Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 22/01/2020

Wednesday, January 22, 2020 7:41:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 22/01/2020

Mỹ không chốt thời hạn

cho đàm phán thương mại sắp tới với Trung Quốc

Hoa Kỳ không đưa ra thời hạn cuối cùng cho việc kết thúc giai đoạn đàm phán thương mại tiếp theo với Trung Quốc, nhưng thuế quan sẽ không được cắt giảm cho tới vòng đàm phán tiếp theo, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết.
“Về giai đoạn 2, tôi xin thưa là không có thời hạn”, ông Mnuchin nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 22/1. “Vấn đề đầu tiên mà chúng tôi rất chú trọng trong 30 ngày tới là thực thi giai đoạn 1, sau đó chúng tôi sẽ bắt đầu vào giai đoạn 2.
Nếu chúng tôi làm xong việc đó trước cuộc bầu cử thì rất tuyệt. Nếu mất nhiều thời gian hơn cũng không sao”, ông Mnuchin nói thêm.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận thương mại lớn trong tháng này sau nhiều tháng đàm phán đôi khi rất gay gắt, nhưng ông Mnuchin cho biết vòng đàm phán tiếp theo có thể dễ bị chia thành nhiều phần nhỏ, đưa đến nhiều thỏa thuận.
“Chúng tôi có thể có tới 2 giai đoạn A, hai giai đoạn B, hai giai đoạn C, chứ không nhất thiết phải là một vụ lớn, và chúng tôi sẽ giảm thuế tương ứng theo thời gian. Vì vậy, có một động lực lớn cho phía Trung Quốc tiếp tục đàm phán và kết luận về những phần bổ sung khác nhau của thỏa thuận”, ông Mnuchin cho biết thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-kh%C3%B4ng-ch%E1%BB%91t-th%E1%BB%9Di-h%E1%BA%A1n-cho-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-s%E1%BA%AFp-t%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c/5255621.html

Mỹ hối thúc

Trung Quốc tham gia hiệp ước hạt nhân ba bên

Hoa Kỳ hôm 21/1 kêu gọi Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân ba bên với Moscow, và gọi bí mật liên quan đến các kho vũ khí đang tăng của Bắc Kinh là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định chiến lược.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết năm ngoái ông đã thảo luận một hiệp định mới về hạn chế vũ khí hạt nhân với Tổng thống Nga Vladimir Putin và hy vọng sẽ mở rộng hiệp ước đó với sự tham gia của Trung Quốc — ba cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới. Nhưng Trung Quốc cho đến nay vẫn từ chối tham gia.
“Thực tế là kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc theo ước tính sẽ tăng gấp đôi trong mười năm tới, do đó chúng tôi nghĩ rằng giờ là lúc bắt đầu các cuộc đàm phán ba bên đó,” ông Robert Wood, đại sứ giải trừ quân bị Mỹ, nói với các phóng viên trong ngày khai mạc Hội nghị giải trừ quân bị ở Geneva do Liên Hợp Quốc bảo trợ.
Ông Wood nói rằng Washington đã thảo luận về các cuộc đàm phán ba bên tiềm năng trong một cuộc họp an ninh với Nga hồi tuần trước và đã đạt được sự thông hiểu giữa các bên để theo đuổi mục tiêu đó. Ông nói tiếp rằng “Chúng tôi không thể chờ đợi thêm nữa.”
Khi được hỏi làm thế nào để gây áp lực buộc Bắc Kinh tham gia, ông Wood nói rằng ông hy vọng Nga và những nước khác sẽ giúp. “Hy vọng theo thời gian và với ảnh hưởng của những nước khác cùng với Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ đến bàn đàm phán. Chúng tôi nghĩ rằng đó là điều bắt buộc đối với an ninh toàn cầu mà người Trung Quốc phải làm.”
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuần trước tuyên bố rằng Nga sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán ba bên tiềm năng nhưng ông “sẽ không ép buộc Trung Quốc phải thay đổi” quan điểm của họ.
Trung Quốc trước đây nói rằng số lượng vũ khí của họ có ở mức thấp nhất, và không thể so sánh với Nga và Mỹ.
Liên Hợp Quốc luôn tìm cách loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân nhưng các cuộc đàm phán đã bế tắc trong hơn 20 năm.
Các cuộc đàm phán khác giữa năm cường quốc tuyên bố có vũ khí hạt nhân đã thông qua Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí (NPT) năm 1970, đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Vương quốc Anh, đang diễn ra và một hội nghị được lên kế hoạch vào tháng tới.
Tuy nhiên, ông Wood cho biết diễn đàn đó không phải là khuôn khổ phù hợp cho các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân với Bắc Kinh.
Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ giải trừ quân bị Trung Quốc Li Song đã không đề cập đến các kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh, nhưng kêu gọi hợp tác giữa các cường quốc hạt nhân và cũng nhẹ nhàng chỉ trích chính quyền Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/my-hoi-thuc-tq-tham-gia-hiep-uoc-hat-nhan-ba-ben/5254427.html

Hoa Kỳ và Pháp có thể ký kết thỏa thuận đình chiến

về thuế kỹ thuật số trong năm 2020

Tin từ PARIS, Pháp – Theo tin từ BLOOMBERG, Tổng thống Emmanuel Macron và tổng thống Donald Trump đồng ý ký kết một thỏa thuận đình chiến trong tranh chấp về thuế kỹ thuật số. Thỏa thuận này đồng nghĩa với việc cả Pháp và Hoa Kỳ sẽ không áp dụng các mức thuế trừng phạt trong năm nay, một nhà ngoại giao Pháp cho biết.
Vào hôm thứ Hai (20/1), tổng thống Macron  tuyên bố trên twitter về một cuộc họp thành công với tổng thống Trump. Tổng thống  Trump cũng trả lời “xuất sắc!” trong bài viết của ông Macron, mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Tổng thống Trump hiện đang ở Davos, Thụy Sĩ cho Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Tòa Bạch Ốc chỉ tuyên bố rằng “hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng điều quan trọng là phải hoàn thành các cuộc đàm phán thành công về thuế dịch vụ kỹ thuật số” và “thảo luận về các vấn đề song phương khác”. Và cả phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc cũng như các viên chức của văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đều không xác nhận rằng Tổng thống Hoa Kỳ hủy bỏ các mức thuế được công bố.
Tuy nhiên, đợt tạm lắng khả thi này có thể có thể xoa dịu những căng thẳng xuyên Đại Tây Dương đang tích tụ giữa Washington và Brussels dọc theo một mặt trận chiến tranh thương mại tiềm năng khác. Hồi tuần trước, tổng thống Donald Trump ký kết một thỏa thuận đình chiến với Trung Cộng, trong giai đoạn một của một thỏa thuận rộng lớn hơn nhằm mục đích cân bằng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-va-phap-co-the-ky-ket-thoa-thuan-dinh-chien-ve-thue-ky-thuat-so-trong-nam-2020/

Tại Davos, TT Trump ca ngợi thành quả kinh tế Mỹ,

dọa áp thuế châu Âu

Trọng Nghĩa
Phớt lờ phiên tòa truất phế ông bắt đầu mở ra ở Washington, tại Davos, nơi ông tham gia Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 21/01/2020 đã biến bài phát biểu của ông thành bản tuyên dương thành tích riêng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển đến một mức mà « thế giới chưa từng thấy trước đây ».
Cho dù vậy, trung thành với chiến lược dùng thương mại làm vũ khí, ngày 22/01, tổng thống Mỹ tiếp tục đe dọa áp thuế 25% trên ô tô châu Âu nếu Bruxelles và Washington không sớm đạt một thỏa thuận thương mại.
Trong bài diễn văn khoảng nửa tiếng đồng hồ trên diễn đàn Davos, tổng thống Mỹ đã nhắc lại rằng vào năm 2018, cũng tại Davos, ông đã cam kết làm cho nước Mỹ « vĩ đại » trở lại, trước khi nói tiếp : « Hôm nay, tôi có thể tự hào tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang ở giữa một thời kỳ bùng nổ kinh tế, một thời kỳ mà thế giới chưa từng thấy trước đây ».
Ông Trump không ngần ngại cho rằng : « Nước Mỹ đang tràn đầy sinh khí, đang phát triển mạnh mẽ, đang chiến thắng trở lại như chưa từng thấy trước đây », gợi đến thỏa thuận thương mại vừa được ký kết với Trung Quốc và hiệp định thương mại với Mêhicô và Canada mà ông mô tả như một cơn gió lành cho nông dân Mỹ.
Tổng thống Trump còn nói đến tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, thị trường chứng khoán tăng cao và hàng triệu người thoát ra khỏi danh sách hưởng phúc lợi xã hội.
Một diễn văn tranh cử ?
Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, bài phát biểu của ông Donald Trump ở Davos có vẻ như là không chỉ nhắm vào cử tọa có mặt ở Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, mà còn hướng tới hàng triệu người Mỹ sẽ quyết định vào tháng 11 rằng ông có xứng đáng với một nhiệm kỳ thứ hai hay không. Nói cách khác đó là một diễn văn tranh cử.
Dọa đánh 25% thuế trên ô tô châu Âu
Trong chiều hướng đó, trong một bài phỏng vấn dành cho kênh truyền hình Mỹ Fox News vào hôm 22/01, ông Donald Trump đã nhắc lại lời đe dọa là sẽ áp thuế quan đến mức 25% trên ô tô nhập khẩu từ châu Âu nếu Liên Hiệp Châu Âu không sớm ký kết một thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ.
Ông nhắc lại các cáo buộc theo đó, châu Âu đã lợi dụng Mỹ trong nhiều năm qua.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200122-tai-davos-tt-trump-ca-ngoi-thanh-qua-kinh-te-my-doa-ap-thue-chau-au

Hoa Kỳ: Thượng nghị sĩ đối đầu

khi phiên tòa luận tội Trump bắt đầu

Thượng viện Hoa Kỳ đã bác bỏ các nỗ lực liên tục từ phía đảng Dân chủ nhằm thu thập thêm bằng chứng mới trong việc luận tội Tổng thống Donald Trump khi phiên tòa xét xử ông bắt đầu.
Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell đồng thời cũng lùi lại kế hoạch tiến hành nhanh các phiên điều trần, vốn được trù tính dưới áp lực từ các lãnh đạo đảng Cộng hòa.
Nhưng đảng Dân chủ lại cho rằng, hành động này không khác gì sự che đậy.
Các luật sư đòi Thượng viện phải tha bổng ông Trump
Thượng viện Mỹ lập bồi thẩm đoàn cho phiên tòa luận tội Trump
Ứng cử viên Dân chủ hàng đầu tranh cãi về ‘nữ tổng thống’
Luận tội: Trump ‘biết rõ chuyện gì đang xảy ra’
Ông Trump bị buộc tội lạm dụng quyền lực và cản trở cuộc điều tra của quốc hội. Ông phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, hôm 21/1, ông Trump đã bác bỏ các cáo buộc chống lại ông và nói rằng đây là “một trò lừa bịp”.
Các thượng nghị sĩ đã tuyên thệ đóng vai trò là bồi thẩm vô tư, lắng nghe các cuộc tranh luận sáu giờ một ngày, sáu ngày một tuần, trong một phiên tòa do Chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ John Roberts chủ trì.
Đây chỉ là lần thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ, một tổng thống đối mặt với một phiên tòa luận tội và chưa rõ sẽ kéo dài bao lâu.
Ông Trump đã bị Hạ viện luận tội vào tháng trước.
Nhưng Thượng viện, vốn do Đảng Cộng hòa kiểm soát, dự kiến ​​sẽ không kết án và phế truất ông.
Phe Dân chủ bị ngăn cản ra sao?
Với số phiếu 53-47 nghiêng về đảng Cộng hòa, Thượng viện đã ba lần từ chối yêu cầu của đảng Dân chủ bổ sung thêm tài liệu và bằng chứng trong phiên tòa luận tội ông Trump xảy ra hôm thứ Ba.
Các thượng nghị sĩ cũng chặn một kiến nghị của lãnh đạo phe Dân chủ Chuck Schumer ra trát hầu tòa với các tài liệu của Nhà Trắng liên quan đến thỏa thuận của ông Trump với Ukraine.
Họ cũng từ chối các kiến nghị khác yêu cầu trát đòi hồ sơ và tài liệu từ Bộ Ngoại giao và Văn phòng Ngân sách Nhà Trắng.
Trong tuyên bố mở đầu, Adam Schiff, dân biểu đảng Dân chủ, người dẫn dắt bên công tố, nói rằng hầu hết người Mỹ “không tin sẽ có một phiên tòa công bằng”.
“Họ không tin Thượng viện sẽ phân xử vô tư,” ông nói thêm. “Họ tin rằng kết quả là định trước.”
Đội ngũ pháp lý của tổng thống trước đó đã yêu cầu ông Trump phải được tha bổng ngay lập tức, và gọi phiên tòa này là “sự suy đồi nguy hiểm của hiến pháp”.
Ông Mitch McConnell chịu những áp lực nào?
Được sự ủng hộ của các luật sư của tổng thống, ông McConnell ban đầu đã lên kế hoạch rút ngắn các cuộc tranh luận mở đầu, từ ba ngày xuống còn hai ngày.
Nhưng sau cuộc họp với các thượng nghị sĩ, gồm cả một số thành viên của đảng Cộng hòa, ông McConnell đã đồng ý rằng sẽ có ba ngày cho các tranh luận mở đầu.
Các thượng nghị sĩ đã bày tỏ mối quan ngại về việc các phiên họp tỏ chức vào giữa đêm sẽ trông như thế nào trong mắt các cử tri Mỹ.
Đảng Dân chủ muốn các quan chức chính quyền hiện tại và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton ra làm chứng.
Nhưng đảng Cộng hòa trì hoãn phần tranh luận về các nhân chứng và tài liệu đến giai đoạn sau của phiên tòa.
Ông Trump bị cáo buộc gì?
Đầu tiên, Tổng thống Trump bị cáo buộc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính phủ Ukraine để giúp mình tái đắc cử vào tháng 11/2020.
Trong một cuộc gọi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Trump đã hoãn viện trợ quân sự cho nước này để yêu cầu một cuộc điều tra chống tham nhũng đối với Hunter Biden, con trai của ứng cử viên tiềm năng của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Hunter Biden từng giữ là ủy viên Hội đồng Quản trị của một công ty năng lượng Ukraine, Burisma.
Cáo buộc thứ hai là, bằng cách từ chối cho phép nhân viên Nhà Trắng làm chứng tại phiên điều trần luận tội hồi năm ngoái, ông Trump đã cản trở việc điều tra của Quốc hội.
Hạ viện Hoa Kỳ hiện do đảng Dân chủ kiểm soát đã bỏ phiếu luận tội ông Trump vào 18/12/2019.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51188013

