Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 25/03/2020

Wednesday, March 25, 2020 7:01:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 25/03/2020

Quốc hội và chính quyền Trump

đạt thỏa thuận về gói ứng cứu kinh tế

Các thượng nghị sĩ Mỹ và quan chức chính quyền của Tổng thống Trump đã đạt được thỏa thuận về một dự luật kích thích kinh tế lớn nhằm giảm tác động do virus Corona gây ra, các nhà đàm phán cho biết hôm 25/3, theo Reuters.
Tin cho hay, Thượng viện sẽ bỏ phiếu về gói kích cầu trị giá 2 nghìn tỷ đôla vào cuối ngày 25/3, và Hạ viện dự kiến cũng sẽ bỏ phiếu ngay sau đó.
“Đây là mức độ đầu tư vào quốc gia giống như thời chiến”, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell nói trong một bài phát biểu thông báo thỏa thuận giữa các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa cũng như Dân chủ, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và các trợ lý cấp cao khác của Tổng thống Trump.
Trong khi đó, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer cho biết rằng đây là “gói ứng cứu lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.
XEM THÊM:
Mỹ: Ca nhiễm Corona tăng vọt, TT Trump điều ‘bệnh viện nổi’ tới điểm nóng
Reuters đưa tin rằng văn bản của thỏa thuận sẽ không được công bố cho tới cuối ngày 25/3.
Ông McConnell nói rằng gói ứng cứu sẽ giúp người Mỹ bị nghỉ việc vì virus Corona thanh toán các hóa đơn cũng như mở rộng việc bảo hiểm thất nghiệp và chuyển các khoản vay khẩn cấp tới các doanh nghiệp nhỏ.
Ông cũng nói thêm rằng nó cũng “ổn định các ngành công nghiệp chủ chốt của quốc gia” và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các bệnh viện cũng như các nhà cung cấp dịch vụ y tế đang chật vật mua các thiết bị cho bệnh nhân.
Theo Reuters, gói kích cầu được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế, trong đó có ngân khoản cho vay lên tới 500 tỷ đôla để giúp các ngành công nghiệp bị tác động mạnh cũng như khoản tiền hỗ trợ lên tới 3 nghìn đôla cho hàng triệu người Mỹ.
Virus Corona đã làm hơn 660 người chết ở Mỹ và khiến hơn 50 nghìn người nhiễm bệnh, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-v%C3%A0-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-tt-trump-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-g%C3%B3i-k%C3%ADch-c%E1%BA%A7u/5344523.html

Các thượng nghị sĩ kêu gọi Tổng thống Trump thành lập

 lực lượng chống tuyên truyền về virus của Bắc Kinh

Hương Thảo
Ba Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đang kêu gọi thành lập một đội đặc nhiệm để chống lại chiến dịch bóp méo thông tin hiện đang leo thang của Bắc Kinh về virus Vũ Hán.
Trong một lá thư ngày 23/3 gửi Tổng thống Donald Trump, 3 Thượng nghị sĩ gồm ông Marco Rubio, ông Cory Gardner và ông Mitt Romney đã đề xuất thành lập một lực lượng đặc nhiệm liên ngành, nằm dưới sự chỉ huy của Hội đồng Bảo an Quốc gia Nhà Trắng (NSC) để chống lại sự tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về virus Vũ Hán.
“Bây giờ, khi mà COVID-19 đã lan rộng nhanh chóng trên toàn cầu, ĐCSTQ và các quan chức của nó có sự táo bạo trong việc truyền bá những tuyên bố thiếu tôn trọng rằng, Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm cho đại dịch này. Điều này không chỉ đơn giản là không trung thực, nó là vô cùng nguy hiểm”, bức thư cho biết.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thao túng các sự thật xung quanh một đại dịch toàn cầu bắt nguồn từ sự bất tài của chính họ. Trong khi phần còn lại của thế giới vật lộn để dọn dẹp mớ hỗn độn của ĐCSTQ, họ vẫn tiếp tục tìm kiếm lợi thế địa chính trị và làm suy yếu nước Mỹ”, bức thư cho biết.
Các Thượng nghị sĩ đề xuất rằng lực lượng đặc nhiệm nên tạo ra một “sách trắng” về nguồn gốc của sự bùng phát virus và những nỗ lực liên tục của ĐCSTQ trong việc che giấu mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. “Sách trắng” này cũng nên cung cấp hướng dẫn cho các nhân viên chính phủ Hoa Kỳ và các đại sứ quán Hoa Kỳ về cách chống lại chiến dịch bóp méo thông tin của ĐCSTQ.
Theo đề nghị trong thư, lực lượng đặc nhiệm sẽ bao gồm đại diện của nhiều Bộ của Hoa Kỳ, bao gồm Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và Bộ Tài chính, cũng như các cơ quan trong cộng đồng tình báo.
“Điều quan trọng là nước Mỹ phải chống lại sự tuyên truyền này và một lực lượng đặc nhiệm liên ngành dưới sự bảo trợ của NSC là một công cụ đặc biệt để tạo ra một phản ứng phối hợp, rộng khắp Chính phủ Hoa Kỳ”, bức thư cho biết.
Các Thượng nghị sĩ đề nghị Tổng thống Trump có thể phân bổ tài trợ cho lực lượng đặc nhiệm theo Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á (ARIA). ARIA, đã trở thành luật vào tháng 12/2018, kêu gọi tăng cường sự tham gia của Hoa Kỳ vào khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực này.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-thuong-nghi-si-keu-goi-tong-thong-trump-thanh-lap-luc-luong-chong-tuyen-truyen-ve-virus-cua-bac-kinh.html

COVID-19:Anthony Fauci là ai?

Nổi tiếng trong giới khoa học và nghiên cứu y khoa từ nhiều thập niên nay, nhưng chỉ mới gần đây Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của Hoa Kỳ, mới thường xuyên xuất hiện trước công chúng- tại cuộc họp báo hàng ngày của Tòa Bạch Ốc về dịch COVID-19, và trong các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh và truyền hình Mỹ và quốc tế.
Lãnh đạo Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ từ năm 1984, ông và các cộng sự nghiên cứu và tìm cách ứng phó với các dịch bệnh mới kể cả Zika và Ebola, SARS, MERS, Antrhax, HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh cúm vv…
Từ đầu thập niên1980, ông là một trong số ít nhà khoa học đầu tiên nhận ra là thế giới đang ở bên bờ vực của một dịch bệnh mới, HIV-AIDS, và từ đó là người dẫn đầu nghiên cứu về bệnh này. Thoạt tiên bị các bệnh nhân AIDS chỉ trích dữ dội, Bác sĩ Fauci bây giờ được họ coi là một người hùng đã đóng góp lớn lao để kiềm chế bệnh AIDS, cho phép nhiều người sống với bệnh AIDS và tiếp tục cống hiến cho xã hội.
Ông là bác sĩ hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, người đi tiên phong trong các công trình nghiên cứu cơ bản và lâm sàng về sinh bệnh học và các bệnh truyền nhiễm.
Trong cương vị đó,BS Anthony Fauci là cố vấn của 6 Tổng Thống Mỹ, Cộng hòa cũng như Dân chủ- từ TT Reagan cho tới TT Trump.
Gia đình và sự nghiệp
Theo một bài báo đăng trên báo The Hill ngày 13/3/2020, Anthony S. Fauci chào đời môt ngày trước Giáng Sinh năm 1940, tại Brooklyn, NY, trong một gia đình có ông bà di dân sang Hoa Kỳ từ nước Ý. Cha ông, Stephen Fauci, là một dược sĩ.
Anthony Fauci tốt nhiệp trường Y Đại học Cornell vào năm 1966, và là sinh viên đứng đầu lớp.
Vợ ông, Tiến sĩ Christine Grady, sở hữu hai bằng cử nhân về sinh học và điều dưỡng tại Đại học Georgetown.
Hai người gặp nhau lần đầu bên giường của một bệnh nhân. Bà Grady lúc đó đã giảng dạy trong ngành điều dưỡng được hai năm, và là quản trị viên của một chương trình của Dự án Hope – hoạt động từ thiện bằng cách mang dịch vụ y tế tới để phục vụ các cộng đồng nghèo nhất trên thế giới.
Lúc đó bà được nhờ làm phiên dịch cho BS Fauci và một bệnh nhân Bồ đào nha. Ngay sau đó, Anthony Fauci liên lạc và dàn xếp cuộc hẹn hò đầu tiên.
Ông bà Fauci thành hôn năm 1985, năm ông 44 tuổi. Hai vợ chồng có 3 cô con gái: Alison, Megan và Jennifer.
Việc công việc nhà bề bộn, nhưng trong giờ rảnh rỗi, bác sĩ Fauci vẫn tham gia các cuộc đua marathon với kết quả đáng nể.
Thành tích
Trong suốt sự nghiệp của mình, Bác sĩ Fauci đã được vinh danh nhiều lần về những đóng góp to lớn của ông để bảo vệ con người chống lại các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.
Bác sĩ Fauci là một y sĩ tận tâm, luôn tìm cách hoàn thành chức năng của một thầy thuốc, theo một bài báo của Washington Post đăng ngày 20/3/20.
Tờ báo dẫn lời BS Fauci nói: “Tôi đã đi đến kết luận rằng tôi mang một món nợ đối với họ, những bệnh nhân đau yếu, và phải làm tất cả những gì trong khả năng để giúp họ.”
Theo Dân biểu Steny Hoyer, đại diện bang Maryland, từng làm việc lâu năm với bác sĩ Fauci, nói ông Fauci kết hợp một tri thức lớn với cách ứng xử chừng mực, bình dị, không khoa trương. Ông là một quan chức y tế được lòng của hầu hết mọi người, một kỳ tích trên chính trường, dù cho ông là người thẳng thắn, bộc trực.
“Không dùng những lời lẽ hoa mỹ hay ý tưởng cao xa, bác sĩ Fauci có biệt tài thuyết phục người khác bằng những lời lẽ điềm đạm, chính xác, về các mối nguy có thể đe dọa con người, và cách nào để đáp ứng.”
Dưới thời TT Bush con, bác sĩ Fauci là một trong những kiến trúc sư chính thành lập PEPFAR, Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng Chống AIDS, một chương trình nhân đạo quy mô đã cứu được hàng triệu mạng sống tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Bác sĩ Fauci đã được trao tặng nhiều giải thưởng, quá nhiều để có thể liệt kê, nhưng trong đó có Huân chương Tự do (năm 2008) của Tổng thống George W. Bush, giải thưởng dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ.
“Tôi đã từng phục vụ 6 vị tổng thống, và tôi chưa hề làm gì khác hơn là trình bày các chứng cớ khoa học chính xác và đưa ra các đề nghị chính sách dựa trên khoa học và chứng cớ.”
Bác sĩ Anthony Fauci
BS Fauci đam mê với công việc đến mức nhiều lần từ chối các chức vụ cao cấp hơn, như đứng đầu Viện Y tế Quốc gia, để có thể tiếp tục nghiên cứu và đề ra phương án chống các bệnh truyền nhiễm mới.
Cố vấn của 6 đời Tổng Thống
Làm cố vấn cho 6 vị Tổng Thống Hoa Kỳ từ thời TT Reagan cho tới TT Trump, bác sĩ Fauci vẫn theo nguyên tắc “luôn luôn nói lên sự thực với những người quyền thế.” Những người hợp tác lâu năm với bác sĩ Fauci nói sự thành công của ông là nhờ biệt tài thông đạt khéo léo của ông cộng với uy tín của ông trong tư cách một nhà khoa học.
Nhà khoa học đã chiếm được sự tin tưởng của các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng phái, cũng như của nhiều quan chức Tòa Bạch Ốc.
Xuất hiện trong cuộc điều trần trước Ủy ban Giám sát và Cải cách của Hạ viện tuần trước, ông điềm đạm trả lời chất vấn trong nhiều giờ liên tiếp – trừ lúc có người hàm ý đặt nghi vấn về uy tín của ông trong tư cách một nhà khoa học.
“Tôi đã từng phục vụ 6 vị tổng thống, và tôi chưa hề làm gì khác hơn là trình bày các chứng cớ khoa học chính xác và đưa ra các đề nghị chính sách dựa trên khoa học và chứng cớ.”
Dịch COVID-19
Phương châm luôn luôn nói sự thật của bác sĩ Fauci liệu có bị thách thức dưới quyền TT Trump?
Trong vài ngày vừa qua đã xuất hiện một vài mâu thuẫn giữa TT Trump và Bác sĩ Fauci, giữa lúc ông Trump lo ngại hậu quả của các biện pháp chống dịch Covid-19, đã làm đình trệ mọi sinh hoạt kinh tế. TT Trump đề nghị cởi trói kinh tế, ông khuyên mọi người nên trở lại làm việc trước Lễ Phục Sinh- trong khoảng 2 tuần nữa, trong bối cảnh đang có thêm nhiều ổ dịch mới bùng phát tại Hoa Kỳ như ở New York, và chưa có dấu hiệu gì là dịch bệnh đã được kiềm chề.
BS Fauci vẫn chủ trương tiếp tục chính sách cách ly để chặn sự lây lan. Từ đầu tháng Giêng năm nay, khi Tổng Thống Trump vẫn cố làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa này, bác sĩ Fauci đã ra lệnh cho các nhà nghiên cứu sắn tay lên làm việc để tìm ra một vắcxin, và tìm cách chuẩn bị nước Mỹ để ứng phó với dịch.
Bác sĩ Fauci từ lâu đã trăn trở về một vụ bột phát dịch bệnh mới, gần đây ông nói với báo Washington Post “điều đau lòng là bây giờ dịch đã xảy ra”.
Năm nay 79 tuổi, nhà khoa học mỗi đêm chỉ ngủ có vài tiếng, và vẫn năng nổ làm việc. Từng là người hùng trong cuộc chiến chống dịch HIV-AIDS, giờ đây trong mắt nhiều người, BS Fauci được coi là ‘người hùng’ mà nước Mỹ đang cần tới trong cuộc đấu tranh cam go chống lại dịch COVID-19 đang tiếp tục làm thế giới lao đao.
https://www.voatiengviet.com/a/covid19-anthony-fauci-la-ai/5345112.html

Vệ Binh Quốc Gia Oregon thành lập

bệnh viện dã chiến cho bệnh nhân coronavirus

Vệ binh quốc gia của Oregon thành lập một bệnh viện dã chiến ở thủ phủ Salem, nơi sẽ cung cấp 250 giường bệnh viện khẩn cấp cho bệnh nhân coronavirus.
Trong thời gian qua, Oregon chuẩn bị cho một dòng người mắc bệnh coronavirus sau khi Thống đốc Kate Brown tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày do trận dịch hồi đầu tháng này.
Bệnh viện dã chiến do Vệ binh Quốc gia thành lập bao gồm giường, dược phẩm, vật tư y tế và thiết bị để hỗ trợ 250 bệnh nhân, và sẽ được điều hành bởi các thành viên của Cơ quan Ghi Danh Tình nguyện Khẩn cấp Tiểu bang ở Oregon (SERV-OR) và Đội Y tế Thảm họa Oregon (ODMT).
Cho đến nay, Oregon có năm người thiệt mạng vì COVID-19 và 191 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ve-binh-quoc-gia-oregon-thanh-lap-benh-vien-da-chien-cho-benh-nhan-coronavirus/

FDA chấp thuận thử nghiệm thuốc viêm khớp

để điều trị viêm phổi COVID-19

Vào hôm thứ Hai (23 tháng 03), công ty kỹ thuật sinh học Genetech thông báo rằng Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc viêm khớp để điều trị bệnh nhân bị viêm phổi COVID-19.
Loại thuốc có tên Tocilizumab (Actemra) đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn ở Ý.
Bác sĩ Paolo Ascierto tại bệnh viện Pascale ở Naples cho biết các bệnh nhân bị bệnh viêm phổi COVID-19 nghiêm trọng đã cho thấy sự cải thiện đáng kể khi điều trị bằng Tocilizumab.
Một bác sĩ ở Brooklyn được chẩn đoán mắc COVID-19 đã đăng bài trên Twitter rằng ông đã dùng Tocilizumab, sau khi các triệu chứng của ông xấu đi khi sử dụng Hydroxychloroquine và Azithromycin.
Bác sĩ Jignesh A. Patel cho biết ông có các triệu chứng sốt, ho, thở khò khè, và hơi thở của ông nặng hơn vào ngày thứ hai sử dụng Hydroxychloroquine và Azithromycin. Hôm thứ Hai (23/03/2020), bác sĩ Patel đã tweet rằng ông không bị sốt trong hai ngày liên tiếp và đang được xuất viện, mặc dù vẫn còn gặp khó khăn khi nói chuyện do còn ho nhiều.
Công ty Genentech cho hay thử nghiệm mới này sẽ là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III ngẫu nhiên,  kiểm soát giả dược, và phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh Nâng cao (BARDA). (BBT)
https://www.sbtn.tv/fda-chap-thuan-thu-nghiem-thuoc-viem-khop-de-dieu-tri-viem-phoi-covid-19/

Các chuyến bay nội địa Hoa Kỳ có thể ngừng hoạt động

Các hãng hàng không lớn của Hoa Kỳ đang soạn thảo kế hoạch tự nguyện ngừng hoạt động các chuyến bay nội địa Hoa Kỳ, khi các cơ quan chính phủ cũng đang xem xét ra lệnh ngừng các hoạt động hàng không. Các hãng hàng không Hoa Kỳ đã hủy phần lớn các chuyến bay quốc tế và đã công bố kế hoạch cắt giảm 40% chuyến bay nội địa, khi ngày càng nhiều người đang ở nhà hơn.
Theo Cơ Quan An ninh Vận tải, lưu lượng hành khách vào ngày Chủ nhật (22 tháng 03) tại các phi trường đã giảm hơn 80% so với cùng ngày năm trước. Trước đại dịch, các hãng hàng không Hoa Kỳ đã khai thác hơn 8.4 triệu chuyến bay hàng năm. Các hãng hàng không đang chuẩn bị cho khả năng các nhân sự ở các trạm kiểm soát không lưu bị lây nhiễm, có thể buộc họ phải ngừng hoạt động hoàn toàn.
Tổng thống Trump và các cố vấn đã miễn cưỡng ủy quyền việc ngừng khai thác các chuyến bay thương mại nội địa, một phần vì các phi cơ cũng chở theo một lượng lớn thư của Hoa Kỳ cũng như các món hàng thiết yếu. Các hãng hàng không thường chờ lệnh của chính phủ thay vì tự nguyện thực hiện, một phần vì lệnh chính phủ sẽ cho họ thêm lý do để xin viện trợ liên bang.
Cho dù chính phủ nhanh chóng ra quyết định, có thể sẽ mất vài ngày để thi hành lệnh ngừng bay, khi phải sắp xếp thêm nơi các phi cơ đã đậu trước đó và cho nhân viên phi hành đủ thời gian để trở về nhà . (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-chuyen-bay-noi-dia-hoa-ky-co-the-ngung-hoat-dong/

Tổng Thống Trump hy vọng

khôi phục hoạt động xã hội vào dịp Lễ Phục Sinh

Tin Washington DC – Trước tình trạng mọi hoạt động xã hội tại Hoa Kỳ đều bị ảnh hưởng bởi dịch coronavirus, Tổng Thống Trump vào thứ Ba, 24 tháng 3, nói rằng ông hy vọng mọi thứ sẽ bình thường trở lại vào dịp Lễ Phục Sinh, đồng thời ông cũng đang cân nhắc điều chỉnh lại hướng dẫn toàn quốc về việc giữ khoảng cách tiếp xúc, để một số người lao động có thể quay lại công việc.
Dù nhiều viên chức y tế kêu gọi tiếp tục duy trì các lệnh hạn chế giao tiếp xã hội, Tổng Thống Trump cho biết ông hiện đang cân nhắc giảm nhẹ một số lệnh cấm đoán, vốn đã khiến nhiều người lao động mất việc làm, các trường học phải đóng cửa, và nền kinh tế toàn cầu trì trệ.
Trong khi đó, giới chuyên gia y tế khẳng định rằng, người Mỹ cần nghiêm chỉnh thi hành việc hạn chế giao tiếp xã hội, bằng cách làm việc tại nhà và tự cách ly, nếu không, số lượng ca nhiễm coronavirus sẽ vượt quá sức chịu đựng của hệ thống y tế, như đang xảy ra tại Ý hiện nay, khiến có thêm nhiều người thiệt mạng. Nhiều tiểu bang Hoa Kỳ hiện đã ra lệnh yêu cầu người dân ở yên tại nhà và giảm các hoạt động công cộng.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng Fox News tại Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Trump nói ông sẽ cố gắng chờ 2 tuần. Tổng thống lý luận rằng, hàng chục ngàn người Mỹ chết vì bệnh cúm và tai nạn xe hơi mỗi năm, nhưng quốc gia vẫn có thể vận hành bình thường. Ông Trump nói Hoa Kỳ cần mở cửa trở lại và quay lại công việc, và điều này có thể sẽ xảy ra sớm hơn so với những gì người khác dự đoán. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-hy-vong-khoi-phuc-hoat-dong-xa-hoi-vao-dip-le-phuc-sinh/

