Tin khắp nơi – 07/03/2020
Saturday, March 7, 2020
8:02:00 PM
//
- Slider
,
Tin Khắp nơi
Tổng thống Trump ký dự luật ngân sách 8.3 tỷ Mỹ kim
ứng phó coronavirus
Diễn biến coronavirus ở Hoa Kỳ đang trở nên nghiêm trọng hơn, khi hôm thứ Sáu (06 tháng 03) số ca tử vong đã lên 14 người, gồm 13 ca tử vong ở tiểu bang Washington và 1 ca ở California.Ngoài ra, hơn 225 ca nhiễm bệnh cũng được xác nhận trên toàn quốc. Vào sáng thứ Sáu, tổng thống Trump đã ký thông qua dự luật chi gói ngân sách khẩn cấp trị giá 8.3 tỷ Mỹ kim để chống lại coronavirus. Thượng viện đã thông qua dự luật này vào hôm thứ Năm, với tỉ lệ bỏ phiếu 96-1, một ngày sau khi Hạ viện nhanh chóng bỏ phiếu thông qua với tỉ lệ 415-2. Hơn 3 tỷ Mỹ kim được dành riêng cho việc nghiên cứu và phát triển vaccine, thuốc điều trị và các xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm 300 triệu Mỹ kim cho chính phủ dùng để mua các loại thuốc từ các nhà sản xuất với giá cả hợp lý, nhằm phân phối cho những người có nhu cầu. Hơn 2 tỷ Mỹ kim khác được dùng để giúp chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương chuẩn bị và ứng phó với mối đe dọa coronavirus.
Gói ngân sách sẽ bao gồm 300 triệu Mỹ kim cho quỹ phản ứng nhanh của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). 1.3 tỷ Mỹ kim sẽ được dùng để giúp chống lại virus ở nước ngoài. Các quỹ khác sẽ được phân bổ cho thiết bị y tế và các biện pháp chuẩn bị khác.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-ky-du-luat-ngan-sach-8-3-ty-my-kim-ung-pho-coronavirus/
Tổng thống Trump lại thay chánh văn phòng
Thanh PhươngLại có thay đổi nhân sự trong Nhà Trắng. Hôm qua, 06/03/2020, tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm một đồng minh thân cận nhất thay thế chánh văn phòng Mick Mulvaney.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :
Đây chỉ là vấn đề thời gian, ai cũng biết trước là ông Mick Mulvaney còn giữ chiếc ghế chánh văn phòng trong vài ngày nữa thôi. Về mặt chính thức, ông vẫn là chánh văn phòng lâm thời, cho dù đã nắm chức vụ từ 14 tháng qua.
Như vậy là thêm một người vào danh sách quan chức của Nhà Trắng bị thay thế kể từ khi có phiên xử về vụ truất phế tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Mỹ đã rất giận Mick Mulvaney, vì trong một cuộc họp báo ông này đã thừa nhận Washington đã đình chỉ một khoản viện trợ quân sự cho Ukraina vì những lý do chính trị, theo yêu cầu của ông Donald Trump.
Mick Mulvaney sau đó đã cố cải chính, nhưng không thuyết phục được ai. Bị Hạ Viện Mỹ triệu mời ra làm chứng, ông đã không ra điều trần vì Nhà Trắng không chấp nhận.
Việc thay thế ông không có gì đáng ngạc nhiên. Đích thân tổng thống Donald Trump đã thông báo trên mạng Twitter. Mick Mulvaney sẽ trở thành đặc phái viên về Bắc Ireland.
Chức vụ chánh văn phòng được giao cho một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Trump tại Hạ Viện, dân biểu Cộng Hòa bang North Carolina Mark Meadows. Năm nay 61 tuổi, ông đã là một trong những người bảo vệ Trump quyết liệt nhất trong phiên xử truất phế tổng thống. Như vậy Mark Meadows là chánh văn phòng thứ 4 dười thời tổng thống Trump.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200307-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-l%E1%BA%A1i-thay-ch%C3%A1nh-v%C4%83n-ph%C3%B2ng
Tổng thống Trump
đến thăm vùng bị lốc xoáy tàn phá ở Tennessee
Tin Cookeville, Tennessee – Vào thứ Sáu, 6 tháng 3, Tổng Thống Trump đã đến thăm Putnam County tại tiểu bang Tennessee, nơi lốc xoáy đã tàn phá hàng loạt ngôi nhà trên quãng đường dài 2 dặm, giết chết 18 người bao gồm 5 trẻ em dưới 13 tuổi, và khiến nhiều người khác bị thương.Tính trên toàn tiểu bang, 24 người đã thiệt mạng vì gió bão và lốc xoáy. Tổng Thống Trump được đón tiếp bởi Thống Đốc Tennessee Bill Lee, Thượng Nghị Sĩ Marsha Blackburn, cùng nhiều viên chức cao cấp khác. Thống Đốc Lee gọi đây là một tuần bi thảm cho tiểu bang của ông, khi đi quan sát một con đường nơi có 8 người thiệt mạng. Tổng Thống Trump sau đó đã gặp gỡ những người sống sót và các thiện nguyện viên tại một nhà thờ địa phương, nơi đang phân phát hàng cứu trợ, nước uống, và quần áo. Tổng thống cũng chụp hình, bắt tay nhiều người, và nói chuyện với các nhân viên khẩn cấp. Đây không phải lần đầu tiên ông Trump đến thăm một khu vực gặp thảm họa. Từ 3 năm qua, tổng thống đã nhiều lần đến thăm các tiểu bang xảy ra giông bão, cháy rừng, hoặc các vụ xả súng. Trong một sự kiện khác, vào thứ Năm, nữ ca sĩ Taylor Swift thông báo đã quyên tiền cho Quỹ hỗ trợ khẩn cấp miền trung Tennessee, và khuyến khích người hâm mộ làm điều tương tự.
Swift nói thành phố Nashville là nhà của cô và cô hết sức đau lòng khi thấy nhiều người tại đây bị mất nhà cửa. Swift không tiết lộ số tiền cô đóng góp, nhưng hãng đại diện cho biết nữ ca sĩ đã quyên tặng 1 triệu Mỹ kim cho Tennessee.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-den-tham-vung-bi-loc-xoay-tan-pha-o-tennessee/
Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden
tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với số đại biểu
Theo ước tính của CBS News, cựu phó tổng thống Joe Biden hiện đang vượt qua ông Bernie Sanders trong với số đại biểu sau chiến thắng quyết định hôm Super Tuesday (03/03/2020).Cựu phó tổng thống hiện giành được tín nhiệm của 614 đại biểu, trong khi thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont có 536. Các cuộc bầu cử sơ bộ 2020 của đảng Dân chủ có sẵn gần 4,000 đại biểu để giành lấy, và ứng cử viên cần giành được 1,991 đại biểu để giành vị trí đề cử tổng thống.
Trong khi đó, số lượng siêu đại biểu là 771, và họ có thể bỏ là phiếu lần hai trong một hội nghị đề cử, nếu ứng cử viên không giành được 1,991 đại biểu cần thiết trong lần bỏ phiếu đầu tiên.
Vào ngày 10/03/2020, một loạt các cuộc bầu cử sơ bộ tiếp theo sẽ diễn ra tại các tiểu bang Michigan, Mississippi, Missouri, North Dakota, Idaho và Washington. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cuu-pho-tong-thong-joe-biden-tiep-tuc-giu-vi-tri-dan-dau-voi-so-dai-bieu/
Bầu cử 2020: Chiến dịch tranh cử của Elizabeth Warren
bị trục trặc vì đâu?
Anthony ZurcherPhóng viên Bắc MỹGiờ thì Elizabeth Warren đã bỏ cuộc. Giới phân tích bắt đầu rút tỉa kinh nghiệm về chiến dịch tranh cử của Elizabeth Warren – người dẫn đầu các cuộc thăm dò mùa thu năm ngoái.
Nhiều người cho rằng sự mất ủng hộ xảy ra khi Warren chuyển từ sẽ có ngay nỗ lực để thúc đẩy chính sách chăm sóc sức khỏe toàn cầu do chính phủ điều hành sau khi đắc cử tổng thống, sang giải pháp từ từ.
Cuộc đua vào Nhà Trắng lần thứ ba của Joe Biden
Siêu Thứ Ba: Joe Biden và Bernie Sanders thắng lớn, Michael Bloomberg bỏ cuộc
Người thắng kẻ thua trong bầu cử Siêu Thứ Ba
Quyết định đó khiến những người cấp tiến gắn bó với Bernie Sanders và giới ôn hòa nghi ngờ bà – tất cả về một vấn đề, không giống như đạo đức và cải cách kinh tế, không bao giờ là ưu tiên hàng đầu của Warren.
Người khác cho rằng Warren bị tổn hại vì thái độ do dự trong các cuộc tranh luận quan trọng – trước bầu cử sơ bộ ở Iowa và New Hampshire. Nỗ lực mạnh mẽ nhất của bà là việc kịch liệt tấn công đối thủ Michael Bloomberg ở Las Vegas, điều đã bị chiến thắng của Sanders trong bầu cử ở Nevada làm lu mờ. Mặc dù sự năng nổ của bà tại Las Vegas giúp cho việc gây quỹ, nhưng đã quá muộn để giúp bà lấy được thêm phiếu.
Phân biệt giới tính cũng là một vấn đề.
Bốn năm sau khi đảng Dân chủ chọn Hillary Clinton làm ứng cử viên, cử tri có thể hơi ngần ngại khi chọn một người phụ nữ khác. Sự do dự này hiếm khi được tỏ lộ. Thay vào đó, nó được thể hiện dưới hình thức quan ngại về “khả năng được ưa chuộng” hoặc “có thể được bầu”, và những gì cử tri của các tiểu bang không nghiêng hẳn về đảng nào có thể nghĩ về bà.
Đôi khi, sự kỳ thị cũng ngóc đầu lên trong các bài tường trình về Warren, nơi mà việc đổi kế hoạch về chăm sóc sức khỏe của bà đã nhận được nhiều lời chỉ trích hơn so với những hành động phòng hờ rủi ro tương tự như của Pete Buttigieg và các ứng cử viên nam khác.
Hoa Kỳ sẽ bầu tổng thống phụ nữ đầu tiên vào một ngày nào đó, nhưng sẽ không phải là năm 2020.
Thay vào đó, mối quan tâm giờ đây chuyển sang người mà Warren có thể ủng hộ trong cuộc tranh cử làm tổng thống – Sanders hoặc Joe Biden – hoặc liệu bà có lên tiếng ủng hộ ai hay không.
Với sự tương đồng về ý thức hệ, Sanders dường như là sự lựa chọn rõ ràng của Warren – bất kể những xung đột cá nhân của họ trong vài tháng qua. Một xác suất thấp hơn là Warren ủng hộ Biden, việc này có thể đáng làm nếu bà có thể thuyết phục Biden nhượng bộ một số điều, chẳng hạn như cử bà làm bộ trưởng bộ ngân khố với toàn quyền điều hành mọi việc theo ý mình.
Warren có thể sẽ tin tưởng là chính quyền của Sanders sẽ thực thi những chính sách đúng đắn, theo quan điểm của bà. Nhưng bà có thể không chắc lắm về Biden, đó là lý do tại sao tìm cách vào một vị trí bộ trưởng sẽ là điều nên làm.
Cuối cùng, có một thực tế là, ít nhất là cho đến giờ, cơ hội được đề cử của Biden dường như cao hơn so với Sanders, vì vậy việc liên kết với phe chiến thắng luôn có lợi ích của nó.
Tất nhiên, không thể không nói đến cơn thịnh nộ cùng cực và cảm giác bị phản bội mà cánh tả sẽ cảm nhận, nếu Warren tuyên bố ủng hộ Biden. Các tài khoản truyền thông xã hội của bà sẽ bị chìm ngập trong một trận tuyết lở của những lời tấn công.
Cũng có một nhược điểm chiến lược. Nếu Warren muốn tranh cử với tư cách là người mang tiêu chuẩn cấp tiến vào năm 2024, thì việc phản bội Sanders bây giờ sẽ rất nguy hiểm.
Trong khi chiến dịch tranh cử của Warren không kết thúc gần như mong ước, bà có một số lựa chọn thú vị để thực hiện trong những ngày tới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51764537
Mỹ thêm quy định siết chặt với nhà báo TQ
Hoa Kỳ đang đặt ra những hạn chế mới đối với các cơ quan báo chí Trung Quốc, buộc họ phải cắt giảm gần một nửa số nhân viên đóng tại Hoa Kỳ.Động thái này đang được coi là một sự trả đũa cho việc Trung Quốc trục xuất hai nhà báo Mỹ vào tháng trước.
Năm hãng tin của chính phủ Trung Quốc sẽ buộc phải giảm 40% nhân viên tại Mỹ.
Giới chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do ngôn luận chưa từng thấy từ thời Liên Xô vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ đã nghe thấy có sự gia tăng quấy rối và giám sát các nhà báo Mỹ và nhà báo nước ngoài khác ở Trung Quốc.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố rằng năm cơ quan truyền thông, bao gồm cả hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc, sẽ được yêu cầu giảm tổng số nhân viên của họ xuống từ 160 xuống còn 100.
Việc này cũng được áp dụng cho Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, China Daily, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, và People Daily.
People’s Daily sẽ không phải giảm số nhân viên tại Mỹ, vì không có nhân viên nào của hãng này là công dân Trung Quốc.
Dù các nhà báo này sẽ không bị buộc ngay lập tức phải rời Mỹ, nhưng visa của họ ràng buộc với cơ quan họ làm việc, khiến khả năng cao là họ phải rời đi ngay khi họ bị cắt giảm.
Nhà báo trong vòng lửa
Zhaoyin Feng, BBC Tiếng Trung ở Washington
Đây là một động thái chưa từng có của chính quyền Mỹ, hiện không được áp dụng cho các nhà báo của bất cứ nước nào khác hiện đang làm việc tại Mỹ.
Năm cơ quan truyền thông Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi quy định mới của Mỹ là năm viên ngọc quý của hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc.
Tân Hoa Xã và People’s Daily có hàng trăm triệu độc giả ở Trung Quốc, với hàng loạt các cơ quan truyền thông nhỏ hơn dẫn lại tin của hai hãng này. Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, đưa tin bằng tiếng Anh, chủ yếu nhắm vào độc giả nước ngoài.
Trung Quốc đã thực hiện áp số lượng visa không chính thức cho các phóng viên nước ngoài trong nhiều năm. Động thái mới nhất của Hoa Kỳ nhằm mục đích thiết lập cái mà ông Pompeo gọi là “sân chơi bình đẳng”, nhưng nó có khả năng thúc đẩy cuộc chiến ngoại giao ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington, và các nhà báo bị cuốn vào cuộc chiến.
Bắc Kinh sẽ nhiều khả năng buộc tội Mỹ phá hủy tự do báo chí. Khi chính phủ Trung Quốc đối mặt với chỉ trích liên quan đến việc họ trục xuất ba nhà báo của Wall Street Journal vào tháng trước, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đáp trả trên Twitter: “Tự do báo chí? Đừng quên Nhà Trắng đã đối xử với CNN thế nào.”
Ông Pompeo nói quyết định này không áp giới hạn lên điều gì những hãng tin này có thể đăng tải ở Mỹ.
“Chúng tôi hy vọng rằng động thái này sẽ thúc đẩy Bắc Kinh thực hiện một cách tiếp cận công bằng hơn đối với Mỹ và các báo chí nước ngoài khác ở Trung Quốc,” ông Pompeo nói.
“Chúng tôi thúc giục chính phủ Trung Quốc ngay lập tức duy trì các cam kết quốc tế của mình về tôn trọng tự do biểu đạt, bao gồm đối với các thành viên báo chí.”
Một quan chức Mỹ nói với điều kiện giấu tên rằng Mỹ thực hiện động thái này với nỗ lực nhằm tìm kiếm sự “có đi có lại” và một “sân chơi bình đẳng”.
Các hãng báo chí Trung Quốc sẽ có thời gian từ nay đến 13/3 để giảm số nhân viên. Giới chức Mỹ lưu ý rằng chỉ khoảng 75 nhà báo Mỹ được cho là hiện đang làm việc tại Trung Quốc.
Bối cảnh
Tháng trước, Mỹ nói họ sẽ yêu cầu các nhà báo Trung Quốc đang làm việc cho năm hãng tin nói trên phải đăng ký là “đại diện nước ngoài” bởi vì “họ hoàn toàn bị kiểm soát” bởi chính phủ Trung Quốc.
Sau đó, Trung Quốc đã trục xuất ba nhà báo của Wall Street Journal có trụ sở ở Mỹ liên quan đến một bài bình luận về dịch virus corona mà Trung Quốc gọi là “phân biệt chủng tộc”.
Các nhà báo, hai trong số họ là người Mỹ, không có vai trò gì trong việc viết bài xã luận này – với tiêu đề “Trung Quốc là con bệnh thực sự của châu Á.”
Bài xã luận này được xuất bản khi Mỹ lên án Trung Quốc về cách đối xử với người Hồi giáo Uighur và cảnh báo rủi ro của việc sử dụng các thiết bị internet 5G của hãng công nghệ Huawei.
Hôm thứ Hai, Câu lạc bộ Nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) cảnh báo rằng Trng Quốc đang sử dụng visa như “một vũ khí chống lại báo chí nước ngoài hơn bao giờ hết.”
Trong một thông cáo, FCCT nói rằng 82% trong số cá nhà báo ở Trung Quốc đã từng trải qua sự can thiệp, bạo lực hoặc quấy rối khi làm việc.
“Khi Trung Quốc đạt tới đỉnh cao mới về ảnh hưởng kinh tế, họ đã cho thấy ra một quyết tâm ngày càng lớn trong sử dụng quyền lực nhà nước để đàn áp việc đưa tin không phù hợp với hình tượng toàn cầu mà nước này muốn thể hiện cho tới nay,” tổ chức này nói trong một báo cáo có tiêu đề “Kiểm soát, Ngăn chặn, Xóa bỏ”.
