Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 09/11/2019

Saturday, November 9, 2019 7:48:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 09/11/2019

Mike Pompeo:

NATO phải thay đổi hoặc sẽ trở nên lỗi thời

Tin từ BERLIN, Đức – Vào hôm thứ Sáu (8/11), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết NATO phải phát triển và thay đổi, hoặc chấp nhận nguy cơ trở nên lỗi thời, một ngày sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng liên minh này đang suy thoái.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The economist của Anh Quốc, thủ tướng Đức Angela Merkel bác bỏ bình luận của ông Macron là “quá quyết liệt”.
Vào hôm thứ Năm, ông Pompeo cho biết liên minh này có lẽ là một trong những liên minh quan trọng nhất trong lịch sử thế giới cận đại.  Trong một phiên hỏi đáp sau khi phát biểu tại Berlin vào hôm thứ Sáu (8/11), một ngày trước lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, ông Pompeo cho rằng NATO cần phải thay đổi. NATO được thành lập vào năm 1949 để chống lại Liên Xô. NATO chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh tại Luân Đôn vào ngày 4/12. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg muốn đưa ra một hình ảnh đoàn kết, khi sức mạnh quân sự của Trung Cộng đang gia tăng, và Nga đang cố gắng làm suy yếu các nền dân chủ phương Tây thông qua các cuộc tấn công mạng, các chiến dịch thông tin sai lệch và các hoạt động tình báo.
Trong bài phát biểu, ông Pompeo cũng chỉ trích cách Nga đối xử với các kẻ thù chính trị, và tuyên bố rằng Trung Cộng sử dụng các biện pháp tương tự như Cộng hòa Dân chủ Đức cũ để chống lại người dân của họ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mike-pompeo-nato-phai-thay-doi-hoac-se-tro-nen-loi-thoi/

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo

mối nguy hiểm của Nga và Trung Quốc

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cảnh báo về những nguy hiểm do Nga và Trung Quốc gây ra, đồng thời kêu gọi Nato phát triển và đương đầu với “những thách thức của ngày hôm nay”.
Trong chuyến thăm tới Berlin, ông Pompeo nói các phương pháp được Trung Quốc sử dụng để đàn áp người dân của mình là “quen thuộc khủng khiếp” đối với người Đông Đức.
Và ông cáo buộc Nga xâm lăng các nước láng giềng và đè bẹp bất đồng chính kiến.
Pompeo: ‘Mỹ phải thách thức Đảng Cộng sản TQ’
Luận tội Trump: Đảng Dân chủ chuẩn bị bỏ phiếu chính thức
Lãnh đạo Nato khẳng định gắn bó của khối này với Mỹ
Ngày nay, nước Nga – lãnh đạo bởi một cựu sĩ quan KGB từng đóng quân tại thành phố Dresden – đang xâm lăng các nước láng giềng và giết hại các đối thủ chính trịNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
Ông cười nhạo những bình luận từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người gần đây đã nói rằng Nato đã “chết não”.
Nhưng ông Pompeo nói với các phóng viên: “Bảy mươi năm đã qua… Nato cần phát triển và thay đổi. Nó cần phải đương đầu với thực tế của ngày hôm nay và những thách thức của ngày hôm nay.
“Nếu các quốc gia tin rằng họ có thể nhận được lợi ích an ninh mà không cần cung cấp cho Nato các nguồn lực mà khối liên minh này cần, nếu họ không tuân thủ các cam kết của mình, có nguy cơ Nato có thể trở nên không hiệu quả hoặc lỗi thời.”
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thường xuyên cáo buộc các thành viên Nato ở châu Âu đã không chi trả phần chi phí chi tiêu quân sự của họ một cách công bằng và phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ cho quốc phòng của các nước này.
Nato kỷ niệm 70 năm thành lập tại một hội nghị thượng đỉnh ở London vào tháng 12/2019.
Cạnh tranh giá trị
Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra chỉ một ngày tại Berlin trước lễ kỷ niệm 30 năm Bức tường Berlin sụp đổ.
Đề cập đến sự kiện này, ông Pompeo nói “phương Tây – tất cả chúng ta – đã lạc lối trong hậu quả của khoảnh khắc (hay ánh hào quang) đáng tự hào đó”.
Ông nói rằng Hoa Kỳ và các đồng minh nên “bảo vệ những gì đã rất khó nhọc mới giành được… vào năm 1989″ và “công nhận chúng ta đang ở trong một cuộc cạnh tranh của các giá trị với các quốc gia không có tự do”.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang “định hình một tầm nhìn mới về chủ nghĩa độc đoán, độc tàiNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
“Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể chuyển hướng các nguồn lực của mình ra khỏi các liên minh và quân đội của chúng ta. Chúng ta đã sai lầm”, ông nói.
“Ngày nay, nước Nga – lãnh đạo bởi một cựu sĩ quan KGB từng đóng quân tại thành phố Dresden [Tổng thống Vladimir Putin] – đang xâm lăng các nước láng giềng và giết hại các đối thủ chính trị.”
Quan hệ giữa Washington và Moscow tụt dốc sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ nước láng giềng Ukraine vào năm 2014.
Các mối quan hệ càng căng thẳng hơn khi các cơ quan tình báo Hoa Kỳ kết luận rằng Điện Kremlin đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Mặc dù vậy, Tổng thống Trump và Tổng thống Putin dường như có quan điểm tốt về mặt cá nhân.
Hôm thứ Sáu, 08/11/2019, ông Trump nói ông đang xem xét tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Moscow vào tháng Năm 2020, sau lời mời từ nhà lãnh đạo Nga.
Ông Pompeo cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang “định hình một tầm nhìn mới về chủ nghĩa độc đoán, độc tài” và cảnh báo chính phủ Đức không sử dụng gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei để xây dựng mạng dữ liệu thế hệ thứ năm (5G).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã phản ứng giận dữ, cáo buộc ông Pompeo có thành kiến về ý thức hệ và có tư duy Chiến tranh Lạnh.
“Các nỗ lực chia tách người dân Trung Quốc khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc là một sự khiêu khích chống lại toàn bộ người dân Trung Quốc và sẽ thất bại”, ông nói.
Khối Nato “chết não”?
Các nỗ lực chia tách người dân Trung Quốc khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc là một sự khiêu khích chống lại toàn bộ người dân Trung Quốc và sẽ thất bạiCảnh Sảng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Được phỏng vấn bởi báo Economist, Tổng thống Pháp nói ông thấy một cam kết suy yếu đối với liên minh Nato bởi người bảo đảm chính của nó, nước Mỹ.
Ông cảnh báo các thành viên châu Âu rằng họ không còn có thể dựa vào Mỹ để bảo vệ liên minh, vốn được thành lập khi bắt đầu nổ ra Chiến tranh Lạnh, để củng cố an ninh cho khối Tây Âu và Bắc Mỹ.
Ông trích dẫn diễn biến gần đây của Washington trong việc thiếu hay không tham khảo ý kiến của Nato trước khi rút lực lượng ra khỏi miền bắc Syria.
Ông Macron cũng đặt câu hỏi liệu Nato có còn cam kết với một nền quốc phòng tập thể hay không.
Phát biểu hôm thứ Năm, 07/11/2019, Thủ tướng Đức Angela Merkel, một đồng minh chủ chốt, nói bà không đồng ý với “những lời lẽ” của ông Macron.
Phát biểu tại Berlin bên cạnh Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg, người thăm Đức tuần này, bà thừa nhận khối liên minh này có vấn đề, nhưng nói rằng bà không nghĩ rằng “những phán xét như vậy là cần thiết”.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói ông Macron đã đưa ra “một mô tả chính xác về tình trạng hiện tại của Nato”.
“Rất xác đáng. Những lời nói chân thật, và những từ ngữ đi vào bản chất vấn đề”, bà đăng bình luận trên trang Facebook.
Chiến tranh lạnh thứ hai?
Về phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ, đây là một quan điểm, một tiếng kêu được dấy lên, nhưng không phải ai cũng đồng ý, theo Jonathan Marcus, phóng viên quốc phòng của BBC.
Nato đã chết nãoTổng thống Pháp Emmanuel Macron
“Hiện diện ở Berlin để tưởng nhớ kết liễu của của cuộc Chiến tranh Lạnh đầu tiên, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo dường như đã tuyên bố sự bùng nổ của một cuộc Chiến tranh lạnh thứ hai,” phóng viên của chúng tôi bình luận.
“Khi nhấn mạnh một “sự cạnh tranh của các giá trị” giữa “các quốc gia tự do” một bên và bên kia là Nga và Trung Quốc, những lời lẽ của Ngoại trưởng Mỹ là một thông điệp của một cuộc đấu tranh tư tưởng.
“Ông chê bai hoàn toàn ý tưởng Moscow là đối tác của phương Tây. Ông Pompeo rõ ràng đã xem bài phát biểu này như một tiếng kêu đối với phương Tây. Ông dùng một giọng điệu diều hâu nhưng nhiều người sẽ tự hỏi: chính xác thì quan điểm cơ bản của Hoa Kỳ là gì?
“Tổng thống Trump dường như ít đối kháng hơn với Moscow và dường như không chia sẻ khuôn khổ chiến lược mà trong đó vị Ngoại trưởng của chính ông đặt vào trong đó các mối quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh một bên, và phương Tây mé bên kia.
“Rõ ràng là thậm chí nhiều đồng minh của Washington sẽ không chia sẻ đầy đủ quan điểm của ông Pompeo.
“Và Moscow và Bắc Kinh đang mong muốn khai thác những căng thẳng và chia rẽ như vậy,” vẫn theo phóng viên Jonathan Marcus của chúng tôi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50360004