Chính phủ lần đầu tiên sử dụng

Luật Sản Xuất Quốc Phòng để đối phó COVID-19

Tin Washington DC – Theo bản tin của Wall Street Journal, vào thứ Ba, 24 tháng 3, chính phủ Trump sẽ lần đầu tiên sử dụng Luật Sản xuất quốc phòng để yêu cầu sản xuất khoảng 60,000 bộ xét nghiệm coronavirus, trong bối cảnh các bệnh viện toàn quốc đang bị thiếu trầm trọng bộ xét nghiệm, khẩu trang, máy thở, và các thiết bị quan trọng khác.
Ông Peter Gaynor, lãnh đạo Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp FEMA, cho biết chính phủ đã quyết định sử dụng Luật Sản xuất quốc phòng cho các hợp đồng sản xuất bộ xét nghiệm và 500 triệu khẩu trang.
Đạo luật thời Chiến Tranh Triều Tiên cho phép tổng thống có quyền yêu cầu các hãng xưởng sản xuất các sản phẩm có liên quan đến quốc phòng, đồng thời kiểm soát việc phân phối các sản phẩm này. Tuy nhiên, đạo luật không cho phép chính phủ chiếm quyền sở hữu các nhà máy sản xuất. Vào tuần trước, Tổng Thống Trump đã ra lệnh khởi động đạo luật, nhưng kềm chế không sử dụng đạo luật này trong nhiều ngày qua, nói rằng ông lo ngại về việc quốc hữu hóa các công ty Hoa Kỳ.
Trong khi đó, nhiều thống đốc đã kêu gọi tổng thống sử dụng các điều khoản về sản xuất và phân phối của đạo luật, do các tiểu bang hiện đang phải cạnh tranh lẫn nhau để giành mua thiết bị y tế. Các viên chức chính phủ trong thời gian gần đây đã thảo luận rất nhiều việc vận dụng Luật Sản xuất quốc phòng.
Một số cố vấn của tổng thống đã nhắc lại mối lo ngại của các tổ chức thương nghiệp, rằng việc sử dụng Luật sản xuất quốc phòng để bắt buộc các công ty phải sản xuất thiết bị y tế có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ sở này, từ đó gây hại thêm cho nền kinh tế. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chinh-phu-lan-dau-tien-su-dung-luat-san-xuat-quoc-phong-de-doi-pho-covid-19/

Nghị sĩ Mỹ: virus Vũ Hán là đòn cuối cùng

để Hoa Kỳ bỏ sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Duy Nghĩa
Nghị sỹ Mỹ Michael Cloud nhận định virus Vũ Hán là điều tồi tệ cuối cùng trong một loạt các vấn đề khó chịu đến từ Bắc Kinh, để Mỹ nhận ra và loại bỏ sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào Trung Quốc.
Là dân biểu, đại diện cho tiểu bang Texas, ông Cloud cho rằng, chính quyền Trung Quốc, thông qua một loạt những lời dối trá, sai lầm và bao che, đã làm gia tăng sự lây lan của chủng virus corona mới. Thảm thương thay, Mỹ và hơn 130 quốc gia khác hiện đang phải đối phó với các tác động kinh tế và sức khỏe nghiêm trọng của tình trạng khẩn cấp toàn cầu này.
Ông Cloud cho hay, sau nhiều thập niên Trung Quốc tiến hành thương mại phi đạo đức và vi phạm nhân quyền, cuộc khủng hoảng về virus Vũ Hán sẽ là sự kiện tồi tệ cuối cùng, chống lại tham vọng thống trị toàn cầu của Trung Quốc.
“Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng những lợi ích của việc tham gia vào thị trường thế giới, để tăng cường hơn nữa sự kiểm soát đối với người dân Trung Quốc, để dùng vũ lực đối với các quốc gia khác và tài trợ cho khát vọng thống trị thế giới của mình”, ông Cloud chỉ trích.
Theo ông Cloud, vụ kiện chống lại Trung Quốc nên nhắm vào các hoạt động thương mại phi đạo đức, do Bắc Kinh tài trợ. Một trong 3 công ty lớn ở Bắc Mỹ được hãng truyền hình CNBC khảo sát, thông báo rằng Trung Quốc đã đánh cắp tài sản trí tuệ của họ trong thập niên qua. Các công ty Trung Quốc sau đó sử dụng thông tin này để phát triển các đối thủ cạnh tranh với các sản phẩm công nghệ của Mỹ. Các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc cũng đã nhắm vào các công ty Mỹ, cơ sở hạ tầng quan trọng, và thậm chí đánh cắp thông tin cá nhân của 100.000 thành viên Hải quân Mỹ.
Công ty viễn thông Trung Quốc Huawei có nguy cơ đặc biệt đối với an ninh toàn cầu. Bộ Tư pháp Mỹ đã đưa ra những cáo buộc gian lận hình sự vào năm ngoái đối với Huawei, vốn đã giành được vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng 5G của Vương quốc Anh, và đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trên khắp phương Tây.
“Vì chính phủ Trung Quốc sẽ có thể yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu mạng của Huawei, điều này sẽ gây nguy hiểm cho cả an ninh quốc gia và thông tin cá nhân của người Mỹ”, ông Cloud giải thích.
Ông Cloud cho rằng Trung Quốc cũng là một kẻ lạm dụng nhân quyền hàng đầu. Chính phủ độc tài Trung Quốc đã giam giữ hơn 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác trong các trại giam, nơi mà các quan chức Trung Quốc được cho là đã ngược đãi, tra tấn và sát hại những người bị giam giữ. Các nhà thờ Cơ Đốc giáo đã buộc phải hoạt động bí mật, và các mục sư bị bắt giữ.
Các hành vi, vi phạm nhân quyền khác trên khắp Trung Quốc, bao gồm việc giết người tùy tiện và bất hợp pháp, tấn công các nhà báo và những người bất đồng chính kiến, ép buộc phá thai và đàn áp những người biểu tình dân chủ.
Từ một quan điểm thực tế, Trung Quốc cũng rất dễ bị tấn công trước sự bùng phát virus trong tương lai. Như các nhà nghiên cứu hàng đầu đã thừa nhận, một số lượng lớn người dân sống chen chúc trong các thành phố đông đúc, cũng như sự phổ cập của các chợ động vật sống ngoài trời, khiến Trung Quốc trở thành một điểm nóng của virus.
Cho rằng Trung Quốc đe dọa chuỗi cung ứng của Mỹ trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, ông Cloud kêu gọi: “Đây không phải là loại quốc gia mà chúng ta muốn phụ thuộc vào nguồn cung và sản phẩm được sản xuất. Đã đến lúc ưu tiên di chuyển khỏi Trung Quốc, vốn là cơ sở sản xuất của nền kinh tế toàn cầu”.
Theo ông Cloud, nghiêm trọng là việc nước Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào dược phẩm và thiết bị y tế do Trung Quốc sản xuất.
Tiến sỹ Stephen Hahn, cục trưởng Cục quản lý Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ (FDA) đã thông báo rằng sự bùng phát hiện tại có thể sẽ dẫn đến tình trạng “thiếu các sản phẩm y tế quan trọng ở Mỹ”. Điều này có nghĩa là ngay cả những người Mỹ không nhiễm virus Vũ Hán, cũng không thể được điều trị các vấn đề y tế không liên quan, bao gồm cả kháng sinh, phương pháp điều trị ung thư và những thứ khác.
Ông Cloud cảnh báo “sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng khiến phần lớn chuỗi cung ứng của chúng ta gặp rủi ro, vì các bộ phận được sử dụng để xây dựng rất nhiều sản phẩm do Mỹ sản xuất, đều đến từ Trung Quốc. Cảng Los Angeles dự kiến sẽ giảm 25% khối lượng container trong tháng 3 này khi hàng hóa vận chuyển ra khỏi Trung Quốc lao dốc. Hàng tồn kho đang cạn kiệt tại các công ty Mỹ, và người mua đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho sản phẩm từ Trung Quốc’’.
Ông Cloud cho rằng có thể dự đoán được tình trạng trì trệ trong tương lai chừng nào chuỗi cung ứng toàn cầu còn tập trung quá mức vào Trung Quốc.
“Các công ty cần nghiêm túc xem xét chuyển sản xuất về Mỹ hoặc đến một trong nhiều đối tác thương mại của chúng ta có hồ sơ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc”, ông Cloud kêu gọi.
Ấn Độ, quốc gia lớn thứ hai thế giới, là một đồng minh của Mỹ, một đối tác quan trọng trong các vấn đề quân sự và an ninh mạng, và là người mua quan trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu dầu thô của Mỹ.
Theo ông Cloud, có rất nhiều sự lựa chọn thay thế đầy hứa hẹn khác cho các mối quan hệ thương mại mới, tồn tại ở châu Á, châu Mỹ Latinh và trên khắp thế giới. Trong khi phát triển các thị trường thay thế này, Mỹ cần tăng áp lực lên Tổ chức Thương mại Thế giới, để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các hoạt động thương mại phi đạo đức và vi phạm nhân quyền.
“Chúng ta cũng nên giảm chi tiêu liên bang để giảm đòn bẩy của Trung Quốc với tư cách là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất đối với trái phiếu Mỹ, vốn tài trợ cho thâm hụt ngân sách hàng năm của chúng ta”, ông Cloud đề xuất.
Cuối cùng, nghị sĩ Cloud khẳng định: “Mặc dù không có biện pháp nào trong số này là đơn giản, nhưng việc giảm bớt ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc sẽ cải thiện cả an ninh quốc gia và sự ổn định kinh tế của chúng ta, và thúc đẩy một môi trường, nơi tự do có thể tiếp tục mở rộng trên toàn thế giới”.
Theo Fox News
Duy Nghĩa dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-my-virus-vu-han-la-don-cuoi-cung-de-hoa-ky-bo-su-phu-thuoc-vao-trung-quoc.html

Mỹ, Trung Quốc đạt tiến triển

trong thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được tiến triển trong việc triển khai các điều khoản liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Trong một thông báo chung ngày 24/3, Bộ Nông nghiệp và Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ liệt kê một loạt các biện pháp giúp thúc đẩy xuất khẩu thịt bò, gia cầm và một số nông sản khác của Mỹ sang Trung Quốc.
Các cơ quan này cũng cho biết xuất khẩu thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc nới lỏng thuế nhập khẩu.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết Trung Quốc đang đi đúng hướng trong việc thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ.
Ông Perdue cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với Trung Quốc để đảm bảo nước này thực hiện các cam kết của mình đồng thời hy vọng hai bên sẽ đạt được thêm tiến triển trong khi tiếp tục đối thoại song phương.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33724-my-trung-quoc-dat-tien-trien-trong-thoa-thuan-thuong-mai.html

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích

TQ vẫn giấu thông tin về dịch bệnh

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 24/3 tiếp tục chỉ trích chính quyền Trung Quốc che giấu thông tin về dịch COIVD-19.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình phát thanh của Washington Watch, ông Pompeo nhấn mạnh việc Bắc Kinh trì hoãn việc chia sẻ thông tin về virus đã gây rủi ro cho người dân trên thế giới và điều này “thực sự đẩy hàng nghìn mạng sống vào nguy hiểm”.
“Điều tôi lo ngại là sự che đậy này, với những thông tin sai lệch mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đưa ra, chính quyền vẫn phủ nhận việc cung cấp các thông tin cần thiết cho thế giới để chúng ta có thể ngăn chặn những ca nhiễm mới hoặc ngăn điều gì đó tương tự tái diễn”, ông Pompeo nói.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng cáo buộc Iran và Nga đã lan truyền thông tin sai lệch về virus corona.
“Họ tung tin virus đến từ quân đội Mỹ và cũng nói rằng có lẽ virus xuất phát ở Ý, tất cả những điều này nhằm trốn tránh trách nhiệm”, ông Pompeo nói.
Ông phát biểu thêm rằng, điều quan trọng là thế giới cần biết những gì đang thực sự diễn ra.
“Đây là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và chúng ta cần đảm bảo rằng mọi quốc gia ngày nay đều minh bạch, chia sẻ những gì đang diễn ra để cộng đồng và hệ thống y tế thế giới, cộng đồng lĩnh vực bệnh truyền nhiễm có thể bắt đầu hành động một cách toàn diện”, ông Pompeo nhấn mạnh.
http://biendong.net/bien-dong/33736-ngoai-truong-my-mike-pompeo-chi-trich-tq-van-giau-thong-tin-ve-dich-benh.html

Hàng ngàn người Hoa Kỳ mắc kẹt ở nước ngoài,

không thể về nhà giữa đại dịch coronavirus

Hôm thứ Hai (23/03/2020), một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết khoảng 13,500 người Hoa Kỳ vẫn đang mắc kẹt ở nước ngoài, những người này xin Bộ Ngoại giao giúp trở về Hoa Kỳ kể từ khi đại dịch coronavirus bắt đầu.
Theo viên chức này, một lực lượng đặc nhiệm phụ trách hồi hương đang làm việc ngày đêm để giúp người Mỹ về nhà. Kể từ khi bắt đầu những nỗ lực này, Bộ Ngoại giao đã giúp 5,000 người Mỹ hồi hương từ 17 quốc gia và sẽ tiếp tục giúp hàng ngàn người nữa trở về nhà trong những ngày và tuần tới.
Bất chấp những nỗ lực đó, Bộ Ngoại giao không thể bảo đảm nhanh chóng đem mọi người Hoa Kỳ trở về ngay. Chính phủ cũng đang đàm phán với Bộ Nội an để sử dụng các phi cơ thuộc Cơ quan Thực thi Di trú và quan thuế cho chiến dịch này.
Hôm thứ Hai (23/03/2020) Aya Mansour, 22 tuổi, sinh viên đại học Georgia, cho hay cô và các bạn học khác vẫn bị mắc kẹt ở Cusco, Peru. Bà Olivia Kamra, 47 tuổi, cư dân Hawaii, bị mắc kẹt ở Arequipa, Peru vào cuối tuần trước, và bà không phải người duy nhất muốn về nhà.
Bà Kamra, người bị mắc kẹt hiện đang ở cùng người cha đang sống ở Peru, cho biết Peru đang thực hiện những hạn chế nghiêm ngặt trên khắp lãnh thổ. Theo tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Lima, Peru, họ đang nỗ lực giúp người Mỹ hồi hương và họ đã có thêm 106 du khách bị mắc kẹt vào thứ Hai (23/03/2020), nâng tổng số người mắc kẹt lên hơn 600. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-hoa-ky-mac-ket-o-nuoc-ngoai-khong-the-ve-nha-giua-dai-dich-coronavirus/

Hạ Viện Hoa Kỳ lên án Trung Cộng

 về cách phản ứng trước dịch COVID-19

Tin Washington DC – Một nghị quyết lưỡng đảng được trình lên Hạ Viện vào thứ Ba, 24 tháng 3, đã lên án cách chính quyền Trung Cộng phản ứng với dịch coronavirus, nói rằng tình trạng che giấu và quản lý sai tại nước này đã góp phần làm đại dịch lây lan toàn thế giới, khiến hơn 400,000 người nhiễm bệnh và hơn 18,000 người thiệt mạng.
Nghị quyết được công bố giữa lúc căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tăng cao, khi Bắc Kinh cố gắng cứu vãn hình tượng bằng cách thúc đẩy một chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn, tự thể hiện như là một vị cứu tinh trong đại dịch toàn cầu.
Trong khi đó, nhiều chính trị gia Hoa Kỳ, bao gồm cả Tổng Thống Trump, bắt đầu gọi coronavirus là virus Trung Cộng, nhằm nhắc nhở rằng virus này bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Cộng. Nghị quyết của Dân Biểu Cộng Hòa Jim Banks và Dân Biểu Dân Chủ Seth Moulton nói rằng chính quyền Trung Cộng đã phạm nhiều sai lầm trong giai đoạn đầu của coronavirus, như cố gắng giảm nhẹ mức nghiêm trọng của dịch bệnh, từ chối hợp tác với các cơ quan y tế quốc tế, kiểm duyệt thông tin từ các bác sĩ và truyền thông trong nước, và cố tình phớt lờ tình trạng sức khỏe của cộng đồng dân tộc thiểu số.
Nhiều dân biểu Cộng Hòa cũng lên án việc Trung Cộng giam giữ hơn 1 triệu người Uighur trong các trại cải tạo kém vệ sinh, khiến các trại này dễ phát sinh dịch bệnh, và tù nhân có nguy cơ cao bị nhiễm Covid-19.
Sau cùng, nghị quyết chỉ trích việc Bắc Kinh tìm cách chối bỏ trách nhiệm liên quan đến dịch bệnh, khi cho phép một phát ngôn viên ngoại giao cáo buộc rằng Coronavirus bắt nguồn từ Hoa Kỳ, và quân đội Hoa Kỳ đã đưa virus này tới Vũ Hán để gây ra một cuộc chiến tranh sinh học. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ha-vien-hoa-ky-len-an-trung-cong-ve-cach-phan-ung-truoc-dich-covid-19/

Tổng thống Trump

đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ thiết bị y tế

Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/3 đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và bày tỏ mong muốn Seoul sẽ hỗ trợ thiết bị y tế. Ông Moon đáp lại rằng, chính phủ của ông sẽ “hỗ trợ tối đa” nếu có thể.
Theo tuyên bố ngày 24/3 từ văn phòng Tổng thống Hàn Quốc sau cuộc điện đàm kéo dài 23 phút được thực hiện theo yêu cầu của ông Trump, ông Moon nói thêm rằng các công ty Hàn Quốc có thể cần sự chấp thuận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) để có thể gửi hàng. Tổng thống Trump cho biết ông sẽ xúc tiến việc đó “ngay trong hôm nay”.
Ông chủ Nhà Trắng cũng bày tỏ quan tâm tới việc các ca nhiễm mới ở Hàn Quốc có xu hướng giảm và nói rằng nước này “đang làm rất tốt”.
Cũng trong cuộc điện đàm, ông Moon nói rằng việc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá khoảng 60 tỷ USD với Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) hôm 19/3 là một biện pháp “rất kịp thời” để giúp ổn định thị trường tài chính quốc tế.
Theo Yonhap
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-de-nghi-han-quoc-ho-tro-thiet-bi-y-te.html

Thủ Tướng Justin Trudeau

yêu cầu người dân canada ở nhà

Tin từ OTTAWA/TORONTO – Vào hôm thứ Hai (23/3), thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố rằng những người bất chấp lời khuyên tự cô lập để chống lại sự bùng phát của coronavirus nên “về nhà và ở nhà” hoặc đối mặt với các lệnh trừng phạt.
Ngay sau khi ông phát biểu, thủ hiến của Ontario – nơi đông dân nhất trong 10 tỉnh của Canada – tuyên bố ngừng hoạt động hai tuần đối với các công ty không thiết yếu bắt đầu vào cuối hôm thứ ba (24/3).
Theo một thông báo từ tài liệu chính thức do Canada Broadcasting Corp biên soạn, số người được chẩn đoán mắc bệnh do coronavirus mới gây ra tăng từ 1,430 vào Chủ nhật lên đến hơn 2,000, và số người thiệt mạng tăng từ 20 lên 24. Mặc dù Ottawa và các tỉnh kêu gọi người dân Canada ở nhà, và trong một số trường hợp đặt giới hạn cho các cuộc tụ họp, nhưng ông Trudeau cho biết vẫn còn quá nhiều người xem thường lời khuyên này.
Thủ hiến Ontario Doug Ford cho biết việc mọi người trở về sau kỳ nghỉ đông ở Florida và những nơi khác không tự cách ly trong 14 ngày như yêu cầu là không thể chấp nhận được. Ông Ford phát biểu sau khi thông báo rằng chỉ có các cửa hàng thực phẩm, hiệu thuốc và các cửa hàng thiết yếu khác có thể tiếp tục mở cửa.
British Columbia công bố kế hoạch trị giá 3.45 tỷ mỹ kim để hỗ trợ nền kinh tế, trong khi Alberta đang hủy bỏ kế hoạch tăng thuế bất động sản và cho phép các công ty hoãn thanh toán cho đến tháng 9. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-justin-trudeau-yeu-cau-nguoi-dan-canada-o-nha/

LHQ thúc G20 thông qua kế hoạch ‘thời chiến’

vì corona

Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Antonio Guterres, ngày 24/3 kêu gọi lãnh đạo 20 nước công nghiệp lớn trên thế giới thông qua kế hoạch ‘thời chiến’ bao gồm gói kích thích kinh tế hàng ngàn tỷ đô la cho các doanh nghiệp, người lao động, và hộ gia đình ở các nước đang phát triển đang đối phó với đại dịch corona.
Trong thư gửi lãnh đạo nhóm G20, ông Guterres nói rằng các nước này chiếm 85% GDP của thế giới và có vai trò quan trọng cũng như lợi ích trực tiếp trong việc hỗ trợ các nước phát triển đương đầu với khủng hoảng corona, nếu không sẽ dẫn tới những hậu quả lớn ảnh hưởng tất cả.
Người phát ngôn Liên hiệp quốc Stephane Dujarric cho biết lãnh đạo G20 dự kiến sẽ họp trực tuyến vào ngày 26/3.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc nói tới cuối năm nay đại dịch corona có phần chắc sẽ gây tổn thất hàng ngàn tỷ đô la, nên lãnh đạo G20 ‘cần phải bơm nguồn lực lớn vào các nền kinh tế.’
Ông thúc giục G20 bỏ thuế quan, bỏ các biện pháp hạn chế thương mại xuyên biên giới ảnh hưởng tới việc triển khai thiết bị y tế, thuốc men và các nhu yếu phẩm để chống dịch bệnh.
Ông cũng khuyến khích các nước miễn chế tài để cho phép phân phối thực phẩm, tiếp tế y tế, thiết bị y khoa và sự hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng COVID-19.
https://www.voatiengviet.com/a/lhq-th%C3%BAc-g20-th%C3%B4ng-qua-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-th%E1%BB%9Di-chi%E1%BA%BFn-v%C3%AC-corona/5343721.html

Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?

