Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 13/01/2020

Monday, January 13, 2020 6:04:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 13/01/2020

Donald Trump và hơn 40 năm căm hận Iran

Mai Vân
Đường lối ngoại giao kỳ lạ của tổng thống Mỹ Donald Trump thường bị đánh giá là ngẫu hứng, thất thường.
Một trong những ví dụ thường được nêu lên là hồ sơ Bắc Triều Tiên: Trong không đầy một năm, ông Trump đã có thể chuyển ngay từ đe dọa hủy diệt chế độ Bình Nhưỡng sang ca ngợi Kim Jong Un, lãnh đạo nước này. Cách ông xử lý vấn đề Iran, trong những tuần lễ qua lại làm dấy lên những lời chỉ trích về mâu thuẫn giữa ý muốn rút Mỹ ra khỏi vùng Trung Đông và nguy cơ bị kẹt trong vòng xoáy trả đũa và trừng phạt khó kiểm soát được.
Tuy nhiên, theo phân tích của nhật báo Pháp Le Monde ngày 09/01/2020, trên hồ sơ Iran, đương kim tổng thống Mỹ rất nhất quán. Ngay từ lúc bước chân vào Nhà Trắng, Donald Trump đã chuẩn bị một cách có phương pháp việc rút Mỹ ra khỏi hiệp ước hạt nhân mà người tiền nhiệm đã ký kết năm 2015, trước khi áp đặt chính sách “áp lực tối đa” không chút thương tiếc trên nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran.
Đối với Le Monde, có hai sự kiện đã ghi dấu ấn lâu dài lên nhà tỷ phủ nay đã trở thành tổng thống Mỹ: Cuộc khủng hoảng con tin ở sứ quán Hoa Kỳ tại Teheran năm 1979 và cú sốc dầu hỏa lần thứ hai cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980.
Một cuộc nói chuyện năm 1980
Ghi nhận đầu tiên của Le Monde là ngay từ năm 1980, khi chỉ mới là một doanh nhân thành đạt 34 tuổi, Donald Trump đã lần đầu tiên công khai tỏ thái độ căm hận Iran sau vụ người Mỹ bị chế độ Hồi Giáo Iran bắt làm con tin tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Teheran trước đó một năm.
Cho đến gần đây, khi đề cập đến những quan điểm của ông Donald Trump về thời cuộc, người ta thường nhắc đến một tờ quảng cáo vận động tranh cử của ông vào năm 1987, khi lần đầu tiên ông nghĩ đến việc ra tranh chức tổng thống Hoa Kỳ. Tờ quảng cáo này mang những chủ đề mà sau này khi đã là tổng thống Mỹ, ông Trump vẫn nhắc đến, trong đó ông đả kích thái độ “thiếu tôn trọng đối với nước Mỹ” mà nhiều nước đã biểu lộ, kể cả những nước chịu ơn của Washington. Theo ông, các nước này đã lợi dụng sự che chở và điều được cho là lòng hảo tâm của Mỹ.
Tuy nhiên, trong một bài viết lý thú công bố hôm 07/01/2020, theo chân các sử gia Brendan Simms và Charlie Laderman, tác giả một quyển sách về nguồn gốc thế giới quan của tổng thống Trump, ông Thomas Wright, giám đốc chương trình Mỹ-Châu Âu của Trung tâm tham vấn Brookings Institution tại Washington, đã trưng ra một bằng chứng khác cho thấy lập trường của ông Trump về Iran.
Quan điểm đó đã được ông Trump nêu lên trong một cuộc nói chuyện hôm 06/10/1980 trên đài truyền hình Mỹ NBC, không phải với một chuyên gia về quan hệ đối ngoại, mà là với Rona Barrett, một nữ phóng viên nổi tiếng trong làng giải trí thời đó.
Một quốc gia phải được các nước khác tôn trọng
Theo Le Monde, phần lớn cuộc nói chuyện liên quan đến những thành công đầu tiên của doanh nhân Donald Trump ở New York, những suy nghĩ của ông về sự giàu sang và ý nghĩa của nó. Nhưng nhân câu hỏi về việc nước Mỹ phải được nhìn như thế nào, Donald Trump, có lẽ lần đầu tiên, đã nói đến việc “một quốc gia phải được các nước khác tôn trọng”, trước khi đề cập thẳng đến vụ con tin Mỹ bị Iran cầm giữ sau một cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ ở Teheran năm 1979.
Vào lúc ấy, ông Trump đã nói nguyên văn như sau: “Việc họ có thể bắt giữ người Mỹ chúng ta làm con tin là hoàn toàn khôi hài. Việc đất nước (Mỹ) này đã xuôi tay và cho phép một nước như Iran giữ người của chúng ta làm con tin là điều khủng khiếp, và tôi không nghĩ là họ dám làm như thế với những nước khác”.
Khi được hỏi là ông có tán đồng một sự can thiệp quân sự hay không, thì nhà địa ốc trẻ trả lời: “Tôi nghĩ là có. Theo tôi, đất nước chúng ta giàu dầu hỏa, và lẽ ra chúng ta nên can thiệp, và tôi rất thất vọng về việc chúng ta đã không làm. Tôi nghĩ là không ai có thể trách cứ chúng ta. Chúng ta có đầy đủ thẩm quyền để can thiệp vào lúc đó. Tôi nghĩ là chúng ta đã để lỡ một cơ hội”…
40 năm sau, lịch sử rõ ràng như đang tái diễn, trong bối cảnh đương kim tổng thống Mỹ tìm cách làm cho hành động của ông trong mọi vấn đề tách biệt hẳn so với người tiền nhiệm.
Cảm nhận bị hạ nhục
Đối với Le Monde, cuộc nói chuyện năm 1980 cũng phơi bày nỗi ám ảnh của ông Trump về dầu hỏa, cho thấy tác động lâu dài, đối với nhân vật lúc đó mới ở độ tuổi 30, của cuộc khủng hoảng dầu hỏa lần thứ nhì liên quan đến cách mạng ở Iran, và cuộc chiến do Irak khởi động một tháng trước cuộc nói chuyện với Rona Barrett.
Nỗi ám ảnh đó đã xuất hiện nhiều lần sau này, nhất là khi ông Trump tỏ ý tiếc rằng Hoa kỳ đã không “lấy dầu hỏa” của Irak sau khi đưa quân qua Irak vào năm 2003 để triệt hạ Saddam Husein.
Dầu hỏa là yếu tố mà Lầu Năm Góc đã nêu bật vào mùa thu năm ngoái để duy trì một lực lượng đặc biệt ở vùng đông bắc Syria nhằm chống lại sự khôi phục lực lượng của Daech, mặc dù ông Trump đã nhiều lần tỏ ý muốn rút quân. “Chúng ta giữ lại dầu hỏa”, tổng thống Mỹ đã bình luận một cách hài lòng như trên ngày 28/10/2019, sau khi thông báo quyết định bố trí lại lực lượng đặc biệt Mỹ chung quanh các mỏ dầu hỏa của Syria, cho dù, theo các chuyên gia về luật quốc tế, đó có thể là một tội ác chiến tranh.
Quyết định tiêu diệt tướng Iran Qassem Soleimani, sau vụ tấn công vào đại sứ quán Mỹ ở Bagdad do những nhóm Irak thân Iran tiến hành, cũng gợi lại cảm nhận về việc bị làm nhục sau vụ cơ quan đại diện Mỹ ở Teheran bị tấn công hồi năm 1979.
Ngày 04/01, ông Trump đã đe dọa tấn công 52 mục tiêu của Iran trong trường hợp nước Cộng Hòa Hồi Giáo trả đũa, một con số gợi nhắc lại 52 con tin người Mỹ bị Iran cầm giữ trong sứ quán Hoa Kỳ ở Teheran trong suốt 444 ngày kể từ ngày 4/11/1979.
Như để cho mọi người hiểu rõ, cố vấn của ông Trump, bà Kellyanne Conway, hai hôm sau đã nhấn mạnh trở lại rằng con số 52 đó là “số lượng con tin mà họ (Iran) đã cầm giữ cách đây 40 năm khi vị tổng thống rất nhu nhược Jimmy Carter, lãnh đạo nước Mỹ. Họ đã bắt người Mỹ chúng ta làm con tin và tất nhiên đã thả ra khi tổng thống Reagan lên nhậm chức”.
Nỗi ám ảnh bị xem là yếu đuối
Theo nhận định của Le Monde, từ ngày bước chân vào chính trường, ông Donald Trump đã luôn luôn trau dồi hình ảnh người hùng của mình, cho dù ông vẫn muốn Mỹ đoạn tuyệt với vai trò “sen đầm quốc tế” có từ khi Thế Chiến Thứ 2 kết thúc. Ông Trump luôn bị nỗi lo ngại bị coi là một tổng thống “yếu đuối” ám ảnh.
Tờ báo Pháp kết luận: Cái chết của một công dân Mỹ trong vụ pháo kích của dân quân Irak thân Iran, rồi vụ tấn công đại sứ quán Mỹ tại Bagdad đã khơi dậy nỗi ám ảnh đó. Có lẽ đây là yếu tố cơ bản để hiểu những quyết định vừa qua của tổng thống Trump.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200113-donald-trump-va%CC%80-h%C6%A1n-40-n%C4%83m-c%C4%83m-h%C3%A2%CC%A3n-iran

Quân đội hoa kỳ biết việc

 Iran sẽ tấn công căn cứ không quân Al-Asad ở Iraq

Tin từ Al-Asad, Iraq – Theo tin độc quyền từ CNN, quân đội Hoa Kỳ tại căn cứ không quân Al-Asad ở Iraq đã biết trước việc Iran sẽ tấn công, vì vậy các binh lính đã trú ẩn từ 2.5 tiếng trước khi các hỏa tiễn bắn tới khu vực vào thứ tư (ngày 8 tháng 1).
Hầu hết binh lính đã rời khỏi căn cứ hoặc tìm nơi trú ẩn tại các hầm (bunkers) trước 11:00 đêm (giờ địa phương) hôm thứ ba (ngày 7 tháng 1) – sau đó, một trong bốn đợt hỏa tiễn đầu tiên của Iran đã tàn phá căn cứ vào khoảng 1:30 sáng thứ Tư. Cuộc tấn công kéo dài khoảng hai giờ, chỉ nhắm vào các khu vực đóng quân của quân đội Hoa Kỳ, chiếm khoảng một phần tư căn cứ của Iraq. Các sĩ quan quân đội gọi đó là một “phép màu” khi không có thương vong tại khu vực chịu ảnh hưởng của cuộc không kích, khi mà nhiều đợt hỏa tiễn rơi ngay bên cạnh hầm trú ẩn và một vài nhân viên quan trọng vẫn còn ở bên ngoài.
Theo CNN, đây là lần đầu tiên các binh lính tại căn cứ kể chi tiết về những khoảnh khắc trước cuộc tấn công của Iran, cho thấy họ có thời gian tìm nơi trú ẩn trong các hầm ngay trước khi hỏa tiễn đến.
Cuộc tấn công nói trên là một trong hai cuộc tấn công của Iran nhằm vào căn cứ quân sự của Iraq chỉ trong ngày thứ tư. Các cuộc tấn công nhằm mục đích trả đũa cuộc không kích của Hoa Kỳ nhắm vào phi trường ở Baghdad khiến chỉ huy hàng đầu của Iran, ông Qasem Soleimani, thiệt mạng hồi đầu tuần.
https://www.sbtn.tv/quan-doi-hoa-ky-biet-viec-iran-se-tan-cong-can-cu-khong-quan-al-asad-o-iraq/

Tổng thống Trump tuyên bố đứng về phía

những người biểu tình chống chính phủ ở Iran

Hôm thứ Bảy (11/1), Tổng thống Donald Trump bày tỏ sự ủng hộ đối với người biểu tình Iran. Họ xuống đường biểu tình ở Tehran sau khi Cộng hòa Hồi giáo thừa nhận vô tình bắn hạ một máy bay Boeing ở Ukraine, khiến tất cả phi hành đoàn gồm 176 người thiệt mạng.
Từ các bài đăng trên Twitter viết bằng cả tiếng Farsi và tiếng Anh, tổng thống Trump kêu gọi Tehran cho phép các nhóm nhân quyền công bố sự thật và đưa ra lời cảnh báo chính phủ này rằng cả thế giới đang theo dõi hành động của họ.
Theo hãng tin Fars, hôm 11/1, hàng trăm người biểu tình hô vang khẩu hiệu chống chính phủ. Thậm chí, đám đông biểu tình này còn xé những bức hình của tướng Qasem Soleimani, đây là người bị thiệt mạng trong một cuộc không kích của Hoa Kỳ ở Iraq.
Các cuộc biểu tình diễn ra sau khi quân đội Iran thừa nhận rằng họ đã bắn nhầm chuyến bay PS752 của Ukraine International Airlines. Trước đây, chính phủ của Iran bác bỏ cáo buộc về việc bắn hạ chiếc máy bay này.
Theo quân đội Iran, sự việc xảy ra khi Quân đoàn vệ binh cách mạng đang trong tình trạng báo động cao trước căng thẳng leo thang với Hoa Kỳ về cái chết của tướng Soleimani. Họ giải thích rằng chiếc phi cơ này bị nhầm là hoả tiễn hành trình và vô tình bị Lực lượng Vệ binh cách mạng nhắm bắn.
Theo tờ CNBC đưa tin, các cuộc biểu tình ở Tehran hôm thứ bảy 11/1 là cuộc biểu tình gần đây nhất chống lại chính phủ. Thực tế, hồi tháng 11 năm ngoái có hàng trăm người xuống đường để phản đối giá nhiên liệu tăng cao, kêu gọi các nhà lãnh đạo nước này phải từ chức. Trước tình hình bất ổn, chính phủ tổ chức đàn áp dã man khiến hàng trăm người thiệt mạng.  (BBT)
Hôm thứ Bảy (11/1), Tổng thống Donald Trump bày tỏ sự ủng hộ đối với người biểu tình Iran. Họ xuống đường biểu tình ở Tehran sau khi Cộng hòa Hồi giáo thừa nhận vô tình bắn hạ một máy bay Boeing ở Ukraine, khiến tất cả phi hành đoàn gồm 176 người thiệt mạng.
Từ các bài đăng trên Twitter viết bằng cả tiếng Farsi và tiếng Anh, tổng thống Trump kêu gọi Tehran cho phép các nhóm nhân quyền công bố sự thật và đưa ra lời cảnh báo chính phủ này rằng cả thế giới đang theo dõi hành động của họ.
Theo hãng tin Fars, hôm 11/1, hàng trăm người biểu tình hô vang khẩu hiệu chống chính phủ. Thậm chí, đám đông biểu tình này còn xé những bức hình của tướng Qasem Soleimani, đây là người bị thiệt mạng trong một cuộc không kích của Hoa Kỳ ở Iraq.
Các cuộc biểu tình diễn ra sau khi quân đội Iran thừa nhận rằng họ đã bắn nhầm chuyến bay PS752 của Ukraine International Airlines. Trước đây, chính phủ của Iran bác bỏ cáo buộc về việc bắn hạ chiếc máy bay này.
Theo quân đội Iran, sự việc xảy ra khi Quân đoàn vệ binh cách mạng đang trong tình trạng báo động cao trước căng thẳng leo thang với Hoa Kỳ về cái chết của tướng Soleimani. Họ giải thích rằng chiếc phi cơ này bị nhầm là hoả tiễn hành trình và vô tình bị Lực lượng Vệ binh cách mạng nhắm bắn.
Theo tờ CNBC đưa tin, các cuộc biểu tình ở Tehran hôm thứ bảy 11/1 là cuộc biểu tình gần đây nhất chống lại chính phủ. Thực tế, hồi tháng 11 năm ngoái có hàng trăm người xuống đường để phản đối giá nhiên liệu tăng cao, kêu gọi các nhà lãnh đạo nước này phải từ chức. Trước tình hình bất ổn, chính phủ tổ chức đàn áp dã man khiến hàng trăm người thiệt mạng.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-tuyen-bo-dung-ve-phia-nhung-nguoi-bieu-tinh-chong-chinh-phu-o-iran/

Quan hệ Mỹ – EU:

Bên bờ sụp đổ cho tình hữu nghị song phương

Thời gian gần đây, quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU ngày càng có nhiều dấu hiệu rạn nứt, chủ yếu là do mâu thuẫn và xung đột giữa lợi và hại của hai bên ngày càng gay gắt.
Việc quan hệ Mỹ – EU xuất hiện cục diện mâu thuẫn gay gắt, bất đồng nổi rõ, chỉ trích lẫn nhau, đối lập công khai sau khi Donald Trump lên làm Tổng thống là do ân oán tích lũy trong nhiều năm qua tạo thành. Từ ý nghĩa nhất định, cũng là ảnh hưởng còn sót lại của việc Anh rời khỏi EU và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Xuất phát từ lợi ích cá nhân, trước tiên Chính quyền Obama cùng các nước EU do Đức, Pháp giữ vai trò chủ đạo, tích cực can dự vào cuộc trưng cầu ý dân của Anh, ngăn cản nước này rời khỏi EU; sau khi không thành công, lại cùng với các nước EU ủng hộ ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Khi Donald Trump thắng cử, Obama đích thân thuyết phục Angela Merkel tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thủ tướng Đức tiếp theo, còn nói rằng thế giới tự do của phương Tây cần có bà, ông không thể tìm được đối tác nào ổn định hơn và đáng tin cậy hơn Merkel. Nhiều năm qua, Donald Trump luôn nhận định các nước đồng minh như Đức đã lợi dụng Mỹ, và trong bài phát biểu nhậm chức có nói sẽ quyết tâm lấy lại tất cả, điều này đang càng thúc đẩy Donald Trump quyết định đi con đường phản đối Obama. Khi vừa lên cầm quyền, ông đã ủng hộ Anh rời khỏi EU, tập trung công kích Đức, mỉa mai chính sách của EU đối với châu Âu.
Việc quan hệ Mỹ – EU liên tục căng thẳng, sắp đi đến rạn nứt có những yếu tố chính sau:
Đầu tiên, mối đe dọa an ninh chung tan biến, làm cho cơ sở tồn tại của liên minh quân sự Mỹ – EU bị tác động. Ngày 13/11/2016, trước khi Donald Trump đắc cử và trở thành tổng thống, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger từng nói với phóng viên của tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) rằng: “Rất nhiều quan hệ đồng minh được tạo ra trong thời Liên Xô được coi là mối đe dọa rất lớn. Hiện nay đã tiến vào thời đại mới, nội dung của mối đe dọa đã khác. Chỉ từ điểm này có thể thấy cần phải xem xét lại tất cả các quan hệ đồng minh”. Ông đặt lợi ích thực tế của Mỹ lên trên quan hệ đồng minh có cùng quan niệm giá trị, xem xét quan hệ Mỹ – EU dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá. Từ trước đến nay, Mỹ luôn áp dụng sách lược “chia để trị” đối với EU, khi vừa lên cầm quyền Donald Trump đã chĩa mũi dùi công kích vào Đức, phê phán Merkel đã phạm phải sai lầm rất lớn trong vấn đề người nhập cư. EU đã trở thành công cụ của Đức, Đức không tăng ngân sách quốc phòng nhưng lại đầu tư vào đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga… Mục đích của những hành động này là muốn lôi kéo một số nước ở Trung-Đông-Âu, thậm chí là Nam Âu vốn bất mãn với Đức trong các công việc của châu Âu, cơ bản là không hài lòng đối với công việc quan trọng của EU do Đức chủ đạo. Mục tiêu chiến lược của Mỹ là cố gắng kiềm chế tình hình Đức tái trỗi dậy, một lần nữa trở thành nước đứng đầu châu Âu. Trong bài phát biểu gần đây của mình, Thủ tướng Merkel cho rằng “Thời gian để chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào người khác đã kết thúc ở mức độ nào đó, người châu Âu phải nắm lấy vận mệnh của mình”. Đây không phải là điều ngẫu nhiên, nó cho thấy sự biến mất của mối đe dọa chung, quan hệ đồng minh cũng khó có thể tiếp tục.
Thứ hai, bất đồng giữa Mỹ và EU về quan niệm chính trị ngày càng gay gắt. Việc có rất nhiều học giả trên thế giới đều quy kết bất đồng giữa Mỹ và EU về quan niệm chính trị cho sự tranh cãi giữa chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa đa phương, trên thực tế là không chuẩn xác. Vì tất cả các nước đều tiến hành (Mỹ, EU cũng không ngoại lệ) đều áp dụng chủ nghĩa đơn phương hoặc đa phương trong trao đổi đối ngoại, tất cả đều xem xét dựa trên nhu cầu và khả năng của mình, nên rất khó nói là đúng hay sai. Tuy Mỹ bị chỉ trích là thực hiện chủ nghĩa đơn phương, nhưng đến nay vẫn đang kiểm soát NATO, tổ chức các quốc gia châu Mỹ, bảo vệ nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7). Còn EU chủ trương thực hiện chủ nghĩa đa phương đã buộc Hungary với tư cách là nước thành viên EU phải ngừng khởi công xây
dựng đường sắt với các nước không phải là thành viên; luôn canh cánh trong lòng đối với hoạt động của hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo 16 nước Trung-Đông-Âu và Trung Quốc (16+1). Không những vậy, Anh rời khỏi EU và Donald Trump được bầu làm tổng thống đều là kết quả của việc Mỹ và EU thúc đẩy toàn cầu hóa, nhất thế hóa chủ nghĩa tư bản, đi đến mặt trái của nó, gây chia rẽ xã hội trong những năm gần đây. Nguyên nhân lớn nhất khiến Anh rời khỏi EU là rất nhiều người Anh nhận định nhất thể hóa làm tổn hại lợi ích của họ, tìm cách giành lại chủ quyền từ EU. Không ít quốc gia trong EU cũng vì thúc đẩy nhất thể hóa mà nổi lên trào lưu và chính đảng chủ trương trở về quốc gia dân chủ có chủ quyền hoàn toàn. Khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Donald Trump cũng đề cập đến chủ quyền, cho rằng các nước nên thực hiện chính sách ưu tiên lợi ích của nước mình, tiếp đến công khai cho rằng Mỹ ủng hộ chủ nghĩa dân tộc. Việc ông làm như vậy rõ ràng là nhằm vào Liên hợp quốc – cơ chế đa phương có uy quyền nhất, vẫn là thực tế – lấy quốc gia và dân tộc có chủ quyền làm cơ sở, lừa dối mọi người, che giấu thực chất Mỹ đang thúc đẩy chủ nghĩa bá quyền. Ngoài ra, sự bất đồng giữa Mỹ và EU về quan niệm chính trị nằm ở sự tranh cãi giữa chủ nghĩa sắc tộc và quản lý toàn cầu (bao gồm cả nhất thể hóa, toàn cầu hóa). Đều là kết quả của xu hướng thế giới chủ nghĩa tự do phương Tây hiện nay đang tiến vào thời kỳ suy thoái. Sự bất đồng này không thể hàn gắn trong thời gian ngắn.
Thứ ba, sự khác biệt về chính sách ngoại giao của Mỹ và EU đã làm gay gắt hơn nữa mâu thuẫn giữa hai bên. Mỹ dựa vào sức mạnh tổng hợp hùng mạnh của mình để thực hiện một cách nhất quán ngoại giao thực lực, khoa chân múa tay, chỉ trích can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, trong đó có các nước đồng minh; dễ dàng thực hiện các biện pháp trừng phạt vô cớ đối với nhiều nước đang phát triển, thậm chí sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, lật đổ chính quyền hợp pháp. Các nước EU trừ các nước thực dân lâu đời như Anh, Pháp… phải hứng chịu nhiều tai họa đau thương trong Chiến tranh thế giới thứ hai từ chối làm theo Mỹ thực hiện cuộc chiến nhằm vào các khu vực như Đông Á, Bắc Phi…, đều bị Mỹ chỉ trích và gây sức ép. Sau khi lên cầm quyền, Donald Trump đã đẩy mạnh hơn nữa việc thúc đẩy ngoại giao thực lực. Ông nhận định chỉ cần Mỹ có sức mạnh quân sự hùng mạnh đủ để đe dọa bất kỳ nước nào, thì có thể muốn làm gì thì làm về ngoại giao, đến các công việc liên quan đến sự an nguy và lợi ích của các nước đồng minh cũng không quan tâm. Ví dụ như rút khỏi Hiệp định Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu, Thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), điều chỉnh bố trí quân sự của Mỹ ở khu vực Trung Đông, rút khỏi lực lượng tác chiến đồn trú ở Syria, cắt giảm quân số ở Iraq…, Mỹ đều không bàn bạc với các nước đồng minh. Ngoài ra, xuất phát từ xem xét tình hình chính trị trong nước, không quan tâm đến sự phản đối của các bên trong đó có các nước đồng minh, ngang nhiên đi ngược lại nhận thức chung của thế giới, Mỹ tuyên bố thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và dời đại sứ quán của nước này đến đó, thừa nhận chủ quyền của Cao nguyên Golan thuộc về Israel…, đây chính là biểu hiện của việc thúc đẩy chính trị cường quyền. Đến các nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng khó có thể chấp nhận những biện pháp này, làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ và EU gay gắt chưa từng có, đối lập công khai.
Thứ tư, xung đột lợi ích kinh tế giữa Mỹ và EU ngày càng gay gắt. Mỹ là quốc gia phát triển lớn nhất thế giới, EU là khối có sức mạnh tổng hợp hùng mạnh nhất thế giới và các nước phát triển hợp thành. Vào thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ 20 và 21, tổng lượng kinh tế hai bên cơ bản ngang bằng. Đầu thế kỷ 21, EU bắt đầu thực hiện tiền tệ thống nhất, xây dựng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), điều này đã tác động rất lớn đến đồng USD chiếm vai trò chủ đạo trong hệ thống tiền tệ quốc tế từ lâu nay. Sau đó, Mỹ chưa từng ngừng tận dụng các biện pháp như tỷ giá hối đoái để tấn công đồng euro, tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của đồng tiền này. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào năm 2008 đã gây ra cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và EU. Trải qua hơn 10 năm đọ sức, đồng euro đã có chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế, luôn chiếm hơn 20% trong tổng mức tiền tệ quốc tế, vị trí đồng tiền quốc tế lớn thế hai thế giới.
Do sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật về cơ bản là ngang bằng nhau, nên va chạm thương mại hàng hóa giữa Mỹ và EU luôn diễn ra. Trong tình hình toàn cầu hóa do các nước chủ nghĩa tư bản giữ chủ đạo quét qua toàn cầu, cạnh tranh gay gắt chưa từng có, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và EU cũng ngày càng gay gắt. Tuy hai bên đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán để ký hiệp định thương mại tự do nhưng đều thất bại. Chính quyền Donald Trump lấy tìm kiếm lợi ích kinh tế thự tế làm quốc sách, đối diện với Đức lấy thị trường chung châu Âu làm chỗ dựa có ưu thế rõ ràng trong các nước tư bản, trở thành nước có xuất siêu thương mại nhiều nhất thế giới, quyết định không thể để vấn đề tiếp tục diễn ra. Với biện pháp chủ yếu là áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, Chính quyền Donald Trump đã phát động cuộc chiến thương mại mới với EU. Hai bên liên tục đưa ra các biện pháp trừng phạt và trả đũa lẫn nhau. Cuộc đàm phán được khởi động để ký hiệp định thương mại mới giữa hai bên, lại vì bất đồng trong nội
bộ EU. Pháp kiên quyết gạt thương mại nông sản ra ngoài, còn Mỹ để phân hóa Đức và Pháp, không đồng ý yêu cầu của Pháp. Triển vọng đàm phán khiến mọi người quan ngại, lo ngại giống nhiều cuộc đàm phán trước đây đều kết thúc mà không đạt được kết quả gì.
Từ tình hình nêu trên không khó nhận thấy sự bất đồng giữa Mỹ và EU trên các phương diện như chính trị, kinh tế, tài chính, quân sự và ngoại giao đều rất nghiêm trọng, đấu tranh gay gắt. Tuy nhiên, quan hệ đồng minh trong nhiều năm qua lại khiến hai bên có mối liên hệ chằng chịt. Hiện nay, quan hệ Mỹ – EU đã không còn là đồng minh, nhưng vẫn là đối tác vừa cạnh tranh vừa hợp tác, e rằng điều này sẽ tiếp diễn trong thời gian tương đối dài, đến khi cục diện địa kinh tế – chính trị toàn cầu có những thay đổi hoàn toàn.
http://biendong.net/bien-dong/32590-quan-he-my-eu-ben-bo-sup-do-cho-tinh-huu-nghi-song-phuong.html

Mỹ trục xuất nhiều khóa sinh Saudi Arabia

sau vụ nổ súng ở Pensacola

WASHINGTON, D.C. (NV) – Hơn một chục khóa sinh người Saudi Arabia đang theo học tại một số căn cứ huấn luyện tại Mỹ sẽ bị trục xuất về nước, sau khi có cuộc duyệt xét xảy ra tiếp theo vụ nổ súng làm chết ba quân nhân Mỹ hồi tháng qua ở căn cứ không lực của Hải Quân Mỹ tại Pensacola, tiểu bang Florida, theo các nguồn tin thông thạo nói với CNN.
Những quân nhân Saudi Arabia này không bị cáo buộc là trợ giúp trung úy khóa sinh 21 tuổi, cũng người Saudi Arabia, trong vụ hạ sát ba quân nhân Hải Quân Mỹ hồi Tháng Mười Hai vừa qua.
Tuy nhiên, những người này bị nghi ngờ là có liên hệ đến các phong trào có chủ trương quá khích, theo một nguồn tin thông thạo.
Một số người khác cũng bị cáo buộc là tàng trữ dâm thư liên quan đến trẻ nhỏ, theo một giới chức Bộ Quốc Phòng Mỹ. Các phát ngôn viên của FBI và Bộ Tư Pháp Mỹ từ chối không bình luận về việc này.
Có khoảng một chục khóa sinh Saudi Arabia tại căn cứ ở Pensacola đã bị quản thúc trong trại nơi họ theo học, trong khi chờ đợi kết quả điều tra của FBI.
Ngũ Giác Đài cũng tiến hành cuộc duyệt xét về tất cả các khóa sinh Saudi Arabia đang theo học các khóa huấn luyện trên toàn nước Mỹ, tất cả vào khoảng 850 người.
Theo một giới chức Mỹ, Bộ Tư Pháp dự trù sẽ công bố kết luận rằng vụ nổ súng ở Pensacola là một hành vi khủng bố.
Cho tới nay, không có ai khác bị truy tố là đồng lõa trong vụ ở Pensacola và chính quyền Saudi Arabia hứa sẽ cộng tác hoàn toàn trong cuộc điều tra. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/my-truc-xuat-nhieu-khoa-sinh-saudi-arabia-sau-vu-no-sung-o-pensacola/

Bão lớn di chuyển về bờ đông Hoa Kỳ

khi nhiệt độ giảm xuống

Hôm qua, đã có 387 báo cáo về thời tiết khắc nghiệt, trong đó có 4 cơn lốc xoáy ở Kentucky, Mississippi và Alabama.
Thứ Bảy (11/01/2020), kỷ lục nhiệt độ ở đông bắc Hoa Kỳ được ghi nhận ở mức 70 độ ở phi trường Boston Logan. ở Denten, Texas có tuyết rơi đến 2 inches. Sáng nay (12/01/2020), một cơn bão lớn di chuyển vào bờ đông Hoa Kỳ với khuyến cáo về thời tiết trên khắp 19 tiểu bang từ Wisconsin đến Maine.
Từ North Carolina đến New England có gió mạnh đên 50 dặm/giờ. Sáng nay (12/01/2020) tâm bão nằm ở New York với không khí lạnh kéo dài từ Carolinas đến Vịnh Mexico. Khi cơn bão hướng ra ngoài khơi, không khí lạnh sẽ khiến nhiệt độ giảm đến 30 độ từ 7 giờ sáng Chủ nhật (12/01/2020) đến 7 giờ sáng thứ Hai (13/01/2020) ở một số khu vực, kể cả thành phố New York. Đến chiều cùng ngày, cơn bão di chuyển ra khỏi bờ biển gây mưa tuyết ở phía bắc New England và mưa từ Carolinas đến Vịnh Mexico.
Một loạt các cơn bão dự kiến sẽ di chuyển đến khu vực tây bắc Thái Bình Dương trong tuần, đổ tuyết dày đặc, mưa lớn ở ven biển và sóng biển cao tới 25 feet. Vào tối thứ Ba (14/01/2020), ở khu vực cao nguyên sẽ có tuyết tới 4 feet. Mưa ở ven biển có thể lên tới 2 inch vào tối thứ Ba (14/01/2020) và đổ nhiều tuyết và mưa vào những ngày sau đó trong tuần.
Trong 24 giờ tới, nhiệt độ sẽ giảm mạnh ở một phần Hoa Kỳ. Khi nhiệt độ sáng nay ở thành phố New York khoảng 65 độ, thì đến cùng thời điểm ngày mai (13/01/2020) nhiệt độ chỉ còn khoảng 35 độ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bao-lon-di-chuyen-ve-bo-dong-hoa-ky-khi-nhiet-do-giam-xuong/

Tỷ phú Bloomberg:

‘Tôi đang chi hết tiền để loại bỏ Trump’

Ứng viên tổng thống Hoa Kỳ Michael Bloomberg nói với Reuters rằng ông sẵn sàng chi phần lớn tài sản của mình để tìm cách đánh bại đương kim Tổng thống Donald Trump.
Theo hãng tin Anh, ông Bloomberg cũng bác bỏ chỉ trích của các đối thủ khác thuộc Đảng Dân chủ rằng tỷ phú này đang tung tiền để mua cuộc bầu cử Mỹ.
Được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu thứ tám ở Mỹ, ông Bloomberg đã chi mạnh để quảng bá trên sóng phát thanh và truyền hình cũng như truyền thông xã hội rằng ông có cơ hội tốt nhất để đánh bại ông Trump.
Theo Reuters, dù chỉ mới bắt đầu chiến dịch tranh cử vào tháng 11 năm ngoái, khoản tiền ông Bloomberg chi cho quảng cáo nhiều hơn so với số mà các ứng viên chính của phe Dân chủ chi ra vào năm ngoái.
“Ưu tiên số một là loại bỏ Donald Trump. Tôi đang chi hết tiền để loại bỏ Trump”, ông Bloomberg nói với Reuters hôm 11/1.
XEM THÊM:
Ông Bloomberg ‘vô tình’ sử dụng tù nhân gọi điện vận động bỏ phiếu
Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren, một ứng viên tổng thống hàng đầu của phe Dân chủ, từng chỉ trích cựu thị trưởng New York tìm cách mua nền dân chủ Mỹ sau khi ông mở chiến dịch tranh cử với 37 triệu đôla chi cho quảng cáo trên truyền hình.
“Họ nói những điều mang tính chính trị để nổi lên và họ không thích tôi vì tôi cạnh tranh với họ, chứ không phải vì đó là một chính sách tồi”, ông Bloomberg nói.
Dù ra tranh cử muộn và bỏ lỡ 6 cuộc tranh luận đầu tiên của phe Dân chủ, ông Bloomberg vẫn đứng thứ năm trong cuộc thăm dò ý kiến trên toàn quốc, đứng sau ông Joe Biden, ông Bernie Sanders, bà Warren và ông Pete Buttigieg.
https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-bloomberg-t%C3%B4i-%C4%91ang-chi-h%E1%BA%BFt-ti%E1%BB%81n-%C4%91%E1%BB%83-lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-trump-/5242472.html

Hành khách định chạy vào phòng lái,

đánh tiếp viên trên phi cơ và cảnh sát

NEWARK, New Jersey (NV) – Một nam hành khách trên chuyến bay United Express từ Washington, D.C. tới Newark, New Jersey, đã bị bắt hôm Thứ Năm, 9 Tháng Giêng, sau khi tìm cách phá cửa phòng lái, sau đó tấn công một nữ tiếp viên tìm cách ngăn cản người này, theo bản tin của đài truyền hình NBC New York.
Nghi can Matthew Dingley, 28 tuổi, đang ngồi trên chiếc phi cơ sắp sửa đáp xuống phi trường Newark thì bất ngờ rời khỏi ghế và chạy tới phía cửa phòng lái.
Ông Mike Egbert, một hành khách trên chuyến bay này, kể với NBC New York rằng Dingley ra khỏi ghế, chạy về phía phòng lái, lấy tay đập mạnh vào cửa.
Theo ông Egbert, một nữ tiếp viên phi hành tìm cách can thiệp, đã bị Dingley tấn công.
“Đây là một phụ nữ nhỏ con, người gầy, trong khi người lực lưỡng kia tìm cách bóp cổ bà ta,” theo lời ông Egbert.
Các hành khách khác chạy tới kéo Dingley ra khỏi người phụ nữ này và tái lập trật tự trong khoang hành khách.
Nhưng khi phi cơ đáp xuống phi đạo và cảnh sát bắt đầu đi lên thì Dingle ào tới tấn công họ, khiến một người bị thương sau khi rơi xuống chân thang phi cơ, theo thông cáo của cảnh sát phi trường nói với NBC New York.
Nguồn tin này nói rằng người cảnh sát viên bị gẫy mấy xương sườn.
Ông Egbert nói rằng “nếu kẻ kia lọt vào được bên trong phòng lái thì tôi thiệt không biết điều gì sẽ xảy ra.”
Có sáu cảnh sát viên bị thương và được đưa cùng với người nữ tiếp viên phi hành vào bệnh viện để xem xét.
Trong thư gửi NBC News hôm Chủ Nhật, CommutAir, công ty điều hành United Express, nói rằng chiếc phi cơ hạ cánh an toàn và cảnh sát được gọi tới đối phó với người hành khách làm loạn. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/hanh-khach-dinh-chay-vao-phong-lai-danh-tiep-vien-tren-phi-co-va-canh-sat/

Cảnh Sát Los Angeles tịch thu

$300,000 mỹ phẩm giả nhập từ Trung Quốc

LOS ANGELES, California (NV) – Sở Cảnh Sát Los Angeles công bố tịch thu được nhiều mỹ phẩm giả ở trung tâm thành phố, tổng trị giá đến $300,000.
Theo đài KTLA, Đại Úy Lilian Carranza đăng một tấm hình của các mỹ phẩm giả bị tịch thu lên Twitter và ghi: “Xin quý vị mua hàng tại những cửa hàng có giấy phép đàng hoàng.”
Nhân viên công lực cho biết các sản phẩm này đến từ Trung Quốc và tịch thu từ một cửa hàng ở trung tâm thành phố Los Angeles.
Các mỹ phẩm này có hiệu MAC and Kylie Cosmetics và đây là một sản phẩm hay bị nhái, hay xuất hiện trong chợ đen.
Sở Cảnh Sát Los Angeles biết nhiều khách hàng than phiền với các công ty mỹ phẩm, họ bị sưng và bị nổi phát ban sau khi sử dụng các mỹ phẩm mua ở trung tâm thành phố.
Đại Úy Carranza cho biết sở cảnh sát từng tịch thu các loại mỹ phẩm giả có phân của thú vật và các hóa chất độc hại, nhưng cho hay chưa bắt được ai liên quan đến các mặt hàng giả mới tịch thu được.
FBI cho biết ngày càng có nhiều mỹ phẩm giả lọt vào thị trường Mỹ và khuyên công chúng đừng mua khi thấy giá rẻ hay bao bì hơi khác so với hàng thật. (TL)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/canh-sat-los-angeles-tich-thu-300000-my-pham-gia-nhap-tu-trung-quoc/