Tự do báo chí ở Trung Quốc
Năm 2019 Tổ chức Phóng viên Không biên giới đã xếp Trung Quốc ở vị trí 177 trong số 180 quốc gia về mức độ tự do báo chí, sau khi đánh giá về mức độ độc lập của truyền thông, sự tôn trọng an toàn của nhà báo, và tính đa nguyên
BBC bị chặn ở Trung Quốc và năm 2019, BBC đã tung ra một phiên bản website thông qua mạng lưới Tor, một nỗ lực nhằm ngăn chặn nỗ lực kiểm duyệt của các chính phủ, bao gồm Trung Quốc
Chín nhà báo đã bị trục xuất hoặc không được gia hạn visa từ 2013, theo FCCC.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33370-my-them-quy-dinh-siet-chat-voi-nha-bao-tq.html
Hoa Kỳ bắt đầu lấy mẫu DNA của di dân lậu
Tin Washington DC – Lực lượng bảo vệ biên giới Hoa Kỳ trong thời gian tới sẽ thu thập mẫu DNA của các di dân lậu đang bị giam giữ trong nhà tù liên bang, theo đài NBC dẫn 2 nguồn tin chính phủ cho biết. Theo nhà chức trách, việc thu thập DNA được thực hiện theo đạo luật DNA Fingerprint Act, vốn đã được Quốc Hội thông qua năm 2005, yêu cầu lấy mẫu DNA của mọi người bị bắt giữ, bị truy tố, hoặc bị kết tội, và cả mẫu DNA của những người không phải là công dân, nhưng đang bị bắt theo đúng thẩm quyền của chính phủ Hoa Kỳ.Các nhóm bênh vực dân quyền đã chỉ trích kế hoạch của chính phủ, cho rằng chính sách này mang tính kỳ thị, và ảnh hưởng đến quyền lợi của các thân nhân đang ở Mỹ của các di dân lậu. Dưới thời chính phủ Obama, Bộ Nội An đã yêu cầu được miễn thực hiện quy định này, với lý do Bộ không đủ người để thu thập mẫu DNA. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm ngoái, chính phủ Trump cho biết việc thu thập mẫu DNA nay đã dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn rất nhiều.
Theo bài đăng trên Công báo liên bang, chính phủ nói việc thu thập DNA của những di dân lậu đang bị giam là điều cần thiết để giải quyết các vụ phạm tội do những người này gây ra tại Hoa Kỳ. Mẫu DNA thu được sẽ được gởi trực tiếp cho FBI để lưu trữ trong ngân hàng DNA của cơ quan này, gọi tắt là hệ thống CODIS. Viên chức chính phủ khẳng định, Bộ Nội An sẽ không dùng dữ liệu DNA cho việc tìm kiếm di dân lậu để trục xuất.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-bat-dau-lay-mau-dna-cua-di-dan-lau/
Mỹ báo cáo 15 người chết vì virus corona
Một bệnh viện ở Washington ngày 6/3 loan báo trong tiểu bang này có thêm ca tử vong thứ 12 vì COVID-19, nâng tổng số người chết tại Mỹ vì virus corona chủng mới lên thành 15.Trung tâm Y tế EvergreenHealth ở vùng Kirkland, ngoại ô Seattle, cho hay tiểu bang đã xác nhận ca tử vong mới này.
Kirkland là nơi bùng phát dịch COVID-19 tại một viện dưỡng lão. Có ít nhất 6 người thiệt mạng vì COVID-19 riêng tại viện dưỡng lão này.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-b%C3%A1o-c%C3%A1o-15-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-v%C3%AC-virus-corona-/5318660.html
Tuần duyên Hoa Kỳ gửi
bộ xét nghiệm coronavirus đến du thuyền
Hôm thứ Năm (05/03/2020), các bộ dụng cụ xét nghiệm coronavirus đã được chuyển đến một du thuyền bị cấm cập cảng San Francisco, sau khi ít nhất 35 người trên tàu có các triệu chứng giống như cúm có liên quan đến hai ca khác đã được xác nhận nhiễm COVID -19.Trực thăng đã chuyển các bộ dụng cụ cho du thuyền Grand Princess, mà Thống đốc tiểu bang California, ông Gavin Newsom cho biết sẽ bị giữ ngoài khơi cho đến khi hành khách và nhân viên phi hành bị ốm được kiểm tra khả năng bị nhiễm coronavirus.
Phát ngôn viên của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Scott Pauley cho hay Tuần duyên Hoa Kỳ đã thực hiện gửi bộ xét nghiệm cho du thuyền. Hôm thứ Năm (05/03/2020) giám đốc điều hành của Cơ Quan Cai Quảng khẩn cấp của thành phố San Francisco, Mary Ellen Caroll nói rằng tối thứ Tư (04/03/2020), du thuyền Grand Princess trở về San Francisco sau chuyến đi 15 ngày đến Hawaii, với 2,383 hành khách và 1,100 thủy thủ đoàn.
Nhưng thống đốc Newsom cấm du thuyền cập cảng sau khi biết một số người trên thuyền có triệu chứng giống COVID-19. Du thuyền Grand Princess cho biết có ít hơn 100 du khách và nhân viên đã được xác định để xét nghiệm, kể cả những người bị bệnh. Bà Carroll cho biết chiếc du thuyền có thể được điều hướng đến một điểm cập bến khác ngoài San Francisco.
Hôm thứ Tư (04/03/2020) thống đốc Gavin Newsom đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn tiểu bang để đối phó với sự bùng phát của coronavirus. Cơ quan y tế California đã xác nhận có 59 ca mắc bệnh, chỉ sau tiểu bang Washington, nơi chính quyền tiểu bang đã ghi nhận có đến 70 ca mắc bệnh. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tuan-duyen-hoa-ky-gui-bo-xet-nghiem-coronavirus-den-du-thuyen/
21 người trên du thuyền ngoài khơi San Francisco
nhiễm virus corona
21 người xét nghiệm dương tính với virus corona vào ngày thứ Sáu trên một du thuyền bị từ chối cho vào vịnh San Francisco, sau khi một số hành khách và nhân viên phát triển các triệu chứng giống như cúm trên tàu.Phó Tổng thống Mike Pence, gần đây được bổ nhiệm làm người dẫn đầu nỗ lực của chính phủ Mỹ ứng phó dịch virus corona, cho biết du thuyền Grand Princess sẽ được đưa vào một cảng phi thương mại, nơi tất cả 2.400 hành khách và 1.100 nhân viên sẽ trải qua một đợt xét nghiệm khác.
Ông Pence cho biết tất cả nhân viên sẽ vẫn được cách li trên tàu, dù họ có xét nghiệm dương tính hay không, nhưng không rõ chính xác liệu những hành khách không có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh thì sẽ như thế nào.
Hành khách tỏ ra sốc và bất mãn với việc họ không được thông báo về kết quả xét nghiệm trước khi ông Pence đưa ra loan báo, và tức giận vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với họ tiếp theo.
“Mọi người đang cố gắng xoay sở với những thông tin họ được cung cấp. Ý tôi là, tại sao chúng tôi không biết gì cả trước khi phó tổng thống công bố trên TV?” Kari Kolstoe, 60 tuổi, một giáo viên về hưu và có bệnh ung thư từ Grand Fork, bang North Dakota, nói với hãng tin Reuters trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Bà nói bà lo lắng không biết có về kịp cho đợt hóa trị tiếp theo hay không. “Rất là bất an,” bà nói.
Trong chuyến thăm trụ sở của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ tại thành phố Atlanta, trước khi kết quả xét nghiệm ban đầu của du thuyền được công bố, Tổng thống Donald Trump nói ông muốn hành khách của Grand Princess vẫn ở trên tàu trong thời gian cách li.
Ông nói nếu cho phép hành khách quay trở lại trên đất Mỹ thì những người có thể bị bệnh sau đó sẽ làm tăng số ca mắc virus corona tại nước này.
“Tôi không cần con số tăng lên gấp đôi vì con tàu đó, không phải lỗi của chúng tôi,” ông nói.
Princess Cruise, một đơn vị của công ty vận hành du thuyền hàng đầu thế giới, Carnival Corp, cho biết trong một thông cáo rằng bác sĩ trên tàu “đang trong quá trình thông báo cho hành khách và đội ngũ nhân viên về kết quả cá nhân của họ. Tất cả hành khách và nhân viên bị ảnh hưởng sẽ vẫn ở yên trong phòng của họ.”
“Hành khách sẽ tiếp tục được cung cấp internet và điện thoại miễn phí để giữ liên lạc với gia đình và người thân, và công ty đang nỗ lực để làm tất cả hành khách cảm thấy thoải mái,” họ nói.
Tình thế của du thuyền Grand Princess gợi nhớ đến du thuyền Diamond Princess, cũng thuộc sở hữu của Carnival, đã bị cách li ở ngoài khơi Nhật Bản vào tháng 2 và là thời điểm tập trung nhiều nhất các trường hợp nhiễm virus corona bên ngoài Trung Quốc.
Các chuyên gia đã chỉ trích cách thức các quan chức Nhật Bản xử lí việc cách li trên tàu, vì cuối cùng khoảng 700 người bị nhiễm bệnh và sáu người chết.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-tren-du-thuyen-ngoai-khoi-san-francisco-nhiem-virus-corona/5319402.html
Tổng thống Trump nói số liệu tử vong
do COVID-19 của WHO là ‘giả’
Băng ThanhTổng thống Trump tham gia một sự kiện của Fox News Channel vào ngày 5/3/2020, tại Trung tâm Văn hóa Scranton (ảnh chính thức của Nhà Trắng chụp bởi Shealah Craighead).
“Đây chỉ là linh cảm của tôi”, Tổng thống Donald Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với hãng Fox News vào hôm 4/3, nhằm nói về việc ông không tin đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tỷ lệ tử vong toàn cầu do COVID-19 là 3,4%.
“Tôi nghĩ rằng 3,4% thực sự là một con số giả”, Tổng thống Trump nói với Sean Hannity, người dẫn chương trình của hãng Fox News trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại được phát sóng trực tiếp.
“Hiện tại, đây chỉ là linh cảm của tôi”, ông Trump nói. “Dựa trên rất nhiều cuộc trò chuyện mà tôi trao đổi với những người làm việc này, có nhiều người sẽ mắc bệnh, nhưng triệu chứng rất nhẹ, họ sẽ khỏe lên rất nhanh, và thậm chí không cần phải gặp bác sĩ hay điện thoại cho bác sĩ”.
“Anh không bao giờ nghe về những người này, vì vậy anh không thể đưa họ vào danh sách những người nhiễm cúm corona hay virus. Vì vậy, anh không thể làm điều đó”, Tổng thống Trump nói với người dẫn chương trình của hãng Fox News.
Sau đó, ông Trump dự đoán tỷ lệ tử vong: “Anh biết không, có vẻ như 3 hoặc 4% là một con số rất cao, thay vì chỉ là 1%…. Họ không biết về những trường hợp mắc bệnh nhẹ, và thường những người như vậy sẽ không đến bệnh viện. Nhiều trường hợp họ đã không thông báo với bác sĩ hoặc bệnh viện. Vì vậy, tôi nghĩ rằng con số đó là rất cao. Cá nhân tôi, tôi sẽ nói con số này chỉ dưới 1%”.
Trước đó, trong một cuộc họp báo vào hôm 3/3, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của WHO cho biết: “Trên toàn cầu, khoảng 3,4% trường hợp được báo cáo nhiễm COVID-19 đã chết”.
Ban đầu, tỷ lệ tử vong được ước tính là 2% sau khi dịch bùng phát tại Trung Quốc. Sự bùng phát virus corona chủng mới này được so sánh với dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 – 1919 khi tỷ lệ tử vong là 2 đến 3%.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-noi-so-lieu-tu-vong-do-covid-19-cua-who-la-gia.html
Chính phủ Mỹ sắp
cấp một triệu bộ xét nghiệm COVID-19
Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ ngày thứ Năm cho biết một triệu bộ xét nghiệm COVID-19 dự kiến sẽ được đưa đến tại các phòng xét nghiệm của Mỹ vào cuối tuần này.Bộ trưởng Alex Azar cho biết các bộ xét nghiệm virus corona đang được vận chuyển từ một nhà sản xuất tư nhân.
Chính quyền Trump đã hứng chịu những lời chỉ trích về việc thiếu hụt các bộ xét nghiệm.
Phó Tổng thống Mike Pence ngày thứ Năm tại bang Washington nói, “Chúng tôi không có đủ các bộ xét nghiệm vào lúc này để đáp ứng nhu cầu mà chúng tôi dự đoán trong tương lai,” nhưng nói thêm rằng “tiến độ thực sự” đã đạt được “trong vài ngày qua.”
Ông Pence hôm thứ Năm đã gặp Thống đốc bang Washington Jay Inslee. Washington là nơi có 11 trong số 12 người Mỹ tử vong vì virus này. Hầu hết các trường hợp tử vong ở Washington tập trung tại một viện dưỡng lão gần Seattle.
Bốn bang của Mỹ – Maryland, California, Florida và Hawaii – đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì virus.
https://www.voatiengviet.com/a/chinh-phu-my-sap-cap-mot-trieu-bo-xet-nghiem-covid-19/5319048.html
Hơn 100.000 người nhiễm virus corona trên thế giới
Số người nhiễm virus corona chủng mới hôm 6/3 đã vượt quá 100.000 trên toàn thế giới trong lúc dịch bệnh lan tới nhiều quốc gia hơn và gây nên thiệt hại kinh tế to lớn.Ngày càng có thêm nhiều người được yêu cầu ở nhà đi không đi làm, trường học bị đóng cửa, các cuộc tụ tập lớn và các sự kiện thể thao và âm nhạc bị hủy bỏ, các cửa hàng bán sạch các nhu yếu phẩm như đồ dùng vệ sinh và nước, và các nơi công cộng đều thấy mọi người đeo khẩu trang.
Dịch bệnh COVID-19 đã làm chết hơn 3.400 người và lan rộng ra hơn 90 nước, với sáu nước báo cáo có các trường hợp đầu tiên trong ngày 6/3.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói mọi nước nên đưa việc ngăn chặn dịch bệnh lên làm ưu tiên hàng đầu, chỉ ra kế hoạch hành động quốc gia của Iran nhằm chống lại một trong những ổ bùng phát dịch nghiêm trọng nhất sau một khởi đầu chậm chạp.
Số người chết vì virus ở Iran đã tăng lên tới 124 người, trong khi hơn 1.000 trường hợp mới được chẩn đoán trong 24 giờ qua.
Tại Mỹ, cường quốc kinh tế của thế giới, có ít nhất 57 trường hợp nhiễm virus corona mới được xác nhận trong khi có những ca nhiễm lần đầu tiên được phát hiện ở các bang Colorado, Maryland, Tennessee và Texas, cũng như thành phố San Francisco ở California. Khoảng 230 người bị nhiễm bệnh và 15 người đã tử vong.
Hơn 2.000 người đang bị mắc kẹt trên du thuyền Grand Princess sau khi nó bị cấm quay trở lại cảng ở San Francisco vì ít nhất 35 người trên tàu có các triệu chứng giống như cúm. Các bộ xét nghiệm đã được đưa ra tàu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kí một dự luật phân bổ 8,3 tỉ đôla để tăng cường kiểm tra virus và các hành động khác.
Các chuỗi cung ứng bị tê liệt trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi dịch bệnh khởi phát.
Cổ phiếu của các hãng hàng không và du hành chịu ảnh hưởng nặng nề khi hành khách hủy bỏ những chuyến đi không cần thiết.
Lãi suất trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ giảm xuống mức thấp lịch sử vào ngày 6/3 vì lo ngại dịch bệnh sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu.
Hơn 100.300 người đã bị nhiễm bệnh trên toàn cầu, theo một thống kê của Reuters dựa trên các thông cáo từ các bộ y tế và các quan chức chính phủ.
Trung Quốc đại lục có hơn 3.000 người chết, nhưng dịch bệnh hiện đang lan nhanh hơn ở những nơi khác. Số người chết ở Ý, nơi chứng kiến đợt bùng phát trầm trọng nhất ở châu Âu, tăng lên 197 người.
https://www.voatiengviet.com/a/hon-100000-nguoi-nhiem-virus-corona-tren-the-gioi/5319045.html
Virus corona: Cách đối thoại với trẻ em về dịch bệnh
Justin ParkinsonBBC NewsVới số người nhiễm và tử vong vì virus corona đang gia tăng khắp thế giới, trẻ em đang chìm ngập giữa biển thông tin đúng cũng như tin giả từ nhiều nguồn.
Vậy cha mẹ nên làm thế nào để trẻ vẫn được cập nhật tin tức nhưng không hoảng sợ?
“Con sẽ bị nhiễm bệnh phải không?”
“Trường học sẽ tiếp tục đóng cửa sao?”
“Ông hay bà có chết vì virus không ạ?”
Tin tức về virus corona đang tràn ngập mọi ngóc ngách đời sống. Và trẻ em, như mọi khi, luôn đặt ra những câu hỏi hóc búa về những gì sẽ diễn ra.
Dù nguy cơ dịch bệnh đối với người trẻ khá thấp nhưng những bài viết trên mạng xã hội và tin đồn thổi có thể khiến các em bị hoảng loạn.
Những thông tin về số người tử vong, tình trạng khan hiếm lương thực, việc đóng cửa trường học và cụm từ “đại dịch tiềm ẩn” được nhắc đi nhắc lại trên truyền thông có thể tăng thêm sự bất an.
