Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 26/02/2020

Wednesday, February 26, 2020 7:20:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 26/02/2020

Thăm dò dư luận:

Ông Sanders có khả năng nhất để đánh bại TT Trump

Các đối thủ của Đảng Dân chủ cho rằng thượng nghị sĩ tuyên bố theo chủ nghĩa xã hội, ông Bernie Sanders, khó có thể đánh bại Tổng thống Trump, nhưng nhiều cử tri của Đảng này lại coi ông Sanders là ứng viên có khả năng nhất để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11, theo Reuters.
Một cuộc thăm dò mới nhất của Reuters/Ipsos cho thấy rằng việc ông Sanders nổi lên trở thành ứng viên hàng đầu của phe Dân chủ thời gian qua đã giúp ông có thêm uy tín với các cử tri Dân chủ.
Theo Reuters, trong cuộc thăm dò từ ngày 17 tới 25/2, khoảng 26% cử tri Dân chủ và độc lập cho rằng ông Sanders là ứng viên Dân chủ mạnh nhất có thể đối đầu với ông Trump.
Trong khi đó, 20% chọn doanh nhân tỷ phú Michael Bloomberg, trong khi 17% nêu tên cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Con số này cho thấy một sự thay đổi lớn so với một tháng trước đó, khi 27% chọn ông Biden và chỉ có 17% nghĩ ông Sanders có thể đánh bại Tổng thống Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/th%C4%83m-d%C3%B2-%C3%B4ng-sanders-c%C3%B3-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-nh%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%C3%A1nh-b%E1%BA%A1i-tt-trump/5305313.html

Bầu cử sơ bộ Mỹ:

Các ứng viên Dân Chủ tập trung đả kích Sanders

Thụy My
Tại Hoa Kỳ, cuộc tranh luận thứ 10 giữa bảy ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ đã diễn ra tối qua 25/02/2020 tại Charleston ở Nam Carolina, và thứ Bảy tới sẽ bầu cử sơ bộ tại tiểu bang miền nam nước Mỹ.
Người đang giữ vị trí hàng đầu là ông Bernie Sanders khẳng định chương trình hành động thiên tả của ông sẽ giúp chiến thắng Donald Trump, ngược lại tất cả các đối thủ cho rằng việc ông trở thành ứng cử viên chính thức của đảng Dân Chủ sẽ là thảm họa.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gởi về bài tường trình :
« Thế là hết những trao đổi lịch sự lúc khởi đầu chiến dịch vận động. Các ứng cử viên tấn công lẫn nhau, cắt lời nhau, nhiều lần rộ lên những tiếng ồn ào khiến người ta không thể theo dõi được.
Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar của tiểu bang Minnesota tỏ ra lo lắng. Bà nói : Nếu trong bốn tháng tới chúng ta cứ xâu xé nhau trong nội bộ đảng, thì chúng ta sẽ phải thấy ông Donald Trump xé nát đất nước trong vòng bốn năm tới.
Ông Bernie Sanders đang giữ vị trí hàng đầu trong cuộc chạy đua, là trung tâm tấn công của các đối thủ. Nhà tỉ phú New York, Mike Bloomberg cắt ngang : Có ai tại đây có thể hình dung ra được những người Cộng Hòa ôn hòa sẽ bầu cho ông ta ? Không có họ thì không thể thắng được.
Bị đả kích vì những lời khen ngợi về hệ thống giáo dục Cuba, Bernie Sanders trả đũa : Đôi khi thẳng thắn trong chính sách đối ngoại có thể là ý tưởng hay, trong đó có việc Hoa Kỳ lật đổ các chính quyền khác trên thế giới. Còn về các nhà độc tài, khi Trung Quốc hoặc Cuba làm được điều gì tốt thì cũng phải nhìn nhận.
Ông Joe Biden thì xung trận hăng hái hơn thường lệ. Cựu phó tổng thống Mỹ vốn đã thất bại trong ba cuộc bầu cử trước đó tại Iowa, New Hampshire và Nevada, nếu thứ Bảy này không thắng được tại South Carolina thì sẽ rất khó lòng trụ lại trong cuộc đua ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200226-m%E1%BB%B9-tranh-lu%E1%BA%ADn-d%E1%BB%AF-d%E1%BB%99i-c%C3%A1c-%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-t%E1%BA%ADp-trung-%C4%91%E1%BA%A3-k%C3%ADch-sanders

San Francisco tuyên bố tình trạng khẩn cấp dịch Covid-19

San Francisco đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp dịch Covid-19 tại địa phương hôm thứ Ba 25/2, mặc dù không có ca lây nhiễm nào tại thành phố này, giữa lúc giới hữu trách Mỹ kêu gọi người dân chuẩn bị đối phó với dịch bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.
Thành phố lớn thứ tư của bang California cho biết việc tuyên bố tình trạng khẩn là để tăng cường chuẩn bị phòng chống dịch Covid-19 và nâng cao nhận thức trong công chúng về những rủi ro mà virus corona có thể lây lan tại đây.
Tuyên bố của thị trưởng London Breed nói: “Mặc dù không có ca lây nhiễm nào được xác nhận trong cư dân San Francisco, nhưng tình hình dịch bệnh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng và chúng ta cần tăng cường chuẩn bị.”
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) hôm 25/2 nói rằng Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị để chống sự lây lan của virút sau trong lúc dịch bệnh đã bột phát tại một số quốc gia khác.
Có 14 trường hợp lây nhiễm virus corona được xác nhận ở Hoa Kỳ, chủ yếu liên quan đến du lịch, và chỉ có hai trường hợp lây lan từ người sang người. Ngoài ra còn có 39 trường hợp lây nhiễm là các du khách Mỹ di tản khỏi tàu du lịch Diamond Princess ở Tokyo.
https://www.voatiengviet.com/a/san-francisco-tuyen-bo-tinh-trang-khan-cap-dich-covid-19/5305257.html

CDC khuyến cáo về khả năng

gián đoạn các hoạt động xã hội vì dịch COVID-19

Tin Washington DC – Cơ quan y tế Hoa Kỳ vào thứ Ba, 25 tháng 2, đã đưa ra khuyến cáo mạnh mẽ về dịch viêm phổi Covid-19, nói rằng vấn đề hiện nay không phải là liệu dịch bệnh có xảy ra hay không, mà là khi nào dịch bệnh sẽ bùng phát tại Hoa Kỳ, và người Mỹ nên chuẩn bị cho tình huống bị hạn chế đáng kể trong hoạt động xã hội. Cho đến nay, nhà chức trách vẫn nói rằng họ hy vọng sẽ có thể ngăn chận dịch bệnh lây lan tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, sau các vụ bùng phát tại Ý, Iran, và Nam Hàn, các viên chức y tế cho rằng việc kiểm soát không cho virus lây lan vào Mỹ có thể là điều bất khả thi. Tiến Sĩ Nancy Messionnier, giám đốc Khoa
miễn nhiễm và bệnh hô hấp, thuộc Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh CDC, vào thứ Ba cho biết giới y tế dự đoán sẽ xảy ra tình trạng lây lan dịch bệnh trên diện rộng tại Hoa Kỳ.
Bà Messionnier nói người Mỹ nên chuyển sự lo ngại của họ về Covid-19 thành các hành động chuẩn bị cho sự lây lan của virus này. Người dân được khuyên nên tiếp tục các biện pháp giữ vệ sinh như rửa tay và ở nhà khi bị bệnh. Trong khi đó, các cơ quan địa phương nên chuẩn bị cho các hệ thống như dạy học từ xa, làm việc từ xa, và giảm các cuộc họp trực tiếp. Các bệnh viện cũng nên chuẩn bị các dịch vụ chẩn đoán sức khỏe từ xa, và chuẩn bị cho tình huống phải hoãn các ca phẫu thuật khi nhu cầu chữa trị y tế tăng lên.
Bà Messionnier cũng lưu ý rằng cách đối phó dịch bệnh của mỗi địa phương sẽ khác nhau. Cho đến nay, có tổng cộng 57 trường hợp nhiễm Covid-19 đã được xác nhận tại Hoa Kỳ, nhưng tất cả những người này đều đang được cách ly, và chưa xảy ra tình trạng lây lan trong cộng đồng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cdc-khuyen-cao-ve-kha-nang-gian-doan-cac-hoat-dong-xa-hoi-vi-dich-covid-19/

Quan chức Hoa Kỳ cảnh báo

người dân chuẩn bị tinh thần trước dịch COVID-19

Thiện Lan
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm 25/2 đã lên tiếng cảnh báo người dân nên chuẩn bị tinh thần cho sự lây lan của dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ sau khi dịch bệnh đã lan sang nhiều quốc gia khác.
“Dữ liệu trong tuần qua về sự lây lan ở các nước khác đã làm tăng lo ngại của chúng tôi rằng, dịch bệnh sẽ lây lan ra cộng đồng tại đây”, Tiến sĩ Nancy Messonnier, người đứng đầu các bệnh về đường hô hấp của CDC, nói với các phóng viên trong một cuộc gọi.
“Những gì chúng ta không biết là khi nào dịch bệnh sẽ đến và mức độ bùng phát ở Hoa Kỳ nghiêm trọng như thế nào”, bà cho biết thêm.
Tiến sĩ Messonnier cũng lên tiếng cảnh báo về “sự gián đoạn đối với cuộc sống hàng ngày có thể nghiêm trọng” và các doanh nghiệp, trường học, gia đình nên bắt đầu tính đến tác động có thể có từ sự lây lan của virus.
Trong một buổi hội thảo vào hôm 25/2, Tiến sĩ Anne Schuchat, phó giám đốc của CDC, nói rằng, trong khi hiện tại rủi ro về dịch bệnh đối với Hoa Kỳ là thấp, thì thực tế cho thấy, khả năng đại dịch xảy ra trên toàn cầu là rất cao.
“Câu hỏi không còn là liệu nó có xảy ra ở Mỹ không, vấn đề chỉ là khi nào và bao nhiêu người sẽ bị nhiễm bệnh”, Tiến sĩ Schuchat nói.
Cũng trong ngày 25/2, chính quyền Tổng thống Trump đã gửi yêu cầu cho Nghị viện Mỹ thông qua ngân sách 2,5 tỷ USD để đối phó với dịch COVID-19, trong đó 1 tỷ USD dành cho việc phát triển vắc-xin.
Được cho là có nguồn gốc từ việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019, chủng mới của virus corona đã lây nhiễm cho khoảng 80.000 người và khiến cho gần 2.700 người ở Trung Quốc tử vong.
Hiện tại, dịch bệnh bùng phát ngày càng tăng ở Iran, Ý và Hàn Quốc, làm dấy lên mối lo ngại rằng virus sẽ xuất hiện ở nhiều quốc gia khác, dẫn đến sự suy giảm của kinh tế toàn cầu.
Vào ngày 25/2, thị trường chứng khoán thế giới và Hoa Kỳ một lần nữa lại giảm mạnh do các nhà đầu tư lo ngại dịch bệnh sẽ gây thiệt hại thêm cho nền kinh tế toàn cầu vốn đã bị chững lại.
Cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng, Larry Kudlow cho biết nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ vượt qua bất kỳ sự gián đoạn nào do dịch bệnh gây ra trên toàn cầu, nhưng nói thêm rằng ông không hy vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-hoa-ky-canh-bao-nguoi-my-nen-chuan-bi-tinh-than-truoc-dich-covid-19.html

Hãng dược Mỹ cung cấp

vắc-xin thử nghiệm COVID-19 đầu tiên dành cho người

Quý Khải
Moderna, một hãng dược có trụ sở tại Mỹ, đã gửi lô vắc-xin thử nghiệm đầu tiên của COVID-19 dùng trên người cho các nhà nghiên cứu liên bang Mỹ.
Moderna đã gửi lô vắc-xin từ nhà máy của hãng ở Norwood, bang Massachusetts, đến Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID), có trụ sở tại thành phố Bethesda cùng bang. Một phần vắc-xin được gửi đến Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH).
Viện NIH dự kiến ​​sẽ bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng với khoảng 45 người trong vòng sáu tuần tới, Giám đốc NIAID, ông Anthony Fauci cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ ba (25/2). Ông cho biết vật liệu này đã được sản xuất và thí nghiệm trên chuột.
Các kết quả ban đầu có thể được đưa ra sớm nhất vào tháng Bảy tới. Nhưng có lẽ phải đợi đến sang năm thì mới có thể tung ra một loại vắc-xin đại trà trên thị trường thương mại, vì cần phải tiến hành các nghiên cứu bổ sung và thông qua các rào cản pháp lý. Thử nghiệm giai đoạn hai sẽ bao gồm hàng trăm, thậm chí đến hàng ngàn người mới có thể xác định tính hiệu quả của vắc-xin này, ông Fauci nói.
(Nguồn ảnh: ảnh chụp màn hình/Moderna)
https://www.dkn.tv/the-gioi/hang-duoc-my-cung-cap-vac-xin-thu-nghiem-covid-19-dau-tien-danh-cho-nguoi.html

Mỹ bỏ tù người thừa kế hãng đồ ăn nhanh

vì ‘chạy trường’ cho con

Một người phụ nữ ở tiểu bang California mà công ty của gia đình bà sáng lập nên Hot Pockets, một thương hiệu đồ ăn nhanh, hôm 25/2 đã bị kết án 5 tháng tù giam vì đã chi 300 nghìn đôla để giúp con gái có lợi thế không chính đáng trong việc được xét tuyển vào đại học, theo Reuters.
Trước đó, tin cho hay, các công tố viên liên bang ở Boston đã đề nghị 21 tháng tù giam đối với bà Michelle Janavs, 49 tuổi, sau khi bà thừa nhận là một trong những cha mẹ giàu có đã tham gia vào vụ lừa đảo xét tuyển đại học lớn nhất nước Mỹ.
Theo Reuters, dù ra phán quyết với án tù thấp hơn so với đề nghị của công tố viên, thẩm phán đã bác bỏ đề nghị được quản chế của bà Janavs, nói rằng bị cáo này đáng bị vào tù vì đã “cố tình gây hại tới hệ thống xét tuyển vào đại học”.
Bà Janavs cũng bị yêu cầu phải trả khoản tiền phạt 250 nghìn đôla, theo Reuters.
Tại tòa, bị cáo cho biết “rất hối lỗi vì đã tìm cách tạo ra lợi thế bất công” cho con mình.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8F-t%C3%B9-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%E1%BB%ABa-k%E1%BA%BF-h%C3%A3ng-%C4%91%E1%BB%93-%C4%83n-nhanh-v%C3%AC-ch%E1%BA%A1y-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-cho-con/5305467.html

Quân nhân Mỹ nhiễm virus corona,

tổng số ca ở Hàn Quốc lên đến hơn 1.260

Hàn Quốc thông báo có thêm 284 trường hợp nhiễm virus corona vào thứ Tư 26/2, bao gồm cả một quân nhân Mỹ. Cùng lúc, các cơ quan y tế chuẩn bị xét nghiệm hơn 200.000 tín đồ của một giáo hội bị dịch ảnh hưởng nặng nhất.
Với các ca nhiễm mới, tổng số người bị nhiễm lên đến 1.261. Dự kiến con số sẽ còn tăng khi chính phủ mở rộng diện xét nghiệm.
Trong số các ca nhiễm mới, có 134 người thuộc thành phố Daegu, nơi có một nhánh của giáo hội Shincheonji (Tân Thiên Địa), có liên quan đến dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết.
Quân đội Hoa Kỳ hôm 26/2 thông báo có ca nhiễm virus corona đầu tiên là một quân nhân 23 tuổi đóng tại Trại Carroll, cách Daegu 20 kilomet. Trại này cũng nằm gần một trung tâm của người khuyết tật nơi đã có tình trạng virus lây lan.
Quân nhân Mỹ nhiễm virus đã tự cách ly ở nhà riêng bên ngoài căn cứ, theo một tuyên bố của Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc (USFK).
Các căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp Hàn Quốc đã hạn chế ra vào và áp dụng các biện pháp kiểm tra sức khỏe tại cổng trong tuần này.
Quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc cho biết họ đang xem xét việc giảm hoạt động huấn luyện chung vì ngày càng lo ngại về virus corona.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-nhan-my-nhiem-virus-corona-tong-so-ca-o-han-quoc-len-den-1260/5305149.html

Tổng thống Trump sẽ gặp lãnh đạo ASEAN

ở Las Vegas vào tháng 3

Ngày 25-2, ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo, cho biết Tổng thống Trump đã mời các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đến Las Vegas vào tháng tới, sau khi hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái bị hủy bỏ.
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo về ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19 đối với hội nghị thượng đỉnh với các thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, ông Pompeo cho biết: “Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ vẫn diễn ra. Chúng tôi đang làm việc để xúc tiến sự kiện diễn ra vào tuần thứ hai của tháng 3 tại Las Vegas.”
Các nhà ngoại giao cho biết hội nghị thượng đỉnh lần này được dự kiến vào ngày 12-3, Tổng thống Donald Trump sẽ tham dự.
Tổng thống Trump đã không đến hội nghị thượng đỉnh ASEAN và hội nghị thượng đỉnh Đông Á diễn ra vào năm ngoái tại Bangkok. Thay vào đó, ông đã gửi Cố vấn an ninh quốc gia, ông Robert O’Brien, đến dự.
Tại Bangkok, ông O’Brien đã tiếp tục kêu gọi tự do hàng hải và cáo buộc Trung Quốc sử dụng những hành động đe dọa để ngăn chặn các quốc gia ASEAN khai thác tài nguyên ở Biển Đông.
Năm 2016, tổng thống Obama đã đánh dấu mốc lịch sử khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo ASEAN lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Cuộc gặp gỡ này diễn ra tại Sunnylands, Rancho Mirage thuộc bang California.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/trump-to-host-asean-summit-in-las-vegas-in-march-02262020075741.html

Kế hoạch nghiên cứu, triển khai pháo tầm xa của Mỹ

để đối trọng với TQ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Phòng thí nghiệm nghiên cứu quân đội – CCDC của Quân đội Mỹ (20/2) đã tiết lộ thông tin, hình ảnh về việc Mỹ đang nghiên cứu, chế tạo pháo tầm xa chiến lược (SLRC) có khả năng tấn công chính xác ở tầm xa trên 1.600km. Với tầm bắn này, SLRC có tầm bắn hơn rất nhiều loại tên lửa hiện nay của cả Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Mỹ đã tổ chức sự kiện quân sự trình diễn những vũ khí tối tân của cả Mỹ-Anh phát triển nhằm xác định khả năng hợp tác của hai bên trong phát triển vũ khí mới. Tại sự kiện, các quan chức của Bộ Tư lệnh Phát triển Khả năng Chiến đấu của Quân đội Mỹ, các trung tâm và phòng thí nghiệm của vũ khí mới đã tóm tắt khả năng của loại vũ khí này và mục đích phát triển chúng. Theo đó, mục đích tạo ra siêu pháo mới với mục đích có thể “làm thay đổi cuộc chơi” trong nỗ lực đối phó các đối thủ sở hữu nhiều vũ khí tối tân như Trung Quốc trên Thái Bình Dương. Dòng pháo mới thuộc dự án pháo tầm xa chiến lược (SLRC) có khả năng tấn công chính xác ở tầm xa trên 1.600km. Với tầm bắn này, SLRC có tầm bắn hơn rất nhiều loại tên lửa hiện nay của cả Mỹ, Nga và Trung Quốc. Công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn phát triển, song Lục quân Mỹ hy vọng sẽ tiến hành thử nghiệm vũ khí này trước năm 2023. Dự án SLRC là công trình do Lầu Năm Góc đứng đầu nhằm trang bị cho các lực lượng Mỹ trên khắp thế giới khả năng “khai hỏa chính xác tầm xa” và chuẩn bị cho việc thúc đẩy học thuyết quân sự Mỹ hòng đối trọng với Trung Quốc hoặc các các cường quốc quân sự khác trong một cuộc xung đột tiềm tàng trong tương lai.
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy cho biết, “về mặt lý thuyết, nếu bạn tìm hiểu cách quân đội Mỹ dùng hỏa lực tầm xa trong hoạt động diễn tập và tấn công… đó là một trong những khả năng quan trọng nhất mà chúng tôi có”. Ông Ryan McCarthy cũng nhấn mạnh những tiến bộ pháo binh như vậy có
khả năng là thay đổi cục diện đáng kể đối với Trung Quốc. Pháo tầm xa này có thể cung cấp dạng hỏa lực áp chế công nghệ cao để hỗ trợ cho quân đội Mỹ di chuyển qua các khu vực bị kiểm soát chặt chẽ và sau đó cho phép tấn công các mục tiêu khó tiếp cận hơn bằng hạm kích và không kích. Trong khi đó, Đại tá John Rafferty, trưởng nhóm pháo kích tầm xa nhấn mạnh “hệ thống tích hợp đó thách thức cả loại máy bay và tàu tinh vi nhất của chúng tôi trong việc tiếp cận khu vực”.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Mỹ liên tục có các động thái mới công khai chạy đua sở hữu pháo tầm xa nhằm răn đe nhau trên Biển Đông cũng như trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc mới đây đã đăng tải hình ảnh về một diễn tập bắn đạn thật với tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) tầm xa cực kỳ tiên tiến AR3 cỡ nòng 370 mm. Tổ hợp MLRS AR3 được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Phương Bắc – NORINCO giới thiệu lần đầu tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2014. AR3 chính là bản nâng cấp toàn diện dựa trên tổ hợp pháo phản lực phóng loạt PHL-03 cỡ 300 mm đang được coi là tiêu chuẩn của pháo binh tầm xa Trung Quốc. Đạn rocket của PHL-03 có tầm xa tới 150 km với sai số vòng tròn (CEP) 10m. Phiên bản AR3 thế hệ mới hiện đang được Trung Quốc chào bán cho thị trường nước ngoài và chưa chấp nhận đưa vào trang bị chính thức cho pháo binh tầm xa. Đây là điều gây thắc mắc vì trong các cuộc thử nghiệm, AR3 đã có những màn thể hiện tuyệt vời khi đánh trúng mục tiêu cách xa tới 280 km với sai số nhỏ hơn 3m. So với tên lửa đạn đạo tầm ngắn, pháo phản lực phóng loạt AR3 370 mm có ưu thế ở giá thành rẻ hơn, có thể sử dụng để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Đánh chặn những quả đạn rocket cỡ 370 mm mang theo đầu đạn nặng 200 kg này cũng khó khăn hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo, do kích thước của chúng nhỏ hơn đáng kể trong khi vận tốc bay cũng tương đương. Quân đội Trung Quốc xác định khi cần chi viện hỏa lực ở tầm xa từ 300 km trở lên thì đây sẽ là công việc của các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật họ Đông Phong, khi chúng có tầm bắn xa và mang đầu đạn mạnh hơn. Nhưng dễ nhận thấy trong phương thức chi viện hỏa lực tầm xa của Lục quân Trung Quốc vẫn có một khoảng trống đáng kể trong khoảng cự ly từ trên 150 km đến dưới 300 km. Cho nên không loại trừ khả năng hệ thống pháo phản lực phóng loạt AR3 sẽ sớm được Trung Quốc đưa vào thành phần trực chiến của các đơn vị pháo binh tầm xa trong tương lai gần.
Theo Defence-blog, thông tin về loại pháo mới được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây tập trung vào phát triển các hệ thống vũ khí chống tiếp cận và chống xâm nhập khu vực có thể đe dọa năng lực của Mỹ trong việc di chuyển và phản công ở các khu vực quốc tế tranh chấp như Biển Đông, nơi Mỹ đang nỗ lực đối trọng với vị thế quân sự của Trung Quốc. Chính vì vậy, SLRC sẽ tạo nên sự khác biệt lớn không chỉ với kho vũ khí của Mỹ mà nó còn là vũ khí răn đe hiệu quả trong trường hợp xảy ra xung đột với đối phương.
Được biết, để ngăn chặn và đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc, Mỹ đã từng có kế hoạch triển khai hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) tại khu vực Biển Đông. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (1/4/2019) trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ở Washington nhằm bày tỏ sự phản đối việc Trung Quốc đưa hàng trăm tàu thuyền đến gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. HIMARS do hãng Lockheed Martin sản xuất, được thử nghiệm lần đầu tiên tại cuộc tập trận quân sự thường niên Balikatan giữa Mỹ và Philippines vào năm 2016. Mỗi hệ thống HIMARS được biên chế kíp vận hành ba người, có thể mang 6 quả đạn rocket M31 cỡ nòng 227 mm với tầm bắn 70 km hoặc một tên lửa chiến thuật MGM-140 ATACMS có khả năng đánh trúng mục tiêu cách 300 km. Hệ thống này được cho là có tính cơ động cao nhờ được đặt trên các xe tải do BAE Systems sản xuất.
http://biendong.net/bien-dong/33207-ke-hoach-nghien-cuu-trien-khai-phao-tam-xa-cua-my-de-doi-trong-voi-tq-tai-an-do-duong-thai-binh-duong.html