Giáo hoàng Benedict XVI

muốn giữ luật linh mục độc thân

Giáo hoàng hồi hưu Benedict XVI lên tiếng phản đối ý tưởng mà vị đương nhiệm xem xét về là nới lỏng quy chế độc thân của linh mục.
Ngài Benedict nêu ra lời kêu gọi phải giữ quy chế độc thân của linh mục trong cuốn sách cùng viết với Hồng y Robert Sarah.
Đức Giáo hoàng gửi thông điệp tới giáo dân TQ
Vatican-TQ cùng phong giám mục ‘khác hẳn VN’
TQ: Bắc Kinh phủ nhận giam giữ một triệu người Hồi giáo Uighur
Đây là phản ứng của hai vị chức sắc cao cấp trong Giáo hội Công giáo La Mã trước tin rằng vùng Nam Mỹ có thể thụ phong linh mục cho đàn ông có vợ.
Giáo hoàng Benedict đã nghỉ hưu từ 2013 nói ngài không thể yên lặng về vấn đề hệ trọng này.
Trong cuốn sách ‘From the Depths of our Hearts’ (Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi), hai tác giả viết về những thách thức tâm linh các linh mục ngày nay phải đối mặt, bao gồm những đấu tranh với bản thân để giữ luật độc thân linh mục, theo một số trang Công giáo.
Giáo hoàng đã nghỉ hưu và Hồng y Sarah từ châu Phi hiện làm một bộ trưởng tại Vatican cũng bình luận về nhu cầu cải cách trong Giáo hội.
Ngay từ trong năm 2018, hãng tin Công giáo (CNA) đã đưa tin Hồng y Sarah, cùng Hồng y Peter Turkson và một số vị khác lên tiếng kêu gọi Giáo hội giữ kỷ luật độc thân của linh mục.
Tháng 10/2019, các giám mục Giáo hội Công giáo toàn cầu đã bỏ phiếu chấp nhận để đàn ông có vợ tại vùng rừng rậm Amazon, Nam Mỹ, được thụ phong linh mục.
Quyết định này, chỉ có tác dụng riêng cho vùng Amazon, nhằm cải thiện vấn đề thiếu linh mục ở đó.
Tuy nhiên, để có hiệu lực thì thay đổi này còn cần sự phê chuẩn của Giáo hoàng Francis.
‘Tập trung vào việc phụng sự’
Theo Đức Giáo hoàng Benedict thì luật về độc thân của linh mục, đã có nhiều thế kỷ qua, là hết sức quan trọng cho truyền thống của Giáo hội vì nó cho phép các linh mục tập trung toàn bộ vào công tác mục vụ.
Năm nay 92 tuổi, ngài nói:
“Xem ra thật khó mà thực hiện cả hai công việc phụng sự: làm công tác mục vụ, và phục vụ gia đình, cùng một lúc.”
Việc một giáo hoàng tự từ chức như ngài Benedict là điều chỉ xảy ra trong 600 năm qua, nhưng chuyện ngài lên tiếng can thiệp vào công việc của người kế nhiệm cũng rất hiếm.
Các nhà bình luận ở Vatican cho rằng điều này đã “phá vỡ truyền thông”, và bày tỏ sự ngạc nhiên trước can thiệp của ngài Benedict.
Nhà báo Joshua McElwee, làm việc cho tờ National Catholic Reporter viết trên mạng xã hội rằng đây là “việc khó tin”.
‘From the Depths of our Hearts’, sẽ được nhà xuất bản Ignatius Press cho ra mắt nhưng ai quan tâm thì có thể đặt sách từ bây giờ, theo trang VietCatholic.
Linh mục độc thân từ bao giờ?
Dù một số nhóm tín đồ sau thời Jesus bắt đầu cổ vũ cho việc sống độc thân để chờ Nước Chúa tới, vấn đề linh mục có phải độc thân hay không chỉ được đưa thành giáo luật nhiều thế kỷ về sau.
Cụ thể, Công đồng Nicaea (năm 325) cấm linh mục sống chung nhà với phụ nữ nếu người đó không phải là mẹ, hoặc chị.
Công đồng Quinisext năm 692 mới ra giáo luật cấm hẳn các vị giám mục không được chung sống với vợ, còn linh mục bình thường vẫn có vợ.
Luật độc thân được nới lỏng trong hai thế kỷ 15 và 16, theo Bách khoa Toàn thư Anh Britannica, và Giáo hoàng Alexander VI đã có con bình thường.
Cải cách tôn giáo ở châu Âu và Anh đã đi kèm yêu cầu xóa bỏ hẳn luật độc thân (celibacy).
Sự kiện tu sĩ người Đức thuộc dòng Augustinô, Martin Luther (1483-1546) tuyên bố chống lại Vatican, cưới Katherina von Bora, một cựu nữ tu, làm vợ, gây chấn động châu Âu và chia rẽ trong Giáo hội.
Sau đó, các giáo hội theo Tin Lành bỏ hẳn chế độ độc thân của mục sư nhưng Giáo hội Công giáo La Mã vẫn duy trì cho đến nay.
Giáo hội Anh giáo ở Anh, Mỹ và châu Phi không công nhận luật độc thân và các mục sư, giám mục đều có thể có vợ.
Giáo hội Chính thống giáo ở Hy Lạp, Bulgaria, Nga và một số nước khác công nhận luật độc thân với hàng giám mục, nhưng cho phép giáo sĩ cấp dưới được lấy vợ. Những người đã có vợ sẽ không được phong chức giám mục.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-51091457

Bộ trưởng quốc phòng Anh Quốc đề nghị

giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ về mặt quân sự

Tin từ London, Anh – Trong cuộc phỏng vấn với tờ Sunday Times, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Quốc Ben Wallace tuyên bố rằng, Anh Quốc phải đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng để giảm sự phụ thuộc vào phòng vệ trên không và phi cơ trinh sát của Hoa Kỳ ở các cuộc xung đột trong tương lai.
Theo tờ The Straits Times đưa tin, bên cạnh “mối quan hệ đặc biệt” với Washington về các chính sách ngoại giao, Anh Quốc trước nay luôn là cột trụ vững chắc và có vai trò quan trọng trong NATO.
Trả lời phỏng vấn với tờ Sunday Times, ông Wallace bày tỏ lo lắng đến mất ngủ về viễn cảnh Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Trump đang có xu hướng biệt lập, rút dần khỏi thế giới. Đồng thời khẳng định, trước việc Hoa Kỳ mất dần thế lãnh đạo thế giới, Anh Quốc phải có kế hoạch cho những trường hợp xấu nhất.
Ông cũng khẳng định rằng chính phủ nên có kế hoạch phù hợp vì Anh Quốc phụ thuộc quá nhiều vào không quân Hoa Kỳ cũng như các thông tin tình báo, giám sát và trinh sát của Hoa Kỳ. Ông cho rằng nước Anh cần đẩy mạnh trang bị nhiều loại vũ khí.
Khi chuẩn bị rời Liên minh châu Âu vào ngày 31 tháng 1 sắp tới, chính phủ Anh nhấn mạnh rằng quan hệ với Washington là rất quan trọng với các cuộc đàm phán thương mại ở đầu chương trình nghị sự.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/bo-truong-quoc-phong-anh-quoc-de-nghi-giam-phu-thuoc-vao-hoa-ky-ve-mat-quan-su/

Cải cách hưu bổng: Thủ tướng Pháp kêu gọi ngưng,

đình công vẫn tiếp tục

Tú Anh
Tại Pháp, thứ Hai 13/01/2020 là ngày đầu một tuần lễ được đánh giá là « then chốt » sau sáu tuần đình công chống dự án cải cách hưu trí. Chính phủ nhượng bộ rút điều kiện « tuổi tối thiểu 64 » để được hưởng 100% lương hưu cơ bản, mở cánh cửa đàm phán với các công đoàn cải cách và kêu gọi ngưng gây xáo trộn ngành giao thông. Tuy nhiên, CGT và các tổ chức chống đối cực đoan nhất tiếp tục kêu gọi xuống đường.
Sau khi thủ tướng Edouard Philippe thông báo nhượng bộ, mặt trận công đoàn tách làm hai. Trong khi CFDT thân với đảng Xã Hội, Unsa và CFTC, thuộc phe ôn hoà, chào đón đề nghị của hành pháp thì các nghiệp đoàn thuộc phe cứng rắn như CGT, FO … muốn gia tăng sức ép. Phe này kêu gọi tiếp tục đình công và tổ chức biểu dương lực lượng trên toàn quốc vào ngày thứ Năm 16/01.
Chưa rõ thành viên cơ sở của các công đoàn có tuân thủ quyết định của ban lãnh đạo hay không ? Chiều hôm nay, các cuộc họp ở Tổng công ty đường sắt SNCF và Công ty xe điện ngầm ở Paris sẽ quyết định tiếp tục đình công hay trở lại làm việc. Hôm nay, ngày đình công thứ 40, tỷ lệ nhân viên SNCF còn đình công xuống thấp kỷ lục, chỉ khoảng 4%, nhưng cũng đủ để làm đình trệ giao thông trong một khoảng thời gian hay trên một đoạn đường nhất định.
Các cuộc biểu tình cũng không huy động thật đông người như những ngày đầu. Hôm thứ Bảy vừa qua, theo số liệu của CGT, 500.000 ngàn người xuống đường trên toàn quốc. Số liệu của cảnh sát đưa ra thấp hơn : 149.000. Nhưng dù là với con số nào thì phong trào cũng đã giảm còn một phần ba. Điều đáng ngại cho chính phủ là phe tranh đấu có thể dùng chiến thuật phong tỏa bất ngờ chận không cho xe ra khỏi nhà ga hay phong tỏa nhà máy lọc dầu.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200113-ph%C3%A1p-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ng%C6%B0ng-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-nh%C6%B0ng-phe-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BA%ABn-ki%C3%AAn-quy%E1%BA%BFt

Các nhà hoạt động Paris

 mở đầu tuần lễ tưởng niệm nạn nhân Đồng Tâm

Thụy My
Hôm nay 12/01/2020 khoảng 25 nhà hoạt động xã hội ở Paris tập họp tại quảng trường Trocadéro, thủ đô nước Pháp nhằm để tang cho các nạn nhân trong vụ Đồng Tâm ở Việt Nam, mở đầu tuần lễ tưởng niệm cho đến ngày Chủ nhật 19/1 tới.
Thông cáo của nhóm « Những người ủng hộ nạn nhân Đồng Tâm » kêu gọi mọi người Việt Nam trong tuần lễ 12-19/01/2020 dành thì giờ cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực trong vụ cưỡng chế, mặc đồ đen, để avatar thể hiện thông điệp đoàn kết, tôn trọng luật pháp và nhân quyền, hành xử văn minh, phi bạo lực.
Trả lời RFI Việt ngữ, kỹ sư Đỗ Thành ở Paris cho biết :
« Những sự việc đã xảy ra ở Đồng Tâm là nỗi đau cho những người còn có tấm lòng hướng về đất nước. Chính vì vậy, chúng tôi là những người đang sống trong một đất nước tự do bắt buộc phải lên tiếng – tiếng nói của lương tâm. Tiếng nói của lòng xót xa cho đồng bào trong nước, đang sống trong một nước
mà luật pháp bị chà đạp bởi quyền lợi của một nhóm mà người ta gọi là « nhóm lợi ích », không có công bằng, công lý cho người dân.
Người dân đen – người nông dân canh tác trên mảnh đất của ông cha để lại – lúc nào cũng là những người thiệt thòi, trước những đảng viên lòng tham không đáy. Chính vì vậy mà người Việt tại Paris chúng tôi chiều hôm nay phải cho cộng đồng thế giới biết được rằng người dân Đồng Tâm không cô đơn.
Cộng đồng ở Paris hay ở các quốc gia khác như tại Úc, Mỹ, Đức sẽ hướng về Đồng Tâm, đốt lên ngọn đuốc thương xót và kính phục cụ Lê Đình Kình. Chúng tôi cũng lập một bàn thờ nhỏ, thắp lên vài nén nhang cho cụ. Theo tin tức mà chúng tôi nhận được, cụ Kình không phải là người duy nhất hy sinh, mà có con của cụ là ông Lê Đình Công thì phải – tôi cũng không biết chắc lắm, không biết có người nào khác nữa không.
Chúng tôi tụ họp tại quảng trường Trocadéro ở Paris vào lúc 3 giờ chiều hôm nay, Chủ nhật. Cùng nhau mặc đồ màu đen, đốt lên những ngọn nến để tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc tấn công ở Đồng Tâm – cụ Lê Đình Kình và gia đình cụ. Chúng tôi cũng ghi lại hình ảnh, những tiếng nói phản biện của các nhân sĩ tại Paris, nhờ quý Đài phổ biến để bà con trong và ngoài nước thấy được tấm lòng của những người con hải ngoại và đặc biệt là thành phố Paris hướng về quê nhà ».
Ông Đỗ Thành – Paris
Một facebooker bị bắt vì « đưa tin xuyên tạc » vụ Đồng Tâm
Hôm nay báo chí trong nước đưa tin công an quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ đã tạm giữ hình sự ông Chung Hoàng Chương, 43 tuổi, chủ tài khoản Facebook « Chương May Mắn » vì « đăng tải thông tin xuyên tạc », « làm mất uy tín » cơ quan Nhà nước và lực lượng vũ trang thi hành nhiệm vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200112-c%C3%A1c-nh%C3%A0-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-paris-m%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BA%A7u-tu%E1%BA%A7n-l%E1%BB%85-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ni%E1%BB%87m-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%93ng-t%C3%A2m

Lãnh đạo hai phe lâm chiến tại Libya

đến Nga ký thỏa thuận ngừng bắn

Trọng Nghĩa
Tướng Khalifa Haftar và thủ tướng Fayez al-Sarraj, lãnh đạo hai lực lượng tham chiến chính yếu trong cuộc nội chiến Libya hiện nay, đã đến nước Nga để chuẩn bị ký kết vào hôm nay, 13/01/2020, một thỏa thuận ngừng bắn chính thức nhằm tránh cho nước này lún sâu vào một cuộc nội chiến.
Sự kiện cả hai phe lâm chiến tại Libya đến Mátxcơva để ký hòa ước chứng tỏ vai trò ngày càng mạnh của Nga trong khu vực.
Theo hãng tin Pháp AFP, ngành ngoại giao Nga cho biết là các cuộc tiếp xúc giữa hai phe tham chiến Libya được dự trù ở Mátxcơva dưới sự bảo trợ của các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Có điều là Mátxcơva không cho biết là liệu tướng Haftar và thủ tướng Sarraj có gặp mặt nhau trực tiếp hay không.
Tướng Khalifa Haftar là lãnh đạo lực lượng Quân Đội Quốc Gia Lybia, kiểm soát miền đông nước này, trong lúc đối thủ của ông là thủ tướng Fayez al-Sarraj, lãnh đạo chính phủ trung ương ở Tripoli, được Liên Hiệp Quốc công nhận, nhưng chỉ kiểm soát được thủ đô và miền Tây Libya. Từ 9 tháng nay, chiến sự bùng lên tại Libya khi lực lượng của tướng Haftar mở chiến dịch tấn công thủ đô Tripoli.
Nga được cho là ủng hộ lực lượng của tướng Haftar, cung cấp cho phe này súng ống, tiền bạc, thậm chí cả lính đánh thuê. Còn Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã đẩy mạnh việc hỗ trợ cho chế độ Tripoli của thủ tướng Saraij bằng cách quyết định gởi quân qua Libya.
Trước tình hình xấu đi tại Libya, Mátxcơva và Ankara đã tìm cách can thiệp, và cho dù cạnh tranh với nhau trên hiện trường Libya, hôm 08/01 vừa qua, tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã loan báo một cuộc ngừng bắn, một quyết định đã có hiệu lực kể từ hôm qua, 12/01.
Theo AFP, thỏa thuận hưu chiến giữa hai phe Libya sẽ có thể tạo tiền đề tốt cho một hội nghị quốc tế về Libya, mở ra ở Berlin dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc trong tháng 01/2020. Hội nghị quốc tế sẽ cho phép các bên tranh chấp đối thoại với nhau nhằm giải quyết cuộc nội chiến Libya.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200113-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-hai-phe-l%C3%A2m-chi%E1%BA%BFn-t%E1%BA%A1i-libya-%C4%91%E1%BA%BFn-nga-k%C3%BD-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-ng%E1%BB%ABng-b%E1%BA%AFn

