Kêu gọi noi gương 3 công an chết ở Đồng Tâm là 'mị dân'
Quang cảnh lễ truy điệu 3 chiến sĩ công an thiệt mạng ở Đồng Tâm, diễn ra trong ngày 16/01/2020 - vietnamnet |
Khỏa lấp và mị dân?
“Tôi nghe thông tin ấy thì giống như uống phải một ngụm nước vừa tanh vừa hôi và vừa muốn buồn nôn.”
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, người tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam hồi năm 2016, lên tiếng với RFA như thế khi ông xem qua buổi lễ phát động phong trào học tập theo tấm gương 3 chiến sĩ dũng cảm hy sinh khi làm nhiệm vụ ở xã Đồng Tâm hôm 9/1/2020.
Ba cán bộ công an thiệt mạng trong vụ việc đụng độ giữa hàng trăm cảnh sát cơ động với người dân tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội gồm đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Thượng úy Dương Hoàng Đức Quân và Đại úy Phạm Công Huy. Cả 3 đều được nhà nước công nhận liệt sỹ, nhận bằng Tổ quốc ghi công, truy thăng quân hàm và được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất.
Nguyên nhân 3 chiến sĩ công an “dũng cảm hy sinh khi làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự” được Thứ trưởng Bộ Công an-Trung tướng Lương Tam Quang cho biết trong ngày 14/1, tại buổi lễ phát động học tập theo tấm gương của 3 chiến sĩ này rằng cả 3 bị vô tình ngã xuống hố kỹ thuật giữa 2 ngôi nhà khi đang rượt đuổi đối tượng cầm lựu đạn, sau đó bị phóng hỏa đốt.
Cũng tại buổi lễ trong ngày 14/1, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an-Thượng tướng Lê Quý Vương nhấn mạnh rằng “các liệt sỹ là tấm gương sáng chói về ý chí cách mạng, tinh thần ‘vì nước quên thân, vì dân phục vụ’”.
Dư luận tại Việt Nam xung quanh vụ tấn công vào Đồng Tâm hiện vẫn chia rẽ. Một bên đồng cảm với những người dân Đồng Tâm, lên án vụ tấn công của công an và do đó không nhìn nhận việc bỏ mạng của 3 công an là hy sinh. Bên kia cho rằng những người dân Đông Tâm đã kích động bạo lực và nhìn nhận việc 3 công an thiệt mạng ở Đồng Tâm là hy sinh.
Truyền thông trong nước những ngày qua đã có nhiều bài viết ca ngợi sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an này. Thậm chí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã viết lưu niệm ở lễ tang 3 công an này hôm 16/1 rằng Bộ Công an nên phát động phong trào học tập gương các chiến sĩ đã hy sinh. Tuy nhiên, nhiều người không có cơ hội được lên tiếng trên các trang báo của nhà nước, đã nêu ý kiến của mình trên mạng xã hội, phản đối việc kêu gọi nêu gương 3 viên công an.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống là một trong những người phản đối cuộc phát động này. Ông chia sẻ với RFA vào tối ngày 16/1:
“Một cái tin mà tôi nghĩ những người có trí tuệ, có suy nghĩ bình thường không ai làm như vậy. Nói rằng học tập tấm gương của 3 chiến sỹ này là học tập tấm gương kiểu gì? ‘Hy sinh anh dũng vì nhân dân’. Không phải. 3 chiễn sĩ này chẳng qua là bị tử nạn trong lúc làm nhiệm vụ thôi, và nhiệm vụ này do cấp trên giao mà cũng chẳng vinh quang gì. Thế thì tôi cho rằng bày ra học tập 3 ông ấy là một chuyện vớ vẩn, lừa người ta chứ chẳng có ý thức gì. Tôi có xem buổi phát động đấy, tôi thấy những người ngồi bên dưới lơ láo lắm, không ai nghĩ ra người ta tổ chức cái kiểu học tập như vậy.”