Máy bay do thám của Mỹ

tiếp tục xuất hiện trên Bán đảo Triều Tiên

Ngày 25/2, trang theo dõi hoạt động hàng không Aircraft Spots cho biết Mỹ đã điều một máy bay do thám hoạt động trên bầu trời Hàn Quốc dường như nhằm giám sát Triều Tiên.
Theo Aircraft Spots, máy bay giám sát trên biển P-3C của Hải quân Mỹ đã được phát hiện trên bầu trời Bán đảo Triều Tiên ngày 24/2. Đây là động thái mới nhất trong một loạt hoạt động của Mỹ dường như nhằm giám sát Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng cảnh báo về “một vũ khí chiến lược mới” và “hành động thực tế gây sốc” đối với Mỹ.
Sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội vào tháng 2/2019, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp tại Khu phi quân sự ở biên giới liên
Triều vào tháng 6 sau đó và nhất trí nối lại đàm phán cấp chuyên viên. Cuộc họp cấp chuyên viên diễn ra 4 tháng sau đó ở Thụy Điển nhưng không đạt tiến bộ nào.
Từ đó đến nay, không chỉ các cuộc đàm phán hạt nhân song phương rơi vào tình trạng đình trệ mà căng thẳng giữa hai nước cũng liên tục leo thang do chính quyền của Tổng thống Trump thông qua các biện pháp siết chặt trừng phạt Bình Nhưỡng.
Trong thông điệp đầu năm này, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố không thấy có lý do để duy trì cam kết trước đó của mình về đình chỉ các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành 13 đợt thử vũ khí, trong đó phóng ra 25 vật thể bao gồm cả các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và một tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm. Tháng 12/2019, Triều Tiên đã tiến hành 2 vụ thử động cơ tên lửa tại bãi phóng vệ tinh Sohae, hay còn được gọi là bãi thử Dongchang-ri.
http://biendong.net/bi-n-nong/33190-may-bay-do-tham-cua-my-tiep-tuc-xuat-hien-tren-ban-dao-trieu-tien.html

Mất lợi thế, xu hướng cạnh tranh

chiến lược biển Mỹ – Trung sẽ có bước đột phá mới

Trong bối cảnh Philippines quyết hủy bỏ Thỏa thuận các Lực lượng Viếng thăm (VFA) với Mỹ, sẽ khiến Washington rơi vào thế bị động trong việc tăng cường hiện diện quân sự và cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trên Biển Đông.
Ngay sau khi Philippines đưa ra tuyên bố đơn phương hủy VFA với Mỹ, giới nghiên cứu đa phần đều cho rằng hành động này của Manila sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược biển và sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông. Điều này sẽ tạo cho Trung Quốc lợi thế nhất định khi Mỹ giảm các hoạt động kiềm chế, giá sát Bắc Kinh trên Biển Đông.
Giới chuyên gia cho rằng, thời gian qua, sự bất đồng trong chiến lược biển được nhận định là một trong những tác nhân chính khiến quan hệ Mỹ – Trung luôn ở trạng thái căng thẳng. Cùng với sự gia tăng tần suất va chạm giữa hai nước ở Biển Đông là số lượng các cuộc tập trận chung của quân đội Mỹ ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương ngày càng gia tăng. Nếu kiểm soát không thận trọng, sự va chạm có thể khiến mâu thuẫn giữa hai bên leo thang và dẫn đến sự cố ngoài ý muốn. Hiện tại, cạnh tranh chiến lược trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ cho thấy rõ 03 xu thế. (i) Chiến lược cạnh tranh từng bước nâng cấp. Sự tin tưởng nhau về chiến lược trên biển giữa hai bên ngày càng bị thu hẹp, sự hợp tác bị cản trở, ý thức cạnh tranh nhanh chóng tăng lên.Trong bối cảnh Mỹ ngày càng gây sức ép, mâu thuẫn và đối đầu Trung-Mỹ tại các điểm nóng như Biển Đông hay đảo Đài Loan chưa có dấu hiệu lắng xuống. (ii) phạm vi cạnh tranh mở rộng, tính chiến lược ngày càng mạnh. Đối với Mỹ, phạm vi của mối đe dọa trên biển từ Trung Quốc đã được mở rộng, tính chất được chiến lược hóa cao độ. Cạnh tranh quân sự Trung-Mỹ trước đây chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực cục bộ và các vấn đề cụ thể, nhân tố tiêu cực trong quan hệ quân sự hai nước vẫn chưa tăng đến mức ảnh hưởng tới toàn cục. Trước mắt, do cạnh tranh chiến lược trên biển được Mỹ phóng đại đáng kể, chắc chắn khiến cạnh tranh chiến lược vốn có giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới này trở nên trầm trọng hơn, không còn giới hạn ở vùng biển Đông Á. Đồng thời, không chỉ là cuộc đọ sức về thực lực quân sự mà còn có thể liên quan đến cuộc đấu toàn diện liên quan đến chiến lược khu vực, trật tự khu vực và quy tắc quốc tế. (iii) Ngày càng nhiều nhận định về khả năng xảy ra va chạm và xung đột quy mô nhỏ. Cạnh tranh chiến lược trên biển Trung-Mỹ không giống với cạnh tranh chiến lược trên biển giữa các nước lớn trong lịch sử. Cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ sẽ là một sự giằng co và tiêu hao chiến lược lâu dài. Điều này sẽ giảm bớt mức độ đối kháng nhưng đồng thời cũng khiến cạnh tranh càng trở nên khó quản lý hơn, càng nhiều khả năng xảy ra xung đột vũ trang quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Philippines – một trong những đồng minh lâu năm và quan trọng nhất của Mỹ ở Đông Nam Á quyết tâm điều chỉnh chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn (Mỹ, Trung, Nga…) sẽ khiến cục diện Biển Đông có những biến động, xáo trộn mới. Để tránh xảy ra tình hình xấu nhất, quân đội hai nước Trung-Mỹ vẫn cần phải tăng cường xây dựng năng lực kiểm soát khủng hoảng, nhưng quan trọng hơn là phải chuẩn bị thỏa hiệp và hợp tác trên một loạt vấn đề quan trọng.
Trước tiên, cần phải đạt được nhận thức chung cần thiết về cơ cấu quyền lực trên biển Tây Thái Bình Dương. Tại vùng biển này, Trung-Mỹ nhất định phải thích ứng được với cơ cấu quyền lực tương đối cân bằng được tạo dựng bởi tỷ lệ sức mạnh mới. Đồng thời, hiểu rõ mặt yếu và khuyết điểm của mình, sử dụng một cách thận trọng sức mạnh và khả năng kiềm chế các hành động gây kích động, học cách chung sống hòa bình. Đối với hiện thực chiến lược không thể không bao dung và thỏa hiệp, hai nước trong quá trình tích cực giành lấy lợi thế cạnh tranh, phải có ý thức chiến lược, bố trí tiến hành đối thoại về khu vực Tây Thái Bình Dương càng nhanh càng tốt. Hai bên có thể tham vấn trao đổi về ý tưởng chiến lược của hai bên, tiến hành đối thoại về kiểm soát quân sự, thậm chí là hạn chế lẫn nhau liên quan đến sự phát triển vũ khí quân sự trên biển. Qua đó tại sự đồng thuận cần thiết về việc phân phối quyền lực và so sánh sức mạnh tại khu vực này.
Thứ hai, xử lý một cách lý trí nhân tố bên thứ ba. Nếu Mỹ thực sự mong muốn cùng với Trung Quốc tiến hành đối thoại chiến lược và chính sách về vấn đề biển bao gồm cả Biển Đông thì cần phải kiềm chế và hạ giọng trong vấn đề chủ quyền cũng như liên quan đến chủ quyền để tạo được bầu không khí đối thoại. Trong quá trình đàm phán, Trung Quốc cần bình tĩnh hơn, không nên hoang mang quan ngại, coi bất cứ hành động thách thức nào từ bên thứ 3 đều bắt nguồn từ nhân tố Mỹ, từ đó có những phản ứng thái quá. Trung Quốc cũng cần phải có ý thức chiến lược, phải tỉnh táo nhận thức được rằng tuy bản thân Trung Quốc có thể không có ý đồ cạnh tranh chiến lược trên biển với Mỹ tại Tây Thái Bình Dương nhưng khách quan mà nói, sự tăng trưởng nhanh của sức mạnh cũng như các hành động bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc đối với Mỹ chính là sự thách thức hoặc xâm thực quyền lợi biển và địa vị chủ đạo trên biển của Mỹ.
Cuối cùng, hai bên có thể cùng nhau tạo dựng quy tắc biển và trật tự khu vực mang tính bao dung. Bởi vì Trung Quốc và Mỹ trong tương lai đều khó mà xây dựng hoặc duy trì địa vị quyền lực chủ đạo tại khu vực này. Do đó, quy tắc hoặc trật tự trên biển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải có sự đồng thuận của cả hai nước. Điều này cần phải được xây dựng một cách có ý thức trong sự tương tác trên biển lâu dài giữa Trung Quốc và Mỹ. Hai bên đều cần phải từ bỏ ý đồ và kế hoạch xây dựng cơ chế an ninh trên biển nhằm vào đối phương tại Tây Thái Bình Dương, thậm chí là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
http://biendong.net/bien-dong/33205-mat-loi-the-xu-huong-canh-tranh-chien-luoc-bien-my-trung-se-co-buoc-dot-pha-moi.html

Hé lộ lý do Mỹ dừng triển khai vũ khí “khủng”

đối phó Trung – Triều tới Hàn Quốc

Hôm 24/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố Mỹ hiện chưa có kế hoạch tái triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tới Hàn Quốc.
“Hiện chưa có kế hoạch nào cho việc tái triển khai THAAD trên bán đảo Triều Tiên vào lúc này”, Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Esper phát biểu trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong Doo.
Còn theo Reuters, quyết định của Mỹ về việc dừng tái triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) vào thời điểm này có thể liên quan tới thực tế, quân đội Mỹ – Hàn đang cân nhắc cắt giảm quy mô các cuộc tập trận chung do lo ngại tình trạng dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc .
“Tôi chắc chắn rằng, chúng tôi sẽ vẫn sẵn sàng đối phó với bất cứ mối đe dọa nào mà chúng tôi cùng phải đối mặt”, ông Esper nhấn mạnh thêm.
Chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp hiện lây lan cho hơn 80.000 người trên toàn thế giới, trong đó riêng Trung Quốc đại lục là hơn 77.000 người nhiễm bệnh.
Vào hôm nay (25/2), Hàn Quốc xác nhận có thêm 60 trường hợp mới nhiễm Covid-19 , nâng tổng số ca nhiễm virus corona lên 893 người và 8 người đã thiệt mạng.
Vào năm 2017, Mỹ đã cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tới Hàn Quốc nhằm đối phó với việc Triều Tiên cho phóng thử nghiệm 4 tên lửa đạn đạo.
Cùng thời điểm trên, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ đang hành động để “tăng cường năng lực ngăn chặn vào bảo vệ chống lại các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bằng cách sử dụng toàn bộ năng lực quân sự vốn có của Mỹ”.
Hoạt động triển khai THAAD của Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận Hàn Quốc đặc biệt là ở khu vực Seongju nằm cách thủ đô Seoul 130 dặm và là nơi quân đội Mỹ cho lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa.
Đáng nói, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc cũng rơi vào cảnh sóng gió sau khi Mỹ cho triển khai THAAD tới Hàn Quốc. Theo đó, Bắc Kinh cho rằng sự xuất hiện của THAAD ở Hàn Quốc sẽ cho phép quân đội Mỹ phát hiện và theo dõi các tên lửa được phóng từ lãnh thổ Trung Quốc.
Bởi theo tuyên bố từ giới chức Mỹ, THAAD có thể theo dõi cả những vật thể “có kích cỡ nhỏ bằng quả bóng chày ở khoảng cách xa 4.600 km”.
Tờ Straits Times xác nhận, sau khi để Mỹ lắp đặt THAAD trên lãnh thổ quốc gia, Hàn Quốc đã phải hứng chịu tổn thất kinh tế không nhỏ do bị Trung Quốc quay lưng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33191-he-lo-ly-do-my-dung-trien-khai-vu-khi-khung-doi-pho-trung-trieu-toi-han-quoc.html

Mỹ lo lắng trước động thái quân sự

của Nga với láng giềng

Serbia đã đón nhận hệ thống phòng không tinh vi từ Nga, bất chấp việc Mỹ đe dọa sẽ tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước vùng Balkan này và Serbia đang chính thức đề nghị được trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu (EU).
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic hôm qua (23/2) đã phát biểu trên đài truyền hình Prva thân chính phủ rằng, hệ thống phòng không Pantsir S1 đã được Serbia mua sau những lời gợi ý từ chính Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Hãy mua Pantsir vì nó đã thể hiện tính hiệu quả cao nhất ở Syria”, Tổng thống Vucic dẫn lời người đồng cấp Putin cho biết trong một trong những cuộc gặp gần đây giữa họ. Hai nhà lãnh đạo của Nga và Serbia thường xuyên có các cuộc gặp gỡ song phương.
“Hệ thống phòng không này rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các mục tiêu là những chiếc máy bay không người lái – đặc tính đó đang trở nên ngày một quan trọng trong chiến tranh thời hiện đại”, ông Vucic cho hay.
Dù đang tìm cách gia nhập EU, Serbia dưới sự lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Vucic đã tăng cường mối quan hệ chính trị và quân sự với đồng minh Nga.
Serbia cam kết sẽ không gia nhập NATO và từ chối tham gia vào liên minh các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Việc Serbia mua các vũ khí của Nga đang được theo dõi với sự lo lắng, bất an ở phương Tây. Giới chức Mỹ đã công khai đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Serbia nếu Moscow bán thêm vũ khí cho Serbia, đặc biệt là những vũ khí có thể gây nguy hại cho an ninh của các nước thành viên NATO nằm cạnh Serbia.
Tổng thống Vucic cho biết ông hy vọng sẽ không có các biện pháp trừng phạt nào được tung ra bởi ông đã công khai thông báo về việc mua hệ thống vũ khí phòng không Pantsir. Ông Vucic bày tỏ ông tin rằng lời đe dọa trừng phạt chỉ nên tập trung vào tên lửa S-400 bởi vì hệ thống phòng không này có tầm bắn lớn hơn nhiều và mang tính tấn công nhiều hơn.
Trước đó, theo báo chí truyền thông Serbia, hai trong số 6 tổ hợp tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S1 mà nước này đặt mua của Nga đã có mặt trên lãnh thổ Serbia hôm 22/2. Lô tổ hợp tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S1 đầu tiên đã đến Serbia qua không phận Bulgaria.
Hôm 24/10/2019, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thông báo Belgrade đã đặt hàng các hệ thống tên lửa/pháo phòng không Pantsir của Nga. Hồi tháng Một đầu năm nay, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quân sự của Nga đã tiết lộ với hãng tin Itar Tass rằng, hoạt động bàn giao hệ thống Pantsir cho Seriba dự kiến bắt đầu diễn ra vào cuối tháng Hai. Nga và Syria đã ký một thỏa thuận theo đó Nga sẽ cung cấp cho nước láng giềng một khẩu đội gồm 6 tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S1. “Thỏa thuận mua bán một khẩu đội Pantsir-S1 đã được ký hồi năm ngoái. Công việc đang được tiến hành và hoạt động bàn giao sẽ được hoàn tất trong năm 2020,” nguồn tin cho hay.
Với hợp đồng nói trên, Nga đã bán cho nước láng giềng một trong những vũ khí đáng gờm hàng đầu của nước này. Hệ thống tổ hợp tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S1 hiện đang được xuất khẩu đến nhiều nước trong đó có Serbia, Việt Nam, Syria, Jordan, Iran, Iraq và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất.
Pantsir-S (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không trong phạm vi ngắn và trung. Đây là một trong những hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất – đối – không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại, đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Các tổ hợp phòng không Pantsir-S thường được sử dụng để bảo vệ những khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400. Hệ thống Pantsir-S được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc dưới mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới không có loại tổ hợp tương tự cùng loại nào.
Tên lửa phóng ra từ tổ hợp tên lửa loại này có thể đánh chặn tối đa 10 mục tiêu cùng một lúc trong thời gian 1 phút. Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất.
Tổ hợp tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S1 cùng với các tên lửa phòng không S-300 và S-400 là những vũ khí hàng đầu thường được Nga triển khai ở những địa điểm trọng yếu. Pantsir-S1 cũng có mặt ở chiến trường Syria và phát huy hiệu quả sức mạnh của nó để chặn đứng nhiều cuộc tấn công của phe nổi dậy cũng như các nhóm khủng bố nhằm vào lực lượng Nga và Syria.
Hồi năm ngoái, các hệ thống phòng không Pantsir và Tor-M1 của Nga đã đánh chặn và hạ gục 27 quả tên lửa mà lực lượng chiến binh phóng ồ ạt vào căn cứ Hmeymim (hay còn được viết là Khmeimim) trên lãnh thổ Syria. Theo Trung tâm Hòa giải các bên xung đột ở Syria của Nga, không có bất kỳ quả đạn nào chạm được tới căn cứ của họ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33210-my-lo-lang-truoc-dong-thai-quan-su-cua-nga-voi-lang-gieng.html