Giữ bình tĩnh
Giọng điệu là điều quan trọng khi nói với trẻ em về vấn đề dịch bệnh, Angharad Rudkin, chuyên gia tâm lý học lâm sàng và nhà tư vấn của cuốn sách nuôi dạy con What My Child Thinking? đưa ra lời khuyên:
“Tất cả chúng ta đều thích thú với những câu chuyện rùng rợn ở một mức độ nào đó, nhưng không ai muốn nghe quá nhiều về điều đó, nhất là khi chuyện đó sát sườn với mình”, bà nói. “Hãy giúp con bạn không bị cảm thấy đe dọa bằng cách cung cấp thông tin cho con. Như về những cách lây lan của virus corona và cách thức giảm thiểu rủi ro, ví dụ như chơi với những bong bóng đầy màu sắc khi rửa tay.”
Covid-19 là bệnh về đường hô hấp do một dòng virus corona lạ gây ra. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường là sốt, tiếp đến là ho khan. Sau đó khoảng một tuần, người bệnh bị khó thở và một số bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện.
Các y bác sĩ vẫn chưa biết chắc chắn cách thức lây nhiễm của virus từ người sang người. Nhưng dòng virus tương tự thường truyền qua những giọt rơi từ cơ thể, chẳng hạn như hạt nước bắn ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.
Theo bác sĩ Rudkin, điều cần thiết là nói chuyện với trẻ về những điều chúng có thể kiểm soát, chẳng hạn như vứt khăn giấy và cách vệ sinh cá nhân, thay vì nói đến những thứ chúng không thực hiện được.
Sau khi giải thích xong với con, bố mẹ nên chuyển qua chủ đề “không nghiêm trọng, không đe dọa chẳng hạn như bữa trưa của con ăn gì hay đội bóng nào sẽ giành chiến thắng tối nay”, bà nói thêm.
Virus có thể sớm gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Chính phủ Anh cho biết họ đã chuẩn bị kế hoạch trong trường hợp có tới 1/5 số công nhân có thể nghỉ ốm lúc dịch đến đỉnh điểm và trường học có thể bị đóng cửa.
Vấn đề lấn cấn khi giải thích cho trẻ là chúng ta khó đoán biết trước chuyện gì sẽ xảy đến. Mặc dù ở giới hạn nào đó, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng trẻ em nhiễm Covid-19 có xu hướng biểu hiện các triệu chứng nhẹ.
Trong khi bố mẹ thường có kinh nghiệm trong việc lý giải về các mối đe dọa toàn cầu như chiến tranh, khủng bố và biến đổi khí hậu thì trẻ em trước tuổi vị thành niên vẫn đang phát triển năng lực đánh giá rủi ro, Tiến sĩ Rudkin nói. Vì vậy, điều quan trọng là tìm hiểu mức độ lo lắng của trẻ đối với virus corona là gì.
“Hãy hiểu rằng bạn không biết tất cả câu trả lời nhưng những người đưa ra quyết định thường nắm đủ thông tin họ cần.”
Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết
Chuyện một doanh nhân trở thành tình nguyện viên chống bệnh dịch
Virus corona: Tuổi nào, giới tính nào thì dễ chết?
Ngược lại, phụ huynh nên được thông tin càng nhiều càng tốt trước khi giải thích cho con cái, bao gồm cả việc cập nhật lời khuyên chính thức, Tiến sĩ Rudkin nói.
Trong trường hợp trẻ bị nhiễm virus corona, bố mẹ không nên nghiêm trọng hóa những rủi ro đối với sức khỏe của chúng.
“Bố mẹ có thể nói với con rằng “cảm giác hơi giống bệnh cúm”, để trẻ không thấy bệnh đáng sợ như chúng nghĩ”, Jon Gilmartin, một nhà trị liệu ngôn ngữ tại tổ chức từ thiện giao tiếp trẻ em I Can, nói.
Người già và người có sẵn bệnh là đối tượng dễ bị mắc nhiễm và tử vong cao do virus corona. Điều này có thể khiến trẻ lo lắng cho ông bà, người thân hay bạn bè lớn tuổi.
Tiến sĩ Rudkin khuyên bố mẹ có thể dùng lập luận “Ai cuối cùng cũng sẽ chết nhưng điều đó sẽ không xảy đến cho đến khi chúng ta thực sự, thực sự già”.
Dùng ngôn ngữ dễ hiểu
“Chúng ta có thể nói về bệnh dịch bằng một chút hài hước, bằng nụ cười hay những cái chạm nhẹ. Điều đó giúp con trẻ không rơi vào cái hố không cần thiết, cho tới khi chúng 13 tuổi”, bà nói thêm. “Hãy trấn an con bạn rằng các thành viên gia đình đều khỏe mạnh và bạn sẽ tiếp tục làm mọi thứ để giữ cho mọi người, kể cả ông bà được an toàn.”
Khả năng xử lý những thông tin phức tạp và đáng lo ngại của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Vì vậy cách bố mẹ đối thoại với trẻ ba tuổi rất khác so với việc đối thoại với trẻ vị thành niên – và nó bao gồm cả việc phán xét cá nhân.
Ông Gilmartin đề xuất bố mẹ nên sử dụng “ngôn ngữ đơn giản” cho mọi lứa tuổi và cho để trẻ hỏi “tất cả mọi câu hỏi” để trẻ có cảm giác mình đang được lắng nghe.
Trẻ em, cũng như các nhóm tuổi khác, tiếp cận với những câu chuyện được thêu dệt và thông tin sai lệch về virus corona qua tin đồn. Đặc biệt đối với độ tuổi thiếu niên và thanh thiếu niên trên phương tiện truyền thông xã hội.
Cách tốt nhất để tránh điều này là cung cấp “trấn an và đưa thông tin phù hợp với lứa tuổi “, Tiến sĩ Rudkin nói, vì nguồn tin mà những người trẻ tin tưởng nhất là từ bố mẹ chúng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51750472
Cả thế giới bị ảnh hưởng khi nền kinh tế TQ đình trệ?
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gần như đóng cửa trong thời gian qua vì Covid-19, gây nên những tổn thất kinh tế trên toàn cầu. Từ các công ty đa quốc gia đến người lái xe tải hay hướng dẫn viên du lịch đều bị tác động xấu.Tại một khu công nghiệp ở Chicago, cách Trung Quốc hơn 6.000 dặm, ông Michael Smerling cảm nhận rõ sự tàn phá của dịch Covid-19.Ông Smerling sản xuất ba lô, túi du lịch và thiết bị ngoài trời cho các công ty như Bed Bath & Beyond, Nordstrom Rack và Amazon. Lúc này, nhà kho của công ty ông đang chật kín hàng.
Tuần trước, ông cho 8 công nhân nghỉ việc. Họ chiếm 1/5 trong đội công nhân làm việc toàn thời gian mà ông đang thuê. “Đây là quyết định khó khăn nhất trong công việc mà tôi phải đưa ra từ trước đến nay”, ông Smerling nói với New York Times.
Nếu Covid-19 đẩy thế giới vào suy thoái, Trung Quốc sẽ là lý do lớn nhất. Các nhà kinh tế học cảnh báo rằng, tình trạng doanh nghiệp đóng cửa ở Trung Quốc đe dọa các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và cả Mỹ. Những tập đoàn lớn như Apple, Microsoft, AB InBev và Pfizer đều đã cảm nhận tác động.
“Nền kinh tế luôn phải chuyển động. Rất nhiều thứ liên quan đến nhau: chuỗi cung ứng, vận tải, giao thông, dịch chuyển hàng hoá. Thật điên rồ khi nói rằng chúng ta có thể dừng nền kinh tế rồi tái khởi động”, ông Rodney Jones, một nhà kinh tế chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, nói.
Trung Quốc là khách hàng lớn của các ngành dầu khí, thực phẩm và nguyên liệu thô khác. Trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại, Trung Quốc mua hơn 1/4 đậu tương của Mỹ. Ngành khai mỏ đang sử dụng hơn 200.000 nhân công của Úc cũng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Tại Mông Cổ, ngành khai thác than chiếm gần một nửa thu nhập từ xuất khẩu và mang lại việc làm cho những người như ông Battogtokh Uurtsaikh, một người đang băn khoăn xem nên làm gì tiếp theo.
Ông Battogtokh thường lái chiếc xe tải 70 tấn chở than từ một mỏ lớn trên cao nguyên Gobi đến biên giới Trung Quốc. Trên con đường 2 làn đó, ông có thể gặp nhiều tài xế chở than khác. Nếu công việc thuận lợi, ông Battogtokh kiếm được 1.600 USD (hơn 37 triệu đồng) mỗi tháng. Nhưng tháng 1 năm nay, Mông Cổ đóng cửa biên giới. Một số người bạn của ông Battogtokh vẫn chở than đến biên giới với hy vọng tìm được người mua. “Nhưng họ không được khách Trung Quốc thanh toán. Họ thậm chí không còn tiền mua thức ăn”, ông Battogtokh kể.
Trung Quốc không chỉ mua nhiều nguyên liệu thô. Nước này cũng là đối thủ của Mỹ trong ngành mua sắm. Người Trung Quốc mua ôtô, điện thoại thông minh và hàng xa xỉ nhiều nhất thế giới.
Dân Trung Quốc chi hơn 250 tỷ USD cho du lịch mỗi năm, nhiều hơn Mỹ.
Giờ đây, hầu hết người Trung Quốc đang ở nhà. Cuối tháng 1, Trung Quốc dừng bán các tour du lịch. “Tôi không còn khách hàng nào cả”, ông Saichon Chuenchoo, một hướng dẫn viên du lịch có 25 năm kinh nghiệm ở Thái Lan, cho biết.
Khoảng 10.000 hướng vẫn viên ở nước này không có việc làm từ khi Covid-19 lây lan.
Khó lựa chọn
Nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ giảm tốc mạnh, thậm chí suy thoái trong quý 1 năm nay do tác động của Covid-19.
Dịch bệnh đã khiến các ngành sản xuất và dịch vụ tê liệt, đẩy Bắc Kinh vào thế khó khi phải chọn giữa từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2020 hay quay lại bài cũ là hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế vốn đang nặng nợ để kích thích tăng trưởng.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng trong tháng 2 giảm xuống mức thấp chưa từng có, cho thấy mức tàn phá khủng khiếp của Covid-19 đối với nền kinh tế Trung Quốc, khiến các nhà kinh tế đánh tụt dự báo tăng trưởng của nước này trong năm nay.
Một số chuyên gia thậm chí còn nói đến khả năng chưa ai từng nghĩ đến, rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 1 năm nay ở mức 0%, thậm chí tụt giảm so với quý trước, cho dù tình trạng này chỉ là ngắn hạn. Nếu tăng trưởng âm trong quý này, đây sẽ là lần đầu tiên xảy ra ở Trung Quốc kể từ khi kết thúc Cách mạng văn hoá năm 1976.
Báo cáo của Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh Trung Quốc trong quý 1 sẽ giảm tới 6,3% so với quý 1/2019, còn mức tăng trưởng của cả năm 2020 sẽ thấp hơn nhiều so với kế hoạch 5,6% mà Bắc Kinh đặt ra để hoàn thành mục tiêu kinh tế.
Nếu vẫn muốn đạt được mức tăng trưởng 5,6% như kế hoạch, Trung Quốc sẽ phải đạt được tốc độ 12,7% trong nửa sau của năm nay, theo tính toán của các nhà kinh tế học tại Singapore.
“Câu hỏi đặt ra là điều này có khả thi hay không và liệu những hậu quả về gánh nặng nợ và giảm hiệu quả đầu tư có xứng đáng với cái giá bỏ ra hay không”, báo cáo viết.
Ngày 3/3, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có động thái khẩn cấp là giảm nửa điểm phần trăm lãi suất cơ bản, xuống ngưỡng 1-1,25%, nhằm bảo vệ nền kinh tế lớn nhất thế giới trước tác động của Covid-19.
“Các thành tố cơ bản của kinh tế Mỹ vẫn mạnh. Nhưng virus corona gây rủi ro ngày càng lớn lên hoạt động kinh tế”, Fed nói trong thông cáo.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33359-ca-the-gioi-bi-anh-huong-khi-nen-kinh-te-tq-dinh-tre.html
Thị trường chứng khoán lại hoảng loạn vì virus corona
Thanh PhươngHôm qua, 06/03/2020, các thị trường tài chính lại rơi vào hoảng loạn khi thấy số người lây nhiễm virus corona trên thế giới tiếp tục tăng nhanh. Các chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh, giá dầu giảm 10%.
Chỉ số của thị trường chứng khoán Wall Street hôm qua lại giảm 0,98%, sau khi đã mất hơn 3% hôm 05/03. Chỉ số của các thị trường chứng khoán của châu Âu sụt giảm mạnh hơn: Milan và Madrid 3,50%, Francfort 3,26%, Luân Đôn 3,62% và nặng nhất là Paris 4,14%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ cuộc trưng cầu dân ý ở Anh Quốc về Brexit tháng 06/2016. Về dầu hỏa, giá thùng dầu ở thị trường New York hôm qua đã giảm đến 10,1%, ở Luân Đôn giảm 9,4%.
Hôm qua tổng thống Donald Trump trấn an là các thị trường chứng khoán sẽ tăng trở lại, đồng thời ông kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế. Nhưng chính cố vấn kinh tế của tổng thống, ông Larry Kudlow thừa nhận là kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ tăng trưởng chậm lại trong quý 2.
Xuất khẩu Trung Quốc tuột dốc
Theo các số liệu do hải quan Trung Quốc công bố hôm nay, 07/03, xuất khẩu của Trung Quốc trong hai tháng 1 và 2/2020 đã sụt giảm đến 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy nền kinh tế thứ hai thế giới đang bị tê liệt do tác động của dịch Covid-19.
Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 02/2019, cao điểm của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Do xuất khẩu sụt, mức thặng dư mậu dịch của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ đã giảm đến 40% trong hai tháng 1 và 2, rơi xuống mức 25,4 tỷ đôla, cũng theo các số liệu của hải quan Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200307-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ch%E1%BB%A9ng-kho%C3%A1n-l%E1%BA%A1i-ho%E1%BA%A3ng-lo%E1%BA%A1n-v%C3%AC-virus-corona
Virus corona khủng bố làng giải trí thế giới
Thanh HàTừ điện ảnh đến ca nhạc và cả thể thao, Covid-19 không chừa một ai. Virus corona uy hiếp làng điện ảnh Hollywood. Trong hai tháng, 2 tỷ đô la không cánh mà bay trong lúc Covid-19 ngày càng tiến gần vào đến kinh đô điện ảnh và nghệ thuật của nước Mỹ là bang California và New York.
Sự kiện phim James Bond phải hoãn 6 tháng ngày ra mắt công chúng đủ cho thấy virus corona có sức công phá lợi hại đến mức độ nào. Ông trùm Jeff Bock của làng giải trí Hoa Kỳ nhìn nhận đây là “hiện tượng chưa từng có”. Đôi khi có những “sự cố” ảnh hưởng đến “một vài bộ phim riêng lẻ” nhưng chưa bao giờ “cả nền điện ảnh Mỹ bị đóng băng như lần này”.
Trong hai tháng đầu 2020, khi dịch bệnh mới bùng phát tại Trung Quốc hồi tháng 12/2019 và còn khoanh vùng tại châu Á, thiệt hại đã lên tới 2 tỷ đô la. Tại Mỹ, thời gian qua, khán giả vẫn chịu khó đi xem phim. Nhưng liệu các rạp chiếu xi-nê có còn đông khách lui tới khi Covid-19 đã tràn sang luôn cả tới Hoa Kỳ ? Bang California, chiếc nôi điện ảnh của Mỹ, ban hành “tình trạng khẩn cấp” về y tế. Số ca lây nhiễm tăng nhanh tại bang New York và những ca tử vong tập trung tại bang Washington.
Không chỉ có giới yêu điện ảnh thất vọng hay các nhà tài trợ và sản xuất lo thất thu bạc triệu, mà cả thị trường giải trí ở Mỹ cũng đang ngồi trên lửa vì các kênh phân phối từ Amazon đến Apple hay Netflix đều dọa sẽ “vắng bóng” tại các hội chợ phim hay liên hoan quốc tế ! Festival phim tổ chức trài thành phố Austin, bang Texas vừa bị hủy.
Ở ngoài lãnh thổ Mỹ, trước mắt ban tổ chức liên hoan phim quốc tế Cannes (12-23/05/2020) đang theo dõi sát từng ngày đà lây lan của dịch Covid -19 . Cũng Jeff Back nói tới kịch bản virus corona làm “tê liệt nền điện ảnh Hoa Kỳ”.
Pháp, đời sống văn hóa bị đóng băng
Tại Pháp, hàng ngàn nghệ sĩ, nhạc sĩ và diễn viên có nguy cơ bị “thất nghiệp” vì dịch. Hầu hết các hội chợ được dự trù diễn ra trong tháng 3-4/2020 đều đã bị hủy bỏ, từ hội chợ sách quốc tế Paris đến liên hoan Series Mania dành cho thể loại phim nhiều tập tại thành phố Lille hay festival trò chơi điện tử Retro Gaming Play tại Meaux… đều phải đầu hàng trước virus corona.
Những nhà hát lớn ở Paris đang lo bị thua lỗ sau khi đã phải hủy các buổi trình diễn với những tên tuổi của làng ca nhạc Pháp và quốc tế từ nay cho tới đầu tháng 5/2020. Theo giới trong ngành, khoản thất thu đã lên tới 250 triệu euro!