Thượng Viện bắt đầu

phiên xét xử luận tội Tổng Thống Trump

Tin Washington DC – Vào thứ Ba, 21 tháng 1, Chánh Án Tối Cao Pháp Viện John Roberts đã khai mạc phiên xét xử luận tội Tổng Thống Donald Trump tại Thượng Viện. Quá trình xét xử dự kiến sẽ diễn ra 6 ngày một tuần, từ thứ Hai đến thứ Bảy, và kéo dài ít nhất là đến cuối tháng 1.
Phe Dân Chủ Hạ Viện cáo buộc Tổng Thống Trump phạm hai tội gồm lạm quyền và cản trở Quốc Hội. Lên tiếng tại Thượng Viện, luật sư Tòa Bạch Ốc Pat Cipollone đã chỉ trích việc luận tội của Hạ Viện, khẳng định Tổng Thống Trump không làm gì sai, đồng thời phản đối đề nghị triệu tập thêm nhân chứng. Ông Cipollone cũng cho rằng Tổng Thống Trump không hề được đối xử công bằng trong quá trình điều tra luận tội tại Hạ Viện. Ông Cipollone chỉ trích việc Hạ Viện đã giữ lại cáo trạng luận tội trong suốt 33 ngày mà không chuyển lên Thượng Viện, với lý do rằng họ chưa chuẩn bị sẵn sàng và muốn gọi thêm nhân chứng mới. Cũng vào thứ Ba, lãnh đạo đa số Thượng Viện Mitch McConnell đã thay đổi một điều khoản gây tranh cãi trong quy tắc xét xử luận tội. Trước đó, bản quy tắc này nói rằng các công tố viên Hạ Viện và luật sư Tòa Bạch Ốc sẽ có 24 giờ để đưa ra các tranh luận pháp lý trong vòng 2 ngày.
Đảng Dân Chủ cho rằng lịch trình này sẽ khiến phần tranh luận của họ có thể kéo dài đến 1 giờ sáng hoặc trễ hơn, khiến phần lớn người dân Mỹ sẽ không xem được các diễn biến này. Sau khi Thượng Nghị Sĩ McConnell đổi quy tắc, mỗi bên sẽ có 24 giờ để tranh luận, diễn ra trong 3 ngày.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thuong-vien-bat-dau-phien-xet-xu-luan-toi-tong-thong-trump/

Xử phế truất Donald Trump :

Phe Cộng Hòa áp đặt “luật chơi” ngay ngày đầu

Anh Vũ
Ngày 21/01/2020, tại Washington, Thượng Viện Mỹ bắt đầu chính thức phiên xử phế truất tổng thống Donald Trump. Trong ngày đầu tiên, các thượng nghị sĩ của hai đảng, trong vai trò là các thẩm phán của phiên xử, chủ yếu tranh cãi nhau về thủ tục và các quy định chung cho phiên tòa.
Mọi đòi hỏi của phe Dân Chủ, chiếm thiểu số tại Thượng Viện, đều bị đa số bác bỏ. Họ tố cáo phe Cộng Hòa tìm mọi cách ngăn cản phiên xử diễn ra công bằng và công minh.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tóm lược ngày đầu :
“Hôm qua là một ngày dài chạy đua để cuối cùng kết quả đạt được là : Phe Cộng Hòa chiếm đa số không lay chuyển, đoàn kết xung quanh lãnh đạo của họ. Sau 13 tiếng tranh luận, Mitch McConnell cuối cùng đã áp đặt được một nghị quyết ấn định quy tắc cho phiên xử mà ông mong muốn kết thúc nhanh nhất.
Tất cả các kiến nghị của phe Dân Chủ đưa ra đều bị bác bỏ. Họ yêu cầu được cung cấp các tài liệu của Nhà Trắng, bộ Ngoại Giao, của văn phòng ngân sách thuộc Bộ Quốc Phòng.
Họ yêu cầu triệu tập ra trước tòa Mick Mulvaney, chánh văn phòng của Donald Trump, hai quan chức phụ trách ngân sách của Nhà Trắng và cuối cùng sau nửa đêm đưa thêm John Bolton, cựu cố vấn An ninh Quốc gia. Nhưng vô ích ! Duy nhất chỉ có nữ thượng nghị sĩ Cộng Hòa, Susan Collin lưu ý đến một vấn đề phụ.
Tất cả các lần bỏ phiếu, phe Cộng Hòa đều chiếm đa số. Càng cố phủ nhận mọi bằng chứng hoặc mọi cuộc điều trần, phe Cộng Hòa có thể tạo ra cảm giác họ muốn che giấu thông tin. Nhưng họ đã chứng minh cho thấy đang nắm chắc trong tay các luật chơi trong phiên xử này”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200122-xu-phe-truat-trump-phe-cong-hoa-ap-dat-luat-choi-ngay-ngay-dau

Thống Kê Dân Số 2020 bắt đầu

tại một thị trấn nhỏ ở Alaska

Tin từ Toksook Bay, Alaska – Thị trấn Toksook Bay ở Alaska không có nhà hàng, nhà nghỉ, rạp chiếu phim hay thậm chí cả đường xá. Tuy nhiên, đây là nơi cuộc thống kê dân số 2020 sẽ bắt đầu vào ngày hôm nay. Toksook Bay, với dân số 661 người, nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh nhất tại Hoa Kỳ bên cạnh Eo Biển Bering. Những ngôi nhà tại đây được sơn màu xanh lá, tím hoặc xanh neon sống động để đánh dấu cho sự sống giữa tuyết trời trắng xóa gần như quanh năm.
Thay vì xe hơi, phương thức di chuyển chính ở đây là những chiếc xe trượt tuyết hoặc xe địa hình. Theo NBC News, cuộc thống kê dân số Hoa Kỳ sẽ được tiến hành tại Toksook Bay sớm hơn những nơi khác trên toàn quốc nhiều tháng liền, vì các viên chức phải tận dụng thời điểm khi mà mặt đất vẫn còn đóng băng. Một khi mùa xuân đến và băng tan, người dân tại thị trấn sẽ đi đến những khu săn bắn và câu cá, đồng thời việc đi lại sẽ khó khăn hơn vì mặt đất ẩm ướt. Bên cạnh đó, dịch vụ thư tín kém hiệu quả và kết nối internet không đáng tin cậy tại khu vực  buộc các viên chức phải đến từng nhà để tiến hành đếm số lượng người. Những nơi khác tại Hoa Kỳ, cùng các khu vực đô thị của Alaska như Anchorage, sẽ bắt đầu thống kê dân số vào giữa tháng 3. Một vấn đề khác gây khó khăn trong việc thống kê dân số tại Toksook Bay là ngôn ngữ, vì một số người dân tại đây chỉ nói được các ngôn ngữ bản địa Alaska như Yup’ik hoặc nói được một ngôn ngữ nhưng không đọc được ngôn ngữ đó.
Cuộc thống kê dân số tại Hoa Kỳ cung cấp cho người dân một bảng câu hỏi với 13 ngôn ngữ khác nhau cùng các hướng dẫn cũng như tài liệu khác, nhưng không bao gồm 20 ngôn ngữ bản địa của Alaska. Vì vậy, các nhóm địa phương phải tập hợp các dịch giả cùng chuyên gia ngôn ngữ để dịch các câu hỏi và giành được sự tin tưởng, thấu hiểu của các lãnh đạo tại đây.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thong-ke-dan-so-2020-bat-dau-tai-mot-thi-tran-nho-o-alaska/

Tối Cao Pháp Viện sẽ

không quyết định về Obamacare trước ngày bầu cử

Tin Washington DC – Tối Cao Pháp Viện vào thứ Ba, 21 tháng 1, đã từ chối đẩy nhanh quá trình xem xét vụ kiện về Obamacare. Điều này nghĩa là tòa án cao nhất Hoa Kỳ sẽ không xét xử vụ kiện trong phiên làm việc hiện nay, vốn sẽ kết thúc vào tháng 6. 19 tiểu bang Dân Chủ, dẫn đầu bởi California, trước đó trong tháng này đã yêu cầu Tối Cao Pháp Viện quyết định nhanh về việc liệu tòa án có nhận xem xét vụ kiện về Obamacare hay không.
Các tiểu bang này đang chống lại một quyết định của tòa kháng án liên bang vào cuối năm ngoái, cho rằng lệnh bắt buộc người dân mua bảo hiểm của Obamacare là vi phạm hiến pháp. Các tiểu bang Dân Chủ cho rằng, phán quyết của tòa kháng án đang gây bất ổn cho tương lai của toàn bộ đạo luật Obamacare, với tên chính thức là Affordable Care Act. Các tiểu bang này yêu cầu tòa án nhận xem xét vụ kiện và mở phiên tranh luận vào ngày 26 tháng 4, tức ngày cuối cùng dành cho các phiên tranh luận trong giai đoạn làm việc hiện nay của tòa, hoặc tăng thêm một ngày tranh luận vào tháng 5. Tuy nhiên, Tối Cao Pháp Viện vào thứ Ba đã từ chối toàn bộ các yêu cầu. Đạo luật Affordable Care Act trước đó bị kiện bởi Texas và 17 tiểu bang Cộng Hòa, cho rằng lệnh bắt buộc mọi người dân Mỹ phải mua bảo hiểm y tế là vi hiến. Tòa kháng án liên bang địa hạt 5 tại New Orleans đã bỏ phiếu với tỷ lệ 2-1, đồng ý với lập luận của các nguyên đơn.
Phiên làm việc kế tiếp của Tối Cao Pháp Viện sẽ bắt đầu vào tháng 10. Nếu các thẩm phán nhận xem xét đơn kháng án của các tiểu bang Dân Chủ, tòa án cũng sẽ không thể đưa ra quyết định trước ngày bầu cử, là ngày 3 tháng 11.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-se-khong-quyet-dinh-ve-obamacare-truoc-ngay-bau-cu/

Hoa Kỳ phát hiện người đầu tiên nhiễm bệnh phổi

có nguồn gốc từ Trung Cộng

Tin Washington DC – Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh CDC vào thứ Ba, 21 tháng 1, thông báo Hoa Kỳ đã xác nhận ca bệnh đầu tiên nhiễm loại virus mới có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán, Trung Cộng. Dòng coronavirus này cho đến nay đã khiến hàng trăm người bị bệnh và 6 người thiệt mạng tại Trung Cộng. Người nam bệnh nhân tại Hoa Kỳ hiện đang được cô lập riêng tại bệnh viện Providence ở Everett, tiểu bang Washington.
Ông là cư dân của quận hạt Snohomish, Washington. Người đàn ông này vừa từ Vũ Hán về Washington, nhưng nói rằng ông không hề ghé qua khu chợ bán động vật sống, nơi phần lớn bệnh nhân ở Trung Cộng bị lây nhiễm. Nhà chức trách hiện đang lập danh sách những người có thể đã tiếp xúc với người đàn ông này kể từ khi ông quay về Hoa Kỳ. Virus Vũ Hán có thể lây từ người sang người, nhưng không dễ dàng như các loại virus gây bệnh cúm hoặc bệnh sởi. Cơ quan CDC không tiết lộ danh tính bệnh nhân. Cũng trong ngày thứ Ba, CDC cho biết sẽ bắt đầu kiểm tra thân nhiệt các hành khách bay thẳng từ Vũ Hán đến các phi trường quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta và Chicago O’Hare. Trước đó từ ngày 17 tháng 1, CDC đã kiểm tra hành khách từ Vũ Hán đến các phi trường JFK ở New York, phi trường San Francisco, và phi trường Los Angeles.
Trung tâm CDC hiện đang đề nghị những người đến thành phố Vũ Hán nên tránh tiếp xúc với người bệnh, động vật sống hoặc chết, và không đến các chợ bán động vật. CDC cho biết theo các thông tin ban đầu, có vẻ như người già và người đã có vấn đề sức khỏe sẽ gặp nguy cơ cao hơn nếu mắc bệnh. CDC cũng khuyến cáo dòng coronavirus mới này có thể gây tử vong.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-phat-hien-nguoi-dau-tien-nhiem-benh-phoi-co-nguon-goc-tu-trung-cong/

Venezuela : Văn phòng của Juan Guaido

bị lục soát khi vắng mặt

Anh Vũ
Nhà đối lập Venezuela, Juan Guaido đang đi châu Âu nhằm tìm kiếm sự hậu thuẫn trong khi tỷ lệ dân chúng ủng hộ ông chỉ còn 40%. Trong lúc vắng mặt, văn phòng của ông tại Caracas bị chính quyền lục soát.
Sau hành động ngăn chặn các dân biểu ủng hộ Juan Guaido vào nghị trường, ngày 21/01/2020, lực lượng an ninh đã tiến hành khám xét văn phòng của lãnh đạo đối lập tại tòa tháp Zurich ở thủ đô Caracas mà
không có lệnh khám xét của tòa án. Nhiều dân biểu ủng hộ ông đã tới văn phòng vì sợ an ninh nhân lúc Juan Guaido vắng mặt đặt các bằng chứng giả chống lại nhà đối lập.
Tuy nhiên, trong lúc diễn ra khám xét, các dân biểu không thể vào được bên trong văn phòng. Từ Luân Đôn, không đưa ra thông tin nào mới về chuyến công du, nhưng Juan Guaido đã tỏ phẫn nộ về việc một dân biểu thân cận với ông bị mất tích cũng như việc văn phòng ông bị khám xét mà ông không có mặt.
Trong bối cảnh uy tín liên tục giảm trong những ngày qua, lãnh đạo đối lập cố gắng thuyết phục cộng đồng quốc tế cũng như người dân rằng ông là người có thể đưa Venezuela thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài này. Cho dù vẫn được hơn năm chục nước công nhận là tổng thống lâm thời, nhưng ông đang mất dần sự ủng hộ của người dân trong nước, vì họ cảm thấy dường như ông không thể làm gì được hơn để thay đổi tình hình đất nước.
Từ Bogota, Colombia, ngày 21/01, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tái khẳng định ủng hộ đối với Juan Guaido đồng thời thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào chế độ Nicolas Maduros.
Ngày 23/01, ông Juan Guaido sẽ tới Bruxelles gặp đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về đối ngoại và an ninh. Sau đó đối lập Venezuela cũng sẽ tới diễn đàn Davos.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200122-venezuela-van-phong-cua-juan-guaido-bi-luc-soat-khi-vang-mat

Mêhicô cố thuyết phục di dân Trung Mỹ

không nhập cảnh

Trọng Nghĩa
Chính quyền Mêhicô vào hôm 21/01/2020 đã nỗ lực thuyết phục hàng trăm người di cư đến từ Trung Mỹ đang còn ở Guatemala là không nên vượt biên vào Mêhicô để tìm đường vào Hoa Kỳ. Mêhicô hứa với số người này là họ sẽ có việc làm và sẽ được tị nạn.
Ngoại trưởng Mêhicô Marcelo Ebrard cho biết là vẫn còn khoảng 500 di dân tập trung ở bờ sông Thatiate được dùng làm biên giới giữa Guatemala và Mêhicô. Họ nằm trong số 3.500 người khởi hành từ Honduras ngày 14/01 để tìm đường vào Mỹ qua ngả Mêhicô.
Trong một cuộc họp báo, ngoại trưởng Mêhicô cho biết là chính quyền của ông tiếp tục đối thoại với những di dân và sẽ tiếp tục đưa ra các đề xuất như xem xét đơn xin tị nạn của họ, hay cung cấp việc làm tại Mêhicô cho những người này.
Theo hãng tin Pháp AFP, hàng trăm người di cư đã băng qua sông vào hôm thứ Ba 21/01, và nhiều người đã bị cảnh sát chặn bắt trên đường đi đến thị trấn Tapachula (miền nam Mêhicô).
Trong số bị bắt, 110 người đã bị đưa trở lại Honduras, khoảng 140 người khác đang chờ bị trục xuất, và theo đại sứ Honduras ở Mêhicô, trong ba ngày sắp tới, 1.900 người khác sẽ phải hồi hương.
Khi được hỏi về tình hình nói trên tổng thống Mêhicô Andres Manuel Lopez Obrador, cho biết là cảnh sát ở vùng biên giới với Guatemala chỉ « tìm cách áp dụng luật mà không vi phạm nhân quyền ».
Dưới sức ép của Mỹ, chính quyền Mêhicô đã bị buộc phải ngăn chặn không cho các đoàn di dân từ các nước Trung Mỹ băng qua lãnh thổ Mêhicô để vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200122-mehico-co-thuyet-phuc-di-dan-trung-my-dung-vao-lanh-tho