Iran: Cảnh sát phủ nhận bắn dân biểu tình

sau vụ rơi máy bay

Cảnh sát ở thủ đô Tehran phủ nhận đã dùng đạn thật bắn vào người biểu tình, những người giận dữ sau khi Iran bắn nhầm một máy bay chở khách của Ukraine.
Cảnh sát được ra lệnh phải “kiềm chế”, vị cảnh sát trưởng Tehran nói.
Các video clip lan truyền trên mạng hôm Chủ nhật cho thấy dường như có súng nổ và một phụ nữ bị thương được đưa đi.
Biểu tình nổ ra vào thứ Bảy, sau khi Iran thừa nhận đã bắn nhầm chuyến bay của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine, bị rớt xuống gần Tehran.
Toàn bộ 176 người trên chuyến bay PS752, hầu hết là người Iran và người Canada, đã thiệt mạng.
Iran: biểu tình gây sức ép lên giới chức
Giới cầm quyền Iran đối mặt ‘khủng hoảng tín nhiệm’
Nhiều hãng hàng không lớn tránh bay qua Iran
Trong ba ngày sau khi máy bay rơi, Iran phủ nhận quân đội nước này đã bắn rơi chiếc máy bay và nói đã có trục trặc kỹ thuật.
Việc Iran nhận trách nhiệm, khi ngày càng có nhiều bằng chứng, làm bùng lên nỗi phẫn nộ ở Iran với nhà cầm quyền.
Chỉ vài ngày trước đó, người dân Iran đã cùng đoàn kết trong đau thương sau khi Tướng Qasem Soleimani, nhân vật quyền lực thứ hai ở Iran, bị giết trong vụ tấn công bằng drone của Mỹ.
Điều gì xảy ra tại các cuộc biểu tình?
Các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 12/1 kéo dài tới đêm khuya, khi người dân thể hiện sự tức giận đối với chính phủ Iran và Vệ binh Cách mạng đầy quyền lực, lực lượng bắn chiếc máy bay của Ukraine.
Tin cho hay một số người biểu tình đã bị thương khi lực lượng an ninh phá vỡ một cuộc biểu tình ở Quảng trường Azadi, Tehran. Tại đó người dân hô khẩu hiệu “cái chết cho tên độc quyền” – ý muốn nói đến Lãnh đạo Tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Một video trên mạng xã hội có hình ảnh được cho là quân của Lực lượng Phản kháng Basij, một tổ chức bán quân sự thường được nhà nước sử dụng để đàn áp người bất đồng trong nước, tấn công người biểu tình ở khu vực này. Có thể nghe thấy tiếng súng nổ trong video.
Một video khác cho thấy một phụ nữ bị thương đang được đưa đi bởi những người la hét rằng bà đã bị bắn vào chân. Một vũng máu được thấy trên vỉa hè.
Mặc dù có những hình ảnh như vậy, cảnh sát trưởng Chuẩn tướng Hossein Rahimi khẳng định các sỹ quan của ông không bắn đạn thật vào người biểu tình như lực lượng an ninh đã từng làm khi dập tắt biểu tình chống chính phủ hồi tháng 11 năm ngoái.
“Cảnh sát đối xử với những người tụ tập với sự kiên trì và bao dung,” ông nói, trước khi cảnh báo “những ai định thao túng tình hình” sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Người phát ngôn chính phủ Iran Ali Rabiei, trong khi đó, nói Tổng thống Trump rơi “nước mắt cá sấu” khi bày tỏ sự ủng hộ với người biểu tình.
Nhiều nhân vật nổi tiếng ở Iran cũng lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình.
Đội trưởng đội bóng chuyền quốc gia nam, Said Marouf, viết trên Instagram về “sự đàn áp” ở Iran. Nói về vụ bắn rơi máy bay, anh nói anh hy vọng Iran đã chứng kiến “lần thể hiện cuối cùng” của “sự lừa dối và ngu xuẩn”.
Một trong những diễn viên nổi tiếng nhất của Iran, Taraneh Alidoosti, viết rằng người dân Iran được đối xử không như những công dân mà như là “con tin”.
Diễn biến mới nhất liên quan đến chuyến bay PS752
Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu tại một lễ tưởng niệm cho 57 nạn nhân Canada rằng nước ông “sẽ không nghỉ cho tới khi chúng ta có được giải trình trách nhiệm, công lý và khép lại sự việc mà các gia đình đáng được có”.
Trong khi đó, chính phủ Iran phủ nhận đã có âm mưu che đậy sự việc.
“Trong những ngày buồn bã này, có nhiều ý kiến chỉ trích đối với các quan chức của đất nước; một số người chúng tôi còn bị cáo buộc đã nói dối và giữ bí mật. Nhưng thực sự mọi chuyện không phải như vậy,” người phát ngôn Ali Rabiei nói với báo giới hôm thứ Hai.
“Thực tế là chúng tôi không nói dối,” ông nói thêm. Ông nói “việc thiếu thông tin chính xác” và “chiến tranh tâm lý của Mỹ” dẫn đến việc chính ông và các quan chức khác phủ nhận máy bay bị bắn rơi.
Ông cũng khẳng định rằng các quan chức cao cấp, trong đó có Tổng thống Rouhani không biết tên lửa đã bắn vào chuyến bay cho tới tận đêm thứ Sáu.
Ông cũng ca ngợi Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, tư lệnh Phòng không của Vệ binh Cách mạng vì đã có lời thừa nhận “trung thực” và “mạnh dạn” rằng quân của ông chịu trách nhiệm về bi kịch này.
Ông nói thêm rằng đơn vị phòng không đã nhiều lần kêu gọi ngưng các chuyến bay dân sự trong khu vực đêm đó.
Bắn vì hỏi ý kiến không được do ‘liên lạc hỏng’
Một chỉ huy đơn vị phòng không nhận thấy chiếc phi cơ của Ukraine và tin rằng đó là tên lửa bay tới từ khoảng cách chừng 19 km.
Theo quy định thì quân nhân này đã xin mệnh lệnh để xử lý với mối đe dọa đó, nhưng không liên lạc được với cấp trên vì “hệ thống liên lạc hỏng”.
“Anh ta có 10 giây để quyết định,” vị tướng nói thêm. “Anh ta có thể quyết định bắn hay không bắn, và trong hoàn cảnh đó anh ta đã quyết định sai lầm.”
Tướng Hajizadeh nói ông đã thông báo cho “các quan chức” hôm thứ tư tuần trước về vụ tấn công không chủ ý.
Tổng thống Rouhani gọi vụ việc này là “một lỗi không thể tha thứ” và hứa rằng những ai chịu trách nhiệm sẽ bị nêu tên và truy tố.
Tuy thế, vụ việc đã bộc lộ các vấn đề nghiêm trọng của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, lực lượng luôn được bộ máy thần quyền ở nước này ca ngợi là “vô cùng tinh nhuệ”.
Theo báo Times of London, vụ “ngón tay run bấm nút tên lửa” của Vệ binh Cách mạng Iran cho thấy ô phòng không của họ trên bầu trời thủ đô Tehran “đã xuống cấp”.
Việc dùng radar mà đa số do Nga cung cấp có vẻ khiến người Iran “không nhìn ra các loại phi cơ tàng hình của Hoa Kỳ” mà chỉ thấy phi cơ dân sự.
Bài báo ‘Iran-US tensions: nervous trigger fingers are a recipe for disaster‘ sự việc này là hình mẫu cho thảm họa.
Nhiều hãng hàng không quốc tế đã tránh không phận Iran, và Iraq vì lo ngại an toàn.
Tuy nhiên, quan chức Ukraine nay cũng câu hỏi vì sao Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO, có trụ sở ở Montreal) lại không ra lệnh đóng không phận Iran trong đêm nổ ra cuộc oanh kích của Iran nhằm vào các mục tiêu của Mỹ ở Iraq.
Được biết đêm hôm đó, các chuyến bay từ sân bay quốc tế Tehran vẫn hoạt động bình thường, và chỉ có hai chuyến tạm hủy sau khi phi cơ Ukraine bị bắn hạ, rồi tất cả các chuyến nối lại sau đó trong vòng chưa đầy 120 phút.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51095869

Lãnh tụ tối cao Iran chỉ trích Mỹ

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 12/1 kêu gọi các nước trong khu vực gia tăng hợp tác để đối mặt với các vấn đề mà ông đổ lỗi cho Mỹ gây ra, theo Reuters.
“Tình hình xấu ở khu vực là vì Mỹ và bạn hữu của nước này, và cách duy nhất để đối phó là dựa vào mối quan hệ hợp tác liên khu vực”, ông Ayatollah Khamenei nói với một lãnh đạo Qatar đang ở thăm Iran, theo trang web của lãnh tụ tối cao này.
XEM THÊM:
Bộ trưởng Mỹ: Người Iran đứng lên, chính phủ đối mặt đe dọa
Trong khi đó, Reuters dẫn lời người biểu tình Iran lên tiếng yêu cầu ông Khamenei từ chức sau khi quân đội nước này thừa nhận bắn hạ nhầm máy bay dân sự của Ukraine, làm tất cả 176 người trên khoang thiệt mạng.
“Tổng tư lệnh Khamenei phải từ chức, từ chức”, Reuters dẫn lời người biểu tình hô vang bên ngoài Đại học Amir Kabir ở Tehran, theo các đoạn video đăng trên Twitter.
Hãng tin này cho biết không thể kiểm chứng được tính xác thực của các đoạn clip này.
https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%A3nh-t%E1%BB%A5-t%E1%BB%91i-cao-iran-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-m%E1%BB%B9/5242534.html

Hezbollah đe dọa:

‘Trả thù cho Soleimani chỉ mới bắt đầu’

BEIRUT, Lebanon (AP) – Nhân vật lãnh đạo lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon hôm Chủ Nhật, 12 Tháng Giêng, cảnh cáo rằng cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Iran vào hai căn cứ ở Iraq, nơi có quân Mỹ đồn trú, chỉ là sự khởi đầu cho việc báo thù, sau khi xảy ra vụ giết một tướng lãnh cao cấp của Iran.
Hassan Nasrallah, người lãnh đạo Hezbolla, thuộc giáo phái Hồi Giáo Shiite, gọi vụ pháo kích là “cái tát” cho Washington, chỉ để gởi ra một thông điệp.
Vụ tấn công có giới hạn và được thông báo trước này không gây ra tổn thất nào, và có vẻ chỉ là một sự phô trương khả năng quân sự.
Nasrallah, người có mối liên hệ mật thiết với Iran, nói rằng cuộc pháo kích vừa qua chỉ là “bước đầu cho đoạn đường dài” để đưa tới việc Mỹ rút hết quân khỏi Trung Đông.
“Người Mỹ phải tháo gỡ căn cứ  của họ, đưa quân lính và tàu bè ra khỏi khu vực của chúng ta. Nếu họ không chịu bước ra khỏi nơi này thì sẽ được khiêng ra. Đây là quyết định rõ ràng và chắc chắn,” theo lời Nasrallah.
“Chúng ta đang nói về sự khởi đầu của một giai đoạn mới, về một trận chiến mới, về một thời đại mới trong khu vực,” Nasrallah nói thêm.
Bài diễn văn dài 90 được trực tiếp truyền hình của Nasrallah đánh dấu một tuần lễ từ khi tướng Iran là Qassim Soleimani bị hạ sát trong một cuộc không tập của Mỹ.
Nasrallah ca ngợi Soleimani về sự ủng hộ lâu bền cho Hezbollah. Lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran giúp huấn luyện và trang bị cho lực lượng Hezbollah để chiến đấu cạnh các nhóm dân quân do Iran hỗ trợ và Soleimani điều động ở Syria.
Rasrallah nói sau khi Soleimani bị giết, thế giới này đã thay đổi hẳn, không hề an toàn hơn như lời tuyên bố của một số giới chức chính phủ Mỹ.
Iran từng đe dọa sẽ có phản ứng mạnh mẽ trước cái chết của Soleimani. Tuy nhiên, sau đợt phóng hỏa tiễn, Ngoại Trưởng Iran Mohammad Javad Zarif gửi tweet ra nói rằng quốc gia này đã “kết thúc các biện pháp trả đũa tương xứng để tự vệ.” (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/hezbollah-de-doa-tra-thu-cho-soleimani-chi-moi-bat-dau/

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

gặp viên chức hàng đầu của Hoa Kỳ sau ngày đắc cử

Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã gặp gỡ viên chức hàng đầu của Hoa Kỳ tại Đài Bắc vào hôm Chủ nhật (12 tháng 1), một ngày sau khi bà tái đắc cử. Một chiến thắng vang dội trước đối thủ là ông Hàn Quốc Du của Trung Hoa quốc dân đảng.
Ông Brent Christensen, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, là giám đốc của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, đã chúc mừng bà Thái về chiến thắng này. Bà cũng bày tỏ sự biết ơn vì hỗ trợ của ông trong cuộc họp tại văn phòng tổng thống.
Chính quyền tổng thống Trump cũng tán dương bà Thái trong việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ trước những áp lực từ Trung Cộng. Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan theo chính sách “Một Trung Cộng”, nhưng Đài Loan vẫn có ràng buộc pháp lý với Hoa Kỳ để có thể tự vệ trước các mối đe dọa.
Theo tờ Straits Times đưa tin, ông Christensen là đại diện Hoa Kỳ tại hòn đảo tự trị gồm 23 triệu dân này. Ngoại trưởng Michael Pompeo cũng chúc mừng bà Thái tái đắc cử, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên. Các viên chức cấp cao khác của Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự ủng hộ và niềm hy vọng về việc tăng cường quan hệ đối tác này khi bà Thái đắc cử.
Trong khi đó, Trung Cộng xem Đài Loan là một phần lãnh thổ thiêng liêng và phản đối bất kỳ liên hệ chính thức nào với Hoa Kỳ vì coi đây là một sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-dai-loan-thai-anh-van-gap-vien-chuc-hang-dau-cua-hoa-ky-sau-ngay-dac-cu/

Chọn Thái Anh Văn, người dân Đài Loan

khẳng định bản sắc riêng với Trung Quốc

Minh Anh
Ngày 11/01/2020, đại đa số cử tri Đài Loan đã quyết định trao thêm cho bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, một nhiệm kỳ tổng thống mới. Thắng lợi vang dội này của bà còn là lời khẳng định của người dân Đài Loan rằng họ có một bản sắc khác biệt với Trung Hoa lục địa. Đây là một sự thay đổi quan điểm khó có thể được giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc chấp nhận.
Kết quả bầu tổng thống hôm thứ Bẩy, 11/01 tại Đài Loan là một cú tát thứ hai dành cho Tập Cận Bình, sau vố đau bầu cử địa phương tại Hồng Kông hồi cuối tháng 11/2019. Mọi nỗ lực của Bắc Kinh trong vòng bốn năm qua, nhằm hạ uy tín bà Thái Anh Văn bằng mọi thủ đoạn, từ « quyền lực mềm » cho đến « quyền lực cứng rắn » đều như « dã tràng xe cát ».
Tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn về đầu với 57% lá phiếu ủng hộ trước đối thủ Hàn Quốc Du của Quốc Dân Đảng, chỉ được 39% phiếu bầu. Kết quả này cho thấy người dân Đài Loan chối bỏ mạnh mẽ xu hướng xích lại gần với Trung Quốc của Quốc Dân Đảng. Trước những gì đang diễn ra tại Hồng Kông, lời đề nghị vụng về « một đất nước, hai chế độ » mà ông Tập Cận Bình đưa ra hồi đầu năm, là không đáng tin cậy.
Theo bình luận của hãng tin Mỹ AP, Đài Loan thời hiện đại chẳng khác gì một cuộc nội chiến kéo dài giữa phe dân tộc chủ nghĩa của Tưởng Giới Thạch và phe cộng sản thời Mao Trạch Đông nhằm giành quyền kiểm soát Trung Quốc rộng lớn sau Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1949, Tưởng Giới Thạch bại trận đành phải chạy ra nương náu ở đảo Đài Loan, thành lập một chính phủ đối lập mà ông cai trị với bàn tay thép, hy vọng có ngày lấy lại cả nước Trung Hoa từ tay Cộng Sản.
Nếu như hy vọng đó nay không thể thực hiện, thì cùng với thời gian, giấc mơ của cố lãnh đạo họ Tưởng dần bị thay thế bởi một cảm giác ngày càng lớn mạnh : Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc, nhất là ở giới trẻ. Ngôi nhà Đài Loan được xem như là một thực thể khác biệt có hệ tư tưởng dân chủ riêng biệt và do vậy, người dân Đài Loan không muốn bị Trung Quốc và đảng Cộng Sản « nuốt chửng ».
Những gì xảy ra cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông kéo dài từ hơn 7 tháng qua … lại càng hun đúc mạnh mẽ hơn nữa tình cảm đó. Đây chính là lý do vì sao cử tri Đài Loan dồn phiếu cho bà Thái Anh Văn, như lời giải thích của ông Barthélemy Courmont, giáo sư trường đại học công giáo Lille, giáo sư hướng dẫn Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược IRIS trên đài RFI ngày 12/01/2020 :
« Đơn giản vì trong mắt người dân Đài Loan, bà Thái Anh Văn có thể đại diện cho quốc gia và bản sắc của chính người dân Đài Loan ngày nay. Bà không chỉ có những phát biểu cứng rắn và rõ ràng đối với Bắc Kinh mà còn rất cấp tiến, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhiều vấn đề xã hội… ».
Đối với bà Thái Anh Văn, từ bao thập niên qua, Đài Loan vận hành như một Nhà nước độc lập, có Hiến Pháp và luật lệ riêng, có quân đội và chính sách đối ngoại riêng. Do vậy, bà từ chối tuân theo chính sách một nước Trung Hoa duy nhất và tìm cách thiết lập một mối quan hệ không chính thức với Hoa Kỳ, tuy không công nhận Đài Loan nhưng lại là nhà cung cấp trang thiết bị quân sự chính để phòng thủ chống Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra : Với thắng lợi của bà Thái Anh Văn hiện nay, vốn chủ trương giữ nguyên trạng (không hợp nhất, không độc lập) thì quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trong bốn năm tới đây sẽ ra sao ? Về điểm này, giới chuyên gia tại Pháp khẳng định, chừng nào Tập Cận Bình vẫn tại quyền, thì Trung Quốc
sẽ không nới lỏng chính sách với Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh rất có thể sẽ tiếp tục gia tăng áp lực với Đài Bắc trong các lĩnh vực kinh tế hay quân sự.
Chỉ có điều như lưu ý của ông Jean-Yves Heurtebise, giáo sư trường đại học công giáo Fu-Jen tại Đài Bắc, với báo Les Echos, « cùng với Hồng Kông, chính sách giam cầm người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và sự kháng cự của Việt Nam hay Indonesia tại Biển Đông, cuối cùng chính Trung Quốc mới bị cô lập trên trường quốc tế nhiều hơn là Đài Loan hiện nay ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200113-ch%E1%BB%8Dn-th%C3%A1i-anh-v%C4%83n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-%C4%91%C3%A0i-loan-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-b%E1%BA%A3n-s%E1%BA%AFc-ri%C3%AAng-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c

Hồng Kông không cho

giám đốc Human Rights Watch nhập cảnh

HỒNG KÔNG (AP) — Nhà cầm quyền Hồng Kông hôm Chủ Nhật, 12 Tháng Giêng, đã cấm không cho người đứng đầu tổ chức tranh đấu nhân quyền Human Rights Watch nhập cảnh, theo tin từ tổ chức này.
Ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành Human Rights Watch, dự trù sẽ phổ biến bản báo cáo thường niên của tổ chức về tình hình nhân quyền Hồng Kông trong tuần này. Bản báo cáo chú trọng vào các nỗ lực của Trung Quốc nhằm cố tình triệt hạ hệ thống nhân quyền quốc tế ở nơi này, theo lời ông Roth trong đoạn video phổ biến trên Twitter.

Hành động ngăn không cho ông Roth nhập cảnh được đưa ra tiếp theo lời đe dọa của Bắc Kinh hồi tháng qua, đe dọa sẽ trừng phạt các tổ chức bị coi là “có hành động xấu” liên quan các các cuộc biểu tình chống chính phủ, đòi tự do dân chủ, đã gây xáo trộn Hồng Kông từ hơn bảy tháng qua.
Human Rights Watch, National Endowment for Democracy và Freedom House ở trong số các tổ chức bị Trung Quốc trừng phạt.
Ông Roth, một công dân Mỹ, nói với AP rằng giới chức di trú tại phi trường Hồng Kông nói với ông rằng không được phép nhập cảnh. Khi ông hỏi lý do, những người này cứ trả lời rằng, đó là vì “các lý do di trú”, nhưng không cho biết thêm chi tiết nào khác.
Ông Roth nói bị giữ ở khu vực di trú trong khoảng 4 giờ đồng hồ, và bị “khám xét kỹ lưỡng.”
Theo ông Roth, khi ông hỏi nhân viên di trú có trách nhiệm rằng quyết định không cho ông nhập cảnh là của Hồng Kông hay Bắc Kinh, người này trả lời rằng đây là quyết định của riêng Hồng Kông.
Ông Roth cho biết rằng ông đã nhiều lần tới Hồng Kông và đây là lần đầu tiên bị cấm không cho nhập cảnh.
Lần sau cùng ông đến Hồng Kông là vào Tháng Tư năm 2018 để họp báo về bản báo cáo của Human Rights Watch liên quan đến tình trạng kỳ thị giới tính trong thị trường lao động Trung Quốc.
Theo ông Roth thì việc cấm ông nhập cảnh Hồng Kông là bằng chứng rõ rệt nhất về tình trạng suy thoái của các quyền tự do căn bản ở vùng đất này. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/hong-kong-khong-cho-giam-doc-human-rights-watch-nhap-canh/

Giải mã chiến thuật của Trung Quốc

trên biển “Mềm nắn, rắn buông”

