Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 27/12/2019

Friday, December 27, 2019 5:49:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 27/12/2019

Đâu là ‘mặt trận’ tiếp theo trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung?

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc bắt nguồn từ cạnh tranh địa chính trị. Vì vậy, dù một thỏa thuận “đình chiến” có thể giúp giảm leo thang xung đột thương mại và củng cố tâm lý thị trường trong thời gian tới, nhưng cạnh tranh chiến lược nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong những năm tới.
Trang mạng scmp.com ngày 25/12 nhận định dù hai nước có thể không bao giờ trở thành những người bạn tốt nhất, song xét trên khía cạnh lợi ích cá nhân, một cuộc “Chiến tranh Lạnh” Mỹ – Trung toàn diện cũng khó có thể xảy ra. Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 cận kề, một thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” với những mục tiêu dễ thực hiện có thể đạt được trong những tuần tới, cho phép các vấn đề khó khăn hơn (liên quan đến chuyển giao công nghệ và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế) có thể được đẩy sang giai đoạn đàm phán trong tương lai.
Trong khi đó, Trung Quốc đã giảm bớt tham vọng trong các chính sách công nghiệp của mình. Đặc biệt, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không đề cập đến dự án “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” trong bài phát biểu chính sách thường niên trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) hồi tháng 3 vừa qua, còn các phương tiện truyền thông trong nước cũng ngừng thổi phồng dự án này quá mức. Hơn nữa, để tăng năng suất và đẩy mạnh đổi mới, Bắc Kinh được khuyến khích mở cửa thị trường vốn trong nước và tìm kiếm sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn – cả hai đều phù hợp với những yêu cầu chính của Washington.
Tuy nhiên, về lâu dài, nguy cơ đang gia tăng, và một cuộc tranh chấp thương mại có thể biến thành một cuộc chiến tranh giành quyền uy công nghệ và tài chính. Washington đã phóng “loạt đạn” đầu tiên, cụ thể là liệt tập đoàn công nghệ Huawei và các công ty công nghệ quan trọng khác của Trung Quốc vào “danh sách thực thể”.
Nhiều tính toán cũng đang được thực hiện để ngăn cản các quỹ hưu trí công cộng nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc và ngăn việc niêm yết Tiếp nhận lưu chiểu Mỹ (ADR – một công cụ dùng để huy động vốn trên thị trường Mỹ và quốc tế) của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Về phần mình, Bắc Kinh đã lập danh sách thực thể của riêng mình và có lẽ, để trả đũa, đã gây áp lực với các công ty Mỹ đang làm ăn với Trung Quốc. Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng lên kế hoạch phát hành loại tiền kỹ thuật số, được ngân hàng trung ương hậu thuẫn lần đầu tiên trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu. Thế trận trong lĩnh vực công nghệ và tài chính dường như đã được vạch ra. Hai bên – xuất phát từ các giá trị khác nhau cơ bản – khó có thể hòa giải trong dài hạn.
http://biendong.net/doc-bao-viet/32352-dau-la-mat-tran-tiep-theo-trong-cuoc-doi-dau-my-trung.html

Viễn cảnh tàn khốc

nếu Triều Tiên tấn công hạt nhân Los Angeles, Mỹ

Một cuộc chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên sẽ là nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Các giáo sư Mỹ đưa ra tình huống giả tưởng thành phố Los Angeles bị tấn công hạt nhân.
Một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên nếu xảy ra sẽ như thế nào? Bao nhiêu dân thường phải bỏ mạng? Mức độ Bình Nhưỡng hay Los Angeles sẽ bị nghiền nát trong tro tàn hạt nhân?
Những hậu quả tàn khốc của một kịch bản như vậy là chủ đề được nhiều người bàn luận. Đa số đều cho rằng hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người, sẽ chết. Nhưng thương vong có thể nhiều gấp đôi, thậm chí gấp ba nếu Washington hoặc Bình Nhưỡng triển khai kho hạt nhân của họ trong một cuộc xung đột.
Alex Wellerstein, một giáo sư tại Viện Cộng nghệ Stevens, đã tạo trang web sử dụng một thuật toán để định lượng nỗi kinh hoàng hạt nhân mà đến nay chúng ta chỉ có thể tưởng tượng. Daniel DePetris, một thành viên tại tổ chức chính sách đối ngoại Defense Priorities (Mỹ) đã nhập cụm từ “thành phố Los Angeles” vào như địa điểm của một cuộc tấn công giả định của Triều Tiên bằng một vũ khí hạt nhân 250 kiloton – tương đương sức mạnh ước tính mà nhóm phân tích tại trang 38 North của trường Các nghiên quốc tế Tiến bộ thuộc Đại học John Hopkins đưa ra sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Bình Nhưỡng hồi tháng 9/2017.
Los Angeles sẽ bị xóa sổ, không bao giờ còn diện mạo như cũ nữa. Sân vận động Dodger sẽ biến thành một đống vụn vỡ hạt nhân. Khuôn viên Đại học Nam California cũng mất dạng. Phóng xạ hạt nhân của một vụ nổ 250 kiloton sẽ bao trùm khu phố Hàn Quốc (Koreatown), với các cư dân sẽ bị bỏng cấp độ 3 nếu họ may mắn còn sống sau những giây phút khủng khiếp đầu tiên. Tình trạng ở khu phố người Hoa (Chinatown) thậm chí tệ hơn nhiều.
Khách du lịch nếu đang thăm Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles County sẽ được đưa đến các bệnh viện giữa bầu không khí sợ hãi hỗn loạn, quá tải và ngập tràn bệnh nhân đang rên la trong đau đớn. Còn nếu tình cờ ở khu vực phía đông bắc của bảo tàng lúc xảy ra tấn công, họ sẽ bị chôn vùi dưới những đống thép và bê tông.
Ước tính, thương vong cuối cùng từ một vũ khí hạt nhân đơn lẻ phát nổ sẽ là: 378.800 người chết và 861.210 người bị thương – tổng cộng là 1,2 triệu nạn nhân. Nếu đem so, con số này gấp 2,5 lần số thương vong mà quân đội Mỹ phải hứng chịu trong Thế chiến 2. Cảnh tượng hãi hùng đó sẽ đẩy Mỹ vào chương đen tối mới trong lịch sử – vượt xa bất kể thảm họa nào mà người Mỹ từng nếm trải trước kia.
Trong bài viết trên tạp chí National Interest, tác giả Daniel DePetris bình luận rằng thật may mắn khi viễn cảnh trên chỉ là tưởng tượng. Liệu thực tế có dịch chuyển theo chiều hướng đó hay không sẽ phụ thuộc vào tính toán của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32353-vien-canh-tan-khoc-neu-trieu-tien-tan-cong-hat-nhan-los-angeles-my.html

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa phiền lòng

trước chiến lược luận tội

của lãnh đạo đa số Thượng Viện

Tin Washington DC – Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Lisa Murkowski của Alaska nói rằng bà phiền lòng trước lời hứa của Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo đa số Thượng Viện, rằng ông sẽ hợp tác hoàn toàn với Tòa Bạch Ốc trong quá trình luận tội Tổng Thống Donald Trump. Bà Murkowski, một nhà lập pháp trung dung, cho biết bà phản đối việc Thượng Viện quá gần gũi với bên biện hộ, và tỏ ra lo ngại về quá trình xét xử luận tội sắp tới.
Tuyên bố của bà Murkowski được đưa ra giữa lúc Thượng Viện đang chuẩn bị thiết lập các quy tắc cho phiên xét xử liên quan đến 2 điều khoản luận tội đã được Hạ Viện thông qua, bao gồm lạm quyền và cản trở Quốc Hội. Các bình luận của bà Murkowski là dấu hiệu bất đồng hiếm hoi và đầu tiên trong đảng Cộng Hòa, vốn lâu nay nhìn chung vẫn ủng hộ tổng thống. Do đảng Cộng Hòa đang chiếm thế đa số mỏng manh với 53 ghế tại Thượng Viện, chỉ một vài thượng nghị sĩ phản đối thủ tục luận tội cũng đủ để lãnh đạo đa số McConnell phải thay đổi chiến lược. Bà Murkowski trước đây từng nhiều lần đi ngược lại sự lãnh đạo của đảng Cộng Hòa, như phản đối việc bổ nhiệm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Brett Kavanaugh, và bỏ phiếu chống trong nỗ lực của Thượng Viện nhằm hủy bỏ đạo luật Affordable Care Act (Obamacare).
Tuy nhiên, các sự phản đối của bà Murkowski trong quá khứ không ảnh hưởng đáng kể đến chính sách của đảng Cộng Hòa, và hiện không rõ lần này có nhà lập pháp cùng đảng nào khác có cùng ý kiến với bà hay không.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thuong-nghi-si-cong-hoa-phien-long-truoc-chien-luoc-luan-toi-cua-lanh-dao-da-so-thuong-vien/

Sở cảnh sát thành phố Irvine

sử dụng máy bay không người lái

để bắt giữ nghi can trộm cắp

Tin từ Irvine —- Vào tới thứ ba (ngày 24 tháng 12), Sở Cảnh Sát Thành Phố Irvine đã sử dụng một máy bay không người lái để xác định vị trí và bắt giữ một nghi can trộm cắp. Chính quyền thành phố đã nhận được báo cáo về một vụ cướp đang diễn ra tại một công trường xây dựng trên đường 2900 Warner Avenue vào khoảng 10 giờ 20 tối thứ ba.
Các đơn vị đến hiện trường đã phát hiện nghi can đang trốn bên trong một cơ sở đang xây dựng.  Cảnh sát đã thiết lập một vành đai xung quanh hiện trường và yêu cầu nghi can đầu hàng. Nghi can vẫn kiên quyết ấn náu bên trong tòa nhà, buộc cảnh sát phải sử dụng một máy bay không người lái, máy bay trực thăng và cảnh khuyển để truy tìm nghi can. Sau đó, nghi can, một người đàn ông, đã bị bắt không chống cự. Mặc dù không có nghi vấn về một nghi can thứ hai, nhưng các cảnh sát vẫn tiến hành khám xét toàn bộ khu vực.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/so-canh-sat-thanh-pho-irvine-su-dung-may-bay-khong-nguoi-lai-de-bat-giu-nghi-can-trom-cap/

Luật sư từng kiện Tổng Thống Trump

nợ hơn 15 triệu Mỹ kim

khi cố gắng tống tiền công ty Nike

Các công tố viên Hoa Kỳ tuyên bố, luật sư Michael Avenatti, nổi danh là người đại diện nữ tài tử phim người lớn Stormy Daniels trong vụ kiện chống lại Tổng thống Donald Trump, đã nợ hơn 15 triệu mỹ kim khi cố gắng tống tiền công ty Nike 25 triệu mỹ kim.
Trong một tuyên bố với Reuters vào tối thứ tư (ngày 25 tháng 12), ông Avenatti bác bỏ những tuyên bố trên và nói rằng chúng “không có thật.” Hồi tuần trước, ông Avenatti, 48 tuổi, không thừa nhận tội với cáo buộc ông cố gắng tống tiền công ty Nike lên đến 25 triệu mỹ kim khi đe dọa sẽ công khai những tin tức công ty Nike không trả tiền cho các tân binh trong đội tuyển bóng rổ của các trường đại học. Nike đã phủ nhận các cáo buộc của ông Avenatti. Theo Reuters, một phiên tòa sẽ được tiến hành vào cuối tháng 1 tới đây. Kể từ khi bị bắt vào ngày 25 tháng 3 trong vụ kiện Nike, ông Avenatti đã tự bảo vệ mình trước nhiều cáo buộc hình sự.
Ông không nhận tội trong cáo buộc đã trộm 300,000 mỹ kim từ bà Daniels sau khi giúp bà bảo đảm một hợp đồng bán sách. Bên cạnh đó, ông cũng không nhận tội trước các cáo buộc lừa đảo qua điện thoại, lừa đảo ngân hàng và các tội danh khác, bao gồm cướp tiền của khách hàng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/luat-su-tung-kien-tong-thong-trump-no-hon-15-trieu-my-kim-khi-co-gang-tong-tien-cong-ty-nike/

