Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 12/11/2019

Tuesday, November 12, 2019 6:58:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 12/11/2019

Bà Clinton nói việc Anh

không công bố báo cáo về Nga ‘đáng xấu hổ’

Việc chính phủ Anh chưa công bố báo cáo về sự can thiệp của Nga vào chính trị Anh, là điều “không thể lý giải được và đáng xấu hổ,” bà Hillary Clinton nói với BBC.
Báo cáo này đã được cơ quan an ninh cho phép đăng tải, nhưng sẽ không được công bố cho đến sau cuộc bầu cử ngày 12 tháng Mười Hai.
“Mọi cử tri ở đất nước này đều xứng đáng được xem báo cáo đó trước khi cuộc bầu cử ở Anh diễn ra”, cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ nói.
Chính phủ Anh phủ nhận là muốn ẻm báo cáo này.
Bộ tư pháp Mỹ điều tra hình sự nguồn gốc cuộc điều tra Nga-Trump
Ông Trump ‘không đồng lõa với Nga’
Báo cáo Mueller: Tám điều chúng ta mới được biết
Báo cáo của Ủy ban Tình báo và An ninh của Quốc hội kiểm tra hoạt động của Nga trong nền dân chủ Vương quốc Anh.
Báo cáo chứa đựng những cáo buộc gián điệp, lật đổ và can thiệp vào các cuộc bầu cử.
Nó cũng nêu bằng chứng từ các dịch vụ tình báo của Anh như GCHQ, MI5 và MI6 liên quan đến các nỗ lực bí mật của Nga nhằm tác động đến kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 của EU và cuộc tổng tuyển cử năm 2017.
Báo cáo đã được hoàn thiện vào tháng Ba và được gửi đến cho chính phủ vào ngày 17/10.Nhưng cho đến nay báo cáo này vẫn chưa được chấp thuận để công bố – và sẽ không được công bố cho đến sau ngày bỏ phiếu.
Các nghị sĩ trong ủy ban tình báo đã chỉ trích rất mạnh mẽ quyết định này, nhưng chính phủ nói rằng thời điểm này không phải là bất thường.
Phát biểu với chương trình Today của BBC Radio 4 khi đang ở Anh trong một chuyến đi quảng bá sách, bà Clinton nói rằng bà “chết lặng” khi nghe tin chính phủ sẽ không công bố báo cáo.
“Đó là một điều tuyệt đối phải làm,” bà nói.
“Bởi vì không nghi ngờ gì cả – chúng tôi biết điều đó ở đất nước chúng tôi, chúng tôi đã thấy nó ở châu Âu, chúng tôi đã thấy nó ở đây – là Nga đặc biệt quyết tâm cố gắng định hình chính trị của các nền dân chủ phương Tây.
“Không phải vì lợi ích của chúng ta, mà là của họ.”
Bà Clinton cũng nói với Emma Barnett của BBC Radio 5 Live: “Tôi thấy không thể lý giải được việc chính phủ của bạn sẽ không công bố báo cáo của chính phủ về ảnh hưởng của Nga. Không thể lý giải được và đáng xấu hổ.”
Bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ đã gặp vấn đề tương tự trong cuộc bầu cử năm 2016, khi bà bị đánh bại với tư cách là ứng cử viên của đảng Dân chủ bởi đảng Cộng hòa Donald Trump.
Trump và chiến dịch tranh cử của ông, bà nói, đang bị điều tra về mối liên hệ của họ với Nga, các đặc vụ Nga và những người khác thúc đẩy lợi ích của Nga. Nhưng công chúng Mỹ không biết trước cuộc bầu cử.
Người Nga vẫn ở “trong” hệ thống bầu cử của đất nước bà, bà nói, và vẫn “đưa ra những tuyên truyền”.
“Vì vậy, không nghi ngờ gì về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 của chúng tôi, và việc này hiện vẫn đang tiếp tục.
“Tôi sẽ ghét thấy điều đó xảy ra ở đây. Dù kết quả thế nào. Tôi không biết báo cáo này chứa đựng những gì hơn bất kỳ ai khác.
“Nhưng chắc chắn, những người sắp bỏ phiếu trong một tháng hoặc lâu hơn xứng đáng biết những gì được viết trong một báo cáo mà hiện giờ họ phải suy đoán, phải có điều gì đó đáng quan ngại, nếu không thì tại sao nó không được tiết lộ công khai?”
Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid nói với BBC rằng thời gian công bố báo cáo là “hoàn toàn bình thường” vì tính chất nhạy cảm của nội dung.
Tuy nhiên, bà Emily Thornberry thuộc chính phủ đối lập nói rằng quyết định không công bố báo cáo trước khi Quốc hội đóng cửa trước cuộc tổng tuyển cử là “rõ ràng có động cơ chính trị”.
Phát biểu tại Hạ viện tuần trước, bà cho rằng báo cáo có thể dẫn đến các câu hỏi về mối liên hệ giữa Nga, Brexit và lãnh đạo của phe bảo thủ, có thể làm hỏng chiến dịch tranh cử .
Các nguồn tin của BBC cho biết không có sự phản đối từ bất kỳ cơ quan hoặc bộ phận chính phủ nào khác về việc công bố báo cáo – để lại quyết định công bố hay không ở dinh thủ tướng.
Tại Hoa Kỳ, Cuộc điều tra Mueller đã đưa ra một mô hình can thiệp rộng rãi trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 – đặc biệt là sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và rò rỉ tài liệu.
Tuy nhiên, nó không thiết lập bất kỳ âm mưu tội phạm nào giữa Moscow và chiến dịch tranh cử của Trump.
Cho đến nay, không có bằng chứng nào về một chiến dịch mạng trên quy mô tương tự đã được tạo ra ở Anh và các bộ trưởng chính phủ cho biết không có bằng chứng nào cho thấy sự can thiệp “thành công” của Nga trong cuộc bầu cử ở Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50385040

Lý do Mỹ-Trung phải

‘sống chết’ đạt được thỏa thuận bước một

Bộ Trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho rằng, ‘thỏa thuận một phần’ sẽ còn một chặng đường dài nhằm giải quyết sự mất cân bằng thương mại toàn cầu.
Nhà báo chuyên viết về những vấn đề kinh tế và thương mại châu Á, ông Anthony Rowley tuần trước đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Bộ Trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, về việc sẽ cần bao nhiêu thời gian để ‘thỏa thuận bước 1’ giúp giới doanh nghiệp và các nhà đầu tư phục hồi sự tự tin sau cuộc thương chiến do Tổng thống Trump phát động. Câu trả lời của ông Ross rất đơn giản và khá lạc quan.
“Tôi rất lạc quan. Mỹ và Trung Quốc ít nhất sẽ đạt được ‘thỏa thuận bước 1’ cùng nhau, và vẫn còn một chặng đường dài nhằm giải quyết sự bất ổn. Mọi người đã lo ngại cuộc tranh cãi thương mại này sẽ kéo dài trong nhiều năm và tạo ra sự bất ổn. Nếu Mỹ-Trung giải quyết được những vấn đề trong ‘thỏa thuận bước 1’, điều này sẽ giúp mọi người bình tĩnh hơn, bởi họ sẽ thấy được điểm kết thúc thương chiến đang ở trong tầm mắt”, tờ SCMP trích dẫn lời ông Ross cho biết.
Ngoài ra ông Ross cũng cho rằng, vấn đề thương chiến Mỹ-Trung được coi là nguyên nhân khiến cho giới doanh nghiệp và đầu tư mất đi sự tự tin vào kinh tế toàn cầu là sai lầm. “Tôi không nghĩ về việc đổ lỗi cho những vấn đề Mỹ-Trung gây ra sự sụt giảm thương mại là đúng. Như ở châu Âu vẫn có nhiều điểm yếu kinh tế cơ bản, cũng như sự bất ổn đang ngày càng tăng từ vấn đề Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu). Ngoài ra, bất ổn chính trị ở một số quốc gia Mỹ La-tinh cũng có phần”.
Từ sự giảm nhập khẩu hàng hóa được báo cáo bởi Viện Tài chính Quốc tế cho tới “việc sụt giảm kinh tế theo cách đồng bộ hóa” do Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra, cùng lời cảnh báo từ Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) rằng, thương chiến đang phá vỡ sự cân bằng của nền kinh tế toàn cầu và sự tăng trưởng trong tương lai.
Cụ thể, báo cáo của UNCTAD nêu rõ rằng, “chính những khoản thuế đang gây tổn hại kinh tế của cả hai nước”, ngay cả khi Mỹ-Trung tìm cách chuyển hướng xuất nhập khẩu từ các nước khác. “Thiệt hại của nước Mỹ tới từ việc giá hàng hóa sẽ cao hơn đối với người tiêu dùng nước này, trong khi lượng hàng hóa xuất khẩu giảm đáng kể lại là vấn đề của phía Trung Quốc”.
Lý do Mỹ-Trung phải ‘sống chết’ đạt được thỏa thuận bước một
Giáo sư về chiến lược và thương mại toàn cầu Michael Witt cho rằng, sự toàn cầu hóa đang giảm mạnh trong một thập kỷ vừa qua. “Kể từ năm 2008, đã có một sự sụt giảm chậm trong thương mại và giảm mạnh ở lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời các quy định cho thương mại toàn cầu cũng đã được thắt chặt. Dường như nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục đi theo con đường này”, ông Witt viết trong một bản báo cáo gần đây.
Cũng trong bản báo cáo này, hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc tất cả những vấn đề trên sẽ diễn ra như thế nào. Theo những người thuộc “chủ nghĩa giải phóng”, khi kinh tế toàn cầu mất đi sự cân bằng, thì đây có thể sẽ chỉ là một sự chắp vá của các mối liên kết kinh tế dưới dạng các hiệp định thương mại song phương và khu vực. Khi tình hình trở nên tồi tệ, thì điều này sẽ dẫn tới sự tái xuất hiện của các khối kinh tế với sự hạn chế về tiền tệ, lẫn cả thương mại.
Còn với những người theo “chủ nghĩa hiện thực”, kết quả sẽ là Mỹ sẽ mất đi sự bá chủ trên toàn cầu, nhưng vẫn đủ sức đối chọi với Trung Quốc. Hoặc Trung Quốc sẽ nổi lên như một cường quốc trên toàn cầu, với đồng Nhân dân Tệ thay thế đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, đồng thời những thể chế mới do Trung Quốc đưa ra sẽ thay thế những thể chế cũ.
Anthony Rowley dựa trên những dữ liệu từ UNCTAD, cùng bản báo cáo của ông Witt đã đưa ra kết luận rằng, phạm vi hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia sẽ giảm đáng kể, trong khi những rủi ro và chi phí cho việc kinh doanh trên trường quốc tế sẽ tăng mạnh. Sự mất cân bằng toàn cầu sẽ có tác động đáng kể và gây tốn kém cho nhiều hoạt động kinh tế đa quốc gia.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31408-ly-do-my-trung-phai-song-chet-dat-duoc-thoa-thuan-buoc-mot.html

Các viên chức an ninh hàng đầu phản đối

ngừng viện trợ cho Ukraine của Tòa Bạch Ốc

Cuộc điều tra luận tội đang xem xét liệu Tổng Thống Trump có vi phạm lời tuyên thệ khi nhậm chức hay không, khi giữ lại các khoản viện trợ quân sự của Ukraine trong lúc ông yêu cầu tân Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy điều tra đối thủ chính trị Joe Biden.
Theo KTLA5, văn bản điều trần của bà Catherine Croft, cố vấn đặc biệt của Ukraine, đã được công bố cho công chúng vào ngày thứ Hai (11 tháng 11). Theo văn bản, bà Croft cho biết nếu tin tức về việc giữ lại các khoản viện trợ quân sự được công khai ở Ukraine, đây sẽ là một biểu hiện cho thấy sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với nước này đang suy giảm.
Tham gia phiên điều trần còn có ông Christoper Anderson- một chuyên gia Ukraine khác, và bà Laura Cooper- một viên chức thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Bà Cooper nói với các nhân viên điều tra rằng, trong một loạt các cuộc họp vào tháng 7 tại Tòa Bạch Ốc, bà đã hiểu rằng quyền  Chánh Văn Phòng Mick Mulvaney đã ngăn chặn các khoản viện trợ quân sự đến Ukraine. Các viên chức an ninh quốc gia cao cấp đều nghĩ rằng khoản viện trợ cho Ukraine là rất quan trọng và tìm cách thuyết phục Tổng Thống Trump thay đổi ý định.
Trong khi đó, bà Croft và ông Anderson đã làm chứng về tầm ảnh hưởng “quá lớn” của ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng Thống, trong chính sách đối ngoại đối với Ukraine, và việc ông Giuliani đã mô tả chính phủ mới của Tổng Thống Zelenskiy là một “kẻ thù” của Tổng Thống Trump. Bà Croft cũng nói về những lo lắng của cá nhân khi đảm nhận vai trò cố vấn cho đặc phái viên Ukraine Kurt Volker. Bà lo ngại rằng ông Giuliani đang thuyết phục Tổng Thống Trump thay đổi chính sách của Hoa Kỳ để chống lại Ukraine. Theo bà, bằng cách xem Ukraine là một kẻ thù của Tổng Thống Trump  sẽ đánh lạc hướng công chúng khỏi việc Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016,  có lợi cho Tổng Thống Trump.
Ông Anderson cũng đưa ra giả thuyết tương tự trong phiên điều trần. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-vien-chuc-an-ninh-hang-dau-phan-doi-ngung-vien-tro-cho-ukraine-cua-toa-bach-oc/