Thế giới tăng cường ứng phó với coronavirus mới

Các quốc gia châu Á và các nơi khác đã bắt đầu kiểm tra thân nhiệt tại các phi trường, nhà ga và dọc theo các xa lộ với hy vọng chặn được những người mang coronavirus mới, được biết là đã lây lan từ thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc và làm hơn 290 người nhiễm bệnh tại nước này. Việc xác nhận mới đây là bệnh này có thể lây lan từ người sang người đã làm gia tăng sợ hãi giữa lúc hàng triệu người Trung Quốc du hành trong mùa nghỉ Tết Âm lịch năm nay.
Các biện pháp này nằm trong khuôn khổ của một nỗ lực sâu rộng nhằm ngăn ngừa sự lặp lại của đợt bùng phát bệnh SARS năm 2002-2003, cũng là một loại coronavirus khởi sự từ Trung Quốc và giết chết gần 800 người, làm tê liệt giao thông và làm tổn hại nền kinh tế các nước châu Á.
Nhật Bản
Một trường hợp đã được phát hiện tại Nhật Bản, và Thủ tướng Shinzo Abe đã yêu cầu các giới chức tăng cường kiểm soát cách ly tại các phi trường và những cửa khẩu khác, với nhiều du khách từ Trung Quốc đến nhân dịp nghỉ Tết Âm lịch năm mới. Con số du khách Trung Quốc đã gia tăng đều đặn trong những năm gần đây, với hơn 9 triệu người trong năm ngoái. Nhật Bản sẽ yêu cầu du khách từ Vũ Hán đến phải điền vào các mẫu y tế, Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga nói. Nhật Bản xác nhận bệnh nhân đầu tiên vào tuần trước, một người đàn ông khoảng 30 tuổi, thử nghiệm dương tính với coronavirus sau khi từ Vũ Hán trở về. Bộ Y tế, Lao động và An sinh cho biết đã lần ra được 41 người có tiếp xúc với bệnh nhân và đang theo dõi họ và nói thêm là không có người nào có triệu chứng sưng phổi.
Australia
Giới chức đầu ngành y tế Australia Brendan Murphy nói các chuyến bay từ Vũ Hán được các nhân viên an ninh sinh học và các giới chức y tế bang New South Wale kiểm tra. Các giới chức này cũng phân phát tờ rơi bằng tiếng Anh và tiếng Hoa cho các hành khách mô tả triệu chứng của bệnh và yêu cầu họ cho biết nếu có triệu chứng nào hay không. Các giới chức y tế Australia nói một người đàn ông được cách ly tại Brisbane vì mắc bệnh về đường hô hấp sau khi đến Vũ Hán nhưng hiện nay đã hồi phục.
Mỹ
Hoa Kỳ ngày 21/1 báo cáo một cư dân bang Washington đã bị nhiễm coronavirus mới. Đây là ca xác nhận đầu tiên tại Mỹ bị nhiễm virus ‘bí ẩn’ vốn đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 6 người và khiến hàng trăm người khác bị bệnh ở Châu Á.
Người đàn ông cư dân quận hạt Snohomish, bang Washington, có các triệu chứng bệnh sau khi trở về từ chuyến đi tới khu vực gần Vũ Hán, Trung Quốc, nơi bùng phát dịch.
Bệnh nhân tuần trước đã được nhập viện vì viêm phổi và đầu tuần này được xác nhận bị nhiễm coronavirus.
Mỹ đã bắt đầu kiểm tra hành khách trên những chuyến bay từ Vũ Hán đến Phi trường Quốc tế John F. Kennedy, Phi trường Quốc tế San Francisco và Phi trường Quốc tế Los Angeles là 3 cửa khẩu chính của Mỹ. Kiểm tra sơ khởi có thể liên hệ đến khoảng 5.000 hành khách, theo như Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh CDC. Trung tâm này cho biết đã phát triển một loại thử nghiệm để chẩn đoán coronavirus mới và sẽ chia sẻ với các đối tác trong nước và nước ngoài. “Tuy nhiên, căn cứ trên những tin tức hiện nay, những rủi ro vế sức khỏe ngay tức thì đối với công chúng Mỹ vào lúc này thì thấp. Tuy nhiên Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đang có những biện pháp phòng ngừa cẩn thận,” Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh nói.
Hong Kong
Thành phố bán tự trị của Trung Quốc là một trong những điểm đến được ưa chuộng của người dân Hoa lục. Cùng với việc tăng cường theo dõi, các biện pháp vệ sinh và tẩy trừ đã được lệnh thi hành đối với máy bay, tàu hỏa từ Vũ Hán đến cũng như tại các nhà ga và phi trường. Thiếu thông tin và cảnh giác thấp được xem là nguyên nhân để Hong Kong trở thành nơi thứ hai chịu ảnh hưởng năng nề nhất của SARS sau Hoa lục. Các giới chức quyết tâm không để việc này lặp lại. Bí thư thành phố Hong Kong, Matthew Cheung, ngày 21/1 nói nhà cầm quyền sẵn sàng đối phó với kịch bản tệ hại nhất và đang báo động cao độ. Cũng như Hoa lục, cư dân Hong Kong thích những chợ truyền thống nơi gà vịt và các gia súc khác được bày bán. Cơ quan y tế chính phủ khuyến cáo dân chúng không nên đến những ngôi chợ như vậy và tiếp xúc với gia súc hoặc phân của chúng. Vụ bùng phát dịch bệnh được biết là phát xuất tại một khu chợ ở Vũ Hán.
Hàn Quốc
Hàn Quốc ngày 20/1 báo cáo trường hợp coronavirus đầu tiên, đã ban hành các biện pháp theo dõi nghiêm ngặt tại các phi trường. Tại phi trường Incheon gần Seoul, phi trường duy nhất tại Hàn Quốc có những chuyến bay trực tiếp từ Vũ Hán đến, nhà cầm quyền đã điều hành hai cửa đặc biệt dành cho hành khách từ Vũ Hán đến kể từ 3/1. Các giới chức dùng nhiệt kế đo tai để kiểm tra thân nhiệt của hành khách. Kể từ ngày 2/1, các nhân viên phi trường cũng phun thuốc sát trùng tại ga đến hai lần một tuần, so với một lần một tuần trước đây. Tay vịn của những đường đi bộ chuyển động và thang cuốn, nút bấm và cửa thang máy, vòi nước uống và những khu vực nhạy cảm khác cũng được lau chùi với thuốc sát trùng một ngày hai lần, phi trường nói. Vào năm 2015, Hàn Quốc gánh chịu vụ bùng phát Triệu chứng Hô hấp Trung Đông làm 36 người thiệt mạng và gần 200 người lâm bệnh.
Nigeria
Chính phủ Nigeria nói nhà chức trách y tế tại các cửa khẩu đang báo động về những trường hợp coronavirus đến quốc gia đông dân nhất châu Phi này. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Nigeria yêu cầu các hành khách từ Vũ Hán đến trình diện các cơ sở y tế và trung tâm nếu cảm thấy mắc bệnh. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nigeria. Viện Quốc gia về các Bệnh Truyền nhiễm Nam Phi nói bất cứ người nào bị bệnh hô hấp nặng nên đi thử nghiệm nếu họ đến Vũ Hán trong vòng hai tuần lễ và tiếp cận với bệnh nhân coronavirus hay được chữa trị tại một cơ sở mà một trường hợp mắc bệnh được báo cáo. Có hơn 200.000 công nhân Trung Quốc tại châu Phi vào cuối năm 2017, chưa kể nhiều di dân không chính thức như là các thương buôn và chủ tiệm, theo Sáng kiến Nghiên cứu Châu Phi Trung Quốc thuộc trường đại học Johns Hopkins.
Singapore và Malaysia
Singapore sẽ mở rộng việc kiểm tra thân nhiệt tại Phi trường Changi, một trong những trung tâm du hành bận rộn nhất châu Á, đối với tất cả các hành khách trên những chuyến bay từ Trung Quốc bắt đầu vào ngày 22/1. Bộ Y tế nói những cá nhân bị bệnh sưng phổi và đến Vũ Hán trong vòng 14 ngày với những triệu chứng tương tự sẽ được cách ly tại bệnh viện như là một biện pháp phòng ngừa và được điều tra. Nước láng giềng Malaysia cũng tăng cường kiểm tra tại Phi trường Quốc tế Kuala Lumpur. Thứ trưởng Bộ Y tế Lee Boon Chye, thanh sát việc kiểm tra tại phi trường ngày 21/1, nói nhân viên đã được huấn luyện để đối phó những trường hợp có thể xảy ra. Ông Lee nói với các phóng viên “Nếu một trường hợp xảy ra, chúng tôi có thể có những biện pháp tích cực hơn, nhưng hiện nay, chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể chặn đứng ngay tại cửa khẩu.”
Bangladesh
Nhà chức trách hàng không dân dụng Bangladesh ra lệnh cho các quản lý viên các phi trường bắt đầu kiểm tra các hành khách từ Trung Quốc đến. Ông A.H.M. Touhid-ul Ahsan, giám đốc Phi trường Quốc tế Shahjalal, nói các bác sĩ tại phi trường sẽ truy tìm sốt, ho, khó thở và đau cổ. Viện Dịch tể, Kiểm soát và Nghiên cứu Dịch bệnh sẽ được thông báo về những hành khách có triệu chứng để xem xét thêm, ông nói.
Hoa lục
Chính phủ Cộng sản Trung Quốc thường xuyên giữ bí mật đã bị quy trách nhiệm làm cho bệnh SARS tệ hại hơn nữa che đậy thông tin lúc đầu và ngăn chặn việc làm của Tổ chức Y tế Thế giới. Lần này nhà lãnh đạo Tập Cận Bình dẫn đầu trong việc kêu gọi có những biện pháp mạnh mẽ, ra lệnh “các uỷ ban đảng, chính phủ và những nha sở liên hệ tại mọi cấp bậc nên đặt đời sống và sức khỏe của người dân lên hàng đầu.” Tại phi trường Vũ Hán, thân nhiệt của các hành khách đi được kiểm tra và những toán du lịch ra bên ngoài bị cấm rời khỏi thành phố. Tất cả các nhân viên công quyền từ cảnh sát giao thông cho đến nhân viên ngân hàng cùng với những người sử dụng phương tiện công cộng đều phải mang khẩu trang.
(AP, WSJ, NYT)
https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-%E1%BB%A9ng-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-coronavirus-m%E1%BB%9Bi/5255241.html

EVFTA: Nghị viên EU

thông qua hiệp định ‘giúp cải tổ ở Việt Nam’?

Các nghị sĩ trong Ủy ban Thương mại Quốc tế của EU bày tỏ chính kiến sau khi bỏ phiếu về hiệp định thương mại với Việt Nam.
EVFTA: Nghị viện EU ‘tiến gần đến việc thông qua’
Đồng Tâm, EVFTA và những kiến nghị qua mạng
Tỉ lệ phiếu áp đảo 29/6, và 5 phiếu trắng, là kết quả buổi họp hôm thứ Ba của ủy ban.
Ủy ban cũng đồng ý thông qua Hiệp định bảo hộ đầu tư với Việt Nam (IPA), với tỉ lệ phiếu 26/7, và 6 phiếu trắng.
Thỏa thuận với Việt Nam nay sẽ đem ra cho toàn thể nghị viện bỏ phiếu, khi các nghị sĩ gặp nhau trong tuần từ ngày 10/2.
Bernd Lange, chủ tịch ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu, bỏ phiếu ủng hộ và viết trên Twitter:
“Thỏa thuận thương mại với Việt Nam là công cụ cải thiện đời sống con người.
“Trong các cuộc thương thảo mấy năm gần đây, chúng tôi đã khẳng định ảnh hưởng của mình và kích hoạt một thay đổi tích cực mà sẽ cải thiện tình hình người lao động ở Việt Nam.”
Một phó chủ tịch khác của ủy ban thương mại quốc tế, Iuliu Winkler, cũng ủng hộ và nói:
“Vẫn còn con đường dài cho đến phiên toàn thể vào tháng Hai.
“Việt Nam phải tiếp tục thực thi các cam kết và duy trì thống nhất trong giao thiệp với EU.”
Geert Bourgeois hiện là báo cáo viên Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA), phát biểu:
“Bên cạnh tầm quan trọng kinh tế và địa chính trị, tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách bên trong Việt Nam.
“Việc thông qua sẽ thúc đẩy thêm tiến bộ về tiêu chuẩn lao động, môi trường và tôn trọng nhân quyền.”
Daniel Caspary, nghị sĩ người Đức, thành viên ủy ban, nói thỏa thuận thương mại là “tín hiệu rõ rệt”
“Chúng tôi muốn thương mại dựa theo quy tắc với việt Nam. Đất nước này có những mục tiêu cần đạt, và EU mong muốn hỗ trợ quan hệ đối tác hứa hẹn này.”
Chỉ trích
Giới chỉ trích đã kêu gọi EU không thông qua với lý do Việt Nam có nhiều khiếm khuyết về nhân quyền và quyền lao động.
Hôm 20/1, nghị sĩ Anna Cavanizzi tuyên bố sẽ bỏ phiếu phản đối khi uỷ ban Thương mại EU (INTA) tiến hành bỏ phiếu cho khuyến nghị vào 21/1.
Trên Twitter bà viết: “Ngày mai, ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu về thương mại tự do và các hiệp định bảo vệ đầu tư với Việt Nam. Tôi sẽ bỏ phiếu chống lại nó. Đây là lý do của tôi.”
Nghị sĩ người Czech Markéta Gregorova viết trên Twitter:
“Hôm nay, tôi đã không ủng hộ hiệp định EU – Việt Nam trong Ủy ban Thương mại Quốc tế.
“Đây là chính thể độc đoán đè nghẹt nhân quyền, kiểm soát internet và truyền thông.”
Những mốc thời gian chính của EVFTA
Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật
Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên.
Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:
- Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.
- Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.
Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.
Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.
Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định.
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu).
Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu.
Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu).
Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51207844

