Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 27/04/2020

Monday, April 27, 2020 4:45:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 27/04/2020

Cố vấn của Trump: Kinh tế Mỹ đối mặt ‘cú sốc’ lịch sử

Việc đóng cửa kinh tế Mỹ vì đại dịch Corona là một cú sốc mang tính lịch sử, nhiều khả năng sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp quốc gia lên mức 16% hoặc cao hơn trong tháng này và vì thế cần thêm các biện pháp kích thích kinh tế nhằm bảo đảm nền kinh tế vực dậy mạnh mẽ, một cố vấn kinh tế của Nhà Trắng nói hôm 26/4.
“Tình hình thực sự nghiêm trọng”, ông Kevin Hassett, cố vấn của Tổng thống Donald Trump, nói với chương trình “This Week” của kênh ABC.
“Đây là cú sốc tiêu cực nhất mà nền kinh tế của chúng ta từng đối mặt. Chúng ta sẽ chứng kiến một tỷ lệ thất nghiệp tiệm cận ở mức mà chúng ta từng thấy trong thời kỳ Đại Suy thoái” những năm 1930, ông Hassett nói thêm.
XEM THÊM:
Thỉnh nguyện thư kêu gọi lãnh đạo WHO từ chức đạt mốc một triệu chữ ký
Lệnh yêu cầu ở nhà khắp nước Mỹ để ngăn virus Corona lây lan đã gây tác động mạnh lên nền kinh tế, khiến các cơ sở kinh doanh đóng cửa và nâng tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao kỷ lục.
Khoảng 26,5 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp kể từ giữa tháng Ba, trong khi ngành bán lẻ, xây nhà và lòng tin của người tiêu dùng thì suy giảm.
Văn phòng Ngân quỹ Quốc hội, vốn phi đảng phái, dự đoán GDP của Mỹ sẽ suy giảm gần 40% trong quý hai và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 16% trong quý ba.
Văn phòng này dự báo rằng kể cả trong năm tới, tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức trung bình trên 10%.
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-c%E1%BB%A7a-trump-kinh-t%E1%BA%BF-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-c%C3%BA-s%E1%BB%91c-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD/5392834.html

Trump bác tin sắp sa thải quan chức y tế

Tổng thống Trump hôm 26/4 bác bỏ các tin tức nói rằng ông tính sa thải Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Alex Azar, nói rằng quan chức này thực hiện “xuất sắc công việc”.
Hôm 25/4, tờ Wall Street Journal và Politico đưa tin rằng chính quyền Trump đang cân nhắc thay thế ông Azar vì những sai lầm ban đầu khi xử lý đại dịch COVID-19.
“Tin tức nói rằng Bộ trưởng HHS Alex Azar sẽ bị tôi ‘sa thải’ là tin giả”, ông Trump viết trên Twitter. “Alex đang làm xuất sắc công việc”.
XEM THÊM:
Nhà Trắng ‘cân nhắc’ thay thế quan chức y tế
Tờ Wall Street Journal dẫn lời sáu người nắm thông tin về các cuộc thảo luận nói rằng sự thất vọng đối với ông Azar đang gia tăng, nhưng chính quyền lưỡng lự không muốn thực hiện một sự thay đổi lớn trong khi đất nước đang tìm cách ngăn chặn virus đã làm hơn 53 nghìn người chết và gây nhiễm gần một triệu người ở Mỹ.
Một phát ngôn viên Nhà Trắng, Judd Deere, hôm 25/4 đã bác bỏ thông tin này và nói rằng HHS dưới sự quản lý của ông Azar tiếp tục đi đầu về một số ưu tiên của Tổng thống Trump.
Reuters tuần trước đưa tin rằng ông Azar, luật sư và cựu giám đốc điều hành của ngành dược, đã chỉ định một trợ lý với ít kinh nghiệm về y tế cộng đồng lãnh đạo công tác đối phó với COVID-19 của HHS.
Tờ Politico nói rằng danh sách rút gọn các ứng viên có thể được cân nhắc thay thế ông Azar gồm cả bà Deborah Birx, điều phối viên về virus Corona của Nhà Trắng.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-tin-sa-th%E1%BA%A3i-quan-ch%E1%BB%A9c-y-t%E1%BA%BF/5393587.html

Virus corona:

Nhiều tiểu bang Mỹ bắt đầu dỡ lệnh phong tỏa

Nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ bắt đầu dỡ bỏ các lệnh phong tỏa dù giới chức nước này nhấn mạnh rằng các quy tắc về giãn cách xã hội vẫn cần thiết duy trì suốt mùa hè.
Nhưng các thống đốc cảnh báo rằng sẽ mất thêm thời gian để trở lại cuộc sống bình thường, và những hạn chế vẫn phải được thực hiện ở một vài nơi để ngăn chặn sự bùng phát trở lại của virus.
Hôm thứ Sáu, Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng đột biến số ca nhiễm cao nhất trong một ngày.
Nhưng tỷ lệ lây nhiễm đã giảm đáng kể ở một số ổ dịch, bao gồm New York, tâm dịch tại Hoa Kỳ.
Tính đến Chủ nhật, Hoa Kỳ có hơn 940.000 ca nhiễm virus corona được ghi nhận và hơn 54.000 ca tử vong, theo Đại học Johns Hopkins.
Virus corona: Số người chết ở Mỹ vượt 50.000
Trump nói virus corona đã ‘vượt đỉnh điểm’ ở Mỹ
Các chuyên gia y tế công cộng cảnh báo rằng việc dỡ bỏ các hạn chế quá sớm có thể gây ra làn sóng lây nhiễm virus thứ hai. Quyết định chấm dứt các lệnh hạn chế được đưa ra khi có hơn 26 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp đã lên đến khoảng 16% dân số.
Trong khi các thống đốc bang cho phép chấm dứt các chỉ thị hạn chế, một số thị trưởng thành phố đã ban hành các kế hoạch riêng để ngừng các quy định phong tỏa ở địa phương.
Các tiểu bang mở cửa trở lại như thế nào?
Tại thời điểm có hơn 90% dân số Hoa Kỳ đang chịu lệnh phong tỏa bắt buộc, một số tiểu bang bắt đầu dỡ bỏ các lệnh này vào cuối tuần rồi, và cho phép một số người dân Mỹ quay trở lại tiệm làm tóc và tiệm xăm.
Georgia, Oklahoma, Alaska và Nam Carolina đã cho phép một số doanh nghiệp mở cửa lại. Các tiểu bang này và những tiểu bang khác đã lên kế hoạch kêu gọi nới lỏng thêm các quy định vào tuần tới.
Thống đốc Colorado Jared Polis, một người thuộc đảng Dân chủ, nói rằng xe bán lẻ lề đường có thể bắt đầu hoạt động lại vào thứ Hai, các tiệm làm tóc, tiệm hớt tóc và tiệm xăm được phép mở lại vào thứ Sáu.
Tennessee sẽ cho phép các nhà hàng mở cửa lại vào thứ Hai, cùng ngày lệnh phong tỏa bắt buộc ở Mississippi hết hạn.
Thống đốc Montana đã cho phép nhà thờ mở cửa trở lại vào Chủ nhật nhưng vẫn yêu cầu thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Nhà hàng và trường học sẽ được phép mở cửa trở lại vào ngày 7/5.
Tám tiểu bang do các thống đốc thuộc đảng Cộng hòa lãnh đạo gồm Arkansas, Iowa, Nebraska, Bắc Dakota, Oklahoma, Nam Dakota, Utah và Wyoming chưa bao giờ ban hành lệnh bắt buộc người dân ở nhà.
Giới chức nói gì?
Vào Chủ nhật, Điều phối viên Ban đặc nhiệm chống dịch Covid-19 của Nhà Trắng, bác sĩ Deborah Birx, nói rằng sẽ duy trì giãn cách xã hội “suốt mùa hè để đảm bảo chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của mọi người trong thời gian vượt qua các đợt dịch.”
Phát biểu của bà được đưa ra sau khi Phó Tổng thống Mike Pence nói rằng “chúng ta có thể cắt đuôi” virus corona vào dịp lễ Tưởng niệm 25/5, vốn được coi là điểm mốc không chính thức bắt đầu mùa hè tại Mỹ.
Bác sĩ Birx trong tuần qua đã nói với Fox News rằng số ca nhiễm và tử vong mới “sẽ giảm đáng kể vào thời điểm cuối tháng Năm.”
Virus corona: Trump tiết lộ kế hoạch ba giai đoạn mở cửa trở lại nước Mỹ
Virus corona: Trump khẳng định có ‘toàn quyền’ dỡ bỏ lệnh phong tỏa
Hôm Chủ nhật, Thống đốc Andrew Cuomo của tiểu bang New York nói rằng việc buộc người dân ở nhà suốt mùa hè mà không được làm gì cả là không khả thi.
“Có một vấn đề ở đây”, ông nói, ý đề cập tới các báo cáo về tình trạng gia tăng bạo lực gia đình, lạm dụng ma túy và chất cồn cũng như các vấn đề sức khỏe tinh thần.
Tỉ lệ chết tại New York đã giảm, với 367 người chết vào hôm thứ Bảy so với 437 vào hôm thứ Sáu. Đây là con số thấp nhất kể từ ngày 30/3.
Thống đốc Cuomo nói rằng tỉ lệ lây nhiễm, cũng như số người chết, có thể gợi ý cho việc tiểu bang sẽ mở cửa lại vào lúc nào và như thế nào.
Ông cũng cho biết thêm có thể xem xét cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại sau khi lệnh hạn chế hết hạn vào ngày 15/5 – nhưng với điều kiện là các ca nhiễm mới phải giảm hai tuần liên tiếp theo chỉ dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52436999

Chính quyền Quận Cam dự đoán

khả năng bắt đầu nới lỏng

các hạn chế COVID-19 trong tháng 05/2020

Chính quyền quận Cam đang lạc quan về khả năng bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến dịch coronavirus trong tháng 05/2020, song vẫn tỏ ra thận trọng.
Cơ quan y tế công cộng quận Cam tiếp tục báo cáo tin tốt về số ca nhiễm COVID-19 ổn định, trong khi tập trung đáp ứng lộ trình  sáu điểm của thống đốc Gavin Newsom, gồm các thông số và công cụ cần thiết trước khi California có thể thực hiện các thay đổi lệnh buộc ở nhà của tiểu bang và các can thiệp khác cho COVID-19.
Mặc dù chính quyền dự kiến sẽ bắt đầu nới lỏng các hạn chế vào tháng sau, một hạn chế khác bắt đầu có hiệu lực vào nửa đêm thứ Sáu (24 tháng 04), yêu cầu bất kỳ nhân viên ngành thiết yếu nào trong quận phải che mặt khi làm việc nếu có tiếp xúc với công cộng. Quy định này không áp dụng cho khách hàng, mặc dù nhân viên y tế quận khuyến khích mọi người đều thực hiện biện pháp này khi rời khỏi nhà.
Trong khi đó, các bãi biển, công viên và đường mòn ở quận Cam vẫn mở, tuy bãi đậu xe vẫn đóng cửa. Một ủy ban phục hồi kinh tế đã được thành lập để thảo luận về cách giúp cho các doanh nghiệp mở cửa trở lại và nhân viên trở lại làm việc, một khi tiểu bang cho phép. Các viên chức cho hay họ sẽ dựa trên cơ sở khoa học và dữ kiện để ra quyết định. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-quan-cam-du-doan-kha-nang-bat-dau-noi-long-cac-han-che-covid-19-trong-thang-05-2020/

Người dân California kéo đến bãi biển

để tránh khí hậu oi bức bất chấp lệnh cách ly xã hội

Thời tiết nóng bức vào thứ bảy (ngày 25 tháng 4) trên khắp tiểu bang California đã khiến người dân kéo đến những bãi biển bất chấp lệnh cách ly để kìm hãm sự lây lan của coronavirus.
Tại miền Nam California, nơi nhiệt độ đạt mức từ 80 đến 90 độ F, nhiều người đã tập trung ở các bãi biển mở cửa để tắm nắng và bơi lội. Nhiều quận đã nới lỏng lệnh cách ly xã hội và mở cửa các bãi biển cũng như một số doanh nghiệp, nhưng các viên chức vẫn khuyến cáo người dân nên giữ khoảng cách an toàn với nhau nơi công cộng.
Theo Hãng Thông Tấn AP, trước đó vào thứ sáu (ngày 24 tháng 4), có đến 40,000 người đã tập trung tại Newport Beach, đại diện cho nhóm cấp cứu ở Newport Beach Brian O’Rourke cho biết “người dân tuân thủ quy định và đứng cách xa nhau.” Tuy nhiên, tại Huntington Beach gần đó, hàng trăm người đã chen chúc trên bãi cát. Một số có mang khẩu trang, nhưng hầu hết đều không giữ khoảng cách an toàn.
Trong khi đó tại Quận Los Angeles, các bãi biển vẫn tiếp tục đóng cửa. Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti kêu gọi cư dân ở nhà bất chấp đợt sóng nhiệt đang làm nhiệt độ ở một số khu vực lên tới gần 100 độ vào giữa tuần qua. Giám đốc Sở Cảnh sát Los Angeles Michel Moore đã cảm ơn người dân trên Twitter vì đã tuân theo chỉ thị của quận và không tụ tập tại các bãi biển.
Theo NBC News, California có hơn 42,000 ca nhiễm coronavirus và hơn 1,600 trường hợp tử vong. Trước tình hình số ca nhiễm trong tiểu bang vẫn tiếp tục gia tăng Thống Đốc Gavin Newsom đã gia hạn lệnh cách ly xã hội trong khi nhiều thống đốc tiểu bang khác đã nới lỏng lệnh này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-california-keo-den-bai-bien-de-tranh-khi-hau-oi-buc-bat-chap-lenh-cach-ly-xa-hoi/

Covid-19 : Mỹ có gần 1 triệu ca nhiễm bệnh,

New York sẽ giảm phong tỏa từ 15/05

Trọng Nghĩa
Vào lúc toàn thế giới chuẩn bị vượt mốc 3 triệu ca nhiễm virus corona chủng mới vào hôm nay, 27/04/2020, Hoa Kỳ tiếp tục nắm giữ kỷ lục đáng buồn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, xét về cả số ca nhiễm và tử vong. Mỹ chuẩn bị vượt ngưỡng 1 triệu người bị lây nhiễm.
Theo thống kê của Đại học Mỹ Johns Hopkins công bố tối hôm qua 26/04, nước Mỹ đã ghi nhận thêm 1.330 trường hợp tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ, nâng số người chết lên thành tổng cộng 54.841 người. Số ca nhiễm được xác nhận cũng tăng hơn 27.000, lên thành tổng cộng 964.937 ca, không xa ngưỡng 1 triệu người.
New York giảm phong tỏa từ 15/05
Tại Mỹ, bang New York tiếp tục là tâm dịch chủ yếu, với số tử vong đã lên đến 17.280 ca vào hôm qua, cho dù số người chết hàng ngày đã giảm xuống dưới mức 400 ca. Trong bối cảnh đó, thống đốc bang New York, Andrew Cuomo, hôm qua cho biết là một số hoạt động sản xuất và xây dựng có thể được khởi động trở lại trong bang sau ngày 15 tháng 5.
Ngày 15 tháng 5 chính là thời hạn kéo dài lệnh phong tỏa mà thống đốc New York từng quy định. Thế nhưng, ông Cuomo nói rõ rằng các biện pháp giảm nhẹ phong tỏa sẽ khởi sự ở miền bắc của tiểu bang, chứ chưa phải ở ngay khu vực thành phố New York, vốn nằm ở phia nam.
Donald Trump hủy bỏ họp báo hàng ngày
Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, chính trường Mỹ phải chăng sắp có một “điểm mới”: tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không họp báo hàng ngày về đại dịch nữa ? Trong một tin nhắn Twitter gởi đi hôm 26/04/2020, tổng thống Mỹ cho rằng các buổi họp báo Nhà Trắng là “vô ích” trong bối cảnh giới truyền thông không hỏi gì khác ngoài các câu hỏi “đầy ác ý” và từ chối chấp nhận sự thật cũng như số liệu thực tế.
Tổng thống Mỹ đưa ra phản ứng trên sau cuộc họp báo ngày 23/04 trong đó ông đã khiến mọi người sững sờ khi nói rằng các bác sĩ có thể chữa trị bệnh nhân nhiễm virus corona bằng cách chiếu tia cực tím hoặc tiêm “thuốc khử trùng” vào người họ. Phát biểu của ông Trump đã khiến mọi giới – kể cả giới sản xuất thuốc sát trùng – phải đồng loạt lên tiếng cảnh báo người dân là không nên nghe theo ông. Bản thân tổng thống Trump sau đó đã cải chính rằng ông chỉ muốn tỏ ý châm biếm mà thôi.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200427-covid-19-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-g%E1%BA%A7n-1-tri%C3%AA%CC%A3u-ca-nhi%E1%BB%85m-b%E1%BB%87nh-new-york-se%CC%83-gia%CC%89m-phong-to%CC%89a-t%C6%B0%CC%80-15-05

TT Trump gặp đại diện ngành dệt may

giữa lúc họ chuyển sang làm khẩu trang

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp mặt các đại diện của ngành dệt may Mỹ hôm 27/4 trong bối cảnh các nhà máy tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất của họ sang làm khẩu trang và các mặt hàng quan trọng khác giữa đại dịch virus corona, theo thông tin từ Nhà Trắng.
Cố vấn thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro, trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình Fox News, cho biết vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa sẽ gặp Hội đồng các Tổ chức Dệt may Quốc gia, với các thành viên bao gồm các công ty như HanesBrands Inc, Under Armor Inc và Fruit of the Loom của Bershire Hathaway Co.
DuPont Protection Technologies, Cargill Cotton và các công ty tư nhân như Jockey International Inc và Lycra Co cũng là thành viên của hội đồng này.
Các công ty này đang nhắm mục tiêu “chuyển đổi mục đích sử dụng các nhà máy của họ từ việc may áo phông sang may các loại áo bảo hộ (y tế) và khẩu trang cũng như tăm bông” dùng để xét nghiệm virus corona, giống như việc General Motors dùng nhà máy sản xuất ô tô của họ để sản xuất máy trợ thở cho bệnh nhân, theo ông Navarro cho biết.
Ông Trump dự kiến sẽ gặp các “đại diện của ngành công nghiệp” trên vào lúc 2 giờ chiều (1800 GMT), theo lịch trình được Nhà Trắng công bố.
Việc thiếu nghiêm trọng nguồn cung cấp y tế của Mỹ đã cản trở các nhân viên y tế trên tuyến đầu điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona, khiến các bệnh viện và các tiểu bang phải tranh giành các thiết bị bảo hộ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cũng kêu gọi người Mỹ đeo khẩu trang để giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus, nhưng cũng khuyến khích sử dụng các khẩu trang tự chế và các loại thay thế khác để không ảnh hưởng đến nguồn cung khẩu trang y tế cho những nhân viên chăm sóc sức khoẻ.
Ông Navarro cũng cho biết chính quyền đang tập trung vào các quy định để giữ cho các nhà máy của Mỹ nhìn chung được tiếp tục hoạt động trong thời gian đại dịch, bao gồm việc kiểm tra các công nhân để phát hiện các ca nhiễm tiềm năng.
“Chúng tôi đang cố gắng tìm ra các quy định tốt nhất để duy trì hoạt động của các nhà máy của chúng ta,” ông Navarro nói. “Họ sẽ phải áp dụng các quy định phù hợp, việc giãn cách xã hội khác nhau. Họ sẽ phải định hình lại các nhà máy. Họ sẽ phải sử dụng những thứ như máy đo thân nhiệt để kiểm tra nếu công nhân có sốt hay không khi đến làm.”
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-se-gap-dai-dien-nganh-det-may-trong-luc-ho-chuyen-sang-lam-khau-trang/5394044.html

Cuộc chiến về dự luật virus corona

mới bắt đầu ‘nóng’ ở Quốc hội Mỹ

Sau khi thông qua gói cứu trợ virus corona trị giá 3 nghìn tỷ USD trong một sự thống nhất lưỡng đảng hiếm hoi, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đã sẵn sàng cho một trận chiến mới về gói hỗ trợ của liên bang cho các tiểu bang và chính quyền địa phương đang vật lộn với sự bùng phát dịch làm nhiều người chết.
Với sự hối thúc từ các thống đốc bang và các giới chức địa phương, đảng Dân chủ đã nói rằng họ muốn cung cấp một gói cứu trợ khá lớn như là một phần của một dự luật lớn hơn – một khoản có thể trị giá ít nhất 2 nghìn tỷ USD trong vài tuần tới.
Một số thành viên đảng Cộng hòa đã mạnh mẽ chống lại ý tưởng này khi cho là tốn kém một cách vô lý và không có cơ sở.
Chủ tịch Hạ viện, Nancy Pelosi, đã cảnh báo hôm 24/4 rằng “sẽ không có dự luật nào nếu trong đó không có hỗ trợ dành cho tiểu bang và địa phương.”
Bà Pelosi, thành viên hàng đầu của Đảng Dân chủ Mỹ, nói thêm tại một cuộc họp báo rằng dự luật mà bà đang chuẩn bị sẽ sớm sẵn sàng và nó sẽ “tốn kém.”
Cho đến nay, khoản cứu trợ khoảng 730 tỷ USD đã được cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ, bao gồm khoảng 380 tỷ USD trong gói cứu trợ lớn hơn giúp vượt qua khủng hoảng do virus corona gây ra mà Tổng thống Donald Trump đã ký thành luật trước đó vào ngày 24/4.
Các nhà lãnh đạo của Hiệp hội Thống đốc Quốc gia hồi đầu tháng này đã yêu cầu Quốc hội chi 500 tỷ USD trong một khoản viện trợ mới cho các tiểu bang và vùng lãnh thổ Hoa Kỳ. Bà Pelosi cho biết bà đang kiểm tra xem yêu cầu đó đã thay đổi hay chưa.
Chương trình nghị sự của đảng Dân chủ làm một số thành viên đảng Cộng hòa tức giận, trong đó có Lãnh đạo khối Đa số của Thượng viện Mitch McConnell, người nói với một người dẫn chương trình
phát thanh có thiên hướng bảo thủ hôm 22/4 rằng ông “chắc chắn sẽ ủng hộ” việc để cho các tiểu bang phá sản thay vì cung cấp tiền cho họ.
Tổng thống Trump, một thành viên đảng Cộng hòa đang trong chiến dịch tái tranh cử vào tháng 11, đưa ra một lưu ý tại cuộc họp báo thường ngày của ông nhằm cập nhật về tình hình virus corona hôm 23/4 rằng: “Điều thú vị là các tiểu bang đang gặp rắc rối … lại tình cờ thuộc đảng Dân chủ.”
Nhưng không phải tất cả những thành viên nổi tiếng của đảng Cộng hòa đều ủng hộ tuyên bố về phá sản của ông McConnell.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Bill Cassidy đại diện tiểu bang Louisiana muốn Washington mở một quỹ bình ổn trị giá 500 tỷ USD cho các tiểu bang và địa phương. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rob Portman cũng đã kêu gọi viện trợ mạnh mẽ cho các tiểu bang và chính quyền địa phương.
Với con số các ca nhiễm virus corona ở Mỹ đạt gần 900.000 và số lượng tử vong vượt mốc 50.000, một số thống đốc cho rằng việc cho phép các tiểu bang như Michigan và Illinois tuyên bố phá sản sẽ là một công thức để làm sụp đổ nền kinh tế Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-chien-ve-du-luat-virus-corona-moi-bat-dau-nong-o-quoc-hoi-my/5393816.html

