệu tập 11 người làm chứng.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến sinh năm 1954 tại Ninh Bình. Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Năm 2011, ông được thăng quân hàm Đô đốc, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An Ninh của Quốc hội.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52702633
Kiểm tra thực tế Dự án Làng Đại học Đà Nẵng
Đoàn công tác Bộ GD&ĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng trưởng đoàn là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đến kiểm tra thực tế tại Dự án Làng Đại học Đà Nẵng. Đây là một trong những dự án chậm trễ bị phản ánh hơn chục năm qua.Theo thông tin truyền thông trong nước loan đi vào ngày 18/5, đại diện ĐH Đà Nẵng cho biết từ khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1997 và Bộ GD&ĐT phê duyệt năm 2004, đến nay toàn bộ dự án đã qua 3 giai đoạn—giai đoạn 2 đã đầu tư được nhà làm việc và học tập của trường ĐH Công nghệ thông tin và tòa nhà Khoa Công nghệ thông tin – truyền thông. Giai đoạn 3 đầu tư tòa nhà bố trí cho Khoa Y dược thuộc ĐH Đà Nẵng và 2 ký túc xá sinh viên.
Đại diện ĐH Đà Nẵng cho biết thêm, Đà Nẵng đã giải phóng được 38,8 ha trên tổng số 110ha; Quảng Nam vẫn chưa giải phóng được mặt bằng do thường xảy ra tình trạng xây dựng tự phát.
Sau khi kiểm tra thực tế, ông Phùng Xuân Nhạ đã có buổi làm việc với ĐH Đà Nẵng và có buổi làm việc với UBND TP Đà Nẵng vào chiều cùng ngày theo dự kiến.
Trước đó vào ngày 15/5, Hội đồng thẩm định Bộ Xây dựng đã tiến hành thẩm định Quy hoạch phân khu xây dựng ĐH Đà Nẵng tỷ lệ 1:2000 theo Nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo báo cáo, Quy hoạch có quy mô hơn 286 ha, trong đó có 96,5 ha thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng và 190 ha thuộc Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Mục tiêu của Quy hoạch nhằm cụ thể hóa điều chỉnh Quy hoạch chung ĐH Đà Nẵng theo “Chiến lược phát triển Đại học Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” đồng thời rà soát, hoàn chỉnh các dự án thành phần đáp ứng yêu cầu phát triển mới của ĐH Đà Nẵng về quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học, để trở thành một trong ba trung tâm đào tạo đại học trọng điểm Quốc gia.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/field-check-conducted-on-da-nang-university-village-project-05182020084400.html
Xử phúc thẩm vụ VN Pharma,
hoãn xử vụ phúc thẩm học sinh Trường Gateway
Sau ba lần hoãn, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 18/5 đã mở phiên xử phúc thẩm vụ án Công ty Cổ phần VN Pharma buôn lậu 9300 hộp thuốc trị ung thư giả.Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết phiên phúc thẩm của vụ án VN Pharma dự kiến diễn ra trong 3 ngày.
Trước đó tại phiên xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân TPHCM đã tuyên phạt ông Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VN Pharma) mức án 17 năm tù và ông Võ Mạnh Cường (n=guyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại hàng hải Quốc tế H&C) mức án 20 năm tù cùng về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” theo Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1999; 10 đồng phạm còn lại của vụ án bị tuyên từ 3 năm đến 12 năm tù giam.
Tin cho biết sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, 7 bị cáo trong số 12 người nói trên đã làm đơn kháng án.
Cáo trạng trong phiên sơ thẩm cho rằng nhóm người nói trên đã làm giả các tài liệu là Giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC), Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của Canada và đóng dấu giả hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada; làm giả hồ sơ đề nghị Cục Quản lý Dược cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita; làm giả hợp đồng mua bán, các phụ lục hợp đồng mua bán với Công ty Austin Hong Kong và các chứng từ giả để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita chữa bệnh ung thư giả vào Việt Nam với mục đích bán kiếm lời.