Luận tội Tổng thống Trump bước sang giai đoạn mới

Tuần này đánh dấu một chương mới chưa từng xảy ra trong nhiệm kỳ Tổng thống đầy hỗn loạn của ông Donald Trump, khi cuộc điều tra luận tội do đảng Dân chủ dẫn đầu bước sang giai đoạn công khai, với các buổi điều trần trên truyền hình về các cáo buộc liên quan tới cách Tổng thống Trump xử lý vấn đề Ukraine.
Bắt đầu từ ngày thứ Tư 13/11, ba nhân chứng sẽ công khai trình bày những quan ngại của họ – trước đây chỉ nói lên sau những cánh cửa đóng kín, rằng chính quyền Trump đã tìm cách gắn liền viện trợ quân sự cho Ukraine với điều kiện chính phủ nước này phải điều tra ông Joe Biden, đối thủ chính trị tiềm năng của Tổng thống Đảng Cộng hoà.
Lời khai của các nhân chứng sẽ được trình chiếu trên các đài truyền hình lớn, dự kiến thu hút hàng triệu người xem vì họ muốn lắng nghe các cựu quan chức cũng như một số giới chức tại nhiệm trong chính quyền TT Trump, phác thảo những lập luận của họ về khả năng TT Trump có thể bị truất phế.
Đã 20 năm kể từ lần sau cùng dân chúng Mỹ phải chứng kiến các thủ tục luận tội. Lần đó là đảng Cộng hòa dẫn đầu thủ tục luận tội chống lại Tổng thống Dân chủ lúc bấy giờ là Bill Clinton.
Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ cho rằng TT Trump đã lạm dụng quyền lực khi thúc ép chính phủ Ukraine điều tra ông Biden và con trai ông, Hunter Biden, thành viên Hội đồng quản trị của Burisma, một công ty năng lượng Ukraine.
Ủy ban Tình báo Hạ viện sẽ tổ chức các phiên điều trần vào ngày thứ Tư và thứ Sáu tuần này. Một thành viên của Đảng Dân chủ trong ủy ban, Dân biểu Eric Swalwell, hôm qua (10/11) tố cáo Tổng thống Trump là đã tìm cách tăng sức ép để buộc Ukraine phải làm theo ý mình, một hành động mà ông gọi là ‘tống tiền’.
Phát biểu trên chương trình Face the Nation của đài CBS hôm Chủ nhật, ông Swalwell nói:
“Chúng tôi đã có đủ bằng chứng từ những lời khai trong các buổi điều trần mà chúng tôi đã thực hiện, nhằm đảm bảo xúc tiến việc việc luận tội, bằng chứng đàng sau một kế hoạch ‘tống tiền’, sử dụng tiền thuế của người dân để yêu sách một chính phủ nước ngoài điều tra đối thủ chính trị của Tổng thống,
Cuối tuần vừa qua, TT Trump đã tranh luận trên Twitter rằng ông không phạm bất cứ tội nào hay làm bất cứ điều gì sai trái. Ông cho rằng cuộc điều tra luận tội mang động cơ chính trị.
Ông Trump viết: “Không có bất cứ hành động nào là sai trái!”
Đảng Dân chủ coi các phiên điều trần mở là rất quan trọng để vận động sự ủng hộ của công chúng đối với cuộc điều tra chính thức luận tội ông Trump.
Nếu điều đó xảy ra, Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ biểu quyết về các cáo buộc đã được nêu lên. Cho đến nay, Đảng Cộng hòa không mấy mặn mà với giải pháp truất phế Tổng thống. Hơn nữa, muốn làm được điều này, thì phải có sự đồng tình của đa số hai phần ba các nghị sĩ tại Thượng viện.
https://www.voatiengviet.com/a/luan-toi-tong-thong-trump-buoc-sang-giai-doan-moi/5161576.html

TT Trump vinh danh cựu chiến binh

trong cuộc diễn hành ở New York

Tổng thống Donald Trump tham dự lễ khai mạc Ngày Cựu Chiến binh Mỹ – rơi nhằm ngày 11/11/2019, tại thành phố New York. Phát biểu vào dịp này, ông vinh danh các cựu chiến binh, nói rằng:
“Họ đã hy sinh tất cả cho chúng ta. Và bây giờ nhiệm vụ của chúng ta là phục vụ và bảo vệ họ ngày nào mà chúng ta còn sống”.
Tổng thống Trump phát biểu vào lúc khai mạc cuộc diễn hành lần thứ 100 do Hội đồng Cựu Chiến binh Hoa Kỳ tổ chức tại Công viên Quảng trường Madison. Ông là vị Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ nhận lời mời của Hội đồng Cựu chiến binh Mỹ và đọc diễn văn tại sự kiện này.
Bản tin AP tường thuật rằng giữa lúc ông Trump đọc diễn văn, có một nhóm gồm hơn 100 người biểu tình tụ tập. Họ huýt gió và ồn ào phản đối. Nhiều người hô to: “hãy bỏ tù ông ta!” và “Xâu hổ, xấu hổ, thật xấu hổ!”
Ông Trump nói với các cựu chiến binh:
“Quý vị đã trở về sau chiến tranh, và không bao giờ quên những đồng đội đã không trở về. Nhưng lối vinh danh lớn nhất là cách quý vị đã sống cuộc đời mình từ sau chiến tranh.”
Ông Trump cũng nhân sự kiện này, khoa trương sức mạnh của quân đội Mỹ và nhắc lại thành tích giết được thủ lãnh ISIS, Abu Bakr al-Baghdadi.
Ông nói “al-Baghdadi đã chết. Kẻ được chọn lên thay thế ông ta cũng đã chết. Và chúng ta đang quay sang nhắm vào thủ lãnh số 3 ”
Từ lâu, ông Trump vẫn ủng hộ cuộc diễn hành ngày Cựu Chiến Binh.
Cuộc diễn hành hàng năm thường diễn ra vào lúc 12 giờ chiều, và đi từ đường 26 đến đường 46. An ninh đã được siết chặt, và đường xá tại một số khu vực bị phong tỏa.
Tổng thống Trump từ trước tới nay là cư dân thành phố New York nhưng gần đây, ông đã dời địa chỉ chính của ông sang Florida, than phiền về lối cư xử của các giới chức dân cử của New York- đa số là thành viên Đảng Dân chủ, đối với ông.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-vinh-danh-cuu-chien-binh-o-new-york/5161413.html

Đợt gió bắc cực mang nhiệt độ thấp kỷ lục

đến khắp Hoa Kỳ

Theo tin từ CBS News, một đợt gió Bắc Cực có khả năng sẽ mang nhiệt độ thấp kỷ lục đến khắp Hoa Kỳ, khiến 222 triệu người dân trong nước phải đối mặt với nhiệt độ đóng băng.
Vào Thứ Hai, điều kiện thời tiết nguy hiểm đã gây ra nhiều vụ đụng xe, và làm hoãn các chuyến bay ở khu vực Trung Tây. Các viên chức cho biết ít nhất 4 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng xe do tuyết, băng đá và điều kiện thời tiết xấu. Ở Michigan, 3 người đã thiệt mạng trong hai vụ đụng xe. Ở Kansas, một bé gái 8 tuổi đã thiệt mạng khi một chiếc xe hơi mất kiểm soát trên một đoạn xa lộ trơn trượt.
CBS dự đoán tuyết sẽ rơi dày hơn 1 foot ở nhiều ở các vùng Đông Bắc Hoa Kỳ trong những ngày tới. Cơ Quan Thời Tiết Quốc Gia cho biết tuyết có thể rơi từ 10 đến 14 inch tại cực bắc của Maine vào Thứ Ba, và sẽ có khoảng 1 foot tuyết rơi tại một phần của miền trung và miền bắc Vermont. Các khu vực khác sẽ phải đối mặt với mưa và khoảng từ 1 đến 2 inch tuyết.
Dự kiến đến tối Thứ Ba, nhiệt độ sẽ giảm xuống một con số ở phía Bắc Maine và New Hampshire, và kéo dài đến Thứ Tư trước khi nhiệt độ ổn định trở lại vào cuối tuần.
Trong khi đó ở Chicago, các hãng hàng không tại Phi Trường O’Hare và Phi Trường Midway đã đã hủy hơn 1,000 chuyến bay trong điều kiện tuyết rơi. Vào sáng Thứ Hai, một chuyến bay của American Airlines đến Phi Trường O’Hare đã trượt khỏi phi đạo sau khi thiết bị hạ cánh của máy bay bị hư hỏng. Không ai trong số 38 hành khách hoặc ba thành viên phi hành đoàn bị thương. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dot-gio-bac-cuc-mang-nhiet-do-thap-ky-luc-den-khap-hoa-ky/

Tòa Tối cao Mỹ sắp xử việc TT Trump

muốn chấm dứt chương trình ‘Dreamers’

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ dự kiến sẽ mở phiên xét xử hôm 12/11, lắng nghe các lập luận về tính hợp pháp của các nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm hủy bỏ một chương trình vẫn bảo vệ hàng trăm ngàn di dân đã đến Mỹ bất hợp pháp từ lúc còn nhỏ (còn được gọi là Dreamers), theo Reuters.
Cả 9 vị thẩm phán của Tối cao Pháp viện sẽ lắng nghe các lập luận kéo dài 80 phút về kế hoạch của Tổng thống Trump năm 2017 nhằm chấm dứt chương trình DACA, là chương trình đã bảo vệ hàng trăm ngàn di dân đến Mỹ bất hợp pháp từ khi còn nhỏ khỏi bị trục xuất. Chương trình này do Tổng thống Barack Obama thi hành từ năm 2012.
Chính quyền của ông Trump lập luận rằng ông Obama đã vượt quá quyền hạn hiến định khi ông tạo ra chương trình DACA bằng một sắc lệnh hành pháp, không thông qua Quốc hội.
Hôm 12/11, Tổng thống Trump so sánh một số người được hưởng chương trình DACA là “những kẻ tội phạm dày dạn.”
“Nhiều người trong chương trình DACA, giờ không còn là những đứa trẻ nữa, không phải là những ‘thiên thần’ ông Trump viết trên Twitter. “Một số là những kẻ tội phạm dày dạn.”
Trước đó, ba thẩm phán liên bang đã ra lệnh ngưng các động thái chấm dứt DACA của ông Trump sau vụ kiện của một số tiểu bang, kể cả California và New York. Những người được chương trình DACA bảo vệ, các tổ chức dân quyền và nhiều tổ chức khác đã hợp sức để thách thức tính hợp pháp của kế hoạch của Tổng thống Trump, nhằm chấm dứt chương trình DACA.
https://www.voatiengviet.com/a/toa-toi-can-my-sap-xu-viec-tt-trump-muon-cham-dut-dreamers/5162772.html