10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2019

10. Greta Thunberg và phong trào biểu tình vì khí hậu
Nhà hoạt động 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg khiển trách lãnh đạo thế giới chưa đủ nỗ lực trước tình trạng biến đổi khí hậu. “Mấy người dám cả gan!” cô xúc động phát biểu tại một hội nghị LHQ vào tháng 9. “Mấy người đã đánh cắp ước mơ và tuổi thơ của tôi bằng những lời sáo rỗng.” Trong khi đó, một phong trào do cô gợi cảm hứng đã khiến thanh thiếu niên khắp nơi trên thế giới bãi khóa, xuống đường kêu gọi các chính phủ hành động chống lại biến đổi khí hậu. Greta Thunberg được tạp chí TIME vinh danh “Nhân vật Của Năm” 2019.
9. Cháy rừng Amazon, Brazil
Rừng mưa nhiệt đới Amazon – lá phổi xanh của Trái đất – hứng chịu hơn 70.000 đám cháy ở Brazil kể từ đầu năm 2019, theo dữ liệu được các nhà khoa học công bố vào tháng 8. Một số đám cháy gây ra bởi nông dân và người đốn gỗ muốn sử dụng đất rừng cho mục đích nông nghiệp và công nghiệp. Nhưng nhiệt độ nóng và điều kiện khô hạn khiến lửa lan nhanh chóng. Các vụ cháy rừng Amazon thu hút sự chú ý rộng rãi của quốc tế từ tháng 8, lửa vẫn lan rộng sang tới tháng 10.
8. Thảm sát tập thể ở New Zealand
50 người bị bắn chết trong các nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand, vào ngày 15/3 trong vụ xả súng đẫm máu nhất ở đất nước yên bình này. Hung thủ loan báo ý định của mình trong một tuyên ngôn kì thị chủng tộc dài 74 trang đăng trên mạng trước khi xả súng. Thủ tướng Jacinda Arden gọi đó là “một trong những ngày đen tối nhất của New Zealand.” Chưa đầy một tháng sau vụ tấn công New Zealand ban hành lệnh cấm súng trường bán tự động và súng trường tấn công.
7. Brexit khiến thủ tướng Anh mất chức
Thủ tướng Anh, Theresa May, từ chức vào tháng 6 sau ba lần thất bại trong việc thuyết phục Nghị viện chấp thuận thỏa thuận Brexit của bà đưa Anh rời khỏi Liên hiệp Châu Âu. Boris Johnson, cựu Bộ trưởng Ngoại giao, lên kế nhiệm. Với chiến thắng áp đảo của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử tháng 12, ông Johnson được củng cố quyền lực để tiến tới chấm dứt ba năm tê liệt chính trị và đưa nước Anh ra khỏi EU trước ngày 31/1/2020.
6. Tai nạn và tai tiếng của Boeing 737 MAX
Máy bay 737 MAX của hãng Boeing chịu nhiều tai tiếng trong năm 2019 khi hai vụ rơi máy bay này xảy ra cách nhau trong vòng năm tháng, giết chết 346 người. Hai vụ tai nạn, một ở Indonesia vào tháng 10/2018 và một ở Ethiopia vào tháng 3/2019, khơi lên những nghi vấn về thiết kế và các tính năng của mẫu máy bay được quảng bá là thế hệ máy bay kế tiếp cho du hành thương mại. Truyền thông Mỹ nói có nhiều vấn đề được phát hiện trong việc chế tạo và chứng nhận mẫu máy bay này. Các máy bay 737 MAX đã bị cấm bay kể từ tháng 3 và Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ nói sẽ không chấp thuận cho máy bay này quay trở lại hoạt động trước tháng 1/2020.
5. Cháy Nhà thờ Đức Bà ở Pháp
Vào tháng Tư, thế giới kinh hoàng chứng kiến chóp tháp mang tính biểu tượng của Nhà thờ Đức Bà 850 tuổi ở Paris bị thiêu rụi. Ngọn lửa bùng lên và nhanh chóng bao trùm phần mái của nhà thờ khiến chóp tháp sụp đổ, trước khi lan vào hệ thống khung gỗ. Nhà thờ vẫn đứng nhưng cấu trúc bị suy yếu nặng. Công tác gia cố và tu sửa vẫn đang được tiến hành và Tổng thống Emmanuel Macron đặt ra thời hạn là năm năm. Lần đầu tiên trong hơn hai thế kỉ, Nhà thờ Đức Bà sẽ không cử hành thánh lễ Đêm Giáng Sinh năm nay.
4. Thủ lĩnh ISIS bị Mỹ hạ sát
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/10 loan báo Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh ẩn dật của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS), đã chết trong một cuộc đột kích của quân đội Mỹ ở miền bắc Syria. Dưới quyền của Baghdadi, ISIS chuyển hóa từ những phần tử nổi dậy lẻ tẻ thành một mạng lưới khủng bố toàn cầu thu hút hàng ngàn chiến binh đến Iraq và Syria. Vào lúc đỉnh điểm, Baghdadi cai trị một lãnh thổ rộng bằng cả lãnh thổ Vương quốc Anh, từ đó dàn dựng những vụ tấn công ở các nước khắp thế giới.
3. Biểu tình đòi lật đổ tổng thống ở Venezuela
Lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido viện dẫn hiến pháp và tự xưng là Tổng thống lâm thời sau khi tuyên bố Tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử thông qua một cuộc bầu cử giả hiệu. Ông Guaido nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế và người biểu tình ồ ạt đổ ra đường phố đòi tổng thống theo chủ nghĩa xã hội phải từ chức. Nhưng ông Maduro vẫn giữ được sự trung thành của quân đội và vẫn bám chức bất chấp áp lực chính trị to lớn. Kể từ đó, phe đối lập Venezuela không đạt được tiến bộ nào đáng kể trong việc lật đổ chính quyền Maduro và các cuộc biểu tình cũng đã vơi bớt.
2. Biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong
Các cuộc biểu tình bắt đầu tại Hong Kong Kong vào tháng 6 phản đối một dự luật dẫn độ được đề xuất mà có thể đưa cư dân Hong Kong sang xét xử ở Trung Quốc đại lục. Ngay cả sau khi dự luật được rút vào tháng 9, tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn – đôi khi trở thành bạo động – khi những người biểu tình đòi mở rộng dân chủ như bầu cử công bằng và tự do. Họ giận dữ về điều mà họ xem là sự can thiệp của Trung Quốc vào những việc nội bộ ở Hong Kong, lãnh thổ được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Đến tháng 11, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành luật nhằm bảo vệ nhân quyền và ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, gửi đi một thông điệp cứng rắn tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
1. Tổng thống Donald Trump bị Hạ viện Mỹ luận tội
Tổng thống Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ thứ ba trong lịch sử bị Hạ viện luận tội lạm dụng quyền hành và cản trở Quốc hội trong những hành động của ông liên quan tới Ukraine. Phe Dân chủ cáo buộc ông lạm dụng quyền hành của mình bằng cách yêu cầu Ukraine điều tra về Joe Biden, cựu phó tổng thống Mỹ và là ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ thách thức ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020. Ông Trump cũng bị cáo buộc cản trở cuộc điều tra của Quốc hội về vấn đề này. Cuộc biểu quyết ở Hạ viện mở đường cho một phiên xét xử tại Thượng viện, vốn được kiểm soát bởi những nghị sĩ Đảng Cộng hòa đồng minh của ông Trump, để xem có nên kết tội ông và truất quyền Tổng thống của ông hay không. Chưa có Tổng thống nào từng bị truất quyền vì quy trình luận tội vốn được quy định trong Hiến pháp, và các thượng nghị sĩ Cộng hòa giờ đây có phần chắc sẽ không làm điều đó.
https://www.voatiengviet.com/a/su-kien-the-gioi-noi-bat-trong-nam-2019/5222002.html

EU sẽ không gỡ thẻ vàng cho Việt Nam

nếu còn tàu cá vi phạm đánh bắt

Theo kết quả đợt thanh tra mới nhất, Ủy Ban Châu Âu (EC) khẳng định sẽ không rút thẻ vàng cho Việt Nam nếu Việt Nam còn dù chỉ một tàu cá vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời, EC cũng sẽ tiến hành kiểm tra thêm một lần nữa các khuyến nghị trong vòng 6 tháng tới.
Đó là thông tin do bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Thủy sản), nói với báo trong nước chiều 26/12.
Truyền thông trong nước cho biết Đoàn thanh tra của EC đã có mặt làm việc tại Việt Nam từ ngày 5 đến 14/11 nhằm rà soát việc thực thi các khuyến nghị của EC về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam.
Theo đó, EC đánh giá Việt Nam có nhiều tiến bộ so với đợt kiểm tra lần 1 trước đó vào tháng 5/2018 và đang đi đúng hướng. Cụ thể, Việt Nam được cho rằng đã bắt đầu tiến hành triển khai thực hiện Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn luật trên thực tế; và đã cải thiện đáng kể trong công tác theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá (MCS) so với lần kiểm tra đầu tiên.
Báo trong nước nói EC đánh giá cao việc Việt Nam đã nỗ lực trong công tác quản lý khai thác thông qua việc quản lý đội tàu khai thác xa bờ, bằng cách cấp giao hạn ngạch giấy thép khai thác thủy sản xa bờ cho 28 tỉnh ven biển.
Tuy nhiên, còn một số điểm hạn chế của Việt Nam bị EC nêu ra như mức xử phạt còn nhẹ so với khu vực, mẫu chứng thư khai thác còn thiếu một số thông tin so với quy định tại Châu Âu, tiến độ lắp ráp thiết bị giám sát còn chậm.
Đoàn thanh tra của EC cũng được nói vẫn quan ngại về quy mô lớn của đội tàu đánh cá của Việt Nam, cũng như tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm đánh bắt trong vùng biển nước ngoài vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
EC khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện khung pháp lý trong thực tế; điều chỉnh, bổ sung các thông tin trong mẫu chứng thư khai thác; hoàn thiện kế hoạch lắp thiết bị giám sát.
Đặc biệt EC khuyến nghị Việt Nam cấm việc đóng mới tàu cá, thu hồi giấy chấp thuận đóng mới, xây dựng kế hoạch giảm tàu cá, hạn chế ngày khai thác trên biển.
EC cũng khuyến nghị Việt Nam cần hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về nghề cá, công tác quản lý nghề cá; lập danh sách IUU đối với các tàu cá vi phạm và hậu quả pháp lý để theo dõi xử phạt, áp dụng biện phạm nghiêm khắc trong trừng phạt.
Việt Nam được yêu cầu phải nộp các báo cáo tiến độ liên quan các nội dung trên trước ngày 15/5/2020.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-will-not-remove-the-yellow-card-for-vietnam-12272019073926.html

Nhà thờ Đức Bà có “50% cơ hội” sẽ không được cứu vãn

Linh mục của nhà thờ Đức Bà cho biết rằng địa danh Paris này vẫn còn mong manh đến mức hiện đang có “50% cơ hội” nhà thờ sẽ không thể được cứu, vì giàn giáo được lắp đặt trước đám cháy năm nay đang đe dọa các khung vòm của nhà thờ Gothic. Linh mục Patrick Chauvet cho biết việc phục hồi rất có thể sẽ không bắt đầu cho đến năm 2021 – và đã mô tả sự đau lòng của ông về việc nhà thờ Đức Bà không thể tổ chức các dịch vụ Giáng sinh năm nay, lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Pháp.
Nhà thờ thế kỷ 12 này đang được sửa chữa trận hỏa hoạn tháng tư diễn ra, phá hủy phần mái và làm sụp đổ phần đỉnh nhà thờ. Thiếu đi mái nhà để giữ tòa nhà bằng đá khổng lồ ổn định, các khung vòm của nhà thờ đóng vai trò rất quan trọng để giữ cho tòa nhà đứng vững, nhưng khung vòm lại dễ bị hư hại. Khoảng 50,000 ống giàn giáo vắt ngang qua mặt sau của tòa nhà vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, và một số bị hư hại. Loại bỏ dàn giáo này mà không gây ra thêm vấn đề là một trong những phần khó khăn nhất của nỗ lực dọn dẹp. Linh mục Chauvet ước tính rằng sẽ mất thêm ba năm nữa nhà thờ mới đủ an toàn để cho người vào trong, nhưng việc phục hồi hoàn toàn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tổng thống Emmanuel Macron cho biết ông muốn nhà thờ được xây dựng lại trước năm 2024, khi Paris tổ chức Thế vận hội, nhưng các chuyên gia đặt nghi vấn về độ thực tế của khung thời gian đó.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nha-tho-duc-ba-co-50-co-hoi-se-khong-duoc-cuu-van/

Pháp: Đình công chống cải cách hưu bổng

đã vượt kỷ lục của năm 1995

Mai Vân
Phong trào đình công chống cải cách hưu bổng vào hôm nay 27/12/2019, đã bước qua ngày thứ 23, vượt qua kỷ lục đình công của năm 1995 là 22 ngày liên tục. Hệ thống chuyên chở cộng vẫn tê liệt ở Paris, đường xá bão hòa vì đông xe đủ loại, từ xe hơi đến xe đạp, xe máy, trong lúc trước mắt không thấy triển vọng kết thúc.
Tuy tình hình giao thông, chuyên chở nói chung có vẻ đỡ căng thẳng, nhưng tại Paris, vẫn còn 5 đường tàu điện metro bị đóng cửa hoàn toàn, trong lúc xe lửa, và tàu cao tốc, thì chỉ có 6 trên 10 chuyến là hoạt động. Những ngày cuối tuần được dự báo là sẽ rất khó khăn ở các nhà ga.
Những người chủ trương đình công, trong đủ mọi ngành đã thông báo sẽ có hành động mới vào ngày mai, thứ Bảy, trên toàn nước Pháp.
Cuộc đình công kéo dài 23 ngày đến hôm nay, đã khiến nhiều người nghĩ đến tình trạng năm 1995, khi mà phong trào đình công cũng chống cải cách hưu bổng, đã kéo dài 22 hôm liên tục, từ ngày 24 tháng 11 cho đến 15 tháng 12. Kết cuộc khi ấy là chính phủ đã lùi bước.
Với bế tắc trước mắt thì cuôc đình công lần này, có khả năng vượt luôn cả kỷ lục đình công của riêng ngành đường sắt năm 1986-87, cũng trên hưu bổng và điều kiện làm việc, đã kéo dài 28 ngày.
Hiện nay thành phần đang lo ngại nhiều nhất là giới du lịch, khách sạn. Chỉ còn 5 ngày nữa là hết năm, họ không biết khách hàng của họ có đến hay không, hay lại hủy bỏ kế hoạch vào giờ phút chót vì không có phương tiện đi lại.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20191227-ph%C3%A1p-%C4%91%C3%ACnh-c%C3%B4ng-ch%E1%BB%91ng-c%E1%BA%A3i-c%C3%A1ch-h%C6%B0u-b%E1%BB%95ng-%C4%91%C3%A3-v%C6%B0%E1%BB%A3t-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-c%E1%BB%A7a-n%C4%83m-1995

Đình công 2019 : Thêm một năm “đại hạn”