Chính sách của Trump với Trung Quốc -

cái nhìn cập nhật

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí
Điểm chính yếu là cuộc đối đầu từ 16 tháng qua với Trung Quốc sẽ phải đến sớm hay muộn. Thời gian và phương thức đối đầu có thể cần tranh luận, nhưng Mỹ và thế giới không có sự lựa chọn nào khác.
Vấn đề lớn hơn là việc thiết lập một trật tự thế giới mới, trong đó Trung Quốc và thế giới còn lại có thể cùng tồn tại một cách hòa bình và hợp tác cho sự thịnh vượng chung.
Đảng Cộng sản của Trung Quốc, ngoài việc chỉ sử dụng tuyên truyền được cho là để lừa dối người dân Trung Quốc và thế giới, đã không tạo ra được một tầm nhìn cho chuyện đó, và phần còn lại của thế giới cũng thế.
Mỹ-Trung sẽ bỏ thuế quan nếu đạt bất cứ thỏa thuận thương mại nào
Thương chiến Mỹ – Trung: Mỹ dừng áp thuế bổ sung sau hai ngày đàm phán
Trump lạc quan về đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Cách tiếp cận lần đầu nhưng cương quyết của Tổng thống Mỹ Donald Trump – như do “thiên sứ”, có thể đã làm ngày đối đầu đó đến sớm hơn, nhưng tốt hơn là làm điều đó ngay bây giờ thay vì sau này khi một Trung Quốc mạnh mẽ hơn và hiếu chiến hơn sẽ đủ sức áp đặt ý đồ của họ lên trật tự thế giới.
Như vậy, chúng ta cũng cần xem làm thế nào để nước Mỹ hỗ trợ cuộc thương chiến không thể tránh khỏi của Trump đi đến thành công.
Hai vấn đề nổi bật
Sở dĩ hai bên cùng tạm đồng ý “Hưu chiến Giai đoạn I” trong hai tháng tới là để thoả mãn nhu cầu chính trị nội bộ trong ngắn hạn của cả hai ông nguyên thủTS. Phạm Đỗ Chí
Bất chấp những sôi nổi thời sự của việc toàn đảng Dân chủ đang dồn tâm sức vào việc luận tội Tổng thống Trump, trong tuần đầu tháng 11/2019, hy vọng hai bên Mỹ – Trung sẽ thỏa thuận được để chấm
dứt cuộc thương chiến lại thành “headlines” hay hàng tít lớn của báo chí, cũng như đẩy thị trường chứng khoán Mỹ lên các đỉnh cao mới.
Tuy nhiên hai vấn đề nổi bật trong sự kiện này là:
Thứ nhất, cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vẫn cho thấy sự đoàn kết hiếm hoi trong việc ủng hộ lập trường của Mỹ trong cuộc thương chiến kéo dài đó; ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, khó nuôi hy vọng như lúc trước là nếu cố vận động để ông Trump thất cử năm tới, Trung Quốc hy vọng sẽ dễ thở hơn với một Tổng thống Dân chủ;
Và mặc dù ngày 6/11/2019, phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc đã đạt thỏa thuận “trên nguyên tắc” với các viên chức cao cấp Mỹ là sẽ “dỡ bỏ bớt các thuế suất theo từng giai đoạn” đã áp đặt lên xuất khẩu của đôi bên để mong tiến đến “Thỏa Thuận Giai đoạn Một”, để hai nguyên thủ gặp nhau và ký vào cuối tháng Mười Một.
Nhưng ngay lập tức hôm sau, đã có tin sẽ phải hoãn sang tháng Mười Hai, vì chưa biết sẽ chọn họp ở đâu ngoài nước Mỹ, và nhất là vì các chi tiết dỡ bỏ thuế từng giai đoạn còn trong vòng “thảo thuận lại” do chiến thuật đã quen thuộc của phía Trung Quốc.
Nói rõ hơn là Trung Quốc lại muốn Mỹ bỏ thuế quan nhanh hơn và nhiều hơn là đã thỏa thuận hôm trước.
Như người viết bài này đã đề cập nhiều lần trước đây, cuộc thương chiến là cuộc đối đầu toàn diện giữa hai nước, không dễ gì giải quyết bây giờ chỉ bằng các dỡ bỏ thuế quan từng giai đoạn có tính cách nhỏ giọt.
Sở dĩ hai bên cùng tạm đồng ý “Hưu chiến Giai đoạn I” trong hai tháng tới là để thoả mãn nhu cầu chính trị nội bộ trong ngắn hạn của cả hai ông nguyên thủ.
Tổng thống Trump cần một tin tức thành công nóng hổi để cho dân chúng nước Mỹ thấy rõ là ông đang lo các chuyện “đại sự” của đất nước trong khi các thành viên đảng Dân chủ cứ “mải mê đâm sau lưng” ông, hết từ chuyện nước Nga can thiệp vào bầu cử 2016 không có chứng cớ, nay lại đến cú gọi điện thoại vụng về của ông Trump sang Ukraine “nhờ giúp điều tra vụ phạm pháp của cậu quý tử con ông Biden và can thiệp của ông bố lúc làm Phó Tổng thống Mỹ để dẹp yên chuyện này cũng đáng mang ra ánh sáng”.
Còn Chủ tịch Tập cũng muốn kinh tế Trung Quốc đang bị khủng hoảng nặng tạm bớt áp lực của thuế quan Mỹ, và nhờ đó tạm làm lắng đọng các chống đối chính trị nội bộ.
Vì khó giải quyết trong ngắn hạn như vậy, và cũng vì sự ủng hộ của lưỡng đảng Hoa kỳ trong chính sách với Trung Quốc, chúng ta cần nhìn lại nền tảng của chính sách sâu sắc này bởi Tổng thống Trump.
Một trường hợp đặc biệt
Thương chiến Mỹ – Trung, đối đầu Biển Đông và thách thức với TQ? (Phần I)
Thương chiến Mỹ – Trung, đối đầu Biển Đông và thách thức với TQ? (Phần II)
Có đáng học Trung Quốc về kinh tế ban đêm?
Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt về kinh tế và chính trị. Không có đất nước nào có 1,4 tỷ người và lại có tham vọng áp đặt sức mạnh quân sự, kinh tế và văn hóa của mình lên toàn thế giới như vậy.
Sự kết hợp của dân số lớn nhất thế giới, chế độ toàn trị, và khát khao bành trướng chính trị và kinh tế, chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột trên toàn cầu – bằng cớ là những căng thẳng Trung Quốc đang gây ra cho các nước láng giềng ở Biển Đông.
Ngoài nỗ lực tuyên truyền được cho là để lừa dối người dân Trung Quốc và thế giới, Đảng Cộng sản của Trung Quốc không bao giờ nêu rõ tầm nhìn của mình về một Trung Quốc thịnh vượng và vai trò thích hợp trên thế giớiTS. Phạm Đỗ Chí
Lịch sử dạy rằng sức mạnh đoàn kết và thống nhất của đối phương là cách tốt nhất để thuyết phục một quốc gia nhiều cao vọng như vậy cư xử chính đáng.
Nhiều chính quyền Hoa Kỳ khác nhau trước đây đã cố gắng chờ đợi ý định tốt của Trung Quốc, nhưng cách tiếp cận này vô hiệu và chỉ làm Trung Quốc ngày càng mạnh hơn và làm cho ý đồ xâm lấn của họ tăng với thời gian.
Trump là Tổng Thống Hoa kỳ đầu tiên dám thử một cái gì đó khác biệt và hiệu quả hơn.
Cao vọng của Trung Quốc, muốn có vị trí ưu thế, phải được xét trong khuôn khổ rộng của hợp tác quốc tế, với một hệ thống rõ ràng gồm các khuyến khích và chế tài để đặt lại Trung Quốc trong một vị trí thích hợp.
Chế độ toàn trị của Trung Quốc, cộng với xu hướng sẵn sàng chi phối hay mua chuộc, thêm vào sự tham lam của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, nếu không được theo dõi và kiểm soát sẽ dẫn đến sự suy giảm sức mạnh kinh tế Mỹ, tăng tỷ lệ thất nghiệp, và sự biến mất từ từ của lớp trung lưu là nền tảng cho nền dân chủ Hoa kỳ.
Như đang thấy rõ trong thời gian gần đây, các quốc gia láng giềng nhỏ hơn như Việt Nam và Philippines sẽ phải liên tục đấu tranh để duy trì chủ quyền khi phải đương đầu với các cuộc tấn công mạnh mẽ và không ngừng của Trung Quốc về kinh tế, quân sự và xã hội.
Ngoài nỗ lực tuyên truyền được cho là để lừa dối người dân Trung Quốc và thế giới, Đảng Cộng sản của Trung Quốc không bao giờ nêu rõ tầm nhìn của mình về một Trung Quốc thịnh vượng và vai trò thích hợp trên thế giới.
Phần còn lại thế nào?
Trong khi đó, phần còn lại của thế giới cũng không thể xác định vai trò tương lai của Trung Quốc, lại cũng không có một chỉ dấu nào để tin rẳng nước này sẽ hành xử một cách có trách nhiệm.
Đặc biệt, toàn thế giới không chắc chắn về các tiêu chuẩn và biện pháp để đối phó với những sai quấy của Trung Quốc.
Từ thời cố vấn, đưa ra lời khuyên cho Tổng thống Richard Nixon giúp Trung Quốc mở cửa và vùng lên như con hổ dữ sau nhiều thế kỷ bị kìm kẹp, Henry Kissinger đã sai lẩm nghiêm trọng khi tin rằng các vấn đề do Trung Quốc gây ra nên dành cho các thế hệ tương lai đối phó.
Để gánh nặng lại cho các thế hệ tương lai là hoàn toàn vô trách nhiệm. Giới lãnh đạo hiện tại phải cố gắng để xác định một vai trò có trách nhiệm cho Trung Quốc trên thế giới, trước khi nước này đạt tới vị trí có thể áp đặt tham vọng bành trướng của họ.
Cho đến nay đã có nhiều chỉ trích về cách hành sự của Trump, một số công bằng, nhưng đa số không công bằng. Không ký hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP (“Trans Pacific Partnership”), như Trump đã làm, là một quyết định thiếu suy nghĩ trước cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Làm cho chiến tranh thương mại với Trung Quốc trở thành vấn đề song phương là điều sai. Vì không theo một sách lược đa phương, Mỹ đã làm mất nhiều hỗ trợ truyền thống của liên minh Âu Tây.
Tuy nhiên, nhiều lời chỉ trích cũng không công bằng. Thứ nhất, khi cuộc thương chiến bắt đầu, Trump đã cố gắng thương lượng thẳng thắn và nghiêm túc với Trung Quốc như các tiền nhiệm của ông; nhưng không đạt được kết quả nào.
Người ta hay nói thông thường rằng bạn điên nếu bạn tiếp tục làm tương tự và mong đợi một kết quả khác.
Thứ hai, dùng thuế tariffs như là một vũ khí kinh tế đi ngược với lý thuyết phát triển thương mại quốc tế và tăng trưởng toàn cầu, nhưng vẫn tốt hơn so với việc dùng hạn ngạch (quotas) hoặc không làm gì cả với Trung Quốc; đó là nguyên trạng trước khi Trump làm Tổng Thống Mỹ.
Thứ ba, ngoài những lời chỉ trích, không có một gợi ý xây dựng nào về những chính sách khác đối phó với Trung Quốc. Nhiều người nghĩ là cứ để Mỹ đi qua TPP thì tốt hơn.
Cái nhìn cập nhật từ Washington D.C. là lưỡng đảng Hoa kỳ đã nhận ra trách nhiệm chống lại Trung Quốc và đang yêu cầu toàn thế giới hỗ trợ việc nàyTS. Phạm Đỗ Chí
Nhưng nguy cơ lớn là Trung Quốc sẽ phát triển đến một điểm mà TPP cũng không đủ sức chế ngự một Trung Quốc hùng mạnh và hung hăng xâm lấn, như tuyên bố của chính họ về “Giấc Mơ Trung Quốc năm 2025″.
Điểm còn lại là cần hỗ trợ các biện pháp thương chiến của Trump để giảm thiểu tác động lên sự chậm lại của tăng trưởng Mỹ trong năm 2019 hay 2020, hay ngay cả nỗi lo một suy thoái kinh tế sẽ xảy ra sau hơn 10 năm tăng trưởng kéo dài.
Chính sách của Fed, Cục dự trữ Liên bang hay Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, sau khi được nhận là sai lầm trong việc tăng lãi suất thêm lần cuối trong tháng 12/2018, đã không thể tách rời khung cảnh của nền kinh tế chính trị (“political economy setting”) và tự bảo vệ để giữ khoảng cách của nó với cuộc chiến tranh thương mại – như vấn đề của riêng ông Trump.
May mắn tỉnh ngộ ra
May mắn là Fed đã tỉnh ra kịp thời, dù hơi trễ, với ba đợt giảm lãi suất vừa qua.
Fed đã nhận ra là các rủi ro kinh tế và sự bất trắc có thể xảy ra do cuộc thương chiến kéo dài cũng nằm trong trách nhiệm của một Ngân hàng Trung ương.
Hơn nữa, vẫn cần thêm các hành động chung của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa lúc này cho một chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, để giúp giảm bớt nguy cơ suy thoái kinh tế có thể xuất hiện.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Trump đã gây rất nhiều chống đối trong giới truyền thông “dòng chính” và giới này đã tạo nhiều thiên kiến “chống Trump”.
Trump thường tuyên bố không rõ ràng, và giới truyền thông lại diễn dịch nhiều điều ông nói khiến chúng thành ra tệ hại hơn, làm lạc đi xu hướng phán đoán công bình của người dân.
Trong cuộc tấn công lớn này—kể cả kích động gây cảm xúc của các phương tiện truyền thông nhắm vào Trump, không ai nhắm mắt để tĩnh tâm, suy nghĩ thông suốt những gì ông đã và đang làm, và có thể hỗ trợ ông đưa ra ánh sáng công luận vấn đề nghiêm trọng nhất trong chính trị quốc tế lúc này: một vai trò thích hợp cho Trung Quốc trong trật tự thế giới mới.
Qua các chính sách đối đầu của Trump, ta biết được rõ hơn về các suy tính lâu dài của Trung Quốc, cao vọng bành trướng của họ, và nhận ra rằng tầm nhìn của họ không phù hợp với cách thế giới muốn nhìn thấy Trung Quốc.
Cái nhìn cập nhật từ Washington D.C. là lưỡng đảng Hoa kỳ đã nhận ra trách nhiệm chống lại Trung Quốc và đang yêu cầu toàn thế giới hỗ trợ việc này./.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một chuyên gia và nhà tư vấn kinh tế, gửi đến cho BBC News Tiếng Việt từ Florida, Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50346227