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi

ủng hộ ông Joe Biden làm tổng thống Mỹ

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi, đã tuyên bố tán thành ông Joe Biden cho chức vị tổng thống, khi thêm tên mình vào danh sách các thành viên hàng đầu của đảng Dân chủ đang ủng hộ vị cựu phó tổng thống ra tranh cử.
Bà Pelosi đưa ra sự ủng hộ của mình đối với ông Biden để làm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ theo sau Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren và Bernie Sanders, cựu tổng thống Barack Obama và cựu phó tổng thống Al Gore, những người đã tuyên bố ủng hộ ông Biden hồi đầu tháng này.
Trong một tuyên bố bằng video được đưa ra hôm 27/4, bà Pelosi nói về kinh nghiệm của ông Biden trong (việc điều hành) chính phủ, bao gồm cả vai trò của ông trong việc thông qua Đạo luật Chăm sóc Sức khoẻ Hợp túi tiền, như một bằng chứng về phẩm chất lãnh đạo của ông. Bà nói rằng ông Biden ở vị trí tốt để lãnh đạo đất nước trong bối cảnh bùng phát dịch virus corona đang tiếp diễn.
“Khi chúng ta đối mặt với virus corona, ông Joe đã lên tiếng về lý trí và sự kiên cường, với một con đường rõ ràng để đưa chúng ta ra khỏi cuộc khủng hoảng này,” bà Pelosi nói trong trong video ủng hộ ông Biden.
Sự ủng hộ của bà Pelosi được đưa ra vào thời điểm thích hợp cho ông Biden, người đã phải vật lộn để duy trì tầm cỡ của mình trong đại dịch COVID-19 cũng như động lực mà ông đã xây dựng trong cuộc chạy đua nhanh chóng của mình để trở thành ứng cử viên (tổng thống) của đảng Dân chủ.
Bên cạnh các nhà lãnh đạo Dân chủ hiện tại và trong quá khứ, ông Biden cũng đã giành được sự ủng hộ từ một số nhân vật quan trọng khác như Thống đốc tiểu bang Washington Jay Inslee, một nhà vận động nổi tiếng về chống biến đổi khí hậu, và Liên minh Công nhân United Auto với 400.000 thành viên.
Những sự ủng hộ này đã giúp tên ông Biden xuất hiện trên truyền thông tại thời điểm chiến dịch tranh cử của ông bị đình trệ một cách nặng nề do sự bùng phát của đại dịch virus corona – trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hút sự chú ý của truyền thông bằng các cuộc họp báo thường nhật tại Nhà Trắng.
Đảng Dân chủ đang nóng lòng tạo ra sự đoàn kết tiến vào cuộc đua tranh chức tổng thống chống lại ông Trump trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/11. Trong những tuần gần đây, ông Biden, thuộc trường phái ôn hòa hơn, đã nỗ lực để giành được sự ủng hộ của những người theo trường phái tự do từng ủng hộ hai ứng viên trước đây, ông Sanders và bà Warren.
https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-ha-vien-nancy-pelosi-ung-ho-joe-biden-lam-tong-thong-my/5393928.html

Virus corona:

Các thuyết âm mưu ‘chọi nhau’ từ Mỹ và TQ

Shayan Sardarizadeh và Olga RobinsonBBC Monitoring
Từ giai đoạn đầu khi virus corona bắt đầu bùng phát, các thuyết âm mưu về nguồn gốc và quy mô của bệnh đã được lan truyền trên các nền tảng trực tuyến.
Trong số này có tuyên bố sai lầm rằng virus là một phần của “chương trình vũ khí sinh học bí mật” của Trung Quốc, và một tuyên bố vô căn cứ rằng một nhóm gián điệp Canada-Trung Quốc đã gửi virus corona cho Vũ Hán.
Virus corona: Tử vong toàn thế giới vượt quá 200.000
WHO: Đã âm tính với Covid-19, vẫn có thể bị lần nữa
Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19
Tuyên bố rằng virus này do con người tạo ra đã bị nhiều nhóm thuyết âm mưu đẩy lên Facebook, bao trùm các tài khoản Twitter và thậm chí còn chen được vào chương trình truyền hình nhà nước Nga trong giờ cao điểm.
Và nhiều tháng sau khi bùng phát, những thuyết này không những không phai mờ, mà còn có thêm những tuyên bố mới, chưa được xác minh, được các quan chức chính phủ, chính trị gia cao cấp và các cơ quan truyền thông ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, cổ súy.
‘Nghi vấn’
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nhiều lần cổ súy – mà không có bằng chứng – cho ý tưởng theo đó nói Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Mỹ.
Hôm 12/3, ông Triệu nói trong một tweet rằng có thể chính quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán.
Một ngày sau đó, ông tweet một bài báo của trang web Global Research với tiêu đề “Bằng chứng nữa cho thấy virus có nguồn gốc từ Mỹ” và kêu gọi người đọc và chia sẻ nó. Bài báo này sau đó đã bị xóa.
Nhật báo Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc lập lại suy nghĩ của ông Triệu Lập Kiên. Trong khi nhấn mạnh là nhà ngoại giao này đưa ra tuyên bố trong “tư cách cá nhân”, nhận xét của ông đã gây được tiếng vang “với những nghi vấn tương tự được đưa ra bởi công chúng Trung Quốc”, tờ báo viết.
Các tuyên bố của ông Triệu cũng đã được khuếch đại bởi một số đại sứ quán và người dùng của phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Virus corona: những bệnh nhân đầu tiên tiêm thử vaccine
Kerry Allen, chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc của bộ phận BBC Monitoring, nói rằng trong trong khi ông Triệu nổi tiếng là một người thẳng thắn – đặc biệt là trên phương tiện truyền thông xã hội – ông có một tính cách khác với Trung Quốc đại lục và không nhất thiết phải luôn thể hiện quan điểm của giới lãnh đạo.
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh
Được thành lập vào năm 2001 tại Canada, Global Research là trang web của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu. Theo PolitiFact, một trang web kiểm tra thực tế độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ, Global Research “đã đưa ra các thuyết âm mưu chuyên sâu về các chủ đề như 9/11, vaccine và tình trạng nóng ấm toàn cầu”.
Bài báo mà ông Triệu tweet đi được chấp bút bởi cây bút thường xuyên là Larry Romanoff, người nhắc lại kết luận từ bài viết trước đó của ông – hiện đã bị xóa – rằng virus không bắt nguồn từ Trung Quốc.
Nhưng nghiên cứu và bài báo của Trung Quốc trên tạp chí Khoa học mà ông trích dẫn không thực sự đặt câu hỏi Trung Quốc có phải là nơi bùng phát của virus corona hay không. Thay vào đó, họ chỉ đề xuất rằng cụ thể chợ hải sản tươi sống ở Vũ Hán có thể không phải là nơi khởi phát dịch bệnh.
Ông Romanoff cũng tuyên bố rằng các nhà khoa học Nhật Bản và Đài Loan “đã xác định rằng virus corona mới có thể có nguồn gốc từ Mỹ”.
Nhưng kết luận dường như được dựa trên một tường trình hồi tháng Hai của truyền hình Nhật Bản mà giờ đây đã bị lật tẩy, và tuyên bố của ông giáo sư ngành dược chuyển thành chính trị gia từ một đảng thân Bắc Kinh trên truyền hình Đài Loan, mà ông Romanoff mô tả sai là “nhà virus học hàng đầu” khi đề cập đến ông này lần đầu tiên.
Ông Romanoff cũng tuyên bố – mà không có bằng chứng chứng minh – rằng phòng thí nghiệm mầm bệnh của quân đội Hoa Kỳ tại Fort Detrick, Maryland, có thể là nguồn gốc của virus. Ông nói thêm rằng “điều này sẽ không gây ngạc nhiên” vì cơ sở này đã “đóng cửa hoàn toàn” vào năm ngoái do “không có biện pháp bảo vệ để ngăn chặn rò rỉ mầm bệnh”.
Trên thực tế, như tờ New York Times đưa tin vào thời điểm đó, cơ sở này không phải là ngừng hoạt động mà chỉ tạm dừng hoạt động nghiên cứu, và một phát ngôn viên cho biết “không có rò rỉ tài liệu nguy hiểm nào bên ngoài phòng thí nghiệm”.
‘Đặc thù Trung Quốc’
Ông Romanoff tự nhận mình là “nhà tư vấn quản lý và doanh nhân đã nghỉ hưu” và là “giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Phúc Đán của Thượng Hải, trình bày nghiên cứu về các vấn đề quốc tế cho các lớp EMBA cao cấp”.
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19
Theo Wall Street Journal, giới chức tại hai chương trình MBA của trường đại học không biết gì về ông Romanoff.
BBC News đã yêu cầu Đại học Phúc Đán xác nhận liệu ông Romanoff có bất kỳ liên kết nào với trường như một giáo sư thỉnh giảng hay không nhưng chưa nhận được phản hồi.
Là người viết bài thường xuyên cho Global Research, hầu hết các bài viết của ông Romanoff có vẻ chỉ trích Mỹ và ủng hộ Trung Quốc, bao gồm một bài báo trong đó ông mô tả cuộc biểu tình của sinh viên Quảng trường Thiên An Môn 1989 là một “cuộc cách mạng màu do người Mỹ xúi bẩy”.
Trong một số tuyên bố đáng nghi ngờ khác, ông nói với một podcast trong tháng này rằng trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, Covid-19 mang tính “đặc thù Trung Quốc” và không lây nhiễm cho những ai có nguồn gốc và chủng tộc khác.
BBC News đã tiếp cận ông Romanoff để yêu cầu bình luận nhưng chưa nhận được phản hồi.
‘Vô tình thoát ra’
Tuyên bố của các viên chức trong chính phủ và phương tiện truyền thông Trung Quốc về việc virus có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump, người gọi Covid-19 là “virus Trung Quốc” có phản ứng. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đòi Trung Quốc phải ngừng lan truyền “thông tin sai lệch”.
Tổng thống Trump gần đây tuyên bố rằng ông sẽ ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cáo buộc tổ chức này là “thiên Trung Quốc”. Đáp lại, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói đây “không phải là lúc” để cắt giảm ngân sách dành cho cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc này.
Nhưng một số chính trị gia và nhà bình luận Mỹ cũng đã đưa ra những tuyên bố vô căn cứ về nguồn gốc của virus.
Người dẫn chương trình của Fox News, Tucker Carlson, đã trích dẫn một nghiên cứu nêu lên khả năng virus corona “vô tình thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”.
Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton và Ted Cruz cũng đều đưa ra cùng một suy đoán.
Nghiên cứu được công bố vào đầu tháng Hai dưới dạng “bản in trước” hoặc bản thảo sớm của hai nhà nghiên cứu Trung Quốc – Botao Xiao và Lei Xiao từ Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc tại Quảng Châu – và không được đồng nghiệp đánh giá. Nó kết luận rằng “virus corona chết người có lẽ có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”.
Nhưng ông Xiao sau đó nói với tờ Wall Street Journal rằng ông đã rút lại nghiên cứu. “Suy đoán về nguồn gốc có thể được dựa trên các bài nghiên cứu đã được công bố và trên truyền thông, nhưng không được hỗ trợ bởi bằng chứng trực tiếp”, tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Xiao nói.
Washington Post đưa tin giữa tháng Tư rằng hai nhà ngoại giao khoa học từ Đại sứ quán Hoa Kỳ đã đến thăm Viện Virus học Vũ Hán năm 2018 và cảnh báo Washington về “sự an toàn không đầy đủ tại phòng thí nghiệm, nơi đang tiến hành các nghiên cứu rủi ro về virus corona từ dơi”.
Jeremy Konyndyk, người dẫn đầu nỗ lực đối phó của Hoa Kỳ trước dịch Ebola, đã tweet khi trả lời các báo cáo về rò rỉ phòng thí nghiệm tình cờ: “Khoa học không loại trừ nguồn gốc từ phòng thí nghiệm nhưng có vẻ điều đó rất khó xảy ra.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52437626

Mỹ thách thức TQ ở eo biển Đài Loan

Hôm 23-4, một tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan lần thứ hai trong tháng 4 và chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Trung Quốc lợi dụng khi thế giới tập trung vào đại dịch COVID-19 để thúc đẩy các tham vọng trên Biển Đông.
Theo thông báo của cơ quan quốc phòng Đài Loan ngày 24-4, tàu chiến Mỹ đang tiếp tục di chuyển về hướng nam. Đài Loan cho biết tàu chiến Mỹ chỉ đang thực hiện “một nhiệm vụ thông thường”.
“Sự di chuyển của con tàu qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các chuyến bay, tuần tra trên biển và hoạt động ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép.
Trong khi đó, Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn hạm đội 7 của Mỹ, trung úy Anthony Junco, xác nhận đó là tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Barry và tàu đã “đi qua eo biển Đài Loan” theo quy định của luật pháp quốc tế.
Tàu USS Barry cũng đã đi qua eo biển này hồi hai tuần trước, cùng ngày với cuộc tập trận của các máy bay chiến đấu Trung Quốc tại vùng nước gần Đài Loan.
Lần xuất hiện thứ hai này của tàu chiến Mỹ diễn ra cùng ngày với việc nhóm tàu sân bay Liêu Ninh đi qua phía nam của hòn đảo này thông qua kênh Bashi, nằm giữa Đài Loan và Philippines.
Nhóm tàu này cũng vờn qua phía đông Đài Loan đầu tháng 4-2020, khi trên đường tham gia các cuộc diễn tập ở Biển Đông.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và không loại trừ dùng vũ lực để thống nhất hòn đảo này.
Căng thẳng đã kéo dài vài tuần qua bởi các cuộc diễn tập của không quân Trung Quốc gần Đài Loan, buộc Đài Loan phải xuất kích chiến đấu cơ ngăn chặn và cảnh cáo máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không.
“Khi toàn thế giới đang ở đỉnh điểm bùng phát đại dịch COVID-19, nếu Trung Quốc có ý định tiến hành bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự nào dẫn tới xung đột khu vực, họ sẽ bị thế giới lên án” – quan chức quốc phòng cấp cao của Đài Loan Chang Guan Chung nói hồi cuối tháng 3 năm nay.
Các hoạt động của Trung Quốc cũng khiến Mỹ tăng cường cam kết tại khu vực thời gian qua.
Ngoài ra, cũng có thông tin về việc máy bay trinh sát Lockheed EP-3 của hải quân Mỹ xuất hiện gần không phận Đài Loan ở Cao Hùng hồi tháng trước. Dù không có quan hệ ngoại giao chính thức, Mỹ coi Đài Loan là một đồng minh quan trọng và là đối tác mua vũ khí lớn.
Su Tzu Yun, chuyên gia của Viện Nghiên cứu an ninh và quốc phòng Đài Loan, nhận định sự xuất hiện thường xuyên của các tàu Mỹ là một hình thức ngoại giao quân sự, thể hiện sự cam kết của Washington tại khu vực.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/34355-my-thach-thuc-tq-o-eo-bien-dai-loan.html

Giáo sư Mỹ: Ngoài đối mặt với Covid-19 nguy hiểm,

 Mỹ phải coi chừng Trung Quốc

Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên Fox News gần đây, giáo sư Victor D. Hanson cảnh báo ngoài việc đối mặt nguy hiểm với Covid-19, Mỹ phải cảnh giác với Trung Quốc, Nga, Iran, và Triều Tiên.
Là một viện sĩ cấp cao về lịch sử quân sự ở Viện Hoover tại Đại học Stanford, và là giáo sư danh dự tại Đại học bang California, thành phố Fresno, ông Hanson cho rằng trong khi người Mỹ tranh luận về phản ứng cần thiết thích hợp chống lại virus, cũng như tranh cãi về nguồn gốc, bản chất và quỹ đạo của dịch bệnh, thì có thể “họ đã không chú ý đến những tin tức đáng sợ khác”.
Theo giáo sư Hanson: “Nhiều người Mỹ nổi giận với Trung Quốc vì sự che giấu tai hại và bất lương của họ đối với thông tin về đại dịch virus corona. Nhưng họ có lẽ quên rằng Trung Quốc cũng có những vấn đề lớn khác”.
Nhận định “hình ảnh ở nước ngoài của Trung Quốc là nhơ nhuốc”, giáo sư Hanson tin rằng “các nhà nhập khẩu [trên thế giới] không bao giờ có thể chắc chắn về sự an toàn hoặc độ tin cậy của hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu. Họ sẽ chỉ biết rằng các nhà cung cấp của họ là một kẻ giả mạo hàng loạt, có khả năng làm bất cứ điều gì để đảm bảo quyền lực và lợi nhuận”.
Ngay cả cỗ máy tuyên truyền của Trung Quốc, vốn luôn phỉ báng, vu oan những người chỉ trích họ như những kẻ phân biệt chủng tộc và bài ngoại, cũng không còn tác dụng nữa.
“Số lượng lớn các quốc gia, bị tổn thất lớn về nhân lực và tài chính từ những người Trung Quốc nói dối, sẽ không tin một lời nào nữa từ Bắc Kinh”, giáo sư Hanson khẳng định.
Theo giáo sư Hanson, Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi thu các khoản nợ của Dự án ‘Con đường Tơ lụa’ từ các nước châu Á và châu Phi sắp phá sản, vì hầu hết các nước này “đang cáo buộc Trung Quốc phân biệt chủng tộc và phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh toàn cầu, [vì nó] đã phá hủy chính những nền kinh tế mà Trung Quốc mưu toan thu được lợi nhuận”.
Victor Davis Hanson, nhà sử học quân sự, viện sĩ Viện Hoover tại Đại học Stanford, và là giáo sư danh dự tại Đại học bang California thuộc thành phố Fresno (ảnh: The Federalist).
Trung Quốc đã bắt đầu thất bại trong cuộc chiến thương mại với Mỹ ngay cả trước khi virus hoành hành. Người Mỹ nghĩ rằng Trung Quốc là rất lớn, hùng mạnh và giàu có. Trên thực tế, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc là chỉ bằng khoảng 1/6 thu nhập bình quân của người Mỹ.
“Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc chỉ bằng 2/3 GDP của Mỹ, tính theo giá trị thị trường hiện tại, mặc dù dân số Trung Quốc nhiều gấp 4 lần so với dân số Mỹ. Hàng trăm triệu người dân nông thôn Trung Quốc vẫn bị mắc kẹt trong nghèo đói”, giáo sư Hanson lưu ý.
Bắc Kinh sẽ đối mặt với khả năng là nhiều ngành công nghiệp sẽ dời Trung Quốc quay về Mỹ. Ngoài ra hàng ngàn sinh viên và các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng có thể sẽ sớm phải rời Mỹ về nước trong khi sự tiếp thu của họ đối với khoa học và công nghệ Mỹ, là rất quan trọng đối với ngành công nghiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo giáo sư Hanson, “Trung Quốc sẽ không ngoan ngoãn chấp nhận tình trạng giảm sút sau đại dịch. Thay vào đó, thậm chí họ sẽ hành động khiêu khích và liều lĩnh hơn bao giờ hết”.
Có những tin đồn lan truyền rằng Trung Quốc có thể đang tiến hành các vụ thử hạt nhân, vi phạm các thỏa thuận toàn cầu về thử hạt nhân zero-yield (không có phản ứng nổ dây chuyền).
“Nếu đúng vậy, nó nhắc nhở chúng ta rằng những kẻ thù của chúng ta nguy hiểm nhất khi bị tổn thương và bị dồn vào chân tường”, giáo sư Hanson cảnh báo.
Ngoài những nguy cơ từ Trung Quốc, giáo sư Hanson cũng lưu ý đến Iran, nước đang bị ‘vùi dập’ bởi các lệnh trừng phạt do Mỹ đứng đầu, bởi tình trạng bất ổn trong nước, và bởi những lời nói dối liên tiếp của chính phủ.
Iran, vốn được cho là phản ứng không thích hợp với dịch bệnh, hiện đã điều động các tàu hải quân đến Vịnh Ba Tư, để quấy rối các tàu chiến Mỹ.
Người Iran thừa nhận rằng tàu chiến của họ có thể dễ dàng bị Hải quân Mỹ làm cho nổ tung. Nhưng mục tiêu lớn hơn của họ là khiến nước Mỹ bị sa lầy vào bế tắc ở Trung Đông trong cơn hoảng loạn virus corona – và ngay trước cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Giáo sư Hanson cho rằng việc Iran trêu trọc nước Mỹ, có thể là một chiến lược nguy hiểm, nhưng Tehran đang cạn kiệt các sự lựa chọn bởi vì giá dầu thô giảm, bởi các lệnh trừng phạt thương mại và chi phí đối phó với virus, đã khiến cả nước Iran phá sản.
Iran khó có thể mong đợi sự giúp đỡ từ các nước đối tác quen thuộc, thông thường của mình là Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.
“Trung Quốc hiện là một ‘quốc gia ngoài vòng pháp luật’, đối mặt với suy thoái nghiêm trọng. Nga đang quay cuồng vì giá dầu thô giảm, và Triều Tiên bị cấm vận và khánh kiệt”, giáo sư Hanson nhận định.
Tất cả 3 quốc gia độc đoán này đều bị kiềm chế bởi virus corona. Họ có thể phải đối mặt với tình trạng bất ổn nội bộ lớn hơn và nghèo đói nhiều hơn. Tuy nhiên người ta dự đoán rằng họ sẽ trở nên khiêu khích hơn khi cuộc bầu cử Mỹ đến gần. Họ hy vọng rằng ông Trump sẽ ra đi vào năm 2021, thay thế bằng một tổng thống ‘dễ bảo’ hơn, người có thể bị bắt nạt.
Theo giáo sư Hanson, Liên Hợp Quốc (LHQ) hầu như ‘không tồn tại’ trong đại dịch toàn cầu, trong khi 2 nền dân chủ bị LHQ đối xử tồi tệ là Israel và Đài Loan, đã thể hiện xuất sắc trong cuộc khủng hoảng, theo cách hoàn toàn ngược lại với Trung Quốc.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trực thuộc LHQ, đã nhắc lại như con vẹt những tuyên truyền của Trung Quốc, khiến cho thế giới chậm phản ứng đối với virus, gây tổn thất hàng ngàn mạng sống, và phá hủy hàng nghìn tỷ đô la sản lượng kinh tế trên thế giới.
Giáo sư Hanson cho rằng virus corona sẽ không bị đánh bại bởi các tổ chức y tế quốc tế hoặc các ủy ban xuyên quốc gia do LHQ hỗ trợ. Thay vào đó, hợp tác khoa học song phương giữa các nước phương Tây, sẽ tìm ra vắc-xin và thuốc giải độc, chứ không phải là các hiệp hội vô trách nhiệm được quốc tế tài trợ.
“Thế giới là một nơi nguy hiểm trước và sau đại dịch virus corona. Virus có thể bị tiêu diệt, nhưng một thế giới thậm chí còn đáng sợ hơn vẫn tiếp diễn”, giáo sư Hanson kết thúc bài bình luận, với ám chỉ về những mối đe dọa, từ các nước độc tài, đặc biệt là Trung Quốc.
Theo Fox News
Duy Nghĩa dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/giao-su-my-ngoai-doi-mat-voi-covid-19-nguy-hiem-my-phai-coi-chung-trung-quoc.html