cho giới kinh doanh, tiểu thương Pháp

Thùy Dương
Hai năm 2018-2019 không phải là hai năm thuận lợi cho dân Pháp vào mùa lễ cuối năm. Cho dù ánh đèn trang trí vẫn lung linh trên phố, các cửa hàng cửa hiệu vẫn trưng bày rất bắt mắt, lời ca tiếng nhạc vẫn réo rắt, nhưng ẩn sau những nụ cười đon đả đón khách là nỗi lo “thất thu” của người làm nghề kinh doanh, buôn bán, cho dù đây là mùa làm ăn quan trọng nhất trong năm.
Tháng 11-12 hàng năm là thời điểm các gia đình tấp nập đưa nhau đi sắm sửa chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh và đón năm mới, mua sắm quà cáp lễ tết cho người thân, đặc biệt là con trẻ và chuẩn bị cho những bữa tiệc cuối năm. Thế nhưng, từ ngày 17/11/2018, với phong trào đấu tranh Áo Vàng vào thứ Bảy hàng tuần, nạn tấn công bạo lực, đốt phá, cướp bóc, hôi của bùng lên, khiến nhiều người dân tránh ra đường cuối tuần, các cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng ở những khu vực trên lộ trình tuần hành của người Áo Vàng ế ẩm, vắng khách, thậm chí còn mất mát, thiệt hại nhiều do bị cướp phá.
Chưa kịp hồi phục sau “cơn lốc” mang tên Áo Vàng, các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, bảo tàng, nhà hát … lại đối mặt với nỗi lo vắng khách do ảnh hưởng của phong trào đình công chống cải tổ chế độ hưu trí kéo dài từ ngày 05/12/2019, nhất là phong trào đình công của ngành giao thông công cộng khiến nhiều tuyến tàu xe bị tê liệt, đặc biệt là ở vùng Paris, nơi đình công diễn ra mạnh mẽ nhất.
Đương nhiên, phong trào đình công không nhắm trực tiếp vào lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, biểu diễn … nhưng lại một lần nữa gián tiếp đẩy giới tiểu thương, những người hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch, văn hóa ở Pháp vào cảnh khó khăn. Nhiều tiểu thương, đại diện các Liên hiệp ngành nghề còn nhận định tác động của phong trào đình công ở Paris còn nặng nề hơn so với phong trào Áo Vàng năm ngoái, bởi vì người Áo Vàng chỉ biểu tình vào cuối tuần còn nạn đình công thì ngày nào cũng lặp lại suốt từ đầu tháng.
“Cơn ác mộng” mùa Giáng Sinh
Chỉ một hôm sau khi phong trào đình công nổ ra, giới tiểu thương đã thấy rõ tác hại và cảm thấy những bất trắc đang chờ họ phía trước. Trả lời báo Le Parisien ngày 06/12/2019, bà Isabelle, chủ một cửa hàng ở quận 15, Paris lo lắng cho biết : « Tôi nghĩ là mọi thứ hôm nay đều phức tạp. Hôm nay mọi người đều phải đi làm nên khi chiều tối, khi họ trở về thì mọi chuyện tối nay có thể rất khó khăn. Khách hàng mà chúng tôi thường có vào tầm sau 17 giờ thì hôm nay chắc là sẽ phức tạp, rất khó khăn. Chúng tôi không chắc là tương lai sẽ thế nào. Chuyện này rất phức tạp. Năm ngoái, cũng vào cùng kỳ này, có phong trào Áo Vàng nên mọi người khi đó cũng không ra khỏi nhà nữa ».
Còn ông Abdelrahim, chủ một cửa hiệu khác, phàn nàn : « Không, khẳng có khách nào cả. Đúng là thảm họa, thật là thê thảm. Chúng tôi vẫn mở cửa nhưng cũng chẳng được gì cả. Mọi người hoặc đang đi biểu tình, hoặc đang trên đường đi. Chắc chắn là cửa hàng vẫn phải mở cửa nhưng mà để làm gì cơ chứ ? Chị thấy đấy, chúng tôi bày biện lại quầy kính trưng bày hàng, chúng tôi sắp đặt lại chờ thời gian trôi đi thôi. Vậy đấy! Nếu cứ thế này, tôi dùng từ này có lẽ nặng quá, nhưng đúng là nếu cứ tiếp tục thế này tức là chúng tôi đang chết dần, chết dần chết mòn. »
Bà Chira, chủ một cửa hàng ở trung tâm thương mại Beaugrenelle, quận 15, Paris bực bội phát biểu trên kênh France Info ngày 11/12/2019 :
« Tôi đã chán ngấy phong trào đình công này rồi. Tôi đã mất 4 tiếng đồng hồ để đến được chỗ làm. Còn các nhân viên bán hàng của tôi, vẫn chưa có ai đến cả. Họ không thể đến cửa hàng được vì không có tàu RER mà cũng không có phương tiện chuyên chở nào khác. Tôi đã mất rất nhiều doanh thu bởi vì có rất nhiều khách hàng không có phương tiện chuyên chở công cộng đưa họ đến đây được. (Phong trào đình công này) phải ngưng lại ngay. Chỉ đơn giản như vậy thôi ! »
Người dân Paris, người thì còn mải đình công, biểu tình, hô khẩu hiệu chống cải tổ hưu trí, rồi vì đình công mà thu nhập giảm sút không còn mặn mà với việc mua sắm … Những người không đình công thì phải khổ sở chen chúc tàu xe, thậm chí là đi bộ, ngày dăm ba tiếng như vậy để đi làm rồi lại từ cơ quan về nhà khiến họ cũng chẳng còn sức lực, tâm trí nào mà đi mua bán, sắm sửa. Theo Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Paris, nhìn chung, lượng khách của các cửa hàng giảm 30%, các cơ sở kinh doanh ở gần các nhà ga lớn, hay trên lộ trình các cuộc tuần hành thậm chí còn giảm tới 80% khách.
Trên thực tế, trong ba ngày diễn ra các cuộc biểu tình quy mô toàn quốc chống cải tổ hưu trí, sở Cảnh Sát Paris đã ra lệnh đóng cửa các cửa hàng nằm trên đường đoàn người tuần hành đi qua, đề phòng xảy ra nạn bạo động, cướp phá như đã từng xảy ra hồi năm ngoái với phong trào Áo Vàng.
Không chỉ mất khách, các cơ sở kinh doanh buôn bán, nhà hàng còn mối lo khác là nhân viên không thể đến làm việc hoặc đến muộn giờ do giao thông khó khăn. Nhiều chủ nhà hàng, tiệm uốn tóc, để đảm bảo có nhân viên phục vụ khách, phải chi tiền túi thuê taxi cho nhân viên đi hay thuê khách sạn cho họ ở trọ qua đêm. Đó là trường hợp của anh Erwan Dobbs, chủ nhà hàng Le Vesseau Vert ở quận 15, Paris.
Số khách đặt bàn ăn tại nhà hàng của anh đạt mức thấp nhất 5 năm qua do nạn đình công. Trả lời đài France Info, anh Erwan Dobbs cho biết vì hai đầu bếp ở vùng ngoại ô Saint Denis, cách rất xa nhà hàng, nên buổi tối, anh phải chi thêm 700 euro để thuê phòng khách sạn cho họ ở, vì theo anh thuê taxi còn đắt hơn nữa. Theo ông Frank Delvau, đồng chủ tịch nghiệp đoàn của giới chủ trong ngành nhà hàng khách sạn, UMIH, doanh thu của các nhà hàng giảm trung bình 40-70%.
Biện pháp hỗ trợ của chính quyền cho giới tiểu thương
Sau 1 tuần đình công, chính quyền Paris cho biết mức độ tiêu dùng, mua sắm ở Paris đã giảm 20-30%, nhưng theo ông Didier Kling, chủ tịch Phòng Thương Mại và Công Nghiệp của Paris và vùng phụ cận, điều đáng lo ngại hơn nữa vẫn đang ở phía trước. Ngay từ ngày 11/12/2019, ông Didier Kling nhấn mạnh là chính phủ cần đưa ra một kế hoạch khẩn cấp để hỗ trợ những tiểu thương bị « cơn địa chấn » đình công, biểu tình gây ảnh hưởng :
« Còn 15 ngày nữa (là đến Giáng Sinh). Tuần này khởi đầu không mấy suông sẻ, thuận lợi, không được để phong trào đình công và biểu tình tác động tiếp đến họ. Vì tháng 12 là tháng nhiều cửa hàng đạt doanh thu cao gấp đôi bình thường, điều này cũng có nghĩa là nhiều tiểu thương đã mua rất nhiều hàng. Nếu họ không bán hết hàng trong kho trong tháng 12, họ sẽ phải thanh toán hết tiền hàng trong khi họ không có nguồn thu. Rất có thể họ sẽ không thể thanh toán được số tiền đó. Những người làm công ăn lương có thể sẽ mất việc, đây là một mối nguy lớn ».
Tình hình đặc biệt nghiêm trọng đối với lĩnh vực du lịch và nhà hàng. Riêng đối với các nhà hàng tại Paris, doanh thu giảm tới 50%. Chính quyền Paris hôm 19/12 quyết định hỗ trợ các nhà hàng, quán xá 2,5 triệu euro, thông qua hình thức miễn thuế khai thác mặt bằng vỉa hè.
Bộ Tài Chính Pháp trước đó chục ngày đã kích hoạt lại chính sách trợ giúp, gọi là các biện pháp hỗ trợ « hậu Áo Vàng », cho những tiểu thương trong giai đoạn phong trào Áo Vàng bùng nổ dữ hội hồi cuối năm 2018, đầu năm 2019. Theo biện pháp này, những người kinh doanh buôn bán gặp khó khăn nặng nề do đình công, đặc biệt ở vùng Paris, sẽ được Nhà nước cho lùi hạn đóng thuế và các chi phí đóng góp xã hội, được mở cửa kinh doanh vào một số ngày Chủ Nhật trong tháng Giêng 2020 …
Tuy nhiên, nhiều người trong giới tiểu thương cho biết, điều họ cần nhất không phải là tiền hỗ trợ mà là khách hàng. Hiểu được nguyện vọng của họ, bà Agnès Pannier-Runacher, quốc vụ khanh Kinh Tế kêu gọi người dân Pháp « chìa tay giúp đỡ » những người buôn bán trong khu phố họ sinh sống, tức là mua sắm ở khu phố thuơng mại ngay gần nhà thay vì mua hàng trên mạng. Làm được như vậy, tức là người dân sẽ « giúp họ một cách đáng tự hào ».
Ông Pierre Goguet, thuộc Sở Thương Mại Và Công Nghiệp Pháp, nhắc lại là có 25.000 tiểu thương được hưởng chính sách « hậu Áo Vàng » của chính phủ, và cho đến nay họ vẫn còn đang trong cảnh bấp bênh. Quan chức này lo ngại sẽ có thêm nhiều tiểu thương phá sản vì nạn đình công cuối năm nay.
Ngành du lịch, khách sạn, biểu diễn, văn hóa cũng « thất thu » ở Paris
Trong những ngày người dân vùng Paris căng thẳng, mệt mỏi đến kiệt sức vì hệ thống giao thông công cộng tê liệt, thì chẳng mấy ai có thể thể thảnh thơi để buổi tối hay cuối tuần xem biểu diễn nghệ thuật, thăm thú các công trình văn hóa, lịch sử, bảo tàng … Nhiều buổi biểu diễn xiếc, ballet, nhạc kịch, hòa nhạc đã bị hủy. Tháp Effeil nhiều hôm phải đóng cửa, lâu đài Versailles cũng như nhiều bảo tàng giảm thời gian đón khách …
Lượng du khách quốc tế đến Pháp nói chung và Paris nói riêng cũng giảm sút. Nhiều khách, hoặc vì lo sợ, hoặc do ngành hàng không, đường sắt Pháp hủy chuyến, nên họ cũng phải hủy các tour du lịch, hủy phòng khách sạn. Ông Frank Delvau, đồng chủ tịch nghiệp đoàn của giới chủ trong ngành nhà hàng khách sạn, UMIH, cho biết nếu tỉ lệ đặt phòng khách sạn cuối năm 2018 giảm 13% do nạn Áo Vàng, thì năm nay, tỉ lệ này giảm 30-40%. Xung quanh các nhà ga lớn ở Paris như Gare du Nord, Gare de Lyon, Gare de Montparnasse, tỉ lệ kín phòng của các khách sạn chỉ đạt 50-60% so với tháng 12/2018, vốn khi đó đã bị ảnh hưởng không ít do nạn Áo Vàng.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch do ngại những đợt biểu tình, đình công dai dẳng khiến hình ảnh nước Pháp và Paris không còn đẹp trong mắt du khách nước ngoài, gây bất lợi về lâu dài cho ngành du lịch Pháp, hiện đóng góp tới 7,2% cho GDP của đất nước.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20191227-%C4%91%C3%ACnh-c%C3%B4ng-2019-th%C3%AAm-m%E1%BB%99t-n%C4%83m-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BA%A1n-cho-gi%E1%BB%9Bi-kinh-doanh-ti%E1%BB%83u-th%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p

Lý do khiến ông Putin đột nhiên nổi giận với Ba Lan

Vitaly ShevchenkoBBC Monitoring
Trong lúc các quan chức hàng đầu của Nga đang tổng kết lại những gì đã đạt được trong năm 2019 thì có một chủ đề nổi bật trong các tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin: Ba Lan và vai trò của nước này trong Đệ nhị Thế chiến.
Trong bảy ngày qua, ông nhắc tới vấn đề này không dưới năm lần tại các cuộc họp chủ chốt – trong đó có những cuộc họp không mấy liên quan gì tới lịch sử, thậm chí tới chính sách ngoại giao.
Đông Âu làm tôi đổi lý tưởng ‘từ cộng sản sang dân chủ’
Người giúp Vladimir Putin trở thành tổng thống
Vladimir Putin: 20 năm trong 20 bức ảnh
Khi công an chẳng bảo vệ nổi chế độ Đông Đức
Trong một lần bột phát bất thường tại cuộc họp của Bộ Quốc phòng hôm 24/12, ông mô tả đại sứ Ba Lan tại nước Đức thời Phát xít là “đồ cặn bã và là một con heo theo chủ nghĩa bài Do Thái”.
Hai giờ sau đó, ông lại đưa vấn đề này ra tại cuộc họp với các lãnh đạo quốc hội.
Chủ tịch Hạ viên (Duma), Vyacheslav Volodin cảm ơn ông Putin và đòi Ba Lan phải xin lỗi.
Ngày hôm sau, Tổng thống Putin tổ chức cuộc họp cuối năm truyền thồng với các doanh nhân chủ chốt của Nga. Theo tạp chí Forbes phiên bản tiếng Nga, tại cuộc họp này ông “khiến mọi người ngạc nhiên về việc ông liên hệ các vấn đề lịch sử này nhiều tới mức nào với việc mở màn Đệ nhị Thế chiến và các quan điểm của Ba Lan”.
Ông cũng đang có kế hoạch viết một bài báo về chủ đề này.
Thế nhưng vì sao ông Putin đột nhiên lại quan tâm chuyện này?
Việc ông Vladimir Putin chỉ trích Ba Lan diễn ra sau khi Nghị viện châu Âu ra một nghị quyết lên án cả Liên Xô lẫn Đức Quốc xã về việc làm Đệ nhị Thế chiến nổ ra.
30 năm Cách mạng Nhung và tượng ‘người giải phóng bị ghét’
Berlin 28 năm chia cắt và ‘Bức màn Sắt’ phân định Đông-Tây
Bầu cử ở Ba Lan và tinh thần người Việt
Với vị tổng thống Nga, việc đưa hai nước ngang hàng với nhau như thế “là đỉnh điểm của sự chỉ trích cay độc”, và một lần nữa ông muốn dùng tới chiến thuật “quý vị cũng thế” (“whataboutism”) bằng cách xoay mũi dùi tới một bên khác, mà trong trường hợp này là Ba Lan.
Liên Xô vốn thường bị cáo buộc là đã cùng với Đức Phát xít chia cắt Ba Lan do kết quả của hiệp ước không tấn công lẫn nhau ký với Hitler (được biết đến với tên gọi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop).
Nhưng tại sao Putin lại tức giận trước những cáo buộc đưa ra đối với một đất nước nay không còn tồn tại?
Chiến thắng của Liên Xô trong Đệ nhị Thế chiến là một trong những rường cột vinh quang nhất của ý thức hệ nước này, và sau hơn 70 năm, sự kiện này vẫn đươc kỷ niệm tưng bừng hàng năm.
Nó cũng là nội dung then chốt để Tổng thống Putin chính danh hóa bản thân mình cùng chính sách ngoại giao bành trướng của mình trong vị thế là người kế thừa của đế chế Liên Xô.
Bởi vậy nên Điện Kremlin coi bất kỳ lời chỉ trích nào đối với điều ở nước Nga được coi là Chiến thắng Vĩ đại đều là cú tấn công vào chính nước Nga.
Tất nhiên là những thứ lý do đó không đủ để Ba Lan chấp nhận các lời cáo buộc mà Warsaw coi là “diễn giải sai”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50919709