Hoàng Gia Phúc
Thời gian gần đây, việc các tàu Trung Quốc, bao gồm cả tàu dân quân biển và tàu hải cảnh xâm phạm vùng biển thuộc EEZ của các quốc gia khác ngày càng gia tăng. Việc đối phó của các quốc gia bị xâm phạm thì rất khác nhau. Dự báo mới nhất của RAND[1] về tình hình năm 2020 cho biết: “Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn từng bước, thực hiện chiến lược “tằm ăn dâu” để thực hiện cho được mục đích địa chính trị của họ trên biển Đông”. Như vậy, cần tìm hiểu chiến thuật của Trung Quốc qua cách họ hành động trên biển sẽ có thể tìm ra cách để chống lại các hành động xâm phạm này của Trung Quốc.
Các học giả Trung Quốc, đặc biệt là các tướng lĩnh Trung Quốc luôn cao giọng “diều hâu” như “Trung Quốc là một nước lớn, lớn hơn tất cả các nước ASEAN cộng lại”, hoặc đe doạ “chiếm Việt Nam trong vòng 31 ngày”… Khi xảy ra căng thẳng, Hải quân Trung Quốc luôn “nhá hàng” bằng cách kéo dàn tàu chiến hùng hậu ra để “dằn mặt” đối phương.
Trung Quốc quả thực là một nước lớn, nhưng có “mạnh” không thì chưa chắc. Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn đã khái quát về dân tộc Trung Quốc là: “tàn bạo như con sư tử; gian xảo như con hồ ly (con cáo), và hèn nhát như con thỏ đế”. Nhiều người chắc sẽ không đồng ý ý kiến này chăng? Sao Trung Quốc giờ mạnh thế mà lại nói “nhút nhát như con thỏ đế”?
Lần giở lại lịch sử, ta có thể thấy rằng, Trung Quốc luôn là một cường quốc ở khu vực Đông Á, nhưng Trung Quốc cũng chưa bao giờ chiến thắng một kẻ địch mạnh hơn mình, mà chỉ chuyên “ỷ mạnh hiếp yếu”. Các cuộc chiến gần đây như Chiến tranh Thanh – Nhật hay các cuộc đụng độ giữa Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với Hoa Kỳ tại các chiến trường Triều Tiên hay Kim Môn, Mã Tổ đều cho thấy Trung Quốc không hề chiếm được ưu thế trước những đối thủ mạnh hơn mình. Lịch sử chiến tranh hàng nghìn năm giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng cho thấy, dù Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều lần, nhưng cũng đã nhiều lần quân Trung Quốc thảm bại tại Việt Nam.
Binh pháp Tôn Tử (một nhà chiến lược quân sự Trung Quốc cổ đại) cho rằng “không đánh mà thắng mới là thượng sách”. Áp dụng quan điểm đó, Trung Quốc đang muốn không cần dùng chiến tranh quân sự mà vẫn đạt được ý đồ của họ ở biển Đông.
Vậy tại sao Trung Quốc muốn đạt được ý đồ của họ mà không sử dụng biện pháp quân sự? Phải chăng Trung Quốc tốt đến mức không muốn xảy ra chiến tranh? Không phải như vậy. Trong binh pháp Tôn Tử cũng nhấn mạnh, nếu muốn dùng quân sự thắng, phải có đủ “thế” và “thời”. Về “thế” thì dù Trung Quốc có khoe khoang về các tàu sân bay hay lực lượng tàu ngầm, tàu khu trục hùng hậu, nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu “chết người” trong các vấn đề công nghệ và kỹ thuật của Trung Quốc. Thêm nữa, Trung Quốc hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tác chiến trên biển. Chưa có trận đánh nào của Trung Quốc trên biển mà được coi là những bài học chiến tranh mẫu mực cả, mà Trung Quốc chỉ mới chú trọng phát triển hải quân gần đây mà thôi.
Về “thời” thì đây càng không phải là thời điểm tốt. Chỉ cần Trung Quốc nổ súng tấn công bất cứ một quốc gia nào trước, chắc chắn vị thế “trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc sẽ bị sụp đổ, Hoa Kỳ và đồng minh sẽ có lý do để bao vây hoặc tấn công Trung Quốc. Hoa Kỳ đang muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh chiến lược giành địa vị “soái chủ” trên địa bàn toàn cầu cho nên đó sẽ là cơ hội cho Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, mà Trung Quốc không dám đơn phương tấn công phủ đầu trên biển một quốc gia nào đó, chứ không phải là Trung Quốc không muốn chiến tranh.
Để đạt được ý đồ trên biển Đông mà không cần thông qua xung đột vũ lực, Trung Quốc dùng ba cuộc chiến, đó là chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông và chiến tranh luật pháp.
Trong chiến tranh tâm lý, Trung Quốc luôn đánh vào tâm lý sợ chiến tranh với Trung Quốc của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia ASEAN. Và giới truyền thông Trung Quốc luôn “phủ đầu” bằng các luận điệu “diều hâu”, khiến cho lãnh đạo nhiều quốc gia ASEAN “giật thót” mình vì họ chỉ muốn được yên ổn để làm ăn, sinh sống.
Về luật pháp, Trung Quốc luôn “rêu rao” bằng cách “nhai đi, nhai lại” các luận điệu cũ rích về “đường lưỡi bò”, nào là Trung Quốc có chủ quyền trên các quần đảo ở biển Đông, Trung Quốc có quyền lịch sử ở đường lưỡi bò…Lập luận về “quyền lịch sử” của Trung Quốc đã bị Philippines “đâp” một cú “hoảng hồn” với Phán quyết của Toà trọng tài năm 2016, khi Toà khẳng định rằng “yêu sách về quyền lịch sử đối với các vùng nước bên trong đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý, do đó vô giá trị”. Mặc dù Chủ tịch Tập tuyên bố rằng “phán quyết chỉ là một tở giấy lộn”, nhưng chỉ là một tờ giấy mà khiến cả đất nước Trung Quốc đau đầu. Tác dụng của Phán quyết năm 2016 tiếp tục tạo ảnh hưởng, như trong đệ trình của Malaysia về thềm lục địa mở rộng lên Liên Hợp Quốc ngày 12/12/2019 vừa rồi.
Để tránh bị Hoa Kỳ và đồng minh có cớ để “bao vây và ngăn chặn”, Trung Quốc luôn sử dụng lực lượng dân quân biển hoặc tàu “thăm dò khoa học” có tàu hải cảnh hỗ trợ để xâm phạm EEZ của nhiều quốc gia. Mục đích là Trung Quốc muốn để cho các quốc gia quen dần với sự xâm phạm EEZ của Trung Quốc, khiến các quốc gia này mệt mỏi, chấp nhận như một sự đã rồi. Và rồi từ đó, Trung Quốc sẽ lấn tới dần, hiện thực hoá “đường lưỡi bò” cho dù nó không có cơ sở pháp lý hay được thừa nhận.
Tuy nhiên, Trung Quốc tuỳ vào phản ứng của từng quốc gia để tiếp tục hay rút lui. Năm 2019, Trung Quốc đã cho tàu xâm phạm vào EEZ của Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Trước đó, năm 2014, Trung Quốc đã cho cả một giàn khoan khổng lồ với đoàn tàu hộ tống hùng hậu để tiến hành thăm dò ngay trong EEZ của Việt Nam. Trong sự kiện năm 2014, phía Việt Nam đã kiên quyết tố cáo Trung Quốc ra thế giới, thậm chí phía Việt Nam mời hẳn các phóng viên quốc tế ra thực địa, Chính phủ Việt Nam cũng chuẩn bị sẵn sàng theo bước Philippines khởi kiện Trung Quốc ra một Toà trọng tài theo phụ lục VII của Công ước luật biển (UNCLOS), trước các hành động động kiên quyết đó, Trung Quốc đã xuống thang, rút giàn khoan khỏi EEZ của Việt Nam.
Hồi tháng 12/2019, một số tàu “nghiên cứu khoa học” của Trung Quốc tiến hành tại EEZ của Ấn Độ, lập tức Ấn Độ đã dùng tàu hải quân trục xuất ra khỏi khu vực này, sau đó phía Trung Quốc tuyên bố các tàu nghiên cứu Trung Quốc cần phải tuân thủ UNCLOS khi tiến hành nghiên cứu tại vùng biển nước ngoài.[2]
Cũng cuối tháng 12/2019 tới đầu năm nay, một số tàu Trung Quốc đã xâm phạm EEZ của Indonesia tại khu vực Natuna, phía Indonesia đã hành động quyết liệt, điều tàu chiến và máy bay chiến đấu để trục xuất các tàu Trung Quốc. Tổng thống Indonesia còn bay tới tận nơi để thị sát, ông cũng phát biểu mạnh mẽ với truyền thông là không đánh đổi chủ quyền lấy đầu tư từ Trung Quốc. Trước các hành động quyết liệt như vậy từ Indonesia, các tàu Trung Quốc đã phải thoái lui khỏi EEZ của Indonesia.
Tuy nhiên, trong sự kiện khu vực Bãi Tư chính năm 2019, khi một đội tàu của Trung Quốc xâm phạm EEZ của Việt Nam 113 ngày thì bởi vì phản ứng của Việt Nam rất yếu ớt. Truyền thông Việt Nam chỉ được đưa tin khi có yêu cầu, với những thông tin thiếu và nhỏ giọt. Các lãnh đạo cao cấp Việt Nam còn thể hiện thái độ hoà hoãn, như khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang có chuyến thăm Trung Quốc vào lúc xảy ra sự kiện khu vực Bãi Tư chính, nhưng bà ta đã không có một động thái nào thể hiện thái độ, mà vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Ông Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh thì trả lời “chúng ta không thể quay lưng được với Trung Quốc”. Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước thì nói với bào giới “chúng ta cần gìn giữ hoà bình”. Chính “nỗi lo ngại chiến tranh” với Trung Quốc đã khiến các lãnh đạo Việt Nam “chùn bước”. Điều đó cho thấy, chiến tranh tâm lý và chiến tranh truyền thông của Trung Quốc đã có tác động.
Xem xét lại các hành động của Trung Quốc, chúng ta thấy rõ chiến thuật “mềm nắn rắn buông” của Trung Quốc trên biển, đặc biệt là biển Đông. Trung Quốc luôn đe doạ bằng cách thể hiện như “kề bên miệng hố chiến tranh” khiến các quốc gia khác khiếp sợ, thế nhưng thực chất Trung Quốc luôn chỉ dám thực hiện việc ức hiếp “dưới ngưỡng chiến tranh” để đạt được mục đích của mình mà không bị cô lập và phản đối.
Chính vì vậy, hiện nay, đã có thông tin cho biết một số tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tái xuất hiện tại khu vực Bãi Tư chính trong thời gian gần đây. Chúng ta mong chờ phía Việt Nam nắm vững được “luật chơi” của Trung Quốc để có thể chống lại các hành động xâm phạm EEZ của Trung Quốc một cách hiệu quả như Indonesia hay Ấn Độ đã làm.
[1] https://www.rand.org/blog/2020/01/what-to-expect-from-china-in-2020.html?utm_campaign=&utm_content=1578085154&utm_medium=rand_social&utm_source=twitter
[2] https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3041693/china-steps-compliance-un-sea-law-after-ships-expulsion-india?fbclid=IwAR2Samg8yW8MLHgaU6IwSla5i4bK9uJwzNUu4z2brtG5W6TP4xKKTpqmQl8
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-scs-strategy-01122020161702.html

Nhìn lại Chiến lược biển của TQ

và tác động đối với khu vực

Việc Trung Quốc tăng cường triển khai chiến lược trở thành cường quốc biển sẽ có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là thương mại và tăng cường hợp tác biển quốc tế. Tuy nhiên, khi Trung Quốc và các nước trong khu vực cùng tăng cường năng lực biển thì hợp tác biển sẽ ngày càng phát triển, như hợp tác nghiên cứu khoa học biển, hợp tác phòng chống tội phạm trên biển, hợp tác cùng khai thác, cứu trợ cứu nạn.
Chiến lược biển của Trung Quốc
Trung Quốc đã xây dựng Chiến lược biển với bốn yếu tố cơ bản là: xác định việc mở rộng quản lý biển là hạt nhân của chiến lược chính trị biển; khẳng định việc xây dựng chiến lược cường quốc biển là hạt nhân của chiến lược phát triển kinh tế biển; xác định an ninh biển và an ninh quốc gia là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phòng vệ biển; khẳng định và coi trọng việc sử dụng kỹ thuật cao kết hợp với kỹ thuật thông thường trong chiến lược khoa học – kỹ thuật biển.
Các sự vụ ở Biển Đông hé lộ một chiến lược tinh tế của Trung Quốc để chèn ép các quốc gia yêu sách khác ở đây. Chiến lược này có 4 thành tố. Thứ nhất, Trung Quốc phát triển một lực lượng hải quân đủ khả năng để ngăn chặn Mỹ ở bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, và cũng đủ sức để đè bẹp hải quân của các quốc gia Đông Nam Á. Thứ hai, Trung Quốc sử dụng lực lượng tàu bán quân sự và dân sự làm phương
tiện để thay đổi nguyên trạng. Đến nay, với các tàu cá và tàu chấp pháp, Trung Quốc đã giành được kiểm soát đối với bãi Trăng Khuyết (Scarborough Shoal) và đang tiến hành bao vây điểm đóng quân của Philippines ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Thứ ba, Trung Quốc sử dụng giàn khoan di động khổng lồ để kiểm soát không gian biển. Từ ngày 1/5/2014, TQ đã điều dàn khoan Hải Dương 981 và hơn 100 tàu đủ loại đến vùng nước Việt Nam tuyên bố vùng thềm lục địa hợp pháp của họ. Hải Dương 981 không đơn thuần là một giàn khoan dầu, mà nó còn là một cột mốc chủ quyền. Sự vụ giàn khoan 981 đáng báo động ở mức độ bạo lực. Các tàu cá và tàu chấp pháp của Trung Quốc, có sự yểm trợ của tàu chiến, không ngần ngại sử dụng cách “đánh nguội”, như đâm húc, sử dụng loa công suất lớn, và bắn vòi rồng, để phá hỏng và đe dọa các tàu đối phương. Máy bay của Trung Quốc bay ở tầm thấp để uy hiếp các thủy thủ Việt Nam. Va chạm và vòi rồng đã làm bị thương nhiều thủy thủ và làm nhiều tàu của Việt Nam hư hỏng. Để bảo vệ giàn khoan, Trung Quốc đã tùy tiện áp đặt hạn chế đi lại ở quanh khu vực giàn khoan. Lúc đầu, Trung Quốc tuyên bố khu vực cấm tàu bè nước ngoài với bán kính 1 hải lý từ vị trí giàn khoan. Khoảng cách này sau đó được nâng lên thanh 3 hải lý. Trên biển, các tàu Trung Quốc chủ động thiết lập vùng cấm ở phạm vi 20-25 hải lý từ giàn khoan. Một tàu đánh cá của Việt Nam đã bị đâm chìm ở vị trí cách giàn khoan 17 hải lý. Thứ tư, Trung Quốc sử dụng ngoại giao để đánh lạc hướng dư luận. Lãnh đạo Trung Quốc liên tục hứa hẹn “phát triển hòa bình”. Mặc dù chủ trương theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp qua con đường song phương, Trung Quốc từ chối thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền. Trung Quốc cũng trì hoãn các nỗ lực hướng đến xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử, mặc dù đây là một trong các cam kết trong Tuyên bố Ứng xử  của các bên ở Biển Đông ký năm 2002. Tại các hội nghị quốc tế, các quan chức và học giả Trung Quốc thường né tránh bàn luận chi tiết về cơ sở pháp lý của yêu sách đường lưỡi bò và đổ lỗi cho các bên tranh chấp khác cũng như Mỹ là nguyên nhân buộc họ phải quyết đoán.
Những thuận lợi và khó khăn khi Trung Quốc triển khai chiến lược biển
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang và sẽ đi theo con đường phát triển truyền thống đã thành quy luật của các cường quốc trong lịch sử như Mỹ, Anh, Nhật Bản… Đó là phát triển sức mạnh biển với hải quân làm trung tâm theo tư tưởng của Alfred Mahan, nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Trung Quốc hiện nay. Sự điều chỉnh rõ nét nhất của Trung Quốc là thúc đẩy phát triển chiến lược biển một cách toàn diện xét về cả mục tiêu, lĩnh vực và biện pháp thực hiện, chứ không chỉ tập trung vào mỗi hải quân và thương mại như các cường quốc thời kỳ trước. Trung Quốc xây dựng chiến lược biển toàn diện nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp trên biển, và để tạo vỏ bọc hòa bình cho chiến lược phát triển lực lượng nòng cốt là hải quân.
Điều kiện thuận lợi để Trung Quốc có thể theo đuổi được một chiến lược toàn diện là do đã có tích lũy sau nhiều năm tăng trưởng nhanh, có tốc độ phát triển trình độ khoa học và công nghệ cao trong lĩnh vực nghiên cứu biển và công nghệ quốc phòng liên quan đến biển, và do thể chế nhà nước cho phép Trung Quốc huy động nguồn lực đó một cách tập trung. Bên cạnh đó, nhận thức và quyết tâm chính trị của Trung Quốc trong việc phát triển thành cường quốc biển khá cao và thành quyết sách của lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Quyết sách này đã được thông qua tại Đại hội XVIII, sau đó lần lượt được cụ thể hóa bằng các biện pháp thực thi đồng bộ trong tất cả hệ thống chính quyền của Trung Quốc như Quốc hội, Quốc vụ viện, các bộ ngành. Trên cơ sở đó, sức mạnh biển tổng hợp của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, nhất là sức mạnh hải quân. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa đạt được vị thế của một cường quốc biển. Tính riêng về năng lực hải quân, vẫn thua Mỹ, Nga từ mười đến hai mươi năm. Ngay cả ở phạm vi khu vực, năng lực hải quân Trung Quốc vẫn thua xa Nhật Bản. Vì vậy, Trung Quốc mới ở tầm vóc của một cường quốc khu vực, với mục tiêu “phòng vệ biển gần”, hoạt động chủ yếu ở Biển Đông và phía bên trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất.
Việc triển khai chiến lược biển và phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc hiện đứng trước một số hạn chế, thách thức nhất định. Một là nguy cơ suy giảm đầu tư cho quốc phòng và hải quân. Tuy được ưu tiên đầu tư một thời gian dài, hiện nay nền kinh tế của Trung Quốc có xu hướng bước vào giai đoạn phát triển chậm lại, đi kèm đó là nhiều những bất cập và thách thức về kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sớm hay muộn cũng sẽ phải dành nhiều tài nguyên, vật lực, con người, kinh tế cho các vấn đề an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững hơn thay vì chỉ tập trung cho phát triển quốc phòng, gia tăng tiềm lực quân sự bằng sức mạnh răn đe trên biển của hải quân. Hai là phải căng mỏng lực lượng và dàn trải trên nhiều hướng phát triển. Trung Quốc phải chuẩn bị cho một kịch bản đối đầu với Mỹ tại eo biển Đài Loan, trong khi cũng muốn có năng lực hỗ trợ yêu sách trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Hoàng Hải, Hoa Đông, vươn ra cạnh tranh ảnh hưởng tại các chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai. Điều này buộc họ phải căng mỏng lực lượng ra nhiều hướng, khó phát triển theo một học thuyết, chiến lược
nhất quán vì dễ bị động với tình hình. Ba là hạn chế trong tiếp liệu và cung cấp thông tin tình báo, khả năng tích nhập công nghệ, năng lực viễn hải. Trung Quốc thiếu đồng minh hàng hải, thiếu các trạm trung chuyển, tiếp liệu, bảo dưỡng, sửa chữa và nghỉ ngơi cho thủy thủ đoàn trong quá trình vận hành bên ngoài lãnh thổ khiến cho khả năng hoạt động viễn dương của Trung Quốc bị hạn chế rất nhiều. Do đó, Trung Quốc sẽ phải tìm cách thiết lập một số điểm tiếp cận tại khu vực quanh Ấn Độ Dương như tại eo biển Malacca, eo biển Lomboc, eo biển Sunda. Ngoài ra, hải quân Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong tích hợp công nghệ mới, các kỹ năng vận hành, thay thế, khả năng lựa chọn căn cứ, năng lực hải hành của quân nhân. Những điều kiện này có thể phải mất cả một thế hệ hoặc nhiều hơn để khắc phục, đặc biệt khi Trung Quốc tự mình xây dựng lực lượng hải quân nước xanh. Bốn là tuy đầu tư lớn và tầm ảnh hưởng trên thực địa gia tăng nhanh, nhưng ảnh hưởng chính trị ở khu vực và quốc tế còn thấp. Tuy là nước lớn, đang gia tăng ảnh hưởng nhưng khả năng sáng tạo ra luật chơi mới ở tầm khu vực và toàn cầu của Trung Quốc còn gặp nhiều thách thức. Việc Trung Quốc gần đây tỏ ra bất chấp luật pháp quốc tế và các cam kết quốc tế, có những hành động đơn phương dựa vào sức mạnh để khẳng định vị thế nước lớn của mình trên các vùng biển có tranh chấp với các nước láng giềng đang làm giảm đáng kể uy tín quốc tế của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thiếu khả năng tạo ảnh hưởng vượt trội trong các hoạt động hải dương quốc tế đa phương, và vẫn giữ tư duy thụ động trong việc giải quyết các vấn đề hải dương toàn cầu. Năm là căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải khiến Trung Quốc khó triển khai hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển kinh tế hải dương. Để vươn tới các vùng biển quốc tế, tiếp cận các thị trường thương mại, các nguồn tài nguyên khai thác và đánh bắt, các hạm tàu, thương thuyền của Trung Quốc đều cần vượt qua Biển Đông, Hoa Đông hoặc Hoàng Hải để ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là những vùng biển chật hẹp với các quần đảo trải rộng, có các nước láng giềng vẫn lo lắng về những tham vọng đằng sau các dự án hợp tác kinh tế của Trung Quốc, khiến cho việc hợp tác làm ăn kinh tế và đánh bắt, khai thác của Trung Quốc bị hạn chế dù là có nhiều tiềm năng.
Tác động tới khu vực
Mặc dù còn nhiều hạn chế và thách thức, song quyết tâm phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc là không thay đổi và chiến lược trở thành cường quốc biển là một chiến lược lâu dài mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục theo đuổi. Điều này đưa đến một số tác động và hệ lụy quan trọng đối với khu vực.
Tác động lớn nhất của việc Trung Quốc vươn lên thành cường quốc biển và mở rộng ảnh hưởng ra biển là làm thay đổi trật tự địa – chính trị khu vực với các hệ lụy và biểu hiện sau: Một là thay đổi cân bằng quyền lực ở khu vực. Tuy trong ngắn hạn và trung hạn các nước trong khu vực có thể điều chỉnh để lấy lại cân bằng nhưng về lâu dài, xu thế cán cân bị lệch có thể gây bất ổn định cho môi trường hòa bình của khu vực, khiến các quốc gia cảm thấy bất an phải gia tăng tiềm lực quốc phòng hoặc liên minh, liên kết để lấy lại trạng thái cân bằng của khu vực. Hai là cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn, hiệu lực luật pháp quốc tế suy giảm. Thực hiện chiến lược phòng vệ biển gần, Trung Quốc sẽ phải tìm cách “đẩy” Mỹ ra khỏi bờ Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tất yếu sẽ dễ sinh ra va chạm với các nước lớn khác, làm gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, ảnh hưởng của chính trị cường quyền, “ngoại giao pháo hạm” sẽ gia tăng, vai trò của các thể chế quốc tế, luật pháp quốc tế và các cơ chế, diễn đàn an ninh khu vực sẽ bị thách thức. Ba là gia tăng chi tiêu quốc phòng. Việc Trung Quốc gia tăng nhanh chóng tiềm lực quốc phòng sẽ có tác động dây chuyền làm gia tăng chi tiêu quốc phòng của các nước láng giềng, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á. Tuy chưa tới mức chạy đua vũ trang, việc gia tăng nhanh chóng chi tiêu quốc phòng ở khu vực cũng báo hiệu các xung đột hoặc sự cố rất dễ xảy ra. Bốn là đe dọa an ninh, an toàn hàng hải. Trung Quốc sẽ tìm cách bảo vệ và kiểm soát các tuyến hàng hải huyết mạch từ Hoa Đông và Biển Đông qua Malacca đi Trung Đông, thách thức vai trò của Mỹ và Ấn Độ, có thể ảnh hưởng đến tự do và an toàn hàng hải khu vực. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy trước mắt Trung Quốc có thể sẽ chưa dám thách thức sức mạnh hải quân của Mỹ khi Mỹ không đe dọa nghiêm trọng tới lợi ích quốc gia và các tuyến thương mại huyết mạch trên biển của Trung Quốc. Cùng tồn tại với đổi thủ chính và cùng cạnh tranh để mưu cầu lợi ích khi còn có thể đang là cách mà Trung Quốc triển khai chiến lược cường quốc biển của họ. Tuy nhiên, về lâu dài, Trung Quốc sẽ muốn đẩy Mỹ và các đối thủ khác ra khỏi khu vực Biển Đông. Những hành động của Trung Quốc đang làm ở Biển Đông giống như những gì mà hải quân Mỹ đã làm trong thế kỷ 19 để kiểm soát vùng Caribe và vịnh Mexico, tạo nên địa vị thống trị của Mỹ ở Tây bán cầu và gia tăng mạnh mẽ vị thế của Mỹ là một siêu cường thế giới. Những điều Trung Quốc đang tìm kiếm không phải là để đương đầu với hải quân Mỹ – một cuộc chiến mà Trung Quốc không thể giành chiến thắng hiện nay – mà là gây sức ép nhằm đẩy hải quân Mỹ ra khỏi khu vực. Sức mạnh của hải quân không nằm ở một chiếc tàu chiến đơn lẻ, mà nằm ở hạm đội tàu. Trung Quốc đang phát triển hạm đội mặc dù hiện vẫn còn khoảng cách khá xa so với Mỹ. Trong bối cảnh đó, nguy cơ nảy sinh những tình huống đối đầu là hiện hữu, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và các vùng biển lân cận. Năm là gia tăng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực trở nên phức tạp hơn do Trung Quốc sẽ có thiên hướng sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Cùng với đó, việc Trung Quốc tăng cường triển khai chiến lược trở thành cường quốc biển sẽ có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là thương mại, và tăng cường hợp tác biển quốc tế. Việc gia tăng đầu tư cho ngành đóng tàu và các dịch vụ biển giúp giảm chi phí và tạo thuận lợi hóa cho thương mại qua đường biển, giúp thương mại phát triển. Bản thân các ngành kinh tế biển được đầu tư cũng góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa cho các ngành kinh tế quốc nội khác phát triển theo. Khi Trung Quốc và các nước trong khu vực cùng tăng cường năng lực biển thì hợp tác biển sẽ ngày càng phát triển, như hợp tác nghiên cứu khoa học biển, hợp tác phòng chống tội phạm trên biển, hợp tác cùng khai thác, cứu trợ cứu nạn.
http://biendong.net/bien-dong/32593-nhin-lai-chien-luoc-bien-cua-tq-va-tac-dong-doi-voi-khu-vuc.html

