Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 14/05/2020

Thursday, May 14, 2020 4:37:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 14/05/2020

Đài Loan, Mỹ ‘cảnh giác’ với tin

Trung Quốc sắp tập trận ‘chiếm Đông Sa’

Hải quân Mỹ đưa một tàu đi qua Eo biển Đài Loan, trong lúc Đài Loan nói đang theo dõi “thế lực thù địch” sau tin Trung Quốc có thể sắp diễn tập.
TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không?
Biển Đông: VN làm gì khi TQ cấm đánh cá đến giữa tháng 8?
VN bác bỏ quyết định đơn phương của TQ ở Biển Đông
Báo Nhật Kyodo News hôm 12/5 đưa tin Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc dự định tổ chức tập trận gần tỉnh Hải Nam, theo kịch bản đổ bộ chiếm quần đảo Đông Sa đang do Đài Loan kiểm soát.
Bản tin báo Nhật nói đảo Đông Sa quan trọng với Trung Quốc, vì tàu chiến Trung Quốc phải đi qua điểm này nếu muốn đi từ tỉnh Hải Nam ra Thái Bình Dương.
Hôm 14/5, hải quân Mỹ đăng hình chụp tàu chiến USS McCampbell đi qua Eo biển Đài Loan, eo biển rộng khoảng 180 cây số chia tách đảo Đài Loan với Trung Quốc đại lục.
Trang Facebook của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đăng hình, chú thích rằng đây là “một phần trong hoạt động ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cùng ngày ra tuyên bố nói họ biết về hoạt động của con tàu Mỹ, gọi đây là bình thường.
Hôm 13/5, một tàu chiến đấu ven biển của Mỹ cũng xuất hiện ở Biển Đông.
Hạm đội Thái Bình Dương nói đây là lần thứ hai trong tuần, một tàu loại này đã đi tuần để hỗ trợ “tự do hàng hải”.
Hôm 12/5, trước tin của báo Nhật Kyodo News, một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đài Loan nói họ đang theo dõi hoạt động của “thế lực thù địch”.
Người này nói Đài Loan có kế hoạch đề phòng ở Biển Đông, và rằng hoạt động bảo vệ quần đảo Đông Sa và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa) vẫn tiếp tục.
Đài Loan, cùng với các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia…có tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông.
Đài Loan hiện kiểm soát đảo Ba Bình, là đảo có diện tích lớn nhất của quần đảo Trường Sa.
Các diễn tiến mới nhất xảy ra trong bối cảnh bà Thái Anh Văn chuẩn bị nhậm chức tổng thống Đài Loan vào ngày 20/5.
Đây sẽ là nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của bà trong cương vị tổng thống Đài Loan.
Hôm 11/5, trong cử chỉ làm Trung Quốc khó chịu, Thượng viện Mỹ thông qua một dự luật ủng hộ Đài Loan tham gia hoạt động của Tổ chức y tế thế giới (WHO).
Thượng viện Mỹ thống nhất thông qua dự luật kêu gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo lập kế hoạch giúp Đài Loan được tái nhập làm quan sát viên Hội Đồng Y Tế Thế Giới (World Health Assembly).
Dự luật ghi nhận Đài Loan từng là quan sát viên của đơn vị này từ 2009 tới 2016.
Từ khi bà Thái Anh Văn lên làm tổng thống, Trung Quốc đã vận động loại Đài Loan ra khỏi nhiều tổ chức quốc tế, như WHO, từ 2017.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52662289

Máy bay Mỹ qua các vùng biển gần TQ

nhiều gấp 3 lần năm 2019

Chuyên gia cho rằng trước các động thái quân sự gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ “không còn lựa chọn nào khác” ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở Biển Đông để gửi đi các thông điệp của Washington.
Báo South China Morning Post ngày 10-5 cho biết Mỹ đã tăng cường các hoạt động quân sự tại các vùng biển gần Trung Quốc trong năm nay, khi nguy cơ chạm trán giữa hai nước tiếp tục tăng lên.
Từ đầu năm 2020 đến nay, các máy bay của quân đội Mỹ đã tiến hành 39 chuyến bay qua Biển Đông, biển Hoa Đông, Hoàng Hải và eo biển Đài Loan, nhiều hơn gấp 3 lần so với khoảng thời gian tương tự vào năm 2019.
Hai trong số những chuyến bay này được thực hiện sát Hong Kong – một động thái hiếm hoi vì đây là khu vực nằm gần với Trung Quốc đại lục.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ tiến hành 4 cuộc tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông trong 4 tháng đầu năm (trong khi cả năm 2019 chỉ 8 lần). Lần gần nhất diễn ra hôm 29-4 khi tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đi qua quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo tường thuật, hôm 8-5, tàu tác chiến cận bờ USS Montgomery cùng tàu tiếp tế USNS Cesar Chavez cũng đang hoạt động ở Biển Đông.
“Các lực lượng của chúng tôi bay, điều tàu và hoạt động trong vùng biển quốc tế của Biển Đông theo quyết định của chúng tôi và phù hợp với các quy tắc hàng hải và luật quốc tế, cho thấy phạm vi hoạt động rộng lớn của hải quân chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, ông Fred Kacher, chỉ huy Nhóm tấn công viễn chinh số 7, cho biết.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết ông muốn gia tăng đầu tư quân sự tại khu vực. Ông nói rằng Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ “đã làm tốt trong việc duy trì sức mạnh, sự răn đe, năng lực và tình trạng sẵn sàng mà chúng ta cần trong khu vực”.
Về phía Trung Quốc, bất chấp đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng tới toàn cầu, trong đó có các nước láng giềng, nước này vẫn gia tăng hoạt động quân sự trong khu vực.
Các máy bay của quân đội Trung Quốc đã xuất hiện ít nhất 6 lần gần không phận Đài Loan trong năm nay, trong khi tàu sân bay Liêu Ninh cùng các tàu hộ tống đã hai lần di chuyển gần đảo Đài Loan.
Tại Biển Đông, Trung Quốc gần đây ngang nhiên công bố thành lập cái gọi là “quận đảo” Tây Sa và Nam Sa để “quản lý” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Bắc Kinh cũng tự tiện công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” của hàng chục đảo, bãi cạn trên Biển Đông và có nhiều động thái ngang ngược khác.
Tàu sân bay Liêu Ninh và tàu tiếp tế Type 901 đậu tại cảng Thanh Đảo, Trung Quốc hồi đầu tháng 4 – Ảnh chụp màn hình/Planet Labs Inc
Ông Timothy Heath, chuyên gia an ninh đến từ nhóm nghiên cứu chính sách toàn cầu Rand Corporation ở Mỹ, cho rằng việc Mỹ gia tăng các hoạt động quân sự một phần là do sự thất bại trong các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết xung đột giữa Bắc Kinh và Washington.
“Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở một vùng biển quốc tế có ý nghĩa quyết định với thương mại toàn cầu cũng như với an ninh của Mỹ”, ông Heath nói.
Ông Heath giải thích thêm: “Để củng cố các yêu sách của mình, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động xây đảo nhân tạo trên Biển Đông, tăng cường tuần tra và triển khai quân sự, đồng thời ép buộc các nước láng giềng ưng thuận với yêu sách của Bắc Kinh…
Điều này khiến cho Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở Biển Đông, để gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Washington nghiêm túc trong việc duy trì trạng thái quốc tế của Biển Đông và các vùng nước trong chuỗi đảo thứ nhất, đồng thời báo hiệu Washington sẵn sàng bảo vệ các cam kết của mình”.
Chuỗi đảo thứ nhất mà ông Heath đề cập là khu vực bao gồm các đảo lớn bên ngoài bờ biển lục địa Đông Á, trải dài từ Nhật Bản tới đảo Borneo ở Đông Nam Á.
Còn ông Tống Trung Bình, một nhà bình luận quân sự ở Hong Kong, cho rằng mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc đã vượt ra ngoài phạm vi quân sự.
Bên cạnh việc Mỹ gây áp lực lên Bắc Kinh liên quan vấn đề Đài Loan và Biển Đông, ông Tống đánh giá: “Đây sẽ là cuộc xung đột toàn diện không chỉ liên quan đến quân sự mà còn trong các lĩnh vực khác như thương mại, văn hóa và ý thức hệ”.
http://biendong.net/bi-n-nong/34657-may-bay-my-qua-cac-vung-bien-gan-tq-nhieu-gap-3-lan-nam-2019.html

Mỹ, Trung Quốc ngấp nghé Chiến tranh Lạnh mới

có thể tàn phá kinh tế toàn cầu

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vốn đã tiến sát mép vực trước khi có đại dịch Covid-19, nhưng rồi đại dịch đã đẩy mối quan hệ đó rơi xuống.
Những chuyển động giữa Bắc Kinh và Washington trở nên căng thẳng trong đợt dịch virus corona đến nỗi các chuyên gia về Trung Quốc giờ đây cho rằng hai cường quốc vừa bước vào những ngày đầu của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, có thể làm kéo dài đại dịch, làm trầm trọng thêm sự tàn phá về kinh tế có liên quan đến virus, và làm suy yếu khả năng của thế giới trong việc ngăn chặn các nguy cơ thông thường.
“Về cơ bản, chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của Chiến tranh Lạnh”, ông Orville Schell, giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung thuộc Hội châu Á, nói. “Chúng ta đang trượt dốc tới một tình trạng ngày càng đối nghịch với Trung Quốc”, vẫn theo ông Schell.
Ông nói thêm: “Hậu quả của mối quan hệ Mỹ-Trung bị đổ vỡ sẽ rất nghiêm trọng đối với thế giới và nền kinh tế toàn cầu, bởi vì khả năng của Mỹ và Trung Quốc hợp tác với nhau chính là yếu tố then chốt duy trì kiến trúc toàn cầu hóa và thương mại toàn cầu. Khi mất đi yếu tố đó, sẽ có sự xáo trộn rất lớn”.
Về cơ bản, chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của Chiến tranh Lạnh. Chúng ta đang trượt dốc tới một tình trạng ngày càng đối nghịch với Trung Quốc. Hậu quả của mối quan hệ Mỹ-Trung bị đổ vỡ sẽ rất nghiêm trọng đối với thế giới và nền kinh tế toàn cầu.
Orville Schell, giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung, Hội châu Á
Trong Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, hai quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh mâu thuẫn về ý thức hệ, đó là điểm chính của cuộc đối đầu kéo dài 4 thập kỷ giữa hai siêu cường.
Nhiều người lo ngại rằng tình trạng thù địch ngày nay giữa Washington và Bắc Kinh có thể dẫn đến một sự chia rẽ toàn cầu tương tự.
“Đối với toàn bộ hệ thống quốc tế, một cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ có tác động tàn phá. Ví dụ, nó sẽ đặt tất cả các vấn đề toàn cầu – từ biến đổi khí hậu cho đến đại dịch hay khủng bố – vào tính toán của mỗi bên là họ sẽ tăng hay giảm sức mạnh tương đối của họ, làm cho việc hợp tác của các bên thậm chí còn khó khăn hơn”, bà Elizabeth Economy, Giám đốc Nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói.
Theo bà, Chiến tranh Lạnh “cũng sẽ buộc các quốc gia phải chọn đứng về một bên nào đó, và khi làm như vậy, họ phải đánh đổi rất khó khăn và có nguy cơ tiết lộ một số điều chẳng hay ho về chính họ: như là cách họ ưu tiên các giá trị chính trị, an ninh quân sự và sinh kế kinh tế của họ”.
Các tác nhân
Cuộc Chiến tranh Lạnh mới tiềm tàng có gốc rễ từ nhiều năm qua, trước cả khi ông Trump trở thành tổng thống Mỹ. Thật khó để xác định chính xác lúc nào quan hệ Mỹ-Trung bắt đầu chuyển từ “thân mật nhưng cảnh giác” sang thù địch ngày càng gia tăng ở cả hai bên, nhưng có một dấu mốc là khi Bắc Kinh khởi động những nỗ lực nhằm bảo đảm việc họ kiểm soát Biển Đông, một tuyến hàng hải có tầm quan trọng chiến lược toàn cầu.
Từ khoảng năm 2015, chính phủ Trung Quốc bắt đầu khẳng định mạnh mẽ những tuyên bố chủ quyền bằng cách biến các rạn san hô và bãi cạn trên biển thành những đảo nhân tạo. Việc Trung Quốc quân sự hóa ở đó đã gây ra những phản ứng giận dữ từ Việt Nam, Philippines và một số nước láng giềng khác cũng tuyên bố chủ quyền về một vài phần của Biển Đông. Chính phủ Hoa Kỳ cũng nhiều lần lên tiếng phản ứng.
Một tác nhân khác là vấn đề Đài Loan. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền về Đài Loan là một điểm căng thẳng trong quan hệ với Mỹ trong hơn 70 năm qua. Nhưng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, ông ta đã
cố ép các đồng minh ngoại giao của Đài Loan cắt đứt quan hệ. Mặt khác, ông Tập cũng đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Những động thái này làm cho vấn đề trở thành một mối lo ngại mới.
Một trong những điểm gây căng thẳng nhất giữa Washington và Bắc Kinh là chính sách có tính dấu ấn của chính quyền Tổng thống Trump – cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Từ lâu trước khi trở thành tổng thống Mỹ, ông Trump đã nói ông tin rằng Trung Quốc trục lợi kinh tế từ nước Mỹ, gây ra tình trạng thâm hụt thương mại lớn giữa hai nước.
Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump bắt đầu áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá hàng tỷ đô la vào giữa năm 2018 để gây áp lực lên Bắc Kinh, buộc họ thay đổi cách thức kinh doanh với Mỹ.
Ngoài ra, còn có một yếu tố khác dẫn đến Chiến tranh Lạnh, đó là Hoa Kỳ chống lại việc Trung Quốc phổ biến công nghệ 5G của họ trên khắp thế giới.
Trung Quốc và đặc biệt là công ty viễn thông khổng lồ Huawei đã đi đầu trong công nghệ 5G. Nhưng trong năm qua, Mỹ công khai lên tiếng bày tỏ hết sức lo ngại về việc sử dụng công nghệ Huawei trong các mạng viễn thông của các nước đồng minh. Hồi tháng 2, chính phủ Hoa Kỳ buộc tội Huawei “kiếm tiền bất hợp pháp”, làm gia tăng căng thẳng với hãng này và chính phủ Trung Quốc.
Ông Orville Schell, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung thuộc Hội Châu Á, cho rằng ngay cả khi đại dịch và cuộc bầu cử năm 2020 kết thúc, không thấy có kế hoạch rõ ràng nào về cách thức làm giảm căng thẳng hoặc đưa quan hệ Mỹ-Trung trở về trạng thái ổn định.
“Đó là điều đáng lo ngại – người ta không thể thấy tình trạng này sẽ được kiểm soát như thế nào, ít nhất là không có nhiều bằng chứng cho thấy có những người có ý muốn hay vạch ra lộ trình để cố gắng làm chậm quá trình này”, ông Schell nói.
“Chúng ta dường như chỉ có đang rơi tự do thôi”, ông nói.
(Business Insider, CNN)
https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-quoc-ngap-nghe-chien-tranh-lanh-moi-co-the-tan-pha-kinh-te-toan-cau/5419555.html

Mỹ mời Việt Nam dự diễn tập hải quân

‘lớn nhất thế giới’, loại Trung Quốc

Hải quân Mỹ mới xác nhận riêng với VOA Việt Ngữ rằng lực lượng này đã mời Việt Nam tham dự một cuộc thao dượt hải quân được coi là “lớn nhất thế giới” với sự tham gia của 25 nước, và sau khi bị rút lại lời mời năm 2018, lần này Trung Quốc vẫn không có tên trong danh sách.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm nay chỉ diễn ra trên biển ở Hawaii từ ngày 17 tới 31 tháng Tám do các quan ngại về virus Corona. Các hoạt động chính dự kiến gồm thao dượt chống tàu ngầm, đánh chặn hàng hải và diễn tập bắn đạn thật. Hải quân Mỹ cho biết đang tiếp tục ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nên RIMPAC 2020 sẽ không có các sự kiện giao lưu trên bờ.
Bà Rochelle Rieger, phát ngôn viên của Chỉ huy Hạm đội Ba của Hải quân Mỹ, vốn chủ trì cuộc thao dượt năm nay, cho VOA Việt Ngữ biết rằng “tất cả 25 quốc gia từng cùng Mỹ tham gia RIMPAC 2018 đã chính thức được mời trở lại tham dự RIMPAC 2020” và rằng “trong số này có Việt Nam”.
Cùng với Việt Nam và nhiều đồng minh của Mỹ, các nước Đông Nam Á có tên trong danh sách mời gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.
Hiện chưa rõ phía Việt Nam có nhận lời mời tham dự RIMPAC năm nay hay không. Hai năm trước, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử tám sỹ quan tham mưu nhưng không phái tàu chiến tới tham gia RIMPAC 2018.
Bà Rieger cho biết rằng con số cập nhật chính xác nhất tất cả các đơn vị xác nhận tham gia sẽ được đăng tải trên trang web chuyên về RIMPAC trước khi bắt đầu cuộc diễn tập vốn diễn ra hai năm một lần.
Theo Hải quân Mỹ, cuộc thao dượt hải quân quốc tế “lớn nhất thế giới” nhằm mục đích “thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ hợp tác, vốn mang tính sống còn để bảo đảm an toàn và an ninh của các tuyến đường biển vì một khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Lực lượng này nói thêm rằng cuộc thao dượt diễn ra ở vùng biển quanh các hòn đảo ở Hawaii là “một nền tảng độc đáo nhằm củng cố khả năng tương tác và các mối quan hệ đối tác hàng hải chiến lược”.
Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói rằng “trong thời kỳ đầy thách thức này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là các lực lượng hải quân của chúng ta cùng hợp tác để bảo vệ các tuyến hàng hải sống còn và bảo đảm tự do hàng hải qua các vùng biển quốc tế”.
XEM THÊM:
Người Việt mời thống đốc California thăm tiệm nail sau thông tin lo ngại về Corona
Năm 2018, Hải quân Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc thao dượt mà nước này từng dự năm 2014 và 2016 vì các hành động củng cố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đã “phớt lờ sự thật và làm rùm beng cái gọi là quân sự hóa Biển Đông”, và lấy đó là cái cớ để không mời Trung Quốc.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng hành động của Trung Quốc ở vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền “trái với các nguyên tắc và mục đích của RIMPAC”.
Mới đây, các quan chức ngoại giao và quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ chỉ trích chính quyền Bắc Kinh “lợi dụng” tình hình bùng phát đại dịch COVID-19 trên toàn cầu để thực hiện các hành động củng cố chủ quyền cũng như các hành vi bắt nạt các nước như Việt Nam trên Biển Đông.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-m%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-nam-d%E1%BB%B1-di%E1%BB%85n-t%E1%BA%ADp-h%E1%BA%A3i-qu%C3%A2n-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-lo%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c/5419275.html

FBI cáo buộc tin tặc Trung Quốc

đánh cắp nghiên cứu về Covid-19

Quý Khải
Mỹ đang lên án các tin tặc nhiều khả năng do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn nhằm đánh cắp thành quả nghiên cứu trong điều trị và chế tạo vắc-xin cho Covid-19, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI công bố hôm thứ Tư (13/5).
Trong thông cáo chung với Cơ quan An ninh Cơ sở Hạ tầng và An ninh mạng (Cybersecurity and Infrastructure Security Agency – CISA), FBI đã khuyến cáo các tổ chức Mỹ đặt tiêu chí an ninh mạng lên hàng đầu trong quá trình nghiên cứu nCoV. Diễn biến mới nhất đến trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt sự chỉ trích dữ dội trong việc xử lý dịch bệnh tại nội địa, khiến dịch bệnh cục bộ lan ra thành đại dịch toàn cầu, cướp đi sinh mạng của gần 300.000 người trên toàn thế giới, theo số liệu của Worldometer.
“FBI đang điều tra các vụ tấn công vào các tổ chức Mỹ đang tiến hành nghiên cứu liên quan đến Covid-19 bởi các thế lực mạng Internet có liên hệ tới chính quyền Trung Quốc. Những thế lực này đã cố gắng xác định và thu thập bất hợp pháp tài sản trí tuệ (IP) và dữ liệu y tế công cộng liên quan đến vắc-xin, các phương pháp điều trị và thử nghiệm từ các mạng lưới và nhân viên Mỹ trong nghiên cứu Covid-19. Hành vi trộm cắp thông tin này có thể tác động xấu đến việc cung cấp các biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy”, nội dung thông cáo chung có ghi.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Nebraska ông Ben Sasse, gương mặt tiên phong trong làn sóng chỉ trích Trung Quốc, đã có những lời phát biểu mạnh mẽ dành cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khi được hỏi ý kiến về diễn biến mới nhất.
“Chủ tịch Tập là kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, vừa phóng hỏa vừa muốn dập lửa để đóng vai anh hùng”, ông nói với trang Daily Caller. “Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không chừa thủ đoạn để đánh bại Mỹ trong vấn đề vắc-xin Covid-19, nhưng hoàn toàn không phải để cứu người mà chỉ cốt để tuyên truyền đánh bóng cho bản thân. Tính hợp pháp tại nội địa và sức ảnh hưởng trên trường quốc tế của ĐCSTQ là nhờ nói phét, trong đó họ tự tô vẽ bản thân như một vị anh hùng. Đây cũng chính là lý do họ bịa đặt số liệu, lan truyền thuyết âm mưu và bắt cóc những người “thổi còi” cảnh báo sớm cho công chúng về dịch bệnh tại đại lục”.
Trung Quốc đang phải đối mặt với núi bằng chứng ngày càng gia tăng chứng tỏ họ chủ đích che đậy mức độ nghiêm trọng dịch bệnh tại Vũ Hán và những nơi khác ở đại lục trước tai mắt thế giới. Tình báo Mỹ kết luận hồi tháng 3 rằng ĐCSTQ đã làm sai lệch dữ liệu về cả số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại Vũ Hán.
Chính quyền tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích việc xử lý dịch bệnh tại Trung Quốc đại lục, đe dọa sẽ áp các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nếu phát hiện Trung Quốc chủ đích góp phần vào sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán ra thế giới.
Tham khảo Daily Caller
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/fbi-cao-buoc-tin-tac-trung-quoc-danh-cap-nghien-cuu-ve-covid-19.html

CIA: Trung Quốc ngăn WHO cảnh báo thế giới

để có thời gian thu gom vật tư y tế toàn cầu

Quý Khải
Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA tin rằng Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn Tổ chức Y tế Thế giới WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 1 – thời điểm Bắc Kinh đang tích cực thu gom tích trữ ồ ạt vật tư y tế từ toàn cầu để trục lợi về sau.
Một báo cáo của CIA, nội dung trong đó đã được hai quan chức tình báo Mỹ  xác nhận với Newsweek, cho biết Trung Quốc đã đe dọa WHO rằng nước này sẽ ngừng hợp tác với cuộc điều tra Covid-19 của WHO nếu tổ chức y tế này tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.
Đây là báo cáo thứ hai có nội dung như vậy từ một cơ quan tình báo phương Tây, và có khả năng sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về một đại dịch đã khiến gần 300.000 người tử vong trên toàn cầu, mà hơn 1/4 trong số đó là người Mỹ.
Báo cáo đầu tiên, một đánh giá tình báo của Đức do hãng thông tấn Der Spiegel công bố tuần trước, đã cáo buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gây áp lực cá nhân lên Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vào ngày 21/1 phải giấu dịch.
Hãng tin Fox News cho hay, trong vụ việc này, WHO đã bác bỏ cáo buộc ông Tập đã can thiệp vào việc này.
Người phát ngôn WHO ông Christian Lindmeier nói với Newsweek rằng tổ chức này không “bình luận về các cuộc thảo luận cụ thể với các quốc gia thành viên”, nhưng nói thêm rằng WHO “đã hành động đúng theo nhiệm vụ của mình trong vai trò một tổ chức kỹ thuật làm việc dựa trên bằng chứng nhằm bảo vệ [sức khỏe] tất cả mọi người, dù ở bất kỳ đâu.”
Ông cũng tuyên bố rằng ông Tedros không liên lạc trực tiếp với ông Tập vào các ngày 20, 21 hoặc 22 tháng 1, và ông Tedros và nhóm chuyên viên cao cấp chỉ mới gặp ông Tập lần đầu ở Bắc Kinh vào ngày 28/1. Tuy nhiên, ông nói vấn đề ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu không được thảo luận trong cuộc họp.
Khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng hai ngày sau, cơ quan sức khỏe của Liên Hợp Quốc này đã nỗ lực hết sức để không phải chỉ trích Trung Quốc vì bất kỳ hành vi sai trái nào – một động thái đã làm nhức mắt các nhà lãnh đạo thế giới, ví như Tổng thống Trump. Ông Trump rốt cục đã quyết định đình chỉ tài trợ cho WHO vào tháng Tư vì cho rằng nó đã “lấy Trung Quốc làm trung tâm” trong các quyết sách của mình.
Hôm thứ Sáu vừa qua (8/5), ông Trump đã chỉ trích WHO trong cuộc họp với các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa.
“Những gì Tổ chức Y tế Thế giới đã làm là không thể tưởng tượng nổi. Họ chẳng khác nào cơ quan ngôn luận của Trung Quốc. Do đó tôi sẽ sớm có quyết định cho việc này”, ông Trump đề cập đến tương lai mối quan hệ giữa Mỹ với tổ chức y tế toàn cầu này.
Trung Quốc đã làm thêm giờ để bằng mọi cách đẩy lùi những cáo buộc chính quyền này góp phần vào sự lây lan của con virus tử thần ra toàn thế giới, đồng thời không ngừng ca ngợi thành tựu chống dịch của bản thân. Nó đã cố gắng tô vẽ bản thân là một quốc gia sẵn sàng giúp đỡ những nước khác đang phải vật lộn với Covid-19 trong khi trên thực tế, có vẻ như Bắc Kinh chỉ đơn giản muốn né tránh sự chỉ trích từ dư luận toàn cầu.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cia-trung-quoc-ngan-who-canh-bao-the-gioi-de-co-thoi-gian-thu-gom-vat-tu-y-te-toan-cau.html

Hạ nghị sĩ Mỹ trình dự luật buộc Trung Quốc

chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19

Quý Khải
Hạ nghị sĩ Mark Walker từ bang North Carolina hôm 12/5 đã giới thiệu Dự luật Nhốt giam Hổ giấy (Cage the Paper Tiger Act) để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19, theo The Epoch Times.
“Trong nhiều thập kỷ, các chính trị gia ở Washington đã khiến các gia đình ở Bắc Carolina và cả đất nước thất vọng trong việc cung cấp câu trả lời cho sự trỗi dậy của Trung Quốc”, ông Walker, một cựu mục sư, nói trong một thông cáo báo chí. “Chúng tôi đã cho phép các hành vi xâm phạm kinh tế, nhân quyền, và giờ đây là xâm phạm sức khỏe toàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – trước sự tổn hại của các công nhân và gia đình Mỹ – vượt khỏi tầm kiểm soát trong thời gian quá dài. Đã đến lúc nhốt con hổ giấy vào chuồng và cho thế giới thấy rằng Trung Quốc chỉ biết gầm chứ không biết cắn”.
Dự luật mới này được đặt tên theo một bản dịch nghĩa đen của thành ngữ Trung Quốc là Chỉ Lão Hổ, nghĩa là ai đó hoặc một cái gì đó mà bề ngoài có vẻ đáng sợ nhưng lại vô năng, và bao gồm các biện pháp để bảo vệ lợi ích người dân Mỹ.
Dự luật (pdf) bao gồm ba điểm chính, bao gồm cấm các doanh nghiệp Trung Quốc được niêm yết trên các sàn chứng khoán Mỹ, cho phép khấu trừ ngay lập tức các chi phí liên quan đến việc chuyển dời hoạt động kinh doanh và sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Hoa Kỳ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điểm cuối cùng của dự luật là thiết lập chương trình đào tạo nâng cao nhận thức phản gián cho các khoa của trường cao đẳng và đại học, đồng thời yêu cầu cải tiến Chương trình trao đổi sinh viên do Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Mỹ vận hành.
“Những điểm này bao gồm một chiến lược rõ ràng và ngắn gọn để không chỉ bảo vệ đất nước chúng ta trước các mối đe dọa an ninh quốc gia từ Trung Quốc, mà còn đồng thời ưu tiên và thúc đẩy các lợi ích kinh doanh của Mỹ”, theo thông cáo báo chí.
Đây không phải lần đầu tiên ông Walker dẫn đầu các nỗ lực chống lại các mối đe dọa an ninh quốc gia từ Trung Quốc. Tháng 10 năm ngoái, nhà lập pháp từ bang Bắc Carolina đã giới thiệu Đạo luật Giảm thiểu Đe dọa Phản gián An ninh Nội địa (Homeland Security Counterintelligence Threat Reduction Act), yêu cầu Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ thành lập một đội đặc nhiệm để cải thiện khả năng phản gián.
Các thượng nghị sĩ cũng đang nỗ lực áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc trong nỗ lực buộc quốc gia này phải chịu trách nhiệm về sự bùng phát dịch Covid-19 xảy ra ở Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái khiến nó biến thành một đại dịch toàn cầu.
Nhiều thượng nghị sĩ từ Đảng Cộng Hòa đã đồng tài trợ cho Đạo luật về trách nhiệm giải trình COVID-19 cho phép tổng thống Trump thực thi các biện pháp quyết liệt, bao gồm áp đặt các lệnh trừng phạt nếu Bắc Kinh không cung cấp đầy đủ chi tiết các sự kiện dẫn tới sự bùng phát dịch Covid-19 tại nội địa.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ha-nghi-si-my-trinh-du-luat-buoc-trung-quoc-chiu-trach-nhiem-ve-dai-dich-covid-19.html

Mỹ: Cảnh báo về bệnh viêm lạ

ở trẻ em có liên hệ với COVID

Quan chức y tế Mỹ ngày 13/5 cho biết sẽ ban hành lệnh báo động yêu cầu các bác sĩ báo cáo lên tiểu bang và các sở y tế những ca hội chứng viêm nguy hiểm chết người hiếm thấy liên hệ đến COVID-19 nơi trẻ em.
Báo động của Trung tâm Kiểm sóat và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) sẽ được ban hành ngày 13 hay 14 tháng Năm, một phát ngôn viên của cơ quan viết trong một email.
Các nhà khoa học Mỹ đang nỗ lực tìm hiểu về triệu chứng viêm liên hệ đến việc phơi nhiễm với virus corona chủng mới, tác hại đến trẻ em tại Ý, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ.
Tại New York, hơn 100 trẻ em được báo cáo phát sinh hội chứng này, có thể xảy ra nhiều ngày cho tới nhiều tuần lễ sau khi bị bệnh COVID-19.
Ít nhất có 3 em chết, tiểu bang cho biết ngày 9/5. Tất cả 3 ca tử vong đó đều dương tính với virus corona chủng mới hay có kháng thể chống virus corona chủng mới, cho thấy những triệu chứng liên hệ đến COVID-19.
Hội chứng này có cùng triệu chứng như bị sốc ngộ độc và bệnh Kawasaki, với những biểu hiện như sốt, nổi mẩn đỏ trên da, sưng các hạch và, trong những ca nghiêm trọng, viêm động mạch tim.
Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực xác định liệu hội chứng lạ này có liên hệ với virus corona chủng mới hay không, vì không phải tất cả các em có triệu chứng này đều dương tính với COVID-19.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-v%E1%BB%81-b%E1%BB%87nh-vi%C3%AAm-l%E1%BA%A1-%E1%BB%9F-tr%E1%BA%BB-em-c%C3%B3-li%C3%AAn-h%E1%BB%87-v%E1%BB%9Bi-covid-/5419185.html

Virus corona: Trump nói cảnh báo của bác sĩ Fauci

 ’không thể chấp nhận được’

Tổng thống Donald Trump nói cảnh báo nghiêm túc của chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ về việc dỡ bỏ các hạn chế quá sớm là không thể chấp nhận được.
Ông Trump cáo buộc Bác sĩ Anthony Fauci muốn “làm vừa lòng mọi phía” trong lời khai của mình với các nhà lập pháp hôm thứ Ba.
Tổng thống cho biết ông đặc biệt không hài lòng với sự thận trọng của Bác sĩ Fauci quanh việc mở lại trường quá nhanh.
Covid-19 đã lây nhiễm gần 1,4 triệu người ở Mỹ và giết chết 84.000 người, trong khi tàn phá nền kinh tế.
EU hứa sẽ có mùa du lịch hè năm nay
Giãn cách xã hội trên máy bay có khả thi?
TNS thân cận với Trump đề xuất dự luật trừng phạt TQ về Covid-19
Tổng thống Mỹ nói gì?
Phát biểu hôm thứ Tư tại Nhà Trắng, ông Trump đã nêu vấn đề với bình luận của Bác sĩ Fauci trước Thượng viện một ngày trước đó về những rủi ro với trẻ em khi mở cửa lại và đánh giá rằng rất khó có thể tìm được vaccine trước khi các lớp học có thể bắt đầu vào mùa thu này.
“Hãy nhìn xem, ông ấy muốn ”làm vừa lòng mọi phía”, ông Trump nói về mối quan tâm hàng đầu của chuyên gia virus corona.
“Tôi thực sự ngạc nhiên với câu trả lời của ông ấy, bởi vì, bạn biết đấy, đơn giản là với tôi – đó không phải là một câu trả lời chấp nhận được, đặc biệt là khi nói đến trường học”, tổng thống nói với các phóng viên.
Ông nói “điều duy nhất có thể chấp nhận được” là cho các giáo viên và giáo sư lớn tuổi thêm vài tuần nữa trước khi họ quay lại trường.
“Bởi vì đây là một bệnh dịch tấn công người lớn tuổi và nó tấn công sức khỏe”, tổng thống nói.
“Nhưng với trẻ em, ý tôi là, và các học sinh, thực sự – chỉ cần nhìn vào số liệu thống kê. Thật tuyệt vời”, ông Trump nói thêm.
Tổng thống Cộng hòa rất muốn đưa người Mỹ trở lại làm việc và ca ngợi các thống đốc đang chuẩn bị làm như vậy, trong khi chỉ trích những người khác không hành động đủ mạnh mẽ.
Nước Mỹ bị chia rẽ vì ý muốn tập trung vào việc bảo vệ sinh kế của ông Trump.
Giới chỉ trích cáo buộc ông đánh bạc bằng mạng sống người dân để phục vụ lợi ích chính trị của bản thân trước thềm cuộc bầu cử lại vào tháng 11.
Những bình luận mới nhất của tổng thống được đưa ra trong bối cảnh có báo cáo về việc một số trẻ nhỏ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một hội chứng viêm có thể liên quan đến virus corona.
Bác sĩ Fauci nói gì?
Nói chuyện với các nhà lập pháp hôm thứ Ba, chuyên gia lực lượng virus corona của Nhà Trắng cảnh báo rằng nới lỏng các quy tắc ở nhà quá nhanh có thể mang lại nhiều “đau khổ và chết chóc”.
Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không “ung dung trong suy nghĩ rằng trẻ em hoàn toàn miễn dịch với các tác động xấu” của bệnh.

