Coronavirus – Siêu Vũ Khí Sinh Học? – Mai Thanh Truyết
Thursday, January 30, 2020
3:03:00 PM
//
- Slider
,
Dịch bệnh
(Bài phỏng vấn trên Kim Nhung Show – SBTN ngày 29/1/2020)
Cho đến sáng hôm nay 29/1/2020, tình trạng lan nhiễm của virus Corona đã đến điểm báo động khiến cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố sẽ tái lập ủy ban khẩn cấp vào thứ năm, tức 30/1 để xác định xem liệu dịch coronavirus có gây ra tình trạng khẩn cấp y tế công cộng hay không?
Tất cả chỉ vì tổng số người nhiễm bệnh ở TC đã vượt qua những người nhiễm SARS trong trận dịch 2002-2003.
* Số người chết đã tăng lên 132 ở Trung Quốc, với 6.078 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tính đến tối 29/1 tính theo giờ địa phương – tăng hơn 1.000 người/ngày.
* Các quốc gia khác trong khu vực cũng đang báo cáo nhiều người bị nhiễm bệnh – gần như tất cả họ là khách du lịch từ TC.
* Chỉ có 68 trường hợp được ghi nhận bên ngoài TC nhưng chỉ có ba quốc gia khác đã báo cáo việc truyền virus từ người sang người.
* Hơn 200 công dân Hoa Kỳ đã sơ tán khỏi Vũ Hán và đã hạ cánh hôm nay 29/1 tại phi trường quân sự March Air Reserve Base ở Alaska trong ba ngày để CDC, Atlanta xét nghiệm và thử máu.
Các chuyên gia nói rằng một loại vaccin cho virus vẫn còn là một chặng đường dài. Các trường học ở Bắc Kinh đã đóng cửa vô thời hạn, và những công dân của Nhật và Đài Loan cũng đã được di tản khỏi Vũ Hán.
1- Nguyên nhân gây ra Coronavirus
Các nhà khoa học trên thế giới đã thu hẹp lần các nguyên nhân gây ra coronavirus là do sự lây truyền chéo (cross-species transmission) các mầm bệnh từ dơi hoặc rắn hoặc do sự rò rỉ từ Phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán.
Virus bịnh SARS cũng được cho là do dơi gây ra năm 2004.
Nguyên nhân số 1: 2019-nCoV được tìm thấy ở rắn lây lan qua dơi và từ đó qua đường thực quản (ăn uống), siêu vi khuẩn Corona lây lan qua con người.
Khi sự bùng phát của coronavirus lần đầu tiên được công bố, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng coronavirus có khả năng lây lan từ dơi sang rắn và cuối cùng sang người. Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã cho biết vào ngày 23 tháng 1 rằng việc buôn bán động vật hoang dã không được kiểm soát khiến các khu vực dễ bị lây lan virus. Trong những tuần gần đây, ảnh hưởng và việc lây truyền phát tán của TC đã bị công chúng chỉ trích nặng nề vì đã phát hành các video về việc tiêu thụ dơi ở các chợ ở Vũ Hán.
Hiện tại, các nhà khoa học tin rằng đó là dơi, rắn hoặc cả hai đã khiến cho coronavirus chết người tràn vào các thị trường động vật sống một cách không chính thức ở Vũ Hán và các khu vực khác của TC.
Nguyên nhân số 2: Rò rỉ từ một cơ sở nghiên cứu virus
Năm 2017, TC đã thành lập Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học quốc gia Vũ Hán để nghiên cứu một số loại virus và mầm bệnh mạnh nhất thế giới.
Vào thời điểm đó, nhà sinh học phân tử Richard Bright có trụ sở tại New Jersey, nói rằng nhiều nghiên cứu có thể đi đến sai lầm trong việc khai triển nghiên cứu corona trong phòng thí nghiệm trên.
Ông cho rằng khi thử nghiệm mầm bệnh trên động vật như khỉ, từ đó, có khả năng rò rỉ qua nhiều đối tượng khác bằng nhiều cách khác nhau. Các cơ sở này vốn đã được xử dụng chéo và kép (cross and dual).
Dựa trên sự phát triển của virus và các nghiên cứu đã xuất hiện trong những tuần gần đây, việc lây truyền chéo từ dơi hoặc rắn sang người là nguyên nhân có khả năng gây ra coronavirus hơn là rò rỉ từ nơi cơ sở ngiên cứu thí nghiệm.
Các nhà khoa học không muốn loại bỏ hoàn toàn sự rò rỉ của cơ sở vì nguyên nhân tiềm ẩn của sự bùng phát của coronavirus do rò rỉ SARS năm 2004. Thật vậy, có một sự gia tăng suy đoán rằng Viện Virus học Vũ Hán có thể đã vô tình rò rỉ coronavirus.
2- Vaccin
TS Yu Yu Kwok Yung, Chủ tịch Cơ quan về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hong Kong, công bố trên South China Morning Post rằng nhóm của ông đã phân lập được loại virus corona chưa biết trước đó. Nhưng từ việc cô lập trên đến việc sản xuất vaccin sẽ mất nhiều thời gian để thử nghiệm. Ông không thể bình luận chính xác về thời điểm cho vaccin vào ngày công bố ngày 29/1, nhưng nói sẽ mất vài tháng để thử nghiệm vaccin trên động vật, và ít nhất một năm nữa để tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người, trước khi đem ra ứng dụng tiêm chủng cho con người.