Từ Sài Gòn, nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến phân tích theo cái nhìn của ông là một thường dân trước những thông tin của Bộ Công an loan báo:
“Đó là 3 ông sỹ quan chết vì té giếng trời. Trong trường hợp đang đánh nhau mà bị kẻ thù đâm chém hay do kẻ tù đông hơn đánh mình thì không có gì để nói mà ở đây chết vì té là do tai nạn. Trong chiến đấu nếu phân tích về đối kháng thì theo thông tin của công an đưa ra là có một cuộc đối kháng giữa hai lực lượng: một lực lượng có hai mươi mấy người là nhóm đồng thuận với vài ba trái lựu đạn mà trái nổ trái không nổ, những chai bom xăng và những giáo mác vớ vẩn…Còn một bên là 3000 quân với trang bị xe bọc thép, máy phá sóng, súng ống tận răng và là cảnh sát cơ động, như là cảnh sát chuyên tác chiến đồng thời mấy ngày trước đó đã bao vây rồi. Cuộc chạm trán cuối cùng kết thúc với 3 sỹ quan tử trận còn đối phương thì một ông già chết. Như vậy nói về kỹ năng chiến đấu, 3000 người đánh nhau với hai mươi mấy người và số tử vong là 3 với 1.”
Nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến xác quyết rằng việc phát động học tập noi gương theo 3 chiến sỹ công an thiệt mạng ở Đồng Tâm là một sự “mị dân” bởi do truyền thông nhà nước bưng bít thông tin vụ việc, dẫn đến đa số người dân trong nước, kể cả thành phần nhiều cán bộ công an không hiểu biết rõ sự tình.
Trong khi đó từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo khẳng định với Đài Á Châu Tự Do rằng mặc dù quan sát vụ Đồng Tâm từ đầu chí cuối nhưng ông vẫn không thể nào tin được Chính quyền Việt Nam lại làm ra những chuyện như thế:
“Không hiểu vì sao nhà nước này lại càng mắc phải những sai lầm tệ hại như vậy?”
Nhà báo Võ Văn Tạo nói với chúng tôi rằng ông chỉ có thể lý giải cách giải quyết của Chính quyền Việt Nam là cách làm khỏa lấp cho sự sai trái từ ban đầu của họ trong việc “đánh úp” bà con ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1.
“Làm ô danh lực lượng vũ trang nhân dân”
Theo quan điểm cá nhân, nhà báo Võ Văn Tạo từng suy luận rằng Chính quyền Việt Nam sẽ “trả đũa” người dân Đồng Tâm “không bằng cách này thì bằng cách khác” và “không lúc này thì lúc khác” kể từ sau khi dân chúng Đồng Tâm hồi trung tuần tháng 4 năm 2017 bắt 38 cán bộ, chiến sĩ cơ động làm con tin để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội về khu đất tranh chấp ở cánh đồng Sênh. Người dân nói khu đất này là đất canh tác nông nghiệp nhưng phía chính quyền địa phương cho là đất quốc phòng.
Ngay sau khi vụ đụng độ xảy ra giữa hàng trăm cảnh sát cơ động với người dân xã Đồng Tâm hôm 9/1, nhà báo Võ Văn Tạo bức xúc lên tiếng với RFA rằng thật là sai lầm khi lực lượng vũ trang nhân dân chĩa súng vào người dân. Từng là một người lính của của Lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam, nhà báo Võ Văn Tạo một lần nữa bày tỏ với RFA:
“Những người có lương tri phải biết rằng nhận lệnh hành quân là đi đánh ai? Là người lính thì cũng phải có suy nghĩ của mình chứ không phải cứ trên bảo sao là làm vậy. Bây giờ bảo bắn vào dân, giết dân, đốt nhà dân cũng làm hay sao? Khi chúng tôi còn ở quân ngũ, chúng tôi đã biết chuyện đó rồi, đã được học tập rồi. ‘Quân lệnh như sơn”, nhưng vấn đề là khi chỉ huy ra lệnh nã súng vào dân, đốt nhà dân thì dứt khoát không làm. Thời chúng tôi còn trong bộ đội là như thế, rất rõ ràng, phân minh. Tuy nhiên vật đổi sao dời 40-50 năm sau thì thái hóa cỡ đó.”
Liên quan quyết định của Bộ Công an phát động học tập theo tấm gương của 3 chiến sỹ thiệt mạng ở Đồng Tâm, nhà báo Võ Văn Tạo cho là Bộ Công an tiếp tục phạm sai lầm:
“Tôi cho rằng việc phát động lực lượng công an cả nước học tập 3 sỹ quan đó thì tôi cho là việc đó rất lố bịch, rất sai trái. Làm như thế là làm ô danh lực lượng vũ trang nhân dân, không được cái chi hết.”
Dư luận những ngày qua cũng chú ý đến dòng viết được cho là cuối cùng của cảnh sát cơ động Dương Đức Hoàng Quân trước khi chết. Viên công an viết: “Chiến tranh bảo vệ tổ quốc không đáng sợ. Nhưng đáng sợ là máu đổ chính vì người dân mình”.