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada: Dịch bệnh phơi lộ

 ‘thứ văn hóa hủ bại và tội ác’ của Bắc Kinh

Lục Du
Việc “tiếp tục phong tỏa sự thật” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một trong những nguyên nhân gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán mà thế giới hiện đang phải đối mặt. Hành vi này cũng là một phần trong chiến dịch khủng bố người dân mà chính quyền Trung Quốc thực hiện trong nhiều thập kỷ qua, cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada Irwin Cotler nói.
“Đại dịch này thực sự là hệ quả của các hành vi kiềm tỏa dư luận của ĐCSTQ, từ việc bắt bớ và làm biến mất những người cố gắng nói lên sự thật – bất kể là những bác sĩ hay những người bất đồng chính kiến, bên cạnh một chiến dịch phát tán thông tin sai lệch trên phạm vi toàn cầu và đổ lỗi cho các quốc gia khác cho những gì đang xảy ra”, ông Cotler nêu quan điểm trong một cuộc phỏng vấn.
Đại dịch toàn cầu này là biểu hiện mới nhất của “thứ văn hóa hủ bại và tội ác” về bản chất của ĐCSTQ, ông Cotler nhận xét, viện dẫn các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, như việc mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, cũng như các nhà báo và các nhà hoạt động dân chủ, theo The Epoch Times.
Bắc Kinh đã và đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế trong cách thức xử lý dịch bệnh. Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh tính minh bạch và chính xác của số liệu chính thức về số ca nhiễm và tử vong Covid-19 ở đại lục. Một số nước phương Tây, bao gồm Mỹ và Úc, đã yêu cầu mở các cuộc điều tra về nguồn gốc của nCoV và cách thức lây lan của nó.
Nhưng việc COVID-19 có thể bùng lên thành đại dịch cũng có một phần nguyên nhân từ thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cho các vụ lạm dụng y tế trong nhiều năm, theo David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada, cựu Quốc vụ khanh của Canada phụ trách khu vực châu Á–Thái Bình Dương, nhìn nhận.
“Nếu thế giới nhấn mạnh vào tính minh bạch và trách nhiệm trong việc xử lý vấn nạn lạm dụng cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, và Trung Quốc hứng chịu đủ áp lực quốc tế để buộc phải đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của hệ thống y tế của nó trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng ghép tạng ở nước này, thì bây giờ chúng ta đã không có đại dịch Covid-19”, ông Matas nói.
“Hiện tại chúng ta đang phải chịu hậu quả của việc nhắm mắt làm ngơ”, ông Matas, một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về vấn nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, cho biết thêm. Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh (The Epoch Times) là kênh truyền thông đầu tiên đưa tin về vấn nạn mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc vào năm 2006.
Phải chịu trách nhiệm
Mỹ gần đây tuyên bố sẽ dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và mở một cuộc điều tra về tổ chức này, vì cho rằng WHO yếu kém trong phản ứng trước đại dịch và có mối quan hệ mờ ám với Bắc Kinh.
WHO liên tục hạ thấp nguy cơ lây lan của virus Vũ Hán và lặp lại số liệu ca nhiễm và tử vong chính thức do Covid-19 của chính quyền Trung Quốc, ngay cả khi có các bằng chứng về việc giấu dịch của chính quyền này.
Trong nỗ lực giải quyết đại dịch, thế giới cần dừng việc lấy thông tin từ Bắc Kinh một cách không chất vấn, và phải có biện pháp buộc chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm cho các hành vi của họ, ông Matas nói.
“Chúng ta phải cảnh giác với hệ thống y tế của chính quyền Trung Quốc, cũng như những thông tin mà họ cung cấp. Chúng ta không thể dựa vào dữ liệu của họ, chúng ta không thể tin tưởng những tuyên bố của họ”, ông Matas nói.
“ĐCSTQ đang viện đến sức ảnh hưởng của mình để tuyên truyền trên toàn cầu, tạo áp lực, và đe dọa các nước khác dựa vào lợi ích kinh tế và đòn bẩy chính trị. Mục đích là để che đậy, phủ nhận, tung hỏa mù và tô vẽ một câu chuyện sai thực tế về dịch bệnh. Tuy nhiên, trên bình diện kinh tế chính trị, rất nhiều nước trên thế giới lại bị Trung Quốc dẫn dắt một cách rất thuận tay”.
Ngày 17/4, chính quyền Trung Quốc đã “bổ sung” thêm 50% số ca tử vong do Covid-19 ở Vũ Hán, viện lý do số bệnh nhân tử vong này bị đếm sót do “nguồn lực y tế bị quá tải”. Tuy nhiên nhiều người vẫn hoài nghi con số mới được cập nhập này của Bắc Kinh còn cách xa sự thật.
Mặc dù một số nước phương Tây đã công khai chỉ trích việc xử lý đại dịch của chính quyền Trung Quốc, nhưng nhiều quan chức Canada cho tới nay vẫn chọn cách im lặng.
Trong một cuộc họp báo ngày 17/4, Thủ tướng Canada Justin Trudeau khi được hỏi ông suy nghĩ thế nào về số ca tử vong mới được cập nhập ở Vũ Hán, và liệu con số đó có phải bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã che giấu quy mô thật sự của dịch. Ông Trudeau đã từ chối trả lời trực tiếp, chỉ nói rằng “đây không phải lúc” bàn về vấn đề xử lý dịch bệnh của “các nước khác”.
Cựu thượng nghị sĩ Consiglio Di Nino cho rằng Canada cần có lập trường cứng rắn hơn đối với thái độ thiếu minh bạch và phát tán thông tin sai lệch về dịch viêm phổi Vũ Hán, đồng thời cần độc lập điều tra số liệu dịch bệnh được chính quyền Trung Quốc công bố.
“ĐCSTQ thậm chí không cho phép thế giới hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra ở đây”, ông Di Nino nói. “Nếu chúng ta đồng lòng như một gia đình, chúng ta có thể giải quyết hầu hết các vấn đề của bản thân … Nhưng Trung Quốc lại không coi chúng ta như các thành viên bình đẳng trong gia đình này”.
Di Nino nói rằng ông hy vọng ủy ban phụ trách quan hệ Canada – Trung Quốc mới thành lập của Nghị viện sẽ điều tra cách thức phản ứng của Bắc Kinh đối với dịch Covid-19 vào thời điểm ban đầu.
“Tôi nghĩ rằng chính phủ Canada nên toàn diện ủng hộ ủy ban này, hỗ trợ họ, tạo điều kiện cho họ tiến hành các nghiên cứu cần thiết để thu thập các nhân chứng trên phạm vi toàn cầu. Việc này có thể giúp chúng ta có được đánh giá tốt hơn về những gì đang xảy ra”, ông nói.
Ông Cotler cho biết, điều “tối thiểu” mà Canada cần phải làm được là áp dụng Đạo luật Magnitsky để trừng phạt các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, những người chủ động tham gia chiến dịch giấu dịch và đàn áp những người thổi còi cảnh báo sớm cho công chúng về Covid-19, như bác sĩ Lý Văn Lượng.
“Những cá nhân đó phải chịu trách nhiệm đối với hiện trạng bi thảm do đại dịch toàn cầu hiện nay”, ông Cotler nói.
Ông Cotler lưu ý cũng có những bước tiến pháp lý khác mà Canada có thể xem xét để buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho những việc làm của họ, ví như một số biện pháp được các nhà lập pháp Mỹ theo đuổi.
Một ví dụ là trường hợp một nghị sĩ kiến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế, trong khi ở một trường hợp khác, một nghị sĩ đề xuất dự luật cho phép người Mỹ trực tiếp kiện chính quyền Trung Quốc. Vừa qua, tiểu bang Missouri của Mỹ cũng đã nộp đơn kiện chính quyền Trung Quốc che giấu sự thật khiến đại dịch bùng phát, gây thiệt hại “hàng nghìn tỷ USD” cho thế giới.
Ông Cotler cho rằng, điều quan trọng là chúng ta cần lên án chính quyền Trung Quốc, cùng lúc “ủng hộ những người dân Trung Quốc” vô tội.
Theo Epoch Times
Lục Du dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-truong-tu-phap-canada-dich-benh-phoi-lo-thu-van-hoa-hu-bai-va-toi-ac-cua-bac-kinh.html

Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?

Martha HenriquesBBC Future
Từ tài xế xe buýt cho đến thủ tướng, mọi người đủ mọi tầng lớp đều ốm nặng với Covid-19.
Điều này làm mọi người rút ra nhận xét rằng căn bệnh này không biết phân biệt đối xử.
Rốt cuộc thì virus corona là vật chất di truyền trôi nổi vô tri vô giác. Nó không có khả năng chủ động phân biệt đối xử.
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?
Đồ uống nóng có tác dụng chống virus corona không?
Tuy nhiên, con virus này đang có những ảnh hưởng khác biệt rõ rệt đối với các nhóm người khác nhau.
Một trong những khác biệt rõ rệt nhất là về giới tính.
Việc Covid-19 tác động đến nam và nữ khác nhau như thế nào không chỉ là cách virus gây bệnh – mà còn là triển vọng sức khỏe và kinh tế dài hạn của chúng ta.
Nam giới bị ảnh hưởng sức khoẻ nhiều hơn
Một trong những khác biệt rõ ràng nhất cho đến nay là tỷ lệ tử vong của nam và nữ.
Chẳng hạn như ở Mỹ, số đàn ông đã chết vì virus này cao gấp đôi phụ nữ. Tương tự, 69% trong tổng số các ca tử vong do virus corona trên khắp Tây u là nam giới. Xu hướng tương cũng được ghi nhận ở Trung Quốc và các nơi khác.
Một nhóm các nhà nghiên cứu, do Anna Purdie thuộc Đại học University College London dẫn đầu, đang ghi nhận số liệu về sự khác biệt giới tính ở các quốc gia khác nhau và đang tìm hiểu thêm lý do tại sao.
Cho đến giờ, lý do vẫn chưa rõ ràng.
Khả năng miễn dịch khác nhau?
Một giả thuyết cho rằng phản ứng miễn dịch của phụ nữ trước virus mạnh hơn, Philip Goulder, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Oxford, nói. “Phản ứng miễn dịch trước vaccine và lây nhiễm trong suốt cuộc đời ở nữ giới thường mạnh hơn và hiệu quả hơn so với nam giới.”
Điều này một phần là do phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X, trong khi đàn ông chỉ có một – điều này rất quan trọng trong trường hợp virus corona.
“Đặc biệt, protein để cảm nhận các virus như corona thì được mã hóa trên nhiễm sắc thể X,” Goulder giải thích. “Kết quả là, protein này được biểu hiện với liều gấp đôi ở các tế bào miễn dịch của nữ so với nam và do đó phản ứng miễn dịch với virus corona ở nữ giới được tăng cường.”
Do khác biệt lối sống?
Một khả năng khác, sự khác biệt đó là do lựa chọn lối sống của mỗi giới tính.
“Có sự khác biệt quan trọng về hành vi giữa hai giới, chẳng hạn như hút thuốc, vốn ảnh hưởng đến mức độ bệnh tật sẵn có từ trước như bệnh tim, bệnh phổi mãn tính và ung thư,” Goulder nói. “Những căn bệnh này có tác động rất lớn đến kết quả của các bệnh do lây nhiễm như virus corona.”
“Sự khác biệt về giới tính trong hút thuốc đặc biệt thấy rõ ở một số quốc gia như Trung Quốc, nơi 50% nam giới hút thuốc, so với 5% phụ nữ.”
Tuy nhiên ở giai đoạn này của đại dịch, không có đủ bằng chứng để nói liệu đây có phải là kết quả của sự khác biệt sinh học hay khác biệt hành vi – hoặc giả cả hai yếu tố đều có vai trò.
Phụ nữ bị ảnh hưởng tài chính nhiều hơn
Tuy nhiên, đang xuất hiện bằng chứng cho thấy còn một cách nữa mà con virus này đang ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ khác nhau.
Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19
Chống chọi virus corona bằng lòng hảo tâm
Đi du lịch trong mùa Covid-19
Michèle Tertilt, kinh tế gia tại Đại học Mannheim ở Đức, đã làm việc với các đồng nghiệp để tổng hợp bằng chứng về việc đại dịch đã ảnh hưởng đến lao động nam giới so với lao động nữ giới ở Mỹ như thế nào.
Phong tỏa đã dẫn đến mất việc trên diện rộng và nhiều nền kinh tế sẽ sớm phải đối mặt với suy thoái.
Tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ cao hơn
Nhưng thất nghiệp không xảy ra như nhau ở các nhóm khác nhau, một phần là do hoàn cảnh đặc thù của tình trạng suy thoái kinh tế đặc biệt này. “Nó khá bất thường và khác với một cuộc suy thoái điển hình,” Tertilt giải thích.
Ở Mỹ, 1,4 triệu người thất nghiệp trong tháng Ba, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1975. Phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới, với tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,9% so với mức tăng 0,7% của nam giới.
Một phương diện bất thường của cuộc khủng hoảng hiện nay là trong thời kỳ suy thoái, đàn ông thường bị tác động nặng nề hơn phụ nữ trên khía cạnh thất nghiệp.
Đó là vì đàn ông làm việc nhiều hơn trong các ngành gắn liền với các chu kỳ kinh tế – chẳng hạn như xây dựng và sản xuất. Ngược lại, phụ nữ chiếm ưu thế hơn trong các ngành không gắn liền với các chu kỳ như thế, chẳng hạn như y tế hay giáo dục.
Nhưng lần này, các yếu tố khác đang có tác động lớn nhất đến việc làm.
Một yếu tố là liệu công việc đó là ‘thiết yếu’ hay ‘hệ trọng’.
Nhóm của Tertilt đã phân loại các nhân viên trong các ngành như y tế, vận chuyển, bảo vệ (chẳng hạn cảnh sát), nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và lâm nghiệp, và bảo trì và sửa chữa là ‘nhân lực thiết yếu’.
Theo cách phân loại này, 17% phụ nữ có việc làm làm việc trong các ngành nghề thiết yếu, so với 24% nam giới đang đi làm.
Nhân tố quan trọng thứ hai là liệu mọi người có thể thực hiện công việc từ xa hay không. Tertilt và các cộng sự của bà đã phân loại các công việc theo tiêu chí có thể làm việc từ xa hay không – một nhà phân tích kinh doanh có thể làm việc từ xa, nhưng một nhân viên pha chế rượu chắc chắn không làm được.
Phụ nữ khó làm việc từ xa?
Tertilt nhận thấy rằng nhiều đàn ông có công việc có thể làm từ xa hơn phụ nữ – ở mức 28% cho nam so với 22% cho nữ.
“Tôi hơi bất ngờ về điều đó,” bà nói. “Tôi đã nghĩ nhiều phụ nữ hơn làm các công việc có thể làm từ xa – chẳng hạn như làm việc cho chính phủ, công việc văn phòng…”
“Nhưng một khi bạn bắt đầu nghĩ về nó, nó hoàn toàn hợp lý – rất nhiều phụ nữ làm việc trong nhà hàng, trong ngành du lịch. Và trên toàn thế giới, các nhà hàng và quán bar đã đóng cửa, và việc đi du lịch rất hạn chế.”
Nghiên cứu do Viện nghiên cứu Tài chính của Vương quốc Anh thực hiện cho thấy một bức tranh tương tự.
Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19
‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Nó phát hiện rằng phụ nữ Anh có khả năng cao hơn một phần ba so với nam giới làm việc trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề hoặc hoàn toàn bị đóng cửa do đại dịch, chẳng hạn như ngành bán lẻ và ngành phục vụ khách.
“Từ góc độ kinh tế, phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp lao động, lương thấp được biết đến là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất,” Natasha Mudhar, giám đốc điều hành toàn cầu và đồng sáng lập của The World We Want, một doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình hướng tới Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc, nói.
Khoảng cách thu nhập về giới càng làm gia tăng sự bất bình đẳng này – không chỉ phụ nữ mất việc với tỷ lệ cao hơn, mà ngay từ đầu họ đã kiếm được ít tiền hơn.
“Tương ứng với mỗi bảng mà một người đàn ông có thể chi tiêu cho nhu yếu phẩm trong cuộc khủng hoảng này, một người phụ nữ chỉ có thể chi 82 xu,” Mudhar cho biết.
Ở Mỹ, khoảng cách về giới cũng tương tự khi phụ nữ chỉ kiếm được 85% số tiền mà nam giới kiếm được. Ở Úc là 86%, trong khi ở Ấn Độ là 75%. Và khoảng cách này càng tồi tệ hơn đối với phụ nữ thuộc một số chủng tộc và sắc tộc – ví dụ như ở Mỹ, phụ nữ da đen kiếm được ít hơn 21% so với phụ nữ da trắng.
Đơn thân nuôi con bị ảnh hưởng nặng hơn
Cha mẹ đơn thân bị ảnh hưởng còn nặng hơn. Nghiên cứu của Tertilt ước tính có 20 triệu cha mẹ đơn thân ở Mỹ, ba phần tư trong số đó là phụ nữ.
“Hãy suy nghĩ về điều đó – họ sẽ không thể làm việc,” Tertilt nói. “Ngay cả khi họ là y tá hoặc bác sĩ, ngay cả khi họ có công việc trong lĩnh vực tối quan trọng – họ có thể có con nhỏ ở nhà và họ không thể để con một mình.”
Ngay cả đối với cha mẹ đơn thân mà công việc có thể làm ở nhà được về mặt lý thuyết, có thể là phi thực tế khi tiếp tục làm việc mà có trẻ con vốn cần sự quan tâm thường trực.
“Nhất là đối với các bà mẹ đơn thân, không có cách xoay sở nào khác,” Tertilt nói. “Họ không thể mướn người giữ trẻ hoặc nhờ hàng xóm hoặc mẹ mình giúp. Nhìn chung họ đang mất việc.”
Một vấn đề khác là ở các quốc gia có chương trình cho nghỉ ở nhà được chính phủ hỗ trợ (bao gồm Anh, Đức và Mỹ), những phụ huynh này có thể không đủ điều kiện nếu họ nghỉ việc trước khi họ được cho nghỉ ở nhà. Hơn nữa, họ có thể không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp nếu họ từ bỏ công việc.
“Ngay cả khi nhân viên tự nguyện nghỉ việc vì phải chăm con, họ vẫn nên được xem là đủ điều kiện,” Tertilt nói. “Yêu cầu mọi người nên ‘tìm kiếm việc làm’ tạm thời nên được gỡ bỏ, cho đến khi các trường học và nơi giữ trẻ mở cửa trở lại. Điều đó không có ý nghĩa gì trong tình hình hiện tại.”
Phơi bày sự bất bình đẳng
Điều này làm cho Covid-19 trở thành dịch bệnh mới nhất trong một loạt các dịch bệnh vốn đưa sự bất bình đẳng về kinh tế lên hàng đầu, bao gồm bất bình đẳng về giới.
“Tất cả các dịch bệnh đều có tác động giới tính,” Clare Wenham, phó giáo sư chính sách y tế toàn cầu tại Đại học Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE), nói. “Vấn đề là không ai nói về nó cả, do đó các nhà hoạch định chính sách không nắm được.”
Wenham và các đồng nghiệp của đã nghiên cứu tác động của dịch Zika và Ebola đối với nam giới và phụ nữ, và hiện đang xem xét dịch Covid-19.
Một hậu quả của dịch Ebola ở Sierra Leone là sự gia tăng đột biến tỷ lệ tử vong khi sinh ở các bà mẹ.
Tổ chức Y tế Thế giới đã nhấn mạnh rằng các chăm sóc sức khỏe thai sản vẫn rất cần thiết trong đại dịch và tất cả phụ nữ ‘có quyền được chăm sóc y tế chất lượng cao trước, trong và sau khi sinh’. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng được thực hiện trên thực tế.
“Chúng tôi biết từ các đợt bùng phát trước đó, tất cả mọi thứ [nguồn lực] đều dành cho dịch bệnh,” Wenham nói. “Điều đó có nghĩa là các dịch vụ thường xuyên bị gián đoạn. Và thứ đầu tiên bị bỏ qua là chăm sóc y tế sản phụ.”
Các dịch vụ y tế khác dành cho phụ nữ, chẳng hạn như tiếp cận các biện pháp tránh thai, cũng trở nên bấp bênh trừ khi chính phủ tuyên bố rằng đó là các dịch vụ thiết yếu.
Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Marie Stopes ước tính rằng 9,5 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới do đại dịch mà có thể có nguy cơ mất quyền tiếp cận các dịch vụ tránh thai và phá thai của Marie Stopes trong năm 2020.
Bạo lực gia đình
Các báo cáo về bạo lực gia đình cũng đã tăng lên vì dịch bệnh.
Tại Pháp, các vụ bạo lực gia đình đã tăng một phần ba trong tuần phong tỏa đầu tiên, trong khi các vụ trình báo tăng 75% ở Úc và các vụ bạo lực đã tăng gấp đôi ở Lebanon.
Mặc dù bạo lực gia đình có thể xảy ra đối với cả nam và nữ, nhưng phụ nữ gánh chịu phần nhiều hơn; chẳng hạn như ở Mỹ, họ có khả năng gấp đôi bị bạn đời bạo hành và gấp 14 lần bị hãm hiếp.
“Chúng tôi biết bạo lực gia đình thường xảy ra trong gia đình,” Wenham nói. “Rồi bạn lại nhốt mọi người ở trong nhà vào thời kỳ căng thẳng trong khi họ không có tiền và không thể đi làm. Bạn không cần phải là một nhà khoa học để hiểu tại sao điều đó dẫn đến bạo lực gia đình nhiều hơn.”
Không thể phủ nhận bức tranh hiện tại rất ảm đạm – đối với cả hai giới theo những cách khác nhau.
Đối với nam giới, đặc biệt là những người trong nhóm tuổi lớn hơn, nguy cơ tử vong trước mắt do căn bệnh này là mối quan tâm lớn nhất.
Đối với phụ nữ, vốn có nhiều khả năng phục hồi hơn, những hậu quả khác của Covid-19 có thể còn kéo dài trong nhiều năm.
Và không hề quá muộn để các chính phủ phản ứng với những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất về kinh tế, Wenham nói.
Có rất nhiều điều có thể làm ngay bây giờ để đảm bảo những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất về kinh tế có thể phục hồi. “Chúng ta nên đảm bảo có gói kích thích kinh tế cho phụ nữ trong và sau dịch để giúp họ trở lại làm việc,” bà nói. “Có nơi giữ trẻ hay không khi phụ nữ cố gắng quay lại làm việc?”
Và, giữa sự u ám, nghiên cứu của Tertilt đã tìm ra hai tia sáng cuối đường hầm cho bình đẳng giới.
Đầu tiên là sự linh hoạt nơi làm việc. “Hàng triệu doanh nghiệp đang điều chỉnh để thích ứng với chương trình làm việc tại nhà ngay bây giờ,” Tertilt nói. Tại một số khu vực ở Mỹ, trong tháng Ba đã có sự gia tăng hơn 200% số cuộc họp qua truyền hình so với tháng trước đó.
“Trong phạm vi nhất định, điều này sẽ thay đổi các chuẩn mực đến một mức độ nào đó, và điều đó sẽ giúp dễ dàng kết hợp sự nghiệp và gia đình,” bà cho biết.
“Phụ nữ sẽ được lợi nhiều hơn từ những thay đổi này trong văn hóa kinh doanh và sự linh hoạt ở nơi làm việc bởi vì về mặt lịch sử họ là đối tượng chính chăm sóc con cái.”
Kết quả thứ hai liên quan đến một lát cắt nhỏ nhưng cũng đáng kể của lực lượng lao động.
Nghiên cứu của Tertilt xem xét các cặp vợ chồng dị tính, 8-12% trong số họ có thể bị đảo vào vai trò của người phối ngẫu do phong tỏa, bà cho biết.
“Hãy nghĩ về một cặp vợ chồng mà người vợ là bác sĩ ở tuyến đầu, và người chồng có công việc văn phòng có thể làm việc từ xa,” bà nói. “Ở cặp vợ chồng đó, rất có thể người chồng sẽ đột nhiên trở thành người đảm nhận nhiệm vụ trông con. Người vợ thì đang ở bệnh viện còn người chồng ở nhà làm việc từ xa và bằng cách nào đó đang trông trẻ.” Do ở Mỹ, có tới 60% việc chăm sóc trẻ em là do phụ nữ đảm đương, Tertilt nhận thấy rằng điều này có thể dẫn đến thay đổi đáng kể.
Những thay đổi trong giữ trẻ có thể dẫn đến những tác động lâu dài sau này. Chính sách ở các quốc gia như Đức và Thụy Điển đã phát hiện rằng cho phép các ông bố nghỉ chăm con làm tăng mức độ tham gia của những ông bố trong chăm con trong nhiều năm sau.
“Dựa vào đó, tôi sẽ suy luận rằng ngay cả ở đây, nếu phong tỏa chỉ kéo dài một hoặc hai tháng, tôi cho rằng sẽ có những ảnh hưởng lâu dài,” Tertilt nói. “Nếu nó kéo dài lâu hơn, tác động sẽ lớn hơn.”
Một cuộc khủng hoảng y tế như đại dịch corona càng làm nổi bật và trầm trọng thêm mọi sự bất bình đẳng, và bất bình đẳng giới chỉ là một trong số đó.
Mặc dù virus corona không phân biệt, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các thành phần trong xã hội đều có nguy cơ bị tác động như nhau.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52435241