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Carter nhập viện

vì xuất huyết não

Hôm 11/11, Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter nhập viện ở thành phố Atlanta, bang Georgia, để làm phẫu thuật giảm áp lực não do gần đây ông bị ngã gây xuất huyết, hãng tin Reuters dẫn nguồn từ Trung tâm Carter cho biết.
AP dẫn lơi bà Deanna Congileo, phát ngôn viên của cựu Tổng thống Carter, cho biết trong một tuyên bố là theo dự kiến, cuộc phẫu thuật sẽ diễn ra vào sáng ngày 12/11 tại Bệnh viện Đại học Emory.
Theo AP, ông Carter đã ngã ít nhất ba lần trong năm nay. Sự cố đầu tiên xảy ra vào mùa xuân năm nay, khiến ông phải đi phẫu thuật thay khớp háng. Ngày 06/10, trong chuyến đi đến thành phố Nashville, Tennessee để giúp xây một ngôi nhà theo chương trình của tổ chức Habitat for Humanity, ông Carter ngã và bị thương, phải vá 14 mũi. Lần gần đây nhất, ngày 21/10, ông phải nhập viện một thời gian ngắn sau khi bị gãy xương chậu. Năm 2015, Tổng thống Carter được chẩn đoán ung thư nhưng sống sót và từ đó, ông tuyên bố đã khỏi chứng ung thư.
Gần bốn thập kỷ sau khi rời Tòa Bạch Ốc và dù ở tuổi 95, ông vẫn đi dạy đều đặn tại Nhà thờ Maranatha Baptist ở bang Georgia hai lần mỗi tháng vào các ngày Chủ Nhật.
Ông Carter, một cựu nông dân trồng lạc từng nắm chức Thống đốc bang Georgia, đã đánh bại Tổng thống Cộng hòa Gerald Ford năm 1976 để trở thành vị tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm tại Nhà Trắng.
Sau khi rời Nhà Trắng vào năm 1981, ông Carter vẫn thường xuyên xuất hiện trên trường quốc tế, và trở thành một nhà hoạt động nhân đạo nổi tiếng. Ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 2002 vì những nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột quốc tế, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền cũng như phát triển kinh tế và xã hội.
Ông Carter là vị cựu tổng thống Hoa Kỳ sống thọ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, tính từ khi rời Tòa Bạch Ốc.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-tong-thong-hoa-ky-carter-nhap-vien-vi-xuat-huyet-nao/5162482.html

Thêm một nỗ lực của TT Trump

để giữ kín hồ sơ thuế thất bại ở DC

Một thẩm phán liên bang hôm thứ Hai bác bỏ vụ kiện của Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn Ủy ban Tài chính và Thuế vụ của Hạ viện Mỹ sử dụng một luật mới được thông qua ở New York, như một cách để theo đuổi và buộc Tổng thống Trump phải công khai hồ sơ thuế của ông.
Bản tin của Reuters cho hay Thẩm phán Carl Nichols của Tòa án Quận Columbia đã ra phán quyết rằng tòa án của ông không phải là nơi thích hợp có thẩm quyền xét xử vụ ông Trump kiện các giới chức New York.
Thẩm phán Nichol nói ông không có thẩm quyền tài phán đối với Tổng chưởng lý bang New York Letitia James, hay với ông Michael Schmidt, ủy viên của Ủy ban Tài chính và Thuế vụ ở New York.
Qua vụ kiện, Tổng thống Trump tìm cách chặn đầu trước để ngăn, không cho Ủy ban Tài chính và Thuế vụ đòi tiếp cận hồ sơ thuế của ông.
Trước đây trong năm, bang New York đã thông qua luật cho phép ủy ban quốc hội tiếp cận hồ sơ khai thuế của Tổng thống Trump.
Các luật sư bảo vệ ông Trump đâm đơn kiện hồi tháng Bảy, dựa trên lập luận là luật của New York vi phạm quyền tự do ngôn luận của ông.
Các luật sư của ông Trump viết trong hồ sơ đệ lên tòa án:
“Luật của New York đã được thi hành để trả thù Tổng thống Trump vì lập trường về chính sách của ông, niềm tin chính trị của ông, và quyền tự do ngôn luận, kể cả các lập trường ông đưa ra trong cuộc vận động tranh cử năm 2016.”
Tổng thống Trump đang vấp phải một số thách thức pháp lý trên khắp nước hầu tìm mọi cách để giữ kín hồ sơ khai thuế của mình.
Tuần trước, một tòa phúc thẩm liên bang ra phán quyết ra lệnh cho công ty kế toán lâu năm của ông Trump phải trao lại hồ sơ thuế của ông Trump trong 8 năm qua cho các công tố viên New York.
Các luật sư của Tổng thống Trump đã thề sẽ đưa vụ kiện tụng này lên tới Tối Cao Pháp viện.
https://www.voatiengviet.com/a/them-mot-no-luc-cua-trump-giu-kin-ho-so-thue-that-bai/5161696.html

Khủng hoảng Bolivia:

Evo Morales tị nạn chính trị ở Mexico

Evo Morales đã nhận lời đề nghị của Mexico cho phép ông tị nạn chính trị, một ngày sau khi từ chức tổng thống Bolivia vì biểu tình trong dân chúng.
Ông đăng trên Twitter rằng rất đau khổ khi ra đi nhưng sẽ quay về với “sức mạnh”.
Bộ trưởng ngoại giao Mexico Marcelo Ebrard cho hay ông Morales đã lên máy bay chính phủ Mexico.
Đã xảy ra đụng độ giữa người ủng hộ Morales với cảnh sát.
20 người được cho là bị thương.
Ngoại trưởng Ebrard tuyên bố Mexico cho phép ông Morales tị nạn chính trị.
Mexico trước đó nói đã xảy ra “đảo chính” ở Bolivia, và ủng hộ ông Morales.
100 phụ nữ truyền cảm hứng của BBC năm 2018
Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro?
Ai đã gửi lời nồng ấm tới Putin?
Ông Morales đã từ chức hôm Chủ nhật, sau khi người đứng đầu quân đội công khai kêu gọi tổng thống ra đi.
Phó chủ tịch thượng viện tuyên bố bà sẽ tạm thời làm tổng thống cho đến khi có bầu cử mới.
Ông Morales nói ông là nạn nhân của “đảo chính dân sự”.
Nga ủng hộ ông, nói rằng “làn sóng bạo lực của đối lập” đã khiến Morales phải ra đi.
Mexico và Cuba cũng tuyên bố diễn biến ở Bolivia là “đảo chính”.
Nicaragua và Venezuela bày tỏ ủng hộ ông Morales.
Tây Ban Nha nói họ lo ngại về thái độ của quân đội, gợi nhắc lại “quá khứ ở châu Mỹ Latin”.
Ông Morales được bầu lên năm 2006, được ca ngợi đã cải thiện kinh tế.
Nhưng ông đã phá vỡ hạn chế hiến pháp khi quyết đi ra tranh cử lần bốn vào hồi tháng 10.
Cuộc bầu cử bị tố cáo là có nhiều gian lận.
Phó chủ tịch Thượng viện Jeanine Áñez tuyên bố sẽ tạm nắm quyền, chờ bầu cử mới.
Bà nói vậy vì phó tổng thống, chủ tịch thượng viện đều đã từ chức.
Ông Morales thông báo từ chức trên tivi hôm Chủ nhật.
Bầu cử tổng thống diễn ra hôm 20/10.
Kết quả kiểm phiếu nói ông Morales đã chiến thắng, dẫn tới biểu tình suốt nhiều tuần.
Sự can thiệp của Tướng Williams Kaliman, người đứng đầu quân đội, đã đóng vai trò chính, kêu gọi ông Morales từ chức vì hòa bình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50376510

Vì sao phản kháng xã hội

bùng nổ khắp thế giới những tháng gần đây?

Trọng Thành
Trong những tháng gần đây, trên khắp thế giới, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, hàng loạt phong trào xã hội bùng lên. Dường như có những nguyên nhân chung sâu xa đằng sau các cuộc phản kháng này. Nhật báo Le Monde số ra ngày 09/11/2019, đúng 30 năm sau ngày Bức tường Berlin sụp đổ, có hồ sơ đặc biệt mang tựa đề ”Tìm về cội rễ những phẫn nộ mang tính toàn cầu”. RFI xin giới thiệu một số nét chính.
Một số đặc điểm sơ bộ của các cuộc phản kháng xã hội gần đây
Từ Beyrouth, Bagdad, Cairo (Trung Cận Đông), đến Alger, Khartoum (châu Phi), Santiago, Haiti (châu Mỹ), Hồng Kông (châu Á) … các phong trào phản kháng nổi lên với các lý do trực tiếp rất khác nhau. Gần đây nhất là tại Chilê, tia lửa bùng lên vào giữa tháng 10/2019 với việc chính quyền tăng giá xe điện ngầm ở thủ đô. Tại Liban, khoản thuế mới đánh vào các dịch vụ điện thoại WhatsApp gây phẫn nộ. Trong nửa đầu tháng 10 vừa qua, phong trào bùng phát tại Ecuador, do giá xăng tăng cao, cùng một nguyên nhân với cuộc phản kháng ”Áo Vàng” tại Pháp cách nay một năm.
Trong bài trả lời phỏng vấn Le Monde, nhà chính trị học Bertrand Badie (1) tổng hợp ba nhóm nguyên nhân trực tiếp. Thứ nhất là các lý do được ví như ”giọt nước tràn ly” trên cái nền bất mãn xã hội và kinh tế sâu sắc, như một số trường hợp nêu trên. Nhóm nguyên nhân trực tiếp thứ hai là sự phẫn nộ của dân chúng chống lại các lãnh đạo bấu víu quyền lực, như phong trào tại Algéri từ hơn nửa năm nay và tại Bolivia mới đây. Nhà chính trị học Bertrand Badie xếp trường hợp đặc biệt Hồng Kông thành một nhóm riêng, ông nhấn mạnh đây là cuộc phản kháng của dân chúng chống lại các đàn áp của chính quyền, được Bắc Kinh hậu thuẫn.
Các cuộc phản kháng hiện nay làm nhớ lại một số phong trào xã hội bùng lên vào giai đoạn 2011, 2012, đặc biệt với phong trào Mùa Xuân Ả Rập. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, tần suất các cuộc phản kháng hiện nay gia tăng gấp bội. Nhà chính trị học Maria J. Stephan, Viện U.S. Institute of Peace (Mỹ), nhận xét: ”Các cuộc phản kháng – với sự tham gia của đông đảo dân chúng diễn ra khắp nơi, trong các nền dân chủ, cũng như trong các xã hội phi dân chủ, với các yêu sách rộng lớn – đã trở thành một đặc điểm quan trọng của đời sống chính trị quốc tế hiện nay”.
Những nguyên nhân sâu xa chung nào đằng sau các cuộc phản kháng đa dạng này ?
Nhà phân tích Maria Fantappie, của International Crisis Group, đưa ra một nhận xét đáng chú ý: ”Không nên tìm cách lý giải các phong trào này chỉ qua bối cảnh cụ thể của một quốc gia, mà cần phải tìm hiểu về chúng như là sự biểu hiện cho một tình trạng thất vọng chung về toàn bộ một hệ thống, về một thể chế kinh tế tân tự do, đang gây ra những bất mãn ghê gớm, đặc biệt trong giới những người trẻ tuổi nhất. Tất cả những điều này liên hệ mật thiết với nhau”.
Theo Le Monde, đối với nhiều chuyên gia, các phong trào phản kháng đang diễn ra có một số điểm chung : mức độ phản kháng chống lại giới tinh hoa mạnh hơn bình thường, lên án mạnh mẽ hơn nạn tham nhũng, các định chế chính trị đang ngày càng mất tính chính đáng, đặc biệt là niềm thất vọng phổ biển trước một giai tầng chính trị ăn trên ngồi trốc (đặc biệt với liên minh quyền – tiền của chủ nghĩa tư bản thân hữu), trong lúc giới trẻ không thấy đường ra.
Nhà xã hội học Eric Fassin, giáo sư Đại học Paris-VIII, nhấn mạnh đến tâm thế mất niềm tin vào tương lai. Theo ông, ”họ biết là tương lai của họ đang là vấn đề, hay đúng hơn là sự thiếu vắng tương lai”. ”No future” không còn là tiếng kêu tuyệt vọng của giới hâm mộ nhạc punk, mà đã trở thành tiếng gọi đoàn kết, với thông điệp ngầm ẩn : ”Chúng tôi không còn gì để mất. Nhưng thay vì khuất phục, chúng tôi hiểu rằng cần phải tranh đấu”. Eric Fassin dẫn lại một khẩu hiệu của giới trẻ Chilê: ”Tranh đấu cho đến khi cuộc sống trở nên đáng sống”.
Chống lại ”toàn cầu hóa” phải chăng là điểm chung của các phong trào xã hội này ?
Trong bài trả lời phỏng vấn Le Monde, mang tựa đề ”Hồi II công cuộc toàn cầu hóa đã bắt đầu”, nhà chính trị học Bertrand Badie chia các phong trào xã hội theo khu vực. Nhà chính trị học Pháp nhấn mạnh đến cảm nhận tiêu cực khác nhau về toàn cầu hóa theo hai nhóm nước. Khu vực thứ nhất là tại các nước phía Bắc (đặc biệt là Mỹ và châu Âu), vốn là trung tâm của hệ thống quốc tế truyền thống. Đây là nơi mà rất nhiều người dân cảm nhận toàn cầu hóa là tiến trình khiến họ thiệt đơn, thiệt kép. Vị thế trung tâm thế giới vốn có đang mất đi, cùng lúc đó là nỗi lo sợ bị các khu vực ngoại vi ”xâm chiếm”, với nỗi lo mất việc làm, sợ tự do hóa thương mại, người di cư…
Đối với khu vực các nước phía Nam, toàn cầu hóa là một cơ hội mang lại thịnh vượng, nhưng ngay lập tức có một khoảng cách to lớn, giữa hy vọng mà toàn cầu hóa dấy lên và sự trơ lì của các chế độ chính trị, nơi tầng lớp cầm quyền là thế lực duy nhất – hoặc gần như là thế – được hưởng lợi nhờ tăng trưởng kinh tế. Toàn cầu hóa, với hàng tỉ người sở hữu điện thoại di động, cho phép trao đổi thông tin tăng vọt, hình ảnh về thế giới trở nên hoàn toàn khác trước. Khoảng cách vô cùng lớn giữa giàu sang và bần cùng đập vào mắt công chúng hàng ngày. Hy vọng rất lớn đi liền với thất vọng khủng khiếp. Tham gia vào hàng ngũ những người phản kháng có những người trung lưu chống lại sự ì trệ của hệ thống, cũng như những người nghèo khó nhất, giờ đây ý thức rõ về việc họ bị loại trừ.
Toàn cầu hóa tự thân không phải là kẻ thù của các xã hội, vấn đề là toàn cầu hóa như thế nào. Bản thân các phong trào phản kháng hiện nay dựa rất nhiều vào phương tiện công nghệ, kỹ thuật truyền thông có được nhờ toàn cầu hóa. Nhà chính trị học Bertrand Badie lưu ý đến mối liên hệ mật thiết giữa các xã hội trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, vượt qua khuôn khổ biên giới quốc gia, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các xã hội tăng vọt, thách thức quyền lực truyền thống của các chính quyền, các quốc gia. Ông nhấn mạnh : ”sự hội tụ giữa các xã hội (dân sự) đang viết nên lịch sử”, và có xu hướng trở nên quan trọng hơn cả những quan hệ hợp tác và đối kháng giữa các quốc gia trên trường quốc tế, vốn được coi là chủ đạo lâu nay.
Làm thế nào để các phong trào phản kháng tham gia xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, thay vì khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn ?
Bài xã luận của Le Monde, mang tựa đề ”Một đòi hỏi mang tính toàn cầu: Tái chinh phục nền dân chủ” (2), tỏ ra lạc quan. Với niềm tin là các phong trào xã hội, nếu được hỗ trợ thích đáng, sẽ góp phần giúp cho thế giới hiện nay ”tái cân bằng”. Không nên lo sợ trước các phong trào xã hội, thậm chí cần vui mừng vì thời thế đang thay đổi. 30 năm sau biến cố Bức tường Berlin sụp đổ, thường được coi như biểu tượng cho sự mở ra một kỉ nguyên thống trị của thị trường (3), các đòi hỏi về công bằng thuế khóa, an sinh xã hội, môi trường – sinh thái nay đang được đặt trở lại vị trí hàng đầu. Điều cần đặc biệt chú ý là phải làm sao để các phong trào xã hội không bị rơi vào ”các cạm bẫy dân tộc chủ nghĩa”. Các phong trào phản kháng phải được hỗ trợ để hướng đến các mục tiêu xã hội, môi trường, đổi mới các cơ chế đoàn kết trong xã hội, tăng cường sức mạnh của xã hội dân sự, xã hội dân sự tham gia vào thực thi quyền lực Nhà nước, để sao cho chính quyền quan tâm và hành động nhiều hơn cho hạnh phúc của người dân. Tóm lại, ”sáng tạo lại nền dân chủ” là điều nhân loại cần làm để vượt qua chặng đường gian khó này. Theo Le Monde, đây cũng chính là điều mà ”các cuộc nổi dậy hiện nay” hướng tới.
Ghi chú
1. Bài phỏng vấn Bertrand Badie: “L’acte II de la mondialisation a commencé“, Le Monde, 09/11/2019.
2. Bài “Une exigence planétaire: reconquérir la démocratie”, Le Monde, 09/11/2019.
3. ”Trong thập niên 1980, tại Hoa Kỳ đã ra đời một cương lĩnh kinh tế rõ ràng : việc giảm thuế cho tầng lớp giàu có nhất, ít đầu tư cho Nhà nước, ít dịch vụ công hơn sẽ đi liền với thịnh vượng kinh tế chưa từng có. Nguyên tắc này sau đó đã được phổ biến ra toàn thế giới, thông qua các khóa học về kinh tế của giới tinh hoa chính trị hay các chương trình của Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dành cho các quốc gia đang trỗi dậy. Nguyên tắc này dường như đang bị thách thức… Nếu các lãnh đạo trên hành tinh không xem xét lại một cách sâu sắc dự án kinh tế của họ, trên phương diện các dịch vụ xã hội căn bản và, hệ quả là, phải mở rộng việc đánh thuế, thì điều rất chắc chắn là không khí xã hội toàn cầu không thể lắng dịu”, theo kinh tế gia Lucas Chancel, Viện Nghiên cứu Phát triển Bền vững và các Quan hệ Quốc tế (IDDRI), trong bài : ” Lucas Chancel: ‘Au cœur des crises, l’exigence de plus de justice sociale et d’accès aux services essentiels’ ”, Le Monde, 09/11/2019.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191112-vi-sao-phan-khang-xa-hoi-bung-no-khap-the-gioi