Riêng tại Hoa Kỳ, có ít nhất bốn phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển vaccin. Viện Y tế Quốc gia (NIH) ở Maryland đã nghiên cứu vấn đề này trong nhiều tuần qua, trong khi các nhà khoa học làm việc cho ba công ty tư nhân – Johnson & Johnson, Moderna Therapeutics và Inovio Dược phẩm – cũng đang tìm cách phát triển vaccin.
3- Nhiễm trùng coronavirus có thể được ngăn chặn?
Ngay bây giờ, không có bất kỳ loại vaccin nào để ngăn ngừa nhiễm trùng coronavirus ở người. Thời gian ủ bịnh của coronavirus trung bình từ một đến 14 ngày, nhưng trong suốt thời gian nầy, bịnh nhân không thể hiện chỉ dấu nào như ho, nóng sốt, hay cảm thấy yếu trong người; do đó, sự lây lan rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – Centers for Disease Control and Prevention – CDCP có những hướng dẫn dưới đây nhằm có thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc lây nhiễm do coronavirus gây ra:
• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây;
• Tránh chạm vào mặt, mũi hoặc miệng bằng tay không rửa;
• Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh;
• Làm sạch và khử trùng các vị trí mà bạn hay thường xuyên chạm tay vào;
• Che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy. Sau đó vứt khăn giấy đi và rửa tay;
• Ở nhà khi khi cảm thấy bị “nhuốm bịnh”;
4- Coronavirus có thể có liên quan đến chương trình Chiến tranh sinh hóa?
Trung Cộng vừa kỷ niệm Tết nguyên đán Canh Tý. Hàng ngàn trường hợp được báo cáo ở TC và trên toàn thế giới làm cho người Mỹ ngày càng lo ngại về dịch bệnh này có thể ảnh hưởng đến Hoa Kỳ trên quy mô lớn.
Do đó, câu chuyện phổ biến giữa các chuyên gia y tế cho thấy đợt bùng phát virus này bắt đầu sau khi những người ở chợ ẩm ướt TC ăn dơi và rắn, nhưng một số chuyên gia tình báo tin rằng Cơ quan sinh học của quân đội TC có thể phải chịu trách nhiệm.
Căn cứ vào thuyết âm mưu, chúng ta có thể nhận định về sự phát tán nhanh chóng của coronavirus như sau:
• Một nhà phân tích chiến tranh sinh học Israel cho biết, loại coronavirus gây bệnh chết người lây lan trên toàn cầu có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán có liên quan đến chương trình vũ khí sinh học bí mật của TC.
• Đài phát thanh Á Châu Tự do tuần trước phát sóng lại một báo cáo truyền hình Vũ Hán từ năm 2015 cho thấy Phòng thí nghiệm nghiên cứu virus tiên tiến nhất TC, được biết đến là Viện virus học Vũ Hán. Phòng thí nghiệm là nơi duy nhất được tuyên bố ở TC có khả năng nghiên cứu các loại virus chết người.
• TS Dany Shoham, một cựu Trung tá tình báo quân đội Israel, người đã nghiên cứu chiến tranh sinh học ở Trung Đông và toàn thế giới trong đó có TC, cho biết Viện này có liên quan đến chương trình vũ khí sinh học bí mật của Bắc Kinh.
Ông tiếp:”Một số phòng thí nghiệm trong Viện có thể đã được tham gia, về mặt nghiên cứu và phát triển vũ khí sinh học của TC, ít nhất là về mặt cơ sở vật chất, nhưng không phải là cơ sở chính của Cơ quan chiến tranh sinh học của TC. Công việc nghiên cứu vũ khí sinh học được thực hiện như một phần của nghiên cứu quân sự-dân sự kép và chắc chắn là bí mật”.
• TS Great Game India trong quyển sách India Cognitive Dissonance tố cáo TC đã đánh cắp coronavirus từ một phòng nghiên cứu sinh học ở Canada do một nghiên cứu sinh TC làm việc tại nơi đây.
Tuy nhiên, TC đã phủ nhận có bất kỳ vũ khí sinh học tấn công nào, nhưng một báo cáo của Bộ Ngoại giao TC năm ngoái đã sơ hở tiết lộ những nghi ngờ trên về một công tác chiến tranh sinh học bí mật nầy và TS Dany Shoham ghi nhận được.
5- Kết luận
Câu chuyện siêu vi khuẩn corona sẽ còn cho nhiều diễn biến khác trong những ngày sắp tới. Và đây không phải là một siêu vi khuẩn mới phát hiện mà các nhà khoa học Hoa Kỳ do TS Paul A. Rota điều hợp đã khám phá và cô lập từ năm 2004, và đã có bằng phát minh (patent) năm 2007.
United States Patent
CORONAVIRUS ISOLATED FROM HUMANS
Inventors: Paul A. Rota, Decatur, GA, US
Rota et al.
US007220852B1
US 7,220,852 B1
May 22, 2007
Đây là một sự kiện có thể làm thay đổi cuộc diện trên thế giới và vẫn còn trong vòng bí mật. Virus Corona chỉ là Diện mà Điểm có thể sẽ là một cuộc chiến tranh sinh học toàn cầu hay chỉ đơn thuần là một bịnh dịch về đường hô hấp như bịnh SARS năm 2004?
Chúng ta hãy chờ xem câu giải đáp trong một tương lai không xa…
Mai Thanh Truyết
Houston, 29/1/2020
0 comments