Để đại dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán:

Mỹ có trách nhiệm gì?

Trọng Thành
Đại dịch Covid-19 lan khắp thế giới – khiến hơn 200.000 người chết – tiếp tục là mối lo sợ của nhân loại trong nhiều tháng tới, khi chưa có vác-xin và thuốc đặc hiệu. Trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để bệnh dịch bùng phát đang được nhiều quốc gia, tổ chức kêu gọi điều tra. Hoa Kỳ, dường như là một tác nhân không kém phần quan trọng trong đại dịch, lại ít được chú ý.
Trong thời gian gần đây, giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán được nói đến nhiều hơn. Thông tin về việc chính phủ Mỹ tài trợ cho Trung Quốc trong việc nghiên cứu các virus corona ở loài dơi bắt đầu được giới chuyên gia phân tích. Chuyên mục ‘‘Theo dòng thời sự’’ của RFI giới thiệu một số thông tin về chủ đề này.
***
Giả thiết về virus corona thoát ra khỏi phòng thí nghiệm tại Vũ Hán dường như không phải là chuyện mới?
Hồi giữa tháng 2/2020, vào lúc đại dịch Covid-19 còn hoành hành chủ yếu tại Trung Quốc, đã có một số tiếng nói cảnh báo khẩn thiết về khả năng virus corona mới lọt ra từ phòng thí nghiệm tại chính thành phố Vũ Hán. Một đại diện của quan điểm này là nhà nhân chủng học người Mỹ Steven Westley Mosher, chuyên gia về dân số học Trung Quốc. Trong một bài viết đăng tải trên báo The New York Post, ngày 23/02/2020, mang tựa đề “Virus corona có thể đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc”, ông đặc biệt chú ý đến quyết định mà chủ tịch Trung Quốc đưa ra trước đó ít hôm, coi việc ‘‘kiểm soát các nguy cơ về an toàn sinh học’’ là vấn đề ‘’an ninh quốc gia’’. Ông Tập Cận Bình không nói gì về virus corona, nhưng ngay hôm sau, bộ Khoa Học và Công Nghệ Trung Quốc ra một thông tư quy định cụ thể về việc ‘‘quản lý an toàn sinh học tại các phòng thí nghiệm liên quan đến các virus …, chẳng hạn virus corona mới’’. 
Nhà khoa học Mỹ đặt câu hỏi: Có bao nhiêu phòng thí nghiệm về virus corona tại Trung Quốc? Ông tự trả lời, trên khắp Trung Quốc chỉ có một, và phòng thí nghiệm đó nằm tại Vũ Hán, nơi dịch vừa bùng phát. Phòng thí nghiệm nói trên thuộc Viện Virus Học Vũ Hán, là phòng thí nghiệm vi sinh học duy nhất ở cấp 4, đủ tiêu chuẩn để nghiên cứu các loài virus nguy hiểm nhất.
Điểm đáng chú ý khác là ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố phong tỏa Vũ Hán, thiếu tướng Trần Vi (Chen Wei), được coi là chuyên gia số một về chiến tranh sinh học của Quân Đội Trung Quốc, được cử ngay đến Vũ Hán để ngăn dịch. Theo nhật báo của Quân Đội Trung Quốc, tướng Trần Vi chuyên nghiên cứu về các loại virus corona kể từ dịch SARS.
Nhà nhân chủng học Mosher cũng lưu ý đến một số thông tin khác cho giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm có nhiều khả năng xảy ra. Đó là virus SARS đã từng hai lần thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh và gây một số hậu quả, trước khi bị khống chế. Thứ hai là tại Trung Quốc, xảy ra tình trạng một số nhân viên bán các động vật phòng thí nghiệm ra chợ để có thu nhập bổ sung. Một nhà khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh từng kiếm được tiền triệu nhờ bán khỉ và chuột ở phòng thí nghiệm, trước khi bị phạt tù vì tội này.
Nhà khoa học Mỹ Steven Mosher cũng tố cáo việc chính quyền Trung Quốc tuyên truyền là chợ hải sản gần Viện Virus Học là nguồn gây bệnh chính, gây nhiễu loạn thông tin. Theo ông, các loài rắn bán tại chợ hải sản không thể mang virus corona, trong lúc loài dơi có thể mang virus corona thì lại không thể có ở chợ hải sản.
Đọc thêm : Trung Quốc tăng cường kiểm soát các nghiên cứu về nguồn gốc Covid-19?
Các nghi vấn và bằng chứng liên quan đến khả năng virus thoát khỏi phòng thí nghiệm, mà nhà nhân chủng học Mosher đặt ra là khá rõ. Tuy nhiên vào thời điểm đó, một quan điểm như vậy nhìn chung có xu hướng bị khá đông người làm khoa học liệt vào hàng thuyết âm mưu. Ngày 18/02/2020, trên mạng y học nổi tiếng The Lancet, một nhóm 27 khoa học gia hàng đầu trong ngành y tế từ 9 nước, đã ra một tuyên bố chung lên án các tin đồn không có cơ sở, theo đó những thông tin sai lầm về nguồn gốc virus gây bệnh Covid-19 có hại cho việc chia sẻ các thông tin khoa học về dịch bệnh. 27 khoa học gia nói trên không lên án đích danh giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng khẳng địch chắc nịch: virus corona mới gây dịch bệnh có nguồn gốc từ tự nhiên.
Giả thiết virus corona gây bệnh Covid-19 lọt khỏi phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, gây dịch bệnh, đang ngày càng được chú ý hơn?
Đúng là giả thiết virus corona ‘‘sổng chuồng’’ chưa được đông đảo giới chuyên gia thực sự coi là một chủ đề nghiêm túc vào thời điểm cách nay hai tháng. Tình hình bắt đầu thay đổi khi đại dịch tràn ra toàn cầu, tấn công chính nước Mỹ. Chính quyền Donald Trump phải đổi giọng, từ chỗ ca ngợi Trung Quốc chống dịch thành công, sang chỗ lên án Bắc Kinh che giấu dịch, và tuyên bố sẽ tiến hành điều tra. Giả thiết virus sổng chuồng một lần nữa lại được truyền thông đặc biệt quan tâm.
Trong bài tổng hợp ý kiến các chuyên gia về giả thiết virus thoát khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán, báo Anh The Sunday Guardian, ngày 25/04/2020, đã chú ý đến ba nguồn thông tin quan trọng. Thứ nhất là một nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc Tiểu Ba Đào (Botao Xiao). Trong một công trình công bố ngày 12/02/2020, giáo sư công nghệ sinh học Đại học Công Nghệ Hoa Nam (Quảng Châu) nêu bật giả thiết là virus rất có thể đã thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm Vũ Hán. Nghiên cứu chỉ rõ nguy cơ từ phòng thí nghiệm cách chợ hải sản Vũ Hán khoảng 300 mét, nơi bị coi là xuất phát nguồn lây chính. Theo ông Tiểu Ba Đào, phòng thí nghiệm Vũ Hán chuyên nghiên cứu về các virus corona ở dơi.
Đọc thêm : Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa
Nguồn thông tin thứ hai là từ lãnh sự quán Mỹ ở Vũ Hán. Cách nay hai năm, chính lãnh sự quán Mỹ tại Vũ Hán đã gửi thông báo về Washington cho biết tình trạng an toàn kém tại Viện Virus Học Vũ Hán, trong thời gian tới có nguy cơ sẽ có đại dịch, do virus corona lây được từ người sang người.
Giả thiết virus sổng chuồng có thêm sức nặng với nhận định của nhà sinh học phân tử Mỹ Richard H. Ebright, Đại học Rutgers, được coi là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực an toàn sinh học. Trả lời báo The Sunday Guardian, giáo sư Ebright cho biết: ‘‘Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán và Viện Virus Học Vũ Hán đang tiến hành một số dự án nghiên cứu lớn về các virus mới ở loài dơi. Tại phòng thí nghiệm Vũ Hán có nhiều sưu tập về các virus mới, trong đó có loài virus rất gần với virus đang gây đại dịch’’. Theo chuyên gia Mỹ nói trên, có nguy cơ cao là một nhân viên phòng thí nghiệm do sơ suất đã mang virus lọt ra ngoài, bên cạnh đó, chuyện lây nhiễm tại phòng thí nghiệm đã từng xảy ra nhiều.
Trong thời gian gần đây, truyền thông cũng cho biết thêm về việc Viện Virus Học Vũ Hán nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ để tiến hành các nghiên cứu về virus corona ở loài dơi. Viện Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH) tài trợ cho phía Trung Quốc 3,7 triệu đô la cho đề tài này.
Hoa Kỳ đầu tư cho nghiên cứu về virus corona ở loài dơi tại Vũ Hán để làm gì ? 
Bài ‘‘Vì sao Mỹ đưa nghiên cứu về virus ở loài dơi sang Vũ Hán?’’ của báo mạng Asia Times, dẫn lại một nguồn tin từ báo Anh Daily Mail, theo đó việc tài trợ này diễn ra sau khi chính phủ Mỹ, năm 2014, quyết định cấm tiến hành các nghiên cứu can thiệp với các virus nguy hiểm, có nguồn gốc tự nhiên, khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn vốn có, để từ đó tìm kiếm các biện pháp đối phó trước.
Các nghiên cứu – thuộc nhóm công trình khoa học mang tên GOF (tên viết của Gain-of-Function research) – bị cấm tại Mỹ, sau khi xảy ra một số tai nạn về an toàn sinh học tại một số cơ sở có mức độ bảo đảm an ninh sinh học cao tại Mỹ, do các nhân viên không tuân thủ quy định. Vào thời điểm đó, Trung tâm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã phải đóng cửa hai phòng thí nghiệm vì việc này.
Năm 2015, lãnh đạo Viện Quốc Gia về Các Bệnh Lây Nhiễm (National Institute of Allergy and Infectious Diseases – NIAID), bác sĩ Anthony Fauci, đã quyết định chuyển các nghiên cứu GOF sang phòng thí nghiệm Vũ Hán, và cho phép cơ sở này nhận được tài trợ của chính phủ Mỹ.
Hiện nay, chính phủ Mỹ đang bắt đầu điều tra về khoản tài trợ 3,7 triệu đô la cho phòng thí nghiệm Vũ Hán, và truy tìm phần trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để xảy ra đại dịch. Một số chuyên gia thậm chí kêu gọi Washington tuyên chiến với Trung Quốc, nếu như virus Covid-19 đã được sử dụng để gây chiến tranh sinh học. Tuy nhiên, phần trách nhiệm của Hoa Kỳ dường như cũng được đặt ra, bởi phòng thí nghiệm tại Vũ Hán nhận được tài trợ của Mỹ, theo mục tiêu được phía Mỹ đề ra. Dân biểu đảng Cộng Hòa Matt Gaetz kêu gọi đình chỉ ngay lập tức tài trợ của NIH cho các nghiên cứu về virus tại Trung Quốc.
Thí nghiệm trên các loài virus nguy hiểm thiếu kiểm soát ? 
Không chỉ hiện nay mà từ khá lâu, đặc biệt từ năm 2017, trong giới khoa học quốc tế, lại có nhiều lo ngại về nguy cơ đại dịch do virus nguy hiểm thoát ra từ phòng thí nghiệm, khi chính quyền Mỹ, thời
tổng thống Donald Trump, ra quyết định cho phép tiến hành trở lại các nghiên cứu thuộc nhóm GOF ngay trên đất Mỹ.
Tuần báo Pháp Le Point, trong một bài viết cuối năm 2017 mang tựa đề ”Có nên lo ngại việc Mỹ bật đèn xanh cho việc tạo ra các virus chết người?”, dẫn lại quan điểm của chính quyền Mỹ.  Mục tiêu của Viện Quốc Gia Y Tế Mỹ (NIH), khi tiến hành các nghiên cứu đặc biệt nguy hiểm này, theo giám đốc NIH Francis Collins, là ‘‘giúp cho việc phát triển các chiến lược và phản ứng hiệu quả, đối với các yếu tố gây bệnh (trong tự nhiên) đang có sự phát triển đột biến, trở thành mối đe dọa với sức khỏe toàn xã hội’’. Việc các môi trường thiên nhiên hoang dã bị hủy diệt, trên quy mô lớn, khiến các loài virus nguy hiểm ngày càng có nguy cơ đe dọa xã hội con người là điều được các nhà khoa học liên tục cảnh báo.
Đọc thêm : Cội rễ của đại dịch Covid-19: Phá huỷ rừng già, tận diệt thú hoang
Trong số ba nhóm virus nguy hiểm được Hoa Kỳ chú ý nghiên cứu có các chủng virus corona. Chủ tịch cơ quan phụ trách an toàn sinh học quốc gia Mỹ (NSABB), ông Samul Stanley, vào thời điểm đó, giải thích rõ: ‘’Thiên nhiên chính là kẻ khủng bố sinh học vô cùng nguy hiểm, và chúng ta phải làm tất cả trong khả năng để hiểu biết của con người luôn đi trước một bước’’. Việc can thiệp để khiến một số loài virus trở nên nguy hiểm hơn, từ đó chủ động tìm cách đối phó, trước khi chúng đột biến một cách tự nhiên để nguy hiểm hơn, chính là đi theo mục tiêu này.
Tuy nhiên, quan điểm này bị một bộ phận giới khoa học phản đối dữ dội. Chuyên gia về dịch tễ học Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm Đại học Minnesota (nguyên cố vấn đặc biệt của bộ Y Tế Mỹ về khủng bố sinh học), lo ngại là ‘‘một kế hoạch nghiên cứu biến đổi gien, khiến virus có thể lan truyền dễ dàng trong không khí (để từ đó tìm vác-xin đối phó) không hề hứa hẹn điều gì tốt lành’’. Nhiều nhà khoa học lo ngại ‘‘các quái vật’’ mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Chính phủ Mỹ có vai trò gì trong các nghiên cứu về virus corona tại Trung Quốc là câu hỏi còn đề ngỏ cho các thẩm định khoa học. Nhưng có một điều là chính phủ Mỹ có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển các nghiên cứu về những loài virus cực kỳ nguy hiểm tại Trung Quốc. Nguy cơ các nghiên cứu như vậy gây đại dịch toàn cầu đã được chính nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo lâu nay.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200427-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-19-b%C3%B9ng-l%C3%AAn-t%E1%BB%AB-v%C5%A9-h%C3%A1n-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-tr%C3%A1ch-nhi%E1%BB%87m-g%C3%AC

Trung Cộng và các quốc gia khác

tăng tài trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO

Các đồng minh của Hoa Kỳ vẫn chưa cung cấp thêm tài trợ nhằm lấp đầy khoảng trống ngân sách cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do Hoa Kỳ để lại, trong khi một số quốc gia đang tìm cách giải quyết những lo lắng của Washington về cách cơ quan này giải quyết đại dịch coronavirus.
Trong tuần, kể từ khi WHO mất nhà tài trợ lớn nhất, các nhà lãnh đạo Pháp, Úc và Đức đã thảo luận về cách hỗ trợ cơ quan của Liên Hiệp Quốc, sau khi có nỗi lo ngại mất tài trợ của Hoa Kỳ sẽ cản trở cuộc chiến chống coronavirus và giúp Trung Cộng nâng tầm ảnh hưởng.
Không quốc gia đồng minh nào của Hoa Kỳ có kế hoạch tăng tiền tài trợ của họ. Trung Cộng đã cam kết tài trợ thêm 30 triệu Mỹ kim cho WHO vào thứ Năm (23/04/2020) từ mức đóng góp khoảng 43 triệu Mỹ kim/năm, mặc dù vẫn còn thiếu 300 triệu Mỹ kim do Hoa Kỳ tạm ngưng tài trợ.
Quyết định của Hoa Kỳ đã khiến WHO trở thành tâm điểm của một cuộc tranh cãi về việc đại dịch coronavirus có thể sớm được ngăn chặn, nếu Bắc Kinh minh bạch hơn về đợt bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán trong những tuần đầu tiên. Các lãnh đạo ở Liên minh châu Âu và Nhật Bản chia sẻ chung mối lo của Washington, rằng những sai lầm ban đầu của chính quyền Trung Cộng đã khiến virus lây lan nhanh chóng, trong khi lúc đó WHO lại ca ngợi phản ứng của Bắc Kinh.
Hôm thứ Sáu (24/04/2020) thủ tướng Đức Angela Merkel ca ngợi WHO khi kêu gọi chính phủ và các nhà tài trợ tư nhân quyên góp hàng tỷ Mỹ kim để thúc đẩy sản xuất vaccine. Bà Merkel nói rằng Đức sẽ đóng góp đáng kể cho nỗ lực đó, nhưng không đưa ra cam kết cụ thể nào về việc tài trợ cho WHO. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-va-cac-quoc-gia-khac-tang-tai-tro-cho-to-chuc-y-te-the-gioi-who/