Pháp điều tra hiện tượng các bao cocaine trôi vào bờ biển

Cảnh sát Pháp đang điều tra hiện tượng một số lượng đáng kể cocaine đóng gói trôi vào bãi biển phía Đại Tây Dương đều đặn nhiều tuần qua.
Ở một số nơi, các gói ma tuý dạt vào bờ biển Pháp hàng ngày.
Có những bao trôi vào thành phố Rennes thuộc loại “gần như tinh khiết”.
Cho đến nay, từ quãng bờ biển trên 500 km, nhà chức trách và người dân Pháp đã thu được ít nhất 760 kg cocaine.
Một gói 14 kg được tìm thấy ngay trên bãi biển Pornic ở Loire-Atlantique hôm Chủ Nhật 10/11.
Nghề trồng cần sa lậu ở châu Âu và người Việt
Nữ tội phạm Việt 30 xuân khai ba lần ‘Tôi 16 tuổi’
Người Việt ở Anh: Lỗ hổng thiên đàng và căn bệnh mãn tính
Tại Arcachon, Tây Nam Bordeaux người dân tìm thấy hai gói chứa 3 kh cocaine cuối tuần trước.
Một số bãi biển ở Gironde, gần Bordeaux đã tạm đóng cửa và người dân được khuyến cáo không mở hoặc động vào các gói ma tuý.
Cảnh sát Pháp đang tìm hiểu có phải đây là hàng từ tàu thuyền của băng đảng buôn bán ma tuý gặp bão rớt ra hoặc bị đánh động nên thả xuống biển.
Họ nghi rằng nguồn cocaine này đến từ Nam Mỹ. aine.
Được biết các gói ma tuý “trôi dạt” cũng xuất hiện ở Florida, Hoa Kỳ sau cơn bão Dorian hồi tháng 9.
Các băng đảng Nam Mỹ vẫn chuyển ma tuý vào châu Âu bằng đường biển.
Mới tuần trước, cảnh sát và hải quan Pháp thu được container chứa 680 kg ma túy vào cảng Le Havre, theo trang The Guardian ở Anh.
Tháng 8/2019, nhà chức trách Anh bắt giữ hai công dân của họ vận chuyển 750 kg cocaine bằng thuyền vào Pembrokeshire.
Gary Swift, 53 tuổi, và Scott Kilgour, 41 tuổi, người Liverpool, bị bắt trên du thuyền có ma tuý ở địa điểm chừng một dặm ngoài khơi cảng Fishguard, xứ Wales.
Họ đã bị đưa ra tòa ở Swansea trong tháng 9 năm nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-50390124

Dù khó khăn, rượu vang Pháp vẫn duy trì mức xuất khẩu

Tuấn Thảo
Mặc dù bối cảnh kinh tế không mấy thuận lợi, nhưng ngành rượu vang Pháp vẫn duy trì được mức xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2019. Xu hướng hiện nay cũng giống như ba năm vừa qua, lượng xuất khẩu giảm sút, nhưng kim ngạch lại gia tăng.
Theo bản báo cáo của Liên đoàn Xuất khẩu Rượu vang và Rượu mạnh (Fédération d’Exportation de Vins et de Spiritueux, gọi tắt là FEVS) được mạng thông tin Business Insider France trích dẫn, mức xuất khẩu của Pháp đạt 4,5 tỷ euro, tức là đã tăng 6% trong sáu tháng đầu năm, so với cùng thời kỳ năm 2018. Tuy nhiên, Pháp lại giảm xuất khẩu rượu vang về mặt khối lượng : 412 triệu chai thay vì 419 triệu chai, tức đã giảm 1,4%.
Trong khoảng hai thập niên gần đây, châu Á đã trở thành một thị trường cực kỳ hấp dẫn đối với ngành rượu vang và rượu mạnh của Pháp. Tuy nhiên trong thời gian qua, mức xuất khẩu sang thị trường châu Á đang bị khựng lại. Giá trị xuất khẩu tuy có tăng nhưng không bằng những năm trước (+3% trong 6 tháng đầu năm 2019, tương đương với 1,6 tỷ euro).
Phong trào biểu tình ở Hồng Kông và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã tác động mạnh đến ngành xuất khẩu rượu vang Pháp. Hầu hết các loại rượu nhất là Bordeaux và Cognac đều giảm mức xuất khẩu sang Hồng Kông và Trung Quốc. Bù lại, mức xuất khẩu lại gia tăng đối với thị trường Nhật Bản (+13%) và Hàn Quốc (+11%). Trong khi lượng xuất khẩu sang Đài Loan và Singapore vẫn không dao động gì nhiều. Có thể nói là ngành rượu vang Pháp duy trì được mức xuất khẩu sang châu Á phần lớn là cũng nhờ vào nhu cầu tiêu thụ của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về phía thị trường châu Âu, tuy năm 2109 không phải là một năm được mùa về mặt thu hoạch và sản xuất, nhưng xét về mặt nhu cầu tiêu thụ, năm nay lại là một năm thuận lợi nếu không nói là bội thu đối với ngành xuất khẩu rượu vang của Pháp. Từ trước tới nay, các nước châu Âu tiêu thụ (nhập khẩu) rượu vang Pháp nhiều nhất, theo thứ tự quan trọng, vẫn là Vương quốc Anh, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Pháp đã tăng thêm 7% mức xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu vừa kể, kim ngạch xuất khẩu tương đương với 2,2 tỷ euro. Điều đáng ghi nhận nhất ở đây là cuộc khủng hoảng tại Anh trong bối cảnh Brexit thay vì tác hại đến rượu vang Pháp lại làm gia tăng một cách bất ngờ mức xuất khẩu, vượt ra ngoài dự đoán của giới sản xuất.
Trong nửa đầu năm 2019, mức xuất khẩu sang Vương quốc Anh đã tăng mạnh lên tới mức chưa từng thấy là 12%, như thể các nhà kinh doanh mua sẵn để dự trữ, phòng hờ cho việc rượu vang Pháp đột ngột lên giá, trong trường hợp Brexit diễn ra.
Cuối cùng, Bắc Mỹ luôn là một thị trường quan trọng hàng đầu đối với ngành rượu vang Pháp. Từ trước tới nay, Hoa Kỳ vẫn có truyền thống tiêu thụ nhiều rượu vang cũng như rượu mạnh của Pháp. Vì nhu cầu ấy, Mỹ luôn là một thị trường ổn định so với các thị trường mới (như Trung Quốc). Trong 6 tháng đầu năm 2019, Pháp đã tăng 16,5% mức xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tăng về mặt khối lượng (+5,2%) cũng như về mặt giá trị (tương đương với 1,8 tỷ euro).
Theo Liên đoàn Xuất khẩu Rượu vang và Rượu mạnh FEVS, thị trường Bắc Mỹ lại càng trở nên hấp dẫn, vì sau khi Hiệp định Kinh tế và Thương mại Toàn diện CETA giữa Liên hiệp châu Âu và Canada bắt đầu có hiệu lực từ cuối năm 2017, Canada trở thành một trong 10 quốc gia nhập khẩu nhiều nhất rượu vang của Pháp.
Canada hiện nay đứng hạng 9, hơn cả Hà Lan và Đan Mạch, nhưng theo dự phóng có thể tăng thêm hạng trong những năm tới, do nhu cầu nhập khẩu tăng thêm và có nhiều khả năng vượt qua mặt một số quốc gia châu Âu như Đức, Bỉ, hay là Thụy Sĩ.
http://vi.rfi.fr/phap/20191112-tuy-kho-khan-ruou-vang-phap-van-duy-tri-muc-xuat-khau