Bác sĩ Fauci nói: “Chúng ta cần xem xét từng bước một khi chúng ta bước vào thời kỳ mùa thu, về việc mở lại các trường học, xem lúc đó chúng ta sẽ ở đâu trong chuyển động của sự bùng phát.”
Người đứng đầu về bệnh truyền nhiễm cũng cho biết số người chết thực sự ở Mỹ có lẽ cao hơn con số chính thức.
Tình hình tổng quát ở Mỹ
Hôm thứ Tư, Thống đốc tiểu bang Maryland, ông Hog Hogan, cho biết ông sẽ dỡ bỏ biện pháp ở nhà của tiểu bang này, thay thế lệnh này hôm thứ Sáu bằng lệnh “an toàn hơn tại nhà”.
Thống đốc đảng Cộng hòa, người đã chỉ trích ông Trump, đã trích dẫn sự suy giảm số người bị nhiễm và số tử vong trong hai tuần liên tiếp mà các hướng dẫn của liên bang khuyến nghị.
Hôm thứ Tư, Tòa án Tối cao Wisconsin đã đảo ngược lệnh ở nhà của Thống đốc đảng Dân chủ Tony Evers, phán quyết rằng lệnh này “không thể thi hành” và “bất hợp pháp” trong một chiến thắng cho cơ quan lập pháp do Đảng Cộng hòa lãnh đạo.
Phần lớn các tiểu bang đã bắt đầu mở cửa lại theo từng giai đoạn. Ở một số tiểu bang, như Texas và Georgia, không gian công cộng và doanh nghiệp cũng đã được phép mở cửa trở lại.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52658105

Chuyên gia miễn dịch cảnh báo

về ‘mùa đông đen tối nhất’ ở nước Mỹ

Nước Mỹ sẽ phải đối mặt với “mùa đông đen tối nhất trong lịch sử hiện đại”, trừ phi các nhà lãnh đạo hành động dứt khoát để ngăn chặn sự phục hồi của virus corona, AP dẫn dự báo của tiến sĩ Rick Bright khi ông đang chuẩn bị điều trần trước Uỷ ban Thương mại và Năng lượng của Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày 14/5.
Ông Bright được cho là đã bị sa thải khỏi vị trí đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh Tiên tiến (BARDA) sau khi cảnh báo với chính quyền Tổng thống Trump rằng cần phải chuẩn bị cho đại dịch. Ông trở thành mục tiêu bị chỉ trích khi thúc giục những nỗ lực đầu tư vào phát triển vaccine và dự trữ vật tư.
“Cơ hội của chúng ta sắp khép lại”, AP dẫn lời TS. Bright nói trong bài phát biểu được soạn cho cuộc điều trần, và được đăng trước lên trang web của Uỷ ban Hạ viện. “Nếu chúng ta không phát triển một chương trình ứng phó phối hợp quốc gia, dựa trên khoa học, tôi e rằng đại dịch sẽ trở nên tồi tệ hơn và kéo dài, gây ra bệnh tật và tử vong chưa từng thấy”.
Cảnh báo của ông Bright theo sau cảnh báo trong tuần này của tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của chính phủ Mỹ, nói rằng việc nhanh chóng dỡ bỏ lệnh đóng cửa các cửa hàng và quy định ở trong nhà có thể khiến “quay ngược đồng hồ”, gieo rắc thêm đau khổ và chết chóc, làm phức tạp thêm nỗ lực để nền kinh tế được mở cửa trở lại.
Tại Mỹ hiện có hơn 83.000 người tử vong vì Covid-19, chiếm hơn 1/4 số ca tử vong trên toàn cầu, và Mỹ có số người nhiễm bệnh cao nhất thế giới.
Toàn cầu hiện có hơn 4,3 triệu người bị nhiễm bệnh và khoảng 295.000 người tử vong.
Trong bài điều trần đã được chuẩn bị, ông Bright nói về “Thực tế không thể phủ nhận là (Covid-19) sẽ hồi sinh vào mùa thu này, kết hợp rất nhiều thách thức của cúm mùa, gây căng thẳng chưa từng thấy cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta”.
“Nếu không có một kế hoạch rõ ràng và thực hiện theo các bước mà tôi và các chuyên gia khác đã vạch ra, năm 2020 sẽ là mùa đông đen tối nhất trong lịch sử hiện đại”, bài điều trần của ông Brights viết.
TS. Bright có bằng tiến sĩ về miễn dịch học. Ông đã vạch ra một lộ trình dựa trên cơ sở khoa học, trong khi các nhà nghiên cứu nỗ lực phát triển các phương pháp điều trị tốt hơn và đưa ra vaccine hiệu quả.
https://www.voatiengviet.com/a/chuy%C3%AAn-gia-mi%E1%BB%85n-d%E1%BB%8Bch-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-v%E1%BB%81-m%C3%B9a-%C4%91%C3%B4ng-%C4%91en-t%E1%BB%91i-nh%E1%BA%A5t-%E1%BB%9F-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9/5419543.html

Sự kiện ‘thông tin sai lệch’ về virus Corona Vũ Hán

hủy bỏ sau khi bị phát hiện được tài trợ bởi Huawei

Bình luậnVăn Thiện
Sự kiện “thông tin sai lệch” về virus Corona Vũ Hán (COVID-19) do Hiệp hội Các nhà báo Da màu Quốc gia (NABJ) có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ, tổ chức đã hủy bỏ sau khi bị chỉ ra rằng nhà tài trợ lớn nhất của sự kiện này là công ty công nghệ Huawei, một công ty có liên hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc.
Sự kiện “hội nghị qua mạng” (webinar), có tên là “Sự trỗi dậy của Thông tin sai lệch”, đã được lên kế hoạch để giới thiệu những chuyên gia nổi tiếng về virus như bình luận viên đài CNN Van Jones và ngôi
sao nhạc pop Will.i.am. Nhưng NABJ đã loại bỏ sự kiện này, và nói rằng “tổ chức này đang trở nên phân tâm bởi các ưu tiên khác”.
NABJ tuyên bố rằng Huawei không có quyền “kiểm soát nội dung biên tập” của sự kiện này, nhưng các báo cáo cho rằng việc công ty Huawei làm nhà tài trợ chính là một quyết định tồi tệ.
Một bài báo trên Spectator lưu ý: “Chẳng phải Huawei đang bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ giám sát chặt chẽ vì đã tiến hành theo dõi nước Mỹ, đánh cắp bí mật thương mại và cung cấp thông tin sai lệch cho FBI?”.
Sau khi chỉ ra rằng sự kiện “Sự trỗi dậy của Thông tin sai lệch” có mục đích chính là làm nổi bật ảnh hưởng của virus Corona Vũ Hán đối với các nhóm thiểu số trong xã hội, bài báo trên Spectator tiếp tục cáo buộc: “Chẳng phải Huawei cũng đang hợp tác với chính phủ Trung Quốc ở Tân Cương để bức hại nhóm thiểu số người Duy Ngô Nhĩ sao?”.
Sau khi sự kiện này bị hủy bỏ, phóng viên của CNN Van Jones nhanh chóng tuyên bố rằng anh ta đã lên kế hoạch rút lui khỏi sự kiện này và xem như không liên can.
Thông tin mô tả về sự kiện này cho rằng thông tin sai lệch về virus Corona Vũ Hán đang tấn công mạnh nhất vào các nhóm thiểu số.
Theo thông tin mô tả về sự kiện này: “Kể từ cuộc tổng tuyển cử năm 2016, người Mỹ đã phải đối mặt với vô số thông tin sai lệch được dàn dựng để làm suy yếu các giá trị dân chủ và gieo rắc sự phân chia xã hội giữa các cộng đồng khác nhau”.
Mô tả tiếp tục: “Bây giờ khi đối mặt với đại dịch toàn cầu, làn sóng thông tin sai lệch tiếp tục dâng cao, đánh vào người Mỹ gốc Phi, cũng như người Mỹ gốc Á, Tây Ban Nha, nông thôn và người có thu nhập thấp đặc biệt khó khăn”.
Huawei là công ty viễn thông lớn nhất thế giới, nhưng được cho là gần như hoàn toàn kiểm soát bởi Bắc Kinh. Do đó, chính phủ Hoa Kỳ đã cấm phần lớn công nghệ 5G của công ty này vì lo ngại rằng nó có thể được sử dụng cho mục đích gián điệp chống lại Mỹ.
Gần đây, Huawei cũng vấp phải nhiều sự phản đối tại Vương quốc Anh về việc công ty này được giữ vai trò trong mạng lưới 5G của đất nước này khi chính phủ Anh cho thấy lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh trong việc xử lý đại dịch virus Corona Vũ Hán.
Văn Thiện
Theo summit news
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/huawei-thong-tin-sai-lech-virus-corona-vu-han-huy-bo-37352.html

44% người Mỹ coi virus Vũ Hán là lời thức tỉnh từ Chúa

Hương Thảo
Có 44% trong số những người được hỏi ​​coi đại dịch viêm phổi Vũ Hán và hậu quả của nó về kinh tế là một “lời thức tỉnh để con người quay trở lại với niềm tin vào Chúa” hoặc là những dấu hiệu của “ngày phán xử sắp đến, hoặc cả hai”.
Virus Vũ Hán hay Covid-19 đã gây ra cho Hoa Kỳ một sự mất mát to lớn chưa từng thấy, tàn khốc về mặt vật chất, nhiều tác động về mặt tinh thần vẫn chưa thể đánh giá được. Nhưng điều đáng chú ý đây chính là một sự thức tỉnh tâm linh, theo một cuộc thăm dò quốc gia được thực hiện bởi tờ Washington Examiner.
Theo tờ Washington Examiner, quỹ Joshua đã ủy quyền cho McLaughlin & Associates thực hiện cuộc thăm dò vào cuối tháng 3/2020 nhằm mục tiêu thăm dò ý kiến khoảng 1.000 người Mỹ với tỷ lệ sai sót là 3,1% và độ tin cậy 95%. Những người được hỏi thuộc nhiều độ tuổi, đảng phái, sắc tộc và tôn giáo.
Câu hỏi đề cập tới quan điểm của họ về đại dịch cũng như cách họ đối mặt với sự đau khổ và sợ hãi trong thời điểm khủng hoảng này.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy một xu hướng đáng chú ý về sự thức tỉnh tâm linh của những người không thuộc Cơ đốc giáo, với 21,5% số người được hỏi, cho thấy tai họa đã làm khởi lên niềm tin của họ vào Thiên Chúa và tâm linh. Họ nói rằng họ đã bắt đầu đọc Kinh thánh hoặc lắng nghe các giáo lý của Kinh thánh và các bài giảng Cơ đốc giáo trực tuyến.
Đối với Cơ đốc giáo, 40% tuyên bố họ giành ngày càng nhiều thời gian cho niềm tin vào Thiên Chúa.
Gần 30% số người được hỏi cho biết họ tin rằng “chúng ta đang sống trong những gì Kinh Thánh gọi là những ngày cuối cùng”.
Đức tin của người Mỹ đối với Thiên Chúa là tự nhiên. Không phải là bất thường khi Tổng thống Trump chỉ định ngày 15/3/2020 là Ngày Cầu nguyện Quốc gia trong cuộc chiến chống lại virus corona chết người:
“Chúng ta là một quốc gia, trong suốt lịch sử của chúng ta, đã luôn cầu nguyện được Thiên Chúa bảo vệ và cấp cho sức mạnh trong những lúc như thế này…”, Tổng thống Trump viết trên Twitter. “Cho dù bạn ở đâu, tôi khuyến khích bạn hãy thành tâm cầu nguyện với đức tin. Cùng nhau cầu nguyện, chúng ta sẽ chiến thắng!”.
Theo The Atlantic, ông Robert Jeffress, mục sư Texas từng thuyết giảng tại lễ nhậm chức của ông Trump nói rằng thảm họa này có thể là lời cảnh tỉnh quý giá nhất đối với nhân loại.
“Tất cả các thảm họa tự nhiên, cuối cùng đều có thể được truy ra nguyên lai từ tội lỗi của con người”, ông cho biết.
Theo Lucy Acebes / The BL
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/44-nguoi-my-coi-virus-vu-han-la-loi-thuc-tinh-tu-chua.html

Canada và Hoa Kỳ có thể gia hạn các hạn chế đi lại

cho đến ngày 21 tháng 6

Tin từ OTTAWA, Canada – Vào hôm thứ Tư (13/5), hai nguồn tin chính phủ Canada cho biết Canada và Hoa Kỳ dường như sẽ gia hạn lệnh cấm du lịch không cần thiết cho đến ngày 21 tháng 6 trong bối cảnh đại dịch coronavirus.
Vào ngày 18 tháng 4, Canada và Hoa Kỳ đồng ý gia hạn các hạn chế biên giới cho đến ngày 21 tháng 5 khi các trường hợp nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng ở cả hai quốc gia. Canada hiện đang thúc đẩy để các biện pháp được duy trì trong một tháng nữa.
Thông tin về yêu cầu gia hạn 30 ngày của Canada lần đầu tiên được đưa tin bởi tờ Globe and Mail. Hiện vẫn chưa thể liên lạc với các đại diện của Bộ Ngoại giao để yêu cầu bình luận về bài báo này.
Vào hôm thứ ba (12/5), Thủ tướng Justin Trudeau cho biết Canada “xem xét các biện pháp mạnh mẽ hơn” để đảm bảo virus không bị lây lan bởi những người đi qua biên giới dài với Hoa Kỳ, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canada-va-hoa-ky-co-the-gia-han-cac-han-che-di-lai-cho-den-ngay-21-thang-6/

WHO: Có thể COVID ‘không bao giờ biến mất’

Virus corona gây bệnh COVID-19 có thể trở thành thường xuyên như HIV, Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13/5 tuyên bố, cảnh báo chống lại bất cứ nỗ lực nào tiên đoán về thời hạn ‘sinh tồn’ của virus và kêu gọi một “nỗ lực quy mô” chống lại COVID.
“Quan trọng cần phải nhìn vào vấn đề: virus này có thể trở thành một loại virus có mặt thường xuyên trong cộng đồng chúng ta, và có thể không biến mất.” chuyên gia khẩn cấp của WHO ông Mike Ryan nói trong một cuộc họp báo trên mạng.
Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta cần phải thực tế và tôi không nghĩ là bất cứ ai có thể tiên đoán khi nào bệnh này sẽ biến mất,” ông nói thêm. “Tôi nghĩ không có hứa hẹn nào trong việc này và cũng không có ngày giờ nào cả. Căn bệnh này có thể trở thành một vấn đề lâu dài, hoặc không có thể như vậy.”
Tuy nhiên ông nói thế giới có một số kiểm soát về việc làm sao đối phó với dịch bệnh, dù việc này cần phải có “nỗ lực lớn lao” ngay cả khi tìm được vaccine—một viễn ảnh ông mô tả là “chạm đến mặt trăng”.
Hơn 100 vaccine đã được bào chế, trong đó có một vài loại đã được thử nghiệm lâm sàng, nhưng các chuyên gia nhấn mạnh đến những khó khăn tìm ra vaccine chống virus corona một cách hữu hiệu.
Ông Ryan nói chưa loại trừ các loại vaccine sẵn có cho những chứng bệnh khác như bệnh sởi.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói thêm: “Đường đi của virus nằm trong tay chúng ta, và đây là việc của mọi người, và chúng ta nên góp phần vào việc chấm dứt đại dịch này.”
Ông Ryan nói cần phải “kiểm soát một cách đáng kể” đối với virus này mới có thể giảm bớt nguy cơ vốn vẫn còn cao ở mức độ “quốc gia, khu vực và toàn cầu”.
Các chính phủ trên thế giới đang vất vả với câu hỏi là làm thế nào tái mở cửa nền kinh tế mà vẫn chế ngự được virus hiện đã lây nhiễm gần 4,3 triệu người, theo Reuters, và giết chết hơn 291.000 người.
Liên hiệp Châu Âu ngày 13/5 thúc đẩy tái mở cửa dần dần biên giới trong khối đã bị đóng vì đại dịch, nói rằng chưa quá muộn để cứu vãn du lịch mùa hè trong khi vẫn giữ an toàn cho mọi người.
Tuy nhiên các chuyên gia y tế công cộng nói cần phải rất thận trọng để tránh bùng phát mới. Ông Ryan nói mở cửa biên giới trên bộ ít nguy hiểm hơn nới lỏng đi lại bằng đường hàng không, vì đây là một “thách thức khác”.
Chúng ta cần có ý tưởng là phải mất một thời gian để ra khỏi đại dịch,” nhà dịch tễ học của WHO Maria van Kerkhove nói trong một cuộc họp báo.
https://www.voatiengviet.com/a/who-c%C3%B3-th%E1%BB%83-covid-kh%C3%B4ng-bao-gi%E1%BB%9D-bi%E1%BA%BFn-m%E1%BA%A5t-/5419162.html

Năm ‘bí kíp’ đơn giản

để lên hình đẹp trong video call thời Covid-19

Bryan LufkinBBC Worklife
Đại dịch toàn cầu đã khiến phần lớn thế giới phải dừng lại.
Trên toàn thế giới, có vẻ như hàng chục triệu người đang làm việc tại nhà theo lệnh giãn xã hội. Ngồi trước webcam hàng giờ là điều bình thường – trong cả các cuộc họp công ty lẫn chia sẻ ly rượu ‘quarantini’ trong giờ vui vẻ ảo.
Điện thoại và cuộc gọi video lên ngôi trong thời Covid-19
Giãn cách xã hội trên máy bay có khả thi?
Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19
Giờ đây khi Zoom, Skype và các ứng dụng khác đang chiếm lĩnh cuộc sống hàng ngày của chúng ta – bao gồm các cuộc phỏng vấn xin việc và các bữa tiệc tối – nhiều người đang băn khoăn làm thế nào để trông đẹp trên internet như họ đẹp ngoài đời.
Điều đó có nghĩa là suy nghĩ cách tôn lên khuôn mặt bạn trên màn hình máy tính của đồng nghiệp, hay phải tính dọn dẹp phòng khách cho thật gọn gàng để lấy chỗ làm hậu cảnh.
Đây không phải là chuyện phù phiếm, bởi người xem “thật không may là có thể đánh giá ngay về con người bạn”, Sunny Lenarduzzi, một doanh nhân trực tuyến ở Vancouver, cựu phóng viên truyền hình và là người thường xuyên làm video clip đăng trên YouTube, nói.
Chúng tôi đã nói chuyện với những người có công việc chủ yếu là nói chuyện trước webcam cả ngày, và dưới đây là những lời khuyên của họ để có hình thức đẹp và chuyên nghiệp trước máy ảnh.
1) Chiếu sáng gương mặt
Cần chú trọng vào vấn đề ánh sáng.
Tốt nhất là bạn có được nguồn ánh sáng tự nhiên chiếu vào phía trước mặt. Nó làm nổi bật và chiếu sáng làn da và các đường nét của bạn một cách đồng đều, đem lại cho bạn hình ảnh rõ ràng, tôn nét như ngôi sao điện ảnh.
“Sẽ tuyệt vời khi ánh mắt của bạn được nổi bật và khiến bạn trông thật sự ổn trước ống kính,” Lenarduzzi nói.
Đặt máy tính trước cửa sổ, và quan trọng là cần đảm bảo để ánh sáng chiếu thẳng vào mặt bạn. Bởi vì cho dù bạn chụp một bức ảnh để đăng Instagram hay đang gọi video, thì ánh sáng chiếu từ phía sau sẽ khiến bạn bị chìm nghỉm, biến bạn thành một hình bóng không ai hình dung được.
Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ
Covid-19: Vì sao người dân đổ xô đi mua hàng?
Nụ hôn tử thần và gia vị cuộc sống
“Ánh sáng tệ luôn là nỗi sợ,” Nyma Tang, một YouTuber chuyên về làm đẹp mà kênh của cô có hơn một triệu người đăng ký, nói.
Suy cho cùng, giả sử ánh sáng yếu không làm cho bạn bị đen mặt thì nó vẫn có thể tạo ra những chỗ tối trên khuôn mặt của bạn, khiến bạn trông mệt mỏi, ốm yếu hoặc thậm chí có vẻ đáng sợ – ngược lại với hiệu ứng ánh sáng tự nhiên.
Mọi việc không dừng ở đó: ánh sáng chiếu từ phía sau cũng có thể gây hiệu ứng rất khó chịu trên màn hình của người khác, Susan Yara, nhà báo truyền hình sau trở thành doanh nhân và điều hành một kênh
YouTube và sản xuất kỹ thuật chuyên về làm đẹp và lối sống, nói: “Bạn không muốn làm cho người khác phải đau mắt.”
Còn nói chuyện video trong căn phòng không có cửa sổ thì sao? Đặt đèn phía sau máy tính và trước mặt bạn sẽ có ích khi cần kíp, các chuyên gia nói.
2) Tránh các góc thấp
Đây là một trong những quy tắc cốt yếu trong sử dụng máy quay: giữ cho camera ngang tầm mắt hoặc cao hơn.
Lenarduzzi nói: “Bạn cần đảm bảo rằng máy tính của bạn được đặt cao lên một chút để không bị hiệu ứng cằm đôi [hoặc] máy tính nhìn thẳng vào mũi của bạn”.
Bạn có thể dễ dàng nâng máy tính lên cao bằng cách chồng nhiều thứ nằm xung quanh. Sách dạy nấu ăn hoặc sách để trên bàn cà phê đều tốt,” Yara gợi ý. “Góc máy quay tạo nên khác biệt lớn,” cô nói.
3) Để ý đến làn da
Trong hoàn cảnh bị webcam chi phối như hiện nay thì với chúng ta, việc chăm sóc da tốt thậm chí còn quan trọng hơn bình thường.
Camera có thể khiến những thói quen xấu ‘trông tệ hơn gấp mười lần’, Tang nói, khi màn hình máy tính thường khiến những thứ như dầu trên gương mặt bạn càng thấy rõ.
Cô khuyên bạn nên tẩy rửa gương mặt trước khi lên hình. Tìm kiếm những chỗ sắc da không đều hoặc môi nứt nẻ. (Zoom cũng có bộ lọc dùng để làm đều màu da của bạn.)
Các chuyên gia khuyên bạn nên thoa kem dưỡng ẩm nhạt lên mặt trước khi khởi động cuộc họp video. (Kem dưỡng ẩm nhạt có các sắc tố trang điểm tinh tế giúp sắc da của bạn được đều.)
“Đó không phải là phấn nền toàn diện, nhưng rất nhiều đàn ông trước camera có xu hướng thoa kem dưỡng ẩm nhạt để không có vẻ là họ trang điểm cả khuôn mặt,” Yara nói. (Ngoài ra, nếu ngồi trước cửa sổ, hãy đảm bảo sử dụng sản phẩm có chức năng chống nắng).
Trong khi đó, hãy sử dụng son dưỡng cho môi nứt nẻ, và thường xuyên rửa mặt để tránh khiếm khuyết.
“Nhất là khi bạn thực sự ngồi sát ống kính máy tính, bạn không muốn phô bày vệ sinh kém và thói quen dưỡng da xấu,” Yara khuyên.
4) Kiểm tra trước xem mình khi lên hình trông sẽ thế nào
Việc chuẩn bị là rất quan trọng. Bạn không muốn tham gia vào cuộc gọi mà khi đó bạn dùng webcam như gương soi để chỉnh trang lần cuối tóc tai, gương mặt hoặc ánh sáng mà bạn có thể làm trước.
“Hãy gọi điện bằng webcam để chuẩn bị. Có thể dùng điện thoại để gọi, nhưng hãy đảm bảo webcam được bật lên để bạn có thể thấy mình và phong cách của mình như thế nào,” Tang nói. “Lần tới bạn sẽ không cảm thấy lạ khi bạn thực sự xuất hiện trước camera.”
Cho dù đó là hội nghị truyền hình hay truyền hình trực tiếp, Lenarduzzi nói rằng một sai lầm phổ biến khác là mọi người quên mất họ đang ở trước máy quay.
Một phần của việc trông bắt mắt trước ống kính là bạn ứng xử như là khi bạn đang có mặt trực tiếp: ‘xem nó như thể bạn đang ở trong cuộc họp thực sự’ là bắt buộc, cô nói.
“Mọi người nghĩ rằng tôi không thể nhìn thấy họ – việc đó xảy ra khá thường xuyên,” Lenarduzzi, người đã làm việc từ xa rất lâu trước khi xảy ra đại dịch, nói. Mặc dù nhiều ứng dụng trò chuyện video có tùy chọn chỉ có âm thanh, hãy chú tâm để ý xem bạn có đang bật chức năng dùng video hay không.
“Hãy hết sức lưu ý đến các điều chỉnh chức năng trên Zoom,” cô nói và cảnh báo rằng “mọi người sẽ bỏ qua Zoom hoặc mở xem điện thoại – họ nhấc điện thoại lên và bắt đầu vuốt màn hình. Nhưng chúng tôi vẫn có thể nhìn thấy bạn.”
5) Chọn đúng phông nền
Mặc dù ngôi nhà của chúng ta tự thân nó không phải là chỗ chuyên nghiệp cho việc tổ chức cho các cuộc họp như phòng họp ở cơ quan, nhưng mà ở trong nhà cũng có những chỗ sẽ tốt hơn các chỗ khác khi tham gia cuộc gọi.
Zoom không phải là chỗ để trưng ra tủ sách của bạn với đầy những quyển văn học hoặc tranh in Basquiat khổng lồ một cách phô trương – nhất là trong các cuộc gọi công việc. Mặc dù rất cám dỗ, kiểu bố trí này làm mất sự tập trung vào người đúng ra nên là ngôi sao: chính là bạn. Yara đề xuất phông nền trắng, đơn giản.
Lendarduzzi nói rằng lúc đầu khi cô bắt đầu làm việc từ xa, cô đã làm việc từ chiếc bàn trong phòng ăn. Khi đó cô phải đảm bảo rằng chén đĩa dơ không chất đống ở phía sau. Bạn muốn xuất hiện như thể bạn ‘chăm sóc tốt bản thân tốt’, và mọi thứ sạch sẽ và trật tự phía sau bạn.
Thêm vào đó, khi mặc quần áo chuẩn bị cho cuộc gọi, bạn muốn hướng đến màu sắc sắc nét và tránh mặc áo ngắn tay hoặc để vai trần. Nếu không, có nguy cơ bạn có vẻ như bạn nhận cuộc gọi trong bộ đồ sinh nhật. Mục tiêu bao trùm, Yara giải thích, là ‘giảm thiểu sự mất tập trung’.
Khi bạn kết hợp tất cả những lời khuyên này, cô nói, bạn được trang bị tốt hơn để nghĩ về ‘cách thể hiện bản thân’.
Đó là một kỹ năng quan trọng, nhất là khi những gì mà mọi người sẽ nhìn thấy là khuôn mặt của bạn trên màn hình máy tính.
Bản tiếng Anh đã đăng trên BBC WorkLife.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-52652201