Một loạt cường quốc muốn rút nhà máy khỏi TQ

Trong hai tuần qua, các chính khách từ ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thảo luận hoặc công bố kế hoạch rút doanh nghiệp của họ rời khỏi Trung Quốc.
Trong hai tuần qua, các chính khách từ ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thảo luận hoặc công bố kế hoạch rút doanh nghiệp của họ rời khỏi Trung Quốc.
Ngày 21/4, Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu Phil Hogan nói khối này sẽ tìm cách “giảm sự lệ thuộc thương mại” sau đại dịch, Politico đưa tin.
Tuần trước, Nhật Bản dành hơn 240 tỷ yên (khoảng 2,2 tỷ USD) để hỗ trợ các công ty Nhật chuyển nhà máy về trong nước hoặc đa dạng hóa cơ sở sản xuất bằng việc chuyển đến Đông Nam Á.
Động thái này diễn ra sau khi Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Mỹ Larry Kudlow nói Washington nên trả chi phí để các công ty Mỹ đưa sản xuất rời khỏi Trung Quốc về Mỹ.
“Tôi muốn trợ cấp ngay cho các ngành như xí nghiệp, thiết bị, tài sản trí tuệ, đổi mới sáng tạo, hạ tầng”, ông Kudlow nói với Fox News.
Phụ thuộc thái quá vào Trung Quốc
Các công ty Mỹ, Nhật và châu Âu vốn đã chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc vì giá lao động tăng và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nhưng sức ép từ đại dịch giờ đây sẽ đẩy nhanh quá trình này khi cho thấy sự phụ thuộc thái quá của thế giới vào Trung Quốc, nhất là thiết bị y tế, theo South China Morning Post.
Chẳng hạn, công ty y tế Premier xác định 22 loại thiết bị bảo hộ và 30 loại thuốc “thiết yếu cần phải sản xuất ở Mỹ”. Liên minh Nhà sản xuất Mỹ cho biết ý tưởng “tách rời” và đưa sản xuất về nước đang “ngày càng trở nên phổ biến”.
Đối với Trung Quốc, quan hệ với Mỹ vốn không tốt, nhưng quan hệ với Nhật thì đang tan băng. Vì vậy, gói 2,2 tỷ USD để rút doanh nghiệp của Tokyo “gây tranh luận lớn trong chính giới Trung Quốc”.
Li Xunlei, kinh tế gia trưởng tại công ty chứng khoán Zhongtai Securities và cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, cho biết các giọng điệu trên từ các nước không phải mối đe dọa trực tiếp, nhưng sẽ là thách thức lâu dài cho Trung Quốc.
“Sự gián đoạn do virus buộc các công ty nước ngoài tìm nhà cung cấp trong nước, và sự thiếu hụt đồ bảo hộ khiến người dân các nước phát triển nuối tiếc vì đã chuyển hết sản xuất ra nước ngoài”, ông Li nói với South China Morning Post.
70% khẩu trang bảo hộ đang dùng ở Mỹ là sản xuất ở Trung Quốc. Trung Quốc có dịch COVID-19 đầu tiên, nhưng cũng là nước đầu tiên kiềm chế được dịch, cho phép nước này bán hàng tỷ khẩu trang cho các nước đang thiếu hụt. Nhưng thường xuyên có những vụ Trung Quốc bị phàn nàn, tranh cãi về chất lượng.
Mong muốn giảm phụ thuộc về thiết bị y tế vào Trung Quốc cũng sẽ làm gia tăng lo ngại rộng hơn về sức mạnh của Bắc Kinh về quân sự, kinh tế, ngoại giao. Hàng loạt dự luật đang được đề xuất ở Mỹ để kiềm chế ảnh hưởng này.
Một dự luật do Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio, đảng Cộng hòa, đề xuất sẽ yêu cầu Mỹ giảm phụ thuộc chuỗi cung ứng vào Trung Quốc. Dự luật này đã có sự ủng hộ của ba thượng nghị sĩ Dân chủ. Ngày nay, cứng rắn hơn với Trung Quốc là chủ đề hiếm hoi mà hai đảng của Mỹ bắt tay được.
“Thật không may là phải cần đến một đại dịch mới để thấy rõ hậu quả của việc chuyển các cơ sở công nghiệp của chúng ta sang các nước như Trung Quốc”, ông Rubio cho biết trong một thông cáo.
Một dự luật khác từ tháng trước của Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, bang Arkansas, sẽ cấm hỗ trợ liên bang cho các loại thuốc hay thành phần thuốc của Trung Quốc, và đặt ra quy định chặt chẽ về ghi nhãn mác nước xuất xứ.
Rời khỏi Trung Quốc – dư luận ủng hộ
Việc Tổng thống Trump sử dụng Luật Sản xuất Quốc phòng, buộc các công ty Mỹ sản xuất hàng hóa hỗ trợ chống dịch, cũng sẽ dẫn đến việc sản xuất trong nước vĩnh viễn đối với một số mặt hàng, theo các nhà phân tích.
Chỉ số Reshoring 2019, do công ty tư vấn Kearney công bố tháng này, phản ánh xu hướng chuyển sản xuất về lại Mỹ, cho thấy đại dịch đang buộc các công ty tiếp tục tư duy lại chuỗi cung ứng.
Nhưng như vậy chưa chắc các công ty sẽ trở lại Mỹ một cách đáng kể. Thay vào đó, Mỹ đang có sự chuyển dịch lớn về nguồn cung, sang Mexico và các nước châu Á khác, nhất là Việt Nam, nước đã khỏa lấp chỗ trống trong bối cảnh nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ giảm.
Đối với thiết bị y tế, chắc chắn chính phủ Mỹ sẽ có chương trình đưa sản xuất về nước, một chính sách được ủng hộ rộng rãi.
Nhưng các mặt hàng khác có thể chưa chắc. 70% thành viên của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Thượng Hải cho biết không tính chuyện chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc vì virus. Nhiều công ty muốn ở lại để tiếp tục bán hàng cho thị trường khổng lồ tại đất nước 1,4 tỷ dân. Nhiều bên có thể sẽ mở xí nghiệp các nơi khác, nhưng vẫn giữ cơ sở ở Trung Quốc.
“Chuyển công ty khỏi Trung Quốc về Mỹ sẽ không đơn giản như xách vali lên và đi”, Ker Gibbs, Chủ tịch AmCham Thượng Hải, nói.
Ông nhận định rằng dù Mỹ có trợ cấp khuyến khích, nhưng chưa có lý do về mặt thị trường để họ làm vậy.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34358-mot-loat-cuong-quoc-muon-rut-nha-may-khoi-tq.html

Virus corona :

Các nước có thể kiện Trung Quốc ra tòa ?

Thụy My
Giấu diếm thực tế về khả năng giết người hàng loạt của virus corona chủng mới, Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm rất lớn trong việc để cho đại dịch lan ra toàn thế giới. Nhưng làm thế nào buộc được Trung Quốc bồi thường thiệt hại ?
Hơn 200.000 người trên thế giới đã thiệt mạng vì con virus xuất phát từ Vũ Hán, những cái chết tức tưởi trong cô đơn, đau đớn…trong đó có những tài năng còn có thể cống hiến cho đời.
Trong khi đó chính quyền Trung Quốc tìm cách lấp liếm, viết lại lịch sử, thậm chí còn tung hỏa mù để đổ tội cho nước khác. Bắc Kinh nhân cơ hội thế giới lao đao vì đại dịch để tung ra chiến dịch ngoại giao khẩu trang nhằm tuyên truyền gây thanh thế, làm áp lực. Không dừng lại ở đó, các cơ quan ngoại giao Trung Quốc ở nhiều nước còn ngang nhiên loan tin vịt, chê bai chính quyền sở tại, như đã diễn ra ở Pháp.
Bắc Kinh dường như đã làm cho giọt nước phải tràn ly. Ngày 21/04/2020, Missouri là tiểu bang đầu tiên của Mỹ khởi kiện chính quyền và đảng Cộng Sản Trung Quốc vì đã « che giấu những thông tin quan trọng » về sự trầm trọng của nạn dịch virus corona chủng mới. Tuy nhiên số tiền đòi bồi thường trong vụ kiện dân sự này chưa được tiết lộ. Sau đó tiểu bang Mississippi cũng theo chân.
Đọc thêm: Ngoại giao Trung Quốc lãnh đòn đầu tiên của Pháp do tung tin vịt
Trên Figaro Magazine, hai luật sư Pierre Farge và Odile Madar đã giải thích khả năng khởi kiện Trung Quốc vì đã dối trá trong đại dịch virus corona.
Câu hỏi được tờ báo đặt ra như sau : Giấu diếm thực tế về khả năng giết người hàng loạt của virus corona chủng mới, Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm rất lớn trong việc để cho đại dịch lan ra toàn thế giới. Như vậy vấn đề trách nhiệm của Trung Quốc trong việc bồi thường thiệt hại cần thiết được đặt ra, nhưng làm thế nào để thực hiện ?
Phần trả lời của hai luật sư Farge và Madar:
Cơ quan tư vấn Anh Henry Jackson Society, thân cận với đảng bảo thủ, dự kiến nhiều con đường thông qua tư pháp để yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại. Hiện đã có nhiều chính khách Anh, Mỹ đòi hỏi chính phủ khởi kiện chính quyền Trung Quốc ra trước các tòa án.
Về mặt luật pháp, các động thái này khó thể đạt được kết quả. Công cụ đầu tiên mà các Nhà nước có được là quy định về vệ sinh dịch tễ quốc tế, đó là Điều lệ Y tế Thế giới. Các Nhà nước có nhiệm vụ phải hành động để phòng chống các bệnh truyền nhiễm lây lan. Việc báo cáo đại dịch phải được nhanh chóng tiến hành, trên cơ sở các thông tin cụ thể và hoàn chỉnh.
Thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc đã vi phạm các điều 6 và 7 của quy định này, vì đã không thông báo các dữ liệu cho thấy bằng chứng virus corona lây từ người sang người, đợi tới ba tuần lễ sau mới báo. Tuy nhiên trong IHR (International Health Regulations – Điều lệ Y tế Thế giới, hay RSI trong tiếng Pháp) không dự trù các biện pháp trừng phạt đối với các Nhà nước không tôn trọng quy định này.
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ hay CIJ trong tiếng Pháp), cơ quan tư pháp chính của Liên Hiệp Quốc, có thể vào cuộc. Tuy nhiên chỉ có những Nhà nước tự nguyện chấp nhận quyền xét xử của cơ quan này mới phải tôn trọng phán quyết. Nói cách khác, khó thể có việc Trung Quốc chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế, trước nguy cơ bị kết án, và như vậy các bản án của tòa không thể thực hiện.
Về phần Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC, hay CPI trong tiếng Pháp) thì có thẩm quyền xét xử tội ác chống nhân loại. Hiện nay tòa đang thụ lý hai đơn kiện của các Nhà nước thành viên có liên quan đến Covid
19. Một đơn nhắm vào các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đơn kia vào tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Các đơn này dựa vào điều 7 của Hiệp ước Roma, định nghĩa tội ác chống nhân loại là « một cuộc tấn công toàn diện hoặc có hệ thống vào thường dân », hay « các hành động vô nhân đạo », « cố tình gây ra đau đớn khủng khiếp ».
Tuy không thể khởi kiện ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế với tư cách pháp nhân (dành riêng cho các Nhà nước), nhưng ngược lại các thể nhân vẫn có thể cung cấp thông tin cho tòa. Nếu công tố viên nhận định là nghiêm túc, thì tòa có thể mở điều tra trên cơ sở này. Có điều để đánh giá là « cố ý », rất khó khẳng định chính quyền Trung Quốc cố tình sát hại người dân trong trường hợp dịch virus corona.
Dù sao đi nữa, khó có khả năng Trung Quốc chấp nhận thẩm quyền của tư pháp quốc tế, và Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc – mà Trung Quốc làm chủ tịch luân phiên kể từ tháng Ba năm 2020 – giữ im lặng.
Tranh cãi gần đây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là ví dụ điển hình nhất : Washington đã yêu cầu ghi vào văn bản chính thức xuất xứ của con virus là từ Trung Quốc, tuy nhiên Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ, dù sự thật đã rành rành. Sự chối từ trách nhiệm này ngăn chận hoạt động của cơ chế Liên Hiệp Quốc và cho thấy thất bại của định chế đa phương. Trước việc Nga và Trung Quốc liên kết với nhau, có thể chắc chắn rằng chỉ có những nghị quyết mang tính tham khảo chứ không phải cưỡng chế, mới có thể được ban hành.
Tiếc thay, luật quốc tế thất bại về chủ đề này – một lỗ hổng pháp lý cần nhấn mạnh trong các hoàn cảnh đặc thù. Không có đòn bẩy luật pháp nào để đưa Bắc Kinh ra trước công lý. Tuy vậy, không nên thối chí : vẫn có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và thuế quan. Bên cạnh đó là tấn công ngoại giao, và gây áp lực thường xuyên về mặt đạo đức, để buộc Trung Quốc phải trả giá cho hành động của mình đối với cộng đồng quốc tế.
Như vậy cần có lòng can đảm và tình liên đới của thế giới để áp đặt các cuộc điều tra độc lập trên lãnh thổ Trung Quốc, để tìm hiểu về nguyên nhân cuộc khủng hoảng và tránh không để thảm họa tái diễn trong tương lai.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200427-virus-corona-c%C3%A1c-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%C3%B3-th%E1%BB%83-ki%E1%BB%87n-trung-qu%E1%BB%91c-ra-t%C3%B2a

Boris Johnson kể lại trải nghiệm ‘vật lộn với Covid-19′

Trở lại Downing Street ngày đầu tuần sau đợt điều trị virus corona, Thủ tướng Boris Johnson nói “nước Anh đang ở điểm rủi ro cao nhất” trong dịch Covid-19.
Phát biểu bên ngoài Phủ thủ tướng ở số 10 phố Downing, London lầu đầu từ khi khỏi bệnh, ông Johnson kêu gọi người dân Anh không được chủ quan, coi thường lệnh phong tỏa.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ‘được đưa vào khoa cấp cứu’
Cuộc sống người dân Anh mùa Covid-19
Virus corona: Vì sao Đại sứ Anh kêu gọi công dân về nước?
Ông nói ông chia sẻ khó khăn, stress của việc sống trong phong tỏa, cách ly, nhưng kêu gọi mọi người hãy tuân thủ.
Thủ tướng Anh nói người dân cần ‘thừa nhận nguy cơ của đợt lây nhiễm cao thứ hai” và không nêu chỉ dấu là chính phủ sẽ nới lỏng phong tỏa như ở một số nước châu Âu khác.
Bị xác nhận virus corona dương tính đúng một tháng trước, hôm 27/03, ông Johnson phải nhập viện ở London hôm 05/04, và ở trong đó một tuần.
Ba đêm liền, thủ tướng Anh phải nằm trong phòng cấp cứu hồi sức.
Sau khi ra viện, ông được cho về tĩnh dưỡng tại khu dinh thự chính phủ ở Chequers, hạt Buckinghamshire, ngoài London, cho tới hôm nay mới quay lại thủ đô làm việc.
Mô tả trải nghiệm bản thân bị virus corona, ông nói, “như là phải chống đỡ cú đánh của kẻ cướp giật (mugger) vào thân thể”.
“Nếu con virus này như một kẻ côn đồ, thì có thể nói nó đánh vô hình, cú đánh xảy đến bất ngờ, theo trải nghiệm riêng của tôi là thế. Như là khoảng khắc bắt đầu vật lộn, ngã ra đất.”
Sẽ phải ra quyết định về phong tỏa xã hội
Ông cảm ơn đa số người Anh chấp nhận lệnh hạn chế tự do, và tuân thủ ‘giãn cách xã hội’.
Các báo Anh ngay lập tức bình luận rằng trong phát biểu hôm nay, 27/04, ông Johnson chỉ muốn tạo cảm giác là ông trở lại cầm quyền, và ‘câu giờ” trước khi ra quyết định có gia hạn phong tỏa hay không.
Một số tờ báo nói đây sẽ là quyết định “quan trọng nhất trong sự nghiệp làm thủ tướng của ông” cho đến nay, vì con số tử vong tại các bệnh viện Anh có liên quan đến Covid-19 đã vượt ngưỡng 20 nghìn.
Con số này chưa tính đến các ca tử vong tại nhà, trong cộng đồng dân cư và dưỡng lão đường.
Lệnh phong tỏa (lockdown) để ngăn virus corona lây lan tại Anh sẽ có hiệu lực sau khi gia hạn đã một lần đến 07/05 nhưng chính phủ Anh chưa quyết định sẽ làm gì sau hạn đó.
Trong thời gian ông Johnson điều trị virus corona, Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab thay ông tạm điều hành chính phủ.
Cùng thời gian, chính phủ Anh bị phê phán vì không có đủ trang phục bảo hộ (PPE) cho y bác sĩ chạy chữa bệnh nhân Covid-19, và số xét nghiệm cũng chưa nhiều đủ như Bộ Y tế hứa hẹn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52441345

Covid-19 : Số ca tử vong giảm mạnh tại Pháp

Thanh Phương
Tại Pháp, số ca tử vong vì dịch Covid-19 giảm mạnh, trong khi chính phủ ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa kể từ ngày 11/05/2020.
Theo các số liệu do Tổng Cục Y Tế Pháp công bố chiều hôm qua 26/04/2020, trong vòng 24 giờ, có thêm 242 người chết vì dịch Covid-19, thấp hơn so với con số 369 ca tử vong của ngày hôm trước. Nếu tính riêng trong các bệnh viện thì chỉ có thêm 152 người chết, mức thấp nhất từ 5 tuần qua. Như vậy, tính từ đầu tháng 3 đến nay, ở Pháp đã có tổng cộng 22.856 người chết do bị nhiễm virus corona chủng mới. Trong khi đó, số bệnh nhân nặng phải nằm trong phòng hồi sức tiếp tục giảm trong ngày thứ 18 liên tiếp, nay chỉ còn 4682 người. Số người nằm viện cũng giảm đi chút ít.
Để chuẩn bị cho việc dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa kể từ ngày 11/05 tới, trong những ngày qua, chính phủ Pháp đã ráo riết tham vấn, nhất là tham vấn các dân biểu địa phương. Kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa đề ra những điều kiện để hoạt động kinh tế và cuộc sống thường ngày của dân Pháp có thể khởi động trở lại kể từ ngày 11/05.
Kế hoạch này sẽ được thủ tướng Edouard Philippe công bố trước Quốc Hội chiều mai 28/04 và sẽ được các nghị sĩ thảo luận và biểu quyết ngay sau đó. Nhưng phe đối lập, từ Đảng Xã Hội, đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa, cho đến đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất, đều mạnh mẽ chỉ trích chính phủ về việc đề xuất cuộc biểu quyết quá gấp rút này, không để cho họ thời gian để nghiên cứu nội dung. Họ yêu cầu dời lại cuộc bỏ phiếu.
Hôm thứ Bảy vừa qua, Hội đồng khoa học cố vấn cho chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 đã đưa ra các khuyến nghị về việc dỡ bỏ « dần dần và có kiểm soát » lệnh phong tỏa. Các nhà khoa học đề nghị tiếp tục đóng cửa nhà trẻ và trường học cho đến tháng 9, nhưng vì chính phủ đã dự tính mở lại các trường kể từ 11/05, cho nên họ khuyến cáo bắt buộc đeo khẩu trang trong các trường trung học, đối với học sinh lẫn nhân viên của trường.
Ngoài vấn đề phòng chống dịch trong trường học, Hội đồng khoa học còn khuyến nghị cho phép người dân được đi từ vùng này sang vùng kia bằng các phương tiện giao thông công cộng, nếu các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh được tuân thủ. Tuy nhiên, họ khuyên dân Pháp không nên ra nước ngoài trong vài tháng tới.
Để chuẩn bị cho việc dỡ bỏ phong tỏa, chính phủ Pháp dự kiến sẽ dùng ứng dụng định vị mang tên StopCovid để xác định những người nào đã có tiếp xúc với những người bị nhiễm virus corona. Mục tiêu là báo động những người đó để họ đi xét nghiệm và tự cách ly. Ủy ban Quốc gia về Tin học và Các quyền tự do CNIL hôm qua đã cho ý kiến về vấn đề này. Đối với Ủy ban, trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay, ứng dụng nói trên là « phù hợp với các yêu cầu của châu Âu, nếu một số điều kiện được tuân thủ ».  Theo CNIL, việc sử dụng StopCovid có hai bảo đảm đi theo đúng hướng : tự nguyện và nặc danh
Cũng nhằm chuẩn bị cho việc dỡ bỏ phong tỏa, đêm qua, bộ Y Tế công bố một thông tư theo đó kể từ hôm nay dân Pháp có thể mua khẩu trang gọi là khẩu trang « thay thế » trong các hiệu thuốc.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200427-covid-19-s%E1%BB%91-ca-t%E1%BB%AD-vong-gi%E1%BA%A3m-m%E1%BA%A1nh-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p

Covid-19 :Giá thực phẩm ở Pháp gia tăng

trong thời phong tỏa

Tuấn Thảo
Trong hơn một tháng phong tỏa, người Pháp có nhiều thời gian hơn để dành cho gia đình. Điều tích cực là họ học thêm cách nấu ăn, làm bánh. Điểm tiêu cực là cũng chính nhu cầu ấy đã khiến cho giá của một số thực phẩm gia tăng. Nếu như trứng gà hay đường trắng chỉ tăng từ 2% đến 4%, thì đổi lại giá bơ hay bột mì lại tăng thêm từ 9% đến 14%.
Theo khảo sát gần đây của hiệp hội người tiêu dùng ở Pháp UFC-Que Choisir, tiền đi chợ của người Pháp đã tăng 2,5% trong một tháng. Nhưng đó là cách tính trung bình, vì khi nhìn kỹ lại, các hộ gia đình nào tiêu thụ nhiều thực phẩm tươi như rau quả, trứng gà, thịt bò xay, phải chi nhiều tiền hơn cho một giỏ hàng tại siêu thị. Ngược lại, giá xăng dầu lại giảm cho những ai phải dùng xe hơi để đi chợ.
Để thực hiện cuộc khảo sát, hiệp hội UFC-Que Choisir đã so sánh giá hàng ngàn mặt hàng, trong đó có khoảng 250 nhu yếu phẩm bày bán tại nhiều siêu thị khác nhau (Cora, Auchan, Intermarché, E.Leclerc, Casino, Superrmarché U, Carrefour, Chronodrive hay là Colruyt Collect & Go). Giá khảo sát là giá tiêu dùng trung bình vào trung tuần tháng Tư so với trung tuần tháng Ba, khi lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực.
Người Pháp buộc phải ở trong nhà trong suốt thời gian có các biện pháp cách ly xã hội, nhưng họ vẫn đi chợ ít nhất mỗi tuần một lần. Và người tiêu dùng có một cảm nhận chung là giá cả đã gia tăng rõ rệt trong 4 tuần lễ qua chứ không phải đợi đến cuộc khảo sát gần đây của hiệp hội UFC-Que Choisir họ mới nhận thấy điều này. Nếu như giá bánh mì mềm cắt lát (loại dùng để làm bánh mì kẹp sandwich) đã giảm 2% thì ngược lại giá mì sợi (pasta) hay các loại bột để làm bánh ngọt hay mặn đều đã gia tăng 5-14%.
Điều này chủ yếu là do sự khan hiếm của một số sản phẩm. Nhu cầu của người tiêu dùng nhất thời tăng nhanh đặc biệt là các hộ gia đình mua dự trữ, trong khi mức cung lại không theo kịp. Về điểm này, các nhà sản xuất trứng, bơ sữa, thịt bò đã phản ứng khá nhanh chóng để tránh tình trạng khan hiếm trên các quầy siêu thị. Dù vậy, theo hiệp hội UFC-Que Choisir, có một hiện tượng khác góp phần làm tăng thêm khoản tiền đi chợ của người Pháp. Khối lượng mặt hàng tuy vẫn đầy đủ, nhưng các hiệu sản phẩm không còn được đa dạng như trước. Đặc biệt là các nhu yếu phẩm với giá phải chăng nhất đều biến mất (tiếng Pháp gọi là ‘‘marque distributeur’’ hay là ‘‘marque repère’’), người tiêu dùng phải chuyển qua mua các nhãn hàng khac với giá cao hơn. Chẳng hạn đối với bột mì làm bánh, số nhãn hiệu bột đã giảm 38%, nhưng giá trung bình của một kí lô bột mì lại tăng 14%.
Điều này lại càng rõ nét hơn đối với các gia đình mua nhiều trái cây và rau tươi. Theo hiệp hội UFC-Que Choisir, giá rau quả đã tăng trung bình 9%, nhưng thực tế cho thấy là một số thực phẩm tươi còn tăng nhiều hơn thế, đặc biệt là mướp xanh, ớt chuông, chanh và cà chua đã tăng thêm từ 16% đến 25%. Giá của các loại rau sạch (bio) lại càng đắt hơn, một kí lô cà chua chùm đạt tới ngưỡng hơn 6,5 euro.
Theo giải thích của ông Grégory Caret, thuộc hiệp hội người tiêu dùng UFC-Que Choisir, nhiều loại rau quả trước đây được nhập vào Pháp từ Tây Ban Nha và Maroc. Đó chủ yếu là các loại rau quả thông dụng nhất ở trong bếp như hành tây, cà rốt, mướp xanh, chanh vàng, cà chua, cà tím và người tiêu dùng ở Pháp thường dễ tìm thấy quanh năm suốt tháng. Việc đóng cửa biên giới, ngưng nhập khẩu các loại rau quả này buộc người Pháp phải chuyển qua mua các loại rau quả trồng ở Pháp, vốn có giá cao hơn, nhất là vào lúc nguồn nhân công gặt hái theo mùa cũng đang khan hiếm.
Còn theo ông Laurent Grandin, giám đốc liên đoàn Interfel, tập hợp các nhà sản xuất và cung cấp rau quả cho các siêu thị ở Pháp, chi phí vận chuyển hàng hóa đã gia tăng trong suốt thời gian phong tỏa, đó là chưa kể đến cách đóng gói thành từng bao, từng hộp để có thể bán hàng và giao hàng một cách dễ dàng hơn tại các cửa hàng drive. Điều đó đã khiến cho ngành cung cấp bao bì đã tăng giá khoảng 30%, và tác động trực tiếp đến giá trung bình của các loại rau quả cũng như các loại thực phẩm tươi.
Cũng theo ông Laurent Grandin, cho dù lệnh phong tỏa có được dỡ bỏ kể từ ngày 11/05/2020, nhưng có rất nhiều khả năng ngành sản xuất và phân phối vẫn tiếp tục giữ nguyên cách đóng gói bao bì, trong khi các cửa hàng vẫn phải duy trì các biện pháp giữ khoảng cách an toàn giữa những người đi mua sắm ở siêu thị, hầu trấn an tâm lý người tiêu dùng trong thời kỳ hậu phong tỏa.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200427-covid-19-gi%C3%A1-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m-%E1%BB%9F-ph%C3%A1p-gia-t%C4%83ng-trong-th%E1%BB%9Di-phong-t%E1%BB%8Fa