Dân biểu Châu Âu thất vọng

về kết quả bỏ phiếu EVFTA

Tường An
Dân biểu Đảng Xanh Saskia Bricmont lên tiếng bày tỏ thất vọng với kết quả bỏ phiếu mới đây tại Nghị viện Châu Âu liên quan đến các khuyến nghị về Hiệp định Thương mại Tự do EU Việt Nam (EVFTA).
Chiều ngày 21/1 vừa qua, Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu (INTA) đã thông qua các khuyến nghị của báo cáo viên về Hiệp định Thương mại tự do EU Việt Nam (EVFTA) với 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 5 phiếu trắng, bất chấp những tiếng nói phản đối về tình hình nhân quyền đang xuống dốc ở Việt Nam.
Dân biểu Saskia Bricmont, một trong 6 Dân biểu bỏ phiếu chống, lên tiếng với RFA sau khi có kết quả từ Nghị viện Châu Âu:
“Tôi thật sự sốc khi những đồng nghiệp của tôi chỉ lắng nghe tiếng nói từ chính quyền mặc dù có những nỗ lực từ phía cộng đồng hải ngoại và cả những tổ chức phi lợi nhuận (NGO) quốc tế như Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Right Watch), Phóng Viên Không Biên Giới ( Reporter Sans Frontière), Ân Xá Quốc Tế (Amesty International) tố cáo về tình trạng tại Việt Nam, nhưng đáng tiếc là có vẻ như họ chỉ xem như là một công việc thương mại bình thường và không hề đặt câu hỏi. Và đó là vấn đề !”
Theo Báo cáo của tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền, hiện Việt Nam đang giam giữ 239 Tù Nhân Lương Tâm; riêng  năm 2019, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ 38 người hoạt động trong nước và 1 người ở nước ngoài. Những tù nhân lương tâm này thường bị kết án bởi các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia trong Bộ Luật Hình sự. Đây là các điều khoản bị quốc tế chỉ trích là mù mờ.
Bà Bricmont cho rằng việc thông qua hiệp định ở thời điểm này là mâu thuẫn với nghị quyết về Tù nhân Chính trị mà Nghị viện Âu châu đã ký hồi tháng 11 năm 2018.
Vào buổi sáng cùng ngày, trong khi Ủy Ban Thương Mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu (INTA) họp tại thủ đô Bruxelles để thông qua các khuyến nghị cho Nghị viện Châu Âu về việc phê chuẩn EVFTA thì bên ngoài, một cuộc biểu tình do Cộng đồng Người Việt Tị Nạn Chính trị tại Âu Châu và Cộng đồng Việt Nam Tự Do tại Vương quốc Bỉ tổ chức. Ông Nguyễn Quốc Nam cho biết thông điệp của đoàn biểu tình gửi đến các Dân biểu Châu Âu của INTA:
Với 3 lời nhắn nhủ rất rõ ràng là không có Nhân quyền thì không có EVVFTA, nghĩa là thương mại không dùng để phục vụ người dân thì không thể ký hiệp thương này. Cũng như khi không có những tổ chức nghiệp đoàn tự do để bảo vệ công nhân thì cũng không thể ký Hiệp thương này. Đó là những kêu gọi của chúng tôi đến với các Dân biểu đang có thẩm quyền quyết định về EVFTA.”
Những người biểu tình mang theo các biểu ngữ với dòng chữ không có Nhân quyền, không có Nghiệp đoàn Độc lập thì không có EVFTA. Những người biểu tình cũng hô to khẩu hiệu này bên ngoài toà nhà của Quốc hội Châu Âu.
Ông Ngô Hoàng Phong, một nhà hoạt động tại Đức đã vào bên trong INTA để trao tận tay các dân biểu Châu Âu một Thỉnh Nguyện thư mà ông và ông Franz Alt (Tiến sĩ Chính trị học, xã hội học, Thần học, Triết học, người giúp cho Dr. Rupert Neudeck, sáng lập viên con Tàu Cap Cap Anamur) đã cùng kêu gọi ký tên cùng với một số hồ sơ Nhân quyền. Ông Ngô Hoàng Phong cho biết:
Tôi đã thực hiện một kháng thư với rất nhiều chữ ký của người Việt Nam cũng như người Đức và tôi đã nộp cho họ, và trong đó cũng có hồ sơ Đồng Tâm để các các Nghị sĩ Châu Âu đọc và quan tâm đến vấn đề đó nhiều hơn”
Vụ đụng độ ở Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền, xảy ra vào khoảng 3 giờ sáng ngày 9/1 đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, bao gồm 1 người dân và 3 cảnh sát. Nhiều nhà hoạt động trong nước cho rằng chính quyền đã không minh bạch thông tin về vụ tấn công này và vì vậy đã lập Báo Cáo Đồng Tâm để gửi tới các tổ chức nhân quyền và các đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Nam cho rằng việc giết chết Cụ Lê Đình Kình, một người dân xã Đồng Tâm, đồng thời là một đảng viên Cộng sản, là giọt nước làm tràn ly :
Một giọt nước đã làm tràn ly nhẫn nại của chúng ta là vụ Đồng Tâm, họ đã nhẫn tâm giết chết 1 cụ già 84 tuổi, một người đã từng là đồng chí của họ, đã hơn 50 năm phục vụ cho họ. Thế mà họ đã tàn sát như vậy. Thế thì từ đây cho đến tháng 2, giai đoạn cuối cùng của việc phe chuẩn Hiệp thương này, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến họ những sụ thật đã xảy ra trong nước”.
Ông Lê Hữu Đào, một trong những người trong Ban Tổ Chức cho biết mặc dù dự đoán rằng, EVFTA rồi cũng sẽ được thông qua, nhưng ông cũng vẫn tổ chức biểu tình vì dù sao, người Việt hải ngoại cũng cần phải lên tiếng:
Ngày hôm nay mình có bổn phận đến đây để biểu tình dù mình biết trước đa số Dân biểu họ sẽ thuận trong chuyện này bởi vì họ xem chuyện kinh tế, tài chính rất là quan trọng. Họ nghĩ rằng, nếu họ (EU) ký cái (hiệp định ) này thì họ có thể ảnh hưởng đến chế độ Cộng sản. Họ nghĩ rằng nếu họ không ký (hiệp định) này thì Cộng sảng Việt Nam sẽ đi theo Trung cộng, vì vậy cho nên, chuyện quan trọng nhất là khoảng ngày 10/2 sắp tới, sẽ có cuộc họp khoáng đại bên Strassbourg, dĩ nhiên, chúng ta vẫn sẽ phải có mặt ngày hôm đó. Nhưng từ đây đến đó, chúng ta phải liên lạc và đưa tất cả các tài liệu cần thiết để cho 751 vị dân biểu có đầy đủ dữ kiện để họ lấy quyết định đúng đắn.”
Vì là một ngày trong tuần, nhiều người đã phải nghỉ làm để tham gia cùng đoàn biểu tình, chị Lương Thế Hương tin rằng EVFTA rồi cũng sẽ phê chuẩn, nhưng chị cũng mong mỏi Việt Nam sẽ thực hiện những điều khoản ký kết chứ không chỉ là những lời nói suông :
Tôi không chống việc Việt Nam ký kết hiệp định FTA với EU mà muốn họ phải tuân thủ luật pháp của Châu Âu, của Quốc tế, chứ không thể cứ dùng luật rừng của họ
Bà Sakia Bricmont nói Việt Nam cần thay đổi Bộ Luật Hình sự trước khi thay đổi Luật Lao động. Khi được đề nghị gửi đến một thông điệp cho người dân Việt Nam trong nước đang vẫn không dám lên tiếng vì nỗi sợ hãi, bà Saskia Bricmont cho biết :
Đây là một đề nghị khá khó khăn, bởi vì tôi muốn họ cũng làm được như quý vị ở đây, nhưng tôi biết rằng họ không thể, cuộc sống họ bị nguy hiểm, quý vị đã chọn để phải sống xa đất nước của quý vị, nhưng không phải ai cũng có thể chọn được như thế hoặc ai cũng có thể chịu sự nguy hiểm để chọn con đường sống ngoài quê hương. Tôi chỉ có thể nói họ cần truyền lại cho thế hệ sau này những điều quan trọng cần phải làm. Tôi rất hy vọng với sự phát triển,  tôi tin rằng dần dần sự độc tài sẽ biến mất, đó là điều tôi mong muốn cho dân tộc Việt Nam để những người sống ngoài Việt Nam có thể trở về đoàn tụ cùng gia đình”
Ban Tổ Chức cuộc biểu tình cho biết sẽ tiếp tục vận động, thông tin cho Nghị viện Âu Châu (European Parliament) cũng như sẽ tổ chức biểu tình và tháng 2 sắp tới tại Strasbourg khi Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua EVFTA.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Châu Âu ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Kim ngạch thương mại hai chiều một năm là hơn 47 tỷ Euro. Nếu được thông qua, EVFTA sẽ chính thức đi vào hiệu lực 1 tháng sau khi hai bên thông báo cho nhau về việc hoàn tất các quá trình pháp lý.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/overseas-vietnamese-protest-evfta-01222020100237.html

Đảng Xanh châu Âu chống phê chuẩn EVFTA

 do tình trạng nhân quyền tại Việt Nam

Ngày 21/01/2020, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (Commission du Commerce International, INTA) của Nghị Viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua khuyến nghị phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) với 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống, 5 vắng mặt và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu (EVIPA) với 26 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 6 vắng mặt.
Đây là bước tiến mới hướng đến việc hai hiệp định sẽ được thông qua tại hội nghị toàn thể của Nghị Viện Châu Âu, dự kiến trong khoảng từ ngày 10 đến 13/02 ở Strasbourg. Tuy nhiên, thành công có lẽ sẽ trọn vẹn hơn nếu không xảy ra một số sự kiện gần đây liên quan đến nhân quyền tại Việt Nam khiến bốn nghị sĩ thuộc đảng Xanh bỏ phiếu chống, trong đó có bà Saskia Bricmont, nghị sĩ người Bỉ đứng đầu đảng Xanh tại Ủy Ban Thương Mại Quốc tế của Nghị Viện Châu Âu về hiệp định thương mại và đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam.
Khi lợi ích thương mại mạnh hơn nhân quyền
Trên Twitter ngày 21/01, nữ nghị sĩ trẻ viết : “Không ngạc nhiên, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế đã bác yêu cầu của chúng tôi về việc hoãn phê chuẩn để tiếp tục thảo luận với Việt Nam và gửi thông điệp rằng chúng tôi không bán tháo nhân quyền”. Đối với nữ nghị sĩ trẻ người Bỉ, nếu Nghị Viện Châu Âu thông qua hiệp định này trong phiên họp toàn thể vào tháng Hai, thì “người ta còn hy vọng một cuộc vùng dậy dân chủ ở đâu nữa”.
Nghị sĩ người Bỉ lấy làm tiếc là tại đất nước tự do thương mại đầy quyền lực, nhân quyền được phục vụ cuối cùng. Có hai sự kiện giải thích cho lá phiếu chống của đảng Xanh : Thứ nhất, “số lượng tù chính trị, trong đó có chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng, vẫn tăng đều (thêm 70% kể năm 2012, lúc bắt đầu thảo luận)” ; thứ hai là “người dân làng Đồng Tâm, cách Hà Nội 40 km, trở thành nạn nhân trấn áp vì phản đối việc trưng thu đất đai của họ”.
Về vụ Đồng Tâm, nữ nghị sĩ Saskia Bricmont từng đặt câu hỏi trên Twitter ngày 18/01 : “Liệu Nghị Viện Châu Âu sẽ nghiêm túc thông qua một thỏa thuận thương mại tự do và đầu tư vào tháng Hai tới với một đất nước khủng bố và đàn áp dân tộc mình theo cách này?”. Dưới dòng tin là bài báo “Tensions Mount in Aftermath of Attack on Dong Tam Village” (Căng thẳng gia tăng sau vụ tấn công vào làng Đồng Tâm) trên trang The Vietnamese.
Tại sao Phạm Chí Dũng bị bắt ?
Bài viết Yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân chính trị ở việt Nam, được nghĩ sĩ Saskia Bricmont đăng ngày 22/11/2019 trên website riêng, có lẽ cho biết một nguyên nhân khác của vụ bắt giam ông Phạm Chí Dũng.
Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đã ký thư chung đề ngày 04/11 của các tổ chức phi chính phủ (trong đó có Human Right Watch, cũng như tổ chức Việt Tân, bị Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố) gửi đến các thành viên Nghị Viện Châu Âu để báo động họ về tình trạng nhân quyền xuống cấp ở Việt Nam và cảnh báo thái độ khoan hòa của phái đoàn của Ủy Ban Châu Âu tại Hà Nội. Theo bà, ông Phạm Chí Dũng đi tìm trợ giúp từ các đại biểu của người dân châu Âu, thế nhưng ông lại phải đối mặt với cánh cửa khép kín.
Vẫn nghị sĩ đảng Xanh cho biết, “chủ tịch Nghị Viện Châu Âu đã yêu cầu phía Việt Nam có hành động đặc ân cho các tù nhân chính trị và bày tỏ quan ngại về trường hợp ông Phạm Chí Dũng, chính quyền Việt Nam trả lời là mọi chuyện đều ổn, nhưng không hề có ý định trả tự do cho bất kỳ ai nếu không phải là buộc họ đi tị nạn”.
Vừa “sốc” vì hay tin Phạm Chí Dũng bị bắt, bà Saskia Bricmont còn bị nghị sĩ Jan Zahradil (đảng Những người bảo thủ và cải cách châu Âu, ECR, của CH Séc), báo cáo viên về hồ sơ thương mại với Việt Nam, từ chối để bà tham dự buổi giải trình của một đại diện các tổ chức bảo vệ nhân quyền, được tổ chức vào đầu tháng 12/2019 với Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (OIT) và Phòng Thương Mại. Nghị sĩ CH Séc Jan Zahradil luôn bị đảng Xanh châu Âu coi là quá khoan dung đối với Việt Nam.
Nghị viên Séc thân Việt Nam làm báo cáo viên của Nghị Viện về EVFTA
Đến ngày 10/12/2019, ông Jan Zahradil phải từ chức báo cáo viên, nhường chỗ cho nghị sĩ Bỉ Geert Bourgeois. Theo điều tra của trang thông tin châu Âu EUObserver, được tờ La Libre (Bỉ) trích dẫn ngày 10/12, ông Jan Zahradil bị cho là có “xung đột lợi ích” vì ông là chủ tịch Hội đồng tư vấn của Liên hiệp Hội người Việt Nam ở châu Âu (FOVAE), trong khi “mục đích của hội này là quảng bá hình ảnh của nhà nước, do độc đảng lãnh đạo, ít tôn trọng những những quyền cơ bản”. Ngoài ra, ông Jan Zahradil còn chủ trì một nhóm không chính thức các nghị sĩ “bạn hữu của Việt Nam”, được thành lập năm 2015 tại Bruxelles. Những hoạt động này chỉ được phát hiện khi ông điền tờ khai lợi ích mà mỗi nghị sĩ châu Âu phải thực hiện trước mỗi nhiệm kỳ.
Vẫn theo trang La Libre, trong thư gửi chủ tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc tế Bernd Lange, nghĩ sĩ người Séc phủ nhận “xung đột lợi ích”. Ông giải thích rằng chức chủ tịch hội FOVAE được đề xuất với ông vì “ông ủng hộ từ lâu” cộng đồng người Việt tại Cộng Hòa Séc, nhưng ông chưa từng tham dự bất kỳ buổi họp nào của hội vì không có thời gian. Ông Jan Zahradil cũng khẳng định hội FOVAE không có mối liên hệ chính thức với đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên, ông vẫn quyết định từ chức báo cáo viên của Nghị Viện Châu Âu về hai văn bản với Hà Nội để “tránh chính trị hóa cuộc thảo luận” và tránh “làm chệch tiến trình”, trong khi hai văn bản được dự kiến đưa ra bỏ phiếu tại Nghị Viện vào tháng Hai.
Đề nghị hoãn thông qua EVFTA để thay đổi Việt Nam
Các nghị sĩ đảng Xanh châu Âu không có ý định đàm phán lại từ đầu mà “chỉ yêu cầu hoãn quá trình phê chuẩn các hiệp định với Việt Nam chừng nào một số điều kiện chưa được đất nước, do độc đảng lãnh đạo theo cách độc tài áp bức, đáp ứng. Điều kiện quan trọng là cải cách luật hình sự và chấn chỉnh theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc”.
Nghị sĩ Bricmont tỏ ra nghi ngờ về việc “tình hình sẽ thay đổi kể từ khi hiệp định tự do thương mại và đầu tư có hiệu lực” theo suy nghĩ của những nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận với Việt Nam. Bà nhận xét : “Nếu nhìn vào 8 cuộc họp, rất ít thành công, về nhân quyền giữa hai bên, tôi thực sự nghi ngờ về độ tin cậy của kịch bản này”.
Claudio Francavilla, người phụ trách biện hộ bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), cũng kêu gọi : Các nghị viên châu Âu : Đừng bỏ lỡ cơ hội thay đổi Việt Nam. Trong bài viết được đăng trên Human Rights Watch ngày 15/01, Claudio Francavilla nhắc lại hồ sơ nhân quyền ngày càng tồi tệ của Việt Nam, nhất là từ năm 2016 trở đi, đã khiến nhiều nghị sĩ châu Âu lên tiếng bày tỏ quan ngại.
Thực vậy, tháng 09/2018, 32 nghị sĩ châu Âu gửi thư ngỏ kêu gọi phải có các cải thiện cụ thể về nhân quyền ở Việt Nam trước khi bất kỳ thỏa thuận nào được đưa ra bỏ phiếu tại Nghị Viện. Những quan ngại này được nêu lên vào tháng 10 trong một buổi điều trần với chính quyền Việt Nam ở Bruxelles, và được nhắc lại trong bản nghị quyết khẩn cấp Vietnam, notably the situation of political prisoners (Việt Nam, tình hình đáng chú ý về tù nhân chính trị), đề ngày 15/11.
Liên Hiệp Công Đoàn Châu Âu (ETUC) cũng tham gia kêu gọi hoãn phê chuẩn cho tới khi Việt Nam đạt được các mốc tiến bộ rõ ràng về nhân quyền, dù đã có những cải cách mới đây trong luật lao động.
Nghị sĩ châu Âu Saskia Bricmont cho rằng những cải cách liên quan đến luật lao động của Việt Nam và việc thông qua công ước của Tổ chức Lao Động Quốc tế là điểm duy nhất Hà Nội đáp ứng yêu cầu của Nghị Viện Châu Âu. Tuy nhiên, một cải cách sẽ trở thành vô hiệu nếu đất nước không cải tổ luật an ninh mạng và luật hình sự.
Trong phiên bỏ phiếu tại Ủy ban Thương Mại Quốc Tế ngày 21/01/2020, nghị sĩ Saskia Bricmont cho biết các đề xuất sửa đổi của đảng Xanh đã không được chấp nhận, trong đó có đề xuất nếu tình trạng nhân quyền suy yếu thì có thể dẫn đến trừng phạt, như đình chỉ thỏa thuận. Đảng Xanh chưa có ý định lùi bước và tiếp tục đưa ra những tu chính khác tại phiên họp toàn thể, cùng với hy vọng Nghị Viện Châu Âu chưa quên được kết quả, với đa số áp đảo, thông qua một bản báo cáo về tình hình nhân quyền và dân chủ trên thế giới ngày 15/01/2020.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200122-vi-nhan-quyen-viet-nam-dang-xanh-chau-au-bac-khuyen-nghi-phe-chuan-evfta