William Stanton: Virus Vũ Hán làm thay đổi

nhận thức toàn cầu về chính quyền Trung Quốc

Hương Thảo
William A. Stanton, phó chủ tịch Đại học Quốc gia Yang-Ming, đã từng có 34 năm làm việc trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ, có bài viết “Virus Vũ Hán làm thay đổi nhận thức toàn cầu về chính quyền Trung Quốc” trên Taiwan News, ngày 08/05/2020. Sau đây là toàn văn bài viết của ông:
Hai mươi chín năm trước, vào ngày 18/4/1991, tôi đã tìm thấy trong số các bài báo của mình, một cuộc nói chuyện không chính thức tại Viện Hoover về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều làm tôi ngạc nhiên khi đọc lại bài nói chuyện này, các quan điểm tôi đưa ra lúc đó đã được chứng minh bằng thực tế trong suốt ba thập kỷ qua.
Phản ánh về vụ thảm sát Thiên An Môn xảy ra hai năm trước, tôi đã viết:
“Đối với nhiều người trong chúng tôi làm việc tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, sự tàn bạo của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không có gì đáng ngạc nhiên. Trên thực tế, nhiều người trong chúng tôi đã lường trước một kết quả bạo lực, không nhất thiết là do chúng tôi có nhận thức đặc biệt gì về những gì đang diễn ra trong đầu các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, mà bởi những trải nghiệm hàng ngày của chúng tôi ở Trung Quốc, đã khiến chúng tôi dự kiến về điều tồi tệ nhất. Chúng tôi không dễ bị ảo tưởng bởi những quan niệm sai lầm về Trung Quốc đã định hình dư luận ở phương Tây và… cũng tiếp tục định hình suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách Mỹ.
Tôi ngày càng nhận thấy sự xung đột về bản chất tự nhiên giữa các mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc, những giả định cho xã hội Trung Quốc, sự trừu tượng trong chính sách của Hoa Kỳ với kinh nghiệm thực tế khi sống ở Trung Quốc và phải đối phó với chính phủ Trung Quốc hàng ngày. Sự xung đột này mạnh mẽ nhất khi tôi lắng nghe những bình luận sôi nổi về Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ trong số những người Mỹ, cho dù họ là chính trị gia, học giả hay khách du lịch, nghe những đánh giá quá lạc quan về tương lai của Trung Quốc và quan hệ của Hoa Kỳ với đất nước mà chúng ta đang mời gọi.
Chúng ta luôn hành động như thể người Trung Quốc, nếu không phải là đồng minh, thì cũng là bạn bè; nhưng người Trung Quốc chắc chắn không đối xử với chúng ta theo cách tương tự. Cho dù vấn đề là thương vụ bán tên lửa của Trung Quốc đến Trung Đông, các nỗ lực để bắt đầu đối thoại về nhân quyền, hay chỉ đơn giản là đối xử của chính quyền Trung Quốc với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, tôi đã thấy một khoảng cách lớn giữa những gì Trung Quốc mong đợi từ chúng ta và những gì họ sẵn sàng đáp ứng chúng ta.
Tôi tin rằng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chung một cái nhìn đầy lạc quan về Trung Quốc sau khi Đặng Tiểu Bình nói đến “cải cách mở cửa” Trung Quốc, và tỏ vẻ như không có gì có thể thay đổi con đường này. Chắc chắn sau vụ thảm sát Thiên An Môn, đã có nhiều quốc gia tạm dừng quan hệ với PRC, nhưng rõ ràng là những nền dân chủ phương Tây tự do nhất đã mong muốn vượt qua vụ Thiên An Môn để trở lại làm ăn như thường lệ với Trung Quốc”.
Quá nhiều hành vi sai trái của chính quyền Trung Quốc
Tuy nhiên, liên tục có vô số hành vi sai trái của chính quyền Trung Quốc bị thế giới lên án: Cuộc đàn áp không ngừng đối với Tây Tạng và Phật giáo Tây Tạng; Tống giam hàng loạt hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ; Đàn áp các nhà thờ Thiên chúa giáo và nhà thờ Hồi giáo; Bắt bớ không ngừng các nhà bất đồng chính kiến, luật sư nhân quyền và các nhà báo; Trục xuất phóng viên và báo chí nước ngoài; Các báo cáo liên tục về mổ cướp nội tạng; Phá bỏ dần nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng
Kông; Trộm cắp tài sản trí tuệ diện rộng; Xuất khẩu lượng lớn fentanyl gây nghiện; Tiếp tục quân sự hóa Biển Đông bất chấp phán quyết của Tòa án Quốc tế năm 2016 rằng các yêu sách của chính quyền Trung Quốc là bất hợp pháp; Cố ý đánh chìm tàu ​​cá Việt Nam và Philippines; Hỗ trợ các chương trình hạt nhân và tên lửa ở Pakistan, Iran và Bắc Triều Tiên; Vận chuyển nhiên liệu và hàng xa xỉ tới Triều Tiên vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc mà chính quyền Trung Quốc đã tham gia; Dụ dỗ của các nước đang phát triển vào cái “bẫy nợ” Vành đai và Con đường của chính quyền Trung Quốc,…
Danh sách các vi phạm cứ ngày một dài hơn. Nhìn toàn diện, thế giới đã hành động một cách không hiệu quả.
Tại sao chính quyền Trung Quốc lại có tầm ảnh hưởng như vậy
Lý do chính khiến thế giới không sẵn sàng hành động để phản ứng với các hành vi vi phạm, đó là sự khuất phục của các giá trị [dân chủ và nhân quyền] trước các vấn đề lợi ích, cho dù là lợi ích chiến lược hay lợi ích kinh tế. Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger (1973-77) là một tiêu biểu, khi ông chỉ trích các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với chính quyền Trung Quốc để đáp trả vụ thảm sát tại Thiên An Môn, và liên tục kêu gọi giữ gìn mối quan hệ đặc biệt Trung-Mỹ. Để biện minh cho hàng ngàn người bị giết tại Thiên An Môn, Kissinger lập luận trong một bài xã luận vào ngày 30/7/1989, rằng “Không chính phủ nào trên thế giới sẽ chấp nhận việc quảng trường chính của thủ đô bị chiếm giữ trong tám tuần bởi hàng chục ngàn người biểu tình”.
Đáp lại Kissinger, nhà bình luận Anthony Lewis đã chỉ ra vào ngày 19/12/1989 trên tờ Thời báo New York rằng: “Nếu vậy, việc chính quyền Tiệp Khắc đưa xe tăng đàn áp hàng trăm ngàn người biểu tình ở Quảng trường Wenceslas vào tháng trước, Hoa Kỳ có lẽ cũng nên hiểu cho họ. Rốt cuộc, chính phủ phải có khả năng cai trị. Nhưng bài học về Đông Âu thì ngược lại. Các chính phủ chuyên chế không thể được tiếp tục cai trị. Người dân, mặc dù dường như bất lực, nhưng họ có thể mang lại sự thay đổi. Những lý tưởng về dân chủ và nhân quyền có một sức mạnh của riêng chúng”.
Quan điểm chiến lược của Henry Kissinger gần như chắc chắn được hậu thuẫn bởi các lợi ích kinh tế. Sau khi rời chính phủ, Kissinger tiếp tục phục vụ như một người ủng hộ nhiệt thành các chính sách xoa dịu đối với Trung Quốc mà ông khởi xướng. Mặc dù ít ai nghi ngờ niềm tin cá nhân của Kissinger vào tầm quan trọng chiến lược của các mối quan hệ Trung-Mỹ, nhưng sự thật đằng sau nó là, công ty tư vấn mà ông thành lập – Kissinger Associates, đã kiếm được hàng triệu đô la trong những năm đó nhờ sắp xếp các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo cao cấp ở Bắc Kinh với các tập đoàn của Hoa Kỳ. Thật không may, nhiều cựu quan chức cấp cao khác của Hoa Kỳ – cả đảng Dân chủ và Cộng hòa – đã đi theo con đường mà Kissinger tiên phong như một nhà môi giới được vinh danh.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng trực tiếp tìm kiếm “tình bạn” với Bắc Kinh để theo đuổi những lợi ích kinh doanh của họ. Một ví dụ điển hình gần đây là cựu Thị trưởng New York và trùm truyền thông, tỷ phú Michael Bloomberg, người với tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, hồi năm ngoái đã lập luận rằng ông Tập Cận Bình “không phải là một nhà độc tài cai trị”. Mặc dù Bloomberg có khuynh hướng tự do, công ty của ông – vì lo sợ mất những doanh số tài chính cực kỳ béo bở ở Trung Quốc – vào năm 2012 đã kiểm duyệt các báo cáo của Bloomberg News về sự giàu có của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm cả Tập Cận Bình và gia đình.
Thái độ đối với chính quyền Trung Quốc đã thay đổi
Theo một cuộc khảo sát tháng 3/2020 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, quan điểm tiêu cực về Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng không ngừng trong cộng đồng người Mỹ. Hai phần ba người Mỹ được thăm dò cho biết họ có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc. Đây là đánh giá tiêu cực nhất kể từ khi Pew bắt đầu thăm dò dư luận vào năm 2005. Hơn nữa, những quan điểm tiêu cực này đã liên tục vượt lên quan điểm tích cực kể từ năm 2013. Có thể thấy xu hướng này liên quan đến sự thăng tiến năm 2012 của Tập Cận Bình với tư cách là Tổng bí thư của đảng cộng sản Trung Quốc, người đã ban hành các chính sách đối nội thậm chí còn đàn áp hơn, và các chính sách đối ngoại thậm chí còn hung hăng hơn.
Theo khảo sát của Pew, người Mỹ xem xét một loạt các mối đe dọa từ Trung Quốc là “rất nghiêm trọng”, hoặc “khá nghiêm trọng”. Các mối đe dọa gồm: Tác động của Trung Quốc đến môi trường toàn cầu (91%); Các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc (87%); Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ (85%); Mất việc làm của Hoa Kỳ cho Trung Quốc (84%); Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự (84%); Chính sách của Trung Quốc về quyền con người (82%); Sức mạnh công nghệ ngày càng tăng của Trung Quốc (78%); Căng thẳng Trung Quốc-Hồng Kông (76%). Với những đánh giá như vậy, không có bất kỳ sự cải thiện đáng kể nào trong mọi vấn đề, lại được đổ thêm dầu vào lửa bởi sự lây lan tàn khốc của virus Vũ Hán, quan điểm của người Mỹ về chính quyền Trung Quốc khó có thể được cải thiện.
Chắc chắn, với quan điểm công chúng phản ánh tiêu cực như vậy, cũng là kết quả của các chính sách cứng rắn của chính quyền Trump và sự đồng thuận hiếm có tại lưỡng Viện, Washington đã buộc đóng cửa Viện Khổng Tử tại nhiều trường đại học, bằng cách đe dọa giữ lại tài trợ từ Bộ Quốc phòng dành cho nghiên cứu.
Sự bất mãn đối với chính quyền Trung Quốc cũng được thể hiện rõ hơn ở các quốc gia khác. Vào giữa tháng Tư, Thụy Điển đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử và một lớp học Khổng Tử. Quyết định này một phần xuất phát từ quyết định của Bắc Kinh vào ngày 25/2/2020, kết án Quế Mẫn Hải, một người Hoa có quốc tịch Thụy Điển, mười năm tù vì tội xuất bản sách đã bị cấm ở Hồng Kông. Ông bị buộc tội “cung cấp thông tin tình báo ở nước ngoài bất hợp pháp”. Những quyết định như vậy cũng phản ánh sự không tin tưởng chung về quan điểm mà các viện Không tử đang truyền bá cho sinh viên Thụy Điển.
Virus Vũ Hán sẽ thay đổi cuộc chơi về thái độ toàn cầu
Lý do chính của bất kỳ sự xem xét lại các chính sách đối với chính quyền Trung Quốc, tất nhiên là do virus Vũ Hán. Tới thời điểm này, đã có hơn 3.5 triệu trường hợp nhiễm virus và hơn 250 ngàn trường hợp tử vong được ghi nhận trên toàn thế giới. Virus vẫn đang tiếp tục lây lan mà chưa thấy có kết thúc. Hơn nữa, có một sự đồng thuận – ít nhất là ở hầu hết các quốc gia dân chủ – như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói vào ngày 3/5, “đảng Cộng sản Trung Quốc đã có cơ hội ngăn chặn tất cả những tai họa đang xảy ra trên thế giới. Nhưng thay vào đó, Trung Quốc đã hành xử theo cách các chế độ độc tài làm. Nó đã cố gắng giữ bí mật, che giấu và mập mờ. Nó sử dụng Tổ chức Y tế Thế giới như một công cụ để làm điều tương tự. Đây là những thứ đã gây ra cuộc khủng hoảng to lớn này, một sự mất mát to lớn về sinh mạng, và tổn thất kinh tế to lớn trên toàn cầu”.
Chỉ trích sự che đậy và thông tin sai lệch ban đầu của Trung Quốc dẫn đến bùng phát toàn cầu đã được đúc kết tại nhiều quốc gia không hài lòng với Trung Quốc về nhiều vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu đã đang tồn tại. Sự thống trị của Trung Quốc trong sản xuất thuốc và vật tư y tế cũng củng cố những nghi ngờ mạnh mẽ về toàn cầu hóa khi nó đã mang lại lợi ích rất lớn cho Trung Quốc. Các nhà ngoại giao và nhà báo “chiến lang” của PRC tấn công gay gắt bất cứ ai chỉ trích cách chính phủ Trung Quốc xử lý khủng hoảng, rằng họ chỉ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ. Ngay từ ngày 3/3, Tân Hoa Xã đã đăng một bài bình luận đe dọa cấm vận Hoa Kỳ với các lô hàng vật tư y tế và một tương lai chứa đầy bệnh tật:
“Nếu Trung Quốc trả đũa Hoa Kỳ vào thời điểm này, ngoài việc tuyên bố cấm du lịch Hoa Kỳ, [TQ] cũng sẽ tuyên bố kiểm soát chiến lược đối với các sản phẩm y tế và cấm xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Rồi Hoa Kỳ sẽ chìm trong đại dương corona virus mới”.
Ngôn ngữ như vậy đã là một hồi chuông cảnh tỉnh. Như Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và cựu ứng viên tổng thống, ông Mitt Romney đã viết trong một bài xã luận cho tờ Washington Post vào ngày 23/4:
“Nước Mỹ đang thức tỉnh đối với chính quyền Trung Quốc. Đại dịch covid-19 đã tiết lộ rằng, ở một mức độ lớn, sức khỏe của chúng ta nằm trong tay chính quyền Trung Quốc; từ thuốc điều trị đến khẩu trang y tế, chúng tôi đang phụ thuộc vào lòng thương xót của Bắc Kinh,… nhưng Trung Quốc siết cổ về dược phẩm chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược lớn của nó cho sự thống trị về kinh tế, quân sự và địa chính trị. Phản ứng của phương Tây phải mở rộng hơn nữa, [hơn là chỉ khắc phục sự phụ thuộc y tế của chúng ta] – nó sẽ đòi hỏi một chiến lược thống nhất giữa các quốc gia tự do để chống lại tham vọng thương mại của Trung Quốc và mối đe dọa của nó về an ninh chung”.
Hơn nữa, những doanh vụ bán hàng của PRC – mà nó gọi là “hàng cứu trợ” – bao gồm mặt nạ y tế, máy thở bị lỗi và các nguồn cung cấp khác cho các quốc gia như Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Cộng hòa Séc, Hà Lan và Pakistan, chỉ khoét sâu thêm sự không tin tưởng và không hài lòng.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức, Thụy Điển, Úc và giám đốc điều hành Ủy ban châu Âu EU, trong số những nước khác, đã kêu gọi một cuộc điều tra đầy đủ về cách thức virus bắt đầu. Ngược lại, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này sẽ chỉ thực hiện một “hậu đánh giá” khi đại dịch kết thúc.
Ngoài ra, Tổng thống Trump, các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và cả bang Missouri đã nói về việc tìm kiếm sự bồi thường thiệt hại từ phía chính quyền Trung Quốc. Những người khác đã nói về, và đang viết bài về, những gì có thể khả thi về mặt pháp lý. Trong khi đó, tờ báo nổi tiếng Bild của Đức đã đăng một bài viết trên trang nhất vào ngày 15/4 yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải trả cho Đức 148 tỷ euro cho những thiệt hại do virus Vũ Hán gây ra.
Vào ngày 17/4, cựu phó chủ tịch của Khu vực Châu Phi của Ngân hàng Thế giới đã viết một bài xã luận trên tờ Washington Post kêu gọi Trung Quốc xóa nợ hơn 140 tỷ đô la mà chính phủ, ngân hàng và nhà thầu của Trung Quốc đã cho các nước châu Phi vay từ năm 2007 đến năm 2017 để đền bù cho tác động nghiêm trọng mà virus Vũ Hán đang và sẽ tiếp tục gây ra ở Châu Phi.
Chính quyền Trung Quốc sẽ đối mặt với những thách thức kinh tế nghiêm trọng
Mặc dù tôi nghi ngờ chính quyền Trung Quốc sẽ trả tiền bồi thường, nhưng chắc chắn nó sẽ tiếp tục đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, nếu không nói là thảm khốc, từ đại dịch. Chúng tôi biết rằng nhiều quốc gia hiện đã mất niềm tin vào chuỗi cung ứng tập trung ở Trung Quốc, và điều này gần như chắc chắn sẽ dẫn đến việc xem xét lại sản xuất ở đó. Gần như chắc chắn sẽ có luật pháp yêu cầu các công ty sản xuất các sản phẩm quan trọng rời khỏi nước này. Nhật Bản đã dành 2 tỷ đô la Mỹ cho gói kích thích kinh tế cho các công ty để đưa sản xuất trở lại Nhật Bản, theo báo cáo ngày 8/4 của Bloomberg. Kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Thái Anh Văn năm 2016, các doanh nghiệp Đài Loan đã ngày càng đa dạng hóa năng lực sản xuất ở các nước khác.
Nhà báo chuyên mục Bưu điện Hoa Nam SCMP Cary Huang trong một bài bình luận ngày 3/5 cũng nhận thấy rằng “Một trong những hậu quả đáng lo ngại hơn của corona virus là nó có khả năng trở thành chất xúc tác cho việc xóa bỏ toàn cầu hóa… Trung tâm của điều này sẽ là sự tách rời giữa kinh tế Trung Quốc với các nền kinh tế phát triển, và đặc biệt là Hoa Kỳ. Ba nền kinh tế tự do lớn nhất thế giới – Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản – đều đang lên kế hoạch riêng để lôi kéo các công ty của họ ra khỏi Trung Quốc… Trung Quốc đã là người hưởng lợi lớn nhất khi sự phát triển kinh tế của nó đi đôi với toàn cầu hóa”. Là kết quả của toàn cầu hóa, Trung Quốc có thể chắc chắn sẽ trở thành kẻ thua cuộc lớn nhất.
Ngoài việc toàn cầu hóa, chính quyền Trung Quốc còn là một trong những chủ nợ lớn nhất thế giới, và do hậu quả của đại dịch, hàng chục quốc gia đang phát triển mắc nợ Trung Quốc hiện đang phải đối phó với đại dịch sẽ khó có thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ của họ. chính quyền Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi cõng thêm gánh nặng nợ nần để kích thích nền kinh tế, nhưng cũng là vấn đề đau đầu để tìm kiếm bất cứ ai sẵn sàng mua lại nợ của chính quyền Trung Quốc tại thời điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia này đang rớt xuống.
Khi phần còn lại của thế giới đang vật lộn với nền kinh tế đang suy yếu của mình, chính quyền Trung Quốc sẽ ngày càng khó bảo đảm nguồn khách hàng với nền kinh tế định hướng xuất khẩu của mình.
Đài Loan, Virus và WHO
Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết định của WHO, sẽ tổ chức cuộc họp thường niên tại Geneva vào ngày 18/5. Đây có thể là một cuộc họp cực kỳ gây tranh cãi. Tất nhiên, một vấn đề chủ chốt sẽ là câu hỏi về sự tham gia của Đài Loan. Đài Loan tham gia hội nghị với tư cách quan sát viên từ năm 2009 đến năm 2016, nhưng không được mời kể từ khi Tổng thống Thái nhậm chức. Trung Quốc cũng ngăn chặn sự tham gia của Đài Loan sau khi dịch SARS bùng phát năm 2003. EU, Nhật Bản, Canada, Úc và Hoa Kỳ đều kêu gọi Đài Loan tham gia WHO, trong khi Trung Quốc phản đối, thậm chí đưa cả vấn đề tham gia của Đài Loan vào chương trình nghị sự.
Một yếu tố quan trọng dẫn đến sự ưu ái mà toàn thế giới dành cho Đài Loan là thành công rực rỡ mà họ đã giành được trong việc kiểm soát đại dịch – chắc chắn là tốt nhất trong số các quốc gia phát triển trên thế giới. Hơn nữa, sự hào phóng của Đài Loan trong việc chia sẻ nguồn cung cấp y tế với các quốc gia khác, hệ thống y tế công cộng tuyệt vời và chuyên môn khoa học của họ trong việc đẩy lùi bệnh tật được công nhận rộng rãi. Ngoài ra, những cáo buộc sai trái về phân biệt chủng tộc mà Tổng Giám đốc WHO Tedros nhắm vào Đài Loan, và bằng chứng về các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc đối với người châu Phi sống và làm việc tại Trung Quốc, có thể khiến một số nước châu Phi ủng hộ Đài Loan.
Có thể sẽ có một trận chiến lớn tại WHA khi có yêu cầu của nhiều quốc gia về một cuộc điều tra ngay lập tức về vụ dịch. Hội nghị cũng sẽ phải giải quyết lời kêu gọi của Thủ tướng Úc Morrison thành lập một hệ thống thanh tra độc lập của WHO, tương đương với thanh tra vũ khí, với quyền truy cập vào một quốc gia để tiến hành điều tra ngay lập tức khi có bằng chứng về dịch bệnh.
Chính quyền Trung Quốc sẽ phản đối những đề xuất hợp lý này. Phản ứng ngay lập tức của đại sứ Trung Quốc tại Canberra trước lời kêu gọi một cuộc điều tra của thủ tướng Úc là đe dọa tẩy chay các sản phẩm của Úc và ngăn chặn dòng sinh viên Trung Quốc vào nước này. Chính quyền Trung Quốc bị buộc tội đã ngăn chặn và buộc sửa đổi một báo cáo nội bộ của Liên minh châu Âu nói rằng Trung Quốc đã truyền bá thông tin sai lệch nhằm loại bỏ cảm giác tội lỗi về vai trò của nó trong đại dịch.
Những sự phản đối liên tục như vậy để xác minh sự thật, sẽ tự nó là một lời nhắc nhở rằng, chính quyền Trung Quốc đang không muốn sự thật được biết đến. Nó cũng sẽ củng cố nhận thức ngày càng tăng trên toàn thế giới rằng chính quyền Trung Quốc chính là nguồn gốc, chứ không phải là giải pháp cho các vấn đề toàn cầu.
Theo Taiwan News,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/william-stanton-virus-vu-han-lam-thay-doi-nhan-thuc-toan-cau-ve-chinh-quyen-trung-quoc.html

Wolton: Các nền dân chủ

dư sức đối đầu Trung Quốc như với Liên Xô cũ

Thụy My
Theo nhà báo, nhà sử học Thierry Wolton, cũng giống như Liên Xô cũ trong thời kỳ giảm căng thẳng, Trung Quốc thủ lợi từ những trao đổi thương mại với phương Tây và phô bày tham vọng thống trị thế giới. Thời trước, phương Tây đáp trả bằng việc chận đứng sự bành trướng của Liên Xô ; và nay vẫn có đủ phương tiện để chống lại người khổng lồ châu Á nếu muốn.
Đối với Trung Quốc, đại dịch virus corona đã trở thành một thứ vũ khí chính trị, được sử dụng theo nhiều cách. Chẳng hạn « ngoại giao khẩu trang », các biện pháp phòng chống được nêu cao như hình mẫu cho toàn thế giới, gởi các nhân viên y tế đến các nước, đặc biệt là châu Phi, tuyên truyền dồn dập, huy động mạng lưới ngoại giao lên án phương Tây là xuất xứ của thảm nạn…
Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngưng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ Ngoại Giao Pháp triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Paris để phản đối các bài viết vu khống, xúc phạm trên trang web của đại sứ quán. Tổng thống Emmanuel Macron công khai bày tỏ sự nghi ngờ về các tuyên bố của Bắc Kinh vào thời kỳ đầu cuộc khủng hoảng…Tất cả cho thấy các nền dân chủ không hề bị hoa mắt trước những trò múa may của Bắc Kinh.
Ngất ngây với vị thế mới
Thái độ này của Trung Quốc có thể gây ngạc nhiên, vì trọng lượng kinh tế và vị trí trên trường quốc tế hiện nay đủ để Bắc Kinh có thể tự hài lòng về tham vọng đại cường thành hiện thực, sau 20 năm tăng trưởng ngoạn mục. Nhưng ngược lại, chính quyền Bắc Kinh dường như đang trong trạng thái ngây ngất, và lợi dụng lúc các nước tư bản đang bận rộn chống dịch để ra tay.
Chính sách này khiến người ta nhớ lại thái độ của Matxcơva trong thời kỳ tan băng thập niên 70, Liên Xô cảm thấy chưa bao giờ mạnh như thế. Vào thời đó, trao đổi thương mại Đông-Tây tăng nhanh. Người ta nói về « vũ khí hòa bình », sự hào hiệp, hội tụ các hệ thống dưới một nền kinh tế thị trường mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
Nhờ chính sách này, ảnh hưởng Liên Xô tăng tiến chưa từng thấy : tại châu Á (Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Afghanistan), châu Phi (Somalia, Bénin, Ethiopia, Angola, Mozambique, Zimbabwe), Trung Đông (Nam Yemen), châu Mỹ la-tinh (Nicaragua).
Trong nước, chủ yếu bộ máy kỹ nghệ của giới quân sự được hưởng lợi qua việc buôn bán với phương Tây. Nền kinh tế xô-viết được cấu tạo theo một cách mà các công nghệ tư bản, được mua về hoặc đánh cắp, được ưu tiên dành cho Hồng quân.
Nhưng « Vũ khí hòa bình » nhằm chuẩn bị chiến tranh. Khi ý thức được tình hình này với việc Liên Xô đưa quân sang Afghanistan năm 1979, các nền dân chủ đã cứng rắn hơn trong các quy chế thương mại. Sự tỉnh thức này sau đó đã gây thiệt hại nặng nề cho Matxcơva, khi ông Gorbatchev đang hy vọng được các nước tư bản viện trợ tài chính để cứu vãn chế độ. Sự hoài nghi của Âu-Mỹ trước perestroika là một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ cuối năm 1991.
Nhảy lên hàng đại cường nhờ đầu tư và công nghệ của tư bản
Tác giả Thierry Wolton cho rằng nhắc nhở này là cần thiết. Đã hẳn vị trí Trung Quốc ngày nay trong nền kinh tế toàn cầu hóa giúp Bắc Kinh tránh được những đòn trả đũa trong thương mại, vốn đã làm Liên Xô yếu đi trước đây. Nhưng ngược lại, rõ ràng Trung Quốc leo lên được vị trí này là nhờ mở cửa cho chủ nghĩa tư bản, như Liên Xô mạnh lên một phần nhờ trao đổi với phương Tây.
Hàng trăm tỉ đô la mà phương Tây đầu tư vào Trung Quốc trong hơn 20 năm qua, việc chuyển giao hàng loạt công nghệ thông qua các liên doanh, đã giúp chế độ cộng sản hiện đại hóa quân đội, hoàn thiện bộ máy công an, tăng cường sự kiểm soát của đảng đối với dân chúng. Tương tự như Liên Xô cũ, kỹ nghệ quốc phòng được ưu tiên trong nền kinh tế Trung Quốc.
Khi đã bước lên hàng cường quốc, Trung Quốc bèn tiến hành chính sách đối ngoại hiếu chiến : bành trướng trên Biển Đông, vận động đưa người nắm quyền các tổ chức quốc tế, quyền lực mềm, con đường
tơ lụa mới…Bắc Kinh muốn áp đặt các quan điểm của mình cho toàn thế giới, và đại dịch xuất phát từ Vũ Hán đã mang lại cho họ thêm một cơ hội.
Tiểu nhân đắc chí
Các nước dân chủ đang quay cuồng chống dịch, Bắc Kinh nhân đó dấn xa hơn. Trong thời kỳ tan băng, Liên Xô nghĩ rằng có thể lợi dụng tình hình mà không có rủi ro nào vì điện Kremlin tin là đến một lúc nào đó chủ nghĩa tư bản sẽ kết thúc. Tự tin vào sức mạnh, không lường đến phản ứng phương Tây, Matxcơva lao vào lò lửa Afghanistan, khiến cho giọt nước tràn ly.
Phải chăng Trung Quốc đang phạm phải cùng một sai lầm, khi khai thác quá mức đại dịch ? Trong chế độ cộng sản, nhân tố ý thức hệ là cốt yếu, là lý do tồn tại. Tập Cận Bình có thể có cùng lý lẽ với các đồng nhiệm Kremlin ngày xưa. Dưới sự lãnh đạo của ông ta, tin rằng chủ nghĩa tư bản đang suy tàn, Trung Quốc dấn mạnh những con cờ để trả thù lịch sử. Hoàn Cầu Thời Báo ngạo mạn cho rằng thời cơ đã đến cho « toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc », trong lúc phương Tây suy sụp.
Hai sự kiện gần đây là minh chứng. Tại Hồng Kông, Bắc Kinh lợi dụng thế giới đang tập trung vào dịch virus corona, để bắt giữ các nhà lãnh đạo phong trào dân chủ. Tại Anh, tranh thủ lúc thủ tướng Boris Johnson phải nhập viện, Trung Quốc âm mưu thâu tóm một nhà sản xuất chip điện tử có giá trị công nghệ cao của Anh.
Theo tác giả Thierry Wolton, Trung Quốc phải là mối quan tâm lớn nhất của thế giới. Chỉ có sự cứng rắn của các nước dân chủ phương Tây mới chặn đứng được tham vọng của Tập Cận Bình, như đã chặn Brejnev trước đây.
Sau cuộc khủng hoảng dịch tễ này, Trung Quốc cũng bị yếu đi, Bắc Kinh cũng lệ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu qua các thị trường tư bản, như các nước này cần sản phẩm Trung Quốc. Chưa hẳn đã « mèo nào cắn mỉu nào » như Bắc Kinh vẫn nghĩ.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200514-wolton-c%C3%A1c-n%E1%BB%81n-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-d%C6%B0-s%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BA%A7u-trung-qu%E1%BB%91c-nh%C6%B0-v%E1%BB%9Bi-li%C3%AAn-x%C3%B4-c%C5%A9

EU hứa sẽ có mùa du lịch hè năm nay

Lãnh đạo EU đề xuất dần dần mở cửa biên giới ở khu vực này trong một nỗ lực tái khởi động ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19.
“Thông điệp của chúng tôi là chúng ta sẽ có một mùa du lịch hè năm nay,” giám đốc ủy ban kinh tế EU Paolo Gentiloni nói, “ngay cả nếu nó diễn ra với các biện pháp an ninh và các hạn chế khác.”
Biên giới hiện vẫn đóng trên khắp khối EU, gồm cả khu vực phi biên giới Schengen.
Nhưng các quốc gia bắt đầu mở lại đường biên. Áo và Đức là những nước EU mới nhất đồng ý bỏ hạn chế đi lại ở biên giới.
Phát ngôn viên Kremlin ‘dương tính’, ông Putin bị chỉ trích
Đội quân mới của TQ – Các nhà ngoại giao ‘mạnh miệng’
Từ thứ Sáu tuần này, sẽ có kiểm tra bất chợt ở các cửa khẩu và sau đó từ 15 tháng Sáu, di chuyển tự do sẽ được phục hồi trở lại.
“Chúng tôi muốn cuộc sống của mọi người dễ chịu hơn và tiến thêm một bước tới bình thường,” Thủ tướng Áo Sebastian Kurz phát biểu.
Người dân Anh đã được chính phủ cảnh báo không nên trông đợi sẽ có những kỳ nghỉ quốc tế ‘xa xỉ’, và những ai vào Anh bằng đường hàng không sẽ phải cách ly trong 14 ngày. Nhưng đã có thỏa thuận cho phép đi lại mà không cần cách ly giữa Anh với Ireland và Anh với Pháp.
Phạm vi của khủng hoảng du lịch ở châu Âu có thể được thấy với bằng chứng là hãng lữ hành khổng lồ Tui phải cắt 8.000 việc làm trên khắp thế giới để giảm 30% chi phí.
Chính phủ Đức cho hãng này vay 1,8 tỷ Euro để không bị phá sản.
Kế hoạch của EU ra sao?
Ủy ban Châu Âu nói những hướng dẫn của họ dựa trên nguyên tắc an toàn và không phân biệt. Du lịch chiếm 10% sản lượng kinh tế của châu Âu và hàng triệu việc làm trên khắp 27 nước thành viên EU phụ thuộc vào du lịch.
Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Margrethe Vestager nói những ai thấy ốm hoặc có triệu chứng Covid-19 không nên đi du lịch.
Đề xuất không mang tính bắt buộc này sẽ gồm các quốc gia làm việc cùng nhau để dần dần dỡ bỏ lệnh cấm du lịch và sau đó là kiểm tra cửa khẩu. Trong khi đó, các nước trong khối EU phải tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch.
Chính sách nới lỏng theo các giai đoạn bắt đầu bằng việc cho phép người lao động thời vụ qua biên giới để đi làm, sau đó sẽ dỡ bỏ hạn chế giữa các nước có mức kiểm soát dịch tương đương nhau và sau cùng sẽ mở cửa biên giới nội bộ của tất cả các nước trong khu vực EU.
“Người lao động và người đi đu lịch cần biết rằng các khách sạn, nhà hàng và bãi biển là an toàn,” bà Vestager nói. Bà nói thêm rằng các ứng dụng cảnh báo nguy cơ lây nhiễm đang được các nước EU phát triển để theo dõi sự lây lan của dịch. Các ứng dụng này cần phải hoạt động tốt trên toàn châu Âu.
Hoàn tiền hay trả voucher cho các chuyến du lịch bị hủy?
Một trong các câu hỏi lớn cho người tiêu dùng châu Âu là điều gì sẽ xảy ra nếu các chuyến đi của họ bị hủy.
Bà Vestager đồng ý rằng, mặc dù các công ty lữ hành gặp khó khăn về nguồn thu, “người tiêu dùng châu Âu có quyền nhận hoàn tiền nếu họ muốn như vậy.”
“Tất nhiên hè năm nay sẽ không phải là mùa hè bình thường nhưng khi chúng ta cùng phối hợp… chúng ta sẽ không phải đối mặt với một mùa hè hoàn toàn mất,” bà nói với báo giới.
Các biện pháp được đề xuất gồm:
Vé xe lửa và vé máy bay phải được mua và làm thủ tục online, với các biện pháp giãn cách thực hiện ở các điểm kiểm tra an ninh
Thức ăn và đồ uống sẽ không được bán trên các chuyến bay để hạn chế tiếp xúc
Giảm số lượng hành khách được cho phép trên các chuyến bay, xe buýt, tàu hỏa và phà và gel sát trùng phải được cung cấp
Hành khách không cùng một gia đình có thể phải ngồi xa nhau
Tất cả nhân viên các phương tiện đi lại phải mặc đồ bảo hộ, với tấm chắn bảo hộ cho lái xe/lái tàu có thể được sẽ được lắp
Các nước đang hành động ra sao?
EU đang mong muốn khuyến khích các nước EU và trong khối Schengen phối hợp cùng nhau, vì nhiều nước đang thực hiện dỡ bỏ dần phong tỏa ở giai đoạn khau.
Một số nước đã áp đặt các biện pháp kiểm dịch đối với người dân. Từ thứ Sáu, những ai vào Tây Ban Nha sẽ phải cách ly trong 14 ngày.
Anh Quốc, nước đã ra khỏi EU nhưng vẫn hoạt động theo các quy định của EU trong năm nay, dự kiến sẽ áp dụng cách ly 14 ngày cho hành khách vào Anh bằng đường hàng không.
Tuy nhiên, Anh đã có thỏa thuận với Pháp và Ireland cho phép người dân đi lại giữa các nước này với Anh mà không cần cách ly.
Các bãi biển ở vùng Brittany, phía Tây Bắc nước Pháp bắt đầu mở cửa trở lại đón du khách từ thứ Tư, nhưng với hạn chế nghiêm ngặt.
Một “bong bóng Baltic” sẽ bắt đầu có hiệu lực từ thứ Sáu, cho phép đi lại bằng xe lửa, tàu biển và hàng không giữa các nước Estonia, Latvia và Lithuania. Nhưng du khách từ các nước châu Âu khác tới vẫn phải cách ly.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52650279

Châu Âu « hậu Covid-19 » :

Áp lực chuyển sang kinh tế Xanh

Trọng Thành
Đại dịch Covid-19 khiến toàn cầu lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có kể từ Thế chiến Hai. Nhiều quốc gia phát triển tung ra các khoản đầu tư khổng lồ, cũng ở quy mô chưa từng có, với hy vọng vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với khủng hoảng y tế và kinh tế ngắn hạn, nhân loại đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đáng sợ khác, về trung hạn và dài hạn: Khủng hoảng Khí hậu – Môi trường.
Tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, giới hoạt động bảo vệ môi trường, giới kinh tế, giới chính trị đã có nhiều vận động để kế hoạch chấn hưng kinh tế hậu Covid-19 phải gắn liền với nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh. Chuyển sang kinh tế Xanh cũng được nhiều nhà khoa học coi như là con đường giảm bớt nguy cơ thiên nhiên bị tàn phá, khiến nhiều loài virus nguy hiểm tấn công xã hội con người. Các vận động gắn chấn hưng « hậu Covid-19 » với kinh
tế Xanh diễn ra ít tuần trước quyết định quan trọng của Liên Hiệp Châu Âu về chủ đề này, dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 6/2020. Mục Theo dòng thời sự của RFI hôm nay, 14/05/2020, tổng hợp thông tin về chủ đề này.
Vì sao gắn chấn hưng kinh tế « hậu Covid-19 » với kinh tế Xanh là quan trọng?
Một kết quả điều tra, được công bố hôm 05/05/2020 trên tạp chí Oxford Review of Economic Policy, của nhóm nghiên cứu do kinh tế gia về biến đổi khí hậu Nicholas Stern và giải Nobel kinh tế Joseph Stiglitz đứng đầu, cho thấy: trong số 7.300 tỉ đô la mà nhóm 20 cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất thế giới (G20) quyết định chi ra, hồi tháng 4 vừa qua, để khấn cấp đối phó với hậu quả kinh tế của đại dịch, thì có đến 92% được chi theo hướng duy trì xu thế phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính như hiện nay (có nghĩa là sẽ hướng khí hậu nóng lên từ 3°C trở lên so với thời tiền công nghiệp, trước cuối thế kỉ. Biến đổi như vậy đồng nghĩa với việc môi trường rất nhiều khu vực trên Trái đất sẽ hết sức bất lợi cho cuộc sống của con người). 4% đầu tư thậm chí làm gia tăng khí thải hơn nữa so với hiện nay, và chỉ có 4% hướng đến cắt giảm khí thải (để thực thi đúng các mục tiêu của cộng đồng quốc tế về khí hậu, theo Thỏa thuận Paris 2015, giữ nhiệt độ không tăng quá 2°C).
Đọc thêm : Đại dịch Covid – 19: Đại họa hay cơ may lớn cho cuộc chiến vì khí hậu?
Trong bối cảnh toàn cầu kinh tế suy thoái, khi tổng sản phẩm nội địa châu Âu sụt giảm ước tính hơn 7% trong năm nay, thì việc đầu tư đủ mức cho công cuộc chuyển đổi sang kinh tế Xanh quả là điều vô cùng nan giải. Nếu không có một quyết tâm từ bỏ quán tính của nền kinh tế, bám chặt lấy các năng lượng hóa thạch (đặc biệt là dầu mỏ và than), thì nhân loại sẽ tiếp tục đi vào vết xe đổ của các cuộc chấn hưng kinh tế trước đây, đặc biệt như sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 : Gấp gáp trở lại với lối làm kinh tế cũ, khiến lượng khí thải tăng vọt, sau một thời gian sụt giảm do khủng hoảng, đưa xã hội toàn cầu vào thế đường cùng. Trên cơ sở nghiên cứu 196 kế hoạch chấn hưng kinh tế sau khủng hoảng tài chính 2008, các tác giả nhóm nghiên cứu của Joseph Stiglitz chỉ rõ nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của đa số các kế hoạch, trong có việc đầu tư ồ ạt, không cân nhắc cho nhiều doanh nghiệp vốn đã thua lỗ, bên bờ phá sản.
Một số kết luận trong điều tra nói trên cho thấy giai đoạn hoạch định chiến lược hồi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 hiện nay là một thời điểm có ý nghĩa quyết định đối với toàn cầu nói chung, và châu Âu nói riêng, không chỉ cho ít năm trước mắt, mà là gắn liền với tương lai của nhân loại hàng chục năm tới. Sai một ly, đi một dặm chính là ở thời điểm này.
Tại châu Âu, đầu tư cho kinh tế Xanh trong kế hoạch chấn hưng « hậu Covid-19 » hiện ra sao ?
Tháng 3, rồi tháng 4/2020 vừa qua, châu Âu trở thành tâm dịch Covid-19 của thế giới. Các nền kinh tế chủ chốt của châu Âu lâm vào tình trạng tê liệt. Vào thời điểm dịch bắt đầu tấn công châu Âu, nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng y tế, và khủng hoảng kinh tế chưa từng có kèm theo, sẽ làm phá hỏng, hay ít nhất làm chậm lại đáng kể các nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh, với Thỏa thuận Xanh (Green Deal), mà Liên Âu vừa tìm được đồng thuận một cách rất khó khăn, về nguyên tắc, hồi cuối tháng 12/2019. Trên thực tế, ngay từ tháng 3, tại châu Âu, đã có rất nhiều nỗ lực để toàn châu lục tập trung giải quyết trước hết khủng hoảng đại dịch, nhưng không từ bỏ Thỏa thuận Xanh.
Trước mắt, ngày 24/04, lãnh đạo 27 quốc gia châu Âu, trong một hội nghị của Hội Đồng Châu Âu, đã phê chuẩn « các biện pháp khẩn cấp », do nhóm các quốc gia sử dụng đồng Euro đề xuất (hôm 09/04), với tổng trị giá 540 tỉ euro để hỗ trợ các nước gặp khó khăn. Bên cạnh đó, lãnh đạo 27 nước châu Âu cũng ủy thác cho Ủy Ban Châu Âu xây dựng một kế hoạch « chấn hưng dài hạn ». Kế hoạch này sẽ được gắn với ngân sách nhiều năm của Liên Hiệp Châu Âu trong giai đoạn 2021 – 2027. Kế hoạch chấn hưng dài hạn này, với số tiền ước tính khoảng 1.500 tỉ đô la, được coi là đối tượng tranh chấp cơ bản.
Bên ủng hộ chuyển đổi sang kinh tế Xanh khẳng định một phần lớn số tiền này sẽ chỉ được đầu tư cho các doanh nghiệp, cơ sở nào chấp nhận các tiêu chuẩn về sinh thái và môi trường. Như vậy, đầu tư cho chấn hưng kinh tế cũng sẽ chính là đầu tư cho chuyển đổi mô hình kinh tế, thúc đẩy mạnh các năng lượng tái tạo, thoát khỏi sự phụ thuộc vào các năng lượng hóa thạch.
Áp lực đòi hỏi đầu tư nhiều cho kinh tế Xanh tại châu Âu đang dâng cao ?
Đúng vậy, theo ghi nhận của truyền thông, ngược hẳn với cuộc khủng hoảng năm 2008, nhiều lãnh đạo tập đoàn và công ty tài chính lớn cổ vũ mạnh mẽ cho một giai đoạn « hậu khủng hoảng”, trong đó môi trường cần được coi là yếu tố « quan trọng ». Riêng về nước Pháp, đầu tháng 5, khoảng 50 lãnh đạo các ngành ngân hàng, bảo hiểm Pháp tuyên bố tham gia « liên minh châu Âu vì chấn hưng Xanh », do nhà môi trường, chính trị gia Pháp Pascal Canfin, chủ tịch Ủy Ban Môi Trường của Nghị Viện Châu Âu, khởi xướng hồi giữa tháng 4/2020. Trong số đó có ngân hàng BNP Paribas hay các quỹ đầu tư Axa, Amundi. Cũng đầu tháng 5 này, gần 100 lãnh đạo nhiều công ty hàng đầu nước Pháp ký một tuyên bố chung trên Le Monde, khẳng định theo cùng một hướng. Tuyên bố mang tên « Chúng ta hãy đặt môi trường vào trung tâm của kế hoạch chấn hưng kinh tế ».
Trong bối cảnh có nhiều động thái thay đổi từ phía giới chủ, bộ Kinh Tế và Tài Chính Pháp cũng điều chỉnh quan điểm rõ ràng. Nhật báo kinh tế Les Echos ghi nhận : bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính Bruno Le Maire, trong một phát biểu cuối tháng 4, cùng với bộ trưởng Môi Trường Elisabeth Borne, đã cam kết kinh tế Pháp sẽ phải trở thành « nền kinh tế đi đầu châu Âu » trong tiến trình thoát khỏi sự phụ thuộc vào các năng lượng hóa thạch. Bộ trưởng Kinh Tế cũng nhấn mạnh là « mối quan tâm hàng đầu » của ông là chuẩn bị cho một cuộc chấn hưng kinh tế « xanh ». Tuyên bố được đưa ra sau khi MEDEF, hiệp hội của giới chủ Pháp, kêu gọi chính phủ, bộ Môi Trường, hoãn áp dụng một số tiêu chuẩn về môi trường, do bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Về phía xã hội dân sự, cùng với các đề nghị của Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu, được thành lập theo quyết định của tổng thống (sẽ chính thức đúc kết vào tháng 6), trong nửa cuối tháng 3, đầu tháng 4, một cuộc trưng cầu của Hội Chữ Thập Đỏ, Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên Hoang Dã và make.org, đã thu hút 80.000 người tham gia, 19.000 đề xuất về môi trường, để hướng đến một thế giới mới.
Các áp lực nói trên có đủ mang lại thành công?
Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, từ các nguyên tắc chung, mong ước chung đến các quyết định cụ thể có giá trị thực sự, khoảng cách nhiều khi rất lớn. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn được đăng tải hôm qua, 13/05, dân biểu Johan Van Overveldt, chủ tịch  Ủy Ban Ngân Sách của Nghị Viện Châu Âu nhấn mạnh là đầu tư cho khí hậu phải « nằm ở trọng tâm » của kế hoạch chấn hưng sắp được đưa. Tuy nhiên, chủ tịch Uỷ Ban Ngân Sách của Nghị Viện Châu Âu cũng trở lại với Thỏa thuận Xanh, được 27 nước châu Âu đồng thuận cuối năm ngoái, để lưu ý là các mục tiêu của ngay chính Thỏa thuận rất quan trọng này cũng đã « được đầu tư thấp đến mức nguy hiểm ».
Nghiên cứu của đại học Oxford được công bố đầu tháng cũng nhấn mạnh là giới lãnh đạo chính trị đứng trước các áp lực ngược lại rất lớn, từ phía các lobby đòi duy trì cách làm ăn cũ, hay áp lực của một bộ phận công luận. Bên cạnh đó, nỗ lực đơn lẻ của châu Âu kết nối chấn hưng kinh tế với chuyển đổi sang kinh tế Xanh có nguy cơ khó thành công, nếu chỉ cần một số quốc gia chủ chốt trên thế giới bất hợp tác trong cuộc chiến vì khí hậu trên quy mô toàn cầu. Việc tổng thống Mỹ nhiều lần nhắc lại ưu tiên cứu nguy ngành dầu mỏ, hay Trung Quốc tiếp tục phát triển năng lượng than càng khiến cho những thách thức mà Liên Âu đang phải đối mặt, đã khó càng thêm khó.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200514-ch%C3%A2u-%C3%A2u-h%E1%BA%ADu-covid-19-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-chuy%E1%BB%83n-sang-kinh-t%E1%BA%BF-xanh