Thế giới thể thao cũng bị khuynh đảo không kém. Trận cầu rugby rất được mong đợi giữa Ý và Anh trong mùa 6 đội lớn của châu Âu tranh hùng, dự kiến diễn ra ngày 14/03/2020 tại thủ đô Roma đã bị dời lại vô hạn định. Cuộc chạy đua Marathon của Paris với 65.000 người tham dự bị dời từ mùa Xuân sang
mùa thu năm nay ! Đó là chưa kể, tại Tokyo, ban tổ chức Thế Vận Hội đang phập phồng lo sơ virus corona phá hỏng đại hội thể thao lớn nhất thế giới vào mùa hè năm nay Olympique tháng 7 tới đây.
http://www.rfi.fr/vi/x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20200307-virus-corona-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-l%C3%A0ng-gi%E1%BA%A3i-tr%C3%AD-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi
Châu Âu ‘bối rối’ trong cách ứng phó với TQ
Cách đây 3 năm, Chủ tịch Trung Quốc khéo léo lấy lòng châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh thế giới ở Davos, Thụy Sỹ khi ca ngợi chủ nghĩa đa phương, thương mại tự do và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.Đối với nhiều người châu Âu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một thời gian ngắn có vẻ là đối tác thú vị hơn Tổng thống Donald Trump, người đã rút Mỹ khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chê bai Liên minh châu Âu (EU) và hoài nghi về giá trị của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chương trình Vành đai và Con đường đầy tham vọng của ông Tập cũng khiến các chính trị gia châu Âu phải thèm khát hàng tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự thích thú đó đang suy giảm dần khi châu Âu phải đương đầu với một Trung Quốc trỗi dậy như siêu cường và tìm mọi cách định hướng một trật tự thế giới hoàn toàn mới. Sức thu hút của Trung Quốc càng bị xói mòn thêm khi dịch Covid-19 hiện đã lan ra nhiều nơi trên thế giới, gây ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở Italia và trở thành mối đe dọa đối với các nền kinh tế châu Âu khác.
“Trung Quốc đang cố gắng xuất khẩu mô hình quản trị của họ vào châu Âu. Châu Âu đang thức tỉnh nhiều hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Chúng tôi giờ đã nhìn nhận Trung Quốc không chỉ là khách hàng, thị trường và công xưởng sản xuất khổng lồ mà còn là một tay chơi địa chính trị – địa kinh tế và là một đối thủ thách thức các giá trị của chúng tôi”, Volker Perthes, Giám đốc Viện các vấn đề an ninh và thế giới của Đức, một cơ quan tư vấn cho chính phủ và Quốc hội Đức, nói.
Theo tạp chí Wall Street Journal, các quan điểm mang tính xây dựng về Trung Quốc đã giảm sút nhiều ở châu Âu tương ứng với kết quả các cuộc thăm dò dư luận.
Một nước châu Âu là Thụy Điển dường như bắt đầu lạnh nhạt với Bắc Kinh. Một số đảng phái chính trị ở nước này đã yêu cầu ông Gui Congyou, Đại sứ Trung Quốc tại Stockholm không được xuất hiện trong 3 sự kiện lớn gần đây. Cựu Đại sứ Thụy Điển tại Bắc Kinh Lars Frede cũng khuyến cáo các công ty trong nước muốn đến Trung Quốc làm ăn hãy để ý đến sự bất bình của công chúng Thụy Điển.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Ngoại giao Edgars Rinkevics, khoảng thời gian “lạc quan lãng mạn” của châu Âu về chương trình Vành đai và Con đuờng cũng chấm dứt khi hệ thống tài chính của Trung Quốc giảm tốc. Một bộ trưởng của một nước EU khác thậm chí tuyên bố Trung Quốc “không mang lại lợi lộc gì” cho họ.
Tuy nhiên, Trung Quốc rốt cuộc vẫn rất quan trọng với hệ thống tài chính châu Âu và duy trì một cộng đồng ảnh hưởng ở lục địa này. Thương mại song phương đạt mức 604 tỷ Euro vào năm 2018 (dữ liệu thống kê gần đây nhất được công bố) với mức thâm hụt của châu Âu so với Trung Quốc là 185 tỷ Euro. Các tập đoàn Trung Quốc đã đầu tư vào những hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng ở Châu Âu, chẳng hạn như cảng Pireaus của Hy Lạp hay hệ thống năng lượng thiết yếu của Bồ Đào Nha và thâu tóm quyền kiểm soát các nhà sản xuất mang tính biểu tượng của châu Âu như hãng xe hơi Volvo của Thụy Điển hay thương hiệu lốp xe Pirelli của Italia.
Bị phân tâm khi đối phó với Nga và cả việc Anh rời khỏi liên minh, EU hiện gần như không có một sách lược đối phó thống nhất với Trung Quốc.
Song, vừa qua, các nhà hoạch định chính sách châu Âu cuối cùng nhất trí xếp Trung Quốc là “một đối thủ đang tuyên truyền các kiểu quản trị khác biệt”. Đây là sự thay đổi so với cách tiếp cận trước đây, vốn nhìn nhận Trung Quốc như một đối tác thương mại có lợi. Với quan điểm mới này, theo nhà ngoại giao hàng đầu EU Josep Borrell, ưu tiên hàng đầu của châu Âu là tránh xa việc bị Mỹ và Trung Quốc nhào nặn, ép phải chạy theo thế giới phân cực mới như thời Mỹ – Liên Xô trước kia.
Việc châu Âu đột ngột thức tỉnh trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc diễn ra đúng vào thời điểm châu Âu đang bất hòa với Mỹ. Tổng thống Mỹ Trump không được lòng dân ở các nước châu Âu, một phần do các đe dọa chiến tranh thương mại của ông. Tuy nhiên, trong nội bộ nước Mỹ, khi lãnh đạo Nhà Trắng cần sự hỗ trợ của lưỡng đảng để kiềm chế Trung Quốc thì chắc chắn họ sẽ gây áp lực buộc châu Âu phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mặc dù các lãnh đạo châu Âu đồng thuận rằng, cách ứng phó tốt nhất của châu Âu đối với vấn đề này là tự đi con đường của chính mình.
Một luồng quan điểm cho rằng, bất kể EU có nhiều bất đồng với ông Trump đến thế nào, quan hệ xuyên Đại Tây Dương là quan trọng hơn bao giờ hết và châu Âu phải vững vàng sát cánh bên Mỹ. Như cách nói của Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Rinkevics, cả Mỹ và châu Âu đều không thể một mình đối phó với Trung Quốc.
Trong khi đó, các lãnh đạo châu Âu khác lập luận rằng, Mỹ đã bắt đầu từ bỏ châu Âu dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và EU đang có xu hướng ngày càng mâu thuẫn với Washington. Điều này đồng nghĩa châu Âu phải tránh xa tranh chấp và theo đuổi con đường của riêng họ.
Tổng thống Pháp Macron đã nhấn mạnh đến cách tiếp cận thứ hai, chú trọng vào “quyền tự chủ chiến lược” tốt hơn đối với châu Âu và đề xuất làm mới quan hệ với Nga để khắc chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Quan điểm như vậy cho thấy một sự thay đổi lớn. Trước đây châu Âu coi Nga là mối đe dọa an ninh lớn nhất với Châu Âu sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014, còn giờ họ cho rằng Trung Quốc đang tạo ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều về kinh tế, chính trị và cả quân sự.
Sự phát triển nhanh chóng của căn cứ quân sự Trung Quốc tại Djibouti, một cựu thuộc địa cũ của Pháp ở vùng Sừng châu Phi đã cho phép Trung Quốc mạo hiểm tác động vào khu vực sân sau của châu Âu. Đối với Paris, điều này đã rõ ràng vào tháng 7/2017, khi các tàu chiến Trung Quốc hoạt động ở Địa Trung Hải vượt xa số chiến hạm của Hải quân Pháp.
Song, trong các hội nghị với người châu Âu, các quan chức Trung Quốc vẫn khẳng định những mục tiêu của họ không có gì độc hại. “Thế giới hiện muốn sự đoàn kết và hợp tác giữa Trung Quốc và châu Âu… đặc biệt ở giai đoạn hiện nay khi một cường quốc chính từ bỏ hợp tác toàn cầu và theo đuổi chủ nghĩa đơn phương. Trung Quốc luôn tin rằng, đối với Trung Quốc và EU, các lĩnh vực đồng thuận của chúng ta còn nhiều hơn những bất đồng”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2.
Dẫu vậy, lời trấn an trên đã vấp phải sự hoài nghi. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã vấp phải sự chống đối ngay trong chính đảng cầm quyền của bà khi bà có cách xử lý tương đối mềm dẻo với tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei.
Mỹ đang vận động để các chính phủ EU không cho phép những thiết bị và công nghệ giá rẻ của Huawei tham gia vào việc xây dựng các hệ thống 5G của châu Âu, viện dẫn lí do Trung Quốc đang sử dụng tập đoàn này để do thám nước ngoài. Huawei đã thẳng thừng bác bỏ các cáo buộc và khởi kiện các nhà nghiên cứu Pháp vì tuyên bố bất lợi cho họ. Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Berlin đã đưa ra các đe dọa tấn công vào thương mại xe hơi của Đức nếu Huawei bị loại khỏi thị trường nước này.
Điều này khiến các nhà lập pháp trong đảng của bà Merkel đòi phải hạn chế sự tham gia của các nhà cung cấp “không đáng tin cậy” vào thị trường 5G của Đức, còn các nghị sĩ đối lập kiên quyết yêu cầu “cấm cửa” Huawei. Song, Quốc hội Đức vẫn đang soạn thảo luật về công nghệ 5G.
Các kết quả thăm dò dư luận mới đây của hãng Pew cho thấy, tỉ lệ người dân có quan điểm tích cực về Trung Quốc ở Pháp đã giảm 8% xuống còn 33%, ở Hà Lan giảm 11% xuống còn 36% và ở Đức giảm 5% xuống còn 34%. Trong khi đó, tại Thụy Điển, tỷ lệ ý kiến ủng hộ Trung Quốc đã sụt xuống 25% trong năm 2019, từ mức 42% một năm trước đó.
Cựu Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin, người đang giữ vai trò cố vấn không chính thức cho Tổng thống Emmanuel Macron thú nhận, châu Âu hiện đang kẹt về cách ứng phó thích hợp với Trung Quốc. Chính khách này cho rằng, điều tốt nhất với EU hiện giờ là trở nên đủ mạnh để không bị biến thành quả bóng bàn cho Trung Quốc đánh qua, đánh lại với Mỹ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33367-chau-au-boi-roi-trong-cach-ung-pho-voi-tq.html
Covid-19: Ca tử vong thứ hai tại Anh ở độ tuổi 80
Một người đàn ông ở độ tuổi 80 trở thành người thứ hai ở Anh tử vong sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona.Bệnh viện Milton Keynes nói người đàn ông, người sẵn có vấn đề sức khỏe từ trước, đã xét nghiệm dương tính với virus và qua đời ngay sau đó hôm thứ Năm, 05/3.
Bệnh viện đã cách ly bất kỳ bệnh nhân hoặc nhân viên nào tiếp xúc với ông này.
Virus corona: VN xác nhận ca nhiễm thứ 18; Hơn 100.000 người mắc toàn cầu
Virus corona: Cách đối thoại với trẻ em về dịch bệnh
Phương Phương ở Vũ Hán: ‘Quan chức Trung Quốc rất giỏi đẩy trách nhiệm’
Ca tử vong đầu tiên ở Vương quốc Anh liên quan đến virus đã được xác nhận vào thứ Năm, khi một phụ nữ ở độ tuổi 70 – cũng có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn – đã qua đời trong bệnh viện.
Trong một diễn biến khác, một người đàn ông người Anh đã chết vì virus vào tháng trước tại Nhật Bản sau khi bị nhiễm bệnh trên tàu du lịch hàng hải Diamond Princess.
Thông tin ca tử vong tại Anh thứ hai xuất hiện khi số trường hợp được xác nhận ở Anh tăng lên 164 – mức tăng lớn nhất trong một ngày cho đến nay.
Bệnh viện Milton Keynes nói các cuộc hẹn và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh viện vẫn “hoạt động bình thường”.
Cố vấn trưởng về y tế của chính phủ Anh, Giáo sư Chris Whitty nói rằng công việc đang được tiến hành để truy tìm những người mà người đàn ông thuộc ca tử vong thứ hai này đã tiếp xúc trước khi chết.
Trong khi đó, 21 người – bao gồm 19 thành viên đoàn tiếp viên và hai hành khách – đã thử nghiệm dương tính với coronavirus trên một tàu du lịch bị cấm cập cảng ở San Francisco, California.
Hơn 140 công dân Anh, nhiều người trong số đó là người già và đang lo lắng về việc cung cấp thuốc cho họ, nằm trong số những người mắc kẹt trên con tàu Grand Princess trong vụ dịch bệnh bùng phát.
Quốc tịch của những người đã thử nghiệm dương tính vẫn chưa được tiết lộ.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence nói tất cả 3.500 hành khách và đoàn tiếp viên sẽ được xét nghiệm virus.
Trận đấu bóng bầu dục Six Nations giữa Scotland và Pháp ở Glasgow vào thứ Bảy, 07/03 cũng đã bị hoãn sau khi một cầu thủ người Scotland nhiễm virus.
Cầu thủ này đang được điều trị và có tình trạng ‘tốt’, nhân viên y tế của đội cho biết, trong khi bảy thành viên khác của đội và ban quản lý đang tự cách ly.
Lên tới 164 trường hợp
Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế Anh, tính đến 9:00 GMT ngày thứ Sáu, 06/3, đã có 20.338 người được xét nghiệm.
Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm
‘Ghen Cô Vy’ và ‘Vũ điệu rửa tay’ – khi nhạc và múa tham gia chống dịch
COVID-19 có khiến Olympics 2020 phải hủy bỏ?
Số trường hợp được xác nhận mới nhất dương tính có virus bao gồm 147 trường hợp ở Anh, 11 ở Scotland, ba ở Bắc Ireland và hai ở xứ Wales. Vào tối thứ Sáu, một người thứ tư ở Bắc Ireland được chẩn đoán có virus.
Trong số các trường hợp ở Anh có:
29 ở Luân Đôn
24 ở vùng Đông nam
22 ở vùng Tây nam
21 ở Tây Bắc
13 ở Đông Bắc và Yorkshire
12 ở vùng trung du (Midlands)
11 ở phía Đông nước England
15 chưa được xác nhận
Ở Scotland, có ba trường hợp ở Grampian, hai ở Fife, hai ở Forth Valley và một ở Lothian, Tayside, Ayrshire & Arran và Greater Glasgow & Clyde.
Khoảng 45 trường hợp được xác nhận đã tự cách ly tại nhà, trong khi 18 người đã hồi phục.
Có tới 30 trường hợp không có mối liên hệ nào với du lịch nước ngoài, mà phóng viên y tế của BBC, ông Fergus Walsh nói “cho thấy virus đang tạo được chỗ đứng vững chắc”.
Nhưng ông nói thêm rằng “điều đáng nhấn mạnh là bốn trong số năm người bị nhiễm bệnh sẽ bị bệnh nhẹ”.
Chính phủ Anh cam kết chi thêm 46 triệu bảng cho công việc khẩn cấp để đương đầu với virus corona – bao gồm nhiều kinh phí hơn để phát triển vắc-xin và tiền mặt để giúp một số vùng nông thôn dễ bị tổn thương nhất chuẩn bị cho trường hợp có bùng phát.
Kinh phí sẽ tài trợ cho tám loại vắc-xin có thể đang được phát triển, cũng như cho một phòng thí nghiệm ở Bedford để cố gắng tạo ra một thử nghiệm có thể cung cấp kết quả trong vòng 20 phút.
Hiện tại, các xét nghiệm mất một vài ngày để cho kết quả.
Vào thứ Hai, 09/3, giới chức sẽ tổ chức một cuộc họp để thảo luận về các phương án tổ chức các sự kiện thể thao ‘thi đấu kín’ mà không có người hâm mộ vào dự, nếu dịch bệnh bùng phát và các cuộc tụ họp đông người sẽ bị cấm.
Các diễn biến khác:
Facebook đang đóng cửa văn phòng ở London vào cuối tuần sau khi phát hiện ra rằng một nhân viên ở Singapore đến thăm vào tuần trước đã được chẩn đoán nhiễm virus. Các nhân viên đã được yêu cầu làm việc tại nhà cho đến thứ Hai
British Airways nói hai thành viên trong đội ngũ nhân viên của họ tại sân bay Heathrow – được cho là của nhóm hành lý – đã thử nghiệm dương tính với virus, nguyên nhân gây ra dịch bệnh Covid-19. Hai nhân viên hiện đang tự cách ly ở nhà.
Khách đến thăm một bệnh viện ở Northampton đã ăn cắp các chai đựng chất lỏng vệ sinh tay hàng ngày, với những chai được lấy từ giường bệnh nhân và các lọ xịt tay gắn trên tường
Công ty giao hàng Hermes công bố khoản kinh phí 1 triệu Bảng Anh để hỗ trợ các nhân viên khi họ cần tự cách ly. Động thái này đã được Liên minh GMB khen ngợi
Một nhà thờ ở Devon đã bị đóng cửa để thanh tẩy sâu sau khi một giáo dân có kết quả xét nghiệm dương tính và một ngôi đền Hare Krishna gần Watford cũng đã đóng cửa vì một trường hợp có virus corona được phát hiện trong cộng đoàn tín chúng.
Một trung tâm xét nghiệm virus corona mới nhất đã được khai trương, lần này là ở Đông bắc xứ Wales, nơi mọi người không cần phải rời khỏi xe hơi để được kiểm tra
Các chi nhánh của Starbucks và nhà điều vận xa hỏa LNER đã tạm thời cấm các loại ly, cốc tái sử dụng để đối phó với dịch bệnh
Chính phủ nói Vương quốc Anh vẫn đang trong giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch gồm bốn phần để giải quyết bùng phát virus, bao gồm: kiềm chế, trì hoãn, nghiên cứu và giảm thiểu.
Nhưng các quan chức đang tăng cường công việc để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, một phát ngôn viên của Thủ tướng Boris Johnson nói thêm.
Chính phủ vẫn đang quyết định những biện pháp nào sẽ được thực hiện trong giai đoạn trì hoãn, nhưng trước đó đã nói điều này có thể bao gồm cấm các sự kiện lớn, đóng cửa trường học, khuyến khích mọi người làm việc tại nhà và không khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Trên toàn cầu, số ca mắc virus corona hiện đã vượt qua 100.000 người, với 3.400 ca tử vong.