Hoàng tử Harry rời Anh Quốc

đến Canada để đoàn tụ với vợ con

Theo cộng tác viên hoàng gia Omid Scobie của ABC News, hoàng tử Harry đã rời khỏi Anh Quốc và đang bay tới Canada để đoàn tụ với vợ, cô Meghan Markle và đứa con trai 8 tháng tuổi Archie. Theo ông Scobie, hoàng tử Harry, 35 tuổi, lên một chuyến bay vào chiều hôm thứ Hai (20 tháng 1). Cung điện Buckingham không bình luận về tung tích của hoàng tử Harry.
Vào hôm thứ hai, Công tước xứ Sussex đã thực hiện một hành động có thể là một trong những cam kết chính thức cuối cùng của anh với tư cách là thành viên cao cấp của gia đình hoàng gia, khi hoàng tử gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tư Anh Quốc-Phi Châu do chính quyền Anh Quốc tổ chức. Vợ chồng Harry-Meghan đến thăm Phi châu vào năm ngoái trong chuyến du lịch hoàng gia chính thức cuối cùng của họ đến một nước ngoại quốc. Anh và chị dâu của hoàng tử Harry – hoàng tử William và công nương Kate, đã tổ chức một buổi tiệc tối tại Cung điện Buckingham cho hội nghị thượng đỉnh. Harry không tham dự bữa tiệc này. Thay vào đó, người thứ sáu trong danh sách kế vị ngai vàng Anh Quốc trở lại Vancouver, nơi vợ chồng hoàng tử Harry và bé Archie ở lại trong kỳ nghỉ. Cô Meghan trở về Anh Quốc cùng chồng sau kỳ nghỉ và sau đó bay trở lại Canada vào khoảng thời gian hai vợ chồng tuyên bố dự định “thoái lui” với tư cách là thành viên cao cấp của hoàng gia.
Hoàng tử Harry vẫn ở Anh Quốc để đàm phán về tương lai của gia đình, bao gồm việc tham dự một hội nghị thượng đỉnh với Nữ hoàng Elizabeth, Thân vương Charles và Hoàng tử William tại Sandringham, ngôi nhà Norfolk của nữ hoàng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoang-tu-harry-roi-anh-quoc-den-canada-de-doan-tu-voi-vo-con/

GAFA : Pháp chờ giải pháp chung trong khuôn khổ OCDE

Tú Anh
Trước đe dọa trả đũa của Mỹ đối với ba nước Anh, Ý, Pháp, nếu các tập đoàn công nghiệp số của Mỹ, gọi tắt là GAFA, bị đánh thuế, Paris chọn giải pháp « tránh voi chẳng xấu mặt nào ».
Trước giờ đàm phán bên lề diễn đàn kinh tế Davos (Thụy Sĩ) ngày 22/01/2020, bộ Kinh Tế Pháp đề nghị tạm ngưng thu thuế năm 2020 trong khi chờ đợi đàm phán trong khuôn khổ tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE.
Liên quan đến quan hệ thương mại Mỹ-châu Âu, tại diễn đàn Davos có hai sự kiện đáng được chú ý.
Trước hết, bên lề cuộc hội kiến với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hai bên sẽ tiến hành đàm phán để đi đến một hiệp định thương mại Mỹ-châu Âu. Thông báo của Nhà Trắng từ Washington cũng nói đến « những tiến bộ khả kiến ».
Quan hệ thương mại giữa châu Âu và nước Mỹ của Donald Trump khá căng. Washington đe dọa đáp trả mọi biện pháp áp thuế với hệ quả kéo cả châu Âu vào chiến tranh thương mại. Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin đe dọa trả đũa Anh và Ý nếu hai nước này bắt chước Pháp lập ra thuế đánh vào các tập đoàn công nghệ số của Mỹ gọi tắt là GAFA.
Để tránh xung đột bất lợi, tiếp theo cuộc điện đàm hòa giải giữa Donald Trump và Emmanuel Macron hôm Chủ Nhật 19/01, bộ trưởng Kinh Tế – Tài Chính Pháp dự định đề nghị với đồng nghiệp Mỹ Steve Mnuchin trong cuộc họp ngày 22/01 tại Davos, tạm ngưng các biện pháp áp thuế đơn phương từ phía Pháp để tạo điều kiện tốt cho tiến trình đàm phán trong khuôn khổ OCDE.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200122-gafa-phap-cho-giai-phap-chung-trong-khuon-kho-ocde

Thụy Sĩ phát hiện âm mưu gián điệp Davos

của “thợ sửa ống nước” Nga

Tin từ DAVOS, Thụy Sĩ – Vào hôm thứ ba (21/1), một tờ báo đưa tin rằng các viên chức Thụy Sĩ ngăn chặn một hoạt động gián điệp rõ ràng của những người Nga đóng giả làm thợ sửa ống nước ở Davos, nơi diễn ra cuộc họp thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nhưng cảnh sát không xác nhận các thông tin chi tiết chính của bài báo này.
Bài báo trên tờ Tages-Anzeiger cho biết hai người Nga bị cảnh sát Thụy Sĩ kiểm tra vào tháng 8 năm ngoái tại khu nghỉ mát trượt tuyết, nơi cuộc họp mặt WEF của giới kinh doanh và chính trị toàn cầu được tổ chức trong tuần này. Hai người này xuất trình passport ngoại giao và rời khỏi Thủy Sĩ, tờ báo cho biết. Cảnh sát ở tiểu bang Grisons phía đông Thụy Sĩ cho biết hai người đàn ông có passport ngoại giao Nga là đối tượng của cuộc kiểm tra định danh thông thường ở Davos vào tháng 8 năm 2019, nhưng không có mối liên hệ nào được thiết lập giữa chuyến thăm của họ và WEF. Một phát ngôn viên của tòa đại sứ Nga tại Bern bác bỏ bài báo, và tuyên bố rằng hai nhà ngoại giao Nga được công nhận bên ngoài Thụy Sĩ được kiểm tra và được phép đi tiếp. Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga tại Moscow, tuyên bố bà không hay biết về sự việc này.
Nhân viên cai quản quỹ đầu tư Bill Browder, người lãnh đạo một chiến dịch vạch trần tham nhũng và trừng phạt các viên chức Nga, cho biết sự việc mới đây cho thấy tầm với của chính quyền Nga. Trước đây ông Browder từng tố cáo chính phủ Nga gây ra cái chết của luật sư Sergei Magnitsky, người thiệt mạng trong một nhà tù ở Moscow vào năm 2009 sau khi người này phàn nàn về sự ngược đãi.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thuy-si-phat-hien-am-muu-gian-diep-davos-cua-tho-sua-ong-nuoc-nga/

Putin chuẩn bị hậu vận tinh vi hơn đối lập lầm tưởng ?

Tú Anh
Theo đúng luật, tổng thống Nga sẽ hết nhiệm kỳ cuối cùng vào năm 2024 vì Hiến Pháp không cho phép ứng cử 2 lần liên tiếp. Quyết định tu chính Hiến Pháp, tăng cường định chế Hội Đồng Nhà Nước với thẩm quyền bao trùm chính sách trong và ngoài nước, tạo ra nhiều suy đoán.
Tuy nhiên, giới quan sát Nga, không ai rõ dụng ý của chủ nhân điện Kremlin, bởi vì nếu chỉ để bám quyền thì hãy làm như Tập Cận Bình, cần gì phải vội vã chạy đua với thời gian ?
Theo AFP, tổng thống Nga đã làm cho chính giới Nga từ phe thân chính cho đến đối lập chưng hửng. Thay chính phủ cũ, đổi thủ tướng, lập nội các mới, đưa tu chính án Hiến Pháp ra Quốc Hội… chỉ trong vòng một tuần.
Mục tiêu duy nhất mà ai cũng có thể thấy là tổng thống Nga muốn mọi việc đâu vào đó trước khi hết nhiệm kỳ cuối cùng vào năm 2024. Nhưng 2024, tức là còn đến 4 năm, bằng với một nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ. Vậy thì hối hả để làm gì ?
Alexei Navalny, khắc tinh của Putin, giám sát mọi hành động của chủ nhân điện Kremlin cũng không lý giải được : « Không ai biết chuyện gì xảy ra. Điều chắc chắn là Putin muốn lãnh đạo nước Nga trọn đời ».
Còn theo thông tín viên RFI Daniel Vallot, giới phân tích chính trị đưa ra bốn kịch bản, nhưng không một giải thích nào vẹn toàn.
Kịch bản thứ nhất : Trước hết, tu chính Hiến Pháp không mang tính bất hồi tố, có nghĩa là bỏ qua các nhiệm kỳ trước, có thể cho phép Putin ra tranh cử tiếp. Kịch bản này khả thi nhưng không có xác suất cao, theo các luật gia.
Kích bản thứ hai cũng là kịch bản được nói nhiều nhất : Putin nắm định chế Hội Đồng Nhà Nước để tiếp tục « giám sát » trên thượng tầng lãnh đạo. Chuyên gia Tatiana Stanovaya của viện R. Politik tin rằng nước Nga sẽ có một ban lãnh đạo « lưỡng đầu ». Putin không cầm đầu nhưng vẫn có quyền uy. Phương án đáng ngại nhất là mô hình Kazakhstan. Noursoultan Nazerbaiev, sửa đổi triệt để Hiến Pháp để làm « cha già dân tộc » mãn đời. Nhưng Hội Đồng Nhà Nước của Nga không có thẩm quyền tối cao như thế.
Kịch bản thứ ba, Vladimir Putin thật sự muốn từ bỏ quyền lực và phải chuẩn bị sao cho tiến trình thừa kế không bị xáo trộn. Arnaud Dubien, giám đốc Viện Quan sát Pháp-Nga ở Matxcơva nghĩ rằng Putin không muốn tái diễn những biến cố trong lịch sử chế độ Xô Viết với những lãnh tụ già nua bám quyền cho đến chết hay hình ảnh của một Boris Yeltsin say xỉn nhượng ghế tổng thống. Đó là những hình ảnh rất phản cảm đối với chính chủ nhân điện Kremlin lẫn người dân Nga. Do vậy, theo Arnaud Dubien, giấc mơ của tổng thống Putin không phải là để chết trên ngai vàng.
Nếu thế, Putin phải làm gì ? Phải chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho thế hệ trẻ trước 2024. Đó là kịch bản thứ tư. Trong chiều hướng này, tổng thống Nga có ý tổ chức bầu cử Quốc Hội trước kỳ hạn, lẽ ra là vào năm 2021 và biết đâu ông cũng muốn bầu lại tổng thống sớm hơn nữa, không chờ đến 2024.
Trong thông điệp ngày 15/01, tổng thống Nga đề cập đến những ngân sách khổng lồ đầu tư cải thiện đời sống dân nghèo. Lòng dân thuận lợi cũng chỉ kéo dài độ hai năm. Phải chăng đó là lý do cần phải gấp rút chuẩn bị trưng cầu dân ý bản Hiến Pháp tu chính vào tháng 04/2020, để có thể tận dụng tối đa yếu tố nhân hòa cho đảng Nước Nga Thống Nhất, đang mất uy tín trầm trọng trong công luận.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200122-putin-chuan-bi-hau-van-tinh-vi-h%C6%A1n-doi-lap-lam-tuong

Thị trưởng Thủ đô cộng hòa Séc

‘từ bỏ Bắc Kinh để kết nghĩa với Đài Bắc’