Chỉ huy nhóm Hồi giáo Jihad ở Gaza bị Israel giết

Hôm 12/11, Israel đã giết Baha Abu al-Ata, một chỉ huy hàng đầu của nhóm đấu tranh Hồi giáo cực đoan Jihad Palestine -được Iran hậu thuẫn, trong một cuộc tấn công nhắm đúng mục tiêu hiếm hoi tại Dải Gaza, Reuters cho biết.
Hãng tin này trích dẫn truyền thông nhà nước Syria, tường thuật về một cuộc tấn công khác bằng tên lửa cũng do Israel thực hiện nhắm vào nhà của một chỉ huy Hồi giáo Jihad ở thủ đô Damascus của Syria. Hai người bị giết chết trong cuộc tấn công này, một người là con trai của viên chỉ huy.
Trong khi tiếng đạn rocket của Palestine và các cuộc không kích của Israel tiếp tục vang vọng trên khắp dải Gaza và các vùng biên giới Israel, thủ lĩnh Jihad Hồi giáo Khaled Al-Batsh phát biểu tại lễ tang của Baha Abu Al-Atta, chiến hữu của ông ta vừa bị Israel giết.
Al-Batsh nói: “Israel đã thực hiện hai cuộc tấn công có phối hợp, tại Syria và trên dải Gaza, trong một tuyên bố chiến tranh.”
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mô tả Al-Atta là “một quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào”, người phải chịu trách nhiệm về môt một loạt cuộc tấn công xuyên biên giới bằng đạn rocket, cũng như bằng máy bay không người lái và bắn tỉa gần đây.
Các giới chức y tế tại Gaza cho biết 24 người Palestine đã bị thương, trong khi xe cứu thương hú còi chạy nhanh qua các đường phố bị bỏ hoang, trong khi tên lửa của Israel rơi xuống.
Vào đầu giờ chiều ngày 12/11, các quan chức Israel cho biết có 22 người bị thương.
https://www.voatiengviet.com/a/chi-huy-nhom-hoi-giao-jihad-o-gaza-bi-irael-giet/5162727.html

Gambia kiện Miến Điện ra tòa quốc tế về tội “diệt chủng”

Mai Vân
Quốc gia Gambia tại châu Phi, được sự ủy thác của 57 thành viên Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, đã đưa đơn kiện Miến Điện ra trước Tòa Án Công Lý Quốc Tế (CIJ) tại La Haye vào hôm qua, 11/11/2019.
Nội dung đơn kiện tố cáo Miến Điện vi phạm Công ước chống diệt chủng, và yêu cầu các thẩm phán đưa ra biện pháp khẩn cấp để chấm dứt các hành vi diệt chủng nhắm vào người Rohingya. Thông tín viên RFI tại La Haye, Stéphanie Maupas, cho biết thêm chi tiết :
“Đơn kiện của Gambia, nhân danh Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, tố cáo trách nhiệm của chính quyền Miến Điện và quân đội Miến Điện, dựa trên lời chứng của 600 người ở các trại tỵ nạn tại Bangladesh. Các luật sư nói đến một chiến dịch hủy hoại nhân tính nhắm vào người Rohingya.
Cách nơi diễn ra các sự cố đến 12.000 cây số, việc làm của Gambia quả thật chưa từng thấy và đáng ngạc nhiên.Bộ trưởng Tư Pháp Gambia giải thích, tại La Haye, là diệt chủng liên quan đến cả nhân loại, và Công ước chống diệt chủng buộc các quốc gia phải ngăn ngừa hành vi này bằng mọi cách. Đó là điều mà Gambia đang làm.
Ý kiến nộp đơn kiện Miến Điện trước Tòa Án Quốc Tế xuất phát từ một hội nghị của Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo vào tháng 5/2018 tại Bangladesh. Vào lúc đó bộ trưởng Tư pháp Gambia, Abubacarr Tambadou, đã đến thăm trại tị nạn của những người Rohingya trốn chạy khỏi Miến Điện.
Đơn của Gambia, cộng thêm vào những đơn kiện khác, đang được xem xét hầu giúp người Rohingya. Tòa Án Hình Sự Quốc Tế điều tra về các hành vi cá nhân cũng sẽ sớm can thiệp, mở điều tra. Liên Hiệp Quốc cũng đã thiết lập một cơ chế để thu thập bằng chứng.
Tuy nhiên, thủ tục của Tòa Án Quốc Tế CIJ có thể kéo dài hàng mấy năm. Do vậy, Gambia đã yêu cầu các thẩm phán áp đặt, trong một thời gian đầu, những biện pháp khẩn cấp : buộc Miến Điện chấm dứt các chiến dịch đang tiến hành để bảo vệ số 600 000 người Rohingya vẫn còn trong nước. Những cuộc thẩm vấn có thể bắt đầu vào tháng 12 này”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191112-gambia-kien-mien-dien-ve-toi-diet-chung

Biểu tình ở Hong Kong:

Trường học đóng cửa do lo ngại về an toàn

Một số trường học và đại học ở Hong Kong vẫn đóng cửa vào thứ Ba vì lo ngại về an ninh khi người biểu tình tiếp tục có một ngày xuống đường, cản trở giao thông.
Nhiều tuyến tàu bị huỷ hoặc chậm chuyến khi cảnh sát kiểm tra hành khách tại các nhà ga, tạo nên hàng dài người xếp hàng.
Cảnh sát chống bạo động đã vào một số trường đại học vào sáng thứ Ba, bắn hơi cay để giải tán sinh viên.
Vào thứ Hai, Hong Kong đã chứng kiến sự leo thang bạo lực rõ rệt.
Cảnh sát đã bắn đạn thật vào một người biểu tình. Trong khi đó, một người đàn ông khác bị những người biểu tình chống chính phủ đổ xăng phóng hỏa. Cả hai đều trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện.
Hong Kong: Kẻ tấn công cắn đứt tai một người
Biểu tình Hong Kong: Carrie Lam lại cảnh báo suy thoái kinh tế
Joshua Wong bị cấm tranh cử vì nghi không trung thành với chính quyền
Hàng chục trường học địa phương và quốc tế khắp Hong Kong cho biết họ sẽ đóng cửa vào thứ Ba thông qua tin nhắn văn bản với phụ huynh. Lý do đưa ra là vì những lo ngại về an toàn trong thời gian biểu tình đang diễn ra.
Tổ chức các trường Anh ngữ của thành phố nói rằng “do mối quan ngại của chúng tôi với sự an toàn của học sinh và nhân viên, tất cả các lớp ESF đều nghỉ ngày hôm nay. Học sinh không nên đi đến trường”.
Một trường tiểu học địa phương cho biết họ sẽ đóng cửa vì “cuộc xung đột nghiêm trọng trong khu học chánh” và cảnh báo trường học có thể bị ảnh hưởng bởi hơi cay.
Phát biểu vào sáng thứ Ba. Đặc khu trưởng Carrie Lam cho biết mặc dù tình trạng bất ổn, sẽ không có lệnh đóng cửa mọi trường học.
Vào sáng thứ Ba, các tuyến đường sắt bị tạm ngưng đã dẫn đến ùn tắc giao thông kéo dài trong giờ cao điểm.
Hầu hết người lao động ở Hong Kong phụ thuộc vào giao thông công cộng để đi lại hàng ngày.
Điều gì đã xảy ra hôm thứ Hai?
Người biểu tình đã kêu gọi một ngày xuống đường toàn thành phố. Đầu ngày, một người biểu tình đã bị bắn bởi cảnh sát gần rào chắn.
Ở nơi khác, một người đàn ông đã bị nhiều người biểu tình đổ xăng và phóng hỏa sau một cuộc cãi vã.
Khoảnh khắc cảnh sát bắn người biểu tình Hong Kong đã được phát sóng trực tiếp trên Facebook
Đã có đụng độ trên khắp Hong Kong và cảnh sát đã bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình.
Hơn 260 người bị bắt hôm thứ Hai, theo cảnh sát, đưa số vụ bắt giữ lên hơn 3.000 kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng Sáu.
Đặc khu trưởng Carrie Lam, phát biểu tại một cuộc họp báo vào buổi tối, đã gọi những người biểu tình là kẻ thù của nhân dân.
Trong khi đó, Mỹ đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” đối với tình hình ở Hong Kong, lên án “bạo lực từ mọi phía” và kêu gọi kiềm chế.
Tại sao Hong Kong có biểu tình?
Hong Kong là một phần của Trung Quốc nhưng là một thuộc địa cũ của Anh, khu vực này có một số quyền tự trị và người ở đây cũng có nhiều quyền hơn.
Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng Sáu chống lại dự luật cho phép dẫn độ về Trung Quốc – điều mà nhiều người lo ngại sẽ làm suy yếu các quyền tự do của Hong Kong
Dự luật đã được rút vào tháng 9 nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục và hiện đang kêu gọi dân chủ toàn diện và một cuộc điều tra về hành vi của cảnh sát.
Đụng độ giữa cảnh sát và các nhà hoạt động trở nên ngày càng dữ dội và vào tháng 10, Hong Kong đã cấm các loại mặt nạ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50385220

Người biểu tình đập phá

khu vực trung tâm quận tài chính của Hồng Kông

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm Thứ Ba (12/11), một đám đông xuất hiện ở trung tâm tài chính Hồng Kông, vài giờ sau khi cảnh sát bắn hơi cay vào khuôn viên trường đại học và tình trạng gián đoạn giao thông trên toàn đảo khiến người dân phẫn nộ.
Theo Reuters, hơn 1,000 người biểu tình, nhiều người mặc quần áo công sở và đeo mặt nạ, tập trung tại khu thương mại trung tâm trong ngày thứ hai, chặn những con đường bên dưới một số tòa nhà chọc trời cao nhất thành phố và khu bất động sản đắt giá nhất. Một số người nấp sau những chiếc ô dù khi cảnh sát chống bạo động đứng chờ lệnh. Những người khác hô vang các khẩu hiệu đòi quyền dân chủ, bầu cử phổ quát, và một cuộc thăm dò độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát, cùng các yêu cầu khác.
Vào hôm thứ Hai (11/11), cảnh sát bắn hơi cay tại khu Central (Trung Hoàn), nơi một số người biểu tình cũng chặn các con đường hẹp dẫn đến các ngân hàng, trung tâm mua sắm và cửa hàng trang sức thương hiệu hàng đầu, hầu hết các tòa nhà này đều đóng cửa.
Vào hôm Thứ Ba (12/11), khung cảnh hỗn loạn diễn ra khi mọi người đổ về các ga tàu điện ngầm và kéo ra ngoài, sau đó làm tắc nghẽn lối đi khi họ xếp hàng chờ xe buýt hoặc các phương tiện vận chuyển thay thế sau khi một số dịch vụ xe điện ngầm bị đình chỉ. Một số con đường bị đóng cửa vào buổi sáng với tình trạng kẹt xe gia tăng trong giờ cao điểm, một ngày sau một số vụ bạo lực nghiêm trọng nhất làm chấn động thuộc địa cũ của Anh Quốc. Một người biểu tình bị cảnh sát bắn, và một người đàn ông bị thiêu cháy vào hôm thứ Hai (11/11). (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-dap-pha-khu-vuc-trung-tam-quan-tai-chinh-cua-hong-kong/

Cảnh sát: Bạo lực đẩy Hong Kong

tới gần ‘bờ vực sụp đổ hoàn toàn’

Hôm 12/11, Cảnh sát Hong Kong bắn hơi cay tại khu tài chính trung tâm, ở khu cảng Mong Kok và tại các trường đại học để đối phó với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ mà họ nói đang khiến thành phố này lâm vào “bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn,” theo Reuters
Cuộc đụng độ diễn ra một ngày sau khi cảnh sát bắn một người biểu tình ở cự ly gần và một người đàn ông bị đổ xăng lên người và châm lửa đốt.
Một đám đông gồm hơn 1.000 người biểu tình, nhiều người mặc quần áo công sở và đeo mặt nạ, tập trung tại khu vực Trung tâm vào giờ ăn trưa trong ngày thứ nhì.
Sau khi họ giải tán, cảnh sát đã bắn hơi cay vào những người biểu tình còn lại trên phố Pedder. Cảnh sát đã bắt giữ hơn một chục người.
“Xã hội của chúng ta đã bị đẩy đến bờ vực của sự đổ vỡ hoàn toàn,” một phát ngôn viên cảnh sát tại một cuộc họp báo.
Ông cho biết, những “kẻ bạo loạn” đeo mặt nạ, đã thực hiện các hành vi “bạo lực,” như ném rác, xe đạp và các mảnh vụn khác vào đường ray tàu điện ngầm và đường dây điện trên cao, làm tê liệt hệ thống giao thông.
Ông nói rằng người đàn ông bị phóng hỏa hôm 11/11 vẫn đang trong tình trạng nguy kịch và hiện cảnh sát đang tìm thông tin người chịu trách nhiệm.
Cảnh sát cũng bắn hơi cay vào Đại học City University ở Kowlon, bên dưới núi Lion Rock, và tại Đại học Chinese University ở phía bên kia ngọn núi, nơi những người biểu tình ném bom xăng và gạch vào cảnh sát.
Nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam cho biết những người biểu tình đã “vô cùng ích kỷ” và hy vọng rằng các trường đại học và trường học sẽ thúc giục sinh viên không tham gia vào các cuộc biểu tình.
Cảnh sát cho biết hơn 260 người đã bị bắt hôm 11/11, nâng tổng số bị bắt lên hơn 3.000 kể từ khi các cuộc biểu tình leo thang vào tháng 6. Các trường học và trường đại học cho biết họ sẽ lại phải đóng vào ngày 12/11.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-bao-luc-day-hong-toi-gan-bo-bo-vuv-sup-do-hoan-toan/5162610.html

Khủng hoảng Hồng Kông:

Phải chăng đã tới điểm không thể đảo ngược ?