Toàn bộ lô thuốc nói trên bị xác định có nguồn gốc Ấn Độ với mức tiền chi thực tế và thuế nhập khẩu hơn 6 tỷ đồng.
Trong một diễn biến liên quan, Toà án Nhân dân Hà Nội hôm 18/5 đã tuyên bố hoãn phiên toà xử phúc thẩm các bị cáo trong vụ án học sinh Trường Gateway bị chết trên xe đưa đón.
Nguyên nhân hoãn được báo trong nước cho biết là vì vắng mặt luật sư bào chữa của bị cáo Nguyễn Bích Quy (56 tuổi, người đưa đón học sinh) cùng nhiều nhân chứng khác.
Trong phiên sở thẩm, bà Nguyễn Bích Quy bị tuyên 24 tháng tù, ông Doãn Quý Phiến (54 tuổi, tài xế) bị tuyên 15 tháng tù, bà Nguyễn Thị Thủy (29 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 1) bị tuyên 12 tháng tù với cùng tội danh “vô ý làm chết người”.
Theo cáo trạng, vào sáng ngày 6/8/2019, ông Phiến và bà Quy đi đón 13 học sinh đến trường học nhưng sau khi đến trường Gateway đã dẫn 12 học sinh mà bỏ quên em Lê Hoàng Long (6 tuổi).
Kết luận giám định cho biết em học sinh chết vì suy hô hấp tuần hoàn do sốc nhiệt từ khoảng 7h30 sáng đến 4h15 chiều.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-vnpharma-case-appealed-05182020084040.html
Người dân Trung Cộng đang sử dụng
hơn 162,000 Ha đất biên giới, ven biển Việt Nam
Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 17 tháng 5 năm 2020 loan tin, thông tin từ bộ Quốc phòng Cộng sản Việt Nam cho biết, hiện người Trung Cộng đang sử dụng hơn 162,000 ha đất ở khu vực biên giới, ven biển có vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng ở Việt Nam qua vỏ bọc là liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất.Riêng khu vực biên giới, tính đến hết tháng 11 năm 2019 thì đã có 149 công ty Trung Cộng đang hoạt động tại khu vực biên giới của 22 tỉnh, thành phố Việt Nam. Trong số này có 92 công ty với 100% là vốn của Trung Cộng, 57 công ty còn lại là vốn liên doanh của Trung Cộng và phía Việt Nam. Thời hạn mà công ty Trung Cộng thuê đất ở khu vực biên giới đất liền, và ven biển để kinh doanh là từ 5 đến 50 năm, với các hoạt động chủ yếu như: khách sạn, nuôi trồng thuỷ sản, may mặc, vui chơi giải trí, giầy da.
Các tỉnh, thành mà người Trung Cộng đang sở hữu đất của Việt Nam gồm: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Định, Hà Tĩnh và Bình Thuận. Bộ Quốc Phòng Cộng sản Việt Nam cho rằng, các công ty Trung Cộng trong quá trình hoạt động đã chấp hành đúng luật pháp Cộng sản Việt Nam.
Về vấn đề đất ở vị trí quốc phòng, an ninh trọng yếu đang được người Trung Cộng cai quản thì bộ Quốc phòng cộng sản giải thích, do người Trung Cộng đã lập công ty liên doanh với Việt Nam rồi đưa tiền cho người Việt hoặc người Việt gốc Hoa mua đất.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-trung-cong-dang-su-dung-hon-162000-ha-dat-bien-gioi-ven-bien-viet-nam/
Carl Thayer nhận định việc Mỹ
mời VN tập trận Vành đai Thái Bình Dương
Mỹ HằngBBC News Tiếng ViệtMỹ không mời Trung Quốc, nhưng mời Việt Nam tham gia cùng 25 nước trong cuộc tập trận quy mô có tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) trên Biển Đông năm 2020.
Hải quân Mỹ gọi đây là cuộc tập trận ‘lớn nhất thế giới’, năm nay dự kiến diễn ra từ 17-31/8, ngắn hơn hai tuần so với các RIMPAC trước đó, và chỉ diễn ra trên biển do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, theo Defense News.