Sáng kiến Mỹ cạnh tranh Vành đai, Con đường

Mạng lưới Điểm Xanh được Mỹ giới thiệu chống lại những dự án cơ sở hạ tầng chất lượng thấp, khiến nhiều quốc gia rơi vào bẫy nợ.
Trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp đối trọng với sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc, Washington mới đây công bố sáng kiến Mạng lưới Điểm Xanh nhằm tài trợ cho những dự án cơ sở hạ tầng “bền vững”.
Kế hoạch được đặt tên theo cuốn sách “Hàng rào Điểm Xanh” của nhà khoa học quá cố Carl Sagan và dựa trên bức ảnh Trái Đất được chụp từ tàu thăm dò Voyager 1 ngoài không gian ở khoảng cách 6,4 tỷ km.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp châu Á – Thái Bình Dương 2019 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 4/11. Ảnh: AFP.
Sáng kiến mới do Cơ quan Đầu tư Tư nhân Hải ngoại Mỹ (OPIC), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) cùng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) cùng khởi xướng và dẫn dắt. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross công bố dự án bên lề hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 ở Thái Lan ngày 4/11 .
Một thông báo trên trang web OPIC cho biết mục tiêu ra đời của Mạng lưới Điểm Xanh là nhằm tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, qua đó “thúc đẩy các tiêu chuẩn chất lượng cao, đáng tin cậy về phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu trong một khuôn khổ cởi mở và toàn diện”.
Sáng kiến Mạng lưới Điểm Xanh được cho là lời khẳng định từ chính quyền Tổng thống Donald Trump giúp đập tan những hoài nghi rằng Mỹ đang xa rời khu vực khi mà ông chủ Nhà Trắng chỉ cử cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien tới tham dự hội nghị thường niên của ASEAN, năm thứ hai liên tiếp bỏ qua sự kiện này với lý do vướng lịch trình vận động tranh cử.
“Chúng tôi không có ý định từ bỏ vai trò quân sự và địa chính trị của mình”, Bộ trưởng Ross nói với các phóng viên.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31321-sang-kien-my-canh-tranh-vanh-dai-con-duong.html

Trump nói chưa đồng ý

giảm bớt thuế quan áp lên hàng hóa TQ

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu nói ông vẫn chưa đồng ý giảm bớt thuế quan của Mỹ, điều mà Bắc Kinh tìm kiếm, trong khi hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới tìm cách giải quyết cuộc chiến thương mại kéo dài 16 tháng.
Các quan chức của cả hai nước hôm thứ Năm nói rằng Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí giảm bớt thuế quan đối với hàng hóa của nhau trong một thỏa thuận thương mại “giai đoạn một.” Nhưng ý tưởng về việc giảm bớt thuế quan đã vấp phải sự phản đối gay gắt trong chính quyền Trump, Reuters đưa tin.
Những chia rẽ hiển hiện vào ngày thứ Sáu, khi ông Trump – nhiều lần tự xưng là “Tariff Man” – nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng ông chưa đồng ý giảm bớt thuế quan vốn đã được áp dụng.
“Trung Quốc muốn bỏ bớt chứ không phải bỏ hẳn, bởi vì họ biết tôi sẽ không làm điều đó,” ông Trump nói. “Tôi chưa đồng ý bất cứ điều gì cả.”
Ông nói rằng Trung Quốc muốn đạt một thỏa thuận hơn là ông muốn, nói thêm rằng thuế quan của Mỹ đang thu về “hàng tỉ” đôla cho các kho bạc của Mỹ. “Ngay bây giờ tôi rất hài lòng. Chúng ta đang nhận hàng tỉ đôla,” ông nói.
Ông Trump cũng nói rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nếu hoàn tất, sẽ được kí kết tại Mỹ. “Giả sử chúng tôi đạt được thỏa thuận … nó có thể được kí ở Iowa hoặc ở vùng nông nghiệp hoặc nơi nào đó như thế. Nó sẽ được kí tại nước chúng ta,” ông nói.
Bang nông nghiệp Iowa bị ảnh hưởng nặng nề vì thuế quan trả đũa của Trung Quốc nhắm vào đậu nành, thịt heo và các sản phẩm nông nghiệp khác của Mỹ, nhưng có mối liên hệ lâu năm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các chuyên gia trong và ngoài chính phủ Mỹ cảnh báo rằng thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” vẫn có thể sụp đổ, theo Reuters. Các quan chức Mỹ cho biết vẫn còn rất nhiều việc phải làm khi ông Trump loan báo những nét chính của một thỏa thuận tạm thời vào tháng trước, và Bắc Kinh kể từ đó đã phản bác các đòi hỏi của Mỹ về việc mua nông sản số lượng lớn, cùng những vấn đề khác.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-chua-dong-y-giam-bot-thue-quan-ap-len-hang-hoa-trung-quoc/5159312.html

Tàu hải quân Mỹ tiếp tế nhiên liệu, đạn dược

cho khinh hạm Ấn Độ ở Biển Đông

Tàu USNS Richard E. Byrd thuộc hải quân Mỹ mới đây có đợt tiếp tế nhiên liệu, đạn được và thực phẩm cho khinh hạm chống tàu ngầm của Ấn Độ INS Kiltan ở Biển Đông.
Hoạt động trên diễn ra hôm 1.11 và đã được Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thông báo trên website của hạm đội này hôm 5.11. Tàu USNS Richard E. Byrd là một tàu hậu cần tác chiến, hỗ trợ hải quân Mỹ duy trì hiện diện trên toàn cầu. Tàu này cung cấp nhiên liệu, đạn dược, thực phẩm và những hàng khô khác cho các tàu của Mỹ và các đồng minh.
“Có cơ hội làm việc với các đối tác hải quân Ấn Độ mang lại nhiều giá trị. Những cơ hội như thế này cho phép chúng ta nâng cao năng lực phối hợp nhằm duy trì hiệu quả các chiến dịch và tính sẵn sàng đối phó những thách thức trên biển mà chúng ta có thể cùng đối mặt”, Hạm đội Thái Bình Dương nhấn mạnh trong thông báo.
Hoạt động nói trên diễn tra giữa lúc Mỹ và Ấn Độ gia tăng hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Hồi tháng 5, tàu chiến và tàu tuần tra của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Philippines lần đầu tiên tập trận chung ở Biển Đông.
Cũng theo thông báo, hải quân Mỹ thường xuyên hoạt động cùng các đối tác và bạn bè để thúc đẩy an ninh cũng như ổn định ổ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31327-tau-hai-quan-my-tiep-te-nhien-lieu-dan-duoc-cho-khinh-ham-an-do-o-bien-dong.html

Trump yêu cầu Tòa án Tối cao

xem xét lại phán quyết về hồ sơ khai thuế

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định sẽ yêu cầu Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lật ngược một phán quyết yêu cầu công ty kế toán của ông phải giao nộp hồ sơ khai thuế của ông trong tám năm cho các công tố viên ở New York.
Các luật sư của ông Trump và Công tố viên Khu Manhattan Cyrus Vance cho biết hôm thứ Sáu rằng tổng thống dự định sẽ yêu cầu Tòa án Tối cao xem xét lại đến ngày 14 tháng 11 phán quyết ngày thứ Hai vừa rồi về các hồ sơ khai thuế mà tòa án phúc thẩm liên bang ở Manhattan đưa ra.
Phán quyết này cho phép văn phòng của ông Vance thi hành trát buộc công ty kế toán Mazars LLP giao nộp hồ sơ khai thuế của Trump.
Ông Vance, theo Đảng Dân chủ, tìm kiếm những hồ sơ khai thuế của ông Trump như một phần của cuộc điều tra hình sự nhắm vào ông Trump và doanh nghiệp bất động sản của gia đình ông.
Ông Trump đã lập luận rằng ông có quyền miễn trừ đối với các cuộc điều tra hình sự khi còn tại nhiệm.
Dù tòa án phúc thẩm không phán quyết về vấn đề đó, tòa nói rằng điều đó không quan trọng bởi vì ông Vance đang tìm kiếm hồ sơ khai thuế từ Mazars chứ không phải từ chính tổng thống.
Tòa án Tối cao không bắt buộc phải nghe kháng nghị của ông Trump. Nếu có, tòa có thể đưa ra phán quyết trong kì hạn hiện thời của mình, kết thúc vào tháng 6.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-yeu-cau-toa-an-toi-cao-xem-xet-lai-phan-quyet-ve-ho-so-khai-thue/5159267.html

Roger Stone là “người kết nối”

ban vận động tranh cử tổng thống Trump và Wikileaks

Vào hôm Thứ Sáu (8 tháng 11), Steve Bannon, cựu cố vấn hàng đầu của Tổng Thống Trump, cho biết nhóm tranh cử của Tổng Thống xem ông Roger Stone như một “người kết nối” với Wikileaks. Họ đã cố gắng lợi dụng ông Stone để lấy được những thông tin về các email bị rò rỉ của bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016.
Trong một phiên điều trần, cựu Giám đốc điều hành chiến dịch Steve Bannon điều trần trước tòa án liên bang rằng ông Stone từng khoe khoang về mối quan hệ giữa ông và WikiLeaks, cùng người sáng lập trang web này Julian Assange. Vai trò của ông Stone là báo lại cho ông Bannon về các email có thể gây ảnh hưởng đến bà Clinton.
Theo KTLA5, đây là lần đầu tiên một cá nhân có liên quan đến chiến dịch tranh cử của Tổng Thống Trump thừa nhận trước tòa án rằng họ chủ động tìm kiếm tài liệu từ WikiLeaks. WikiLeaks là trang web đã công bố các email mà cơ quan tình báo Hoa Kỳ xác định là do Nga tấn công để gây thiệt hại cho bà Clinton. Ông Stone bị buộc tội khai man với Quốc hội về những nỗ lực của ông nhằm liên lạc với WikiLeaks trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.
Đầu tuần này, một cựu nhân viên Cơ Quan Điều Tra Liên Bang FBI tham gia điều trần về một loạt các cuộc điện thoại giữa ông Stone và Tổng Thống Trump vào năm 2016 – bao gồm ba cuộc gọi vào ngày 14 tháng 7 năm 2016 – ngày mà server của đảng Dân Chủ phải hứng chịu một vụ hack lớn.
Khi rời tòa án, ông Bannon đã phàn nàn về việc các công tố viên và Quốc hội gửi trát tòa, cũng như việc bị phỏng vấn nhiều lần bởi nhóm của công tố viên đặc biệt Robert Mueller trong cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/roger-stone-la-nguoi-ket-noi-ban-van-dong-tranh-cu-tong-thong-trump-va-wikileaks/