Dân Đức biểu tình phản đối lệnh phong tỏa

Tin từ Berlin – Hôm thứ Bảy (25/04/2020), cảnh sát Đức đeo khẩu trang và trang bị chống bạo động để trấn áp hàng chục người biểu tình phản đối lệnh phong tỏa do coronavirus ở trung tâm Berlin. Cảnh sát viết trên Twitter rằng họ đã bắt giữ hơn 100 người.
Một số người biểu tình đã cố gắng giữ khoảng cách với nhau, ngồi dưới đất và đeo khẩu trang, nhưng những người khác lại tụ tập với nhau. Như hàng chục quốc gia trên toàn cầu, Đức đã áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với hoạt động công cộng để làm chậm truyền nhiễm COVID-19 khi ra lệnh phong tỏa hôm 17/03/2020.
Những người biểu tình đã đưa ra các tờ báo có tựa đề là “Dân chủ Kháng chiến”, nói rằng dịch coronavirus là một nỗ lực giành lấy quyền lực bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi.  Hồi đầu tháng này, Tòa án Hiến pháp Đức đã ra phán quyết rằng mọi người có quyền tổ chức các cuộc biểu tình nếu họ tuân thủ các quy tắc khoảng cách an toàn, sau khi các nhà hoạt động dân chủ đưa ra lập luận rằng lệnh phong tỏa vi phạm quyền tự do hội họp.
Khi số ca lây nhiễm đang giảm xuống, chính phủ Đức đã cho phép các cửa hàng nhỏ mở cửa trở lại vào thứ Hai (20/04/2020), cùng với các đại lý bán xe hơi, xe đạp và tiệm sách, nhưng các quy định cách ly xã hội vẫn được duy trì cho đến ngày 03/05/2020.
Hôm thứ Bảy (25/04/2020), thống kê của VIện Robert Koch (RKI) cho thấy số ca nhiễm ở Đức đã tăng thêm 2,055, nâng lên tổng số 152,438, số người chết tăng thêm 179 ca lên tổng số 5,500. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dan-duc-bieu-tinh-phan-doi-lenh-phong-toa/

Trung Quốc đề nghị Đức

khen Bắc Kinh chống dịch tốt nhưng bị từ chối

Hải Lam
Bộ Nội vụ Đức cho biết các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tiếp cận các quan chức chính phủ Đức để đề nghị họ đưa ra những lời khen về cách Bắc Kinh xử lý đại dịch Covid-19.
“Chính phủ Đức biết rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc đã thực hiện các cuộc liên hệ cá nhân nhằm đề nghị đưa ra các tuyên bố công khai tích cực về cách Trung Quốc xử lý dịch virus corona”, Bộ Nội vụ Đức đề cập trong một bức thư mà hãng tin Reuters xem được vào ngày 26/4.
Bức thư viết: “Chính phủ liên bang đã không chấp nhận lời đề nghị này”.
Bức thư của Bộ Nội vụ Đức ghi ngày 22/4, được gửi tới bà Margarete Bause, dân biểu Quốc hội Đức để trả lời câu hỏi của bà rằng liệu các nhà ngoại giao Trung Quốc có liên lạc với giới chức Đức để đề nghị họ ca ngợi Bắc Kinh trong dịch Covid-19 hay không.
Welt am Sonntag là tờ báo đầu tiên của Đức đưa tin về vấn đề này. Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức sau đó đã phủ nhận sự việc, cáo buộc các thông tin trên là không chính xác.
Đại sứ quán Trung Quốc và Bộ Ngoại giao nước này không đưa ra bình luận khi Reuters liên hệ vào hôm 26/4.
Theo Reuters, bức thư của Bộ Nội vụ Đức cho biết, Berlin từng nói với Bắc Kinh rằng minh bạch là yếu tố quan trọng để chống lại đại dịch, nhưng không đề cập đến việc chính phủ Đức có tin rằng giới chức Trung Quốc minh bạch hay không.
Đây không phải lần đầu tiên giới chức Trung Quốc liên hệ với quan chức nước ngoài để đề nghị họ khen ngợi cách Bắc Kinh xử lý dịch bệnh. Tờ Daily Wire cho biết, Chủ tịch thượng viện của bang Wisconsin, ông Roger Roth, gần đây đã tiết lộ với truyền thông rằng lãnh sự quán Trung Quốc muốn ông giúp thúc đẩy một nghị quyết ca ngợi Bắc Kinh trong dịch Covid-19. Ông Roth không những từ chối đề nghị trên mà còn soạn thảo một nghị quyết lên án Bắc Kinh lừa dối về đại dịch Covid-19 khiến toàn thế giới lâm vào cảnh khốn cùng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-de-nghi-duc-khen-bac-kinh-chong-dich-tot-nhung-bi-tu-choi.html

Virus Vũ Hán 27/4:

Ý dự kiến nới phong tỏa vào ngày 4/5

Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 7h46 ngày 27/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 2.994.436 ca nhiễm, trong đó  206.973 người đã tử vong và 878.707 người khỏi bệnh.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin tức nổi bật:
Khu vực châu Âu
Ý ghi nhận 260 ca tử vong mới, con số thấp nhất kể từ ngày 14/3, nâng tổng số lên 26.644 trong số 197.675 ca nhiễm.
Theo Reuters, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte hôm 26/4 cho biết chính quyền dự kiến nới phong tỏa từ ngày 4/5. Các nhà sản xuất, công ty xây dựng và một số nhà bán buôn sẽ được phép mở lại từ ngày 4/5, các nhà bán lẻ sẽ được mở lại sau đó hai tuần, trong khi các nhà hàng và quán bar sẽ được phép mở lại từ đầu tháng 6.
Telegraph cuối ngày 26/4 đưa tin, Thủ tướng Anh Boris Johnson dự kiến ​ công bố kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa trên toàn quốc trước ngày 7/5. Ông Johnson đã thảo luận với các bộ trưởng về ý tưởng “sửa đổi” lệnh phong tỏa thay vì dỡ bỏ.
Khu vực châu Mỹ
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với 987.160 ca nhiễm và 55.413 ca tử vong. Số ca nhiễm và tử vong mới của Mỹ giảm mạnh so với một ngày trước đó. Theo New York Post, Thống đốc Andrew Cuomo hôm 26/4 công bố kế hoạch mở cửa trở lại theo hai giai đoạn, dựa trên những phân tích trong khu vực. Giai đoạn một sẽ cho phép nối lại một số hoạt động xây dựng và sản xuất. Giai đoạn hai sẽ cho phép các doanh nghiệp thiết yếu tái hoạt động.
Reuters cho hay, cơ quan y tế công cộng Canada hôm 26/4 cho biết số ca tử vong tăng dưới 10% trong ngày thứ bảy liên tiếp. Tỷ lệ tử vong tăng 5,9% vào hôm 26/4 là mức tăng trong ngày thấp nhất kể từ 19/4. Một số tỉnh ở Canada đã công bố kế hoạch mở lại dần nền kinh tế.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Cũng theo Reuters, Thủ tướng Narendra Modi hôm 26/4 kêu gọi người dân Ấn Độ tuân thủ các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội, một ngày sau khi nới lỏng một số hạn chế trong khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tiếp tục gia tăng.
Nepal đã gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc cho đến ngày 7/5, trong bối cảnh số ca nhiễm nCov tăng lên hơn 50.
Hàng trăm công nhân dệt may ở thủ đô của Bangladesh đã xuống đường vào hôm 26/4 đòi tiền lương, bỏ qua các biện pháp giãn cách xã hội được yêu cầu trong thời gian phong tỏa đất nước.
Tại Đông Nam Á, Singapore tiếp tục là vùng dịch lớn nhất với 13.624 ca nhiễm. Tiếp đến là Indonesia và Philippines.
Theo Vnexpres, 6h sáng 27/4, Bộ Y tế Việt Nam không ghi nhận ca dương tính nCoV, đánh dấu ba ngày không thêm ca nhiễm mới và 11 ngày không xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca nhiễm 270. Số người đang điều trị là 45.
Khu vực Trung Đông và châu Phi
Reuters đưa tin, Israel đã cho phép một số doanh nghiệp mở cửa trở lại vào hôm 26/4 nhằm giảm bớt tác động từ dịch Covid-19 đến nền kinh tế. Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận vào ngày 27/4 về việc dần mở lại các trường học.
Dubai hôm 26/4 cho biết đất nước đã dỡ lệnh phong tỏa ở hai khu thương mại có số lượng lớn lao động nhập cư có thu nhập thấp, sau khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nới lỏng các lệnh hạn chế trên toàn quốc vào cuối tuần qua.
Theo trang Web của Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 26/4, Iran sẽ được chia thành các khu vực được dánh dấu “trắng”, “vàng” và “đỏ” dựa trên số ca nhiễm bệnh và tử vong. Khu vực màu trắng nghĩa là nơi đó liên tục không có các ca nhiễm bệnh và tử vong mới. Nhà thờ Hồi giáo và các buổi cầu nguyện thứ Sáu sẽ được mở lại ở khu vực đó.
Kính mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-coron
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-27-4-y-du-kien-noi-phong-toa-vao-ngay-4-5.html

Tanzania huỷ bỏ “khoản vay chết người”

trị giá 10 tỷ USD từ TQ

Trung Quốc đã đối mặt với nhiều cáo buộc dụ dỗ các nước nghèo châu Phi rơi vào bẫy nợ bằng cách cho họ vay số tiền lớn để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng cần thiết và sau đó chiếm quyền kiểm soát khi những nước này không trả được nợ.
Tổng thống Tanzania John Magufuli trong tuần qua đã hủy một khoản vay của Trung Quốc trị giá 10 tỷ USD để xây dựng một cảng tại Mbegani, Bagamoyo.
Thỏa thuận này được ký bởi Tổng thống chính quyền tiền nhiệm Jakaya Kikwete với các điều khoản và điều kiện, mà theo ông Magufuli, hoàn toàn phi logic và “chỉ có người say rượu mới chấp nhận được.”
Thỏa thuận đã đồng ý cho các nhà đầu tư Trung Quốc xây cảng với điều kiện họ được bảo lãnh 30 năm và thuê liên tục trong 99 năm, theo truyền thông địa phương.
Một yêu cầu gây sốc khác được nhà đầu tư Trung Quốc đưa ra và được chính quyền Kikwete chấp nhận là chính phủ Tanzania sẽ hoàn toàn không có quyền ý kiến về bất cứ ai đầu tư vào cảng trong thời gian đó.
Nhiều tổ chức và người dân châu Phi đã yêu cầu Tổng thống khi đó là ông Kikwete huỷ bỏ thoả thuận về khoản vay được mệnh danh là “chết người” của Trung Quốc. Họ cảnh báo rằng việc này sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc, nhưng đề nghị của họ đã bị phớt lờ và thỏa thuận vẫn được ký kết.
Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Magufuli đã yêu cầu đàm phán lại và thúc ép các nhà đầu tư giảm thời gian thuê xuống 33 năm thay vì 99 năm do chính phủ trước đó ký.
Chính quyền Magufuli cũng nói rõ rằng sẽ không có thuế hoặc miễn thuế cho các nhà đầu tư Trung Quốc và họ sẽ cần sự chấp thuận của chính phủ để bắt đầu các hoạt động mới tại cảng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã không đáp ứng thời hạn do chính phủ Magufuli ban hành, do đó, thỏa thuận đã bị hủy bỏ.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc thường bị cáo buộc đẩy các nước nghèo châu Phi rơi vào bẫy nợ bằng cách cho các quốc gia này vay tiền để phát triển hạ tầng và sau đó dùng khoản nợ này để kiểm soát các nước.
Gần đây, chính phủ Kenya cũng đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc đang lên kế hoạch tiếp quản một trong những cảng biển quan trọng của đất nước sau khi quốc gia châu Phi này không thể trả nợ. Trước đó, Bắc Kinh cũng đã chiếm quyền thuê cảng Hambantota của Sri Lanka trong 99 năm để gán nợ.
Mặc dù nhiều nước châu Phi nhận thức được về chiêu trò của Trung Quốc và biết rằng mình khó có thể trả nợ, nhưng vẫn lao vào các khoản vay với Trung Quốc. Nguyên nhân được cho là một số chính trị gia đã bị Trung Quốc mua chuộc bằng lợi ích cá nhân.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34363-tanzania-huy-bo-khoan-vay-chet-nguoi-tri-gia-10-ty-usd-tu-tq.html

Fox News: Quan chức Hàn Quốc nói

 Kim Jong Un ‘còn sống và khỏe mạnh’

Triệu Hằng
Theo Fox News, vào Chủ nhật (26/4), một quan chức cấp cao trong chính phủ Hàn Quốc nói rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “còn sống và khỏe mạnh”, trong bối cảnh nhiều thông tin cho rằng ông ta đã qua đời.
“Chính phủ chúng tôi chắc chắn lập trường này”. Ông Chung-in Moon, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, nói với Fox News, “Ông Kim Jong Un vẫn sống và khỏe mạnh. Ông ấy đã ở khu vực Wonsan kể từ ngày 13/4. Cho đến nay không phát hiện có chuyển động đáng ngờ nào”.
Những hình ảnh vệ tinh do nhóm 38 North công bố hôm thứ Bảy cũng tương đồng với thông tin tình báo chính phủ Hàn Quốc nói rằng Kim hiện đang ở khu vực bên ngoài thủ đô Bình Nhưỡng.
38 North, có trụ sở ở Washington, là dự án chuyên nghiên cứu về Triều Tiên, hôm 25/4 đã phát hành những hình ảnh vệ tinh cho thấy có hoạt động gia tăng ở thị trấn nghỉ dưỡng Wonsan vào tháng Tư.
Theo hình ảnh vệ tinh, đoàn tàu đặc biệt mà Kim Jong Un thường sử dụng đã xuất hiện ở Wonsan, đậu tại “ga lãnh đạo” dành riêng cho gia đình ông Kim sử dụng.
Ông Kim Jong Un thường đi lại bằng tàu hỏa, như cách mà người cha và người ông quá cố của ông ta từng thực hiện.
Fox News dẫn báo cáo của Chosun Ilbo năm 2009 cho biết, những toa tàu trang bị chống đạn khiến chúng nặng hơn những toa xe bình thường. Đoàn tàu di chuyển với tốc độ trung bình 37 dặm một giờ.
Về phía Bình Nhưỡng, sau 2 tuần giữ thái độ im lặng về các tin tức xoay quanh nhà lãnh đạo của họ, thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 26/4 đăng tin rằng, ông Kim Jong Un “đánh giá cao” những người lao động đang xây dựng các cơ sở hạ tầng ở thành phố Samjiyon dưới chân núi Paektu (Bạch Đầu), nằm gần biên giới phía Bắc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/fox-news-quan-chuc-han-quoc-noi-kim-jong-un-con-song-va-khoe-manh.html

Bắc Triều Tiên: Em gái Kim Jong Un

có khả năng kế nhiệm anh trai ?

Mai Vân
Theo những tin đồn đoán càng lúc càng nhiều từ vài ngày nay, tình trạng sức khỏe của lãnh đạo Bắc Triều Tiên rất nghiêm trọng và vấn đề thừa kế đang được đặt ra.
Ngay từ hôm 23/04/2020, khi các thông tin về sức khỏe của Kim Jong Un mới xuất hiện trên báo chí Mỹ và Hàn Quốc, nhật báo Công Giáo Pháp La Croix đã đặt ngay câu hỏi « Ai có thể kế nhiệm Kim Jong Un ? » và cho rằng hiển nhiên đó là cô em gái 33 tuổi Kim Yo Jong của đương kim lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Khả năng này càng lúc càng được nhiều quan sát viên gợi lên. Điều mà tất cả các quan sát viên nghiêm túc ghi nhận cho đến lúc này là việc xác minh các thông tin trong một chế độ nổi tiếng là khép kín như Bắc Triều Tiên là một điều bất khả.
Kim Jong Un « chết », « sống thực vật » hay đang dưỡng bệnh ?
Báo Hàn Quốc Korea Herald ngày 26/04 điểm qua một số tin đồn theo đó ông Kim Jong Un đang lâm vào tình trạng « sống thực vật », thậm chí là « đã chết », để kết luận rằng không thể nào xác minh được các thông tin đó.
Theo tờ báo Hàn Quốc, phó giám đốc của một đài truyền hình vệ tinh Hồng Kông, trích dẫn một « nguồn tin rất chắc chắn », đã nói thẳng rằng ông Kim Jong Un đã chết. Tại Nhật Bản, tạp chí Shukan Gendai loan tin rằng lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện đang « sống trong trạng thái thực vật » sau khi được phẫu thuật tim hồi đầu tháng Tư và không thể hồi phục. Ngay tại Hàn Quốc, tuần báo Weekly Chosun cũng đưa tin ông Kim Jong Un đang hôn mê. Riêng chính quyền Hàn Quốc hôm 26/04 khẳng định rằng lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vẫn « còn sống và khỏe mạnh ».
Dĩ nhiên là không một nước nào xác nhận các thông tin kể trên, trong lúc phản ứng cố hữu của chính quyền Bình Nhưỡng là hoàn toàn im lặng, kể cả khi một trang web nghiêm túc của Mỹ là 38 North công bố ảnh vệ tinh cho thấy đoàn tàu mà ông Kim Jong Un thường dùng khi đi xa được phát hiện ở thành phố biển Wonsan ở miền đông Bắc Triều Tiên.
Toàn cảnh mập mờ kể trên càng lúc càng làm dấy lên vấn đề kế nhiệm trong dòng họ Kim. Đối với chuyên gia Pháp về Bắc Triều Tiên Juliette Morillot, được báo La Croix trích dẫn, khả năng ông Kim Jong Un bệnh nặng là điều hoàn toàn có thể xẩy ra : « Ai cũng biết là sức khỏe của Kim Jong Un không tốt, ông ấy béo phì, bị tiểu đường, lại hút thuốc, uống rượu. Có thể là ông đã bị giải phẫu tim và đang dưỡng bệnh ở tư dinh tại Wonsan, nhưng đây là điều chưa thể xác minh ».
Nếu Kim Jong Un không thể tiếp tục lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ai là người có thể lên thay. Về câu hỏi này, chuyên gia Morillot khẳng định rằng người đầu tiên mà bà nghĩ đến là Kim Yo Jong, cô em gái của đương kim lãnh đạo.
La Croix cũng nhắc lại một thông tin của tờ báo Nhật Yomiuri Shinbun, ngày 22/04, theo đó Kim Yo Jong dường như đã được Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Lao Động chính thức đề cử là người thừa kế từ tháng 12/2019. Thế nhưng, tờ báo không cho biết thêm chi tiết.
Tại Bắc Triều Tiên, tiêu chí huyết thống là tối quan trọng
Hai yếu tố tuổi tác và giới tính có thể bất lợi cho Kim Yo Jong nhưng theo La Croix, ở Bắc Triều Tiên, tính chính đáng về dòng họ quan trọng hơn cả.
Kim Jong Un hiện có hai người con, nhưng còn quá nhỏ để kế thừa. Ông cũng có một người anh tên là Kim Jong Chol, hiện nắm những chức vụ cao ở thượng tầng Nhà nước, nhưng nhân vật này có dấu hiệu không mấy hứng thú với việc thừa kế. Aidan Foster-Carter, thuộc hãng tin NK News chuyên về Bắc
Triều Tiên, phân tích : « Trong tình hình khẩn cấp và khi mà Kim Jong Un muốn chế độ tiếp tục tồn tại, Kim Yo Jong là bảo đảm tốt nhất ».
Nhân vật trước đây ở trong bóng tối đã xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng nhân đám táng của người cha Kim Jong Il vào tháng 12 /2011 và đã nổi bật trước truyền thông thế giới nhân cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Bắc Triều Tiên đầu tiên vào năm 2018 ở Singapore.
Chuyên gia Pháp Juliette Morillot tiết lộ thêm là cô em gái Kim Yo Jong của lãnh đạo Bắc Triều Tiên từng học ở Thụy Sĩ, nói được nhiều thứ tiếng, đã kết hôn với con trai của Choe Ryong Hae, cánh tay mặt của lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên từ năm ngoái. Kim Jong Un đã dựa vào em gái từ khi lên nắm quyền và cũng đã chuẩn bị cho cô nắm những chức vụ cao nhất trong guồng máy lãnh đạo.
Khả năng Kim Yo Jong lên nắm quyền tại Bình Nhưỡng cũng được báo giới Đài Loan nêu bật. Tuy nhiên, trang tin Taiwan News ngày 23/04 cho biết là nhiều chuyên gia đã loại trừ khả năng một phụ nữ lên lãnh đạo một đất nước Cộng Sản do nam giới thống trị và có truyền thống Nho Giáo mạnh mẽ.
Kim Yo Jong đã được dọn đường để lên làm lãnh đạo
Thế nhưng, cũng có nhiều chuyên gia khác ghi nhận nhiều dấu hiệu cho thấy là người phụ nữ mới 32 tuổi trong triều đại nhà Kim đã được dọn đường để trở thành một nhà lãnh đạo tương lai.
Kim Yo Jong và Kim Jong Un được cho là đã có quan hệ gắn bó với nhau từ thời còn du học tại Thụy Sĩ từ năm 1996 đến năm 2000. Từ một cán bộ cơ sở trong đảng Lao Động Triều Tiên năm 2007, từ khi anh trai cô trở thành lãnh đạo tối cao năm 2011, Kim Yo Jong đã được thăng chức đều đặn để trở thành nhân vật không thể thiếu, từ việc đại diện cho Bắc Triều Tiên tại Thế Vận Hội Mùa Đông PyeongChang 2018, cho đến những lần xuất hiện bên cạnh người anh trai trong các hội nghị thượng đỉnh, chẳng hạn như các cuộc gặp với tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore và Việt Nam.
Ở trong nước, vai trò của Kim Yo Jong cũng ngày càng trở nên quan trọng. Chỉ mới tháng Ba vừa qua, Kim Yo Jong là người đưa ra tuyên bố công khai đầu tiên đáp trả phản ứng của Hàn Quốc về việc Bình Nhưỡng bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Nhật báo Hàn Quốc Dong A Ilbo ngày 17/04 cũng ghi nhận khả năng Kim Yo Jong lên kế nhiệm Kim Jong Un, trong lúc hãng tin Anh Reuters ngày 26/04 đã trích lời một nhà nghiên cứu tại Seoul cho rằng, ngay cả khi « đế chế họ Kim » tôn trọng chế độ cha truyền con nối, thì trong trường hợp Kim Jong Un chết sớm, và một trong hai người con lên kế vị, thì Kim Yo Jong vẫn sẽ có một khoảng thời gian dài làm « nhiếp chính ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200427-em-ga%CC%81i-kim-jong-un-nga%CC%80y-ca%CC%80ng-%C4%91%C6%B0%C6%A1%CC%A3c-coi-la%CC%80-c%C3%B3-nhi%C3%AA%CC%80u-kha%CC%89-n%C4%83ng-k%C3%AA%CC%81-nhi%C3%AA%CC%A3m-anh-trai