Cây thông Noel xuất hiện trở lại

ở ‘thị trấn ma’ Chernobyl

Kể từ thảm họa Chernobyl năm 1986, lần đầu tiên một cây thông Giáng sinh được đưa đến quảng trường trung tâm của “thị trấn ma” Pripyat, kênh ZIK TV của Ukraine đưa tin.
Pripyat, từng là nhà của hơn 47.000 cư dân, nằm cách nhà máy điện hạt nhân cũ khoảng 3km. Hiện thị trấn này vẫn bỏ hoang vì ô nhiễm phóng xạ.
Các cư dân cũ đã quay về thị trấn bỏ hoang này để trang trí cây thông bằng những bức ảnh gia đình. Đây là chiến dịch được Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Chernobyl tổ chức.
Một số người trong số họ nói với Suspilne.Media rằng, họ cũng đã mang đồng hồ trang trí tới như một “biểu tượng cho dòng chảy thời gian và thực tế là theo thời gian, thị trấn không chết mà đang được hồi sinh”.
Giáng Sinh Năm Ngoái không ngọt ngào
Con tàu Mỹ thần kỳ cứu 14.000 người Bắc Hàn đêm Giáng sinh
Kateryna Aslamova, nhân viên công ty du lịch Chernobyl, cho biết đây là lần đầu tiên một số cư dân cũ quay trở lại Pripyat kể từ khi họ di tản sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.
“Thị trấn phải sống, và để điều này xảy ra, nó phải được cứu,” cô nói.
Công ty của cô muốn Pripyat và một phần của khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân năm nào sẽ được ghi danh trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
“Sự sống đang quay trở lại với Pripyat”, ông Yaroslav Y Extremeanenko, người sáng lập Trung tâm Chernobyl nói.
“Nơi này rất độc đáo và đáng để ghé thăm. Mỗi ngày, rất nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về thị trấn hoang vắng một thời này. Họ đến để tìm hiểu lịch sử của chúng tôi, về một sự kiện đã tác động đến cả thế giới.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50922146

Putin tuyên bố ‘Nga đứng đầu thế giới

về vũ khí siêu thanh’

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 24/12 cho biết, Moscow có một lợi thế mạnh mẽ trong việc chế tạo nhiều vũ khí mới, và dần trở thành quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí siêu thanh.
Phát biểu trong cuộc họp với các quan chức cấp cao quân đội, ông Putin nhận định đây là lần đầu tiên trong lịch sử khi nước Nga đang dẫn đầu thế giới trong việc phát triển thế hệ vũ khí mới, thay vì phải đuổi theo Mỹ như trong quá khứ ở nhiều lĩnh vực như bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
“Giờ chúng ta đang ở vị trí chưa từng có trong lịch sử hiện đại, khi bọn họ đang phải bám đuổi chúng ta. Chưa có nước nào sở hữu vũ khí siêu thanh, chứ đừng nói là loại vũ khí siêu thanh có tầm bắn xuyên lục địa”, AP trích lời ông Putin nói.
Ngoài ra, ông Putin cũng cho biết Moscow trong tháng này sẽ triển khai đơn vị đầu tiên được trang bị tổ hợp phương tiện siêu thanh Avangard, một loại vũ khí có khả năng bay nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh. “Đây là vũ khí của tương lai, có khả năng vượt qua tất cả những hệ thống tên lửa phòng thủ của hiện tại, cũng như tương lai”, ông Putin nói thêm.
Lầu Năm Góc cũng đang tiến hành nghiên cứu việc phát triển nhiều vũ khí siêu thanh trong những năm gần đây, và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hồi tháng 8/2019 cho biết “có lẽ đây chỉ là vấn đề trong một vài năm” cho tới khi Mỹ sở hữu loại vũ khí này. Ông Esper nói thêm, lĩnh vực này là ưu tiên của quân đội Mỹ, khi giới quân sự đang tiến hành phát triển khả năng bắn tầm xa mới.
Khi được hỏi về tuyên bố trên của ông Putin, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Carver viết trên email rằng: “Chúng tôi đã thấy báo cáo trên, nhưng chưa có dấu hiệu gì đáng lo ngại về tuyên bố của phía Nga”, ông Carver viết.
Quân đội Mỹ đã từng nhiều lần cảnh báo Quốc hội về những loại vũ khí siêu thanh được phát triển bởi Nga và Trung Quốc, do những vũ khí này rất khó có thể theo dõi và đánh chặn. Nhiều quan chức Mỹ đã thảo luận về việc lắp đặt các bộ cảm biến trên không gian để có thể phát hiện tên lửa đối phương nhanh hơn, đặc biệt mối đe dọa từ những vũ khí siêu thanh tiên tiến.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32350-putin-tuyen-bo-nga-dung-dau-the-gioi-ve-vu-khi-sieu-thanh.html

Ukraine sẽ mua thêm

hệ thống chống tăng Javelin của Mỹ

Ukraine sẽ mua một lô hàng thứ hai gồm của các phi đạn chống tăng Javelin và các hệ thống phóng của Mỹ, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết hôm thứ Năm.
Mỹ là một trong những nước ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất kể từ khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và chiến sự bùng nổ ở vùng Donbass miền đông Ukraine giết chết hơn 13.000 người.
Các hợp đồng cho thỏa thuận này đã được kí vào quý bốn năm 2019, bộ quốc phòng cho biết trong một phát biểu mà không cung cấp thêm chi tiết.
Lô hàng hệ thống Javelin đầu tiên trị giá khoảng 47 triệu đôla đã được chuyển đến Ukraine vào tháng 4 năm 2018 sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ bật đèn xanh cho thỏa thuận này.
Kiev và Washington tin rằng hệ thống này sẽ cải thiện năng lực phòng thủ dài hạn của Ukraine.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kí một dự luật dự kiến cung cấp 300 triệu đôla viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm 2020.
Ukraine gần đây cũng trở thành tâm điểm trong cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ về việc liệu ông Trump có gây sức ép lên Tổng thống Volodymyr Zelensky trong một cuộc điện đàm hồi tháng 9 yêu cầu điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đối thủ tranh cử của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 hay không.
https://www.voatiengviet.com/a/ukraine-se-mua-them-he-thong-chong-tang-javelin-cua-my/5221554.html

Vết thương chưa lành từ cuộc cách mạng Romania 1989

Stephen McGrathRomania
Vào ngày Giáng Sinh 30 năm trước, nhà độc tài cộng sản bạo chúa của Romania, Nicolae Ceausescu bị xử tử bởi một đội hành quyết sau một phiên xử chóng vánh.
Chiến trường đẫm máu tại Romania trong tháng 12/1989 đã dẫn tới sự sụp đổ của một trong những chế độ cộng sản đàn áp người dân khốc liệt nhất ở châu, và của nhà lãnh đạo được coi là nhà độc tài hung dữ nhất của nó.
30 năm Cách mạng Nhung và tượng ‘người giải phóng bị ghét’
Vai trò của Hungary trong cách mạng 1989
Đông Âu làm tôi đổi lý tưởng ‘từ cộng sản sang dân chủ’
Với những người Romania dám thách thức ông, đó là thời khắc định hình nên cuộc đời họ.
“Đó là chiến tranh, nơi đây là vùng chiến sự,” Traian Rabagi, khi đó là một cậu sinh viên 19 tuổi, nhớ lại.Cuộc cách mạng đã lan ra như thế nào
Cuộc cách mạng chống lại chế độ Ceausescu bắt đầu nổ ra từ giữa tháng 12 ở thành phố Timisoara ở miền tây, nhưng nó đã nhanh chóng bị đàn áp bằng bạo lực theo mệnh lệnh từ Ceausescu.
Bức tường Berlin: Cựu Tổng bí thư Đông Đức oán Gorbachev
Chúng ta cần nền dân chủ hay cần chế độ độc tài hơn
Joseph Stalin: Nhà độc tài được dân Nga thích
Sự bất mãn nhanh chóng lan ra toàn quốc, tạo thành hàng trăm ngàn cuộc biểu tình tại Bucharest sau một bài diễn văn được chuẩn bị hết sức cẩn thận nhưng rốt cuộc lại thành vụng về của Ceausescu hôm 21/12/1989.
Ceausescu đã đánh giá sai về tâm trạng của đám đông khi ông đổ lỗi cho “những kẻ kích động mang tư tưởng phát xít” về tình trạng bạo loạn ở Timisoara; những đám đông ở Bucharest đáp trả bằng những âm thanh phản đối, và họ hô vang, “Timisoara! Timisoara!”
Tại sao độc tài lại rất ham làm thơ?
Một số vụ thanh trừng khét tiếng lịch sử
Rõ ràng là bị sốc trước phản ứng này, Ceausescu cố gắng làm hài lòng đám đông người biểu tình với các hứa hẹn tăng lương, nhưng tâm trạng bất mãn vẫn gia tăng.
Bài phát biểu trên toàn quốc, được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia, đã bị đột ngột cắt sóng.
Vào ngày có bài diễn văn vụng về của Ceausescu, Traian Rabagia tham gia trong đoàn người biểu tình, đương đầu với các lực lượng ủng hộ cộng sản trên đường phố.
“Máu vương khắp nơi trên lối đi bộ chỗ kia,” ông Rabagia nói với BBC khi đứng bên ngoài Khách sạn InterContinental ở trung tâm Bucharest.
Một cuộc cách mạng đẫm máu nổ ra, chấm dứt 21 năm cầm quyền chuyên chế của Ceausescu, và 42 năm chính quyền cộng sản tại Romania.
Ngày hôm sau, nhà độc tài và vợ ông, Elena, chạy khỏi tòa nhà Ủy ban Trung ương Bucharest bằng trực thăng khi nhiều đám đông xông vào tổng hành dinh của đảng cầm quyền.
Hai người đã bị bắt tại Targoviste, cách đó 50km.
Vì sao Ceausescu sụp đổ
Chật vật vì phải trả nợ nước ngoài trong thập niên 1980, Ceausescu đưa ra một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng, khiến người dân cả nước rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn về kinh tế.
Tình hình kinh tế thảm hại càng trở nên trầm trọng khi Ceausescu phô trương đổ tiền vào các dự án ‘khủng’ như xây dựng Cung điện Nhân dân, công trình thậm chí đến ngày nay vẫn là một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới.
“Tôi nhớ cảnh đói nghèo trong thời thập niên 1980, tôi nhớ là ở Bucharest các nhà máy rượu bia, nhà hàng, mọi thứ đền tối tăm,” ông Rabagia nói.
Tthiếu thốn các vật dụng cơ bản như thực phẩm, nguồn nhiệt sưởi ấm, đèn thắp sáng, người dân càng thêm bất mãn khi Ceausescu và Elena sống xa hoa trong các tòa nhà lộng lẫy như cung điện.
“Chúng tôi biết rằng người dân sống ở các nước khác có đời sống vật chất đầy đủ hơn, sống tốt hơn. Với tôi, rõ ràng là có điều gì đó đang xảy ra, nhưng không ai thực sự nói về chuyện đó.”
Romania có một trong những lực lượng công an mật đông nhất, đáng sợ nhất trong Khối Đông u, và việc nói năng tự do dưới thời Ceausescu là một việc nguy hiểm.
Người ta cho rằng hồi thập niên 1980 cứ trong bốn người thì có một là chỉ điểm của công an mật của Ceausescu. Lực lượng Securitate này đã tra tấn và giết chết hàng ngàn người bất mãn.
“Sợ, không dám nói là tâm trạng chung kể từ thời đầu thập niên 1980,” cựu sinh viên Rabagia nhớ lại.
Vào Ngày Giáng Sinh, gia đình Ceausescu bị xử bắn bởi một đội hành quyết trong phiên tòa cáo buộc họ các tội ác chống lại nhân loại.
“Tôi thấy nhẹ cả người. Đó là điều tốt cần làm để nhân dân bình tĩnh lại. Những người khôn ngoan hơn tôi nói rằng máu cần phải đổ để trấn an các sự kiện như thế này.”
Tại sao người Romania không để quá khứ lại phía sau
Ba thâp niên đã trôi qua kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ và Romani nay là một quốc gia dân chủ ở châu u với một nền kinh tế đang tăng trưởng.
Nhưng với một số người, vết sẹo từ những ngày đẫm máu của cuộc cách mạng 1989 vẫn còn đó.
Đứng bên ngoài tòa nhà Tòa án Tối cao ở Bucharest vào một ngày cuối tháng 11, Alexandru Catalin Giurcanu, 46 tuổi, người có cha bị giết chết một cách tàn bạo trong cuộc cách mạng, tới đây để tìm công lý.
“Sau 30 năm, hệ thống công lý của chúng tôi vẫn phải vật lộn trong việc tìm ra ai là kẻ đã giết chết nhân dân trong cuộc cách mạng, ai là những kẻ phạm tội,” ông nói với BBC.
“Chúng tôi tới đây ngày hôm nay để bắt đầu tiến trình pháp lý đối với vụ việc đã được mở hồ sơ từ thời thập niên 1990,” ông nói.
Đó là phiên nghe trình bày đầu tiên trong một vụ xử đã được chờ đợi từ lâu, theo đóc áo buộc cựu Tổng thống Ion Iliescu, người lên nắm quyền sau thời Ceausescu, về các tội ác chống lại nhân loại.
Cơ quan công tố buộc Ion Iliescu, nay 89 tuổi và đang trong tình trạng sức khỏe kém, và hai cựu đồng sự, phải chịu trách nhiệm về việc “góp phần tạo nên chấn thương tinh thần diện rộng” trong cuộc cách mạng 1989, và về cái chết của 852 người.
Hơn 5.000 người được trông đợi sẽ ra làm chứng trước tòa.
Hơn 1.100 người đã bị giết chết trong cuộc cách mạng 1989 của Romania.
Ông Giurcanu, người đã xuống đường trong cuộc cách mạng 1989 khi mới 16 tuổi, nhớ lại câu chuyện riêng đau lòng về những gì xảy ra trong đêm 23/12/1989.
“Cha tôi thấy tôi vẫn chưa về nhà, thế là ông ấy đi tìm tôi,” ông kể. “Tôi thấy cha nằm chết trên phố khi tôi trên đường về nhà. Ông ấy mất mạng sau khi bị bắn 13 viên đạn. Đó là một khẩu súng máy,” ông nói.
“Thật khủng khiếp, chuyện đó đã làm thay đổi cuộc đời tất cả chúng tôi, và đã 30 năm rồi mà chúng tôi vẫn chưa tìm được ai là kẻ đã bắn chết cha mình,” ông nói.
Aurel Dumitrascu, 44 tuổi, cũng đi tìm công lý trong phiên tòa. Ông mới chỉ là một cậu thiếu niên khi cuộc cách mạng nổ ra.
“Tôi bị bắn từ khoảng cách ba mét, họ bắn ra từ một chiếc xe hơi,” ông nói và xắn tay áo để lộ vết thương trên cánh tay do vết đạn để lại.
“Họ bắn vào bất kỳ ai đi trên phần đường đi bộ. Khi đó tôi 14 tuổi.”
“Phiên tòa vụ Cách mạng” đã được lui lại cho tới tháng 2/2020.
Tại sao sự thịnh vượng vẫn chưa đến với một số người Romania
Đã có những năm nhiều xáo trộn tiếp nối sau cuộc cách mạng với chính phru do ông Iliescu dẫn dắt.
Vào năm 2007, Romania gia nhập Liên hiệp châu u, nhờ đó đã đạt được khấm khá lên ít nhiều.
Nền kinh tế Romania đã tăng trưởng rất ấn tượng, nhưng thậm chí ngày nay nước này vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất châu u.
Trong lúc nhiều thành phố – kể cả Bucharest – đã trở nên giàu có hơn, thì vùng nông thôn, nơi có khoảng 45% dân số sinh sống, người ta có cảm giác như bị bỏ lại đằng sau.
Ngồi trong căn bếp nhỏ ở Cris, một ngôi làng nhỏ vùng Transylvania xa xôi, vợ chồng nông dân Marcel vaf Niculina Taropa, đều ngoài 40 tuỏi, nhớ lại thời 30 năm trước, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ.
“Chúng tôi đã rất vui mừng vì nghĩ thời gian tốt đẹp hơn đã đến,” ông Taropa nhớ lại. “Nhưng mà đã không có nhiều thay đổi gì cho lắm, chúng tôi không có đường sá, đường cao tốc [tử tế], còn hệ thống y tế thì ngày càng tệ,” ông nói. “Có khá hơn [so với thời cộng sản] vì công việc nay ổn định hơn.”
Ông bà Taropa đồng ý rằng quyền tự do ngôn luận là một thay đổi vô cùng giá trị so với thời cộng sản, nhưng cũng đồng ý rằng các lợi ích kinh tế kể từ 1989 vẫn chưa đạt mức mà họ trông đợi.
“Hệ thống nước thải, nước sạch, gas, đó là những thứ lẽ ra làng chúng tôi phải có rồi,” bà Taropa nói. Không có gas, hầu hết người dân làng phải sưởi ấm nhà bằng củi, giống như 3,5 triệu hộ gia đình khác trên cả nước.
Chừng 70% dân số Romania ở vùng nông thôn đang sống dưới mức đói nghèo, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới.
“Người dân không được trả đủ mức ở đây [Romania],” bà Taropa nói. “Dân số tại các làng đã trở nên già đi, và người trẻ thì bỏ ra nước ngoài.”
Vì sao Giáng Sinh làm đau những vết thương cũ
Mức di dân cao là một trong nhiều vấn đề của Romania ngày nay. Có tới bốn triêuu người đã rời Romania đi tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, mức lương cao hơn kể từ khi nước này gia nhập EU.
Mức độ tham nhũng cao trong giới quan chức cũng khiến người dân rời bỏ đất nước.
Trong những năm gần đây, các cuộc biểu tình chống chính phủ đã gây khó khăn cho các chính phủ do đảng Xã hội Dân chủ dẫn dắt, vốn muốn rút lại các biện pháp chống tham nhũng và làm suy yếu tính độc lập của hệ thống tư pháp.
Các cuộc biểu tình rầm rộ hồi 2007 phản đối các biện pháp này đã làm nổ ra phong trào phản đối lớn nhất kể từ cuộc cách mạng 1989 đến nay.
Ở trung tâm Bucharest trong một tối lạnh tháng 12, những người đi mua sắm vội vã đi qua đi lại trong dòng giao thông bận rộn, dưới ánh sáng của chủ nghĩa tư bản và những thứ trang trí cho Giáng Sin
Ba mươi năm trước, đó là cảnh tượng không ai có thể nghĩ tới.
Nhưng với một số người, như ông Giurcanu vốn bị mất cha trong cuộc cách mạng, thì Giáng Sinh chỉ là dịp mở ra những vết thương cũ còn chưa lành.
“Với mọi người thì Giáng Sinh là Giáng Sinh. Nhưng với chúng tôi, đó là dịp khiến chúng tôi nhớ lại chuyện cha, mẹ, con cái chúng tôi đã ra đi trong những cỗ quan tài như thế nào,” ông nói.
“Cây thông Giáng Sinh mà cha mua cho nhà tôi cuối cùng đã được đặt lên cỗ quan tài của ông, như những bông hoa vậy.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50924857