Bộ Trưởng Giáo Dục Betsy Devos

xóa nợ học phí cho 1,500 sinh viên

Đối mặt với một vụ kiện liên bang và những chỉ trích ngày càng tăng, Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos vào Thứ Sáu (ngày 8 tháng 11) cho biết bà sẽ xóa nợ cho hơn 1,500 sinh viên theo học hai trường đại học đã đóng cửa năm ngoái.
Trong một tuyên bố, bà DeVos cho biết các sinh viên theo học tại Art Institute of Colorado và the Illinois Institute of Art từ ngày 20 tháng 1 năm 2018 đến cuối năm ngoái sẽ được hủy các khoản vay sinh viên liên bang, đồng thời các sinh viên theo học 24 trường khác thuộc sở hữu của cùng một công ty cũng sẽ được xóa nợ nếu họ ghi danh nhập học sau ngày 29 tháng 6 năm 2018.
Theo KTLA5, quyết định của bà DeVos sẽ bao gồm các trường thuộc sở hữu của công ty Dream Center, một công ty đã phá sản vào năm ngoái và đóng cửa các cơ sở trên toàn quốc, theo sau một số công ty điều hành đại học tương tự đã thất bại trong những năm gần đây.
Bà DeVos đã phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng tăng về cách bà giải quyết các chương trình xóa nợ sinh viên của liên bang. Theo lệnh bà DeVos, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã ngừng giải quyết khiếu nại từ các sinh viên nói rằng họ bị lừa gạt bởi các trường học của họ, khiến hàng chục ngàn người vay trong tình trạng lấp lửng trong lúc họ tìm cách hủy bỏ các khoản vay. Bên cạnh đó, bà DeVos cũng đã chuyển sang thắt chặt các quy tắc về điều kiện để được xóa nợ, gây ra phản ứng dữ dội từ phía đảng Dân Chủ và một loạt các vụ kiện từ các sinh viên và các nhóm vận động vì quyền sinh viên. Sinh viên theo học tại các trường của công ty Dream Center đã kiện bà DeVos vào ngày 22 tháng 10, yêu cầu bà xóa nợ và một vài biện pháp bồi thường khác. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bo-truong-giao-duc-betsy-devos-xoa-no-hoc-phi-cho-1500-sinh-vien/

Cựu tổng thống Brazil được ra tù

Tin từ BRASILIA/CURITIBA, Brazil – Vào hôm thứ Sáu (8/11), cựu Tổng thống cánh tả Luiz Inacio Lula da Silva của Brazil rời khỏi nhà tù, sau khi một thẩm phán ra lệnh phóng thích, khiến thị trường tài chính chấn động, và tái châm ngòi cho các mâu thuẫn chính trị giữa hai cánh tả hữu.
Việc ông được thả dự kiến sẽ gây gia tăng chia rẽ trong một quốc gia từng bầu Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro hồi năm ngoái, trong một cuộc bỏ phiếu mà ông Lula tuyên bố là “bị cướp đoạt” từ Đảng Công Nhân của ông, là đảng cai trị đất nước từ năm 2002 đến 2016.
Các nhà đầu tư bị chấn động bởi viễn cảnh ông Lula trở lại sân khấu chính trị, và đoàn kết lại các phe đối lập chống lại chính phủ ủng hộ nền kinh tế thị trường, mặc dù ông bị cấm tham gia các cuộc bầu cử sắp tới. Vào hôm thứ Sáu (8/11), đồng tiền Brazil và chỉ số chứng khoán Bovespa của Brazil đều giảm 1.8%.
Liên minh thiểu số của Đảng Công Nhân trong Quốc hội có thể giới hạn sự hợp tác đối với đề nghị cải cách kinh tế của chính phủ đương thời. Sự hiện diện của ông Lula có thể củng cố cánh tả của Brazil trước các cuộc bầu cử cấp thành phố vào năm tới. Dù là một diễn giả lôi cuốn và một nhà vận động đáng nể,  nhưng ông Lula lại không đủ điều kiện ứng cử cho đến năm 2025, theo luật Clean Record của Brazil. Dù ông vẫn có thể tham gia chính trường, nhưng việc ra tù của ông đang chờ kháng cáo, và có thể kéo dài trong nhiều năm. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuu-tong-thong-brazil-duoc-ra-tu/

Bolivia: Cảnh sát nổi dậy chống tổng thống Morales

Trọng Nghĩa
Tại Bolivia vào hôm qua, 08/11/2019, nhiều đơn vị cảnh sát đã có dấu hiệu nổi dậy chống lại tổng thống Evo Morales tại nhiều thành phố. Các sự cố nay xẩy ra trong bối cảnh phong trào biểu tình của phe đối lập tiếp diễn, đòi ông Morales phải từ chức sau cuộc bầu cử bị cho là gian lận ngày 20/10.
Tình hình nhìn chung chưa rõ ràng. Trong lúc bộ trưởng Nội Vụ khẳng định rằng cảnh sát không hề nổi dậy, và bộ trưởng Quốc Phòng tuyên bố trước mắt sẽ không điều quân đội đến những nơi có sự cố, tổng thống Morales thì lại lên tiếng tố cáo một cuộc đảo chính.
Thông tín viên RFI, Alice Campaignolle, tường thuật từ La Paz:
“Tình hình đã đảo lộn ở nhiều thành phố lớn tối qua. Tại Santa Cruz, Cochabamba, Tarija và Sucre, nhiều đơn vị cảnh sát đã nổi dậy, quyết định không tuân lệnh tổng thống Evo Morales. Cảnh sát đã giương cao cờ Bolivia và tuyên bố sẽ không trấn áp biểu tình.
Những sự cố ở những nơi đó là một thắng lợi đối với phe đối lập Bolivia, và ở La Paz, hàng ngàn người đã xuống đường và kêu gọi lực lượng an ninh đấu tranh cùng với họ.
Một người phát biểu: “Chúng tôi hy vọng là ở đây cảnh sát cũng sẽ nổi dậy như ở những nơi khác . Ở đây chúng tôi tin tưởng là những gì đang diễn ra là một bước tiến lớn cho cả đất nước Bolivia.”
Đối với người biểu tình, cần phải tranh thủ được lực lượng an ninh ở La Paz, nơi đặt trụ sở chính quyền, với lực lượng an ninh vẫn chưa thay đổi lập trường.
Thế nhưng, bầu không khí đã khác đi tối qua trên đường phố. Không còn những lời thóa mạ cảnh sát như từng nghe thấy mấy hôm trước nữa, mà là những khẩu hiệu hay lời kêu gọi lực lượng cảnh sát quay về với nhân dân.
Trước tình hình đó, tổng thống Bolivia Evo Morales đã họp với lãnh đạo cảnh sát và bộ trưởng Nội Vụ tại phủ tổng thống.
Đối với bộ trưởng Nội Vụ, cảnh sát chỉ bày tỏ nỗi bất bình, chứ không hề nổi loạn. Nhưng trên Twitter, thì tổng thống Morales tố cáo một cuộc đảo chính đang diễn ra.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191109-bolivia-canh-sat-noi-day-chong-tong-thong-morales

Quan sát Cuộc sống Đó đây Hồ sơ Liên Hợp Quốc:

Thương chiến khiến cả Mỹ và TQ “cùng thua”

Thương chiến Mỹ-Trung đang làm tổn hại đến cả 2 nền kinh tế khi xuất khẩu giảm mạnh và giá tiêu dùng tăng cao, Liên Hợp Quốc cho biết ngày 5/11.
Trong một báo cáo mới đây, Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) nhận định các biện pháp đáp trả thuế quan lẫn nhau giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến cả hai chịu tổn thất đáng kể. Cuộc chiến này cũng ảnh hưởng và gây ra nhiều rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
“Cuộc chiến thương mại cùng thua này không chỉ gây tổn hại đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển trong tương lai”, người đứng đầu bộ phận hàng hóa và thương mại quốc tế trong UNCTAD Pamela Coke Hamilton nhận định.
Thương chiến Mỹ – Trung nổ ra từ năm ngoái đã chứng kiến những đòn thuế quan “ăn miếng trả miếng” của 2 nước đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa mỗi bên.
“Thuế quan của Mỹ với Trung Quốc đã làm tổn hại đến nền kinh tế của cả 2 nước”, báo cáo này kết luận.
Nhà kinh tế học Alessandro Nicita thuộc UNCTAD đã nhận định với báo giới tại Geneva rằng trong giai đoạn đầu của cuộc thương chiến, “hầu hết các chi phí thuế quan đều do người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ phải gánh”.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm rằng các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải hạ giá đáng kể các sản phẩm hàng hóa bị đánh thuế như một nỗ lực để duy trì thị phần của họ tại Mỹ.
Mặc dù báo cáo này không đề cập tới tác động của thuế quan Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ song đã nhấn mạnh rằng: Cái giá phải trả cho mỗi bên là tương đương nhau. Người tiêu dùng Trung Quốc phải trả giá cao hơn trong khi các nhà xuất khẩu Mỹ phải chịu tổn thất.
Ngày 5/11, các bài báo trên Wall Street Journal và Financial Times khẳng định các quan chức Mỹ đang cân nhắc đến việc rút lại một số biện pháp thuế quan mà Tổng thống Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc để đạt được thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1″ với Bắc Kinh
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31331-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-lien-hop-quoc-thuong-chien-khien-ca-my-va-tq-cung-thua.html

Chống biến đổi khí hậu: Bài toán nan giải với các nước?