Khủng hoảng COVID-19 đặt ra những nghi vấn

về quan hệ của Trung Quốc với WHO

Vanessa Đỗ
Ông James Griffiths có bài phân tích trên CNN ngày 17/2, cho rằng WHO có thái độ thiên vị rõ rệt đối với Bắc Kinh liên quan đến cuộc khủng hoảng COVID-19 ở Trung Quốc.
Trong buổi gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hôm 28/1, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hết lời khen ngợi về phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.
“Chúng tôi đánh giá cao sự nghiêm túc của Trung Quốc trong đợt dịch này, đặc biệt là cam kết từ lãnh đạo cao nhất và sự minh bạch mà họ đã thể hiện”, ông Tedros nói. Bình luận này đã được giới truyền thông Trung Quốc trích dẫn nhiều lần trong nhiều tuần qua.
Cuộc gặp diễn ra vào cuối tháng 1/2020, sau khi ông Tập trực tiếp chỉ đạo việc kiểm soát tình hình do các quan chức địa phương thất bại trong việc ngăn chặn sự bùng phát dịch tại tỉnh Hồ Bắc.
Vào thời điểm diễn ra cuộc gặp này ở Bắc Kinh, số ca nhiễm virus COVID-19 đang gia tăng, với nhiều tiết lộ rằng các quan chức tại tỉnh Hồ Bắc và Vũ Hán – thành phố nơi phát hiện ra ca nhiễm virus COVID-19 đầu tiên – đã tìm cách hạ thấp và kiểm soát tin tức về virus này, thậm chí họ đe dọa và bắt giữ những người đưa tin tức thật về dịch bệnh.
Vài ngày sau, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu, và ông Tedros một lần nữa lại ca ngợi sự ứng phó của Bắc Kinh.
Mặc dù Trung Quốc đã hành động nhanh chóng sau sự can thiệp của ông Tập, cách ly một số thành phố lớn và dồn mọi nguồn lực vào cuộc chiến chống lại virus, nhưng họ vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ thông tin về virus, và những nỗ lực kiểm soát sự lan truyền thông tin đã chuyển sang hướng tàn bạo.
Theo ông Griffiths, sự khen ngợi của WHO về phản ứng của Trung Quốc đã khiến các nhà phê bình đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa WHO và Bắc Kinh. Việc tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ) này phụ thuộc vào sự tài trợ và hợp tác của các thành viên để hoạt động, đã giúp cho những nước thành viên giàu
có như Trung Quốc có ảnh hưởng đáng kể. Có lẽ một trong những ví dụ điển hình nhất về sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với WHO là việc Bắc Kinh thành công trong việc ngăn cản Đài Loan trở thành thành viên WHO.
“Việc Đài Loan nằm ngoài WHO sẽ khiến hòn đảo này không được quốc tế cập nhật thông tin, cũng như họ không thể cập nhật cho quốc tế các thông tin kịp thời vì sự lây lan của virus Covid 19”, ông Griffiths nhận định.
Ông Griffiths cho rằng quan điểm của WHO về Trung Quốc cũng đã làm sống lại một cuộc tranh luận đã tồn tại từ lâu về việc liệu WHO, được thành lập 72 năm trước, có đủ độc lập để cho phép họ thực hiện mục đích của mình hay không?.
Ông Griffiths lưu ý về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ của Bắc Kinh với WHO. Người phát ngôn WHO đã hướng CNN vào những bình luận gần đây của ông Tedros khi ông một lần nữa ca ngợi Trung Quốc vì “làm cho chúng ta an toàn hơn”.
Ông Tedros tuyên bố: “Tôi biết có rất nhiều áp lực đối với WHO khi chúng tôi đánh giá cao những gì Trung Quốc đang làm, nhưng vì áp lực, chúng tôi không nên không nói sự thật. Chúng tôi không nói bất cứ điều gì để xoa dịu bất cứ ai. Bởi vì đó là sự thật”.
Y tế bị trộn lẫn với chính trị
WHO được thành lập vào năm 1948 dưới sự bảo trợ của LHQ, với nhiệm vụ điều phối chính sách y tế quốc tế, đặc biệt là về bệnh truyền nhiễm. Kể từ đó, tổ chức này đã có nhiều thành công, đặc biệt nhất trong số đó là loại trừ bệnh đậu mùa và giảm 99% các trường hợp bại liệt, cũng như chống lại các bệnh mãn tính và giải quyết tình trạng hút thuốc lá.
Nhưng, theo ông Griffiths, trong lịch sử 7 thập kỷ của mình, WHO hiếm khi mà không bị chỉ trích. Nhiều người cho rằng tổ chức này quá quan liêu, cấu trúc kỳ cục, quá phụ thuộc vào một số ít các nhà tài trợ lớn, và thường bị cản trở bởi các lợi ích chính trị. Sau cuộc bầu cử năm 2017, ông Tedros, chính trị gia người Nigeria, đã trở thành tổng giám đốc gần đây nhất của WHO, hứa hẹn cải cách quy mô lớn.
Ông Tedros là người châu Phi đầu tiên giữ chức vụ này, tiếp quản WHO sau khi tổ chức này tự nhận là phản ứng kém đối với dịch Ebola 2013-2016 ở Tây Phi.
Theo một đánh giá khoa học, WHO đã mất 5 tháng để tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng về mối quan tâm quốc tế (PHEIC) đối với Ebola, một sự chậm trễ “chắc chắn đã đóng góp vào quy mô chưa từng có của sự bùng phát dịch”.
Thất bại này được đổ lỗi một phần do bộ máy quan liêu và phức tạp của WHO – với 6 văn phòng khu vực và chỉ được kiểm soát một cách lỏng lẻo bởi trụ sở chính tại Geneva. Các yếu tố khác gây nên sự thất bại trong việc ngăn chặn Ebola bao gồm đội giám sát quá tải và thiếu thốn, và áp lực chính trị từ các chính phủ Tây Phi, không sẵn sàng chịu thiệt hại kinh tế do tuyên bố PHEIC gây ra.
Trong một tuyên bố với CNN, một phát ngôn viên của WHO thông báo rằng “do kết quả của những bài học rút ra từ Tây Phi, WHO đã thành lập Chương trình khẩn cấp y tế mới”, đó là “một sự thay đổi sâu sắc, bổ sung năng lực hoạt động cho những vai trò chuẩn mực và kỹ thuật truyền thống của WHO”.
“Chương trình được thiết kế để mang lại tốc độ và khả năng dự đoán cho công việc khẩn cấp của WHO. Nó mang lại tất cả các công việc của WHO trong trường hợp khẩn cấp, cùng với một cấu trúc chung tại trụ sở chính và tất cả các văn phòng khu vực, để tối ưu hóa sự phối hợp, hoạt động và luồng thông tin”.
Tuy nhiên, ông Griffiths cho hay mặc dù Ebola có thể đã làm nổi bật một số vấn đề, các chuyên gia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong một thời gian dài. Chẳng hạn như, trong một báo cáo năm 2014, ông Charles Clift, cựu cố vấn của WHO, nhận xét rằng hầu hết các nhà quan sát – bao gồm nhiều người trong cuộc trước đây – có cùng quan điểm rằng tổ chức này “quá chính trị, quá quan liêu, quá bị chi phối bởi các nhân viên y tế, quá rụt rè trong việc tiếp cận các vấn đề gây tranh cãi, quá tải và quá chậm để thích nghi với sự thay đổi”.
Ông Clift cho rằng “WHO vừa là cơ quan kỹ thuật vừa là cơ quan hoạch định chính sách. Sự xâm nhập quá mức của những toan tính chính trị trong công việc chuyên môn, có thể làm tổn hại đến uy quyền và uy tín của một tổ chức mang tiêu chuẩn cho y tế”.
Theo ông Griffiths, WHO phụ thuộc một phần vào dữ liệu do các quốc gia thành viên cung cấp, được lọc qua các tổ chức khu vực – một cấu trúc bị đổ lỗi cho sự chậm trễ trong việc tuyên bố Ebola là trường hợp khẩn cấp. Với một chính phủ như Trung Quốc, với lịch sự không thích sự minh bạch và nhạy cảm với chỉ trích quốc tế, đó có thể là một vấn đề.
Mơ hồ về Đài Loan
Về vấn đề Đài Loan, ông Griffiths cho răng ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh đối với WHO là rõ ràng nhất.
Trong một bài phát biểu vào năm ngoái tại Hội nghị Y tế Thế giới (WHA), một cuộc họp thường niên của WHO ở Genena, ông Luke Browne, bộ trưởng y tế của quốc gia St. Vincent ở Caribbean, đã yêu cầu Đài Loan phải được phép có ghế tham dự.
“Đơn giản là không có cơ sở có tính nguyên tắc tại sao Đài Loan không nên ở đây … lý do duy nhất là vì chính phủ ở Bắc Kinh không thích chính phủ hiện tại ở Đài Loan”, ông Browne giải thích.
Bất chấp bài phát biểu của ông Browne và sự can thiệp của một số quốc gia thành viên khác, từ Belize và Haiti ở Caribbean đến vương quốc Eswatini của châu Phi và quốc gia nhỏ bé Nauru ở Thái Bình Dương, đề xuất bao gồm Đài Loan của ông Brown đã nhanh chóng bị đưa ra khỏi chương trình nghị sự.
Đài Loan là một hòn đảo dân chủ tự trị gồm 23,7 triệu người, chưa bao giờ bị cai trị bởi chính quyền Trung Quốc, nhưng được Bắc Kinh tuyên bố là một phần của lãnh thổ của họ. Bắc Kinh ngăn chặn Đài Loan tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế trừ khi họ làm theo cách tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc”, như tự gọi mình là “Đài Bắc Trung Hoa” trong Thế vận hội.
Ông Natasha Kassam, một chuyên gia về Trung Quốc, Đài Loan tại Viện Lowy của Úc cho rằng: “việc loại Đài Loan ra khỏi WHO khiến cho người dân của họ không được bảo vệ trong cuộc khủng hoảng này – do thiếu các kênh thông tin trực tiếp và kịp thời đến WHO và việc báo cáo không chính xác về các ca nhiễm ở Đài Loan. Các nhà chức trách Đài Loan đã phàn nàn về việc thiếu quyền truy cập vào dữ liệu và hỗ trợ của WHO”.
Những lo ngại tương tự đã được đưa ra trong đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) trong năm 2003, khi các nhà khoa học Đài Loan phàn nàn rằng họ bị các quan chức WHO ‘ném đá’, nói rằng họ có thể hỏi chính quyền ở Trung Quốc về dữ liệu của căn bệnh này.
Chỉ ra rằng khoảng 50 triệu khách du lịch nước ngoài đi qua sân bay lớn nhất Đài Loan mỗi năm, ông Kassan “kỳ vọng rằng Đài Loan sẽ nhận được lời khuyên của WHO về bất kỳ vấn đề sức khỏe cộng đồng nào”.
Theo ông Kassan “hệ thống chăm sóc sức khỏe của Đài Loan liên tục được xếp hạng là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới – và tại thời điểm như thế này, mọi quốc gia nên đặt chính trị sang một bên để tập trung vào việc chống virus”.
Đài Loan đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng chống dịch virus corona do hòn đảo này không phải là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới, và bị nhiều quốc gia xem là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Đài Loan – nơi có mối liên hệ văn hóa và kinh doanh quan trọng với Trung Quốc bất kể sự bất hòa về chính trị – WHO thậm chí không thể xử lý được cách gọi hòn đảo này.
Nói chuyện với các phóng viên hồi tháng trước, một phát ngôn viên WHO đã sử dụng ngôn từ lạ lùng “Trung Quốc, Đài Loan”, trong khi một báo cáo ngày 4/2, lại đảo lại là “Đài Loan, Trung Quốc’’.
Báo cáo đã đưa ra số trường hợp nhiễm bệnh bị sai, do dựa vào số liệu từ Bắc Kinh, chứ không phải từ Đài Bắc. Các báo cáo sau đó của WHO đã bỏ hoàn toàn thuật ngữ Đài Loan, thay vào đó sử dụng thuật ngữ “Đài Bắc và xung quanh ” trong danh sách các thành phố bị ảnh hưởng ở Trung Quốc.
Khi đề cập tại WHA năm ngoái, ông Browne đã đoán trước về sự nhầm lẫn này, nói rằng “tất cả chúng ta đều biết rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không thực hiện quyền kiểm soát và quyền hạn đối với Đài Loan và không thể hợp lý khi cho rằng [Trung Quốc] đại diện [cho Đài loan] ở đây”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/khung-hoang-covid-19-dat-ra-nhung-nghi-van-ve-quan-he-cua-trung-quoc-voi-who.html

Virus corona – Covid-19: Tổ Chức Y Tế Thế Giới

có góp phần để dịch trầm trọng hơn?

Trọng Thành
Cuối tháng 2/2020, dịch Covid-19 bắt đầu lan mạnh ngoài Trung Quốc. Nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng, với việc chậm trễ ban bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế và thái độ thụ động trước chính quyền Trung Quốc, chính WHO đã góp phần để dịch Covid-19 trở nên trầm trọng hơn?
Ngày 24/02, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo quốc tế chuẩn bị đối phó ”đại dịch’‘. Tuy nhiên, WHO bị phê phán đã không thực thi triệt để các nghĩa vụ của định chế quốc tế này, để dịch bệnh tại
Trung Quốc được hiểu rõ hơn, được kiểm soát tốt hơn. Cũng có nghĩa là khó lan ra bên ngoài hơn, và một khi lan ra ngoài, cộng đồng quốc tế sẽ có nhiều khả năng phòng vệ hơn.
Đọc thêm: Virus corona mới đe dọa sự tồn vong của Tổ Chức Y Tế Thế Giới
Hiện tại tình hình dịch Covid-19 đặc biệt gây lo ngại tại Hàn Quốc, Iran và Ý, nơi dịch có thể tràn sang nhiều nước châu Á, Trung Cận Đông và châu Âu. Đại dịch đang trở nên nhãn tiền. Trả lời RFI, ông François Renaud, giám đốc nghiên cứu Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), chuyên gia về các bệnh dịch truyền nhiễm, nhấn mạnh đến quyền lực rất hạn chế của WHO trong việc tác động đến chính sách y tế nội bộ của các nước, và lo ngại về tình hình rất thiếu thông tin – cùng với thông tin sai lạc, bị bóp méo phổ biến – về bệnh dịch hiện nay, khiến rất khó có được các đánh giá sát với diễn biến bệnh dịch. Theo ông, chống dịch như ”cứu hỏa”, hơn bao giờ hết cộng đồng quốc tế cần ngồi lại để thảo luận kỹ càng về khủng hoảng dịch Covid-19, và đây cũng là dịp để cải tổ triệt để phương thức hợp tác quốc tế trước các tình trạng khẩn cấp nói chung mà nhân loại phải đối mặt.
WHO: Giữa mềm dẻo ”ngoại giao” và ”hiệu quả y tế”
Về vai trò và khả năng hành động của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, giáo sư Anne-Marie Moulin, một chuyên gia về lịch sử y tế quốc tế, lưu ý trước hết đến vai trò ngoại giao của định chế quốc tế này. Theo bà, ”WHO vốn thường bị phân tâm giữa một bên là đòi hỏi thận trọng về mặt ngoại giao, và bên kia là mục tiêu hướng đến hiệu quả, đưa ra các cảnh báo dịch bệnh mang ý nghĩa biểu tượng”, đối với quốc tế.
Giáo sư Anne-Marie Moulin nhấn mạnh đến phản ứng của WHO, trong dịch Covid-19 lần này, rõ ràng là nhanh chóng hơn ”khá nhiều” so với dịch Ebola trước đây. Tuy nhiên, theo bà, một điều cũng rõ ràng WHO đã không phê phán cách xử lý bệnh dịch chậm trễ của chính quyền Trung Quốc, định chế quốc tế này ”đã không tận dụng được thời điểm Bắc Kinh tuyên bố dịch, chậm hơn nhiều so với thời điểm xuất hiện ca bệnh đầu tiên, để chỉ ra những điểm sai của chính quyền Trung Quốc”. Giáo sư Anne-Marie Moulin nhắc đến một thực tế là dịch bệnh – sau này được gọi là Covid-19 – đã được giới tài xế tại Vũ Hán truyền tin cho nhau sớm hơn rất nhiều so với tuyên bố của chính quyền. Và WHO đã bỏ qua điều này.
Dù sao, nhìn chung, giáo sư Moulin nhận định: ”Về mặt ngoại giao, WHO đã làm được những gì có thể trong khả năng của mình”. Bởi rõ ràng là rất khó vừa hợp tác với chính quyền một quốc gia, trong khi cùng lúc đó lại phê phán chính quyền đó, đặc biệt là đối với chính quyền Trung Quốc, mà khả năng tác động trên thực tế của WHO là rất hạn chế.
Bắc Kinh cam kết để quốc tế tìm hiểu bệnh dịch
Bác sĩ Paul Benkimoun, một nhà báo chuyên về y tế, theo dõi sát các hành động của WHO, cũng nhấn mạnh đến vị thế nhạy cảm của WHO, trong lúc thiếu nhiều thông tin cần thiết, mà phải đưa ra quyết định Tuyên bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế, trong một hoàn cảnh có ”độ bất định rất lớn”. Bởi một quyết định như vậy, vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa mang ý nghĩa đạo lý. Tuyên bố về Tình trạng Y tế Khẩn cấp Thế giới phải cân bằng giữa một bên là tăng cường biện pháp kìm hãm dịch, với bên kia là không để cho các can thiệp trở nên quá đà, quá mức cần thiết, gây lo sợ. Đây là điều hết sức khó khăn, đặc biệt vào thời kỳ mà các giao lưu quốc tế, quan hệ kinh tế ngày càng trở nên mật thiết, và bệnh dịch lại xảy ra tại Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới.
Trong bài viết trên Le Monde ngày 29/01/2020 (”Coronavirus : comment la Chine a fait pression sur l’OMS”), bác sĩ Paul Benkimoun nhấn mạnh đến nội bộ của ủy ban các chuyên gia phụ trách tư vấn cho tổng giám đốc WHO, đã bị chia rẽ hiếm thấy trong việc quyết định đưa ra hay không tuyên bố về Tình trạng Y tế Khẩn cấp Thế giới (trong các phiên họp ngày 22 và 23/01). Nhiều nguồn tin từ nội bộ WHO cho thấy chính quyền Trung Quốc gây áp lực rất mạnh. Điều có thể hiểu được là, ông tổng giám đốc, Tedros Adhanom Ghebreyesus, khó lòng đưa ra được một quyết định mạnh, vào lúc mà chính bản thân ông đang chuẩn bị chuyến công du Trung Quốc.
Chuyến công du diễn ra trong hai ngày 27 và 28/01. Ngày 28/01, từ Bắc Kinh, WHO gửi đi thông cáo: Bắc Kinh đã chấp nhận cho ”gửi một phái đoàn chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc, ngay khi có thể, làm việc với các đồng nhiệm Trung Quốc, nhằm hiểu biết rõ hơn về bệnh dịch để định hướng các nỗ lực quốc tế trong việc đối phó” với dịch. Một ngày sau đó, WHO ra tuyên bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Thế giới.
Vẫn theo bác sĩ Paul Benkimoun, hiện tại, với ”Điều lệ Y tế Toàn cầu” (International Health Regulations – IHR), định chế quốc tế về y tế thế giới đã có được một công cụ pháp lý mạnh, ”có tính bó buộc đối với 196 thành viên Liên Hiệp Quốc””có mục tiêu giúp cho cộng đồng quốc tế phòng ngừa trước các hiểm họa nghiêm trọng với sức khỏe cộng đồng, các bệnh dịch có nguy cơ vượt ra bên ngoài các biên giới quốc gia, đe dọa toàn thế giới”. Bộ Điều lệ này đã được sửa đổi vào năm 2005, trong bối cảnh
Trung Quốc che giấu thông tin trong nhiều tháng về bệnh dịch SARS, hoành hành trước hết tại tỉnh Quảng Đông, cuối năm 2002. Bộ Điều lệ sửa đổi mang tính bó buộc hơn trước.
Hố đen thông tin Vũ Hán, WHO làm loa cho Bắc Kinh
Trở lại với tâm dịch Vũ Hán, 3 tuần sau khi Tình trạng Y tế Khẩn cấp Thế giới, được tuyên bố, các chuyên gia quốc tế vẫn chưa đến thành phố này, cũng như tỉnh Hồ Bắc nói chung. Giải thích về việc chuyên gia quốc tế chưa đến Vũ Hán, ông Nicholas Rosellini, đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Trung Quốc – có trách nhiệm phối hợp với WHO – cho biết đây ”chưa phải là thời điểm thích hợp” để chuyên gia quốc tế đến Vũ Hán, vì một chuyến đi như vậy có thể gây trở ngại cho các hoạt động của ngành y tế Trung Quốc đang tập trung chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại thành phố này. Giải thích nói trên được báo chí Trung Quốc đăng tải ngày 18/02.
Như vậy, thông tin về diễn biến dịch bệnh tại Vũ Hán, tại Hồ Bắc, rút cục vẫn là một hồ đen với giới khoa học quốc tế. Cùng lúc đó, WHO gần như làm nhiệm vụ hàng ngày truyền đi các số liệu về người nhiễm, người chết do dịch Covid-19, do chính quyền Trung Quốc cung cấp. Nhiều người đặt câu hỏi: Phải chăng WHO chỉ là một cái loa của Bắc Kinh?
Đọc thêm: Covid-19: Giới chuyên gia phản bác cách thống kê bệnh nhân của Trung Quốc
Cho đến nay, các dữ liệu mà chính quyền Trung Quốc cung cấp là quá chung chung. Giáo sư Anne-Marie Moulin cho biết, từ góc độ dịch tễ học, bà ”chưa được đọc, được xem các dữ liệu chính xác về dịch bệnh”. Rất nhiều số liệu chung được cung cấp, ví dụ như số lượng 4.000 người chết, nhưng rất thiếu các thông tin cụ thể về người bệnh qua đời, vì dịch Covid-19, về tình trạng sức khỏe, tuổi tác, nơi cư trú cụ thể, cũng như phục dựng lại con đường lan truyền của virus. Nhà sử học y tế nhấn mạnh đến một thực tế là, trong nhiều xã hội trước đây, để đối phó với dịch bệnh, phương tiện rõ ràng là thô sơ và ít hơn nhiều, nhưng lại có khá đủ các nguồn dữ liệu cho phép các sử gia phục dựng lại quá trình diễn biến của dịch, dựa trên việc tổng hợp hồi ức của nhiều người, ngược lại, dịch bệnh tại Vũ Hán diễn ra ngay trước mắt chúng ta, nhưng lại có rất ít thông tin chính xác về diễn biến thực sự của dịch bệnh.
Thụ động trước Bắc Kinh ngay từ đầu
Bác sĩ Trần Tuấn, tiến sĩ về y tế cộng đồng, cũng đưa ra nhận xét theo cùng hướng này, nhưng ông đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò thụ động của WHO trong giai đoạn trước khi Trung Quốc thừa nhận dịch (ngày 20/01/2020) và trước khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa (ngày 23/01):
”Có thể nói rằng cho đến hai tuần đầu của tháng 1/2020, WHO đã có đầy đủ thông tin để xác định căn nguyên gây dịch, cũng như cái hướng xét nghiệm làm cơ sở cho việc xác định tỉ lệ mới mắc, tỉ lệ hiện mắc, đặc biệt là liên quan đến quy mô dịch mà xét nghiệm có thể cung cấp được. Ở mảng này, tôi thấy có vấn đề, cả từ phía Trung Quốc là nơi ổ dịch phát sinh, trong đó có vai trò của WHO. Đó là thông tin về dịch tế học, về nguy cơ, xác suất mắc bệnh, đường truyền của virus, thời gian nhiễm bệnh, thời gian lây truyền, cách thức lây truyền, giai đoạn ủ bệnh… Những thông tin này đã bị chậm. Tôi nhận thấy rằng tình trạng không rõ ràng này tiếp tục được duy trì trong những tuần đầu tháng 1/2020, kể cả cho đến khi thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc bị cô lập. Cho đến lúc đó, các thông tin về dịch tễ học cơ bản để giúp cho việc lên kế hoạch, chiến lược để kiểm soát dịch là chưa rõ ràng. Dường như WHO phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin dịch tễ học của Trung Quốc, trong khi đó, để xây dựng được chiến lược đối phó toàn cầu phải có các thông tin rõ ràng hơn. WHO dường như đã không có động thái thúc đẩy Trung Quốc thực hiện các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng, và điều này đã gây khó khăn cho việc thiết lập một chiến lược có hiệu quả trong việc phòng chống dịch”.
2/3 người Trung Quốc nhiễm virus ”mất hút”
Dịch Covid-19 đột ngột bùng phát trong những ngày gần đây tại nước Ý, vốn là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành Tình trạng Khẩn cấp đối phó dịch (ngày 31/01), ngay sau khi WHO tuyên bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế. Giới chuyên gia đặt câu hỏi vì sao ?
Nhà báo, bác sĩ Paul Benkimoun, trong bài viết ”La pandémie de coronavirus paraît inéluctable” (Le Monde, ngày 25/02/2020), nêu ra hai nghiên cứu dịch tễ học mới đây, của hai nhóm khoa học gia Anh và Pháp, công bố ngày 21 và 23/02 (một của Viện Imperial College, Luân Đôn, và một của ê kíp Inserm, Đại học Sorbonne, do bà Vittoria Colizza, giám đốc nghiên cứu, chuyên gia về dịch tễ học và y tế công, lãnh đạo). Hai điều tra đưa ra cùng một kết luận: ước tính đã có khoảng hai phần ba người Trung Quốc nhiễm virus, xuất ngoại, ”mất hút”.
Hai nghiên cứu hiếm hoi nói trên chỉ ra ”phần chìm của tảng băng”, hình ảnh mà nhiều người thường dùng để nói về dịch Covid-19 đáng sợ, khó lường. Bác sĩ Paul Benkimoun nhấn mạnh đây rất có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh dịch được coi là ”bất ngờ” tăng vọt tại nước Ý những ngày gần đây.
Phong tỏa Vũ Hán: Phần trách nhiệm của WHO
Nhiều người đặt câu hỏi : Phải chăng một trong những nguyên nhân chính của việc hai phần ba số người Trung Quốc nhiễm virus xuất ngoại, nhưng ”mất hút”, là do chính sách che giấu thông tin về diễn biến dịch bệnh của chính quyền Bắc Kinh, ngay cả khi Trung Quốc đã chính thức thừa nhận có dịch? WHO đóng vai trò gì khi để Bắc Kinh độc quyền thông tin về dịch bệnh tại Trung Quốc?
Đọc thêm : Virus corona : Cách ly là biện pháp tốt nhất để tránh lây lan ?
Cũng nhiều câu hỏi được đặt ra về các tác động nhiều mặt của biện pháp phong tỏa hàng chục triệu dân cư tỉnh Hồ Bắc, trên quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. WHO đã nhiều lần ca ngợi Bắc Kinh về biện pháp được coi là triệt để này. Hiện vấn đề này còn rất ít được quan tâm. Tuy nhiên, ngay trong hiện tại, nhiều ý kiến phản biện đã vạch ra tác dụng con dao hai lưỡi của biện pháp thời chiến này. Chưa những hậu quả vô cùng lớn đến chính đời sống và tình trạng an ninh y tế của người dân vùng bị phong tỏa (bị nhiều nhà bảo vệ nhân quyền tố cáo là một thảm họa cho người dân), một trong các hệ quả lớn đối với bên ngoài là: nhiều người xuất thân từ vùng dịch, một khi ở ngoài khu vực bị phong tỏa, có xu hướng mai danh ẩn tích, vì sợ bị phát hiện. Dịch bệnh cũng có thể theo đó mà lan truyền ngoài vòng kiểm soát.
Chính quyền Trung Quốc hiển nhiên có trách nhiệm chính trong chuyện này. Nhưng WHO đóng vai trò ra sao? Liệu Tổ Chức Y Tế Thế Giới có làm đúng những gì trong phạm vi quyền hạn được cộng đồng quốc tế giao phó?
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200226-WHO-g%C3%B3p-ph%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BB%83-d%E1%BB%8Bch-covid-19-tr%E1%BA%A7m-tr%E1%BB%8Dng-h%C6%A1n