Thị trưởng Prague, thủ đô Cộng hòa Séc, lên án Bắc Kinh là một “đối tác không đáng tin cậy” và cho biết thành phố của ông sắp ký một thỏa thuận kết nghĩa với thủ đô Đài Bắc của Đài Loan.
Theo bài báo ngày 12/1 của hãng tin AFP, thị trưởng Zdenek Hrib đưa ra tuyên bố này trong một bài viết trên tờ tuần báo Welt am Sonntag, trong đó ông Hrib nói rằng Trung Quốc “đầy oán hận” và đang cố gắng gây ảnh hưởng đến dư luận Séc.
Nhà lãnh đạo 38 tuổi, người giữ chức thị trưởng Prague từ tháng 11/2018, cũng giải thích quyết định của ông khi hủy bỏ thỏa thuận kết nghĩa với Bắc Kinh vào tháng 10.
Hai thủ đô thống nhất thỏa thuận này vào năm 2016, nhưng sau đó chính quyền Prague của ông Hrib đã quyết định rút lui vì một điều khoản gây tranh cãi gọi là “chính sách một Trung Quốc”. Theo chính sách này, Bắc Kinh yêu cầu các nước thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan, hòn đảo tự trị
có tên Trung Hoa Dân Quốc, và Tây Tạng, nơi từng là quốc gia độc lập cho đến khi bị quân đội Trung Quốc xâm lược vào năm 1950.
Trong bài viết trên Welt am Sonntag, ông Hrib viết rằng ông không thể ký kết một thỏa thuận đã ép buộc Prague “lên tiếng chống lại nền độc lập của Tây Tạng và Đài Loan”.
Thay vào đó, thị trưởng Prague cho biết ông sẽ ký một thỏa thuận kết nghĩa với Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan vào thứ Hai (13/1). Ông Hrib bình luận: “Như thế, chúng tôi đã mất một đối tác nhưng lại giành được một đối tác khác”.
Ông Hrib cho biết ông không kêu gọi phá vỡ quan hệ ngoại giao hay kinh tế với Trung Quốc, nhưng ông hối thúc các nền dân chủ châu Âu suy nghĩ kỹ càng trước khi bắt tay với “một đối tác rủi ro và không đáng tin cậy như vậy”.
Ông viết trong bài báo tiếng Đức: “Tôi kêu gọi tất cả các bạn đừng từ bỏ các giá trị và phẩm giá của mình khi đối mặt với các mối đe dọa và tống tiền”.
Vị thị trưởng cũng cáo buộc chính phủ Séc đã “bỏ bê” những lý tưởng về cuộc Cách mạng Nhung hòa bình năm 1989 vốn đã chấm dứt bốn thập niên cầm quyền của đảng cộng sản tại Cộng hòa Séc. Cáo buộc của ông liên quan đến chính sách thân Bắc Kinh mà Tổng thống Séc Milan Zeman đang thực thi những năm qua.
Theo AFP, tuyên bố của ông Hrib sẽ góp thêm phần chua chát vào mối quan hệ giữa Séc và Trung Quốc, bất chấp chiến dịch của Tổng thống Zeman nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước.
Ông tuyên bố: “Là thị trưởng, tôi đang làm việc để thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là khôi phục trở lại một công cuộc tôn trọng dân chủ và nhân quyền”.
“Đây là những giá trị của Cuộc cách mạng Nhung, mà giới lãnh đạo hiện nay của nền cộng hòa chúng ta đang bỏ bê.”
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32574-thi-truong-thu-do-cong-hoa-sec-tu-bo-bac-kinh-de-ket-nghia-voi-dai-bac.html

Nghị sĩ Iran treo thưởng ám sát Tổng Thống Trump –

Hoa Kỳ gọi đó là trò lố bịch

Tin từ Dubai – Hôm thứ Ba (21 tháng 01), hãng tin ISNA cho biết, trong cuộc đối đầu mới nhất của Tehran với Washington, nhà lập pháp từ tỉnh Kerman của Iran, Ahmad Hamzeh đã treo thưởng 3 triệu Mỹ kim cho bất cứ ai ám sát tổng thống Trump, và nói rằng Iran có thể tránh được các mối đe dọa nếu sở hữu vũ khí nguyên tử. Đại sứ giải trừ quân bị Hoa Kỳ, Robert Wood gọi mức treo thưởng này là điều lố bịch.
Thành phố Kerman là quê hương của tướng Qassem Soleimani, một chỉ huy người Iran nổi tiếng bị giết trong cuộc không kích bằng phi cơ không người lái của Hoa Kỳ hôm 03/01/2020 ở Baghdad, khiến Iran bắn trả hỏa tiễn vào các mục tiêu Hoa Kỳ ở Iraq. Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây từ lâu đã cáo buộc Iran tìm kiếm vũ khí nguyên tử. Tehran phủ nhận và nói việc sử dụng nguyên tử là để nghiên cứu và làm chủ quá trình tạo ra điện. Thỏa thuận nguyên tử năm 2015 được thiết kế để tăng thời gian Iran cần có đủ vật liệu phân hạch cho bom nguyên tử.
Trong tháng này, Iran tuyên bố họ đã loại bỏ tất cả các giới hạn đối với công việc làm giàu uranium, rút ngắn thời gian chế tạo vũ khí nguyên tử. Sau bước đi mới nhất của Iran, các quốc gia như Anh, Pháp và Đức đã kích hoạt một cơ chế tranh chấp trong hiệp ước nguyên tử, bắt đầu một quá trình ngoại giao có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ.
Hôm thứ Hai, Iran nói rằng Tehran sẽ rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí (NPT) nếu các lệnh trừng phạt quốc tế được tái thiết lập. Ông Wood cho biết việc Iran đe dọa từ bỏ hiệp ước là một thông điệp rất tồi tệ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nghi-si-iran-treo-thuong-am-sat-tong-thong-trump-hoa-ky-goi-do-la-tro-lo-bich/

Giới hữu trách Iran:

Quân đội bắn hai phi đạn vào máy bay Ukraine

Thẩm quyền Hàng không Dân dụng Iran ngày 21/1 loan báo quân đội nước này đã bắn hai phi đạn vào chiếc máy bay thương mại của Ukraine. Chiếc máy bay này bị rớt ngay sau khi cất cánh từ Tehran trước đây trong tháng, làm tất cả 176 người trên máy bay thiệt mạng.
Phúc trình của Tổ chức Hàng không Dân dụng xác định phi đạn là kiểu TOR-M1, loại phi đạn đất đối không do Nga chế tạo.
Phúc trình cũng nói đã yêu cầu trợ giúp từ Ủy ban An toàn Giao thông Mỹ và đối tác Pháp để giúp đọc dữ liệu chuyến bay được ghi âm trong hộp đen thu hồi từ địa điểm máy bay rớt.
Iran nói cho đến nay Hoa Kỳ và Pháp chưa trả lời về yêu cầu cung cấp thiết bị cần thiết để tiến hành công việc.
Lúc đầu Iran nói vấn đề máy móc làm cho máy bay rớt nhưng vài ngày sau đó công nhận là quân đội Iran bắn rớt chiếc máy bay. Tiết lộ này gây nên nhiều ngày biểu tình tại Iran.
Chiếc máy bay bị bắn rớt xảy ra chỉ vài giờ sau khi Iran bắn phi đạn vào lực lượng Mỹ đóng tại Iraq và chuẩn bị cho một cuộc phản công của Mỹ, nhưng việc này không xảy ra.
Các cuộc tấn công bằng phi đạn của Iran là để trả thù cho điều mà Hoa Kỳ gọi là tấn công tự vệ giết chết tướng lãnh hàng đầu của Iran là Qassem Soleimani tại Baghdad vào ngày 3/1 vừa qua.
https://www.voatiengviet.com/a/gi%E1%BB%9Bi-h%E1%BB%AFu-tr%C3%A1ch-iran-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-b%E1%BA%AFn-hai-phi-%C4%91%E1%BA%A1n-v%C3%A0o-m%C3%A1y-bay-ukraine-/5255246.html

Hong Kong, Macau & Thái Lan xác nhận

những trường hợp nhiễm virus corona

Hong Kong, Macau và Thái Lan trong ngày 22/1 xác nhận đã phát hiện những trường hợp nhiễm chủng virus corona mới tại các bệnh viện địa phương.
Vietnamplus đăng tin này và cho biết bệnh nhân được phát hiện tại Ma Cau nhiễm virus corona là người đến từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Người này đến Macau ngày 19/1 và ngày 21/1 đã phát hiện những triệu chứng sốt, ho. Cô này đã nhập viện Centro Hospitalar Conde de Sao Januarui và được chẩn đoán dương tính với virus corona. Hiện cô đang được điều trị cách ly trong bệnh viện.
Cũng trong ngày 22/1 Hong Kong ghi nhận trường hợp nhiễm virus corona mới tại khu vực này. Hiện giới chức Hong Kong yêu cầu tất cả học sinh, sinh viên phải đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt và rửa tay trước khi vào trường học.
Bộ Y tế Thái Lan trong ngày cũng đã xác nhận một phụ nữ, 73 tuổi, đang được điều trị tại bệnh viên ở tỉnh Nakhon Pathom là bệnh nhân người Thái đầu tiên bị nhiễm chủng virus corona mới. Bà này vừa trở về từ thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019.
Như vậy, đến thời điểm nay đã có 4 trường hợp nhiễm virus corona mới được ghi nhận ở Thái Lan, trong đó 3 người là khách du lịch Trung Quốc và 1 người Thái Lan.
Được biết, dịch viêm phổi lạ hiện đã lây lan đến 13 tỉnh của Trung Quốc. Vũ Hán là khởi điểm của dịch bệnh, đã khiến 9 người chết và hơn 400 người khác trong cả nước bị lây nhiễm.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc hôm 22/1 cũng đã cho biết mở chiến dịch thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn chặn và kiểm soát sự bùng nổ của dịch.
Giới chức Trung Quốc đang lo ngại làn sóng du lịch trong Năm mới sẽ khiến dịch lây lan rộng hơn đặc biệt khi Vũ Hán trung bình mỗi ngày đón khoảng 700.000 khách du lịch.
Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc thì virus corona yếu hơn Sars nhưng mức độ ảnh hưởng vẫn rất cao.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hongkong-macau-thailand-affirm-first-cases-infected-by-coronavirus-01222020074824.html

Hồng Kông : Biểu tình tố cáo

nạn bao che côn đồ trong vụ Nguyên Lãng

Trọng Nghĩa
Hàng trăm người biểu tình Hồng Kông đã tập trung vào thứ Ba 21/01/2020 tại nơi xảy ra vụ một nhóm côn đồ có vũ trang đã tấn công một cách dã man vào những người biểu tình chống chính quyền trong sự
thờ ơ của cảnh sát có mặt tại chỗ. Họ tố cáo thái độ thụ động của cảnh sát trong việc đưa những kẻ hành hung ra trước công lý.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, một số người tập hợp bên dưới nhà ga xe lửa Nguyên Lãng (Yuen Long) ở một huyện gần biên giới với Trung Quốc cho biết họ vẫn bị chấn động trước cảnh đám côn đồ mặc áo trắng lao vào đánh đập những người biểu tình áo đen và cả dân thường vào ngày 21/01/2019.
Một ủy viên hội đồng huyện thuộc phe dân chủ đã chỉ trích cảnh sát vì đã không ngăn chặn vụ tấn công và không bắt giữ bất kỳ ai kẻ tấn công nào sau khi nhóm côn đồ rút về một ngôi làng gần đó và bị cảnh sát bao vây.
Riêng ủy viên hội đồng huyện Nguyên Lãng, người đã giúp thành lập một nhóm chuyên trách điều tra vụ tấn công, cho biết là trong số 37 người bị bắt cho đến nay, trong đó có một số thuộc các băng đảng mafia địa phương, chưa thấy ai bị đưa ra xét xử.
Một người biểu tình đeo mặt nạ 29 tuổi trong nhóm tập hợp vào hôm 21/01 đã cho biết anh hoàn toàn mất niềm tin vào cảnh sát, cứng rắn với người biểu tình ủng hộ dân chủ nhưng lại khoan dung đối với các phe nhóm thân chính quyền, kể cả những kể bị tình nghi tội phạm.
Đoàn biểu tình đã bị cảnh sát giải tán bằng hơi cay. Nhiều người đã bị bắt giữ khi xô xát nổ ra tại một công viên gần nhà ga Nguyên Lãng.
Có mặt tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos ở Thụy Sĩ, lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga vào hôm 21/01 vẫn cho rằng không cần phải mở các cuộc điều tra độc lập về hành động của cảnh sát trong những vụ biểu tình vì họ đã có phản ứng rất « chừng mực ».
Phong trào phản đối chính quyền vẫn tiếp diễn nhân dịp Tết
Bùng lên từ 7 tháng nay, phong trào phản đối chính quyền Hồng Kông vẫn tiếp diễn, kể cả trong thời điểm hiện nay, khi mọi người chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.
Nổi tiếng là nhiều sáng tạo, phong trào dân chủ Hồng Kông đã lồng chủ đề ủng hộ dân chủ, phản đối chính quyền thân Bắc Kinh vào các sinh hoạt vui chơi nhân các hội chợ Tết mở ra ở nhiều nơi ở Hồng Kông.
Theo hãng Reuters, tại các chợ, có những gian hàng bán áo phông, giấy in hình xăm, túi xách, vật dụng lót ly bên trên in những khẩu hiệu phổ biến trong nhiều tháng biểu tình ủng hộ dân chủ.
Những đoàn người xếp hàng dài tại các hội chợ cho thấy là phong trào dân chủ vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng.
Tại một khu chợ trong phố mua sắm sang trọng cao cấp Đồng La Loan (Causeway Bay), có một quầy trò chơi bắn súng hơi, nơi khách hàng có thể bắn vào những tấm ảnh chụp lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200122-hong-kong-bieu-tinh-to-cao-nan-bao-che-con-do-trong-vu-nguyen-lang