Ngọc Lễ
Mặc dù tham gia vào Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, các nước ký kết đang ở trong đối mặt với ‘bài toán khó’ để thực hiện những cam kết đưa ra và việc thực hiện cam kết là ‘vấn đề lương tâm’ hơn là pháp lý, một chuyên gia về môi trường nhận định.
Trong lúc này, một bản phúc trình của các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới có tên là ‘Sự thật Đằng sau các Cam kết Khí hậu’ vừa được tổ chức ‘Quỹ Sinh thái Phổ quát’ công bố cho thấy phần lớn những cam kết mà các nước đưa ra trong Thỏa thuận Paris về cắt giảm khí thải là ‘không đủ’.
Mục tiêu mà Hiệp định Paris, vốn đã được 197 quốc gia ký kết và 185 nước thông qua, đặt ra là phải giữ mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2 độ C và cố gắng hướng tới không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền phát triển công nghiệp, nếu không, các nhà khoa học cảnh báo, trái đất sẽ tiến đến ngưỡng thảm
họa mà không thể xoay chuyển được. Để đạt nước mục tiêu này, các nhà khoa học khuyến cáo, thế giới cần cắt giảm đến một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030.
Ngoài ra, thỏa thuận này cũng đặt ra mục tiêu các nước giàu đóng góp khoản ngân quỹ 100 tỷ đô la Mỹ mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng tái sinh ít phải thải hơn.
‘Chỉ là lời hứa’
Trao đổi với VOA, Tiến sỹ Mai Thanh Truyết, một nhà nghiên cứu về môi trường từ Houston, bang Texas, Mỹ, cho biết ông nghi ngờ khả năng các nước đạt được cả hai mục tiêu này.
“Qua các kỳ COP (Conference of the Parties – hội nghị của các bên về đối phó với biến đổi khí hậu), tất cả chỉ là lời hứa,” ông Truyết nói. Hội nghị Paris vào cuối năm 2015 đưa ra thỏa thuận được ca ngợi ‘mang tính lịch sử’ là kỳ COP thứ 21.
“COP 21 không có điều khoản là nếu các nước vi phạm thì bị phạt bao nhiêu tiền,” ông nói. “Trong tâm khảm của họ (đại diện các nước) có gì đó lấn cấn do tình trạng riêng của mỗi nước.”
“Thỏa thuận (Paris) được đúc kết trong sự gượng ép,” ông nói thêm.
Khi được hỏi nếu như nhắm không thể nào thực hiện được cam kết thì tại sao các nước không rút ra như Mỹ để khỏi bị ràng buộc, ông Truyết cho rằng ‘đó là lời hứa của lương tâm’.
“Tốc độ hâm nóng thế giới diễn ra ngày càng nhanh. Cộng đồng quốc tế ngày càng thống nhất về việc đó,” ông giải thích.
Ông cũng đặt vấn đề về ‘sự minh bạch của các nước trong thực hiện cam kết’ mặc dù những cam kết này đều có tính ràng buộc, tức là ‘phải thực hiện’.
Ông nhắc lại trường hợp của Ấn Độ trong kỳ COP 21 tại Paris rằng nước này cuối cùng quyết định vẫn ký vào Thỏa thuận Paris nhưng lưu ý thế giới về tình trạng của đất nước họ, bao gồm khả năng tài chính, quy mô dân số và nhu cầu phát triển.
“Ở một đất nước mà hàng trăm triệu người vẫn chưa có điện nước thì vấn đề chống biến đổi khí hậu (vốn tiêu tốn nhiều tỷ đô la) là vấn đề xa xỉ,” ông Truyết nhận định. “Chính vì vậy Ấn Độ không đóng góp đồng nào hết trong số tiền 100 tỷ đô la như mục tiêu đề ra.”
Ông cũng lập luận rằng khác với các nước công nghiệp đã phát triển vốn đã ‘phát thải vô tội vạ khí CO2’ từ một thế kỷ trước để phục vụ cho sự phát triển của họ, các nước mới phát triển gần đây như Ấn Độ và Trung Quốc vẫn cần phát thải CO2 để tiếp tục phát triển. Do đó, mục tiêu cắt giảm CO2 đối với các nước này ‘khó lòng thực hiện được’, ông nói và cho biết ông nghi ngờ cam kết của Ấn Độ là sẽ cắt giảm 35% lượng khí thải của họ so với năm 2005 cho đến năm 2030.
Trong khi đó, với quy mô dân số lên đến 1,4 tỷ dân vốn rất cần tăng trưởng kinh tế thì cam kết của Trung Quốc ‘cũng cần đặt dấu hỏi’, ông Truyết nói.
Trong Thỏa thuận Paris, Trung Quốc đưa ra cam kết là sẽ ‘giảm 60-65% phát thải carbon trên mỗi đơn vị GDP đến năm 2030 so với mức 2005’.
Ông Truyết đồng ý rằng những nước đang phát triển này ‘có quyền phát triển kinh tế’ và giải quyết an sinh cho người dân của họ trước. “Nhu cầu dân sinh lớn hơn nhu cầu chống biến đổi khí hậu,” ông nói.
“Đó là thế tiến thoái lưỡng nan, bài toán khó giải quyết cho bất cứ lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới.”
‘Kim chỉ nam’
Do đó, ông cho rằng nên xem Thỏa thuận Paris là ‘kim chỉ nam để đi tới chứ không phải để thực hiện trong thời điểm 5, 10 năm nữa’.
Ông mô tả những mục tiêu đặt ra trong thỏa thuận là ‘để cho các nước cố gắng đạt được’ chứ không phải là ‘nhất định phải đạt được trong khung thời gian nào đó’.
“Trong vòng 50 năm tới, không thể nào cấm các nước đang phát triển sử dụng năng lượng hóa thạch hay than đá,” ông nói và kêu gọi các nước phát triển giúp đỡ các nước khác về công nghệ để họ chuyển đổi sang năng lượng sạch vì ‘để tự họ thì họ cũng không thể giải quyết được’.
Ông Truyết đúc kết rằng do những phức tạp của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, từ ngân sách cho đến công nghệ, điều kiện kinh tế-xã hội và nhu cầu phát triển nên ‘chỉ có những quốc gia đã phát triển như Mỹ và EU có thể giải quyết từng phần chứ những quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc hay các nước chậm phát triển khác không thể tự giải quyết được’.
“Để chuyển sang năng lượng thay thế cần sự đầu tư rất lớn,” ông nói. “Trung Quốc là nước sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới nhưng chỉ bán được khắp thế giới chứ có áp dụng được cho người dân nước họ để giảm bớt CO2 không?”
Trước tình hình như vậy, về triển vọng thế giới có thể đặt được mục tiêu đề ra là kiềm giữ mức tăng nhiệt độ ở dưới 2 độ C, ông Truyết cho rằng ngoài Mỹ đã rút khỏi Thỏa thuận Paris thì ‘chỉ có các nước EU là có thể thực hiện được những gì mà họ đã cam kết’.
Theo lời ông thì nhiều nước EU ‘đã chuyển được phần lớn từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo’.
‘Quá ít, quá chậm’
Trong phúc trình ‘Sự thật Đằng sau các Cam kết Khí hậu’, các học giả khí hậu hàng đầu thế giới nhận định rằng những gì mà thế giới làm cho đến nay là ‘quá ít, quá chậm’.
Trong bản đánh giá toàn cầu đầu tiên về mức độ thực hiện cam kết của các nước này, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có gần 3/4 các cam kết trong Thỏa thuận Paris là ‘không đủ để làm chậm lại biến đổi khí hậu’ và ‘một số nước phát thải lớn nhất vẫn sẽ tiếp tục phát thải’.
Theo phúc trình, trên phân nửa phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đến từ bốn nước: Trung Quốc (26,8%), Mỹ (13,1%), Ấn Độ (7%) và Nga (4,6%).
Mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc đều đưa ra cam kết giảm cường độ phát thải carbon trên mỗi đơn vị GDP cho đến năm 2030 và cả hai nước đều có thể thực hiện được cam kết này, theo phúc trình, nhưng vấn đề là lượng phát thải carbon của họ vẫn tiếp tục tăng trong vòng một thập niên sau đó do nhu cầu phát triển kinh tế.
Về phía Mỹ, mặc dù chính quyền Obama đã cam kết cắt giảm 26-28% trong tổng lượng phát thải của Mỹ nhưng Tổng thống Donald Trump đã rút lại cam kết này và đã bãi bỏ các quy định liên bang quan trọng nhằm kiểm soát phát thải nên phúc trình đánh giá hành động của Mỹ là ‘không đủ’. Trong khi đó, Nga không hề đưa ra cam kết nào.
Theo phúc trình, chỉ có khối Liên minh châu Âu với 28 nước và chiếm 9% lượng phát thải là ‘có hành động quyết liệt đối phó với biến đổi khí hậu’.
Khối EU dự kiến sẽ cắt giảm đến 58% lượng phát thải của họ cho đến năm 2030 so với mức năm 1990 mặc dù cam kết họ đưa ra trong Thỏa thuận Paris chỉ là ‘cắt ít nhất 40%’.
Còn những cam kết của tất cả các nước còn lại, vốn chiếm 32,5% lượng phát thải toàn cầu, dựa trên điều kiện là phải có sự hỗ trợ kỹ thuật và ngân quỹ từ các nước giàu với số tiền 100 tỷ đô la hàng năm trong khi Mỹ và Úc đều đã ngưng đóng góp cho quỹ này.
Mức độ cắt giảm phát thải mà các nước khác nhau cam kết không giống nhau do ‘các nước không có trách nhiệm như nhau về biến đổi khí hậu’ xét trên quá trình phát thải tích lũy trong lịch sử, tỷ lệ phát thải trên đầu người và nhu cầu phát triển.
“Dựa trên phân tích kỹ lưỡng của chúng tôi về những cam kết khí hậu thì sẽ là ngây thơ để trong mong các nỗ lực hiện nay của các chính phủ sẽ làm chậm đáng kể biến đổi khí hậu,” Tiến sỹ James McCarthy, giáo sư hải dương học tại Đại học Harvard và là đồng tác giả phúc trình, nói. “Việc không giảm triệt để và nhanh chóng phát thải sẽ dẫn đến thảm họa môi trường và kinh tế từ biến đổi khí hậu do con người gây ra.”
Còn ông Robert Watson, cựu chủ tịch của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu và đồng tác giả phúc trình, nói: “Đơn giản là các cam kết này quá ít, quá chậm.”
https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BB%91ng-bi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-b%C3%A0i-to%C3%A1n-nan-gi%E1%BA%A3i-v%E1%BB%9Bi-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-/5158666.html

Tổng thống Đức nói

nhờ ý chí tự do, nước Đức đã thống nhất

Nước Đức hôm thứ Bảy, 09/11/2019, đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin ngăn cách Đông và Tây Đức sụp đổ, với Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cảm ơn các nước láng giềng Đông Âu đã cho phép một cuộc cách mạng hòa bình, hãng Reuters đưa tin.
Sự lật đổ của bức tường, từng chia cắt miền Đông do Cộng sản cai trị và miền Tây tư bản ở Berlin trong gần ba thập kỷ và trở thành một biểu tượng mạnh mẽ của Chiến tranh Lạnh, được tiếp nối một năm sau đó bởi cuộc thống nhất của nước Đức vào năm 1990.
Bức tường Berlin: Cựu Tổng bí thư Đông Đức oán Gorbachev
Đến Berlin Ngoại trưởng Mỹ công kích cả Nga lẫn Trung Quốc
Bà Merkel với Hong Kong, dân chủ và nhân quyền
“Cùng với những người bạn của chúng ta, chúng ta tưởng nhớ với lòng biết ơn sâu sắc về các sự kiện diễn ra 30 năm trước,” ông Stein Steinmeier nói trong một buổi lễ tại Đài tưởng niệm bức tường Berlin ở phố Bernauer, mà cũng có sự tham dự của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel và các nguyên thủ quốc gia từ Ba Lan, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech.
“Không có sự can đảm và ý chí tự do của người Ba Lan và Hungari, người Czech và người Slovak, các cuộc cách mạng hòa bình ở Đông Âu và thống nhất nước Đức sẽ không thể thực hiện được,” ông Stein Steinmeier nói.
Không có sự can đảm và ý chí tự do của người Ba Lan và Hungari, người Czech và người Slovak, các cuộc cách mạng hòa bình ở Đông Âu và thống nhất nước Đức sẽ không thể thực hiện đượcTổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier
Trong buổi lễ, ông Steinmeier và các tổng thống Ba Lan, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech đã đặt hoa hồng trong những khoảng trống nhỏ trên những phần còn lại của bức tường tại đài tưởng niệm, hãng tin Anh tường thuật.
Vào tháng 8/1989, lần đầu tiên, những người lính biên phòng Hungary cho phép người dân từ Đông Đức tự do đi qua Áo, mở đường cho sự sụp đổ của Bức tường Berlin ba tháng sau đó và sự cáo chung của Bức màn sắt.
Cuộc tranh đấu vẫn tiếp diễn
Tuy nhiên, ông Steinmeier chỉ ra rằng sự kiện lịch sử này không đánh dấu sự “kết thúc của lịch sử”, như nhà sử học người Mỹ Francis Fukuyama từng tuyên bố.
“Cuộc đấu tranh của các hệ thống chính trị vẫn còn tiếp tục và tương lai không chắc chắn hơn bao giờ hết,” ông nói thêm.
“Nền dân chủ Tự do đang bị thách thức và bị nghi ngờ,” ông Stein Steinmeier nói.
Các giá trị mà dựa trên đó châu Âu được thành lập – tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp trị, tôn trọng quyền con người – là bất cứ điều gì ngoài sự hiển nhiênThủ tướng Đức Angela Merkel
“Đó là lý do tại sao Đức và các đồng minh châu Âu phải chiến đấu mỗi ngày vì một châu Âu hòa bình và thống nhất với mỗi quốc gia phải nỗ lực làm phần việc của mình để vượt qua những sự khác biệt,” ông nói thêm.
Thông điệp của tổng thống Đức đã được Thủ tướng Merkel lặp lại trong một bài phát biểu ngắn ở một buổi lễ kỷ niệm tại một nhà nguyện.
“Các giá trị mà dựa trên đó châu Âu được thành lập – tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp trị, tôn trọng quyền con người – là bất cứ điều gì ngoài sự hiển nhiên.
“Và những giá trị ấy phải được lấp đầy bằng sự sống và phải được bảo vệ đi, bảo vệ lại,” bà nói.
Các lễ hội ở Berlin theo dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm bằng một bữa tiệc tại Cổng Brandenburg vào buổi tối với dàn nhạc Staatskapelle Berlin do Daniel Barenboim đạo diễn cùng với sự góp mặt của WestBam, huyền thoại DJ âm nhạc techno, vẫn theo Reuters.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50360005