Zaria GorvettBBC Future
Virus corona hiện đã được đặt tên – và cái tên đó đã gây rắc rối.
Hóa ra đặt tên virus là cả một quá trình khó khăn đáng ngạc nhiên, bởi sai một li là đi một dặm, nó có thể gây nên khủng hoảng ngoại giao.
Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha
Covid-19: Cả Trung Quốc làm việc từ nhà
Covid-19: Vì sao người dân đổ xô đi mua hàng?
Câu chuyện ‘cúm heo’
Vào ngày 27/4/2009, vị thứ trưởng y tế Israel tổ chức họp báo khẩn cấp.
Một loại virus cúm mới bí ẩn đang hoành hành và nước này dự kiến sẽ sớm công bố ca bệnh đầu tiên.
Nhưng khi ông phát biểu với giới truyền thông tại một bệnh viện địa phương, mọi sự trở nên rõ ràng rằng Yaakov Litzman không phải là chỉ có mặt để làm yên lòng công chúng.
“Chúng tôi sẽ gọi là cúm Mexico,” ông khẳng định đầy thách thức. “Chúng tôi sẽ không gọi là cúm heo.”
Mặc dù virus này giờ đây chính thức được gọi là H1N1, nhưng cúm heo vẫn là cách gọi phổ biến được dùng gần như là ngay từ khi bệnh xuất hiện.
Rốt cuộc, con virus này bị nghi là giống với loại virus đã gây bệnh cho heo, và bệnh nhân đầu tiên (“bệnh nhân số 0″) thì sống ở ngôi làng ngay cạnh một trang trại công nghiệp thường xuyên nuôi nhốt 50.000 con heo. (Đọc thêm về “bệnh nhân số 0″ của trận dịch virus corona.)
Dĩ nhiên, ở Israel, cái tên “cúm heo” có tính xúc phạm sâu sắc tới các công dan theo Do Thái giáo và Hồi giáo ở nước này, những người vốn kiêng thịt heo vì lý do tôn giáo.
Việc gọi nó là “cúm Mexico” là dựa theo truyền thống lâu đời về việc đặt tên virus theo địa danh nơi chúng được phát hiện ra hoặc bắt đầu phát tán dịch.
Hãy nhớ là virus Marburg gây nên dịch sốt xuất huyết được đặt theo tên của một thành phố đại học của Đức; virus Hendra lấy tên theo vùng ngoại ô thành phố Brisbane, nơi virus này được phát hiện lần đầu tiên; Zika cũng là một khu rừng ở Uganda; cúm Phúc Kiến được đặt theo tên một tỉnh của Trung Quốc; Ebola mang tên của một con sông ở Cộng hòa Dân chủ Congo; và bệnh cúm Tây Ban Nha khét tiếng năm 1918 cũng đặt tên theo xu hướng này.
Tuy nhiên, trong sự việc này, đại sứ Mexico tại Israel đã có công hàm phản đối chính thức, trong đó nói rằng việc lấy tên đất nước của ông để gọi con virus này là sự xúc phạm sâu sắc.
Lẽ dĩ nhiên là không ai muốn nước của mình liên quan đến một căn bệnh chết người cả. Cuối cùng, Israel phải đồng ý rằng tên ban đầu là hợp lý – sẽ giữ nguyên tên “cúm heo”.
Cúm Vũ Hán, nCoV-2019, hay virus corona?
Gần đây, các quan chức của Tổ chức y tế thế giới đã phải đối diện với một cú đi dây chính trị tương tự, khi virus corona lần đầu tiên được xác định tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, tiếp tục là mối đe doạ ngày càng lớn.
Bắc Cực tan băng khiến nhiều virus cổ đại chết chóc thoát ra
Loại thuốc biến con người thành kẻ sát nhân
Chỉ vài tuần sau khi được phát hiện lần đầu tiên và bắt đầu lan rộng, nó đã được gán cho đủ các loại tên đầy ấn tượng, chẳng hạn như “cúm Vũ Hán”, “virus corona Vũ Hán”, “Coronavirus”,”nCoV-2019″, và thậm chí cả một cái tên dài nhoằng, “virus viêm phổi chợ hải sản Vũ Hán”.
Vào ngày 11/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có cuộc họp báo, công bố tên chính thức của căn bệnh gây ra bởi coronavirus mới là ‘Covid-19 (viết tắt của cụm từ ‘dịch bệnh do chủng Coronavirus năm 2019 gây ra’).
Nhưng trước khi phiên họp báo kết thúc, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus lại công bố một bài viết theo đó đề xuất đặt tên theo bản chất của virus gây bệnh là: ‘Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng do coronavirus lần thứ 2′, viết tắt là Sars-CoV-2.
Tên gọi này phản ánh theo nghiên cứu cho thấy virus mới đang hoành hành có họ hàng gần gũi với virus gây bệnh Sars.
Thật kỳ quái, một phát ngôn viên của WHO nói với tạp chí Science rằng họ sẽ không sử dụng cái tên này vì quan ngại rằng từ “Sars” sẽ gây thêm sự hoảng loạn.
Trong khi đó, một số báo đài vẫn gọi là “virus corona”, và một số khác lại coi tên dịch bệnh và tên chủng virus là như nhau, sử dụng cả hai khái niệm.
Bạn đã thấy rối trí chưa?
Trình tự đặt tên chính thức cho một chủng virus thường có các bước như sau: khi có xác nhận một chủng virus mới đã được phát hiện, các nhà khoa học có trách nhiệm sẽ đưa ra một vài gợi ý đặt tên cho nó và gửi những gợi ý tới Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus. Ủy ban này sẽ chọn một trong số những gợi ý đó và công bố tên chính thức.
Khó khăn
Vấn đề là một loại virus có thể có hai tên – giống như chúng ta tự gọi mình là con người, mặc dù loài của chúng ta có tên chính thức là Homo sapiens (Người thông minh).
Không giống như cách đặt tên loài động vật, không có quy trình chung chính thức để đặt tên cho một con virus.
Lý tưởng nhất là một cái tên kết hợp được cả hai, để tránh những rắc rối như tình huống chúng ta hiện đang gặp phải với virus corona. Nhưng điều này thường không phải lúc nào cũng xảy ra.
Một lý do rất khó để khiến tất cả chúng ta đồng ý là, mặc dù ngày nay có đến 7.111 ngôn ngữ trên thế giới, bao gồm hàng triệu từ, nhưng thật vô cùng khó để tìm ra một lựa chọn mà không làm mếch lòng ai đó.
Nếu dùng từ sai, cái tên có thể làm ô danh cả một khu vực, hủy hoại một ngành công nghiệp hoặc thậm chí gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao.
“Đây là một điều phức tạp mà mọi người ít khi suy nghĩ cẩn trọng,” Jens Kuhn, chuyên gia về virus độc tính cao tại Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho biết.
“Việc đặt tên luôn làm mọi người nổi điên bằng những cách khác nhau. Có rất nhiều điều trong cuộc sống dễ gây tranh luận, nhưng khi nói đến việc đặt tên, mọi người thường ngay lập tức nhảy dựng lên.”
Khi mà người ta càng mất nhiều thời gian để tìm đặt tên cho một loài virus thì càng có nhiều khả năng virus đó sẽ được gắn chặt với cái tên phổ biến nhất – giống như cách mà bệnh cúm H1N1 thường được gọi là cúm heo.
Con người có bản năng tự nhiên rất mạnh mẽ trong việc muốn đặt tên cho mọi thứ – người ta thậm chí còn bắt đầu đặt tên cho cả những cỗ máy được sử dụng để xây dựng bệnh viện dã chiến khẩn cấp 1.000 giường bệnh điều trị cho các bệnh nhân mắc virus corona ở Vũ Hán, Trung Quốc, sau khi chương trình truyền hình phát trực tiếp về cảnh xây dựng trở nên ăn khách và được lan truyền rộng.
Theo Kuhn, cách tốt nhất để đảm bảo thế giới sử dụng cùng một tên gọi để chỉ một loại virus nào đó, đó là gọi tên theo chủng virus.
Vậy cái tên lý tưởng thường có những đặc trưng gì?
Đầu tiên, nó phải độc đáo. Gọi virus mới là virus corona Vũ Hán sẽ gây vấn đề, Kuhn, một thành viên của Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus, giải thích.
Hiện đã tồn tại ít nhất là 17 loại virus tương tự như loại “Vũ Hán” này, từ ‘virus dế’ đến ‘virus muỗi’, và hầu hết đều không gây nguy hiểm cho con người.
Bất kỳ cái tên nào gắn những chủng virus này với sự bùng phát dịch bệnh ở người cũng đều có thể làm phức tạp vấn đề và làm rối cho việc nghiên cứu.
Tên gọi cũng cần phải ngắn gọn và lôi cuốn.
“Tôi thấy cái tên Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Mers) rất kỳ quặc”, Kuhn cho biết, và thừa nhận chính ông luôn phải vật lộn để nhớ thứ tự các từ viết tắt này.
Và nếu một cái tên quá lằng nhằng thì công chúng sẽ không buồn sử dụng.
“Vì vậy, bạn cần có một cái gì đó nghe hay và cô đọng như ‘bệnh sởi’ chẳng hạn. Sởi là một thuật ngữ tuyệt vời.”
Cuối cùng, và có lẽ là điều quan trọng nhất, cái tên xúc phạm đến càng ít người càng tốt.
“Vấn đề lớn nhất mà tôi nhận thấy là phần lớn mọi người không cho rằng tên chỉ là nhãn mác mà thôi,” Kuhn nói. Thay vào đó, chúng ta cứ muốn suy diễn tìm tòi ám chỉ sâu xa ở chỗ chả có ý nghĩa gì – và điều này có thể gây ra những hệ lụy sai trái.
Trong đợt bùng phát dịch cúm heo năm 2009, những người chăn nuôi heo phản đối rằng gọi là cúm heo sẽ dẫn đến những tổn thất lớn trong ngành của họ vì công chúng lầm tưởng rằng thịt heo có thể truyền nhiễm virus.
Trên thực tế, mặc dù đó là một loại virus từ heo song nó được cho là đã truyền sang người thông qua một loài động vật khác – có thể là những loài chim di cư. Bản thân con heo không gây ra vấn đề.
Tuy nhiên, Ai Cập đã ra lệnh loại bỏ nhiều đàn heo trong nước, một số thậm chí còn bị chôn sống. Đó là một tình huống tồi tệ nhất do việc đặt tên gây ra: thuật ngữ “cúm heo” đã gây ra một cơn giết chóc điên cuồng đáng sợ.
Tương tự, khi một ổ dịch được đặt tên theo khu vực địa lý, cái tên đó thường là sai.
Trở lại năm 1918, khi Thế chiến Thứ Nhất sắp kết thúc, một loại virus cúm mới đáng sợ đã xuất hiện.
“Cúm Tây Ban Nha” đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi hang cùng ngõ hẻm trên thế giới, từ các vùng hoang vu lạnh cóng ở Bắc Cực đến tận các đảo Nam Thái Bình Dương. Chỉ một số ít các khu dân cư hẻo lánh và nơi trú ẩn là vô sự.
Nhiều quốc gia che giấu tin tức, vì lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến tinh thần công chúng vào thời điểm quan trọng trong một cuộc chiến trường kỳ. 
Song Tây Ban Nha thì không che giấu. Khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện, các tờ báo của Tây Ban Nha đã thông tin một cách đầy trách nhiệm những gì đang diễn ra.
Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng dịch bệnh không bắt đầu từ nơi đây, nhưng là một trong những quốc gia đầu tiên thừa nhận có ca nhiễm, Tây Ban Nha bị lầm tưởng là nơi phát sinh dịch bệnh với cái tên “cúm Tây Ban Nha”.
Trong một số trường hợp, những tai nạn do đặt tên này có thể trở thành thảm họa.
Trở lại thời thập niên 1980, loại virus mà nay chúng ta gọi là HIV ban đầu được gọi là ‘suy giảm miễn dịch liên quan đến đồng tính nam’ (gay-related immunodeficiency – Grid).
Không chỉ là một cái tên đầy gây xúc phạm mà nó còn cản trở nỗ lực kiểm soát bệnh.
Người ta từng suy luận rằng virus này chỉ lây nhiễm đối với những người đàn ông da trắng đồng tính, và điều đó đã khiến Quốc hội Mỹ gặp khó khăn trong việc thông qua luật phòng ngừa quan trọng.
Mặc dù virus corona mới nhất hiện đã được đặt tên, nhưng những tổn thất phát sinh từ các tên gọi khác nhau có lẽ đã xảy ra rồi.
Được cho là rõ ràng có liên hệ tới thành phố Vũ Hán, với hàng ngàn tít báo được đăng trên truyền thông toàn cầu trong vài tuần, thật khó để tưởng tượng là loại virus này lại được công chúng biết đến với cái tên nào khác ngoài tên gọi “virus Vũ Hán” – có lẽ thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi này.
Trong nỗ lực tránh lặp lại các sự cố tương tự trong tương lai, nhiều cách đặt tên thay thế khác nhau đã được đề xuất.
Có một ý tưởng, đó là ta hãy đặt tên virus theo tên người, giống như đặt tên các cơn bão vậy. Hãy hình dung cảnh bạn gọi điện cho với sếp để trình bày: “Tôi không đi làm được vì rất mệt do bị sốt Steve”.
Nhưng mà dùng tên mình để đặt cho một thảm họa tự nhiên là một chuyện, còn đặt cho một loài virus có thể gây tác hại khủng khiếp lại là chuyện khác.
Hãy xem trường hợp virus noro, là loại virus gây nôn, tiêu chảy và rất dễ bị nhiễm (chỉ cần 10 cá thể virus xâm nhập là bạn đã có thể nhiễm bệnh).
Vào năm 2011, một người đàn ông Nhật Bản đã đệ đơn khiếu nại cái tên này lên Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus, bởi vì Noro là một tên họ phổ biến ở Nhật Bản – có khoảng 19.369 người mang họ Noro ở nước này.
Tổ chức này đã cố gắng sửa sai và đề nghị thay tên mới là “virus Norwalk”, nhưng mà vô tác dụng – dân chúng đã quen dùng cái tên virus noro mất rồi.
Có một ý kiến khác là đặt tên bằng cách đánh số. Nhưng một lần nữa, cách làm này lại gây vấn đề.
“Nhiều nghiên cứu cho thấy tâm trí con người thực sự không giỏi nhớ những con số,” Kuhn nói.
Ngoài những bất tiện khác, ông chỉ ra rằng những sai lầm nhỏ về con số thì gây tác hại lớn hơn nhiều so với những lỗi ngôn ngữ. Chẳng hạn như từ ‘sởi’ nếu đánh máy hay viết sai thành ‘sỏi’ thì người ta vẫn có thể đoán ra được, nhưng nếu gọi tên theo số thì khi đánh máy hay viết sai một số là sẽ dẫn đến một ý nghĩa hoàn toàn khác.
Để tránh tất cả những cạm bẫy tiềm tàng này, WHO đã công bố một số hướng dẫn, trong đó đề nghị tránh hoàn toàn tên người, tên động vật hoặc địa danh – tên sẽ chỉ đơn giản là mô tả các triệu chứng mà virus gây ra.
Song thật đáng kinh ngạc, thậm chí hệ thống này cũng vẫn có khả năng xúc phạm.
“Hội Chứng Suy Hô Hấp Cấp Tính Nặng” là một cái tên hoàn toàn theo sách vở.
Ấy thế nhưng theo bản phúc trình “Cấu trúc xã hội của dịch Sars: Nghiên cứu về khủng hoảng truyền thông y tế,” các quan chức Hong Kong tiếp tục sử dụng thuật ngữ “viêm phổi không điển hình” để mô tả sự bùng phát dịch năm 2002 trong một thời gian, sau khi nhận thấy sự tương đồng đáng buồn giữa tên gọi Sars với “Hong Kong SAR” – tức là cụm từ viết tắt của Đặc khu Hành chính Hong Kong (Hong Kong Special Administrative Region).
Nếu như tên gọi “Sars-CoV-2″ được dùng, thì vùng đất Hong Kong có thể sẽ không hài lòng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ghét bị liên quan đến virus; trong một số trường hợp, đặt tên mình cho virus có thể là một niềm tự hào và tâm lý dễ chịu.
Kuhn biết có những bệnh nhân đã tha thiết yêu cầu lấy tên của họ để đặt cho một loài virus – coi đó là một giải thưởng an ủi nhỏ sau tất cả những đau khổ chịu đựng bệnh tật của họ.
Chúng ta có một lịch sử dài về việc đặt tên căn bệnh theo tên những người phát hiện ra bệnh hoặc tên bệnh nhân, suốt hàng trăm năm nay, ví dụ từ “ung bướu Buschke-Lowenstein” cho đến “ung nhọt Cushing”; bất kể các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng đến mức nào, lấy tên mình đặt tên cho bệnh luôn được họ coi là một vinh dự.
Bất kể chúng ta gọi tên một loài virus là gì thì đặt tên gì cho nó cũng sẽ không thể ngăn chặn được virus lây lan.
Có lẽ tốt hơn cả là chúng ta nên đặt những cuộc cãi vã vớ vẩn về đặt tên virus sang một bên, thay vào đó là tập trung kiểm soát virus.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52030014