Tú Anh
Một sinh viên Hồng Kông thiệt mạng, một thanh niên bị cảnh sát bắn trọng thương, một người ủng hộ Trung Quốc bị người biểu tình châm xăng đốt, cửa hàng Trung Quốc bị đập phá, truyền thông Bắc Kinh lại nói đến can thiệp quân sự trong khi Giáo hội Công Giáo lo ngại xung đột leo thang và có thêm nạn nhân mới nếu chính quyền không nhượng bộ.
Từ thứ Sáu tuần trước, sau cái chết của sinh viên Alex Chow vì thương tích nặng trong bối cảnh xung đột với cảnh sát, bạo lực tại Hồng Kông gia tăng một cách đáng ngại.
Trong tang lễ cũng như trong khuôn viên trường đại học của Alex Chow, xuất hiện những khẩu hiệu đòi trả thù. Hệ quả là lần đầu tiên từ khi phong trào chống dẫn độ biến thành việc chống Bắc Kinh chà đạp nguyên tắc « một nước hai chế độ », xảy ra nhiều vụ sinh viên Hoa lục bị sinh viên Hồng Kông hăm dọa.Theo AFP, căng thẳng được thấy rõ tại phần đông các trường đại học vào sáng thứ Ba. Trên những con đường dẫn về các trường đại học đều có người biểu tình chiếm lĩnh hoặc có các chướng ngại vật do các nhóm trẻ đeo mặt nạ hay khẩu trang dựng lên. Trường Bách Khoa náo loạn khi cảnh sát xông vào tìm bắt một nữ sinh viên tranh đấu. Vì lo sợ bị trả thù, nhiều sinh viên Hoa lục đã về nước cho dù mới tựu trường.
Trong lúc đó, nhiều khu phố của Hồng Kông bị tê liệt vì hàng loạt hoạt động « xung kích ». Hệ thống chuyên chở công cộng gần như bị ngưng trệ trong ba ngày liên tiếp.
Sự kiện làm cho dân Hồng Kông tức giận nhất là vừa xong tang lễ Alex Chow, vào sáng thứ Hai đã xảy ra vụ cảnh sát rút súng bắn vào bụng một thanh niên biểu tình 21 tuổi. Đoạn băng video đã thúc đẩy đông đảo dân Hồng Kông xuống đường phản kháng. Một phụ nữ chia sẻ với RFI : « Phải chăng Trung Quốc muốn tái diễn cuộc thảm sát Thiên An Môn ? ».
Vài giờ sau, một đoạn băng khác cho thấy một người đàn ông ủng hộ Bắc Kinh, sau một cuộc cãi vã, bị châm xăng đốt thành đuốc. Người bị bắn và người bị đốt đều đang được chăm sóc trong tình trạng hiểm nghèo.
Hôm nay, từng nhóm thanh niên đeo khẩu trang lại tiếp tục tấn công hàng quán do người Trung Quốc làm chủ, lập chướng ngại vật cản trở lưu thông trên đường phố và đường sắt. Tại khu Trung Hoàn, nơi tập trung các công ty quốc tế và cửa hiệu sang trọng, vào giờ nghỉ trưa, hàng ngàn nhân viên tham gia một cuộc « mít-tinh » đột phát với khẩu hiệu kêu gọi « Đấu tranh cho Tự Do, Ủng hộ Hồng Kông ».
Tình hình Hồng Kông đi về đâu ?
Trước bầu không khí bạo lực này, các cường quốc Tây phương yêu cầu đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga « thỏa hiệp » với phong trào dân chủ. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ lên án « bạo lực ở cả hai phía ». Bộ Ngoại Giao Anh kêu gọi hai bên « đối thoại ».
Tuy nhiên, Bắc Kinh, cũng như chính quyền đặc khu dường như vẫn từ chối nhượng bộ chính trị. Hôm thứ Hai, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khuyến cáo phe biểu tình « đừng mơ tưởng » có thể làm thay đổi chính trị.
Tại Bắc Kinh, hai tờ báo phản ảnh quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc đe dọa dùng biện pháp mạnh. Bài xã luận của Nhân Dân Nhật Báo cho là « cảnh sát Hồng Kông hành động chừng mực còn thẩm phán thì quá rộng lượng ». Theo xu hướng này, Hoàn Cầu Thời Báo kêu gọi cảnh sát Hồng Kông « cần cứng rắn hơn » và có thể tin cậy vào « sự tiếp tay của lực lượng võ trang của Trung Quốc đóng tại Hồng Kông ».
Máu sẽ đổ thêm ?
Giáo hội Công Giáo Hông Kông, luôn hậu thuẫn dân chủ và nhân quyền, kêu gọi chính quyền lắng nghe yêu sách của phong trào dân chủ và làm sáng tỏ cái chết của Alex Chow. Trong một bài giảng, phụ tá tổng giám mục Joseph Hạ Chí Thành cảnh báo: « Trong một xã hội văn minh, không một người có lương tâm nào chấp nhận một nghi án như thế. Nếu sự thật không được phơi bày, tình hình Hồng Kông sẽ suy thoái thêm và sẽ có thêm nạn nhân trong tương lai ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191112-khung-hoang-hong-kong-phai-chang-toi-diem-khong-the-dao-nguoc

Tại sao TQ muốn ông Trump tái đắc cử?

Ông Long Yongtu, cựu Thứ trưởng ngoại thương và một nhà đàm phán trong cuộc thương lượng kéo dài 15 năm của Trung Quốc để gia nhập WTO, đã có những phát biểu về Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong cuộc hội thảo đầu tư của Credit Suisse Trung Quốc, ông Long cho biết Bắc Kinh sẽ sẵn sàng chào đón ông Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử năm 2020 – SCMP đưa tin.
“Ông Trump nói về các lợi ích vật chất, không phải chính trị. Một đối phương như vậy là lựa chọn tốt nhất trong các cuộc thương lượng”, ông Long, người hiện đang đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu về Trung Quốc và Toàn cầu hóa tại Bắc Kinh cho biết.
Cựu quan chức chính phủ này cho rằng ông Trump rất “dễ đọc”, không giống như những người tiền nhiệm của ông. Ông Long nói, ông Trump không muốn chiến đấu với Bắc Kinh về các vấn đề địa chính trị nóng như Hong Kong hay Đài Loan, những vấn đề được Bắc Kinh rất coi trọng.
“Ông ấy làm cho quy trình đưa ra quyết định của Mỹ rất hiệu quả và minh bạch, bởi vì cơ bản là ông ấy có sao nói vậy… Chúng tôi không cần phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu xem người Mỹ thực sự muốn gì, hay đi tìm những suy nghĩ thực sự của đối phương trong bóng tối nữa, như chúng tôi từng phải làm”, ông Long cho biết.
Bình luận về cuộc thương chiến đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, ông nói nó nằm trong “chiến lược bảo hộ toàn cầu của ông Trump”. Ông Long chỉ ra rằng, chính phủ của ông Trump đã rút Mỹ ra khỏi các hiệp ước quốc tế quan trọng như Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời áp thuế lên các đối tác thương mại đến từ Liên minh Châu Âu, cũng như Canada và Mexico.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31425-tai-sao-tq-muon-ong-trump-tai-dac-cu.html

TQ tiếp tục gia tăng

cài cắm ‘đường lưỡi bò’ trên quy mô toàn cầu

Chuyên gia cảnh báo nỗ lực của Bắc Kinh trong việc cài cắm đường lưỡi bò cũng như yêu sách về Biển Đông sẽ chỉ tăng lên trên quy mô toàn cầu.
Liên tục thời gian qua, dư luận hết sức bức xúc trước việc hàng loạt các mặt hàng, ấn phẩm từ sách, bản đồ, phim ảnh, ứng dụng điều hướng trên ô tô… bị Trung Quốc cài cắm “đường lưỡi bò” (đường chín đoạn hay đường chữ U). Đây là thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của Trung Quốc để tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, sai trái về Biển Đông.
Nhận định về chiến dịch tuyên truyền này của Trung Quốc, chuyên gia Adam Ni, nhà nghiên cứu về chính sách an ninh và đối ngoại Trung Quốc tại Trường Đại học Quốc gia Australia cho rằng chính phủ Trung Quốc luôn đưa ra các tuyên bố chủ quyền theo cách mà Bắc Kinh cho là có thể chấp nhận được, bao gồm các vấn đề liên quan tới việc cài cắm đường lưỡi bò vào các loại hàng hóa, dịch vụ và các sản phẩm kỹ thuật số.
“Đây không phải là điều gì đó mới mẻ. Đó là điều mà Bắc Kinh luôn muốn thúc đấy vì theo quan điểm của họ, tất cả phải truyền đi cùng một thông điệp, kể cả khi đó là một chiếc áo phông hay tấm bản đồ trong một bộ phim”, ông Ni khẳng định.
Theo ông Ni, sự khăng khăng của Bắc Kinh đối với đường chín đoạn cũng tương tự cách Bắc Kinh yêu cầu các công ty, tổ chức không được phép coi Đài Loan là phần lãnh thổ tách biệt với Trung Quốc.
“Có một mô hình trong hành vi của Trung Quốc. Trong trường hợp đường lưỡi bò và yêu sách của Trung Quốc ở vấn đề Biển Đông, việc tuyên truyền sẽ trở thành trọng tâm trong chiến lược của Bắc Kinh. Họ sẽ cố truyền đi một thông điệp sai lệch thông qua các sản phẩm và dịch vụ giải trí”, chuyên gia phân tích.
Chuyên gia này nhấn mạnh những gì mà thế giới cần nhận ra là Bắc Kinh đang từng bước thực thi chiến lược của mình hay thậm chí còn đi xa tới mức áp đặt trừng phạt đối với các công ty không tuân thủ.
Thông thường, vì sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và tầm quan trọng của thị trường đại chúng đối với công ty nước ngoài, các công ty này sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với các đòi hỏi của Bắc Kinh. Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc sẽ tận dụng chủ nghĩa dân tộc để gây áp lực với các công ty này.
“Cũng cần phải nhấn mạnh rằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc đang hỗ trợ cho việc lôi kéo các công ty nước ngoài thuận theo quan điểm của Bắc Kinh về Biển Đông và các vấn đề khác mà Trung Quốc theo đuổi quan điểm khác biệt với các nước khác.
Tôi nghĩ rằng nỗ lực của Bắc Kinh trong việc cài cắm quan điểm của họ sẽ chỉ tăng lên trên quy mô toàn cầu khi mà họ đang gia tăng ảnh hưởng và đặt dấu chân ở khắp nơi trên thế giới. Đồng thời chúng ta cũng thấy rõ ràng rằng các hoạt động sẽ ít được chấp nhận trên phạm vi quốc tế”, ông Ni nói.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Collin Koh, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (Singapore) nhận định Bắc Kinh tận dụng thực tế họ là công xưởng của thế giới để tìm cách cài cắm các tuyên bố chủ quyền và các yêu sách đối với Biển Đông vào các sản phẩm của họ.
http://biendong.net/bi-n-nong/31423-tq-tiep-tuc-gia-tang-cai-cam-duong-luoi-bo-tren-quy-mo-toan-cau.html