Đức kỷ niệm trọng thể 30 năm Bức Tường Berlin sụp đổ

Trọng NghĩaThanh Hà
Vào hôm nay 09/11/2019, nước Đức long trọng kỷ niệm ngày Bức Tường Berlin sụp đổ cách nay đúng 30 năm, đánh dấu sự chấm dứt tình trang phân chia Đông-Tây trong thời Chiến Tranh Lạnh tại châu Âu. Theo lẽ thường, lễ kỷ niệm trong một năm tròn một sự kiện mang tính chất biểu tượng như vụ Bức Tường Berlin phải được tổ chức linh đình, ít ra là trong khối Tây Âu. Thế nhưng các lãnh đạo phương Tây có dấu hiệu tương đối thờ ơ với sự kiện này.
Theo hãng tin Pháp AFP, dấu hiệu rõ nhất cho thấy thái độ thiếu nhiệt tình của phương Tây với lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường Berlin sụp đổ là việc không một lãnh đạo nước lớn nào của phương Tây đến Berlin dự lễ kỷ niệm vào hôm nay.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo quả là có ghé thăm Đức trong hai ngày, nhưng đã rời đi từ tối hôm qua, 08/11. Còn tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tối mai, Chủ Nhật mới đến thủ đô nước Đức để ăn tối với cả thủ tướng Đức Angela Merkel lẫn tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.
Dĩ nhiên là bản thân nước Đức đã tổ chức lễ kỷ niệm một cách hết sức trọng thể.
Thanh Hà, vừa từ Berlin trở về sau ba ngày theo dõi tình hình cho biết:
“Theo chương trình chính thức, sáng nay thủ tướng Đức Angela Merkel dự một buổi lễ tại nhà thờ nằm trên con lộ Bernauer Strasse. Đây từng là ranh giới giữa hai miền Đông và Tây Berlin. Năm 1961 khi bức tường được dựng lên ngay chính nơi này, bất chấp mọi nguy hiểm, nhiều người đã nhảy từ trên lầu cao để chạy thoát sang thế giới tự do.
Trong buổi lễ này có sự hiện diện của các tổng thống Slovakia, Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Hungary. Đây là 4 nước năm xưa đã mở đường cho 16 triệu dân Cộng Hòa Dân Chủ Đức đòi Tự Do và Dân Chủ.
Tối nay đến lượt tổng thống Cộng Hòa Liên Bang Đức Frank-Walter Steinmeier và đô trưởng Berlin đọc bài diễn văn ngay trước cổng thành Brandenburger Tor.
Tại đây từ 5 giờ chiều hàng loạt các sinh hoạt văn hóa văn nghệ sẽ diễn ra. Một bộ phim về công cuộc đấu tranh vì tự do tại Đức sẽ được công chiếu, kế tới là nhiều nghệ sĩ tên tuổi của hai miền Đông và Tây Berlin sẽ có những màn biểu diễn.
Nhưng mọi chú ý đều dồn về đêm hòa nhạc tối nay dưới sự điều khiển của nhạc sĩ Daniel Barenboim. Ba mươi năm trước, chỉ ba ngày sau sự kiện bức tường sụp đổ, tại nhà hát Philharmonie ở Berlin, nằm ở phía Tây thành phố, ông đã cùng dàn giao hưởng biểu diễn miễn phí đón khán giả từ Đông Berlin sang thăm.
Giống như 30 năm trước, nhạc trưởng Barenboim lần này cũng sẽ chơi lại những bản Sonate hay Concerto của Beethoven.”
Nhìn từ nước Mỹ
Tại Hoa Kỳ, theo một cuộc điều tra gần đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew Research Center, vụ Bức Tưởng Berlin sụp đổ đã được công nhận là sự kiện không liên quan trực tiếp đến nước Mỹ có ảnh hưởng mạnh nhất trên người Mỹ.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet giải thích:
Theo bản nghiên cứu, 60% người Mỹ, chỉ 8 tuổi, lúc bức tường Berlin sụp đổ, vẫn còn nhớ là họ đã ở đâu lúc nghe tin. Thời đó, sự kiện đã được 84% người Mỹ xem là cơ bản.
Câu nói của tổng thống Mỹ Kennedy vào năm 1963: “Tôi là người Berlin”, rồi lời kêu gọi năm 1987 của tổng thống Mỹ Reagan: “Ông Gorbachev, hãy phá bức tường đó đi!” đã thần thánh hóa bức tường Berlin.
Trước phản ứng hồ hởi của dân chúng Mỹ khi thấy Bức Tường Berlin sụp đổ, tổng thống Mỹ thời đó, Georges Bush (Cha) đã có phản ứng thận trọng: Ông không tỏ vẻ đắc thắng, nhưng hoàn toàn ủng hộ tiến trình thống nhất nước Đức.
Khi bức tường sụp đổ, nước Mỹ lạc quan, bắt đầu mơ tưởng đến một tương lai tốt đẹp, quyền tự do cá nhân được mở rộng, một Châu Âu hòa thuận trên nền kinh tế thị trường.
Thế nhưng nước Mỹ đã không tưởng tượng được là 30 năm sau khi loại bỏ được mối đe dọa Đỏ, kẻ thù đã thúc đẩy người dân đoàn kết lại với nhau, nước Mỹ lại xâu xé nhau về một tổng thống mà nỗi ám ảnh lại chính là xây nên một bức tường.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191109-duc-ky-niem-30-nam-buc-tuong-berlin-sup-do

Đại sứ Pháp tại Bosnia bị triệu mời

vì những phát biểu của TT Macron

Trọng Nghĩa
Bài phỏng vấn mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron dành cho tuần báo Anh The Economist tiếp tục khuấy động quan hệ giữa Paris và một số nước. Tổng thống Bosnia Zeljko Komsic vào hôm qua, 08/11/2019 đã triệu mời đại sứ Pháp tại Sarajevo về vụ tổng thống Pháp đã mệnh danh Bosnia là “quả bom nổ chậm” với việc các công dân nước này tham gia thánh chiến ở Cận Đông hồi hương.
Trong một bản thông cáo, nội các của tổng thống Komsic người Croatia, hiện đang làm tổng thống luân phiên của Cộng Hòa Bosnia-Herzegovina, đã giải thích rằng nguyên thủ quốc gia Bosnia đã trình bày với đại sứ Pháp, Guillaume Rousson, những “số liệu chính xác” về số lượng công dân Bosnia đã hay đang đi theo thánh chiến.
Thông cáo nói rõ là tổng thống Bosnia đã nhấn mạnh rằng nước ông đã “tích cực tham gia thành công vào cuộc chiến chống khủng bố” (…) và Pháp cũng nhu các quốc gia khác “có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của Bosnia” trong lĩnh vực này.
Bản thông cáo tuy nhiên đã không đả động gì đến các phát biểu của tổng thống Pháp với tờ The Economist, theo đó ông Macron xác định rằng ông lo ngại về tình hình Bosnia nhiều hơn là về các nước khác trong vùng Balkan như Macedonia hay Albania.
Theo ông Macron, do việc nhiều công dân nước này trước đây đã qua vùng Cận Đông tham gia thánh chiến cỏ nguy cơ trở về nước, Bosnia-Herzegovina sẽ trở thành một quả bom nổ chậm nằm ngay cạnh Croatia, một thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Phát biểu của tổng thống Pháp đã gây nên nhiều phản ứng dữ dội tại Sarajevo, đặc biệt trong giới lãnh đạo Hồi Giáo.
Mới đây, thủ tướng Bosnia Denis Zvizdic cho biết có khoảng 100 công dân Bosnia hiện đang bị cầm giữ trong các trại ở miền bắc Syria. Hàng chục người đàn ông đã trở về nước và hầu hết đã bị đưa ra xét xử. Vấn đề là nhiều bản án đối với các phần tử này đã bị coi là quá nhẹ.
http://vi.rfi.fr/phap/20191109-dai-su-phap-tai-bosnia-bi-trieu-moi-vi-nhung-phat-bieu-cua-tt-macron

Tổng thống Putin tuyên bố

sắp biên chế nhiều vũ khí chiến lược

Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, nước này sẽ không ngừng tăng cường khả năng phòng vệ bằng các loại vũ khí hiện đại nhưng điều này không có nghĩa là Nga sẽ đe dọa các quốc gia khác.
“Vũ khí siêu thanh, laser và nhiều thiết bị quân sự hiện đại khác mà chưa có quốc gia nào sở hữu sẽ được đưa vào biên chế. Tuy nhiên, những loại vũ khí tương lai sẽ không được sử dụng để đe dọa bất kì ai”, Tổng thống Putin tuyên bố khi gặp các sĩ quan quân sự và công tố viên mới được bổ nhiệm tại Điện Kremlin.
Theo ông Putin, Nga cũng sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng để thúc đẩy tiến trình giải trừ vũ khí, ngay cả khi đó là những vũ khí hiện đại, được phát triển vì mục tiêu đảm bảo an ninh.
Vào hồi tháng 3-2018, Tổng thống Putin đã khiến thế giới bất ngờ khi công bố hàng loạt loại vũ khí chiến lược mới của Nga bao gồm tên lửa tên lửa hành trình, tên lửa siêu thanh, hệ thống laser, tàu ngầm không người lái với động cơ hạt nhân.
Rất ít thông tin về các loại vũ khí mới của Nga được tiết lộ ở thời điểm đó, tuy nhiên, bí mật dần được hé lộ như việc quân đội Nga công bố video thử nghiệm tên lửa Avangard có độ Mach 27 và tên lửa siêu thanh Kinzhal.
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cảnh báo Nga và Trung Quốc sẽ thách thức vị trí dẫn đầu của Mỹ trên chiến trường trong tương lai bằng việc đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ông cũng so sánh sự ganh đua ngày nay giữa các cường quốc giống cuộc đua về chinh phục không gian vũ trụ trong thời Chiến tranh lạnh.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31336-tong-thong-putin-tuyen-bo-sap-bien-che-nhieu-vu-khi-chien-luoc.html