Tại Ý, quốc gia ở châu Âu bị virus tấn công nặng nhất và đã có hơn 4.600 trường hợp nhiễm virus, chính phủ cập nhật khuyến cáo của mình với người dân. Đất nước này đã ghi nhận thêm 49 trường hợp tử vong vào thứ Sáu, 06/3, nâng tổng số lên tới 197.
Du khách phát triển các triệu chứng sau khi trở về từ bất kỳ vùng nào của nước Ý – không chỉ ở miền Bắc của đất nước – nên tự cách ly, trong khi những người trở về từ khu vực cách ly nên tự cách ly ngay cả khi không có triệu chứng, các khuyến cáo chia sẻ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51783020
Virus corona : Pháp đóng cửa trường học
tại hai ổ dịch tỉnh Oise và Bas-Rhin
Thanh HàTại Pháp hôm nay, 07/03/2020, đã có tổng cộng 716 trường hợp lây nhiễm, 11 bệnh nhân qua đời. Ngay từ chiều qua, chính phủ Pháp thông báo đóng cửa trong vòng 2 tuần từ ngày 09/03/2020 tất cả các nhà trẻ, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học tại hai tỉnh bị coi là ổ dịch Covid-19: Oise ở phía bắc thủ đô Paris và Bas – Rhin ở miền đông bắc nước Pháp.
Tỉnh Oise là nơi có hơn 110 bệnh nhân dương tính với virus corona. Còn ở phía đông bắc, sát biên giới với Đức, hai tỉnh Haut-Rhin và Bas-Rhin cũng bị coi là các ổ dịch, vì số người bị nhiễm tăng lên gấp 8 lần trong 2 ngày, từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 3.
Tại hai tỉnh này, chính quyền quyết định “hạn chế tất cả các cuộc hội họp không cần thiết” nhằm bảo vệ người cao tuổi, những người bị những chứng bệnh kinh niên.
Trước đó, một số trường học tại các tỉnh Haute -Savoie ở miền đông và Morbihan miền tây bắc cũng đã thông báo đóng cửa đề phòng dịch bệnh lân lan. Các biện pháp này vẫn được duy trì.
Phát biểu hôm 06/03/2020, thủ tướng Edouard Philippe lưu ý trong công cuộc chống virus corona, chính phủ “sẽ khởi động giai đoạn 3 trên phương diện toàn quốc vào thời điểm cần thiết”, tức là trong giai đoạn dịch lên đến đỉnh điểm, virus đã hiện diện ở khắp nơi. Khi đó ưu tiên của chính quyền là giảm tác hại của virus với các bệnh nhân. Trước mắt kế hoạch chống dịch của Pháp vẫn được duy trì ở giai đoạn 2, tức là kềm hãm đà lây lan Covid-19.
Tổng thống Emmanuel Macron đánh giá dịch viêm phổi chủng mới hoành hành tại Pháp là điều “không tránh khỏi” tuy nhiên, thủ tướng Philippe trấn an công luận rằng “hệ thống y tế của Pháp cho phép đối phó với tình huống để chăm sóc các bệnh nhân và bảo đảm các hoạt động kinh tế và sinh hoạt trong xã hội không bị gián đoạn”.
Về y tế, chính phủ đã khởi động “Kế Hoạch Trắng” cho phép phối hợp các khoa cấp cứu của các bệnh viện, trưng dụng nhân viên y tế trên toàn quốc. Các biện pháp ngăn ngừa virus corona thâm nhập vào các nhà dưỡng lão cũng đã được tăng cường trong những ngày qua.
Ngoài ra, trước tình trạng thiếu hụt dung dịch khử trùng, chính phủ ra quy định cấm các nhà phân phối đội giá lên cao, đồng thời cho phép các hiệu thuốc tự pha chế nước sát trùng.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200307-virus-corona-ph%C3%A1p-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%8Dc-t%E1%BA%A1i-hai-%E1%BB%95-d%E1%BB%8Bch
Gia đình các nạn nhân vụ rớt máy bay MH17
trông đợi phiên tòa ở Hòa Lan
Tin Amsterdam, Hòa Lan – Vào tuần tới, Hòa Lan sẽ bắt đầu xét xử vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rớt năm 2014, đem tới cho các gia đình bị mất người thân niềm hy vọng rằng họ sẽ biết được điều gì đã thật sự xảy ra. Phiên tòa bắt đầu vào thứ Hai, 9 tháng 3, tại Hòa Lan sẽ xét xử vắng mặt 3 người Nga được cho là các đặc vụ tình báo, cùng một công dân Ukraine là chỉ huy phe ly khai thân Nga.Những người này bị truy tố tội giết người hàng loạt, vì vai trò của họ trong vụ bắn rơi chiếc Boeing 777 của hãng Malaysian Airlines vào ngày 17 tháng 7, 2014, khi máy bay bay qua vùng chiến sự ở miền đông Ukraine. Sự việc khiến toàn bộ 298 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Cả Nga và Ukraine đều không dẫn độ các công dân của họ, nên các nghi can sẽ được xét xử vắng mặt. Cuộc điều tra và xét xử vụ bắn rơi MH17 diễn ra tại Hòa Lan do hầu hết các nạn nhân, gồm 193 người, đều là công dân nước này. Nga liên tục bác bỏ mọi cáo buộc liên quan, dù các công tố viên khẳng định hỏa tiễn Buk bắn rơi chiếc máy bay đã được chuyển vào Ukraine từ căn cứ của Lữ đoàn phòng không số 53 của Nga đặt tại Kursk, và hệ thống phóng sau đó đã được trả về Nga.
Một số vấn đề vẫn chưa được giải quyết hiện nay là ai đã cho phép vận chuyển hỏa tiễn, và ai là người đã khai hỏa hỏa tiễn Buk bắn rơi máy bay. Nhiều người đang chờ đợi xem liệu phiên tòa sắp tới, dự kiến kéo dài nhiều tháng, có trả lời được các thắc mắc này hay không.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/gia-dinh-cac-nan-nhan-vu-rot-may-bay-mh17-trong-doi-phien-toa-o-hoa-lan/
Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ : Căng thẳng gia tăng vì nhập cư
Thanh HàHàng ngàn người tìm đường vào châu Âu đang đổ về biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp sau khi Akara mở cửa biên giới cho phép di dân tràn vào châu Âu. Thủ tướng Hy Lạp hôm qua tuyên bố thỏa thuận nhập cư giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu ký kết hồi 2016 đã bị “khai tử”. Vào sáng nay, 07/03/2020, bạo động lại bùng lên ở Edrine, phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ giáp ranh với Hy Lạp.
Đặc phái viên đài RFI Cerise Sudry Le Du tại trại Pazarkule, tường thuật :
Hàng trăm người đang la ó, đập tay. Nhiều người mẹ bồng những đứa con vừa lọt lòng. Có những người giương cao tấm biểu ngữ ” Chúng tôi muốn qua (cửa khẩu)”. Nhưng vô ích. Cổng rào ở đồn biên giới Pazarkule, phía Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đóng kín trong sự tuyệt vọng của người nhập cư.
Sinan, một người Iran quan sát tình hình từ xa. Xung đột trong những ngày qua đã làm một người thiệt mạng, nên Sinan không muốn lên tuyến đầu.
Anh nói: “Người ta cắt điện để không ai có thể dùng điện thoại, quay video về những gì đang diễn ra tại đây, để rồi những đoạn video đó sẽ được phát tán ra bên ngoài”.
Nước uống cũng không có. Lều trại thì tạm bợ, điều kiện sống rất khó khăn. Nhiều người hết kiên nhẫn. Sebnem không còn biết bà phải làm gì.
Phụ nữ này nói bà không còn tiền để trở lại Istanbul và than thở là bị đối xử như trẻ con. “Tổng thống Erdogan thi bảo cửa đã mở cho mọi người muốn đi đâu thì đi, nhưng đến biên giới thì cửa khẩu lại đóng chặt. Chúng tôi biết đi đâu bây giờ ? Chúng tôi đã bỏ lại tất cả tài sản, không còn tiền bạc gì để đi đến một nơi khác”.
Ở bên trong trại, có nhiều video cho thấy xô xát xảy ra giữa người nhập cư và cảnh sát Hy Lạp”
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200307-hy-l%E1%BA%A1p-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-gia-t%C4%83ng-v%C3%AC-nh%E1%BA%ADp-c%C6%B0
Ông Putin muốn cấm bán đất cho nước ngoài
Hiến pháp Nga đang được xem xét sửa đổi, cấm bán cho bất cứ quốc gia nào, kể cả vùng tranh chấp.Reuters đưa tin, các nội dung sửa đổi Hiến pháp mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất bao gồm việc cấm trao bất cứ phần lãnh thổ nào của Nga, kể cả lãnh thổ đang tranh chấp cho bất cứ quốc gia nước ngoài nào.
“Hành động… hướng tới việc chuyển nhượng một phần lãnh thổ của Nga và kêu gọi những hành động như vậy là bị cấm” – Reuters dẫn nội dung trong văn bản sửa đổi nêu rõ.
Việc sửa đổi sẽ không ảnh hưởng đến “việc phân định, phân định lại ranh giới, phân định lại biên giới Nhà nước với các quốc gia láng giềng”.
Nếu sửa đổi Hiến pháp này được thông qua, người kế vị ông Putin có thể sẽ phải sửa đổi Hiến pháp trước khi giải quyết bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào với nước ngoài mang tới sự bất lợi cho người Nga.
Tờ báo Anh cho rằng, đề xuất sửa đổi của ông Putin là một trong những thay đổi Hiến pháp đáng chú ý bởi hiện nay, Moscow đang có những phần tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Ukraine.
Nga và Nhật Bản cùng tuyên bố lãnh thổ ở quần đảo mà Moscow gọi là Kuril trong khi Tokyo gọi đây là Vùng Lãnh thổ phương Bắc. Hai bên đã từng tiến hành các cuộc đối thoại tích cực ở những cấp cao nhất và tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học chung, đang trong lộ trình thúc đẩy những kế hoạch kinh tế chung ở đây. Tuy nhiên, cho đến nay, Moscow và Tokyo vẫn bất đồng về thời gian xác định chủ quyền của hòn đảo bị phụ thuộc vào các thỏa ước từ hồi Chiến tranh Thế giới Thứ Hai.
Ngoài ra, truyền thông phương Tây cho rằng, Moscow cũng có phần lãnh thổ tranh chấp với Ukraine là bán đảo Crimea. Tuy nhiên, vùng lãnh thổ này đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014, quyết định tách khỏi Ukraine và trở thành một phần lãnh thổ của Nga. Đây là hình thức lấy ý kiến dân chủ theo quan niệm của nhiều quốc gia châu Âu song ngay cả Ukraine và EU lại từ chối chấp nhận kết quả này bởi cho rằng cuộc trưng cầu dân ý có sự xuất hiện của những binh lính Nga bao vây, dẫn tới kết quả bị sai lệch.
Về điều này Tổng thống Nga đã từng giải đáp. Sau khi nhận được tin tức về tình hình bất ổn chính trị ở Kiev, sự thay đổi quyền lực nhằm lật đổ Tổng thống lúc bấy giờ là Viktor Yanukovich đã được lên kế hoạch thì ông Putin đã yêu cầu một cuộc thăm dò bí mật về việc người Crimea muốn sáp nhập vào Nga hay không. Kết quả chiếm tới 75% và khi đó, ông mới triển khai nhiệm vụ “tạo cơ hội cho người dân được thể hiện quan điểm của mình về việc họ sẽ sống tiếp theo như thế nào”.
Một phần người thiểu số Tatar Crimea từng không ủng hộ sáp nhập vào Nga đến nay cũng đã hòa nhập với cuộc sống mới trên bán đảo. Crimea đã trở thành một phần lãnh thổ Nga không thể chối cãi song những thành phần cực đoan ở bán đảo vẫn được nuôi dưỡng tham vọng giúp Ukraine giành lại lãnh thổ này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33372-ong-putin-muon-cam-ban-dat-cho-nuoc-ngoai.html
Ả-rập Xê-út bắt em trai Quốc vương Salman
Triệu HằngẢ-rập Xê-út đã bắt giữ 2 thành viên cấp cao của gia đình hoàng gia Xê-út gồm Hoàng tử Ahmed bin Abdulaziz, em trai của Quốc vương Salman, và Mohammed bin Nayef, cháu trai của vua, Reuters ngày 7/3 dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết.
Hoàng tử Ahmed bin Abdulaziz là một trong ba người thuộc Hội đồng Tận trung Ả-rập Xê-út, là em trai của Quốc vương Salman và là chú của Thái tử Mohammed bin Salman.
Theo Reuters, một nguồn tin nói rằng các vụ bắt giam diễn ra vào thứ Sáu (6/3) và chưa xác định được lý do đằng sau các vụ bắt giam.
Theo Tạp chí Phố Wall, những người bị bắt có liên quan đến một cáo buộc đảo chính.
Theo các nguồn tin giấu tên, Hoàng tử Ahmed bin Abdulaziz phản đối ông Mohammed bin Salman trở thành Thái tử vào năm 2017.
Chính phủ Xê-út chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào liên quan tới vụ bắt giữ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/a-rap-xe-ut-bat-em-trai-quoc-vuong-salman.html
Cuộc tấn công ở Kabul
khiến ít nhất 27 người thiệt mạng
và làm bị thương hàng chục người
Tin từ KABUL, Afghanistan – Vào hôm thứ Sáu (6/3), các tay súng tấn công một buổi lễ ở Kabul, giết chết ít nhất 27 người trong cuộc tấn công lớn đầu tiên vào thủ đô Afghanistan kể từ khi Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận với Taliban để rút quân. Taliban, nhóm dân quân Hồi giáo lớn nhất ở Afghanistan, tuyên bố rằng họ không liên quan đến vụ tấn công này.Một nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu Afghanistan, ông Abdullah Abdullah, có mặt tại sự kiện này nhưng thoát thân an toàn. Bộ Y tế Afghanistan cho biết có 55 người bị thương trong sự việc này. Đài Tolo News chiếu cảnh quay trực tiếp cho thấy mọi người bỏ chạy để tìm nơi ẩn nấp khi nghe tiếng súng. Một phát ngôn viên của bộ y tế cho biết số người thương vong có thể gia tăng. Một nguồn tin của NATO cho biết, số lượng thương vong rất cao: hơn 30 người thiệt mạng, với 42 người bị thương, 20 người trong số đó đang trong tình trạng nguy kịch.
Theo phát ngôn viên Nasrat Rahimi của Bộ Nội vụ, các lực lượng phòng thủ của Afghanistan tiếp tục chiến đấu với các tay súng suốt cả ngày. Cuối cùng lực lượng phòng thủ đã hạ được ba tay súng vào cuối buổi chiều. Cuộc tụ họp này đánh dấu kỷ niệm cái chết của ông Abdul Ali Mazari, một thủ lĩnh dân tộc Hazara bị giết vào năm 1995 sau khi bị Taliban bắt làm tù binh.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cuoc-tan-cong-o-kabul-khien-it-nhat-27-nguoi-thiet-mang-va-lam-bi-thuong-hang-chuc-nguoi/
Tin nói thêm một nghị sĩ Iran nữa chết vì virus corona
Một nhà lập pháp Iran đã chết vì virus corona, hãng tin bán chính thức Tasnim đưa tin ngày thứ Bảy, trong một dấu hiệu nữa cho thấy căn bệnh này đang lan rộng trong các cơ quan nhà nước.Iran là một trong những quốc gia ngoài Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh. Tính đến ngày thứ Sáu, cả nước đã báo cáo 4.747 ca nhiễm.
Nghị sĩ qua đời ngày thứ Sáu là Fatemeh Rahbar, một nhà lập pháp bảo thủ từ Tehran, Tasnim cho biết. Hãng tin này không nói liệu bà có nằm trong con số tử vong chính thức 124 người vì virus này của Iran, được công bố vào ngày thứ Sáu, hay không.
Ngày 2 tháng 3, Tasnim đưa tin về cái chết của Mohammad Mirmohammadi, một thành viên của một hội đồng đặc trách giải quyết các tranh chấp giữa nghị viện và Hội đồng Giám hộ, một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ thẩm xét các ứng cử viên bầu cử.
Thứ trưởng Y tế Iran, Margarj Harirchi, và một thành viên khác của nghị viện, Mahmoud Sadeghi, cũng cho biết họ đã nhiễm virus.
https://www.voatiengviet.com/a/tin-noi-them-mot-nghi-si-iran-nua-chet-vi-virus-corona/5319424.html
Iran có thể dùng ‘vũ lực’ hạn chế đi lại giữa dịch corona
Chính quyền Iran ngày 6/3 cảnh báo có thể dùng “vũ lực” để hạn chế đi lại giữa các thành phố và thông báo virus corona mới đã làm thiệt mạng 124 người trong số 4.747 trường hợp được xác nhận tại nước Cộng hòa Hồi giáo.Người phát ngôn của Bộ Y tế Kianoush Jahanpour đưa ra các số liệu này tại một cuộc họp báo được truyền hình. Ông không nói rõ về việc đe dọa sử dụng vũ lực, dù ông thừa nhận virus đang hiện hữu ở tất cả 31 tỉnh của Iran.
Lời đe dọa này có thể nhằm ngăn mọi người tận dụng việc trường học đóng cửa để ra biển chơi hoặc đi nghỉ mát. Các hãng thông tấn bán chính thức ở Iran đã đăng hình ảnh những hàng xe dài nối đuôi nhau khi mọi người từ Tehran đổ xô ra biển Caspi hôm 6/3, dù chính quyền trước đó đã yêu cầu mọi người ở lại thành phố.