Từ cái tên virus, đã đến lúc làm rõ

sự khác biệt giữa Trung Hoa và chính quyền TQ

Một virus rất “hot” đang khiến nhiều người tranh luận, nên gọi tên dựa theo “quê quán” hay theo đối tượng đã khiến loại virus này phát tán thành một đại dịch toàn cầu?
Gần đây có một chủ đề được nhiều người quan tâm, đó là về tên gọi của virus gây viêm phổi Vũ Hán. Đầu tháng Ba, khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo dùng từ “virus Vũ Hán” trong một buổi họp báo, nhà cầm quyền đã Bắc Kinh nổi giận. Tại sao Bắc Kinh lại phản ứng mạnh mẽ như vậy? Và sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thay tên đổi họ cho virus, đã có một xu hướng muốn đổi lại tên cho thứ virus này, vậy có cần phải trả lại đúng tên cho loại virus này hay không?
Tên gọi của bệnh dịch
Việc tên của một bệnh dịch được lấy theo nguồn gốc xuất xứ là điều bình thường, nó không mang ý nghĩa kỳ thị gì cả. Hơn nữa gọi như vậy người ta dễ nhớ hơn là những tên khoa học chứa những ký tự viết mà phải diễn giải một lúc mới có thể giúp cho những người không làm trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan hiểu được.
Dịch cúm hoành hành năm 1918-1919, người ta vẫn gọi là cúm Tây Ban Nha. Hay như dịch Ebola từng đe dọa an ninh toàn cầu xảy ra năm 2014, thì Ebola là tên của một con sông nhánh, thuộc hạ lưu sông Congo, nước Congo ở châu Phi. Chủng virus gây viêm phổi MERs, thì MERs là viết tắt của Middle East Respiratory Syndrome – Hội chứng hô hấp cấp (ở) Trung Đông. Hay cái tên như “tả lợn châu Phi”, “viêm não Nhật Bản” cũng là lấy tên địa danh đầu tiên bùng phát gắn vào dịch bệnh.
Khi nghe những tên dịch bệnh như vậy chúng ta có kỳ thị những người Tây Ban Nha, những người ở châu Phi hay Nhật Bản không? Có lẽ là không. Vậy thì tại sao đương quyền Trung Quốc lại phản ứng mạnh mẽ quyết liệt khi ông Mike Pompeo gọi virus gây viêm phổi đang hoành hành trên thế giới là “virus Vũ Hán”, hay khi Tổng thống Trump gọi tên “virus Trung Quốc”?
Chính quyền Trung Quốc muốn từ tội đồ trở thành anh hùng
Theo tờ Nhật báo phố Wall, ngày 10/12 một thương gia buôn bán hải sản là Ngụy Khuê Hiền đã đến một phòng khám nhỏ ở địa phương để được điều trị vì nghĩ mình bị cảm lạnh. 8 ngày sau, cô hầu như đã không còn tỉnh táo trên giường bệnh. Đây là một trong những trường hợp đầu tiên nghi ngờ nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Ngày 30/12/2019, bác sĩ Lý Văn Lượng có công bố một tin nhắn trong nhóm các bạn học chung để cảnh báo rằng, chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán có thể sẽ bùng phát ôn dịch. Đến ngày 3/1 cảnh sát Vũ Hán đã nhanh chóng triệu tập bác sĩ Lý với lý do anh đã “công bố thông tin không đúng sự thật”.
Ngày 19/1 Vũ Hán tổ chức hoạt động cộng đồng đi bộ trăm bước có hơn… 40.000 gia đình tham gia, bao gồm “buổi yến tiệc vạn người” (vạn gia yến). Nhưng mãi đến ngày 22/1, chính phủ Trung Quốc mới quyết định công bố bùng phát dịch bệnh trên toàn quốc. Giấu giếm thông tin bệnh dịch tại Vũ Hán là lý do chủ yếu khiến cho năm triệu dân thành phố Vũ Hán có thể tỏa về quê hoặc ra nước ngoài trong dịp Tết Nguyên đán, khiến cho tốc độ lan truyền bệnh trên thế giới rơi vào tình trạng mất kiểm soát.
Nếu chính quyền Trung Quốc không giấu giếm và công bố sớm hơn thì hậu quả sẽ không tệ hại đến như vậy.
Giữa tháng Hai, WHO ra mắt tên gọi mới COVID-19. Được đà, chiến dịch đổ thừa của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu.
Ngày 27/2, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc nói rằng, dù dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc nhưng không có căn cứ để nói nó xuất phát từ Trung Quốc. Lập luận này vô lý ở chỗ là chưa từng có ca nhiễm bệnh nào liên quan đến loại virus này được ghi nhận trước đó bên ngoài Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo gần đây còn gửi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng nếu phải đối phó với “virus corona Nhật Bản”.
Cũng trong thời gian này, ĐCSTQ đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền yêu cầu thế giới phải “cảm ơn” họ vì đã dẫn đầu các biện pháp chống dịch. Họ nói rằng chỉ có Trung Quốc mới có thể thực hiện những biện pháp mạnh tay để kiểm soát tình trạng dịch, còn các nền dân chủ cấp tiến thì không thể, rằng chính quyền Trung Quốc đã “lãnh đạo thế giới” chống dịch thành công.
Thêm vào đó ngày 12/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tung ra tin đồn cho rằng quân đội Hoa Kỳ đã mang chủng virus này vào Trung Quốc.
Vì những cáo buộc mang tính tuyên truyền như vậy, ngày 18/3 Tổng thống Trump gọi là “virus Trung Quốc” trên trang Twitter của mình. Cũng trong thời gian gần đây, một vài tờ báo người Hoa hải ngoại đã đề xuất gọi virus gây viêm phổi Vũ Hán là virus Trung cộng (CCP virus) như một bước tiến sâu hơn nữa chỉ thẳng vào đối tượng đã khiến virus lan rộng toàn cầu, chứ không chỉ là địa danh nơi virus bắt đầu bùng phát.
Cái tên nói lên nhiều điều và có lẽ cũng đã đến lúc thế giới cần tách biệt rõ người dân, đất nước Trung Hoa với Trung cộng (ĐCSTQ).
Trung Hoa không phải là Trung cộng (ĐCSTQ)
Chữ Hoa (華) trong Trung Hoa (中華) nghĩa là tinh hoa, tinh anh hay phần tinh túy tốt đẹp. Văn minh Trung Hoa có lịch sử 5.000 năm, là nền văn minh rực rỡ huy hoàng, ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia lân cận.
Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng là bốn phát minh quan trọng thời Trung Quốc cổ đại, đến ngày nay chúng ta vẫn thừa hưởng những điều đó. Đến thời trung đại, nhà Đường được gọi là “thiên triều thịnh thế”, các phương diện về văn hóa, tín ngưỡng, thơ ca, quân sự, kinh tế… đều đạt được đỉnh cao. Dưới thời nhà Đường, Trung Quốc chiếm tới 40% kinh tế thế giới, Tam giáo (Nho – Phật – Đạo) phát triển hài hòa mà không xảy ra xung đột, thơ ca cũng đạt được đỉnh cao với những bậc kỳ tài như Lý Bạch, Đỗ Phủ, sơ Đường tứ kiệt…
Nền văn hóa thời đó còn ảnh hưởng đến quốc gia lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam…
Nhà Thanh vốn là dân tộc Mãn (thiểu số) chứ không phải là dân tộc Hán nhưng khi nắm quyền thiên hạ cũng học Hán tự và văn hóa của người Hán. Hoàng đế Khang Hy còn viết cả bộ “Khang Hy tự điển” để tra cứu từ tiếng Hán. Điều đó chứng minh rằng, nếu nền văn hóa văn minh đó rực rỡ thì nó không phải là của một dân tộc nào cả mà là tài sản chung, và một dân tộc cũng sẵn sàng tiếp thu những tinh hoa trong nền văn hóa ấy.
Đến thời hiện đại, văn minh 5.000 Trung Hoa thể hiện rõ ở quốc gia Đài Loan và trong biểu diễn nghệ thuật Shen Yun (Thần Vận). Những du khách từ Đại lục đến thăm cố cung ở thành phố Đài Bắc (Đài Loan), khi nhìn những cổ vật, có một số người xúc động đến rơi nước mắt, nói rằng ở Trung Quốc chúng tôi không được thấy những cổ vật như thế này. Hay khi những người Hoa xem biểu diễn Thần Vận họ mới thốt lên rằng, hóa ra đây mới là văn minh Trung Hoa 5.000 năm thật sự, chứ không phải là những biểu diễn thập cẩm trên truyền hình mà họ xem ở Đại lục.
Còn ĐCSTQ thành lập năm 1921 đến nay chưa tới 100 năm và đã gây ra những gì cho đất nước Trung Quốc?
Từ khi giành được quyền thống trị đến nay, ĐCSTQ đã “nhuộm đỏ” mảnh đất Thần Châu. Từ cải cách ruộng đất nhằm tiêu diệt giai cấp địa chủ, đến cải cách công thương để tiêu diệt giai cấp tư sản. Từ Đại nhảy vọt tạo ra nạn đói khiến 40 triệu người chết đến Cách mạng văn hóa với làn sóng khủng bố đỏ và bạo lực lan tràn khắp Trung Quốc.
Ngày 4/6/1989 xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn, ĐCSTQ đã cử quân đội tàn sát người biểu tình bằng súng ống và xe tăng, ước tính có 10.000 người bị giết hại, theo một tài liệu mật của Anh Quốc công bố năm 2017.
Năm 1999, ĐCSTQ phát động chiến dịch đàn áp trên toàn quốc đối với 70-100 triệu người tập Pháp Luân Công, môn khí công thuộc trường phái Phật gia. Quyết định này mở đầu cho hàng loạt vi phạm nhân quyền liên quan đến việc tra tấn, cưỡng bức lao động, giết hại và mổ cướp nội tạng đối với lượng lớn các học viên.
Chưa hết, mới năm ngoái, người biểu tình Hồng Kông đã thấm thía sự tàn bạo của cầm quyền Trung Quốc, họ nói cho thế giới về bản chất Trung Cộng, nhưng người dân Đại lục có người lắng nghe, có người còn thờ ơ. Cho đến dịch viêm phổi Vũ Hán này, người dân Đại lục mới hiểu hơn ai hết khi chính họ bị bịt miệng, cấm đoán và giam giữ trong nhà, không chỉ chết vì dịch bệnh mà còn có thể chết vì đói, chết vì không biết sự thật, chết vì quá tin ĐCSTQ…
Quay lại với cái tên của virus, đã có những bằng chứng về mối quan của virus này với phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán.
Trả lời phỏng vấn đài Fox News ngày 16/2, Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton khẳng định Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán, tại thành phố Vũ Hán là nơi virus chào đời.
Tờ Thời sự song ngữ Hong Kong cho biết có nhiều đầu mối cho thấy virus được hình thành dưới tác động của bàn tay con người, thậm chí có thể dùng làm vũ khí sinh học.
Truyền thông có đưa ra nghi vấn virus này xổng ra từ một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán.
Gọi là “virus Vũ Hán” hay “virus Trung Quốc” thì cũng chẳng sai, nhưng nếu gọi bằng “virus CCP” (virus Trung cộng) như một số nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới đã gọi sẽ khiến người dân Trung Quốc và thế giới hiểu được nguồn gốc của cơn đại dịch kinh hoàng này, hiểu được bản chất của Trung cộng, để có thể lý trí trước những tuyên truyền giả dối, đồng thời yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch này, chứ không phải lấp liếm bằng cách hô hào mình là vị anh hùng của thế giới.
http://biendong.net/bien-dong/33731-tu-cai-ten-virus-da-den-luc-lam-ro-su-khac-biet-giua-trung-hoa-va-chinh-quyen-tq.html

WHO: Mỹ có thể trở thành

tâm dịch virus corona tiếp theo

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 24/3 nói rằng Mỹ có thể trở thành tâm chấn toàn cầu của đại dịch virus corona – nguyên nhân khiến các nhà tổ chức vừa phải ra quyết định bất đắc dĩ hoãn Thế vận hội Mùa hè Tokyo 2020.
Theo một thống kê của Reuters, con số các trường hợp nhiễm virus corona được xác định trên toàn thế giới đã vượt quá 377.000 người tại 194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 16.500 ca tử vong.
Tại Geneva, phát ngôn viên của WHO, Margaret Harris, nói với các phóng viên rằng đã có một “sự gia tăng rất lớn” các ca lây nhiễm ở Mỹ.
Trong hơn 24 giờ qua, 85 phần trăm các trường hợp nhiễm mới là ở Châu Âu và Mỹ – trong số đó, 40 phần trăm là ở Mỹ.
Tính đến ngày 22/3, 42.000 người ở Mỹ đã nhiễm virus này, với ít nhất 559 người tử vong.
Khi được hỏi liệu Mỹ có thể trở thành tâm dịch mới hay không, bà Harris nói: “Hiện tại chúng tôi đang chứng kiến sự tăng tốc rất lớn trong các trường hợp ở Mỹ. Vì vậy, có khả năng đó.”
Một số quan chức tiểu bang và địa phương của Mỹ đã phàn nàn về việc thiếu sự phối hợp hành động cấp liên bang, và họ nói rằng việc các địa phương phải tự hành động đã khiến họ phải cạnh tranh nhau để có nguồn cung cấp.
Tổng thống Donald Trump thừa nhận sự khó khăn này.
Ông viết trên Twitter rằng: “Thị trường thế giới đang điên rồ về khẩu trang và máy thở. Chúng tôi đang giúp các bang để có được trang thiết bị, nhưng điều đó không dễ dàng.”
Anh Quốc vừa gia nhập hàng ngũ các quốc gia trong tình trạng “bế quan toả cảng” để cố gắng ngăn chặn virus, và các dữ liệu cho thấy hoạt động kinh doanh đang sụp đổ từ Úc tới Nhật Bản cho tới Tây Âu với tốc độ kỷ lục vào tháng 3, và Mỹ có thể cũng sẽ khủng khiếp như vậy.
Các nhà phân tích của Viện Đầu tư BlackRock cho biết “sự bùng phát dịch virus corona là một cú sốc lớn từ bên ngoài đối với triển vọng vĩ mô, giống như một thảm họa tự nhiên với quy mô lớn.”
Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 đã trở thành nạn nhân mới nhất và lớn nhất của nạn dịch virus corona.
Các nhà tổ chức Thế vận hội Olympic và chính phủ Nhật Bản hôm 24/3 đã phải đi đến quyết định cuối cùng là hoãn sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh vì Covid-19.
Sau cuộc điện thoại với Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết Olympic dự kiến diễn ra từ 24/7 đến 9/8 sẽ được lên lịch lại muộn nhất là vào mùa hè năm 2021.
https://www.voatiengviet.com/a/who-my-co-the-tro-thanh-tam-dich-virus-corona-tiep-theo/5344448.html

Chống virus corona :

Hy vọng đến từ công nghệ xe hơi ?

Thanh Hà
Thế giới đang lao vào cuộc chạy đua tìm kiếm máy trợ thở để cứu mạng các bệnh nhân Covid-19. Các nhà sản xuất xe hơi chuyển sang chế tạo máy điều hòa đường hô hấp.
Báo Anh, The Guardian ngày 17/03/2020 tiết lộ thủ tướng Boris Johnson đã liên lạc với không dưới 60 công ty để cùng tìm giải pháp cứu bệnh nhân dịch viêm phổi cấp tính chủng mới. Lập tức những tên tuổi trong làng xe hơi Anh, từ Jaguar Land Rover đến Rolls Royce đều đã hưởng ứng. Trên toàn quốc hiện có 5.900 máy trợ thở tuy nhiên theo lời một phát ngôn viên của chính phủ Anh, nhu cầu thực sự để đối mặt với dịch viêm phổi cấp tính chủng mới lên tới tối thiểu là 20.000 đơn vị.
Tập đoàn Jaguar của Anh cho tạp chí Mỹ  Automotive News tại châu Âu biết là sẽ cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề thiếu hụt máy trợ thở vào thời điểm nóng bỏng này. Hãng xe Ford của Mỹ với hai nhà máy tại vương quốc Anh tuyên bố « nghiên cứu khả năng ». Về phần Rolls Royce, tủ kính của nền công nghệ xe hơi Anh cam kết « chung sức với chính phủ và người dân Anh » để cùng vượt qua thử thách.
Tại Ý, chính quyền cũng đang huy động các đại tập đoàn công nghiệp. Hãng xe Fiat Chrysler, Ferrari hay công ty sản xuất phụ tùng xe hơi Marelli đã vào cuộc. Đại diện của hãng xe hạng sang Ferrari cho biết máy điều hòa hệ hô hấp sẽ được sản xuất tại nhà máy ở Maranello trong vùng Emilia Romagna, một trong những ổ dịch tại miền bắc nước Ý. Nhà máy đã bị đóng cửa cách nay vài ngày, nhưng Ferrari đã huy động được nhân viên và mọi người sẵn sàng trở lại xưởng để bắt tay vào một công việc mới.
Các ê kíp tham gia vòng đua xe Công Thức 1 như Mercedes, Red Bull, McLaren và Williams vốn nắm giữ rất nhiều phát minh về công nghệ cũng hăng hái vào trận. Số này sẵn sàng « khai thác công nghệ cao đang nắm giữ để phục các mục tiêu y tế ».
Tại Hoa Kỳ, tập đoàn xe hơi điện hàng đầu thế giới là Tesla đề nghị tiếp tay với các nhà sản xuất máy trợ thở, bởi Tesla có hệ thống điều hòa không khí rất tinh vi vốn được dùng để làm nguội mô-tơ xe hơi điện, có thể được sử dụng cho việc chế tạo máy điều hòa hệ hô hấp.
Bên cạnh những cam kết « đồng tâm hợp lực chống dịch » nói trên còn rất nhiều các thách thức, cả về mặt kỹ thuật lẫn tổ chức mà các tập đoàn công nghiệp xe hơi trên thế giới phải vượt qua.
Một trong những câu hỏi quan trọng cần bao nhiêu thời gian để các nhà máy của Ford hay Tesla… có thể sản xuất động cơ máy trợ thở thay vì động cơ xe hơi ? Không mấy ai nghi ngờ là các hãng xe nổi tiếng vừa nêu đều có đủ kinh nghiệm và kỹ thuật để sản xuất máy điều hòa hệ hô hấp, nhưng không dễ để tìm được các phụ tùng, linh kiện cần thiết cho những sản phẩm đó. Một chuyên gia trong ngành được tờ Daily Mail của Anh trích dẫn lo ngại, thời gian tối thiểu cần thiết là phải mất « vài tháng ».
Sau cùng tại châu Âu, hiện tại, dây chuyền sản xuất của nhiều hãng xeđang bị gián đoạn, từ Toyota của Nhật đến Volswagen của Đức hay Renault và PSA của Pháp. Các nhà máy của Peugoet tại Mulhouse, miền đông bắc nước Pháp đang phải đóng cửa sau khi phát hiện 2 ca nhiễm virus corona.
http://www.rfi.fr/vi/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p/20200325-ch%E1%BB%91ng-virus-corona-hy-v%E1%BB%8Dng-%C4%91%E1%BA%BFn-t%E1%BB%AB-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-xe-h%C6%A1i

Virus corona: Đi đâu và làm gì giữa thời loạn lạc?