Virus corona: TQ cách ly Vũ Hán,

Anh soi hành khách tới Heathrow

Tin mới nhận: Anh Quốc áp dụng kiểm dịch mang tính dự phòng với hành khách từ Vũ Hán bay tới phi trường quốc tế Heathrow, London trước lo ngại virus viêm đường hô hấp corona lan ra.
Trung Quốc cũng đã yêu cầu mạng lưới giao thông công cộng không chở khách đến và đi khỏi Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân dịp Tết cổ truyền, bắt đầu từ tuần này.
Thứ trưởng Y tế Trung Quốc, ông Lý Bân nói: “Đừng tới Vũ Hán, đừng ra khỏi Vũ Hán” tại cuộc họp báo đầu tiên của quan chức cao cấp nước này.
Hành khách bay từ Vũ Hán xuống Terminal 4 ở Heathrow sẽ được mời vào một khu cách ly để bác sĩ xem có bị sốt hay không.
Tin giờ trước: Trung Quốc xác nhận đã có 440 trường hợp nhiễm chủng virus corona mới, trong đó có 9 người đã tử vong.
Quan chức y tế Trung Quốc cảnh báo, chủng virus mới này có thể biến đổi và còn lan nhanh hơn.
Hôm nay (22/1), Tổ chức Y tế thế giới sẽ họp khẩn để xác định có ban bố dịch bệnh này là Tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu hay không.
Hoa Kỳ đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm chủng virus corona mới trên lãnh thổ nước này.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) cho biết, một công dân Hoa Kỳ bay từ Trung Quốc đến Seattle đã được chuẩn đoán nhiễm chủng virus corona mới.
Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?
Virus corona: 4 tử vong tại TQ, có thể truyền từ người qua người
Bộ Y tế VN họp khẩn về virus viêm phổi corona
Một nhà điều hành tour du lịch cho biết, Bắc Hàn đã tạm thời đóng cửa biên giới với du khách nước ngoài nhằm ứng phó với mối đe dọa này.
CDC cũng thông báo rằng, bệnh nhân mới được chẩn đoán tại Mỹ là một người đàn ông tuổi 30, vừa trở về Mỹ từ Vũ Hán vào ngày 15/1.
“Bệnh nhân này đã đến khám tại một cơ sở y tế ở bang Washington và đang được điều trị ở đây,” thông báo của CDC cho biết thêm.
“Dựa trên các triệu chứng cũng như lịch trình chuyến du lịch của bệnh nhân, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã nghi ngờ anh ta bị nhiễm chủng virus corona mới.”
Qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, nghi ngờ này đã được xác nhận vào ngày 20/1, cũng theo thông báo của CDC.
VN: Khách từ vùng dịch được theo dõi thân nhiệt
Tại Việt Nam, theo đánh giá của Bộ Y tế nước này, việc dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới xâm nhập vào Việt Nam hoàn toàn có thể xảy ra do sự giao thương đi lại của du khách đến từ Trung Quốc, cũng như các nước khác sang Việt Nam rất nhiều, nhất trong thời gian nghỉ lễ Tết Nguyên đán.
Hiện hành khách đến Việt Nam từ các vùng dịch khi nhập cảnh tại các sân bay đều được theo dõi bằng máy đo thân nhiệt, khi phát hiện trường hợp sốt, sẽ được đưa đến phòng cách li và theo dõi.
Bộ Y tế Việt Nam cũng đã có hướng dẫn tạm thời giám sát và chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona. Trong đó, đưa ra ba tình huống xảy ra và các biện pháp ứng phó tương ứng.
Bắc Hàn: Áp dụng biện pháp nghiêm ngặt nhất
Trong khi đó, có thông tin là Bắc Hàn đã cấm nhập cảnh với du khách nước ngoài đi theo tour của Young Pioneer Tours – một công ty du lịch có trụ sở tại Trung Quốc chuyên tổ chức các chuyến du lịch đến Bắc Hàn.
Công ty này cho biết trong một thông báo rằng, Bắc Hàn đang thực hiện lệnh cấm tạm thời để phòng dịch.
“Thông tin chi tiết hiện chưa được các đối tác du lịch của chúng tôi ở Bắc Hàn xác nhận. Khi có thông tin mới, chúng tôi sẽ đưa lên trang web của chúng tôi,” Young Pioneer Tours cho biết.
Một công ty khác cũng tổ chức tour du lịch đến Bắc Hàn là Koryo Tours cũng tweet về “giới hạn có thể áp dụng đối với khách du lịch”.
Chính quyền một số quốc gia gồm Úc, Singapore, Hong Kong, Đài Loan và Nhật Bản đã tăng cường sàng lọc hành khách bay đến từ Vũ Hán.
Chính quyền Hoa Kỳ hồi tuần trước cũng công bố các biện pháp tương tự tại các sân bay ở San Francisco, Los Angeles và New York.
Hiện Hoa Kỳ cũng đã loan báo kế hoạch áp dụng các biện pháp sàng lọc tương tự tại các sân bay ở Chicago và Atlanta trong tuần này.
Ở Úc, một người đàn ông bay đến từ Vũ Hán đã bị cách ly và đang được kiểm tra.
Trung Quốc là nguồn khách du lịch lớn nhất của Úc, với hơn một triệu du khách từ Trung Quốc đến Úc vào năm ngoái.
Nhưng các biện pháp hiện đang được Bắc Hàn áp dụng được cho là nghiêm ngặt nhất từ ​​trước đến nay so với các quốc gia khác.
Một số chuyên gia trước đây từng cảnh báo rằng, các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bắc Hàn, trong đó có việc hạn chế cung cấp viện trợ và thiết bị y tế, đã ảnh hưởng đến hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này.
Hồi tháng 11 năm ngoái, bác sĩ người Mỹ Kee B. Park đã viết trên tờ USA Today rằng: “Tôi đã chứng kiến việc các bác sĩ ở Bắc Hàn phải thích nghi như thế nào với sự thiếu thốn. Chẳng hạn, họ tái sử dụng ống thông tĩnh mạch, dao mổ, gạc và găng tay bằng cách làm sạch chúng thật cẩn thận, rồi khử trùng lại, cho đến khi chúng không còn sử dụng được nữa”.
Virus đã lây lan đến đâu?
Trước đó, hôm 20/1, giới chức y tế Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận rằng, virus corona mới này có thể lây từ người sang người.
Căn bệnh này lần đầu tiên được xác định ở Vũ Hán vào cuối năm ngoái. Dịch bệnh được cho là có liên quan đến một chợ bán hải sản và động vật sống.
Trung Quốc: Virus viêm phổi corona lan tới Bắc Kinh
WHO báo động tình trạng lây lan của virus gây viêm phổi từ TQ
Virus viêm phổi bí ẩn bùng phát ở Trung Quốc
Ngoài Hoa Kỳ, có hai trường hợp nhiễm bệnh đã được xác định ở Thái Lan, một ở Nhật Bản, một ở Hàn Quốc và một ở Đài Loan. Tất cả những người bị nhiễm đều trở về từ Vũ Hán gần đây.
Một báo cáo của Trung tâm Phân tích Bệnh truyền nhiễm Toàn cầu tại Đại học Imperial Colllege, London, Anh, cho rằng có thể có hơn 1.700 trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, Gabriel Leung, Trưởng khoa Y tại Đại học Hong Kong, lại đưa ra con số là gần 1.300 trường hợp.
Chúng ta biết về virus corona mới này?
Virus mới này được gọi là 2019-nCoV, là một chủng virus corona mới, trước đây chưa được xác định là có ở người.
Coronavirus là một họ virus rộng, nhưng hiện chỉ có sáu chủng được xác định là lây cho người và chủng mới phát hiện này là thứ bảy.
Dấu hiệu nhiễm bệnh gồm các triệu chứng hô hấp, sốt, ho, khó thở.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mọi người tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống, nấu chín kỹ thịt và trứng, tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51202274

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm –

Biển Đông tiếp tục dậy sóng

Phạm Hoàng Sơn
Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn đặt nặng mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Bởi vì với một đất nước đông dân, có nhiều vấn đề nội bộ nghiêm trọng như Trung Quốc thì chỉ khi giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mới có thể đảm bảo cho việc cầm quyền của Đảng Cộng sản, không dẫn đến sự rối loạn đất nước.
Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gần đây đã xuất hiện những trở ngại mới và điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình chính trị Trung Quốc và thế giới. Các con số thống kê chỉ tính đến tháng 9/2019 đã cho thấy sự sụt giảm đáng kể của nền kinh tế Trung Quốc. Tại cuộc họp Lưỡng hội tháng 3/2019, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đặt ra mục tiệu trong Báo cáo công tác Chính phủ, dự kiến kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng từ 6 – 6,5%/năm. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (National Bureau of Statistics of China) thì GDP quý I đạt 6,4%, quý II đạt 6,2% và quý III chỉ đạt 6%.  Các số liệu như trên cho thấy mức tăng trưởng về GDP năm nay của Trung Quốc thấp nhất trong thời gian gần 30 năm trở lại đây.[1] Hãng Reuters dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2020 chỉ có khả năng đạt được 5,9%.[2]
Nền kinh tế Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên ít nhiều gặp khó khăn do quy mô kinh tế lớn và phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài. Thời gian qua, Trung Quốc cũng đã nỗ lực chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế thiên về xuất khẩu thay bằng kích thích nhu cầu trong nước, xong để nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này chuyển hướng cần thời gian và các chính sách đồng bộ. Đặc biệt, theo nhiều chuyên gia đánh giá thì một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại là do tác động của cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ trong suốt thời gian qua. Cuộc chiến tranh thương mại này cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, đang ở mức không ngừng leo thang căng thẳng thậm chí còn mở rộng ra cả lĩnh vực tài chính tiền tệ. Điều đó đã tác động trực diện đến nền kinh tế Trung Quốc, gây ra tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đã rời khỏi Trung Quốc để tránh tác động của thương chiến, dẫn đến việc thất nghiệp lan rộng.[3] Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) – cơ quan hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu Trung Quốc cho biết, nước này đang phải chịu rất nhiều áp lực trong việc duy trì môi trường việc làm ổn định), v.v…Ngoài ra, tình hình chính trị căng thẳng như biểu tình ở Hồng Kông kéo dài cũng là nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.
Trong nhiều năm trở lại đây, mức tăng trưởng kinh tế ổn định đã trở thành một trong những nền tảng duy trì tính hợp pháp trong sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc. Bởi vậy, việc thừa nhận những khó khăn nổi cộm trong phát triển kinh tế, một mặt cho thấy, những áp lực về kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt là rất lớn, mặt khác cho thấy chính phủ Trung Quốc đã nhận thức rõ được cục diện khó khăn về mặt kinh tế mà nước này đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, cho dù nền kinh tế có những biến động như vậy, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tế ở khu vực đảo Hải Nam nhằm mục tiêu xây dựng khu vực đảo Hải Nam thành Khu mậu dịch tự do và cảng thương mại tự do với hàng loạt các chính sách ưu đãi về mặt kinh tế. Kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế ở Hải Nam trên các lĩnh vực mũi nhọn như: Cảng biển, nuôi trồng thuỷ hải sản, nông nghiệp nhiệt đới, du lịch nghỉ dưỡng, hàng không vũ trụ…đã cho thấy mục tiêu lâu dài của Đảng và Chính phủ Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế Hải Nam làm bàn đạp tiến ra khống chế Biển Đông. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở Hải Nam để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào khu vực này, tạo điểm kết nối với các quốc gia trong khu vực trên cơ sở thúc đẩy chiến lược con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.
Chúng ta đã chứng kiến trong năm 2019, những dấu hiệu bất ổn của tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Trung Quốc đã có những tác động, ảnh hưởng nhất định tới tình hình Biển Đông. Bởi vì một trong các cách thức căn bản mà Trung Quốc từ trước đến nay vẫn hay áp dụng đó là khi có những dấu hiệu bất ổn trong nước, Trung Quốc thường thông qua những động thái gây căng thẳng ngoài biển để đẩy mâu thuẫn ra bên ngoài, kích động chủ nghĩa dân tộc nhằm làm giảm sự chú ý của dư luận đối với các vấn đề nội bộ. Chính vì vậy, với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, cộng với các vấn đề chính trị nội bộ, Trung Quốc đang có những xung đột sâu sắc, khả năng Trung Quốc “mượn” vấn đề biển Đông để lấp đi những bất ổn nội bộ là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.
 [1] National Bureau of Statistics of China, 2019, Preliminary Accounting Results of GDP for the Third Quarter of 2019, http://www.stats.gov.cn/english/PressRelease/201910/t20191021_1704329.html
[2] https://www.reuters.com/article/us-china-economy/chinas-economic-growth-set-to-slow-to-30-year-low-this-year-more-government-support-seen-reuters-poll-idUSKBN1ZD0O9
[3] Công ty nước ngoài chạy khỏi Trung Quốc, hàng loạt nhà máy tê liệt”. Mạng: https://vietnamnet.vn/vn/kinh- doanh/dau-tu/cong-ty-nuoc-ngoai-chay-khoi-trung-quoc-hang-loat-nha-may-te-liet-562737.html
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sluggish-economic-growth-makes-china-more-aggressive-in-the-scs-01222020103202.html

Vừa biên chế tàu khu trục Type 052E,

Trung Quốc ngừng đóng tàu hộ tống Type 056

Trung Quốc đã biên chế tàu khu trục Type 052E đầu tiên cho Hải quân nhằm giữ vai trò yểm trợ cho tàu khu trục Type 055, cũng như tham gia hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc.
Tàu khu trục Type 052E là phiên bản nâng cấp của Type 052D. Theo thông số thiết kế, Type 052E có lượng giãn nước 7.500 tấn. Hệ thống động lực kiểu kết hợp diesel-turbine khí (CODOG), gồm 2 động cơ turbine khí QC-280 có tổng công suất 28 MW và 2 động cơ diesel Shaanxi (bản sao chép của Trung Quốc động cơ MTU 20V956TB92) tổng công suất 8.840 mã lực. Trên các tàu Type 052E sử dụng bệ phóng thẳng đứng kiểu module-ô phóng chứa 8 tên lửa phòng không, chống ngầm hay tên lửa hành trình chiến thuật mỗi bệ (trên mỗi tàu lớp này có tổng cộng 64 tên lửa), 4 module bệ phóng thẳng đứng vạn năng được bố trí ở phần mũi tàu, trước phần thượng tầng, 4 module khác ở phần đuôi của phần thượng tầng, trước hăng-ga trực thăng. Trong các bệ phóng thẳng đứng có thể bố trí các tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9B, tên lửa chống hạm thế hệ mới YJ-18A, tên lửa chống ngầm CY-2 với phần chiến đấu là ngư lôi Yu-8.
Vũ khí pháo chính của tàu là ụ pháo hoàn toàn tự động một nòng 130 mm H/PJ-38 do Trung Quốc sản xuất, sao chép ụ pháo AK-130-MR-184 của Nga, dùng để bắn mục tiêu mặt đất và mục tiêu bay, kể cả tên lửa hành trình dưới âm. Giống như các tàu khu trục Trung Quốc hiện đại khác, Type 052E được lắp 2 hệ thống pháo phòng không 30 mm Type 730. Đặc điểm quan trọng về trang bị vũ khí của tàu là việc tăng cường khả năng phòng không bằng cách lắp hệ thống tên lửa phòng không tầm gần FL-3000N với 24 tên lửa TY-90 tầm bắn 9 km. Theo ý tưởng thiết kế, hệ thống này tương tự hệ thống tên lửa phòng không RAM. Vũ khí chống ngầm gồm 2 cụm x 3 ống phóng lôi để bắn ngư lôi Yu-7 và 4 hệ thống phóng bom phản lực 18 nòng. Ở đuôi tàu có bố trí bãi đáp và hăng-ga cho một trưc thăng chống ngầm Kа-28 của Nga hay Z-9C của Trung Quốc. Tàu Type 052E được trang bị radar mới Type 346 với anten mạng pha có kích thước hình học lớn hơn đáng kể radar anten mạng pha Type 438 lắp trên các tàu khu trục lớp Type 052C, cũng như radar phát hiện tầm xa Type 518 băng L.
So với Type 052D thì Type 052E có phần thân và nhà chứa máy bay kích thước lớn hơn, khiến lượng giãn nước xấp xỉ khu trục hạm Arleigh Burke đời đầu của Mỹ, mục đích nhằm giúp tàu tiếp nhận trực thăng Z-20 thay vì Z-9. Bên cạnh đó, cảm biến chính của tàu gồm radar mảng pha quét chủ động Type 364 và Type 517 cũng được nâng cấp mạnh, tính năng tăng cao so với loại cũ. Các radar này giúp cho Type 052D có khả năng hoạt động tốt hơn trong môi trường nhiễu điện tử cũng như mở rộng tầm quan sát vượt trội so với phiên bản hiện nay. Tính năng kỹ chiến thuật của khu trục hạm Type 052E được đánh giá là không thua kém quá nhiều so với chiến hạm cỡ lớn và rất đắt tiền là chiếc Type 055.
Tàu khu trục Type 052E đầu tiên được đặt tên là Zibo (số hiệu 156), chiếc Type 052E với phần thân kéo dài này được thi công tại Nhà máy đóng tàu Giang Namvà ra mắt vào giữa năm 2018, con tàu đã hoàn thành trong khoảng thời gian chỉ vỏn vẹn có 18 tháng, một tốc độ kỷ lục. Hiện tại có ít nhất 5 con tàu loại này đang được đóng mới.
Đáng chú ý, Trung Quốc hiện đang điều chỉnh chủ trương về việc đóng các loại tàu chiến phục vụ cho hải quân. Theo đó, Bắc Kinh sẽ hạn chế hoặc ngừng đóng các loại hình tàu hộ tống có lượng giãn nước nhỏ. Truyền thông Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh sẽ ngừng đóng lớp tàu hộ tống Type 056 sau khi hải quân nước này chuyển hướng tập trung vào các con tàu lớn hơn, phục vụ tác chiến biển xa. Chiếc cuối cùng của lớp tàu nặng 1.300 tấn được trang bị tên lửa dẫn đường, tàu A Bá (tên một huyện ở tỉnh Tứ Xuyên), xuất xưởng vào tháng 12/2019. Con tàu sẽ gia nhập hạm đội Nam Hải, theo một tài khoản mạng xã hội được nói là của quan chức truyền hình A Bá, tuy nhiên tài khoản này không nói khi nào tàu sẽ được biên chế về hạm đội Nam Hải.
Tàu lớp Type 056 đầu tiên được hạ thủy vào năm 2012 và nhanh chóng trở thành loại tàu được chế tạo nhiều nhất trong hải quân Trung Quốc với ít nhất 60 tàu được đóng trong vòng 8 năm qua. Các tàu lớp Type 056 có lượng giãn nước đầy đủ 1.365 tấn, chiều dài 89 m, chiều rộng 11,6 m, mớn nước 4,4 m, cự ly hành trình 2.000 hải lý ở tốc độ 18 hải lý/h và được biên chế vũ khí hạn chế. Đáng chú ý là tốc độ đóng các tàu này cao một cách khác thường. Vũ khí của tàu gồm 2 bệ phóng kép tên lửa chống hạm YJ-83, 1 bệ phóng mang 8 ống phóng tên lửa phòng không tầm gần HQ-10 (AJK-10) với tầm bắn 9 km, 1 ụ pháo 76 mm H/PJ-26 với tầm bắn 16 km, 2 pháo tự động hai nòng 30 mm điều khiển từ xa dẫn tự động hay bằng tay, 2 cụm x 3 ống phòng lôi 324 mm, sân đỗ cho 1 trực thăng Harbin Z-9C. Tàu được trang bị radar phát hiện mục tiêu mặt nước/trên không Type 360, radar dẫn đường Type 760, radar điều khiển hỏa lực Type LR-66, radar bảo đảm bay cho trực thăng Type 754, 2 module tác chiến điện tử, các thiết bị phóng nhiễu lưỡng cực. Có tin tàu có 1 trạm thủy âm kéo.
Lớp tàu này còn một biến thể chống ngầm gọi là Type 056A, một phiên bản phục vụ hải cảnh được trang bị súng phun nước. Mặc dù có thiết kế tương đối mới và được sử dụng rộng rãi, việc đóng mới tàu lớp 056 sẽ ngừng lại, một phần bởi hải quân Trung Quốc đã có đủ tàu phòng vệ ven biển và sẽ chuyển qua tập trung cho các hoạt động tác chiến biển xa.
Từ sự điều chỉnh trên cho thấy, Trung Quốc đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện chiến lược “Cường quốc biển” và tìm cách phá vòng vây của Mỹ và đồng minh trên biển.
http://biendong.net/bien-dong/32698-vua-bien-che-tau-khu-truc-type-052e-trung-quoc-ngung-dong-tau-ho-tong-type-056.html