Covid-19: “Đại dịch” tin giả hoành hành trên mạng

Thanh Phương
Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus corona mới hiện đang lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội, một « đại dịch » mà các tập đoàn Internet đang cố chống đỡ, nhưng không dễ ngăn chận.
Theo lời giáo sư Carl Bergstrom, đại học Washington, một chuyên gia về tin giả trên mạng, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, 26/02/2020, đa số những người phao tin giả chẳng thèm biết là người đọc có tin hay không. Họ chỉ dùng dịch bệnh này như là một phương tiện lý tưởng để đạt được mục đích của họ, hoặc để kiếm tiền, hoặc để gây hoang mang dư luận.
Một số người tìm cách bán hàng, chẳng hạn như bảo đảm với mọi người là cần sa có thể giúp ngừa virus dịch Covid-19. Những người khác thì cố thu hút người xem càng nhiều càng tốt để nhận tiền quảng cáo trên mạng.
Ấy là chưa kể những chiến dịch tuyên truyền nhằm làm suy yếu các nền dân chủ, tạo cảm tưởng là không thể tin vào ai được. Theo giáo sư Bergstrom, đó là chiến lược tuyên truyền ồ ạt, thường được nước Nga sử dụng.
Hôm 22/02, các quan chức Hoa Kỳ cho hãng tin AFP biết là hàng ngàn tài khoản với tên giả có liên hệ với Nga trên các mạng xã hội Facebook, Twitter, Instagram đang phao những tin thất thiệt có nội dung chống Mỹ về virus corona mới. Cụ thể, chiến dịch thông tin này để lan truyền các thuyết âm mưu, lúc thì cho rằng virus Covid-19 là do Mỹ tạo ra để gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc, lúc thì khẳng định đây là một vũ khí sinh học do CIA chế tạo, hoặc đây là một phần trong chiến lược của phương Tây tuyên truyền chống Trung Quốc.
Matxcơva, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, đã bác bỏ những cáo buộc nói trên của Mỹ. Nhưng các cáo buộc đó không phải là không có cơ sở, vì trước đây, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cơ quan mật vụ Liên Xô đã từng nhiều lần tuyên truyền rằng bệnh SIDA chính là do các nhà khoa học Mỹ tạo ra.
Rất nhiều người tin vào những thuyết âm mưu đó, đơn giản chỉ là vì cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của dịch Covid-19, nên công chúng phải tự đi tìm hiểu, và hầu như ai cũng lên các mạng xã hội để tìm lời giải đáp.
Ngay từ đầu tháng 2, Tổ Chức Y Tế Thế giới WHO đã cảnh báo về « đại dịch » tin giả này, bởi vì có quá nhiều thông tin sai lạc về dịch virus corona mới, gây thêm khó khăn cho công việc của họ và của các cơ quan y tế các nước.
Vì nghe theo các tin giả, nên người dân càng thêm hoảng loạn, và thế là mọi người đổ xô đi mua khẩu trang bảo hộ y tế, hay bị sốt một chút cũng chạy đến khoa cấp cứu của bệnh viện, vốn đã bị quá tải, hoặc ngược có những triệu chứng bị nhiễm Covid-19, nhưng giấu nhẹm vì nghe đồn là những người bệnh sẽ bị thế này thế kia.
Để phối hợp chống « đại dịch » tin giả, cách đây 10 ngày, WHO đã họp với đại diện các tập đoàn công nghệ tin học (Facebook, Twitter, Google – bao gồm cả YouTube – ngay tại trụ sở của Facebook ở khu Silicon Valley.
Các tập đoàn này đã tăng cường các chính sách hiện có, tức là gỡ bỏ mọi nội dung có thể gây phương hại cho công chúng, những quảng cáo về các phương thức điều trị nguy hiểm, và thay vào đó là những thông tin đáng tin cậy, trong đó có những thông tin đến từ WHO.
Riêng Facebook còn dựa vào chương trình “Third party fact-checking“, tức là nhờ một bên thứ ba thẩm tra thông tin, một chương trình được phát triển từ năm 2016.
Trong khi đó, theo đài truyền hình Mỹ CNBC, tập đoàn thương mại trực tuyến Amazon đã rút khỏi trang mạng những sản phẩm được quảng cáo là « thần dược » chống virus corona.
Nhưng đối với giáo sư Carl Bergstrom và Jevin West, hai đồng tác giả một cuốn sách về tin giả sắp được phát hành, những biện pháp nói trên chẳng có tác dụng gì đáng kể, lý do là vì cơ cấu của các mạng xã hội vẫn tạo điều kiện dễ dàng cho sự lan truyền của những tin « giật gân » hoặc sai lạc. Các học giả khác ở Mỹ thì cho rằng những nỗ lực thẩm tra thông tin có thể chẳng có tác dụng gì, thậm chí còn phản tác dụng.
Tóm lại, chưa biết thế giới có sẽ chặn đứng được dịch Covid-19 hay không, nhưng rõ ràng là không dễ gì dẹp được « đại dịch » tin giả trên mạng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200226-covid-19-%C2%AB-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-%C2%BB-tin-gi%E1%BA%A3-ho%C3%A0nh-h%C3%A0nh-tr%C3%AAn-m%E1%BA%A1ng

Chủ nghĩa bài Trung: Virus corona tiết lộ

vô số cách thế giới e sợ TQ

Sammi Yang lần đầu nhận thấy có cái gì đó ‘sai sai’ khi cô tới một phòng khám ở Berlin (Đức) và ngay lập tức bị cấm bước vào tòa nhà.
Các bệnh nhân khác xì xào sau cánh cửa phòng khám; trong khi cô Yang – một nghệ sỹ trang điểm từ Trung Quốc – phải đợi bên ngoài trong thời tiết tháng Giêng lạnh giá.
Cuối cùng, bác sỹ của cô cũng xuất hiện. Và câu đầu tiên bà bác sỹ nói là: “Đây không phải là vấn đề cá nhân nhưng…”
Rồi bà bác sỹ nói: “Chúng tôi không nhận bất cứ bệnh nhân Trung Quốc nào bởi vì loại virus Trung Quốc này” – cô Yang kể với BBC. “Tôi không có cơ hội để giải thích và nói rằng tôi khỏe mạnh.”
Cô Yang không hề tới Trung Quốc thời gian gần đây.
Năm điều cần biết về virus corona
Trong nhiều tuần kể từ khi virus corona lây lan khắp thế giới, xuất hiện vố số vụ việc kỳ thị chống người Trung Quốc hoặc bất cứ ai trông giống người châu Á.
Thậm chí ngay cả khi cảm thông tăng lên đối với các nạn nhân người Trung Quốc, đặc biệt với cái chết của bác sỹ Lý Văn Lượng – người đầu tiên cảnh báo sự xuất hiện của virus corona – cộng đồng người châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng cho hay, phân biệt chủng tộc và bài ngoại liên quan đến virus này vẫn gia tăng.
Chống Trung Quốc và kỳ thị người Trung Quốc không phải là điều mới – Chủ nghĩa bài Trung là một hiện tượng đã tồn tại hàng thế kỷ.
Nhưng vô số cách mà Chủ nghĩa bài Trung thể hiện trong đại dịch corona cho thấy mối quan hệ ngày càng phức tạp hiện nay giữa thế giới và Trung Quốc.
‘Không quen thuộc ở phương Tây, quá quen ở phương Đông’
Những chỉ trích thậm tệ liên quan đến virus corona đã xuất hiện khắp thế giới, được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.
Ở những nơi mà người châu Á là thiểu số như ở châu Âu, Mỹ và Úc, Chủ nghĩa bài Trung có vẻ bị thúc đẩy bởi những định kiến hời hợt rằng, người Trung Quốc là bẩn thỉu và thiếu văn minh.
Bị gọi là “virus”, ví dụ, là rất phổ biến. Cộng đồng thiểu số châu Á bị xa lánh nơi công cộng và trở thành mục tiêu của các cáo buộc và các vụ tấn công phân biệt chủng tộc.
Các tiêu đề như ‘mối nguy hiểm màu vàng’, ‘Gấu trúc nhiễm virus Trung Quốc’, ‘Trẻ em Trung Quốc nên ở nhà’ xuất hiện trên các báo ở Úc và Pháp.
Với thông tin rằng, virus này bắt nguồn từ một chợ buôn bán động vật hoang dã và có thể lây từ loài dơi, các lời đùa cợt quen thuộc rằng, người Trung Quốc ăn mọi thứ ‘động đậy’ đã lan truyền khắp nơi.
Trong khi các bình luận tương tự cũng xuất hiện ở châu Á, các chỉ trích chống Trung Quốc được thực hiện với giọng điệu bài ngoại ở mức độ sâu sắc hơn. Một chủ đề phổ biến là nghi ngờ có phải chính Trung Quốc đã làm lây lan virus này cho dân của họ.
Tại Singapore và Malaysia, hàng trăm ngàn người đã ký một thỉnh nguyện thư online kêu gọi cấm công dân Trung Quốc vào lãnh thổ nước mình. Và chính phủ cả hai nước này đã ‘cấm cửa’ với người Trung Quốc ở một số địa điểm.
Ở Nhật Bản, nhiều người gọi người Trung Quốc là “những kẻ khủng bố sinh học”, trong khi thuyết âm mưu về việc Trung Quốc làm lây nhiễm virus cho người dân, nhất là người Hồi giáo, đã sinh sôi nảy nở ở Indonesia và các nơi khác.
“Ở phương Tây, Trung Quốc bị nhìn nhận như vậy và bị loại bỏ, và Chủ nghĩa bài Trung ở đó có khuynh hướng sinh ra từ sự không quen thuộc. Nhưng ở châu Á và Đông Nam Á, nó sinh ra từ quá nhiều sự quen thuộc,” Giáo sư Donald Low, một học giả tại Hong Kong, người nghiên cứu về chính sách công Trung Quốc, nói.
Ở châu Á, nhiều thế kỷ qua, cái bóng của Trung Quốc đã phủ lên các lĩnh vực như tranh chấp khu vực, bất bình về lịch sử và làn sóng di dân Trung Quốc. Gần đây, các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và việc họ giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương đã làm dấy lên sự tức giận và nghi ngờ đặc biệt ở Đông Nam Á – nơi có dân số Hồi giáo đáng kể.
Tiền và đầu tư Trung Quốc đổ vào khu vực được chào đón, nhưng cũng làm dấy lên ngờ vực về sự thống trị và bóc lột với rất ít lợi lộc đem về cho kinh tế địa phương.
Thậm chí, ngay cả trong các nước chủ yếu là người Hoa, như ở Hong Kong và Singapore, đã có một sự gia tăng trong tình cảm chống đại lục, một phần do những lo lắng kéo dài về việc người Trung Quốc nhập cư, bản sắc, cũng như ảnh hưởng từ Bắc Kinh.
Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Kỳ thị cũng tạo ra sự phản kháng chống phân biệt chủng tộc, như đã thấy trong bức tranh graffiti của Ý này có nội dung: ‘Có một dịch bệnh của sự thiếu hiểu biết ở khắp nơi … Chúng ta phải bảo vệ chính mình.”
‘Kinh ngạc và coi thường’
Một số người tin rằng làn sóng bài Trung này chủ yếu là do việc Trung Quốc đã cư xử thế nào, cả trong khủng hoảng hiện thời và trong các năm gần đây trên trường thế giới.
Thái độ chung đối với Trung Quốc là một hỗn hợp của “kinh ngạc và coi thường,” Giáo sư Low cho hay.
Đối với một số người đang xem xét cách Trung Quốc xử lý khủng hoảng virus corona,”có sự ngưỡng mộ đáng kinh ngạc về những gì người Trung Quốc có thể làm, chẳng hạn như xây bệnh viện trong vài ngày. Nhưng cũng có sự khinh miệt vì họ không thể kiểm soát những thứ như buôn bán động vật hoang dã, hoặc tính minh bạch.”
Giới chức Trung Quốc đã thừa nhận rằng họ quá chậm trễ trong các báo cáo và kiểm soát ban đầu về dịch bệnh, và đã bị trừng phạt vì cách họ đối xử với bác sỹ Lý Văn Lượng – người từng bị cảnh sát điều tra khi ông gửi thông tin cho đồng nghiệp cảnh báo sự xuất hiện của virus corona.
Khi Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách quảng bá một Trung Quốc mạnh mẽ và tự tin, thông điệp được truyền đi là Trung Quốc là một đối tác có trách nhiệm, trong khi nước này đã đầu tư hàng triệu đô la vào các nước khác trên khắp thế giới.
Nhưng Trung Quốc không ngần ngại tăng cường ‘sức mạnh cơ bắp’, như đã thấy trên mặt trận truyền thông khốc liệt trong thời gian chiến tranh thương mại với Mỹ; hay việc có thêm bằng chứng về chương trình gián điệp nhà nước sâu rộng của Trung Quốc, và việc họ không ngừng đặt ra các yêu sách đối với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp.
“Họ muốn được yêu mến, nhưng cũng muốn được e sợ,” Giáo sư Low nói.
Sự giàu có ngày càng tăng của Trung Quốc dẫn đến số lượng khách du lịch và sinh viên đến thăm và sống ở khắp nơi trên thế giới tăng vọt hơn bao giờ hết, khiến sự hiện diện của nước này rõ rệt hơn. Các báo cáo lẻ tẻ về hành vi xấu cùng với sự hiện diện đông đảo của họ đã làm nảy sinh những định kiến về khách du lịch Trung Quốc thô lỗ hay sinh viên Trung Quốc siêu giàu vung tiền qua cửa sổ.
Dĩ nhiên, không phải nơi nào trên thế giới cũng có chung nỗi nghi ngại về Trung Quốc như chúng ta có thể thấy rõ ở Tây Âu, Mỹ và châu Á. Người dân Nam Mỹ, châu Phi và Đông Âu nhìn nhận về Trung Quốc tích cực hơn, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Một số nhà quan sát và chính phủ Trung Quốc nói rằng các đối thủ của Trung Quốc cũng đổ lỗi cho Chủ nghĩa bài Trung, với các cơ hội và quyền lực chính trị mà họ có thể gặt hái được từ đó.
Du lịch Hà Nội sau Tết đình trệ vì virus corona
Những năm gần đây, một số lượng đáng kể những chỉ trích chống Trung Quốc đến từ Mỹ – đặc biệt dưới thời chính phủ Trump, theo Giáo sư Barry Sautman, một nhà xã hội học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong.
Chính Mỹ đã có lịch sử lâu dài về Chủ nghĩa bài Trung, đáng chú ý nhất là Đạo luật Loại trừ Trung Quốc năm 1882 cấm lao động người Trung Quốc sau làn sóng nhập cư bắt đầu từ Gold Rush. Làn sóng hiện nay trùng khớp với việc này, và có lẽ một phần là do sự gia tăng của chủ nghĩa bản địa bài ngoại của Mỹ, cũng như phần còn lại của thế giới, Giáo sư Sautman nói.
“Trung Quốc hiện này đang được nhìn nhận là kể thách thức quyền bá chủ của Hoa Kỳ, và hầu hết mọi khía cạnh của những gì chính phủ Trung Quốc đang làm đã bị chỉ trích nặng nề. Kết quả là rất nhiều người trên thế giới nhắm vào đó, và nó dựa trên Chủ nghĩa bài Trung đã ăn sâu trong lịch sử, như ở châu Á,” ông nói.
“Tấn công Trung Quốc khi họ đang đuối”
Trong vài tuần qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải những bài bình luận buộc tội chủ nghĩa kỳ thị, phân biệt chủng tộc, đáng chú ý là bằng tiếng Anh và nhắm vào độc giả toàn cầu.
Trung Quốc cũng phản đối mạnh mẽ các bài tường thuật trên truyền thông quốc tế về cách họ đối phó với dịch virus corona, mặc dù một vài trong số đó là các chỉ trích được đăng trên truyền thông địa phương. Trung Quốc gọi đó hoặc là thông tin sai lệch, hoặc kỳ thị chống lại Trung Quốc. Người dẫn chương trình nổi tiếng Liu Xin của CGTN so sánh việc này với “tấn công Trung Quốc khi họ đang yếu”.
Chính phủ Trung Quốc chính thức chỉ trích các nước, nhất là Mỹ, đã “tạo ra và giao rắc nỗi sợ hãi” bằng cách ban hành lệnh cấm nhập cảnh “không cần thiết” đối với du khách Trung Quốc.
Trong khi đó, căng thẳng và thất vọng đối với sự kỳ thị ngày càng sâu sắc tại nhiều cộng đồng thiểu số Trung Quốc và châu Á, khi đại dịch diễn biến phức tạp mà chưa có dấu hiệu kết thúc.
Người Việt trụ lại Hàng Châu giữa mùa virus corona
“Tôi thấy sợ hãi”, cô Yang, nghệ sỹ trang điểm ở Berlin mà chúng tôi đề cập ở đầu bày nói. Yang dự định sẽ tránh ra ngoài trong vài tuần tới.
Không phải những gì cô Yang trải qua tại phòng khám đã khiến cô hoảng sợ. Một người bạn Đức gốc Á gần đây cũng bị quấy rối tại một nhà ga xe lửa, trong khi một phụ nữ Trung Quốc bị tấn công dã man trên đường về nhà. Cảnh sát Berlin xếp vụ này vào loại phân biệt chủng tộc. Người phụ nữ Trung Quốc khẳng định trên mạng xã hội rằng bà bị gọi là “virus” và bị đánh đập sau khi bà chống trả.
“Tôi không muốn cự cãi với những người gọi tôi là virus. Tất cả những điều họ biết là những thứ mà họ đọc trên báo, và ta không thể thay đổi suy nghĩ của họ”, Yang nói.
“Thậm chí nếu tôi cho họ xem visa của tôi, nói với họ tôi thường trú ở đây, điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vì tất cả mọi thứ họ thấy chỉ là gương mặt Trung Quốc của tôi.”
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33208-chu-nghia-bai-trung-virus-corona-tiet-lo-vo-so-cach-the-gioi-e-so-tq.html