Giang HàGửi đến BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
Câu hỏi về những dòng người đang di chuyển trên thế giới hoàn toàn không phải mới mẻ.Trước khi đại dịch virus corona xảy ra, những dòng người di cư vẫn không ngừng chảy khắp toàn cầu.
Từ Đông sang Tây, từ châu Phi sang châu Âu, từ những nước có chiến tranh, nạn đói sang đất nước có hoà bình, giàu có. Câu chuyện này tồn tại từ khi loài người còn ở thưở hồng hoang. Trước, trong và sau những cuộc chiến tranh, dòng người di cư toả ra khắp nơi cũng đã được ghi dấu vào lịch sử.
Về nhà: Cũng giống như khi chiến tranh được ban bố, dòng người sơ tán từ thành phố đổ về các vùng quê, thì giờ đây trong dịch bệnh Covid-19, dòng các du học sinh, sinh viên đổ về từ những nước phương Tây, Âu Mỹ, Úc…
Những ngày cuối, họ bị kẹt ở khắp các sân bay với đúng nghĩa là bị bỏ rơi. Ngoài sự thảm hại về hoàn cảnh và tinh thần, dư luận liên tục tấn công họ.
Họ bị kẹt giữa hai luồng dư luận. Những người lâu nay tự coi là “yêu nước” thì nói rằng họ không nên về nước, có đóng góp gì cho đất nước đâu mà về vào lúc này. Những người trung thành với sống ở nước ngoài thì nói, thôi tin Việt Nam thì cứ về đi, dại thế, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào đâu.
Người về là những ai? Có lẽ phần lớn là du học sinh, sinh viên hoặc người lao động ngắn hạn, những người mà khái niệm “Home”, “Gia Đình” của họ vẫn là ở Việt Nam.
Còn Việt kiều sẽ ít về hơn rất nhiều vì với họ các nước này đã trở thành nhà của họ.
Về Nhà là tiếng gọi bản năng mạnh mẽ trong mỗi con người khi thời loạn.
Và họ có quyền về Nhà, khi cầm cuốn hộ chiếu màu xanh mang dòng chữ “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Chúng ta không ai có quyền dè bỉu họ. Đừng hỏi họ đã làm được gì cho xã hội. Cha ông tổ tiên họ chắc chắn đã cày cấy trên những cánh đồng Việt nam. Cha mẹ họ đã nuôi lớn họ ở Việt Nam. Ở những vùng quê nghèo người ta còn thấy những bảng quảng cáo “xuất khẩu lao động là yêu nước”. Kiều hối đổ về nước hàng năm không ít. Những sinh viên đi học được kiến thức, mở mang đầu óc về nhà cống hiến cho đất nước.
Vậy tại sao không mở lòng đón họ về?
Xét cho cùng, thế giới nay là một cộng đồng duy nhất cho dù chúng ta đã đóng cửa. Biên giới đã khóa, hàng không đã ngừng bay nhưng không người bố người mẹ Việt nào yên lòng khi còn có những đứa con của họ ở ngoài kia. Cho dù ngoài kia không hẳn là đã thật nguy cấp, nhưng lòng mong mỏi của con người là ở cạnh nhau khi có đại hạn.
Không chỉ người Việt Nam muốn về Nhà
Tại Hà Nội, sau khi từ Pháp về, tôi thấy những người hàng xóm Úc của chúng tôi bỏ về Úc không phải để chạy dịch – Covid-10 ở đó còn nguy cơ cao hơn ở Việt Nam – mà để về Nhà. Họ đã sống ở Việt Nam trên 5 năm, con cái họ sinh ra ở Việt Nam, công việc của họ ở Việt Nam, bạn bè họ ở Việt Nam.
Trong lúc tôi ở Paris đầu năm nay, những bạn Úc vội vàng quyết định trở về quê hương. Tôi không kịp gặp họ, không kịp nói lời tạm biệt hai cô cậu bé mà tôi yêu quý. Tôi hỏi họ qua mạng tại sao quay về trong lúc thứ đều hỗn loạn, họ nói với tôi, cho dù họ sẽ rất nhớ Hà Nội nhưng họ thấy thôi thúc muốn quay lại nơi mà họ cảm thấy là Nhà của họ, nơi bọn trẻ con có ông bà, họ hàng, cô dì chú bác, nơi mà nhỡ có chuyện gì xảy ra họ ở bên cạnh bố mẹ họ. Chắc tôi sẽ không bao giờ quên giờ phút tôi phải dọn những thứ đồ gắn bó với bạn người Úc của tôi qua Whatssap. Những kỷ niệm, những quà tặng quý báu không kịp mang theo mà không biết ngày nào quay lại.
Tôi cũng sẽ không quên hình ảnh của người Paris đổ ra những nhà ga chạy về quê. Có những người về nhà bố mẹ, nhưng cũng có những người thuê nhà để ở, có những người về nhà bạn. Người Pháp chạy khỏi thành phố nơi họ sống một mình trong những căn nhà nhỏ xíu chỉ mười mấy mét vuông. Họ tìm sự thân thuộc, họ tìm không gian, tìm thiên nhiên cho những ngày loạn lạc.
Những cuộc chạy loạn, chia tay không biết bao giờ gặp lại như thế diễn ra trên tất cả các góc trên thế giới. Phải chăng lúc này là lúc chúng ta biết rõ nhất tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Chúng ta muốn ở bên ai?
Vậy nên tôi nghĩ, hãy đừng để đại dịch biến chúng ta thành những kẻ ích kỷ, nhìn đâu cũng thấy “kẻ mắc dịch” và xua đuổi họ. Hãy đừng để cho virus ăn vào trí não của ta trước cả khi nó ăn vào phổi.
Ngày hôm nay chúng ta xua đuổi người khác thì ngày mai người khác sẽ xua đuổi chúng ta. Hơn bao giờ hết, sự kết nối cộng đồng theo nghĩa rộng trở nên quan trọng như bây giờ.
Không còn khái niệm xa hay gần. Tất cả đều kết nối chặt chẽ với nhau.
‘Hãy là nước”như lờí của Bruce Lee
Thế nhưng không phải ai cũng về được với cha mẹ, với mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Vậy chúng ta phải làm gì?
Tôi nhớ mãi lời Lý Tiểu Long nói ‘hãy là nước’. Sức mạnh là ở sự mềm dẻo. Đã là thời chiến thì còn cần gì một chiếc tủ lạnh? Đầu đội trời, chân đạp đất vẫn sống hiên ngang.
Tôi nhớ lời người đi trước mà tôi hằng kính trọng và ngưỡng mộ, ông Vũ Thư Hiên kể, những ngày chiến tranh, trong khi mọi người hoảng sợ, ông tìm những phút bình yên trong hố đại bác để hút những điếu thuốc lá hiếm hoi và nhìn bầu trời xanh ngắt. Vì ông biết rằng, khi bắn xong một phát đại bác thì kiểu gì cả cỗ súng cũng xê dịch đi một chút. Và chỉ cần một chút đó là nó sẽ không bao giờ bắn vào chỗ cũ.
Hố đại bác đó là những giây phút bình yên trong một cuộc chiến để tự cân bằng. Sự mềm mại của nước tạo nên sức mạnh vô biên. Đó là điều mà chúng ta cần, nhất là vào lúc này. Kể cả khi chúng ta không về được đến nhà.
Nhưng làm thế nào để mạnh như nước? Để có khả năng mềm dẻo và chấp nhận hoàn cảnh? Ở Việt Nam báo chí đang nói về chuyện những ông bố bà mẹ hì hục tiếp tế cho con hay mong muốn xin cho con sang một chỗ cách ly khác ‘tốt hơn’. Có những người con đang ở nước ngoài muốn con về nhà bằng mọi giá, họ không biết rằng họ đang làm yếu con mình. Thay vì gồng mình lên muốn có những gì mình quen có được, thì phải chăng nên xuôi theo hoàn cảnh để tìm cho mình sức mạnh, ý nghĩa sống trong hoàn cảnh đó.
Sức mạnh đến từ ý nghĩa cuộc sống. Nếu chúng ta tìm được lý tưởng sống chúng ta sẽ không bao giờ run sợ.
Chúng ta vẫn có việc để làm. Chúng ta kết nối cộng đồng, chúng ta viết, chúng ta phỏng vấn, chúng ta kể chuyện, chúng ta chung tay chống dịch bằng sức của chúng ta. Hãy làm tất cả những điều chúng ta có thể làm được trong mọi hoàn cảnh. Trong cuộc chiến chống virus này, không phải là không ai bị bỏ lại, mà đúng hơn là đừng bao giờ tự mình bỏ lại chính mình. Hãy mềm mại và mạnh mẽ như nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của bà Giang Hà, công dân Pháp hiện sống tại Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52022894

Virus corona:

‘Tránh dùng lò vi sóng để mạng internet nhanh hơn’ ‘

Văn phòng, nhà máy và trường học khắp nơi trên thế giới đã đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Và với nhiều chính phủ hiện đang bảo người dân phải “ở nhà”, hàng triệu người đăng nhập vào internet để làm việc cũng như tự giải trí trong thời gian bị phong tỏa.
Nhưng điều đó đã gây áp lực lên các nhà cung cấp dịch vụ internet, việc sử dụng internet ở nhiều nơi đã tăng khoảng 20%.
Để giữ cho tốc độ nhanh, cơ quan giám sát truyền thông Ofcom tại Anh đã tổng hợp một danh sách các mẹo để tận dụng tối đa internet. Dưới đây là một số lời khuyên quan trọng.
‘Đừng dùng lò vi sóng’
Danh sách này gồm từ những điều dường như ai cũng biết, như tải xuống phim trước thay vì xem trực tuyến trong khi khi người khác có thể đang cố thực hiện cuộc gọi video, đến điều ít ai ngờ tới.”Bạn có biết rằng lò vi sóng cũng có thể làm giảm tín hiệu wi-fi?”
“Vì vậy, đừng dùng lò vi sóng khi bạn thực hiện cuộc gọi video, xem video HD hoặc làm một việc quan trọng qua mạng.”
Cũng nên để bộ định tuyến internet của bạn càng xa càng tốt khỏi các thiết bị khác có thể gây nhiễu tín hiệu.
Những thiết bị có thể gây tín hiệu nhiễu gồm: điện thoại không dây, thiết bị theo dõi trẻ, đèn halogen, công tắc điều chỉnh độ sáng, loa âm âm thanh nổi và loa máy tính, TV và màn hình.
Ofcom cũng khuyên nên thực hiện các cuộc gọi trên điện thoại cố định nếu có thể, lý do là dùng điện thoại di động gia tăng nhu cầu trên các mạng di động.
“Nếu bạn cần sử dụng điện thoại di động, hãy thử sử dụng cài đặt để bật chức năng gọi wi-fi”, Ofcom nói.
“Tương tự, bạn có thể thực hiện các cuộc gọi thoại qua internet bằng các ứng dụng như Facetime, Skype hoặc WhatsApp.”
Cũng nên ngắt kết nối các thiết bị không được sử dụng.
“Càng nhiều thiết bị được gắn vào wi-fi, tốc độ bạn nhận được càng thấp”, Ofcom giải thích.
“Các thiết bị như máy tính bảng và điện thoại thông minh thường hoạt động ở chế độ nền, vì vậy hãy tắt chức năng nhận tín hiệu wi-fi trên những thiết bị này khi bạn không sử dụng chúng.”
Các lời khuyên khác gồm:
• Đặt bộ định tuyến trên bàn hoặc kệ thay vì trên sàn và bật nó lên
• Nếu bạn đang có cuộc gọi video hoặc cuộc họp qua mạng, tắt video và chỉ dùng audio sẽ giảm được nhu cầu trên mạng internet hơn nhiều
• Hãy cố gắng thực hiện những cuộc gọi đó vào những thời điểm ít bận hơn là vào đúng điểm đầu giờ hay nửa giờ
• Để có tốc độ băng thông rộng tốt nhất, hãy sử dụng cáp ethernet để kết nối máy tính của bạn trực tiếp với bộ định tuyến thay vì sử dụng wifi
• Nếu có thể, cố gắng không sử dụng dây dẫn mở rộng điện thoại, vì những thứ này có thể gây nhiễu có thể làm giảm tốc độ của bạn
Ofcom không phải là tổ chức duy nhất đang nỗ lực tối đa hóa tốc độ internet trong thời buổi khắp nơi bị phong tỏa.
Các nền tảng phát trực tuyến bao gồm Facebook, Netflix, Disney + và YouTube đã giảm chất lượng video nhằm giảm bớt sự căng thẳng cho các nhà cung cấp dịch vụ internet.
Nhưng các công ty internet nói rằng họ có thể đáp ứng với nhu cầu đang tăng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52030365

Hơn 18.800 người trên thế giới tử vong vì virus Vũ Hán

Hải Lam
Theo cập nhật của worldometer lúc 7h10 ngày 25/3 (giờ Việt Nam), dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 197 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 421.317 ca nhiễm, trong đó 18.810 người đã tử vong.
Số ca nhiễm và tử vong tại châu Âu tiếp tục tăng mạnh.
Ý hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất châu Âu và thứ 2 trên thế giới, với 69.176 ca nhiễm (tăng 5.249) và 6.820 ca tử vong (tăng 743). Vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh là Lombardy, phía Bắc nước Ý, với hơn 4.175 ca tử vong trong số khoảng 30.700 người nhiễm virus.
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 6.922 ca nhiễm và 680 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 42.058 và 2.991. Nước này tiếp tục là hiện là vùng dịch lớn thứ 2 châu Âu và thứ 4 trên thế giới. Thủ đô Madrid là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch. Một sân trượt băng tại Madrid đã bị biến thành nhà xác thạm thời trong bối cảnh Tây Ban Nha đang đối phó với dịch COVID-19 lây lan với tốc độ nhanh chóng. Một phần trong trung tâm triển lãm lớn ở Madrid cũng được cải tạo thành bệnh viện dã chiến với 1.500 giường bệnh, cùng một khu chăm sóc đặc biệt có thể được mở rộng để đủ sức chứa 5.500 bệnh nhân.
Đức hiện ghi nhận 32.991 ca nhiễm (tăng 3,935) và 159 ca tử vong (tăng 36). Tỷ lệ tử vong tại nước này ở mức thấp, chỉ khoảng 0,48% dù Đức hiện là vùng dịch lớn thứ 3 châu Âu và thứ 5 trên thế giới.
Số ca nhiễm và tử vong tại Pháp, vùng dịch lớn thứ 4 châu Âu, lần lượt là 22.304 (tăng 2.448) và 1.100 (tăng 240).
Ổ dịch lớn thứ 5 ở khu vực châu Âu là Thụy Sĩ, với 9.877 ca nhiễm (tăng 1.082) và 122 ca tử vong (tăng 2).
Anh ghi nhận thêm 1.427 ca nhiễm và 87 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt là 8.077 và 422. Chính phủ Anh hôm 24/3 cho biết họ sẽ mở một bệnh viện dã chiến 4.000 giường tại một trung tâm triển lãm ở London để điều trị cho các trường hợp nhiễm virus.
Mỹ có thêm 9.875 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm virus Vũ Hán trên cả nước là 53.609. Với 145 ca tử vong mới được xác nhận, tổng số người chêt vì dịch bệnh tại nước này hiện là 698. Mỹ hiện ổ dịch lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ý.
Iran báo cáo 1.762 ca nhiễm mới, mức tăng cao kỷ lục trong vòng 1 ngày, nâng tổng số ca nhiễm lên 24.811. Nước này ghi nhận thêm 122 ca tử vong mới, nâng tổng số người chết lên 1.934. Iran tiếp tục là vùng dịch lớn nhất khu vực Trung Đông. Tổng thống Iran Rouhani hôm 24/3 cho biết khoảng một nửa nhân viên chính phủ đang làm việc tại nhà. Ngoài ra, ông Rouhani nói thêm quyết định phóng thích tù nhân tạm thời sẽ được gia hạn cho đến hết tháng Farvardin hiện tại của Iran, vào khoảng ngày 18/4.
Trung Quốc và Hàn Quốc chưa công bố số liệu trong ngày hôm qua.
Tất cả các nước Đông Nam Á đã xuất hiện dịch bệnh. Vùng dịch lớn nhất khu vực vẫn là Malaysia với 1.624 ca nhiễm (tăng 106) và 16 ca tử vong (tăng 2).
Thái Lan hiện có 827 ca nhiễm, cao số 2 tại khu vực, trong đó 4 người đã tử vong. Chính phủ Thái Lan sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì dịch bệnh từ 26/3, có hiệu lực trong một tháng, nhằm ngăn virus Vũ Hán lây lan.
Indonesia là nước báo cáo số ca tử vong cao nhất khu vực với 55 người chết trong 686 người nhiễm.
Hiện Việt Nam ghi nhận 134 ca bệnh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hon-18-800-nguoi-tren-the-gioi-tu-vong-vi-virus-vu-han.html

Virus corona: Thái tử Charles dương tính,

Nữ Hoàng ‘vẫn khỏe mạnh’

Thái tử Charles, 71 tuổi, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona, Điện Clarence House nói.
Hiện ông có các triệu chứng nhẹ “nhưng vẫn khỏe mạnh”.
Phu nhân của ông, Nữ Công tước xứ Cornwall, 72 tuổi, cũng được làm xét nghiệm nhưng có kết quả âm tính.
Virus corona: Anh và Việt Nam tương phản nhau cách chống dịch
Covid-19: Tự cách ly thế nào khi sống chung với người khác?
Clarence House nói cả Charles và Camilla nay đều đang tự cách ly tại Balmoral.
Điện Buckingham nói Nữ Hoàng gặp Thái tử lần cuối là vào hôm 12/3, hiện cũng “vẫn đang khỏe mạnh”.
Buckingham nói thêm rằng Nữ Hoàng “đang tuân theo tất cả các lời tư vấn y tế phù hợp với tình trạng sức khỏe của bà”.
Cách đơn giản nhận biết việc nhiễm virus corona
Tuyên bố chính thức của văn phòng Thái tử nói: Theo đúng những lời chỉ dẫn của chính phủ và tư vấn y tế, Thái tử và Nữ Công tước nay đang tự cách ly tại tư gia ở Scotland.”
“Các xét nghiệm do Cơ quan Y tế Công (NHS) tại hạt Aberdeenshire thực hiện, nơi họ đáp ứng các tiêu chí cần thiết để xét nghiệm.”
“Không thể xác định được chắc chắn làThái tử đã lây virus từ nguồn nào, bởi ngài đã thực hiện nhiều hoạt động giao tế trong vai trò của mình những tuần gần đây.”
Hoạt động cuối cùng của Thái tử diễn ra hôm 12/3, nhưng ông đã làm việc từ nhà trong mấy hôm vừa qua.
Hãng tin Press Association tường thuật rằng ông đã có một số các cuộc họp riêng với các cá nhân trong tư gia của Thái tử và Nữ Công tước, và tất cả những người này đều đã được báo tin.
Một số gia nhân phục vụ tại Birkhall – tư gia của Thái tử tại Điện Balmoral – nay đang tự cách ly tại nhà riêng của họ.
Thái tử đã nói chuyện với Nữ Hoàng và các hoàng tử William và Harry. Được biết ông đang trong trạng thái tinh thần tốt.
Các số liệu mới nhất từ Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội cho thấy hiện đã có hơn 8.000 trường hợp được xác nhận dương tính với virus corona tại Anh, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn thế nhiều.
Tới nay đã có 422 người thiệt mạng vì Covid-19 tại Anh Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52035330

Pháp – Virus corona  :

TT Macron trước những thách thức kinh tế và xã hội

Minh Anh
Tại Pháp, dịch bệnh viêm phổi do siêu vi corona chủng mới đã làm cho 1.100 người chết và hơn 22.300 người nhiễm bệnh. Các bệnh viện Pháp, đang trong tình trạng quá tải, lo ngại dòng bệnh nhân ồ ạt đổ về trong những ngày đỉnh dịch sắp tới. Thế nhưng, bất chấp khuyến nghị của Hội đồng Khoa học và yêu cầu của giới y khoa, tổng thống Emmanuel Macron kiên quyết gạt giải pháp « phong tỏa triệt để » trên toàn quốc. Vì sao ?
Ngày thứ Ba, 24/03/2020, Hội đồng Khoa học Pháp khuyến nghị kéo dài thời hạn phong tỏa cả nước hiện nay cho đến ngày 28/04/2020, thay vì đến ngày 31/3 như thông báo ban đầu. Theo giới chuyên gia, đây là thời gian cần thiết cho phép đánh giá được « hiệu quả dịch tễ của việc phong tỏa, hạn chế đi lại ».
Hội đồng Khoa học còn đề xuất hai giải pháp nhằm ngăn chận đà lây và hạn chế tình trạng quả tải cho các bệnh viện : Thứ nhất, « siết chặt hơn nữa các biện pháp phong tỏa hiện nay trên toàn quốc trong tình thần bình đẳng ». Thứ hai, « áp dụng nghiêm ngặt lệnh phong tỏa theo các phương thức hiện nay, nhưng không thay đổi các quy định đang có hiệu lực trên toàn quốc ».
Bất chấp các yêu cầu của giới y khoa, tổng thống Macron gạt bỏ giải pháp phong tỏa triệt để cả nước. Theo nguyên thủ Pháp, mô hình ngăn chận virus theo kiểu Trung Quốc mà Ý đang áp dụng hiện nay có nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy kinh tế – xã hội.
Xác định đâu là những ngành nghề không thiết yếu nếu như phải phong tỏa, cách ly cả nước, đó không phải là một chuyện đơn giản. Chủ nhân điện Elysée nhắc lại rằng « Pháp cũng không phải là Trung Quốc », nên các quyền tự do của công dân phải được tôn trọng.
Đâu sẽ là điểm giao thoa cho phép dung hòa giữa những đòi hỏi về an toàn dịch tễ và khả năng chấp nhận của người dân ? Đây cũng là một câu hỏi khó. Chính quyền Macron e ngại rằng nếu siết chặt lệnh phong tỏa, quyền tự do bị ảnh hưởng nặng, nguy cơ xảy ra xung đột xã hội như bạo hành gia đình, bạo động tại những khu phố không an toàn là khá lớn.
Theo Le Monde, trong tuần đầu tiên phong tỏa, tại những vùng ngoại ô phía bắc Paris, nhiều vụ va chạm đã xảy ra giữa cảnh sát và người dân trong khu vực. Lệnh phong tỏa đã không được áp dụng nghiêm chỉnh do mối quan hệ giữa cảnh sát và người dân tại đây từ nhiều năm qua đã xuống cấp nghiêm trọng.
Thứ đến, phong tỏa triệt để toàn quốc còn đồng nghĩa với việc các hoạt động kinh tế bị đình trệ hoàn toàn. Theo ông Macron, đây không hẳn là một giải pháp tốt. Người dân lấy gì mà sống nếu thiếu lương thực – thực phẩm, do nông dân bị cấm ra ruộng, nhà máy chế biến thực phẩm bị đóng cửa, xe tải chở hàng bị cấm chạy… ?
Việc bảo đảm nguồn cung ứng lương thực – thực phẩm cho toàn dân, vốn đã bị hạn chế đi lại, là điều thiết yếu. Phong tỏa hoàn toàn, tuyệt đối, như Trung Quốc đã làm, còn gây ra tình trạng khan hiếm, làm dấy lên làn sóng hoảng loạn có thể gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng hơn là từ cuộc khủng hoảng dịch tễ hiện nay. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều cái chết hơn nhưng không phải là do virus corona.
Đương nhiên, chống dịch vẫn là ưu tiên nhưng phải thích hợp với nhu cầu thực tế. Với nguyên thủ Pháp, nếu muốn dân ở nhà thì nên cung cấp đầy đủ phương tiện để dân thực hiện.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200325-ph%C3%A1p-%E2%80%93-virus-corona-tt-macron-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-nh%E1%BB%AFng-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-kinh-t%E1%BA%BF-v%C3%A0-x%C3%A3-h%E1%BB%99i