TQ và cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân

trang bị cho lực lượng hải quân

Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục phô trương, khoe tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân tại một căn cứ chiến lược gần thành phố nghỉ dưỡng Tam Á; đồng thời nhiều lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân .
Giới truyền thông phương Tây mới đây cung cấp hình ảnh vệ tinh cho thấy sự hiện diện thường xuyên của số tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân tại một căn cứ chiến lược gần thành phố nghỉ dưỡng Tam Á. Các tàu chiến nổi và máy bay chuyên dụng được thiết kế để bảo vệ số tàu ngầm này đang lảng vảng quanh các tuyến đường biển trọng yếu ngoài khơi. Các cơ sở tại căn cứ này dường như được xây dựng để dự trữ và nạp tên lửa đạn đạo. Các mạng ăng-ten hỗ trợ công cuộc săn đuổi tàu ngầm nước ngàoi đã xuất hiện trên các đảo do Trung Quốc chiếm giữ ở vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) bị tranh chấp gay gắt. Và một thủy thủ tàu ngầm kỳ cựu đã được giao nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng Trung Quốc ở phía Nam nước này.
Theo lời các sĩ quan hải quân đang tại ngũ và đã nghỉ hưu, cũng như các nhà ngoại giao và các nhà phân tích an ninh, khi kết hợp với nhau, điều này có nghĩa là Trung Quốc có một lực lượng tàu ngầm phóng tên lửa có thể tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân từ dưới nước. Điều đó mang lại cho Bắc Kinh thứ mà cho tới gần đây họ đang còn thiếu: năng lực đánh trả lần hai đáng tin cậy hơn nếu kho vũ khí hạt nhân trên đất liền của họ bị tấn công.
Mới đây, theo bản đánh giá rõ ràng nhất từ trước đến nay về năng lực này của Trung Quốc trong báo cáo thường niên mới nhất về quân đội Trung Quốc được công bố vào tháng 8/2018, Lầu Năm Góc cho rằng Bắc Kinh hiện có một công cụ răn đe hạt nhân “đáng tin cậy” và “khả thi” trên biển. Một hạm đội tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo hạt nhân luôn sẵn sàng hoạt động, được gọi tắt là SSBN, đã đánh dấu sự gia tăng vượt bậc trong năng lực hạt nhân của Trung Quốc. Theo Lầu Năm Góc, mỗi con tàu trong số 4 tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc được trang bị lên đến 12 tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn ước tính 7.200 km, khiến Mỹ nằm gọn trong tầm tấn công từ phía Tây Thái Bình Dương. Các nhà phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington ước tính số tên lửa này có thể bay ít nhất 8.000 km. Mỹ tin rằng Trung Quốc có tới 100 tên lửa hạt nhân đặt trên đất liền. Năng lực hạt nhân được tăng cường của Bắc Kinh là một trong những điểm nhấn trong nỗ lực đầy tham vọng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là cải tổ Quân giải phóng nhân dân (PLA), lực lượng chiến đấu lớn nhất thế giới. Các chiến lược gia phương Tây cho rằng hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã bổ sung thêm vào thách thức mà quân đội ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc đang đặt ra cho vị thế thống trị của Mỹ ở châu Á.
Không những vậy, giới chuyên gia còn cho rằng khi đã tăng cường và cải thiện kho vũ khí hạt nhân của mình, Bắc Kinh là cường quốc hạt nhân lớn duy nhất bổ sung đầu đạn hạt nhân vào kho dự trữ vũ khí. Trung Quốc đang phát triển một tên lửa đạn đạo phóng trên không và lên kế hoạch chế tạo một máy bay ném bom tàng hình tầm xa có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân. Với hàng rào răn đe đánh trả lần hai đặt trên biển, các chương trình này cho thấy Bắc Kinh cuối cùng có ý định ra mắt một bộ ba vũ khí hạt nhân trên không, trên biển và trên đất liền giống như Mỹ và Nga. Trong 2 thập kỷ qua, Lực lượng tên lửa PLA (PLARF), quân chủng kiểm soát số tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường của Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư vào việc mở rộng kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của nước này và tăng cường tầm bắn cũng như độ chính xác của số tên lửa mang theo chúng. Theo các báo cáo trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc, họ cũng đã thắt chặt việc bảo vệ các vũ khí hạt nhân trong hầm chứa. Lầu Năm Góc và các tài liệu quân sự chính thức của Trung Quốc báo cáo rằng Trung Quốc cũng đã triển khai các tên lửa hiện đại cơ động trên đường bộ khiến kẻ thù khó phát hiện và tấn công hơn. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn còn tụt xa so với Mỹ và Nga về hỏa lực hạt nhân nói chung. Viện nghiên cứu vì hòa bình quốc tế Stockholm ước tính Trung Quốc có tổng cộng 280 đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc không tiết lộ họ có bao nhiêu đầu đạ được triển khai và sẵn sàng cho các cuộc xung đột. Báo cáo năm 2018 của viện này cho biết Mỹ có 1750 đầu đạn được triển khai và Nga là 1600. Cũng theo báo cáo, Mỹ và Nga có hàng nghìn đầu đạn khác trong kho dự trữ.
Ngoài ra, các chiến lược gia người Trung Quốc cũng như ở phương Tây cho rằng một hạm đội tàu ngầm mang theo tên lửa hạt nhân ẩn dưới lòng đại dương bao la sẽ giúp bù đắp cho những thiếu hụt về hạt nhân của Bắc Kinh. Các nhà thiết kế tàu hải quân và các kỹ thuật viên hạt nhân cảu Trung Quốc đã và đang làm việc để xây dựng một lực lượng tàu ngầm mang theo tên lửa hạt nhân kể từ cuối những năm 1950. Một chiếc tàu duy nhất đã được ra mắt vào những năm 1980, nhưng chưa bao giờ đi vào hoạt động hết công suất. Con tàu này đóng vai trò là nơi thử nghiệm khi các kỹ thuật viên và nhà thiết kế của Trung Quốc chật vật khắc phục những vấn đề với công nghệ lực đẩy hạt nhân, tên lửa và tiếng ồn quá mức khiến các phương tiện này dễ bị kẻ thù phát hiện và nhắm mục tiêu hơn. Để tối đa hóa năng lực tấn công đánh trả lần hai, các tàu ngầm chở tên lửa của Trung Quốc cần phải hoạt động bí mật đủ để không bị phát hiện khi đi ngang qua các khu vực tuần tra ở vùng biển mở. Các nhà phân tích hải quân của Mỹ và các nước khác cho rằng tàu ngầm lớp Tấn là một sự cải tiến mạnh mẽ so với những nỗ lực trước đó của Trung Quốc, nhưng chúng vẫn chưa đủ bí mật so với tàu của Mỹ, Nga, Pháp và Anh.
Số tàu ngầm lớp Tấn tải trọng 11.000 tấn được neo đậu ở bờ biển phía Nam đảo Hải Nam của Trung Quốc gần với các kênh đào nước sâu dẫn vào và ra khỏi biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Vị trí địa lý của vùng biển duyên hải Trung Quốc buộc Bắc Kinh phải đặt số tàu ngầm chở tên lửa của họ ở khu vực này, vắt ngang qua một trong những tuyến vận chuyển đường biển quan trọng nhất thế giới. Về phía Bắc, biển Hoàng Hải nông tới mức không thể che giấu được số tàu ngầm lớn mang tên lửa đạn đạo này. Biển Hoa Đông thì sâu hơn nhưng khu vực này được bao quanh bởi bán đảo Triều Tiên, chuỗi đảo của Nhật Bản và Đài Loan.
Trong khi đo, các lực lượng của Nhật Bản và Mỹ có thể triển khai tàu chiến và máy bay chống ngầm tiên tiến của họ đặt tại Nhật Bản để giám sát chặt chẽ vùng biển này và các kênh tỏa khắp phía Tây Thái Bình Dương, nơi số tàu ngầm này cuối cùng sẽ hướng đến. Trung Quốc cần tiếp cận các vùng biển này có thể giành được vị trí tấn công vào Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ cần đưa số tàu ngầm của họ ra khỏi đảo Hải Nam, vượt qua sự giám sát và tiến vào vùng biển phía Đông Philippines để cho tên lửa của họ có thể nằm trong tầm bắn tới Mỹ. Theo lời các thủy thủy tàu ngầm và các tùy viên quân sự phương Tây, đây là một lý do quan trọng giải thích tại sao Trung Quốc đã không e dè cải tạo và củng cố các đảo và bãi đá ở biển Nam Trung Hoa, giúp mở rộng quyền kiểm soát của Bắc Kinh đối với khu vực này.
Khả năng dễ bị phát hiện của đội tàu ngầm này cũng giải thích cho sự nhạy cảm đặc biệt của Trung Quốc trước các hoạt động giám sát của Mỹ và đồng minh tại các vùng biển này. Một tàu khu trục Trung Quốc đã tiến sát tàu khu trục USS Decatur của Mỹ ở khoảng cách 45m vào cuối tháng 9/2018, khi tàu chiến này của Mỹ đang tuần tra gần quần đảo Trường Sa, một chuỗi đảo bị tranh chấp gay gắt, nơi Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện của mình trong những năm gần đây. Đây là lần gần nhất trong một loạt vụ đụng độ trong thập kỷ qua.
Trung Quốc hiện dường như đang cảnh giác trước tàu ngầm nước ngoài đang cố gắng phát hiện và theo dõi hạm đội tên lửa đạn đạo của họ. Theo lời các sĩ quan quân sự và các nhà phân tích với quen thuộc với sự giám sát có phối hợp ngoài bãi biển Trung Quốc, khi các tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc tiến ra khơi, chúng dường như bị vây quanh bởi màn hình bảo vệ của các tàu chiến nổi và máy bay có nhiệm vụ theo dõi tàu ngầm nước ngoài. Các sĩ quan quân sự cấp cao còn tại ngũ và đã nghỉ hưu cũng nhắc đến các cuộc triển khai mở rộng và thường xuyên tàu hộ tống Mẫu 056A mới nhất của Hải quân Trung Quốc vào vùng biển trọng điểm phía Nam Nhật Bản và phía Đông Philippines. Tàu Mẫu 056A là tàu săn ngầm tiên tiến nhất của trung Quốc. Nó có thể kéo các mạng lưới định vị và các thiết bị nghe khác xuống sâu dưới đáy biển để phạt hiện tàu ngầm địch – công nghệ tiên tiến mà chỉ cách đây 5 năm Trung Quốc còn chưa có.
Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Trung Quốc cũng lắp đặt một loạt thiết bị cảm biến, ăng-ten và các hệ thống vệ tinh liên lạc trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa. PLA cũng đang theo dõi các tàu săn ngầm nước ngoài từ trên không. Họ đã thành lập một phi đội máy bay Y-8GX6 trên đảo Hải Nam có khả năng quét trên mặt biển rộng lớn để phát hiện các vùng dị thường từ tính. Các máy bay động cơ tuốc-bin cánh quạt được phát hiện hạ cánh trên đảo Phú Lâm, một căn cứ ngoài khơi chủ chốt của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa. Những cuộc tuần tra này không phải là các cuộc tập trận không thường xuyên trong quá khứ, hiện là các cuộc triển khai gần như liên tục, theo dõi cả các tàu chiến nước ngoài.
Đáng chú ý, căn cứ tàu ngầm gần Tam Á hiện thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của Quân ủy trung ương, cơ quan ra quyết định quân sự hàng đầu do chính Tập Cận Bình làm chủ tịch. Các hệ thống liên lạc mới lắp đặt ở biển Nam Trung Hoa đã giúp gắn kết cấu trúc chỉ huy mới, cho phép Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ hơn xuống tới từng tàu. Năm 2017, Bắc Kinh bổ nhiệm một thủy thủ tàu ngầm kỳ cựu, Phó Đô đốc Viên Dự Bách, làm người đứng đầu Bộ tư lệnh vùng tác chiến miền Nam, chịu trách nhiệm về khu vực biển Nam Trung Hoa. Theo lời các chuyên gia hải quân Trung Quốc, sự thăng tiến cảu ông là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc rất coi trọng việc hỗ trợ các hoạt động của tàu ngầm hạt nhân. Viên Dự Bách là sĩ quan hải quân đầu tiên đứng đầu ột bộ tư lệnh như thế này, và sự thăng chức của ông vốn là một phần trong công cuộc cải tổ sâu rộng của Tập Cận Bình về cấu trúc quân sự.
Các hình ảnh vệ tinh thương mại về căn cứ tàu ngầm này cung cấp cho chúng ta cái nhìn thấu đáo hơn về lực lượng bí mật đóng quân tại đây. Có vẻ như chúng cho thấy các tàu ngầm chở tên lửa thường xuyên được neo đậu dọc các cầu tầu dài trên bến cảng. Hình ảnh vệ tinh từ Google Earth vào tháng 6/2018 cho thấy có vẻ như 3 chiếc tàu ngầm tên lửa lớp Tấn đang có mặt tại căn cứ này. Những con tàu này có hình dáng rất dễ phân biệt, với cấu trúc thân trên gồ lên để trữ các ống phóng tên lửa đằng sau quạt gió, nhô thẳng từ thân chiếc tàu ngầm. Có thể nhận thấy rõ trong những hình ảnh này: một lối vào nửa chìm nửa nổi dẫn vào bên trong nơi có vẻ như một bến tàu ngầm dưới lòng đất, dưới chân một ngọn đồi gần bến cảng. Công trình xây dựng tại căn cứ gần Tam Á cũng cho thấy khả năng PLA đang bí mật trang bị tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân được phóng từ tàu ngầm.
http://biendong.net/bien-dong/32592-tq-va-cuoc-chay-dua-vu-khi-hat-nhan-trang-bi-cho-luc-luong-hai-quan.html