Iran ngày 5/3 thông báo sẽ đặt các trạm kiểm soát để hạn chế việc đi lại giữa các thành phố lớn, với hi vọng ngăn chặn sự lây lan của virus.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-co-the-dung-vu-luc-han-che-di-lai-giua-dich-corona/5319042.html
Nam Hàn lên án quy định cách ly
chống coronavirus phi lý của Nhật Bản
Tin từ Seoul Nam Hàn – Hôm thứ sáu (6 tháng 3), Seoul cho biết sẽ triệu tập đại sứ Nhật Bản để phản đối các kế hoạch phi lý, nhằm thực hiện việc cách ly chống coronavirus đối với những người đến từ Nam Hàn. Nước này cáo buộc rằng có thể Tokyo có những mục đích ngầm khác ngoài việc cố gắng ngăn chặn dịch bệnh này.Trước đó hôm thứ năm (5 tháng 3), ông Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản đưa ra tuyên bố rằng, những người ngoại quốc mới đến Trung Cộng hoặc Nam Hàn sẽ phải được cách ly 14 ngày. Bộ Ngoại giao Seoul kêu gọi Tokyo xem xét lại biện pháp phi lý và hống hách trên. Bên cạnh đó, họ cho biết sẽ triệu tập đại sứ để phản đối lại quy định này. Seoul cho biết thêm, nước này sẽ thực hiện các biện pháp đối phó có thể để bảo đảm an toàn cho người dân Nam Hàn. Tình đến hôm thứ sáu (6 tháng 3), tổng số ca nhiễm coronavirus tại Nam Hàn đã tăng lên đến hơn 6,200 người. Đây là quốc gia có số lượng người nhiễm bệnh cao nhất ngoài Trung Cộng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Nam Hàn cho hay, số lượng người tử vong đã lên đến con số 42. Các sự kiện như các buổi hòa nhạc K-pop hay các sự kiện thể thao đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại vì sự lây lan dịch.
Ngoài ra, thời gian nghỉ của học sinh cũng được kéo dài thêm ba tuần trên toàn quốc. Trong khi đó, Nhật Bản đã báo cáo 360 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh và 6 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nam-han-len-an-quy-dinh-cach-ly-chong-coronavirus-phi-ly-cua-nhat-ban/
Samsung sẽ tạm dời sản xuất điện thoại thông minh
sang Việt Nam
Tập đoàn công nghệ Samsung đã tạm ngưng hoạt động tại Gumi, nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung ở HànQuốc, sau khi một công nhân tại đó xét nghiệm dương tính với virus viêm phổi cấp chủng mới Covid-19, hãng tin Reuters đưa tin.Công tySamsung Electronics hôm 6/3 tuyên bố sẽ tạm thời dời khâu sản xuất điện thoại thông minh từ Hàn Quốc sang Việt Nam sau khi có thêm một công nhân Hàn Quốc xét nghiệm dương tính với virusCovid-19, buộc lãnh đạo công ty phải đóng cửa nhà máy này.
Một người phát ngôn của Samsung loan báo tập đoàn này đã tạm ngưng các hoạt động ở nhà máy của Samsung tại thành phố Gumi ở miền Nam Hàn Quốc.
Từ cuối tháng Hai vừa rồi, có tất cả 6 công nhân viên làm việc tại Gumi xét nghiệm dương tính với virus Covid-19. Nhà máy Gumi chủ yếu sản xuất các thiết bị cầm tay cao cấp chủ yếu dành cho thị trường
Hàn Quốc, nhưng cũng bao gồm các điện thoại màn hình gập như Galaxy Z Flip và Galaxy Fold. Nhà máy này nằm gần thành phố Daegu, tâm dịch corona ở Hàn Quốc.
Quyết định dời việc sản xuất một số điện thoại thông minh hàng đầu của Samsung, nhằm mục đích “cung cấp các sản p hẩm cho giới tiêu thụ một cách hiệu quả hơn, ổn định hơn và đúng thời biểu hơn”, Reuters trích dẫn tuyên bố của Samsung.
Vẫn theo tuyên bố này, “Một khi tình hình Covid-19 ổn định lại, Chúng tôi dự định sẽ đưa sản xuất trở lại Gumi.”
Thực ra, Samsung đã dời phần lớn các cơ sở sản xuất điện thoại thông minh của công ty sang Việt Nam từ suốt thập niên qua. Việt Nam là nơi sản xuất 50% các sản phẩm của Samsung, và cho tới nay tiến trình sản xuất không mấy bị gián đoạn. Nhà máy Gumi trên thực tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong sản lượng của toàn công ty.
Hôm thứ Sáu, Samsung tung ra thị trường toàn cầu chiếc điện thoại thông minh S20 theo lịch trình giữa lúc đang có lo ngại là nhu cầu về điện thoại thông minh sẽ suy yếu trên cả thị trường nội địa lẫn nước ngoài.
https://www.voatiengviet.com/a/samsung-tam-doi-san-xuat-dien-thoai-thong-minh-sang-vn/5318388.html
Triều Tiên công bố ảnh diễn tập quân sự bí mật
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát cuộc diễn tập tấn công bằng hoả lực để xác nhận sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội.Thông tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm nay (3/3) đưa tin, cuộc diễn tập được tiến hành vào ngày 2/3 song không nêu nó diễn ra ở đâu cũng như loại vũ khí nào được sử dụng.
Báo Rodong Sinmun của Triều Tiên cũng công bố một loạt ảnh rocket được phóng lên từ các máy phóng đa rocket và một hòn đảo mục tiêu chìm trong khói.
Trong số ảnh công bố có tấm hình ông Kim Jong Un cười tươi khi theo dõi cuộc diễn tập. Nhà lãnh đạo này đội mũ lông, mặc áo khoác da song không đeo khẩu trang dù các quan chức quân đội khác đeo khẩu trang đen.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33366-trieu-tien-cong-bo-anh-dien-tap-quan-su-bi-mat.htmla
Khi con virus corona ‘không nghe lời Đảng’
Nhà báo tự do Phạm Cao PhongGửi cho BBC News Tiếng Việt từ ParisRa khỏi Bắc Kinh khoảng 70 km, du khách sẽ thấy Vạn lý Trường Thành.
Người Trung Hoa hãnh diện với biểu tượng này như người Ai Cập phải hít đầy lồng ngực trước khi nói về Kim Tự Tháp Khéops có con nhân sư Sphinx mũi gẫy canh giữ.
Về quân sự, đây là một thành lũy xây dựng tốn công nhất, ngu xuẩn nhất, vô ích nhất.
VN xác nhận ca nhiễm thứ 20; Hơn 100.000 người mắc toàn cầu
Covid-19: Ca tử vong thứ hai tại Anh ở độ tuổi 80
Phương Phương ở Vũ Hán: ‘Quan chức Trung Quốc rất giỏi đẩy trách nhiệm’
Covid-19: Thầy thuốc y học cổ truyền VN nói gì về ứng phó?
Nhà Minh, triều đại Hán tộc cuối cùng xây thêm 8.850 km không cứu nổi Chu Do Kiểm phải thắt cổ tự tử và bộ tộc họ gọi là ‘rợ’ trào xuống Trung nguyên, lập ra nhà Thanh.
Sự vô dụng đó đã bộc lộ ngay từ thế kỷ 13, khi Thành Cát Tư Hãn xóa nhà Kim, chiếm Yên Kinh.
Phải chăng chúng ta đang chứng kiến một tội ác mới của đảng Cộng sản Trung Quốc hy sinh Vũ Hán như một khối ung thư cần cắt bỏ?
Ngày nay, ông Tập Cận Bình đang xây dựng một hình ảnh tương tự như xây Trường Thành bằng việc cách ly dân số Hồ Bắc, gần ngang dân số cả nước Pháp.
Tâm lý vây kín, tập trung máy móc, thiếu điều kiện, một lần nữa không giúp cho việc ngăn dịch bệnh.
Ở Nhật, du thuyền Diamond Princess chỉ có 3.000 người, tiêu chuẩn cách ly hơn hẳn Trung tâm Triển lãm Vũ Hán cải tạo vội, hoặc ba bệnh viện xây cấp tốc ở Hoả Thần Sơn làm nơi trú ngụ cho bệnh nhân virus Trung Quốc.
Diamond Princess không chặn nổi lây nhiễm thì các bệnh nhân nằm trong các khu dựng tạm ở Vũ Hán liệu có lối ra?
Cách ly cả triệu người là một biện pháp khả thi, có nhân phẩm?
Phong tỏa, cách ly không đúng cách là cánh tay nối dài cho dịch bệnh.
Cách ly làm tâm lý người dân thiếu hiểu biết giao động, hoảng loạn. Người dân không hiểu, không có lòng tin với các nhân viên y tế, sẽ che giấu các triệu chứng nhiệm bệnh để tránh bị cách ly. Đó là con đường xuất cảnh lậu virus corona ra thế giới.
Singapopre hiện đang giữ và xét xử một cặp vợ chồng Trung quốc khai man về lộ trình di chuyển, mang mầm bệnh vào lãnh thổ nước này. Cả hai có nguy cơ bị tù 6 tháng và 14.000 đô la tiền phạt.
‘Chứng kiến một tội ác mới’?
Phải chăng chúng ta đang chứng kiến một tội ác mới của đảng Cộng sản Trung Quốc hy sinh Vũ Hán như một khối ung thư cần cắt bỏ?
Virus corona: Cách đối thoại với trẻ em về dịch bệnh
Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm
‘Ghen Cô Vy’ và ‘Vũ điệu rửa tay’ – khi nhạc và múa tham gia chống dịch
Covid-19: Đã tới lúc kinh tế VN thoát khỏi lệ thuộc vào TQ
Câu chuyện những hạt thóc với các ô bàn cờ không khác cơ chế lây nhiễm dịch bệnh. Người phát minh môn cờ Vua cho một ví dụ về phép tính lũy thừa.
Ô đầu tiên bỏ một hạt, ô thứ hai bỏ vào 2 hạt, ô thứ ba bỏ vào 4 hạt, ô thứ tư bỏ vào 8 hạt, cứ như vậy đến ô thứ 64. Thoạt nghe khiêm tốn, nhưng không một quân vương nào trên thế giới đáp ứng nổi.
Số hạt thóc ô sau sẽ gấp đôi ô trước, cho đến ô thứ 64, sẽ là :
S=2^64−1 = 18,446,744,073,709,551,615 hạt, tương đương 641 tỷ tấn thóc. Ngày nay, toàn thế giới chỉ sản xuất được 2 tỷ tấn/ năm.
Tháng 8/2003, riêng đợt nắng nóng ‘Canicule’ tại Pháp đã làm 19.490 người chết do không dự phóng điều kiện chăm sóc cho những người già cô đơn, dịch vụ y tế thiếu thốn vào tháng hè. Y tế như Pháp mới đương đầu với nhiệt độ nhẩy lên 40-44°C đã lâm vào khủng hoảng.
Trả lời tổng thống Macron đến thăm bệnh viện Pitié-Salpêtrière dự phóng dịch virus corona, giáo sư bác sĩ Éric Caumes nói:
“Nếu chỉ có 1.000 bệnh nhân, chúng ta có thể gánh nổi. Nhưng nếu là 1 triệu hay 10 triệu ca phải gánh trong cùng một giai đoạn ngắn thì vỡ trận”.
Đó là câu trả lời của Y tế Pháp cho một thành phố 5 triệu dân. 5 triệu đã điêu đứng, đã phải lo đến việc phân tán, chia sẻ gánh nặng ra cả nước, khuyến cáo người dân không nên hoảng loạn, tự cứu, nâng cao ý thức cộng đồng.
‘Đánh virus đến người Vũ Hán cuối cùng?’
Phải chăng Tập Cận Bình đang đánh virus đến người Vũ Hán cuối cùng?
Ông đọc quyết tâm dập dịch trước các màn hình trong một căn phòng không rõ ở đâu còn đeo mặt nạ. Vũ Hán từ trung tuần tháng 12/2019 đã thiếu nghiêm trọng khẩu trang, vật liệu phòng dịch cho thấy viễn cảnh u ám của con dê tế thần.
Dối trá là bệnh của nhiều chính trị gia.
Năm 1986, Bộ trưởng Y tế Michèle Barzach nói các đám mây phóng xạ của vụ nổ Chernobyl ở Liên Xô sẽ không ảnh hưởng tới Pháp. Công luận đã chế nhạo và hỏi ngược lại, phải chăng vì các đám mây không được cấp thị thực, nên phải dừng ở biên giới?
Gần đây, ngày 25/2/2020, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo muốn giữ thể diện nhiệm kỳ cầm quyền, đã chỉ trích phát biểu của cựu Bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn, hiện là đối thủ cạnh tranh vào chức Đô trưởng là thiếu khách quan và ác ý khi cho rằng”Paris chưa sẵn sàng và đủ điều kiện nếu dịch corona bùng phát.”
Hidaigo sau đó đã hứng chịu nhiều phê phán.
Pháp là nước dân chủ đại nghị, tam quyền phân lập, còn vướng nhiều trắc ẩn, còn nhiều thủ đoạn chính trị đen tối.
Tập Đại đại thay đổi hiến pháp để nắm quyền lãnh đạo đến hết đời. Cường quốc thứ hai thế giới đưa được phi thuyền lên phần tối của Mặt Trăng, có công nghệ 5G ‘vượt Mỹ’, giam cầm cả triệu người Uighur mà thế giới nín thinh.
Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus thăm Bắc Kinh không hề có một lời chỉ trích, còn hoan nghênh “sự minh bạch”, “nhanh chóng ” của ông Tập
Trung Quốc ép WHO không nhận Đài Loan làm thành viên để được nhận các biện pháp hỗ trợ, 23 triệu dân Đài Loan là rác trong ván bài chính trị của TQ mà chỉ có hai nước lên tiếng phản đối.
Họ áp lực lên Tổ chức Y tế Thế giới, để WHO không tuyên bố tình trạng khẩn cấp, để nói mặt mũi TQ hồng hào.
Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus thăm Bắc Kinh không hề có một lời chỉ trích, còn hoan nghênh “sự minh bạch”, “nhanh chóng” của ông Tập
Tất cả, tất cả tạo cho nhà cầm quyền TQ sự hoang tưởng về sức mạnh, tự cho họ quyền thao túng thế giới.
Họ không ngờ lại có con virus corona không nghe lời Đảng.
Điều trớ trêu, Trung Quốc cung cấp 60% các loại nguyên liệu cần thiết cho bào chế thuốc, 35 phân tử cơ bản điều trị ung thư, sản xuất 60% thuốc paracetamol, 90% penicilline, hơn 50% thuốc ibuprofen cho thế giới, mà hôm nay phải quỳ gối trước virus corona.
Họ phải thú nhận đây là dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ khi lập quốc năm 1949.
Câu nịnh thô thiển ở Trung Quốc (giống ở Việt Nam) là “Đảng cho ta sáng mắt, sáng lòng ” .
Sự gian dối, đàn áp nhân quyền, tô hồng, lấp liếm là căn bệnh kinh niên của chế độ, đã chọc mù mắt những cơ chế cảnh báo.
‘Không dám thổi kèn đám ma’
Thực ra, mạng xã hội Vũ Hán đã báo động từ cuối tháng 12/2019 với những hình ảnh về thực trạng dịch bệnh mà Trần Thu Thực và nhóm ‘Công dân làm báo’ đưa ra. Trần nói:
“Tôi khiếp sợ khi nhìn thấy những tử thi nằm trên nền đất, nằm trên ghế phòng chờ cùng với người bệnh đang chầu chực đến lượt điều trị. Song cô y tá nói với tôi, đó chưa là cái gì…
Tôi sợ, phía trước tôi là virus corona, đằng sau tôi là quyền lực của nhà cầm quyền. Nhưng tôi sẽ đứng dậy, cho đến khi còn sống được ở thành phố này, tôi sẽ còn tiếp tục làm, kể lại những gì mắt tôi thấy, nói lại những gì tai tôi nghe “.
Các quan chức Vũ Hán dù được cảnh báo, không dám là kẻ thổi kèn đám ma khi năm mới âm lịch đến gần. Họ đợi tín hiệu từ Trung ương. Dịch tả lợn vừa lướt qua đã thổi bay 500 triệu đầu heo tại Trung quốc dẫn đến khan hiếm thịt lợn Tết. Thêm tin này, họ chung nỗi sợ mất mặt, mất điểm như Tập Đa đa.
Sắp tới, quốc gia này sẽ xuất bản quyển sách ca ngợi Tập Cận Bình bằng sáu thứ tiếng, trong đó tập hợp 13 cuộc điện đàm Tổng Bí thư trao đổi với các nhà lãnh đạo thế giới trong dịp chỉ đạo ‘vượt sóng cả’ virus corona. Nhưng con virus lại không biết đọc để thấy lãnh tụ ‘vĩ đại’ tới mức nào, để mà sợ.
Chỉ đến 20/1/2020, Tập Cận Bình đưa ra những chỉ thị về dịch, Quốc vụ viện Trung Quốc mới phê chuẩn bệnh viêm phổi virus Corona là ‘bệnh truyền nhiễm loại II’, song vẫn “có thể phòng ngừa, có thể kiểm soát “.
Đến 22/1, Hồ Bắc kích hoạt báo động khẩn cấp về y tế cộng đồng cấp độ II. Con số lây nhiễm lúc này đã lên tới 570 ca, 17 người thiệt mạng, 5 triệu người thoát khỏi Vũ Hán, so với con số ngày 8/12 là 27 ca, 7 tử vong.
Đến nay tất cả đã quá chậm. Con quỷ corona đã trốn thoát, xuất ngoại, lan ra cả nước và các nước.
Trung Quốc đang đưa ra những con số nhằm chứng minh dịch bệnh đang hạ nhiệt. Song WHO không lạc quan như vậy: “Hãy còn quá sớm để nói rằng bây giờ là nửa chặng đường hay là đoạn cuối của dịch virus corona.”