Covid-19 tại Pháp: 1.100 người chết ở bệnh viện,

phần nổi của tảng băng chìm

Tú Anh
Virus corona tiếp tục hoành hành tại Pháp với gần 11.000 người đang nằm bệnh viện, trong số này có 2516 bệnh nhân đang được cấp cứu, tính đến chiều 24/03/2020. Trong 24 giờ qua, có thêm 240 nạn nhân qua đời, nâng tổng số người chết lên 1.100, tức là vượt qua ngưỡng 1000, theo báo cáo chính thức. Cơ quan Y tế công cộng Pháp nhìn nhận đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Từ khi bệnh nhân đầu tiên, một du khách Trung Quốc 80 tuổi, qua đời vào ngày 15/02/2020, số nạn nhân virus corona chủng mới không ngừng gia tăng tại Pháp, cho dù đã có các biện pháp hạn chế sinh hoạt, cách ly tại gia. Tuy nhiên, số liệu công bố chính thức còn “quá ít” so với thực tế, theo nhìn nhận của Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế Jérôme Salomon.
Công luận Pháp bàng hoàng với thông tin chỉ trong hai ngày qua, tại bốn viện dưỡng lão, trong đó có một viện ở Paris, có 56 người già tử vong và gần 100 bị nhiễm siêu vi corona. Trong những ngày tới, thống kê mỗi ngày sẽ có thêm báo cáo từ các viện dưỡng lão.
Trong bối cảnh đó, có một thông tin phấn khởi:  3281 bệnh nhân đã phục hồi sức khoẻ tính từ đầu mùa dịch.
Tăng cường chống dịch
Đề nghị của Hội Đồng Khoa Học, cố vấn cho tổng thống Pháp, và chắc chắn sẽ được áp dụng, là sẽ kéo dài lệnh phong tỏa thêm ít nhất từ bốn đến sáu tuần.
Ngay sinh hoạt thể thao đơn giản nhất là chạy bộ cũng bị hạn chế trong phạm vi 1km tính từ nhà, không được quá  một giờ và phải ghi rõ thời điểm trên lời khai danh dự, ai cũng phải mang theo trong người để trình khi bị xét hỏi.
Để phát hiện sớm virus, các trung tâm xét nghiệm lưu động đã bắt đầu hoạt động tại nhiều tỉnh trên toàn quốc. Bất cứ ai nghi ngờ bị lây nhiễm đều được xét nghiệm nếu có toa bác sĩ .
Để hỗ trợ cho nhân viên y tế trên tuyến đầu, hàng trăm khách sạn và chủ nhân nhà cho thuê Airbnb đề nghị cho bác sĩ, y tá, nói chung là toàn bộ nhân viên y tế, sử dụng phòng miễn phí  để khỏi về nhà lây virus cho thân nhân.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200325-covid-19-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p-1-100-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-%E1%BB%9F-b%E1%BB%87nh-vi%E1%BB%87n-ph%E1%BA%A7n-n%E1%BB%95i-c%E1%BB%A7a-t%E1%BA%A3ng-b%C4%83ng-ch%C3%ACmn

Virus corona:

Tây Ban Nha kêu gọi NATO cứu trợ khẩn cấp

Anh Vũ
Là nước bị dịch nặng thứ 2 châu Âu, giờ đây Tây Ban Nha có số người tử vong tăng còn nhanh hơn cả Ý. Tính đến ngày 24/03, cả nước có khoảng 42.000 ca nhiễm và gần 3.000 người tử vong. Số tử vong lại lập kỷ lục với 514 người trong vòng 24 giờ.
Trước tốc độ lây lan ngày càng mạnh, hôm qua, 24/03/2020, chính phủ Madrid đã kêu gọi NATO cứu trợ nhân đạo khẩn cấp. Thiếu thốn trang thiết bị bảo hộ, nhân viên y tế, càng làm cho dịch trở nên trầm trọng. Madrid và vùng Catalunya giờ là tâm dịch.  Các viện dưỡng lão đang trở thành mục tiêu tấn công của Covid-19.
Thông tín viên François Musseau tại Madrid ghi nhận :
“Hàng chục thi thể được các Đơn vị khẩn cấp của quân đội chuyển từ các bệnh viện, nhà dưỡng lão, không phải về các nhà quàn, đã đầy kín, mà là về sân trượt băng của thành phố Madrid.
ADVERTISING
Đó là hình ảnh gây sốc mạnh trong tâm trí mọi người. Điều đó không chỉ cho thấy thực tế các cơ sở mai táng đã quá tải, mà các thiết bị bảo hộ cũng như nhân viên y tế đang thiếu trầm trọng.
Vì không có găng tay, khẩu trang và áo choàng bảo hộ, nên các bị sĩ, y tá ngày càng ít đi trong các nhà dưỡng lão. Điều này lý giải vì sao những người cao tuổi trong các trung tâm trên ngày càng bị nhiễm bệnh nhiều.
Theo nhật báo El Pais, tại Tây Ban Nha, 906 người trong các nhà dưỡng lão có thể đã bị nhiễm và 118 người đã tử vong vì dịch virus corona.
Cảnh sát cũng ghi nhận nhiều người chết trong các trung tâm dưỡng già ở Madrid và ở vùng Catalunya. Trong 2 xã nằm gần Barcelona, đã có khoảng hai chục người chết.
Điều này đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận. Hiện tại có hơn 300 trong số 355 nhà dưỡng lão của thủ đô đã được quân đội tiến hành khử trùng.
Anh Quốc: Thái tử Charles “dương tính”
Anh Quốc vừa thông báo đã có 422 ca tử vong và 8000 ca lây nhiễm, trong số này có Thái tử Charles, 71 tuổi. Theo AFP, hôm nay, 25/03/2020, trong một thông cáo chính thức, văn phòng hoàng thái tử Vương Quốc Anh thông báo kết quả xét nghiêm xác nhận ông có phản ứng dương tính với virus gây bệnh Covid-19.
Thông cáo cho biết thêm tình trạng sức khỏe Thái tử Charles ổn định, và chưa thể xác định ai là người lây nhiễm, vì trong tuần qua ông có khá nhiều hoạt động.  Theo nhật báo The Mirror, phu nhân của thái tử, bà Camilla Parker Bowles, có kết quả xét nghiệm âm tính. Hiện hai vợ chồng bị cách ly trong tư dinh ở Scotland, nhưng ở trong hai tòa nhà riêng biệt.
Tại Ý, tình hình dịch tiếp tục xấu trong 24 giờ qua với thêm 743 người chết, tổng cộng 6820 nạn nhân, không kể   69.176 ca lây nhiễm, theo báo cáo hôm nay.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200325-virus-corona-t%C3%A2y-ban-nha-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-nato-c%E1%BB%A9u-tr%E1%BB%A3-kh%E1%BA%A9n-c%E1%BA%A5p

Giáo sư Ý:

Virus corona có thể đã lan ra ngoài TQ từ năm ngoái

Virus corona có thể đã lây lan ra bên ngoài Trung Quốc trước khi giới chức y tế phát hiện ra bệnh COVID-19, theo một giáo sư Ý, người vừa tiết lộ là có “bệnh viêm phổi rất lạ” tại Châu Âu từ tháng 11 năm ngoái, tờ South China Morning Post tường thuật hôm 24/3.
Nhận xét của giáo sư Giuseppe Remuzzi, giám đốc Viện Mario Negri Nghiên cứu về Dược lý tại Milan trong cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh NPR của Mỹ tuần trước đã thu hút nhiều chú ý tại Trung Quốc, nơi nhà cầm quyền đang tích cực tìm cách thay đổi tường thuật quốc tế về đại dịch và ngăn mọi người mô tả đây là “virus Trung Quốc” hay “virus Vũ Hán” theo tên của thành phố dịch bệnh được phát hiện đầu tiên.
Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Deep Tech chuyên về khoa học và công nghệ, ông Remuzzi nói điểm chính trong cuộc phỏng vấn không phải là virus đến từ đâu mà virus lây lan xa đến đâu trước khi bị phát hiện.
Ông nói câu hỏi chính là bệnh này đã lây lan trong nội địa Trung Quốc bao lâu trước khi nhà chức trách nhận ra tầm nghiêm trọng của nó. Virus corona hiện đã lây nhiễm hơn 378.000 người và giết hơn 16.500 người trên toàn thế giới.
Đề cập đến thời gian ủ bệnh dài, ông Remuzzi nói ông không ngạc nhiên nếu một số người mang bệnh đi vòng quanh Trung Quốc hay cả nước ngoài trước tháng 12 năm ngoái. Giáo sư Remuzzi cũng nói trong khi có thể virus xuất phát từ Vũ Hán, nhưng cho tới nay chưa có bằng chứng nào hỗ trợ cho giả thuyết này.
Vào lúc dịch bệnh tiến triển nhanh tại Mỹ với hơn 500 người chết, Washington đã leo thang các ngôn từ, với Tổng thống Donald Trump nhiều lần đề cập đến virus là “virus Trung Quốc” cho dến khi ông thay đổi giọng điệu vào ngày 23/3.
Trong khi đó, Trung Quốc mô tả ngôn từ được “một vài chính trị gia và các giới chức cao cấp Mỹ” chấp nhận là một nỗ lực nhục mạ và gán ghép cho Trung Quốc về đại dịch này.
Một số hãng tin nhà nước Trung Quốc, trong đó có Nhân dân Nhật báo và chi nhánh Hoàn Cầu Thời báo, tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tận dụng nhận xét của bác sĩ Remuzzi về “bệnh sưng phổi lạ” để chống lại “ngôn từ về virus Trung Quốc.”
Trong cuộc phỏng vấn với NPR, ông Remuzzi cố giải thích tại sao Ý bị bất ngờ khi dịch bệnh bắt đầu leo thang từ tháng 2. Ông thảo luận về những khó khăn trong việc chống lại một chứng bệnh mà mọi người không biết nó đang có mặt, và ông nói là những ca bất thường vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái có thể cho thấy virus đã lây lan tại Lombardy, vùng bị nặng nhất tại Ý, trước khi mọi người biết được những gì xảy ra tại Vũ Hán.
Ông Remuzzi cũng chia sẻ những chi tiết về những ca nghi ngờ sớm tại Lombardy với Deep Tech và mạng lưới truyền hình quốc tế CGTN do nhà nước Trung Quốc điều hành.
Ông Remuzzi nói ông biết về những ca này từ một vài bác sĩ đa khoa và ông chưa có thể kiểm chứng được tin tức. Tuy nhiên, ông nói có một số ca nghi ngờ khác ông “biết chắc”, trong đó có hai ca sưng phổi tại Scanzorociate ở bắc Ý hồi tháng 12 năm ngoái, nơi các bệnh nhân bị sốt cao, ho và khó thở.
Ông nói cũng có 10 bệnh nhân có bệnh tại thị trấn kế cận, Fara Gera D’adda và Crema, có những triệu chứng tương tự.
Ông Remuzzi nói các bác sĩ địa phương xem những ca này là “bất bình thường” nhưng không cho đó là bệnh cúm theo mùa vì tất cả bệnh nhân đều được chích ngừa.
“Lý do chúng tôi không biết có phải đó là COVID-19 hay không vì vào thời điểm đó không thể xét nghiệm được và các bệnh nhân cũng không chụp Xquang,” ông nói với CGTN.
Những bệnh nhân này bình phục trong vòng 15 ngày, một số người nhận được từ 2 đên 3 lần chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Ông Remuzzi nói thêm là lúc đó có một bệnh nhân được chẩn đoán cả hai lá phổi có nước tại Bệnh viện Alzano Lombardo.
(Nguồn South China Morning Post)
https://www.voatiengviet.com/a/gi%C3%A1o-s%C6%B0-%C3%BD-virus-corona-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%C4%91%C3%A3-lan-ra-ngo%C3%A0i-tq-t%E1%BB%AB-n%C4%83m-ngo%C3%A1i/5344247.html

Ý: Tử vong vì corona lại tăng vọt

Số người chết tại Ý vì virus corona trong 24 giờ qua tăng vọt sau hai ngày có chiều hướng giảm bớt, theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự.
Số tử vong hôm 24/3 tăng lên 743, số tử vong mỗi ngày cao hàng thứ nhì kể từ khi dịch bùng phát ở miền bắc Ý hôm 21/2.
Ý có số người chết vì virus corona cao nhất thế giới, tới nay có 6820 ca thiệt mạng tại Ý trong chừng một tháng.
Số ca nhiễm được báo cáo là 69.176, tính tới 24/3. Số thực sự có thể cao hơn gấp 10 lần vì Ý hiện chỉ xét nghiệm cho những người có triệu chứng nặng, theo người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý.
Ý trong tình trạng phong toả hai tuần nay, trường học, hàng quán và các hoạt động kinh doanh không thiết yếu đã ngưng hoạt động. Người dân bị cấm ra đường nếu không có nhu cầu cấp thiết, nếu vi phạm sẽ bị phạt tới 3.225 đô la.
https://www.voatiengviet.com/a/%C3%BD-t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-corona-l%E1%BA%A1i-t%C4%83ng-v%E1%BB%8Dt/5343729.html

Virus corona: Nga phải hoãn

trưng cầu dân ý về hiến pháp vì dịch

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa phải ra lệnh hoãn ngày bỏ phiếu thông qua hiến pháp sửa đổi, lẽ ra được thực hiện vào 22/04 năm nay.
Văn bản này có các điều chỉnh sửa so với Hiến pháp Liên bang Nga 1993 để ông Putin có thể cầm quyền đến năm 2036.
Covid-19: Thái tử Charles của Anh Quốc nhiễm virus
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Cách ly ở TP HCM: “Chúng tôi mới là người cần được cảm thông”
Virus corona: ‘Đâu phải tại Trung Quốc’
Nhưng nay, dịch virus corona khiến các quan chức cao cấp Nga gây sức ép lên ông Putin, buộc ông phải trì hoãn cuộc trưng cầu dân ý “tới một hạn sau” mà không nói rõ ngày nào.
Ông đã bất ngờ xuất hiện trên truyền hình quốc gia để tuyên bố việc hoãn cuộc bỏ phiếu.
Trước đó, ông Putin (67 tuổi) có vẻ tự tin là dịch virus corona không ảnh hưởng đến lịch trình chính trị của ông, và nói cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp vẫn phải diễn ra đúng thời hạn.
Các báo Nga cũng đăng hình ông Putin đến thăm bệnh viện ở ngoại ô Moscow, gọi là Kommunarka, nơi chữa bệnh nhân Covid-19, và có đeo đồ bảo hộ, nhưng sau đó lại chỉ mặc complê và bắt tay với trưởng khoa cơ sở y tế này.
Sobyanin lên tiếng cảnh báo
Hôm qua, 24/03, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin công khai yêu cầu Tổng thống Putin phải đánh giá lại tình hình dịch Covid-19.
Ông Sobyanin, người được Điện Kremlin trao chức ‘tổng chỉ huy’ chiến dịch chống virus corona, nói rằng “con số lây nhiễm thật ở Moscow cao hơn số chính thức”.
Con số chính thức lây nhiễm Covid-19 ở Nga thấp một cách đáng ngờ: 658 ca trên tổng số 145 triệu dân.
Cho đến nay chỉ có 1 ca tử vong vì virus corona tại Nga nhưng giới chức y tế tin rằng ít ra con số lây nhiễm ở Nga cao hơn vì người dân rất ít được xét nghiệm.
Nay các quan chức Nga yêu cầu phải phong tỏa nhiều hoạt động xã hội, và nay ông Putin đã đồng ý.
Theo trang Moscow Times 25/03, từ tuần sau, lệnh cấm tụ tập đông người có hiệu lực ở Nga.
Mọi sinh hoạt, sự kiện văn hóa, thể thao, giải trí sẽ ngưng, và từ thứ Năm tuần này, ai trên 65 tuổi sẽ phải ở trong nhà, thực hiện yêu cầu tự cách ly.
Tại Moscow, theo lệnh của thị trưởng Sobyanin, chính sách đóng cửa kinh doanh giải trí đã có hiệu lực nhưng nhà hàng, quán ăn vẫn mở.
Cùng thời gian, Đại sứ quán Nga tại Hoa Kỳ khuyến cáo công dân rằng họ nên về Nga càng nhanh càng tốt để phòng trường hợp đường hàng không với Mỹ bị ngưng.
Hiện hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot nói kể từ 28/3 hãng sẽ giảm các chuyến bay của hãng tới Việt Nam, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Cu Ba, do dịch Covid-19.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52039390

Nga bắt đầu phiên tòa xét xử ông Paul Whelan,

cựu binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ

Hôm thứ hai (23/3), phiên tòa xét xử ông Paul Whelan, cựu binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bị buộc tội gián điệp ở Nga đã chính thức bắt đầu, hơn một năm sau khi ông bị các cơ quan an ninh Nga bắt giữ.
Hồi cuối tháng 12/2018, ông Whelan bị các nhân viên của cơ quan tình báo nội địa Nga FSB bắt giữ. Tuy nhiên, Nga chưa bao giờ công khai tuyên bố về những cáo buộc chống lại ông Whelan và gia đình. Do đó, các viên chức Hoa Kỳ cho rằng chính phủ Nga giam giữ ông Whelan dựa trên những cáo buộc vô căn cứ.
Các đại sứ Hoa Kỳ, Ailen và Anh đã đến tham dự phiên điều trần hôm thứ hai. Trả lời các phóng viên bên ngoài phòng xử án tại Tòa án Thành phố Moscow, ông John J. Sullivan, đại sứ Hoa Kỳ cho rằng không có bằng chứng nào để biện minh cho việc ông Whelan tiếp tục bị giam giữ.
Phiên tòa này đã mở ra một giai đoạn mới trong vụ án của ông Whelan, sau 15 tháng tù giam tại nhà tù Lefortovo ở Moscow. Phiên tòa còn được coi là bí mật hàng đầu của chính quyền Nga, và dự kiến sẽ diễn ra một cách bí mật, không công khai với công chúng.
Ông Vladimir Zherebenko, một luật sư Nga cho biết, hôm thứ hai, thẩm phán đã một lần nữa gia hạn việc giam giữ ông Whelan thêm 6 tháng nhằm đợi phiên tòa xét xử tiếp theo diễn ra.
Phiên điều trần kế tiếp sẽ xem xét các yếu tố của vụ án được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 30/3, nhưng có thể được đẩy sang ngày 13/ 4 nếu dịch coronavirus tiếp tục kéo dài. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nga-bat-dau-phien-toa-xet-xu-ong-paul-whelan-cuu-binh-si-thuy-quan-luc-chien-hoa-ky/