Bà Rochelle Rieger, người phát ngôn Chỉ huy Hạm đội Ba của Hải quân Mỹ xác nhận với VOA rằng 25 quốc gia từng tham gia RIMPAC 2018 đã chính thức được mời tới RIMPAC 2020, trong đó có Việt Nam.
Hải quân Mỹ đã rút lại lời mời Trung Quốc tham dự RIMPACT từ năm 2018 và tiếp tục không mời năm 2020.
Trong số 25 nước được mời năm nay, sáu nước Đông Nam Á gồm có Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia, Singapore, Malyasia.
Hải quân Mỹ đã tổ chức diễn tập Vành đai Thái Bình Dương từ đầu những năm 1970.
Hồi tháng 3/2020, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc John Aquilino và Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong khi bàn về việc tổ chức RIMPAC 2020 và kế hoạch thăm cảng Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, đã nhấn mạnh mối quan hệ đối tác của Hoa Kỳ với Việt Nam, theo USNI News.
“Hoa Kỳ đứng về phía Việt Nam, vì họ giữ vững chủ quyền và độc lập trong khi họ thực hiện các yêu sách chính đáng theo luật pháp quốc tế”, Đô đốc Aquurino nói.
Trong khi đó, Đại sứ Kritenbrink cho biết, “mối quan hệ quốc phòng của chúng tôi giúp thúc đẩy các lợi ích an ninh chung bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp trên cơ sở hòa bình.”
Chưa rõ Việt Nam có nhận lời tham gia RIMPAC 2020 hay chưa, nhưng năm 2018 Việt Nam đã cử đại diện tham gia, dù không mang theo tàu chiến nào để bổ sung vào danh sách 46 tầu chiến mà 25 quốc gia mang tới Hawaii.
Liệu khả năng Việt Nam tham gia RIMPAC 2020 trong khi Trung Quốc đứng ngoài cuộc có làm cường quốc này giận giữ thêm hay không trong bối cảnh xung đột trên Biển Đông đang ngày càng căng thẳng, và có ý nghĩa thúc đẩy gì trong mối quan hệ Việt Nam, Hoa Kỳ?
BBC News Tiếng Việt có cuộc trao đổi với GS Carl Thayer từ Úc.
BBC:Việc Mỹ mời Việt Nam tham gia RIMPAC 2020 có ý nghĩa gì? Đặc biệt là vào thời điểm này, khi các nước đang đối phó với dịch Covid-19 và Trung Quốc đang tăng cường hoạt động trên vùng biển tranh chấp?
CS Carl Thayer: Đây là lần thứ tư Việt Nam tham dự RIMPAC. Việt Nam đã gửi các nhà qua sát của mình tới các cuộc tập trận tương tự vào năm 2012 và 2016. Việt Nam cũng là một nước tham gia chính thức vào RIMPAC lần đầu tiên năm 2018 và đã gửi 8 sỹ quan hải quân tham gia, nhưng không mang tới tàu chiến nào.
Việc Mỹ mời Việt Nam cũng chỉ ra rang Mỹ mong muốn đưa ra tín hiệu ủng hộ Việt Nam vào thời điểm Trung Quốc gia tăng bắt nạt và đe dọa.GS Carl Thayer
Dưới thời chính quyền ông Trump, các tài liệu chính sách chính như Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ, Chiến lược An ninh Quốc phòng Mỹ, và Báo cáo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đều chỉ ra rằng Việt Nam là một đối tác chiến lược tiềm năng của Mỹ.
Đó là lý do tại sao Việt Nam được mời tham gia tập trận chung vào năm 2018 và vào năm nay. Chính Mỹ là nước muốn Việt Nam tham gia vào một mạng lưới thỏa thuận an ninh khu vực.
Carl Thayer: ‘Việc trục xuất tàu Mỹ mà TQ tuyên bố hoàn toàn bịa đặt’
Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?
Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?