Hong Kong kêu gọi tổng biểu tình

sau cái chết của một sinh viên

Một sinh viên Hong Kong chết sau khi tham gia biểu tình hôm 4/11 làm bùng lên các cuộc biểu tình tự phát từ các nhà hoạt động dân chủ.
Alex Chow bị ngã trong một bãi đậu xe trong khi cảnh sát đang nỗ lực để ổn định khu vực này sáng thứ Hai 4/11.
Chow bị ngã trong tình huống nào hiện chưa rõ ràng, nhưng có thông tin cho hay anh đã cố gắng chạy để thoát khỏi hơi cay của cảnh sát.
Biểu tình Hong Kong: Những chiếc mặt nạ qua ống kính
Biểu tình Hong Kong: Tập Cận Bình ‘rất tin tưởng’ Carrie Lam
Biểu tình khiến Hong Kong rơi vào suy thoái ra sao?
Cái chết của chàng trai 22 tuổi xảy ra sau một tuần bạo lực chính trị ở Hong Kong.
Hôm thứ Tư, một nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh đã bị đâm bởi một kẻ giả là người ủng hộ.
Chow đã hôn mê từ hôm thứ Hai và được xác nhận chết vào thứ Sáu 8/11, theo thông tin từ bệnh viện nơi Chow được điều trị.
Các sinh viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong đã kêu gọi chính quyền điều tra Chow đã ngã thế nào và tại sao các nhân viên y tế phải mất gần 20 phút mới đến nơi. Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng phát đi lời kêu gọi tương tự.
Vào thời điểm Chow bị ngã, hàng chục cảnh sát chống bạo động đang tiếp cận, bắn hơi cay vào bãi đỗ xe và các khu vực xung quanh để giải tỏa người biểu tình.
Cảnh sát cho biết họ đã sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình gần địa điểm này nhưng phủ nhận mọi hành vi sai trái, nói rằng hành động của họ đã được minh chứng là hợp lý.
Nhưng cái chết của Chow được cho là sẽ làm bùng lên hơn nữa sự giận giữ với cảnh sát – những người vốn đã chịu áp lực khi Hong Kong đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
“Hôm nay chúng ta thương tiếc về sự ra đi của một người chiến đấu cho tự do ở Hong Kong,” Joshua Wong, nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, viết trên Twitter. “Chúng ta sẽ không bỏ lại ai – những gì chúng ta bắt đầu cùng nhau, chúng ta sẽ kết thúc cùng nhau.”
Người biểu tình tập trung tại nhiều địa điểm khắp thành phố, tham gia các sự kiện tưởng niệm. Hàng ngàn bông hoa được đặt tại nơi Chow ngã xuống. Một số người hát thánh ca.
Một sinh viên 23 tuổi cho hay cô học cùng trường đại học với Chow, nói với hãng tin AFP: “Tôi nghĩ nên có một ủy ban điều tra độc lập để điều tra cái chết của anh ấy và các sự cố khác xảy ra trong các cuộc biểu tình.”
Những người khác tập trung tại khu mua sắm của Vịnh Causeway, xếp hàng trên đường phố trong im lặng.
Tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, hàng chục người biểu tình đã phá một cửa hàng Starbucks, Ngân hàng Trung Quốc và ít nhất ba quán ăn tự phục vụ, South China Morning Post đưa tin.
Họ viết “lên án sự tàn bạo của cảnh sát” trên các bức tường của cửa hàng Starbucks.
Nhiều người biểu tình kêu gọi tiếp tục xuống đường cuối tuần này.
Kêu gọi tổng biểu tình
Theo Reuters, người biểu tình Hong Kong lên kế hoạch xuống đường tuần thứ 24 liên tiếp, trong đó có việc biểu tình trong các trung tâm thương mại Chủ nhật 10/11, đồng thời kêu gọi tổng biểu tình vào thứ Hai 11/11.
Hôm thứ Bảy 9/11, người biểu tình Hong Kong xuống đường kỷ niệm 30 năm Bức tường Berlin sụp đổ, đồng thời tưởng niệm cái chết của sinh viên Alex Chow.
Cảnh sát đã cho phép tuần hành ở công viênTamar – một trong những chấp thuận hiếm hoi cho việc biểu tình thời gian gần đây.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50357594

Doanh nghiệp Hong Kong né thương chiến,

nhắm Việt Nam trước tiên

Có đến 73% công ty Hong Kong muốn mở nhà máy ở ASEAN để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực từ chương chiến Mỹ – Trung. Việt Nam là lựa chọn đầu tiên vì ổn định chính trị, kế đến là Campuchia và Myanmar.
Đây là kết quả khảo sát vừa được công bố bởi Hội đồng năng suất Hong Kong (HKPC), một tổ chức hoạt động từ năm 1967 đến nay. Sự ổn định chính trị là tiêu chí đầu tiên để các doanh nghiệp Hong Kong cân nhắc đặt dây chuyền sản xuất hoặc nhà máy mới.
Các tiêu chí khác bao gồm những ưu đãi về thuế quan, chi phí vận hành, trình độ nhân công.
Theo ông Lê Thiếu Bân – giám đốc điều hành HKPC, các doanh nghiệp Hong Kong rất hứng thú với việc mở nhà máy trong các ngành sản xuất điện tử, dệt may, quần áo và đồ chơi. Ở Campuchia và Myanmar đứng đầu là dệt may, kế đến là sản phẩm điện tử và phụ tùng ôtô.
Ông Bân lưu ý các nước ASEAN hiện nay đang đặt yêu cầu bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Do đó các doanh nghiệp Hong Kong khi mở nhà máy tại khu vực cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của từng nước.
Để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khu vực, HKPC đã phát hành tài liệu “Hướng dẫn phát triển ngành sản xuất ở ASEAN – Cơ hội và thách thức”, giới thiệu tình hình phát triển kinh tế và các chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ 8 nước ASEAN.
Giám đốc điều hành HKPC tin rằng văn bản này có thể trở thành công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Hong Kong khi đầu tư vào ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã dẫn tới nhiều hệ lụy. Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) ngày 6-11, giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2019 đã giảm 35 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất là máy móc và thiết bị viễn thông khi sụt giảm tới 15 tỉ USD. Trong khi đó giá trị xuất khẩu từ các nước như Mexico và Liên minh châu Âu (EU) vào Mỹ lại tăng.
Nhóm nghiên cứu của UNCTAD chỉ ra thực tế việc Mỹ tăng thuế quan lên hàng Trung Quốc cũng khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn 17%, trong lúc tăng chi phí xuất khẩu của các công ty Trung Quốc thêm 8%.
Trên cơ sở đó, UNCTAD kết luận thương chiến không có lợi cho cả hai nền kinh tế và càng kéo dài thì giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ càng giảm.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31324-doanh-nghiep-hong-kong-ne-thuong-chien-nham-viet-nam-truoc-tien.html

Các buổi cầu nguyện cho sinh viên thiệt mạng

 ở Hồng Kông bùng phát thành bạo lực

Tin từ HỒNG KÔNG – Các buổi thắp nến cầu nguyện cho một sinh viên thiệt mạng vào hôm thứ Sáu 8 tháng 11 tại Hồng Kông nhanh chóng bùng phát thành các đám cháy đường phố, những luồng hơi cay và các đụng độ giữa những người biểu tình ủng hộ dân chủ cảnh sát.
Theo Reuters, trung tâm của tình trạng bạo lực này là ở đường Nathan Road, thuộc quận Mong Kok của Kowloon, một trong những địa điểm đông dân nhất thế giới, nơi các nhà hoạt động lập rào chắn và đập phá một lối vào ga tàu điện ngầm. Cảnh sát sử dụng robot để kích nổ một thiết bị nổ đáng ngờ bên lề đường sau ít nhất ba vụ nổ trong khu vực, giữa một cuộc đụng độ kéo dài hàng giờ với những người biểu tình ném bom xăng. Cảnh sát bắn hơi cay ở đó và ở Tseung Kwan O, về phía đông của bán đảo Kowloon, nơi sinh viên Chow Tsz-lok, rơi từ tầng ba xuống tầng hai của một bãi đậu xe vào đầu hôm thứ Hai.
Chow, 22 tuổi, sinh viên Đại học Khoa học và Kỹ thuật (UST), ngã xuống khi những người biểu tình đang bị cảnh sát giải tán. Anh qua đời vào hôm thứ Sáu – ngày tốt nghiệp của nhiều sinh viên UST. Cái chết của anh Chow có khả năng sẽ thúc đẩy sự phẫn nộ đối với cảnh sát, những người đang chịu áp lực trước những cáo buộc sự dụng vũ lực quá mức khi thuộc địa cũ của Anh Quốc đối đầu với cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Các sinh viên UST phá hủy một chi nhánh của Starbucks, một phần của chuỗi nhà hàng được xem là thân Bắc Kinh. Các cuộc biểu tình được dự kiến sẽ diễn ra trên toàn lãnh thổ vào cuối tuần. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-buoi-cau-nguyen-cho-sinh-vien-thiet-mang-o-hong-kong-bung-phat-thanh-bao-luc/

Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ ba nghị sĩ ủng hộ dân chủ

Trọng Thành
Hôm nay, thứ Bảy 09/11/2019, trong lúc dân chúng tiếp tục xuống đường phản đối chính quyền, cảnh sát bắt giữ ba nghị sĩ ủng hộ dân chủ và yêu cầu bốn người khác ra trình diện.
Theo AFP, các dân biểu nói trên bị cáo buộc đã gây bạo lực tại trụ sở Nghị Viện Hồng Kông hồi tháng 5/2019, vào lúc lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tìm cách thông qua khẩn cấp dự luật dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc. Dự luật bị dân chúng Hồng Kông phản đối quyết liệt, cuối cùng đã bị hủy bỏ.
Ông Lam Cheuk-ting, một trong các dân biểu bị triệu tập, đã tuyên bố trước báo giới sẽ không tuân thủ lệnh của cảnh sát.
Tại Hồng Kông, cái chết của một sinh viên tin học 22 tuổi sáng thứ Sáu (vốn hôn mê từ hôm Chủ Nhật), trường hợp tử vong đầu tiên kể từ khi phong trào đòi dân chủ, chống chính quyền, khởi sự cách nay hơn 5 tháng, đã dẫn đến biểu tình dữ dội tại nhiều khu phố.
Giận dữ và thất vọng
Tối hôm qua, nhiều cuộc tưởng niệm người sinh viên vừa qua đời đã diễn ra trên khắp đặc khu Hồng Kông. Thông tin không minh bạch từ phía cơ quan điều tra càng khiến cho người dân mất lòng tin với chính quyền thân Bắc Kinh và cảnh sát. Phóng sự của thông tín viên Florence de Changy từ Hồng Kông :
”Trong lúc một số cuộc canh thức diễn ra trong không khí tĩnh lặng và trầm tư, như tại khu Đồng La Loan (Causeway Bay) tối hôm qua, thì tại nhiều nơi khác, nỗi giận dữ và thất vọng đã nhanh chóng bùng lên.
Tại khuôn viên đại học Hồng Kông, anh Nicholas, một sinh viên ngành luật và khoa học chính trị, 21 tuổi, nói với các bạn hữu về một tấn thảm kịch : ”Thật đau đớn khi thấy giới trẻ Hồng Kông đã phải hy sinh quá nhiều như vậy. Mới đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ tự sát, những người bị thương, một nữ phóng viên bị mất một mắt, nhiều người bị đâm, bị đứt tai. Với phong trào diễn biến như hiện nay, chính quyền chắc chắn phải có trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng này”.
Cảnh sát thừa nhận sai lầm
Đối với luật sư và cựu dân biểu Margaret Ng, điều căn bản là phải làm sáng tỏ những vùng tối xung quanh cái chết của người sinh viên: ”Đã từ lâu chúng tôi lo ngại là một ngày nào đó, trong phong trào này, sẽ có một ai đó phải hy sinh mạng sống. Cần phải kiên quyết để xác định được điều gì đã xẩy ra, và ai là thủ phạm”.
Thêm một số thông tin được đưa ra trong ngày buộc cảnh sát thừa nhận là người thanh niên đã được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh tại khu để xe, sớm hơn rất nhiều so với thời gian mà cảnh sát công bố. Cảnh sát Hồng Kông thừa nhận đã phạm sai lầm, nhưng nhiều người biểu tình kêu gọi trả thù’‘.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191109-canh-sat-hong-kong-bat-giu-ba-dan-bieu-ung-ho-dan-chu