Số người nhiễm COVID-19 ở Ý vọt trên 300,

Hàn Quốc thêm 169 ca nhiễm mới

Triệu Hằng
Tính đến sáng nay (26/2), thế giới có 80.997 ca nhiễm, 2.764 người chết vì virus corona chủng mới (COVID-19), theo Worldometers.
Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 78.064 ca nhiễm, với 406 ca nhiễm mới, thêm 52 ca tử vong.
Hàn Quốc thêm 169 người nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 1.146, với 12 ca tử vong.
Số ca nhiễm ở Ý tăng vọt lên hơn 300 người. Theo Financial Times (26/2), phần lớn các ca nhiễm và tử vong ở Ý tập trung ở khu vực Lombardy và Veneto, những vùng chiếm 1/3 sản lượng cho nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực đồng euro và khoảng một nửa xuất khẩu cả nước.
Dịch bệnh đã lây lan sang 42 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thậm chí một tàu du hành quốc tế Diamond Princess neo ở cảng Yokohama, Nhật Bản cũng thành một điểm thống kê riêng.
Số ca nhiễm mới ngoài Hồ Bắc, và trên thế giới (nguồn: https://twitter.com/jodigraphics15).
Quốc gia/Vùng lãnh thổ: Số ca nhiễm / Số ca tử vong
Hàn Quốc: 1.146 / 12
Nhật Bản: 852 / 5 (trong đó Dimond Princess: 691/ 4).
Italy: 323 / 11
Singapore: 91 / 0
Hồng Kông: 85 / 2
Mỹ: 57 /0
Iran: 61 / 12
Thái Lan: 37 /0
Đài Loan: 31 / 1
Úc: 22 / 0
Malaysia: 22 / 0
Đức: 18 / 0
Việt Nam: 16 / 0
Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất: 13 / 0
Pháp: 14 / 1
Ma Cao: 10 / 0
Canada: 11 / 0
Anh Quốc: 13 / 0
Philippines: 3 / 1
Áo: 2 / 0
Israel: 2 / 0
Ấn Độ: 3 / 0
Kuwait: 11 / 0
Nga: 2 / 0
Tây Ban Nha: 9 / 0
Oman: 4 / 0
Afghanistan: 1 / 0
Algeria: 1 / 0
Bahrain: 23 / 0
Iraq: 5 / 0
Bỉ: 1 / 0
Campuchia: 1 / 0
Croatia: 1 / 0
Ai Cập: 1 / 0
Phần Lan: 1/ 0
Lebanon: 1 / 0
Nepal: 1/ 0
Sri Lanka:1 / 0
Thụy Điển: 1 / 0
Thụy Sĩ: 1 / 0
Brazil: 1 / 0.
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-nguoi-nhiem-covid-19-o-y-vot-tren-300-han-quoc-them-169-ca-nhiem-moi.html

Virus corona: Lây lan từ Ý ra khắp châu Âu

Một số nước châu Âu đã xác nhận các ca nhiễm virus corona đầu tiên, tất cả đều có vẻ liên quan đến dịch đang bùng phát tại Ý.
Áo, Croatia và Thụy Sĩ cho biết các ca nhiễm mới liên quan đến những người đã từng đến Ý, Algeria, hay Châu Phi.
Ca dương tính với virus đầu tiên được ghi nhận là ở Mỹ La tinh – một cư dân Brazil vừa trở về từ Ý.
Covid-19: Thứ trưởng Y tế Iran Iraj Harirchi ‘mắc virus’
Covid-19: Quan hệ tình dục có lây không?
Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết
Virus corona: Cha mẹ VN băn khoăn việc con nghỉ học hay đến trường
Virus corona: Báo VN rút bài viết Thủ tướng Phúc khen cô giáo làm thơ
Trong những ngày qua Ý trở thành nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu bởi dịch virus corona, với hơn 300 ca nhiễm và 11 ca tử vong.
Nhưng các nước láng giếng của Ý quyết định rằng việc đóng cửa biên giới với nước này “không phù hợp”.
Các bộ trưởng y tế từ Pháp, Đức, Ý và Ủy ban châu Âu cam kết mở cửa các biên giới tại một cuộc họp vào thứ Ba – khi các ca nhiễm virus mới xuất hiện trên khắp châu Âu và ở miền trung, miền nam nước Ý.
“Chúng ta nói về một loại virus không tôn trọng vùng biên giới,” Bộ trưởng Y tế Ý Roberto Speranza nói.
Đồng nhiệm người Đức của ông Roberto Speranza, ông Jens Spahn nói các nước láng giềng nhìn nhận tình huống hiện nay là ‘rất, rất nghiêm trọng’ nhưng thừa nhận rằng “nó có thể tồi tệ hơn trước khi được cải thiện”.
Ở Anh, trẻ em quay về sau kỳ nghỉ ở miền bắc Ý đã được đưa về nhà, trong khi chính phủ ban hành các hướng dẫn mới cho khách du lịch.
Nhưng Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết không có kế hoạch dừng các chuyến bay từ Ý, nơi thu hút khoảng ba triệu du khách Anh mỗi năm.
“Nếu bạn nhìn vào Ý, họ đã ngưng mọi chuyến bay từ Trung Quốc và hiện họ là nước bị dịch corona nặng nhất ở châu Âu,” ông này nói.
Tin mới nhất ở châu Âu?
Ở Áo, một cặp đôi trẻ người Ý sống ở Innsbruck, Tyrol đã được xác nhận nhiễm virus. Một trong hai người từng làm việc ở một khách sạn – nơi đã bị đóng cửa
Thụy Sỹ nói một người đàn ông trong độ tuổi 70 sống ở Ticino, biên giới Ý, đã bị nhiễm virus ở Milan vào 15/2 và hiện đang bị cách ly
Một người đàn ông ở Croatia vừa trở về từ Ý đã trở thành bệnh nhân đầu tiên ở Balkan
Tại Tenerife ở Tây Ban Nha, khoảng 1.000 khách đã bị cách ly trong khách sạn sau khi một bác sỹ và vợ ông dương tính với virus corona
Tây Ban Nha công bố ca nhiễm đầu tiên, liên quan đến một phụ nữ ở Barcelona từng đến bắc Ý
Pháp và Đức cũng xác nhận các ca nhiễm đầu tiên liên quan đến những người tới bắc Ý gần đây
Bức tranh toàn cầu?
Ýlà một trong ba ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc. Ở Iran,dưới 100 người chính thức được xác định nhiễm bệnh nhưng dự đoán số người nhiễm thực tế còn cao hơn nhiều. Việc thứ trưởng y tế nước này bị nhiễm virus làm trầm trọng thêm các lo ngại rằng virus này sẽ lây lan rộng.
Hơn 1.000 người bị nhiễm ở Nam Hàn, 10 người đã chết. Đây là nước mà dịch virus corona hiện trầm trọng nhất bên ngoài Trung Quốc.
Nhiều trường hợp nhiễm bẹnh liên quan đến một cơ sở của Nhà thờ Chúa Jesus Shincheonji ở thành phố Daegu. Mọi nhà thờ có đông hơn 215.000 thành viên hiện đang được cơ quan y tế cho xét nghiệm nhanh, theo báo cáo.
Ở Brazil, truyền thông địa phương hôm thứ Ba cho hay xét nghiệm ban đầu của một người đàn ông 61 tuổi mới trở về từ Ý cho kết quả dương tính.
Người đàn ông đến từ São Paulo này sẽ được xét nghiệm lại để khẳng định có bị nhiễm virus không.
Một người, không được nêu tên, trở về Brazil vào thời gian cao điểm của mùa lễ hội hóa trang, khi hàng triệu người đi du lịch khắp nước. Giới chức lo ngại thời điểm ông này quay trở lại khiến virus nhiều khả năng lan rộng.
Hầu hết các trường hợp nhiễm mới là ở Trung Quốc, nơi virus khởi phát vào năm ngoái.
Theo các con số mới nhất được công bố vào thứ Tư, 78.064 người đã bị nhiễm từ khi dịch bùng phát.
Giới chức y tế cũng công bố 52 ca tử vong mới hôm thứ Ba, số chết trong ngày thấp nhất trong hơn ba tuần qua. Tổng số người chết ở Trung Quốc đại lục hiện là 2.715.
Số ca nhiễm mới hiện giảm ở Trung Quốc, và sự chú ý nay dồn vào các ổ dịch ở nước ngoài và lây nhiễm giữa các nước.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói sự tăng đột ngột các ca nhiễm mới ở các nước bên ngoài Trung Quốc “vô cùng lo ngại”.
Hôm thứ Ba, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ cảnh báo rằng virus có thể mang tạo sự gián đoạn “nghiêm trọng” cho nước Mỹ. Một quan chức Mỹ nói đây không còn là câu hỏi ‘nếu’ mà là khi nào nó sẽ trở thành đại dịch toàn cầu.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo thúc giục mọi quốc gia “nói thật về virus corona”, rằng Washington lo ngại rằng Iran có thể đã che dấu “các thông tin then chốt” về tình hình dịch bệnh nước này.
Trong số các ổ dịch chính hiện thời bên ngoài Trung Quốc, Iran là nơi đáng lo ngại nhất do thiếu một bức tranh chính xác về việc dịch bệnh thực sự bùng phát tới mức nào, Giáo sư Nathalie MacDermott, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại King’s College London, nói.
Hầu hết các ca nhiễm được xác nhận là những người già, bà nói. “Có vẻ như chúng ta đang nghe về phần nổi của tảng băng và bỏ qua phần bên dưới tảng băng, là những người có thể trẻ hơn và có thể không đặc biệt không khỏe.”
Có suy đoán rằng nhiều tín đồ Hồi giáo người Shia hành hương và lao động di cư – những người sẽ di chuyển giữa Iran và các khu vực khác trong vùng trong những tuần gần đây – có thể đã làm lây lan virus.
Iran được cho là nơi có các ca nhiễm đầu tiên được báo cáo bởi các nước láng giềng Afghanistan, Bahrain, Iraq, Kuwait và Oman. Iran hiện đã áp lệnh hạn chế di chuyển tới và từ Iran.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51639576

Châu Âu chỉ trích

Trung Quốc kết án tù chủ nhà xuất bản Thụy Điển

Anh Vũ
Hôm qua, 25/02/2020, Liên Hiệp Châu Âu đã lên tiếng chỉ trích gay gắt Trung Quốc về việc kết án 10 năm tù đối với ông Quế Dân Hải, người Thụy Điển gốc Hoa, chủ nhà xuất bản tại Hồng Kông.
Trong thông cáo ra hôm qua, phát ngôn viên của Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh : “Có những vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi phải có câu trả lời trong vụ việc này. Các quyền của bị cáo không được tôn trọng, trong đó có quyền trợ giúp lãnh sự và một phiên tòa đàng hoàng”.
Thông cáo cũng cho biết Liên Âu đã nhiều lần nêu trường hợp của ông Quế Dân Hải với chính quyền Trung Quốc ở cấp cao và sẽ còn tiếp tục làm như vậy. EU nhấn mạnh luôn ủng hộ Thụy Điển trong vụ này, đồng thời hy vọng Bắc Kinh hợp tác.
Ông Quế Dân Hải, một người Hồng Kông mang quốc tịch Thụy Điển, là chủ một nhà xuất bản tại Hồng Kông. Do cho xuất bản một số đầu sách có nội dung công kích lãnh đạo Trung Quốc, tháng Giêng năm 2018 ông bị chính quyền Trung Quốc bắt khi đang trên tàu từ Hồng Kông tới Bắc Kinh cùng với một nhà ngoại giao Thụy Điển để khám bệnh.
Một phát ngôn viên Ngoại Giao Trung Quốc đã nói Trung Quốc không công nhận hai quốc tịch, chỉ coi ông Quế là công dân Trung Quốc. Bắc Kinh vẫn đưa ông Quế Dân Hải ra xét xử vì tội “phổ biến trái phép ra nước ngoài các thông tin mật” và kết án ông 10 năm tù hôm 24/02 vừa rồi.
Hôm qua, bộ Ngoại Giao Thụy Điển cho biết đã triệu mời đại sứ Trung Quốc lên để phản đối việc kết án tù ông Quế Dân Hải. Ngoại trưởng Thụy Điển yêu cầu Bắc Kinh trả tự do ngay lập tức cho ông.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200226-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-trung-qu%E1%BB%91c-k%E1%BA%BFt-%C3%A1n-t%C3%B9-ch%E1%BB%A7-nh%C3%A0-xu%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A3n-th%E1%BB%A5y-%C4%91i%E1%BB%83n

Một nhóm buôn người bị bắt

với 29 người Việt Nam ngồi chen chúc phía sau xe vận tải

Một nhóm 4 kẻ buôn người bị bỏ tù sau khi họ bị cảnh sát chặn lại trên đường xa lộ M5. Cảnh sát phát hiện được 29 người nhập cư Việt Nam, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, bị nhồi nhét phía sau xe vận tải của họ. Ông Glen Bennett, ông Frank Walling và ông Jon Ransom bị kết án 4.5 năm tù vì tham gia vào âm mưu này. Ông Keith Plummer, người thứ 4 trong vụ án trên bị kết án 3 năm 4 tháng.
Theo tờ LancsLive, vào ngày 12/4/2019, một số người dân liên lạc với cảnh sát Devon và Cornwall sau khi họ nhìn thấy một nhóm người xuống thuyền tại cảng Newlyn thuộc Cornwall. Sau đó, nhóm người này bước vào phía sau xe của một chiếc xe đậu trong bãi giữ xe của cảng. Cảnh sát cho biết, những người Việt Nam trên xe được đưa đến trung tâm tiếp nhận , và sau đó được chuyển đến văn phòng Home Office và dịch vụ xã hội để được kiểm soát để được cai quản.  Thẩm phán Robert Linford tuyên bố rằng, 4 người có liên quan trong vụ án trên bị lợi nhuận thúc đẩy, đánh đổi sự khốn khổ của con người và vận chuyển nạn nhân như những món hàng.
Ông Glenn Willcocks, một nhà điều tra cho biết, con thuyền mà nhóm buôn người sử dụng đang ở trong tình trạng rất tệ, chật chội và bốc mùi. Nhóm 29 người Việt Nam còn phải dùng chung 1 nhà vệ sinh. Cô Ann Hampshire, một công tố viên cho biết, chuyến đi của 29 người Việt trên đã được lên kế hoạch một cách cẩn thận để tạo điều kiện cho việc nhập cảnh bất hợp pháp vào Vương quốc Anh.
https://www.sbtn.tv/mot-nhom-buon-nguoi-bi-bat-voi-29-nguoi-viet-nam-ngoi-chen-chuc-phia-sau-xe-van-tai/

Hậu Brexit: Thiếu thỏa thuận với châu Âu,

xuất khẩu Anh có thể mất 32 tỷ đô la

Anh Vũ
Vương Quốc Anh có thể sẽ phải trả giá rất đắt nếu sau Brexit không đạt được thỏa thuận với châu Âu. Đó là đánh giá của một nghiên cứu mới đây của Cnuced, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển. Theo tổ chức Liên Hiệp Quốc này, xuất khẩu của Anh sang Liên Âu có thể sẽ giảm tới 14%.
Thiệt hại do kịch bản Anh không đạt được thỏa thuận về quan hệ thương mại với Liên Âu thời gian tới sẽ lên tới 32 tỷ đô la xuất khẩu mỗi năm.
Thị trường châu Âu trên thực tế là sống còn đối với thương mại của Vương Quốc Anh, chiếm 46% xuất khẩu của nước này. Một nước khác cũng bị hệ lụy là Ailen (vẫn trong Liên Âu). Xuất khẩu của Cộng Hòa Ailen sang Anh sẽ bị giảm 10%.
Nghiên cứu của Cnuced cũng cho biết, ngay khi một thỏa thuận tự do mậu dịch về cơ bản được ký với Liên Hiệp Châu Âu, xuất khẩu của Anh vẫn sẽ bị giảm sụt khoảng 9%.
Các chuyên gia của tổ chức Liên Hiệp Quốc nhận định, các nước đang phát triển có thể hưởng lợi trong tình hình như vậy. Họ có thể tăng xuất khẩu, tới 4%, sang Anh cũng như sang Liên Hiệp Châu Âu. Những sản phẩm ngành nghề mà các nước đang phát triển có thể tận dụng trong cơ hội này chủ yếu là nông sản, thực phẩm, gỗ và giấy.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200226-brexit-kh%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%9Bi-eu-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-anh-c%C3%B3-th%E1%BB%83-thi%E1%BB%87t-h%E1%BA%A1i-32-t%E1%BB%B7-%C4%91%C3%B4-la

Covid -19: Người Pháp đầu tiên tử vong,

thêm 5 ca nhiễm mới ở Pháp

Anh Vũ
Một người Pháp đầu tiên tử vong vì nhiễm virus corona mới, trong đêm hôm qua rạng sáng hôm nay tại Paris, sau khi được phát hiện nhiễm bệnh cùng 4 trường hợp mới, theo thông báo của bộ Y Tế Pháp hôm nay, 26/02/2020.
Nạn nhân là một người đàn ông 60 tuổi, nằm trong số 5 trường hợp mới xác nhận nhiễm bệnh Covid 19 ngày hôm qua. Ông nhập viện La Pitié-Salpêtrière tối qua.
Những ca nhiễm mới phát hiện gồm một phụ nữ trẻ người Hoa, trở về Pháp từ Trung Quốc hôm 07/02. Còn lại là 3 người Pháp ở rải rác tại các địa phương khác nhau từ vùng Rhône Alpes cho đến các thành phố Amiens, Strasbourg. Được biết tình trạng sức khỏe của những ca bệnh mới này hiện ổn định không có gì đáng ngại.
Như vậy từ đầu dịch đến nay, Pháp đã có 17 ca nhiễm bệnh và 2 trường hợp tử vong. Nạn nhân trước là một cụ già 80 tuổi người Trung Quốc, chết tại Paris hôm 14/02 sau hai tuần điều trị.
Trong khi tình hình dịch đang tiến triển đáng lo ngại tại nước láng giềng Ý; nhiều tiếng nói trong giới chính trị Pháp đề xuất đóng cửa biên giới với Ý. Tuy nhiên, chính phủ Pháp đã cố gắng giữ bình tĩnh đối phó khủng hoảng, không tạo tâm lý hoảng sợ trong dân chúng.
Chưa có một quyết định mạnh nào về việc kiểm soát việc đi lại tại các cửa khẩu biên giới với nước Ý. Chính quyền chỉ khuyến cáo người dân không nên đến các vùng đang có dịch ở Ý hoặc những ai đã lưu trú tại các vùng dịch ở Ý những ngày gần đây, khi trở về Pháp hãy tự giác cách ly tại nhà.
Trong bối cảnh như vậy, tối nay tại Lyon, diễn ra trận cầu trong khuôn khổ vòng 1/8 giải Cúp C1 châu Âu giữa câu lạc bộ chủ nhà Lyon và Juventus Turino đến từ nước Ý cùng với hàng nghìn cổ động viên. Các cơ quan chức năng của Pháp đến giờ vẫn không có biện pháp hạn chế hay giám sát nào đặc biệt xung quanh trận đấu này.
Thông tín viên Christophe Diremszian từ Lyon :
“Trừ phi có sự thay đổi vào phút chót, khoảng 3000 cổ động viên Ý sẽ có mặt trên khán đài mà họ đã đặt chỗ từ trước trên sân vận động Groupama của thành phố Lyon.
Mặc cho dịch vẫn lây lan rộng thêm, liên tục có thêm các trận đấu bị hoãn hay thi đấu không khán giả tại Ý, trong đó có trận cầu giữa Juventus Turino và Inter Milano, chính quyền Pháp vẫn chỉ nghe ngóng mà thôi.
Không một quyết định nào cấm các cổ động viên của Juventus di chuyển tới Pháp, mặc dù dịch virus corona đã xuất hiện sát bên kia biên giới, và người hâm mộ của câu lạc bộ Ý vẫn có thể đến từ những vùng bị dịch nặng như vùng Lombardia hay Veneto.
Cho dù tất cả các bên liên quan đến tình hình hiện nay đều phải cảnh giác cao độ, Nhà nước, chính quyền vùng Rhone, cơ quan y tế vùng và Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA rất khó có thể ngăn được các cổ động viên của câu lạc bộ của Cristiano Ronaldo vài giờ trước trận đấu.
Ngay cả hai địa phương có sân vận động và khu vực tiếp giáp không muốn tiếp các cổ động viên đến từ Ý, nhưng chính quyền hành chính đến giờ vẫn cho rằng không cần thiết phải hạn chế.”
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200226-d%E1%BB%8Bch-covid-19-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-t%E1%BB%AD-vong-ph%C3%A1p-sau-khi-ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-th%C3%AAm-5-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi

Virus corona: Ý vẫn là tâm dịch ở châu Âu,

các láng giềng không đóng biên giới

Thụy My
Tại Ý, đến hết ngày hôm qua 25/02/2020 có thêm ba vùng phát hiện các trường hợp dương tính là Toscana (miền trung), Sicilia (miền nam) và Liguria (tây bắc), nâng tổng số người bị lây nhiễm virus corona lên 322, trong đó có 11 trường hợp tử vong hầu hết là người lớn tuổi. Các nước láng giềng quyết định vẫn để ngỏ biên giới, tuy Ý đã trở thành tâm dịch chính tại châu Âu.
Ổ dịch lớn nhất vẫn là Codogno thuộc vùng Lombardia với 240 ca dương tính (tăng 68 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua) và 9 trường hợp tử vong. Chính tại thành phố nhỏ 15.000 dân này, tuần trước một nhà quản lý 38 tuổi được coi là « bệnh nhân số 1 » đã nhập viện.
Vùng bị ảnh hưởng thứ nhì là Veneto có 43 ca, đây là nơi có công dân châu Âu đầu tiên chết vì dịch Covid-19. Tổng cộng có 8 vùng của nước Ý bị ảnh hưởng, riêng 3 ca tại thủ đô Roma là hai du khách Trung Quốc và một thanh niên trở về từ Trung Quốc.
Thủ tướng Giuseppe Conte cho rằng có những thiếu sót trong việc tổ chức tại một bệnh viện ở Lombardia, làm trầm trọng thêm tình hình. Ông tỏ ý muốn hạn chế quyền hành của các chính quyền khu vực về mặt y tế, phát biểu này gây phẫn nộ cho đảng Liên Đoàn cực hữu, vốn đang nắm quyền tại cả Lombardia lẫn Veneto.
Chính phủ Ý đã cô lập 11 thành phố, điều chưa từng thấy tại châu Âu. Họp tại Roma hôm qua, bộ trưởng y tế các nước châu Âu giáp giới với Ý đã thỏa thuận vẫn mở cửa biên giới. Ở giai đoạn này, không có việc hủy bỏ các sự kiện thể thao, văn hóa lớn, mà sẽ xét tùy theo tình hình.
Thứ trưởng Kinh Tế Ý, Laura Castelli tuyên bố Roma có thể đề nghị Liên Hiệp Châu Âu linh hoạt hơn trong quy định về ngân sách, do tác động của dịch virus corona chủng mới. Lombardia và Veneto chiếm
1/3 GDP và phân nửa xuất khẩu của cả nước, và Ý đang có nguy cơ suy thoái với nợ công cao thứ nhì khu vực đồng euro.
Xem thêmVirus corona : Ý trên tuyến đầu đối phó với dịch
Trước số lượng người bị nhiễm virus tăng vọt tại Ý, các vụ lừa đảo cũng tăng lên như rao bán nước rửa tay với giá trên trời, giả làm tình nguyện viên của Hồng thập tự đến nhà kiểm tra để tìm cách trộm cắp.
Tại châu Âu có hai khách sạn bị cách ly ở Innsbruck (Áo) và đảo Tenerife (Tây Ban Nha) do có khách Ý nghi bị nhiễm bệnh. Đức phát hiện thêm 2 trường hợp dương tính với virus corona, trong đó có một thanh niên dường như đã bị lây nhiễm tại Milano. Nga khuyến cáo công dân không nên đi Ý, Iran và Hàn Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200226-virus-corona-%C3%BD-v%E1%BA%ABn-l%C3%A0-t%C3%A2m-d%E1%BB%8Bch-%E1%BB%9F-ch%C3%A2u-%C3%A2u-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%C3%A1ng-gi%E1%BB%81ng-kh%C3%B4ng-%C4%91%C3%B3ng-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi

COVID-19 khiến thành phố Milan, Ý trầm hẳn xuống

Hải Lam
Người dân Milan không quen khi nhìn thấy thành phố nhộn nhịp của họ bị trầm xuống đến như vậy vì dịch COVID-19.
“Thành phố vô cùng vắng vẻ”, cô Angela Trapani nói khi đứng bên ngoài một nhà thuốc đối diện với nhà thờ Gothic nổi tiếng của thành phố Milan. “Tôi chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ điều gì như thế này”.
Tính đến chiều 26/2, Ý có 374 ca nhiễm virus corona, với 12 người đã tử vong, trong đó có 1 một người đàn ông chết ở thành phố Milan. Ý đang là ổ dịch lớn nhất ở châu Âu và thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản.
Thủ đô tài chính và thời trang của Ý chưa bị phong tỏa nhưng đã rơi vào bế tắc sau khi chính quyền cách ly một số thị trấn ở Lombardy nhằm ngăn chặn sự lây lan rộng hơn của dịch COVID-19.
Các doanh nghiệp chính được hưởng lợi trong mùa dịch bệnh ở Milan là các siêu thị và nhà thuốc. Người dân đổ xô đi mua thực phẩm để dự trữ, làm trống trơn các kệ hàng của siêu thị, trong khi các nhà thuốc đã bán hết khẩu trang.
Nhà thờ chính tòa Milan và nhà hát Opera La Scala, cũng như các rạp chiếu phim, trường học trong thành phố đã đóng cửa. Nhiều nhân viên làm việc tại nhà, những quán bar và nhà hàng vốn đông đúc ở khu trung tâm trở nên yên tĩnh. Số người đi tàu điện ngầm, xe điện và xe buýt giảm khoảng một nửa. Dịch vụ xe lửa trong và ngoài thành phố cũng giảm.
Một số phóng viên truyền hình, khách du lịch và học sinh đi lang thang quanh quảng trường Duomo. Erika Casellapo, 16 tuổi, là người duy nhất trong số ba người bạn của cô đeo khẩu trang khi họ ngồi trên các bậc thang của nhà thờ.
“Ban đầu, chúng tôi rất vui khi trường học đóng cửa”, cô nói. Nhưng sau đó, điều này có nghĩa là các chuyến dã ngoại cũng bị hủy bỏ … Không có gì để làm và thật nhàm chán khi ở nhà. Thật kỳ lạ khi thấy Milan như thế này, nhưng nó khiến chúng tôi nhận ra rằng có gì đó không ổn; bây giờ vấn đề có vẻ nghiêm trọng hơn”.
Một du khách Thổ Nhĩ Kỳ đeo khẩu trang, vừa đến Milan cùng một người bạn sau khi tới Rome và Florence. “Chúng tôi đã cố gắng hủy chuyến đi nhưng không thể”, du khách này nói. “Chúng tôi rất lo lắng, chúng tôi sẽ  không đến Milan nếu chuyến bay về nhà của chúng tôi không xuất phát từ đây”.
Hơn 50% lượng đặt phòng khách sạn trong thành phố đã bị hủy kể từ 21/2. Ngành du lịch Ý, chiếm khoảng 13% GDP, dễ bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19. Chính phủ ở một số quốc gia đã cảnh báo công dân không đi du lịch đến đất nước này, đặc biệt là những người có sức khỏe kém.
Phần lớn các vụ hủy đặt phòng khách sạn ở Milan cho đến nay đều đến từ các khách hàng doanh nghiệp đã từng tham dự các cuộc hội thảo hoặc các cuộc họp tại khách sạn của thành phố.
Maurizio Naro, chủ tịch của hiệp hội khách sạn Milan nói: “Ngành khách sạn chúng tôi đang làm tổn hại đến nền kinh tế Ý. Các chủ khách sạn đã cho nhân viên về nhà và tạm ngừng kinh doanh, hoặc ít nhất là giảm quy mô hoạt động. Milan như thể là trung tâm của khu vực bị phong tỏa, mặc dù không phải vậy”.
COVID-19 bắt đầu khiến nền kinh tế của Ý gặp khó khăn kể từ tháng 1/2020, khi hai khách du lịch Trung Quốc ở Rome được xác nhận nhiễm virus corona, khiến chính phủ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và cấm các chuyến bay giữa Ý và Trung Quốc.
Khu vực Bologna và Veneto, nơi báo cáo phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh, nằm trong số những khu vực giàu có nhất ở Ý và chiếm từ 25% đến 30% GDP của đất nước.
“Yếu tố chính và cũng đáng lo ngại nhất là nguồn cung, cụ thể là, mọi người sẽ không đi làm và do đó sản lượng sẽ thấp hơn bình thường”, ông Francesco Giavazzi, giáo sư kinh tế tại Đại học Bocconi cho biết. “Thương mại cũng đã bị gián đoạn, các sản phẩm không được chuyển đến nơi cần đến”.
Enrico Giovannini, một nhà kinh tế và giáo sư tại trường đại học Tor Vergata ở Rome cho hay khả năng hạn chế thiệt hại từ dịch COVID-19 của nước Ý chủ yếu phụ thuộc vào phản ứng chính trị. Ông nói: “Dịch virus corona đến vào thời điểm mà các doanh nghiệp đang rất thận trọng. Bên cạnh đó, nền kinh tế bị tác động ngay lập tức bởi sự hủy bỏ các sự kiện văn hóa và thể thao, cũng như cắt giảm dịch vụ xe lửa. Phản ứng chính trị mạnh mẽ, đặc biệt là liên quan đến các chính sách tài khóa, sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc đối phó với cú sốc kinh tế”.
Theo Angela Giuffrida, The Guardian
Hải Lam biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-khien-thanh-pho-milan-y-tram-han-xuong.html

Ý – Virus corona : Bệnh nhân số Không

vẫn « vô tiếng tàng hình »

Đức Tâm
Gần một tuần sau khi nước Ý phát hiện ra những ca bị nhiễm dịch virus corona mới (Covid-19), số người tử vong và bị lây nhiễm tăng, giới chuyên gia y tế vẫn đang « vò đầu, bứt tóc », hớt hải tìm kiếm bệnh nhân số Không – người bị nhiễm virus đầu tiên – gây ra lây lan dịch bệnh tại nước này. Nhiều hướng điều tra và giả thuyết được nêu ra, rồi bị gạt bỏ.
Gạt bỏ hướng điều tra ở Lombardia
Vùng Lombardia là nơi bị nặng nhất. Theo AFP, ban đầu, các nhà điều tra chú ý đến một bữa ăn tối giữa bệnh nhân số Một (38 tuổi) và người có thể là bệnh nhân số Không vừa từ Trung Quốc trở về. Tuy nhiên, hướng điều tra này đã nhanh chóng bị gạt bỏ bởi vì theo bộ Y Tế Ý, các xét nghiệm người bị nghi ngờ cho thấy các kháng thể không phát triển, có nghĩa là chưa bao giờ tiếp xúc với virus.
Cuộc truy lùng tiếp tục tại Lombardia. Người ta không loại trừ khả năng bệnh nhân số Không đang nằm trong bệnh viện. Một quan chức trong vùng cho biết : việc nhận diện được bệnh nhân số Không rất quan trọng, cho phép biết được dây chuyền tiếp xúc và các khả năng virus lây lan.
Bí ẩn tại vùng Veneto
Một cuộc điều tra tương tự cũng đã được tiến hành tại Vo’Euganeo, vùng Veneto, nơi được coi là ổ dịch thứ hai, ở phía bắc nước Ý. Tại đây, một nhóm 8 người Trung Quốc đã đến một quán giải khát và một người địa phương, vốn là thợ xây, 78 tuổi, cũng tới đó. Ông ta qua đời ngày 21/02. Tuy nhiên, qua xét nghiệm, nhóm người Trung Quốc được xác định là âm tính, không nhiễm virus.
Theo giới chức y tế, việc không thể lập bản đồ virus lây lan gây khó khăn cho việc phòng ngừa, khoanh vùng, ngăn cản dịch lan truyền.
Phải chăng bệnh nhân số Không đã qua lại hai vùng bị dịch ?
Trước hiện tượng Lombardia và Veneto trở thành hai ổ dịch, các giới chức y tế chú ý tới việc một người làm nghề nông, 60 tuổi, gốc vùng Veneto, đã gọi điện thoại tới một hiệu thuốc ở Vo’Euganeo, cách đó 15 cây số, phàn nàn là có những triệu chứng bị cúm. Người này thường xuyên đến các quán giải khát Vo’Euganeo và cách hai tuần, đã nhiều lần đến Codogno, ổ dịch tại Lombardia. Đây có thể là tác nhân lây truyền virus từ vùng này sang vùng kia và là bệnh nhân số Không. Do vậy cần phải tiếp tục theo dõi.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200226-%C3%BD-virus-corona-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-s%E1%BB%91-kh%C3%B4ng-v%E1%BA%ABn-%C2%AB-v%C3%B4-ti%E1%BA%BFng-t%C3%A0ng-h%C3%ACnh-%C2%BB

Hy Lạp xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên

Triệu Hằng
Reuters dẫn tin Bộ y tế Hy Lạp cho biết hôm thứ Tư (26/2), trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên ở nước này là một người phụ nữ Hy Lạp vừa trở về từ miền Bắc nước Ý và hiện cô đang được theo dõi chặt chẽ.
“Cô ấy đang trong tình trạng ổn định và đang được theo dõi bởi một đội ngũ y tế đặc biệt ở Thessaloniki”, đại diện Bộ y tế Sotiris Tsiodras nói trong một cuộc họp báo.
Ông Tsiodras cho biết thêm giới chức Ý đang đang xác định những người mà cô đã tiếp xúc và những người này cũng sẽ được cách ly.
Chưa có thông tin đầy đủ về các di chuyển trước đó của người phụ nữ 38 tuổi, mặc dù một cơ quan truyền thông Hy Lạp là Proto Thema cho biết cô về Hy Lạp bằng đường bộ.
Trước đó, giới chức Athens vào hôm 25/2 cho biết họ đã lên kế hoạch trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, bao gồm đóng cửa trường học, cấm tụ họp công cộng và đình chỉ tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong trường hợp khẩn cấp.
Hy Lạp, đất nước có 11 triệu dân nhưng thu hút hơn 20 triệu du khách nước ngoài hàng năm, đã chỉ định 13 bệnh viện trên cả nước trong công tác chuẩn bị điều trị cho các trường hợp nhiễm bệnh.
Hy Lạp chưa đưa ra bất kỳ hạn chế đi lại nào tới Ý, quốc gia ở châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh với hơn 370 ca nhiễm và 12 ca tử vong được báo cáo.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hy-lap-xac-nhan-ca-nhiem-covid-19-dau-tien.html

Tù nhân Iran lo sợ sẽ bị chuyển đến buồng giam

có người nhiễm COVID-19

Triệu Hằng
Các phạm nhân trong nhà tù Evin ở Iran, bao gồm một tù nhân quốc tịch kép Anh – Iran, đang phản đối kế hoạch bị chuyển đến một buồng giam mà họ tin rằng trước đó là nơi giam những người nghi nhiễm virus corona, theo The Guardian ngày 26/2.
Bà Sherry Ashoori có chồng mang quốc tịch kép, ông Anoosheh Ashoori, 65 tuổi, bị chính quyền Iran kết án 12 năm tù. Bà cho biết đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Anh để báo với họ về việc chồng bà và những tù nhân khác có thể bị chuyển đến buồng giam số 4.
Ông Ashoori đã nói với vợ rằng, ông và các tù nhân khác ở phòng giam 12 đang từ chối việc bị chuyển đi, nhưng có thể họ buộc phải tuân thủ. Có đến 3 tù nhân bị giam tại phòng giam số 4 nghi nhiễm COVID-19.
Bộ Ngoại giao Anh cho biết đang điều tra sự việc, và đại sứ Vương quốc Anh tại Tehran, Robert Macaire đã được thông báo nhưng không có xác nhận chính thức nào về cáo buộc của các tù nhân.
Ông Richard Ratcliffe có vợ bị giam ở nhà tù Evin, cũng bày tỏ mối lo ngại về kế hoạch chuyển buồng giam.
“Chúng tôi hy vọng thông tin này là sai”, ông nói. “Điều này nhấn mạnh hoàn cảnh bấp bênh mà vợ tôi và tất cả các tù nhân khác đang đối mặt, tình huống rất đáng sợ khi cả nước này thiếu thuốc men, thiếu khả năng quản lý và hầu như thiếu sự minh bạch”.
Bà Sherry Ashoori cho biết các tù nhân bắt đầu lo sợ sau khi xe buýt của nhà tù đưa một tù nhân đến bệnh viện Taleqani ở Tehran. Họ kể rằng một lính gác nhà tù được xích chung với tù nhân này đã phản ứng rằng anh ta không được thông báo rằng tù nhân đó bị nghi nhiễm virus corona.
Các nghị sĩ ủng hộ cải cách Iran đã kêu gọi tạm thời thả các tù nhân chính trị trong đợt dịch này.
Trước những áp lực chính trị ngày càng tăng đối với nguy cơ lây nhiễm trong các nhà tù, ông Gholam Hossein Ismaili, Phát ngôn viên cơ quan tư pháp Iran, đã yêu cầu các nhân viên nhà tù nâng cao cảnh giác trước những dấu hiệu của dịch bệnh.
Ông nói ông đang kích hoạt một loạt biện pháp phòng ngừa ngăn chặn dịch, trong đó có việc cắt giảm số tù nhân và cho phép một số tù nhân được thả trước thời hạn.
Thứ trưởng Y tế Iran, Iraj Harirchi và chính trị gia Mahmoud Sadeghi hôm 25/2 thông báo họ dương tính với COVID-19.
Theo worldometers, tính đến chiều 26/2, Iran ghi nhận 19 ca tử vong, 139 ca nhiễm COVID-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tu-nhan-iran-lo-so-se-bi-chuyen-den-buong-giam-co-nguoi-nhiem-covid-19.html

Virus corona: 19 người chết tại Iran,

Mỹ kêu gọi nói sự thật

Thụy My
Với 4 trường hợp tử vong trong hôm nay 26/02/2020, tại Iran đã có 19 người chết vì virus corona chủng mới và 140 ca dương tính. Như vậy đây là quốc gia có số tử vong nhiều nhất, bên ngoài Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi « nói sự thật », nhưng hôm nay tổng thống Iran Hassan Rohani tố cáo Washington « làm lan truyền sự sợ hãi ».
Bộ Y Tế Iran hôm nay cho biết có 4 người trong số 44 ca nhiễm mới phát hiện trong vòng 24 giờ qua đã tử vong, nâng tổng số người chết lên 19. Gần 140 người bị lây nhiễm tại 10 tỉnh, trong đó có cả thứ trưởng y tế : ông Iraj Harirchi nhiều lần ho và đổ mồ hôi ngay trong cuộc họp báo.
Hầu hết những người bị nhiễm virus đều đã đến Qom, thành phố cho đến nay vẫn chưa bị cách ly. Nhiều trường học và trung tâm văn hóa, thể thao đã bị đóng cửa, nhiều sự kiện bị hoãn lại để ngành y tế tẩy trùng các địa điểm và phương tiện giao thông công cộng. Do thiếu thuốc men, Iran đã hạn chế số lượng thuốc bán ra và ngưng trợ cấp khiến giá dược phẩm tăng lên.
Một ngày sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi « nói lên sự thật » về dịch bệnh và hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổng thống Rohani tuyên bố : « Chúng ta không thể để cho Mỹ thêm con virus sợ hãi quá độ vào dịch virus corona ». Đồng thời khẳng định nạn dịch corona lần này không tệ hại hơn những dịch bệnh mà Iran đã từng chịu đựng. Một phái đoàn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) dự kiến đến Iran hôm qua nhưng đã hoãn lại.
Tại các nước láng giềng, Irak hôm qua loan báo có thêm bốn người bị nhiễm virus corona, đó là một gia đình từ Iran trở về. Từ hôm qua nhiều nước Ả Rập vùng Vịnh đã loan báo ngưng chuyến bay đi và đến Iran, hoặc cấm công dân đến nước này cho đến khi có lệnh mới.
Ở châu Á, có khoảng 250 người bị cách ly tại Pakistan ở vùng biên giới với Iran, phân nửa trong số đó đi hành hương tại Qom, thánh địa của Hồi giáo Shia, trở về. Hai nước láng giềng châu Á là Pakistan và Afghanistan sẽ rất khó khăn nếu dịch virus corona lan ra vì hệ thống y tế yếu kém.
Thái Lan loan báo 3 ca nhiễm mới. Nhật Bản liên lạc với 813 hành khách cũ của tàu Diamond Princess, phát hiện 45 người có những triệu chứng đáng ngờ, tuy nhiên các nhà tổ chức Thế vận hội Tokyo hôm nay tuyên bố không có ý định dời lại. Singapore khởi tố một người Trung Quốc đến từ Vũ Hán bị dương tính nhưng đã che giấu thông tin.
Về phía Trung Quốc, hôm nay đến lượt Bắc Kinh buộc cách ly 257 hành khách của hai chuyến bay từ Hàn Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga yêu cầu chính quyền Matxcơva chấm dứt điều mà họ gọi là phân biệt đối xử với công dân Trung Quốc.
Tại Hoa Kỳ, cơ quan y tế cho biết chờ đợi nạn dịch lan đến, và khuyến khích các trường học, công ty, chính quyền địa phương có những biện pháp phòng chống.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200226-virus-corona-19-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-t%E1%BA%A1i-iran-m%E1%BB%B9-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-n%C3%B3i-s%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt

Covid-19:

Vì sao Iran lại có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới ?