Về vấn đề thời gian, RIMPAC được tổ chức hai năm một lần vào khoảng tháng 6-7. Năm nay, RIMPAC bị cắt ngắn hơn hai tuần, từ 17-31/8. Trong những năm qua, diễn tập hải quân được thực hiện tại vùng biển ngoài khơi San Diego, California and Hawaii. Năm nay cuộc diễn tập hải quân sẽ bị giới hạn ở vùng biển xung quanh Hawaii.
BBC:Ông có nhận định như thế nào về khả năng Việt Nam tham gia vào cuộc tập trận chung nói trên sau khi nhận được lời mời từ Mỹ?
GS Carl Thayer: Do đại dịch Covid-19, RIMPAC 2020 sẽ chỉ có các hoạt động diễn tập trên biển.
Không có khả năng Việt Nam sẽ gửi một tàu chiến nào tham gia cuộc diễn tập này; vì vậy, Việt Nam sẽ phải có các thỏa thuận đặc biệt để các sỹ quan hải quân của mình được tham gia vào RIMPAC 2020. Họ có thể đi theo một tàu chiến từ một quốc gia thân thiện nào đó.
BBC:Nếu Việt Nam chấp thuận tham gia tập trận với Mỹ và các nước khác tại RIMPAC 2020, ông nghĩ liệu Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào? Ông có cho rằng Việt Nam đã ý thức đầy đủ và cũng đã chuẩn bị đầy đủ cho việc này?
GS Carl Thayer: Trung Quốc đã tham gia RIMPAC lần đầu tiên vào năm 2014, và sau đó tiếp tục tham gia năm 2016. Trung Quốc không được mời tham gia năm 2018 do nước này quân sự hóa trên Biển Đông.
25 nước tham gia RIMPAC 2018 đã gửi tới tàu chiến, máy bay và lính hải quân tới diễn tập. Cùng với Việt Nam, sáu nước thành viên ASEAN khác là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cũng đã tham gia.
Việc loại Trung Quốc ra khỏi cuộc chơi là một vấn đề song phương liên quan tới Mỹ. Việt Nam đã không chịu bất kỳ chỉ trích nào cho việc họ tham gia RIMPAC 2018 và khả năng cao là Trung Quốc sẽ không chỉ trích sự tham gia của Việt Nam trong năm nay.
BBC: Việc Mỹ ‘loại’ Trung Quốc nhưng mời Việt Nam tham gia RIMPAC 2020 cho thấy điều gì về mối quan hệ Mỹ-Trung? Điều này có góp phần làm tăng cường mối quan hệ Mỹ-Việt và thúc đẩy nó lên một tầm cao mới hay không?
CS Carl Thayer: Trung Quốc đã bị đưa ra khỏi cuộc chơi RIMPAC từ năm 2018 do đó việc loại Trung Quốc năm nay không phải điều gì đáng ngạc nhiên. Nó không phải là vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Việc loại bỏ Trung Quốc ra khỏi cuộc diễn tập là một sản phẩm cuộc cuộc chiến ngôn từ giữa Mỹ và Trung Quốc đối với việc Trung Quốc xử lý đại dịch Covid-119. Các mối quan hệ song phương đều ở vào vị thế thấp nhất chưa từng có dưới thời chính quyền Trump.
Việt Nam và Mỹ vẫn duy trì mối quan hệ đối tác toàn diện. Hai nước không chính thức nâng cấp mối quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược. Việc gửi lời mời Việt Nam tham gia RIMPAC 210 cho thấy Mỹ nhìn nhận Việt Nam như một quốc gia đóng góp tiềm năng cho chiến lược Ấn Đô-Thái Bình Dương tự do và cởi mở trong hàng hải.
Việc Mỹ mời Việt Nam cũng chỉ ra rang Mỹ mong muốn đưa ra tín hiệu ủng hộ Việt Nam vào thời điểm Trung Quốc gia tăng bắt nạt và đe dọa.
BBC: Ý nghĩa của cuộc tập trận RIMPAC 2020 là gì trong bối cảnh căng thẳng và xung đột với giữa Trung Quốc với Việt Nam và với các nước Đông Nam Á khác gia tăng?