Toan tính của Trung Quốc

khi khuấy đảo Biển Đông giữa Covid-19

Trung Quốc có thể dự tính các nước phản ứng yếu với nước này ở Biển Đông do phải đối phó Covid-19, nhưng Bắc Kinh đã nhầm, theo giới chuyên gia.
“Trung Quốc có thể tin rằng một số nước liên quan sẽ phản ứng yếu trước các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông, do đang bận xử lý Covid-19. Từ đó Trung Quốc củng cố các yêu sách của mình”, Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, chuyên gia tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore (RSIS), nói với VnExpress về các hành động gần đây của Trung Quốc.
Hôm 18/4, Trung Quốc thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa”, tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và “quận Nam Sa”, tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tại “thành phố Tam Sa”, nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Bãi Macclesfield, cùng quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh.
Ngày 17/4, tàu địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành trên Biển Đông, sau khi xuất hiện ở cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Trước đó, ngày 2/4, tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam của 8 ngư dân đang hoạt động bình thường tại khu vực đảo Phú Lâm, vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam đã nhanh chóng phản hồi về các hành động của Bắc Kinh. Hôm 19/4, Hà Nôi phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “quận Tây Sa và Nam Sa”, yêu cầu Trung Quốc huỷ các quyết định sai trái và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Hà Nội khẳng định luôn theo sát tình hình Biển Đông, sau khi có thông tin nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 đi vào EEZ. Việt Nam cho rằng Trung Quốc đã gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa, yêu cầu Bắc Kinh bồi thường.
Philippines ngày 8/4 bày tỏ quan ngại sâu sắc sau khi Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam, cảnh báo các hành động tương tự gây “xói mòn niềm tin” giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực.
Ngoài khu vực, Mỹ, Nhật Bản, Australia liên tiếp có các phản ứng mạnh mẽ với Trung Quốc. Washington bày tỏ “vô cùng quan ngại” khi Bắc Kinh đâm tàu cá của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc ngừng bắt nạt các nước láng giềng, điều các tàu chiến đến Biển Đông tuần tra nhằm thúc đẩy quyền tự do đi lại trên biển. Tàu chiến của Australia cũng tham gia diễn tập với Mỹ để khẳng định cam kết bảo đảm khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do, trước khi ngoại trưởng lên án Bắc Kinh. Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi nêu lo ngại về “hai quận mới” mà Trung Quốc thành lập.
“Các tuyên bố của Mỹ và Australia, cùng hoạt động của tàu chiến, cho thấy phản ứng mạnh mẽ của các nước này với Trung Quốc”, Collin nói.
Theo Giáo sư Robert Ross, Đại học Harvard, Mỹ điều các tàu đến Biển Đông để cho thấy hải quân nước này vẫn duy trì hiện diện lớn ở khu vực. “Washington không thể phớt lờ để Bắc Kinh huy động hải quân”, ông nói.
Các hành động “khuấy” Biển Đông của Trung Quốc diễn ra khi Việt Nam và các nước trên thế giới đang căng mình ngăn chặn Covid-19. Dịch khởi phát từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ cuối năm ngoái, hiện lan ra khắp thế giới, khiến hơn 2,7 triệu người nhiễm bệnh và hơn 190.000 người thiệt mạng. Đông Nam Á ghi nhận hơn 33.300 ca nhiễm và hơn 1.200 người chết. Tổng số ca nhiễm ở Mỹ, Nhật Bản, Australia cũng tăng cao.
Là người theo dõi sát diễn biến ở Biển Đông, Gregory Poling, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ, đánh giá các hành động gần đây của Trung Quốc không có gì mới, nằm trong chiến lược dài hạn của Bắc Kinh.
“Những gì Trung Quốc thực hiện giống với những gì họ đã làm trước khi có Covid-19. Tuy nhiên, thật quá đáng khi Bắc Kinh tiếp tục cách hành xử đó khi các nước đang chật vật đối phó với dịch”, Poling nói, lưu ý Trung Quốc có một phần lỗi khi để dịch bệnh bùng phát.
Đánh giá ý đồ của Trung Quốc sắp tới, Poling cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục quấy rối hoạt động khai thác dầu khí và đánh cá của các nước trong khu vực.
“Trung Quốc sẽ xúc tiến cho đến khi các quốc gia cảm thấy việc khai thác dầu và đánh cá trở nên quá rủi ro, phải trả giá đắt và phải chấp nhận sự kiểm soát của Trung Quốc trên biển”, Poling nói.
Giáo sư Robert Ross, Đại học Harvard, cho rằng Trung Quốc điều tàu HD 8 đi vào vùng EEZ của Malaysia mà không cần nêu cớ gì. Bắc Kinh lặp lại việc xâm phạm EEZ như đã từng làm với Việt Nam năm 2019, để biến chúng thành hoạt động thường xuyên.
“Trong dài hạn, Trung Quốc muốn các nước ở khu vực phải quen dần với việc tàu của Bắc Kinh đi vào EEZ của họ, không coi là vấn đề gây tranh cãi nữa”, Ross nói.
Theo Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, điểm mới trong âm mưu kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc là Bắc Kinh giảm tần suất nhắc đến “Đường 9 đoạn”, tăng cường khái niệm Tứ Sa, dù bản chất yêu sách không thay đổi.
Khi gửi các công hàm đến Liên Hợp Quốc gần đây, Trung Quốc đòi “có chủ quyền” với các quần đảo ở Biển Đông, bao gồm Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Trong đó, Nam Sa và Tây Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
“Trung Quốc đưa ra yêu sách Tứ Sa và dùng khái niệm mơ hồ về các vùng biển liên quan ở Biển Đông hòng chiếm giữ các khu vực này”, Thayer nói.
Dự báo diễn biến sắp tới, Giáo sư Ross cho rằng Trung Quốc sẽ không muốn leo thang căng thẳng thành xung đột ở Biển Đông, nhưng gây áp lực lên các nước ở Biển Đông để nhắc rằng “cần điều chỉnh cho phù hợp với sự vươn lên của Bắc Kinh”.
Thayer dự đoán Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách ngoại giao “hai hướng” với Việt Nam và các nước ASEAN. Một là Trung Quốc là sẽ gây áp lực với các nước trong khu vực khi cảm thấy yêu sách của mình bị thách thức. Hai là thúc đẩy “chính sách ngoại giao khẩu trang” với ASEAN để chống Covid-19.
“Do đó ít có khả năng Trung Quốc sẽ đơn phương leo thang ở Biển Đông”, Thayer nói.
Theo Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cao cấp, Tổ chức Rand, Mỹ, tình hình Biển Đông chỉ có “đột biến” nếu Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hoặc triển khai cố định
các chiến đấu cơ ở Trường Sa. Trong năm nay, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng các hoạt động đòi yêu sách ở Biển Đông, thúc đẩy tuần tra, diễn tập.
Cuối năm 2020, Trung Quốc có thể trở nên hung hăng hơn ở Biển Đông, nếu Mỹ vẫn chưa kiểm soát được Covid-19 và các vấn đề nội bộ khác, theo Peter Layton, Đại học Griffith, Australia. Mục đích là để giương oai sức mạnh quân sự.
Trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, Collin cho rằng Hà Nội cần duy trì các thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong Hiệp hội, dù có những khó khăn do Covid-19.
“Duy trì thảo luận COC là để nhắc nhở Trung Quốc về các hành động của họ trên Biển Đông”, ông nói.
Giáo sư Ross thừa nhận nguy cơ ASEAN bị Trung Quốc chi phối khi đàm phán COC, nhưng ông cho rằng nếu đạt được thoả thuận này, các nước thành viên của Hiệp hội sẽ tự tin hơn trong đối phó với Bắc Kinh và giúp giảm bất ổn trong khu vực.
Ross lưu ý đầu năm nay Việt Nam đã đưa ra tín hiệu tốt, khi tuyên bố sẽ cùng ASEAN duy trì sự tự chủ, “không chọn bên” trong cạnh tranh chiến lược của các nước lớn. Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng, Viện trưởng Quan hệ quốc tế về quốc phòng, Bộ Quốc phòng Việt Nam, khẳng định điều này sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN vào tháng 2/2020. Thông điệp này của Việt Nam phù hợp với chính sách của các nước thành viên ASEAN khác. Lãnh đạo các nước Singapore, Philippines, Malaysia đều cho biết không muốn chọn bên trong cạnh tranh Mỹ – Trung. Indonesia, Myanmar mong là nước trung lập ở Đông Á.
“Việt Nam có thể thúc đẩy sự đồng thuận trong ASEAN, bằng cách bàn về hướng ứng phó khi Mỹ – Trung gia tăng cạnh tranh”, Ross gợi ý.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34367-toan-tinh-cua-trung-quoc-khi-khuay-dao-bien-dong-giua-covid-19.html

Bắc Kinh dè chừng

thế trận tàu sân bay Indo-Pacific

Giữa lúc Trung Quốc có nhiều động thái quân sự gây quan ngại cho an ninh biển của khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông, thì tứ giác an ninh Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ đang có mạng lưới tàu sân bay khá hùng mạnh tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Hiện nay, lực lượng tàu sân bay của Mỹ vẫn được xem là hùng mạnh nhất ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trung Quốc chạy đua
Washington đang vận hành 11 tàu sân bay, gồm 10 chiếc lớp Nimitz và 1 chiếc lớp Gerald Ford, chưa kể chiếc thứ 2 thuộc lớp Gerald Ford sắp được biên chế. Mỹ thường xuyên duy trì 1 – 2 tàu sân bay hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương và một vài chiếc khác ở khu vực Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc gần đây nổi lên như một thế lực tàu sân bay khi chính thức biên chế 2 tàu là Liêu Ninh và Sơn Đông thường xuyên hiện diện ở khu vực tây Thái Bình Dương.
Ngày 25.4, trả lời Thanh Niên về thực lực tàu sân bay Trung Quốc, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng: “Tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông chưa có khả năng thực chiến cao, bởi máy bay chiến đấu J-15 được sử dụng kèm theo có trọng lượng quá lớn nhưng tàu sân bay lại không có bộ phóng máy bay”.
Như Thanh Niên từng phân tích, dù tàu sân bay Mỹ lớn và dài hơn tàu sân bay Trung Quốc, nhưng J-15 có tổng trọng lượng tối đa khi cất cánh lên đến 33 tấn, trong khi máy bay F/A-18 trên tàu sân bay Mỹ chỉ là 23 tấn. Vì thế, Trung Quốc vẫn phải tìm cách trang bị loại máy bay khác hoặc nâng cấp loại hiện tại để phù hợp hơn.
So sánh tàu sân bay Trung Quốc với tàu sân bay Mỹ, TS Nagao nhận định: “Dù hải quân Trung Quốc phát triển rất nhanh trong thời gian qua, nhưng tàu sân bay của nước này vẫn chưa thể so với tàu sân bay Mỹ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cần bổ sung thêm tàu ngầm cho nhóm tác chiến tàu sân bay thì mới nâng cao năng lực thực chiến. Kèm theo đó, còn phải có khả năng phối hợp với máy bay chiến đấu và tên lửa từ đất liền. Điều này đòi hỏi hệ thống tổ chức tác chiến tinh vi”.
Mô hình tàu sân bay hiện đại
Cùng ngày 25.4, trả lời Thanh Niên, TS James Holmes (Đại học Hải chiến Mỹ) cho biết: “Hiện nay, Mỹ đang có ý định cắt giảm số lượng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân hoạt động. Thậm chí, Washington có thể dần không duy trì song song 1 tàu sân bay thường trực trong khu vực Thái Bình
Dương và 1 tàu sân bay neo tại Nhật Bản. Có lẽ Mỹ hướng đến tập trung tàu sân bay ở tại nước này và chỉ có mặt ở các vùng căng thẳng khi cần thiết”.
Tuy nhiên, ông Holmes phân tích thêm: “Có những tín hiệu khác quanh việc củng cố sức mạnh tác chiến kiểu tàu sân bay ở vùng biển trong khu vực. Cụ thể như Mỹ đang đẩy mạnh việc vận hành tàu đổ bộ tấn công được trang bị chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35B”. Nằm trong dòng F-35, phiên bản F-35B thuộc loại cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) phù hợp để biên chế cho các tàu đổ bộ tấn công có độ choán nước lớn.
“Mỗi tàu như thế có thể mang theo khoảng 13 chiến đấu cơ F-35B, tức ít hơn nhiều so với con số 60 – 70 chiếc trên các tàu sân bay truyền thống của Mỹ, và chỉ bằng khoảng một nửa so với số lượng chiến đấu cơ trên tàu sân bay Liêu Ninh hay Sơn Đông của Trung Quốc. Nhưng số lượng chiến đấu cơ như thế vẫn duy trì sức mạnh đáng kể.
Thêm vào đó, các đồng minh của Mỹ ở khu vực như Nhật và Úc đang có xu hướng phát triển tàu đổ bộ tấn công mang theo chiến đấu cơ F-35B tương tự mô hình Mỹ đang thực hiện”, TS James Holmes đánh giá và khẳng định: “Đây chính là xu hướng của hải quân hiện đại trong tương lai, quan trọng là linh hoạt, tinh gọn nhưng vẫn kết hợp hiệu quả hỏa lực để đạt sức mạnh tác chiến cần thiết”.
Thực tế, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hải quân và không quân đang tạo ra một thay đổi về tàu sân bay. Đến nay, Washington đều đã triển khai F-35B vận hành cùng tàu tấn công đổ bộ thuộc lớp America và Wasp để gần như đã nâng cấp lực lượng hải quân có đến hơn 20 tàu có thể tác chiến như tàu sân bay. Thời gian qua, tàu USS America thuộc lớp America liên tục hoạt động ở tây Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Tàu USS America còn có nhiều hoạt động nhằm răn đe tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông.
Các thế lực tàu sân bay
Không chỉ Mỹ, Nhật Bản cũng đang nâng cấp hạm đội để triển khai tàu sân bay. JS Kaga và JS Izumo thuộc lớp Izumo – loại chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Thế chiến 2. Ban đầu, tàu lớp Izumo vốn là tàu khu trục mang theo máy bay trực thăng. Từ năm 2018, Tokyo đã xúc tiến kế hoạch nâng cấp chiến hạm lớp Izumo trở thành hàng không mẫu hạm đích thực hoạt động cùng với chiến đấu cơ F-35B. Đến nay, chiếc JS Kaga gần như đã chính thức trở thành tàu sân bay.
Nếu Nhật Bản có tàu sân bay án ngữ phía bắc Thái Bình Dương thì tại phía nam Thái Bình Dương, Úc cũng đang sở hữu sức mạnh tương tự với 2 chiến hạm thuộc lớp Canberra là HMAS Canberra và HMAS Adelaide. Lớp tàu này có chiều dài khoảng 230 m, độ choán nước toàn tải xấp xỉ 27.000 tấn nên hoàn toàn có thể mang theo và triển khai tác chiến với F-35B. Úc cũng là đối tác của Mỹ trong chương trình F-35 và đang trong quá trình tiếp nhận loại tiêm kích tối tân này.
Thời gian qua, Mỹ khởi động chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) tự do và rộng mở, với nền móng an ninh dựa trên mạng lưới “tứ giác an ninh” gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Trong nhóm này, Ấn Độ nhiều năm qua đã sở hữu tàu sân bay tương đương với tàu Liêu Ninh. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng chiến đấu cơ Mig-29 có tổng trọng lượng cất cánh chỉ khoảng 18 tấn, tàu sân bay Ấn Độ đang có khả năng tác chiến khá tốt.
Đánh giá về vai trò của tàu sân bay, TS Satoru Nagao cho rằng: “Tàu sân bay có vai trò biểu tượng cao. Xét về khả năng tác chiến ở góc độ tàu chiến nổi, tàu sân bay không thể so sánh như với tàu ngầm hay tàu khu trục, tàu tuần dương về tính thiết thực và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, ở thời bình thì tàu sân bay mang giá trị thông điệp răn đe rất cao”.
Phân tích thêm, ông Nagao cho rằng: “Từ những thực tế lịch sử cũng như hiện tại, tàu sân bay rất hữu ích trong việc ngăn cản các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông nói riêng và khu vực nói chung. Với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tàu sân bay Mỹ với quy mô lớn hơn hẳn, có thể đóng vai trò tiên phong và được hỗ trợ bởi các nước còn lại trong “tứ giác an ninh” là Ấn Độ, Nhật Bản và Úc”.
Máy bay tuần tra Mỹ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông
Ngày 25.4, qua mạng xã hội Twitter, chuyên trang theo dõi hoạt động của máy bay quân sự Aircraft Spots thông báo máy bay chống tàu ngầm, tuần tra biển P-3C thuộc hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông. Ngày 21.4, Aircraft Spots cũng thông tin máy bay trinh sát EP-3E của hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông.
Ba ngày trước đó, tức là ngày 18.4, hải quân Mỹ cũng đã điều một chiếc P-3C hoạt động ở vùng biển này. Ngoài ra, không quân Mỹ đã điều máy bay trinh sát RC-135U đến hoạt động ở Biển Đông trong ngày 15 và 17.4, theo Aircraft Spots.
Mỹ liên tục điều máy bay tuần tra biển và máy bay trinh sát hoạt động ở Biển Đông sau khi tờ Hoàn Cầu thời báo hôm 13.4 dẫn lời phát ngôn viên của hải quân Trung Quốc cho hay nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của nước này đã lần lượt vượt qua eo biển Miyako, eo Ba Sĩ và tiến vào Biển Đông để tổ chức tập trận.
http://biendong.net/bi-n-nong/34350-bac-kinh-de-chung-the-tran-tau-san-bay-indo-pacific.html

TQ trước áp lực bị kiện vì Covid-19

Trong khi chính quyền Trung Quốc liên tục tuyên bố là “nạn nhân” của Covid-19 thì nhiều tổ chức, chính quyền các nước lại khởi kiện Bắc Kinh với lý do làm bệnh dịch lây lan rộng.
Tối 24.4, tờ South China Morning Post dẫn báo cáo của Tập đoàn theo dõi tình báo SITE Intelligence (Mỹ) cho biết phòng thí nghiệm Vũ Hán (Trung Quốc) và nhiều tổ chức lớn đã bị tin tặc tấn công. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bị rò rỉ 450 địa chỉ email và mật khẩu đăng nhập của nhân viên. Ngân hàng Thế giới, tổ chức Bill & Melinda Gates Foundation, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) cũng nằm trong danh sách nạn nhân.
Mặc dù chưa xác định được nhóm tin tặc, SITE nhận định thủ phạm cố tình quấy rối và thu thập thông tin nhạy cảm về nguồn gốc Covid-19, vốn có thể gây khó khăn lớn cho Bắc Kinh.
Bị nhiều bang của Mỹ đệ đơn kiện
Trước đó, nhiều tổ chức, chính quyền đã lên án, yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự lây lan của Covid-19. Cụ thể, ngày 23.4, Mississippi trở thành tiểu bang tiếp theo ở Mỹ sau Missouri lên kế hoạch đệ đơn kiện yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những thiệt hại xảy ra ở bang này.
Tờ Hoàn cầu Thời báo gay gắt gọi quyết định của hai bang trên là hành động theo “chủ nghĩa côn đồ” (nguyên văn: hooliganism). Điều này chỉ dẫn đến sự “ăn miếng trả miếng” và kéo cả thế giới vào hỗn loạn.
Trước đó, ngày 20.4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng cộng đồng quốc tế cần hợp tác cùng nhau thay vì đổ lỗi hay yêu cầu bồi thường. Và vi rút có nguồn gốc khoa học nên cần tôn trọng sự thật và khoa học, đừng nên chính trị hóa vấn đề.
Tuyên bố trên được đưa ra nhằm phản đối các cáo buộc liên tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và hậu quả nặng nề nếu cố ý để vi rút lây lan. Washington gần đây liên tục yêu cầu Bắc Kinh mở cửa cho chuyên gia Mỹ vào Vũ Hán để điều tra.
Truyền thông và giới chức Mỹ đã tung ra hàng loạt điều tra và nghiên cứu buộc tội Trung Quốc che đậy thông tin vi rút SARS-CoV-2 và hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Một số giả thuyết cũng cho rằng phòng thí nghiệm tại Vũ Hán đã nghiên cứu một loại vũ khí sinh học mới và vô tình để lọt ra môi trường tự nhiên.
Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton chia sẻ với kênh Fox ngày 20.4 rằng ông đang đề xuất dự luật cho phép tất cả nạn nhân của vi rút có thể kiện chính phủ Trung Quốc và áp đặt biện pháp trừng phạt với những người che đậy thông tin.
Trong khi đó, liên quan việc bang Missouri đệ đơn kiện lên tòa án liên bang yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những thiệt hại xảy ra ở bang này, Tổng chưởng lý bang Eric Schmitt muốn người dân của bang được bồi thường và Trung Quốc phải ngừng tích trữ thiết bị y tế.
Trước đó, nhiều đơn kiện dân sự tập thể khác do các doanh nghiệp đứng tên đã được đệ trình ở bang Florida và Nevada. Theo cuộc thăm dò của tổ chức Redfield & Wilton Strategies (Anh) trên 1.500 cử tri Mỹ, có đến 50% người được hỏi sẵn sàng ủng hộ một vụ kiện tập thể ở bang của họ để tìm kiếm sự bồi thường từ Trung Quốc.
Nhiều cuộc điều tra nhằm vào Trung Quốc
Phản ứng của Mỹ cũng kéo theo các cuộc điều tra độc lập từ nhiều nước nhằm vào sự ứng phó chậm trễ của Trung Quốc. Lực lượng tình báo khắp thế giới được cho là đang thu thập thông tin về phòng thí nghiệm Vũ Hán và sự lây lan ban đầu của vi rút.
Tờ Daily Mail đưa tin Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi Trung Quốc cung cấp nhiều thông tin hơn về giai đoạn khởi phát đại dịch. Các lãnh đạo châu Âu khác như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đều đặt ra nghi vấn về tỷ lệ tử vong và nguồn gốc lây nhiễm ở Trung Quốc.
Tờ Bild, nhật báo hàng đầu của Đức, thì đăng tải hóa đơn trị giá 160 tỉ USD đòi Trung Quốc bồi thường cho những tổn thất về du lịch, hàng không, điện ảnh của nước này. Đính kèm với hóa đơn là lá thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ trích Bắc Kinh giấu dịch.
Ngày 22.4, Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố kêu gọi tất cả thành viên của WHO hợp tác đẩy nhanh việc điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2.
Trong khi đó, phía Bắc Kinh nhiều lần cho rằng những kiện tụng trên là không có giá trị và phương Tây đang chính trị hóa vấn đề.
Đòi bồi thường 4.000 tỉ USD
Theo BBC hồi đầu tháng 4, tổ chức Henry Jackson Society ở Anh đề xuất kiện Trung Quốc vì vi phạm các nguyên tắc y tế trong quá trình xử lý dịch. Tổ chức này yêu cầu Trung Quốc bồi thường 4.000 tỉ USD cho thế giới, riêng Anh phải được bồi thường 449 tỉ USD.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34351-tq-truoc-ap-luc-bi-kien-vi-covid-19.html