Trọng Nghĩa
Chỉ mới đầu tuần trước thôi, chính quyền Iran còn khẳng định rằng đất nước này không có trường hợp nhiễm virus corona nào. Thế nhưng đến ngày 19/02/2020, Teheran đã phải công nhận hai ca lây nhiễm đầu tiên, đồng thời là hai ca tử vong ở thành phố Qom, cách thủ đô Iran khoảng 145 km về phía nam.
Và kể từ lúc đó, nhiều ca mới lần lượt được loan báo, và đến hết ngày hôm qua 25/02, theo số liệu chính thức, số người bị nhiễm bệnh Covid-19 tại Iran đã lên đến 95, và đáng sợ nhất là số tử vong đã tăng thành 15 người. Tính số người chết, Iran đứng hàng thứ hai, sau Trung Quốc. Nhưng tính theo tỉ lệ (tử vong/nhiễm bệnh) thì Iran đứng đầu thế giới.
Tỷ lệ tử vong cao bất thường của Iran đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức chính quyền Iran đối phó với dịch bệnh và phải chăng là chế độ nổi tiếng là bưng bít thông tin đã lại che giấu thông tin. Yếu tố thiếu minh bạch này rất nghiêm trọng vì lẽ Nhà nước Hồi Giáo này đang trở thành nơi phát tán dịch bệnh ra toàn vùng Trung Đông, một khu vực được cho là yếu kém về khả năng phòng chống.
Tỷ lệ tử vong ở Iran đạt 16%, trong lúc Trung Quốc chỉ là 2%
Nếu chỉ căn cứ vào các số liệu được chính quyền công bố, thì tại Iran, tỷ lệ người chết so với người nhiễm dịch covid-19 lên đến khoảng 16%, cao hơn rất nhiều so với những nơi khác có người thiệt mạng vì virus corona.
Tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), tâm điểm của bệnh dịch, tỷ lệ tử vong được báo cáo ước tính khoảng 2%. Còn ở Ý, với 11 người chết trên tổng số 322 ca lây nhiễm tính đến hôm qua 25/02, tỷ lệ tử vong cũng chỉ là hơn 3%, trong lúc tại Hàn Quốc, nơi đã ghi nhận 11 ca tử vong trên tổng số 977 trường hợp lây nhiễm, tỷ lệ thấp hơn, chỉ khoảng 1%.
Tại sao Iran lại có tỷ lệ tử vong cao ngất ngưởng như vậy, thậm chí còn cao hơn cả tỷ lệ gần 10% của dịch SARS năm 2003 ?
Một số chuyên gia y tế ngoại quốc, được kênh truyền hình Mỹ CNBC ngày 25/02 trích dẫn, cho rằng tỷ lệ cao này có thể bắt nguồn từ việc số liệu được loan báo về các trường hợp nhiễm bệnh ở Iran đã thấp hơn rất nhiều so thực tế, vốn cao hơn rất nhiều. Lý do là vì chính quyền Iran đã bỏ qua những ca ít nghiêm trọng do cách thức kiểm tra và chẩn đoán bệnh nhân, do chọn lựa trong cách chia sẻ thông tin hoặc do tình trạng tồi tệ của thiết bị y tế.
Thiếu khả năng và thói quen điều tra thống kê đầy đủ
Theo một giáo sư tại Đại Học Mỹ Seton Hall, chuyên gia cao cấp về y tế toàn cầu tại trung tâm tham vấn Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Council on Foreign Relations của Mỹ thì vấn đề có thể đến từ cách thức thống kê: Chính quyền Iran “dường như chú ý nhiều hơn đến việc loan báo các trường hợp tử vong hơn là các ca nhiễm bệnh”.
Giáo sư William Schaffner, chuyên về y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Trung Tâm Y Tế Đại Học Vanderbilt thì thiên về giả thuyết theo đó chính quyền Iran thiếu khả năng phát hiện đầy đủ số người đã bị nhiễm Covid-19. Theo ông, để làm được điều đó, chính quyền phải cử người đến mọi thị trấn và làng mạc để tiến hành xét nghiệm chứ không chỉ đơn thuần dựa vào số người đến các bệnh viện lớn với các triệu chứng nghiêm trọng.
Trả lời kênh NBC News, chuyên gia Schaffner giải thích: “Điều đó có nghĩa là đi đến từng khu phố, gõ cửa từng căn hộ, và thực sự cố gắng phát hiện mọi trường hợp… Tôi không biết là liệu họ có khả năng đó hay không, vì quả thực là nhiều quốc gia không có khả năng đó”.
Đối với chuyên gia này, Iran không có truyền thống điều tra trong hệ thống y tế công cộng của họ, và cách phát hiện người bệnh như kể trên sẽ là một điều rất mới đối với ngành y tế Iran.
Virus corona hoành hành ngay trong một cộng đồng người già
Một giả thuyết thứ ba về tỷ lệ tử vong quá cao vì virus corona tại Iran là khả năng bệnh dịch ngay từ đầu đã bùng phát trong một cộng đồng chủ yếu bao gồm những người lớn tuổi, dễ bị tổn thương.
Theo giáo sư Schaffner: “Nếu virus tấn công vào một nhóm dân số cao tuổi, với đặc điểm là có sẵn một loạt bệnh tiềm tàng, [điều đó] có thể giải thích tỷ lệ tử vong cao”.
Một khả năng khác là các bệnh viện của Iran đã thất bại trong cách chữa trị và các bệnh nhân không được chăm sóc y tế đúng cách cần thiết. Nhưng theo chuyên gia Schaffner, giả thuyết này không đứng vững vì Iran là một nước có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tương đối tiên tiến.
Giả thuyết về virus đột biến không đứng vững
Bên ngoài các giả thuyết liên quan đến cách vận hành của nền y tế Iran, một câu hỏi khác cũng được nêu lên là phải chăng dịch bệnh gây nhiều tử vong tại nước này là vì con virus đã chuyển hóa ?
Trên vấn đề này, tiến sĩ John Torres, công tác viên về lãnh vực y tế của kênh NBC News, cho rằng hiện không có bằng chứng về sự thay đổi trong hồ sơ di truyền của virus, và chưa hề có thông tin nào về việc virus gây nên dịch Covid-19 đã đột biến.
Theo tiến sĩ Torres, lời giải thích hợp lý nhất cho vấn đề tỷ lệ tử vong cao tại Iran là cách thức chính quyền nước này theo dõi các trường hợp nhiễm bệnh.
Chính quyền lại che giấu sự thật?
Một thành viên của Quốc Hội Iran, Mamoud Sadeghi, và thứ trưởng y tế của nước này, Iraj Harirchi, lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm chống virus, đã bị nhiễm virus corona. Điều đáng nói là thông tin về việc thứ trưởng y tế Iran bị nhiễm virus đã được loan báo một ngày sau khi nhân vật này họp báo, không đeo khẩu trang, và cực lực đả kích một chính khách Iran vì đã nói số người chết ở thành phố Qom cao hơn nhiều so với những gì chính phủ loan báo.
Sự cố trên đây đã làm dấy lên những dư luận hoài nghi về cách Iran quản lý khủng hoảng, với câu hỏi là phải chăng chính quyền cố tình che giấu thông tin về dịch bệnh, không cho người dân cũng như thế giới được biết.
Phản ứng này rất dễ hiểu vì chỉ mới đây thôi, vào tháng Giêng vừa qua, chế độ Iran đã phải mất ba ngày mới chính thức công nhận là quân đội của họ đã bắn nhầm vào chiếc Boeing của hãng hàng không Ukraina trên bầu trời Iran.
Dẫu sao thì diễn biến dịch Covid-19 tại Iran rất đáng lo ngại. Từ những trường hợp lây nhiễm đầu tiên tại thành phố tôn giáo Qom vào tuần trước, giờ đây virus corona đã lan sang ít nhất bảy tỉnh khác ở Iran. Các quốc gia trong khu vực từ Irak, Koweit, cho đến Oman và Afghanistan, tất cả đều đã loan báo các ca lây nhiễm đầu tiên. Và các bệnh nhân gần đây đều có ghé Iran.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200226-covid-19-vi%CC%80-sao-iran-tr%C6%A1%CC%89-tha%CC%80nh-n%C6%B0%C6%A1%CC%81c-co%CC%81-ty%CC%89-l%C3%AA%CC%A3-t%C6%B0%CC%89-vong-cao-nh%C3%A2%CC%81t-th%C3%AA%CC%81-gi%C6%A1%CC%81i

Shiseido Nhật Bản cho 8.000 nhân viên ở nhà

làm việc vì COVID-19

Triệu Hằng
Nhà sản xuất mỹ phẩm Nhật Bản Shiseido cho khoảng 8.000 nhân viên ở nhà làm việc hơn một tuần do lo ngại dịch virus corona chủng mới (COVID-19), theo Nikkei (26/2).
Khoảng 30% lực lượng lao động của Shiseido Nhật Bản, nếu không phải nhân viên nhà máy và nhân viên bán hàng – sẽ không tới văn phòng làm việc từ 26/2 đến ngày 6/3, và có khả năng lâu hơn nếu cần thiết. Chủ tịch và các giám đốc điều hành của Shiseido cũng làm việc từ xa.
Còn công ty quảng cáo Dentsu cho biết trong hôm thứ Ba, họ sẽ cho tất cả khoảng 5.000 nhân viên tại trụ sở chính ở Tokyo làm việc ở nhà bắt đầu từ 26/2 cho đến khi có thông báo, sau khi một công nhân xét nghiệm dương tính với virus.
NTT Data có tất cả 700 nhân viên tại một tòa nhà đã chuyển sang làm việc từ xa sau khi một công nhân từ một công ty đối tác bị phát hiện nhiễm bệnh.
Báo động dịch bệnh tại Nhật Bản gia tăng khi nước này đã có tới khoảng 160 ca nhiễm bệnh, chưa kể những trường hợp nhiễm trên du thuyền Diamond Princess neo tại cảng Yokohama. Chính phủ Nhật Bản hôm thứ Ba đã phác thảo các chính sách cơ bản để phòng chống dịch COVID-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/shiseido-nhat-ban-cho-8-000-nhan-vien-o-nha-lam-viec-vi-covid-19.html

Tỷ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn tăng cao nhất 4 năm qua

Triệu Hằng
Phản ứng cứng rắn của chính phủ Đài Loan trước dịch virus corona đã giúp đẩy tỷ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn lên mức cao nhất trong gần 4 năm qua, theo Nikkei ngày 26/2.
Sự ủng hộ dành cho vị nữ tổng thống đã tăng 12 điểm phần trăm từ tháng Một lên 68.5% trong một cuộc thăm dò của Tổ chức Ý kiến Công chúng Đài Loan – đạt mức tốt nhất kể từ tháng 5/2016, ngay sau khi bà nhậm chức.
Trong số những người được thăm dò, 85,6% cho biết họ “khá” hoặc “rất” tin chính phủ bà Thái có thể kiểm soát được dịch virus. Đài Loan đã báo cáo có 31 trường hợp xác nhận nhiễm virus mặc dù gần Trung Quốc đại lục.
Việc chính phủ Đài Loan nhanh chóng ứng phó với dịch bệnh, có thể do kinh nghiệm rút ra từ dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, còn gọi là SARS, bùng phát năm 2003 đã giết chết hơn 70 người trên hòn đảo.
Chính phủ đã phân loại virus corona là một bệnh truyền nhiễm vào ngày 15/1, cho phép cách ly những người bị phát hiện nhiễm bệnh và cấm tất cả cư dân của Trung Quốc đại lục nhập cảnh vào ngày 6/2.
Chính quyền của bà Thái cũng nhận được những lời khen ngợi trong việc quản lý nguồn cung cấp khẩu trang. Chính phủ đã áp lệnh cấm vào cuối tháng 1 đối với việc vận chuyển hoặc mang khẩu trang ra khỏi Đài Loan nhằm ngăn chặn việc người dân bán lại giá cao ở đại lục.
Đài Loan có thể sản xuất 2 triệu khẩu trang mỗi ngày vào cuối tháng Một, cho dân số khoảng 23 triệu người. Chính phủ cũng giới hạn số lượng bán 2 chiếc mỗi người mỗi tuần, dựa trên thẻ căn cước quốc gia, và những nỗ lực khác đang tiến hành để tăng cường phòng chống dịch.
Hạn chế nhập cảnh của Đài Loan đã được nới rộng vào hôm thứ Hai. Khách du lịch từ Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Italy và Iran được yêu cầu thực hiện “tự bảo vệ sức khỏe bản thân” trong hai tuần, bao gồm đeo khẩu trang khi ra ngoài, theo dõi nhiệt độ bản thân hàng ngày.
Người từ Hàn Quốc khi đến Đài Loan phải tự cách ly tại nhà 14 ngày.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ty-le-ung-ho-ba-thai-anh-van-tang-cao-nhat-4-nam-qua.html

Hàn Quốc sẽ kiểm tra y tế

200.000 thành viên của Tân Thiên Địa

Thiện Lan
Hàn Quốc sẽ kiểm tra y tế đối với 200.000 thành viên của tổ chức tôn giáo Shincheonji (Tân Thiên Địa) xem họ có bị nhiễm COVID-19 hay không.
Theo tờ Taiwan News, tính đến ngày 26/2, Hàn Quốc đã có 12 ca tử vong do nhiễm COVID-19, hơn 1.000 người nhiễm bệnh, đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất ngoài Trung Quốc.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết, khoảng 60% người nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc là thành viên của tổ chức tôn giáo Shincheonji có trụ sở tại thành phố Daegu, theo AFP và The Guardian.
Tổ chức tôn giáo Shincheonji được thành lập vào năm 1984 bởi ông Lee Man-hee và hiện có gần 250.000 thành viên, chủ yếu là ở Hàn Quốc. Tổ chức này cho biết họ sẽ hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát dịch bệnh miễn là danh tính các thành viên của họ được giữ bí mật.
“Chúng tôi đã tích cực hợp tác với chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của virus”, ông Lee nói, theo AFP.
“Tất cả những điều này sẽ được thực hiện với điều kiện là chính phủ phải bảo vệ thông tin cá nhân của các thành viên”.
Tuyên bố từ văn phòng thủ tướng Hàn Quốc cho biết, việc kiểm tra tất cả các thành viên của Tân Thiên Địa là “cần thiết” nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus và làm giảm sự lo lắng của công chúng, theo The Guardian.
Hôm 21/2, Thủ tướng Hàn Quốc, Chung Sye-kyun cho biết nước này đã thất bại trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus và các quan chức hiện đang phải tập trung vào việc kiểm soát dịch bệnh.
Hiện tại, 2,5 triệu cư dân thành phố Daegu của Hàn Quốc được yêu cầu ở nhà. Các trường mầm non bị đóng cửa.
“Tại Daegu, số lượng các ca nhiễm mới là khá lớn và nếu chúng tôi không tìm ra nguồn gốc sự phát tán virus ra cộng đồng thì khả năng lớn bệnh tật sẽ lây ra toàn quốc”, Thứ trưởng Bộ Y tế Hàn Quốc, Kim Gang-lip cho biết hôm 24/2.
https://www.dkn.tv/the-gioi/han-quoc-se-tien-hanh-kiem-tra-y-te-200-000-thanh-vien-cua-tan-thien-dia.html

Hong Kong tặng tiền

cho hàng triệu cư dân để kích cầu

Hong Kong sẽ tặng tiền mặt cho hàng triệu thường trú nhân đã trưởng thành nhằm kích cầu và giảm bớt gánh nặng tài chính của người dân, theo BBC.
Khoản tiền 10 nghìn đôla Hong Kong (khoảng 1.280 đôla Mỹ) sẽ được trao cho khoảng 7 triệu người trên 18 tuổi.
Đây là một phần của khoản ngân sách thường niên của đặc khu này.
Theo BBC, nền kinh tế của Hong Kong đã bị ảnh hưởng vì nhiều tháng bất ổn chính trị cũng như vì hệ quả từ virus Corona.
Hong Kong đã có 81 ca nhiễm và hai người tử vong.
Bộ trưởng Tài chính Hong Kong Paul Chan được dẫn lời nói hôm 26/2 rằng việc tặng tiền này không những “kích cầu” mà còn giúp “giảm gánh nặng tài chính của người dân”.
Theo tờ South China Morning Post, sáng kiến trên của Hong Kong nằm trong gói kích cầu trị giá tới 120 tỷ đôla Hong Kong của chính quyền.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-t%E1%BA%B7ng-h%C6%A1n-m%E1%BB%99t-ngh%C3%ACn-%C4%91%C3%B4la-m%E1%BB%B9-cho-nhi%E1%BB%81u-c%C6%B0-d%C3%A2n/5305129.html