GS Carl Thayer: Chủ đề của năm nay cuộc tập trận RIMPAC năm nay là Khả năng, Thích nghi, Đối tác. Theo thông cáo báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, “cuộc tập trận năm nay sẽ bao gồm diễn tập chiến tranh chống tàu ngầm đa quốc gia, hoạt động đánh chặn trên biển và các sự kiện huấn luyện bắn đạn thật, trong số các cơ hội hợp tác huấn luyện khác. Kế hoạch sẽ tiếp tục được thực hiện linh hoạt khi các nhà lãnh đạo Hải quân theo dõi và đánh giá diễn tiến các tình huống.”
Về mặt này, các cuộc tập trận của RIMPAC không liên quan trực tiếp đến căng thẳng hiện tại ở Biển Đông. Nhưng sự tham gia của bảy quốc gia ASEAN có nghĩa là Hoa Kỳ đang ra tín hiệu ủng hộ đối với các quốc gia này vào thời điểm Trung Quốc ngày càng hung hăng.
Liên quan nhiều hơn đến Đông Nam Á là sự thay đổi trong việc triển khai các tàu Hải quân Hoa Kỳ đến Biển Đông trong các cuộc tuần tra trên biẻn. Điều này được minh họa rõ nhất trong tháng này khi các tàu USS America và USS Bunker Hill đi vào vùng biển ngoài khơi phía Đông Malaysia vào thời điểm Trung Quốc đang cố gắng đe dọa Malaysia về các hoạt động thăm dò dầu khí.
Hoa Kỳ sau đó đã triển khai tàu USS Montgomery và USNS Cesar Chavez đến cùng khu vực để duy trì việc theo dõi thường xuyên các động thái của Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52689712
Bộ Quốc phòng ‘sẵn sàng đấu tranh
với các nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển’
Trả lời câu hỏi của cử tri về vấn đề Biển Đông, Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 18/5 tuyên bố với những đầu tư nâng cao tiềm lực quốc phòng trong những năm qua, các lực lượng của Việt Nam “sẵn sàng đấu tranh với các nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển”.Nhắc lại 4 lần Trung Quốc đưa tàu khảo sát và các tàu bảo vệ xâm phạm vùng biển Việt Nam từ ngày 4/7 – 24/10 năm ngoái, Bộ này nói hành động của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Bộ này khẳng định chủ trương của Việt Nam là “kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, giữ vùng 21 đảo (33 điểm đóng quân) ở quần đảo Trường Sa, DKI; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và pháp lý với chuẩn bị phương án quân sự, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo”, theo Dân Trí.
Trước thực tế Trung Quốc “không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông”, tăng cường củng cố sự hiện diện và khả năng kiểm soát trên thực địa, Bộ Quốc phòng cho biết thường xuyên chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác nắm tình hình trên các vùng biển, tổ chức lực lượng kịp thời xử lý các tình huống để không bị động, bất ngờ và kịp thời báo cáo, đề xuất với Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng.
Vẫn theo Bộ này, Việt Nam trong những năm qua đã gia tăng mua sắm các trang thiết bị vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao để nâng cao khả năng nắm tình hình và quản lý các vùng biển, đồng thời thường xuyên tổ chức tuần tra, diễn tập… để không bị động và xử lý tốt các tình huống diễn ra trên biển.
Nêu sự kiện Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đến khu vực bãi Tư Chính vào năm ngoái, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho rằng nhờ “kiên trì xử lý bình tĩnh, đấu tranh kiên quyết với Trung Quốc, triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý và giữ vững trên thực địa”, nên đã “buộc Trung Quốc phải rút tàu” khỏi vùng biển của Việt Nam trong khi vẫn kiểm soát tốt được tình hình an ninh và trật tự xã hội.
Trong khi đó, theo nhận định của chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, Zhang Mingliang, với tờ South China Morning Post, thì việc tàu Trung Quốc rút lui “không chắc là có liên quan đến những bình luận của Việt Nam”.