Tổng thống Nga lệnh cho quân đội

diễn tập chống virus Corona

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lệnh cho quân đội thực hiện diễn tập nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chống virus Corona nếu cần thiết, Bộ Quốc phòng cho biết hôm 25/3.
Con số ca nhiễm virus Corona ở Nga đã tăng lên 658 ca hôm 25/3, một ngày sau khi thị trưởng Moscow nói với ông Putin rằng quy mô thực sự của dịch bệnh ở thủ đô vượt quá con số chính thức.
Bộ Quốc phòng nói trong một tuyên bố rằng các cuộc diễn tập diễn ra từ ngày 25 tới 28/3.
Theo Reuters, các đơn vị quân y cũng như binh sĩ thuộc đơn vị bảo vệ hóa học, sinh học và hạt nhân sẽ tham gia.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Putin hôm 25/3 hoãn việc bỏ phiếu trên toàn quốc về việc thay đổi hiến pháp mà theo đánh giá sẽ mở đường, giúp ông kéo dài việc nắm quyền của mình.
Reuters dẫn lời ông Putin nói rằng sức khỏe và sự an toàn của người dân là ưu tiên hàng đầu của ông.
Các thay đổi, vốn đã được quốc hội và Tòa Hiến pháp Nga thông qua, sẽ giúp cho số năm nắm quyền của ông Putin về số 0, tạo điều kiện cho ông có thể nắm quyền liên tiếp thêm hai nhiệm kỳ nữa cho tới năm 2036, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-nga-l%E1%BB%87nh-cho-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-di%E1%BB%85n-t%E1%BA%ADp-ch%E1%BB%91ng-virus-corona/5345158.html

Đe dọa sóng thần vẫn còn với Nga

sau khi động đất xảy ra ngoài khơi quần đảo Kuril

Thiện Lan
Cư dân phía bắc quần đảo Kuril của Nga vẫn bị đe dọa bởi sóng thần sau khi một trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra ngoài khơi, nhưng các dịch vụ khẩn cấp báo rằng hiện sóng nhỏ và không có thương vong hoặc thiệt hại gì.
Các nhà chức trách khí tượng tại Nhật Bản đã không đưa ra cảnh báo sóng thần trong khi chính quyền Hoa Kỳ đã hủy bỏ cảnh báo cho Hawaii sau khi trận động đất xảy ra gần quần đảo Kuril, nằm giữa Thái Bình Dương và biển Okhotsk.
Theo các dịch vụ khẩn cấp, cư dân sẽ vẫn ở trong vùng an toàn do nằm ở vị trí cao trong khi mối đe dọa sóng thần vẫn còn, việc hủy báo động sẽ được đưa ra bởi các chuyên gia sau khi thủy triều thấp bắt đầu.
Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cho biết, tiểu bang Alaska của Mỹ và tỉnh British Columbia của Canada sẽ không phải đối mặt với bất kỳ nguy cơ sóng thần nào đến từ trận động đất.
Trước đó cơ quan khảo sát địa chất Mỹ thông báo, một trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra ngoài khơi quần đảo Kuril. Tâm chấn của trận động đất cách thị trấn Severo, phía Bắc của quần đảo 218km về phía Nam, Đông Nam, ở độ sâu 56,7km.
Theo Reuters
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/de-doa-song-than-van-con-voi-nga-sau-khi-dong-dat-xay-ra-ngoai-khoi-quan-dao-kuril.html

Virus corona :

LHQ đề nghị giảm trừng phạt để Iran chống dịch

Anh Vũ
Nằm trong số những nước bị quốc tế trừng phạt kinh tế, Iran còn là quốc gia đang bị dịch virus corona nặng nề. Iran vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cấm vấn quốc tế giờ lại càng gặp khó khăn hơn trong việc chống đỡ đại dịch toàn cầu Covid-19.
Ngày 24/03/2020,  Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã  kêu gọi giảm nhẹ trừng phạt để giúp các nước liên quan chống dịch virus corona, trong đó đặc biệt có Iran.
Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche tường trình :
“Trong số các nước bị dịch Covid-19 nặng nề nhất có Iran. Dịch bệnh đã làm 1800 người chết. Con số chỉ thấp hơn cả châu Âu. Trên nguyên tắc cơ chế trừng phạt Iran miễn trừ cho lĩnh vực y tế. Chỉ có điều Teheran không thể mua các máy trợ thở và khẩu trang.
Ông Ruth Marshall, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, giải thích : Các cơ chế đặc cách không hiệu quả và được triển khai rất chậm. Là một quốc gia đang bị khủng hoảng Covid-19, Iran đang thiếu trầm trọng mọi trang thiết bị. Các bác sĩ và nhân viên y tế của Iran không chỉ bảo vệ dân nước họ mà, còn bảo vệ cả các nước lân cận và cả chúng ta nữa.
Qua lời tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã khẳng định sẵn sàng  giúp Teheran chống dịch Covid-19. Thế nhưng giáo chủ Khamenei đã từ chối thẳng thừng sự giúp đỡ này. Mặc dù vậy Iran đã nhận trợ giúp của các nước như Đức, Trung Quốc và Pháp. Nhưng không có gì đơn giản cả. Theo tuần báo Pháp Le Point, một nhóm nhân viên của tổ chức Y sĩ Không Biên Giới (MSF) tại Iran cuối cùng đã phải thu xếp hành lý về nhà ,sau khi chính quyền trở mặt, khẳng định rằng họ không cần trợ giúp. Trong khi đó, một bác sĩ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước tính số người nhiễm virus ở Iran có thể cao gấp 5 lần so với con số thông báo chính thức của chính quyền.”
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200325-virus-corona-lhq-%C4%91%E1%BB%81-ngh%E1%BB%8B-gi%E1%BA%A3m-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%83-iran-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch

Hàn Quốc cách ly hai tuần những người đến từ Mỹ

Thu Hằng
Giống như Trung Quốc, hầu hết những ca nhiễm mới virus corona ở Hàn Quốc đều là người từ nước ngoài vào. Có 100 ca nhiễm mới ở Hàn Quốc trong vòng 24 giờ qua, theo thông báo ngày 25/03/2020 của chính quyền Seoul.
Theo Yonhap, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc chủ yếu tập trung ở Seoul và vùng ngoại ô, trong đó có 1/3 số ca được phát hiện ở sân bay. Vì vậy, chính quyền quyết định tăng cường biện pháp cách ly 14 ngày đối với tất cả những người đến và trở về từ Hoa Kỳ, nước sắp trở thành tâm chấn của dịch Covid-19. Biện pháp cách ly vẫn được áp dụng đối với người đến và trở về từ châu Âu.
Trước tình trạng một số người dân khinh suất tưởng đã dập được dịch, chính quyền Seoul tiếp tục khuyến cáo giữ khoảng cách an toàn nơi công cộng, mọi người phải ở nhà và chỉ ra ngoài khi có việc thật cần thiết, hạn chế mọi hoạt động thể thao trong nhà và hạn chế đến các tụ điểm vui chơi giải trí…
Việc xét nghiệm trên diện rộng người nghi nhiễm virus corona được cho là một trong những biện pháp giúp Hàn Quốc kiểm soát dịch thành công. Hiện có 47 nước trên thế giới đã liên lạc với Hàn Quốc để tìm hiểu và yêu cầu cung cấp bộ xét nghiệm, trong đó có tổng thống Mỹ.
Theo AFP, ông Donald Trump nóng lòng muốn kiểm soát dịch vì không muốn tác động đến kinh tế. Trên mạng Twitter, tổng thống Mỹ ca ngợi thuốc Chloroquine, mà công hiệu vẫn còn đang gây tranh luận, như một liệu pháp để điều trị virus corona. Tăng trưởng là điều mà ông Donald Trump đang cần trong giai đoạn cuối của nhiệm kỳ tổng thống, điều này cũng giải thích tại sao ông Trump tuyên bố muốn dỡ bỏ các biện pháp hạn chế vào ngày 12/04.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200325-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-c%C3%A1ch-ly-hai-tu%E1%BA%A7n-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BA%BFn-t%E1%BB%AB-m%E1%BB%B9

Máy bay quân sự TQ dùng sơn ngụy trang mới

Các phi cơ quân sự của Trung Quốc sẽ được phủ lớp sơn khó bị phát hiện hơn, cùng phù hiệu mới ít nổi bật hơn.
Không quân Trung Quốc vừa ban hành điều lệ mới yêu cầu các máy bay trong biên chế phải sử dụng màu sơn và phù hiệu đúng quy chuẩn nhằm hạn chế độ bộc lộ với mắt thường và radar.
Theo điều lệ mới, tất cả máy bay quân sự Trung Quốc phải sử dụng “màu sắc đặc trưng của bầu trời”, gồm màu xám, xanh nhạt và bạc. Các màu này giúp máy bay hòa lẫn vào nền trời. Các máy bay cũng sẽ sử dụng phù hiệu mới ít nổi bật hơn. Phù hiệu trước đây của máy bay quân sự Trung Quốc thể hiện quốc kỳ màu đỏ, khiến phi cơ rất dễ bị phát hiện.
“Màu đỏ họ dùng rất nổi bật song không phù hợp với yêu cầu ‘ít bị phát hiện’ đối với máy bay quân sự. Tất cả tiêm kích phản lực phải có khả năng tàng hình và khó nhìn thấy từ xa. Lớp phủ và phù hiệu là các yếu tố tạo nên khả năng này, giúp đáp ứng yêu cầu chiến đấu”, chuyên gia quân sự Song Zhongping nhận xét.
Điều lệ màu sơn mới được đưa ra hai năm sau khi hải quân Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm dùng màu sơn xám đen thay vì xanh xám và thiết kế phù hiệu quân chủng mới cho tiêm kích J-16 vào năm 2018. Một số tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc cũng đã có lớp sơn và phù hiệu mới.
Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết việc Mỹ chuyển giao hàng trăm tiêm kích tàng hình F-35 cho Hàn Quốc và Nhật Bản đã thúc đẩy PLA tăng tốc nâng cấp lớp phủ trên máy bay của mình.
“Lớp phủ là lĩnh vực kỹ thuật cao và Trung Quốc mỗi năm dồn nguồn lực lớn để nghiên cứu. Lớp phủ được sử dụng trên tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc là J-20 tiên tiến hơn Lockheed Martin F-22, nhưng chưa sánh bằng F-35″, nguồn tin này cho biết.
Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong nói việc quân đội Trung Quốc sử dụng lớp phủ cùng phù hiệu mới nhằm cải thiện năng lực tuần tra và sẵn sàng chiến đấu khi tập trận gần eo biển Đài Loan, cũng như các vùng biển khác.
“Máy bay của quân đội Trung Quốc có lớp sơn và màu phù hiệu khác nhau do không quân nước này vẫn trong giai đoạn chuyển tiếp”, Dong nói. “Đài Loan đã học hỏi các nước phương Tây như Mỹ trong việc chuẩn hóa màu sơn và phù hiệu cho máy bay của mình từ thập niên 1990″.
“Lớp phủ là lĩnh vực kỹ thuật cao và Trung Quốc mỗi năm dồn nguồn lực lớn để nghiên cứu. Lớp phủ được sử dụng trên tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc là J-20 tiên tiến hơn Lockheed Martin F-22, nhưng chưa sánh bằng F-35″, nguồn tin này cho biết.
Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong nói việc quân đội Trung Quốc sử dụng lớp phủ cùng phù hiệu mới nhằm cải thiện năng lực tuần tra và sẵn sàng chiến đấu khi tập trận gần eo biển Đài Loan, cũng như các vùng biển khác.
“Máy bay của quân đội Trung Quốc có lớp sơn và màu phù hiệu khác nhau do không quân nước này vẫn trong giai đoạn chuyển tiếp”, Dong nói. “Đài Loan đã học hỏi các nước phương Tây như Mỹ trong việc chuẩn hóa màu sơn và phù hiệu cho máy bay của mình từ thập niên 1990″.
http://biendong.net/bien-dong/33726-may-bay-quan-su-tq-dung-son-nguy-trang-moi.html

Mất việc vì giấu triệu chứng nhiễm Covid-19

khi bay về TQ

Nhân viên thuộc một công ty công nghệ sinh học ở Mỹ, người đang bị công an Bắc Kinh điều tra vì che giấu các triệu chứng nhiễm Covid-19 trong chuyến bay về Trung Quốc, vừa mất việc vì hành động của mình.
Biogen, nhà sản xuất dược phẩm có trụ sở ở Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ, ra tuyên bố cho biết, nữ nhân viên 37 tuổi họ Li đã có chuyến đi đến Trung Quốc mà không thông báo cho công ty cũng như phớt lờ cảnh báo của các chuyên gia y tế. Hành vi của cô “đi ngược lại các giá trị của công ty” nên Biogen không muốn thuê cô làm việc nữa.
Theo trang Asia One, cô Li, cư trú ở Massachusetts, đã bay về Bắc Kinh hôm 12/3 cùng với chồng và con trai để tìm kiếm sự chữa trị y tế sau khi một trong các đồng nghiệp của cô tại Mỹ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới.
Cô bị sốt nhưng nói dối phi hành đoàn về tình trạng sức khỏe của mình và uống thuốc hạ sốt trước khi lên máy bay. Người phụ nữ này ban đầu cũng giấu cả việc cô đang đi cùng chồng và con trai trên cùng chuyến bay.
Li có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 sau khi đến Bắc Kinh và hiện đang được điều trị tại đây. Chồng của cô sau đó cũng được chẩn đoán đã nhiễm mầm bệnh nguy hiểm.
Theo một hướng dẫn do Chính phủ Trung Quốc mới ban hành, các du khách đến từ nước ngoài khi nhập cảnh vào đại lục sẽ phải thực hiện đo thân nhiệt, khai báo sức khỏe và trải qua điều tra dịch tễ ở tất cả các trạm kiểm soát. Những ai từ chối cách ly kiểm dịch hoặc không khai báo trung thực trong tờ khai y tế tại các trạm kiểm soát biên giới có thể bị xử phạt, thậm chí truy tố trước pháp luật.
Trong trường hợp của Li, công an Bắc Kinh đang mở cuộc điều tra xem cô có cản trở việc phòng chống bệnh truyền nhiễm và đặt những hành khách đi cùng vào nguy cơ mắc bệnh hay không.
Hồi đầu tuần này, một phụ nữ gốc Hoa họ Liang, mang quốc tịch Australia, 47 tuổi làm việc cho công ty dược phẩm Đức Bayer cũng bị sa thải vì vi phạm lệnh cách ly. Công an Bắc Kinh cũng thu hồi giấy phép lưu trú vì công việc cấp cho người này và yêu cầu cô rời khỏi đại lục một thời gian.
http://biendong.net/bien-dong/33730-mat-viec-vi-giau-trieu-chung-nhiem-covid-19-khi-bay-ve-tq.html

Nhà báo TQ tiết lộ việc chính quyền kiểm soát

và trừng phạt truyền thông về dịch bệnh

Một nhà báo ở miền Trung Trung Quốc tiết lộ các biện pháp kiểm soát và trừng phạt mà ĐCSTQ áp dụng đối với các phương tiện truyền thông trong đại dịch virus Vũ Hán.
Trong đợt dịch virus Vũ Hán, truyền thông nhà nước Trung Quốc bận rộn với vai trò của cơ quan ngôn luận của ĐCS và làm mọi cách có thể để duy trì danh tiếng và sự ổn định của chế độ.
“Trong thời gian đặc biệt này, ĐCSTQ giống như một con thú nhạy cảm có thể cắn bất cứ ai nếu bị chạm vào, vì vậy mọi người đều rất thận trọng”, một nữ nhà báo yêu cầu được giấu tên làm việc ở cơ quan truyền thông chính thức ở miền Trung Trung Quốc tiết lộ với Bitter Winter.
Nữ nhà báo này nói rằng chính quyền địa phương đã đưa ra các chỉ thị đặc biệt cho các cơ quan truyền thông trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Trong số đó có lệnh cấm đưa tin trực tiếp từ các tỉnh (chỉ thông tin được chính phủ phê duyệt mới được phép công bố), để chính quyền địa phương có thể kiểm soát tình hình. Ngoài ra, nhà báo không thể viết về một số chủ đề nhất định, như nhân viên hỏa táng được điều đến Vũ Hán – tâm chấn của dịch bệnh, hoặc nữ nhân viên y tế dùng thuốc để trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt để không phải thay quần áo bảo hộ.
Các phương tiện truyền thông ở một số khu vực cũng bị cấm sử dụng thuật ngữ tiếng Trung 鄂 鄂 (yuánè, nghĩa là giúp Hồ Bắc) vì nó là từ đồng âm của thuật ngữ 援 惡 (yuánè, có nghĩa là tiếp tay cho ác quỷ). Nhà báo cũng tiết lộ rằng để đảm bảo bí mật, tất cả các tài liệu và thông báo, các địa phương đều được yêu cầu sao chép bằng tay và chuyển đi bởi các “nhân viên bí mật”. Bằng cách không lưu hành các tài liệu chính thức, ĐCSTQ hy vọng sẽ tránh được sự chỉ trích và trách nhiệm về các quyết định xử lý virus Vũ Hán trong tương lai.
Chính phủ ra lệnh cho tất cả các nhà báo tuân thủ chặt chẽ các chính sách và hướng dẫn, đồng thời đe dọa sẽ trừng phạt họ nếu không tuân thủ.
“Nguyên tắc viết bài hiện tại là phải thể hiện sự hỗ trợ cho chính sách của chính phủ để các doanh nghiệp quay trở lại làm việc”, nguồn tin cho biết. “Ví dụ, chúng tôi phải viết những câu chuyện về các doanh nghiệp thuê máy bay hoặc xe buýt đưa nhân viên của họ đi làm và tất cả đều được kiểm tra y tế kỹ lưỡng. Trong mọi trường hợp, các phương tiện truyền thông không thể đưa tin rằng một số người trở về nhà bị sốt và nghi ngờ bị nhiễm bệnh, vì điều này trái với chính sách mà chính phủ đưa ra là mọi người nên quay lại làm việc”.
Vào ngày 23/2, tại một hội nghị trên video toàn quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu người dân quay trở lại làm việc và sản xuất một cách trật tự. Nhưng biện pháp nhằm “bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế” và chế độ chính trị này được thực hiện với cái giá là mạng sống của người dân.
“Điều này không khác gì giết người. Giống như những tin tức ban đầu rằng ‘dịch bệnh có thể phòng ngừa được’ và ‘không lây lan từ người sang người’”, nữ nhà báo nói thêm. “Các cơ quan báo chí của Trung Quốc, về bản chất là phục vụ chế độ, bạn chỉ có thể đọc bất kỳ tin tức nào mà chính phủ cho phép bạn đọc và bạn phải suy nghĩ theo cách họ cho phép bạn suy nghĩ”.
Nhà báo phàn nàn rằng các yêu cầu kiểm duyệt có thể thay đổi từng đêm, khiến các nhà báo và cơ quan truyền thông lâm vào tình huống rối ren. Cô đưa ra một ví dụ, Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc – cơ quan quản lý Internet Trung ương, yêu cầu tuyên truyền rằng chính phủ đang làm mọi cách để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Vì vậy, các nhà báo phải viết về rất nhiều trạm kiểm soát được thiết lập trên đường cao tốc. Nhưng nếu ngày hôm sau chính phủ tuyên bố rằng mọi người nên quay trở lại làm việc, thì các bài báo về các trạm kiểm soát sẽ được xem là “mâu thuẫn với chính sách của chính phủ” và người viết có thể bị phạt.
Nhà báo nói thêm rằng, các quan chức chính quyền địa phương và bộ phận tuyên truyền tiếp tục cảnh báo các phương tiện truyền thông rằng họ nên cẩn thận với những gì họ viết. “Họ nói điều này là vì sự an toàn của chúng tôi: chúng tôi sẽ gặp rắc rối nếu các bài viết của chúng tôi không phản ánh đúng chỉ thị của chính quyền trung ương. Mọi người đều sợ hãi. Nếu một nhà báo phạm sai lầm, thì cả biên tập viên trong tòa báo sẽ phải liên tiếp viết bản kiểm điểm. Họ cũng sẽ bị chỉ trích công khai và có thể bị sa thải”.
http://biendong.net/bien-dong/33732-nha-bao-tq-tiet-lo-viec-chinh-quyen-kiem-soat-va-trung-phat-truyen-thong-ve-dich-benh.html