Giáo sư bác sĩ Denis Malvy phụ trách nhóm nghiên cứu bệnh nhiệt đới Bordeaux, nơi điều trị lành bệnh những ca virus corona ở Pháp cho biết: “Chúng ta biết rằng, nhiều căn bệnh lây lan tương tự bùng phát trong những khoảng thời gian dài. Cần phải chờ đợi thêm một thời gian để biết chắc chắn”.
Dịch đang lan ra trên 60 nước nhưng Trung Quốc lại chặn luồng thông tin, ra quy định mới về thị thực hành nghề cho các phóng viên nước ngoài. Truyền thông chỉ được cấp visa ba tháng, thậm chí một tháng, ít hơn cả visa du lịch.
Chế độ công an trị vẫn đè lên cuộc sống. Chính trị vẫn cao giá hơn mạng người. Sắp tới, quốc gia này sẽ xuất bản quyển sách ca ngợi Tập Cận Bình bằng sáu thứ tiếng, trong đó tập hợp 13 cuộc điện đàm Tổng Bí thư trao đổi với các nhà lãnh đạo thế giới trong dịp chỉ đạo ‘vượt sóng cả’ virus corona.
Nhưng con virus lại không biết đọc để thấy lãnh tụ ‘vĩ đại’ tới mức nào, để mà sợ.
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo và nhiếp ảnh gia tự do sinh sống tại Paris, Pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51783023
Tín hiệu tích cực từ ổ dịch TQ
Vài tuần trước, các bệnh viện Trung Quốc tràn ngập bệnh nhân Covid-19, nhưng giờ đây nhiều giường trống đã xuất hiện, một bệnh viện dã chiến cũng đóng cửa.Trung Quốc hôm qua ghi nhận thêm 119 ca nhiễm nCoV, đánh dấu ba ngày liên tiếp số ca nhiễm mới giảm. Số ca nghi nhiễm cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng một, ở mức 520 ca, trong khi con số này đầu tháng 2 là 29.000. Nhiều địa phương đã hạ mức cảnh báo với nCoV, như khu tự trị Nội Mông, Tân Cương, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Đông, Sơn Tây.
Sau khi Covid-19 bùng phát từ thành phố Vũ Hán, hơn 42.000 nhân viên y tế khắp Trung Quốc đã được huy động đến tỉnh Hồ Bắc. Tình hình sức khỏe của người dân được theo dõi sát sao. Những bệnh viện dã chiến được xây “thần tốc” để giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế. Hơn 780 triệu người, tương đương hơn một nửa dân số Trung Quốc, bị hạn chế đi lại dưới nhiều hình thức nhằm ngăn nCoV lây lan.
Một phái đoàn, gồm 13 chuyên gia nước ngoài và 12 nhà khoa học Trung Quốc do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bắc Kinh sắp xếp, đã khảo sát 5 thành phố Trung Quốc nhằm phân tích tình hình Covid-19, cũng như hiệu quả từ loạt biện pháp quyết liệt tại nước này. Kết quả nghiên cứu khiến một số chuyên gia ngỡ ngàng.
“Tôi từng nghĩ mấy số liệu đó không thể là thật”, nhà dịch tễ học Tim Eckmanns thuộc Viện nghiên cứu Robert Koch của Đức, một thành viên phái đoàn, đề cập tới sự sụt giảm số ca nhiễm mới ở Trung Quốc. Tuy nhiên, báo cáo công bố hôm 28/2 của phái đoàn nêu rõ những tín hiệu tích cực từ ổ Covid-19 lớn nhất thế giới.
“Cách xử lý táo bạo của Trung Quốc trong việc ngăn virus lây lan đã giúp thay đổi tiến trình của một dịch bệnh chết người và truyền nhiễm nhanh chóng. Sự sụt giảm các ca nhiễm nCoV trên khắp Trung Quốc là thật”, báo cáo có đoạn, thêm rằng dịch bệnh ở nước này dường như đã lên đến đỉnh từ cuối tháng một.
Hầu hết báo cáo tập trung phân tích cách Trung Quốc kiềm chế một loại virus vô cùng dễ lây lan, nhiệm vụ mà nhiều chuyên gia y tế cho rằng bất khả thi. “Các biện pháp của Trung Quốc có lẽ là nỗ lực chống dịch quyết liệt và nhanh chóng nhất trong lịch sử”, báo cáo ghi nhận.
Biện pháp khắc nghiệt và gây tranh cãi nhất là phong tỏa hàng chục địa phương. Một số người nghi ngờ tính cần thiết của biện pháp này, đặc biệt tại những nơi cách xa Hồ Bắc và có khá ít ca bệnh, cũng như lo ngại quyền tự do của người dân. Tuy nhiên, báo cáo của phái đoàn WHO đánh giá chúng “phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn các ca bệnh di chuyển tới những khu vực khác trên đất nước”. Tại một số nơi ở Trung Quốc, người dân thậm chí tự nguyện cách ly dưới sự giám sát.
“Người dân Trung Quốc đã thể hiện sự đoàn kết và chấp nhận hy sinh để ngăn virus lây lan, vì lợi ích của chính họ và toàn cầu. Trung Quốc xứng đáng nhận được tràng pháo tay của thế giới”, Koh King Kee, chuyên gia nghiên cứu châu Á tại Kuala Lumpur, Malaysia, nêu ý kiến.
Nhiều biện pháp “cách ly xã hội” cứng rắn khác cũng được thực hiện trên toàn quốc, bao gồm hủy các sự kiện thể thao, đóng cửa những tụ điểm tập trung đông người, kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh. Đông đảo doanh nghiệp quyết định đóng cửa. Bất cứ ai ra ngoài đều phải đeo khẩu trang.
AliPay và WeChat, hai ứng dụng điện thoại được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc, cũng hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh, bởi chúng cho phép chính phủ theo dõi việc di chuyển của người dân. Gabriel Leung, chuyên gia tại Đại học Hong Kong, giải thích rằng mỗi người có một mã màu trên ứng dụng, gồm ba màu xanh lá, vàng và đỏ, tương ứng với tình trạng sức khỏe của họ. Nhân viên an ninh tại các ga tàu và trạm kiểm soát dựa vào đó để quyết định cho phép ai đi qua.
“Hệ quả của loạt biện pháp này là cuộc sống của người dân vô cùng bó buộc, nhưng chúng hiệu quả”, theo báo cáo của phái đoàn WHO. Giờ đây, các ca bệnh hiếm khi truyền cho ai ngoài thành viên trong gia đình họ. Khi toàn bộ người trong một nhà nhiễm bệnh, virus không thể tiếp tục di chuyển và chuỗi lây truyền kết thúc. “Đó là cách dịch bệnh thực sự được kiểm soát”, Leung giải thích.
Bruce Aylward, nhà dịch tễ học người Canada dẫn đầu phái đoàn của WHO, đánh giá bài học lớn nhất từ Trung Quốc là tốc độ xử lý. “Bạn càng phát hiện, cách ly và nắm bắt lịch sử tiếp xúc xã hội của bệnh nhân nhanh bao nhiêu, việc phòng chống càng thành công bấy nhiêu. Trung Quốc đã chứng minh rằng bất chấp tình hình lây nhiễm nghiêm trọng, nếu bình tĩnh xắn tay áo tìm kiếm và theo dõi có hệ thống, bạn chắc chắn có thể thay đổi cục diện”, ông nói.
Câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu thế giới có thể học kinh nghiệm nào từ Trung Quốc hay không, hoặc nếu các quốc gia khác áp dụng biện pháp phong tỏa trên diện rộng và giám sát điện tử như Trung Quốc, liệu họ có đạt hiệu quả tương tự hay không. “Tôi nghĩ các nước có những lý do rất thuyết phục khi ngần
ngại thực hiện loạt biện pháp cực đoan như vậy”, Lawrence Gostin, học giả về luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, Mỹ, cho hay.
Theo Aylward, để có thể tăng tốc độ ứng phó dịch bệnh, chính quyền cần cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân, đồng thời đảm bảo hệ thống y tế vận hành nhanh chóng, cũng như tập trung điều tra lịch sử tiếp xúc với cộng đồng của các ca bệnh và thực hiện tốt công tác giám sát. “90% phản ứng của Trung quốc là như vậy”, ông cho hay.
Chuyên gia người Canada nói thêm rằng chính sách miễn phí xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 của Trung Quốc cũng đáng chú ý. “Ở phương Tây, nếu âm tính với virus, bạn sẽ phải trả tiền xét nghiệm. Chính phủ Trung Quốc nhận ra đó là rào cản trong việc chống dịch, nên đã thanh toán cho cả những người không có bảo hiểm”, ông giải thích.
Những nỗ lực quyết liệt của Trung Quốc diễn ra sau loạt chỉ trích về sự chần chừ ban đầu. Covid-19 xuất hiện từ tháng 12/2019. Đến thời điểm giới chức tích cực hành động từ ngày 20/1, căn bệnh đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Giới chuyên gia cho rằng do thiếu động thái mạnh mẽ ban đầu, chính phủ Trung Quốc đã lỡ “cơ hội vàng” để kiềm chế dịch.
Robert Dingwall, giáo sư tại Đại học Nottingham Trent ở Anh, cho rằng chính quyền Trung Quốc cũng cần rút kinh nghiệm từ những thiếu sót trong quá trình xử lý dịch, xuất phát từ cách vận hành bộ máy nhà nước. Theo luật pháp nước này, chính quyền địa phương phải báo cáo về dịch bệnh không rõ nguyên nhân cho Bộ Y tế, rồi chờ Quốc vụ viện họp, chấp thuận mới được công bố dịch.
“Sau khi cuộc khủng hoảng trôi qua, Trung Quốc cần xem xét việc trao quyền hành động nhiều hơn cho chính quyền địa phương, thay vì chờ đợi sự ủy quyền từ một cơ quan thích hợp trong chính quyền trung ương”, Dingwall nhận định.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho biết dịch bệnh là “phép thử lớn với hệ thống và năng lực quản trị của Trung Quốc”, trong bối cảnh các quan chức cấp cao công khai đổ lỗi cho nhau, hoặc quy cho “hệ thống quan liêu” không hành động kịp thời để kiểm soát dịch.
“Vấn đề quan trọng nhất bị phơi bày trong dịch bệnh lần này là sự thụ động của chính quyền địa phương”, Hứa Khai Trinh, nhà văn chuyên viết về đề tài chính trị Trung Quốc, nói.
Báo cáo của phái đoàn WHO cũng đề cập tới một số mặt Trung Quốc nên cải thiện, như “cần công bố những dữ liệu quan trọng và diễn biến dịch bệnh rõ ràng hơn trên phạm vi quốc tế”. Thêm vào đó, nhiều chuyên gia lo ngại nỗ lực của Trung Quốc có nguy cơ chỉ giúp kiềm chế dịch bệnh tạm thời.
“Họ rõ ràng đã khống chế được dịch bệnh. Tuy nhiên, điều này giống như dập cháy rừng, có khả năng chưa dập tắt hẳn. Nó có thể bùng phát trở lại. Giờ đây, chúng ta có cơ hội để xem Trung Quốc sẽ đối phó thế nào nếu Covid-19 hồi sinh”, Mike Osterholm, chuyên gia tại Đại học Minnesota, Mỹ, nêu ý kiến.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33368-tin-hieu-tich-cuc-tu-o-dich-tq.html
Trung Quốc mua tên miền Internet của người Đài Loan
nghi ngờ dùng để tuyên truyền
Lục DuTrong quá trình tìm kiếm tin tức giả về coronavirus Vũ Hán (COVID-19), Cục Điều tra Bộ Tư pháp Đài Loan (MJIB) đã phát hiện rằng người Trung Quốc đã mua ít nhất 13 tên miền Internet từ công dân Đài Loan, nghi ngờ đây là một động thái phục vụ cho các chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh, theo Taiwan News.
Trên phạm vi thế giới, các nhóm người Trung Quốc đã bằng nhiều cách giành được quyền kiểm soát của hơn 1.500 trang web, và những trang này có thể được sử dụng làm công cụ phát tán tin tức giả phục vụ lợi ích cho Đảng Cộng sản (ĐCSTQ) và chính phủ Trung Quốc, theo thông tin đăng tải hôm thứ Sáu (6/3) của CNA.
Hôm thứ Năm (5/3), MJIB đã phỏng vấn sáu chủ sở hữu người Đài Loan của những địa chỉ web để rơi vào tay người Trung Quốc. Họ chia sẻ rằng vì các vấn đề liên quan tới việc quản lý hoặc vì họ quên trả tiền duy trì tên miền nên trang web của họ đã bị chuyển sang tay của người Trung Quốc.
Việc người Trung Quốc giành được quyền kiểm soát những trang web của người Đài Loan bắt đầu diễn ra từ khoảng nửa năm trước, thời điểm trước khi Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 11/1, MJIB cho biết. Cơ quan này cũng thông tin thêm rằng, người Trung Quốc đã thiết lập các liên kết
giữa các website này, các nhóm trên Facebook và “các nông trang nội dung” (content farms) để phát tán các tuyên truyền cho ĐCSTQ hoặc lan truyền các thông tin giả.
Các trang web vốn thuộc quyền sở hữu của người Đài Loan trong tay người Trung Quốc đã hình thành một kênh thông tin của Bắc Kinh, để qua đó lực lượng cầm quyền ở Đại lục có thể xâm nhập vào dư luận Đài Loan, phát tán các báo cáo sai lệch nhằm kích động các cuộc thảo luận và tạo ra sự nhầm lẫn có lợi cho họ, theo thông tin được CNA trích dẫn từ MJIB.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-mua-ten-mien-internet-cua-nguoi-dai-loan-nghi-ngo-dung-de-tuyen-truyen.html
Phật tử ở Trung Quốc lo lắng
khi các pho tượng dần ‘biến mất’
Hương ThảoNhững Phật tử ở Trung Quốc cho rằng những bức tượng được họ thờ phụng đang dần biến mất một cách bí ẩn, nhà báo Tamar Svanidze thông tin trên New Europe ngày 4/3.
Tamar Svanidze dẫn nguồn từ một tạp chí trực tuyến về các quyền tự do và nhân quyền ở Trung Quốc cho biết, chính quyền tỉnh miền trung Hà Nam đã lệnh phá hủy hơn 500 bức tượng La Hán đặt ở ngoài trời. Trong một số trường hợp, chính quyền địa phương đã dỡ bỏ tượng các vị Phật mà không lời giải thích.
Vào tháng 6/2019, Cục sự vụ Dân tộc và Tôn giáo Trung Quốc đã ra lệnh phá hủy hơn 90 bức tượng và một số ngôi chùa có hơn 70 gian, viện cớ đây là những công trình bất hợp pháp. Người dân địa phương đã che chắn một số công trình để ngăn chính quyền phá hủy.
Bitter Winter ngày 9/1 thông tin, vào ngày 16/11/2019, Văn phòng Công an, cảnh sát đặc nhiệm SWAT, cơ quan cứu hỏa và các tổ chức chính phủ khác ở thị xã Cái Châu (Gaizhou), phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh, đã hợp lực để tháo dỡ bức tượng Địa Tạng vương trong chùa Wanhe. Một tuần sau, tượng được chia thành 3 phần.
Theo một số người dân địa phương, chính quyền cho rằng bức tượng đã bị phá hủy vì tượng “quá cao, và có thể gây ra hỏa hoạn nếu bị sét đánh”.
“Lý do đó thật lố bịch”, Bitter Winter dẫn lời người dân bình luận. “Tượng ở đó đã nhiều năm rồi và không có ai lo về việc tượng bị sét đánh. Chẳng lẽ lại có một rủi ro bất ngờ như thế?”.
Chùa Huagong, nằm ở thành phố cảng Đại Liên, Liêu Ninh, được xây dựng vào đầu những năm 1990. Vào tháng 11/2019, cơ quan tôn giáo của thành phố đã cử người đến dỡ các tượng Phật trong chùa. Ba pho tượng ngoài trời, cao hơn 10 mét cùng lư hương đã bị phá, để trơ lại phần đế.
Cũng theo New Europe, chính quyền Trung Quốc đã tăng áp lực lên các nhóm tôn giáo khác nhau ở nước này. Người Duy Ngô Nhĩ, sắc dân Hồi giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ bản địa, thuộc tỉnh Tân Cương, đã bị buộc phải vào các trại tập trung trong những năm gần đây. Các nhà hoạt động và các nhóm nhân quyền đã cáo buộc chính quyền Trung Quốc cố gắng xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ, cưỡng chế họ từ bỏ đức tin.
https://www.dkn.tv/the-gioi/phat-tu-o-trung-quoc-lo-lang-khi-cac-pho-tuong-dan-bien-mat.html
‘Nên đi hay ở lại?’ – Lựa chọn khó khăn
cho người Trung Quốc tại Ý giữa mùa dịch nCov
Hải LamNhiều người Trung Quốc ở Ý, ổ dịch COVID-19 lớn nhất châu Âu, đang suy xét nên tiếp tục ở lại hay về nước.
Thành phố Ôn Châu, Trung Quốc và thành phố Roma, Ý cách nhau khoảng 9.300 km (5.800 dặm) nhưng dường như sự lo lắng về dịch COVID-19 ở hai nơi là như nhau.
Điều này có vẻ đúng đối với hàng ngàn doanh nhân từ thành phố ven biển phía Đông Trung Quốc đã chuyển đến thủ đô của Ý trong vài thập niên qua và lập nên một trong những cộng đồng lớn nhất của Trung Quốc tại nước này.
Theo dữ liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc, khoảng 100.000 người đến từ Ôn Châu, và 100.000 người khác từ quận Thanh Điền gần đó, đã chuyển tới sống ở Ý. Có một cộng đồng người Hoa khá lớn
ở thành phố Milan. Nhưng nhiều người đang xem xét tương lai ngắn và dài hạn của họ khi virus corona tấn công Ý, khiến 4.636 người nhiễm bệnh và 197 người trong số đó đã tử vong tính đến trưa ngày 7/3.