Chiến dịch tạo ảnh hưởng của TQ

bị phản đối từ Singapore đến Thụy Điển

Những chiến dịch thông tin và gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh đã tác động đến nhiều quốc gia từ Singapore đến Thuỵ Điển, dẫn đến việc các nước này phải tìm cách đối phó.
Mục tiêu gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc
Những nghi ngờ về việc Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống tại Mỹ và tại châu Âu là dấu hiệu cho thấy có mối đe doạ về sự ảnh hưởng từ nước ngoài đối với dư luận và hệ thống chính trị trong nước.
Ở một khía cạnh khác, những chiến dịch về thông tin và gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh đã tác động đến nhiều quốc gia từ Singapore đến Thuỵ Điển, dẫn đến việc các nước này phải đưa ra những biện pháp đối phó.
Những chiến dịch của Trung Quốc bao gồm cả những thông điệp ngoại giao công khai thông qua các đơn vị truyền thông, cho đến cả những hoạt động tấn công mạng được các hacker chuyên nghiệp thực hiện.
Tất cả những hoạt động này nằm trong bộ máy tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc, bao gồm quân đội, các cơ quan tình báo, các hoạt động đào tạo nước ngoài và những cơ quan văn hoá.
Mục tiêu gia tăng tầm ảnh hưởng là một hoạt động quan trọng của Trung Quốc, với nhiệm vụ lôi kéo các tài năng về phục vụ đất nước, bao gồm cả những người nước ngoài hoặc người gốc Trung Quốc.
Những sự cải tổ gần đây như thành lập một uỷ ban đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với cộng đồng người Trung Quốc hoặc gốc Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài.
Điều này được thể hiện rõ ở những quốc gia có cộng đồng người Hoa lớn, ví như tại Australia và Canada khiến nhiều người lo ngại rằng một Trung Quốc với sức ảnh hưởng lan rộng đang vi phạm đến quyền lợi trực tiếp của Canada.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy ít hơn 1/3 người dân Canada có cái nhìn thiện cảm đối với Trung Quốc.
Những cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ Bắc Kinh và người ủng hộ HongKong tại Australia đã cho thấy những hình ảnh không phù hợp về xung đột giữa những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc ở nước ngoài.
Ở Thuỵ Điển, việc Sứ quán Trung Quốc thường xuyên đưa ra các thông điệp mang tính tiêu cực đã khiến dư luận nước này không hài lòng với Trung Quốc và buộc chính phủ phải đánh giá lại mối quan hệ song phương.
Trước đó, mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước đã bị đình trệ kể từ năm 2015, khi nhà chức trách Trung Quốc bắt giữ một công dân Thuỵ Điển gốc Trung Quốc, người sở hữu một hiệu sách chuyên bán các ấn phẩm mang tính nhạy cảm chính trị với Trung Quốc.
Vào năm ngoái, 3 người khách du lịch Trung Quốc cho biết họ đã bị cảnh sát Thuỵ Điển đối xử một cách bạo lực sau khi xảy ra tranh cãi về vấn đề đặt phòng ở nơi ở.
Sau khi đến Stockholm, Đại sứ Trung Quốc Gui Congyou đã tiếp tục đưa ra những tuyên bố cáo buộc cảnh sát Thuỵ Điển có hành vi bạo lực với công dân Trung Quốc, bất chấp việc đoạn video ghi lại sự việc cho thấy cảnh sát chỉ đứng ở một bên, trong khi những người Trung Quốc nằm phục ở dưới đất.
Ông Gui sau đó đã thực hiện các bài trả lời phỏng vấn và đưa ra hơn 60 tuyên bố chỉ trích các cam kết của Thuỵ Điển đối với vấn đề nhân quyền, cáo buộc nước này đã có hành vi độc tài, ngạo mạn, phân biệt chủng tộc và bài ngoại.
Các nước tìm cách đối phó
Trước những cáo buộc qua lại, cũng như khảo sát người dân cho thấy hơn 70% không hài lòng với Trung Quốc, Thuỵ Điển từ tháng 2 vừa qua đã công bố sẽ sớm cập nhật chính sách của nước này đối với Trung Quốc.
Trong một báo cáo trước quốc hội vào tháng trước, chính phủ Thuỵ Điển nhận định: “Sự vươn lên của Trung Quốc là một trong những thay đổi lớn nhất ở tầm quốc tế kể từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin”.
Theo đó, bước đi đầu tiên của Stockholm là thiết lập một trung tâm về Trung Quốc nhằm tăng cường sự trao đổi thông tin và hợp tác giữa chính phủ, thúc đẩy các cuộc đối thoại ở tầm quốc gia về Trung Quốc, cũng như cách thức để người Thuỵ Điển có thể bảo vệ tốt hơn lợi ích quốc gia và đối phó trước sự vươn lên của Trung Quốc.
Mối lo ngại về sự can thiệp từ nước ngoài không chỉ gói gọn ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Singapore đặc biệt nhạy cảm trước các chiến dịch của nước ngoài nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng ở nước này, khi vào những năm 80 từng trục xuất một nhân viên sứ quán Mỹ và một nhà nghiên cứu được cho từng làm việc cho Trung Quốc vào năm 2017, với cáo buộc can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ và nghiên cứu chính sách.
Với việc cộng đồng người Hoa chiếm 2/3 dân số Singapore, nước này nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, cũng như sự ảnh hưởng của Malaysia và Ấn Độ đối với những nhóm người thiểu số lớn tại “đảo quốc sư tử”.
Trong bối cảnh này, Singapore đã đầu tư mạnh mẽ vào việc thiết lập các cơ chế và biện pháp nhằm ngăn ngừa các quốc gia nước ngoài gây ảnh hưởng tới dư luận và tạo bất ổn với chính thể đất nước.
Gần đây, Singapore đã thực thi các bước đi nhằm giải quyết các rủi ro từ những chiến dịch tung tin thù địch trên mạng xã hội, và vào tháng trước, một đạo luật bảo hộ về chống thông tin giả mạo và thao túng trực tuyến đã chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, một đạo luật khác nhằm ngăn chặn các chiến dịch gia tăng tầm ảnh hưởng tiêu cực cũng đang được chính phủ Singapore nghiên cứu.
Quá trình phát triển các đạo luật này được thông qua các bài phát biểu chính trị, các buổi điều trần tại quốc hội, tham vấn dư luận và thông qua truyền thông, tất cả đều nhằm mục đích nâng cao nhận thức của xã hội.
Trong thời điểm Singapore sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào những tháng tới, đây được cho là bước đi cần thiết nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng từ bên ngoài vào tình hình đất nước.
Các chiến dịch gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc mang lại những điều tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Áp lực của Trung Quốc đối với các hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, bao gồm các hãng hàng không, khách sạn, các công ty sản xuất tiêu dùng, thậm chí là cả Hiệp hội Bóng rổ Nhà nghề Mỹ, có thể đã thành công trong việc khiến các công ty này kiểm soát ý kiến người lao động, nhưng sẽ không ngăn cản được quan điểm của chính phủ các nước và xã hội về Trung Quốc.
Ngược lại, chính điều này đang buộc các quốc gia phải xem lại mối quan hệ với Trung Quốc, và cụ thể hơn là phân tích mục đích của chính quyền Bắc Kinh cũng như xác định các giá trị đang bị Trung Quốc thách thức.
Những phản ứng này được kì vọng sẽ khiến Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận chính sách đối ngoại một cách hoà hoãn hơn.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31436-chien-dich-tao-anh-huong-cua-tq-bi-phan-doi-tu-singapore-den-thuy-dien.html

Sau Việt Nam, Thái Lan cũng mua

máy bay không người lái trang bị cho hải quân

Hải quân Hoàng gia Thái Lan cho biết Chính phủ nước này đã thông qua kế hoạch mua 2 máy bay không người lái (UAV) Camcopter S-100 của Tập đoàn Schiebel của Australia để trang bị cho hải quân.
Theo thông tin trên, Camcopter S-100 là hệ thống UAV cất cánh thẳng đứng đầu tiên của Hải quân Thái Lan. Loại máy bay này công ty Scheibel phát triển trong giai đoạn từ năm 2003 – 2005. Máy bay gian bay liên tục là 6 giờ, trọng lượng cất cánh tối đa 200 kg. Loại máy bay này đạt tốc độ bay tối đa là 220 km/h, trần bay 5.500m. Máy bay được trang bị động cơ Diamond đạt công suất 55 mã lực và có thể mang cùng nhiều thiết bị cảm biến như cảm biến quang-điện tử, hồng ngoại và có thể lắp đèn chiếu, loa phát thanh, radar khẩu độ tích hợp.
Giám đốc Văn phòng quản lý mua sắm của Hải quân, Đô đốc Prachachart Sirisawat, hệ thống này sẽ giúp Hải quân cắt giảm chi phí tuần tra vì sẽ không cần triển khai tàu lớn có khả năng chở máy bay trực thăng cho những phi vụ như vậy. UAV này sẽ chủ yếu đóng tại các căn cứ của Hải quân ở cả Vịnh Thái Lan và Biển Andaman. Ngoài ra, với khả năng bay liên tục trong 6 tiếng, Camcopter S-100 rất phù hợp với các cuộc tuần tra an ninh trên các vùng biển Đông Nam Á. Camcopter S-100 không cần phải có chỗ chuẩn bị sẵn để cất và hạ cánh, đồng thời có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt với tầm bay lên tới 200km
Theo tờ Bangkok Post, các máy bay Camcopter S-100 này sẽ được triển khai vào năm 2020 tại tỉnh Nakhon Si Thammarat và trên tàu chiến của hải quân để thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, do thám và giám sát ở trên bộ và trên biển, cứu hộ khẩn cấp. Giá trị hợp đồng trên vào khoảng 600 triệu baht (hơn 19,8 triệu USD).
Trước Thái Lan, Việt Nam đã mua 6 UAV ScanEagle doCông ty Insitu trực thuộc tập đoàn Boeing sản xuất. Đây là chiếc UAV với thiết kế không đuôi, có sải cánh xuôi 3,1 m với đầu cánh được bẻ cong lên phái trên. Hầu như tất cả các mép sau của cánh đều được cơ giới hóa. Thân máy bay tương đối nhỏ (chiều dài khoảng 1,4 m) chứa một động cơ piston công suất 1,5 mã lực. UAV ScanEagle có trọng lượng cất cánh tối đa không quá 20 kg. Với kích thước, trọng lượng và cấu trúc khí động học như vậy, UAV ScanEagle có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong thời gian dài. Nó có khả năng bay với vận tốc lên đến 130 km/h và đạt được độ cao 4.900 m. Động cơ có tính kinh tế cao và thùng nhiên liệu có thể tích tương đối lớn cho phép máy bay có thể thực hiện các chuyến bay kéo dài trong thời gian hơn 20 giờ.
Hợp đồng bán 6 máy bay ScanEagle trị giá 9,7 triệu USD cho Việt Nam sẽ do Công ty Insitu trực thuộc tập đoàn Boeing chế tạo. Hợp đồng cũng bao gồm cung cấp linh kiện phụ tùng, huấn luyện và cử chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Hợp đồng nằm trong chương trình Bán trang bị quân sự cho nước ngoài, có tổng trị giá 9,7 triệu USD và dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2022. Giám đốc tiếp thị quốc phòng khu vực Đông Nam Á của tập đoàn Boeing Yeong Tae Pak cho biết, những chiếc ScanEagle sẽ được bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam. ScanEagle là sản phẩm ở phân khúc thấp nhưng rất hiệu quả trong việc tăng cường năng lực giám sát và chia sẻ thông tin. Giới chuyên gia đánh giá đây là một trong những hợp đồng quân sự đáng kể nhất giữa Việt Nam và Mỹ trong nhiều năm qua. Số UAV bán cho Việt Nam nằm trong 34 chiếc ScanEagle được công ty Insitu chế tạo trong đợt này, trong đó 12 chiếc bán cho Malaysia, 8 chiếc cho Indonesia và 8 chiếc cho Philippines.
Loại UAV này được đánh giá là rất phù hợp với nhiệm tuần tra, trinh sát không chỉ trên bộ mà cả trên biển. Việc triển khai trên tàu biển cũng rất dễ dàng nhờ việc UAV cất cánh bằng hệ thống phóng gọi là SuperWedge và thu hồi bằng hệ thống lưới Skyhook. Nếu mua thành công UAV ScanEagle, nhiều khả năng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ triển khai nó trên các tàu tuần duyên cỡ lớn như CSB 8020, hoặc 4 tàu tuần duyên kiểu DN-2000 có sân đỗ trực thăng thuận tiện cho việc triển khai – thu hồi UAV.
http://biendong.net/bien-dong/31445-sau-viet-nam-thai-lan-cung-mua-may-bay-khong-nguoi-lai-trang-bi-cho-hai-quan.html

Vì sao Ấn Độ rút lui khỏi RCEP, “nhường sân” cho TQ?