Tranh cãi về việc Sanofi

ưu tiên cung cấp vác-xin Covid-19 cho Mỹ

Thanh Hà
« America First ». Tổng giám đốc Sanofi, tập đoàn dược phẩm Pháp, chủ trương dành ưu tiên cho thị trường Mỹ một khi vác-xin ngừa Covid-19 được phép lưu hành. Phải chăng vì Washington hào phóng hơn Paris ?
Sanofi là một trong những con chim đầu đàn của Pháp trong ngành dược phẩm và được chính phủ trợ giúp nhiều nhất trong việc nghiên cứu. Đối với Paris, tuyên bố của lãnh đạo tập đoàn dược phẩm này là điều « không thể chấp nhận được ».
Trả lời hãng tin Bloomberg hôm 13/05/2020, tổng giám đốc Sanofi, Paul Hudson, khẳng định một khi tìm được vác-xin ngừa virus corona chủng mới, Mỹ sẽ là khách hàng « đầu tiên » của tập đoàn và những « lô hàng lớn nhất » sẽ dành cho Hoa Kỳ. Chỉ vài giờ sau, tập đoàn có trụ sở tại Paris này đã phải đính chính là không có việc phân biệt đối xử, Sanofi phục vụ đồng đều các thị trường Mỹ và châu Âu cũng như những nơi khác trên thế giới.
Vì sao tổng giám đốc tập đoàn dược phẩm này lại khơi mào một cuộc chiến trong lúc cả thế giới đang chạy đua với thời gian tìm kiếm thuốc và vác-xin chống Covid-19 ?
Thứ nhất, một trong ba cổ đông quan trọng nhất của Sanofi là quỹ đầu tư Mỹ BlackRock. Đồng thời, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của tập đoàn dược phẩm Pháp, với doanh thu 13 tỷ euro một năm, so với 9 tỷ trên toàn châu Âu.
Yếu tố thứ nhì là, như tất cả các hãng khác trong ngành, Sanofi cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế trực thuộc chính phủ. Về điểm này, Hoa Kỳ có một lợi thế rất lớn, đó là Cơ Quan Nghiên Cứu Phát
Triển Y Sinh – Biomedical Advanced Research and Development Authority (BARDA), trực thuộc bộ Y Tế, đặc trách phát triển các loại thuốc và vác-xin. Ngân sách dành riêng cho BARDA năm ngoái lên tới 1,27 tỷ đô la.
BARDA là cầu nối giữa chính quyền Liên bang với các viện bào chế tư nhân. Với những phương tiện tài chính dồi dào, cơ quan này có khả năng « can thiệp rất nhanh », giảm nhẹ những thủ tục hành chính, để cho phép một loại thuốc hay vác-xin mới chóng được lưu hành. Pháp nói riêng, châu Âu nói chung, không có cơ quan nào với tầm cỡ của BARDA.
BARDA là đối tác đầu tiên tài trợ cho Sanofi nghiên cứu tìm vác-xin chống virus corona chủng mới, đồng thời cơ quan này cũng quan tâm và khuyến khích các đối thủ khác của Sanofi nhập cuộc. Đổi lại, bộ Y Tế Mỹ đòi tập đoàn Pháp cam kết dành ưu tiên cho thị trường Hoa Kỳ.
Điểm thứ ba đẩy con chim đầu đàn của ngành dược phẩm Pháp vào tay nước Mỹ đó là, như tất cả các nhà sản xuất trong mọi lĩnh vực, Sanofi cần chia sẻ gánh nặng rủi ro. Tập đoàn này thông báo có khả năng bắt đầu cho thử nghiệm lâm sàng vác-xin mới vào cuối năm 2020 và dự trù tung sản phẩm ra thị trường kể từ năm tới.
Ngay từ bây giờ, Sanofi đã đầu tư cho khâu sản xuất đại trà. Đây là một khoản chi tiêu rất tốn kém. Nhưng tất cả những nỗ lực và phí tổn đó sẽ như muối đổ bể nếu như Covid-19 tự ngừng phát triển tương tự như với dịch cúm H1N1 trước kia. Do vậy Sanofi cần có một điểm tựa, mà trước mắt BARDA là đối tác vững chắc nhất.
Đối với châu Âu, tổng giám đốc Hudson hiện vẫn chưa biết phải đàm phán riêng với từng thành viên Liên Hiệp Châu Âu để được giúp đỡ về mặt tài chính và hưởng những điều kiện thuận lợi cho thuốc mới nhanh chóng được sử dụng, hay sẽ trực tiếp thương lượng với Ủy Ban Châu Âu.
Trong lúc Bruxelles còn chần chờ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, có thể tuyên bố của tổng giám đốc Sanofi, Paul Hudson dành ưu tiên cho thị trường Mỹ là một cách để gây áp lực, đòi Liên Âu nhanh chóng yểm trợ tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới này.
Ngoài tranh cãi liên quan đến chủ trương “America First” của Sanofi, cần biết rằng trong cuộc chạy đua tìm vác-xin ngừa Covid-19, Pháp hay Mỹ không còn « một mình một chợ ». Tại Trung Quốc, ít nhất bốn viện bào chế đã được phép tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Cho dù thủ tục và nghiên cứu chưa hoàn chỉnh, chỉ một mình Sinovac Biotech từ tháng trước đã tuyên bố sẵn sàng sản xuất 100 triệu liều « Coronavac » hàng năm.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200514-tranh-c%C3%A3i-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87c-sanofi-%C6%B0u-ti%C3%AAn-cung-c%E1%BA%A5p-v%C3%A1c-xin-covid-19-cho-m%E1%BB%B9

Pháp bác bỏ cảnh báo của TQ

về việc bán vũ khí cho Đài Loan

Pháp đã bác bỏ các cảnh báo của Trung Quốc hôm thứ Tư về việc bán vũ khí cho Đài Loan tự trị, nói rằng họ đang thực hiện các thỏa thuận hiện có và Bắc Kinh nên tập trung vào việc chiến đấu với đại dịch Covid-19.
Mới đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo Paris về một hợp đồng với Đài Loan cho thấy Đài Loan đang lên kế hoạch mua vũ khí từ Paris để nâng cấp một hạm đội tàu chiến do Pháp sản xuất mua từ 30 năm trước.
Mỹ đưa tàu hải quân vào Biển Đông để ‘hỗ trợ tự do hàng hải’
TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không?
Carl Thayer: ‘Việc trục xuất tàu Mỹ mà TQ tuyên bố hoàn toàn bịa đặt’
Trung Quốc nói rằng Đài Loan là một phần của ‘một Trung Quốc’, và nguyên tắc này phải được thừa nhận bởi bất kỳ nước nào Trung Quốc có quan hệ ngoại giao. Bán vũ khí cho Đài Loan luôn là vấn đề rất nhạy cảm và thường xuyên gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Pháp đã trả lời bằng cách nói rằng họ tuân theo chính sách ‘một Trung Quốc’ như đã thỏa thuận với Bắc Kinh năm 1994 và tiếp tục thúc giục cả hai bên tổ chức đối thoại.
“Trong bối cảnh này, Pháp tôn trọng các cam kết hợp đồng mà họ đã thực hiện với Đài Loan và đã không thay đổi quan điểm kể từ năm 1994,” Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nói trong một tuyên bố. “Đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19, tất cả sự chú ý và nỗ lực của chúng ta nên tập trung vào việc chiến đấu với đại dịch.”
Thời điểm tranh chấp gây khó xử đối với Paris, nơi đã đặt hàng triệu khẩu trang từ Trung Quốc do dịch virus corona bùng phát.
Tháng trước, Bộ Ngoại giao Pháp đã triệu tập đại sứ Trung Quốc về các bài đăng và tweet của Đại sứ quán Trung Quốc tại đây bảo vệ phản ứng của Bắc Kinh đối với đại dịch và chỉ trích cách châu Âu xử lý vụ dịch.
‘Nhu cầu chiến đấu’
Đài Loan chủ yếu trang bị vũ khí do Mỹ sản xuất, nhưng vào năm 1991, Pháp đã bán sáu tàu khu trục Lafayette cho Đài Loan, bất chấp sự giận dữ của Trung Quốc. Pháp cũng đã bán máy bay chiến đấu Mirage cho Đài Loan năm 1992.
Đài Loan cho biết tháng trước rằng họ đang tìm cách mua thiết bị từ Pháp để nâng cấp hệ thống can thiệp tên lửa cho tàu chiến.
Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ hoạt động bán vũ khí nào cho Đài Loan.
“Chúng tôi đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc với Pháp,” ông này phát biểu trong một cuộc họp báo thường ngày. “Một lần nữa chúng tôi kêu gọi phía Pháp tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và rút lại kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan để tránh làm tổn hại đến quan hệ Trung-Pháp.”
Bộ Quốc phòng Đài Loan trích lời hải quân nước này cho biết họ đang tuân theo các quy định mua sắm liên quan cho việc mua vũ khí để đáp ứng nhu cầu chiến đấu. Bộ này từ chối bình luận thêm.
Truyền thông Đài Loan cho biết nước này đã đề xuất chi khoảng 26,8 triệu đôla cho hệ thống can thiệp tên lửa DAGAIE từ công ty DCI-DESCO của Pháp.
Đài Loan cho biết họ cần nâng cấp lực lượng vũ trang của mình để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, nơi đã đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự gần hòn đảo dân chủ.
Trung Quốc nói Đài Loan là vấn đề lãnh thổ quan trọng và nhạy cảm, và chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để đưa hòn đảo này trở về sự kiểm soát của mình. Đài Loan luôn cho thấy họ không quan tâm đến việc bị cai trị bởi Trung Quốc chuyên quyền.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52658115

Tại sao COVID-19 lại bùng phát nghiêm trọng

 ở vùng Grand Est của Pháp

Hương Thảo
Theo tờ Saarbrücker Zeitung của Đức, tính đến ngày 23/4, đại dịch COVID-19 đã giết chết 3.770 người ở Grand Est. Khu vực này giáp với nước Đức, là tâm điểm bùng phát virus Vũ Hán ở Pháp vào tháng 3. Hiện tại, khu vực này đã đạt đến đỉnh điểm của dịch bệnh, số ca nhiễm nghiêm trọng tuy đã giảm nhẹ nhưng các bệnh viện địa phương vẫn lo ngại về khả năng bùng phát lần hai do lệnh đóng cửa của Pháp đã được nới lỏng.
Grand Est là một trong những khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất ở Pháp. Bộ trưởng Y tế Pháp, Olivier Véran đã mô tả tình hình ở đây là “rất căng”, đặc biệt là xung quanh quận Mulhouse và thủ phủ Strasbourg của vùng Grand Est. Tại sao sự bùng phát virus COVID-19 ở Grand Est lại nghiêm trọng như vậy?
Một bài bình luận ngày 30/3 của tờ FranceSoir, có tựa đề, “Corona virus: Làm thế nào mà dịch bệnh bắt đầu ở Haut-Rhin”, đã xác định các yếu tố gây ra lây lan virus trong khu vực. Bài báo chỉ ra rằng Mulhouse có quan hệ “kết nghĩa” với Bergamo ở Ý và Tế Ninh ở Trung Quốc, nhằm thúc đẩy quan hệ văn hóa và thương mại. Bergamo thuộc vùng Bologna, tâm chấn dịch bệnh nước Ý. Tế Ninh là thành phố ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán từ 25/1 đến 8/2, nhiều người Trung Quốc đã đi du lịch nước ngoài. Tuy các chuyến bay trực tiếp từ Trung Quốc đến Pháp rất hiếm nhưng có nhiều chuyến bay thẳng từ Basel Mulhouse Freiburg (sân bay do Pháp và Thụy Sỹ vận hành) đến Tế Ninh- Trung Quốc, bài báo lưu ý. Thành phố Colmar thuộc vùng Grand Est cũng trở thành một điểm đến thời thượng của du khách Trung Quốc, theo bài báo. Thành phố này đã xác định được bệnh nhân nhiễm virus COVID-19 đầu tiên vào tháng 12/2019 trước thời điểm Trung Quốc công bố dịch bệnh.
Hợp tác chiến lược với tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
Ông Jean Rottner, chủ tịch hội đồng khu vực của Grand Est cho biết, “Tứ Xuyên là một khu vực chiến lược, một cửa ngõ tốt cho khu vực Grand Est”. Ông cũng là thị trưởng của quận Mulhouse từ năm 2010 đến 2017.
Vào tháng 5/2018, ông Rottner và một phái đoàn địa phương đã đến Tứ Xuyên để ký một thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa Grand Est và Tứ Xuyên. “Y tế, nông nghiệp và thực phẩm nông nghiệp, ngành công nghiệp của tương lai – du lịch và ẩm thực” là 4 lĩnh vực hợp tác được nhấn mạnh, tờ báo địa phương L’hebdo du Vendredi đưa tin. Ông Rottner cũng cho biết, ông hy vọng sẽ có một chuyến bay trực tiếp giữa thành phố Thành Đô của Tứ Xuyên và Mulhouse để quảng bá ngành du lịch. Phái đoàn đã không đề cập đến những vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc trong cuộc họp, tờ báo cho biết.
Từ năm 2011, thành phố Thành Đô đã nổi lên như một “gã” khổng lồ công nghiệp với ba lĩnh vực hàng đầu gồm: điện tử, hàng không và ô tô. Một tuyến đường sắt mới, bắt đầu tại Thành Đô và kết thúc tại trạm vận chuyển hàng hóa Bettembourg ở Luxembourg đã hoàn thành xây dựng vào tháng 10/2019.
Trước Grand Est, Tứ Xuyên đã ký thỏa thuận hợp tác văn hóa với vùng Champagne-Ardenne của Pháp vào năm 2010. Theo báo cáo năm 2018 của L’hebdo du Vendredi, khoảng 60 công ty Pháp đã được thành lập ở Tứ Xuyên trong các lĩnh vực năng lượng (Areva, Suez), vận tải (Alstom, Air France-KLM), phân phối bán lẻ (Carrefour, Auchan, Décathlon ), công nghệ (Ubisoft, Alcatel) và hàng xa xỉ (Moët Hennessy, Pernod Ricard). Axon’ Cable, một nhà sản xuất cáp tùy chỉnh hàng đầu có trụ sở tại Montmirail và một chi nhánh tại Thành Đô.
Dưới thời ông Rottner làm thị trưởng, vùng Grand Est trở nên thân thiện với chính quyền Trung Quốc. Các mối quan hệ chặt chẽ được tiếp tục sau thời gian ông làm thị trưởng. Vào ngày 24/9/2019, các quan chức địa phương đã tổ chức một buổi lễ lớn tại Strasbourg để chào mừng ngày Quốc khánh Trung Quốc, kỷ niệm 70 năm thành lập ĐCSTQ. Các quan chức từ các khu vực khác cũng tham dự sự kiện này.
Chào đón hãng công nghệ Huawei
Năm 2011, Huawei bắt đầu hợp tác với Viện Công nghệ Paris (ParisTech) để triển khai chương trình “Hạt giống tương lai” tại Pháp. Năm 2013, Huawei đã mở rộng hợp tác chương trình này tới 6 trường đại học của Pháp bao gồm ESIEE Paris, HEI Lille, INSA Rennes, INSA Toulouse, INSA Lyon, Ecole Centrale de Lyon, and Institut du Service Civique.
Hoa Kỳ lo ngại rằng chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng thiết bị của Huawei cho hoạt động gián điệp và đã kêu gọi các đồng minh châu Âu không đưa thiết bị Huawei vào mạng di động 5G thế hệ tiếp theo. Cuối tháng 1/2019, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố hai bản cáo trạng chống lại Huawei, giám đốc tài chính (CFO) Mạnh Vãn Châu và một số chi nhánh của công ty với cáo buộc công ty này vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, và đánh cắp bí mật thương mại từ nhà mạng di động T-Mobile của Mỹ.
Vào ngày 28/2/2020, Huawei tuyên bố sẽ chi 200 triệu Euro đầu tư một nhà máy 5G mới tại Pháp. Theo trích dẫn các tài liệu của tờ Politico đã báo cáo vào tháng 02/2020, Huawei đang sử dụng đầu tư để gây ảnh hưởng đến các nước châu Âu. Huawei là công ty đầu tiên trong ngành này ở châu Âu, hãng này sẽ sản xuất thiết bị radio trong các liên lạc 4G và 5G cho toàn bộ lục địa châu Âu với số tuyển dụng dự kiến 500 người tại Pháp.
Tờ Politico cũng báo cáo, các Giám đốc điều hành của Huawei đã ‘tán tỉnh’ các nhà lập pháp địa phương của Pháp tại khu vực Alsace trong nhiều tháng trước khi họ thông báo về kế hoạch đầu tư vào Pháp hôm 28/02.
Ngày 3/3, Tạp chí kinh doanh Pháp – Challenges đã đưa tin, Huawei có kế hoạch xây dựng nhà máy mới của mình tại Strasbourg. Báo cáo cho biết, khu vực Grand Est “đã xác nhận những cuộc thảo luận này” và coi hồ sơ của Huawei là “ưu tiên hàng đầu”.
Ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Pháp cho biết, thông báo này sẽ “không thay đổi” quan điểm của chính phủ về 5G. Bà Lilla Merabet, Phó chủ tịch của khu vực Grand Est phụ trách về đổi mới và công nghệ kỹ thuật số cho biết, “Chúng tôi đang tiến hành các cuộc thảo luận liên tục với Huawei, vấn đề này là một ưu tiên”.
Vào ngày 12/3, Pháp tuyên bố sẽ cho phép các nhà khai thác viễn thông sử dụng một phần thiết bị 5G của Huawei, nhưng chỉ giới hạn trên các phần không nhạy cảm của mạng, CNET France đưa tin.
Có phải du khách Trung Quốc từ Vũ Hán đã lan truyền virus?
Colmar thuộc vùng Grand Est và được biết đến với tên là “Little Venice”, với khoảng 70.000 cư dân. Vào tháng 6/2018, đài truyền hình Hồ Nam của nhà nước Trung Quốc đã quay show truyền hình thực tế “Nhà hàng Trung Hoa” tại Colmar trong 3 tuần. Các tập phim được quay tại một nhà hàng địa phương, Bistrot des Lavandières.
Do show truyền hình này khá nổi tiếng ở Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc muốn đến thăm Colmar. “Dịch vụ thị thực Vũ Hán lưu ý rằng, có 3 công ty du lịch mỗi tuần nộp trung bình một trăm đơn xin thị thực cho các nhóm du khách Trung Quốc muốn đến thăm Colmar,” tổng lãnh sự quán Pháp tại Vũ Hán cho biết.
Lượng du khách Trung Quốc đến Colmar tăng 70% trong năm 2018. “Chúng tôi đón gần 4 triệu du khách đến Colmar và chúng tôi nhận thức được rằng bạn có thể mang tới nhiều du khách hơn, nhờ vào show “Nhà hàng Trung Hoa” của bạn.” ông Gilbert Meyer, Thị trưởng của Colmar cho biết, theo một báo cáo của kênh truyền hình cáp của Pháp BFM TV.
Theo Wu Wo, Epoch Times ngày 6/5/2020
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-sao-covid-19-lai-bung-phat-nghiem-trong-o-vung-grand-est-cua-phap.html

Covid-19, Hoàng thân Monaco

và mối liên hệ kỳ lạ với Trung Quốc

Thái Học & Quý Khải
Covid-19 đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Ngày 19/3, Hoàng tử Albert II của xứ Monaco đã nhiễm Covid-19 và trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên bị nhiễm bệnh.
Bài xã luận trên tờ The Epoch Times, có tựa đề “Dường như virus Vũ Hán nguy hiểm hơn đối với những nước ủng hộ Trung Quốc (Where Ties With Communist China Are Close, the Coronavirus Follows)”, gợi ý rằng “các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc đều có chung một đặc điểm: đều có mối quan hệ gần gũi hoặc có lợi ích kinh tế mật thiết với chính quyền Bắc Kinh”.
Vậy thì mối quan hệ giữa hoàng tử xứ Monaco và chính quyền Bắc Kinh là gì?
Hoàng tử Albert II từng ghé thăm Trung Quốc 10 lần
Hoàng tử Albert II, với tư cách người đứng đầu nhà nước và chủ tịch Câu lạc bộ du thuyền Monaco, đã đích thân trao Giải thưởng Đột phá Hàng năm của Câu lạc bộ Du thuyền Monaco cho Guo Chuan, người đã hoàn thành việc chèo thuyền qua “con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.
Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 là hai lộ tuyến giao thương chính của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (sáng kiến BRI, còn được gọi là Một vành đai, Một con đường), một dự án tổ chức phát triển kinh tế đa quốc gia của Trung Quốc, gồm hai tuyến giao thương trên bộ và trên biển.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố BRI là một dự án kinh tế thuần túy, nhưng quan chức nhiều chính phủ và các viện chính sách đã chỉ trích sáng kiến của Bắc Kinh là công cụ nhằm mở rộng sức ảnh hưởng trong khi đặt các nước đang phát triển dưới gánh nặng nợ nần. Ví dụ, tờ New York Times trước đây đã báo cáo về một dự án hợp tác BRI giữa Trung Quốc và Pakistan trong việc phát triển máy bay quân sự, hệ thống định tuyến, hệ thống radar và vũ khí tàu chiến.
Quỹ Hoàng tử Albert II, được thành lập vào tháng 6/2006, cũng đã duy trì “sự hợp tác chặt chẽ” với Quỹ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc để tiến hành các dự án như trạm quan sát thực địa nhằm theo dõi hoạt động tảo nở hoa tại hồ Taihu ở Trung Quốc.
Tháng 9/2018, trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 10, Hoàng tử Albert II đã ký một loạt thỏa thuận hợp tác với Bắc Kinh.
Ngày 24/3/2019, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Monaco và nhận xét rằng mối quan hệ Trung Quốc – Monaco là một “mô hình kiểu mẫu” của sự hợp tác “giữa các nước nhỏ và các nước lớn”.
Hoàng tử Albert II đã tổ chức yến tiệc thiết đãi chủ tịch Tập và phu nhân tại cung điện và tiến hành các biện pháp an ninh “chưa từng có tiền lệ” cho ông Tập, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. Cụ thể, vào thời điểm đó, Monaco đã cấm tất cả các chuyến bay trong không phận và giao thông đường thủy. Du thuyền cũng bị cấm neo đậu tại các cảng sang trọng.
Kênh truyền thông Hellomonaco của Monaco đã đưa tin về chuyến thăm này dưới tít giật, “Chuyến thăm lịch sử của chủ tịch Trung Quốc đến Monaco”.
Theo báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc, Hoàng tử Albert II tuyên bố Monaco hy vọng có thể mở rộng hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về mọi mặt, trên mọi lĩnh vực và phương diện.
Cung điện Hoàng gia Monaco tuyên bố quốc gia này đang tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại với Trung Quốc, nhưng không cung cấp các chi tiết cuối cùng của thỏa thuận đã ký.
Trước khi đến Monaco, ông Tập đã đến thăm Ý, khi đó hai bên đã ký kết một thỏa thuận cho phép Ý gia nhập Sáng kiến BRI.
Trong chuyến thăm của ông Tập đến Monaco, AP và các cơ quan truyền thông khác bày tỏ quan ngại về sự hợp tác giữa Monaco với gã khổng lồ công nghệ Huawei về mạng viễn thông 5G.
Monaco đã chọn Huawei
Ngày 9/7/2019, sau chuyến thăm của ông Tập, Monaco chính thức trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu được phủ sóng toàn diện 5G bằng công nghệ của Huawei như một bộ phận của cơ sở hạ tầng cốt lõi. Trước đó Mỹ đã cố gắng cảnh báo các đồng minh châu Âu về những rủi ro an ninh quốc gia tiềm tàng khi sử dụng thiết bị Huawei, bởi Huawei có liên kết với quân đội Trung Quốc.
Cùng ngày, Thủ tướng Monaco Serge Telle; Xavier Niel, doanh nhân người Pháp sở hữu Tập đoàn Viễn thông Monaco; và Guo Ping, phó chủ tịch Huawei, đã tham dự một sự kiện công bố quyết định chính thức về thiết lập mạng 5G của Huawei tại Monaco.
Telle cũng có xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Nguy cơ đến từ Huawei là gì?
Tờ National Post của Canada đã đăng tải một bài viết năm 2019, theo đó, tác giả lập luận việc hợp tác với Huawei chẳng khác nào “việc từ bỏ quyền kiểm soát mạch sống của nền kinh tế và xã hội chúng ta” trước chính quyền Trung Quốc.
Các khu vực chịu chi phối bởi 5G trong tương lai không chỉ giới hạn ở ngành viễn thông, mà là tất cả các khía cạnh trong đời sống xã hội, theo bài báo. Công nghệ 5G sẽ đi vào cốt lõi của ngành tài chính, hệ thống chăm sóc sức khỏe, phẫu thuật từ xa, cũng như nguồn cung điện và nước. Do đó việc chọn lựa nhà cung cấp 5G nào không chỉ là vấn đề bảo vệ an ninh thông tin, mà còn phải cân nhắc đến mức độ đáng tin cậy của dữ liệu và hệ thống mà cuộc sống hàng ngày của chúng ta phụ thuộc vào.
Vì vậy, các vấn đề an ninh xoay quanh việc này đã được các quan chức Hoa Kỳ nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, “Huawei là một công cụ của chính quyền ĐCSTQ”. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho rằng, “việc chấp nhận công nghệ 5G của Huawei chẳng khác nào việc “chọn một chính quyền chuyên chế thay vì dân chủ”.
Ngay từ năm 2012, nhà điều hành chính của Monaco, Monaco Telecom, đã bắt đầu hợp tác với Huawei.
Tháng 2/2019, tập đoàn Viễn thông Monaco và Huawei đã ký kết một biên bản ghi nhớ về hợp tác 5G.
Monaco cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với một gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khác, ứng dụng thanh toán di động Alipay của Alibaba, vào tháng 6/2017. Đây là lần đầu tiên Alipay ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với chính phủ một nước.
Trong bài xã luận “Dường như virus Vũ Hán nguy hiểm hơn đối với những nước ủng hộ Trung Quốc”, tờ The Epoch Times nhận định:
Hãy lấy lịch sử là tấm gương, như các học giả Trung Quốc cổ đại vẫn làm, rõ ràng đại dịch Covid-19 là một tai họa liên quan đến ĐCSTQ và 70 năm cai trị tàn bạo của nó. Ngày nay, chúng ta có một thế giới phẳng, liên kết qua lại chặt chẽ với nhau. Bất kỳ quốc gia, cộng đồng hoặc tổ chức nào quá thân mật với ĐCSTQ và mắc vào cái bẫy lừa dối của nó sẽ nếm trái đắng như một hậu quả”.
Có lẽ tình huống hiện tại của Monaco là một ví dụ như vậy.
Bài viết là quan điểm riêng của tác giả Li Chen trên tờ The Epoch Times và không nhất định phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên. Bản dịch của Thái Học. Quý Khải biên tập.
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-hoang-than-monaco-va-moi-lien-he-voi-trung-quoc.html

Covid-19: Pháp vượt ngưỡng 27.000 ca tử vong

Trọng Nghĩa
Số nạn nhân vì dịch Covid-19 tại Pháp tiếp tục tăng. Hôm qua, 13/05/2020, toàn nước Pháp đã ghi nhận thêm 83 ca tử vong trong vòng 24 giờ, nâng tổng số người chết vì virus corona lên thành 27.074 người. Vào lúc nước Pháp mới chỉ trải qua ba ngày giảm phong tỏa, tổng thống Pháp Emmanuel khẳng định sẵn sàng “điều chỉnh hướng đi” vào bất cứ lúc nào.
Theo số liệu chính thức của bộ Y Tế Pháp, ngoài số tử vong đã vượt mốc 27 ngàn người, tình hình dịch bệnh vẫn còn đáng ngại tại Pháp ở chỗ số bệnh nhân cũng đã tăng thêm 543 người trong một ngày, đẩy tổng số người nhập viện lên thành 97.424 bệnh nhân.
Tuy nhiên cũng đã có gần 60.000 người được chữa lành, và  tính đến hôm qua, như vậy các bệnh viện Pháp “chỉ” còn phải điều trị cho hơn 21.071 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 2.428 phải nằm trong các khoa hồi sức. Số bệnh nhân nặng phải điều trị tích cực tiếp tục giảm xuống, giải tỏa thêm áp lực trên hệ thống y tế.
Sau ba ngày áp dụng các biện pháp nới lỏng phong tỏa trên toàn quốc, trong phiên họp hội đồng bộ trưởng ngày 13/05, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tỏ thái độ lạc quan thận trọng trước diễn biến nhìn chung là suôn sẻ trong những ngày đầu của thời kỳ hậu phong tỏa.
Hiện nay, đã có hơn 400.000 cửa hàng hoạt động trở lại, và tại những vùng “xanh”, tức là vùng ít bị dịch bệnh tác hại, các bãi biển cũng đang chuẩn bị mở lại.
Đối với tổng thống Macron, hướng đi đã vạch ra rất đúng, tuy nhiên, ông vẫn rất cảnh giác, cho biết sẵn sàng điều chỉnh lại hướng đi trong trường hợp các quy định giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh không được tôn trọng.
Điều khiến chính phủ lo ngại nhất là tình trạng tụ tập đông người, như đã được thấy tại một số khu phố ở Paris từ mấy ngày nay. Để giảm thiểu tình trạng này, chính phủ hôm qua đã bác bỏ yêu cầu của thành phố Paris, muốn cho mở lại các công viên. Lý đo được nêu ra là Paris và toàn vùng Ile-de-France thuộc nhóm vùng “đỏ”, nơi virus vẫn lây lan mạnh.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200514-covid-19-pha%CC%81p-v%C6%B0%C6%A1%CC%A3t-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-27-000-ca-t%C6%B0%CC%89-vong

Covid-19 :

Pháp đành tiêu hủy nửa triệu tấn khoai tây ?