Tai nạn máy bay ở Kazakhstan, 12 người chết

Một máy bay dân dụng chuyên chở gần 100 người đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh gần thành phố Almaty ở Kazakhstan hôm nay, thứ Sáu 27/12, đâm sầm vào một ngôi nhà trong một tai nạn đã làm 12 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, hãng tin Reuters và CNN đưa tin.
Chiếc máy bay Fokker 100 do hãng hàng không Bek Air điều hành, đã gặp sự cố ngay sau khi khởi hành trước bình minh từ Almaty, trung tâm thương mại của Kazakhstan tới thủ đô Nur-Sultan của quốc gia Trung Á này.
Ủy ban Hàng không Dân dụng Kazakhstan cho biết máy bay bị mất độ cao trong khi cất cánh, tông vỡ một hàng rào bê tông trước khi đâm sầm vào tòa nhà hai tầng. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra tai nạn.
“Máy bay nghiêng về bên trái, rồi sau đó nghiêng sang phải, rồi bắt đầu lắc mạnh trong khi vẫn cố bay lên cao, một người sống sót, doanh nhân Aslan Nazaraliyev, nói với Reuters.
Trao đổi với các phóng viên, Phó Thủ tướng Kazakhstan Roman Sklyar nói:
“Một ủy ban sẽ xác định xem đây là lỗi của phi công hay là một sự cố kỹ thuật. Đường băng lúc đó đang trong điều kiện lý tưởng.
Nhiều người sống sót cho truyền thông biết họ nghe thấy một âm thanh kinh hoàng trước khi máy bay mất độ cao.
Một phụ nữ nói với trang mạng tin tức Tengrinews: “Máy bay bay ở thế nghiêng, mọi thứ xảy ra giống in như trong phim: tiếng la hét, tiếng người khóc”.
Ban đầu Thẩm quyền y tế ở Almaty cho biết số người chết trong tai nạn này là ít nhất 15 người, nhưng sau đó đính chính và giảm số tử vong xuống còn 12 người. Nguồn tin này cho biết hiện có 49 người đang ở trong bệnh viện, một số người trong tình trạng nghiêm trọng.
Chiếc máy bay chở 93 hành khách và năm nhân viên phi hành. Bộ Nội vụ cho biết cơ trưởng điều khiển phi cơ nằm trong số những người thiệt mạng.
Bộ Nội Vụ cho biết họ đang điều tra xem liệu các quy tắc về an toàn và phi hành có bị vi phạm hay không. Được biết tại thời điểm xảy ra tai nạn, có sương mù dày đặc trong khu vực.
Ủy ban hàng không Kazakhstan cho hay ủy ban đã đình chỉ tất cả các chuyến bay của hãng hàng không Bek Air và các chuyến bay sử dụng máy bay Fokker 100 trong khi chờ đợi kết quả điều tra.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuyên bố ngày mai, Thứ Bảy 28/12 là ngày toàn quốc để tang, và bổ nhiệm Thủ Tướng Askar Mamin lãnh đạo một ủy ban để điều tra tai nạn máy bay này.
Đài CNN dẫn nguồn tin từ ủy ban khẩn cấp cho biết trong số nạn nhân có Dana Kruglova, tổng biên tập của trang mạng Informburo.kz. Bà Kruglova đã quyết định lên máy bay vào giờ chót để bay tới Nur-Sultan ăn Tết Dương lịch với cha mẹ, trang mạng Informburo cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/tai-nan-may-bay-o-kazakhstan-12-nguoi-chet/5222276.html

Thổ Nhĩ Kỳ : Tổng thống Erdogan tuyên bố

sẽ gởi quân qua Libya

Mai Vân
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm qua, 26/12/2019, thông báo sẽ gởi quân đến Libya, theo yêu cầu của chính quyền Tripoli của thủ tướng Fayez el Sarraj được quốc tế công nhận. Trước đó, chính phủ sẽ trình lên Quốc Hội dự luật về việc gởi quân ra nước ngoài này vào ngày 07/01 tới đây, để có thể được thông qua ngày 08 hoặc 09.
Vào cuối tháng 11, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hai thỏa thuận với chính quyền Tripoli, một về an ninh và hợp tác quân sự, và một về ranh giới phía đông Địa Trung Hải. Lần này tổng thống Erdogan sẵn sàng đưa quân chính quy đến Libya, dấn thân vào cuộc chiến tại đây giữa các phe từ khi chế độ Kadhafi sụp đổ.
Đối đầu với chính quyền Tripoli là lực lượng Quân Đội Quốc Gia Libya của thống chế Khalifar Haftar, kiểm soát miền đông Libya. Phe này đã mở chiến dịch tấn công vào Tripoli vào tháng Tư vừa qua, với sự hỗ trợ của Nga, Ai Cập…
Cho đến nay Thổ Nhĩ Kỳ chỉ gởi phi cơ tự hành (drone) chiến thuật đến Lybia với khoảng 60 chuyên gia để điều khiển.
Theo giới quan sát, với bước mới này nhằm hỗ trợ cho chính quyền Triploli, Ankara đăng nhắm vào cả hai mặt kinh tế lẫn chính trị.
Về mặt kinh tế, tuy vẫn có lệnh cấm vận vũ khí Libya, nhưng hầu như không ai tôn trọng. Tripoli vừa nhận được máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi chiếc trị giá 2 triệu rưỡi đô la, ngoài ra còn những hợp đồng trị giá 25 tỉ đô la đã ký kết nhưng chưa thực hiện mà Ankara không thể để mất.
Vấn đề địa chiến lược cũng rất quan trọng. Theo thỏa thuận đã ký cuối tháng 11, Ankara có quyền trên một số vùng rộng lớn có nguồn dầu hỏa phong phú ở miền đông Địa Trung Hải. Thỏa thuận này đã làm cho các quốc gia từ Hy Lạp, đảo Chypre, cho đến Ai Cập, Israel lo ngại.
Về chính trị, ngoại giao, ông Erdogan có thể chứng minh rằng Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng gởi quân ra ngoài, sau Syria bây giờ đến lượt Libya.
Về đối nội thì tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tô điểm thêm cho hình ảnh “người hùng” của ông, trong lúc ông bị chống đối ngay trong phe của mình.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191227-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-erdogan-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-s%E1%BA%BD-g%E1%BB%9Fi-qu%C3%A2n-qua-libya

Iran sắp tập trận chung trên biển với Nga, TQ

Lực lượng vũ trang của Iran sẽ tổ chức một đợt diễn tập hàng hải trong 4 ngày cùng Nga và Trung Quốc ở vùng biển phía bắc Ấn Độ dương, một phát ngôn viên của Iran cho biết.
Chiến dịch bắt đầu từ thứ Bảy tuần này sẽ là cuộc diễn tập ba bên lần đầu tiên diễn ra khi Tehran muốn thúc đẩy hợp tác quân sự với Bắc Kinh và Mátxcơva trong bối cảnh phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có từ Washington. Các chuyến thăm của hải quân Trung Quốc và Nga đến Iran cũng gia tăng trong những năm gần đây.
Phát ngôn viên quân đội Iran, Tướng Abolfazl Shekarchi, cho biết chiến dịch diễn tập chung nhằm bảo đảm an ninh khu vực, diễn ra trên khu vực phía bắc Ấn Độ dương và mở rộng đến biển Oman. Cuộc diễn tập được cho là để đáp trả đợt tập trận gần đây của Mỹ cũng đồng minh khu vực là Ả-rập Xê-út mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Vùng Vịnh, bao gồm các vụ tấn công vào tàu chở dầu và vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà máy dầu của Ả-rập Xê-út, Mỹ đã cử thêm lực lượng đến khu vực và triển khai thêm hệ thống phòng thủ tên lửa đến Ả-rập Xê-út.
Washington cáo buộc Iran gây ra vụ tấn công nhà máy dầu và một giếng dầu của Ả-rập Xê-út hồi tháng 9, khiến giá dầu thế giới tăng với tỷ lệ cao nhất kể từ chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Dù phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen nhận trách nhiệm tấn công, Ả-rập Xê-út nói rằng hành động đó “không có gì phải nghi ngờ rằng cuộc tấn công được Iran hậu thuẫn”.
Iran bác bỏ và cảnh báo bất kỳ cuộc tấn công trả đũa nào nhằm vào họ cũng sẽ dẫn tới “chiến tranh tổng lực”. Trong khi đó, Iran cũng bắt đầu làm giàu urani vượt khỏi giới hạn đề ra trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà họ nhất trí với các cường quốc thế giới nhưng Mỹ đơn phương rút ra.
Năm 2017, Iran tiến hành một cuộc diễn tập hàng hải chung với Trung quốc gần eo biển Hormuz chiến lược trên vịnh Ba Tư, nơi gần 1/3 lượng dầu thế giới tiêu thụ được vận chuyển qua.
http://biendong.net/doc-bao-viet/32355-iran-sap-tap-tran-chung-tren-bien-voi-nga-tq.html

Nhật Bản phái chiến hạm và phi cơ qua tuần tra

ở vùng biển Trung Đông

Trọng Nghĩa
Lần đầu tiên từ khi thông qua các đạo luật mới về quốc phòng vào năm 2016 cho phép quân đội Nhật Bản tham gia các chiến dịch quân sự ở nước ngoài, Tokyo vào hôm nay, 27/12/2019 loan báo quyết định phái một khu trục hạm cùng hai phi cơ qua vùng Trung Cận Đông để góp phần bảo vệ các tuyến hàng hải trong khu vực.
Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản, Yoshihide Suga, hai chiếc phi cơ tuần tra hàng hải P-3C cùng một khu trục hạm tình báo sẽ được phái qua vùng Trung Đông vừa để “đảm bảo hòa bình và ổn định” trong khu vực, vừa nhằm “đảm bảo an toàn của các tàu vận tải phục vụ cho Nhật Bản”.
Ông Suga nêu bật ví dụ là 90 % dầu thô mà Nhật Bản nhập khẩu đến từ vùng Trung Đông.
Theo hãng tin Pháp AFP, quyết định của Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh một số tàu chở dầu, trong số đó có một tàu Nhật Bản, bị tấn công ở vùng Vịnh, trong lúc một vài tàu khác đi qua vùng eo biển Ormuz bị Iran chận giữ.
Để đối phó với Iran, Hoa Kỳ đã lập ra một liên minh, triển khai chiến hạm trong vùng nhằm hộ tống tàu thuyền đi qua eo biển Ormuz.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã khẳng định với AFP rằng lực lượng Nhật Bản sẽ không tham gia liên minh của Mỹ cũng như không hoạt động tại vùng eo biển Ormuz, mà chỉ tuần tra ngoài khơi trên Vịnh Oman, ở vùng phía bắc Biển Ả Rập và trên Vịnh Aden.
Nhiệm vụ của lực lượng Nhật Bản ở vùng Trung Đông sẽ kéo dài một năm, và có thể được triển hạn.
Quyết định của Nhật Bản cử phi cơ và chiến hạm đến tuần tra ở vùng biển Trung Đông được đưa ra đúng ngày Iran khởi động một cuộc tập trận hải quân chung với Nga và Trung Quốc ở vùng Ấn Độ Dương và Vịnh Oman.
Theo đài truyền hình quốc gia Iran, nội dung tập trận bao gồm các hoạt động cấp cứu tàu thuyền bị hỏa hoạn hay bị cướp biển, cũng như các bài tập bắn đạn thật.
Vào hôm qua, Bắc Kinh cho biết là đã phái một khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường tới tham gia cuộc tập trận kéo dài bốn ngày. Theo một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, cuộc tập trận chỉ là một hoạt động “giao lưu quân sự bình thường” giữa ba lực lượng vũ trang, chứ “không nhất thiết gắn liền với tình hình khu vực”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191227-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-ph%C3%A1i-chi%E1%BA%BFn-h%E1%BA%A1m-v%C3%A0-phi-c%C6%A1-qua-tu%E1%BA%A7n-tra-%E1%BB%9F-v%C3%B9ng-bi%E1%BB%83n-trung-%C4%91%C3%B4ng

