Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tai nạn máy bay trực thăng ở Đài Loan tạo ra các thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử

Wednesday, January 8, 2020 6:58:00 PM // ,

Đại Kỷ Nguyên 
Hương Thảo
8/1/2020



Nhân viên cứu nạn tại địa điểm rớt trực thăng quân đội Đài Loan (ảnh: Yilan Fire Bureau via AP).
Vào ngày làm việc đầu tiên sau năm mới, công dân Đài Loan đã phải đối mặt với thảm kịch tồi tệ nhất của đất nước trong lịch sử quân sự. Tổng tham mưu trưởng Đài Loan, tướng Thẩm Nhất Minh và 7 quan chức cấp cao khác đã thiệt mạng khi chiếc máy bay trực thăng quân sự chở ông và 12 người khác gặp sự cố, phải hạ cánh khẩn cấp ở khu vực đồi núi.
Theo tờ Nikkei Asian Review, ngay sau vụ tai nạn, trong khi các nỗ lực cứu hộ vẫn đang tiếp tục và Tổng thống Thái Anh Văn đang cố gắng trấn an đất nước, sự bất đồng bắt đầu lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội và truyền hình cáp khi một số chính trị gia đã nhân thảm kịch này để thu hút ảnh hưởng.
Sau vụ tai nạn, một tài khoản trên nền tảng trò chuyện phổ biến tại Đài Loan nói rằng, bất chấp thảm kịch hiện tại, các ứng cử viên Đảng Dân chủ Tiến bộ của bà Thái Anh Văn vẫn tiếp tục chiến dịch của họ. Nhưng theo tờ Nikkei Asian Review, sự thật là văn phòng chiến dịch của bà Thái đã tuyên bố sẽ tạm dừng các hoạt động vận động chính trị trong ba ngày.
Tối hôm đó, một cựu nhà báo nổi tiếng nói trong một chương trình trò chuyện buổi tối rằng mặc dù tướng Thẩm “vừa ngã xuống ở góc núi, Tổng thống Thái Văn Anh vẫn đứng ở góc phố vận động tranh cử”.
Gần đây, một ứng cử viên của đảng đối lập đã đăng lên trang Facebook của mình một bức ảnh chụp bà Thái đang ngồi cùng với biểu ngữ chứa nội dung xúc phạm Bộ Quốc phòng và người này nói rằng bức ảnh là có thật. Cuối cùng, ứng cử viên này đã xóa bức ảnh sau các phản ứng dữ dội, nói rằng bà đã nhận được bức ảnh từ một nhóm trên ứng dụng nhắn tin Line.
Theo tờ Nikkei Asian Review, tất cả những thông tin sai lệch này nêu bật cuộc chiến giữa các giá trị bảo thủ và tiến bộ, giữa chủ nghĩa độc tài và dân chủ, và vai trò của Trung Quốc trong cuộc bầu cử này, nơi các công dân của nền dân chủ tự do nhất châu Á sẽ bầu chọn Tổng thống và các thành viên của Lập pháp Viện Đài Loan.
Khi cạnh tranh chính trị chuyển sang giai đoạn căng thẳng hơn, mối đe dọa của chiến tranh thông tin là rất lớn. Cũng giống như trong cuộc bầu cử địa phương năm 2018, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng tất cả các chiêu bài để tác động đến kết quả của cuộc bầu cử này. Theo tờ Nikkei Asian Review, chính quyền Trung Quốc nhận ra rằng phần lớn người dân Đài Loan, đặc biệt là giới trẻ, coi Đài Loan là đất nước của họ và mong muốn không liên quan gì đến chính quyền độc tài Trung Quốc và Bắc Kinh cũng muốn làm suy yếu chính phủ của bà Thái, được cho là chính phủ không mấy thân thiện với Trung Quốc.
Xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ của Đài Loan đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại các thông tin sai sự thật trong cuộc bầu cử này. Các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội Dân chủ Thanh niên Đài Loan (TYAD), Watchout và Trung tâm FactCheck Đài Loan đang làm việc để thông báo cho công dân về những thông tin sai sự thật và cách ngăn chặn phân biệt đối xử.
TYAD đã biên soạn thông tin cho những người muốn nộp đơn khiếu nại về các biểu ngữ vận động chứa nội dung phân biệt đối xử. Trên trang web và trang Facebook của mình, trung tâm FactCheck Đài Loan đã xua tan tin đồn rằng chính quyền đã khiến cho vợ của một sĩ quan quân đội hy sinh khó có thể nhận được bồi thường. Watchout cung cấp việc kiểm tra thực tế và làm rõ về thông tin sai lệch và tin đồn trực tuyến.
Trong khi một số chính trị gia coi thảm kịch là cơ hội để thu hút sự ảnh hưởng, thì phần lớn người dân Đài Loan đều ủng hộ quân đội và an ninh quốc gia. Một cuộc khảo sát do Quỹ Dân chủ Đài Loan thực hiện năm 2019 cho thấy 72% người dân Đài Loan đồng ý rằng mặc dù nền dân chủ tại Đài Loan chưa hoàn hảo, nhưng nó vẫn là nơi tốt nhất để sống.
Tờ Nikkei Asian Review nhận định, khi người dân Đài Loan bỏ phiếu để chọn ra lãnh đạo vào ngày 11/1, rất có khả năng chiến tranh thông tin sẽ tiếp tục ngay cả sau cuộc bầu cử. Tuy nhiên, niềm tin của người Đài Loan vào nền dân chủ và các giá trị của đất nước sẽ là nguyên tắc cuối cùng giữ cho hòn đảo của họ được dân chủ và tự do.
---------

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.