TQ ủng hộ nhiều biện pháp mạnh tay

để trấn áp biểu tình Hong Kong

Phó Thủ tướng Trung Quốc Han Zheng vừa lên tiếng khẳng định rằng, Bắc Kinh ủng hộ những hành động mạnh tay hơn nhằm giải quyết tình trạng biểu tình khắp Hong Kong diễn ra nhiều tháng qua.
Trong cuộc gặp với trưởng đặc khu Hong Kong, Phó Thủ tướng Han Zheng đã khẳng định rằng, các cuộc biểu tình đang gây hại đến cơ chế “một đất nước, hai chế độ”: “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp hiệu quả và chủ động hơn nhằm giải quyết các vấn đề xã hội”.
Vào hồi tháng 10, bà Lam đã công bố kế hoạch cải cách nhà đất nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho một trong những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Bà cũng bảo vệ sự phản ứng của chính quyền Hong Kong với tình hình biểu tình trên diện rộng.
5 tháng biểu tình đã đưa Hong Kong vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong hàng chục năm qua và tạo nên thử thác lớn đối với chính quyền Bắc Kinh.
Vào hôm 5-11, Trung Quốc khẳng định sẽ không chịu đựng bất kì hành vi chia rẽ nào sau khi những người biểu tình kêu gọi sự độc lập của đặc khu Hog Kong. Trong khi đó, ông Han cũng nhấn mạnh rằng, bạo lực đã vượt qua giới hạn của luật pháp và đạo đức.
Mặc dù bày tỏ bất bình với tình hình biểu tình ở Hong Kong, tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Bắc Kinh sẽ ra tay can thiệp bằng vũ lực như sử dụng lực lượng quân đội đóng tại đặc khu này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31334-tq-ung-ho-nhieu-bien-phap-manh-tay-de-tran-ap-bieu-tinh-hong-kong.html

Âm mưu của TQ khi tiếp tục đưa “đường lưỡi bò” phi pháp

“Đường lưỡi bò” chính là “xương sống” để Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách thúc đẩy yêu sách này.
Đây là nhận định được các chuyên gia, học giả quốc tế đưa ra khi đề cập tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc tại hội thảo quốc tế vể Biển Đông đang diễn ra tại Hà Nội. Các học giả cũng nhấn mạnh đến tính phi pháp của “đường lưỡi bò” và lên tiếng phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc liên quan đến “đường lưỡi bò”.
Tham vọng không dễ từ bỏ
Giáo sư danh dự Học viện Quốc phòng Australia Carl Thayer cho rằng, Trung Quốc đang cố tình thúc đẩy yêu sách “đường lưỡi bò” khi ngang nhiên tuyên bố đây là khu vực “có các nguồn tài nguyên của Trung Quốc bị các nước khác cướp mất”.
Giáo sư danh dự Học viện Quốc phòng Australia Carl Thayer.
Chính vì thế, Trung Quốc đã tìm cách “sáng tạo lại lịch sử” khi tuyên bố họ là “quốc gia đầu tiên phát hiện ra khu vực này” và muốn “gạt Mỹ ra khỏi đây”. Trung Quốc muốn trở thành “cường quốc mới nổi tại khu vực châu Á và Biển Đông chính là trung tâm trong tham vọng này”. Việc độc chiếm được Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc không chỉ về địa chính trị mà còn về nguồn dầu khí dồi dào tại đây.
Cùng chung quan điểm với Giáo sư Carl Thayer, ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) cho rằng, với việc ra yêu sách “đường 9 đoạn”, Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn các quốc gia Đông Nam Á tham gia vào các dự án dầu khí ở Biển Đông, ngoại trừ các dự án với Trung Quốc.
Giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) Greg Poling.
“Thông qua hành động này, Trung Quốc muốn truyền đi thông điệp với các nước trong khu vực rằng, việc không tham gia vào các dự án với Trung Quốc sẽ khiến các nước gặp nhiều rủi ro và tốn kém không đáng có. Các nước sẽ chỉ có 2 lựa chọn: Một là ngừng việc thăm dò, khai thác dầu khí, hai là phải chấp nhận làm ăn với Trung Quốc”, ông Poling nói thêm.
Cũng theo ông Poling, để đẩy mạnh yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đã cử thêm ngày càng nhiều các tàu của nước này tới khu vực Biển Đông và các tàu này ngày càng có nhiều hành vi hung hăng nhằm vào tàu các nước khác.
“Đó không thể là hành vi của một quốc gia mong muốn hợp tác làm ăn với các nước khác trong khu vực. Trung Quốc đang tìm cách ép các nước khác phải làm theo những gì họ muốn”, ông Poling nhận định.
Thượng tôn pháp luật là biện pháp tối ưu
Để đối phó với tham vọng sai trái này của Trung Quốc, các chuyên gia khuyến nghị, các nước trong khu vực và trên thế giới cần đề cao tính thượng tôn pháp luật và tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Tiến sĩ Tomotaka Shoji.
Tiến sĩ Tomotaka Shoji, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh: “Việc tuân thủ pháp luật cần phải được giám sát chặt chẽ không chỉ ở Biển Đông mà còn ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Các nước trên thế giới cần đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực trong vấn đề này cũng như cần khuyến khích việc giải quyết các bất đồng và tranh chấp ở Biển Đông và các vùng biển quốc tế dựa trên các quy định của UNCLOS để đảm bảo an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên biển”.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc các nước trong khu vực tìm cách hợp tác, làm ăn với Trung Quốc là điều hết sức bình thường, tuy nhiên, điều này chỉ có thể diễn ra nếu Trung Quốc tuân thủ đầy đủ các quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 cũng như không có hành động o ép hoặc dọa dẫm các nước trong khu vực.
Giáo sư Luật Hàng hải quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ James Kraska.
Tuy nhiên, theo ông James Kraska – Giáo sư Luật Hàng hải quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ – việc thuyết phục Trung Quốc tuân thủ UNCLOS là một điều không hề dễ dàng dù chính Trung Quốc từng là nước đặt bút ký vào bản “Hiến pháp của biển và đại dương” bởi điều này sẽ chặn đứng tham vọng “đường 9 đoạn” của nước này.
Chính vì thế, theo ông Kraska, các nước trong khu vực cần thảo luận để dẹp bỏ những bất đồng, đi đến thống nhất về quan điểm trước khi đưa vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông ra thảo luận với Trung Quốc để tránh tình trạng còn bất đồng, chia rẽ như hiện nay.
Ngoài ra, các nước trong khu vực cũng cần mở rộng giao lưu, hợp tác về thương mại, ngoại giao và quân sự với các nước trên thế giới như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản… để nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế trước những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế cần phải bị lên án của Trung Quốc trong thời gian qua
http://biendong.net/dam-luan/31328-am-muu-cua-tq-khi-tiep-tuc-dua-duong-luoi-bo-phi-phap.html

Nguy cơ Biển Đông bị xói mòn thượng tôn pháp luật

“Việc đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế trái với chuẩn mực và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế … có thể trở thành các tiền lệ nguy hiểm đe dọa hòa bình, an ninh của khu vực và quốc tế”
Sáng 6.11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đồng tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội.
Rủi ro các tiền lệ nguy hiểm, đe dọa hòa bình
Ngoài việc khuyến khích việc coi Biển Đông như một vùng biển kết nối các đại dương, nơi gặp gỡ lợi ích giữa các quốc gia, duy trì sự tôn nghiêm của luật pháp quốc tế; hội thảo cũng khuyến khích sự tham gia của giới hoạch định và thực thi chính sách. Đặc biệt, hội thảo còn có một phiên thảo luận về Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS) nhân dịp kỷ niệm 25 năm có hiệu lực và 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung khẳng định vai trò quan trọng của Biển Đông trong giao thương và hợp tác quốc tế, song cũng cho rằng các nước trong khu vực đã phải đối phó với các thách thức, trong đó có các hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế xảy ra trên biển, kể cả vùng biển của Việt Nam.
“Việc đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế trái với chuẩn mực và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế làm giảm lòng tin vào hiệu lực của hệ thống luật pháp quốc tế, xói mòn việc thượng tôn pháp luật và có thể trở thành các tiền lệ nguy hiểm đe dọa hòa bình, an ninh của khu vực và quốc tế”, ông Trung nói và bày tỏ mong muốn hội thảo sẽ đối thoại thẳng thắn để tổng kết các kinh nghiệm hay để nghiên cứu áp dụng, xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình và hợp tác phục vụ lợi ích của cả khu vực và quốc tế.
Đoàn kết ASEAN giúp Biển Đông thoát khỏi phức tạp
Tại phiên kỷ niệm 25 năm UNCLOS có hiệu lực, các đại biểu đã đề cao vai trò của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 như một thể chế pháp lý toàn diện, cân bằng lợi ích quốc tế với lợi ích quốc gia của tất cả các nước, kể cả các nước không có biển.
Các đại biểu kỳ cựu là nhân chứng lịch sử quá trình đàm phán Công ước, các thẩm phán, cựu thẩm phán Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) đánh giá, sau 25 năm có hiệu lực, Công ước đã tạo nên một khuôn khổ hệ thống pháp lý toàn diện về quản trị biển và xứng đáng được gọi là hiến chương đại dương. Các chuyên gia nhấn mạnh Công ước vẫn phù hợp trong việc quản lý các vấn đề mới nổi trên biển.
Bàn về vai trò của các thể chế đa phương trong củng cố môi trường thượng tôn pháp luật và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông, các đại biểu khẳng định ASEAN có vai trò quan trọng trong kiến trúc khu vực nói chung và kiểm soát, quản lý tranh chấp Biển Đông nói riêng.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác biển, xây dựng các quy tắc hành xử theo luật pháp quốc tế và xây dựng trật tự thượng tôn pháp luật trên Biển Đông. ASEAN cần tích cực thúc đẩy Trung Quốc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu quả, hiệu lực và toàn diện. Việc đàm phán COC cần minh bạch, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 và không loại trừ quyền lợi của các bên thứ ba.
Các đại biểu cũng cho rằng Đại hội đồng LHQ là nơi phù hợp để giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh thế giới, gồm Biển Đông. Đại hội đồng LHQ có số lượng quốc gia lớn nhất so với các thể chế đa phương khác, do đó có thể thúc đẩy thượng tôn pháp luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, cung cấp nền tảng cho các nước nêu vấn đề Biển Đông và thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp.
155 học giả và đại diện cơ quan nước ngoài tham gia hội thảo
Theo PGS-TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, Hội thảo quốc tế về Biển Đông sau 10 năm tổ chức thành công đã được biết đến là một sự kiện học thuật uy tín, là diễn đàn quy tụ các chuyên gia hàng đầu của khu vực và thế giới thảo luận về các vấn đề an ninh biển, luật biển, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường biển. Hội thảo năm nay có sự tham gia của 280 đại biểu, trong đó có 87 học giả quốc tế, 68 đại diện đến từ 36 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; hơn 100 học giả, đại biểu Việt Nam, cùng nhiều phóng viên đến từ 58 hãng thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31326-nguy-co-bien-dong-bi-xoi-mon-thuong-ton-phap-luat.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.