Biển Hoa Đông đo quan hệ Trung – Nhật

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm qua nhất trí cần tạo ra một kỷ nguyên mới cho quan hệ hai nước. Nhưng kỷ nguyên mới sẽ như thế nào vẫn là điều chưa chắc chắn.
Trong cuộc gặp tại Thành Đô, Trung Quốc, ông Abe nói với ông Lý rằng ông muốn những tiến triển gần đây trong quan hệ song phương bền vững, thúc đẩy trao đổi và đối thoại cấp cao diễn ra liên tục, Jiji dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Ông Lý được dẫn lời nói rằng động lực cải thiện quan hệ Trung – Nhật đang được duy trì, và hai bên đang trở lại “lộ trình bình thường”.
Cuộc gặp diễn ra trong chuyến thăm 3 ngày của ông Abe đến Trung Quốc để tham dự hội nghị 3 bên cùng ông Lý và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Trước khi đến Thành Đô, ông Abe đã gặp ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào đầu tuần này.
Ông Abe dự kiến đón ông Tập sang thăm Nhật Bản vào năm sau, bất kể tồn tại nhiều vấn đề bất đồng như biểu tình Hong Kong, những hành vi quyết liệt của Trung Quốc trên biển Đông và Hoa Đông. “Không thể đạt được cải thiện thực sự nào trong quan hệ Nhật – Trung nếu không có ổn định trên biển Hoa Đông”, ông Abe được báo chí Nhật dẫn lời nói trong cuộc gặp hôm qua với ông Lý.
Các tàu Trung Quốc vẫn thường xuyên xuất hiện gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà Nhật Bản đang quản lý. Hơn 1.000 tàu Trung Quốc bị phát hiện ở vùng tiếp giáp quần đảo này trong năm 2019, thiết lập mức kỷ lục mới.
Hàng loạt cuộc họp cấp cao giữa hai nước diễn ra trong tuần này nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông Tập tới Nhật Bản vào năm tới. Tuy nhiên, chưa có tầm nhìn cụ thể nào được đề ra để hai bên tạo nên “thập kỷ mới” cho quan hệ song phương.
Cải thiện trong quan hệ Trung – Nhật sẽ được coi là một thành tựu ngoại giao đối với ông Abe. Sự ủng hộ của ông Tập cũng là điều cần thiết để giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Còn đối với ông Tập, trao đổi gần gũi với Nhật Bản sẽ là một trụ cột ngoại giao quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh đang đối đầu thương mại với Washington, các chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Trung Quốc đánh giá.
Lấp chỗ trống của Mỹ
Việc Trung Quốc đón lãnh đạo 2 nước láng giềng đang xích mích với nhau là Hàn Quốc và Nhật Bản đến dự cuộc gặp chính thức đầu tiên trong hơn 1 năm qua được đánh giá là bước đi thể hiện tầm ảnh hưởng ngoại giao của Trung Quốc đối với 2 đồng minh chủ chốt của Mỹ ở khu vực và tìm kiếm quan điểm thống nhất trong cách ứng xử với Triều Tiên.
Quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm qua chạm đáy vì vấn đề di sản chiến tranh và thương mại. Mỹ thúc giục hai bên gạt bỏ mâu thuẫn, lo ngại rằng quan hệ xấu đi sẽ làm phức tạp các nỗ lực ngoại giao ở châu Á, nhưng Mỹ không đứng ra trực tiếp làm trung gian hòa giải. Còn Trung Quốc dường như đang lấp vào chỗ trống do Mỹ để lại bằng sự kiện ở Thành Đô, theo một số học giả.
“Là một cường quốc lớn ở khu vực, Trung Quốc hy vọng thể hiện được tầm ảnh hưởng ngoại giao của mình với thế giới, khi có thể đưa lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc vào ngồi cùng bàn”, Japan Times dẫn lời GS Haruko Satoh, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại ĐH Osaka.
Chuyên gia này cho rằng, vai trò của Bắc Kinh trong nỗ lực lần này cũng giúp lái chú ý của dư luận khỏi các vấn đề trong nước, trong đó có cuộc biểu tình vẫn đang tiếp diễn ở Hong Kong.
Ông Moon trong cuộc gặp với ông Tập đã nói rằng ông “đánh giá cao vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc bảo đảm phi hạt nhân hóa và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”. Trong một gặp khác với ông Tập, ông Abe nói rằng cả Trung Quốc và Nhật Bản đều có “vai trò to lớn đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng” ở khu vực.
Cải thiện trong quan hệ Trung – Nhật sẽ được coi là một thành tựu ngoại giao đối với ông Abe. Sự ủng hộ của ông Tập cũng là điều cần thiết để giải quyết vấn đề Triều Tiên.
http://biendong.net/doc-bao-viet/32359-bien-hoa-dong-do-quan-he-trung-nhat.html

Phản ứng khác biệt của lãnh đạo Nhật, Hàn

với phát ngôn của TQ hé lộ cán cân quyền lực 3 nước

Trong tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đến thăm Trung Quốc.
Hai cách phản ứng khác nhau với phát ngôn của Trung Quốc
Một cuộc họp 3 bên được tổ chức ở Thành Đô, Tứ Xuyên, do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì.
Bất ngờ đầu tiên đến vào chiều thứ Hai, khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh trước khi lên đường đến Thành Đô.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Moon phát biểu rằng “vấn đề Hồng Kông và Tân Cương đều là vấn đề nội bộ của Trung Quốc” và với lịch sử giao lưu và cùng chung cội nguồn văn hóa, Hàn Quốc và Trung Quốc kiến tạo một cộng đồng có chung tương lai”.
Truyền thông Trung Quốc ngay lập tức đưa tin. Trong khi đó, theo văn phòng tổng thống của Hàn Quốc, Tổng thống Moon chỉ đơn giản “ghi nhận” các phát biểu của ông Tập về các vấn đề Hồng Kông và liên quan đến người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Nhưng Seoul đã không đưa ra lời phản đối. Có thể hiểu, Hàn Quốc đã im lặng gật đầu trước mong muốn của Trung Quốc, tờ Nikkei bình luận.
Sau đó, hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là tin tức hàng đầu trên chương trình tin tức chính của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc vào tối thứ Hai và trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vào thứ Ba, chứ không phải hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Abe và ông Tập diễn ra cùng ngày.
Động thái này dường như phản ánh cán cân quyền lực hiện tại giữa các quốc gia.
Đương nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đưa ra các vấn đề Hồng Kông và Duy Ngô Nhĩ trong cuộc gặp với ông Abe vài giờ sau và cảnh báo, rằng cả hai đều là “vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, ông Abe bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình ở Hồng Kông và kêu gọi kiềm chế và giải quyết sớm tình hình. Thủ tướng Nhật cũng kêu gọi Trung Quốc đưa ra lời giải thích “minh bạch” về các điều kiện nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ.
Cụm từ “một cộng đồng có tương lai chung cho nhân loại” đã không xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Trung Quốc.
Cán cân Trung – Nhật – Hàn
Một nguồn tin quen thuộc với chính sách ngoại giao châu Á của Bắc Kinh nói với Nikkei rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thuyết phục được ông Moon Jae-in. Các vấn đề nội trị của Hàn Quốc, trong đó có việc nền kinh tế suy thoái cũng là một phần nguyên nhân, nguồn tin này lý giải.
Quan hệ xấu đi giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có lợi cho Trung Quốc. Hiện tại, khi mối quan hệ của Hàn Quốc với Nhật Bản đang ở trong tình trạng khó khăn, ông Moon sẽ nghiêng về phía Trung Quốc.
Với Nhật Bản, ông Abe đến thăm Trung Quốc lần này là để tham dự hội nghị thượng đỉnh 3 bên với Thủ tướng Lý Khắc Cường và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Về mặt lý thuyết, ông Abe không phải là khách mời của ông Tập.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn mời ông Abe ăn tối, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng cùng ông Abe thị sát hệ thống thủy lợi ở Tứ Xuyên vào thứ Tư. Thủ tướng Nhật Bản được tiếp đón nồng nhiệt ở Trung Quốc.
Các cuộc họp trong tuần này với Thủ tướng Nhật và Tổng thống Hàn Quốc nhằm đưa hai nước láng giềng đến gần với Trung Quốc hơn, trong bối cảnh Bắc Kinh vướng vào cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ và nền kinh tế đang chậm lại.
Việc Nhật Bản và Hàn Quốc đến gần hơn với Trung Quốc sẽ có lợi cho Bắc Kinh trên các mặt ngoại giao, an ninh và kinh tế.
Kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, Nhật Bản và Trung Quốc tiến tới hàn gắn các mối quan hệ. Hiện giờ, 7 năm sau, Trung Quốc mong muốn một khẩu hiệu mới để mô tả quan hệ với Nhật Bản.
Bắc Kinh muốn tìm kiếm một mối quan hệ phù hợp cho kỷ nguyên mới của ông Tập.
Tuy nhiên, Nhật Bản thấy không cần thiết phải thay thế từ trong tài liệu được ký năm 2008 trong chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào tới Nhật Bản. Cụm từ được ghi trong tài liệu đó là “mối quan hệ chiến lược, cùng có lợi”.
Vừa qua, Trung Quốc đã kêu gọi Nhật Bản đồng ý nới lỏng một phần các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. Nhưng việc thuyết phục Nhật Bản đi ngược lại với mong muốn của Mỹ và ủng hộ đề xuất do Trung Quốc và Nga cùng đệ trình là một đòi hỏi quá cao.
http://biendong.net/doc-bao-viet/32344-phan-ung-khac-biet-cua-lanh-dao-nhat-han-voi-phat-ngon-cua-tq-he-lo-can-can-quyen-luc-3-nuoc.html

Đài Loan: TQ sẽ tấn công Đài Loan

bằng bốn nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2030

Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu cho rằng, với sức mạnh quân sự hiện tại, Trung Quốc không cần dùng đến bốn nhóm tàu này bởi đó là việc “giết gà dùng dao mổ trâu”.
Gần đây, Viện Nghiên cứu an ninh phòng vệ thuộc Cơ quan phòng vệ Đài Loan đã lần đầu tiên công bố Báo cáo đánh giá về sự phát triển của quân đội Trung Quốc PLA và dự đoán rằng, quân đội đại lục sẽ triển khai bốn nhóm tác chiến tàu sân bay, trong đó có tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông và hai tàu sân bay khác dùng phương thức phóng điện từ, có độ giãn nước lớn hơn, tấn công Đài Loan vào năm 2030.
Viện này chỉ ra rằng, các máy bay chiến đấu và tàu chiến, bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh, tàu tuần dương tên lửa, tàu khu trục, tàu tiếp tế… của quân đội PLA đã bình thường hóa việc di chuyển xung quanh đảo Đài Loan; máy bay quân sự như Su-35, H-6K, máy bay cảnh báo sớm KJ 500, tiêm kích F11… lần lượt nhiều cất cánh từ các chiến khu phía Đông và phía Nam; là dấu hiệu cho thấy PLA cố gắng dùng phương thức bình thường hóa việc di chuyển quanh Đài Loan để đóng khung phạm vi quân sự của chuỗi đảo thứ nhất nhằm làm tê liệt sự cảnh giác của Đài Loan.
Ngoài ra, báo cáo trên cũng cho rằng, PLA đang hạn chế chiến lược phát triển về Tây Thái Bình Dương của Đài Loan, trong khi đó tăng cường huấn luyện nhằm giúp binh lính quen với hành động từ chối các lực lượng quân sự Mỹ can thiệp vào vùng biển, vùng trời xung quanh Đài Loan.
Hơn nữa, báo cáo nhận định, việc Trung Quốc phô trương nhiều loại vũ khí tiên tiến như tên lửa hành trình siêu âm CJ-100, tàu đổ bộ tấn công Type-075, tên lửa Dongfeng 41… có thể tạo nên mối đe dọa vô cùng lớn đối với hải quân Đài Loan.
Hoàn cầu: “Giết gà dùng dao mổ trâu!”
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đã phản bác thông tin của báo cáo trên và cho rằng, chính quyền bà Thái Anh Văn đang “cường điệu” mối đe dọa nhằm lôi kéo sự ủng hộ của người dân trong cuộc bầu cử sắp tới.
Nói về vấn đề eo biển Đài Loan, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời Trung tướng Vương Hồng Quang, cựu Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh PLA khẳng định, thời gian thống nhất Đài Loan càng ngày càng đến gần và cuộc chiến sẽ không kéo dài bởi sức mạnh hiện tại của PLA.
Ông Vương Hồng Quang cho biết, ông có ba kế hoạch thống nhất Đài Loan. Đầu tiên là “mô hình Bắc Bình”, thống nhất hòa bình; thứ hai là “mô hình Thiên Tân”, tấn công giành về; thứ ba là “mô hình Nam Kinh”, chỉ bao vây, không tấn công trực tiếp.
Ông này cũng nói rằng, theo đánh giá của ông, chỉ cần giành được ba hòn đảo quan trọng và chưa ra tay đảo Đài Loan thì một số người sẽ không dám tham gia hoạt động “ủng hộ Đài Loan độc lập”.
Đầu tiên là đảo Đông Doanh, không có cư dân nên nếu tấn công thì thương vong sẽ bằng không và cần phải được răn đe.
Thứ hai là quần đảo Pratas, nằm ở ngã ba biển Đông và eo biển Đài Loan, có sức răn đe rất lớn đối với Đài Loan.
Thứ ba là quần đảo Bành Hồ, cách Đài Loan 40 km và cách Phúc Kiến hơn 100 km.
Ngoài ra, Thời báo Hoàn cầu nhận định, Bắc Kinh không cần đến bốn nhóm tác chiến tàu sân bay để thống nhất Đài Loan, bởi về mặt hải quân, hiện nay, chiến đấu cơ và tàu chiến của PLA di chuyển quanh Đài Loan đã bình thường hóa; đồng thời, cùng với việc ra mắt tàu tấn công đổ bộ Type 075 – con tàu tấn công độ bộ lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau tàu tấn công lưỡng cư của Mỹ.
Về mặt không quân, máy bay chiến đấu PLA nhiều chủng loại như Su-35, H-6K, máy bay cảnh báo sớm KJ 500… lần lượt cất cánh từ các chiến khu phía Đông và phía Nam, hợp tác hành động.
Về sức mạnh của tên lửa, có thể có nhiều chủng loại tên lửa được đưa vào hành động, một số được dành riêng để đối phó với Đài Loan, một số khác như Dongfeng-41, Julang-2, Dongfeng-17… dành riêng ngăn chặn các tàu lớn như tàu sân bay có thể được triển khai của hải quân Mỹ. Ngoài ra, máy bay ném bom tầm xa H-6N được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất, đủ để đe dọa căn cứ quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Hoàn cầu cảnh báo, tên lửa hành trình siêu âm chống hạng CJ-100 có thể trực tiếp gây ra mối đe dọa lớn cho hạm đội của hải quân Đài Loan. Máy bay trinh sát chống tác chiến điện tử và máy bay trinh sát điện tử cũng có thể hình thành áp lực trên không và can thiệp chiến tranh điện tử trên eo biển Đài Loan, nhiều loại máy bay trực thăng vũ trang sẽ đóng vai trò trong các hoạt động đổ bộ.
Do đó, tờ này kết luận, PLA không cần dùng đến bốn nhóm tàu sân bay để tấn công Đài Loan bởi đó là việc “giết gà dùng dao mổ trâu”.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/32348-dai-loan-tq-se-tan-cong-dai-loan-bang-bon-nhom-tac-chien-tau-san-bay-vao-nam-2030.html

Tín hiệu gì từ tàu sân bay TQ qua eo biển Đài Loan?