Ấn Độ đứng ngoài RCEP sẽ làm cho nhóm này thiếu đi một đối trọng cần thiết đối với Trung Quốc.
Lo ngại thị trường Ấn Độ sẽ ngập tràn hàng Trung Quốc
Tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 3 ngày 4/11/2019 tại Bangkok, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chính thức tuyên bố Ấn Độ rút khỏi đàm phán RCEP, trong khi 15 nước khác tham gia RCEP ra một tuyên bố đã kết thúc đàm phán và sẽ ký kết RCEP vào năm tới.
Đàm phán RCEP bắt đầu từ 2012 và đã diễn ra 29 vòng đàm phán chính thức. Đây là cuộc đàm phán thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đã có FTA với ASEAN, bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Do vậy, RCEP về cơ bản là một thỏa thuận nhằm hài hòa các FTA hiện có trong khu vực và tập trung vào các cuộc đàm phán giữa 6 nước Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, trong đó đáng chú ý nhất là cuộc đàm phán giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Đàm phán RCEP hứa hẹn nhiều lợi ích cho các nước tham gia trong đó có Ấn Độ bởi 16 nước RCEP chiếm tới 25% GDP, 30% kim ngạch thương mại và 26% FDI toàn cầu. Nếu thành công, RCEP sẽ mở cửa một thị trường khổng lồ 3,4 tỷ người, chiếm đến 50% dân số thế giới. Do vậy, rút khỏi RCEP là một quyết định khó khăn đối với Ấn Độ.
Trước khi lên đường sang Bangkok, Thủ tướng Ấn Độ đã tổ chức họp nội các để quyết định về lập trường cuối cùng của Ấn Độ. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal vẫn khẳng định Ấn Độ không thể đứng ngoài cuộc chơi trong một thế giới toàn cầu hóa, và Ấn Độ không thể ngừng hợp tác và giao thương với các nước. Nếu Ấn Độ đứng ngoài RCEP, Ấn Độ sẽ bị cô lập khỏi khối thương mại lớn này.
Mặc dầu vậy, quyết định rút khỏi RCEP đã được đưa ra trước sự ngạc nhiên và thất vọng của các nước khác và có lẽ của cả một số người ngay tại Ấn Độ theo chủ trương tự do hóa thương mại.
Thấy gì từ giải thích của ông Modi?
Các giải thích của ông Modi tại Hội nghị cho thấy các tính toán đối nội đóng vai trò chủ yếu trong quyết định rút lui của ông. Ông nói rõ ông buộc phải đi đến quyết định này nhằm bảo vệ công nhân và nông dân Ấn Độ.
Thực tế, ông đứng trước một áp lực rất lớn của một làn sóng phản đối RCEP trong nội bộ Ấn Độ. Nhiều ngành công nghiệp đã lớn tiếng chống lại việc Ấn Độ tham gia RCEP. Ngành dệt may cho rằng RCEP ảnh hưởng tiêu cực tới các công ty dệt may trong nước vốn đã khó khăn. Ngành thép cũng lo ngại nhập khẩu thép Trung Quốc sẽ tăng quá mức, gây hại cho thị trường trong nước. Hiệp hội sản xuất ô tô Ấn Độ cho rằng RCEP sẽ cho phép hàng Trung Quốc tiếp cận dễ dàng vào Ấn Độ, làm mất việc làm, và làm tổn hại đến chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ”. Hiệp hội Những người Trồng trọt phía Nam Ấn Độ, nói rằng RCEP sẽ khiến ngành trồng trọt vốn đang suy thoái trở nên tồi tệ hơn.
Hơn một chục tổ chức công đoàn Ấn Độ đã lên tiếng phản đối RCEP. Chủ tịch Đảng Quốc đại Ấn Độ Rahul Gandhi đã đăng tải một dòng tweet rằng nếu tham gia RCEP “Ấn Độ sẽ tràn ngập hàng hóa giá rẻ, dẫn đến hàng triệu việc làm bị mất.” Theo một nghiên cứu của Swadeshi Jagaran Manch, RCEP có thể khiến cho 50 triệu lao động nông thôn mất việc làm.
Các lo ngại trên đây không phải là không có cơ sở. Với việc hầu hết thuế quan bị cắt giảm hoặc xóa bỏ, trong bối cảnh Ấn Độ đang có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, thị trường Ấn Độ có thể bị ngập tràn bởi hàng hóa Trung Quốc. Trên thực tế, thâm hụt thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã lên tới mức 58 tỷ USD vào năm 2018. Con số này có thể sẽ gia tăng nhanh chóng nếu Ấn Độ tham gia vào RCEP. Một báo cáo của cơ quan thương mại Ấn Độ cho thấy sau khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc đi vào thực thi năm 2010, thương mại hàng hóa của các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Singapore với Trung Quốc chuyển từ thặng dư 53 tỷ USD thành thâm hụt 54 tỷ USD trong năm 2016.
Do đó báo cáo này đề nghị: “Đám phán RCEP, đặc biệt là đàm phán với Trung Quốc, cần phải được suy xét thận trọng. Ngành công nghiệp Ấn Độ sẽ bất lợi nếu Ấn Độ đồng ý một lộ trình cắt giảm thuế quan đặc biệt cho Trung Quốc”.
Vì lí do trên, khi đàm phán RCEP, Ấn Độ đã đề xuất lập một cơ chế tự động nâng thuế nếu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vượt ngưỡng số lượng nhất định. Ấn Độ cũng muốn một cơ chế để dịch vụ của Ấn Độ được tiếp cận thị thường RCEP. Trong quá trình đàm phán RCEP, Ấn Độ cũng đã đưa ra những nhượng bộ, bao gồm cả việc gỡ bỏ các biện pháp bảo vệ trong một số lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến phút cuối cùng của cuộc đàm phán, Trung Quốc vẫn không nhân nhượng trước các đòi hỏi trên đây của Ấn Độ.
Bước lùi của RCEP
Sự rút lui của Ấn Độ được coi là một bước lùi lớn của RCEP vì Ấn Độ là một nền kinh tế lớn đang phát triển nhanh và cũng là đối tác chiến lược của nhiều nước ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không nghĩ như vậy. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành tuyên bố “Sẽ không có vấn đề gì đối với 15 quốc gia để ký kết RCEP (không có Ấn Độ) vào năm tới “.
Tại sao Trung Quốc biết rõ nếu không có Ấn Độ, RCEP sẽ giảm ý nghĩa một cách đáng kể về mặt thị trường, nhưng Trung Quốc vẫn hối thúc việc sớm ký RCEP không có Ấn Độ? Giải thích cho điều này chỉ có thể là: không có Ấn Độ, Trung Quốc sẽ dễ dàng thống trị khu vực hơn.
Ngoài ra, Trung Quốc muốn đẩy nhanh đàm phán RCEP nhằm tìm lối thoát khi phải đối mặt với tăng trưởng chậm lại từ cuộc chiến thương mại với Mỹ và tạo thế tốt hơn cho Trung Quốc trong đàm phán thương mại mới Mỹ.
Trái với những tính toán của Trung Quốc, các nước trong khu vực lo ngại Ấn Độ đứng ngoài RCEP một cấu trúc kinh tế quan trọng đang định hình trong khu vực là điều không có lợi cho cả khu vực. Ấn Độ đứng ngoài RCEP sẽ làm cho nhóm này thiếu đi một đối trọng cần thiết đối với Trung Quốc.
Do vây, khối Đông Nam Á cũng như Nhật và Australia vẫn kiên nhẫn chờ đợi và cho cơ hội để Ấn Độ tham gia vì họ không muốn một khu vực thương mại mới bị Trung Quốc thống trị. Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn Ấn Độ sẽ quay trở lại với RCEP để cân bằng với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.
Đối với Ấn Độ, đây rõ ràng là một điều bất lợi khi mà Ấn Độ đứng ngoài cả hai khối thương mại – vốn được cho là sẽ xác định tương lai của toàn bộ châu Á: RCEP và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Với việc rút lui khỏi RCEP, Ấn Độ cũng đánh đi tín hiệu về giới hạn của Ấn Độ trong hội nhâp kinh tế với khu vực và khả năng chấp nhận chủ nghĩa đa phương.
Các nhà quan sát cho rằng, với sự rút lui này Ấn Độ dường như quan tâm hơn tới quan hệ với Mỹ. Những năm gần đây, Mỹ đã nổi lên như một đồng minh quan trọng đối với Ấn Độ cả về mặt kinh tế.
Thủ tướng Modi vừa có chuyến thăm Mỹ tháng 9/2019. Một thỏa thuận thương mại với Mỹ, trong bối cảnh những quan ngại về hàng nhập khẩu Trung Quốc tràn vào thị trường trong nước khiến Ấn Độ rời khỏi RCEP, sẽ nêu bật sự hội tụ ngày càng tăng với Mỹ.
Báo Times of India dẫn lời Bộ trưởng Công thương Ấn Độ Piyush Goyal nói: “Hiện tại, Ấn Độ đang thăm dò các thỏa thuận thương mại với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), nơi ngành công nghiệp và dịch vụ Ấn Độ sẽ có tính cạnh tranh và hưởng lợi từ việc tiếp cận các thị trường phát triển lớn”.
Một nguồn tin chính phủ cũng nói rằng: “Chúng ta cần tính đến một FTA với Mỹ. Chúng ta có thặng dư thương mại với họ”. Tổng thống Trump đã nói bóng gió về điều đó trong một dòng tweet vài tháng trước.
Ấn Độ cũng phải tính tới các giải pháp thay thế khác khi chưa tham gia RCEP. Ấn Độ sẽ phải quan tâm tới FTA với các khu vực Châu Âu, Mỹ và Châu Phi, đồng thời thúc đẩy đàm phán FTA với Australia và khai thác hiệu quả hơn các FTA hiện có với ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Việc Ấn Độ rút khỏi RCEP có thể ảnh hưởng tới lợi ích chiến lược của Ấn Độ tại Đông Nam Á. Để bù lại, Ấn Độ có thể phải gia tăng can dự với Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, kể cả việc tăng cường cơ chế Tứ giác kim cương cũng như vai trò trung tâm của ASEAN.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31426-vi-sao-an-do-rut-lui-khoi-rcep-nhuong-san-cho-tq.html

Thảm họa cháy rừng ở Úc đang đe dọa hàng triệu người

Cư dân ở bờ biển phía Đông nước Úc đang gồng mình đối phó với các trận hỏa hoạn tàn khốc hôm thứ Ba 12/11, trong các điều kiện thời tiết nóng bức và gió lớn dự kiến sẽ thổi bùng thêm những ngọn lửa đang cháy, đe dọa các khu dân cư.
Hàng triệu người tại hai tiểu bang đang sống trong tình trạng khẩn cấp đã được ban hành hôm thứ Hai. Dân cư nhiều khu vực địa phương bị cho là gặp nhiều nguy cơ nhất đã được hối thúc sơ tán, trước khi các điều kiện trở nên tồi tệ hơn.
Ủy viên Cảnh sát vùng nông thôn bang NSW Shane Fitzsimmons nói với các nhà báo:
“Người dân cần phải cảnh giác, theo dõi thông tin và giữ an toàn bản thân, phải hành động theo kế hoạch và những lời khuyên mà chính quyền sẽ liên tục đưa ra trong ngày.”
Cư dân thành phố Sydney, theo bản tin của Reuters, thức dậy để thấy thành phố bị bao trùm bởi khói. Các giới chức đánh giá thành phố lớn nhất nước Úc, sở hữu một hải cảng đẹp tuyệt vời, đang lâm vào
“nguy cơ hỏa hoạn thảm khốc” hôm thứ Ba, giờ địa phương, lần đầu tiên thành phố Sydney nhận được cảnh báo này từ khi các dữ liệu đánh giá nguy cơ hỏa hoạn được đưa ra vào năm 2009.
Cháy rừng là một mối đe dọa thường xuyên tại Úc, mà thời tiết vẫn thường rất khô hạn vào mùa hè. Nhưng sự nghiêm trọng của nguy cơ trải dài trên hai tiểu bang, NSW và Queensland, trong năm nay đã gây ngạc nhiên không ít.
Nhiệt độ lên tới 37 độ C, tức 98,6 Fahrenheit. Hiện có 54 đám cháy trên khắp tiểu bang NSW, 3.000 lính cứu hỏa đã được triển khai, hoặc đang trong tình trạng sẵn sàng. Tại Queensland, tình trạng ít nghiêm trọng hơn, tuy nhiên hiện đang có 22 đám cháy đang hoạt động tại tiểu bang này.
https://www.voatiengviet.com/a/tham-hoa-chay-rung-o-uc-de-doa-hang-trieu-nguoi/5161719.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.