Thông điệp của TQ

trong cuộc tập trận “bí mật” ở Thái Bình Dương

Hải quân Trung Quốc (PLAN) vừa tổ chức diễn tập phòng không tại Thái Bình Dương. Tham gia cuộc tập trên, Trung Quốc đã điều nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại như tàu khu trục lớp 052D trang bị tên lửa dẫn đường, tàu hộ tống tối tân lớp 054A, tàu trinh sát điện tử, tàu tiếp dầu.
Theo thông tin trên, hải quân Trung Quốc (PLAN) đã bí mật tổ chức tập trận trên Thái Bình Dương, song không thông báo địa điểm cụ thể. Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc (17/2) cho biết, cuộc tập trận không chỉ quy tụ tàu khu trục lớp 052D trang bị tên lửa dẫn đường, tàu hộ tống tối tân lớp 054A mà còn có cả tàu trinh sát điện tử, tàu tiếp dầu.
Type 052D là thế hệ khu trục hạm lớn và hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc. Được mệnh danh là “Aegis Trung Hoa”, lớp tàu chiến này có cấu trúc rất giống Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, trong đó nổi bật là radar mảng pha quét điện tử chủ động H/LJG-346A “Dragon Eye” bao gồm 4 mảng radar quay về 4 hướng, cho khả năng bao quát trọn vẹn 360 độ. Nhiệm vụ chính của Type 052D là phòng không hạm đội, do vậy nó được lắp đặt 64 bệ phóng thẳng đứng (VLS) tương tự Mk 41 của Mỹ, mang theo tên lửa đánh chặn tầm xa HHQ-9B tầm bắn 200 km. Tuy nhiên thực chất phải coi Type 052D là một khu trục hạm đa năng, nó mạnh toàn diện cả về công lẫn thủ khi hệ thống VLS này còn triển khai được cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10 lẫn tên lửa chống hạm tầm xa. Đã có khá nhiều suy đoán về chủng tên lửa chống hạm mà Type 052D sẽ mang, trong đó có cả vũ khí cơ bản của Hải quân Trung Quốc là YJ-83, loại tên lửa siêu âm mới phát triển YJ-12A, hoặc một phiên bản sao chép từ 3M-54E của Nga. Và mới đây, một bức ảnh xuất hiện trên các trang mạng quân sự Trung Quốc đã cho câu trả lời rõ ràng, tên lửa chống hạm trang bị cho Type 052D chính là YJ-18. Ưng Kích 18 (Ying Ji-18 – YJ-18, NATO gọi bằng cái tên CH-SS-NX-13) là một gia đình tên lửa chống hạm và tấn công mặt đất do Trung Quốc chế tạo dựa trên nguyên mẫu Klub của Nga, được thiết kế với khả năng triển khai từ bệ phóng thẳng đứng trên tàu mặt nước hoặc từ ống phóng lôi của tàu ngầm. Thông số của YJ-18 tương đối giống với Klub nguyên bản, đó là có chế độ bay kết hợp cận âm Mach 0,8 trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu, rồi đột ngột tăng vọt lên tới Mach 2,5 – Mach 3 khi bước vào chế độ công kích. Phạm vi hoạt động của YJ-18 dao động trong khoảng 220 – 540 km (tùy chế độ bay và phiên bản), mang theo đầu đạn trọng lượng 140 – 300 kg. YJ-18 sẽ sử dụng hệ dẫn đường Bắc Đẩu do chính Trung Quốc phát triển để dẫn hướng cho tên lửa trước khi đầu dò radar chủ động phát huy tác dụng.
Trong khi đó, Type 054A là thế hệ tàu hộ vệ đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tàng hình và tác chiến biển xa. Hiện Trung Quốc có 26 tàu được chế tạo và biên chế cho hải quân, trong đó Hạm đội Nam Hải được biên chế 10 tàu. Các tàu Type 054A có lượng giãn nước 4.000 tấn, dài 134m, rộng 16m, mớn nước 4,5m; trang bị động cơ diesel 25.300 mã lực; tốc độ 27 hải lý/h; tầm hoạt động 4.000 hải lý. Trên các tàu Type 054A được trang bị 2 bệ phóng tên lửa YJ-83, 1 bệ phóng tên lửa HQ-16, pháp cao xạ, 2 bệ phóng ngư lôi, 2 bệ phóng bom nhiễu điện tử, 01 trực thăng săn ngầm. Ngoài ra, Type 054A được trang bị hệ thống khí tài điện tử tiên tiến, trong đó có hệ thống dữ liệu chiến đấu, hệ thống thông tin vệ tinh, radar cảnh giới 3D, radar quan sát mặt biển, radar điều khiển hỏa lực, radar hàng hải… Ngoài các tàu Type 054A được biên chế cho Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc còn thường xuyên huy động một lượng lớn tàu Type 054A của Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Bắc Hải tới tuần tra, tập trận phi pháp trên Biển Đông.
Ngay sau khi có thông tin về cuộc tập trận trên, giới nghiên cứu khu vực và quốc tế nhận định, cuộc tập trận trên diễn ra trong bối cảnh Băc Kinh đang phải gồng mình xử lý dịch bệnh COVID-19 là một dấu hiệu bất thường, nhằm gửi “thông điệp” cứng rắn đối với các nước trong khu vực, cũng như Mỹ. Tiến sỹ Swee Lean Collin Koh, chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) cho rằng cuộc tập trận là động thái rất đáng quan tâm. Theo ông Collin Koh, những năm qua, PLAN thường xuyên tập trận ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở phía đông chuỗi đảo thứ nhất (bắt đầu tại quần đảo Kuril/Chishima, kết thúc ở đảo Borneo/Kalimantan và phần phía bắc của Philippines). Gần đây, các lực lượng tác chiến trên không và trên biển của PLAN đã thể hiện khả năng hoạt động vượt qua chuỗi đảo thứ nhất khi điều động phương tiện đi qua eo biển Miyako, eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, các học giả và chiến lược gia Trung Quốc cho rằng hải quân Mỹ vẫn chiếm nhiều
ưu thế ở khu vực tây Thái Bình Dương, nên PLAN vẫn còn phải vượt qua nhiều thách thức để có thể hoạt động ổn định, lâu dài ở ngoài chuỗi đảo thứ nhất. Vì thế, thời gian gần đây, PLAN tiến hành nhiều hoạt động nhằm tăng cường sức chiến đấu ở ngoài chuỗi đảo thứ nhất. Để thực hiện điều đó, trong cuộc tập trận trên, PLAN tăng cường tích hợp nhiều lực lượng. Bước thứ nhất là tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công công nghệ cao từ Mỹ, có thể là chống lại các hình thức gây nhiễu điện từ. Trong tương lai, PLAN sẽ bổ sung các hoạt động tấn công chiến thuật khi tập trận. Xa hơn nữa, việc tập huấn tác chiến ở khu vực này có thể quy tụ cả tàu sân bay chứ không chỉ giới hạn lực lượng như đội tàu trên.
Cùng quan điểm trên, Tiến sỹ James R.Holmes, Đại học Hải chiến Mỹnhận định, cuộc tập trận của PLAN nhằm khẳng định với Mỹ cùng các đồng minh rằng Trung Quốc có khả năng tác chiến bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, để hoạt động mạnh mẽ ở tây Thái Bình Dương. Lâu nay, Washington cùng các đồng minh cũng tổ chức tập trận ở khu vực này nhằm thể hiện đủ sức đánh bại Bắc Kinh tại đây. Ngay trước cuộc tập trên của Trung Quốc, Mỹ – Nhật cũng tiến hành một cuộc tập trận đổ bộ bên bờ Thái Bình Dương. Đó cũng là thông điệp rằng Mỹ và Nhật Bản đủ sức bảo vệ các đảo mà Tokyo tuyên bố chủ quyền, hay tiến hành đổ bộ tái chiếm.
Trong khi đó, Phó Giáo sư Stephen Robert Nagy, Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế (Nhật Bản), nhận định cuộc tập trận mới đây nói riêng hay những cuộc tập trận thời gian qua nói chung của Trung Quốc đều nhằm củng cố mục tiêu lâu dài là đẩy mạnh sự hiện diện trong khu vực. Theo đó, mục tiêu dài hạn này được xây dựng từ thập niên 1950 bởi tướng Lưu Hoa Thanh. Chiến lược này nhằm hướng đến việc Bắc Kinh thống trị vùng biển tây Thái Bình Dương. Và chiến lược này nhấn mạnh sự kiểm soát cả chuỗi đảo thứ nhất lẫn chuỗi đảo thứ hai (từ quần đảo Ogasawara và quần đảo Volcano của Nhật Bản đến quần đảo Mariana thuộc Mỹ). Sự kiểm soát đó nhằm đảm bảo ngoại vi Trung Quốc khỏi sự phong tỏa. Bên cạnh đó, ông Stephen Robert Nagy cho rằng thực tế thì quy mô tập trận chưa đủ để chứng minh cho năng lực đủ sức thay đổi cán cân quân sự ở vùng biển tây Thái Bình Dương. Bởi Mỹ vẫn có một vị thế áp đảo tại đây, đồng thời có nhiều kinh nghiệm hoạt động ở vùng này. Tuy nhiên, nhìn lại thì lợi thế của Trung Quốc hiện tại là ngoại vi trực tiếp, tức các vùng biển lân cận mà Bắc Kinh đã triển khai vũ khí, tên lửa cùng khí tài chống tiếp cận, nhằm đảm bảo hải quân Mỹ không đến quá gần. Trong tương lai, Trung Quốc có lẽ sẽ tiếp tục điều động hạm đội ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất, nhưng thực lực chủ yếu vẫn dựa vào phương tiện chống tiếp cận như vũ khí không gian, máy bay không người lái, tên lửa…”.
Trước đó, Tiến sỹ Patrick Cronin, Chủ tịch chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ) cho rằng việc tập trận thường xuyên của PLAN là sự răn đe mà Bắc Kinh muốn gửi đến các nước láng giềng rằng Trung Quốc có nhiều công cụ để áp đặt theo ý riêng. Lâu nay, Trung Quốc vẫn tập trung vào những cách thức phi quân sự, nhưng cuộc tập trận cũng là dấu hiệu cho thấy sự tập trung có thể chuyển hướng sang hình thức sử dụng quân sự. Chính vì thế, các nước láng giềng của Trung Quốc cần nhận thức rõ sự quan trọng của việc cũng phải tăng cường thực lực chống phong tỏa, chống tiếp cận trên biển.
Được biết, trong những năm gần đây, PLAN nhiều lần tổ chức tập trận tại vùng biển Thái Bình Dương nhằm “cải thiện sức mạnh chiến đấu và năng lực hoạt động ở những khu vực chưa quen thuộc”. Tuy nhiên, trên thực tế những cuộc tập trận trên của Trung Quốc không ngoài mục đích nâng cao năng lực tác chiến, làm quen với địa hình mới, chuẩn bị sẵn sàng đáp trả cũng như phá vỡ các vòng vây của Mỹ và đồng minh trên biển.
http://biendong.net/bien-dong/33206-thong-diep-cua-tq-trong-cuoc-tap-tran-bi-mat-o-thai-binh-duong.html

Trung Quốc bỏ tù Quế Dân Hải

một chủ nhà sách ở Hồng Kông

Hương Thảo
Thụy Điển đã kêu gọi thả một chủ nhà sách người Thụy Điển gốc Trung Quốc, bị kết án 10 năm tù ở Trung Quốc vì cung cấp thông tin tình báo cho một quốc gia nước ngoài.
Theo SCMP ngày 25/2, ông Quế Dân Hải, 55 tuổi, từng điều hành cửa hàng sách Causeway Bay Books, một trong năm nhà sách ở Hồng Kông đã khiêu khích chính quyền đại lục vì bán các tác phẩm chỉ trích các quan chức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã bị bắt khi đang đi tàu tới Bắc Kinh hồi tháng 2/2018. Đây là lần thứ hai ông biến mất ở Trung Quốc.
Tại thời điểm bị bắt giữ ông đang đi cùng với hai nhà ngoại giao Thụy Điển. Sự mất tích của ông là trung tâm của mối quan hệ xấu đi giữa Stockholm và Bắc Kinh, khi Trung Quốc đe dọa trả thù sau khi ông được trao giải thưởng Thụy Điển cho bài phát biểu tự do vào năm ngoái.
Ông Quế đã từng bị giam giữ tại các nhà tù Trung Quốc kể từ năm 2015, sau khi ông bị mất tích trong kỳ du lịch ở Thái Lan, theo BBC.
Tuyên bố của tòa án hôm 24/02 cũng cho biết ông Quế đã “đồng ý khôi phục quốc tịch Trung Quốc của ông vào năm 2018”, một động thái mà Bắc Kinh có thể sử dụng để từ chối sự hỗ trợ lãnh sự từ các nhà ngoại giao châu Âu.
Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển hôm 25/02 yêu cầu chính quyền Trung Quốc phóng thích ông Quế. “Chúng tôi luôn nói rõ rằng chúng tôi yêu cầu phóng thích ông Quế Dân Hải để ông ấy có thể đoàn tụ với con gái, gia đình và yêu cầu này cho tới nay vẫn vậy”, Bộ trưởng Ngoại giao Ann Anne nói trong một cuộc phỏng vấn trên Đài phát thanh Thụy Điển.
Theo BBC, các nhóm nhân quyền đã lên tiếng, cho rằng án bản án đối với ông Quế là “hà khắc” và kêu gọi phóng thích ông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-bo-tu-que-dan-hai-mot-chu-nha-sach-o-hong-kong.html

Bắc Kinh yêu cầu

Nga ngừng phân biệt công dân Trung Quốc

Đại sứ quán Trung Quốc ở Nga đã yêu cầu chính quyền Moscow chấm dứt các biện pháp chống virus Corona mang tính phân biệt đối với các công dân Trung Quốc, theo Reuters.
Cơ quan ngoại giao này nói thêm rằng các biện pháp đó đang gây tổn hại tới quan hệ song phương và khiến công dân Trung Quốc ở thủ đô của Nga lo ngại.
Trong lá thư gửi cho chính quyền thành phố và được tờ Novaya Gazeta của Nga đăng lại ngày 25/2, Đại sứ quán Trung Quốc lên án tình trạng “giám sát ở mọi nơi” đối với các công dân Trung Quốc, nhất là trên các phương tiện giao thông công cộng ở Moscow.
Nga, vốn có quan hệ chính trị và quân sự tốt đẹp với Bắc Kinh, hiện không có ca nhiễm virus Corona nào, nhưng đã tạm cấm nhiều công dân Trung Quốc nhập cảnh vào nước này.
Theo Reuters, chính quyền Moscow đã tiến hành việc kiểm tra đột xuất đối với những người có thể mang virus Corona tại nhà hoặc khách sạn của họ và sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để thực thi các biện pháp cách ly.
Đại sứ quán Trung Quốc gửi thư cho chính quyền Moscow sau khi thông tin đăng tải trên truyền thông địa phương đưa rằng Mosgortrans, vốn vận hành một trong những mạng lưới giao thông công cộng lớn ở Moscow, đã yêu cầu các tài xế nhận dạng các hành khách Trung Quốc và báo cho cảnh sát về sự hiện diện của họ.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BA%AFc-kinh-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-nga-ng%E1%BB%ABng-ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-trung-qu%E1%BB%91c-/5305049.html

Căn cứ quân sự của TQ trên đất Campuchia:

Phép thử cho an ninh khu vực

Trung Quốc hiện đang xây dựng một sân bay và cảng ở vùng biển Dara Sakor của Campuchia. Sau khi hoàn thành vào năm 2020, sân bay quốc tế Dara Sakor sẽ có đường băng dài nhất ở Campuchia, vượt xa nhu cầu cơ sở hạ tầng hoạt động thương mại hiện nay và trong tương lai, nó có thể sẽ được dùng cho mục đích quân sự.
Theo truyền thông Mỹ, Trung Quốc đã giành được quyền sử dụng 20% bờ biển của Campuchia trong 99 năm thông qua Dự án Dara Sakor. Phía Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ quân sự ở đây và biến Campuchia thành một tiền đồn quân sự thực tế. Dự kiến, sau khi hoàn thành vào năm 2020, sân bay quốc tế Dara Sakor sẽ có đường băng dài nhất ở Campuchia. Ở gần sân bay, Trung Quốc đang xây dựng một cảng đủ sâu để các hạm tàu hải quân neo đậu.
Theo lời giải thích của nhà đầu tư, mục đích xây dựng sân bay chủ yếu là từ việc xem xét đến năng lực không đủ của các sân bay ở Phnom Penh và Siem Reap để tăng cường năng lực bay trực tiếp quốc tế của Campuchia. Tuy nhiên, tờ New York Times đã cáo buộc các công ty Trung Quốc phát triển Dự án Dara Sakor ở Campuchia không chỉ phá hoại môi trường mà còn vì mục đích quân sự. Theo đó, trong tình huống không qua trình tự, thủ tục đấu thầu công khai, Tập đoàn công ty Ưu Liên (Youlian) ở Thiên Tân, Trung Quốc đã có được hợp đồng thuê 99 năm với diện tích đất được thuê lớn gấp ba lần mức được Luật đất đai Campuchia cho phép. Công ty này còn được miễn tiền thuê đất trong 10 năm đầu tiên. Các tài liệu tuyên truyền của Tập đoàn Ưu Liên gọi kế hoạch phát triển này là “dự án đầu tư thành phố ven biển lớn nhất Đông Nam Á và thế giới”. Các dự án mới của Ưu Liên tại Dara Sakor bao gồm một đường băng dài 3.200 mét và cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 tấn.
Phản ứng trước thông tin trên, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung tá Dave Eastburn cho biết, “Mỹ lo ngại về quy mô xây dựng của đường băng sân bay và các cơ sở cảng được xây dựng ở Dara Sakor. Quy mô này vượt xa nhu cầu cơ sở hạ tầng hoạt động thương mại hiện nay và trong tương lai, có thể sẽ được dùng cho mục đích quân sự”; nhấn mạnh “bất kỳ bước đi nào của chính phủ Campuchia nhằm mời quân đội nước ngoài đến đồn trú đều sẽ phá hoại hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á”. Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh Emily Zeeberg, cho biết Washington “lo ngại bất kỳ bước đi nào của Chính phủ Campuchia nhằm chào đón sự hiện diện quân sự nước ngoài ở Campuchia” cũng sẽ quấy rối nền hòa bình và ổn định khu vực. Ngoài ra, Tướng Joel B. Vowell, Phó Giám đốc hoạch định chiến lược và chính sách của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ (8/2019) cũng cho rằng Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ quân sự gần căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Căn cứ Ream là một cảng nước sâu đối diện với Vịnh Thái Lan và từ đây có thể trực tiếp tiến vào Biển Đông.
Trái ngược với sự lo ngại và chỉ trích của Mỹ, phía Trung Quốc và Campuchia liên tục đưa ra các tuyên bố phủ nhận kế hoạch trên. Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen nói rằng, sân bay và cầu cảng Dara Sakor sẽ biến khu rừng nhiệt đới xa xôi này thành một trung tâm logistics toàn cầu. Người phát ngôn của chính phủ Campuchia Pay Siphan cho rằng “Campuchia sẽ không có quân đội Trung Quốc, hoàn toàn không có! Những người nói có quân đội nước ngoài đồn trú là bịa đặt”. Bộ Quốc phòng Campuchia cũng phủ nhận những tin liên quan và nhấn mạnh rằng Hiến pháp Campuchia cấm Trung Quốc thiết lập căn cứ hải quân ở đó. Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm (24/7/2019) bác bỏ tin nói rằng Trung Quốc sẽ thiết lập một căn cứ quân sự ở Campuchia; khẳng định “cái gọi là việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở Campuchia là không đúng sự thật. Quân đội Trung Quốc và Campuchia luôn tiến hành trao đổi và hợp tác tốt trong các mặt huấn luyện quân sự, đào tạo nhân viên và trang thiết bị hậu cần; sự hợp tác này không nhằm vào bên thứ ba”.
Giới chuyên gia, học giả khu vực và quốc tế đánh giá việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở Campuchia là “cực kỳ nguy hiểm” đối với tình hình khu vực. Ông Sophal Ear, một nhà nghiên cứu khoa học chính trị tại Đại học Occidental ở Los Angeles nhận định “điều này sẽ cho phép Trung Quốc triển khai lực lượng không quân trong khu vực và nó sẽ thay đổi toàn bộ quy tắc trò chơi”. Bên cạnh đó, giới chuyên gia nhận định thỏa thuận có thể giúp Trung Quốc đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền vô căn cứ và khai thác lợi ích kinh tế phi pháp ở Biển Đông cũng như thách thức các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á; hiện các quan chức Mỹ được cho là đang thảo luận nhằm tìm cách thuyết phục Phnom Penh thay đổi quyết định vì căn cứ sẽ giúp Trung Quốc đóng quân, trữ vũ khí và neo đậu tàu chiến rất gần các khu vực nhạy cảm ở Biển Đông.
Trong khi đó, giới học giả Trung Quốc tìm cách bao biện cho kế hoạch quân sự của Bắc Kinh. Giáo sư Trương Dục Tài, Đại học Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên cho rằng “Trung Quốc là một quốc gia kiểu phòng ngự chiến lược và thực hiện chiến lược phòng thủ trong phạm vi khu vực; các biện pháp được tiến hành chủ yếu để triển khai chiến lược phòng thủ”; khẳng định “Trung Quốc không có chiến lược nào đe dọa các quốc gia khác, cũng không triển khai chiến lược quân sự tấn công và chưa từng có lịch sử đe dọa các quốc gia khác”; đồng thời cho rằng “Trung Quốc phải đối mặt với mối đe dọa quân sự mới là hiện thực và điều cấp bách là nếu không có khả năng đối phó nhất định, e rằng một cuộc chiến tranh cục bộ quy mô lớn chống lại Trung Quốc và một số nước ở Đông Á sẽ sớm xảy ra”.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào các dự án hỗ trợ phát triển và cho vay ở Campuchia thông qua các thỏa thuận song phương cùng sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Theo số liệu thống kê, Trung Quốc hiện là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Campuchia. Nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia đã tạo nên những thay đổi lớn về kinh tế Campuchia cũng như tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia này. Trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc ngày càng trở thành đối tác kinh tế quan trọng nhất của Campuchia. Chỉ riêng trong 2 năm vừa qua, Campuchia đã ký hơn 30
thỏa thuận song phương với Trung Quốc. Bắc Kinh cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Campuchia trong giai đoạn năm 2013-2017. Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia thời gian này tổng cộng lên tới 5,3 tỷ USD. Riêng trong năm 2017, đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực bất động sản ở Campuchia là 1,4 tỷ USD, chiếm 27% tổng đầu tư nước ngoài vào quốc gia Đông Nam Á này. Thương mại song phương năm 2017 đạt hơn 5,1 tỷ USD. Hàng hóa của Campuchia xuất sang Trung Quốc hầu hết là nông sản như gạo, khoai mì, hạt điều, dầu cọ, trong khi Campuchia nhập của Trung Quốc xe hơi, xe gắn máy, vật liệu xây dựng, vải, thuốc lá, thuốc trừ sâu. Cũng trong năm 2017, Campuchia nhận được khoảng 4,2 tỷ USD từ Trung Quốc dưới dạng viện trợ hoặc cho vay lãi nhẹ. Đến cuối năm 2017, nợ công của chính phủ Campuchia cộng dồn lại là 9,6 tỷ USD, trong đó 42% là nợ Trung Quốc.
Đáng chú ý, từ 2015 đến nay, dòng vốn đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia đã chuyển hướng tập trung vào lĩnh vực cảng biển. Cụ thể là vào tháng 8/2015 và tháng 3/2016, Trung Quốc đã có hai khoản đầu tư có tính chiến lược vào cơ sơ hạ tầng du lịch kèm cảng biển tại Koh Kong (dự án Thành phố Thất Long) với trị giá 3,8 tỷ USD và tại Sihanoukville (Dự án Golden Silver Gulf) với trị giá 5,7 tỷ USD. Xu hướng này đáng chú ý không chỉ vì số vốn đầu tư lớn, mà còn vì tính tiên phong của nó khi mà trước 2015, Trung Quốc không triển khai bất kỳ dự án cảng biển nào tại Campuchia. Nhờ nguồn lực dồi dào, các dự án mới do Trung Quốc đầu tư sở hữu những cơ hội phát triển vượt trội, tiềm năng trở thành các đầu tàu phát triển của Campuchia. Với 9,5 tỷ USD vốn đầu tư và kiểm soát hơn ¼ diện tích bờ biển của Campuchia trong hai khu vực rộng hơn 33 ngàn hecta, hai cảng biển do Trung Quốc đầu tư tại Sihanoukville và Koh Kong sẽ là hai dự án Cảng nước sâu và Cảng quốc tế mới duy nhất của Campuchia trong giai đoạn sắp tới. Dù đây là các cảng đầu tiên do Trung Quốc xây dựng tại Campuchia, nhưng lợi thế về nguồn vốn đã giúp hai dự án cảng của Trung Quốc sở hữu tiềm năng phát triển vượt trội so với hai cảng quốc tế hiện tại của Campuchia, cũng như các dự án cảng Campuchia dự kiến phát triển.
http://biendong.net/bien-dong/33209-can-cu-quan-su-cua-tq-tren-dat-campuchia-phep-thu-cho-an-ninh-khu-vuc.html

10 người chết, 150 người bị thương

sau một vụ bạo lực ở thủ đô Ấn Độ

Tin từ New Delhi, Ấn Độ – Một viên chức y tế cao cấp cho biết, hôm thứ Ba (25/02/2020), ít nhất 10 người chết và khoảng 150 người bị thương sau các vụ đụng độ ở thủ đô Ấn Độ, trong các cuộc biểu tình về luật quốc tịch mới. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và lựu đạn khói, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc giải tán hàng nghìn người biểu tình ném đá. Một cảnh sát có thể nằm trong số những người thiệt mạng trong vụ bạo lực, diễn ra ngay trước chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Trump đến thành phố thủ đô.
Tổng thống Trump và thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã có các cuộc họp vào thứ Ba (25/02/2020) ở địa điểm cách nơi xảy ra đụng độ chỉ vài dặm. Căng thẳng ở một số nơi trong thành phố vẫn còn cao, có ít nhất năm trạm tàu điện ngầm trong thành phố đã bị đóng cửa. Các cuộc đụng độ vào thứ Hai (24/02/2020) là một trong những vụ tồi tệ nhất ở Delhi, kể từ khi các cuộc biểu tình phản đối Đạo luật Sửa đổi Quốc tịch (CAA) bắt đầu vào đầu tháng 12/2019. Thủ đô của Ấn Độ trở thành một điểm nóng của các cuộc biểu tình chống lại luật giúp những người không theo đạo Hồi, từ ba quốc gia Hồi giáo láng giềng được cấp quốc tịch Ấn Độ dễ hơn. Điều này dẫn đến các cáo buộc rằng ông Modi và Đảng Bharatiya Janata (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo đang phá hoại truyền thống hàng trăm năm của Ấn Độ. BJP phủ nhận mọi thành kiến chống lại hơn 180 triệu người Hồi giáo thiểu số ở Ấn Độ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/10-nguoi-chet-150-nguoi-bi-thuong-sau-mot-vu-bao-luc-o-thu-do-an-do/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.