Đại sứ Trung Quốc dọa tẩy chay Úc

nếu điều tra dịch virus corona

Triệu Hằng
Đại sứ Trung Quốc tại Úc cảnh báo Úc, rằng nếu thúc đẩy một cuộc điều tra sự lây lan của virus corona có thể dẫn tới việc người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay sản phẩm, du lịch, cũng như học tập tại Úc.
Cụ thể, trong một cuộc phỏng vấn với báo Australian Financial Review ngày 26/4, Đại sứ Thành Cảnh Nghiệp (Cheng Jingye) nói rằng: “Công chúng Trung Quốc cảm thấy nản lòng, mất tinh thần và thất vọng với những gì Úc đang làm”.
Theo AFP ngày 27/4, Úc tham gia cùng với Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc điều tra làm thế nào virus corona từ một dịch bệnh mang tính cục bộ địa phương ở Trung Quốc lại trở thành một đại dịch lấy đi sinh mệnh của hơn 20.000, buộc hàng tỉ người bị cách ly và làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu.
“Mọi người sẽ nghĩ “sao chúng ta lại đến một đất nước không thân thiện với Trung Quốc như vậy? Khách du lịch cũng có thể cân nhắc như thế”, ông Thành Cảnh Nghiệp nói.
“Công chúng sẽ là người quyết định. Có lẽ người dân bình thường sẽ nói thế này “Tại sao chúng ta lại nên uống rượu Úc? Ăn thịt bò Úc?”, ông nói thêm.
Ông cũng đe dọa, lượng sinh viên Trung Quốc của các trường đại học Úc vốn mang lại một nguồn thu chính cho Úc cũng có thể bị đứt gãy.
“Cha mẹ của các học sinh cũng sẽ nghĩ liệu nơi mà họ thấy là không thân thiện, thậm chí là thù địch, liệu có phải là nơi tốt nhất để họ gửi con cái đến hay không”, ông nói.
Các bình luận của vị đại sứ Trung Quốc đánh dấu sự leo thang căng thẳng đáng kể giữa Bắc Kinh và Canberra, khi mối quan hệ giữa hai nước trong mấy năm nay vốn đã không êm đẹp.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-su-trung-quoc-doa-tay-chay-uc-neu-dieu-tra-dich-virus-corona.html

Trung Quốc đã xoa dịu được sự phàn nàn

của châu Phi về việc công dân bị phân biệt đối xử

tại Quảng Châu?

Thiện Lan
Gần đây, có nhiều video trên mạng cho thấy, người châu Phi ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc bị chủ nhà đuổi khỏi nơi ở, phải xét nghiệm virus Vũ Hán nhiều lần mà không được thông báo kết quả, bị mọi người xa lánh và phân biệt đối xử. Sự lan truyền nhanh chóng của các video này trên mạng xã hội ở châu Phi đã gây ra một cuộc nổi dậy hiếm hoi của người da màu chống lại Trung Quốc.
“Sự giận dữ vẫn còn có thể sờ thấy được”, Arnold Tsunga, Giám đốc chương trình khu vực châu Phi của Ủy ban luật sư quốc tế nói với tờ VICE News.
Vào ngày 10/4, ông Femi Gbajabiamila, người phát ngôn của Hạ viện Nigeria, đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Zhou Pingjian tới một cuộc họp tại thủ đô Abuja của Nigeria, nhằm phản đối việc người châu Phi tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc bị phân biệt đối xử trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Đây được cho là một động thái chưa từng có đối với một chính trị gia châu Phi, thường được cho là phụ thuộc vào Trung Quốc khi nước này trở thành nhà tài trợ và nhà đầu tư lớn nhất cho lục địa. Nhưng Gbajabiamila muốn cả thế giới nhìn thấy nó, vì vậy ông đã đăng video cuộc họp lên Twitter.
Đoạn video cho thấy ông Gbajabiamila thống trị cuộc họp và khiến người châu Phi trên khắp lục địa coi cuộc gặp gỡ là một bước ngoặt trong lịch sử quan hệ Trung Quốc – Châu Phi, đồng thời đã cất tiếng nói thay cho tất cả người châu Phi.
Bên cạnh đó, các nhà ngoại giao, bộ trưởng và các quan chức từ khắp lục địa, bao gồm cả Liên minh châu Phi đã đả kích Bắc Kinh phân biệt đối xử với người da màu trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Đồng thời, trang nhất của tờ báo lớn nhất Kenya đặt tiêu đề “Người Kenya ở Trung Quốc: Hãy giải cứu chúng tôi khỏi địa ngục”, trong khi một thành viên quốc hội nước này kêu gọi các công dân Trung Quốc hãy rời khỏi Kenya ngay lập tức. Các đài truyền hình ở Uganda, Nam Phi và Nigeria cũng phát những video cho thấy người châu Phi bị đối xử phân biệt tại Trung Quốc.
Ngay khi sự phản đối của người dân châu Phi đối với Trung Quốc bắt đầu dâng lên thì gần như nó đã kết thúc ngay lập tức.
Chỉ là một ‘sự hiểu lầm’
Trung Quốc ban đầu không quan tâm trước phản ứng từ châu Phi, họ phủ nhận những thông tin phân biệt đối xử là một “sự hiểu lầm”. Nhưng khi điều này không có tác dụng, họ lại tung ra những động thái lớn hơn, gửi đại sứ của họ ở châu Phi tới các Bộ Ngoại giao trên khắp lục địa để dập tắt bất đồng chính kiến ​​và đảm bảo với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng mọi thứ đều ổn.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh tuyên bố rằng trên thực tế không hề có sự phân biệt chủng tộc với “người anh em châu Phi” ở Trung Quốc, đồng thời đổ lỗi cho Washington, cho rằng Mỹ muốn gây tổn hại mối quan hệ của Bắc Kinh với các nước châu Phi.
Chỉ trong vài giờ, cảm giác phẫn nộ từ các nhà lãnh đạo Châu Phi đã thay đổi đáng kể.
Ngoài ra, Bắc Kinh đã xây dựng mối quan hệ sâu sắc với các chính phủ và lãnh đạo trên khắp lục địa cũng như liên kết chặt chẽ với nhiều tổ chức truyền thông chính ở châu Phi. Điều này cho phép họ đưa ra các câu chuyện họ muốn kể mà không bị cản trở nhiều.
Tất cả là do tiền bạc
Châu Phi được cho là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, và đã xây dựng mạng lưới đường bộ, đường sắt và viễn thông trên khắp lục địa trong hai thập niên qua. Chính phủ châu Phi cũng là một con nợ khổng lồ của Trung Quốc, với ước tính từ năm 2000 đến 2018, Trung Quốc đã cho hầu hết 50 quốc gia Châu Phi vay 152 tỷ USD.
Trong khi Trung Quốc nói rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi là bình đẳng, thì Arnold Tsunga, Giám đốc chương trình khu vực châu Phi của Ủy ban luật sư quốc tế nói rằng: “Mối quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và châu Phi được coi là con ngựa và người cưỡi ngựa chứ không phải là đối tác bình đẳng”.
“Các cuộc tấn công trơ ​​trẽn vào người gốc Phi ở Trung Quốc đã chứng minh rằng Trung Quốc là kẻ bắt nạt trong quan hệ đối tác này và một phần của nó được giải thích trên cơ sở sử dụng chính sách ngoại giao nợ để xiềng xích và bịt miệng các nhà lãnh đạo châu Phi và lấy đi tiếng nói của họ trong mối quan hệ”, Tsunga cho biết.
Theo VICE News
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-da-xoa-diu-duoc-su-phan-nan-cua-chau-phi-ve-viec-cong-dan-bi-phan-biet-doi-xu-tai-quang-chau.html

Trung Quốc tịch thu

gần 90 triệu khẩu trang kém chất lượng

Hải Lam Trung Quốc tịch thu gần 90 triệu khẩu trang kém chất lượng
Một quan chức Trung Quốc hôm 26/4 tuyên bố chính quyền đã kiểm tra 16 triệu doanh nghiệp và tịch thu hơn 89 triệu khẩu trang kém chất lượng, trong bối cảnh Bắc Kinh đối mặt với làn sóng chỉ trích do cung cấp các thiết bị y tế không đủ tiêu chuẩn cho nhiều nước trên thế giới.
Breitbart đưa tin, bà Cam Lâm (Gan Lin), phó giám đốc Cơ quan quản lý thị trường nhà nước tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, kể từ 24/4, các quan chức đã kiểm tra gần 16 triệu doanh nghiệp và thu giữ hơn 89 triệu khẩu trang, 418.000 bộ đồ bảo hộ, các loại chất khử trùng trị giá hơn 1,1 triệu USD kém chất lượng, nhưng không rõ bao nhiêu hàng hóa là để xuất khẩu.
Breitbart cho biết, hiện chưa có bằng chứng cho thấy các quan chức Trung Quốc đã thanh tra 16 triệu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một điều chắc chắn là ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới phàn nàn về khẩu trang cũng như các sản phẩm khác do Trung Quốc sản xuất không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, trong đó có Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Séc, Phần Lan, Ireland, Ấn Độ, Canada và Mỹ.
Tờ The Epoch Times bình luận, chính quyền Trung Quốc gần đây đẩy mạnh chiến dịch “ngoại giao khẩu trang”, xuất khẩu lượng lớn vật tư y tế sang nhiều nước khác nhằm “nâng cao hình ảnh trên trường quốc tế”. Nhưng những lô khẩu trang xuất khẩu kém chất lượng đã làm kế hoạch này phản tác dụng và thất bại.
Không chỉ vậy, Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro trong một cuộc phỏng vấn đã chỉ trích Trung Quốc tích trữ khẩu trang, đồ bảo hộ trong đại dịch để trục lợi.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tich-thu-gan-90-trieu-khau-trang-kem-chat-luong.html

Công ty Trung Quốc bị nghi ngờ làm gián điệp

khi tặng máy bay không người lái

cho cảnh sát ở 22 tiểu bang của Hoa Kỳ

Bình luậnVăn Thiện
Công ty Trung Quốc Da Jiang Innovations (DJI), nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới, đã tặng máy bay không người lái cho 43 cơ quan thực thi pháp luật tại 22 tiểu bang của Hoa Kỳ, để giúp họ thực thi các quy định cách ly xã hội. Việc này đã dấy lên những lo ngại về mối đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.
Cảnh sát ở Thành phố Elizabeth, bang New Jersey, Hoa Kỳ, đang sử dụng máy bay không người lái của DJI để giám sát cư dân ở những nơi mà xe tuần tra không thể dễ dàng tiếp cận, như khoảng trống giữa các tòa nhà và sân sau.
Để biện minh cho việc sử dụng máy bay không người lái của Trung Quốc, Thị trưởng Elizabeth Chris Bollwage nói với MSNBC: “Nếu các máy bay không người lái này cứu được một mạng người, thì hoạt động và thông tin mà máy bay không người lái đang gửi đi [để thúc giục người dân duy trì cách ly xã hội] rõ ràng là đáng giá ”.
Bình luận về việc tặng máy bay của DJI, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Rick Scott viết trên Twitter: “Hãy nghĩ về điều này một chút. Loại virus này có nguồn gốc từ Trung Quốc và những lời nói dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giúp nó lan rộng khắp thế giới. Bây giờ chúng ta lại sử dụng máy bay không người lái do một công ty nước này sản xuất – được chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn để thực thi việc cách ly xã hội. Điều này thật là điên rồ!”.
Vào năm 2017, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã cảnh báo trong một bản ghi nhớ rằng DJI đã “nhắm một cách có chọn lọc đến chính phủ và các thực thể thuộc sở hữu tư nhân trong các lĩnh vực để mở rộng khả năng thu thập và khai thác dữ liệu nhạy cảm về nước Mỹ”.
Vào năm 2019, do lo ngại rằng Trung Quốc đang sử dụng máy bay không người lái để thu thập dữ liệu về cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ, Bộ Nội vụ nước này đã cấm toàn bộ máy bay không người lái do DJI sản xuất mà đang được sử dụng để thăm dò các vùng đất của Mỹ.
Trong một động thái của mình, công ty DJI đã khẳng định rằng những lo ngại về máy bay không người lái của công ty này là không có căn cứ.
Phát ngôn viên của DJI Alex Lisberg nói với Fox News: “Có những người không thích Trung Quốc, họ đang cố gắng… ngăn cản việc sử dụng thiết bị và các công cụ quan trọng để cứu mạng sống người dân”.
Nhưng có một thực tế là các công ty lớn ở Trung Quốc không thể tồn tại độc lập với ĐCSTQ – tổ chức có quyền truy cập hợp pháp hoặc hầu như không bị ràng buộc đối với bất kỳ tài nguyên nào của các công ty này. Ngoài ra, chính sách về quyền riêng tư của DJI đặc biệt dễ dãi, công ty này có thể chia sẻ dữ liệu người dùng “để tuân thủ luật pháp hiện hành”.
Ông John Mills, cựu giám đốc chính sách, chiến lược an ninh mạng, và hội nhập quốc tế tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times: “Vào năm 2020, nếu ai đó lo ngại về bất cứ điều gì mà bỏ qua việc DJI đang chia sẻ tất cả thông tin và dữ liệu trên toàn thế giới với MSS [cơ quan tình báo Trung Quốc] thì thật là không khôn ngoan”.
DJI đã phủ nhận các cáo buộc cho rằng họ thường xuyên chia sẻ dữ liệu với các cơ quan có thẩm quyền tại Trung Quốc. Nhưng công ty này lại tránh giải đáp việc liệu họ có chia sẻ dữ liệu với chính quyền Trung Quốc trên theo dạng không thường xuyên hay không.
Hiện tại, khả năng của DJI xung quanh việc phát hiện và truy tìm máy bay không người lái cũng đang gây ra mối lo ngại. Công ty hiện đang chào bán một hệ thống có tên là AeroScope, “có thể xác định
phần lớn máy bay không người lái phổ biến trên thị trường hiện nay bằng cách theo dõi và phân tích tín hiệu điện tử của chúng để có được thông tin quan trọng”.
Theo Bloomberg, DJI đã tạo ra một hệ thống tương tự như AeroScope cho chính quyền Trung Quốc. Hệ thống này cho phép các cơ quan chức năng truy tìm bất kỳ máy bay không người lái nào và thu được số điện thoại di động của chủ sở hữu của nó. DJI không trả lời yêu cầu bình luận về thông tin này.
Vào năm 2017, công ty cũng tuyên bố trong một thông cáo báo chí đã bị gỡ bỏ rằng họ đang hợp tác với Văn phòng An ninh công cộng Tân Cương, nơi được biết đến là tổ chức đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công.
Văn Thiện
Theo The Epoch Times, Nationalreview
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/cong-ty-trung-quoc-bi-nghi-ngo-lam-gian-diep-khi-tang-may-bay-khong-nguoi-lai-cho-canh-sat-o-22-tieu-bang-cua-hoa-ky-33389.html

Philippines: Bắc Kinh dùng viện trợ chống

dịch Covid-19 để ngăn chặn các chỉ trích về Biển Đông?

Trọng Nghĩa
Một chuyên gia về luật hàng hải Philippines, vào hôm nay 27/04/2020, cáo buộc Trung Quốc sử dụng việc trợ giúp các nước khác chống dịch Covid-19 để tránh né việc họ bị chỉ trích về những hành động lấn lướt liên tục ở Biển Đông. Lời cáo buộc đã lập tức bị ngoại trưởng Philippines  đã bênh vực Trung Quốc và bác bỏ cáo buộc này.
Theo ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng Hải và Luật Biển Philippines, Bắc Kinh đã lợi dụng lúc các quốc gia tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông phải đối phó với dịch bệnh để liên tiếp tung ra những thủ đoạn gia tăng quyền kiểm soát Biển Đông.
Trả lời kênh truyền thông Philippines ANC, chuyên gia này cho rằng “người ta có thể cho rằng (Trung Quốc) sử dụng hợp tác như một phương cách để ngăn chặn mọi chỉ trích, hoạt động chống lại các hành động của Trung Quốc ở Biển Tây Philipines (tên Philippines đặt cho Biển Đông)”, vì các hành vi lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông diễn ra cùng một lúc với các hoạt động trợ giúp y tế và đề nghị hợp tác chống dịch.
Vào tuần qua, Bắc Kinh đã nhận được công hàm phản đối của Manila sau vụ một tàu Trung Quốc chĩa radar điều khiển súng về phía một tàu của Hải quân Philippines vào tháng Hai và tuyên bố những vùng của Philippines ở vùng biển tranh chấp đều thuộc về một tỉnh của Trung Quốc.
Theo ông Batongbacal, Manila đã chần chờ trong việc phản đối Bắc Kinh vì khi Trung Quốc có hành vi khiêu khích ở Biển Đông, chính quyền Philippines lại phải đẩy mạnh hợp tác với Bắc Kinh, chờ đợi Bắc Kinh gởi viện trợ và nhân viên y tế qua giúp đỡ, và “tất cả các thứ đó phải được làm xong trước khi họ thông báo tin là đã thực sự gởi công hàm phản đối.”
Đối với chuyên gia Batongbacal, sự cố tháng Hai giữa Hải Quân Philippines và một tàu chiến Trung Quốc là một bước leo thang chưa từng thấy trong lịch sử tranh chấp giữa hai nước, “một hành động gây hấn, một hành động tấn công … tác hại nặng nề đến ngoại giao”. Theo ông, Trung Quốc dư biết đó là một điều sai trái nhưng vẫn làm.
Cáo buộc của ông Batongbacal đã lập tức bị ngoại trưởng Philippines bác bỏ. Trong một tin nhắn Twitter, ông Teodoro Locsin Jr. đã bênh vực Trung Quốc, cho rằng không có gì liên quan giữa chuyện Bắc Kinh giúp đỡ Philippines chống dịch Covid-19 với những gì diễn ra ở Biển Đông.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200427-philippines-b%E1%BA%AFc-kinh-du%CC%80ng-vi%C3%AA%CC%A3n-tr%E1%BB%A3-ch%C3%B4%CC%81ng-d%E1%BB%8Bch-covid-19-%C4%91%E1%BB%83-ng%C4%83n-ch%E1%BA%B7n-c%C3%A1c-ch%E1%BB%89-tri%CC%81ch-v%C3%AA%CC%80-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

Tỷ lệ tử vong Covid-19 ở Úc

thấp hơn 100 lần so với Anh và Pháp

Vũ Dương
Tỷ lệ tử vong ở Úc thấp hơn gấp nhiều lần so với các nước phát triển khác.
So với Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển, số ca tử vong ở Úc thấp hơn đáng kể dù dân số của những nước này ít hơn Úc. Hãng tin The Epoch Times trích dẫn dữ liệu do chính phủ các nước cung cấp cho biết, dân số ở Bỉ là 11,4 triệu, Hà Lan có 17,3 triệu người, Thụy Điển có 10,3 triệu người và Úc có khoảng 25,6 triệu người.
Mặc dù các quốc gia châu Âu này có dân số nhỏ hơn Úc, nhưng mật độ dân số của họ lại cao hơn.
Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy mật độ dân số trung bình hiện tại của Úc là 3 người trên một km vuông, và con số này cao hơn ở các thành phố lớn. Mật độ dân số trung bình ở Bỉ là 377 người trên một km vuông, ở Hà Lan là 511 người và ở Thụy Điển là 25 người.
Ông Morrison nói, nếu lấy số ca tử vong vì Covid-19 chia cho tổng dân số mỗi nước – tỷ lệ tử vong do Covid-19 theo đầu người – thì kết quả thu được thậm chí còn rõ nét và ấn tượng hơn.
Theo đó, hiện tỷ lệ tử vong theo đầu người ở Úc:
Thấp hơn khoảng 100 lần so với Pháp, Anh
Thấp hơn 50 lần so với Mỹ
Thấp hơn 20 lần so với Đức
Thấp hơn 60 lần so với Thụy Sĩ
Thấp hơn 20 lần so với Đan Mạch
Thấp hơn 12 lần so với Na Uy
“Đây là những nước có kinh tế phát triển, hiện đại với hệ thống y tế tốt”, Thủ tướng Úc Scott Morrison phát biểu hôm 23/4.
“Nếu chúng ta không cẩn thận, tình huống như vậy có thể xảy ra ở Úc. Đó là lý do tại sao người dân Úc và chính phủ chúng ta đã phải cân bằng một cách thận trọng giữa các biện pháp ứng phó đảm bảo an toàn sức khỏe người dân với nhu cầu khôi phục nền kinh tế về trạng thái trước dịch bệnh, từ đó hỗ trợ phần nào thu nhập của người dân”, ông Morrison nói thêm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ty-le-tu-vong-covid-19-o-uc-thap-hon-100-lan-so-voi-anh-va-phap.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.