Tuấn Thảo
Sau khi các nhà sản xuất Pháp buộc phải tiêu hủy 10 triệu lít bia do hết hạn sử dụng, nay đến phiên ngành trồng khoai tây hứng chịu hậu quả của dịch Covid-19. Câu hỏi đặt ra là phải làm gì bây giờ với gần nửa triệu tấn khoai tây tồn kho, khi mà nhu cầu tiêu thụ ở Pháp đã giảm đến ba phần tư so với mùa xuân năm ngoái.
Chưa bao giờ số lượng khoai tây dư thừa lại nhiều đến như vậy. Theo ông Bertrand Ouillon, đại diện liên đoàn ngành sản xuất khoai tây (GIPT), mức thặng dư hiện lên đến 450.000 tấn, trong đó có 200.000 được sản xuất cho thị trường Pháp và 250.000 tấn còn lại dành cho xuất khẩu.
Ngành trồng khoai tây đang đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn chưa từng thấy, do vậy các nhà sản xuất kêu gọi sự giúp đỡ từ phía nhà nước, cũng như một kế hoạch trợ giúp các nông dân nói chung, từ phía Liên hiệp châu Âu, vì nước Pháp cũng như Bỉ và Hà Lan đều là những nước đứng đầu trong việc sản xuất khoai tây. Trước mắt, theo ông Bertrand Ouillon, ngành này cần đến 35 triệu euro chỉ để giải quyết khối lượng khoai tồn kho.
Tại Pháp, các tỉnh phía Bắc thuộc vùng Hauts-de-France đều sống nhờ nghề trồng khoai tây, hơn hai phần ba sản lượng khoai tây của Pháp đều đến từ vùng này. Tuy nhiên, kể từ khi lệnh phong tỏa bắt đầu được thực thi, hàng ngàn tấn khoai tây không bán được, do lượng tiêu thụ ở Pháp giảm mạnh. Hầu hết các nhà hàng ‘‘fast food’’ cũng như các căng tin trường học, công sở, các quầy băn thức ăn trong trung tâm thương mại hay trên xa lộ đều phải đóng cửa, trong khi ngành trồng khoai tây chủ yếu cung cấp và phục vụ các điểm kinh doanh món khoai tây chiên.
Theo ông Nicolas Loingeville, phó chủ tịch nghiệp đoàn nông dân FDSEA ở vùng Hauts-de-France, tác động của dịch Covid-19 bắt đầu thấy rõ từ tuần lễ thứ ba trong thời kỳ phong tỏa, lượng khoai tây bắt đầu ứ đọng lại trong kho, do nguồn tiêu thụ cạn kiệt, tác động dây chuyền đến nhu cầu chế biến khoai tây gọt sẵn. Tình hình của ngành sản xuất trở nên khó khăn, từ tuần lễ thứ 4 trở đi, do không có giải pháp nào bù đắp cho các khoản thất thu. Khoai tây đã trồng vẫn phải thu hoạch, nhưng rồi được chất đầy kho, vì dây chuyền sản xuất dần dần ngưng hoạt động.
So với mức tiêu thụ nội địa, lãnh vực xuất khẩu cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Lượng khoai tây mà Pháp dự trù xuất sang châu Á cũng như  sang Hoa Kỳ đều giảm mạnh. Hậu quả đầu tiên : giá khoai tây tuột dốc không phanh trên thị trường. Theo ông Denis Delestrez, chủ tịch một hợp tác xã ở Fleurbaix vùng Pas de Calais, giá khoai tây đã giảm gần 6 lần từ 140 € xuống còn 25 € một tấn, giá này thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất và điều đó buộc các nhà trồng khoai phải tìm những giải pháp thay thế trước mùa hè năm nay.
Vấn đề ở đây là nông dân Pháp ở vùng Hauts-de-France không phải lúc nào cũng có đủ điều kiện để trữ khoai tây trong kho. Khoai tây là một thực phẩm dễ bị hư hỏng, khi khoai bắt đầu nẩy mầm thì chẳng
những bị giảm chất lượng mà càng không tốt cho sức khỏe, do vậy khoai tây cần được trữ ở những nơi khô ráo, nhiệt độ ở mức tối đa là 7 hay 8 độ C, từ đây cho tới mùa thu hoạch tiếp theo. Trước mắt, vấn đề tồn kho buộc giới sản xuất ngưng trồng khoai hoặc là trồng ít hơn, chừng nào khoai tây vẫn còn bị ứ đọng.
Làm thế nào để giải quyết ‘‘hàng thừa trong kho’’ để tránh phải tiêu hủy ?  Các nhà sản xuất đang xem xét một số biện pháp như chế biến khoai tây thành thức ăn cho gia súc, làm bột hay đồ sấy khô, dùng khoai tây để làm nhiên liệu. Bên cạnh đó còn có việc tặng cho các quỹ từ thiện hay các quán ăn tình thương. Tuy nhiên tất cả các biện pháp ấy chỉ là tạm thời, chứ không giải quyết được hết gần nửa triệu tấn khoai tây đã thu hoạch và nay có nguy cơ bị hư hỏng.
Theo ông Bertrand Ouillon, thuộc liên đoàn GIPT, lượng khoai tây không thể nào để mãi trong kho, phải tìm ra nguồn xuất từ đây cho đến mùa thu. Đối với nhiều nông dân, họ không còn cách nào khác là đổ khoai hư thối ở ngoài đồng, điều đó làm nảy sinh nhiều rủi ro khác về mặt y tế cũng như môi trường, khi đống khoai bị mọc nấm, lên men.
Trường hợp của Pháp cũng giống như Bỉ và Hà Lan. Cả ba nước này sản xuất từ 4 đến 6 triệu tấn khoai tây hàng năm, trong đó có một phần tư dành cho các thị trường nước ngoài. Riêng nước Pháp đứng đầu thế giới về mặt xuất khẩu và thiệt hại trong năm nay của ngành trồng khoai tây xấp xỉ  6 tỷ euro.
http://www.rfi.fr/vi/kinh-t%E1%BA%BF/20200514-covid-19-ph%C3%A1p-%C4%91%C3%A0nh-ti%C3%AAu-h%E1%BB%A7y-n%E1%BB%ADa-tri%E1%BB%87u-t%E1%BA%A5n-khoai-t%C3%A2y

Tại sao Bỉ lại bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng?

Thái Học
Bỉ, với dân số khoảng 11 triệu người và diện tích 30.500 km2, được coi là một đất nước nhỏ bé trong 195 quốc gia có chủ quyền trên thế giới.
Nhưng hiện tại nếu nhìn vào số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 thì Bỉ lại nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới.
Tính đến ngày 23/4, số ca nhiễm virus Vũ Hán được công bố tại Bỉ là 42.797, số người chết là 6.490 người, tỷ lệ tử vong khoảng 15%. Đây được cho là tỷ lệ tử vong cao so với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề ngoài Trung Quốc như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Vương quốc Anh….
Tại sao Bỉ lại gánh chịu một tình trạng nghiêm trọng như vậy?
Tờ The Epoch Times từng nhận định trong một bài viết rằng, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc bởi virus Vũ Hán đều có chung một điểm: quan hệ gần gũi hoặc hưởng lợi từ Bắc Kinh. Vậy mối quan hệ giữa Bỉ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là như thế nào.
Vành đai và con đường
Hai trong số các cảng quan trọng nhất của Bỉ đã tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con Đường của Bắc Kinh (BRI), một dự án đầy tham vọng nhằm xây dựng ảnh hưởng địa chính trị bằng cách tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp Châu Âu, Châu Phi, Trung và Nam Á.
Với vị trí địa lý chiến lược của mình, giáp Hà Lan ở phía bắc, Pháp ở phía nam, Luxembourg và Đức ở phía đông, Biển Bắc ở phía tây, cộng thêm cảng Antwerp lớn nhất của Bỉ nằm gần trung tâm sản xuất và tiêu thụ của châu Âu, điều này đã khiến Bắc Kinh thèm muốn. Vào tháng 7/2015, cảng Antwerp đã trở thành một phần của Vành đai và Con đường, đồng thời đã ký hợp đồng với các công ty Trung Quốc để xây dựng một “Trung tâm Hậu cần và Thương mại Quốc tế Trung Quốc – Châu Âu – Châu Phi”.
Giới chức cảng Antwerp sau đó đã ký kết các biên bản ghi nhớ với các cảng Trung Quốc tại Thượng Hải, Thâm Quyến, Ninh Ba, Thiên Tân, Thanh Đảo và Đại Liên.
Vào tháng 5/2018, chuyến tàu Con đường tơ lụa (Silk Road) đầu tiên từ một cảng ở Đường Sơn của Trung Quốc đã đến Antwerp như một phần của tuyến đường sắt trực tiếp giữa hai nước.
Liên kết giữa đầu tư Trung Quốc, công nghệ châu Âu
Nhà máy sản xuất ô tô Volvo Car Gent nằm ở miền tây nước Bỉ, có diện tích hơn 490.000 mét vuông. Nhà máy, được khai trương vào năm 1965, là nhà máy Volvo châu Âu đầu tiên bên ngoài Thụy Điển.
Ford Motor đã mua Volvo vào năm 2009 với giá 6,45 tỷ USD khi Volvo gặp rắc rối do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và bắt đầu thoái vốn. Tuy nhiên, đến năm 2010, Ford đã bán Volvo cho Tập đoàn Geely của Trung Quốc, khiến Geely trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên sở hữu một thương hiệu xe hơi cao cấp đa quốc gia, với giá 1,8 tỷ USD.
Tiếp theo, vào năm 2011, Geely đã nhận được sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc để xây dựng một nhà máy Volvo ở Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang. Các kỹ sư từ nhà máy Ghent của Bỉ đã truyền thụ chuyên môn kỹ thuật của họ để đảm bảo rằng nhà máy mới sẽ có chất lượng và khả năng cạnh tranh như các nhà máy khác trên thế giới.
Vào ngày 30/5, hàng loạt xe Volvo S90 được sản xuất tại Đại Khánh đã được vận chuyển đến cảng Zeebrugge ở Bỉ thông qua Đường sắt Á – Âu và được chuyển đến Ghent. Ngay sau đó, một số lượng lớn xe Volvo sang trọng được sản xuất tại Trung Quốc đã được phân phối đến thị trường châu Âu từ nhà máy ở Ghent.
Geely đã chi 1,8 tỷ USD để mua Volvo. Liệu nó có thể cạnh tranh trong thị trường châu Âu? Họ có đủ khả năng không ngừng nâng cấp công nghệ sản xuất ô tô tiên tiến nhất thế giới theo yêu cầu không. Bây giờ có vẻ như Trung Quốc đã có những gì họ muốn. Đồng thời, thương hiệu xe hơi Thụy Điển 100% vốn của Trung Quốc đã có đầy đủ các sản phẩm chất lượng cao “Made in China” tại Châu Âu và thế giới. Đây chính là ảnh hưởng mà chính quyền Trung Quốc muốn đạt được trong việc thúc đẩy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.
Nhiều quốc gia thành viên EU cho rằng dự án BRI đi ngược lại đề xuất thương mại tự do EU vì các công ty Trung Quốc này được chính phủ Trung Quốc trợ cấp. Do đó, họ có lợi thế không công bằng trong cạnh tranh với các công ty châu Âu.
Các chính trị gia ủng hộ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường
Kris Peeters, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Việc làm của Bỉ từ 2014 đến 2019 đã đến thăm Trung Quốc nhiều lần. Ông tuyên bố Bỉ sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để đóng góp cho BRI.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc, Peeters đã ca ngợi BRI là một tầm nhìn lớn.
Vào ngày 27/3/2018, khi ông Peeters tham dự một buổi lễ tại nhà máy Volvo ở Ghent, ông đã ca ngợi thương hiệu Geely ở Bỉ và chỉ trích chính quyền Trump tăng thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc.
Tương tự, cựu Thủ tướng Bỉ Yves Leterme cũng là một người ủng hộ nhiệt tình việc Bỉ trở thành đối tác của sáng kiến Vành đai và con đường (BRI).
Peeters và Leterme đã xuất hiện với tư cách là những người ủng hộ khi ĐCSTQ thúc đẩy BRI trên toàn thế giới, kêu gọi các quốc gia thành viên EU khác tham gia sáng kiến ​​này. Điều này rất hiếm trong số các nhà lãnh đạo châu Âu.
Truyền bá tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc
Bắc Kinh đã mở sáu Viện Khổng Tử ở Bỉ cho đến nay. Ngoài ra, hơn 50 trường học ở Bỉ cung cấp các khóa học tiếng Trung Quốc sử dụng sách giáo khoa do ĐCSTQ cung cấp, có nghĩa đây là những tài liệu “tẩy não” do chính quyền này biên soạn.
Trong những năm gần đây, hai nước có hơn 100 chương trình trao đổi văn hóa về âm nhạc, nghệ thuật và biểu diễn văn hóa mỗi năm. Trung tâm văn hóa Trung Quốc Brussels được thành lập năm 2015 được cho là một thành viên tích cực trong việc trao đổi văn hóa này.
Vào tháng 8/2017, Trung Quốc đã phát hành tem kỷ niệm Vành đai và Con đường. Một tháng sau, Viện Khổng Tử tại Đại học Leuven Bỉ đã tổ chức lễ kỷ niệm “Ngày Học viện Khổng Tử toàn cầu” để thúc đẩy giao lưu văn hóa Trung – Bỉ.
Tuy nhiên, các chuyên gia về Trung Quốc có hiểu biết sâu sắc về ĐCSTQ đều biết rằng, BRI chắc chắn không chỉ là một sáng kiến ​​kinh tế hay dự án kinh tế. Bắc Kinh muốn mở rộng ảnh hưởng của mình trên khắp thế giới bằng cách sử dụng BRI để thâm nhập vào các quốc gia khác, chính trị, ngoại giao, quân sự, quốc phòng, văn hóa và giáo dục. Nhiệm vụ chính của các lãnh sự quán Trung Quốc và Viện Khổng Tử ở các quốc gia khác là nắm bắt mọi cơ hội để thúc đẩy BRI và tôn vinh “câu chuyện Trung Quốc”.
Bùng phát virus
Theo một báo cáo ngày 2/4 của Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với nhà Vua Bỉ Philippe, trong đó nhà vua nói rằng Trung Quốc đi đầu trong việc kiểm soát sự bùng phát virus Vũ Hán và kinh nghiệm của họ có giá trị quan trọng đối với các quốc gia khác đang trong đại dịch.
Tân Hoa Xã là cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ. Cho nên thế giới rất khó xác minh liệu vua Philippe có thực sự đưa ra những tuyên bố như vậy hay không. Những từ đó dường như là của ĐCSTQ. Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ của ông với ĐCSTQ là điều hiển nhiên.
Ngay sau cuộc trò chuyện qua điện thoại, Brussels Times đã báo cáo rằng 3 triệu khẩu trang được chuyển đến Bỉ từ Trung Quốc đã bị từ chối vì chúng không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Tại Bỉ, gia đình hoàng gia và các chính trị gia chủ chốt đều ủng hộ dự án BRI. Chính phủ được cho là đã đưa cuộc thảo luận về hợp tác BRI lên mức cao trong chương trình nghị sự.
Ý là quốc gia G-7 đầu tiên tham gia BRI, nhắm mắt trước sự phản đối của các nhà lãnh đạo EU khác. Đây là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch toàn cầu. Cho đến nay, hơn 25.000 người Ý đã chết vì virus Vũ Hán. Sự bùng phát ở Bỉ cũng nghiêm trọng như vậy. Phải chăng đó là một lời cảnh báo cho Bỉ: hãy tránh xa ĐCSTQ.
Bài viết này là của tác giả Yu Qingxin đăng trên tờ The Epoch Times ngày 28/4. Bài viết phản ánh ý kiến riêng ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của báo Đại Kỷ Nguyên. Bài viết do Thái Học dịch và biên tập.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-sao-bi-lai-bung-phat-dich-benh-nghiem-trong.html

Bà Angela Merkel ‘đau đớn’

về việc bị tin tặc Nga tấn công

Thủ tướng Đức Angela Merkel xác nhận bà đã bị tấn công bởi các tin tặc được cho là thuộc cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU).
Tại Quốc hội, bà được hỏi về một tường thuật trên báo Đức theo đó nói GRU đã lấy được các email từ văn phòng ở đơn vị cử tri của bà trong một vụ tấn công tin tặc hồi 2015.
Báo Czech cáo buộc Nga ‘âm mưu đầu độc’ chính trị gia Czech
Tin tặc VN đột nhập mạng công ty nước ngoài và giới bất đồng chính kiến
Tin tặc VN đột nhập mạng công ty nước ngoài và giới bất đồng chính kiến
“Chuyện đó làm tôi đau đớn,” bà nói, và mô tả vụ tấn công đó là “gây tổn thương”.
Nhưng bà thủ tướng Đức nói thêm rằng bà sẽ tiếp tục “đấu tranh để có mối quan hệ tốt đẹp với Nga”.
Vụ tin tặc 2015 được tạp chí Spiegel tường thuật, là vụ liên quan tới việc đánh cắp dữ liệu từ các máy tính đặt tại Quốc hội Đức.
Năm 2018, mạng lưới IT của chính phủ Đức cũng bị tấn công, giữa lúc có các tường thuật nói các tin tặc Nga đã thực hiện vụ việc.
Chính phủ Nga bác bỏ việc đã tấn công vào hệ thống dữ liệu của Quốc hội Đức.
GRU được cho là đã thu thập được gì?
Theo Spiegel – báo này tường thuật nhưng không công bố nguồn tin – thì các chuyên gia Đức đã tái dựng được một phần vụ tấn công và tìm thấy hai hộp nhận thư của văn phòng bà Merkel đã bị xâm phạm.
Các hộp thư này được cho là có chứa các thư điện tử nhận được trong thời gian từ 2012 đến 2015.
Vào 2016, cơ quan tình báo nội địa Đức công khai cáo buộc một nhóm hacker, được cho là làm việc cho nhà nước Nga, đứng đằng sau vụ tấn công mạng này.
Nhóm được biết đến với tên gọi Fancy Bear, hay APT28, cũng được cho là đã đứng đằng sau các vụ tấn công mạng trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Cơ quan Tình báo Anh cảnh báo Nga
Obama ra lệnh điều tra ‘tin tặc Nga’ tấn công bầu cử Mỹ
“Mỗi ngày tôi đều nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga, nhưng mặt khác, có những bằng chứng vững chắc cho thấy các lực lượng Nga lại đang làm việc này,” bà Merkel được hãng tin AFP dẫn lời nói hôm thứ Tư.
“Thật không may là tôi đi đến kết luận rằng đây không phải là chuyện mới,” bà giải thích, và nói thêm rằng “gây mất phương hướng trên mạng, bóp méo sự thực” là các phần trong “chiến lược của Nga”.
Hai năm trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bác bỏ việc Nga đã tấn công tin tặc vào Quốc hội Đức (Bundestag) bằng một câu đùa: “Chúng tôi chỉ xông vào Bundestag có một lần, hồi 1945, khi giải phóng Berlin khỏi họa Phát xít. Khi đó, cơ quan đó được gọi là Reichstag.”
Lý do có thể có khiến tin tặc Nga muốn nhắm vào Đức là gì?
Cơ quan tình báo nội địa Đức tin rằng các cuộc tấn công của Nga nhắm vào các cơ quan, tổ chức của Đức được thực hiện là nhằm thu thập thông tin tình báo.
Quan hệ giữa Nga và quyền lực kinh tế của EU, cũng như quan hệ giữa bà Merkel và Tổng thống Vladimir Putin, là rất phức tạp.
Một mặt, bà Merkel đã nhanh chóng lên án việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine thành lãnh thổ của mình hồi năm 2014, và bảo vệ cho quyết định tiếp tục áp các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.
Tuy nhiên, bà cũng bất chấp sự phản đối trong nước và cả từ bên ngoài để ủng hộ cho đường ống dẫn khí Nord Stream 2, là hệ thống sẽ nâng gấp đôi lượng gas của Nga vào châu Âu qua ngả Đức.
Hàng ngàn công ty Đức vẫn đang làm ăn với Nga, và một số hãng đang vận động cho việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Họ nói rằng các lệnh trừng phạt đó đang làm lụn bại hoạt động thương mại.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52652197

Hoa Kỳ viện trợ cho Ý trong bối cảnh

Trung Quốc và Nga vừa viện trợ vừa lợi dụng

Hương Thảo
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói với tờ La Stampa của Ý trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 4/5 rằng Nga và Trung Quốc đang lợi dụng hỗ trợ nhân đạo cho Ý để thúc đẩy lợi ích của chính họ.
“Nga đã cung cấp hỗ trợ y tế cho Ý, nhưng sau đó đã cố gắng sử dụng sự hỗ trợ đó để đẩy xa khoảng cách giữa Ý và các đồng minh bằng chiến dịch tung tin giả”, ông Esper nói.
Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), các câu chuyện cho rằng “vụ dịch virus corona là một trò lừa bịp, đó là do con người dựng lên”, hoặc đó là “một vũ khí sinh học do Hoa Kỳ chế tạo”, là những ví dụ về chiến dịch tung tin giả của Nga.
“Tôi đã nhiều lần kêu gọi Nga và Trung Quốc minh bạch thông tin trong cuộc khủng hoảng này”. Bộ trưởng Esper cho biết thêm rằng ông khuyến nghị “các khoản viện trợ của họ cho các nước khác cần đảm bảo chất lượng và không có những mưu đồ đằng sau”.
Vấn đề trục lợi trước sự tổn thương của các đồng minh NATO do sự bùng phát của virus ĐCSTQ, thường được gọi là corona virus mới, cũng đã được thảo luận trong cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng NATO gần đây mà ông Esper tham dự. “Hoa Kỳ và các đồng minh NATO sẽ thực hiện các bước để đảm bảo cuộc khủng hoảng sức khỏe không biến thành khủng hoảng an ninh”, theo Esper.
Hoa Kỳ cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ý
Ông Esper ủy quyền cho Bộ Quốc phòng vào ngày 20/4 cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Ý, bao gồm vận chuyển thiết bị y tế, nhiên liệu hoặc thực phẩm, cung cấp vật tư y tế, với sự tham gia của các quân nhân Hoa Kỳ trong các hoạt động nhân đạo được thực hiện ở Ý, với các dịch vụ lâm sàng từ xa được cung cấp cho các cơ sở y tế của Ý, và các dịch vụ y tế cho bệnh nhân không nhiễm COVID-19 tại các bệnh viện Ý.
Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho chính phủ của ông vào ngày 10/4 – theo yêu cầu của Chính phủ Ý – cung cấp cứu trợ COVID-19 cho Ý, và hỗ trợ để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra.
Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ giành cho Ý, một trong những đồng minh “thân cận nhất và lâu đời nhất của Hoa Kỳ”, sẽ không chỉ giúp Ý chống lại sự bùng phát virus Trung Cộng, mà còn chống lại các chiến dịch bóp méo và tung tin giả của Trung Quốc và Nga, và làm giảm bớt nguy cơ tái nhiễm từ châu u vào Hoa Kỳ, ông Trump nói.
Viện trợ nhân đạo cho Ý sẽ thúc đẩy sự hiện diện của 30.000 nhân viên quân sự Hoa Kỳ và các thành viên gia đình của họ ở Ý, vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến sự sẵn sàng cũng như sức mạnh của lực lượng quân đội ở Hoa Kỳ, cũng như sự tham gia của họ trong nước đối phó với sự bùng nổ của virus ĐCSTQ, mệnh lệnh của tổng thống Trump nói.
Tướng Tod Wolters, chỉ huy Bộ Tư lệnh Châu Âu Hoa Kỳ và các chỉ huy khác trong khu vực được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho Ý trong cuộc chiến chống lại COVID-19, Bộ trưởng Esper nói với tờ La Stampa.
Bài viết của Ella KietLinska đăng trên Epoch Times ngày 12/5/2020
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/hoa-ky-vien-tro-cho-y-trong-boi-canh-trung-quoc-va-nga-loi-dung-dai-dich-de-thuc-day-cac-loi-ich-cua-ho.html

Covid-19 : Thiếu nhân lực,

Ý tạm cấp phép cho lao động bất hợp pháp

Thu Hằng
Ngày 13/05/2020, chính phủ Ý đã quyết định tạm thời hợp thức hóa giấy tờ cho người nhập cư bất hợp pháp làm việc trong ngành nông nghiệp, giúp việc nhà và được hưởng bảo hiểm y tế.
Quyết định này nằm trong khuôn khổ « Sắc lệnh Tái thiết », với ngân sách 55 tỉ euro dành cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và người thất nghiệp, để hỗ trợ nền kinh tế bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19.
Thông tín viên RFI Anne Le Nir tường trình từ Roma :
« Đây là biện pháp nhạy cảm nhất của chính phủ và từng gây bất đồng ngay trong nội bộ các bên trong phe đa số. Nhưng thủ tướng Giuseppe Conte bảo vệ mạnh mẽ quyết định này, còn bộ trưởng Nông Nghiệp Teresa Bellanova, mắt rơm rớm vì xúc động, phát biểu : « Những con người vô hình giờ được trông rõ hơn một chút ».
Bà nêu ba lý do giải thích quyết định của chính phủ. Thứ nhất, nếu không có những lao động nhập cư trong lĩnh vực nông nghiệp, mùa màng sẽ bị đe dọa và nông phẩm có nguy cơ không bao giờ đến được các kệ hàng ở siêu thị.
Thứ hai, không có giấy phép cư trú, những công nhân bất hợp pháp sẽ không được hưởng các dịch vụ của hệ thống y tế công và có rất nhiều khả năng  sẽ xuất hiện những ổ dịch virus corona mới.
Cuối cùng, cấp phép cho lao động nhập cư bất hợp pháp cũng là cách đấu tranh chống các băng đảng mafia, đang lợi dụng dịch Covid-19 để xâm nhập sâu hơn vào nhiều lĩnh vực ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200514-covid-19-thi%E1%BA%BFu-nh%C3%A2n-l%E1%BB%B1c-%C3%BD-t%E1%BA%A1m-c%E1%BA%A5p-ph%C3%A9p-cho-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-b%E1%BA%A5t-h%E1%BB%A3p-ph%C3%A1p

Tây Ban Nha: Nghiên cứu kháng thể

 cho thấy 5% dân số nhiễm COVID

Kết qua sơ khởi từ một cuộc nghiên cứu kháng thể virus corona trên toàn quốc ngày 13/5 cho thấy khoảng 5% dân số Tây Ban Nha bị nhiễm virus corona—gấp khoảng 10 lần số ca được chẩn đoán.
Kết quả cho thấy 2,3 triệu trong số 45 triệu dân Tây Ban Nha bị ảnh hưởng bởi virus, với nhiều ca không có triệu chứng, cao hơn đáng kể so với con số chính thức dưới 230.000 ca.
Cuộc nghiên cứu, do Viện Y tế Carlos III thực hiện, bắt đầu vào ngày 27/4. Viện xét nghiệm khoảng 60.000 người để tìm kháng thể chống virus corona.
Tổng số tử vong vì COVID-19 tăng lên mức 27.104 ngày 13/5, trong khi số các ca chẩn đoán tăng lên thành 228.691 so với 228.030 ca của ngày trước đó.
Hơn phân nửa dân số Tây Ban Nha đang tiến đến giai đoạn hai của bốn bước nới lỏng phong toả đầu tuần này sau khi chính phủ quyết định những khu vực đó đáp ứng những tiêu chuẩn cần thiết để tái mở cửa.
https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%A2y-ban-nha-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-kh%C3%A1ng-th%E1%BB%83-cho-th%E1%BA%A5y-5-d%C3%A2n-s%E1%BB%91-nhi%E1%BB%85m-covid/5419198.html

Nga: Số ca nhiễm Covid-19 vượt 250.000

Ngày 14/5, Nga báo cáo có 9.974 trường hợp mới được xác nhận nhiễm virus corona mới trong vòng 24 giờ qua. Đây là mức tăng hàng ngày thấp nhất kể từ 2/5, đưa tổng số người nhiễm trên toàn quốc lên 252.245 người, theo Reuters.
Theo Trung tâm ứng phó virus corona của Nga, có 93 người đã chết trong đêm, đưa số người chết chính thức lên 2.305 người.
Điện Kremlin tuần này đã nới lỏng lệnh phong toả quốc gia, mặc dù số lượng ca bệnh mới gia tăng liên tục, đưa nước Nga lên vị trí thứ hai trong số các nước bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Mỗi ngày, Nga ghi nhận hơn 10.000 trường hợp nhiễm bệnh mới.
Phần lớn các ca nhiễm mới là ở Moscow, thủ đô của Nga, nơi đã được lệnh gia hạn phong toả cho đến cuối tháng 5.
Phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin, Dmitry Peskov, hôm thứ Ba 12/5 đã trở thành nhân vật cấp cao gần đây nhất của chính phủ tuyên bố có kết quả xét nghiệm nghiệm dương tính với virus corona.
Ông nói với các phóng viên rằng ông đang được điều trị trong bệnh viện.
Mặc dù có số ca nhiễm bệnh mới liên tục gia tăng, nhưng tỷ lệ tử vong của Nga, theo báo báo, lại thấp hơn đáng kể so với các nước châu Âu khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Các nhà chức trách nói tỷ lệ tử vong thấp ở Nga có thể là do nước ngày đã học được bài học kinh nghiệm của Tây Âu, nhanh chóng cách ly du khách và người dân có nguy cơ, chuyển viện cho bệnh nhân nhiễm virus corona và tiến hành chiến dịch lớn xét nghiệm và cách ly người nhiễm bệnh.
Các quan chức nước này cũng được ghi nhận về nỗ lực giám sát và xét nghiệm rộng rãi, với báo cáo đã thực hiện gần 6 triệu xét nghiệm, mặc dù các nhà phê bình nghi ngờ về các dữ liệu của Nga vì nước này sử dụng một phương pháp khác để đếm số người đã chết.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-covid-19-v%C6%B0%E1%BB%A3t-250-000/5419793.html

Nhật Bản phản ứng

việc tàu TQ xâm nhập biển Hoa Đông

Trong những ngày gần đây các tàu Trung Quốc liên tục xâm nhập vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và nhận cảnh cáo từ phía Nhật Bản.
Trong cuộc họp báo ngày 11/5, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Suga cho biết, liên tiếp trong 3 ngày nay, tàu hải cảnh của Trung Quốc xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản.
Ông Suga nhấn mạnh rằng trong bối cảnh cộng đồng quốc tế bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc đang hợp tác chặt chẽ ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19, và để không ảnh hưởng tới sự hợp tác đó, Nhật Bản mong muốn mạnh mẽ những đối ứng tích cực từ phía Trung Quốc về những hành vi trên.
Ông Suga cho biết thêm, tại hiện trường khu vực tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản, va chạm với tàu cá Nhật Bản, nhiều lần Nhật Bản đã thực hiện cảnh báo, cảnh cáo đối với các tàu của Trung Quốc, thông báo sẽ phái tàu tuần tiễu với mục đích bảo vệ tàu cá của Nhật Bản, đảm bảo an ninh khu vực biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không dừng hành động xâm nhập biển Hoa Đông. Do đó, Nhật Bản đã kháng nghị lên Trung Quốc bằng con đường ngoại giao, yêu cầu không tiếp cận và va chạm với tàu cá của Nhật Bản, rút nhanh khỏi khu vực lãnh hải của Nhật Bản.
Ông Suga nói rõ rằng, Nhật Bản cũng đã có nhiều đề xuất với Trung Quốc, bao gồm cả thực hiện cuộc gặp cao giữa nhà lãnh đạo hai nước để giải quyết vấn đề này
http://biendong.net/bi-n-nong/34661-nhat-ban-phan-ung-viec-tau-tq-xam-nhap-bien-hoa-dong.html

Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp

 hầu hết khu vực, trừ Tokyo, Osaka

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 14/5 đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở hầu hết các khu vực nhưng giữ nguyên tình trạng này ở Tokyo cho đến khi virus corona bị khống chế.
Theo Reuters, ông Abe đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở 39 trong số 47 tỉnh của Nhật Bản, nhưng vẫn duy trì tình trạng này ở thủ đô và khu vực đô thị lớn thứ hai là Osaka. Ông Abe đang nỗ lực chống đỡ cho nền kinh tế trước cơn bão đại dịch trong khi tìm cách ngăn chặn virus corona.
Thủ tướng Nhật cho biết sẽ bắt đầu làm việc về một khoản ngân sách bổ sung thứ hai. Nằm trong một phần kế hoạch kích thích kinh tế, chính phủ Nhật sẽ thực hiện nhiều bước hơn nữa để giảm bớt áp lực tài trợ cho các công ty nếu cần.
“Trong khi kiểm soát càng nhiều càng tốt sự lây lan của virus bằng cách hành động dựa trên tiền đề là virus đang ở xung quanh chúng ta, chúng ta sẽ khôi phục lại công việc và cuộc sống hàng ngày”, Reuters dẫn lời ông Abe nói tại một cuộc họp báo.
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc một tháng trước, kêu gọi công dân giảm 80% tiếp xúc giữa người với người để giảm bớt sự lây lan của virus và bớt áp lực đối với các dịch vụ y tế.
Các nhà kinh tế nói việc bình thường hóa trở lại sẽ được thực hiện dần dần, khi chính phủ vẫn cảnh giác với khả năng xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ hai, như đã thấy ở các quốc gia như Hàn Quốc và Trung Quốc.
Tình trạng khẩn cấp cho phép các tỉnh trưởng nhiều quyền hành hơn trong việc ra lệnh cho mọi người ở nhà và đóng cửa các trường học, doanh nghiệp, nhưng không được có hình phạt nào nếu người dân không tuân thủ.
Một số doanh nghiệp không thiết yếu, ngay cả trong các khu vực bị virus corona tấn công mạnh, đã bắt đầu mở cửa trở lại, trước khi có thông báo hôm 14/5 và phạm vi hạn chế đã thay đổi trên toàn quốc.
Tỉnh trưởng Osaka đã công bố các tiêu chí để dần dần dỡ bỏ hạn chế đối với các doanh nghiệp, bao gồm các quán ăn và quán bar.
39 tỉnh được dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp chiếm 54% dân số Nhật Bản, nhưng khu vực Tokyo rộng lớn hơn lại chiếm 1/3 nền kinh tế.
Cho tới nay, Nhật Bản đã báo cáo 16.120 trường hợp nhiễm virus corona, không kể các trường hợp nhiễm bệnh trên du thuyền đã bị cách ly ở cảng Yokohama, và 697 trường hợp tử vong, theo đài truyền hình Nhật NHK.
Mặc dù Nhật Bản đã tránh được tình trạng bùng nổ dịch như ở Hoa Kỳ và các nơi khác, nhưng tỷ lệ xét nghiệm của nước này cũng thuộc loại thấp nhất, ở mức 188 trên 100.000 người, so với 3.159 người ở Ý và 3.044 người ở Đức.
Nơi bị ảnh hưởng nặng nhất là Tokyo đã thực hiện chỉ 50.000 xét nghiệm, trong đó khoảng 5.000 người có kết quả dương tính.
Tuần này, chính phủ Nhật báo cáo đã giảm 20% số bệnh nhân COVID-19 nhập viện trong vòng chín ngày, tính đến ngày 7/5, xuống còn 4.449 người.
Tại Tokyo, các trường hợp nhiễm bệnh mới đã giảm xuống chỉ còn 10 người vào ngày 13/5.
https://www.voatiengviet.com/a/nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-d%E1%BB%A1-b%E1%BB%8F-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p-h%E1%BA%A7u-h%E1%BA%BFt-khu-v%E1%BB%B1c-tr%E1%BB%AB-tokyo-osaka/5419881.html

Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

 trước lễ nhậm chức của bà Thái Anh Văn

Hải Lam
Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho biết tàu khu trục USS McCampbell đã đi qua eo biển Đài Loan hôm 13/5, một tuần trước khi Tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai.
“Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCampbell di chuyển qua eo biển Đài Loan nhằm thực thi nhiệm vụ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. McCampbell thuộc biên chế Hải đội khu trục hạm số 15, đơn vị khu trục hạm tiền phương lớn nhất của Mỹ và cũng là lực lượng mặt nước chủ lực của Hạm đội 7”, Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay (14/5) viết trên trang Facebook kèm hình ảnh con tàu.
Reuters dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết chiến hạm Mỹ đã đi về phía Nam và tiếp tục di chuyển theo hướng đó. Cơ quan này gọi đây là “một nhiệm vụ thông thường”.
Hoạt động trên của tàu chiến Mỹ diễn ra chỉ một tuần trước khi bà Thái Anh Văn làm lễ nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2 vào ngày 20/5. Bà Thái đã giành chiến thắng khi tái tranh cử hồi tháng 1,cam kết sẽ bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan và đứng lên chống lại Bắc Kinh.
Trong những tháng gần đây, cả Trung Quốc và Mỹ đều tăng cường hoạt động quân sự gần Đài Loan. Mỹ nhiều lần điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan, trong khi lực lượng không quân Trung Quốc thường xuyên diễn tập gần hòn đảo.
Hôm 8/5, Đài Loan cho biết một máy bay Y-8 của không quân Trung Quốc đã đi vào Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan trong thời gian ngắn, khiến Đài Loan phải điều máy bay cảnh báo phi cơ Trung Quốc rời đi.
Đài Loan lên án các cuộc tập trận của Trung Quốc là nỗ lực hăm dọa và nói với Bắc Kinh rằng họ nên tập trung nỗ lực chống lại đại dịch Covid-19 hơn là đe dọa hòn đảo.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tau-chien-my-di-qua-eo-bien-dai-loan-truoc-le-nham-chuc-cua-ba-thai-anh-van.html