Định vị TQ trong vụ đấu tên lửa Mỹ-Iran

Trung Quốc vừa không muốn khiêu khích chính quyền Trump vừa muốn duy trì lợi ích riêng tại Iran
Trung Quốc – có nhiều lợi ích kinh tế tại Trung Đông
Điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif sau khi tướng Qasem Soleimani bị sát hại do cuộc không kích của Mỹ ở Baghdad, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố trên một bản tin trực tuyến của Bộ Ngoại giao nước này rằng, “Trung Quốc phản đối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, “kêu gọi Mỹ tìm kiếm giải pháp đối thoại thay vì sử dụng vũ lực”… Ngoài quan điểm chính trị, Trung Quốc có nhiều lý do kinh tế để phải tích cực kêu gọi các bên kiềm chế khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang do Trung Quốc mua dầu từ Trung Đông nhiều nhất thế giới và cũng đang có các khoản đầu tư lớn vào Iran, Iraq và nhiều quốc gia Trung Đông khác.
Còn nhớ, sau chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tháng 8/2019 của Ngoại trưởng Iran, hai nước đã đồng ý bổ sung nhiều dự án vào chương trình song phương 25 năm được ký kết năm 2016, đáng chú ý là khoản đầu tư 400 tỉ USD đầu tiên vào nền kinh tế Iran, gồm 280 tỉ USD để phát triển các lĩnh vực dầu khí và hóa dầu và 120 tỉ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông và sản xuất phù hợp hơn với các yêu cầu hoạt động của Trung Quốc. Đổi lại, các nhà đầu tư Trung Quốc có quyền thực hiện các dự án ở Iran mà không đấu thầu; dòng vốn khổng lồ này còn cho phép Trung Quốc có tiếng nói trong giới chính trị và mua dầu với giá thấp nhất, theo hãng tin Deseret News.
Trung Quốc từ lâu đã có nhiều thỏa thuận kinh tế béo bở với Iran và thường tận dụng lợi thế của đồng minh Iran. Sau thỏa thuận hạt nhân JCPOA năm 2015 và việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa tài sản của Iran, Trung Quốc vẫn nắm giữ 22,5 tỉ USD dự trữ của nước này. Xung đột Mỹ-Iran sẽ tạo đòn bẩy cho Bắc Kinh đòi hỏi những thỏa thuận sinh lời cao hơn trong tình hình kinh tế hỗn loạn của Iran. Trong khi Mỹ bằng các lệnh trừng phạt của mình muốn cô lập Iran khỏi thị trường toàn cầu, Trung Quốc vẫn âm thầm khai thác nguồn tài nguyên được đánh giá là khá dồi dào của đất nước Trung Đông này.
Theo số liệu của Finacial Times, Trung Quốc có hơn 300 triệu xe chạy bằng diesel và xăng, chưa kể ngành du lịch hàng không nội địa đang mở rộng. Xăng dầu đã trở nên không thể tách rời khỏi hoạt động kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang phát triển. Nhập khẩu dầu mỏ của
nước này đã tăng nhanh trong thập kỷ qua, trong đó, khoảng 44% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Trung Đông.
Năm 2019, Saudi Arabia đã vượt qua Nga để trở thành nhà cung ứng dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc. Tháng 6/2019, Trung Quốc nhập từ nước này 1,88 triệu thùng/ngày – gần gấp đôi so với một năm trước đó. Tờ Finacial Times từng nhận định, “nếu xuất khẩu dầu của Iran hoàn toàn bị cắt đứt bằng các lệnh trừng phạt hoặc bởi một cuộc xung đột vũ trang tại eo biển Hormuz thì Trung Quốc sẽ là một trong những người đầu tiên bị tổn thương. An ninh năng lượng hiện là một vấn đề của Trung Quốc”.
Mặc dù Bắc Kinh “lấy làm quan ngại” trước cuộc tấn công của Mỹ, cho đây là động thái “không thể chấp nhận được”, nhưng không sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ như “lên án” hoặc “phản đối” giống Nga hoặc Iran. Bắc Kinh chỉ nhấn mạnh Trung Quốc sẽ “đóng vai trò xây dựng” giúp đảm bảo an ninh trong khu vực và kêu gọi tất cả các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với các chiến lược của Trung Quốc từ trước đến nay – tránh đưa ra các cam kết tại một khu vực mà nước này dễ bề đụng độ với Mỹ và các đồng minh.
Dấu ấn Trung Quốc vũ khí Iran tấn công căn cứ quân sự Mỹ
Theo các nguồn tin quân sự, trong đợt tấn công căn cứ quân sự Mỹ, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đã sử dụng tên lửa đạn đạo Fateh-313 (phát triển dựa trên phiên bản Fateh-110 có xuất xứ từ Trung Quốc) và tên lửa Qiam-1. Sau chiến tranh Iran-Iraq, Iran cảm thấy cần phải hiện đại hóa lực lượng tên lửa trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận, đã tìm đến các tên lửa đạn đạo do Trung Quốc sản xuất như B610, phiên bản cải tiến của tên lửa HQ-2. Trong những năm 1990, Iran phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc phát triển tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn.
Năm 1996, một báo cáo của CIA cho biết, Trung Quốc cấp cho Iran công nghệ tên lửa và các cấu phần, bao gồm con quay hồi chuyển và gia tốc kế, cũng như các thiết bị chế tạo radar. Kết quả là tên lửa đạn đạo Fateh-110 đầu đạn nổ nặng 650kg và tầm bắn 200km ra đời năm 1997 với những dấu ấn rõ rệt từ công nghệ cho đến nguyên vật liệu Trung Quốc. Phiên bản Fateh-313 mới nhất Iran sử dụng để tấn công căn cứ Mỹ được cải tiến về tầm bắn, lên tới 500km và được dẫn đường chủ động.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Qiam-1 được Iran sản xuất nội địa 100%, được phát triển trên nền tảng tên lửa Shahab-2 của Iran – là bản sao của tên lửa Triều Tiên Hwasong-6. Trong vài năm trở lại đây, Iran bắt đầu tự mình sản xuất nguyên liệu và cải tiến tên lửa, mở rộng kho tên lửa đạn đạo của nước này. Có thể nói, Trung Quốc đã đặt nền móng cho sự phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo của Iran.
Trung Quốc muốn làm “ngư ông đắc lợi”?
Mặc dù Trung Quốc liên tục chỉ trích hành động của Mỹ đối với các lợi ích về thương mại và an ninh của nước này nhưng họ lựa chọn một phản ứng “hạn chế hơn” trước những xung đột của Washington với các đối tác ngoại giao của mình. Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể việc mua dầu mỏ của Iran kể từ khi Mỹ chấm dứt toàn bộ quy chế miễn trừng phạt đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ được phép mua dầu thô của Tehran. Riêng tháng 11/2019, lượng dầu thô mà Bắc Kinh nhập khẩu từ Tehran chưa đến 548.000 tấn, ít hơn nhiều so với con số hơn 3 triệu tấn hồi tháng 4/2019. Trong khi đó, lượng dầu nhập khẩu của Saudi Arabia từ tháng 1-11/2019 đã tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Theo chuyên gia Shi Yinhong, trong trường hợp căng thẳng Trung Đông leo thang như hiện nay, các quốc gia khác hầu như có ít khả năng làm thay đổi hiện trạng. Trung Quốc có thể sử dụng vai trò của nước này trên cương vị là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ để chỉ trích các hành động của Mỹ chống lại Iran. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ trì hoãn việc đưa ra động thái như vậy trong thời gian lâu nhất như có thể, “Trung Quốc sẽ không đứng về phía nào trong Hội đồng Bảo an trừ khi nước này phải lựa chọn”.
Cái chết của tướng Soleimani có khiến Trung Quốc từ bỏ các hành động cân bằng quan hệ ngoại giao trong quá khứ, đặc biệt là khi Chủ tịch Tập Cận Bình đang tìm cách kết thúc các cuộc đàm phán thương mại sơ bộ với Trump trong tháng này? Mặc dù Trung Quốc khẳng định sẽ đầu tư hàng trăm tỷ USD vào cơ sở hạ tầng dầu khí của Iran song cho tới nay, các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ với Iran đã khiến các kế hoạch này chững lại. Trung Quốc cũng đang tăng cường hợp tác quân sự với Nga và mở rộng quan hệ với Tehran. Trung Quốc và Nga có thể dễ dàng hỗ trợ cho Iran trong bất cứ cuộc xung đột nào của Iran với Mỹ thông qua mạng lưới cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đang xây dựng dọc vùng Trung Á vốn nằm trong “Sáng kiến Vành đai và Con đường”.
Nếu Mỹ tấn công quân sự Iran, Trung Quốc sẽ nhanh chóng chớp lấy cơ hội kéo dài “thời kỳ cơ hội chiến lược” bằng việc hiện thực hóa những tham vọng tưởng chừng như xa vời nhất cũng như rộng mở cánh cửa để Bắc Kinh vượt Washington trên cả mặt trận kinh tế, thống trị quân sự ở khu vực Tây Thái
Bình Dương và tiên phong trong cuộc cách mạng thay đổi hệ thống toàn cầu. Dù giới chính trị gia Mỹ vẫn đang tranh luận để tìm ra phương án tốt nhất đối phó với Trung Quốc, nhưng cả những người theo phe hiếu chiến hay hòa bình đều đồng thuận với quan điểm nếu Mỹ tiến hành chiến tranh với Iran là khởi đầu cho kỷ nguyên của Trung Quốc.
Đến thời điểm hiện tại, Bắc Kinh không có nhiều động thái chống lại nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm gia tăng sức ép lên Tehran, ngoài việc bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran và chỉ trích các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ. Theo một số nhà quan sát, không có nhiều dấu hiệu cho thấy, cái chết của tướng Iran Soleimani sẽ thúc đẩy Trung Quốc đi chệch hướng khỏi chiến lược cân bằng của nước này, đặc biệt khi Tập Cận Bình tìm cách kết thúc các cuộc đàm phán thương mại giai đoạn đầu với Trump vào tháng 1/2020. Theo Shi Yinhong, Trung Quốc bị vướng vào một tình huống khó xử, vừa không muốn khiêu khích chính quyền Trump, vừa muốn giữ quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nga và duy trì những lợi ích riêng tại Iran
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32576-dinh-vi-tq-trong-vu-dau-ten-lua-my-iran.html

TQ tiếp tục khẳng định

chính sách nhất quán với Đài Loan

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh chính sách với Đài Loan là nhất quán và phản đối vùng lãnh thổ này độc lập, sau khi bà Thái Anh Văn tái đắc cử lãnh đạo Đài Loan.
“Dù cho tình hình bên trong Đài Loan thay đổi như thế nào, sự thật nền tảng sẽ không thay đổi là chỉ có một Trung Quốc trên thế giới và Đài Loan là một phần của Trung Quốc”, Hãng tin Reuters ngày 12-1 dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau cuộc bầu cử ở Đài Loan.
Chính quyền Bắc Kinh khẳng định sẽ giữ vững nguyên tắc “một Trung Quốc” và hi vọng thế giới ủng hộ nỗ lực “hợp nhất quốc gia” của Trung Quốc.
Trong thông báo tương tự, ông Ma Xiaoguang – người phát ngôn của Văn phòng phụ trách các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc – nhấn mạnh mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Trung Quốc “kiên quyết phản đối các hành động và ý đồ ly khai vì ‘Đài Loan độc lập” dưới bất cứ hình thức nào”.
Trước đó, theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử người đứng đầu chính quyền Đài Loan và các thành viên cơ quan lập pháp của hòn đảo này hôm 11-1, bà Thái Anh Văn, 63 tuổi, đã tái đắc cử nhiệm kỳ mới kéo đài 4 năm.
Đảng Dân Tiến (DPP) của bà Thái hiện nắm đa số ở cơ quan lập pháp Đài Loan và vị trí của họ cũng khó bị lung lay sau cuộc bầu cử lần này. Sau khi hơn một nửa số phiếu bầu được kiểm, bà Thái Anh Văn đã giành được khoảng 57,7% số phiếu.
Bà Thái Anh Văn đã tuyên bố giành chiến thắng, trong khi ứng cử viên đối lập Hàn Quốc Du – 62 tuổi, thuộc Quốc Dân đảng (KMT) – cũng thừa nhận thất bại, đồng thời gửi lời chúc mừng bà Thái.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Đài Bắc – nơi bà tuyên bố giành chiến thắng, bà Thái Anh Văn nói rằng Bắc Kinh nên dừng đưa ra những lời đe dọa với Đài Loan, theo Hãng tin AFP.
“Hòa bình đồng nghĩa Trung Quốc phải từ bỏ những lời đe dọa dùng vũ lực với Đài Loan… Tôi cũng hi vọng chính quyền Bắc Kinh hiểu rằng Đài Loan và chính quyền được bầu một cách dân chủ của chúng tôi sẽ không chấp nhận những lời đe dọa và sự dọa dẫm”, bà Thái Anh Văn tuyên bố.
Kết quả cuộc bầu cử người đứng đầu chính quyền Đài Loan sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục.
Vì sao bà Thái Anh Văn chiến thắng?
Bà Thái cùng Đảng Dân chủ tiến bộ chủ trương một nền độc lập chính thức cho Đài Loan và nhiều lần nhấn mạnh trong các chiến dịch tranh cử rằng Đài Loan “trên thực tế đã là một nước độc lập với tên gọi Trung Hoa Dân Quốc”, theo Hãng tin Reuters.
Thất bại nặng nề trước Quốc Dân đảng trong cuộc bầu cử địa phương năm 2018 khiến nhiều người nghi ngờ năng lực lãnh đạo của bà Thái. Thậm chí khi đó đã có nhiều ý kiến kêu gọi bà đừng nên ra tái tranh cử. Tuy nhiên, nữ chính trị gia 63 tuổi vẫn kiên định trong việc tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ nữa.
Giới phân tích nhận định các tuyên bố ủng hộ cuộc biểu tình ở Hong Kong vô hình trung đã góp phần giúp tỉ lệ ủng hộ bà Thái tăng mạnh trở lại, sau thời gian tuột dốc không phanh trước đối thủ Quốc Dân đảng. Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, trong khi gây chia rẽ xã hội Đài Loan, đã giúp bà Thái và Đảng Dân chủ tiến bộ của bà nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ giới trẻ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32569-tq-tiep-tuc-khang-dinh-chinh-sach-nhat-quan-voi-dai-loan.html