Theo chuyên gia này, “lý do chính là nó đã hoàn thành công việc”, như tuyên bố chính thức của Bắc Kinh về việc rút tàu Hải Dương 8. Nhưng cũng có thể xem động thái rút tàu của Trung Quốc “như một nỗ lực để giảm căng thẳng với Mỹ”, chuyên gia Zhang Mingliang nhận xét thêm.
Những tuyên bố mới nhất của Bộ Quốc phòng Việt Nam được đưa ra giữa bối cảnh Trung Quốc gần đây liên tục thực hiện các động thái gây hấn, lấn áp Việt Nam và các quốc gia láng giềng nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, bất chấp tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu.
Trả lời cử tri về việc cần có “biện pháp kiên quyết hơn nữa” với hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho rằng đây “vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, lâu dài”.
“Do đó, quan điểm chung của ta là quán triệt tinh thần kiên quyết, kiên trì, ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’”, Vietnamnet dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng nói.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%A5u-tranh-v%E1%BB%9Bi-c%C3%A1c-nh%C3%B3m-t%C3%A0u-trung-qu%E1%BB%91c-x%C3%A2m-ph%E1%BA%A1m-v%C3%B9ng-bi%E1%BB%83n-/5424536.html
Thu hồi hàng trăm quyết định bổ nhiệm,
tuyển dụng cán bộ có sai phạm
Tính từ năm 2017 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã quyết định thu hồi, hủy bỏ hàng trăm quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức không đúng quy định.Báo trong nước loan tin ngày 18/5, trích báo cáo của Bộ Nội vụ đưa ra trước kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.
Tin cho biết, từ năm 2017 đến hết 2019, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành hơn 3.500 cuộc thanh tra, kiểm tra, đối với gần 4.300 cơ quan, tổ chức thuộc, trực thuộc.
Mục đích các cuộc thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo kế hoạch về quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức; thực hiện chính sách tinh giản biên chế; tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch đối với công chức, viên chức; công tác bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý; số lượng cấp phó công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý…
Kết quả cho thấy từ năm 2017 đến cuối năm 2019 có 252 trường hợp bị thu hồi quyết định tuyển dụng; 271 trường hợp bị thu hồi quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động bổ nhiệm; 118 trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ quyết định thăng hạng chức danh nghề nghiệp; 53 trường hợp bị xếp lại ngạch công chức, hạng viên chức; 53 trường hợp bị thi hành kỷ luật; 955 trường hợp bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm…
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, đối với những sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xử lý nghiêm, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương làm rõ trách nhiệm.
Trong cùng ngày, báo trong nước trích thông tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV đến nay đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, gồm cả 2 Ủy viên Bộ Chính trị và 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang liên quan đến tham nhũng.
Ngoài ra, qua thanh tra, kiểm toán đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 135.000 tỷ đồng và hơn 897 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính đối với gần 2.000 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 98 vụ việc, 121 đối tượng; tập trung hoàn thành thanh tra, kiểm toán các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hundreds-of-decisions-about-appointing-and-recruiting-staff-with-violations-05182020092616.html
Ân xá Quốc tế kêu gọi viết thư
cho Thủ tướng Việt Nam phản đối đàn áp NXB Tự Do
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 14 tháng 5 kêu gọi những người trên thế giới viết thư cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chấm dứt việc sách nhiễu và đe dọa chống lại một thành viên của Nhà xuất bản Tự Do, một nhà xuất bản không được Hà Nội công nhận.Hôm 8 tháng 5, ông Phùng Thủy, hay còn gọi là Thủy Tuất cáo buộc bị công an vây bắt khi đang đi giao những cuốn sách có nội dung bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam và bị đưa về Văn phòng phía Nam của Bộ Công An ở thành phố Hồ Chí Minh thẩm vấn và tra tấn.