Tàu sân bay Trung Quốc mới được đưa vào hoạt động đã đi qua eo biển Đài Loan lần thứ hai hôm thứ Năm, cơ quan quốc phòng Đài Loan cho biết.
Động thái này diễn ra chỉ vài tuần trước khi hòn đảo này tiến hành bầu cử để bầu nhà lãnh đạo mới.
Cơ quan này cho biết họ đang giám sát chặt chẽ tàu Sơn Đông, tàu sân bay đầu tiên được chế tạo trong nước của Trung Quốc và các tàu hộ tống khi những con tàu này đi qua eo biển ngăn cách Trung Quốc với Đài Loan.
Văn phòng nhà lãnh đạo Đài Loan cho biết trong một tuyên bố rằng Trung Quốc có “trách nhiệm quốc tế” để đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng của eo biển và khu vực.
Tháng trước, Bắc Kinh xác nhận họ đã đưa tàu sân bay mới qua đi eo biển này – một phần của hoạt động đào tạo thường lệ, làm dấy lên mối lo ngại từ cơ quan đại diện của Washington tại Đài Loan.
Vào thời điểm đó, quan chức ngoại giao hàng đầu Đài Loan Joseph Wu cáo buộc Trung Quốc cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử của Đài Loan, nói rằng “cử tri sẽ không bị đe dọa”. Đài Loan sẽ tiến hành bầu cử lãnh đạo vào ngày 11 tháng 1 và bà Thái Anh Văn đang hướng đến nhiệm kỳ thứ hai, chống lại đối thủ ủng hộ mối quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc.
Bắc Kinh đã tăng cường sức ép quân sự và ngoại giao đối với Đài Loan kể từ khi bà Thái lên nắm quyền vào năm 2016, khi bà từ chối thừa nhận rằng hòn đảo này là một phần của “một Trung Quốc”.
Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và sẽ đưa hòn đảo này quay về bằng vũ lực nếu cần thiết.
Bắc Kinh tuyên bố đầu tháng này rằng Sơn Đông đã chính thức được biên chế. Trước đó, tàu sân bay Liêu Ninh của nước này đã đi qua eo biển Đài Loan nhiều lần trong những năm gần đây, lần gần nhất là vào tháng Sáu.
Các tàu hải quân Hoa Kỳ định kỳ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở eo biển Đài Loan, trong khi các tàu của Canada và Pháp cũng đã đi qua tuyến đường thủy này trong năm nay.
Trung Quốc coi bất kỳ tàu nào đi qua eo biển này là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của mình – trong khi Mỹ và nhiều quốc gia khác coi tuyến đường này là con đường quốc tế.
http://biendong.net/doc-bao-viet/32349-tin-hieu-gi-tu-tau-san-bay-tq-qua-eo-bien-dai-loan.html

Hong Kong: 336 người bị bắt giữ

trong tuần Giáng Sinh

Cảnh sát Hong Kong cho biết họ đã bắt giữ 336 người trong kỳ nghỉ Giáng sinh giữa lúc phong trào phản kháng vẫn tiếp tục sôi sục, một quan chức cho biết hôm 27/12.
Nói với truyền thông, người phát ngôn của cảnh sát, Cảnh sát trưởng Kwok Ka-chuen, nói trong số những người bị giam giữ trong tuần Giáng Sinh, từ thứ Hai 23/12 tới thứ Năm 26/12, có 92 phụ nữ và trẻ vị thành niên, nhỏ nhất là 12 tuổi.
Các vụ bắt giữ mới đã nâng số người bị giam giữ trong suốt cuộc biểu tình tại Hong Kong lên tới gần 7.000 người, trong số đó thành phần đông đảo nhất là thuộc lứa tuổi sinh viên.
Người biểu tình, một số đội mũ ông già Noel, xung đột với cảnh sát trong mùa Giáng Sinh trong bối cảnh các cuộc biểu tình đòi quyền dân chủ tại Hong Kong vốn đã kéo dài hơn 6 tháng, có dấu hiệu sẽ tiếp diễn trong năm mới.
Ông Kwok lên án điều mà ông mô tả là ‘các cuộc tấn công nhắm vào thường dân’ tại các trung tâm mua sắm và các nhà hàng, cũng như các hành động phá hoại hệ thống hạ tầng cơ sở kể cả các bến tàu điện, ngân hàng và mạng lưới điện.
Ông nói:
“Âm mưu của họ là nhằm bịt miệng những người có quan điểm bất đồng và khủng bố công chúng. Bất cứ ai không đồng ý với bạo lực của họ sẽ gặp bạo lực.”
Những người biểu tình mặc dồ đen đập vỡ cửa kiếng trong nhiều khu vực mua sắm, cảnh sát đáp trả bằng hơi cay và những vụ bắt bớ.
Theo hãng tin AP, các cuộc biểu tình đòi quyền dân chủ lớn hơn tại Hong Kong chưa cho thấy dấu hiệu nào là sẽ tàn lụi sau chiến thắng áp đảo của các ứng cử viên chống chính quyền trong cuộc bầu cử để chọn các đại diện dân cử hồi đầu tháng này.
Các hành động phản kháng vào dịp lễ Giáng sinh càng làm tăng lo ngại cho các kỳ nghỉ Năm mới (Dương lịch) và Tết Âm lịch vào cuối tháng 1, vốn trong quá khứ là thời gian dẫn đến bạo lực và bất ổn ở Hongkong.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-336-nguoi-bi-bat-giu-trong-tuan-giang-sinh/5222387.html

Hồng Kông: Ngày thứ ba xung đột

giữa người biểu tình và cảnh sát

Thùy Dương
Phong trào phản kháng xã hội vẫn tiếp diễn trong những ngày nghỉ lễ Giáng Sinh ở Hồng Kông. Hôm qua thứ Năm 26/12/2019 là ngày thứ ba liên tiếp xảy ra xô xát giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát bên trong các trung tâm thương mại, nơi tập trung đông người trong dịp lễ tết cuối năm.
Chiều hôm qua, đông đảo người biểu tình tập trung ở các trung tâm thương mại và giương biểu ngữ chống chính phủ và cảnh sát. Để nhận diện những người biểu tình mặc trang phục đen, nhiều cảnh sát chống bạo động đã xịt hơi cay và phun sơn xanh vào những người này. Nhiều vụ bắt bớ đã xảy ra.
Từ Hồng Kông, đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde cho biết chi tiết :
“Có hơn 300 người bị bắt giữ, trong khi đó chính phủ ra nhiều thông cáo, 3 thông cáo trong vòng 24 giờ, để bác bỏ lời tố cáo của những người tham gia phong trào phản kháng về nạn bạo lực của cảnh sát.
Trong mấy ngày lễ này, lực lượng chống bạo động can thiệp bên trong các trung tâm thương mại, nơi những người biểu tình tập trung. Các hình ảnh một lần nữa lại được truyền đi khắp thế giới, đó là hình ảnh về các gia đình đi mua sắm với khuôn mặt che kín để tránh hơi cay.
Đối với lãnh đạo đặc khu, Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), chỉ có một thủ phạm duy nhất : những người tham gia phong trào phản kháng đã phá tan ngày lễ, làm hỏng Giáng Sinh. Đó là những từ đã được lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông sử dụng.
Các chuỗi cà phê, nhà hàng thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Trung Quốc lục địa bị phá hoại … Ủy ban công nghiệp du lịch Hồng Kông cho biết ba ngày phản kháng vừa qua đã làm doanh thu trong lĩnh vực này sụt giảm. Ông chủ tịch sáng hôm nay, thứ Sáu, nói cũng giống như “điệu nhảy tango nào cũng cần có hai người”, về tình trạng hiện nay, mỗi người trong xã hội đều có một phần trách nhiệm.
Còn báo South China Morning Post thì khẳng định trách nhiệm này cũng thuộc về chính quyền đặc khu. Cây bút xã luận của báo này viết, đối với người dân Hồng Kông, kỳ nghỉ Giáng Sinh không vui vẻ mà cũng không yên bình. Chính phủ cần tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191227-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-ng%C3%A0y-th%E1%BB%A9-ba-li%C3%AAn-ti%E1%BA%BFp-c%C3%B3-x%C3%B4-x%C3%A1t-gi%E1%BB%AFa-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-v%C3%A0-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-trong-c%C3%A1c

Quan tham TQ giấu 3 tấn tiền trong nhà,

xây cả khu phố cho vợ và nhân tình sống chung

Cựu Chủ tịch một công ty quản lý tài sản có tiếng ở Trung Quốc vung tiền xây cả một khu phố để vợ và nhân tình sống chung.
Lai Xiaomin, 57 tuổi, cựu Giám đốc China Huarong Asset Management, một trong bốn công ty quản lý tài sản tài chính lớn nhất tại Trung Quốc bị bắt giữ hồi tháng 8 với cáo buộc tham nhũng và nhận hối lộ.
Lai được cho là lợi dụng chức vị ở Huarong và vai trò giám đốc bộ phận giám sát ngân hàng tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc để nâng đỡ cho những người hối lộ mình.
Một nhân viên tại Huarong tiết lộ vị cựu chủ tịch tai tiếng của công ty ra các mức giá khác nhau với những người muốn có ghế tại đây.
Giá cho vị trí nhân viên là 300.000 NDT (gần 1 tỷ đồng), quản lý là 500.000 NDT (gần 1,7 tỷ đồng) và giám đốc tại một công ty con là 1 triệu NDT (3,3 tỷ đồng).
Trong quá trình điều tra, giới chức tìm thấy hơn 100 bất động sản đứng tên Lai và 270 triệu NDT (890 tỷ đồng) nặng khoảng 3 tấn tại nhà ông này ở Bắc Kinh.
Ngoài ra, Lai vung tiền mua cả một khu phố cho vợ, người tình cùng con cái của họ sống chung. Kỳ lạ là tất cả đều chung sống hòa thuận và không hề xảy ra mâu thuẫn. Không chỉ cấp nhà, ông này còn để người tình nắm giữ các vị trí quan trọng trong Huarong và các công ty con như quản lý, giám đốc điều hành. Những người quan hệ với Lai càng lâu, vị trí mà họ nhận được càng cao.
Các nhà điều tra cũng tiết lộ cùng với con trai, mẹ của Lai cũng nhận hối lộ lên tới 300 triệu NDT và tổng tài sản bất chính của Lai có thể lên tới hơn 2 tỷ NDT. Theo Caixing, nhiều người thay vì đưa tiền trực tiếp cho Lai tới thăm mẹ ông vào các dịp lễ tết để biếu tiền.
Lai bắt đầu bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) của Trung Quốc điều tra từ tháng 4/2018 vì vi phạm nguyên tắc và kỷ luật. 6 tháng sau đó, ông này bị khai trừ khỏi Đảng.
CCDI khẳng định trong thời gian đương chức, Lai mù quáng mở rộng Huarong và điều hành nó một cách vô kỷ luật khiến công ty đi chệch khỏi các định hướng kinh doanh chính thống.
Lai bắt đầu đi lên từ một vị trí nhỏ tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Ông thăng tiến nhanh chóng và giữ các vị trí chủ chốt tại Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc và Cục Điều tiết Ngân hàng Bắc Kinh.
Khi Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng cách đây vài năm, Lai chạy đôn chạy đáo để giấu các tài sản có được từ tham nhũng. Một căn nhà của ông này thậm chí còn được sang tên lần lượt cho 5 người để che giấu chủ sở hữu thực sự.
http://biendong.net/goc-khuat-trung-hoa/32346-quan-tham-tq-giau-3-tan-tien-trong-nha-xay-ca-khu-pho-cho-vo-va-nhan-tinh-song-chung.html

TQ “nhét chữ vào miệng” ông Moon Jae In,

bị Seoul phản ứng vẫn quyết không đính chính?