Tây Tạng: Mặt trận mới trong cuộc chiến Mỹ – TQ

Thượng viện Mỹ chuẩn bị đặt thêm một viên gạch nữa lên bức Vạn lý trường thành của sự nghi ngờ và đổ lỗi lẫn nhau vốn đang chia rẽ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Rào cản ngày càng tăng này đã xuất hiện trên các vấn đề thương mại, gián điệp mạng, Đài Loan, sự quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc và nguồn gốc của Covid-19. Nay sẽ thêm một khía cạnh mới của một vấn đề cũ, lần này là về Tây Tạng. Vào ngày 14 tháng 5 này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ thảo luận về Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng, một đạo luật của lưỡng đảng đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 1. Khi nó trở thành luật, một điều có khả năng cao, Trung Quốc hẳn sẽ rất tức giận. Trung Quốc coi hành vi của mình ở Tây Tạng là một lĩnh vực không thể bị chỉ trích bởi các cường quốc bên ngoài.
Trong số các biện pháp khác nhau, đạo luật này sẽ đề ra chính sách chính thức của Mỹ rằng chỉ có cácPhật tử Tây Tạng mới có quyền chọn các nhà lãnh đạo tôn giáo của họ, bao gồm cả người kế vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, năm nay đã 84 tuổi và đang sống lưu vong ở Ấn Độ. Luật sẽ yêu cầu các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với bất kỳ quan chức Trung Quốc nào cố gắng kiểm soát quá trình tìm kiếm người kế vị Đạt Lai Lạt Ma. Dù nghe có vẻ khác thường nhưng thực sự chính phủ Trung Quốc đang có ý định tác động vào quá trình lựa chọn. Hồi năm 2007, nước này đã ban hành “các biện pháp quản lý đối với sự chuyển thế của các vị Phật đang sống”.
Một lễ kỷ niệm trong tháng này nhắc lại việc Trung Quốc coi trọng vấn đề kế vị tôn giáo ở Tây Tạng đếnmức nào. Vào ngày 17 tháng 5 năm 1995, Gedhun Choekyi Nyima, một cậu bé sáu tuổi, cùng bố mẹ đã bị bắt cóc khỏi nhà của họ ở Tây Tạng, có lẽ là bởi các đặc vụ của chính phủ Trung Quốc. Ba ngày trước đó, trong một buổi lễ ở miền bắc Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố chọn cậu làm Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) thứ 11, chức sắc Phật giáo cao cấp thứ hai trong hệ thống cấp bậc của Phật giáo Tây Tạng, vì vị Ban Thiền Lạt Ma thứ mười đã qua đời hồi năm 1989.
Theo truyền thống Tây Tạng, các vị Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Đạt Ma có vai trò quan trọng trong việc xác định sự chuyển thế của nhau. Cậu bé, người mà các nhà hoạt động gọi là “tù nhân chính trị trẻ nhất thế giới”, đã không bao giờ xuất hiện trước công chúng kể từ đó. Thỉnh thoảng, Trung Quốc tuyên bố ngắn gọn rằng ông đang sống một cuộc sống “bình thường”. Năm 1995, Trung Quốc đã tự chọn ứng cử viên của mình Gyaltsen Norbu làm đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, người thỉnh thoảng xuất hiện trước công chúng nhưng không được người dân Tây Tạng tín nhiệm.
Những người lưu vong (như những người biểu tình ở Ấn Độ, trong ảnh) sẽ xem lễ kỷ niệm việc Ban Thiền Lạt Ma bị bắt cóc là cơ hội để nhắc nhở thế giới về sự tàn bạo của Trung Quốc ở Tây Tạng cũng như sự trống rỗng trong những lời hứa của Bắc Kinh về vấn đề quyền tự trị của Tây Tạng. Giống như mọi chính phủ khác trên thế giới, Hoa Kỳ cũng công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Tây Tạng. Nhưng Trung Quốc luôn nghi ngờ Mỹ khuyến khích phong trào ly khai ở đó, một phong trào mà Trung Quốc cho là được lãnh đạo bởi Đạt Lai Lạt Ma, người đã phải lưu vong sau khi Trung Quốc đàn áp phong trào nổi dậy của TâyTạng năm 1959. Thực tế, Đạt Lai Lạt Ma đã từ bỏ yêu sách đòi độc lập, chỉ tìm kiếm một nền tự trị thực sự cho Tây Tạng.
Ở chính Tây Tạng, lễ kỷ niệm vụ bắt cóc trong tháng này sẽ trôi qua mà không gây nên chú ý nào. TâyTạng đã chuyển từ tình trạng bị phong toả vì Covid-19 sang phong toả chính trị vốn chi phối cuộc sống thường nhật ở đó. Các phương tiện truyền thông chính thức đang mải mê tiến hành một chiến dịch tuyên truyền về một đạo luật mới của hội đồng khu vực có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5: “Quy định về việc thành lập khu vực kiểu mẫu cho sự thống nhất và tiến bộ của dân tộc ở khu tự trị Tây Tạng”.
Matthew Akester, một nhà nghiên cứu Tây Tạng làm việc tại Ấn Độ, cho biết các quy định rằng các tổ chức nhà nước và tư nhân phải tăng cường đoàn kết dân tộc và chống ly khai là không có gì mới. Thay vào đó, chúng chính thức hóa một xu hướng trong chính sách của Trung Quốc đối với các dân tộc thiểu số dưới thời Tập Cận Bình, người đã lãnh đạo Trung Quốc từ năm 2012 đến nay. Chính sách này nhấn mạnh sự“thống nhất” hơn so với sự “đa dạng”, chứ đừng nói đến chuyện tự trị. Những người lưu vong Tây Tạng lo sợ rằng Trung Quốc muốn xóa bỏ bản sắc Tây Tạng bằng cách thúc đẩy tình trạng kết hôn giữa người Tây Tạng và người Hán, đưa người Hán di cư vào Tây Tạng và đô thị hóa Tây Tạng. Không
một đạo luật nàocủa Mỹ có thể ngăn Trung Quốc cố gắng làm những việc này. Nhưng các quy định mới của Trung Quốc đối với Tây Tạng cũng sẽ không thể làm thay đổi một thực tế lâu nay: biểu tượng mạnh mẽ nhất của bản sắc Tây Tạng chính là bản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma và lòng trung thành của người dân Tây Tạng đối với ông, dù ông đã lưu vong từ lâu. Trung Quốc lẽ ra đã phải học được từ lịch sử của các vị Ban Thiền Lạt Ma một điều rằng Đảng Cộng sản sẽ không bao giờ được người dân Tây Tạng chấp nhận làm người phán quyết cho đức tin của họ.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34692-tay-tang-mat-tran-moi-trong-cuoc-chien-my-tq.html

Macau cấm triển lãm thảm sát Thiên An Môn,

Hồng Kông nên cảnh giác

Hương Thảo
Sau hơn 20 năm triển lãm ảnh tưởng nhớ những ký ức kinh hoàng của cuộc thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 được tổ chức hàng năm mà không bị ngăn cản, thì năm nay chính quyền Macau đã thay đổi thông lệ này một cách đáng xấu hổ.
Ông Jose Tavares, người đứng đầu Văn phòng Các Vấn đề Đặc khu Macau (IAM) đã ra lệnh cấm một loạt các triển lãm ảnh ngoài trời được lên kế hoạch tổ chức vào ngày 4/6 tại các khu vực khác nhau của thành phố. Các cuộc triển lãm được tổ chức bởi Liên minh Phát triển Dân chủ – đứng đầu là nhà lập pháp dân chủ kỳ cựu Ng Kuok Cheong – đã được IAM chấp thuận vào cuối tháng 4 như nó đã đạt được sự chấp thuận nhất quán trong suốt hai thập niên.
Tuy nhiên, IAM đã bất ngờ từ chối và thông báo cho ông Ng Kuok Cheong rằng, các cuộc triển lãm này không còn được cho phép. Việc này thật xấu hổ khi ông Tavares đưa ra lời biện minh “đầy thuyết phục” trên Đài phát thanh TDM của Macau: “Ban Điều Hành của chúng tôi quyết định chuẩn hóa các đơn yêu cầu. Đó là các đơn yêu cầu sử dụng các không gian ngoài trời phải phù hợp với quyền hạn và năng lực của chúng tôi” và nói thêm rằng liên quan đến “các hoạt động mà không phù hợp với quyền hạn hoặc năng lực của chúng tôi – chúng tôi sẽ không duyệt. Nó đơn giản như vậy”.
Ông tiếp tục nói rằng vào cuối tháng 4, IAM đã “không xem xét kỹ lưỡng” và “Ban Điều Hành hiểu rằng nó nên có một phạm vi cụ thể hơn trong các thẩm quyền này”. Tự do ngôn luận dường như là một khái niệm quá trừu tượng đối với IAM.
Quyết định này được cho là bất hợp pháp, trước hết bởi vì các thẩm quyền của IAM bao gồm chính xác là “thúc đẩy giáo dục công dân” và ban hành “các ủy quyền về hành động, sự kiện và hoạt động”. Thứ hai, trong trường hợp này, luật hành chính hiện hành không cho phép một cơ quan hành chính công thu hồi lại các quyết định của mình một khi đã đồng ý đơn của những người yêu cầu. Thứ ba, và quan trọng hơn, đây là một sự vi phạm trực tiếp đối với quyền tự do ngôn luận – một quyền căn bản được quy định trong Luật Cơ Bản Macau.
Nếu IAM tin rằng việc cho phép các hoạt động tự do tại nơi công cộng là không nằm trong thẩm quyền của họ thì họ nên khuyên ông Ng Kuok Cheong gõ cửa cơ quan chính phủ có thẩm quyền. Nếu đây chỉ là vấn đề thiếu thẩm quyền thì là vấn đề nhỏ và IAM có thể tư vấn cho ông Ng hoặc giao đơn cho bộ phận có thẩm quyền và thông báo cho ông biết. Tuy nhiên, thật đơn giản để thấy rằng tất cả các cửa khác sẽ đóng lại với các yêu cầu liên quan đến Thiên An Môn. Điều đó chứng tỏ việc nộp đơn lên IAM không phải là nhầm lẫn mà là đề tài về Thiên An Môn nay đã bị biến thành “sai chủ đề”.
Ông Ng Kuok Cheong hoàn toàn đúng khi nhận xét rằng đây là một quyết định có động cơ chính trị và IAM chỉ đang “chơi chữ”. Tuyên bố của ông Tavares không chỉ sai mà thật là lố bịch, vô nghĩa và khó tin. Phong cách anh hùng giả tạo được biểu thị trong câu nói đáng kinh ngạc của ông ta: “chúng tôi sẽ không duyệt” – khi giải quyết một đơn yêu cầu của một triển lãm ảnh – đã phản bội lại thông điệp đã được biên đạo của chính mình.
Quyết định của IAM không phải là thể hiện luật pháp, mà là biểu hiện của Quy-tắc-thích-nói-gì-thì-nói-của-Tavares. Chúng ta vừa biết rằng những lời chỉ trích cuộc đàn áp Thiên An Môn là một ví dụ nữa về leo thang đàn áp tự do ngôn luận. Thể hiện “tự do”, tất nhiên, miễn là không phơi bày những gì chính phủ không muốn thấy. Việc kiểm duyệt của chính quyền là về nội dung mang tính chính trị. Không có vấn đề gì xung đột với luật pháp ở đây dù là hai đặc khu hành chính khác nhau nhưng nhìn vào Macau, Hồng Kông vẫn nên cảnh giác.
Nhìn vào những sự kiện gần đây, vụ nhà lập pháp Dân chủ Sulu Sou bị kết tội tuần hành bất hợp pháp vì đã ra đường để gửi một thông điệp mà trưởng Đặc khu Hồng Kông lúc đó không thích. Tất cả các cuộc tuần hành kêu gọi đoàn kết với sự tham gia của hàng triệu người Hồng Kông để bảo vệ quyền hợp pháp và tự do đã bị đưa ra ngoài vòng pháp luật và những người tham gia bị cảnh sát quấy rối. Bây giờ nhắc lại sự tàn bạo của đàn áp Thiên An Môn thông qua nghệ thuật và hình ảnh đã bị cấm và bị kiểm duyệt. Điều gì sẽ đến tiếp theo? Chỉ trích chủ tịch Tập, chính sách của ĐCSTQ hay thảo luận về hàng trăm ngàn người đang bị giam giữ trong các trại tập trung bí mật của Trung Quốc chỉ vì tôn giáo hoặc nền văn hóa đặc sắc của họ. Trái đất dường như đang quay quanh mặt trời với tốc độ quá nhanh ở Macau, thời hạn tự trị 50 năm kể từ khi bị chuyển giao đang thu hẹp đến mức bắt đầu thấy mùi vị của năm 2049.
Hồng Kông trở thành trung tâm tài chính thành công, phụ thuộc chủ yếu vào nền luật pháp riêng và sự độc lập tư pháp của nó, với năng lực và các trường đại học xuất sắc cũng như phong cách sống đề cao tự do và nhân quyền. Đáng buồn thay, Macau không có được vị trí  như vậy. Nền kinh tế của nó phụ thuộc vào các sòng bạc, các sòng bạc lại phụ thuộc vào các con bạc đại lục. Số phận của nó cuối cùng sẽ chỉ là một sản phẩm phụ của ĐCSTQ. Tùy thuộc vào mức độ xói mòn của quyền tự trị, nó có thể gây tổn hại cho đầu tư nước ngoài, nhưng không phải đầu tư của Trung Quốc.
Do đó, nền kinh tế Macau vẫn có thể bằng cách nào đó thành công trong trường hợp thiếu vắng một hệ thống dựa trên luật pháp và bảo vệ các quyền tự do cơ bản. Nhưng nó sẽ không thể phát triển thành một thành phố hấp dẫn, sáng tạo và đa dạng văn hóa. Nó có thể sẽ trở nên giống như một thị trấn nào đó của Trung Quốc với những sòng bạc, nhà thờ và nhà hàng Bồ Đào Nha. Chúng ta vẫn còn thời gian để ngăn chặn sự xói mòn ngày càng tăng này. Hãy hy vọng những người cai trị Macau nhận thức rõ hơn rằng quyền tự chủ, luật pháp, quyền tự do và quyền cơ bản là những nhân tố cần thiết trong sự độc đáo của Macau, rằng một cuộc sống trọn vẹn cần vượt trên tiền bạc và tiện nghi vật chất.
Theo Jorge Menezes / HKFP
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/macau-cam-trien-lam-tham-sat-thien-an-mon-hong-kong-nen-canh-giac.html

Viện dẫn sai các quy định của UNCLOS:

Trò hèn của TQ trong cuộc chiến xâm chiếm biển đảo

Trung Quốc với sự thèm khát tài nguyên cũng như với sức mạnh của một cường quốc đang trỗi dậy, đã và đang tiến hành những bước đi nhằm hiện thực hóa tham vọng chủ quyền và lãnh thổ của mình. Ngoài các kiểu “sức mạnh cứng” thường thấy từ quân sự, bán quân sự cho đến ngoại giao và kinh tế, Bắc Kinh còn sử dụng các định chế pháp luật như một thứ “quyền lực mềm” nhằm nâng cao tiếng nói cũng như tính “hợp pháp” của mình tại các khu vực tranh chấp.
Một trong những cơ sở chính để Trung Quốc có thể xác định chủ quyền của mình tại các vùng tranh chấp đó chính là khái niệm về “vùng nước lịch sử”. Khái niệm này không được đề cập trong UNCLOS, tuy nhiên nó được xác định thông qua thông lệ cũng như tập quán quốc tế. Theo đó, “vùng nước lịch sử” có các đặc điểm như sau: “1. Là vùng biển có cấu tạo địa lý đặc biệt, ăn sâu vào đất liền hoặc là một bộ phận gắn liền với lục địa; 2. Ở cách xa đường hàng hải quốc tế; 3. Có ý nghĩa quan trọng đặc biệt về chiến lược, quốc phòng, an ninh, kinh tế,… đối với quốc gia ven biển; 4. Về mặt lịch sử, quốc gia ven biển đã chiếm hữu, khai thác, sử dụng từ lâu đời mà không có nước nào phản đối. Chế độ pháp lý của vùng nước lịch sử là tương đương với chế độ pháp lý của nội thủy”.
Bắc Kinh đã dựa vào Điều 4 ở trên. Theo Phó phòng Chính sách Đối ngoại thuộc Vụ Châu Á của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zheng Zhenhua thì “những hòn đảo trong khu vực đã có người Trung Quốc sinh sống từ thời Đông Hán (năm 23 tới năm 220 sau Công nguyên)” và rằng “người Trung Quốc đã thiết lập một kiểu chính phủ “giống với hiện tại” từ thời Tống (năm 420 tới năm 478 sau Công nguyên) “như là một bằng chứng cho chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc” đối với những khu vực mà nước này yêu sách tại biển Đông. “Các quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi Tây Sa) và quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi Nam Sa) đã nằm dưới quyền tài phán của khu vực hành chính mà nay thành tỉnh Quảng Đông”. Về chi tiết “không có nước nào phản đối”, Bắc Kinh cho rằng từ năm 1947 và qua suốt những năm của thập niên 1960, không có quốc gia nào, bao gồm cả Hoa Kỳ, “từng nêu câu hỏi hoặc nghi ngờ về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Với những luận điệu trên đây, về thực chất Trung Quốc vẫn không có bất cứ một dẫn chứng cụ thể nào để chứng minh cho lập luận của mình, đặc biệt là về dẫn chứng lịch sử. Họ dựa vào những câu nói trong các tác phẩm lịch sử cổ để lại. Tuy nhiên, ngôn từ trong những tác phẩm đó rất mơ hồ và nhiều khi cũng bị làm cho sai lệch về ý nghĩa hay thêm thắt câu chữ, khiến cho người không am hiểu dễ bị lầm tưởng. Về viện dẫn không có nước nào phản đối, trên thực tế, ngày từ Hội nghị San Francisco tháng 9/1951, không một quốc gia tham gia hội nghị nào đồng ý trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc cả và kể từ khi “đường lưỡi bò” được Bắc Kinh đưa ra thì ngay sau đó Việt Nam và một số nước ASEAN như Philippines và Indonesia đều đã gửi công hàm phản đối lên Liên Hiệp Quốc. Điều này trái ngược hoàn toàn với viện dẫn trước đó của Trung Quốc. Ngoài ra, khái niệm “vùng nước lịch sử” cũng hoàn toàn không nằm trong các khái niệm của UNCLOS mà Trung Quốc đã tham gia.
Không chỉ đưa ra các tuyên bố đầy mâu thuẫn và không có cơ sở vững chắc, Trung Quốc còn tận dụng những kẽ hở và sự không rõ ràng trong UNCLOS để tuyên bố chủ quyền của mình. Theo những nội dung quy định trong UNCLOS về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mà Việt Nam cũng như các nước khác đã thông qua, nếu các quốc gia khác muốn thực hiện “quyền đi lại không gây hại” trên lãnh hải của quốc gia ven biển thì cần xin phép, còn đối với EEZ thì các quốc gia khác được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, cùng một số quyền hợp pháp khác theo đúng quy định của UNCLOS mà không cần phải xin phép, trừ các hành động không được cho phép theo luật định như khai thác tài nguyên hay nghiên cứu khoa học…
Tuy nhiên, trong tham vọng bành trướng của mình, Trung Quốc đã cố tình yêu sách về chủ quyền với EEZ như đối với lãnh hải. Cụ thể, Trung Quốc đã tước đi quyền tự do hàng hải của các quốc gia khác trên vùng đặc quyền kinh tế rộng 880.000 km2 của nước này khi tuyên bố các quốc gia khác cần phải xin phép Trung Quốc để được thực hiện “quyền tự do hàng hải” qua vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Đây là hành động vi phạm các điều luật của UNCLOS một cách nghiêm trọng và là nguyên nhân của vụ va chạm giữa tàu Impeccable của Mỹ và tàu Trung Quốc vào năm 2009.
Trong khi yêu sách về chủ quyền với EEZ đã xâm phạm tới quyền tự do hàng hải của các nước khác thì việc Trung Quốc cố tình diễn giải sai lệch về chế độ các đảo lại đe dọa cướp đi các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia khác tại biển Đông. Cùng với việc tuyên bố chủ quyền với các đảo và quần đảo trong “vùng nước lịch sử”, Trung Quốc còn yêu sách cho tất cả đảo, đá và quần đảo của mình có đầy đủ chế độ của lãnh thổ đất liền.
Theo đó, tất cả đảo, đá và quần đảo của Trung Quốc đều có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế EEZ mà không phân biệt đảo, đá đó phù hợp quy định chế độ đảo của UNCLOS hay không. Theo UNCLOS, chỉ những đảo phù hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng mới được hưởng chế độ pháp lý của đảo như lãnh thổ đất liền. Còn về quần đảo thì UNCLOS không diễn giải. Nhưng điểm đáng lo ngại ở đây là nếu trong vùng đặc quyền kinh tế của các đảo đó có một đảo khác thì đảo này sẽ thuộc chủ quyền của Trung Quốc và lại tiếp tục được hưởng chế độ pháp lý đảo như lãnh thổ đất liền. Việc “nối chủ quyền” này đã dẫn tới kết quả là không chỉ những đảo của các nước khác nằm trong khu vực 200 hải lý xung quanh các đảo của Trung Quốc sẽ bị Trung Quốc coi là đảo của mình một cách trắng trợn, hơn thế nữa ranh giới “đường lưỡi bò” cũng sẽ được mở rộng hơn 80% Biển Đông và thậm chí chỉ cách một số bờ biển của các nước Philippines, Việt Nam… vài chục km.
Cùng với yêu sách chủ quyền trên EEZ như ở trên thì sau này, nếu Trung Quốc chiếm được Biển Đông thì các yêu sách này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các nước khác. Lúc đó, bất cứ một quốc gia nào đi qua biển Đông sẽ phải xin phép Trung Quốc và biết đâu, với tham vọng vô bờ bến của mình, Trung Quốc sẽ còn thu phí hàng hải trên biển Đông. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu Trung Quốc và các nước trong khu vực xung đột thì thậm chí Trung Quốc có thể cấm các nước này lưu thông qua EEZ của mình và biển Đông sẽ bị khóa chặt. Các tuyến giao thông hàng hải của Việt Nam và các nước khác qua biển Đông sẽ phải đóng cửa và thậm chí là cả đường hàng không.
Trung Quốc có thể diễn giải sai lệch về chế độ các đảo là do Điều 121 của UNCLOS chỉ quy định về đảo chứ không có quy định về quần đảo. Thứ hai là do sự thiếu thống nhất của các nước về việc xác định thế nào là bãi đá và thế nào là đảo. Có thể thấy rằng có nhiều điểm mâu thuẫn giữa chính luật nội địa của Trung Quốc và luật pháp quốc tế, cũng như giữa những tuyên bố và hành động của Bắc Kinh.
Việc Trung Quốc cản trở các hoạt động hàng hải, hàng không quốc tế trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các bãi đá nửa nổi nửa chìm hoặc chìm hoàn toàn dưới mặt nước biển khi thủy triều lên mà họ bồi lấp thành đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa đang vi phạm các quy chế dành cho các thực thể, cấu tạo trên biển theo Phần III của UNCLOS bởi các cấu trúc này không được hưởng bất cứ quy chế nào về các vùng biển. Theo đó, Trung Quốc đã vi phạm các Khoản 3, Khoản 5, Khoản 7, Khoản 8
thuộc Điều 60 của UNCLOS quy định đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong việc tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng các công trình trên biển.
Trung Quốc cũng đã phớt lờ Điều 123 UNCLOS về trách nhiệm của các quốc gia ven biển hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của họ. Ba là, Trung Quốc vi phạm Điều 129, Điều 193, Điều 196 UNCLOS về nghĩa vụ chung cho tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Trung Quốc còn vi phạm Điều 208 UNCLOS về ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển.
Từ những vấn đề trên cho thấy, để thực hiện âm mưu độc chiếm và bá quyền trên Biển Đông, Trung Quốc đã cố tình viện dẫn sai các quy định của luật pháp quốc tế, đồng thời tìm cách ngụy biện cho những hành vi sai trái của mình. Hành động này của Trung Quốc không qua mắt được cộng đồng quốc tế. Do đó, Trung Quốc cần có liêm sỉ và chấm dứt ngay những hành vi trên, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/34674-vien-dan-sai-cac-quy-dinh-cua-unclos-tro-hen-cua-tq-trong-cuoc-chien-xam-chiem-bien-dao.html

Ném xác ngư dân Indonesia xuống biển:

TQ lộ rõ bộ mặt nguy hiểm trên Biển Đông

Bộ Ngoại giao Indonesia (7/5) cho biết nước này đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để làm rõ một video lan truyền trên mạng xã hội liên quan tới cái chết của bốn thuyền viên Indonesia cáchthủy táng các thuyền viên Indonesia trên một chiếc tàu treo cờ Trung Quốc.
Ngay sau khi trên mạng lan truyền một video được cho là quay lại cảnh thủy táng các thuyền viên Indonesia trên một chiếc tàu treo cờ Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Indonesia đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Xiao Qian để làm rõ vấn đề liên quan tới cái chết của bốn thuyền viên Indonesia và những vụ thủy táng thuyền viên Indonesia có phù hợp với các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay không.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã xác nhận rằng ít nhất ba thuyền viên Indonesia đã tử vong trên các tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc kể từ tháng 12/2019 và được thủy táng. Một thuyền viên đã tử vong và được thủy táng hôm 31/3. Hồi tháng 12/2019, hai thuyền viên khác đã qua đời và cũng được thủy táng; một thuyền viên khác đã tử vong tại một bệnh viện do viêm phổi sau khi tàu cập cảng Busan (Hàn Quốc). Bên cạnh đó, bà Retno Marsudi cho biết, có 49 ngư dân Indonesia, độ tuổi từ 19-24, phải làm việc trung bình 18 giờ/ngày trên 4 tàu cá Trung Quốc. Một số ngư dân còn không được trả lương hoặc được trả lương không đúng như cam kết. Làm việc đến kiệt sức, điều kiện lao động tồi tệ khiến nhiều người bị ốm. Hiện do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, toàn bộ các ngư dân Indonesia còn lại trên 4 tàu cá Trung Quốc đã được hồi hương. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cũng lên án cách đối xử phi nhân tính với công dân Indonesia làm việc cho các công ty đánh bắt hải sản Trung Quốc, nhấn mạnh các công ty này đã vi phạm nhân quyền; khẳng định chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến vụ việc và cam kết sẽ điều tra các công ty đánh bắt hải sản Trung Quốc bị phía Indonesia lên án. Hiện Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta chưa có bình luận sau vụ việc.
Việc triệu Đại sứ Trung Quốc diễn ra sau khi các nhóm nhân quyền cáo buộc chủ tàu cá Trung Quốc ngược đãi và bóc lột thủy thủ. Tổ chức Công lý Môi trường (EJF), một nhóm bảo vệ môi trường có trụ sở tại Anh, cáo buộc một số thủy thủ phải làm việc 18 giờ nhưng được trả công chưa tới một USD mỗi ngày và những người bị bệnh không được đưa vào bờ lập tức để điều trị y tế. Bên cạnh đó, Nhóm ủng hộ luật pháp vì lợi ích công cộng (APIL) và EJF đang kêu gọi một cuộc điều tra khẩn cấp của chính quyền Trung Quốc và quốc tế về hành vi của đội tàu này.
Trong những năm gần đây, tàu cá Trung Quốc đã trở thành nỗi khiếp sợ đối với ngư dân nhiều nước trên thế giới. Một trong những ví dụ điển hình là việc tàu cá Trung Quốc đâm chìm và bỏ mặc ngư dân Philippines trôi dạt trên biển. Theo đó, ngày 9/6/2019, khi đang nghỉ gần bãi Cỏ Rong, tàu cá Gimver-1 của Philippines đã bất ngờ bị tàu cá Yuemaobinyu 42212 của Trung Quốc đâm chìm và bỏ đi ngay sau đó, khiến 22 ngư dân phải bám vào các thùng nhựa trôi dạt trên biển và may mắn sau được tàu Việt Nam phát hiện và cứu vớt. Sau đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila (14/6/2019) đã công bố báo cáo điều tra sơ bộ về vụ việc. Tuy nhiên, kết quả điều tra của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế bị bất ngờ, không ai nghĩ Trung Quốc có thể ngụy biện và đổi trắng thay đen một cách ghê gớm như vậy. Đại
sứ quán Trung Quốc cho rằng tàu cá Yuemaobinyu 42212 từ tỉnh Quảng Đông đã tham gia vào “hoạt động kéo lưới” ở khu vực xung quanh bãi Cỏ Rong ở Biển Đông vào ngày 9/6. Tàu 42212 “bất ngờ bị 7 hoặc 8 tàu Philippines bao vây” và “trong lúc sơ tán, dây cáp thép trên mạng lưới thắp sáng của tàu va chạm với buồng lái của tàu Gem-Ver 1”; đồng thời khẳng định “thuyền trưởng Trung Quốc đã cố cứu ngư dân Philippines, nhưng sợ bị các tàu Philippines khác bao vây. Vì vậy, khi xác định được những ngư dân đó được các tàu Philippines khác cứu, tàu 42212 mới rời khỏi hiện trường”.
http://biendong.net/bien-dong/34673-nem-xac-ngu-dan-indonesia-xuong-bien-tq-lo-ro-bo-mat-nguy-hiem-tren-bien-dong.html

TQ không phát triển hòa bình

mà tích cực gây hấn, đe dọa ổn định khu vực

Trái ngược với chủ trương “hòa bình” được Trung Quốc tuyên truyền, thời gian gần đây, Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền của các nước ven Biển Đông. Hành động này của Bắc Kinh cho thấy nước này đang cố gắng thực hiện mưu đồ bá quyền trên Biển Đông nói riêng và toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung.
Trong những năm gần đây, ngoài việc đưa ra các yêu sách chủ quyền phi pháp đối với 80% Biển Đông, Trung Quốc còn tiến hành nhiều hoạt động quân sự trái pháp luật ở trong khu vực. Trong đó nổi bật nhất là việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tiến hành cải tạo phi pháp, quân sự hóa trái phép trên nhiều đảo, đá ở Biển Đông, đe dọa nghiệm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Trái ngược với chủ trương “hòa bình” được Trung Quốc tuyên truyền, thời gian gần đây, nước này đã tiến hành một số lượng rất lớn hoạt động quân sự dưới nhiều quy mô khác nhau.
Thứ nhất, hoạt động chiếm giữ và xây dựng các điểm đảo ở Biển Đông. Trung Quốc cũng khẳng định mình có “chủ quyền” bất khả tranh biện đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng đa số các thực thể địa lý ở Biển Đông. Năm 1956, Trung Quốc đã lợi dụng khoảng trống bố phòng mà quân đội Pháp vừa mới rút đi để đưa quân chiếm đóng phía Đông quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 1974, một cuộc hải chiến đã diễn ra giữa quân đội Việt Nam và quân đội Trung Quốc. Kể từ sau cuộc hải chiến đó, quân đội Trung Quốc đang chiếm giữ toàn bộ các đảo, đá, bãi cạn lúc chìm lúc nổi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục sử dụng sức mạnh quân đội, để chiếm đóng sáu thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa gồm: Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ (Tư Nghĩa), Ga Ven có sự phản kháng từ phía quân đội Việt Nam. Năm 1995, Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn lúc chìm lúc nổi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa có sự kháng cự từ quân đội Philippines. Năm 2005, Trung Quốc mở rộng chiếm đóng bãi cạn lúc chìm lúc nổi Bàn Than thuộc quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, tồn tại nhiều tranh cãi về sự kiểm soát của Trung Quốc đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi Én Đất. Nhiều nguồn tin từ các nhà nghiên cứu và nhà báo cho biết bãi Én Đất vẫn chưa có bên nào chiếm đóng. Điều này cũng phù hợp với thông tin từ vệ tinh tháng 02/2014 cho thấy chưa có công trình kiên cố nào trên bãi. Nói tóm lại, Trung Quốc hiện tại đang chiếm đóng phi pháp trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và chín thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, việc chiếm đóng bằng vũ lực này hoàn toàn đi ngược lại với luật pháp quốc tế hiện đại và sẽ không bao giờ được xem như một phương thức hợp pháp xác lập chủ quyền.
Thứ hai, hoạt động hiện đại hóa quân đội. Các nhân tố quan trọng của khía cạnh quân sự trong các căng thẳng gần đầy là việc hiện đại hóa hải quân một các vững chắc của Trung Quốc và việc trưng bày sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc thông qua các chuyến hải trình giám sát và các cuộc tập trận. Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đều hiện đại hóa lực lượng hải quân của hai nước trong thập kỷ vừa qua, song các nỗ lực của Trung Quốc lại vượt rất xa Việt Nam đến một mức độ rất lớn. Trong nội bộ Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hạm đội Biển Nam (SSF) có căn cứ ở Zhanjiang, Quảng Đông, hiện nay đang có một số trong những tàu chiến bề mặt có khả năng tốt nhất Trung Quốc, bao gồm năm trong số bảy tàu khu trục hiện đại mà Trung Quốc đã tự phát triển trong mười năm qua. Hạ tầng của SSF gần đây cũng được nâng cấp, bao gồm mở rộng căn cứ hải quân quan trọng Yulin ở Tam Á trên đảo Hải Nam. Dù căn cứ được mở rộng để phù hợp với hạm đội các tàu ngầm
hiện đại đang mở rộng (bao gồm tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin mới, hoặc SSBNs, được phát triển cuối những năm 2000), nó cũng có sân tàu mới phục vụ cho các chiến dịch trên mặt biển. Với những nhà quan sát khu vực, việc mở rộng căn cứ này biểu tượng hóa cho lực lượng hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc và sự tập trung của nước này vào việc định vị sức mạnh hải quân ở Biển Đông. Chắc chắn, nguyên nhân chính cho việc mở rộng căn cứ hải quân Yulin là để tăng cường sự răn đe hạt nhân của Trung Quốc (bằng việc coi như một căn cứ của SSBNs) và để tạo chỗ trú cho hạm đội tàu ngầm đang mở rộng (hạm đội này sẽ đóng vai trò quan trọng trong một xung đột bất kỳ với Đài Loan). Tuy nhiên, với vị trí địa lý của căn cứ ở đảo Hải Nam, tỉnh xa nhất về phía Nam của Trung Quốc giữ phần phía Bắc của Biển Đông, việc mở rộng trên cũng thể hiện khả năng mới rằng Trung Quốc có thể đứng vững trong các tranh chấp Biển Đông, thậm chí còn triển khai nhiều lực lượng hơn nữa ở khu vực này trong tương lai.
Sự hiện đại hóa của quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa và sự mở rộng kéo theo của sức mạnh quân sự Trung Quốc ở vùng châu Á – Thái Bình Dương đã và đang được ghi nhận lại. Chi tiết vấn đề này có nghĩa là giảm vai trò của lục quân để xây dựng lực lượng hải quân, không quân và tên lửa. Cụ thể Hải quân quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tăng cường mua sắm tàu ngầm chiến đấu. Tốc độ và quy mô của việc hiện đại hóa hải quân còn được biểu hiện qua tốc độ gia tăng của chi phí dành cho quốc phòng của Trung Quốc. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), ngân sách quốc phòng của Trung Quốc có chiều hướng tăng nhanh (xem Phụ lục số 03a và Phụ lục số 03b). Chỉ trong thời gian sáu năm, chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng hơn hai lần so với mức ở năm 2008. Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới và đồng thời cũng là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm thế giới trong giai đoạn 2008-2015.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng được củng cố theo chiều hướng mang tính chiến đấu nhiều hơn phòng thủ. Trung Quốc là nước duy nhất trong các quốc gia tiếp giáp Biển Đông được sở hữu vũ khí hạt nhân. Hoạt động hiện đại hóa quân đội trong khi đang chiếm giữ trái phép lãnh thổ của quốc gia khác là vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế. Nhìn rộng ra, Biển Đông còn tồn tại nhiều tranh chấp, Trung Quốc là một bên trong tranh chấp đó, việc hiện đại hóa quân đội một cách mạnh mẽ gây sức ép rất lớn cho các quốc gia khác trong tranh chấp phải hiện đại hóa quân đội nhằm phòng vệ và tự vệ. Điều này tạo đà cho việc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia, gây phương hại đến hòa bình và an ninh trong khu vực. Dựa vào thế mạnh quân sự này, Trung Quốc ngày càng có những hành vi làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông.
Thứ ba, một số hoạt động quân sự có quy mô sâu rộng từ năm 2008 đến nay. Các hoạt động diễn tập là cách chính mà Hải quân quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thực hiện thể hiện năng lực hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc để răn đe các bên tuyên bố chủ quyền khác. Dữ liệu về các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc khó có thể thu thập được bởi vì nó không được báo cáo một cách có hệ thống trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các năm qua, phạm vi, mức độ và nhịp độ của các cuộc tập trận trong khu vực dường như đã tăng lên. Các hoạt động tập trận này thể hiện sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và được thực hiện ở Biển Đông, phục vụ cho các tuyên bố chủ quyền và quyền trên các vùng biển.
Phạm vi và nội dung của các cuộc diễn tập của Hải quân quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc biểu hiện sức mạnh hải quân đang lớn mạnh của Trung Quốc ở khu vực. Hải quân quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tăng số lượng các cuộc diễn tập do các lực lượng đặc nhiệm có vài tàu chiến hoạt động cùng nhau, và số lượng các cuộc diễn tập ở Biển Đông, bao gồm cả các vùng nước tranh chấp. Rất nhiều, không phải tất cả, các cuộc diễn tập này phản ánh sức mạnh đang lên của Hải quân quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, điều đã được tạo ra bởi quá trình hiện đại hóa từ cuối những năm 1990.
Bên cạnh đó là một số hoạt động đáng chú ý của các tàu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 11/6/2009, một tàu ngầm của hải quân Trung Quốc va chạm với thiết bị cảm biến sóng siêu âm của tàu khu trục USS John S.McCain gần Vịnh Subic ngoài khơi bờ biển Philippines. Ngày 31/5/2011, ba tàu quân sự của Trung Quốc sử dụng súng để đe dọa các đội gồm bốn tàu đánh cá Việt Nam trong khi họ đang đánh bắt cá trong vùng biển của quần đảo Trường Sa. Tháng 6/2012, Trung Quốc tuyên bố triển khai các tàu tuần tiễu hải quân sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông. Đáng chú ý nhất là sự kiện từ ngày 01/5-15/7/2014, một lực lượng hơn 80 tàu trong đó có bảy tàu chiến bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, cố ý đâm va và phun vòi rồng vào các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian rất ngắn ngay trước và sau phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS, Trung Quốc đã tiến hành tập trận với quy mô lớn. Cụ thể, ngày 5-11/7/2016 Trung Quốc
diễn tập với nhiều khí tài tối tân và tháng 8/2016, hải quân Trung Quốc đã có cuộc tập trận chung với Nga ở đảo Hải Nam và Hoàng Sa.
Nhìn chung, việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực, thậm chí là quân đội chính quy, đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được pháp điển hóa trong Hiến chương Liên Hợp quốc và Tuyên bố 1970. Bên cạnh đó, hoạt động quân sự trên biển của Trung Quốc cũng vi phạm các nguyên tắc và quy định của luật biển quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
http://biendong.net/bien-dong/34672-tq-khong-phat-trien-hoa-binh-ma-tich-cuc-gay-han-de-doa-on-dinh-khu-vuc.html