Nhà báo Phạm Đoan Trang, tác giả của nhiều quyển sách được Nhà xuất bản Tự do phát hành, vào tối 18 tháng 5 cho biết tình trạng hiện tại của ông Phùng Thủy như sau:
“Anh ấy bị nặng là cái đêm 3 ngày sau khi bị đánh, là chiều và đêm ngày 11 tháng 5 sau đó nó cầm máu dần, bớt dần.
Đến hôm nay thì đã hết nôn ra máu, hết hẳn rồi. Không biết sau này có tái phát không thì không biết.
Con gái anh ấy thì công an thả rồi nhưng mà vẫn giữ cái xe máy, điện thoại và đồ đạc cá nhân của con gái anh ấy và chắc là cũng vẫn theo dõi sát.”
Thư của Ân xá Quốc tế cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam phải ngay lập tức ngừng các chiến dịch đàn áp chống lại Nhà xuất bản Tự do và những người ủng hộ họ, tiến hành điều tra độc lập và kỹ lưỡng về các trường hợp bị giam giữ và tra tấn tùy tiện.
Ân Xá Quốc Tế đồng thời yêu cầu chính quyền phải đảm bảo rằng “Nhà xuất bản Tự do và các nhà xuất bản độc lập khác có thể được hưởng các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin thông tin và xuất bản”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang cho hay, Nhà xuất bản Tự do sẽ phải tìm phương thức khác để đem sách đến độc giả sau vụ việc này.
“Chắc chắn là phải thay đổi. Sau mỗi vụ như thế này thì phải thay đổi theo nhiều cách khác nhau, bởi vì không thể bỏ cuộc được… bởi vì cái nhu cầu của độc giả đa dạng và cao.
Thực sự người ta nói cái văn hóa đọc của người Việt Nam thấp, nhưng mình không nghĩ thế!
Mình nghĩ văn hóa đọc của người Việt Nam thấp là do do các cây viết, các nhà xuất bản đã không biết cách đáp ứng, không biết cách tìm đến độc giả, không biết cách đưa sách đến độc giả, không biết cách kích thích văn hóa đọc, không biết cách chiều độc giả.
Nói thẳng ra là như vậy, chứ nhu cầu đọc của người Việt Nam không thấp chút nào cả.”
Nhà xuất bản Tự Do là nơi xuất bản những cuốn sách của nhà báo Phạm Đoan Trang như Chính Trị Bình Dân, Cẩm Nang Nuôi Tù, Phản Kháng Phi Bạo Lực…
Nhà báo Phạm Đoan Trang hồi tháng 9 năm 2019 được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao giải Tự do Báo Chí, hạng mục Tầm ảnh hưởng.
Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Vũ Huy Hoàng một người giao sách cho nhà xuất bản này cũng cho hay là ông đã “bị đánh, bị câu lưu suốt 12 tiếng đồng hồ vì đi giao sách cho Nhà xuất bản Tự Do” bởi công an Phường 6, Quận 3, TPHCM.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/amnesty-international-calls-to-write-for-vietnamese-pm-on-liberal-publishing-house-persecution-05182020082445.html
Chính thức thành lập
ban cai quản đặc khu kinh tế Vân Đồn
Tin Việt Nam.- Trong lúc dư luận Việt Nam đang quan tâm về vụ án tử tù Hồ Duy Hải thì ngày 15 tháng 5 năm 2020 vừa qua, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh tuyên bố thành lập ban Cai quản đặc khu kinh tế Vân Đồn trên địa bàn tỉnh này.Theo Báo Vnexpress loan tin, quyết định trên là Nghị quyết của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Việc này đã được ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Cộng sản đưa ra quyết định từ ngày 21 tháng 4 năm 2020, nhưng bây giờ mới công bố.
Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh giải thích, việc thành lập này chỉ là thí điểm trong thời gian 3 năm. Sau 3 năm tỉnh Quảng Ninh sẽ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện để báo cáo Thủ tướng và nhà cầm quyền rồi mới tính tiếp. Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư tỉnh uỷ Cộng sản Quảng Ninh đã bổ nhiệm ông Cao Tường Huy, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban Cai quản đặc khu kinh tế Vân Đồn.