Hết đổ lỗi Mỹ, TQ nay ám chỉ virus corona xuất xứ từ Ý

Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), cơ quan tuyên truyền của nhà nước, hôm 22/3 loan tin dù nguồn gốc của virus corona chưa rõ ràng nhưng Ý có thể là nơi xuất xứ.
CGTN dẫn bản tin của NPR trong đó bác sĩ Ý, Giuseppe Remuzzi, nói ông đã nghe các bác sĩ bàn tán với nhau về một bệnh viêm phổi chưa từng thấy, hết sức nguy kịch, đặc biệt tấn công người già, từ tháng 12 năm ngoái hay thậm chí là tháng 11.
“Nghĩa là virus này đã luân chuyển vòng vòng, ít nhất là tại vùng Lombardy ở miền Bắc Ý và trước khi chúng ta biết về dịch bệnh xảy ra ở Trung Quốc,” bác sĩ Remuzzi nói.
CGTN tận dụng phát biểu này để gợi ý rằng dịch bệnh COVID-19 xuất phát từ nơi khác, không phải là Vũ Hán Trung Quốc như mọi người nghĩ. Tuy nhiên, phát biểu của bác sĩ Remuzzi là đáp câu hỏi tại sao Ý bị ‘vỡ trận’ trước virus corona chứ không phải là câu trả lời cho thắc mắc liệu có xuất hiện ca bệnh nào ở Ý trước Trung Quốc hay không.
Trong lúc COVID-19 lan tràn trên thế giới, Trung Quốc đang tìm cơ hội dập tắt những tố cáo rằng họ đã che đậy dịch bệnh từ bước đầu khiến virus lây lan toàn cầu.
Trước đây trong tháng này, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, đăng tin trên Twitter tố cáo quân đội Mỹ mang virus corona vào Trung Quốc hay virus này có thể khởi phát từ Mỹ trong mùa cúm.
Hoa Kỳ đã khiển trách Trung Quốc về việc loan tin đồn giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai gọi đây là ‘virus Trung Quốc’.
(Taiwan News/CGTN)
https://www.voatiengviet.com/a/h%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%95-l%E1%BB%97i-m%E1%BB%B9-tq-nay-%C3%A1m-ch%E1%BB%89-virus-corona-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9-t%E1%BB%AB-italy/5343711.html

Trước khi có dịch virus corona,

nhiều nhà thờ tại gia ở tỉnh Hồ Bắc bị phá hủy

Hương Thảo
Từ tháng 3 đến tháng 10/2019, chỉ riêng ở thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát dịch virus corona, đã có ít nhất 40 nhà thờ Tin lành bị trấn áp.
Bitter Winter cho biết họ đã nhận được nhiều thông tin về các cuộc tấn công nhắm vào những nhà thờ tại gia theo đạo Tin lành, thậm chí cả những nhà thờ thuộc Hội thánh Tam tự vốn được chính quyền Trung Quốc chấp nhận.
Hạ thánh giá, dỡ nhà thờ
Vào ngày 2/5, giới chức chính quyền Yanwo thuộc thị xã Hồng Hồ (Honghu), Hồ Bắc, đã ra lệnh phá hủy một nhà thờ Tam tự với lý do “không đạt chuẩn”. Đối mặt với sự phản đối từ hội chúng, các quan chức đã phải chùn bước nhưng họ ra điều kiện muốn giữ lại nhà thờ thì phải gỡ bỏ thánh giá.
Tám ngày sau, một cán bộ chính quyền thị trấn lại đến gặp người phụ trách địa điểm nhà thờ nói với bà rằng nhà thờ phải bị phá hủy để “thi hành chính sách của nhà nước”. Để khiến bà này ký thỏa thuận phá nhà thờ, vị cán bộ này đã hứa sẽ bồi thường. Nhà thờ đã bị phá trong đêm đó. Và người dân cũng không nhận được khoản bồi thường nào.
Nhà thờ Tam tự được chính quyền cho phép cũng bị phá bỏ (ảnh chụp màn hình Bitter Winter).
Vào cuối tháng Ba, các quan chức chính phủ và cảnh sát đột kích một địa điểm nhà thờ tại quận Vũ Xương, Vũ Hán. Một tín đồ nói rằng khi tới nhà thờ, ông thấy nơi đây đã trở thành một mớ hỗn độn, kính vỡ văng khắp nơi, máy điều hòa không khí và máy chiếu biến mất, một lỗ thủng lớn trên nóc nhà, và các biển hiệu nhà thờ bị đập vỡ.
Vào tháng Năm, các quan chức tỉnh đã tới địa phương để kiểm tra việc chuẩn bị cho một cuộc đua xe đạp sẽ được tổ chức vào tháng tới ở núi Huangpao thuộc quận Tongcheng. Một trong số họ đã không hài lòng khi nhìn thấy cây thánh giá cao chót vót trên nóc một nhà thờ Tam tự ở làng Ditian dưới chân núi. Ông ta đã lệnh cho Cục Tôn giáo và sự vụ của quận dỡ bỏ thánh giá, nói rằng “nó trông có vẻ dễ thấy, tháo nó ngay lập tức”.
Ít lâu sau, người phụ trách nhà thờ nhận được chỉ thị phải dỡ thánh giá xuống, nhưng người này từ chối. Các quan chức gây sức ép và đe dọa vị phụ trách rằng “nếu không tháo nó xuống, ông sẽ bị phạt và bị bắt”. Sau đó, Cục Tôn giáo đã thuê công nhân tới phá hủy thập tự giá.
Tịch thu sách Kinh thánh
Cùng chung số phận là nhà thờ Penggang, một nhà thờ Tam tự ở quận Huangpi, Vũ Hán, các quan chức đã lệnh chính quyền địa phương phá hủy cây thánh giá của nhà thờ này vào ngày 9/6/2019. Họ cũng tịch thu sách Kinh thánh và biểu ngữ Cơ đốc ở đây và tuyên bố cấm “bất kỳ biểu tượng tôn giáo nào trong nhà thờ”. Các quan chức còn lệnh cho những bậc cao niên của điểm tôn giáo này phải nghiên cứu các quy định của ĐCSTQ (CPP) và luật pháp nhà nước.
Cùng tháng đó, thập tự giá ở một nhà thờ Tam tự khác ở quận Huangpi cũng bị tháo dỡ. Các quan chức chính phủ đã treo một tấm áp phích về Quy định mới về các vấn đề tôn giáo trong nhà thờ này và lệnh cho vị mục sư 80 tuổi phải “nghiên cứu tinh thần của đảng”.
Các nhà thuyết giáo bị ĐCSTQ (CPP) truyền giáo
Chân Giê-xu Giáo hội (True Jesus Church) cũng phải chịu đựng những cuộc đàn áp liên tiếp dù đã tham gia phong trào “nhà thờ yêu nước Tam tự” do ĐCSTQ (CPP) vẽ ra cách đây nhiều năm.
Vào tháng 5/2019, Cục Dân tộc và Tôn giáo Thành phố Vũ Hán đã đưa ra một thông báo, yêu cầu loại bỏ các biển hiệu của Chân Giê-xu Giáo hội trên khắp thành phố, đe dọa các nhà thờ không tuân theo lệnh này sẽ bị phá hủy. Kết quả là tất cả các biển hiệu như vậy đã bị loại bỏ.
Vào ngày 4/11/2019, chính quyền quận Giang Hạ (Jiangxia) ở Vũ Hán đã tổ chức đào tạo cho các nhà truyền đạo đến từ 37 nhà thờ Tam tự. Trong sự kiện, các quan chức yêu cầu các giáo sĩ phải khai thác giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội với Kinh thánh, dọa tước chứng nhận thuyết giáo đối với bất cứ ai dám bất tuân và đóng cửa nhà thờ của họ.
“ĐCSTQ (CPP) trộn lẫn các giá trị chủ nghĩa xã hội cốt lõi với Kinh thánh, nhằm thay đổi bản chất đức tin của chúng tôi và buộc chúng tôi phải chấp nhận các giá trị của ĐCSTQ (CPP). Kết cục, chúng tôi sẽ chỉ được phép tôn thờ ĐCSTQ (CPP). Họ thật sự nham hiểm”, một trong những nhà thuyết giáo cho biết.
Theo Bitter Winter
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/truoc-khi-co-dich-virus-corona-nhieu-nha-tho-tai-gia-o-tinh-ho-bac-bi-pha-huy.html

Covid-19: Ngoại giao Trung Quốc

và chiến dịch phát tán tin đồn chống Mỹ

Trọng Nghĩa
Trung Quốc đã tung ra cả một chiến dịch chống Mỹ trên vấn đề dịch Covid-19. Một trong những điểm khác thường của chiến dịch này là Bắc Kinh đã huy động cả guồng máy ngoại giao vào cuộc, và không ngần ngại phát tán những thông tin mang nặng tính chất thuyết âm mưu.
Cú đòn mới nhất đến từ Paris. Trong một loạt tin nhắn Twitter bắn đi hôm 23/03/2020, Đai Sứ Quán Trung Quốc tại Pháp đã công khai gợi ý là con virus corona đang tàn phá thế giới thực ra đã xuất xứ Hoa Kỳ, chứ không phải là từ Vũ Hán (Trung Quốc) như mọi người lầm tưởng.
Hành động này được cho là nằm trong cả một chiến dịch do Bắc Kinh tung ra, mà theo nhiều nhà phân tích, nhằm phủ nhận trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để xẩy ra đại dịch Covid-19 đang gây tang tóc khắp hành tinh.
Một trong những điểm khác thường của chiến dịch này là Bắc Kinh như đã huy động cả guồng máy ngoại giao vào cuộc, và không ngần ngại phát tán những thông tin mang nặng tính chất thuyết âm mưu.
Covid-19: Sứ quán Trung Quốc ở Pháp “lồng lộn đả kích” Mỹ
Trong một bài viết mang tựa đề “Covid-19 : Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris lồng lộn đả kích Mỹ – L’ambassade de Chine à Paris se déchaîne contre les États-Unis”, hãng tin Pháp AFP ngày 23/03 đã xác định: Những lập luận mà cơ quan ngoại giao Trung Quốc tại Pháp đưa ra chỉ lập lại các cáo buộc của Trung Quốc trong thời gian gần đây, theo đó chính Mỹ mới là nguồn gốc của con virus corona đã lây lan trên quy mộ rộng lớn ở Trung Quốc trước khi tỏa ra thế giới.
Nhận định đầu tiên của AFP là loạt vấn đề mà phái bộ ngoại giao Trung Quốc tại Pháp nêu lên thực ra chỉ là những câu hỏi “mang tính chất khẳng định nhưng không kèm theo bất kỳ nhân tố khoa học nào để chứng minh”.
Hình thức là câu hỏi, nội dung là khẳng định
Câu hỏi đầu tiên mà Đại Sứ Quán Trung Quốc nêu lên trong một tin nhắn là: “Đã có bao nhiêu ca Covid -19 trong số 20.000 người chết do bệnh cúm đã bắt đầu vào tháng 9 vừa qua (tại Mỹ)?”, kèm theo một giả thuyết: “Phải chăng là Hoa Kỳ đã cố che giấu sự tồn tại bệnh dịch viêm phổi do con virus corona chủng mới gây ra dưới lớp vỏ bệnh cúm (thường)?
Tiếp theo đó là một tin nhắn thứ hai trong đó Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Pháp đã nêu bật nghi vấn liên quan đến sự kiện “trung tâm nghiên cứu lớn nhất của Mỹ về vũ khí hóa học và sinh học, căn cứ Fort Detrick ở bang Maryland, đã bất ngờ đóng cửa vào tháng 7 năm ngoái”. Tin nhắn ngay lập tức khẳng định rằng: “Sau vụ đóng cửa này thì đã có hàng loạt trường hợp bệnh viêm phổi hay bệnh tương tự xuất hiện ở Mỹ”.
Theo AFP, khi tung ra những lập luận trên, Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Pháp như đã công nhận tính xác thực của những lời đồn đoán nhan nhản trên mạng. Phía Hoa Kỳ vẫn thường xuyên cáo buộc Trung Quốc gieo rắc “tin đồn hết sức vô lý”  về nguồn gốc con virus corona và lan truyền trên mạng những thông tin mang tính chất “thuyết âm mưu”.
Khẩu chiến Mỹ-Trung về xuất xứ con virus
Đối với AFP, Bắc Kinh và Washington hiện đang lao vào một cuộc khẩu chiến gay gắt, thậm chí đã lao vào một cuộc chiến tranh thông tin về nguồn gốc của dịch bệnh, với tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên gọi con virus corona chủng mới là “virus Trung Quốc”, điều đã khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh tức tối.
Bắc Kinh đã phản công và ngay từ hôm 12/03, như ghi nhận của AFP, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian), một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cũng trên Twitter, đã ngầm cho hiểu là quân đội Mỹ đã đưa con virus vào Vũ Hán, nơi xuất phát dịch bệnh theo nhiều nhà khoa học, nhân cuộc Đại Hội Thể Thao Quân Đội Thế Giới vào tháng 10 năm 2019.
Một thực tế được rất nhiều nhà quan sát nêu bật là việc Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ là phía phát tán con virus corona nằm trong cả một chiến dịch tuyên truyền nhằm gieo rắc nghi ngờ về nguồn gốc thực thụ của con virus, qua đó rũ bỏ được trách nhiệm của chế độ Bắc Kinh trong việc để dịch Covid-19 từ Vũ Hán lan rộng ra toàn thế giới. Trong chiến dịch này, guồng máy ngoại giao Trung Quốc đã đóng một vai trò không nhỏ.
Bước đầu là gieo rắc hoài nghi…
Ngay từ hôm mồng 7 tháng 3, đích thân đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi, ông Lâm Tùng Thiên (Lin Song Tian) đã tung ra một tin nhắn Twitter, khẳng định rằng: “Các nghiên cứu của giới khoa học tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cho thấy nguồn gốc xuất phát của con virus gây bệnh Covid vẫn chưa rõ ràng. Dựa trên kết luận của các nhà khoa học toàn cầu, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết chưa chắc chắn về nguồn gốc của con virus này và cần tránh sự kỳ thị”.
Lãnh đạo của cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc quan trọng nhất tại châu Phi này nói tiếp: “Cho dù dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là con virus có nguồn gốc từ Trung Quốc, đừng nói chi là ‘sản xuất’  tại Trung Quốc”.
Ngay sau khi tin nhắn gieo rắc hoài nghi về xuất xứ thực thụ của con virus corona chủng mới nói trên được tung ra, hàng loạt đại sứ và đại sứ quán Trung Quốc ở khắp nơi đã đua nhau phát đi thông điệp này từ tài khoản Twitter của họ.
Bước kế tiếp là chỉ đích danh Mỹ…
Sau khi đã tạo ra tâm lý hoài nghi về xuất xứ của con virus gây dịch Covid-19, guồng máy ngoại giao Trung Quốc đã đi thêm một bước nữa với việc phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, ngày 12/03, công khai phát tán tin đồn đăng trên một trang web nổi tiếng là chuyên phổ biến các thuyết âm mưu, theo đó chính Mỹ đã đem virus corona vào Vũ Hán.
Và một lần nữa, các đại sứ quán Trung Quốc khắp nơi trên thế giới đã truyền tải thông điệp của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao tại Bắc Kinh, từ những nước Châu Phi như Nam Phi, Bostwana, Tchad, Uganda…, cho đến các quốc gia châu Á như Philippines, Maldives… và ở vùng Cận Đông như Iran…
Tại châu Âu, đại sứ quán Pháp cũng đã dịch ngay thông điệp, vốn viết bằng tiếng Anh, ra tiếng Pháp và công bố hôm 17/03.
Bất chấp ý kiến của WHO !
Trong bối cảnh như kể trên, loạt thông điệp tố cáo Mỹ mà Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Paris đưa ra ngày 23/03 là bước kế tiếp trong một chiến dịch tuyên truyền xuyên suốt nhằm phủ nhận trách nhiệm ban đầu của Trung Quốc trong việc để xẩy ra đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Điểm đáng nói là ngành ngoại giao Trung Quốc vẫn tiếp tục tung lập luận tố cáo Mỹ trong bối cảnh Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS/WHO) ngày 15/03 vừa qua, từng cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Mỹ đã mang virus corona vào Trung Quốc.
Trả lời nhật báo Mỹ Washington Times, Christian Lindmeier, một phát ngôn viên của tổ chức tại Genève (Thụy Sĩ) xác định là thuyết âm mưu về vai trò của Mỹ không hề được chứng minh.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200325-covid-19-ngoa%CC%A3i-giao-trung-qu%C3%B4%CC%81c-va%CC%80-chi%C3%AA%CC%81n-di%CC%A3ch-pha%CC%81t-ta%CC%81n-tin-%C4%91%C3%B4%CC%80n-ch%C3%B4%CC%81ng-my%CC%83

Thái Lan cấm người nước ngoài nhập cảnh

Thái Lan hôm 25/3 cấm nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài không phải là người trú nhân, trong bối cảnh chính phủ tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona, theo Reuters.
Tình trạng khẩn cấp dự kiến sẽ có hiệu lực vào nửa đêm cùng ngày (giờ địa phương) cho tới ngày 30/4, trao cho Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nhiều quyền hành để ngăn chặn việc gia tăng các ca lây nhiễm COVID-19.
Theo Reuters, Thái Lan ghi nhận thêm 107 ca nhiễm, nâng tổng số ca lên 934 ca. Tới nay, đã có 4 người tử vong ở Thái Lan vì virus Corona.
Các biện pháp hạn chế mới có hiệu lực vào lúc nửa đêm bao gồm việc cấm nhập cảnh người nước ngoài, ngoại trừ các nhà ngoại giao cùng gia đình họ cũng như những người có giấy phép làm việc ở Thái Lan.
“Chúng tôi không đóng cửa đất nước vì chúng tôi vẫn cho phép công dân Thái trở về, nhưng đối với người nước ngoài, cánh cửa đã đóng lại”, Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam nói tại một cuộc họp báo.
Ông nói tiếp rằng các sân bay vẫn mở cửa cho các chuyến bay từ nước ngoài đáp xuống.
Ông Wissanu nói rằng chính phủ không có ngay kế hoạch áp đặt lệnh giới nghiêm hoặc các hạn chế đi lại trong nước.
Theo Reuters, chính phủ Thái Lan đầu tuần này yêu cầu đóng cửa các cơ sở kinh doanh như khu mua sắm, nhà hàng hay các trung tâm giải trí tại các thành phố lớn trong vòng vài tuần.
https://www.voatiengviet.com/a/5345027.html

Virus corona – Covid-19:

Dân Ấn Độ ồ ạt mua thực phẩm

Tú Anh
Để ngăn chận virus corona, Ấn Độ đã phong tỏa toàn quốc kể từ sáng 25/03/2020. Như vậy là 1,3 tỷ dân phải tự cách ly tại gia trong vòng ba tuần lễ.
Thủ tướng Modi đã long trọng ban hành lệnh này vào tối hôm qua với lời cảnh báo: Nếu không tôn trọng 21 ngày phong tỏa, Ấn Độ sẽ quay lui 21 năm về trước. Người vi phạm có thể bị phạt đến một năm tù. Hiện đã có 500 ca lây nhiễm và 9 ca tử vong tại Ấn Độ. Giao thông gần như ngưng lại. Chỉ có các cửa hàng nhu yếu phẩm mở cửa.
Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis cho biết phản ứng của dân Ấn trước biện pháp triệt để này:
“Chiều hôm qua, lúc 20 giờ 30, ngay khi thủ tướng Modi kết thúc bài diễn văn, dân Ấn ồ ạt đổ về các các siêu thị còn mở cửa để mua nhu yếu phẩm, sữa, gạo,đậu…Nỗi lo lớn nhất của họ là thiếu thực phẩm tại một quốc gia có đến 1,3 tỷ người.
Sáng nay, một số chủ cửa hiệu tạp hoá cho biết không nhận được một số mặt hàng. Tuy nhiên, không thể nào Ấn Độ bị khan hiếm  lương thực. Làn sóng hoảng loạn mua sắm bị hạn chế: cảnh sát lập hàng rào từng khu vực và xét hỏi từng người, thường xuyên cấm xe hơi vào các khu dân cư mà không có lý do chính đáng.
Cái khó khăn nhất của người Ấn là làm sao tuân thủ biện pháp giữ khoảng cách một mét giữa người này với người kia. Dân số đông đảo, mật độ cao, nhất là ở thủ đô, lối sống chung đụng và thói quen đứng xếp hàng kề cận nhau không thể chấm dứt một sớm một chiều .
Các thương gia Ấn Độ đã phát minh ra cách giải quyết tuyệt vời: họ vẽ trước cửa hiệu các vòng tròn có đánh số thứ tự. Khách hàng mua sắm phải đứng  trong vòng tròn chờ đến phiên mình.”
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200325-virus-corona-covid-19-d%C3%A2n-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-%E1%BB%93-%E1%BA%A1t-mua-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.