Ngụy biện kiểu TQ: Bắc Kinh buộc phải chiếm

Biển Đông để đảm bảo sinh tồn

Để hạn chế bị người dân trong nước và cộng đồng quốc tế chỉ trích về những hành vi trái phép trên Biển Đông, giới học giả và viện nghiên cứu của Trung Quốc đã tích cực đưa ra các nghiên cứu, viện dẫn “đổ lỗi” cho những yếu tố khách quan, buộc Trung Quốc phải có những hành động phi pháp trong khu vực.
Theo giới học giả Bắc Kinh, Trung Quốc là một nước lớn có cả biển và đất liền, có hơn 18.000 km bờ biển và hơn 6.000 đảo, song do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, lâu nay quyền lực trên đất liền tương đối mạnh, quyền lực trên biển tương đối yếu thế. Xét về góc độ chiến lược, chiến lược biển của Trung Quốc luôn ở trong tình cảnh tương đối bị động. Xét từ góc độ lịch sử, biển vừa mang lại sự giàu có và vinh quang, vừa mang đến tai họa và sỉ nhục cho người Trung Quốc, còn xét từ hiện thực và tương lai thì đầy rẫy cơ hội và thách thức.
70 năm qua, Trung Quốc luôn dốc sức thay đổi cục diện lạc hậu bế quan tỏa cảng, không coi trọng biển trước đây, cũng đã đạt được những thành tựu khiến người khác ngưỡng mộ, song do hàng loạt nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các vấn đề liên quan đến biển, Trung Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi tình thế bế tắc về chiến lược. Xét địa vị thực lực khách quan, Trung Quốc nên là một nước lớn về biển, song lại là một nước nhỏ về quyền lực trên biển, ít có quyền phát ngôn đối với các vấn đề về biển. Bên cạnh đó, quyền và lợi ích trên biển (bao gồm lãnh thổ biển) liên tục xảy ra tranh chấp, bất cứ nước nào dường như cũng đều dám bắt nạt, thách thức Trung Quốc, Trung Quốc dường như luôn rơi vào trạng thái đối phó bị động, phòng ngự tiêu cực. Sự hình thành tình thế khó xử này chủ yếu có nhân tố khách quan bên ngoài và nguyên nhân chủ quan bên trong.
Xét nhân tố khách quan bên ngoài, chủ yếu có ba điểm: (1) Môi trường địa chính trị biển của Trung Quốc rất xấu. So với các nước lớn trên thế giới hiện nay, môi trường địa chính trị biển của Mỹ tốt nhất, nó không gặp bất cứ trở ngại nào, tiếp giáp với ba đại dương (Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương), các tuyến đường chiến lược trên biển vô cùng thông suốt; thứ hai là Nga, tiếp giáp với hai đại dương (Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương); môi trường địa chính trị biển của Trung Quốc xấu nhất, chỉ tiếp giáp với một đại dương (Thái Bình Dương), hơn nữa trên các tuyến đường chiến lược hướng ra đại dương bị ngăn trở bởi nhiều quốc gia và khu vực có chế độ chính trị và ý thức hệ khác nhau, tuyến đường chiến lược trên biển vô cùng chật hẹp, dễ bị nước khác kiềm chế. Xét từ góc độ nào đó, với mặt hướng ra biển nhỏ hẹp như vậy, có thể nói Trung Quốc “có biển mà không có đại dương”. (2) Còn nhiều vấn đề tàn dư của lịch sử, mâu thuẫn liên quan tới nhiều mặt. Đài Loan vẫn nằm ở nước ngoài, trở thành khiếm khuyết của quyền lực trên biển phía Đông Trung Quốc; ở Đông Hải (Biển Hoa Đông), Trung Quốc còn có tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản; ở Hoàng Hải tranh chấp với Hàn Quốc về bãi đá ngầm Socotra; ở Nam Hải (Biển Đông) tranh chấp cáo đảo với nhiều quốc gia; hơn nữa, tranh chấp về các đảo san hô này ngày càng có xu thế gay gắt. (3) Sức ép của hệ thống quốc tế do sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại. Trung Quốc trỗi dậy là sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng quốc tế gần 30 năm qua, nó có những ảnh hưởng to lớn tới cục diện và trật tự quốc tế, song cũng khó tránh khỏi đứng trước sức ép lớn của hệ thống quốc tế. Đặc biệt là những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhịp độ trỗi dậy của Trung Quốc đã bị “đẩy nhanh” nên dẫn tới sức ép của hệ thống quốc tế cũng tăng lên chưa từng có. Hiện sức ép lớn nhất đối với Trung Quốc là đến từ Mỹ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, bá quyền đơn cực Mỹ suy yếu nhanh, mặc dù Mỹ vẫn có ảnh hưởng và kiểm soát lớn ở châu Á, song cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc ở châu Á, cuộc đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc về lợi ích hiện thực, địa chính trị và tranh giành quyền chủ đạo khu vực cũng trở nên gay gắt hơn, việc Mỹ đẩy mạnh mức độ kiềm chế đối với Trung Quốc đã hình
thành sự phối hợp công khai với kiểu “dựa vào Mỹ kiềm chế Trung Quốc” của các nước xung quanh. “Chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai” được Mỹ dày công xây dựng nhằm vào Trung Quốc hơn 60 năm trước lại phát huy tác dụng, các nước đồng minh của Mỹ trong chuỗi đảo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia và Singapore… tự nhiên được đẩy lên tuyến đầu. Không chỉ có vậy, một số trong những quốc gia này lại có tranh chấp quyền và lợi ích biển hoặc có xung đột lợi ích về biển với Trung Quốc, điều này đã tạo những cơ hội quý báu để Mỹ “gây hấn có định hướng” các chuỗi đảo, và tín hiệu trực tiếp của việc “gây hấn có định hướng” chính là “chiến dịch chuyển về phía Đông” và “quay trở lại châu Á” mà Mỹ cao giọng nhấn mạnh. Vì vậy, sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ lần này cũng trở thành nguyên nhân quan trọng nhất khiến các vấn để biển xung quanh Trung Quốc hiện liên tiếp xảy ra.
Về nhân tố chủ quan bên trong, chủ yếu có hai điểm: (1) Nhận thức tổng thể về biển của Trung Quốc tương đối kém, quan niệm về quyền lực trên biển mờ nhạt. Do chịu ảnh hưởng của văn hóa quyền lực trên đất liền truyền thống, cộng với đóng cửa đất nước hàng trăm năm, người dân Trung Quốc vẫn khá xa lạ đối với biển, thiếu “tình cảm mãnh liệt” cần có. Người dân Trung Quốc có tình cảm rất sâu đậm đối với đất đai trên đất liền mà tổ tiên đã phải dùng mồ hôi và sinh mệnh để khai khẩn, ý thức gìn giữ đất đai vô cùng mạnh mẽ, song thiếu sự quan tâm đúng mức với lãnh thổ biển, quyền và lợi ích biển, thiếu “cảm giác đau khổ” cần có đối với phần lãnh thổ biển bị mất và quyền lợi biển bị xâm phạm. Ví dụ, trong cuộc điều tra năm 2010 của Cục Hải dương Quốc gia có một câu hỏi như sau: “Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, hơn nữa duy trì mối quan hệ hòa thuận với các nước láng giềng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tạo ra  môi trường bên ngoài tốt đẹp để phát triển kinh tế, vì vậy, việc tranh giành một số đảo nhỏ ở xa, không có người ở, khai thác gặp nhiều khó khăn không có mấy ý nghĩa”. Trên 60% số người được hỏi giữ thái độ trung lập và ủng hộ đối với vấn đề này, cho thấy ý thức bảo vệ của mọi người đối với lãnh thổ biển hết sức mờ nhạt. Ngoài ra, trong số những người được hỏi, chỉ có 10,7% biết đất nước có vùng biển quản lý rộng khoảng 3 triệu km2; 13% biết tổng chiều dài bờ biển; chỉ có 10,5% biến có trên 6500 đảo trên 500 m2; lần lượt có 5,4%, 4% và 4,2% hiểu chính xác các khái niệm như lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; phần lớn mọi người đều không hiểu nhiều về “Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển”; chỉ có 16,7% biết rõ biển chiếm khoảng 70% diện tích trái đất. Trong ý thức của nhiều người Trung Quốc, biển cách chúng ta rất xa, Tam Á ở Hải Nam đã là “chân trời góc biển”, thật không ngờ chúng ta còn có bãi ngầm Tăng Mẫu ở xa hơn. Sự mờ nhạt về ý thức biển dẫn tới việc xem nhẹ đối với quyền lực trên biển; sự xem nhẹ đối với quyền lực trên biển lại làm Trung Quốc chưa thật coi trọng việc xây dựng năng lực trên biển lại làm cho Trung Quốc chưa thật coi trọng việc xây dựng năng lực kiểm soát đối với biển (ví dụ xây dựng hải quân, thành lập cơ quan quản lý giám sát biển), và đây chính là điều chí mạng. (2) Chưa nắm bắt tốt một số thời cơ chiến lược. Do thiếu chiến lược lớn về biển có hệ thống, cộng thêm tư tưởng coi trọng quyền lực trên đất liền làm cho Trung Quốc đánh mất một số thời cơ chiến lược nào đó trong việc giành được và bảo vệ quyền và lợi ích biển, điều này lại làm cho tình cảnh khó khăn ở biển của Trung Quốc hiện nay thêm trầm trọng. Ví dụ, trong vấn đề đảo Điếu Ngư ở Đông Hải, Trung Quốc từng có cơ hội lợi dụng sự chủ động chiến lược và ưu thế hình thành nhân chuyến thăm bí mật của Nixon tới Trung Quốc năm 1972, dựa vào việc nhà cầm quyền Nhật Bản năm đó muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc để đưa ra đúng lúc vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc, vì sự hữu nghị lâu dài của nhân dân Trung – Nhật, Trung Quốc đã chủ động từ bỏ khoản bồi thường sau chiến tranh của Chính phủ Nhật Bản, do đó năm 1972 đã trở thành cơ hội tuyệt vời để giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư. Trong vấn đề đảo san hô ở Nam Sa (Trường Sa), Trung Quốc cũng có 3 cơ hội giải quyết vấn đề này với Việt Nam. Ba thời cơ này lần lượt là vào năm 1974, 1979 và 1988. Thời cơ đầu tiên là nhân uy lực còn lại của chiến thắng ở Tây Sa (Hoàng Sa) tiến về phía Nam giành lại các bãi đá san hô ở Nam Sa; thời cơ thứ hai có thể lợi dụng cuộc phản kích tự vệ đối với Việt Nam năm 1979, thu hồi Nam Sa; thời cơ thứ ba là nên mở rộng đúng lúc thành quả chiến đấu của cuộc hải chiến Trường Sa ngày 14/3/1988, đánh vào sự khiêu khích kiêu ngạo của Việt Nam, thu lại nhiều đảo san hô bị xâm chiếm. Trong khu vực các đảo san hô có tranh chấp, quyền kiểm soát thực tế có ý nghĩa hiện thực hết sức to lớn, nó có thể đảm bảo cho các cuộc đàm phán của đất nước. Song do hàng loạt nguyên nhân, Trung Quốc chưa nắm được những thời cơ do chiến lược tốt có thể giải quyết tình thế bế tắc ở biển.
Trước những “khó khăn và thách thức trên”, giới học giả Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh cần “rút kinh nghiệm của lịch sử, nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của biển, phá vỡ tình thế tiến thoái lưỡng nan ở biển bấy lâu nay”.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm của người dân đối với biển, nỗ lực phát huy vai trò của người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích trên biển. Nhìn chung, nhận thức của người dân Trung Quốc về biển tương đối thấp, trình độ nói chung cần được nâng lên, mức độ hiểu biết của phần đông người dân đối với biển khá thấp, thiếu nhận thức cơ bản đối với khoa học biển, điều này không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng không phù hợp với yêu cầu thực thi chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc. Để thay đổi tình trạng này, Trung Quốc cần phải tăng cường xây dựng văn hóa biển, phổ biến rộng rãi kiến thức về biển, nâng cao “tình cảm mãnh liệt” của người dân với biển.
Thứ hai, vạch ra chiến lược lớn về biển phù hợp với tình hình đất nước, khiến Trung Quốc trong tương lai có phương hướng chiến lược đúng đắn rõ ràng đối với việc khai thác sử dụng biển.
Cuối cùng, duy trì và tăng cường quyền lực trên biển, tăng cường sức cạnh tranh trên biển. Xây dựng hải quân là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong sự cấu thành quyền lực trên biển. Từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập đến nay, lực lượng hải quân đã giành được những thành tựu rất lớn, song vẫn chưa thật tương xứng với địa vị nước lớn về biển của Trung Quốc, vẫn còn khoảng cách lớn so với cường quốc hải quân số 1 thế giới. Đối với Trung Quốc, việc phát triển lực lượng hải quân hùng mạnh có hai ý nghĩa: Một là chọc thủng vòng vây chuỗi đảo, giành được tuyến đường chiến lược ở biển xa, là bộ phận cấu thành quan trọng tạo thành “vòng cung an ninh Đông Á”; hai là hình thành khả năng răn đe lớn, “khuất phục kẻ thù mà không cần chiến đấu”, bảo vệ hòa bình khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vì lý do đó, về mặt tư tưởng chiến lược, Trung Quốc phải thay đổi sách lược phòng ngự tiêu cực ở biển gần, xây dựng hải quân thành lực lượng có khả năng hoạt động ở biển xa.
Nhìn chung, đây là những nhận định chủ quan, phiến diện của giới học giả Trung Quốc nhằm đánh lừa cộng đồng quốc tế. Để đạt được âm mưu độc chiếm toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc sẽ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào. Bằng chứng rõ ràng nhất là hoạt động phi pháp của Trung Quốc thời gian gần đây trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Malaysia.
http://biendong.net/bien-dong/34671-nguy-bien-kieu-tq-bac-kinh-buoc-phai-chiem-bien-dong-de-dam-bao-sinh-ton.html

Căng thẳng khu vực biên giới giáp Ấn Độ:

TQ đang khiêu khích toàn diện

Bằng việc chủ động gây hấn ở vùng giáp biên, Trung Quốc đang khiêu khích các nước láng giềng như Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam… Hành động này cho thấy Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược gây rối toàn diện ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trên đất liền
Quân đội Ấn Độ cho biết một số binh sĩ nước này đã có các vụ ẩu đả trong hai ngày 9-10/5 với các binh sĩ Trung Quốc ở khu vực hẻo lánh trên biên giới hai nước, tại vị trí chiến lược gần Tây Tạng. Người phát ngôn Bộ Tư lệnh phía Đông của Ấn Độ Mandeep Hooda cho biết, vụ việc diễn ra tại khu vực Naku La, gần cửa khẩu Nathu La cao 4.572 mét ở bang Sikkim phía Đông Bắc Ấn Độ, khu vực tiếp giáp với cả Bhutan, Nepal và Trung Quốc. Hành động hung hăng của cả hai bên khiến cho các binh sĩ bị thương nhẹ. Sự việc sau đó đã được giải quyết bằng “đối thoại và tương tác” ở cấp địa phương. Bên cạnh đó, ông Hooda cũng cho biết, cuộc đụng độ ngắn và bộc phát giữa các binh sĩ biên phòng diễn ra do ranh giới chưa được xác định.
Một vụ đụng độ khác giữa binh sĩ hai bên diễn ra sáng 10/10 tại Ladakh. Theo New Indian Express, “người Trung Quốc đã động chạm với người Ấn Độ và các binh sĩ Ấn Độ đã can thiệp, dẫn tới ẩu đả”. Vụ việc diễn ra bên phía Ấn Độ gần thị trấn Nallah. Vụ việc đã được giải quyết nhưng binh línhcả hai bên vẫn đang hiện diện ở khu vực này. Trong khi đó, tờ China Times của Đài Bắc đã công bố một đoạn video về cuộc ẩu đả hôm 9/5 cho thấy quân lính hai bên đã xáp lá cà hỗn chiến trong một khu vực khá bằng phẳng, dường như cuộc chiến đã diễn ra xung quanh việc giành giật và giữ một lá cờ Trung Quốc. China Times cho biết, có nguồn tin nói ngoài ẩu đả tay không, hai bên còn ném đá vào nhau.
Căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã kéo dài và đôi khi vẫn có các cuộc đụng độ nhỏ giữa binh sĩ hai nước. Hai quốc gia láng giềng đều sở hữu vũ khí hạt nhân và từng có cuộc chiến tranh ngắn vào năm 1962 để tranh giành lãnh thổ ở khu vực dãy Himalaya tại bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Sự kiện hôm 9/5 là lần đầu tiên binh sĩ hai nước đụng độ kể từ năm 2017, khi lính biên phòng hai bên cãi lộn ở khu vực tây bắc Ladakh. Cùng năm đó, có một cuộc chạm trán khác diễn ra khi Ấn Độ gửi quân tới vùng Doklam của Bhutan để ngăn chặn Trung Quốc xây dựng một con đường ở đó.
Đến dưới biển
Tại khu vực Biển Đông, từ tháng 3 đến nay, để củng cố yêu sách “chủ quyền” trên Biển Đông và định hướng dư luận trong nước, Trung Quốc đã gia tăng một loạt các hoạt động phi pháp trên thực địa. Theo đó, Hải quân Trung Quốc đã điều đội tàu gồm tàu khu trục Taiyuan và Jingzhou thực hiện bài tập cứu tàu bị hải tặc tấn công và phối hợp hoạt động chống hải tặc ở khu vực quần đảo Trường Sa, đi qua eo biển Miyako và kênh Bashi. Không chỉ diễn tập chống cướp biển, các máy bay chống ngầm thuộc Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc cũng đã tiến hành sứ mệnh tuần tra và chống ngầm trên khu vực Biển Đông.  Trước đó, Trung Quốc cũng đã có nhiều hoạt động phi pháp, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực. Ngày 2/4, Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam hoạt động ở Hoàng Sa. Trong khi vấp phải sự chỉ trích của Việt Nam và thế giới, Trung Quốc đưa ra một lời giải thích vô lý rằng chính tàu cá của Việt Nam đã húc vào tàu hải cảnh của Trung Quốc rồi chìm. Ngày 14/4, Trung Quốc xua tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra biển Đông, con tàu “tai tiếng” đã cắm cọc ở vùng biển Việt Nam suốt nhiều tháng với mục tiêu được cho là quấy rối hoạt động dầu khí của Việt Nam. Ngày 18/4, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” thuộc “thành phố Tam Sa”, hai quận hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 19/4, Bộ Dân chính Trung Quốc ngang nhiên công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông, phần lớn số này nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.
Trên biển Hoa Đông, Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản cho biết, khoảng 18 giờ 5 phút hôm 9/5 (giờ địa phương), 2 tàu hải cảnh Trung Quốc đã đi vào vùng biển này ở phía Tây đảo Uotsuri thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đến khoảng 21 giờ 40 phút (giờ địa phương), các tàu này đặc nằm cách 11km về phía Bắc – Tây Bắc đảo Uotsuri. Trước đó, 4 tàu hải cảnh Trung Quốc (08/5) đã vào vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Sau đó, 2 tàu hải cảnh này đã tiếp cận và nhanh chóng đuổi 1 tàu cá Nhật Bản đang hoạt động trên khu vực này.
Âm mưu xuyên suốt
Đi kèm với các tuyên bố, quyết định gây tranh cãi về thành lập các đơn vị hành chính trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, Trung Quốc đồng thời tiến hành nhiều hành động quyết đoán trên thực địa. Có thể kể đến việc Trung Quốc điều tàu thăm dò và hải cảnh xuống Biển Đông, tập trận hải quân ở vùng biển khu vực, cho xuất hiện tàu hải quân ở eo biển Đài Loan, thậm chí có động thái gây chú ý ở Biển Hoa Đông, gần Nhật Bản.Các động thái này báo hiệu một đổi mới nâng cấp “dọn đường” trong kế hoạch và ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực trong giai đoạn mới, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Covid-19 chưa chấm dứt.
Hành động này của Trung Quốc đã cho thấy họ sẽ không bao giờ từ bỏ các yêu sách chủ quyền vô lý trên Biển Đông hay trên đất liền với Ấn Độ, bất chấp đã bị cộng đồng quốc tế nhiều lần bác bỏ. Giới chuyên gia nhận định ý đồ “đục nước béo cò” của Trung Quốc đến giờ đã thể hiện rõ trên Biển Đông.
Trên mặt giấy tờ, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng thời gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc vu cáo Việt Nam “chiếm đóng trái phép các đảo thuộc Trung Quốc”. Các động thái trên giấy tờ lẫn ngoài thực địa diễn ra một cách dồn dập và gói gọn trong vòng 3 tuần đầu của tháng 4, khiến nhiều người tin rằng Trung Quốc đang lợi dụng tình cảnh các nước bận đối phó với dịch bệnh để thúc đẩy yêu sách trên Biển Đông. Nhưng theo giới quan sát, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện các hành vi khiêu khích và đe dọa nước khác như vậy trên Biển Đông. Ông Gregory B. Poling – giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) – khẳng định Trung Quốc sẽ không vì đại dịch mà từ bỏ kế hoạch quấy rối dài hạn trên Biển Đông. Các hành vi của Bắc Kinh mà chúng ta đang thấy trên Biển Đông đã từng diễn ra trước đó và chắc chắn sẽ lặp lại trong tương lai. Rõ ràng là sau khi hoàn tất việc bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo, tức tăng cường hiện diện thường xuyên trên Biển Đông, Bắc Kinh bắt đầu lập kế hoạch dài hơi để củng cố yêu sách chủ quyền vô lý và liên tục bổ sung các “chiêu thức” mới qua từng năm. Chẳng hạn, Trung Quốc ban đầu sử dụng tàu hải cảnh để đe dọa tàu cá nước khác thì hiện tại đã chuyển sang kết hợp tàu hải cảnh và tàu khảo sát để cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của quốc gia khác trên Biển Đông. Những hành động có chủ ý, có tính toán như vậy chỉ tạo ra thêm căng thẳng với các nước ASEAN và làm dấy lên sự nghi ngờ về cái gọi là sự chân thành của Trung Quốc trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Trong khi đó, ở khu vực Biển Hoa Đông và khu vực giáp biên với Ấn Độ, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích nhằm thu hút sự chú ý để định hướng dư luận trong nước, cũng như hướng lái sự chỉ trích, lên án của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam cứng rắn
Trái ngược với Trung Quốc, Việt Nam là nước duy nhất có đầy đủ chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã lập hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa vào tháng 12/1982. Đấy là một thủ tục pháp lý, đồng thời là một biểu tượng cần thiết về chủ quyền. Khác hoàn toàn với hành động tương tư của Trung Quốc (17/4/2020).
Bên cạnh đó, Việt Nam đã chuẩn bị đáp ứng mọi tình huống trong quan hệ với Trung Quốc, trong đó có các quan hệ liên quan đến Biển Đông. Truyền thống Việt Nam cho thấy, nếu Việt Nam bị xâm lược, Việt Nam sẽ bảo vệ đất nước, giáng trả và đánh đuổi xâm lược.
Ngay sau khi Trung Quốc thông qua quyết định thành lập hai huyện đảo đặt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, Việt Nam đã có phản ứng, ra tuyên bố lên án Trung Quốc. Theo đó: Ngày 19/4/2020, trước việc Trung Quốc ngày 18/4/2020 thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai”.
http://biendong.net/bi-n-nong/34669-cang-thang-khu-vuc-bien-gioi-giap-an-do-tq-dang-khieu-khich-toan-dien.html

Bốn năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài:

TQ tiếp tục gây hấn,

gia tăng căng thẳng trong khu vực

Bốn năm sau khi Tòa Trọng tài Liên hợp quốc theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển (UNCLOS) ra phán quyết mang tính lịch sử liên quan vụ kiện Trung Quốc của Philippines về Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục không thực thi phán quyết của Tòa, vẫn ngang nhiên đẩy mạnh các hoạt động phi pháp trên biển.
Trong bốn năm qua, Bắc Kinh vẫn tiến hành các hoạt động bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa trên 7 đá mà nước này đang chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển nằm giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough; tiến hành ngăn chặn, bắt giữ, xua đuổi (phi pháp) ngư dân Việt Nam cũng như ngư dân các nước đánh bắt hải sản hợp pháp ở Biển Đông. Trung Quốc cũng tích cực thúc đẩy các dự án thăm dò, khảo sát và tìm cách khai thác trái phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven Biển Đông. Trong đó nổi bật nhất là việc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong EEZ của Việt Nam, Malaysia. Ngoài ra, Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” thuộc “thành phố Tam Sa”, hai quận hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Không những vậy, Bộ Dân chính Trung Quốc ngang nhiên công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông, phần lớn số này nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.
Nhìn chung, Trung Quốc đang triển khai đồng bộ các hoạt động phi pháp trên Biển Đông theo những hướng sau: (1) Mở rộng các hoạt động xây dựng trên các đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát Biển Đông một cách tổng thể. (2) Lợi dụng những bước đột phá về mặt khoa học kỹ thuật, Bắc Kinh triển khai hàng loạt những dự án để tăng cường giám sát, khai thác kinh tế và hỗ trợ lực lượng quân đội đang đồn trú phi pháp trong khu vực như xây dựng các nhà máy hạt nhân trên các đảo nổi, thành lập một mạng lưới giám sát đối với các tàu hàng hải, phát triển công nghệ mới để tìm và có thể khai thác “băng cháy”. (3) Trung Quốc đã triển khai một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi để ngăn cản việc thực hiện phán quyết trọng tài. Các biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện là rất khác nhau, bao gồm việc ban hành chính sách “bốn không”, thông qua các luật và quy
định mới như sửa đổi Luật An toàn giao thông hàng hải năm 1984 và củng cố các tuyên bố thông qua học thuyết “Tứ Sa”. (4) Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại, kinh tế, viện trợ không hoàn lại… nhằm cải thiện quan hệ và gia tăng ảnh hưởng đối với các nước ASEAN, từ đó Bắc Kinh tìm cách chia rẽ đoàn kết trong ASEAN về vấn đề Biển Đông. (5) Bắc Kinh đang cố gắng sử dụng các cuộc đàm phán của COC để ngăn chặn các nước bên ngoài khu vực tìm cách can thiệp, tăng cường hiện diện ở Biển Đông. (6) Đáng chú ý, gần đây Trung Quốc tiến hành cải cách, cơ cấu lại các lực lượng chấp pháp trên biển để tạo tiền đề pháp lý gia tăng các hoạt động trấn áp (phi pháp) và khẳng định “chủ quyền” trên Biển Đông. Vừa qua, Trung Quốc đã chính thức vũ trang hóa lực lượng Cảnh sát biển bằng cách đặt lực lượng này dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quân ủy Trung ương Trung Quốc và trang bị súng cho các tàu chấp pháp.
Sau bốn năm, tình hình căng thẳng ở Biển Đông vẫn tiếp diễn, ô nhiễm môi trường biển ngày càng trầm trọng. Về an ninh hàng hải, cùng với tần suất các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên thực địa đang ngày càng gia tăng, nhất là việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, triển khai vũ khí sát thương trên các thực thể nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và tự do hàng hải trong khu vựu.
Về vấn đề môi trường sinh thái, hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra những hậu quả thảm khốc đối với môi trường sinh thái. Ngoài ra, cùng với việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và đưa lượng lớn binh lính ra đồn trú phi pháp ở Biển Đông cũng gián tiếp tác động, phá hủy môi trường sinh thái. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong quá trình Trung Quốc đưa quân ra đồn trú, sinh hoạt đã thải các kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) và nước thải có thể chứa các kim loại nặng hoặc chất ô nhiễm hữu cơ bền trực tiếp ra biển mà không được xử lý gây những tác động rất nghiêm trọng tới môi trường và các hệ sinh thái biển. Không những vậy, việc xây dựng các công trình phi pháp ở Trường Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc cũng làm thay đổi trường sóng và dòng chảy tại các khu vực biển gần bờ, tác động xấu tới hệ sinh thái biển cũng như làm thay đổi điều kiện đáy biển và cán cân bùn cát, trực tiếp phá hủy hệ sinh thái biển.
Thời gian qua, cộng đồng quốc tế liên tục có các tuyên bố, hành động cụ thể nhằm ngăn chặn, kiềm chế các hoạt động phi pháp của Trung Quốc. Mỹ thường xuyên đưa ra các tuyên bố chính thức (Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng…) phản đối các hoạt động phi pháp của Trung Quốc; triển khai nhiều kế hoạch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực; cử tàu sân bay, tàu chiến, máy bay trinh sát, máy bay ném bom B-52 áp sát khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa và một số đảo, đá ở Hoàng Sa; tăng cường phối hợp với các nước trong khu vực tiến hành tập trận, giao lưu hải quân nhằm nâng cao năng lực tác chiến, khả năng sẵn sàng chiến đấu, ứng phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên biển; tích cực triển khai chính sách viện trợ kinh tế, vũ khí (tàu chiến, máy bay, súng…) cho một số nước trong khu vực, như Philippines, Indonesia, Singapore, Việt Nam, Malaysia…, nhằm hỗ trợ những nước này nâng cao năng lực tuần tra, giám sát và bảo vệ hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông. Ngoài ra, các cơ quan luật pháp của Mỹ đã đưa ra nhiều dự luật kêu gọi trừng phạt những hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong khi đó, các nước đồng minh của Mỹ (Anh, Pháp, Nhật Bản, Australia…) đều đưa ra những tuyên bố, hành động thể hiện sự đồng thuận và ủng hộ chính sách của Mỹ liên quan vấn đề Biển Đông, nhất là hoạt động tuần tra, đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và thách thức yêu sách “chủ quyền” phi pháp của Trung Quốc. Một số nước trong khu vực cũng tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là đầu tư cho hải quân để nâng cao năng lực phòng thủ và ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Nhìn chung, bốn năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài, diễn biến tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng. Những nội dung mang tính lịch sử của phán quyết đã không được Trung Quốc, một trong năm nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tuân thủ. Bắc Kinh vẫn dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế để chèn ép, bắt nạn những nước nhỏ trong khu vực, tìm cách củng cố “chủ quyền” ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và đi ngược lại luật pháp quốc tế.
http://biendong.net/bien-dong/34668-bon-nam-sau-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-tq-tiep-tuc-gay-han-gia-tang-cang-thang-trong-khu-vuc.html

“Cấm đánh cá” trên Biển Đông:

TQ đang thách thức luật pháp quốc tế

Trung Quốc ngang ngược đưa ra quy chế cấm đánh bắt ở biển Đông trong thời gian từ 1/5 đến 16/8. Hành động này không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven Biển Đông, mà còn gây bất ổn trong khu vực.
“Lệnh cấm” đơn phương
Từ năm 1999 đến nay, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đều đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Trung Quốc thường tuyên truyền về cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội và sự hoan nghênh rộng rãi cộng đồng ngư dân. Tuy nhiên, trên thực tế, hành động đơn phương này của Trung Quốc không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại DOC mà còn xâm phạm chủ quyền của các nước ven Biển Đông.
Theo các quy định của luật quốc tế, cấm đánh bắt cá là một trong những chính sách phổ biến của nhiều quốc gia giáp biển. Lệnh cấm này nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, dựa trên các văn bản pháp luật quốc tế như: Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS); Hiệp định về các loài cá di cư của LHQ 1995; Công ước bảo vệ đa dạng sinh học (CBD); Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật đang bị nguy cấp (CITES) và Công ước về các loài di cư (CMS). Theo các quy định trên, thì lệnh cấm đánh bắt cá được áp dụng trong 2 điều kiện là: Các quốc gia ven biển chỉ có quyền đánh bắt cá trong phạm vi vùng biển mà quốc gia đó chủ quyền và quyền tài phán, thường chủ yếu là vùng đặc quyền kinh tế;  Lệnh cấm đánh bắt cá phải dựa trên các số liệu khoa học, trên cơ sở trao đổi thường xuyên với các tổ chức trong khu vực và quốc tế, ngoài ra phải có sự tham vấn của các quốc gia liên quan. Trước khi áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá, thì quốc gia đó phải thông báo công khai, thông tin đầy đủ khu vực, nội dung đánh bắt cá với ngư dân trong nước và tham vấn với các nước trong khu vực. Việc tham vấn với các quốc gia có liên quan đặc biệt quan trọng và trở thành nghĩa vụ trong trường hợp quy định cấm đánh bắt cá được áp dụng với các loài cá có khả năng di cư xa hoặc sinh sống trên khu vực biển của nhiều quốc gia. Danh sách các loài cá có khả năng di cư xa, đang bị đe doạ hoặc sinh sống tại nhiều quốc gia được quy định rõ tại CBD, CMS và Hiệp định 1995. Ngoài ra, trước khi áp dụng, quốc gia ven biển có nghĩa vụ thông báo công khai, đầy đủ thông tin về quy định cấm đánh bắt cá với ngư dân của nước mình và ngư dân của các nước khác được phép đánh bắt cá trong EEZ của nước mình.
Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ sở hữu hợp pháp 13% diện tích Biển Đông, tức là nếu áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá theo quy định quốc tế, thì nước này chỉ được cấm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Nhưng Bắc Kinh lại ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với 90% khu vực của Biển Đông (hơn 3 triệu km2), vi phạm nghiêm trọng UNCLOS và xâm hại đến vùng đặc quyền kinh tế mà các nước trong khu vực đã tuyên bố chủ quyền. Việc Trung Quốc bất chấp bị phản đối và vi phạm luật quốc tế ra lệnh cấm đánh bắt cá là để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc áp dụng và phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp để “giành lấy sự công nhận trên thực tế” yêu sách chủ quyền phi pháp trên Biển Đông. Trung Quốc muốn thông qua việc cố tình giải thích và áp dụng sai các quy định của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, đặc biệt là UNCLOS để tìm cách hợp thức hóa yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Không những vậy, thông qua việc đưa ra quy định cấm đánh bắt cá hàng năm, Trung Quốc muốn phản biện lại phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) bằng cách chứng minh “Trung Quốc là nước đang kiểm soát hiện hữu, lâu dài ở Biển Đông” và các thực thể địa lý (bị Tòa tuyên bố không phải đảo) đó hoàn toàn “thích hợp cho con người ở và có đời sống kinh tế riêng”. Ngoài ra, Trung Quốc muốn thông qua lệnh cấm đánh bắ cá mặc cả, răn đe, hăm dọa, mua chuộc các quốc gia, các công ty, các cá nhân đang thực hiện các dự án đầu tư khai thác tài nguyên trong phạm vi hoàn toàn nằm trong các vùng biển hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông.
Hành vi của Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông. Đầu tiên, lệnh cấm đánh bắt cá này là quyết định vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa vốn là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam, song đã bị Trung Quốc 3 lần sử dụng vũ lực bất hợp pháp vào năm 1909, năm 1956 và năm 1974. Sau khi sử dụng vũ lực xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc áp dụng nhiều thủ đoạn, để hợp thức hóa “chủ quyền lịch sử” đối với khu vực này, như xây dựng các căn cứ quân sự kiên cố; ồ ạt đưa quân, dân ra quần đảo để tạo lập các đơn vị hành chính “thành phố Tam Sa”; công bố văn bản pháp lý quy định hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng các vùng biển và thềm lục địa bao lấy toàn bộ quần
đảo; thường xuyên  ra các lệnh, quyết định hành chính, lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm là một ví dụ điển hình.
Thứ hai, phạm vi của Lệnh cấm đánh cá này xâm phạm các EEZ và thềm lục địa của Việt Nam và Philippines. Theo quy định của UNCLOS 1982, Việt Nam (12/11/1982) đã công bố Tuyên bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam, nên Việt Nam hoàn toàn có quyền xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình. Phạm vi mà Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough, đã bao trùm lên một phần vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Không những vậy, tại phán quyết của Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (7/2016), Toà đã khẳng định việc áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá năm 2012 tại một khu vực lớn tại Biển Đông, mà không loại trừ EEZ của Philippines và không giới hạn áp dụng với các tàu mang cờ Trung Quốc, là sự vi phạm Điều 56 UNCLOS về quyền chủ quyền đối với tài nguyên sinh vật biển trong EEZ của Philippines (đoạn 716, phán quyết 2016). Việc tiếp tục đơn phương tuyên bố áp dụng lệnh đánh bắt cá trong phạm vi rộng tại Biển Đông vào năm 2017, năm 2018, sau khi phán quyết Tòa Trọng tài có hiệu lực, cho thấy sự thách thức của Trung Quốc đối với quy định của pháp luật quốc tế hiện hành.
Thứ ba, phạm vi lệnh cấm đánh cá còn vi phạm quy chế của vùng chồng lấn nằm ở cửa vịnh Bắc Bộ. Hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán phân định vùng chồng lấn này. Theo quy định của UNCLOS và theo thực tiễn quốc tế, trong khi đàm phán phân định vùng chồng lấn, các bên liên quan không được phép đơn phương tiến hành bất kỳ một hoạt động nào. Việc Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh cá ở vùng chồng lấn là trái với quy định của UNCLOS, bất chấp thông lệ quốc tế và hoàn toàn đi ngược lại cam kết chính trị của hai bên.
Thứ tư, với điều kiện địa lý của một vùng biển nửa kín, nơi các tài nguyên sinh vật có độ đa dạng và phụ thuộc lẫn nhau lớn, việc tham vấn là một trong các nghĩa vụ bắt buộc để bảo tồn các loài có khả năng di cư cao và sinh sống trên vùng biển của nhiều quốc gia.  Tuy nhiên, Trung Quốc đã tuỳ tiện áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong khoảng thời gian không phù hợp với thực tiễn đánh bắt cá ở Biển Đông và không tiến hành tham vấn với các quốc gia hữu quan.
Thứ năm, việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm cho thấy Trung Quốc vi phạm nguyên “kiềm chế, không thực hiện các hoạt động làm phức tạp và leo thang tranh chấp” đã được quy định trong DOC.
Việt Nam đáp trả cứng rắn
Ngày 8/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông và triển khai biện pháp thực thi thông báo này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước. Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông”.
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cũng khẳng định Quy chế này cùng với việc Trung Quốc ngang nhiên công bố thành lập hai cơ quan hành chính trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, nhằm kiểm soát phi pháp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), trái với thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam nói chung và đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam nói riêng. Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi lý này của phía Trung Quốc và coi Quy chế này là vô giá trị. Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kêu gọi ngư dân và đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiếp tục ra khơi bám biển, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong đánh bắt thủy hải sản; bình tĩnh, tỉnh táo, kiên trì đấu tranh, tránh xung đột để không làm gia tăng căng thẳng trên các ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân khai thác thủy, hải sản tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đáng chú ý, đại diện Cục kiểm ngư Việt Nam cho biết, để đảm bảo cho ngư dân an toàn đánh bắt hải sản trong phạm vi chủ quyền của nước ta, lực lượng Kiểm ngư với chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác hải sản trên biển, đồng thời hỗ trợ ngư dân yên tâm khai thác vùng trên các vùng biển. Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm ngư thường xuyên tuyên truyền phổ biến, khuyến cáo đối với ngư dân ta về những rủi ro trong quá trình ngư dân khai thác hải sản trên biển, đề nghị ngư dân tuân thủ một số nội dung như: Tuyệt đối chấp hành và tuân thủ pháp luật về thủy sản, đặc biệt là các quy định trong công tác đảm bảo an toàn cho tàu cá khi hoạt động trên biển (như công tác đăng ký, đăng kiểm; trang bị thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị cứu sinh, mua bảo hiểm theo quy định).
Hướng dẫn ngư dân khai thác thủy sản trên các ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam; khi đi khai thác cần tổ chức theo tổ, đội sản xuất trên biển. Tuân thủ pháp luật các nước, khi khai thác thủy sản trên vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và các nước hoặc trên khu vực giáp ranh cần chú ý theo dõi tọa độ, vị trí tàu để cảnh giác không khai thác thủy sản trên vùng biển các nước khác; trong quá trình hoạt động phải liên hệ thường xuyên với lực lượng chấp pháp trên biển như Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Biên phòng và kịp thời thông báo khi có tình huống xảy ra. Khuyến cáo ngư dân tuyệt đối không sang các vùng biển các nước để khai thác trái phép. Khi đánh bắt tại vùng biển giáp ranh với các vùng biển nước ngoài bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá, 24/24h mở máy để cơ quan chức năng kiểm soát được vị trí tàu này đang khai thác ở ngư trường nào, từ đó kịp thời phát hiện cảnh báo tránh vi phạm vùng biển nước khác và những vấn đề nguy hiểm khác.
Tăng cường lực lượng bám biển trên các ngư trường trọng điểm, nơi tàu cá Việt Nam tập trung khai thác thủy sản để kịp thời hỗ trợ ngư dân khi có các tình huống nghề cá phát sinh trên biển. Ngoài ra, vận động ngư dân cung cấp thông tin về tình hình tàu cá và lực lượng chấp pháp các nước hoạt động trên ngư trường, đặc biệt các hành động tàu công vụ nước ngoài xua đuổi, đập phá tài sản của ngư dân Việt Nam để Lực lượng kiểm ngư thông tin, báo cáo và tham mưu cho cấp có thẩm quyền kịp thời đấu tranh bảo vệ quyền lợi của ngư dân.
http://biendong.net/bien-dong/34667-cam-danh-ca-tren-bien-dong-tq-dang-thach-thuc-luat-phap-quoc-te.html

TQ điều khiển dòng chảy sông Mêkông

Trung Quốc điều khiển dòng chảy sông Mêkông thông qua các con đập thủy điện của chính mình hoặc qua việc cấp nguồn tài chính và xây đập ở các quốc gia khác, theo bài viết của Philip Citowicki đăng trên báo The Diplomat ngày 8/5.
Gần đây, Công ty Eyes on Earth, Inc đã công bố một nghiên cứu cho biết, các con đập của Trung Quốc giữ lại lượng nước lớn, góp phần đáng kể vào đợt hạn hán năm ngoái đã ảnh hưởng tới lưu vực sông Mêkông ở Đông Nam Á, tác động tới hàng triệu người và cản trở những nỗ lực hỗ trợ phát triển trong khu vực.
Những phát hiện trong nghiên cứu của Eyes on Earth, bị Trung Quốc phản bác, đã nhấn mạnh mối lo ngại ngày càng tăng đối với việc Bắc Kinh kiểm soát tuyến đường thủy cốt yếu hỗ trợ sinh kế cho 60 triệu người. Dòng chảy của sông bắt đầu ở Trung Quốc với tên gọi Lan Thương sau đó xuyên qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Mực nước ở hạ lưu sông Mêkông đã được ghi nhận thấp chưa từng thấy trong 50 năm và đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động nông nghiệp và đánh bắt cá, vốn chiếm 20% sản lượng cá nước ngọt trên thế giới. Việt Nam, nơi sông Mêkông đi qua trước khi chảy ra biển Đông, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sông Mêkông góp phần giúp Việt Nam trở thành nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới và là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba. Việt Nam có khoảng 42% diện tích đất được trang bị thủy lợi từ sông Mêkông.
Nghiên cứu của Eyes on Earth cung cấp bằng chứng cho thấy các con đập của Trung Quốc đã giữ nước từ sông Mêkông nhằm lấp đầy các hồ chứa nước địa phương để lưu trữ lâu dài.
Trung Quốc đã xây dựng 11 con đập khổng lồ dọc theo vùng thượng du sông Mêkông để duy trì nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nước này. Việc quản lý dòng chảy Mêkông từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều người sống dọc theo dòng sông.
Tình hình đáng lo ngại hơn bởi trên thực tế là không có hiệp ước hay thỏa thuận nào liên quan đến chia sẻ dữ liệu về sông Mêkông giữa Trung Quốc và các quốc gia thuộc Hạ lưu sông Mêkông.
Các con đập tiếp tục được xây dựng ở hạ nguồn sông, bao gồm những con đập đang được đề xuất đặt ra một mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe và sức sống của sông Mêkông.
Đập Sambor, được xây dựng ở Campuchia, nhiều khả năng tạo ra năng lượng nhiều hơn thực tế sử dụng ở Campuchia. Tuy nhiên, mục đích của nó nhằm xuất khẩu một lượng lớn nhiệt điện tới Việt Nam và Thái Lan.
Những báo cáo về tác động môi trường cho biết, con đập này sẽ gây ra sự gián đoạn lớn đối với luồng cá di cư và dòng chảy trầm tích giàu dinh dưỡng vào Việt Nam. Tuy nhiên, những cảnh báo về một thảm họa môi trường đó ban đầu dường như không ai để ý đến.
Vào tháng 3/2020, chính phủ Campuchia đã dừng kế hoạch xây đập thủy điện ở sông Mêkông trong 10 năm. Quyết định này khiến việc xây dựng đập Sambor ngừng lại, nhưng chính phủ Campuchia không loại trừ khả năng xây dựng trên các nhánh sông.
Quyết định của Campuchia cũng biến nước láng giềng Lào, quốc gia đã xây hai đập thủy điện mới trên dòng chính của sông Mêkông vào năm 2019 trở thành quốc gia duy nhất trong lưu vực hạ lưu sông có kế hoạch xây dựng đập trên sông Mêkông.
Lào, một quốc gia không giáp biển, đã theo đuổi hai dự án thủy điện kể trên, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của địa phương cũng như xuất khẩu sản phẩm. Hợp tác với chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, chính phủ Lào âm thầm phê duyệt hơn 140 con đập dọc theo sông Mêkông và các nhánh của sông. Dưới sức ép của những khoản nợ Trung Quốc, Lào đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Trung Quốc kiểm soát và quản lý chặt chẽ dữ liệu các đập thủy điện của họ. Tuy nhiên, báo cáo của Eyes on Earth Inc đã nêu bật vấn đề Thượng nguồn Mêkông, cho thấy trong nửa năm 2019, Trung Quốc đã giữ lại lượng lớn nước sông nơi thượng nguồn. Điều này đã tác động đáng kể tới sinh kế của hàng triệu cư dân sống theo dòng Mêkông.
Khi tới thăm Thái Lan vào năm 2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ ra rằng, việc Trung Quốc hạn chế dòng chảy của nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn hán gây khô cạn cho khu vực.
Ông Alan Basit, chủ tịch của Eyes on Earth đã tăng sức nặng cho những nhận xét của ông Pompeo bằng cách tuyên bố “những dữ liệu đã không hỗ trợ” cho lý lẽ của Trung Quốc rằng, các con đập của họ không góp phần vào các tác động gây ra hạn hán.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34664-tq-dieu-khien-dong-chay-song-mekong.html

Trung Cộng ngừng mua thịt bò Úc để đáp trả

việc Canberra ủng hộ điều tra coronavirus

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Trong vài ngày qua, Trung Cộng đã liên tục thông báo ngừng nhập cảng thịt bò và lúa mạch từ Úc, dẫn đến nghi ngờ rằng Bắc Kinh đang dùng thương mại để trừng phạt việc Canberra ủng hộ điều tra nguồn gốc của dịch coronavirus. Ngoài ra, theo một số nhà phân tích, việc ngừng mua thịt bò và lúa mạch của Úc sẽ mở đường cho Trung Cộng tăng nhập cảng 2 sản phẩm này từ Hoa Kỳ, giúp Bắc Kinh thực hiện lời hứa trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Washington.
Vào thứ Ba, 12 tháng 5, Trung Cộng xác nhận nước này nhiều khả năng sẽ đánh thuế lên hơn 80% lúa mạch nhập cảng từ Úc, do nghi ngờ bán phá giá. Đồng thời, Trung Cộng cũng ngừng nhập cảng thịt bò từ 4 hãng chế biến thịt tại Queensland và New South Wales. Các quyết định này dẫn đến nghi ngờ rằng Trung Cộng đang dùng thương mại để trừng phạt Úc vì lập trường chính trị của nước này, do Bắc Kinh từng có hành động tương tự với quốc gia khác trước đây.
Vào cuối tháng trước, Úc đã ủng hộ lời kêu gọi quốc tế về việc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19. Trung Cộng cáo buộc lời kêu gọi điều tra là một ý đồ chính trị nhằm bôi nhọ nước này. Ngoài ra, Đại sứ Trung Cộng tại Úc Cheng Jingye cũng đe dọa rằng người dân Trung Cộng sẽ đáp trả bằng cách ngừng mua thịt bò và rượu nho của Úc. Tình huống tương tự từng xảy ra trước đây.
Vào tháng 3, 2019, Trung Cộng đã ngừng nhập cảng dầu cải từ Canada, với lý do phát hiện côn trùng có hại trong một chuyến hàng. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng lệnh cấm này là nhằm đáp trả việc Canada bắt giữ giám đốc Huawei Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu của Hoa Kỳ. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-ngung-mua-thit-bo-uc-de-dap-tra-viec-canberra-ung-ho-dieu-tra-coronavirus/

Thêm một thành phố ở tỉnh Cát Lâm

của Trung Quốc bị phong tỏa

Hải Lam
Thành phố Cát Lâm thuộc tỉnh Cát Lâm, phía Đông Bắc Trung Quốc, hôm 13/5 đã bị phong tỏa sau khi một cụm dịch Covid-19 mới xuất hiện trong tỉnh.
Theo chỉ thị từ giới chức thành phố Cát Lâm, các địa phương phải xác định tất cả mối liên hệ của các bệnh nhân được chẩn đoán, cũng như những người trở lại thành phố sau khi đi du lịch nước ngoài hoặc từng đến các khu vực có nguy cơ cao.
Ngoài ra, tất cả các làng và khu dân cư đều bị phong tỏa. Bất kỳ ai muốn ra vào nơi sinh sống phải đăng ký thông tin cá nhân, quét mã sức khỏe trên ứng dụng di động và đo thân nhiệt. Tại các khu vực khó phong tỏa toàn bộ hoặc gần đường cao tốc, các quan chức địa phương phải bố trí các đội tuần tra để kiểm tra người đi bộ.
Tất cả các phương tiện vận chuyển hành khách đường dài, như tàu hỏa và xe buýt liên tỉnh, đã bị đình chỉ. Bất cứ ai muốn rời khỏi thành phố phải có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong 48 giờ và hoàn tất giai đoạn “tự cách ly nghiêm ngặt”. Người dân phải tự thanh toán chi phí xét nghiệm.
Toàn bộ các hiệu thuốc và phòng khám trong thành phố không được phép bán thuốc hạ sốt, thuốc kháng virus và thuốc kháng sinh. Sốt là triệu chứng phổ biến của COVID-19. Bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ nhiễm nCov phải được chẩn đoán và điều trị tại 23 bệnh viện được chỉ định trong thành phố.
Tất cả các bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở giải trí, sân vận động, nhà tắm công cộng và các địa điểm công cộng khác đã bị đóng cửa.
Các nhà hàng vẫn được phép mở nhưng phải đảm bảo quy tắc giãn cách xã hội, trong khi các quán ăn tự phục vụ được hoạt động bình thường. Việc tập trung đông người cũng bị cấm và tất cả cư dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Cát Lâm là thành phố lớn thứ hai của tỉnh Cát Lâm với khoảng 4,5 triệu dân. Thành phố Thư Lan thuộc tỉnh Cát Lâm hôm 10/5 cũng bị phong tỏa sau khi phát hiện cụm dịch liên quan đến một nhân viên giặt là. Tỉnh Cát Lâm không chỉ giáp với Hắc Long Giang, Nội Mông Cổ, Liêu Ninh mà còn giáp với Triều Tiên và Nga.
Người dân tỉnh Cát Lâm tiết lộ tình hình dịch bệnh
Người dân thành phố Cát Lâm và Thư Lan nói với The Epoch Times rằng tình hình dịch bệnh ở khu vực nghiêm trọng hơn những gì chính phủ báo cáo.
“Người chồng của bệnh nhân đầu tiên làm việc tại phòng cảnh sát. Hiện tại, toàn bộ văn phòng cảnh sát đã đóng cửa. Tất cả các cảnh sát đều bị cách ly”, bà Dương, người điều hành một công ty chuyển phát nhanh gần văn phòng cảnh sát Thư Lan, cho biết.
Một phụ nữ khác, bà Lưu, người điều hành một nhà hàng ở Thư Lan, nói rằng phòng giáo dục địa phương, nơi quản lý các trường học trong thành phố, đã đóng cửa và tất cả nhân viên hiện đang bị cách ly.
“Một số giáo viên đã dương tính nhưng không biểu hiện triệu chứng”, một phụ nữ làm việc tại một siêu thị gần phòng giáo dục, cho biết. “Nhân viên tại phòng giáo dục là những người tiếp xúc gần với các giáo viên”.
Người phụ nữ này nói thêm rằng tất cả các trường học ở thành phố Thư Lan đã đóng cửa và học sinh hiện đang học trực tuyến.
Tốc độ lây lan nhanh chóng
Một cư dân của thành phố Cát Lâm nói với The Epoch Times rằng việc đi lại đã bị hạn chế nghiêm trọng.
“Chúng tôi chỉ có thể rời khỏi thành phố bằng cách lái xe. Cần phải điền vào các mẫu đơn và báo cáo kết quả xét nghiệm axit nucleic trước khi rời thành phố”.
Một phụ nữ điều hành một khách sạn ở quận Phong Mãn cho biết bất cứ ai có mối liên hệ với thành phố Thư Lan đều bị yêu cầu đưa đến trung tâm kiểm dịch để tự cách ly.
Dịch bệnh có thể đã lan rộng hơn nữa sau khi một nhiếp ảnh gia đám cưới ở Phong Mãn nhiễm Covid-19. Nhiếp ảnh gia này đã tới thị xã Giao Hà, thành phố Cát Lâm với hai người khác vào ngày 3/5, dùng bữa tại một nhà hàng địa phương và quay video trong đám cưới. Điều này có nghĩa là tất cả những người tham dự đám cưới có nguy cơ nhiễm Covid-19.
Vào ngày 12/5, các quan chức ở Giao Hà yêu cầu tất cả những người tham dự lễ cưới tại khách sạn Dardun hôm 3/5 phải cách ly trong 21 ngày.
Theo The Epoch Times
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/them-mot-thanh-pho-o-tinh-cat-lam-cua-trung-quoc-bi-phong-toa.html

Tên lửa Trung Quốc có thể đã rơi trúng New York

 nếu trở lại bầu khí quyển sớm hơn 15 phút

Bình luậnVăn Thiện
Tên lửa thất bại Trường Chinh 5B của Trung Quốc đã rơi xuống Trái đất hôm thứ Hai (11/5), nhưng các báo cáo nói rằng các mảnh vỡ sẽ rơi xuống thành phố New York nếu tên lửa trở lại bầu khí quyển sớm hơn thực tế 15 phút.
Hôm 5/5, Trung Quốc lần đầu phóng tên lửa hạng nặng Long March-5B (Trường Chinh 5B) mang theo phiên bản thử nghiệm của tàu vũ trụ có người lái thế hệ mới vào không gian.
Sau khi ở trên quỹ đạo khoảng 1 tuần, phần còn lại của tên lửa Trường Chinh 5B bắt đầu quay lại khí quyển của Trái Đất vào lúc 11h sáng ngày 11/5. Tốc độ di chuyển hàng ngàn km mỗi giờ, theo New York Post.
Các nhà thiên văn học cho biết mảnh vỡ rơi dài 28,3 m và nặng 20 tấn – khiến nó trở thành vật thể lớn nhất rơi trở lại từ không gian trong nhiều thập kỷ.
Theo Independent, mặc dù hầu hết các mảnh vỡ đã bị cháy trong quá trình rơi trở lại, một mảnh kích thước xe buýt đã văng xuống Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Tây Phi. Những mảnh nhỏ hơn rơi xuống ở Bờ Biển Ngà – không có thương tích nào được báo cáo.
Tại Bờ Biển Ngà, với các báo cáo về một vật thể dài 12 m rơi vào làng Mahounou – ngay bên dưới đường rơi của tên lửa, nhưng cách vị trí nó trở lại bầu khí quyển khoảng 2.100 km.
Do các mảnh vỡ của tên lửa đang di chuyển nhanh theo chiều ngang trong bầu khí quyển, các máy theo dõi không thể xác định chính xác mảnh vỡ sẽ rơi ở đâu. Nhiều suy đoán nó có thể rơi xuống đại dương hoặc đất liền ở Châu Phi, Mỹ hoặc Úc.
Ông Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học tại Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết, dự đoán của Không quân Hoa Kỳ về thời gian hạ cánh là cộng hoặc trừ nửa giờ. Với khoảng thời gian này, các mảnh vỡ có thể đã bay được 3/4 chặng đường vòng quanh Trái đất. Vì vậy, trước khi lõi tên lửa văng xuống vùng biển ngoài khơi bờ biển phía tây nước Mô-ri-ta-ni, nó đã bay qua Los Angeles và thành phố New York.
Ông McDowell nói: “Tôi chưa bao giờ thấy một vụ rơi trở lại nào đi qua trực tiếp quá nhiều khu đô thị lớn như vậy”, và rất may là các mảnh vỡ đã không rơi xuống bất kỳ vùng đất có người ở nào.
Các nhà thiên văn học cho biết khả năng các mảnh vỡ rơi xuống khu vực đông dân cư rất thấp nhưng nếu lõi tên lửa rơi xuống thì nó có thể phá hủy một tòa nhà.
Ông McDowell nói: “Một khi chúng đến bầu khí quyển thấp hơn, chúng sẽ bay tương đối chậm, vì vậy trường hợp xấu nhất là chúng có thể phá hủy một ngôi nhà”.
Ngoài ra, các mảnh vỡ bị cháy của tên lửa cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về sau.
Ông McDowell nói với tờ The Independent rằng: “Ngay cả khi mảnh vỡ cháy trong trong không gian thì cũng có một chút bụi khí còn sót lại. Do các vật thể trong quỹ đạo thấp di chuyển với tốc độ gần 29.000 km/h, nên ngay cả một chút bụi khí cũng tạo ra một cơn gió lớn. Điều này gây ra ‘sự phân rã quỹ đạo’ – quỹ đạo của vệ tinh ngày càng thấp dần theo thời gian”.
Trung Quốc mưu đồ thế chỗ Hoa Kỳ để thành cường quốc vũ trụ
Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong ngành vũ trụ khi họ đang tham vọng trở thành một cường quốc quân sự, không gian mạng và không gian.
Trong khi các chương trình không gian của Bắc Kinh, phần lớn do quân đội làm chủ, đã tích cực tìm kiếm sự hợp tác với các cơ quan vũ trụ ở châu Âu và các nơi khác, thì Hoa Kỳ đã cấm nhiều sự hợp tác không gian với chính quyền Trung Quốc do lo ngại về an ninh quốc gia.
Tháng 8/2019, chính quyền Trump đã cảnh báo rằng Bắc Kinh đã và đang mưu đồ thay thế Hoa Kỳ để trở thành cường quốc hàng đầu về vũ trụ.
Ngày 29/8/2019, để đáp trả việc những kẻ thù của Hoa Kỳ đang phát triển vũ khí chống vệ tinh tiên tiến hơn, Tổng thống Donald Trump đã tái thiết Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ thành Bộ Tư lệnh Chiến đấu Thống nhất số 11.
Ngày 29/8/2019 trong buổi lễ Vườn hồng, Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng: “Đối thủ của chúng ta đang vũ khí hóa quỹ đạo Trái đất với công nghệ mới nhắm vào các vệ tinh của Mỹ rất quan trọng đối với cả hoạt động chiến trường và cuộc sống tại nhà của người dân. Việc tự do hoạt động trong không gian cũng rất cần thiết để phát hiện và tiêu diệt bất kỳ tên lửa nào được phóng lên chống lại Hoa Kỳ”.
Theo đánh giá về mối đe dọa không gian năm 2019 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ, các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc đã thực hiện một số thử nghiệm vật lý động học, bao gồm cả tên lửa DN-3 ASAT (vũ khí chống vệ tinh) có khả năng đạt quỹ đạo cao hơn vào tháng 10/2015, tháng 12/2016, tháng 8/2017 và tháng 2/2018.
Bắc Kinh tiếp tục đầu tư mạnh vào các chương trình không gian do nhà nước quản lý và cũng đang trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào các công ty tư nhân. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng “nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới khoa học và công nghệ, để trẻ hóa Trung Quốc và hiện đại hóa Quân đội của nước này”.
Trong 2 năm tới, Trung Quốc có kế hoạch gửi 4 sứ mệnh không gian mang phi hành đoàn và cùng với tàu chở hàng để hoàn thành công việc trên một trạm không gian cố định. Những lần phóng tiếp theo của tên lửa Trường Chinh 5B dự kiến sẽ lại gây ra các vụ tên lửa mất kiểm soát và rơi trở lại Trái đất khi Trung Quốc có kế hoạch đưa các mô-đun của trạm vũ trụ trong tương lai lên quỹ đạo. Trung Quốc, cùng với Hoa Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cũng cho biết họ đang lên kế hoạch cho các nhiệm vụ Sao Hỏa vào mùa hè này.
Nhưng theo Richard Fisher, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế, có trụ sở tại Washington và chuyên nghiên cứu về an ninh cho chính phủ Mỹ, động lực của Bắc Kinh đằng sau chương trình không gian luôn luôn là để duy trì chế độ và “cuối cùng thay thế Hoa Kỳ tại vị trí lãnh đạo toàn cầu”.
Văn Thiện
Theo Dailymail, The Epoch Times, Independent
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/manh-vo-ten-lua-truong-chinh-5b-trung-quoc-new-york-37558.html

Covid-19 :

Trung Quốc xét nghiệm 11 triệu dân Vũ Hán

Anh Vũ
Khi phát hiện 1 ca nhiễm Covid-19 bất thường trong cộng đồng sau hơn một tháng tại Vũ Hán, Trung Quốc lo sợ dịch quay trở lại, nên đã quyết định xét nghiệm toàn bộ dân cư thành phố 11 triệu dân trong những ngày tới. Chiến dịch trên quy mô lớn này, huy động từ các khu dân cư cho đến hệ thống y tế trong cả nước, sẽ kéo dài cả chục ngày.
Thông tín viên Liu Zhifan tại Bắc Kinh tường trình :
Xét nghiệm trên quy mô toàn thành phố từng là cái nôi của đại dịch đã được phát động. Trước nhiệm vụ lớn như vậy, các tổ dân phố lên tuyến đầu để giúp các cơ quan y tế.
Biện pháp đã được quyết định khi thành phố này phát hiện ca nhiễm đầu tiên kể từ hơn một tháng qua. Đó là một cụ ông 89 tuổi, được xác định không hề ra khỏi nhà từ khi dịch bùng phát. Bệnh nhân cũng không có biểu hiện nhiễm virus trước khi được xét nghiệm dương tính.
Để có thể phát hiện các ca nhiễm mà không có triệu chứng, Trung Quốc đã nâng khả năng sản xuất các bộ dụng cụ xét nghiệm. Tháng trước, chính quyền cho biết có thể sản xuất mỗi ngày 5 triệu bộ xét nghiệm.
Dù cả nước mới vừa trở lại hoạt động bình thường, nhưng tất các tỉnh đều được huy động cho đợt xét nghiệm này, đầu tiên là Bắc Kinh. Tại thủ đô, 67 phòng thí nghiệm có thể xử lý kết quả cho 48 nghìn xét nghiệm mỗi ngày.
Chính quyền trung ương lo sơ dịch quay lại, nhất là khi sắp đến ngày 22/05, ngày khai mạc kỳ họp Quốc Hội hàng năm. Hoạt động chính trị quan trọng trong năm này của chế độ Cộng Sản quy tụ hơn 3000 đại biểu từ khắp cả nước. Một ổ lây nhiễm mới sẽ làm đảo lộn sự kiện vốn đã bị dời lại hồi tháng 3, cao điểm của dịch. 
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200514-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-11-tri%E1%BB%87u-d%C3%A2n-v%C5%A9-h%C3%A1n

Báo mạng Trung Quốc

đòi cả chủ quyền Kyrgyzstan và Kazakhstan

Thụy My
Trang web của đài WION (Ấn Độ) cho biết, sau khi yêu sách chủ quyền phần lớn Biển Đông và đỉnh núi cao nhất thế giới Everest, nay hai tờ báo mạng Trung Quốc còn cho rằng các quốc gia Trung Á như Kyrgyzstan và Kazakhstan từng thuộc về Trung Quốc, và Kazakhstan « mong muốn » quay về với đất mẹ Trung Hoa.
Trang tuotiao.com có trụ sở tại Bắc Kinh gần đây đăng bài « Tại sao Kyrgyzstan không quay về với Trung Quốc sau khi giành được độc lập ? ». Tờ báo nói rằng dưới thời Thành Cát Tư Hãn, Kyrgyzstan với diện tích 510.000 kilomet vuông hoàn toàn thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nhưng sau đó lại lọt vào tay đế quốc Nga.
Trang web này có 750 triệu độc giả, và là nền tảng di động phổ biến nhất Trung Quốc.
Trong khi đó trang sohu.com, thuộc một công ty internet có trụ sở tại Bắc Kinh cũng đăng một bài báo mang tựa đề « Kazakhstan nằm trên một vùng đất thuộc về Trung Quốc về mặt lịch sử ». Bài này đã làm đại sứ Trung Quốc tại Kazakhstan là Trương Tiêu (Zhang Xiao) lập tức bị triệu tập ngày 14/04/2020.
Các quốc gia Trung Á nhận được rất nhiều đầu tư từ Trung Quốc, nhưng điều này cũng làm các nước này « dễ tổn thương về tài chính » trước Bắc Kinh. Kyrgyzstan đã vay 1,7 tỉ đô la từ ngân hàng Eximbank của Trung Quốc, được cho là chiếm 43% tổng nợ công quốc gia. Còn đối với Kazakhstan, Trung Quốc đóng một vai trò quá lớn trong lãnh vực năng lượng.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh vào cuối tuần trước, đài truyền hình Trung Quốc CGTN đăng trên Twitter một tấm ảnh núi Everest, viết rằng « đỉnh núi cao nhất thế giới nằm tại khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc ». Bị dư luận Nepal phản đối, tweet này sau đó bị xóa, viết lại rằng « đỉnh núi cao nhất thế giới nằm tại biên giới Trung Quốc-Nepal ».
« Quyền lịch sử » từng được Bắc Kinh nhấn mạnh nhằm chiếm hữu Biển Đông, nhưng đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 cho là « vô căn cứ ».
Đọc thêm: Biển Đông: Trung Quốc toan tính gì khi lập 2 ‘quận’ mới cho ‘Tam Sa’ ?
Trang WION nhắc lại, tháng trước, Trung Quốc loan báo thành lập hai « quận » mới là « Tây Sa » đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa – cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974 ; và « Nam Sa » tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa – nơi Bắc Kinh ra sức bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trong thời gian gần đây. Cả hai trực thuộc cái gọi là « thành phố Tam Sa », để « quản lý » các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Hành động này không chỉ gây phẫn nộ cho các nước láng giềng, mà còn khiến Hoa Kỳ và Úc phản ứng mạnh mẽ.
Trước đó, Bắc Kinh còn tự ý đặt tên cho 25 đảo, rạn san hô và 55 thực thể địa lý dưới nước tại Biển Đông, nhằm « tái khẳng định » chủ quyền. khiến các nước láng giềng tức giận. Đặc biệt Việt Nam cực lực phản đối vì trong số đó có những đảo, thực thể nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hà Nội tuyên bố hành vi này vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị, Philippines trao kháng thư cho đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, còn ngoại trưởng Úc Marise Payne lên án hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200514-b%C3%A1o-m%E1%BA%A1ng-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C3%B2i-c%E1%BA%A3-ch%E1%BB%A7-quy%E1%BB%81n-kyrgyzstan-v%C3%A0-kazakhstan

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.