Theo báo Vnexprees Vân Đồn là khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác kinh tế giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng, hợp tác liên vùng vinh Bắc Bộ mở rộng, là cầu nối với Trung Cộng. Ngoài ra, cùng với Vân Đồn, thì Vân Phong ở Khánh Hoà, và Phú Quốc ở Kiên Giang cũng đã được nhà cầm quyền xác định là 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập.
Trước sự kiện trên, dư luận mạng xã hội cho rằng, đây chính là cách hợp thức hoá, là vỏ bọc mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam mị dân để bán nước cho Trung Cộng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chinh-thuc-thanh-lap-ban-cai-quan-dac-khu-kinh-te-van-don/
Điểm tin trong nước chiều 18/5:
Lo ngại người Trung Quốc ‘lập xóm, lập phố’
ở nhiều tỉnh thành!
Tâm TuệKính chào quý vị khán giả theo dõi mục điểm tin của Đại Kỷ Nguyên ngày 18/5 với những nội dung chính sau đây:
Lo ngại người Trung Quốc ‘lập xóm, lập phố’ ở nhiều tỉnh thành!
Báo Người lao động có bài viết cho biết, hiện đang có lo lắng về việc người Trung Quốc “lập xóm, lập phố” tại Việt Nam.
Tại Bình Dương, người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc mua đất, sinh sống và làm việc tại các khu dự án do Trung Quốc trúng thầu.
Tại Hải Phòng, người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực có tính trọng yếu về quốc phòng và an ninh.
Các địa bàn khác có tập trung nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Định, Hà Tĩnh và Bình Thuận.
Cử tri các tỉnh này có kiến nghị tăng cường giám sát việc cấp phép các dự án có liên quan đến quỹ đất dự trữ cho quốc phòng.
Ngày thứ 2 ra quân, CSGT tước 737 giấy phép lái xe, phạt tiền 8,39 tỷ đồng
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông, trong ngày thứ hai ra quân tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, ngày 16/5, lực lượng CSGT cả nước đã yêu cầu dừng xe để kiểm soát 60.168 trường hợp, lập biên bản 13.873 trường hợp vi phạm, trong đó có 497 xe khách, 95 xe container, 1.777 xe tải, 1.056 xe con, 9.811 xe mô tô. CSGT đã tước 737 giấy phép lái xe các loại, phạt tiền 8,39 tỷ đồng.
Xuất khẩu thép giảm mạnh do COVID-19
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết ngành thép tiếp tục đối mặt với khó khăn giai đoạn hậu giãn cách xã hội.
Tính đến cuối tháng 4/2020, sản xuất thép thành phẩm các loại khoảng 7,5 triệu tấn, tiêu thụ 6,75 triệu tấn, giảm lần lượt 8,4% và 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thép chỉ ở mức 1,28 triệu tấn, giảm đến 25% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nếu tính riêng tháng 4/2020, xuất khẩu thép trong tháng chỉ đạt xấp xỉ 262.000 tấn, giảm đến 37,99% so với tháng trước.
VSA dự báo tình hình sẽ khả quan hơn từ giữa quý 2/2020, khi dịch bệnh đã được kiểm soát ở thị trường nội địa và các chính sách cùng gói đầu tư công sẽ được triển khai giúp thị trường khởi sắc trở lại.
Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD để nhập thịt
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Agrotrade) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi (thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt) trong 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,36 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong thời gian trên chỉ đạt 150 triệu USD giảm 23,8% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, trong lĩnh vực chăn nuôi, 4 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập siêu 1,21 tỷ USD.
Với nguồn cung thịt và sản phẩm thịt cho Việt Nam chủ yếu là các thị trường lớn nhất như: Úc, Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan và Canada, tính đến hết quý I/2020.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-chieu-18-5-lo-ngai-nguoi-trung-quoc-lap-xom-lap-pho-o-nhieu-tinh-thanh.html
0 comments