Phát ngôn viên Nhà Xanh đã bác bỏ cách diễn đạt từ phía Trung Quốc về phát ngôn của tổng thống Moon Jae In trong cuộc gặp với chủ tịch Tập Cận Bình.
Seoul đã phản ứng trước ý định của Trung Quốc, được cho là “gài” Hàn Quốc vào thế ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong các vấn đề về Hồng Kông và Tân Cương.
Theo thông tin của Bộ ngoại giao Trung Quốc, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In – trong cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 23/12 tại Bắc Kinh – “đã chỉ ra rằng, bất kể là sự vụ của Hồng Kông hay của Tân Cương đều là công việc nội bộ của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), cách diễn đạt này không thể tìm thấy trong thông cáo do chính phủ Hàn Quốc cung cấp. Sau đó, phát ngôn viên Nhà Xanh Ko Min Jung ngày 24 đã đính chính.
“Chủ tịch Tập giải thích rằng các vấn đề về Hồng Kông và Tân Cương là nội chính của Trung Quốc. Tổng thống Moon đáp lại là ông đã ‘ghi nhận’,” ông Ko cho biết.
Đáp lại câu hỏi về việc Hàn Quốc phủ nhận cách diễn đạt của Bắc Kinh liên quan đến phát ngôn của ông Moon Jae In, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 24/12 tái khẳng định “giới thiệu của chúng tôi về tình hình cuộc hội kiến đã được thể hiện đầy đủ trong tin tức báo cáo”.
Theo Bộ ngoại giao Nhật Bản, thủ tướng Shinzo Abe nói với ông Tập trong cuộc gặp song phương rằng Hồng Kông nên “tiếp tục tự do và cởi mở”, đồng thời thúc giục Bắc Kinh “kiềm chế” trong cách thức xử lý các cuộc biểu tình ở thành phố này, và mong muốn “sớm có giải pháp cho tình hình [Hồng Kông]“. SCMP cho hay, thông điệp của ông Abe không được Bộ ngoại giao Trung Quốc đề cập trong thông cáo báo chí.
Giáo sư Pang Zhongying, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận xét rằng không khó lý giải khi vấn đề Hồng Kông và Tân Cương được thảo luận trong cuộc gặp của lãnh đạo Trung Quốc với nước ngoài, và không có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh và Seoul đưa ra diễn giải khác nhau bởi mỗi chính phủ đều cần biểu đạt thông tin đến dư luận trong nước của họ.
“Bắc Kinh muốn giải thích cho người dân Trung Quốc về cách thức mà lập trường của họ được giới thiệu và được tiếp nhận bởi các lãnh đạo nước ngoài,” Pang nói. “Ngay cả khi điều này không được nêu trong một số thông cáo với một số nước xác định, thì không có nghĩa là vấn đề đó không được thảo luận.”
“Thông thường, Bắc Kinh cố gắng thể hiện sự thân cận với các nước khác thông qua ngôn ngữ ngoại giao trong các thông cáo chính thức. Trong tình huống này, Bắc Kinh rõ ràng vẫn cảm thấy hài lòng với Seoul hơn là Tokyo, bởi Nhật Bản là một đồng minh thân cận với Mỹ trong các vấn đề nói trên nhiều hơn là Hàn Quốc.”
Từ cuối tháng 11, các diễn đạt tương tự về Hồng Kông và Tân Cương đã được nêu trong thông cáo chính thức của Trung Quốc sau những cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với các lãnh đạo của Micronesia và Suriname.
Liu Weidong, chuyên gia về Hoa Kỳ tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng hành động của Bắc Kinh là phản ứng với những bước đi của Mỹ.
http://biendong.net/doc-bao-viet/32361-tq-nhet-chu-vao-mieng-ong-moon-jae-in-bi-seoul-phan-ung-van-quyet-khong-dinh-chinh.html

TQ vừa thử nghiệm tên lửa

có tầm bắn tới bất cứ nơi nào trên đất Mỹ?

Theo quan chức Lầu Năm Góc, quân đội Trung Quốc vừa triển khai thử nghiệm phóng tên lửa từ tàu ngầm, có khả năng vươn tới nước Mỹ.
Washington Times dẫn lời 2 quan chức quốc phòng Mỹ cho biết vụ phóng tên lửa JL-3 diễn ra hôm 22/12 trên vịnh Bohai, gần Bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc.
Các vệ tinh tình báo Mỹ theo dõi vụ thử nghiệm này.
Các chi tiết về vụ phóng đều được giấu kín. Cũng không rõ thử nghiệm có thành công hay không.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Trung tá David W. Eastburn nói ông không nắm được thông tin về vụ phóng.
Cuối năm 2018, tờ Washington Free Beacon cũng từng đưa tin về một vụ thử nghiệm JL-3 của Trung Quốc.
Theo WFB, JL-3 có tầm bắn lên tới 9.000 km, có khả năng vươn tới bất kỳ mục tiêu nào trên đất liền Mỹ chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ. Tờ này nói thêm rằng JL-3 sẽ được trang bị cho tàu ngầm tên lửa đạn đạo Type 096 đang được Trung Quốc chế tạo.
Tuy nhiên, Bắc Kinh ngay sau đó phủ nhận thông tin này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32331-tq-vua-thu-nghiem-ten-lua-co-tam-ban-toi-bat-cu-noi-nao-tren-dat-my.html

Bắc Kinh lại dùng chiêu thị uy

trước lúc Đài Loan bầu tổng thống

Trọng Nghĩa
Vào hôm qua 26/12/2019, chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc là chiếc Sơn Đông lại đi từ phía Nam ngược lên miền Bắc, băng qua eo biển Đài Loan. Theo các nhà phân tích, đây lại là một động thái thị uy của Trung Quốc nhằm phô trương sức mạnh quân sự, trước thời điểm Đài Loan tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 11/01 tới đây.
Đây không phải là lần đầu tiên chiếc Sơn Đông di chuyển qua eo biển Đài Loan. Hôm 17/11 vừa qua, con tàu này, lúc đó chưa có tên, đã từng đi qua eo biển Đài Loan để xuống vùng Biển Đông với lý do được công bố là “hoạt động thử nghiệm khoa học và huấn luyện thường kỳ” tại vùng Biển Đông.
Theo một nhà bình luận quân sự tại Hồng Kông, được nhật báo South China Morning Post hôm qua trích dẫn, thì mục tiêu của Trung Quốc khi cho chiếc tàu sân bay mới áp sát Đài Loan là nhằm gửi đi một thông điệp cảnh cáo chính quyền Đài Bắc, trong bối cảnh tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nhiều triển vọng tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng tới.
Theo nhà bình luận này thì : “Chiếc hàng không mẫu hạm Sơn Đông cùng với chiếc Liêu Ninh có thể tạo thành một bộ đôi tác chiến. Hoạt động di chuyển qua eo biển Đài Loan có thể giúp hải đội tác chiến kèm theo tàu sân bay Trung Quốc thu thập thêm thông tin tình báo và kinh nghiệm địa hình phục vụ tình huống thực chiến”.
Đối với chuyên gia này, động thái di chuyển qua eo biển Đài Loan còn nhằm cho thấy là vùng eo biển cũng như toàn bộ đảo Đài Loan nằm trong phạm vi của cả hai chiếc tàu sân bay Trung Quốc. Qua đó răn đe chính quyền Đài Loan rằng, nếu họ cố tìm kiếm con đường độc lập hoặc khiêu khích quân sự, họ chỉ có đi vào ngõ cụt.
Giới chuyên gia phân tích tại Hồng Kông gần đây đã cho rằng chiến thuật của Trung Quốc là dùng đến hai chiếc tàu sân bay và nhóm tác chiến kèm theo hai chiếc, để chặn đường không cho các lực lượng bên ngoài đến hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Theo hãng tin Anh Reuters, một quan chức Đài Loan cấp cao thông thạo các vấn đề an ninh cũng nhận định rằng, chuyến băng qua eo biển Đài Loan hôm qua là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh để xen vào cuộc bầu cử Đài Loan.
Theo quan chức này, khi phô trương sức mạnh quân sự, Bắc Kinh đang muốn hù dọa thành phần cử tri Đài Loan chưa dứt khoát chọn bầu cho ứng cử viên Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến, theo xu hướng độc lập, hay cho ứng viên Hàn Quốc Du thuộc Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh.
Tuy nhiên, đối với quan chức Đài Loan kể trên, thì Bắc Kinh chắc cũng nhận thức được rằng hành vi đe dọa có thể là con dao hai lưỡi, nhưng điều khiến Trung Quốc lo lắng hơn cả là khả năng thảm bại của các lực lượng thân Trung Quốc trong cuộc bầu cử. Trung Quốc muốn thấy ứng cử viên của đảng đối lập Quốc Dân Đảng giành chiến thắng.
Chính quyền Đài Loan chưa có phản ứng gì về động thái mới nhất của Trung Quốc. Nhưng cách nay một tháng, sau khi chiếc hàng không mẫu hạm mới của Trung Quốc vượt eo biển Đài Loan lần đầu tiên, lãnh đạo ngành ngoại giao Đài Loan đã khẳng định rằng “Dân Đài Loan sẽ không bị hù dọa”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191227-b%E1%BA%AFc-kinh-l%E1%BA%A1i-d%C3%B9ng-chi%C3%AAu-th%E1%BB%8B-uy-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%C3%BAc-%C4%91%C3%A0i-loan-b%E1%BA%A7u-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng

Philippines cấm cửa 2 nghị sĩ Mỹ,

dọa siết chặt visa đối với người Mỹ

Mai Vân
Phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines vào hôm nay, 27/12/2019, cho biết là hai thượng nghị sĩ Mỹ đã không được phép vào Philippine. Sắp tới đây Manila sẽ ra quy định nhập cảnh khắt khe hơn đối với công dân Hoa Kỳ, nếu Washington tăng cường trừng phạt về việc một nhà đối lập chỉ trích chính quyền bị bắt giữ.
Trong một cuộc họp báo tại Manila, ông Salvador Panelo, người phát ngôn của tổng thống Philippines đã đọc một bản thông cáo xác nhận rằng hai thượng nghị sĩ Mỹ Richard Durbin và Patrick Leahy đã bị ông Duterte ra lệnh cấm cấp visa nhập cảnh.
Hai nhà lập pháp này đã vận động Quốc Hội Hoa Kỳ cấm nhập cảnh đối với mọi quan chức Philippines có liên can đến vụ bắt giam thượng nghị sĩ đối lập Philippines, bà Leila De Lima.
Ngoài ra, theo ông Panelo, tổng thống Philippines còn dự trù việc siết chặt chế độ visa đối với mọi công dân Mỹ nếu Washington áp dụng các biện pháp trừng phạt Manila trong vụ giam giữ bà Leila De Lima.
Philippines cho đến nay vẫn cho phép người Mỹ nhập cảnh và lưu trú 30 ngày mà không cần visa nhập cảnh. Trong 9 tháng đầu năm 2019, đã có 792.000 người Mỹ đến thăm Philippines, chiếm 13% khách nước ngoài đến đây, theo số liệu của chính phủ.
Quốc Hội Mỹ mới đây đã thông qua ngân sách 2020 trong đó có một điều khoản được hai thượng nghị sĩ Durbin và Leahy đưa vào, đề nghị trừng phạt những người dính líu đến việc cầm giữ bà De Lima, bị chính quyền Duterte cáo buộc vị phạm luật về ma túy sau khi bà tiến hành một cuộc điều tra về những vụ giết người hàng loạt trong chiến dịch bài trừ ma túy của ông Duterte.
Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên của tổng thống Philippines đã cho rằng đề nghị giới hạn việc đi lại của các quan chức Philippines vì vụ bà De Lima bị cầm tù là một điều phi lý, vì bà De Lima không hề bị giam giữ trái phép mà chỉ bị tạm giam chờ ngày ra tòa. Đây không phải là một trường hợp truy bức.
Hoa Kỳ và Philippines là đồng minh có hiệp ước phòng thủ, nhưng đương kim tổng thống Duterte không mặn mà chút nào với người đồng minh kết ước này.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191227-philippines-c%E1%BA%A5m-c%E1%BB%ADa-2-ngh%E1%BB%8B-s%C4%A9-m%E1%BB%B9-d%E1%BB%8Da-si%E1%BA%BFt-ch%E1%BA%B7t-visa-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9

Malaysia áp thuế chống phá giá thép Việt Nam hơn 20%

Malaysia vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 7,7% lên đến hơn 20% đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/12/19 và kéo dài trong 5 năm.
Truyền thông trong nước vào ngày 27/12 dẫn nguồn theo thông báo của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) công bố thông tin vừa nêu một ngày trước đó.
Thông báo của MITI cho biết Malaysia bắt đầu áp thuế chống phá giá đối với thép cuộn cán nguội/thép không hợp kim nhập khẩu vào nước này từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Theo đó, sản phẩm thép POSCO-Vietnam bị áp mức thuế 7,7%, một số sản phẩm thép khác nhập khẩu từ Việt Nam phải chịu mức thuế hơn 20%.
MITI, trong thông báo cho biết quyết định mới về áp mức thuế chống bán giá đối với sản phẩm thép nhập khẩu được đưa ra sau khi hoàn tất cuộc điều tra theo đơn kiện của các doanh nghiệp sản xuất thép nguội Malaysia, cáo buộc rằng những sản phẩm thép nhập khẩu từ 4 nước nêu trên có giá thấp hơn giá bán ở thị trường nội địa và thiệt hại cho ngành công nghiệp thép của Malaysia.
Sản phẩm thép nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế thấp nhất 3,84% và sản phẩm thép của Nhật Bản sẽ chịu mức thuế cao nhất đến 26,39% theo quy định áp thuế chống bán phá giá thép mới nhất của Malaysia.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/malaysia-imposes-over-20percent-tax-on-vn-steel-products-12272019072036.html

Ấn Độ : Chính quyền cắt internet đề phòng

dân chúng biểu tình

Thùy Dương
Phong trào phản kháng xã hội ở Ấn Độ liên quan đến luật mới về quyền công dân hôm qua vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố. Hôm nay 27/12/2019, chính quyền Ấn Độ lại tiếp tục ngắt đường truyền internet ở nhiều nơi trong cả nước để ngăn ngừa làn sóng biểu tình lan rộng, tiêu biểu nhất là ở bang Uttar Pradesh.
Có 20% dân bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ, theo Hồi Giáo. Thứ Sáu hàng tuần là ngày có lễ cầu nguyện quan trọng của người Hồi Giáo. Lo sợ biểu tình bùng phát mạnh trong ngày hôm nay, tại bang Uttar Pradesh, vài ngàn cảnh sát được vũ trang sáng nay đi tuần ở những quận đa số dân chúng là người Hồi Giáo và bắt giữ 5.000 người để đề phòng họ đi biểu tình. Hơn 1.000 người khác cũng bị bắt vì có liên quan đến phong trào phản kháng.
Chính quyền bang cũng ra lệnh cắt đường truyền internet trên điện thoại di động và dịch vụ tin nhắn tại 21/75 quận, kể cả ở thủ phủ Lucknow. Tại nhiều khu vực của bang này, internet đã bị cắt gần một tuần và mới được khôi phục lại hôm thứ Ba 24/12.
Phong tỏa internet là biện pháp thường xuyên được nhà chức trách Ấn Độ sử dụng để hạn chế dân chúng biểu tình. Theo AFP, Ấn Độ dẫn đầu thế giới về số vụ cắt đường truyền internet. Trang mạng internetshutdown.in thống kê trong năm 2019, chính quyền Ấn Độ đã cắt internet khoảng 100 lần.
Du khách nước ngoài bị trục xuất vì biểu tình
Một nữ du khách Na Uy tên là Janne-Mette Johansson, 71 tuổi, hôm nay cho AFP biết là bà bị nhà chức trách Ấn Độ trục xuất vì đã tham gia biểu tình phản đối luật mới quyền công dân của nước này. Bà Johansson phải rời Ấn Độ vào tối hôm nay. Đây là công dân châu Âu thứ hai bị New Delhi trục xuất trong tuần này vì tham gia biểu tình.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191227-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-c%E1%BA%AFt-internet-%C4%91%E1%BB%81-ph%C3%B2ng-d%C3%A2n-ch%C3%BAng-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.