Định vị TQ trong vụ đấu tên lửa Mỹ-Iran

Trung Quốc vừa không muốn khiêu khích chính quyền Trump vừa muốn duy trì lợi ích riêng tại Iran
Trung Quốc – có nhiều lợi ích kinh tế tại Trung Đông
Điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif sau khi tướng Qasem Soleimani bị sát hại do cuộc không kích của Mỹ ở Baghdad, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố trên một bản tin trực tuyến của Bộ Ngoại giao nước này rằng, “Trung Quốc phản đối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, “kêu gọi Mỹ tìm kiếm giải pháp đối thoại thay vì sử dụng vũ lực”… Ngoài quan điểm chính trị, Trung Quốc có nhiều lý do kinh tế để phải tích cực kêu gọi các bên kiềm chế khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang do Trung Quốc mua dầu từ Trung Đông nhiều nhất thế giới và cũng đang có các khoản đầu tư lớn vào Iran, Iraq và nhiều quốc gia Trung Đông khác.
Còn nhớ, sau chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tháng 8/2019 của Ngoại trưởng Iran, hai nước đã đồng ý bổ sung nhiều dự án vào chương trình song phương 25 năm được ký kết năm 2016, đáng chú ý là khoản đầu tư 400 tỉ USD đầu tiên vào nền kinh tế Iran, gồm 280 tỉ USD để phát triển các lĩnh vực dầu khí và hóa dầu và 120 tỉ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông và sản xuất phù hợp hơn với các yêu cầu
hoạt động của Trung Quốc. Đổi lại, các nhà đầu tư Trung Quốc có quyền thực hiện các dự án ở Iran mà không đấu thầu; dòng vốn khổng lồ này còn cho phép Trung Quốc có tiếng nói trong giới chính trị và mua dầu với giá thấp nhất, theo hãng tin Deseret News.
Trung Quốc từ lâu đã có nhiều thỏa thuận kinh tế béo bở với Iran và thường tận dụng lợi thế của đồng minh Iran. Sau thỏa thuận hạt nhân JCPOA năm 2015 và việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa tài sản của Iran, Trung Quốc vẫn nắm giữ 22,5 tỉ USD dự trữ của nước này. Xung đột Mỹ-Iran sẽ tạo đòn bẩy cho Bắc Kinh đòi hỏi những thỏa thuận sinh lời cao hơn trong tình hình kinh tế hỗn loạn của Iran. Trong khi Mỹ bằng các lệnh trừng phạt của mình muốn cô lập Iran khỏi thị trường toàn cầu, Trung Quốc vẫn âm thầm khai thác nguồn tài nguyên được đánh giá là khá dồi dào của đất nước Trung Đông này.
Theo số liệu của Finacial Times, Trung Quốc có hơn 300 triệu xe chạy bằng diesel và xăng, chưa kể ngành du lịch hàng không nội địa đang mở rộng. Xăng dầu đã trở nên không thể tách rời khỏi hoạt động kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang phát triển. Nhập khẩu dầu mỏ của nước này đã tăng nhanh trong thập kỷ qua, trong đó, khoảng 44% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Trung Đông.
Năm 2019, Saudi Arabia đã vượt qua Nga để trở thành nhà cung ứng dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc. Tháng 6/2019, Trung Quốc nhập từ nước này 1,88 triệu thùng/ngày – gần gấp đôi so với một năm trước đó. Tờ Finacial Times từng nhận định, “nếu xuất khẩu dầu của Iran hoàn toàn bị cắt đứt bằng các lệnh trừng phạt hoặc bởi một cuộc xung đột vũ trang tại eo biển Hormuz thì Trung Quốc sẽ là một trong những người đầu tiên bị tổn thương. An ninh năng lượng hiện là một vấn đề của Trung Quốc”.
Mặc dù Bắc Kinh “lấy làm quan ngại” trước cuộc tấn công của Mỹ, cho đây là động thái “không thể chấp nhận được”, nhưng không sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ như “lên án” hoặc “phản đối” giống Nga hoặc Iran. Bắc Kinh chỉ nhấn mạnh Trung Quốc sẽ “đóng vai trò xây dựng” giúp đảm bảo an ninh trong khu vực và kêu gọi tất cả các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với các chiến lược của Trung Quốc từ trước đến nay – tránh đưa ra các cam kết tại một khu vực mà nước này dễ bề đụng độ với Mỹ và các đồng minh.
Dấu ấn Trung Quốc vũ khí Iran tấn công căn cứ quân sự Mỹ
Theo các nguồn tin quân sự, trong đợt tấn công căn cứ quân sự Mỹ, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đã sử dụng tên lửa đạn đạo Fateh-313 (phát triển dựa trên phiên bản Fateh-110 có xuất xứ từ Trung Quốc) và tên lửa Qiam-1. Sau chiến tranh Iran-Iraq, Iran cảm thấy cần phải hiện đại hóa lực lượng tên lửa trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận, đã tìm đến các tên lửa đạn đạo do Trung Quốc sản xuất như B610, phiên bản cải tiến của tên lửa HQ-2. Trong những năm 1990, Iran phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc phát triển tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn.
Năm 1996, một báo cáo của CIA cho biết, Trung Quốc cấp cho Iran công nghệ tên lửa và các cấu phần, bao gồm con quay hồi chuyển và gia tốc kế, cũng như các thiết bị chế tạo radar. Kết quả là tên lửa đạn đạo Fateh-110 đầu đạn nổ nặng 650kg và tầm bắn 200km ra đời năm 1997 với những dấu ấn rõ rệt từ công nghệ cho đến nguyên vật liệu Trung Quốc. Phiên bản Fateh-313 mới nhất Iran sử dụng để tấn công căn cứ Mỹ được cải tiến về tầm bắn, lên tới 500km và được dẫn đường chủ động.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Qiam-1 được Iran sản xuất nội địa 100%, được phát triển trên nền tảng tên lửa Shahab-2 của Iran – là bản sao của tên lửa Triều Tiên Hwasong-6. Trong vài năm trở lại đây, Iran bắt đầu tự mình sản xuất nguyên liệu và cải tiến tên lửa, mở rộng kho tên lửa đạn đạo của nước này. Có thể nói, Trung Quốc đã đặt nền móng cho sự phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo của Iran.
Trung Quốc muốn làm “ngư ông đắc lợi”?
Mặc dù Trung Quốc liên tục chỉ trích hành động của Mỹ đối với các lợi ích về thương mại và an ninh của nước này nhưng họ lựa chọn một phản ứng “hạn chế hơn” trước những xung đột của Washington với các đối tác ngoại giao của mình. Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể việc mua dầu mỏ của Iran kể từ khi Mỹ chấm dứt toàn bộ quy chế miễn trừng phạt đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ được phép mua dầu thô của Tehran. Riêng tháng 11/2019, lượng dầu thô mà Bắc Kinh nhập khẩu từ Tehran chưa đến 548.000 tấn, ít hơn nhiều so với con số hơn 3 triệu tấn hồi tháng 4/2019. Trong khi đó, lượng dầu nhập khẩu của Saudi Arabia từ tháng 1-11/2019 đã tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Theo chuyên gia Shi Yinhong, trong trường hợp căng thẳng Trung Đông leo thang như hiện nay, các quốc gia khác hầu như có ít khả năng làm thay đổi hiện trạng. Trung Quốc có thể sử dụng vai trò của nước này trên cương vị là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ để chỉ trích các hành động của Mỹ chống lại Iran. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ trì hoãn việc đưa ra động thái như vậy trong thời
gian lâu nhất như có thể, “Trung Quốc sẽ không đứng về phía nào trong Hội đồng Bảo an trừ khi nước này phải lựa chọn”.
Cái chết của tướng Soleimani có khiến Trung Quốc từ bỏ các hành động cân bằng quan hệ ngoại giao trong quá khứ, đặc biệt là khi Chủ tịch Tập Cận Bình đang tìm cách kết thúc các cuộc đàm phán thương mại sơ bộ với Trump trong tháng này? Mặc dù Trung Quốc khẳng định sẽ đầu tư hàng trăm tỷ USD vào cơ sở hạ tầng dầu khí của Iran song cho tới nay, các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ với Iran đã khiến các kế hoạch này chững lại. Trung Quốc cũng đang tăng cường hợp tác quân sự với Nga và mở rộng quan hệ với Tehran. Trung Quốc và Nga có thể dễ dàng hỗ trợ cho Iran trong bất cứ cuộc xung đột nào của Iran với Mỹ thông qua mạng lưới cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đang xây dựng dọc vùng Trung Á vốn nằm trong “Sáng kiến Vành đai và Con đường”.
Nếu Mỹ tấn công quân sự Iran, Trung Quốc sẽ nhanh chóng chớp lấy cơ hội kéo dài “thời kỳ cơ hội chiến lược” bằng việc hiện thực hóa những tham vọng tưởng chừng như xa vời nhất cũng như rộng mở cánh cửa để Bắc Kinh vượt Washington trên cả mặt trận kinh tế, thống trị quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương và tiên phong trong cuộc cách mạng thay đổi hệ thống toàn cầu. Dù giới chính trị gia Mỹ vẫn đang tranh luận để tìm ra phương án tốt nhất đối phó với Trung Quốc, nhưng cả những người theo phe hiếu chiến hay hòa bình đều đồng thuận với quan điểm nếu Mỹ tiến hành chiến tranh với Iran là khởi đầu cho kỷ nguyên của Trung Quốc.
Đến thời điểm hiện tại, Bắc Kinh không có nhiều động thái chống lại nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm gia tăng sức ép lên Tehran, ngoài việc bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran và chỉ trích các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ. Theo một số nhà quan sát, không có nhiều dấu hiệu cho thấy, cái chết của tướng Iran Soleimani sẽ thúc đẩy Trung Quốc đi chệch hướng khỏi chiến lược cân bằng của nước này, đặc biệt khi Tập Cận Bình tìm cách kết thúc các cuộc đàm phán thương mại giai đoạn đầu với Trump vào tháng 1/2020. Theo Shi Yinhong, Trung Quốc bị vướng vào một tình huống khó xử, vừa không muốn khiêu khích chính quyền Trump, vừa muốn giữ quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nga và duy trì những lợi ích riêng tại Iran
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32576-dinh-vi-tq-trong-vu-dau-ten-lua-my-iran.html

Cộng Đồng Hoa Lục phẫn nộ

trước việc chú lợn bị đẩy ra khỏi một tháp nhảy bungee

Tin từ BẮC KINH, Trung Cộng – Đoạn video quay cảnh một con lợn bị trói và đẩy ra khỏi tháp bungee tại công viên giải trí ở Trung Cộng gây phẫn nộ, ở một đất nước nơi hoạt động bảo vệ động vật là một hiện tượng tương đối mới và đang phát triển. Theo tin từ New York Times, cảnh quay hành động nguy hiểm này, được thực hiện bởi các nhân viên tại công viên giải trí Meixin Red Wine Town ở thành phố Trùng Khánh phía tây nam vào hôm thứ Bảy (18 tháng 1), cho thấy con lợn bị trói vào cột, với tất cả các chân bị trói, bị khiêng lên một tòa tháp cao vài tầng.
Con vật kêu la thảm thiết khi nó bị kéo về phía rìa của tòa tháp, được gắn với một dây cáp bungee và mặc một chiếc áo choàng phủ xuống phần thân. Khi bị đẩy ra khỏi rìa, con lợn bất lực bật nảy giữa không trung khi sợi dây thu lại. Tiếng kêu la đầy đau khổ của con vật tiếp tục vang vọng khi nó bị treo lơ lửng giữa không trung. Công viên giải trí, từng tuyên bố hành động này là một phần của lễ khai mạc cho một điểm thu hút nhảy bungee mới, lên tiếng xin lỗi sau khi công chúng bày tỏ sự phẫn nộ. Trong một tuyên bố được báo đài địa phương đưa tin vào hôm Chủ nhật (19/1), phía công viên cũng chúc người dùng Internet một Tết Nguyên đán vui vẻ – và trớ trêu thay, đây cũng là thời điểm kết thúc Năm con lợn. Người dùng mạng truyền thông xã hội gọi hành động này là “tàn nhẫn” và “vô nhân đạo”. Sự việc này cũng thu hút sự lên án rộng rãi của các tổ chức bảo vệ quyền động vật.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cong-dong-hoa-luc-phan-no-truoc-viec-chu-lon-bi-day-ra-khoi-mot-thap-nhay-bungee/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.