“Tôi nghe thông tin ấy thì giống như uống phải một ngụm nước vừa tanh vừa hôi và vừa muốn buồn nôn.”
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, người tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam hồi năm 2016, lên tiếng với RFA như thế khi ông xem qua buổi lễ phát động phong trào học tập theo tấm gương 3 chiến sĩ dũng cảm hy sinh khi làm nhiệm vụ ở xã Đồng Tâm hôm 9/1/2020.
Ba cán bộ công an thiệt mạng trong vụ việc đụng độ giữa hàng trăm cảnh sát cơ động với người dân tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội gồm đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Thượng úy Dương Hoàng Đức Quân và Đại úy Phạm Công Huy. Cả 3 đều được nhà nước công nhận liệt sỹ, nhận bằng Tổ quốc ghi công, truy thăng quân hàm và được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất.
Nguyên nhân 3 chiến sĩ công an “dũng cảm hy sinh khi làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự” được Thứ trưởng Bộ Công an-Trung tướng Lương Tam Quang cho biết trong ngày 14/1, tại buổi lễ phát động học tập theo tấm gương của 3 chiến sĩ này rằng cả 3 bị vô tình ngã xuống hố kỹ thuật giữa 2 ngôi nhà khi đang rượt đuổi đối tượng cầm lựu đạn, sau đó bị phóng hỏa đốt.
Cũng tại buổi lễ trong ngày 14/1, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an-Thượng tướng Lê Quý Vương nhấn mạnh rằng “các liệt sỹ là tấm gương sáng chói về ý chí cách mạng, tinh thần ‘vì nước quên thân, vì dân phục vụ’”.
Dư luận tại Việt Nam xung quanh vụ tấn công vào Đồng Tâm hiện vẫn chia rẽ. Một bên đồng cảm với những người dân Đồng Tâm, lên án vụ tấn công của công an và do đó không nhìn nhận việc bỏ mạng của 3 công an là hy sinh. Bên kia cho rằng những người dân Đông Tâm đã kích động bạo lực và nhìn nhận việc 3 công an thiệt mạng ở Đồng Tâm là hy sinh.
Truyền thông trong nước những ngày qua đã có nhiều bài viết ca ngợi sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an này. Thậm chí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã viết lưu niệm ở lễ tang 3 công an này hôm 16/1 rằng Bộ Công an nên phát động phong trào học tập gương các chiến sĩ đã hy sinh. Tuy nhiên, nhiều người không có cơ hội được lên tiếng trên các trang báo của nhà nước, đã nêu ý kiến của mình trên mạng xã hội, phản đối việc kêu gọi nêu gương 3 viên công an.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống là một trong những người phản đối cuộc phát động này. Ông chia sẻ với RFA vào tối ngày 16/1:
“Một cái tin mà tôi nghĩ những người có trí tuệ, có suy nghĩ bình thường không ai làm như vậy. Nói rằng học tập tấm gương của 3 chiến sỹ này là học tập tấm gương kiểu gì? ‘Hy sinh anh dũng vì nhân dân’. Không phải. 3 chiễn sĩ này chẳng qua là bị tử nạn trong lúc làm nhiệm vụ thôi, và nhiệm vụ này do cấp trên giao mà cũng chẳng vinh quang gì. Thế thì tôi cho rằng bày ra học tập 3 ông ấy là một chuyện vớ vẩn, lừa người ta chứ chẳng có ý thức gì. Tôi có xem buổi phát động đấy, tôi thấy những người ngồi bên dưới lơ láo lắm, không ai nghĩ ra người ta tổ chức cái kiểu học tập như vậy.”
Từ Sài Gòn, nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến phân tích theo cái nhìn của ông là một thường dân trước những thông tin của Bộ Công an loan báo:
“Đó là 3 ông sỹ quan chết vì té giếng trời. Trong trường hợp đang đánh nhau mà bị kẻ thù đâm chém hay do kẻ tù đông hơn đánh mình thì không có gì để nói mà ở đây chết vì té là do tai nạn. Trong chiến đấu nếu phân tích về đối kháng thì theo thông tin của công an đưa ra là có một cuộc đối kháng giữa hai lực lượng: một lực lượng có hai mươi mấy người là nhóm đồng thuận với vài ba trái lựu đạn mà trái nổ trái không nổ, những chai bom xăng và những giáo mác vớ vẩn…Còn một bên là 3000 quân với trang bị xe bọc thép, máy phá sóng, súng ống tận răng và là cảnh sát cơ động, như là cảnh sát chuyên tác chiến đồng thời mấy ngày trước đó đã bao vây rồi. Cuộc chạm trán cuối cùng kết thúc với 3 sỹ quan tử trận còn đối phương thì một ông già chết. Như vậy nói về kỹ năng chiến đấu, 3000 người đánh nhau với hai mươi mấy người và số tử vong là 3 với 1.”
Nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến xác quyết rằng việc phát động học tập noi gương theo 3 chiến sỹ công an thiệt mạng ở Đồng Tâm là một sự “mị dân” bởi do truyền thông nhà nước bưng bít thông tin vụ việc, dẫn đến đa số người dân trong nước, kể cả thành phần nhiều cán bộ công an không hiểu biết rõ sự tình.
Trong khi đó từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo khẳng định với Đài Á Châu Tự Do rằng mặc dù quan sát vụ Đồng Tâm từ đầu chí cuối nhưng ông vẫn không thể nào tin được Chính quyền Việt Nam lại làm ra những chuyện như thế:
“Không hiểu vì sao nhà nước này lại càng mắc phải những sai lầm tệ hại như vậy?”
Nhà báo Võ Văn Tạo nói với chúng tôi rằng ông chỉ có thể lý giải cách giải quyết của Chính quyền Việt Nam là cách làm khỏa lấp cho sự sai trái từ ban đầu của họ trong việc “đánh úp” bà con ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1.
“Làm ô danh lực lượng vũ trang nhân dân”
Theo quan điểm cá nhân, nhà báo Võ Văn Tạo từng suy luận rằng Chính quyền Việt Nam sẽ “trả đũa” người dân Đồng Tâm “không bằng cách này thì bằng cách khác” và “không lúc này thì lúc khác” kể từ sau khi dân chúng Đồng Tâm hồi trung tuần tháng 4 năm 2017 bắt 38 cán bộ, chiến sĩ cơ động làm con tin để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội về khu đất tranh chấp ở cánh đồng Sênh. Người dân nói khu đất này là đất canh tác nông nghiệp nhưng phía chính quyền địa phương cho là đất quốc phòng.
Ngay sau khi vụ đụng độ xảy ra giữa hàng trăm cảnh sát cơ động với người dân xã Đồng Tâm hôm 9/1, nhà báo Võ Văn Tạo bức xúc lên tiếng với RFA rằng thật là sai lầm khi lực lượng vũ trang nhân dân chĩa súng vào người dân. Từng là một người lính của của Lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam, nhà báo Võ Văn Tạo một lần nữa bày tỏ với RFA:
“Những người có lương tri phải biết rằng nhận lệnh hành quân là đi đánh ai? Là người lính thì cũng phải có suy nghĩ của mình chứ không phải cứ trên bảo sao là làm vậy. Bây giờ bảo bắn vào dân, giết dân, đốt nhà dân cũng làm hay sao? Khi chúng tôi còn ở quân ngũ, chúng tôi đã biết chuyện đó rồi, đã được học tập rồi. ‘Quân lệnh như sơn”, nhưng vấn đề là khi chỉ huy ra lệnh nã súng vào dân, đốt nhà dân thì dứt khoát không làm. Thời chúng tôi còn trong bộ đội là như thế, rất rõ ràng, phân minh. Tuy nhiên vật đổi sao dời 40-50 năm sau thì thái hóa cỡ đó.”
Liên quan quyết định của Bộ Công an phát động học tập theo tấm gương của 3 chiến sỹ thiệt mạng ở Đồng Tâm, nhà báo Võ Văn Tạo cho là Bộ Công an tiếp tục phạm sai lầm:
“Tôi cho rằng việc phát động lực lượng công an cả nước học tập 3 sỹ quan đó thì tôi cho là việc đó rất lố bịch, rất sai trái. Làm như thế là làm ô danh lực lượng vũ trang nhân dân, không được cái chi hết.”
Dư luận những ngày qua cũng chú ý đến dòng viết được cho là cuối cùng của cảnh sát cơ động Dương Đức Hoàng Quân trước khi chết. Viên công an viết: “Chiến tranh bảo vệ tổ quốc không đáng sợ. Nhưng đáng sợ là máu đổ chính vì người dân mình”.
0 comments