Trực thăng quân đội, đất làng, thần núi

và vụ Billy mất tích

Chaiyot Yongcharoenchai
Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Messenger Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Email Chia sẻ
Vào tháng Tư năm 2019, vụ tìm ra một thùng phuy loại chứa dầu dưới đáy hồ trong khu bảo tồn thiên nhiên Thái Lan đã làm sáng tỏ một câu chuyện về Lời nguyền của đất mà có lẽ nhiều người muốn nó ‘chìm đi mãi mãi’.
Pinnapa “Muenoor” Prueksapan biết chồng cô, Porlajee “Billy” Rakchongcharoen sẽ gặp nguy hiểm
Đó là câu chuyện về các quan chức chính phủ và những gì họ đã làm để che giấu tội lỗi của mình.
Đó cũng là câu chuyện về một người phụ nữ quyết tâm đi tìm công lý cho người đàn ông cô yêu và cộng đồng mà anh ấy đấu tranh để bảo vệ.
Pinnapa “Muenoor” Prueksapan nhớ lại những lời mà chồng cô đã nói với cô vào năm 2014 như thể nó mới xảy ra ngày hôm qua.
“Anh ấy nói với tôi: ‘Những người liên quan đến chuyện này không thích anh. Họ nói rằng họ sẽ giết anh nếu họ tìm thấy anh. Nếu anh biến mất, đừng đi tìm anh. Đừng tự hỏi anh đã đi đâu. Có lẽ họ đã giết anh rồi’.
“Nghe vậy, tôi bảo anh ấy rằng: ‘Nếu anh biết anh đang gặp nguy hiểm như vậy, tại sao anh không dừng lại việc giúp đỡ ông anh và người dân trong làng?’
“Và anh ấy nói với tôi: ‘Khi em làm điều đúng đắn, em phải tiếp tục chiến đấu, ngay cả khi điều đó có thể khiến em mất mạng.’
“Sau khi nghe anh ấy nói vậy, tôi không thể yêu cầu anh ấy dừng lại,” Muenoor nhớ lại.
Khi Porlajee “Billy” Rakchongcharoen đi làm vào ngày 15 tháng 4 năm 2014, Muenoor đã không hỏi bất kỳ câu hỏi nào. Anh đi làm như mọi ngày, mang theo chiếc túi mà cô đã chuẩn bị từ đêm hôm trước và bước ra khỏi nhà mà không nói lời từ biệt.
Billy nói với Muenoor rằng anh ấy sẽ đi gặp dân với vai trò một người được bầu ra tại địa phương, nhưng đó không phải là toàn bộ sự thật.
Trên thực tế, Billy đã đi gặp ông của mình và các thành viên trong làng để thu thập bằng chứng đưa cho các luật sư ở Bangkok.
Đuổi dân khỏi đất làng
Billy muốn chứng minh rằng việc chính quyền địa phương đuổi cộng đồng bản địa ra khỏi ngôi làng ở vùng xa xôi hẻo lánh phía Nam Thái Lan này là vi phạm pháp luật.
Ba ngày sau, Muenoor nhận được một cuộc điện thoại từ anh trai của Billy hỏi anh đã về nhà an toàn chưa. Nhưng Billy vẫn chưa về nhà. Đột nhiên Muenoor nhớ lại những lời chồng cô nói.
Và bây giờ, Billy đã biến mất.
Có lẽ cuộc gọi đó sẽ không bao giờ xảy ra, nếu không có thảm kịch ba năm trước đó.
Vào tháng 7/2011, ba máy bay trực thăng quân đội đã bị rơi ở Vườn Quốc gia Kaeng Krachan, gần biên giới phía Nam của Thái Lan với Myanmar. Các vụ tai nạn này xảy ra được cho là do thời tiết xấu.
Thực tế, hai chiếc trực thăng sau bị rơi khi đang tìm kiếm phần còn lại của chiếc đầu tiên. Điều này khiến vụ việc càng trở nên phức tạp hơn.
17 người đã mất mạng trong ba vụ tai nạn nói trên, bao gồm 16 binh sĩ và một thành viên của Hội báo chí Bangkok.
Quân đội và trực thăng đã đến Vườn Quốc gia Kaeng Krachan trong tháng 5/2011
Các vụ tai nạn nhanh chóng thu hút sự chú ý của truyền thông Thái Lan. Chẳng mấy chốc, các nhà báo trên khắp cả nước đã đến Kaeng Krachan. Đây là lần đầu tiên, mọi con mắt đều đổ dồn vào khu vực nông thôn yên tĩnh này, và những bí mật mà nó cất giấu.
Cuối cùng, một tin đã dẫn các nhà báo đến một vùng hẻo lánh, sâu tận trong rừng xanh của vườn quốc gia lớn nhất Thái Lan, và mở ra một bí mật mà các binh sĩ trong vụ tai nạn đã cố gắng bảo vệ.
Ở đó, sâu tận trong rừng, vẫn còn dấu tích của một ngôi làng bị đốt cháy.
Ngôi làng này từng là nơi sinh sống của một cộng đồng người bản địa nhỏ, bao gồm khoảng 100 gia đình người dân tộc thiểu số Karen. Họ là những người nông dân có cuộc sống đơn giản và hoà hợp với môi trường xung quanh.
Đó là nơi mà Billy đã lớn lên cùng với ông anh, Ko-ee Mimee, một thủ lĩnh tinh thần của người Karen.
Sự tồn tại của họ, theo một cách nào đó, nghe có vẻ bình dị, nhưng thực tế 352.000 người Karen sống ở Thái Lan vẫn bị coi là người ngoài. Trong số năm triệu người Karen trên thế giới, phần lớn họ sống ở nước láng giềng Myanmar.
Tuy nhiên, sự đàn áp trong nhiều thập kỷ và cuộc nội chiến kéo dài với chính phủ Myanmar đã buộc hàng ngàn người Karen phải vượt biên. Ở đây, chính quyền Thái Lan coi họ là mối đe doạ đến từ nước ngoài, được cho là có liên quan đến buôn lậu ma túy và phiến quân.
Quân đội Thái Lan: Tiền bạc và Đảo chính
Ngài đại sứ và Thái Lan trong cuộc chiến VN
Thái Lan: Trâu ơi ta bảo trâu này
Đồng Tâm: Bạo lực trước Tết và đối đầu trên mạng
Và đó là lý do tại sao các nhân viên kiểm lâm đã xuất hiện để sơ tán ngôi làng và thiêu rụi mọi thứ nhiều tuần trước khi các máy bay trực thăng gặp tai nạn.
Lực lượng sơn cước của quân đội Hoàng gia Thái Lan vào làng, đuổi dân đi và đốt hết nhà cửa
Chiếc trực thăng quân sự được cho là đang trên đường đến ngôi làng để đảm bảo rằng nó đã bị phá hủy hoàn toàn.
Billy không có mặt ở đó khi lực lượng kiểm lâm đến vào một đêm năm 2011. Thời điểm đó, anh đã cưới Muenoor và chuyển đến sổng ở một ngôi làng khác gần gia đình cô.
Nhưng ông của Billy, nhà lãnh đạo tinh thần được kính trọng của làng, đã ở đó, và cho phép các nhân viên kiểm lâm qua đêm ở nhà mình.
“Hôm đó, có ba máy bay trực thăng bay phía trên ngôi làng”, một người đàn ông Karen giấu tên nói với BBC.
“Ngày đầu tiên, có 15 nhân viên kiểm lâm ở đó. Họ đã đến nhà ông của Billy. Họ nói chuyện với ông ấy và yêu cầu được ở lại qua đêm.”
Cụ Ko-ee Mimee không biết chuyện gì sắp xảy ra.
“Các nhân viên kiểm lâm không nói hay làm bất cứ điều gì khiến ông ấy cảm thấy bị đe doạ, ngoại trừ việc họ mang theo súng. Ngày hôm sau, lúc 9 giờ sáng, các máy bay trực thăng quay lại. Trưởng làng bảo ông của Billy mang theo quần áo và lên trực thăng với lực lượng kiểm lâm,” người đàn ông Karen nhớ lại.
Bản làng bị đốt trụi
Ngay cả khi được yêu cầu lên trực thăng, người dân cũng không cảm thấy hoảng loạn bởi họ vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Khi trực thăng đưa họ lên cao trên những tán cây thì những gì đang diễn ra ở dưới mặt đất mới trở nên rõ ràng.
“Lúc cất cánh, tôi bắt đầu thấy khói và nghe thấy tiếng gổ nổ lách tách từ đám cháy,” người đàn ông nói với BBC. “Khi trực thăng lên cao tôi nhìn xuống và thấy nhà mình đã chìm trong biển lửa.
“Tất cả mọi thứ trong nhà ông của Billy đều bị thiêu rụi. Ông ấy chỉ mang theo một chiếc túi có mũ và một chiếc áo sơ mi bên trong. Những người dân còn lại không thể mang theo bất cứ tài sản gì.
“Tất cả những gì chúng tôi có đã bị thiêu rụi cùng với những ngôi nhà.”
Cuộc đấu tranh của người nông dân Billy
Chaiwat Limlikidacsorn, khi đó là giám đốc Vườn Quốc gia Kaeng Krachan, nói với các nhà báo rằng các gia đình người Karen là quân xâm lược, và ngôi làng được sử dụng như một điểm trung chuyển cho những kẻ buôn lậu ma túy người Karen từ Myanmar vào biên giới.
Ông Chaiwat Limlikidacsorn nói việc triệt phá bản làng Karen là cần thiết vì “đây là nơi các nhóm buôn lậu tụ tập”
Ông Chaiwat lập luận rằng, theo luật pháp Thái Lan, các công trình kiên cố không được xây dựng bên trong các vườn quốc gia. Và trong năm đó, đội ngũ kiểm lâm của Chaiwat đã nộp đơn để Vườn Quốc gia Kaeng Krachan được xem xét trở thành Di sản Thế giới của Unesco.
Cộng đồng của Billy đã bác bỏ các cáo buộc. Họ cho biết các bản đồ quân sự có từ năm 1912 cho thấy ngôi làng của họ đã có ở đó ít nhất một trăm năm và rất lâu trước khi khu rừng trở thành vườn quốc gia vào năm 1981.
“Chúng tôi sống và làm nông nghiệp hài hòa với sự phát triển của rừng,” Abisit “Jawree” Charoensuk, một người Karen từng sống ở ngôi làng nói với BBC.
“Người Karen chúng tôi coi thiên nhiên như một vị thần và tôn trọng nó. Chúng tôi thờ thần nước, thần rừng và mọi sinh vật sống trong rừng. Kỹ thuật canh tác của chúng tôi rất thân thiện với môi trường, và chúng tôi trồng những thứ mà chúng tôi có thể tiêu thụ quanh năm.
“Chúng tôi bắt cá dưới sông, săn thú nhỏ trong rừng và trồng hoa màu. Chúng tôi trồng lúa và dệt quần áo để bán.”
“Nhưng mọi chuyện đã thay đổi sau khi ngôi làng bị đốt cháy, và chính quyền đưa chúng tôi ra sống ngoài Vườn Quốc gia Kaeng Krachan.
“Chúng tôi không có lúa để thu hoạch vì không có đất để trồng lúa. Vùng đất mà họ chuyển chúng tôi đến chỉ toàn là sỏi đá,” Billy nói với các nhà báo vào năm 2011.
“Chúng tôi không biết tồn tại bằng cách nào vì không thể kiếm sống. Một số không có quốc tịch Thái Lan nên chúng tôi không thể vào thành phố để xin việc.
“Nhiều người sợ rằng, nếu họ rời khu vực này họ sẽ bị cảnh sát bắt giữ. Chúng tôi không thể sống ở đây, chúng tôi cần phải quay lại ngôi làng.”
Việc ngôi làng bị thiêu huỷ là bước ngoặt đối với Billy, biến anh từ một người nông dân trẻ thuần tuý trở thành một nhà hoạt động nhân quyền.
Billy và ông anh đã liên lạc được với một số luật sư ở thủ đô Bangkok, cách nơi anh ở khoảng hai tiếng rưỡi lái xe.
Tuy nhiên, vụ tai nạn máy bay trực thăng đã mang lại cho họ sự chú ý cần thiết.
Muenoor muốn bằng mọi giá phải tìm ra chồng mình
Billy ngày càng nhiệt huyết với công việc đấu tranh giành công lý cho dân làng. Anh tổ chức các cuộc hội thảo nói về quyền của cộng đồng Karen và đi khắp cả nước để giải thích về những gì đã xảy ra với ngôi làng của mình. Billy cũng đi đầu trong nỗ lực kiện lực lượng kiểm lâm để đòi bồi thường.
“Billy đóng vai trò là trợ giúp pháp lý cho dân làng,” Muenoor giải thích.
Anh thu thập các bằng chứng, nói chuyện với người dân để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra và chính xác họ đã mất những gì. Billy còn đưa ông của mình đến toà án hành chính để kiện lực lượng kiểm lâm vì đã thiêu rụi ngôi làng.
Vụ Billy mất tích
Lần cuối cùng Billy được nhìn thấy còn sống là khi anh ấy bị bắt vì tội lấy mật ong ra khỏi rừng.
Vụ bắt giữ không bất thường vì việc lấy thứ gì từ rừng ra đều bất hợp pháp. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ phải trả tiền phạt và sau đó được thả ra.
Nhưng hôm đó Billy không chỉ mang theo mật ong rừng. Anh ấy còn có những tài liệu thu thập được từ người dân Karen và ông anh. Đó là những bằng chứng mà Billy dự định sẽ dùng để kiện lực lượng kiểm lâm.
Khi Muenoor cố gắng báo với cảnh sát địa phương về sự mất tích của chồng mình, họ dường như không quan tâm. Trong thâm tâm, cô biết chuyện gì đã xảy ra.
“Tôi nghĩ Billy đã chết vì nếu còn sống hoặc đang trốn thì anh ấy sẽ tìm cách để liên lạc với tôi hoặc gia đình. Anh ấy là như vậy – một người đàn ông thông minh. Anh ấy sẽ tìm cách liên lạc với tôi ngay ngày đầu tiên anh ấy mất tích.”
Theo như cách nói của người Thái Lan, Billy đã bị “đưa đi”. Các nhóm nhân quyền nói rằng hàng ngàn nhà hoạt động đã biến mất như vậy trong những thập kỷ qua, mặc dù theo thống kê của Liên Hợp Quốc con số đó chỉ là 82 người.
Nhiều gia đình quá sợ để lên cảnh sát trình báo về sự mất tích của người thân.
Tuy nhiên, Muenoor không hề sợ hãi. Trong nhiều năm sau đó, với sự giúp đỡ của các luật sư ở Bangkok, Muenoor đã liên tục yêu cầu điều tra tư pháp về việc giam giữ bất hợp pháp đối với Billy.
Nhưng hết lần này đến lần khác yêu cầu của cô bị bác bỏ với lý do thiếu bằng chứng, mặc dù cảnh sát không thể tìm thấy bất kỳ hồ sơ nào về việc Billy đã được thả ra.
Nhiều vết máu người đã được tìm thấy trên một chiếc xe thuộc văn phòng vườn quốc gia. Tuy nhiên, không thể xác minh được đó có phải là máu của Billy hay không vì chiếc xe đã được rửa sạch trước khi các chuyên gia pháp y kiểm tra nó.
Nếu không tìm thấy thi thể của người mất tích thì không ai có thể làm được gì. Không ai sẽ bị bắt vì làm cho ai đó biến mất cả. Trên thực tế, tội cưỡng chế mất tích không tồn tại ở Thái Lan.
Cuộc đấu tranh giành công lý của Muenoor còn khó khăn hơn khi Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) của Thái Lan, cơ quan phụ trách các vụ án cấp cao liên quan đến quan chức chính phủ, nói rằng họ sẽ không nhận điều tra trường hợp mất tích của Billy.
Trong khi đó, Chaiwat, giám đốc Vườn Quốc gia Kaeng Krachan, được thăng chức và chuyển ra khỏi khu vực.
Thùng dầu dưới đáy hồ
Nhưng sau đó, vào tháng Sáu năm 2018, dưới áp lực của các nhóm nhân quyền quốc tế, DSI bất ngờ thông báo rằng họ sẽ bắt đầu điều tra vụ mất tích của Billy.
Gần một năm sau đó, Muenoor nhận được một cuộc điện thoại lạ. Các điều tra viên yêu cầu cô đến hồ nước trong Vườn Quốc gia Kaeng Krachan. Họ bảo cô mang theo hương, thứ mà người Karen tin rằng có thể kết nối thế giới bên này với thế giới bên kia.
Khi Muenoor đến, họ yêu cầu cô cầu nguyện bên hồ nước.
“Billy, nếu anh ở dưới cầu, hãy xuất hiện hoặc cho em thấy một tín hiệu gì đó để em và mọi người có thể tìm thấy bằng chứng và giành lại công lý cho anh,” Muenoor cầu nguyện. “Sau đó chúng em sẽ tiếp tục đấu tranh để tiết lộ sự thật về những gì thực sự đã xảy ra với anh.”
Với sự giúp đỡ của robot dưới nước, nhóm thợ lặn bắt đầu cuộc tìm kiếm.
Những gì họ tìm thấy là một thùng dầu 200 lít đã rỉ sét, bên trong có chứa những mảnh xương bị cháy. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì những chiếc thùng dầu như thế đã được sử dụng từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai để tra tấn và thiêu sống những người phản đối chính quyền. Chúng đã trở thành biểu tượng cho nền văn hoá của sự trừng phạt.
Xét nghiệm DNA chứng minh rằng Billy chính là người nằm bên trong thùng dầu đấy.
Sau đó, các quan chức gửi cho Muenoor bức ảnh chụp một mảnh xương sọ bị cháy, nứt và co lại sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao tới 300 độ C. Bất kỳ ai làm điều này hẳn là đã cố gắng che giấu tội ác của mình.
“Loại người nào có thể làm điều này với người khác chứ?” Muenoor hỏi. “Đó không phải là con người. Tôi sụp đổ khi biết rằng Billy đã phải trải qua điều kinh khủng như thế. Những kẻ làm điều này đã không hề suy nghĩ chuyện này sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi như thế nào. Nếu điều này xảy ra với gia đình của kẻ giết người, họ sẽ cảm thấy ra sao?”
Cục diện thay đổi
Vào tháng 11/2019, DSI đã ban hành lệnh bắt giữ đối với nguyên giám đốc Vườn Quốc gia Kaeng Krachan, Chaiwat Limlikidacsorn và ba cán bộ kiểm lâm dù họ phủ nhận mọi hành vi sai trái của mình.
Vụ bắt giữ đã gây sốc cho nhiều người ở Thái Lan. Họ bất ngờ vì việc một quan chức nhà nước cấp cao bị bắt giữ cho tội danh nghiêm trọng như vậy hiếm khi xảy ra.
Chaiwat đã chia sẻ cảm xúc của ông ta về vụ việc.
“Từ khi vụ việc xảy ra, DSI và truyền thông đã viết về tôi theo hướng tiêu cực,” Chaiwat phàn nàn với các phóng viên. “Điều đó đã huỷ hoại cuộc sống của tôi và các đồng nghiệp. Nó cũng đã huỷ hoại gia đình tôi.
“Thay vì làm một quan chức chính phủ trung thực và bảo vệ rừng, tôi bị buộc phải đối mặt với mọi người ở đây vào hôm nay. Tôi đã cống hiến toàn bộ cuộc sống, sức lực và năng lượng của mình cho đất nước này.”
Chaiwat và nhân viên kiểm lâm bị truy tố với sáu tội danh, bao gồm giết người có kế hoạch, bắt giữ người trái pháp luật và che giấu thi thể Billy.
Cưỡng chế mất tích không phải là một trong sáu tội danh đó.
Tuy nhiên, nếu Chaiwat và ba nhân viên kiểm lâm bị kết tội giết Billy, đây sẽ là lần đầu tiên một trong những người mất tích đòi lại được công lý.
Những người như luật sư nổi tiếng Surapong Kongchantuk tin rằng nếu tạo ra đủ áp lực, chính quyền Thái Lan sẽ phải thông qua luật cưỡng chế mất tích.
“Các trường hợp mất tích có hình thức tương tự nhau”, ông Surapong nói với BBC. “Trong hầu hết các trường hợp, mọi người đều biến mất vào ban ngày, khi có nhiều người xung quanh chứng kiến. Tuy nhiên, các thi thể không bao giờ được tìm thấy nên họ không thể truy tố.
“Nếu chúng ta có thể giành lại công lý cho Billy, thì đây sẽ là một bước ngoặt lớn đối với chính phủ Thái Lan.”
Tuy nhiên, dù cái chết của Billy có thể thay đổi luật pháp Thái Lan thì cuộc đấu tranh bảo vệ ngôi làng – lý do khiến Billy mất mạng – vẫn không thành công.
Và dù người dân Karen đã giành chiến thắng trong vụ kiện và mỗi gia đình được bồi thường 50,000 baht ($1,600 USD; £1,200 GBP), họ vẫn không được phép quay lại ngôi làng.
Bên cạnh đó, sau nhiều năm đấu tranh, Muenoor phải chịu mất mát quá lớn. Cô thừa nhận thật khó để gia đình cô chấp nhận cái chết của Billy, đặc biệt là các con cô.
“Vụ án của Billy được đưa tin nhiều đến nỗi các con hỏi tôi rằng tại sao người gây ra cái chết cho bố chúng không phải vào tù? Bố đã làm gì với ông ta? Tại sao ông ta lại giết bố?” Muenoor kể.
“Điều đó thật khó khăn. Tôi phải mạnh mẽ. Tôi phải lo mọi thứ ở nhà. Tôi phải làm việc để kiếm tiền, và hơn thế nữa tôi vẫn phải cố gắng đòi lại công bằng cho Billy. Khi còn sống, anh ấy luôn ủng hộ tôi.
“Cuộc sống của tôi đã bị đảo lộn, từ ngày sang đêm.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51095929

New Delhi loan báo

chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của riêng Ấn Độ

Trọng Nghĩa
Bắt đầu từ hôm nay 13/01/2020 và liên tiếp trong hai ngày, bộ Ngoại Giao Ấn Độ chủ trì hai cuộc hội thảo quan trọng trong lãnh vực đối ngoại mở ra tại New Delhi: Đối Thoại Ấn Độ Dương lần thứ 6 và Đối Thoại Delhi XI.
Theo báo chí Ấn Độ, đây là dịp để ngoại trưởng Ấn Độ, S Jaishankar, cho biết chi tiết về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của riêng nước này, có những điểm khác so với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ được Washington công bố vào năm ngoái.
Khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương đã ra đời từ hơn một thập kỷ nay, nhưng chỉ đặc biệt được nêu bật và phát triển thành chiến lược từ năm 2017, khi chính quyền của ông Donald Trump công nhận giá trị chiến lược của Ấn Độ và vùng Ấn Độ Dương. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mới đây đã công bố Báo Cáo Chiến Lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trên trang web chính thức của Lầu Năm Góc.
Về phía Ấn Độ, đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo nêu lên quan điểm của riêng New Delhi về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Tại Đối Thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 06/2018, thủ tướng Ấn Narendra Modi đã từng phác họa lập trường của New Delhi, nhưng lần này, ngoại trưởng Ấn Độ có nhiệm vụ cho biết rõ nội dung cụ thể của của chiến lược này.
Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Ấn Độ dĩ nhiên sẽ nhằm phục vụ lợi ích của nước Ấn. Một đặc điểm được nêu bật trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của New Delhi : phạm vi địa lý rộng khắp.
Pham vi áp dụng trong chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của Mỹ trải dài từ bờ biển phía tây Ấn Độ đến bờ biển phía tây của Hoa Kỳ. nhưng lại loại trừ các quốc gia vùng Vịnh ở khu vực Biển Ả Rập và Châu Phi (ở vùng bờ biển phía tây Ấn Độ Dương). Theo giới chuyên gia Ấn, việc loại trừ này như cho thấy Mỹ cần Ấn Độ chứ không phải toàn bộ vùng Ấn Độ Dương, với mục tiêu cơ bản là nhằm ngăn chặn Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ.
Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Ấn Độ trái lại sẽ bao trùm cả khu vực phía tây Ấn Độ Dương, các nước vùng Vịnh, các quốc đảo trên biển Ả Rập và Châu Phi. Điều này cho phép Ấn Độ hợp tác với cả khu vực Đông Á, lẫn vùng Vịnh và Châu Phi, qua đó biến Ấn Độ thành trung tâm của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200113-new-delhi-loan-b%C3%A1o-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-th%C3%A1i-b%C3%ACnh-d%C6%B0%C6%A1ng-c%E1%BB%A7a-ri%C3%AAng-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.