Ông Wu Yue, một doanh nhân đến từ tỉnh Phúc Kiến đã sống ở Rome 20 năm, cho biết nhiều người Trung Quốc ở Ý đã lo lắng và tự hỏi liệu có nên trở về nhà hay không.
“Các bệnh viện ở Ý có thể điều trị tốt cho bệnh nhân, nhưng khả năng ứng phó với tình trạng khẩn cấp của chính phủ là không lý tưởng”, ông Wu nói.
Kinh doanh đang xấu đi ở Ý khi chính phủ cố gắng ngăn chặn sự lây lan của nCov bằng cách đóng cửa các trường học trên cả nước và phong tỏa hàng chục thị trấn ở miền Bắc nước này.
Ý đã hành động nhanh hơn các nước châu Âu khác trong việc đưa ra các biện pháp y tế công cộng, trong đó có việc dừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, mặc dù điều đó không đủ nhanh để ngăn chặn virus xâm nhập vào Ý. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Milan và Bệnh viện Sacco hôm 4/3 đã xác nhận rằng nCov đã xuất hiện ở Ý vài tuần trước khi ca nhiễm đầu tiên được phát hiện.
Bất chấp lệnh cấm các chuyến bay, du khách và doanh nhân Trung Quốc vẫn có thể quay trở lại đại lục bằng cách, đầu tiên bay tới các sân bay châu Âu hoặc vùng khác rồi từ đó về nước.
Ông Wu cho biết, ông nghe nói rằng một số người Trung Quốc đã thuê nguyên chuyến bay để trở về Trung Quốc hoặc quá cảnh qua Nga hoặc Phần Lan.
“Tôi đã nghĩ tới việc để vợ và con về nước, nhưng rồi tôi quyết định không làm vậy vì nguy cơ bị lây nhiễm trong chuyến hành trình kéo dài 17 giờ”, ông Wu nói.
Một sinh viên Trung Quốc ở Milan có họ là Liang, cho biết nhiều bạn học của cô đã trở về Trung Quốc, nhưng cô vẫn quyết định ở lại.
“Tôi thấy mình may mắn vì tôi làm việc bán thời gian trong một lĩnh vực chuyên nghiệp, vì vậy tôi vẫn có lương. Tuy nhiên, các nhà hàng nơi một số bạn cùng lớp của tôi làm việc lại không thể giữ nhân viên vì tình hình kinh doanh xấu đi, nên các bạn tôi về nhà trong thời gian này”.
Đối với những người đã quay trở lại Trung Quốc, câu hỏi tiếp theo là khi nào nên quay lại Ý.
Anh Chen Guangzhen đã bị mắc kẹt tại quận Vĩnh Gia ở Ôn Châu kể từ khi anh trở về Trung Quốc vào tháng 12/2019. Khi số ca nhiễm nCov mới đã chững lại ở Ôn Châu, một trong những thành phố Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nhất bên ngoài tâm dịch Hồ Bắc, anh Chen chuẩn bị trở về Ý để điều hành cửa hàng tạp hóa gần Rome.
Nhưng sau đó, tình hình bắt đầu tồi tệ ở Ý, buộc anh phải hoãn việc quay trở lại.
“Tôi đã đặt một chuyến bay trở lại Ý vào Chủ nhật, nhưng bây giờ tôi phải hủy nó”, ông Chen nói. “Theo như tôi biết, không có ai trong số những người Vĩnh Gia từ Ý trở về Trung Quốc gần đây. Chúng tôi hiện đang khuyến khích họ không nên trở về. Rốt cuộc, có nhiều rủi ro trong quãng hành trình hơn so với khi ở nhà”.
Tuy nhiên, một nỗi sợ lớn hơn đối với người di cư Trung Quốc là liệu họ có còn được chào đón khi xuất hiện việc phân biệt chủng tộc và một số người Ý coi người Trung Quốc là nguồn gốc của những gì đất nước họ đang phải chịu đựng vì dịch bệnh.
Luca Zaia, thống đốc vùng Veneto – một trong ba khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của miền Bắc nước Ý – đã buộc phải xin lỗi sau khi ông nói trên truyền hình vào tháng trước rằng: “Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho dịch bệnh này vì chúng tôi đã thấy họ ăn chuột sống hoặc những thứ như thế”.
Theo Stuart Lau và Mandy Zuo / SCMP
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nen-di-hay-o-lai-lua-chon-kho-khan-cho-nguoi-trung-quoc-o-y-giua-mua-dich-ncov.html
Trung Quốc bác tin
bắn tia laser vào máy bay Mỹ vào tháng trước
Trung Quốc nói các bản tin của truyền thông nói họ bắn tia laser vào máy bay trinh sát của Mỹ vào tháng trước là “không đúng với sự thật,” theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng.Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết vào cuối tháng 2 rằng một tàu chiến của Trung Quốc đã bắn tia laser vào một máy bay tuần tra của hải quân Mỹ bay trong không phận bên trên vùng biển quốc tế phía tây đảo Guam.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói vào ngày 17 tháng 2, một máy bay tuần tra P-8 của Mỹ đã phớt lờ các cảnh báo và có hành vi gây nguy hiểm cho nhân viên của cả hai bên khi các tàu Trung Quốc đang tiến hành một cuộc tập trận hải quân thường lệ. Tuyên bố, trích lời người phát ngôn của bộ là Nhậm Quốc Cường, được đăng trên tài khoản Wechat chính thức của bộ vào ngày thứ Sáu.
Tuyên bố nói tất cả các hành động của Trung Quốc trong sự kiện này đều an toàn, chuyên nghiệp và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bac-tin-ban-tia-laser-vao-may-bay-my-vao-thang-truoc/5319413.html
Covid-19 : Cách ly gây hậu quả tâm lý tại Trung Quốc
Thanh HàTại Trung Quốc, Bắc Kinh phát hiện thêm 99 ca mới, thêm 28 người tử vong trong ngày 06/03/2020. Vũ Hán liên tục bị cách ly trong gần 50 ngày qua, kèm theo đó là nhiều hậu quả về mặt tâm lý đối với những người bị “nhốt” trong nhà.
Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh tường thuật:
Chân trời duy nhất là khung cửa sổ, sống trong không gian chật hẹp trong nhiều tuần lễ… Trong thời dịch, bị cách ly và phải ở yên trong nhà chẳng vui sướng gì. Một số người cho rằng, với đợt cách ly dài ngày lần này, tỷ lệ sinh đẻ sẽ tăng lên.
Nhưng trên thực tế, tại Trung Quốc, các vụ bạo hành trong gia đình đã tăng vọt. Theo báo chí Nhà nước, số hồ sơ ly dị tại một số thành phố đã tăng mạnh. Bên cạnh đó, nhiều người bị trầm cảm, tinh thần suy sụp.
Việc cách ly để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan đang dẫn tới nhiều hậu quả về mặt tâm lý theo như phân tích của giáo sư y khoa Chee Ng, đại học Melbourne :
” Khi bị cách ly trong một thời gian dài, người ta bị mất phương hướng, mất hết những thói quen, kém hoạt động, không được đi ra ngoài, không được vận động. Do bị bí bức, những người bị nhốt trong nhà có thể bị stress, khó chịu trong người, tâm trạng bất an và mất ngủ”.
Khác với những khủng hoảng lần trước, kỳ này những người bị cách ly vẫn giữ được liên lạc với thế giới bên ngoài nhờ có điện thoại cầm tay. Nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, kết nối liên tục trên mạng có nguy cơ dẫn tới tình trạng bội thực thông tin và đó có thể là nguồn gây thêm bất ổn về tâm lý.
Bác sĩ Chee Ng giải thích tiếp : “Thông thường kết nối vào các mạng xã hội cho phép người ta cảm thấy bớt cô đơn. Nhưng đồng thời các luồng thông tin nhận được qua điện thoại và các mạng xã hội không được kiểm chứng. Chúng ta không biết, về mặt tâm lý, những thông tin đó có gây tổn thương lớn hơn hay không”.
Để đối phó với những tác động về tâm lý, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, 300 trung tâm hỗ trợ tâm lý qua điện thoại đã được mở ra trên toàn quốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200307-covid-19-c%C3%A1ch-ly-g%C3%A2y-h%E1%BA%ADu-qu%E1%BA%A3-t%C3%A2m-l%C3%BD-t%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c
Ông Mahathir phản đối
việc bổ nhiệm tân thủ tướng Malaysia
Malaysia có tân thủ tướng, chưa đầy một tuần sau khi ông Mahathir Mohamad bất ngờ từ chức và đẩy nền chính trị nước này vào thế hỗn loạn.Ông Muhyiddin Yassin đã tuyên thệ nhậm chức trước quốc vương Malaysia.
Ông Mahathir, 94 tuổi, người từng thống trị nền chính trị Malaysia trong nhiều thập niên, gọi việc bổ nhiệm ông Muhyiddin là bất hợp pháp và là một sự phản bội.
Ông nói sẽ tìm cách để quốc hội biểu quyết thách thức việc này.
Ông Mahathir, nhà lãnh đạo được bầu cao tuổi nhất thế giới, trở lại nắm quyền hồi 2018 trong liên minh với cựu đối thủ Anwar Ibrahim.
Trong một thắng lợi bất ngờ, ông lật đổ thủ tướng khi đó là ông Najib Razak, người đang bị xét xử về tội biển thủ hàng triệu đô la từ một quỹ đầu tư của chính phủ.
Chao đảo chính trường
Ông Mahathir đã đẩy chính trị đất nước vào thế rối ren trong dịp cuối tuần trước, khi ông từ chức và phá vỡ liên minh với ông Anwar.
Nhưng bước đi này đã phản pháo bởi ông Anwar ban đầu định chạy đua vào vị trí thủ tướng, trong lúc ông Muhyiddin xây dựng liên minh.
“Đây là một điều rất lạ lùng… Những kẻ thất bại sẽ thành lập chính phủ – người thắng sẽ ở vào vị trí đối lập,” ông Mahathir đề cập tới kết quả của cuộc bầu cử hồi 2018.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Mahathir quay trở lại nắm quyền vào năm 2018
Ông Mahathir từng giữ chức thủ tướng từ 1981 đến 2003.
Ông Anwar khi đó làm phó cho ông, nhưng quan hệ giữa hai người đã trở nên xấu đi khi ông Anwar bị cách chức hồi 1998 sau một vụ tranh chấp quyền lãnh đạo.
Ông Anwar sau đó bị tù với các tội danh tham nhũng vào quan hệ tình dục đồng tính, điều bị nhiều người coi là mang mục đích chính trị.
Vào năm 2018, ông Mahathir đã gây sốc cho cả nước khi ông tuyên bố hợp tác với ông Anwar. Ông nói ông làm vậy để lật đổ chính phủ của ông Najib, người khi đó đang dính vào vụ bê bối tham nhũng 1MDB.
Liên minh Mahathir – Anwar giành chiến thắng, và ông Mahathir đồng ý sẽ trao quyền lực cho đối tác liên minh.
Tuy nhiên, ông Mahathir liên tục từ chối cho biết khi nào ông sẽ chuyển giao quyền lực.
Sau vụ từ chức của ông Mahathir hồi cuối tuần trước, ông và ông Anwar hôm thứ Bảy công bố rằng họ trên thực tế đã tái hợp trở lại.
Tuy nhiên, quốc vương, Sultan Abdullah Sultan Ahmad Shah, người rốt cuộc có tiếng nói quyết định trong việc ai là người sẽ thành lập chính phủ, đã chọn ông Muhyiddin.
Là cựu bộ trưởng nội vụ, ông Muhyiddin được sự hậu thuẫn của đảng phái chính trị từng nắm quyền ở Malaysia.
Ông từng gây tranh cãi khi tự mô tả mình là “người [sắc tộc] Mã Lai trước tiên” và sau đó mới là người Malaysia.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33371-ong-mahathir-phan-doi-viec-bo-nhiem-tan-thu-tuong-malaysia.html
Indonesia bắt giữ các thuyền đánh cá “bất hợp pháp”
của Việt Nam tại các đảo ngoài khơi Biển Đông
Indonesia cho biết họ bắt giữ hàng chục thủy thủ đoàn từ các tàu thuyền Việt Nam đánh bắt trái phép trong vùng biển vốn là hiện trường của một cuộc tranh chấp ngoại giao với Trung Cộng hồi đầu năm nay. Bộ hàng hải cho biết năm tàu đánh cá và 68 thủy thủ đoàn bị bắt giữ sau khi bị chặn vào hôm Chủ nhật gần quần đảo Natuna của Indonesia, giáp biên giới Biển Đông, phần lớn bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.Hồi năm ngoái, Indonesia cáo buộc lực lượng tuần duyên cộng sản Việt Nam đâm vào một trong các tàu của họ để ngăn chặn việc đánh chặn một chiếc thuyền đánh cá bất hợp pháp. Indonesia, đảo quốc lớn nhất thế giới, cố gắng ngăn chặn các tàu nước ngoài đánh bắt cá trên lãnh thổ của họ, đồng thời tuyên bố rằng việc này gây thiệt hại hàng tỷ mỹ kim hàng năm cho nền kinh tế Đông Nam Á. Jakarta tuyên bố rằng khu vực ở cực nam của Biển Đông là vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Vào tháng 1, Indonesia bố trí nhiều chiến cơ và tàu chiến để tuần tra quần đảo Natuna trong một cuộc tranh chấp với Bắc Kinh về các tàu Trung Cộng xâm nhập khu vực. Trung Cộng tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, bất chấp các tuyên bố cạnh tranh từ các quốc gia Đông Nam Á khác bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/indonesia-bat-giu-cac-thuyen-danh-ca-bat-hop-phap-cua-viet-nam-tai-cac-dao-ngoai-khoi-bien-dong/
Dân biểu Chris Hayes kêu gọi chính phủ Úc gây sức ép
buộc CSVN phải trả tự do cho ông Châu Văn Khảm
Tin từ Canberra, ngày 06/3/2020: Dân biểu Chris Hayes của Quốc hội liên bang Úc đã viết thư ngỏ tới Ngoại trưởng Marise Payne thúc giục chính phủ liên bang hãy gia tăng sức ép lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để buộc Hà Nội phải đảm bảo an toàn và trả tự do cho công dân Úc Châu Văn Khảm.Dân biểu Chris Hayes gửi bức thư trên vào ngày 06/3, bốn ngày sau khi Toà án cộng sản cấp cao tại Sài Gòn đã bác bỏ kháng cáo của ông Khảm và giữ nguyên mức án 12 năm tù giam cho ông với tội danh nguỵ tạo “khủng bố” chỉ vì ông là thành viên của tổ chức Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt có trụ sở ở California (Hoa Kỳ).
Trong thư, dân biểu Chris Hayes nhắc lại quá trình ông Khảm bị bắt cùng hai công dân Việt Nam vào đầu năm 2019, bị biệt giam nhiều tháng và chỉ được tiếp xúc với luật sư một thời gian rất ngắn trước khi bị xét xử. Phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều không tuân theo trình tự một phiên toà công minh.
Vị dân biểu cũng nhấn mạnh rằng trong thời gian sống ở Úc, công dân Khảm không vi phạm pháp luật. Ông cũng nói ông Khảm giờ đã 70 tuổi và sẽ gặp nhiều khó khăn trong tù ở Việt Nam vì điều kiện sống vô cùng nghiệt ngã trong các nhà tù ở Việt Nam.
Ông nói rằng Chính phủ Úc phải có những hành động quyết liệt để bảo vệ công dân của mình và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội phải tuân thủ hiến pháp và các điều luật do chính họ xây dựng lên cũng như các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/dan-bieu-chris-hayes-keu-goi-chinh-phu-uc-gay-suc-ep-buoc-csvn-phai-tra-tu-do-cho-ong-chau-van-kham/
Úc: Bác sĩ nhiễm COVID-19 khám cho 70 bệnh nhân
Hải LamGiới chức y tế Úc hôm nay (7/3) cho biết, họ đã đóng cửa một phòng khám và đang tìm kiếm 70 bệnh nhân từng được điều trị bởi một bác sĩ đã nhiễm COVID-19 sau khi trở về từ Hoa Kỳ.
Reuters đưa tin, người đứng đầu cơ quan Y tế Victoria Jenny Mikakos cho biết trong cuộc họp báo trên truyền hình rằng, vị bác sĩ nói trên trở về từ Mỹ vào hôm 29/2. Bác sĩ không được khỏe và bị sổ mũi trên chuyến bay nội địa từ Denver đến San Francisco, sau đó đến Melbourne, Úc trên chuyến bay 0060 của hãng hàng không United Airlines.
Bác sĩ trên đã thăm khám cho khoảng 70 bệnh nhân trong thời gian từ 2-6/3 tại phòng khám Toorak, thành phố Melbourne.
“Bác sĩ … rất có thể mắc bệnh ở Mỹ”, bà Nikakos nói.
“Phải nói rằng tôi đã rất ngạc nhiên khi một bác sĩ có triệu chứng giống cúm mà vẫn đi làm”, bà Nikakos cho biết thêm rằng phòng khám đã bị đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Theo The Guardian, bác sĩ nói trên là ca nhiễm COVID-19 thứ 11 ở Úc. Các bệnh nhân tiếp xúc với bác sĩ này trong thời gian qua đã được liên hệ bằng tin nhắn, điện thoại, thư điện tử. Ít nhất 2 bệnh nhân được chữa trị tại phòng khám Toorak đã được cách ly.
Toàn bộ các bệnh nhân mà bác sĩ trên chữa trị, thăm khám và nhân viên của cơ sở y tế đã được yêu cầu tự cách ly trong 14 ngày, trong khi các bệnh nhân khác tại Toorak cũng được yêu cầu theo dõi các triệu chứng.
Bà Mikakos cho biết thêm những hành khách trên cùng chuyến bay với bác sĩ mắc bệnh cũng sẽ được liên lạc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/uc-bac-si-nhiem-covid-19-kham-cho-70-benh-nhan.html
0 comments